You are on page 1of 6

Danh sách câu hỏi:

Phần I: Dễ
Câu 1: Chủ tịch nước có quyền ban hành:
A. Pháp lệnh, quyết định
B. Lệnh, pháp lệnh
C. Lệnh, quyết định
D. Pháp lệnh, lệnh, quyết định
Câu 2: Sắp xếp theo tính hiệu lực tăng dần?
A. Hiến pháp; Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh;
Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
B. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Thông tư của
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Hiến pháp
C. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Hiến pháp;
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
D. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Nghị quyết
của hội đồng nhân dân cấp tỉnh; Hiến pháp
Câu 3: Hình thức pháp luật phổ biến bao gồm:
A. Tập quán pháp và Tiền lệ pháp
B. Tiền lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp luật
C. Văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản áp dụng pháp
luật
D. Tập quán pháp, Tiền lệ pháp và Văn bản quy phạm pháp
luật
Câu 4: Đâu không phải là nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật?
A. Nguyên tắc áp dụng từ thời điểm văn bản bắt đầu có hiệu lực
B. Nguyên tắc ưu tiên áp dụng luật chung trước luật riêng
C. Nguyên tắc áp dụng văn bản được ban hành sau
D. Nguyên tắc áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn

Phần II: Vừa


Câu 5: Đâu là quyền có sự tham gia điều chỉnh của tập quán pháp
A. Quyền xác định dân tộc
B. Quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo
C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
D. Quyền kết hôn, ly hôn
Câu 6: Nghị quyết liên tịch thứ ba được ban hành năm 2019 của Chính phủ
với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận tổ quốc Việt Nam được ký
hiệu là:
A. Nghị quyết liên tịch: số 03/2019/NQLT-CP
B. Nghị quyết liên tịch: số 03/2019/NQ-CP-UBTƯMTTQVN
C. Nghị quyết liên tịch số: 03/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN
D. Nghị quyết liên tịch số: 03/2019/NQLT-CP-UBTƯMTTQVN
Câu 7: Nhận định nào sau đây là sai:
A. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một
cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề
thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành
trước.
B. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy
ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực.
C. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định
khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực
pháp lý cao hơn.
D. Có 6 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
Câu 8: Giả sử, năm 2016 Bộ trưởng Bộ Công An ban hành văn bản quy
phạm pháp luật trái với quy định trong Bộ luật Dân sự được Quốc hội
thông qua, hủy bỏ văn bản này thuộc thẩm quyền của:
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Thủ tướng Chính phủ
D. Bộ Công thương
Câu 9: Chủ tịch nước ban hành lệnh quyết định về quy định
A. Tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình
trạng khẩn cấp, căn cứ vào nghị quyết của ủy ban thường vụ
quốc hội; công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước
hoặc ở từng địa phương trong trường hợp ủy ban thường vụ
quốc hội không thể họp được
B. Những vấn đề được luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và luật
khác có liên quan giao
C. Chính sách biện pháp nhằm bảo đảm thi hành hiến pháp, luật,
văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên
D. Biện pháp thi hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước
cấp trên, nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp về phát
triển kinh tế- xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa
phương
Câu 10: Anh Nguyễn Văn A 17 tuổi có đủ năng lực hành vi dân sự điều
khiển xe mô tô có dung tích xi lanh trên 50cm3, đi vào đường cấm. Bị cảnh
sát giao thông yêu cầu dừng lại kiểm tra giấy tờ và tiến hành lập biên bản vi
phạm giao thông. Hành vi vi phạm của A được xử lý theo quy định của bộ
luật nào?
A. Luật dân sự
B. Luật hình sự
C. Luật hành chính
D. Luật tố tụng nhân sự

Phần III: Khó


Câu 11: Trong các nhận định sau, nhận định đúng là?
1. Hình thức pháp luật là những biểu hiện bên trong và bên ngoài của
pháp luật, nên còn được coi là nguồn của pháp luật.
2. Chính phủ ban hành Nghị định nhằm quy định các biện pháp chỉ đạo,
phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ.
3. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác
nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm
pháp luật ban hành sau.
4. Các phương pháp điều chỉnh pháp luật thường chia thành hai loại:
phương pháp mệnh lệnh và phương pháp thỏa thuận.
5. Tập quán pháp là những tập quán thông thường của người dân trong
cuộc sống hàng ngày
A. 1,3,5
B. 4,5
C. 2,3
D. 4
Câu 12: Đáp án nào sau đây là đúng?
A. Pháp luật tố tụng dân sự điều chỉnh là các quan hệ pháp luật phát
sinh trong quá trình Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự theo yêu
cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
B. Án lệ có thể hình thành từ những đặc trưng của hệ thống pháp luật,
từ đó tòa án sẽ viện dẫn những căn cứ pháp luật được coi là hợp lý
để đưa ra một phán quyết có tính đột phá và bản án này sẽ được tòa
án tối cao công bố là án lệ.
C. Trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật: lập chương trình
xây dựng luật -> thẩm tra -> soạn thảo -> thảo luận, tiếp thu thông
qua chỉnh lý -> công bố
D. Kí hiệu văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết số:
43/2022/QH15 là kí hiệu đúng.
Câu 13: Văn bản nào là văn bản quy phạm pháp luật?
A. Nghị quyết của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19
B. Quyết định của thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm thứ trưởng
bộ công an
C. Quyết định tăng lương đối với bà Nguyễn Thị Linh
D. Quyết định xử phạt hành chính đối với bà Đỗ Thị Hiền về việc làm
mất an ninh trật tự tại cơ sở lưu trú
Câu 14: Những văn bản quy phạm pháp luật nào sau đây là hợp lệ?
1. Nghị quyết số 39/2021/QH15 về quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Kế hoạch sử dụng đất quốc
gia 5 năm 2021 – 2025.
2. Thông tư liên tịch Số 01/2010/VKSNDTC-BCA-TANDTC về hướng
dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để
điều tra bổ sung.
3. Pháp lệnh số 09/2014/QH13 về trình tự, thủ tục xem xét, quyết định
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân.
4. Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg về ban hành danh mục lĩnh vực, cơ
sở
phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính.
A. 1 và 3
B. 2 và 4
C. 1 và 4
D. 1,2 và 4
Câu 15: Chọn nhận định sai:
1. Thủ tướng Chính Phủ có quyền ban hành văn bản có tên là Quyết định
và Thông tư
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành nghị quyết để
hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử thông qua
tổng kết việc áp dụng pháp luật, giám đốc việc xét xử.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành thông tư để quy
định chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của
Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội,
lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết
định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành nghị định để quy định biện pháp
thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị
quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội,
ngân sách, quốc phòng, an ninh ở địa phương.
A. 3,2,4
B. 1,4
C. 3,2
D. 1,2,4
Câu 16: Trong các nhận định sau, nhận định nào đúng:
A. Quyết định của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang được ban
hành để bổ nhiệm bà Đỗ Thị Việt Hà giữ chức vụ Giám đốc Sở Tư
pháp là văn bản quy phạm pháp luật.
B. Văn bản quy phạm pháp luật do các cá nhân, tổ chức có thẩm
quyền ban hành, thường là các cá nhân ban hành nhiều hơn.
C. Luật hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 là văn bản quy phạm
pháp pháp luật
D. Có 5 nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Câu 17: Các phát biểu nào sau đây là đúng:
1. Một quốc gia có tập quán chắc chắn có tập quán pháp tương ứng.
2. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân các cấp, chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế
được quy định hiệu lực trở về trước.
3. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đều
không được sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành
văn bản đó.
4. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút
gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành
A. 1,3
B. 2,3,4
C. 2,4
D. 4
Câu 18: Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
1. Mọi văn bản do nhà nước ban hành đều là văn bản quy phạm pháp
luật
2. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật có 6 nguyên tắc
3. Hiến pháp có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật của nhà nước ta
4. Thông tư liên tịch được ban hành để quy định chi tiết những vấn đề
được luật giao cho các cơ quan này quy định cụ thể.
5. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật
mới do cơ quan nhà nước có thẩm quyền
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 19: Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân
dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật trong các trường
hợp nào dưới đây?
A. Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và
các chức vụ khác
B. Nghị quyết phê chuẩn cơ cấu cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc
trung ương
C. Nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân
D. Tất cả trường hợp trên
Câu 20: Anh Nguyễn Văn A phạm tội giết người vào 10/1/2015, thời
điểm này BLHS 1999 đang có hiệu lực. Đến ngày 10/10/2019 anh A mới
bị bắt và đem ra tòa xét xử (lúc này BLHS năm 2015 có hiệu lực) thì
anh A sẽ bị xét xử theo bộ luật nào?
A. Bộ luật hình sự năm 1999
B. Bộ luật hình sự năm 2015

You might also like