You are on page 1of 2

Hệ thống luật pháp

Hệ thống luật pháp của quốc gia chính là các nguyên tắc, các điều luật điều tiết hành vi và các quy trình
giúp thi hành các điều luật qua đó xử lý tranh chấp

Hệ thống luật pháp của một quốc gia là vô cùng quan trọng đối với thương mại quốc tế

Luật pháp quốc gia sẽ điều tiết hoạt động kinh doanh, xác định hình thức kinh doanh và thiết lập quyền
lợi cũng như nghĩa vụ của các bên tham gia vào các thương vụ.

Chúng ta có thể thấy sự khác biệt về hệ thống luật pháp có thể phản ánh tính hấp dẫn của quốc gia về
phương diện đầu tư hay thị trường

Cũng giống như hệ thống kinh tế, hệ thống pháp lý cũng bị hệ thống chính trị chi phối bên cạnh đó hệ
thống pháo lý cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống lịch sử

Chính phủ sẽ đóng vai trò xác định khuôn khổ pháp lý , còn các công ty sẽ tiến hành kinh doanh, các luật
điều tiết kinh doanh sẽ phản ánh hệ tư tưởng của giai cấp thống trị

Ví dụ: Các quốc gia độc tài thiên về chủ nghĩa tập thể sẽ có xu hướng ban hành những luật khắc khe
nhằm hạn chế các doanh nghiệp tư nhân

Ngược lại các đạo luật được ban hành bởi các quốc gia thiên về chủ nghĩa cá nhân lại có xu hướng ủng
hộ doanh nghiệp tư nhân và người tiêu dùng.

Sự khác biệt trong hệ thống luật pháp

Có 3 dạng hệ thống luật pháp mag hiện được sử dụng trên toàn thế giới là : thông luật, luật dân sự và
luật thần quyền

Thông luật (luật về các tập quán): Hệ thống dựa trên các truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán.

Truyền thống là đề cập đến lịch sử pháp luật quốc gia

Tiền lệ nghĩa là những trường hợp đã xuất hiện tại tòa trong quá khứ

Phong tục tập quán là cách thức áp dụng luật trong những tình huống cụ thể

Khi Tòa án diễn gải thông luật, họ sẽ diễn giải toàn bộ trên cơ sở truyền thống, tiền lệ và phong tục tập
quán. Chính vì điều này khiến cho thông luaatjlinh hoạt hơn so với những luật khác.

Dân luật (luật dân sự) là hệ thống luật dưa trên một bô luật các chi tiết được lập thành tập hợp các
chuẩn mực đạo đức mà một xã hội hoặc một cộng đồng chấp nhận.

Khi tòa án diễn giải luật dân sự, họ sẽ diễn giải trên cơ sở các chuẩn mực này.

Nhìn chung hệ thống luật dân sự có xu hướng ít thù địch hơn thông luật vì thẩm phán chỉ dựa vào chuẩn
mực đạo đức thay vì diễn giải truyền thống, tiền lệ và phong tục tập quán giống thông luật. Chính vì vậy
mà thẩm phán bên luật dân sự sẽ kém linh hoạt hơn bên thông luật bởi vì thẩm phán bên thông luật có
quyền diễn giải trong khi bên luật dân sự chỉ có thể áp dụng luật.
Luật thần quyền: là hệ thống luật dựa trên những giáo huấn và tôn giáo. Ví dụ như Luật hồi giáo, luật
hindu, luật do thái…

Về tổng quan thì luật hồi giáo là hệ thống thần quyền được ứng dụng rộng rãi nhất hiện nay. Về cơ bản
luật hồi giáo chủ yếu liên quan đến khía cạnh đạo đức nhưng đã được mở rộng bao ggomf cả hoạt động
thương mại

Ví dụ: thanh toán hay nhận lợi tức đều bị xem là cho vay nặng lãi và không được kinh koran chấp nhận.
Điều này luôn đúng đối với những tín đồ hồi giáo sùng đạo. Việc chấp nhận chi trả lợi tức được coi là lỗi
nghiêm trọng. Cả người trả và người nhận đều có tội ngang nhau. Tại một số quốc gia, thì vấn đề này trở
thành vấn đề luật pháp.

Những khác biệt về luật hợp đồng

Những khác biệt giữa các hệ thống thông luật và dân sự được mô tả qua cách tiếp cận với luật hợp đồng

Hợp đồnglà một tài liệu quy đỉnhõ những điều kiện để sự trao đổi diễn ra được và quyền lợi cũng như
nghĩa vụ cụ thể cho các bên liên quan. Một số dạng hơp đồng chi phối rất nhiều thương vụ

Luật hợp đồng là luật chi phối việc thực thi hợp đồng

Các bên tham gia thỏa thuận thường sử dụng đến luật hợp đồng khi một bên cảm thấy bên kia vi phạm
nội dung hoặc tinh thần của thỏa thuận.

Và thương mại quốc tế rất nhạy cảm với những sự khác biệt, khi những tranh chấp phát sinh trong
thương mại quốc tế, thì câu hỏi đặt ra là phải lưu ý đến hệ thống luật mà quốc gia đó áp dụng.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều quốc gia trong đó có hoa kỳ đã thông qua Công ước của liên hợp quốc về
mua bán hàng hóa quốc tế CIGS

CIGS là bộ nguyên tắc chung kiểm soát một số lĩnh vực cụ thể trong việc soạn thảo và thực thi những
hợp đồng thương mại thông thường giữa 2 bên – bên bán và bên mua – có trụ sở tại những quốc gia
khác nhau

CIGS sẽ được ứng dụng một cách tự động đối với toàn bộ các hợp đồng buôn bán hàng hóa giữa những
công ty có trụ sở tại các quốc gia khác nhau đã phê chuẩn hiệp ước. Tuy nhiên hiện nay chưa tới 70 quốc
gia phê chuẩn hiệp ước này trong đó có rất nhiều nước lớn như Nhật Bản và Anh vẫn chưa phê chuẩn.

Nếu các công ty không chấp nhận CIGS thì họ sẽ lựa chọn những tòa án nổi tiếng tiêu biểu như Tòa
trọng tài quốc tế thuộc phòng thương mại quốc tế tại paris.

You might also like