You are on page 1of 40

CHƯƠNG I

1. Số lượng kiểu nhà nước tồn tại trong lịch sử xã hội loài người?
A. 6 B. 5 C. 4 D.3
2. Trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, Nhà nước đầu tiên xuất hiện là:
A. Nhà nước Tư sản
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước Chủ nô
D. Nhà nước XHCN
3. Nhà nước tồn tại để:
A. Bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị
B. Duy trì trật tự và quản lý XH
C. Bảo đảm sự thống trị của giai cấp này đối
D. Cả A,B,C đều đúng
4. Trong các hình thái kinh tế - xã hội, hình thái nào là chưa có ở nhà nước?
A. Hình thái kinh tế- xã hội cộng sản chủ nghĩa
B. Hình thái kinh tế- xã hội cộng sản nguyên thủy
C. Hình thái kinh tế- xã hội tư bản chủ nghĩa
D. Hình thái kinh tế- xã hội chiếm hữu nô lệ
5. Hình thức cấu trúc của nhà nước CHXHCN Việt Nam là?
A. Nhà nước liên bang
B. Nhà nước liên minh
C. Nhà nước tự trị
D. Nhà nước đơn nhất
6. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đợi của nhà nước là?
A. Xã hội bị chia thành các giai cấp đối kháng
B. Kinh tế tự nhiên phát triển thành kinh tế sản xuất
C. Sự xuất hiện của chế độ tư hữu và việc phân hóa thành các giai cấp
D. Cả A, B, C đều đúng
7. Nhà nước CHXHCN có hình thức chính thể là:
A. Cộng hòa quý tộc
B. Cộng hòa dân chủ
C. Quân chủ tuyệt đối
D. Quân chủ hạn chế
8. Nhà nước quân chủ là nhà nước:
A. Quyền lực của nhà nước tối cao tập trung vào người đứng đầu của nhà nước và được
hình thành do bầu cử
B. Quyền lực của nhà nước tối cao thuộc về người đứng dầu của nhà nước hay thuộc về
một tập thể và được hình thành do bầu cử
C. Quyền lực của nhà nước tối cao tập trung vào toàn bộ hay một phần chủ yếu vào
tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc truyền ngôi
D. Cả A,B đều đúng
9. Hình thức cấu trúc nhà nước là?
A. Cách thức tổ chức nhà nước theo đơn vị hành chính lãnh thổ
B. Cách thức xác lập mối quan hệ giữa các bộ phận cơ quan nhà nước
C. Là cách thức A và B trên đây
D. Là cách thức khác với hình thức chính thể
10. Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị muốn bảo vệ được lợi ích và duy trì
được địa vị thống trị của mình thi giai cấp đó phải nắm được trong tay?
A. Quyền lực kinh tế
B. Quyền lực chính trị
C. Quyền lực tư tưởng
D. Cả A, B, C
11. Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác?
A. Có đặc trưng cơ bản của nhà nước hay không
B. Có chủ quyền quốc gia hay không
C. Có thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt hay không
D. Chế độ tư hữu xuất hiện
CHƯƠNG II
1. Theo Hiến pháp hiện hành, bản chất của nhà nước Việt Nam là
A. Nhà nước pháp quyền XHCN
B. Nhà nước của dân, do dân, vì dân
C. Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân
D. Nhà nước “kiểu mới”
1. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước kiểu mới vì sao?
A. Khác với các nhà nước trước đây
B. Là nhà nước “ của dân, do dân, vì dân”
C. Là nhà nước không có quan hệ bóc lột
D. 3 câu trên đều đúng
2. Nhà nước CHXHCN Việt Nam là:
A. Nhà nước của giai cấp công nhân
B. Nhà nước của giai cấp lao động
C. Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân
D. Cả 3 câu trên đều đúng:
3. Bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm:
A. Hệ thống cơ quan quyền lực của nhà nước
B. Hệ thống cơ quan xét xử và kiểm sát
C. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước
D. Cả A, B, C
4. Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì:
A. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
B. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất,
C. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội
D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
5. Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước:
A. Hội đồng nhân dân
B. Hội đồng phong tặng chức danh giáo sư, phó giáo sư
C. Hội đồng quốc phòng và an ninh
D. Cả A, B, C đều đúng
6. Cơ quan nào là cơ quan hành chisnhnhaf nước cao nhất của nước CHXHCN Việt
Nam:
A. Chủ tịch nước
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Tòa án nhân dân tối cao và viện kiểm sát nhân dân tối cao
7. Theo quy định của hiến pháp Việt Nam thì cấp cơ sở gồm:
A. Xã, phường, thị trấn
B. Cấp huyên, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
C. Cấp chính quyền địa phương
D. Buôn, thôn, phum, sóc, bản, mường, ấp
8. “ Chính phủ, ủy ban nhân dân bộ, sở” là cơ quan nhà nước thuộc nhóm?
A. Cơ quan hành chính nhà nước
B. Cơ quan xét xử
C. Cơ quan quyền lực nhà nước
D. Cơ quan kiểm sát
9. Tên gọi nào sau đây không phải là tên gọi cơ quan hành chính nhà nước của nước
CHXHCN Việt Nam hiện nay?
A. Bộ Pháp luật
B. Bộ nông nghiệp
C. Bộ công an
D. Cả A, B đều sai
10. Quốc hội là cơ quan thuộc nhóm:
A. Cơ quan quyền lực nhà nước
B. Cơ quan xét xử
C. Cơ quan hành chính nhà nước
D. Cơ quan kiểm sát
11. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp vì?
A. Quốc hội là cơ quan quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại
B. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nhà nước
C. Quốc hội là cơ quan giám sát tối cao
D. Cả A, B, C đều đúng
12. Theo hiến pháp Việt Nam, Quốc hội là:
A. Cơ quan duy nhất trong bộ máy nhà nước trực tiếp nhận và thực hiện quyền lực nhà
nước do nhân dân cả nước trao cho thông qua chế độ bầu cử theo nguyên tắc phổ thông
bình đẳng , trực tiếp và bỏ phiếu kín
B. Cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định vấn đề quan trọng nhất của đất nước
về đối nội và đối ngoại
C. Cơ quan có vị trí pháp lý cao nhất trong quan hệ với các cơ quan khác
D. Cả A,B,C đều đúng
13. Theo quy định của pháp luật VN thì Chính phủ là:
A. Cơ quan chấp hành của quốc hội
B. Cơ quan hành chính nhà nước cao nhất cả nươc
C. A, B đều đúng
D. Cơ quan hành pháp cao nhất nước ta
14. Bộ và cơ quan ngang Bộ là cơ quan thuộc nhóm?
A. Cơ quan hành chính nhà nươc
B. Cơ quan xét xử
C. Cơ quan quyền lực nhà nươc
D. Cơ quan kiểm sát
15. Tòa án nhân dân các cấp là cơ quan thuộc nhóm?
A. Cơ quan quyền lực nhà nươc
B. Cơ quan xét xử
C. Cơ quan hành chính nhà nước
D. Cơ quan kiểm sát
16. Trong các khẳng định này, khẳng định nào đúng?
A. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương
B. Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương và
các tổ chức chính trị- xã hội:
C. Cả A, B đúng
D. Cả A, B sai
17. Cơ quan nào sau đây là cơ quan nhà nước?
A. Hội Liện hiệp Phụ nữ Việt Nam
B. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
C. Hội cựu chiến binh Việt Nam
D. Cả A, B, C đều sai
18. Trong các cơ quan sau, cơ quan nào KHÔNG là cơ quan nhà nước?
A. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
B. Tổng cục Du lịch
C. Tổng cục Thống kê
D. Tổng cục Cảnh sát nhân dân
19. Trong các nhóm thành phố sau, nhóm thành phố nào có cùng cấp hành chính với
nhau?
A. TP HCM, Nha Trang, Hà Nội, Đà Nẵng
B. Nha Trang, Vinh, Đà Lạt, Biên Hòa
C. Cần Thơ, Hải Phòng, Hà Nội, Biên Hòa
D. Nha Trang, Đà Lạt, Hà Nội, Đà Nẵng
20. Hiện này thẩm quyền nhà xét xử của Tòa án ở nước ta theo cấp xét xử gồm mấy
cấp?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
CHƯƠNG III
1. Pháp luật là gì?
A. Những quy luật mang tính bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội
B. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội
C. Những quy định do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự thủ tục nhất định
D. Những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận,
được nhà nước bảo đảm thực hiện
2. Chức năng của pháp luật:
A. Chức năng lập hiến và lập pháp
B. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
C. Chức năng giám sát tối cao
D. Cả A và C đều đúng
3. Hãy cho biết trong lịch sử loài người đã tồn tại mấy kiểu pháp luật:
A. 6 B.5 C.4 D.3
4. Trong tuyên ngôn Đảng cộng sản của C~ Mac và Ph. Ăngghen viết “ Pháp luật của
các ông chỉ là ý chí của giai cấp các ông được đề lên thành luật, các ý chí mà nội
dung là do các điều kiện sinh hoạt vật chất của giai cấp các ông quyết định”. Đại từ
nhân xưng “các ông” muốn chỉ ai?
A. Các nhà làm luật
B. Quốc nghị, nghị viện
C. Nhà nước, giai cấp thống trị
D. Chính phủ
5. Theo chủ nghĩa Mac- Leenin, nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội?
A. Cùng phát sinh, phát triển, cùng tồn tại, tiêu vong
B. Luôn luôn phát sinh, phát triển và tồn tại cùng với xã hội loài người
C. Nhà nước có thể bị tiêu vong còn pháp luật thì tồn tại mãi mãi
D. Pháp luật thì có thể mất đi còn nhà nước thì cùng tồn tại với xã hội loài người
6. Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào?
A. Xã hội không có tư hữu
B. Xã hội không có giai cấp
C. Xã hội không có nhà nước
D. Cả 3 câu trên đều đúng
7. Pháp luật có chức năng?
A. Là phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội
B. Điều chính và bảo vệ quan hệ xã hội quan trọng
C. Là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước
D. Cả A,B,C đều đúng
8. Khi nghiên cứu về chức năng của pháp luật, khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội
B. Pháp luật có công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp và mọi cá
nhân trong xã hội
C. Pháp luật sinh ra nhằm cưỡng chế đối với con người
D. Pháp luật điều chỉnh mói quan hệ xã hội mang tính chất quan trọng phổ biến
9. Vai trò của pháp luật nước ta là?
A. Công cụ thực hiện đường lối chính sách của Đảng
B. Công cụ thực hiện quyền làm chủ của nhân dân
C. Công cụ quản lý của nhà nước
D. A,B,C đều đúng
10. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Xuất phát từ….. cho nên bất cứ
nhà nước nào cũng dùng pháp luật làm phương tiện chỉ yếu quản lý một mặt đời
sống xã hội?
A. Tính cưỡng chế của pháp luật
B. Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật
D. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật
11. Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng?
A. Giáo dục tuyên truyền phổ biến pháp luật
B. Cưỡng chế nhà nước
C. Hệ thống các cơ quan bảo vệ pháp luật nhà nước
D. Cả A,B,C đều đúng
12. Thông thường pháp luật được hình thành bằng các hình thức nào?
A. Nhà nước lựa chọn và thừa nhận những tập quán đã lưu truyền trong xã hội và nâng
chúng lên thành pháp luật
B. Nhà nước sáng tạo ra pháp luật
C. Cả A và B đều sai
D. Cả A và B đều đúng
13. Các con đường hình thành lên pháp luật?
A. Tập quán pháp
B. Tiền lệ pháp (án lệ)
C. Văn bản Quy phạm pháp luật
D. Cả A, B, C đều đúng
14. Trong các loại nguồn của pháp luật, loại nguồn nào được xem là hình thức pháp
luật bất thành văn?
A. Tập quán pháp
B. Tiền lệ pháp
C. Văn bản quy phạm pháp luật
D. Nguyên tắc pháp luật
15. Tập quán pháp và Tiền lệ pháp không được xem là nguồn của pháp luật Việt
Nam do chúng có nhược điểm?
A. Các tập quán thường có tính địa phương nên khi nâng chúng lên thành tập quán pháp
thì khó có thể chấp nhận ở địa phương khác
B. Nếu thừa nhận tiền lệ pháp là nguồn của pháp luật mà không có sự thận trọng thì có thể
thừa nhận khả năng làm luật của các cán bộ hành pháp và tư pháp gây thiệt hại cho người
dân nếu cán bộ này thiếu tài,thiếu đức
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A,B đều sai
16. Văn bản quy phạm pháp luật là hidnh thức tiến bộ nhất vì?
A. Được nhà nước thùa nhận từ một số tập quán đã lưu truyền trong xã hội
B. Luôn có tính rõ ràng, cụ thể, điều chỉnh được nhiều quan hệ xã hội trên các lĩnh vực
khác nhau
C. Ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới
D. Cả A,B,C đều đúng
17. Các hình thức pháp luật bao gồm:
A. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản pháp luật
B. Tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
C. Tập quán pháp, án lệ pháp, văn bản pháp luật
D. Tập quán pháp, điều lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật
18. Chức năng nào không là chức năng của pháp luật?
A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội
B. Chức năng xây dựng và bảo vệ tổ quốc
C. Chức năng bảo vệ các quan hệ xã hội
D. Chức năng giáo dục
19. Pháp luật là hệ thống các?
A. Quy phạm pháp luật
B. Tiêu chuẩn, khuôn mẫu
C. Quy tắc xử sự
D. Quy tắc đối với hành vi
20. Pháp luật thể hiện ý chí của… trong xã hội?
A. Tất cả các giai cấp
B. Giai cấp thông trị
C. Giai cấp nắm quyền lực nhà nước
D. B và C đều đúng
21. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi chuẩn mực nhà nước sẽ được cụ thể hóa thành pháp luật
B. Mọi hành vi phụ hợp với pháp luật thì phù hợp với đạo đức
C. Mọi hành vi phù hợp với đạo đức thì chưa chắc phù hợp với pháp luật
D. Mọi hành vi phù hợp với đạo đức thì phì hợp với pháp luật
22. Các thuộc tính của pháp luật là:
A. Tính quy phạm phổ biến
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
23. Khi nghiên cứu về nguồn gốc của nhà nước và pháp luật thì khẳng định nào sau
đây là sai?
A. Nhà nước và pháp luật cùng phát sinh, tồn tại trong xã hội có giai cấp
B. Nhà nước và pháp luật ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại của lịch sử
xã hội loài người
C. Nhà nước và pháp luật có cùng lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong
D. Nhà nước và pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
24. Khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa pháp luật với đạo đức, khẳng định nào sai?
A. Pháp luật và đạo đức là hiện tượng kiến trúc thượng tầng
B. Pháp luật và đạo đức đều được hình thành từ thực tiễn đời sống xã hội
C. Pháp luật và đạo đức là quy phạm có tác dụng điều chỉnh đến hành vi xử sự của con
người trong xã hội
D. Pháp luật và đạo đức đều được nhà nước sử dụng để điều chỉnh tất cả các quan hệ nảy
sinh trong đời sống xã hội
25. Trong mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chúng ta thấy rằng:
A. Pháp luật và kinh tế đều là hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng
B. Pháp luật giữ vai trò chủ đạo, quyết định đối với kinh tế
C. Pháp luật vừa chịu sự tác động chi phối của kinh tế, đồng thời vừa có sự tác động đến
kinh tế rất mạnh mẽ
D. Pháp luật và kinh tế có nhiều nét tương đồng với nhau
CHƯƠNG IV
1. Hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật có ba thành tổ ở ba cấp độ khác nhau.
Hãy cho biết các thành tố đó là gì?
A. Quy phạm pháp luật, giả định, chế tài
B. Quy phạm pháp luật, chế định luật, ngành luật
C. Ngành luật, quy định, chế tài
D. Chế định pháp luật, giả định, chế tài
2. Căn cứ để phân định các ngành luật là?
A. Những nguyên tắc phổ biến của ngành luật đó
B. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh
C. Nguồn của pháp luật
D. Các văn bản quy phạm pháp luật của ngành luật đó.
3. Tiêu chuẩn để xác định mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật là?
A. Tính toàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp
B. Tính toàn diện; tính đồng bộ; trình độ kỹ thuật pháp lý
C. Tính đồng bộ; tính phù hợp; trình độ kỹ thuật pháp lý
D. Tính toàn diện; tính đồng bộ; tính phù hợp; trình độ kỹ thuật pháp lý
4. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Điều luật là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật
B. Quy phạm pháp luật là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống pháp luật
C. Cả điều luật và quy phạm pháp luật là phần tử cấu thành nhỏ nhất của hệ thống
pháp luật
D. Cả A, B và C đều sai
5. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: ………….là hệ thống các quy
phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong một lĩnh vực nhất
định của đời sống xã hội.
A. Hệ thống pháp luật
B. Ngành luật
C. Chế định pháp luật
D. Pháp luật
6. Trong nội dung của quy phạm pháp luật: “Người nào mua bán phụ nữ thì bị
phạt tù 2 năm đến 7 năm” thì phần “thì bị phạt tù 2 năm đến 7 năm” là bộ phận
nào?
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Cả A, B và C đều sai
7. Tính quy phạm phổ biến là thuộc tính đặc trưng của:
A. Quy phạm pháp luật
B. Quy phạm đạo đức
C. Quy phạm tôn giáo
D. Quy phạm tập quán
8. Quy phạm nào có chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội?
A. Quy phạm đạo đức
B. Quy phạm pháp luật
C. Quy phạm của tôn giáo
D. Cả A, B và C đều đúng
9. Trong xã hội có giai cấp, quy phạm nào sau đây có vai trò quan trọng nhất đối
với việc duy trì trật tự xã hội?
A. Quy phạm tập quán
B. Quy phạm tôn giáo
C. Quy phạm pháp luật
D. Quy phạm đạo đức
10. Bộ phận nào sau đây không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật?
A. Bộ phận giả định và bộ phận chế tài
B. Bộ phận giả định
C. Bộ phận quy định
D. Bộ phận chế tài
11. Thứ tự trình bày các bộ phận giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp
luật?
A. Giả định – quy định – chế tài
B. Quy định – chế tài – giả định
C. Giả định – chế tài – quy định
D. Không nhất thiết phải như A, B, C.
12. Văn bản quy phạm pháp luật có tên gọi nào sau đây không do quốc hội ban
hành?
A. Nghị quyết
B. Thông tư
C. Luật
D. Bộ luật
13. Quốc hội có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
A. Bộ luật; đạo luật; nghị quyết
B. Hiến pháp; lệnh; chỉ thị
C. Hiến pháp; nghị quyết; nghị định
D. Hiến pháp; đạo luật; lệnh
14. Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trinhf tự, thủ tục
nhất định; có chứa đựng các quy tắc xử sự chung và được nhà nước bảo đảm thực
hiện là:
A. Lời tuyên bố
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Lời hiệu triệu
D. Thông báo
15. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:
A. Hiệu lực về thời gian; Hiệu lực về không gian
B. Hiệu lực về không gian; Hiệu lực về đối tượng áp dụng
C. Hiệu lực về thời gian; Hiệu lực về đối tượng áp dụng
D. Hiệu lực về thời gian; Hiệu lực về không gian; Hiệu lực về đối tượng áp dụng
16. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Hình thức………….do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định, trong đó có
những quy tắc xử sự chung được áp dụng nhiều lâfn trong đời sống xã hội.
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Tập quán pháp
C. Tiền lệ pháp
D. Án lệ pháp
17. Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do:
A. Quốc Hội ban hành
B. Chủ tịnh nước ban hành
C. Chính phủ ban hành
D. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
18. Luật giáo dục do cơ quan nào sau đây ban hành?
A. Bộ giáo dục và Đào tạo
B. Uỷ ban thường vụ Quốc hội
C. Chính phủ
D. Quốc hội
19. Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống:…………..là văn bản quy phạm
pháp luật do Quốc Hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
A. Pháp lệnh
B. Quyết định
C. Văn bản dưới luật
D. Văn bản luật
20. Đặc trưng của văn bản quy phạm pháp luật là:
A. Được áp dụng nhiều lần
B. Được đảm bảo thực hiện
C. Được mọi người tôn trọng và thực hiện
D. Cả A, B, C đều đúng
21. Quan hệ pháp luật là quan hệ mang tính ý chí vì:
A. Nó là một loại quan hệ tư tưởng
B. Nó được hình thành, thay đổi, chấm dứt do ý chí của Nhà nước
C. Nó được tác động bởi ít nhất một quy phạm pháp luật
D. Cả A, B, C đều đúng
22. Một trong các đặc điểm của quan hệ pháp luậtlaf quan hệ mang tính ý chí đó là ý
chí của chủ thể nào?
A. Ý chí của nhà nước
B. Ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật
C. Ý chí của các bên tham gia quan hệ nhưng phải phù hợp với ý chí nhà nước
D. A và C đúng
23. Câu nào sau đây là sai khi diễn đạt một quy phạm pháp luật trong điều luật?
A. Một quy phạm pháp luật chỉ được trình bày trong một điều luật
B. Một quy phạm pháp luật có thể được trình bày trong một điều luật
C. Nhiều quy phạm pháp luật cũng có thể nằm trong một điều luật
D. Một điều khoản không nhất thiết phải có đầy đủ cả ba bộ phận của một quy phạm
pháp luật và trật tự của các bộ phận cũng có thể bị đảo lộn.
24. Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Quy phạm pháp luật là quy phạm xã hội
B. Quy phạm tôn giáo không phải là quy phạm xã hội
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
25. Quy phạm pháp luật là?
A. Các điều luật được quy định trong các văn bản pháp luật
B. Quy tắc xử sự mang tính cưỡng bức mọi người thực hiện
C. Quy tắc xử sự do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội
D. Quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung
26. Trong trường hợp nào thì không được quy định hiệu lực trở về trước (hiệu lực
hồi tố)?
A. Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn
B. Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành
vi đó pháp luật không quy định
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
27. Trên một tờ báo có viết: “Đến tháng 6/2010, Chính phủ còn nợ của dân 200 văn
bản pháp luật”, điều này có nghĩa là:
A. Chính phủ còn ban hành thiếu 200 văn bản luật
B. Chính phủ còn ban hành thiếu 200 văn bản dưới luật
C. Chính phủ chưa xin ý kiến nhân dân về 200 dự thảo văn bản pháp luật
D. Tất cả các câu trên đều sai
28. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 20/6/2010, Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam đã tôt chức về cuộc họp báo về việc ban hành………….công bố các luật đã
được thông qua tại lỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII”.
A. Lệnh
B. Quyết định
C. Luật
D. Nghị quyết
29. Trên một tờ báo có đưa tin: “Sáng ngày 25/8/2010 Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam đã tôt chức về cuộc họp báo về việc ban hành………..công bố việc………cho
phạm nhân đợt hai năm 2007”.
A. Lệnh / đặc xá
B. Quyết định / đại xá
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
30. Nhận định nào sau đây là đúng:
A. Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng một lần và có hiệu lực lâu dài
B. Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng nhiều lần và có hiệu lực lâu dài
C. Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng một lần và chấm dứt hiệu lực sau khi áp
dụng
D. Văn bản áp dụng pháp luật được áp dụng nhiều lần và chấm dứt hiệu lực sau khi áp
dụng
31. Điều kiện cần và đủ để một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật là:
A. Phải đạt độ tuổi nhất định
B. Không mắc bệnh tâm thần
C. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Cả A, B, C đều đúng
32. Chủ thể của quan hệ pháp luật là:
A. Tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội
B. Là những cá nhân không mắc bệnh nguy hiểm cho xã hội
C. Cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Những cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có trí óc bình thường.
33. Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi:
A. Cá nhân đủ 18 tuổi
B. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
C. Cá nhân sinh ra
D. Cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình
34. Chủ thể phổ biến nhất tham gia vào quan hệ pháp luật là:
A. Cá nhân
B. Pháp nhân
C. Tổ chức
D. Hộ gia đình
CHƯƠNG V
1. Thực hiện pháp luật là?
A. Hành vi xử sự cụ thể và thực tế của cá nhân hay tổ chức nhằm thực hiện những quyền
và nghĩa vụ pháp lý
B. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thàng hoạt
động thực tế của các chủ thể pháp luật
C. Quá trình đưa pháp luật đi vào thực tiễn thông qua những hành vi của những đối tượng
mà pháp luật điều chỉnh phù hợp với những quy định của pháp luật
D. Cả A,B và C đều đúng
2. Thực hiện pháp luật có tất cả mấy hình thức?
A. 2 B.3 C.4 D.5
3. Điều 132 Hiến pháp 1991: “ Quyền bào chữa của bị cáo được bảo đảm. Bị cáo có
thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho mình” Nếu bị cáo nào đó tự bào
chữa cho mình trong phiên tòa hoặc nhờ luật sư bào chữa cho mình là bị cáo đó đã?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Áp dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Sử dụng pháp luật
4. Trong các hình thức thực hiện pháp luật, hình thức nào luôn luôn có sự tham gia
của Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Thi hành pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
5. Sử dụng pháp luật là:
A. Không làm những điều mà pháp luật cấm bằng hành vi thụ động
B. Phải làm những điều mà pháp luật bắt buộc bằng hành vi tích cực
C. Thực hiện các quyền mà pháp luật quy định
D. Cả A, B, C đều sai
6. Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái quy định của pháp luật, có lỗi
B. Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
C. Xâm hại đến quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
D. Cả A,B,C đều đúng
7. Lỗi là yếu tố bắt buộc của yếu tố nào trong các yếu tố cấu thành vi phạm pháp
luật?
A. Chủ thể
B. Mặt chủ quan
C. Mặt khách quan
D. Khách thể
8. Khi cơ quan điều tra tiến hành xem xét các phương tiện, Thủ đoạn, thời gian, địa
điểm phạm tội là họ đã xác định yếu tố cấu thành nào của vi phạm pháp luật?
A. Chủ thể
B. Khách thể
C. Mặt chủ quan
D. Mặt khách quan
9. “Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã
hội của hành vi” trong mặt khách quan để cấu thành nên vi phạm pháp luật được
hiểu như thế nào?
A. Hành vi xảy ra trước hậu quả về mặt thời gian
B. Hành vi phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả
C. Hậu quả đã xảy ra phải là sự thực hiện hóa khả năng thực tế của hành vi
D. Cả A,B,C đều đúng
10. Thông thường vi phạm pháp luật được phân thành các loại nào?
A. Tội phạm vi phạm pháp luật khác
B. Vi phạm hình sự, vi phạm dân sự, vi phạm hành chính và vi phạm kỉ luật
C. Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi
D. Vi phạm luật tài chính, vi phạm luật đất đai, vi phạm luật lao động, vi phạm hôn nhân
11. Khẳng định nào là đúng?
A. Mọi vi phạm trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật
B. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật
C. Hành vi trái pháp luật có thể là hành vi vi phạm pháp luật, có thể không phải là hành vi
vi phạm pháp luật
D. Cả B, C đúng
12. Loại vi phạm pháp luật nào gây hậu quả lớn nhất cho xã hội?
A. Vi phạm hình sự
B. Vi phạm hành chính
C. Vi phạm dân sự
D. Vi phạm kỉ luật
13. Hành vi vi phạm pháp luật?
A. Không bao giờ vi phạm đạo đức
B. Có thể bao gồm cả vi phạm đạo đức
C. A,B đều đúng
D. A,B đều sai
14. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật là?
A. Hành vi xác định của con người
B. Hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi đó
C. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật có năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Bao gồm cả A,B,C
15. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật gồm:
A. Lỗi có ý và lỗi vô ý
B. Cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp. Vô ý vì quá tự tin và vô ý vì qua cẩu thả
C. Lỗi; động cơ, mục đích
D. Hành vi trái pháp luật và hậu quả nguy hiểm cho xã hội
16. Khi nghiên cứu về vi phạm pháp luật thì khẳng định nào đúng?
A. Người thực hiện hành vi trái pháp luật đều được nhà nước xử lý
B. Mọi hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ đều là vi phạm pháp
luật
C. Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều là hành vi trái pháp luật
D. Mọi hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật
17. Hành vi nào sau đây là vi phạm pháp luật dân sự?
A. Xây nhà trái phép
B. Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
C. Cướp đoạt tài sản
D. Sử dụng tác phẩm âm nhạc không xin phép tác giả
18. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý?
A. Chỉ được áp dụng khi có hành vi vi phạm pháp luật tỏng xã hội
B. Là quá trình nhà nước tôt chức cho các chủ thể vi phạm pháp luật thực hiện bộ phận
chế tài của quy phạm pháp luật
C. Là quá trình nhà nước xử lý hành vi vi phạm pháp luật
D. Cả A,B,C đều đúng
19. Để truy cứu trách nhiệm pháp lý cần xác định?
A. Có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra, còn thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý
B. Lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
C. Hành vi trái pháp luật của chủ thể
D. Hậu quả gây thiệt hại cho xã hội
20. Áp dụng trách nhiệm kỷ luật thuộc thẩm quyền của ai?
A. Tòa án nhân dân
B. Cơ quan hành chính nhà nước
C. Thủ trưởng cơ quan,đơn vị có người vi phạm kỷ luật áp dụng
D. Bên vi phạm kỷ luật áp dụng
21. Mối quan hệ giữa ý thức pháp luật với pháp luật được thể hiện ở điểm nào sau
đây?
A. Ý thức pháp luật là tiền đề tư tưởng trực tiếp xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật
B. Ý thức pháp luật là nhân tố thúc đẩy việc thực hiện trong đời sống xã hội
C. Ý thức pháp luật là cơ sở bảo đảm cho việc áp dụng đúng đắn các quy phạm pháp luật
D. Cả A,B,C đều đúng
22. “Lỗi” trong vi phạm pháp luật là?
A. Trạng thái tâm lý
B. Một hành vi
C. Một việc làm sai trái
D. Một hành động không đúng
23. Hành vi nào sau đây có thể là vi phạm pháp luật?
A. Vi phạm nội quy-quy chế trường học
B. Vi phạm điều lệ Đảng
C. Vi phạm điều lệ Đoàn TNCS HCM
D. Vi phạm tín điều tôn giáo
24. Quy tắc phám chế XHCN có nội dung cơ bản?
A. Tôn trọng pháp luật XHCN
B. Thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật XHCN
C. Tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật
D. Cả A,B,C đều đúng
25. Hiến pháp Việt Nam quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và
không ngừng tăng cường pháp chế XHCN”. Vậy pháp chế là gì?
A. Là hình thức quản lý XH bằng pháp luật
B. Là sự tuân thủ triệt để pháp luật do nhà nước ban hành
C. Đòi hỏi tất cả các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước, tổ chức xã hội, công dân đều
nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
D. Cả A,B,C đều đúng
26. Các biện pháp tăng cường pháp chế?
A. Đẩy mạnh công tác xây dựng pháp luật
B. Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật
C. Tiến hành thường xuyên hoạt động kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm những vi phạm
pháp luật
D. Cả A,B,C đều đúng
27. Phân định nào sau đây là đúng?
A. Pháp chế tồn tại trong mọi xã hội có nhà nước và pháp luật
B. Ở đâu có pháp luật thì ở đó có pháp chế
C. Ở đâu có sự tuân thỉ pháp luật thì ở đó có pháp chế
D. Cả A,B,C sai
28. Hãy cho biết tình huống “Khi có một em bé được sinh ra, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền sẽ xác nhận sự ra đời này bằng giấy khai sinh” là áp dụng hình thức
thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân thủ pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Sử dụng pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
CHƯƠNG VI
1. Luật hiiến pháp điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất là:
A. Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học và công nghệ
B. Liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
D. Cả A, B, C đều đúng
2. Hiến pháp là một đạo luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam vì:
A. Do Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành
B. Quy định về những vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của nhà nước
C. Có giá trị pháp lý cao nhất
D. Bao gồm cả A, B, C
3. Đâu là hình thức xử phạt chính trong xử phạt vi phạm hành chính?
A. Cảnh cáo và phạt tiền
B. Tước quyền sử dụng giấy phép và tịch thu tang vât phương tiện vi phạm
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
4. Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của nghành luật hành chính là?
A. Bình đẳng
B. Mệnh lệnh đơn phương
C. Phối hợp
D. Chế ước
5. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân phạm tội
B. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với tổ chức phạm tội
C. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân, tổ chức phạm tội
D. Cả A, B, C đều sai
6. Hình phạt “Trục xuất” không áp dụng đối với:
A. Công dân Việt Nam
B. Người nước ngoài
C. Người không quốc tịch
D. Cả A, B, C đều sai
7. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi hành vi trái pháp luật hình sự được coi là tội phạm
B. Mọi tội phạm đều có tính trái pháp luật hình sự
C. Trái pháp luật hình sự có thể bị coi là tội phạm, có thể không bị coi là tội phạm
D. Cả B và C đều đúng
8. Hình thức trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất là?
A. Trách nhiệm hành chính
B. Trách nhiệm hình sự
C. Trác nhiệm dân sự
D. Trách nhiệm kỹ luật
9. Theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam, đội tuổi nhỏ nhất có thể chịu trách
nhiệm hình sự là:
A. Từ đủ 6 tuổi
B. Từ đủ 14 tuổi
C. Từ đủ 16 tuổi
D. Từ đủ 18 tuổi
10. Tội phạm được chia thành các loại?
A. Tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng
B. Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng
D. Tội phạm ít nghiêm trọng, Tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, Tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng
11. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có ngành luật hình sự mới quy định tội phạm và hình phạt
B. Chỉ có ngành luật tố tụng hình sự mới quy định tội phạm và hình phạt
C. Ngành luật hình sự và ngành luật tố tụng hình sự đều quy định tội phạm và hình
phạt
D. Cả A, B, C đều sai
12. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Quốc hội có thẩm quyền quy định tội phạm và hình phạt Bộ luật Hình sự
B. Toà án nhân dân tối cao có thẩm quyền quy định tội phạm và hình phạt
C. Chính phủ có thẩm quyền quy định tội phạm và hình phạt
D. Cả A, B, C đều đúng
13. Một người bị coi là có tội khi:
A. Bị cơ quan công an bắt theo lệnh bắt của Viện kiểm sát
B. Bị cơ quan công an khởi tố, điều tra về hành vi vi phạm pháp luật
C. Bị toà án đưa ra xét xử công khai
D. Bị toà án ra bản án kết tội có hiệu lực pháp luật
14. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có toà án mới có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm tội
B. Ngoài toà án thì Chính phủ cũng có quyền áp dụng hình phạt đối với người phạm
tội
C. Ngoài toà án, Chính phủ thì viện kiểm sát có quyền áp dụng hình phạt đối với người
phạm tội
D. Ngoài toà án, Chính phủ, viện kiểm sát thì Quốc hội cũng có quyền áp dụng hình
phạt đối với người phạm tội
15. Luật hình sự điều chỉnh:
A. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người vi phạm pháp luật
B. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội
C. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với người thực hiện hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật hình sự
D. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước với tổ chức phạm tội
16. Đạo luật nào quy định trình tự, thủ tục, giai đoạn giải quyết các vụ tranh chấp
dân sự?
A. Bộ luật dân sự
B. Bộ luật hình sự
C. Bộ luật tố tụng dân sự
D. Cả A và C
17. Theo pháp luật dân sự Việt Nam, người bị mất năng lực hành vi dân sự là người?
A. Bị bệnh tâm thần
B. Dưới 15 tuổi
C. Dưới 6 tuổi
D. Dưới 18 tuổi
18. Theo Bộ luật Dân sự Việt Nam, một tổ chức được công nhận là một pháp nhân
khi thoả mãn điều kiện:
A. Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
B. Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng chính tài sản đó
C. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Khi có đủ các điều kiện trên
19. Chế định “Tài sản và quyền sở hữu” thuộc ngành luật nào?
A. Ngành luật kinh tế
B. Ngành luật hôn nhân và gia đình
C. Ngành luật lao động
D. Ngành luật dân sự
20. Nội dung của quyền sở hữu bao gồm:
A. Quyền chiếm hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền định đoạt
D. Bao gồm cả A, B, C
21. Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật dân sự là?
A. Bình đẳng, thoả thuận
B. Bình đẳng kết hợp mệnh lệnh
C. Bình đẳng, tuỳ nghi
D. Mệnh lệnh quyền uy
22. Trách nhiệm hình sự là:
A. Hậu quả pháp lý bất lợi mà cá nhân có hành vi vi phạm hình sự phải gánh chịu
trước nhà nước
B. Hậu quả mà tổ chức có hành vi vi phạm hình sự phải gánh chịu trước nhà nước
C. Hậu quả mà cá nhân và tổ chức có hành vi vi phạm hình sự phải gánh chịu trước
nhà nước
D. Cả A, B, C đều đúng
23. Nguyên tắc áp dụng hình phạt chính và hình phạt bổ sung trong pháp luật hình
sự:
A. Có thể áp dụng nhiều hình phạt chính và nhiều hình phạt bổ sung cho một tội phạm
B. Có thể áp dụng nhiều hình phạt chính và một hình phạt bổ sung cho một tội phạm
C. Có thể áp dụng một hình phạt chính và một hình phạt bổ sung cho một tội phạm
D. Có thể áp dụng một hình phạt chính và có thể áp dụng nhiều hình phạt bổ sung cho
một tội phạm
24. Bản án đã có hiệu lực pháp luật được viện kiểm sát, toà án có thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục tái thẩm khi:
A. Người bị kết án, người bị hại, các đương sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan
không đồng ý với phán quyết của toà án
B. Phát hiện ra tình tiết mới, quan trọng của vụ án
C. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, vi phạm nghiêm trọng pháp luật trong
quá trình giải quyết vụ án
D. Cả A, B, C đều đúng
25. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả các vụ án hình sự đều phải trải qua thủ tục tái thẩm
B. Tất cả các vụ án hình sự không phải trải qua thủ tục tái thẩm
C. Tất cả các vụ án hình sự có thể phải trải qua thủ tục tái thẩm hoặc có thể không phải
trải qua thủ tục tái thẩm tuỳ theo từng trường hợp do pháp luật quy định
D. Cả A, B, C đều sai
26. Hãy cho biết tổ chức nào sau đây không phải là pháp nhân theo quy định của Bộ
luật Dân sự Việt Nam?
A. Chi nhánh công ty trách nhiệm hữu hạn Hoa Hồng
B. Công ty hợp danh Phương Đông
C. Hợp tác xã Việt Tiến
D. Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
27. Người lập di chúc chưa chết thì có thể huỷ bỏ di chúc do mình lập ra hay không,
nếu nó đã được trao cho người thừa kế?
A. Có thể huỷ bỏ
B. Không thể huỷ bỏ
C. Có thể huỷ bỏ nếu những người thừa kế thoả thuận được với nhau
D. Có thể huỷ bỏ nếu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
28. Diện những người thừa kế theo pháp luật bao gồm:
A. Nhưngc người có tên trong nội dung của di chúc
B. Những người theo tứ tự hàng thừa kế được quy định tại Bộ luật Dân sự
C. Vợ, chồng, cha, mẹ, các con, người giám hộ của người để lại di sản
D. Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời với người để lại di sản
29. Một doanh nghiệp được kinh doanh khi nào?
A. Tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm
B. Tất cả các ngành nghề mà pháp luật cho phép trong danh mục ngành, nghề kinh tế
quốc dân
C. Tất cả các ngành nghề đã đăng kí kinh doanh với nhà nước
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 1: Trong bộ máy nhà nước Việt Nam thì:
A. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
B. Chính phủ là cơ quan chấp hành và điều hành
C. Chính phủ là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
D. Hội đồng nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, đại diện cho nhân
dân ở địa phương
Câu 2: Việc thực hiện quyền lực trong nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
có sự:
A. Phân chia quyền lực
B. Phân công, phân nhiệm và phối hợp trong việc thực hiện quyền lực nhà nước
C. Ba quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp được giao tách bạch cho 3 cơ quan Quốc
hội, Chính phủ và Tòa án
D. Tập trung quyền lực vào Quốc hội và Chính phủ
Câu 3: Khi nghiên cứu về bộ máy nhà nước Việt Nam thì khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Quốc hội là cơ quan nắm giữ và thực hiện cả ba quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp
B. Chính phủ có quyền giám sát toàn bộ hoạt động của Nhà nước
C. Hội đồng nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra
D. Ủy ban nhân dân do nhân dân trực tiếp bầu ra
Câu 4: Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta được thể hiện:
A. Quyền lực Nhà nước thuộc về cơ quan cấp cao, do nhân dân bầu ra theo nhiệm kỳ
B. Quyền lực nhà nước thuộc về người đứng đầu nhà nước
C. Quyền lực nhà nước tập trung toàn bộ hay một phần nào trong tay người đứng đầu
nhà nước
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 5: Pháp luật là:
A. Những quy định do cơ quan Nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định
B. Những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận, được Nhà nước bảo đảm thực hiện
C. Những quy định mang tính cưỡng chế đối với các cơ quan, tổ chức trong xã hội
D. Những quy định mang tính chất bắt buộc chung cho mọi người trong xã hội
Câu 6: Anh Nguyễn Văn A có hành vi cướp xe máy của chị Lê Thị B, vậy khách thể
của hành vi vi phạm pháp luật trên là:
A. Quyền sở hữu về tài sản của B B. Quyền sử dụng xe gắn máy của B
C. Cả A và B D. Chiếc xe gắn máy
Câu 7: Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật,trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
B. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
C. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm
D. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn
cấm.
Câu 8: Khi nghiên cứu về nguồn gốc của Nhà nước và Pháp luật, thì khẳng định nào
sau đây là sai?
A. Nhà nước và pháp luật ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại của lịch sử xã
hội loài người
B. Nhà nước và Pháp luật là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
C. Nhà nước và Pháp luật có cùng lịch sử ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong
D. Nhà nước và pháp luật cùng phát sinh, tồn tại trong xã hội có giai cấp
Câu 9: Cơ quan thường trực của Quốc hội nước ta là:
A. Ủy ban kinh tế và ngân sách B. Ủy ban đối nội và đối ngoại
C. Ủy ban thường vụ Quốc hộiD. Ủy ban Quốc hội
Câu 10: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Xuất phát từ…………, cho
nên bất cứ Nhà nước nào cũng dùng pháp luật làm phương tiện chủ yếu để quản lý
mọi mặt đời sống xã hội.
A. Tính cưỡng chế của pháp luật
B. Tính quy phạm và phổ biến của pháp luật
C. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức của pháp luật
D. Những thuộc tính cơ bản của pháp luật
Câu 11: Khi nghiên cứu về đặc điểm của trách nhiệm pháp lý thì khẳng định nào sau
đây là sai?
A. Trong mọi trường hợp trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với những biện pháp cưỡng
chế Nhà nước đối với chủ thể đã vi phạm pháp luật
B. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật
C. Việc truy cứu trách nhiệm pháp lý chỉ do các cơ quan nhà nước hay nhà chức trách
có thẩm quyền tiến hành đối với chủ thể vi phạm pháp luật
D. Truy cứu trách nhiệm pháp lý là một quá trình hoạt động phức tạp của các cơ quan
nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền
Câu 12: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: Kiểu pháp luật là tổng thể
các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của pháp luật, thể hiện bản chất giai cấp và những
điều kiện tồn tại, phát triển của pháp luật trong…………………
A. Một nhà nước nhất định B. Trong một giai đoạn lịch sử nhất định
C. Một hình thái kinh tế - xã hội nhất địnhD. Một chế độ xã hội nhất định
Câu 13: Bản chất giai cấp của Pháp luật được thể hiện:
A. Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành pháp luật
B. Pháp luật chính là sự phản chiếu thực tại khách quan
C. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để tổ chức quản lý xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 14: Khi nghiên cứu về chức năng của Pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là
đúng?
A. Pháp luật là công cụ hữu hiệu để bảo vệ lợi ích của mọi giai cấp, tầng lớp và mọi cá
nhân trong xã hội
B. Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội mang tính chất phổ biến, điển hình
và ổn định
C. Pháp luật điều chỉnh tất cả các mối quan hệ nảy sinh trong xã hội
D. Pháp luật sinh ra là nhằm cưỡng chế đối với con người
Câu 15: Con đường hình thành pháp luật là do:
A. Giai cấp thống trị lập ra
B. Có sự vận động, thay đổi, phát triển của xã hội chuyển từ nền kinh tế tự nhiên sang
nền kinh tế sản xuất
C. Xuất phát từ những phong tục, tập quán, tín điều tôn giáo trong xã hội
D. Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận
Câu 16: Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật có điểm giống nhau là:
A. Đều là những quan hệ được pháp luật điều chỉnh
B. Đều là những quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa
C. Đều là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 17: Thực hiện pháp luật là:
A. Quá trình Nhà nước tổ chức cho các chủ thể thực hiện các quy định của pháp luật.
B. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật luôn có sự tham gia của nhà nước
C. Một quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào
cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật.
D. Hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống
Câu 18: Nguyên nhân ra đời của Nhà nước và Pháp luật là:
A. Hoàn toàn khác nhau B. Hoàn toàn giống nhau
C. Do nhu cầu chủ quan của xã hội D. Do nhu cầu khách quan của xã hội
Câu 19: Việc tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nước cộng hòa XHCN Việt Nam theo
nguyên tắc nào?
A. Tập quyền XHCN
B. Phân quyền
C. Tam quyền phân lập
D. Quyền lực Nhà nước tập trung thống nhất vào Quốc hội và Chính phủ
Câu 20: Khi nghiên cứu về các kiểu Nhà nước trong lịch sử, thì khẳng định nào sau
đây là sai?
A. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử
B. Cơ sở để xác định kiểu Nhà nước là các yếu tố kinh tế - xã hội tồn tại trong một giai
đoạn lịch sử nhất định
C. Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử là do sự vận động,
thay thế các hình thái kinh tế - xã hội
D. Kiểu nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước
Câu 21: Chính thể quân chủ tuyệt đối thường xuất hiện ở chế độ xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thủy B. Phong kiến
C. Chiếm hữu nô lệD. Tư bản chủ nghĩa
Câu 22: Hình thức chính thể của nhà nước bao gồm các loại:
A. Chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị
B. Chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ tương đối
C. Chính thể quân chủ và cộng hòa dân chủ
D. Chính thể quân chủ và cộng hòa
Câu 23: Khi nghiên cứu về bản chất của Pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là
sai?
A. Pháp luật là ý chí giai cấp thống trị được đề lên thành luật
B. Pháp luật vừa mang tính chủ quan lại vừa mang tính khách quan
C. Pháp luật bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp rõ nét hơn bản chất xã hội
D. Pháp luật là hiện tượng vừa mang tính giai cấp, vừa mang tính xã hội
Câu 24: Trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam thì Quốc hội là:
A. Cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân B. Cơ quan có quyền lập hiến, lập pháp
C. Cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 25: Bộ máy Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam gồm có mấy loại cơ quan?
A. Cơ quan Quốc hội, cơ quan Chính phủ, cơ quan xét xử
B. Cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp
C. Cơ quan quyền lực, cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan xét xử, cơ quan kiểm sát
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 26: Chức năng đối nội của Nhà nước Việt Nam được thể hiện:
A. Tổ chức và quản lý nền kinh tế, thiết lập quan hệ đối ngoại
B. Tổ chức và quản lý các mặt kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ, bảo
đảm trật tự an toàn xã hội và các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
C. Gia nhập các tổ chức quốc tế và khu vực
D. Bao gồm cả A, B, C
Câu 27: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật?
A. Quan hệ bạn bè B. Quan hệ tình yêu nam nữ
C. Quan hệ vợ chồng D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 28: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là:
A. Nhà nước liên minh B. Nhà nước đơn nhất C. Nhà nước tự trị D. Nhà nước liên bang
Câu 29: Bản chất Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam được thể hiện:
A. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân
B. Là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
C. Nhân dân được kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan Nhà nước
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 30: Thủ tướng Chính phủ ký quyết định với tư cách là:
A. Thủ tướng Chính phủ B. Đại diện cho Chính phủ
C. Người lãnh đạo Chính phủ D. Tất cả đều đúng
Câu 31: Hình thức chính thể của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là:
A. Cộng hòa dân chủ B. Quân chủ C. Cộng hòa D. Quân chủ đại nghị
Câu 32: Để quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật cần phải có:
A. Quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý
B. Quyền và nghĩa vụ quy định trong quy phạm pháp luật
C. Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật
D. Sự điều chỉnh của pháp luật
Câu 33: Pháp luật không tồn tại trong xã hội nào
A. Xã hội không có Nhà nước B. Xã hội không có giai cấp
C. Xã hội không có tư hữu D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 34: Cấu trúc pháp lý của một quan hệ pháp luật gồm các yếu tố cơ bản như sau:
A. Quyền và nghĩa vụ của các bên B. Chủ thể, khách thể và nội dung
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành viD. Bao gồm cả A, B, C
Câu 35: Vai trò của pháp luật được thể hiện:
A. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội.
B. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những cơ quan, tổ chức, đơn
vị, cá nhân trong xã hội.
C. Là công cụ để nhà nước thực hiện sự cưỡng chế đối với những hành vi vi phạm pháp
luật và tội phạm.
D. Là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội và bảo vệ các
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 36: Khi nghiên cứu về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan trong bộ máy Nhà
nước Việt Nam, thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền xét xử và thi hành án
B. Viện kiểm sát là cơ quan duy nhất có quyền truy tố người phạm tội
C. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp
D. Chính phủ là cơ quan hành pháp
Câu 37: Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật trong đó:
A. Các chủ thể pháp luật tiến hành những hoạt động mà pháp luật không cấm
B. Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn
cấm.
C. Các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.
D. Các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình do pháp luật quy định.
Câu 38: Pháp luật có chức năng
A. Là phương tiện chủ yếu để quản lý mọi mặt đời sống xã hội
B. Là cơ sở để hoàn thiện bộ máy nhà nước
C. Điều chỉnh và bảo vệ các quan hệ xã hội chủ yếu
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 39: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về Pháp luật thì:
A. Pháp luật là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
B. Pháp luật là một hiện tượng tự nhiên
C. Pháp luật là một hiện tượng xã hội
D. Pháp luật là một hiện tượng tồn tại mãi mãi cùng với sự tồn tại của lịch sử xã hội
loài người
Câu 40: Việc thực hiện pháp luật được đảm bảo bằng:
A. Đường lối, chính sách của Nhà nước
B. Hệ thống các cơ quan bảo vệ Pháp luật của Nhà nước
C. Cưỡng chế Nhà nước
D. Cả A, B, C đều đúng

1. Nhà nước và pháp luật có cùng nguyên ra đời:


ĐÚNG SAI
2. Theo thuyết thần quyền thì nguyên nhân ra đời của Nhà nước là gì?
A. Là do sự phát triển KT-XH trong thời nguyên thuỷ
B. Là do mâu thuẫn giữa các giai cấp xuất hiện
C. Là do 1 đấng có quyền năng thiêng liêng tạo ra
D. tất cả sai
3. Bản chất của nhà nước là gì
A. Được thể hiện thông qua 3 quyền lực của giai cấp
B. là thể hiện ý chí của giai cấp thống trị
C. Là sự áp đặt lên các quan hệ xã hội
D. là tính giai cấp, và tính xã hội
4. Tính giai cấp của nhà nước thể hiện thông qua các yếu tố nào?
A. Thể hiện thông qua sự áp đặt ý chí của giai cấp thống trị
B. thể hiện thông qua quyền về tư tưởng truyền thông
C. Thể hiện thông qua quyền về: Kinh tế, Chính trị, Tư tưởng
D. thể hiện thông qua quyền bầu cử
5. Nhà nước là 1 hiện tượng xã hội tồn tại ra đời cùng với sự phát triển của lịch
sử loài người
ĐÚNG SAI
6. Nhà nước là 1 hiện tượng xã hội xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của loài
người và phát triển cùng với lịch sử ĐÚNG SAI
7. Dựa vào yếu tố nào của nhà nước chúng ta có thể nhận biết được nhà nước
A. Bản chất
B. Dựa vào thời điểm xuất hiện
C. Dựa vào đặc trưng của nhà nước
D. Tất cả đều sai
8. Yếu tố nào sau đây thể hiện được hình thức của nhà nước
A. Hình thức chính thể
B. Hình thức cấu trúc
C. Chế độ chính trị
D. Cả 3
9. Trong Hình thức chính thể của Nhà nước, Hình thức chính thể nào không tồn
tại Nghị Viện
A. Quân chủ Nhị nguyên
B. Quân chủ đại nghị
C. Cộng Hoà XHCN
D. Cộng hoà đại nghị
10. Điểm chung của tất cả các Nhà nước trong lịch sử loài người là gì?
A. Đều đảm bảo công bằng xã hội
B. Tôn trọng nhân quyền
C. Tôn trọng tôn giáo
D. Tất cả đều sai
11. Điều gì xảy ra ở lần phân công lao động lần thứ 3
A. Thương nhân phát triển
B. Đồng tiền ra đời
C. Nhà nước ra đời
D. Tất cả đúng
12. Hiện tại có bao nhiêu nước theo chế độ Quân chủ nhị nguyên
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
13. Điểm chung của tất cả các Nhà nước trong lịch sử loài người là gì?
A. Đều bảo vệ giai cấp thống trị
B. Bảo vệ ý kiến số đông
C. Luôn có một bộ máy thực hiện dân chủ
D. Tất cả sai
14. Con đường hình thành phát luật là con đương gì
A. Là con đường tạo dựng quyền lực
B. Là con đường phát triển giai cấp
C. Do nhà nước ban hành và thừa nhận
D. Tất cả đều đúng
15. Sự khác nhau của nhà nước TBCN và XHCN là gì
A. Khác nhau ở hình thức chính thể
B. XHCN tiến bộ hơn TBCN
C. XHCN là Nhà nước tốt hơn
D. TBCN sẽ đàn áp dân nghèo
16. Nhà nước nào có Vua hoặc Nữ hoàng thì là Nhà nước phong kiến
ĐÚNG SAI
17. Phong trào nào trên thế giới đã giúp thế giới thoát ra kiểu nhà nước phong
kiến
A. Giải phóng thuộc địa
B. Cách mạng hơi nước
C. Tư hữu tài sản
D. cách mạng công nghiệp
18. Theo các chuyên gia thì sau bao nhiêu năm thì một quốc gia sẽ chuyển sang
một cấp phát triển
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20
19. Tiền Canada có hình của nữ hoàng Anh không?
A. Có- tại tờ 5 đô
B. Có- tại tờ 10 đô
C. Có- tại tờ 100 đô
D. Có- tại tờ 20 đô
20. Quốc ca Việt Nam tên gì? Ai sáng tác
A. Hành khúc Tiến Quân ca- Văn Cao
B. Tiến Quân Ca - Trần Long Ẩn
C. Tiến Quân ca- Văn Cao
D. Đoàn Quân Ca- Thế Hiển

You might also like