You are on page 1of 1

7. Chỉ cần áp dụng một hệ thuộc trong việc giải quyết xung đột pháp luật.

Nhận định sai


Giải thích: Mỗi hệ thuộc chỉ có 1 phạm vi áp dụng nhất định do đó việc giải quyết xung đột pháp
luật cần áp dụng nhiều hệ thuộc khác nhau.
8. Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ
hợp đồng của họ thì pháp luật đó đương nhiên được áp dụng.
Nhận định sai
Theo khoản 1, 4, 5 và 6 Điều 683 BLDS 2015 quy định:
“1. Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối
với hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại các khoản 4, 5 và 6 Điều này. Trường hợp các
bên không có thỏa thuận về pháp luật áp dụng thì pháp luật của nước có mối liên hệ gắn
bó nhất với hợp đồng đó được áp dụng.”
“4. Trường hợp hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật áp dụng đối với
việc chuyển giao quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản là bất động sản, thuê bất động
sản hoặc việc sử dụng bất động sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là pháp luật của
nước nơi có bất động sản.
5. Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu
dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người lao động, người tiêu dùng theo quy
định của pháp luật Việt Nam thì pháp luật Việt Nam được áp dụng.
6. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng nhưng việc
thay đổi đó không được ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được
hưởng trước khi thay đổi pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý.”
Theo đó, các bên trong quan hệ hợp đồng được thoản thuận lựa chọn pháp luật áp dụng đối với
hợp đồng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn không được áp dụng được
quy định tại khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS 2015.
9. Khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể sẽ làm phát sinh hiện
tượng xung đột pháp luật.
Nhận định sai
Giải thích: Xung đột pháp luật phát sinh khi có đủ 2 điều kiện sau:
- Phải có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
- Phải có sự khác biệt về nội dung cụ thể giữa các hệ thống pháp luật có liên quan
Do đó, khi pháp luật các nước quy định khác nhau về một vấn đề cụ thể giữa các hệ thống pháp
luật có liên quan về các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài mới phát sinh xung đột pháp luật.
Pháp luật các nước quy định khác nhau một vấn đề cụ thể về quan hệ hành chính, quan hệ hình
sự thì không làm phát sinh xung đột pháp luật.

You might also like