You are on page 1of 19

Quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2020)

về ngôn ngữ
văn bản
Bởi ThS. Phạm Thị Ninh

Điều 8. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật
1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.
Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải
rõ ràng, dễ hiểu.
2. Văn bản quy phạm pháp luật phải quy định cụ thể nội dung cần điều chỉnh, không quy định
chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
khác.
3. Tùy theo nội dung, văn bản quy phạm pháp luật có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu
mục, điều, khoản, điểm; các phần, chương, mục, tiểu mục, điều trong văn bản quy phạm pháp luật
phải có tên[6]. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi
phạm trong văn bản quy phạm pháp luật nếu không có nội dung mới.
4. Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp
luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan,
người có thẩm quyền khác được quy định trong Luật này.

1
Câu hỏi liên quan đến kỹ thuật, thể thức trình bày văn bản Nghị định 30/2020/NĐ-CP

1. Nghị định 30/2020/NĐ-CP của chính phủ về công tác văn thư có hiệu lực ngày tháng năm nào?
a) Ngày 01/3/2020
b) Ngày 03/3/2020
c) Ngày 04/3/2020
d) Ngày 05/3/2020
2. "Văn bản hành chính" là?
a) văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết c/việc của các cơ quan, tổ chức.
b) văn bản hình thành trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức.
c) văn bản hình thành trong quá trình chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân
3. "Bản gốc văn bản" là?
a) bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn
bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
b) bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền
c) Cả a và b
4. "Bản chính văn bản giấy" là?
a) bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có
thẩm quyền.
b) bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn
bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.
c) Cả a và b
5. "Bản sao y" là?
a) bản sao đầy đủ, chính xác n/d của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
b) bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần
trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
c) bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể
thức và kỹ thuật quy định.
6. "Bản sao lục" là?
a) bản sao đầy đủ, chính xác n/d của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
b) bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần
trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.
c) bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể
thức và kỹ thuật quy định.
1D, 2A, 3A, 4A, 5C, 6A, 7B, 8B, 9B, 10A, 11B, 12A, 13A, 14B, 15A, 16C, 17A, 18A, 19C, 20A,
21B, 22A, 23B, 24A, 24B, 25D, 26A, 27C
7. "Bản trích sao" là?
a) bản sao đầy đủ, chính xác n/d của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
b) bản sao chính xác phần nội dung của bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần
trích sao, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định
c) bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể
thức và kỹ thuật quy định.

2
8. Văn bản điện tử được ký số bởi người có thẩm quyền và ký số của cơ quan, tổ chức theo
quy định của pháp luật có giá trị pháp lý như?
a) Bản chính văn bản giấy
b) Bản gốc văn bản giấy.
c) Cả a và b
9. Văn bản hành chính gồm các loại văn bản nào dưới đây?
a) Nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương
trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công
điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu
gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
b) Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo,
hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng,
công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy
nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
c) Nghị quyết (quy phạm pháp luật), quyết định (quy phạm pháp luật), chỉ thị, quy chế, quy định,
thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên
bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời,
giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
10. Bản thảo văn bản phải ai duyệt?
a) do người có thẩm quyền ký văn bản
b) do cấp phó của người có thẩm quyền ký văn bản
c) Cả a và b
11. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người
đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về?
a) về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
b) về nội dung văn bản
c) về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và nội dung văn bản
12. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra
và chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về?
a) về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản
b) về nội dung văn bản
c) về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản và nội dung văn bản
13.Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng ai có thẩm quyền ký tất cả văn bản do
cơ quan, tổ chức ban hành?
a) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
b) Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
c) Cả a và b
14. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng trường hợp cấp phó được giao phụ
trách, điều hành thì thực hiện ký như?
a) Như cấp trưởng
b) cấp phó ký thay cấp trưởng.
c) Như người đứng đầu

3
15. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ tập thể thì việc ký ban hành vbản như thế nào?
a) người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ
quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực
được phân công phụ trách.
b) người đứng đầu cơ quan, tổ chức ký các văn bản của cơ quan, tổ chức, cấp phó của người đứng
đầu cơ quan, tổ chức được ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền
của người đứng đầu và những văn bản thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách.
c) người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức,
cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ
quan, tổ chức những văn bản theo ủy quyền của người đứng đầu
16. Trong trường hợp đặc biệt, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể?
a) ủy quyền cho người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ
chức của mình ký thừa ủy quyền một số văn bản mà mình phải ký
b) ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị ký thừa ủy quyền một số văn bản mà
mình phải ký
c) ủy quyền cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của mình ký thừa ủy
quyền một số văn bản mà mình phải ký
17. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì Người được ký thừa ủy quyền
a) không được ủy quyền lại cho người khác ký.
b) được ủy quyền lại cho người khác ký.
c) được giao lại cho cấp phó ký thay
d) Cả A và B
18. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao?
a) người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số loại văn bản
b) người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu đơn vị thuộc cơ quan, tổ chức ký thừa lệnh một số
loại văn bản
c) Cả a và b
19. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì Người được ký thừa lệnh
a) không được ủy quyền lại cho người khác ký.
b) được ủy quyền lại cho người khác ký.
c) được giao lại cho cấp phó ký thay
d) Cả A và B
20. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về?
a) toàn bộ văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành.
b) văn bản do mình ký ban hành
21. Đối với văn bản giấy, khi ký văn bản dùng?
a) bút có mực màu xanh, đen, không dùng các loại mực dễ phai.
b) bút có mực màu xanh, không dùng các loại mực dễ phai.
c) bút có mực màu đỏ, không dùng các loại mực dễ phai.
22. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về nội dung phải được thực hiện như thế nào
a) phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương
b) phải được đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) cả A và B

4
23. Văn bản đã phát hành nhưng có sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày, thủ tục ban hành
phải được thực hiện như thế nào?
a) phải được sửa đổi, thay thế bằng văn bản có hình thức tương đương
b) đính chính bằng công văn của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) đính chính bằng quyết định của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
24. Bản gốc văn bản giấy được lưu tại đâu?
a) Văn thư cơ quan
b) Hồ sơ công việc
c) Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc
24. Bản chính văn bản giấy được lưu tại đâu?
a) Văn thư cơ quan
b) Hồ sơ công việc
c) Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc
25. Bản gốc văn bản điện tử được lưu tại đâu?
a) Văn thư cơ quan
b) Hồ sơ công việc
c) Văn thư cơ quan và hồ sơ công việc
d) trên Hệ thống của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
26. Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì các hình thức bản sao bao gồm?
a) Sao y, sao lục, trích sao
b) Sao y bản chính, sao lục, trích sao
c) Sao y, Sao y bản chính, sao lục, trích sao
27. Sao y gồm?
a) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy
b) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy
c) Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy, sao y từ
văn bản giấy sang văn bản điện tử
28. Sao lục gồm?
a) Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, sao lục
từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
b) Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản giấy sang văn bản điện tử
c) Sao lục từ văn bản giấy sang văn bản giấy, sao lục từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
29. Trích sao gồm?
a) Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích
sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử
b) Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản giấy sang văn bản điện tử, trích
sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
c) Trích sao từ văn bản giấy sang văn bản giấy, trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản điện tử,
trích sao từ văn bản điện tử sang văn bản giấy.
30. Bản sao y, bản sao lục và bản trích sao được thực hiện theo đúng quy định tại Nghị định
30/2020/NĐ-CP có giá trị pháp lý?
a) như bản chính.
b) như bản sao
c) để tham khảo

5
31. Thẩm quyền quyết định việc sao văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành, văn bản do các cơ
quan, tổ chức khác gửi đến?
a) Người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức
b) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
c) Cấp phó người đứng đầu cơ quan tổ chức
32. Đối với hồ sơ, tài liệu xây dựng cơ bản thì thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ
quan là?
a) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
c) Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
d) Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày công trình được quyết toán.
32. Đối với hồ sơ, tài liệu khác thì thời hạn nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan là?
a) Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày công việc kết thúc.
b) Trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày công việc kết thúc.
c) Trong thời hạn 09 tháng kể từ ngày công việc kết thúc.
d) Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày công việc kết thúc.
33. Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải?
a) trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên phải.
b) trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.
c) trùm lên khoảng 1/2 chữ ký về phía bên trái.
34. Căn cứ ban hành văn bản bao gồm?
a) văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và
các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
b) văn bản quy phạm pháp luật quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản và các văn bản quy định nội dung, cơ sở để ban hành văn bản.
c) văn bản quy định thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và
các văn bản quy định nội dung, cơ sở pháp lý để ban hành văn bản.
35. Khổ giấy trình bày văn bản hành chính theo Nghị định 30 là?
a) Khổ A4 (210 mm x 297 mm)
b) Khổ A3 (210 mm x 297 mm)
c) Khổ A4 (210 mm x 300 mm)
36. Định lề trang của văn bản hành chính là?
a) Cách mép trên và mép dưới 15 - 20 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm
b) Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm
c) Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 10 - 15 mm
37. Phông chữ trình bày văn bản hành chính là?
a) Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6909:2001, màu đen
b) Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6909:2001, màu đỏ
c) Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 6909:2001, màu xanh
28A, 29B, 30A, 31B, 32D, 33B, 34A, 35A, 36B, 37A, 38C, 39A, 40C, 41B, 42A, 43C

6
38. Số trang văn bản hành chính được như thế nào?
a) đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề dưới của văn bản
b) đặt ở góc p hải theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản
c) đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản
39. Quốc hiệu "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" Được trình bày ntn?
a) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang
đầu tiên của văn bản
b) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải
trang đầu tiên của văn bản
c) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ nghiêng, đậm và ở phía trên cùng, bên phải trang
đầu tiên của văn bản
40. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản là?
a) tên chính thức của c/q, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền ban hành vb
b) tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức nhà nước của người có thẩm quyền ban hành vb
c) tên chính thức, đầy đủ của cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước của người có thẩm quyền
ban hành văn bản
41. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản bao gồm?
a) tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp
b) tên của cơ quan, tổ chức ban hành vb và tên của cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có)
c) tên của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản
42. Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản được trình bày như thế nào?
a) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ quan,
tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến 1/2 độ
dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
b) bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ
quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
c) bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ nghiêng, đậm, được đặt canh giữa dưới tên cơ
quan, tổ chức chủ quản trực tiếp; phía dưới có đường kẻ ngang, nét liền, có độ dài bằng từ 1/3 đến
1/2 độ dài của dòng chữ và đặt cân đối so với dòng chữ.
43. Ký hiệu của văn bản bao gồm?
a) chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban
hành văn bản
b) chữ viết tên loại văn bản và chữ viết tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm
quyền ban hành văn bản
c) chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có
thẩm quyền ban hành văn bản
44. Đối với công văn, ký hiệu văn bản như thế nào?
a) Ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn
và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo
b) Ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn
và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.
c) Ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt
tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

7
45. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành là?
a) tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản
đóng trụ sở
b) tên gọi chính thức của cấp huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban
hành văn bản đóng trụ sở
c) tên gọi của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở
46. Địa danh ghi trên văn bản do cơ quan nhà nước ở địa phương ban hành là?
a) tên gọi chính thức của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
b) tên gọi chính thức của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi cơ quan ban hành văn bản
đóng trụ sở
c) tên gọi của đơn vị hành chính nơi cơ quan ban hành văn bản đóng trụ sở.
47. Căn cứ ban hành văn bản được trình bày như thế nào?
a) bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích
yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối
cùng kết thúc bằng dấu chấm (.).
b) bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích
yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối
cùng kết thúc bằng dấu chấm (.).
c) bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng, cỡ chữ từ 13 đến 14, trình bày dưới phần tên loại và trích
yếu nội dung văn bản; sau mỗi căn cứ phải xuống dòng, cuối dòng có dấu chẩm phẩy (;), dòng cuối
cùng kết thúc bằng dấu phẩy (,).
48. Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi như thế nào?
a) Ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản và trích yếu nội dung văn bản
b) Ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó.
c) Ghi đầy đủ tên loại, số, ký hiệu của văn bản, thời gian ban hành văn bản, tên cơ quan, tổ chức
ban hành văn bản
49. Khoảng cách giữa các đoạn văn trong nội dung văn bản tối thiểu là?
a) 3pt
b) 6pt
c) 9pt
50. Khoảng cách giữa các dòng trong nội dung văn bản là?
a) tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 1,5 lines.
b) tối thiểu là 1,5 lines, tối đa là 2,5 lines.
c) tối thiểu là dòng đơn, tối đa là 2,5 lines.
51. Ở cơ quan, tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng trường hợp cấp phó được giao phụ
trách, điều hành thì thực hiện ký như?
a) Như cấp trưởng
b) cấp phó ký thay cấp trưởng.
c) Như người đứng đầu
52 Nơi nhận văn bản gồm?
a) Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết
b) Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, báo cáo, trao đổi công việc, để biết; nơi nhận để
lưu văn bản

8
c) Nơi nhận để thực hiện; nơi nhận để kiểm tra, giám sát, báo cáo, trao đổi công việc, để biết; nơi
nhận để lưu văn bản
53. Đối với những loại văn bản nào thì nơi nhận có cụm từ "như trên"?
a) Đối với Tờ trình, Báo cáo và Công văn
b) Đối với Tờ trình, Báo cáo (cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cơ quan, tổ chức cấp trên) và Công văn
c) Đối với Tờ trình, Công văn
54 Văn bản được xác định độ khẩn theo các mức độ nào dưới đây?
a) hỏa tốc, thượng khẩn, khẩn.
b) khẩn, hỏa tốc, thượng khẩn
c) thượng khẩn, khẩn, hỏa tốc
55. Viết hoa vì phép đặt câu được thực hiện như thế nào?
a) Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câ.u hoàn chỉnh: Sau dấu chấm c.âu (.); sau dấu
chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!) và khi xuống dòng
b) Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câ.u hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câ.u (.); sau dấu
chấm hỏi (?); sau dấu chấm than (!); sau dấu hai chấm (:) và khi xuống dòng
a) Viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câ.u hoàn chỉnh: Sau dấu chấm câ.u (.); sau dấu
chấm than (!) và khi xuống dòng
56. Đối với viết hoa tên địa lý, trường hợp nào dưới đây viết hoa đặc biệt?
a) Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh
b) Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh
c) Thủ đô Hà Nội
57. Tên cơ quan, tổ chức của Việt Nam thì viết hoa như thế nào?
a) Viết hoa chữ cái đầu của các từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt động
của cơ quan, tổ chức
b) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức
c) Viết hoa chữ cái đầu của các từ, cụm từ chỉ loại hình cơ quan, tổ chức; chức năng, lĩnh vực hoạt
động của cơ quan, tổ chức
58. Danh từ thuộc trường hợp đặc biệt phải viết hoa?
a) Nhân dân, Nhà nước.
b) Nhân dân, Nhà Nước, Cán bộ, Công chức, Viên chức
c) Nhà nước
59. Viết hoa đối với tên các loại văn bản như thế nào?
a) Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ hai tạo thành tên gọi của
văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể
b) Viết hoa chữ cái đầu của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi
của văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể
c) Viết hoa chữ cái của tên loại văn bản và chữ cái đầu của âm tiết thứ nhất tạo thành tên gọi của
văn bản trong trường hợp nói đến một văn bản cụ thể
60. Cách viết hoa đối với tên các ngày trong tuần và tháng trong năm?
a) Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp dùng chữ số
b) Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng
c) Viết hoa chữ cái đầu của âm tiết chỉ ngày và tháng trong trường hợp không dùng chữ số
44B, 45A, 46A, 47A, 48A, 49B, 50A, 51B, 52C, 53B, 54A, 55A, 56A,57C, 58A, 59B, 60C

9
61. Theo thể thức thì Phó Giám đốc có quyền ký thay Giám đốc hay không?
A. Có
B. Không
C. Không xác định
D. Tất cả đều sai
62. Văn bản có thể bó trí theo bố cục nào dưới đây?
a) có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm
b) có thể được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản
c) có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm
63. Đối với các hình thức văn bản được bố cục theo phần, chương, mục, tiểu mục, điều thì?
a) phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tên gọi
b) phần, chương, mục, tiểu mục, điều phải có tiêu đề
c) phần, chương, mục, tiểu mục, điều không bắt buộc phải có tiêu đề
64. Số trang văn bản được thực hiện như thế nào?
a) Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa
theo chiều ngang trong phần lề dưới của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất
b) Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa
theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, hiển thị số trang thứ nhất
c) Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa
theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất
65. Văn bản nào dưới đây không có tên loại văn bản?
A. Báo cáo
B. Nghị quyết
C. Công văn
D. Trờ trình
66. Văn bản nào dưới đây có tên loại văn bản?
A. Kế hoạch
B. Thông báo
C. Công văn
D. Cả A và B
67. Đối với văn bản hành, trước họ tên người ký không được phép ghi?
A. Học hàm
B. Học vị
C. Các danh hiệu danh dự khác
D. Tất cả đều đúng
68. Trích yếu nội dung của văn bản là một câu ngắn gọn hoặc một cụm từ phản ánh khái quát
(gì) chủ yếu của văn bản?
A. Câu từ
B. Nội dung
C. Cả A, B sai
D. Cả A, B đúng
61A, 62A, 63B, 64C, 65C, 66D, 67D, 68B, 69C, 70B, 71, 72A, 73B, 74C, 75D

10
69. Thời gian ban hành văn bản đối với những số thể hiện ngày nhỏ hơn bao nhiêu và tháng
mấy phải ghi thêm số 0 phía trước.
a) Ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1
b) Ngày nhỏ hơn 9 và tháng 1, tháng 2
c) Ngày nhỏ hơn 10 và tháng 1, tháng 2
70. Nội dung văn bản được trình bày như thế nào?
a) bằng chữ in hoa, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14
b) bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ đứng; cỡ chữ từ 13 đến 14
c) bằng chữ in thường, được canh đều cả hai lề, kiểu chữ nghiêng; cỡ chữ từ 13 đến 14
72. Trường hợp ký thay mặt tập thể thì phải ghi chữ viết tắt như thế nào vào trước tên tập
thể lãnh đạo hoặc tên cơ quan, tổ chức.
a) "TM."
b) "Q."
c) "KT."
d) "TL."
73. Trường hợp được giao quyền cấp trưởng thì phải ghi chữ viết tắt như thế nào vào trước
chức vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
a) "TM."
b) "Q."
c) "KT."
d) "TL."
74. Trường hợp ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt như thế
nào vào trước chức vụ của người đứng đầu?
a) "TM."
b) "Q."
c) "KT."
d) "TL."
75. Trường hợp ký thừa lệnh thì phải ghi chữ viết tắt như thế nào vào trước chức vụ của
người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
a) "TM."
b) "Q."
c) "KT."
d) "TL."
76. Trường hợp ký thừa ủy quyền thì phải ghi chữ viết tắt "như thế nào vào trước chức vụ
của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
a) "TUQ."
b) "Q."
c) "KT."
d) "TL."
76A, 77C, 78A, 79A, 80A, 81C, 82C, 83B, 84B, 85A, 86D, 87A, 88A, 89C, 90C, 91A, 92C, 93C

11
77. Việc ghi thêm quân hàm, học hàm, học vị trước họ tên người ký đối với văn bản của các
đơn vị vũ trang nhân dân, các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học do ai quy định?
a) Do Chính phủ quy định
b) Do Bộ Nội vụ quy định
c) Do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.
78. Trường hợp viện dẫn phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ
thể thì viết hoa như thế nào?
a) Viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều
b) Viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản
c) Viết hoa chữ cái đầu của phần, chương, mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm
79. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư được Chính phủ ban hành vào
ngày/tháng/năm nào?
A. Ngày 05 tháng 3 năm 2020
B. Ngày 03 tháng 5 năm 2020
C. Ngày 01 tháng 7 năm 2020
D. Ngày 01 tháng 8 năm 2020
80. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác văn thư có hiệu lực thi
hành vào ngày/tháng/năm nào?
A. Ngày 05 tháng 3 năm 2020
B. Ngày 01 tháng 7 năm 2020
C. Ngày 31 tháng 12 năm 2020
D. Ngày 01 tháng 01 năm 2021
81. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác văn thư có hiệu lực thi
hành, thay thế cho Nghị định nào trước đó của Chính phủ quy định về công tác văn thư?
A. Nghị định số 111/2004/NĐ-CP và Nghị định số 91/2017/NĐ-CP
B. Nghị định số 19/2010/NĐ-CP và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP
C. Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Nghị định số 09/2010/NĐ-CP
D. Nghị định số 23/2015/NĐ-CP và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP
82. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "thông tin thành văn được truyền đạt
bằng ngôn ngữ hoặc ký hiệu, hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức và được
trình bày đúng thể thức, kỹ thuật theo quy định" là
A. Dữ liệu
B. Thông tin
C. Văn bản
D. Hồ sơ
83. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "văn bản hình thành trong quá trình
thực hiện hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của một ngành, lĩnh vực do người đứng đầu cơ
quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định" là
A. Văn bản chuyên môn
B. Văn bản chuyên ngành
C. Văn bản đến
D. Văn bản điện tử

12
84. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "Văn bản hình thành trong quá trình
chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc của các cơ quan, tổ chức" là
A. Văn bản chuyên ngành
B. Văn bản hành chính
C. Văn bản chỉ đạo
D. Văn bản chỉ đạo, điều hành
85. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ: "Văn bản dưới dạng thông điệp dữ
liệu được tạo lập hoặc được số hóa từ văn bản giấy và trình bày đúng thể thức, kỹ thuật, định
dạng theo quy định" là
A. Văn bản điện tử
B. Văn bản dữ liệu điện tử
C. Văn bản kỹ thuật điện tử
D. Văn bản định dạng
86. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản đi là
A Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức khác
A. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức gửi đi
C. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức phát hành
D. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành
87. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản đến là
A. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến
B. Một số loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến
C. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến
qua đường bưu điện
D. Tất cả các loại văn bản do cơ quan, tổ chức nhận được từ cơ quan, tổ chức, cá nhân khác gửi đến
qua mạng xã hội
88. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản được viết hoặc đánh máy hoặc tạo
lập bằng phương tiện điện tử hình thành trong quá trình soạn thảo một văn bản của cơ quan,
tổ chức là
A. Bản thảo văn bản
B. Bản gốc văn bản
C. Bản chính văn bản
D. Bản sao văn bản điện tử
89. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức
văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản
điện tử là
A. Bản thảo văn bản
B. Bản chính văn bản
C. Bản gốc văn bản
D. Bản sao y
90. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức
văn bản, được tạo từ bản có chữ ký trực tiếp của người có thẩm quyền là
A. Bản thảo văn bản
B. Bản gốc văn bản

13
C. Bản chính văn bản giấy
D. Bản sao y
91. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung
của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định là
A. Bản sao y
B. Bản sao lục
C. Bản trích sao
D. Bản thảo văn bản
92. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản sao đầy đủ, chính xác nội dung
của bản sao y, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định là
A. Bản gốc văn bản
B. Bản sao y
C. Bản sao lục
D. Bản trích sao
93. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bản sao chính xác phần nội dung của
bản gốc hoặc phần nội dung của bản chính văn bản cần trích sao, được trình bày theo thể
thức và kỹ thuật quy định là
A. Bản sao y
B. Bản sao lục
C. Bản trích sao
D. Bản chính văn bản giấy
94. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Bảng kê có hệ thống những hồ sơ dự
kiến được lập trong năm của cơ quan, tổ chức là
A. Bảng kê hồ sơ
B. Hồ sơ
C. Danh mục hồ sơ
D. Lập hồ sơ
95. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tập hợp các văn bản, tài liệu có liên
quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có đặc điểm chung, hình
thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan, tổ chức, cá nhân là
A. Hồ sơ
B. Lập hồ sơ
C. Quản lý hồ sơ
D. Danh mục hồ sơ
96. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Việc tập hợp, sắp xếp văn bản, tài liệu
hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo
những nguyên tắc và phương pháp nhất định là
A. Kiểm tra hồ sơ
B. Quản lý hồ sơ
C. Lập hồ sơ
D. Lưu trữ hồ sơ

14
97. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Hệ thống thông tin được xây dựng với
chức năng chính để thực hiện việc tin học hóa công tác soạn thảo, ban hành văn bản; quản lý
văn bản; lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan trên môi trường mạng là
A. Hệ thống thông tin
B. Hệ thống hồ sơ
C. Hệ thống hồ sơ điện tử
D. Hệ thống quản lý tài liệu điện tử
98. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn thư cơ quan là bộ phận
A. Chỉ thực hiện nhiệm vụ nhận văn bản đến
B. Chỉ thực hiện nhiệm vụ gửi văn bản đi
C. Chỉ thực hiện một số nhiệm vụ công tác văn thư của cơ quan, tổ chức
D. Thực hiện một số nhiệm vụ công tác văn thư của cơ quan, tổ chức
99. Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ xác định nguyên tắc của công tác văn thư là
A. Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật
B. Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của cơ quan
C. Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của Nhà nước
D. Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của Đảng
100. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản phải được theo dõi, cập nhật
trạng thái
A.Gửi, nhận, lưu
B.Gửi, nhận, sửa
C.Gửi, nhận, chuyển
D.Gửi, nhận, xử lý
101. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Ai là người có trách nhiệm lập hồ sơ
về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan?
A. Người đứng đầu của cơ quan, tổ chức
B. Người được giao theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức
C. Người được giao giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức
D. Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức
102. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của
cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của
A. Chính phủ
B. Bộ Nội vụ
C. Pháp luật
D. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
103. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Chữ ký số trên văn bản điện tử phải
đáp ứng đầy đủ các quy định của
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
B. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
C. Văn phòng Chính phủ
D. Pháp luật

94C, 95A, 96C, 97D, 98D, 99A, 100D, 101D, 102C, 103D, 104D, 105A, 106C, 107D, 108D

15
104. Cá nhân trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc có liên quan đến công tác văn thư
A. Phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và các quy định của pháp luật có
liên quan.
B. Chỉ thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP
C. Tuân theo Luật Lưu trữ năm 2011
D. Phải thực hiện đúng quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP và các luật có liên quan.
105. Văn thư cơ quan có bao nhiêu nhiệm vụ?
A. 5 nhiệm vụ
B. 6 nhiệm vụ
C. 7 nhiệm vụ
D. 8 nhiệm vụ
106. Có bao nhiêu loại văn bản hành chính được quy định tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP?
A. 15 loại
B. 25 loại
C. 29 loại
D. 39 loại
107. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Công điện là
A. Văn bản quy phạm pháp luật
B. Văn bản chuyên ngành
C. Văn bản cá biệt
D. Văn bản hành chính
108. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Giấy mời là
A.Văn bản quy phạm pháp luật
B.Văn bản chuyên ngành
C.Văn bản cá biệt
D.Văn bản hành chính
109. Thể thức văn bản hành chính gồm bao nhiêu thành phần chính được quy định tại Nghị
định số 30/2020/NĐ-CP?
A. 5 thành phần
B. 7 thành phần
C. 9 thành phần
D. 12 thành phần
110. Ngoài các thành phần chính quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, văn
bản hành chính có thể bổ sung bao nhiêu thành phần khác?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
111. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Văn bản đi phải hoàn thành thủ tục
tại Văn thư cơ quan và phát hành trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là
A. Trong ngày làm việc tiếp theo
B. Trong 2 ngày làm việc tiếp theo
C. Trong 3 ngày làm việc tiếp theo
D. Trong 4 ngày làm việc tiếp theo
16
112. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Duyệt bản thảo văn bản phải tuân
theo quy định nào sau đây
A. Bản thảo văn bản phải do người có thẩm quyền ký văn bản duyệt.
B. Trường hợp bản thảo văn bản đã được phê duyệt nhưng cần sửa chữa, bổ sung thì phải trình
người có thẩm quyền ký xem xét, quyết định.
C. Cả A và B
D. Quy định của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
113. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Chọn đáp áp đúng nhất về Kiểm tra
văn bản trước khi ký ban hành
A. Người đứng đầu đơn vị soạn thảo văn bản phải kiểm tra và chịu trách nhiệm trước người đứng
đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về nội dung văn bản.
B. Người được giao trách nhiệm kiểm tra thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản phải kiểm tra và chịu
trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật về thể thức, kỹ thuật trình
bày văn bản.
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
114 Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong trường hợp đặc biệt, ai là
người không được ủy quyền lại cho người khác ký?
A. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức
B. Người ký thừa ủy quyền
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều sai
115. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Tham mưu cho người đứng đầu cơ
quan, tổ chức trong việc chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn việc lập hồ sơ và nộp lưu hồ sơ, tài liệu
vào Lưu trữ cơ quan đối với cơ quan, tổ chức cấp dưới, tổ chức thực hiện việc lập hồ sơ và
nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ tại cơ quan, tổ chức là trách nhiệm của ai?
A. Người đứng đầu bộ phận hành chính
B. Văn thư cơ quan
C. Người đứng đầu các đơn vị trong cơ quan
D. Mọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan
116. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đơn vị và cá nhân trong cơ quan, tổ
chức có trách nhiệm nộp lưu những hồ sơ, tài liệu được xác định thời hạn bảo quản từ
A. 03 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan
B. 04 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan.
C. 05 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan.
D. 06 năm trở lên vào Lưu trữ cơ quan.
117. Có bao nhiêu nội dung quản lý nhà nước đối với công tác văn thư
A. 5 nội dung
B. 6 nội dung
C. 7 nội dung
D. 8 nội dung
109C, 110B, 111A, 112C, 113C, 114B, 115A, 116C, 117C, 118C, 119A, 120C, 121B, 122D

17
118. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Nội dung nào sau đây là nội dung
quản lý nhà nước về công tác văn thư
A. Đầu tư quốc tế trong công tác văn thư
B. Liên kết quốc tế trong công tác văn thư
C. Hợp tác quốc tế trong công tác văn thư
D. Tất cả đều đúng
119. Cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện qlý nhà nước về c/tác văn thư ?
A. Bộ Nội vụ
B. Văn phòng Chính phủ
C. Bộ Khoa học & công nghệ
D. Bộ Công an
120.Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Số trang vbản được quy định như sau
A. Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo
chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
B. Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều
ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
C. Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa
theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
D. Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa
theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.
121. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Quốc hiệu "CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM":
A. Được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên
cùng, bên phải trang đầu tiên của văn bản.
B. Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng,
bên phải trang đầu tiên của văn bản.
C. Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm và ở phía trên cùng,
bên phải trang đầu tiên của văn bản.
D. Được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ từ 12 đến 13, kiểu chữ đứng và ở phía trên cùng, bên
phải trang đầu tiên của văn bản.
122. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Khi trình bày bản sao sang định dạng
giấy, các cụm từ "SAO Y", "SAO LỤC", "TRÍCH SAO" được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ
chữ từ
A. 12 đến 13, kiểu chữ đứng
B. 12 đến 13, kiểu chữ đứng, đậm
C. 12 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm
D. 13 đến 14, kiểu chữ đứng, đậm
123. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Thủ đô của nước ta được viết hoa
trong văn bản hành chính như thế nào?
A. Thủ đô Hà Nội
B. thủ đô Hà Nội
C. Thủ đô HÀ NỘI
D. thủ đô HÀ NỘI

18
124. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Ngày Quốc khánh của nước ta được
trình bày như thế nào mới đúng quy định?
A. Ngày Quốc khánh 2-9
B. ngày Quốc khánh 2-9
C. Ngày Quốc khánh 2 tháng 9
D. ngày quốc khánh 2 tháng 9
125. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trường hợp viện dẫn phần, chương,
mục, tiểu mục, điều, khoản, điểm của một văn bản cụ thể thì trường hợp viết hoa nào sau đây
là đúng
A. Điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự
B. điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự
C. Điểm a Khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự
D. điểm a khoản 2 Điều 103 Mục 5 Chương XII Phần I của Bộ luật Hình sự
126. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Chương trình là văn bản hành chính
được viết tắt là
A. CT
B. Ctr
C. CTr
D. ChT
127. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Đối với an ninh thông tin, văn bản
hành chính cần đảm bảo các cấp độ an ninh thông tin theo quy định của
A. Bộ Công an
B. Bộ Thông tin và truyền thông
C. Quốc hội
D. Pháp luật
128. Theo Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Một trong những yêu cầu đối với việc
bảo quản và lưu trữ hồ sơ, văn bản là Cho phép tự động thông báo hồ sơ đến hạn nộp lưu vào
Lưu trữ cơ quan trước
A. 10 ngày kể từ ngày Lưu trữ cơ quan thông báo Danh mục hồ sơ nộp lưu cho đvị giao nộp tài liệu
B. 20 ngày kể từ ngày Lưu trữ cơ quan thông báo Danh mục hồ sơ nộp lưu cho đvị giao nộp tài liệu
C. 25 ngày kể từ ngày Lưu trữ cơ quan thông báo Danh mục hồ sơ nộp lưu cho đvị giao nộp tài liệu
D. 30 ngày kể từ ngày Lưu trữ cơ quan th/báo Danh mục hồ sơ nộp lưu cho đvị giao nộp tài liệu.
123A, 124B, 125D, 126C, 127D, 128D

19

You might also like