You are on page 1of 1

Câu 1:

1. Đúng vì theo căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 đã được sửa đổi
và bổ sung thì văn bản pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành
2. Sai, có thể điều chỉnh bằng việc thêm hiệu lực hồi tố để điều chỉnh trong trường hợp rất cần
thiết và tuân thủ các quy tắc của hiệu lực thì có thể điều chỉnh các quan hệ xã hội khi chưa tới
thời gian có hiệu lực của văn bản đó
3. Đúng vì vào những trường hợp thực sự cần thiết thì có thể có văn bản quy phạm pháp luật xảy
ra trước khi văn bản có hiệu lực và đương nhiên tất cả các hiệu lực đều phải đảm bảo lợi ích
chung cho toàn xã hội
4. Đúng vì không phải mọi văn bản được ban hành bởi Nhà nước đều là VBQPPL mà chỉ có những
văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền( theo luật định) ban hành mới được coi là VBQPPL
5. Đúng vì theo căn cứ thì “Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước, cá
nhân có thẩm quyền ở trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước
trừ trường hợp văn bản đó có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, tập quán quốc tế mà Việt Nam thừa nhận có cách
xác định khác”

Câu 2 : Văn bản số 2 và 3 là văn bản QPPL vì

+ Đầu tiên đều có ngày, tháng, năm rõ ràng không có mập mờ, hay không ghi chính xác

+ Do nhà nước, chủ thể có thẩm quyền ban hành mà ở đây là Ủy ban nhân dân thành phố

+ Văn bản pháp luật được ban hành theo thủ tục do pháp luật quy định

+ Thể hiện ý chí nhà nước

+ Văn bản pháp luật mang tính bắt buộc và được đảm bảo thực hiện bởi nhà nước

Câu 3:

- Hiệu lực hồi tố là hiệu lực của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối với hành vi được
pháp luật hình sự quy định là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự tại thời điểm có hiệu
lực thi hành

Ví dụ: Công văn số 80/TANDTC-PC hướng dẫn tội đánh bạc được áp dụng trước thời điểm luật hình sự 2015 có hiệu lực
01/01/2017

- Về nguyên tắc, Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố. Điều đó xuất phát từ nguyên tắc
của Luật hình sự là có luật có tội. Nếu hành vi của một người được thực hiện trước khi đạo luật
đó có hiệu lực thì không thể áp dụng đạo luật này để buộc họ phải chịu hình phạt

Ví dụ: Khoản 2 Điều 7 Bộ luật hình sự 1999 quy định: “Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình
tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án
tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước
khi điều luật đó có hiệu lực pháp luật”

You might also like