You are on page 1of 140

Nga - Dung- K6G

TƯ PHÁP QUỐC TẾ
VẤN ĐỀ 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Các học thuyết cơ bản về tư pháp quốc tế
- Tên gọi: luật xung đột (Common Law), luật quốc tế tư, tư pháp quốc tế. ->PL VN
không chia rõ ràng là luật công hay luật tư mà sử dụng thuật ngữ “TPQT” mang tính
quy ước.
(1) TPQT là 1 ngành luật nằm trong hệ thống PL quốc gia. Yếu tố quốc tế thể hiện
ở chỗ QUAN HỆXH vượt ra khỏi phạm vi điều chỉnh của luật quốc gia. Thực chất
QUAN HỆXH được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật
quốc gia.
(2) TPQT là một ngành khoa học pháp lý: Xác định pháp luật của quốc gia nào sẽ
được áp dụng để điều chỉnh các QUAN HỆXH đó.
 Việt Nam: TPQT là một ngành luật độc lập. (Không có TPQT chung cho toàn
thế giới, mỗi quốc gia sẽ có TPQT của riêng mình)
- Khái niệm: TPQT là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân
sự, kinh doanh, thương mại, đầu tư, hôn nhân và gia đình, lao động, tố tụng dân sự có
YTNN.
2. Đối tượng điều chỉnh
Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự, quan hệ hôn nhân và gia
đình, quan hệ thương mại, quan hệ lao động và tố tụng dân sự (QUAN HỆ mang bản
chất dân sự) có YTNN  Các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có YTNN.
 Yếu tố nước ngoài (Khoản 2 Điều 633 BLDS 2015, Khoản 2 Điều 464 BLTTDS
2015)
(1) Chủ thể: Có ít nhất 1 trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
- Cá nhân nước ngoài: Người không quốc tịch, người có quốc tịch nước ngoài. VD:
Nam công dân VN kết hôn với nữ công dân Mỹ.
- Pháp nhân nước ngoài: Pháp nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài (Nghị
định 138/2006/NĐ-CP)  Một tổ chức được thành lập bởi người nước ngoài, hay các
thành viên trong tổ chức đó đếu là người nước ngoài nhưng được thành lập theo pháp
luật Việt Nam thì vẫn được xem là pháp nhân Việt Nam khi đáp ứng đủ các điều kiện.

1
Nga - Dung- K6G

o Lưu ý: Trong 1 số quan hệ nhất định, các bên tham gia quan hệ mặc dù có cùng
quốc tịch nhưng các bên có trụ sở thương mại hay nơi cư trú ở các nước khác nhau ->
quan hệ có yếu tố nước ngoài. VD: Trong một hợp đồng quan hệ mua bán hàng hóa,
bên bán là thương nhân có trụ sở thương mại tại VN, còn bên mua là thương nhân có
trụ sở thương mại tại Pháp; hay việc đăng ký kết hôn giữa công dân VN với nhau trong
đó có 1 bên định cư ở nước ngoài -> quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
o Người VN cư trú ở nước ngoài là người VN làm ăn, sinh sống lâu dài ở nước
ngoài và người gốc VN (mang quốc tịch nước ngoài).
(2) Khách thể: Đối tượng của quan hệ dân sự là tài sản hay công việc (lợi ích
khác) ở nước ngoài. VD: TAVN giải quyết 1 vụ việc tranh chấp về quyền sở hữu TS
giữa nguyên đơn và bị đơn là CDVN và đều đang sinh sống tại VN, nhưng TS liên
quan đến tranh chấp là ngôi biệt thự tại Anh.
(3) Sự kiện pháp lý: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó ở nước ngoài.
CD: 2 doanh nghiệp của VN ký kết hợp đồng ở Thái Lan nhưng hợp đồng được thực
hiện hoàn toàn ở VN.
 Đặc điểm của quan hệ dân sự có YTNN
- Là quan hệ có tính chất bình đẳng, phát sinh chủ yếu giữa các chủ thể tư (Nhà
nước là chủ thể đặc biệt).
- Mối quan hệ pháp lý có thể chịu sự điều chỉnh của 2 hay nhiều hệ thống pháp luật
khác nhau.
- YTNN (Chủ thể, khách thể, sự kiện pháp lý).
- Bao hàm cả TTHS (xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế của TA quốc gia,
ủy thác tư pháp, công nhận và cho thi hành phán quyết của TA, trọng tài nước ngoài…
 Tư pháp quốc tế khác Luật dân sự Việt Nam?
Tiêu chí Luật DS VN TPQT
Có bao gồm TTDS Luật DS VN k bao gồm TPQT bao gồm TTDS
TTDS
Chủ thể Mang quốc tịch VN ít nhất 1 trong các bên tham gia là
người nước ngoài

2
Nga - Dung- K6G

Khách thể (TS hoặc Nằm trên lãnh thổ VN ở nước ngoài
CV)
Sự kiện pháp lý ở VN ở nước ngoài
Đối tượng điều chỉnh Hẹp hơp, chỉ là các Rộng hơn, bao gồm các quan hệ nội
quan hệ dân sự nội địa dung có tính chất dân sự và các quan
hệ tố tụng dân sự có yếu tố nước
ngoài

 CPQT khác TPQT: Điểm khác nhau cơ bản là về đối tượng điều chỉnh
- TPQT điều chỉnh các quan hệ có tính chất dân sự và tố dụng dân sự có yếu tố nước
ngoài
- CPQT điều chỉnh các quan hệ chính trị giữa các chủ thể của luật quốc tế mà chủ yếu
là giữa các quốc gia với nhau.
3. Phương pháp điều chỉnh (2)
o Tại sao TPQT k nằm trong HTPL QT? -> Vì nó là 1 ngành luật độc lập, có đtđc, PLđc
riêng và k được điều chỉnh trong PLQT mà điều chỉnh chủ yếu bởi PLQG.
Phương pháp điều chỉnh là cách thức, biện pháp mà thông qua việc xây dựng các
quy phạm TPQT để điều chỉnh các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có YTNN nhằm
bảo đảm sự cân bằng và hài hòa lợi ích của các bên, phù hợp với đặc điểm, tính chất
của quan hệ TPQT.
Phương pháp thực chất Phương pháp xung đột
Là phương pháp được xây dựng Là PP mà nhà nước xây dựng các QUY
trên cơ sở hệ thống các QUY PHẠMXĐ nhằm xác định hệ thống PL cụ thể
PHẠMTC trực tiếp giải quyết được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ của
các QUAN HỆDS đó. TPQT. (Nghĩa là, k đưa ra phương án giải
Khái
- QUY PHẠMTC là QUY quyết trực tiếp quan hệ mà điều chỉ quan hệ =
niệm
PHẠM phân định quyền và cách lựa chọn 1 hệ thống PL cụ thể trong số
nghĩa vụ rõ ràng của các bên những hệ thống PL có liên quan, rồi dùng hệ
tham gia vào QUAN HỆDS có thống PL được chọn ra ấy để giải quyết quan
YTNN. hệ).

3
Nga - Dung- K6G

- Phương pháp này được thực - QUY PHẠMXĐ là QUY PHẠM xác định
hiện trên cơ sở áp dụng các quy pháp luật của nước nào cần phải áp dụng để
phạm thực chất được xây dựng giải quyết quan hệ dân sự có YTNN trong tình
trong pháp luật quốc gia, huống cụ thể.
ĐƯQT, tập quán quốc tế có liên - Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở
quan. áp dụng các quy phạm xung đột được xây
 Điều chỉnh trực tiếp. dựng trong pháp luật quốc gia, ĐƯQT.
 Điều chỉnh gián tiếp.
Có 2 loại:
Có 2 loại:
+ Quy phạm PL thực chất thống
+ Quy phạm xung đột thống nhất: quy phạm
nhất: quy phạm thực chất tồn tại
xung đột được xây dựng trong điều ước quốc
trong điều ước quốc tế và tập
tế.
Gồm quan quốc tế, theo quy ước.
+ Quy phạm xung đột thông thường: quy
+ Quy phạm pháp luật thực chất
phạm xung đột được xây dựng trong pháp luật
thông thường: quy phạm pháp
VN.
luật thực chất được xây dựng
trong pháp luật quốc gia.
- Trực tiếp giải quyết các vấn đề
liên quan đến quyền, nghĩa vụ - Việc xây dựng các quy phạm xung đột dễ
các bên. dàng, đơn giản, linh hoạt, mềm dẻo hơn, bao
Ưu - Dễ áp dụng và k mất nhiều thời quát được các lĩnh vực.
điểm gian - Giúp cơ quan có thẩm quyền xác định được
- Loại bỏ sự khác biệt, thậm chí hệ thống pháp luật cần được áp dụng để điều
mâu thuẫn trong pháp luật giữa chỉnh quan hệ dân sự có YTNN.
các nước với nhau.
- Việc xây dựng các quy phạm - Việc giải quyết các quan hệ của TPQT mất
thực chất không đơn giản. (vì thời gian.
Nhược
phần lớn giữa các quốc gia có - Nếu quy phạm xác định dẫn chiếu tới việc áp
điểm
điều kiện kt-ct-xh khác nhau -> dụng pháp luật nước ngoài  khó khăn trong
việc xây dựng 1 quy phạm thực việc xác định và giải thích PLNN.

4
Nga - Dung- K6G

chất là k đơn giản, việc thống - Có thể dẫn tới trường hợp dẫn chiếu ngược
nhất ý chí giữa các bên sẽ tốn rất hoặc dẫn chiếu tới pháp luật của nước thứ ba.
nhiều thời gian và công sức)
 Nằm ở 1 số lĩnh vực cụ thể,
số lượng các quy phạm thực chất
ít k đáp ứng được các yêu cầu
điều chỉnh quan hệ TPQT.

 Phương pháp xung đột là phương pháp phức tạp, khó áp dụng hơn so với phương pháp
thực chất. Tuy nhiên, phương pháp xung đột lại là phương pháp đặc thù và chủ yếu của
TPQT, vì:
+ Chỉ có TPQT mới sử dụng pp xung đột, các ngành luật khác k áp dung pp điều chỉnh
gián tiếp. (VD: LHS, LDS khi điều chỉnh các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của
nó sẽ áp dụng các quy phạm pháp luật trong BLHS, BLDS mà k cần xác định xem luật
của nước nào sẽ đc áp dụng).
+ Trong thực tiễn TPQT số lượng quy phạm thực chất ít k đáp ứng được các yêu cầu
điều chỉnh các quan hệ TPQT phát sinh ngày càng đa dạng trong khi đó quy phạm xung
đột được xây dựng 1 cách đơn giản hơn nên có số lượng nhiều hơn, nên sẽ điều chỉnh
đc hầu hết các quan hệ TPQT.
+ Chính phương pháp xung đột mới đảm bảo cho việc điều chỉnh quan hệ tư pháp quốc
tế khách quan nhất, cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan trong
quan hệ được bảo vệ triệt để nhất.
o Lưu ý: Quy phạm thực chất được ghi nhận
+ Trong ĐƯQT -> quy phạm thực chất thống nhất-> loại trừ vấn đề phải chọn luật và
cả vấn đề áp dụng PLVN. VD: Đ11 CƯ Viên 1980: “HĐMB k cần phải đc ký kết hoặc
xác nhận = BV hay phải tuân thủ 1 yc nào khác về hình thức HĐ…”
+ Trong PL quốc gia -> quy phạm thực chất thông thường: VD điều 121 LHN và GĐ
quy định về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài.

5
Nga - Dung- K6G

+ Trong các tập quán thương mại QT -> quy phạm thực chất thống nhất: VD Incoterms
2010 là tập hợp các tập quán TMQT, trong đó quy định các điều kiện mua bán, bảo
hiểm, cước vận tải, trách nhiệm trong các bên tham gia hợp đồng F0B, CIF, CFR…
o Quy phạm xung đột được ghi nhận:
+ Trong các văn bản PL của từng quốc gia. VD: Trong LHNVGĐ 2015; 1 số VB #:
NĐ 24/2013/NĐ-CP, NĐ 126/2014/ NĐ-CP…
+ Trong các ĐƯQT. VD: đăng ký kết hôn theo k1 điều 20 HĐTTTP VN – Bungan
“Các điều kiện kết hôn trong công dân của 2 nước ký kết sẽ xác định theo PL của nước
ký kết mà nước kết hôn là công dân”.
o AD Tập quán và AD tương tự pháp luật:
Đặt ra trong TH hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh, các nước hữu quan chưa ký kết
ĐƯQT, trong HPTP trong nước k có quy phạm thực chất cũng như k có quy phạm xác
định để chọn luật. Vì pháp luật k thể dự liệu điều chỉnh tất cả các quan hệ phát sinh.
-> Sẽ được điều chỉnh theo pháp luật nước ngoài hoặc PL của nước có cơ quan có thẩm
quyền giải quyết (Áp dụng tập quán và áp dụng tương tự pháp luật).
-> Việc điều chỉnh các quan hệ này đc thực hiện theo nguyên tắc: phù hợp với các
nguyên tắc cơ bản của PL cũng như đường lối chính sách đối ngoại của quốc gia mình.
-> 4 điều kiện để được áp dụng:
+ Quan hệ đang tranh chấp phải thuộc lĩnh vực mà TPQT điều chỉnh.
+ Trong PLVN, ĐƯQT chưa có quy phạm nào điều chỉnh cũng như các bên k có thỏa
thuận.
+ Với các quy phạm hiện có k thể giải quyết được tranh chấp đó nhưng có quy phạm
khác điều chỉnh các quan hệ tương tự.
+ Việc AD đó k trái với nguyên tắc cơ bản đc ghi nhận trong PLVN.
4. Các nguyên tắc của tư pháp quốc tế (5)
(1) Nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý giữa các chế độ sở hữu trong quan hệ
quốc tế
- Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia trong luật QT.
- Nội dung: Mỗi quốc gia có chế độ sở hữu riêng quyết định đến hình thức và nội
dung của hệ thống pháp luật quốc gia. Khi tham gia vào quan hệ quốc tế, các quốc gia

6
Nga - Dung- K6G

có nghĩa vụ tôn trọng chế độ sở hữu của nhau không phân biệt chế độ chính trị, kinh
tế, xã hội mà quốc gia theo đuổi.
- Ý nghĩa: Đảm bảo hoạt động giải thích và áp dụng pháp luật nước ngoài trong
TPQT Việt Nam được vận hành khách quan, không áp đặt; đảm bảo bình đẳng về pháp
lý giữa chủ thể đến từ các quốc gia khác trong quan hệ TPQT  Góp phần thúc đẩy
giao lưu dân sự quốc tế phát triển.
- Việt Nam: Điều 12 Hiến pháp 2013.
(2) Nguyên tắc quyền miễn trừ của quốc gia về tư pháp và quyền miễn trừ về tài
sản của quốc gia ở nước ngoài
- Được ghi nhận trong nhiều điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia: CƯ Brussels
1926 về thống nhất các quy định về miễn trừ tàu thuyền nhà nước, CƯ Viên 1961 về
quan hệ ngoại giao, CƯ Viên 1963 về quan hệ lãnh sự, CƯ LHQ 2004 về quyền miễn
trừ tài phán và miễn trừ tài sản của quốc gia, Luật về quyền miễn trừ nhà nước dành
cho quốc gia nước ngoài của Hoa Kỳ 1976, Luật về quyền xét xử dân sự của nước Nhật
với nước ngoài 2009…
- Nội dung: Trong quan hệ TPQT, nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không
một cơ quan nhà nước nào được xét xử, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo cho vụ
kiện, THA đối với quốc gia cũng như áp dụng các biện pháp như tịch thu, sai áp, bắt
giữ các tài sản thuộc sở hữu quốc gia.
+ Ngày nay, nhiều quốc gia đã từ bỏ quyền miễn trừ tuyệt đối, thay vào đó là chấp
nhận nguyên tắc quyền miễn trừ hạn chế của quốc gia  Quốc gia không được hưởng
quyền miễn trừ trong mọi quan hệ TPQT có liên quan mà quốc gia tham gia. Một số
trường hợp cụ thể, quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ như giao dịch thương
mại, hợp đồng lao động với cá nhân, bồi thường thiệt hại về người và tài sản.
- Ý nghĩa: Đảm bảo cho quốc gia khi tham gia vào quan hệ TPQT được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp và miễn trừ đối với tất cả tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
- Việt Nam: Điều 100 BLDS 2015.
(3) Nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa người Việt Nam với người nước ngoài
và giữa người nước ngoài với nhau trên lãnh thổ Việt Nam

7
Nga - Dung- K6G

- Xuất phát từ nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và nguyên tắc các
quốc gia có nghĩa vụ hợp tác.
- Cơ sở pháp lý: Điều 16, 48 Hiến pháp 2013, Khoản 2 Điều 673 BLDS 2015,
Khoản 2 Điều 465 BLTTDS 2015, Khoản 4 Điều 5 Luật đầu tư 2014.
- Nội dung: Khi tham gia vào quan hệ TPQT, người nước ngoài được đối xử bình
đẳng với nhau và với công dân VN, không phân biệt nguồn gốc chủng tộc, tôn giáo,
quan điểm chính trị.
Hạn chế: người nước ngoài không được tham gia bầu cử, ứng cử các chức danh
nhà nước, không được làm việc trong một số ngành nghề liên quan đến an ninh quốc
gia, không được sở hữu nhà với thời hạn không xác định.
VD: K3 DD673 BLDS 2015: “Người nước ngoài tại VN có NLPLDS như CDVN,
trừ TH luật VN có quy định khác.
(4) Nguyên tắc tôn trọng sự thỏa thuận của các bên
- Nội dung: Pháp luật cho phép các bên trong quan hệ thỏa thuận lựa chọn luật áp
dụng đối với quan hệ đó. Về cơ bản, các bên chỉ được phép lựa chọn luật áp dụng trong
lĩnh vực hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Khoản 1 Điều 683, Khoản
1 Điều 687 BLDS 2015).
VD1: Trong lĩnh vực HNGĐ, nếu cho phép lựa chọn thì sẽ dẫn đến tình trạng lẩn
tránh pháp luật (lựa chọn cái nào có lợi cho mình).
VD2: Đ687 BTTH ngoài hợp đồng: các bên đc thỏa thuận lựa chọn PLAD…; K1
DD683: các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận lựa chọn PL AD đối với hợp
đồng trừ k4,5,6 điều này…
- Ý nghĩa: Góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong giao
dịch tư pháp quốc tế, thúc đẩy giao lưu dân sự quốc tế phát triển.
(5) Nguyên tắc có đi có lại
- Cơ sở pháp lý: K1 Điều 423 BLTTDS 2015, K3 Điều 465 BLTTDS 2015.
Điều 4 PL về đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế
2002: Nhà nước Việt Nam áp dụng đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương
mại quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.

8
Nga - Dung- K6G

- Nội dung: Quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài tại
Việt Nam được xây dựng và đảm bảo thực thi trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ mà
công dân, pháp nhân Việt Nam được quy định và đảm bảo thực thi ở nước ngoài 
được áp dụng khi không có ĐƯQT.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ ký kết nguyên tắc này với khoảng 10 nước.
- Ý nghĩa: Bảo hộ triệt để quyền, lợi ích chính đáng của công dân, pháp nhân VN
ở nước ngoài cũng như công dân, pháp nhân nước ngoài tại VN khi tham gia quan hệ
TPQT.
5. Nguồn của tư pháp quốc tế (4)
Nguồn của TPQT tổng thể các căn cứ dưới hình thức là cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiễn, cơ sở pháp lý mà thông qua đó cơ quan có thẩm quyền áp dụng để giải quyết các
vấn đề pháp lý phát sinh (nghĩa rộng), là hình thức pháp lý chứa đựng hoặc thể hiện
các nguyên tắc, quy phạm pháp luật điều chỉnh những quan hệ dân sự có YTNN (nghĩa
hẹp).
- Nguồn quốc gia (pháp luật mỗi quốc gia)  mang tính chất điều chỉnh quốc nội.
- Nguồn quốc tế (ĐƯQT và tập quán QT)  mang tính chất điều chỉnh quốc tế.
 Hai tính chất luôn thống nhất với nhau trong điều chỉnh các quan hệ TPQT.
(1) Pháp luật quốc gia
- Pháp luật quốc gia trở thành nguồn phổ biến và chủ yếu của TPQT vì:
+ Các quan hệ TPQT không phải là các quan hệ chính trị quốc tế (quan hệ giữa
các chủ thể LQT) mà chỉ thuần túy là các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có YTNN 
Mỗi quốc gia xây dựng quy định riêng phù hợp với điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội
của mình điều chỉnh các quan hệ TPQT.
+ Việc xây dựng các điều ước quốc tế điều chỉnh mọi lĩnh vực của TPQT là không
khả thi bởi không thể thống nhất hóa mọi nội dung của luật các nước trong điều kiện
pháp luật, nền tảng chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia là rất khác nhau.
- Pháp luật quốc gia để trở thành nguồn của TPQT phải là các VBPL có chứa đựng
các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ của TPQT và được áp dụng trong
những trường hợp sau:

9
Nga - Dung- K6G

+ Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế hoặc trong
các văn bản PL quốc gia khác.
+ Khi trong hợp đồng quốc tế có thỏa thuận áp dụng pháp luật quốc gia nhất định.
+ Khi cơ quan giải quyết tranh chấp (thường là trọng tài quốc tế) lựa chọn luật áp
dụng cho tranh chấp là pháp luật quốc gia nhất định.
(2) Điều ước quốc tế
- Đây cũng là nguồn quan trọng của TPQT
- Số lượng chưa nhiều, ít phong phú về lĩnh vực điều chỉnh, ít các ĐƯQT chứa
đựng các QUY PHẠMTC.
+ Dựa trên số lượng các nước tham gia: ĐƯQT song phương – ĐƯQT đa phương
(ĐƯQT đa phương trên thế giới – ĐƯQT đa phương khu vực).
+ Dựa trên nội dung của ĐƯQT: ĐƯQT khung – ĐƯQT chi tiết.
- K phải ĐƯQT nào cũng là nguồn của TPQT mà chỉ những ĐƯQT chứa đựn quy
phạm tư pháp quốc tế mà VN tham gia mới trở thành nguồn của TPQT.
- Điều ước quốc tế để trở thành nguồn của TPQT phải là các VBPL có chứa đựng
các nguyên tắc, quy phạm điều chỉnh các quan hệ của TPQT và được áp dụng trong
những trường hợp sau:
+ Khi có sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia hoặc điều
ước quốc tế mà quốc gia là thành viên dẫn chiếu tới.
+ Điều ước quốc tế áp dụng bắt buộc khi quốc gia đó là thành viên.
+ Điều ước quốc tế mà quốc gia chưa là thành viên được áp dụng khi các bên thỏa
thuận AD.
. Có điều khoản trong hợp đồng quốc tế có quy định việc áp dụng ĐƯQT cụ thể.
. Khi cơ quan giải quyết tranh chấp (thường là trọng tài quốc tế) lựa chọn luật áp
dụng cho tranh chấp là ĐƯQT.
- Khi có sự quy định khác nhau về cùng một vấn đề giữa các điều ước quốc tế và
pháp luật quốc gia thì sẽ ưu tiên áp dụng quy định trong điều ước quốc tế (Khoản 2
Điều 665 BLDS 2015). Tuy nhiên, việc áp dụng này là k giống nhau giữa các nước, Ở
VN – ĐƯQT được ưu tiên hơn các quy định của PLVN, trừ HP.

10
Nga - Dung- K6G

(3) Tập quán quốc tế


- Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành từ lâu đời, được áp
dụng thường xuyên, liên tục, có nội dung cụ thể, rõ ràng và được các quốc gia thừa
nhận và có giá trị bắt buộc.
- Tập quán quốc tế vừa là nguồn của CPQT, vừa là nguồn của TPQT. Chỉ những
tập quán quốc tế chứa đựng quy phạm liên quan tới lĩnh vực TPQT mới có thể trở thành
nguồn của TPQT.
- Phân loại:
+ Tập quán quốc tế chung: phạm vi áp dụng rộng lớn, hầu khắp trên thế giới như
Incoterms (quy định những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong mua bán hàng
hóa quốc tế) hay UCP (tập hợp các tập quán và thực tiễn ngân hàng trong phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ được quốc tế thừa nhận rộng rãi).
+ Tập quán quốc tế khu vực: được sử dụng trong một khu vực địa lý xác định,
thường bao gồm một số quốc gia như FOB của Bắc Hoa Kỳ hay CIF của Bắc Hoa Kỳ.
- Tập quán QT để với vai trò là nguồn của TPQT được áp dụng trong các TH sau:
+ Được áp dụng khi các điều ước quốc tế liên quan quy định áp dụng.
+ Được áp dụng khi được luật quốc gia quy định áp dụng.
+ Được áp dụng khi các bên trong hợp đồng quốc tế có thỏa thuận trong hợp đồng
về việc áp dụng tập quán quốc tế.
+ Được áp dụng khi cơ quan giải quyết tranh chấp (thường là trọng tài quốc tế)
lựa chọn luật áp dụng cho tranh chấp là tập quán quốc tế.
- TQQT là nguồn của TPQT xuất hiện chủ yếu trong lĩnh vực thương mại, hàng
hải.
- Vấn đề công nhận và cho thi hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài
không áp dụng TQQT mà chỉ áp dụng ĐƯQT và pháp luật quốc gia.
- Việt Nam: Khoản 2 Điều 5, Điều 666 BLDS 2015, Điều 5 Luật thương mại 2005.
(4) Án lệ và các nguồn khác
- Ở các nước Common Law, án lệ được coi là nguồn chủ yếu của pháp luật. Mọi
quy tắc đã được đưa ra trong một phán quyết của Tòa án trước đó đều có hiệu lực ràng
buộc đối với Tòa án cùng cấp hoặc cấp dưới khi xét xử một vụ việc tương tự.

11
Nga - Dung- K6G

- Ở các nước Civil Law, án lệ đang dần được Tòa án sử dụng thường xuyên hơn.
- Việt Nam: BLDS và BLTTDS 2015 đã quy định những trường hợp Tòa án có thể
áp dụng án lệ và lẽ công bằng để giải quyết vụ việc (Khoản 2 Điều 6 LBDS, Khoản 3
Điều 45 BLTTDS).
6. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. Quan hệ TPQT phải là một quan hệ dân sự (theo nghĩa rộng) có cùng lúc ba yếu
tố nước ngoài (chủ thể, đối tượng, sự kiện pháp lý ở nước ngoài)  Sai, chỉnh cần có
ít nhất 1 trong 3 yếu tố.
2. Đối tượng điều chỉnh của TPQT VN là quan hệ nhân thân và tài sản phát sinh từ
các lĩnh vực dân sự, kinh tế, thương mại, lao động, HNGĐ… có YTNN  Đúng (cách
diễn đạt khác của quan hệ dân sự theo nghĩa rộng).
3. Trong TPQT, áp dụng phương pháp xung đột phức tạp hơn PP thực chất 
Đúng.
4. Theo quan điểm chính thống ở VN hiện nay, TPQT là một ngành luật liên hệ
thống, nằm giữa hệ thống pháp luật quốc gia và hệ thống pháp luật quốc tế  Sai.
TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc gia, có đối tượng điều
chỉnh, phương pháp điều chỉnh và nguồn riêng.
5. ĐƯQT và TQQT là nguồn của công pháp quốc tế cũng sẽ là nguồn của TPQT
 Sai. Chỉ những ĐƯQT, TQQT có chứa đựng những quy phạm, nguyên tắc của tư
pháp thì mới coi là nguồn của tư pháp quốc tế.
6. Hiện nay, pháp luật quốc gia mới là nguồn điều chỉnh chủ yếu của TPQT VN 
Đúng.
7. Phương pháp thực chất là phương pháp điều chỉnh chính của TPQT  Sai. Vì
có 2 phương pháp điều chỉnh: PP thực chất và pp xung đột.
(2) Tự luận
1. Chứng minh rằng TPQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật
quốc gia
- TPQT là một ngành luật độc lập: Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh
độc lập.

12
Nga - Dung- K6G

- TPQT nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia:


+ Tính chất các quan hệ mà TPQT điều chỉnh: Là các quan hệ mang bản chất dân
sự (quan hệ dân sự theo nghĩa rộng).
+ Chủ thể của TPQT: Cơ bản và phổ biến là thể nhân và pháp nhân.
+ Nguồn của TPQT: Pháp luật quốc gia là nguồn cơ bản và phổ biến của TPQT.
2. Phân biệt TPQT và công pháp quốc tế
 Giống nhau
- Đối tượng đều là các QHXH phát sinh trong đời sống sinh hoạt quốc tế.
- Mục đích là thúc đẩy và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia.
- Các quan hệ đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.
- Đều có nguồn là ĐƯQT và TQQT.
 Khác nhau
CPQT TPQT
Là tổng hợp các nguyên tắc và các Là hệ thống những nguyên tắc và
quy phạm pháp luật do các chủ thể quy phạm pháp luật được xây
Khái của LQT thỏa thuận và xây dựng dựng bằng những cách thức khác
niệm nhằm điều chỉnh các quan hệ phát nhau nhằm điều chỉnh quan hệ
sinh giữa các chủ thể của LQT khi dân sự theo nghĩa rộng có
tham gia vào đời sống quốc tế. YTNN.
Quan hệ quốc tế trong nhiều mặt:
chính trị, văn hóa, xã hội… trong đó Quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
Đối tượng
quan hệ chính trị và khía cạnh chính có YTNN, bao gồm dân sự, hôn
điều
trị của quan hệ kinh tế, văn hóa là nhân gia đình, kinh doanh thương
chỉnh
đối tượng điều chỉnh cơ bản của mại, lao động, tố tụng dân sự.
CPQT.
Phương Bình đẳng và thỏa thuận giữa các - Phương pháp thực chất.
pháp ĐC chủ thể của luật quốc tế. - Phương pháp xung đột.
- Quốc gia - chủ thể cơ bản và chủ - Cá nhân, pháp nhân - chủ thể cơ
Chủ thể
yếu. bản.

13
Nga - Dung- K6G

- Dân tộc đang đấu tranh giành - Quốc gia - chủ thể đặc biệt.
quyền tự quyết. - Tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Tổ chức quốc tế liên chính phủ. - chủ thể đặc biệt.
- Chủ thể đặc biệt khác.
Ko có bộ máy cưỡng chế. Do các Có bộ máy cưỡng chế.
chỉ thể thực hiện riêng rẽ hoặc tập Mang t/c dân sự: Bồi thường,
Chế tài
thể: Cấm vận, trả đũa, cắt quan hệ phạt tiền...
ngoại giao..
- ĐƯQT (nguồn cơ bản), TQQT.
- Pháp luật quốc gia - nguồn phổ
- Nguồn bổ trợ (nguyên tắc PL
biến và chủ yếu.
chung, Nghị quyết của TCQTLCP,
Nguồn - ĐƯQT, TQQT.
phán quyết của cơ quan tài phán
- Án lệ và nguồn khác (lẽ công
quốc tế, hành vi pháp lý đơn phương
bằng…)
của QG, các học thuyết.
Xây dựng
quy Do các chủ thể xây dựng Do nhà nước xây dựng
phạm

Tính chất Chủ yếu mang tính chất công- chính Mang tính chất dân sự
trị

VẤN ĐỀ 2: CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ


Chủ thể của TPQT là những đối tượng tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự có
YTNN đáp ứng được các điều kiện về năng lực chủ thể do pháp luật quy định, có tính
đa dạng và phong phú, chịu sự điều chỉnh của hai hay nhiều hệ thống PL khác nhau.
CT của TPQT được chia thành 2 nhóm: CT cơ bản và phổ biến là người nước
ngoài và pháp nhân nước ngoài; CT đặc biệt là quốc gia và tổ chức quốc tế LCP.
1. Người nước ngoài
(1) Khái niệm, phân loại
- Là chủ thể đặc trưng và phổ biến nhất của TPQT, bởi lẽ, người nước ngoài tham
gia hầu hết các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT , như quan hệ DS,
KTTM, HNVGĐ, LĐ, TTDS…-> Các vấn đề pháp lý liên quan đến người nước ngoài

14
Nga - Dung- K6G

đã trở thành 1 trong những nội dung quan trọng của TPQT của các nước nói chung và
VN nói riêng.
- Người nước ngoài là người không mang quốc tịch của quốc gia sở tại.
- Điều 3 Luật quốc tịch 2008: Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân
nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hoặc tạm trú ở Việt Nam.
 Người nước ngoài bao gồm: Người mang quốc tịch của một quốc gia khác,
người mang nhiều quốc tịch nhưng không có quốc tịch VN, người không có quốc tịch.
- Quốc tịch: Mối quan hệ pháp lý 2 chiều giữa công dân và Nhà nước thể hiện
quyền và nghĩa vụ của công dân với NN và trách nhiệm của Nhà nước với công dân.
o Làm thế nào để xác định người nhiều quốc tịch (có quốc tịch Việt Nam) nhập cảnh
Việt Nam với tư cách gì?  Căn cứ hộ chiếu họ sử dụng để nhập cảnh Việt Nam. Theo
quy định của Luật nhập cảnh VN thì người nhập cảnh bằng quốc tịch gì thì phải xuất
cảnh bằng quốc tịch đó.
o Người VN định cư ở nước ngoài khi tham gia vào quan hệ DS tại VN sẽ k làm cho
quan hệ đó được xem là YTNN.
- Cách thức xác lập quốc tịch ở Việt Nam: kết hợp nguyên tắc huyết thống và
nguyên tắc nơi sinh (khi cha mẹ đứa trẻ là người không quốc tịch hoặc không xác định
được cha mẹ).
- Người có quốc tịch nước ngoài.
+ Người mang quốc tịch của một quốc gia khác, không mang quốc tịch
Quốc VN.
tịch + Người mang hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài, không bao gồm
QTVN.
- Người không mang quốc tịch của quốc gia nào.
Nơi cư - Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
trú - Người nước ngoài cư trú ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Thời - Người nước ngoài thường trú tại VN: cư trú không thời hạn, làm ăn,
hạn cư sinh sống lâu dài trên lãnh thổ VN.
trú - Người nước ngoài tạm trú: cư trú có thời hạn tại Việt Nam.

15
Nga - Dung- K6G

- Người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao.
Nội
- Người NN đến VN với mục đích xác định (thương gia, người LĐ, sinh
dung
viên…)
quy chế
- Người nước ngoài cư trú lâu dài, sinh cơ lập nghiệp ở VN và không
pháp lý
thuộc các đối tượng được hưởng các quy chế trên.

(2) Địa vị pháp lý


 Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
- Common Law: ưu tiên áp dụng luật nơi cư trú.
- Civil Law: ưu tiên áp dụng luật quốc tịch.
Một số TH ngoại lệ: luật nước nơi thực hiện hành vi, luật nơi có bất động sản…
 Việt Nam
- Áp dụng theo hai nguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi cư trú (Điều 673, 674
BLDS 2015).
- Năng lực pháp luật là khả năng của cá nhân có quyền và nghĩa vụ dân sự (Đ16
BLDS):
+ Được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch (673.1)  Cá
nhân là công dân của quốc gia nào thì NLPL của họ được xác định theo pháp luật của
quốc gia đó.
+ Người nước ngoài tại VN có NLPLDS như công dân VN, trừ trường hợp pháp
luật VN có quy định khác (673.2)  Khi người nước ngoài tại VN tham gia các QUAN
HỆDS thì NLPL của người đó được xác định như công dân VN và theo pháp luật VN.
Ví dụ: Tòa án VN giải quyết một vụ tranh chấp về quyền sở hữu tài sản giữa một
công dân Hoa Kỳ với công dân VN mà công dân HK đó đang cư trú tại VN. Khi xem
xét NLPL của công dân này, ngoài việc căn cứ vào pháp luật Hoa Kỳ (luật quốc tịch),
còn căn cứ vào các quy định của pháp luật VN (luật nơi cư trú)  Công dân Hoa Kỳ
sẽ có NLPL như công dân VN.
+ Trường hợp áp dụng PL mà người nước ngoài mang quốc tịch dẫn đến hậu quả
trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật VN thì không áp dụng luật nước ngoài mà
áp dụng PLVN (670).

16
Nga - Dung- K6G

- Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của
mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 19 BLDS):
+ Được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch (674.1)  thể
hiện sự gắn bó giữa người nước ngoài với pháp luật mà người đó mang quốc tịch.
+ Trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các GDDS tại VN, NLHVDS
của người nước ngoài đó được xác định theo pháp luật VN (674.2)  điều chỉnh hiệu
quả, giải quyết nhanh chóng các quan hệ phát sinh từ các GDDS mà người nước ngoài
xác lập trên phạm vi lãnh thổ VN.
- NLPL và NLHVDS của người nước ngoài tại VN còn được xác định theo các
HĐTTTP và pháp lý mà VN kí kết với các nước.
- TH có sự khác biệt giữa các quy định trong ĐƯQT mà VN là thành viên với các
quy định trong pháp luật VN, các quy định trong ĐƯQT sẽ được ưu tiên áp dụng.
- Đối với người không quốc tịch và người nhiều quốc tịch
+ Người không quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước mà cá nhân cư trú hoặc nơi
cá nhân xác lập GDDS để xác định năng lực chủ thể. Nếu có nhiều nơi cư trú hoặc
không xác định được nơi cư trú thì áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mối
liên hệ gắn bó nhất (672.1).
+ Người nhiều quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch và
cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự có YTNN. Nếu có nhiều nơi cư trú hoặc
không xác định được nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát sinh
QUAN HỆDS có YTNN thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và
có mối liên hệ gắn bó nhất (672.2).
Cá nhân có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch VN  áp dụng pháp luật VN.
+ Nơi gắn bó nhất: nơi tồn tại bất động sản trong quan hệ sở hữu, nơi kí kết hợp
đồng trong quan hệ hợp đồng…
 Chế độ pháp lý (5)
 Chế độ đối xử quốc gia (NT)
- Người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ ngang hoặc tương đương
với những quyền và nghĩa vụ mà công dân nước sở tại đang được hưởng hoặc sẽ được
hưởng trong tương lai (trừ các ngoại lệ).

17
Nga - Dung- K6G

- Mục đích: chống lại sự phân biệt đối xử trong QUAN HỆDS, thương mại giữa
công dân nước sở tại và người nước ngoài, tạo ra sự bình đẳng pháp lý giữa các chủ
thể quốc tế.
- Trường hợp áp dụng: Được áp dụng trong hầu hết các QUAN HỆDS theo nghĩa
rộng.
+ Do pháp luật VN quy định. VD: Khoản 2 Điều 121 Luật HNGĐ 2014.
+ Do ĐƯQT mà VN là thành viên quy định. VD: Điều 2 CƯ Paris 1883 về bảo
hộ quyền SHCN: “Trong lĩnh vực bảo hộ SHCN, công dân của bất kỳ nước thành viên
nào cũng đều được hưởng các điều kiện thuận lợi như công dân của tất cả các thành
viên khác mà luật tương ứng của các nước đó quy định hoặc sẽ quy định”.
+ Khi quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử quốc gia đối với
VN. Nhà nước VN sẽ dành cho người nước ngoài chế độ đối xử quốc gia khi mà công
dân VN đã và đang được hưởng chế độ này tại quốc gia tương ứng.
+ Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Ví dụ đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế:
+ ĐXQG trong thương mại hàng hóa là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà VN dành cho hàng hóa nhập khẩu so với hàng hóa tương tự trong nước.
+ ĐXQG trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà
VN dành cho dịch vụ và nhà CCDV nước ngoài so với dịch vụ và nhà CCDV tương tự
trong nước.
+ ĐXQG trong đầu tư là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử VN dành cho
đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những
điều kiện tương tự.
+ ĐXQG đối với quyền SHTT là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà VN
dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền SHTT và mọi lợi ích có được từ
các quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước.
- Ngoại lệ:
- Các quyền chính trị như bầu cử, ứng cử, lĩnh vực liên quan đến bí mật quốc gia,
QUY PHẠMAN, viết báo, in ấn, phát thanh, truyền hình.

18
Nga - Dung- K6G

- Luật sư nước ngoài chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế.
Được phép tư vấn pháp luật VN khi có bằng cử nhân luật và được cấp chứng chỉ hành
nghề ở VN.
 Chế độ đối xử tối huệ quốc (MFN)
- Là chế độ được áp dụng chủ yếu trong lĩnh vực thương mại quốc tế, hàng hải quốc
tế. Theo đó người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được hưởng các quyền, ưu đãi
ngang bằng với các quyền ưu đãi mà nước sở tại dành cho người nước ngoài và pháp
nhân nước ngoài của bất kỳ nước thứ ba nào trong hiện tại và tương lai.
- Mục đích: đảm bảo cho công dân và pháp nhân các quốc gia điều kiện và cơ hội
ngang nhau trong các quan hệ kinh tế, thương mại, xóa bỏ mọi sự kì thị, phân biệt đối
xử với các lí do khác nhau trong hoạt động thương mại quốc tế.
- Trường hợp áp dụng:
+ Do pháp luật VN quy định. VD: Khoản 2 Điều 121 Luật HNGĐ 2014.
+ Do ĐƯQT mà VN là thành viên quy định.
+ Khi QG hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng đối xử THQ đối với VN.
+ Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Ví dụ đối xử THQ trong thương mại quốc tế:
+ ĐXTHQ trong TMHH là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà VN dành
cho hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hóa tương tự nhập khẩu
có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hóa xuất khẩu đến một nước so với hàng hóa
tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.
+ ĐXTHQ trong thương mại dịch vụ là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử
mà VN dành cho dịch vụ và nhà CCDV của một số nước so với dịch vụ và nhà cung
cấp dịch vụ tương tự của nước thứ 3.
+ ĐXTHQ trong đầu tư là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử VN dành cho
đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước t3 trong những
điều kiện tương tự.
+ ĐXTHQ đối với quyền SHTT là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà VN
dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền SHTT và mọi lợi ích có được từ
các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân nước thứ ba.

19
Nga - Dung- K6G

- Ngoại lệ: Ở VN sẽ k áp dụng 2 chế độ là đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia
trong các TH sau:
+ Trường hợp cần thiết để đảm bảo lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ
các giá trị văn hóa, tinh thần dân tộc, bảo vệ sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật
và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
+ Đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống độc
lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước CHXHCNVN.
 Chế độ đãi ngộ đặc biệt
- Người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài được nhà nước sở tại dành cho những
ưu tiên, ưu đãi đặc biệt mà có thể chính công dân nước sở tại không được hưởng.
VD. Các ưu đãi quốc gia sở tại dành cho viên chức ngoại giao, các ưu đãi đặc biệt
về thuế dành cho các nhà đầu tư nước ngoài để khuyến khích đầu tư…
- Mục đích: Tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài hoạt động thuận lợi trong
một số lĩnh vực đặc thù nhất định.
- CƯ Viên 1961 và 1963 về QUAN HỆNG và QUAN HỆLS, Hiệp định khuyến
khích và bảo hộ đầu tư kí kết giữa VN và nước ngoài, Luật đầu tư 2014, Luật doanh
nghiệp 2014…
 Chế độ có đi có lại
- Là một quốc gia sẽ dành các ưu đãi hay chế độ pháp lý nhất định cho cá nhân và
pháp nhân nước ngoài, tương ứng như công dân và pháp nhân của mình đã được hưởng
tại nước ngoài đó.
- Có đi có lại thực chất: QG sở tại sẽ dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài
một số quyền và nghĩa vụ nhất định đúng bằng những quyền và nghĩa vụ cũng những
ưu đãi thực tế mà các cá nhân và pháp nhân của quốc gia đó được nhận tại nước ngoài
tương ứng  bằng cả về số lượng và chất lượng các quyền và nghĩa vụ  Áp dụng ở
các quốc gia có cùng chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, phong tục tập quán, truyền thống
xã hội tương đồng.
- Có đi có lại hình thức: QG sở tại dành cho cá nhân và pháp nhân nước ngoài một
chế độ pháp lý nhất định (NT, MFN) mà các cá nhân và pháp nhân của quốc gia đó
được nhận tại nước ngoài tương ứng  tương ứng về chế độ pháp lý  Phổ biến hơn

20
Nga - Dung- K6G

(vì chế độ có đi có lại thực chất thường chỉ được áp dụng ở các quốc gia có cùng chế
độ chính trị, xh và phong tục tập quán, truyền thống dân tộc tương đồng).
Tuy nhiên, hiện nay quan hệ giữa các quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực TMQT để
minh bạch hóa các dịnh vụ TM, đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên, chủ thể thay vì
AD nguyên tắc có đi có lại các quốc gia thường AD các quy định đc ghi nhận cụ thể,
rõ ràng trong các ĐƯQT hoặc PLQG.
 Chế độ báo phục quốc
- Một quốc gia nào đó đơn phương sử dụng những biện pháp hay các hành vi gây
thiệt hại cho quốc gia khác hay công dân, pháp nhân của quốc gia khác thì quốc gia bị
thiệt hại được phép sử dụng các biện pháp trả đũa hay có các hoạt động tương ứng đối
phó đáp lại các hành vi của quốc gia đầu tiên đơn phương gây thiệt hại đó
- Mục đích: là 1 biện pháp tự vệ chính đáng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
cho công dân và pháp nhân của 1 QG mình. -> Nếu 1 QG lạm dụng biện pháp này sẽ
dần tới phân biệt đối xử giữa ngườ nước ngoài và công dân nước sở tại.
- Thường được áp dụng trong lĩnh vực thương mại nhưng ít được sử dụng  Sử
dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp được minh bạch hóa trong các điều ước quốc tế.
. VD. Quy định về giải quyết tranh chấp trong HĐ thương mại VN – HK, cơ chế giải
quyết tranh chấp của WTO…)
(3) Quyền và nghĩa vụ dân sự của người nước ngoài tại VN
 Các quyền dân sự cơ bản của người nước ngoài tại VN
Điều 48 Hiến pháp 2013: “Người nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo Hiến
pháp và pháp luật Việt Nam, được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính
đáng theo PLVN”
 Có các quyền dân sự theo nghĩa rộng như tham gia các hoạt động thương mại,
quyền trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quyền sở hữu tài sản, quyền thừa kế, quyền
trong lĩnh vực TTDS… theo PLVN và như công dân VN.
Khác biệt:
 Quyền cư trú và đi lại
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại VN năm
2014.

21
Nga - Dung- K6G

- Người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam với hai thời hạn là thường trú
(cư trú không có thời hạn, được cấp giấy chứng nhận thường trú) và tạm trú (cư trú có
thời hạn, được cấp thẻ tạm trú khi tạm trú từ 12 tháng trở lên)  được miễn thị thực
khi ra vào lãnh thổ VN khi có thẻ thường trú và tạm trú tại VN.
- Được tự do lựa chọn nơi cư trú phù hợp với mục đích, trừ các khu vực liên quan
đến an ninh quốc gia hoặc bí mật quốc gia của VN (vành đai biên giới, các khu vực
phòng thủ vùng biển và vùng trời).
- Không được phép đi vào các khu vực cấm người nước ngoài cư trú (trừ trường
hợp được sự cho phép của Bộ trưởng BCA, BQP).
- Người nước ngoài ở lại qua đêm ngoài nơi đã đăng ký thường trú thì phải khai
báo tạm trú với cơ quan chính quyền của địa phương.
- Cơ quan quản lý hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú đi lại của người nước ngoài tại
VN: Cục quản lý XNC của BCA, phòng quản lý XNC của CA cấp tỉnh.
 Quyền hành nghề
- Được tự do lựa chọn ngành nghề phù hợp với khả năng, trình độ của mình và
trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
- Ngoại lệ: nghề in, nghề đúc, khắc dấu, tổng biên tập báo chí, tổng giám đốc, giám
đốc các đài phát thanh, truyền hình, công chứng viên, tuyển dụng công chức, viên chức
nhà nước,...
 Đảm bảo an ninh và lợi ích kinh tế của đất nước.
 Quyền sở hữu nhà ở
- Luật nhà ở 2014.
- Các trường hợp được sở hữu nhà ở (Khoản 1 Điều 159):
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại VN.
+ Tổ chức nước ngoài (doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn
phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân
hàng nước ngoài) đang hoạt động tại VN.
+ Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN.
- Phương thức sở hữu nhà ở (Khoản 2 Điều 159):
+ Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại VN.

22
Nga - Dung- K6G

+ Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ
chung cư và nhà riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực đảm bảo quốc
phòng an ninh.
 Điểm mới: tập trung vào quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài tại VN, mở rộng
đối tượng được sở hữu nhà ở tại VN, thời hạn sở hữu…
 Nghĩa vụ của người nước ngoài tại VN
- Tôn trọng và tuân thủ HPháp và PLVN. Nếu vi phạm, tùy TH sẽ bị áp dụng các
chế tài tương ứng. Nếu vi phạm nghiêm trọng, có thể bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ VN.
- Các trường hợp người nước ngoài có thể bị buộc xuất cảnh ra khỏi lãnh thổ VN
và thẩm quyền (Điều 30 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại VN 2014):
+ Hết thời hạn tạm trú nhưng không xuất cảnh  Cơ quan quản lý XNC.
+ Vì lý do quốc phòng an ninh, trật tự ATXH  Bộ trưởng BCA, BQP.
Ngoài ra, người nước ngoài còn bị trục xuất theo quyết định của Tòa án (BLHS).
Việc trục xuất người nước ngoài có thân phận ngoại giao sẽ giải quyết bằng con đường
ngoại giao.
(4) Quyền và nghĩa vụ dân sự của người Việt Nam ở nước ngoài
- Địa vị pháp lý của người VN ở nước ngoài do PL quốc gia sở tại nơi họ sinh sống
quy định.
- Địa vị pháp lý của họ còn chịu sự điều chỉnh của ĐƯQT trong trường hợp có
ĐƯQT mà VN là thành viên quy định (HĐTTTP, HĐ hợp tác lao động, HĐ hợp tác
đào tạo…)
- Thông thường người VN ở nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý dựa
trên các chế độ pháp lý cơ bản như NT, MFN.
- Người VN định cư ở nước ngoài vẫn được xem là một bộ phận dân cư của Nhà
nước VN (Điều 18 Hiến pháp 2013), được các cơ quan ngoại giao, lãnh sự của VN ở
nước ngoài bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của họ cũng như khuyến khích họ đóng gớp
xây dựng đất nước.
o Luật sư nước ngoài có được hành nghề ở VN k? -> Có, điều kiện: có chững chỉ hành
nghề luật sư của nước đó cấp và có khả năng giải quyết các vụ việc.

23
Nga - Dung- K6G

o Luật sư nước ngoài có được tư vấn pháp luật ở VN k? -> K, chỉ đc tư vấn PL nước
ngoài và QT trừ Th có bằng cử nhân VN và có chứng chỉ hành nghề tại VN.
o LS nước ngoài có được quyền tham gia bao chữa k? -> K (Luật luật sư sđ, bs 2012)
2. Pháp nhân nước ngoài
(1) Khái niệm
- Pháp nhân là một tổ chức của con người do nhà nước thành lập hoặc thừa nhận
trên cơ sở pháp luật và có tư cách pháp lý để tham gia vào các quan hệ pháp luật.
- Theo quy định của PLVN, pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc
tịch VN  Pháp nhân nước ngoài là pháp nhân không mang quốc tịch của quốc gia sở
tại.
 Xác định quốc tịch của pháp nhân
- Là mối liên hệ pháp lý lâu dài, bền vững giữa một pháp nhân với QG đã thành lập
nên pháp nhân đó.
 Việc thành lập, giải thể, cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của PN tuân theo quy định
của nhà nước mà PN đó mang quốc tịch; được quốc gia đó bảo vệ về mặt ngoại giao
khi các quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại khi hoạt động tại nước ngoài.
- Ý nghĩa: xác định sự tồn tại của pháp nhân, giúp quốc gia sở tại kiểm soát hoạt
động của pháp nhân, góp phần bảo vệ chủ quyền ANQG và lợi ích kinh tế - xã hội của
quốc gia đó.
- Các tiêu chí xác định quốc tịch của pháp nhân:
Tiêu chí Ưu điểm Nhược điểm
Tính ổn định cao, dễ xác Những người sáng lập có thể tính
định  Tiêu chí phổ biến toán lựa chọn QTPN bằng việc lựa
Nơi thành lập
nhất để xác định QTPN tại chọn nơi thành lập  nguy cơ lẩn
PN
hầu hết các hệ thống PL tránh PL trong quá trình điều chỉnh
trên thế giới các hoạt động của PN.
Tính ổn định không cao và có thể
Tránh sự lạm dụng trong
Nơi PN đặt trụ xảy ra trường hợp nơi đặt trụ sở thực
việc chủ động chọn quốc
sở tế của PN không trùng với trụ sở
tịch cho PN.
trong điều lệ.

24
Nga - Dung- K6G

Nơi tiến hành Hạn chế tối đa các hành vi Khó xác định vì pháp nhân có thể có
hoạt động SX, lẩn tránh PL trong việc điểu các hoạt động sản xuất, kinh doanh
KD chỉnh hoạt động của PN. tại lãnh thổ nhiều quốc gia.

- Nguyên tắc xác định quốc tịch của pháp nhân:


+ Theo nơi có trung tâm quản lý của pháp nhân.
+ Theo nơi thành lập hoặc nơi đăng ký điều lệ của pháp nhân khi thành lập 
Việt Nam (Điều 676 BLDS).
+ Theo nơi tiến hành hoạt động chủ yếu.
+ Theo nơi thành lập và đặt trụ sở chính của pháp nhân.
+ Theo quốc tịch của những người nắm quyền kiểm soát pháp nhân (quốc tịch của
chủ sở hữu)  Rất ít quốc gia còn sử dụng nguyên tắc xác định này.
(2) Địa vị pháp lý
 Đặc điểm chung
- Pháp nhân chịu sự điều chỉnh cùng lúc của hai hệ thống PL (song trùng phụ thuộc):
+ Pháp luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch  điều chỉnh các vấn đề
liên quan đến tổ chức thành lập pháp nhân (điều kiện và thủ tục thành lập, hợp nhất,
sáp nhập, giải thể, chia tách, tài sản của pháp nhân).
+ Pháp luật của quốc gia sở tại  điều chỉnh các vấn đề liên quan đến phạm vi
hoạt động của pháp nhân, các quyền, nghĩa vụ cụ thể của pháp nhân trên lãnh thổ quốc
gia đó. VD: Công ty B mang quốc tịch Bỉ có chi nhánh tại VN, đvs vđ lq đến thành lập
và quyền năng chủ thể, TS của chi nhánh -> Theo PL Bỉ, còn pvi hđ, quyền và nv cụ
thể ->PLVN.
- Khi hoạt động tại VN, địa vị pháp lý của pháp nhân xác định theo PLVN và các
ĐƯQT mà VN đã ký kết (các HĐ khuyến khích và bảo hộ đầu tư, HĐ tránh đánh thuế
trùng, HĐTM…)
- Đối với pháp nhân nước ngoài đầu tư tại VN, địa vị pháp lý của pháp nhân đó
được xác định theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp và các VBPL khác.
 Năng lực pháp luật (khả năng được hưởng quyền và nghĩa vụ theo quy định của PL)
- NLPLDS của pháp nhân

25
Nga - Dung- K6G

+ Phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc
cho phép thành lập, nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì phát sinh từ thời điểm
đăng ký.
+ Chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt hoạt động của pháp nhân.
- TPQT các nước thường áp dụng nguyên tắc chủ đạo là NLPLDS của pháp nhân
được xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân được thành lập.
 Việt Nam
- Xác định theo pháp luật của nước mà pháp nhân có quốc tịch (676.2 BLDS) 
NT chủ đạo.
VD: Công ty A của Việt Nam ký kết một hợp đồng bán sản phẩm cho công ty B có
quốc tịch Nhật Bản, hợp đồng ký kết tại Lào. Nếu xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa
vụ và được giải quyết tại cơ quan tài phán của VN thì NLPLDS của công ty B được
xác định theo pháp luật Nhật Bản.
- Trường hợp pháp nhân nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại VN thì
NLPLDS của pháp nhân nước ngoài đó được xác định theo PLVN (676.3)  Pháp
nhân nước ngoài sẽ có các quyền và nghĩa vụ như pháp nhân VN (trừ trường hợp ngoại
lệ).
VD. Công ty B quốc tịch Nhật Bản tiến hành các hoạt động đầu tư tại VN, NLPLDS
của công ty B sẽ được xác định theo PLVN.
 Cả BLDS 2005 và 2015 đều không quy định về việc xác định NLHVDS của pháp
nhân nước ngoài. Vì NLPL và NLHV của pháp nhân cùng xuất hiện và cùng mất đi
ở 1 thời điểm  Việc xác định NLPL của pháp nhân đã bao gồm cả xác định NLHV.
Ngoài ra, NLHV của pháp nhân được xác định thông qua người đại diện hợp pháp của
pháp nhân nên k cần thiết phải xây dựng điều luật riêng để xác định NLHV của PN.
- Ngoài ra, việc xác định năng lực chủ thể của pháp nhân còn được quy định trong
các HĐTTTP mà VN ký kết với các nước.
VD. Khoản 2 Điều 21 HĐTTTP VN – 3Lan “…được xác định theo pháp luật của
nước ký kết mà pháp nhân đặt trụ sở”.
Khoản 3 Điều 17 HĐTTTP VN – Lào “…tuân theo PL của nước ký kết nơi PN đó
được thành lập”.

26
Nga - Dung- K6G

o Tại sao k XĐ NLHVDS của PN nước ngoài? Vì NLHV và NLPL của Pn xuất hiện
và cùng mất đi ở 1 thời điểm -> Việc XĐ NLPL đã bao gồm cả NLHV của PN. Bên
cạnh đó NLHV của PN đc XĐ thông qua người đại diện hợp pháp của pháp nhân ->
Việc XĐ NLHV là điều k cần thiết.
 Hoạt động của pháp nhân nước ngoài tại VN
 Đầu tư kinh doanh tại VN
- Phải được cơ quan có thẩm quyền VN cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (văn
bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư – Khoản 6 Điều
3 Luật đầu tư 2014).
- Các hình thức đầu tư kinh doanh:
+ Thành lập tổ chức kinh tế bao gồm thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
+ Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
+ Đầu tư theo hình thức hợp đồng: hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công
tư (ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để
thực hiện dự án đầu tư), hợp đồng hợp tác kinh doanh (ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm
hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ
chức kinh tế).
+ Thực hiện dự án đầu tư: Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc
dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể trong khoảng
thời gian xác định.
 Đặt văn phòng đại diện, chi nhánh để tiến hành hoặc xúc tiến các hoạt động thương
mại tại VN
PN nước ngoài có quyền thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại VN để
thiết lập các mối quan hệ thương mại với các doanh nghiệp VN nếu đáp ứng các điều
kiện mà PLVN quy định.
- Thành lập VPĐD: Phải được Sở Công thương hoặc ban quản lý khu công nghiệp,
khu chế xuất… của VN cấp phép -> Được thành lập hoặc công nhận hợp pháp theo PL
của nước tham gia ĐƯQT mà VN là thành viên, đã hoạt động không dưới 1 năm.

27
Nga - Dung- K6G

- Thành lập chi nhánh: Phải được Bộ Công thương cấp phép  Được thành lập
hoặc công nhận hợp pháp theo pháp luật của nước mà nước đó và VN cùng là thành
viên của ĐƯQT, đã hoạt động không dưới 5 năm.
 Các pháp nhân nước ngoài khi hoạt động tại VN có các quyền và nghĩa vụ theo
quy định của PLVN và các ĐƯQT mà VN là thành viên.
 Các trường hợp chấm dứt hoạt động tại VN (Điều 23 Luật thương mại 2005):
- Hết thời hạn hoạt động ghi trong giấy phép.
- Theo đề nghị của pháp nhân và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
chấp nhận.
- Theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp
luật và quy định của giấy phép.
- Pháp nhân bị tuyên bố phá sản.
- Pháp nhân nước ngoài chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật nước
ngoài đối với hình thức văn phòng đại diện, chi nhánh và tham gia hợp đồng hợp tác
kinh doanh với VN.
- Các trường hợp khác.
Trước khi chấm dứt hoạt động, pháp nhân nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán các
khoản nợ và các nghĩa vụ khác với Nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan tại VN.
3. Quốc gia
Quốc gia là chủ thể đặc biệt (do được hưởng các quy chế pháp lý đặc biệt trong
TPQT) vì:
- Khi tham gia vào quan hệ TPQT, quốc gia vẫn giữ nguyên thuộc tính chủ quyền
quốc gia, có toàn quyền quyết định các vấn đề đối nội, đối ngoại liên quan đến các hoạt
động của quốc gia.
- Các quốc gia luôn bình đẳng về chủ quyền và nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
quốc gia là nên tảng trong quan hệ quốc tế.
 Trong quan hệ quốc tế, các quốc gia không có quyền xét xử lẫn nhau, tranh chấp
bất đồng sẽ được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải theo các nguyên tắc của
luật quốc tế.

28
Nga - Dung- K6G

- Khi tham gia quan hệ TPQT, trong một số trường hợp, quốc gia sẽ được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp và quyền miễn trừ về tài sản (không bị mang ra xét xử tại Tòa
án, không bị áp dụng các biện pháp đảm bảo sơ bộ, không bị áp dụng các biện pháp
cưỡng chế thi hành án, tài sản quốc gia là bất khả xâm phạm).
 Quyền miễn trừ tư pháp theo CƯ LHQ 2004
- Quốc gia bao gồm các đơn vị cụ thể (Điều 2.1b):
+ Quốc gia và các cơ quan của Chính phủ.
+ Các đơn vị hợp thành một quốc gia liên bang hoặc các đặc khu chính trị của
quốc gia để thực hiện chủ quyền quốc gia.
+ Các cơ quan của quốc gia hoặc các chủ thể khác có quyền tiến hành các hoạt
động thực tế để thực hiện chủ quyền của quốc gia.
+ Các cơ quan đại diện cho quốc gia.
- Quốc gia không bị xét xử, kể cả Tòa án của quốc gia đó.
- Các tranh chấp được giải quyết bằng con đường thương lượng
trực tiếp hoặc bằng con đường ngoại giao giữa các QG.
- QG có quyền đứng tên nguyên đơn trong vụ tranh chấp, cá
Quyền miễn trừ
nhân, pháp nhân là bị đơn không được từ chối  TA nước ngoài
xét xử
được phép giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, cá nhân, pháp nhân
có quyền phản biện khi QG nguyên đơn đồng ý, ngay cả khi nội
dung đơn kiện của nguyên đơn và nội dung đơn phản kiện của
cá nhân, pháp nhân gắn bó chặt chẽ với nhau.
- Tài sản của quốc gia do quốc gia tự định đoạt, không một chủ
Quyền miễn trừ thể nào được chiếm đoạt hoặc xâm phạm tài sản của quốc gia
về TS (gắn liền dưới bất kỳ hình thức nào.
với quyền - Nếu không có sự đồng ý của quốc gia thì không ai có quyền thi
MTXX) hành bất cứ một biện pháp cưỡng chế nào như tịch thu, bán đấu
giá, bắt giữ đối với tài sản thuộc sở hữu của quốc gia.
Quyền miễn trừ Nếu không được sự đồng ý của quốc gia thì các cơ quan tư pháp
về áp dụng các không được áp dụng bất cứ biện pháp đảm bảo sơ bộ nào cho vụ
biện pháp đảm kiện liên quan đến quốc gia (biện pháp bảo đảm, biện pháp

29
Nga - Dung- K6G

bảo sơ bộ cho vụ cưỡng chế như tịch thu, chiếm giữ tài sản của quốc gia) ngay cả
kiện khi quốc gia đồng ý đưa vụ kiện giải quyết trước Tòa án nước
ngoài.
Không một biện pháp cưỡng chế nào sau khi có phán quyết của
Quyền miễn trừ
Tòa án được phép áp dụng đối với quốc gia như tịch thu, bắt giữ
THA
tài sản trái pháp luật của quốc gia.
- Các nội dung của quyền MTTP tuyệt đối của quốc gia găn bó chặt chẽ nhưng độc
lập với nhau.
- Quyền miễn trừ tư pháp QG là quyền chứ k phải nghĩa vụ của QG
- Quốc gia có quyền từ bỏ từng nội dung hoặc tất cả nội dung quyền miễn trừ này
vì việc hưởng quyền miễn trừ tư pháp là quyền chứ không phải nghĩa vụ.
Việc từ bỏ phải được thể hiện rõ ràng, minh bạch. Quốc gia không thể viện dẫn
quyền miễn trừ xét xử , miễn trừ về áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước hoặc
sau khi xét xử nếu đã có sự đồng ý rõ ràng là tham gia vào quá trình xét xử và thực
hiện các biện pháp chế tài đó.
+ Quy định rõ trong ĐƯQT mà quốc gia đó là thành viên.
+ Thỏa thuận trong hợp đồng bằng văn bản.
+ Tuyên bố trước Tòa án hoặc thể hiện rõ bằng văn bản.
- Việc từ bỏ nội dung này không có nghĩa là đương nhiên từ bỏ nội dung khác.
Một số trường hợp cụ thể, quốc gia không được hưởng quyền miễn trừ như giao
dịch thương mại, hợp đồng lao động với cá nhân, bồi thường thiệt hại về người và
tài sản.
Việc QG được hưởng quyền miễn trừ TP K có nghĩa là k có biện pháp khác yêu cầu
QG TH NV của mình đvs các giao dịch. VD: Khi 1 QG rơi vào khủng hoảng KT,
tuyên bố vỡ nợ để đòi lại khoản đầu tư của mình, các chủ thể đầu tư đó k đc khởi
kiện QG đó ra các CQ tài phán tuy nhiên lại có thể đòi lại khoản đầu tư bằng cách
riêng như thông qua chính phủ nước mình để tham gia vào các chương trình đàm
phán nợ hoặc thông qua chính phủ mình để phong tỏa tịch thu TS QG đó đang ở tại
nước ngoài.

30
Nga - Dung- K6G

 Quyền miễn trừ tư pháp theo quy định của PLVN


- VN chưa có văn bản riêng quy định về quyền miễn trừ tư pháp của quốc gia nước
ngoài.
- Nguyên tắc chung: Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được
hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo PLVN, theo ĐƯQT mà VN
là thành viên thì vụ việc dân sự có liên quan đến tổ chức, cá nhân đó được giải quyết
bằng con đường ngoại giao (Khoản 4 Điều 2 BLTTDS).
 Tư cách pháp lý của Nhà nước VN trong quan hệ TPQT mà Nhà nước VN tham gia
- Bình đẳng với các chủ thể khác và chịu TNDS theo Điều 99 và 100 BLDS.
- Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương chịu trách nhiệm về nghĩa
vụ dân sự của mình bằng tài sản mà mình là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý,
trừ trường hợp tài sản đã được chuyển giao cho pháp nhân (pháp nhân sẽ phải tự chịu
trách nhiệm).
+ Pháp nhân do Nhà nước, cơ quan nhà nước ở trung ương, địa phương thành lập
không chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ dân sự của Nhà nước, cơ
quan nhà nước…
+ Nhà nước, cơ quan nhà nước… không chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự của
các pháp nhân do mình thành lập (kể cả doanh nghiệp nhà nước) trừ trường hợp Nhà
nước, cơ quan nhà nước… bảo lãnh nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân này theo quy
định pháp luật.
- Quyền miễn trừ tài sản của nhà nước chỉ đặt ra đối với tài sản do nhà nước đại
diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng
sản, nguồn lợi vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác, tài sản khác như tài
sản mà nhà nước VN được thừa kế ở nước ngoài, được tài trợ, viện trợ, tặng cho từ
chính phủ nước ngoài, tổ chức phi chính phủ và các cá nhân, tổ chức khác (Điều 197
Luật đất đai 2013 + NĐ 23/2010).
 Không đặt ra đối với tài sản của các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà
nước).

31
Nga - Dung- K6G

- Các trường hợp Nhà nước, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân
sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân nước ngoài (Khoản 1 Điều 100
BLDS):
+ ĐƯQT mà VN là thành viên có quy định về việc từ bỏ quyền miễn trừ.
+ Các bên trong quan hệ dân sự thỏa thuận từ bỏ quyền miễn trừ.
+ Nhà nước, cơ quan nhà nước từ bỏ quyền miễn trừ.
Nhà nước, cơ quan nhà nước sẽ bình đẳng như các chủ thể khác  phù hợp với
xu thế phát triển chung của TPQT các nước, thúc đẩy các GDDS, nhất là GD mà một
bên chủ thể là quốc gia.
 Thực tế
Hầu hết các ĐƯQT trong lĩnh vực dân sự, kinh tế - thương mại mà VN tham gia kí
kết (các HĐ khuyến khích đầu tư, HĐ thương mại…), Chính phủ VN đã tự nguyện
khước từ quyền miễn trừ tư pháp bằng việc cam kết sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh
giữa Chính phủ, cơ quan của Chính phủ với đối tác nước ngoài thông qua các thiết chế
tài phán theo quy định của ĐƯQT.
VD. Khoản 4 Điều 14 Luật đầu tư 2014 “Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên
lãnh thổ VN được giải quyết thông qua trọng tài VN hoặc Tòa án VN, trừ trường hợp
có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc ĐƯQT mà VN là thành viên có quy định khác”.
4. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
- Là thực thể liên kết các quốc gia có chủ quyền và các chủ thể khác của luật quốc
tế, được thành lập dựa trên các ĐƯQT, có hệ thống cơ quan duy trì hoạt động thường
xuyên theo đúng mục đích, tôn chỉ của tổ chức đó.
- Trong đời sống hàng ngày, TCQTLCP k thể tồn tại và hoạt động nếu k tham gia
vào các quan hệ dân sự như hợp đồng mua bán thiết bị văn phòng, hợp đồng lao động,...
- Là pháp nhân đặc biệt vì tư cách pháp nhân của tổ chức quốc tế LCP chỉ có thể
xuất hiện trên cơ sở công pháp quốc tế. Quy chế pháp nhân được quy định trong điều
lệ (ĐƯQT) của tổ chức quốc tế liên chính phủ  TCQTLCP là pháp nhân theo pháp
luật của nước nơi đặt trụ sở và có tư cách pháp nhân từ thời điểm đăng ký điều lệ hoặc
từ thời điểm vào sổ đăng ký pháp nhân tại nước nơi đặt trụ sở.

32
Nga - Dung- K6G

- Có các quyền, nghĩa vụ tài sản và phi tài sản; tham gia vào các tranh chấp dân sự
với tư cách nguyên đơn, bị đơn trước cơ quan tài phán  coi như tự khước từ quyền
ưu đãi, miền trừ.
5. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. Trong một số trường hợp, các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT
không có sự tham gia của người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài nhưng có sự tham
gia của người VN định cư ở nước ngoài vẫn được xem là quan hệ có YTNN về chủ thể
 Đúng. Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ.
2. NLPLDS của người nước ngoài tại VN được xác định theo pháp luật của nước
mà người đó là công dân và PLVN  Đúng. Điều 673 BLDS.
3. Theo quy định của PLVN, Tòa án VN sẽ luôn áp dụng PLVN để xác định năng
lực chủ thể của người nước ngoài nếu người nước ngoài không có quốc tịch và không
thể xác định nơi cư trú của người đó  Sai. Điều 672 BLDS.
4. Pháp nhân nước ngoài khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh ở VN
luôn được xem là pháp nhân mang quốc tịch VN  Sai. Điều 676 BLDS.
5. Tất cả các chủ thể của TPQT khi tham gia vào các quan hệ của TPQT đều bình
đẳng với nhau về quyền và nghĩa vụ  Sai. Quốc gia khi tham gia quan hệ TPQT được
hưởng quyền miễn trừ TP.
6. Theo quy định của PLVN, Nhà nước VN được từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp để
chịu trách nhiệm về nghĩa vụ dân sự do mình xác lập với nhà nước, pháp nhân, cá nhân
nước ngoài  Đúng. Khoản 1 Điều 100 BLDS.
7. Khi tham gia vào các quan hệ TPQT, Nhà nước VN có thể bị khởi kiện ra các cơ
quan tài phán  Đúng. Trong trường hợp Nhà nước VN từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp.
Hầu hết các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa VN với các nước, Chính
phủ VN đã tự nguyện khước từ quyền miễn trừ tư pháp bằng việc cam kết sẽ giải quyết
tranh chấp phát sinh giữa Chính phủ, các cơ quan của Chính phủ với đối tác nước ngoài
thông qua các cơ quan tài phán hoặc các thiết chế tương đương theo quy định của
ĐƯQT. VD Khoản 4 Điều 14 Luật đầu tư 2014.
(2) Tự luận

33
Nga - Dung- K6G

So sánh chế độ NT (chế độ đối xử quốc gia) và MFN (chế độ tối huệ quốc) dành
cho người nước ngoài
 Giống nhau
- Là hai chế độ pháp lý cơ bản và phổ biến dành cho người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài khi sinh sống và làm việc tại quốc gia sở tại.
- Mục đích: chống phân biệt đối xử, thiết lập sự bình đẳng về mặt pháp lý giữa các
chủ thể TPQT
 Khác nhau

NT MFN
Không phân biệt đối xử giữa Không phân biệt đối xử giữa
Bản chất người nước ngoài và công dân những người nước ngoài với
nước sở tại. nhau.
Chủ yếu trong lĩnh vực dân sự: Chủ yếu trong lĩnh vực thương
Lĩnh vực áp
các quyền và nghĩa vụ dân sự mại (ưu đãi về thuế, mặt hàng,
dụng
(thừa kế, sở hữu tài sản…) lĩnh vực kinh doanh…)
Cơ sở pháp Có thể được quy định trong Được ghi nhận phổ biến trong
lý ĐƯQT hoặc không. các ĐƯQT.

 Tùy vào mục đích cư trú, lĩnh vực hoạt đồng của người nước ngoài, pháp nhân
nước ngoài tại quốc gia sở tại, họ có thể được hưởng một hoặc cả hai chế độ trên.

VẤN ĐỀ 3. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT


1. Khái quát về xung đột pháp luật
(1) Khái niệm
Xung đột pháp luật là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước
khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh một quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có YTNN (quan hệ tư pháp quốc tế).
VD. Doanh nghiệp nước A bán hàng hóa cho doanh nghiệp nước B, hàng hóa được
vận chuyển qua nước C thì xảy ra rủi ro  đặt ra vấn đề bồi thường thiệt hại nhưng hệ

34
Nga - Dung- K6G

thống pháp luật của 3 nước A, B, C cùng có khả năng được áp dụng  chọn pháp luật
của một nước để điều chỉnh.
o Lưu ý: XĐPL là sự xung đột giữa các hệ thống PL của các nước chứ k phải giữa các
quy phạm luật hay chế định luật -> khi xảy ra TH trong quy định của HTPL khác nhau
có thể tìm thấy các quy phạm, thậm chí các chế định khác nhau, hoặc tương tự nhau,
nhưng điều đó k có nghĩa là các hệ thống đó là như nhau.
o Khi nói tới XĐPL là nói tới sự xung đột giữa các HTPL của các nước khác nhau chứ k
phải các bang trong cùng 1 nước liên bang. Bởi TPQT là điều chỉnh ra khỏi phạm vi
lãnh thổ QG.
(2) Nguyên nhân của hiện tượng XĐPL
- Nguyên nhân khách quan (tiền đề quan trọng để xuất hiện hiện tượng XĐPL):
+ Do pháp luật của các nước có sự khác nhau: xuất phát từ sự khác biệt về chính
trị, kinh tế, xã hội; khác biệt về tư duy pháp lý (cách giải thích, áp dụng luật, trình độ
phát triển không đồng đều); khác biệt về tập quán, truyền thống, tín ngưỡng, tôn giáo…
+ Do đối tượng điều chỉnh có sự hiện diện của YTNN  các quan hệ TPQT luôn
liên quan tới ít nhất hai hệ thống pháp luật. Các hệ thống pháp luật này bình đẳng với
nhau nên đều có thể được áp dụng để điều chỉnh  nảy sinh XĐPL.
- Nguyên nhân chủ quan (yếu tố quyết định có tồn tại XĐPL hay không): Có sự
thừa nhận khả năng áp dụng pháp luật nước ngoài của nhà nước. Do bản chất của quan
hệ dân sự là sự bình đẳng giữa các bên, tôn trọng yếu tố tự nguyện thỏa thuận  là cơ
sở để đặt ra vấn đề bình đẳng trong luật pháp giữa các nước và khi quan hệ liên quan
đến nhiều quốc gia thì nhiều hệ thống pháp luật tương ứng có thể cân nhắc được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ cụ thể đang xem xét  có XĐPL.
o PLHS, Hành chính ở các nước khác nhau , tại sao lại k gọi nó là XĐPL? -> Đối
với lĩnh vực HC, HS mang tính lĩnh vực công nên mang tính bắt buộc đối với cá nhân
trên lãnh thổ VN (mang tính lãnh thổ tuyệt đối) -> Nếu cho phép AD PL nước ngoài
sẽ khiến trật tự xã hội rối loạn -> k AD PL nước ngoài -> K xảy ra XĐPL.
(3) Phạm vi có XĐPL (-2)
Xung đột pháp luật nảy sinh trong hầu hết các quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có
YTNN, trừ một số quan hệ đặc biệt:

35
Nga - Dung- K6G

- Trong quan hệ SHTT:


+ Do đặc thù của quan hệ này là tính vô hình của tài sản nên tài sản trí tuệ phát
sinh trên cơ sở pháp luật nước nào, yêu cầu bảo hộ ở đâu thì chỉ được bảo hộ và chỉ
bảo hộ được trong phạm vi lãnh thổ nước đó  có nguyên nhân khách quan nhưng
không có nguyên nhân chủ quan.
+ Đối với các quan hệ hợp đồng có đối tượng liên quan đến SHTT như hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng hoặc chuyển giao quyền sở hữu các đối tượng SHTT,
các quan hệ BTTH ngoài hợp đồng do hành vi xâm hại quyền SHTT gây ra được xem
là các quan hệ hợp đồng, BTTH hay quan hệ dân sự bình thường  có XĐPL.
- Trong lĩnh vực công (hành chính, hình sự) vì:
+ Các quan hệ này được bảo hộ một cách nghiêm ngặt và tuyệt đối trong phạm vi
lãnh thổ quốc gia. Một khi bị xâm phạm tức là các giá trị căn bản của cuộc sống, xã
hội bị tác động tới. Bất kể người vi phạm là người nước nào, đang cư trú ở đâu đều sẽ
bị xử lý theo quy định của pháp luật quốc gia nơi quan hệ (được quy định trong luật
công) bị xâm phạm.
+ Các quốc gia không thể chấp nhận hiện tượng XĐPL, từ chối việc áp dụng pháp
luật nước ngoài trong các lĩnh vực này.
o XĐPL là 1 hiện tượng đặc thù của TPQT vì:
+ Trong các ngành luật khác, khi QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của chúng phát
sinh, k có hiện tượng hai hay nhiều HTPL khác nhau cùng tham gia vào việc điều chỉnh
cùng 1 QHXH ấy và cũng k đặt ra vấn đề lựa chọn luật để áp dụng vì các quy phạm PL
của các ngành này mang tính tuyệt đối về mặt lãnh thổ.
+ Chỉ khi các QUAN HỆ TPQT xảy ra thì mới có hiện tượng hai hay nhiều hệ thống
PL khác nhau cùng tham gia điều chỉnh quan hệ đó và làm nảy sinh yêu cầu về chọn
luật áp dụng nếu trong TH k có quy phạm thực chất thống nhất.
(4) Phương pháp giải quyết XĐPL (xem thêm ưu – nhược điểm ở Vấn đề 1) (2+1)
 Phương pháp thực chất – xây dựng và áp dụng các quy phạm thực chất
- Phương pháp thực chất là phương pháp được xây dựng trên cơ sở hệ thống các
quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự đó.

36
Nga - Dung- K6G

- Quy phạm thực chất là quy phạm phân định quyền và nghĩa vụ rõ ràng của các
bên tham gia vào quan hệ dân sự có YTNN. Gồm:
+ Quy phạm thực chất thống nhất: loại quy phạm thực chất nằm trong các ĐƯQT
(chủ yếu), ngoài ra còn nằm trong tập quán quốc tế (lĩnh vực thương mại, hàng hải).
VD. Điều 7 CƯ Berne 1886 về bảo hộ quyền tác giả “Thời hạn bảo hộ theo Công
ước này sẽ là suốt cuộc đời của tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết”.
+ Quy phạm thực chất thông thường: loại QUY PHẠMTC nằm trong hệ thống
pháp luật quốc gia. VD. Luật nhà ở 2014 quy định về quyền sở hữu nhà ở tại VN của
tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Chương 9.
 Lưu ý
- Cả quy phạm thực chất thông thường với quy phạm của một ngành luật trong
nước đều được ban hành bởi cơ quan có thẩm quyền của quốc gia, quy định rõ quyền
và nghĩa vụ các bên nhưng điểm khác biệt quan trọng nhất là các quy phạm đó điều
chỉnh loại quan hệ nào.
+ Quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh quan hệ DS theo nghĩa rộng có YTNN.
+ Các quy phạm của ngành luật trong nước không bao giờ trực tiếp điều chỉnh các
quan hệ TPQT được, nếu được sử dụng để điều chỉnh thì sự điều chính đó là gián tiếp,
được áp dụng theo sự dẫn chiếu của quy phạm xác định.
- Khi có sự khác biệt giữa quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất
thông thường  ưu tiên áp dụng quy phạm thực chất thống nhất.
 Phương pháp xung đột – xây dựng và áp dụng các QUY PHẠMXĐ
- Phương pháp xung đột là phương pháp mà nhà nước xây dựng các QUY
PHẠMXĐ nhằm xác định hệ thống pháp luật cụ thể được áp dụng để điều chỉnh các
quan hệ của TPQT.
 Điều chỉnh gián tiếp vì phương pháp này chỉ lựa chọn hệ thống PL nước nào sẽ
được áp dụng chứ không có giải pháp nội dung cụ thể để giải quyết trọn vẹn vấn đề.
 Lưu ý
- Có thể có trường hợp phương pháp xung đột được sử dụng để giải quyết các quan
hệ không có XĐPL nhưng thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT (các quan hệ SHTT
có YTNN).

37
Nga - Dung- K6G

VD. Điều 679 BLDS là một QUY PHẠMXĐ “Quyền SHTT được xác định theo
pháp luật của nước nơi đối tượng quyền SHTT được yếu cầu bảo hộ”  chỉ có ý nghĩa
là nhà nước VN muốn quy phạm hóa nguyên tắc chỉ áp dụng luật của nước nơi có đối
tượng yêu cầu bảo hộ mà không áp dụng pháp luật nước ngoài  Sự tồn tại của quy
phạm xác định không phải là minh chứng cho việc có xung đột PL, đó là công cụ của
một trong hai phương pháp điều chỉnh các quan hệ trong TPQT, bao gồm cả các quan
hệ có và không có XĐPL.
 Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội tương tự”
- Trong trường hợp không có cả quy phạm thực chất lẫn quy phạm xác định để điều
chỉnh quan hệ  Áp dụng tập quán quốc tế hoặc “pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã
hội tương tự” trên cơ sở phù hợp với nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia và
đường lối, chính sách đối ngoại của nhà nước.
- Áp dụng tập quán quốc tế:
Khoản 2 Điều 5 BLDS “Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật
không quy định thì có thể áp dụng tập quán…”
Điều 666 BLDS “Các bên được lựa chọn tập quán quốc tế trong trường hợp quy
định tại Khoản 2 Điều 664 Bộ luật này (trường hợp các bên có quyền lựa chọn pháp
luật áp dụng  theo sự lựa chọn của các bên)…”
- Áp dụng tương tự pháp luật:
Điều 6 BLDS “Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp
luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có
tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự
tương tự. Trường hợp không thể áp dụng TTPL thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của
pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng”.
 Phương pháp thực chất: hiệu quả và dễ áp dụng nhất.
Phương pháp xung đột: phổ biến nhất, bao quát nhất.
Áp dụng TQQT…: không phải là phương pháp điều chỉnh thường xuyên nhưng
là phương pháp lựa chọn tất yếu khi hai phương pháp trên không thực hiện được.
2. Quy phạm xung đột
(1) Khái niệm

38
Nga - Dung- K6G

Quy phạm xác định là quy phạm xác định pháp luật của nước nào cần phải được
áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự có YTNN trong tình huống cụ thể.
(2) Phân loại
 Căn cứ vào nguồn của quy phạm xác định
- Quy phạm xác định thông thường (có thể do quốc gia tự xây dựng trong hệ thống
pháp luật của mình  nằm trong hệ thống pháp luật quốc gia).
VD. Khoản 2 Điều 680 BLDS “Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản
được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”.
- Quy phạm xác định thống nhất (có thể do các quốc gia thỏa thuận xây dựng nên
trong các ĐƯQT).
VD. Điều 17 HĐTTTP VN – Lào “NLPL và NLHVDS sẽ tuân theo pháp luật của
nước ký kết mà cá nhân đã là công dân”.
 Quy phạm xác định luôn mang tính dẫn chiếu. Sự dẫn chiếu ở đây là dẫn chiếu
đến các hệ thống pháp luật quốc gia chứ không phải dẫn chiếu tới các quy phạm pháp
luật cụ thể của hệ thống PL đó.
 Lưu ý:
Điều 669 BLDS quy định về trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của một nước mà
nước đó có nhiều hệ thống pháp luật khác nhau.
 Việc luật của bang hay luật của liên bang sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan
hệ TPQT sẽ do pháp luật của nước đó quy định.
 Căn cứ vào kỹ thuật xây dựng Quy phạm xác định
- QUY PHẠMXĐ một chiều: loại quy phạm chỉ ra loại quan hệ dân sự chỉ áp dụng
pháp luật của một nước cụ thể (nước đã ban hành ra quy phạm).
VD. Khoản 2 Điều 675 BLDS “Việc xác định tại VN một cá nhân mất tích hoặc
chết theo pháp luật VN”.
o Phân biệt quy phạm xác định một chiều với quy phạm thực chất?
+ Quy phạm xác định một chiều mới chỉ ra pháp luật hệ thống pháp luật nước nào
được áp áp dụng.
+ Quy phạm thực chất dù là thống nhất hay thông thường đều quy định rõ quyền
và nghĩa vụ các bên.

39
Nga - Dung- K6G

- QUY PHẠMXĐ hai chiều: loại quy phạm đề ra nguyên tắc chung để các cơ quan
tư pháp có thẩm quyền lựa chọn luật của một hệ thống PL nào đó sẽ được áp dụng để
điều chỉnh quan hệ TPQT.
VD. Điều 677 BLDS “Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác
định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”.
 Căn cứ vào tính chất của quy phạm xác định
- Quy phạm xác định mệnh lệnh: loại quy phạm quy định các cơ quan, tổ chức, cá
nhân phải tuân theo, không có quyền thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng.
VD. Khoản 5 Điều 683 BLDS “Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn trong
hợp đồng lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người
lao động, người tiêu dùng theo quy định của PLVN thì PLVN được áp dụng”.
- QUY PHẠMXĐ tùy nghi: loại quy phạm cho phép các bên đương sự thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh các quan hệ dân sự của mình. Nếu các đương sự
không thỏa thuận chọn luật áp dụng thì mới áp dụng pháp luật do Quy phạm xác định
dẫn chiếu đến.
VD. Khoản 1 Điều 683 BLDS “Các bên trong quan hệ hợp đồng được thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng”.
(3) Cơ cấu của quy phạm xác định (2)
- Phần phạm vi: phần chỉ ra Quy phạm xác định này được áp dụng cho loại quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng nào, đó có thể là quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng, thừa
kế…, thường ở đầu câu.
- Phần hệ thuộc: phần dẫn chiếu luật, thông thường đứng ở cuối câu, sau phần phạm
vi và các điều kiện khác (nếu có).
VD. Điều 682 BLDS “Giám hộ // được xác định theo pháp luật của nước nơi người
được giám hộ cư trú”.
 Lưu ý
- Một Quy phạm xác định bao giờ cũng có đầy đủ cả phần phạm vi và phần hệ
thuộc (điểm khác với quy phạm thông thường, nếu quy phạm thông thường có thể k
nhất thiết có cả 3 phần giả định, quy định, chế tài nhưng Quy phạm xác định sẽ k tồn
tại nếu thiếu đi 1 bộ phận).

40
Nga - Dung- K6G

- Một Quy phạm xác định thường sẽ có một phạm vi và một hệ thuộc. Tuy nhiên:
+ Có những Quy phạm xác định có một phạm vi và nhiều hệ thuộc. Lưu ý là dù
có nhiều hệ thuộc luật được đề cập trong Quy phạm xác định nhưng chỉ được sử dụng
một hệ thuộc luật.
VD. Khoản 2 Điều 681 BLDS có một phạm vi là quan hệ về hình thức của di chúc
nhưng có thể có nhiều hệ thuộc luật được cho phép áp dụng như hệ thuộc luật của nước
nơi lập di chúc nơi cư trú của người lập di chúc, nơi người lập di chúc có quốc tịch hay
nơi có bất động sản.
+ Có những Quy phạm xác định có nhiều phạm vi và một hệ thuộc.
VD. Khoản 1 Điều 678 BLDS 2015 “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt
quyền sở hữu và quyền khác đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi
có tài sản…”
- Nếu liên hệ với cơ cấu của 1 quy phạm PL thông thường có thể coi phạm vi
chính là phần giả định và hệ thuộc là phần quy định. (Quy phạm xác định k có phần
chế tài giống như quy phạm thông thường vì Quy phạm xác định chỉ nhằm dẫn chiếu
luật).
(4) Một số loại hệ thuộc luật cơ bản (7)
 Hệ thuộc luật nhân thân (lex personalis)
- Thường đc AD trong các mquan hệ liên quan đến nhân thân của con người như
quan hệ về NLPL, NLHV, quan hệ HNGĐ, thừa kế..
- Là hệ thuộc luật cơ bản để xác định luật áp dụng điều chỉnh một số quan hệ pháp
luật có liên quan đến cá nhân.
- Có 2 biến dạng:
+ Luật quốc tịch: áp dụng PL của quốc gia mà đương sự là công dân (Civil Law).
+ Luật nơi cư trú: áp dụng pháp luật của quốc gia mà đương sự đang cư trú
(Common Law).
- Dùng để xác định pháp luật điều chỉnh các quan hệ:
+ Xác định NLPLDS và NLHVDS của các bên đương sự là thể nhân.
+ Áp dụng cho các quan hệ về hôn nhân gia đình.
+ Áp dụng cho các quan hệ thừa kế mà di sản là động sản.

41
Nga - Dung- K6G

- Trong các ĐƯQT mà VN tham gia việc AD hệ thuộc luật nhân thân cũng đc AD
phổ biển. VD: AD để xác định NLHVDS - > K1 Đ19 HĐTTTP VN và LBN.
 Hệ thuộc luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis)
- Là luật của quốc gia mà pháp nhân mang quốc tịch.
- Dùng để xác định pháp luật điều chỉnh các quan hệ:
+ Xác định tư cách pháp nhân.
+ Phạm vi năng lực hưởng quyền và gánh vác nghĩa vụ của PN.
+ Điều kiện thành lập, tổ chức lại của pháp nhân.
+ Điều kiện chấm dứt sự tồn tại của pháp nhân.
+ Giải quyết các vấn đề tài sản của pháp nhân trong các trường hợp tổ chức lại
hoạt động, chấm dứt hoạt động của pháp nhân…
- Không áp dụng để xác định pháp luật áp dụng để giải quyết các vấn đề khác liên
quan đến pháp nhân, NL PLDS của pháp nhân trên lãnh thổ nước sở tại, phạm vi hoạt
động của pháp nhân trong lĩnh vực nào,
- Tại VN, luật quốc tịch của pháp nhân được áp dụng để xác định pháp luật áp dụng
các vấn đề liên quan đến quy chế pháp lý của pháp nhân (Khoản 2 Điều 676 BLDS).
 Hệ thuộc luật nơi có tài sản
- Là hệ thống pháp luật của nước nơi tài sản tồn tại.
- Dùng để xác định pháp luật điều chỉnh các quan hệ:
+ Quan hệ sở hữu tài sản: Đối với tài sản là bất động sản thì đa số các nước đều
áp dụng luật nơi có tài sản để giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu.
+ Quan hệ thừa kế với di sản là bất động sản.
+ Phân loại (định danh) tài sản
- Luật của nước nơi có TS K AD trong các TH sau:
+ Các QHSH và QHTS trong lĩnh vực hàng không dân dụng và hàng hải quốc tế.
+ Các QHSH mà đối tượng SH là TS trí tuệ.
+ Các QHTS của PNNN khi PN bị giải thể.
+ Các QHTS liên quan đến TS của QG ở nước ngoài.
+ Các QHTS liên quan đến các đối tượng của các đạo luật về quốc hữu hóa.
- Tại VN: khoản 1 Điều 678 BLDS.

42
Nga - Dung- K6G

o Lưu ý: Luật nơi có TS K AD đối với các quan hệ tranh chấp về BTTH đối với TS.
 Hệ thuộc luật do các bên ký kết hợp đồng lựa chọn
- Là hệ thống pháp luật của nước mà các bên trong hợp đồng quốc tế thỏa thuận
lựa chọn.
- Luật được lựa chọn có thể là pháp luật của quốc gia các bên tham gia quan hệ,
pháp luật của nước thứ ba, ĐƯQT, tập quán quốc tế có liên quan.
- Việc lựa chọn luật của các bên phải đáp ứng các điều kiện:
+ Chỉ đc chọn luật trong các quan hệ mà PL cho phép: các bên được lựa chọn luật
điều chỉnh về: quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐ; XĐ QHSH đvs TS là ĐS đàn
trên đường vận chuyển; Các bên K đc thỏa thuận LAD để đ/c HĐ khi HĐ đc ký kết và
thực hiện hoàn toàn ở vn, HĐ liên quan đến BĐS ở VN, K đc chọn luật để xđ hình thức
của HĐ.
+ K trái với nguyên tắc cơ bản luật QG các bên
+ Các bên phải lựa chọn pháp luật thực chất trong luật quốc gia, quy phạm thực
chất thống nhất trong ĐƯQT hoặc một tập quán quốc tế
+ Việc lựa chọn pháp luật không nhằm mục đích lẩn tránh pháp luật.
 Luật được lựa chọn:
+ PL của các bên tham gia quan hệ
+ PL của nước thứ 3
+ ĐƯQT, TQQT có liên quan.
 Hệ thuộc luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus)
- Là hệ thống pháp luật của nước nơi hành vi được thực hiện.
- Các dạng cụ thể:
+ Hệ thuộc luật nơi kí kết (giao kết) hợp đồng: là HTPL của nước nơi HĐ được
ký kết.
Ở VN, luật nơi ký kết HĐ k đc AD để giải quyết vấn đề hình thức của HĐ mà
hình thức của HĐ được xác định theo PL AD đối với HĐ đó (k7 Đ683 BLDS 2015).
+ Hệ thuộc luật nơi thực hiện hợp đồng: là HTPL của nước nơi HĐ đc thực hiện.
+ Hệ thuộc luật nơi thực hiện nghĩa vụ (nghĩa vụ giao hàng, nghĩa vụ thanh
toán…): là HTPL của nước nơi nghĩa vụ đc thực hiện.

43
Nga - Dung- K6G

+ Hệ thuộc luật nơi tiến hành kết hôn (việc kết hôn theo quy định của pháp luật
được coi là hợp pháp): là HTPL của nước nơi việc kết hôn được tiến hành. VD ở VN
thì nơi tiến hành kết hôn là nơi các bên đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Ở
nước ngoài được coi là hợp pháp khi nó được tiến hành tại cơ sở tôn giáo thì luật nơi
tiến hành kết hôn là luật nước nơi có cơ sở tôn giáo đó).
 Hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Lex loci delicti commissi)
- Là hệ thống pháp luật của nước nơi hành vi gây thiệt hại xảy ra, được áp dụng để
giải quyết vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- HV gây thiệt hại ở đâu thì HTPL ở đó đc AD.
- Quan điểm vận dụng:
+ Nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại. VD: Hi Lạp (Đ25 BLDS 1940)
+ Nơi xảy ra hậu quả của hv gây thiệt hại (kết quả của hv gây hại). VD:Anh – Mỹ
 Có quan điểm kết hợp cả hai. VD: ở Đông Âu.
Việt Nam: Khoản 1 Điều 687 BLDS “Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp
luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp tại Khoản
2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng pháp luật của nước nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng”.
 Hệ thuộc luật Tòa án (lex fhoặci)
- Là hệ thống pháp luật của nước có Tòa án đang xét xử vụ án.
- Nghĩa rộng: luật hình thức và luật nội dung. VD. Khoản 2 Điều 127 Luật HNGĐ
2014 “Trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm
yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật nơi thường trú chung của
vợ chồng, nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo PLVN”  Khi các
bên không có nơi thường trú chung và PLVN được áp dụng thì lúc này PLVN được
xem xét với tư cách là luật nước có Tòa án đang xét xử vụ án.
- Nghĩa hẹp: luật hình thức (luật tố tụng)  phổ biến hơn. Hệ thuộc luật Tòa án
được áp dụng gần như tuyệt đối trong các quan hệ tố tụng dân sự quốc tế. Khi xét xử
các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng có YTNN, Tòa án chỉ áp dụng luật tố tụng của nước
mình – luật tố tụng của nước có Tòa án đó. Bởi các hành vi tố tụng luôn luôn luôn thể

44
Nga - Dung- K6G

hiện quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia nên hầu như không áp dụng pháp luật
nước ngoài trong trường hợp này.
- Không áp dụng luật tố tụng của nước có Tòa án khi:
+ Việc cho phép áp dụng luật tố tụng nước ngoài được ghi nhận trong ĐƯQT hoặc
PLQG.
+ Khi luật trong nước có quy định năng lực hành vi TTDS được xác định theo sự
lựa chọn giữa luật tòa án và luật nhân thân.
VD. Điểm a Khoản 1 Điều 466 BLTTDS “Năng lực pháp luật TTDS và năng lực
hành vi TTDS của người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người
nước ngoài có quốc tịch. Không quốc tịch thì áp dụng luật của nước nơi người đó cư
trú. Không quốc tịch thường trú tại VN thì theo PLVN”.
o Lưu ý: Không thể xác định được hệ thuộc luật nào là quan trọng nhất vì mỗi loại quan
hệ dân sự theo nghĩa rộng có YTNN do một loại hệ thuộc luật điều chỉnh.
o Phân biệt phương pháp điều chỉnh với phương pháp giải quyết xung đột PL trong
TPQT: phương pháp điều chỉnh của TPQT và phương pháp giải quyết xung đột PL
trong TPQT đều sử dụng 2 phương pháp là pp thực chất (sd quy phạm thực chất) và pp
xung đột (sd quy phạm xung đột), nên cần phân biệt:
Tiêu chí Phương pháp điều chỉnh TPQT Phương pháp giải quyết xung đột
PL
Mục đích MĐ của việc AD quy phạm thực chất MĐ của việc AD quy phạm thực
và quy phạm xung đột là để điều chỉnh chất và quy phạm xung đột là để
các QHDS theo nghĩa rộng có YTNN. giải quyết xung đột pháp luật
Quan hệ bao gồm 2 loại: QHDS xảy ra trong các QHDS theo nghĩa rộng
hiện tượng XĐPL (quan hệ sở hữu, có YTNN luôn có hiện tượng
HĐ, HNGĐ, LĐ, thừa kế...) và QHDS xung đột pháp luật như: quan hệ
K xảy ra hiện tượng XĐPL (quan hệ sở hữu, HĐ, HNGĐ, LĐ, thừa
trong lĩnh vực SHTT về quyền tác giả, kế...
quyền sở hữu công nghiệp...)
Phạm vị Rộng hơn Hẹp hơn

45
Nga - Dung- K6G

3. Áp dụng pháp luật nước ngoài


(1) Sự cần thiết của việc áp dụng pháp luật nước ngoài
- Quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
có YTNN
 Khi giải quyết nếu không có quy phạm thực chất trực tiếp điều chỉnh thì bắt
buộc phải dùng quy phạm xung đột.
 Thừa nhận quy phạm xung đột cũng là thừa nhận có thể áp dụng PL nước ngoài
theo sự dẫn chiếu của quy phạm này.
- Việc áp dụng pháp luật nước ngoài là một nhu cầu khách quan tất yếu trong quan
hệ quốc tế nhằm bảo đảm lợi ích của nhà nước áp dụng, quyền lợi của các bên tham
gia quan hệ và thúc đẩy mối quan hệ giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế.
- Luật nước ngoài chỉ được áp dụng trên cơ sở quy định của các quy phạm xung
đột do luật quốc gia hoặc ĐƯQT mà quốc gia tham gia dẫn chiếu.
 Áp dụng pháp luật nước ngoài phải đảm bảo độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ và bảo đảm trật tự pháp luật quốc gia.
(2) Các trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài (4) Điều 664 BLDS
- Khi quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến luật nước ngoài: Luật nước
ngoài khi được quy phạm xung đột thông thường dẫn chiếu đến được hiểu là toàn bộ
hệ thống pháp luật nước ngoài, gồm cả quy phạm thực chất và quy phạm xung đột 
có thể dẫn đến hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ 3.
- Khi quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến luật nước ngoài: Luật nước
ngoài khi được quy phạm xung đột thống nhất dẫn chiếu đến thì chỉ có phần luật thực
định của pháp luật nước đó chứ không gồm quy phạm xung đột  không xảy ra 2 hiện
tượng như quy phạm xung đột thông thường.
- Khi các bên thỏa thuận áp dụng pháp luật nước ngoài: Luật nước ngoài được áp
dụng do các bên thỏa thuận lựa chọn. Việc lựa chọn phải được pháp luật cho phép
(được thể hiện trong ĐƯQT hoặc pháp luật quốc gia). Luật nước ngoài được áp dụng
cũng chỉ là phần luật thực định.
- Khi cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước ngoài là hệ thống pháp luật có mối
liên hệ gắn bó nhất: Nếu ba trường hợp trên đã xem xét mà vẫn không xác định được

46
Nga - Dung- K6G

luật áp dụng thì áp dụng PL của nước có mối liên hệ gắn bó nhất theo xác định của cơ
quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc. Nếu PL có mối liên hệ gắn bó nhất là PL nước
ngoài thì áp dụng luật NN.
(3) Các yêu cầu khi áp dụng pháp luật nước ngoài
- Phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định
+ PLNN đc xđ trên cơ sở của lý luận và thực tiễn XH nước ngoài
+ Khi AD PLNN mà nước AD K đặt Luật nước ngoài trong bối cảnh chung trong
hệ thống thống nhất của nước ngoài thì sẽ làm sai lệch PL nước ngoài.
- Phải được áp dụng đầy đủ, đảm bảo luật nước ngoài được áp dụng và giải thích
như nó được áp dụng và giải thích ở nước đã ban hành ra nó.
- Việt Nam: Điều 667 BLDS “Trường hợp pháp luật nước ngoài được áp dụng
nhưng có cách hiểu khác nhau thì việc áp dụng phải theo sự giải thích của cơ quan có
thẩm quyền tại nước đó”.
(4) Xác định luật nước ngoài
 Trách nhiệm tìm hiểu và xác định luật nước ngoài
Điều 481 BLTTDS:
Trường hợp Tòa án VN áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc dân sự
có YTNN theo quy định của luật VN, ĐƯQT mà VN là thành viên thì trách nhiệm xác
định và cung cấp pháp luật nước ngoài được thực hiện như sau:
- Trường hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật áp dụng là pháp luật nước
ngoài và đã lựa chọn áp dụng pháp luật nước ngoài đó thì có nghĩa vụ cung cấp pháp
luật nước ngoài đó cho Tòa án đang giải quyết vụ việc dân sự. Các đương sự chịu trách
nhiệm về tính chính xác và hợp pháp của pháp luật nước ngoài đã cung cấp.
Trường hợp các đương sự không thống nhất được với nhau về pháp luật nước ngoài
hoặc trong trường hợp cần thiết, Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ ngoại giao, cơ quan
đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài hoặc thông qua Bộ ngoại giao đề nghị cơ
quan đại diện ngoại giao của nước ngoài tại VN cung cấp pháp luật nước ngoài;
- Trường hợp luật của VN, ĐƯQT mà VN là thành viên quy định phải áp dụng
pháp luật nước ngoài thì đương sự có quyền cung cấp pháp luật nước ngoài cho Tòa án

47
Nga - Dung- K6G

hoặc Tòa án yêu cầu Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao hoặc cơ quan đại diện nước
CHXHCNVN ở nước ngoài cung cấp pháp luật nước ngoài;
- Tòa án có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về pháp luật nước
ngoài cung cấp thông tin về pháp luật nước ngoài;
- Hết thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Tòa án yêu cầu cung cấp pháp luật nước ngoài
theo quy định tại điều này mà không có kết quả thì Tòa án áp dụng pháp luật của VN
để giải quyết vụ việc DS đó.
 Tóm lại:
- PL nước ngoài do các bên lựa chọn thì trách nhiệm xác định PLNN thuộc về các
bên.
- Áp dụng PLNN do sự dẫn chiếu của QUY PHẠMXĐ thông thường hoặc thống
nhất thì trách nhiệm thuộc về cơ quan nhà nước (Tòa án và Bộ Tư pháp).
- Không xác định được  áp dụng luật VN (hệ thuộc luật Tòa án).
 Cách thức xác định nội dung pháp luật nước ngoài
Điều 667, 669 BLDS.
(5) Thứ tự áp dụng pháp luật trong một vụ việc TPQT
 Đối với các vụ việc TPQT thông thường
- Bước 1: áp dụng quy phạm thực chất thống nhất.
- Bước 2: áp dụng quy phạm xung đột thống nhất (nếu được chọn luật thì áp dụng
pháp luật được lựa chọn, nếu không sẽ áp dụng pháp luật nước được xác định bởi quy
phạm).
- Bước 3: áp dụng quy phạm thực chất thông thường.
- Bước 4: áp dụng quy phạm xung đột thông thường (nếu được chọn luật thì áp
dụng pháp luật được lựa chọn, nếu không sẽ áp dụng pháp luật nước được xác định bởi
quy phạm).
- Bước 5: áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất (có thể cả tập
quán hoặc tương tự pháp luật, án lệ hoặc lẽ công bằng).
 Các bước sau chỉ được áp dụng khi các bước trước không thể thực hiện được.
 Đối với các quan hệ TPQT đặc biệt
- Quan hệ sở hữu trí tuệ:

48
Nga - Dung- K6G

+ Các quan hệ này khi nảy sinh, cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào ĐƯQT liên
quan mà VN là thành viên để điều chỉnh. Thông thường các ĐƯQT trong lĩnh vực này
chủ yếu bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất.
+ Nếu không có các ĐƯQT hoặc đối tượng k thuộc phạm vi điều chỉnh của ĐƯ
(VD. Vụ việc liên quan đến quốc gia chưa tham gia ĐƯ) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ
áp dụng PL quốc gia. Cụ thể là các quy định trong luật SHTT và các văn bản liên quan.
- Chủ thể tham gia quan hệ là nhà nước:
+ Khi nhà nước thực hiện quyền miễn trừ thì quan hệ sẽ chấm dứt.
+ Nếu NNước từ bỏ quyền miễn trừ thì trình tự áp dụng như các QH thông thường.
Tóm lại:
 Đối với VPPL thông thường: ADPL theo qđ của ĐƯQT -> ADPL theo qđ của PLQG
-> ADPL của nước nơi có mquan hệ gắn bó nhất (nếu k thỏa thuận, ĐƯQT + PLQG k
quy định).
 Đối với QUAN HỆ TPQT đặc biệt: ADPL theo qđ DDUWQT -> ADPL theo qđ
của PLQG (nếu k có ĐƯQT, đối tượng k thuộc pv điều chỉnh của ĐƯ). Nếu chủ thể là
NN: nếu thực hiện quyền miễn trừ -> quan hệ sẽ chấm dứt/ nếu NN từ bỏ quyền miễn
trừ -> trình tự AD quay lại quan hệ thông thường.
4. Những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột
Hiệu lực của quy phạm xung đột bị chi phối bởi thời gian, không gian, đối tượng
tác động. Ngoài ra còn bị chi phối bởi các yếu tố khác. Cụ thể:
 Bảo lưu trật tự công
- Chưa có quy định cụ thể thế nào là trật tự công nhưng có thể hiểu trật tự công là
nguyên tắc, giá trị cốt lõi của xã hội.
- Không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật
nước ngoài nếu hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ
bản của pháp luật VN (Điều 670 BLDS).
 Lưu ý: Không thể từ chối áp dụng luật nước ngoài nếu không vì lý do trên. Trường
hợp áp dụng luật nước ngoài mà đưa đến kết quả không mong muốn hay tuy không trái
với nguyên tắc cơ bản nhưng cũng không được cho là phù hợp với các quy định của
pháp luật quốc gia thì đó chưa đủ căn cứ để từ chối áp dụng pháp luật nước ngoài.

49
Nga - Dung- K6G

- Việc không áp dụng PL nước ngoài chỉ là việc gạt bỏ một hay một số các quy
phạm cụ thể nhất định của luật nước ngoài chứ không phải là sự phủ nhận hoàn toàn
việc áp dụng PL nước ngoài.
- Để thay thế luật nước ngoài không được áp dụng, thông thường sẽ áp dụng HTL
TA.
 Khi bảo lưu trật tự công, hiệu lực của quy phạm xung đột bị triệt tiêu vì quy
phạm xung đột xác định luật nước ngoài để điều chỉnh nhưng vì lý do này mà luật theo
sự dẫn chiếu đó không được áp dụng.
 Dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
- Hệ thống PL nước ngoài được quy phạm xung đột dẫn chiếu tới có thể bao gồm
cả các quy phạm xung đột hoặc chỉ bao gồm các quy định trong phần luật thực định.
+ Nếu chỉ dẫn chiếu đến phần luật thực định của luật nước ngoài thì sẽ loại trừ
hiện tượng dẫn chiếu ngược.
+ Nếu dẫn chiếu đến toàn bộ hệ thống pháp luật nước ngoài trong đó bao gồm cả
phần luật xung đột thì sẽ xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật
nước thứ ba.
- Dẫn chiếu ngược: hiện tượng pháp luật nước được dẫn chiếu dẫn chiếu trở lại
pháp luật nước dẫn chiếu (phản chí).
VD. Hai vợ chồng là công dân VN, cư trú tại nước A có đơn ly hôn đến Tòa án
VN. Giả sử TAVN có thẩm quyền giải quyết và đã thụ lý. Giữa VN và nước A không
có HĐTTTP nên Tòa án VN căn cứ vào quy định của PLVN để giải quyết, cụ thể là
khoản 2 Điều 127 Luật HNGĐ 2014. Tòa án VN xác định hai vợ chồng có nơi thường
trú chung tại nước A nên sẽ áp dụng luật nước A. Song căn cứ luật nước A thì việc ly
hôn có YTNN sẽ giải quyết theo pháp luật nước hai vợ chồng mang quốc tịch (PLVN).
- Dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba: hiện tượng pháp luật nước được dẫn
chiếu dẫn chiếu đến pháp luật nước khác (chuyển chí).
VD. Vẫn vụ việc như trên, nếu thay đổi rằng pháp luật nước A quy định ly hôn có
YTNN sẽ áp dụng luật do các bên lựa chọn, mà hai vợ chồng lựa chọn luật nước B
(luật nơi có tài sản).
 Lưu ý: Các nước chấp nhận hoặc không chấp nhận dẫn chiếu:

50
Nga - Dung- K6G

- Chấp nhận: khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài là toàn bộ hệ
thống pháp luật nước đó bao gồm cả các quy phạm thực định và quy phạm xung đột
 Việt Nam chấp nhận vì việc chấp nhận không có hại và không vi phạm nguyên tắc
bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia, không ảnh hưởng đến sự tôn trọng bình đẳng
giữa các hệ thống pháp luật.
- Không chấp nhận: khi quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước ngoài thì chỉ
bao gồm các quy định của luật thực định.
 Việt Nam (Điều 668 BLDS)
- Trường hợp dẫn chiếu đến PLVN thì quy định của PLVN về quyền, nghĩa vụ của
các bên tham gia QHDS được áp dụng.
- Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì quy định của pháp luật
nước thứ ba về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia QHDS được áp dụng.
 Ngoại lệ
- Không xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược, dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba
trong ĐƯQT (quy phạm xung đột thống nhất) vì:
+ Khi đàm phán xây dựng ĐƯQT các nước đã thống nhất cùng tạo nên quy phạm
xung đột thống nhất, hệ thuộc luật được lựa chọn trong quy phạm xung đột đã thỏa
mãn được ý chí của các nước liên quan và họ đều mong muốn luật của chính nước họ
được áp dụng mà không phải bất kỳ một sự chỉ dẫn nào khác.
+ Nếu có dẫn chiếu ngược thì sẽ dẫn chiếu đến pháp luật nước nào đó trong số
các nước đã xây dựng hoặc tham gia ĐƯQT đó.
- Khi các bên lựa chọn luật áp dụng thì chỉ là luật thực định của nước đó được đem
vào điều chỉnh quan hệ giữa các bên mà nên không có sự dẫn chiếu ngược. Nếu dẫn
chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước khác thì ý chí các bên bị vi phạm và
làm mất đi tính thỏa thuận của sự lựa chọn  VN: Khoản 4 Điều 668 BLDS “Trường
hợp các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng thì pháp luật mà các bên lựa chọn là quy
định về quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ dân sự, không bao gồm quy định
về xác định luật áp dụng”.
 Lẩn tránh pháp luật

51
Nga - Dung- K6G

- Là hiện tượng các đương sự đã bằng các hành vi của mình như thay đổi quốc tịch,
nơi cư trú, chuyển hóa tài sản (chuyển đổi bất động sản thành động sản)… để đạt được
mục đích là áp dụng hệ thống pháp luật có lợi nhất cho mình.
VD. A là công dân nước ngoài, sống tại VN một thời gian dài. Theo PLVN, thừa
kế sẽ áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của người để lại di sản, nhưng việc thực hiện thừa
kế đối với bất động sản được thực hiện theo luật nơi có bất động sản. A muốn toàn bộ
tài sản của mình phải được định đoạt theo pháp luật nước A là công dân vì cho rằng sẽ
có lợi cho A hơn. A đã chuyển BĐS thành động sản bằng cách bán nhà để quy thành
vàng, ngoại tệ thì luật điều chỉnh là luật nước A mang quốc tịch.
- Hiện nay VN chưa có quy đĩnh rõ ràng về việc có công nhận hành vi lẩn tránh
pháp luật hay không (trước đây không).
- TPQT Việt Nam chưa ghi nhận một trường hợp nào bị xem là lẩn tránh pháp luật.
 Ảnh hưởng của các yếu tố: Rõ ràng quy phạm xung đột đã xác định pháp luật nước
ngoài là pháp luât cần phải được áp dụng nhưng cuối cùng không được áp dụng như
sự dẫn chiếu của quy phạm xung đột, điều này làm mất hiệu lực của quy phạm xung
đột hay triệt tiêu hiệu lực hoặc vô hiệu hóa hiệu lực của quy phạm xung đột.
- Các biện pháp và thủ đoạn:
+ Di chuyển trụ sở
+ Thay đổi nơi cư trú
+ Thay đổi quốc tịch
+ Thay đổi nơi ký kết hợp đồng
+ Chuyển ĐS thành BĐS hoặc ngược lại từ nước này sang nước #
5. Câu hỏi bán trắc nghiệm
1. XĐPL nảy sinh trong mọi quan hệ có YTNN  Sai. Quan hệ hành chính, dân
sự, SHTT.
2. Quy phạm xung đột là loại quy phạm duy nhất xác định luật áp dụng  Đúng.
Tất cả các quy phạm pháp luật khác hoặc là quy định quyền và nghĩa vụ của các bên
tham gia quan hệ, trực tiếp điều chỉnh quan hệ, hoặc là quy định trình tự thủ tục điều
chỉnh quan hệ tố tụng, không có quy phạm nào quy định vấn đề xác định pháp luật áp
dụng như quy phạm xung đột.

52
Nga - Dung- K6G

3. Quy phạm xung đột nằm trong ĐƯQT và quy phạm xung đột nằm trong luật
quốc gia dẫn chiếu luật đều là dẫn chiếu đến quy định về quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia quan hệ  Sai. quy phạm xung đột thống nhất nằm trong ĐƯQT dẫn
chiếu luật là dẫn chiếu đến phần quy định về quyền và nghĩa vụ, còn quy phạm xung
đột thông thường nằm trong luật quốc gia dẫn chiếu luật là dẫn chiếu đến cả phần quy
định về xác định pháp luật áp dụng.
4. Bảo lưu trật tự công là phủ nhận việc áp dụng PL nước ngoài  Sai. Thực chấy
bảo lưu trật tự công là cơ quan có thẩm quyền không áp dụng pháp luật nước ngoài nếu
hậu quả của việc áp dụng pháp luật nước ngoài trái với nguyên tắc cơ bản của PLVN.
Nếu hậu quả của việc áp dụng không trái… thì pháp luật nước ngoài được áp dụng.
5. Theo quy định của PLVN, pháp luật nước ngoài sẽ chỉ được áp dụng trong trường
hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hoặc các bên lựa chọn  Sai. Ngoài hai trường
hợp trên, còn trường hợp áp dụng pháp luật nước ngoài nếu quy phạm chỉ tới áp dụng
luật nước có mối liên hệ gắn bó nhất và cơ quan có thẩm quyền xác định luật nước
ngoài chính là pháp luật có mối liên hệ gắn bó nhất.
6. Theo quy định của PLVN, các bên trong quan hệ dân sự có YTNN có quyền lựa
chọn áp dụng TQQT  Đúng. BLDS 2015 đề cao nguyên tắc tự do thỏa thuận lựa
chọn của các bên trong quan hệ, nên hệ thuộc luật do các bên lựa chọn cũng được quy
định trong nhiều quy phạm xung đột. Sự tự do thỏa thuận không chỉ giới hạn ở sự cho
phép các bên được quyền lựa chọn hệ thống luật áp dụng mà còn thể hiện ở phạm vi
của sự lựa chọn. Điều 666 cho phép các bên có thể thỏa thuận áp dụng TQQT mà không
nhất thiết phải là pháp luật quốc gia.
7. TQQT sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ dân sự có YTNN nếu ĐƯQT, luật
quốc gia không quy định và các bên không thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng  Sai.
Điều 666 BLDS. TQQT sẽ được áp dụng khi được các bên thỏa thuận.
8. Phạm vi pháp luật được các bên thỏa thuận lựa chọn chỉ quy định về quyền và
nghĩa vụ  Đúng. Khoản 4 Điều 668 BLDS. Để đảm bảo tôn trọng sự thỏa thuận của
các bên và pháp luật được áp dụng chính là pháp luật các bên mong muốn được áp
dụng. Không thể xảy ra hiện tượng dẫn chiếu ngược hoặc dẫn chiếu đến pháp luật nước
thứ ba - là pháp luật mà các bên không thỏa thuận lựa chọn.

53
Nga - Dung- K6G

9. Trong một số trường hợp, luật nước ngoài sẽ không được áp dụng ngay cả khi
không trái với nguyên tắc cơ bản của PLVN  Đúng. Điều 670 BLDS. Khi nội dung
luật nước ngoài không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo
quy định của pháp luật tố tụng.
10. Các đương sự có nghĩa vụ cung cấp luật nước ngoài cho Tòa án trong trường
hợp đương sự được quyền lựa chọn pháp luật nước ngoài áp dụng  Đúng. Khoản 1
Điều 481 BLTTDS. Yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài là của các đương sự, họ có
quyền chọn pháp luật nước ngoài thì cũng có nghĩa vụ cung cấp pháp luật nước ngoài.
Quyền và nghĩa vụ đi đôi với nhau mới đảm bảo công bằng cho cả các đương sự và cơ
quan áp dụng pháp luật. Qua đó đảm bảo tăng tính trách nhiệm của các đương sự khi
yêu cầu áp dụng luật nước ngoài, giảm bớt áp lực của cơ quan thực thi khi phải tìm
hiểu pháp luật nước ngoài. Khi yêu cầu áp dụng pháp luật nước ngoài, đương sự đã có
những hiểu biết nhất định về pháp luật sẽ được áp dụng với quan hệ mình tham gia nên
việc cung cấp pháp luật nước ngoài họ hoàn toàn có thể thực hiện được.
11. XĐPL là khi 2 HTPL của 2 nước khác nhau có quy định mẫu thuẫn về ND 
Sai. Về nguyên tắc chỉ quy định khi 2 HTPL cùng quy định về 1 vấn đề đã có thể đc
coi là XĐPL chứ k cần phải có sự mâu thuẫn với nhau.
12. Theo TPQT VN, XĐPL là hiện tượng chỉ phát sinh từ hầu hết các quan hệ dân
sự theo nghĩa rộng có YTNN.  Sai. Vì XĐPL phát sinh khi đủ 2 đk:
+ Phải có QHDS có YTNN phát sinh trên thực tế cần điều chỉnh
+ Phải có sự khác biệt về ND cụ thể giữa các hệ thống PL có liên quan.
13. Luật do các bên lựa chọn đương nhiên đc AD.  Sai. Vì luật do các bên lựa
chọn đương nhiên đc AD khi hội tụ đủ các điều kiện sau:
+ Phải có sự thỏa thuậ giữa các bên
+ Luật do các bên lựa chọn K đc trái với các nguyên tắc cơ bản của ĐƯQT mà các
bên là thành viên, K trái với PLQG mà các bên mang QT
+ Luật dcd lựa chọn phải là những quy phạm trực tiếp giải quyết vấn đề.
14. Khi các bên trpng QUAN HỆPL TPQT K lựa chọn luật AD thì PL áp dụng luôn
là luật nơi gắn bó nhất.  Sai. Vì theo điều 670 BLDS, k AD luật nơi gắn bó nhất nếu
PL dẫn chiếu đến trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN.

54
Nga - Dung- K6G

15. PL đc dẫn chiếu đến khi AD các quy phạm xung đột là toàn bộ hệ thống PL của
nước đó và luôn bao gồm có qđ chọn luật và qđ về quyền và nghĩa vụ của các bên tham
gia quan hệ PL  Sai. TH ngoại lệ như k4 điều 668 BLDS 2015...

VẤN ĐỀ 4. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ


1. Khái niệm
 Khái niệm quyền sở hữu
- Theo nghĩa rộng, quyền sở hữu là tổng hợp hệ thống các quy phạm pháp luật do
Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực chiếm
hữu, sử dụng và định đoạt các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng, những của cải vật chất
trong đời sống xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu là những quyền năng của chủ sở hữu nhất định đối
với một tài sản cụ thể, gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt.
 Quyền sở hữu trong TPQT
Khái niệm quyền sở hữu trong TPQT được xem xét như là quyền sở hữu trong các
quan hệ sở hữu có YTNN tham gia. Quyền sở hữu là tổng hợp các quyền năng của các
chủ thể được pháp luật thừa nhận trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài
sản. Quan hệ sở hữu trong tư pháp quốc tế là các quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài.
Được xem là có yếu tố nước ngoài khi quan hệ sở hữu đó thỏa mãn một số điều kiện
nhất định mà pháp luật quy định.
Quan hệ sở hữu có YTNN đáp ứng một trong các điều kiện:
- Chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước ngoài.
- Căn cứ xác lập, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt quyền sở hữu đó xảy ra ở nước
ngoài.
- Đối tượng của quyền sở hữu đó ở nước ngoài.
 Nội dung điều chỉnh của TPQT đối với quan hệ sở hữu có YTNN
- Sự công nhận các hình thức sở hữu và quyền sở hữu của pháp luật quốc gia trong
quan hệ quốc tế. VD: Một công ty tư nhân Nhật Bản ký hợp đồng mua bán một dây
chuyền công nghệ cho một doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước của VN  Doanh
nghiệp VN thừa nhận quyền sở hữu hợp pháp của công ty tư nhân NB đối với dây

55
Nga - Dung- K6G

chuyền công nghệ  Công ty NB, mọi tổ chức, cá nhân, nhà nước của hai bên và các
quốc gia khác cũng thừa nhận điều này.
- Giải quyết XĐPL trong quan hệ sở hữu có YTNN.
- Giải quyết xung đột về thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và rủi ro trong HĐ
mua bán TS.
- Vấn đề quốc hữu hóa tài sản thuộc quan hệ sở hữu của người nước ngoài.
- Bảo hộ quyền sở hữu đối với tài sản của người nước ngoài tại nước sở tại.
2. Giải quyết XĐPL trong một số vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu có YTNN
- Đa số các nước trên thế giới đều thống nhất áp dụng một hệ thuộc luật nơi có tài
sản.
- Theo PL các nước, tài sản hữu hình được chia thành hai loại là động sản và bất
động sản.
- Để giải quyết XĐPL về quyền sở hữu đối với bất động sản, pháp luật hầu hết các
nước đều áp dụng nguyên tắc luật nơi có TS (Bỉ, Hà Lan, Đức, Pháp, Anh, Mỹ, VN…)
- Nguyên nhân của việc sử dụng hệ thuộc luật nơi có tà sản (nguyên tắc chung: luật
nơi có tài sản) là do bản chất của quan hệ sở hữu có yếu tố nước ngoài, trong quan hệ
sở hữu có yếu tố nước ngoài, tài sản là trung tâm, là điểm kết nốt các bên chủ thể. Do
đó, luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật có mối quan hệ gắn bó nhất, khách quan và
cũng thuận lợi nhất cho các bên lẫn ccs cơ quan có thẩm quyền khi xem xét, giải quyết
các yêu cầu liên quan đến sở hữu đối với tài sản.
 Luật nơi có tài sản là hệ thống pháp luật dễ được chấp nhận nhất, thể hiện sự
khách quan nhất và thuận lợi nhất trong việc áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các
bên liên quan đến TS.
(1) Ý nghĩa của hệ thuộc luật nơi có tài sản trong quan hệ sở hữu có YTNN
Hệ thuộc luật nơi có TS có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ sở hữu có YTNN: là
trung tâm, là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ sở hữu có YTNN, đc sd phổ biến.
 Luật nơi có tài sản được áp dụng để xác định điều kiện phát sinh thay đổi, chấm dứt
quan hệ sở hữu và chuyển dịch quyền sở hữu đối với tài sản
- Khi tài sản được chuyển dịch sang một quốc gia khác, chế độ pháp lý đối với tài
sản được xác định như thế nào?

56
Nga - Dung- K6G

+ Trong trường hợp quyền sở hữu đối với tài sản là động sản được phát sinh trên
cơ sở pháp luật nước này nhưng khi tài sản đó được đem sang nước khác  quyền của
chủ sở hữu đối với tài sản đó vẫn được pháp luật của nước sở tại thừa nhận và bảo hộ.
Tuy nhiên, nội dung của quyền sở hữu (khả năng, mức độ thực hiện quyền năng chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt của chủ sở hữu đối với các tài sản đó) phải được xác định theo
luật của nước nơi có tài sản.
+ PLVN “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu và quyền khác
đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản”, trừ trường hợp
tài sản là động sản đang trên đường vận chuyển (Khoản 1 Điều 678 BLDS).
 Tóm lại, để giải quyết xung đột về phạm vi, điều kiện phát sinh, chấm dứt và
chuyển dịch quyền sở hữu đối với TS, phần lớn các nước đều áp dụng luật nơi có TS.
VD. A (VN) sang Mỹ du lịch và mua 1 máy ảnh tại Mỹ  Quyền sở hữu của A
đối với máy ảnh được xác lập hợp pháp tại Mỹ. Khi A mang chiếc máy ảnh về VN,
quyền sở hữu của A đối với máy ảnh được PLVN thừa nhận và bảo hộ. Tuy nhiên
phạm vi và nội dung quyền mà A được hưởng đối với máy ảnh sẽ do PLVN điều chỉnh
như A không được phép dùng máy ảnh chụp ảnh tại khu vực cấm như khu quân sự hay
một số bảo tàng…
 Pháp luật của nước nơi có tài sản được áp dụng để bảo hộ quyền lợi của người thụ
đắc trung thực (người chiếm hữu tài sản ngay tình)
- Pháp luật các nước thường áp dụng luật của nước hiện đang có tài sản hoặc luật
của nước nơi có tài sản vào thời điểm thụ đắc.
- Pháp luật của các nước Anh, Mỹ và một số nước khác ở châu Âu áp dụng hệ thuộc
luật nơi có tài sản hoặc luật nơi có tài sản vào thời điểm thụ đắc để giải quyết XĐPL.
- PLVN không có quy định riêng để bảo hộ quyền lợi của người thụ đắc trung thực
 áp dụng tương tự như quy định xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu.
 Hệ thuộc luật nơi có TS được áp dụng để định danh tài sản là động sản hoặc BĐS
- Để giải quyết vấn đề tài sản nào là động sản, tài sản nào là bất động sản, đa số
pháp luật các nước áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
- PLVN quy định về định danh tài sản tại Điều 677 BLDS “Việc phân biệt tài
sản là động sản hay bất bất động sản được xác định theo PL của nước nơi có TS”.

57
Nga - Dung- K6G

(2) Các trường hợp ngoại lệ không áp dụng luật nơi có tài sản
- Quan hệ sở hữu liên quan đến các tài sản của quốc gia đang ở nước ngoài: Tài sản
của quốc gia có quyền miễn trừ  áp dụng luật quốc gia.
- Quan hệ sở hữu phát sinh trong lĩnh vực hàng không, hàng hải: Các nước thường
quy định áp dụng PL của nước mà tàu biển mang cờ quốc tịch hoặc pháp luật của nước
nơi đăng ký quốc tịch tàu bay để giải quyết vấn đề sở hữu với các phương tiện này.
- Quan hệ sở hữu đối với đối tượng của SHTT: Các nước thường quy định áp dụng
pháp luật của nước nơi đối tượng SHTT được bảo hộ để xác định quyền sở hữu.
- Quan hệ tài sản của pháp nhân nước ngoài khi pháp nhân đó bị giải thể: Các nước
thường quy định áp dụng pháp luật của nước mà pháp nhân mang quốc tịch.
- Quan hệ đối với tài sản đang trên đường vận chuyển  hạn chế áp dụng hệ thuộc
luật nơi có tài sản vì gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền khi không dễ dàng để
xác định chính xác vị trí tồn tại của tài sản vào thời điểm tranh chấp. Tuy nhiên, hệ
thuộc luật này vẫn được áp dụng ở một số nước, nơi mà khoa học – kỹ thuật có thể xác
định được vị trí tồn tại của tài sản và ở nước đó quan điểm luật nơi có tài sản mới thực
sự khách quan và công bằng chiếm ưu thế.
- Quan hệ đối với tài sản liên quan đến các đối tượng của các đạo luật quốc hữu
hóa: tuân theo pháp luật của nước đã ban hành đạo luật đó.
3. Giải quyết XĐPL đối với TS đang trên đường vận chuyển, TS quá cảnh qua
nhiều quốc gia
Pháp luật các nước thường không áp dụng hệ thuộc luật nơi có tài sản hoặc áp dụng
đồng thời với các hệ thuộc luật khác để giải quyết vấn đề XĐPL về quan hệ sở hữu đối
với tài sản đang trên đường vận chuyển, tài sản quá cảnh qua nhiều quốc gia.
 Các trường hợp
- Tài sản đang trên đường vận chuyển từ điểm A đến điểm B (hai điểm này đều
trên lãnh thổ của một quốc gia)  Do pháp luật quốc gia đó điều chỉnh.
- Tài sản đang trên đường vận chuyển từ điểm A của quốc gia này đến điểm B của
quốc gia khác (hai quốc gia này có chung biên giới trên bộ và trên biển)  Áp dụng
luật nơi có tài sản, vận chuyển đến đâu thì luật ở đó điều chỉnh -> Nếu đang ở QG A
thì áp dụng PL của QG A, nếu đc chuyển qua QG B thì sẽ áp dụng PL của QG B.

58
Nga - Dung- K6G

- Tài sản đang trên đường vận chuyển từ điểm A của quốc gia này đến điểm B của
quốc gia khác (hai quốc gia này không có chung đường biên giới)  Tài sản phải quá
cảnh ở một quốc gia thứ ba.
Theo pháp luật các nước hiện nay, quan hệ sở hữu cũng như tài sản quá cảnh qua
nhiều quốc gia sẽ được điều chỉnh bởi một trong các hệ thống pháp luật:
+ Pháp luật nước nơi gửi tài sản đi.
+ Pháp luật nước nơi nhận tài sản.
+ Pháp luật nước mà phương tiện vận tải mang quốc tịch (nếu vận chuyển bằng
đường biển hoặc đường hàng không).
+ Pháp luật nước nơi có trụ sở của Tòa án có thẩm quyền.
+ Pháp luật của nước hiện đang có tài sản.
+ Pháp luật của nước do các bên lựa chọn.
 PLVN: Khoản 2 Điều 678 “Quyền sở hữu đối với TS là ĐS trên đường vận chuyển
được xác định theo PL của nước nơi động sản được chuyển đến, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác”.
4. Giải quyết XĐPL về thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu và thời điểm chuyển
dịch rủi ro
 Thời điểm chuyển dịch quyền sở hữu
- Khoản 3 Điều 450 BLDS: Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với quyền tài sản
là thời điểm bên mua nhận được giấy tờ về quyền sở hữu đối với quyền tài sản đó hoặc
từ thời điểm đăng ký việc chuyển quyền sở hữu, nếu pháp luật có quy định.
- Điều 62 Luật thương mại 2005: Thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa
trong HĐ mua bán HH do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không thỏa thuận và PL
không có quy định khác thì quyền sở hữu được chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ
thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
- Bộ luật hàng hải, Luật hàng không dân dụng.
 Do các bên thỏa thuận. Trường hợp không thỏa thuận thì thời điểm chuyển dịch
quyền sở hữu đối với tài sản là thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
 Thời điểm chuyển dịch rủi ro

59
Nga - Dung- K6G

- Pháp luật nhiều nước đã áp dụng nguyên tắc của luật La Mã. Theo đó, thời điểm
chuyển dịch rủi ro từ người bán sang người mua được tính từ thời điểm ký kết hợp
đồng mà không phụ thuộc vào thời điểm chuyển dịch quan hệ sở hữu từ người bán sang
người mua (Thụy Sĩ, Hà Lan, Nhật).
- Một số nước khác lại áp dụng nguyên tắc rủi ro do chủ sở hữu gánh chịu (Anh,
Pháp). Theo nguyên tắc này, thời điểm chuyển dịch rủi ro trùng với thời điểm chuyển
dịch quyền sở hữu.
 PLVN: Điều 441 BLDS
- Bên bán chịu rủi ro đối với tài sản trước khi tài sản được giao cho bên mua, bên
mua chịu rủi ro đối với TS kể từ thời điểm nhận TS, trừ trường hợp có thỏa thuận khác
hoặc luật có quy định khác.
- Đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký
quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua
chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, trừ trường hợp có thỏa thuận
khác.
 Theo Công ước Viên 1980 (CISG)
- Nếu trong hợp đồng mua bán, người bán không bị buộc phải giao hàng tại nơi xác
định, rủi ro được chuyển sang người mua từ lúc hàng được giao cho người chuyên chở
thứ nhất.
- Nếu người bán bị buộc phải giao hàng cho một người chuyên chở tại một nơi xác
định, các rủi ro không được chuyển sang người mua nếu hàng hóa chưa được giao cho
người chuyên chở tại nơi đó. Sự kiện người bán được phép giữ lại các chứng từ nhận
hàng không ảnh hưởng gì đến sự chuyển giao (Điều 67).
- Hàng hóa bán trong lúc chuyên chở thì các rủi ro được chuyển sang cho người
mua kể từ lúc ký kết hợp đồng (Điều 68).
- Đối với các hợp đồng mua bán khác, rủi ro được chuyển sang người mua khi
người này nhận hàng. Nếu người mua bị ràng buộc phải nhận hàng tại một nơi khác
với nơi có xí nghiệp thương mại của người bán, rủi ro được chuyển giao khi thời hạn
giao hàng phải được thực hiện và người mua biết rằng hàng hóa đã được đặt dưới quyền
đại diện của họ tại nơi đó (Điều 69).

60
Nga - Dung- K6G

- Nếu HĐ liên quan đến hàng hóa chưa được cá biệt hóa, hàng chỉ được coi là đã
đặt dưới quyền định đoạt của người mua khi nó được đặc định hóa rõ ràng cho mục
đích của HĐ này (Điều 69).
- Việc mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra sau khi rủi ro chuyển sang cho người mua
không miễn trừ cho người mua nghĩa vụ phải thanh toán tiền hàng, trừ trường hợp mất
mát, hư hỏng hàng hóa do người bán gây ra.
 Thời điểm chịu rủi ro đối với hàng hóa theo Incontem (ICC)
- Việc dịch chuyển rủi ro đc quy định theo từng đk giao hàng cụ thể mà các bên thỏa
thuận trong HĐ.
5. Vấn đề quốc hữu hóa trong TPQT
(1) Khái niệm, đặc điểm, mối quan hệ giữa quốc hữu hóa với quyền sở hữu
 Quốc hữu hóa
Quốc hữu hóa là việc chuyển tài sản thuộc sở hữu tư nhân sang tài sản thuộc sở
hữu nhà nước không phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu bằng biện pháp cưỡng chế
theo quy định của pháp luật của Nhà nước tiến hành quốc hữu hóa.
 Quốc hữu hóa có phải là tịch thu tài sản hay không?
 K, Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng khi chủ sở hữu tài sản có hành vi VPPL và
có quyết định tịch thu tài sản của Tòa án.
- Pháp luật quốc tế thừa nhận quyền quốc hữu hóa của quốc gia đối với tài sản.
- Nhà nước không những có quyền quốc hữu hóa tài sản thuộc quan hệ sở hữu tư
nhân của công dân nước mình mà còn có quyền quốc hữu hóa tài sản của công dân
nước ngoài.
- Vấn đề quốc hữu hóa hoàn toàn phụ thuộc vào mục đích của từng quốc gia cụ thể.
Ở các quốc gia khác nhau thì bản chất và các hình thức quốc hữu hóa cũng khác nhau.
- Quốc gia có quyền đơn phương đưa ra các quy định về vấn đề quốc hữu hóa,
thường tập trung trong đạo luật về quốc hữu hóa.
- Việc chuyển dịch quyền sở hữu trên cơ sở đạo luật quốc hữu hóa mang tính chất
cưỡng chế và không có sự thỏa thuận giữa các chủ thể thuộc đối tượng điều chỉnh của
đạo luật Quốc hữu hóa.

61
Nga - Dung- K6G

- Các tài sản đều có thể trở thành đối tượng điều chỉnh của đạo luật quốc hữu hóa,
bất luận tài sản đó thuộc về ai, của công dân và pháp nhân nước sở tại hoặc của nước
ngoài.
 Quốc hữu hóa trong TPQT
Quốc hữu hóa trong TPQT là việc quốc hữu hóa các tài sản có liên quan đến YTNN,
thể hiện trong hai trường hợp:
- Quốc hữu hóa các tài sản thuộc quan hệ sở hữu của người nước ngoài nhưng tài
sản đó đang nằm trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tiến hành quốc hữu hóa.
- Quốc hữu hóa tài sản thuộc quan hệ sở hữu của công dân nước tiến hành quốc
hữu hóa nhưng tài sản bị quốc hữu hóa đang ở nước ngoài.
 Đặc điểm
- Quốc hữu hóa là hành vi mang tính quyền lực của quốc gia. Quốc gia chủ quyền
được toàn quyền hành động trên phạm vi lãnh thổ của mình mà không bị xét xử bởi
Tòa án của quốc gia khác.
- Đối tượng của quốc hữu hóa có thể là từng loại tài sản, từng bộ phận hoặc toàn
bộ tài sản của nhà máy, xí nghiệp nhưng cũng có thể là một phần hoặc toàn bộ một
ngành hay một số ngành kinh tế nhất định của một nước.
- Đối tượng của quốc hữu hóa là tài sản của tư nhân, của từng nhóm hay tổ chức
không phụ thuộc vào quốc tịch của họ. Chủ sở hữu các tài sản bị quốc hữu hóa có thể
là tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài.
- Cách thức, phạm vi và biện pháp tiến hành quốc hữu hóa ở các nước không giống
nhau tùy thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước.
- Mỗi quốc gia tiến hành quốc hữu hóa tự quyết định vấn đề bồi thường hay không
bồi thường cho người bị thiệt hại do việc quốc hữu hóa gây ra. Nếu có bồi thường thì
mức độ, điều kiện và phương thức bồi thường do nước tiến hành quy định.
- Quốc hữu hóa là biện pháp kinh tế - xã hội chứ không phải biện pháp trừng phạt
riêng lẻ với tổ chức, cá nhân nào.
- Quốc hữu hóa là vấn đề nội bộ của quốc gia, các nước khác không có quyền can
thiệp vào quyết định quốc hữu hóa của một nước

62
Nga - Dung- K6G

 Việt Nam: Sắc lệnh 15/1/1946, Luật cải cách ruộng đất 1953, Quyết định của Hội đồng
Chính phủ 111/CP ngày 14/7/1977 về việc ban hành chính sách quản lý và cải tạo
XHCN đối với nhà, đất cho thuê ở các đô thị của các tỉnh phía Nam.
(2) Hiệu lực của đạo luật quốc hữu hóa
- Hiệu lực của các đạo luật quốc hữu hóa có đặc điểm là mang tính chất trị ngoại
lãnh thổ.
 Các đạo luật quốc hữu hóa không những có hiệu lực trên lãnh thổ quốc gia ban
hành mà còn được công nhận về hiệu lực ở nước ngoài  Đạo luật quốc hữu hóa của
một nước không chỉ có giá trị với những tài sản là đối tượng của đạo luật quốc hữu hóa
trên lãnh thổ nước mình mà ngay cả khi tài sản đó đang nằm trên lãnh thổ nước ngoài.
- Hiện nay, để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín chính trị và khả năng thu hút
vốn đầu tư nước ngoài, các quốc gia khi tiến hành quốc hữu hóa, trưng thu, trưng dụng
tài sản của người, pháp nhân nước ngoài thường có bồi thường thiệt hại thỏa đáng các
thiệt hại xảy ra.
Bên cạnh đó, các quốc gia đã thỏa thuận ký kết các hiệp định song phương về
khuyến khích và bảo hộ đầu tư hoặc tham gia ký kết các ĐƯQT đa phương trong đó
ghi nhận và bảo đảm cam kết không quốc hữu hóa TS của các nhà đầu tư nước ngoài.
6. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam
(1) Quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại VN
 Cơ sở pháp lý
- HĐTTTP giữa VN và các nước.
- Điều 159, 160 Luật nhà ở 2014.
- Nghị quyết 19/2018 về việc thí điểm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở
hữu nhà ở tại Việt Nam, Nghị định 51/2009 hướng dẫn thi hành NQ.
 Nguyên tắc chung
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: người nước ngoài có quyền sở hữu tài sản như công
dân VN, trừ trường hợp PLVN có quy định khác.
- Đối với tài sản là động sản: Nhìn chung, người nước ngoài được sở hữu tài sản
tương tự như công dân VN và có các quyền như công dân VN.
- Đối với tài sản là bất động sản: Quyền sở hữu bất động sản bị hạn chế hơn:

63
Nga - Dung- K6G

+ Đất đai: người nước ngoài không nằm trong nhóm người sử dụng đất được nhà
nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ, nhận chuyển nhượng QSDĐ (Điều 5
Luật đất đai 2013).
+ Nhà ở: người nước ngoài được quyền sở hữu nhà ở tại VN khi đáp ứng đủ các
điều kiện. Tuy nhiên, PLVN vẫn hạn chế quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài về
số lượng, thời hạn sở hữu…
 Đối tượng tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN và điều kiện
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại VN theo quy
định của luật này và pháp luật có liên quan  phải có giấy chứng nhận đầu tư và có
nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của luật này và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh
nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang
hoạt động tại VN  phải có giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc
được phép hoạt động tại Việt Nam (gọi chung là GCNĐT) do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền của VN cấp.
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào VN  phải được phép nhập cảnh
vào VN và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, lãnh sự
theo quy định của PL.
 Có quyền mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá
30% số lượng căn hộ trong một tòa nhà chung cư.
Nếu là nhà ở riêng lẻ bao gồm nhà biệt thự, nhà ở liền kề thì trên một khu vực có
số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường thì được mua, thuê mua, nhận
tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu không quá 250 căn nhà.
- Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc người VN
định cư ở nước ngoài thì được sở hữu nhà ở ổn định, lâu dài và có các quyền của chủ
sở hữu nhà ở như công dân VN.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao
dịch hợp đồng mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng tối đa không
quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận và có thể được gia hạn thêm theo
quy định của Chính phủ (gia hạn một lần, không quá 50 năm). VD. Trường hợp người

64
Nga - Dung- K6G

nước ngoài được thừa kế nhà ở VN nhưng không đủ điều kiện để được sở hữu nhà ở
tại VN  được hưởng giá trị ngôi nhà đó.
- Trước khi hết hạn sở hữu nhà ở, chủ sở hữu có thể tặng cho hoặc bán nhà ở này
cho các đối tượng thừa hưởng được sở hữu nhà ở tại VN. Nếu quá thời hạn được sở
hữu nhà ở mà chủ sở hữu không thực hiện bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc sở hữu NN.
(2) Quyền sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tại VN
 Cơ sở pháp lý: Luật đầu tư 2014.
 Nhà nước thừa nhận, bảo đảm và bảo vệ quyền sở hữu của các nhà đầu tư
- Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu về tài sản, vốn đầu tư, thu nhập và
các quyền, lợi ích hợp pháp khác của nhà đầu tư (Khoản 3 Điều 5).
- Tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa hoặc bị tịch thu bằng
biện pháp hành chính. Trường hợp Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản vì lý do
quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên
tai thì nhà đầu tư được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng
mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 9).
 Nhà nước cam kết bảo đảm quyền được chuyển lợi nhuận và thu nhập hợp pháp
của các nhà đầu tư ra nước ngoài
Sau khi thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước VN theo quy định
của pháp luật, nhà đầu tư nước ngoài được chuyển ra nước ngoài các tài sản:
- Vốn đầu tư, các khoản thanh lý đầu tư;
- Thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh;
- Tiền và tài sản khác thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư (Điều 11).
 Có cơ chế giải quyết tranh chấp công bằng (Điều 14)
 Các nhà đầu tư nhận được đối xử ngang bằng khi xung đột quyền lợi xảy ra.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại VN được giải quyết
thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì
tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài hoặc giữa nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài với

65
Nga - Dung- K6G

cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh
thổ VN được giải quyết thông qua trọng tài hoặc Tòa án VN.
- Tranh chấp giữa các nhà đầu tư trong đó có ít nhất một bên là nhà đầu tư nước
ngoài hoặc tổ chức kinh tế được giải quyết thông qua một trong những cơ quan, tổ chức
sau đây: TAVN, trọng tài VN, trọng tài nước ngoài, trọng tài QT, trọng tài do các bên
tranh chấp thỏa thuận thành lập.
- Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài với cơ quan NN có thẩm quyền liên quan
đến hoạt động đầu tư kinh doanh trên lãnh thổ VN được giải quyết thông qua trọng tài
VN hoặc TAVN, trừ trường hợp có thỏa thuận khác theo hợp đồng hoặc ĐƯQT tế mà
VN là thành viên quy định khác.
7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. Theo TPQT VN, nguyên tắc luật nơi có tài sản được sử dụng để điều chỉnh tất
cả các quan hệ sở hữu tài sản có YTNN  Sai. Khoản 2 Điều 678 BLDS. Quyền sở
hữu và quyền khác đối với tài sản đang trên đường vận chuyển sẽ phải tuân theo luật
do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật của nước nơi có động sản được chuyển đến.
2. Theo TPQT VN, hệ thuộc luật nơi có tài sản không phải là hệ thuộc luật duy nhất
được áp dụng để điều chỉnh các quan hệ sở hữu có YTNN  Đúng. Khoản 2 Điều 678
BLDS, Khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng (pháp luật của quốc gia đăng ký
quốc tịch tàu bay được áp dụng để xác định các quyền đối với tàu bay).
3. Theo quy định của PLVN hiện hành, quyền sở hữu đối với động sản đang trên
đường vận chuyển luôn được xác định theo pháp luật nơi có tài sản được chuyển đến
 Sai. Khoản 2 Điều 678. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác (có thể là pháp luật nước
nơi động sản được chuyển đi, pháp luật nước thứ ba, ĐƯQT, TQQT).
4. Theo PLVN hiện hành tât cả các cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào
VN đều có quyền sở hữu nhà ở tại VN  Sai. Điểm c Khoản 1 Điều 159, Khoản 3
Điều 160 Luật nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN phải “được
phép nhập cảnh vào VN” và “không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao, lãnh sự theo quy định của PL”.

66
Nga - Dung- K6G

5. Theo PLVN, luật nước có tài sản luôn được áp dụng để xác định nghĩa vụ hoàn
trả do chiếm hữu, sử dụng, đhịnh đoạt, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật
 Sai. Điều 685 BLDS… xác định theo pháp luật của nước nơi thực hiện việc chiếm
hữu, sử dụng tài sản hoặc nơi phát sinh lợi ích được hưởng mà không có căn cứ PL.
6. Theo PLVN, người nước ngoài kết hôn với người VN định cư ở nước ngoài sẽ
có quyền sở hữu nhà ở tại VN giống như công dân VN  Đúng. Đoạn 2 điểm c Khoản
2 Điều 161 Luật nhà ở.
7. Theo PLVN, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở tại VN trong thời hạn tối
đa 50 năm  Sai. Điểm c Khoản 2 Điều 161 Luật nhà ở 2014. Có thể được gia hạn (1
lần - không quá 50 năm).
8. Theo PLVN, quyền sở hữu đối với tàu bay được xác định theo pháp luật nước
mà chủ sở hữu tàu bay có quốc tịch  Sai. Khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng.
Xác định theo luật nước nơi đăng ký quốc tịch tàu bay.
(2) Tự luận
1. Phân tích cách thức giải quyết XĐPL về sở hữu có YTNN theo quy định của
PLVN
 Khái niệm quan hệ sở hữu có YTNN.
 Cách thức giải quyết XĐPL về sở hữu có YTNN…:
- Phương pháp thực chất: Sử dụng quy phạm thực chất gồm quy phạm thực chất
thống nhất, quy phạm thực chất thông thường. Trong lĩnh vực sở hữu hầu hết thiếu
vắng các quy phạm thực chất thống nhất nên chủ yếu các cơ quan có thẩm quyền sẽ
chỉ sử dụng quy phạm thực chất thông thường.
- Phương pháp xung đột:
+ Nguyên tắc chung: Luật nơi có tài sản.
. Định danh tài sản: Điều 677.
. Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản: Khoản 1 Điều 678.
+ Các trường hợp không áp dụng luật nơi có tài sản:
. Quyền sở hữu, quyền khác đối với động sản đang trên đường vận chuyển:
Khoản 2 Điều 678.

67
Nga - Dung- K6G

. Quyền sở hữu tàu bay, tàu biển: Khoản 1 Điều 4 Luật hàng không dân dụng
2006 (2013, 2014), Điều 3 Bộ luật hàng hải 2015.
. Các trường hợp khác…
2. Trình bày vấn đề chuyển dịch rủi ro trong TPQT
- Mối quan hệ giữa chuyển dịch quyền sở hữu và chuyển dịch rủi ro.
- Các quy định về xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro theo pháp luật các nước
và PLVN.
- Xác định thời điểm chuyển dịch rủi ro theo quy định của CISG 1980.
3. So sánh quan hệ sở hữu trong TPQT và Luật dân sự
Luật dân sự Tư pháp quốc tế
- Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt - Thẩm quyền của Tòa án quốc gia đối với
quan hệ sở hữu. vụ việc về quan hệ sở hữu có YTNN.
- Hình thức sở hữu. - Pháp luật áp dụng đối với vụ việc về quan
- Nội dung quyền sở hữu: chiếm hữu, hệ sở hữu có YTNN.
sử dụng, định đoạt. - Công nhận và cho thi hành bản án, quyết
- Bảo vệ quyền sở hữu. định dân sự của TAND.

VẤN ĐỀ 5. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ


1. Khái quát chung về HNGĐ trong TPQT
(1) Khái niệm
Quan hệ HNGĐ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT là quan hệ HNGĐ có YTNN
tham gia.
 Quan hệ HNGĐ có YTNN (Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ 2014)
- Quan hệ HNGĐ mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài hoặc người VN
định cư ở nước ngoài.
- Quan hệ HNGĐ giữa các bên tham gia là công dân VN nhưng căn cứ để xác lập,
thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài.
- Tài sản liên quan đến quan hệ HNGĐ ở nước ngoài.
 Lưu ý: BLDS không quy định đối tượng người VN định cư ở nước ngoài. Tuy nhiên,
áp dụng luật điều chỉnh là LHNGĐ (luật chuyên ngành).

68
Nga - Dung- K6G

 Ý nghĩa của việc xác định quan hệ HNGĐ có YTNN


- Việc xác định YTNN trong quan hệ HNGĐ có YTNN trước tiên có ý nghĩa trong
việc xác định chính xác đối tượng điều chỉnh của ngành luật, giúp các cơ quan có thẩm
quyền có thể áp dụng pháp luật một cách chính xác và phù hợp.
- Vai trò trong việc xác định thẩm quyền tài phán của các quốc gia liên quan.
- Giúp cho các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia thực hiện các hoạt động ủy
thác tư pháp trong các vụ việc cụ thể.
(2) Các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ HNGĐ có YTNN ở VN (+ Điều 2 LHNGĐ)
- Nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quan hệ hôn nhân và gia đình có YTNN ở VN
phù hợp với PLVN và ĐƯQT mà VN là thành viên (Khoản 1 Điều 121).
- Nguyên tắc bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân VN ở nước ngoài phù
hợp với PLVN, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế. Đồng thời không
phân biệt đối xử với người nước ngoài trong quan hệ HNGĐ có YTNN ở VN (Khoản
2 Điều 121).
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với quan hệ HNGĐ có YTNN
không trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN (Khoản 2 Điều 122).
- Nguyên tắc áp dụng pháp luật về HNGĐ của VN đối với quan hệ HNGĐ có
YTNN (Khoản 1 Điều 122). Nếu Luật HNGĐ không có quy định khác thì các quy định
của pháp luật HNGĐ VN được áp dụng.
(3) Thẩm quyền giải quyết các vụ việc HNGĐ có YTNN theo quy định của PLVN
- Luật HNGĐ 2014.
- Luật hộ tịch 2014, Nghị định 123/2015 hướng dẫn thi hành LHT.
 Theo thủ tục hành chính
- Thẩm quyền đăng ký hộ tịch liên quan đến các quan hệ HNGĐ có YTNN được
thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch (Khoản 1 Điều 123 LHNGĐ)  Các
việc về HNGĐ có YTNN phải được đăng ký, ghi vào sổ hộ tịch theo quy định của pháp
luật về hộ tịch.
 Nguyên tắc chung
Thẩm quyền giải quyết các vụ việc về HNGĐ có YTNN theo thủ tục hành chính
cấp huyện.

69
Nga - Dung- K6G

- Thẩm quyền đăng ký kết hôn: Giữa CDVN vs người nước ngoài; Giữa CDVN cư
trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài; Giữa CDVN định cư ở nước
ngoài với nhau; Giữa CDVN đồng thời có quốc tịch nước ngoài với CDVN hoặc với
người nước ngoài.
Trường hợp người nước ngoài cư trú tại VN có yêu cầu đăng ký kết hôn tại VN thì
UBND cấp huyện nơi cư trú của một trong hai bên thực hiện đăng ký kết hôn (Khoản
2 Điều 37 LHT).
- Thẩm quyền đăng ký giám hộ, chấm dứt giám hộ: UBND cấp huyện nơi cư trú
của người được giám hộ hoặc người giám hộ thực hiện đăng ký giám hộ giữa công dân
VN và người nước ngoài cùng cư trú tại VN  UBND cấp huyện nơi đã đăng ký giám
hộ thực hiện đăng ký chấm dứt giám hộ (Điều 39 LHT).
- Thẩm quyền đăng ký nhận cha, mẹ - con: UBND cấp huyện nơi cư trú của người
được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con có YTNN (Điều 43
LHT).
 Ngoại lệ:
- Trường hợp kết hôn, nhận cha, mẹ, con của công dân VN thường trú ở khu vực
biên giới với công dân của nước láng giềng ở khu vực biên giới với VN  Thẩm quyền
thuộc UBND cấp xã (Khoản 1 Điều 7 LHT, Điều 48 NĐ 126/2014/ NĐ-CP).
- Quan hệ HNGĐ có YTNN được thực hiện ở nước ngoài, thẩm quyền thuộc cơ
quan đại diện của VN (Khoản 3 Điều 19 NĐ 123/2015).
 Theo thủ tục tư pháp
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc HNGĐ có YTNN tại Tòa án được thực hiện
theo quy định của BLTTDS (Khoản 2 Điều 123 LHNGĐ).
- TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ việc về HNGĐ có YTNN và có
quyền xem xét công nhận hoặc công nhận bản án, quyết định về HNGĐ của Tòa án
nước ngoài.
+ Những tranh chấp, yêu cầu mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần
phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCNVN ở nước ngoài, cho Tòa
án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa

70
Nga - Dung- K6G

án nhân dân cấp huyện  thuộc thẩm quyền của TAND cấp tỉnh (Khoản 3 Điều 35
BLTTDS).
+ Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn
là công dân VN hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài tại VN (điểm d Khoản 1 Điều 469 BLTTDS).
+ Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết riêng biệt đối với vụ án ly hôn giữa công
dân VN với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư
trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở VN (điểm b Khoản 1 Điều 470 BLTTDS).
- Ngoại lệ: TAND cấp huyện nơi cư trú của công dân VN hủy việc kết hôn trái
pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng,
cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân VN cư
trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên
giới với VN (Khoản 3 Điều 123 LHNGĐ).
2. Kết hôn
(1) Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn theo pháp luật các nước
 Về điều kiện kết hôn
- Độ tuổi kết hôn: các nước có quy định khác nhau về độ tuổi kết hôn. VD. Pháp
18 - 15, Đức 18 - 18, Nhật 18 - 16.
- Điều kiện cấm kết hôn:
+ Cấm những người có họ hàng trong phạm vi 3 đời kết hôn (Pháp, Mỹ, Thụy Sĩ).
+ Cấm kết hôn trong phạm vi bốn đời (Anh, Bungaria).
- Các điều kiện khác. VD. Ở Đức quy định phải sau một khoảng thời gian nhất định
(10 tháng), người vợ góa mới được tái hôn. Ở Pháp là sau 300 ngày (Lý do: để xác định
cha đứa trẻ trong trường hợp người phụ nữ mang thai).
- Đa số các nước áp dụng nguyên tắc luật nhân thân để giải quyết xung đột. Có
nước áp dụng luật quốc tịch, có nước áp dụng luật nơi cư trú  cơ bản nghiêng về áp
dụng luật quốc tịch.
- Công ước Lahaye 1902 về giải quyết xung đột pháp luật liên quan đến hôn nhân:
Điều kiện kết hôn sẽ do luật quốc tịch của các bên tham gia kết hôn điều chỉnh. Nếu
luật quốc tịch của đương sự có quy định những điều kiện nào trái với trật tự công cộng

71
Nga - Dung- K6G

của nước sở tại (nơi đăng ký kết hôn) thì nước sở tại này có quyền không chấp nhận
điều kiện ấy (Khoản 1 Điều 15).
 Về nghi thức kết hôn
- Pháp luật các nước quy định nghi thức kết hôn khác nhau:
+ Nghi thức kết hôn tôn giáo (các nước Hồi giáo Iraq, Iran, Isarel…)
+ Nghi thức kết hôn dân sự.
+ Nghi thức kết hôn dân sự kết hợp với nghi thức tôn giáo (Nhật).
- Luật nơi tiến hành kết hôn được sử dụng như một nguyên tắc chủ đạo. Một số
nước áp dụng nguyên tắc này kèm theo một số điều bảo lưu hoặc áp dụng bổ sung các
nguyên tắc khác để giải quyết XĐPL về nghi thức kết hôn.
- Công ước Lahaye 1902: Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó
tuân theo luật nơi tiến hành kết hôn (Điều 15).
(2) Vấn đề kết hôn có YTNN ở VN
 Về điều kiện kết hôn (Điều 126 LHNGĐ)
- Trong việc kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân
theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hôn.
Nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của VN thì
người nước ngoài còn phải tuân theo quy định của LHNGĐ VN về điều kiện kết hôn.
- Trường hợp hai công dân nước ngoài kết hôn với nhau tại VN hoặc trước cơ quan
có thẩm quyền của VN thì đăng ký kết hôn của các bên phải:
+ Tuân thủ pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.
+ Tuân thủ điều kiện kết hôn theo PLVN.
VD. Hai công dân ở một số bang của Hoa Kỳ được quyền kết hôn khi đủ 16 tuổi
(có sự đồng ý của người giám hộ) muốn đăng ký kết hôn tại VN sẽ không được cơ quan
có thẩm quyền của VN cho phép đăng ký.
- Trường hợp công dân VN kết hôn với công dân nước đã kí HĐTTTP với VN thì
sẽ căn cứ theo các quy định của hiệp định.
- Trường hợp người nước ngoài là người không quốc tịch hoặc người nhiều quốc
tịch thì nguyên tắc áp dụng pháp luật để đánh giá điều kiện kết hôn được xác định theo
quy định tại Điều 672 BLDS.

72
Nga - Dung- K6G

+ Người không quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước mà cá nhân cư trú hoặc nơi
cá nhân xác lập quan hệ để xác định NLCT. Nếu có nhiều nơi cư trú hoặc không xác
định được nơi cư trú thì áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có mối liên hệ gắn
bó nhất (nơi tồn tại bất động sản trong quan hệ sở hữu, nơi kí kết hợp đồng trong quan
hệ hợp đồng…)
+ Người nhiều quốc tịch: áp dụng pháp luật của nước nơi người đó có quốc tịch
và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ kết hôn có YTNN. Nếu có nhiều nơi cư trú
hoặc không xác định được nơi cư trú và nơi có quốc tịch khác nhau vào thời điểm phát
sinh quan hệ kết hôn có YTNN thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc
tịch và có mối liên hệ gắn bó nhất.
Cá nhân có nhiều quốc tịch trong đó có quốc tịch VN  áp dụng pháp luật VN.
 Vấn đề công nhận quan hệ kết hôn được thực hiện ở nước ngoài (Điều 34 NĐ
123/2015)
- Trường hợp việc kết hôn giữa công dân VN với nhau hoặc giữa công dân VN với
người nước ngoài được thực hiện tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài và đáp
ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật nước ngoài đó thì về nguyên tắc việc kết
hôn đó được công nhận tại VN với điều kiện là các bên không vi phạm quy định về
điều kiện kết hôn tại thời điểm kết hôn.
- Công dân VN vi phạm quy định của PLVN về điều kiện kết hôn tại thời điểm kết
hôn ở nước ngoài (thời điểm đăng ký) nhưng đến thời điểm yêu cầu công nhận quan
hệ kết hôn đó (thời điểm ghi vào sổ hộ tịch) mà việc vi phạm đã không còn hoặc việc
ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân VN và trẻ em thì quan hệ kết
hôn được công nhận.
 Về nghi thức kết hôn
Việc kết hôn nếu được thực hiện tại VN thì phải được đăng ký và do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền thực hiện theo nghi thức quy định của PLVN (nghi thức dân sự)
– Điều 9 LHNGĐ.
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn giải quyết đăng ký kết hôn quy định tại:
- Điều 30, 31, 32 NĐ 123/2015.
- Điều 7 TTLT 02/2016/BTP-BNG.

73
Nga - Dung- K6G

3. Ly hôn
(1) Nguyên tắc giải quyết XĐPL về ly hôn của các nước
Các nước thường áp dụng hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương sự, luật nơi
cư trú, luật của nước có Tòa án, luật của nước có quan hệ mật thiết nhất với vợ chồng
hay áp dụng phối hợp các nguyên tắc trên  hệ thuộc luật quốc tịch của các bên đương
sự được ưu tiên áp dụng.
(2) Vấn đề ly hôn có YTNN ở VN (Điều 127 LHNGĐ)
- Việc ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài hoặc giữa người nước ngoài
với nhau thường trú ở VN được giải quyết theo quy định của LHNGĐ VN (từ Điều 51
đến 64 LHNGĐ).
- Trường hợp bên là công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm yêu cầu
ly hôn thì việc ly hôn giải quyết theo PL của nước nơi thường trú chung của vợ chồng.
Nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo PLVN.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.
- Việc ly hôn giữa công dân VN với nhau hoặc với người nước ngoài đã được cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài giải quyết nếu không vi phạm quy định của pháp
luật HNGĐ thì sẽ được công nhận tại VN. Việc công nhận bản án, quyết định ly hôn
của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài theo quy định của PLVN.
 Trong các HĐTTTP
Vấn đề ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ký kết được định theo
nguyên tắc:
- Luật quốc tịch chung của vợ chồng: nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật
áp dụng để giải quyết ly hôn là luật quốc tịch của cả hai vợ chồng.
- Luật nơi cư trú chung của vợ chồng: nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng
cùng cư trú ở một nước ký kết thì áp dụng PL của nước nơi vợ chồng cùng cư trú.
- Luật Tòa án: nếu hai vợ chồng khác quốc tịch thì cơ quan có thẩm quyền của nước
ký kết nào nhận đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo pháp luật của nước đó.
 Căn cứ ly hôn

74
Nga - Dung- K6G

Luật HNGĐ 2014 không quy định riêng căn cứ ly hôn cho quan hệ HNGĐ có
YTNN  áp dụng chung Điều 55, 56.
 VN (cũng như đa phần các nước) quy định hai hình thức ly hôn:
- Thuận tình ly hôn: Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn:
+ Nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài
sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con  Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
+ Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi
chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
- Ly hôn theo yêu cầu của một bên
+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành và có căn
cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền,
nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung
không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
+ Vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn.
+ TH có yêu cầu ly hôn theo yêu cầu của cha, mẹ, người thân thích khi một bên vợ,
chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây
ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
 Ngoại lệ
- Pháp có hình thức ly hôn theo thỏa thuận (như hợp đồng).
- Thái Lan có hình thức ly hôn hành chính.
4. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chống
(1) Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có YTNN ở các nước
Pháp luật các nước quy định về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng cũng như giải quyết XĐPL về vấn đề này khác nhau.
- Về cơ bản pháp luật các nước thường chia làm hai loại là quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản để xây dựng hệ thuộc luật tương ứng áp dụng giải quyết.
- 1 số nước lại áp dụng một hệ thuộc để giải quyết cả hai quan hệ nhân thân và TS.

75
Nga - Dung- K6G

VD. Ba Lan: Hệ thuộc luật quốc tịch  Luật nước nơi thường trú chung của vợ
chồng (nếu không cùng quốc tịch)  Luật nơi có mối quan hệ gắn bó nhất với hai vợ
chồng (nếu không có nơi thường trú chung).
(2) Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng có YTNN ở VN
 Luật HNGĐ 2014
- Quan hệ nhân thân: LHNGĐ không có điều khoản riêng quy định rõ luật áp dụng
điều chỉnh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng có YTNN  PL áp dụng có thể là
PLVN (từ Điều 17 đến 27).
- Quan hệ tài sản: có thể được giải quyết theo luật định hoặc theo sự thỏa thuận của
vợ chồng (Điểm mới).
+ Chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định (từ Điều 33 đến 46 và từ Điều 59 đến
64).
+ Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận (Điều 47, 48, 49, 50 và 59).
+ Các quy định tại Điều 29, 30, 31 và 32 được áp dụng không phụ thuộc vào chế
độ tài sản mà vợ chồng đã lựa chọn.
 Chế độ tài sản theo thỏa thuận của vợ chồng (Điều 47, 48, 49, 50 và 59)
Trong trường hợp có yêu cầu giải quyết việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng
theo thỏa thuận… thì cơ quan có thẩm quyền của VN áp dụng các quy định của
LHNGĐ và các luật khác có liên quan của VN để giải quyết (Điều 130).
- Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa
thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc
chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng
ký kết hôn.
- Nội dung do của chế độ tài sản theo thỏa thuận do vợ chồng quyết định, cơ bản
bao gồm: Tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền,
nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan;
tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân
chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; khác.

76
Nga - Dung- K6G

- Vợ chồng có quyền sửa đổi, bổ sung thỏa thuận về chế độ tài sản. Hình thức sửa
đổi, bổ sung nội dung của thỏa thuận về chế độ tài sản phải được công chứng, chứng
thực.
- Các trường hợp thỏa thuận về chế độ tài sản bị vô hiệu:
+ Không tuân thủ điều kiện có hiệu lực của giao dịch được quy định tại Bộ luật
dân sự và các luật khác có liên quan;
+ Vi phạm một trong các quy định tại các điều 29, 30, 31 và 32;
+ Nội dung của thỏa thuận vi phạm nghiêm trọng quyền được cấp dưỡng, quyền
được thừa kế và quyền, lợi ích hợp pháp khác của cha, mẹ, con và thành viên khác của
gia đình.
- Khi vợ chồng thực hiện giao dịch với người thứ ba, vợ chồng có nghĩa vụ cung
cấp thông tin về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận cho người thứ ba biết
(Điều 16 NĐ 126/2014).
 Trong các HĐTTTP
Nguyên tắc chủ yếu được ghi nhận trong các HĐTTTP để giải quyết XĐPL phát
sinh trong lĩnh vực này là nguyên tắc luật quốc tịch của đương sự và nguyên tắc luật
nơi cư trú hoặc thường trú của đương sự.
- Nếu vợ chồng là công dân nước ký kết này và cùng cư trú trú trên lãnh thổ nước
ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa họ được điều chỉnh theo pháp
luật nước ký kết mà họ là công dân.
- Nếu vợ chồng cùng là công dân một nước mà chồng cư trú trên lãnh thổ nước ký
kết này, vợ cư trú trên lãnh thổ nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài
sản giữa họ được điều chỉnh theo pháp luật nước ký kết mà họ là công dân.
- Nếu vợ, chồng mà người là công dân của nước ký kết này, người là công dân
nước ký kết kia thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa họ được điều chỉnh theo
PL nước ký kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú (hay nơi cư trú chung cuối cùng).
5. Quan hệ giữa cha, mẹ và con
(1) Quan hệ giữa cha, mẹ và con có YTNN ở các nước
Trường hợp xảy ra XĐPL về quan hệ giữa cha, mẹ và con:
- Cha mẹ và con có quốc tịch khác nhau.

77
Nga - Dung- K6G

- Cha mẹ và con có cùng quốc tịch nhưng cư trú ở các nước khác nhau mà nội dung
pháp luật của các nước này khác nhau.
 Các nước áp dụng các nguyên tắc giải quyết khác nhau. VD:
- Pháp: pháp luật nước mà đương sự mang quốc tịch.
- Ba Lan, Bungari: luật quốc tịch của người con.
- Tàu: pháp luật nước nơi thường trú chung  luật của nước nơi trường trú hoặc
luật quốc tịch của một trong các bên (nếu không chung) tùy vào luật nào có lợi hơn cho
việc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế hơn.
(2) Quan hệ giữa cha, mẹ và con có YTNN ở VN
Trong lĩnh vực TPQT, giải quyết XĐPL về quan hệ giữa cha mẹ và con được quy
định trong LHNGĐ và các văn bản hướng dẫn.
 Quyền và nghĩa vụ về nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con
LHNGĐ không có điều khoản riêng biệt quy định về lĩnh vực này  quyền và
nghĩa vụ nhân thân và tài sản giữa cha mẹ và con có thể được điều chỉnh theo quy định
của LHNGĐ và các văn bản pháp luật khác của VN (Điều 69 đến 72).
 Xác định cha mẹ cho con
 Thẩm quyền (Điều 128 LHNGĐ)
- Cơ quan đăng ký hộ tịch VN có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con và giải quyết
theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp xác định cha, mẹ, con mà
không có tranh chấp giữa công dân VN với người nước ngoài, giữa công dân VN với
nhau mà ít nhất một bên định cư ở nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau mà ít
nhất một bên thường trú tại VN.
- Tòa án có thẩm quyền của VN giải quyết việc xác định cha, mẹ, con có yếu tố
nước ngoài đối với các trường hợp:
+ Cha, mẹ không thừa nhận con (Khoản 2 Điều 88).
+ Người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định
người đó không phải là con mình (Khoản 2 Điều 89).
+ Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ,
không cần phải có sự đồng ý của cha (Khoản 2 Điều 90).

78
Nga - Dung- K6G

+ Người mang thai hộ, chồng của người mang thai hộ có quyền, nghĩa vụ như cha
mẹ trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và chăm sóc, nuôi dưỡng con cho đến thời
điểm giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ; phải giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai
hộ (Khoản 1 Điều 97).
+ Bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con thì bên mang thai hộ có quyền yêu cầu
Tòa án buộc bên nhờ mang thai hộ nhận con (Khoản 5 Điều 97).
+ Bên nhờ mang thai hộ chậm nhận con hoặc vi phạm nghĩa vụ về chăm sóc con
(K3 Điều 98).
+ Bên mang thai hộ từ chối giao con thì bên nhờ mang thai hộ có quyền yêu cầu
Tòa án buộc bên mang thai hộ giao con (Khoản 5 Điều 98).
+ Trường hợp khác có tranh chấp.
 Trình tự, thủ tục
- Việc xác định cha, mẹ, con ghi vào sổ hộ tịch (Điều 3 LHT).
- UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân VN ghi vào sổ hộ tịch việc xác định
cha, mẹ, con đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài (Điều 48
LHT).
- Người yêu cầu ghi vào sổ hộ tịch việc xác định cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu
quy định và bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh các việc này đã được giải quyết
tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cho cơ quan đăng ký hộ tịch  công chức
làm công tác hộ tịch kiểm tra, nếu thấy yêu cầu là phù hợp thì ghi vào sổ hộ tịch. Phòng
Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện cấp trích lục cho người yêu cầu (Điều 49
LHT).
 Vấn đề cấp dưỡng giữa cha mẹ và con
- Nghĩa vụ cấp dưỡng tuân theo PL của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.
Trường hợp người yêu cầu cấp dưỡng không có nơi cư trú tại VN thì áp dụng pháp
luật của nước nơi người yêu cầu cấp dưỡng là công dân
 Áp dụng luật nơi cư trú kết hợp với luật quốc tịch của người yêu cầu cấp dưỡng,
ưu tiên luật nơi cư trú.
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu cấp dưỡng là cơ quan của nước
nơi người yêu cầu cấp dưỡng cư trú.

79
Nga - Dung- K6G

 Quy định trong các HĐTTTP


- Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con: đa số các hiệp định đều sử dụng nguyên tắc
luật quốc tịch của người con để điều chỉnh quan hệ giữa cha mẹ và con.
Các hiệp định đều quy định quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp
luật của nước ký kết mà người con là công dân (HĐ VN – Cuba, HĐ VN – Bungari…).
- Xác định cha mẹ và con: nguyên tắc luật quốc tịch của người con khi sinh ra là
nguyên tắc chủ đạo để giải quyết XĐPL. Ngoài ra còn áp dụng pháp luật nơi đứa trẻ
cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu xác định (HĐ VN – Lào).
- Cấp dưỡng: giải quyết theo pháp luật nước người yêu cầu cấp dưỡng là công dân.
Riêng HĐ VN – Liên Xô: cấp dưỡng theo pháp luật của nước ký kết mà người yêu cầu
cấp dưỡng cư trú.
6. Nuôi con nuôi có YTNN
(1) Quan hệ nuôi con nuôi có YTNN ở các nước
Pháp luật các nước quy định khác nhau về độ tuổi được nhận làm con nuôi, thủ tục
nhận nuôi, quyền và nghĩa vụ… Để giải quyết XĐPL, đa số các nước áp dụng nguyên
tắc luật nhân thân của người nuôi hoặc con nuôi.
- Pháp: điều kiện nuôi con nuôi xđịnh theo luật nước người nhận nuôi mang quốc
tịch, người nhận nuôi là cặp vợ chồng thì theo luật áp dụng đối với hôn nhân của họ.
- Ba Lan: luật nước người nuôi mang quốc tịch  luật nước mà hai vợ chồng có
cùng nơi thường trú chung  luật nước có mối quan hệ gắn bó nhất.
- Tàu: điều kiện và hình thức nuôi con nuôi theo pháp luật nước người nhận nuôi
có nơi thường trú vào thời điểm nhận nuôi…
(2) Quan hệ nuôi con nuôi có YTNN ở VN
Quy định chủ yếu trong Công ước Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi
con nuôi giữa các nước và pháp luật trong nước của VN.
 Công ước Lahaye 1993
 Nguyên tắc cơ bản giải quyết nuôi con nuôi
- Tôn trọng và bảo vệ các quyền cơ bản của trẻ em, mọi chính sách pháp luật đều
vì lợi ích tốt nhất cho trẻ em và thúc đẩy việc thực hiện quyền trẻ em.
- Tôn trọng quyền ưu tiên đối với trẻ em là được cha mẹ đẻ chăm sóc.

80
Nga - Dung- K6G

+ Nếu không thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ trẻ em và
xem xét tất cả những giải pháp khác nhau để trẻ em được chăm sóc.
+ Nếu các giải pháp không thực hiện được thì có thể tìm kiếm các giải pháp thay
thế như nuôi con nuôi, giám hộ hoặc chăm sóc tại các trung tâm bảo trợ xã hội.
- Ưu tiên thu xếp cho trẻ em làm con nuôi trong nước, việc cho trẻ em làm con nuôi
ở nước ngoài chỉ được coi là giải pháp cuối cùng sau khi chắc chắn không thể tìm được
gia đình thay thế cho trẻ em tại nước mình.
- Việc nuôi con nuôi phải làm phát sinh đầy đủ quan hệ cha mẹ và con theo pháp
luật. Nghiêm cấm thu lợi bất minh từ việc nuôi con nuôi, mọi hành vi lạm dụng và
buôn bán trẻ em phải được xử lý nghiêm minh..
 Điều kiện nuôi con nuôi
- Đối với người nhận nuôi: trẻ em và cha mẹ nuôi thường trú tại các quốc gia thành
viên khác nhau. Mọi TH nuôi con nuôi phải làm phát sinh quan hệ cha mẹ, con lâu dài.
- Đối với con nuôi: trẻ em dưới 18 tuổi. Điều kiện để trẻ em được cho làm con nuôi
do cơ quan có thẩm quyền của nước gốc quy định và xác nhận.
 Hệ quả pháp lý cỉa việc nuôi con nuôi
- Việc công nhận mối quan hệ pháp lý cha mẹ – con giữa trẻ em và cha mẹ nuôi;
- Trách nhiệm cha mẹ của cha mẹ nuôi đối với trẻ em;
- Việc chấm dứt mối QH pháp lý tồn tại trước đó giữa trẻ em và cha mẹ đẻ nếu việc
nuôi con nuôi có hệ quả như vậy tại nước ký kết nơi thực hiện việc nuôi con nuôi đó.
 Cơ quan có thẩm quyền và trình tự, thủ tục giải quyết
- Thẩm quyền:
+ Mỗi nước ký kết phải chỉ định một cơ quan trung ương để thực hiện các nghĩa
vụ mà Công ước quy định cho cơ quan như vậy.
+ Những nước liên bang, những nước có nhiều hệ thống pháp luật hay những nước
có các đơn vị lãnh thổ tự trị phải được tự do chỉ định nhiều cơ quan trung ương và xác
định rõ phạm vi chức năng theo lãnh thổ cũng như theo cá nhân của các cơ quan đó. Ở
những nước đã chỉ định nhiều cơ quan trung ương phải chỉ định một cơ quan trung
ương tiếp nhận bất kỳ thông tin nào có thể được gửi đến để chuyển những thông tin đó
cho cơ quan trung ương thích hợp trong nước đó.

81
Nga - Dung- K6G

+ Quốc gia thành viên có thể thành lập hoặc cho phép tổ chức trong nước hoạt
động trong lĩnh vực nuôi con nuôi…
 VN: Cục con nuôi – Bộ Tư pháp.
- Trình tự, thủ tục: Công ước đưa ra quy trình mẫu về thủ tục giải quyết việc cho
và nhận con nuôi theo chuẩn mực quốc tế. Các quy định được xây dựng theo hướng
đơn giản hóa các thủ tục hành chính và hạn chế tối đa các trường hợp trẻ em vô gia cư.
 Pháp luật VN (Luật nuôi con nuôi 2010)
 Nguyên tắc giải quyết việc nuôi con nuôi (Điều 4)
- Khi giải quyết việc nuôi con nuôi, cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong
môi trường gia đình gốc.
- Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận
làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ,
không trái PL và đạo đức XH.
- Chỉ cho làm con nuôi ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở
trong nước.
 Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho trẻ (Điều 5)
- Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
- Công dân VN thường trú ở trong nước;
- Người nước ngoài thường trú ở VN
- Công dân VN định cư ở nước ngoài;
- Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
 Các trường hợp nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (Điều 28)
- Người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước cùng là
thành viên của ĐƯQT về nuôi con nuôi với VN nhận trẻ em VN làm con nuôi.
- Người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài được
nhận con nuôi đích danh trong các trường hợp sau đây:
+ Là cha dượng, mẹ kế của người được nhận làm con nuôi;
+ Là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
+ Có con nuôi là anh, chị, em ruột của trẻ em được nhận làm con nuôi;

82
Nga - Dung- K6G

+ Nhận trẻ em khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo khác làm
con nuôi;
+ Là người nước ngoài đang làm việc, học tập ở VN trong thời gian ít nhất là 01
năm.
- Công dân VN thường trú ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi.
- Người nước ngoài thường trú ở VN nhận con nuôi ở VN.
 Điều kiện nhận nuôi con nuôi
 Đối với người nhận nuôi (Điều 14)
Người VN định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận
người VN làm con nuôi, công dân VN nhận người nước ngoài làm con nuôi phải có đủ
điều kiện theo quy định của PL nước nơi người đó thường trú và quy định tại Điều 14:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên.
- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo
dục CN.
- Có tư cách đạo đức tốt.
Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng,
cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi không cần điều kiện (2) và (3).
 Đối với người được nhận làm con nuôi (Điều 8)
- Trẻ em dưới 16 tuổi.
- Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
+ Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
- Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người
là vợ chồng.
 Về sự đồng ý cho làm con nuôi (Điều 21)
- Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận
làm CN.
+ Nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất NLHVDS hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người còn lại.

83
Nga - Dung- K6G

+ Nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất NLHVDS hoặc không xác định
được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ.
+ Trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự
đồng ý của trẻ em đó.
- Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, k bị ép buộc, không bị đe doạ
hay mua chuộc, k vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác.
- Cha mẹ đẻ chỉ được đồng ý cho con làm con nuôi sau khi con được sinh ra ít nhất
15 ngày.
 Hệ quả pháp lý của việc nuôi con nuôi (Điều 24)
- Đứa trẻ khi được nhận làm con nuôi chỉ có mối quan hệ giữa nó với cha mẹ nuôi
và các thành viên khác trong gia đình của cha mẹ nuôi.
- Nó có thể bị thay đổi họ, tên theo yêu cầu của cha mẹ nuôi.
- Cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện
theo pháp luật, BTTH, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với người đã cho làm con
nuôi (trừ trường hợp có thỏa thuận).
 Quốc tịch của trẻ em làm con nuôi (Luật quốc tịch 2008)
- Trẻ em là công dân VN được người nước ngoài nhận làm con nuôi thì vẫn giữ
quốc tịch VN.
- Sự thay đổi quốc tịch của con nuôi từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải được
sự đồng ý bằng văn bản của người đó (Khác với Công ước Lahaye 1993).
- Đủ 18 tuổi, con nuôi có quyền lựa chọn quốc tịch (quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc
quốc tịch quốc gia nào đó).
7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. Theo quy định của PLVN, người nước ngoài khi kết hôn với công dân VN tại cơ
quan có thẩm quyền của VN, điều kiện kết hôn của họ chỉ cần tuân thủ pháp luật của
nước mà họ là công dân  Sai. Khoản 1 Điều 126 LHNGĐ. Nếu việc kết hôn được
tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền VN thì người nước ngoài còn phải tuân
theo quy định của LHNGĐ VN về điều kiện kết hôn.

84
Nga - Dung- K6G

2. Theo quy định của PLVN, quan hệ HNGĐ có ít nhất 1 bên tham gia là người
VN định cư ở nước ngoài là QH HNGĐ có YTNN  Đúng. Khoản 25 Điều 3 LHNGĐ.
3. Theo quy định của các HĐTTTP VN ký kết với nước ngoài, điều kiện kết hôn
giữa công dân các nước ký kết chỉ xác định theo pháp luật nước mà người đó mang
quốc tịch  Sai. HĐ với Nga, Czech, Slovakia quy định các bên còn phải tuân thủ
pháp luật của nước nơi tiến hành kết hôn về các trường hợp cấm kết hôn.
4. Việc kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài có thể được công nhận tại VN nếu việc kết hôn đó
không đáp ứng điều kiện kết hôn do PLVN quy định  Đúng. Khoản 2 Điều 34 NĐ
123/2015. Nếu công dân VN kết hôn ở nước ngoài mà không đáp ứng điều kiện kết
hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của LHNGĐ thì việc kết hôn đó
vẫn được công nhận tại VN nếu tuân thủ một trong hai điều kiện:
- Vào thời điểm yêu cầu công nhận việc kết hôn hậu quả của sự vi phạm đó đã được
khắc phục.
- Việc công nhận kết hôn đó là có lợi để bảo vệ quyền lợi của công dân VN và trẻ
em.
5. Trẻ em VN khi được nhận làm con nuôi người nước ngoài thì sẽ cắt đứt hoàn
toàn quan hệ nhân thân cũng như tài sản với cha mẹ đẻ  Sai. Khoản 1 Điều 37 Luật
quốc tịch VN 2008 (2014). Trẻ em là công dân VN được người nước ngoài nhận làm
con nuôi thì vẫn giữ quốc tịch VN. Ngoài ra, theo Điều 24 LHNGĐ, về mặt dân sự cha
mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo
pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm
con nuôi. Nhưng còn vấn đề quốc tịch (quan hệ nhân thân), trẻ em vẫn mang quốc tịch
VN (quốc tịch của cha mẹ đẻ) đến năm 18 tuổi. Đủ 18 tuổi, con nuôi có quyền lựa chọn
quốc tịch (quốc tịch của cha mẹ nuôi hoặc quốc tịch quốc gia khác do con nuôi lựa
chọn).
(2) Tự luận
Đánh giá sự tương đồng giữa PLVN với Công ước Lahaye 1993 điều chỉnh quan
hệ nuôi con nuôi có YTNN:
- Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi.

85
Nga - Dung- K6G

- Điều kiện nuôi con nuôi (đối với người nhận nuôi, đối với con nuôi).
- Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi.
- Trình tự giải quyết nuôi con nuôi.

VẤN ĐỀ 6. TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ


1. Khái niệm và các nguyên tắc TTDS quốc tế
(1) Khái niệm
TTDS quốc tế là hoạt động tố tụng của cơ quan tư pháp có thẩm quyền một nước
trong việc giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN theo trình tự, thủ tục tố tụng riêng
biệt của mỗi quốc gia.
 Là trình tự thủ tục TTDS giải quyết các loại vụ việc dân sự có YTNN.
 Vụ việc dân sự có YTNN
Gồm yêu cầu về dân sự có YTNN và tranh chấp về dân sự có YTNN:
- Yêu cầu về dân sự có YTNN là các yêu cầu của chủ thể về các quyền và thực hiện
các nghĩa vụ dân sự có YTNN. VD: yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố
một người nước ngoài mất NLHVDS, bị HCNLHVDS tại VN...
- Tranh chấp về dân sự có YTNN là loại vụ việc có sự xung đột về lợi ích giữa các
bên trong một quan hệ pháp lý mà một hoặc các bên đưa ra yêu cầu, đòi hỏi một lợi ích
nhất định (quyền và NV). VD: tranh chấp về HĐ, phân chia thừa kế...có YTNN.
 Thuộc một trong các trường hợp (Khoản 2 Điều 464 BLTTDS):
- Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập,
thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
- Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng
của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
o Lưu ý: TTDSQT vẫn là chu trình tố tụng riêng, độc lập cho mỗi quốc gia.
 Nội dung TTDS quốc tế
- Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.
- Địa vị pháp lý của người nước ngoài.
- Tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp.

86
Nga - Dung- K6G

- Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
(2) Đặc trưng
- Thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có YTNN là một trình tự thủ tục đặc biệt, xuất
phát từ tính chất quốc tế của loại vụ việc. Cơ quan tư pháp quốc gia cần giải quyết vấn
đề xung đột thẩm quyền và xung đột pháp luật trước khi giải quyết nội dung vụ việc
 phức tạp.
- TTDS quốc tế vẫn là một quy trình thủ tục được thực hiện tại hệ thống cơ quan
tư pháp của mỗi quốc gia, theo các nguyên tắc và quy định PL tố tụng quốc gia đó.
- Các quy định của TTDS quốc tế có trong các ĐƯQT hoặc các văn bản pháp luật
quốc gia (độc lập với quy định TTDS trong nước).
=> Bản chất của TTDSQT: mặc dù thường đc sử dụng trong giải quyết VVDS có
YTNN nhưng k nên nhầm lẫn đây là một trình tự thủ tục dân sự của cơ quan tài phán.
quốc tế, vì thực chất đây là quy trình thủ tục quốc gia, được giải quyết tại TA mỗi QG
-> TTDSQT là quy trình thể hiện ở tính chất của vụ việc (tính quốc tế), chứ k phải dựa
vào tính chất của quy trình.
(3) Các nguyên tắc cơ bản của TTDS quốc tế
 Nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau
Vì hđ TT là hv pháp lí đc tiến hành bởi các cơ quan tư pháp công của 1 QG nhưng
lại liên quan chủ yếu đến lợi ích của các chủ thể tư của các nước hữu quan nên trong
TTDSQT nên cần đc thực hiện trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn
vẹn lãnh thổ, k phân biệt công việc nội bộ của nhau.
- Điều 2 BLTTDS: BLTTDS được áp dụng đối với mọi hoạt động TTDS trên lãnh
thổ VN, mọi hoạt động TTDS do cơ quan đại diện nước CHXHCNVN tiến hành ở
nước ngoài và áp dụng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự có YTNN.
- Khoản 8 Điều 439 BLTTDS: Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định
dân sự của Tòa án nước ngoài tại VN trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN thì
không được công nhận và cho thi hành tại VN.
- Khoản 1 Điều 4 Luật TTTP 2007: TTTP được thực hiện trên nguyên tắc tôn trọng
độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,

87
Nga - Dung- K6G

bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp, pháp luật của VN và ĐƯQT
mà VN là thành viên.
- Điều 472 BLTTDS: Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ giải quyết
vụ việc DS có yếu tố nước ngoài trong trường hợp đã có thỏa thuận trọng tài, thỏa
thuận lựa chọn TA nước ngoài hoặc đã có TA nước ngoài, trọng tài hoặc cơ quan khác
có TQ của nước ngoài giải quyết hoặc đương sự được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
 Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các bên tham gia tố tụng
- PL các nước đã thừa nhận những chế độ pháp lí nhất định dành cho người nước ngoài,
pháp nhân nước ngoài ở nước sở tại, là chế độ đãi ngộ quốc gia và đãi ngộ tối huệ quốc.
- Khoản 2 Điều 465 BLTTDS: Khi tham gia TTDS, người nước ngoài, cơ quan, tổ chức
nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN của cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ
chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN, Nhà nước nước ngoài có
quyền, nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức VN.
 Nguyên tắc có đi có lại
Bảo vệ công lý quốc tế, nhất là trong hoạt động hợp tác, trong tương trợ tư pháp
giữa các cơ quan tố tụng của các nước khác nhau.
- Khoản 2 Điều 4 Luật TTTP: Trường hợp giữa VN và nước ngoài chưa có ĐƯQT
về TTTP thì hoạt động TTTP được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không
trái PLVN, phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.
- Khoản 3 Điều 465 BLTTDS: Nhà nước VN có thể áp dụng nguyên tắc có đi có
lại để hạn chế quyền TTDS tương ứng của người nước ngoài, cơ quan, tổ chức nước
ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN của cơ quan, tổ chức nước ngoài mà TA
nước đó đã hạn chế quyền TTDS đối với công dân, cơ quan, tổ chức VN, chi nhánh,
văn phòng đại diện tại NN của cơ quan, tổ chức VN.
 Thể hiện sự thiện chí và cùng có lợi.
 Nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của Nhà nước nước ngoài và những
người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao
- Công ước Viên 1961, 1963 về quan hệ ngoại giao, lãnh sự.

88
Nga - Dung- K6G

- Quyền MTTP gồm quyền miễn trừ xét xử, quyền miễn trừ áp dụng các biện pháp
đảm bảo sơ bộ cho vụ kiện (biện pháp khẩn cấp tạm thời), quyền miễn trừ áp dụng các
biện pháp đảm bảo THA.
- Khoản 4 Điều 2 BLTTDS: Giải quyết bằng con đường ngoại giao đối với những
vụ việc dân sự có liên quan đến cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởng
quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, trừ trường hợp nước cử đại diện từ bỏ quyền này.
- Điểm d K1 Điều 472 BLTTDS: Trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình chỉ
giải quyết VVDS có YTNN trong TH: bị đơn đc hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
 Nguyên tắc Luật tòa án (Lexfhori)
- Là nguyên tắc quan trọng nhất, là nguyên tắc mang tính tiền đề, tạo cơ sở cho
toàn bộ quá trình giải quyết các tranh chấp DS có YTNN.
- Khi TA của 1 quốc gia khi thụ lý 1 vụ việc sẽ AD luật của chính nước có TA đó
để giải quyết vụ việc.
- Chỉ áp dụng pháp luật TTDS của quốc gia khi thụ lý và giải quyết vụ việc dân sự
có YTNN -> Nghĩa là VN chỉ sử dụng BLTTDS VN để giải quyết VV có YTNN.
- Tòa án quốc gia có thẩm quyền thụ lý giải quyết vụ việc dân sự có YTNN sẽ có
quyền lựa chọn áp dụng pháp luật nội dung của nước ngoài để giải quyết vụ việc.
Khoản 3 Điều 2, Điều 471, 481 BLTTDS.
 Nguồn của TTDSQT
- Nguồn ĐƯQT về TTDS
- Hệ thống PLVN về TTDSQT
2. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế
Thẩm quyền xét xử trong TTDS quốc tế là thẩm quyền của Tòa án tư pháp một
nước nhất định đối với việc xét xử các vụ việc dân sự có YTNN.
(1) Xung đột thẩm quyền xét xử
Xung đột thẩm quyền (xung đột quyền tài phán) là trường hợp trong một vụ việc
dân sự có yếu tố nước ngoài, cơ quan tài phán của hai hay nhiều nước đều có thẩm
quyền giải quyết  Xác định một tòa án của một quốc gia cụ thể có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp dân sự có YTNN trong số hai hay nhiều Tòa án của nhiều quốc gia
khác có liên quan.

89
Nga - Dung- K6G

 Phân biệt xung đột thẩm quyền ≠ xung đột pháp luật?
Xung đột pháp luật Xung đột thẩm quyền
Hai hay nhiều cơ quan tư pháp (cơ
Hai hay nhiều hệ thống pháp
quan HC -TP và cơ quan xét xử) của
luật cùng có thể điều chỉnh
Khái niệm hai hay nhiều quốc gia cùng có thể có
một quan hệ dân sự theo nghĩa
thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự
rộng có YTNN.
có YTNN.
Luôn có sự xuất hiện ít nhất 2 cơ quan
Luôn có sự xuất hiện từ 2 hệ
tư pháp của 2 quốc gia khác nhau và
thống PL trở lên. Khi xảy ra
không chắc chắn xác định được thẩm
XĐPL mà đã giải quyết bằng
quyền giải quyết vụ việc thuộc duy
Đặc điểm cách chọn được một hệ thống
nhất một quốc gia nào. Các cơ quan tư
PL điều chỉnh thì những hệ
pháp có quyền xét xử theo thẩm quyền
thống PL khác không điều
của mình và không loại trừ TQXX của
chỉnh thêm nữa.
cơ quan tư pháp quốc gia khác.
Do pháp luật các nước có quy định về
- Khách quan: Pháp luật mỗi
dấu hiệu xác định thẩm quyền chung
nước là khác nhau và đối
giống nhau (quốc tịch, nơi cư trú…).
tượng điều chỉnh có sự hiện
Nguyên Khi vụ việc phát sinh, các bên đương
diện của YTNN.
nhân sự có thể đồng thời nộp đơn khởi kiện
- Sự thừa nhận khả năng áp
tại Tòa án của nhiều nước nên các cơ
dụng PL nước ngoài của Nhà
quan này đều có thể có thẩm quyền,
nước.
dẫn đến xung đột thẩm quyền.
Phát sinh trong việc giải quyết Chỉ phát sinh trong QUAN HỆDS
Phạm vi quan hệ dân sự theo nghĩa rộng theo nghĩa rộng có YTNN thuộc thẩm
có YTNN. quyền xét xử của TA.
Quan hệ pháp luật nội dung
Đối tượng (dân sự, thương mại, Quan hệ pháp luật tố tụng.
HNGĐ…)

90
Nga - Dung- K6G

Xác định cơ quan tư pháp có thẩm


Mục đích Chọn luật áp dụng.
quyền.
CSPL Pháp luật nội dung. Pháp luật tố tụng.
- Áp dụng các QUY PHẠMTC
Dựa vào các quy tắc, dấu hiệu được
thống nhất hoặc thông thường.
Phương pháp luật quốc gia hoặc ĐƯQT để xác
- Áp dụng các QUY
pháp giải định thẩm quyền xét xử dân sự quốc
PHẠMXĐ.
quyết tế.
- Áp dụng tương tự pháp
luật…

(2) Quy tắc xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế: Theo ĐƯQT
Theo PLQG
- Xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế là việc xác định thẩm quyền của Tòa
án một nước khi giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
- Nguyên nhân của vấn đề xung đột thẩm quyền xét xử xuất phát từ chủ quyền tài
phán của QG. QG có chủ quyền trong việc lập pháp, hành pháp và tư pháp, nên việc
xđ thẩm quyền tài phán của quốc gia đối với các vụ việc thuộc chủ quyền của quốc gia.
Trong khi đó để giải quyết vụ việc dân sự có YTNN, PL các QG có thể đều quy định
thuộc quyền tài phán của mình. (Quyền tài phán QG là quyền phán quyết của QG về
hành chính và tư pháp trong việc giải quyết các vụ việc).
- Quy tắc: theo các quy định tại ĐƯQT và pháp luật quốc gia.
Thông thường các quy phạm xác định TQ cho TA quốc gia được xây dựng dựa trên
các dấu hiệu có mối liên hệ giữa quốc gia đó với vụ việc phát sinh trên thực tế:
+ Dấu hiệu quốc tịch của một bên hoặc các bên đương sự.
+ Dấu hiệu theo lãnh thổ: nơi trú của bị đơn, nơi hiện diện, nơi có tài sản tranh
chấp, nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại, nơi thi hành bản án…
+ Dấu hiệu theo sự lựa chọn của các bên. Thông qua việc nộp đơn khởi kiện ra cơ
quan tài phán có khả năng bảo vệ tốt nhất quyền lợi của họ. Tòa án thụ lý đơn kiện sẽ
căn cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền xét xử quốc tế được quy định trong các

91
Nga - Dung- K6G

ĐƯQT (nếu có) hoặc trong văn bản PL về tố tụng của nước mình để xác định thẩm
quyền.
 Theo ĐƯQT mà VN tham gia
Các quy định về thẩm quyền của Tòa án chủ yếu nằm trong các HĐTTTP song
phương về các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình giữa VN và các nước (Nga, Lào,
Hungari, Tàu, Bungari…)
Nguyên tắc: Nếu cả hai Tòa án đều có thẩm quyền đối với từng vụ việc thì Tòa án
nào thụ lý đơn kiện trước sẽ có thẩm quyền giải quyết, Tòa án nhận đơn sau sẽ phải trả
lại đơn kiện hoặc ra quyết định đình chỉ giải quyết.
- Vụ việc liên quan đến quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ chồng, ly hôn
và hủy hôn trái pháp luật  dấu hiệu nơi có quốc tịch chung, nơi thường trú chung
(hoặc thường trú của một trong các bên) + quốc tịch của đương sự. VD. Điều 19 HĐ
VN – Tiệp Khắc (Czech & Slovakia).
- Vụ việc liên quan đến việc hạn chế và tuyên bố mất năng lực hành vi  dấu hiệu
quốc tịch được ưu tiên. VD. Điều 33 HĐ Việt Nam - Ba Lan.
- Vụ việc liên quan đến việc xác định công dân mất tích hoặc đã chết  dấu hiệu
quốc tịch được ưu tiên; nơi cư trú của nguyên đơn cũng được áp dụng. VD. Điều 17
HĐ VN – Tiệp Khắc (Czech & Slovakia).
- Vụ việc về thừa kế  dấu hiệu quốc tịch (hoặc nơi thường trú) của người để lại
tài sản + quy tắc nơi có tài sản thừa kế:
+ Động sản: nơi người để lại TS là công dân vào thời điểm chết.
+ Bất động sản: nơi có bất động sản.
VD. Điều 43 HĐ Việt Nam – Ba Lan, Điều 42 HĐ VN – LB Nga.
- Vụ việc liên quan đến cấp dưỡng nuôi con  dấu hiệu quốc tịch + nơi cư trú của
đương sự. VD. Điều 28 HĐ VN – LB Nga
- Vụ việc liên quan đến vấn đề nuôi con nuôi  dấu hiệu quốc tịch người nhận
nuôi được áp dụng; hoặc nơi cư trú chung (hoặc cư trú chung cuối cùng) của vợ chồng
được áp dụng. VD. Điều 27 HĐ VN – Tiệp Khắc (Séc & Slovakia).
- Vụ việc liên quan đến quan hệ nghĩa vụ hợp đồng  dấu hiệu lãnh thổ và nơi
thực hiện hành vi (nơi bị đơn thường trú, nơi có trụ sở). VD. Điều 18 HĐ VN – TQ.

92
Nga - Dung- K6G

- Vụ việc liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại  dấu hiệu nơi xảy ra
hành vi gây thiệt hại hoặc nơi phát sinh hậu quả hoặc nơi bị đơn thường trú/ có trụ
sở/có tài sản.
- Vụ việc liên quan đến bất động sản  dấu hiệu lãnh thổ (nơi có bất động sản).
VD. K10 Điều 18 HĐ VN – Trung Quốc.
- Vụ việc liên quan đến tranh chấp lao động  dấu hiệu nơi thực hiện hành vi (Tòa
án nơi công việc đang, đã, cần thực hiện; hoặc nơi đương sự thường trú hoặc có trụ sở).
 Theo PLVN
Nếu không có ĐƯQT về xác định thẩm quyền xét xử quốc tế thì Tòa án VN sẽ căn
cứ vào các dấu hiệu xác định thẩm quyền trong pháp luật tố tụng VN để xác định thẩm
quyền của mình.
 Thẩm quyền chung của Tòa án VN đối với các tranh chấp DS có YTNN (Điều 469)
 Dấu hiệu quốc tịch
Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc nếu đương sự có quốc tịch VN 
Căn cứ phổ biến và chắc chắn, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, các
vấn đề liên quan đến công dân của mình thì Nhà nước có trách nhiệm giải quyết.
- Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân VN (469.1.d)
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó
xảy ra ngoài lãnh thổ VN nhưng liên quan tới quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức,
cá nhân VN hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại VN (469.1.e).
 Dấu hiệu lãnh thổ
Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết vụ việc nếu vụ việc đó có liên quan đến lãnh
thổ VN.
- Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn (có thể là thường trú hay làm ăn lâu dài tại VN),
cơ quan tổ chức có trụ sở tại VN (469.1.a).
- Bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN (vụ việc liên
quan đến chi nhánh tại VN) (469.1.b).
- Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ VN (469.1.c).
VD. Hai thương nhân Hàn Quốc có trụ sở ở nước ngoài tranh chấp hợp đồng mua
bán tài sản ở nước ngoài. Nếu một bên (bị đơn) có góp vốn đầu tư vào một dự án và có

93
Nga - Dung- K6G

tài sản tại VN, bên nguyên đơn Hàn Quốc còn lại khởi kiện ra Tòa án VN. Tòa án VN
có thẩm quyền giải quyết không?  Trường hợp bị đơn có tài sản trên lãnh thổ VN thì
Tòa án VN hoàn toàn có thể thụ lý giải quyết.
- Vụ việc dân sự về quan hệ dân sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt xảy ra ở VN, có
đối tượng là tài sản hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ VN (469.1.đ).
VD. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng dệt may giữa một công ty Hàn Quốc với
công ty Malaysia giao kết ở nước ngoài nhưng lô hàng được gia công một phần tại VN.
Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết.
 Dấu hiệu theo sự lựa chọn của các bên
Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết nếu các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn
Tòa án VN để giải quyết vụ việc của họ  bảo đảm tôn trọng quyền tự do ý chí của
các bên đối với việc lựa chọn Tòa án trong một số trường hợp nhất định.
BLTTDS 2015 không quy định trực tiếp về xác định thẩm quyền của Tòa án theo
sự lựa chọn của các bên mà chỉ quy định trường hợp Tòa án VN phải trả lại đơn khởi
kiện, đơn yêu cầu đình chỉ giải quyết vụ việc dân sự có YTNN nếu:
- Vụ việc đó thuộc thẩm quyền chung của Tòa án VN.
- Các bên đã thỏa thuận lựa chọn một cơ quan tài phán khác ở nước ngoài (Khoản
1 Điều 472).
Đồng thời, BLTTDS cho phép các bên thay đổi thỏa thuận lựa chọn Trọng tài hoặc
Tòa án nước ngoài bằng việc thỏa thuận lựa chọn Tòa án VN thì Tòa án VN vẫn có
thẩm quyền giải quyết.
 Lưu ý: BLTTDS chỉ xác định được thẩm quyền của Tòa án quốc gia, để xác định Tòa
án cụ thể để giải quyết vụ việc cụ thể thì tiếp tục căn cứ vào các quy định về xác định
thẩm quyền khác.
 Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN (Điều 470)
Không thừa nhận vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nước ngoài. Do tính
chất đặc thù của một số loại vụ việc, PL TT mỗi nước cũng có những quy định về 1 số
loại VV chỉ thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA nước mình. Thông thường, những vụ
việc thuộc thẩm quyền riêng biệt của TA là những vụ việc có mối liên hệ gắn bó với

94
Nga - Dung- K6G

hệ thống cơ quan tài phán đó, quy định này nhằm bảo vệ k chỉ lợi ích công dân, bảo vệ
trật tự công của QG trong QUAN HỆDSQT.
 Vụ án dân sự
- Liên quan đến quyền tài sản là bất động sản trên lãnh thổ VN.
- Ly hôn giữa công dân VN và người nước ngoài, người không quốc tịch cùng cư
trú, làm ăn sinh sống lâu dài ở VN.
- Đương sự được lựa chọn Tòa án VN để giải quyết theo PLVN hoặc ĐƯQT mà
VN là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án VN (Khoản 3 Điều 18 HĐTTTP
VN – Trung Quốc).
 Việc dân sự
- Các yêu cầu như đối với vụ án dân sự mà không có tranh chấp.
- Yêu cầu xác định sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ VN.
- Tuyên bố công dân VN; người nước ngoài cư trú tại VN mất tích, đã chết (trừ quy
định khác trong ĐƯQT).
- Tuyên bố người nước ngoài cư trú tại VN bị hạn chế NLHVDS; tuyên bố mất
NLHVDS nếu tuyên bố liên quan đến xác lập quyền và nghĩa vụ của họ ở VN.
- Công nhận tài sản vô chủ trên lãnh thổ VN, công nhận quyền sở hữu của người
quản lý tài sản vô chủ đó.
 Ý nghĩa của việc xác định thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng biệt
 Việc thừa nhận hoặc không thừa nhận việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án
nước ngoài và cho thi hành hoặc không cho thi hành bản án, quyết định của TA VN.
 Không thay đổi thẩm quyền giải quyết của Tòa án (Điều 471)
Vụ việc dân sự có YTNN đã được một Tòa án VN thụ lý giải quyết theo quy định
về thẩm quyền của BLTTDS thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong
quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc
có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của VN
hoặc của Tòa án nước ngoài.
 Trả lại đơn khởi kiện hoặc đình chỉ giải quyết (Điều 472)

95
Nga - Dung- K6G

- Các đương sự được thỏa thuận lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp theo
quy định của pháp luật áp dụng và đã lựa chọn trọng tài hoặc Tòa án nước ngoài giải
quyết vụ việc đó.
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN (có thể thuộc thẩm
quyền chung của Tòa án VN) và thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài
có liên quan.
- Vụ việc không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN và đã được trọng tài
hoặc Tòa án nước ngoài thụ lý giải quyết.
- Vụ việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài hoặc
phán quyết của trọng tài. Nếu vi phạm quy định của PLVN  không được công nhận
và xét xử lại.
- Bị đơn được hưởng quyền miễn trừ tư pháp.
 Thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nước ngoài (Điều 440)
- Vụ việc dân sự không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án VN theo Điều 470.
- Vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền chung nhưng có một trong các điều kiện:
+ Bị đơn tham gia tranh tụng mà k có ý kiến phản đối thẩm quyền của TANN đó.
+ Vụ việc dân sự này chưa có bản án, quyết định của Tòa án nước thứ ba đã được
Tòa án VN công nhận và cho thi hành.
+ Vụ việc dân sự này đã được TA nước ngoài thụ lý trước khi Tòa án VN thụ lý.
3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong TTDS quốc tế
(1) Nguyên tắc chung
Bảo hộ pháp lý theo Pháp luật Việt Nam
- Quyền khởi kiện ra Tòa án VN của người nước ngoài, người không quốc tịch để
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Khoản 1 Điều 465 BLTTDS).
- Quyền liên hệ với Tòa án VN theo nguyên tắc có đi có lại (Khoản 3 Điều 465
BLTTDS).
- Đương sự nước ngoài có quyền nhờ luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình theo quy định của PLVN:
+ Các luật sư QT VN có quyền đại diện cho đương sự nước ngoài trước hệ thống
TAVN.

96
Nga - Dung- K6G

+ Các luật sư có QT nước ngoài có quyền tư vấn về PLQT, PLNN nước ngoài cho
TC, CNVN hoặc nước yêu cầu.
(2) Năng lực pháp luật TTDS và năng lực hành vi TTDS của cá nhân người nước
ngoài, pháp nhân nước ngoài
 Năng lực pháp luật TTDS và NLHV TTDS của cá nhân người nước ngoài (Điều
466)
- Theo pháp luật của nước người nước ngoài có quốc tịch;
- Người không quốc tịch thì theo pháp luật nơi cư trú hoặc PLVN (nếu thường trú
tại VN).
- Theo pháp luật nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú (nếu họ có nhiều
quốc tịch nước ngoài).
- Theo pháp luật VN (nếu có nhiều quốc tịch và một trong số đó là quốc tịch VN
hoặc có thẻ thường trú, tạm trú tại VN).
- Được công nhận có năng lực hành vi TTDS tại Tòa án VN (đủ điều kiện theo
PLVN).
 Hệ thuộc luật nhân thân.
 Năng lực pháp luật TTDS và NLHV TTDS của cơ quan, tổ chức nước ngoài, chi
nhánh, văn phòng đại diện tại VN của cơ quan, tổ chức nước ngoài và tổ chức quốc
tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại VN (Điều 467)
- Xác định theo pháp luật nước nơi cơ quan, tổ chức được thành lập.
- Xác định theo pháp luật VN đối với các chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN.
- Xác định theo ĐƯQT là căn cứ để thành lập tổ chức quốc tế, quy chế thành lập
hoặc ĐƯQT mà VN là thành viên; hoặc
- Theo PLVN nếu tổ chức quốc tế tuyên bố từ bỏ quyền ưu đãi, miễn trừ.
 Luật nơi cơ quan, tổ chức được thành lập (luật nơi có pháp nhân mang quốc
tịch).
(3) Quốc gia nước ngoài và những người được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ
ngoại giao
 Quốc gia nước ngoài
- Quyền miễn trừ tư pháp:

97
Nga - Dung- K6G

+ Quyền miễn trừ xét xử dân sự.


+ Quyền miễn trừ áp dụng biện pháp đảm bảo sơ bộ vụ kiện
+ Quyền miễn trừ áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án.
Điều 31, 32 Công ước Viên 1961 về quan hệ ngoại giao, Điều 12, 13 Pháp lệnh
1993 về quyền ưu đãi, miễn trừ, Khoản 4 Điều 2 BLTTDS.
- Quyền và nghĩa vụ tố tụng như công dân, cơ quan, tổ chức VN (Điều 465
BLTTDS).
- Quyền được đảm bảo về quyền bảo vệ quyền và lợi ích khi tham gia tố tụng (Điều
468).
 Những người được hưởng quy chế ngoại giao
- Quyền miễn trừ tư pháp (Khoản 1 Điều 31 CƯV 1961)
+ Quyền miễn trừ xét xử dân sự.
+ Quyền miễn trừ áp dụng biện pháp đảm bảo sơ bộ vụ kiện
+ Quyền miễn trừ áp dụng biện pháp đảm bảo thi hành án.
- Ngoại trừ (Điều 31, 32 CƯV 1961; Điều 12, 13 Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại
giao 1993):
+ Tranh chấp liên quan đến bất động sản, thừa kế, các hoạt động với tư cách cá
nhân.
+ Tự đứng đơn khởi kiện tại Tòa án VN.
+ Nước cử từ bỏ quyền miễn trừ đối với viên chức ngoại giao.
4. Tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp quốc tế
(1) Khái niệm
- TTTP là việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan tố tụng các nước nhằm
thực hiện một số hành vi tố tụng đặc biệt theo trình tự, thủ tục, thể thức nhất định trên
cơ sở ĐƯQT hoặc theo nguyên tắc có đi có lại để đảm bảo giải quyết vụ việc dân sự
có YTNN (tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định,
thu thập, cung cấp chứng cứ…).
- UTTP là yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền VN hoặc nước ngoài
về việc thực hiện một hoặc một số hoạt động TTTP theo quy định của pháp luật nước
có liên quan hoặc ĐƯQT mà VN là thành viên.

98
Nga - Dung- K6G

- Trong quy định về PL về TTTP thì TTTP trong lĩnh vực DS bao gồm: tống đạt
giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, giám định, thu thập chứng cứ...
- TTTP được thực hiện trên cơ sở yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền VN hoặc
nước ngoài thông qua UTTP (Điều 6 Luật TTTP 2007)  UTTP là hình thức của hoạt
động TTTP.
- Nguyên tắc:
+ Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn, k can thiệp vào công việc nội bộ của
nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với hiến pháp, PL của VN và ĐƯQT
mà VN là thành viên.
+ Có đi có lại: nếu k có ĐƯQT, k trái với PLVN, phù hợp với PL và tập quán QT.
(2) Pháp luật về TTTP và UTTP
- Các Công ước và HĐTTTP.
+ Các hiệp định chủ yếu đề cập đến vấn đề cách thức liên hệ với Tòa án, trợ giúp
pháp lý, chuyển giao giấy tờ, thu thập chứng cứ giữa các cơ quan tư pháp hai nước
trong việc giải quyết tranh chấp…
+ VN đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập Công ước Lahaye 1965 về tống đạt
giấy tờ tư pháp và ngoài tư pháp.
- Luật tương trợ tư pháp và văn bản pháp luật liên quan: quy định nguyên tắc, thẩm
quyền, trình tự, thủ tục thực hiện TTTP về dân sự, trách nhiệm của các cơ quan nhà
nước VN trong TTTP.
(3) Nguyên tắc thực hiện TTTP và UTTP (Điều 4 Luật TTTP)
- Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với Hiến pháp,
PLVN và ĐƯQT mà VN là thành viên.
- Trường hợp giữa VN và nước ngoài chưa có ĐƯQT về TTTP thì hoạt động TTTP
được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại nhưng không trái PLVN, phù hợp với PL
và tập quán quốc tế.
 Điều kiện thực hiện TTTP và UTTP
- Không xâm phạm đến chủ quyền và không đe dọa đến an ninh quốc gia VN.
- Chỉ thực hiện ủy thác trong phạm vi thẩm quyền của Tòa án VN.

99
Nga - Dung- K6G

(4) Phạm vi UTTP (Điều 10)


- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến TTTP về dân sự.
- Triệu tập người làm chứng, người giám định.
- Thu thập, cung cấp chứng cứ.
- Các yêu cầu TTTP khác về dân sự.
 UTTP do Tòa án nước ngoài yêu cầu Tòa án VN thực hiện
Chủ yếu là các UT về tống đạt giấy tờ và lấy lời khai đương sự trong vụ kiện truy
nhận cha và cấp dưỡng nuôi con, hoặc các yêu cầu Tòa án VN thực hiện giám định
nhóm máu trong vụ việc xác định cha cho con, UT tống đạt giấy tờ liên quan đến các
vụ ly hôn…
 UTTP do Tòa án VN yêu cầu Tòa án nước ngoài hoặc ĐSQ VN ở nước ngoài thực
hiện.
Chủ yếu là UT về tống đạt giấy tờ là lấy lời khai của đương sự là công dân VN
đang cư trú ở nước ngoài hoặc công dân nước ngoài trong vụ kiện ly hôn, vụ kiện dân
sự do Tòa án trong nước xét xử (đòi thừa kế, chia tài sản, thay đổi họ tên…)
(5) Cách thức thực hiện UTTP (Điều 474 BLTTDS)
- Phải được thực hiện bằng hình thức văn bản.
- Thông thường bằng các cách thức:
+ UT thông qua con đường ngoại giao (trường hợp chưa có ĐƯQT).
+ UT thông qua cơ quan tư pháp trung ương (khi đã có ĐƯQT).
+ Liên hệ trực tiếp giữa các Tòa án.
+ Khác: dịch vụ bưu chính, văn phòng đại diện, chi nhánh…
(5) Trình tự, thủ tục thực hiện UTTP (Luật TTTP)

100
Nga - Dung- K6G

TAVN có thẩm quyền giải quyết VV phải chuyển hồ sơ UT cho Bộ Tư pháp ->
BTP VN sẽ chuyển cho BTP nước ngoài (hoặc cho Bộ Ngoại giao) nước được yêu cầu
thực hiện -> BTP NN (hoặc BNN) chuyển đến các cơ quan tư pháp nước mình để nhờ
thu tập xác minh chứng cứ...Nếu có kết quả trả lời thì quy trình lại qua các cơ quan trên
gửi ngược trở lại cho TAVN; nhiều TH K có kết quả hoặc K thể thực hiện đc việc
UPTT do K tìm thấy đương sự ở nước ngoài, TA có thể phải ra quyết định đình chỉ
việc giải quyết vụ việc.
 Đối với các UTTP do TAVN yêu cầu TANN thực hiện:
TAVN có thẩm quyền BTP BTP nước ngoài (BNN)
Chuyển Chuyển
CQ tư pháp được yêu cầu thực hiện
Để nhờ thu nhập, xác minh cc
Có kq k có kq
Trở lại thử tục TA đình chỉ
gqvv
(Gửi ngược lại)
 Đối với các UTTP do CQ có thẩm quyền nước ngoài yêu cầu VN thực hiện:
BTPVN nhận được hồ sơ UT của CQ có thẩm quyền nước yêu cầu vào sổ UTTP,
kiểm tra tính hợp lệ và chuyển cho CQ có TQ của VN thực hiện. Nếu K hợp lệ -> trả
+ nêu rõ lý do.
5. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài là việc
Tòa án của một nước thừa nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định của Tòa án
nước khác và cho phép thi hành trên lãnh thổ nước mình bản án, quyết định dân sự đó
 Không phải là khâu/ giai đoạn giải quyết vụ việc dân sự do đây là thủ tục thừa
nhận hiệu lực pháp lý của bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
Việc công nhận hiệu lực bản án, quyết định dân sự của TANN nghĩa là TAVN thừa
nhận hiệu lực pháp lí của bản án, quyết định dân sự cuat TANN xét xử như của TAVN
xx và cho thi hành tại VN.
(1) Các ĐƯQT về công nhận và thi hành mà VN tham gia

101
Nga - Dung- K6G

Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành phán quyết trọng tài nước
ngoài  dành cho phán quyết trọng tài.
Quy định công nhận và cho thi hành bản án của Tòa án nước ngoài nằm rải rác
trong các HĐTTTP. Về nguyên tắc, bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
tại VN không có đơn yêu cầu không công nhận tại VN được quy định tại ĐƯQT mà
VN là thành viên thì đương nhiên được công nhận tại VN.
 Điều kiện công nhận
- Bản án đã có hiệu lực pháp luật và được cho thi hành.
- Bản án, quyết định được xét xử đúng thẩm quyền và theo quy định của pháp luật
nước được yêu cầu công nhận và thi hành.
- Bảo đảm được các quyền trong lĩnh vực tố tụng cho các bên đương sự.
- Việc công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không trái với
trật tự công, hoặc nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước được yêu cầu.
- Bản án, quyết định không thuộc các trường hợp đang được nước ký kết kia thụ
lý, xem xét…
 Thủ tục công nhận
- Sau khi bản án, quyết định được Tòa án một nước xét xử sẽ được công nhận hiệu
lực ngay mà đơn xin công nhận và thi hành có thể được chuyển trực tiếp cho Tòa án
có thẩm quyền nơi quyết định cần được công nhận và thi hành, hoặc thông qua Tòa án
cấp sơ thẩm đã giải quyết vụ việc đó. Kèm theo đơn cần phải có:
+ Quyết định/ bản sao quyết định đã chứng thực, có xác nhận quyết định đã có
hiệu lực pháp luật và cần được thi hành.
+ Giấy tờ xác nhận rằng người phải thi hành quyết định đã được triệu tập kịp thời
và hợp lệ theo pháp luật của bên có Tòa án ra quyết định. Trường hợp người này bị hạn
chế NLHV thì phải có giấy tờ xác nhận người đó đã được đại diện một cách hợp pháp.
+ Bản dịch có chứng thực đơn xin công nhận và thi hành quyết định và các giấy
tờ khác.
- Khi xem xét việc công nhận và thi hành, Tòa án chỉ cần xác định những điều kiện
quy định tại các điều ước có được tuân thủ không để ra quyết định công nhận hoặc
không công nhận.

102
Nga - Dung- K6G

- Đối với việc công nhận và thi hành quyết định, áp dụng pháp luật của bên ký kết
nơi quyết định cần được công nhận và thi hành.
(2) Công nhận và thi hành bản án, quyết định dân sự của tòa án nước ngoài tại
Việt Nam
 Nguyên tắc
- Thời hiệu yêu cầu: 3 năm (từ khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật).
- Công nhận và cho thi hành dựa trên ĐƯQT, dựa trên nguyên tắc có đi có lại và
theo PLVN (BLTTDS).
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài chỉ được thi hành tại VN sau
khi được Tòa án VN công nhận và cho thi hành (Điều 427).
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại
VN và không có đơn yêu cầu không công nhận thì đương nhiên được công nhận tại
VN theo ĐƯQT (Điều 431).
- Chỉ xem xét việc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài khi có đơn yêu cầu không công nhận và không có đơn yêu cầu thi hành tại VN
(Điều 447 BLTTDS).
 Trường hợp bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài đương nhiên được công
nhận
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài không có yêu cầu thi hành tại VN và không có đơn yêu cầu không công nhận thì
đương nhiên được công nhận tại VN theo ĐƯQT mà VN là thành viên.
- Bản án, quyết định về HNGĐ của Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền của nước
ngoài mà nước đó và VN chưa cùng là thành viên của ĐƯQT không có yêu cầu thi
hành tại VN và không có đơn yêu cầu không công nhận tại VN.
 Đối tượng được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam (Điều 423)
- Bản án, quyết định về dân sự; quyết định về tài sản trong bản án hình sự, hành
chính (theo ĐƯQT hai bên).
- Bản án, quyết định về dân sự; quyết định về tài sản trong bản án hình sự, hành
chính (nguyên tắc có đi có lại).
- Những BA, quyết định DS khác mà PLVN quy định công nhận và cho thi hành;

103
Nga - Dung- K6G

- Quyết định về nhân thân, HNGĐ của cơ quan có thẩm quyền khác.
 Trường hợp không công nhận (Điều 439)
- Bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài không đáp ứng được một trong
các điều kiện công nhận theo ĐƯQT.
- Bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật ở nước sở tại.
- Quyền tự bảo vệ của đương sự không được đảm bảo do việc thực hiện thủ tục tố
tụng không hợp lệ:
+ Người phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó vắng mặt tại
phiên tòa của Tòa án nước ngoài do không được triệu tập hợp lệ.
+ Văn bản của TA nước ngoài không được tống đạt cho họ trong một thời hạn
hợp lý theo quy định PL nước có TA nước ngoài đó để họ thực hiện quyền tự bảo vệ.
- Tòa án nước đã ra bản án, quyết định không có thẩm quyền theo Điều 440.
- Đã có bản án, quyết định dân sự đã có hiệu lực pháp luật hoặc Tòa án VN đã thụ
lý và đang giải quyết vụ việc hoặc đã có bản án, quyết định của Tòa án nước thứ ba
được công nhận.
- Đã hết thời hiệu thi hành án theo pháp luật nước sở tại hoặc VN.
- Việc thi hành bản án, quyết định đã bị hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành ở nc sở tại.
- Việc công nhận và cho thi hành trái với các nguyên tắc cơ bản của PLVN.
 Thủ tục công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài tại VN (Điều 432 đến 438)

104
Nga - Dung- K6G

 Thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài đã được công nhận tại
VN (Điều 427)
- Bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài được tòa án VN công nhận sẽ có hiệu
lực như bản án của Tòa án VN.
- Được thi hành theo thủ tục thi hành án dân sự như các bản án khác.
6. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án VN

7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận


(1) Bán trắc nghiệm
1. Nguyên nhân phát sinh xung đột thẩm quyền là do pháp luật các nước có quy
định khác nhau về dấu hiệu xác định thẩm quyền  Sai. Do pháp luật các nước có quy
định về dấu hiệu xác định thẩm quyền chung giống nhau (quốc tịch, nơi cư trú…). Khi
vụ việc phát sinh, các bên đương sự có thể đồng thời nộp đơn khởi kiện tại Tòa án của
nhiều nước nên các cơ quan này đều có thể có thẩm quyền, dẫn đến xung đột thẩm
quyền.

105
Nga - Dung- K6G

2. Các bên lựa chọn Tòa án nước nào giải quyết thì pháp luật nước đó được áp dụng
 Sai. Chọn Tòa án nước nào giải quyết không đồng nghĩa với pháp luật nước đó được
áp dụng. Trình tự, thủ tục tố tụng theo pháp luật của nước nơi có Tòa án được áp dụng.
Về việc giải quyết nội dung thì có thể áp dụng pháp luật nước có Tòa án trong trường
hợp quy tắc quốc tế viện dẫn. Nếu các quy tắc viện dẫn đến pháp luật quốc gia khác thì
không áp dụng.
3. ĐƯQT được ưu tiên áp dụng để giải quyết vụ việc dân sự có YTNN  Đúng.
Khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015.
4.Theo quy định của PLVN, chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức
nước ngoài tại VN có thể trở thành bị đơn dân sự trong một vụ kiện  Sai. Điểm b
Khoản 1 Điều 469 BLTTDS. Tòa án VN có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự
có YTNN nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN đối
với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan,
tổ chức đó tại VN  Bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện chứ
không phải chi nhánh, văn phòng đại diện là bị đơn.
5. Công nhận hiệu lực bản án của Tòa án nước ngoài là xét xử lại vụ việc xem Tòa
án nước ngoài giải quyết có đúng luật không  Sai. Tòa án nước được yêu cầu không
xét xử lại nội dung vụ việc mà chỉ xem xét Tòa án nước ngoài có vi phạm về trình tự,
thủ tục của nước nơi ra phán quyết hay trái với trật tự công nước mình hay không,
nhằm đảm bảo các quyền của đương sự trong bản án (Điều 439 BLTTDS).
6. Năng lực pháp luật TTDS của tổ chức quốc tế được xác định theo ĐƯQT và quy
chế hoạt động của tổ chức đó  Đúng. Khoản 2 Điều 467 BLTTDS. NLPL TTDS của
tổ chức quốc tế, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế được xác định trên cơ sở ĐƯQT
là căn cứ để thành lập tổ chức đó, quy chế hoạt động của tổ chức quốc tế hoặc ĐƯQT
mà VN là thành viên.
7. Theo PLVN, Tòa án VN chỉ xem xét công nhận và cho thi hành tại VN bản án,
quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài  Sai. Khoản 2 Điều 423 BLTTDS. Còn cả
quyết định về nhân thân, HNGĐ của các cơ quan khác có thẩm quyền nước ngoài.
8. Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án

106
Nga - Dung- K6G

nước ngoài tại VN có thể được gửi đến Bộ Tư pháp hoặc Tòa án VN có thẩm quyền 
Đúng. Điều 432 BLTTDS.
9. Chi nhánh, văn phòng đại diện tại VN của cơ quan, tổ chức nước ngoài có quyền
trực tiếp khởi kiện đến Tòa án VN để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình  Sai. Điều 465 BLTTDS. Chi nhánh, văn phòng đại diện chỉ có quyền khởi
kiện nếu có ủy quyền của cơ quan, tổ chức nước ngoài.
(2) Tự luận
1. Trình bày các quy định của PLVN hiện hành về thẩm quyền xét xử của Tòa án
VN đối với các vụ việc dân sự có YTNN
- Khái niệm thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.
- Cách xác định TQXX của Tòa án VN…
+ Theo ĐƯQT mà VN là thành viên (HĐTTTP).
+ Pháp luật VN (Điều 469, 470, 471, 472 BLTTDS).
. Thẩm quyền chung.
. Thẩm quyền riêng biệt.
. Không thay đổi thẩm quyền.
2. Phân tích các quy định của PLVN hiện hành về vấn đề công nhận và cho thi
hành tại V bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài
- Khái niệm công nhận và cho thi hành…
- Khái niệm bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài.
- Nguyên tắc công nhận và cho thi hành.
- Quyền yêu cầu công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự.
- Thủ tục công nhận và cho thi hành.
- Các trường hợp không công nhận và cho thi hành.

VẤN ĐỀ 7. HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ


1. Hợp đồng trong TPQT và XĐPL về hợp đồng trong TPQT
(1) Hợp đồng trong TPQT
 Hợp đồng: là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự (Điều 385 BLDS).

107
Nga - Dung- K6G

- Thể hiện sự ưng thuận.


- Chủ thể: có đủ NLPLDS và NLHVDS.
- Nội dung: không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
- Hình thức: phù hợp với các quy định của pháp luật.
 Hợp đồng trong TPQT
Hợp đồng trong TPQT là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng có YTNN.
 Là hợp đồng dân sự theo nghĩa rộng
Ngoài hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho tài sản còn có những loại hợp đồng
khác trong lĩnh vực thương mại, lao động…
 Là hợp đồng có YTNN (Điều 663 BLDS 2015)  thuộc một trong các trường hợp:
+ Chủ thể: Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài, trong trường hợp đặc biệt, chủ thể là quốc gia nước ngoài.
Các bên tham gia quan hệ hợp đồng có nơi cư trú ở các nước khác nhau nếu là cá
nhân, hoặc có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau nếu là pháp nhân.
+ Khách thể: Đối tượng của hợp đồng là tài sản hay công việc ở nước ngoài.
+ Sự kiện pháp lý: Căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt QH hợp đồng ở nước ngoài.
VD: HĐMB tại VN giữa A (QT VN) và B (QTVN và ÚC) về ô tô. Hỏi: xđ có
YTNN k? -> K, vì căn cứ theo khái niệm: người nước ngoài là người có QT nước ngoài
hoặc K QT. Mà B có QTVN nên K có YTNN.
o Note: TH người có 2 QT nước ngoài vào VN thì XĐ 1QT của người đó theo nơi cư trú
hiện tại (XĐ theo QT hữu hiệu).
o Nhóm đối tượng định cư ở nước ngoài K đc coi là chủ thể có YTNN theo BLDS 2015.
(Tuy nhiên, ở HNVGĐ vẫn coi đó là chủ thể có YTNN theo LHNVGĐ 2014).
o VD: CY TNHH A VN là 1 DN chuyên sx các sp từ cao su. DN này nằm trong khu chế
xuất Linh Trung, P.LT, Q. Thủ đức, HCM. Ngàu 1/2/2019, vty A ký HĐ mua bán 100
tấn mủ cao su của cty TNHH B cao su Lộc Linh vs giá 30tr. Thời hạn giao hàng là
T1/2020. Hỏi: HĐ này có đc coi là HĐ thuộc ĐTĐC của TPQT k?
 CC theo k1 điều 27 LTM 2005: MBHHQT đc thực hiện dưới các hình thức xk, nk, tạm
nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

108
Nga - Dung- K6G

 Khu chế xuất: là khu CN đặc biệt chỉ danh cho việc sx, chế biến những sp để xk ra
nước ngoài hoặc dành cho những loại DN HĐ trong LV DV liên quan đến hđ CNK tại
KV đó..
 Mà sản phẩm của cty B vào Linh Trung đc áp thuế như thế xuất khẩu nên dù đối tượng,
chủ thể k mang YTNN nhưng nó vẫn thuộc ĐTĐC của TPQT.
(Cách tiếp cận của LTM: từ biên giới hải quan này qua biên giới hải quan #; còn BLDS:
có mang YTNN t/m đk về chủ thể, đttđ, sự kiện pháp lý).
 Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
- Khoản 1 Điều 27 LTM 2005 “Mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới
các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển
khẩu”  YTNNN trong mua bán hàng hóa quốc tế để xác định quan hệ hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế là việc dịch chuyển hàng hóa qua biên giới.
- CISG 1980: Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi hợp đồng mua bán hàng hóa
được ký kết giữa các thương nhân có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau. Có
những công ty có quốc tịch một quốc gia nhưng đặt trụ sở thương mại ở quốc gia khác.
Khái niệm trụ sở thương mại có thể được hiểu là nơi có trụ sở chính hoặc nơi có sự
hiện diện của việc kinh doanh.
 Hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT
- Có ít nhất một trong các bên tham gia ký kết hợp đồng là cá nhân, pháp nhân nước
ngoài, thậm chí là quốc gia nước ngoài.
- Các bên tham gia hợp đồng có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau.
- Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới.
- Đối tượng của hợp đồng ở nước ngoài. VD. A ký hợp đồng xuất khẩu lao động
với công ty VN đi lao động tại Nhật.
- Căn cứ phát sinh, thay đổi, chấm dứt hợp đồng ở nước ngoài.
(2) XĐPL về hợp đồng trong TPQT
Là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật của các nước khác nhau cùng
có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng  áp dụng pháp luật nước nào?
Việc xác định tính hợp pháp của hợp đồng căn cứ vào việc tuân thủ nguyên tắc giao
kết và thực hiện hợp đồng của các bên như: tự do giao kết hợp đồng nhưng k đc trái

109
Nga - Dung- K6G

với PL của HĐ đó; nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, chung thực
trong giao kết và thực hiện HĐ.
Ngoài ra, căn cứ vào:
- Hình thức hợp đồng: là cách thể hiện, chứa đựng thỏa thuận của các bên. Nhiều
nước quy định hình thức hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản. Tuy nhiên xu thế
chung là công nhận mọi hình thức của hợp đồng có YTNN (CISG, PICC).
- Nội dung hợp đồng: tổng hợp điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng đã thỏa
thuận.
- Năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể: phải đủ đk theo quy định PL.
2. Giải quyết XĐPL về hợp đồng theo pháp luật các nước và theo một số ĐƯQT
(1) Theo TPQT các nước
 Về hình thức hợp đồng
Đa số các nước căn cứ luật nơi giao kết hợp đồng. Trường hợp hình thức hợp
đồng không phù hợp với nơi giao kết hợp đồng nhưng hợp đồng vẫn được coi là hợp
pháp về hình thức nếu:
- Phù hợp với luật nơi thực hiện HĐ và không trái với luật của nước có CQ xét xử
(Đông Âu).
- Phù hợp với luật nhân thân của các bên chủ thể hoặc luật nơi có tòa án xét xử
(Tây Âu, Bắc Âu, Hoa Kỳ).
- Thụy Sĩ, Nhật: kết hợp luật nơi giao kết hợp đồng và luật do các bên thỏa thuận.
- Pháp: luật do các bên thỏa thuận, luật nơi GKHĐ, luật quốc tịch của chủ thể.
 Các hệ thuộc luật được sử dụng để giải quyết xung đột về hình thức hợp đồng:
luật nơi giao kết hợp đồng, luật cư trú của các bên tham gia hợp đồng, luật Tòa án, luật
do các bên thỏa thuận.
 Về nội dung hợp đồng
- Đa số các nước áp dụng luật do các bên chủ thể lựa chọn.
Nếu luật do các bên lựa chọn vi phạm các nguyên tắc của nước có Tòa án xét xử
tranh chấp hợp đồng thì luật do các bên lựa chọn sẽ không được chấp nhận (bảo lưu
trật tự công).

110
Nga - Dung- K6G

- Nếu các bên không lựa chọn hoặc luật do các bên lựa chọn không được áp dụng
thì có thể áp dụng luật nước nơi có TA hoặc luật nơi có quan hệ gắn bó nhất với HĐ.
Luật nơi có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng do cơ quan xét xử xác định trên cơ
sở thực tiễn của vụ việc và quy định của pháp luật.
VN: Khoản 2 Điều 683 BLDS (luật nơi có quan hệ gắn bó nhất với hợp đồng).
 Về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể
- Chủ thể là cá nhân: đa số các nước áp dụng luật nhân thân. Tùy vào từng hệ
thống pháp luật sẽ áp dụng luật quốc tịch (Civil Law) hay luật nơi cư trú (Common
Law) của cá nhân.
- Chủ thể là pháp nhân: áp dụng luật quốc tịch của pháp nhân. Việc xác định quốc
tịch pháp nhân tùy thuộc vào từng hệ thống pháp luật nhất định.
(2) Theo quy định của ĐƯQT
 Về hình thức hợp đồng
CISG 1980, Công ước Rome 1980: hợp đồng có thể được thể hiện dưới mọi hình
thức nhưng:
- Hợp đồng phải thể hiện dưới hình thức văn bản nếu luật quốc gia thành viên quy
định như vậy (CISG).
- Hình thức hợp đồng theo quy định pháp luật nước nơi hợp đồng được giao kết,
nơi thực hiện hành vi nếu hành vi sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề pháp lý liên quan
đến hợp đồng, nơi có bất động sản, nơi cư trú của người tiêu dùng…(CƯ Rome).
 Về nội dung hợp đồng
Các bên được lựa chọn luật áp dụng nếu ĐƯQT, pháp luật quốc gia cho phép các
bên lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng.
- ĐƯQT thông thường (không liên quan đến CISG) cho phép các bên được thỏa
thuận. Nội dung của hợp đồng sẽ tuân theo luật các bên lựa chọn được thỏa thuận trong
hợp đồng  Nếu các bên không lựa chọn pháp luật áp dụng thì xác định luật áp dụng
tuân theo các ĐƯQT  Sau đó mới đến quy định pháp luật khác.
- Đối với CISG: Thỏa thuận của các bên  CISG  Luật các bên lựa chọn.

111
Nga - Dung- K6G

Trừ trường hợp các bên ghi rõ loại trừ hiệu lực của CISG, tức là đã thỏa thuận hợp
đồng sẽ không được điều chỉnh bởi CISG mà điều chỉnh bởi luật các bên lựa chọn thì
trình tự áp dụng là: Thỏa thuận các bên  Luật các bên lựa chọn.
 Về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể
- Công ước Rome 1980: áp dụng luật của nước mà các bên mang quốc tịch tại thời
điểm giao kết hợp đồng để xác định năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể.
- ĐƯQT song phương: luật quốc tịch của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng.
2. Giải quyết XĐPL về hợp đồng theo PLVN các nước và theo ĐƯQT mà VN đã
tham gia
(1) Theo quy định của PLVN
 Về hình thức hợp đồng (Khoản 7 Điều 683 BLDS)
- Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng với hợp đồng đó.
- Nếu hình thức hợp đồng không phù hợp với pháp luật áp dụng đối với hợp đồng
đó nhưng phù hợp với pháp luật nước nơi giao kết hợp đồng hoặc PLVN  được công
nhận tại VN.
 Luật thương mại 2005 – CISG
- LTM 2005: Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện trên cơ sở hợp đồng
bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
- Điều 11 CISG: Hợp đồng mua bán không cần phải được ký kết hoặc xác nhận
bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức hợp đồng. Hợp
đồng có thể chứng minh bằng mọi cách, kể cả lời khai của nhân chứng.
 Mâu thuẫn  VN bảo lưu quy định hình thức hợp đồng trong TPQT.
 Về nội dung hợp đồng (Khoản 1 Điều 683 BLDS)
 Các trường hợp các bên trong QH hợp đồng không được thỏa thuận luật áp dụng
- Hợp đồng có đối tượng là bất động sản thì pháp luật nước nơi có bất động sản
được áp dụng để giải quyết 3 vấn đề: chuyển giao quyền sở hữu và quyền khác, thuê
bất động sản, sử dụng bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ (Khoản 4).
- HĐ lao động, hợp đồng tiêu dùng có ảnh hưởng đến quyền lợi tối thiểu của người
lao động, người tiêu dùng theo quy định của PLVN  áp dụng PLVN (Khoản 5).

112
Nga - Dung- K6G

- Việc thỏa thuận thay đổi pháp luật áp dụng đối với hợp đồng của các bên ảnh
hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba được hưởng trước khi thay đổi
pháp luật áp dụng, trừ trường hợp người thứ ba đồng ý (Khoản 6).
 Hợp đồng có đối tượng không là bất động sản
Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng. TH các bên không thỏa thuận
lựa chọn thì áp dụng pháp luật của nước có mối liên hệ gắn bó nhất với hợp đồng:
- HĐ mua bán hàng hóa: nơi người bán cư trú (cá nhân), nơi thành lập (pháp nhân).
- Hợp đồng dịch vụ: nơi người cung cấp dịch vụ cư trú (cá nhân), nơi thành lập
(pháp nhân).
- Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc chuyển nhượng quyền SHTT: nơi
người nhận quyền cư trú (cá nhân), nơi thành lập (pháp nhân).
- Hợp đồng lao động:
+ Pháp luật của nước nơi người lao động thường xuyên thực hiện công việc.
+ Nếu người lao động thường xuyên thực hiện công việc tại nhiều nước khác nhau
hoặc không xác định được người thường xuyên thực hiện công việc  pháp luật nước
nơi người sử dụng lao động cư trú (cá nhân), nơi thành lập (pháp nhân).
 Về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể
Việc xác định năng lực giao kết hợp đồng của chủ thể dựa trên quy định pháp luật
về NLPL và NLHVDS của chủ thể (Xem Vấn đề 2).
- Cá nhân: căn cứ vào luật quốc tịch của cá nhân đó. Trường hợp hợp đồng được
giao kết và thực hiện tại VN thì xác định theo PLVN.
- Pháp nhân: luật nước nơi pháp nhân thành lập. Trường hợp pháp nhân nước ngoài
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại VN thì xác định theo PLVN.
(2) Theo quy định của ĐƯQT mà VN đã tham gia (các HĐTTTP)
 Về hình thức hợp đồng
- Hình thức hợp đồng được xác định theo pháp luật áp dụng với hợp đồng đó.
- Hình thức hợp đồng phù hợp với pháp luật nước nơi ký kết hợp đồng thì vẫn coi
là hợp pháp.
- Hợp đồng liên quan đến BĐS thì phải phù hợp với pháp luật nước nơi có BĐS.
 Về nội dung hợp đồng

113
Nga - Dung- K6G

- Tuân theo nguyên tắc lựa chọn của các bên.


- Trường hợp các bên không lựa chọn luật áp dụng thì áp dụng luật nước nơi thường
trú, thành lập hoặc có trụ sở của bên phải thực hiện nghĩa vụ chính của hợp đồng.
 Về năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể
- Cá nhân:
+ Xác định theo pháp luật mà người đó là công dân.
+ Trường hợp các bên xác lập hợp đồng để giải quyết các nhu cầu thông thường
của đời sống hàng ngày của mình  pháp luật nước nơi hợp đồng được xác lập.
- Pháp nhân: xác định theo pháp luật của nước đã thành lập pháp nhân.
3. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. Quan hệ hợp đồng dân sự phát sinh giữa hai bên đều là pháp nhân mang quốc
tịch VN không thể là đối tượng điều chỉnh của TPQT  Sai. Điều 663 BLDS.
2. Theo PLVN hiện hành, các bên trong quan hệ hợp đồng DS có YTNN có thể
thỏa thuận lựa chọn PL áp dụng đối với hình thức hợp đồng  Đúng. Điều 683 BLDS.
Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng để điều chỉnh quan hệ HĐ phát sinh và luật đó
đồng thời cũng sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp đối với hình thức hợp đồng.
3. Theo PLVN hiện hành, trong mọi trường hợp việc mua bán hàng hóa quốc tế
phải được thể hiệ bằng hình thức hợp đồng bằng văn bản mới được coi là có giá trị
pháp lý  Đúng. Khoản 2 Điều 27 Luật thương mại 2005.
4. Trong mọi trường hợp, nếu các bên tham gia ký kết hợp đồng đã có thỏa thuận
với nhau về việc lựa chọn luật áp dụng đối với hợp đồng thì pháp luật đó sẽ được áp
dụng để điều chỉnh quan hệ phát sinh  Sai. Không phải trong mọi trường hợp pháp
luật các bên lựa chọn sẽ đương nhiên được áp dụng.
- Hợp đồng liên quan đến bất động sản, hợp đồng tiêu dùng, hợp đồng lao động
(Khoản 4, 5, 6 Điều 683 BLDS).
- Trường hợp pháp luật do các bên lựa chọn là pháp luật nước ngoài thì pháp luật
nước ngoài đó sẽ không được áp dụng nếu:
+ Hậu quả của việc áp dụng trái với nguyên tắc của PLVN.

114
Nga - Dung- K6G

+ Nội dung không xác định được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết theo
quy định của pháp luật tố tụng (Điều 670).
5. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn PL của 1 QG bất kỳ để điều chỉnh HĐ 
Sai. K đc tự do lựa chọn mà chỉ trong 1 số hệ thuộc luật. Có Th luật k cho phép các
bên lựa chọn. VD: chuyển QSH BĐS => Nơi có BĐS
6. Các bên có thể thỏa thuận lựa chọn nhiều hệ thuộc luật để cùng điều chỉnh 1
HĐ.  Đúng. Có thể trong TH chọn 1 hệ thuộc luật đc ND và 1 hệ thuộc luật đc HT.
Nhưng trên thực tế rất hiếm khi chọn nhiều hệ thuộc luật vì do sự hiểu biết của 2 bên
k thể lường trước hết đc XĐPL của 2 hệ thuộc luật.
7. Các bên có quyền thay đổi sự lụa chọn của mình.  Sai.
TH1: nếu thay đổi ảnh hưởng lợi ích của bên t3 -> nếu bên t3 đồng ý thì đc đổi,
còn nếu k đồng ý thì k đc đổi.
TH2: K đc đổi nếu sự thay đổi dẫn đến sự vô hiệu của HĐ.
8. Khi các bên lựa chọn 1 hệ thuộc luật thì AD các QUY PHẠMXĐ của hệ thuộc
luật đó.  Sai.
Vì khi AD hệ thuộc luật => chỉ AD QUY PHẠM thực chất k AD QUY PHẠMXĐ
vì k thỏa mãn sự tự nguyên của các bên.
(2) Tự luận
1. So sánh hợp đồng dân sự là đối tượng điều chỉnh của TPQT với hợp đồng dân
sự thuộc phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015
 Giống nhau
- Đều là các hợp đồng phát sinh trong lĩnh vực dân sự.
- Có bản chất của hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận và bình đẳng về địa vị pháp lý
giữa các bên chủ thể ký kết hợp đồng.
 Khác nhau
Hợp đồng trong BLDS Hợp đồng trong TPQT
Hẹp hơn. Chỉ bao gồm Ngoài quan hệ hợp đồng dân sự đơn thuần
Phạm vi những quan hệ hợp đồng còn có hợp đồng trong các lĩnh vực chuyên
dân sự đơn thuần. ngành khác như hợp đồng lao động, thương

115
Nga - Dung- K6G

mại, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực


SHTT…
Là những quan hệ trong
Là những quan hệ phải chứa đựng YTNN,
nước đơn thuần và chịu sự
Xung luôn liên quan đến ít nhất hai hệ thống pháp
điều chỉnh của hệ thống
đột PL? luật của hai quốc gia trở lên  phát sinh
pháp luật dân sự quốc gia
hiện tượng XĐPL.
duy nhất.
2. Phân tích quy định của PLVN hiện hành về giải quyết XĐPL đối với hình thức/
nội dung/ tư cách chủ thể của các bên của hợp đồng dân sự có YTNN
- Khái niệm hợp đồng dân sự có YTNN.
- Khái quát về XĐPL về hợp đồng dân sự có YTNN trong đó có xung đột về hình
thức/ nội dung/ tư cách chủ thể…
- Phân tích quy định của BLDS…
2. Trình tự áp dụng QUY PHẠMPL để giải quyết XĐPL về HĐ:
Quy phạm thực chất thống nhất (ĐƯQT)

Quy phạm xung đột thống nhất

Quy phạm thực chất thông thương (PLQG)

Quy phạm xung đột thông thường


Nói chung: ĐƯQT -> PLQG
VD: DN A (VN) ký với DN B (NB) về việc xuất khẩu bột ngô -> XĐ lựa chọn PL?
 TH1: Trong TH ĐƯQT cho phép các QG đc lựa chọn luật.
Thỏa thuận -> ĐƯQT-> PLQG
 TH2: CISG (công ước LHQ về HĐMBQT) quy định phạm vi của CƯ
-> Các thành viên của CISG (bắt buộc) -> HĐ trên mặc nhiên chịu sự điều chỉnh của
CISG, trừ TH các bên thỏa thuận và ghi vào HĐ là loại bỏ CISG.
 TH: K có ĐƯQT
- Theo luật do các bên lựa chọn

116
Nga - Dung- K6G

- Nếu các bên k lựa chọn thì luật nơi có mối quan hệ mất thiếu nhất với HĐ.

VẤN ĐỀ 8. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG


TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ
1. Khái niệm BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT
(1) BTTH ngoài hợp đồng trong pháp luật dân sự
Quan hệ BTTH ngoài hợp đồng là quan hệ phát sinh khi một chủ thể gây ra những
thiệt hại làm xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác.
PLVN quy định các yếu tố cấu thành trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng về cơ bản
giống các nước trên thế giới (Điều 584 BLDS).
- Có thiệt hại xảy ra: thiệt hại về tài sản, thiệt hại về tính mạng, sức khỏe làm phát
sinh thiệt hại về vật chất, thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm hại, tổn hại
về tinh thần.
- Hành vi gây thiệt hại.
- Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi gây thiệt hại.
Khác: người bị thiệt hại không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của người gây thiệt hại
 hợp lý, đúng bản chất của quan hệ, bảo đảm người bị thiệt hại vẫn được bồi thường
dù không ai có lỗi.
(2) BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT
Là quan hệ BTTH ngoài hợp đồng có YTTN tham gia.
- Bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại trong quan hệ BTTH ngoài HĐ có quốc tịch
khác nhau. VD. A (VN) lái xe đâm vào B (Pháp) tại HN. B kiện A ra TAND TP.HN
đòi BTTH.
- Các bên tham gia quan hệ BTTH ngoài hợp đồng đều là công dân VN nhưng việc
xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại ngước ngoài. VD. C
và D đều là công dân VN nhưng đang du học tại Nhật. Do xích mích nên C đánh D gãy
chân phải nhập viện điều trị. Điều trị xong về nước D khởi kiện C đòi BTTH.
- Các bên tham gia quan hệ BTTH ngoài hợp đồng đều là công dân VN hoặc pháp
nhân VN nhưng đối tượng của quan hệ bồi thường đó ở nước ngoài. VD. X và Y là
pháp nhân VN hoạt động trong cùng lĩnh vực. Trong quá trình cạnh tranh, Y phao tin

117
Nga - Dung- K6G

thất thiệt về tình hình tài chính của X làm X mất các hợp đồng có thể được ký kết ở
nước ngoài. X kiện Y về hành vi cạnh tranh không lành mạnh và yêu cầu BTTH với
những lợi ích bị mất đi tại nước ngoài đó (đối tượng của quan hệ).
2. Giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT
Nguyên nhân phát sinh XĐPL: Pháp luật mỗi nước về trách nhiệm BTTH ngoài
hợp đồng có quy định khác nhau về điều kiện xác định trách nhiệm, phạm vi trách
nhiệm, căn cứ không phải chịu trách nhiệm và phạm vi BTTH, mức bồi thường...
(1) Theo pháp luật một số nước
Các nước trên thế giới thường sử dụng kết hợp nhiều HTL khác nhau để giải quyết
xung đột:
- Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (ưu tiên).
- Luật nơi phát sinh hậu quả thực tế của sự kiện gây thiệt hại.
- Luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
- Luật nơi cư trú của đương sự.
- Luật có mối liên hệ gắn bó nhất với quan hệ
 Lưu ý
“Nơi vi phạm” được hiểu và giải thích không thống nhất trong PL các quốc gia.
- Nơi vi phạm là nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại (Ý, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Bỉ, …).
- Nơi vi phạm là nơi phát sinh hậu quả của hvi gây thiệt hại (Hoa Kỳ, Pháp, Úc…).
- Một số nước áp dụng cả hai nguyên tắc (Nga).
- VN: nơi phát sinh hậu quả của hành vi gây thiệt hại.
Việc áp dụng luật nơi có hành vi gây thiệt hại bị loại trừ nếu xảy ra trên vùng biển
quốc tế, không phận quốc tế  Pháp luật các nước và VN thường quy định áp dụng
pháp luật của quốc gia mà trọng tài hoặc Tòa án quốc gia đầu tiên đã thụ lý giải quyết
tranh chấp (Bộ luật hàng hải 2005).
(2) Theo TPQT Việt Nam
 Theo quy định của PLVN
Áp dụng nhiều hệ thuộc luật được kết hợp với nhau theo trật tự thứ bậc (Điều 687
BLDS).
 Luật do các bên thỏa thuận lựa chọn (Khoản 1)

118
Nga - Dung- K6G

- Ý nghĩa: Xuất phát từ nguyên tắc nền tảng là sự thỏa thuận giữa các bên, việc
được quyền lựa chọn luật áp dụng không ảnh hưởng đến lợi ích công công, lợi ích xã
hội, nhà nước.
+ Có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên, giúp các bên thi hành
bản án một cách tự nguyện và dễ dàng hơn, đảm bảo quyền tự định đoạt của các bên.
- Ngoại lệ: Các bên có nơi cư trú (cá nhân) hoặc nơi thành lập (pháp nhân) trong
cùng một nước  áp dụng pháp luật quốc gia đó (Khoản 2).
 Luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại
- Trong trường hợp các bên không thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng.
VD. Daniel (Thụy Điển) đến VN du lịch, khi đến Hạ Long thăm quan bị ô tô của
Trần A (VN) mất lái đâm phải làm anh ngã dập đầu xuống đường, khi tỉnh dậy không
có biểu hiện gì của bệnh lý. Sau đó, anh quay lại Thụy Điển. Tại Mỹ anh bị bệnh tâm
thần phân liệt. Khi khám tại bệnh viện, bác sĩ kết luận nguyên nhân bệnh là do tai nạn
ô tô khi anh du lịch tại VN. Đại điện hợp pháp của Jack khởi kiện Trần A ra Tòa án
VN yêu cầu BTTH về sức khỏe. Giữa hai bên không thỏa thuận chọn luật. Tòa án VN
sẽ áp dụng pháp luật Thụy Điển để giải quyết.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện tính khách quan.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho sự giải quyết của Tòa án, đảm bảo lợi ích bên bị
thiệt hại.
+ Nhìn chung, nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại có mối quan hệ gần
gũi nhất với loại tranh chấp trong lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng, thể hiện đúng bản
chất quan hệ.
- Khó khăn:
+ Trường hợp hậu quả của sự kiện gây thiệt hại xảy ra ở nước ngoài thì Tòa án
VN sẽ phải áp dụng pháp luật nước ngoài.
+ Cần phải có sự hợp tác TTTP giữa cơ quan có thẩm quyền VN với cơ quan hữu
quan nước ngoài để giải quyết đúng thời hạn, đảm bảo quyền lợi các bên.
 Theo quy định của ĐƯQT mà VN là thành viên (các HĐTTTP trừ Cuba, TQ, Pháp)

119
Nga - Dung- K6G

Các HĐTTTP sử dụng hệ thuộc luật cơ bản là luật của nước nơi xảy ra hành vi gây
thiệt hại, ngoài ra còn hệ thuộc luật quốc tịch, luật nơi cư trú, luật Tòa án.
- Nếu hai bên đều là công dân của cùng một nước thì áp dụng PL nước mà họ là
công dân.
- Nếu hai bên cùng có quốc tịch của nước này nhưng cư trú trên lãnh thổ nước kia
thì áp dụng pháp luật nước nơi họ cư trú.
- Nếu hai bên cùng có quốc tịch của một nước thì áp dụng pháp luật của nước có
Tòa án nhận đơn kiện. Tòa án nước nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại hoặc Tòa án nước
nơi người gây thiệt hại thường trú sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết (HĐ
VN – Ucraina).
3. Giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT ở 1 số lĩnh vực cụ thể
(1) BTTH do hành vi xâm hại bí mật đời tư, quyền nhân thân
 Pháp luật các nước
Đa số các nước sử dụng hệ thuộc luật áp dụng cho lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng
nói chung. Một số nước có quy định riêng giải quyết XĐPL đặc thù (Nhật, Trung
Quốc):
- Trung Quốc: luật nước nơi người có các quyền bị xâm hại thường trú.
- Nhật: luật nước nơi cá nhân cư trú thường xuyên nơi pháp nhân, tổ chức có trụ sở
chính.
 Sử dụng hệ thuộc luật nơi cư trú.
 Ưu điểm
- Tránh được khó khăn khi áp dụng luật nơi xảy ra hành vi gây TH hay luật nơi có
hậu quả của sự kiện gây TH đối với lĩnh vực trách nhiệm BTTH phát sinh từ hành vi
xâm hại quyền nhân thân:
+ Khó xác định địa điểm nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
+ Hành vi gây thiệt hại có thể xảy ra đồng thời tại nhiều quốc gia khác nhau.
+ Thiệt hại có thể phát sinh đồng thời tại nhiều quốc gia khác nhau.
- Thể hiện chính sách pháp luật của nhiều nước trong việc bảo vệ người bị thiệt hại
đối với các quyền nhân thân.

120
Nga - Dung- K6G

- Phù hợp với ngoại lệ tại nhiều nước đối với việc sử dụng luật nơi xảy ra HV hay
nơi phát sinh hậu quả: Các bên cư trú thường xuyên cùng một nước thì áp dụng PLQG
nơi thường trú chung đó.
 Hạn chế
- Xảy ra trường hợp theo pháp luật nước nơi người bị thiệt hại cư trú, hành vi gây
thiệt hại là hành vi trái pháp luật, nhưng theo quy định của nước nơi xảy ra hành vi gây
thiệt hại (phát tán thông tin, hình ảnh…) hoặc của nước nơi có trụ sở của cơ quan báo
chí, truyền thông thực hiện hành vi gây thiệt hại thì hợp pháp, không bị ngăn cấm 
bất hợp lý.
 Một số nước áp dụng chế độ hệ thuộc kép: Trách nhiệm BTTH sẽ được xem xét
theo pháp luật của nước nơi người bị thiệt hại cư trú nếu hành vi gây thiệt hại cũng bị
coi là hành vi trái pháp luật của nước nơi người thực hiện hành vi cư trú hoặc có trụ sở.
 PLVN
- Không quy định hệ thuộc luật riêng áp dụng trong lĩnh vực này.
- Áp dụng hệ thuộc luật cho trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung: Pháp
luật quốc gia các bên có nơi cư trú hoặc nơi thành lập trong cùng một nước  Luật do
các bên thỏa thuận lựa chọn  Luật nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại
(Điều 687).
(2) BTTH do sản phẩm gây ra
Là trách nhiệm BTTH giữa nhà sản xuất, người cung cấp sản phẩm với người tiêu
dùng từ việc sử dụng sản phẩm có lỗi, thiếu thông tin hướng dẫn sử dụng hoặc thông
tin sai lệch.
Trường hợp giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất hoặc người cung cấp sản phẩm
có mối quan hệ trực tiếp thông qua hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thuộc lĩnh vực
trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng  mối quan hệ này là không trực tiếp, trách nhiệm
bồi thường được xem xét là vấn đề thuộc lĩnh vực BTTH ngoài hợp đồng.
 Công ước Lahaye 1973 về pháp luật áp dụng đối với trách nhiệm bồi thường do lỗi
của sản phẩm: Áp dụng khi người bị thiệt hại ko phải là người có QH hợp đồng trực
tiếp với nhà sản xuất hoặc người cung cấp sản phẩm phải chịu trách nhiệm. Thiệt hại

121
Nga - Dung- K6G

gồm tất cả những thiệt hại về thể chất, mất mát về vật chất phát sinh từ việc sử dụng
sản phẩm.
- Luật nước nơi phát sinh thiệt hại nếu nơi đó đồng thời là nơi người bị thiệt hại
trực tiếp thường trú hoặc nơi người cung cấp sản phẩm có trụ sở chính hoặc nơi người
bị thiệt hại mua SP.
- Luật nước nơi người bị thiệt hại có nơi thường trú nếu nước đó đồng thời là nước
nơi người sản xuất có cơ sở chính hay nơi người bị thiệt hại mua sản phẩm.
- Nếu không thể áp dụng hai nguyên tắc trên thì cho phép người bị TH có quyền
lựa chọn luật áp dụng hoặc PL nơi người cung cấp sản phẩn có trụ sở chính hoặc nơi
sự kiện gây thiệt hại phát sinh.
- Ngoại lệ: Luật nơi phát sinh thiệt hại, luật nước nơi người bị thiệt hại thường trú
không áp dụng nếu bị đơn là nhà sản xuất, người cung cấp sản phẩm chứng minh được
rằng họ không thể biết trước được sản phẩm liên quan sẽ được thương mại trên lãnh
thổ nước đó.
 Pháp luật các nước
 Liên minh châu Âu (Quy tắc Rome II)

Nếu mọi dấu hiệu cho thấy vụ việc liên quan mật thiết hơn đến một nước không
phải các nước nêu trên thì luật lước đó được áp dụng.

122
Nga - Dung- K6G

 Các nước khác


- Nhật: luật của nước nơi người tiêu dùng bị thiệt hại nhận được sản phẩm  luật
của nước nơi người cung cấp sản phẩm thường trú hoặc có trụ sở chính (trường hợp
không xác định được nơi nhận hàng).
- Trung Quốc: luật nước người sử dụng sản phẩm bị thiệt hại thường trú  luật
nước nơi có trụ sở chính của người cung cấp sản phẩm hoặcluật nước nơi phát sinh
thiệt hại (nếu người tiêu dùng bị thiệt hại lựa chọn).
- Nga: người tiêu dùng có quyền chọn luật nước nơi người sản xuất hoặc cung cấp
sản phẩm có nơi cư trú thường xuyên hoặc trụ sở chính, luật nơi người bị thiệt hại cư
trú thường xuyên hoặc có trụ sở chính, luật nơi sản phẩm được hoàn thiện…
- Hàn Quốc: luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại.
 PLVN
- Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 không có quy định riêng biệt giải
quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng.
- Áp dụng hệ thuộc luật cho trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung (Điều
687 BLDS).
(3) BTTH trong lĩnh vực SHTT
 Pháp luật các nước
- Sự tồn tại XĐPL trong lĩnh vực SHTT:
+ Trong khuôn khổ các quan hệ mang tính hợp đồng: chuyển giao quyền sử dụng,
quyền sở hữu các đối tượng của quyền SHTT bằng hợp đồng.
+ Trong khuôn khổ quan hệ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do hành vi xâm
hại quyền SHTT gây ra.
- Hệ thuộc luật nước nơi đối tượng quyền SHTT được bảo hộ được sử dụng phổ
biến (Rome II của EU, Trung Quốc…)  tính đặc thù trong giải quyết XĐPL đối với
trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng trong lĩnh vực quyền SHTT  phù hợp với quan
niệm truyền thống về tính lãnh thổ tuyệt đối của quyền SHTT và nhiều ĐƯQT về quyền
SHTT đang có hiệu lực
- Một số nước vẫn sử dụng hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi vi phạm (Hàn Quốc).
- Một số nước PL chấp nhận các bên có quyền lựa chọn luật áp dụng (Trung Quốc).

123
Nga - Dung- K6G

 PLVN
- Luật SHTT không quy định hệ thuộc luật riêng áp dụng trong lĩnh vực này.
- Điều 679 BLDS: Quyền SHTT được xác định theo pháp luật nước nơi đối tượng
quyền SHTT được bảo hộ  thừa nhận quan điểm có XĐPL trong quan hệ hợp đồng
chuyển giao quyền sử dụng và chuyển nhượng quyền SHTT  dù không quy định
riêng biệt về giải quyết XĐPL nhưng cho thấy VN thiên về sử dụng hệ thuộc luật nước
nơi quyền SHTT được yêu cầu bảo hộ.
(4) BTTH trong lĩnh vực tai nạn giao thông
 Pháp luật các nước
- Hệ thuộc luật cơ bản được áp dụng là luật nơi xảy ra tai nạn hay nơi phát sinh
thiệt hại.
 Công ước Lahaye 1972 về luật áp dụng đối với các tai nạn giao thông
- Hệ thuộc luật chính là luật nước nơi tai nạn xảy ra (hình thức biểu hiện cụ thể của
hệ thuộc luật nơi xảy ra hành vi gây thiệt hại)
- TH đặc biệt: luật của nước nơi phương tiện đăng ký (khi có 2 phương tiện giao
thông cùng liên quan đến tai nạn, hoặc khi người bị thiệt hại là chủ, người điều khiển
phương tiện, hành khách trên phương tiện), luật nước nơi có bến đỗ thường xuyên.
- Không đề cập đến khả năng lựa chọn luật của các bên. Thực tế, án lệ các nước
khi áp dụng Công ước chấp nhận khả năng này.
 Quy tắc Rome II của EU
- Không có quy định riêng biệt về nguyên tắc giải quyết XĐPL.
- Hệ thuộc luật chung cơ bản được áp dụng là luật nơi phát sinh hậu quả thiệt hại
thực tế.
- Cho phép các bên được lựa chọn luật áp dụng để xác định TNBT.
 PLVN
- BLDS không có quy định riêng biệt cho trường hợp BTTH phát sinh từ tai nạn
giao thông.
- Áp dụng hệ thuộc luật cho trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung (Điều
687 BLDS).
- Bộ luật hàng hải 2015:

124
Nga - Dung- K6G

+ Luật nơi xảy ra tai nạn nếu tai nạn đâm va xảy ra trong nội thủy, lãnh hải qgia.
+ Luật quốc gia mà trọng tài hoặc Tòa án của quốc gia đầu tiên thụ lý giải quyết
nếu tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển không cùng quốc tịch.
+ Luật nước mà các tàu biển mang quốc tịch nếu tai nạn đâm va xảy ra ở vùng
biển quốc tế giữa các tàu có cùng quốc tịch.
(5) BTTH trong lĩnh vực cạnh tranh
Hành vi VPPL cạnh tranh: hành vi cấm cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không
lành mạnh.
 Pháp luật các nước
 Quy tắc Rome II của EU
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng cụ
thể  áp dụng hệ thuộc chung giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng.
- Hành vi cạnh tranh ảnh hưởng đến lợi ích cạnh tranh nói chung  luật nước nơi
lợi ích cạnh tranh hay quyền lợi chung của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.
- Hành vi hạn chế cạnh tranh  luật nước nơi có thị trường liên quan bị ảnh hưởng.
- Các bên có quyền thỏa thuận về luật áp dụng.
 Các nước khác
- Nga: luật nước nơi thị trường cạnh tranh bị ảnh hưởng.
- Trung, Nhật, Hàn: không có quy định riêng biệt.
 PLVN
- BLDS, Luật cạnh tranh 2004 không có quy định riêng biệt cho trường hợp BTTH
phát sinh từ hành vi cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.
- Áp dụng hệ thuộc luật cho trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nói chung (Điều
687 BLDS).
4. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận
(1) Bán trắc nghiệm
1. BTTH trong TPQT chỉ là quan hệ BTTH được quy định trong BLDS 2015 nhưng
có YTNN  Sai. BTTH trong TPQT còn bao gồm các quan hệ BTTH mang bản chất
dân sự được quy định trong nhiều đạo luật chuyên ngành khác có YTNN (một số lĩnh
vực cụ thể).

125
Nga - Dung- K6G

2. Nếu một bên trong quan hệ BTTH là quốc gia nước ngoài và bên còn lại là công
dân, pháp nhân VN thì quan hệ BTTH đó sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của TPQT VN
 Đúng. Quốc gia cũng là chủ thể của TPQT nên quan hệ BTTH có quốc gia tham
gia cũng thuộc đối tượng…
3. Về nguyên tắc các bên trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng có YTNN được
thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng  Đúng. Khoản 1 Điều 687 BLDS. Trừ trường hợp:
- Khoản 2 Điều 687 BLDS: bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú (cá
nhân), nơi thành lập (pháp nhân) tại cùng một nước thì áp dụng pháp luật nước đó.
- Điều 3 Bộ luật hàng hải: quan hệ BTTH ngoài hợp đồng xảy ra trên tàu biển khi
tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng luật nước tàu biển mang quốc tịch.
- Khoản 1, 4 Điều 4 Luật hàng không dân dụng:
+ Pháp luật quốc gia đăng ký quốc tịch tàu bay áp dụng với quan hệ BTTH… phát
sinh khi tàu đang bay.
+ Pháp luật quốc gia nơi xảy ra tai nạn do tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau,
do tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất…
4. Tòa án luôn phải áp dụng pháp luật do các bên thỏa thuận để giải quyết quan hệ
BTTH có YTNN nếu các bên đã thỏa thuận điều đó  Sai. Trường hợp ngoại lệ dù
các bên có thỏa thuận lựa chọn luật thì Tòa án cũng sẽ áp dụng theo đúng sự chỉ dẫn
của quy phạm xung đột liên quan.
5. Khi các bên trong quan hệ BTTH ngoài hợp đồng có YTNN không thỏa thuận
lựa chọn luật áp dụng thì Tòa án sẽ áp dụng luật nước nơi xảy ra sự kiện gây thiệt hại
 Sai. Khoản 1 Điều 687 BLDS. Nếu không thỏa thuận thì áp dụng luật nước nơi phát
sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại.
6. Tai nạn đâm va giữa hai tàu biển nước ngoài xảy ra trong lãnh hải VN sẽ được
giải quyết theo pháp luật nước nơi tàu biển mang cờ  Sai. Khoản 3 Điều 3 BLHH.
Quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va… xảy ra tại nội thủy hoặc lãnh hải của
quốc gia nào thì áp dụng pháp luật của quốc gia đó. Trường hợp này pháp luật áp dụng
là PLVN.

126
Nga - Dung- K6G

7. Nếu tàu bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất sẽ áp dụng pháp luật của
nước nơi đăng ký tàu bay  Sai. Khoản 4 Điều 4 Luật hàng không dân dụng. Áp dụng
pháp luật nước nơi xảy ra tai nạn do tàu bay gây thiệt hại cho người thứ ba ở mặt đất.
8. Mọi quan hệ BTTH giữa các pháp nhân nước ngoài có cùng quốc tịch sẽ theo
pháp luật nước nơi các pháp nhân đó mang quốc tịch  Sai. Khoản 2 Điều 687 BLDS.
Bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi thành lập (pháp nhân) tại cùng một nước thì
áp dụng pháp luật nước đó. Dấu hiệu đưa ra xem xét ở đây là nơi thành lập chứ không
phải quốc tịch của pháp nhân. Phần lớn các trường hợp khi thành lập cùng một nước
thì pháp nhân có cùng quốc tịch nhưng không có nghĩa là tất cả. Ví dụ nếu pháp nhân
có trụ sở tại cùng một nước nhưng thành lập tại các nước khác nhau mà các nước này
đều quy định pháp nhân có trụ sở ở đâu thì có quốc tịch ở đó thì khi đó các pháp nhân
khác nơi thành lập nhưng vẫn cùng quốc tịch.
(2) Tự luận
1. So sánh cách giải quyết XĐPL phát sinh từ trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng
trong PLVN với HĐTTTP VN ký kết với nước ngoài
 Giống nhau
- Đều sử dụng phương pháp xung đột để giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp
đồng có YTNN.
- Đều có các ngoại lệ trong trường hợp người gây thiệt hại và người bị thiệt hại có
cùng NCT.
 Khác nhau
HĐTTTP PLVN
- Chưa quy định cho phép các bên thỏa thuận lựa chọn - Đã quy định cho phép
PL áp dụng. các bên được chọn luật
- Không quy định các ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu áp dụng (Khoản 1 Điều
biển… 687 BLDS).
- Quy định một số ngoại lệ: - Bộ luật hàng hải, Luật
+ Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại đều là hàng không dân dụng.
công dân cùng một nước ký kết thì áp dụng pháp luật
nước đó (Lào, Bungari).

127
Nga - Dung- K6G

+ Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại có cùng - Pháp luật trong nước
quốc tịch nước ký kết thì áp dụng pháp luật nước ký kết không quy định những
có Tòa án nhận đơn kiện, tức HTL Tòa án (Ucraina). ngoại lệ này.

 Các HĐTTTP có nhiều quy định chưa tương thích với PL trong nước. Tuy nhiên
nguyên tắc chung thừa nhận là khi có sự khác nhau về pháp luật áp dụng của ĐƯQT
và pháp luật trong nước điều chỉnh cùng một vấn đề thì áp dụng quy định trong ĐƯQT.
2. Quy định của PLVN về xác định luật áp dụng đối với quan hệ BTTH ngoài hợp
đồng có YTNN mà các bên không có thỏa thuận chọn luật áp dụng và hậu quả xảy
ra đồng thời ở nhiều quốc gia
- Điều 687 BLDS, về nguyên tắc áp dụng pháp luật của tất cả các nước nơi phát
sinh hậu quả thực tế của sự kiện gây thiệt hại.
- Trong trường hợp không thể áp dụng pháp luật của tất cả các nước thì áp dụng
luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất theo Điều 664? Tuy nhiên, việc xác định PL
nước có mối quan hệ gắn bó nhất không dễ, phụ thuộc vào nhận định chủ quan của
Thẩm phán do chưa có tiêu chí cụ thể đâu là nơi có mối quan hệ gắn bó nhất trong
trường hợp hậu quả đồng thời xảy ra ở nhiều quốc gia.
- Kinh nghiệm từ Rome II: Khi thấy luật của một nước khác rõ ràng có mối quan
hệ mật thiết hơn với luật nước nơi phát sinh hậu quả thì sẽ áp dụng luật nước có mối
quan hệ mật thiết hơn đó (Đ3.4).
3. Quy định PLVN về BTTH ngoài hợp đồng liên quan đến tàu bay, tàu biển
 Luật hàng không dân dụng (Điều 4)
- Quan hệ BTTH ngoài hợp đồng phát sinh khi tàu bay đang bay  pháp luật quốc
gia đăng ký quốc tịch tàu bay.
- Tàu bay va chạm hoặc gây cản trở nhau, tàu bay đang bay gây thiệt hại cho người
thứ ba dưới mặt đất  Pháp luật quốc gia nơi xảy ra tai nạn.
- Quan hệ BTTH xảy ra trong tàu bay khi tàu bay đang neo đậu  nguyên tắc
chung Điều 687 BLDS (thỏa thuận…).

128
Nga - Dung- K6G

 Bộ luật hàng hải (Điều 3)


- Quan hệ BTTH ngoài hợp đồng xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc
tế  luật nước tàu biển mang cờ quốc tịch.
- Quan hệ pháp luật liên quan đến tổn thất chung  pháp luật nơi tàu biển kết thúc
hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung.
- Quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, tiền công cứu hộ, trục vớt tài sản
chìm đắm xảy ra tại nội thủy, lãnh hải quốc gia nào thì áp dụng luật quốc gia đó.
- Quan hệ pháp luật liên quan đến tai nạn đâm va, cứu hộ xảy ra ở vùng biển quốc
tế  áp dụng pháp luật nước mà Tòa án hoặc trọng tài của quốc gia đó là nơi đầu tiên
thụ lý giải quyết.
- Tai nạn đâm va xảy ra ở vùng biển quốc tế giữa các tàu biển có cùng quốc tịch 
pháp luật quốc gia tàu biển mang cờ quốc tịch.

VẤN ĐỀ 9. THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ


1. Khái niệm thừa kế trong TPQT
- KN: Thừa kế trong TPQT là quan hệ thừa kế có YTNN, được điều chỉnh theo các
nguyên tắc và các quy phạm của TPQT.
- Đặc điểm:
(1) Thừa kế trong TPQT nói chung, trước tiên phải là quan hệ thừa kế được điều
chỉnh theo PLQG.
(2) Thừa kế trong TPQT phải là quan hệ thừa kế có YTNN
- Chủ thể tham gia quan hệ thừa kế (cá nhân, tổ chức để lại thừa kế hoặc cá nhân,
tổ chức có quyền thừa kế) là cá nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
- Đối tượng của quan hệ thừa kế là tài sản đang hiện diện hoặc tồn tại ở nước ngoài.
- Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ thừa kế xảy ra ở
nước ngoài.
Thực tiễn PL các nước cũng có xuất hiện các yếu tố khác như nơi cư trú ở nước
ngoài, pháp luật nước ngoài được các bên lựa chọn để điều chỉnh vấn đề phát sinh…
được đánh giá là YTNN.

129
Nga - Dung- K6G

2. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo TPQT các nước


Pháp luật về thừa kế có YTNN được áp dụng để xác định:
- Các quy tắc chung mà từ đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề nội dung cụ thể của
quan hệ thừa kế có YTNN.
- Các quy tắc chuyên biệt mà từ đó làm cơ sở giải quyết các vấn đề nội dung cụ thể
của quan hệ thừa kế có YTNN đối với những loại đối tượng thừa kế đặc biệt như đất
đai, quyền sử dụng đất, quyền SHTT, phần vốn góp các doanh nghiệp, dự án, tài khoản
tại ngân hàng, chứng khoán. Các quyền đặc biệt khác… có YTNN.
(1) Giải quyết XĐPL về thừa kế theo pháp luật
Vấn đề thừa kế theo pháp luật đặt ra trong trường hợp thừa kế không có di chúc,
thừa kế không có di chúc hợp pháp hoặc thừa kế không có thỏa thuận cụ thể hợp pháp
về thừa kế.
 Vấn đề thừa kế nói chung
Đa số các nước xử lý theo hai dòng tư tưởng pháp lý cơ bản:
- Luật của nước mà người để lại DSTK có quốc tịch vào thời điểm chết (luật QT):
Đức…
- Luật của nước mà người để lại DSTK thường trú (luật nơi cư trú): Anh, Mỹ, Pháp
 Lĩnh vực thừa kế tài sản có YTNN
Đa số các nước xử lý theo các dòng tư tưởng pháp lý tương tự nhau. Khối di sản
được chia thành động sản và bất động sản để có giải pháp phù hợp cho từng loại di sản.
- Đối với di sản là động sản:
+ Luật của nước mà người để lại DSTK cư trú cuối cùng: Nga, Anh, Mỹ, Pháp...
+ Luật của nước mà người để lại DSTK là công dân trước khi chết: Đức.
- Đối với di sản là bất động sản: luật nước nơi có bất động sản.
- Một số ngoại lệ:
+ Người để lại DSTK có thể lập di chúc để giải quyết vấn đề DSTK theo pháp
luật nước mà người đó có quốc tịch (Azerbaijan).
+ Đối với người không quốc tịch, việc thừa kế giải quyết theo pháp luật nước
người đó thường trú, nếu không xác định được nơi thường trú thì giải quyết theo pháp
luật Azerbaijan.

130
Nga - Dung- K6G

(2) Giải quyết XĐPL về thừa kế theo di chúc


Là giải quyết XĐPL về năng lực hành vi lập di chúc, thay đổi, hủy bỏ di chúc và
XĐPL về hình thức của di chúc.
 Về năng lực lập/ hủy di chúc
- Nga, Đức, Pháp: xác định theo pháp luật của nước nơi người lập/ hủy di chúc cư
trú vào thời điểm lập/ hủy di chúc.
- Anh, Mỹ quy định tương tự Civil Law. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết khá phức
tạp, trong nhiều trường hợp còn tùy thuộc vào các án lệ liên quan đến vấn đề này.
- Các nước Đông Âu và các nước thuộc Cộng hòa Soviet cũ: xác định theo luật
nước người lập di chúc có quốc tịch, hoặc luật nước người lập di chúc thường trú, hoặc
luật nước nơi có bất động sản mà người lập di chúc đã nêu rõ trong di chúc.
 Về hình thức di chúc
- Nga: hình thức văn bản có công chứng. Tuy nhiên, di chúc lập trong bệnh viện
được xác nhận của bác sĩ trưởng khoa điều trị, di chúc lập trên tàu bay, tàu biển được
thuyền trưởng, cơ trưởng xác nhận và một số trường hợp tương tự vẫn được thừa nhận
là đã được công chứng.
- Đại đa số các nước châu Âu quy định di chúc phải được lập thành văn bản có
công chứng, chứng thực theo trật tự nhất định, theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Một số nước di chúc lập dưới dạng viết tay mà không có công chứng, chứng thực
vẫn được coi là hợp pháp.
3. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo các ĐƯQT
3.1. ĐƯQT đa phương và khu vực:
- ĐƯQT đa phương: Hệ thống các công ước quốc tế được thông qua trong khuôn
khổ Hội nghị Lahaye về TPQT:
+ Công ước Lahaye 1961 về XĐPL liên quan đến hình thức của di chúc: luật của
nước người lập di chúc có quốc tịch vào thời điểm lập di chúc, luật nước người lập di
chúc có nơi cư trú chính, luật nước nơi có di sản là bất động sản của người lập di chúc,
luật của nước có mối quan hệ gắn bó nhất với người lập di chúc.
+ Công ước Washington 1973 về pháp luật thống nhất đối với hình thức di chúc
quốc tế: di chúc phải do chính tay người lập di chúc lập ra và phải có chữ ký của chính

131
Nga - Dung- K6G

người lập di chúc. Người lập di chúc phải tuyên bố về việc lập di chúc trước ít nhất hai
người làm chứng và người có thẩm quyền trong lĩnh vực này.
+ Công ước Lahaye 1973 về quản lý quốc tế bất động sản của người đã chết: luật
của nước nơi người chết thường trú trước khi lập di chúc, luật của nước mà người đã
chết có quốc tịch vào thời điểm chết.
+ Công ước Lahaye 1989 về pháp luật áp dụng cho vấn đề thừa kế BĐS của người
đã chết: cho phép khả năng lựa chọn pháp luật có quan hệ gắn bó nhất để điều chỉnh
vấn đề thừa kế bất động sản. Hình thức và nội dung của tuyên bố thừa kế được xác
định theo luật nước nơi lập tuyên bố đó.
- ĐƯQT khu vực: Bộ luật Bustamante về TPQT được các nước Mỹ - Latin thông
qua tại Hội nghị lần thứ 6 toàn châu Mỹ với tính cách là phụ lục của Hiệp ước Havana
1928 (tại Cuba).
3.2. ĐƯQT song phương:
- Trong HĐTTTP giữa VN và các nước: ghi nhận QUY PHẠMXĐ và QUY PHẠMTC
để điều chỉnh quan hệ thừa kế phát sinh giữa công dân 2 nước ký hết.
a. Thừa kế theo PL
(1) XĐ thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong thừa kế
Dấu hiệu quốc tịch của người để lại di sản và dấu hiệu nơi có TS thừa kế đc AD
để XĐ thẩm quyền gq các tranh chấp về thừa kế.
+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế động sản thuộc CQTP của nước ký kết
mà người để lại TS thừa kế là công dân vào thời điểm chết.
+ Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về thừa kế đối với BĐS thuộc CQTP của nước
ký kết nơi có BĐS thừa kế.
Ngoài ra, còn quy tắc thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế theo thỏa thuận, tức
là CQTO của nước ký kết này sẽ có thẩm quyền giải quyết vấn đề thừa kế toàn bộ ĐS
của công dân nước ký kết kia để lại theo yêu cầu của người có quyền thừa kế (theo PL
hoặc DC), khi all những người có quyền thừa kế chấp thuận TQ đó của CQTP này.
(2) XĐ luật áp dụng để giải quyết tranh chấp trong thừa kế
- Thường sử dụng hệ thuộc luật quốc tịch và hệ thuộc luật nơi có di sản để giải quyết
tranh chấp.

132
Nga - Dung- K6G

+ Đối với ĐS: Quyền thừa kế ĐS đc xđ theo PL nước ký kết mà người để lại TS thừa
kế là công dân trước khi chết.
+ Đối với BĐS: Quyền thừa kế BĐS đc cđ theo PL của nước ký kết nơi có BĐS.
(3) Giải quyết xung đột về định danh TS
Phân biệt TS là động sản hay BĐS theo PL của nước ký kết nơi có TS thừa kế.
b. Thừa kế theo di chúc
- Về hình thức di chúc: luật quốc tịch của người để lại di sản vào thời điểm lập di
chúc hoặc thời điểm người đó chết, hoặc luật nơi lập di chúc.
- Năng lực lập/ hủy di chúc: luật quốc tịch của người lập di chúc.
4. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo TPQT Việt Nam
(1) Theo các HĐTTTP mà VN tham gia
- Nguyên tắc bình đẳng trong lĩnh vực thừa kế: công dân nước ký kết này được
hưởng thừa kế trên lãnh thổ của nước ký kết kia  NT trong lĩnh vực thừa kế có
YTNN.
 Thừa kế theo pháp luật
- Đối với di sản là động sản: pháp luật nước ký kết mà người để lại DSTK là công
dân vào thời điểm người đó chết (luật quốc tịch).
- Đối với di sản là bất động sản: pháp luật nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế
(luật nơi có bất động sản).
Việc định danh tài sản áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản.
 Thừa kế theo di chúc
- Về hình thức di chúc: luật quốc tịch của người để lại di sản vào thời điểm lập di
chúc hoặc thời điểm người đó chết, hoặc luật nơi lập di chúc.
- Năng lực lập/ hủy di chúc: luật quốc tịch của người lập di chúc.
 Lưu ý
- Vấn đề thừa kế đối với di sản của công dân nước ký kết này chết tại nước ký kết
kia mà không có người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc hợp pháp
+ Động sản không người thừa kế sẽ chuyển giao cho nước ký kết mà người để lại
di sản đó là công dân vào thời điểm chết.
+ Bất động sản không người thừa kế sẽ thuộc nước ký kết nơi có bất động sản.

133
Nga - Dung- K6G

- Thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế và một số vấn đề khác
+ Thông thường, thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế thuộc cơ quan tư pháp
của nước ký kết mà người để lại di sản hoặc di chúc là công dân vào thời điểm chết.
+ Thẩm quyền giải quyết các vấn đề thừa kế BĐS thuộc cơ quan tư pháp hoặc cơ
quan có thẩm quyền trong lĩnh vực này của nước ký kết nơi có bất động sản thừa kế.
(2) Theo PLVN
 Định danh tài sản
Việc phân loại tài sản là động sản, bất động sản được xác định theo pháp luật nước
nơi có tài sản (Điều 677 BLDS).
 Thừa kế theo pháp luật (Điều 680)
- Đối với di sản là động sản: luật quốc tịch của người để lại di sản ngay trc khi chết.
- Đối với di sản là bất động sản: luật nơi có bất động sản.
 Thừa kế theo di chúc (Điều 681)
- Năng lực lập, thay đổi hoặc hủy di chúc: luật quốc tịch của người lập di chúc tại
thời điểm lập, thay đổi, hủy di chúc.
- Về hình thức di chúc: luật nước nơi di chúc được lập. Hình thức của di chúc cũng
được công nhận tại VN nếu phù hợp với pháp luật của một trong các nước:
+ Nước nơi người lập di chúc cư trú tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời điểm
người lập di chúc chết.
+ Nước nơi người lập di chúc có quốc tịch tại thời điểm lập di chúc hoặc tại thời
điểm người lập di chúc chết.
+ Nước nơi có bất động sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
 Lưu ý
Di chúc của người VN lập ở nước ngoài được công nhận là hợp thức tại VN nếu
tuân theo các quy định của PLVN về hình thức của di chúc.
5. Một số nội dung khác thuộc lĩnh vực thừa kế trong TPQT
(1) Vấn đề di sản không người thừa kế trong TPQT
Di sản không người thừa kế là tài sản của một người đã chết để lại mà không có
bất kỳ người thừa kế nào. Nguyên nhân phát sinh:

134
Nga - Dung- K6G

- Người đã chết không có bất kỳ ai đủ điều kiện để trở thành người thừa kế theo
pháp luật.
- Người thừa kế từ chối nhận di sản và cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
 Pháp luật các nước
Di sản không người thừa kế có YTNN được quy định là sẽ thuộc về nhà nước có
quan hệ gắn bó nhất với tài sản đó, có thể là nước mà người để lại di sản có quốc tịch
vào thời điểm chết, nước nơi có di sản thừa kế…
- Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ: di sản không người thừa kế được sung công vào
tài sản Nhà nước theo thể thức thừa kế theo pháp luật (Nhà nước mà người để lại di
sản mang quốc tịch là người thừa kế).
- Anh, Mỹ, Pháp: Nhà nước hưởng tài sản với tư cách là người chiếm hữu tài sản
vô chủ (Nhà nước nơi người đó cư trú cuối cùng hoặc Nhà nước nơi có di sản).
 Pháp luật VN
Sử dụng nguyên tắc chung tại Điều 680 BLDS.
- Nhà nước mà người để lại di sản mang quốc tịch ngay trước khi chết.
- Nhà nước nơi có bất động sản.
(2) Vấn đề thừa kế của công dân VN ở nước ngoài
 Thừa kế của công dân VN cư trú ở nước ngoài tại VN
- Các quy định về vấn đề XĐPL trong lĩnh vực thừa kế có YTNN áp dụng cho cả
vấn đề thừa kế của công dân VN ở nước ngoài tại VN.
- Người VN định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN, người VN định cư ở
nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà gắn liền với quyền sử dụng đất ở
(Điều 186 Luật đất đai).
- Người VN định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại VN thông qua hình thức
nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân, có quyền để thừa kế nhà ở cho các đối
tượng thuộc hoặc không thuộc diện được sở hữu nhà ở tại VN.
 Thừa kế của công dân VN cư trú ở nước ngoài đối với tài sản ở nước mà công dân
VN hiện diện/ sở tại: Giải quyết chủ yếu trên cơ sở pháp luật nước mà công dân VN
hiện diện/ sở tại, ngoài ra có các ĐƯQT, hiệp định lãnh sự và các HĐTTTP ký kết giữa
VN và nước ngoài liên quan.

135
Nga - Dung- K6G

 Thừa kế của công dân VN cư trú ở trong nước đối với tài sản ở nước ngoài
- Giải quyết chủ yếu trên cơ sở các quy định của pháp luật nước ngoài có liên quan,
ngoài ra có các ĐƯQT, hiệp định lãnh sự và các HĐTTTP ký kết giữa VN và nước
ngoài liên quan.
- PLVN không quy định bất kỳ sự hạn chế vật chất nào đối với quyền thừa kế tài
sản của công dân VN trong nước tại nước ngoài liên quan (nước mở thừa kế mà công
dân VN có quyền thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc).
(3) Vấn đề thuế đối với di sản thừa kế
- Quy tắc chung của các nước: thiết lập mối quan hệ tùy thuộc lẫn nhau giữa chế
độ, chính sách thu thuế đối với DSTK và quy chế pháp lý thuế, mức thu thuế cụ thể đối
với người nhận quyền sở hữu phần DSTK  Luôn có sự phân định quy chế đối xử
nhất định đối với DSTK khác nhau cho những người thừa kế khác nhau:
+ Đối với một người có nơi thường trú tại một nước cho đến thời điểm chết 
đánh thuế vào toàn bộ tài sản mà người đó sở hữu cho đến thời điểm chết dù các TS
cấu thành di sản đang ở đâu.
+ Đối với một người chỉ tạm thời có mặt ở một nước và chết tại đó  chỉ đánh
thuế vào phần vãng lai, phần sở hữu tài sản của người đó có tại nước này.
Căn cứ tính thuế và mức thuế phải nộp được các nước quy định trên cơ sở chế độ
đối xử như công dân nước sở tại (NT).
- Thực tiễn các nước tồn tại hai loại thuế đối với DSTK:
+ Thuế thừa kế: thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác
theo thể thức thừa kế tài sản.
+ Thuế di tặng: thuế đánh vào tài sản được chuyển từ người này sang người khác
theo thể thức tặng cho.
 Đều thuộc loại thuế đánh vào tài sản của cá nhân, tổ chức không phải từ hoạt
động TM.
- Việt Nam: giải quyết trên cơ sở ĐƯQT liên quan, đặc biệt là các ĐƯQT song
phương về tránh đánh thuế hai lần.

136
Nga - Dung- K6G

6. Câu hỏi bán trắc nghiệm


1. PLVN hiện hành quy định trong trường hợp thừa kế theo pháp luật có YTNN,
nếu di sản thừa kế là bất động sản thì phải áp dụng luật nước nơi có di sản thừa kế để
giải quyết toàn bộ quan hệ thừa kế  Sai. Khoản 1 Điều 680 BLDS. Thừa kế theo
pháp luật có YTNN áp dụng pháp luật nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc
tịch ngay trước khi chết. Nếu di sản thừa kế là bất động sản thì việc thực hiện quyền
thừa kế đối với bất động sản xác định theo pháp luật nước nơi có BĐS.
2. PLVN hiện hành đã có đủ quy định xác định pháp luật áp dụng đối với thừa kế
theo di chúc bao gồm năng lực chủ thể lập, thay đổi, hủy bỏ di chúc, hình thức di chúc,
nội dung di chúc  Sai. Điều 681 mới chỉ đưa ra quy tắc xác định pháp luật điều chỉnh
năng lực…
3. Theo PLVN, di sản không người thừa kế thuộc về nhà nước nơi di sản thừa kế
tồn tại  Sai. PLVN xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế nói chung theo
khoản 1 Điều 680. Trường hợp pháp luật VN được áp dụng, căn cứ Điều 622, di sản
không người thừa kế sẽ thuộc về nhà nước nhưng không chỉ rõ đó là nhà nước nào.
4. Các quy định về thừa kế theo pháp luật có YTNN trong pháp luật VN và trong
các HĐTTTP song phương mà VN đã ký kết với nước ngoài có nội dung tương tự nhau
 Sai. Điều 680 đưa ra nguyên tắc chung xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa
kế theo pháp luật là luật quốc tịch. Trong khi đó một số HĐTTTP (Cuba, Hungari,
Bungari, Ba Lan, Nga, Mông Cổ, Ucraina, Belarus) sử dụng nguyên tắc luật quốc tịch
xác định luật điều chỉnh quan hệ thừa kế đối với di sản là động sản, nguyên tắc luật nơi
có tài sản nếu di sản thừa kế là bất động sản.
5. PLVN chưa có quy định phân biệt di sản thừa kế là động sản hay bất động sản
trong một quan hệ thừa kế có YTNN  Sai. Điều 677 BLDS.
6. Các HĐTTTP song phương VN đã ký kết với nước ngoài có khuynh hướng mở
rộng khả năng có hiệu lực đối với hình thức di chúc bằng cách quy định nhiều hệ thuộc
điều chỉnh hình thức di chúc trong một quy phạm xung đột Đúng. Khoản 2 Điều 36
Cuba, Khoản 2 Điều 45 Hungari, Khoản 2 Điều 35 Bungari…

VẤN ĐỀ 10. TRỌNG TÀI QUỐC TẾ

137
Nga - Dung- K6G

MỤC LỤC
Vấn đề 1. TỔNG QUAN VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ ................................................ 1
1. Các học thuyết cơ bản về tư pháp quốc tế ................................................................. 1
2. Đối tượng điều chỉnh ................................................................................................. 1
3. Phương pháp điều chỉnh (2) ...................................................................................... 3
4. Các nguyên tắc của tư pháp quốc tế (5) .................................................................... 6
5. Nguồn của tư pháp quốc tế (4) .................................................................................. 9
6. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận......................................................................... 12
Vấn đề 2. CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ.................................................. 14
1. Người nước ngoài .................................................................................................... 14
2. Pháp nhân nước ngoài ............................................................................................. 24
3. Quốc gia................................................................................................................... 28
4. Tổ chức quốc tế liên chính phủ ............................................................................... 32
5. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận......................................................................... 33
Vấn đề 3. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT ...................................................................... 34
1. Khái quát về xung đột pháp luật.............................................................................. 34
2. Quy phạm xung đột ................................................................................................. 38
3. Áp dụng pháp luật nước ngoài ................................................................................ 46
4. Những vấn đề về hiệu lực của quy phạm xung đột ................................................. 49
5. Câu hỏi bán trắc nghiệm.......................................................................................... 52
Vấn đề 4. QUYỀN SỞ HỮU TÀI SẢN TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ.............. 55
1. Khái niệm ................................................................................................................ 55
2. Giải quyết XĐPL trong một số vấn đề liên quan đến quan hệ sở hữu có YTNN ... 56
3. Giải quyết XĐPL đối với TS đang trên đường vận chuyển, TS quá cảnh qua nhiều
QG ............................................................................................................................... 58
4. Giải quyết XĐPL về thời điểm chuyển dịch QSH và thời điểm chuyển dịch rủi
ro .................................................................................................................................. 59
5. Vấn đề quốc hữu hóa trong TPQT .......................................................................... 61
6. Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam ................................................. 63
7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận......................................................................... 66

138
Nga - Dung- K6G

Vấn đề 5. HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ............... 68
1. Khái quát chung về HNGĐ trong TPQT ................................................................. 68
2. Kết hôn .................................................................................................................... 71
3. Ly hôn ...................................................................................................................... 74
4. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chống ........................................ 75
5. Quan hệ giữa cha, mẹ và con .................................................................................. 77
6. Nuôi con nuôi có YTNN ......................................................................................... 80
7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận......................................................................... 84
Vấn đề 6. TỐ TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ .............................................................. 86
1. Khái niệm và các nguyên tắc TTDS quốc tế ........................................................... 86
2. Thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế.......................................................................... 89
3. Địa vị pháp lý của người nước ngoài trong TTDS quốc tế ..................................... 96
4. Tương trợ tư pháp và ủy thác tư pháp quốc tế ........................................................ 98
5. Công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài .... 101
6. Trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án VN .................................... 105
7. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận....................................................................... 105
Vấn đề 7. HỢP ĐỒNG TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ...................................... 107
1. Hợp đồng trong TPQT và XĐPL về hợp đồng trong TPQT ................................. 107
2. Giải quyết XĐPL về hợp đồng theo pháp luật các nước và theo một số ĐƯQT.. 110
2. Giải quyết XĐPL về hợp đồng theo PLVN các nước và theo ĐƯQT mà VN đã tham
gia .............................................................................................................................. 112
3. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận....................................................................... 114
Vấn đề 8. BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG TRONG TPQT 117
1. Khái niệm BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT .................................................... 117
2. Giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT .................................... 118
3. Giải quyết XĐPL về BTTH ngoài hợp đồng trong TPQT ở một số lĩnh vực cụ
thể .............................................................................................................................. 120
4. Câu hỏi bán trắc nghiệm và tự luận....................................................................... 125
Vấn đề 9. THỪA KẾ TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ ......................................... 129
1. Khái niệm thừa kế trong TPQT ............................................................................. 129

139
Nga - Dung- K6G

2. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo TQUY PHẠMT các nước .............................. 130
3. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo các ĐƯQT đa phương và khu vực ................. 131
4. Giải quyết XĐPL về thừa kế theo TPQT Việt Nam ............................................. 132
5. Một số nội dung khác thuộc lĩnh vực thừa kế trong TPQT .................................. 134
6. Câu hỏi bán trắc nghiệm........................................................................................ 137

140

You might also like