You are on page 1of 2

Họ và tên: Nguyễn Huỳnh Bảo Châu

MSSV: 31211020620
Cộng 2 điểm

ÔN TẬP BÀI 3
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích tại sao?
1. Văn bản quy phạm pháp luật hành chính luôn có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc.
SAI. Mặc dù có những quy phạm có phạm vi điều chỉnh trên phạm vi toàn quốc, áp dụng cho
mọi cá thể nhưng song song với đó cũng có những quy phạm chỉ điều chỉnh một hoặc một số địa
phương nhất định, một hoặc một số chủ thể nhất định. Ví dụ như các văn bản phòng chống dịch
Covid 19 trên địa bàn TP.HCM
2. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính bao giờ cũng dẫn đến áp dụng quy phạm pháp
luật hành chính.
SAI. Vì vẫn tồn tại trường hợp chấp hành QPPL HC sẽ dẫn đến không áp dụng QPPL HC. Ví dụ,
cá nhân khi tham gia giao thông đúng theo pháp luật thì sẽ không bị áp dụng QPPL để xử phạt.
3. Quyết định khen thưởng công dân có thành tích trong phong trào quần chúng bảo vệ an
ninh tổ quốc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh X có thể là nguồn của Luật Hành chính.
SAI. Nguồn của pháp luật hành chính của nước ta hiện nay chỉ công nhận chính thức là văn bản
quy phạm pháp luật (quy định tại Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015).
Quyết định khen thưởng không nằm trong số các văn bản được quy định ở Điều 4, nên nó không
thể là nguồn của luật hành chính.
4. Công chức không phải là chủ thể chấp hành pháp luật hành chính.
SAI. Chủ thể chấp hành pháp luật hành chính có thể là bất kì ai, bất kì cơ quan, tổ chức tham gia
quan hệ pháp luật hành chính.
5. Nghị quyết của Quận ủy quận Y về vấn đề chống tham nhũng ở địa phương là nguồn của
Luật Hành chính.
SAI. Quận ủy không có thẩm quyền ban hành nghị quyết. Nghị quyết chỉ có thể do Quốc hội, Ủy
ban thường vụ quốc hội, Chính phủ, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp ban hành. Vì vậy Nghị quyết của Quận ủy không thể là
nguồn của pháp luật hành chính.
6. Mọi cơ quan hành chính đều có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính.
SAI. Các văn bản quy phạm pháp luật hành chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước
hoặc người có thẩm quyền ban hành.
7. Việc áp dụng quy phạm pháp luật hành chính luôn luôn thể hiện ở việc xử phạt vi phạm
hành chính.
SAI. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành
chính, nó có thể được thể hiện ở nhiều dạng khác nhau như xử lý vi phạm hành chính, khen
thưởng hay kỉ luật…
8. Quy phạm pháp luật hành chính chỉ được bảo đảm thực hiện bằng sự cưỡng chế nhà
nước.
SAI. Cưỡng chế nhà nước được áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các
hành vi trái pháp luật, bảo đảm trật tự và kỉ luật trong công tác quản lý Nhà nước.
9. Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính không thể hiện ở dạng hành động bất hợp
pháp.
ĐÚNG. Chấp hành QPPL hành chính chỉ thể hiện ở dạng hành động hợp pháp. Vì các hình thức
chấp hành QPPLHC gồm: sử dụng, thi hành và tuân thủ đều là những hành vi phù hợp, không
trái với quy phạm pháp luật hành chính Việt Nam.
10. Văn bản quy phạm pháp luật hành chính chỉ chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ
của cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền.
SAI. Theo Điều 154 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật:
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản.
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan
nhà nước đã ban hành văn bản đó.
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi
hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực.
Vì vậy VB QPPL HC chỉ chấm dứt hiệu lực khi có quyết định bãi bỏ là không đầy đủ

You might also like