You are on page 1of 39

---------

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


---🙞🕮🙜---

                                                 
ĐỀ ÁN NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH
VÀ LỮ HÀNH

                          
                       Giảng viên hướng dẫn   : T.S Hoàng Thị Thu Hương
                          Họ tên sinh viên            : Nguyễn Ngọc Mai
                     Mã sinh viên                  : 11219737
                     Lớp chuyên ngành         : POHE Lữ hành 63

Hà Nội. Tháng 11 năm 2022


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam kết rằng toàn bộ nội dung trong đề án này là kết quả học tập, làm việc
do bản thân thực hiện kết hợp với sự tham khảo từ các tài liệu, giáo trình uy tín liên
quan đến đề án và không có sự sao chép y nguyên các tài liệu đó. Tôi hoàn toàn chịu
trách nhiệm về lời cam đoan của mình. 

Người cam kết 

Nguyễn Ngọc Mai


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................1
A. CHUẨN BỊ TRƯỚC CHUYẾN ĐI.........................................................................2
I. TỔNG QUAN......................................................................................................2
1. Thời gian chuyến đi.............................................................................................2
2. Kinh phí...............................................................................................................2
3. Thành phần tham gia............................................................................................2
II. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC.............................................................................2
1. Nhóm Quản lý......................................................................................................2
2. Nhóm Lưu trú......................................................................................................3
3. Nhóm Vận chuyển...............................................................................................3
4. Nhóm Ăn uống....................................................................................................4
5. Nhóm Truyền thông và Sự kiện...........................................................................5
6. Nhóm Y tế và Hậu cần.........................................................................................5
III. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT.......................................................................................6
V. KẾ HOẠCH ĂN UỐNG......................................................................................9
VI. KẾ HOẠCH LƯU TRÚ......................................................................................11
VII. KẾ HOẠCH VẬN CHUYỂN............................................................................12
VIII. VÉ THAM QUAN VÀ THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM...........................12
IX. DỰ TRÙ KINH PHÍ.......................................................................................13
X. CHI PHÍ THỰC CHI..........................................................................................14
A. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ DỊCH VỤ CỦA CÁC NHÀ CUNG
CẤP.............................................................................................................................. 15
I. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ F&B....................................................................15
II. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ...........................................................17
III. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN..................................................18
IV. NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM DU LỊCH........................................................19
V. NHÀ CUNG CẤP CÁC LỄ HỘI......................................................................19
B. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ CÁC SẢN
PHẨM, HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN...........................................20
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN................................................................................20
I. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT Ở CÁC ĐIỂM ĐẾN.....................................21
1. Thôn Chì, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình................................................21
1.1. Loại hình du lịch..........................................................................................21
1.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................21
1.2.1. Lễ hội nhảy lửa.........................................................................................21
1.2.2. Ăn cùng người dân bản địa.......................................................................21
2. Di tích kiến trúc Dinh thự họ nhà Vương........................................................22
2.1. Loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử..................................................22
2.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................22
3. Đèo Mã Pí Lèng – “ Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam......................................23
3.1. Loại hình du lịch..........................................................................................23
3.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................23
4. Dốc Thẩm Mã.................................................................................................24
4.1. Loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch sinh thái.................................24
4.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................24
5. Núi đôi Cô Tiên...............................................................................................24
5.1. Loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch sinh thái.................................24
5.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................24
6. Sông Nho Quế.................................................................................................25
6.1. Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch khám phá.................................25
6.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................25
7. Chợ mèo Vạc...................................................................................................25
7.1. Loại hình du lịch..........................................................................................25
7.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................26
8. Cột cờ quốc gia Lũng Cú................................................................................26
8.1. Loại hình du lịch..........................................................................................26
8.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................26
9. Lễ Cấp Sắc của người Dao ở bản Nặm Đăm...................................................27
9.1. Loại hình du lịch..........................................................................................27
9.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến...........................................27
10. Nhà của Pao.................................................................................................28
10.1. Loại hình du lịch.......................................................................................28
10.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến........................................28
11. Động Lùng Khúy.........................................................................................29
11.1. Loại hình du lịch.......................................................................................29
11.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến........................................29
C. CẢM NHẬN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN VỚI CHUYẾN ĐI....................29
I. TRƯỚC CHUYẾN ĐI....................................................................................29
II. TRONG CHUYẾN ĐI....................................................................................30
III. SAU CHUYẾN ĐI..........................................................................................31
IV. ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN.........................................................................31
1. Đối với đoàn....................................................................................................31
2. Đối với lịch trình chuyến đi.............................................................................31
3. Phương tiện di chuyển.....................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................32
LỜI MỞ ĐẦU

Chuyến đi tham quan Hà Giang, một tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc của
Việt Nam, là chuyến đi thực tế đầu tiên của lớp POHE Lữ hành 63 của chúng em. Tuy
hành trình chỉ kéo dài 4 ngày 3 đêm, nhưng đã để lại cho chúng em nhiều kỉ niệm đáng
nhớ cũng như những bài học thực tiễn quý giá.
Qua chuyến đi, dưới sự chỉ dẫn của cô Hương và anh Mạnh - HDV du lịch trực
tiếp phụ trách đoàn, chúng em đã được hiểu biết thêm về thiên nhiên phong phú, lịch
sử và văn hóa của tỉnh Hà Giang- nơi có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên sẵn có và
nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang cư trú. Chúng em còn có cơ hội được hòa mình
vào cảnh vật ở đây như đi thuyền trên sông Nho Quế, leo lên hang động Lùng Khú hay
được tham gia các lễ hội truyền thống như lễ hội Cấp Sắc, lễ hội Nhảy lửa…Điều đó
giúp chúng em vận dụng được những kiến thức trên giảng đường tốt hơn. Ngoài ra,
chúng em còn được nghe, được chứng kiến những người trong nghề du lịch chia sẻ về
những khó khăn trong nghề và cách xử lý những tình huống bất ngờ trong quá trình đi.
Bên cạnh đó, chúng em còn được trực tiếp tham gia quá trình chuẩn bị cũng như
tổ chức chuyến đi, nhờ đó chúng em có cái nhìn tổng thể về các khâu để tổ chức một
chuyến đi hoàn chỉnh và diễn ra suôn sẻ.
Dưới đây là “ Đề án ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành” mô tả chi tiết
về quá trình chuẩn bị, tổ chức chuyến đi, cùng với những nhận xét, đánh giá về các
dịch vụ, sản phẩm du lịch, hoạt động du lịch tại Hà Giang và đề xuất của em về chuyến
đi dựa trên những kiến thức mà em đã học trên trường, lớp và từ thực tế chuyến đi.

1
A. CHUẨN BỊ TRƯỚC CHUYẾN ĐI
I. TỔNG QUAN
Các thành viên trong ban tổ chức chuyến đi cùng với giảng viên phụ trách
chuyến đi trong khoa Du lịch và Khách sạn đã quyết định chọn tuyến du lịch như
sau:
Hà Giang- Quang Bình- Đồng Văn- Sông Nho Quế
1. Thời gian chuyến đi: 04 ngày 03 đêm ( từ 4/11 đến 7/11/2022)
2. Kinh phí:
- Kinh phí được hỗ trợ: 2.800.000 VNĐ/ sinh viên
- Kinh phí tự túc: 1.400.000 VNĐ/ sinh viên
- Tổng: 84.000.000 VNĐ
3. Thành phần tham gia:
- T.S Hoàng Thị Thu Hương – Giảng viên giảng dạy
- 20 sinh viên lớp POHE Quản trị lữ hành 63
II. PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC
Trước chuyến đi, lớp đã phân chia đoàn thành 6 nhóm, mỗi nhóm phụ trách một
mảng cụ thể để công tác chuẩn bị kỹ càng hơn đồng thời sẽ dễ dàng hơn trong việc
kiểm soát và truy cứu trách nhiệm với mỗi cá nhân không thực hiện nghiêm túc mảng
công việc của mình, cụ thể như sau: 
1. Nhóm Quản lý
- Bao gồm 5 thành viên
- Trưởng đoàn: Lưu Hải Yến
- Các Trưởng nhóm.
Nhóm quản lý được coi là cầu nối giữa giảng viên, nhà cung cấp với các bạn
sinh viên. Nhóm quản lý có nhiệm vụ chính là nghiên cứu, tìm hiểu, làm việc, so sánh
các nhà cung cấp để lựa chọn ra một nhà cung cấp có khả năng đáp ứng tốt nhất những
yêu cầu của đoàn. Ngoài ra, nhóm quản lý cũng đề ra những đầu mục công việc chung
để cả đoàn có thể nắm bắt thông tin và dễ dàng làm theo.
Nhìn chung, nhóm đã làm rất tốt trong việc tìm hiểu, so sánh các tiêu chí như
lịch trình, thời gian, mức giá, chính sách ưu đãi, dịch vụ vận chuyển, ăn uống, lưu trú
của các nhà cung cấp, từ đó rút ra được các ưu, nhược điểm của từng bên và chọn ra
được chương trình du lịch đáp ứng được tốt nhất yêu cầu, mong muốn của các bạn sinh
viên. Ngoài ra nhóm cũng là trung gian truyền tải thông tin đầy đủ, kịp thời từ bên
công ty cũng như các giảng viên đến với toàn bộ thành viên lớp. Về các chi phí có

2
trong chuyến đi, nhóm cũng đã làm rõ ràng, minh bạch và chính xác, không xảy ra
nhầm lẫn hay sai sót gì. 
2. Nhóm Lưu trú
- Trưởng nhóm: Lưu Hải Yến 
- Thành viên: Bao gồm 7 thành viên:
 Nguyễn Hà Anh
 Lưu Phương Dung
 Nguyễn Thị Thùy Dương
 Lưu Thị Phương Minh
 Nguyễn Thị Kim Oanh
 Đặng Thanh Phương
 Lưu Hải Yến
- Nhiệm vụ:
 Lập danh sách và quản lý thành viên các phòng
 Kiểm soát thủ tục check-in, check-out 
 Kiểm tra chất lượng thực tế tại cơ sở lưu trú
 Điểm danh cuối ngày lúc 23h hàng ngày
 Báo cáo và nhắc nhở lịch trình
 Khối lượng công việc của nhóm khá nhiều, xuyên suốt cả quá trình thực hiện
tour, nhóm lưu trú đã phân chia các đầu mục công việc khá hợp lý, bao quát được gần
hết các hoạt động phải làm theo yêu cầu được đưa ra. Về các tình huống phát sinh
trong quá trình lưu trú của đoàn, các thành viên của nhóm đã hỗ trợ hết sức để khắc
phục vấn đề cho những phòng gặp sự cố về cơ sở vật chất. Về việc check-in, check-out,
các thành viên vẫn còn phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn viên cũng như lễ tân khách
sạn. 
3. Nhóm Vận chuyển
- Trưởng nhóm: Nguyễn Linh Chi
- Thành viên: Bao gồm 7 thành viên:
 Lưu Phương Anh
 Nguyễn Linh Chi
 Nguyễn Bùi Minh Dũng
 Lưu Thị Phương Minh
 Trần Ngọc Minh

3
 Hồ Huy Việt
 Hà Quang Vũ
- Nhiệm vụ:
 Kiểm tra chất lượng xe, thuyền
 Cùng HDV điểm danh trước khi xuất phát/sau khi dừng nghỉ
 Hỗ trợ vận chuyển hành lý
 Quan tâm, chăm sóc lái xe
 Kiểm tra đồ đạc, dọn rác trên xe vào cuối ngày
Vì tính chất công việc trong nhóm vận chuyển khá nặng nhọc như vận chuyển
vali, sắp xếp hành lý nên hơn nửa các bạn trong nhóm vận chuyển là nam. Ngoài ra
nhóm vẫn có các bạn nữ cẩn thận để đảm bảo an toàn và vệ sinh của phương tiện.
Trong chuyến đi nhóm đã chủ động thực hiện các khâu điểm danh, hỗ trợ vận chuyển
hành lý. Dù trong chuyến đi có xảy ra những vấn đề phát sinh nhưng cả nhóm cũng đã
phối hợp cùng nhau giải quyết.
4. Nhóm Ăn uống
- Trưởng nhóm: Đặng Mai Phương
- Thành viên: Bao gồm 7 thành viên
 Nguyễn Hà Anh
 Quách Vũ Ngân Hà
 Nguyễn Hương Linh
 Đặng Mai Phương
 Đặng Thanh Phương
 Hoàng Hà Phương
 Nguyễn Thị Anh Thư
- Nhiệm vụ:
 Cùng PYS lên thực đơn, kiểm tra xem đoàn có ai bị dị ứng với các món
trong thực đơn không
 Lên danh sách bàn ăn
 Hỗ trợ kiểm tra thực đơn, và các công việc khác liên quan đến ăn uống 
Nhóm phân chia công việc chi tiết và đầy đủ, có từng hạng mục đầu việc phải
hoàn thành, yêu cầu công việc, thời gian bắt đầu và kết thúc cũng như số lượng thành
viên phụ trách thực hiện đầu việc đó. Nhóm đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị các bài đăng
trước, trong chuyến đi rất nghiêm túc và rõ ràng. Số lượng thành viên phân chia cũng
hợp lí và hoàn thành tốt tiến độ công việc được giao. Ngoài ra, nhóm cũng là cầu nối
4
giữa các bạn sinh viên với nhà cung cấp dịch vụ ăn uống trong việc góp ý, đưa ra phản
hồi và yêu cầu chỉnh sửa đối với các món ăn có trong menu để phù hợp với khẩu vị của
cả đoàn.
5. Nhóm Truyền thông và Sự kiện
- Trưởng nhóm: Trần Thị Xuân Hằng
- Thành viên: Bao gồm 7 thành viên
 Lưu Phương Dung
 Nguyễn Thị Thùy Dương
 Quách Vũ Ngân Hà
 Trần Thị Xuân Hằng
 Trần Ngọc Minh
 Hồ Huy Việt
 Hà Quang Vũ
- Nhiệm vụ:
 Quay và chụp ảnh hành trình cho cả đoàn
 Chuẩn bị video recap
 Lên bài đăng cập nhật hành trình chuyến đi
 Tổ chức các sự kiện và văn nghệ trong hành trình 
 Lên dự trù kinh phí
Nhìn chung, nhóm đã làm tốt công việc của mình từ các khâu chụp ảnh, quay
video đều tác nghiệp tốt cho tới khâu tổ chức các sự kiện và văn nghệ trong chuyến đi
thành công. Đặc biệt, nhóm đã mang lại những bức hình, thước phim đáng nhớ cho cả
đoàn. Tuy nhiên trong chuyến đi, nhóm có thể cử thêm người hỗ trợ tập hợp và sắp xếp
đoàn đứng vào đội hình để tiết kiệm thời gian. Bên cạnh đó, nhờ sự phối hợp ăn ý của
các thành viên trong nhóm, đoàn đã có một buổi tối gần gũi và ấm cúng. 
6. Nhóm Y tế và Hậu cần
- Trưởng nhóm: Nguyễn Ngọc Mai
- Thành viên: Bao gồm 7 thành viên:
 Lưu Phương Anh
 Nguyễn Bùi Minh Dũng
 Nguyễn Hương Linh
 Nguyễn Ngọc Mai
 Nguyễn Thị Kim Oanh
 Hoàng Hà Phương

5
 Nguyễn Thị Anh Thư
- Nhiệm vụ: 
 Lên list, chuẩn bị và bảo quản các loại thuốc cơ bản
 Chăm sóc các bạn khác (nếu cần)
 Chuẩn bị hậu cần cho buổi gặp mặt
 Giúp đỡ các team khác (nếu cần)
Các thành viên của nhóm đã tìm hiểu và chuẩn bị một số thuốc men cần thiết
cho chuyến đi, và cung cấp các loại thuốc kịp thời, nhanh chóng cho các bạn. Các bạn
trong nhóm y tế - hậu cần cũng có nhiều hoạt động hỗ trợ các tình huống phát sinh liên
quan đến sức khoẻ trong chuyến đi.

III. LỊCH TRÌNH CHI TIẾT

Lịch trình dự kiến Lịch trình thực tế

NGÀY 1 (4/11/2022): HÀ NỘI - SÔNG CHỪNG - QUANG BÌNH (ĂN TRƯA &
TỐI)

5:15 Tập trung trước cửa tòa A1 5:15 Tập trung trước cửa tòa A1 trường
trường đại học Kinh tế Quốc đại học Kinh tế Quốc Dân.
Dân.
5:30  Bắt đầu khởi hành đi Hà 5:55  Bắt đầu khởi hành đi Hà Giang
Giang. 
7:00 ăn sáng tại nhà hàng Đức Trung 
(Thạch Lỗi, Thanh Xuân, Sóc
Sơn, Hà Nội)

11:30  Ăn trưa tại nhà hàng Tư Sương 11:30  Ăn trưa tại nhà hàng Tư Sương -
- Huyện Bắc Quang.  Huyện Bắc Quang. 
14:00 Xe đưa đoàn di chuyển đến 14:00  Xe đưa đoàn di chuyển đến thủy
thủy điện hồ Sông Chừng điện hồ Sông Chừng nhưng phát
thưởng ngoạn khung cảnh non sinh vấn đề về nhân sự lái đò
nước hữu tình, sau đó thắp không đến kịp nên hủy bỏ điểm
hương tại Đình Bản Chún.  đến. 

15:30  Đoàn đưa toàn bộ hành khách 15:30  Đoàn đưa toàn bộ hành khách về

6
về trung tâm huyện Bắc Quang trung tâm huyện Bắc Quang để
để nhận phòng tại khách sạn nhận phòng tại khách sạn Hoàng
Hoàng Long, Quang Bình, Hà Long, Quang Bình, Hà Giang nghỉ
Giang nghỉ ngơi.  ngơi. 

17:20  Tiếp tục di chuyển đến thôn 17:20  Tiếp tục di chuyển đến thôn Chì
Chì thưởng thức bữa tối với thưởng thức bữa tối với các món
các món ăn truyền thống của ăn truyền thống của dân tộc Tày.
dân tộc Tày.

19:45  Bắt đầu tham gia lễ hội Nhảy 19:45  Bắt đầu tham gia lễ hội Nhảy lửa -
lửa - Lễ hội truyền thống của Lễ hội truyền thống của dân tộc Pà
dân tộc Pà Thẻn. Thẻn.
21:00 Di chuyển về khách sạn nghỉ 21:00  Di chuyển về khách sạn nghỉ ngơi
ngơi để chuẩn bị cuộc hành để chuẩn bị cuộc hành trình những
trình những ngày tiếp theo. ngày tiếp theo.

NGÀY 2 (5/11/2022): QUANG BÌNH - QUẢN BẠ - YÊN MINH (ĂN SÁNG,


TRƯA & TỐI) 

5:30   Thức dậy ăn sáng và làm thủ 5:30  Thức dậy ăn sáng và làm thủ tục
tục trả phòng và di chuyển đến trả phòng và di chuyển đến Cao
Cao nguyên đá Đồng Văn.  nguyên đá Đồng Văn.
9:00  Dừng chân tại cột mốc số 0 và 9:00  Dừng chân tại cột mốc số 0 và
chụp ảnh check in.  chụp ảnh check in. 
10:00  Check in tại dốc Thẩm Mã 

12:00 Trong quá trình di chuyển đến 12:30  Dừng xe ăn trưa tại Khách sạn
nhà hàng ăn trưa sẽ đi qua Phương Đông.
rừng thông bạt ngàn thị trấn
Yên Minh. 

12:30  Dừng xe ăn trưa tại Khách sạn 13:30  Di chuyển đến cánh đồng hoa tam
Phương Đông. giác mạch để chụp ảnh, check in.

13:30  Xe tiếp tục lên đường thăm 14:30  Có mặt tại Làng văn hóa Du lịch
quan Dinh thự Vua Mèo Lũng Cẩm nơi có bối cảnh trong
Vương Chí Sình.  thước phim nổi tiếng “Chuyện của
Pao”. 

16:30  Có mặt tại cột cờ Lũng Cú - 16:30  Có mặt tại cột cờ Lũng Cú - nơi
nơi địa đầu Tổ Quốc - điểm địa đầu Tổ Quốc - điểm cực Bắc

7
cực Bắc Việt Nam.  Việt Nam.
19:30  Nhận phòng tại làng văn hóa 19:30  Nhận phòng tại làng văn hóa Pả
Pả Vi, nghỉ ngơi ăn tối. Vi, nghỉ ngơi ăn tối.
NGÀY 3 (6/11/2022): SÔNG NHO QUẾ - MÃ PÍ LÈNG - QUẢN BẠ (ĂN
SÁNG, TRƯA &TỐI) 
6:00  Thức dậy, ăn sáng làm thủ tục 6:00  Thức dậy, ăn sáng làm thủ tục trả
trả phòng tiếp tục di chuyển.  phòng tiếp tục di chuyển. 
8:00  Thăm quan cổng trời Mã Pí 8:00  Thăm quan chợ phiên Mèo Vạc.
Lèng.
9:30  Di chuyển đến bến thuyền 9:30  Di chuyển đến bến thuyền sông
sông Nho Quế thưởng thức Nho Quế thưởng thức cảnh đẹp
cảnh đẹp hùng vĩ của đất trời. hùng vĩ của đất trời.

13:30  Ăn trưa tại nhà hàng Ethnic, 13:30  Ăn trưa tại nhà hàng Ethnic, phố
phố cổ Đồng Văn. cổ Đồng Văn.

15:30  Vào thăm Làng văn hóa Du 15:30  Có mặt tại điểm thăm quan Dinh
lịch Lũng Cẩm nơi có bối cảnh thự Vua Mèo Vương Chí Sình. 
trong thước phim nổi tiếng
“Chuyện của Pao”.

17:00  Check in tại dốc Thẩm Mã.


19:00  Có mặt tại Homestay H’mong 19:00  Có mặt tại Homestay H’mong
Village nhận phòng, nghỉ ngơi. Village nhận phòng, nghỉ ngơi.
20:00  Xe di chuyển tới bản Nậm 20:00  Xe di chuyển tới bản Nậm Đăm
Đăm thưởng thức bữa tối của thưởng thức bữa tối của người bản
người bản địa. địa.

21:00  Tham gia Lễ Hội cấp sắc của 21:00  Tham gia Lễ Hội cấp sắc của
người Dao. người Dao.

22:00  Trở về homestay nghỉ ngơi. 22:00  Trở về homestay nghỉ ngơi.
NGÀY 4 (7/11/2022): LÙNG KHÚY - NÚI ĐÔI CÔ TIÊN - HÀ NỘI (ĂN SÁNG
& TỐI)
7:00  Thức dậy, dùng bữa sáng sau 7:00  Thức dậy, dùng bữa sáng sau đó
đó làm thủ tục trả phòng.  làm thủ tục trả phòng. 

8
9:00  Bắt đầu hành trình thăm quan 9:00 Bắt đầu hành trình thăm quan
hang Lùng Khúy.  hang Lùng Khúy.

11:45   Lên xe di chuyển đến Núi Đôi 11:45  Lên xe di chuyển đến Núi Đôi Cô
Cô Tiên.  Tiên.

13:15  Có mặt tại nhà hàng huyện Vị 13:15  Có mặt tại trung tâm thông tin xúc
Xuyên thưởng thức bữa trưa.  tiến Du lịch huyện Vị Xuyên tỉnh
Hà Giang thưởng thức bữa trưa.
14:00  Khởi hành về Hà Nội. 14:00  Tự do thăm quan và mua sắm.

19:00  Trả khách tại điểm hẹn trường 16:30  Dừng chân tại trạm dừng nghỉ Seo
đại học Kinh Tế Quốc dân. Mẩy tiếp tục tự do thăm quan và
mua sắm quà lưu niệm. 
22:00  Trả khách tại điểm hẹn trường đại
học Kinh Tế Quốc dân.

V. KẾ HOẠCH ĂN UỐNG

Ngày Sáng Trưa Tối

Đoàn ăn sáng Nhà hàng Tư Sương cơ sở Homestay tại thôn Chì:


tự túc 2:
1. Thịt lợn đen nướng 1. Cá nướng
2. Gà ta luộc lá chanh 2. Bà xào hành tây
3. Cá sông rán giòn 3. Gà nướng
4. Thịt trâu xào rau muống 4. Nộm rau
04/11/2022 5. Trứng rán 5. Rau chuối hấp
6. Cơm trắng 6. Rau cải luộc
7. Canh măng 7. Khoai tây chiên
8. Rau muống xào 8. Củ quả luộc
9. Bắp cải luộc 9. Xôi
10. Tráng miệng: Quýt 10. Dưa chuột

9
Ăn sáng tại Khách sạn Phương Đông: Mèo Vạc Clay House –
thị trấn Vị Pả Vi: Lẩu gà đen
Xuyên 1. Vịt quay 1. Gà bản
2. Cá suối chiên giòn 2. Mỳ tôm
3. Ếch rang muối 3. Đậu phụ
4. Thịt băm mắm tép 4. Váng đậu
5. Cá lăng nướng 5. Rau tổng hợp
05/11/2022
6. Củ quả luộc 6. Thịt bò
7. Canh khoai 7. Chim
8. Cơm trắng 8. Ốc nhồi tre
9. Rau xào 9. Khoai lang
10. Tráng miệng: Dưa hấu 10. Set viên thả lẩu

Ăn sáng chọn Nhà hàng Ethnic – phố cổ Homestay tại thôn Nậm
món tại Mèo Đồng Văn: Đăm:
Vạc Clay 1. Chân giò lợn đen kho sả 1. Thịt gà bản luộc
House: ớt 2. Thịt lợn đen nướng
Các món bún, 2. Nộm dê 3. Canh xương ninh củ
phở hoặc mì 3. Bò sốt tiêu đen dùng quả
(bò, gà, sốt kèm bánh bao chiên 4. Đậu phụ sốt cà chua
vang) hoặc set 4. Cá lăng rang muối 5. Trứng rán
bánh tổng hợp 5. Bắp bi chuối hấp thịt 6. Đỗ luộc
gồm các món 6. Mèn mén 7. Rau cải luộc
mang phong 7. Nộm củ quả 8. Su su xào
06/11/2022 cách Âu 8. Canh xương 9. Cơm trắng
9. Rau xào 10. Thịt xào trám
10. Cơm gạo nương
11. Tráng miệng: Dưa hấu

10
Ăn sáng Điểm dừng chân dốc Bắc  
buffet tại Sum:
H’Mong 1. Vịt luộc
Village 2. Cá sông rán giòn
3. Nộm thịt gà ta
07/11/2022 4. Rau xào
5. Canh thịt dứa chua
6. Thịt kho củ cải trắng
7. Cơm trắng
8. Ốc xào chuối đậu
9. Tráng miệng: Dưa hấu

VI. KẾ HOẠCH LƯU TRÚ

Ngày 1 ( 4/11/2022) Ngày 2 ( 5/11/2022) Ngày 3 ( 6/11/2022)

Tên khách
Khách sạn Hoàng Mèo Vạc Clay
sạn/ H’mong Village
Long House Pả Vi
homestay

Làng văn hóa dân


Tổ 2, thị trấn Yên tộc H’Mong, thôn Khu Tráng Kìm, xã
Địa chỉ Bình, huyện Quang Pả Vi Hạ, Pả Vi, Đông Hà, huyện Quản
Bình, tỉnh Hà Giang huyện Mèo Vạc, Bạ, tỉnh Hà Giang
tỉnh Hà Giang

1 phòng đôi (4 1 phòng tập thể + 2


Số lượng 11 phòng đơn (2 khách) + 7 phòng phòng đôi (3 khách) +
buồng phòng khách) đơn (2 khách) + 2 1 bungalow quẩy tấu
phòng đôi (3 khách)

- Phòng xông hơi - Gói Spa& Chăm sóc


- Spa& Chăm sóc sức khỏe
sức khỏe - Ghế/ ghế dài tắm
Dịch vụ Không có - Massage nắng
- Tắm suối nước - Ô dù che nắng
nông - Cưỡi ngựa( ngoài
- Tắm lá thuốc khuôn viên)

Tiện nghi Không có - Quầy bar - Quầy bar

11
- Hồ bơi

VII. KẾ HOẠCH VẬN CHUYỂN

Phương
tiện di Nhà cung cấp Thời gian Tuyến di chuyển
chuyển

Công ty du lịch và lữ 5 giờ 30 phút Chặng 1: Trường Đại học


hành PYS ngày 4/11 - 10 Kinh tế Quốc Dân - huyện
Xe khách giờ ngày 7/11 Bắc Quang, Hà Giang.
29 chỗ Chặng 2: Trong suốt quá
trình di chuyển giữa các
điểm đến ở Hà Giang.

Người dân địa phương 16 giờ 30 phút Chân cột cờ Lũng Cú -


cung cấp, dưới sự quản - 16 giờ 35 Đỉnh cột cờ Lũng Cú
Xe điện
lý của chính quyền phút, ngày 5/11

Người dân địa phương 9 giờ 30 phút - Di chuyển dọc trên sông
Thuyền cung cấp, dưới sự quản 10 giờ 30 phút, Nho Quế
lý của chính quyền ngày 6/11

VIII. VÉ THAM QUAN VÀ THUYẾT MINH VIÊN TẠI ĐIỂM

Vé tham
Thời gian Địa điểm Thuyết minh viên
quan

Lễ hội nhảy lửa Miễn phí Điểm du lịch không có


Ngày 1(4/11)
thuyết minh viên

Cánh đồng hoa Tam giác 10.000/ người


Ngày 2 mạch Điểm du lịch không có
(5/11) thuyết minh viên
Căn nhà lấy bối cảnh của 10.000/người

12
phim nổi tiếng “ Nhà của
Pao”

Sông Nho Quế 120.000/người Điểm du lịch không có


thuyết minh viên

Dinh Vua Mèo Vương Chính 20.000/người Có 1 thuyết minh viên


Ngày 3
Đức
(6/11) Giá vé đã bao gồm
thuyết minh viên

Cột cờ Lũng Cú 10.000/ người Điểm du lịch không có


thuyết minh viên

Ngày 4 Hang Lùng Khúy 50.000/người Điểm du lịch không có


(7/11) thuyết minh viên

IX. DỰ TRÙ KINH PHÍ


ST Số
Dịch vụ cung cấp Đơn giá Số lượt Thành Tiền
T lượng
1 Xe 29 chỗ 14.000.000 1 1 14.000.000
2 Thuyền sông Chừng 2.000.000 1 1 2.000.000
3 Cột cờ Lũng Cú 100.000 20 1 2.000.000
4 Dinh Nhà Vương 20.000 20 1 400.000
5 Thuyền sông Nho Quế 120.000 20 1 2.400.000
6 Nhà của Pao 20.000 20 1 400.000
7 Văn nghệ 2.000.000 1 1 2.000.000
8 Nhảy lửa 4.000.000 1 1 4.000.000
9 Khách sạn tại Quang Bình 450.000 10 1 4.500.000
10 Khách sạn tại Yên Minh 700.000 10 1 7.000.000
11 Khách sạn tại Đồng Văn 550.000 10 1 5.500.000
12 Ăn chính 150.000 20 7 21.000.000
13 Ăn sáng 35.000 20 3 2.100.000
14 Công tác phí HDV 800.000 1 4 3.200.000
15 Nước uống 125.000 1 4 500.000
13
16 Bảo hiểm 10.000 20 3 600.000
17 Chi phí tổ chức (PYS) 4.000.000 1 1 4.000.000
18 Dự trù chi phí phát sinh 3.780.000 1 1 3.780.000
Tổng cộng 79.380.000

X. CHI PHÍ THỰC CHI


ST Số
T Dịch vụ cung cấp Đơn giá Số lượng lượt Thành Tiền
1 Xe 29 chỗ 14.000.000 1 1 14.000.000
2 Vườn hoa tam giác mạch 10.000 20 1 200.000
3 Cột cờ Lũng Cú 10.000 20 1 200.000
4 Dinh Nhà Vương 10.000 20 1 200.000
5 Thuyền sông Nho Quế 120.000 20 1 2.400.000
6 Nhà của Pao 10.000 20 1 200.000
7 Lễ cấp sắc 2.000.000 1 1 2.000.000
8 Nhảy lửa 4.500.000 1 1 4.500.000
9 Khách sạn tại Quang Bình 450.000 10 1 4.500.000
1.500.000 8 1 12.000.000
10 Mèo Vạc ClayHouse (Mèo Vạc)
1.750.000 1 1 1.750.000
2.300.000 1 1 2.300.000
11 H'Mong Village (Quản Bạ) 350.000 13 1 4.550.000
1.200.000 2 1 2.400.000
12 Ăn chính 150.000 20 7 21.000.000
13 Ăn sáng 35.000 20 3 2.100.000
14 Công tác phí HDV 800.000 1 4 3.200.000
15 Nước uống 125.000 1 4 500.000
16 Bảo hiểm 10.000 20 3 600.000
17 Chi phí tổ chức (PYS) 4.000.000 1 1 4.000.000
18 Qũy lớp 175.000 6 1 1.050.000
19 Tiền tip hướng dẫn viên+ tài xế 1.000.000 1 1 1.000.000
20 Thuyết minh viên tại dinh vua Mèo 200.000 1 1 200.000
Tổng cộng 84.650.000
XI.

14
A. ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT VỀ DỊCH VỤ CỦA CÁC NHÀ
CUNG CẤP
I. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ F&B

Tiêu chí Nhà hàng Tư Sương Bản Thôn Chì Khách sạn Phương
Đông

Chất - Trình bày: 7/10 - Trình bày: 8/10 - Trình bày: 8/10
lượng món - Độ ngon: 7/10 - Độ ngon: 9/10 - Độ ngon: 8/10
ăn - An toàn, vệ sinh: - An toàn, vệ sinh: - An toàn, vệ sinh:
8/10 7/10 9/10

Chăm sóc Chu đáo, nhiệt tình Chu đáo, nhiệt tình Chu đáo, nhiệt tinh
khách
hàng

Cơ sở vật - Bàn, ghế ăn đơn sơ, - Chiếu cũ - Bàn, ghế: sạch sẽ


chất kỹ hơi cũ - Nhà bếp: thiếu sáng - Nhà vệ sinh: cửa
thuật - Khu nhà vệ sinh: và còn chưa đẩy đủ lỏng lẻo
hỏng hóc và không các dụng cụ làm bếp
sạch sẽ chuyên nghiệp

Đề xuất - Màu sắc bát đũa nên - Món khoai tây chiên - Đũa nên để đồng
thống nhất để nhìn nên chế biến để khoai nhất một màu và một
chuyên nghiệp hơn tây được giòn và kiểu để nhìn chuyên
- Trình bày món ăn thơm hơn nghiệp hơn
cầu kỳ hơn - Chuẩn bị thêm giấy - Cải thiện lại khu vệ
- Xây khu nhà vệ sinh ăn sinh
mới và gần hơn - Thay chiếu mới
- Thay bàn, ghế mới

Ảnh thực
tế

15
Mèo Vạc Clay Nhà hàng Trạm dừng nghỉ Bản Năm
Tiêu chí
House Ethinic dốc Bắc Sum Đăm

- Trình bày: 8/10 - Trình bày: - Trình bày: 6/10 - Trình bày:
- Độ ngon 8/10 - Độ ngon miệng: 7/10
miệng: 8/10 - Độ ngon 7/10 - Độ ngon
Chất - An toàn, vệ miệng: 8/10 - An toàn, vệ miệng: 7/10
lượng sinh: 9/10 - An toàn, vệ sinh: 8/10 - An toàn,
món ăn sinh: 9/10 mẻ ở món ốc xào vệ sinh: 7/10
lên men hơi lâu
( không tốt cho
đường tiêu hóa)

Chăm sóc Chu đáo, nhiệt Chu đáo, nhiệt Chu đáo, nhiệt Chu đáo,
khách tình tình tình nhiệt tình
hàng

- Bàn, ghế làm - Bàn, ghế chắc - Bàn, ghế chắc Do ăn uống
bằng gỗ chắc chắn chắn tại nhà dân
chắn - Dụng cụ ăn - Dụng cụ ăn nên cơ sở,
Cơ sở vật - Dụng cụ ăn đồng đều, có đồng đều, có bọc vật chất
chất kỹ đồng đều, có bọc cẩn thận cẩn thận chưa được
thuật bọc cẩn thận đầy đủ như
- Bếp ga ăn lẩu ở các nhà
không có hiện hàng chuyên
tượng gỉ, rò rỉ ga nghiệp

Giá cả Hợp lý Hợp lý Hợp lý Hợp lý

Không có Không có - Nên cải thiện về - Nên bày trí


cách trình bày đồ món ăn đẹp
ăn và cách chế hơn
Đề xuất biến - Chế biến
- Khi sắp xếp cần ngon hơn
sự đầy đủ hơn: có
âu cơm, giấy ăn

16
Ảnh thực
tế

II. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ LƯU TRÚ

Tiêu chí Khách sạn Hoàng Mèo Vạc Clay H’mong homestay
Long House

Cơ sở vật chất - Nhà tắm thiếu các - Đã trang bị đầy - Tổng quan các cơ
vật dụng như: đủ các thiết bị cơ sở vật chất đều đầy
khăn, bàn chải bản đủ
đánh răng, kem - Tuy nhiên, có 1 - Tuy nhiên, vẫn
đánh răng, dầu gội cửa sổ không đóng tồn tại một số vấn
đầu, sữa tắm, máy được đề
sấy tóc
+ Đèn trong phòng
- Cửa không có yếu
chìa khóa
+ Rèm để phân
tách giường bị
thiếu
+ Nhà vệ sinh
không khép kín ->
bất tiện

Vệ sinh Sạch sẽ, thoáng Sạch sẽ, thoáng Sạch sẽ, thoáng
mát mát mát

Khung cảnh xung Bình thường Khung cảnh đồi núi Khung cảnh đồi núi
quanh hoang sơ bao hoang sơ rất đẹp,
quanh homestay không khí trong
lành, mát mẻ

17
Nhân viên phục Nhiệt tinh Chưa thật sự tinh tế Nhiệt tình đã tìm
vụ đồ khi khách mất
đồ và xách đồ giúp
khách

Di chuyển Nằm ở trên đường Từ bãi đỗ xe vào Có xe điện để tiện


chính nên di đến gian chinh khá di chuyện giữa các
chuyển tiện lợi xa mà không có khu vực trong
phương tiện chở homestay
hành lý hay nhân
viên giúp đỡ

Các dịch vụ khác Không có Không có người Không có


trực để tư vấn ở các
phòng dịch vụ

Giá cả Hợp lý Hợp lý Hợp lý

Đề xuất - Nên thêm một số - Nên cử một số - Bổ sung thêm xe


vật dụng tối thiểu nhân viên túc trực điện hoặc phương
như đã kể trên ở các phòng dịch tiện khác để khách
- Nên có một lễ tân vụ hoặc để số có thể di chuyển từ
trực cố định ở quầy hotline để khách nơi nay đến nơi
vì khi khách hỏi gọi điện ở quầy khác chủ động và
mượn đồ thiếu thì - Kiểm tra các cơ nhanh hơn
lại không có nhân sở vật chất thường - Kiểm tra các cơ
viên ở quầy -> xuyên để kiểm tra sở vật chất thường
khách hàng không - Nên bổ sung xuyên để kiểm tra
cảm thấy thoải mái phương tiện di - Xây thêm nhà vệ
chuyển từ bãi đỗ xe sinh khép kín
vào

III. NHÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN

Phương tiện vận chuyển Xe 29 chỗ Xe điện Thuyền

Nhà cung cấp Công ty Du lịch - Ở cột cờ Lũng Thuyền do


và Lữ hành PYS Cú: do người dân người dân mua
travel tự kinh doanh để kinh doạnh
cung cấp dịch vụ trên
- Ở H’mong sông Nho Quế.

18
homestay: do Tuy nhiên dịch
chính homestay tự vụ vẫn phải
cung cấp dưới sự quản lý
của chính
quyền

Nhận xét - Xe đời mới - Sạch sẽ - Sạch sẽ


- Sạch sẽ - Tài xế lái an toàn - An toàn
- Tài xế thân - Đầy đủ các
thiện, tay lái cao thiết bị cứu hộ

Đề xuất Không có Không có Không có

IV. NHÀ CUNG CẤP SẢN PHẨM DU LỊCH

Nhà cung cấp Trung Tâm Xúc Tiến Du lịch Trạm dừng chân Seo Mẩy
tỉnh Hà Giang

Sản phẩm cung Các đặc sản của tỉnh Hà Giang Các đặc sản của tỉnh Hà Giang
cấp như chè san tuyết, thịt trâu sấy, như chè san tuyết, thịt trâu
mật ong bạc hà… sấy, mật ong bạc hà…

Nhận xét - Sản phẩm đa dạng, đảm bảo - Sản phẩm đa dạng, đảm bảo
- Trưng bày khoa học - Trưng bày khoa học
- Nhân viên nhiệt tình - Nhân viên nhiệt tình
- Giá cả đắt hơn so so với các - Trên bàn pha trà tiếp khách,
khu khác nước trong các ấm trà đều hết
và nguội -> gây ấn tượng
không tốt đến du khách

Đề xuất - Không có - Nên để thêm một số mặt


hàng dùng thử như Trung tâm
Xúc Tiến Du lịch

V. NHÀ CUNG CẤP CÁC LỄ HỘI

19
Lễ hội Lễ hội Nhảy lửa Lễ Cấp sắc

Nơi tổ chức Thôn Chì Bản Nặm Đăm

Nhà cung cấp Người dân tại địa phương Người dân tại địa phương

Nhận xét - Đã tái hiện chân thực lễ - Đã tái hiện chân thực lễ
hội và hấp dẫn, kích thích hội và hấp dẫn, kích thích
sự tò mò, thích thú của sự tò mò, thích thú của
khách du lịch khách du lịch
- Đã tạo điều kiện cho du - Đã tạo điều kiện cho du
khách trải nghiệm những khách trải nghiệm như
hoạt động trong lễ hội như nhảy cùng các thầy cúng,
cắm cọc xuống đất ( phần khiến mọi người cảm thấy
nghi thức trước khi nhảy phấn khích và mới lạ.
lửa) - Đã có chính người dân
- Đã có người thuyết minh bản địa thuyết minh về lễ
để du khách hiểu hơn về lễ hội để du khách hiểu hơn
hội về lễ hội

Đề xuất - Nên có micro âm lượng - Nên có micro âm lượng


to hơn cho người thuyết to hơn cho người thuyết
minh minh
- Nên có biển giới thiệu về - Nên có biển giới thiệu
lễ hội bằng tiếng Anh và về lễ hội bằng tiếng Anh
tiếng Việt và tiếng Việt ở nơi tổ
chức

B. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT VỀ LOẠI HÌNH DU LỊCH VÀ CÁC


SẢN PHẨM, HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI CÁC ĐIỂM ĐẾN
I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN
Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới Phía Bắc với hơn 19 dân tộc đang sinh
sống tại đây( chủ yếu là các dân tộc thiểu số như: Mông, Pà Thẻn, Dao, Tày, Lô
Lô….); mỗi dân tộc đều mang một nét văn hóa và truyền thống đặc trưng riêng. Chính

20
điều đó đã tạo điều kiện để Hà Giang hình thành những làng văn hóa cộng đồng như
Làng Văn hóa Pả Vi, Làng Văn hóa Nặm Đăm…
Hà Giang có địa hình chia cắt mạnh nên đã tạo nên nhiều vùng miền có cảnh
quan thiên nhiên độc đáo và hình thành nên các phương thức canh tác độc đáo của
đồng bào dân tộc như nuôi ong khai thác mật hoa bạc hà, canh tác trên đá, canh tác trên
các thửa ruộng bậc thang. Ngoài ra với địa hình và thời tiết khí hậu mát mẻ, Hà Giang
còn có những sản phẩm nông sản đặc trưng như Chè Shan, Dê núi đá, Rượu ngô, Hồng
không hạt…
Từ những đặc điểm tự nhiên, phương thức canh tác độc đáo cùng sự đa dạng
văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số… đã tạo cơ hội cho Hà Giang phát
triển những loại hình du lịch như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa
và du lịch khám phá.
I. MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ, ĐỀ XUẤT Ở CÁC ĐIỂM ĐẾN
1. Thôn Chì, xã Xuân Giang, huyện Quang Bình
1.1. Loại hình du lịch: Du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa
1.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
1.2.1. Lễ hội nhảy lửa
* Mô tả:
Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn được phục dựng ở thôn Chì, huyện Quang
Bình. Lễ hội diễn ra nhằm trừ tà ma, cầu xin thần linh phù hộ cho mùa màng tươi
tốt, gia súc đầy đàn, con cháu được khỏe mạnh.
Trước khi các thanh niên có thể nhảy múa trên than hồng, luôn phải có một thủ tục
không thể thiếu là thầy cúng làm lễ cầu thần linh. Lễ vật cúng tế phải có 1 chiếc đàn
sắt, 1 con gà, 1 bát gạo, 10 chén rượu và giấy trúc (một loại giấy chuyên dùng vào
việc cúng tế của người Pà Thẻn). Một đống lửa lớn khoảng 4 đến 5 m 3 củi được đốt
lên và thầy cúng bắt đầu làm lễ. Thời gian làm lễ kéo dài khoảng 2 giờ đồng hồ
trước khi lễ hội nhảy lửa được bắt đầu.
Khi thầy cúng gõ vào đàn và làm lễ, các thanh niên người Pà Thẻn khỏe mạnh ngồi
đối diện với thầy mo. Đó chính là lúc nhập đồng cho người nhảy lửa. Sau khi thầy
cúng làm lễ xong, những thanh niên tham gia lễ hội nhảy lửa ngồi vào ghế của thầy
cúng dùng que tre gõ vào chiếc đàn sắt. Nếu thanh niên nào vía tốt, được thần linh
chọn thì tự nhiên người run lên, nhìn thấy đống than hồng họ bắt đầu nhảy múa trên
đống lửa.
Ngoài ra, có một điều kiêng kị là những người làm lễ không được ăn thịt chó trước
một tuần vì chó là động vật rất linh thiêng với người Pà Thẻn.
* Đánh giá: Đã có sự tổ chức tương đối bài bản và có những hoạt động để khách du
lịch được tự trải nghiệm, gây thích thú cho cho du khách.
* Đề xuất: Tăng cường giữ gìn và phát triển những nét đặc sắc văn hóa như lễ hội
Nhảy lửa. Ngoài ra nên quảng bá, phổ biến lễ hội tới nhiều du khách hơn, kể cả

21
khách du lịch nước ngoài thông qua các trang mạng xã hội, truyền hình…Bên cạnh
đó, ở nơi tổ chức lễ hội – thôn Chì nên có biển chỉ dẫn, biển giới thiệu về lễ hội theo
2 ngôn ngữ: tiếng Việt và Tiếng Anh để khách du lịch nước ngoài cũng có thể hiểu
thêm về bản sắc dân tộc ở nước ta.
1.2.2. Ăn cùng người dân bản địa
* Mô tả: Đoàn được tới nhà của một hộ gia đình người Tày ở thôn Chì. Đoàn du lịch
có thể quan sát trực tiếp những nét độc đáo trong thiết kế nhà sàn của họ, cách bày
trí bên trong ngôi nhà sàn từ buồng nghỉ, bàn thờ, gian bếp, gian tiếp khách và cách
trưng bày các dụng cụ sinh hoạt. Ngoài ra, chúng ta còn được thưởng thức những
món ăn đặc trưng, gần gũi với người dân địa phương như thịt gà nướng than, nộm
hoa chuối, nộm rau rớn… được bày biện rất cầu kỳ và tinh tế trên chiếc mẹt tre đã
được lót một lớp lá chuối xanh và được uống những chén rượu ngô nồng ấm, cùng
trò chuyện với người dân làng trong suốt bữa cơm.
* Đánh giá: Đây là một hoạt động du lịch độc đáo, mới lạ, hiệu quả và giúp cho
người dân được cải thiện đời sống cũng như tiếp xúc với nhiều người, nhiều văn
hóa khác nhau sẽ giúp họ mở mang kiến thức hơn.
* Đề xuất: Điều khiến du khách muốn đến và tham gia những hoạt động như này là
sự giản dị, mộc mạc và gần gũi trong nếp sống người dân. Vậy nên chính quyền
địa phương hay chính những người dân giữ gìn và phát triển những tập quán, văn
hóa sống tích cực như này.
2. Di tích kiến trúc Dinh thự họ nhà Vương
2.1. Loại hình du lịch: Du lịch văn hóa, lịch sử
2.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả:
Trước khi khởi công xây dựng, vua Mèo Vương Chính Đức đã sang Trung Quốc tìm
thầy phong thủy, tên Chương Chiếu sang Việt Nam đi qua khu vực 4 huyện là Quản
Bạ, Yên Minh, Đồng Văn và Mèo Vạc, nằm trong quyền cai quản của mình để chọn
địa thế đất. Sau 5 năm, Thung lũng Sà Phìn là nơi ông Vương Chính Đức quyết định
chọn vì ở giữa thung lũng có một quả đồi nhô lên như hình mai rùa. Quan niệm rằng
nhà trên lưng rùa sẽ giàu sang, phú quý suốt đời. Đằng sau dinh có một dãy núi hình
ghế tựa và có đất để co duỗi chân, giống như một điểm tựa vững chắc của ngôi nhà.
Xung quanh đây là núi cao bao bọc. Trước nhà có hai ngọn núi, tượng trưng cho
quan văn và quan võ đứng hầu. Còn phía sau có dãy núi cao như sống uốn lưng.
Toà dinh thự được khởi công vào năm 1898 và đến năm 1903 mới được hoàn thành.
Dinh thự hoàn toàn là do nhân công là người H’mong xây dựng. Sau khi hoàn thành
có cho khắc lên hai câu đối bằng chữ Nho ở ngay trước cổng ra vào. Phía bên trái đề
dông chữ “Sa tích thiện hiền nhân xúc nhật” có nghĩa là nhà tích đức, tích thiện thì
người hiền ra vào. Phía bên phải đề dòng chữ “Môn phong lưu quý khách vãng lai”
có nghĩa là cánh cửa gia đình luôn rộng mở đón khách quý đến thăm.

22
Kiến trúc của Dinh thự vua Mèo là sự kết hợp của 3 nền văn hóa: Trung Quốc,
người Mông và Pháp. Ngôi nhà có 4 nhà ngang, 6 nhà dọc, được chia thành 3 cấp
bậc, cao dần từ ngoài vào trong là tiền dinh, trung dinh và hậu dinh, có 64 phòng
liên thông nhau, được xây 2 tầng tường bằng đá xanh, mái vách bằng gỗ thông và
ngói làm từ đất nung. Và cách giữa các gian nhà là một sân rộng được lát đá phiến,
và được người Á Đông gọi là “giếng trời”, là nơi để hứng ánh sáng cho tòa dinh thự.
Lối dẫn vào nhà được làm bằng những phiến đá hoa cương có chạm khắc nhiều hoa
văn, mái nhà cong, uống lượn, mái cổng được làm bằng gỗ lợp ngói âm dương,
chạm khắc tinh xảo, nhiều hoa văn. Tường nhà được trình bằng đất sét, còn trong
tường là lớp đá để tranh nước mưa ăn mòn chân tường. Đông Văn xưa được gọi là
“cái nôi của thuốc phiện” nên trong nhà có hai chân cột đã có hình thù như quả anh
túc vàng bóng, được đánh bóng bằng 900 đồng bạc hoa xòe Đông Dương của Pháp.
Bao quanh tòa dinh thự là hàng cây sa mộc, được trồng vào năm 1903 và bức tường
thanh bằng đá, đặc trưng của người H’mong cao hơn 2m, có 36 lỗ châu mai, có công
năng để phòng thủ.
Khu Tiền dinh là nơi ở của lính canh, lính hộ vệ và nô tì. Trung dinh và Hậu dinh là
nơi ở, làm việc của thành viên trong gia tộc họ Vương. Lúc ban đầu, toàn bộ gỗ
được dùng trong ngôi nhà đều là gỗ thông đá. Nhưng kể từ khi trở thành tài sản của
Nhà nước, tất cả các vật liệu gỗ của ngôi nhà đã bị thay đổi khoảng 60% bằng gỗ
lim và gỗ nghiến.
Năm 1993, Khu dinh thự nhà Vương được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn
hóa Thể thao và Du lịch) công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia.
* Nhận xét, Đánh giá: Dinh thự họ nhà Vương là một công trình kiến trúc độc đáo và
phản ánh chế độ thổ ty phong kiến của một vùng đất biên giới địa đầu cực Bắc Tổ
quốc. Khác với Dinh thự Vua mèo ở huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã được trùng tu
quá nhiều, dẫn đến nét hoang sơ và cổ kính đã dần mất đi. Dinh thự họ nhà Vương
vẫn còn nguyên về kiến trúc, giá trị lịch sử, văn hóa và là biểu tượng độc đáo về nét
văn hóa kiến trúc của cư dân nơi đây.
* Đề xuất:
+ Thường xuyên bảo tồn và gìn giữ khu di tích.
+ Sửa sang lại những tủ kính đựng hiện vật.
+ Tổ chức nhiều các hoạt động gắn liền với di tích.
3. Đèo Mã Pí Lèng – “ Tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam
3.1. Loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch sinh thái
3.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả:
Đèo Mã Pí Lèng là cung đường đèo nguy hiểm dài khoảng 20km, thuộc xã Pả Vi và
Pải Lủng, huyện Mèo Vạc và xã Tả Lủng huyện Đồng Văn. Đỉnh Mã Pì Lèng nằm ở

23
độ cao 1.200m thuộc Cao nguyên đá Đồng Văn trên con đường mang tên Hạnh Phúc
nối liền thành phố Hà Giang với các huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Từ trên đỉnh Mã Pì Lèng, có thể ngắm nhìn toàn cảnh Cao nguyên đá Đồng Văn với
khung cảnh núi non hùng vĩ với một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu
sông Nho Quế nước xanh màu ngọc bích..
* Nhận xét, đánh giá: Tuy địa điểm nằm ở vị trí có phần hiểm trở, nhưng một khi đã
chinh phục được “ tứ đại đỉnh đèo” này thì đây là địa điểm có thể thỏa mãn được
con mắt của những người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp và thích tìm tòi, khám phá.
* Đề xuất:
- Sáng tạo ra những hoạt động du lịch tại đèo Mã Pí Lèng
- Xây dựng thêm những trạm quan sát để vừa có thể chiêm ngưỡng được vẻ đẹp tự
nhiên ở đây, vừa đảo bảo sự an toàn cho khách du lịch.
4. Dốc Thẩm Mã
4.1. Loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch sinh thái
4.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
Dốc Thẩm Mã là một trong những con đường đèo ngoằn ngoèo, khó đi nhất đối với
những tỉnh phía Bắc, nằm trên quốc lộ 4C. Và đây là đoạn đường nối từ khu vực
thành phố Yên Minh đến Phố Cáo. Tại đây, du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh 9
con dốc uốn lượn như những dải lụa dải quanh những sườn núi, cùng với đó là được
hít thở bầu không khí vô cùng trong lành của thiên nhiên nơi đây.
Dốc Thẩm Mã còn gắn liền với câu chuyện được truyền miệng trong đồng bào
người dân nơi đây. Khi công cụ di chuyển khi ấy chủ yếu là nhờ vào sức ngựa. Ngựa
giúp người dân thồ hàng, di chuyển từ quả núi này đến quả núi khác. Do đó ngựa là
con vật rất quan trọng đối với người dân bản địa. Để kiểm tra và đánh giá ngựa tốt
hay không người dẫn đã cho ngựa thồ vàng và đi từ dốc đến đỉnh. Chú ngựa nào
vượt qua được sẽ giữ lại làm công cụ sản xuất, những con ngựa yếu sẽ được mang đi
làm thịt.
* Nhận xét, đánh giá: Mặc dù sở hữu phong cảnh nên thơ và tuyệt hảo. Nhưng đây
là một con dốc rất hiểm trở nên gây khó khăn trong việc di chuyển, không an toàn.
* Đề xuất: Sáng tạo thêm những hoạt động du lịch gắn liền với điểm đến. Vì hầu
như khách du lịch đến đây cũng chỉ ngắm cảnh, chụp ảnh check in rồi đi đến nơi
khác luôn, không giữ chân được khách du lịch lâu.
5. Núi đôi Cô Tiên
5.1. Loại hình du lịch: du lịch khám phá, du lịch sinh thái
5.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả

24
Núi đôi Cô Tiên hay còn được gọi là núi đôi Quản Bạ là một di tích gồm có hai
ngọn núi nằm liền kề nhau tại thung lũng Quản Bạ. Núi đôi Quản Bạ nằm bên quốc
lộ 4C, cách thành phố Hà Giang 46 km về phía Bắc, thuộc địa phận thị trấn Tam
Sơn, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Ngọn núi này đặc biệt bởi nó mang một hình
dáng khá tròn trịa, đỉnh núi không nhọn như những ngọn núi gần kề và nó có hai quả
núi nằm cạnh nhau, được ví như đôi gò bồng đảo của nàng tiên đang say giấc nồng.
Ngoài ra, xung quanh hai quả núi, là những thử ruộng bậc thang đep mắt và những
ngôi nhà dân thấp thoang tạo nên một khun cảnh vô cùng kỳ vĩ.
* Nhận xét, đánh giá: Khung cảnh và các hoạt động du lịch ở đây không quá đặc
sắc.
* Đề xuất: Nên thêm các hoạt động du lịch mới và thưởng xuyên kiểm tra độ an toàn
của các lan can để đảm bảo an toàn cho du khách.
6. Sông Nho Quế
6.1. Loại hình du lịch: du lịch sinh thái, du lịch khám phá
6.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
Sông Nho Quế là một phụ lưu của dòng sông Gâm, bắt nguồn từ vùng núi Nghiễn
Sơn – Vân Nam, Trung Quốc rồi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam vào Việt
Nam. Dòng sông có tổng chiều dài là 192 km, nhưng phần chảy vào Việt Nam chỉ
dài 46 km, mà không hoàn toàn chảy qua tỉnh Hà Giang mà còn có một phần chảy
qua địa phận tỉnh Cao Bằng.
Phần đầu của dòng sông chảy từ địa phận thôn Séo Lủng đi qua hẻm Tu Sản.
Đây được biết đến là một trong ba hẻm vực sâu nhất khu vực Đông Nam Á và là nơi
có cấu trúc kiến tạo điạ chất độc đáo nhất tại Việt Nam. Hẻm vực này nằm
giữa Đồng Văn và Mèo Vạc với độ cao 1500 m, sâu từ 700 – 900 m.
Ngoài vẻ đẹp riêng của dông sông Nho Quế, còn có một cảnh đẹp cũng không kém
phần đặc biệt là quang cảnh tuyệt diệu xung quanh dọc đường đến sông Nho Quế.
Khi một bên đường là con đèo Mã Pí Lèng uốn lượn, vắt ngang lưng núi. Một bên là
nhìn thẳng ra hẻm vực tu sản, đệ nhất hùng quang. Nhìn xuống dưới là dòng sông
Nho Quế xanh mát với những dãy núi lớn vô cùng.
Hoạt động du lịch được nhiều du khách yêu thích và lựa chọn là đi thuyền trên dông
sông Nho Quế, chụp ảnh check in.
* Nhận xét, đánh giá: Mặc dù phong cảnh núi non, sông nước ở đây rất mơ mộng và
hùng vỹ, nhưng việc tổ chức các hoạt động du lịch chưa thực sự khoa học và hiệu
quả. Ngoài ra, dọc đường đi đến bến thuyền sông Nho Quế, có hiện tượng những
đứa trẻ ngồi lê lết ở trên đường lợi dụng hoàn cảnh của mình, bỏ học để ăn xin. Gây
ảnh hưởng đến đời sống của trẻ em và mất thẩm quan ở một điểm du lịch nổi tiếng.
* Đề xuất:

25
+ Nên cải thiện về phần xe trung chuyển đến bến thuyền sông Nho Quế vì hiện
tượng quá tải khách, khiến khách phải chờ đợi, gây ảnh hưởng đến đánh giá của
khách về điểm đến.
+ Chính quyền địa phương nên có những chính sách động việc, khuyên bảo các em
quay trở về trường học để học tập.
7. Chợ mèo Vạc
7.1. Loại hình du lịch: du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng
7.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
Chợ phiên mèo Vạc Hà Giang là phiên chợ lớn nhất của vùng Tây Bắc. Chợ phiên
Mèo Vạc chỉ họp một lần vào Chủ nhật mỗi tuần. Vào ngày họp chợ phiên, bà con
các dân tộc Mông, Dao, Lô Lô… nơi biên cương Tổ quốc không chỉ mua bán, trao
đổi hàng hóa mà còn coi ngày họp chợ là dịp giao lưu, chia sẻ những giá trị văn hóa
đặc trưng của dân tộc mình. Đây là một phiên chợ mang đậm nét đặc sắc văn hoá
của người dân địa phương cũng như nét đẹp của người dân vùng cao.
* Nhận xét: Trước kia, người dân thường đến chợ để mua bán và trao đổi, trong đó
trao đổi sẽ là chủ yếu ( nhà này thiếu cái gì, sẽ đổi với nhà khác). Còn hiện nay, việc
mua bán lại là mục đích chính do đó người dân lại nhập các mặt hàng Trung quốc và
hàng thổ tang để thu được lợi nhuận cao hơn. Điều đó khiến cho du khách mất niềm
tin về các sản phẩm ở Hà Giang.
* Đề xuất: Các cơ quan chính quyền ở Hà Giang nên có các quy định, luật lệ riêng
đối với những người kinh doanh ở chợ phiên Mèo Vạc tron một số việc như:
+ Sắp xếp hàng hóa gọn gàng để không cản trở đến lối đi.
+ Thu dọn rác sau khi chợ phiên kết thúc
+ Nhập hàng có xuất xứ rõ ràng, chất lượng đảm bảo.
8. Cột cờ quốc gia Lũng Cú
8.1. Loại hình du lịch: du lịch sinh thái
8.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
Cột cờ Lũng Cú được xây dựng trên đỉnh núi Rồng - một ngọn núi đá cao 1.468m so
với mực nước biển, cách huyện Đồng Văn 24km, cách thành phố Hà Giang 154km.
Cột cờ quốc gia Lũng Cú đã tồn tại từ rất lâu đời. Sử sách ghi lại, Thái úy Lý
Thường Kiệt đã đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi khu vực biên giới. Thời điểm đó,
đã cắm ở đây một lá cờ triều đại nhà Lý. Sau này, Quang Trung - Nguyễn Huệ cũng
theo vị trí đó đặt một trống cầm canh. Cứ khi nào có giặc xâm lược, tiếng trống sẽ
vang lên, báo hiệu có địch tới cho quân đội ta có sự chuẩn bị.

26
Năm 1887, khi Thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành phân giới cắm
mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ
kiên cường của nhân dân nên mảnh đất biên cương được giữ vững.
Năm 1978, Đồng Công an Nhân dân Vũ trang Lũng Cú ( nay là Đồn Biên Phòng
Lũng Cú ) cho cắm cột trên đỉnh núi Rồng tại vị trí bây giờ. Cột cờ cao trên 10m
bằng gỗ sa mộc, lá cờ rộng 1,2m2.
Năm 2000, tỉnh Hà Giang cho xây dựng cột cờ tại vị trí ngày nay cũng là vị trí treo
lá cờ khi xưa. Cột cờ được khởi công xây dựng vào tháng 4 năm 2001 và hoàn thành
vào 21 tháng 12 năm 2001. Năm 2002, con đường lên cột cờ được nâng cấp, trải
nhựa và xây dựng toàn bộ các bậc đá.
Ngày 8-3-2010, cột cờ quốc gia Lũng Cú được khởi công trùng tu. Đây là công trình
chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XV, kỷ niệm 1.000 năm Thăng
Long - Hà Nội và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
Cột cờ được xây dựng theo mô hình cột cờ Hà Nội, nhưng kích thước nhỏ hơn. Lá
cờ đỏ sao vàng rộng 54m2, tượng trưng cho 54 dân tộc anh em chung sống trên Tổ
quốc Việt Nam.
Từ đỉnh núi Rồng có thể quan sát thấy có hai hồ nước ngọt hai bên chân núi, được
coi là hai mắt rồng - vết tích của hai hố sụt karst ở phía Đông và phía Tây. Một hồ
nước của làng Pà Thẻn và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô. Điều kỳ diệu là dù
thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ vẫn không bao giờ cạn. Ngoài ra, đứng từ
trên cao, du khách còn có thể ngắm nhìn những vườn hoa tam giác mạch, những bản
làng thưa thớt mộc mạc.
* Nhận xét, đánh giá: Cột cờ quốc gia Lũng Cú là một địa điểm vô cùng thiêng liêng
của Tổ quốc, là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam. Nó gợi nhắc cho các thế
hệ sau về quá khứ đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc của các thế hệ trước. Từ đó,
giúp cho chúng ta- những thế hệ trẻ sẽ luôn đoàn kết, bảo vệ và gìn giữ sự hòa bình
này.
* Đề xuất: Ban quản lý Cột cờ quốc gia Lũng Cú cần xử lý nghiêm túc những người
không có ý thức bảo vệ địa danh, gây mất trật tự hoặc cố ý xả thải rác không đúng
nơi quy định, làm xấu cảnh quan nơi đây.
9. Lễ Cấp Sắc của người Dao ở bản Nặm Đăm
9.1. Loại hình du lịch: du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa
9.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
“ Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng hàng
năm Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp
sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi.
Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải
theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người

27
và tại nhà người đó. Gần đến ngày lễ, gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời
thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để phục vụ lễ
nghi và khoản đãi dân làng đến chứng kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn
bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo, rượu, y phục thầy cúng... Mỗi nhóm Dao có
một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn.
Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ
khác nhau. Các thầy cúng trước khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà
mình để xin được phù hộ và đi theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc
Hoàng và các vị thần thánh của người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn
thờ các thần thánh. Khi hành lễ, các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng,
múa, điệu bộ phép thuật theo sách cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng
phải thực hiện nhiều động tác nghi lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy. Khác với nhóm
Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc
biệt. Theo đó, người thụ lễ phải ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân
khoảng một giờ đồng hồ, rồi mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có
3-4 người đỡ. Làm xong lễ hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất
cả các nhóm Dao, sau khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho
người thụ lễ xong, các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự
thì nghi lễ mới kết thúc” ( Nguồn: Dongvangeopark.com)
* Nhận xét, đánh giá: Mặc dù chỉ được thấy lễ hội Cấp sắc do người dân địa
phương dựng lại, nhưng lễ hội đã phản ánh những nét đẹp trong văn hóa, tâm linh
của người Dao. Khiến du khách trong và ngoài nước không khỏi trầm trồ trước sự
đa dạng văn hóa ở mảnh đất hoang sơ Hà Giang.
* Đề xuất:
- Nên có biển giới thiệu về lễ hội bằng tiếng Anh và tiếng Việt để cả du khách nước
ngoài cũng có thể hiểu về lễ hội đặc sắc của nước mình.
- Duy trì việc giữ gìn và phát triển lễ hội trong hiện tại và tương lai.
10. Nhà của Pao
10.1. Loại hình du lịch: du lịch văn hóa
10.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả.
Làng văn hóa Lũng Cẩm thuộc thôn Lũng Cẩm, xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang. Đây là nơi cư trú của hơn 60 hộ dân, chủ yếu là dân tộc H’mong, Lô Lô
và Hán. Đến với nơi đây, du khách sẽ được say đắm bởi những hàng rào đá cổ xưa,
kiên cố, những vườn hoa đa sắc màu và những ngôi nhà trinh tưởng thấp thoáng,
cùng với những đứa trẻ đang nô đùa dọc trên những con đường xi măng.
Nổi bật lên trong ngôi làng nhỏ mang tên Lũng Cẩm, là địa danh du lịch nổi tiếng
“Nhà của Pao”. Bộ phim đã đạt được giải thưởng Cánh diều Vàng của Hội điện ảnh
Việt Nam năm 2005. Ngôi nhà của ông Mua Súa Páo đã được đạo diễn Ngô Quang
Hải chọn làm bối cảnh quay phim “Chuyện của Pao”, chuyển thể từ tác phẩm
“Tiếng đàn môi sau bờ rào đá” của nhà văn Đỗ Bích Thuỷ. Căn nhà được tu sửa,

28
treo biển chú thích bằng cả tiếng Anh, tiếng Việt và một số bức ảnh liên quan đến bộ
phim.
Nhà của Pao là một ngôi nhà truyền thống của người dân tộc H’mong. Kết cấu nhà
hình chữ U. Ở giữa có sân để lấy ánh sáng mặt trời chiều đến các gian, một gian
chính 2 tầng chia nhiều phòng khách và phòng ở, một gian phụ chia làm 2 phòng
nhỏ là nhà kho, bếp, một chuồng nuôi gia súc, gia cầm. Không gian ngôi nhà trình
tường với cửa gỗ, hiên đá, ngói âm dương, chân cột bằng đá ( có duy nhất 2 chân cột
đá được tạo hình như quả anh túc)...Bên hiên nhà được bày trí những gùi hoa cải
làm điểm nhấn cho du khách chụp ảnh. 
* Nhận xét, đánh giá: Ngôi nhà như một điểm nhấn giữa Làng văn hóa Lũng Cẩm,
mô tả chân thực nhất đời sống của một hộ gia đình người Mông truyền thống. Dù đã
qua bao nhiêu năm tháng, nhưng ngôi nhà vẫn luôn giữ được nét mộc mạc, binh yên
vốn có của nó. Chính điều đó, đã kéo và giữ chân du khách đến với nơi đây. Tuy
nhiên, ở đây còn có tình trạng trẻ em đang trong độ tuổi đến trường, đến lớp nghỉ
học để đứng dọc trên đường làng để chào hàng và đứng chụp ảnh cùng khách du lịch
để kiếm tiền.
* Đề xuất: Chính quyền địa phương nên có những quy định nghiêm ngặt về vấn đề
trên, đồng thời khuyến khích các em quay trở lại trường học.
11. Động Lùng Khúy
11.1. Loại hình du lịch: Du lịch khám phá, du lịch khám phá
11.2. Mô tả, nhận xét, đánh giá, đề xuất về điểm đến
* Mô tả
Động Lùng Khúy, được mệnh danh là “Cao nguyên đệ nhất động”, được phát hiện
vào tháng 3 năm 2015. Động Lùng Khúy thuộc địa bạn của thôn Lùng Khúy, xã
Quản Bạ, huyện Quản Bả, tỉnh Hà Giang, cách trung tâm thị trấn Tam Sơn gần
10km.
Động Lùng Khúy có chiều dài chừng 1.000m với lòng hang rộng, có chỗ rộng đến
gần 200m, vòm hang khá cao.
Du khách sẽ nhìn thấy hệ thống nhũ đá, măng đá, riềm đá, cột đá thô ráp, màu vàng
sẫm. Trong đó, có những khối xếp thành khu, khối lại đứng riêng lẻ, xuất hiện với
những hình thù sinh động, kì lạ, kích thích trí tưởng tượng, tò mò của khách du lịch
Hà Giang. Đó có thể là thạch vương trụ, tháp chín tầng, cây hoa, dòng thác chảy,
đầu sư tử… Hầu hết các khối nhũ đá lấp lánh màu vàng kim, số còn lại có màu trắng
trong vô cùng lạ mắt.
* Nhận xét, đánh giá: Đường đi tới động và khung cảnh ở trong động còn rất hoang
sơ nhưng lại rất hùng vỹ và lạ mắt. Đây chính là điểm khác của nơi đây với các điểm
du lịch khác, khiến thu hút sự khám phá của khách du lịch. Tuy nhiên, cơ sở vật chất
trong hang vẫn còn thô sơ, không được sửa chữa, tân trang thường xuyên, tạo tâm lý
e ngại cho khách du lịch.

29
* Đề xuất: Chính quyền địa phương nên lưu tâm đến việc sửa chữa, làm mới các cơ
sở vật chất trong hang như cầu thang đi trong hang, lắp thêm đèn led trong hang để
tăng thêm vẻ đẹp ở trong hang.
C. CẢM NHẬN VÀ ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN VỚI CHUYẾN ĐI
I. TRƯỚC CHUYẾN ĐI
Trước chuyến đi, về phía các giảng viên trong Khoa Du lịch & Khách sạn của
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, đặc biệt là giảng viên trực tiếp đưa chúng em
đi thực tế đó là cô Hương đã làm việc, hỗ trợ chúng em rất nhiệt tình. Cô đã để
chúng em tự trải nghiệm thực tế việc tổ chức một hoạt động đi thực tế sẽ diễn ra
như thế nào, sẽ có những tình huống như thế nào để chúng em có cơ hội được học
hỏi thêm nhiều kỹ năng. Nhưng đồng thời, cô cũng quan sát cách chúng em làm
việc và luôn đốc thúc, sát sao tiến độ công việc để chuyến đi được diễn ra tốt đẹp
nhất. Trong trước chuyến đi, cô đã chu đáo, dặn dò chúng em từ các nội quy, quy
định cho tới những nhu yếu phẩm nên và không nên mang đi. 
Về phía doanh nghiệp cũng rất kiên nhẫn, chu đáo, lắng nghe những góp ý, đóng
góp, yêu cầu từ giảng viên, sinh viên trong việc thiết kế chương trình du lịch làm
sao để sinh viên được trải nghiệm, học hỏi nhiều nhất có thể, chất lượng dịch vụ
tốt nhất. Mặc dù, chúng em đã không thống nhất được thời gian và tài chinh cụ
thể trong quá trình thiết kế tour, khiến cho công ty phải thay đổi nhiều lần. Nhưng
thai độ chăm sóc khách hàng của nhân viên PYS travel vẫn rất kiên trì giải đáp
thắc mắc và sửa chữa kịp thời chương trình cho chúng em.
Về phía sinh viên, Tập thể lớp nói chung và ban tổ chức của lớp nói riêng đã phải
cố gắng, nỗ lực và phối hợp ăn ý với nhau trong việc tìm hiểu, nghiên cứu, so
sánh và chọn ra được nhà cung cấp dịch vụ hợp lý nhất nên hầu như không có
nhiều ý kiến trái chiều, gây khó khăn trong quá trình làm việc. Các bạn cũng đã
nắm rõ những đầu công việc của mình và thực hiện nghiêm túc.
II. TRONG CHUYẾN ĐI
Nhờ sự phân công rõ ràng của các thành viên trong lớp cũng như sự hỗ trợ nhiệt
tinh của cô phụ trách nên các bạn cảm thấy rất an tâm và háo hức về chuyến đi thực
tế lần này. Vì thế nên, ngay từ khi bắt đầu đoàn đã khởi hành rất thuận lợi. Mọi
người đều tập trung rất sớm, điểm danh và gọi nhau đến đúng giờ xuất phát. Duy
chỉ có một thành viên có đến muộn một vài phút so với giờ tập trung nhưng vẫn kịp
giờ xe chạy.
Mặc dù cung đường di chuyển khá dài và quanh co, nhưng các bạn đều cảm thấy
vui vẻ, phấn chấn, nói chuyện rôm rả, không ai bị mệt hay say xe. Tuy nhiên, buổi
chiều ngày đầu tiên khi di chuyển tham quan đến địa điểm đầu tiên tại Sông Chừng,
bến thuyền là có chút trục trắc nên làm lỡ lịch trình của đoàn. Ngoài ra, lịch trình
mà PYS travel xây dựng cho chúng em cũng như sự thay đổi kịp thời của HDV đều
diễn ra thuận lợi và thuận ý tất cả mọi người.

30
Việc được nghỉ ngơi và ăn uống ở hai homestay là Mèo Vạc Clay House và
H’mong Homestay đã giúp chúng em có những trải nghiệm mới lạ và thú vị. Đặc
biệt, chúng em còn được tận hưởng cảnh đẹp núi non ở đây và hít bầu không khí
trong lành vào mỗi buổi sáng. Chất lượng phục vụ ở hai homestay cũng đều khá tốt,
chỉ có một vài hạn chế không đáng kể.
Về các bữa ăn, hầu hết các bữa ăn đều đầy đủ và hợp khẩu vị với chúng em. Duy
chỉ có một bữa tối ở nhà hàng Nặm Đăm, được ăn cùng người dân nên không hợp
khẩu vị với chúng em lắm và cách trình bày món ăn chưa đẹp mắt. Tuy nhiên,
chúng em cũng hài lòng về bữa ăn đó và coi đó là một trải nghiệm không dễ gì có
được.
Về anh Mạnh – HDV trực tiếp của đoàn, chúng em đều cảm thấy rất biết ơn vì
PYS travel đã cho chúng em cơ hội được gặp gỡ được anh. Ngoài việc nắm chắc
các kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa bản địa của các tuyến điểm, anh còn
truyền được cho chúng em một “ ngọn lửa”- ngọn lửa của sự nhiệt huyết, sự đam
mê với nghề mà ít ai có được như anh. Ngoài ra, cách anh xử lý các tình huống
cũng rất bình tinh và khéo léo như khi trong đoàn có bạn bị mất đồng hồ hay khi
có bạn trong đoàn đến muộn so với giờ tập trung.
III. SAU CHUYẾN ĐI
Giảng viên hướng dẫn và Ban cán bộ lớp đã gửi các thông tin liên quan đến đề án
sau chuyến đi và đôn đốc mọi người làm bài và nộp bài đủ yêu cầu và đúng hạn.
Điều hành tour cũng nhưng anh HDV đã giải đáp rất nhiệt tình những thắc mắc
trong quá trình làm bài chúng em gặp phải.
Nhờ có sự tiếp xúc, quan sát lắng nghe cũng như trao đổi với cô và anh HDV đã
giúp chúng em có cái nhìn đa chiều và thực tế hơn về ngành cũng như thấu hiểu
được khó khăn của người trong ngành.
IV. ĐỀ XUẤT CỦA BẢN THÂN
1. Đối với đoàn
Thứ nhất, một số bạn nên có chú ý hơn về giờ giấc, chủ động chuẩn bị đồ đạc sớm
hơn để không làm lỡ lịch trình của cả đoàn. Vì hầu như trong các lần tập trung vào
buổi sáng, luôn có bạn đến tập trung muộn, khiến cả đoàn phải đợi.
Thứ hai, mọi người ăn uống trên xe nên chủ động thu dọn rác trước khi xuống xe.
Trong ngày đầu tiên, cô đã phải nhắc mọi người dọn dẹp, một số bạn mới ý thức
việc phải dọn.
2. Đối với lịch trình chuyến đi
Vì tính chất đường đi khá quanh co và nguy hiểm nên đa số mọi người đều khá mệt
sau khi di chuyển từ Hà Nội đến Hà Giang. Nên em mình nên có khoảng thời gian
về khách sạn nghỉ ngơi 30 phút sau khi ăn, rồi mới tiếp tục di chuyển đến điểm
tham quan.
31
3. Phương tiện di chuyển
Do di chuyển nhiều và đường khó đi nên sẽ có người bị say xe. Xe nên chuẩn bị
một vài túi bóng, giấy lau thì sẽ chu đáo và chuyên nghiệp hơn

32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hải, N. (2020, 11 25). Vẻ đẹp của những cung đường đèo, dốc trên Cao nguyên đá.
Được truy lục từ VietNamTourism:
http://www.vietnamtourism.vn/index.php/news/items/24221
Hoài, N. (2022, 2 18). Độc đáo Nghi lễ cấp sắc của người Dao ở Hà Giang. Được truy
lục từ BQL Công Viên Toàn Cầu Cao nguyên Đá Đồng Văn:
http://dongvangeopark.com/
https://vietnamtourism.gov.vn/post/35419. (2021, 1 23). Được truy lục từ Báo Hà
Giang: https://vietnamtourism.gov.vn/post/35419
Nam, N. (2022, 11 17). Lễ hội nhảy lửa- nét văn hóa đặc sắc của người Pà Thẻn. Được
truy lục từ Báo Văn hóa:
http://www.baovanhoa.vn/nghe-thuat/van-hoc/artmid/486/articleid/58469/le-
hoi-nhay-lua-net-van-hoa-dac-sac-cua-nguoi-pa-then

33
34

You might also like