You are on page 1of 70

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO
THỰC TẾ KIẾN THỨC NGÀNH
TUYẾN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
(Thời gian: từ ngày 25.11.2023 đến 01.12.2023)

GVHD: ThS.Dương Văn Chăm


NHÓM: 4
LỚP: 22DLH2

TP. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 12 năm 2023


STT MSSV HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC ĐIỂM

1 D22DL161 LÊ LINH CHI Tìm nội dung; chỉnh lại nội dung: định
dạng và hoàn chỉnh bài.

2 D22DL104 NGUYỄN THỊ Tìm nội dung; vẽ sơ đồ ngày 6.


THÙY LINH

3 D22DL164 LÊ THỊ Tìm nội dung; vẽ sơ đồ ngày 1,4; chỉnh


KIM OANH nội dung; định dạng và hoàn chỉnh bài.

4 D22DL160 TRẦN THỊ Tìm nội dung; vẽ sơ đồ ngày 5,7.


MỸ QUYÊN

5 D22DL170 HÀ VĂN Tìm nội dung; vẽ sơ đồ ngày 2,3.


THƯỚC

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2023

Trưởng nhóm:

Lê Thị Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ BÁO CÁO THỰC TẬP

Xuất sắc Tốt Khá Trung bình Kém

ĐIỂM: Bằng số: ...................... Bằng chữ:....................................


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 12 năm 2023

Giảng viên chấm bài

Ths. Dương Văn Chăm

MỤC LỤC

PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO...........................................................................1


Chương 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG..............
1.1 Khái quát chung (vị trí địa lý, địa hình……)................................................
1.2. Tài nguyên du lịch........................................................................................
1.3. Thực trạng phát triển du lịch........................................................................
1.4. Sản phẩm du lịch..........................................................................................
1.5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch...............................
1.6. Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống và tham quan, vui chơi giải trí trong
chương trình thực tế..........................................................................................10
1.7. Hệ thống các quốc lộ, tỉnh lộ, các phương tiện vận chuyển khách du lịch
của vùng............................................................................................................15
Chương 2. THÔNG TIN VỀ TUYẾN HÀNH TRÌNH.....................................
2.1. Lịch trình chương trình thực tế Đồng bằng sông Cửu Long (7 ngày 6
đêm)..................................................................................................................16
2.2. Sơ đồ tuyến/điểm chương trình thực tế Đồng bằng sông Cửu Long.........21
2.3. Bảng giá tàu cao tốc, giá vé tham quan các điểm trong chương trình.......28
2.6. Kiến thức buổi giao lưu với khách sạn 5* trong chương trình..................33
2.7. Nhận xét và cảm nhận của bản thân về chương trình 7 ngày 6 đêm..........34
Chương 3. KIẾN THỨC TUYẾN, ĐIỂM THAM QUAN................................
Phần 1. Kiến thức tuyến chương trình..............................................................37
1. Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc...............................

2. Ngày 2: Châu Đốc – Hà Tiên....................................................................

3. Ngày 3: Hà Tiên – Phú Quốc....................................................................

4. Ngày 4: Phú Quốc – Rạch Giá..................................................................

5. Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau.....................................................................

6. Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ...............................

7. Ngày 7: Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh.......................................................

Phần 2. Kiến thức điểm trong tuyến..................................................................40


1. Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc...............................

1.1. Khu du lịch Xẻo Quít............................................................................

1.2. Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc..................................

1.3. Làng Chăm Đa Phước..........................................................................


1.4. Khu di tích Miếu Bà Chúa Xứ..............................................................

1.5. Khu di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu.......................................................

1.6 Khu di tích Chùa Tây An.......................................................................

2. Ngày 2. Châu Đốc – Hà Tiên....................................................................

2.1. Kênh Vĩnh Tế........................................................................................

2.2. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư.............................................

2.3. Khu di tích đền thờ và Lăng Mạc Cửu.................................................

2.4. Khu di tích và danh thắng Thạch Động Thôn Vân...............................

3. Ngày 3. Hà Tiên – Phú Quốc....................................................................

3.1. Giới thiệu về Thành phố Phú Quốc......................................................

3.2. Giới thiệu nước mắm Phú Quốc...........................................................

3.3. Giới thiệu cây Tiêu Phú Quốc..............................................................

3.4. Giới thiệu Ngọc Trai Phú Quốc...........................................................

3.5. Giới thiệu nội dung của chương trình Tinh hoa Việt Nam...................

4. Ngày 4. Phú Quốc – Rạch Giá..................................................................

4.1. Khu di tích Nhà tù Phú Quốc...............................................................

4.2. Khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực..............................................

5. Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau.....................................................................

5.1. Giới thiệu về Rừng U Minh..................................................................

5.2. Khu du lịch Mũi Cà Mau......................................................................

6. Ngày 6. Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ...............................

6.1. Nhà thờ Tắc Sậy -Trương Bửu Diệp....................................................

6.2. Nhà Công tử Bạc Liêu..........................................................................


6.3. Khu di tích cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và tác phẩm Dạ Cổ Hoài Lang
.....................................................................................................................

6.4. Chùa Samrong......................................................................................

6.5. Chùa Kh’Leang....................................................................................

7. Ngày 7. Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh.......................................................

7.1. Chợ nổi Cái Răng.................................................................................

7.2. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam......................................................

7.3. Khu di tích Đình Bình Thuỷ..................................................................

7.4. Khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn...........................................................

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................


PHỤ LỤC..............................................................................................................

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Trường Đại học Văn hóa Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho nhóm em nói riêng và toàn thể khóa K17
nói chung được tham gia tour thực tế Đồng bằng sông Cửu Long. Đây là một cơ
hội vô cùng quý giá để chúng em được học hỏi và hiểu rõ hơn về vùng đất tươi
đẹp của quê hương.

Nhóm em muốn gửi lời cảm ơn đến Khoa Du lịch đã tổ chức một chuyến đi
tuyệt vời như vậy. Nhờ vào những sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ Khoa, nhóm đã có
một trải nghiệm đáng nhớ và thú vị, được trực tiếp khám phá, trải nghiệm và
nắm bắt được nhiều thông tin thú vị xoay quanh vùng đất này.

Đặc biệt, chúng em không thể không bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên
hướng dẫn tour - thầy Dương Văn Chăm. Bằng lòng tận tâm và kinh nghiệm vốn
có, thấy đã chỉ dạy chũng em từ những thứ cơ bản nhất. Thầy đã rất tận tâm, chu
đáo và nhiệt tình trong mọi tình huống, giải đáp tất cả những câu hỏi của chúng
em trong suốt chuyến đi.

Cuối cùng, chúng em cũng muốn gửi lời cảm ơn tới Đơn vị tổ chức tour -
Cholontourist. Đã tổ chức thành công chuyến tour thực tế, chuẩn bị kỹ càng,
đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi và an toàn cho chúng em trong suốt chuyến đi.
Đơn vị đã tạo điều kiện giúp chúng em có thể trải nghiệm, khám phá và tận
hưởng những khoảnh khắc đáng nhớ của Đồng bằng sông Cửu Long.

Một lần nữa, chúng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường, Khoa, Giảng
viên hướng dẫn và Đơn vị tổ chức tour. Sự cống hiến và tận tâm của mọi người
đã giúp chúng em tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, có một chuyến đi
đáng nhớ, làm dấy lên niềm tự hào về quê hương, đất nước.
MỞ ĐẦU

Những ngày qua trong chuyến hành trình thực tế Đồng bằng sông Cửu Long của
đất nước thực sự là một trải nghiệm quý báu đối với chúng em. Mục đích chính
của chuyến đi thực tế là tìm hiểu, học hỏi và khám phá vẻ đẹp tự nhiên, văn hóa
và đời sống của con người nơi đây. Bên cạnh đó, chúng em còn được tham gia
các hoạt động vui chơi, giải trí, tự do khám phá những vùng đất, con người
Đồng bằng sông Cửu Long.

Chuyến đi thực tế đến Đồng bằng Sông Cửu Long không chỉ đem lại cho chúng
em những trải nghiệm khó quên, mà còn giúp chúng em hiểu sâu hơn về văn hóa
và lối sống của người dân miền Nam Việt Nam. Đây là một chuyến đi vừa thú
vị, vừa bổ ích, và sẽ là hành trình đáng nhớ trong kí ức của mỗi sinh viên K17
chúng em.

Thời gian thực tế để khám phá Đồng bằng Sông Cửu Long kéo dài 7 ngày 6 đêm
(từ 25/11/2023 đến 01/12/2023), 7 ngày là khoảng thời gian vừa đủ để tạo điều
kiện lý tưởng cho chúng em tham gia khám phá, tìm hiểu văn hóa, lịch sử và
cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của vùng đất này. Chuyến đi thực tế đã đưa
chúng em đến các tỉnh thành như Tiền Giang, Châu Đốc, Hà Tiên, Kiên Giang,
Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cần Thơ.

Tuyến điểm:

Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc

Ngày 2: Châu Đốc – Hà Tiên

Ngày 3: Hà Tiên – Phú Quốc

Ngày 4: Phú Quốc – Rạch Giá

Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau

Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ

Ngày 7: Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh


PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO
Chương 1. KHÁI QUÁT VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1.1 Khái quát chung (vị trí địa lý, địa hình……)
1.1.1. Vị trí địa lý

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phía Nam của Việt Nam và tiếp giáp với
phía Tây của Đông Nam Bộ. Khu vực này gồm rất nhiều quần đảo và đảo, với mặt
bờ biển dài 73,2km. Đồng Bằng Sông Cửu Long bao gồm 12 tỉnh và thành phố
Cần Thơ, gồm Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu,
Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Cà Mau và An Giang.

Diện tích tự nhiên của vùng là 40.576,0km 2, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên
của cả nước và dân số năm 2015 là 17.590.400 người, chiếm 19,1% dân số cả
nước.

1.1.2. Địa hình

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam có địa hình khá bằng phẳng.
Được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay
đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc
theo bờ biển. Thuận lợi cho việc sản xuất lúa nổi, củ sen,…

Vùng này có mùa khô cạn nước, khiến cho nơi đây có nhiều khu đầm lầy và
rừng ngập mặn ở phía Tây Nam. Hệ thống kênh rạch cũng khá dày đặc. Phía Đông
là Đồng Nai. Phía Bắc sông Tiền. Phía Tây là Đồng Tháp Mười với đặc trưng về
địa hình chủ yếu là ao đầm, mùa mưa thường tạo thành một vùng nước rộng lớn
với chiều sâu 3m.

1.2. Tài nguyên du lịch


1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Địa hình: Có bờ biển dài và hệ thống đảo, được hình thành chủ yếu do sự bồi
đắp phù sa của sông Mê Kông, dạng địa chủ yếu ở vùng này là đồng bằng châu thổ
tương đối bằng phẳng. Ngoài ra nơi đây còn là một “mùa nước nổi” từ tháng 7 đến
tháng 9 âm lịch hằng năm, gắn liền với hình ảnh cách đồng được bao phủ bởi

1
những biển nước mênh mông với những cách rừng tràm xanh tươi bạt ngàn tạo ra
sức hấp dẫn riêng đối với du khách. Một bộ phận có dạng địa hình đá vôi như quần
thể núi đá vôi Hòn Chông tại Kiên Giang đang được khai thác để phát triển một số
loại hình du lịch tham quan. Chính trong môi trường phức hợp nước biển, nước
ngọt và nước lợ trên cạn, ngập nước hoặc nửa ngập nước, nửa khô đã hình thành
những dạng “ốc đảo” đa dạng. Giữa vùng đồng châu thổ, sự xuất hiện của một số
ngọn núi tạo ra điểm nhấn độc đáo về cảnh quan tự nhiên. Bên cạnh đó, những cù
lao với cảnh quan thiên nhiên trong lành tạo nên nét đẹp chấm phá trong bức tranh
sông nước Nam Bộ.

Khí hậu: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính nhiệt đới xích đạo,
nóng và ẩm quanh năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Mùa Tây Nam gió mùa thổi
từ tháng 5 đến cuối tháng 9, khiến khí hậu ở đây nóng ẩm và mưa nhiều. Đồng
bằng cũng trải qua hiện tượng thủy triều sáng và tối từ tháng 9 đến tháng 3 năm
sau. Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu mang tính nhiệt đới xích đạo, nóng và
ẩm quanh năm với hai mùa mưa và khô rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian mưa dông
thường rất ngắn và chỉ ảnh hưởng một số khu vực nên vẫn tạo điều kiện để tiến
hành các hoạt động du lịch cũng như đảm bảo sức khỏe cho con người.

Sông ngòi: Tài nguyên nước của vùng rất phong phú, gồm hệ thống sông ngòi,
kênh rạch chằng chịt, vừa bồi đắp phù sa cho vùng đất châu thổ, vừa góp phần tạo
nên cảnh quan sông nước miệt vườn độc đáo và khác biệt so với các vùng miền
khác trong cả nước. Quan trọng nhất là hệ thống sông Tiền và sông Hậu với tổng
chiều dài 4.900km mật độ kênh rạch trung bình 0,12km/km2. Nhiều loại hình du
lịch riêng biệt trên sông nước được đưa vào khai thác như chợ nổi, tham quan sông
nước, cù lao như chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi (Tiền Giang),… Đến với
chợ nổi du khách được trải nghiệm cảm giác ngồi trên những chiếc xuồng, ghe, tắc
ráng ngắm nhìn cuộc sống sinh hoạt, buôn bán của dân địa phương.

1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn:

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long tuy có khai thác muộn, song lại có sự giao thoa
văn hóa đa dạng bởi quá trình lưu trú và định cư của nhiều cộng đồng dân tộc trong

2
và ngoài nước. Việc tiếp thu ảnh hưởng của các luồng văn hóa trên cơ sở chọn lọc
đã góp phần tạo ra các nền văn hóa đa dạng với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc gồm
các lễ hội, di tích, làng nghề,…

Di tích lịch sử - văn hóa:

* Lễ hội:

Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống lễ hội rất đa dạng, gồm lễ hội tín
ngưỡng, tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội dân gian. Đến với lễ hội vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều cung bậc sắc thái và các nghi
lễ riêng của dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm,….

Một số lễ hội lớn với nội dung phong phú có sức hấp dẫn lớn là: lễ hội Vía Bà
Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức từ 23-27/4 Âm lịch hằng năm tại Núi Sam, An
Giang mang nội dung là lễ tắm và thay xiêm y cho tượng Bà và lễ rước bốn bài vị.
Lễ Nghinh Ông được diễn ra từ 13-15/2 Âm lịch ở các tỉnh ven biển để cầu mong
cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt. Ngoài ra còn một số lễ
hội như lễ hội vía bà Ngũ Hành, Lễ hội Chol Chnam Thmay, Lễ hội đua bò,…

Đa số lễ hội đều phản ánh đời sống tâm linh của con người, đồng thời còn thể
hiện khát vọng chinh phục đời sống tự nhiên, bản sắc vùng miền của từng cộng
đồng dân tộc. Trong thời gian qua, với việc đẩy mạnh tuyên truyền quảng bá, nhiều
lễ hội hội văn hóa du lịch của vùng đã được tổ chức như Lễ hội Trái cây Đồng
bằng sông Cửu Long, tuần lễ Du lịch xanh,… góp phần giới thiệu hình ảnh nên văn
hóa đa dạng, nhưng thống nhất của vùng với vă hóa chung của dân tộc.

1.3. Thực trạng phát triển du lịch

Cơ sở lưu trú

Đến năm 2015, toàn vùng có 2.087 cơ sở với hơn 39 nghìn phòng, chiếm 9,8%
số phòng của cả nước. So với năm 2000, số cơ sở lưu trú tăng 7,5 lần. Đến cuối
năm 2015 toàn vùng có 52 cơ sở lưu trú đạt 3 – 5 sao (3 khách sạn 5 sao), với tổng
số 4.546 phòng (chiếm 2,5% số cơ sở và 11,6% số phòng của toàn vùng). Các địa
phương có hệ thống cơ sở lưu trú nhiều là Kiên Giang (366 cơ sở, 9.187 buồng),

3
Tiền Giang (277 cơ sở, 4.290 buồng), Long An (514 cơ sở, 6.288 buồng) và Cần
thơ (233 cơ sở, 6.276 buồng.

Tuy nhiên, so với các vùng khác các cơ sở lưu trú du lịch trong vùng có quy
mô và chất lượng còn thấp (tổng số buồng lưu trú của Đồng bằng sông Cửu Long
chỉ cao hơn vùng Tây Nguyên và thấp hơn 5 vùng còn lại, quy mô trung bình của
các cơ sở lưu trú rất nhỏ, bình quân dưới 20 buống cơ sở). Sự xuất hiện của một
số khách sạn 5 sao chuẩn quốc tế như Vinpearl Cần Thơ Hotel, khách sạn
Salinda Phú Quốc; Vinpearl Phú Quốc Hotel... sẽ góp phần cải thiện năng lực về
cơ sở lưu trú của vùng.

1.4. Sản phẩm du lịch


1.4.1.Các sản phẩm du lịch đặc trưng

- Du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan sông nưóc kết hợp với loại hình
homestay.

- Du lịch văn hóa tìm hiểu văn hóa lễ hội dân gian Nam Bộ.

- Du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái biển, đảo.

1.4.2. Các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch và tổ chức không gian du lịch vùng

- Tiền Giang – Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

- Cần Thơ – Kiên Giang gần với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên và du lịch chợ nổi.

- Cà Mau gắn với U Minh – Năm Căn – mũi Cà Mau.

- Đồng Tháp – An Giang gắn với tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm
Chim.

1.5. Hệ thống khu, điểm, tuyến, trung tâm và đô thị du lịch


1.5.1. Các khu du lịch quốc gia

1.5.1.1. Khu du lịch quốc gia Thới Sơn

Khu du lịch Thới Sơn nằm ở hạ lưu sông Tiền, xã Thới Sơn, thành phố Mỹ
Tho, tỉnh Tiền Giang. Khu du lịch có cù lao Thới Sơn, thuộc cụm 4 cù lao Tứ linh
là: Long (cù lao Tân Long), Lân (cù lao Thới Sơn), Quy (cù lao Tân Quy, cồn

4
Quy), Phụng (cù lao Tân Vinh, cồn Phụng). Với lợi thế về vị trí tiếp cận để dùng
(từ vòng xoay Trung Lương - của ngô của thành phố Mĩ Tho, theo quốc lộ 60 về
Bến Tre, xuống cầu số 1 của cầu Rạch Miễu).

Cù lao Thới Sơn có diện tích khoảng 1.200ha, là vùng chuyên canh cây ăn trái và
là điểm du lịch sinh thái nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang. Kiểu kiến trúc đặc trưng
Nam Bộ với những căn nhà ba gian hai chái, mái lợp ngói âm dương mang nét cổ
kính nguyên sơ ẩn hiện dưới những vườn cây ăn trái đủ loại cũng góp phần tạo nên
sự hấp dẫn của cảnh quan nơi đây. Vùng đất này còn ghi nhiều dấu ấn lịch sử đặc
biệt như chiến công oanh liệt Rạch Gầm – Xoài Mút của người anh hùng áo vài
Nguyễn Huệ. Đó là điểm đến khá hấp dẫn với nhiều loại hình du lịch như du lịch
tham quan, du lịch về nguồn, tìm hiểu lịch sử....

1.5.1.2. Khu du lịch quốc gia Phú Quốc

Khu du lịch Phú Quốc thuộc đảo Phú Quốc, hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm
trong vịnh Thái Lan thuộc huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Được mệnh danh là
“đảo Ngọc”, Phú Quốc sở hữu nhiều giá trị tự nhiên đặc sắc với những cánh rừng
nguyên sinh đa dạng, nhiều hệ sinh thái độc đáo và những bãi tắm đẹp, hoang sơ.
Xung quanh đảo Phú Quốc là quần thể 40 hòn đảo lớn nhỏ với 99 ngọn núi góp
phần tạo nên bức tranh sơn thuỷ hữu tình. Đến với Phú Quốc, du khách có thể trải
nghiệm nhiều loại hình du lịch như tắm biển, tắm suối, leo núi, nghỉ dưỡng, ngắm
nhìn thắng cảnh thiên nhiên trong mối giao hòa giữa biển – trời – mây – nước – núi
rừng. Sản phẩm du lịch ở đây còn gắn kết với nhiều loại hình du lịch tìm hiểu các
di tích lịch sử - văn hóa, lịch sử cách mạng, đời sống phong tục, tập quán của cư
dân xứ đảo, những làng chài, làng nghề truyền thống, nghiên cứu hệ sinh thái tự
nhiên. Phía Nam đảo có 12 hỏn đảo lớn nhỏ khác nhau, thuộc quần đảo An Thới
cùng các hòn Móng Tay, hòn Đồi Mồi, ở phía Bắc là những nơi lí tưởng cho các
hoạt động du thuyền, câu cá, lặn ngắm san hô, dã ngoại, khám phá đảo hoang.

Đặc sản Phú Quốc: Hạt tiêu Phú Quốc, chó Phú Quốc, Rượu sim Phú Quốc,

5
Một số điểm du lịch hấp dẫn khác gồm có: Vườn quốc gia Phú Quốc, Bãi Dài,
bãi Sao, Suối Tranh, Nhà tù Phú Quốc, Dinh Cậu, quần đảo An Thới….

1.5.1.3. Khu du lịch quốc gia Năm Căn

Nằm ở vị trí địa đầu Tổ quốc, thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này những
cảnh vật hoàng sơ mang nét đặc thù riêng, với nhiều tài nguyên du lịch độc đáo
như rừng ngập mặn, các sản chìm nổi tiếng, có vị trí thuận tiện để liên kết và hình
thành các tuyến du lịch với các điểm lân cận. Một số điểm du lịch hấp dẫn gồm có:
Vườn chim, Khu du lịch sinh thái 184,…

Nhìn chung, khu du lịch Năm Căn hội tụ các điều kiện thuận lợi để phát triển
du lịch tham quan, bên cạnh đó còn có thể phát triển nhiều loại hình du lịch cộng
đồng, du lịch biển.

1.5.2. Các điểm du lịch quốc gia

1.5.2.1. Điểm du lịch Láng Sen

Láng Sen thuộc huyện Tân Hưng vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Long An, là
khu bảo tồn thiên nhiên đa dạng, tiêu biểu cho vùng đầm lầy ngập nước. Có diện
tích tự nhiên là 5,030 ha. Đây là một trong những hình mẫu điển hình về hệ sinh
thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười, bao gồm các khu vực như rừng tràm,
ruộng lúa; đồng cỏ ngập nước theo mùa; thảm thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập
ven sông, bãi lầy ven sông, các lung, trắp ngập nước, lòng sông cổ.... Khu bảo tồn
còn có một cù lao rộng 1.500ha được bao bọc bởi sông Vàm Cỏ Tây, gồm nhiều
sinh cảnh thích hợp với các loài động, thực vật ưa nước và là môi trường thuận lợi
để khôi phục các hệ sinh thái đồng có, bãi ăn của nhiều loài chim nước.

Đến Láng Sen vào thời điểm cuối đông đầu xuân, du khách sẽ được ngắm
những cảnh rừng tràm, đồng cỏ, lúa ma trải dài một màu xanh bất tận với những
đàn chim, cò đáp xuống Láng Sen. Bên cạnh đó, du khách còn có dịp thưởng thức
ẩm thực đặc trưng của vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long như ốc luộc, cá
trê chiên, cá lóc nướng trui ăn với lá sen non, canh chua cá linh nấu với bông điên
điển...

6
1.5.2.2. Điểm du lịch Tràm Chim

Vùng đất này còn là nơi cư trú của hơn 130 loài cá nước ngọt chiếm khoảng
1/4 số loài cá của Đồng bằng sông Cửu Long, 132 loài chim nước với 12 loài chim
quý hiếm được ghi vào sách Đỏ của Việt Nam và thế giới như ngan cánh trắng, 6
tác, công đất, đặc biệt là sếu có trúi, sếu đầu đỏ vốn đang nằm trong danh sách có
nguy cơ tuyệt chủng. Nằm giữa vùng đất trũng ngập nước Đồng Tháp Mười, vườn
quốc gia Tràm Chim có diện tích tự nhiên 7.313ha, thuộc địa phận 5 xã: Tân Công
Sinh, Phú Đức, Phú Thọ, Phú Thành, Phú Hiệp và thị trấn Tràm Chim, huyện Tam
Nông, tỉnh Đồng Tháp.

Hiện nay, vườn quốc gia Tràm Chim đã được Nhà nước đầu tư, nâng cấp
thành một bảo tàng thiên nhiên, một trung tâm du lịch sinh thái hấp dẫn. Nhiều
tour du lịch liên kết với vườn quốc gia Tràm Chim cũng được xây dựng như Tràm
Chim - Gáo Giồng. Tràm Chim - Xèo Quít... góp phần đưa nơi đây trở thành một
điểm đến thu hút du khách.

1.5.2.3. Điểm du lịch Núi Sam

Núi Sam là ngọn núi có nhiều thắng cảnh ở vùng Thất Sơn ( Bảy Núi). Vùng
núi này chiếm diện tích khá lớn giữa vùng Đồng bằng sông Cửu Long, gồm 7 ngọn
núi lớn. Vòng quanh chân núi có đường nhựa. Núi có tới gần 300 chùa miếu, am
thờ và di tích pháo đài do Pháp xây hồi mới chiếm Nam Bộ. Nhìn từ xa, núi Sam
có hình dáng giống con sam biển. Trong hai cuộc kháng chiến, vùng Bảy núi là căn
cứ dịa của tỉnh ủy An Giang, thị ủy Châu Đốc.

1.5.2.4. Điểm du lịch Cù lao Ông Hổ

Cù lao Ông Hổ thuộc địa phận xã Mĩ Hòa Hưng, thành phố Long Xuyên, tỉnh
An Giang, là quê hương của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (1888-1980). Cù lao
Ông Hổ là một cù lao nhỏ, chiều dài 8km, chiều ngang nơi rộng nhất 5km, nằm
chếch về hướng Tây Bắc thành phố Long Xuyên cách khoảng 4km, nối tiếp với
cồn Bà Hòa ở thượng lưu và các cù lao Phó Ba, còn Phó Huế ở hạ lưu, chia sông
Hậu thành hai luồng nước, rộng phía tả ngạn, hẹp phía hữu ngạn. Cù lao Ông Hồ
nằm song song với cù lao Ông Chưởng – cù lao lớn nhất An Giang, chia sông
7
thành hai dòng sông Tiền, sông Hậu – hợp thành một miền đất nông nghiệp trù
phú. Điểm hấp dẫn ở Cù lao, bên cạnh cảnh quan tự nhiên yên bình của vùng đất
hữu tỉnh, còn là nơi gìn giữ và lưu lại những kỉ vật liên quan đến cuộc đời của Chủ
tịch Tôn Đức Thắng. Khu lưu niệm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp
hạng di tích lịch sử đặc biệt quốc gia năm 2012 và trở thành một điểm du lịch quan
trọng trong chiến lược phát triển và liên kết du lịch vùng.

1.5.2.5. Điểm du lịch thành phố Cần Thơ

Cần Thơ được mệnh danh là Tây Đô, thủ phủ và cũng là một trong 4 đơn vị
hành chính cấp tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu
Long. Cần Thơ có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh - quốc phòng, là
cửa ngõ và đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng. Cần Thơ cũng được
xem là 1 trong 2 trung tâm du lịch trọng điểm của Đồng bằng sông Cửu Long, với
tài nguyên du lịch đa dạng và đặc thù, có sự liên kết với nhiều tuyến du lịch trong
nước và quốc tế. Đến với Cần Thơ, du khách được trải nghiệm không khi của khu
đô thị sầm uất của Đồng bằng sông Cửu Long, vừa có thể cảm nhận vẻ đẹp bình dị
từ thiên nhiên cùng với con người và cuộc sống của vùng sông nước.

Du khách có thể đến tham quan một số điểm du lịch tiêu biểu sau đây: Bến
Ninh Kiều. Chợ nổi Cái Răng, Vườn cò Bằng Lăng,Vườn trái, Làng du lịch sinh
thái Mĩ Khánh, Nhà cổ Bình Thuỷ, Chùa Ông, Chợ đêm Tây Đô,…

1.5.2.6. Điểm du TP. Hà Tiên

Hà Tiên nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Kiên Giang, cách thành phố Rạch Giá
93km. Nằm ở vị trí thuận lợi Hà Tiên có nhiều thắng cảnh đẹp, sự kết hợp hài hòa
giữa biển, núi, phố sá và các khu rừng trở thành một địa điểm hấp dẫn của vùng và
cả nước. Một số điểm tham quan chính gồm có: Núi Đá Dựng nằm gần biên giới
Việt Nam – Campuchia, Núi Tô Châu, Thạch Động hay còn được gọi Thạch động
Thôn Vân là một trong mười thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa, Lăng Mạc Cửu,
Chùa Tam Bảo, Bãi tắm Mũi Nai, Nhà tù Hà Tiên,..

1.5.2.7. Điểm du lịch khu lưu niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu

8
Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu - nơi lưu niệm người nhạc sĩ tài hoa, tác
giả bản “Dạ cổ hoài lang” nổi tiếng. Trên diện tích 2.772m², năm 2008 tỉnh Bạc
Liêu đã đầu tư trùng tu tôn tạo khu phần mộ thành “Di tích lịch sử văn hóa Khu
lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu”. Khu di tích bao gồm 10 hạng mục, nhưng điểm
nhấn rõ nhất là Đài Nguyệt cầm, khu mộ gia đình và nhà trưng bày.

Đến đây du khách sẽ được hiểu hơn về thân thế và sự nghiệp của cố nhạc sĩ
Cao Văn Lầu, quá trình phát triển từ bản “Dạ cổ hoài lang” đến bản vọng cổ nổi
tiếng của nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ, đồng thời được thả mình trong
giai điệu của bản “Dạ cổ hoài lang” để cảm nhận được sự khắc khoải và da diết của
người tác giả tài hoa đã gửi gắm về tình người, tình dắt của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long

1.5.3. Các tuyến du lịch của vùng

1.5.3.1. Tuyến du lịch quốc tế và liên vùng

Tuyến thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ: Đây là tuyển trục du lịch quan
trọng nhất hiện nay của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Hầu hết mọi tuyến du
lịch đường bộ của vùng đều xuất phát hoặc giao cắt với trục này. Các sản phẩm du
lịch đặc trưng của tuyển là du lịch sinh thái, tham quan chợ nổi, vườn trái cây.

Tuyến du lịch quốc tế đường sông thành phố Hồ Chí Minh - Tiền Giang -
Vĩnh Long - An Giang - Phnôm Pênh - Siêm Riệp: đang được khai thác và là một
trong những sản phẩm cao cấp, điển hình nhất của du lịch GMS và du lịch đường
sông của khu vực. Tuyến du lịch này có đầy đủ tiềm năng để phát triển trở thành
một trong những tuyến du lịch quan trọng nhất của GMS và ASEAN.

1.5.3.2. Tuyển du lịch nội vùng

Từ trục thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ chia thành các tuyến nhánh tới các
điểm du lịch khác trong vùng.

Thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ – Sóc Trăng - Bạc Liêu - Cà Mau - Đất
Mũi. Các điểm dừng chân ở đây là:

+ Bến Ninh Kiều, Đình Bình Thuỷ, Vườn cò Bằng Lăng (Cần Thơ);

9
+ Chùa Đất Sét, Chùa Dơi, Bảo tàng Văn hóa Khmer (Sóc Trăng);

+ Vườn chim Bạc Liêu, Nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu);

+ Rừng tràm U Minh, Mũi Cà Mau (Cà Mau). – Thành phố Hồ Chí Minh – Đồng
Tháp - An Giang - Kiên Giang: các điểm dừng chân là:

+ Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Khu căn cứ cách mạng Xẻo Quýt, Vườn
quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp); + Cù lao Ông Hổ (An Giang);

+ Thị xã Hà Tiên, đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Ngoài ra vùng này còn có các tuyến du lịch đường bộ, đường sông, đường
hàng không quan trọng khác kết nối các khu vực trong vùng như Cần Thơ – Hà
Nội, Cần Thơ - Phú Quốc – Tây Nguyên,...

1.6. Hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống và tham quan, vui chơi giải trí trong
chương trình thực tế
Cơ sở lưu trú Cơ sở ăn uống Cơ sở tham quan

Ngày 1 Khách sạn Đăng - Sáng: Mekong Restop - Khu di tích Xẻo Quít -
Khoa - 79 Châu Trung Lương - Ấp Long Số 458,ấp 4, Mỹ Hiệp,
Thị Tế, Núi Sam, Thạnh, xã Long An, Cao Lãnh, Đồng Tháp –
Châu Đốc, An huyện Châu Thành, tỉnh 0673910397
Giang - Tiền Giang -0933334445 - Lăng cụ Phó Bảng
0911353637 -Trưa: NH KDL Xẻo Nguyễn Sinh Sắc –
Quít - Số 458,ấp 4, Mỹ 123/1, Phạm Hữu Lầu,
Hiệp, Cao Lãnh, Đồng Phường 4, Cao Lãnh,
Tháp – 0673910397 Đồng Tháp

-Tối: Châu Hội - Làng Chăm Châu


Đốc
Quán - 68 Hoàng Diệu, Giang – Thánh đường
Châu Phú B, Châu Đốc, Hồi giáo Mubarak –
An Giang – 0987090491 Châu Phong, Tân Châu,
An Giang
- Miếu bà Chúa xứ Núi

10
Sam – 132 Châu Thị Tế,
P.Núi Sam, Châu Đốc,
An Giang
- Lăng Thoại Ngọc Hầu
– chùa Tây An (dưới
chân núi Sam, gần Miếu
bà)

Ngày 2 Visuha Hotel - 81 - Sáng: Sao Mai Resort – - Rừng Tràm Trà Sư –
Trần Hầu, Bình Đ.Tân Lộ Kiều Lương, Văn Trà, Tịnh Biên, An
San, Tp.Hà Tiên, Núi Sam, Châu Đốc, An Giang – 02966512299
Kiên Giang - Giang – 02963861745 - Thạch Động thôn vân –
0985066662 -Trưa: Nhà hàng Tấn Mỹ Đức, Hà Tiên, Kiên
Phát – DT 11, Bình An, Giang
Kiên Giang – - Cửa khẩu quốc tế Hà
0984485916 Tiên – QL80, Mỹ Đức,

-Tối: Nhà hàng Cơm Hà Tiên, Kiên Giang -


Hiền – 13 QL80, Pháo 02873059088
Đài, Hà Tiên, Kiên Giang - Lăng Mạc Cửu – đường
- 0988990919 Mạc Cửu, dưới chân
núi Bình San, Hà Tiên,
Kiên Giang.

11
Ngày 3 Khách sạn Blue Sáng: *Dinh Cậu – kp2, Dương
Sky (2 sao) - 68 Đông, Phú Quốc, An
Đường 30/4, Buffet tại khách sạn
Giang
khu1, Phú Quốc, Trưa:
Kiên Giang - *Làng nghề truyền thống
02973985968 Nhà hàng Thủy Tiên 2 –
nước mắm Phú Quốc –
222 đường 30/4, kp1,
P.Đông Dương, tp.Phú
Phú Quốc, Kiên Giang –
Quốc, An Giang
0868898789
*Cơ sở sản xuất ngọc trai
Tối:
Ngọc Hiền – Trần Hưng
Thế giới hải sản Hàm Đạo, Dương Tơ, Phú
Ninh – căn IN 06-31, Quốc, An Giang –
KDL phức hợp Grand 0933221221
World, Gành Dầu, Phú
*Khách sạn Vinpearl
Quốc - 0833580337
Resort and Spa – khu Bãi
Dài, Gành Dầu, Phú
Quốc, Kiên Giang –
02973550550

* Grand World – QT
01_04, đường Hội Hè,
Bãi Dài, Gành Dầu, Phú
Quốc, Kiên Giang -
02439118899

12
Ngày 4 Khách sạn Phúc Sáng: *Nhà tù Phú Quốc – 350
Ngọc – 1328 Nguyễn Văn Cừ, An Thới,
Nguyễn Trung Phở Lý Quốc Sư –
Phú Quốc, Kiên Giang –
Trực, Rạch Giá, đường 30/4, Dương
Kiên Giang - Đông, Phú Quốc 02822600009
02973887979
Trưa: * Biển Bãi Sao - ấp Bãi
Sao, An Thới, Phú Quốc,
Nhà hàng Biển Xanh –
Kiên Giang.
tỉnh lộ 47, Hàm Ninh,
Phú Quốc, Kiên Giang – *Đền thờ Nguyễn Trung
Trực – 07 Nguyễn Công
0977447734 Trứ, Vĩnh Thanh, Rạch
Tối: Giá, Kiên Giang

Nhà hàng Hoa Biển–


Cánh Buồm – 54 Trần
Phú, Vĩnh Thanh, Rạch
Giá, Kiên Giang -
02973689999

Ngày 5 The One Hotel Cà Sáng: Buffet sáng tại *Tham quan khu du lịch
Mau (2 sao) – khách sạn Phúc Ngọc Đất Mũi (Cột mốc Km số
MG2,19-24 Khu 0– Cột cờ Hà Nội– Chinh
đô thị Vincom, Trưa: Nhà hàng Công phục cực Nam tổ quốc) –
Phường 1, Tp. Cà Đoàn Đất Mũi Đất Mũi, Ngọc Hiển, Cà
Mau - Mau
0914699996 Tối: Dùng bữa tại khách
sạn Hồng Ngọc

13
Ngày Holiday One Hotel -Sáng: Dùng điểm tâm *Nhà thờ Tắc Sậy–Mộ
6 (4 sao) – 59 Phạm sáng tại Cafe The One – 2 Cha Trương Bửu Diệp
Ngọc Thạch, P.Cái Lê Duẩn, phường 9, Cà – ấp 2, QL1A, Tân
Khế, Q.Ninh Kiều, Mau Phong, Giá Rai, Bạc
TP.Cần Thơ - -Trưa: Khách sạn Trần Liêu - 02913850418
0934012727 Vinh – 85-87 Hai Bà *Nhà Công tử Bạc
Trưng, Phường 3, Tp. Bạc Liêu – 13 Điện Biên
Liêu, Tỉnh Bạc Liêu - Phủ, phường 3,
0911880054 TP.Bạc Liêu -

-Tối: Gala Dinner 02917300094

*Khu tưởng niệm cố


nghệ sĩ Cao Văn Lầu –
phường 2, TP.Bạc
Liêu - 02913829966

*Chùa Samrong – 367


Tôn Đức Thắng,
phường 5, Sóc Trăng

*Chùa Kh’Leang –
đường Tôn Đức
Thắng, khóm 5,
phường 6, Sóc Trăng

* Cơ sở sản xuất bánh


pía–Lạp Xưởng Quảng
Trân – 347 Nguyễn
Huệ, phường 9, Sóc
Trăng

Ngày Sáng: *Chợ nổi Cái Răng – An Bình, Cái Răng, Cần Thơ.
7 Buffet sáng tại *Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – TL 923, Mỹ

14
Holiday One Hotel Khánh, Phong Điền, cần Thơ

Trưa: *Đình Bình Thủy – 46/11A Lê Hồng Phong, Bình

Dùng bữa tại Cồn Thủy, Cần Thơ


Sơn *Cồn Sơn – Cồn Sơn, Bùi Hữu Nghĩa, Bình Thủy,
Cần Thơ

1.7. Hệ thống các quốc lộ, tỉnh lộ, các phương tiện vận chuyển khách du lịch
của vùng.
Hệ thống đường bộ khu vực Tây Nam Bộ có 5 trục dọc với tổng quy mô
khoảng 16-18 làn xe:

+ Quốc lộ 1 từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Năm Căn (Cà Mau) là tuyến thứ nhất
xuyên suốt miền Tây Nam Bộ.

+ Tuyến thứ 2: Đường cao tốc phía đông, từ Thành phố Hồ Chí Minh - Trung
Lương - Mỹ Thuận Cần Thơ - Cà Mau, là đoạn tuyến nằm trong tổng thể trục
đường bộ cao tốc Bắc - Nam. Đoạn Cần Thơ - Cà Mau đi theo hướng tuyến đường
Quản Lộ - Phụng Hiệp. Hai tuyến đường nêu trên phục vụ khai thác chủ yếu vùng
lõi của đồng bằng sông Cửu Long.

+ Tuyến thứ 3: Đường Hồ Chí Minh, từ phía Bắc đến Chơn Thành (tỉnh Bình
Phước), qua Tây Ninh - Long An - Đồng Tháp - An Giang - Kiên Giang - Cà Mau
và kết thúc tại Đất Mũi, trong đó đoạn Chơn Thành - Vĩnh Thuận (Kiên Giang)
được xác định là đường cao tốc.

+ Tuyến thứ 4: Trục dọc ven biển phía Đông, gồm QL50 từ Thành phố Hồ Chí
Minh - Long An, kết thúc tại Mỹ Tho (Tiền Giang) và QL60 nối từ Tiền Giang qua
cầu Rạch Miễu đến Bến Tre, qua phà Cổ Chiên đến Trà Vinh và phà Đại Ngãi đến
Sóc Trăng. Tuyến này khai thác toàn bộ vùng phụ cận Thành phố Hồ Chí Minh,
duyên hải Nam Bộ và vùng Nam Măng Thít.

15
+ Tuyến N1 là trục giao thông thứ năm kết nối với hệ thống đường hành lang biên
giới Tây Nam. Đầu tuyến đường N1 kết nối với điểm cuối tuyến 14C tại khu vực
Lộc Tấn (tỉnh Bình Phước), đi qua Đức Huệ - Mỏ Vẹt - Bình Hiệp - Tân Hồng -
Hồng Ngự (đoạn Hồng Ngự - Tân Hồng trùng với QL30 đã đầu tư xong) - Châu
Đốc - Tịnh Biên - Hà Tiên. Đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên đang được đầu tư, còn
đoạn Tịnh Biên - Hà Tiên đã cơ bản hoàn thành.

Chương 2. THÔNG TIN VỀ TUYẾN HÀNH TRÌNH


2.1. Lịch trình chương trình thực tế Đồng bằng sông Cửu Long (7 ngày 6
đêm)
o Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc

Sáng:

- Đoàn tập trung tại điểm hẹn, sân trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí
Minh cơ sở 2, khởi hành
- Đoàn dùng điểm tâm sáng tại Mekong Rest Stop – Tiền Giang
- Tham quan khu di tích Xẻo Quít
- Tham quan Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc – nơi yên nghỉ của
thân sinh chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trưa:

- Đoàn dùng cơ trưa tại nhà hàng Xẻo Quít


- Khởi hành đến An Giang.

Chiều:

- Tham quan Làng Chăm Châu Giang – Thánh đường Hồi Giáo
Mubarak – nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người
Chăm An Giang.

Tối:

- Dùng cơm tối tại Châu Đốc Hội Quán


- Nhận phòng tại khách sạn Đăng Khoa

16
- Tham quan Miếu Bà Chúa Xứ - Lăng Thoại Ngọc Hầu – Chùa Tây
An ( Tây An Cổ Tự )
- Tự do khám phá Châu Đốc về đêm.

o Ngày 2: Châu Đốc – Hà Tiên

Sáng:

- Đoàn dùng bữa sáng tại Sao Mai Resort


- Tham quan Rừng Chàm Trà Sư.

Trưa:

- Dùng cơm trưa tại nhà hàng Tấn Phát

Chiều:

- Tham quan Thạch Động


- Tham quan Cửa Khẩu quốc tế Hà Tiên
- Tham quan Lăng Mạc Cửu
- Nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn VISUHA.

Tối:

- Đoàn dùng bữa tối tại Cơm Hiền


- Tự do khám phá TP. Hà Tiên về đêm.

o Ngày 3: Hà Tiên – Phú Quốc


Sáng:
- Dùng buffet sáng tại khách sạn Visuha
- Đoàn di chuyển ra bến tàu Bình an chuẩn bị khởi hành ra Phú Quốc
- Tới Phú quốc đoàn đến tham quan Dinh Cậu
- Tham quan Làng nghề nước mắm Phú quốc.

Trưa:

- Đoàn dùng bữa tại nhà hàng Thủy Tiên 2

17
- Nhận phòng ở khách sạn Blue Sky.

Chiều:

- Tham quan cơ sở sản xuất ngọc trai Ngọc Hiền


- Tham quan Vinpearl Resort and Spa
- Tham quan Grand World.

Tối:

- Đoàn ăn tối ở Thế giới hải sản Hoàng Ninh


- Đoàn di chuyển lại về Grand Wolrd thưởng thức show diễn Tinh hoa
Việt Nam
- Đoàn trở về khách sạn nghỉ ngơi.

o Ngày 4: Phú Quốc – Rạch Giá

Sáng:

- Đoàn dùng bữa sáng tại phở Lý Quốc Sư địa chỉ đối diện với khách
sạn Blue Sky
- Tham quan nhà tù Phú quốc nơi được mệnh danh là “địa ngục trần
gian”
- Tham quan bãi biển Bãi Sao - thu hút nhiều du khách

Trưa:

- Đoàn ăn trưa tại nhà hàng Biển Xanh Phú quốc


- Đoàn di chuyển ra cảng An Thới hoàn tất mọi thủ tục lên tàu khởi
hành về Rạch Giá – Kiên Giang.

Chiều:

- Đoàn về đến Rạch Giá và tham quan đền thờ Nguyễn Trung Trực ngôi
đền thờ lớn nhất trong số 9 ngôi đền trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Đoàn dùng bữa tại nhà hàng Hoa Biển

18
- Nhận phòng tại khách sạn Phúc Ngọc.

Tối:

- Tự do khám phá TP. Rạch Giá về đêm.

o Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau

Sáng:

- Đoàn dùng điểm tâm sáng tại khách sạn


- Khởi hành đến Đất Mũi – Cà Mau theo tuyến đường Xuyên Á ngắm
nhìn vẻ đẹp của Tây Nam Bộ.

Trưa:

- Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng Công Đoàn Đất Mũi.

Chiều:

- Tham quan khu du lịch Đất Mũi - Cột mốc Km số 0 – Cột cờ Hà Nội
– Chinh phục cực nam tổ quốc
- Khởi hành về lại TP. Cà Mau
- Đoàn dùng bữa tại khách sạn Hồng Ngọc
- Nhận phòng và nghỉ ngơi tại The One hotel.

Tối:

- Tự do khám phá TP. Cà Mau về đêm.

o Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ

Sáng:

- Đoàn dùng điểm tâm sáng tại The One Coffee and Tea
- Tham quan nhà thờ Tắc Sậy
- Tham quan khu di tích tưởng niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu
- Tham quan Nhà công tử Bạc Liêu.
- Đoàn dùng bữa trưa tại khách sạn Trần Vinh.

19
Chiều:

- Tham quan chùa Sam Rông


- Tham quan chùa Kh’Leang - ngôi chùa khmer cổ xưa nhất Tây Nam
Bộ
- Khởi hành về Cần Thơ
- Ghé qua cơ sở sản xuất bánh pía – Lạp Xưởng Quảng Trân
- Nhận phòng tại khách sạn Holiday One Cần Thơ.

Tối:

- Đoàn tham gia chương trình Gala Dinner – Dấu Ấn Phương Nam
- Tự do khám phá TP. Cần Thơ về đêm.

o Ngày 7: Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh

Sáng:

- Đoàn thức dậy sớm tham quan Chợ nổi Cái Răng
- Tham quan Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam – 1 trong số các công
trình phật giáo lớn nhất Tây Nam Bộ
- Trở về khách sạn dùng Buffet sáng - check out khách sạn
- Tham quan đình Bình Thủy - kiệt tác di tích kiến trúc Đồng bằng sông
Cửu Long
- Đoàn di chuyển lên thuyền khởi hành, tham quan – trải nghiệm Du
lịch cộng đồng Cồn Sơn.

Trưa:

- Đoàn dùng bữa tại Cồn Sơn


- Khởi hành về lại TP. Hồ Chí Minh.

Chiều:

- Đến TP. Hồ Chí Minh kết thúc chuyến hành trình 7 ngày 6 đêm khám
phá Đồng bằng sông Cửu Long.

20
2.2. Sơ đồ tuyến/điểm chương trình thực tế Đồng bằng sông Cửu Long

21
22
23
24
25
26
2.3. Bảng giá tàu cao tốc, giá vé tham quan các điểm trong chương trình
STT Tên điểm tham quan, giá tàu cao tốc Giá tiền

1 Vé vào cổng khu di tích Xẻo Quít 20.000 VNĐ/ PAX

2 Giá vé chèo xuống tại KDT Xẻo Quít 25.000 VNĐ/ PAX

3 Vé vào cổng Rừng Tràm Trà sư 100.000 VNĐ/ PAX

4 Vé đi Tắc ráng Rừng Tràm Trà Sư 50.000 VNĐ/ PAX

5 Vé tham quan Thạch Động 20.000 VNĐ/ PAX

6 Giá vé tàu cao tốc SUPERDONG Hà Tiên 225.000 VNĐ/ PAX


– Phú Quốc

7 Giá vé tàu cao tốc SUPERDONG Phú 324.000 VNĐ/ PAX


Quốc – Rạch Giá

8 Giá vé show diễn Tinh Hoa Việt Nam – 300.000 VNĐ/ PAX
Grand World Phú Quốc 230.000 VNĐ/ Trẻ em –
Người cao tuổi

9 Giá vé tham quan nhà Công Tử Bạc Liêu 45.000 VNĐ/ PAX

20.000 VNĐ/ Trẻ em

10 Giá vé vào cổng KDL Đất Mũi – Cà Mau 30.000 VNĐ/ PAX

15.000 VNĐ/ Trẻ em

11 Khu du lịch Núi Sam 20.000 VNĐ/PAX

27
12 Vé đi thuyền Chợ Nổi 20.000 VNĐ/PAX

13 Khu Du lịch Bãi Sao 50.000 VNĐ/PAX

14 Khu Du lịch Đất Mũi 30.000VNĐ/PAX

15 Khu lưu niệm Cao Văn Lầu 20.000VNĐ/PAX

16 Vé thăm quan Cồn Sơn 30.000VNĐ/PAX

2.4. Thực đơn đoàn sử dụng trong chương trình 7 ngày 6 đêm
Ngày 1 : Tp. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc

Bữa sáng: Mekong Bữa Trưa KDL Xẻo Quít Bữa chiều Châu Đốc Hội
Rest Stop Quán

Hủ Tiếu Mỹ tho Cá lóc nướng Lẩu chua cá


Bánh Canh Cá điêu hồng muối xả chiên Thịt kho tộ đất
Cơm Tấm. Sườn nấu Laghim Đậu hủ chiên giòn
Cơm trắng/cơm huyết rồng Cá chiên xào bào rau sống +
Trái cây. bún + bánh tráng
Rau luộc thập cẩm

Cơm trắng, Tráng miệng hoa


quả, trà đá.

28
Ngày 2 : Châu Đốc – Hà Tiên

Bữa sáng: Sao Mai Bữa Trưa NH Tấn Phát Bữa chiều Quán Cơm Hiền
Resort

- Bánh canh - Lẩu hải sản - Lẩu gà lá giang


- Hủ tiếu - Cá hú kho tộ - Tôm sú ram mặn
- Ốp la - Gà xào gừng - Cá trưng gừng tương
- Nước uống: - Mực xào laghim - Mực ống xào tứ xuyên
Liptop, cà phê - Rau muống xào tỏi - Rau luộc thập cẩm
sữa đá, đá - Cơm trắng, Trà đá, - Cơm trắng, trà đá, tráng
chanh, trà tráng miệng. miệng.
đường.

Ngày 3: Hà Tiên – Phú Quốc

Bữa sáng: Bữa trưa NH Restaurant Bữa chiều Thế giới hải
Thủy Tiên 2 sản Hàm Ninh

- Dùng buffet sáng - Lẩu hải sản - Dùng BBQ hải


tại khách sạn - Mực chiên nước sản.
Visuha Hotel. mắm
- Cá thu kho tộ
- Rau quả luộc
- Cơm trắng, trà đá,
tráng miệng.

Ngày 4: Phú Quốc – Rạch Giá

29
Bữa sáng Phở Lý Bữa trưa NH Biển Xanh Bữa chiều NH Hoa Biển
Quốc Sư – Cánh Buồm

- Phở bò. - Cà tím mỡ hành - Cá lóc hấp


- Chả cá Phú Quốc - Cà tím nướng mỡ
- Tôm thịt ram hành
- Canh sườn rau củ - Đậu hủ nấu canh
- Cơm trắng, trà đá tráng hẹ
miệng. - Gỏi tép sống
- Cá biển chiên
- Ba chỉ kho
- Cơm trắng, trà đá,
tráng miệng.

Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau

Bữa sáng: Bữa trưa Bữa chiều

- Bánh canh - Gỏi tai heo + bánh - Ốc len xào dừa


- Bún bò phồng - Vọp hấp gừng
- Trà đào, trà - Giá hẹ xào đậu hủ - Cá thòi lòi chiên
đá. - Sườn ram mặn xù
- Lẩu cá lóc nấu chua - Tôm xào bồn bồn
- Cơm trắng, trà đá, tráng - Cá dứa kho tộ
miệng. - Lẩu cá bóp
- Cơm, trà đá, trái
cây.

Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ

30
Bữa sáng: Bữa trưa Bữa chiều

- Bánh mì - Cánh gà chiên nước mắm - Súp cua gà xé nấm đông


bò kho - Thịt heo kho trứng cút cô
- Bún bò - Cá lóc hấp bầu - Gỏi ngó sen tôm thịt +
- Bánh mì - Cải rổ xào tỏi bánh phồng.
xá xíu. - Lẩu nấm bò viên - Cơm chiên xá xíu
- Cơm trắng, trà đá, trái - Sườn sốt pate gan + bánh
cây tráng miệng. mì
- Lẩu thái hải sản + bún
- Nước ngọt, tráng miệng
rau câu trái cây.

Ngày 7: Cần Thơ – Tp. Hồ Chí Minh

Bữa sáng: Bữa trưa:

- Dùng buffet sáng tại khách sạn. - Gỏi đu đủ tôm thịt


- Thịt vai heo lúc lắc
- Gà tre nướng mật ong
- Thịt kho củ cải
- Cá bạc chiên + kim chi
- Đậu cove xào thịt
- Salad coron trộn hành cà
- Lẩu gà lá giang
- Cơm, trà đá, trái cây.

2.5. Kịch bản chương trình Gala Dinner

18:15 Đón và hướng dẫn thầy cô, sinh viên đến đúng vị trí

31
Đón MC mời khách chụp hình check in
Khách MC mời khách tham dự ổn định chỗ ngồi trước khi khai mặc
chương trình

18:30 MC tuyên bố lý do của chương trình Gala

Khai Mạc Trưởng đoàn phát biểu bài diễn văn khai mạc

18:45 Thực hiện nghi lễ khai tiệc với trưởng đoàn, đại diện công ty du lịch

Khai Tiệc Chợ Lớn

19:00 MC mời khách tham dự thưởng thức bữa tiệc ngon miệng

Dùng Tiệc

19:20 Thực hiện một số tiết mục văn nghệ + Game show

Văn Nghệ

20:15 Game show + Văn nghệ và tặng quà cho sinh viên

Trò Chơi

21:00 Các thành viên giao lưu và tổng kết chương trình

Giao Lưu

2.6. Kiến thức buổi giao lưu với khách sạn 5* trong chương trình
Khi đến với Phú Quốc chúng em đã may mắn được tham quan khách sạn
Vinpearl Resort and Spa một khách sạn 5* hàng đầu tại Phú Quốc được thiết kế
theo phong cách cổ điển khách sạn mang một vẻ đẹp đầy cuốn hút khi du khách
bước vào nơi đây, trong khuôn viên khách sạn có hồ bơi rộng đến 5000 m 2 và bãi
biển riêng tư dài 3,5 km.

32
Ngoài những vẻ đẹp mà khách sạn mang lại khi tham quan chúng em còn
được tận mắt chứng kiến các quy trình phục vụ của một khách sạn 5* thái độ cũng
như chất lượng phục vụ ở đây ra sao, các quy định và check in của khách sạn, đối
với hệ thống nghỉ dưỡng Vinpearl thì việc check in được thực hiện bằng công nghệ
Face ID, giúp cho thủ tục check in và quản lý một cách dễ dàng. Khi khách hàng
check in bằng Face ID ở Vinpearl họ có thể sử dụng các dịch vụ của nơi đây hoàn
toàn miễn phí cũng như không cần phải mang theo một chiếc thẻ hay giấy tờ để đi
lại, sử dụng các dịch vụ ở nơi đây, kiến thức thì bao la nhưng đó là số ít kiến thức
mà chúng em biết được với lí do buổi giao lưu khá ngắn không được trực tiếp vào
tham quan bên trong của khách sạn mới chỉ được tham quan khu vực khuôn viên,
khu vực sảnh.

2.7. Nhận xét và cảm nhận của bản thân về chương trình 7 ngày 6 đêm.
 Lê Linh Chi:

-Ưu điểm:

+ Công ty Cholontourist đã tổ chức được một chuyến đi thành công, tốt đẹp.

+ Các anh HDV rất chu đáo, nhiệt tình, kiến thức sâu rộng và sẵn sàng giải đáp tất
cả thắc mắc của chúng em.

+ Thầy rất tận tình quan sát, chỉ dạy chúng em từ những điều đơn giản nhất.

+ Phương tiện di chuyển, cơ sở lưu trú sạch sẽ, tiện nghi.

-Nhược điểm:

+ Chương trình tour có nhiều địa điểm và thực đơn bữa ăn không đúng với
timeline, đến sát ngày đi vẫn chưa nhận được cơ cấu phòng và tên các khách sạn sẽ
lưu trú.

+ Ngày đầu tiên đến các điểm tham quan rất nhanh, không có thời gian đi tìm hiểu,
khám phá.

+ Công ty không có những giải thích rõ ràng cho các sai sót của mình.

33
 Nguyễn Thị Thùy Linh:

-Ưu điểm:

Hướng dẫn viên vô cùng nhiệt tình và chu đáo, bên cạnh đó còn có những
dịch vụ nghỉ ngơi, ăn uống cũng vô cùng tiện nghi và thoải mái. Đồ ăn khá hợp
khẩu vị, và cũng ngon ạ. Ngoài ra, không chỉ được nghe, được hiểu biết hơn về
những địa danh du lịch nổi tiếng mà các anh chị hướng dẫn đến từ Cholontourist
còn cung cấp thêm cho em rất nhiều kiến thức về tuyến đường đi cũng như phải
biết làm thế nào để lựa chọn dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Và điều
quan trọng hơn, sau khi được hướng dẫn và trải nghiệm việc đứng trên xe thuyết
minh đã cho em thêm nhiều kinh nghiệm cũng như đã giúp em bớt đi phần nào sự
tự ti để có thể truyền đạt đến mọi người những thông tin tốt nhất.

-Nhược điểm:

Thông tin về một số điểm lưu trú chưa được thông báo trước và có một số nơi
có nhiều bụi bẩn, phòng mùi hôi. Một số nhà hàng thì thức ăn khá ít và phục vụ có
thái độ không tốt. Và vì đây là một chuyến hành trình cũng được coi là dài nên khá
mệt và thiếu năng lượng. Em cần nhiều hơn các hoạt động và trò chơi giải trí để
lấy lại tinh thần học tập cũng như tinh thần hào hứng, khả năng thu nhận kiến thức
một cách hiệu quả hơn.

 Lê Thị Kim Oanh:

-Ưu điểm:

Thầy Chăm đã luôn theo sát tụi em trong suốt quá trình tour.

Cơ sở vật chất tạm ổn, chất lượng bữa ăn phù hợp.

Các anh hướng dẫn viên có kinh nghiệm, hiểu biết sâu rộng, chỉ dẫn và giải đáp
thắc mắc cho sinh viên.

Hành trình đi được tham quan những địa điểm nằm ngoài lịch trình.

-Nhược điểm:

Chương trình lộn xộn, thay đổi lịch trình nhưng không báo trước cho đoàn.

34
Khâu chuẩn bị đón sinh viên còn chậm trễ kiến đoàn phải chờ.

Chưa công khai minh bạch về các địa điểm nhà hàng, khách sạn trước cho đoàn.

Giá vé Cap treo Hòm Thơm thay đổi qua xem show Tinh hoa Việt Nam và BBQ
là chưa cân đối.

Tổ chức Gala Dinner sơ sài chưa có sự chuẩn bị và đầu tư.

 Trần Thị Mỹ Quyên:

- Ưu điểm:

Các anh chị hướng dẫn viên rất dễ thương và nhiệt tình tận tâm. Còn học
thêm được cách chào đoàn, cách đứng trên xe hay là những điều mà một hướng
dẫn viên làm trước khi xe xuất phát và tới điểm tham quan..Các anh chị hướng dẫn
viên đến từ Cholontourist luôn vui vẻ và có một lượng kiến thức tuyệt vời, luôn
cung cấp cho chúng em những thông tin quý giá. Và trong quá trình đi với tụi em
thì trong đoàn có bạn sốt các anh chị cũng đã quan tâm và cho thuốc, hỏi han động
viên bạn. Được đứng trên xe thuyết minh là một trải nghiệm vô cùng thú vị đối với
em. Qua đó rèn thêm khả năng tự tin và giao tiếp với đám đông. Và sau những
buổi học Tổng quan du lịch, địa lý du lịch Việt Nam và nhiều môn khác nữa thì
đây là buổi cơ hội để em và các bạn sinh viên thực hành những điều mà trên lớp
được học. Và còn nhiều điều bổ ích khác nữa mà em học được trong chuyến đi.

- Nhược điểm:

Đây là 1 chuyến đi khá tốt và không có vấn đề gì ngoài 1 số dịch vụ lưu trú
chưa tốt , còn bụi bẩn, dường như dọn dẹp từ rất lâu và không để ý đến nữa. Trước
khi đi tour, em cũng như các bạn không được thông báo cơ cấu phòng trước, cũng
như nhiều thông tin khác đến khi chúng em hỏi thì mới có thông tin, bên thực hiện
tour không thông báo thông tin trước. Một số nhà hàng thức ăn ít, ăn không đủ.
Tuy em là người miền tây nhưng một số món ăn ở nhà hàng không hợp với khẩu vị
của em và các bạn trong bàn ăn. Tour Đồng bằng sông Cửu Long là tour dài và vất
vả nhất trong các tour cho nên việc đi đường dài là việc mà bản thân em cũng như
các bạn sinh viên phải chấp nhận.

35
 Hà Văn Thước:

-Ưu điểm:

Công ty du lịch Chợ Lớn thiết kế chương trình Tour đúng theo yêu cầu của
Khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa, các tuyến, điểm được công ty nêu rõ trong
chương trình Tour ngoài ra công ty du lịch Chợ Lớn cũng đã cung cấp các thông
tin về lưu trú cũng như ăn uống cho đoàn. Và không thể không nhắc đến đó chính
là công ty du lịch Chợ Lớn đã lựa chọn những hướng dẫn viên có đầy đủ kĩ năng,
kiến thức phù hợp với mục đích học tập của chuyến đi lần này.

-Nhược điểm:

Ngoài những mặt tích cực em đã nêu ở trên thì cũng không thể nào tránh khỏi
những mặt hạn chế có thể kể tới như, việc đưa ra cơ cấu phòng cho đoàn khá chậm
cơ cấu phòng chỉ đưa cho đoàn khi sắp đến địa điểm check in khách sạn việc này
khá bất tiện. công ty đã không thực hiện đúng theo kế hoạch chương trình Tour đề
ra những điểm đoàn không được tham quan mà công ty vẫn đưa vào trong chương
trình Tour như biển Mũi Nai ở Rạch Giá. Có những bữa ăn thực đơn không trùng
khớp với menu mà 2 bên đã thống nhất.

Chương 3. KIẾN THỨC TUYẾN, ĐIỂM THAM QUAN


Phần 1. Kiến thức tuyến chương trình
1. Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc
- Khoảng cách từ TP. Hồ Chí Minh đến Đồng Tháp là khoảng 136km theo con
đường trục An Sương - Cao Lãnh và khoảng 146km theo Quốc lộ 1A. Đây là một
khoảng cách tương đối ngắn và có thể di chuyển trong khoảng 2-3giờ

- Đồng Tháp là một tỉnh ở miền Tây Nam Bộ Việt Nam, nơi có nền văn hóa phong
phú và đa dạng. Với một số cộng đồng dân tộc thiểu số như Khmer, Hoa, Cham,
tỉnh này có sự pha trộn và ảnh hưởng văn hóa đa dạng. Văn hóa của Đồng Tháp
thể hiện qua các truyền thống dân gian, tập tục, lễ hội và đặc sản ẩm thực phản ánh

36
đời sống và tâm hồn người dân nơi đây. Có nền văn hóa dân gian và nhân dân sở
thích du lịch sinh thái.

Khoảng cách từ Đồng Tháp đến Châu Đốc: khoảng 170km (3-4 giờ đi xe).

Châu Đốc có nhiều di sản văn hóa như chùa Bà Chúa Xứ, ngôi sao Thần Tài, lễ hội
Bà Chúa Xứ,... Điểm đặc biệt là nơi sinh sống của người Khmer. Châu Đốc nằm ở
vùng biên giới với Campuchia, là cửa khẩu chính và nằm gần cụm công trình thủy
điện Hồ Chí Minh, có nền kinh tế phát triển từ du lịch, thủy sản và nông nghiệp

2. Ngày 2: Châu Đốc – Hà Tiên


- Châu Đốc và Hà Tiên nằm ở hai tỉnh khác nhau, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang,
cách Hà Tiên khoảng 180km. Thời gian di chuyển khoảng từ 3 đến 4giờ

- Châu Đốc là một địa điểm có đa dạng văn hóa dân tộc, trong đó đáng kể là sự
hiện diện của người Khmer.

- Hà Tiên là một thành phố ven biển nên văn hóa của nơi này cũng khá đa dạng,
pha trộn giữa các nền văn hóa Khmer, Hoa và người Việt. Được tham quan các
ngôi đền, chùa, và tham gia các hoạt động văn hóa truyền thống như lễ hội Chôl
Chnăm Thmây.

3. Ngày 3: Hà Tiên – Phú Quốc


Phú Quốc: Được công nhận là đặc khu kinh tế, có khả năng phát triển vượt trội
trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và logistics. Du lịch là một ngành kinh tế chủ
lực của đảo này, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Ngành công
nghiệp chế biến hải sản cũng đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương.

Rạch Giá: Là một trung tâm thương mại, kinh tế - xã hội của Rạch Giá phát triển
chủ yếu dựa vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngành công nghiệp
chế biến hải sản và nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế địa
phương. Rạch Giá cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng để kết nối với các tỉnh
miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

37
Khoảng cách từ Phú Quốc đến Rạch Giá theo đường biển là khoảng 69km. Thời
gian di chuyển bằng tàu cao tốc từ 2-3 giờ.

4. Ngày 4: Phú Quốc – Rạch Giá


Khoảng cách từ Phú Quốc đến Rạch Giá theo đường biển là khoảng 69km.
Thời gian di chuyển bằng tàu cao tốc từ 2-3 giờ.

Phú Quốc: Được công nhận là đặc khu kinh tế, có khả năng phát triển vượt
trội trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và logistics. Du lịch là một ngành kinh tế
chủ lực của đảo này, thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước.

Rạch Giá: Là một trung tâm thương mại, kinh tế - xã hội của Rạch Giá phát
triển chủ yếu dựa vào lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Ngành công
nghiệp chế biến hải sản và nông nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong kinh tế
địa phương đây cũng là cửa ngõ giao thương quan trọng để kết nối với các tỉnh
miền Đông và miền Tây Nam Bộ.

5. Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau


Khoảng cách giữa Rạch Giá và Cà Mau là khoảng 135 km, và đường đi là
theo quốc lộ 1A và Quốc lộ 63. Thời gian di chuyển từ Rạch Giá đến Cà Mau
thông thường mất khoảng 3-4 giờ. Rạch Giá nơi có nhiều di tích lịch sử, đền đài và
các công trình kiến trúc đẹp.

Cà Mau: nổi tiếng với hệ sinh thái đặc biệt, hệ sinh thái nước mặn,có diện tích
đất trồng rừng ngập mặn lớn nhất tại Việt Nam và cũng là điểm cuối của đất liền
Việt Nam. Kinh tế của Cà Mau chủ yếu dựa vào nông nghiệp, đặc biệt là nuôi
trồng tôm, cá, cùng với công nghiệp xử lý khí đốt.

6. Ngày 6: Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ


Từ Cà Mau đến Bạc Liêu khoảng 130km, từ Bạc Liêu đến Sóc Trăng khoảng
60km, và từ Sóc Trăng đến Cần Thơ khoảng 120km.

Về văn hóa: Ở Bạc Liêu, du khách có thể khám phá những ngôi nhà cổ kiểu
Pháp tại khu phố cổ Năm Căn. Sóc Trăng có ngôi chùa Bà Chúa Xứ nổi tiếng và
cây đa 350 năm tuổi.

38
Đặc điểm kinh tế - xã hội: Cả Bạc Liêu và Sóc Trăng đều có nền kinh tế phát
triển chủ yếu dựa trên nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lúa, cây mía và các loại
cây trái.

7. Ngày 7: Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh


Khoảng cách giữa Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh là khoảng 169 km.
Cần Thơ là một trong những thành phố lớn hình kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Thành phố này cũng có nhiều điểm du lịch hấp
dẫn như Bảo tàng Cần Thơ, Ninh Kiều, Cầu Cần Thơ, Chợ Nổi Cái Răng..., cùng
những điểm tham quan và mua sắm thu hút du khách.

Cả Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh đều là hai trung tâm kinh tế - văn
hóa của khu vực. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất của Việt
Nam, thu hút nhiều nguồn lực, đầu tư và là địa điểm tổ chức các sự kiện kinh tế,
văn hóa quan trọng. Cần Thơ cũng là một trung tâm kinh tế, giao thông, văn hóa,
giáo dục quan trọng của Đồng bằng sông Cửu Long.

Phần 2. Kiến thức điểm trong tuyến


1. Ngày 1: TP. Hồ Chí Minh – Đồng Tháp – Châu Đốc
1.1. Khu du lịch Xẻo Quít
Khu du lịch Xẻo Quít: hệ động vật có 200 loài hoang dã gồm 7 loài ếch nhái, 22
loài bò sát, 73 loài cá, 91 loài chim và 7 loài thú. Nơi đây đã từng hứng chịu những
trận bom cũng như những trận càn của quân đội Mỹ. Được biết, tại đây có 170 loài
thực vật (với 158 loài hoang dại) và 12 loài cây thân gỗ. Cuối cùng là cả những
“bãi ngù tử địa” có gài lựu đạn chống trực thăng đổ quân và xe tăng bộ binh càn
vào căn cứ. Ngoài ra có nhiều động vật quý hiếm có trong sách đỏ như: trăn mốc,
rùa hộp, rắn hổ trâu, chim sả mỏ rộng… Trước đây Xẻo Quít từng là căn cứ cách
mạng của Tỉnh ủy Đồng Tháp giai đoạn 1960-1975 trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ.
1.2. Khu di tích Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc cách trung tâm thị xã Cao Lãnh chừng một cây
số rưỡi. Toàn khu lưu niệm rộng gần 4 hecta, chia làm hai khu vực: khu vực mộ cụ
phó bảng, khu vực Nhà Sàn – Ao Cá Bác Hồ. Qua cổng, du khách gặp ngay nhà
khách khang trang phía tay phải. Đây cũng là nơi làm việc của Ban giám Đốc khu

39
lưu niệm. Theo lối đi tráng nhựa, một bên là hàng vú sữa, một bên là hàng dương
thẳng tấp, chừng 100m rẽ về phía tay trái đến cổng tam quan – cổng chính vào khu
mộ cụ phó bảng. Khu vực này hình chữ nhật, diện tích 1 hecta. Bao bọc chung
quanh là hàng rào xi-măng đơn giản, thanh mảnh như những hoa văn trang hoàng
vẻ đẹp của khuôn viên mà không làm khu mộ cách bức với vườn ruộng xanh tươi
bên ngoài. Khu mộ khởi công xây dựng ngày 22-8-1975, khánh thành 13-2-1977.
Những công trình chính là: Vòm mộ, hồ Sao, nhà Kiếng và nhà trưng bày.

1.3. Làng Chăm Đa Phước


Làng Chăm Đa Phước hình thành khoảng 120 năm, tập trung tại ấp Hà Bao 2,
dọc Quốc lộ 91C và nằm cặp theo dòng sông Hậu, tiếp giáp từ cầu Cồn Tiên hướng
về trung tâm huyện An Phú. Nhờ giao thông thuận lợi nên từ năm 1992, làng
Chăm Đa Phước đã bắt đầu phát triển du lịch, trở thành điểm đến hấp dẫn của du
khách trong và ngoài nước. Đến Đa Phước, du khách không chỉ được tận mắt
chiêm ngưỡng những thánh đường Hồi giáo uy nghiêm, mà còn hiểu thêm về cảnh
quan, nhà cửa có nét kiến trúc riêng, với các hoa văn trang trí và nội thất mang đặc
trưng của người Chăm.

Nơi đây có Thánh đường Masjid Al Ehsan và Thánh đường Sunnah là 2


công trình kiến trúc độc đáo, được xây dựng và trùng tu rất khang trang; là nơi sinh
hoạt tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Chăm.

1.4. Khu di tích Miếu Bà Chúa Xứ


Được lập vào thế kỷ 19, lịch sử của chúa Bà có hai truyền thuyết: miếu bà do
dân xây dựng để cúng bái vì tin vào sự linh thiêng của bà. Tượng bà đã có từ rất
lâu đời cách đây khoảng 200 năm bà được dân địa phương phát hiện và được thỉnh
từ trên đỉnh núi Sam bởi chín cô gái đồng trinh tắm rửa sạch sẽ (theo lời dạy của
Bà). Cũng có ý kiến cho rằng đầu thế kỷ 19 Nguyễn Văn Thoại lãnh lệnh vua đi
bình giặc ở biên giới phía Tây. Phu nhân ông ở nhà lo lắng ngày đêm khấn nguyện
để ông bình yên trở về nếu được vậy bà lập miếu tạ ơn, vì vùng này vốn là rừng
thiêng nước độc lắm dã thú, ai đi khó về. Nguyện ước đạt được ông đã trở về khi

40
nghe bà bày tỏ ý nguyện, ông rất cảm động và nhớ lại những nguy hiểm mà ông đã
đi qua. Ông liền cho xây dựng miếu để tạ ơn và thỉnh tượng bà từ trên núi về thờ.

Trong miếu bà Chúa Xứ có một pho tượng bằng đá Sa Thạch cao gần 2m tạc
hình một người đang trong tư thế nghĩ ngợi trầm tư. Đó là “bà Chúa Xứ”.

1.5. Khu di tích Lăng Thoại Ngọc Hầu


Khu lăng mộ có đền thờ ông Thoại Ngọc Hầu, mộ ông cùng 2 phu nhân được
xây dựng thập niên 30 thế kỷ 20. Thoại Ngọc Hầu tên thật là Nguyễn Văn Thoại
(1761-1829) người huyện Diên Phước, Quảng Nam. Lăng cao trên 9 bậc cấp đá
ong. Mặt trước là hai cổng vào ở hai bên, chính giữa là tấm bia Thoại Sơn. Khi
bước vào khuôn viên lăng, bên phải là 3 ngôi mộ lớn (chính giữa là mộ Thoại
Ngọc Hầu, bên phải là mộ bà Châu Thị Tế (mất 1826), trái là mộ bà Trương Thị
Miệt (mất 1821), bên trái có 14 ngôi mộ được chôn trong một vuông đất. Trước
Long đình là 2 con nai tạc bằng xi măng. Hai cửa lớn vào lăng rộng hình bán
nguyệt, kiến trúc theo lối cổ, liền với bức tường kiên cố dày 1 mét, cao 3 mét.

1.6 Khu di tích Chùa Tây An


Chùa Tây An có kiến trúc độc đáo, là sự kết hợp của ba nền văn hóa Ấn Độ,
Việt Nam và Chăm Hồi giáo với cảnh trí thiên nhiên, tạo một vẻ đẹp lộng lẫy.
Chùa Tây An do một vị quan triều Nguyễn đời Minh Mạng (1820) là tổng đốc
Nguyễn Nhật An xây dựng theo lời nguyện của ông khi được triều đình phái đi
Cao Miên.

Chánh điện chùa cao 18m, thờ phật Thích Ca, còn hai bên là lầu chuông và
lầu trống. Trước chùa có 3 vọng cửa: cửa giữa tam quan thờ Phật Quan Âm, 2 cửa
2 bên có 2 bảng đề “Tây An cổ tự”, bên trong cửa tam quan là sân chùa có một cột
phướn cao 16m. Vòm chánh điện đắp nổi hình rắn hổ mang 7 đầu. Sân chùa có hai
tượng bạch tượng và hắc tượng bằng xi măng lớn như thật: con trắng 6 ngà, con
đen 2 ngà, vai có đắp nổi hai vị thần tiên ngồi bên trên mặt trăng lưỡi liềm. Đặc
biệt tượng hòa thượng Thích Bửu Thọ được tạc ngồi bên bàn viết như người thật.
Ngày rằm tháng giêng, rằm tháng 7 và tháng 10 âm lịch là ngày nhân dân đến cúng
lễ đông nhất.

41
2. Ngày 2. Châu Đốc – Hà Tiên
2.1. Kênh Vĩnh Tế
Một trong những nét đặc trưng của Đồng bằng sông Cửu Long là hệ thống
kênh đào, tạo thuận lợi cho giao thông và tưới tiêu cho cánh đồng là vườn cây.
Trong số các con kênh đào ấy, đặc biệt có con kênh mang tên người phụ nữ vào
đầu thế kỷ 19, đó là kênh Vĩnh Tế, chạy dọc theo biên giới Việt Nam –
Campuchia. Khởi công đào năm 1819 và hoàn thành 1825. Trong 6 năm đào kênh
có lúc phải ngưng trệ vì công việc đào kênh rất vất vả. Có đoạn dễ đào vì nhằm nơi
đất ruộng, nhưng có lúc đất cứng có đá, sát chân núi. Mùa nắng phải ngưng vì
thiếu nước cho dân phu. Để đào kênh này, Thoại Ngọc Hầu đã huy động một lực
lượng rất lớn, có lúc lên đến 55.000 người.

2.2. Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư


Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh ngoạn mục, là nơi cư trú của nhiều
giống chim và động vật quý hiếm. Rừng tràm tập trung ở huyện Tam Nông, là một
khu bảo tồn thiên nhiên rất phong phú với diện tích 7.500 ha. Tai đây có nhiều loài
động vật sinh sống. Trong số gần 200 loài chim ở đây có nhiều loài quý hiếm mà
trên thế giới không có. Ngoài ra ở đây có hơn 40 loài cá, 140 loài thực vật có thể
làm thuốc chưa bệnh. Đặc biệt trong rừng tràm có nhiều sếu đầu đỏ là biểu tượng
cho sức mạnh. Vào tháng 2 đến tháng 7, sếu đầu đỏ họp thành từng đàn, từng bầy
rất đẹp. Du khách len lỏi trong rừng tràm có thể bắt gặp những tổ chim đầy trứng
cùng những bầy chim con ríu rít. Khi nước rút đi, rừng tràm lại trở thành những
cánh đồng của rong rêu và tảo, hoa súng, sen, lúa trời.

2.3. Khu di tích đền thờ và Lăng Mạc Cửu


Khu di tích này được xây dựng trong vòng 4 năm từ 1735 cho đến 1739. Khu
di tích được chia làm 2 phần bao gồm: đền thờ dòng họ Mạc và phần lăng mộ. Đền
thờ chính là nơi để tưởng nhớ công ơn của dòng họ Mạc đã khai phá mảnh đất Hà
Tiên xưa. Ở trước đền thờ có 2 ao lớn được trồng rất nhiều hoa sen, theo người dân
kể lại thì đây là nơi lấy nước ngọt cho dân trong vùng dùng trong mùa khô hạn
được nhà Mạc Cửu cho đào. Bên phải đền thờ chính là “nhà tiền hiền”, nơi thờ
những người đã đến Hà Tiên trước ông Mạc Cửu. Còn ở bên trái là “nhà hậu hiền”
42
đây là nơi thờ những người đến sau ông. Đến chính điện, chúng ta sẽ thấy bàn thờ
ông Mạc Cửu được đặt ở giữa và hai bên là hậu duệ của ông. Bên phải là quan văn,
quan võ, còn bên trái là thờ các phu nhân trong dòng họ Mạc.

2.4. Khu di tích và danh thắng Thạch Động Thôn Vân


Một trong mười cảnh đẹp của Hà Tiên là Thạch Động, các nhà thơ thường gọi
bằng cái tên giàu hình tượng là “Thạch Động Thôn Vân” có nghĩa là mây luồn
Thạch Động. Sở dĩ động mang tên như vậy vì một hiện tượng thiên nhiên hết sức
thú vị.

Thạch Động là một khối đá vôi khổng lồ cao khoảng 50m, xung quanh hang
động là um tùm cay cổ thụ xanh mát, thuộc địa phận xã biên giới Mỹ Đức, cách
trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 4 km, cách biên giớ Campuchia khoảng 3
km. Trước khi vào Thạch Động ta sẽ bắt gặp bia căm thù, ghi lại cuộc thảm sát 130
người dân Việt Nam vô tội do Pôn Pốt gây ra năm 1978. Để đến được cửa động,
phải đi bộ hơn 50 bậc đá. Bên trong giữa động có một ngôi chùa tên Tiên Sơn
được xây năm 1979 thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Cửa hang chính
rộng lớn, có bậc đá để đón khách vào, ba cửa hang nhỏ thông lên cao và một cửa
hang nhỏ thông xuống lòng đất. Trên vách có những hốc đá nhô ra là nơi trú ngụ
của hàng trăm con chim bồ câu. Trong hang có nhiều thạch nhũ với hình dạng kì
thú, độc đáo gắn liền với sự tích Thạch Sanh Lí Thông.

3. Ngày 3. Hà Tiên – Phú Quốc


3.1. Giới thiệu về Thành phố Phú Quốc
Đảo Phú Quốc thuộc huyện đảo Phú Quốc với diện tích tự nhiên là 573km 2. là
hòn đảo xa nhất của tổ quốc về phía Tây. Có nhiều bãi biển đẹp trải dài từ phía Bắc
đến phía Nam và mang trên mình 99 ngọn núi trập trùng. Chính vì thế đã tạo cho
hòn đào ngọc này bức tranh “sơn thủy hữu tình”, tiềm năng du lịch dồi dào, phong
phú.

Phú Quốc nằm gắn với vùng phát triển kinh tế Đông Nam Á, cách vùng du
lịch nổi tiếng phía dông Thái Lan 500km, cách vùng phát triển phía đông Ma-lai-

43
xi-a 700km, cách Xin-ga-po 1.000km. Đây là điều kiện thuận lợi cho Phú Quốc
phát triển du lịch quốc tế.

3.2. Giới thiệu nước mắm Phú Quốc


Phú Quốc được coi là một trung tâm sản xuất nước mắm hàng đầu tại Việt
Nam, có nhiều nhà máy sản xuất và thương hiệu nổi tiếng như Phú Quốc Fish
Sauce, Khải Hòa và Phú Quốc Thọ Quốc. Các nhãn hiệu này đã được công nhận
trên cả nước và xuất khẩu sang nhiều quốc gia trên thế giới.

Nước mắm Phú Quốc là một tên gọi chung của cho các loại nước mắm được
sản xuất tại Đảo Phú Quốc, nổi tiếng trong cả nước và thế giới bởi vị thơm ngon,
độ đậm cao nguyên chất và đạt chất lượng cao. Bằng phương pháp tự nhiên mà họ
có thể lấy nước mắm tới 42 độ đạm, là vì họ đem phơi nắng nước đầu tiên sau đó
đem đổ nước mắm này vào thùng cái. Nước mắm Phú Quốc không pha màu như
các loại nước mắm khác mà hoàn toàn làm bằng tự nhiên vì họ ướp cá rất tươi khi
máu còn trong thân cá và ủ tới 12 tháng nên nước mắm có màu vàng cánh gián rất
tự nhiên.

3.3. Giới thiệu cây Tiêu Phú Quốc


Đảo Phú Quốc là vườn tiêu lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long và được
mệnh danh là “Vương quốc hồ tiêu”. Hồ tiêu Phú Quốc có vị thơm và cay nồng và
đặc biệt là đậm vị hơn nhiều loại hồ tiêu đến từ những vùng miền khác, trong đó
phải kể đến tiêu đỏ. Tiêu được người dân Phú Quốc thu hoạch từng đợt chín và cốt
yếu là bằng thủ công, chọn lựa những quả chín riêng tách nhau ra thành 3 loại: tiêu
đỏ, tiêu sọ và tiêu đen.

3.4. Giới thiệu Ngọc Trai Phú Quốc


Ngọc trai Phú Quốc là một trong những loại ngọc đẹp, giá trị bậc nhất thế giới
với vẻ đẹp vượt thời gian. Sản vật quý này luôn chinh phục và làm say đắm mọi du
khách khi đến đảo ngọc. Đảo ngọc Phú Quốc là nơi lý tưởng cho nghề nuôi trai lấy
ngọc do được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng biển lặng sóng và độ mặn thích
hợp. Không chỉ thế, nghề nuôi trai ở Phú Quốc đã thực sự lớn mạnh nhờ được kế
thừa và phát triển kỹ thuật nuôi cấy tiên tiến của Úc, Nhật Bản…

44
3.5. Giới thiệu nội dung của chương trình Tinh hoa Việt Nam
Đắm chìm trong những câu chuyện về văn hóa được kể bằng những màn trình
diễn thăng hoa, ứng dụng công nghệ tối tân và các trang thiết bị độc đáo: sâu khấu
trên mặt nước, những dãy nhà có thể chuyển động, zipline, 3D mapping cùng
những hiệu ứng ánh sáng, âm thanh hiện đại bậc nhất.

Ngược dòng không gian, thời gian, khám phá tinh hoa dân tộc Việt.

Bước qua cánh cổng, du khách như được sống trong một bộ phim lịch sử tái
hiện lại không gian kinh thành cổ. Không có khái niệm “xây mới” tại Tinh hoa
Việt Nam: đây là một công trình phục dựng lại những nét tinh hoa văn hóa của
người Việt xưa. Từ kiến trúc, sân đình, mái ngói đến từng lá cây, ngọn cỏ, tất cả
đều được tái hiện nguyên bản hình mẫu xa xưa.

Khu Tinh hoa Việt Nam được thiết kế như ngôi làng cổ, có cổng chính, cổng
hậu, luỹ tre và cung đình. Tất cả gạch ốp lát tại đây được nung thủ công, có độ lồi
lõm nhất định nhằm tái hiện chân thật hình ảnh mảnh sân thân thuộc của người
Việt xưa. Ngay cả nắp cống – thứ tưởng như dễ bị lãng quên, cũng được chăm
chút, biến tấu từ chính những viên gạch cũ, khoan lỗ, cắt gọt theo kích thước phù
hợp.

Những phong tục, điển tích, điển cố của dân tộc trở nên "sống" hơn bao giờ hết
qua không gian việt cổ và chuỗi show diễn ngày - đêm

Du khách khi đến Tinh hoa Việt Nam được trải nghiệm trực tiếp không gian
sống trong kinh thành thời xưa, được trở thành một phần của câu chuyện. Các gian
hàng hoạt động nhộn nhịp mỗi ngày với mỗi diễn viên là một người dân sống trong
không gian kinh thành cổ. Họ buôn bán, sinh hoạt từ 9h00 đến 18h30 mỗi ngày.

4. Ngày 4. Phú Quốc – Rạch Giá


4.1. Khu di tích Nhà tù Phú Quốc
Đây là trại giam tù binh trung tâm toàn Việt Nam Cộng hòa, từng giam giữ
hơn 32.000 tù binh. Trong Chiến tranh Việt Nam, tù binh chiến tranh tại Trại giam
tù binh Phú Quốc đã phải chịu những hình phạt, tra tấn như đóng đinh vào tay,
chân, đầu; đốt dây kẽm cháy đỏ đâm vào da thịt, đục răng,trùm bao bố chế nước
45
sôi hoặc đổ lửa than, ném vào chảo nước sôi, thiêu sống, chôn sống.... Trại giam
Tù binh Chiến tranh Phú Quốc có tất cả là 12 khu (năm 1972) được đánh số từ khu
1 đến khu 12. Riêng khu 13, 14 được xây dựng thêm vào cuối năm1972. Mỗi khu
trại giam có khả năng chứa khoảng 3000 tù nhân. Mỗi khu trại giam lại được chia
làm nhiều phân khu, thường thì có 4 phân khu, trong 1 khu. Năm 1995, Khu di tích
lịch sử Nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc
gia. Di tích lịch sử Nhà tù Phú Quốc gồm có tượng đài hình nắm tay, là biểu tượng
của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần hiên ngang vùng lên phá xiềng của tù binh Phú
Quốc, nghĩa trang liệt sĩ, và khu Trại giam Tù binh Phú Quốc được phục dựng.

4.2. Khu di tích đền thờ Nguyễn Trung Trực


Đền thờ Nguyễn Trung Trực (đình thờ Nguyễn Trung Trực) là di tích lịch sử
nằm ở Gành Dầu, Phú Quốc. Đền xây dựng vào năm 1993, ban đầu người dân chỉ
dựng đền thờ bằng gỗ khá thô sơ nhưng sau nhiều năm xây dựng và tu sửa đến
năm 2016 thì đền thờ Nguyễn Trung Trực bắt đầu mở cửa đón khách tham quan,
đây là ngôi đền thờ lớn nhất và có tuổi đời lâu nhất trong số 9 ngôi đền thờ nổi
tiếng thuộc tỉnh Kiên Giang. Nguyễn Trung Trực là nhà lãnh đạo tài ba của phong
trào chống thực dân Pháp từ năm 1961- 1968. Trong thời gian tham gia vào cuộc
chiến, ông đã để lại cho dân tộc 2 chiến thắng vẻ vang đó là đánh chìm tàu chiến
Pháp mang tên Esperanza và lấy lại địa phận Rạch Giá cho người Kiên Giang. Vào
năm 1968 ông bị bọn đô hộ Pháp bắt và hành xử tại Phú Quốc. Người dân Kiên
Giang rất biết ơn ông nên đã cho xây dựng rất nhiều đền thờ để thờ cúng, trong đó
đền thờ Nguyễn Trung Trực.

5. Ngày 5: Rạch Giá – Cà Mau


5.1. Giới thiệu về Rừng U Minh
Đặc trưng nổi bật là hệ sinh thái rừng tràm hình thành trong điều kiện ngập
nước, úng phèn, trên đất than bùn, là cây tiêu biểu của vùng đồng bằng sông Cửu
Long. Hệ thống động thực vật ở đây vô cùng phong phú và đa dạng: có gần 250
loài thực vật 250 loài thực vật, 182 loài chim, 20 loài bò sát sát và lưỡng thê, 40
loài thú và nhiều loài côn trùng khác, trong đó có nhiều loài được ghi vào sách đỏ
của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế. Nhờ có môi trường sinh thái ổn định và
46
phù hợp nên các loài chim, cò đều tụ hợp về đây sinh sản, trú ngụ và phát triển với
số lượng đông đúc.

5.2. Khu du lịch Mũi Cà Mau


Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện
Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển
Đông, bên phải là biển Tây, tức Vịnh Thái Lan. Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập
mặn rất đa dạng và phong phú và còn có các công trình như cột mốc tọa độ quốc
gia, cột cờ Hà Nội, đền thờ Lạc Long Quân,... Cột mốc tọa độ GPS 0001 (cây số
0): Cột mốc này mang hình một con tàu no gió, vươn mình ra biển.

6. Ngày 6. Cà Mau – Bạc Liêu – Sóc Trăng – Cần Thơ


6.1. Nhà thờ Tắc Sậy -Trương Bửu Diệp
Cái tên Tắc Sậy của nhà thờ được các người lớn trong làng thuật lại rằng do
đường đi tới nhà thờ có một con đường tắt nhỏ nằm giữa đám lau sậy, hơn nữa
phát âm chữ "tắt" của người Đồng bằng sông Cửu Long là "tắc" nên gọi luôn là
Tắc Sậy. Cái tên rất đặc biệt, gây cho du khách những sự tò mò, thích thú khi đọc
lên. Đến tháng 3-1930, sau khi cha Phanxico Trương Bửu Diệp về nhiệm sở thì
thực hiện di dời nhà nguyện về địa điểm hiện tại. Thời kỳ này, giáo dân còn thưa
thớt, hoạt động lẻ tẻ và nhà thờ thì chưa có điều kiện, xây dựng tạm bợ. Cha
Trương Bửu Diệp đã đứng ra giúp đỡ giáo lương, giúp nhiều người lương quay về
với đạo, thành lập nhiều họ đạo ở nơi đây. Cha là người có công nhiều với họ đạo
ở Bạc Liêu.

6.2. Nhà Công tử Bạc Liêu


Đây là nhà của ông Trần Trinh Trạch, cha của Trần Trinh Huy – công tử Bạc
Liêu, được xây dựng năm 1919 đây được coi là căn nhà bề thế nhất Bạc Liêu lúc
bấy giờ, do kỹ sư người Pháp thiết kế và xây dựng, có nhiều vật liệu phải chở từ
bên Pháp sang. Từ đó đến nay, gần một thế kỷ qua căn nhà gần như vẫn giữ được
nét cơ bản của nó. Năm 2003, công ty du lịch Bạc Liêu đã đầu tư tu sửa căn nhà
nhằm đưa vào kinh doanh văn hóa du lịch. Hiện nay căn nhà này được dùng làm
khách sạn trong hệ thống nhà hàng – khách sạn công tử Bạc Liêu.

47
Nhà công tử Bạc Liêu hiện nay được bày biện, phục tráng gần như nguyên
trạng. Bên trong còn sưu tầm và lưu giữ những cổ vật ghi lại một thời vàng son,
giàu có của gia đình công tử Bạc Liêu

6.3. Khu di tích cố Nhạc sĩ Cao Văn Lầu và tác phẩm Dạ Cổ Hoài Lang
Cao Văn Lầu thường gọi Sáu Lầu, (1890 -1976) là một nhạc sĩ và là tác giả
bài "Dạ cổ hoài lang" - bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương
Việt Nam. Khu lưu niệm Nhạc sĩ Cao Văn Lầu tại tỉnh Bạc Liêu đã chính thức trở
thành Di tích lịch sử cấp quốc gia được Bộ VHTTDL công nhận. Là nơi lưu giữ
những hiện vật gắn liền với cuộc đời sáng tác, cống hiến cho nghệ thuật đờn ca của
nhạc sĩ. Khu tưởng niệm bao gồm nhiều công trình như khu mộ nhạc sĩ cùng
người thân, tượng bán thân nhạc sĩ Cao Văn Lầu, khu trưng bày hình ảnh, hiện vật
của các ông tổ trong nền cải lương Nam Bộ, khu vực biểu tượng cây đàn kìm, sân
khấu ngoài trời, khu công viên nhạc cụ bằng đá,…

6.4. Chùa Samrong


Samrong có tên đầy đủ là Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong. Tên gọi này
xuất phát từ việc xung quanh chùa có rất nhiều cây cỏ dại tên là Som Rong mọc
lên. Chùa đã có lịch sử hơn 600 năm, trải qua nhiều lần tu sửa để có diện mạo
khang trang như hiện nay. Theo lời kể của các nhà sư tại đây, chùa Som Rong ban
đầu chỉ được dựng tạm lên bằng những loại vật liệu hết sức thô sơ như tre, lá, đất
sét. Trải qua những thăng trầm lịch sử, chùa đã được cộng đồng người Khmer
quyên góp để xây dựng lại khang trang hơn, trở thành một trong những ngôi chùa
ở Sóc Trăng lớn nhất.

Hiện nay, khuôn viên chùa Samrong gồm: Tượng Phật nằm, chánh điện,
Sala, tăng xá và bảo tháp ở phía xa. Khuôn viên tại đây rất rộng lớn với các loại
họa tiết, hoa văn mang đậm văn hóa truyền thống của cộng đồng người Khmer, nổi
bật nhất là ngôi bảo tháp được đặt ngay lối đi vào chùa và song song với ngôi
chánh điện. Khi bước đến chùa, trước mặt là một cổng chùa được trang trí hoa văn
với nhiều biểu tượng văn hóa Khmer như rắn thần Naga, chim thần Krud, hoa văn

48
truyền thống… được phủ nhũ vàng. Phía trên cổng có 05 ngọn tháp, là biểu tượng
của núi Meru.

6.5. Chùa Kh’Leang


Khleang là một trong những ngôi chùa Khmer cổ nhất ở Sóc Trăng được xây
dựng vào giữa thế kỷ 16. Chùa có bức tượng Phật ngồi trên đài sen cao 6,8 m đặt
ngay ở chính điện. Chùa Khleang đã được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa
quốc gia.

Chùa Khleang được xây cất rất cao so với mặt đất, với bậc tam cấp và ba
vòng rào, tất cả đều bằng xi-măng và rực rỡ mầu sắc. Vòng rào ngoài lớn rồi nhỏ
dần vào trong, khoảng cách giữa các vòng rào rất rộng, nền chùa chiếm diện tích
rất lớn. Trước chùa có xây hai tháp hình bầu dục nằm ở hai bên, dùng để đựng
xương cốt của các vị trụ trì.

7. Ngày 7. Cần Thơ – TP. Hồ Chí Minh

7.1. Chợ nổi Cái Răng

Chợ nổi Cái Răng là khu chợ độc đáo và mang đậm nét văn hóa sông nước
của vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long. Chợ chỉ mở từ lúc nửa đêm đến sáng
sớm trên sông, nên phương tiện duy nhất để đến chợ là thuyền. Gọi là chợ nổi vì
chợ nổi lênh đênh trên sông nước, trên những chiếc ghe nhỏ, không cần biển hiệu
mà người mua chỉ cần nhìn hàng hóa trên ở đầu thuyên mà tim được thứ hàng hóa
mà mình cần. Thứ để treo hàng hóa đó gọi là “cây bẹo”- những món hàng mà chủ
tàu muốn bán đều treo lên đó như: thơm, dưa hấu, xoài, hành, cà rốt...hay có thứ
bán mà không treo, đó là thuyền (ghe), treo mà không bán là quần áo phơi.

7.2. Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam ở Cần Thơ gây ấn tượng với kiến trúc
công trình gồm kết cấu mái lợp ngói, các khung cột đều sử dụng gỗ lim, tường
gạch, nền và lối đi được lát bởi gạch tàu , là thiền viện lớn nhất và là một trong
những công trình Phật giáo lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Khu vực ở
Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Cần Thơ có nhiều nét kiến trúc độc đáo nhất

49
phải kể đến cổng tam quan của thiền viện, là hạng mục được thiết kế theo kết cấu
bê tông cốt thép giả gỗ, gồm ba lối đi, lối đi chính giữa và hai lối đi đối xứng hai
bên. Cổng tam quan có phần mái thiết kế kiểu dáng chiếc thuyền cùng bốn đầu đao
công vuốt vô cùng ấn tượng, được lợp ngói vi cá màu đỏ và trang trí hoa văn lưỡng
long chầu bánh xe Pháp Luân ngay trên đỉnh .. Đặc biệt, hai bên lối vào chánh điện
là trải dài những bức tượng được làm bằng đá hoa cương xếp song song, với mỗi
bên là 9 tượng được điêu khắc. Không những thế, bên phải là sự góp mặt của tháp
chuông với mái vòm cao vút, và sở hữu chuông đồng có khối lượng lên đến 1,5
tấn. Khuôn viên Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam - Cần Thơ được bài trí cân đối
với 20 hạng mục công trình như: Nhà Tổ, hội trường rộng rãi, nhà thủy tạ, bảo tháp
9 tầng, tháp trống, tháp chuông, khu tăng xá và nhà khách, khu trai đường, thư
viện. Đặc biệt gây ấn tượng có những hạng mục làm từ khoảng 1.000 khối gỗ lim
được nhập từ Nam Phi, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni làm bằng đồng, tượng Bồ Tát
và các vị Tổ sư bằng gỗ Du Sam có tuổi thọ 800 năm.

7.3. Khu di tích Đình Bình Thuỷ

Đình được dựng vào năm 1844, khi đó làm bằng tranh tre. Năm 1909 đình
được xây lại, mái lợp ngói, gồm hai khu: khu đình chính và khu “lục ấp”. Khu đình
chính có năm ngôi nhà; hai nhà vuông là tiền đình và chính điện, ba nhà nối hai
nhà vuông với nhau. Khu “lục ấp” gồm một nhà hát và khu nhà chuẩn bị đồ cúng
lễ. Bên ngoài đình có hai miếu lớn thờ thần Nông và thần Hổ, gần cổng có hai
miếu thờ thần Rừng và thần Khai kênh dẫn nước. Đình có kiến trúc khác với các
đình ngoài Bắc: ngôi tiền đình và chính điện hình vuông, mỗi chiều có 6 hàng cột,
mỗi hàng 6 cột. Các cột trong chính điện được chạm khắc hình rồng, hoa mẫu đơn
quấn quanh. Chánh điện có ba mái chồng lên nhau theo kiểu kiến trúc “thượng lầu
hạ hiên”. Trên nóc có gắn tượng người, kỳ lân, cá hoá rồng. Đình thờ bổn cảnh
thành hoàng và thờ các vị có công với nước.

7.4. Khu du lịch cộng đồng Cồn Sơn


Cồn Sơn là một cù lao nhỏ nằm giữa dòng sông Hậu, có diện tích 70ha màu
mỡ, được phù sa bồi đắp quanh năm. Những cây sơn được người ta khai thác nhựa

50
cây, sau đó dùng làm sơn son thếp vàng đồ nội thất bằng gỗ. Nghề truyền thống
ban đầu của người dân nơi đây chính là khai thác nhựa cây sơn và làm gỗ. Họ bắt
đầu chuyển sang nuôi bè cá và trồng cây ăn trái, hình thành ý tưởng năm 2014: đây
cũng là một cơ duyên khi ngày đó Cồn Sơn được chọn là nơi ghi hình cho chương
trình: “Một ngày làm nông dân” trong buổi dã ngoại của một nhóm học sinh. Và
cũng từ năm 2014 đây, Cồn Sơn bắt đầu lên kế hoạch phát triển mô hình du lịch
cộng đồng. Khu du lịch Cồn Sơn chính thức đi vào hoạt động năm 2015.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu giáo trình/ sách:

1.PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ- TS. Vũ Đình Hòa( đồng chủ biên 2017). Địa lý du lịch-
cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Nxb Giáo dục Việt Nam.

2.Mai Hà Phương( 2020), Giáo trình Tổng quan du lịch, trường Đại học Văn Hóa Tp.
Hồ Chí Minh.

3.Sách Tuyến điểm du lịch Việt Nam - tác giả Bùi Thị Hải Yến.

Tài liệu website:

1. Báo cáo tuor miền Tây – Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí
Minh.

https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kinh-te-tai-chinh-thanh-pho-
ho-chi-minh/tu-tuong-hcm/bao-cao-tour-mien-tay/43791837 [Truy cập ngày
06.12.2023]

2. Báo cáo tour miền Tây - Huỳnh Tú Như

https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-nha-trang/faculty-of-foreign-
language/bao-cao-tour-mien-tay-2jj2j2jj2jjj/20650554 [Truy cập ngày
03.12.2023]
51
3. https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/thien-vien-truc-lam-
phuong-nam-can-tho.html [Truy cập ngày 08.12.2023]

4. https://canthotourism.vn/vi/dinhbinhthuy [Truy cập ngày 07.12.2023]

52
PHỤ LỤC

Mekong Rest Stop (ảnh: Sưu tầm)

Đền Thờ Cụ Nuyễn Sinh Sắc (ảnh: Sưu tầm)

53
Thánh đường Mubarak (ảnh: Lớp chụp)

truyền thống của người Chăm (ảnh: Nhóm chụp)

54
Miếu Bà Chúa Xứ (Châu Đốc - An Giang) (ảnh: Nhóm chụp)

Khu di tích đền thờ và Lăng Mạc Cửu (ảnh: Nhóm chụp)

55
Cửa khẩu quốc tế Hà Tiên (ảnh: Lớp chụp)

Grand World Phú Quốc (ảnh: Lớp chụp)

56
Nhà tù Phú Quốc (ảnh: Lớp chụp)

Cột mốc mũi Cà Mau (ảnh: Lớp chụp)

57
Cột mốc KM số 0 ( ảnh: Lớp chụp)

58
Nhà thờ Tắc Sậy ( ảnh: Internet )

Gala dinner (ảnh: Lớp chụp)

59
Tượng phật nằm chùa Samrong (Nguồn: internet)

Thiền viện Trúc Lâm Phương Nam (Nguồn: internet)

60
Khu tưởng niệm cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu (ảnh: Nhóm chụp)

61
Casd visit khách sạn The One Hotel (Cà Mau); Blue Sky (Phú Quốc); Holiday One
Hotel (Cần Thơ); Khu di tích Xẻo Quít (Đồng Tháp) (ảnh: Sưu tầm)

62

You might also like