You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LUẬT
-------***-------

BÀI THI GIỮA KỲ


MÔN: TƯ PHÁP QUỐC TẾ
CHỦ ĐỀ: XUNG ĐỘT ĐIỀU KIỆN GIAO DỊCH CHUNG
CHỨA ĐIỀU KHOẢN CHỌN LUẬT

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Từ Thanh Hương


Mã sinh viên: 2114610015
Lớp tín chỉ: PLU308(GD2_HK2-2223).1
Khóa : 60

Hà Nội, tháng 6 năm 2023


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU .................................................................................................................2
B. NỘI DUNG .............................................................................................................2
I. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng ........................2
1. Về năng lực của các bên trong thoả thuận ...........................................................3
2. Về nội dung của thoả thuận .................................................................................3
3. Về hình thức của thoả thuận ................................................................................4
II. Xung đột điều kiện giao dịch chung có chứa điều kiện giao dịch chung có
chứa điều khoản lựa chọn pháp luật áp dụng ..............................................................4
III. Áp dụng bộ nguyên tắc Lahay 2015 vào giải quyết tình huống. .......................6
1. Khái quát chung về Bộ nguyên tắc Lahay về lựa chọn pháp luật áp dụng cho
hợp đồng thương mại quốc tế (The hague principles on choice of law in
international commercial contracts) ........................................................................6
2. Giải quyết tình huống. ....................................................................................6
C. KẾT LUẬN .............................................................................................................8
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................8
A. MỞ ĐẦU
Luật pháp của các nước khác nhau có các quy định khác nhau về tính hợp pháp của một
hợp đồng. Do vậy, một vấn đề được đặt ra là khi có xung đột pháp luật thì hệ thống pháp luật
liên quan nào được áp dụng để xác định tính hợp pháp cũng như nguồn luật điều chỉnh hợp
đồng thuộc về thẩm quyền của quốc gia nào? Để giải quvết vấn đề này, trong tư pháp quốc
tế, các nước quy định những nguyên tấc pháp lý nhất định trong luật pháp của quốc gia mình
hoặc ký kết các điều ước quốc tế để đưa ra những nguyên tắc chủ đạo nhằm giải quyết xung
đột pháp luật. Đặc biệt là là những xung đột về điều kiện giao dịch chung chứa điều khoản
chọn luật. Để làm rõ điều này em xin phép được nghiên cứu tình huống sau:
“ Doanh nghiệp A của Việt Nam gửi yêu cầu đến doanh nghiệp B của Mỹ. Doanh nghiệp B
của Mỹ đã chấp nhận.
Trong ĐKGDC của Doanh nghiệp A có điều khoản quy định : HĐ chịu sự điều chỉnh của
pháp luật nước X
Trong ĐKGDC của Doanh nghiệp B có điều khoản quy định: HĐ chịu sự điều chỉnh của pháp
luật nước Y
Hỏi luật của nước X hay luật của nước Y được áp dụng để điều chỉnh hợp đổng?”

Do tài liệu tham khảo còn hạn chế, bài làm còn mang tính chủ quan nên không tránh khỏi
những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp từ phía thầy để bài làm của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

B. NỘI DUNG
ĐIỀU KIỆN CÓ HIỆU LỰC CỦA ĐIỀU KHOẢN LỰA CHỌN PHÁP LUẬT ÁP
DỤNG CHO QUAN HỆ DÂN SỰ CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI VÀ ÁP DỤNG BỘ
LUẬT LAHAY 2015 VÀO GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG VỀ XUNG ĐỘT ĐIỀU
KIỆN GIAO DỊCH CHUNG CHỨA ĐIỀU KHOẢN CHỌN LUẬT

I. Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
Điều 683 BLDS năm 2015 thì có nêu nguyên tắc chung, theo đó các bên trong quan hệ
hợp đồng có yếu tố nước ngoài có thể lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng của mình.
Tuy nhiên, BLDS cũng như các văn bản cấu thành tư pháp quốc tế Việt Nam không quy định
về điều kiện có hiệu lực của điều khoản lựa chọn pháp luật. Thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng là một loại thỏa thuận hợp đồng, nên phải tuân thủ các quy định chung về giao dịch dân
sự. Có 3 khả năng xác định các hiệu lực này dựa trên tư pháp quốc tế và thực tế xét xử:

Thứ nhất, căn cứ vào pháp luật của nước có toà án xét xử vụ việc, hay còn gọi là “lex fori”
đây là nguyên tắc giải quyết khi có xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế, theo đó tòa án
áp dụng pháp luật của nước mình để giải quyết những tranh chấp dân sự có nhân tố nước
ngoài. Giải pháp này có ưu điểm là dễ áp dụng và bảo vệ được trật tự công của nước có toà
án xét xử. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là không tôn trọng ý chí của các bên
tham gia quan hệ dân sự, vốn là nguyên tắc cơ bản của lĩnh vực luật tư, đặc biệt là lĩnh vực
hợp đồng.

Thứ hai, căn cứ vào luật do chính các bên lựa chọn, nghĩa là toà án được yêu cầu xét xử sẽ áp
dụng pháp luật mà các bên lựa chọn để xem xét khả năng có hiệu lực của chính thỏa thuận
đó. Giải pháp này được đề xuất bởi một số điều ước quốc tế và luật áp dụng có ưu điểm là
tuyệt đối tôn trọng ý chí của các bên nhưng có thể dẫn tới một nghịch lí. Khi hợp đồng bị vô
hiệu thì không làm phát sinh hậu quả pháp lí, tức là điều khoản lựa chọn pháp luật nằm trong
hợp đồng đó không có giá trị. Để tránh rơi vào nghịch lí này thì giải pháp có thể áp dụng độc
lập với hợp đồng. Nói cách khác hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp luật không phụ thuộc
vào hiệu lực của hợp đồng. Giải pháp này mới được pháp luật của nhiều nước, trong đó có
Việt Nam ghi nhận cho thỏa thuận trọng tài.1

Thứ ba, hiệu lực của thoả thuận lựa chọn pháp luật phải được xác định dựa trên hệ thống pháp
luật đáng được áp dụng nhất cho hợp đồng theo dẫn chiếu của quy phạm xung đột của nước
có toà án xét xử hay còn gọi là “lex causae”.

1. Về năng lực của các bên trong thoả thuận


Thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng là một dạng thoả thuận dân sự, vì vậy phải tuân
theo các quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Theo Điều 117 BLDS năm
2015, để có hiệu lực, thoả thuận lựa chọn pháp luật phải đáp ứng được các điều kiện sau:
“a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không
trái đạo đức xã hội”.
Các quy định này không cho biết các chủ thề ngoài việc phải tuân theo pháp luật Việt
Nam có còn phải tuân theo pháp luật mà mình có quốc tịch hay không
2. Về nội dung của thoả thuận
Pháp luật Việt Nam không có quy định cụ thể về nội dung và mục đích của thoả thuận
cũng như không cho biết các bên có thể lựa chọn nhiều hệ thống pháp luật áp dụng cho quan
hệ của mình hay không. Đây là điểm khác biệt của pháp luật Việt Nam với pháp luật của một
số nước.

Monténégro năm 2013 quy định: “Hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên
lựa chọn. Sự lựa chọn này phải rõ ràng hoặc được suy ra từ các quy định của hợp đồng hoặc
các hoàn cảnh cụ thể. Các bên có thể lựa chọn pháp luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần
hợp đồng. {...) Sự tồn tại của thoả thuận và hiệu lực của thoả thuận về luật áp dụng được
điều chỉnh bởi Điều 14, khoản 2 Điều 44 và Điều 45 của Luật này”.2

1
Điều 19, Luật trọng tài thương mại Việt Nam năm 2010
2
Ngô Quốc Chiến ( chủ biên), Luật tư pháp quốc tế- hướng đến xây dựng một mô hình lập pháp ở Việt Bam,
Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội,2018, Phụ lục số 5, tr.357; tr177.
Tương tự, Bộ nguyên tắc La Hay năm 2015 3về thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng
đối với hợp đồng thương mại quốc tế quy định:
“2. Các bên có thể chọn:
a) pháp luật áp dụng đối với toàn bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng;
b) các hệ thống pháp luật khác nhau áp dụng đối với những phần khác nhau của hợp đồng”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định Rome năm 2008 của Liên minh châu Âu về luật áp dụng
cho nghĩa vụ hợp đồng cũng có quy định tương tự.

3. Về hình thức của thoả thuận


BLDS năm 2015 không quy định về hình thức của thoả thuận lựa chọn pháp luật mà
chỉ quy định về pháp luật áp dụng đối với hình thức của hợp đồng. Cụ thể, khoản 7 Điều 683
quy định: “Hình thức của hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng đối với hợp đồng
đó”.Theo Điều 119 BLDS năm 2015, “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn
bản hoặc bằng hành vi cụ thể”. Theo đó, thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi
cụ thể.
Khảo cứu pháp luật nước ngoài cho thấy một số điều ước quốc tế cũng như một của
một số quốc gia đã có những quy định rõ ràng hơn về vấn đề này. Chằng hạn, Điều 7 Công
ước Liên Mỹ về luật áp dụng cho hợp đồng quốc tế năm 1994 quy định 4: “ Hợp đồng được
điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn. thỏa thuận về sự lựa chọn này phải rõ ràng hoặc,
nếu không có thoả thuận, sự lựa chọn này phải được suy ra một cách chắc chắn từ hành vi
cụ thể của các bên và từ các điều khoản hợp đồng đặt trong tổng thể với hợp đồng chứa
chúng”. Tương tự, Điều 4 Bộ nguyên tắc La Hay 5năm 2015 quy định: “Thoả thuận chọn
pháp luật áp dụng, hoặc bất kì thay đổi lựa chọn pháp luật áp dụng nào phải được thể hiện
một cách rõ ràng hoặc có thể suy đoán được từ các quy định của hợp đồng hoặc hoàn cảnh”
Lựa chọn pháp luật có thể được coi là “suy đoán được” khi lựa chọn đó là có thực, mặc dù
không được nêu ra rõ ràng trong hợp đồng. Các bên được coi là đã có thoả thuận lựa chọn
pháp luật khi việc suy luận từ các quy định của hợp đồng cho phép khẳng định rằng các bên
đã có ý định rõ ràng lựa chọn một pháp luật nhất định.
II. Xung đột điều kiện giao dịch chung có chứa điều kiện giao dịch chung có chứa điều
khoản lựa chọn pháp luật áp dụng

Trong thực tiễn kinh doanh quốc tế các bên kí kết nhiều hợp đồng tương tự nhau thường
chuẩn bị các điều khoản mẫu hoặc điều kiện giao dịch chung để sử dụng cho các hợp đồng
này. Xung đột điều kiện giao dịch chứa điều khoản chọn luật là tình huống xảy ra khi các bên
tham gia vào một giao dịch chung có quyền lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Điều này có
nghĩa là mỗi bên có thể lựa chọn một hệ thống pháp luật hoặc quốc gia cụ thể để điều chỉnh

3
Bộ nguyên tắc Lahay 2015, https://assets.hcch.net/docs/071a4c68-a4be-40d2-9c48-a8ed5ef969e5.pdf, truy cập
ngày 4/6/2023
4
Gọi tắt là Công ước Mexico 1994
5
Bộ nguyên tắc Lahay 2015, https://assets.hcch.net/docs/071a4c68-a4be-40d2-9c48-a8ed5ef969e5.pdf, truy cập
ngày 4/6/2023
giao dịch của họ. Theo định nghĩa được chấp nhận rộng rãi quy định trong Bộ nguyên tắc
châu Âu về hợp đồng( PECL),6 điều kiện giao dịch chung của hợp đồng là “điều khoản được
một bên soạn sẵn để sử dụng cho một số lượng hợp đồng không xác định có cùng bản chất
nhất định và không được các bên đàm phán riêng rẻ”(8) Theo Bộ nguyên tắc UNIDROIT7,
“ điều khoản mẫu là các quy định được một bên soạn sẵn để sử dụng chung và lặp đi lặp lại
và trên thực tế được sử dụng mà không có đàm phán với bên kia”. Pháp luật Việt (20) Nam
định nghĩa điều kiện giao dịch chung là “những điều khoản ổn định do một bên công bố để
áp dụng chung cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng; nếu bên được đề nghị chấp nhận
giao kết hợp đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này” (khoản 1 Điều 406 BLDS năm
2015) Khi xảy ra xung đột, một bên có thể yêu cầu áp dụng luật của quốc gia hoặc pháp luật
mà họ đã lựa chọn, trong khi bên còn lại có thể yêu cầu áp dụng luật của quốc gia hoặc pháp
luật khác. Điều này có thể dẫn đến tranh chấp và khó khăn trong việc xác định luật áp dụng
cho giao dịch.

Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế đã có nỗ lực nhằm giải quyết vấn đề này bằng
việc ban hành Bộ nguyên tắc La Hay 2015 về thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đổi với
hợp đồng thương mại quốc tế. Điều 6 về thoả thuận lựa chọn pháp luật áp dụng và xung đột
giữa các điều kiện giao dịch chung của Bộ nguyên tắc La Hay 2015. Như vậy, bộ nguyên tắc
La Hay 2015 đã phân biệt hai loại xung đột điều khoản lựa chọn luật trong các điều kiện giao
dịch chung, đó là Xung đột không thực chất và xung đội thực chất .

- Xung đột không thực chất


Xung đột không thực chất là loại xung đột trong đó mỗi bên đưa ra nguyên tắc xác
định pháp luật áp dụng trong điều kiện giao dịch chung của mình, nhưng các nguyên tắc đó
đều dẫn đến có một kết quả giống nhau. Xung đột cũng sẽ được coi là xung đột không thực
chất nếu pháp luật của các quốc gia khác nhau mà các bên lựa chọn cùng quy định về nguyên
tắc lần đầu (first shot).

- Xung đột thực chất


Ngược lại với xung đột không thực chất, xung đột thực chất là hiện tượng trong đó
điều kiện giao dịch chung của các bên chỉ định hai hệ thống pháp luật áp dụng khác nhau áp
dụng cho hợp đồng và hai hệ thống pháp luật đó có những quy định không giống nhau về giải
quyết xung đột điều kiện giao lư dịch chung. Bộ nguyên tắc La Hay sử dụng quy tắc loại trừ
trực tiếp (knock-out rule), theo đó cả hai điều kiện giao dịch chung loại trừ lẫn nhau và thoả
thuận lựa chọn luật “chưa tồn tại”. Do đó, luật áp dụng sẽ phải được xác định theo quy phạm
xung đột của nước có toà án xét xử vụ việc (nếu tranh chấp được giải quyết trước tòa án) hoặc
theo quy tắc tố tụng và pháp luật trọng tài của nước có trụ sở trọng tài (nếu tranh chấp được
giải quyết trước trọng tài) hoặc pháp luật của các quốc gia, cho phép hội đồng trọng tài áp

6
Bản tiếng anh có thể xem được tại https://www.trans-lex.org/400200/highlight_PECL/pecl/ truy cập ngày
4/6/2023
7
Bản dịch có thể xem được tại http://tailieuxnk.com/upload/sanpham/thumb/Tai-lieunguyen-tac-unidroit-ve-
hop-dong-thuong-mai-317191556747.pdf, truy cập ngày 4/6/2023
dụng pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất, chứ không theo chỉ dẫn của quy
phạm xung đột.

III. Áp dụng bộ nguyên tắc Lahay 2015 vào giải quyết tình huống.
1. Khái quát chung về Bộ nguyên tắc Lahay về lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng
thương mại quốc tế (The hague principles on choice of law in international commercial
contracts)
Bộ nguyên tắc Lahay 2015 là một văn kiện pháp luật quốc tế được Hội nghị Lahay
thông qua ngày 19/3/2015, nhằm thống nhất hóa các quy định về lựa chọn pháp luật áp
dụng trong quá trình đàm phán ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng như
để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng đó. Khác với CISG, Bộ nguyên tắc
Lahay 2015 được xem là "luật mềm" có vai trò như "luật mẫu" quy định về việc lựa
chọn pháp luật điều chỉnh hợp hợp đồng thương mại quốc tế nói chung và hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng. Trên thực tế, Bộ nguyên tắc này được dùng để các
cơ quan tài phán (như Tòa án, Trọng tài) giải thích, bổ sung các vấn đề pháp lý phát
sinh trong quá trình xác định pháp luật áp dụng cho hợp đồng: "Mặc dù các nguyên tắc
không có hiệu lực pháp lý để đảm bảo người dùng tuân thủ vì chúng là luật mềm, nhưng
chúng thuyết phục giá trị nội tại mà nó sở hữu".
2. Giải quyết tình huống.
Hiện nay, các hệ thống pháp luật của các quốc qia có những quy định thực chất giải
quyết xung đột điều kiện giao dịch chung rất khác nhau tùy thuộc theo các hoàn cảnh cụ thể.
Khảo sát pháp luật cũng như thực tiễn xét xử ở một số quốc gia trên thế giới cho thấy vấn đề
xung đột điều kiện giao dịch chung được giải quyết theo 4 cách :
1. Quy rắc lần đầu được ưu tiên ( first- shot rule) theo đó các điều kiện giao dịch
chung được sử dụng đầu tiên giữa các bên được ưu tiên.
2. Quy tắc lần cuối được ưu tiên ( last- shot rule) theo đó các điều kiện giao dịch
chung được sử dụng lần cuối giữa các bên có giá trị ưu tiên
3. Quy tắc loại trừ trực tiếp ( knock- out rule), theo đó, cả hai điều kiện giao dịch
chung loại trừ lẫn nhau và đều không có giá trị
4. Giải pháp lưỡng tính tập hợp các yêu tố của những giải pháp nêu trên
Như vậy, nếu Doanh nghiệp A của Việt Nam gửi offer đến Doanh nghiệp B của Mỹ.
Doanh nghiệp B của Mỹ đã chấp nhận. Tuy nhiên, Trong ĐKGDC của DN A có điều khoản
quy định : HĐ chịu sự điều chỉnh của pháp luật nước X và trong ĐKGD của DN B có điều
khoản quy định: HĐ chịu sự điều chỉnh cùa pháp luật nước Y.
Theo khoản 1 Điều 406 Bộ luật dân sự 2015, Điều kiện giao dịch chung đã được các bên
áp dụng cho bên được đề nghị giao kết hợp đồng, nếu bên đề nghị chấp nhận giao kết hợp
đồng thì coi như chấp nhận các điều khoản này.
Có thể dựa trên cơ sở sau để xác định nguồn luật nếu có xung đột xảy ra:
Thứ nhất : Cần xem xét nội dung của hợp đồng để xác định xem có sự đồng ý rõ ràng về
việc áp dụng luật của một quốc gia nào đó hay không. Nếu hai doanh nghiệp đã thỏa thuận
trước đó về luật áp dụng cho giao dịch chung của họ, thì thỏa thuận đó sẽ được tuân thủ và áp
dụng. Nếu hợp đồng không đề cập đến luật áp dụng cụ thể, thì các yếu tố khác sẽ được xem
xét.
Thứ hai : Các bên có thể áp dụng theo khoản 1,b Điều 6 của Bộ luật La Hay 2015.
Theo Bộ nguyên tắc Lahay 2015 khoản 1,b Điều 6 về thoả thuận lựa chọn pháp luật áp
dụng và xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung của Bộ nguyên tắc quy định: “nếu mỗi
bên sử dụng các điều kiện giao dịch chung của mình và các điều kiện giao dịch chung này lại
chỉ định hai hệ thống luật khác nhau và cả hai hệ thống luật đó đều quy định giống nhau về
các điều kiện giao dịch chung được ưu tiên thì pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật được xác
định trong các điều kiện giao dịch chung được ưu tiên: nếu hai hệ thống luật đó quy định hai
ưu tiên khác nhau, hoặc nếu theo một hoặc hai hệ thống luật đó không có điều kiện giao dịch
chung nào được ưu tiên thì không có lựa chọn pháp luật áp dụng”.
Với ví dụ trên chúng ta cũng phải chia thành hai loại xung đột như Bộ Luật Lahay để giải
quyết bao gồm xung đột không thực chất và xung đột thực chất:
a) Xung đột không thực chất
TH1: Phía Doanh nghiệp Việt Nam đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng kèm các điều kiện
giao dịch chung của mình. Trong điều kiện giao dịch chung đó có điều khoản chỉ định pháp
luật của nước X là pháp luật áp dụng đối với hợp đồng. Trong văn bản chấp nhận đề nghị giao
kết hợp đồng, bên B dẫn chiếu đến điều kiện giao dịch chung của mình. Trong điều kiện giao
dịch chung của Doanh nghiệp B, có một điều khoản quy định pháp luật của nước Y là pháp
luật áp dụng cho hợp đồng. Pháp luật của các nước X và nước Y đều có quy định giải quyết
xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung, theo đó điều kiện giao dịch chung, theo đó điều
kiện giao dịch chung được sử dụng lần cuối có hiệu lực (quy tắc lần cuối – last-shot rule),
nghĩa là pháp luật của nước Y được áp dụng.

TH2: Xung đột cũng sẽ được coi là xung đột không thực chất nếu pháp luật của các quốc
gia khác nhau mà các bên lựa chọn cùng quy định về nguyên tắc lần đầu (first- shot rule).
Trong tình huống nêu trên, pháp luật của nước X sẽ được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng
giữa A và B.
b) Xung đột thực chất
TH1: Bên Doanh nghiệp A đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng với bên Doanh nghiệp B
kèm điều kiện giao dịch chung. Điều kiện giao dịch chung của bên Doanh nghiệp A quy định
pháp luật của nước X được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng. Bên doanh nghiệp B trả lời chấp
nhận giao kết hợp đồng và dẫn chiếu tới điều kiện giao dịch chung của mình. Điều kiện giao
dịch chung của bên doanh nghiệp B lại quy định pháp luật của nước Y được áp dụng để điều
chỉnh hợp đồng. Pháp luật của nước X quy định nguyên tắc lần đầu, trong khi pháp luật của
nước Y lại quy định nguyên tắc lần cuối, hoặc ngược lại. Trường hợp này gọi là xung đột thực
chất vì các bên đã chỉ định những pháp luật khác nhau mà các hệ thống pháp luật này lại đưa
ra các cách khác nhau để giải quyết xung đột điều kiện giao dịch chung.
TH2: vẫn với tình huống như trong trường hợp thứ nhất, nhưng pháp luật của nước X
sử dụng quy tắc loại trừ trực tiếp, trong khi pháp luật của nước Y sử dụng quy tắc khác, chẳng
hạn quy tắc lần đầu hoặc lần cuối. Trường hợp này cũng thể hiện một xung đột thực chất, vì
ít nhất một trong số các hệ thống pháp luật được chỉ định áp dụng quy tắc loại trừ trực tiếp,
không điều kiện giao dịch chung nào được ưu tiên,và vì vậy, cả hai điều kiện giao dịch chung
đều phải bị loại trừ. Kết quả là không có lựa chọn pháp luật áp dụng.

Trong cả hai trường hợp này, Bộ nguyên tắc La Hay sử dụng quy tắc loại trừ trực tiếp
(knock-out rule), theo đó cả hai điều kiện giao dịch chung loại trừ lẫn nhau và thoả thuận lựa
chọn luật “chưa tồn tại”. Do đó, luật áp dụng sẽ phải được xác định theo quy phạm xung đột
của nước có toà án xét xử vụ việc (nếu tranh chấp được giải quyết trước tòa án) hoặc theo quy
tắc tố tụng và pháp luật trọng tài của nước có trụ sở trọng tài (nếu tranh chấp được giải quyết
trước trọng tài). Trong trường hợp thứ hai, pháp luật của các quốc gia, trong đó có Việt Nam
8
đều cho phép hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật mà hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất,
chứ không theo chỉ dẫn của quy phạm xung đột.

C. KẾT LUẬN
Việc phân tích các quy định của pháp luật Việt nam về thỏa thuận lựa chọn pháp luật
Việt Nam về thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài và
đối chiếu, so sánh với các văn bản luật tư pháp quốc tế Việt Nam đã ghi nhận quyền tự do
thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài, coi đó là một
quyền năng của chủ thể xuất phát từ triết lý tự do thỏa thuận và định đoạt. Những giải pháp
của hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế rất đáng tham khảo đối với Việt Nam trong quá trình
xây dựng một đạo luật riêng về tư pháp quốc tế. Chính vì vậy, tham khảo các quy định của
Hội nghị La Hay về tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới, qua đó đóng góp tích cực
vào công cuộc hội nhập quốc tế.

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ngô Quốc Chiến ( chủ biên), Luật tư pháp quốc tế- Hướng đến xây dựng một mô hình lập
pháp ở Việt Nam, Nxb. Đại học quốc gia Hà Nội, 2018
2. Ngô Quốc Chiến, Đinh Thị Tâm, “ Điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận lựa chọn pháp
luật và xung đột giữa các điều kiện giao dịch chung”, Tạp chí luật học số 6/2018.
3. Bộ nguyên tắc Lahay 2015, https://assets.hcch.net/docs/071a4c68-a4be-40d2-9c48-
a8ed5ef969e5.pdf, truy cập ngày 4/6/2023
4. Bộ luật dân sự 2015

You might also like