You are on page 1of 3

Hồi tố là gì?

Hồi tố được hiểu là hiệu lực trở về trước của một hoặc nhiều quy phạm pháp luật hình sự đối
với hành vi được pháp luật hình sự quy định là tội phạm so với quy phạm pháp luật hình sự
tại thời điểm có hiệu lực thi hành. Điều này thường áp dụng trong các văn bản quy phạm
pháp luật, và đặc biệt luật hình sự thì thường gặp nhiều hơn.
Hồi tố là một dạng hiệu lực pháp luật của văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, hiệu lực
của văn bản quy phạm pháp luật được coi là tính bắt buộc thi hành của văn bản trong một giai
đoạn nhất định, trên một không gian nhất định và với những chủ thể pháp luật nhất định.
Luật hình sự Việt Nam không có hiệu lực hồi tố và cũng không có một văn bản cụ thể nào
xác định khái niệm hay đặc điểm của hồi tố. Đơn giản tội được quy định trong các văn bản
pháp luật tức không có tội nếu không có luật. Theo nguyên tắc này đạo luật hình sự chỉ có
hiệu lực thi hành đối với tội phạm xảy ra khi đạo luật đó có hiệu lực thi hành và trước khi khi
đạo luật đó mất hiệu lực. Nếu hành vi đã được thực hiện trước khi có luật thì không thể áp
dụng điều luật đó để buộc họ chịu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên, vì những lý do nhân đạo khi những quy định của luật mới khoan hồng hơn so với
luật cũ và sự cần thiết bảo vệ lợi ích Nhà nước của xã hội và lợi ích của công dân thì  việc áp
dụng hiệu lực hồi tố là cần thiết. Song việc áp dụng hiệu lực hồi tố cũng bó hẹp trong một vài
trường hợp.
Không áp dụng hồi tố khi nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 152 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 không
quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
– Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó
pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
– Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
– Và đặc biệt văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp,
chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt không được quy định hiệu lực
trở về trước.
Trong pháp luật hình sự hiện hành, không quy định hiệu lực hồi tố đối với điều luật mới
không có lợi cho người phạm tội. Riêng đối với điều luật mới có lợi cho người phạm tội thì
áp dụng hiệu lực hồi tố. Cụ thể tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 7 Bộ luật hình sự quy định như
sau:
- Điều luật quy định một tội phạm mới, một hình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới
hoặc hạn chế phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình
phạt, xoá án tích và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp
dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.
- Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt, một tình tiết tăng nặng, quy định một hình
phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹ mới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách
nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho
người phạm tội, thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó
có hiệu lực thi hành.
Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật 
1. Chỉ trong những trường hợp cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định
hiệu lực trở về nước.
2. Không được quy định hiệu lực trở về trước đối với các trường hợp sau đây:
a) Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó
pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý;
b) Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn.
Hiệu lực hồi tố là gì ? Khái niệm về hiệu lực hồi tố
Hiệu lực hồi tố là hiệu lực ngược về trước của một văn bản pháp luật trước cả ngày văn bản
pháp luật đó được ban hành, tức là các quy định của văn bản pháp luật đó được áp dụng đối
với cả những hành vi, sự kiện đã xảy ra trước ngày văn bản pháp luật đó được ban hành.
Nhìn từ phía Nhà nước - chủ thể có quyền ban hành pháp luật có hiệu lực bắt buộc thi hành
đối với mọi người cũng như nhìn từ phía các thành viên xã hội - những chủ thể có nghĩa vụ
chấp hành pháp luật, xét về mặt thời gian, một văn bản pháp luật được ban hành bắt đầu có
hiệu lực thi hành từ bao giờ, tức từ mốc thời gian nào là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt.
Qua cách thức xác định mốc thời gian, tức là từ thời điểm mà một văn bản quy phạm pháp
luật được ban hành bắt đầu có hiệu lực, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp liên
quan, có quan hệ đến các quyền tự do, dân chủ của công dân, có thể hình dung ra bản chất
nhân dân, thuộc tính dân chủ của một hệ thống pháp luật, cũng là của một chế độ chính trị,
nhà nước.
Trong các xã hội dân chủ, thông thường văn bản quy phạm pháp luật bắt đầu có hiệu lực thi
hành kể từ ngày văn bản đó được công bố, được đăng Công báo hoặc được xác định ngay
trong văn bản pháp luật đó và thường là ở một thời điểm muộn hơn. Bộ luật tố tụng hình sự
được Quốc hội Khoá XI, kì họp thứ tư thông qua ngày 26.11.2003, nhưng theo Nghị quyết về
việc thì hành Bộ luật tố tụng hình sự được thông qua cũng tại kì họp trên thì hiệu lực thi hành
bắt đầu từ ngày 01.7.2004. Nói một cách ngắn gọn, hiệu lực pháp luật của một văn bản pháp
luật là trở về sau, từ ngày hoặc sau ngày văn bản được thông qua, ban hành, công bố, đăng
Công báo...
Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt và như Điều 76 Luật ban hành văn bản quy phạm
pháp luật quy định: chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật
mới được quy định hiệu lực ngược về trước và không được quy định hiệu lực ngược về trước
trong các trưởng hợp sau đây:
1) Quy định trách nhiệm pháp lí mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành ví đó
pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lí;
2) Quy định trách nhiệm pháp lí nặng hơn.
Đây là một nguyên tắc có tính nguyên lí của một hệ thống pháp luật dân chủ theo tinh thần
xây dựng Nhà nước pháp quyền, có tầm quan trọng đặc biệt, vì nó trực tiếp góp phần tạo lập
một trật tự pháp luật đủ độ tin cậy, bảo đảm xác lập một tâm lí xã hội vững tin vào tư cách
hợp pháp của hành vi của mễi chủ thể quan hệ pháp luật, tạo thế ổn định, vững chắc của cả hệ
thống quan hệ xã hội được mọi người tham gia, giải toả tâm trạng bất an, nghỉ ngại, thấp
thỏm, đưa lại sự tin tưởng vào ngày mai của các chủ thể quan hệ pháp luật.

You might also like