You are on page 1of 2

CÂU HỎI MÔN HỌC XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 2- QUY TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Chọn đáp án đúng nhất trong mỗi câu)

1. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh:


a. Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ nhất của năm trước
b. Do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tại kỳ họp cuối của năm trước
c. Do Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ nhất của năm trước
d. Do Quốc hội quyết định tại kỳ họp cuối của năm trước
2. Nghị quyết quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh:
a. Phải do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình
b. Không phải luôn có hoạt động thẩm tra trong quy trình ban hành
c. Có thể được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
d. Không nhất thiết phải được thẩm định trước khi ban hành
3. Chủ thể có quyền thành lập Ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh có nội dung liên
quan đến nhiều lĩnh vực:
a. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
b. Chính phủ
c. Thủ tướng Chính phủ
d. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI, GIẢI THÍCH

1. Tất cả các dự án luật phải được thẩm định và thẩm tra bởi các cơ quan NN có thẩm
quyền.
2. Tất cả các dự án luật, pháp lệnh đều phải được thẩm định.
3. Nếu dự án luật liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực do Chính phủ trình thì Chính phủ
sẽ có thẩm quyền phân công cơ quan chủ trì soạn thảo
4. Hội Luật gia VN có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
5. Thủ tướng Chính phủ có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
6. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền trình dự án luật ra trước Quốc hội.
7. Tất cả các Bộ, cơ quan ngang Bộ đều có trách nhiệm giúp Chính phủ lập đề nghị của
Chính phủ về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
8. Nếu dự án luật được trình bởi UBTVQH thì nhất thiết Quốc hội phải thành lập cơ
quan thẩm tra.
9. Cơ quan chủ trì thẩm tra đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh chỉ bao gồm: Ủy ban pháp
luật, Hội đồng dân tộc.
10. Thẩm định và thẩm tra là giống nhau.
11. Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VB QPPL của HĐND các cấp.
12. Thẩm tra là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VB QPPL của HĐND cấp huyện.
13. Trước khi HĐND thông qua Nghị quyết QPPL thì UBND cùng cấp phải biểu quyết
thông qua trước.
14. Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VB QPPL của UBND các cấp.
15. Thẩm tra là hoạt động bắt buộc đối với dự thảo VBQPPL của UBND cấp huyện.
16. Đối với dự thảo VBQPPL của UBND cấp xã thì không cần lấy ý kiến nhân dân.
17.Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh không chỉ bao gồm chương trình xây dựng luật,
hpháp lệnh hằng năm.
18.Thẩm quyền đề nghị xây dựng quyết định của UBND cấp tỉnh không chỉ thuộc về các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.
19.Thủ tướng chính phủ có quyền sửa đổi văn bản thông tư của Bộ trưởng Bộ Công
thương.
20.Việc lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan đến nội dung dự án luật, pháp lệnh
không nhất thiết thể hiện bằng hình thức lấy ý kiến trực tiếp.

You might also like