You are on page 1of 4

Sự khác nhau

Tiêu Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật
chí
1.Khái Văn bản quy phạm pháp luật là văn Văn bản áp dụng pháp luật là văn bản
niệm bản có chứa quy phạm pháp luật, chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt,
được ban hành theo đúng thẩm do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục ban hành, được áp dụng một lần trong
quy định trong Luật này. Văn bản có đời sống và bảo đảm thực hiện bằng
chứa quy phạm pháp luật nhưng sự cưỡng chế Nhà nước.
được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình thức, trình tự, thủ tục
quy định trong Luật này thì không
phải là văn bản quy phạm pháp luật.
( Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật năm 2015)
2.Thẩm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền Do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền ban hành quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được
ban (Chương II Luật ban hành văn bản Nhà nước trao quyền ban hành, dựa
hành quy phạm pháp luật 2015) trên các quy phạm pháp luật cụ thể để
giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các
quy định của Bộ luật dân sự và Bộ
luật tố tụng dân sự để tuyên án đối với
cá nhân tổ chức liên quan thông qua
bản án.
3.Nội Chứa đựng các quy tắc xử sự chung Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
dung được Nhà nước bảo đảm thực hiện một lần đối với một tổ chức cá nhân là
ban và được áp dụng nhiều lần trong đối tượng tác động của văn bản, nội
hành thực tế cuộc sống, được áp dụng dung của văn bản áp dụng pháp luật
trong tất cả các trường hợp khi có chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào
các sự kiện pháp lý tương ứng xảy ra phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo
cho đến khi nó hết hiệu lực. Ví dụ: tính hợp pháp (tuân thủ đúng các văn
Nếu có tranh chấp hợp đồng mua bản quy phạm pháp luật), phù hợp với
bán đất thì dựa trên tình huống thực thực tế (đảm bảo việc thi hành). Mang
tế áp dụng Luật đất đai 2014 và Bộ tính cưỡng chế nhà nước cao. Ví dụ:
luật dân sự 2015. Bản án chỉ rõ cá nhân nào phải thực
hiện nghĩa vụ: Nguyễn Văn A phải bồi
thường cho Lê Văn B 20tr đồng. Đối
tượng ở đây cụ thể là A và B không áp
dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào.
4.Hình Các hình thức quy định tại điều 4 Chưa được pháp luật hóa tập trung về
thức Luật ban hành VBQPPL 2015 (Hiến tên gọi và hình thức thể hiện. (Thường
tên gọi pháp, Bộ luật, Luật...) được thể hiện dưới hình thức Quyết
định, bản án...)
5.Phạm Rộng rãi. Áp dụng là đối tượng Đối tượng nhát định được nêu trong
vi áp thuộc phạm vi điều chỉnh trong văn bản.
dụng phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành
chính nhất định.
6.Cơ Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn Thường dựa vào một văn bản quy
sở ban bản quy phạm pháp luật cao hơn với phạm pháp luật hoặc dựa vào văn bản
hành văn bản quy phạm pháp luật là áp dụng pháp luật của chủ thể có thẩm
nguồn của luật. quyền. Văn bản áp dụng pháp luật
hiện tại không là nguồn cảu luật.
7.Trình Theo quy định Luật Ban hành văn Luật không có quy định trình tự.
tự ban bản quy phạm pháp luật 2015.
hành
8.Thời Lâu dài. Ví dụ: Luật sở hữu trí tuệ Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ
gian có 2005 vẫn có hiệu lực cho đến nay. việc.
hiệu
lực

Sự giống nhau
- Đều là văn bản pháp luật do các cơ Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền theo
quy định của pháp luật ban hành.
- Đều được Nhà nước bảo đảm quyền thực hiện bằng các biện pháp mang tính quyền lực
Nhà nước.
- Đều có hiệu lực buộc phải thực hiện đối với các tổ chức hoặc cá nhân có liên quan.
- Đều được thể hiện dưới hình thức văn bản và dùng để điều chỉnh các mối quan hệ xã
hội.

Ví dụ về VBQĐPL
-Ví dụ về giả định: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận giả
định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình
trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
-Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà
pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Bộ phận quy định của quy phạm
là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
Hoặc “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể
áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này” (Điều 5 Bộ luật Dân sự năm 2015),
bộ phận quy định của quy phạm là: “thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng
không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của
Bộ luật này”.
Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ
nêu một cách xử sự và các chủ thể buộc phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn. Ví dụ
khoản 1, Điều 12 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định: “Khi việc kết hôn trái
pháp luật bị hủy thì hai bên kết hôn phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.”).
Hoặc không dứt khoát (nêu ra 2 hoặc nhiều cách xử sự và cho phép các tổ chức hoặc cá
nhân có thể lựa chọn cho mình cách xử sự thích hợp từ những cách xử sự đã nêu, ví dụ:
Luật hôn nhân và Gia đình quy định: “Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú
của một trong hai bên kết hôn là cơ quan đăng ký kết hôn.; Cơ quan đại diện ngoại giao,
cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt
Nam với nhau ở nước ngoài”).
-Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng
không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi
quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07
năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017). Bộ phận chế tài
của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài đúng hay sai?
=> Nhận định này sai. Không phải mọi quy phạm pháp luật luôn có đủ 3 bộ phận giả
định, quy định và chế tài.
Quay trở lại với ví dụ “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề
mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp năm 2013). Có thể thấy rằng quy phạm
pháp luật này chỉ có Bộ phận quy định là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì) mà
không có bộ phận giả định và chế tài.
Ví dụ VBADPL
- Ví dụ 1:
A và B là bạn làm ăn, do sự tranh chấp về lợi nhuận nên A đã xảy ra xô xát với B. A đã
dùng chai bia gây ra thương tích cho B là dưới 11% với tội cố ý gây thương tích theo quy
định tại khoản 1 Điều 134 Bộ Luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Sau khi hành vi đó xảy ra, hai bên đã thỏa thuận với nhau về việc bồi thường thiệt hại sức
khỏe. B và gia đình đã ký cam kết không khiếu kiện, khiếu nại về hành vi trên của A do A
đã bồi thường cho B.
Như vậy, trong tình huống trên, B mặc dù về mặt sức khỏe đã bị xâm phạm. Nhưng theo
quy định của pháp luật, tội phạm trên sẽ được khởi tố theo yêu cầu của bị hại, nên B đã
không sử dụng quyền yêu cầu khởi tố của mình theo đúng quy định của pháp luật. Đây là
một ví dụ cho việc sử dụng pháp luật.
- Ví dụ 2:
C thảo thuận với D về việc bán mảnh đất 200m2 thuộc quyền sử dụng của D. C và D ký
một hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, có công chứng theo đúng quy định của
pháp luật. Hai bên thỏa thuận, sau khi làm xong thủ tục sang tên bên mua là C sẽ thanh
toán nốt 300 triệu.
Tuy nhiên, sau khi làm xong thủ tục sang tên trên văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện.
C là bên mua đã không thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo đúng thỏa thuận. Do quyền và lợi
ích của mình bị xâm phạm D đã khởi kiện ra tòa án để đòi số tiền trên.
Như vậy, ví dụ này cho thấy D đã sử dụng quyền của mình đối với vấn đề yêu cầu thanh
toán. Khi đó, theo đúng quy định của pháp luật D được quyền khởi kiện để yêu cầu C trả
số tiền theo đúng thỏa thuận của hai bên.

You might also like