You are on page 1of 30

TRẮC NGHIỆM

Bài tập trắc nhiệm chương 1

Câu hỏi 1Căn cứ vào "cách thức tổ chức, trình tự thiết lập các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập
mối quan hệ giữa các cơ quan đó" để xác định vấn đề gì về nhà nước?

a.Kiểu nhà nước.

b.Chế độ chính trị của nhà nước.

c.Hình thức cấu trúc của nhà nước.

d.Hình thức chính thể của nhà nước.

Câu hỏi 2: Cho biết nhà nước nào sau đây có chính thể quân chủ lập hiến?

a.Cộng hòa liên bang Đức.

b.Hợp chúng quốc Hoa Kỳ (Mỹ).

c.Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).

d.Vương quốc Thái Lan.

Câu hỏi 3 Sự thống trị của nhà nước trong xã hội thể hiện ở những phương diện nào?

a.Nhà nước thống trị về kinh tế, chính trị, tư tưởng.

b.Nhà nước thống trị về kinh tế, chính trị.

c.Nhà nước thống trị về kinh tế, chính trị, văn hóa

d.Nhà nước thống trị về chính trị, tư tưởng

Câu hỏi 4 Về nguồn gốc của nhà nước, thuyết gia trưởng cho rằng:

a.Nhà nước là kết quả phát triển từ gia đình.

b.Nhà nước là do Thượng đế tạo ra.

c.Nhà nước là kết quả của sự hình thành và đấu tranh giai cấp.

d.Nhà nước là do những con người trong xã hội bàn luận, ký kết nên khế ước lập ra.
Câu hỏi 5 "Nhà nước mà về tổ chức trong đó có nhà vua và nghị viện là tổ chức chia sẻ quyền lực tối
cao của đất nước" có chính thể là gì?

a.Quân chủ chuyên chế.

b.Quân chủ lập hiến.

c.Cộng hòa quý tộc.

d.Vừa quân chủ vừa cộng hòa.

Câu hỏi 6 Nhà nước có bản chất như thế nào?

a.Nhà nước chỉ có tính xã hội.

b.Nhà nước có tính giai cấp và tính xã hội.

c.Nhà nước không có tính giai cấp, cũng không có tính xã hội.

d.nhà nước chỉ có tính giai cấp.

Câu hỏi 7 "Nhà nước mà trong đó toàn bộ hay một phần chủ yếu quyền lực nhà nước tối cao tập trung
trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thế tập (cha truyền con nối) hoặc theo chỉ định" có
chính thể gì?

a.Chính thể quân chủ.

b.Chính thể quân chủ chuyên chế.

c.Chính thể cộng hòa quý tộc.

d.Chính thể cộng hòa.

Câu hỏi 8 Về nguồn gốc của nhà nước, thuyết khế ước xã hội cho rằng:

a.Nhà nước là do những con người trong xã hội bàn luận, ký kết nên khế ước lập ra.

b.Nhà nước là do Thượng đế tạo ra.

c.Nhà nước là kết quả phát triển từ gia đình.

d.Nhà nước là kết quả của sự hình thành và đấu tranh giai cấp.

Câu hỏi 9 Căn cứ vào "cách thức tổ chức các cơ quan nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ từ
trung ương đến địa phương và xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau" để xác định vấn đề
gì về nhà nước?

a.Kiểu nhà nước.

b.Chế độ chính trị của nhà nước.


c.Hình thức cấu trúc của nhà nước.

d.Hình thức chính thể của nhà nước.

Câu hỏi 10 Về nguồn gốc của nhà nước, thuyết thần học cho rằng:

a.Nhà nước là do những con người trong xã hội bàn luận, ký kết nên khế ước lập ra.

b.Nhà nước là do Thượng đế tạo ra.

c.Nhà nước là kết quả phát triển từ gia đình.

d.Nhà nước là kết quả của sự hình thành và đấu tranh giai cấp.

Câu hỏi 11 Tình huống nào sau đây cho thấy nhà nước đang thu thuế đối với các chủ thể trong xã hội.

a.Sinh viên đóng tiền học phí ở trường đại học công lập.

b.Cá nhân đóng tiền lệ phí khi xin cấp Lý lịch tư pháp.

c.Đảng viên đóng tiền đảng phí.

d.Nhà nước thu một tỷ lệ phần trăm nhất định trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh
trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.

Thuế giá trị gia tăng.

Câu hỏi 12 Cho biết hình thức chính thể - hình thức cấu trúc của nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

a.Cộng hòa - Đơn nhất.

b.Quân chủ - Đơn nhất.

c.Cộng hòa - Liên bang.

Câu hỏi 13 Về nguồn gốc của nhà nước, quan điểm Mác - Lênin cho rằng:

a.Nhà nước là do những con người trong xã hội bàn luận, ký kết nên khế ước lập ra.

b.Nhà nước là do Thượng đế tạo ra.

c.Nhà nước là kết quả của sự hình thành và đấu tranh giai cấp.

d.Nhà nước là kết quả phát triển từ gia đình.

Câu hỏi 14 Cho biết hình thức chính thể - hình thức cấu trúc của nhà nước Nhật Bản (Nhật Bản Quốc).

a.Quân chủ - Liên bang.

b.Quân chủ - Đơn nhất.


c.Cộng hòa - Liên bang.

d.Cộng hòa - Đơn nhất.

Câu hỏi 15 Cho biết kiểu nhà nước đầu tiên xuất hiện trong lịch sử loài người.

a.Nhà nước phong kiến.

b.Nhà nước chủ nô.

c.Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

d.Nhà nước tư sản.

Câu hỏi 16 "Nhà nước có từ hai hay nhiều nhà nước thành viên hợp lại; có hai hệ thống pháp luật" có
cấu trúc là gì?

a.Nhà nước liên bang.

b.Nhà nước liên hiệp.

c.Nhà nước đơn nhất.

d.Nhà nước liên minh.

Câu hỏi 17 Cho biết nhà nước nào nào sau đây có cấu trúc đơn nhất.

a.Thịnh vượng chung Úc.

b.Liêng bang Nga.

c.Cộng hòa Pháp.

d.Malaysia.

Câu hỏi 18 Cho biết kiểu nhà nước của nước ta hiện nay (Việt Nam).

a.Nhà nước phong kiến.

b.Nhà nước tư sản.

c.Nhà nước xã hội chủ nghĩa.

d.Nhà nước cộng sản chủ nghĩa.

Câu hỏi 19 Căn cứ vào "phương pháp và cách thức mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện
quyền lực nhà nước" để xác định vấn đề gì về nhà nước?

a.Kiểu nhà nước.


b.Hình thức chính thể của nhà nước.

c.Hình thức cấu trúc của nhà nước.

d.Chế độ chính trị của nhà nước.

Câu hỏi 20 Đặc điểm thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa nhà nước và các tổ chức khác trong xã hội là gì?

a.Hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

b.Nắm giữ và thực hiện quyền lực nhà nước (có tính cưỡng chế).

c.Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.

d.Ban hành các quy tắc xử sự cho những đối tượng nhất định.

CHƯƠNG 2

Câu hỏi 1. Cơ quan nào sau đây là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh?

a.Phòng Tư pháp.

b.Sở Nội vụ.

c.Cục Thuế.

d.Bộ Ngoại giao.

Câu hỏi 2 Chức danh của người là cấp phó của Bộ trưởng là gì?

a.Phó thủ trưởng bộ.

b.Phó Bộ trưởng.

c.Thứ trưởng.

d.Bộ pho.

Câu hỏi 3 Ngoài những trường hợp đặc biệt do kéo dài hoặc rút ngắn theo biểu quyết của ít nhất 2/3
tổng số Đại biểu Quốc hội thì nhiệm kỳ của Quốc hội là bao lâu?

a.10 năm.

b.04 năm.

c.05 năm.

d.06 năm.
Câu hỏi 4 Quốc hội họp thường kỳ mỗi năm bao nhiêu lần?

a.Mỗi năm hai lần.

b.Mỗi năm ba lần.

c.Mỗi tháng một lần.

d.Mỗi năm một lần.

Câu hỏi 8 Cho biết nhận định nào sau đây ĐÚNG về Tòa án.

a.Không phải đơn vị hành chính cấp tỉnh nào cũng có tổ chức Tòa án.

b.Không phải đơn vị hành chính cấp huyện nào cũng có tổ chức Tòa án.

c.Không tổ chức Tòa án ở cấp xã.

d.Chỉ có hệ thống Tòa án nhân dân.

Câu hỏi 14 Cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương?

a.Bộ Tài chính.

b.Ủy ban dân tộc.

c.Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh.

d.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 16 Cho biết nhận định nào sau đây SAI về Viện kiểm sát.

a.Cơ quan cao nhất là Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

b.Viện kiểm sát không thực hiện chức năng xét xử.

c.Chỉ tổ chức hệ thống Viện kiểm sát nhân dân.

d.Không tổ chức Viện kiểm sát ở cấp xã.


Bài tập trắc nhiệm chương 4

Câu hỏi 1 Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định
tại văn bản đó nhưng không sớm hơn ... ? ... ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã.

a.Không sớm hơn 10 ngày.

b.Không sớm hơn 07 ngày.

c.Không sớm hơn 45 ngày.

d.Không sớm hơn 15 ngày.

Câu hỏi 2 Ở Việt Nam, hình thức pháp luật nào sau đây được sử dụng chủ yếu?

a.Tập quán pháp.

b.Văn bản quy phạm pháp luật.

c.Án lệ.

d.Tiền lệ pháp.

Câu hỏi 3 Trong các văn bản sau đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý thấp hơn?

a.Thông tư của Bộ trưởng.

b.Nghị quyết của HĐND cấp huyện.

c.Quyết định của UBND cấp xã.

d.Quyết định của UBND cấp tỉnh.

Câu hỏi 4.Trong các văn bản sau đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý cao hơn hết?

a.Quyết định của UBND cấp tỉnh.

b.Luật của Quốc hội.

c.Nghị quyết của HĐND cấp xã.

d.Nghị định của Chính phủ.

Câu hỏi 5.Nghị định số 71/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 120/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ
luật cán bộ, công chức, viên chức. Cho biết thuộc tính (tình trạng hiệu lực về thời gian) của Nghị định
số 120/2020/NĐ-CP.

a.Hết hiệu lực một phần.


b.Ngưng hiệu lực.

c.Hết hiệu lực.

d.Chưa có hiệu lực.

Câu hỏi 6.Trong các văn bản sau đây, văn bản nào có hiệu lực pháp lý (giá trị pháp lý) cao nhất?

a.Nghị định số 07/2023/NĐ-CP.

b.Hiến pháp năm 2013.

c.Pháp lệnh Quản lý thị trường năm 2016.

d.Luật Tiếp cận thông tin năm 2016

Câu hỏi 7.Trường hợp nào sau đây thì văn bản quy phạm pháp luật bị ngưng hiệu lực?

a.Bị cấp trên đình chỉ việc thi hành hoặc cơ quan đã ban hành văn bản ra văn bản ngưng hiệu lực.

b.Bị thay thế bằng văn bản khác.

c.Bị sửa đổi bởi văn bản khác.

d.Văn bản không còn phù hợp với hoàn cảnh xã hội.

Câu hỏi 8Trường hợp nào sau đây thì văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực?

a.Bị đình chỉ việc thi hành.

b.Chưa đến ngày có hiệu lực.

c.Bị bãi bỏ.

d.Bị sửa đổi, bổ sung.

Câu hỏi 9.Cho biết văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật.

a.Quyết định xử lý kỷ luật của Chủ tịch UBND tỉnh.

b.Luật Thanh tra năm 2022.

c.Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã.

d.Bản án của Toàn án nhân dân huyện.

Câu hỏi 10.Văn bản số 25/2023/QĐ-TTg ngày 03/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc
giảm tiền thuê đất của năm 2023. Cho biết tên loại của văn bản này.

a.Quyết định.
b.Chỉ thị.

c.Nghị định.

d.Luật.

Câu hỏi 11."Pháp lệnh" là văn bản do cơ quan nào ban hành?

a.Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

b.Chính phủ.

c.Chủ tịch nước.

d.Ủy ban thường vụ Quốc hội

Câu hỏi 12.Hình thức pháp luật là tập quán pháp được sử dụng trong ngành luật nào sau đây?

a.Luật hành chính.

b.Luật dân sự.

c.Luật hiến pháp.

d.Luật hình sự.

Câu hỏi 13.Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy
định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn ... ? ... ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp huyện.

a.Không sớm hơn 15 ngày.

b.Không sớm hơn 45 ngày.

c.Không sớm hơn 07 ngày.

d.Không sớm hơn 10 ngày

Câu hỏi 14.Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy
định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn ... ? ... ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với
văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

a.Không sớm hơn 10 ngày.

b.Không sớm hơn 15 ngày.

c.Không sớm hơn 45 ngày.

d.Không sớm hơn 7 ngày.


Câu hỏi 15.Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy
định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn ... ? ... ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương?

a.Không sớm hơn 10 ngày.

b.Không sớm hơn 07 ngày.

c.Không sớm hơn 45 ngày.

d.Không sớm hơn 15 ngày.

Câu hỏi 17.Cho biết thời điểm văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực.

a.Có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày đăng công báo.

b.Có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành.

c.Có hiệu lực theo thời điểm quy định trong văn bản đó.

d.Có hiệu lực vào ngày 01/01 hoặc 01/07 hàng năm.

Câu hỏi 18.Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp với Ủy ban thường
vụ Quốc hội hoặc với Chính phủ hoặc phối hợp với cả hai cơ quan này để ban hành văn bản quy phạm
pháp luật có tên loại là gì?

a.Thông tư liên tịch.

b.Thông tư.

c.Nghị quyết.

d.Nghị quyết liên tịch.

Câu hỏi 19.Cho biết văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật.

a.Quyết định số 1418/QĐ-TTg ngày 15/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc, điều động, bổ nhiệm
ông Nguyễn Tường Văn giữ chức Thứ trưởng Bộ Xây dựng.

b.Nghị định số 72/2023/NĐ-CP ngày 26/9/2023 của Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức sử
dụng xe ô tô.

c.Quyết định số 1763/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Chương trình cung cấp dịch vụ viễn
thông công ích.

d.Quyết định số 1486/QĐ-TTg ngày 29/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức
vụ Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Câu hỏi 20.Nghị định số 43/2013/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi
hành Luật Thanh tra do cơ quan nào ban hành?

a.Chính phủ.

b.Thủ tướng Chính phủ.

c.Chủ tịch nước.

d.Quốc hội.

Bài tập trắc nhiệm chương 5

Câu hỏi 1.Thành tố nhỏ nhất cấu thành nên hệ thống pháp luật là gì?

a.Chế định pháp luật.

b.Văn bản quy phạm pháp luật.

c.Ngành luật.

d.Quy phạm pháp luật.

Câu hỏi 2.A đánh B gây thương tích. A yêu cầu B bồi thường nhưng B không đồng ý. A kiện B ra Tòa
án và Tòa án tiến hành xét xử buộc B phải bồi thường cho A 15.000.000 đồng. Hỏi quan hệ giữa Tòa án,
B và A trong quá trình xét xử do ngành luật nào điều chỉnh?

a.Luật hành chính.

b.Luật hình sự.

c.Luật tố tụng dân sự.

d.Luật dân sự.

Câu hỏi 3.Ngày 11/10/2022, Việt Nam được Đại hội đồng Liên Hợp quốc bầu vào Hội đồng Nhân
quyền của của Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025. Vấn đề này là đối tượng điều chỉnh của ngành luật
nào?

a.Luật hiến pháp.

b.Tư pháp quốc tế.

c.Công pháp quốc tế.

d.Luật về quyền con người.


Câu hỏi 4."Ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật quy định những hành vi nào là tội
phạm và hình phạt tương ứng đối với chủ thể phạm tội" là ngành luật nào say đây?

a.Công pháp quốc tế.

b.Luật hình sự.

c.Luật hành chính.

d.Tư pháp quốc tế.

Câu hỏi 5.Ngày 24/2/2023, Công an TP. HCM đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam bà Đặng Thị Hàn
Ni về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân". Quan hệ giữa cơ quan đã khởi tố và bà Đặng Thị Hàn Ni là đối tượng điều chỉnh
của ngành luật nào?

a.Luật hình sự.

b.Luật hiến pháp.

c.Luật hành chính.

d.Luật tố tụng hình sự.

Câu hỏi 6.Căn cứ để phân định các ngành luật là gì?

a.Đối tượng điều chỉnh.

b.Phương pháp điều chỉnh.

c.Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh.

d.Quan điểm của người xác định ngành luật.

Câu hỏi 7."Nhóm những quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có
quan hệ mật thiết với nhau" là?

a.Chế định pháp luật.

b.Hệ thống pháp luật.

c.Ngành luật.

d.Quy phạm pháp luật.

Câu hỏi 8."Ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động phát
sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động, quan hệ bảo hiểm, bồi thường thiệt hại và quan
hệ giải quyết tranh chấp lao động" là ngành luật nào say đây?

a.Luật dân sự.


b.Luật lao động.

cLuật hành chính.

d.Luật tài chính nhà nước.

Câu hỏi 9."Ngày 21/7/2022, Hội đồng xét xử phiên sơ thẩm Toàn án nhân dân huyện Đức Hòa, tỉnh
Long An đã tuyên phạt bị cáo Lê Tùng Vân mức án 5 năm tù giam (vụ Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ)". Cho
biết quan hệ giữa Nhà nước và ông Lê Tùng Vân trong việc truy cứu ông 05 năm tù giam là đối tượng
điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật tố tụng hành chính.

b.Luật hành chính.

c.Luật hình sự.

d.Luật tố tụng hình sự.

Câu hỏi 10.Doanh nghiệp A kinh doanh trong lĩnh vực thiết bị ô tô, phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập
doanh nghiệp là 3.000.000.000 đồng. Doanh nghiệp A phải thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước. Quan
hệ này chịu sự điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật tài chính nhà nước.

b.Luật dân sự.

c.Luật lao động.

d.Luật thương mại.

Câu hỏi 11.E có lời lẽ xúc phạm X và bị X tố cáo với UBND cấp xã. E bị chủ tịch UBND cấp xã xử
phạt 2.500.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Không đồng ý với
quyết định này, E khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết . Quan
hệ giữa Chủ tịch UBND cấp xã và Tòa án nhân dân cấp huyện chịu sự điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật tổ chức chính quyền địa phương.

b.Luật hành chính.

c.Luật tổ chức tòa án.

d.Luật tố tụng hành chính.

Câu hỏi 12.A đánh B gây thương tích. A yêu cầu B bồi thường nhưng B không đồng ý. A kiện B ra Tòa
án và Tòa án tiến hành xét xử buộc B phải bồi thường cho A 15.000.000 đồng. Hỏi quan hệ bồi thường
giữa B và A do ngành luật nào điều chỉnh?

a.Luật hiến pháp.


b.Luật hình sự.

c.Luật hành chính.

d.Luật dân sự.

Câu hỏi 13.Gia đình ông A có nuôi một bầy vịt đẻ trứng. Bà B đã đến mua 100 quả trứng vịt của nhà
ông A. Quan hệ giữa gia đình ông A và bà B là đối tượng điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật dân sự.

b.Luật thương mại.

c.Luật hôn nhân và gia đình.

d.Luật lao động.

Câu hỏi 14.Tên gọi khác của ngành Luật hiến pháp là gì?

a.Luật nhà nước.

b.Luật về quyền con người.

c.Luật hành chính.

d.Luật quốc tế.

Câu hỏi 15.Những vấn đề bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp là một trong những đối tượng điều
chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật tài chính nhà nước.

b.Luật dân sự.

c.Luật hành chính.

d.Luật lao động.

Câu hỏi 16."Ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cơ bản về tổ
chức quyền lực nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, chế độ bầu cử, quyền con
người,..." là ngành luật nào say đây?

a.Luật hành chính.

b.Luật quốc tế.

c.Luật dân sự.

d.Luật hiến pháp.


Câu hỏi 17.E có lời lẽ xúc phạm X và bị X tố cáo với UBND cấp xã. E bị chủ tịch UBND cấp xã xử
phạt 2.500.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Không đồng ý với
quyết định này, E khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết . Quan
hệ giữa E và Chủ tịch UBND cấp xã chịu sự điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật hành chính.

b.Luật tổ chức chính quyền địa phương.

c.Luật xử lý vi phạm hành chính.

d.Luật tố tụng hành chính.

Câu hỏi 18.E có lời lẽ xúc phạm X và bị X tố cáo với UBND cấp xã. E bị chủ tịch UBND cấp xã xử
phạt 2.500.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP. Không đồng ý với
quyết định này, E khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án nhân dân cấp huyện để được giải quyết . Quan
hệ giữa E và Tòa án nhân dân cấp huyện chịu sự điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật hành chính.

b.Luật tổ chức chính quyền địa phương.

c.Luật tổ chức tòa án.

d.Luật tố tụng hành chính.

Phản hồi

Câu trả lời của bạn đúng

Câu hỏi 19.Ngày 18/01/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã ban hành Quyết định số 34/QĐ-
XPVPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
đối với ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn FLC vì đã có hành vi bán 74.8 triệu cổ
phiếu nhưng không báo cáo về việc dự kiến giao dịch. Khi đó, quan hệ giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà
nước và ông Trịnh Văn Quyết thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật nào?

a.Luật hình sự.

b.Luật hành chính.

c.Luật tố tụng hình sự.

d.Luật tố tụng hành chính.

Câu hỏi 20."Ngành luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản hoặc
quan hệ nhân thân" là ngành luật nào say đây?

a.Luật dân sự.

b.Luật hành chính.


c.Luật về quyền con người.

d.Luật hiến pháp.

Bài tập trắc nhiệm chương 6

Câu hỏi 1.Ông K chết, không để lại di chúc, người nào sau đây thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông K?

a.Chắt ruột của K.

b.Cậu ruột của K.

c.Ông nội của K.

d.Con nuôi của K.

Câu hỏi 2.Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ
được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan,
trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người ... ? ...

a.Không có năng lực hành vi dân sự.

b.Có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

c.Mất năng lực hành vi dân sự.

d.Hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Câu hỏi 3.Toà án nào sau đây có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án dân sự?

a.Tòa án cấp tỉnh trở lên.

b.Tòa án cấp huyện trở lên.

c.Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh.

d.Tất cả các cơ quan Tòa án.

Câu hỏi 9.Năng lực ... ? ... của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực
hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.

a.Năng lực pháp luật dân sự.

b.Năng lực hành vi dân sự.

c.Năng lực trách nhiệm dân sự.

d.Năng lực chủ thể.


Câu hỏi 10.Tòa án nào sau đây KHÔNG có thẩm quyền xét xử phúc thẩm vụ án dân sự?

a.Tòa án cấp tỉnh.

b.Tòa án cấp huyện.

c.Tòa án cấp huyện và cấp tỉnh.

d.Tòa án nhân dân cấp cao.

Câu hỏi 12.Tài sản nào sau đây là giấy tờ có giá?

a.Tiền giấy.

b.Trái phiếu, tiền giấy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

c.Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

d.Trái phiếu.

Câu hỏi 15.Luật dân sự sử dụng phương pháp điều chỉnh nào sau đây?

b.Thỏa thuận và bình đẳng.

Câu hỏi 16.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là ... ? ... năm đối với bất động sản, ... ? ...
năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế?

a.20 năm - 10 năm

b.15 năm - 10 năm

c.30 năm - 10 năm

d.10 năm - 20 năm

Câu hỏi 17.Năng lực ... ? ... của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.

a.Năng lực pháp luật dân sự.

b.Năng lực chủ thể.

c.Năng lực trách nhiệm dân sự.

d.Năng lực hành vi dân sự.

Câu hỏi 19.Cho biết nhận định nào sau đây ĐÚNG đối với bản án phúc thẩm.

a.Có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án

b.Đương sự có thể kháng cáo.


c.Đương sự có thể kháng nghị.

d.Viện kiểm sát có thể kháng cáo.

Bài tập trắc nhiệm chương 7

Câu hỏi 1.Cho biết nhận định nào sau đây SAI về quy định mang thai hộ.

a.Người mang thai hộ là người thân thích cùng hàng của bên vợ hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ.

b.Đã từng sinh con và chỉ được mang thai hộ một lần.

c.Trường hợp người phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của người chồng.

d.Vợ, chồng được nhờ người khác mang thai hộ nếu chưa có con hoặc có không quá 02 con.

Câu hỏi 2.Tài sản nào sau đây là TÀI SẢN RIÊNG của vợ, chồng?

a.Được tặng cho riêng.

b.Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

c.Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

d.Thu nhập do lao động trong thời kỳ hôn nhân.

Câu hỏi 3.Trường hợp nào sau đây KHÔNG được phép kết hôn với nhau.

a.Đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi.

b.Những người khác dân tộc với nhau.

c.Đã từng kết hôn với nhau và ly hôn.

d.Anh, chị, em nuôi với nhau.

Câu hỏi 4.Luật Hôn nhân và gia đình gọi "việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ
tuổi kết hôn theo quy định" là gì?

a.Kết hôn chưa tiến bộ.

b.Tảo hôn.

c.Kết hôn giả tạo.

d.Cưỡng ép kết hôn.


Câu hỏi 5.Nếu một người bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì quan hệ hôn nhân của người này với vợ hoặc
chồng của mình sẽ như thế nào?

a.Tòa án mặc nhiên phải tiến hành thủ tục ly hôn.

b.Giải quyết như thuận tình ly hôn.

c.Quan hệ hôn nhân chấm dứt.

d.Người còn lại được quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

Câu hỏi 7.Cho biết nhận định nào sau đây ĐÚNG về ly hôn.

a.Chỉ giải quyết cho ly hôn khi nào vợ, chồng thuận tình ly hôn.

b.Trong mọi trường hợp, chỉ có vợ hoặc chồng hoặc cả hai mới có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

c.Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi
con dưới 12 tháng tuổi.

d.Trong mọi trường hợp, chỉ có vợ hoặc chồng mới có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

Câu hỏi 8.Nhận định nào sau đây SAI về quan hệ cha, mẹ với con ruột.

a.Cha, mẹ có thể từ bỏ con ruột của mình nếu cho rằng người con này không xứng đáng.

b.Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.

c.Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự
đồng ý của cha.

d.Người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con
mình.

Câu hỏi 11.Tài sản nào sau đây là TÀI SẢN CHUNG của vợ, chồng?

a.Quyền sử dụng đất được thừa kế riêng.

b.Quyền sử dụng đất được tặng cho riêng.

c.Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng.

d.Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Câu hỏi 13.Quan hệ cấp dưỡng KHÔNG phát sinh (nghĩa vụ pháp lý) trong quan hệ nào sau đây?

a.Giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột.

b.Ông bà nội, ông bà ngoại và cháu.


c.Cha, mẹ và con.

d.Cụ nội, cụ ngoại và chắt ruột.

Bài tập trắc nghiệm chương 8

Câu hỏi 1.Cho biết chế độ làm việc của Chính phủ.

a.Chế độ thủ trưởng.

b.Chế độ tập thể lãnh đạo.

c.Làm việc theo chế độ tập thể kết hợp với chế độ thủ trưởng.

d.Chế độ đồng thuận.

Câu hỏi 2.Cho biết cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung (quản lý
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội)?

a.Chính phủ.

b.Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội.

c.Phòng Nội vụ quận Ba Đình, TP. Hà Nội.

d.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Câu hỏi 5.Cho biết hành vi nào sau đây là vi phạm hành chính.

a.C trễ hạn thực hiện hợp đồng nên bị phạt hợp đồng theo thỏa thuận.

b.D là công chức tự ý nghỉ việc không xin phép bị xử lý kỷ luật.

c.A điều khiển xe mô tô vượt tín hiệu đèn giao thông và bị xử phạt.

d.B giết người và bị Tòa án áp dụng hình phạt.

Câu hỏi 6.Cho biết đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính.

a.Quan hệ nhân thân.

b.Quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước.

c.Quan hệ tài sản.

d.Quan hệ giữa nhà nước và người phạm tội.


Câu hỏi 7.Khởi kiện nào sau đây được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính?

a.C kiện D (đến Tòa án) vì vay tiền của mình nhưng không thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ.

b.D giết người bị Tòa án truy cứu trách nhiệm hình sự.

c.B khiếu nại quyết định kỷ luật đối với mình đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

d.A kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với mình đến Tòa án.

Câu hỏi 8.Cho biết cơ quan nào sau đây là cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương?

a.Ủy ban nhân dân Phường 13, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.

b.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

c.Bộ Giáo dục và Đào tạo.

d.Sở Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh.

Câu hỏi 11.Cho biết nhận định nào sau đây SAI về người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.

a.Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.

b.Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ do Quốc hội bầu.

cNgười đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ là thành viên của Chính phủ.

d.Người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ là Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu hỏi 12.Cho biết trường hợp nào sau đâu thì xử phạt theo thủ tục KHÔNG lập biên bản vi phạm
hành chính.

a.Xử phạt tiền dưới 250.000 đồng đối với cá nhân, dưới 500.000 đồng đối với tổ chức; Và Sử Dụng thiết
bị kỹ thuật, nghiệp vụ khi phát hiện hành vi.

b.Xử phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức; Và Không Sử Dụng
thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ khi phát hiện hành vi.

c.Xử phạt tiền trên 250.000 đồng đối với cá nhân, trên 500.000 đồng đối với tổ chức.

d.Sử dụng thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính.

Câu hỏi 13.Luật hành chính sử dụng phương pháp điều chỉnh nào?

a.Phương pháp quyền uy - bắt buộc.

b.Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng và phương pháp thỏa thuận.

c.Phương pháp mệnh lệnh - phục tùng.


d.Phương pháp thỏa thuận.

Câu hỏi 14.Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính?

a.Quan hệ xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch UBND xã và ông A là người vi phạm hành
chính.

b.Quan hệ giữa bà F và công ty G khi bà F làm việc theo hợp đồng lao động cho công ty G.

c.Quan hệ mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp B và doanh nghiệp C.

d.Quan hệ giữa Tòa án nhân dân huyện D và ông E trong quá trình xét xử.

Câu hỏi 15.Cho biết mức xử tiền phạt <thấp nhất - cao nhất> khi xử phạt vi phạm hành chính đối với
CÁ NHÂN.

a.100.000 đồng - 1.000.000.000 đồng.

b.50.000 đồng - 1.000.000.000 đồng.

c.50.000 đồng - 2.000.000.000 đồng.

d.100.000 đồng - 2.000.000.000 đồng.

Câu hỏi 16.Cho biết cơ quan nào sau đây là cơ quan ngang bộ?

a.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

b.Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

c.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

d.Đài truyền hình Việt Nam.

Câu 1.Cho biết cá nhân từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên thì chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

a.Từ đủ 17 tuổi trở lên.

b.Cá nhân thành niên.

c.Từ đủ 16 tuổi trở lên.

d.Từ đủ 18 tuổi trở lên.

Câu hỏi 9.Biện pháp cưỡng chế áp dụng đối với "Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong
khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển
hành vi của mình (theo kết quả giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần)" là:

a.Bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng không phải chịu hình phạt.
b.Áp biện pháp tư pháp (bắt buộc chữa bệnh).

c.Phải chịu trách nhiệm hình sự (áp dụng hình phạt).

d.Không phải chịu bất kỳ sự cưỡng chế nào.

Câu hỏi 18.Cho biết nhận định nào sau đây ĐÚNG về hình phạt cải tạo không giam giữ.

a.Áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng.

b.Chỉ áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng.

c.Áp dụng từ sáu tháng đến năm năm.

d.Áp dụng từ ba tháng đến ba năm.

Bài tập trắc nhiệm chương 10

Câu hỏi 1.Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc bao nhiêu giờ giờ
đối với người lao động.

a.Tuần làm việc 56 giờ đối với người lao động.

b.Tuần làm việc 50 giờ đối với người lao động.

c.Tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

d.Tuần làm việc 48 giờ đối với người lao động

Câu hỏi 2.Giờ làm việc ban đêm được tính từ bao nhiêu giờ đến bao nhiêu giờ của ngày?

a.Từ 00:00 giờ đến 06:00 của ngày.

b. Từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

c. Từ 20 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

d. Từ 18 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Câu hỏi 3.Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất
phải bằng bao nhiêu phần trăm mức lương của công việc đó?

a.ít nhất phải bằng 90% mức lương của công việc đó.

b.Phải bằng mức lương của công việc đó.

c.ít nhất phải bằng 95% mức lương của công việc đó.

d.ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Câu hỏi 4.Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác, trong thời hạn ... ? ...
ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi
làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao
động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn.

a.15 ngày.

b10 ngày.

c.20 ngày.

d.15 ngày làm việc.

Câu hỏi 5.Thời giờ làm việc bình thường không quá bao nhiêu giờ trong 01 tuần?

a.Thời giờ làm việc bình thường không quá 40 giờ trong 01 tuần.

b.Thời giờ làm việc bình thường không quá 36 giờ trong 01 tuần.

c.Thời giờ làm việc bình thường không quá 48 giờ trong 01 tuần.

d.Thời giờ làm việc bình thường không quá 56 giờ trong 01 tuần.

Câu hỏi 6.Thời giờ làm việc bình thường không quá bao nhiêu giờ trong một ngày?

a.Thời giờ làm việc bình thường không quá 09 giờ trong 01 ngày.

b.Thời giờ làm việc bình thường không quá 06 giờ trong 01 ngày.

c.Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày.

d.Thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày.

Câu hỏi 11.Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động ltrong điều kiện bình thường là bao nhiêu
tuổi?

a.Đủ 17 tuổi.

bĐủ 18 tuổi.

c.Đủ 16 tuổi.

d.Đủ 15 tuổi.

Câu hỏi 15.Đối với trường hợp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì tỷ lệ đóng vào quỹ bảo hiểm của
người sử dụng lao động - ngườ lao động là bao nhiêu / một tháng?

a.Người sử dụng lao động: 20% - Người lao động: 10%.


b.Người sử dụng lao động: 17% - Người lao động: 8%.

c.Người sử dụng lao động: 8% - Người lao động: 8%.

d.Người sử dụng lao động: 10% - Người lao động: 5%.

Câu hỏi 18.Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn,
thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá ... ? ... tháng kể từ thời điểm có
hiệu lực của hợp đồng.

a.60 tháng.

b.36 tháng.

c.Không giới hạn thời gian, do hai bên thỏa thuận.

d.18 tháng.

Câu hỏi 19.Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương bao nhiêu ngày trong dịp Quốc
khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

a.01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch).

b.02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề sau).

c.02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước).

d.02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

Câu hỏi 20.Người lao động làm thêm giờ vào ngày thường được trả lương bằng bao nhiêu lần so với
đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm?

a.Ít nhất bằng 250% so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

b.Ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

c.Ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

d.Ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Bài tập trắc nhiệm chương 11

Câu hỏi 1.TỔ CHỨC phát hiện hành vi tham nhũng có quyền nào sau đây?

a.Phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng.

b.Tố cáo hành vi tham nhũng.


c.Phản ánh hành vi tham nhũng.

d.Kiến nghị hành vi tham nhũng.

Câu hỏi 2.CÁ NHÂN phát hiện hành vi tham nhũng có quyền nào sau đây?

aKiến nghị về hành vi tham nhũng.

b.Phản ánh hành vi tham nhũng.

c.Tố cáo hành vi tham nhũng.

d.Phản ánh, tố cáo hành vi tham nhũng.

Câu hỏi 3.Trừ trường hợp người giữ chức vụ, quyền hạn phải kê khai tài sản hàng năm, đối với trường
hợp kê khai tài sản bổ sung khác thì giá trị tài sản phát sinh từ bao nhiêu trở lên thì phải kê khai bổ
sung?

a.300.000.000 đồng

b.200.000.000 đồng

c.50.000.000 đồng.

d.100.000.000 đồng

Câu hỏi 4."Cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bị cáo buộc nhận 2.250.000 USD để tạo điều
kiện cho Công ty Việt Á trong quá trình cấp phép lưu hành, bán kit xét nghiệm covid 19". Hành vi này
là hành vi nào theo Luật Phòng, chống tham nhũng?

a.Nhũng nhiễu vì vụ lợi.

b.Nhận hối lộ.

c.Tham ô.

d.Lợidụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

Câu hỏi 5.Những người công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống
tham nhũng, giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh trattrong cơ quan thanh tra ở địa phương phải
thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ đủ 03 năm đến 05 năm. Đây là biện pháp phòng ngừa
tham nhũng nào?

a.Minh bạch tài sản, thu nhập.

b.Công khai trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

c.Định kỳ chuyển đổi vị trí việc làm của người có chức vụ, quyền hạn.

d.Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.
Câu hỏi 6.Quách Mỹ Y là Thủ quỹ Kho bạc Nhà nước huyện U.M, tỉnh C.M; Có trách nhiệm trực tiếp
quản lý quỹ tiền mặt, đồng thời là thành viên Ban quản lý quỹ. Ngày 20/5/2020, Y đến Kho bạc làm
việc và lấy từ hòm đựng quỹ tiền mặt 350.000.000 đồng về nhà bỏ két sắt. Sau đó Y cho người khác vay
310.000.000 đồng từ số tiền này, còn 40.000.000 đồng Y chi xài cá nhân. Sau đó Y bị phát hiện và bị
truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi này của Y là gì theo Luật Phòng, chống tham nhũng?

a.Đưa hối lộ.

b.Nhận hối lộ.

c.Tham ô tài sản.

d.Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.

Câu hỏi 7.Luật Phòng, chống tham nhũng quy định bao nhiêu nhóm hành vi bị xem là tham nhũng
trong khu vực tư (khu vực ngoài nhà nước).

a.10.

b.03.

c.12.

d.05.

Câu hỏi 8.Biện pháp nào sau đây là biện pháp phòng ngừa tham nhũng?

a.Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tham nhũng.

b.Xử phạt vi phạm hành chính đối với người có hành vi tham nhũng.

c.Thực hiện kê khai tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn.

d.Xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng.

Câu hỏi 9.Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu có nghĩa vụ kê khai đối với kim khí quý,
đá quý có giá trị từ bao nhiêu trở lên?

a.10.000.000 đồng

b.30.000.000 đồng

c.100.000.000 đồng

d.50.000.000 đồng

Câu hỏi 10.Luật Phòng, chống tham nhũng quy định bao nhiêu nhóm hành vi bị xem là tham nhũng
trong khu vực nhà nước?

a.12.
b.09.

c.10.

d.15.

Câu hỏi 11.Tài sản nào bị xem là tài sản tham nhũng?

a.Tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.

b.Tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

cTài sản kê khai không đúng thực tế.

d.Tài sản không kê khai theo nghĩa vụ.

Câu hỏi 12.Hoạt động nào sau đây KHÔNG phải là giải pháp để phòng tham nhũng.

aĐịnh kỳ chuyển đổi vị trí việc làm của người có chức vụ, quyền hạn.

b.Thanh toán không dùng tiền mặt.

c.Cải cách hành chính.

d.Luân chuyển cán bộ, công chức.

Câu hỏi 13.Cơ quan nào sau đây quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về kiểm soát tài sản, thu nhập?

a.Cơ quan Thanh tra.

b.Cơ quan Tài chính.

c.Cơ quan Công an.

d.Cơ quan kiểm toán.

Câu hỏi 14.Tài sản nào sau đây phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc
tịch thu theo quy định?

a.Tài sản kê khai sai thực tế.

b.Tài sản kông kê khai.

c.Tài sản tham nhũng.

d.Tài sản không chứng minh được nguồn gốc.

Câu hỏi 15.Nghị định số 04/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về định mức sử dụng xe ô tô quy
định: "Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, trừ thành phố Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh được thường xuyên một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100.000.000 đồng/xe
trong thời gian công tác". Đây là biện pháp phòng ngừa tham nhũng nào?

a.Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.

b.Xây dựng, ban hành và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

c.Cải cách hành chính.

d.Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của người có chức vụ, quyền hạn.

Câu hỏi 16.Cho biết nhận định nào sau đây SAI về hành vi tham nhũng.

a.Tham nhũng được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn.

b.Tham nhũng là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

c.Tham nhũng chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước.

d.Người thực hiện hành vi tham nhũng phải có dấu hiệu vì vụ lợi.

Câu hỏi 17.Hành vi tham ô tài sản đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hành vi
này đã tham ô tài sản có giá trị bao nhiêu? (Nếu chỉ đánh giá dựa trên giá trị tài sản tham ô)

a.Từ 5.000.000 đồng trở lên.

b.Trên 5.000.000 đồng.

c.Từ 2.000.000 đồng trở lên.

d.Trên 2.000.000 đồng.

Câu hỏi 18.Cấm cán bộ, công chức ngành Tòa án tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham
gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết, xét xử vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của
pháp luật. Đây là biện pháp phòng ngừa tham nhũng nào?

a.Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

b.Chuyển đổi vị trí việc làm của người có chức vụ, quyền hạn.

c.Cải cách thủ tục hành chính.

d.Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.

Câu hỏi 19.Cơ quan nào sau đây là cơ quan chuyên trách về phòng, chống tham nhũng trong cơ quan
Công an?

a.Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng.

b.Cục Phòng, chống tham nhũng.


c.Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu.

d.Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu hỏi 20.Biện pháp nào sau đây là biện pháp chống (xử lý) đối với hành vi tham nhũng?

a.Truy cứu trách nhiệm pháp lý (hành chính, kỷ luật, hình sự) đối với hành vi tham nhũng.

b.Thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn.

c.Công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị.

d.Xây dựng và thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ.

You might also like