You are on page 1of 11

TƯ PHÁP QUỐC TẾ

dtvui@hcmulaw.udu.vn
Kiểm tra giữa kì:
2 bài kiểm tra 70% + chuyên cần 20% + Phát biểu 10%
Kiểm tra cuối kì:
Vấn đáp
Tài liệu học tập
Giáo trình Tư pháp quốc tế trường Đại học Luật TPHCM
Tài liệu hướng dẫn học tập môn Tư pháp quốc tế
Văn bản quy phạm pháp luật
Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Các Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và các nước
Bộ luật dân sự 2015
Bộ luật tố tụng dân sự
Quyết định 453 của chủ tịch nước Phê chuẩn Việt Nam gia nhập Công ước Paris
Luật trọng tài thương mại 2010
Luật hôn nhân gia đình 2014
Luật hộ tịch 2016
Bộ luật hàng hải
Các văn bản pháp luật khác liên quan
 Tóm lại, mua hướng dẫn học tập là đủ

BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ


Nội dung
1. Đối tượng điều chỉnh. Phạm vi điều chỉnh
1.1. Đặc điểm
Tư pháp quốc tế là một ngành luật trong hệ thống pháp luật quốc gia còn Công pháp
quốc tế là một hệ thống pháp luật song song cùng tồn tại với hệ thống pháp luật quốc
gia.
Đối tượng điều chỉnh của một ngành Luật là gì?
Ví dụ 1:
Đức (Việt Nam) kết hôn với Hoa (Việt Nam) => Đối tượng điều chỉnh của hôn nhân
và gia đình
Hoa (Việt Nam) kết hôn với John (Hoa Kỳ) => Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp
quốc tế vì chủ thể tham gia quan hệ có yếu tố nước ngoài
Ví dụ 2:
Pháp nhân A (Việt Nam) ký kết một HĐMBHH với Pháp nhân B (Việt Nam), HĐ
được ký kết và thực hiện hoàn toàn tại Việt Nam => Luật dân sự, Luật Thương mại…
Việt Nam điều chỉnh
Pháp nhân A (Việt Nam) ký kết một HĐMBHH với pháp nhân B (Đức) tại Thái Lan
=> Thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Ví dụ 3:
Tòa án Việt Nam thụ lý vụ án ly hôn giữa Đức (Việt Nam) và Hoa (Việt Nam), tài sản
chung trong thời kỳ hôn nhân (nếu có) đều ở Việt Nam => Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam điều chỉnh
Tòa án Việt Nam thụ lý vụ án Hoa (Việt Nam) ly hôn John (Hoa Kỳ), hoặc vụ việc ly
hôn của cư dân Việt Nam với nhau nhưng có tài sản ở nước ngoài hoặc có tài sản, có
chủ thể sinh sống, làm việc ở nước ngoài => Tư pháp Quốc tế
Đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
Phải có 2 đặc điểm đồng thời, song song cùng tồn tại:
- Những quan hệ mang bản chất của quan hệ dân sự (Điều 1 BLDS 2015)
+ Chủ thể: cá nhân, pháp nhân. Tổ chức không có tư cách pháp nhân thực hiện
quan hệ dân sự thông qua hành vi của cá nhân là người đại diện.
+ Nội dung của quan hệ pháp luật dân sự được thể hiện ở hai khía cạnh về mặt
nhân thân và tài sản
+ Đảm bảo 4 tiêu chí: tự do, tự nguyện, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm
- Có yếu tố nước ngoài (khoản 2 Điều 663 BLDS 2015) khi thỏa mãn 1 trong 3 dấu
hiệu sau đây:
+ Chủ thể: (điểm a khoản 2 Điều 663) có ít nhất một trong các bên tham gia là cá
nhân, pháp nhân nước ngoài.
Cá nhân nước ngoài: (1) người có quốc tịch nước ngoài (Luật quốc tịch
2008)
(2) người không quốc tịch là người không có quốc
tịch Việt Nam và cũng không có quốc tịch nước ngoài
(3) người Việt Nam định cư ở nước ngoài: Đối với
người gốc Việt Nam thì xác định là người nước ngoài; Còn người Việt Nam sinh
sống làm việc tại nước ngoài thì xác định dựa vào 2 yếu tố quy định tại điểm b, c
khoản 2 Điều 663 BLDS. Chú ý trong quan hệ hôn nhân gia đình thì áp dụng quy
định tại khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì người Việt Nam
định cư ở nước ngoài là chủ thể của tư pháp quốc tế mà không cần phải xác định
có phải là người Việt Nam không.
Pháp nhân nước ngoài: Pháp luật Việt Nam hiện hành không có định
nghĩa pháp nhân nước ngoài. Do đó, định nghĩa nước ngoài được định nghĩa dựa
trên định nghĩa Pháp nhân Việt Nam (Điều 80 BLDS), pháp nhân nước ngoài là
pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài.
Quốc gia – Chủ thể đặc biệt: bởi vì quốc gia có quyền miễn trừ
+ Sự kiện pháp lý: (điểm b khoản 2 Điều 663 BLDS) Căn cứ xác lập, thực hiện,
thay đổi, chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
Ví dụ:
Anh Hà (VN) ký hợp đồng lao động với công ty Tam Khang (Việt Nam) làm việc
tại Hàn Quốc
Công dân A (Việt Nam) mất tại Anh => tài sản… tại Việt Nam
+ Đối tượng của quan hệ: đối tượng quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
 Tóm lại, khi xác định yếu tố nước ngoài chỉ cần thỏa mãn 1 trong 3 dấu hiệu (chủ
thể, sự kiện pháp lý, đối tượng)
Dấu hiệu được quy định tại điểm b, c chỉ được xác định khi chủ thể trong quan hệ
pháp luật đều là công dân, pháp nhân Việt Nam.

Ý nghĩa của việc xác định yếu tố nước ngoài:


- Xác định quan hệ dân sự đó có thuộc đối tượng điều chỉnh của Tư pháp quốc tế
hay không
- Xác định pháp luật áp dụng đối với quan hệ đân sự có yếu tố nước ngoài
- Xác định thẩm quyền của Tóa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài
- Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế chỉ là các quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài => Sai. Bời vì bên cạnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, tư pháp
quốc tế còn điều chỉnh quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.

Quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài:


- Năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người
nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
- Xác định thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài
- Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của tòa án nước ngoài, phán quyết
của trọng tài nước ngoài
- Ủy thác tư pháp quốc tế
Khái niệm đối tượng điều chỉnh của TPQT
Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao
động, thương mại… (hay còn gọi là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng) có yếu
tố nước ngoài và các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế.
1.2. Phạm vi của TPQT
Giải quyết xung đột pháp luật trong các quan hệ mang tính chất dân sự có yếu tố
nước ngoài.
Thẩm quyền của tòa án quốc gia đối với vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của TANN, phán quyết của
trong tài nước ngoài.
 Phạm vi điều chỉnh của TPQT là xác định những vấn đề pháp lý mà TPQT sẽ giải
quyết trong các quan hệ dân sự là đối tượng điều chỉnh của TPQT.

Sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài có xung đột pháp luật không?
Có. Vì sở hữu trí tuệ là ngành luật vừa mang tính chất công vừa mang tính chất tư.
- Trường hợp mang tính chất công: tức là mối quan hệ giữa Nhà nước với chủ sở
hữu quyền trong việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ (ví dụ như quan hệ đăng ký bảo
hộ…) => không có xung đột pháp luật
- Trường hợp mang tính chất tư: quan hệ về nội dung của văn bằng bảo hộ của các
quốc gia là khác nhau. Cũng như quan hệ hợp đồng có đối tượng là quyền sở hữu
trí tuệ giữa các quốc gia khác nhau => Có thể có xung đột pháp luật

2. Phương pháp điều chỉnh


 Phương pháp thực chất: là phương pháp áp dụng những quy phạm thực chất
nhằm điều chỉnh trực tiếp các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT mà
không phải thông qua một hệ thống pháp luật trung gian nào.
Quy phạm thực chất: là loại quy phạm mà nội dung của nó trực tiếp giải quyết
vấn đề hoặc quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên, hoặc về biện pháp
chế tài mà không cần phải thông qua hệ thống pháp luật trung gian nào.
Cách thức xây dựng quy phạm thực chất:
- Do các quốc gia thỏa thuận xây dựng: Ví dụ: Điều 11 CISG 1980
- Do các quốc gia thừa nhận các tập quán quốc tế: ví dụ: Điều 12a – URC 552
- Do quốc gia đơn phương ban hành gọi là quy phạm thực chất thông thường.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao và trực tiếp điều chỉnh được các quan hệ của TPQT
Hạn chế:
- Các quy phạm thực chất (đặc biệt là QPTCTN) hiện không nhiều do việc xây
dựng khó khăn -> không đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của việc điều chỉnh các
quạn hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
Ví dụ:
Ông A (người Nga) chết tại Việt Nam có tài sản là 1 tỷ đồng trong ngân hàng và 2
căn nhà (không có người nhận di sản) => Áp dụng Điều 40 Hiệp định tương trợ
tư pháp Việt Nga

 Phương pháp xung đột:


Định nghĩa: là phương pháp áp dụng quy phạm xung đột để lựa chọn hệ thống
pháp luật điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT còn gọi là
phương pháp gián tiếp
Quy phạm xung đột: là quy phạm không trực tiếp giải quyết các quan hệ pháp
luật cụ thể mà chỉ quy định nguyên tắc chọn luật của nước này hay nước kia để
giải quyết quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Ví dụ: Điều 680 BLDS 2015
Điều 128 Luật HN và GĐ 2014
Cách thức xây dựng quy phạm xung đột:
- Do quốc gia đơn phương ban hành (quy phạm xung đột thông thường)
- Do các quốc gia thỏa thuận xây dựng (quy phạm xung đột thống nhất)
Ví dụ: Điều 39.2,3 HĐTTTP Việt Nga
Ưu điểm:
- Áp dụng linh hoạt, mềm dẻo hơn so với quy phạm thực chất
- Mang tính khách quan, đặc biệt khi áp dụng quy phạm xung đột hai chiều
- Dễ dàng trong công tác xây dựng, thiết lập quy phạm xung đột
Hạn chế:
- Không trực tiếp giải quyết vấn đề, việc vận dụng quy phạm xung đột không đơn
giản, có thể dẫn chiếu đến luật nước ngoài
- Quy tắc giải quyết xung đột ở các quốc gia là không giống nhau, cùng một QHDS
có yếu tố nước ngoài nhưng quy tắc chọn luật khác nhau
Lưu ý:
- Phương pháp đặc thù: phương pháp xung đột
- Bổ sung hỗ trợ cho nhau:
+ Hai phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế
+ Kết hợp hài hòa hai phương pháp

Vì sao phải kết hợp đồng thời cả hai phương pháp xung đột và thực chất để điều
chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế?

3. Nguồn của Tư pháp quốc tế


3.1. Điều ước quốc tế
a) Khái niệm:
Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh nhà nước
hoặc chính phủ nước CHXHCN Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát
sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của nước CHXHCN Viêt Nam theo
pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định,
định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện
với các tên gọi khác nhau.
b) Phân loại:
+ Điều ước quốc tế song phương: hiệp định TTTP ký kết giữa Việt Nam và các
nước (Việt – Nga; Việt – Cuba; Việt – Hungari…), Hiệp định thương mại (Việt
Nam – Hoa Kỳ…)
+ Điều ước quốc tế đa phương: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, Công ước New York 1958 về Công nhận và cho thi hành quyết định
của trọng tài nước ngoài
c) Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 664 BLDS 2015
d) Các trường hợp áp dụng:
 Trường hợp 1: áp dụng khi có điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
CSPL: khoản 1 Điều 664 BLDS 2015
Ưu tiên áp dụng điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Điều 665.2)
Ví dụ:
A (VN) ly hôn B (Hàn), cả hai cùng cư trú tại Việt Nam => Tòa án Việt Nam có
thẩm quyền theo quy định tại Điều 127 LHNGĐ => Áp dụng pháp luật Việt Nam
để giải quyết (từ pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam)
C (VN) ly hôn D (Nga), cả hai cùng thường trú tại Việt Nam => áp dụng Hiệp
định (Điều 26) => Áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết
 Cả hai trường hợp cùng áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tuy nhiên cơ sở
để áp dụng pháp luật Việt Nam là khác nhau (từ quy phạm xung đột đã được thừa
nhận dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam)
Tình huống: Hải và Nam là công dân VN, đang làm việc tại Nga. Tháng 3/2020
Hải gây tai nạn khiến Nam bị thiệt hại về tài sản, sức khỏe. Tháng 5/2020, Nam về
VN khởi kiện anh Hải để yêu cầu bồi thường. Anh chị hãy xác định pháp luật áp
dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên trong tranh chấp nêu trên.
Điều ước quốc tế => dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam
 Trường hợp 2: Áp dụng điều ước quốc tế khi có sự lựa chọn của các bên
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
Ví dụ: Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng giữa bên bán công ty có quốc tịch
Nga và bên mua công ty quốc tịch Việt Nam tại thời điểm Việt Nam chưa phải
thành viên của CISG 1980. Xảy ra tranh chấp => Cơ quan trọng tài sử dụng CISG
để giải quyết với lý do trong hợp đồng các bên có thỏa thuận lựa chọn CISG để
giải quyết tranh chấp. Cơ sở để áp dụng quyền lựa chọn luật này quy định tại Điều
36 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga
Các điều ước quốc tế đều được xem là nguồn của tư pháp quốc tế là đúng hay sai?
Nhận định sai. Chỉ được coi là nguồn của tư pháp quốc tế khi chứa đựng các quy
phạm để điều chỉnh cho 2 lĩnh vực là dân sự và tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài. Còn các điều ước quốc tế công như UNCLOS 1982… thì không phải là
nguồn của tư pháp quốc tế.

3.2. Pháp luật quốc gia


Định nghĩa: Hệ thống pháp luật quốc gia được hiểu là một hệ thống các nguồn luật
được thừa nhận ở quốc gia đó.
Dân luật (các nước châu Âu lục địa): hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
Thông luật (common law: Anh, Mỹ…): hệ thống các án lệ bất thành văn
 Vì sao đây là nguồn chủ yếu của TPQT?
CSPL: khoản 1, khoản 2 Điều 664 BLDS 2015
Các trường hợp áp dụng:
 Trường hợp 1: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong điều ước
quốc tế
CSPL: Khoản 1 điều 664 BLDS
Ví dụ: Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga
Khoản 1 Điều 664 (điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên -> dẫn chiếu đến
Điều 39 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt - Nga
 Trường hợp 2: Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật
quốc gia dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật quốc gia
CSPL: khoản 1 Điều 664 BLDS 2015
Ví dụ: Điều 680 BLDS 2015
Khoản 1 Điều 664 (luật Việt Nam) -> dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 680
 Trường hợp 3: Khi các bên thỏa thuận lựa chọn hệ thống pháp luật của một
quốc gia (sự lựa chọn không đương nhiên được áp dụng mà phải thỏa mãn
các điều kiện chọn luật. Điều kiện chọn luật là phải là quy phạm thực chất)
Ví dụ: Điều 683 BLDS 2015

3.3. Tập quán quốc tế


a. Khái niệm:
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài,
được áp dụng liên tục và được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia.
b. Cơ sở pháp lý:
Điều 666 BLDS 2015
4. Chủ thể của Tư pháp quốc tế
 Chủ thể của TPQT bao gồm:
- Cá nhân nước ngoài
- Pháp nhân nước ngoài
- Công dân Việt Nam
- Pháp nhân Việt Nam
- Quốc gia – chủ thể đặc biệt vì có chủ quyền, được hưởng quyền miễn trừ (đọc và
tìm hiểu về học thuyết miễn trừ tương đối và tuyệt đối. Cho biết điều 100 BLDS
2015 là quyền miễn trừ tương đối hay tuyệt đối vì sao?)

XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT NƯỚC NGOÀI


1. Xung đột pháp luật
1.1. Khái niệm
- Là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau còng
có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Cũng có thể được áp dụng để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài:
trong quan hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài chịu sự điều chỉnh của các quy
phạm pháp luật của ngành luật công là luật tố tụng (luật hình thức), đối với quan
hệ này chỉ có một hệ thống pháp luật được áp dụng mà không có khả năng áp
dụng nhiều hơn một hệ thống pháp luật
- Sự khác nhau giữa quy phạp pháp luật trong cùng một hệ thống pháp luật không
phải là hiện tượng xung đột pháp luật
*Đối với quan hệ pháp luật hình sự hoặc hành chính nếu có yếu tố nước ngoài thì
cũng không làm xuất hiện hiện tượng xung đột pháp luật. Bởi vì đây là những ngành
luật công, pháp luật của quốc gia hoặc
1.2. Nguyên nhân phát sinh hiện tượng xung đột pháp luật
- Có quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài
- Pháp luật của các nước có nội dung khác nhau: xuất phát từ nguyên tắc bảo hộ
công dân; nguyên tắc công bằng giữa các hệ thống pháp luật
Nhận định: một quy phạm pháp luật giống nhau thì ko có xung đột pháp luật
 Sai. Vì phải so sánh trong tổng thể HTPL chứ không phải so sánh 2 quy
phamj pháp luật riêng biệt
1.2.
1.3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật
1.3.1. Phương pháp xây dựng cà áp dụng quy phạm thực chất
- Phương pháp điều chỉnh: mục tiêu là để giải quyết quan hệ pháp luật thuộc đối
tượng điều chỉnh của ngành luật tư pháp quốc tế
- Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật: mục tiêu là deer giải quyết hiện
tượng trong xung đột pháp luật trong nhóm quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài
- Phương pháp xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất được
thực hiện bằng cách áp dụng các quy phạm thực chất trực tiếp đều chỉnh các
quan hệ dân sự có YTNN mà khong cần thông qua bất kỳ một khâu trung gian
nào
1.3.2. Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột
- Phương pháp xây dựng và áp dụng quy phạm xung đột là phương pháp áp
dụng các quy phạm xung đột để xác định hệ thống pháp luật điều chỉnh quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài có hiện tương xung đột pháp luật
Ví dụ:
X (VN) chết ở Anh. Di sản để lại nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Người thừa kế đều là công
dân VN
Điều 680 BLDS 2015
1.4. Quy phạm xung đột
a. Khái niệm
- QP xung đột là QPPL xác định hệ thống pháp luật cần điều chỉnh một quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài
Ví dụ: Điều 677, Điều 680 BLDS 2015
b. Đặc điểm
- Là quy phạm đặc thù của TPQP: chỉ tồn tại trong TPQT
- Tính dẫn chiếu: dẫn chiếu bằng các nguyên tắc chọn luật
c. Cơ cấu
- Gồm:
o Phần phạm vi: là phần nêu lê nhoặc chỉ ra quan hệ dân sự có yếu tố
nước ngoài cụ thể hoặc một vấn đề pháp lý trong quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài. Thông thường phần phạm vi được xác định nằm đầu của
QP xung đột
o Phần hệ thuộc: chỉ ra hệ thống PL cần được áp dụng cho quan hệ đã
được nêu ở phần phạm vi. Thông thường 1 phần hệ thuộc sẽ quy định
một nguyên tắc cho luật, tuy nhiên trong thực tế cũng có những quy
phạm đề cập đến 2 nguyên tắc chọn luật, ví dụ như điều 678 BLDS. Tuỳ
vào từng trường hợp, có một số trường hợp thì quan hệ được nêu ở phần
phạm vi chỉ được áp dụng bởi 1 nguyên tắc chọn luật đã được quy định
trong phần hệ thuộc. Tuy nhiên, có trường hợp thì cả 2 nguyên tắc chọn
luật ở phần hệ thuộc đều được áp dụng cho quan hệ được nêu ở phần
phạm vi.
Ví dụ: khoản 2 Điều 679 BLDS 2015: có 1 phạm vi, 2 hệ thuộc nhưng
chỉ áp dụng 1 hệ thuộc
khoản 1 Điều 126 HNGĐ: có 1 phạm vi, 2 hệ thuộc và áp dụng
cả 2 hệ thuộc (đối với người nước ngoài thực hiện việc kết hôn tại Việt
Nam)
d. Phân loại
- Căn cư vào tính chất dẫn chiếu
o Quy phạm xung đột mệnh lệnh: chỉ đề cập đến nguyên tắc chọn luật của
nước này hay nước kia mà không có quy định cho phép các bên trong
quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài được quyền lựa chọn luật áp dụng
Ví dụ: Điều 673, 674 BLDS 2015
o Quy phạm xung đột tuỳ nghi: đề cập đến quyền chọn luật của các bên
hoặc việc xác định luật áp dụng sẽ tuỳ vào từng trường hợp cụ thể
Ví dụ: Khoản 1 Điều 683, khoản 2 Điều 687, khoản 2 Điều 681 BLDS
2015
- Căn cứ kỹ thuật xây dựng quy phạm (hình thức dẫn chiếu)
a. QPXĐ một bên: là loại QO XĐ chỉ ra hệ thống pháp luật cụ thể sẽ được áp
dụng cho quan hệ được nêu ở phần phạm vi (thông thường là HTPL đã xây
dựng và ban hành ra quy phạm này)
Ví dụ: khoản 2 Điều 673, 674
b. QPXĐ đa bên (nhiều bên): không đưa ra một hệ thống pháp luật cụ thể sẽ
được áp dung cho quan hệ được nêu ở phần phạm vi mà chỉ ra đưa cách
chọn luật
Ví dụ: khoản 1 Điều 673, 674
Ví dụ: A là một công dân Việt Nam ký hợp đồng mua bán hàng hoá với ông
B (Nhật Bản). Tranh chấp xảy ra, B kiện A tại toà án thành phố HCM. Toà
có thẩm quyền. Toà cần giải quyết:
 Xác định NLPL, NLHV cỉa 2 bên A được xác định theo pháp luật
Việt Nam. B được xác định theo pháp luật Việt Nam  một bên
(cùng bên với cơ quan giải quyết)
 Xác định nội dung của hợp đồng: giả sử dựa vào Điều 683 BLDS
lựa chọn pháp luật của quốc gia có mối quan hệ mật thiết với hợp
đồng  khoản 2 có thể là pháp luật nơi người bán cư trú: khoản 3
có thể áp dụng luật khác nếu chứng minh được  tóm lại có thể áp
dụng luật cùng bên với cơ quan giải quyết hoặc pháp luật nước khác
 nhiều bên
- Căn cứ nguồn
o Quy phạm xung đột thông thường: phạm vi dẫn chiếu có thể dẫn đến 2
hệ thống pháp luật, nếu quy phạm xung đột thông thường một bên thì
dẫn đến pháp luật của nước có toà án. Nếu QPXĐTT nhiều bên thì có
thể dẫn chiếu đến pháp luật của nước có toà án hoặc bất kỳ quốc gia
nào. Đối với QPXĐTT nhiều bên khi dẫn chiếu đến pháp luật của nước
ngoài có thể làm xuất hiện hiện tượng dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu
đến pháp luật của một nước thứ ba
Vd: Điều 673, 674 BLDS 2015
o Quy phạm xung đột thống nhất: phạm vi dẫn chiếu giới hạn bởi thành
viên của Điều ước
Vd: Điều 39 HĐ TTTP Việt Nga

You might also like