You are on page 1of 7

1. Theo Hiến pháp, quyền lực của nhà nước Việt Nam thuộc về?

a. Đảng Cộng sản Việt Nam


b. Nhân dân
c. Quốc hội
d. Chính phủ

2. Chính sách Đảng phái của nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp?
a. Nhiều đảng phái cùng nhau lãnh đạo nhà nước
b. Đảng cộng sản là Đảng duy nhất được thành lập và hoạt động
c. Đảng cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
d. Chế độ một Đảng duy nhất

3. Tên gọi nước “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” được quy định
lần đầu tiên trong bản Hiến pháp nào?
a. Hiến pháp 1959
b. Hiến pháp 1980
c. Hiến pháp 1992
d. Hiến pháp 2013

4. Theo Hiến pháp, tổ chức chính trị - xã hội nào đứng đầu ở nước ta?
a. Đảng Cộng sản Việt Nam
b. Quốc hội
c. Hội đồng nhân dân
d. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

5. Quan điểm nào dưới đây là đúng?


a. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không được thừa nhận
là thành phần kinh tế của Việt Nam
b. Để xây dựng xã hội chủ nghĩa cần loại bỏ thành phần kinh tế tư nhân
c. Thành phần kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
d. Thành phần kinh tế tập thể có vai trò quan trọng nhất trong các thành
phần kinh tế ở nước ta hiện nay

6. Quyền cơ bản của công dân được hiểu là?


a. Các quyền tự nhiên mà con người sinh ra sẵn có
b. Các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội mà công dân được
thực hiện
c. Các quyền công dân có trên cơ sở quy định của Hiến pháp
d. Các quyền mà tất cả các quốc gia trên thế giới thừa nhận tại Hiến
chương Liên hợp quốc
7. Quyền nào được coi là quyền công dân cơ bản nhất?
a. Quyền biểu tình
b. Quyền bầu cử
c. Quyền tự do lập hội
d. Quyền khiếu nại, tố cáo

8. Quyền nào dưới đây là quyền con người?


a. Quyền biểu tình
b. Quyền tự do ngôn luận
c. Quyền mưu cầu hạnh phúc
d. Quyền khiếu nại tố cáo

9. Quyền nào dưới đây là các quyền về tự do dân chủ?


a. Quyền biểu tình, quyền tham gia quản lý nhà nước
b. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
c. Quyền ứng cử bầu cử, quyền tham gia quản lý nhà nước
d. Quyền biểu tình, quyền tự do hội họp, quyền bất khả xâm phạm nơi ở

10. Quyền nào dưới đây thuộc các quyền về tự do cá nhân?


a. Quyền tự do lập hội, tự do hội họp
b. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
c. Quyền biểu tình
d. Quyền sống

11. Quyền khiếu nại tố cáo của công dân thuộc nhóm quyền nào?
a. Quyền con người
b. Quyền về chính trị
c. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
d. Quyền về tự do dân chủ và tự do cá nhân

12. Quyền biểu tình của công dân thuộc nhóm quyền nào sau đây?
a. Quyền về chính trị
b. Quyền về kinh tế - văn hóa, xã hội
c. Quyền về tự do dân chủ
d. Quyền về tự do cá nhân

13. Quan điểm nào dưới đây là đúng?


a. Quyền con người là những quyền nhà nước đặt ra và quy định tại Hiến
pháp
b. Quyền cơ bản của công dân là những quyền nhà nước đặt ra và quy
định tại Hiến pháp
c. Quyền công dân là những quyền tự nhiên mà nhà nước phải đáp ứng
cho công dân của mình
d. Quyền con người và quyền công dân đều do nhà nước đặt ra và quy
định tại Hiến pháp

14. Quan điểm nào dưới đây là đúng?


a. Chỉ công dân Việt Nam mới có quyền con người theo pháp luật Việt
Nam
b. Người nước ngoài không có một số quyền con người như công dân
Việt Nam do Hiến pháp quy định
c. Quyền cơ bản của công dân được quy định tại Hiến pháp là những
quyền dành riêng cho công dân Việt Nam
d. Người nước ngoài không có một số quyền cơ bản như công dân Việt
Nam do Hiến pháp quy định

15. Quyền con người lần đầu tiên được đưa vào tên gọi của một chương
trong bản Hiến pháp nào?
a. Hiến pháp 1980
b. Hiến pháp 1992
c. Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001)
d. Hiến pháp 2013

16. Nghĩa vụ pháp lý cơ bản của công dân bắt đầu được quy định tại
Hiến pháp 2013 là?
a. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc
b. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường
c. Nghĩa vụ nghiên cứu khoa học
d. Nghĩa vụ nộp thuế

17. Đặc điểm cơ bản của bộ máy nhà nước Việt Nam?
a. Phân chia quyền lực giữa các mảng quyền lực lập pháp, hành pháp và
tư pháp
b. Tập trung quyền lực nhưng phân chia nhiệm vụ
c. Phân chia quyền lực giữa chính quyền ở trung ương và ở địa phương
d. Không có sự phân chia giữa nhiệm vụ và quyền lực

18. Bộ máy nhà nước Việt Nam chia làm bao nhiêu cấp hành chính?
a. 2 cấp hành chính: Cấp trung ương và cấp địa phương
b. 4 cấp hành chính: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
c. 3 cấp hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã
d. 2 cấp hành chính: Thành thị và nông thôn
19. Nhóm thành phố nào sau đây có cùng cấp hành chính với
nhau?
a. Thành phố Nha Trang, Vinh, Đà Lạt, Biên Hòa
b. Thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Hà Nội, Đà Nẵng
c. Thành phố Cần Thơ, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Nẵng
d. Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang

20. Nguyên tắc nào trong các nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước Việt
Nam dưới đây quy định về mối quan hệ giữa các cơ quan thuộc các cấp
hành chính?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia
nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước

21. Tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước phải được thành lập và
hoạt động trên cơ sở của Pháp luật. Đây là nguyên tắc nào trong các
nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia
nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước

22. Nhân dân có quyền bầu cử để bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở
trung ương và địa phương, có quyền giám sát tối cao với các cơ quan
nhà nước. Điều này được thể hiện ở nguyên tắc nào trong các nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của Bộ máy nhà nước?
a. Nguyên tắc tập trung dân chủ
b. Nguyên tắc Đảng lãnh đạo
c. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào bộ máy nhà nước
d. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân chia
nhiệm vụ giữa các cơ quan trong bộ máy nhà nước

23. Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước?


a. Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp
b. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp
c. Tòa án nhân dân tối cao và tòa án nhân dân các cấp
d. Việt kiểm sát nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân các cấp
24. Cơ quan quyền lực ở Việt nam có nhiệm vụ quyền hạn nào dưới
đây?
a. Đưa ra đường lối chính sách, quyết định những vấn đề quan trọng của
cả nước hoặc của địa phương, ban hành Hiến pháp, pháp luật
b. Quản lý nhà nước trên cả nước và địa phương
c. Xét xử và kiểm sát xét xử, giám sát hoạt động của các cơ quan trong
bộ máy nhà nước
d. Thực hiện các chính sách chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, thanh tra
và kiểm tra, ban hành hiến pháp, pháp luật.

25. Trong thời gian Quốc hội không họp, cơ quan nào thay thế Quốc hội
giải quyết các vấn đề cơ bản của nhà nước?
a. Bộ chính trị
b. Ủy ban thường vụ Quốc hội
c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

26. Cơ quan nào, người nào có nhiệm vụ tổ chức chuẩn bị, triệu tập và
chủ trì các kỳ họp Quốc hội?
a. Ủy ban thường vụ quốc hội
b. Chủ tịch Quốc hội
c. Chủ tịch nước
d. Thủ tướng chính phủ

27. Quyền hạn nào dưới đây không thuộc về chủ tịch nước Việt Nam?
a. Đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối nội, đối ngoại
b. Trao tặng huân chương, huy chương
c. Ký kết các hiệp ước quốc tế
d. Phân chia các đơn vị hành chính cấp tỉnh

28. Cơ quan hành chính cao nhất của Việt Nam là?
a. Bộ chính trị
b. Ủy ban thường vụ Quốc hội
c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

29. Cơ quan hành chính cao nhất ở địa phương là?


a. Hội đồng nhân dân tỉnh
b. Tòa án nhân dân tỉnh
c. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
d. Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
30. Chính phủ Việt Nam do ai bầu ra?
a. Nhân dân
b. Quốc hội
c. Chủ tịch nước
d. Đảng cộng sản Việt Nam

31. Chính phủ Việt Nam có nhiệm vụ quyền hạn nào dưới đây?
a. Đưa ra đường lối chính sách
b. Quản lý hành chính nhà nước
c. Ban hành hiến pháp, pháp luật
d. Đại diện cho nhà nước Việt Nam về đối nội, đối ngoại

32. Ủy ban nhân dân các cấp do ai bầu ra?


a. Nhân dân
b. Quốc hội
c. Hội đồng nhân dân cùng cấp
d. Chính phủ và ủy ban nhân dân cấp trên

33. Viện kiểm sát nhân dân các cấp ở Việt nam có nhiệm vụ quyền hạn
gì?
a. Xét xử
b. Giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước
c. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp
d. Xét xử, giám sát hoạt động xét xử của Tòa án

34. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?
a. Chủ tịch nước
b. Quốc hội
c. Chính phủ
d. Ủy ban mặt trận tổ quốc Việt Nam

35. Trong hệ thống tổ chức của Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân
dân, cấp hành chính thấp nhất là?
a. Cấp thành phố
b. Cấp huyện
c. Cấp tỉnh
d. Cấp xã

36. Tòa án nhân dân các cấp ở địa phương do cơ quan nào thành lập ra?
a. Hội đồng nhân dân cùng cấp
b. Ủy ban nhân dân cùng cấp
c. Ủy ban thường vụ Quốc hội
d. Ủy ban mặt trận tổ quốc

37. Ý kiến nào dưới đây là đúng?


a. Viện kiểm sát có quyền giám sát tối cao mọi hoạt động của các cơ
quan trong bộ máy nhà nước
b. Viện kiểm sát có thẩm quyền kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án
c. Ủy ban nhân dân có quyền giám sát hoạt động của các cơ quan cùng
cấp
d. Tòa án và viện kiểm sát nhân dân giám sát lẫn nhau và không chịu sự
giám sát của cơ quan quyền lực cùng cấp

38. Ý kiến nào sau đây là đúng?


a. Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với mọi cơ quan trong bộ máy
nhà nước
b. Chính phủ có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan trong bộ máy nhà
nước
c. Tòa an nhân dân tối cao có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan trong
bộ máy nhà nước
d. Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền giám sát tối cao mọi cơ quan
trong bộ máy nhà nước

39. Khi đất nước bị thế lực thù địch xâm phạm tới độc lập, chủ quyền,
cơ quan nào hoặc người nào có quyền quyết định việc tiến hành chiến
tranh?
a. Quốc hội
b. Chủ tịch nước
c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

40. Năm 2018, Thị xã Phú Mỹ (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được
thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Tân Thành cũ.
Cơ quan nào, người nào có thẩm quyền trên?
a. Ủy ban thường vụ Quốc hội
b. Chủ tịch nước
c. Chính phủ
d. Mặt trận tổ quốc Việt Nam

You might also like