You are on page 1of 7

1. Xác định đối tượng điều chỉnh của TPQT (so sánh với CPQT).

 
Giống nhau:  Đối tượng điều chỉnh: các quan hệ phát sinh trong đời sống quốc tế
Khác nhau: 
 Đối tượng điều chỉnh của TPQT: Là các quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có yếu
tố nước ngoài giữa các chủ thể TPQT, bao gồm:
 Quan hệ dân sự:
 Các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực dân sự, kinh doanh - thương
mại, lao động, hôn nhân và gia đình
 Các QHXH liên quan đến thẩm quyền xét xử của cơ quan tư pháp đối với
các vụ án dân sự, kinh doanh - thương mại, hôn nhân và gia đình
 Xác định địa vị pháp lý của công dân, pháp nhân của nước này trước cơ
quan tư pháp của nước khác
 quy định nguyên tắc và thủ tục ủy thác tư pháp (tương trợ tư pháp)
 Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án
nước ngoài, trọng tài nước ngoài tại một quốc gia
 Yếu tố nước ngoài
 Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài
 Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước
ngoài
 Các bên tham gia đều là công dân Việt Nam, pháp nhân Việt Nam nhưng
đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài
(Ñ663 BLDS 2015, Đ464(2) BLTTDS2015)
 Đối tượng điều chỉnh của CPQT: Mối quan hệ giữa các chủ thể mang tính chính
trị pháp lý.
2. Phân tích phương pháp điều chỉnh (quy phạm thực chất? quy phạm xung đột?):
ưu điểm, nhược điểm khi áp dụng trong tư pháp quốc tế. 
 Phương pháp điều chỉnh trực tiếp (phương pháp thực chất): là dựa vào việc
nhất thể hóa các quy phạm pháp luật thực chất, cách thức giải quyết các quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài (quan hệ TPQT) trong pháp luật các nước để từ đó
quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể TPQT dưới dạng quy phạm pháp luật
thực chất thống nhất được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và tập quán quốc tế
Ưu điểm:

 Phương pháp này giải quyết trực tiếp các quan hệ và nó chỉ áp dụng trong
các quan hệ, lĩnh vực cụ thể. Do đó, mà phương pháp này sẽ giúp cho việc
giải quyết các xung đột được nhanh chóng hơn, do không phải qua giai
đoạn chọn hệ thống luật và các quy phạm của hệ thống luật đó để giải
quyết.
 Hơn nữa, do phương pháp này chỉ sử dụng đối với các bên tham gia quan
hệ cụ thể trong các không gian giới hạn và đôi khi chỉ áp dụng với các chủ
thể cụ thể. Vì thế mà  các chủ thể này thường biết trước các điều kiện pháp
lý đó, để hợp tác với nhau trong các quan hệ, tránh được các xung đột xảy
ra.
 Phương pháp này còn điều chỉnh trực tiếp bằng cách các quốc gia kí kết
điều ước quốc tế mà trong các điều ước quốc tế đó tồn tại các quy phạm
thực chất thống nhất, vì vậy nó đã làm tăng khả năng điều chỉnh hữu hiệu
của luật pháp, tính khả thi cao hơn, loại bỏ được sự khác biệt, thậm chí mâu
thuẫn trong luật pháp giữa các nước với nhau.

Nhược điểm:

 Thứ nhất, số lượng các ĐƯQT ký kết thì chưa nhiều và số lượng quy phạm
thực chất trong mỗi điều ước lại không nhiều, do đó, cơ sở áp dụng còn hạn
chế, nhất là trong các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và một số
nước.
 Thứ hai, không có khả năng thay đổi ứng biến linh hoạt để thích ứng được
với tốc độ phát triển của các quan hệ dân sự quốc tế. Do quy định thực chất
chỉ áp dụng cho các quan hệ cụ thể nên khi có quan hệ mới phát sinh thì
không thể áp dụng nó để giải quyết.
 hứ ba, việc xây dựng, ký kết khá phức tạp, tốn nhiều thời gian, công sức.
Quan hệ dân sự đang ngày càng gia tăng về số lượng, thay đổi về nội dung;
trong khi đó, điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội của mỗi quốc gia lại khác
gia nên việc thống nhất được các quy phạm giải quyết trực tiếp cho từng
quan hệ cụ thể giữa các nước là không hề đơn giản.
 Thứ tư, do QPTC là sự nhất trí giữa các quốc gia nên phạm vi ràng buộc
của các điều ước chỉ với các quốc gia có liên quan.
 Phương pháp điều chỉnh gián tiếp (phương pháp xung đột): dựa vào các quy
định pháp luật đã có sẵn để lựa chọn áp dụng pháp luật của một nước nhằm giải
quyết các quan hệ TPQT dưới dạng các quy phạm xung đột nhằm chỉ ra hệ thống
pháp luật nước nào được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ TPQT. Quy phạm
xung đột thường được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia
hoặc các điều ước quốc tế
Ưu điểm: 
 Phương pháp xung đột giúp cho việc giải quyết các vấn đề dân sự có yếu tố
nước ngoài một cách thuận lợi, dễ dàng hơn. Qua đó, tránh được những
tranh chấp giữa các quốc gia, gây bất ổn đến quan hệ giữa các nước với
nhau, quan trọng nhất là điều hòa được lợi ích giữa các quốc gia. 
Ví dụ: Công ty A Hàn Quốc ký hợp đồng mua bán thiết bị máy tính với
công ty B của Anh. Hai bên thỏa thuận thuê xe vận chuyển theo như hợp
đồng. Tuy nhiên, phát sinh tranh chấp khi trong quá trình vận chuyển do
không bảo quản tốt đã để hàng hóa dính nước mặn, dẫn đến thiệt hại. Vậy
trong trường hợp đó, cần phải sử dụng luật của bên nào để giải quyết tranh
chấp, khi mà pháp luật điều chỉnh của 2 bên về vấn đề này là khác nhau?
Nhược điểm
 Vì pháp luật của các nước có những quy định khác nhau, việc sử dụng
QPXĐ để giải quyết xem ra là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, do tính chất
đặc thù và riêng biệt của QPXĐ mà vẫn có những trường hợp Tòa án không
chọn được luật thực chất để áp dụng bởi chưa có quy phạm xung đột trong
lĩnh vực đó. Lúc này Tòa án cần xem xét hệ thống luật pháp của nước mình
để tìm ra các quy định cần thiết để giải quyết vụ việc.
 Trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại, người ta thường áp dụng loại
hệ thuộc xung đột mới là tự do lựa chọn luật áp dụng. Chính sự tự do này
đôi khi khiến cho các bên đương sự lạm dụng khi tránh không phải áp dụng
một hệ thống pháp luật mà đáng lẽ nó phải được áp dụng.
3. Xác định thứ tự nguồn áp dụng trong tư pháp quốc tế. 
Lần lượt là
1. Điều ước Quốc tế chứa đựng quy phạm thực chất thống nhất liên quan
2. Điều ước Quốc tế chứa đựng quy phạm xung đột thống nhất liên quan
3. Pháp luật Quốc gia chứa đựng quy phạm xung đột thông thường
4. Pháp luật Quốc gia chứa đựng quy phạm thực chất thông thường (quyền và nghĩa
vụ của các bên trong quan hệ dân sự)

4. Đặc điểm của quy phạm xung đột. 


 Quy phạm xung đột là quy phạm đặc thù nhằm quy định (hay “dấn chiếu tới”, “chỉ
dẫn”) hệ thống pháp luật nước nào sẽ áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài

 Đặc điểm 
 Quy phạm gián tiếp: dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật của một nước được áp
dụng, không quy định trực tiếp nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên
 Quy phạm song phương: xác định hệ thống pháp luật áp dụng có thể là pháp luật
của nước cụ thể hoặc của nước nơi có tòa án giải quyết vụ việc
 Có tính chất trung lập: QPXĐ chỉ ra việc áp dụng hệ thống pháp luật của một nước
một cách khách quan mà không cần xem hệ thống pháp luật đó có lợi cho nguyên
đơn hay bị đơn.
5. Tìm một quy phạm xung đột và phân tích cấu trúc. 

Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu
dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. 
(Điều 683(5) BLDS)
 Cấu trúc:
Phần phạm vi: quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng thuộc quan hệ dân
sự liên quan đến hợp đồng => quan hệ hợp đồng 
Phần hệ thuộc: pháp luật Việt Nam được áp dụng
Quy tắc “Luật do người ký kết hợp đồng lựa chọn” (lex voluntatis)

(ví dụ này khó wa thì chọn ví dụ dưới nha cb :>) - Hà


Trong việc kết hôn (phần phạm vi) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài, mỗi bên sẽ tuân
theo pháp luật nước mình (phần hệ thuộc) và kết hôn.

(Điều 126 Luật Hôn nhân gia đình năm 2015)


Đây là quan hệ dân sự liên quan đến con người => áp dụng quy chế pháp lý nhân thân
Quy tắc “luật theo nhân thân” (lex personalis)

6. Xác định các quy tắc giải quyết xung đột pháp luật (trường hợp áp dụng và các
biến dạng của các quy tắc đó) 
 Quy tắc “Luật theo thân nhân” (lex personalis)
 Nhân thân: họ tên, hộ tịch, năng lực pháp luật, các mối quan hệ gia đình của
một cá nhân
 Quy tắc này được áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về xác định
năng lực pháp lý của cá nhân, chế độ HN&GĐ, quan hệ huyết thống, chế
độ thừa kế.
 Có 2 biến dạng:
  Luật quốc tịch của đương sự (lex patriae): Đ673, 674, 675, 680, 681
(1)
 Luật nơi cư trú của đương sự (lex domicili): Đ672 (1), 682, 684
 Luật áp dụng đối với người có nhiều quốc tịch: Đ672 (2)
 Luật áp dụng đối với người không có quốc tịch: Đ672 (1)

 Quy tắc “Luật Quốc tịch của pháp nhân” (lex societalis)
 Là pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch
 Quy tắc này được áp dụng để giải quyết XĐPL về xác định pháp luật dân
sự của pháp nhân, quyền và nghĩa vụ của pháp nhân, mối quan hệ giữa các
pháp nhân, tổ chức lại, giải thể, phá sản.
 Tiêu chí xác định quốc tịch pháp nhân:
 Nơi đăng ký thành lập (Common Law); hoặc
 Nơi có trụ sở lãnh đạo (Civil Law)
 Nơi pháp nhân có các hoạt động kinh doanh chính (Khu vực Ả Rập)
 Bộ luật dân sự Việt Nam: Đ676
 Luật doanh nghiệp 2013: “Doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp được
thành lập hoặc đăng ký thành lập theo pháp luật Việt Nam và có trụ sở
chính tại Việt Nam” (Đ399) (?)

 Quy tắc “Luật nơi có tài sản” (lex rei sitae)


 Là PL của nước nơi có tài sản là đối tượng trong 1 quan hệ TPQT.
Quy tắc này được áp dụng để giải quyết XĐPL về sở hữu tài sản, xác định

quyền sở hữu, phạm vi quyền sở hữu, trình tự chuyển dịch quyền sử hữu.
 Phân loại tài sản: BĐS/ĐS => theo PL của nước có tài sản (Đ677)
 Xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt QSH và quyền khác => áp dụng PL
nơi có tài sản (Đ678) (1)
 Động sản đang trên đường vận chuyển: áp dụng PL của nước nơi ĐS được
chuyển đến, trừ trường hợp có thoả thuận khác (Đ678) (2)
 Bất động sản => áp dụng PL ở nơi có BĐS (Đ678, 680 (2), 681, 683 (4))
 Quyền sở hữu trí tuệ => áp dụng PL nơi có đối tượng SHTT yêu cầu bảo hộ
(Đ679)
NGOẠI LỆ: Không áp dụng quy tắc “Luật nơi có tài sản” trong các trường hợp sau
 TS phát sinh từ QSH của 1 tập đoàn => Luật quốc tịch của Cty
 Quyền sở hữu tàu bay => Luật nơi đăng ký tàu bay
 Quyền sở hữu tàu biển => Luật cờ tàu
 Các quan hệ tài sản liên quan đến các đối tượng của đạo luật quốc hữu hoá.

 Quy tắc “Luật do người ký kết hđ lựa chọn” (lex voluntatis)


(Đến đây cô bảo khó quá không dạy nữa, dạy các em cũng không hiểu :<)

7. Xác định quy chế pháp lý của người nước ngoài 


 Quy chế đãi ngộ quốc gia (National Treatment)
Người nước ngoài được hưởng những quyền dân sự, kinh tế ngang với quyền
tương tự dành cho công dân nước sở tại.
Hạn chế, cấm: lĩnh vực chính trị, an ninh quốc gia

 Quy chế tối huệ quốc (Most Favoured Nation Treatment)


Nước sở tại dành cho công dân, pháp nhân của nước kia những quyền và ưu đãi
đang hoặc sẽ dành cho công dân, pháp nhân của bất kỳ nước thứ ba nào trong lĩnh vực
kinh tế, thương mại, hàng hải quốc tế.
Là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá, dịch
vụ, từ một nước so với hàng hóa tương tự có xuất xứ từ nước thứ ba (Pháp lệnh 2002 về
đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế)

 Quy chế có đi có lại và chế độ “Báo Phục Quốc”


Nước sở tại dành một số quyền và ưu đãi nhất định cho công dân, pháp nhân của
một số nước trên cơ sở những điều kiện thực tế phát sinh trong quan hệ giữa hai nước.
Nước sở tại có quyền áp dụng các biện pháp hạn chế hoặc khước từ quyền và lợi
ích của công dân, pháp nhân của một nước ở trên lãnh thổ nước này khi nước đó có các
hành động gây thiệt hại cho công dân, pháp nhân của nước sở tại ở trên lãnh thổ nước kia.
 Quy chế đối xử ưu đãi đặc biệt
Quy chế này chỉ áp dụng giữa hai hay một nhóm nước nhất định mà không dành
cho các nước thứ ba trong quan hệ thương mại, kinh tế.

8. Xác định cơ sở pháp lý và nội dung quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước
ngoài.
   Cơ sở pháp lý 

           Quyền miễn trừ của quốc gia trong lĩnh vực quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
được ghi nhận rải rác trong các điều ước quốc tế, điển hình nhất là Công ước Brussels về
thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước ngày 14/4/1926, Công ước Viên
năm 1961 về quan hệ ngoại giao, Công ước Viên 1963 về quan hệ lãnh sự,… Đặc biệt, các
nội dung này được quy định một cách cụ thể và tập trung tại Công ước của Liên hiệp quốc
(LHQ) về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia. Các quyền này cũng
được ghi nhận trong pháp luật của nhiều quốc gia.

 Nội dung

Miễn trừ xét xử tại bất cứ Tòa án nào. Nội dung quyền này thể hiện nếu không có
sự đồng ý của quốc gia thì không có một tòa án nước ngoài nào có thẩm quyền thụ lý và
giải quyết vụ kiện mà quốc gia là bị đơn (trong lĩnh vực dân sự). Các tranh chấp liên quan
đến quốc gia phải được giải quyết bằng con đường thương lượng trực tiếp hoặc con đường
ngoại giao, trừ khi quốc gia từ bỏ quyền này. 

Điều 5 và Điều 6 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản
của quốc gia quy định: Quốc gia được hưởng quyền miễn trừ tài phán trước một tòa án
nước ngoài theo những quy định của Công ước. Các quốc gia có nghĩa vụ đảm bảo quyền
miễn trừ tài phán và quyền miễn trừ tài sản của quốc gia khác, cụ thể là không thực thi
quyền tài phán chống lại quốc gia khác trong một vụ kiện tại tòa án nước mình. 

Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo đơn kiện, nếu quốc gia
đồng ý cho tổ chức, cá nhân nước ngoài kiện mình, tức là đồng ý cho Tòa án nước ngoài
xét xử vụ kiện mà quốc gia là bị đơn. Nội dung của quyền này thể hiện trong trường hợp
nếu một quốc gia đồng ý để tòa án nước ngoài thụ lý, giải quyết một vụ tranh chấp mà
quốc gia là một bên tham gia thì tòa án nước ngoài đó được quyền xét xử nhưng tòa án
không được áp dụng bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như bắt giữ, tịch thu tài sản của
quốc gia để phục vụ cho việc xét xử. Tòa án chỉ được áp dụng các biện pháp này nếu được
quốc gia cho phép. 

Điều 18 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của
quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế tiền tố tụng nào như tịch thu, chiếm
giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện trước một tòa án
nước ngoài…”.
Miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế nhằm đảm bảo thi hành quyết định
của Tòa án trong trường hợp quốc gia không đồng ý cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài
kiện, đồng ý cho Tòa án xét xử. Trong trường hợp quốc gia đồng ý cho một tòa án nước
ngoài giải quyết một tranh chấp mà quốc gia là một bên tham gia và nếu quốc gia là bên
thua kiện thì bản án của tòa án nước ngoài đó cũng phải được quốc gia tự nguyện thi hành.
Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế như
bắt giữ, tịch thu tài sản của quốc gia nhằm cưỡng chế thi hành bản án đó. Ngay cả khi
quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ xét xử thì quyền miễn trừ đối với các biện pháp cưỡng chế
bảo đảm thi hành phán quyết của tòa án vẫn phải được tôn trọng. 

Điều 19 Công ước của LHQ về quyền miễn trừ tài phán và miễn trừ tài sản của
quốc gia quy định: “Không có biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của tòa án
như tịch thu, bắt giữ tài sản trái pháp luật của quốc gia được áp dụng trong một vụ kiện
trước một tòa án nước ngoài…”

You might also like