You are on page 1of 35

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA : VĂN HÓA – DU LỊCH

BÀI TẬP LỚN MÔN: Quản lí bảo tàng và di tích

TÊN ĐỀ TÀI : Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ,
phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

HỌ TÊN SINH VIÊN : Trương Quốc Thắng


LỚP: Việt Nam học D2020

Hà Nội, tháng 12 năm 2022


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI
KHOA VĂN HÓA – DU LỊCH

BÀI TẬP LỚN

Đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, phường Giảng
Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Học phần: Quản lí bảo tàng và di tích

Giảng viên hướng dẫn: Ngô Thị

MinhSinh viên thực hiện: Trương Quốc

Thắng Mã sinh viên: 220000934

2
Hà Nội - năm 2022

MỤC LỤ

C
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 4
1. Lý do chọn đềtài......................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề......................................................................................4
3. Mục đích nghiêncứu................................................................................................5
3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................................5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu...........................................................................5
4.1. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................5
4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................5
6. Đóng góp mới của đề tài.........................................................................................5
7. Bố cục....................................................................................................................... 6
NỘI DUNG.................................................................................................................. 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH
VÀ TỔNG QUAN VỀ ĐÌNH GIẢNG VÕ.........................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản......................................................................................7
1.1.1. Khái niệm về bảo tồn..........................................................................................7
1.1.2. Khái niệm về phát huy.......................................................................................7
1.1.3. Khái niệm về di tích............................................................................................7
1.1.4. Các tiêu chí của di tích lịch sử...........................................................................8
1.1.5. Cách xếp hạng di tích lịch sử............................................................................8
1.2. Tổng quan về đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình...................10
1.2.1. Khái quát về quận Ba Đình.............................................................................10
1.2.2. Khái quát về phường Giảng Võ.......................................................................10
1.2.3. Khái quát về đình Giảng Võ.............................................................................11
1.2.4. Lịch sử đình Giảng Võ.....................................................................................12

3
1.2.5 Kiến trúc đình Giảng Võ...................................................................................13
1.2.6 Lễ hội đình Giảng Võ........................................................................................15
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:...........................................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ
VĂN HÓA ĐÌNH GIẢNG VÕ..........................................................................17
2.1. Thực trạng công tác bảo tồn di tích đình Giảng Võ........................................17
2.1.1. Quy hoạch di tích.............................................................................................17
2.1.2. Tu bổ, phục hồi di tích.....................................................................................18
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng.............................................................................19
2.2. Đánh giá chung...................................................................................................20
2.2.1. Những ưu điểm................................................................................................20
2.2.2. Những hạn chế.................................................................................................21
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:..........................................................................................21
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO
TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH GIẢNG VÕ.......................22
3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích.....22
3.2. Tăng cường công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích...................................23
3.3. Đẩy mạnh hoạt động in ấn xuất bản phẩm về di tích......................................26
3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di tích...............................................................................26
3.5. Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di
tích.......................................................................................................................... 28
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:..........................................................................................30
KẾT LUẬN................................................................................................................31

4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đềtài
Trong quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế, Nghị quyết Đại hội XI
của Đảng nhấn mạnh: “Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái…”. Gần đây là
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 (Ban Chấp hành Trung ương khóa XI) đã nhấn mạnh quan
điểm bảo tồn, phát huy di sản văn hoá dân tộc nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Quán triệt những chủ trương và chính sách
của Đảng, ngành Văn hoá và Thể thao, chính quyền quận Ba Đình đã xác định việc bảo
tồn và phát huy giá trị các di sản văn hoá của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết.
Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên ngoài hòa cùng những nét chung
của văn hóa vùng đất thủ đô, quận cũng tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều di tích
lịch sử - văn hóa nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, chùa Một
Cột, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Phủ Chủ tịch...
Các điểm du lịch trong địa bàn quận đều thu hút hàng triệu lượt khách trong và ngoài
nước ghé thăm hàng năm.
Nằm trong những di sản được bảo vệ đặc biệt của quận Ba Đình. Đình Giảng Võ,
di tích có tầm quan trọng đáng kể trong việc nghiên cứu buổi đầu của chế độ phong kiến,
đằng sau cái tên của di tích là một kho truyền thuyết hấp dẫn, sinh động về thời kỳ lịch
sử này. Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan như tác động của thời tiết, thời
gian và nguyên nhân chủ quan như sự tác động của con người, nhiều di tích lịch sử, văn
hóa, nghệ thuật đang bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Vì vậy, vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị vốn có của các di tích đang đặt ra nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, là
một trong những di tích có tuổi thọ ngàn năm, đình Giảng Võ cũng nằm trong thực trạng
chung như vậy. Nhận thức được tầm quan trọng cũng như tính bức thiết của vấn đề, em
đã lựa chọn đề tài “ Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, phường Giảng Võ,
quận Ba Đình’’ làm bài tập lớn học phần Quản lí bảo tàng và di tích, chuyên ngành Việt
Nam học nhằm làm rõ thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng
Võ, chỉ ra những mặt được và chưa được, đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp
nhằm tăng cường công tác này trong tương lai.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình khoa học có liên quan đến chủ đề của luận văn, để thuận
lợi cho quá trình thực hiện, học viên điểm qua tình hình nghiên cứu dựa trên hai nhóm
vấn đề cơ bản: Thứ nhất là nhóm công trình, bài viết liên quan đến cơ sở lý luận về quản
lý di tích; Thứ hai là nhóm công trình, bài viết, luận văn liên quan đến địa bàn và đối
tượng nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu đề cập đến di tích đình
Giảng Võ như:
Trong cuốn giáo trình Bảo tồn di tích lịch sử văn hóa do PGS.TS Trịnh Thị Minh
Đức (chủ biên), Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (năm 2007), gồm có 6 chương đã làm
rõ những vấn đề chung nhất về bảo tồn di tích, chức năng, đối tượng và hoạt động bảo
tồn di tích và công tác kiểm kê, xếp hạng, bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích; tôn tạo và
phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa. Đây là cuốn giáo trình quan trọng trong chương
trình đào tạo dành cho sinh viên bậc Đại học và Cao đẳng ngành Di sản văn hóa
Tiến sĩ Lưu Minh Trị, năm 2002, đã cho xuất bản cuốn sách Bảo tồn di sản văn hoá
Thăng Long - Hà Nội. Trong công trình của mình, tác giả đã giới thiệu khái quát về di
sản văn hóa vật thể, phi vật thể tiêu biểu của quận Ba Đình và vấn đề đặt ra cần phải bảo
tồn và phát huy giá trị của chúng.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, luận văn, bài viết nêu trên chủ yếu tập trung
vào việc giới thiệu, khảo tả, bình luận, chú giải về di sản văn hóa, các di tích lịch sử văn
5
hóa tiêu biểu ở quận Ba Đình mà chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội với tư
cách là một công trình nghiên cứu chuyên sâu dưới góc nhìn quản lý.
3. Mục đích nghiêncứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình
Giảng Võ từ năm 2012 đến 2022, luận văn đề xuất các giải pháp mang tính khoa học
nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình
Giảng Võ trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử
văn hóa và một số văn bản pháp lý có liên quan.
- Nghiên cứu khảo sát thực trạng di tích đình Giảng Võ để thu thập tư liệu, số liệu
và các dữ liệu về giá trị vật thể và phi vật thể của chùa đình Giảng Võ
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn, phát
huy giá trị di tích đình Giảng Võ trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là gắn với phát triển
du lịch quận Ba Đình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: đình Giảng Võ toạ lạc ngõ 678 đường La Thành, phường Giảng
Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Quản lý nhà nước đối với công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di tích.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong tiểu luận bao gồm:
- Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu dữ liệu thông tin thu thập được trong
quá trình tiếp cận đối tượng nghiên cứu và các nguồn tài liệu có liên quan. Từ đó tác giả
sẽ có được nguồn thông tin quan trọng để đưa vào các chương của tiểu luận
- Phương pháp nghiên cứu khảo sát trực tiếp di tích nhằm tiếp cận vấn đề một
cách chủ động, trực quan, kiểm tra, đánh giá một cách sát thực để có được cái nhìn toàn
diện về di tích đình Giảng Võ. Hoạt động chính trong khi tiến hành phương pháp này là:
quan sát, mô tả, ghi chép, tại di tích; gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương, cán bộ
quản lý và cán bộ chuyên môn của di tích…
Ngoài ra, tiểu luận còn tiếp cận phương pháp có tính liên ngành của quản lý văn
hóa, văn hóa học, bảo tồn di tích... nhằm mục đích nghiên cứu và phân tích một bức
tranh toàn diện về di tích đình Giảng Võ và môi trường, không gian cảnh quan của di tích
cũng như công tác quản lý di tích hiện nay.
6. Đóng góp mới của đề tài
- Tiểu luận là công trình nghiên cứu đầu tiên về thực trạng hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình. Làm rõ những
thành tích đạt được, những hạn chế bất cập và những nguyên nhân tồn tại, đồng thời đề
xuất các giải pháp mang tính khoa học nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và
phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ hiện nay.
- Xét dưới góc độ quản lý văn hóa, luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với
đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa nói chung, của ngành Văn hóa và Thể thao tỉnh, phường,
quận nói riêng, đặc biệt là cán bộ trực tiếp đang làm công tác quản lý di tích lịch sử văn
6
hóa của quận Ba Đình.
7. Bố cục
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung tiểu luận gồm 03
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về bảo tồn, phát huy giá trị di tích và tổng quan về đình
Giảng Võ
Chương 2: Thực trạng và đánh giá chung về công tác bảo tồn khu di tích lịch sử
văn hoá đình Giảng Võ
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá
trị di tích đình Giảng Võ

7
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẢO TỒN,
PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH VÀ TỔNG QUAN
VỀ ĐÌNH GIẢNG VÕ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về bảo tồn
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Bảo tồn là giữ lại không để mất đi”. Bảo tồn văn hóa
có hai đối tượng để bảo tồn: giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.
Bảo tồn tức là các hành động nhằm bảo vệ, gìn giữ, bảo lưu lại sự tồn tại của các sự vật,
hiện tượng, gìn giữ chúng để tồn tại cùng với thời gian. Bảo tồn các sự vật, hiện tượng là
lưu giữ, không làm cho chúng bị mai một, bị thay đổi và biến dạng.
1.1.2. Khái niệm về phát huy
Theo Từ điển tiếng Việt, Phát huy là “làm cho cái hay, cái tốt tỏa tác dụng và tiếp
tục nảy nở thêm”.
Phát huy là hành động nhằm đưa văn hóa vào trong thực tiễn xã hội, coi đó như
nguồn nội lực, các tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những lợi
ích vật chất và tinh thần cho con người, thể hiện mục tiêu của văn hóa đối với phát triển
xã hội. Phát huy văn hóa là làm cho những giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống lan
tỏa trong cộng đồng xã hội, có ý nghĩa xã hội tích cực.
Phát huy văn hóa truyền thống của các dân tộc phải biết kế thừa có chọn lọc
những tinh hoa văn hóa của thế hệ trước để lại, làm cho các giá trị của văn hóa thấm sâu,
lan tỏa vào đời sống cộng đồng xã hội, biết mở rộng giao lưu văn hóa để làm giàu thêm
bản sắc văn hóa và làm thăng hoa giá trị. Phát huy văn hóa truyền thống nhằm mục tiêu
phát triển du lịch bền vững, phục vụ tích cực cho công tác bảo tồn các di sản văn hóa.
Như vậy, bảo tồn văn hóa được hiểu như là các nỗ lực nhằm bảo vệ và gìn giữ sự
tồn tại của di sản theo dạng thức vốn có của nó. Phát huy có nghĩa là những hành động
nhằm đưa các giá trị văn hóa vào trong thực tiễn, tạo sức lan tỏa tích cực trong xã hội,
coi đó là nguồn nội lực tiềm năng góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại những
lợi ích vật chất và tinh thần cho con người. Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống là
các biện pháp để gìn giữ, tôn tạo các giá trị văn hóa để chúng không bị mai một, mờ
nhạt. Và các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp đó được lan tỏa, tỏa sáng và có ý nghĩa
tích cực trong đời sống xã hội của nhân dân, góp phần vào mục tiêu văn hóa trong phát
triển kinh tế xã hội.
1.1.3. Khái niệm về di tích
Theo khoản 3 Điều 4 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích

8
lịch sử là công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc
công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Trong đó, di tích lịch sử được các xếp hạng như sau:
- Di tích lịch sử cấp tỉnh
- Di tích lịch sử cấp quốc gia
- Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
(Theo Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009)
1.1.4. Các tiêu chí của di tích lịch sử
Để được xem là một di tích lịch sử, thì đối tượng đó phải có một trong các tiêu chí
được quy định tại Điều 28 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), cụ thể như
sau:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử, văn hóa tiêu biểu của
quốc gia hoặc của địa phương.
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân
tộc, danh nhân, nhân vật lịch sử có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của quốc gia
hoặc của địa phương trong các thời kỳ lịch sử.
- Địa điểm khảo cổ có giá trị tiêu biểu.
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu cho một hoặc nhiều giai đoạn phát triển kiến trúc,
nghệ thuật.
1.1.5. Cách xếp hạng di tích lịch sử
Dựa vào tính chất, đặc điểm và ý nghĩa lịch sử, các di tích văn hoá lịch sử - văn
hoá được xếp theo từng cấp tương ứng. Cụ thể được quy định tại Điều 29 Luật Di sản
văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009) như sau:
Di tích lịch sử cấp tỉnh:
Theo khoản 1 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di tích
cấp tỉnh là di tích có giá trị tiêu biểu của địa phương, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của địa
phương hoặc gắn với nhân vật có ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của địa phương
trong các thời kỳ lịch sử.
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị trong phạm vi địa phương.
- Địa điểm khảo cổ có giá trị trong phạm vi địa phương.

9
- Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên
với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị trong phạm vi địa phương.
Di tích lịch sử cấp quốc gia
Các công trình được xem là di tích có giá trị tiêu biểu của quốc gia thuộc các
trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ
sung 2009) như sau:
- Công trình xây dựng, địa điểm ghi dấu sự kiện, mốc lịch sử quan trọng của dân
tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân, nhà hoạt động chính trị, văn hóa, nghệ
thuật, khoa học nổi tiếng có ảnh hưởng quan trọng đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị tiêu biểu trong các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển của văn hóa
khảo cổ;
- Cảnh quan thiên nhiên đẹp hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật hoặc khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về
địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù.
Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt
Cụ thể tại khoản 3 Điều 29 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi, bổ sung 2009), di
tích quốc gia đặc biệt là di tích có giá trị đặc biệt tiêu biểu của quốc gia, bao gồm:
- Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện đánh dấu bước chuyển biến đặc
biệt quan trọng của lịch sử dân tộc hoặc gắn với anh hùng dân tộc, danh nhân tiêu biểu có
ảnh hưởng to lớn đối với tiến trình lịch sử của dân tộc;
- Công trình kiến trúc, nghệ thuật, quần thể kiến trúc, tổng thể kiến trúc đô thị và
địa điểm cư trú có giá trị đặc biệt đánh dấu các giai đoạn phát triển kiến trúc, nghệ thuật
Việt Nam;
- Địa điểm khảo cổ có giá trị nổi bật đánh dấu các giai đoạn phát triển văn hóa
khảo cổ quan trọng của Việt Nam và thế giới;
- Cảnh quan thiên nhiên nổi tiếng hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên
nhiên với công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị đặc biệt của quốc gia hoặc khu vực
thiên nhiên có giá trị về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học và hệ sinh thái đặc thù
nổi tiếng của Việt Nam và thế giới.

10
1.2. Tổng quan về đình Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình
1.2.1. Khái quát về quận Ba Đình
Ba Đình là một trong mười quận của thành phố Hà Nội, có diện tích tự nhiên 9.24
m². Với mật độ dân số hơn 24.000 người/km² được chia thành 14 phường: Cống Vị, Đội
Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Ngọc Khánh, Ngọc Hà, Kim Mã, Nguyễn Trung Trực, Phúc
Xá, Quán Thánh, Thành Công, Trúc Bạch, Liễu Giai, Vĩnh Phúc. Trên địa bàn quận Ba
Đình tập trung phần lớn các cơ quan của Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội và các
cơ quan ngoại giao quốc tế.
Tên gọi Ba Đình xuất phát từ chiến khu Ba Đình của cuộc khởi nghĩa Ba Đình
diễn ra từ năm 1886 - 1887 hưởng ứng phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX của các
nhà cách mạng yêu nước là Phạm Bành, Đinh Công Tráng và nhân dân huyện Nga Sơn,
Thanh Hóa.
Năm 1945 tên gọi Ba Đình được đặt cho vườn hoa ngã sáu phía sau vườn bách
thảo, nơi này Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Khung cảnh thiên nhiên của quận Ba Đình là cả một vùng non nước, sông hồ.
Phía Bắc có hồ Trúc Bạch, từng là nơi cư trú của những người sống bằng nghề chài lưới,
nơi ngâm giữ tơ sợi, giặt lụa của làng lụa thời xưa. Hồ Cổ Ngư là dấu vết của sông Hồng
cũ, thông ra hồ Trúc Bạch chạy đến phố Hàng Than (nay đã lấp). Dòng Hải Trì được đào
từ năm 1481, chảy quanh co trong khuôn viên Bách Thảo. Các hồ khác như Hồ Tây, hồ
Ngọc Khánh, Giảng Võ, Ngọc Hà, đầm Cánh Hàn - Cây Khế là những mảng nước lớn
làm tăng vẻ đẹp cho cảnh sắc thiên nhiên và tao nguồn lợi kinh tế cho địa phương.
Ba Đình là cái nôi của nền văn minh sông Hồng nên ngoài hòa cùng những nét
chung của văn hóa vùng đất thủ đô, quận cũng tạo cho mình một bản sắc riêng với nhiều
di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng như lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cột cờ Hà Nội, chùa
Một Cột, đền Voi Phục, đền Quán Thánh, Di tích Hoàng thành Thăng Long, Phủ Chủ
tịch... Các điểm du lịch trong địa bàn quận đều thu hút hàng triệu lượt khách trong và
ngoài nước ghé thăm hàng năm.
1.2.2. Khái quát về phường Giảng Võ
Giảng Võ là một phường có lịch sử lâu đời của Thủ đô Hà Nội. Cái tên Giảng Võ
gợi nhớ về một Võ Trại nổi tiếng với việc luyện binh, thao trường xưa kia. Trong thời kỳ
chống Pháp, chống Mỹ, cán bộ, đảng viên và nhân dân Giảng Võ đã đóng góp sức người,
sức của cùng với nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất
đất nước. Ngày nay, Giảng Võ là một phường trung tâm của quận Ba Đình, nhân dân
11
phường Giảng Võ luôn nỗ lực, đoàn kết một lòng, phát huy sức mạnh tổng hợp cùng với
Đảng bộ, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể, đạt được nhiều thành tích xuất sắc
trong phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiều năm liên tục, Đảng bộ phường Giảng Võ được công nhận là Đảng bộ Trong sạch
vững mạnh, Chính quyền phường được Thành phố và Quận khen thưởng là đơn vị dẫn
đầu tiên tiến xuất sắc.
Những nét đẹp, những thành tựu về đời sống kinh tế - văn hóa và tinh thần của
nhân dân phường Giảng Võ cùng với những địa phương khác của Hà Nội đã tạo nên một
bản sắc văn hóa riêng biệt đó chính là nếp sống thanh lịch – văn minh của người Hà Nội,
của Thủ đô yêu dấu, xứng đáng là trái tim của cả nước Việt Nam.
1.2.3. Khái quát về đình Giảng Võ
Đình Giảng Võ là ngôi đình thiêng của đất Hà thành. Đình tọa lạc tại ngõ 612
đường La Thành, là phần đất của làng Võ Trại xưa. Ngày 20/7/1994, đình Giảng Võ
được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp quốc gia.
Đình Giảng Võ thờ Bà Chúa Kho Lý Thị Châu Nương. Bà là người văn võ toàn
tài. Năm 22 tuổi, bà lấy ông Trần Thái Bảo, một tôn thất và là tướng giỏi nhà Trần. Khi
giặc Nguyên đem quân sang xâm lược nước ta, bà buộc tóc giả nam, thay đổi y phục
cùng với chồng cầm quân chống lại quân giặc. Bà đã cùng quân sĩ bảo vệ kho binh
lương, không cho quân giặc vào cướp phá. Khi thắng trận, nhà vua cảm phục trước tài
năng của bà, đã giao cho bà trông coi quốc khố và phong là Quản chưởng quốc khố.
Nhắc đến đền Bà chúa Kho thì nhiều người biết đến đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh
nhiều hơn là đình Giảng Võ (còn có tên là đình/ đền Bà Chúa Kho). Và cũng nhiều người
dân không biết rằng ngôi đình ở Giảng Võ, thành phố Hà Nội mới là nơi thờ nữ tướng
trông coi kho tàng của nhà Trần, được chính vua Trần Nhân Tông phong tước.
Về sự tích Bà chúa Kho ở đền thờ tại Bắc Ninh, đình Giảng Võ có lưu lại bài viết
Một sự hiểu lầm về đền Bà Chúa Kho của tác giả Trần Minh và Nguyễn Trí Tuệ. Theo
như phân tích trong bài viết của hai tác giả này thì Bà Chúa Kho được thờ tại Bắc Ninh
vốn là Hoàng hậu vua Trần. Khi Hoàng hậu lâm bệnh mất, nhà vua thương tiếc nên mới
sai 72 làng quanh vùng lập đền thờ, trong đó có quê gốc của Hoàng hậu là Cổ Mễ (nay
thuộc Bắc Ninh). Đền thờ ở đây được dựng trên núi Kho. Về sau, các triều đại sắc phong
bà là nữ thần và ban danh hiệu Bà Chúa nên dân gian quen gọi là Bà Chúa Kho, nghĩa là
bà Chúa núi Kho. Về sau, người dân đã lầm tưởng đây là nơi thờ của bà chúa trông coi
kho tàng của triều đình.

12
Vì hiểu lầm về gốc tích của thần được thờ nên nhiều người đã đến đây cầu xin
thần ban phát của cải, tài lộc và làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực, làm mất đi bản
sắc văn hoá uy nghiêm của nơi thờ tự.
1.2.4. Lịch sử đình Giảng Võ
Không còn tài liệu nào ghi rõ ràng và cụ thể về quá trình khởi dựng ngôi đình,
nhưng có một truyền thuyết kể rằng, sau khi vua Trần Nhân Tông cùng Trần Hưng Đạo
đánh tan quân Nguyên trở về kinh đô nghe tin bà Lý Châu Nương - người phụ trách việc
giữ kho quốc khố đã hy sinh anh dũng, liền cho lập đền thờ ngay trên nền nhà ở của Bà
(tức đình Giảng Võ hiện nay)
Cũng theo truyền thuyết và cuốn ngọc phả làng Giảng Võ còn lưu truyền thì bà Lý
Châu Nương sinh năm 1235, từ nhỏ đã nổi tiếng hay chữ, giỏi thơ, tài cung kiếm các bậc
anh tài phải nể phục. Thế rồi có quan Đốc bộ châu Hoan (Nghệ An) là Trần Thái Bảo
biết tiếng tìm đến hỏi chuyện ''trăm năm'', Châu Nương thuận lòng và theo chồng về
Châu Hoan. Gặp lúc quân Nguyên sang xâm lược, hai vợ chồng cùng đem hơn 1000
quân chống đỡ, nhưng thế giặc mạnh, nên Trần Thái Bảo phải lui về Diễn Châu để củng
cố lực lượng, chờ quân tiếp viện của triều đình. Còn Châu Nương thì ở lại trông coi quốc
khố. Bà buộc tóc giả làm trai, lệnh cho các nữ binh quyết tử , không cho quân Nguyên
xâm phạm đến kho. Sau khi Trần Thái Bảo quay trở lại mở cuộc tấn công lớn để giải
vây, Bà cũng xuất quân từ trong thành phối hợp đánh ra, khiến địch thua chạy tan tác.
Biết chuyện, Vua khen Châu Nương tài trí mưu lược, có lòng dũng cảm và phong cho Bà
danh hiệu "Khố Nương công chúa quản chưởng quốc khố đại phu nhân''. Khi đó, thế
nước lại một phen nghiêng ngả, quân Nguyên chiếm được hết các vùng Cao Bằng, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hưng Hoá và hội đại quân ở sông Thao. Châu Nương được gọi về
phủ Phụng Thiên (Hà Nội ngày nay) giữ quyền quốc khố coi giữ binh lương. Thời gian
này, Bà đã cầm quân tiêu diệt bọn phiến loạn mưu toan cướp kho, góp phần làm ổn định
tình hình an ninh ở kinh thành trong khi Vua cùng chồng đang thẳng tiến ra vùng sông
Thao đánh giặc. Rủi thay, trong một trận đánh lớn, quân ta yếu thế, Trần Thái Bảo liều
mình hy sinh ngoài mặt trận, Vua cùng bề tôi lên thuyền xuôi dòng chạy thoát.
Tin sét đánh đến cùng lúc đã thế cùng lực kiệt trước cuộc tấn công ồ ạt của giặc
Nguyên, Lý Châu Nương đã quyết tử chiến đấu đến phút cuối cùng của cuộc đời, năm ấy
Bà mới 24 tuổi. Vua Trần Nhân Tông vô cùng thương tiếc, phong Bà là "Anh linh hiền
ứng Khố lương Công chúa Chủ khố Đại vương Phu nhân Thánh Mẫu", chỉ dụ cúng tế Bà
theo nghi thức Quốc lễ. Ngay sau đó không lâu, đền Bà Chúa kho Lý Thị Châu Nương

13
được xây dựng, đến nay đã trên 700 năm. Bà là nữ thần của cả nước. Nhân dân Giảng Võ
tôn sùng Bà là Thành hoàng làng. Ngày nay, đến ngôi đình còn thấy bức đại tự ghi dòng
chữ '' Trần Lý phương danh'' (Tiếng thơm hai họ Trần và Lý)
Theo cụ Nguyễn Bá Be, thủ từ của đình thì đình Giảng Võ xưa kia vốn là đền, vì
dân làng tôn bà Châu Nương làm thành hoàng nên trở thành đình. Ngoài ra, thần phả của
đình cũng cho biết rằng ngoài nơi thờ chính ở làng Giảng Võ còn có 22 làng ở lộ Diễn
Châu (nay thuộc Nghệ An) lập miếu thờ Châu Nương. Dân gian thì quen gọi bà là Bà
chúa Kho nên đình còn có tên là đình Bà chúa Kho.  Khẳng định kết quả nghiên cứu của
hai tác giả Trần Minh và Nguyễn Trí Tuệ là đúng, giáo sư Vũ Ngọc Khánh (Viện văn
hóa dân gian) cho rằng: “Thông tin về sự tích các vị thần thánh được thờ phụng ít được
phổ biến nên dẫn đến các hiểu lầm như trường hợp Bà Chúa Kho”.
1.2.5 Kiến trúc đình Giảng Võ
Sự tích Bà Chúa kho được khắc vào đá, đặt trong Nhà bia của đình. Bà Châu
Nương có công với dân với nước, làm rạng ngời khí phách anh hùng của người phụ nữ
và người dân nước Việt. Bà được thờ phụng bởi sự thành kính sâu lắng từ trong tâm
khảm của người dân. Hơn 200 năm sau (thế kỷ 15), dân làng góp công sức xây dựng ngôi
đình bằng gỗ lim, mái lợp ngói lá đề theo kiến trúc đời Lê, cổ kính và có giá trị nghệ
thuật. Để duy trì hương đăng oản quả và lễ vật cúng tế , xưa kia các cụ đã dành khoảng
ba sào ruộng cấy lúa để thủ từ có thu hoạch vật chất phục vụ Thánh. Các cụ tổ rất chu
đáo, làm “bộ đòn” đặt tại “nhà đòn” trong khuôn viên đình dùng tiễn đưa vĩnh biệt người
qua đời, thể hiện ân tình và nhân văn trong cộng đồng.
Năm 1931-1932, nhân dân lại xây dựng ngôi nhà vuông (Phương đình) theo dạng
4 phương 8 mái là lối kiến trúc cổ Á Đông, bằng gỗ trai, trạm trổ tinh vi, có rồng lượn hổ
chầu. Ngày nay phương đình còn để lại cổ vật là 4 chân cột lớn bằng đá, đường kính cỡ
60cm, mỗi chân cột nặng khoảng 100kg. Cùng với dựng phương đình, các cụ còn làm 2
nhà khách để con cháu và nhân dân các làng trong Thập tam trại đến thụ lộc vào các kì lễ
hội. Khi đó nhà đình có 6-7 chiếc “nồi ba mươi” và tới 100 mâm đồng cùng các dàn bày
cỗ bằng gỗ lim để làm lễ cúng tế Bà và để mọi người thụ lộc.
Lịch sử thăng trầm, đất nước biến động cũng đổ ập đến ngôi đình. Năm 1946,
ngày 19-12 Toàn quốc kháng chiến, quân ta nã đạn pháo từ Pháo đài Láng vào thành
Hoàng Diệu – Hà Nội thì giặc Pháp trả đũa lại pháo đài Láng, nhưng bắn chệch vào
phương đình Giảng Võ, vì thế 3/4 ngôi phương đình cùng “nhà đòn” bị dính đạn, sập đổ.
Nhưng kì diệu thay, ngôi đình có gian đại bái và hậu cung thờ Bà Chúa kho thì không bị

14
hề hấn gì, tương tự 2 nhà tả hữu mạc, miếu Hai cô và nhà bia đều được an toàn. Sau khi
xây dựng, đình tồn tại ngót 400 năm, theo năm tháng đã quá xập xệ. Do vậy , năm 1953,
nhân dân đóng góp tiền của, làm lại ngôi đình ba gian trên nền cũ với vóc dáng và kiến
trúc cổ như xưa, nhưng kiên cố hóa bằng bê tông cốt thép với mái đình đắp lưỡng long
chầu nguyệt cùnghoa văn tứ linh tinh xảo, từ đó ngôi đình tồn tại cho đến nay.
Toạ lạc trên khu đất cao, với tổng diện tích chừng 7500m², các bộ phận của đình
Giảng Võ được bố trí theo chiều sâu trong một khuôn viên thoáng đãng và hoàn chỉnh.
Ngoài cổng đình có hai miếu nhỏ nằm đối xứng ở bên phải và trái, thờ hai nàng hầu gái
của Bà Châu Nương, gọi là miếu "Đệ nhất vương cô" và "Đệ nhị vương cô". Tiếp đến là
hai nhà bia được xây dựng vào năm 1931, mỗi bên nhà bia có một bia đá cỡ lớn, nhưng
chưa kịp khắc chữ. Sân đình lát gạch vuông, ở giữa có một nền gạch cao 30 cm - dấu tích
của ngôi phương đình hai tầng tám mái cũng dựng từ năm 1931, đã bị thực dân Pháp đốt
cháy năm 1946. Hai dãy nhà ở hai bên tả hữu được cấu kết vì kèo quá giang, xây kiểu
đầu hồi bít đốc, với các trụ xây vuông đỡ mái, trong đó có hai trụ được trang trí lồng đèn
và các hình hoa lá, rồng mây, đỉnh trụ là hình hai con nghê quay mặt vào nhau.
Gian giữa toà Đại đình được làm cửa bức bàn ở phía trước. Hai gian bên là cửa cánh chữ
nhật lớn và gần hai hồi có trổ cửa sổ bằng lỗ hoa, ở đây còn có đôi câu đối hình lòng
máng cỡ lớn ôm suốt thân cột, được sơn son thếp vàng rất kỹ, với điểm trang trí là những
cây thiêng và những hoa văn cách điệu.
Toà hậu cung được xây liền với Đại đình, tạo thành kiểu kiến trúc chuôi vồ. Chiếc
nhang án hiện còn tại đây là một trong những tác phẩm điêu khắc gỗ vào loại đẹp của thế
kỉ 19, với các đề tài: hổ phù, phượng vũ, mây lá hoá rồng... phản ánh tài năng của nghệ
nhân xưa. Gian trong cùng của hậu cung đặt ngai thờ, bên trong là bài vị có dòng chữ
Hán: "Sắc bảo vệ Thành hoàng chúa kho - Lý Thị Châu Nương đại vương thánh vị tiền".
Ngai thờ được kết cấu dưới dạng lá đề ở phần trên như để nhắc nhở rằng, vị Thành hoàng
này có sự gắn bó mật thiết với đạo Phật.
Di tích cổ nhất nằm hai bên phương đình là hai nhà tả, hữu mạc còn khá nguyên
vẹn có kiến trúc độc đáo, kết cấu vì kèo quá giang, đầu hồi bịt đốc với các cây trụ đỡ
mái. Ngoài ra có mấy con nghê đá tương truyền có từ thời Lê Trung Hưng, hai tấm bia
đá và một số trụ đá trước đây dùng để kê chân cột đình. Sau lưng nhà tả mạc là nơi hóa
vàng và các công trình phụ. Xung quanh hồ được lát gạch, tạo thành lối đi bách bộ dưới
bóng các cổ thụ.
Do những biến thiên thăng trầm của lịch sử đất kinh thành mà đình cũng không
15
giữ lại được nhiều những hiện vật xưa cũ. Hiện tại, trong đình chỉ còn giữ được một số
hiện vật nhỏ mà thôi. Còn số nhiều là đồ mới sau những lần trùng tu, tôn tạo. Ngoài hậu
cung còn nguyên vẹn thì hai con nghê đá án ngữ trước cửa vào hậu cung là linh vật xưa
của đình còn sót lại. Ngoài ra, một số chân cột đình Giảng Võ cũng tồn tại và được coi là
di vật cổ chứng minh sự ra đời của ngôi đình thiêng. Ngoài ra, một số đồ thờ như chuông
đồng cũng coi là cổ nhưng không khớp với sự ra đời của ngôi đình này.
Ngoài ra, quanh đình còn một số dấu tích: Bãi ngựa, khu sọt cỏ, gò cơm - tương
truyền là nơi bà Châu Nương buộc ngựa và cho ngựa ăn. Người ta cũng đã phát hiện
nhiều hiện vật khảo cổ học: đạn đá, phác vật đá, nỏ, gốm sứ thời Lê, những viên gạch cỡ
lớn, những mảnh sứ nung hỏng dính liền thành một tảng chứng minh cho sự tồn tại của
lò nung gốm tại khu vực này. Ở công trường hồ Ngọc Khánh còn sưu tầm được khá
nhiều vũ khí thời phong kiến như: mũi tên sắt, chông sắt, kích, kiếm,... chứng tích của
khu Giảng Võ trường thời Lê. Cũng có nhà khoa học cho rằng, khu vực Đấu Đong quân
ở đây chính là cửa "Bảo Khánh môn" của Thăng Long xưa.
1.2.6 Lễ hội đình Giảng Võ
Để tưởng nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc, đồng thời là Thành hoàng của
làng, dân làng Giảng Võ giao hiếu với dân làng Thủ Lệ (hai làng cùng có gốc từ Lệ Mật -
Gia Lâm sang lập cư) mở hội rước và tổ chức cúng tế long trọng. Ngôi đình thực sự trở
thành trung tâm văn hoá của làng xã, nơi giáo dục truyền thống, đồng thời là nơi gìn giữ
những mối giao lưu văn hoá với các địa phương, các làng có quan hệ cổ truyền.
Danh sáng và hào quang của Bà là niềm tự hào của người dân Giảng Võ. Hằng năm xuân
thu nhị kỳ (ngày 12-2 âm lịch và ngày 20-7 âm lịch) , người dân Giảng Võ náo nức mong
đợi và tấp nập đến lễ hội đình Giảng Võ để cùng nhau tưởng nhớ, tôn vinh và bái vọng
anh linh Bà Thành hoàng làng. Nghi thức dâng hương và tế rất trọng đại.
Phần hội rất hấp dẫn với các trò chơi. Các trò chơi như bịt mắt đánh trống, hái lộc hội
làng, thi đấu cờ người, hát chèo, ném vòng cổ vịt, chọi gà, đi trên cầu giật giải, bắt vịt
thả ở ao đình, thi tìm hiểu về Bà Chúa kho, thi tìm đường ngắn nhất vào đình Giảng Võ,
… và cả “viết thư pháp” là loại hình văn hóa thanh cao trí tuệ . Lễ hội có trên nghìn
người đến dự.
Vào dịp mừng ngày sinh của Thánh Bà đều tổ chức liên hoan văn nghệ. Khả năng
văn nghệ của các đội, các tổ chức và cá nhân rất dồi dào, luôn đổi mới. Những tiết mục
như hát chèo “Ngợi ca Bà Lý Thị Châu Nương”, hát quan họ, hát dân ca ba miền, hát
văn, hát ca trù hòa cùng những bài cách mạng mừng Đảng mừng Xuân, xen kẽ với múa

16
nón, múa ống, múa trống cơm ,… Đội sênh tiền còn biểu diễn “Thị Mầu lên chùa”, “Xã
trưởng mẹ Đốp”, và đặc sắc là tiết mục “Ba giá chầu hầu Thánh”. Mọi người đều mong
góp phần để lễ hội thật tưng bừng náo nhiệt, vì mỗi dịp đó là ngày hội văn hóa.
Trung tâm Hội chơ Triển lãm Việt Nam nằm trên thế đất Long hình của Võ Trại – Giảng
Võ, được hưởng lộc Thánh, đồng lòng tôn kính Thánh , nên đã hàng chục năm nay , hàng
năm vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, cùng Nhà hát tuồng Trung ương, Nhà hát chèo Hà
Nội tổ chức lễ rước Thành hoàng làng Giảng Võ – Bà Chúa kho Lý Thị Châu Nương từ
đình Giảng Võ ra Hội chợ triển lãm quốc gia.
Đoàn rước thường có khoảng 500 người tham gia, trống rong cờ mở, rực rỡ sắc
màu, hòa trong múa nhạc tưng bừng và lòng người rộng ràng phấn khích. Ban quản lí di
tích nhiệm kì IV đã tổ chức lễ kỷ 20 năm đình Giảng Võ được thành phố Hà Nội xếp
hạng di tích và lễ kỉ niệm 10 năm được nhà nước cấp “Bằng Công nhận Di tích Lịch sử
Văn hóa”. Đây là dấu ấn giá trị chân thực về Bà Chúa kho. Kỷ niệm 10 năm đình Giảng
Võ – di sản Quốc gia là dấu mốc cho kỉ niệm 20 ,30 ,40 năm … và mãi sau này.Võ Trại
– Giảng Võ nằm trong Thập tam trại do cụ tổ Hoàng Phúc Trung (từ đời nhà Lí) khai phá
lập nghiệp . Mỗi lần lễ hội, Giảng Võ vinh dự được thỉnh mời các đội tế , dâng hương
của các phường trại bạn như Vạn Phúc, Thủ Lệ, Ngọc Khánh, Kim Mã Thượng, Hào
Nam, Thành Công, Kim Mã Hạ,… Đặc biệt Giảng Võ còn vinh dự được thỉnh mời Đội
tế Cựu quán Lệ Mật là quê hương cụ tổ Hoàng Phúc Trung , cũng như Đội dâng hương
Đền Đô – Cổ Pháp là quê nội Bà Lý Thị Châu Nương.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu thu thập tài liệu các công trình
nghiên cứu, bài viết... để làm rõ những vấn đề lý luận chung về bảo tồn và phát huy giá
trị di tích như các khái niệm cơ bản gồm có: khái niệm di tích, di tích lịch sử văn hóa,
bảo tồn, phát huy giá trị,các tiêu chí của di tích lịch sử, cách xếp hạng di tích lịch sử.
Tiểu luận đã tập hợp tài liệu và trình bày tổng quan về đình Giảng Võ, phường Giảng
Võ, quận Ba Đình: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, truyền
thống lịch sử văn hóa của quận Ba Đình, khái quát di tích đình Giảng Võ, đặc điểm kiến
trúc nghệ thuật, giá trị của di tích đình Giảng Võ (giá trị lịch sử, giá trị tâm linh...).Cùng
với các nội dung trên, luận văn đã phân tích và khẳng định di tích đình Giảng Võ có vai
trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng cư dân phường Giảng Võ, quận Ba
Đình, thành phố Hà Nội.

17
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO
TỒN KHU DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA ĐÌNH
GIẢNG VÕ
2.1. Thực trạng công tác bảo tồn di tích đình Giảng Võ
2.1.1. Quy hoạch di tích
Đình thờ Bà Chúa Kho ở Hà Nội được thành phố Hà Nội xếp hạng di tích lịch sử
năm 1983, và năm 1994 nâng lên cấp quốc gia. Diện tích của ngôi đình trước kia là
10.000 m2 nhưng hiện nay còn rộng 1.700 m2. Đó là hậu quả quá trình lấn chiếm của các
hộ dân xung quanh. Mặc dù, thành phố đã có những chỉ thị di rời, xong vẫn còn 15 hộ
dân lấn chiếm trong vành đai khu vực 1 (vành đai cấm). Để bảo vệ di tích, cũng là để bảo
vệ chứng tích của thành phố 1000 tuổi có bề dày về văn hóa lịch sử, đình thờ Bà Chúa
Kho đang rất cần sự quan tâm của các nhà quản lý để chấn chỉnh các hoạt động vi phạm.
Trong thời kỳ "Tấc đất tấc vàng" nhà dân liền kề với di tích, thực trạng này đã làm ảnh
hưởng nghiêm trọng tới kiến trúc cảnh quan của đình Giảng Võ, gây ra sự lộn xộn, ồn ào
trong khu thờ tự. Việc tồn tại các sinh hoạt ăn ở và sự gia tăng nhân khẩu của các hộ dân
tại khu vực di tích là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự xuống cấp nhanh chóng và
nghiêm trọng của di tích. Ngoài ra nguyên nhân dẫn đến việc xuống cấp của di tích còn
là do thời gian tồn tại, khí hậu mưa nắng thất thường, thiên tai, và cả bản thân con người
vô tình gây ra.
Việc cắm mốc giới tạo hành lang pháp lý cho việc bảo vệ di tích hầu như vẫn
giẫm chân tại chỗ. Việc cắm mốc giới là để tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền
làm chủ trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, để đề cao trách nhiệm của các
cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân trong việc
bảo vệ sử dụng di tích. Việc cắm mốc giới đã khó khăn, nhưng việc di chuyển các hộ dân
ra khỏi di tích để giải phóng mặt bằng còn khó khăn hơn rất nhiều, cần phải xúc tiến song
song cả hai việc (cắm mốc và giải toả). Phòng Văn hoá thông tin quận báo cáo UBND
quận Ba Đình đã ra quyết định thành lập tổ công tác điều tra, khảo sát từng hộ đang ăn ở,
sử dụng nhà đất quanh di tích đình Giảng Võ, từ đó lập kế hoạch có tờ trình Thành phố
xin quỹ nhà nước để di chuyền dần. Để hoàn thành việc cắm mốc giới và di chuyển được
các hộ dân ra khỏi di tích, đòi hỏi phải có sự nỗ lực quyết tâm rất lớn của các cấp các
ngành, từ địa phương đến thành phố mới đáp ứng nguyện vọng của nhân dân trong việc
bảo tồn di tích lịch sử cấp quốc gia đình Giảng Võ.
Mặc dù được công nhận là di tích cấp quốc gia nhưng đến nay di tíchđình Giảng
Võ vẫn chưa được quy hoạch tổng thể để có cơ sở bảo tồn

18
vàpháthuyditíchtrọnvẹnhơnnữa.
2.1.2. Tu bổ, phục hồi di tích
Tu bổ, phục hồi là hoạt động rất khẩn thiết đối vớicác di tích
vănhóalịchsửcủaViệtNamnóichungvàditíchđình Giảng Võnóiriêng.Trên thực tế, công tác
tu bổ, phục hồi di tích không chỉ đơn giản
làkhôiphụclạinhưmớimộtcôngtrìnhkiếntrúccổtruyền,màlàsựtổnghợp của nhiều mặt hoạt
động phức tạp có quan hệ qua lại rất chặt chẽ như:Nghiên cứu, sáng tạo nghệ thuật và
quá trình thi công, sản xuất… Công táctu bổ di tích phải đáp ứng được các nhu cầu: Giải
phóng, tước bỏ khỏi ditích tất cả các lớp bổ sung xa lạ, gây ảnh hưởng xấu tới các mặt
giá trị củadi tích; giữ lại tối đa những yếu tố nguyên gốc của di tích; trên cơ sở khoahọc
đáng tin cậy khôi phục lại một cách chính xác những yếu tố đã bị thiếuhụt, mất mát trong
quá trình tồn tại của di tích; trả lại cho di tích hình dángvốn có của nó; làm cho di tích có
độ bền vững về mặt kết cấu để tồn tại lâudài trước tác động của điều kiện khí hậu và thời
tiết khắc nghiệt cũng nhưthử thách của thời gian. Bảo tồn, phát huy giá trị di tích phải
đảm bảo tínhtrung thực,tínhđặctrưngvà giátrịgốc củaditích.
Thực hiện việc tu bổ, phục hồi di tích phải trên cơ sở đảm bảo tínhnguyên vẹn, tôn
trọng yếu tố gốc, sự bền vững, sự hài hoà của di tích vớicảnh quan lịch sử - văn hóa của
khu vực. Bảo tồn và phát huy giá trị di tíchđể góp phần củng cố bản sắc văn hóa địa
phương, đáp ứng nhu cầu hưởngthụ và tham gia sáng tạo văn hóa của nhân dân. Bảo vệ,
phát huy và khaithác giá trị di tích một cách hợp lý, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xãhội của địa phương, đặc biệt là kinh tế du lịch. Tạo lập sự hài hòa giữa quyhoạch phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch xây dựng nông thôn mới vớibảo vệ di tích và phong trào
xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Bảo tồn,phát huy giá trị di tích là sự nghiệp của toàn
dân, Nhà nước giữ vai trò
chủđạo.Huyđộngtốiđacácnguồnlựcchocôngtácbảotồn,pháthuygiátrịdi tích; tạo điều kiện
cho các tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ, gìn giữ vàphát huy giá trị di tích. Bảo tồn,
phát huy giá trị di tích gắn với phục vụnhiệm vụ nghiên cứu khoa học, học tập, cung cấp
thông tin, phổ biến
trithứcvềlịchsử,giátrịditích,gópphầnđịnhhướngthẩmmỹ,nângcaomứchưởngthụvănhóacho
nhândân,chốnglạisựdunhậpcủacácyếutốvănhóangoạilaicóảnhhưởngxấu đếncácgiátrị
chuẩnmựctrongxãhội.
Theo thống kê của cơ quan quản lý di sản văn hoá có hai mươi hai đền miếu thờ
Châu Nương. Hiện nay, đình Giảng Võ, quận Ba Đình, trải qua thời gian, khắc nghiệt

19
của thời tiết, một số hạng mục công trình đã xuống cấp và không phù hợp với kiến trúc
truyền thống, công năng sử dụng.
Về việc tu sửa, UBND quận có đầu tư kinh phí cho việc tu sửa di tích, đầu tư quỹ đất cho
việc giải toả di tích, nhưng phần lớn kinh phí dùng cho công tác này là do địa phương
làm tốt công tác xã hội hoá trong việc tu bổ, giải toả. Công tác tu sửa, dù bằng nguồn vốn
nào cũng đều được các cấp quản lý trực tiếp thông qua. Ngày 29/4/2020, UBND quận Ba
Đình ban hành Quyết định số 985/QĐ-UBND về phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công
trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Giảng Võ. Dự án tu bổ, tôn tạo tổng thể sân vườn, cải tạo
hệ thống cấp, thoát nước, điện chiếu sáng; các hạng mục: Đại đình; Phương đình; tả vu,
hữu vu và các hạng mục phụ trợ nhà bếp, nhà soạn lễ, tiếp khách... Tổng mức đầu tư là:
28.686.000.000 đ (Hai mươi tám tỷ, sáu trăm tám sáu triệu đồng) bằng nguồn vốn ngân
sách và xã hội hoá. Tiến độ: Dự kiến thời gian thực hiện dự án 450 ngày kể từ ngày khởi
công công trình.
Việc bảo tồn, phát huy giá di tích đình Giảng Võ nhằm góp phần hoàn thiện quy
hoạch tổng thể chung về bảo tồn di tích, gắn với phát triển du lịch cho thủ đô Hà Nội,
đồng thời đáp ứng nguyện vọng của đông đảo nhân dân phường Giảng Võ, nhân dân
quận Ba Đình và du khách thập phương.
2.1.3. Sự tham gia của cộng đồng
Luật Di sản văn hóakhẳng định “Di sản văn hóa Việt Nam là tài sảnquý giá của
cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là bộ phận của di sản vănhóa nhân loại, có vai trò
lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước củanhândân”.
Trên thực tế, di sản được bảo vệ tốt khi có sự chung tay góp sức, sựtham gia của
cộng đồng. Ở đâu vai trò của cộng đồng được phát huy, cộngđồng tham gia tích cực,
rộng rãi vào các hoạt động ở di sản thì ở đó di sảnsẽ được bảo vệ tốt. Vì thế, cộng đồng
là một phần không thể thiếu của disản văn hóa, họ chính là linh hồn, là tâm điểm của di
sản. Chỉ có dựa vàosứcmạnhcộng đồng chúng tamớicó thể bảo tồn và pháthuy các di
sảnvăn hóa một cách cóhiệuquảtrongđiềukiệnhiệnnay.
Trong những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều kinh phí cho việcbảo tồn và phát
huy giá trị các di sản văn hóa nói chung và các di tích lịch sử văn
hóanóiriêng.Bêncạnhđó,Nhànướccònbanhànhcácchủtrương,chínhsáchnhằmhuyđộngcácn
guồnlựctừcộngđồng.Đâylàchủtrươngxãhội hóa với tinh thần“Nhà nước và nhân dân cùng
làm”, là chủ trươngđúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh đất nước hiện nay, nhằm trả lại
chocộng đồng những giá trị văn hóa mà họ đã tạo nên và trao quyền làm

20
chủnhữnggiátrịđóchohọ.Vìlẽđó,cộngđồngsẽquantâmnhiềuhơnvàluôn có ý thức bảo vệ
các di tích. Như vậy, vai trò của cộng đồng tham giavào hoạt động bảo vệdi tíchcó
ýnghĩa quan trọng góp phần giữ gìn bảnsắcvănhóadântộc.
Đốivớiditíchlịchsửvănhóa đình Giảng
Võ,khôngthểphủnhậnvaitròcủacộngđồngtrongcôngtácbảotồngiátrịditích.Chínhcộngđồng
người dân địa phương đã cùng với các cấp chính quyền phát hiện,ngăn chặn việc vi
phạm di tích.Ngoài ra, vai trò của cộng đồng được thể hiện nhất là việc hàng ngày
thayphiênnhauđếncoisóc,dọndẹpsânvườnsạchsẽ,cùng với ban quan lí di tích tiến hành lau
chùi đồ thờ tự và cácpho tượng. Với sự tham gia tích cực và trực tiếp vào việc quản lý,
bảotồn,tôntạo,ngườidânđãthểhiệnvaitròchủthểcủaditích,làmchoditíchngàycàngpháttriểnb
ềnvững.Thôngquađó,cáchoạtđộngsaitrái làm sai lệch, biến tướng, vi phạm, xâm hại đến
di tích được phát hiện kịpthờivà được chínhnhân dânpháthuyvaitròbảovệ di tích.
2.2. Đánh giá chung
2.2.1. Những ưu điểm
Trong thời gian qua, chính quyền Ủy ban nhân dânquận Ba Đình đã tiến hành các
biện pháp nhằm bảotồnvàpháthuygiátrịditíchđình Giảng
Võ.Trongquátrìnhtriểnkhaicácbiệnphápnàycũng đãđạtđượcnhữngkếtquả nhấtđịnh.
Nhằm nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bảo tồn vàphát huy giá trị
di tích đình Giảng Võ, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình đã tổ chức các buổi tuyên truyền
giáo dục vềgiá trị của các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn, trong đó có di tích đình
Giảng Võ, nhờ đó người dân có thể ý thức được vai trò của công tác bảo tồnvà
pháthuyditíchcũngnhưtráchnhiệmcủa bảnthânđốivớiditích.
Để phục vụ cho công tác hướng dẫn tham quan học tập tại di tích,ban quản lí di
tích cũng đã linh hoạt kịpthời bằng cách cử cán bộ địa phương có sự am hiểu nhất định
về di tích đểhướng dẫn, thuyết minh cho những đoàn khách tham quan có nhu cầu,
diễngiảivàtrảlờinhữngvấnđềquantâmcủahọcsinh, du khách thập phương,thanh niên
tổchức nhữngbuổi ngoại khóa, sự kiện văn hóa như hộinghị,tọa đàmtạiditích.
Công tác nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm đã có những nghiên cứuchung, cung
cấp những thông tin tổng quan về đình Giảng Võ.
Thêmvàođó,cáccơquantruyềnthôngcấpphường
đãđưatin,giớithiệu,đồngthờiđãcónhữngcảmnhậntrêncácmạngxãhộivềdiđình Giảng Võ
cũngnhưcácgiátrịnổibậtcủaditích.
Môi trường và cảnh quan nơi đây hiện rất đảm bảo do công tác

21
bảovệditíchtốt.Tìnhhìnhanninhđãcónhiềubiếnchuyểntrongthờigiangần đây do có sự vào
cuộc của các cấp chính quyền tăng cường công táckiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự đồng
thời với sự chung tay góp sức của bàcon nhân dân địa phương.
2.2.2. Những hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm nêu trên, công tác bảo tồn và phát huy giátrịditích đình
Giảng Võ vẫncòn mộtsố hạnchếbấtcập.
Cho đến thời điểm hiện nay về cơ bản đối với chính quyền vẫn chưa xác định
được một bản quy hoạch cho di tích đình Giảng Võ nhằm để bảo tồn, phát huy và quản lý
di tích.
Đầu tư kinh phí cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ từ
phía cơ quan nhà nước còn rất hạn chế, các doanh nghiệp,
cánhânvàcôngtácxãhộihóahoạtđộngbảotồnvàpháthuygiátrịditíchhầu nhưchưađược thực
hiện.
Mộtvấnđềrấtquantrọngđốivớicôngtácbảotồnvàpháthuygiátrị di tích đình Giảng Võ
là công tác nghiên cứu và xuất bản phẩm thì mớichỉ đưa ra được những nghiên cứu
chung nhất chưacónhữngnghiêncứucũngnhưcác ấn phẩm riêng, cụ thể về di tích đình
Giảng Võ giúp du khách thập phương có thể tìm hiểu và nghiên cứu.
Công tác tổ chức hướng dẫn tham quan cho di tích của địa phươngchưa được quan
tâm đúng mức. Vì vậy, vấn đề phát huy giá trị của di tíchđối với công chúng chưa được
phong phú, đa dạng và bởi vì khách thamquan chủ yếu phụ thuộc vào Ban quản lý khu di
tích.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2:
Chương 2 của luận văn đã nghiên cứu khảo sát thực trạng và làm rõ các chủ thể quản lý
và cơ chế quản lý đối với di tích đình Giảng Võ trong hoạt động bảo tồn và phát huy giá
trị di tích đình Giảng Võ, cơ chế phối hợp quản lý di tích và đội ngũ cán bộ với trình độ
chuyên môn, độ tuổi, giới tính khác nhau hiện nay đã và đang chịu trách nhiệm về công
tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích.Tác giả đã tập hợp tài liệu, tư liệu khảo sát trực tiếp
di tích đình Giảng Võ, từ đó trong luận văn đã trình bày và phân tích thực trạng hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị di tích đó là: Triển khai và ban hành một số văn bản
quản lý; điều tra, nghiên cứu di tích; quy hoạch di tích; bảo quản, bảo vệ di tích; tu bổ
phục hồi di tích; tuyên truyền, quảng bá giới thiệu di tích; khai thác giá trị của di tích gắn
với du lịch; ngoài ra luận văn còn trình bày về sự tham gia của cộng đồng trong hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị di tích chùa đình Giảng Võ; đánh giá công tác thanh tra,

22
kiểm tra.Bên cạnh đó, trong chương 2 luận văn đã phân tích từ thực trạng hoạt động bảo
tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ trong thời gian qua, có những đánh giá nhận
xét chung và đưa ra được những ưu điểm, thành tựu đã đạt được và nguyên nhân của
những thành tựu ấy, mặt khác chỉ rõ hạn chế bất cập trong hoạt động bảo tồn, phát huy
giá trị di tích và nguyên nhân của những hạn chế đó.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY
GIÁ TRỊ DI TÍCH ĐÌNH GIẢNG VÕ
3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Trong bối cảnh phát triển mới, đất nước ta từng bước đi lên xã hội chủ nghĩa, xu
hướng phát triển văn hóa của chúng ta cũng đang hướng tới sự phát triển của đại đa số
tầng lớp nhân dân lao động. Để thực hiện việc bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa nói
chung của các công trình di tích văn hóa lịch sử, ngoài việc phải hướng tới mục tiêu cao
đẹp, các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, một trong những điểm quan trọng
đó là việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức về vấn đề này. Đây cũng là một trong
những chủ trương đường lối của Đảng và hệ thống pháp lý của nhà nước về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị văn hóa. Bởi vì một di tích có thể tồn tại và phát triển tốt hay
không, giải quyết những vấn đề phát sinh ở đây như thế nào… là những bài toán khó
đang cần câu trả lời. Một vấn đề rõ rệt đó là bên cạnh những tác nhân khách quan thì phụ
thuộc chính vào năng lực nhận thức của con người. Để đánh giá năng lực ấy, rất khó có
những tiêu chí hay thông số đo lường. Tuy nhiên, phần nào có thể xem xét vấn đề này
qua sự phản ánh của chính chủ thể - tức là việc duy trì và phát triển của chính di tích đó.
Như vậy, thực tế cho thấy với những gì đang diễn ra ở những di tích văn hóa lịch sử trên
cả nước nói chung thì năng lực nhận thức của cộng đồng về di tích bộc lộ khá nhiều hạn
chế. Điều đó cho thấy quan trọng nhất là phải có những thay đổi về nhận thức, tức là phải
nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm chung đối với chủ thể di tích. Việc bảo tồn, trùng tu
và phát triển các di tích cần phải có sự chung tay của cộng đồng. Đây là yêu cầu cấp thiết
đặt ra trong bối cảnh phát triển chung và trước sự tồn tại, phát triển của mỗi di tích văn
hóa lịch sử nói riêng.
Hiện nay công tác tuyên truyền để nhân dân và cộng đồng nắm vững, hiểu rõ được
các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của trí người. Để đánh giá năng lực ấy, rất
khó có những tiêu chí hay thông số đo lường. Tuy nhiên, phần nào có thể xem xét vấn đề
này qua sự phản ánh của chính chủ thể - tức là việc duy trì và phát triển của chính di tích
đó. Như vậy, thực tế cho thấy với những gì đang diễn ra ở những di tích văn hóa lịch sử
23
trên cả nước nói chung thì năng lực nhận thức của cộng đồng về di tích bộc lộ khá nhiều
hạn chế. Điều đó cho thấy quan trọng nhất là phải có những thay đổi về nhận thức, tức là
phải nhận thứcđầy đủ hơn về trách nhiệm chung đối với chủ thể di tích. Việc bảo tồn,
trùng tu và phát triển các di tích cần phải có sự chung tay của cộng đồng. Đây là yêu cầu
cấp thiết đặt ra trong bối cảnh phát triển chung và trước sự tồn tại, phát triển của mỗi di
tích văn hóa lịch sử nói riêng.
Hiện nay công tác tuyên truyền để nhân dân và cộng đồng nắm vững, hiểu rõ được
các giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thẩm mỹ của trí thức đang được xem là một trong
những biện pháp chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hóa của di tích trong đời sống hiện nay. Do đó dựa trên cơ sở văn bản luật và các
Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành, vấn đề đặt ra cho các chính quyền địa phương
trong phạm vi cả nước cần phải làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
cộng đồng về di tích và vai trò của di tích trong đời sống xã hội. Đối với di tích Đình
Giảng Võ, phường Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, các cấp, chính quyền,
ban, ngành cần phải có kế hoạch, chương trình cho công tác tuyên truyền đa dạng phong
phú về nội dung của Luật Di sản văn hóa, nội dung của các Nghị định, Thông tư của
Đảng và nhà nước, đồng thời tuyên truyền và giới thiệu quảng bá nội dung các Văn bản
có liên quan đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích của địa phương cho cộng đồng
và dân cư trên hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng như hệ thống truyền thanh
của phường Giảng Võ, hệ thống các báo văn hóa địa phương, trên internet,... Mặt khác,
cũng phải có các phương thức khác nhau để giới thiệu về giá trị di tích Đình Giảng Võ
trên hệ thống các phương tiện nêu trên. Qua đó nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng
để giữ gìn bảo vệ di tích, di vật, đồ thờ tự và không giancảnh quan của di tích. Đồng thời
tự giác thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Các cấp lãnh đạo củađịa phương cũng
cần phải kịp thời có những biện pháp hữu hiệu để ngăn chặn những biểu hiện lệch lạc
như mê tín dị đoan, cờ bạc, đốt nhiều vàng mã... trong khi hành lễ tại Đình Giảng Võ. Để
làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng về Luật Di sản văn hóa,
bảo tồn phát huy giá trị di tích, đòi hỏi các cấp ủy chính quyền, ban, ngành ở địa phương
cũng phải gương mẫu chấp hành những điều quy định của Luật Di sản văn hóa, Nghị
định hướng dẫn thi hành đồng thời hướng dẫn giúp đỡ cho người dân có những hoạt
động linh hoạt sáng tạo phù hợp trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích Đình
Giảng Võ của địa phương mình.
3.2. Tăng cường công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích
24
Bảo tồn di tích là hoạt động nhằm đảm bảo sự tồn tại lâu dài, ổn định của di tích,
qua đó phát huy giá trị di tích. Hoạt động bảo tồn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu
từ trước đến nay. Luật Di sản văn hóa ban hành năm 2001 (Được sửa đổi, bổ sung năm
2009) đã dành riêng một chương quy định về di tích. Ngoài ra, còn nhiều Quy định, Quy
chế về việc bảo tồn, tu bổ di tích. Có thể thấy, bảo tồn di tích là công việc cần thiết, được
coi trọng của nhiều cấp và ngành từ trung ương đến địa phương.
Hiện nay, quan niệm bảo tồn văn hóa được hiểu là các nỗ lực nhằm bảo vệ, gìn
giữ sản phẩm văn hóa vốn được chắt lọc, trưng cất, được thử thách qua những thay đổi
của thời gian và không gian tồn tại theo dạng thức vốn có của nó. Do vậy, các di tích văn
hóa lịch sử nói chung trong cả nước và di tích đình Giảng Võ nói riêng nên được bảo vệ
một cách nguyên vẹn như nó vốn có, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hóa vật
chất và tinh thần nguyên bản. Tuy nhiên một vấn đề đặt ra đó là các di sản văn hóa vật
chất và tinh thần luôn gắn bó với đời sống con người, với môi trường xã hội trong sự vận
động của nó. Có thể nói, các di sản văn hóa vật chất và tinh thần ở trong lòng xã hội hiện
tại và luôn chuyển động theo những biến chuyển của xã hội mà nó đang tồn tại. Do vậy,
khuynh hướng bảo tồn nguyên vẹn cũng không phải là giải pháp tối ưu đối với các di sản
văn hóa vật chất và tinh thần. Khuynh hướng này cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định
làm khô cứng các sản phẩm văn hóa. Do vậy, công tác bảo tồn trên cơ sở kế thừa luôn
được lựa chọn và các hoạt động bảo quản, tu bổ, tôn tạo luôn được chú trọng.
Đối với di tích đình Giảng Võ, việc xác lập phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích có vai
trò rất quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị của chúng, khi xây dựng được
bản quy hoạch khoanh vùng bảo vệ di tích thì chính quyền cùng toàn thể người dân địa
phương tích cực tham gia công cuộc bảo vệ di tích. Đây là việc làm cần thiết cho di tích
đình Giảng Võ nhằm bảo tồn một cách tốt hơn.
Hiện nay, tại đình Giảng Võ vẫn chưa có Ban bảo vệ di tích. Hoạt động của di tích
được chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn quan tâm chỉ đạo; cử người luân
phiên có mặt tại khu vực di tích nhằm phát hiện, ngăn chặn những dấu hiệu vi phạm,
những hủ tục mê tín dị đoan diễn ra trong di tích; thường xuyên kiểm tra tình trạng của di
tích; phát hiện, đề bạt yêu cầu và cho tu sửa những bộ phận hư hỏng. Vì vậy, biện pháp
này cần được tiếp tục phát huy trong thời gian tới. Trong công tác bảo tồn, tu bổ, trùng tu
di tích phải luôn luôn tôn trọng tính nguyên gốc của di tích, không làm mới hay sai lệch
di tích. Bảo quản di tích là hoạt động nhằm phòng ngừa phù hợp và hạn chế những tác
nhân hủy hoại di tích mà không làm thay đổi những yếu tố nguyên gốc vốn có của di
25
tích. Bảo quản di tích gồm bảo quản phòng ngừa và bảo quản định kỳ. Căn cứ vào hiện
trạng đình Giảng Võ, có thể áp dụng các biện pháp bảo quản phù hợp.
Tiến hành bảo quản di tích đình Giảng Võ sẽ mang hiệu quả cao mà không đòi hỏi kinh
phí lớn, kỹ thuật phức tạp và không làm thay đổi tính nguyên gốc của di tích. Những biện
pháp cụ thể như:
Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước từ máng nước đến cống rãnh đề
phòng ngập úng làm hư hại di tích; kiểm tra độ thông thoáng của di tích phòng tránh ẩm
mốc; kiểm tra thường xuyên các cấu kiện kiến trúc gỗ, phát hiện các nguy cơ gây mối
mọt để có biện pháp phòng ngừa; hạn chế đóng đinh hay vật liệu kim loại vào cột gỗ;
thường xuyên lau dọn nền nhà và cột nhà ngăn ngừa rêu mốc; hạn chế treo đồ dùng trên
tường di tích phòng ngừa việc nứt, lún, bảo quản các di vật vải và giấy bằng cách cất
trong phòng kín để nơi khô ráo, thoáng mát nhưng vẫn kiểm tra tránh ẩm, ố hay bạc màu.
Ngoài ra, việc bảo quản xử lý hóa chất cho phần ngoài di tích từ mái đến tường bao để
diệt trừ rêumốc, ký sinh; diệt trừ tận gốc các ổ mối ngăn chặn việc lây lan sang các bộ
phận khác; với các di vật, việc xử lý hóa chất phải theo từng chất liệu khác nhau và
phương pháp khác như ngâm tẩm, xông hơi, quét thuốc. Mặt khác, thực hiện giải pháp tu
bổ di tích đình Giảng Võ còn là hoạt động sửa chữa về kỹ thuật, điều chỉnh sự biến dạng,
khắc phục những hư hỏng như chắp vá, nối, gia công,… Căn cứ vào thực trạng đình
Giảng Võ, có thể chọn hình thức tu bổ sửa chữa nhỏ nhằm bảo vệ và gia cố kỹ thuật cho
di tích luôn trong trạng thái ổn định mà không làm thay đổi hình dáng lịch sử vốn có của
nó.
Có thể nói, công tác bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích đình Giảng Võ sẽ giúp tăng
cường khả năng sử dụng và phát huy giá trị di tích, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế -
xã hội của địa phương.
Để đảm bảo an toàn và phòng chống cháy nổ, di tích đình Giảng Võ cần được trang bị
các thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Các thiết bị này để ở vị trí thuận tiện mà không làm
mất mỹ quan của di tích chùa hiện nay. Bên cạnh đó, phương tiện phòng chống cháy nổ
cần được kiểm tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng, tránh những trường hợp rủi ro
đáng tiếc xảy ra.
Đối với các di vật và đồ thờ trong di tích đình Giảng Võ, cần được chính quyền
địa phương, cộng đồng và ban quản lí di tích trực tiếp tại chùa tăng cường công tác bảo
vệ hơn nữa để tránh tình trạng đánh cắp, mất mát hoặc hư hỏng, mặt khác cần phải ngăn
chặn kịp thời tình trạng đưa linh vật lạ vào trong di tích không phù hợp với truyền thống
26
văn hóa của dân tộc.
3.3. Đẩy mạnh hoạt động in ấn xuất bản phẩm về di tích
Hoạt động in ấn xuất bản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích đình Giảng Võ, vì thông qua các ấn phẩm về di tích, các nhà quản lý,
cộng đồng cư dân, các tổ chức xã hội, đoàn thể, khách du lịch trong và ngoài nước sẽ
hiểu rõ hơn về nội dung, giá trị của di tích. Trên thực tế để phát huy giá trị của di tích nói
chung và di tích đình Giảng Võ nói riêng đến với công chúng và cộng đồng trong nước
và quốc tế, ngoài công tác hướng dẫn tham quan tuyên truyền quảng bá về di tích thì việc
in ấn các xuất bản phẩm để giới thiệu về di tích đình Giảng Võ có vai trò rất quan trọng
trong thời đại hiện nay để thu hút ngày càng đông hơn khách tham quan và các đối tượng
khác nhau, đặc biệt là tuổi trẻ học đường. Vì vậy, các cấp lãnh đạo ở địa phương cần phải
quan tâm, chú ý đến việc nghiên cứu, thu thập tư liệu lịch sử biên soạn và cho xuất bản
nhiều ấn phẩm phong phú, đa dạng để phục vụ cho công tác giáo dục tuyên truyền, giới
thiệu về di tích.
Tiến hành in tờ rơi, tờ gấp, catalogue, bưu ảnh và guide book... Với hình ảnh đẹp,
sắc nét về giá trị kiến trúc nghệ thuật và những nét độc đáo về trang trí hoa văn đề tài ở
các công trình kiến trúc nghệ thuật của di tích đình Giảng Võ để phục vụ cho công tác
hướng dẫn tham quan du lịch mỗi khi khách du lịch về với di tích.
Cùng với những công trình trên đây, chính quyền địa phương cần và nên thực hiện việc
áp dụng quản lý di tích bằng công nghệ thông tin, đồng thời tiến hành dựng các thước
phim tư liệu, những bộ đĩa DVD, CD về Di sản văn hóa quận Ba Đình,trong đó có di tích
đình Giảng Võ không những để phụcvụ cho việc lưu giữ bảo tồn di tích mà còn tuyên
truyền trong công chúng địa phương và có thể đưa tới các trường học để phục vụ cho học
sinh địa phương. Từ đó để nâng cao lòng tự hào về di sản văn hóa trên mảnh đất quê
hương của mình.
3.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt
động bảo tồn và phát huy giá trị di tích
Hiện nay ở nước ta một thực tế đã và đang diễn ra tình trạng vi phạm pháp luật về
Luật Di sản văn hóa, nhất là trong các hoạt động liên quan tới tu bổ, tôn tạo, sử dụng di
tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh, tình trạng lấn chiếm đất đai di tích, tu bổ di
tích sai nguyên tắc, lợi dụng việc phát huy giá trị di tích để trục lợi... chậm được xử lý và
khắc phục kịp thời. Điều này dẫn tới việc pháp luật về di sản văn hóa chưa được nhiều tổ
chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành.
Ở quận Ba Đình, hoạt động thanh tra, kiểm tra khoanh vùng khu vực bảo vệ tại di
27
tích đình Giảng Võ cũng được coi là một nhiệm vụ quan trọng bởi vì để bảo vệ di tích
một cách đầy đủ, không chỉ quan tâm đến phạm vi trong của di tích (khu vực bảo vệ I)
mà còn phải mở rộng ra môi trường cảnh quan thiên nhiên được nhà nước quy định là
khu vực bảo vệ II. Để tránh tình trạng lấn chiếm vi phạm vào không gian cảnh quan của
di tích đòi hỏi công tác này phải được quản lý tốt và có hiệu quả. Vì vậy, đối với di tích
đình Giảng Võ cũng không phải là ngoại lệ. Để làm được tốt công tác quản lý di tích
đình Giảng Võ thì Uỷ ban nhân dân quận Ba Đình, phường Giảng Võ, Ban văn hoá
thông tin, cũng như các ban, ngành, đơn vị liên quan phải có những giải pháp kịp thời
ngăn chặn những hành vi xâm phạm di tích như: Ngăn chặn các hành vi xả rác thải xung
quanh khu vực làm ô nhiễm môi trường cũng như mất đi không gian cảnh quan của di
tích đình Giảng Võ; kiểm tra ngăn chặn kịp thời tình trạng lấy cắp di vật, cổ vật, bảo vật
quốc gia, thường xuyên kiểm tra để nắm chắc số lượng và thống kê đầy đủ các di vật, đồ
thờ trong di tích. Tăng cường công tác thanh, kiểm tra xử lý vi phạm di tích.
Trong công tác thanh kiểm tra xử lý vi phạm đối với di tích đình Giảng Võ cần
được chính quyền địa phương các cấp, thực hiện việc phân cấp, phân công rõ ràng quyền
và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn
hóa ở địa phương để một mặt, các tổ chức, cá nhân nhận thức rõ và thực thi đúng đắn
trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có
di tích đình Giảng Võ. Mặt khác, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phường
Giảng Võ, quận Ba Đình phải căn cứ pháp luật để thực hiện thanh tra, kiểm tra, xử lý các
vi phạm và phải có sự phối hợp của các cấp, các ngành đặc biệt là sự phối hợp liên ngành
(trong đó có cả lực lượng Công an phường) trong quá trình thực hiện thanh kiểm tra, xử
lý kịp thời những vụ việc vi phạm di tích đình Giảng Võ.
Cùng với việc xử lý kịp thời, thích đáng như xử phạt hành chính, truy tố trước
pháp luật đối với tổ chức, cá nhân nếu vi phạm, xâm lấn không gian cảnh quan di tích,
lấy cắp đồ thờ tự... thì chính quyền địa phương các cấp cần thực hiện việc biểu dương,
khen thưởng kịp thời đối với những tổ chức, cá nhân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
về bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương và bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ.
Ngoài ra, chính quyền địa phương phường Giảng Võ, quận Ba Đình còn phải tiến hành
thanh kiểm tra nhằm để phát hiện, xử lý dứt điểm kịp thời đối với những tổ chức hoặc cá
nhân đã lợi dụng việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ để trục lợi, thực
hiện hành vi mê tín dị đoan trong lễ hội, bói toán, cờ bạc trá hình trong không gian của di
tích hoặc thực hiện những hành vi khác trái với pháp luật. Cùng với công việc trên đây,
28
các cấp chính quyền, ngành chức năng còn phải tiến hành kiểm tra thường xuyên việc
chấp hành các quy định về bảo vệ an ninh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn cho di
tích đình Giàng Võ.
3.5. Phát huy vai trò của cộng đồng trong hoạt động bảo tồn và phát huy
giá trị di tích
Trong văn hóa của mỗi một cộng đồng tộc người bao giờ cũng có những yếu tố cơ
bản thuộc về ý thức, nhân sinh quan và thế giới quan. Những vấn đề này được coi là yếu
tố nội sinh và những yếu tố ngoại sinh có được trong quá trình giao thoa và tiếp biến văn
hóa và được cụ thể hóa trong từng bối cảnh kinh tế, xã hội nhất định. Lịch sử đã chứng
minh rằng một trong những phát triển văn hóa là cần phải nâng cao năng lực nội sinh,
phát huy tinh hoa truyền thống của các tộc người, song chúng ta cũng đồng thời cần tiếp
thu những yếu tố ngoại sinh - tinh hoa văn hóa của nhân loại. Đây là xu hướng tất yếu
của mọi nền văn hóa phát triển trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Bởi vì chúng ta đang
sống trong thời kỳ hội nhập quốc tế mạnh mẽ với cuộc cách mạng về công nghệ thông tin
số hóa đang bùng nổ ở các quốc gia trên toàn cầu
Hiện nay ở nước ta việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích đã và đang được cả xã hội
quan tâm, trong đó ghi nhận những đóng góp rất lớn của cộng đồng. Với sự tham gia của
cộng đồng, nhiều di tích đã được trùng tu, tu bổ tránh được sự hủy hoại của thiên nhiên,
môi trường, đồng thời đưa vào sử dụng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của người
dân.
Cộng đồng là chủ thể sáng tạo ra các di sản văn hóa, đồng thời thụ hưởng những
giá trị của di sản văn hóa do chính mình tạo ra. Đối với di tích đình Giảng Võ, phường
Giảng Võ, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay
được xác định, ghi nhận, lưu giữ, bảo tồn và sự hiện diện hiện nay còn lại của di tích là
bởi cộng đồng dân cư qua nhiều thế hệ và họ chính là những người gìn giữ di tích đình
Giảng Võ này. Sự chung tay góp sức đối với di tích đình Giảng Võ để di tích này còn
được lưu giữ lại đến ngày nay là bởi vì cộng đồng cư dân nơi đây đã cùng chung sống
trên một vùng lãnh thổ có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời.
Vì vậy,các cấp chính quyền cần tăng cường củng cố tổ chức mặt trận, các đoàn thể chính
trị xã hội ở địa phương để thực sự là chỗ dựa tin cậy, tập hợp các thành viên, đặc biệt là
thế hệ trẻ nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở, bảo vệ di
sản văn hóa, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa... Mặt khác, chính quyền
địa phương nên thu thập, tham khảo và tôn trọng ý kiến đóng góp có ý thức cho công tác

29
bảo vệ, phát huy giá trị di tích nhằm phát huy vai trò tự giác của người dân trong việc giữ
gìn, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, xây dựng quy ước của xã... để góp phần giữ gìn và
phát huy, khơi dậy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ngay trong địa phương và làm
cho đời sống tinh thần của cộng đồng cư dân địa phương được nâng cao.
Mặt khác, khi tổ chức các hoạt động văn hóa, bàn về những vấn đề phát triển kinh
tế, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương, chính quyền địa phương cần chú ý đến tính chủ
động, tự giác của người dân, mở rộng dân chủ theo hướng dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra, tăng cường tổ chức các sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính giáo dục
cao, đặc biệt đối với thế hệ trẻ ở địa phương. Cùng với các hoạt động trên đây, chính
quyền địa phương cần tổ chức các hoạt động quyên góp, gây quỹ một cách thiết thực
nhằm để gây dựng ý thức cộng đồng địa phương đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di
tích đình Giảng Võ.
Vì vậy, để nâng cao vai trò và tiếp tục huy động được sự tham gia của cộng đồng
địa phương trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ, chính quyền
địa phương cần thực hiện một số công việc sau:
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền Luật Di sản văn hóa, các văn bản về bảo
vệ, phát huy giá trị di tích dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm đưa các văn bản này vào
cuộc sống và có hiệu lực trong thực tế, đồng thời nâng cao nhận thức của người dân, hình
thành ý thức, thái độ trân trọng đối với các loại hình di tích trên địa bàn quận Ba Đình,
thành phố Hà Nội. Việc tuyên truyền về giá trị của di tích để người dân có cách ứng xử
tích cực, phù hợp là vấn đề cần thiết nhất. Trong quá khứ cũng như hiện nay, truyền
thống đấu tranh, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc luôn là vấn đềđược coi trọng hàng
đầu. Lịch sử hào hùng của dân tộc ngày nay được lắng đọng, thể hiện qua các di tích. Do
vậy cần tuyên truyền, định hướng giúp cho người dân địa phương nhận thức đúng vai trò,
giá trị của loại hình di tích này từ đó họ có sự quan tâm, đầu tư hợp lý.
Chính quyền địa phương cần có những hoạt động thiết thực để cộng đồng địa
phương mà trực tiếp là nhân dân phường Giảng Võ được tham gia vào bảo vệ, phát huy
giá trị di tích chùa đình Giảng Võ và nhận những nhiệm vụ cụ thể để bảo tồn và phát huy
giá trị di tích này ngay trong đời sống của mình. Có thể nói, vai trò của cộng đồng trong
công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích nói chung ở nước ta đã và đang được đề cao bởi
vì cần phải dựa vào sức mạnh chung của cộng đồng thì công tác bảo tồn, phát huy giá trị
di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng mới có hiệu quả trong tình
hình hình hiện nay và sau này.
30
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3:
Chương 3 của luận văn đã trình bày và phân tích những quan điểm, phương
hướng và mục tiêu của Đảng và nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn và phát huy giá trị di
tích lịch sử văn hóa. Thông qua hệ thống văn bản pháp quy quan trọng như Luật Di sản
văn hóa năm 2001 (được sửa đổi, bổ sung năm2009), các Quyết định, Nghị định, Thông
tư..là cơ sở khoa học pháp lý quan trọng để các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa và
di sản văn hóa thực thi trong thực tiễn có hiệu quả.Để bảo tồn và phát huy tốt hơn nữa
giá trị của di tích đình Giảng Võ, luận văn đã sưu tầm và trình bày một số văn bản quan
trọng của chính quyền các cấp địa phương, có nội dung đề cập đến tầm quan trọng và vai
trò của di sản văn hóa nói chung và di tích lịch sử văn hóa nói riêng đối với đời sống văn
hóa cộng đồng và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đồng thời quy định rõ nội
dung của hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng
cảnh đã xếp hạng trên địa bàn quận Ba Đình.Chương 3 của luận văn đã đưa ra các giải
pháp thiết thực và phù hợp để khắc phục những hạn chế đã và đang tồn tại hiện nay trong
công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ bao gồm: Tuyên truyền, nâng
cao nhận thức; kiện toàn bộ máy quản lý di tích; tăng cường công tác bảo quản, tu bổ,
phục hồi di tích; xây dựng cơ chế chính sách; đẩy mạnh hoạt động in ấn xuất bản phẩm
về di tích; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và phát huy vai trò của
cộng đồng.Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của di tích văn hóa
lịch sử, không phải vì những yêu cầu của hiện tại mà phủ nhận những giá trị của nó trong
quá khứ. Quan điểm về bảo tồn và phát huy giá trị của di tích lịch sử văn hóa của Đảng
và nhà nước ta đã chỉ rõ là khai thác những giá trị văn hóa phù hợp với yêu cầu phát
triển, song cũng phải thừa nhận, tôn trọng và bảo vệ những giá trị mang tính lịch sử.

31
KẾT LUẬN
Di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn quận Ba Đình là một bộ phận quan trọng của di sản
văn hóa dân tộc, trong mỗi di tích này đã chứa đựng phong phú những giá trị văn hóa vật
thể và phi vật thể. Di tích chùa đình Giảng Võ là một di tích lâu đời của, tồn tại trên
mảnh đất cổ Thăng Long. Sự tồn tại của ngôi đình này cho đến ngày nay đã có bề dày
lịch sử đáng trân trọng. Đình Giảng Võ đã tồn tại trên 700 năm là minh chứng cho thời kì
chống giặc Nguyên xâm lược của nhân dân ta.Để thực hiện mục đích nghiên cứu của
luận văn đặt ra, tác giả luận văn đã sưu tầm thu thập tài liệu công trình bài viết... đã công
bố của nhiều tác giả đi trước để trình bày và làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận của công
tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích như một số khái niệm cơ bản có liên quan, đó là
khái niệm di tích, di tích lịch sử văn hóa, bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa;
các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về bảo tồn, phát huy giá trị di tích
trong hệ thống các văn bản quản lý nhà nước, đồng thời luận văn đã trình bày nội dung
của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa ở nước ta hiện nay.Cùng
với nội dung trên đây, luận văn đã trình bày và phân tích những nét khái quát nhất về
quận Ba Đình để có cái nhìn tổng thể về địa bàn, nơi tọa lạc ngôi đình Giảng Võ bao
gồm vị trí địa lý, truyền thống lịch sử, các ngành nghề, cư dân sinh sống và các di tích
lịch sử văn hóa tiêu biểu ở quận Ba Đình. Ngoài ra, luận văn còn trình bày tổng quan về
đình Giảng Võ như lịch sử hình thành và quá trình tồn tại của di tích, đặc điểm kiến trúc
nghệ thuật, giá trị văn hóa phi vật thể của đình Giảng Võ. Di tích đình Giảng Võ hiện nay
có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa cộng đồng cư dân phường Giảng Võ, quận
Ba Đình, thành phố Hà Nội.Như vậy có thể nói việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích
đình Giảng Võ là rất quan trọng nhằm góp phần gìn giữ những di sản văn hóa truyền
thống của dân tộc và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ ngoài ra việc bảo tồn và phát
huy giá trị di tích đình Giảng Võ còn góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
địa phương mà trong tương lai cần có sự chung tay tích cực của các cấp lãnh đạo của địa
phương và cộng đồng để đưa di tích vào các tour du lịch của quận Ba Đình. Từ đó có thể
nóiviệc bảo tồn và phát huy giá trị di tích đình Giảng Võ cần phải thực hiện các giải pháp
có tính đồng bộ. Trong luận văn đã đề ra với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo,
sự kết hợp của các ngành liên quan và sự hưởng ứng tham gia nhiệt tình, có hiệu quả của
cộng đồng cư dân địa phương.

32
33

You might also like