You are on page 1of 2

Đặc điểm áp dụng pháp luật:m của áp dụng pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính tổ chức, quyền lực nhà nước vì việc
áp dụng pháp luật chỉ do các cơ quan nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật tiến hành. Mỗi chủ thể có thể áp dụng pháp luật trong
phạm vi nhất định theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Ủy ban nhân dân mới có thể xem xét để cấp Giấy chứng nhận kết hôn, Tòa án
nhân dân mới có thể áp dụng pháp luật trong xét xử để định tội và hình phạt cho
người phạm tội…
- Thông qua hoạt động áp dụng pháp luật, ý chí nhà nước thể hiện trong các quy
phạm, văn bản pháp luật trở thành hiện thực trong thực tế và thể hiện một cách cụ
thể trong các trường hợp cụ thể.
Ví dụ: Thông qua việc cấp Giấy chứng nhận kết hôn thể hiện ý chí của Nhà nước
trong quy định của Luật hôn nhân và gia đình mới trở thành hiện thực.
- Khi áp dụng pháp luật, các chủ thể có thẩm quyền áp dụng có thể ban hành
những quyết định dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật.
Các quyết định áp dụng pháp luật này được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng nhiều
biện pháp, trong đó có cả biện pháp cưỡng chế nhà nước.
Ví dụ: Khi xem xét hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của một cá
nhân, tổ chức nào đó, Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên phải căn cứ vào các quy
định của Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn thi hành để ra quyết định cấp hay
không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân tổ chức đó. Quyết định
này thể hiện ý chí đơn phương của Ủy ban nhân dân mà không phụ thuộc vào ý chí
của cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ xin cấp.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động cá biệt hoá các quy phạm pháp luật vào trường
hợp cụ thể với các cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Hoạt động áp dụng pháp luật của Cảnh sát giao thông là sự cá biệt hóa các quy
định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vào trường hợp cụ thể của
người có hành vi vi phạm.
- Áp dụng pháp luật là hoạt động thể hiện tính sáng tạo
Các quy định của pháp luật thường mang tính chất chung chung, tuy nhiên, thực tế
các vụ việc xảy ra lại đa dạng và có tính phức tạp. Muốn giải quyết thấu tình, hợp lý
cần có sự sáng tạo của người áp dụng.
Bản chất của việc áp dụng pháp luật là mang tính chất bắt buộc và mang quyền lực
nhà nước.
Hình thức thể hiện của áp dụng pháp luật: Có các văn bản, quyết định áp dụng pháp
luật, thể hiện việc áp dụng pháp luật trong những trường hợp cụ thể của cá nhân, tổ
chức có thẩm quyền.
Câu hỏi:
1.Đặc điểm của hoạt động Áp dụng pháp luật?
A: chỉ có một đặc điểm: là hoạt động có tính tổ chức, quyền lực nhà nước
B: chí có một đặc điểm: là hoạt động phải được tiến hành theo trình tự, thủ tục do
pháp luật quy định
C: chỉ có một đặc điểm: là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo
D: có cả ba đặc điểm nêu trên
D là đáp án đúng
2. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung, nghĩa là quy định bắt buộc đối với:
A: mọi người từ 18 tuổi trở lên.
B: mọi cá nhân tổ chức.
C: mọi đối tượng cần thiết.
D: mọi cán bộ, công chức.
B là đáp án đúng
3.Bộ Giáo dục và Đào tạo có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nào sau
đây?
A: Luật giáo dục
B: Nghị định
C: Thông tư
D: Nghị quyết
C là đáp án đúng
4.Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó:
A: Luôn luôn có sự tham gia của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
B: Các chủ đề pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực
C: Các chủ đề pháp luật tiến hành những hoạt động không cấm
D: Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật
ngăn cấm
A là đáp án đúng.

You might also like