You are on page 1of 23

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA TP. HCM


KHOA VĂN HÓA HỌC
------

MÔN HỌC: PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI DÂN GIAN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC


TỈNH AN GIANG TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA DÂN GIAN

GVHD: PGS.TS Trần Hoài Anh


MMH: 001562
Sinh viên thực hiện:
Lưu Quách Kiệt – D19VH097

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022


ĐIỂM SỐ

NỘI TRÌNH
TIÊU CHÍ BỐ CỤC TỔNG
DUNG BÀY

ĐIỂM

NHẬN XÉT
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Ký tên

PGS.TS Trần Hoài Anh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................1

2. Mục đích nghiên cứu tiểu luận................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận.........................................................................2

4. Kết cấu tiểu luận......................................................................................................2

NỘI DUNG....................................................................................................................... 3

PHẦN 1. KHÁI QUÁT LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM.................................3

1.1. Nguồn gốc..............................................................................................................3

1.1.1. Địa điểm tổ chức và quy mô lễ hội..................................................................4

1.1.2. Hình dáng pho tượng......................................................................................4

1.1.3. Kiến trúc..........................................................................................................5

1.2. Các hoạt động lễ hội..............................................................................................6

1.3. Các lễ chính............................................................................................................ 7

1.3.1. Lễ tắm Bà.........................................................................................................7

1.3.2. Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà.....................................................8

1.3.3. Lễ Túc Yết........................................................................................................8

1.3.4. Lễ xây chầu.....................................................................................................9

1.3.5. Lễ Chánh tế...................................................................................................10

1.3.6. Lễ Hồi sắc......................................................................................................10

1.4. Phần hội...............................................................................................................10

1.5. Ý nghĩa của lễ hội................................................................................................11

PHẦN 2. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỤC THỜ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG...............................................................12

2.1. Vía Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với giao lưu văn hóa trong cộng đồng các
dân tộc ở An Giang.........................................................................................................12
2.1.1. Tính cộng đồng trong mối quan hệ với văn hóa tinh thần...........................12

2.1.2. Tính cộng đồng trong mối quan hệ với văn hóa xã hội...............................12

2.2. Giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội nhằm phát huy khối đoàn kết giữa các dân tộc
ở An Giang...................................................................................................................... 13

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 16

TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................17


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ bao đời nay Lễ hội – cầu nối quá khứ với hiện tại đã trở thảnh một bộ phận
không thể thiếu trong đời sống văn hóa là sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không
gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng, vừa tưng bừng, náo nức. Lễ hội trở thành
nơi công chúng đến với lịch sử của cha ông, trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ
công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành. Đồng thời là nơi người dân
được vui chơi, giải tỏa, bù đắp về tinh thần.

Và An Giang có lễ hội Vía Bà Chúa Xứ vì Bà được xem là một vị Nữ thần rất


linh thiêng luôn luôn ban phép màu xuống dân gian để cứu dân độ thế, Bà luôn giữ
vai trò rất quan trọng trong lòng người dân nơi đây. Người ta coi trọng Bà không chỉ
vì Bà là một Nữ Thần linh thiêng mà còn tôn trọng vì hình tượng Bà mang lại rất
nhiều ý nghĩa giáo dục cho con người thể hiện qua 5 yếu tố: Đạo đức, nghệ thuật, lịch
sử, giao lưu, thẩm mỹ. Với sự kết tinh của yếu tố thẩm mỹ dường như đã làm toát lên
toàn bộ cái vẻ đẹp mỹ quan của Bà trải nghiệm qua yếu tố giáo dục con người về mặt
“Đạo đức”, biểu hiện ở cái “Tâm” và “Đức” trong tâm thức của con người, mong
muốn con người phải sống biết cách đối nhân xử thế ở đời thể hiện ở chỗ phải biết
hiếu thảo với ông, bà, cha, mẹ trong gia đình và đối với đất nước thì phải biết yêu quý
đất nước, cũng như cuộc sống này đã mang chúng ta đến được với nhau để cùng nhau
vượt qua những khó khăn trở ngại làm nên cái gọi là những giá trị bất hủ “Chân,
thiện, mỹ”. Coi trọng và đề cao giá trị của người phụ nữ, để tiếp sức cho mọi người
cùng nhau đoàn kết đấu tranh chung trong lịch sử, cùng giao lưu đoàn kết với các dân
tộc để cùng nhau xây dựng nên mái nhà chung của toàn thể các dân tộc anh em đang
cùng sinh sống và tồn tại trên mãnh đất này.

Chính vì thế, em chọn chọn đề tài “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam ở thành
phố Châu Đốc tỉnh An Giang từ góc nhìn Văn hóa Dân gian”, làm để tài nghiên cứu

1
cho bài  tiểu luận môn: “Phong tục và lễ hội dân gian Việt Nam”, dưới sự hướng dẫn
của giảng viên Trần Hoài Anh trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục đích nghiên cứu tiểu luận

Tìm hiểu nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam;
những phong tục, lễ nghi, những hoạt động cúng tế trong lễ hội Vía Bà nhằm tìm ra
những giá trị văn hóa của lễ hội này cũng như vai trò của nó đến đời sống tâm linh
của người dân ở An Giang nói riêng và vùng Nam Bộ nói chung. Từ đó đưa ra giải
pháp giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam ở thành
phố Châu Đốc tỉnh An Giang từ góc nhìn Văn hóa Dân gian trong giai đoạn hiện nay.

3. Phương pháp nghiên cứu tiểu luận

Trong đề tài này, em vận dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành trong văn
hóa học: nghiên cứu văn hóa dân gian, tín ngưỡng và tôn giáo, phong tục và lễ hội
dân gian Việt Nam... Từ những tư liệu thu thập được, em dùng phương pháp so sánh,
quy nạp, đối chiếu, phân tích lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam; đưa ra những phát hiện
mới và những nhận định mới của em về lễ hội thông qua các luận điểm khoa học và
lý thuyết được học được trong thời gian qua.

4. Kết cấu tiểu luận


Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 2
phần:

Phần 1. Khái quát Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Phần 2. Một vài nhận xét về tục thờ Bà Chúa Xứ núi Sam ở Thành phố Châu
Đốc tỉnh An Giang

2
NỘI DUNG

PHẦN 1. KHÁI QUÁT LỄ HỘI VÍA BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM


1.1. Nguồn gốc

Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm rạp, nhiều thú dữ,
dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu đặc biệt là quân Xiêm. Mỗi
khi giặc đến, người dân quanh vùng lại phải bồng bế nhau chốn chạy lên núi lánh
nạn. Có lần quân giặc đuổi theo lên đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà. Chúng hì hục
cậy ra, lấy dây buộc lại dùng đòn khiêng xuống núi để mang về xứ. Nhưng khi bọn
chúng mới khiêng đi được một đoạn đường ngắn, lạ thay tượng Bà bỗng dưng nặng
trĩu không thể nào nhấc lên được nữa. Khi đó, một tên trong bọn tức giận đập vào cốt
tượng làm gãy một phần cánh tay bên trái và ngay tức khắc hắn bị trừng phạt hộc
máu, chết tại chỗ, bọn cướp hoảng sợ kéo nhau bỏ chạy tán loạn. Sau khi chúng bỏ
đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ bừng, đầu lắc
lư, tự xưng là Chúa Xứ Thánh Mẫu, nói với các bô lão: “Tượng bà đang ngự trên núi,
bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đưa Bà xuống núi lập miếu thờ cúng. Bà sẽ phù
hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, tránh được giặc cướp quấy phá, thoát
khỏi dịch bệnh hoành hành”.

Dân làng kéo nhau lên núi, quả thật tượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm
nhau khiêng tượng xuống làng nhằm mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu
tráng đinh lực điền được huy động, các lão làng tính kế để đưa tượng đi, nhưng
không làm sao nhấc lên được. Các cụ bàn nhau chắc là chưa trúng ý Bà nên cử người
cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm nọ lại được Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín
cô gái đồng trinh để đem Bà xuống núi”.

Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái, tắm rửa sạch sẽ ăn mặc đẹp, tới
thỉnh bà xin phép Bà được đưa cốt tượng xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi

3
một cách nhẹ nhàng. Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt
xuống đất và không nhấc lên nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên
tổ chức xin keo, được Bà chấp thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm
lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ vía Bà.

Từ đó, dân gian tôn thờ và tin tưởng Bà như một phép mầu huyền diệu mà trời
đất đã ban cho cư dân vùng này.

1.1.1. Địa điểm tổ chức và quy mô lễ hội

Lễ hội được tổ chức tại thị xã Châu Ðốc, An Giang và mang đậm bản sắc tín
ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng của người dân Nam bộ. Lễ hội được diễn ra
hằng năm tại miếu bà Chúa Xứ thuộc xã Vĩnh Tế (nay là phường núi Sam).

Theo ước tính của ban quản trị miếu Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc thì hằng
năm có khoảng hơn 2 triệu khách thập phương đến thăm viếng và cầu khấn ở miếu
Bà, gấp hơn 20 lần dân số thị xã Châu Đốc. tạo nên một mùa lễ hội sôi nổi, đông đảo
ở núi Sam suốt nhiều tháng.

Đa số khách đến viếng thăm để dâng hương cầu tài, cầu lộc, thể hiện lòng tạ ơn
Bà bằng nhiều hình thức:

- Cúng heo quay, cúng tiền, lễ vật lưu niệm hoặc các tiện nghi phục vụ cho
miếu. Các vật lưu niệm ngày nay quá nhiều, Ban Quản trị đưa vào khu nhà lưu niệm
để trưng bày. Tiền hỉ cúng hàng năm lên tới vài tỉ đồng (trong đó có vàng, đô-la).

- Nguồn tài chánh này ngoài việc trùng tu, xây dựng lăng, miếu còn góp phần
vào nhiều công trình thủy lợi xã hội địa phương như làm đường, xây trường học,
bệnh xá, đóng góp quỹ từ thiện, khuyến học…

1.1.2. Hình dáng pho tượng

Các nhà nghiên cứu phỏng đoán tượng Bà được tạc vào thế kỷ VI, theo mô típ
tượng thần Vinus thường thấy ở các nước Lào, Campuchia, Ấn Độ.
Thực chất, tượng Bà vốn là một pho tượng đá, thể hiện dáng hình một người
đàn ông trong tư thế ngồi, chân trái của tượng xếp bằng tròn, mũi bàn chân giáp với
4
chân phải; chân phải để gập, co gối, chống thẳng bàn chân xuống mặt bệ đá. Tay trái
của tượng ở tư thế chống nạnh, bàn tay xoải xuống mặt bệ đá, phía sau đùi trái. Tay
phải tượng thả tự nhiên, bàn tay úp trên đầu gối phải. Tóc tượng uốn thành những búp
xoăn, thả về phía sau. Trên mặt tượng có một vành ngấn, là nơi đặt mão lên đầu
tượng. Trong vành ngấn này có những hoa văn hình móc câu, riêng ở phần vành nằm
trước trán của tượng có một hình tròn, chung quanh là những hoa văn kiểu ngọn lửa.
Trên cánh tay để trần của tượng có một vành đai, giống như cái vòng đeo tay. Toàn
bộ dáng hình của pho tượng là dáng hình một người đàn ông tràn đầy sức sống, với
bộ ngực căng nở và chiếc bụng phệ. Trên ngực của tượng có một vành đai như vòng
kiềng, trước ngực là hình mảnh trăng lưỡi liềm khá rộng.
Nói theo cách nghĩ của nhà văn Sơn Nam thì : “Tượng của Bà là pho tượng
Phật đàn ông của người Khơme, bị bỏ quên lâu đời trên đỉnh núi Sam. Người Việt
đưa tượng vào miễu, điểm tô lại với nước sơn, trở thành đàn bà mặc áo lụa, đeo dây
chuyền. Và từ đó "Bà Chúa Xứ" là vị thần có quyền thế lớn ở khu vực ấy, xứ ấy..”
Toàn bộ pho tượng cao chừng 1,25 m, được tạc liền một thớt đá cùng loại, với
bệ tượng dày chừng 10 cm.
Về trang phục, tượng được tạc trong tư thế đang vận một chiếc khố. Ở bắp
cánh tay, gần bả vai của tượng, sát nách, nổi cộm một vòng đai có hình dạng như một
chiếc vòng đeo tay. Ở cổ tượng nổi cộm một vòng đai hình vòng kiềng, chỗ vòng
nằm ngay ngực khá to, hình lưỡi liềm, có lẽ là một thứ vòng đeo cổ xưa.

1.1.3. Kiến trúc

Ngôi miếu có bố cục kiểu chữ Quốc, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam
cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang
lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên
cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao,
cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng
lẫy. Đặc biệt, bức tường phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần
như được giữ nguyên như cũ.

5
Chánh điện gồm hai lớp. Lớp trong cùng là nơi thờ Bà Chúa Xứ với tượng Bà
bằng đá đặt trên bệ cao, sát hai bên là hai con hạc trắng biểu tượng cốt cách tiên
thánh của Bà. Bên phải tượng Bà là một linga cũng bằng đá đặt trên một hương án
thờ, gọi là bàn thờ Cậu. Bên trái tượng Bà là hương án thờ một tượng gỗ chạm hình
yoni, gọi là bàn thờ Cô. Lớp thứ hai là bàn thờ Hội đồng, sát liền hai tượng chim
phượng. Hai bên trái, phải của bàn thờ Hội đồng là bàn thờ Tiền hiền khai khẩn (ở
bên trái) và bàn thờ Hậu hiền khai cơ (ở bên phải).

Ngay lối vào chánh điện có đôi câu đối thể hiện quyền lực linh thiêng của Bà
trong việc ban phúc, bảo vệ nhân dân. Nội dung như sau:

Phiên âm:

Cầu tất ứng, thí tất linh, mộng trung chỉ thị

Xiêm khả kinh, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lượng

Dịch nghĩa:

Cầu nhất định được, ban nhất định linh, báo cho biết trong mộng

Người Xiêm phải sợ, người Thanh phải nể, không thể tưởng tượng nổi.

1.2. Các hoạt động lễ hội

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được chính thức bắt đầu vào ngày 22 tháng
04 âm lịch hằng năm bằng lễ “Phục hiện rước tượng Bà” từ trên đỉnh núi Sam xuống
miếu thờ. Nghi thức trên đã khắc họa lại một cách rõ nét rằng cách nay hơn 200 năm
khi người dân đến khai phá vùng này rất cần một chỗ tựa tâm linh để vui sống và tồn
tại trước thiên nhiên hoang dã quá khắc nghiệt. Việc tái hiện lại những hình ảnh trên
làm sống lại lịch sử của thời khai hoang lập ấp. Sự hòa trộn giữa hiện thực và huyền
thoại khiến cho lễ "phục hiện rước tượng Bà " này được sự đồng thuận và ngưỡng mộ
của mọi tầng lớp nhân dân. Từ miếu Bà Núi Sam đến đỉnh núi nơi Bà ngự trên 3 km,
hàng chục ngàn người dân đứng hai bên đường hòa mình vào lễ hội với lòng thành
kính và ý thức trật tự rất cao. Đây cũng là một nét đẹp về văn hóa trong lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ núi Sam.
6
1.3. Các lễ chính

1.3.1. Lễ tắm Bà

Lễ này được tổ chức vào lúc 24 giờ đêm 23 rạng ngày 24. Nói là tắm bà, nhưng
thực tế là lau lại bụi bặm trên tượng thờ và thay áo mão cho Bà. Vào giờ đó, trong
khuôn viên miếu, hàng chục ngàn người chen chúc nhau trên sân, mọi di chuyển tới
lui chỉ có thể nhích từng bước một.
Vào 23 giờ 30, ông chánh bái và Ban quản trị lăng miếu cùng các vị bô lão địa
phương có mặt ở chánh điện. Các du khách dâng cúng áo mão cho tượng Bà có vinh
dự được đứng trong khu vực Chánh điện để chứng kiến.
Đúng 0 giờ ngày 24, lễ tắm Bà được chính thức cử hành. Nghi thức đầu tiên là
thắp sáng hai cây đèn cầy to trước tượng Bà. Ông chánh bái và hai vị bô lão niệm
hương, dâng rượu, trà, kế đến là Ban quản trị lần lượt niệm hương cầu nguyện, lễ tất.
Bức màn vải có viền ren thêu chữ, hoa nhiều màu sặc sỡ được kéo ngang bệ thờ, che
khuất khu vực đặt tượng. Một nhóm từ 4- 5 phục nữ đã được chọn lựa, phân công từ
trước vén màn bước vào trong chuẩn bị tắm Bà. Đầu tiên là cởi mão, khăn đội trên
tượng, rồi lần lượt đến đai áo, áo ngoài, áo trong, để lộ toàn thân pho tượng bằng đá
sa thạch ở tư thế ngồi. Dưới chân tượng Bà được đặt một chậu nước nhỏ đựng nước
hoa xông lên thơm ngát, hàng chục chiếc khăn được nhúng vào chậu, vắt khô rồi lau
lên cốt tượng. Số lượng khăn bông du khách đem đến có hàng trăm, nên để làm vừa
lòng mọi người, tổ phục vụ cứ chốc lát lại thay khăn mới, cố sử dụng số khăn được
đưa vào. Sau đó một mâm đầy lọ nước hoa loại đắt tiền được dâng lên, mỗi lọ đều
được xịt một ít vào tượng cốt, xong trả lại cho chủ. Người dâng cúng kính cẩn mang
về nhà xem như một vật gia bảo. Kế đến, một bộ áo đẹp nhất dâng cúng trong kỳ lễ
hội được khoác lên tượng, thắt dây đai áo rộng và các bộ phận khác, cuối cùng đội
mão lên tượng.

Lễ tắm Bà xong, bức màn được kéo qua một bên, mọi người chen nhau đến
gần để chiêm ngưỡng, khấn vái, ai cũng cố đến sát bên bệ thờ để xin lộc bà. Lộc bà
7
bây giờ chỉ là một vài cành hoa, một vài trái cây để trên bàn, chứ không như trước
đây có người sử dụng nước tắm Bà xem như nước thánh để chữa bệnh, hay uống vào
để được mạnh giỏi, không bị tà ma quấy nhiễu. Hủ tục này ngày nay không còn nữa.

Lễ tắm Bà thường kéo dài khoảng một giờ, sau đó mọi người được tự do lễ bái.

1.3.2. Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà

Lễ này được tiến hành vào lúc 15 giờ ngày 24. Tại miếu Bà, các bô lão trong
làng và Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề sang lăng Thoại Ngọc Hầu nằm đối
diện với miếu Bà qua một con đường thỉnh sắc. Đoàn thỉnh sắc có đội múa lân của
Miếu bà đi trước, kế đến là ông chánh bái, hai vị bô lão và những vị chức sắc khác,
theo sau là các học trò lễ xếp thành hai hàng dọc, tay cầm cờ phướn đi hầu trước và
sau long đình do bốn người khiêng. Đến trước điện thờ Thoại Ngọc Hầu, mọi người
dâng hoa, niệm hương tế lễ. Sau phần nghi thức, đoàn thỉnh bốn sắc (bài vị) lên long
đình về miếu. Bốn bài vị đó là: Bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn Văn Thoại, bên trái là
bài vị bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, cuối cùng là bài vị Hội đồng. Khi vào đến Miếu
Bà, các bài vị trên được an vị ngôi chính điện, Ban quản trị dâng hương thỉnh an, lễ
thỉnh sắc được kết thúc.
1.3.3. Lễ Túc Yết

Lễ được tổ chức 0 giờ ngày 25 rạng ngày 26. Tất cả các bô lão trong làng và
Ban quản trị lăng miếu lễ phục chỉnh tề, đứng xếp hàng hai bên trước tượng Bà. Phía
sau các vị là bốn học trò lễ và bốn đào thầy. Đứng chính diện với tượng bà là ông
chánh bái. Vật cúng gồm có: một con heo trắng (đã được cạo lông mổ bụng sạch sẽ,
chưa nấu chín), một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là "mao huyết", một
mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối. Các lễ vật được
bày trên bàn trước tượng bà.

Vào lễ cúng, ông chánh bái và các vị bô lão đến niệm hương trước bàn thờ. Kế
đến là phần "Khởi cổ". Sau khi đánh ba hồi trống gỗ và ba hồi chiêng trống, nhạc lễ
bắt đầu trỗi lên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà. Từng diễn biến của buổi lễ được
hai người xướng lễ, một xướng nội, một xướng ngoại - xướng to lên. Ông chánh bái
8
đi trước, bốn học trò lễ và bốn đào thầy đi theo, hướng về phía bàn thờ tổ. Tại đây
ông chánh bái tự rót rượu để học trò lễ đem lên dâng cúng.

Sau khi dâng cúng hoa là dâng ba lần rượu gọi là chúc tửu, dâng ba lần trà gọi
là hiến trà, theo lệnh của người xướng lễ, bản văn tế được mang đến trước bàn thờ.
Một người trong Ban quản trị lăng miếu đọc văn tế. Dứt bài văn tế, ông chánh bái đốt
văn bản này và một ít giấy vàng bạc, heo cúng trên bàn được lật ngửa ra trước khi
khiêng đi, phần cúng túc yết đã xong.

1.3.4. Lễ xây chầu

Sau cúng túc yết là Lễ xây chầu. Để chuẩn bị cho lễ này, người ta khiêng bàn
tổ ra ngoài và thay vào đó một cái trống chầu.

Vào lễ người xướng nội hô to "ca công tựu vị", ông chánh bái ca công liền
bước tơ ái bàn thờ đặt giữa võ ca, hai tay cầm dùi trống nâng ngang trán khấn vái.
Phía bên trái bàn thờ có một tô nước và một nhành dương liễu. Ông chánh bái ca
công cầm nhành dương nhúng vào tô nước rồi vảy nước ra xung quanh, vừa đọc to
những lời cầu nguyện:

"Nhất xái thiên thanh" - Trời luôn thanh bình

"Nhị xái địa linh" - Đất thêm tươi tốt

"Tam xái nhơn trường" - Người sống muôn tuổi

"Tứ xái quỷ diệt hình" - Quỷ dữ bị tiêu diệt.

Đọc xong, ông chánh bái ca công đặt tô nước, cành dương trở lại bàn thờ, ông
đánh ba hồi trống và xướng "ca công tiếp giá", lập tức đoàn hát bộ trên sân khấu
trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn nổi chiêng trống rộ lên và chương trình
hát bộ bắt đầu.

Các tuồng hát bộ thường được diễn tại miếu Bà: Trần Bình Trọng, Sát Thát,
Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương…

9
1.3.5. Lễ Chánh tế

Đến 4 giờ sáng ngày 26 cúng Chánh tế. Nghi thức cũng tương tự như lễ cúng
túc yết, chỉ khác là thêm một phần nội dung văn tế và có thêm phần ẩm phước với ý
nghĩa là phần thưởng của Bà ban cho dân chúng.

1.3.6. Lễ Hồi sắc

Đến 14 giờ chiều ngày 27 ban quản trị làm lễ hồi sắc, tức đưa bốn bài vị của
Thoại Ngọc Hầu, bà Châu Thị Tế, bà Trương Thị Miệt và bài vị ban Hội đồng về lại
lăng Thoại Ngọc Hầu.

Đây cũng là nghi lễ chấm dứt chính thức lễ hội vía Bà. 

1.4. Phần hội

Song song với cuộc lễ chính ở Miếu bà Chúa Xứ, các hoạt động văn hoá nghệ
thuật dân gian được biểu diễn như múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén...thu hút
nhiều du khách. Bên cạnh các hoạt động chính xung quanh Miếu Bà có biết bao tập
tục như: xin xâm, bói toán, đồng bóng...được diễn ra rất nhiều, liên tục trong những
ngày này. Sau ngày miền Nam giải phóng, được sự chỉ đạo của ngành văn hoá và Ban
quản trị, nhân dân xã Vĩnh Tế đã biến ngày Vía bà thành ngày hội truyền thống.
Nhiều tập tục xấu được ngăn chặn. Thay vào đó là các hoạt động văn hoá lành mạnh,
truyền thống và sôi nổi hơn.

Năm 2014, lễ hội được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia. Và miếu Bà Chúa Xứ là một trong những danh thắng
của núi Sam được nhà nước xếp hạng. Nơi đây đã mang dấu ấn của cả một thời đại
hào hùng, thời đại chống giặc ngoại xâm. Và ngay nay miếu Bà Chúa Xứ vẫn thật sự
là điểm đến của du khách bốn phương, là nơi mà con người cầu mong về những điều
thiêng liêng, tốt đẹp nhất.

10
1.5. Ý nghĩa của lễ hội

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam chứa đựng những cứ liệu sinh động về dấu ấn
lịch sử thời kỳ người Việt đến vùng đất An Giang, với sự giao lưu, hội nhập về các
mặt kinh tế, văn hóa, chính trị và quân sự cùng các dân tộc Khmer, Chăm, Hoa để rồi
tạo ra sự đồng thuận trong quá trình dựng nước và giữ nước, sự hài hòa trong quan hệ
cộng đồng về mặt văn hóa, vừa kế tục được sự nghiệp văn hóa của người cổ xưa, vừa
tôn tạo, bồi đắp được nền văn hóa mang bản sắc Việt độc đáo.

Nói riêng về cộng đồng An Giang, thì ý nghĩa của lễ hội vía Bà cũng như tín
ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ rất lớn và quan trọng trong lòng của mỗi người dân An
Giang, bởi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục, vẻ đẹp của tự nhiên, vẻ đẹp thánh thiện của
tín ngưỡng Bà Chúa Xứ Núi Sam. Là nơi cộng đồng ở đây sẽ tìm được một bến bờ để
nương tựa, gửi gắm cho tâm hồn mình luôn thanh tịnh, an lạc và hạnh phúc, nơi cho
con người nơi đây bớt đi những nỗi lo âu, phiền muộn được thỏa mãn về tinh thần,
hòa mình vào "khí thiêng sông núi”. Còn là nơi làm cho họ tự hào với bản sắc với
văn hóa đặc biệt là giá trị tâm linh ở nơi đây.  Càng làm cho văn hóa, lễ hội của quê
hương Châu Đốc thêm phần ý nghĩa sâu sắc, uyên thâm hơn về mặt tâm linh thể hiện
qua việc thờ cúng Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam...

       Với sự tin tưởng về sự linh thiêng của Bà Chúa Xứ  như thế nên có rất nhiều
người dân ở Nam Bộ nói chung đã rất tin tưởng và đến hỷ cúng và xin lộc Bà, nhưng
trên hết vẫn là lòng thành và đức tin. Hầu hết người dân đến Vía Bà đều cầu mong Bà
phù hộ cho mọi công việc đều như ý: người nông dân thì cầu mùa màng bội thu,
doanh nhân, tiểu thương thì cầu làm ăn phát đạt, học trò cầu đỗ đạt, công chức cầu
công việc thuận lợi…Xét cho cùng, lễ hội Bà Chúa Xứ thu hút mạnh mẽ khách hành
hương từ tứ phương tự về không chỉ vì thắng cảnh núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu,
chùa Phật Thầy Tây An, mà chính vì niềm tin của người dân đối với sự linh thiêng
của Nữ Thần.

11
PHẦN 2. MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ TỤC THỜ BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM Ở
THÀNH PHỐ CHÂU ĐỐC TỈNH AN GIANG

2.1. Vía Bà Chúa Xứ trong mối quan hệ với giao lưu văn hóa trong cộng đồng
các dân tộc ở An Giang

2.1.1. Tính cộng đồng trong mối quan hệ với văn hóa tinh thần

Giao lưu văn hóa Việt – Hoa

Vía Bà Chúa Xứ ngoài việc là nơi giao lưu văn hóa Việt – Chăm – Khmer. Thì,
đối với người Hoa, trong hàng trăm năm chung sống với người Việt trên đất Nam Bộ,
sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Hoa –Việt ngày càng trở nên gắn bó hòa quyện lẫn
nhau. Thiên Hậu Thánh Mẫu vốn là một nữ thần của người Hoa, tuy nhiên, trong
những ngày Vía ở chùa Bà Thiên Hậu không thiếu vắng người Việt. Ngược lại Vía
Bà Chúa Xứ vào tháng tư âm lịch hàng năm, lượng khách hành hương người Hoa
cũng không kém người Việt. Văn hóa Khmer là nền văn hóa bản địa lâu đời của Nam
Bộ. Song, người Việt ở Nam Bộ lai tiếu thu văn hóa Hoa nhanh và đậm hơn so với
văn hóa Khmer. Chính bởi vì thói quen sinh hoạt, phong tục tập quán của người Việt
đã hàm chứa khá đậm văn hóa Hoa.

2.1.2. Tính cộng đồng trong mối quan hệ với văn hóa xã hội

Tính cộng đồng của lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc được thể hiện
trên các phương diện sau đây: cộng cư, tức cùng cư trú trên một phạm vi lãnh thổ,
cùng chia sẻ các công trình công cộng chung như đình, miếu; cộng lợi, cộng đồng về
lợi ích, sở hữu về tài nguyên, đất đai, hợp tác sản xuất kinh doanh...; cộng mệnh,
cộng đồng về tâm linh, cùng thờ cúng và được sự che chở của một vị thần linh chung
là Bà Chúa Xứ; cộng cảm, cùng chia sẻ các cảm xúc, các giá trị về văn hóa chung .

12
Tính cộng đồng của lễ hội vía Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc là rất cao, vì
nó có ảnh hưởng tới số đông cư dân Việt, Hoa, Champa và Khmer cùng chung sống,
cộng cư, cộng lợi trên vùng đất Nam Bộ. Ngoài ra, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam
Châu Đốc còn giúp cho họ được “cộng mệnh” thông qua việc thờ cúng Bà Chúa Xứ,
chia sẻ những niềm tin tâm linh và sự gia hộ của thánh thần. Điều đó giúp cho thành
phần dân tộc sinh sống trên địa bàn càng hiểu, thông cảm và chia sẻ với nhau hơn.
Nhờ chia sẻ cùng một niềm tin, tín ngưỡng chung mà các dân tộc thông cảm với nhau
hơn, cùng nhau xây dựng một cộng đồng dân cư văn hóa tốt đẹp. Đó chính là tính
chất “cộng cảm” mà lễ hội Vía Bà mang lại cho nhân dân. Cũng nhờ tính “cộng cảm”
thể hiện mối quan hệ cảm thông chia sẻ giữa con người với nhau đã làm cho tính
“cộng đồng” trong lễ hội càng thắt chặt thêm mối quan hệ gắn bó giữa các cư dân
Việt, Khmer, Chăm, Hoa trong quá trình định cư, xây dựng kinh tế và đấu tranh để
cùng nhau chung sống trên mãnh đất An Giang.

2.2. Giữ gìn bản sắc văn hóa lễ hội nhằm phát huy khối đoàn kết giữa các dân
tộc ở An Giang
Bình đẳng giữa các dân tộc

Đây là nguyên tắc cơ bản trong chính sách dân tộc của Đảng Cộng Sản Việt
Nam. Tất cả các dân tộc đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Quyền bình đẳng
đảm bảo trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bình đẳng là nguyên
tắc, là động lực to lớn của khối đại đoàn kết dân tộc ngày càng bền vững. Trong văn
hóa lễ hội vía Bà Chúa Xứ, ngoài việc nêu ra những giá trị phải biết “bình đẳng, coi
trọng lẫn nhau giữa các dân tộc”đang cùng tồn tại và sinh sống trên vùng đất mới
này,thì cũng phải biết bình đẳng giữa nam và nữ, tôn trọng những người phụ nữ, bởi
vì họ không chỉ là những người nội trợ đảm đang, giải quyết những công việc nhỏ
nhoi trong gia đình mà còn là những người có công lớn trong việc giải quyết
nhữngvấn đề lớn trong xã hội. Vì có sự “bình đẳng” giữa nam và nữ, cùng chung tay
giúp đỡ lẫn nhau trong khó khăn, mới tạo nên một khối đoàn kết to lớn, càng thắt chặt

13
thêm tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc với nhau trong quá trình dựng nước và
giữ nước.

Đoàn kết các dân tộc

Việc đoàn kết các dân tộc là một việc làm tất yếu, bởi vì nước ta là một nước
có 54 thành phần dân tộc, ngoài người Việt làm chủ thì vẫn còn có sự tồn tại của các
dân tộc thiểu số khác, chẳng hạn như ở Thành phố Châu Đốc tỉnh An Giang thì còn
có người Chăm, Khmer, Hoa đang cùng chung sống với người Việt chúng ta, mặc dù
họ có những sinh hoạt, di sản văn hóa đa dạng, bản sắc riêng, với những di sản vật
thể và phi vật thể rất độc đáo, mang tầm quốc gia nhưng các dân tộc ấy đều là những
thành viên, hợp thành sức mạnh của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Không phân
biệt dân tộc đa số hay dân tộc thiểu số. Sức mạnh của dân tộc Việt Nam là sức mạnh
đoàn kết. Đoàn kết các dân tộc trong đấu tranh chống ngoại xâm; chống chọi với
thiên nhiên khắc nghiệt; xây dựng và bảo vệ đất nước. Trong văn hóa lễ hội “vía Bà
Chúa Xứ” ở Thành phố Châu Đốc biểu hiện rất rõ tình đoàn kết gắn bó giữa các dân
tộc, và sự gắn bó đó không chỉ trên lĩnh vực văn hóa mà còn cả trên lĩnh vực đấu
tranh trong lịch sử nước nhà qua sự lãnh đạo của Đảng bộ và tinh thần yêu nước của
nhân dân Châu Đốc, cả hai bên đã cùng phối hợp với nhân dân Lào và Campuchia
đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau làm nên những thắng lợi to lớn trong kháng chiến chống
thực dân Pháp (1954) và đế quốc Mỹ (1975), và nhất là sự dẫn dắt và giúp đỡ của
nhân dân Campuchia cho nên nhân dân ở tỉnh Châu Đốc nói riêng và toàn tỉnh An
Giang nói chung mới làm nên thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống chế độ diệt chủng
Pôn Pốt Iêngxêri sau ngày đất nước giải phóng năm (1975), sự đoàn kết đó còn có
những đóng góp rất to lớn của những người “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”, những
người mẹ đã sinh ra và nuôi lớn những người con ưu tú cho dân tộc Việt Nam. Nhờ
những sự đoàn kết gắn bó đó mới dẫn đến việc xây dựng thành công một “Thành phố
trẻ Châu Đốc” luôn năng động và là trung tâm du lịch của khu vực ĐBCSL, nếu nhờ
vào tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc với nhau mới có thể làm nên thắng lợi

14
trong thời kì chiến tranh, phát triển kinh tế đất nước trong thời kì hòa bình thì hiện
nay việc “tương trợ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ” luôn được xem là quốc sách hàng
đầu.

Tương trợ giúp nhau cùng tiến bộ

Tương trợ giúp đỡ nhau để các dân tộc cùng phát triển, hỗ trợ, học tập để phát
triển; tương trợ giúp nhau bằng huy động các nguồn lực của các dân tộc, tạo điều kiện
để các dân tộc phát triển lên trình độ cao hơn; khai thác, sử dụng tốt hơn các nguồn
lực, tiềm năng con người, tài nguyên, thiên nhiên. Tương trợ để tăng cường sức mạnh
đại đoàn kết dân tộc. Các nguyên tắc trên đây có mối quan hệ biện chứng, có tác
động quan hệ chặt chẽ với nhau, trong đó việc “tương trợ giúp đỡ lẫn nhau” cùng
phát triển vẫn là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất, nếu như giúp đỡ nhau
giữa các dân tộc về kinh tế góp phần mang lại nền kinh tế vững mạnh cho tỉnh An
Giang trong tương lai hay việc giúp đỡ lẫn nhau trong chiến tranh góp phần mang lại
cuộc sống thanh bình cho người dân ở tỉnh An Giang thì việc hỗ trợ lẫn nhau về mặt
văn hóa cũng là một yếu tố góp phần mang lại tiềm năng về du lịch cho tỉnh An
Giang sau này.

15
KẾT LUẬN

Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc là một hiện tượng văn hóa dân gian
thu hút đông đảo quần chúng nhân dân của các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khmer và
thậm chí cả những người Việt mang các quốc tịch nước ngoài.

Nhìn chung, lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu Đốc cũng nằm trong hệ
thống thờ cúng Đạo mẫu của những cư dân sinh sống trên dải đất Việt Nam ngày nay,
mà chủ yếu là người Việt với quá trình bản địa hóa một pho tượng xa lạ nhưng lại
theo tâm thức chung của người Việt. Ở vùng Châu Đốc núi Sam có thành phần cư
dân khá đa dạng là Việt, Chăm, Hoa, và Khmer, trong đó chủ yếu vẫn là người Việt.
Người Việt từ thế kỷ 18, 19 đã kéo đến khai phá miền đất phì nhiêu này tuy rằng họ
cũng đã bỏ ra không ích công sức để có được mảnh đất như ngày nay.

Cư dân Việt, Hoa, Khmer, Chăm đến với lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam Châu
Đốc họ có được sự đồng cảm về biểu tượng chung, mà còn có niềm cộng cảm về các
giá trị văn hóa. Một cuộc hành hương, thăm viếng miếu Bà tới vùng đất linh thiêng
cộng với cảnh sắc thiên nhiên đẹp đẽ cũng đã giúp con người trút đi bao nỗi phiền
muộn cuộc sống hằng ngày, giúp họ thăng hoa tâm hồn mà cuộc sống đời thường
không có được.

Cuối cùng, em muốn nói ở đây là những đóng góp của lễ hội vía Bà Chúa Xứ
núi Sam Châu Đốc đó là nó chứa đựng những giá trị lịch sử truyền thống, những giá
trị đạo đức và giá trị văn hóa sâu sắc. Đó là tâm thức uống nước nhớ nguồn, hướng về
cội nguồn, tôn vinh những người có công với dân, với nước. Nhân dân ký thác vào đó
niềm tin của mình, mà niềm tin chính là sức mạnh giúp con người siêu việt đời sống
trần tục, thăng hoa đời sống tin thần của mình. Và lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam

16
Châu Đốc cũng có những đóng góp nhất định về việc gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền
thống cũng như những nghệ thuật dân gian không ngừng được nuôi dưỡng và cung
cấp niềm cảm hứng cho các nghệ thuật chuyên nghiệp. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Khuyết danh, LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM – TÍN NGƯỠNG TÂM LINH ĐỘC
ĐÁO Ở VÙNG ĐẤT CHÂU ĐỐC AN GIANG,
https://www.vietfuntravel.com.vn/blog/le-hoi-ba-chua-xu-nui-sam-net-tin-nguong-
tam-linh-doc-dao-o-vung-chau-doc.html, 25/4/2022.

2. Phạm Côn Sơn (2010), Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam và du lịch vùng Châu Đốc An
Giang, Nxb Văn hóa thông tin.

3. Nguyễn Hạnh (2017), Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, Nxb Trẻ.

4. Khuyết danh, Tín ngưỡng-Tôn giáo, https://asean2020.vn/web/asean/tin-nguong-


ton-giao, 25/4/2022.

5. Khuyết danh, Tín ngưỡng là gì? Phân loại tín ngưỡng Việt Nam,
https://lytuong.net/tin-nguong-la-gi/, 26/4/2022.

6. Huỳnh Thiệu Phong, Tục thờ Bà Chúa Xứ ở Tây Nam Bộ qua nghiên cứu Miếu Bà
Chúa Xứ núi Sam, An Giang, https://nghiencuulichsu.com/2017/02/27/tuc-tho-ba-
chua-xu-o-tay-nam-bo-qua-nghien-cuu-mieu-ba-chua-xu-nui-sam-an-giang/,
26/4/2022.

7. Nguyễn Thanh Lợi (2020), Bộ tài liệu VỀ CÁC KHU ĐIỂM DU LỊCH TRỌNG
ĐIỂM TỈNH AN GIANG, Nxb Sở văn hóa thể thao và du lịch, An Giang.

8. Thu Dung, Lễ hội vía Bà Chúa Xứ núi Sam – nét tín ngưỡng tâm linh độc đáo ở
vùng Châu Đốc, https://thoibaotaichinhvietnam.vn/le-hoi-via-ba-chua-xu-nui-sam-
net-tin-nguong-tam-linh-doc-dao-o-vung-chau-doc-102796.html, 26/4/2022.

17
18
19

You might also like