You are on page 1of 3

CÂU HỎI MÔN HỌC XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ SOẠN THẢO VĂN BẢN PL

I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


(Chọn đáp án đúng trong mỗi câu sau)
1. Thẩm quyền giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh thuộc về:
a. Quốc hội
b. Chính phủ
c. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
d. Thủ tướng Chính phủ
2. Văn bản quy định tổ chức và hoạt động của Quốc hội:
a. Nghị định
b. Nghị quyết liên tịch của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với Ủy ban Trung
ương MTTQVN
c. Nghị quyết của Quốc hội
d. Luật
3. Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan
ngang bộ trở lên:
a. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định
b. Chính phủ quy định
c. Quốc hội quy định
d. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định
4. Văn bản QPPL quy định chuẩn mực kiểm toán nhà nước, quy trình kiểm
toán NN:
a. Thông tư của Bộ Tài chính
b. Thông tư của Bộ Công thương
c. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước
d. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

1
5. Nghị quyết về phiên họp của Chính phủ:
a. Là VBQPPL
b. Là VB áp dụng QPPL
c. Phải được thẩm định bởi cơ quan có thẩm quyền
d. Có thể ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn
6. Tổng thanh tra Chính phủ có thẩm quyền:
a. Ban hành nghị quyết, thông tư
b. Ban hành thông tư liên tịch
c. Ban hành thông tư, quyết định
d. Ban hành VB điều chỉnh địa giới HC cấp huyện
7. Văn bản quy phạm pháp luật:
a. Luôn chứa QPPL
b. Có thể do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
c. Do các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh ban hành
d. Chỉ được ban hành theo trình tự thủ tục rút gọn
8. Văn bản nào sau đây là văn bản quy phạm pháp luật:
a. Nghị quyết của Chính phủ năm 2015 về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh
chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới;
b. Quyết định của Thủ tướng về bãi bỏ Quyết định số XX/2019/QĐ-TTg;
c. Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh A về đình chỉ thi hành quyết định trái
pháp luật của UBND huyện B.
d. Quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước về Kế hoạch kiểm toán năm 2020

II. CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG – SAI, GIẢI THÍCH

1. Thanh tra Chính phủ có thẩm quyền ban hành VBQPPL với tên loại là thông
tư.

2
2. Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành văn bản quyết định, chỉ thị,
thông tư.
3. Tờ trình là văn bản hành chính.
4. Tất cả các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương đều có quyền ban hành
VBQPPL.
5. Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ có quyền ban hành Thông tư liên tịch QPPL.
6. Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam có quyền phối hợp với Bộ trưởng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Nghị quyết liên tịch QPPL.
7. Uỷ ban Dân tộc không có thẩm quyền ban hành VBQPPL.
8. Để mời họp, hình thức văn bản được sử dụng chỉ có thể là công văn hành
chính.
9. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về “Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn
công nghiệp tàu thuỷ” không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
10. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng
nhân dân có thể là văn bản QPPL.
11. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về bãi bỏ văn bản QPPL của chính mình
là văn bản quy phạm pháp luật.
12. Chính phủ có quyền ban hành nghị định để giải thích luật của Quốc hội.
13. Bộ trưởng Bộ Y tế có thể ban hành văn bản quyết định để bãi bỏ thông tư trái
pháp luật do mình ban hành.
14. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền ban hành văn bản với tên loại quyết định.
15. Trường hợp một cơ quan được giao quy định chi tiết nhiều nội dung của một
VBQPPL thì chỉ được ban hành một văn bản để quy định chi tiết các nội dung
đó.
16. Chính phủ có quyền tự mình quyết định việc ban hành nghị định để quy định
vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội
nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu
cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

You might also like