You are on page 1of 97

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH


--------------------

LƯU GIA LỘC THIỆN

KHAI THÁC YẾU TỐ CHAMPA VÀO


KIẾN TRÚC RESORT NGHỈ DƯỠNG TẠI
BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kiến Trúc


Mã số : 8.58.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS.KTS. NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN

Tp. Hồ Chí Minh - 2019


MỤC LỤC

PHẦN 1 MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1

1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................ 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU. .......................................................................... 2

1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. ............ 2

1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................. 4

1.4.1Đối tượng nghiên cứu của luận văn: ........................................................... 4

1.4.2Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................... 4

1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 4

PHẦN 2 NỘI DUNG..................................................................................................... 5

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI ................................................................... 5

1.1.KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ VÀ KIẾN TRÚC CHAMPA TẠI BÌNH ĐỊNH.5

1.1.1.Vài nét về lịch sử văn hoá Champa. ............................................................... 5

1.1.2.Khái quát về kiến trúc Champa tại Bình Định ............................................... 7

1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH ..................... 9

1.2.1.Thực trạng quy hoạch đầu tư và khai thác resort du lịch nghỉ dưỡng tại
Bình Định ................................................................................................................ 9

1.2.2.Thực trạng kiến trúc resort tại Bình Định. ................................................... 11

1.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CHAMPA VỚI CÁC
CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NÓI CHUNG VÀ RESORT NÓI RIÊNG TẠI
BÌNH ĐỊNH. ............................................................................................................ 12
1.3.1.Khai thác giá trị Champa với các công trình kiến trúc nói chung ............... 12

1.3.2.Khai thác giá trị Champa với công trình resort nói riêng. ........................... 13

1.4. KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI RESORT TIÊU
BIỂU Ở BÌNH ĐỊNH .............................................................................................. 14

1.4.1.Avani Quy Nhơn Resort&Spa ..................................................................... 14

1.4.2.Aurora Villa & Resort. ................................................................................. 20

1.4.3.FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort.......................................................... 23

CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC .......................................................................... 27

2.1 DÃY SỐ FIBONACCI VÀ TỈ LỆ VÀNG TRONG KIẾN TRÚC ............... 27

2.1.1 Dãy số Fibonacci .......................................................................................... 27

2.1.2 Tỉ lệ vàng trong kiến trúc ............................................................................. 28

2.2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA BÌNH ĐỊNH .................. 29

2.2.1 Bố cục tổng thể và vị trí các đền tháp Chăm tại Bình Định ......................... 29

2.2.2 Phân tích các tháp Chăm hiện có ở Bình Định ............................................ 32

2.2.2.1 Tháp Cánh Tiên ......................................................................................... 32

2.2.2.2 Tháp Dương Long ..................................................................................... 35

2.2.2.3 Tháp Bánh ít .............................................................................................. 38

2.2.2.4 Tháp Bình Lâm ......................................................................................... 43

2.2.2.5 Tháp Phú Lốc ............................................................................................ 45

2.2.2.6 Tháp Thủ Thiện ......................................................................................... 48

2.2.2.7 Tháp Đôi .................................................................................................... 51


2.3. ĐIỀU KIỆN VỀ KHÍ HẬU TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN
TRÚC ....................................................................................................................... 54

2.3.1 Các tác nhân ảnh hưởng đến kiến trúc trong vùng khí hậu nóng ẩm ven biển
............................................................................................................................... 54

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên. ............................................ 56

2.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ
ÁP DỤNG KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA VÀO RESORT............................................ 57

2.3.1 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Thái Lan ..................... 57

2.3.2 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Malaysia……………..58

2.3.3 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Indonesia .................... 59

CHƯƠNG III. KHAI THÁC YẾU TỐ CHAMPA VÀO KIẾN TRÚC RESORT
TẠI BÌNH ĐỊNH ........................................................................................................ 61

3.1. CÁC YẾU TỐ NHÀ TRUYỀN THỐNG CHAMPA ÁP DỤNG VÀO


KIẾN TRÚC RESORT BÌNH ĐỊNH………………………………………..…….61

3.1.1. Yếu tố hình thành lên ngôi làng truyền thống Champa………………….….62

3.1.2 Các yếu tố tạo nên ngôi nhà truyền thống của người Chăm pa……………..63

3.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ NHẰM XÁC ĐỊNH HÌNH THÁI KIẾN TRÚC
CHĂMPA ÁP DỤNG VÀO THIẾT KẾ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH............... 63

3.2.1. Tiêu chí về hình thái kiến trúc vòm cuốn.................................................... 63

3.2.2. Tiêu chí về hình thức trang trí ..................................................................... 65

3.2.3. Tiêu chí về tổ chức không gian kiến trúc. ................................................... 65

3.3. NGUYÊN TẮC KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐỀN THÁP
CHAMPA VÀO THIẾT KỂ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH .................................. 67
3.3.1 Nguyên tắc về kiến trúc ................................................................................ 67

3.3.2 Nguyên tắc về qui hoạch .............................................................................. 68

3.4. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ KIẾN TRÚC CHAMPA VÀO
THIẾT KẾ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH ............................................................... 69

3.4.1 Giải pháp về kiến trúc .................................................................................. 69

3.4.1.1 Giải pháp bố cục mặt bằng ........................................................................ 69

3.4.1.2 Giải pháp mặt đứng kiến trúc .................................................................... 71

3.4.2. Giá trị vật liệu, chi tiết trang trí, hoa văn điêu khắc trong thiết kế nội thất
............................................................................................................................... 71

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 74


1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngành du lịch Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển vượt bậc, các công trình
nghỉ dưỡng chủ yếu tập trung vào các khu vực ven biển. Khái niệm “ Khu nghỉ dưỡng”
bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ thập niên 1990 của thế kỉ XX ở tỉnh . Từ đó đến nay,
loại hình lưu trú gọi là “Khu nghỉ dưỡng” xuất hiện khắp các tỉnh miền Trung, nơi mà
thiên nhiên ban tặng cho những bãi cát vàng vô tận, bể xanh, bầu trời trong, nắng ấm
và không khí trong lành. Đặc biệt là ở Quảng Nam - Đà Nẵng - Nha Trang - Khánh Hòa
- Ninh Thuận - và Bà Rịa - Vũng Tàu, nhờ yếu tố khí hậu nên có thể hoạt động suốt
năm. Và hơn hết, một nơi được coi là vùng đất mới, một vùng đất sở hữu đầy đủ các
yếu tố để có thể phát triển du lịch, từ yếu tố thiên nhiên với bãi biển trải dài, nước biển
trong xanh, cát trắng, nhiều danh lam thắng cảnh, đặc biệt các di tích Chăm pa cổ đến
các loại hình văn hóa phi vật thể như võ Tây Sơn, nghệ thuật tuồng, hát bội… Bình
Định cũng được nhắc tới là vùng đất võ trời văn với nhiều danh nhân lớn như: Quang
Trung, Đào Tấn, Hàn Mạc Tử… Tuy nhiên, du lịch Bình Định đến thời điểm này vẫn
chưa phát huy được hết thế mạnh của mình.

Hiện nay, ở nước ta, khái niệm về resort chưa được định nghĩa thống nhất và chưa
xây dựng được tiêu chuẩn xếp hạng riêng dành cho resort. Nhưng theo nghĩa chung nhất
thì: “Khách sạn nghỉ dưỡng (resort) là loại hình khách sạn được xây dựng độc lập thành
khối hoặc thành quần thể gồm các biệt thự, căn hộ du lịch… ở khu vực có cảnh quan
thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan du lịch”
Nhưng cũng có một thực tế là nhiều nhà đầu tư gán cho cơ sở của họ danh xưng
“Resort” trong lúc không có đầy đủ các thuộc tính của một “Khu nghỉ dưỡng”, và nơi
ấy chỉ là một “Khách sạn biển” mà thôi. Hệ quả là nhà thiết kế đã thiết kế một khách
sạn biển, nhà quản lý - quản lý giống như một khách sạn, nhân viên có cung cách phục
vụ và tâm thức của nhân viên khách sạn. Điều này khiến cho các “Khu nghỉ dưỡng”
khó phát huy vai trò đem lại cho khách những ngày “tận hưởng” và qua đó khó đạt được
hiệu năng tối đa về mặt doanh thu.
2

Vì đây là vùng đất mới cho ngành du lịch Việt Nam, và hiện nay mới có một vài
resort được đầu tư tại đây nên việc định hướng thiết kế rõ ràng cũng như kế hoạch phát
triển đúng hướng để đưa vùng đất này được phát triển theo hướng có bản sắc bản địa
và không đi theo lối mòn trước đây đã làm với các vùng ven biển khác.. Ngày nay, nền
văn hóa Champa ngày càng khẳng định vị thế và giá trị của mình trong tổng thể các nền
văn hoá ở Việt Nam. Bên cạnh đó việc đưa vào công trình nghĩ dưỡng vào các hình
thức kiến trúc mang bản sắc của kiến trúc Champa là rất cần thiết.

Học viên nhận thấy có nhiều công trình nghiên cứu về nền văn hoá cũng như kiến
trúc của Champa trước đây, như Gs.Ts.Kts. Hoàng Đạo Kính, Pgs.Ts. Trần Ngọc Thêm,
Ts. Nguyễn Thị Hậu và nhiều học giả khác…Các nội dung nghiên cứu đều chú trọng
đến các giá trị lịch sử, văn hoá, kiến trúc, bảo tồn. Vì vậy việc lựa chọn vấn đề nghiên
cứu của Học viên là cần thiết với mong muốn đưa vấn đề khai thác kiến trúc Champa
vào công trình resort nghỉ dưỡng ở Bình Định – Đưa ra một hướng đi mới cho thể loại
công trình đang rất phát triển này.
Vì lý do trên, Học viên quyết định chọn đề tài: “Khai thác yếu tố Champa vào kiến
trúc resort nghỉ dưỡng tại Bình Định” làm đề tài luận văn thạc sĩ Kiến trúc của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
- Hệ thống tiêu chí nhằm xác định hình thái kiến trúc đền tháp Champa có thể áp
dụng vào thiết kế resort tại Bình Định
- Góp phần giải pháp ứng dụng vào thiết kế resort hiện nay tại Bình Định.
1.3. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI.
- Bài viết “Kiến trúc bản địa Việt Nam trong thế giới Đương đại” năm 2014
của PGS.TS.KTS Doãn Minh Khôi, bài viết đưa ra những khái quát cho người đọc thấy
được đặc điểm tác động bởi yếu tố cảnh quan- địa lý, văn hóa tới kiến trúc bản địa Việt
Nam cho từng vùng miền, và các giải pháp kiến trúc liên quan một cách sơ lược.
- Ngoài ra còn có những tài liệu, cuốn sách như “Góp phần tìm hiểu bản sắc
kiến trúc truyền thống Việt Nam” năm 2000 của PGS.TS Nguyễn Đức Thiềm, “Kiến
trúc cổ Việt Nam” của Nhà văn Vũ Tam Lang, “Kiến trúc và hiện tượng cộng sinh
văn hoá” của PGS.TS.KTS Lê Thanh Sơn, hay “Tìm hiểu bản sắc văn hoá Việt Nam”
3

năm 2004 của GS. Trần Ngọc Thêm…Những tác phẩm này đều mang một giá trị văn
hoá, giá trị tinh thần mà thời xa xưa để lại trong mỗi con người Việt Nam.
- Kiến trúc bản địa còn thể hiện qua nền kiến trúc cổ hiện có tại địa phương, đó là
kiến trúc cổ Champa. Những nghiên cứu về kiến trúc Champa của các nhà nghiên cứu
trong và ngoài nước đã có rất nhiều. Vài những năm 1880, các sách báo về dân tộc
Chăm và nước Champa cổ bắt đầu được nghiên cứu nhiều bởi các học giả nước ngoài.
Tiêu biểu là những nghiên cứu của một số người Pháp tiền hành khảo sát Việt Nam.
Các bài viết, sách báo như “Từ Panduraganga đến phủ (mối quan hệ Đàng Trong và
Champa thế kỷ XVII)” là bài viết đăng trên tạp chí Xưa và Nay, số 450, tháng 8/2014
hay cuốn “The Nguyen and Champa during 17th and 18th Century” của Danny Wong
Tze Ken năm 2007; trình bày sơ lược về tập quán tôn giáo, các mối quan hệ và dân số
Champa…
- Một số luận văn thạc sĩ có nghiên cứu tới kiến trúc Champa như “Tính hình học
trong kiến trúc Champa” của tác giả Nguyễn Minh Hoà là một đề tài nghiên cứu rất
hay về kiến trúc Champa. Luận văn chủ yếu phân tích vấn đề hình học trong kiến trúc
Champa nhằm tìm ra hệ thống các quy tắc xác định về tính hình học trong một bình đồ
của các tháp Champa và theo đó là tìm ra các tỉ lệ kèm theo về mặt đứng, mặt bằng.
Mặt dù phân tích về tính về các dạng cấu trúc của kiến trúc Champa nhưng luận văn
đang phân tính tổng thể dựa trên một hệ thống đền tháp rộng lớn chứ không tập trung
phân tích một cụm cụ cụ thể nào để thấy sự phân biệt. Nhìn chung trải qua hàng thế kỉ
thì các đền tháp Chăm vẫn có cấu trúc giống nhau. Vì thế qua luận văn này học viên
nhìn thấy được có thể kế thừa một số cách phân tích tỉ lệ chi tiết của một vài cụm đền
tháp và tập trung vào phân tích đưa ra những quy tắc áp dụng vào thiết kế resoft trong
luận văn của học viên.
- Luận văn thạc sĩ “Khai thác các giá trị ứng xử sinh thái trong kiến trúc
truyền thống vào thiết kế rerort ven biển Nam Trung Bộ” của Ths.Kts Nguyễn Vân
Anh…tác giả tổng hợp được các giá trị sinh thái tự nhiên trong kiến trúc truyền thống
Việt Nam, và đưa ra những nguyên tắc để vận dụng vào thiết kế kiến trúc các resort ven
biển theo hướng sinh thái, bền vững. Kiến trúc sinh thái, bền vững cũng là một xu thế
4

tất yếu của nền kiến trúc hiện nay. Tuy nhiên bên cạnh vấn đề bền vững còn phải mang
yếu tố về bản sắc, về nét riêng trong từng công trình.
- Sau khi xem xét các nghiên cứu trước đó, vấn đề hiện nay luận văn đưa ra là
nhằm góp phần vào thiết kế kiến trúc resort tại Bình Định mang nét kiến trúc bản địa
đang dần bị lãng quên. Từ đó đưa ra giải pháp phù hợp cho việc thiết kế công trình
resort hiện nay.
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận văn:
- Các công trình kiến trúc mang yếu tố Champa tại Bình Định.
- Kiến trúc resort nghỉ dưỡng nói chung hiện có tại Bình Định.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi không gian:

- Luận văn nghiên cứu về đề tài kiến trúc Champa và áp dụng vào kiến trúc resort
tại Bình Định.

Phạm vi thời gian:

- Cụm đền tháp kiến trúc Champa từ thế kỉ XI-XV, đây là thời kỳ thịnh vượng của
Champa tại Bình Định.
- Luận văn nghiên cứu về kiến trúc resort trong giai đoạn từ năm 2000-2017, là
giai đoạn bùng nổ của resort ven biển.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp điều tra khảo sát: Tiến hành đi thực tế một số công trình resort tại
địa phương, chụp ảnh hiện trạng thực tế và nghiên cứu tổng thể.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích: thu thập các tài liệu, bài báo, bài nghiên cứu
có liên quan đến vấn đề bản sắc trong kiến trúc resort, các nguồn dữ liệu trong và ngoài
nước, từ đó đưa ra các nội dung liên quan để giải quyết các mục tiêu đề tài đưa ra.
- Phương pháp chuyên gia: điều tra đánh giá của các chuyên gia về vấn đề kiến
trúc bản địa trong các công trình resort
5

PHẦN 2 NỘI DUNG

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


1.1. KHÁI QUÁT VỀ YẾU TỐ VÀ KIẾN TRÚC CHAMPA TẠI BÌNH
ĐỊNH.
1.1.1. Vài nét về lịch sử văn hoá Champa.

Vương quốc Champa là một quốc gia độc lập, tồn tại từ thế kỷ thứ 7 đến năm
1832 trên phần đất nay thuộc miền Trung Việt Nam. Vương quốc Champa trải dài từ
nam đèo Ngang (tỉnh Quảng Bình) cho đến bờ bắc sông Đồng Nai (tỉnh Bình Thuận ).
Trong quá trình hình thành và phát triển, văn hóa Champa đã để lại dấu ấn không chỉ ở
miền Trung, Tây Nguyên, mà còn lan tỏa sang một số quốc gia khác như Trung Quốc,
Nhật Bản, Malaysia, Campuchia, Thái Lan. Cũng từ đây, văn hoá Champa chịu ảnh
hưởng của văn hoá các nước Trung Quốc, Campuchia và Ấn Độ đã từng phát triển rực
rỡ với những đỉnh cao là phong cách Đồng Dương và phong cách Mỹ Sơn A1 mà nhiều
di tích đền tháp và các công trình điêu khắc đá, đặc biệt là cá hiện vật có hình Linga
vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay, cho thấy ảnh hưởng của Ấn Giáo và Phật Giáo là hai
tôn giáo chính của người Champa xưa. Champa hưng thịnh nhất vào thế kỷ thứ 9 và 10
và sau đó dần suy yếu dưới sức ép Nam tiến của Đại Việt từ phía Bắc và các cuộc chiến
tranh với Đế quốc Khmer. Đây là nền văn minh phát triển rực rỡ nhất Đông Nam Á
trong suốt gần 18 thế kỷ.

Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần
Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời của
cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội người Chăm
hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh Ấn Độ người
Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo chính thống của
vương quốc. Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo, thờ một hay cả ba vị Thần
của Tam vị nhất thể là Brahma – Visnu – Siva (Hình 1.1). Tuy nhiên người Chăm cổ
tôn sùng thần Siva hơn cả. Các văn bia cổ bằng chữ Phạn (Sanskrit) trong khu Mỹ Sơn
đã tôn Siva là Chúa tể của muôn loài, là cội rễ của nước Chămpa. Thần Siva thường
được thờ bằng ngẫu tượng sinh thực khí nam giới. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn
6

Độ, người Chăm cổ đã tiếp thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà
nghiên cứu chỉ ra đặc trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc
vương Chămpa thường được đồng nhất với thần Siva [3] .

Văn hoá Trung Quốc, Ấn Độ và Campuchia đều có ảnh hưởng đến văn hoá
Champa. Ban đầu văn hoá Champa gắn với văn hoá và truyền thuống tôn giáo Trung
Quốc, nhưng từ thế kỷ thứ 4 Vương quốc Phù Nam ở Campuchia và miền Nam Việt
Nma ngày nay đã truyền bá văn minh Ấn Độ vào xã hội Champa lúc bấy giờ. Tiếng
Phạn trở thành ngôn ngữ học thuật và Ấn Giáo, đặc biệt là Si-va giáo, trở thành quốc
giáo. Từ thế kỷ thứ 10, các thương nhân Ả Rập đã mang tôn giáo và văn hoá đạo Hồi
vào khu vực. Văn minh Champa biểu hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa
vật chất với những đền tháp, thành quách, bia ký, điêu khắc, các trung tâm sản xuất
gốm...cho đến văn hóa tinh thần như tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán, chữ viết,
nghề truyền thống, nghệ thuật biểu diễn, qui tắc ứng xử...

Người Việt đã tiếp thu từ nền văn minh này nhiều di sản quý của người Chăm
như các giống lúa Chăm, chế tác vàng, hệ thống thủy lợi, nước mắm, ghe bầu.. Người
Chăm cổ có nền kinh tế đa thành phần, đó là nông nghiệp đa canh: trồng lúa, dâu tằm,
bông, hoa màu [3]… Lâm nghiệp: khai thác gỗ và hương liệu quý… Ngư nghiệp: đánh
bắt thủy hải sản và thủ công nghiệp: làm gốm, thủy tinh, rèn sắt, chế tác đồ trang sức
và mỹ nghệ vàng bạc… Đặc biệt người Chăm cổ giỏi nghề buôn bán bằng đường biển
và đường sông. Để thích ứng với vùng đất gần như quanh năm khí hậu khô hạn, người
Chăm cổ đã có những hệ thống thủy lợi từ việc lợi dụng những mạch nước chảy từ núi,
đồi gò mà xây dựng giếng, hồ đập… Sự phong phú và đa dạng của những di tích di vật
Chămpa còn lại đến nay cho thấy một xã hội rất phát triển trên cơ sở một nền kinh tế có
cơ cấu thích hợp mà nổi bật là tính hướng biển. Vương quốc Chămpa nổi tiếng trong
lịch sử cổ trung đại với hệ thống cảng thị phục vụ cho việc đánh cá ngoài khơi xa, buôn
bán, trao đổi giao lưu với những quần đảo ở biển Đông và xa hơn, đến Trung Quốc và
Ấn Độ do nằm trên trục giao thông đường biển quan trọng nối liền hai trung tâm văn
minh lớn của thế giới. Truyền thống văn hóa bản địa của cư dân cổ Đông Nam Á ngoài
văn hóa nông nghiệp (lúa cạn và lúa nước) còn có văn hóa thương nghiệp đường biển
7

của những tộc người cư trú ven biển và trong các quần đảo trong biển Đông, trong đó
có người Chăm.

1.1.2. Khái quát về kiến trúc Champa tại Bình Định

Kiến trúc đền tháp Champa là một tổng thể hoàn chỉnh phản ánh vũ trụ quan Ấn
Độ Giáo. Các công trình trong tổng thể một nhóm đền tháp Chăm Pa thường được bố
cục theo một đường trục chạy giữa với hướng chính của các công trình thường mở ở
phía Đông - hướng của thần thánh, của sự sinh sôi, nảy nở. Về tổng thể, có thể chia bố
cục các nhóm đền tháp Chăm Pa theo hai dạng:

- Loại bố cục bộ ba song hành ( kiến trúc có 3 Kalan): Tiêu biểu là những quần
thể tháp Chiên Đàn, Khương Mỹ (Quảng Nam), Dương Long, Hưng Thạnh
(Bình Định), Hoà Lai (Ninh Thuận, …) Quy hoạch quần thể dạng này có phần
kiến trúc chủ thể gồm ba ngôi đền – tháp đứng song hàng theo trục Bắc – Nam,
cùng quay mặt về hướng Đông. Tùy vị trí của mỗi tháp mà chúng được gọi là
những Kalan Nam, Kalan giữa hay Kalan Bắc, tương ứng với ba vị thần được
thờ là: Brahma, Siva và Visnu. Đặc điểm đó chứng tỏ, trong buổi đầu tiếp xúc
với Ấn Độ giáo, Chăm Pa tôn sùng cả ba vị thần. Tuy nhiên, trong đời sống
người Chăm khi đó cũng đã manh nha xuất hiện việc lựa chọn vị thần chủ Siva
cho mình. Vì thế, tháp thờ Siva (Kalan giữa) thường có kích thước lớn hơn hai
tháp kia.
- Loại bố cục một tháp trung tâm ( 1 Kalan): Tiêu biểu cho loại này là một loạt
nhóm đền tháp trong khu thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam), Poklong Garai (Ninh
Thuận), Po Nagar (Khánh Hoà)… Tháp trung tâm là nơi thờ thần chủ Siva, cho
thấy lúc này người Chăm đã lựa chọn song quốc giáo cho riêng mình - Siva giáo.

Trừ một vài nhóm đền tháp, như tháp Bằng An (Điện Bàn - Quảng Nam), tháp Hưng
Thạnh (thành phố Quy Nhơn - Bình Định) có đặc điểm kiến trúc mang phong cách Bắc
Ấn, còn lại phần lớn các đền tháp Chăm hiện biết ở nước ta đều mang phong cách Nam
Ấn. Trong loại bố cục này, kiến trúc chủ thể (Kalan) luôn được đặt ở trung tâm của bố
cục với cửa mở hướng Đông. Phần kiến trúc phụ gồm các tháp phụ thờ thần thứ yếu và
các nhà phụ vây xung quanh: tháp Hoả (Kosa grha), tháp Cổng (Gopura), Nhà khách
8

thập phương (Mandapa), tháp Bia (Po Sha), tường bao…(Hình 1.2) Mỗi một hạng mục
công trình này đều có đặc điểm kiến trúc hay chức năng sử dụng riêng biệt... Tuy nhiên,
hiện nay, đa phần các nhóm đền tháp này đã bị xuống cấp, sụp đổ, nhiều công trình phụ
trợ chỉ còn lại phần nền móng.

Như vậy có thể thấy rằng trong quy hoạch tổng thể, sự đan cài giữa tư tưởng Ấn Độ
giáo và tín ngưỡng bản địa lại cùng nhau tìm đến một giải pháp dung hoà ở hầu hết mọi
khía cạnh: quy mô, bố cục, phương hướng, góc nhìn… Kiến trúc đền tháp Chăm Pa là
nơi ghi nhận và thể hiện rõ nét những triết lý sâu đậm của nghệ thuật Ấn Độ giáo sau
khi đã thẩm thấu qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân Chăm xưa [7].

Bên cạnh đặc điểm về kiến trúc, các thánh thần và điển tích Ấn Độ giáo đã trở
thành nguồn đề tài phong phú cho các mảng chạm khắc, trang trí trên kiến trúc và đồ
thờ phụng trong đền tháp Chăm Pa. Tháp Chăm Bình Định có lịch sử xây dựng từ rất
lâu đời, nó kéo dài hàng chục thế kỷ (thế kỷ VII – XVII). Đây là một công trình kiến
trúc cổ đồ sộ và tráng lệ, đẹp một cách hoàn mỹ. Trong suốt khoảng thời gian xây dựng,
người Champa đã để lại cho ngày nay một lượng lớn công trình hết sức độc đáo và có
giá trị cả về mặt lịch sử lẫn về mặt kiến trúc.

Các di tích tháp Chăm hiện còn trên mảnh đất Bình Định là những di sản văn
hoá vô cùng độc đáo, mang nhiều yếu tố đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc điêu khắc
Champa. Nếu như ở những địa phương khác, các tháp Chăm chỉ còn là phế tích thì tại
Bình Định hầu như các tháp Chăm vẫn còn nguyên vẹn theo thời gian.

Bình Định hiện nay còn sót lại một hệ thống tháp Chăm đồ sộ với 7 cụm tháp
còn tồn tại đến ngày nay: Tháp Cánh Tiên, tháp Phú Lốc, tháp Bình Lâm, tháp Bánh Ít,
tháp Thủ Thiện, tháp Dương Long và tháp Đôi (Hình 1.3). Đa số trong đó là những tháp
chăm có lối kiến trúc song hành hay kiến trúc có 3 kalan và được mang phong cách Bắc
Ấn.

Các công trình của tháp Chăm Bình Định đều được xây bằng gạch là vật liệu chủ
yếu. Có hai loại gạch được sử dụng phổ biến để xây dựng lên những tòa tháp này đó là
gạch hồng và màu đỏ thẫm. Kiến trúc của tháp khá độc đáo với mặt tháp hình vuông và
9

bên trong tương đối chật hẹp. Tháp không có nhiều cửa để mở, thường chỉ có duy nhất
một cửa để mở, đó là cửa hướng Đông. Cả trần và mặt tường của tháp đều được thiết
kế và xây dựng rất kỳ công.

Như trên đã nói, sau khi dời đô về Bình Định vào đầu thế kỷ 11, phong cách kiến
trúc tôn giáo của người Chăm có sự biến đổi, giới nghiên cứu gọi là phong cách Bình
Định. Trong kiến trúc thể hiện tính hoành tráng, nhưng trong trang trí lại khá đơn giản,
không cầu kỳ như giai đoạn trước. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối là
chính, vòm cửa thu vào và vút cao thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng như
cuộn lại thành khối đậm khỏe, trên mặt tường được tạo các trụ ốp với những đường gờ
nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc đều được tạo những phiến đá điểm góc cách điệu.
Tất cả đều có tác dụng gây ấn tượng hoành tráng từ xa nhìn vào. Tháp chăm Bình Định
được xây dựng chủ yếu theo các phong cách chính đó là Hòa Lai và Đồng Dương,…
Đây là hai phong cách chủ yếu trong nghệ thuật kiến trúc của người Chăm. Khi theo
hai phong cách này, các đền tháp thường được kết cấu khá vững chắc với các hàng cột
ốp và những cửa vòm to khỏe. Một đặc trưng nữa trong kiến trúc của tháp Chăm Bình
Định đó là việc trang trí khá độc đáo với cách trang trí là các kiến trúc, điêu khắc có
tính nhịp điệu [10]. Dường như các họa tiết trang trí hay kiến trúc ở đây đều được xây
dựng theo kiến trúc đối xứng và đồng dạng. Vị trí xây dựng của tháp chủ yếu là tại vị
trí thoáng. Đó là những nơi có gò đồi cao, cách xa chỗ người dân sinh sống.

1.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH


1.2.1. Thực trạng quy hoạch đầu tư và khai thác resort du lịch nghỉ
dưỡng tại Bình Định

Bình Định có lợi thế và tiềm năng du lịch biển với bờ biển dài trên 134 km. Thiên nhiên
tạo cho Bình Định những cửa biển, vịnh, đầm phá, những bãi cát dài bằng phẳng và núi
non huyền bí, nhưng cho đến nay vẫn còn hoang sơ. Những năm trở lại đây, Bình Định
được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật cũng như những dự án du lịch nghỉ dưỡng nên có phần
khởi sắc. So với các địa phương trong vùng, hạ tầng du lịch của Bình Ðịnh còn nhiều
hạn chế, yếu kém. Về đường bộ, hệ thống đường liên tỉnh, nội thị cũng như các phương
tiện công cộng của Bình Ðịnh nhìn chung chất lượng còn thấp. Hiện tuyến hàng không
10

Hà Nội - Quy Nhơn chỉ khai thác một chuyến/ngày, trong khi tuyến Hà Nội - Ðà Nẵng
tám chuyến/ngày, Hà Nội - Nha Trang ba chuyến/ngày. Về đường biển, cảng Quy Nhơn
hiện không đủ năng lực để đón tiếp các tàu du lịch biển quốc tế, trong khi các địa phương
khác trong vùng đã tiếp đón nhiều tàu du lịch quốc tế. Về cơ sở lưu trú và hệ thống vui
chơi giải trí, trong khi một số địa phương trong vùng đã hình thành hệ thống các resort,
khách sạn 4-5 sao, trung tâm mua sắm, sân gôn, một số trung tâm hội nghị quốc tế, thì
hệ thống cơ sở lưu trú của Bình Ðịnh chủ yếu có quy mô nhỏ dưới 100 phòng.

Hiện nay có khoảng 45 dự án đầu tư trọng điểm phát triển du lịch Bình Định sẽ
được triển khai thực hiện. Nhiều dự án du lịch và hạ tầng lớn đã và đang được triển khai
xây dựng như: dự án Quần thể resort, biệt thự, nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp Nhơn Lý;
Khu du lịch Vinpearl Quy Nhơn; Khu du lịch Resort Bắc Nhơn Lý- Cát Tiến; Khu resort
Casa Maria và Khu du lịch biển Casa Marina Island…. Trong đó nhiều dự án đã và
đang được triển khai xây dựng…tạo ra nhu cầu lớn và sự hỗ trợ về kết cấu hạ tầng cho
phát triển dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng.

Tuy nhiên, hiện nay quá trình đầu tư xây dựng các resort chỉ dừng lại ở một vài
dư án trọng điểm, vẫn chưa thực sự bùng nổ so với tiềm năng phát triển du lịch ở Bình
Định hiện nay. Bên canh đó còn có những tồn tại bất cập đó là:

- Hệ thống hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư đồng bộ, nâng cấp các tuyến đường và
các phương tiện giao thông quan trọng.
- Các resort, khu nghỉ dưỡng đầu tư dạng manh nha, nhỏ lẻ, trùng lập nhau về tính
chất hoạt động, dịch vụ trừ một vài resort được đầu tư nghiêm túc, bài bản.
- Công tác quản lý quy hoạch còn thiếu nhiều tiêu chuẩn quy phạm và kỹ thuật
phù hợp.

Để đạt được mục tiêu đề ra, quy hoạch cũng cần đề xuất các nhóm giải pháp
thực hiện mục tiêu. Với quy hoạch phát triển du lịch Bình Định cần thiết phải thực hiện
đồng bộ hệ thống các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về quản lý, về đầu tư, về
thị trường, về tuyên truyền quảng bá, về đào tạo nhân lực, về bảo vệ tài nguyên và môi
trường du lịch.v.v...trong đó xác định các nhóm giải pháp về cơ chế chính sách, về đầu
tư, về phát triển nguồn nhân lực giữ vai trò then chốt trong giai đoạn hiện nay.
11

1.2.2. Thực trạng kiến trúc resort tại Bình Định.

Resort Bình Định hiện nay trải dài dọc theo bờ biển. Với các dự án trọng điểm
như FLC Quy Nhơn, Nhơn Lý, Vinpearl và một vài resort nhỏ nằm ở ngoại ô thành
phố…Chủ đầu tư đa phần chạy theo lợi nhuận nên bỏ qua các tiêu chuẩn cần thiết của
một resort. Nhiều khu bị bê tông hóa với mật độ xây dựng quá cao, có nơi che khuất cả
tầm nhìn ra biển làm cho toàn cảnh khu vực thêm chật chội, tù túng như khu vực khách
sạn nằm trong trung tâm thành phố.

Hoạt động của các resort ở Bình Định có những đặc điểm như sau: Về hình thức
tổ chức kinh doanh: Các resort được xây dựng chủ yếu theo hình thức liên doanh nước
ngoài hoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Nhờ vậy, các tập đoàn chuyên kinh
doanh resort đã đem tới kinh nghiệm quản lý tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt
động của các khu resort. Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Các resort được xây dựng ở các
vùng biển, các nơi có tài nguyên du lịch nên kiến trúc của các khu resort thường là các
khu nhà thấp tầng, mang tính gần gũi với môi trường, gần gũi với thiên nhiên. Diện tích
các resort thường từ 1ha – 40ha và diện tích ngày càng được mở rộng đến 300ha. Resort
thường có không gian tự nhiên rộng rãi trong đó diện tích xây dựng thường chiếm tỷ lệ
nhỏ. Về cách thức tổ chức quản lý: Thường áp dụng theo tiêu chuẩn của các tập đoàn
nước ngoài, trong đó một số resort đã áp dụng bộ phận chuyên trách quản lý công tác
môi trường. Về chất lượng lao động: Hầu hết các resort là cơ sở lưu trú có hạng sao cao
nên chất lượng tuyển chọn nhân lực được chú trọng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ
của cơ sở.Bên cạnh những ưu điểm đã nêu trên, hoạt động của resort còn bộc lộ những
hạn chế:

- Các resort có vị trí gần các nguồn tài nguyên du lịch nên thường ở xa khu trung
tâm, xa thành phố lớn do đó, hạn chế khả năng tiếp cận tới nguồn nước sạch cũng
như khả năng cung cấp thực phẩm đảm bảo chất lượng, chi phí vận chuyển thực
phẩm và nước uống cao.
- Công suất hoạt động của các resort chưa cao, chịu ảnh hưởng rõ rệt của tính thời
vụ trong kinh doanh do khách du lịch thường đi nghỉ vào thời điểm hè.
12

- Ở một số resort, tỷ lệ người lao động địa phương còn cao nên gặp khó khăn
trong vấn đề đào tạo nghề cũng như nâng cao trình độ ngoại ngữ.
- Các resort chưa triệt để đầu tư và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường
như hệ thống xử lý nước thải, hệ thống xử lý rác thải.
- Đầu tư ở các vùng xa trung tâm nên gặp khó khăn trong việc vận chuyển nguyên
liệu xây dựng, chọn được thợ xây dựng nên ảnh hưởng tới chất lượng và tính
chuyên nghiệp trong cơ sở vật chất của các resort đặc biệt là resort thuộc hình
thức sở hữu tư nhân.

Hình thức kiến trúc của các resort tại Bình Định hiện nay đã có lối kiến trúc riêng
nhưng đa phần chưa theo một định hướng chung, nhìn chung các resort tại Bình Định
theo những hướng sau:

- Mang phong cách làng quê với mái lá, vật liệu gỗ.
- Mang phong cách Chămpa cổ xưa.
- Mang phong cách hiện đại phương Tây.
- Vật liệu hiện đại bê tông cốt thép nhưng vẫn mang nét đặc trưng của vùng nhiệt
đới.

Trong số những công trình resort hiện nay tại Bình Đình, số resort thành công
lại không nhiều và chưa thống nhất về phong cách kiến trúc. Sự định hình phong cách
kiến trúc lại phụ thuộc vào ý thích của chủ đầu tư mà không theo một định hướng,
hướng dẫn nào. Tuy các resort thành công về mặt thương mại nhưng bộ mặt kiến trúc
không được thống nhất, không mang bản sắc riêng của địa phương.

1.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CHAMPA VỚI
CÁC CÔNG TRÌNH KIẾN TRÚC NÓI CHUNG VÀ RESORT NÓI RIÊNG TẠI
BÌNH ĐỊNH.
1.3.1. Khai thác giá trị Champa với các công trình kiến trúc nói
chung

Bằng trực quan, chúng ta thấy Quy Nhơn chưa có được hình ảnh kiến trúc đô thị
hoàn chỉnh, bởi ngoài một số mảng kiến trúc hiện đại của các tòa nhà khách sạn, dịch
13

vụ thương mại. Còn lại, mảng lớn là các công trình nhà tạm, nhà bán kiên cố, nhà xây
dựng không có quy hoạch – lộn xộn và mất mỹ quan. Quy Nhơn với địa thế tuyệt đẹp,
có biển, có núi, có giao thông thủy bộ thuận lợi, nhưng chủ phát huy hết tiềm năng,
chưa khai thác đầy đủ yếu tố tự nhiên vào trong quy hoạch, kiến trúc để tạo ra một hình
thái kiến trúc riêng của địa phương với đầy đủ yếu tố về địa lý, khí hậu, văn hoá vùng
miền.

Hiện nay việc khai thác giá trị kiến trúc Champa ứng dụng vào thiết kế các công
trình chưa nhiều. Chủ yếu được ứng dụng trong các thiết kế một vài công trình đặc thù
mang phong cách riêng như bảo tàng, nhà hàng, khách sạn, resort; nhưng cũng chỉ là
một phần nhỏ. Còn những công trình thuộc thể loại khác hầu như không được áp dụng.
Các công trình cổ hiện nay còn sót lại ở Bình Định hầu như được mang nét kiến trúc
thời Pháp thuộc. Ngoài ra còn một số công trình đình, chùa đều mang nét kiến trúc
Trung Hoa.
Công trình hiện nay với Bảo tàng Tổng hợp Bình Định toạ lạc tại số 26 Nguyễn
Huệ và nằm trong Trung tâm thành phố Quy Nhơn. Dược xây dựng từ năm 1980, với
diện tích 3.960m2. Nơi đây trưng bày hàng trăm hiện vật về nền văn hoá Champa độc
đáo, Bảo tàng là nơi trưng bày, lưu giữ nhiều hiện vật Champa lớn nhất nhì nước ta.
Được phân làm 3 khu chính: khu trưng bày diện tích 2000m2, khu hành chính và lưu
niệm. Ngoài nét kiến trúc không có gì đặc sắc, lối kiến trúc hiện đại đối xứng, các đường
nét ngan hàng xẻ thẳng, nhưng không gian trưng bày trong nhà và các hiện vật ngoài
khuông viên, sân vườn tạo điểm nhấn ấn tượng với các ngẫu tượng Champa vẫn mang
tinh thần văn hoá Chăm.

1.3.2. Khai thác giá trị Champa với công trình resort nói riêng.
Dọc theo bờ biển Nam Trung Bộ, kiến trúc đền tháp Champa ảnh hưởng không
nhỏ đến văn hoá cũng như kiến trúc tại Việt Nam hiện nay. Ở Bình Định, được xem là
cái nôi của nền văn hoá Champa, nhưng hiện nay không được khai thác một cách đúng
mức và bài bản. Các công trình resort hiện nay ở Bình Định đều mang phong cách kiến
trúc hiện đại giống nhau, bê tông hoá…chưa định hình được phong cách kiến trúc vốn
bị ảnh hưởng từ kiến trúc cổ Champa.
14

Nhiều resort hiện nay tại Bình Định thường hướng đến những kiến trúc cổ xưa
để đưa khách về gần với thiên nhiên, tránh xa cái ồn ào của cuộc sống đô thị như bố trí
những ngôi nhà cổ với mái ngói; tường gạch; cột, kèo bằng gỗ mang vẻ cổ kính hoặc
hơn nữa là những thiết kế hiện đại mang phong cách Tây hoá. Hệ thống các phòng nghỉ
được thiết kế thành từng căn hộ biệt lập, tạo không gian riêng cho khách. Bên trong
phòng là những thiết bị hiện đại, tiện nghi. Vì vậy, các thiết kế xây dựng Resort Bình
Định luôn giữ lại tối đa cây xanh. Thậm chí, việc xây dựng còn phải lựa theo địa hình,
không được tàn phá thiên nhiên mà phải dựa vào thiên nhiên.Thiết kế Resort tạo ra một
không gian để người sống trong đó được thư giãn tối đa.

Giá trị kiến trúc Champa nằm ở chỗ những chi tiết trang trí tinh xảo, kỹ thuật
xây dựng và hơn hết là vị trí thông thoáng. Thực tế các resort hiện nay sử dụng kiến
trúc phòng kín, máy lạnh, với các bungalow hiện đại, tiện nghi. Những nét kiến trúc
hiện đại với chi tiết mái đón, lối đi, trang trí, vách ngăn đều sử dụng gạch bê tông và
được xây dựng theo kiểu hiện đại.

Chính vì thế, ở các không gian trong resort hiện nay , người ta mới kết nối với
văn hóa bản địa, tạo ra không gian bản địa cho du khách có thêm niềm vui khám phá.
Không gian nghỉ ngơi trong resort là một không gian hiện đại nhưng lại mang bản sắc
văn hóa, phong tục của vùng miền mà nó toạ lạc. Điều đó giải thích vì sao các resort
cao cấp luôn quan tâm dùng vật liệu và kỹ thuật bản địa, và sử dụng người địa phương
để làm việc [5]. Nhu cầu cao nhất của du khách khi tìm đến resort là để thư giãn. Một
số resort lược bỏ bớt những yếu tố của đời sống công nghiệp, những phương tiện, cao
ốc hiện đại chỉ vì chúng nhắc người ta nhớ đến đời sống thường nhật hàng ngày. Tạo ra
một quanh cảnh hoà mình vào thiên nhiên để mang đến cho du khách một môi trường
thư giãn nhất.

1.4. KHẢO SÁT – PHÂN TÍCH – ĐÁNH GIÁ MỘT VÀI RESORT TIÊU
BIỂU Ở BÌNH ĐỊNH
1.4.1. Avani Quy Nhơn Resort&Spa
15

Khu resort Avani nằm ở một thị trấn ven biển Bình Định, cách trung tâm thành
phố Quy Nhơn 16km, là một khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 4 sao, trải dài trên bãi biển
Gềnh Ráng.
Tên “avani” bắt nguồn từ tiếng Phạn, có nghĩa là Trái đất và những điều đơn
giản. Khu nghỉ dưỡng với 63 phòng được thiết kế với lối kiến trúc độc đáo theo phong
cách Champa cổ (Hình 1.4). Phong cách đương đại được đưa vào cuộc sống bằng cách
kết hợp khéo léo giữa văn hóa Việt Nam và Văn hóa Champa. Các phòng nghỉ của
Avani Quy Nhơn Resort đều có không gian mở và màu sắc trang trí nhẹ nhàng, tất cả
các phòng đều nhìn ra hướng biển. Bên cạnh đó, Avani Quy Nhơn resort đều có các
dịch vụ nhà hàng, quầy bar, yoga, spa, bể bơi, phòng tập thể dục. Nơi đây được đánh
giá là khu nghỉ dưỡng sang trọng và được lòng nhất đối với du khách khi đến với resort
(Hình 1.5).
Kiến trúc theo phong cách cổ Champa được thể hiển qua cách sử dụng vật liệu
xây dựng với những vật liệu địa phương, từ những chi tiết gỗ, đèn trang trí được làm từ
sản phẩm mây, cối đậm chất truyền thống. Bên cạnh đó kết hợp phong cách thuần Việt
với mái tranh, lá, sàn lót gạch ống địa phương, cách trang trí từ cái chậu cho đèn sân
vườn cho đến bãi cỏ…tạo cảm giác gần gũi, thân thuộc với người Việt. (Hình 1.6)
16

STT Phân tích – Đánh giá Hình ảnh

1. Mặt bằng:
Resor
t
Avani
Quy
Nhơn

Đ/c:
Ghền
Với diện tích khoảng
h
3000m2, Mặt bằng được bố
Ráng,
trí trải dài dọc theo bãi biển
Bãi
Ghềnh Ráng nhằm tận dụng
Dài,
tối đa 100% phòng view
Quy
biển.

Quy hoạch:

- Về bố trí tổng mặt bằng,


resort Avani đã làm rất tốt
khi đưa 100% của 63
phòng hướng biển. Thiết
kế này nhằm tận dụng
không gian bờ biển trải
dài, kết hợp với đó là view
nhìn toàn bộ bãi biển.
Lối vào chính cũng là lối vào
duy nhất của resort, hướng
vào từ QL1D và vào thẳng
17

nhà chính trung tâm của


resort.

Cảnh quan:

- Khuôn viên nghỉ dưỡng


với hồ bơi tràn viền tạo
cảm giác hoà vào biển.
- Phía trước và sau nhà trung
tâm đều có hồ nước tạo
cảnh quan xanh mát.
Cũng không khác các resort
ven biển khác, Avani Resort
cũng có những mảng xanh
xen vào không gian chung.

Giao Thông:

Trục giao thông chính trong


resort là lối vào chính và
hướng đi dọc biển để tiếp cận
các phòng.

Kiến trúc:

- Ngoại thất:
+ Resort Avani sử dụng
mái nhà bằng lá cho nhà khối
trung tâm mạng lại sự gần gũi,
thoải mái.
+ Bên cạnh đó, kiến trúc
khối nhà nghỉ mang nét
Champa cổ đại với những
18

đường uốn lượn, những hoạ


tiết trang trí, vòm cửa sổ, phù
điêu.
+ Những chi tiết cột cũng
được KTS thiết kế mang nét
kiến trúc Champa.
+Vật liệu sử dụng là gạch
nung kết hợp tường xây, sơn
trắng.

Nội thất

+ Bên trong phòng ngủ sử


dụng những mảng tường gạch
thô, đây là chi tiết đặc trưng
của tháp chăm.

+ Sảnh chính là những bức


phù điêu hình các vị thần
Garuda, Siva.

+Cửa sổ cũng được làm bằng .


mái vòm theo lối kiến trúc
cửa chính của các tháp chăm.
19

Kết Đạt được - Quy hoạch tổng thể ổn.


luận - Đầy đủ tiện ích.
- Sử dụng vật liệu địa phương sẵn có.
- Thiết kế về mặt không gian thông thoáng. Khai thát
được các chi tiết Chămpa vào kiến trúc resort.
Chưa đạt - Vì mặt bằng trải dài theo bờ biển nên phòng cuối cùng
được sẽ có khoảng cách xa nhất, gây bất tiện cho việc di
chuyển vào nhà trung tâm.
- Khai thác yếu tố Chăm chưa triệt để, chỉ sử dụng những
đường nét đơn giản.
20

1.4.2. Aurora Villa & Resort.

Aurora Villa & Resort tọa lạc tại Quy Nhơn, là khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn
4 sao quốc tế với 16 Villa và 16 phòng ngủ hiện đại, sang trọng. Là khu nghỉ dưỡng
mới ở Quy Nhơn nên cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn (Hình 1.7;
1.8).

Tất cả các phòng trong khu nghỉ dưỡng đều có view sát biển với tường đá, cửa
gỗ, mái ngói, mái tranh. Từ những yếu tố nhỏ này tạo nên một cảm giác thân thiện, gần
gũi với thiên nhiên (Hình 1.9). Ngoài những tiện ích đi kèm, khu nghỉ dưỡng còn có hồ
bơi lớn nhìn ra biển, các villa độc lập với bể bơi riêng. Điểm độc đáo của khu nghỉ
dưỡng Aurora Villa & Resort này là các căn villa được đặt sát cạnh vách đá chênh vênh,
tạo nên tầm nhìn rộng ra biển, không gian thoáng đón nắng gió tự nhiên.

STT Phân tích – Đánh giá Hình ảnh

Aurora Mặt bằng


Villa &
Resort

Đ/c:
Ghềnh
Ráng,
Bãi
Dài,
Quy
Nhơn ,
Bình
Định
Với diện tích khoảng 1000m2, Mặt bằng
được bố trí dọc theo bãi biển Ghềnh
Ráng.
21

Quy hoạch:

- Về bố trí tổng mặt bằng, Aurora Villa


& Resort đã bố trí với 8 bungalo và
dãy phòngngủủ nằm trên sườn đồi với
các cao độ khách nhau và 100% vieư
hướng biển. Thiết kế này nhằm tận
dụng không gian bờ biển trải dài, kết
hợp với đó là view nhìn toàn bộ bãi
biển.
- Lối vào chính cũng là lối vào duy
nhất của resort, hướng vào từ QL1D
và vào thẳng nhà chính trung tâm của
resort.
- Cách bố trí các bungalo nằm tập trung
quay xung quanh, giữa sân chính là
nhà quản lý.
Cảnh quan:

- Khuôn viên nghỉ dưỡng còn hoang


sơ, tuy nhiên vẫn đầy đủ những không
gian xanh với bãi cả, cây xanh.
- Dọc theo vách núi là các đường dạo
bao quanh resort, mang lại cảm giác
mới mẻ.
Giao Thông:

Trục giao thông chính trong resort trải


dài theo bờ biển và là lối vào chính tới
trung tâm resort.
22

Xung quanh là các lối đi phụ dọc theo bờ


biển và bungalo.

Kiến trúc:

- Ngoại thất:
+Resort sử dụng các vật liệu hiện đại
như mái tôn, mái ngói, tường xây,
kính…
+ Các đường giao thông được gạch
và đá địa phương.
+Kiến trúc với nhà mái dốc mang lại
cảm giác gần gũi.
- Nội thất:
+ Kiến trúc hiện đại với tông màu sáng,
tường xây gạch, nội thất gồm tủ gỗ, sàn
gạch giả gỗ

Kết Đạt được - Các phòng nghỉ đều có view hướng biển.
luận - Đầy đủ tiện ích, tiện nghi.
- Sử dụng vật liệu địa phương sẵn có.
- Thiết kế về mặt không gian thông thoáng.
23

Chưa đạt - Vì mặt bằng trải dài theo bờ biển các phòng cách xa nhau, khó
được khăn cho việc đi đến hồ bơi, nhà hàng.
- Yếu tố bản địa chưa được khai thác, mang phong cách hiện đại,
không theo tính bản địa của địa phương.

1.4.3. FLC Quy Nhơn Beach & Golf Resort

FLC Quy Nhơn Beach & Gold Resort là quần thể du lịch nghỉ dưỡng đặt tiêu
chuẩn quốc tế 5 sao với diện tích 1.300ha. Khu nghỉ dưỡng gồm các hạng mục biệt thự
nghỉ dưỡng và khách sạn 5 sao 1500 phòng, trung tâm hội nghị, sân golf, khu du lịch
sinh thái biển, công viên, khu tâm linh và nhiều tiện ích khác( Hình 1.10).

Tọa lạc tại một trong những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Quy Nhơn – Eo Gió, FLC
Quy Nhơn có ưu thế lớn để tận dụng cảnh quan thiên nhiên độc đáo tại đây. Eo Gió là
một vịnh nhỏ nằm giữa lòng những dãy núi, bao quanh tạo thành một vòng cung ôm
trọn một khoảng biển xanh cát trắng. Về quy hoạch tổng thể gồm khối khách sạn nhưng
không vương thành sắc cạnh hay hình hộp cao tầng như hầu hết các thiết kế nhằm tiết
kiệm mặt bằng khác. Mà đây là sự kết hợp của 4 toà khách sạn trải dài gần 1km, với
quy mô lớn và được thiết kế nằm ngay trung tâm của tổ hợp FLC Quy Nhơn Beach &
Golf Resort.

Với thiết kế chạy dài như vậy, các kiến trúc sư đến từ Hà Lan muốn tạo cho du
khách cảm giác gần gũi nhất với thiên nhiên (Hình 1.11). Đây là chi tiết đáng giá bởi
khách sạn này sở hữu một view đẹp ít nơi nào sánh kịp. Từ bất kỳ phòng khách sạn nào,
du khách đều có thể nhìn bao quát cả một vùng rộng lớn với biển xanh biếc, cát trắng
mịn, xa xa là những hòn đảo lớn nhỏ. FLC Luxury Hotel Quy Nhơn không chỉ uốn lượn
theo phương ngang mà còn uốn lượn theo phương thẳng đứng với thiết kế giật tầng.
Thiết kế này một mặt tạo cảm giác khách sạn như luôn luôn chuyển động, mặt khách
cho phép du khách ở các tầng cao có thể thấy được phần mái làm bằng cỏ xanh của các
tầng thấp hơn, đồng thời tạo ra rất nhiều phòng có view rộng đến 270 độ (3 hướng).
Việc sử dụng mái cỏ cũng giúp cách nhiệt và qua đó giúp tiết kiệm điện điều hòa.
24

Đi vào chi tiết hơn càng thấy rõ tính “mở” trong thiết kế của khách sạn, tạo sự
giao hòa tối đa với thiên nhiên mà không gì khác nhằm mang lại cảm giác thực sự thư
giãn cho du khách. Để không hạn chế tầm nhìn ra biển, phần cảnh quan của khách sạn
sử dụng rất ít cây cao, chỉ điểm xuyết một vài cây dừa. Thậm chí các lan can trên mỗi
tầng cũng làm bằng kính trong suốt. Phía sau dãy lan can là những ban công rất rộng,
có chỗ đến gần 3 mét. Lối thiết kế phóng khoáng này một lần nữa cho thấy chủ đầu tư
không tiếc chi phí xây dựng để tạo không gian thoải mái nhất cho du khách tận hưởng
vẻ đẹp của khung cảnh xung quanh. (Hình 1.9; 1.10; 1.11)

STT Phân tích – Đánh giá Hình ảnh

FLC
Quy
Nhơn

Đ/c:
Khu
4,
Nhơn
Với diện tích khoảng 1.300ha, Mặt bằng
Lý –
được bố trí trải dài dọc theo bãi biển với
Bải
các hạng mục biệt thự nghỉ dưỡng, khách
biển
sạn 5 sao, trung tâm hội nghị, sân golf, khu
Cát
du lịch sinh thái biển, khu công viên động
Tiến,
vật hoang dã…

Nhơn Quy hoạch:
Lý,
- Về bố trí tổng mặt bằng, FLC Quy Nhơn
Tp.
có khối khách sạn-resort 5 sao với 1500
Quy
phòng được thiết kế theo hình uốn lượn
Nhơn
như rồng biển khổng lồ dọc theo bờ biển.
Thiết kế này nhằm tận dụng không gian
25

bờ biển trải dài, kết hợp với đó là view


nhìn toàn bộ bãi biển.
- Lối vào chính cũng là lối vào của nhiều
hạng mục khác trong quần thể FLC Quy
Nhơn
Cảnh quan:

- Phía trước khách sạn là một hồ bơi lớn


được thiết kế theo kiểu tràn bờ, nằm giữa
hồ bơi là khối Ocean pool bar.
- Bên ngoài khối khách sạn là những mảng
cỏ xanh trải dài ra tận bờ biển.
- Từ phòng khách sạn có thể nhìn thấy
được toàn bộ khung cảnh biển và bến neo
tàu bè.
Giao Thông:

Lối giao thông chính trong quần thẻ FLC


Quy Nhơn là trục đường lớn xuyên suốt
qua nhiều hạng mục.

Kiến trúc:

- Ngoại thất:
+ Ngoại thất:
Kiến trúc FLC Quy Nhơn dựa trên nền
tảng kiến trúc hiện đại và hoà thêm
những nét trang trí của kiến trúc
Champa.
+ Với thiết kế kiến trúc đạt 100% view
biển được thiết kế từ các KTS hàng đầu
26

thế giới về lĩnh việc nghỉ dưỡng, khách


sạn.
- Nội thất:
+ Khách sạn có các phòng được bố trí 1
đến 4 phòng có diện tích 42-130m2.
+ Phòng được thiết kế với tông màu nhẹ
nhàng, hiện đại, tất cả đều đạt được view
biển.

Kết Đạt được - Quy hoạch tổng thể theo tiêu chuẩn quốc tế 5 sao
luận - Đầy đủ tiện ích.
- Sử dụng vật liệu hiện đại, kết cấu hiện đại.
- Thiết kế về mặt không gian thông thoáng. Khai thác theo lối kiến trúc
khách sạn – resort hiện đại nước ngoài .
Chưa đạt - Vì mặt bằng trải dài theo bờ biển việc di chuyển giữa các hạng mục
được cần phải dùng xe di chuyển.
- Chưa có yếu tố bản địa sâu sắc.
27

CHƯƠNG II. CƠ SỞ KHOA HỌC

2.1 DÃY SỐ FIBONACCI VÀ TỈ LỆ VÀNG TRONG KIẾN TRÚC

2.1.1 Dãy số Fibonacci


Dãy Fibonacci là một chuỗi các số có mẫu của mỗi số là tổng của hai số trước
đó. Vì vậy, bắt đầu từ số không trình tự sẽ như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89,
144…Trình tự này có thể đi vô thời hạn. Có lẽ dễ dàng thấy nó là một nguyên tắc khá
đơn giản và dường như nó có sự liên quan đến toán học hơn là trong thiết kế. Thứ nhất
là trình tự của nó thực sự là gần giống với tỷ lệ vàng. Để có thể hiểu rõ hơn theo một
khái niệm đơn giản, tỷ lệ vàng là một khái niệm thiết kế mà ở đó là để tạo ra tỷ lệ hấp
dẫn trực quan trong nghệ thuật, kiến trúc, thiết kế và thậm chí cả cơ thể con người trong
suốt quá trình lịch sử. Thứ hai, trình tự thường thấy trong tự nhiên. Mô hình và trình tự
này được tìm thấy trong phân nhánh của cây, hoa atisô và sắp xếp các lá trên thân cây
để đặt tên một số ít. Những mô hình dường như ngẫu nhiên trong tự nhiên này cũng
được coi là có giá trị thẩm mỹ mạnh mẽ đối với con người. Nhưng có một yếu tố quan
trọng của thiết kế mà dãy Fibonacci giúp ta giải quyết được, yếu tố này là một khái
niệm mà nhiều tất cả nhà thiết kế cùng nhau bỏ qua mặc dù họ có nhiều kiến thức về
các trình tự thiết kế [24]
Khoảng cách hợp lý
Khoảng cách hợp lý hay còn gọi là tỉ lệ rất dễ sai lệch do nhiều phần khác nhau
trong thiết kế tác động mà đó là màu sắc, bố cục, kích thước, không gian… Mặc dù các
thành phần này là những yếu tố quan trọng trong thiết kế nhưng phần lớn thiết kế thực
sự là việc quản lý và phân chia không gian làm sao để hợp lý. Khoảng cách và việc sử
dụng không gian là những gì làm nên một thiết kế tốt. Việc quản lý không gian chính
xác và hiệu quả có thể tạo ra sự khác biệt giữa thiết kế chưa tốt và một thiết kế tuyệt
vời. Tất cả mọi thứ từ chiều rộng và chiều cao của các phần khác nhau cho không gian.
Chuỗi số Fibonacci là một phương pháp đưa hệ thống kích thước và khoảng cách vào
thiết kế, dựa trên một thẩm mỹ đã được chứng minh trong thiết kế, kiến trúc và thiên
nhiên.
Nếu nhìn vào dãy Fibonacci và xem xét chúng như là phần các kích thước , bố
cục thì rõ ràng là nó có thể cấu trúc toàn bộ thiết kế. Phạm vi nhỏ hơn của chuỗi (8, 13,
28

21, 34, 55) là hoàn hảo cho những chi tiết nhỏ. Dải thứ tự cao hơn (144, 233, 377, 610,
987) có thể dễ dàng quyết định chiều rộng cột và các kích thước phần khác.

2.1.2 Tỉ lệ vàng trong kiến trúc


Tỉ lệ vàng là một trong những thành phần nhỏ những không kém phần quan trọng
trong toán học, thường được chỉ định bằng ký tự φ (phi) trong bảng chữ cái Hy Lạp
nhằm tưởng nhớ đến Phidias, nhà điêu khắc đền Parthenon (Hình 2.1). Chúng ta có thể
thấy sự hiện diện của Tỉ lệ vàng rất nhiều trong tự nhiên. Với thiết kế, TLV giúp tác
phẩm thiết kế của bạn tạo cảm giác dễ chịu và tự nhiên hơn (ở đây tạm hiểu là “sự hài
lòng thị giác“). Dựa trên dãy số Fibonacci, tỷ lệ vàng mô tả mối quan hệ giữa hai tỷ lệ.
Số Fibonacci, giống như những yếu tố khác trong tự nhiên đều theo một tỉ lệ đó là 1:1.61
– đó chính là những gì mà Tỉ Lệ Vàng được hình thành. Và khi áp dụng nó vào trong
tự nhiên, trong thiết kế, nó khiến cho mắt người xem cảm thấy hài lòng. Người ta cho
rằng tỷ số vàng đã được sử dụng trong ít nhất 4.000 năm trong nghệ thuật của con người
và cả trong thiết kế, và có thể thậm chí còn hơn thế – một số người cho rằng người Ai
Cập cổ đại đã sử dụng các nguyên tắc tỉ lệ vàng để xây dựng các kim tự tháp. Trong
đương đại, tỷ lệ vàng có thể được nhìn thấy, được tồn tại trong các tác phẩm âm nhạc,
tác phẩm nghệ thuật và cả thiết kế kiến trúc, tất cả đều có ở xung quanh cuộc sống hằng
ngày (Hình 2.2).

Tỷ lệ kích thước đó là tỷ số của hai kích thước hình học (ngoài tỷ lệ về kích
thước còn có các tỷ lệ khác như tỷ lệ màu sắc, ánh sáng ...). Trong phần nguyên lý thiết
kế thì tỷ lệ là một yếu tổ quan trọng tạo nên tổng thể một công trình kiến trúc đẹp, một
không gian nội thất hài hòa, một sản phẩm mỹ thuật có điểm nhấn sáng. Nếu Xét các
đoạn thẳng sau, đoạn thẳng dài là a, đoạn thẳng ngắn là b, tổng hai đoạn thẳng là a+b.
Khi các số này thỏa mãn điều kiện (a+b)/a = a/b thi lúc đó tỷ lệ a/b được gọi là tỷ lệ
vàng. Bằng cách giải phương trình điều kiện trên tìm được tỷ lệ đó là con
số 1,61803398875; (gần bằng 1,62) người ta ký hiệu nó là φ (phi). Vậy tỷ lệ vàng φ là
tỷ lệ kích thước dài / kích thước ngắn bằng 1.62.
29

Hình chữ nhật tỷ lệ vàng: Đó là các hình có gọi các hình chữ nhật có cạnh dài
chia cạnh ngắn bằng φ. Có một sự liên hệ bản chất tự nhiên nào đó, các bố cục được
trình bày trong các hình chữ nhật với tỷ lệ vàng làm cho người xem có cảm giác thoải
mái hài lòng hơn và cảm nhận được bố cục hợp lý, đẹp hơn. Tỷ lệ vàng trong toán
học: Mở rộng tổng quát các đại lượng a, b thỏa mãn tỷ lệ vàng đó chính là dãy
số Fibonacci, đây là dãy số quan trọng vì nó thể hiện rất nhiều quy luật của thế giới tự
nhiên (tuy nhiên chúng ta không tìm hiểu sau về nó mà chỉ dẫn chứng các kết quả và
ứng dụng trực tiếp trong thiết kế). Các hình chữ nhật xếp theo dãy Fibonacci từ nhỏ đến
lớn ta thu được hình thể hiện dãy số đó và vẽ ra được một đường cong xoắn ốc. Đường
cong xoắn ốc sinh ra theo tỷ lệ vàng này bắt gặp rất nhiều trong tự nhiên.(Hình 2.2)
Tỷ lệ vàng, số phi (φ), một con số tỷ lệ thần thánh (theo cách nói trong tác phẩm
Mật mã Davinci) nó xuất hiện dày đặc trong giới tự nhiên, từ các quy luật vật, đến thế
giới thực vật, thế giới động vật, đến kích thước nhân trắc học (các kích thước cơ thể con
người). (Hình 2.3)

Tỷ lệ vàng nhiều người tin rằng như một năng lực của giới tự nhiên, và khi có
các yếu tố nghệ thuật có tỷ lệ này thì bộ não con người có xu hướng thích thú nó hơn.
Dù bạn có tin điều đó hay không thì có rất nhiều các tác phẩm kiến trúc, hội họa từ cổ
đại tới hiện đại sáng tác bởi các thiên tài trong đó có sử dụng yếu tố tỷ lệ vàng. Trong
phát triển của xã hội loài người, tỷ lệ vàng Ф được con người ứng dụng trong nghệ thuật
và thiết kế từ 4000 ngàn năm trước đây, thậm chí là còn hơn như vậy. Nhiều người tin
rằng các kim tự tháp ai cấp có sử dụng tỷ lệ vàng, tỷ lệ vàng có trong các tác phẩm
nghệ thuật, âm nhạc và mọi thứ quanh bạn.(Hình 2.4)

2.2. GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐỀN THÁP CHAMPA BÌNH ĐỊNH

2.2.1 Bố cục tổng thể và vị trí các đền tháp Chăm tại Bình Định
Bình Định – nơi mà được mệnh danh là vùng “Đất võ trời văn” của Việt Nam,
nơi mà gần 5 thế kỹ giữ vai trò là trung tâm của nhà nước Chăm pa. Vùng đất mà được
định đô khá dài của triệu đại Champa và là giai đoạn phát triển thịnh vượng nhất, từ thế
kỷ 11 đến thế kỷ 15. Chính vì vậy Bình Định được biết đến với là nới lưu giữ nhiều di
tích kiến trúc – văn hóa Chăm độc đáo, mà phải kể đến là các di tích tháp Chăm. Vì đây
30

là thời kỳ thịnh vượng nhất của vương quốc Champa, nên một vài tháp còn khá nguyên
vẹn, còn lại đã xuống cấp khá nhiều . Có thể nói hệ thống tháp Chăm tại Bịnh Định nằm
trên một bình đồ diện tích không quá lớn so với tỉnh Bình Định ngày nay, chỉ nằm trong
bán kính 20km và lại có các tháp nằm khá gần nhau.

Về mặt bố cục của các tháp, các tháp Chăm ở Bình Định hiện nay đều nằm trên
bình đồ hình vuông, và các tháp được đặt trên các ngọn đồi cao. Hệ thống tháp gồm 8
cụm tháp với 14 tháp hiện tồn tại, trong đó, 7 cụm đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp
hạng di tích văn hóa cấp quốc gia trải rộng khắp vùng: Tây Sơn, An Nhơn Tuy Phước
và Quy Nhơn. Vị trí Tháp Đôi ngay trong lòng thành phố, bên bờ đầm Thị Nại.

Tháp Ðôi còn có tên là tháp Hưng Thạnh, được xếp vào một trong những tháp
đẹp nhất của nghệ thuật kiến trúc Chămpa. Bởi hai tháp đứng gần như song song với
nhau nên được gọi là Tháp Đôi. Tiếp đến là tháp Phú Lốc và tháp Cánh Tiên, hai ngọn
tháp này cũng được xây trên những ngọn đồi cao, từ Quốc lộ 1 nhìn lên đều thấy vẻ đẹp
kỳ vĩ của tháp. Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, xã Nhơn
Hậu, huyện An Nhơn, cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc. Tháp được
xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục mét, thờ Nữ Thần Y A Na. Tháp Cánh Tiên
có bề mặt vuông, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20m, trông xa giống như đôi cánh
của nàng tiên đang bay lên trời. Đây là một trong những ngôi tháp điển hình cho phong
cách kiến trúc Bình Định.

Đi tiếp về phía biển, tháp Bình Lâm (thuộc huyện Tuy Phước) trên núi Bà. Cũng
thuộc địa phận huyện Tuy Phước, cách thành phố Quy Nhơn khoảng 30km là quần thể
tháp Bánh Ít, gồm 4 tháp lớn nhỏ được xây trên một ngọn núi, soi bóng xuống dòng
sông Côn, đứng từ xa trông giống như chiếc bánh ít nên gọi là tháp Bánh Ít. Từ tháp
Bánh Ít, theo Quốc lộ 19 lên Tây Sơn, chiêm ngưỡng tháp Thủ Thiện ở bên này và tháp
Dương Long ở bên kia sông Kôn. Tháp Dương Long thuộc xã Bình Hòa, huyện Tây
Sơn, còn có tên là tháp Ngà, gồm 3 tháp. Ðây là một trong những cụm tháp đẹp nhất
còn lại của miền Trung Việt Nam.
31

Đáng chú ý, tháp Chăm ở Bình Định thường được phân thành hai nhóm: một nhóm là
những tháp mang đặc trưng cơ bản của kiến trúc tháp Champa gồm Bình Lâm, Bánh Ít,
Cánh Tiên, Thốc Lốc, Thủ Thiện có niên đại vào nửa sau thế kỷ XI nửa đầu thế kỷ XII;
một nhóm chịu ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc tháp Khmer gồm Dương Long và
tháp Đôi, có niên đại cuối thế kỷ XII, đầu thế kỷ XIII. Tháp Chăm ở Bình Định cũng
được xây dựng theo kiến trúc tháp Champa: bình đồ vuông, thân trụ khối vươn cao, hệ
thống mái nhiều tầng thu nhỏ vươn lên, toàn bộ tháp được trang trí các họa tiết đẹp như
một tác phẩm nghệ thuật; vật liệu xây dựng tháp chủ yếu là gạch, kỹ thuật xây dựng
gạch mài chập. Tuy nhiên, tháp Chăm ở Bình Định hình thành một phong cách mới
riêng có. Ngoài kế thừa truyền thống tháp Champa chủ đạo, kiến trúc tháp còn xuất hiện
nhiều yếu tố chịu ảnh hưởng của kiến trúc Khmer.
Những ngọn tháp được xây trên đồi cao, kiến trúc tháp hình khối chắc khỏe, lớp
vòm cửa hình mũi lao nhọn, các tháp góc trang trí tầng mái lớp lớp nhô vút lên, khác
với vẻ cắt gọt cầu kỳ, đường nét uốn lượn của giai đoạn trước. Những yếu tố trên tạo
cho kiến trúc tháp Bình Định vẻ đẹp khỏe khoắn, trang nhã mà không kém phần tôn
nghiêm( Hình 2.5).. Trong điêu khắc, hình khối điêu khắc phong cách Bình Định giản
lược và gân guốc hơn, toát lên vẻ khỏe khoắn, hoành tráng và căng tràn sức sống. Điều
thú vị là dõi theo những bước chuyển trong phong cách nghệ thuật của những ngọn tháp
này, ta thấy được những mối giao lưu của cả ba nền văn hóa: Champa, Đại Việt và
Khmer. Đây cũng là điều rất thú vị có thể cảm nhận trên mỗi dáng tháp Chăm ở Bình
Định. (Hình 2.6)
Hơn thế nữa khi xét về quy mô, trong những công trình kiến trúc gạch Đông
Nam Á, tháp Dương Long là cao nhất. Về kỹ thuật, kỹ thuật xây tháp bằng gạch của
người Chăm không quốc gia nào thời ấy, kể cả Campuchia, Indonesia, Myanma - những
quốc gia có kiến trúc gạch cùng thời đạt được. Về nghệ thuật, bản thân sự phối hợp giữa
hai loại vật liệu không đồng chất là gạch và đá trên mỗi kiến trúc tháp ở Bình Định là
rất độc đáo, sáng tạo. Sự phong phú và đa dạng của loại hình di tích Chăm ở Bình Định
cũng là một yếu tố góp phần vào việc khẳng định giá trị riêng có, độc đáo của tháp
Chăm Bình Định. Tính hệ thống, mà hầu hết những yếu tố góp vào hệ thống ấy như
thành, cảng thị, đền tháp, đồ gốm và các lò gốm, ta đều có thể dễ dàng tìm thấy di chỉ
32

vật chất đang hiện hữu, càng khẳng định tính độc nhất vô nhị của hệ di tích Chăm Bình
Định. Hơn nữa, nếu các tháp Chăm tại khu di tích Mỹ Sơn nay chỉ còn là phế tích, thì
hệ thống tháp Chăm Bình Định vẫn cứ trường tồn với thời gian.

2.2.2 Phân tích các tháp Chăm hiện có ở Bình Định

2.2.2.1 Tháp Cánh Tiên


Tháp Cánh Tiên còn có tên gọi khác là tháp Đồng, được xây dựng khá bề thế với
phần đế tháp được xây cao trên một bình diện gần vuông, mỗi bề dài gần 10m với các
đường giật cấp so le. Toà tháp cao khoảng 20m, bốn mặt quanh thân tháp đều trang trí
các cột trụ ốp tường, nhô ra theo một tỷ lệ hài hòa với tổng thể kiến trúc. Các góc thân
tháp được bó bằng các khối đá có kích thước lớn nên khá vững chắc. Về hình thức, tháp
có 4 cửa vòm nhọn vút lên mở ra 4 hướng, nhưng chỉ có cửa chính hướng Đông là thông
với lòng tháp, còn lại là ba cửa giả. Bộ diềm hơi nhô ra tạo thành bộ đỡ cho các tháp
góc bên trên. Các hình chạm khắc trang trí chủ yếu là trên bộ mái. Với bốn tầng hiện
còn, tầng nào cũng có bốn tháp góc để trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng
lá lật nhỏ dần về phía trên như những cánh chim bay vút.

Có lẽ chính vì lý do này mà người ta lại gọi tháp là tháp Cánh Tiên: “An Nam cổ
tháp ở thôn Nam An, huyện Tường Vân, trong thành Đồ Bàn, gọi là tháp Cánh Tiên.
Từ vai tháp trở lên, bốn phía đều giống như cánh tiên bay lên nên gọi tên ấy…” (Đại
Nam nhất thống chí). Những tảng đá chạm khắc hình đuôi phụng gắn trên các tầng tháp
giả và hình tượng Makara – một loài thủy quái trong thần thoại Ấn Độ với nanh sắc
nhọn, vòi dài, trang trí ở các góc đầu tường đã tạo cho tháp Cánh Tiên có một vẻ đẹp
trang trọng và đầy vẻ huyền bí.

Khác với nhiều tháp Chăm khác, trang trí tháp Cánh Tiên cầu kỳ đến độ hoàn
mỹ. từ hệ thống vòm cửa với những dải hoa văn hình xoắn xếp lớp đối xứng nhau uyển
chuyển đến các khối đá ốp cạnh được chạm khắc tinh tế tạo thành những hoa văn nối
kết đều toát lên được vẻ đẹp uy nghi và huyền bí của tháp. Cũng có thể do vẻ đẹp huyền
bí và duyên dáng mà tòa tháp này còn có tên gọi dân gian là tháp Con Gái. Tháp Cánh
Tiên có thể được coi là một trong những ngôi tháp tiêu biểu cho phong cách Bình Định
(thế kỷ XII). [8]
33

Tháp 3.1 Quy - Nằm tại vùng


Cánh hoạch đồng bằng
Tiên tổng thể - Gồm 1 tháp
chính
-Trục Đông -
Tây

3.2 - Chiều cao:


Kiến khoảng 20m
trúc - Đế tháp hình
vuông,
- Mỗi cạnh 10m
- Trụ cột ốp
gạch 4 cạnh
- 4 cửa, cửa
chính hướng
Đông
- Diềm trên nhô
ra tạo bộ đỡ cho
các gốc tháp
bên trên
- Họa tiết trang
trí chủ yếu tập
trung bên trên
mái.
34

-Thời gian xây


dựng: khoảng
đầu thế kỉ XII
3.3 Tỉ lệ -Tháp chia 3
mặt phần:
đứng + Đế
+Thân
+Mái: gồm
nhiều tầng nhỏ

3.4 Chi - 4 góc tháp


tiết diềm mái lớn
đỡ cho mái ở
trên.
- Đá chạm khắc
hình đuôi
phụng gắn trên
các tầng tháp
giả và hình
Makara
- Góc tường đá
sa thạch màu
tím có chạm
khắc hoa dây
xoắn
- Góc các diềm
mái của tháp
35

cũng được làm


bằng đá.
- Cửa kiểu mái
vòm vút nhọn
và nhiều lớp.

3.5 Chất Đá- kết hợp


liệu gạch
Bảng 1. Phân tích tháp Cánh Tiên. Nguồn : Tác giả

2.2.2.2 Tháp Dương Long


Tháp Dương Long là cả một quần thể ba ngọn tháp nằm gần nhau, đóng thẳng
hàng theo trục Bắc Nam, các cửa chính đều quay về hướng Đông. Người Pháp gọi di
tích này là Tour d’ Ivoire (tháp Ngà). Theo như sách Đại Nam nhất thống chí thì ba tòa
cổ tháp này được xây cất trên một tòa cao có tên là dương long, nằm ở phía Nam núi
Trà Sơn.

Tháp Bắc hiện nay theo nhận thấy đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài
và cấu trúc. Khác với các tháp còn lại ở Bình Định, nền móng của tháp có bình đồ hình
vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m, nhưng được tạo bởi nhiều đường gấp khúc nên giống
như một hình đa giác. Chiều cao tháp tới gần 30m, chia làm ba phần rõ rệt. Đế tháp cao
vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặt tường trang trí các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ
mái tháp. Cửa chính tuy đã bị hư hại nhưng căn cứ vào dấu vết còn lại và nhưng tư liệu
gián tiếp ta có thể thấy vòm cửa được tạo dáng hình mũi lao tù vút lên phía trên với
nhiều lớp liên tiếp chồng khít lên nhau. Hai trụ cửa làm bằng đá trên đầu được trang trí
tượng thần Garuda chân quắp hai đầu rắn. Các cửa giả mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ
hơn. Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lá nhĩ, vòng ngoài là thân rắn uốn
quanh, bên trong là mặt Kala. Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạm khắc tinh vi
thể hiện hình voi và sư tử mỗi con một tư thế, đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển,
nhịp nhàng. Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp
36

sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng
đều được ghép bằng đá nguyên khối.

So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước gần như tương
đương với tháp Bắc. Hai tháp tạo thành thế đối xứng xuyên qua tháp chính. Về cấu trúc
tháp Nam cũng không khác so với tháp Bắc. Chỉ có hình thức trang trí thì hầu như ít lặp
lại những chủ đề đã thể hiện ở tháp Bắc, đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái. Trên
giải giữa hoa văn trang trí là những hình bán cầu tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn
sát cạnh nhau chạy vòng quanh tháp. Dải phía trên là phù điêu các đạo sĩ ngồi thiền
trong khung lá đề và dải dưới cùng là hình người, sư tử và những con vật kì dị dạng đan
xen với những ô trám, ở giữa có bông hoa nở cách xòe đối xứng.

Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũng được trang trí. Ở mỗi tầng đều thể hiện
một cảnh khác nhau. Có thể thấy được mặt dù khòng còn nguyên vẹn hình voi, sư tử ,
bò thần Nadin, mặt Kala, rắn thần Naga…Nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ vào thời kỳ
này của người Chăm đã đạt tới trình độ điêu luyện. Các đề tài thể hiện vừa hoành tráng,
lộng lẫy, vừa tinh tế, mềm mại. Những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân
thực vừa huyền ảo kì bí. Lớn hơn cả và giữ vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc là
tháp Giữa. Về cấu trúc, tháp không khác hai tháp nhỏ nhưng cao vượt hẳn lên.

Theo số liệu của học giả người Pháp H. Parmentier thì tháp cao tới 39m, nhưng
hiện trạng đo được 36m. Là tháp chính và có kích thước lớn nhưng tháp Giữa trang trí
không cầu kì như hai tháp nhỏ. Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật,
nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của
tháp Champa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm của nghệ thuật Kh’mer. Trong lịch sử
Champa giai đoạn từ đầu thế kỷ XII đến đầu thế kỷ XIII đất nước liên tục phải chiến
đấu chống lại những cuộc tiến công của Tchenla (Chân lạp). Vùng đất Vijaya đã từng
bị sáp nhập vào lãnh thổ của người Kh’mer trong thời gian tương đối dài. Có khả năng
tháp được xây dựng vào thời kì Champa bị người Kh’mer đô hộ, nghĩa là trong khoảng
thế kỷ XII-XIII. Nhìn trong bố cục tổng thể cũng như xem xét chi tiết từng tháp, cụm
tháp Dương Long là một quần thể kiến trúc bề thế và có thể nói là đẹp nhất trong số các
tháp Champa còn lại ở miền Trung.
37

Tháp 1.1 Quy - Ba tháp thẳng hàng


Dương hoạch theo trục Nam-Bắc.
Long tổng thể - Cửa chính hướng
Đông.

1.2 - Móng hình vuông, mỗi


Kiến cạnh rộng 12m,
trúc - Tạo bởi nhiều đường
gấp khúc
- Vòm cửa hình mũi lao,
nhiều lớp, xếp lên nhau.

1.3 Tỉ lệ -Tháp chia 3 phần:


mặt + Đế
đứng +Thân
+Mái

1.4 Chi - Hoa văn trên đầu vòm


tiết cửa là hình mặt kala kết
hợp makara
- Đai ốp chân đế bằng
đá.
- Chân tháp với các điêu
khắc hình rắn Naga,
38

- Đá hình tròn quanh


phần đế tháp
- Hoạ tiết mái với các
đường diềm mang nét
kiến trúc Angkor.
- Hình điêu khắc chim
thần Garuda.
1.5 Chất - Cụm tháp bằng gạch
liệu lớn nhất
- Ảnh hưởng của nghệ
thuật kh’mer

Bảng 2. Phân tích tháp Dương Long. Nguồn : Tác giả

2.2.2.3 Tháp Bánh ít


Tháp Bánh ít là một trong các cụm tháp còn tồn tại nhiều tháp nhất trong 1 cụm.
Hiện còn tồn tại 4 ngọn tháp nhưng khi căn cứ vào các dấu tích còn tồn tại thì tháp Bánh
Ít là quần thể nhiều tháp nhất hiện nay tại Bình Định. Tháp Bánh Ít là cụm từ tên của 4
ngôi tháp nằm trên hòn núi thuộc địa phận xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình
Định. Nếu đem từng kiến trúc ra để so sánh thì từng ngôi tháp của Bánh Ít không phải
là lớn, nhưng tháp Bánh Ít không phải chỉ từng ngôi tháp mà còn là các lớp kiến trúc,
là cả quả đồi tự nhiên cao gần 100m, vì thế tuy từng kiến trúc không lớn lắm nhưng
tổng thể kiến trúc Bánh Ít khá đồ sộ và hùng vĩ. Ngọn to nhất cao 22m xây ở đỉnh đồi,
nhìn từ xa trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Xung quanh ngọn tháp chính, còn có ba
ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai
ngọn giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần.
Mặc dù mỗi kiến trúc ở Bánh Ít có một dáng vẻ riêng, nhưng tất cả chúng đều có những
nét chung, đặc trưng cho cả quần thể, đó là sự thắng thế của tính hoành tráng và ngôn
ngữ của khối lớn. Tháp cổng phía Đông cao chừng 13m, xây trên bình đồ hình vuông,
mỗi chiều 7m, chất liệu hoàn toàn bằng gạch đá ong. Tháp mở ra hai cửa thông nhau
39

theo hướng Đông - Tây. Ðây là kiến trúc Gopura với vòm cửa hình mũi giáo, có nhiều
lớp liên tiếp vút lên phía trên. Hai mặt Bắc và Nam là hai cửa giả, bịt kín.

Thân tháp có những rãnh dọc được xoi lõm, tạo thành những cột ốp có dáng cao
vút, thanh thoát nhẹ nhàng.Một tháp cổng phía Nam cao chừng 10m có phần kiến trúc
giống tháp cổng phía Đông và cùng phong cách kiến trúc Bình Ðịnh: bình đồ vuông,
cửa hình mũi giáo, thân được tạo các cột ốp... Song ở tháp cổng phía Nam có những
đặc điểm riêng như bốn cửa thông nhau. Ðây là kiến trúc Posah có bộ mái khá đặc biệt,
các tầng mái nhỏ dần về phía trên. Mỗi tầng đều có hàng cột thể hiện theo lối thắt giữa,
phình ra ở hai đầu trông giống như những quả bầu nậm, tạo cho di tích giá trị riêng biệt.

Tháp chính nằm trên đỉnh đồi, bình đồ hình vuông, mỗi chiều đo được 11m, có
một cửa chính ở phía Đông và ba cửa giả. Ngôi tháp chính có vẻ đường bệ và hoành
tráng của các kiến trúc: các cột ốp, các đường gồ nhô ra dọc các mặt tường, các của
vòm và cửa giả hình mũi lao nhọn đồ sộ, có những nét thanh tú của đường nét, những
nét hoa lá trên các diềm mái, những cảnh ca múa trên các mặt vòm các cửa giả làm cả
khối kiến trúc như đang tiếp xúc với người xem. Ðây là kiến trúc Kalan với cửa chính
nhô ra khỏi mặt tường đến 2m, vòm cửa hình mũi giáo, chính giữa vòm có phù điêu
mặt Kala. Diềm mái vòm là một băng phù điêu hình khỉ thần HaNuMan đang múa. Ở
các cửa giả nhô ra ít hơn, diềm mái vòm lại được tạo các phù điêu Gajasimha (mình
người đầu voi). Thân tháp chính có năm cột dọc, rãnh kép, vừa làm cho tường vững
chãi, vừa tạo dáng thanh thoát. Bộ diềm mái ngăn cách với thân được ốp bằng những
khối đá sa thạch, gắn liền với nhau thành một mảng. Ba mái có ba tầng mô tả như thân
tháp nhưng nhỏ dần về phía đỉnh. Các tầng mái, ngoài hệ thống cột và cửa giả còn có
những bức trang trí hoa văn. Tầng một, ở phía Nam tạc hình sư tử, phía Tây và Đông
trang trí bò thần Nadin, phía Bắc thể hiện mặt Kala nhìn thẳng, bên trong tầng còn có
những tượng thờ bằng đá.

Cách tháp chính không xa, về phía Nam bạn gặp một kiến trúc lạ mắt, độc nhất
vô nhị ở Bình Ðịnh. Tháp cao độ 10m, bình đồ hình chữ nhật, chiều dài 12m, chiều rộng
5m. Cửa chính mở ra phía Đông, dẫn sâu vào lòng tháp, thông với cửa trỏ ra ở phía Bắc
40

và Nam. Ðặc biệt mái tháp được tạo dáng lõm ở giữa, vút lên ở hai đầu, giống hình yên
ngựa. Nó phảng phất dáng hình mái nhà sàn trang trí trên các trống đồng Đông Sơn và
ngôi nhà Rông hiện nay ở Tây Nguyên. Loại mái cong hình thuyền này là một đặc trưng
rất nổi bậc trong kiến trúc của các dân tộc Đông Nam Á, đặc biệt là các vùng ven biển
và hải đảo. Tháp không cao, chỉ chừng 10m, nhưng được tạo dáng hài hoà, hợp lí. Đế
tháp hơi nhô ra so với thân tháp, xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chãi cho
thân tháp. Viền xung quanh đế là dải trang trí hình hình người đứng choãi chân, hai tay
giơ cao như cùng chung sức nâng bổng tháp lên. Trang trí thân tháp được thể hiện chủ
yếu trên hai bức tường lớn ở mặt Bắc và Nam. Mỗi mặt đều có 6 trụ ốp nhô ra tạo thành
những cột dọc song song. Giữa những hàng cột dọc đó là những ô hình chữ nhật được
trang trí bằng các hình chạm khắc hoa văn ô trám kết dải tạo thành băng trang trí trên
đó điểm xuyết hoa văn xoắn uốn lượn mềm mại. Ðế tháp hơi nhô ra so với thân tháp,
xây giật cấp vuông vức tạo thành bệ đỡ vững chắc. Thân tháp có phù điêu chim thần
trong tư thế hai cánh giơ cao như nâng đỡ cả phần trên của tháp. Ngôi tháp mái cong
hình yên ngựa ở phía Nam tháp chính, gồm những hình người, hình thú, hình chim ở
dưới chân tháp đang ưỡn người, khuỳnh chân, dùng hai tay như nâng bổng cả toà tháp
lên, mái tháp cong hình yên ngựa như xoè cánh bay, trên mặt tường của kiến trúc, các
nghệ sĩ Chăm xưa đã tô điểm bằng những băng, những ô hình hoa lá.

Theo các nhà chuyên môn, cùng với tháp Cánh Tiên, Thốc Lốc, quần thể tháp
Bánh Ít có thể được xây dựng trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XI đến đầu thế kỉ
XII, dưới thời trị vì của hai vị quốc vương Harivarman IV và V. Nhà Champa học
ngưòi Pháp G. Maspero cho rằng đây là thời kì Champa xây dựng nhiều công trình
kiến trúc lớn với những phong cách mới mẻ. Sự xuất hiện những yếu tố mới như cột
ốp có rãnh dọc, bo diềm mái bằng đá sa thạch, vòm cửa cao vút nhọn… trên tháp là
những đặc trưng để có thể coi đây là ngôi tháp tiêu biểu cho ngôi tháp Bình Định. Về
phương diện nghệ thuật, trong toàn bộ di tích tháp Chàm còn lại trên đất Việt Nam,
Bánh Ít là quần thể kiến trúc độc đáo với nhiều dáng vẻ kiến trúc đa dạng, trang trí đẹp,
một khu di tích kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao.
41

Tháp 2.1 Quy - Nằm trên đồi cao


Bánh hoạch - Gồm nhiều tháp, 1 tháp
Ít tổng thể chính
- Theo trục Bắc-Nam

2.2 Kiến -Tháp cổng: cao 13m,


trúc bình đồ hình vuông, mỗi
chiều 7m.
+ Tháp có 2 cửa Đông -
Tây.
-Tháp chính: chiều cao
20m, bình đồ hình
vuông, mỗi cạnh 11m
- Tháp yên ngựa hình
chữ nhật, chiều dài 12m,
rộng 5m, cao 10m
2.3 Tỉ lệ -Tháp chia 3 phần:
mặt + Đế
đứng +Thân
+Mái: gồm nhiều tầng
nhỏ
42

2.4 Chi - Vòm cửa mũi lao nhiều


tiết lớp
- Thân tháp có các trụ đá
ốp trơn không trang trí.
- Giữa đế - thân là các
hàng gạch nhô ra, gọt
đẽo công phu
- Vòm cửa cong 2 lớp
nhọn lên trên
Các cửa giả giống cửa
chính.
- Mái có ba tầng.
- Tầng thứ nhất mái tháp
phía Nam tác hình sư tử,
Phía Tây và phía Đông
trang trí bò Nadin, phía
Bắc thể hiện mặt Kala
nhìn thẳng.
- Diềm mái vòm là các
phù điêu Gajasimha
(mình người đầu voi)
- Phù điêu hình khỉ thần
HaNuMan đang múa
- Chân tháp gạch được
xếp chồng lên nhau hình
vòm giống như vòm mái.
2.5 Chất Đá- kết hợp gạch
liệu
Bảng 3. Phân tích tháp Bánh Ít. Nguồn : Tác giả
43

2.2.2.4 Tháp Bình Lâm


Nằm tại thôn Bình Lâm, xã Phước Hoà, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, tháp
Bình Lâm là một tòa tháp Chăm cổ tương đối đặc biệt. Nếu như đa số các tháp Chăm
khác nằm trên đồi hoặc những địa điểm tách biệt với cư dân, tháp Bình Lâm lại nằm
giữa vùng đồng bằng, được bao quanh bởi khu dân cư khá đông đúc. Theo các khảo sát,
tháp được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, thuộc phong cách chuyển tiếp
giữa phong cách Mỹ Sơn A1 và phong cách Bình Định. Tháp nằm trong khu thành Bình
Lâm, là kinh đô đầu tiên tạm thời khi các vị vua Chăm dời đô từ Quảng Nam vào Bình
Định trước khi xây dựng kinh đô Đồ Bàn. Khi thành Đồ Bàn được xây dựng thì Bình
Lâm mất vị trí trung tâm chính trị, hành chính của Champa. Tháp Bình Lâm cao khoảng
20m, bình đồ vuông, trên thâp tháp có hai tầng được thu nhỏ dần một cách đều đặn.
Như các tháp Chăm khác, một trong những yếu tố trang trí kiến trúc đặc biệt nhất và
cũng đẹp nhất ở tháp Bình Lâm là các cửa giả nhô ra ở khoảng giữa các mặt tường của
thân tháp. Mỗi cửa giả là một cấu trúc ba thân kế tiếp nhau nhỏ dần từ trong ra ngoài.
Mỗi thân đều có hai phần: hai cột ốp bên dưới và hòm hình mũi giáo bên trên. Phía dưới
chân các cửa giả được trang trí bằng các hình sư tử, hoa lá và các hình áp. Phần trên các
cửa giả được chạm khắc rất tinh xảo. Mặt tường bên ngoài của tháp Bình Lâm được
trang trí bằng hệ thống các cột ốp. Khác với các tháp Chăm trong khu vực, cột ốp của
tháp Bình Lâm không còn hoa văn phủ kín bề mặt. Do cách thiết kế này, khi so với các
tháp Chăm thuộc phong cách Mỹ Sơn A1, tháp Bình Lâm không tráng lệ bằng. Nhưng
điều này lại làm tăng độ khỏe và chắc góp phần làm nổi bật những hình tượng điêu khắc
chính. Dù rất nhiều họa tiết của tháp đã bị hủy hoại theo thời gian, về tổng thể ngôi tháp
vẫn mang một vẻ đẹp trang nhã và uy nghiêm. Trong những năm gần đây, một số phần
bị đổ nát của tháp đã được tôn tạo, phục hồi.
44

Tháp 4.1 Quy Tháp nằm giữa vùng


Bình hoạch đồng bằng
Lâm tổng thể Gồm 1 tháp chính
Theo trục Đông - Tây

4.2 Kiến Chiều cao 20m, hiện nay


trúc còn khoảng 15m.
+ Bình đồ hình vuông,
mỗi cạnh khoảng 10m.
+ Đế tháp vững chãi,
+ Cửa chính hướng Đông,
rộng khoảng 1,8m
+ Cửa giả với vòm nhọn
vút cao
+ Tháp có 4 tầng
+Diềm ngăn với mái được
trang trí bằng hoa văn
cánh sen cách điệu.
Thời gian xây dựng cuối
thể kỉ X- đầu TK XI
45

4.3 Tỉ lệ Tháp có 3 tầng


mặt Nhỏ dần về phần trên
đứng đỉnh

4.4 Chi - Cửa giả phía Tây được


tiết trang trí bằng bức phù
điêu Garuda
- cửa chính tháp là mái
vòm vút cao
- Cửa giả hình mái vòm
cong, nhọn, xếp nhiều lớp
- Hoa văn kiểu chuỗi hạt
uốn lượn liên hoàn hình
chữ U chạy vòng quanh
tháp

4.5 Chất Gạch


liệu
Bảng 4. Phân tích tháp Bình Lâm. Nguồn : Tác giả

2.2.2.5 Tháp Phú Lốc


So với các ngôi tháp Chăm ở Bình Định khác, tháp Phú Lốc có vị trí đặc biệt khi
nổi bật giữa đồng bằng như ngọn hải đăng khổng lồ. Tháp Phú Lốc là tòa tháp Chăm cổ
được xây dựng từ thế kỷ 12. Tháp nằm trên đỉnh đồi có độ cao là 76 m, cao hơn tất cả
các tháp Chăm khác ở khu vực. Dù có thể quan sát rõ ràng từ đường quốc lộ, nhưng
46

tiếp cận tháp Phú Lốckhông phải một việc dễ dàng. Từ chân đồi, phải leo qua nhiều
triền dốc mấp mô đầy cây bụi theo chỉ dẫn của người dân địa phương mới có thể đến
được đỉnh đồi, nơi có lối mòn dẫn lên tháp. So với một số tòa tháp Chăm khác ở Bình
Định, tháp Phú Lốc có quy mô không lớn. Bình đồ tháp hình vuông mỗi chiều đo được
9,7m. Toàn tháp cao khoảng 15m. Ngôi tháp này hiện đã bị hư hại nặng , tầng nền bằng
đá cao và cả phần nền sảnh ở phía đông đã bị đổ nát, giờ đây được gia cố bằng gạch để
chống sụp đổ. Phần trên của tháp vẫn còn khá nguyên vẹn. Đây là một ngôi tháp thuộc
phong cách Bình Định, với nét điển hình là các cột ốp, đặc biệt là các cột ốp ở góc, các
ô dọc giữa các cột ốp nhô mạnh ra và hoàn toàn để trơn. Các cửa giả đều có ba thân và
ba tầng. Phần trên các tầng của các cửa giả là vòm cung nhọn khá dài trong như hình
mũi giáo, cả hai tầng còn lại phía trên của tháp đều cùng lặp lại kiểu dáng và bố cục của
phần thân. Đỉnh tháp có lỗ hổng để đưa ánh sáng tự nhiên vào trong tháp. Nét độc đáo
của tháp Phú Lốc cũng như các tháp Chăm mang phong cách Bình Định là dùng đá để
làm các bộ phận trang trí kiến trúc như chân các cột ốp và diềm mái. Đây là nét kiến
trúc thể hiện ảnh hưởng của văn hóa Khmer. Có giả thiết cho rằng tháp Phú Lốc được
xây dựng trong thời kỳ quân đội Khmer đang chiếm đóng kinh đô Vijaya, Bình Định
bởi vị vua người Chăm là Vidyanandana do người Khmer dựng nên, vì thế kiến trúc và
nghệ thuật Angkor ảnh hưởng rất nhiều trong việc xây dựng tháp. Theo nghiên cứu thì
tháp Phú Lốc là nơi thờ thần Siva của Ấn Độ giáo.

Tháp 5.1 Quy - Nằm trên đồi cao


Phú hoạch - 1 Tháp duy nhất
Lốc tổng thể
47

5.2 Kiến Chiều cao: khoảng 15m


trúc Bình đồ tháp hình vuông,
mỗi cạnh 9,7m.
Các cột ốp đá xung quanh
thân tháp thẳng trơn.
Tháp có bốn cửa, 3 cửa
giả và 1 cửa chính hướng
Đông.
Phần trang trí hình lưỡi
mác vút nhọn
Cửa giả có 3 tầng
Tháp có 3 tầng, ngăn
cách với nhau bằng diềm
đá trơn không trang trí.
5.3 Tỉ lệ Tháp có 3 tầng
mặt Nhỏ dần về phần trên
đứng đỉnh
48

5.4 Chi Ở các cửa giả đều trang


tiết trí tượng Garuda.
Các cột ốp góc không
trang trí
Diềm mái được ốp bằng
đá
Chân tháp làm bằng đá
nhưng theo thời gian mất
dần và được gia cố bằng
gạch

5.5 Chất Gạch kết hợp đá


liệu
Bảng 5. Phân tích tháp Phú Lốc. Nguồn : Tác giả

2.2.2.6 Tháp Thủ Thiện


Không giống với các tháp Champa khác là thường đứng trên đồi hoặc gò cao, thì
tháp Thủ Thiện được xây cất trên một vùng đất tương đối thấp, trên bờ nam sông Kôn,
cách bờ sông chưa đầy 1km, thuộc thôn Thủ Thiện, xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, xung
quanh là ruộng nương, làng mạc. Vào thế kỷ XIX, thôn Thủ Thiện gọi là Thủ Hương
nên trong sách Đại Nam nhất thống chí, tháp này được gọi là Thủ Hương cổ tháp. Các
tài liệu của người Pháp gọi là Tour de Bronze (Tháp Thau). Tháp được xây dựng trên
một khối đất hình vuông, mỗi chiều đo được 8,5m. Đế tháp cao, hơi thóp ở phần giữa,
tạo dáng choãi rộng ở phía nền, phình ra trên mặt, nâng toàn bộ thân tháp. Thân tháp là
một khối trụ vuông, cửa chính mở về phía đông. Vòm cửa đã bị sập nhưng có thể hình
dung được nhờ cấu trúc ba cửa giả vẫn còn tương đối nguyên vẹn với vòm nhọn hình
mũi lao xếp thành nhiều lớp. Phần trên mỗi cửa được tạo dáng thành các ô giống như
khám thờ. Chắc hẳn khi xưa mỗi khám thờ này đều có gắn một bức phù điêu hay tượng
thần nhưng đến nay không còn nữa. Ngăn cách giữa thân và mái, bộ diềm nhô rộng ra
bốn phía. Tuy bị hư hại, dấu vết còn lại vẫn còn khá rõ để nhận ra ba tầng nóc. Các tầng
có cấu trúc đồng dạng với nhau, nhỏ dần về phía trên, ở mỗi tầng, bốn góc lại được
49

trang trí bằng các tháp góc nhỏ nhiều tầng. Bên trong lòng tháp có rất nhiều vết gắn phù
điêu, nơi đặt tượng thờ. Đó là điểm khác biệt của tháp Thủ Thiện với tất cả các tháp còn
lại ở Bình Định. Tháp có quy mô nhỏ nhưng lại là công trình kiến trúc có kiểu dáng và
phong cách mang đầy đủ nhất những yếu tố đặc trưng cho phong cách Bình Định. Các
vòm cửa hình mũi lao cao vút lên, các cột ốp để trơn không trang trí, các tháp góc xếp
thành nhiều tầng sít nhau. Nếu như ở các tháp khác, sự cầu kỳ, tinh tế làm nên vẻ đẹp
thì ở tháp Thủ Thiện, sự giản lược trang trí lại tạo ra vẻ đẹp trang nhã, thanh thoát. Có
lẽ ngọn tháp này cũng được xây dựng gần như cùng thời với các tháp Cánh Tiên, Thốc
Lốc, Bánh Ít, nghĩa là trong khoảng từ nửa cuối thế kỷ XI sang đến nửa đầu thế kỷ XII.

Tháp 6.1 Quy - Nằm trên ngọn đồi cao


Thủ hoạch - Gồm 1 tháp duy nhất
Thiện tổng thể
50

6.2 Kiến - Hình vuông, các cạnh


trúc khoảng 8,5m.
+Đế tháp cao, hơi thóp về
giữa
+Cửa chính phía Đông.
+ Cửa nhiều lớp mũi lao
xếp chồng lên nhau.
+ Phần trên có các ô giống
khám thờ.
+ Diềm nhô rộng ra bốn
phía
+ Dốn gốc lại được trang
trí bằng các tháp nhỏ
nhiều tầng.
+Tháp có quy mô nhỏ

6.3 Tỉ lệ Tháp có 3 tầng


mặt Nhỏ dần về phần trên
đứng đỉnh
51

6.4 Chi Cửa chính bức phù điêu


tiết được chạm khắc tinh xảo
kết cấu mái nhiều tầng
Phần thân với những
mảng tường trơn

6.5 Chất Gạch kết hợp đá


liệu
Bảng 6. Phân tích tháp Thủ Thiện. Nguồn : Tác giả

2.2.2.7 Tháp Đôi


Quy Nhơn, hẳn rằng ai cũng được nghe những câu ca dao mà người dân phố
biển nơi đây yêu thích, thuộc lòng: Cầu Đôi nằm cạnh tháp Đôi/Vật vô tri còn đèo bòng
duyên đôi lứa huống chi tôi với mình. Hay như: Cầu Đôi liền với tháp Đôi/Quanh năm
quấn quýt như tôi với nàng… Tháp Đôi trong các câu ca dao trên chính là một công
trình kiến trúc độc đáo, dấu tích văn hóa Chăm còn lại khá nguyên vẹn trên đất Quy
Nhơn ngày nay. Theo Quách Tấn trong sách “Nước non Bình Định”, người Pháp gọi
tháp này là tháp Kmer. Tháp Đôi là một trong tám cụm tháp Chăm còn lại trên đất Bình
Định ngày nay, một trong những di tích kiến trúc văn hóa Chăm mang màu sắc tôn giáo
đặc sắc. Theo các nhà nghiên cứu, tháp có niên đại cuối thế kỷ 11 - đầu thế kỷ 13, thời
kỳ vương quốc Chămpa gặp nhiều biến động. Tháp có cấu trúc độc đáo, gồm hai tháp,
tháp lớn cao khoảng 20 m, tháp nhỏ cao 18 m, cửa chính của hai tháp đều quay về hướng
Nam. Tháp được xây bằng gạch nung xếp khít với nhau bằng một thứ chất kết dính đặc
biệt, một kỹ thuật xây độc đáo chỉ có ở người Chăm mà ngày nay người ta vẫn chưa
giải mã được. Tháp được cấu trúc thành ba phần chính: Chân tháp là khối đá (tháp lớn),
gạch (tháp nhỏ) được xếp chồng một cách vững chãi; thân tháp khối vuông và đỉnh tháp
mặt cong được tạo thành bởi gạch nung xếp khít chặt. Các góc tháp được trang trí bằng
nhiều tượng chim thần Garuda, tạp chủng đầu voi mình sư tử và hình người ngồi có 6
52

hoặc 8 tay bằng đá theo tín ngưỡng của người Chăm. Tất cả đều được chạm khắc rất
tinh xảo, sinh động. Bên trong tháp lớn thờ linh vật linga và yoni thông qua biểu tượng
cối và chày giã gạo. Tháp Đôi được coi là một trong những tháp đẹp nhất của kiến trúc
Chăm-pa. Tháp gồm các tảng đá được ghép lên nhau rất vững chắc. Quanh tường phía
ngoài tháp là các bức phù điêu chạm khắc những hình như các vị thần, chim, thú,…
theo tín ngưỡng của người Chăm. Tuy vậy, tháp này trước kia đã bị phá hủy vào thời
chiến, mãi đến năm 1990 mới được các chuyên gia Ba Lan trùng tu lại.

Tháp 7.1 Quy - Tháp nằm tại vùng


Đôi hoạch đồng bằng
tổng thể - Gồm 2 tháp
- Trục Bắc- Nam

7.2 Kiến - Hai tháp năm song song


trúc theo trục Bắc-Nam.
-Chiều cao: tháp Bắc cao
16m, tháp Nam thấp hơn.
- xây trên bình đồ hình
vuông
- cửa chính hướng Đông.
- 4 lớp trụ là bốn lớp vòm
mái hình mũi lao nhọn
- Thân tháp hình trụ
vuông, mỗi mặt tường
đều có trụ ốp trơn
53

7.3 Tỉ lệ - tháp không phải tháp


mặt vuông truyền thống
đứng - cấu trúc 2 phần chính,
khối thân vuông vức,
đỉnh tháp là mặt cong

7.4 Chi Các cửa của tháp nhô ra


tiết phía trước bởi 4 lớp trụ
Đá tảng được sử dụng rất
nhiều để làm phần đế
Dìm mái lớn, bộ diềm
của tháp được làm bằng
đá
Các hình con khỉ đang
múa, hình con sư tử đầu
voi và những hình người
ngồi có 6 và 8 tay
Bốn góc của diềm mái là
4 thần điểu Garuda
Vòm mái cong nhọn
7.5 Chất Đá kết hợp gạch
liệu
Bảng 7. Phân tích tháp Đôi. Nguồn : Tác giả
54

2.3. ĐIỀU KIỆN VỀ KHÍ HẬU TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN KIẾN
TRÚC

2.3.1 Các tác nhân ảnh hưởng đến kiến trúc trong vùng khí hậu nóng ẩm
ven biển
Kiến trúc ven biển là một loại hình công trình có đặc thù, không giống như các
công trình ở trong trung tâm đô thị hoặc các thành phố xa biển, kể cả về hình thức kiến
trúc cũng như các chức năng không gian sử dụng và giải pháp kỹ thuật. Việt Nam là
một trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất (69%) của tình trạng biến đổi khí hậu
(BĐKH) và nước biển dâng. Hằng năm, hàng chục triệu người phải chịu đựng và sống
chung với những diễn biến thất thường của thời tiết, những ảnh hưởng do BĐKH gây
ra: triều cường, bão, lũ, xâm thực mặn, nước biển dâng, sạt lở, nắng nóng, rét đậm rét
hại, mưa đá...

BĐKH đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến toàn bộ môi trường sống của con
người và tự nhiên, tạo nên những thách thức to lớn đối với sự phát triển đô thị, điểm
dân cư nông thôn, đặc biệt là đối với các đô thị ven biển. Vùng biển Việt Nam có bờ
biển dài 3.260km, với gần hết các tỉnh thành ven biển và là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp
của các quá trình biến đổi khí hậu. Các hiện tượng thiên tai xảy ra với cường độ lớn và
tần xuất cao như bão, lũ lụt tàn phá các khu vực mà nó xuất hiện. Nhiệt độ nóng ẩm
thay đổi thất thường nên dẫn đến các cuộc cháy rừng, hạn hán hoặc mưa với lưu lượng
lớn gây ngập lụt và phá hoại tài sản.

Hiệu ứng đảo nhiệt là hiện tượng một khu vực nóng hơn đáng kể so với các khu
vực xung quanh khác. Vào những năm 1810, Luke Howard là người đầu tiên nghiên
cứu và mô tả hiện tượng này, trong đó thể hiện sự chênh lệch nhiệt độ vào ban đêm
thường lớn hơn thời gian ban ngày và dễ cảm nhận được khi gió yếu. Vào ban ngày,
hiệu ứng đảo nhiệt có thể làm cho nhiệt độ t làm cho các khu vực cao hơn các vùng
chung quanh từ 1oC – 3oC đối với những đô thị chỉ khoảng 1 triệu dân. Một đô thị đông
dân với dân số từ 5 – 8 triệu người trở lên, quá trình tiêu thụ năng lượng càng cao dẫn
đến nhiệt độ trung bình cao hơn so với vùng nông thôn ngoại vi từ 7oC – 8oC. Với những
khu vực đông dân, nhiều nhà cao tầng, mật độ cây xanh và diện tích ao hồ ngày càng
55

giảm, lưu lượng giao thông lớn, luôn xảy ra ùn tắc như Hà Nội và TPHCM thì mức
chênh lệch này còn lớn hơn nhiều. Nguyên nhân chính của đảo nhiệt là sự thay đổi bề
mặt sử dụng đất trong quá trình phát triển vùng miền. Quá trình này sử dụng nhiều loại
vật liệu xây dựng mới như bê tông, thép, kính… có tác dụng giữ nhiệt và phản xạ nhiệt
mạnh. Các bề mặt của nhà cửa, đặc biệt mặt đường có khả năng hấp thụ bức xạ mặt trời
(BXMT) rất lớn. Mặt tường gạch trát vữa, mặt bê tông nhan có thể hấp thụ 50% – 70%
BXMT, mặt đường (bê tông, asphan…) hấp thụ tới 80% – 90% BXMT. Đồng thời, nếu
như các mặt tường đứng chỉ nhận BXMT một số giờ trong ngày, thì những bề mặt nằm
ngang, như mặt mái, mặt đường nhận BXMT suốt cả ngày. Các bề mặt bị BXMT (đặc
biệt trực xạ) chiếu tới sẽ nóng dần lên [23].
Với hiện tượng ngập lụt đô thị, đặc biệt tại các đô thị ven biển, cần vạch ra các
chiến lược về thiết kế công trình để giảm tác động ảnh hưởng của các cơn bão ở vùng
biển và ven biển. Thích ứng với mực nước biển dâng và ngập lụt bằng cách xây dựng
cấu trúc cọc để nâng các tòa nhà và thiết kế vững chắc nền móng có thể chịu được bất
cứ sự cố gió bão và lũ lụt.
Việc thiết kế công trình cũng có tác động không nhỏ đến vấn đề thích ứng và
giảm thiểu ảnh hưởng của BĐKH. Trước hết,chúng ta có thể ứng dụng các giải pháp
kiến trúc xanh có thể giúp cải thiện các vấn đề này một cách đáng kể, ví dụ như việc
thu gom và lọc nước trên các tòa nhà cũng sẽ làm giảm dòng chảy khi có mưa lũ lớn.
Thiết kế công trình theo hướng linh hoạt để cho phép thay đổi có thể trong điều
kiện BĐKH (ví dụ: tăng cường sự an toàn cho ngôi nhà bằng vật liệu lợp mái chống
nóng, chống cháy, lắp pin năng lượng mặt trời để tiết kiệm năng lượng và vừa tránh
được rủi ro hỏa hoạn…). Ngoài ra, các nhà thiết kế cũng cần phải nghiên cứu về rủi ro
tại khu vực mà mình thiết kế và vạch ra các phương án dự tính cho những mối nguy
hiểm bao gồm: Nhiệt độ gia tăng, bão lụt, lốc xoáy, mưa lớn, mưa đá.
Bên cạnh đó, ứng dụng thiết kế thụ động có lợi ích kép cho việc chống lại nhiệt
độ gia tăng mà không cản trở nỗ lực giảm nhẹ. Các nguyên tắc cơ bản của thiết kế thụ
động là: Giảm sự biến đổi nhiệt độ bên trong công trình; Cách nhiệt; Sử dụng các loại
sơn phát xạ thấp và lợp kính hiệu suất cao để giảm tỷ lệ truyền nhiệt qua kết cấu xây
56

dựng; Tấm che bề mặt công trình; Chọn địa điểm chuẩn để trồng thảm thực vật trong
công trình; Hệ thống thông gió phù hợp.

2.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thông gió tự nhiên.


Điều kiện thiên nhiên có những yếu tố bất lợi mà kiến trúc cần tránh hay
loại trừ. Có thể bằng giải pháp tự nhiên hoặc bằng nhân tạo nhờ các trang thiết bị kỹ
thuật. Do đó, kiến trúc phải phù hợp với điều kiện thiên nhiên, khí hậu của từng vùng.
Có các giải pháp phù hợp về định hướng mặt bằng, bố cục không gian. Tiếp đến là xử
lý vật liệu bao che, trang bị kỹ thuật. Và trang trí màu sắc phù hợp để tranh thủ cái thuận
lợi, khắc phục cái bất lợi. Trong quá trình phát triển của loài người, con người đã từng
bước lên từ những ngôi nhà thô sơ cho đến phức tạp chống lại những điều kiện bất lợi
của thời tiết và để thõa mãn nhu cầu cuộc sống ngày càng tăng cao. Từ đó mới xuất hiện
những loại nhà khác nhau tương ứng với những vùng khí hậu khác nhau. Đặc biệt là
những loại nhà này đã không ngừng được biến đổi và hoàn thiện để có thể thích nghi
với vùng khí hậu nơi mà nó tồn tại. Ngày nay việc nghiên cứu mối quan hệ giữa khí
hậu, kiến trúc, con người vẫn không ngừng được các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu,
tìm tòi nhằm thiết kế và xây dựng nên những công trình hiện đại và giàu bản sắc dân
tộc. Các công trình kiến trúc hiện nay phải vừa thõa mãn nhu cầu của con người, vừa
tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường thể hiện qua các xu hướng kiến trúc tiêu
biểu như: Kiến trúc hiệu quả năng lượng, kiến trúc bền vững, kiến trúc xanh….và kiến
trúc hạt nhân tiêu biểu cho vùng khí hậu nóng ẩm là kiến trúc sinh khí hậu. Về cơ bản,
kiến trúc sinh khí hậu được nghiên cứu để giải quyết vấn đề giữa mối quan hệ khí hậu
và kiến trúc ngay từ lúc lập quy hoach, thiết kế các công trình nhằm tận dụng tối đa
những điều kiện thuận lợi và hạn chế các yếu tố bất lợi trong tự nhiên và khí hậu để
đảm bảo tính tiện nghi phù hợp với cuộc sống của con người.

Lấy ví dụ như một ngôi làng ở Liberia. Một ngôi làng với những ngôi nhà có
hình nón, với những mái nhà vuốt nhọn lên như hình chóp. Có ý kiến cho rằng, đối với
ngôi nhà như vậy ở vùng khí hậu nóng ẩm “kết cấu tốt nhất là không có kết cấu, ngoại
trừ cái tàn che”. Mặc dù, trong đa số các trường hợp, nhận xét này có phần chủ quan,
nhưng khi xem xét vấn đề trên cơ sở các giải pháp kiến trúc sinh khí hậu lại nhận thấy
những ngôi nhà trong làng này hoàn toàn làm tốt công năng của nó đó là che nắng trên
57

diện rộng và tận dụng tối đa trong việc thông thoáng, thông gió (đây là hai yếu tố quan
trọng của kiến trúc vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm). Hay là những ngôi truyền thống ở
Malaysia. Tại sao nó lại có được sự thông thoáng trong vùng khí hậu nhiệt đới?. Ngôi
nhà được làm từ cấu trúc nhẹ, sử dụng vật liệu tự nhiên, dẫn nhiệt kém giúp hạn chế
lượng nhiệt vào nhà. Cấu trúc theo kiểu nhà sàn giúp ngôi nhà thông thoáng và chống
ẩm. Cửa sổ luôn mở rộng theo chiều dài ngôi nhà cho phép gió thổi xuyên qua, không
gian nội thất thoáng mở, ít sử dụng vách ngăn giúp gió dễ dàng lưu thông len lòi vào
trong căn nhà.

2.4. KINH NGHIỆM THỰC TIỄN CỦA CÁC NƯỚC TRONG KHU VỰC VỀ
ÁP DỤNG KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA VÀO RESORT

2.3.1 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Thái Lan
Đa số cho thấy, những resort thành công là những công trình mọc lên một cách
hợp lý như “hơi thở”, là sự thăng hoa từ những giá trị của cảnh quan thiên nhiên, của
môi trường sinh thái, của đời sống cộng đồng và bản sắc văn hóa địa phương. Kết quả
của một quá trình tìm tòi thiết kế đôi lúc sẽ cho ra đời những tác phẩm có cảm giác như
không thể hợp lý hơn, duyên dáng hơn và tự nhiên như chính bối cảnh vùng đất chứa
đựng công trình. Ngược lại, sự thành công của resort, tồn tại song hành sau đó sẽ đem
lại một bộ mặt cảnh quan mới, sức sống mới cho vùng đất, trong đó phải kể đến vai trò
quan trọng của các mảng cây xanh hoặc các khu rừng bảo vệ nguyên vẹn vành đai xung
quanh tạo sự kết nối tinh tế giữa khu resort với đời sống truyền thống cộng đồng và môi
trường sinh thái khu vực

Ở Thái Lan có một thiên đường resort mà có thể ai cũng đã từng được một lần
nghe qua nó. Đó chính là đảo Phuket với những vách đá dốc theo sườn núi xuống biển;
một hòn đảo tập trung các resort nổi tiếng. Có một thực tế là KTS Thái rất nhuần nhuyễn
trong việc thiết kế resort với địa hình độ đốc, các lớp chồng lên nhau, giật cấp để thuận
tiện cho việc tạo nên view nhìn toàn cảnh từ các phòng Điển hình như một resort rất nổi
tiếng đó là Keemala Resort. Đây là resort được công ty Space Architect và KTS nội thất
Pisit Aongskultong thiết kế (Hình 2.7). Resort nằm trong khu rừng nhìn ra bờ biển
58

Andama ở Phuket. Mô phỏng các kỹ thuật xây dựng và triết lý tâm linh của những người
bản xứ này, đội ngũ thiết kế đã nghiên cứu và đưa ra 4 loại hình biệt thự:

- 16 nhà đất dựa theo dòng họ Pa-ta-Pea, với sự liên kết tâm linh chặt chẽ với đất;

- 7 nhà lều dựa trên dòng họ Khon-Jorn, mô phỏng theo những ngôi nhà tạm của
các thương nhân.

-7 ngôi nhà cây dựa theo dòng họ We-Ha – những nghệ sĩ kỳ quái sống trong
những ngôi nhà hai tầng trên cây. (Hình 2.8)

- 8 nhà tổ chim cho gia tộc Rung-Nok giàu có, sống trong những ngôi nhà cao
trên ngọn cây với tầm nhìn ra biển. Khu “nhà đất” rộng 414m2, gồm các khối nhà hình
thang và hình chóp, phủ xi măng giả đất sét và mái làm bằng tre tổng hợp. Hồ bơi được
làm bằng đá xanh. Tường trát xi măng họa tiết, sàn lát gạch đá mài, đồ nội thất bằng da
và đồng thau gợi nhớ về thẩm mỹ của Pa-ta-Pea – gia tộc có truyền thống về ngành
luyện kim và trồng trọt. Khu “nhà lều” rộng 460m2 được xây dựng bằng chất liệu da
kép: Lớp mờ đục giúp chống mưa, và lớp thứ hai trong suốt giúp gió thổi qua dễ dàng.
(Hình 2.9)

- Khu “nhà cây” được xây dựng với khung bằng thép và mây tổng hợp được uốn
cong. Sau đó chúng được phủ một lớp vải lều chịu lực gắn vào mái thép giúp tránh mưa.
Biệt thự tổ chim có diện tích lớn được lợp bằng vật liệu cao su, gia cố bằng thép và
được phủ một lớp da gỗ và vải dệt thoi thân thiện với môi trường. Có thể nói các kiến
trúc sư đã tìm hiểu rất kỹ văn hóa phong tục địa phương để thiết kế ra những sản phẩm
mang tính chất bản địa như vậy. Từ những chi tiết nhỏ cho đến những ngành nghề, cách
sinh hoạt, nơi ở trước đây của người bản xứ để áp dụng vào thiết kế công trình.
2.3.2 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Malaysia

Điều đặc biệt khi nhắc đến kiến trúc bản địa Malaysia đó là các ngôi làng truyền
thống với tên gọi là “kampongs”, xuất phát từ tiếng Bahasa Malaysia. Đây là kiến trúc
59

truyền thống nhất của Malaysia. Trong khi chỉ một số ít còn được thấy ở vùng nông
thôn thì đã thay thế bằng những ngôi nhà hiện đại hơn rất nhiều. Có thể thấy việc áp
dụng những kiểu kiến trúc truyền thống mang tính bản địa vào resort là một trong những
vấn đề tiên quyết và phải là tiêu chí cốt lõi để tạo nên sự thành công của một resort.

Đã có một số resort áp dụng được tính chất bản địa vào trong việc thiết kế resort
ở Malaysia như Terrapuri Heritage Village, AVANI Sepang Goldcoast Resort… Với
lối kiến trúc nhà truyền thống là các nhà bằng gỗ, cửa sổ lớn, sàn được đưa cao lên
nhằm tránh lũ lụt (Hình 2.10). Mái cao nhiều cấp theo kiểu ruộng bậc thang. Kiểu kiến
trúc này rất phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm tương đồng với Việt Nam. Các vách
được làm bằng gỗ. Có rất nhiểu tính năng trong các ngôi nhà truyền thống mà các resort
này áp dụng đó là hướng đến việc thông gió hiệu quả. Điều này được thể hiện bằng
nhiều khoảng trống như cửa sổ, lưới thông gió, các khoảng trống dưới sàn nhà và phần
nội thất có những vách ngăn nhỏ.

Sàn nhà được nâng lên như một kiểu nhà sàn để đón gió được nhiều hơn. Cấu
trúc nội thất được chia ra với các phòng nhỏ, như vậy nó cho phép không khí dễ dàng
đi qua và thông gió thường xuyên. Các tấm gỗ trang trí trong nhà cũng được chạm khắc
và có các lỗ nhỏ giúp cho gió luồn qua một cách dễ dàng. (Hình 2.11)

Mái cũng là một yếu tố quan trọng vừa giúp cho kiểu kiến trúc này có thêm phần
đặc biệt mà còn giúp cho nó có thể đón gió trực tiếp để thông gió cho khoan mái. Các
khớp thông gió trên mái nhà được gọi là Patah là một thiết kế thông gió sáng tạo, và nó
được dùng để thông gió trên không gian mái nhà. Bên cạnh đó việc đặt hướng nhà cũng
giúp cho việc đón các cơn gió trực tiếp bên ngoài để thông gió cho toàn bộ ngôi nhà.

2.3.3 Thực tiễn áp dụng kiến trúc bản địa vào resort của Indonesia
Khi nói đến kiến trúc bản địa không thể không nói đến đất nước Indonesia, nơi
có những resort, khu nghỉ dưỡng với hàng nghìn hòn đảo, đặc biệt là những resort độc
đáo với các dịch vụ cao cấp. Ảnh hưởng của kiến trúc Indonesia đến từ Ấn Độ, không
chỉ kiến trúc bị ảnh hưởng mà đến cả nền văn hóa cũng một phần theo Ấn Độ. Bali, một
60

thiên đường resort của Indonesia, nơi mà tôn giáo chính là đạo Hindu. Hầu hết có thể
nhận thấy kiến trúc bản địa trước đây là những ngôi nhà nhỏ với kết cấu đơn giản, mái
hình nón, nhưng hiện nay đã được thay thế bằng những kiểu nhà hiện đại hơn. Vì thế
nên một số resort tại đây đã biết cách đưa những giá trị truyền thống về đúng hiện trạng
của nó.

Nét độc đáo của những resort tại Bali sự kết hợp những vật liệu địa phương mang
nét mộc mạc, giản dị của những vật liệu từ thiên nhiên như tre, nứa, lá dừa, cọ…cùng
với sự sang trọng và đẳng cấp của các đồ nội thất bên trong( Hình 2.12). Tiêu biểu của
kiến trúc resort tại Bali chính là resort Hanging Gardens. Đây có lẽ là resort nổi tiếng
nhất tại Bali. Với thiết kế độc đáo, kết cấu vô cùng phức tạp vì địa hình địa thế không
cho phép sử dụng các công cụ máy móc phuc vụ việc xây dựng (Hình 2.13). Trong thực
tế thì việc xây dựng nên resort phải thực hiện bằng tay vì thời điểm đó không có đường
tiếp cận. Trong khu resort có tất cả 41 hồ bơi vô cực theo từng khu nhà và nó được sưởi
ấm liên tục, hồ bơi được làm từ đá núi lửa và những vật liệu địa phương. Thiết kế này
đã tạo nên sự độc đáo giúp liên tưởng như là đang ở giữa một không gian rừng nhiệt
đới mở. Các đường cong tự nhiên lấy ý tưởng từ những cánh đồng lúa ở Indonesia.

Bali được biết đến vùng khí hậu mát mẻ và ôn hòa và lối sống Bali cho thấy mọi
người đều dành một lượng thời gian nhất định khi ở trong nhà và ở ngoài trời. Hanging
Gardens ở Bali là đã sử dụng Phong Thủy theo quy luật tự nhiên và năng lượng điều
chỉnh định hướng bốn chiều liên quan đến dòng chảy của năng lượng, làm sao cho có
lợi nhất được tính đến khi định vị và thiết kế các căn nhà nghỉ dưỡng. Mỗi yếu tố trong
khách sạn được tạo ra với các phép đo Phong Thủy. Kiến trúc sư John Pedigree và Fitri
Peretz đã cẩn thận bố trí các căn biệt thự nghỉ dưỡng làm sao cho không bị lạc lõng
giữa thiên nhiên (Hình 2.14). Điều đặc biệt nhất là quá trình xây dựng họ đã không tàn
phá cây lâu năm và chỉ 1 cây duy nhất bị phá đi trong quá trình xây dựng. Như vậy thấy
được câu chuyện về sự tôn trọng thiên nhiên, tôn trọng giá trị truyền thống để tạo nên
resort mang tính biểu tượng, kỳ quan này.
61

CHƯƠNG III. KHAI THÁC YẾU TỐ CHAMPA VÀO KIẾN TRÚC RESORT
TẠI BÌNH ĐỊNH

3.1. CÁC YẾU TỐ NHÀ TRUYỀN THỐNG CHAMPA ÁP DỤNG VÀO


KIẾN TRÚC RESORT BÌNH ĐỊNH.

3.1.1 Yếu tố hình thành lên ngôi làng truyền thống Champa
Trong văn hóa Chăm, người Chăm luôn sử dụng một thuật Phong thủy để xây dựng
lên những ngôi nhà của họ. Người chăm có câu “Cek mưraong Kronk barak (Nghĩa là
: Núi đằng Nam, sông đằng Bắc). Đây là phong thủy mà người chăm tin rằng cách này
nhằm chỉ ra cách lựa chọn vị trí để lập làng ấp [25]. Ví như người Kính có câu: “Núi
sông phục chầu”.

Về mặt quy hoạch thì hầu như làng người Chăm được bố trí theo hình chiếc lược.
Lấy trục chính làm chuẩn, và rải rác các làng nằm theo theo trục chính đó. Làng chăm
đa số đều nằm trên mặt bằng cao ráo, bằng phẳng, bao quanh là các cánh đồng, sông
suối. Có thể nói đây là cách để tránh thú dữ, tránh ngập lụt, lấy gió vào làng được tốt
hơn. (Hình 3.1)

Các khuôn viên nhà ở được nối với nhau theo trục Bắc-Nam tạo thành từng dãy
khuôn viên, và mỗi khuôn viên cách nhau một khoảng bằng 2 chiếc xe bò có thể đi
ngược chiều nhau một cách thoải mái (6-8m). Và mỗi dãy khuôn viên cách nhau bằng
một đường ngang đủ cho 2 người lớn có thể lưu thông dễ dàng ( 1,5-2m ).

Người Chăm xưa quan niệm rằng cây to, rậm là nới trú ngụ của thần linh hay ma
quỷ nên trong khuôn viên nhà thường không được trồng cây to trước nhà. Và không
những chỉ có người Chăm mà người Kinh cũng có quan niệm về điều này. Vấn đề này
có thể tìm và giải nghĩa theo một vài cách khác: Ở những vùng duyên hải miền trung,
nơi thường xuyên xảy ra những cơn bão dữ thì việc trồng cây to trước nhà dễ bì bão
đánh đổ và đè lên chính ngôi nhà của mình, gây thiệt hại tài sản, tính mạng nên việc
hạn chế trồng cây to trước nhà có lẽ là nhưng hợp lí [25]

Với quan niệm này không sai, khi nhìn nhận ở khía cạnh khách quan hơn thì cây sẽ
giúp che chắn gió bão, giúp tạo bóng mát cho nhà cửa. Đối với quy hoạch resort nghỉ
62

dưỡng, mật độ cây xanh rất quan trọng trọng việc thiết kế resort hiện nay. Nó giúp tạo
nên hệ sinh thái riêng biệt cho resort đó.

3.1.2 Các yếu tố tạo nên ngôi nhà truyền thống của người Chăm pa

Các yếu tố kỹ thuật


Kết cấu khung nhà chính của nhà truyền thống: Nhà người chăm được sử dựng kết
cấu khung gỗ chịu lực – kết cấu cột chống đỡ. Cột được kê trên tảng đá xanh hay chôn
dưới nền nhà ,dòn dong được gác trên 3 cột chính, còn xà ngang còn lại được gác trên
các cột phụ, kết nối với nhau bằng cách cột dây mây. Vì thế đã tạo nên một hệ thống
khung kế cấu gỗ vững chắc, chịu lực chính cho toàn bộ ngôi nhà. Sau này khi xã hội
phát triền theo hướng hiện đại thì khung gỗ chịu lực được thay bằng hệ thống vì kèo
phổ biến ngày nay.

Kết cấu sàn của nhà truyền thống Champa: loại sàn được người chăm sử dụng phổ
biến là loại thường đặt cao hơn mặt đất một khoảng 0.5m. Vì khi đặt cao hơn mặt đất,
có thể tránh được các loại mối mọt xăm nhập trực tiếp từ đất, một phần tránh được
những loại bò sát như rắn, rết…Tùy vào gia cảnh từng nhà mà nhà đó có thể chọn cách
làm sàn cho phù hợp vào điều kiện kinh tế, có thể lát bằng sàn tre, sàn gỗ hay sàn đắp
bùn và đất sét. (Hình 3.2)

Kết cấu mái: hệ thống khung kết cấu mái sử dụng vì kèo, các thanh ngang liên kết
các bộ phận của vì kèo tạo thành hệ khung kết cấu mái. Mái truyền thống nhà người
Chăm thường làm bằng cỏ tranh, cột chặt bằng dây thừng thành từng mảng, sao đó được
lợp theo quy tắc từ dưới lên trên, khi lợp tới đỉnh thì gối lại, giằng bằng thanh tre để
tránh gió thổi. Có thể nói đây là kỹ thuật lợp mái còn thô sơ và duy trì từ lâu đời.

Kết cầu tường ngăn: Hầu hết tường của nhà truyền thống người Chăm là loại
tường đất sét trộn rơm, trát lên trên hệ khung xương bằng tre.

Trước khi trát đất, người ta làm hệ khung xương trước. Trên xà chân tường người ta
đục các lỗ nhỏ cách đều nhau một khoảng 15cm-20cm, rồi dựng thẳng đứng các cọc
bằng cây mằng tăng, có tác dụng giữ cố định không làm xê dịch hệ khung xương của
tường. Các thanh ngang bằng tre chẻ đôi đặt vuông góc 2 phía với các cọc dựng đứng
63

và buộc chặt lại từ trên xuống, cách nhau khoảng 10-15cm tạo thành các ô khung có
kích thước 10-15cm x 15-20cm. Tạo thành hệ khung kết cấu lõi tường chắc chắn. Khi
trát đất sét lên khung trĩ kết cấu của tường thì người ta đắp từ dưới lên trên, đắp đều
về cả hai phía và cùng lúc. Luôn luôn đắp ở phía góc tường trước để định vị và cố
định kết cấu tường vách đất. (Hình 3.3)
3.2. HỆ THỐNG TIÊU CHÍ NHẰM XÁC ĐỊNH HÌNH THÁI KIẾN TRÚC
CHĂMPA ÁP DỤNG VÀO THIẾT KẾ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH

Nền văn hóa Chămpa từng là một nền văn hóa phát triển nhất khu vực. Sự giao
thoa của các nền văn hóa Ấn Độ và văn hóa Chăm với nhau đã ảnh hưởng đến vẻ đẹp
của kiến trúc Chăm từ TK thứ 10. Vẻ đẹp của đền tháp Chămpa là một điều không thể
phủ nhận. Với kiến trúc độc đáo kết hợp các họa tiết trang trí khác biệt, các biểu tượng
nghệ thuật được thể hiện một cách mạnh mẽ, sáng tạo, góp phần tạo nên sự hấp dẫn
trong kiến trúc Chămpa.

3.2.1. Tiêu chí về hình thái kiến trúc vòm cuốn


Trong các thành phần trang trí của một đền tháp Chăm, từ thức cột, cửa vòm, mái,
hay trang trí chân tháp đến tổng quan không gian kiến trúc; điều làm nên sự đặc biệt
của tháp Chăm chính là vòm cửa cuốn đặc trưng. Chúng ta có thể hiểu và qua nhận biết
bằng mắt thường thì vòm cửa cuốn là cửa hình vòm được sửa dụng làm cửa chính; theo
những gì còn ghi nhận lại của một tháp Chăm thì 4 hướng đều có cửa và chỉ duy nhất
một cửa chính nằm ở lối vào hướng Đông, các cửa còn lại đều là cửa giả nhưng vẫn
trang trí giống hệt cửa chính.

Ngoài chức năng là cửa ra vào, cửa vòm cuốn trong kiến trúc Chămpa còn tùy
thuộc vào từng dạng thức kiến trúc, mô tiếp trang trí riêng, điều đó nói lên được nhận
thức trong quá trình cảm thụ tính thẩm mỹ của người Chăm theo từng thời kỳ lịch sử.
Có thể nói nghệ thuật điêu khắc kiến trúc mái vòm Chăm đã đạt đến trình độ kỹ thuật
cao mà con người có được, nó thể hiện thế giới quan của người Chăm về sự tồn tại của
vũ trụ.

Về mặt tổng thể, các cửa vòm cuốn là thể hiện sự hiểu biết về điêu khắc thông qua
các hình cân đối và hoàn mỹ theo các hình tam giác cân, hình nón, hình ngọn núi và với
64

người Chăm, con số của họ là con số 3. Số 3 xuất hiện trong các cách thể hiện trên vòm
cuốn như là Tam vị nhất thể trong đạo Hindu giáo (Brahma-Vishsu-Siva), Tam bảo
trong Phật giáo (Phật-Pháp-Tăng) hay là thể hiện 3 giao đoạn của cuộc sống ( Sinh –
Lão - Tử). Trên tổng thể điêu khắc của vòm cuốn kiến trúc, nếu như đỉnh tam giác
hướng lên trên là tượng trưng cho lửa và sinh thực khí nam, thì ngược lại, khi đỉnh nhọn
hướng xuống dưới là tượng trưng cho nước và sinh thực khí nữ; cũng như khi “hai hình
tam giác nếu đặt cạnh nhau là biểu thị của Siva và Srakti, Linga và Yoni, lửa và nước
…”[14]

Có thể so sánh mức độ khác nhau giữa mái vòm cuốn của tháp Mỹ Sơn và tháp
Chăm Bình Định để thấy được sự khác biết giữa chúng.

Nếu so sánh các vòm cuốn của tháp Chăm qua các thời kỳ thì có thể nhận thấy vòm
cuốn trên Tháp Mỹ Sơn F1 hay vòm cuốn lớn Mỹ Sơn A1 có mức độ cầu kỳ về hình
thức hơn khi được trạm khắc ở mức độ tinh vi. Điêu khắc vòm cuốn ở Mỹ Sơn sử dụng
hình tượng người “phụ nữ”, là tượng trưng cho sự phồn thực, trường sinh, trên đỉnh thể
hiện quả bầu như là vật cứu vớt, là vật tái tạo, sinh sôi loài người (Hình 3.4 ). Bên cạnh
đó mô tuýp biểu tượng cho sự hủy diệt và sáng tạo, là biểu trưng cho sự tái sinh đó
chính là ngọn lửa cũng được thể hiện trên vòm cuốn (Hình 3.5 ), hay là dạng hình lá
cây, từng ời kỳ mà hình dạng lá chuyển từ dạng phức tạp sum xuê ( phong cách Đồng
Dương) sang dạng đơn giản khỏe khoắn, chắc chắn (Phong cách Mỹ Sơn).

Trong khi đó đối với mái còm cuốn ở Bình Định, khi mà văn hóa Ấn Độ giáo đi
sâu vào cuộc sống của họ thì hình thức kiến trúc cũng như nhận thức về mặt thẩm mỹ
cũng đã thay đổi. Các mô tuýp hình ngọn lửa, hình mũi giáo được thể hiện trên kiến
trúc tháp. Biểu trưng cho sự mạnh mẽ, đồ sộ, hoành tráng (Hình 3.6). Điêu khắc vòm
cuốn tại tháp chăm Bình Định còn thể hiện qua các hình trang trí: Thủy quái Makara,
“Makara là nguồn gốc cửa sự sống và cái chết” [4], hay Thần Kala, vị thần thời gian
trong Ấn Độ giáo, thần rắn Naga…. Các biểu tượng linh vật Makara, Naga và Kala
thường được kết hợp nhau trong nghệ thuật trang trí điêu khắc Champa với dạng mô típ
thường thấy trên vòm cuốn của đền tháp được người Chăm xưa thể hiện triết lý sống và
nhân sinh quan về cái thiện và cái ác luôn tồn tại trong đời sống xã hội và hẳn nhiên
65

phải có các “thần linh” trừng phạt, tiêu diệt cái xấu, bảo vệ cái tốt và hướng đến chân
thiện mỹ trong đời sống xã hội. (Hình 3.7)

3.2.2. Tiêu chí về hình thức trang trí


Bên cạnh mái vòm là đặc trưng cho kiến trúc tháp Chăm, phải kể đến cách chi tiết
trang trí khác cũng được các nhà điêu khắc Chăm khoác lên cho tháp. Chi tiết mái cao,
chi tiết chân tháp cũng được trang trí tỉ mỉ mang lại cảm giác liền mạch từ ngọn đến
chân. Điển hình đó là tháp Đôi Bình Định là tháp còn khá nguyên vẹn nhất trong 14
cụm tháp vì tháp nằm trong lòng Thành phố Quy Nhơn và công tác bảo tồn được đầy
đủ nhất. Hay tháp Cánh Tiên cũng là một trong những tháp còn nguyên vẹn qua bao
nhiêu thế kỷ. Một trong những giá trị làm nên sự độc đáo của tháp Chăm là qua các
hình tượng trạng trí trên các mặt tháp. Tùy vào từng mốc thời gian xây dựng mà các
tháp Chăm có những kết cấu khác nhau.

Một đặc trưng nữa trong kiến trúc của tháp Chăm Bình Định đó là việc trang trí
khá độc đáo với cách trang trí là các thức kiến trúc, điêu khắc có tính nhịp điệu (Hình
3.8). Các họa tiết trang trí hay kiến trúc ở đây đều được xây dựng theo kiến trúc đối
xứng và đồng dạng, được lặp đi lặp lại một cách đồng bộ. Hệ thống các hình thức điêu
khắc đểu lặp lại theo 4 mặt tháp.

Về mặt kiến trúc thì không phải những gì thuộc về truyền thống, thuộc về kiến trúc
trên tháp cũng thích hợp đưa vào áp dụng trong thiết kế. Khi tiếp thu các giá trị vốn có
của kiến trúc Chămpa cần chắc lọc, phân tích cách ứng xử thõa đáng, và áp dụng một
cách hợp lý, cải tiến chứ không mang nguyên vẹn hình thức trang trí của một vị trí nào
đó trên tháp đưa vào thiết kế resort.

3.2.3. Tiêu chí về tổ chức không gian kiến trúc.


Hiện nay các kiến trúc tháp Chăm Bình Định đều có những không gian bên trong
và bên ngoài để thờ những vị thần theo tôn giáo Ấn Độ giáo. Các tháp Chăm được chia
làm 3 nhóm chính. Quy cách phân nhóm dựa vào cách xác định số lượng tháp trong
mỗi cụm tháp.
66

Nhóm kiến trúc một tháp gồm: Cánh Tiên, Phú Lốc, Thủ Thiện, Bình Lâm. Đây là
nhóm kiến trúc có một tháp thờ trung tâm và các công trình kiến trúc khác, có thể bằng
vật liệu nhẹ, hiện nay đã không còn. Giới hạn không gian kiến trúc là hệ thống tường
bao. Tháp thờ trung tâm trong lòng thờ ngẫu tượng Linga- Yoni. Theo nghiên cứu,
tượng thờ trong lòng tháp Bình Lâm là bộ ngẫu tượng với Linga là trung tâm; tháp Thủ
Thiện trong lòng thờ ngẫu tượng Yoni - Linga. Như vậy tháp Cánh Tiên và Phú Lốc
tượng thờ bên trong có khả năng là ngẫu tượng Linga - Yoni. Các tháp nằm trên bình
đồ hình vuông nên vị trí tháp luôn đặt được ở trung tâm.

Nhóm kiến trúc gồm nhiều tháp có tháp Bánh Ít, với bốn kiến trúc hiện còn, cùng
dấu tích nhiều kiến trúc bị sụp đổ. Đây là nhóm kiến trúc được xây dựng khá hoàn
chỉnh, bên ngoài có tường bao xây bằng gạch, chính hướng Đông có tháp cổng. Tháp
trung tâm được xây dựng ở vị trí cao nhất, quy mô lớn nhất, trang trí khắc tạc đẹp nhất.
Bên cạnh đó là các kiến trúc phụ trợ như kiến trúc tháp lửa hình mái nhà uốn cong thờ
thần lửa Agnhi; tháp cổng... Tháp trung tâm thờ ngẫu tượng Linga - Yoni đúc bằng
đồng, hiện đang được lưu giữ tại Bảo tàng Guymes - Pháp.

Nhóm kiến trúc gồm ba tháp xây thẳng hàng có Dương Long và tháp Đôi gồm ba
tháp là trung tâm của nhóm kiến trúc, xung quanh là các công trình kiến trúc khác nay
đã bị sụp đổ. Mỗi tháp được sử dụng thờ một vị thần khác nhau: tháp Bắc thờ thần
Brahma, tháp Giữa thờ Shiva - biểu tượng là ngẫu tượng Linga - Yoni và tháp Nam thờ
thần Vishnu.

Có thể nói cách tổ chức không gian tháp chăm là một khối tháp trung tâm và
những công trình phụ xung quanh nhằm phục vụ cho công trình chính. Nói tóm lại, tùy
từng vị trí khu vực khác nhau mà có thể có một hoặc nhiều cách bố trí bố cục khác nhau
để phù hợp với vị trí đó. Lấy giá trị cốt lõi, các chi tiết nghệ thuật giá trị từ tháp Chăm
để thích nghi với môi trường tự nhiên và có những phương án tổ chức không gian cho
phù hợp với ngôn ngữ kiến trúc mang tính văn hóa của người Chăm theo hướng cân
bằng với không gian.
67

3.3. NGUYÊN TẮC KHAI THÁC GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT ĐỀN THÁP
CHAMPA VÀO THIẾT KỂ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH

3.3.1 Nguyên tắc về kiến trúc


Công trình kiến trúc resort cần quan tâm đến môi trường tự nhiên và văn hóa nơi
đặt resort đó. Các công trình phải hòa hợp với cảnh quang xung quanh. Đối với các
công trình resort ven biển phải có giải pháp phù hợp về bảo tồn hiện trạng, giữ gìn hệ
sinh thái biển. Đối với khu vực resort trên đồi núi cần có giải pháp phù hợp với địa hình
thiên nhiên, giá trị bản địa.

Nguyên tắc về mặt bằng:

Bố cục mặt bằng phải phù hợp với nguyên lý chung, phụ thuộc vào chức năng,
công năng của từng loại hình dịch vụ trong công trình kiến trúc. Đảm bảo tỉ lệ phù hợp
giữa các khối nhà, hài hòa trong tổ hợp không gian mặt bằng. Đa phần các tháp Chăm
tại Bình Định là theo bình đồ hình vuông. Nguyên tắc có thể bố cục như sau:

+ Nguyên tắc bố cục theo dạng đối xứng: là các khối đối xứng qua trục tạo thành
hình thức mặt bằng trải dài, phát triển theo chiều dài khu đất. Đối xứng qua tâm dẫn
đến kiểu mặt bằng có hình đa giác. Ví dụ: kiểu resort một nhà chính trung tâm và các
phòng nghỉ dưỡng được đặt xung quanh nhà chính. Ngoài ra còn các kiểu tổ hợp bất đối
xứng nhưng vẫn tạo nên sự hài hòa.

+ Nguyên tắc bố cục theo dạng tập trung: là tổ hợp bố cục mặt bằng tập trung,
toàn bộ các khu chức năng, các không gian sử dụng được sắp xếp trong một khối hoặc
một tổ hợp nhiều khối liên kế với nhau một cách chặt chẽ, tạo thành một khối lớn đồ
sộ. Để làm được điều này cần phải có một khu đất rộng lớn. Ưu điểm của loại bố cục
này là giao thông ngắn, ít chiếm diện tích sử dụng đất. Hình khối chặt chẽ, dễ gây được
ấn tượng.

+ Nguyên tắc bố cục theo dạng hỗn hợp: tổ hợp bố cục mặt bằng dạng hỗn hợp
là giải pháp hợp khối với các bộ phận chức năng được sử dụng gắn bó thường xuyên
với nhau, kết hợp với phân tán các chức năng có tính độc lập tương đối hoặc quan hệ
không thường xuyên với các khối khác. Ưu điểm của nguyên tắc này là thích hợp cho
68

những khu đất vừa, dễ dàng áp dụng. Giải quyết được một phần về ánh sáng, thông gió
tự nhiên, sân trong cải tạo vi khí hậu tốt, cảnh quan đẹp, phù hợp với khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm của Việt Nam.

Nguyên tắc mặt đứng kiến trúc resort:

Hình khối là phần gây cảm giác ấn tượng khi lần đầu được nhìn thấy. Về cơ bản
resort không phải công trình công cộng nhiều tầng hay các cao ốc có thể nhìn thấy từ
xa mà là những khối nhà thấp, đơn giản cho cảm nhận nhìn gần…Do đó về mặt hiệu
quả nghệ thuật cần được thể hiện trên mặt đứng của nó. Sau khi chọn hình khối phù hợp
với mục đích và phù hợp vơi giá trị bản địa kiến trúc Chăm, bên cạnh đó cần phối hợp
với dây chuyền công năng sao cho phù hợp. Từ đó rút ra được thiết kế mặt đứng là sự
kết hợp các mảng, khối, đường nét, chi tiết, chất liệu, màu sắc trên mặt đứng chính của
khối nhà chính tại resort.

Thiết kế về mặt đứng kiến trúc phải thể hiện được ý nghĩa mà nó mang lại, nội
dung truyền tải thông tin công trình resort, cấu trúc công trình, tránh lạm dụng các hình
thức trang trí diêm dúa, phù phiếm. Tổ hợp hình khối, mặt đứng công trình phải chú ý
sự thống nhất, hài hòa giữa khối chính và khối phụ , tránh tình trạng chắp vá kiến trúc.
Về hướng cần chú ý thông gió tự nhiên, tiếp xúc gió lạnh hướng Đông Bắc và Tây Bắc
vào mùa đông. Mùa hè tránh gió khô Tây Nam. Chọn hướng đón gió chính là hướng
Nam và Tây Nam.

3.3.2 Nguyên tắc về qui hoạch


Trên quan điểm quy hoạch xây dựng đô thị, "Resort" về thực chất là một loại
hình khu chức năng đặc thù, được đầu tư xây dựng, khai thác tương tự các khu đô thị
mới, khu công trình dân dụng, với đặc thù riêng biệt phục vụ mục đích vui chơi giải trí.

Các resort thường tối thiểu phải có những khu chức năng như sau: khu đón tiếp,
quản lý, vận hành, ăn uống, dịch vụ khách du lịch, nghỉ ngơi, lưu trú, chiếm khoảng 15-
20% diện tích đất xây dựng; khu vực giải trí du lịch thể thao, văn hoá, giao tiếp, mua
sắm, hội nghị, hội thảo, giải trí ngoài trời, hệ thống hạ tầng kỹ thuật chiếm 30 - 40%
tổng diện tích; khu vực tài nguyên du lịch như không gian cây xanh cảnh quan, thường
69

gọi là phần mềm bằng khoảng 40 - 60% diện tích khu vực. Quy mô resort theo kinh
nghiệm các nước đều cùng xuất phát từ tính toán sức chứa của khu vực quy hoạch trên
cơ sở tính toán khả năng đón khách lưu trú theo phòng. Ở các nước châu Âu, quy mô
các resort từ 100 phòng lưu trú đến 8.000 phòng lưu trú. Theo căn cứ trên, xác định nhu
cầu các dịch vụ giải trí, không gian cảnh quan cần thiết theo quy phạm đối với các loại
hình hoạt động du lịch để tính toán quy mô đất đai.Giới hạn trên đây phụ thuộc vào
phương tiện giao thông nội bộ. Trên 8000 phòng, việc tổ chức giao thông trong resort
phải thông qua phương tiện cơ giới, không thích hợp với yêu cầu nghỉ dưỡng của du
khách.

Mật độ xây dựng tối đa theo loại hình resort từ 5-25%; mật độ phòng lưu trú,
khách sạn tối đa từ 20-75 phòng/ha, tuỳ theo quy mô resort và tính chất hoạt động chủ
yếu. Hệ số sử dụng đất phụ thuộc vào quy định kiến trúc cảnh quan cho phép đối với
công trình xây dựng trong resort với mục tiêu bảo vệ cảnh quan, tạo lập môi trường sinh
thái thuận lợi cho du khách; độ cao tối đa cho phép đối với khách sạn không quá 16m,
8m đối với công trình khác. Ngoài ra yếu cầu khác về quản lý xây dựng, bảo vệ cảnh
quan, theo vị trí, điều kiện cảnh quan, tài nguyên, khoảng lùi của công trình, lô đất xây
dựng được quy định cụ thể, từ 30m đối với resort vùng núi, 50m đối với khu nghỉ biển
đảo...

3.4. GIẢI PHÁP VẬN DỤNG CÁC YẾU TỐ KIẾN TRÚC CHAMPA VÀO
THIẾT KẾ RESORT TẠI BÌNH ĐỊNH

3.4.1 Giải pháp về kiến trúc

3.4.1.1 Giải pháp bố cục mặt bằng

Các bố cục mặt bằng khai thác một cách hợp lý dựa trên các giá trị có được từ
việc nghiên cứu tổ chức không gian tháp Chăm và tùy vào công năng sử dụng của resort
đó. Có 2 loại bố cục được chia ra dựa vào các giá trị khi nghiên cứu về mặt bằng tháp
Chăm như sau:

Bố cục một khối chính: Khối nhà chính là vị trí trung tâm gần cổng ra vào để
thuận tiện việc tiếp nhận và liên kết các khối khác. Các khối phụ trợ có thể nằm cùng
70

khối chính hoặc nằm kề bên theo nguyên tắc phù hợp. Tùy thuộc vào diện tích và địa
hình khu đất mà đặt các khối gần nhau hay xa nhau.

Bố cục 3 khối chính thẳng hàng / song song: Việc bố trí các khối chính của một
resort nằm song song nhau giúp tiết kiệm được diện tích nếu một khu đất không quá
rộng. Nhưng vẫn có thể biến tấu khối giữa to lớn hơn, xoay chuyển các khối linh động
của các khối liền kề nhằm giúp cho việc tạo hình có bố cục chính phụ. Việc kết nối các
khối nhà với nhau bằng hệ thống hành lang và đường nối nội bộ.

Đối với các resort, điều quan trọng nhất thu hút thị giác của du khách là lối vào
chính. Lối vào chính phải thu hút, việc trang trí các biểu tượng mang tính bản địa như
các hình tượng họa tiết gây ấn tượng mạnh như các bức phù điêu trên tường, cổng
chào…Lối vào chính cũng là sảnh tiếp đón, phải đảm đảm cho việc tầm nhìn thông
thoáng, nhìn rõ nội thất bên trong và bao quát toàn bộ khu vực không gian bên
ngoài.(Hình 3.9)

Việc phân bố mặt bằng còn tùy thuộc theo địa hình khu đất. Có nhiều cách bố trí
khu trung tâm trong cùng một vị trí khu đất (Hình 3.10):

+ (A) Khu trung tâm tại vị trí giữa công trình: Phương án này nhược điểm là
lối vào không thuận tiện nhưng nó là vị trí trung tâm kết nối các khu vực xung quanh
một cách thuận tiện nhất.

+ (B) Khu trung tâm nằm tại vị trí đón đầu: Phương án này áp dụng cho khu
đất có địa hình đồi núi, nơi là lối tiếp cận chỉ một lối duy nhất. Nhược điểm là giao
thông dài, liên kết các khu vực không thuận tiện.

+ (C) Nhiều khu trung tâm nằm phân bố đều: Ưu điểm của phương án này là
thuận tiện cho việc phục vụ, việc liên kết các khu vực và giúp công tác quản lý thuận
lợi.

Phần lớn các resort hiện nay đều tập trung các không gian khối ngủ, là các khối
biệt thự hay bugalow. Việc dàn trải các khối này nằm riêng biệt nhằm giúp tại không
71

gian riêng tư và còn dễ dàng bố trí phù hợp với khu đất, không bị gò bó theo hình thức
khối nghỉ dưỡng phải nằm chung cùng nhau nữa.

3.4.1.2 Giải pháp mặt đứng kiến trúc


Tính đối xứng qua trục, trong kiến trúc tháp Chăm tỉ lệ là một yếu tố quan trọng
tạo nên vẻ đẹp và sự cân đối giữa các thành phần với nhau. Vị trí tháp chính luôn cao
hơn các tháp còn lại, thể hiện sự hoành tráng, sự thống trị, uy quyền. Trong thiết kế mặt
đứng tính đối xứng qua trục cũng là yếu tố quan trọng làm nên sự hài hòa trong thiết
kế.

Đối với nhà trung tâm, nhà chính của khu resort, việc tổ chức mặt đứng gây ấn
mạnh trong cái nhìn đầu tiên là điều quan trọng nhất. Các mô tuýp mặt đứng của tháp
Chăm có thể đưa lên trang trí bằng những mái vòm uốn lượn cách điệu nhưng không
đơn giản quá. Các hình thức trang trí trên mặt đứng phải nhấn mạnh các tỉ lệ cửa, lối
vào, chiều hướng của các mặt trang trí. Làm cho công trình được nhấn mạnh, biến hóa
hơn trên mặt đứng công trình.

Các góc tường có thể khai thác yếu tố thức cột trong tháp Chăm để tạo hình tượng
cột giả. Việc áp dụng các yếu tố này cần phải tuân thủ nguyên tắc đối xứng. Ngoài ra
còn các kiểu hình thức kiểu diềm mái và gờ chỉ chạy quanh công trình tạo nên sự liền
mạch giữa các khối. Có thể lặp đi lặp lại các hình thức cách điệu tại các vị trí khác nhau
nhưng theo quy luật vần điệu để thể hiện sự hài hòa, thống nhất.

Khối ngủ của resort cần thể hiện sự đơn giản bằng những mảng kiến trúc tuân thủ
theo tỉ lệ. Hình dáng kiến trúc có thể áp dụng ngôn ngữ cách điệu trong hình khối tháp
Chăm để đưa ra được hình thức phù hợp. Việc lựa chọn kiểu dáng thiết kế sao cho thấy
được chủ đề của resort muốn mang đến cảm giác cho người sử dụng.

3.4.2. Giá trị vật liệu, chi tiết trang trí, hoa văn điêu khắc trong thiết kế nội
thất

Vật liệu sử dụng và màu sắc cũng là yếu tố ảnh hưởng đến cảm thụ thị giác, cảm
xúc thẩm mỹ. Người Chăm đã để lại nhiều kiến trúc điêu khắc trang trí phức tạp. Song
không phải loại hình điêu khắc nào cũng có thể áp dụng vào để trang trí cho công trình
72

resort. Ngoài các giá trị nghiên cứu được, tác giả nhận thấy sự giản lược trong các họa
tiết trang trí là yếu tố cần thiết để đưa vào làm hình thức thêm phần nổi bậc, mang đậm
chất bản địa. Ví dụ hình ảnh điêu khắc trên vòn cuốn với các mặt Kala, Makara có thể
áp dụng làm nền trang trí tại vị trí lối với để gây cảm xúc mạnh với người lần đầu tiếp
xúc. (Hình 3.11)

Không gian sảnh đón: Sảnh resort được ví như "trung tâm thần kinh" của
khách sạn, không gian sảnh bao gồm: Bộ phận sảnh lễ tân có chức năng như chiếc
cầu nối giữa khách hàng và các bộ phận còn lại trong khách sạn để đáp ứng và
thỏa mãn nhu cầu chính đáng(Hình 3.12) . Sảnh đón trong resort là nơi thể hiện rõ
nhất kiến trúc của resort đó như thế nào. Dựa vào các chỉ tiêu thiết kế và các giá trị bản
địa, chúng ta nên khai thác các chi tiết mái vòm giật cấp vào lối vào chính, điển hình
như kiểu mái vòm vào cửa của các tháp Chăm. Ngoài ra các chi tiết ốp trụ tường, cửa
giả theo các mặt trên tháp Chăm, các hoa văn chạy dọc theo chân của công trình cũng
làm nổi bật nên giá trị bản địa [17].

Ngoài những yếu tố nên trên, không gian sảnh còn phải thể hiện sự ấm cúng, sự
tương phản nổi bật của nền văn hóa Chăm thông qua các vật trang trí như phù điêu,
ngẫu tượng Linga-Yoni, đồ nội thất gỗ mộc mạc kết hợp với ánh sáng tạo nên không
gian kiến trúc mang tính truyền thống.

Không gian phòng spa, giải trí, dịch vụ: Trong không gian dịch vụ, giải trí và
spa, giá trị nghệ thuật các phù điêu, các bức bình phong theo họa tiết sóng nước hay
ngọn lửa hay xen kẽ các mặt nạ Kala hay những con khỉ nhảy múa thường thấy trên các
tháp Chăm Bình Định. Vách tường khai thác hình ảnh mái vòm cuốn với các bức phù
điêu đặc sắc tiêu biểu của dòng kiến trúc Chăm. Ngoài ra các họa tiết hoa văn hình học
là các hình tam giác, hình thoi, hình vuông, hình chữ nhật, hình viên bi (hình tròn)…thể
hiện qua những diềm hoa văn viền quanh các tác phẩm điêu khắc. Không nằm ở trung
tâm, nhưng những hoạ tiết hoa văn hình học đã góp phần làm sống động tác phẩm, tô
đậm thêm cho tác phẩm, làm cho tác phẩm điêu khắc trở nên đầy đủ hơn, nhấn mạnh
hơn, tạo thành những yếu tố nghệ thuật độc đáo, khác lạ.
73

Không gian khối ngủ: Gạch nung tháp Chăm có thể được đưa vào sử dụng làm
các mảng tường, kết hợp với các mảng đá ong, đá tảng cũng là một đặc trưng của tháp
Chăm. Việc sắp xếp gạch thủ công theo modun, thể hiện những hình khối có chủ đích
và có thể lấy ánh sáng vào bên trong nhờ các khe hở gạch, đồng thời giúp quan sát được
không gian bên ngoài. Song song với tính thô mộc của gạch, đan xen giữa cách mảng
kính lớn, khung kim loại tạo nên giá trị đặc sắc cho ngôn ngữ được chọn. Áp dụng lối
kiến trúc hình vòm với những bức tường gạch và những bức tượng đồng chính là đặc
trưng cho kiến trúc Chăm-pa.

Không gian phụ trợ, hành lang, đường dẫn : Việc đưa những hình tượng trực
tiếp các giá trị nghệ thuật của tháp Chăm lên trang trí tại những vị trí hành lang, đường
dẫn lối đi tạo nên sự linh hoạt, sự kết nối các không gian với nhau. Các họa tiết trên mái
tháp hình chiếc lá, các chi tiết đường diềm, các họa tiết trang trí trụ có thể sử dụng để
trang trí lên các lối đi tạo ra sự khác lạ với những kiểu trang trí truyền thống. Sự hiện
diện của kiến trúc Chămpa khắp nơi là cầu nối giúp mang lại cảm giác quan sát khác lạ,
vừa cổ kính, vừa quen thuộc.

Để kết lại nội dung, tác giả xin điểm lại các nội dung về giải pháp thiết kế resort
áp dung kiến trúc Champa như sau: Về mặt kiến trúc không đưa nguyên bản các hình
thức của kiến trúc Champa vào để thiết kế resort mà có sự chắc lọc trong qua trình chọn
lựa hình thức cũng như các ngôn ngữ sử dụng trang trí. Không gian kiến trúc không đi
theo hướng thô cứng như kiến trúc tháp Chăm mà có sử uyển chuyển để thích nghi với
điều kiện địa lý cũng như các tác động môi trường tự nhiên. Từ đó đưa ra được các giải
pháp phù hợp để hình thành nên thiết kế một resort mang bản sắc kiến trúc đậm chất
truyền thống, mà ở đây là kiến trúc tháp Chăm.
74

PHẦN 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, trên có sở mục tiêu, nội dung, và giới hạn của đề tài được
đưa ra ở phần đầu, tác giả đã trình bày các nghiên cứu trong quá trình thực hiện đề tài
ở các chương tiếp theo. Mục đích của luận văn không nhằm quảng bá văn hóa, bản sắc
Champa mà là góp phần hướng đến việc phát triển kiến trúc ứng dụng vào các thiết kế
mang bản sắc địa phương, góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa đặc sắc.

Champa là một phức thể các tiểu quốc, mỗi giai đoạn lịch sử đều có dấu ấn riêng.
Tuy nhiên, có một điểm chung là các vương triều Champa khi lên ngôi và đinh đô đều
chọn một vùng để xây dựng tập trung các công trình kiến trúc nghệ thuật để biểu trưng
cho thời đại của các vị vua trị vì. Các đền tháp Champa hiện còn phản ánh đầy đủ diễn
trình lịch sử Champa và hơn hết, các đền tháp còn tồn tại với chúng ta từ sau nhiều thế
kỷ. Chúng mang lại giá trị lịch sử, ý nghĩa và nghệ thuật nổi bật. Bên cạnh đó các đền
tháp còn lại mang đến một dấu ấn văn hóa đậm nét. Bình Định là một nơi như thế.

Như vậy các đền tháp Champa phản ánh đầy đủ và chân thực hoàn cảnh văn hóa
Champa từ những giai đoạn đầu tiếp thu những ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ cho đến
những giai đoạn thích nghi, tiếp biến và trỗi dậy mạnh mẽ tính bản địa. Tất cả đã tạo
nền sắc thái văn hóa Champa phong phú và đa dạng trong sự thống nhất, góp phần
không nhỏ vào nền văn hóa chung của nước Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc. Có thể
nói ở góc độ nghiêm cứu bảo tồn và ứng dụng, các đền tháp Champa còn tiềm ẩn nhiều
giá trị, trong đó những giá trị đặt biệt về nghiên cứu tổng thể. Các khu đền tháp nếu
được khai quật và làm rõ mặt bằng tổng thể có thể cho biết nhiều thông tin quý về tổ
chức mô hình, chức năng và triết lý kiến trức mà những người Chăm xưa đã gửi gắm
vào công trình.

Các khối hình tháp là một sự hoàn hảo về hình khối, từ đế tháp lên thân rồi tới
đỉnh tháp. Tất cả tạo nên sự hài hòa cân đối về tỉ lệ kiến trúc, hoa văn trang trí, kỹ thuật
xây dựng gắn kết với nhau chặt chẽ, bổ sung cho nhau làm nên một thể hoàn chỉnh. Ở
tháp còn thấy sự phát triển hoàn mỹ hơn về tỉ lệ kiến trúc thông qua các thủ pháp chi
75

tiết kết hợp với kỹ thuật xây dựng, bên cạnh các yếu tố trang trí cũng tôn lên được vẻ
đẹp của các đền tháp.

Hiện nay, tỉnh Bình Định chưa có một bảo tàng Chăm nào đúng nghĩa để có
những cái nhìn tổng thể trong quá trình nghiên cứu thiết kế. Nên dựa vào các nguyên
tắc, giải pháp trong quá trình nghiên tổng hợp các giá trị kiến trúc của đền tháp Champa
của luận văn sẽ giúp người thiết kế có thêm dữ liệu tham khảo trong quá trình thiết kế,
từ tổng thể không gian, cảnh quan, hình khối kiến trúc và các hình thức trang trí để hình
thành nên một công trình có giá trị về thẩm mỹ và mang nét kiến trúc bản địa. Tuy nhiên
việc thiết kế kiến trúc cũng nên phù hợp với vị trí, phù hợp với phong cách và mục tiêu
thiết kế, không nên lạm dụng quá đà, quá nhiều các chi tiết sẽ gây nên tình trạng loạn
kiến trúc. Đây là loại hình kiến trúc có bản sắc, không lẫn vào bất cứ kiến trúc của dân
tộc nào. Mỗi kiến trúc đền tháp ra đời đều phục vụ cho mục đích công năng nhất định,
đặc biệt là mục đích tôn giáo. Việc khai thác giá trị đền tháp cần chú ý đến giải pháp
thích ứng với điều kiện tự nhiên, khí hậu địa phương, đảm bảo yếu tố bền vững và mang
tính bản địa.

KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu và đi thực tế tại địa phương nghiên cứu, học viên xin
đưa ra một vài kiến nghị trong công tác gìn giữ kiến trúc tháp Chăm như sau:

- Các tháp Chăm đã tồn tại hàng thế kỷ trong lịch sử, trải qua sự hủy hoại các cuộc
chiến tranh và chịu tác động của tự nhiên, của môi trường và con người nên còn
rất ít tháp Chăm giữ được tính chất hình dáng nguyên vẹn như ban đầu. Nhằm
bảo vệ và phát huy giá trị di sản kiến trúc tháp Chăm, đáp ứng nhu cầu văn hóa
ngày càng tăng của người dân, cần có các cuộc hội thảo về cơ chế bảo tồn, từ đó
đưa ra các phương án, tư vấn cho các ngành cơ quan quản lý về việc trùng tu,
quy hoạch hay thiết kế các công trình mang nét văn hóa truyền thống.
- Hiện nay việc quảng bá du lịch về văn hóa chăm còn sơ sài ở Bình Định, trên
tổng số 7 cụm tháp và 14 tháp nhưng chỉ được một vài tháp còn công tác trùng
tu. Việc xây dựng phát triền các chương trình du lịch chuyên biệt về văn hóa
Chăm là cần thiết để quảng bá về nền văn hóa tại địa phương. Đây là một trong
76

những giải pháp cho rằng quan trọng nhất với sự phát triển du lịch tại các tháp
Chăm ở Bình Định hiện nay. Đối với một địa phương tiềm năng như Bình Định
việc xây dựng các sản phẩm du lịch có tính thường niên sẽ tạo sức hút lâu dài và
bền vững đối với du khách tham quan. Từ đó có thêm nguồn kinh phí duy tu bảo
dưỡng các hệ thống tháp Chăm hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A- TÀI LIỆU TRONG NƯỚC
1 LÊ TRỌNG BÌNH (2017), Một số giải pháp đột phá phát triển du
lịch vùng biển và ven biển Việt Nam, Viện
nghiên cứu phát triển du lịch, Hà Nội
2 NGÔ VĂN DANH (2004), Điêu khắc Champa, Nhà xuất bản
Thông Tấn
3 NGUYỄN VĂN DỰ (2012), “Di sản văn hóa Chăm”, Nhà xuất bản
thế giới
4 BÙI ĐẸP (1997), “Tháp chàm miền Trung”, Tạp chí kiến
trúc và đời sống
5 VŨ ĐỨC HOÀNG (2015), Văn hóa bản địa và kiến trúc công trình
du lịch nghỉ dưỡng, Tạp chí kiến trúc Việt Nam
6 NGUYỄN MINH HÒA (2015), Tính hình học trong kiến trúc Champa,
Luận văn thạc sĩ kiến trúc
7 NGUYỄN THỊ HẬU (2008), Vài nét về văn hóa Champa, Viện
nghiên cứu xã hội TPHCM
8 NGUYỄN HỒNG KIÊN (2000), “Đền tháp Champa”, Tạp chí kiến trúc,
số 4
9 HOÀNG ĐẠO KÍNH 2000), “Bảo tồn các di tích văn hóa Chăm: một
vài vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí kiến
trúc, Số 3
10 VŨ TAM LANG (1989), “Tháp Chàm”, Tạp chí kiến trúc Việt
Nam, số 2
11 LÊ ĐÌNH PHỤNG (2005), Tìm hiểu lịch sử nghệ thuật tháp
Champa
12 CAO XUÂN PHỔ (2007), Tháp Chăm Bình Định: Từ di tích đến
di sản
13 TRẦN NGỌC THÊM (1997), Tìm hiểu về bản sắc văn hóa Việt Nam,
NXB TPHCM
14 TRẦN VĂN TÂM (2017), Ý nghĩa biểu tượng vòm và cuốn của
PHAN BẢO AN kiến trúc đền tháp Champa, Tạp chí kiến trúc,
số 5
15 BÙI TĨNH (2017), Gốm kiến trúc đền tháp Champa Bình
Định, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí
Minh
16 NGÔ MINH TÂN (2013), Tổ chức không gian kiến trúc các khu
resort ven biển Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ
17 HỒ VĂN TUẤN (2008), Những họa tiết hoa văn trong điêu khắc
Champa, Tạp chí văn hóa Đà Nẵng
18 PHẠM ĐÌNH VIỆT (2012), Kiến trúc du lịch biển Việt Nam, Kỷ
yếu hội thảo, Hội KTS Việt Nam

B- TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI


19 Đỗ trường giang (2013), “Champa and the East Asian Maritime
Commore from the 10th to the 13th centuries”,
Advaneing Southeast Asian Archaology.
20 M.C. Ricklefs (2010), A new history of Southeat Asia
Bruce Mlockhart
Albert Lan
Portia Reyes
Maitri AngThun
C- TÀI LIỆU INTERNET
21 https://kienviet.net (2013), Giải mã nghệ thuật kiến trúc cổ Champa
22 http://kientruc.co/ban-ve-ban-sac-cua-kien-truc/
23 http://kientrucgiadinh.com/kien-truc-chiu-anh-huong-ro-ret-cua-dieu-kien-thien-
nhien-va-khi-hau/
24 http//:en.wikipedia.org/wiki
25 http://champa-home.blogspot.com/2017/04/nha-truyen-thong-nguoi-cham-jaya-
thien.html
Hình 1.1 Tam vị nhất thể (Nguồn: Internet)

Hình 1.2 Mô hình 3D phục dựng cụm tháp Chăm (Nguồn:


https://forums.voz.vn/showthread.php?t=4033216)
Hình 1.3 Bản đồ vị trí các tháp Chăm tại Bình Định. (nguồn: tác giả)

Hình 1.4 Sân trong resort Avani Quy Nhơn. (nguồn: Internet)
Hình 1.5 Mặt chính resort Avani Quy Nhơn (nguồn:
https://www.booking.com/hotel/vn/avani-resort-quy-
nhon.vi.html)

Hình 1.6 Tiểu cảnh resort Avani Quy Nhơn. (nguồn:


https://www.booking.com/hotel/vn/avani-resort-quy-
nhon.vi.html)
Hình 1.7 Bugalow Aurora Villa & Resort. (nguồn:
https://dulichquynhon.com/dat-phong-aurora-villas-resort-quy-
nhon/)

Hình 1.8 Nội thất nhà hàng Aurora Villa & Resort (nguồn:
https://dulichquynhon.com/dat-phong-aurora-villas-resort-
quy-nhon/)
Hình 1.9 Nội thất phòng ngủ Aurora Villa & Resort (nguồn:
http://afamily.vn/4-resort-va-khach-san-sang-xin-dang-dong-
tien-o-quy-nhon-20160614083415530.chn)

Hình 1.10 Tổng thể resort FLC Quy Nhơn (nguồn:


https://www.foody.vn/binh-dinh/flc-luxury-resort-quy-
nhon)
Hình 1.11 Mặt đứng khối khách sạn resort FLC Quy Nhơn (nguồn:
Internet)
Hình 2.1 Vòng xoắn ốc tỷ lệ vàng (Nguồn: https://www.ahd.com.vn/article/thiet-
ke-noi-that/ty-le-vang-ung-dung-trong-thiet-ke-noi-that-kien-truc-va-
kieu-dang-my-thuat/)

Hình 2.2 Tỷ lẹ vàng trong tự nhiên (Nguồn: https://www.ahd.com.vn/article/thiet-


ke-noi-that/ty-le-vang-ung-dung-trong-thiet-ke-noi-that-kien-truc-va-
kieu-dang-my-thuat/)

Hình 2.3 Tỷ lệ vàng trên cơ thể người (Nguồn:


https://www.ahd.com.vn/article/thiet-ke-noi-that/ty-le-vang-ung-dung-
trong-thiet-ke-noi-that-kien-truc-va-kieu-dang-my-thuat/)
Hình 2.4 Tỷ lệ vàng trong kiến trúc (Nguồn:
https://www.ahd.com.vn/article/thiet-ke-noi-that/ty-le-vang-ung-dung-
trong-thiet-ke-noi-that-kien-truc-va-kieu-dang-my-thuat/)

Hình 2.5 Hoa văn trang trí tháp Chăm tại Bình Định (nguồn: Tác giả)
Hình 2.6 Chi tiết trang trí tháp Chăm tại Bình Định (nguồn: Tác giả)

Hình 2.7 Resort Keemala – Khu nghỉ dưỡng lưng chừng đồi(nguồn:
https://www.foody.vn/bai-viet/phat-hien-thien-duong-keemala-resort-
to-chim-dep-xuat-sac-o-thai-lan-9902)
Hình 2.8 Khu nhà cây của dòng họ We-Ha (nguồn: https://www.foody.vn/bai-
viet/phat-hien-thien-duong-keemala-resort-to-chim-dep-xuat-sac-o-
thai-lan-9902)

Hình 2.9 Khu nhà tổ chim của dòng họ Rung-Nok (nguồn:


https://www.foody.vn/bai-viet/phat-hien-thien-duong-keemala-resort-
to-chim-dep-xuat-sac-o-thai-lan-9902)
Hình 2.10 Resort Terrapuri Heritage Village (nguồn:
http://supermengmalaya.blogspot.com/2019/04/terrapuri-heritage-
village-architecture.html#.XOIgRvZuJfc)

Hình 2.11 Kiến trúc nội thất với vách có lỗ thông thoáng (nguồn:
http://supermengmalaya.blogspot.com/2019/04/terrapuri-heritage-
village-architecture.html#.XOIgRvZuJfc)
Hình 2.12 Kiến trúc tổng thể resort Hanging Gardens (nguồn: http://ndh.vn/khu-
nghi-duong-bali-co-tam-nhin-dep-nhat-the-gioi-
20181214102938530p99c121.news)
Hình 2.13 Kiến trúc khối nhà chính resort Hanging Gardens (nguồn:
http://ndh.vn/khu-nghi-duong-bali-co-tam-nhin-dep-nhat-the-gioi-
20181214102938530p99c121.news)

Hình 2.14 Kiến trúc trên đỉnh resort Hanging Gardens (nguồn:
http://ndh.vn/khu-nghi-duong-bali-co-tam-nhin-dep-nhat-the-
gioi-20181214102938530p99c121.news)

You might also like