You are on page 1of 5

Tiếng Việt và soạn thảo văn bản/Xây dựng v/bản pháp luật EG08

Câu 1: Hãy kể tên những hình thức văn bản quy phạm pháp luật.
a) Văn bản quy phạm pháp luật gồm có: Hiến pháp, luật, bộ luật, lệnh CTN, quyết định, nghị
quyết, nghị định, thông tư, thông tư liên tịch và nghị quyết liện tịch.
b) Văn bản quy phạm pháp luật gồm có: Hiến pháp, Luật, pháp lệnh, lệnh của Chủ tịch nước, tờ
trình Quốc hội.
c) Những hình thức văn bản do Quốc hội và Chính phủ ban hành
d) Những hình thức văn bản do HĐND và UBND ban hành.
Câu 2: Thế nào là văn bản hành chính thông thường?
a) Văn bản không chứa quy phạm pháp luật.
b) Văn bản do các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội ban hành.
c) Văn bản không chứa quy phạm pháp luật do các cơ quan, tổ chức ban hành để giải quyết công
việc cụ thể, trong trường hợp cụ thể.
d) Văn bản do các tổ chức sự nghiệp nhà nước ban hành.
Câu 3: Hãy kể tên những h-thức vbản cá biệt đang đc dùng trong các c/q, tổ chức hiện nay.
a) Văn bản cá biệt chỉ có quyết định cá biệt.
b) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định cá biệt và nghị quyết cá biệt
c) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư.
d) Văn bản cá biệt gồm có: quyết định, nghị định, nghị quyết, chỉ thị..
Câu 4: Hãy cho biết nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định tại đâu?
a) Quy định tại Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức Quốc hội.
b) Quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
c) Quy định tại Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật năm 2015.
d) Quy định tại Hiến Pháp 2013.
Câu 5: Hãy cho biết nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật.
a) Áp dụng văn bản đang có hiệu lực; Các văn bản của cùng một cơ quan ban hành về cùng vấn
đề thì áp dụng văn bản ban hành sau; Cùng vấn đề mà nhiều cơ quan quy định thì áp dụng văn
bản của cơ quan có pháp lý cao nhất.
b) Cùng vấn đề mà nhiều cơ quan quy định thì áp dụng văn bản của cơ quan có pháp lý cao nhất.
c) Các văn bản của cùng một cơ quan ban hành về cùng vấn đề thì áp dụng văn bản ban hành
sau.
d) Áp dụng văn bản đang có hiệu lực.
Câu 6: Sự khác nhau giữa văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính là gì?
a) Văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền do Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy
định; Văn bản QPPL có quy tắc xử sự chung, văn bản hành chính có quy tắc xử sự riêng; pháp
luật áp dụng nhiều lần và đối tượng áp dụng có tính chất xã hội.
b) Văn bản quy phạm pháp luật áp dụng nhiều lần và đối tượng áp dụng có tính chất xã hội.
c) Văn bản QPPL có quy tắc xử sự chung, văn bản hành chính có quy tắc xử sự riêng.
d) Văn bản QPPL ban hành theo thẩm quyền do Luật Ban hành v/bản quy phạm p/luật quy định.
1A, 2C, 3B, 4C, 5A, 6A, 7C, 8D, 9C, 10A, 11C, 12C
Câu 7: Hãy cho biết nguyên tắc quy định về hiệu lực thời gian của văn bản quản lý nhà
nước.
a) Thời điểm hiệu lực của văn bản phải sau thời điểm ban hành văn bản.
b) Quy định cụ thể trong văn bản.
c) Quy định cụ thể trong v/b; Không quy định hiệu lực trở về trước khi quy định trách nhiệm
pháp lý nặng hơn quy định hiện hành; Thời điểm hiệu lực của v/b phải sau thời điểm ban hành
văn bản.
d) Không quy định h/lực trở về trước khi quy định trách nhiệm ph/lý nặng hơn q/định hiện hành.
Câu 8: Đặc điểm của văn bản quản lý nhà nước là gì?
a) Theo hình thức và thẩm quyền quy định trong pháp luật
b) Có tính quyền lực nhà nước.
c) Bắt buộc thi hành.
d) Có tính quyền lực nhà nước; Bắt buộc thi hành; Theo h/thức và thẩm quyền q/định trong
p/luật.
Câu 9: Thế nào là văn bản quy phạm pháp luật ?
a) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật.
b) Văn bản do một cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành.
c) Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo
Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật và Văn bản có chứa quy tắc xử sự chung do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền hoặc phối hợp ban hành.
d) Văn bản có chứa quy tắc xử sự chung do c/quan nhà nước có th/quyền hoặc phối hợp ban
hành.
Câu 10: Văn bản quản lý nhà nước là gì?
a) Văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành để th/hiện chức năng q/lý nhà nước và q/lý xã hội.
b) Cơ quan nhà nước ban hành để quản lý xã hội.
c) Văn bản do các cơ quan nhà nước ban hành.
d) Cơ quan nhà nước ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Câu 11: Hãy phân biệt công văn đề nghị với tờ trình.
a) Công văn là văn bản không tên loại, còn tờ trình là văn bản có tên loại
b) Thể thức tờ trình là thể thức văn bản có tên loại.
c) Công văn là văn bản không tên loại, còn tờ trình là văn bản có tên loại; Nội dung tờ trình được
trình bày theo từng phần, mỗi phần có tiêu đề, còn công công văn là viết thư; Thể thức tờ trình là
thể thức văn bản có tên loại.
d) Nội dung tờ trình được trình bày theo từng phần, mỗi phần có tiêu đề, còn công văn là viết
thư.
Câu 12: Hãy phân biệt hình thức văn bản thông báo với công văn thông báo.
a) Trình bày như nhau.
b) Thể thức thông báo là thể thức văn bản có tên loại, nội dung văn bản được phổ biến rộng rãi.
c) Thông báo là hình thức văn bản có tên loại còn công văn là văn bản không tên loại và Thể
thức thông báo là thể thức văn bản có tên loại, nội dung văn bản được phổ biến rộng rãi.
d) Thông báo là hình thức văn bản có tên loại còn công văn là văn bản không tên loại.
Câu 13: Trong VBQLNN tính pháp lí được thể hiện như thế nào?
a) Phải được ban hành đúng hình thức, trình tự do pháp luật quy định
b) Phải được ban hành đúng thẩm quyền; Có nội dung hợp pháp; Phải được ban hành đúng hình
thức, trình tự do pháp luật quy định.
c) Có nội dung hợp pháp
d) Phải được ban hành đúng thẩm quyền
13B, 14B, 15A, 16C, 17B, 18C, 19C, 20A, 21B ,22C, 23D, 24B, 25C
Câu 14: Nội dung về những vấn đề gì mà v/bản của các bệnh viện công được phép ban
hành?
a) Những nội dung thuộc thẩm quyền quản lý nói chung thuộc nhóm văn bản hành chính thông
thường ban hành.
b) Nội dung về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y dược; Những nội dung thuộc thẩm quyền
quản lý nói chung thuộc nhóm văn bản hành chính thông thường ban hành.
c) Chỉ những nội dung về khám chữa bệnh.
d) Nội dung về chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành y dược.
Câu 15: Thế nào là một văn bản QLNN hợp pháp?
a) Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền; Nội dung văn bản được trình bày đúng thể thức
được quy định theo pháp luật; Nội dung văn bản đúng pháp luật.
b) Văn bản được ban hành đúng thẩm quyền.
c) Nội dung văn bản đúng pháp luật.
d) Nội dung văn bản được trình bày đúng thể thức được quy định theo pháp luật.
Câu 16: Thế nào là Văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi cao?
a) Văn bản ban hành hoàn toàn có cơ sở khoa học.
b) Đảm bảo các yêu cầu về tính đại chúng và tính pháp lý.
c) Đảm bảo các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng và tính pháp lý; Văn bản
ban hành hoàn toàn có cơ sở khoa học.
d) Đảm bảo các yêu cầu về tính mục đích, tính khoa học, tính đại chúng và tính pháp lý
Câu 17: Nội dung văn bản quản lý hành chính nhà nước cần đảm bảo những yêu cầu nào?
a) Tính mục đích, tính đại chúng
b) Tính mục đích, tính đại chúng; Tính khoa học, tính pháp lý và tính khả thi
c) Tính khoa học, tính pháp lý
d) Tính khả thi
Câu 18: Nội dung một văn bản quản lý nói chung có mấy phần?
a) Có 2 phần: Căn cứ ra văn bản và nội dung văn bản
b) Có 4 phần: Căn cứ, mở bài, thân bài và kết luận
c) Có 3 phần: Đặt vấn đê, giải quyết vấn đề và kết luận vấn đề
d) Có 5 phần: Căn cứ, mở bài, thân bài, kết luận và trách nhiệm thực hiện văn bản.
Câu 19: Thế nào là tính công quyền của văn bản QPPL?
a) Chỉ Nhà nước được quyền quy định.
b) Nội dung văn bản quy định quyền quản lý, quyền định đoạt của các cơ quan nhà nước.
c) Nhà nước đơn phương bắt buộc thực hiện và Nội dung văn bản quy định quyền quản lý, quyền
định đoạt của các cơ quan nhà nước.
d) Nhà nước đơn phương bắt buộc thực hiện.
Câu 20: Một trong những yếu tố để văn bản QLNN có tính khả thi?
a) Phù hợp với điều kiện và khả năng của người thực hiện văn bản.
b) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về năng lực
c) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về vật chất
d) Phù hợp với điều kiện của người thực hiện về thời gian
Câu 21: Tính mục đích đề cập đến nội dung gì?
a) Tính phục vụ chính trị và kết quả thực hiện văn bản này là gì.
b) Tính cần thiết quản lý, trả lời câu hỏi ban hành văn bản để giải quyết việc gì; Tính phục vụ
chính trị và kết quả thực hiện văn bản này là gì; Tính phục vụ nhân dân.
c) Tính phục vụ nhân dân
d) Tính cần thiết quản lý, trả lời câu hỏi ban hành văn bản để giải quyết việc gì.
Câu 22: Những loại văn bản nào của các doanh nghiệp nhà nước được ban hành ?
a) Cả văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính thông thường.
b) Các doanh nghiệp chỉ được ban hành các văn bản chuyên môn nghiệp vụ của mình.
c) Các doanh nghiệp được ban hành các hình thức văn bản hành chính thông thường.
d) Các doanh nghiệp chỉ được ban hành văn bản cá biệt.

Câu 23: Quốc hiệu của văn bản là gì?


a) Tất cả các đáp án
b) Quốc hiệu bao gồm tên nước và tiêu ngữ
c) Quốc hiệu là tiêu ngữ
d) Quốc hiệu là tên nước và thể chế chính trị.
Câu 24: Kí hiệu văn bản có tên loại được quy định như thế nào?
a) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt nội dung trích yếu của văn bản.
b) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt tên loại văn bản và tên cơ quan ban hành văn bản, viết bằng
chữ in hoa, cỡ chữ 13.
c) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản, viết bằng cỡ chữ 16.
d) Kí hiệu văn bản là chữ viết tắt của tên cơ quan ban hành văn bản và tên loại văn bản đó
Câu 25: Hình thức đề ký “thay mặt” được trình bày như thế nào?
a) Không quy định
b) TM
c) TM.
d) T/.M
Câu 26: Có thể trình bày thẩm quyền ký ở các trang khác nhau hay không?
a) Có thể
b) Đôi khi
c) Không thể.
d) Không quy định.
Câu 27: Hiện nay, thể thức của v/bản hành chính được thực hiện theo quy định nào sau
đây?
a) Công văn của Văn phòng Chính phủ số 1145/VPCP-HC ngày 01-4-1998 về mẫu trình bày văn
bản quản lý nhà nước
b) Nghị định của Chính phủ số 110/2004/NĐ-CP ngày 08-4-2004 về công tác văn thư
c) Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2011 hướng
dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính.
d) Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06-5-2005 hướng dẫn về thể thức và
kỹ thuật trình bày văn bản
Câu 28: Số văn bản được quy định đánh theo trình tự thời gian như thế nào?
a) Được đánh số bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 của năm cho đến hết ngày 31 tháng 12 của năm đó.
b) Số văn bản được đánh số một quý một lần.
c) Được đánh từ số 01 đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường và chữ số Ả rập, cỡ chữ 13.
d) Số văn bản được đánh số 02 tháng một lần.
Câu 29: Cách ghi và trình bày số của văn bản được quy định như thế nào?
a) Ghi từ số 01 cho đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường, chữ số Arập hoặc La mã, cỡ
chữ 14.
b) Ghi từ số 01 cho đến số cuối cùng trong năm, bằng chữ thường, chữ số Arập, cỡ chữ 13.
c) Không quy định.
d) Phân loại văn bản rồi đánh số theo từng quý.
Câu 30: Địa danh ghi trên văn bản là gì?
a) Là tên gọi nơi cơ quan đóng trụ sở làm việc.
b) Là tên gọi nơi cơ quan ban hành văn bản; nơi cơ quan đóng trụ sở làm việc.
c) Là tên gọi nơi cơ quan ban hành văn bản.
d) Là tên gọi chính thức của đơn vị hành chính (tên riêng của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; xã, phường, thị trấn) nơi cơ quan, tổ chức đóng
trụ sở; đối với những đơn vị hành chính được đặt tên theo tên người hoặc bằng chữ số thì phải
ghi tên đầy đủ của đơn vị hành chính đó.
Câu 31: Việc quy định các yếu tố thể thức văn bản nhằm mục đích gì?
a) Đảm bảo tính chân thực và tính pháp lý của văn bản.
b) Tạo thuận lợi cho việc q/lý v/bản và góp phần vào công cuộc tiêu chuẩn hóa, mẫu hóa văn bản
c) Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo và ban hành văn bản; Đảm bảo tính chân thực
và tính pháp lý của văn bản; Tạo thuận lợi cho việc quản lý văn bản và góp phần vào công cuộc
tiêu chuẩn hóa, mẫu hóa văn bản.
d) Đảm bảo tính thống nhất trong việc soạn thảo và ban hành văn bản.
Câu 32: Địa danh ghi trên văn bản được quy định cụ thể tại văn bản nào?
a) Tại nghị định số 161/ 2005/ NĐ – CP quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều
của Luật ban hành văn bản QPPL ban hành 1996 và ….
b) Tại Nghị định 110/ 2004/ NĐ – CP về công tác văn thư
c) Tại điểm a, Điều 9. Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành vbản, thông tư số 01/2011/TT-
BNV.
d) Tại điểm a, mục 4 (phần II) trang 9, thông tư liên tịch số 55/ 2005/BNV - VPCP
Câu 33: Một văn bản như thế nào được gọi là văn bản đúng thể thức?
a) Tất cả các đáp án
b) Thiết lập và bố trí các thành phần một cách khoa học, thích hợp cho từng loại văn bản theo
đúng quy định của nhà nước về vấn đề này.
c) Có đầy đủ các yếu tố thể thức theo quy định của Nhà nước
d) Đầy đủ các yếu tố bắt buộc và các yếu tố bổ sung
Câu 34: Thể thức văn bản là gì?
a) Thể thức của văn bản là kết cấu của văn bản
b) Là những yếu tố hình thức và nội dung của văn bản.
c) Thể thức của văn bản là toàn bộ các thành phần, các yếu tố cấu thành văn bản được thiết lập
và trình bày theo đúng quy định của nhà nước.
d) Thể thức của văn bản là bố cục nội dung của văn bản
Câu 35: Tính khuôn mẫu của văn bản quản lý thể hiện ở điểm nào?
a) Tuân theo bố cục chung của mỗi loại văn bản và quy định chung về thể thức.
b) Sử dụng lặp lại các thuật ngữ.
c) Lấy những văn bản mà cơ quan, tổ chức đã ban hành trước đó để làm mẫu
d) Sử dụng lặp lại các cụm từ khuôn mẫu
26C, 27C, 28A, 29B, 30D, 31C, 32C, 33B, 34C, 35A

You might also like