You are on page 1of 396

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH


SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH QUẢNG NINH

QUY HOẠCH TỔNG THỂ


PHÁT TRIỂN DU LỊCH QUẢNG NINH
ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

The Boston Consulting Group (Thailand) Ltd. · 37th Floor, U Chu Liang Building
968 Rama IV Road, Silom, Bangrak · Bangkok 10500 Thailand
Tel. +662 667 3000 · Fax +662 667 3123

Tháng 6 năm 2014


HỢP ĐỒNG TƯ VẤN
LẬP QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2020,
TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ ĐẦU TƯ ĐƠN VỊ TƯ VẤN


SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO TẬP ĐOÀN TƯ VẤN BOSTON
VÀ DU LỊCH TỈNH QUẢNG NINH THÁI LAN
VIỆT NAM

Giám đốc Thành viên hợp danh


& giám đốc điều hành

Hà Quang Long Douglas E. Jackson


MỤC LỤC
Danh mục bảng......................................................................................................v
Danh mục hình...................................................................................................viii
Danh mục các từ viết tắt......................................................................................xii
LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG............................................................1
I. MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Đặt vấn đề....................................................................................................5
1.1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới và trong khu vực..............................5
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và Những cơ hội cho phát triển
du lịch Việt Nam.........................................................................................9
1.3. Quảng Ninh với du lịch Việt Nam và khu vực..........................................11
1.4. Những vấn đề đặt ra từ góc độ quy hoạch để xác định sự cần thiết của việc
lập quy hoạch tổng thể đối với du lịch tỉnh Quảng Ninh..........................12
2. Những căn cứ, mục đích lập quy hoạch....................................................13
2.1. Căn cứ để lập quy hoạch: Pháp lý và Thực tiễn........................................13
2.2. Mục đích của việc lập quy hoạch và những kỳ vọng, những định hướng
phát triển, giá trị mục tiêu hướng tới của ngành du lịch Quảng Ninh.......14
II. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH QUẢNG NINH.......................................................................15
1. Nguồn lực cho phát triển du lịch Quảng Ninh..........................................15
1.1. Vị trí địa lý và khả năng mở rộng, liên kết hợp tác trong và ngoài khu vực.....15
1.2. Di sản Thiên nhiên Thế giới - Kỳ quan Thế giới mới Vịnh Hạ Long.......19
1.3. Các giá trị tự nhiên và tài nguyên biển, đảo..............................................23
1.4. Những giá trị Lịch sử, Văn hóa, Tín ngưỡng............................................25
1.4.1. Văn hóa Hạ Long....................................................................................27
1.4.2. Trung tâm Phật giáo Yên Tử....................................................................27
1.4.3. Văn hóa bản địa......................................................................................29
1.4.4. Các tài nguyên nhân văn khác..................................................................29
1.5. Hạ tầng phát triển du lịch và dịch vụ.........................................................30
1.5.1. Giao thông vận tải...................................................................................30
1.5.2. Cung cấp điện nước và những dịch vụ khẩn cấp........................................32
1.5.3. Xử lý môi trường.....................................................................................34
1.6. Nguồn nhân lực cho du lịch......................................................................35
1.6.1. Thông tin dữ liệu hiện tại về nguồn nhân lực.............................................36
1.6.2 Đánh giá về các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành khách sạn,
phục vụ...................................................................................................36
i
1.7. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho phát triển du lịch............................42
1.8. Các yếu tố liên quan có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của ngành
du lịch........................................................................................................44
1.9. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ninh..................45
1.10. Những đánh giá khác.................................................................................46
2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh..................................48
2.1. Bối cảnh (trong nước và quốc tế) và đặc điểm kinh tế - xã hội có ảnh
hưởng đến việc phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2012. .48
2.1.1 Bối cảnh quốc tế:.....................................................................................48
2.1.2 Bối cảnh trong nước................................................................................50
2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 -2012
...................................................................................................................51
2.2.1. Phân tích các kết quả thống kê, số lượng và thị trường khách du lịch.......54
2.2.2. Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh......56
2.2.3. Cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch..................58
2.2.4. Đầu tư cho du lịch và chính sách khuyến khích đầu tư cho du lịch..........68
2.2.5. Nguồn nhân lực của ngành du lịch...........................................................70
2.3. Đánh giá thị trường, sản phẩm và công tác quản lý du lịch......................73
2.3.1. Thị trường...............................................................................................73
2.3.2. Đánh giá sản phẩm du lịch.......................................................................75
2.3.3. Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, xúc tiến du lịch.......78
2.3.4. Thương hiệu doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch và lữ hành...................79
2.3.5. Công tác quản lý nhà nước......................................................................79
2.3.6. Quản lý điểm đến.....................................................................................81
2.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch Quảng Ninh..........................82
2.4.1. Điểm mạnh.............................................................................................82
2.4.2. Điểm yếu.................................................................................................82
2.4.3. Cơ hội.....................................................................................................83
2.4.4. Thách thức/Đe dọa..................................................................................83
2.5. Những đánh giá khác.................................................................................84
2.5.1. Thái Lan.................................................................................................84
2.5.2. Campuchia..............................................................................................89
2.5.3 Malaysia.................................................................................................90
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ.........................93
1. Căn cứ cho phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020........................93
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển và tầm nhìn đến 2030.............................95

ii
3. Những ý tưởng mang tính đột phá mới cho phát triển du lịch Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tương xứng với vị trí và tiềm năng
của tỉnh......................................................................................................99
4. Các định hướng phát triển cụ thể............................................................102
4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu....................................................102
4.1.1. Khách du lịch........................................................................................102
4.1.2. Tổng thu nhập từ khách du lịch và đóng góp vào GDP của tỉnh...............106
4.1.3. Nhu cầu về nguồn nhân lực....................................................................107
4.1.4. Nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm và giải trí.........................108
4.1.5. Nhu cầu về vốn đầu tư............................................................................122
4.1.6. Nhu cầu sử dụng đất để phát triển du lịch...............................................127
4.1.7. Các dự báo về các nhu cầu khác.............................................................131
4.2. Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành...............................132
4.2.1. Định hướng các thị trường mục tiêu: các phân khúc chính dự kiến trong
tương lai................................................................................................132
4.2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch...................................................................133
4.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng.....................................168
4.2.4. Định vị thương hiệu du lịch Quảng Ninh.................................................181
4.2.5. Dự báo khả năng thu hút đầu tư, đề xuất nguồn vốn................................225
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực......................................................................226
4.3. Tổ chức không gian du lịch (các khu, tuyến, điểm du lịch); mối liên kết
vùng, miền, khu vực trong nước và quốc tế............................................232
4.3.1 Tổng quan về cách tiếp cận cụm.............................................................232
4.3.2 Các cụm du lịch đề xuất ở Quảng Ninh...................................................233
5. Đề xuất các chương trình/dự án tập trung ưu tiên đầu tư phát triển du lịch
Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030......................243
6. Đề xuất các chính sách cho phát triển du lịch Quảng Ninh, đáp ứng
được yêu cầu và mục tiêu phát triển, phát triển có tính đột phá, đồng
bộ, xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn mới, tương xứng với
vai trò du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là thương hiệu của du lịch
Quốc gia và đảm bảo sự phát triển bền vững........................................245
7. Những đề xuất, định hướng khác............................................................249
7.1 Các dự án bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho du lịch:......................249
7.2. Những đề xuất bổ sung cần xem xét.......................................................267
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN..................................................................277
1. Đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện các định hướng, mục tiêu............277
1.1 Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu..............284

iii
1.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới, bao gồm casino, sân golf, vv…
.................................................................................................................292
1.3 Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao thông vận tải........................305
1.4 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng
cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch.....................313
1.5 Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực....................326
1.6 Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường..........................................330
1.7 Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác...........................................337
1.8 Nhóm các giải pháp khác........................................................................342
1.8 Nhóm các giải pháp khác........................................................................342
2. Những giải pháp ưu tiên..........................................................................345
3. Các giải pháp nhằm đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm du lịch
quan trọng, là điểm đến của du lịch quốc gia và quốc tế, xây dựng thương
hiệu du lịch quốc gia cũng như đang được quảng bá rộng rãi ở nhiều quốc
gia và vùng lãnh thổ................................................................................350
4. Các giải pháp đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển du lịch và
phát triển bền vững..................................................................................351
5. Những giải pháp khác: Khuyến nghị cơ chế theo dõi, giám sát..............353
5.1 Tỉnh sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện những thay
đổi trong chiến lược về du lịch................................................................353
5.2 Văn phòng Quản lý các Dự án là gì?.......................................................354
5.3 Các mô hình VPQLDA và mô hình phù hợp nhất với Quảng Ninh.......354
5.4 Văn phòng Quản lý các Dự án tỉnh Quảng Ninh....................................356
5.4.1 Các nguyên tắc chủ yếu..........................................................................356
5.4.2. Cấu trúc tổng thể...................................................................................357
5.5 Các hoạt động chính của VPQLDA........................................................359
5.6 Các công việc chi tiết của Giám đốc VPQLDA......................................360
5.6.1 Cơ chế quản trị chặt chẽ........................................................................361
5.6.2 Lập kế hoạch và điều phối dự án............................................................362
5.6.3 Quy trình theo dõi và quản lý chặt chẽ....................................................362
5.7 Triển khai VPQLDA...............................................................................364
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN......................................................................366
1. Xây dựng lộ trình, kế hoạch/lịch thực thi................................................366
2. Các chuyên gia/ tư vấn quốc tế...............................................................370
3. Các chuyên gia Việt Nam..............................................................................376
4. Tiến độ bàn giao sản phẩm từng phần...........................................................377

iv
BẢN ĐỒ............................................................................................................378

Danh mục bảng

Bảng 1: Số lượng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long so với tỉnh Quảng
Ninh ................................................................................................22
Bảng 2: Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 3 năm vừa qua và
tăng trưởng dự kiến đến năm 2015 .................................................28
Bảng 3: Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long.................36
Bảng 4: Các cơ sở đào tạo nghề du lịch cho Quảng Ninh............................37
Bảng 5: Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020................................39
Bảng 6: Chương trình giảng dạy của trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật
và Du lịch Hạ Long.........................................................................40
Bảng 7: Gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 năm qua.....51
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%).........................................52
Bảng 9: Tỷ trọng GDP theo ngành (Năm 2011)...........................................52
Bảng 10: Số lượng buồng khách sạn tại các địa phương................................53
Bảng 11: Số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn.............................................53
Bảng 12: Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua....................................54
Bảng 13: Các dự án du lịch có Giấy Chứng nhận Đầu tư đang thực hiện......68
Bảng 14: Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp được tuyển dụng vào ngành dịch
vụ du lịch đến năm 2020.................................................................84
Bảng 15: Đóng góp của ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam cho GDP của
quốc gia ..........................................................................................84
Bảng 16: Số lượt khách du lịch quốc tế (triệu lượt).......................................85
Bảng 17: Mức chi tiêu trung bình theo lượt khách du lịch tới Việt Nam và
Thái Lan (USD).............................................................................. 86
Bảng 18: So sánh giữa khoảng cách từ Vịnh Hạ Long và Các điểm đến du
lịch của Thái Lan tới sân bay quốc tế gần nhất...............................87
Bảng 19: So sánh số lượng những điểm tham quan theo TripAdvisor...........88
Bảng 20: Số lượng khách du lịch đến Campuchia (triệu lượt khách du lịch).89
Bảng 21: Số lượng khách đến Xiêm Riệp và Phnôm Pênh bằng đường không
(nghìn lượt khách du lịch)...............................................................89
Bảng 22: So sánh các phân lớp khách sạn giữa Xiêm Riệp và Quảng Ninh. .90
v
Bảng 23: Số lượng lượt khách và doanh thu...................................................91
Bảng 24: Chính sách ưu đãi của Malaysia......................................................91
Bảng 25 Số lượt khách du lịch phân theo nguồn quốc tịch.........................102
Bảng 26 Giả định tỷ lệ tăng trưởng lượng khách đi du lịch nước ngoài từ
vùng xuất xứ đối với Kịch bản phát triển bình thường.................104
Bảng 27 Giả định về tỷ lệ lượt khách trong tương lai theo nước xuất xứ tới
các trung tâm du lịch Quảng Ninh................................................104
Bảng 28 Giả định tốc độ phát triển bình thường của các trung tâm du lịch
Quảng Ninh...................................................................................104
Bảng 29 Tình huống tốt nhất.......................................................................105
Bảng 30 Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020................106
Bảng 31 Lượt khách đến Quảng Ninh đến năm 2020 theo Dữ liệu cơ sở và
Sau khi triển khai các giải pháp....................................................108
Bảng 32 Yêu cầu về buồng phòng khách sạn đến năm 2020......................109
Bảng 33 Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao........110
Bảng 34 Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn tại khu vực Vịnh Hạ Long
.......................................................................................................112
Bảng 35 Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu tính theo doanh thu và
thị phần..........................................................................................115
Bảng 36 Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu ở khu vực Châu Á –
TBD...............................................................................................116
Bảng 37 Ví dụ về một số tiêu chí xếp hạng khách sạn................................119
Bảng 38 Các yêu cầu hiện tại về chất lượng phục vụ/dịch vụ xếp hạng sao
.......................................................................................................120
Bảng 39 Những sản phẩm du lịch và tiềm năng thu hút khách du lịch ....123
Bảng 40 Ước tính khối lượng đầu tư cần thiết bằng cách tham khảo các dự
án có đặc điểm và quy mô tương tự tại các địa phương khác.......125
Bảng 41 Vốn của nhà đầu tư đóng vai trò thiết yếu trong thực thi các giải
pháp; Những dự án có ảnh hưởng lớn nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn
.......................................................................................................126
Bảng 42 Đất sử dụng theo từng huyện........................................................128
Bảng 43 Phân bổ đất....................................................................................130
Bảng 44 Các casino ở Việt Nam..................................................................150
Bảng 45 Các sân golf hàng đầu tại Việt Nam..............................................152
Bảng 46 Các công ty tư vấn về lĩnh vực vui chơi có thưởng......................156
Bảng 47 Các công ty quản lý sân golf.........................................................157
vi
Bảng 48 Một số nhà phát triển và khai thác trung tâm mua sắm cao cấp. . .158
Bảng 49 Xếp hạng mức độ thuận lợi trong kinh doanh...............................161

Bảng 50 Ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư/doanh nghiệp tại Quảng Ninh
.......................................................................................................163
Bảng 51 Các phương án nhằm đáp ứng nhu cầu / bù đắp sự thiếu hụt công
suất khách đến qua đường hàng không .......................................173
Bảng 52 Các bên liên quan trong xây dựng và vận hành sân bay...............177
Bảng 53 Các nhà đầu tư sân bay..................................................................177
Bảng 54 Các cơ quan chuyên về tiếp thị.....................................................194
Bảng 55 Nội dung của trang Web................................................................198
Bảng 56 Các công ty du lịch và các trang web đặt tour trực tuyến lớn nhất,
theo quốc gia mục tiêu..................................................................210
Bảng 57 Các ví dụ về xây dựng thương hiệu cho Quảng Ninh...................217
Bảng 58 Yêu cầu về trình độ lao động tính đến năm 2020..........................227
Bảng 59 Những ưu tiên đầu tư trong phát triển du lịch...............................244
Bảng 60 Mẫu lịch trình tour .......................................................................268
Bảng 61 Tổng mức đầu tư các dự án đề xuất và dự án ưu tiên...................277
Bảng 62 Thứ tự ưu tiên của các giải pháp đề xuất......................................345

vii
Danh mục hình

Hình 1: Sự trỗi dậy của Trung Quốc với con số tăng kỷ lục về lượng khách du
lịch ra ngoài Trung Quốc......................................................................6
Hình 2: Tầng lớp trung lưu mới nổi, đặc biệt là ở châu Á với khả năng chi tiêu
cho du lịch cao hơn...............................................................................7
Hình 3: Tăng trưởng về internet và di động có ý nghĩa to lớn đối với ngành du
lịch.........................................................................................................8
Hình 4: Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam................................10
Hình 5: Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng để phát triển hơn
nữa trên toàn quốc...............................................................................11
Hình 6: Những tài nguyên du lịch Quảng Ninh tập trung nhiều ở vùng Đông
Bắc và dọc đường bờ biển...................................................................19
Hình 7: Nâng cấp cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tạo thuận lợi cho việc tiếp cận
và đi lại trong địa bàn Quảng Ninh ...................................................32
Hình 8: Đến năm 2020, ngành công nghiệp du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62
nghìn lao động, tăng 37 nghìn lao động với hiện tại...........................39
Hình 9: Việc quản lý sức ép giữa ngành công nghiệp xanh và nâu là một thách
thức lớn cho ngành du lịch Quảng Ninh.............................................44
Hình 10: Đánh giá hiện trạng thị trường khách du lịch đến Quảng Ninh..........46
Hình 11: Đóng góp trực tiếp của Ngành du lịch và lữ hành cho GDP của các
nước Đông Nam Á..............................................................................49
Hình 12: Những điểm tham quan du lịch của Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở 4
địa phương chính: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Uông Bí...........55
Hình 13: Số lượng khách du lịch ở 4 cụm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tăng
đều đặn ở khu vực Hạ Long và tăng mạnh ở Uông Bí và Vân Đồn....56
Hình 14: Dự kiến ngành du lịch sẽ tăng gấp đôi đóng góp vào GDP năm 2020
.............................................................................................................57
Hình 15: Xu hướng tăng trưởng số lượng khách du lịch và thu nhập từ khách du
lịch của Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2012...............................57
Hình 16: Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên của Quảng Ninh căn cứ vào 10
tiêu chí chính mang lại thành công trong phát triển du lịch................59
Hình 17: Những di tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Ninh có nhiều tiềm năng lớn
nhưng còn ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới.................60
Hình 18: Tính hấp dẫn du lịch của các đô thị ở Quảng Ninh.............................62

viii
Hình 19: Quảng Ninh có số lượng buồng khách sạn nhiều hơn mức cần thiết để
đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng lại hạn chế về số lượng các khách sạn
hạng sang.............................................................................................64
Hình 20: Số lượng tàu nghỉ đêm tăng rất nhanh trong những năm qua nhưng lại
hạn chế về nguồn cung của tàu được xếp hạng cao............................65
Hình 21: Đến năm 2020, ngành công nghiệp du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62
nghìn lao động, tăng 37 nghìn lao động với hiện tại...........................71
Hình 22: Quảng Ninh thu hút được nhiều hơn số lượng khách du lịch đến từ
Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, trong khi đó Hà Nội có sự kết
hợp cân bằng hơn từ thị trường khách du lịch phương Tây ..............74
Hình 23: Tại Thái Lan, khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn và
dự báo tiếp tục tăng.............................................................................85
Hình 24: Phần lớn doanh thu của Thái Lan là từ khách du lịch phương Tây....86
Hình 25 Trong Kịch bản phát triển tốt nhất và Kịch bản phát triển bình thường
đều có thể đạt vượt mục tiêu đón 10,5 triệu lượt khách du lịch trong
điều kiện có triển khai các giải pháp đề xuất....................................103
Hình 26 Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ có khoảng 62 nghìn lao động tức là
sẽ tăng lên 37 nghìn so với hiện tại...................................................107
Hình 27 Chi phí đất đai, quy mô cơ hội, cơ sở hạ tầng và quy trình thủ tục quan
trọng đối với nhà đầu tư khách sạn...................................................114
Hình 28 Sự hấp dẫn và uy tín của thương hiệu & các yếu tố lựa chọn các điều
khoản hợp đồng quan trọng nhất khi lựa chọn một công ty điều hành
làm đối tác........................................................................................117
Hình 29 Những thước đo tiềm năng khi thực hiện đánh giá kỹ năng mềm....121
Hình 30 Dự án cơ sở hạ tầng: Nâng cấp quốc lộ và xây dựng sân bay Vân Đồn
là các dự án tác động sâu rộng nhất...................................................124
Hình 31 Bản đồ Vịnh Hạ Long.......................................................................135
Hình 32 Bản đồ Vịnh Hạ Long & Vịnh Bái Tử Long.....................................138
Hình 33 Minh họa phân vùng khu vực Vịnh Hạ Long....................................139
Hình 34 Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của khách du lịch đến Quảng
Ninh vượt xa công suất của sân bay Hải Phòng, ngay cả sau khi dự án
mở rộng sân bay này.........................................................................173
Hình 35 Một số phương án về quy mô số thành viên HĐQT của QNDMA...190
Hình 36 Cơ cấu tổ chức đề xuất cho Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Du lịch Quảng
Ninh (QNDMA)................................................................................191

ix
Hình 37 Trang web cần có một công cụ tìm kiếm liên hợp cho phép khách du
lịch tiếp cận với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan tới du lịch như
được minh họa bởi TCDLTL............................................................201
Hình 38 Điều quan trọng là phải tận dụng trang web QNDMA như một mạng
lưới nguồn kết nối với các cổng thông tin khác................................202
Hình 39 Bao gồm hệ thống đặt chỗ để giảm thiểu rủi ro khách du lịch buộc
phải đặt chỗ ở điểm du lịch khác, như được minh họa bởi Melbourne
...........................................................................................................203
Hình 40 Cơ hội tốt để tăng lượt truy cập trang web của QNDMA nhờ Google
Search................................................................................................204
Hình 41 Cần quảng cáo Quảng Ninh trên các trang web du lịch phổ biến và
cung cấp địa chỉ liên kết tới trang web QNDMA..............................205
Hình 42 Quảng Ninh phải cung cấp cho khách du lịch những ứng dụng trên
điện thoại thông minh được thiết kế hợp lý và mang tính thực tiễn,
như đã được minh họa bởi TCDLTL................................................206
Hình 43 QNDMA cần giảm thiểu những ấn tượng không tốt về Quảng Ninh
bằng cách phản hồi lại bất kỳ các bình luận tiêu cực nào trên các
phương tiện truyền thông trực tuyến.................................................207
Hình 44 Chiến dịch “4 triệu nụ cười” năm 2006 của Singapore là một ví dụ về
cách huy động người dân tham gia vào việc nâng cao chất lượng đón
tiếp khách du lịch..............................................................................214
Hình 45 Nước Pháp sử dụng một thương hiệu bao trùm chung sau nhiều năm
sử dụng các thương hiệu riêng biệt cho từng địa phương.................216
Hình 46 Chiến dịch thương hiệu nước Úc quảng bá nước Úc qua 7 trải nghiệm
du lịch khác nhau với một thương hiệu chung thống nhất................216
Hình 47 Vịnh Hạ Long… nơi khởi đầu của Quảng Ninh...............................218
Hình 48 Yên Đức và Cửa Vạn là hai ví dụ điển hình về cách mà các làng quê ở
Quảng Ninh xây dựng và quảng bá hình ảnh du lịch đặc trưng của
mình...................................................................................................220
Hình 49 Những hoạt động du lịch mùa đông tiềm năng.................................223
Hình 50 Seatlte và Oahu đã xuất bản thành công tờ báo của họ với nhiều hoạt
động và quảng cáo trên đó.................................................................224
Hình 51 Các cụm du điểm lịch tiềm năng ở Malaysia....................................233
Hình 52 Các cụm điểm du lịch tại Quảng Ninh..............................................239
Hình 53 Hình ảnh minh họa rác trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long.............267
Hình 54 Hình ảnh của những biển báo đường dây nóng du lịch tại Thành phố
Hạ Long.............................................................................................271

x
Hình 55 Bài báo từ Vietnam News liên quan tới chương trình vệ sinh an toàn
thực phẩm của Hà Nội, tháng 8/2013................................................273
Hình 56 Ảnh chụp màn hình dự báo thời tiết của thành phố Hạ Long dựa trên
những dự liệu thu được từ trạm dự báo thời tiết ở Hà Nội................274
Hình 57 Ba mô hình VPQLDA chính dựa trên mức độ tham gia quá trình thực
hiện dự án........................................................................355
Hình 58 Sự khác biệt về cơ cấu tổ chức giữa các loại mô hình VPQLDA.....356
Hình 59 Ví dụ về cơ cấu tổ chức của Văn phòng quản lý các dự án .............358
Hình 60 Các hoạt động chính và mối quan hệ của Giám đốc VPQLDA với các
bên liên quan.....................................................................................360
Hình 61 Nhiệm vụ trọng tâm của GĐ VPQLDA ở các giai đoạn có thể thay
đổi..................................................................................................... 361
Hình 62 Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Ban điều hành.....................363
Hình 63 Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Giám đốc VPQLDA và nhóm
chuyên trách dự án............................................................................364

xi
Danh mục các từ viết tắt

Từ viết tắt Diễn giải


ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
Ban QLV Ban Quản lý Vịnh Hạ Long
CSHT Cơ sở hạ tầng
ĐKKT Đặc khu kinh tế
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GTVT Giao thông vận tải
Homestay Nghỉ nhà dân
IPA Quảng Ninh Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
ITA Giảm trừ thuế cho hoạt động đầu tư
KTXH Kinh tế - xã hội
MICE Hội họp, Khen thưởng, Hội nghị hội thảo, Triển lãm
QHTTKTXH Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
QNDMA Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh
SWOT Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
TBD Thái Bình Dương
TCDLTL Tổng Cục Du lịch Thái Lan
TCDLVN Tổng Cục Du lịch Việt Nam (VNAT)
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc
USTOA Hiệp hội Điều hành Du lịch Hoa Kỳ
VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch

xii
LỜI MỞ ĐẦU VÀ TÓM TẮT CHUNG
Mục đích
Mục đích của quy hoạch này là nhằm xác định những định hướng tổng thể phát
triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Quy
hoạch đặt ra những mục tiêu tổng quát và những mục tiêu tổng thể nhằm đảm
bảo cho công tác triển khai có hiệu quả, chặt chẽ, nhất quán và mang lại tác
động lớn thông qua hoạt động khai thác những nguồn tài nguyên vị thế, tài
nguyên du lịch, nguồn nhân lực và nguồn vốn đầu tư. Các bên liên quan tới quá
trình phát triển du lịch ở Quảng Ninh sẽ đưa ra rất nhiều những lựa chọn khác
nhau và quy hoạch này xây dựng được một khung định hướng cho những lựa
chọn đó.
Quá trình làm việc và Phương pháp luận
Báo cáo Quy hoạch được lập trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 năm 2013
với sự tham gia, hỗ trợ và hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở
VHTTDL) tỉnh Quảng Ninh. Bước đầu tiên trong quá trình lập quy hoạch là việc
đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh, bao gồm cả hiện trạng tài
nguyên và cơ sở hạ tầng về du lịch. Dựa trên kết quả đánh giá này, báo cáo quy
hoạch đã đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề hiện
trạng. Trong giai đoạn cuối thực hiện lập quy hoạch, báo cáo đã đưa ra những kế
hoạch hành động cụ thể để tỉnh Quảng Ninh căn cứ triển khai thực hiện các giải
pháp đề xuất.
Trong quá trình làm việc, báo cáo quy hoạch đã được nghiên cứu dựa trên nhiều
nguồn thông tin nhằm đảm bảo cách tiếp cận có hệ thống, phương pháp toàn
diện. Theo đó, tư vấn lập báo cáo đã tiến hành hơn 100 cuộc phỏng vấn, tiếp xúc
với các quan chức, cán bộ liên quan từ cấp địa phương, cấp tỉnh tới cấp trung
ương, các doanh nhân địa phương bao gồm một số giám đốc, quản lý khách sạn,
công ty kinh doanh, điều hành tàu du lịch và kết hợp làm việc với các chuyên
gia bên ngoài về các chủ đề then chốt trong lĩnh vực du lịch như phát triển khách
sạn và casino, các nhà đầu tư tiềm năng, khách du lịch trong nước và quốc tế,
các đại lý du lịch và các chủ đề khác có liên quan. Chúng tôi đã thu thập thông
tin, dữ liệu cơ bản từ Sở VHTTDL và từ các cơ quan, sở ngành khác cũng như
từ các cơ sở dữ liệu kinh doanh quan trọng như Euromonitor, Economist
Intelligence Unit, các báo cáo và các ấn phẩm liên quan khác. Ngoài ra, chúng
tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát đối với trên 1.000 khách du lịch để thu thập
dữ liệu liên quan đến sở thích khi du lịch đến Việt Nam và Quảng Ninh, các
hoạt động ưa thích và mối quan tâm chính của họ. Chúng tôi đã thực hiện khảo
sát hàng loạt các điểm du lịch khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, các điểm
du lịch chính ở nhiều địa phương khác của Việt Nam và một số điểm du lịch
mang tính tương đồng trong khu vực để phục vụ công tác so sánh, phân tích.
Ngoài ra, chúng tôi đã tham khảo một loạt các ấn phẩm về du lịch, các tài liệu
tiếp thị, bao gồm sách hướng dẫn, các trang web về du lịch, tạp chí và các ứng
dụng di động. Thông qua bốn cuộc hội thảo tổ chức trong khuôn khổ dự án,

1
chúng tôi đã thảo luận với các bên liên quan trong ngành du lịch ở Quảng Ninh
về những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị đề xuất.
Đánh giá cơ sở dữ liệu hiện trạng
Hiện trạng cơ sở hạ tầng và các nguồn tài nguyên du lịch đã được đánh giá dựa
trên chuỗi giá trị du lịch.
 Xây dựng, định vị và xúc tiến thương hiệu du lịch
 Sự đa dạng điểm đến du lịch
 Các tiện ích và dịch vụ công trong lĩnh vực du lịch
 Giao thông vận tải
 Các điểm du lịch và hoạt động du lịch
 Cơ sở lưu trú
 Chất lượng dịch vụ/ phục vụ trong hoạt động du lịch
 Các chính sách và biện pháp khuyến khích của chính phủ
 Sự phối kết hợp và lập kế hoạch
Nội dung đánh giá chi tiết đối với mỗi chủ đề nêu trên được trình bày cụ thể tại
Chương II. Nhìn chung, những thách thức hàng đầu mà Quảng Ninh đang phải đối
mặt là:
 Hệ thống giao thông vận tải và tiếp cận đến địa bàn tỉnh: có vai
trò rất quan trọng bởi thời gian di chuyển kéo dài từ 3-4 tiếng đồng
hồ từ sân bay quốc tế Nội Bài và điều kiện hệ thống đường bộ trên
địa bàn tỉnh còn kém chất lượng là trở ngại chính đối với khách du
lịch quốc tế muốn đến Quảng Ninh.
 Những khó khăn đối với người nước ngoài khi triển khai hoạt
động đầu tư/thành lập doanh nghiệp: Quảng Ninh đang tìm kiếm
đầu tư nước ngoài cho cả các dự án lớn như sân bay Vân Đồn và
các dự án nhỏ hơn như các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm du
lịch, khách sạn, khu nghỉ dưỡng sinh thái quy mô nhỏ hay nhà
hàng. Quảng Ninh phải thay đổi môi trường đầu tư để trở thành một
địa điểm thực sự thân thiện đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
 Thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao, cơ sở lưu trú cao cấp
đồng nghĩa với việc nhiều khách du lịch quốc tế, đặc biệt là khách
du lịch cao cấp có khả năng chi trả cao sẽ không cân nhắc đi du lịch
Quảng Ninh. Các chuỗi khách sạn nổi tiếng (như Sofitel, Le
Meridien, Four Season) đặt các điểm đến trên bản đồ phục vụ
những khách hàng trung thành của họ và khiến khách rất an tâm và
không muốn chọn nghỉ ở các cơ sở lưu trú khác.
 Thiếu nhân lực có chất lượng cao, đặc biệt là lao động có tay
nghề. Đây là yêu tố quan trọng đã và đang ảnh hưởng đến chất

2
lượng sản phẩm du lịch Quảng Ninh và là thách thức khi du lịch
Quảng Ninh hướng đến du lịch chất lượng cao với những sản phẩm
du lịch đẳng cấp và có sức cạnh tranh.
 Công tác quản lý ô nhiễm và rác thải là rất quan trọng bởi danh
tiếng mang tầm cỡ quốc tế của Vịnh Hạ Long phụ thuộc vào vẻ đẹp
tự nhiên của nó. Nếu không có dòng nước trong xanh và những hòn
đảo nguyên sơ, Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long sẽ nhanh chóng mất
đi sức hấp dẫn và hình ảnh của những vịnh này trên các phương
tiện truyền thông du lịch quốc tế sẽ bị tổn hại.
 Sự sẵn có thông tin và việc tạo thương hiệu trên các kênh
truyền thông quốc tế: Quảng Ninh cần phải chủ động hơn trong
việc quản lý thương hiệu quốc tế của mình và tích cực hợp tác với
những đối tác khác trong ngành du lịch/lữ hành để phổ biến thông
tin về các sản phẩm du lịch của mình. Sự hiện diện trực tuyến mạnh
mẽ và hình ảnh tích cực trong các diễn đàn du lịch đã trở thành tài
sản rất quan trọng trong thương trường ngành du lịch hiện đại.
Các giải pháp đề xuất
Chúng tôi đã xây dựng một bộ gồm 56 giải pháp đề xuất nhằm giải quyết những
vấn đề đã nêu. Trong số này, có 13 giải pháp cần được xem như là những ưu
tiên hàng đầu dựa trên: tác động dự kiến của chúng, vai trò trung tâm của chúng
đối với các giải pháp khác, hệ thống du lịch tổng thể ở Quảng Ninh, hoặc dựa
vào mức độ khả thi, dễ triển khai thực hiện. Mười ba giải pháp ưu tiên này được
phân loại thành bảy loại dự án như sau:
 Các dự án về phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông vận tải:
Quảng Ninh cần phấn đấu đảm bảo rằng các tuyến đường quốc lộ
chính được đầu tư cải tạo; và xây dựng sân bay Vân Đồn.
 Các sản phẩm du lịch mới: Quảng Ninh cần thu hút một nhà đầu
tư/ tư vấn casino cấp khu vực để đầu tư xây dựng một khu phức
hợp nghỉ dưỡng có casino (casino, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, du
lịch sinh thái) và xây dựng một tổ hợp khu mua sắm hàng xa xỉ,
hàng hiệu giảm giá (ví dụ như các đại lý của những tên tuổi danh
tiếng) tại huyện đảo Vân Đồn.
 Các dự án về cơ sở hạ tầng du lịch: Quảng Ninh cần khuyến
khích các nhà đầu tư, kinh doanh khách sạn tại địa phương hợp tác
với các công ty điều hành khách sạn có thương hiệu quốc tế.
 Các dự án về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực: Quảng Ninh
cần xây dựng một trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh.
 Các giải pháp về tiếp thị marketing và xây dựng thương hiệu:
Quảng Ninh cần thiết lập một Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Quảng
Ninh (Quang Ninh Destination Marketing Agency – QNDMA) để
xây dựng một chiến lược marketing và triển khai các công cụ kỹ

3
thuật số mới để cung cấp cho khách du lịch một cổng thông tin một
cửa về du lịch Quảng Ninh.
 Các dự án về bảo vệ môi trường: Quảng Ninh cần đảm bảo hoàn
thiện các quy chế môi trường, tăng cường công tác thực thi về môi
trường, có các nguồn lực quản lý chất thải tốt hơn và triển khai thực
hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm như đã nêu trong Quy hoạch
Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 Các giải pháp quản lý và phối hợp: Quảng Ninh cần tăng cường
sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành của tỉnh.
Để thực hiện thành công các giải pháp này cũng như các giải pháp đề xuất khác,
Quảng Ninh nên thành lập một Văn phòng Quản lý các Dự án. Cơ quan này sẽ
xây dựng kế hoạch thời gian chi tiết cho từng dự án, chỉ định người chịu trách
nhiệm cho các công việc, đảm bảo triển khai thực hiện các dự án theo đúng tiến
độ.
Tất cả các khuyến nghị này khi được thực hiện cùng nhau sẽ giúp đưa du lịch tại
Quảng Ninh lên một tầm cao mới và đảm bảo rằng tỉnh sẽ đáp ứng được các
mục tiêu đề ra cho năm 2020 và sau đó là năm 2030.

4
I. MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Xu thế phát triển của du lịch thế giới và trong khu vực
Hiện nay, với những bùng nổ của công nghệ và đổi mới đã nhanh chóng làm
thay đổi sân chơi của ngành du lịch và lữ hành thì điều cực kỳ quan trọng là phải
xác định được những xu thế thị trường nhằm xây dựng các kế hoạch dài hạn
nắm bắt sự tăng trưởng của thị trường. Những xu thế về nhân khẩu học, công
nghệ, kinh tế và thói quen của người tiêu dùng sẽ ảnh hưởng đến tương lai của
rất nhiều doanh nghiệp và ngành công nghiệp, như ngành sản xuất sản phẩm tiêu
dùng, công nghệ, truyền thông, y tế, lữ hành và du lịch. Những xu thế này có
những động lực mạnh và có thể tác động tới những cơ hội sẵn của tỉnh Quảng
Ninh và những rủi ro mà tỉnh cần phải xử lý.
Quy hoạch này xác định được 5 xu thế chính có khả năng ảnh hưởng nhiều đến
du lịch Quảng Ninh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020:
 Sự trỗi dậy của Trung Quốc: Sẽ có sự bùng nổ tăng trưởng về
khách du lịch Trung Quốc đi du lịch toàn cầu nhờ vào nền kinh tế đang lên.
Theo Tổ chức Phân tích Thông tin kinh tế (Economist Intelligent Unit), theo
dự báo dựa vào tỷ giá hối đoái thị trường 1, Trung Quốc sẽ trở thành cường
quốc kinh tế lớn nhất trên thế giới vào năm 2020. Qua thực tế dân chúng ngày
càng giàu lên, số lượng khách Trung Quốc đi du lịch nước ngoài hàng năm sẽ
tăng xấp xỉ 47 triệu trong 5 năm tới, gấp 3 lần mức tăng của bất kỳ nước nào
khác như thể hiện ở Hình 1 dưới đây. Là địa phương có đường biên giới và
cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, để đáp ứng được cho sự bùng nổ về nhu
cầu này, Quảng Ninh cần phải chuẩn bị những sản phẩm du lịch mới, đặc biệt
là những khu vực như Móng Cái để nắm bắt cơ hội phát triển.

1
The Economist (EIU), 25 tháng 6 năm 2011 “Sự nổi lên của Trung Quốc trong nền kinh tế thị trường: Thành
tựu đạt được và Thách thức”
5
Hình 1: Sự trỗi dậy của Trung Quốc với con số tăng kỷ lục về lượng khách
du lịch ra ngoài Trung Quốc

Số lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng theo quốc gia, 2012–17

Trung Quốc 47
Nga 16
Ấn độ 13
Mỹ 8
Thổ Nhĩ Kỳ 5
Đài Loan 5
Ma-lay-xia 4
Đức 4
Nhật Bản 4
Thụy Sỹ 4
Canada 4
Pháp 4
Ka-zắc-tan 3
Úc 3
Các tiểu vương
3
quốc Ả Rập
Anh 3

0 10 20 30 40 50

Số khách thăm theo năm (triệu)

 Tầng lớp trung lưu mới nổi: Phân khúc tầng lớp trung lưu sẽ tăng
trưởng theo cấp số nhân trên toàn cầu, chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tăng trưởng
của Châu Á. Theo Ngân hàng Thế Giới, hiện tại tầng lớp trung lưu trên toàn thế
giới là vào khoảng 400 triệu người, trong khi đó đến năm 2030, sẽ được kỳ vọng
đạt con số 1,2 tỷ người chỉ tính riêng cho những nước đang phát triển 2. Đại bộ
phận số người mới gia nhập tầng lớp trung lưu đó sẽ là người châu Á nhờ sự
tăng trưởng về thu nhập và sẽ là yếu tố quyết định nhu cầu về du lịch. Như thể
hiện ở Hình 2, dự báo Châu Á sẽ có 66% số lượng người trung lưu trên toàn thế
giới đến năm 2030. Tỉnh cần phải xem xét sự phát triển mạnh mẽ của thị trường
nội địa và thị trường các nước láng giềng khi xây dựng quy hoạch du lịch.

2
Ngân hàng thế giới – Triển vọng kinh tế toàn cầu, 2007
6
Hình 2: Tầng lớp trung lưu mới nổi, đặc biệt là ở châu Á với khả năng chi
tiêu cho du lịch cao hơn
(%) Bóc tách tầng lớp trung lưu toàn cầu theo Khu vực
100
10 7 Bắc Mỹ
18
14 Châu Âu
80 22
6 Trung và Nam Mỹ

36 8
60

40 10 66 Châu Á – Thái bình dương


54

20 28

Vùng cận sa mạc Sahara


2 2 2 Trung Đông và Bắc Phi
6 5 5
0
2009 2020 2030

Nguồn: Viện Brookings

 Mạng internet và kết nối di động: Internet và những thiết bị di động


đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin về du lịch
và truy cập đặt chỗ cho khách du lịch. Trong năm 2010, đã có 2 tỷ người dùng
internet trên toàn cầu và con số này được kỳ vọng sẽ lên đến 2,7 tỷ người đến
năm 2015. Thị trường điện thoại thông minh đạt 99 tỷ USD vào năm 2010, một
mức tăng trưởng theo hệ số lớn hơn 10 lần khi so với mức 8,6 tỷ USD năm
2006. Sự bùng nổ tăng trưởng của kết nối và tính cơ động có tác động rất lớn
đến du lịch, với sự tăng trưởng doanh số du lịch trực tuyến lên gần 46% của
tổng doanh số du lịch như thể hiện trong Hình 3. Ngoài ra, tỷ lệ khách du lịch
truy cập thông tin từ các thiết bị di động của họ tăng từ chỉ 8% năm 2009 lên tới
38% năm 2012. Trong bối cảnh phát triển du lịch, công tác tăng cường sự hiện
diện trực tuyến hình ảnh của Quảng Ninh sẽ là một trong những ưu tiên hàng
đầu.

7
Hình 3: Tăng trưởng về internet và di động có ý nghĩa to lớn đối với ngành
du lịch
Du khách tiếp cận thông tin du lịch
Doanh thu DL trực tuyến qua thiết bị di động

Tỷ ($) %
600 40 38
523
483
31
446
30
408
400 374
340
309
20 18

200
10 8

0 0
Phần 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2009 2010 2011 2012
trăm của
tổng thị 36 37 39 40 42 44 46
trường du
lịch (%)

Nguồn: Ngân hàng Barclay Capital (Anh), Báo Travel Daily News

 Tăng trưởng trong du lịch sinh thái: Khách du lịch ngày càng quan
tâm đến việc giảm thiểu ảnh hưởng của các hoạt động du lịch đến môi trường.
Du lịch sinh thái hiện tại được coi là một trong những phân khúc phát triển
nhanh nhất của ngành công nghiệp du lịch dựa vào các nghiên cứu gần đây của
Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO). Du lịch sinh thái nói
chung được Hiệp hội Du lịch Sinh thái3 định nghĩa là “du lịch có trách nhiệm
đến các khu vực tự nhiên nhằm bảo tồn môi trường và nâng cao phúc lợi cho
dân địa phương”. Du lịch sinh thái bao gồm cả các hoạt động dựa vào thiên
nhiên như leo núi và việc sử dụng những cơ sở lưu trú có trách nhiệm với môi
trường, ví dụ như các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Thống kê gần đây cho thấy
người tiêu dùng đang ngày càng lo ngại về tác động của môi trường khi đi du
lịch, với 93% độc giả của Conde Nast Traveler nghĩ rằng công ty du lịch phải có
trách nhiệm bảo vệ môi trường4 và 25-30% khách du lịch ưng chọn một điểm
đến thân thiện môi trường và sẽ trả phí bảo hiểm 25 USD cho 1 đêm lưu trú5. Để
đón đầu xu thế này, tỉnh cần chủ động có biện pháp cải thiện điều kiện môi
trường cho Vịnh Hạ Long và mở rộng dịch vụ du lịch sinh thái so với mức hiện
tại.
 Tìm kiếm trải nghiệm chân thực: Khách du lịch ngày nay có nhu cầu
ngày càng tăng về du lịch trải nghiệm chân thực. Kết quả nhiều nghiên cứu cho
thấy nhu cầu ngày càng tăng về du lịch trải nghiệm chân thực cho phép khách du
lịch tiếp xúc trực tiếp với người dân địa phương. UNWTO có nêu trong “Cẩm
nang Phát triển Sản phẩm Du lịch” rằng: “Người tiêu dùng hiện đại tìm kiếm các
trải nghiệm lôi cuốn sự tham gia, phù hợp với từng cá nhân và đáng nhớ - và
3
Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế
4
PR Newswire 2011. “Conde Nast Traveler Announces Winnners of the 2011 World Savers Awards” - “Conde
Nast Traveler công bố những công ty du lịch thắng giải thưởng Người cứu thế giới của năm 2011”
5
Khảo sát 700 thành viên người Mỹ của TripAdvisor
8
trên tất cả, tính thực tế có ý nghĩa đặc biệt mạnh mẽ đối với du lịch” 6 và trong
Báo cáo Các Xu hướng Du lịch Thế giới 7của ITB có nêu “Nhiều người quay
lưng lại với “thế giới du lịch” nhân tạo và thay vào đó tìm kiếm những điểm đến
du lịch và trải nghiệm chân thực với những hoạt động được tiếp xúc nhiều hơn
với cộng đồng địa phương…”. Các hoạt động trải nghiệm chân thực bao gồm
các lớp học nấu ăn, lưu trú tại nhà dân và các lễ hội bản địa, phản ánh những nét
văn hóa của điểm đến. Quảng Ninh có thể phát triển một lợi thế của tỉnh thông
qua khai thác những tài sản văn hóa bản địa và xây dựng các gói sản phẩm hấp
dẫn đặc biệt cho khách du lịch quốc tế.
1.2. Tình hình phát triển du lịch ở Việt Nam và Những cơ hội cho
phát triển du lịch Việt Nam
Sự bùng nổ của ngành kinh tế du lịch là một xu hướng tất yếu, khách quan trên
phạm vi toàn cầu. Ngoài ra, sự đi lại của con người và ăn nghỉ là quá trình tự
nhiên. Do vậy, nhu cầu này trở nên ngày càng cao trong xã hội hiện đại.
Mặt khác, xu hướng hợp tác đa phương và song phương của các quốc gia trên
thế giới để đạt mục tiêu hòa bình và hữu nghị chính là động lực làm cho du lịch
phát triển và có vị thế hết sức quan trọng trong nền kinh tế của tất cả các quốc
gia.
Du lịch giúp thúc đẩy các hoạt động thương mại, giúp cho các dân tộc trên thế
giới xích lại gần nhau về mặt văn hóa, ngôn ngữ và du lịch cũng góp cho người
của quốc gia này mang tiền, tài sản của mình sang đầu tư ở quốc gia khác.
Theo Tổ chức du lịch thế giới8, năm 2012 tổng thu từ du lịch quốc tế ở các điểm
đến trên toàn thế giới đạt 1.075 tỷ USD, tăng 4% so với con số đạt 1.042 tỷ USD
năm 2011. Con số tăng trưởng này đại diện cho 4% tăng về số lượt khách du
lịch quốc tế, đạt 1.035 triệu lượt năm 2012. Tổng thu từ hoạt động vận chuyển
khách du lịch quốc tế tăng 219 triệu USD, đưa tổng thu xuất khẩu từ du lịch
quốc tế năm 2012 lên 1,3 nghìn tỷ USD.
Quảng Ninh cần phải nắm bắt xu thế này để thực hiện triển khai nhanh chóng và
kịp thời những giải pháp chuyển đổi nền kinh tế từ ‘nâu’ sang ‘xanh’ trong đó
du lịch là kinh tế chủ lực.
Trong nửa thập kỷ qua, ngành công nghiệp du lịch Việt nam đã phát triển cực kỳ
mạnh mẽ với những tăng trưởng lớn cả về số lượng khách du lịch nói chung và
số lượng khách du lịch quốc tế tới Việt Nam nói riêng. Tổng thu nhập từ khách
du lịch quốc tế tới Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng 8%/ năm, từ mức 43 nghìn
tỷ VND năm 2006 lên đến 72 nghìn tỷ VND năm 2012 9. Số lượng khách du lịch
tăng gấp đôi từ 3,5 triệu lên đến 6,8 triệu khách trong cùng thời kỳ, như thể hiện
ở Hình 410 dưới đây.

6
Tổ chức Thương mại Thế giới
7
Báo cáo Các Xu hướng Du lịch Thế giới của ITB 2012-2013
8
Nguồn: http://media.unwto.org/en/press-release/2013-05-15/international-tourism-receipts-grew-4-2012
9
Euromonitor
10
Tổng Cục Thống kê Việt Nam
9
Hình 4: Sự phát triển nhanh chóng của du lịch Việt Nam
Doanh thu từ khách du lịch quốc tế ngày càng tăng … … cũng như số lượng khách du lịch

Thu nhập (Nghìn tỷ VND) Số lượng khách du lịch (triệu)


80 8,000
72
68 6,848
+8%
64
+10% 6,014
60 57 57 6,000
54
5,050
46
43 4,229 4,236
40 4,000 3,584 3,747
3,478

20 2,000

0 0
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Nguồn: Euromonitor, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Để tạo đà cho những tăng trưởng bứt phá đó, Chính phủ đã đặt ra những mục
tiêu đầy tham vọng để phát triển hơn nữa đối với ngành du lịch đến năm 2020.
Số lượt khách quốc tế dự kiến sẽ tăng 6,8 triệu lượt năm 2012 lên 10,5 triệu lượt
năm 2020, tỷ lệ tăng bình quân hàng năm là 6%11. Tổng thu nhập từ du lịch dự
kiến cũng tăng từ 6 tỷ USD lên 18,5 tỷ USD năm 2020 12. Du lịch nội địa cũng là
đối tượng phát triển với tổng số khách du lịch trong nước dự kiến đạt 47,5 triệu 13
lượt khách du lịch. Nhằm phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng, cơ
sở hạ tầng về sức chứa cần được cải thiện đáng kể với số lượng phòng khách sạn
tăng lên gấp đôi từ 256.000 lên 580.000 buồng vào năm 2020 và cần tăng cường
tập trung vào du lịch sinh thái xanh và tính bền vững nhằm giảm áp lực cho môi
trường14. Ngành du lịch lúc đó sẽ tạo ra 870.000 cơ hội việc làm trực tiếp trong
bộ phận dịch vụ, như thể hiện ở Hình 5 dưới đây.

11
Tổng Cục Du lịch Việt Nam
12
Tổ chức Du lịch Thế giới
13
Euromonitor “Strategy on Vietnam’s Tourism Development Until 2020” - “Chiến lược Phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020”
14
Euromonitor “Strategy on Vietnam’s Tourism Development Until 2020” - “Chiến lược Phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020”
10
Hình 5: Chính phủ đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng
để phát triển hơn nữa trên toàn quốc
Khách quốc tế Tổng thu du lịch Chỉ tiêu việc làm

Triệu người Tỷ ($) Nghìn


18,5
15 20 1,000 870
10,5
620
10 10,3
7,5
5 6 10 500
3,7 4,5 6
5 3

0 0 0
2009 2010 2011 2015 2020 2009 2010 2011 2015 2020 2015 2020

Khách nội địa Cơ sở lưu trú (Buồng lưu trú) Tính bền vững

• Các sản phẩm du lịch “xanh" tôn


Triệu người Nghìn
trọng môi trường tự nhiên và văn hóa
580
60
47,5
600 địa phương
37 390 • Tập trung vào du lịch biển đảo và du
40 33 400
25
28 256 lịch sinh thái
219 236
20 200

0 0
2009 2010 2011 2015 2020 2009 2010 2011 2015 2020
Nguồn: Tổng cục DL VN; Tổ chức DL Thế giới LHQ; Euromonitor.
“Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về Chiến lược phát triển du lịch Việt nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013
về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030 của Thủ tướng Chính phủ .

1.3. Quảng Ninh với du lịch Việt Nam và khu vực


Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trong những điểm thu hút du lịch ở
khu vực Đông Nam Á. Theo kết quả điều tra do Tập đoàn Tư vấn Boston thực
hiện đối với 1.000 khách du lịch, 43% khách15 trả lời có kế hoạch đi du lịch Việt
Nam trong vòng 5 năm tới, đây là một tỷ lệ cao hơn so với bất kỳ quốc gia nào
khác trong khu vực. Quảng Ninh sở hữu điểm đến du lịch hấp dẫn Vịnh Hạ
Long là một trong những yếu tố dẫn đến nhu cầu này. Cuộc khảo sát cũng cho
thấy trong số những khách du lịch được phỏng vấn đã đến Việt Nam, có 67%
khách đã đi thăm vịnh Hạ Long. So với Hạ Long thì thành phố Hồ Chí Minh và
thủ đô Hà Nội là những điểm đến du lịch nổi tiếng hơn bởi các thành phố này
làm tốt hơn trong việc tổ chức những tour đi thăm các điểm đến du lịch của Việt
Nam có tầm quốc tế bao gồm Hội An, Đồng bằng sông Mê Kông, Huế và các
nơi khác. Những khách du lịch được phỏng vấn có chung ấn tượng tốt: trong số
những người được phỏng vấn đã thăm Vịnh Hạ Long có 58% khách du lịch tự
đánh giá trải nghiệm của mình ở mức “Tuyệt vời”, đây là thứ hạng cao nhất
được đặt ra trong nội dung khảo sát. Mặc dù với kết quả khả quan như vậy
nhưng hiện vẫn còn nhiều những yếu tố cản trở mà tỉnh cần xử lý để Quảng
Ninh trở thành điểm đến có khả năng cạnh tranh cao so với những điểm đến
khác trên toàn quốc và trong khu vực. Xuyên suốt nội dung bản quy hoạch này
có bàn nhiều về những yếu tố cản trở và các giải pháp đề xuất.
1.4. Những vấn đề đặt ra từ góc độ quy hoạch để xác định sự cần thiết
của việc lập quy hoạch tổng thể đối với du lịch tỉnh Quảng Ninh
Chính phủ Việt Nam đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng cho ngành du
lịch. Là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu trong cả nước, Quảng Ninh
15
Chỉ bao gồm những người được phỏng vấn chưa đến Việt Nam
11
cũng đặt ra những chỉ tiêu phấn đấu đầy tham vọng góp phần vào sự tăng trưởng
của Việt Nam.
Thu hút khách du lịch khắp thế giới cũng như khách du lịch từ các tỉnh thành
khác trong cả nước: cùng với việc phát triển phân khúc thị trường khách du lịch
trong nước, Quảng Ninh cần phải tiến tới đạt được những tiêu chuẩn toàn cầu để
thu hút khách du lịch quốc tế tiềm năng có khả năng chi tiêu cao.
Xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để tạo thuận lợi cho việc tiếp
cận đến tỉnh và đến các địa điểm du lịch của tỉnh: hệ thống CSHT đường bộ và
đường biển an toàn và thuận lợi hơn sẽ khiến nhiều người đi du lịch hơn và các
dự án về các khu vui chơi giải trí và văn hóa sẽ giúp tăng nguồn thu tính theo
khách du lịch. Các cơ sở lưu trú cao cấp hơn, hiện đại hơn sẽ giúp thu hút được
các phân khúc khách du lịch có thu nhập cao.
Phát triển ngành du lịch xanh và bền vững để bảo tồn chứ không khai thác
cạn kiện môi trường. Sự gia tăng về số lượng khách du lịch sẽ gây áp lực cho
môi trường ở các điểm tham quan nên việc thúc đẩy du lịch sinh thái và bền
vững sẽ giúp làm giảm bớt các tác động tiêu cực cho môi trường mà vẫn đảm
bảo tạo cho khách du lịch những trải nghiệm thú vị.
Xây dựng thương hiệu du lịch Quảng Ninh tương xứng với Di sản Thiên
nhiên Thế giới vịnh Hạ Long với những dịch vụ du lịch chất lượng cao và những
trải nghiệm tốt nhất về thiên nhiên, văn hóa mà khách du lịch kỳ vọng khi chọn
Quảng Ninh là điểm đến du lịch.
Đào tạo nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực trong tỉnh: ngoại ngữ và dịch
vụ là những kỹ năng chính cho các hoạt động đào tạo để giúp tỉnh có thể cung
cấp dịch vụ đạt chất lượng quốc tế nhằm thu hút khách du lịch toàn cầu.
Nâng cao phần đóng góp từ du lịch cho GDP của tỉnh, dịch chuyển dần ra
khỏi các ngành công nghiệp làm cạn kiệt tài nguyên, chẳng hạn như ngành
công nghiệp khai thác than. Phát triển ngành du lịch sẽ giúp tỉnh tạo dựng
được lợi thế lâu dài và bền vững để tiếp tục tăng trưởng và cải thiện nền kinh
tế tỉnh nhà.
Tạo cơ hội việc làm và nâng cao thu nhập cho cộng đồng, góp phần tích cực
vào nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
Đạt được những mục tiêu trên sẽ đòi hỏi phải có quy hoạch cẩn trọng, mang tính
chuyên nghiệp cao và sự hợp tác giữa các bên liên quan để xây dựng một chiến
lược du lịch thành công cũng như để nhanh chóng tổ chức thực hiện nhằm nắm
bắt được các cơ hội trong nước và toàn cầu.
2. Những căn cứ, mục đích lập quy hoạch
2.1. Căn cứ để lập quy hoạch: Pháp lý và Thực tiễn
Nhằm xây dựng một chiến lược du lịch thành công, quy hoạch này đã xem xét
cân nhắc các quyết định quan trọng của tỉnh và chính phủ làm cơ sở cho tiến
trình lập quy hoạch hiện hành theo chiến lược của tỉnh.

12
 Luật di sản văn hóa và luật sửa đổi bổ sung một số điều khoản của Luật di
sản văn hóa;
 Công ước di sản thế giới (đã được thông qua tại kỳ họp thứ 17 của đại hội
đồng UNESCO tại Paris ngày 16-11-1972);
 Luật du lịch năm 2005;
 Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
 Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội;
 Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ;
 Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công
bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh
vực và sản phẩm chủ yếu;
 Quyết định số 786/2006/QĐ-TTg ngày 31/5/2006 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội khu kinh tế Vân
Đồn, tỉnh Quảng Ninh”;
 Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về việc Phê duyệt “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
 Quyết định số 201/QĐ - TTg ngày 22/01/2013 của Thủ tướng Chính phủ:
Phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030";
 Quyết định số 321/QĐ - TTg ngày 18/02/2013 của Thủ tướng Chính
phủ: Phê duyệt Chương trình Hành động quốc gia về Du lịch giai
đoạn 2013 – 2020;
 Quyết định số 795/QĐ – TTg, ngày 23/05/2013 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội vùng
Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020;
 Quyết định số 175/QĐ – TTg ngày 27/02/2011 về việc phê duyệt Chiến
lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020;
 Quyết định số 432/QĐ – TTg ngày 12/04/2012 về việc phê duyệt chiến
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020;
 Quyết định số 2782/QĐ-BVHTTDL ngày 27-07-2013của Bộ Văn hóa –
Thể thao và Du lịch về việc Phê duyệt Đề án "Phát triển du lịch biển, đảo
và vùng ven biển Việt Nam đến năm 2020";
 Quyết định số 2163/QĐ-Ttg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Đồng bằng Sông Hồng và
Duyên hải Đông Bắc đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
 Quyết định số 1154/QĐ-UBND ngày 03/5/2013 của Ủy ban Nhân dân
tỉnh Quảng Ninh về việc ủy quyền cho các Sở, Ban, Ngành của tỉnh và Ủy
ban Nhân dân các địa phương liên quan triển khai lập Quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch xây dựng và các Quy hoạch ngành, lĩnh
vực, sản phẩm chủ yếu của tỉnh Quảng Ninh;

13
 Quyết định số 1279/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Ninh về việc phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
 Kết luận số 29-KL/TU ngày 25/3/2013 về Kết luận của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy về nhiệm vụ và giải pháp phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
2013-2015;
 Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, Giai đoạn 2013-
2020, tầm nhìn 2030;
 Quyết định số 2622/QĐ-TTg ngày 31/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Đặc biệt, “Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng
bộ tỉnh Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh, Giai đoạn 2013-
2020, tầm nhìn 2030” và “Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội” là
hai căn cứ quan trọng để nghiên cứu liên quan tới tầm nhìn của quy hoạch và
những ảnh hưởng đối với chiến lược sau này.
2.2. Mục đích của việc lập quy hoạch và những kỳ vọng, những định
hướng phát triển, giá trị mục tiêu hướng tới của ngành du lịch Quảng Ninh
Sau khi xây dựng được chiến lược du lịch, tỉnh Quảng Ninh sẽ có được những ý
tưởng khuyến nghị mang tính đột phá cùng các dự án đề xuất chi tiết mà tỉnh có
thể thực hiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển du lịch của tỉnh.
Quy hoạch sẽ đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá nhằm giải quyết những
hạn chế lớn nhất mà tỉnh hiện đang phải đối mặt.
Những ý tưởng đề xuất sẽ được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên để giúp tỉnh cân đối
nhu cầu về nguồn lực căn cứ vào những tác động mà đề xuất mang lại. Những ý
tưởng mang tính đột phá này sẽ được trình bày cụ thể về nội dung mô tả, vị trí
địa lý, các bước cơ bản để thực hiện dự án, tổng vốn đầu tư cần thiết và kế
hoạch nguồn kinh phí, dự tính các tác động môi trường và kinh tế đối với tỉnh và
đề xuất khung thời gian triển khai thực hiện dự án. Một số dự án diện ưu tiên
cao sẽ được trình bày chi tiết cùng với những phân tích và mô hình để lý luận
cho kế hoạch đề xuất.

14
II. ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH QUẢNG NINH
1. Nguồn lực cho phát triển du lịch Quảng Ninh
Quảng Ninh là địa phương có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế -
xã hội của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói riêng và của cả nước nói
chung, trong đó bao gồm cả phát triển ngành du lịch.
Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều những điểm đến du lịch với các tài
nguyên vật thể và phi vật thể thuộc 3 thể loại chính: tự nhiên, văn hóa/lịch sử và
các thành phố. Điểm đến tự nhiên bao gồm những danh thắng đẹp và đa dạng ở
các đảo, bãi biển đến vùng núi mà có thể kể đến như Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái
Tử Long, v.v... Tỉnh có nhiều điểm tham quan văn hóa, mang lại những trải
nghiệm về văn hóa và lịch sử như di tích Yên Tử, một trong những địa điểm
quan trọng nhất trong tỉnh. Cuối cùng, có rất nhiều thành phố và thị xã như
thành phố Hạ Long và thành phố biên giới Móng Cái tạo những cơ hội mua sắm
và ăn uống cho khách du lịch. Nội dung này sẽ được mô tả chi tiết hơn nữa trong
phần nói về tài nguyên du lịch.
1.1. Vị trí địa lý và khả năng mở rộng, liên kết hợp tác trong và ngoài khu
vực
Quảng Ninh là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh có địa
hình đa dạng núi, rừng, bờ biển, cửa sông và hàng nghìn hòn đảo. Tỉnh sở hữu
một Di sản thế giới và có vị trí chiến lược cho du lịch.
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vị trí có kinh độ 106º25'đến 108º25' Đông và vĩ độ
20º40'đến 21º40' Bắc, với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102 km
từ Bắc xuống Nam. Tỉnh tiếp giáp với bốn tỉnh thành khác của Việt Nam và một
tỉnh của Trung Quốc. Ở phía Tây, giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải
Dương. Ở phía Nam, giáp với thành phố Hải Phòng. Ở phía Bắc, giáp với tỉnh
Quảng Tây của Trung Quốc.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là
vùng Hà Nội đã xác định vai trò quan trọng của Quảng Ninh với tư cách là một
cực của tam giác tăng trưởng dịch vụ - du lịch: Hà Nội – Hải Phòng-Quảng
Ninh. Vị trí này cũng được khẳng định trong Chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam và dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đồng bằng sông
Hồng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Trong chiến lược hợp tác du lịch khu vực, Quảng Ninh cũng đã được xác định là một
“mắt xích” quan trọng trong các chương trình hợp tác về du lịch giữa Trung Quốc
với ASEAN, cụ thể là chương trình “Hai hành lang – Một vành đai”, Chương trình
phát triển du lịch Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng GMS, v.v.
Tỉnh Quảng Ninh có diện tích khoảng 12.000 km2, bao gồm 6.000 km2 đất liền
và 6.000 km2 mặt biển với hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ., 80% diện tích đất của
tỉnh là đất đồi núi. Có hai khu vực miền núi chính, một ở phía đông tiếp nối với
Trung Quốc và khu vực còn lại ở phía Tây. Dân số tỉnh phần lớn tập trung ở khu
15
vực miền núi và đồng bằng ven biển. Con số hơn 2.000 hòn đảo của tỉnh chiếm
hơn hai phần ba số đảo trên toàn quốc, bao gồm những hòn đảo có diện tích rất
rộng như đảo Cái Bầu và đảo Bản Sen và cả những đảo đá có diện tích nhỏ hơn,
trên một số đảo có hang động. Tỉnh Quảng Ninh có hai huyện đảo là huyện đảo
Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô và rất nhiều đảo tập trung ở Vịnh Hạ Long và khu
vực Vịnh Bái Tử Long. Toàn tỉnh có 40.000 ha bãi triều và 20.000 ha cửa sông
và vịnh, tạo nên rất nhiều khu bãi cát trắng phục vụ du lịch như khu vực Trà Cổ,
Quan Lạn, Minh Châu và Ngọc Vừng.
Thành phố Hạ Long là thủ phủ của tỉnh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.
Tỉnh cũng được kết nối với 4 cảng biển quốc tế: Cẩm Phả, Cái Lân, Hòn Gai và
Vạn Gia. Về khu vực kinh tế cửa khẩu, tỉnh có 3 khu gồm: Móng Cái, Hoành
Mô, Bắc Phong Sinh và Khu kinh tế đặc biệt (SEZ) Vân Đồn. Toàn tỉnh có 4
thành phố: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái và 1 thị xã: Quảng Yên.
Tỉnh cũng kết nối trong nước với Hải Phòng (cách trung tâm Hải Phòng 70 km),
thành phố lớn thứ ba trên toàn quốc.

Giá trị thẩm mỹ biển đảo Hạ Long Cầu Bãi Cháy về đêm
Trên toàn địa bàn tỉnh có hơn 600 di tích văn hóa và lịch sử bao gồm những
chùa, đền, lăng tẩm và các danh thắng. Trong số đó, có 64 di tích được công
nhận ở cấp quốc gia bao gồm cả Vịnh Hạ Long. Một nửa trong số các di tích là
đền, chùa như Yên Tử, Cửa Ông và các lăng mộ các vị Vua triều đại nhà Trần
nằm rải rác ở các huyện, thị xã. Còn lại chủ yếu là các nhà thờ họ và đình làng,
tập trung chủ yếu ở thị xã Quảng Yên. Ở cấp tỉnh, có 62 di tích được công nhận,
gồm chủ yếu là di tích lịch sử và một số danh thắng. Bên cạnh những di tích
được công nhận chính thức, toàn tỉnh có hơn 500 di tích đã được thống kê, phân
loại (chưa được xếp hạng), đây là nguồn tài nguyên có tiềm năng lớn để Quảng
Ninh phát triển du lịch. Tuy nhiên, rất nhiều di tích trong số đó hiện đã bị xuống
cấp hoặc trở thành phế tích mà việc phục hồi chất lượng các di tích đó có thể đòi
hỏi một khoản đầu tư tương đối lớn.
Những điểm đến du lịch chính chủ yếu nằm ở khu vực phía đông nam của tỉnh.
Với những tài sản vật thể và phi vật thế vốn có, Quảng Ninh sở hữu những tiềm
năng lớn để trở thành một điểm đến du lịch chính của Việt Nam. Trong vùng
kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh chính là cửa ngõ thông sang thị trường
Trung Quốc, một trong những thị trường lớn nhất thế giới. Với tiềm năng và vị
16
trí địa lý kinh tế thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế và phát triển du lịch với
Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ,
Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ cùng với Hà Nội và Hải Phòng.
Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị - hành chính - kinh tế - văn hóa của
tỉnh Quảng Ninh, là mắt xích quan trọng trong tam giác kinh tế du lịch Hà Nội -
Hải Phòng - Hạ Long, là trung tâm du lịch của tỉnh với sản phẩm du lịch đặc
trưng của vùng là du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp
với các loại hình du lịch khác.
Du lịch Quảng Ninh đã và đang đóng một vai trò khá quan trọng trong ngành du
lịch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng du lịch Bắc Bộ, không chỉ thu hút
được lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước, đồng thời cũng mang lại một
nguồn thu tương đối lớn. Do đó, sự phát triển của du lịch tỉnh Quảng Ninh sẽ
đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam nói
chung và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến 2020, tầm
nhìn đến 2030 đưa ra định hướng tổ chức không gian lãnh thổ Quảng Ninh là
“một tâm, hai tuyến đa chiều và hai điểm đột phá”. Định hướng này nhằm bảo
đảm mục tiêu liên kết, đồng bộ để phát huy thế mạnh của từng huyện thị trong
tỉnh, cũng như thế mạnh của Quảng Ninh trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng
ĐBSH, mà vị trí thuận lợi cho hợp tác kinh tế quốc tế. Theo định hướng này, Hạ
Long là tâm, hai tuyến đa chiều là phía Tây và phía Đông, hai điểm đột phá là
Vân Đồn và Móng Cái.
Động lực phát triển chính
Cửa khẩu quốc tế Móng Cái
Móng Cái là một trong 4 thành phố trực thuộc Quảng Ninh. Thành phố Móng
Cái được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên biển có giá trị, điển hình nhất
là bãi biển Trà Cổ có chiều dài 17 km, có vị trí địa chính trị quan trọng với cửa
khẩu quốc tế Móng Cái, 70km đường biên giới trên bộ và đường biên giới trên
biển với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Hiện nay, mỗi năm Móng Cái thu hút
được từ 1 - 2 triệu khách du lịch các loại.

Khách du lịch thăm vùng đất địa đầu Đình Trà Cổ


Móng Cái
17
Khu kinh tế Vân Đồn
Khu kinh tế Vân Đồn có bao trùm toàn bộ huyện đảo Vân Đồn (tỉnh Quảng
Ninh), diện tích 2.200 km2 trong đó diện tích đất tự nhiên 551,33 km 2, phần
vùng biển rộng 1.620 km2; được thành lập vào giữa năm 2007 với mục tiêu trở
thành một trung tâm du lịch sinh thái biển đảo chất lượng cao và dịch vụ cao
cấp, đồng thời là trung tâm hàng không, đầu mối giao thương quốc tế, thúc đẩy
phát triển kinh tế ở Quảng Ninh.
Khu kinh tế Vân Đồn tương lai bao gồm một khu phi thuế quan (khu thương mại
tự do) ở cạnh cảng Vạn Hoa và một khu thuế quan. Hệ thống hạ tầng quan trọng
bao gồm Cảng Vạn Hoa và Sân bay quốc tế Vân Đồn.
Theo định hướng Vân Đồn sẽ là một trong những cửa ngõ tiến ra biển của khu
vực Đông Bắc, là một khu kinh tế trọng điểm của Bắc Bộ và khu vực đồng bằng
sông Hồng, xa hơn nữa là Tây Bắc của Việt Nam và khu vực Bắc Lào; khu kinh
tế nằm trong chiến lược hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế
giữa ASEAN và Trung Quốc trong đó Việt Nam đóng vai trò “cửa ngõ của
ASEAN”.
Thương hiệu Quảng Ninh - Vịnh Hạ Long
Với 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều đảo đẹp, hệ thống hang động kỳ
thú, là những giá trị độc đáo giúp Vịnh Hạ Long là khu vực duy nhất ở Việt
Nam cũng như ít có trên thế giới 2 lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên
nhiên thế giới bởi giá trị ngoại hạng toàn cầu về thẩm mỹ và địa chất. Có thể coi
thương hiệu Vịnh Hạ Long chính là một trong những thế mạnh/lợi thế so sánh
phát triển du lịch lớn nhất của Quảng Ninh. Thương hiệu Vịnh Hạ Long đã
mang lại cho Quảng Ninh những lợi thế so sánh đối với các địa phương khác
trong cả nước. Cho đến nay, Vịnh Hạ Long cùng với cố đô Huế là những điểm
đến được ưu tiên lựa chọn hàng đầu của khách du lịch quốc tế khi đến Việt
Nam.
Khu di tích lịch sử đặc biệt cấp quốc gia Yên Tử
Đây là khu lịch sử danh thắng và là trung tâm phật giáo lớn nhất của Việt Nam,
hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến hành hương, du lịch.

18
Hình 6: Những tài nguyên du lịch Quảng Ninh tập trung nhiều ở vùng
Đông Bắc và dọc đường bờ biển

Móng Cái
20
17 19
21
18

16

15
14
2 13
3 5
1 4 6
12
9 Thành phố
10Hạ Long
7
8 16
11 Di sản Thế giới UNESCO
X Tự nhiên
X Văn hóa/Lịch sử
X Thành phố/Thị xã

Thành phố/thị trấn Địa danh lịch sử/văn hóa Thắng cảnh tự nhiên
4. Thành phố Uông Bí 1. Làng Yên Đức 10. Đền thờ Trần Quốc Nghiễn 3. Hồ Yên Trung
9. Thành phố Hạ Long 2. Khu di tích Yên Tử 12.Đền Cửa Ông 6. Thác Lựng Xanh
13. Huyện Vân Đồn 5. Chùa Ba Vàng 15. Chùa Cái Bầu 11. Vịnh Bái Tử Long
16. Huyện Tiên Yên 7. Bãi cọc Bạch Đằng 19. Đình Trà Cổ 14. Bãi biển Bãi Dài
17. Thành phố Móng Cái 8. Đền thờ Trần Hưng Đạo 20. Nhà thờ Trà Cổ 16. Vịnh Hạ Long
18. Bãi biển Bình Ngọc
21. Bãi biển Trà Cổ

Tỉnh Quảng Ninh nằm ở vị trí đắc địa cho phát triển ngành du lịch. Cụ thể, tỉnh
nằm tiếp giáp với hai trong số ba thành phố lớn nhất trên toàn quốc (đó là thành
phố Hải Phòng và thành phố Hà Nội) và giáp với Trung Quốc, có những tài sản
du lịch văn hóa và tự nhiên nằm ven biển vịnh Bắc Bộ.
1.2. Di sản Thiên nhiên Thế giới - Kỳ quan Thế giới mới Vịnh Hạ
Long
Vịnh Hạ Long- một vùng biển đảo kỳ vĩ nằm trên dải hành lang ven biển vùng
Đông - Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 160 km về phía Đông, là một phần
trong hệ thống tài nguyên biển đảo của tỉnh Quảng Ninh, có tổng diện tích
1.553km2, gồm 1.969 hòn đảo các loại.
Vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch đặc sắc có nhiều giá trị nổi trội
mang tầm quốc tế: Năm 1994 Vịnh Hạ Long được UNESCO đưa vào danh
mục Di sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu
về thẩm mỹ. Năm 2000, Vịnh Hạ Long lần thứ 2 được UNESCO ghi nhận là Di
sản Thiên nhiên Thế giới vì những giá trị địa chất điển hình. Tháng 7 năm
2003, Vịnh Hạ Long được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới xếp hạng và
chính thức công nhận là 1 trong 29 vịnh đẹp nhất hành tinh. Năm 2011, Vịnh Hạ
Long tiếp tục được Tổ chức New 7 Wonders bầu chọn là một trong bảy Kỳ quan
thiên nhiên mới của thế giới.
Theo đánh giá của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế, ngoài những giá
trị điển hình về thẩm mỹ và địa chất, không gian Vịnh Hạ Long còn chứa đựng
rất nhiều giá trị sinh học, lịch sử và văn hoá vật thể và phi vật thể với nhiều
truyền thuyết dân gian. Ngoài ra trong không gian rộng lớn của vịnh Hạ Long
19
còn tồn tại nhiều làng chài truyền thống nơi còn lưu giữ được những giá trị văn
hóa cộng đồng rất độc đáo. Những giá trị này đang được các cơ quan chức năng
và ngành du lịch Quảng Ninh nghiên cứu khai thác, phát huy. Tất cả những giá
trị nói trên là nền tảng hiện thực để xây dựng, phát triển các loại hình sản phẩm,
dịch vụ du lịch trong hiện tại và tương lai.
Vịnh Hạ Long là điểm đến du lịch có thương hiệu quốc gia và quốc tế:

Lễ đón nhận bằng Di sản Thiên nhiên Thế giới, lần I.

Trên bình diện quốc tế: Ngay từ đầu thế kỉ trước, địa danh Vịnh Hạ Long đã
được quảng bá trong các ấn phẩm giới thiệu du lịch của Pháp. Quá trình hoạt
động du lịch Quảng Ninh đã đưa thương hiệu Vịnh Hạ Long đến với hàng chục
hãng hàng không và lữ hành quốc tế. Trung bình mỗi năm Vịnh Hạ Long nhận
được sự quan tâm của khách du lịch đến từ 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dấu
ấn từ những sự kiện văn hóa - chính trị lớn được tổ chức tại Hạ Long đã làm cho
danh tiếng Vịnh Hạ Long được rất nhiều tổ chức, cá nhân trên thế giới quan tâm
(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc - UNESCO; Liên
minh Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên - IUCN; Chương trình Phát triển Liên Hiệp
Quốc - UNDP; Câu lạc bộ Các Vịnh đẹp nhất Thế giới - Club of the Most
Beautiful Bays of the World)... Quan hệ năng động của tỉnh Quảng Ninh và
ngành du lịch Việt Nam đã đem đến cho Vịnh Hạ Long một vị trí quan trọng
trong hoạt động của các tổ chức du lịch khu vực và quốc tế (Tổ chức Du lịch
Thế giới - UNWTO; Hiệp hội Du lịch Châu Á, Thái Bình Dương - PATA; Diễn
đàn Du lịch Đông Á - EATOF)... Đặc biệt, Vịnh Hạ Long có vai trò quan trọng
liên kết du lịch với thị trường Trung Quốc - một thị trường du lịch tiềm năng
nhất thế giới hiện nay. Vịnh Hạ Long cũng là tiêu điểm của tỉnh Quảng Ninh
thực hiện thu hút thành công nhiều dự án đầu tư du lịch nước ngoài. Đây là điều

20
kiện hấp dẫn để khuyến khích nhiều nhà đầu tư khác mở rộng hoạt động kinh
doanh, tăng cường các nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ninh.
Trong phạm vi quốc gia: Vịnh Hạ Long là danh lam thắng cảnh được xếp hạng
di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 1272/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ ngày 12/8/2009. Vịnh Hạ Long được biết đến tại tất cả các tỉnh, thành phố
trong cả nước. Mặc dù điều kiện giao thông còn nhiều khó khăn nhưng trung
bình mỗi năm Vịnh Hạ Long vẫn thu hút được trung bình khoảng 2 triệu lượt
khách nội địa.
Chính vì những giá trị và thương hiệu nói trên của Vịnh Hạ Long, Quy hoạch
tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam phê duyệt ngày 22 tháng 01 năm 2013 đã
xác định Vịnh Hạ Long là tài nguyên đặc biệt quan trọng. Theo đó, Vịnh Hạ
Long gắn với quần đảo Cát Bà và Đồ Sơn của Hải Phòng được định hướng quy
hoạch phát triển là khu du lịch Quốc gia, là hạt nhân động lực, có vị trí đặc biệt
quan trọng cùng với Vân Đồn đưa Quảng Ninh trở thành địa bàn trọng điểm
phát triển du lịch gắn với cảnh quan biển, đảo Đông Bắc Việt Nam.
Trên địa bàn tỉnh, Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long được các cấp
lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh nhìn nhận đánh giá như một lợi thế nổi bật cần được
khai thác và phát huy tối đa để tạo bước phát triển nhanh, rõ nét về du lịch nhằm đưa
Quảng Ninh thực sự trở thành trung tâm du lịch quốc tế của cả nước; góp phần thúc
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trên địa bàn.
Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 25/5/2013 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh
Quảng Ninh về phát triển du lịch tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020, tầm
nhìn 2030 đã xác định những giá trị hiện thực của Vịnh Hạ Long và hệ thống tài
nguyên du lịch biển đảo là động lực chủ yếu để xây dựng mục tiêu tổng quát:
Phấn đấu đưa Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm
du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du
lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm bản sắc văn
hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước trong khu vực và
quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Vịnh Hạ Long và những tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Ninh đồng thời là
nền tảng cơ sở để tỉnh Quảng Ninh xây dựng các mục tiêu cụ thể: Phấn đấu đến
năm 2015, tổng số khách du lịch sẽ đạt 8 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 3 triệu
lượt; tổng doanh thu đạt 8.000 tỷ đồng; lao động trực tiếp 35.000 người. Năm 2020,
tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 4 triệu lượt; tổng
doanh thu đạt 30.000 tỷ đồng; lao động trực tiếp 60.000 người. Năm 2030, tổng số
khách du lịch sẽ đạt 23 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 10 triệu lượt; tổng doanh
thu sẽ đạt 130.000 tỷ đồng; lao động trực tiếp 120.000 người.
Thực tế những năm qua, Vịnh Hạ Long luôn luôn là tâm điểm, là động lực phát
triển các hoạt động du lịch trên địa bàn Quảng Ninh.Trung bình mỗi năm, Vịnh
Hạ Long thu hút được hơn 3,1 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 1 triệu lượt
khách quốc tế, đưa Hạ Long - Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch biển
21
hàng đầu Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã
hội, không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác, hữu nghị và tăng cường năng lực
hội nhập quốc tế của tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2012, Vịnh Hạ Long đã thu hút được hơn 3 triệu lượt khách tham quan,
chiếm gần một nửa tổng số khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 1 trình bày sau đây sẽ cho thấy, số lượng khách du lịch dự báo tăng
10%/năm, đạt mức 4 triệu khách thăm quan vào năm 2015. Tổng thu từ du lịch
từ khách thăm vịnh Hạ Long dự kiến sẽ đạt 4.463 tỷ VND năm 2015, gần gấp
đôi doanh thu hiện tại ở mức 2.735 tỷ VND năm 2012.
Bảng 1: Số lượng khách du lịch tham quan Vịnh Hạ Long
so với tỉnh Quảng Ninh
Chỉ tiêu phấn đấu
2008 2009 2010 2011 2012
2013 2014 2015
Tổng số lượng khách
tham quan tỉnh
4.515 4.801 5.417 6.459 7.005 7.500 8.250 9.240
Quảng Ninh (nghìn
người)
Tổng số lượng khách
tham quan vịnh Hạ 3.164 2.718 3.164 3.358 3.145 3.435 3.776 4.156
Long (nghìn người)
Tổng thu từ du lịch
2.492 2.654 2.833 3.545 4.347 5.000 5.750 6.785
toàn tỉnh
Tổng thu từ du lịch
tham quan vịnh Hạ 1.705 1.910 2.151 2.438 2.735 3.145 3.719 4.463
Long (Tỷ VND)
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tuy nhiên, các giá trị, thương hiệu và uy tín của Vịnh Hạ Long không thể tách
rời hệ thống tài nguyên du lịch Quảng Ninh, đặc biệt là các tài nguyên du lịch
biển đảo được trình bày trong phần tiếp theo.

22
1.3. Các giá trị tự nhiên và tài nguyên biển, đảo
Tài nguyên biển, đảo
Không gian Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận Di sản Thiên nhiên Thế
giới là một vùng biển đảo đặc trưng, điển hình nhất trong hệ thống tài nguyên du
lịch biển đảo liên hoàn của tỉnh Quảng Ninh. Hệ thống tài nguyên này trải dài
250 km nối liền các vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, huyện đảo Vân Đồn,
vườn Quốc gia Bái Tử Long, huyện đảo Cô Tô, đảo Vĩnh Thực, bãi biển Trà Cổ
của thành phố Móng Cái với rừng Quốc gia Cát Bà (khu dự trữ sinh quyển thế
giới) và hệ thống tài nguyên biển của thành phố Hải Phòng.
Chuỗi tài nguyên biển đảo này giao thoa, cộng hưởng, hòa trộn với nhau, tạo ra
một vùng biển đảo có qui mô đặc biệt lớn, không gian tưởng như vô tận làm cho
giá trị cảnh quan vịnh Hạ Long tăng lên nhiều lần. Đây là điều kiện thuận lợi để
tổ chức các tour du lịch liên hoàn, nối trung tâm du lịch Hạ Long với các vùng
phụ cận, thực hiện các chương trình du lịch dài ngày, liên kết nhiều loại hình sản
phẩm, dịch vụ khác nhau.
Với sự phong phú, đa dạng về bãi biển, các đảo đất có người ở và vườn rừng
sinh thái, hệ thống tài nguyên biển đảo Quảng Ninh đã bù đắp rất hiệu quả cho
sự thiếu hụt của Vịnh Hạ Long một loạt bãi tắm giá trị như Trà Cổ, Quan Lạn,
Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô... Hệ thống đảo đất thấp có dân cư và nhiều
thảm thực vật xanh tốt tại huyện đảo Vân Đồn là những sự khác biệt có giá trị so
với Vịnh Hạ Long. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đầu tư phát triển các khu
nghỉ dưỡng cao cấp, các sản phẩm du lịch đặc thù, các tổ hợp vui chơi giải trí
quy mô lớn và nhiều loại hình dịch vụ du lịch khác.
Tài nguyên biển đảo Quảng Ninh có giá trị sinh học đa dạng, phong phú với trên
400 loài hải sản kinh tế đặc trưng của vịnh Bắc Bộ gồm nhiều loại hải sản quí
như hải sâm, bào ngư, ngọc trai, tôm, cua, cá, mực, tu hài, sá sùng, sò, ngán,
hầu, hà... Đây vừa là nguồn tài nguyên quý cho ngành công nghiệp chế biến xuất
khẩu thuỷ sản của Quảng Ninh vừa là nguồn thực phẩm đặc trưng hấp dẫn,
thường xuyên phục vụ các đối tượng khách du lịch và nhân dân trong tỉnh.
Vườn Quốc gia Bái Tử Long, hệ sinh thái đa dạng ven biển các huyện Hải Hà,
Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, thành phố Cẩm Phả, thị xã Quảng Yên và các loại
san hô, rong, tảo cùng với nhiều loài động vật ẩn cư trên các rừng đồi Quảng
Ninh là những điều kiện thực tế mở đường cho việc tổ chức các hoạt động du
lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm, tham quan đáy biển, xây dựng bảo tàng sinh
thái, công viên đại dương, công viên chuyên đề...
Ngoài Vịnh Hạ Long, những khu vực có nhiều tài nguyên quan trọng nhất là:
Vịnh Bái Tử Long, Vân Đồn, Móng Cái - Trà Cổ và Cô Tô. Trong đó:
Vịnh Bái Tử Long có thế mạnh nổi bật là các giá trị về thẩm mỹ với các đảo
nhỏ, không gian thoáng rộng, chưa bị nhiều áp lực đối với môi trường và tác
động tiêu cực của con người.
Huyện đảo Vân Đồn có ưu thế đặc biệt của các bãi biển Quan Lạn, Minh Châu,

23
Ngọc Vừng, Bãi Dài, mỏ cát trắng Vân Hải, cảnh quan và các giá trị đa dạng
sinh học vườn Quốc gia Bái Tử Long, các đảo đất thấp có dân cư, các thảm thực
vật và các vườn.
Thành phố Móng Cái sở hữu tài nguyên biển điển hình là bãi biển Trà Cổ có
chiều dài 17 km nằm trên địa đầu vùng duyên hải Đông - Bắc Việt Nam và đảo
Vĩnh Thực với 3 bãi biển hoang sơ. Đây là tiền đề phát triển các loại hình du
lịch biển thu hút các dòng khách đến từ thị trường Trung Quốc và nội địa.
Huyện đảo Cô Tô được thiên nhiên ưu đãi các bãi biển đẹp, rừng tự nhiên, đặc
biệt là hệ sinh thái san hô còn khá nguyên vẹn quanh các đảo, vị trí tiền tiêu xa
bờ và các loài hải sản quý hiếm. Các đảo thuộc huyện Cô Tô hoàn toàn có điều
kiện trở thành các điểm du lịch thu hút các dòng khách lãng mạn, ưa thích mạo
hiểm, khám phá, chinh phục.
Các giá trị tự nhiên khác
Nước khoáng nóng: Một trong những giá trị tự nhiên được đánh giá cao, có
tính khả thi để đầu tư phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh là
nguồn nước khoáng nóng tại phường Cẩm Thạch và phường Quang Hanh, thành
phố Cẩm Phả.
Nằm trên trục đường 18A kết nối hầu hết các địa phương trong tỉnh, nguồn nước
khoáng nóng Quang Hanh cách trung tâm du lịch Hạ Long 12 km, nguồn nước
khoáng nóng Cẩm Thạch cách Hạ Long 22 km là những điều kiện tốt để phát
triển loại hình du lịch nói trên. Tuy nhiên, mặt bằng không gian tại đây khá nhỏ
hẹp, giao thông chưa tốt là những trở ngại cần được khắc phục.
Tỉnh Quảng Ninh còn một số nguồn nước khoáng nóng khác tại huyện Bình
Liêu, Tiên Yên…nhưng chưa được đánh giá đầy đủ.
Hồ - rừng: Quảng Ninh có nhiều hồ/đập gắn liền với cảnh quan rừng/núi rất tốt
cho phát triển du lịch sinh thái. Điển hình là hồ Yên Trung (thành phố Uông Bí),
hồ Yên Lập (thành phố Hạ Long), hồ Khe Chè, hồ Bến Châu (huyện Đông
Triều), hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Phềnh Hồ, hồ Mán Thí (thành phố
Móng Cái), hồ Chúc Bài Sơn (huyện Hải Hà).
Suối - thác: Trên các vùng rừng núi Quảng Ninh có một số suối/thác có cảnh
quan đẹp, điển hình là thác Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ (thị xã
Quảng Yên), thác Khe Vằn (huyện Bình Liêu). Tuy nhiên, quy mô của những
suối thác này không lớn, nguồn nước vào mùa khô thường bị giảm nhiều nên
sức hấp dẫn còn hạn chế.
Núi: Địa hình Quảng Ninh có một số núi cao, đẹp, có thảm thực vật và hệ sinh
thái đa dạng, có khả năng đầu tư phát triển du lịch, nổi bật là núi Yên Tử (thành
phố Uông Bí), núi Bài Thơ, núi Chùa Lôi/Lôi Âm (thành phố Hạ Long), núi Kỳ
Thượng (huyện Hoành Bồ), núi Chúc Bài Sơn (huyện Hải Hà)…

24
Rừng hồ sinh thái Thác Khe Vằn, Bình Liêu

Ngoài núi Yên Tử đang được khai thác, phát huy trong quần thể di tích danh
thắng Yên Tử, các núi khác vẫn đang ở dạng tiềm năng. Tuy nhiên, núi Bài Thơ
là một địa danh rất đáng được quan tâm đầu tư để phát triển thành một điểm du
lịch tại trung tâm thành phố Hạ Long.
1.4. Những giá trị Lịch sử, Văn hóa, Tín ngưỡng
Toàn bộ giá trị lịch sử - văn hóa trên vùng đất Quảng Ninh được thể hiện khái
quát thông qua hơn 600 di tích lịch sử - văn hóa các loại. Trong đó đặc biệt có
giá trị khai thác phục vụ phát triển du lịch là 4 di tích - danh lam thắng cảnh
được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt bao gồm: Danh lam thắng cảnh Vịnh
Hạ Long (thành phố Hạ Long), Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử
(thành phố Uông Bí), Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng yên) và Khu di
tích lịch sử văn hóa nhà Trần tại huyện Đông Triều (mới được đề cử).
Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long: Là tài nguyên du lịch có giá trị đặc
trưng tiêu biểu nhất (đã trình bày ở phần trên).
Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Yên Tử: (Trình bày trong phần 1.4.2
dưới đây)
Di tích lịch sử Bạch Đằng: Là một quần thể di tích ghi lại chiến công hiển hách
và nghệ thuật quân sự tài tình năm 1288 của triều đại nhà Trần trong lịch sử
chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam tại khu vực cửa sông Bạch Đằng thuộc
thị xã Quảng Yên.
Quần thể này bao gồm bãi cọc Bạch Đằng, đền thờ Trần Hưng Đạo, miếu Vua
Bà, 2 cây Lim giếng Rừng, bến đò Rừng, đình Trung Bản, đình Yên Giang, đình
Đền Công và đền Trung Cốc.
Di tích lịch sử Bạch Đằng là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, có sức hấp dẫn
mạnh đối với mọi đối tượng khách du lịch, rất đáng đưa vào chương trình du
lịch kết nối với quần thể di tích danh thắng Yên Tử và khu di tích lịch sử văn
hóa nhà Trần tại Đông Triều.

25
Tuy nhiên, hiện nay bãi cọc Bạch Đằng chưa được đầu tư bảo vệ xứng đáng nên
chưa thể hiện được tầm vóc hiện thực của sự kiện.
Khu di tích lịch sử văn hóa nhà Trần: Là một quần thể di tích lăng mộ, đền,
chùa của Triều Trần - một triều đại huy hoàng thịnh trị ở Việt Nam trên vùng đất
An Sinh (địa danh cổ), hiện nay là huyện Đông Triều.
Theo lịch sử, những công trình tại đây có quy mô lớn, có giá trị tinh thần, tư
tưởng, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc đặc sắc, được đánh giá là trung tâm Phật
giáo của Việt Nam, là trung tâm văn hóa, nghệ thuật kiến trúc tiêu biểu, đặc sắc,
duy nhất, lớn nhất của triều đại nhà Trần.
Hiện nay, quần thể di tích này gồm 14 công trình được quy hoạch trên diện tích
2.206 ha trong phạm vi nghiên cứu 11.095 ha (Quyết định số 307/QĐ-TTg ngày
07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ).
Trên cơ sở những yếu tố lịch sử, việc định hướng phát triển quần thể này gắn bó
mật thiết với quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí) và di tích
lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) trong chương trình du lịch tâm linh - lịch
sử - văn hóa tại miền Tây Quảng Ninh là hoàn toàn phù hợp.
Tuy nhiên, để biến chương trình du lịch nói trên trở thành hiện thực, ngành du
lịch và các doanh nghiệp Quảng Ninh cần phải đầu tư nhiều hơn cho sản phẩm,
giao thông, dịch vụ và con người.
Các di tích lịch sử - văn hóa khác:
Thực tế hiện nay, ngoại trừ Danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long và Quần thể di
tích danh thắng Yên Tử đang là tiêu điểm thu hút các đối tượng khách du lịch
trong nước và quốc tế, sức hấp dẫn du lịch của các di tích còn lại chủ yếu xuất
phát từ đặc trưng văn hóa, nhu cầu tâm linh, vị trí địa điểm, cảnh quan, điều kiện
giao thông, quy mô kiến trúc xây dựng và hiệu quả quảng bá của từng di tích cụ
thể.
Theo đó, một xu hướng chung dễ nhận thấy là: Những di tích lịch sử - văn hóa
có cảnh quan đẹp, điều kiện giao thông thuận lợi, được đầu tư quy mô lớn và
được quảng bá giới thiệu tốt thì khả năng thu hút khách du lịch sẽ tốt hơn. Điển
hình là đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn),
chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long),
chùa Ba Vàng (thành phố Uông Bí)…Gắn liền với những di tích này là các Lễ
hội truyền thống được tổ chức chủ yếu vào mùa Xuân. Đây là một nét đặc trưng
văn hóa truyền thống của Việt Nam.
Tiêu biểu cho xu hướng nói trên là chùa Cái Bầu, chùa Ba Vàng và đền thờ Đức
Ông Trần Quốc Nghiễn. Mặc dù mới được đầu tư tôn tạo trong thời gian gần
đây, nhưng 3 di tích nói trên đã nổi lên như những điểm thu hút khách tâm linh -
văn hóa sôi động. Trong khi đó, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh còn rất nhiều di
tích có giá trị như chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng
Đạo, miếu Vua Bà, đình Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), đình Trà Cổ, nhà thờ
Trà Cổ, chùa Xuân Lan, đền Xã Tắc (thành phố Móng Cái), nhà thờ Hòn Gai

26
(thành phố Hạ Long), đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn)…nhưng chưa thực sự
thu hút được nhiều khách tham quan.
Có một thực tế là, ngoại trừ danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long, phần lớn các di
tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mới chỉ có sức hấp dẫn đối
với khách du lịch nội địa, trong đó chủ yếu là dòng khách tâm linh. Sức hút đối
với khách du lịch nước ngoài chưa đáng kể.
1.4.1. Văn hóa Hạ Long
Nền văn hóa Hạ Long đã được ghi nhận trong lịch sử dựng nước của người Việt.
Những đặc điểm nổi bật của nền văn hóa Hạ Long được thể hiện qua hình ảnh
những công cụ đồ đá. Người dân Hạ Long đã rời bỏ những hang trú ngụ của
mình và định cư lâu dài dọc theo bờ biển, bờ sông và có cuộc sống sinh hoạt gắn
liền với sông biển. Các nhà khảo cổ học đã sưu tầm được rất nhiều những vật
dụng bằng đá như rìu, đục, đòn kê, đá mài và vòng đeo tai cùng những đồ dùng
khác như bình, lọ bằng đá có trạm khắc. Sự tương đồng của các vật dụng này tạo
mối liên kết giữa các khu vực khảo cổ mà ngày nay được biết đến là “Nền văn
hóa Hạ Long”. Các vết tích của nền văn hóa Hạ Long thường phân bố ở các nơi
có bờ cát như Tuần Châu, Ngọc Vừng, Xích Thổ và Đồng Mang. Những vật
dụng tìm thấy đều có đặc điểm tương tự nhau cả về vật liệu, kỹ thuật sản xuất và
họa tiết16.
Nền văn hóa Hạ Long còn sở hữu nét đặc trưng khác đó đồ gốm sứ rất đẹp, nhẹ
và có hoa văn trổ thủng. Ở những nơi khác cũng sản xuất đồ gốm có văn hoa trổ
thủng nhưng số lượng ít, chiếm khoảng trên dưới 1% tổng sản phẩm nghề gốm.
Các sản phẩm gốm Hạ Long chủ yếu là sản phẩm có hoa văn trổ thủng, chiếm
khoảng 98,9% và còn lại 1,1% là gốm liền. Gốm Hạ Long được làm trên bàn
quay nên rất mỏng và tròn.
Hiện tại, những yếu tố “Văn hóa Hạ Long” mới chủ yếu được trưng bày trong
viện bảo tàng, chưa có sản phẩm du lịch thực tế dành cho khách du lịch.
1.4.2. Trung tâm Phật giáo Yên Tử
Yên Tử là một quần thể Di tích lịch sử danh thắng đặc biệt của Việt Nam trải dài
gần 20 km trong tổng thể đồi núi có đỉnh cao 1.068 m với cảnh quan hùng vĩ,
thơ mộng của rừng cây cổ thụ và cảnh vật thiên nhiên trên địa bàn thành phố
Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, trên đường 18A, cách Hà Nội 115 km về phía đông,
cách thành phố Hạ Long 50 km về phía tây.
Gần 1.000 năm trước Yên Tử đã được coi là “Phúc địa” thứ 4 của Việt Nam,
được liệt vào hàng Danh Sơn, chép trong điển thờ. Từ xa xưa, Yên Tử là nơi thu
hút các tín đồ đạo Phật Việt Nam đến dựng am cầu kinh niệm Phật. Nhiều thế hệ
tăng ni phật tử Việt Nam liên tục tìm đến Yên Tử tu hành, xây dựng chùa, tháp
và nhiều công trình khác.
Đặc biệt, từ thời nhà Trần - một triều đại phong kiến huy hoàng thịnh trị ở Việt
Nam đã đầu tư xây dựng Yên Tử thành khu quần thể kiến trúc chùa, tháp có qui

16
Nguồn: Trang web Vietvisiontravel http://www.vietvisiontravel.com/viewer.print.asp?aid=5477&l=EN
27
mô lớn. Khởi đầu là Vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh) đến Yên Tử tháng 4 năm
Bính Thân (1236).
Yên Tử thực sự nổi tiếng khi Vua Trần Nhân Tông - một ông Vua đang thời
thịnh trị (cuối thế kỷ 13) từ bỏ ngai vàng đến đây tu hành, để tâm nghiên cứu
đạo Phật và lập nên phái Thiền Trúc Lâm (1299), một phái Phật đặc trưng của
Việt Nam bằng hệ thống lý thuyết và hành động gắn đạo với đời. Từ đó, Yên Tử
trở thành kinh đô tư tưởng của Phật giáo Việt Nam, đánh dấu sự phát triển triết
học và tư tưởng của dân tộc Việt Nam đương thời.
Gắn liền với quá trình phát triển dòng thiền Trúc Lâm tại Yên Tử là việc xây
dựng và hình thành một quần thể các công trình kiến trúc gồm 11 chùa và hàng
trăm am, tháp, bia, tượng...
Trong những thế kỷ tiếp theo, các công trình xây dựng tại Yên Tử tiếp tục được
Vua, quan các triều đại phong kiến Việt Nam và nhân dân cả nước đầu tư tôn
tạo, do đó khu di tích Yên Tử vừa là sự kết tinh, vừa là sự hội tụ của nền văn
hoá VN với nhiều phong cách kiến trúc, điêu khắc của các thời đại.
Từ thế kỷ 17-18, trên đỉnh núi Yên Tử xuất hiện một ngôi chùa lợp ngói bằng
đồng đã làm tăng thêm sự linh thiêng, huyền bí và sức cuốn hút kỳ diệu của Yên
Tử. Trải qua nhiều đổi thay, chùa cũ được đúc lại đẹp hơn và làm mới hoàn toàn
bằng đồng.
Hàng năm Lễ hội Yên Tử (Hội Xuân Yên Tử) được tổ chức từ ngày mùng 10
tháng giêng âm lịch và kéo dài trong 3 tháng mùa xuân.
Ngoài sức hút tâm linh, quần thể di tích danh thắng Yên Tử là một không gian
đặc biệt hấp dẫn dành cho du lịch sinh thái và văn hóa.
Từ năm 2008, Yên Tử đã trở thành một địa danh nổi tiếng thế giới trong lĩnh
vực du lịch Phật giáo và đã có những phát triển nhanh chóng vượt bậc về lượng
khách du lịch và chỉ đứng thứ hai sau vịnh Hạ Long. trình bày về số lượng
khách du lịch trong những năm trước đây và dự kiến tăng trưởng.
Bảng 2: Số lượng khách du lịch tham quan Yên Tử trong 3 năm vừa qua
và tăng trưởng dự kiến đến năm 2015

Tổng số Chỉ tiêu phấn đấu


khách 2008 2009 2010 2011 2012
du lịch 2013 2014 2015
Yên Tử 1.400.000 1.940.000 2.125.000 2.296.000 2.514.000 2.700.000 3.000.000 3.500.000
Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Ngày 18 tháng 2 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có Quyết định
số 334/QĐ-TTG về việc phê duyệt Đề án mở rộng và phát triển Khu di tích lịch
sử và danh thắng Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
Quần thể di tích danh thắng Yên Tử được quy hoạch đầu tư phát triển với quy
mô lớn và kỳ vọng trở thành trung tâm du lịch văn hóa - tâm linh tại miền Tây
Quảng Ninh (Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên) là hoàn toàn phù hợp.

28
1.4.3. Văn hóa bản địa
Quảng Ninh được ví là một Việt Nam thu nhỏ. Xét về tính đa dạng dân tộc, tỉnh
Quảng Ninh gồm có 22 dân tộc, nhưng chỉ có 6 dân tộc có dân số trên 1.000
người, bao gồm các dân tộc Kinh, Dao, Tày, Sán Dìu, Sán Chay và người Hoa.
Người Kinh chiếm đa số với 87% trong dân số cả tỉnh là 1,172,500 người17. Họ
có nguồn gốc từ xa ở Miền Trung, Tây Nguyên. Về cơ bản, là người miền Bắc,
đã di cư đến đây từ 300 đến 400 năm trước và sau đó họ định cư rộng ra khắp
toàn tỉnh. Các nhóm dân tộc này sống trong cộng đồng riêng của họ, có phương
ngữ riêng và các đặc tính dân tộc riêng. Tính đa dạng dân tộc với các tài sản văn
hóa bao gồm kiến trúc địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ như thêu thùa, đồ
gốm, âm nhạc và các lễ hội.
1.4.4. Các tài nguyên nhân văn khác
Lễ hội: Quảng Ninh có nhiều lễ hội văn hóa, dân gian truyền thống mang đặc
trưng văn hóa Việt Nam. Điển hình là lễ hội Yên Tử, lễ hội chùa Quỳnh Lâm, lễ
hội Bạch Đằng, lễ hội Tiên Công, lễ hội đền Cửa Ông, lễ hội chùa Long Tiên, lễ
hội đình Quan Lạn, lễ hội đình Trà Cổ…Trong đó, các lễ hội liên quan đến
chùa, đền thường được tổ chức vào mùa Xuân nhân dịp đầu năm mới sau Tết âm
lịch. Những lễ hội này thường kéo dài nhiều ngày để dân chúng có dịp vui chơi
giải trí, thưởng ngoạn không khí Xuân - Tết sau một năm vất vả mưu sinh. Vì
vậy, những lễ hội này là một nét đẹp văn hóa, có sức thu hút tâm linh sâu rộng
trong cộng đồng người Việt Nam, đồng thời có sức hấp dẫn đối với nhiều khách
du lịch quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch lễ hội thường mang tính tự phát do các nhóm gia
đình, người thân hoặc bạn bè tổ chức. Các công ty du lịch chưa khai thác được
nhiều trong loại hình này.
Những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh đã kết hợp tổ chức lễ hội với
hoạt động quảng bá du lịch dưới các tên gọi “Lễ hội du lịch Quảng Ninh”, “Lễ
hội Carnaval Hạ Long” thu hút được sự quan tâm của nhiều khách du lịch trong
nước và quốc tế.
Một số dân tộc ít người tại các huyện Hoành Bồ, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ,
Hải Hà, Đầm Hà cũng có một số lễ hội văn hóa dân gian có đặc trưng riêng đang
được Sở VHTTDL Quảng Ninh nghiên cứu phục dựng. Tuy nhiên, do quy mô
nhỏ nên khả năng khai thác phục vụ du lịch còn rất hạn chế.
Dân ca: Quan họ Bắc Ninh, Chèo và Cải lương là 3 loại hình dân ca Việt Nam
thường được các đoàn nghệ thuật Quảng Ninh biểu diễn để phục vụ các hoạt
động du lịch.
Nghệ thuật rối nước: Có nguồn gốc ở những làng quê thuộc đồng bằng châu
thổ sông Hồng, đây là một hình thức nghệ thuật độc đáo của miền Bắc Việt
Nam, hiện rối nước được biểu diễn ở làng quê Yên Đức và thành phố Hạ Long.
Loại hình nghệ thuật này có sức hấp dẫn đối với nhiều thị trường du lịch.

17
Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh 1955 – 2011.
29
Một số hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian khác:
Cũng giống như các tỉnh, thành phố Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
phổ biến một số loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian truyền thống như thi đấu
vật, đấu cờ, kéo co, đẩy gậy, chọi gà…Tại một số địa phương có thêm một số
loại hình riêng như thi cấy lúa của phụ nữ ở đảo Hà Nam - thị xã Quảng Yên;
nghi lễ văn hóa của dân tộc Sán Dìu, hát “Then" của người Tày, hát “Soóng cọ”
của người Sán Chỉ, hát “Sán Cố” của người Dao, thi ném “Còn”, thi bắn “Nỏ”
của người Dao ở các huyện miền núi, biên giới; hát Đối, hát Giao duyên, hát
Chèo đường của dân cư vùng biển…

Dân tộc Dao ở Quảng Ninh

Trong đó, một số loại hình tiêu biểu đã được Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch và
các địa phương phục dựng, tổ chức biểu diễn trong các lễ hội và lễ hội đường
phố. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và chưa được chuyên nghiệp hóa nên giá trị
phục vụ du lịch chưa nhiều.
1.5. Hạ tầng phát triển du lịch và dịch vụ
1.5.1. Giao thông vận tải
Hiện nay, khách du lịch có thể đến Quảng Ninh và các điểm du lịch trọng điểm
trong tỉnh bằng cả đường bộ và đường biển. Tỉnh kết nối với các các tỉnh lân cận
thông qua mạng lưới các quốc lộ và đường giao thông, nhưng hiện nay nhiều
con đường đang trong tình trạng xuống cấp, làm tăng đáng kể thời gian lưu
thông trên đường đến Quảng Ninh. Hiện có 3 tuyến quốc lộ chính với tuyến có
lưu lượng xe cộ lớn nhất là tuyến thành phố Hà Nội đi thành phố Hạ Long
(khoảng cách 160 km), thành phố Hải Phòng đi thành phố Hạ Long (khoảng
cách 70 km) và thành phố Móng Cái đi thành phố Hạ Long (khoảng cách 170
km). Do tình trạng đường xuống cấp, tốc độ giao thông trung bình thường chỉ
đạt 50km/h, khiến cho việc giao thông đi lại tốn nhiều thời gian hơn dù chỉ trên
một đoạn đường ngắn. Hiện chưa có tuyến tàu lửa tốc hành đến Quảng Ninh
(mặc dù hiện nay có một tuyến đường sắt cho tàu chở hàng).
30
Khách du lịch cũng có thể đến Quảng Ninh bằng đường biển qua nhiều cảng tàu
khác nhau trên địa bàn tỉnh, chẳng hạn như cảng Hồng Gai, Bãi Cháy, Tuần
Châu và Cái Rồng, v.v.. trong đó, Bãi Cháy là cảng tàu du lịch phổ biến nhất,
còn Hồng Gai và Tuần Châu chỉ là các cảng phụ. Trong số đó có cảng Bãi Cháy
và Tuần Châu là có cơ sở hạ tầng tốt, các cảng khác hiện vẫn còn thiếu về cơ sở
vật chất, chưa đủ và không có các loại biển báo và các thông tin cần thiết thường
bằng tiếng nước ngoài cho khách du lịch quốc tế. Do không có sân bay nên tất
cả khách du lịch sử dụng đường hàng không đến sân bay quốc tế Nội Bài – Hà
Nội và sân bay Cát Bi - Hải Phòng, rồi sau đó đến Quảng Ninh bằng đường bộ.
Về phương tiện đi lại, khách du lịch có thể đến thành phố Hạ Long bằng xe taxi,
xe tuyến, xe thuê hoặc tàu biển. Để đi thăm vịnh, khách du lịch có thể sử dụng
tàu nghỉ đêm hoặc tàu tham quan du lịch thông thường. Về chất lượng phục vụ
khách du lịch, tàu nghỉ đêm trên vịnh thường cung cấp được những dịch vụ chất
lượng cao, tuy nhiên xe khách và các phương tiện giao thông khác thì lại chưa
đáp ứng được đầy đủ tiện nghi và dịch vụ còn yếu kém. Mặc dù có các tuyến xe
khách đi từ Hà Nội đến Hạ Long và các thành phố khác trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh nhưng tại các bến xe không có đầy đủ biển báo và bảng tin ở những khu du
lịch có khách du lịch quốc tế nhằm cung cấp các thông tin cần thiết và hướng
dẫn tuyến đường bằng tiếng nước ngoài. Hầu hết lái xe khách và lái xe taxi
không biết nói tiếng Anh, đó cũng chính là một rào cản trong việc thu hút khách
quốc tế đến với Quảng Ninh.
Các cơ sở hạ tầng giao thông quan trọng của tỉnh Quảng Ninh gồm các cảng và
quốc lộ được được thể hiện trong Hình 9, bao gồm những công trình đã nâng
cấp hiện có và theo quy hoạch cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện tăng lưu lượng
du lịch cho tỉnh nhà và đặt nền tảng cho việc mở rộng và thu hút thêm khách du
lịch quốc tế.

31
Hình 7: Nâng cấp cơ sở hạ tầng theo quy hoạch tạo thuận lợi cho việc tiếp
cận và đi lại trong địa bàn Quảng Ninh
2. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng 3. Cầu Vân Tiên 4. Đường cao tốc Hạ Long – Móng Cái
Hoàn thành: 2014 Hoàn thành: 2015-20
Hoàn thành: 2016
Chi phí: $1,2 tỷ Chi phí: $1,5 tỷ
Chi phí: $23,8 triệu
Tác động: Giảm mạnh thời Tác động: Cải thiện giao
Tác động: Cải thiện giao thông
gian đi từ Hà Nội đến Thành thông đến Cẩm Phả, Vân
đến Vân Đồn & Tiên Yên
phố Hạ Long Đồn, Móng Cái và Tiên Yên

Móng Cái

1. Đường cao tốc Hải Phòng – Hạ Long


5. Sân bay Vân Đồn
Hoàn thành: 2015
Tiên Yên Hoàn thành: 2020
Chi phí: $500 triệu
Chi phí: $250 triệu USD
Tác động: Giảm mạnh thời
Tác động: Cải thiện giao
gian đi từ Hà Nội đến Thành
thông đến Quảng Ninh, đặc
phố Hạ Long
biệt là Thành phố Hạ Lon g

Cẩm Phả Vân Đồn

Thành phố
Hạ Long

7. Nâng cấp cảng (Hồng Gai, Cái Rồng)


Mức độ ưu tiên: Hải Phòng
Hoàn thành: 2016
Cao T bình Thấp Chi phí: $16 tr / $18triệu
Tác động: Tạo điều kiện cho du khách
đi du lịch Vịnh Hạ Long và vịnh Bái
Tử Long và đến Vân Đồn
Nguồn: Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

Ngoài các dự án đường mô tả ở trên còn có một dự án mang đến một lựa chọn
khác đó là nâng cấp tuyến đường sắt từ Hạ Long đến Yên Viên.
1.5.2. Cung cấp điện nước và những dịch vụ khẩn cấp
Cơ sở hạ tầng hiện tại ở Quảng Ninh về mặt tiện ích và dịch vụ y tế có thể đáp
ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch, nhưng tỉnh sẽ cần phải nâng cấp cơ sở
vật chất hiện tại để hỗ trợ tăng trưởng du lịch đầy tham vọng của tỉnh.
Trên địa bàn tỉnh, đã có những tiện ích cơ bản tuy còn chưa đạt yêu cầu về mặt
chất lượng. Nguồn cung cấp nước và điện của thành phố Hạ Long có sẵn và cơ
bản là đáng tin cậy phục vụ cho đối tượng khách du lịch và ở hầu khắp những
khu du lịch trên địa bàn tỉnh, nơi thường xuyên đón khách du lịch. Theo thống
kê chính thức, 97% dân số trong tỉnh được tiếp cận với điện lưới, đây là mức cao
hơn mức trung bình 69% của khu vực Đông Nam Ávà 92% dân số được tiếp cận
với nước sạch. Chỉ có một số vùng sâu vùng xa và một số làng mạc ở nông thôn
chưa có điện lưới nhưng sẽ yêu cầu nâng cấp để phát triển các hoạt động du lịch.
Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành dự án đầu tư xây dựng công trình đưa điện lưới
ra huyện đảo Cô Tô và ngày 16/10/2013, điện lưới Cô Tô đã chính thức hòa vào
lưới điện quốc gia. Trong nhiều năm qua, thành phố Hạ Long không có hiện
tượng bị thiếu điện nước hoặc gặp trục trặc lớn. Tuy nhiên, vẫn còn những vấn
đề cơ bản cần được giải quyết như: nước không sạch, tình trạng mất điện ngẫu
nhiên còn xảy ra và công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh vẫn còn
rất yếu.18
18
Tổng Cục Thống kê Việt Nam; Phỏng vấn với các quan chức chính quyền Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013;
Quy hoạch tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
32
Về mặt dịch vụ y tế cho khách du lịch, các cơ sở hạ tầng hiện nay còn thiếu và
chưa đáp ứng đủ những điều kiện phục vụ cho khách du lịch. Ở thành phố Hạ
Long có hai bệnh viện có thể phục vụ được khách du lịch là Bệnh viện đa khoa
Bãi Cháy và Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh. Bệnh viện cung cấp chăm sóc
y tế cơ bản nhưng khả năng ngoại ngữ còn hạn chế để có thể giao tiếp với khách
du lịch. Trừ khu vực thành phố, nguồn lực y tế còn rất hạn chế trên toàn tỉnh
Quảng Ninh với chất lượng dịch vụ thấp và nhân viên không biết nói ngoại ngữ.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe trên quy mô toàn tỉnh cần được cải thiện để phục vụ
được cả ngành công nghiệp du lịch trên toàn địa bàn tỉnh và cần phải tăng cường
chất lượng nhằm đạt tiêu chuẩn quốc tế.19
Trong tình huống khẩn cấp, cảnh sát, dịch vụ phòng cháy chữa cháy và y tế đã
có thể đáp ứng được các sự cố theo báo cáo, nhưng các dịch vụ này vẫn còn bị
hạn chế ở khu vực ngoại vi thành phố. Cho đến nay thành phố Hạ Long đã có
thể kiểm soát một cách hiệu quả các tình huống khẩn cấp với sự hỗ trợ đắc lực
của đường dây nóng du lịch. Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã
hội, tỉnh sẽ giao đất bổ sung cho các các công trình phòng chữa cháy, cứu hộ và
các đồn cảnh sát trong tất cả các huyện đến năm 2020. Tuy nhiên, những thông
tin về các dịch vụ khẩn cấp như đường dây nóng chưa được công bố một cách
hệ thống và có rất ít hỗ trợ bằng ngôn ngữ nước ngoài phục vụ cho khách du lịch
quốc tế. Dịch vụ phòng chữa cháy và cứu hộ làm việc hàng ngày, bảy ngày mỗi
tuần. Tuy nhiên, năng lực cấp cứu khẩn cấp bằng trực thăng là rất cần thiết nếu
trong tương lai tỉnh phát triển loại hình du lịch mạo hiểm.20

Điểm du lịch không có biển chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài

19
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013; Quy hoạch tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
20
Như chú thích 17
33
1.5.3. Xử lý môi trường
Các quy chế môi trường hiện hành và công tác thực thi còn gặp nhiều vướng
mắc, dẫn đến việc bảo tồn kém và suy thoái môi trường đang đe dọa Di sản thế
giới vịnh Hạ Long.
Quy định hiện hành của Vịnh Hạ Long phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia, nhưng
lại không đủ để bảo vệ môi trường vịnh. Hiện tại không có cơ chế phạt khi xả
rác bừa bãi và mức phạt do gây ô nhiễm lại không tương xứng với chi phí khắc
phục. Vấn đề là các quy định, tiêu chuẩn là do cấp bộ quyết định và có những
điểm trong các quy định đó chưa bao gồm những ý đóng góp từ phía Sở Tài
nguyên và Môi trường. Những quy định hiện đang được nhiều cơ quan, ban,
ngành ban hành với sự quan tâm rất ít tới lợi ích của công tác bảo vệ môi trường.
Sự phối hợp thực hiện quy chế chưa tốt ở từng đơn vị, dẫn đến sự chồng chéo,
quan liêu không cần thiết. Điều đó dẫn đến tình trạng gây ô nhiễm mà cơ sở gây
ô nhiễm không gặp hậu quả tiêu cực nào, các công ty chọn cách gây ô nhiễm
thay vì tuân thủ theo quy định vì mục đích lợi nhuận cao hơn.21
Công tác thực thi các quy định về môi trường chưa được nghiêm ngặt và không
được thực hiện bởi những sở ngành độc lập, không có mối liên kết với các
ngành. Hoạt động quan trắc nói chung không thực hiện thường xuyên (hàng
quý) và chỉ đo một số thông số ô nhiễm chính và không tiến hành đánh giá. Có
nhiều cơ quan chịu trách nhiệm về thực hiện quy chế nhưng lại thiếu sự phối
hợp, dẫn đến tính hiệu quả không cao. Các ngành tự lập báo cáo về chất lượng
khí thải và chất lượng nước thải xả ra môi trường, thông qua việc thuê bất cứ
đơn vị nào họ muốn, như vậy có khả năng kết quả được lập có lợi cho ngành đó.
Ví dụ, có những báo cáo của các đơn vị khai thác than tại địa phương nhưng
thực chất đất đá thải không được xử lý đúng cách và các công ty chỉ "tỏ vẻ" có
quản lý công tác xử lý chất thải. Tần suất lập báo cáo hiện nay không đáp ứng
được yêu cầu cần xử lý ngay những nguồn phát thải bởi hiện chỉ có các báo cáo
về phát thải lập trên cơ sở hàng quý hoặc nửa năm đối với môi trường xung
quanh. Các sở ban ngành chủ chốt thường thiếu nguồn lực, không được đào tạo
đầy đủ và cũng không đủ thẩm quyền để giám sát và xử lý vấn đề một cách hiệu
quả, ví dụ như Phòng nghiệp vụ du lịch thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
không thể theo dõi điều hành tàu du lịch trong khi Ban quản lý Vịnh Hạ Long có
rất ít thẩm quyền thực thi các quy định.22
Nếu không có các chính sách phù hợp, chất lượng môi trường của vịnh sẽ nhanh
chóng bị hủy hoại chính từ các ngành công nghiệp, hộ gia đình và các hoạt động
du lịch. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, hoạt động khai thác than là tác nhân
chính gây hủy hoại môi trường với lượng nước thải chưa được xử lý, chiếm tới
45% của tổng lượng nước thải xả ra do khai thác than trong năm 2011, được xả
trực tiếp vào môi trường vịnh và biển và các nhánh sông xung quanh. Kết quả
của quá trình trầm tích đang thay đổi dòng chảy bề mặt. Nước thải sinh hoạt từ
các hộ gia đình cũng đóng góp một lượng lớn lên tới 62% lượng xả thải không
21
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013; Quy hoạch tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
22
Như chú thích 19
34
được xử lý trước khi xả ra môi trường và 10% chất thải đô thị được xả ra đường
phố, nguồn nước hoặc tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Bãi rác, bệnh viện, các
cơ sở sản xuất công nghiệp cũng đang gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Các đầm
nuôi trồng thủy sản và làng chài cũng xả chất thải rắn và nước thải vào các vùng
nước khu vực ven bờ vịnh23. Nhân viên vận hành tàu thăm vịnh thường tranh thủ
thời gian ban đêm đổ dầu thải bất hợp pháp xuống biển.24
UNESCO đang ngày càng lo ngại về sự suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long và
khuyến cáo sẽ đưa Vịnh Hạ Long vào danh mục địa danh có nguy cơ mất danh
hiệu di sản thế giới nếu tỉnh không cải thiện công tác quản lý, thực hiện đánh giá
tác động môi trường và xử lý tất cả các vấn đề liên quan.25

1.6. Nguồn nhân lực cho du lịch


Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh ước đạt 1.172.500 người, mật
độ dân số đạt 191 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 606.700
người, dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt 597.100
người, trong khi đó nữ đạt 566.600 người.
Kết cấu dân số ở Quảng Ninh có mấy nét đáng chú ý. Trước hết là "dân số trẻ",
tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với nam) và
trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi lao động
còn lên tới 45%. Nét đáng chú ý thứ hai là ở Quảng Ninh, nam giới đông hơn nữ
giới (nam chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Ngược với tỷ lệ toàn quốc. Ở các địa
phương có ngành công nghiệp mỏ, tỷ lệ này còn cao hơn, ví dụ: Cẩm Phả, nam
53,2%, nữ 46,8%.
Mật độ dân số của Quảng Ninh phân bố không đều. Vùng đô thị và các huyện
miền tây rất đông dân, thành phố Hạ Long 739 người/km 2, thị xã Quảng Yên
415 người/km2, huyện Ðông Triều 390 người/km 2. Trong khi đó, huyện Ba Chẽ
30 người/km2, Cô Tô 110 người/km2, Vân Ðồn 74 người/km2.
Qua phân tích về dân số cơ cấu theo độ tuổi lao động cho thấy Quảng Ninh có
nguồn lao động khá dồi dào, đặc biệt số người trong độ tuổi lao động khá cao.
Đây là điều kiện thuận lợi đứng từ góc độ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
- xã hội trong đó có du lịch.
Bên cạnh nguồn lực lao động tại chỗ, Quảng Ninh còn là điểm đến hấp dẫn của
lao động thời vụ, đăc biệt là từ các địa phương phụ cận đối với một số ngành
như xây dựng, công nghiệp và dịch vụ trong đó có du lịch. Như vậy, với sức
“hấp dẫn” của một địa phương năng động và phát triển, nguồn lao động “thứ
cấp” khá dồi dào cũng là nguồn lực quan trong cho phát triển kinh tế - xã hội,
trong đó có du lịch Quảng Ninh.

23
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013; Quy hoạch tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
24
Phỏng vấn với UNESCO, tháng 7 năm 2013
25
Như chú thích 22
35
1.6.1. Thông tin dữ liệu hiện tại về nguồn nhân lực
Những thách thức chính của nguồn nhân lực trong phân khúc khách sạn là
lượng nhân lực được đào tạo chưa đủ cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại,
Quảng Ninh có 25 nghìn nhân viên du lịch, bao gồm tất cả nhân viên làm việc
trong các khách sạn, các hãng tàu du lịch, các công ty du lịch, các đơn vị kinh
doanh dịch vụ ăn uống. Xét về tổng thể, lực lượng lao động nói chung là đủ,
do Việt Nam có một lực lượng lao động trẻ và đông đảo. Tuy nhiên, lượng
lao động du lịch được đào tạo yếu kém trầm trọng. Có tới một phần ba số lao
động du lịch không tiếp tục học lên sau phổ thông trung học và hầu hết không
được đào tạo chính quy về nghiệp vụ du lịch. Đây là tình trạng chung ở các
khách sạn, không phân biệt hạng, loại khách sạn. Ở các khách sạn đã được
xếp hạng sao, phần lớn các nhân viên vẫn chưa có bằng đại học hoặc cao
đẳng, chỉ khoảng 40% người lao động được đào tạo chính quy về du lịch sau
khi học xong phổ thông trung học.
Bảng 3: Trình độ học vấn của nhân viên khách sạn tại Hạ Long
Hệ Đại học Hệ Cao đẳng Hệ dạy nghề/ Hệ PTTH hoặc
Hạng sao
(4 năm) (2-3 năm) kỹ thuật thấp hơn

4 34% 9% 27% 30%


3 30% 3% 54% 13%
<3 31% 6% 33% 30%
Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh

1.6.2 Đánh giá về các chương trình đào tạo nguồn nhân lực ngành khách
sạn, phục vụ
Ở Hà Nội và trên toàn miền Bắc, có rất nhiều cơ sở đào tạo về du lịch và lữ
hành, cung cấp nguồn nhân lực trong đó phục vụ cả cho ngành du lịch Quảng
Ninh. Dưới đây là danh sách các trường đại học và các cơ sở đào tạo nghề du
lịch chính ở miền Bắc Việt Nam, có rất ít trường đại học chuyên về du lịch, cụ
thể là các trường có đánh dấu hoa thị trong danh mục dưới đây.

36
Bảng 4: Các cơ sở đào tạo nghề du lịch cho Quảng Ninh
Thời gian
Chỉ tiêu tuyển
Đơn vị đào tạo Ngành học liên quan khóa học
sinh
(tháng)
Đại học Hà Nội Quản trị kinh doanh du lịch và 75 48
lữ hành
Đại học kinh tế quốc dân Quản trị kinh doanh khách sạn 90 48
và du lịch
Quản trị kinh doanh khách sạn 100
và lữ hành
Quản trị kinh doanh khách sạn 60
Đại học văn hóa Văn hóa, lịch sử Việt Nam Không có 48
thông tin
Đại học Khoa học Xã hội và Quản trị dịch vụ du lịch và lữ 100 48
Nhân văn – Đại học QG Hà hành
Nội
Đại học mở Hà Nội Quản trị du lịch và kinh doanh Không có 48
khách sạn thông tin
Hướng dẫn viên du lịch
Trường đại học công nghiệp Quản trị du lịch và kinh doanh Không có 48
Việt - Hung khách sạn thông tin
Văn hóa, lịch sử Việt Nam 30
Đại học Đông Đô Quản trị doanh nghiệp (du lịch) 150 48
Văn hóa lịch sử Việt Nam 90

Đại học Phương Đông Văn hóa lịch sử Việt Nam 50 48


Quản trị doanh nghiệp (du lịch) 320 24-48
Đại học kinh doanh và công Quản trị du lịch và lữ hành 24-48
nghệ Hà Nội
Đại học Hải Phòng Văn hóa lịch sử Việt Nam (văn 150 48
hóa du lịch)
Đại học Hồng Đức Văn hóa lịch sử Việt Nam 50 48
(hướng dẫn viên du lịch)
Đại học Sao Đỏ Văn hóa lịch sử Việt Nam 150 24-48
Tiếng Anh (cho du lịch) 100 48
Đại học Chu Văn An Văn hóa lịch sử Việt Nam Không có 48
thông tin
Đại học Dân lập Hải Phòng Văn hóa lịch sử Việt Nam Không có 48
thông tin
Đại học Dân lập Lương Thế Văn hóa lịch sử Việt Nam 70 48
Vinh
37
Thời gian
Chỉ tiêu tuyển
Đơn vị đào tạo Ngành học liên quan khóa học
sinh
(tháng)
Đại học Thành Đô Văn hóa lịch sử Việt Nam Không có 24-48
thông tin

Quản trị du lịch và lữ hành


Trường cao đẳng du lịch Hà Quản trị du lịch và lữ hành 150 24
Nội*
Quản trị khách sạn 200
Quản lý nhà hàng và dịch vụ 200
ăn uống
Văn hóa lịch sử Việt Nam 200
Trường cao đẳng kinh tế kỹ Quản trị khách sạn 200 24
thuật và thương mại
Trường Cao đẳng sư phạm Văn hóa lịch sử Việt Nam 50 24
Trung Ương
Trường CĐ sư phạm Hà Nội Văn hóa lịch sử Việt Nam 80 24
Trường cao đẳng bách khoa Văn hóa lịch sử Việt Nam 50 24
Tây Hà
Trường CĐ KT Viettronics Văn hóa lịch sử Việt Nam 60 24
Trường cao đẳng kỹ thuật, Quản trị doanh nghiệp 140 24
khách sạn và du lịch*
Văn hóa lịch sử Việt Nam 120
Công nghệ thực phẩm 180
Tiếng Anh (cho du lịch) 80
Trường cao đẳng thương mại Văn hóa lịch sử Việt Nam 150 24
và du lịch*
Trường cao đẳng văn hóa Quản trị khách sạn 70 24
nghệ thuật và du lịch Hạ
Quản lý nhà hàng và dịch vụ 70
Long
ăn uống
Quản trị du lịch và lữ hành 80
Văn hóa lịch sử Việt Nam 50
Nguồn: Thống kê công khai Thông tin Tuyển sinh Đại học, www.thongtintuyensinh.vn
Hiện nay, một năm có khoảng 4.000 sinh viên tốt nghiệp từ các trường này ra.
Nhân lực cho ngành du lịch được kỳ vọng sẽ tăng gần gấp đôi để đáp ứng đủ
cho lượng khách du lịch đang ngày càng gia tăng, số lao động sẽ tăng từ mức
khoảng 25 nghìn lao động hiện nay lên đến 62 nghìn lao động vào năm 2020.

38
Hình 8: Đến năm 2020, ngành công nghiệp du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62
nghìn lao động, tăng 37 nghìn lao động so với hiện tại

Như vậy, nguồn nhân lực tăng thêm Cạnh tranh nhiều hơn để thu hút nhân tài?
37 nghìn người nghĩa là mỗi năm sẽ Vấn đề nhân lực lao động của Quảng Ninh đầu
tăng lên 4 nghìn lao động. Dự báo quân cho những nơi trả lương cao hơn sẽ còn
đến năm 2020, 70% nhân lực ngành trở nên nghiêm trọng hơn nữa khi thỏa thuận
ASIAN về tự do tuyển dụng nhân lực du lịch
du lịch đòi hỏi phải qua đào tạo du trong các quốc gia Đông Nam Á. Khi chính
lịch ở trình độ cao hơn mức lao động sách này có hiệu lực vào năm 2015, lao động du
phổ thông có tay nghề thấp. lịch sẽ hưởng ứng trào lưu đi làm việc ở các
nước trong khu vực. Khi mức lương đối với
công việc tương tự ở Việt Nam thấp so với các
nước láng giềng (ví dụ như Ma-lay-xia) thì
Quảng Ninh sẽ còn gặp khó khăn hơn nữa trong
việc giữ chân người lao động.

Bảng 5: Trình độ kỹ năng cần thiết tính đến năm 2020


Số lượng lao động cần thiết tính
Trình độ kỹ năng
đến năm 2020
Tay nghề thấp 30%
Tay nghề trung bình 42%
Có kỹ năng 23%
Tay nghề cao 5%
Nguồn: Quy hoạch tổng thể Kinh tế -Xã hội tỉnh Quảng Ninh

39
Rõ ràng là số lao động ngành du lịch tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo nêu trên sẽ
không đủ đáp ứng cho nhu cầu trên 3 nghìn lao động đã qua đào tạo hàng năm,
đặc biệt là trong ngữ cảnh 4 nghìn sinh viên tốt nghiệp hàng năm đó không chọn
làm việc theo đúng ngành nghề đào tạo hoặc đi làm ở nơi khác, ngoài Quảng
Ninh. Vì vậy, cần mở rộng và tăng cường kế hoạch phát triển đào tạo du lịch để
cung ứng được lực lượng lao động có tay nghề cao cho du lịch đến năm 2020.
Căn cứ theo nhiệm vụ nhà nước giao cho, Quảng Ninh phải mở rộng các chương
trình đào tạo có sẵn. "Quy hoạch Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh giai
đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020" đã đề ra nhiệm vụ đến năm
2015, đảm bảo 60% lực lượng lao động được đào tạo dạy nghề hoặc đại học và
70 % vào năm 2020 . Tăng cường năng lực đào tạo du lịch sẽ đóng một vai trò
quan trọng trong việc đạt được chỉ tiêu này.
Để cải thiện và mở rộng kể hoạch phát triển cho du lịch , Quảng Ninh cần tập
trung vào ba cơ sở chính về đào tạo du lịch thực hiện ngay tại Quảng Ninh:
Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Trung tâm Dạy
nghề Tiên Long và Trung tâm Dạy nghề của Công đoàn. Trong khi các trường
đại học và cao đẳng trên toàn miền Bắc cũng là nguồn cung lao động cho tỉnh
thì các cơ sở đào tạo nêu trên cũng là một nguồn cung lao động bởi phần lớn
những người được đào tạo ở những đơn vị này đều là những người sẽ ở lại
Quảng Ninh làm việc.
Đơn vị đào tạo mạnh nhất trong số đó trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là Trường
Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long (CĐVHNTDLHL). Trường
này được xếp hạng thứ hai trong số tất cả các trường cao đẳng du lịch trên miền
Bắc Việt Nam, chỉ đứng sau trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội. CĐVHNTDLHL
nổi tiếng tại Quảng Ninh bởi chương trình quản lý khách sạn của mình và là
nguồn cung cấp người lao động lớn nhất cho toàn bộ các khách sạn, nhà hàng và
các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh. Trường CĐVHNTDLHL thực hiện các
khóa học ở cấp độ cao đẳng, kỹ thuật và dạy nghề:
Bảng 6: Chương trình giảng dạy của Trường
Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long

Cao đẳng Trung cấp Kỹ thuật Bằng nghề kỹ thuật


• Quản lý Khách sạn • Kỹ năng nhân viên lễ tân • Quản lý Khách sạn
• F & B quản lý (kỹ thuật nấu • Kỹ năng Khách sạn , nhà • Kỹ năng lễ tân
ăn) hàng • Kỹ năng Khách sạn và nhà
• Du lịch và quản lý dịch vụ • Kỹ thuật ẩm thực hàng
du lịch •Nhân viên pha chế (rượu, • Kỹ thuật ẩm thực phương
• Hướng dẫn du lịch coctail) Tây và châu Á
• Lữ hành và du lịch (đại lý • Pha chế (rượu, coctail)
du lịch) • Hướng dẫn du lịch căn bản
•Hướng dẫn du lịch • Du lịch Trung Quốc
• Cắt tỉa rau quả, cắm hoa,
bày bàn
Nguồn: Trang web của Trường Cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long
Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long nhận được sự hỗ trợ
của Chương trình Sáng kiến Liên minh châu Âu (EU), triển khai năm 2001 trong
40
khuôn khổ chương trình hỗ trợ Việt Nam phát triển nguồn nhân lực mạnh mẽ
hơn. Chương trình giảng dạy của trường CĐVHNTDLHL được lập theo khuyến
nghị của EU và hàng năm giáo viên của trường phải làm việc tại khách sạn ở địa
phương để học tập kinh nghiệm thực tế. Mặc dù thực tế là chương trình đào tạo
này được dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, nhưng những đơn vị tuyển dụng lao động
khách sạn địa phương vẫn báo cáo rằng sinh viên tốt nghiệp trường này chưa
đáp ứng đủ kỹ năng làm việc. Ông Phó Tổng giám đốc Khách sạn Sài Gòn Hạ
Long cho biết "7-8% nhân viên của khách sạn Sài Gòn Hạ Long tốt nghiệp từ
trường CĐVHNTDLHL nhưng họ không đáp ứng mong đợi của chúng tôi".
Những chủ sở hữu khách sạn đều thấy thất vọng cả về chất lượng kỹ năng tiếng
Anh và đào tạo trong lĩnh vực chuyên môn.
Điểm yếu cơ bản trong nguồn nhân lực ngành du lịch là thiếu trình độ ngoại
ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Đến nay, chưa có số liệu theo dõi cụ thể về kỹ năng
tiếng Anh của người lao động nhưng theo các cán bộ quản trị của trường
CĐVHNTDLHL thì hầu hết các sinh viên tốt nghiệp chỉ biết tiếng Anh ở mức
rất sơ đẳng. Những trường đại học, cao đẳng như trường CĐVHNTDLHL nỗ
lực lấp đầy khoảng trống trong trình độ ngoại ngữ với các khóa học có trọng tâm
là những ngữ cảnh du lịch thông dụng nhất, được gọi là "Tiếng Anh cho các tình
huống đặc biệt". Tuy nhiên, các quản lý khách sạn, chủ nhà hàng cũng như các
công ty lữ hành du lịch tiếp tục báo cáo về sự không hài lòng của họ đối với kỹ
năng tiếng Anh của nhân viên họ tuyển dụng.
Có thể lý giải cho những yếu kém trong kỹ năng ngôn ngữ nước ngoài là một
phần do thiếu các giảng viên tiếng Anh bản ngữ trong tỉnh. Cả các khóa học
tiếng Anh và tiếng Trung của trường CĐVHNTDLHL đều do các giáo viên
không phải là người bản ngữ giảng dạy. Các cơ sở đào tạo tại địa phương không
có khả năng chi trả một mức lương cạnh tranh cho giáo viên bản ngữ như vậy.
Những hạn chế về mặt thủ tục cũng là một yếu tố cản trở giáo viên nước ngoài
vào Việt Nam nhưng so với các vấn đề về tiền lương thì điều đó không phải là lý
do chính gây trở ngại khi họ muốn vào làm việc.
Những sinh viên du lịch có kỹ năng tiếng Anh tốt lại không muốn ở lại phục vụ
cho du lịch Quảng Ninh. Các khách sạn và nhà hàng ở Quảng Ninh không đưa
ra mức lương cạnh tranh so với các ngành công nghiệp và các thành phố khác. Ở
Quảng Ninh, mức lương khách sạn trung bình là khoảng 3 triệu VNĐ/tháng (bao
gồm cả tiền boa), so với trung bình 5- 6 triệu VNĐ/tháng làm việc trong ngành
khai thác than hoặc dịch vụ chuyên nghiệp khác. Sinh viên có kinh nghiệm quản
trị đặc biệt có thể kiếm được việc làm trong các dịch vụ chuyên nghiệp khác có
mức lương cao hơn. Sinh viên du lịch thường chọn học chuyên ngành quản trị
du lịch để phát triển linh hoạt kỹ năng kinh doanh, rồi sau này tìm kiếm việc làm
được trả lương cao hơn so với làm du lịch. Thủ đô Hà Nội cũng chiêu mời được
sinh viên bởi mức lương làm ở Hà Nội thường cao hơn khoảng 50% so với cùng
một loại hình công việc. Hiện tại, Quảng Ninh chưa thể phát triển và giữ chân
được nhân tài cần thiết đủ để cung cấp nhân lực cho ngành du lịch.

41
1.7. Chính sách hỗ trợ, khuyến khích cho phát triển du lịch
Các chính sách khuyến khích phát triển du lịch được thể hiện rõ trong các văn
bản sau:
1. Luật Du lịch: Áp dụng trên phạm vi cả nước trong đó có Quảng Ninh
Chính sách phát triển du lịch (Điều 6, Luật Du lịch)
i. Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư
phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
ii. Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín
dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư
vào các lĩnh vực sau đây:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;
b) Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
d) Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;
đ) Hiện đại hoá hoạt động du lịch;
e) Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập
khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang
thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch
quốc gia;
g) Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa,
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và
dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.
iii. Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác
tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường
du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn
nhân lực du lịch.
iv. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người
nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và
lợi ích hợp pháp của khách du lịch.
v. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành
phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu
hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.
vi. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển
du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch,
nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

42
2. Chính sách cụ thể ở Quảng Ninh
Chiến lược phát triển KT-XH Quảng Ninh đã xác định du lịch là một trong
những ngành kinh tế quan trọng và vì vậy rất khuyến khích hỗ trợ sự phát triển
của du lịch.
Những chính sách và ưu đãi của Quảng Ninh chưa hỗ trợ đầy đủ cho sự phát
triển của ngành công nghiệp du lịch.
Tỉnh hiện nay đang đưa ra những ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào một số dự án cụ thể, rất nhiều trong số đó liên quan đến du lịch, ví dụ
như ưu đãi của nhà nước cho nhà đầu tư với thuế suất ưu đãi áp dụng cho thu
nhập từ hoạt động kinh doanh, góp vốn, chuyển giao công nghệ và miễn thuế
nhập khẩu và những ưu đãi tương tự khác của tỉnh cùng những chi phí thuê đất
đặc biệt áp dụng cho một số dự án nhất định được nêu rõ trong nội dung xúc tiến
đầu tư tỉnh đề ra. Tuy nhiên, tỉnh cần có nhiều ưu đãi hơn nữa để thúc đẩy sự
tăng trưởng của những doanh nghiệp du lịch. Hiện tại, những doanh nghiệp du
lịch nhỏ như các nhà hàng và khách sạn cao cấp, những trường đào tạo về
nghiệp vụ khách sạn và ngoại ngữ, những doanh nghiệp thân thiện với môi
trường, v.v.. được hưởng rất ít những ưu đãi từ phía tỉnh.
Những quy chế và chính sách hiện hành là chưa rõ ràng, đặc biệt là đối với nhà
đầu tư nước ngoài, chỉ có những nhà đầu tư trong nước mới có thể hiểu rõ được
hệ thống thủ tục và quy chế liên quan còn các nhà đầu tư nước ngoài thì gặp rất
nhiều khó khăn trong vấn đề này. Việt Nam hiện đứng thứ 99 trên 185 quốc gia
về tạo điều kiện kinh doanh tổng thể và đứng thứ 169 trong 185 quốc gia về việc
bảo vệ các nhà đầu tư26 và nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn khi xâm
nhập thị trường nếu không có một đối tác trong nước.
Việc thực thi những chính sách chẳng hạn như những chính sách về tiến trình
đầu tư với các sở ban ngành có thẩm quyền thi hành, nhưng việc giao quyền hạn
và sự phối hợp thực hiện còn chưa hiệu quả. Các cán bộ lãnh đạo thuộc tỉnh và
thành phố nhận ra sự yếu kém trong thực thi chính sách, vì vậy đã thành lập lực
lượng Thanh Tra Du Lịch để giải quyết nhanh những phản ánh của khách du
lịch. Tuy nhiên, về nguồn lực được phân bổ còn chưa đủ phục vụ thực thi những
quy chế về môi trường và thanh kiểm tra hoạt động du lịch.
Trong tương lai, việc quản lý sức ép giữa ngành công nghiệp xanh và nâu là một
thách thức lớn cho ngành du lịch Quảng Ninh như thể hiện trong Hình 9.

26
Ngân hàng Thế giới và Công ty tài chính quốc tế (IFC)
http://www.doingbusiness.org/data/exploreeconomies/vietnam/
43
Hình 9: Việc quản lý sức ép giữa ngành công nghiệp xanh và nâu là một
thách thức lớn cho ngành du lịch Quảng Ninh
Sự chuyển dịch sang nền kinh tế xanh sẽ gặp khó khăn, xét đến
Nền kinh tế Quảng Ninh bị chi phối chủ yếu bởi tầm quan trọng của ngành công nghiệp nặng và những thách
ngành công nghiệp nâu thức đối với ngành du lịch.

Công nghiệp nặng là ngành kinh tế trọng yếu trong nền kinh tế
Quảng Ninh
Sản lượng kinh tế Quảng Ninh (%)
• Khai thác than đóng góp đến 1/4 GDP của tỉnh và hơn một nửa ngân sách
100 của tỉnh;
• Than Quảng Ninh chiếm ưu thế hơn so với than ở các tỉnh lân cận, chiếm
Nâu gần 3/4 trữ lượng than đá trên toàn quốc, chiếm 90% sản lượng than đá
Ngành công nghiệp quốc gia, và được coi là ngành trọng yếu trong phát triển kinh tế đất nước;
75 54 (chủ yếu khai thác • Sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng và công nghiệp đóng tàu cũng là những
than & chế biến, và ngành công nghiệp quan trọng;
• Công nghiệp khai thác than tuyển dụng gần 95.000 công nhân với mức
50 lương tương đối cao.

Du lịch đang phát triển nhanh nhưng vẫn chỉ đóng góp ~ 5% sản
lượng kinh tế
25 42 Dịch Vụ
Xanh
• Nhiều thách thức lớn, như việc xây dựng mạng lưới giao thông vận tải theo
Nông Nghiệp
các tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế sẽ phải mất nhiều năm và đòi hỏi nhiều vốn
0 4 đầu tư ;
2010
• Thương mại và giao thông vận tải đang phát triển nhanh nhưng sẽ khó phát
triển hơn nữa do điều kiện mạng lưới đường bộ chất lượng kém.
Nguồn: Nghiên cứu của Press; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Ninh;

1.8. Các yếu tố liên quan có tầm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển
của ngành du lịch
Tỉnh hiện đang có cơ chế ưu đãi để thúc đẩy Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Quảng Ninh. Trong năm 2011, đã có hơn 50 dự án có vốn đầu tư nước ngoài
đang được thực hiện trên địa bàn tỉnh với số vốn đăng ký hơn 357 triệu USD,
vốn thực hiện là hơn 195 triệu USD27. Đến nay, Quảng Ninh là địa phương đầu
tiên ở Việt Nam đã tiến hành lập đề án xúc tiến hợp tác giữa Quảng Ninh và
Nhật Bản nhằm thu hút đầu tư từ Nhật Bản vào địa bàn tỉnh. Ngoài ra, tỉnh còn
có quan hệ đối tác song phương để thúc đẩy phát triển du lịch với tỉnh Luang
Prabang của Lào, cũng là một Di sản văn hóa thế giới UNESCO. Quảng Ninh và
tỉnh bạn cùng bắt tay tạo điều kiện cho doanh nghiệp du lịch hoạt động và đảm
bảo quyền lợi của khách du lịch cũng như lợi ích của doanh nghiệp. Hai tỉnh sẽ
cùng nhau phối hợp tổ chức các tour du lịch, kết nối các trung tâm và khu du
lịch của hai tỉnh với nhau và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, cũng như việc trao
đổi thông tin trong điều hành du lịch.
Thông qua Diễn đàn du lịch liên khu vực Đông Á, Quảng Ninh đã xây dựng
được mối quan hệ đối tác với tỉnh Gangwon, Hàn Quốc; tỉnh Xê-Bu, Philipin,
Sarawak, Malayxia; tỉnh Tottori, Nhật Bản; tỉnh Tuv, Mông Cổ; tỉnh
Yogyakarta, Inđônêxia; tỉnh Jilin, Trung Quốc; vùng lãnh thổ Primorsky của
Nga và tỉnh Chiềng Mai, Thái Lan.

27
http://www.quangninh.gov.vn/en-US/Pages/Business.aspx?u=detail&rid=1&dt=2011-02-24
44
1.9. Đánh giá chung về nguồn lực phát triển du lịch Quảng Ninh
Về tổng thể, Quảng Ninh có những lợi thế độc đáo về du lịch, với điểm đến thu
hút tầm cỡ thế giới như Vịnh Hạ Long, sự công nhận của UNESCO và cơ sở
vững mạnh về lượng khách du lịch nội địa. Điều cực kỳ quan trọng đối với tỉnh
là cần nắm bắt được xu hướng của thế giới về du lịch sinh thái và thị trường du
lịch láng giềng Trung Quốc hiện phát triển nhanh chóng. Tỉnh có thế mạnh về
lực lượng dân số trẻ và đa dạng những điểm thu hút du lịch khác nơi có tiềm
năng du lịch cao như Yên Tử. Tuy nhiên, tỉnh cần phải nâng cao khả năng tiếp
cận, thu hút khách sạn nhà hàng tầm cỡ quốc tế, giải quyết những thách thức
mùa vụ và thời tiết, tuyển dụng các chuyên gia về ngành khách sạn được huấn
luyện kỹ càng và đảo ngược xu thế gây xuống cấp của môi trường và những
mâu thuẫn với các ngành công nghiệp địa phương. Các quốc gia khác đang đi
trước trong kinh doanh du lịch, họ thu hút khách du lịch quốc tế nhờ có khả
năng tiếp cận và cơ sở vật chất tốt hơn nên tỉnh cần phải phát triển nhanh nhằm
đạt được đẳng cấp thế giới.
Hiện nay, rất nhiều khách du lịch quốc tế đặt tour tham quan Quảng Ninh, đặc
biệt là tour tham quan Vịnh Hạ Long thông qua những đại lý du lịch ở các địa
phương khác trong cả nước. Theo đó, các đại lý du lịch nằm ngoài Quảng Ninh
sẽ hưởng một phần tổng thu từ du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận
thấy rằng những lợi nhuận các đại lý du lịch thu được là rất nhỏ - đại lý du lịch
phải trả phần lớn trong giá tour cho các dịch vụ sử dụng ở Quảng Ninh. Ví dụ,
một công ty du lịch ở Hà Nội bán các tour trọn gói đi tham quan Vịnh Hạ Long
sẽ phải chi phần lớn trong giá tour để thanh toán tiền ăn, vận chuyển và lưu trú
cho khách du lịch ở Quảng Ninh. Như vậy, mặc dù các công ty du lịch nằm ở
địa bàn các tỉnh khác, Quảng Ninh vẫn thu được hầu hết doanh thu của các công
ty đó.
Lý tưởng nhất là Quảng Ninh cần có thêm nhiều công ty du lịch, như vậy các
công ty đó sẽ có doanh thu và đóng trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, hiện tại Quảng
Ninh chưa phải là trung tâm khách du lịch quốc tế - hầu hết số lượng khách du
lịch quốc tế đều đi Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay tới các tâm điểm du lịch khác
và đặt tour từ các đại lý của những tỉnh thành đó. Lý do chính mà khách du lịch
chọn cách đặt tour như vậy là vì họ thấy thuận tiện khi đặt tour trực tiếp mà đơn
vị đại lý du lịch giao tiếp được bằng ngoại ngữ với khách đặt tour và những tour
đó bao gồm cả vận chuyển đến và rời TP Hạ Long. Phần 1.5 Chương II trình
bày về khó khăn đối với việc khách tự đi du lịch tới Hạ Long.
Mấu chốt giải quyết vấn đề này liên quan tới việc phát triển Quảng Ninh thành
trung tâm du lịch bao gồm cả việc xây dựng sân bay quốc tế, các cơ sở hạ tầng
giao thông và xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch. Quảng Ninh sẽ phát triển
ngành du lịch mà theo đó các đại lý du lịch sẽ sẵn lòng thiết lập hoạt động ở
Quảng Ninh.

45
1.10. Những đánh giá khác
Phân khúc khách hàng là một lĩnh vực quan trọng để hiểu về nhu cầu du lịch của
tỉnh và là mảng tập trung những giải pháp đề xuất trong quy hoạch. Khách du
lịch đến Quảng Ninh có thể chia ra những phân khúc dựa vào quốc tịch khách,
mức thu nhập, độ tuổi và mục đích. Các phân khúc và phân đoạn quan trọng cho
Quảng Ninh được trình bày ở Hình 10.

Hình 10: Đánh giá hiện trạng thị trường khách du lịch đến Quảng Ninh

Khu vực xuất xứ


Việt Nam Trung Quốc Các nước châu Á Châu Âu, B. Mỹ, Úc Mỹ Latinh Trung Đông &
Châu Phi

Mức thu nhập $ $$ $$$ $$$$ $$$$$


Thấp TB thấp Trung bình TB cao Cao

Độ tuổi / Đối tượng


Khách đi một Gia đình có trẻ Gia đình có trẻ
khách Sinh viên mình hoặc nhỏ lớn tuổi hơn Đối tượng nghỉ hưu
khách cặp đôi

Mục đích
Nghỉ ngơi/giải trí Công tác

Phân khúc chính đối với Quảng Ninh

Nguồn: Phân tích của nhóm BCG

Dựa trên các phân khúc, các sở thích du lịch của khách du lịch đến tỉnh khác
nhau dựa vào đất nước xuất xứ của khách. Quảng Ninh cần phải hiểu một cách
cặn kẽ những sự khác biệt này để giải quyết triệt để nhu cầu của khách du lịch
và những thiếu hụt về dịch vụ du lịch.
 Châu Âu, Bắc Mỹ và Úc hiện tại chiếm từ 10 đến 15% lượng khách du
lịch28. Hầu hết khách du lịch đến từ những vùng này là những khách du
lịch tiết kiệm và sinh viên hoặc những người trung tuổi khá giả đi du lịch
một mình hoặc theo tour, thích được ở trên tàu thuyền, du lịch sinh thái
với tự nhiên và văn hóa và thường du lịch vào khoảng thời gian giữa
tháng 10 và tháng 4. Đối với loại khách này, Quảng Ninh có thể đáp ứng
được nhu cầu về thăm thú rất nhiều nơi có cảnh đẹp thiên nhiên và các
hoạt động nhưng lại thiếu những nơi ăn nghỉ hiện đại cao cấp và những
trải nghiệm chân thực với dịch vụ đầy đủ và trình độ thông thạo ngôn
ngữ, từ đó làm cho tỉnh bỏ lỡ những khách du lịch ở tầng lớp trung lưu.
 Trung Quốc chiếm 5-10% tổng lượng khách du lịch và đang tăng trưởng
nhanh chóng. Hầu hết khách du lịch là những người khá giả trong những
tour du lịch theo nhóm, là những người thích ở những nơi bình dân trên
đất liền với những hoạt động mua sắm giải trí và thường đi du lịch vào
28
Dữ liệu Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2011
46
khoảng thời gian giữa tháng 10 và tháng 4. Quảng Ninh có thể đáp ứng
được nhu cầu cần các bãi tắm và những chốn ăn nghỉ hợp lý cho nhóm
khách du lịch này nhưng lại thiếu những dịch vụ giải trí, từ các trung tâm
mua sắm đến các công viên giải trí.
 Những quốc gia Châu Á khác chiếm từ 15 đến 20% tổng lượng khách
du lịch. Khách du lịch từ những quốc gia này khá tương đồng với khách
du lịch đến từ Trung Quốc ngoại trừ việc họ thích những nơi ăn nghỉ tầm
trung.
 Thị trường nội địa Việt Nam chiếm từ 55 – 60% tổng lượng khách du
lịch. Thị trường khách du lịch nội địa bao gồm khách du lịch ở các độ tuổi
và mức thu nhập khác nhau và cả những doanh nhân từ những tỉnh thành
lân cận đến để tham gia hội họp. Họ có thể đi du lịch một mình hoặc theo
nhóm và ưa chọn những di tích lịch sử, văn hóa và thường đi du lịch vào
mùa hè và những kỳ nghỉ lễ, đặc biệt là vào mùa xuân. Quảng Ninh có thể
phục vụ tốt cho nhóm này kết hợp với các dịch vụ bãi biển và những nơi
ăn nghỉ hợp lý và đặc biệt là các di tích văn hóa như Yên Tử và các đền,
chùa khác.
Phần sau của quy hoạch này sẽ cung cấp chi tiết về cách thức thiết kế những sản
phẩm và dịch vụ du lịch cho từng phân khúc quan trọng.

47
2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh
2.1. Bối cảnh (trong nước và quốc tế) và đặc điểm kinh tế - xã hội có
ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2012
2.1.1 Bối cảnh quốc tế:
Du lịch Quảng Ninh thời gian qua phát triển trong bối cảnh quốc tế có nhiều
thuận lợi và khó khăn đan xen:
Thuận lợi :
- Xu thế phát triển du lịch trên phạm vi toàn cầu và khu vưc vẫn tiếp tục
tăng;
- Hợp tác khu vực, đặc biệt giữa các nước ASEAN tiếp tục được củng cố
và vì vậy đã tạo môi trường thuận lợi cho khách đi lại giữa các nước;
- Các chương trình hợp tác khu vực về phát triển KT-XH, đặc biệt là du
lịch như “Hai hành lang-Một vành đai”; “Phát triển du lịch GMS”, v.v.. đã được
cụ thể hóa bằng việc khởi động nâng cấp và phát triển hạ tầng giao thông kết nối
giữa các nước trong khu vực và quốc tế. Việc xây dựng đường cao tốc Hà Nội –
Hải Phòng – Quảng Ninh, nâng cấp và mở rộng sân bay Nội Bài và Cát Bi là
những minh chứng cụ thể về vấn đề này.
Khó khăn:
- Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho nhiều dự án
đầu tư phát triển du lịch bị xem xét lại hoặc kéo dài; tác động đến dòng khách du
lịch từ những thị trường xa như Châu Âu, Bắc Mỹ, v.v.;
- Những bất đồng trong hợp tác tại Biển Đông giữa các đối tác có liên
quan làm cho tình hình an ninh trên biển ở khu vực này chưa được đảm bảo;
- Chính sách của Trung Quốc – thị trường du lịch lớn của Việt Nam nói
chung và của Quảng Ninh nói riêng về việc cho công dân của mình đi du lịch
thiếu ổn định, nhất quán.
Trong 10 năm qua, ngành công nghiệp du lịch trong khu vực Đông Nam Á đã
chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ đóng góp trực tiếp cho ngành du lịch và
GDP. Trong năm 2011, Đông Nam Á tạo ra 87,7 tỷ USD trong xuất khẩu du
lịch. Vào năm 2012, giá trị này dự kiến sẽ tăng 3,0% và khu vực này dự kiến sẽ
thu hút 76.565.000 lượt khách du lịch quốc tế.

48
Hình 11: Đóng góp trực tiếp của Ngành du lịch và lữ hành cho GDP của
các nước Đông Nam Á

Xuất khẩu du lịch tính theo % tổng giá trị xuất


Giá cố định 2011 Tỷ USD
khẩu

Xuất khẩu du lịch (LHS)


Số lượng khách du lịch quốc tế (RHS)

Nguồn: Hội đồng du lịch và lữ hành (2012)


Khủng hoảng tài chính quốc tế thời kỳ 2008 - 2009 và suy thoái kinh tế hiện tại ở
Châu Âu đang ảnh hưởng đến du lịch trên toàn thế giới nhưng sẽ phục hồi.
Như trình bày ở trên, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 - 2009 đã ảnh
hưởng nghiêm trọng đến ngành du lịch quốc tế, dẫn đến giảm 4% lượng khách
du lịch quốc tế và sự sụt giảm của tổng thu từ du lịch quốc tế khoảng 6% trong
năm 2009. Theo UNWTO, du lịch trên toàn thế giới đã tăng trưởng trở lại trong
năm 2010 và phục hồi mạnh hơn so với dự kiến từ các cú sốc gây ra bởi cuộc
khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế trong năm 2008 và 2009.
Khi nền kinh tế toàn cầu ngày càng ổn định hơn, ngành du lịch được dự đoán sẽ
phục hồi trong thời gian tới.
So với các nước láng giềng Đông Nam Á, Việt Nam là một điểm đến mới và
hấp dẫn.
Việt Nam đứng thứ hai trong danh sách các điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch
nước ngoài trong năm 2013, theo một cuộc khảo sát gần đây được tiến hành bởi
Hiệp hội Điều hành du lịch Hoa Kỳ (USTOA). Trong khu vực ASEAN, Việt
Nam cạnh tranh với các điểm đến du lịch hấp dẫn tương tự như Thái Lan,
Malaysia, Indonesia, Philippines và Campuchia. Theo thông báo của Phòng
Thương mại Châu Âu tại Việt Nam và Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam (2011),
những nhận thức về Việt Nam như một điểm đến du lịch đã tiếp tục cải thiện
trong năm qua. Việt Nam hiện vẫn là một nơi hấp dẫn đối với du lịch.

49
2.1.2 Bối cảnh trong nước
GDP và tốc độ tăng trưởng thu nhập đầu người ở Việt Nam trong 10 năm qua
tăng nhanh. Trong 25 năm qua, Việt Nam đã đạt được một thành công tiêu biểu
trong phát triển kinh tế. Từ năm 1996 đến năm 2000, nền kinh tế quốc dân phát
triển với tốc độ tăng trưởng bình quân (GDP) là 6,9% mỗi năm. Tỷ lệ này tiếp
tục duy trì trong giai đoạn 2001 – 2005, với tốc độ tăng trưởng GDP tăng lên
xấp xỉ 7,5% mỗi năm. Số liệu trong giai đoạn 2006 - 2010 đã cho thấy nền kinh
tế tiếp tục phát triển đáng kể, mặc dù tốc độ tăng trưởng trung bình thực tế hàng
năm của GDP trong giai đoạn này là 7,01%, thấp hơn so với giai đoạn 2001 -
2005 đạt 7,5% mỗi năm (theo Tổng cục Thống kê năm 2011).
Việc mở rộng cơ sở hạ tầng như sân bay và mạng lưới đường bộ quốc gia rộng
đã giúp thúc đẩy ngành du lịch. Các chương trình quảng bá chiến lược "Phát
triển du lịch Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2010" đã tạo thuận lợi thu hút đầu
tư cơ sở hạ tầng trên toàn quốc, qua đó thúc đẩy các hệ thống cơ sở hạ tầng đầy
đủ và phù hợp hơn cho ngành công nghiệp du lịch. Chương trình này đã thu hút
các đối tác đầu tư cho 316 dự án trên toàn quốc. Trong 10 năm qua, các tỉnh đã
chi ngân sách nhiều hơn vào việc cải thiện đường bộ và đường sông, tạo thuận
lợi cho khách du lịch đi lại nhanh hơn và cảm thấy thoải mái hơn.
Trong 10 năm gần đây, thu nhập và khả năng du lịch của người dân tăng kéo
theo sự phát triển của du lịch nội địa. Kể từ khi triển khai thực hiện chiến lược
du lịch quốc gia trong 10 năm, từ năm 2001, ngành du lịch Việt Nam đã chứng
kiến một sự gia tăng đáng kể cả về số lượng khách du lịch nội địa và số lượng
khách quốc tế đến Việt Nam.
Ngành du lịch Việt Nam nói chung và du lịch nội địa nói riêng đã phát triển
nhanh chóng trong những năm gần đây. Số liệu đã chỉ ra rằng khách du lịch nội
địa đã tăng rất mạnh trong 10 năm qua, đạt 28 triệu lượt khách trong năm 2010,
tăng 239 % so với năm 2001 Sự tăng trưởng của du lịch nội địa có thể được giải
thích bởi hai lý do chính: (1) là nền kinh tế Việt Nam và thu nhập bình quân đầu
người tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng, điều này có nghĩa là người
Việt Nam đang chi tiêu cho du lịch nhiều hơn trước và (2) là người lao động tại
Việt Nam có nhiều ngày nghỉ hơn mỗi năm và trong những năm gần đây đang
được áp dụng chế độ nghỉ hai ngày cuối tuần.
Gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 năm qua
Bên cạnh sự phát triển của du lịch nội địa, số lượt khách quốc tế cũng tăng đáng
kể. Năm 2004, Việt Nam đã đón 2,9 triệu lượt khách quốc tế, tăng hơn so với
2,4 triệu trong năm trước. Mức tăng hàng năm của ngành du lịch cho thấy sự
phục hồi mạnh mẽ sau khi giảm nhẹ vào năm 2003 do đại dịch Hội chứng hô
hấp cấp tính nặng (SARS) ở châu Á.
Lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã tiếp tục tăng trong những năm
gần đây. Trong năm 2008, Việt Nam đã nhận được 4,235 triệu lượt khách quốc
tế, trong năm 2010 con số này là 5,049 triệu người. Trong năm 2009, số lượng
này giảm xuống còn 3,77 triệu người, nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài
50
chính toàn cầu. Trong năm 2012, Việt Nam đã đón 6,84 triệu khách du lịch quốc
tế.
Bảng 7: Gia tăng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 10 năm qua
Thời gian Tỷ lệ GDP do ngành du
Lượt Thời gian
lưu trú Lượt khách lịch mang lại so với
Năm khách quốc lưu trú trung
trung bình nội địa tổng GDP quốc dân
tế bình (ngày)
(ngày) (%)
2001 2.330.000 5,5 11.700.000 2,6 3,46
2002 2.628.000 5,4 13.000.000 2,8 3,49
2003 2.428.700 5,0 13.500.000 2,82 3,06
2004 2.927.900 5,5 14.500.000 2,85 3,55
2005 3.477.500 5,7 16.000.000 2,86 3,52
2006 3.583.500 5,8 17.500.000 2,87 5,46
2007 4.229.400 6 19.200.000 2,9 5,43
2008 4.235.800 6,2 20.500.000 2,95 4,99
2009 3.772.360 6,8 25.000.000 3,2 5,25
2010 5.049.855 7,3 28.000.000 3,5 5,80
2011 6.014.532 30.000.000 6.99
2012 6.847.678 32.500.000 6.42
Nguồn: Tổng cục thống kê; Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 về Chiến lược phát
triển du lịch Việt nam đến 2020, tầm nhìn đến 2030 và Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày
22/01/2013 về Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030
của Thủ tướng Chính phủ.
2.2. Đánh giá hiện trạng phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn 2001 -
2012
Phần này sẽ so sánh bối cảnh và phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh với 3
tỉnh có lợi thế du lịch tự nhiên và mức tăng trưởng kinh tế - xã hội tương tự.
Những tỉnh này bao gồm Khánh Hòa, Quảng Nam và Quảng Bình. Khánh Hòa
nổi tiếng với bãi biển Nha Trang và các loại hình thể thao nước thu hút khách du
lịch nước ngoài. Quảng Nam là một điểm đến du lịch lớn của Việt Nam với Di
sản thế giới được UNESCO công nhận (thể loại Văn hóa) là phố cổ Hội An và
di tích Mỹ Sơn. Quảng Bình là một địa phương có di sản văn hóa thế giới khác
được UNESCO công nhận (thể loại tự nhiên) là Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ
Bàng.
Phân bổ GDP theo ngành
Trong 5 năm qua, tỉnh Quảng Ninh đã thu được nhiều thành tựu quan trọng và
phát triển toàn diện. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trưởng ở mức trung
bình khoảng 11%/năm. Cơ cấu kinh tế được phân chia như sau: lĩnh vực công
nghiệp chiếm 52%, lĩnh vực dịch vụ chiếm 42% và lĩnh vực nông, lâm thủy sản
chiếm 6%. Du lịch là một trong những lĩnh vực dịch vụ chính của tỉnh Quảng
51
Ninh. Các tỉnh khác bao gồm Quảng Bình và Quảng Nam có tỷ lệ GDP/năm lớn
hơn nhưng Quảng Ninh lại có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.
Bảng 8: Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%)
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm (%) Bình quân
2008 2009 2010 2011 2012 2008- 2012
Quảng Ninh 13,5 10,5 12,3 12,1 7,4 11%
Khánh Hòa 11,3 10,2 11,0 8,1 8,5 10%
Quảng Nam 12,7 11,1 12,7 12,2 11,2 12%
Quảng Bình 34,8 18,3 17,1 23,6 12,9 21%
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
Bảng 9: Tỷ trọng GDP theo ngành (Năm 2011)
% GDP
Quảng Ninh Khánh Hòa Quảng Nam Quảng Bình
Nông, Lâm, Thủy sản 5,1 12,9 20,7 21,1
Công nghiệp và Xây dựng 53,8 46,6 40,5 37,7
Dịch vụ và Du lịch 41,1 40,5 38,8 41,2
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
Quảng Ninh là tỉnh có ngành công nghiệp “nâu” (Công nghiệp và Xây dựng)
chiếm tỷ lệ cao nhất so với ba tỉnh còn lại.
Khách du lịch quốc tế tính theo quốc gia đến
Ngành du lịch của những tỉnh này đã có sự tăng trưởng đáng kể về số lượng
khách du lịch quốc tế. Theo dữ liệu từ cục thống kê tỉnh, khách du lịch từ Trung
Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Pháp, Australia, Hoa Kỳ, Đức, Malaysia và Nhật
Bản là những khách du lịch phổ biến nhất của tỉnh Quảng Ninh. Tỉnh Quảng
Nam và Quảng Bình không có dữ liệu này. Khách du lịch từ nước Nga có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong nhóm khách tới tỉnh Khánh Hòa. Tuy nhiên, Pháp
vẫn là quốc gia Châu Âu có lượng khách du lịch tới Việt Nam nhiều nhất ở hiện
tại. So với tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam và Khánh Hòa, Quảng Ninh có nhiều
ưu thế hơn trong việc thu hút các đoàn khách quốc tế lớn vì tỉnh nằm ở vị trí
chiến lược gần đường biên giới Trung Quốc nên những đoàn khách lớn từ Trung
Quốc có thể dễ dàng đi du lịch tới tỉnh.

52
Khách du lịch tham quan vịnh Hạ Long
Phân loại khách sạn theo hạng sao
Tỉnh Khánh Hòa có tổng cung buồng khách sạn lớn nhất trong số các tỉnh với
14.088 buồng vào năm 2012, tăng 71% so với số lượng 8.235 phòng vào năm
2008. Quảng Ninh và Quảng Nam có tổng cung buồng khách sạn xấp xỉ bằng
nhau, tuy nhiên mức tăng trưởng trung bình hàng năm về tổng cung buồng
khách sạn của tỉnh Quảng Nam là 15% cao hơn mức 4% của tỉnh Quảng Ninh.
Tỉnh Quảng Ninh đứng đầu về số lượng cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú. Về
khách sạn được xếp hạng, tỉnh Quảng Ninh đứng thứ hai sau tỉnh Khánh Hòa về
phân khúc thị trường khách sạn 4 và 5 sao. Về số lượng khách sạn 5 sao, tỉnh
Khánh Hòa có tám khách sạn năm sao trong khi tỉnh Quảng Ninh chỉ có hai
khách sạn 5 sao.
Bảng 10: Số lượng buồng khách sạn tại các địa phương
Số lượng phòng Quảng Ninh Khánh Hòa Quảng Nam Quảng Bình
2008 4.696 8.235 4.316 2.161
2009 4.725 9.455 4.234 2.395
2010 4.790 10.506 5.450 2.766
2011 5.189 13.788 6.462 2.549
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
Bảng 11: Số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn
Số lượng cơ sở kinh doanh khách sạn Quảng Ninh Khánh Hòa Quảng Nam Quảng Bình
Khách sạn 4 - 5 sao 13 17 04 06
Khách sạn 3 sao 15 11 03 04
Khác 822 499 413 224
Tổng 850 527 420 234
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

53
Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua
Du lịch đã, đang và sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cơ cấu GDP của mỗi
tỉnh, phù hợp với quyết định chuyển dịch nền kinh tế của tỉnh với sự đóng góp
lớn hơn của lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Quảng Nam là tỉnh có mức tăng trưởng
cao nhất về thu nhập từ khách du lịch trong số các tỉnh trong so sánh, đạt 3.965
tỷ đồng vào năm 2012 từ mức 1.438 tỷ đồng vào năm 2008 nhờ sức hút từ địa
điểm du lịch Hội An và Mỹ Sơn (nguồn: quangnamtourism.com.vn). Du lịch
Quảng Bình, nổi tiếng với hệ thống hang động kỳ thú, đạt mức thu nhập từ
khách du lịch là 575 tỷ đồng vào năm 2008 và tăng vọt lên mức 1.126 tỷ đồng
vào năm 2012 (các nguồn thông tin thu thập được từ Sở VHTTDL tỉnh Quảng
Bình, giai đoạn 2008 - 2012).
Tỉnh Khánh Hòa với vịnh Nha Trang nổi tiếng đạt được thu nhập từ khách du
lịch vào năm 2012 là 2.568 tỷ đồng, tăng 90% so với năm 2008. Là một điểm
đến với vịnh Hạ Long là Di sản thế giới và 3 di tích xếp hạng di tích quốc gia
đặc biệt, trong suốt những năm qua, thu nhập từ khách du lịch của tỉnh Quảng
Ninh đạt mức 4.346 tỷ đồng vào năm 2012 so với mức 2.477 tỷ đồng vào năm
2008 (nguồn: thông tin thu thập từ Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh). Theo các dữ
liệu thu thập được và các tài liệu tham khảo của các tỉnh, tỉnh Quảng Nam có
mức tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ 2008 đến 2012. Về tổng thu nhập
vào năm 2012, tỉnh Quảng Ninh xếp thứ nhất với 4.346 tỷ Đồng.
Bảng 12: Thu nhập từ khách du lịch trong 5 năm qua
Doanh thu từ du lịch Doanh thu từ du lịch Mức độ tăng trưởng
năm 2008 (tỷ Đồng) năm 2012 (tỷ Đồng) (%)
Quảng Ninh 2.477 4.346 75%
Khánh Hòa 1.353 2.568 90%
Quảng Nam 1.438 3.965 176%
Quảng Bình 575 1.126 96%
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
2.2.1. Phân tích các kết quả thống kê, số lượng và thị trường khách du lịch
Những điểm tham quan du lịch của Quảng Ninh tập trung chủ yếu ở 4 thành
phố, huyện chính: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Uông Bí. Hình 12 dưới đây
thể hiện hình ảnh của các đơn vị địa lý và điểm đến chính thu hút khách du lịch
trong từng khu vực.

54
Hình 12: Những điểm tham quan du lịch của Quảng Ninh tập trung chủ
yếu ở 4 địa phương chính: Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và Uông Bí
3
1 2 Huyện Vân Đồn
Thành phố Uông Bí Thành phố Hạ Long

Móng Cái
• Di tích Yên Tử • Vịnh Hạ Long • Chùa Cái Bầu
• Chùa Ba Vàng • Bãi biển Bãi Cháy • Bãi biển Bãi Dài
• Hồ Yên Trung • Đảo Tuần Chẩu • Đảo Quan Lạn
• Thác Lựng Xanh • Núi Bài Thơ
4
Thành phố Móng Cái

Huyện Vân
TP Uông Bí Đồn

• TP Móng Cái
TP Hạ Long
• Bãi biển Trà Cổ
• Bãi biển Ngọc Bình
• Nhà thờ Trà Cổ

Số lượng khách du lịch đến Quảng Ninh đã phát triển nhanh từ 2 triệu năm 2001
lên 7 triệu năm 2012 với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là 12%. Khách du
lịch quốc tế đến tỉnh đạt mức tương đối ổn định, khoảng 35% trên tổng số khách
du lịch tới tham quan tỉnh 29. Hình 13 cho thấy số lượng khách du lịch và sự tăng
trưởng từ năm 2002 đến năm 2012 ở 4 địa phương du lịch lớn của tỉnh. Phần lớn
khách du lịch đến tỉnh đều tới Hạ Long để tham quan Vịnh Hạ Long, Di sản
thiên nhiên thế giới được UNESCO công nhận. Tổng số khách du lịch tới tham
quan Vịnh Hạ Long năm 2012 đạt 3,1 triệu khách và con số này đã liên tục tăng
từ 1,6 triệu khách du lịch năm 2002 với tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm là
7%. Hầu hết khách du lịch quốc tế đến Hạ Long có xuất xứ từ các nước phương
Tây và châu Á khác.
Sau Hạ Long, Uông Bí là khu du lịch lớn thứ hai với 2,5 triệu khách du lịch
trong năm 2012. Đây cũng là điểm tham quan có tốc độ phát triển nhanh nhất ở
mức 21%/năm nhờ vào sự đầu tư lớn nâng cấp cơ sở hạ tầng của danh thắng
Yên Tử. Về cơ bản, hầu như tất cả khách du lịch đến Uông Bí là khách du lịch
nội địa, quan tâm nhiều tới tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa. Song song với sự
phát triển nhanh chóng của danh thắng này đối với khách du lịch trong nước thì
tiềm năng tăng trưởng từ khách du lịch quốc tế là còn rất lớn.

29
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
55
Hình 13: Số lượng khách du lịch ở 4 cụm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
tăng đều đặn ở khu vực Hạ Long và tăng mạnh ở Uông Bí và Vân Đồn
Số lượng khách du lịch Uông Bí Số lượng khách du lịch Hạ Long
Triệu khách Triệu khách
+7%
4 Nâng cấp +21% 4
3.2 3.2 3.4 3.1
3 Yên Tử 2.5 3 2.7
2.1 2.3 2.3
1.9 1.8 1.9
2 1.4 2 1.6 1.5 1.6
1.0
1 0.3 0.3 0.4 0.4 0.4 1
0 0
02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12

Số lượng khách du lịch Vân Đồn Số lượng khách du lịch Móng Cái
Triệu khách Triệu khách
4 4
3 3
2 +22% 2 +2%
1 0.3 0.4 0.4 0.5 1 0.5 0.4 0.5 0.3 0.4 0.4 0.4 0.6 0.6
0.1 0.2 0.2 0.3 0.3 0.3 0.3
0 0
04 05 06 07 08 09 10 11 12 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12

Khách thăm ngày Khách nghỉ đêm

Nguồn: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Hai địa phương còn lại là Vân Đồn, Móng Cái, đón nhận tổng cộng 1,1 triệu
khách du lịch năm 2012. Vân Đồn đã trở nên phổ biến với khách du lịch trong
nước nhờ những sản phẩm biển của địa phương, bao gồm cả các hòn đảo và bãi
biển. Tuy nhiên, số lượng khách du lịch nước ngoài tới những địa phương này
còn ở mức rất thấp. Có một tiềm năng rất lớn để định vị và quảng bá cho những
tài sản lớn trong cụm du lịch này như Vịnh Bái Tử Long ở huyện Vân Đồn để
thu hút khách du lịch quốc tế. Móng Cái có mức tăng trưởng rất chậm, 2%/năm
và phần lớn khách du lịch tới thành phố này là khách đi theo tour ngày. Là một
thành phố có đường biên với Trung Quốc và có vị trí gần với nhiều bãi biển đẹp,
duy nhất Móng Cái có một lợi thế chiến lược để trở thành trung tâm thu hút
khách du lịch Trung Quốc tới vùng Đông Bắc của Việt Nam.
2.2.2. Tổng thu nhập từ khách du lịch và tỷ lệ đóng góp vào GDP của tỉnh
Ngày nay, Quảng Ninh có một ngành du lịch phát triển mạnh và đã xác định
những chỉ tiêu phấn đấu đầy tham vọng để đạt được vào năm 2020. Quảng Ninh
hôm nay thu hút khoảng 7 triệu lượt, với 4,5 triệu khách du lịch nội địa và 2,5
triệu khách du lịch quốc tế, đóng góp khoảng 205 triệu USD thu nhập từ khách
du lịch cho tỉnh30. Tuy nhiên, du lịch hiện nay chỉ chiếm khoảng 5% trong Tổng
sản phẩm trong nước của tỉnh (GDP) và Quảng Ninh mong muốn tăng gấp đôi
con số đóng góp của ngành vào GDP, đạt 10% tổng GDP vào năm 2020, như thể
hiện trong Hình 14.

30
Nghị quyết số 07 – Ban thường vụ Tỉnh ủy. Theo ước tính, có thể đây là con số ước tính an toàn. Dựa vào chi
phí ngày và số lượng khách du lịch, có thể cho tổng gần sát với con số 300 triệu USD.
56
Hình 14: Dự kiến ngành du lịch sẽ tăng gấp đôi đóng góp vào GDP năm
2020

Trong tổng GDP (%)


2,6 tỷ USD 5,8 tỷ USD
100
5.0%
10% Du lịch

75 37.3%
40.9% Dịch vụ

50
25.1% Công nghiệp – Khai thác
11.4%
than

25 Công nghiệp – Khai thác


26.4% 33.2%
khoáng sản ngoài than

Nông nghiệp
6.1% 4.0%
0
2011 2020
GDP/đầu người (USD) 2.264 8.100

Nguồn: Tổng cục du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội do McKinsey lập
Ghi chú: Chỉ tiêu phấn đầu đến năm 2020 nếu theo kịch bản “Phải làm” như xác định trong QHTHKTXH)

Để đạt được mục tiêu này, tỉnh cần tập trung thu hút được ít nhất 10,5 triệu lượt
khách vào năm 2020, thể hiện một tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 5%. Mặc dù rất
ít thị trường có thể đạt được tốc độ này, những mục tiêu này là thực tế, xét đến
xu hướng phát triển của tỉnh. Như thể hiện trong Hình 15, tỉnh đã đạt tốc độ tăng
trưởng 12%/năm về số lượt khách du lịch và 26%/năm về thu nhập từ khách du
lịch kể từ năm 2001.
Hình 15: Xu hướng tăng trưởng số lượng khách du lịch và thu nhập từ
khách du lịch của Quảng Ninh từ năm 2001 đến năm 2012

Quảng Ninh đã thu hút trên 7 triệu khách du lịch ... ... mang lại doanh thu trên 200 triệu USD

Triệu khách Triệu ($)


8 225
205
7.0

6
+12% 2.5 Quốc tế
150 +26%

4
3.1

1.2 75
2.0 4.5 Nội địa 56
2
0.7
2.0 16
1.3
0 0
2001 2006 2012 2001 2006 2012
Nguồn: Báo cáo chung của Viện du lịch về lượt khách và doanh thu năm 2001 và 2006 , Số liệu lượt khách năm 2012 trích dẫn từ bài của truyền thông tỉnh, số liệu về doanh
thu năm 2012 do Sở VH-TT-DL cung cấp

Để đạt được những mục tiêu đề ra, Quảng Ninh sẽ phải theo kịp tốc độ tăng
trưởng lượng khách du lịch từ các quốc gia nguồn chính. Cụ thể, điều quan
trọng là cần xử lý nguồn khách du lịch theo vùng, phân loại khách du lịch nội
địa, khách du lịch Trung Quốc, các nước châu Á khác và phân khúc mục tiêu
57
khách du lịch đường dài (long haul). Đặc biệt, dự kiến việc tăng thị trường
khách du lịch nội địa và Trung Quốc sẽ là nguồn tăng trưởng chính cho du
lịch của tỉnh với khách du lịch Trung Quốc đã là phân khúc lớn nhất tỉnh.
Mặc dù châu Á đã có nhiều thị trường chín muồi hơn và những thị trường
khách du lịch đường dài có tốc độ tăng trưởng ổn định và chậm, cả hai phân
khúc này vẫn sẽ tiếp tục đóng góp một con số đáng kể về lượt khách tham
quan. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng ngành du lịch sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế - xã hội trên nhiều phương diện. Dòng du lịch sẽ thu hút đầu tư vào
bảo vệ môi trường và cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, v.v...
2.2.3. Cơ sở hạ tầng vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ ngành du lịch
Để phát triển du lịch thành công, điều quan trọng là phải có một nền tảng
vững chắc của các cơ sở vật chất phục vụ du lịch, bao gồm một danh mục đầu
tư đa dạng của các điểm tham quan và các hoạt động du lịch, một loạt những
lựa chọn lưu trú và một hệ thống hạ tầng giao thông vận tải hoạt động chất
lượng và hiệu quả.
2.2.3.1.Các điểm tham quan và hoạt động du lịch
Nhìn chung, Quảng Ninh có một phạm vi đa dạng các dịch vụ du lịch thiên
nhiên, lịch sử và văn hóa với những chất lượng khác nhau. Tuy nhiên, khả năng
tiếp cận địa bàn, không được quốc tế hóa và được biết đến trên phương diện
toàn cầu đã gây cản trở sự phát triển của một số điểm tham quan du lịch Quảng
Ninh. Những thành phố lớn của Quảng Ninh còn mang trong mình rất nhiều
tiềm năng phát triển. Những nơi này chưa có đủ cơ sở vật chất để thu hút khách
du lịch, thiếu những cơ sở lưu trú sang trọng, nhà hàng đẳng cấp thế giới và
những nơi có tính hấp dẫn cao. Việc đánh giá những điểm tham quan du lịch,
thành phố bao gồm tất cả các điểm đến tự nhiên, văn hóa và lịch sử dựa vào
mười phương diện, như sau:
 Nét nổi bật về lịch sử, văn hóa hoặc vị trí địa lý;
 Sự hấp dẫn và phong phú thu hút khách du lịch;
 Tiềm năng phát triển du lịch tương lai;
 Là một điểm đến du lịch bền vững;
 Phát triển các điểm tham quan du lịch xét về sự đầu tư lắp đặt các biển chỉ
dẫn, nhà vệ sinh, công tác quản lý, v.v..;
 Vệ sinh điểm tham quan và các hoạt động xả rác;
 Khả năng tiếp cận điểm tham quan du lịch đối với khách du lịch;
 Quốc tế hóa thông qua phổ cập ngoại ngữ phục vụ khách du lịch quốc tế;
 Phân khúc hấp dẫn cho các đối tượng khách du lịch khác nhau;
 Nâng cao nhận thức cho công chúng thông qua nhiều kênh truyền thông,
ví dụ như sổ tay du lịch, v.v...
Đối với các điểm tham quan du lịch tự nhiên, Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử
Long vẫn là những tài nguyên du lịch tự nhiên trọng yếu của tỉnh, nhưng những
nơi khác trên địa bàn tỉnh vẫn ẩn chứa tiềm năng. Hình 16 thể hiện đánh giá
tổng thể tất cả các điểm tham quan du lịch tự nhiên chính ở Quảng Ninh.

58
Vịnh Hạ Long là một điểm tham quan du lịch đẳng cấp thế giới với số lượt
khách tham quan ngày càng tăng. Vịnh nhận được những đánh giá cao trên các
trang web du lịch và trong sổ tay du lịch, xếp hạng thứ nhất ở Việt Nam và thứ
năm trong khu vực Đông Nam Á theo Lonely Planet và nằm trong top 25 điểm
đến ở châu Á đạt giải thưởng 2013 của tạp chí Traveler’s choice (Sự lựa chọn lữ
hành) trên trang web TripAdvisor nổi tiếng. Số lượng khách du lịch tiếp tục phát
triển nhanh chóng với 2,5 triệu khách du lịch quốc tế năm 2012, chiếm 60%
tổng lượt khách du lịch. Tuy nhiên, vấn đề môi trường và tình trạng quá tải đang
gây ra một mối đe dọa đến khả năng tồn tại của điểm tham quan du lịch này.
Nhiều khách du lịch phàn nàn về tình trạng nước bẩn, hang động quá tải và quá
nhiều tàu thuyền hoạt động trên vịnh. Năng lực quản lý phát triển bền vững là
một nhiệm vụ rất quan trọng mà tỉnh cần quan tâm để có những cải thiện nhằm
duy trì chất lượng và tính bền vững của Vịnh.
Hình 16: Đánh giá các điểm du lịch tự nhiên của Quảng Ninh dựa trên 10
tiêu chí chính mang lại thành công trong phát triển du lịch
Nhận biết và
Giá trị điểm du lịch Phát triển sức hút
Tiềm năng phát

Phát triển vùng


Tính bền vững

Phân khúc thu


Khả năng tiếp
Sức hấp dẫn

Quốc tế hóa
Vệ sinh môi
Tầm quan

Nhận biết
trường
Huyện

trọng

triển

cận

hút
Vịnh Hạ Long Hạ Long
Vịnh Bái Tử Long Vân Đồn
Hồ Yên Trung Uông Bí
Thác Lựng Xanh Uông Bí
Bãi Dài Vân Đồn
Bãi Trà Cổ Móng Cái
Bãi Bình Ngọc Móng Cái
Bãi tắm Bãi Cháy Hạ Long
Huyện Tiên Yên Tiên Yên
Đảo Quan Lạn Vân Đồn
Đảo Minh Châu Vân Đồn
Đảo Cô Tô Cô Tô

Cao TB Thấp Chưa đánh giá Điểm du lịch chính

Nguồn: Thăm thực địa, phỏng vấn khách du lịch, nghiên cứu và phân tích của BCG

Điểm đến phổ biến thứ hai, Vịnh Bái Tử Long ngày càng trở nên phổ biến hơn
đối với khách du lịch, nơi đây mang lại cho khách du lịch sự lựa chọn về một
điểm đến không đông đúc như Hạ Long. Những đặc điểm tự nhiên của Vịnh Bái
Tử Long khá tương đồng với Vịnh Hạ Long, có đảo đá vôi Các-tơ, những bãi
biển nguyên sơ và làn nước trong xanh. Vịnh Bái Tử Long đã nhận được rất
nhiều đánh giá xuất sắc và khuyến nghị trên các trang web về du lịch, được ví
như một điểm đến du lịch năm sao trên trang web TripAdvisor và được sổ tay du
lịch Lonely Planet mô tả như một "giải pháp thay thế hợp lý cho Vịnh Hạ Long"
nhờ những trải nghiệm về sự thư giãn và hoang sơ của vịnh này. Vịnh Bái Tử
Long cũng có những tiềm năng để được phát triển thành điểm du lịch trải
nghiệm cao cấp.

59
Ngoài hai địa điểm tự nhiên chính trong cụm Hạ Long và khu vực phụ cận với
huyện Vân Đồn, còn có nhiều hòn đảo, bãi biển, sông và rừng ở các cụm khác
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh với nhiều tiềm năng mà tỉnh có thể khai thác để
phát triển các hoạt động du lịch tự nhiên. Hình 16 nêu các ví dụ cụ thể gồm đảo
Quan Lạn, bãi biển Trà Cổ, đảo Cô Tô và nhiều điểm khác nữa. Những thách
thức chính đối với các địa phương này là cơ sở hạ tầng còn yếu kém, vì vậy du
lịch còn chưa phát triển trong vùng và ít được biết đến cả trong nước và quốc tế.
Ví dụ, mặc dù trên đảo Quan Lạn có những bãi biển đẹp và một khu rừng, rất lý
tưởng cho tổ chức các hoạt động dạo bộ trong rừng nhưng tại đây có rất ít tàu
thuyền ra đảo, không có bản đồ hướng dẫn khách du lịch tới bãi biển hoặc điểm
đi dạo bộ, không có các phương tiện thu gom rác thải trên bãi biển. Hình 16 thể
hiện đánh giá về một khoảng cách cần được cải thiện để phát triển những điểm
đạt mức ít nhất là ngang tầm với mức độ phát triển hiện tại của Vịnh Hạ Long,
góp phần tích cực cho phát triển du lịch Quảng Ninh.
Đối với các điểm đến văn hóa, Quảng Ninh có những di tích văn hóa lịch sử có
tiềm năng lớn như khu di tích Yên Tử, làng quê Yên Đức, nhưng những nơi này
lại ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới. Hình 17 thể hiện đánh giá của
về các điểm du lịch văn hóa tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.
Hình 17: Những di tích lịch sử, văn hóa ở Quảng Ninh có nhiều tiềm năng
lớn nhưng còn ít được biết đến trong khu vực và trên thế giới
Nhận biết và
Giá trị điểm du lịch Phát triển sức hút
Tính bền vững

Phân khúc thu


Khả năng tiếp
Sức hấp dẫn

Quốc tế hóa
Vệ sinh môi
Tiềm năng
Tầm quan

Phát triển

Nhận biết
phát triển

trường
Huyện

trọng

vùng

cận

hút
Di tích Yên Tử Uông Bí

Chùa Ba Vàng Uông Bí

Bãi cọc Bạch Đằng Quảng Yên

Đền Trần Hưng Đạo Quảng Yên

Đền Trần Quốc Nghiễn Hạ Long

Làng quê Yên Đức Đông Triều

Đền Cửa Ông Cẩm Phả

Chùa Cái Bầu Vân Đồn

Đình Trà Cổ Móng Cái

Nhà thờ Trà Cổ Móng Cái

Đền An Sinh Đông Triều

Lăng mộ các vị vua Trần Đông Triều

Cao TB Thấp Điểm du lịch quan trọng


Nguồn: Thực địa, phỏng vấn khách du lịch, phân tích và nghiên cứu của BCG

Khu di tích danh thắng đặc biệt cấp quốc gia Yên Tử, một điểm du lịch chất
lượng cao và phát triển tốt, là một trong những tài nguyên văn hóa, lịch sử nổi
bật nhất trong tỉnh. Yên Tử có ý nghĩa văn hóa tâm linh lớn vì đây là cội nguồn
của Thiền phái Trúc Lâm. Ngoài ra, ngôi chùa tọa lạc trên một khung cảnh đẹp
có núi, rừng, suối và một hệ thống cáp treo hiện đại và tiện nghi, có những con
đường đi bộ ẩn dưới tán cây nhưng được xây dựng rất vững chắc theo kiểu cách
phù hợp với nơi này. Môi trường ở đây luôn được duy trì tốt và không có nhiều
60
rác thải. Mặc dù có nhiều tiềm năng du lịch lớn, nhưng khách du lịch quốc tế lại
biết rất ít về Yên Tử. Phần lớn lượng khách du lịch đến với Yên Tử là khách nội
địa với khoảng 2,5 triệu lượt năm 2012, trong số đó chỉ có khoảng 50 nghìn
khách du lịch quốc tế, chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Địa
danh này nhận được rất ít sự quảng bá từ các sổ tay phổ biến về hướng dẫn du
lịch của nước ngoài như Lonely Planet, Frommer's Rough Guide và trên trang
web như trang TripAdvisor cũng không có thông tin. Điều này cho thấy một
tiềm năng rất lớn của Yên Tử vẫn chưa được khai thác trong phát triển ngành
công nghiệp du lịch. Ngay cả những khách du lịch là người không theo Đạo Phật
cũng sẽ đến tham quan Yên Tử nếu nắm bắt được những thông tin cần thiết, các
ấn phẩm và những hướng dẫn giải thích về nguồn gốc, ý nghĩa của vùng đất này,
về từng ngôi chùa khi khách du lịch đến tham quan, về lý do mọi người nên đến
đây và có thể một chút về đức tin của họ như là những Phật tử.
Một tài nguyên văn hóa khác có tiềm năng lớn là làng quê Yên Đức. Đây là
điểm du lịch trong tour trọn gói cho khách du lịch phương Tây và được quảng
bá rất tốt. Yên Đức mang lại một sự trải nghiệm tuyệt vời về văn hóa, có nơi ăn
nghỉ đạt chất lượng cao. Khách du lịch có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và
tham gia vào cuộc sống nơi làng quê, bao gồm cả cách thức đánh cá truyền
thống và nấu ăn. Những trải nghiệm cũng được quảng bá trực tuyến với nội
dung rất rõ ràng và đầy đủ trên trang web và trên các trang mạng xã hội tích cực.
Làng quê nơi đây đang phát triển với danh tiếng tốt và nhận được những đánh
giá xuất sắc trên các trang web du lịch.
Bên cạnh sự nổi bật của di tích danh thắng Yên Tử và làng quê Yên Đức, còn
có nhiều chùa và đền thờ khác như đền Cửa Ông, chùa Ba Vàng, chùa Cái
Bầu, đền thờ Trần Hưng Đạo, đền An Sinh và lăng mộ các vị vua của Triều
đại nhà Trần và nếu những điểm này được tổ chức có quy củ sẽ có thể làm
phong phú thêm hình thức trải nghiệm du lịch văn hóa của tỉnh nhà. Chùa Ba
Vàng hiện vẫn đang được xây dựng và sẽ là một ngôi chùa rất lớn, ấn tượng
tọa lạc ở nơi có phong cảnh đẹp, từ đây khách du lịch có thể phóng tầm mắt
ngắm nhìn những thung lũng ở phía dưới. Nếu dọc trục đường chính có bố trí
đầy đủ các biển báo thì rất có thể khách du lịch từ các quốc gia khác nhau sẽ
muốn dừng chân để vãn cảnh chùa, chiêm ngưỡng kiến trúc nghệ thuật trong
chùa và ngắm phong cảnh tuyệt vời nơi đây.
Quảng Ninh có hơn 600 di tích trong đó có những di tích đã được công nhận là
di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật cấp quốc gia. Nhiều di tích có quy mô nhỉ
và vẫn chưa được xếp hạng cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia, nhưng một số di tích
có thể sẽ gây được sự quan tâm đối với khách du lịch. Trong phần tiếp theo,
sẽ thảo luận cụ thể hơn về những biện pháp tiềm năng để phát triển những tài
nguyên này.
Đối với các thành phố và khu đô thị, tuy Quảng Ninh không có một thành
phố nào gây được sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch nước ngoài, nhưng lại
có tiềm năng để phát triển các thành phố như Hạ Long và Móng Cái trở thành
các trung tâm du lịch. Hình 18 cho thấy đánh giá về các thành phố và thị xã
chính.
61
Hình 18: Tính hấp dẫn du lịch của các đô thị ở Quảng Ninh
Nhận biết và
Hạ Long và Móng Cái là những Giá trị điểm du lịch Phát triển sức hút
thành phố phát triển du lịch tốt

Tiềm năng phát

Phát triển vùng


Tính bền vững

Phân khúc thu


nhất nhưng lại không hấp dẫn

Khả năng tiếp


Sức hấp dẫn

Quốc tế hóa
đối với thị trường khách du lịch

Vệ sinh môi
Tầm quan

Nhận biết
du khách
phương Tây

trường
Huyện

trọng

triển

cận

hút
Thành phố Hạ Long Hạ Long

Thành phố Móng Cái Móng Cái

Thành phố Uông Bí Uông Bí

Thị trấn Vân Đồn Vân Đồn

Thị trấn Tiên Yên Tiên Yên

Thành phố Cẩm Phả Cẩm Phả

Tiên Yên có thể có tiềm năng


phát triển thành một trung
tâm về du lịch văn hóa và tự
nhiên

Cao TB Thấp Điểm du lịch quan trọng

Nguồn: Thực địa, phỏng vấn du khách, nghiên cứu và phân tích của nhóm BCG

Thành phố Hạ Long là trung tâm cho các tour du lịch đến Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long với cảnh quan Vịnh đẹp và là một điểm đến phổ biến cho
khách du lịch nội địa. Tuy nhiên, thực tế thiếu cơ sở hạ tầng sang trọng và
những điểm tham quan và các hoạt động hấp dẫn chính là những thách thức lớn
cần giải quyết để thành phố này xứng với tiềm năng du lịch như một tâm điểm
của vùng Đông Bắc.
Thành phố Móng Cái nằm ở vị trí chiến lược giáp biên giới với Trung Quốc.
Thành phố này nổi tiếng là điểm mua sắm đối với khách du lịch nội địa và có vị
trí gần với bãi biển Trà Cổ. Tuy nhiên, sự thiếu cơ sở hạ tầng, các hoạt động vui
chơi giải trí và mua sắm làm cho thành phố kém hấp dẫn nhưng thành phố này
có tiềm năng trở thành thành phố trọng điểm du lịch ở Việt Nam đối với khách
du lịch Trung Quốc.
Trong số những huyện, thị xã khác của Quảng Ninh, Tiên Yên có tiềm năng để
trở thành một điểm dừng chân trên tuyến du lịch từ thành phố Hạ Long đến
thành phố Móng Cái. Tuy nhiên, hiện nay Tiên Yên vẫn là là một thị trấn chưa
phát triển. Ở đây có một khu phố cổ với một số ngôi nhà hai tầng được xây dựng
từ thời Pháp, xung quanh là rừng núi. Nhìn chung, khách du lịch chưa có điều
kiện tiếp cận về thông tin đối với các điểm du lịch nhỏ, lẻ. Tại đây còn thiếu các
cơ sở lưu trú và kinh nghiệm về du lịch.
Ngoài ra, còn có những đô thị khác như Uông Bí, Cẩm Phả và Vân Đồn nhưng
các đô thị này vẫn chưa phát triển và có những hạn chế lớn cần giải quyết để
phát triển thành các điểm tham quan du lịch.
2.2.3.2. Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong một chiến lược du
lịch thành công vì vậy nhất thiết phải xây dựng được hệ thống đồng bộ cơ sở lưu
62
trú có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch ở những điểm đến. Việc đánh
giá về cơ sở lưu trú dựa trên năm tiêu chí chính:
 Tính sẵn có của các dịch vụ ăn nghỉ, các khách sạn có thương hiệu và
khách sạn được xếp hạng sao.
 Vị trí của các địa điểm lưu trú đến các điểm tham quan và các đầu nút
giao thông chính.
 Công tác bảo dưỡng và chất lượng của các lựa chọn lưu trú.
 Đáp ứng dịch vụ và khả năng ngoại ngữ trong giao tiếp với khách du lịch
quốc tế.
 Công tác tiếp thị, truyền thông và nâng cao nhận thức về các lựa chọn và
năng lực đặt phòng trực tuyến.
Quảng Ninh có một nguồn cung cấp dồi dào về nơi ăn nghỉ nhưng có rất ít
khách sạn cao cấp và chất lượng của các khách sạn hiện nay rất khác nhau. Việc
nâng cấp cơ sở lưu trú là yêu cầu cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường
khách du lịch quốc tế. Có hai dạng cơ sở lưu trú tại Quảng Ninh: khách sạn trên
đất liền và tàu nghỉ đêm trên vịnh.
Tính trên toàn địa bàn tỉnh, đối với các khách sạn trên đất liền, Quảng Ninh hiện
có nguồn cung dư thừa các khách sạn từ mức trung đến mức thấp nhưng lại rất
hạn chế các khách sạn hạng sang. Các khách sạn nói chung đều nằm ở các khu
vực trọng điểm như khu vực Vịnh Hạ Long và Móng Cái, nhưng vẫn còn thiếu
khách sạn ở một số điểm tham quan du lịch như ở khu vực Yên Tử… Hình 19
thể hiện sự gia tăng đều đặn về lượng buồng khách sạn là 2% và đạt đến mức 15
nghìn buồng vào năm 2011. Công suất sử dụng buồng của các khách sạn khá ổn
định nhưng vẫn còn ở mức thấp là 58% năm 2011, thấp hơn mức trung bình
68% của khu vực Đông Nam Á mặc dù có số lượng khách rất lớn. Hiện nay, chỉ
có 11 khách sạn hạng 4 sao và 2 khách sạn 5 sao trong số 86 khách sạn trên toàn
tỉnh. Phần lớn các khách sạn chỉ ở mức 1 sao, 2 sao phục vụ cho nhu cầu của
khách du lịch nội địa. Nhiều cơ sở lưu trú là các nhà nghỉ không xếp hạng, có
chất lượng dưới mức tiêu chuẩn xếp hạng sao.

63
Hình 19: Quảng Ninh có số lượng buồng khách sạn nhiều hơn mức cần
thiết để đáp ứng nhu cầu hiện tại, nhưng lại hạn chế về số lượng các khách
sạn hạng sang
Nguồn phòng khách sạn vẫn ổn định với công suất Nhưng vẫn cón thiếu các cơ sở
sử dụng phòng thấp lưu trú hạng sang
Phòng khách sạn
Số lượng khách sạn theo hạng sao
20,000
+2% 100 Dữ liệu này không bao gồm
các khách sạn nhỏ và nhà nghỉ
10,000
5 sao
80 4 sao
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 3 sao
60

Công suất sử dụng phòng 40

% CS sử dụng phòng ở khu 1-2 sao


vực Đông Nam Á năm
20
100 2011 là 67.8%
75 62% 58% 62% 58%
53% 54%
50 0
25 2006 2007 2008 2009 2010 2011
0
2006 2007 2008 2009 2010 2011

Nguồn: Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, phân tích của BCG.

Trong hoạt động cung cấp dịch vụ và bảo trì, chất lượng của khách sạn giảm đi
sau vài năm hoạt động đầu tiên. Trang trí nội thất trong nhiều khách sạn đã trở
nên rất lỗi thời cùng với sự phục vụ của những nhân viên chưa được đào tạo đầy
đủ đã dẫn tình trạng chất lượng dịch vụ yếu kém. Có ba thách thức quan trọng
mà ngành công nghiệp khách sạn địa phương phải đối mặt khi cung cấp dịch vụ
có chất lượng. Thứ nhất, có sự hạn chế rất lớn về nguồn nhân lực, các cán bộ
quản lý khách sạn chủ yếu được tuyển dụng từ những trường đại học địa phương
và từ các công ty khách sạn khác nhưng trình độ tiếng Anh không đạt yêu cầu.
Giám đốc kinh doanh khách sạn Novotel, một trong số ít ỏi những khách sạn có
thương hiệu trong khu vực nói rằng khách sạn không thể tìm được nhân viên
chất lượng cao và kể cả sinh viên tốt nghiệp đại học cũng chưa được đào tạo đầy
đủ. Thứ hai, kinh doanh khách sạn chịu thiệt thòi khi ở thành phố thiếu những
dịch vụ giải trí để giữ chân khách mà hiện thời gian lưu trú của khách chỉ ở
khoảng từ một đến hai đêm, chủ yếu là khách tour. Nhiều khách sạn chọn cách
đầu tư vào tàu của mình để tăng lợi nhuận từ dịch vụ lưu trú trên biển. Có rất ít
hoạt động trong khu vực dành cho khách du lịch, ngoài chợ đêm và một số cửa
hàng địa phương. Những lúc trái vụ trong mùa đông và lúc bão trong mùa hè,
khách du lịch có rất ít lựa chọn trên đất liền khi thời tiết không cho phép các tàu
du lịch ra vịnh. Thứ ba, sự không thống nhất về việc xếp hạng sao đã gây ra
những cạnh tranh mạnh mẽ về giá cả và hạ thấp cả về tiêu chuẩn chất lượng dịch
vụ và lợi nhuận liên quan.. Hệ thống xếp hạng sao cho các cơ sở lưu trú không
có độ tin cậu cao qua thực tế có nhiều khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại
dành được thứ hạng sao cao hơn so với mức dịch vụ họ cung cấp. Những khách
sạn chuyên phục vụ nhóm khách mục tiêu là khách cao cấp không thể cung cấp
những dịch vụ sang trọng bởi các khách sạn đầu tư chi phí thấp nhưng lại có

64
cùng cấp độ sao đã chào giá dịch vụ thấp hơn trên thị trường, hạ thấp chất lượng
tiêu chuẩn dịch vụ.
Phân khúc du lịch Hội nghị - Hội thảo (MICE) cũng góp phần quan trọng cho
kinh doanh cơ sở lưu trú. Nhiều khách sạn cung cấp dịch vụ các phòng chức
năng cỡ lớn và nhỏ phục vụ cho những công việc xuất phát từ nhu cầu của các
công ty trong nước và các cuộc hội họp, lễ cưới. Các cơ quan nhà nước và các
khách hàng nói chung ở Hà Nội và các tỉnh lân cận thường có nhu cầu sử
dụng dịch vụ này. Đặc biệt là những cơ quan thuộc chính phủ hay phải tổ
chức nhiều hội nghị cấp bộ. Những khách hàng đến từ khối công ty, tập đoàn
bao gồm các ngành dược phẩm, công nghiệp nặng và doanh nghiệp sản xuất.
Phân khúc này đóng góp từ 10 đến 20% doanh thu của khách sạn. Dịch vụ
đám cưới cũng phổ biến ở khắp các khách sạn trong đó có nhiều khách sạn
trở thành địa điểm rất nổi tiếng cho các cặp đôi đến từ Quảng Ninh và Hà
Nội.
Về những cơ sở lưu trú trên vịnh, nguồn cung về tàu nghỉ đêm là rất lớn. Trong
những năm qua có sự tăng trưởng rất nhanh về số lượng tàu nghỉ đêm, nhưng lại
hạn chế về nguồn cung của tàu được xếp hạng cao. Hình 20 thể hiện số lượng
tàu nghỉ đêm đã đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 24%, nhanh hơn nhiều so với
tỷ lệ tăng trưởng số lượng buồng khách sạn trên đất liền. Tương tự như nguồn
cung trên đất liền, nguồn cung cơ sở lưu trú cao cấp rất hãn hữu, với chỉ 3 trên
189 tàu trong năm 2013 nằm trong hạng mục cao cấp, như vậy thị trường tàu
nghỉ đêm cao cấp trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long vẫn còn có tiềm
năng phát triển.
Hình 20: Số lượng tàu nghỉ đêm tăng rất nhanh trong những năm qua
nhưng lại hạn chế về nguồn cung của tàu được xếp hạng cao
Chất lượng của tàu lưu trú qua đêm có xu hướng
Tăng trưởng nhanh về tàu lưu trú qua đêm tốt nhưng có ít tàu xếp hạng cao

# Tàu nghỉ đêm1 # Tàu nghỉ đêm


200 100 96

150 75 Hạng 1 là
+24%
hạng đánh
giá cao
nhất
100 50
41

50 25 20

3
0 0
04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Hạng 4

Ghi chú: 1. Dữ liệu do Sở giao thông vận tải cung cấp, cho thấy số lượng tàu thuyền lớn hơn so với số liệu từ Sở VH-TT-DL
Nguồn: Sở Giao Thông Vận Tải Quảng Ninh, phân tích bởi BCG

Về mặt chất lượng và dịch vụ, các con tàu thường có hình thức hấp dẫn và sạch
sẽ, có đầy đủ các dịch vụ và các hoạt động từ ẩm thực cho đến chèo thuyền
65
kayak và có đôi ngũ nhân viên phục vụ nhiệt tình, thành thạo tiếng Anh, đặc biệt
là ở những du thuyền cao cấp. Tuy nhiên chất lượng cảnh quan vịnh hiện đang
bị tác động bởi quá nhiều số lượng tàu đang hoạt động trên vịnh.
Khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận những thông tin về các cơ sở lưu trú nhờ
nhiều khách sạn lớn ngày nay đã có dịch vụ đặt phòng trực tuyến thông qua các
trang web lớn như expedia.com, booking.com, agoda.com và trên Trip Advisor
có sẵn những thông tin về những thứ tự xếp hạng cơ sở lưu trú hàng đầu. Tỉnh
Quảng Ninh vẫn cần hỗ trợ cho các khách sạn quy mô vừa và nhỏ để họ có mặt
trực tuyến và tiếp cận với khách du lịch quốc tế.
2.2.3.3. Vận chuyển khách du lịch
Vận chuyển khách du lịch là yếu tố đảm bảo để khách du lịch tiếp cận đến các
điểm đến du lịch, bao gồm đưa khách đến Quảng Ninh và vận chuyển khách từ
nơi lưu trú đến các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh. Có 6 tiêu chí chính
để đánh giá chất lượng của dịch vụ giao thông vận tải:
 Vị trí và hệ thống giao thông tạo điều kiện đi lại cho khách du lịch, bao
gồm sân bay, bến cảng, bến xe khách và hệ thống đường bộ, đường sắt,
đường thủy.
 Chất lượng cơ sở hạ tầng đủ để tạo trải nghiệm tốt cho khách du lịch.
 Phạm vi các phương thức vận chuyển bao gồm xe khách, xe buýt, taxi, xe
lửa, tàu thuyền, xe cho thuê.
 Chất lượng vận tải bao gồm chất lượng xe và dịch vụ.
 Khả năng tiếp cận và truyền thông về lịch trình và phí và bố trí đầy đủ các
biển chỉ dẫn ở các khu vực.
 Quốc tế hóa với biển chỉ dẫn bằng tiếng nước ngoài và trình độ ngoại ngữ
của nhân viên phục vụ.
Cơ sở hạ tầng giao thông yếu kém là một trong những thách thức quan trọng mà
du lịch Quảng Ninh đang đối mặt. Hiện nay, không có đường bay thẳng đến
Quảng Ninh, nhưng có một mạng lưới quốc lộ, cảng và bến xe hợp lý. Tuy
nhiên, chất lượng các tuyến đường và hệ thống giao thông công cộng còn yếu
kém, khiến việc đi Quảng Ninh và di chuyển trong nội bộ tỉnh là một thách thức
đối với khách du lịch.
Trong số ba tuyến quốc lộ chính nối Quảng Ninh với các tỉnh khác, tuyến Hà
Nội đi Hạ Long là tuyến có lưu lượng giao thông cao nhất. Do chất lượng đường
xá kém, tốc độ giao thông trung bình chỉ đạt 50km/giờ khiến cho thời gian đi
Quảng Ninh phải mất bình quân từ 3 đến 6 giờ đồng hồ. Việc đi xe cũng không
tạo điều kiện thoải mái cho khách du lịch, có những xe khách không có hệ thống
điều hòa, rất nhiều đoạn đường xấu và chỉ có ít đoạn đường đẹp. An toàn là một
mối quan tâm khác của nhiều khách du lịch bởi nhiều xe khi vượt nhau toàn
chạy vượt lấn sang phần đường của xe chạy ngược chiều do bề rộng của quốc lộ
không đủ để cho phép xe vượt nhau ở cả hai chiều. Điều này làm nản lòng nhiều
khách du lịch nước ngoài vì phần lớn họ đến Hà Nội và không muốn một
66
chuyến đi kéo dài 3 giờ đồng hồ để đến với Hạ Long. Tuyến quốc lộ lớn thứ hai
là tuyến cao tốc nội tỉnh nối Móng Cái và Hạ Long, đi qua nhiều thành phố lớn
của tỉnh. Tuyến đường này dài 170km, tốc độ di chuyển đạt trung bình là
60km/giờ, có điều kiện lưu hành tương tự như trên quốc lộ Hà Nội – Hạ Long.
Tuyến quốc lộ chính thứ 3 là tuyến giữa thành phố Hạ Long và thành phố Hải
Phòng (thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam). Khoảng cách tương đối ngắn,
khoảng 60km với lưu lượng giao thông thấp hơn nhưng tình trạng đường cũng
rất kém.
Về hệ thống xe buýt công cộng, tỉnh còn thiếu nhiều bến xe buýt và đó là thách
thức đối với những khách đi du lịch một mình, không theo tour. Nhiều trạm xe
buýt lại đặt ở những vị trí không thuận lợi, cách xa bờ biển hoặc những điểm du
lịch chính và không phù hợp cho khách du lịch quốc tế do không có lịch trình và
vé in bằng tiếng nước ngoài, không có biển chỉ dẫn và nhân viên biết ngoại ngữ.
Các khu vực quan trọng như Bãi Cháy và đảo Tuần Châu có bố trí hợp lý số
lượng bến tàu du lịch nhưng ở những nơi khác chưa phát triển thì chưa có bến
cảng phù hợp. Ở cảng khách du lịch Tuần Châu, khu nhà chờ có chất lượng tốt,
chỗ ngồi trong nhà và ngoài trời thoải mái và có đủ tiện nghi cho khách du lịch,
nhưng còn thiếu các biển chỉ dẫn ra tàu và xung quanh khu vực bến, nhân viên
phục vụ không được đào tạo về các kỹ năng tiếng Anh để trợ giúp khách du lịch.
Cảng tàu du lịch Bãi Cháy là cảng đón nhiều khách du lịch nhất, có nhà chờ rất
tốt, tiện nghi và nhân viên được đào tạo bài bản. Chất lượng tổng thể là tốt
nhưng vẫn còn một số điều cần cải thiện hơn nữa như bố trí biển chỉ dẫn bằng
tiếng Anh và có sẵn những lựa chọn vé khác nhau trong cùng ngày. Những cảng
nhỏ hơn như Hồng Gai và Cái Rồng với lượng khách trung bình, không có cơ sở
hạ tầng và dịch vụ phù hợp với phát triển du lịch quốc tế. Những thiếu sót lớn ở
những nơi này là cơ sở vật chất đã rất cũ và chất lượng bảo trì nhà chờ kém, hầu
như không có hỗ trợ và dịch vụ bằng tiếng Anh. Cảng Cái Rồng không có khu
nhà chờ và hoạt động lên, xuống tàu cũng khó khăn do không có lối lên tàu.
Hiện nay đã có một số quy hoạch nâng cấp cơ sở hạ tầng dự kiến thực hiện trong khu
vực vào những năm tới đây, điều đó sẽ giúp gỡ bỏ rào cản về giao thông vận tải trên
địa bàn tỉnh. Dự án nâng cấp đường cao tốc từ Hà Nội và Hải Phòng đi Hạ Long dự
kiến sẽ hoàn thành trong năm 2015 và sẽ giảm đáng kể thời gian di chuyển của
khách du lịch đến Vịnh Hạ Long. Theo ước tính, thay vì mất 2 giờ đi từ Hạ Long đến
Hải Phòng thì tới đây sẽ chỉ còn khoảng 40 phút và thay vì mất 3 giờ hoặc hơn để
đến Hà Nội, thì thời gian chuyến đi sẽ rút lại còn khoảng 2 giờ. Tháng 9 vừa qua,
trong khuôn khổ Triển lãm xúc tiến đầu tư Việt Nam - Nhật Bản 2013, dự án cầu
Vân Tiên được tỉnh Quảng Ninh đưa vào danh mục 5 dự án trọng điểm án có nhu
cầu thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản. Khi dự án này được thực sẽ tạo
điều kiện dễ dàng tiếp cận các điểm đến du lịch Vân Đồn và Tiên Yên. Hoạt động
nâng cấp các cảng Hồng Gai và Cái Rồng cũng sẽ được triển khai trong năm 2016.
2.2.3.4. Chất lượng dịch vụ du lịch
Chất lượng dịch vụ du lịch Quảng Ninh đang ở tình trạng cần phải cải thiện một
cách đáng kể. Dịch vụ du lịch phục vụ ở các khách sạn nổi tiếng, nhà hàng, tàu
67
du lịch và các tour du lịch có chất lượng thấp hơn so với những khu vực cạnh
tranh du lịch khác như Hội An và Nha Trang. Điều này liên quan cả đến tính
chuyên nghiệp của dịch vụ du lịch và điều quan trọng là hiện nhân viên phục vụ
thiếu kỹ năng sử dụng các ngoại ngữ quan trọng như tiếng Anh, tiếng Trung,
tiếng Hàn và tiếng Nhật. Trong khi có một số các nhà điều hành tour có chất
lượng dịch vụ rất tốt như Công ty Du thuyền Đông Dương (Indochina Junk) nổi
bật với đội ngũ nhân viên phục vụ bài bản, kỹ năng tiếng Anh thành thạo, về
tổng thể, chất lượng dịch vụ du lịch trên toàn địa bàn tỉnh là rất khác nhau, còn
có nhiều đơn vị điều hành tour cung cấp cho khách hàng những dịch vụ kém
chất lượng.
2.2.3.5. Thương hiệu du lịch và dịch vụ
Thương hiệu Vịnh Hạ Long nổi tiếng toàn cầu là nhờ danh hiệu được công nhận
là Di sản thế giới. Vịnh Hạ Long trở thành một trong những điểm đến hàng đầu
ở Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân tỉnh và khu vực xung quanh vịnh chưa nhận
biết rõ ràng về thương hiệu này và Quảng Ninh chưa được nhận diện như là một
điểm đến du lịch. Ngoài ra, dịch vụ du lịch của tỉnh còn yếu kém về kinh
nghiệm và chưa bị tiếng xấu. Như vậy, với tên tuổi du lịch còn tương đối tốt,
tỉnh Quảng Ninh cần phải đầu tư hơn nữa nhằm xóa bỏ đi những khía cạnh tiêu
cực để tỉnh trở thành một tỉnh thân thiện với khách du lịch.
2.2.4. Đầu tư cho du lịch và chính sách khuyến khích đầu tư cho du lịch
Mức độ đầu tư cho du lịch hiện tại của Quảng Ninh là chưa thỏa đáng để khai
thác được toàn bộ những tiềm năng du lịch của tỉnh, với hầu hết đều là đầu tư
trong nước. Trong những năm qua, thông qua nguồn vốn hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ
tầng du lịch, Nhà nước đã đầu tư cho Quảng Ninh khoảng hơn 250 tỷ Đồng 31.
Bảng 13 liệt kê các dự án đã được phê duyệt và được Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Quảng Ninh (Sở KHĐT) cấp giấy chứng nhận đầu tư.
Bảng 13: Các dự án du lịch có Giấy Chứng nhận Đầu tư đang thực hiện
Năm bắt Lũy kế vốn đầu
Dự án
đầu tư (triệu USD)
Xây dựng và kinh doanh khách sạn 5 sao; Khu vui chơi có thưởng 2010 45
Khách sạn và công viên vui chơi giải trí Hồng Vận 2008 5
Đầu tư và kinh doanh khách sạn 3 sao, cửa hàng ăn uống, gian
hàng giới thiệu sản phẩm, văn phòng và căn hộ cho thuê, dịch vụ 2007 18
mátxa, tắm hơi, trò chơi điện tử
Hạ Long Star 2008 25
Dự án Công ty liên doanh Vĩnh Thuận 2008 24
Đầu tư và kinh doanh dưới hình thức cho thuê: nhà chung cư, văn
phòng, các công trình phục vụ các hoạt động văn hóa, chăm sóc 2007 1
sức khỏe thẩm mỹ…
Xây dựng Khu khách sạn, trung tâm thương mại tại TP Móng Cái 2009 4

31
Nguồn: Bộ VHTTDL
68
Năm bắt Lũy kế vốn đầu
Dự án
đầu tư (triệu USD)
Khu nghỉ dưỡng thuyền nổi Vịnh Hạ Long 2007 2
Cửa hàng miễn thuế Hoành Mô 2007 0
Trung tâm Cash & Carry Metro Hạ Long 2011 21
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư
Tỉnh cần phải khẳng định vị thế hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài
nhằm thu hút được đủ vốn đầu tư và những kiến thức chuyên gia về du lịch để
phát triển khu vực này trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu.
Hiện nay, về cơ chế chính sách và hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực còn
chưa rõ ràng. Các nhà đầu tư chưa nắm rõ được những thông tin về lợi ích đầu
tư, thủ tục yêu cầu liên quan tới giấy phép và những ưu đãi về thuế. Đôi khi có
những chính sách chưa còn chưa mang tính cạnh tranh so với các tỉnh du lịch
khác ở Việt Nam như Nha Trang, Đà Nẵng và các nước khác trong khu vực.
Tỉnh đang kêu gọi đầu tư vào rất nhiều dự án trọng điểm về cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải, khách sạn, giáo dục, y tế và môi trường mà qua đó các công trình
này sẽ giúp cải thiện được rất nhiều hụt mà hiện nay ngành du lịch đang gặp
phải. Một số dự án tiêu biểu như:
 Sân bay quốc tế Vân Đồn 250 triệu USD, rộng 284,6 ha sẽ là cầu nối hàng
không tới tỉnh và khách du lịch sẽ dễ dàng tiếp cận Hạ Long và những
điểm thu hút lớn khác;
 Đường cao tốc Vân Đồn – Mông Dương – Móng Cái với tổng chiều dài là
28,65 km mở rộng qua khu kinh tế Vân Đồn nối Vân Đồn với Móng Cái
nên tạo thuận lợi cho giao thông vận tải của khu vực. Mức vốn đầu tư dự
kiến là 150 triệu USD;
 Cầu Vân Tiên 100 triệu USD, nối huyện Vân Đồn và Tiên Yên;
 Nâng cấp cảng Cái Rồng và Cảng Hòn Gai để tăng cường năng lực du
lịch;
 Những khu nghỉ dưỡng sinh thái trên một số đảo như đảo Phượng Hoàng,
đảo Nứt Đất vv..;
 Khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino và sân golf ở huyện Vân Đồn và
thành phố Hạ Long;
 Siêu thị và khu mua sắm tại thành phố Hạ Long và Uông Bí;
 Bệnh viện tiêu chuẩn quốc tế tại Hạ Long và Móng Cái với công suất từ
200 – 500 giường;
 Trường đại học tiêu chuẩn quốc tế tại thành phố Hạ Long để cung cấp đào
tạo chất lượng cao cho nhiều lĩnh vực bao gồm văn hóa và giáo dục;
 Xử lý chất thải rắn tại thành phố Hạ Long, Cẩm Phả và huyện Hoành Bồ.
Môi trường kinh doanh du lịch
69
Duy trì một môi trường kinh doanh du lịch tích cực là trung tâm phát triển của
một ngành công nghiệp du lịch sôi động. Khách du lịch sẽ có thể dễ dàng tham
gia các hoạt động du lịch - ví dụ như đặt tour du lịch, mua quà lưu niệm - mà
không bị căng thẳng do bị tính giá dịch vụ quá cao, bị người bán hàng rong đeo
bám hoặc tồi tệ hơn là bị lừa. Nhận thức của khách du lịch quốc tế đối với môi
trường kinh doanh tại Quảng Ninh nói chung là tích cực. Tuy nhiên, đã có xảy ra
một số khiếu nại về quảng cáo sai sự thật đối với tour thăm vịnh bằng tầu du
lịch, cụ thể là khách du lịch trả tiền cho một tour du lịch và loại tàu du lịch cụ
thể nào đó nhưng thực tế họ lại nhận được dịch vụ tour và tàu có chất lượng rất
khác so với đã đặt trước. Điều quan trọng là Quảng Ninh cần chủ động ngăn
chặn hành vi đó và những hành vi tương tự bởi ngành du lịch ngày nay vẫn đang
tiếp tục phát triển.
Những người làm du lịch ở địa phương cũng cho biết rằng bản thân ngành du
lịch cũng gây ra một số thách thức trong môi trường kinh doanh nói chung. Các
chủ doanh nghiệp địa phương nói bên cạnh hiện trạng như ô nhiễm môi trường
và giao thông, ngành du lịch cũng góp phần làm tăng số vụ cướp giật và móc túi
trong thành phố. Các kênh tin tức địa phương cũng đề cập tới vấn đề này và đặc
biệt nhấn mạnh hiện tượng có một số người có biểu hiện gian lận với khách du
lịch ở khu cảng tàu du lịch Bãi Cháy, đó là các "cò mồi" giả vờ là chủ tàu tiếp
cận khách du lịch đang cần tìm tàu thăm vịnh và đưa ra lời đề nghị rất hấp dẫn
nhưng thực chất là lừa đảo. Người bán hàng rong trên đất liền và tại các cầu
cảng trên Vịnh cũng bám theo khách du lịch và chèo kéo khách du lịch mua
hàng, gây khó chịu cho khách.
Trong một cuộc khảo sát hơn 20 lao động trong ngành du lịch ở khu vực Bãi
Cháy và Yên Tử, họ nêu lên hai điều nổi cộm nhất cần thay đổi liên quan tới du
lịch Quảng Ninh là chất lượng của các dịch vụ du lịch và vấn nạn cò mồi và tình
trạng tính giá dịch vụ quá cao cho khách du lịch Những đặc điểm này của môi
trường kinh doanh làm cho người dân địa phương ít muốn gia nhập vào lực
lượng lao động du lịch. Cuộc khảo sát cho thấy rằng tuy hầu hết người dân địa
phương tin vào sự phát triển của du lịch trong dài hạn, tình hình hiện tại khiến
họ chưa muốn tham gia ngay vào hoạt động kinh doanh du lịch. Việc giải quyết
các vấn đề liên quan tới dịch vụ chưa chuyên nghiệp và đặc biệt là tình trạng
gian lận sẽ mang đến một môi trường kinh doanh du lịch tốt hơn, cho cả khách
du lịch và cả người lao động trong ngành du lịch.
2.2.5. Nguồn nhân lực của ngành du lịch
Một điểm đến du lịch hàng đầu đòi hỏi phải hội tụ được những yếu tố hết sức
quan trọng, trong đó bao gồm có một nguồn cung những lao động có trình độ
đào tạo bài bản và có kiến thức dịch vụ tốt. Sự tăng trưởng của ngành du lịch sẽ
mang lại nhiều cơ hội việc làm mới. Hiện tại năm 2010, có khoảng 25.000 người
được tuyển dụng vào làm việc cho ngành du lịch của khu vực. Phần lớn số lao
động này hiện đang làm việc trong các cơ sở lưu trú trên đất liền và trên vịnh,
như thể hiện trong Hình 21. Đến năm 2020, dự kiến ngành sẽ tuyển dụng 62.000
lao động, tăng 37.000 so với mức hiện tại với tốc độ tăng trưởng 10%/năm.

70
Hình 21: Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ tuyển dụng khoảng 62 nghìn lao
động, tăng 37 nghìn lao động so với hiện tại

Lao động gián tiếp (nghìn người)


80
10% mỗi năm

37 62

60

40
25

20

0
2010 Tăng trưởng 2020

Lữ hành Các dịch vụ khác Tàu du lịch Lưu trú

Nguồn: Báo cáo chung của Viện Du lịch Việt Nam, Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh

Mặc dù nhu cầu về nhân lực ngày càng tăng cả về chất và về lượng, rất nhiều
nhà quản lý khách sạn đã chỉ rõ những khó khăn trong việc tuyển dụng được
những nhân viên phục vụ có chất lượng, như đã trình bày ở phần trên. Quảng
Ninh sẽ gặp khó khăn để đạt được mức tăng trưởng kỳ vọng về việc làm trong
ngành du lịch trừ khi tỉnh phải hết sức nỗ lực cải thiện các hoạt động đào tạo,
tuyển dụng và giữ chân được đội ngũ những nhân viên khách sạn như nội dung
trình bày trong phần tiếp theo.
Hiện tại, Việt Nam có trên 1,3 triệu lao động trong ngành du lịch và ngành có
liên quan tới du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động cả nước, trong đó có
khoảng 420.000 lao động trực tiếp làm việc trong các cơ sở dịch vụ du lịch.
Cơ cấu lao động ngành với 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ
các ngành khác và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được đào
tạo tại chỗ. Sự phân bố lao động giữa các lĩnh vực, vùng miền cũng chưa phù
hợp. Số lao động cần có chuyên môn, kỹ năng cao vừa thiếu, vừa yếu; số lao
động chưa đáp ứng yêu cầu lại dư thừa; đặc biệt các vùng du lịch mới thì
nhân lực đã qua đào tạo rất thiếu.

71
Bảng 14: Dự báo nhu cầu lao động trực tiếp được tuyển dụng vào ngành
dịch vụ du lịch đến năm 2020
% tăng % tăng
Năm Năm Năm
TT Chỉ tiêu TB cả TB cả
2010 2015 2020
giai đoạn giai đoạn
Tổng cộng 418.250 620.100 9,6 870.300 8,1
1 Theo lĩnh vực
1.1 Khách sạn, nhà hàng 207.600 312.100 10,1 440.300 8,2
1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 92.700 8,2 128.000 7,6
1.3 Dịch vụ khác 146.200 215.300 9,4 302.000 8,1
2 Theo trình độ đào tạo
2.1 Trên đại học 1.450 2.400 13,1 3.500 9,2
2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 10,6 113.500 7,5
2.3 Trung cấp và tương đương 78.200 115.300 9,5 174.000 10,2
2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 10,7 231.000 10,4
Dưới sơ cấp (học nghề tại
2.5 187.450 268.200 8,6 348.300 5,9
chỗ)
3 Theo loại lao động
3.1 Lao động quản lý 32.500 56.100 14,5 83.300 9,7
3.2 Lao động nghiệp vụ 387.100 564.000 9,2 787.000 7,9
1) Lễ tân 37.200 51.000 7,4 69.500 7,2
2) Phục vụ buồng 48.800 71.500 9,3 98.000 7,4
3) Phục vụ bàn, bar 68.400 102.400 9,9 153.000 9,8
4) Chế biến món ăn 35.700 49.300 7,6 73.400 9,7
5) Hướng dẫn 20.600 30.800 9,9 45.000 9,2
6) VPDL, ĐL lữ hành 31.100 52.600 13,8 81.400 10,9
7) Nhân viên khác 145.300 206.400 8,4 266.700 6,0
Nguồn: Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch, đến năm 2015 ngành du
lịch cần tới 620.000 lao động trực tiếp trong tổng số 2,2 triệu việc làm do du lịch
tạo ra và đến 2020 tương ứng sẽ cần 870.000 lao động trực tiếp trong tổng số 3
triệu việc làm do du lịch tạo ra. Nhu cầu nhân lực theo cơ cấu trình độ đào tạo,
lĩnh vực ngành nghề từng loại lao động ở từng giai đoạn rất khác nhau tùy thuộc
vào yêu cầu tăng trưởng ở từng lĩnh vực.
Cũng theo dự báo trên, nửa đầu thập kỷ sẽ cần nhiều nhân lực được đào tạo theo
các ngành nghề với tỷ lệ tăng thêm hàng năm 9,6% và tăng nhẹ với tỷ lệ 8,1%
vào nửa thập kỷ tiếp. Có thể thấy quy mô dịch vụ tiếp tục mở rộng nên lao động
lĩnh vực dịch vụ khách sạn, nhà hàng sẽ tăng nhanh hơn. Lao động cần đào tạo ở
72
trình độ đại học, sau đại học, lao động quản lý tăng nhanh hơn mặt bằng chung
do nhu cầu quản lý; lao động nghiệp vụ cần nhiều trong thời gian tới như văn
phòng du lịch, đại lý lữ hành, hướng dẫn do mở rộng nhiều loại hình du lịch
phong phú; nghiệp vụ buồng, bàn, bar cũng tăng cao hơn mặt bằng chung do đây
là lĩnh vực cần nhiều lao động dịch vụ. Hầu hết các loại lao động tăng nhẹ trong
giai đoạn 2016-2020 tuy nhiên nhu cầu nhân lực được đào tạo cơ bản vẫn chiếm
tỷ trọng lớn; lao động phổ thông sẽ giảm tương đối và dựa chủ yếu vào số lao
động thời vụ.
Như vậy, nhu cầu lao động du lịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, loại lao
động đều tăng trong thời gian tới. Bức tranh tổng thể về nhu cầu nhân lực cho
thấy hàng năm cần đào tạo bổ sung ở tất cả các ngành nghề du lịch để đáp ứng
yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng đúng yêu cầu đó đòi hỏi nhân lực du
lịch không chỉ được đào tạo đủ về số lượng mà phải đáp ứng yêu cầu về chất
lượng, tức là cần có trình độ kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng
nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ cũng như phẩm chất, thái độ nghề nghiệp phù
hợp.
2.3. Đánh giá thị trường, sản phẩm và công tác quản lý du lịch
2.3.1. Thị trường
Du lịch trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là du lịch sinh thái và du lịch sang
trọng, là một thị trường rất cạnh tranh. Những điểm du lịch được tổ chức tốt,
chẳng hạn như Bali hay Langkawi, tiếp tục thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc
tế nhờ những thương hiệu quốc tế của mình và những dịch vụ du lịch đã xây
dựng được. Những điểm du lịch tương đối mới, chẳng hạn như Pattaya và Phú
Quốc, đang phát triển nhanh chóng và đang xây dựng được thương hiệu mạnh
đối với khách du lịch phương Tây và khách du lịch từ các quốc gia châu Á khác.
Tuy nhiên, sự cạnh tranh mạnh mẽ nhất là từ những điểm đến khác trong nước.
Nhiều địa phương hiện đang phát triển những chiến lược tích cực để tăng trưởng
du lịch và có kỹ năng quản lý du lịch rất hiệu quả, chẳng hạn như Đà Nẵng hoặc
Nha Trang. Quảng Ninh cần sẵn sàng tăng cường những dịch vụ du lịch của
mình để duy trì thương hiệu cạnh tranh và tăng thị phần của tỉnh trên thị trường
du lịch.
Một chiến lược du lịch thành công phải bao gồm định vị phân khúc mục tiêu cụ
thể để đáp ứng những giá trị độc đáo và khác biệt so với thị trường du lịch cạnh
tranh. Một phân khúc mục tiêu rõ ràng phải có các nhóm khách hàng ưu tiên với
những bản sắc và giá trị xác định cụ thể. Từ sự thấu đáo về các phân đoạn, ta có
thể xây dựng được một vị trí cạnh tranh có đủ những nét khác biệt so với những
đối thủ cạnh tranh.

73
Hình 22: Quảng Ninh thu hút được nhiều hơn số lượng khách du lịch đến
từ Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, trong khi đó Hà Nội có sự kết hợp
cân bằng hơn từ thị trường khách du lịch phương Tây

Trung Quốc và các quốc gia >30% khách du lịch của


Châu Á khác chiếm 60% Hà Nội đên từ thị trường
lượng khách du lịch Châu Âu

% khách du lịch từ top 15 quốc gia nguồn


T = 1.34M T = 1.26M
100

75 4%
6%
7%
12%
11%
50
10%
22%
9%

25 7%
6%
27%
16%

0
Quảng Ninh Hà Nội

Đan Mạch Hà Lan Ca- na- da Ma-lay-xia Anh Nhật Pháp Hàn Quốc
Tây Ban Nha Xingapo Thái Lan Đức Mỹ Úc Đài Loan Trung Quốc

Nguồn: Sở VH-TT-DL Quảng Ninh. Số liệu về Hà Nội kèm theo Báo cáo số 155/SVHTT&DL-CSLT ra ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Sở VH-TT-DL thành phố Hà Nội.

Quảng Ninh chưa có một thị trường mục tiêu rõ ràng, nhất là đối với viên ngọc
quý Vịnh Hạ Long của tỉnh. Hiện tại, Vịnh được định vị thu hút hầu hết tất cả
các phân khúc, mà không xác định rõ ràng sự ưu tiên đối với những phân khúc
quan trọng nhất. Điều này dẫn đến khai thác không hiệu quả tài nguyên của tỉnh
và bỏ lỡ các cơ hội tốt thúc đẩy du lịch phát triển. Mặc dù quy hoạch tổng thể
của tỉnh đã xác định được những phân khúc chính cần được ưu tiên, nhưng lại
thiếu sự thống nhất ở các cấp quản lý về du lịch với nhiều ý kiến trái ngược dẫn
đến hiệu quả phối hợp không cao. Quy hoạch Tổng thể Du lịch Quảng Ninh 32
trước đây đã đưa ra một chiến lược tập trung ngắn hạn đối với thị trường quốc tế
trong phạm vi gần ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và tập trung dài hạn
vào các thị trường phương Tây bao gồm cả châu Âu, Bắc Mỹ và châu Úc. Quy
hoạch này cũng nhấn mạnh vào phát triển phân khúc hạng sang và cao cấp trong
khi xây dựng thị trường du lịch nội địa. Mặc dù đã xác định trong quy hoạch,
nhưng lại thiếu sự đồng thuận giữa các cấp, sở ban ngành về vấn đề nên tập
trung vào phân khúc nào. Các cuộc tiếp xúc với các cán bộ cấp tỉnh và thành
phố cho thấy những quan điểm trái ngược về khách du lịch Trung Quốc, khách
du lịch phương Tây và các nhóm khách du lịch đại chúng. Nếu không có sự
đồng thuận về phân khúc mục tiêu thì sẽ không xác định được những gì cụ thể
để phục vụ khách du lịch. Các chuyên gia quốc tế về kinh doanh và du lịch đều
có chung ý kiến rằng Vịnh Hạ Long là một tài sản độc đáo có giá trị du lịch rất
cao nhưng phần lớn tiềm năng vẫn chưa được khám phá. Chẳng hạn như hiện
nay, tỉnh chưa nắm bắt được xu thế du lịch sinh thái đang ngày càng trở nên phổ

32
Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Ninh năm 2011
74
biến, hấp dẫn khách du lịch có thu nhập cao, tìm kiếm những trải nghiệm chân
thực mặc dù trên địa bàn tỉnh có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên tiềm năng.
Việc xây dựng một chiến lược phân khúc khách du lịch cụ thể sẽ giúp khai thác
được những nỗ lực đầu tư của cả hai khối công và tư trong ngành du lịch nhằm
nâng cao hiệu quả những giá trị phục vụ khách du lịch.
2.3.2. Đánh giá sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Quảng Ninh hiện nay được khái quát trên 5 mảng chính: Du
lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng - ẩm thực, du lịch văn hóa - tâm linh, du lịch sinh
thái và du lịch biên giới - thương mại.
Sản phẩm du lịch biển: Mặc dù sở hữu Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới
Vịnh Hạ Long nhưng Quảng Ninh chưa xây dựng được các sản phẩm, dịch vụ
du lịch có thương hiệu tương xứng với vị thế, danh tiếng và đẳng cấp quốc tế
của Vịnh Hạ Long. Vì vậy, các sản phẩm, dịch vụ du lịch biển Quảng Ninh chưa
thật sự chiếm được vị trí quan trọng, trung tâm, dài ngày và độc lập trong các
chương trình du lịch Việt Nam của các hãng lữ hành quốc tế. Các sản phẩm,
dịch vụ du lịch biển của Quảng Ninh phần lớn chỉ được lập trình như một phần
nhỏ, lồng ghép hoặc nối tour trong các chương trình du lịch xuyên Việt. Trong
đó, chủ yếu là các sản phẩm, dịch vụ du lịch quen thuộc, có giá rẻ và thời gian
ngắn tại Hạ Long. Còn nhiều sản phẩm, dịch vụ du lịch khác, mặc dù có sức hấp
dẫn, có tính mới lạ nhưng vì có quy mô nhỏ, nên chưa được các Công ty lữ hành
quốc tế quan tâm khai thác.
Ngoại trừ một số hãng du thuyền có đẳng cấp và tính chuyên nghiệp, phần lớn
các tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long thuộc sở hữu của nhiều doanh
nghiệp nhỏ nên chất lượng thấp, các dịch vụ không đồng bộ, hoạt động phân tán,
thiếu tính chuyên nghiệp và sự liên kết, năng lực cạnh tranh yếu, giá bán sản
phẩm và dịch vụ du lịch chưa tương xứng, hiệu quả kinh doanh thấp.
Sản phẩm du lịch biển đặc trưng, điển hình và có quy mô lớn nhất tại Quảng
Ninh là hoạt động tàu du lịch tham quan và nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long nhưng
chưa được tổ chức quản lý chuyên nghiệp theo trình độ quốc tế nên chất lượng
và hiệu quả kinh doanh thấp, không tương xứng với giá trị thương hiệu và đẳng
cấp Di sản - Kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Quảng Ninh còn nhiều tài nguyên du lịch biển có giá trị nhưng chưa phát triển
được sản phẩm tương xứng như bãi biển Trà Cổ, các bãi biển trên đảo Vĩnh
Thực (thành phố Móng Cái), các bãi biển Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng
(huyện Vân Đồn), các bãi biển tại huyện đảo Cô Tô…
Du lịch nghỉ dưỡng - ẩm thực (lưu trú - ăn uống): Quảng Ninh có hệ thống
cơ sở lưu trú khá tốt nhưng do phát triển tự phát và bị chia lẻ bởi quá nhiều chủ
sở hữu nên không có thương hiệu mạnh.
Giá kinh doanh khách sạn tại Quảng Ninh thường xuyên bị cạnh tranh và thiếu
sự kiểm soát nên không tương thích với chất lượng làm cho khách du lịch rất
khó đánh giá, lựa chọn. Ngoài một số rất ít khách sạn như Novotel, Plaza,

75
Lotus…, giá kinh doanh của phần lớn các khách sạn khác đều bị tác động bởi
cạnh tranh hoặc tùy tiện thay đổi theo các thời điểm khác nhau.
Hệ thống khách sạn Quảng Ninh tập trung quá đậm đặc tại khu vực trung tâm
Bãi Cháy, nơi thiếu nhiều dịch vụ nên không hấp dẫn khách du lịch. Đây cũng là
một nguyên nhân làm cho nhiều khách du lịch tìm đến các tàu nghỉ đêm trên
Vịnh Hạ Long.
Ngoài Hạ Long và Móng Cái, tại các vùng du lịch khác hầu như không có khách
sạn chất lượng tốt.
Về ăn, uống, Quảng Ninh rất thiếu các cơ sở ăn uống quy mô lớn. Các nhà hàng
có quy mô lớn nhất cũng chỉ có năng lực phục vụ 1000 - 1200 thực khách và
thường nằm trong các khách sạn. Một số ít nhà hàng tư nhân có quy mô lớn chỉ
chuyên doanh phục vụ các đám cưới theo phong tục Việt Nam.
Tính chuyên nghiệp và thương hiệu đặc trưng của hệ thống nhà hàng tại Quảng
Ninh dường như chưa được định hướng phát triển một cách rõ ràng. Lực lượng
lao động tại các nhà hàng phần lớn chưa có năng lực chuyên nghiệp và thường
xuyên thay đổi. Một số nhà hàng nổi ven bờ Vịnh Hạ Long đang là một trong
những yếu tố tác động tiêu cực đối với môi trường biển của Di sản thiên nhiên
thế giới.
Về nghỉ dưỡng, Quảng Ninh có nhiều nguồn nước khoáng nóng có thể phát triển
các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Điển hình là nguồn nước khoáng
nóng tại phường Cẩm Thạch và phường Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả). Tuy
nhiên, 2 điểm này cũng chưa được đầu tư một cách chuyên nghiệp.
Du lịch Văn hóa - Tâm linh: Sản phẩm điển hình nhất của du lịch Quảng Ninh
là quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí) với hệ thống cáp
treo và khá nhiều dịch vụ kèm theo. Đây là một sản phẩm du lịch được tổ chức,
điều hành tập trung, thống nhất, có chất lượng và tương đối đồng bộ.
Tuy nhiên, sự thành công của Yên Tử chủ yếu xuất phát từ nhu cầu tâm linh của
cộng đồng người Việt Nam là chính. Mặc dù Yên Tử có rất nhiều giá trị về lịch
sử, văn hóa và sinh thái nhưng đối tượng khách du lịch đến với Yên Tử vì các
mục đích này chưa nhiều, đặc biệt là khách quốc tế.
Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu (huyện Vân Đồn), chùa Long
Tiên, đền thờ Trần Quốc Nghiễn (thành phố Hạ Long), chùa Ba Vàng (thành
phố Uông Bí), chùa Quỳnh Lâm (huyện Đông Triều), đền thờ Trần Hưng Đạo,
miếu Vua Bà (thị xã Quảng Yên)…là các điểm du lịch nổi bật, thể hiện sức hấp
dẫn của loại hình du lịch văn hóa - tâm linh nhưng phần lớn các dòng khách đến
đây thường mang tính tự phát do các nhóm gia đình, người thân hoặc bạn bè tổ
chức nhân dịp lễ hội mùa Xuân hàng năm. Các công ty du lịch chưa khai thác
được nhiều trong loại hình này.
Các tài nguyên du lịch văn hóa khác (vật thể và phi vật thể) được thống kê khá
nhiều. Tuy nhiên, do quy mô nhỏ và không được truyền bá thường xuyên nên
chưa có điều kiện phát huy.

76
Các di chỉ khảo cổ liên quan đến nền Văn hóa Hạ Long chưa được đầu tư giới
thiệu để thu hút các dòng khách văn hóa.
Du lịch sinh thái: Quảng Ninh có rất nhiều tài nguyên để phát triển loại hình du
lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, quần thể danh thắng Yên Tử, thác
Lựng Xanh (thành phố Uông Bí), thác Mơ, đầm Nhà Mạc (thị xã Quảng Yên),
vùng núi Đồng Sơn - Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ), rừng - hồ Yên Lập, núi
Chùa Lôi (thành phố Hạ Long), rừng ngập mặn (huyện Tiên Yên), thác Khe
Vằn, bãi đá thần núi Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu) hồ Yên Trung (thành phố
Uông Bí), hồ Khe Chè, hồ Bến Châu (huyện Đông Triều), hồ Tràng Vinh, hồ
Quất Đông, hồ Phềnh Hồ, hồ Mán Thí (thành phố Móng Cái), hồ - núi Chúc Bài
Sơn (huyện Hải Hà), các làng quê ở Đông Triều, Quảng Yên, các bản làng ở
Hoành Bồ, Tiên Yên, Bình Liêu, Đầm Hà, Hải Hà…
Tuy nhiên loại hình du lịch này mới được Công ty cổ phần du thuyền Đông
Dương thể nghiệm tại làng chài Cửa Vạn trên Vịnh Hạ Long và làng quê Yên
Đức (huyện Đông Triều). Quy mô bước đầu còn nhỏ nhưng có tính chuyên
nghiệp và có sức hấp dẫn tốt đối với khách du lịch.
Trên địa bàn Quảng Ninh cũng có một số doanh nghiệp du lịch tham gia tổ chức
hoạt động du lịch sinh thái nhưng quy mô nhỏ, hoạt động đơn lẻ, không thường
xuyên, không chuyên nghiệp và chưa có sức hấp dẫn.
Du lịch biên giới - thương mại: Quảng Ninh có 3 cửa khẩu thông thương với
Trung Quốc là Móng Cái (thành phố Móng Cái), Hoành Mô (huyện Bình Liêu)
và Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà).
Hoạt động du lịch tham quan, mua sắm phát triển khá sôi động qua cửa khẩu
Móng Cái thu hút nhiều khách du lịch Trung Quốc và nội địa. Loại hình du lịch
này thu hút hàng chục hãng lữ hành của Việt Nam và Trung Quốc tham gia.
Năm cao điểm thu hút được hơn 500.000 lượt khách du lịch Trung Quốc.
Tuy nhiên, công tác tổ chức, quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng cạnh
tranh không lành mạnh, kèm theo nhiều hành vi tiêu cực của cả 2 bên. Hiệu quả
kinh tế - xã hội không cao.
Đánh giá chung: Các loại hình sản phẩm du lịch Quảng Ninh chưa được quy
hoạch, định hướng phát triển chuyên nghiệp, công tác tổ chức, quản lý chưa theo
kịp tốc độ phát triển của thị trường, hiệu quả thu hút đầu tư chưa cao, nguồn
nhân lực chất lượng cao ít, hoạt động kinh doanh còn tồn tại một số hành vi
chưa văn minh, chưa lịch sự, chưa thể hiện được tình cảm mến khách. Ngay tại
trung tâm du lịch Hạ Long, đôi khi vẫn xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành
mạnh, lừa dối, ép buộc khách, ứng xử thiếu văn hoá....
Những vấn đề nêu trên là nguyên nhân làm giảm giá trị các sản phẩm, dịch vụ
du lịch, làm giảm chất lượng các chương trình du lịch, giảm thời gian lưu trú của
khách du lịch, tác động tiêu cực đến tình cảm của khách du lịch trong nước và
quốc tế, làm giảm uy tín du lịch Hạ Long - Quảng Ninh và thương hiệu Di sản -
Kỳ quan thế giới.

77
2.3.3. Hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu du lịch, xúc tiến du lịch
Việc xây dựng thành công thương hiệu, định vị và xúc tiến mang tính chất liên
kết và dựa trên đặc điểm của các phân khúc mục tiêu. Vịnh Hạ Long có tiềm
năng cao của một điểm đến mang tầm đẳng cấp thế giới nhưng các điểm tham
quan khác vẫn chưa được tỉnh quảng bá một cách có hiệu quả.
Thương hiệu Vịnh Hạ Long có sức mạnh toàn cầu phần lớn là nhờ vào danh
hiệu Di sản thế giới UNESCO và được coi là một trong những điểm du lịch
hàng đầu. Vịnh Hạ Long được đánh giá là một trong 25 điểm đến hàng đầu châu
Á33 do trang web TripAdvisor đánh giá, nằm trong top 5 điểm đến ở Đông Nam
Á và là điểm đến số một tại Việt Nam theo đánh giá của Lonely Planet. Vịnh Hạ
Long có giá trị riêng biệt so với các điểm đến cạnh tranh trong khu vực, nhưng
chưa được định vị để cùng kết hợp với các điểm tham quan lân cận trong tỉnh, là
một phần trong gói tour du lịch lớn.
Ngoài Hạ Long, việc xây dựng thương hiệu và nâng cao nhận thức về các địa
điểm du lịch khác vẫn còn rất thấp. Phần lớn những thông tin về du lịch trên
trực tuyến và các ấn phẩm đều ít nói đến địa danh khác ngoài Vịnh Hạ Long.
Lonely Planet, một cuốn hướng dẫn du lịch nổi tiếng, chỉ nêu về những điểm
tham quan ven biển trong khu vực như vịnh Lan Hạ, đảo Cát Bà, vịnh Bái Tử
Long, v.v.. và điểm qua một số địa danh văn hóa quan trọng khác như khu di
tích Yên Tử. Thông tin trực tuyến còn rất hạn chế, với nguồn phổ biến như
TripAdvisor cũng chỉ liệt kê một vài địa điểm nằm trong đất liền và chỉ có các
điểm du lịch đã được quảng bá rộng rãi như làng quê Yên Đức. Hơn nữa, đội
ngũ nhân viên thông tin tại bàn thông tin dành cho khách du lịch tại sân bay Hà
Nội không được đào tạo chuyên nghiệp và thậm chí còn làm cho khách du lịch
thấy là đến Quảng Ninh thì chỉ có Vịnh Hạ Long. Sự thiếu nhận biết về những
điểm du lịch hấp dẫn thay thế khác, ngoài việc tham quan khu vực vịnh Hạ
Long, qua phương tiện mạng internet và các ấn phẩm thông tin đã gây cản trở sự
phát triển mang tính toàn cầu đối với ngành công nghiệp du lịch của tỉnh.
Trong hoạt động quảng bá các tài nguyên du lịch, tỉnh phát hành một số tài liệu
tiếp thị với hình ảnh hấp dẫn và thông tin hữu ích, nhưng những tài liệu này lại
không có sẵn tại các khu vực trọng điểm du lịch để khách du lịch tham khảo như
tại các trung tâm du lịch và khách sạn nổi tiếng. Ví dụ, Trung tâm Thông tin
Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh không có những ấn phẩm thông tin như vậy và
khách du lịch phải phụ thuộc vào nhân viên du lịch để lấy thông tin về các điểm
đến. Tương tự như vậy, tại quầy lễ tân của khách sạn Novotel không có các ấn
phẩm thông tin giới thiệu về các điểm du lịch và nhân viên khách sạn thì dường
như không đủ kiến thức để tư vấn cho khách du lịch về các điểm đến hấp dẫn.
Trang web của tỉnh thì không cụ thể, thiếu thông tin cần thiết và không được
trình bày bằng các ngoại ngữ chính. Ví dụ, không có phần giải thích cách đi du
lịch đến Quảng Ninh bằng xe khách trong mục "giao thông" và không có danh
mục tên các công ty trong mục “Doanh nghiệp du lịch”.34

33
TripAdvisor sự lựa chọn của khách du lịch năm 2013
34
Trang web tỉnh Quảng Ninh;
78
Một mối quan tâm khác là quản lý thương hiệu từ khách du lịch toàn cầu. Sự suy
thoái môi trường ngày càng gia tăng và những thất vọng của khách du lịch đang
đặt ra mối đe dọa đến thương hiệu của Vịnh Hạ Long. Sự ô nhiễm đang gây ra
sự bức xúc, không hài lòng trong khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới với
nhiều nhận xét tiêu cực như nêu trên TripAdvisor, ví dụ: “Nước có màu xanh
đục ngàu bẩn thỉu, ô nhiễm bởi tất cả các loại rác trôi nổi. Bạn thậm chí không
được phép bơi" và "Nước có màu xanh lá và đầy rác, váng dầu mỡ nổi trên khắp
bề mặt vịnh, thậm chí cả ở ngoài biển. Khi thấy những miếng tã lót nổi lềnh
bềnh và dạt trên bãi biển, bạn sẽ không bao giờ dám bơi trừ khi bạn đang muốn
tự mình nhiễm dịch tả". Ngoài ra, những bức xúc ngày càng gia tăng do các nhà
khai thác tour du lịch không trung thực và tình trạng quá tải của các điểm tham
quan du lịch, với những nhận xét tiêu cực như "Chúng tôi vừa kết thúc một
chuyến đi đầy thất vọng đến Vịnh Hạ Long do bị lừa đảo. Đừng tin những gì
công ty lữ hành “Sinh Café” ở 13 Cầu Gỗ hay Joy Travel – họ chính là những kẻ
lừa đảo và trộm cướp” và "Cuối cùng thì chúng tôi cũng lên được bờ, tàu của
chúng tôi giống như một trong những con cá chen chúc nhau trên vịnh! Dường
như không có sự quản lý đối với một kỳ quan thiên nhiên như thế này. Mỗi nơi
chúng tôi dừng lại hoặc ghé thăm đều thấy có người bán dạo đồ lưu niệm”. Nếu
những quan ngại này không được kịp thời quản lý và giải quyết ngay, Quảng
Ninh sẽ mất đi một thương hiệu có giá trị cao và thường là sẽ rất khó khăn nếu
muốn xây dựng lại thương hiệu sau khi bị tiếng xấu.35
2.3.4. Thương hiệu doanh nghiệp du lịch, dịch vụ du lịch và lữ hành
Một trong những khó khăn cho các công ty du lịch và đại lý du lịch ở Quảng
Ninh là đây là một thị trường rất phân tán, khó xây dựng thị phần. Nếu những
công ty này có thể phát triển thương hiệu cá nhân mạnh mẽ hơn thì điều đó sẽ
giúp cải thiện công việc kinh doanh của họ và cũng sẽ giúp khách du lịch xác
định được những dịch vụ mà họ đang quan tâm. Ví dụ, khách du lịch tham quan
Vịnh Hạ Long sẽ gặp khó khăn trong việc chọn tàu nào để đi thăm vịnh bởi có
rất ít các thương hiệu tên tuổi nên rất khó nhận biết danh tiếng của các nhà tàu
trên thị trường. Những thương hiệu mạnh giúp các doanh nghiệp xây dựng được
uy tín dựa vào danh tiếng dịch vụ, cung cấp sản phẩm độc đáo và giá cả. Điều
này có thể giúp tạo ra một thị trường thân thiện với khách hàng.
2.3.5. Công tác quản lý nhà nước
Thực hiện các chính sách và giám sát thực hiện là rất quan trọng, đảm bảo một
chiến lược du lịch thành công và để tối ưu hóa hiệu quả các nguồn đầu tư. Hợp
tác hiệu quả và quy hoạch phải mở rộng giữa các tỉnh, các sở và các cấp chính
quyền từ trung ương đến cấp tỉnh đến cấp huyện. Cần duy trì liên tục hợp tác
giữa các bên liên quan và thực hiện đồng bộ để tránh gây xung đột và chồng
chéo lẫn nhau. Để làm được như vậy, quá trình lập kế hoạch cần phải hài hòa và
tích hợp lợi ích các bên liên quan và nhất quán với các tài liệu rõ ràng và thiết
thực tạo điều kiện thông tin hiệu quả và dễ dàng tiếp cận.

35
TripAdvisor.com
79
Nhìn chung, sự phối hợp và hợp tác giữa các bên liên quan hiện vẫn chưa hiệu
quả trong nhiều lĩnh vực như xây dựng thương hiệu, chính sách, các doanh
nghiệp nhỏ và công tác bảo vệ môi trường. Trong xây dựng thương hiệu, giữa
Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch Quảng Ninh (Sở VHTTDL), Ban Quản lý
Vịnh Hạ Long (BQLVHL) và các công ty lữ hành chưa có sự hợp tác chặt chẽ
trong việc xác định các khách hàng mục tiêu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến
du lịch Quảng Ninh, dẫn đến việc cung cấp thông tin chưa rõ ràng và không đầy
đủ cho khách du lịch. Các hoạt động du lịch tại Quảng Ninh cần được quảng bá
tốt hơn bằng cách tạo ấn tượng tốt đẹp cho mỗi chuyến tham quan tới Vịnh Hạ
Long của khách du lịch. Về chính sách, mỗi bộ phận, phòng ban trong Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch đều có thể thực thi chính sách một cách hiệu quả. Tuy
nhiên, khi có quá nhiều đơn vị như Sở Giao thông Vận tải, Sở Công Thương, Sở
Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên môi trường, v.v.. cùng tham gia xây dựng
và thực thi các chính sách liên quan đến Vịnh Hạ Long và bởi sự phối hợp vẫn
còn hạn chế nên đã dẫn đến sự kém hiệu quả trong quản lý với các quy định
không rõ ràng. Liên quan đến các doanh nghiệp nhỏ hoạt động trong lĩnh vực du
lịch, sự phối hợp với các công ty địa phương bị ngắt quãng, các doanh nghiệp
trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn và các trung tâm đào tạo ngoại ngữ không
được tư vấn đầy đủ nhằm xác định ưu tiên ưu đãi cần thiết, mang lại hiệu quả du
lịch cho tỉnh còn thấp. Trong bảo vệ môi trường, còn thiếu sự thống nhất giữa
Ban quản lý Vịnh Hạ Long, UNESCO và Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch để
sắp xếp lại hoạt động và tích hợp các lợi ích trong bảo vệ môi trường và doanh
thu du lịch36.
Việc đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch, bao gồm cả hoạt động tham
quan trên vịnh Hạ Long còn nhiều hạn chế, thể hiện ở tình trạng đeo bám khách;
cháy tàu, chìm tàu trên vịnh gây tổn hại về người cho khách du lịch. Đây là vấn
đề rất cần được cải thiện đứng từ góc độ quản lý nhà nước về du lịch ở Quảng
Ninh.
Ngoài ra, công tác triển khai thực hiện quy hoạch đòi hỏi cần có sự phối kết hợp
cả với các tỉnh lân cận và những bên có liên quan nhằm đạt được hiệu quả cao.
Quy hoạch tổng thể phải được xây dựng từ sự đóng góp của tất cả các bên liên
quan chủ chốt, bao gồm các sở ban ngành, các tỉnh lân cận, các doanh nghiệp
địa phương và các nhà đầu tư nhằm gây dựng được những tác động mang tính
bền vững. Sự phối kết hợp giữa các sở ban ngành với nhau trong công tác lập
quy hoạch đóng vai trò then chốt , đảm bảo tính đồng bộ và ưu tiên của các kế
hoạch được xây dựng. Sự cam kết liên tỉnh trong công tác triển khai thực hiện
quy hoạch phát triển tổng thể, đặc biệt đối với các dự án cơ sở hạ tầng có quy
mô lớn, là rất quan trọng. Ngoài ra, sự tham gia của các doanh nghiệp địa
phương và các nhà đầu tư trong giai đoạn lập quy hoạch cũng rất hữu ích để có
được sự hiểu biết lẫn nhau và có thông tin rõ ràng về quy hoạch, tránh được
những hiểu nhầm không đáng có. Các thành phần kinh tế tư nhân thường than
phiền về tính thiếu thực tiễn của quy hoạch và thấy quy hoạch tổng thể không có

36
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh
80
tính nhất quán theo thời gian – thậm chí cả ngay sau khi quy hoạch đã được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt thì nội dung vẫn có thể bị thay đổi.37
Hoạt động liên kết phát triển du lịch giữa Quảng Ninh với các địa phương, đặc
biệt với Hà Nội và Hải Phòng trong quan hệ “Tam giác tăng trưởng du lịch”
vùng đồng bằng sông Hồng, trên tuyến hành lang kinh tế - du lịch Vân Nam -
Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội
- Hải Phòng - Quảng Ninh; với Lạng Sơn và Cao Bằng trong mối quan hệ du
lịch giữa vùng duyên hải Đông Bắc với vùng núi Đông Bắc còn rất hạn chế. Đây
là một điểm yếu của quản lý nhà nước về du lịch của Quảng Ninh rất cần được
khắc phục trong thời gian tới.
2.3.6. Quản lý điểm đến
Quản lý điểm đến không chỉ đòi hỏi một thương hiệu mạnh mà còn đòi hỏi một
cơ sở hạ tầng tốt phục vụ du lịch. Một hệ thống cơ sở hạ tầng công cộng tiện ích
tốt là rất quan trọng để phát triển mạnh ngành du lịch. Chất lượng và dịch vụ đòi
hỏi phải mang tính chức năng, tiêu chuẩn quốc tế và tính phản ứng nhanh. Về
các dịch vụ cấp điện và cấp nước, cần bố trí đáp ứng cung cấp đủ và liên tục cho
các khu vực tập trung đông khách du lịch. Cần có đủ số lượng dịch vụ y tế đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Lực lượng cảnh sát, xe cứu thương và dịch vụ phòng cháy
chữa cháy cần tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận và có năng lực xử lý các tình
huống khẩn cấp. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng hiện tại Quảng Ninh có thể đáp ứng
nhu cầu hiện tại của khách du lịch, nhưng cần được nâng cấp để hỗ trợ cho sự
phát triển trong tương lai của ngành du lịch.38
Ở các khu vực du lịch thuộc thành phố Hạ Long và những nơi khác thường
xuyên đón khách du lịch đều có nguồn cấp điện và cấp nước ổn định. Ở Quảng
Ninh, 97% dân số được sử dụng điện lới, cao hơn mức trung bình 69% của khu
vực Đông Nam Á. Ở một số làng mạc vùng sâu vùng xa và khu vực huyện đảo
Vân Đồn và Hải Hà hiện chưa có điện lưới. Tỷ lệ tiếp cận với mạng lưới viễn
thông trên địa bàn tỉnh vẫn còn thấp, chỉ có 25% dân số thành phố Hạ Long sử
dụng truyền hình cáp và internet, nhưng hiện nay đã có kết nối Wi-Fi trên toàn
thành phố Hạ Long nhờ nỗ lực của tỉnh nhằm cung cấp dịch vụ internet cho
khách du lịch. Tỷ lệ được sử dụng nước sinh hoạt cũng đạt ở mức cao với 92%
dân số được tiếp cận với nước sạch nhưng là nước không uống trực tiếp được.
Trong nhiều năm qua, thành phố Hạ Long không gặp sự cố lớn về điện nước và
chỉ có một số sự cố nhỏ mặc dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra mất điện đột xuất. Một
vấn đề tiềm ẩn về môi trường là công tác quản lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn
tỉnh hiện nay còn rất yếu kém.39
Điều kiện tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế ở thành phố Hạ Long rất tốt, trong đó
có một bệnh viện dành riêng để phục vụ khách du lịch, tuy nhiên, ở những nơi
khác trong tỉnh còn gặp hạn chế về điều kiện này. Bệnh viện ở thành phố Hạ
Long cung cấp các dịch vụ chăm sóc cơ bản nhưng với khả năng ngoại ngữ rất
37
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh và các lãnh đạo doanh nghiệp, tháng 7 năm 2013;
38
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013
39
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013; Quy hoạch tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
81
yếu, các khu vực ngoài thành phố có chất lượng dịch vụ thấp và nhân viên cũng
không biết ngoại ngữ. Nếu các hoạt động du lịch được phát triển mở rộng tới
những nơi xa xôi hẻo lánh thì tỉnh cần cải thiện sự tiếp cận dịch vụ chăm sóc y
tế và tăng cường chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế phục vụ khách du lịch theo
tiêu chuẩn quốc tế 40.
Dịch vụ khẩn cấp của Quảng Ninh đáp ứng được nhu cầu hiện tại, nhưng khả
năng trong tương lai sẽ không đáp ứng được những yêu cầu đối với một điểm
đến du lịch phát triển. Các quan chức thành phố cho biết các dịch vụ cảnh sát,
cứu hỏa và y tế có thể đáp ứng giải quyết các vấn đề cho đến nay, nhưng còn
gặp hạn chế đối với khu vực ngoài đô thị. Dịch vụ phòng cháy chữa cháy và cứu
hộ có sẵn hàng ngày và bảy ngày hàng tuần. Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ hạn
chế của các đơn vị liên quan vẫn là một nhược điểm lớn trong việc thu hút khách
du lịch về một điểm đến an toàn. Đến năm 2020, tỉnh sẽ giao đất bổ sung cho
các dịch vụ phòng chữa cháy, cứu hộ và các đồn cảnh sát trong tất cả các huyện.
Hiện tại những thông tin về các dịch vụ khẩn cấp chưa được phổ biến rộng rãi
một cách có hệ thống và ít được hỗ trợ bằng tiếng nước ngoài. Gần đây, một
đường dây nóng về du lịch được thiết lập phục vụ khách du lịch đã hoạt động rất
hữu ích nhưng thông tin về đường dây nóng này còn chưa được nhiều người biết
đến và nhiều khách du lịch vẫn chưa biết đến dịch vụ này. Năng lực cấp cứu
khẩn cấp bằng trực thăng là rất cần thiết nếu triển khai sản phẩm du lịch mạo
hiểm. Hơn nữa, một số phân khúc có tiềm năng như du lịch sinh thái cao cấp và
du lịch mạo hiểm có thể sẽ không chọn Quảng Ninh nếu dịch vụ cấp cứu y tế
còn có những thiếu sót. Tỉnh cần phải tiếp tục nâng cấp các dịch vụ công cộng,
đặc biệt là khả năng tiếp cận các dịch vụ cấp cứu y tế để đáp ứng được yêu cầu
phát triển như một điểm đến du lịch toàn cầu.41
2.4. Phân tích SWOT đối với phát triển du lịch Quảng Ninh
2.4.1. Điểm mạnh
Tỉnh có thế mạnh về sự đa dạng phong phú của tài nguyên du lịch, trong đó có
nhiều tài nguyên độc đáo có đẳng cấp khu vực và thế giới như Vịnh Hạ Long,
Vịnh Bái Tử Long, di tích thắng cảnh Yên Tử. Sự công nhận của UNESCO đã
mang lại nhận thức toàn cầu và thú vị về các đến điểm đến, cũng như một cơ sở
vững mạnh của ngành du lịch nội địa, đó là nền tảng giúp tỉnh phát triển du lịch
mạnh hơn và trở thành một trung tâm du lịch của Việt Nam và tiến tới là của
khu vực.
2.4.2. Điểm yếu
Những điểm yếu mà tỉnh cần chú trọng giải quyết càng sớm càng tốt bao gồm: khả
năng tiếp cận từ các địa phương phụ cận, đặc biệt từ Hà Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn,
Cao Bằng bằng đường bộ và đường không đến Quảng Ninh và từ thành phố Hạ
Long đến những điểm du lịch chính quan trọng của tỉnh; hạn chế về hệ thống khách
sạn và nhà hàng chất lượng, có khả năng đáp ứng nhu cầu của thị phần khách du

40
Phỏng vấn với các quan chức chính quyền tỉnh Quảng Ninh, tháng 7 năm 2013; Quy hoạch tổng thể Phát triển
Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
41
Như chú thích 37
82
lịch cao cấp, có khả năng chi trả cao; ảnh hưởng sâu sắc của “tính mùa” trong hoạt
động du lịch và hạn chế về nguồn lao động chất lượng cao có khả năng đáp ứng
dịch vụ đẳng cấp thế giới và trải nghiệm cho khách du lịch.
2.4.3. Cơ hội
Cầu du lịch ở Việt nam, trong khu vực và trên thế giới tiếp tục tăng; du lịch
được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam được quan tâm phát
triển. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 tiếp tục xác định Quảng Ninh là địa phương có vị trí quan trọng đặc biệt
đối với phát triển du lịch Việt Nam; Vân Đồn được xác định là đặc khu kinh tế
sẽ được xây dựng sân bay quốc tế nhằm đảy mạnh kinh tế với một trong những
hướng phát triển chính là du lịch chất lượng cao; hệ thống đường cao tốc nối Hà
Nội, Hải Phòng với Quảng Ninh sẽ được hoàn thiện vào năm 2015; sân bay
quốc tế Nội Bài và Cát Bi đang được mở rộng.
Trong bối cảnh thay đổi của ngành công nghiệp du lịch toàn cầu hiện nay, tỉnh có
tiềm năng rất lớn để phát triển và trở thành một điểm đến mang tính khu vực và
toàn cầu. Với xu thế du lịch sinh thái trở thành nhu cầu lớn của du lịch, tỉnh có
tiềm năng rất lớn để tận dụng lợi thế từ những tài sản tự nhiên và văn hóa của
mình nhưng điều này đòi hỏi phải có sự đầu tư thích đáng. Quốc gia phát triển thị
trường du lịch nhanh nhất trên thế giới là Trung Quốc, nằm liền kề với Quảng
Ninh, tạo sự dễ dàng tiếp cận với một phân khúc khách du lịch tiềm năng. Số liệu
thống kê về dân số của Quảng Ninh cho thấy hiện rất thuận lợi: dân số trẻ và đang
sẵn sàng cho một công việc tốt hơn trong khi ngành du lịch nói chung và dịch vụ
khách sạn nói riêng đang phát triển tốt có khả năng tạo nhiều việc làm cho xã hội.
Xu thế phát triển du lịch tâm linh cũng đang ngày càng trở nên phổ biến hơn ở
Việt Nam trong khi Quảng Ninh có Yên Tử là khu di tích danh thắng đặc biệt cấp
quốc gia và là trung tâm phật giáo lớn nhất của cả nước.
2.4.4. Thách thức/Đe dọa
Do còn thiếu kinh nghiệm trong ngành du lịch, hiện nay tỉnh gặp phải rất nhiều
thách thức cần vượt qua. Sự suy thoái môi trường cần phải được giải quyết một
cách nhanh chóng, với tình trạng quá tải và ô nhiễm từ các khách sạn và các
hoạt động công nghiệp đã làm giảm hoặc có thể có nguy cơ làm mất dần vị thế
danh hiệu của UNESCO. Các xung đột với các ngành công nghiệp nâu khác của
địa phương như ngành công nghiệp khai thác than cũng cần phải được giải quyết
và phối hợp chặt chẽ cho quy hoạch trong tương lai. Các quốc gia khác đang đi
trước trong phát triển du lịch, thu hút khách du lịch quốc tế với cơ sở vật chất và
khả năng tiếp cận tốt hơn, vì vậy Quảng Ninh cần phát triển nhanh và khai thác
tài nguyên một cách hiệu quả để tối ưu hóa những ảnh hưởng và tiềm năng du
lịch của mình.
Năng lực cạnh tranh của du lịch chưa cao, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập của
Việt Nam với khu vực và quốc tế; Quảng Ninh đã và đang phải đối mặt với ảnh
hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Mặc dù vấn đề này không được
đề cập đến trong khuôn khổ quy hoạch này, tuy nhiên đây là thách thức rất lớn
với du lịch Quảng Ninh cần được nhận thức đầy đủ.
83
Bên cạnh đó các xung đột về chủ quyền trên biển Đông cũng là thách thức
không nhỏ đối với du lịch Biển của Việt Nam nói chung và du lịch biển của
Quảng Ninh nói riêng trong khu du lịch đường biển là một trong những lợi thế
so sánh của du lịch Quảng Ninh. Một vấn đề nữa cũng cần đề cập đến như một
thách thức đối du lịch Quảng Ninh là việc cân bằng giữa phát triển với bảo tồn,
đặc biệt khi tài nguyên du lịch cốt lõi của Quảng Ninh là Di sản thiên nhiên thế
giới. Điều này càng trở nên lớn hơn khi năng lực tạo sự cân bằng giữa bảo tồn
và phát triển của Quảng Ninh còn rất hạn chế.
2.5. Những đánh giá khác
Để tìm hiểu cách thức xây dựng một chiến lược cạnh tranh du lịch, tỉnh cần phải
hiểu rõ về những mẫu hình thành công ở những nơi khác trong khu vực để học
hỏi kinh nghiệm của họ khi phát triển thành công một trung tâm du lịch toàn cầu
và cũng để hiểu những điểm mạnh và điểm yếu của họ nhằm xây dựng được một
vị thế cho Quảng Ninh. Ba thị trường chuẩn đã được chọn nghiên cứu: Thái Lan,
Campuchia và Malaysia vì những nét tương đồng và lân cận của những thị
trường này. Chúng tôi đã nêu bật những mấu chốt quan trọng trong phát triển
một điểm đến du lịch dựa trên những gì có thể học hỏi từ các mẫu hình này.
2.5.1. Thái Lan
Thái Lan là thị trường du lịch trong khu vực Đông Nam Á với các điểm đến nổi
tiếng thế giới như Phu Kẹt và Chiềng Mai, có những kinh nghiệm tuyệt vời
trong xây dựng một thương hiệu được quốc tế công nhận thông qua các chiến
dịch tiếp thị hiệu quả, khả năng tiếp cận cao đối với khách du lịch và một loạt
những hoạt động kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
Ngành du lịch của Thái Lan bao gồm đóng góp phần lớn trong GDP so với
hầu hết các nước Đông Nam Á khác. Ngành du lịch hiện nay đóng góp trên
7% cho GDP của quốc gia và con số này được duy trì ổn định trong hơn 10
năm qua. Bảng 14 cho thấy những thay đổi của tổng thu từ du lịch đóng góp
cho GDP kể từ năm 2003. So với Thái Lan, Việt Nam có nhiều tiềm năng để
phát triển ngành du lịch non trẻ của mình bởi hiện nay, ngành mới chỉ đóng
góp được 5,6% cho GDP của quốc gia. Mặc dù con số này đã tăng lên trong
những năm gần đây, Việt Nam vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển ngành
du lịch của mình.
Bảng 15: Đóng góp của ngành du lịch Thái Lan và Việt Nam
cho GDP của quốc gia
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thái Lan 7,1% 7,3% 6,5% 7,0% 6,8% 7,0% 6,5% 6,3% 7,1% 7,3% 7,3%
Việt Nam 4,5% 4,8% 4,7% 5,5% 5,3% 4,9% 4,1% 4,2% 5,5% 5,6% 5,6%
Nguồn: Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới
Phần lớn tổng thu từ du lịch của Thái Lan là từ khách du lịch quốc tế, chiếm trên
60% tổng doanh thu du lịch. Theo dự kiến, con số này sẽ tăng hơn nữa, phản ánh
một sự tăng trưởng mạnh trong kinh doanh du lịch quốc tế. Hình 23 thể hiện sự
so sánh xu hướng và dự kiến thay đổi về số lượng khách du lịch nội địa và
84
khách du lịch quốc tế giữa Thái Lan và Việt Nam. Khác với Thái Lan, Việt Nam
hiện chỉ đón được 55% là khách du lịch quốc tế, giảm so với con số 60% năm
2006 và dự kiến sẽ tiếp tục giảm xuống còn 51% năm 2016. Xu hướng này cho
thấy ngành du lịch đã tập trung phát triển du lịch đối với phân khúc khách du
lịch nội địa và chưa nắm bắt được tiềm năng của phân khúc khách quốc tế nhờ
tạo dựng một điểm đến toàn cầu.
Hình 23: Tại Thái Lan, khách du lịch quốc tế chiếm tỷ lệ phần trăm cao
hơn và dự báo tiếp tục tăng
Thái Lan Việt Nam

Khách du lịch (%) Khách du lịch (%)


100 100

40 38 39 40 38 37 37 37 37 37 36 80 40 40 40 43 44 45 46 46 47
75 48 49

60

50

40

60 62 61 60 62 63 63 63 63 63 64 60 60 60 57 56 55 54 54 53
25 52 51
20

0 0
2012F

2013F

2014F

2015F

2016F
2006

2007

2008

2009

2010

2011

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012F2013F2014F2015F2016F

Nội địa Quốc tế

Ghi chú : Các dự báo 2012-2016 do Euromonitor cung cấp.


Nguồn: Euromonitor

Doanh thu từ khách du lịch quốc tế cao ở Thái Lan là nhờ số lượt khách đến và
mức chi tiêu cao tính theo lượt. Năm 2012, Thái Lan đã đón gần 17 triệu lượt
khách quốc tế, nhiều hơn gấp ba lần số lượng khách quốc tế đến Việt Nam.
Bảng 16 trình bày về sự tăng trưởng khách quốc tế giữa Thái Lan và Việt Nam.
So sánh con số cho thấy Thái Lan có thể đạt mức tăng trưởng khách quốc tế 5%
hàng năm, cao hơn so với mức chỉ 4% của Việt Nam.
Bảng 16: Số lượt khách du lịch quốc tế (triệu lượt)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thái Lan 11,6 13,8 14,5 14,6 14,2 15,9 16,4 16,7 17,0
Việt Nam 3,5 3,6 4,2 4,2 3,8 4,1 4,4 4,6 4,9
Nguồn: Economist Intelligence Unit: Giai đoạn 2011 - 2013 là con số ước tính
Về bình quân mức chi tiêu, Thái Lan đạt mức chi tiêu trung bình cho mỗi
chuyến đi là 1.600 USD, gần gấp đôi mức chi tiêu ở Việt Nam và vẫn đang giữ
mức tăng trưởng 6% hàng năm, gấp đôi mức tăng trưởng 3% của Việt Nam, như
thể hiện trong Bảng 16. Cùng với con số về lượt khách du lịch quốc tế, mức chi
tiêu này cho thấy Việt Nam vẫn còn tiềm năng bỏ ngỏ cần được nắm bắt nhờ tạo
dựng tính hấp dẫn mang tầm quốc tế.

85
Bảng 17: Mức chi tiêu trung bình theo
lượt khách du lịch tới Việt Nam và Thái Lan (USD)
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Thái Lan 1.046 1.202 1.426 1.543 1.373 1.467 1.587 1.604 1.670
Việt Nam 661 795 887 928 814 809 845 855 856
Nguồn: Economist Intelligence Unit: Giai đoạn 2011 - 2013 là con số ước tính
Thái Lan có khả năng thu hút một tỷ lệ lớn những khách du lịch phương Tây đi
tour dài ngày. Trong tổng số lượt khách du lịch quốc tế năm 2011, khách du lịch
từ Vương quốc Anh, Úc và Hoa Kỳ chiếm gần một phần tư tổng số. Trong khi
đó, khách du lịch quốc tế tới Việt Nam chủ yếu là từ phân khúc Trung Quốc và
các nước châu Á khác.
Hình 24: Phần lớn doanh thu của Thái Lan là từ khách du lịch
phương Tây đi tour dài ngày
Doanh thu khách quốc tế, Thái Lan Doanh thu khách quốc tế, Việt Nam
Anh

Anh TQ

USA Nhật
Australia
USA
Malaysia ~23% doanh thu khách
QT năm 2011 đến từ Hàn Quốc
Đức Anh, Mỹ, Úc
Đài Loan
Nhật
Australia
Pháp
Nga
TQ

Ấn Độ Pháp

Thụy Điển Thái Lan

0 1,000 2,000 3,000 0 100 200 300 400 500

Tỷ ($) Tỷ ($)

2016 dự báo 2011 2006

Ghi chú Chuyển đổi ngoại tệ theo tỷ giá ngày 09 tháng 7 năm 2013
Nguồn: Euromonitor

Thái Lan có ưu thế vượt trội trong việc mang lại những trải nghiệm du lịch ở tất
cả các chuỗi giá trị, trong đó có ba khía cạnh cụ thể có liên quan mà Việt Nam
có lấy làm chuẩn và học hỏi: chiến dịch thương hiệu đẳng cấp thế giới sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội, mạng lưới giao thông vận tải chất lượng cao và
những điểm đến có các hoạt động phong phú.
Chiến dịch thương hiệu du lịch của Thái Lan được biết đến trên thế giới là một
trong những chiến dịch mạnh nhất với việc sử dụng hợp lý và hiệu quả mạng
lưới truyền thông kỹ thuật số và mạng xã hội. Chiến dịch "Tuyệt vời Thái Lan"
(Amazing Thailand) đã rất thành công kể từ khi được phát động, quảng bá cho
những điểm du lịch trọng điểm và dịch vụ ăn uống với những hình ảnh đầy
quyến rũ của vẻ đẹp thiên nhiên và những cơ sở lưu trú sang trọng, tập trung rất
hiệu quả vào các phân khúc. Theo chỉ số xếp hạng thương hiệu toàn cầu tính
theo quốc gia, Thái Lan đứng đầu về giá trị tiền tệ, thứ tư về dịch vụ ăn uống,
thứ mười một về các lựa chọn lưu trú và thứ 27 về nghệ thuật và văn hóa trong
86
khi Việt Nam bị tụt hậu về mọi mặt, đứng thứ hai về giá trị, thứ 10 về dịch vụ ăn
uống, thứ 71 về những lựa chọn nghỉ dưỡng và thứ 53 về nghệ thuật và văn
hóa42. Việc xây dựng thương hiệu là một khía cạnh quan trọng trong chiến lược
du lịch và tỉnh có thể được hưởng lợi qua việc liên tục cập nhật hình ảnh của
mình. Kể từ khi phát động năm 1997, chiến dịch "Tuyệt vời Thái Lan" đã được
cập nhật trong năm 2008 và 2011 liên tục thu hút lượt khách du lịch và chi tiêu
của họ. Đặc biệt, chiến dịch đã tức thì thích nghi với những thay đổi nhanh của
những xu hướng tiếp thị toàn cầu và thông qua những đổi mới về mạng internet
và xã hội để mở rộng thương hiệu của mình trên toàn cầu. Ví dụ, chương trình
phổ biến sử dụng tiếp thị kỹ thuật số và phương tiện truyền thông xã hội, với
những trang web được thiết kế hiện đại và những ứng dụng của thiết bị di
độngvà sử dụng tất cả các kênh xã hội phổ biến như Facebook, Twitter, Google
Plus, Instagram, v.v.. Trong năm 2012, chương trình đã nhận được 130 triệu
lượt xem và 17 triệu người sử dụng ứng dụng trên trang web và 530 triệu lượt có
ấn tượng với trang web và 50 triệu lượt xem trang web trên mạng xã hội.43
Khía cạnh thứ hai Thái Lan đã thực hiện thành công là một mạng lưới giao
thông vận tải chất lượng cao giúp mang lại sự hấp dẫn và khả năng dễ dàng tiếp
cận các điểm du lịch. Các sân bay Thái Lan đóng góp rất hiệu quả trong phục vụ
các điểm đến du lịch với nhiều sân bay quốc tế được bố trí tại các địa điểm du
lịch chiến lược trên khắp đất nước. Bảng 18 liệt kê khoảng cách từ sân bay quốc
tế gần nhất ở Thái Lan tới các điểm đến du lịch lớn, ngắn hơn gấp 3 lần so với
khoảng cách từ sân bay quốc tế Hà Nội đến Vịnh Hạ Long. Thậm chí ở Bangkok
với khoảng cách xa nhất từ sân bay là 36 km, thông thường khách du lịch chỉ
muốn đi mất khoảng 1 giờ đồng hồ, giảm đáng kể so với mức trung bình 3,5 giờ
đồng hồ để đi Hạ Long. Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới44, Thái Lan đứng thứ 21
về khả năng tiếp cận hàng không quốc tế và đứng thứ 36 về chất lượng đường
giao thông trong khi Việt Nam đứng thứ 102 và 117 tương ứng, là trở ngại khiến
nhiều khách du lich không muốn chọn. Tỉnh cần phải cải thiện khả năng tiếp cận
tỉnh qua đường hàng không và đường bộ nhằm tăng lưu lượng khách du lịch đến
với Quảng Ninh.
Bảng 18: So sánh giữa khoảng cách từ Vịnh Hạ Long và
từ các điểm đến du lịch của Thái Lan tới sân bay quốc tế gần nhất
Hạ Băng- Phu- Chiềng Hat
Krabi Samui
Long Cốc kẹt Mai Yai
Khoảng cách tới sân
bay quốc tế gần nhất 151 36 20 5 12 18 35
(Km)
Số lượng lượt chuyến
12.424 1.994 294 132 196 236
bay quốc tế hàng tháng
Nguồn: Khoảng cách từ sân bay đến trung tâm thành phố theo tính toán của Google Maps;
Cục Hàng không Dân dụng Thái Lan; Cơ quan Quản lý Sân bay Thái Lan

42
Thương hiệu tương lai: Chỉ số thương hiệu quốc gia 2010
43
Bangkok Post, ngày 27 Tháng 12 2012
44
Diễn đàn kinh tế thế giới: Báo cáo về khả năng cạnh tranh du lịch và lữ hành 2012
87
Khía cạnh thứ ba Thái Lan đã thực hiện tốt là đưa ra môt loạt các loại hoạt động
và điểm tham quan du lịch khác nhau để khách du lịch có thể chọn lựa ở hầu hết
các điểm đến. Số lượng và sự đa dạng của các hoạt động giúp kéo dài thời gian
lưu trú trung bình của khách du lịch quốc tế. Bảng 19 so sánh giữa Quảng Ninh
với Phu-kẹt và Chiềng Mai của Thái Lan về số lượng những điểm hấp dẫn và
thời gian lưu trú của khách. Những điểm đến ở Thái Lan có thể đáp ứng đa dạng
hơn những hoạt động và thu hút khách du lịch, giúp kéo dài thời gian lưu trú của
khách, mang lại doanh thu nhiều hơn cho ngành công nghiệp du lịch địa
phương. Phu-kẹt và Chiềng Mai có tổng cộng 498 và 452 điểm tham quan tương
ứng trong khi Quảng Ninh chỉ có 49 điểm tham quan. Mặc dù tỉnh còn có nhiều
điểm tham quan du lịch hấp dẫn nhưng không có thông tin trên mạng internet
(hiện diện trực tuyến) thì khách du lịch khó mà tiếp cận thông tin để đến thăm.
Vì thế mức lưu trú bình quân của khách du lịch là 3 đến 5 ngày ở Phu-kẹt hay
Chiềng Mai nhưng chỉ là 1,4 ngày ở Quảng Ninh.
Bảng 19: So sánh số lượng những điểm tham quan theo TripAdvisor
Phu-kẹt Chiềng Mai Quảng Ninh
Độ dài trung bình ngày ở (ngày) 5,15 3,13 1,43
Vườn thú và công viên hải dương 6 17 0
Các lớp học 11 46 0
Vui chơi giải trí, Bảo tàng, Biểu diễn, Văn hóa 28 77 1
Quán Bar, Vũ trường 32 16 1
Mua sắm 48 45 0
Chăm sóc sức khỏe, Spa 77 85 0
Dã ngoại, Thể thao, Du lịch mạo hiểm 296 166 49
Tổng cộng 498 452 51
Nguồn: TripAdvisor; tìm kiếm báo chí; Báo cáo chung về Du lịch Quảng Ninh
Ghi chú: TripAdvisor là một trang web phổ biến nhất thế giới với số lượng người truy cập.
Người sử dụng gửi đánh giá của mình về khách sạn, các hoạt động và nhà hàng lên trang web
đó. Đã có đến 30 quốc gia có trang web TripAdvisor theo ngôn ngữ của mình, mặc dù chưa
có Việt Nam.
Các điểm tham quan thu hút được nhiều khách du lịch nước ngoài là những
điểm có hoạt động văn hóa và du lịch sinh thái. Khách du lịch quốc tế rất hứng
thú với những hoạt động mang lại sự trải nghiệm chân thực như Chợ đêm
Chiềng Mai,với từng dãy hàng phục vụ các món ăn truyền thống của Thái, đồ
thủ công mỹ nghệ và đồ trang sức mà những người bán hàng mặc trên mình
những bộ trang phục truyền thống. Thị trường này đã lớn dần lên để trở thành
một điểm tham quan lớn tại Chiềng Mai với rất nhiều khách du lịch dành cả
ngày để đi vòng quanh khu chợ. Du lịch sinh thái là một xu thế khác đã được
Thái Lan nắm bắt rất tốt. Tổng cục du lịch Thái Lan (TCDLTL) đã thành lập
một cơ quan chuyên về xúc tiến du lịch sinh thái ở Thái Lan với tên gọi là
“Hiệp hội Du lịch sinh thái và Mạo hiểm Thái Lan” là một tổ chức phi lợi nhuận

88
hoạt động dựa trên phí thành viên tự đóng góp, trong đó hoạt động của các tổ
chức thành viên trở nên bền vững về mặt môi trường, có hiệu quả kinh tế và có
trách nhiệm về mặt văn hóa xã hội. TCDLTL cũng đã phát triển những Sáng
kiến xanh nhằm xúc tiến quảng bá điểm tham quan du lịch xanh. Cùng với sự
xúc tiến quảng bá và hỗ trợ từ chính phủ, du lịch sinh thái xanh thu hút một
lượng rất lớn khách du lịch, với 67% khách du lịch đi du lịch để tham gia một
hoạt động cụ thể nào đó45. Bằng việc khai thác tài sản du lịch văn hóa của mình,
xây dựng nhiều hoạt động hơn nữa và xúc tiến du lịch, Quảng Ninh có thể kéo
dài thời gian lưu trú của khách du lịch trên địa bàn tỉnh.
2.5.2. Campuchia
Xiêm Riệp ở Campuchia cho thấy những thực tế về thu hút danh mục đầu tư cao
cấp và khách sạn cao cấp để xây dựng một hệ thống thịnh vượng. Bảng 20 cho
thấy số lượng khách du lịch đến Campuchia đã tăng từ nửa triệu lượt năm 2000
lên gần 3 triệu lượt năm 2011, tốc độ tăng trưởng hằng năm là 18%, vượt xa bất
kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác.
Bảng 20: Số lượng khách du lịch đến Campuchia (triệu lượt)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lượt khách du
0,5 0,6 0,8 0,7 1,1 1,4 1,7 2,0 2,1 2,2 2,5 2,9
lịch
Nguồn: Bộ Du lịch Campuchia
Sự bùng nổ tăng trưởng số lượt khách đến đã vượt qua những điểm du lịch ĐNÁ
khác chủ yếu nhờ sự tăng trưởng của Xiêm Riệp và Ăngkor Wat với mức tăng
trưởng lượt khách bằng đường không giai đoạn giữa năm 2000 và 2011 là 20%,
gần gấp đôi tăng trưởng lượt khách đường không của Phnôm Pênh 11%, như thể
hiện ở Bảng 21.
Bảng 21: Số lượng khách đến Xiêm Riệp và Phnôm Pênh bằng đường
hàng không (nghìn lượt)
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Xiêm Riệp 87 134 203 186 309 440 600 761 669 528 592 645
Phnôm Pênh 265 275 320 270 317 416 427 535 571 584 713 835
Nguồn: Bộ Du lịch Campuchia
Sự tăng trưởng mạnh này cho phép Campuchia thu hút được sự đầu tư của
những khách sạn có thương hiệu. Xiêm Riệp hiện nay có nhiều chuỗi khách sạn
lớn như Meridien, Raffles, Hyattvà Sofitel trong khi Quảng Ninh chỉ có Novotel
là khách sạn cao cấp duy nhất trong địa bàn tỉnh. Một phân tích sâu hơn về các
phân lớp khách sạn được trình bày ở Bảng 22, nhấn mạnh sự thiếu hụt các khách
sạn tốt hơn từ 3 sao đến 5 sao trong tỉnh.

45
Dựa vào phỏng vấn với 30.000 khách du lịch do TCDLTL thực hiện.
89
Bảng 22: So sánh các phân lớp khách sạn giữa Xiêm Riệp và Quảng Ninh
Xiêm Riệp Quảng Ninh
23 45
5 sao 5% 2%
4 sao 31% 13%
3 sao 58% 17%
1, 2 sao 6% 67%
Nguồn: Xiêm Riệp dựa trên bình chọn của TripAdvisor và chỉ bao bồm các “Khách sạn”,
“Nhà nghỉ”, không tính các “Nhà trọ” (“BnBs”); Số liệu của Quảng Ninh năm 2011 được
cung cấp bởi Sở VHTTDL.
Có hai yếu tố chính sách cốt lõi của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong
việc thu hút nhà đầu tư khách sạn nước ngoài, ví dụ: sự dễ dàng tiếp cận cho
khách du lịch quốc tế và ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nước ngoài.
“Chính sách phát triển hàng không Open Sky” triển khai từ năm 1999, bắt đầu
cho phép các chuyến bay quốc tế hạ cánh ở Xiêm Riệp, dẫn đến tăng mạnh trong
lượt khách đến. Trong một vài năm sau khi được ban hành, chính sách này đã
giúp thúc đẩy tăng trưởng lượt khách du lịch lên 30% hàng năm, một tỷ lệ tăng
trưởng cao, hấp dẫn đối với các nhà đầu tư khách sạn nước ngoài. Thứ hai, một
loạt các biện pháp khuyến khích đã được đưa ra để kích thích đầu tư nước ngoài.
Những “Khuyến khích đầu tư tự do hóa” này bao gồm thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp là 9%, giảm thuế có thời hạn đến 8 năm, miễn hoàn toàn thuế
nhập khẩu, miễn thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, thời gian sử dụng đất lên
đến 70 năm46. Những giải pháp này đã tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn cho nhà
đầu tư vào du lịch mong muốn phát triển những dự án du lịch trong khu vực.
2.5.3 Malaysia
Malaysia cũng cho thấy sự am hiểu của mình trong áp dụng những ưu đãi của
chính phủ nhằm xúc tiến du lịch và thu hút đầu tư vào xây dựng cơ sở vật chất
du lịch. Malaysia đã chứng kiến sự tăng trưởng 2 con số trong lượt khách du lịch
trong thập kỷ trước, ở mức 11%. Số lượng lượt khách du lịch đã tăng từ 10,6
triệu năm 2003 lên gần 27 triệu năm 2012. Doanh thu từ du lịch đã tăng thậm
chí mạnh hơn từ 6,8 tỷ USD năm 2003 lên đến 24 tỷ USD năm 2012, tăng
trưởng hàng năm ở mức 15%.

Bảng 23: Số lượng lượt khách và doanh thu


2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu
6,8 9,2 10,4 12,3 17,9 18,6 17,2 19,6 22,3 24,0
(Tỷ USD)
Lượt khách du
10,6 15,7 16,4 17,5 21,0 22,1 23,6 24,6 25,9 26,8
lịch (triệu)
46
Ủy ban Hợp tác Campuchia
90
Nguồn: Economist Intelligence Unit: Giai đoạn 2011 - 2013 là con số ước tính
Để đạt được kỳ tích này, Malaysia đã áp dụng một chương trình khuyến khích
sâu rộng thúc đẩy phát triển du lịch. Dưới đây là danh mục những ưu đãi quan
trọng có tính chất liên quan mà tỉnh Quảng Ninh có thể học hỏi:
Bảng 24: Chính sách ưu đãi của Malaysia
Bên tiếp nhận Ưu đãi Mô tả
Các công ty thực Miễn thuế cho doanh Miễn một phần thuế thu nhập trong 5 năm. Thuế
hiện các khoản đầu nghiệp đi tiên phong đánh trên 30% thu nhập chịu thuế theo luật định.
tư mới vào các (Doanh nghiệp tiên
khách sạn 1-5 sao phong)
Các công ty thực Giảm trừ thuế cho Mức trợ cấp 60% đối với chi phí đầu tư đủ điều
hiện các khoản đầu hoạt động đầu tư kiện phát sinh trong thời hạn 5 năm kể từ ngày
tư mới vào các (ITA) phát sinh chi phí đầu tư đủ điều kiện đầu tiên.
khách sạn 1-5 sao Bù trừ mức trợ cấp này vào 70% thu nhập theo
luật định trong năm tính thuế.
Các công ty tái đầu Miễn/giảm thuế tăng Doanh nghiệp tiên phong được miễn thuế thu
tư vào mở rộng/hiện cường cho doanh nhập là 70% thu nhập theo luật định trong thời
đại hóa khách sạn và nghiệp tiên phong/ gian 5 năm.
các dự án du lịch hoạt động đầu tư

Kinh doanh du Miễn thuế Các công ty cung cấp dịch vụ thuê du thuyền
thuyền cao cấp sang trọng đủ điều kiện được miễn thuế thu nhập
là 100% trong thời gian 5 năm.
Khách sạn và công Giảm đánh thuế hai Giảm đánh thuế hai lần đối với các chi phí phát
ty du lịch lần cho các hoạt động sinh cho hoạt động quảng bá ở nước ngoài kể cả
quảng bá ở nước các phương tiện truyền thông đại chúng ở nước
ngoài ngoài, bảo trì các văn phòng kinh doanh ở nước
ngoài, v.v.
Các công ty tham Giảm đánh thuế hai Giảm đánh thuế hai lần đối với các chi phí phát
gia hội chợ thương lần sinh khi tham gia vào một hội chợ thương mại
mại quốc tế quốc tế đã được chấp thuận tại Malaysia.
Các công ty lữ hành Miễn thuế Các công ty lữ hành thu hút ít nhất 500 khách du
lịch nước ngoài theo nhóm trong 1 năm bao gồm
các tour du lịch vào và ra khỏi đất nước bằng
đường hàng không, đường biển hoặc phương tiện
đi lại bằng đường bộ, sẽ được miễn thuế đối với
thu nhập từ kinh doanh loại hình du lịch này.
Các công ty lữ hành Miễn thuế Các công ty tổ chức các gói tour du lịch trong
nước cho ít nhất 1.200 khách du lịch địa phương
mỗi năm đủ điều kiện được miễn thuế tính trên
thu nhập từ hoạt động đó.
Các nhà quảng bá Miễn thuế Các công ty địa phương xúc tiến hội nghị quốc tế
hội nghị địa phương ở Malaysia đủ điều kiện được miễn thuế trên thu
nhập thu được từ việc thu hút ít nhất 500 người
nước ngoài tham gia đến Malaysia.
Các công ty xúc tiến Giảm đánh thuế 1 lần Chi phí phát sinh bởi các công ty quảng bá và
91
Bên tiếp nhận Ưu đãi Mô tả
hoạt động biểu diễn quản lý các nhóm nhạc, văn hóa và tài trợ cho
văn hoá các buổi biểu diễn văn hóa địa phương và/hoặc
nước ngoài được sự chấp thuận của Bộ Du lịch
đủ điều kiện để khấu trừ một lần.
Nguồn: Cơ quan Phát triển Đầu tư Malaysia, Bộ Tài chính, Quy hoạch Malaysia Lần thứ 9
Ngoài ra, những điểm du lịch lớn toàn Malaysia còn được hưởng những lợi ích
cụ thể như sau:47
Langkawi and Labuan: Chính phủ bãi bỏ thuế dịch vụ và các công ty thực
hiện sửa chữa bảo trì tàu du lịch cao cấp ở Langkawi được miễn thuế thu
nhập 5 năm.
Melaka and Penang: Phân bổ 50 triệu Ringgit cho Melaka và Penang cho các
hoạt động bảo tồn địa danh di sản được thực hiện bởi các Tổ chức phi chính phủ
và khu vực tư nhân.
Sabah and Sarawak: Các công ty thực hiện đầu tư mới vào các khách sạn 4 và 5
sao ở Sabah và Sarawak đủ điều kiện hưởng các ưu đãi sau: Miễn thuế thu nhập
cho "Doanh nghiệp tiên phong” là 100% thu nhập theo luật định trong thời gian
5 năm ; giảm thuế đối với hoạt động đầu tư là 100% trên chi phí đầu tư đủ điều
kiện phát sinh trong thời hạn 5 năm. Khoản trợ cấp có thể được bù trừ với 100%
thu nhập theo luật định trong mỗi năm tính thuế.

47
Cơ quan phát triển đầu tư Malaysia, Bộ Tài Chính, Kế Hoạch Malaysia lần thứ 9
92
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Căn cứ cho phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020
Như đã đề cập ở phần trước, tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng rất lớn cho phát triển
du lịch, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều khó khăn cần được giải quyết.
1.1. Tài nguyên du lịch điển hình:
Di sản - Kỳ quan Thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long: Là danh thắng có giá trị
đặc biệt có ý nghĩa toàn cầu, là tài nguyên du lịch nổi trội, là nền tảng và động
lực phát triển du lịch Quảng Ninh.
Tài nguyên du lịch biển đảo: Rất phong phú và đa dạng với 250 km bờ biển,
6.000 km2 mặt biển và hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó có nhiều bãi biển tự
nhiên đẹp như Trà Cổ, Vĩnh Thực, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Cô Tô...
Quần thể di tích, danh thắng Yên Tử - Một trung tâm Văn hóa tâm linh, tín
ngưỡng hàng đầu Việt Nam, là vùng đất phát tích Thiền phái Trúc Lâm của Phật
giáo Việt Nam, là một trong những nơi có lễ hội lớn nhất Việt Nam, mỗi năm
thu hút hàng triệu lượt khách hành hương.
Hệ thống di tích lịch sử, văn hóa đồ sộ với hơn 600 di tích lịch sử, văn hóa các
loại, trong đó có nhiều di tích có quy mô lớn và giá trị nổi bật như quần thể di
tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên), khu di tích lịch sử, văn hoá Nhà
Trần (huyện Đông Triều), đền Cửa Ông (thành phố Cẩm Phả), chùa Cái Bầu
(huyện Vân Đồn)…
Nền Văn hóa Hạ Long: Quảng Ninh hiện còn rất nhiều di chỉ khảo cổ có giá trị
minh chứng cho nền Văn hóa độc đáo từ hàng triệu năm về trước ở vùng duyên
hải Bắc bộ Việt Nam - Nền Văn hóa Hạ Long.
Tiềm năng du lịch sinh thái: được phân thành 2 hệ sinh thái chính với các đặc
điểm khác biệt có khả năng tạo thành những sản phẩm du lịch độc đáo, gồm:
- Hệ sinh thái rừng (rừng, núi, hồ, đập, suối, thác): Rừng - hồ Yên Lập (Hạ
Long), rừng - hồ Yên Trung (Uông Bí), các rừng hồ ở huyện Đông Triều, thành
phố Móng Cái, huyện Hoành Bồ, suối - thác Mơ (Quảng Yên), suối - thác Lựng
Xanh (Uông Bí), suối - thác Khe Vằn (Bình Liêu), rừng - hồ Chúc Bài Sơn (Hải
Hà), Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng (Hoành Bồ)…
- Hệ sinh thái biển: Điển hình là Vườn quốc Gia Bái Tử Long (Vân Đồn), hệ
thống rừng ngập mặn ven biển tập trung ở các huyện Vân Đồn, Tiên Yên, Đầm
Hà, Hải Hà và thị xã Quảng Yên…
Quảng Ninh có vị trí địa chính trị - kinh tế vô cùng quan trọng: Nằm ở đầu Đông
- Bắc Việt Nam, cách Hà Nội 160 km về phía Đông, có chung đường biên giới
trên bộ, trên biển với 3 cửa khẩu giao thương với Trung Quốc - Thị trường du
lịch tiềm năng nhất thế giới và hệ thống cảng biển đa dạng mở ra quan hệ với
nhiều khu vực và thế giới.

93
Giá trị thẩm mỹ biển đảo Hạ Cây Lim-Di tích lịch sử Bạch
Long, Quảng Ninh Đằng

Bãi biển Vân Đồn Đình Quan Lạn (Vân Đồn)

So với các tỉnh, thành phố khác ở Việt Nam, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, tài
nguyên du lịch có giá trị nổi bật, đặc sắc, có lợi thế cạnh tranh cao. Đi cùng với
những tài nguyên này là sự quan tâm mang tính chiến lược của Chính phủ Việt
Nam (thể hiện trong các chủ trương, chính sách, đường lối định hướng, quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển du lịch). Thêm vào đó là sự năng
động, sáng tạo của các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh.
Tất cả những yếu tố nói trên là nền tảng cơ sở, là những điều kiện thực tế để du
lịch Quảng Ninh có thể phát triển đột phá, góp phần chuyển dịch và làm thay đổi
cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh từ “Nâu” sang “Xanh”.
1.2. Những hạn chế, yếu kém cần được giải quyết:
 Mạng lưới giao thông và khả năng tiếp cận đóng vai trò rất quan trọng
vì việc di chuyển 3-4 giờ đồng hồ từ sân bay quốc tế ở Hà Nội – trung tâm
du lịch ở vùng đồng bằng sông Hồng nói riêng và khu vực phía Bắc nói
chung trên hệ thống đường có chất lượng chưa đảm bảo là trở ngại
chính đối với thu hút khách đặc biệt là khách du lịch quốc tế.
 Khó khăn cho người nước ngoài trong việc đầu tư, thành lập doanh
nghiệp Quảng Ninh đang cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài như một
nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát

94
triển du lịch nói riêng, trong đó có cả những dự án lớn như sân bay Vân
Đồn và những dự án nhỏ phát triển sản phẩm du lịch, khách sạn nghỉ
dưỡng phát triển hệ thống nhà hàng quy mô nhỏ. Quảng Ninh cần phải có
những thay đổi về môi trường đầu tư tích cực hơn để trở thành một địa
phương thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu
tư nước ngoài.
 Thiếu sản phẩm du lịch chất lượng cao và các cơ sở lưu trú cao cấp
đồng nghĩa với việc nhiều khách du lịch thuộc phân khúc khách du lịch
cao cấp, có khả năng chi trả cao sẽ không chọn Quảng Ninh là điểm đến.
Việc các chuỗi khách sạn nổi tiếng (như Sofitel, Le Meridien, Four
Seasons) và các điểm du lịch có chất lượng được đưa vào bản đồ cung cấp
cho khách du lịch sẽ tạo niềm tin và là căn cứ quan trọng để khách du
lịch chọn Quảng Ninh là điểm đến khi có ý định đi du lịch Việt Nam.
 Thiếu nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là lao động nghề. Đây là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch và là
thách thức lớn khi Quảng Ninh sẽ hướng đến chiến lược du lịch chất
lượng cao với những sản phẩm du lịch đẳng cấp có sức hấp dẫn và cạnh
tranh không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực và quốc tế.
 Quản lý ô nhiễm và rác thải là vấn đề cấp thiết bởi danh tiếng quốc tế
của Vịnh Hạ Long phụ thuộc vào vẻ đẹp tự nhiên của vịnh. Nếu không có
những hòn đảo nguyên sơ với nước biển trong xanh, Vịnh Hạ Long và Bái
Tử Long sẽ nhanh chóng mất đi sức hấp dẫn và tổn hại hình ảnh trên
truyền thông du lịch quốc tế.
 Tính sẵn sàng đáp ứng thông tin và xây dựng thương hiệu trên các
kênh truyền thông quốc tế. Quảng Ninh còn chưa thực sự chủ động
trong việc quản trị thương hiệu điểm đến mang tầm quốc tế của mình và
phối hợp với các tổ chức khác trong lĩnh vực du lịch/lữ hành để truyền bá
thông tin về hình ảnh điểm đến và các sản phẩm du lịch mà tỉnh cung cấp.
Sự hiện diện trực tuyến mạnh mẽ và hình ảnh tích cực trên các thị trường
du lịch đã trở thành tài sản quan trọng trong phát triển du lịch hiện đại.
2. Quan điểm, mục tiêu phát triển và tầm nhìn đến 2030
2.1. Quan điểm
Quan điểm trình bày trong bản Quy hoạch này về cơ bản đồng thuận với những
quan điểm mà tỉnh Quảng Ninh đưa ra tại Nghị quyết 07, "Nghị quyết của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030":
 Phát triển du lịch bền vững theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả;
có trọng tâm, trọng điểm; để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và
chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan
95
trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn chuyển đổi phương thức phát
triển từ “nâu” sang “xanh”.
 Phát triển du lịch dựa vào nguồn lực nội tại được xác định là chiến lược,
cơ bản và lâu dài; nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.
 Phát triển du lịch đi đôi với bảo tồn, phát huy tối đa các lợi thế tự nhiên,
giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, các giá trị văn hoá, gìn giữ cảnh quan
và bảo vệ môi trường.
 Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế biển, góp phần tích cực, hiệu
quả vào xây dựng Quảng Ninh thành khu vực phòng thủ vững chắc về
quốc phòng - an ninh, phòng tuyến hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế.
Phát triển du lịch phải gắn chặt với lộ trình xây dựng Khu hành chính -
kinh tế đặc biệt Vân Đồn và Khu kinh tế cửa khẩu tự do Móng Cái.
 Phát huy tối đa tiềm năng lợi thế đặc trưng về tự nhiên, yếu tố con người,
xã hội, lịch sử văn hóa Quảng Ninh và đẩy mạnh liên kết vùng cho phát
triển du lịch.
2.2. Mục tiêu
a. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trung tâm du lịch quốc tế, một trọng điểm
du lịch hàng đầu quốc gia, có hệ thống cơ sở vật chất đồng bộ, hiện đại; sản
phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc, có chất lượng cao, thương hiệu mạnh, mang đậm
bản sắc văn hóa các dân tộc trong tỉnh, có năng lực cạnh tranh với các nước
trong khu vực và quốc tế; thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, là động lực thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững và bảo đảm quốc phòng - an
ninh.
b. Mục tiêu cụ thể:
Nhìn chung, mục tiêu cụ thể của bản quy hoạch này đồng thuận với những mục
tiêu cụ thể do Quảng Ninh đưa ra tại Nghị quyết số 07. Tuy nhiên, Quy hoạch
này đưa ra 2 kịch bản/phương án phát triển các mục tiêu cụ thể (về số lượng
khách, tổng doanh thu và lao động) khác nhau tùy thuộc vào điều kiện hoàn
cảnh cụ thể và năng lực tổ chức triển khai thực hiện của tỉnh Quảng Ninh.
Theo đó, những mục tiêu cụ thể về số lượng khách, tổng doanh thu và lao động
đã được chọn như sau:
 Phấn đấu đến năm 2015, tổng số khách du lịch đạt 8 triệu lượt, trong đó
khách quốc tế 3 triệu lượt; tổng doanh thu đạt 8.000 tỷ Đồng; lao động
trực tiếp 35.000 người. Năm 2020, tổng số khách du lịch đạt 10,5 triệu
lượt, trong đó khách quốc tế 4 triệu lượt; tổng doanh thu đạt 30.000 tỷ
Đồng; lao động trực tiếp 62.000 người. Năm 2030, tổng số khách du lịch
đạt 23 triệu lượt, trong đó khách quốc tế 10 triệu lượt; tổng doanh thu đạt
130.000 tỷ Đồng; lao động trực tiếp 120.000 người.
96
 Hoàn thiện phát triển không gian du lịch theo 4 địa bàn du lịch trọng
điểm: Hạ Long; Móng Cái - Trà Cổ; Vân Đồn - Cô Tô và Uông Bí - Đông
Triều - Quảng Yên. Định hướng mở rộng không gian du lịch Hạ Long gắn
với Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long và các vùng phụ cận, đồng thời phát
triển các không gian du lịch mới ở Hải Hà, Cô Tô, Cẩm Phả, Hoành Bồ,
Tiên Yên, Bình Liêu...Tạo ra hệ thống sản phẩm du lịch đa dạng phục vụ
các thị trường mục tiêu như Châu Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Nam Á,
Trung Đông...; hình thành và phát triển dịch vụ văn hóa - giải trí; hình
thành hệ thống sản phẩm du lịch chuyên nghiệp mang tính đặc trưng tại 4
trung tâm du lịch.
 Phấn đấu đến năm 2015, xây dựng thành phố Hạ Long trở thành thành
phố du lịch biển theo hướng hiện đại, đến năm 2020 trở thành thành phố
du lịch biển hiện đại và văn minh; đến năm 2020 Vân Đồn - Cô Tô trở
thành trung tâm du lịch biển, đảo chất lượng cao, trung tâm vui chơi giải
trí đẳng cấp quốc tế, phấn đấu đến năm 2030 trở thành trung tâm công
nghiệp giải trí có đẳng cấp quốc tế; Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên
trở thành trung tâm du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh đặc sắc, có sức hấp
dẫn cao.
2.3. Tầm nhìn đến 2030:
 Xuất phát từ những quan điểm và mục tiêu nói trên, tầm nhìn phát
triển Du lịch Quảng Ninh đến năm 2030 được khái quát trên những
tiêu chí sau:
 Là một trung tâm du lịch đẳng cấp quốc tế;
 Một trọng điểm du lịch hàng đầu quốc gia;
 Trung tâm công nghiệp văn hóa giải trí, nghỉ dưỡng;
 Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất –kỹ thuật du lịch đồng bộ, hiện đại;
 Có sản phẩm du lịch đa dạng, đặc sắc,chuyên nghiệp chất lượng cao;
 Có thương hiệu mạnh và sức hấp dẫn toàn cầu;
 Có năng lực cạnh tranh quốc tế;
 Có điều kiện, năng lực liên kết, liên doanh với các hãng hàng không,
các tập đoàn du lịch hàng đầu thế giới.
Để đạt được những mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện những chiến
lược sau:
Chiến lược tổng quan: Tập trung vào các phân khúc khách du lịch mục tiêu
quan trọng nhất và phát triển các dịch vụ du lịch phù hợp với các phân khúc
trong bốn trung tâm du lịch trọng điểm.

97
Chiến lược cụ thể: Trong giai đoạn phát triển mới, Quảng Ninh cần tập trung
vào 3 phân khúc chính: khách du lịch Châu Âu, khách du lịch Trung Quốc và
khách du lịch có thu nhập cao. Phân khúc khách du lịch Châu Âu tại Quảng
Ninh chưa được khai thác tốt so với các điểm du lịch khác trong khu vực Đông
Nam Á. Những khách này đi du lịch tự túc và theo các tour du lịch, thích các
điểm du lịch trải nghiệm và có vẻ đẹp tự nhiên. Họ thường có sức mua cao hơn
so với khách du lịch châu Á. Trung Quốc là thị trường du lịch ra nước ngoài
phát triển nhanh nhất và Quảng Ninh với vị trí tiếp giáp Trung Quốc có thể tận
dụng tốt lợi thế của sự tăng trưởng này. Khách du lịch Trung Quốc thường đi
theo tour du lịch, thích mua sắm và giải trí. Khách du lịch hạng sang chưa hiện
diện nhiều ở Quảng Ninh vì chi tiêu hàng ngày của khách du lịch ở Quảng Ninh
tương đối thấp so với các điểm đến khác ở châu Á. Sản phẩm du lịch cho khách
du lịch hạng sang sẽ thu hút khách du lịch có mức chi tiêu cao hơn, đem lại
doanh thu lớn hơn cho du lịch Quảng Ninh. Các phân khúc này được mô tả chi
tiết hơn trong Phần 4.2.1.
Để phục vụ nhu cầu của các phân khúc mục tiêu, Quảng Ninh sẽ sắp xếp tập
trung các hoạt động du lịch ở các địa bàn du lịch trọng điểm hướng tới từng
phân khúc mục tiêu cụ thể. Việc tập hợp các sản phẩm du lịch ở các địa bàn
trọng điểm này sẽ đem lại cho khách du lịch trải nghiệm du lịch ổn định và
thống nhất qua các điểm đến du lịch chính và cùng với các dịch vụ bổ sung, ví
dụ như khách sạn và nhà hàng. Bốn địa bàn trọng điểm phát triển du lịch (trung
tâm du lịch chính) của Quảng Ninh sẽ là "Mới lạ và Sang trọng" (tập trung ở
Vân Đồn, hướng tới phân khúc có thu nhập cao, bao gồm cả những người
Trung Quốc có nhu cầu giải trí casino). "Vẻ đẹp Việt Nam" (kéo dài từ Đông
Triều đến Thành phố Hạ Long, hướng tới khách du lịch Châu Âu), "Từ phương
bắc" (kéo dài từ Móng Cái đến Hạ Long, hướng tới khách du lịch hạng trung từ
thị trường Trung Quốc) và "Tâm linh Việt Nam"(tập trung vào phân khúc thị
trường trong nước có quan tâm đến các giá trị di sản văn hóa lịch sử tâm linh
của Quảng Ninh như Yên Tử và Bạch Đằng). Các cụm này sẽ được mô tả chi
tiết hơn trong phần 4.3.

98
3. Những ý tưởng mang tính đột phá mới cho phát triển du lịch
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tương xứng với vị trí và
tiềm năng của tỉnh
Để tạo ra bước đột phá mới cho sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Ninh, góp
phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và chiếm tỷ trọng ngày càng cao
trong cơ cấu GDP của tỉnh; góp phần quan trọng thực hiện 3 đột phá chiến lược gắn
với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, chuyển đổi phương thức
phát triển từ “nâu” sang “xanh”,Quy hoạch này đề xuất một số ý tưởng phát triển
sau đây:
1) Tạo ra một khu du lịch biển “Mới lạ và Sang trọng” tại Vân Đồn
Ý tưởng này cần được thực hiện bằng các giải pháp dưới đây:
a. Đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn
Đẩy nhanh tiến trình đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn theo dự án đã được phê
duyệt để tạo ra cơ hội tốt nhất, điều kiện hiện đại nhất, phương tiện nhanh nhất
kết nối với các thị trường du lịch trong khu vực và toàn cầu, đưa Hạ Long -
Quảng Ninh thực sự trở thành một điểm đến có đẳng cấp quốc tế.
Để đạt được hiệu quả và chất lượng tốt, khuyến nghị tỉnh Quảng Ninh cần phối
hợp với nhà đầu tư xây dựng sân bay Vân Đồn tham khảo, nghiên cứu, vận dụng
những kinh nghiệm, mô hình tốt nhất từ các sân bay phục vụ du lịch khác, ví dụ
như sân bay quốc tế Xiêm Riệp của Campuchia.
b. Phát triển hệ thống cảng tàu tại Vân Đồn - Vịnh Bái Tử Long
Để biến huyện Vân Đồn và vùng Vịnh Bái Tử Long thành một khu du lịch biển
“Mới lạ và Sang trọng” tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng và nâng cấp các cảng
hành khách để làm động lực cho phát triển du lịch tại đây. Theo đó, trước hết
cần đầu tư nâng cấp, phát triển cảng Cái Rồng thành cảng du lịch có đẳng cấp
quốc tế, đảm bảo khả năng neo đậu nhiều loại tàu thuyền, trong đó có tàu cao
tốc, tàu thường, tàu cánh ngầm, tàu ngủ đêm trên Vịnh Bái Tử Long, thủy phi
cơ…
Cảng Cái Rồng sẽ là cảng chính tại vùng Vân Đồn - Bái Tử Long, là điều kiện
hạ tầng để kết nối Vịnh Bái Tử Long, các đảo ở Vân Đồn với trung tâm du lịch
Hạ Long và quốc tế.
Tại các khu, điểm du lịch khác cần đầu tư phát triển hệ thống cảng, bến đồng bộ
có quy mô nhỏ hơn để đảm bảo sự kết nối trong toàn khu vực.
c. Đầu tư phát triển khu vui chơi giải trí phức hợp có casino
Kêu gọi đầu tư và quản lý hoạt động phát triển dự án Casino đã đề xuất tại Vân
Đồn. Casino là nội dung chính trong tổ hợp vui chơi giải trí tại đây. Các loại
hình vui chơi giải trí khác cần được ưu tiên lựa chọn phù hợp để có lực hấp dẫn
khách du lịch quanh năm và không bị ảnh hưởng bởi tính mùa vụ.
Tổ hợp vui chơi giải trí có Casino tại Vân Đồn cần được hoạch định, hướng đến
phân khúc thị trường khách du lịch Trung Quốc và khu vực châu Á là chủ yếu.
99
Hoạt động chơi golf cũng là một loại hình quan trọng cần được đầu tư tại đây để
liên kết phát triển thành một chuỗi sân golf đẳng cấp cao trong tỉnh nhằm phát
triển thành điểm đến quốc tế cho ngành du lịch chơi golf tại Quảng Ninh.
Trong không gian của Tổ hợp vui chơi giải trí có Casino tại Vân Đồn rất cần
phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá (ví dụ như mở các
cửa hàng bán sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng) tại đảo Cái Bầu, Vân
Đồn, phục vụ nhóm khách mục tiêu là khách du lịch Trung Quốc.
d. Đầu tư, phát triển các khu du lịch sinh thái
Một phần quan trọng để Vân Đồn - Bái Tử Long trở nên “Mới lạ và Sang trọng”
là tập trung đầu tư, phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp trên
các hòn đảo của huyện Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long để phục vụ các phân
khúc khách hàng không chơi bài. Các khu nghỉ dưỡng cao cấp trên các hòn đảo
thuộc huyện Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long sẽ tận dụng môi trường thiên nhiên
phong phú tại đây để đa dạng hóa các phân khúc khách du lịch, đặc biệt là thu
hút các dòng khách có khả năng chi trả cao từ các thị trường tiềm năng.
Địa điểm đầu tư, phát triển các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp được
dự kiến trên các đảo Thẻ Vàng, Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Nứt Đất …
Các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cho các phân khúc khách du lịch
không chơi bài cần quan tâm phát triển có thể là: đi dạo bộ trong rừng, đi bộ
ngắm cảnh tự nhiên, chèo thuyền kayak, tắm biển, thám hiểm hang động…
2) Đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng
Hạ tầng giao thông là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để thu hút và
nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch phương
Tây. Hiện nay, cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém tại Quảng Ninh đang là một rào
cản rất lớn đối với sự nghiệp phát triển du lịch tại đây.
Vì vậy, tỉnh Quảng Ninh cần nhanh chóng đầu tư xây dựng, nâng cấp chất lượng
các tuyến quốc lộ nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Móng Cái. Ngoài ra,
cần quan tâm đầu tư phát triển hệ thống đường giao thông tại các địa phương có
các khu, điểm du lịch, đặc biệt là hệ thống đường giao thông tại huyện Vân Đồn.
Những dự án nâng cấp này chắc chắn sẽ tăng cường khả năng kết nối, thu hút
nhiều thị trường khách du lịch tới Quảng Ninh.
3) Liên kết với các Tập đoàn khách sạn có thương hiệu quốc tế
Thương hiệu, uy tín của các Tập đoàn khách sạn quốc tế đồng nghĩa với chất
lượng, đẳng cấp của sản phẩm lưu trú hàng đầu và đối tượng khách lưu trú toàn
cầu. Hệ thống khách sạn này có mối liên hệ chặt chẽ với các hãng hàng không,
các trung tâm dịch vụ và các thị trường du lịch tiềm năng nhất thế giới.
Việc phát triển quan hệ đối tác với các nhà đầu tư, khai thác khách sạn có
thương hiệu quốc tế sẽ tăng cường năng lực lưu trú, sức hấp dẫn của Quảng
Ninh đối với các thị trường quốc tế và nâng cao chất lượng nhân lực địa phương.

100
Các tập đoàn khách sạn quốc tế hàng đầu xuất hiện tại Quảng Ninh sẽ tạo ra sự
thay đổi về chất đối với hoạt động du lịch của tỉnh.
4) Thành lập Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh
Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA) là cơ quan đầu mối
chịu trách nhiệm hoạch định và quản lý toàn bộ chiến lược marketing du lịch
của tỉnh, là cơ quan tổ chức triển khai tất cả những giải pháp ưu tiên và các công
cụ kỹ thuật để kết nối khách du lịch và các nhà đầu tư đến Quảng Ninh.
Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA) là một đầu mối tập
trung, thống nhất điều phối tất cả các hoạt động tiếp thị sẽ cung cấp cho khách
du lịch một cách trung thực, nhất quán về tất cả các thông tin liên quan đến du
lịch, đảm bảo độ tin cậy đối với khách du lịch và các nhà đầu tư; khắc phục tình
trạng nhiễu loạn thông tin, cạnh tranh không bình đẳng, có tác động tích cực thu
hút khách du lịch từ các phân khúc mục tiêu với mức chi tiêu/ngày cao hơn, thời
gian lưu trú dài hơn, đảm bảo cho uy tín và thương hiệu du lịch toàn tỉnh.
Đây là một trong những ý tưởng quan trọng nhất đối với hoạt động du lịch
Quảng Ninh vì QNDMA sẽ chịu trách nhiệm chủ trì hoạch định và tổ chức thực
hiện toàn bộ chiến lược marketing và các giải pháp có liên quan.

101
4. Các định hướng phát triển cụ thể
4.1. Dự báo các chỉ tiêu phát triển chủ yếu

4.1.1. Khách du lịch


Quy hoạch tổng thể du lịch Quảng Ninh dự kiến sẽ giúp tăng mạnh doanh thu,
với mục tiêu doanh thu đến năm 2020 sẽ là 1,5 tỷ USD, so với mức 205 triệu
USD ở thời điểm hiện tại. Điều này đồng nghĩa với mức tăng trưởng doanh thu
hàng năm là trên 25%. Để đạt được các mục tiêu này, chiến lược du lịch mới sẽ
giúp gia tăng số lượng khách du lịch, đặc biệt là từ các phân khúc mục tiêu ở thị
trường phương Tây, Trung Quốc và khách du lịch cao cấp có thu nhập cao. Các
phân khúc khách này thường có mức chi tiêu cao hơn so với các nhóm khác và
như vậy mức chi tiêu trung bình theo ngày của khách du lịch ở Quảng Ninh
cũng sẽ tăng lên, giúp tăng mạnh doanh thu. Các sản phẩm du lịch mới, trong đó
có các hoạt động giải trí trên đất liền và các điểm di tích văn hóa lịch sử trên địa
bàn tỉnh, cũng sẽ khuyến khích khách du lịch kéo dài thêm thời gian lưu trú tại
Quảng Ninh. Nhờ thu hút được nhiều hơn đối tượng khách có mức chi tiêu cao
và thời gian lưu trú dài, du lịch Quảng Ninh sẽ có điều kiện đạt được mức tăng
trưởng dự kiến về doanh thu du lịch.
Chiến lược mới được lập dựa trên mức Quảng Ninh sẽ đón được nhiều khách du
lịch quốc tế hơn, nhìn chung họ là đối tượng khách có thu nhập cao hơn so với
khách du lịch nội địa. Mặc dù dự kiến du lịch nội địa sẽ phát triển vượt bậc song
song với tốc độ tăng trưởng thu nhập và mong muốn đi du lịch ngày càng tăng
của người Việt nhưng theo ước tính lượng khách du lịch quốc tế vẫn tăng nhanh
so với lượng khách du lịch nội địa. Đến năm 2020, ước tính hàng năm Quảng
Ninh sẽ đón được khoảng 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, gần sát với mức
dự tính đón khách du lịch nội địa ở khoảng 8 triệu lượt. Lưu ý là các mục tiêu
nói trên chỉ đạt được nếu Quảng Ninh thực hiện thành công những giải pháp đề
xuất trong Quy hoạch tổng thể này, mặc dù ngay theo kịch bản cơ sở thì tốc độ
tăng trưởng khách quốc tế nhiều khả năng cũng sẽ vượt tốc độ tăng trưởng
khách nội địa.
Bảng 25: Số lượt khách du lịch phân chia theo nguồn quốc tịch
Số lượt khách, triệu lượt 2012 Dự báo 2020
Khách du lịch Trung Quốc 0,7 3,8
Khách từ các quốc gia châu Á khác 1,2 1,6
Khách du lịch Phương Tây 0,8 2,1
Tổng số lượt khách quốc tế 2,6 7,5
Tổng số lượt khách nội địa 4,4 8,0
Tổng lượt khách 7,0 15,5
Nguồn:Sở VHTTDL

102
Những kịch bản về lượt khách du lịch– Các giả định dự tính
Chúng tôi xây dựng 2 kịch bản về lượt khách du lịch tới Quảng Ninh. Kịch bản
phát triển bình thường trình bày về sự tăng trưởng lượt khách du lịch do sự gia
tăng chung của khách đi du lịch nước ngoài từ các khu vực đến Quảng Ninh. Dự
kiến, trong 7 năm tới phân khúc đi du lịch ra nước ngoài sẽ tăng trưởng mạnh
đối với thị trường trong nước và Trung Quốc, trong khi đó phân khúc đi du lịch
nước ngoài từ các nước Châu Á – Thái Bình Dương khác và thị trường phương
Tây sẽ vẫn duy trì ở mức ổn định. Kịch bản phát triển tốt nhất trình bày về tác
động của tăng trưởng chung về lượng khách du lịch, cộng với việc thu hút thêm
nhiều khách du lịch nhờ triển khai triệt để các giải pháp, nâng cao được chất
lượng du lịch tại Quảng Ninh. Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch và
những giá trị mà chúng tôi hy vọng các giải pháp về du lịch có thể mang lại,
chúng tôi tin rằng trong cả hai kịch bản này, việc vượt mục tiêu đạt 10,5 triệu
lượt khách du lịch là hoàn toàn có thể.
Hình 25: Trong Kịch bản phát triển tốt nhất và Kịch bản phát triển
bình thường đều có thể đạt vượt mục tiêu đón 10,5 triệu lượt khách du lịch
trong điều kiện có triển khai các giải pháp đề xuất
Lượt khách du lịch (triệu người)
15.5 Kịch bản phát triển
tốt nhất (toàn bộ các
15 giải pháp được triển khai)
13.9
12.9 Kịch bản phát
12.5 triển bình thường
11.9
11.2 11.1
10.1 10.2
10 9.5

7.0

5
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Mỗi kịch bản được xây dựng trên cơ sở một loạt các giả thiết. Những giả thiết
đối với kịch bản phát triển bình thường dựa trên sự tăng trưởng lượt khách đi du
lịch nước ngoài từ từng vùng xuất xứ có khách du lịch đi Quảng Ninh. Phương
pháp này xem xét sự tăng trưởng lượng khách đi du lịch nước ngoài, giả thiết
rằng trong tương lai Quảng Ninh sẽ đón được lượng khách tương đương đến từ
những vùng này.

103
Bảng 26: Giả định tỷ lệ tăng trưởng lượng khách đi du lịch nước ngoài từ
vùng xuất xứ đối với Kịch bản phát triển bình thường
Vùng xuất xứ Lượng khách tăng trưởng hàng năm
Nội địa 8%
Trung Quốc 11%
Các nước Châu Á Thái Bình
Dương khác 5%
Khách phương Tây 2%
Nguồn: Euromonitor.
Để tính toán tỷ lệ tăng trưởng của từng trung tâm du lịch của Quảng Ninh dựa
theo tỷ lệ tăng trưởng của vùng xuất xứ, chúng tôi đã ước tính tỷ lệ khách tham
quan đến từ từng nước sẽ ghé thăm từng trung tâm du lịch. Ví dụ, đi thăm di tích
Yên Tử thì sẽ có nhiều khách du lịch nội địa hơn là khách phương Tây, do đó so
với tỷ lệ tăng trưởng lượng khách du lịch phương Tây, tỷ lệ tăng trưởng lượng
khách du lịch nội địa sẽ quyết định tỷ lệ sự tăng trưởng lượng khách tham quan
di tích Yên Tử. Với những giả định này, chúng tôi ước tính tỷ lệ phát triển bình
thường ở từng trung tâm du lịch.
Bảng 27: Giả định về tỷ lệ lượt khách trong tương lai theo quốc gia xuất xứ
tới các trung tâm du lịch Quảng Ninh
Trung tâm du lịch Thành phần nhóm khách du lịchdự kiến trong tương lai
60% nội địa, 15% Trung Quốc, 10% các nước Châu Á – Thái
Thành phố Hạ Long
Bình Dương khác, 5% khách phương Tây
Vân Đồn 50% Trung Quốc, 50% khách phương Tây
Móng Cái 100% Trung Quốc
Yên Tử 90% nội địa, 10% khách phương Tây
Nguồn: Sở VHTTDL, phỏng vấn chuyên gia
Bảng 28: Giả định tốc độ phát triển bình thường của các trung tâm
du lịch Quảng Ninh
Trung tâm du lịch Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 2013-2020
Thành phố Hạ Long 8%
Vân Đồn 4%
Móng Cái 11%
Yên Tử 8%
Khác 2%
Nguồn:Euromonitor, Sở VHTTDL, phỏng vấn chuyên gia

104
Chúng tôi tin rằng nếu tất cả các giải pháp được triển khai, tỉnh Quảng Ninh sẽ
đón được thêm nhiều lượt khách du lịch. Kịch bản phát triển tốt nhất thể hiện
sức hấp dẫn mới của Quảng Ninh nếu tất cả các giải pháp được triển khai thực
hiện. Ngoài sự tăng trưởng chung của ngành du lịch, theo ước tính du lịch
Quảng Ninh sẽ đạt được một tỷ lệ tăng trưởng bổ sung nhờ sự thực hiện thành
công các giải pháp đề xuất. Sự tăng trưởng này là mức gia tăng đối với mức phát
triển bình thường. Tổng tỷ lệ tăng trưởng theo Kịch bản phát triển bình thường
và tỷ lệ tăng trưởng gia tăng nhờ sự triển khai thành công các giải pháp được áp
dụng để ước tính số lượt khách du lịchtrong Kịch bản phát triển tốt nhất. Ở bảng
tổng hợp dưới đây, cột "Tổng cộng tỷ lệ tăng trưởng trong kịch bản phát triển tốt
nhất" sau đây trình bày tốc độ tăng trưởng hàng năm được áp dụng trong Kịch
bản phát triển tốt nhất.
Bảng 29: Tình huống tốt nhất
Gia tăng trong tình huống Tổng cộng đối với Kịch bản
Tình huống
tốt nhất phát triển tốt nhất
phát triển
Trung tâm bình (Tăng trưởng bổ sung nhờ (Bình thường + Tăng trưởng
du lịch thường các giải pháp) bổ sung nhờ các giải pháp)

'13-'20 13-'17 17-'20 13-'17 17-'20

Thành phố
Hạ Long 8% 2% 4% 10% 12%

Vân Đồn 4% 2% 6% 10% 14%

Móng Cái 11% 2% 4% 10% 12%

Yên Tử 8% 1% 2% 9% 10%

Khác 2% 0% 0% 8% 8%

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch


Quy hoạch tổng thể du lịch đề xuất các giải pháp liên quan đến nhiều sản phẩm
du lịch mới. Những sản phẩm mới sẽ là chìa khóa để đảm bảo cho mức chi tiêu
trong du lịch cao hơn. Khu casino và tổ hợp nghỉ dưỡng tại Vân Đồn sẽ thu hút
nhiều khách du lịch đến chi tiêu vào các hoạt động vui chơi có thưởng. Các khu
nghỉ dưỡng sinh thái trên các đảo khác tại Vân Đồn, cùng với sân golf Vân Đồn,
cũng sẽ là nơi cho khách du lịch tiêu tiền. Việc nâng cấp Khu di tích Yên Tử và
cải tạo nhiều địa điểm di tích văn hóa lịch sử trên phạm vi toàn tỉnh sẽ kéo dài
thêm thời gian lưu trú trung bình của khách. Các khách đi tour du lịch trên biển
sẽ nghỉ thêm một đêm trên đất liền và tham gia các lớp học về nấu ăn hoặc đến
thăm các cộng đồng người dân tộc thiểu số. Đặc biệt, Khu di tích Yên Tử sẽ trở
thành một địa danh nổi tiếng với khách du lịch quốc tế; dự đoán sẽ có khoảng
gần 10% khách đến Yên Tử là khách Phương Tây vào năm 2020, so với tỷ lệ
chưa đến 2% hiện nay. Ở bảng dưới đây là dự báo tác động về kinh tế của các
sản phẩm du lịch mới. Dự kiến mức tăng trong chi tiêu hàng ngày và trong thời

105
gian lưu trú của khách du lịch sẽ giúp Quảng Ninh đạt được mục tiêu doanh thu
đầy táo bạo là 1,5 tỷ USD.
Bảng 30: Mức tăng doanh thu du lịch, hiện tại và đến năm 2020
Mức chi Lượng Doanh
Mức chi tiêu Thời gian
tiêu cho khách thu hàng
theo ngày lưu trú
mỗi chuyến hàng năm
trung bình
(USD) du lịch năm (triệu
(ngày)
(USD) (triệu) USD)

Khách quốc tế 55 1,0 55 2,6 144

2012 Khách nội địa 30 0,5 14 4,4 60

Tổng số 39 0,7 29 7,0 205

Khách quốc tế 100 1,7 170 7,5 1.262

2020 Khách nội địa 35 1,0 35 8,0 281

Tổng số 66 1,3 100 15,5 1.543


Nguồn: Sở VHTTDL

Thời gian lưu trú trung bình của khách du lịch dựa trên số liệu thống kê được
thu thập và công bố trong Báo cáo chung quy hoạch tổng thể về phát triển du
lịch của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Mức chi tiêu của mỗi loại khách du lịch dựa trên mức chi tiêu trung bình hàng
ngày trên tổng số khách du lịch, được điều chỉnh bằng các giả định của chúng
tôi về mức chi tiêu nhiều hơn đáng kể của khách du lịch phương Tây, vì trên
thực tế khách du lịch phương Tây (đường dài) thường có thu nhập cao hơn.
Khách du lịch phương Tây cũng có nhiều khả năng ở lại qua đêm, trong khi hầu
hết khách du lịch trong nước không ở lại qua đêm tại Quảng Ninh. Các giả định
về thời gian lưu trú được đưa ra dựa trên Báo cáo chung và suy luận những về
sự khác nhau giữa khách du lịch đường dài và trong nước. Nguồn dữ liệu thống
kê về mức chi tiêu mỗi ngày dựa trên mức chi tiêu trung bình $50 được báo cáo
trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, đã được tỉnh phê
duyệt vào tháng 9 năm 2013. Sự đóng góp vào GDP của tỉnh dựa trên các dự
báo doanh thu phát sinh từ các giả định về lượt khách du lịch và mức chi tiêu
của mỗi khách du lịch, cũng như các dự báo GDP được trình bày trong Quy
hoạch tổng thể kinh tế - xã hội. Nhu cầu về nguồn nhân lực cũng được trình bày
trong Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội.
4.1.2.Tổng thu nhập từ khách du lịch và đóng góp vào GDP của tỉnh
Mức tăng trưởng doanh thu sẽ giúp tăng đáng kể tỷ trọng của du lịch trong GDP
toàn tỉnh. Tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra những mục tiêu đầy táo bạo là chuyển đổi
nền kinh tế tập trung vào ngành dịch vụ vào năm 2020. Tăng trưởng trong ngành
du lịch sẽ góp phần đáng kể vào quá trình chuyển đổi này. Hiện du lịch đóng
góp 5% GDP tỉnh. Mức đóng góp này tương đối nhỏ so với Nha Trang và Đà

106
Nẵng, do thực tế là du lịch Quảng Ninh phải tồn tại song song với các ngành
công nghiệp lớn là khai thác mỏ và tài nguyên thiên nhiên. Dự kiến đến năm
2020, đóng góp của du lịch vào GDP sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 10%. Đây là một
dự đoán khả thi vì dự kiến doanh thu ngành du lịch sẽ tăng tới 7 lần (từ 200 triệu
USD hiện nay lên 1,5 tỷ USD năm 2020) và tổng giá trị GDP dự kiến sẽ tăng
khoảng 3,5 lần (2,15 tỷ USD hiện nay lên 6,3 tỷ USD vào năm 2020). Với tương
quan tốc độ tăng trưởng giữa du lịch và tổng GDP, mục tiêu tăng gấp 2 lần tỷ
trọng du lịch trong GDP là hoàn toàn hợp lý.
4.1.3. Nhu cầu về nguồn nhân lực
Du lịch cũng sẽ đóng góp vào nền kinh tế - xã hội của tỉnh bằng cách tạo ra công
ăn việc làm, mang lại việc làm ổn định trong các khách sạn, công ty điều hành
tour du lịch, đại lý du lịch, các trung tâm mua sắm và nhà hàng ăn uống. Việc
làm trực tiếp trong du lịch dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi để đáp ứng sự gia tăng
lượng khách du lịch, từ khoảng 25 nghìn lao động hiện nay lên gần 62 nghìn lao
động vào năm 2020. Dự báo về yêu cầu nhân lực này dựa trên mức tăng trưởng
dự kiến xấp xỉ 2 lần về số lượt khách. Rõ ràng việc cung cấp nhân lực du lịch
đào tạo hàng năm từ các cơ sở đào tạo du lịch tại Quảng Ninh và miền Bắc sẽ
không đủ để cung cấp theo số lượng cần thiết, đặc biệt là nhiều người trong số 4
nghìn sinh viên tốt nghiệp ra trường mỗi năm sẽ không chọn làm việc trong
ngành du lịch hoặc lựa chọn làm việc ở nơi khác ngoài Quảng Ninh. Do đó, tỉnh
cần mở rộng các nguồn đào tạo du lịch nhằm cung cấp nguồn nhân lực được đào
tạo bài bản vào năm 2020.
Hình 26: Đến năm 2020, ngành du lịch sẽ có khoảng 62 nghìn lao động tức
là sẽ tăng lên 37 nghìn so với hiện tại

Lao động gián tiếp (nghìn người)


80 10% mỗi năm

37 62

60

40 25

20

0
2010 Tăng trưởng 2020

Lữ hành Các dịch vụ khác Tàu du lịch Lưu trú

Nguồn: Báo cáo tổng thể của Viện Du lịch Việt Nam, Quy hoạch Tổng thể KTXH Quảng Ninh

Dự kiến số lượng lao động gián tiếp cũng sẽ tăng lên gần 85 nghìn vào năm
2020 (hiện tại cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tương ứng với 1,5 lao động gián tiếp
107
trong tỉnh). Những lao động gián tiếp này làm việc trong các ngành phụ trợ và
phục vụ cho du lịch song không phải là người tiếp xúc trực tiếp với khách du
lịch (ví dụ các công ty phân phối thực phầm, đồ uống). Nếu tính cả lượng lao
động gián tiếp thì tổng số nhân lực của ngành du lịch sẽ là khoảng 136 nghìn
người. Với nhu cầu về cả lao động trực tiếp và gián tiếp, ngành du lịch sẽ là
động lực quan trọng tiếp sức cho nền kinh tế. Quảng Ninh cần chủ động chuẩn
bị nguồn nhân lực nhằm tận dụng triệt để nhu cầu việc làm rất lớn này.
4.1.4. Nhu cầu về dịch vụ lưu trú, ăn uống, mua sắm và giải trí
Trong vòng vài năm tới, Quảng Ninh sẽ triển khai mạnh mẽ rất nhiều các chiến
lược để tăng lượng khách du lịch đến tỉnh. Tỉnh đã đề ra mục tiêu đạt ít nhất
10,5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu này, Quảng
Ninh sẽ phát triển các cụm hoạt động du lịch phục vụ cho các phân khúc khách
du lịch mục tiêu. Quảng Ninh sẽ phát triển bốn địa bàn du lịch trọng điểm, tập
trung vào các khu vực địa lý là thành phố Hạ Long, Móng Cái, Vân Đồn và
Uông Bí (Yên Tử). Mỗi địa điểm sẽ triển khai các giải pháp khác nhau để tăng
lượt khách du lịch theo chiến lược phát triển cụm du lịch. Ví dụ, như một phần
của địa bàn “Khách du lịch từ phía Bắc”, Móng Cái sẽ triển khai các giải pháp
để tăng lưu lượng khách Trung Quốc, trong khi Uông Bí sẽ khai thác Yên Tử để
trở thành một phần của địa bàn “Du lịch Văn hóa và Lịch sử” của Quảng Ninh.
Dự báo dưới đây đưa ra ước tính về số lượt khách du lịch đến các địa điểm nêu
trên. Kịch bản tại cột “Dữ liệu cơ sở” đưa ra giả định về mức tăng trưởng một
cách độc lập với các giải pháp mới được đề xuất trong phần chiến lược địa bàn
du lịch trọng điểm. Cả bốn địa bàn trên vẫn sẽ chứng kiến sự tăng trưởng từ việc
gia tăng tự nhiên lượng khách du lịch đến từ các khu vực mục tiêu, kể cả khi các
giải pháp đề xuất không được triển khai. Kịch bản Quảng Ninh “Sau khi triển
khai các giải pháp” phụ thuộc vào sự thực hiện thành công các giải pháp đề xuất
trong chiến lược du lịch của tỉnh để tạo ra sự thay đổi từng bước về lượt khách
du lịch.
Bảng 31: Lượt khách đến Quảng Ninh đến năm 2020 theo
Dữ liệu cơ sở và Sau khi triển khai các giải pháp

Lượt khách đến Dữ liệu cơ sở Sau khi triển khai các giải pháp
(triệu)

Mức tăng trưởng Mức tăng trưởng


2012 2017 2020 2017 2020
hàng năm 2012-2020 hàng năm 2012-2020

Hạ Long 3,1 4,7 5,9 8% 5,2 7,5 11%

Móng Cái 0,6 1,1 1,5 11% 1,2 1,8 14%

Vân Đồn 0,5 0,6 0,7 4% 0,7 1,0 8%

Uông Bí 2,5 3,7 4,6 8% 3,9 5,1 9%

Khác 0,2 0,2 0,2 2% 0,2 0,2 2%

108
Lượt khách đến Dữ liệu cơ sở Sau khi triển khai các giải pháp
(triệu)

Tổng cộng 7,0 10,2 12,9 8% 11,2 15,5 10%

Nguồn: Sở VHTTDL
Những con số dự báo này thậm chí còn tham vọng hơn chỉ tiêu kế hoạch đón
10,5 triệu lượt khách vào năm 2020. Tuy nhiên, nếu các giải pháp đề xuất trong
quy hoạch được triển khai thực hiện thì những con số dự báo này sẽ là thực tế và
khả thi. Trong thực tế, những dự báo này phù hợp với tốc độ tăng trưởng thực
mà tỉnh đã đạt được trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2012. Theo Sở
VHTTDL thì các con số dự báo này phù hợp với các số liệu dự báo nội bộ của
từng địa phương, từng huyện cho giai đoạn 2012-2015.
Quảng Ninh sẽ cần một số lượng lớn cơ sở lưu trú để đáp ứng sự tăng trưởng
lượt khách này vào năm 2020. Dựa trên số lượt khách dự kiến và để đáp ứng
được nhu cầu này thì đòi hỏi phải có sự đầu tư gia tăng đáng kể về số lượng
buồng khách sạn tại mỗi địa điểm. Hiện tại nguồn cung buồng ở Quảng Ninh
vẫn có khả năng tiếp đón số lượt khách nhiều hơn nữa – hiện tại công suất sử
dụng buồng bình quân còn khá thấp vào khoảng 58% so với mức bình quân của
toàn khu vực Đông Nam Á là 68%. Giả định rằng, công suất sử dụng buồng
khách sạn của Quảng Ninh sẽ tăng lên 68% theo mức bình quân của toàn khu
vực, thì đến năm 2020 toàn tỉnh sẽ cần tổng cộng khoảng 25 ngàn buồng, có
nghĩa là sẽ cần khoảng 12 ngàn buồng khách sạn mới trên toàn tỉnh. Điều này
phản ánh sự gia tăng khoảng 8% về số lượng buồng khách sạn mỗi năm, với hầu
hết số buồng khách sạn được bổ sung tại Móng Cái và Vân Đồn để đáp ứng sự
tăng trưởng đặc biệt mạnh về lượng khách đến dự kiến ở cả hai địa điểm này.
Bảng 32: Yêu cầu về buồng phòng khách sạn đến năm 2020
Buồng (nghìn)48
Khu vực Số buồng Số buồng Lượng buồng tăng Mức tăng trưởng
năm 2012 năm 2020 thêm (2012-2020) hàng năm 2012-2020
Tp Hạ Long 7,3 14,6 7,3 9%
Móng Cái 3,1 4,8 1,7 6%
Vân Đồn 1,2 2,1 0,9 7%
Uông Bí 1,3 3,2 1,9 12%
Tổng cộng 12,9 24,7 11,8 8%
Nguồn: Sở VHTTDL
4.1.4.1 Số lượng buồng khách sạn cần thiết cho mỗi cấp hạng sao tại các địa
điểm hàng đầu ở Quảng Ninh
Vì mỗi địa điểm đều có một trọng tâm phân khúc khách cụ thể nên hình thức lưu
trú bổ sung sẽ khác nhau. Ví dụ, khách du lịch phương Tây thích lưu trú tại các
48
Bao gồm các nhà nghỉ, nhà khách và các khách sạn không xếp hạng.Bao gồm cả tàu nghỉ đêm trên vịnh đối
với trường hợp thành phố Hạ Long.
109
khách sạn 4-5 sao, trong khi đó, khách du lịch Trung Quốc có xu hướng thích ở
các khách sạn 2-3 sao, mức chi tiêu về buồng khách sạn ít hơn so với sở thích
mua sắm của họ. Sở thích của đại bộ phận khách du lịch được phản ánh trong
các loại hình khách sạn đang hoạt động hiện nay. Bảng sau đây thể hiện số
lượng khách sạn hiện tại theo cấp hạng sao ở mỗi khu vực:
Bảng 33: Thống kê hiện tại về các cơ sở khách sạn theo cấp hạng sao

Tp Hạ Long Móng Cái Vân Đồn Uông Bí

5-sao 0 2 0 0

4-sao 13 0 0 0

3-sao 16 0 0 0

2-sao 27 6 4 0

1-sao 14 10 0 1

Nguồn: Sở VHTTDL
Trong tương lai, các cơ sở lưu trú sắp được xây dựng cần đáp ứng được những
sở thích của các dạng khách du lịch dự kiến đến năm 2020. Mỗi địa phương cần
khuyến khích phát triển loại hình và chất lượng cơ sở lưu trú thích hợp cho các
phân khúc khách mục tiêu của mình theo chiến lược cụm và các sản phẩm du
lịch mới được đề xuất.
Vịnh Hạ Long: để tuyên truyền về sức hấp dẫn của Vịnh Hạ Long đến tất cả
các tầng lớp xã hội,Vịnh Hạ Long cần phát triển mạnh chất lượng của các cơ sở
lưu trú mới được xây dựng, từ các khách sạn tiêu chuẩn 2 sao đến 5 sao. Để có
thể đáp ứng được lượng khách phương Tây gia tăng, từ nay đến năm 2020, một
việc làm quan trọng nhất là bổ sung thêm vào số lượng cơ sở lưu trú của Vịnh
Hạ Long với ít nhất hai khách sạn 5 sao. Những lựa chọn về cơ sở lưu trú cao
cấp sẽ khuyến khích khách phương Tây lưu lại trên đất liền, ngoài lượng khách
nghỉ đêm trên tàu, đặc biệt là khi đã phát triển thêm được nhiều cơ sở giải trí
hơn tại khu vực Bãi Cháy để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.
Móng Cái: Khách du lịch Trung Quốc thường thích lưu trú tại các khách sạn
xếp hạng sao thấp hơn. Một số nghiên cứu về khách du lịch cho thấy khách
Trung Quốc thường thích chi tiêu cho mua sắm hơn là cho chỗ ăn nghỉ. Móng
Cái cơ bản sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ khách sạn tầm trung. Thực tế là
Móng Cái đã có hai khách sạn 5 sao, các cơ sở lưu trú tầm trung sẽ vẫn là trọng
tâm của các dự án mới.
Vân Đồn: Cơ sở lưu trú mới tại Vân Đồn sẽ phục vụ cho khách phương Tây
cũng như khách du lịch châu Á có thu nhập cao. Cần có các khu nghỉ dưỡng
cao cấp, tích hợp tại Vân Đồn để đáp ứng được nhu cầu của phân khúc này,
cũng như để biến Vân Đồn và Vịnh Bái Tử Long nằm kề cận thành một phần
của cụm du lịch “Mới lạ và sang trọng (Exotic Luxury)” tại khu vực này. Quảng
Ninh cần xây dựng các khách sạn 4-5 sao tại Vân Đồn. Nhà đầu tư Casino cho
110
khu nghỉ dưỡng và khu phức hợp có casino có thể sẽ lựa chọn đối tác khách sạn
của mình để phục vụ cho phân khúc khách muốn chơi bài.
Như một phần của dịch vụ du lịch “Mới lạ và sang trọng”, Quảng Ninh cũng cần
xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu nghỉ dưỡng sinh thái trên một số
đảo của huyện Vân Đồn để phục vụ cho các phân khúc khách du lịch không chơi
bài. Quảng Ninh cần thu hút đầu tư từ các nhà đầu tư địa phương để xây dựng
các khu nghỉ dưỡng này trên các đảo kém phát triển hơn như là đảo Thẻ Vàng,
Vạn Cảnh, Phượng Hoàng, Nứt Đất hoặc Cô Tô, hay trên các bãi biển chất
lượng cao ở Quan Lạn. Quảng Ninh cần đóng một vai trò tích cực trong việc
khuyến khích các nhà đầu tư hợp tác với các nhà khai thác khách sạn quy mô
vừa và nhỏ có hay không có thương hiệu quốc tế. Các nhà khai thác quốc tế, như
là Six Senses, sẽ có kinh nghiệm trong việc quản lý các khu nghỉ dưỡng sinh
thái và sẽ phát triển các dịch vụ du lịch mà khách phương Tây ưa chuộng như
các hoạt động dã ngoại, các hoạt động ngoài trời. Các khu nghỉ dưỡng sang
trọng này sẽ tận dụng môi trường thiên nhiên phong phú trên các đảo của huyện
Vân Đồn và sẽ đa dạng hóa các phân khúc hấp dẫn đến Vân Đồn qua việc phục
vụ cho phân khúc khách phương Tây không có nhu cầu giải trí casino.
Yên Tử: Yên Tử sẽ chủ yếu thu hút phân khúc khách du lịch trong nước và do
đó cần hiện thực hóa mức tăng trưởng dự kiến về cơ sở lưu trú tầm trung. Tuy
nhiên, để phục vụ cho khách du lịch người nước ngoài những người sẽ coi Yên
Tử là một địa điểm dừng chân trong hành trình du lịch mình thì Quảng Ninh cần
xây dựng ít nhất một cơ sở lưu trú 4 sao vào năm 2020.
4.1.4.2 Định hướng tiếp cận các nhà đầu tư kinh doanh khách sạn và hình
thức đầu tư điển hình.
Các giải pháp: "Tình hình lưu trú trên tàu
Quảng Ninh có cơ hội đóng vai trò chủ đạo như thế nào?
trong việc khuyến khích đầu tư xây dựng Trong 7,3 nghìn công suất buồng phòng ở
các khách sạn mới trên địa bàn tỉnh. Quảng khu vực Vịnh Hạ Long hiện nay, có 1,7
nghìn (chiếm 25%) là tàu nghỉ đêm. Tới
Ninh cũng cần xem xét đưa ra những thay đây lượng tàu nghỉ đêm sẽ chỉ tăng một
đổi ngay bây giờ nhằm đảm bảo chất lượng cách khiêm tốn do yêu cầu phải trả chi
của các cơ sở lưu trú mới cũng như các cơ phí môi trường cao hơn do tàu nghỉ đêm
gây ô nhiễm môi trường vịnh nhiều hơn.
sở lưu trú hiện tại trên toàn tỉnh. Cải thiện sự Quảng Ninh cần xem xét đặt mức giới
trải nghiệm của khách du lịch về nơi ăn nghỉ hạn chính thức về số lượng tàu thuyền
nghỉ đêm và nên tăng giá đối với các tàu
là cực kỳ quan trọng trong việc thu hút phân thuyền chất lượng cao nhằm hạn chế nhu
khúc khách du lịch có mức chi tiêu cao hơn cầu nghỉ đêm trên tàu, đồng thời tăng lợi
mà chiến lược du lịch đang hướng tới. nhuận. Quy hoạch môi trường Quảng
Ninh sẽ trực tiếp giải quyết bài toán này,
1. Khuyến khích sự đầu tư của tuy nhiên, dự kiến rằng cống suất buồng
phòng tăng mới ở Hạ Long sẽ chủ yếu do
các nhà đầu tư địa phương đã có sự sự tăng trưởng số lượng cơ sở lưu trú trên
hiện diện ở Quảng Ninh đất liền quyết định.

Quảng Ninh cần bắt đầu tập trung nỗ lực thu


hút các nhà đầu tư để xây dựng khoảng 12 nghìn buồng khách sạn mới. Điều
quan trọng cần lưu ý ở đây là các chủ sở hữu khách sạn địa phương thường được
111
phân biệt với các nhà khai thác thương hiệu. Nhà đầu tư địa phương xây dựng và
sở hữu các khách sạn, trong khi một công ty khác sẽ quản lý, điều hành khách
sạn. Tại Quảng Ninh, một điều điển hình là các nhà đầu tư bất động sản là
những người đầu tư xây dựng khách sạn và thường sở hữu luôn khách sạn đó
sau khi hoàn thành. Điều quan trọng là Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư (IPA)
đóng vai trò tích cực để hợp tác với các nhà đầu tư, chủ sở hữu khách sạn địa
phương. IPA và Sở VHTTDL cần làm việc với các chủ sở hữu khách sạn địa
phương để giúp tạo dựng, xây dựng mối quan hệ với các nhà khai thác khách
sạn quốc tế.
Với việc mở rộng đáng kể năng lực cơ sở lưu trú cần có, Quảng Ninh nên nhằm
vào các nhà đầu tư, khai thác khách sạn lớn những người có tiềm năng đầu tư tại
nhiều nơi trên địa bàn tỉnh. Các nhà đầu tư này sẽ đảm bảo sự đồng bộ về quy
mô đầu tư so với những cơ sở khác của họ ở Việt Nam và sẽ mang lại những
kinh nghiệm phát triển thị trường trong nước cần thiết. Quảng Ninh cần hợp tác
với các nhà đầu tư Việt Nam trong việc xây dựng các cơ sở mới, mặc dù về dài
hạn khi mà môi trường đầu tư trực tiếp vào bất động sản khách sạn đã chín
muồi, thì cần xem xét các nhà đầu tư nước ngoài. Có trên 30 chủ sở hữu/nhà đầu
tư khách sạn hiện diện ở thành phố Hạ Long, mặc dù có rất ít trong số họ sở hữu
từ một khách sạn trở lên. Danh mục liệt kê dưới đây cho thấy được điểm khởi
đầu khả quan để cân nhắc chọn khi đối tác phát triển khách sạn trong tương lai.
Các dự án có đánh dấu (*) là các dự án đã được phê duyệt song chưa được triển
khai.
Bảng 34: Thống kê về chủ khách sạn tại khu vực Vịnh Hạ Long
Nhà đầu tư/Chủ khách sạn Số khách Vốn đầu tư (triệu
sạn VNĐ)
Công ty TNHH Âu Lạc 1 12.000
Công ty TNHH Hữu Nghĩa 1 8.000
Công ty TNHH Hữu Lan 1 25.000
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ du lịch Ánh 1 14.300
Dương
Dịch vụ Xây dựng và Vật liệu xây dựng BMC 1 25.000
Công ty cổ phần du lịch bưu điện 1 33.100
Công ty xây dựng số 18 1 67.000
*Tập đoàn Chamvit Group 1 Đang chờ
Cty CP TM & DL Hoàng Liệt 1 311.582
Công ty tư nhân xây dựng Điện Biên số 1 1 300.000
Công ty TNHH thiết bị điện tử 1 30.000
Công ty cổ phần du lịch và thương mại ENTITY 1 3.500
Gelexim Co. 1 176.000
Công ty cổ phần đầu tư Giao Tế 2 58.600

112
Nhà đầu tư/Chủ khách sạn Số khách Vốn đầu tư (triệu
sạn VNĐ)
Doanh nghiệp tư nhân Hải Ngọc 1 26.000
Công ty DL và KS công đoàn Hạ Long 2 63.000
Công ty Đầu tư và Phát triển Hạ Long 1 176.000
Công ty Cổ phần Du lịch Hạ Long 2 23.940
Công ty Du lịch Hạ Long 1 2.130
Công ty CP Du lịch và Thương mại Hạ Long 1 28.000
Công ty CP Khách sạn Hải Âu 1 250.000
Công ty CP Du lịch Hà Nội 1 24.500
Công ty TNHH Hiệp Long QN 1 41.200
Công ty CP Hoàng Hậu 1 45.000
Ngô Thị Lan 1 9.000
Tập đoàn Royal International Group 1 59.000
CTCP Du lịch và Khách sạn Sài Gòn Hạ Long 1 163.000
Công ty CP cung ứng tàu biển 1 28.000
Công ty CP Suối Mơ 1 60.000
Công ty CP Du lịch Vân Hải 1 17.000
CTCP Du lịch và Thương mại Than Việt Nam 1 6.000
Công ty Du lịch Công đoàn Việt Nam 1 19.300
Tập đoàn công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam 1 95.000
*Tập đoàn Vingroup 1 Đang chờ
Nguồn: Sở VHTTDL
Quảng Ninh cần tiếp cận với các chủ khách sạn hiện tại, đặc biệt là những người
sở hữu từ một khách sạn trở lên để khuyến khích họ tiếp tục đầu tư vào khách
sạn mới. Quảng Ninh cần tiếp tục tạo ra môi trường hỗ trợ để khuyến khích các
nhà đầu tư phát triển khách sạn. Các khía cạnh đặc biệt quan trọng đối với nhà
đầu tư bao gồm chi phí đất đai, mức độ cơ hội, cơ sở hạ tầng và thủ tục đầu tư.
Kết quả của một cuộc khảo sát gần đây đối với các nhà đầu tư lĩnh vực này tại
Indonesia được điểm lại dưới đây.

113
Hình 27: Chi phí đất đai, quy mô cơ hội, cơ sở hạ tầng và quy trình thủ tục
Hình X: Chi phí đất đai, quy mô cơ hội, CSHT và quy trình thủ tục quan trọng đối với nhà
đầu tư khách sạncó vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư khách sạn
Một số rào cản lớn nhất đối với phát triển khách sạn là gì
(Khảo sát của BCG về thị trường mới nổi ở ĐNA)

Một số quan tâm chính về phát triển khách sạn Nhận xét của nhà đầu tư/chủ khách sạn
1) Chi phí đầu tư cần có cho đất đai

• Chi phí đất đai so với Doanh thu trên mỗi buồng “Khách sạn là một sự đầu tư dài hạn so với các dạng bất
• Lợi nhuận so với các dự án về bất động sản có thể động sản khác. Giá đất cao làm cho các dự án xây văn
so sánh được khác (chẳng hạn như nhà ở dân cư) phòng và nhà ở hẫp dẫn hơn về mặt lợi nhuận.."

1) Quy mô cơ hội (nhu cầu du lịch)

• Quy mô cơ hội (lượng khách đến và doanh thu) so “Khách sạn là một phần nhỏ trong cơ hội bất động sản đối
với các cơ hội phát triển bất động sản rộng hơn với chúng tôi, và phải dành nhiều nỗ lực đổi lấy doanh thu
hạn chế. Chúng tôi nghĩ về khách sạn như là một sự thêm
2) Cơ sở hạ tầng vào cho sự phát triển đô thị tổng hợp của chúng tôi và là
một khả năng của các trung tâm hội nghị của chúng tôi”
• Giao thông
• Điện, nước “Quy định, giấy phép xây dựng"

1) Thủ tục hành chính

• Dễ điều hướng quan liêu “CSHT, đặc biệt về giao thông, hệ thống đường điện,
• Các thủ tục hành chính theo địa phương nước... Quan liêu vô tận. Mỗi thành phố có các thủ tục
hành chính khác nhau khi nói đến giấy phép xây dựng
v.v..”
Nguồn: Horwath HTL, phỏng vấn chuyên gia, chủ khách sạn, phân tích của BCG

Tỉnh cần tiếp tục duy trì những chính sách khuyến khích hiện đang áp dụng, tuy
nhiên cần có sự linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, phát triển.
Quảng Ninh đã xúc tiến chính sách giảm chi phí thuê đất đối với các dự án
khách sạn 5 sao và cần duy trì những chính sách đó. Các biện pháp hiệu quả
ngay đối với Quảng Ninh bao gồm giảm thuế doanh nghiệp từ 25% xuống còn
10%, như được phê duyệt trong Quy hoạch phát triển Kinh tế - Xã hội Quảng
Ninh. Quảng Ninh cũng cần tiến hành tinh giản các quy trình thủ tục phê duyệt
và hành chính giấy tờ, theo khuyến nghị trong Quy hoạch tổng thể KTXH.
Quảng Ninh cũng cần chủ động trong việc hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà đầu
tư đã có giấy phép đầu tư đối với các dự án mới. Hiện có 4 dự án xây dựng các
khách sạn tại Hạ Long đã được phê duyệt cho các nhà đầu tư Chamvit; Tập đoàn
Vingroup; Công ty CP du lịch dịch vụ sao Hạ Long và Công ty CP Du lịch và
thương mại Hạ Long. Ít nhất, ba trong số này dự kiến sẽ đầu tư xây dựng các
khách sạn 5 sao. Tại Móng Cái, Công ty Hương Giang và Công ty CP Dịch vụ
Thương mại và Du lịch Cao su hiện đang tiến hành các dự án xây dựng khách
sạn, có thể là 3-4 sao. Quảng Ninh cần đảm bảo việc hoàn thành các dự án và
cần tiếp tục tạo môi trường hỗ trợ để khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng
khách sạn.

114
2. Định hướng quan hệ đối tác với các khách sạn mang thương
hiệu quốc tế
Mặc dù các nhà đầu tư, phát triển có thể sẽ là nhà đầu tư Việt Nam, song Quảng
Ninh nên tập trung vào các công ty quản lý, điều hành khách sạn có vốn thương
hiệu quốc tế. Các khách sạn có danh tiếng mạnh trên thế giới sẽ thu hút các phân
khúc khách mục tiêu, đồng thời đảm bảo rằng các khách sạn mới sẽ đáp ứng
được các tiêu chuẩn quốc tế. Khách sạn có thương hiệu cũng sẽ thu hút khách
trung thành với thương hiệu đó và do đó cũng sẽ hấp dẫn những người chưa hề
tính đến việc đi du lịch Quảng Ninh. Các nhà điều hành khách sạn quốc tế cũng
khơi dậy sự tự tin về an toàn, an ninh cho các khách du lịch quốc tế những người
muốn có cảm giác như đang “ở nhà” khi đi du lịch đến một quốc gia khác. Cuối
cùng là chuỗi thương hiệu quốc tế sẽ đem đến kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân
lực có giá trị và có thể cử các nhà quản lý từ các nơi khác đến Quảng Ninh, cũng
như thúc đẩy các chương trình luân chuyển đào tạo cho nhân viên trên khắp Việt
Nam và quốc tế.
Các thương hiệu quốc tế phần lớn vẫn chưa xâm nhập vào Quảng Ninh, gần đây
mới chỉ có trường hợp của Tập đoàn Accor. Starwood cũng đã cố gắng xâm
nhập vào khách sạn Sheraton Four Points ở Bãi Cháy, tuy nhiên lại không thống
nhất được với nhà đầu tư, làm thất vọng nỗ lực của Starwood. IPAQuảng Ninh
cần đóng vai trò tích cực trong việc thu hút và tạo thuận lợi cho các nỗ lực tương
tự trong tương lai từ các công ty quản lý điều hành khách sạn lớn nhất. Nhiều
nhà đầu tư khách sạn chưa thấy được giá trị trong việc hợp tác với các nhà điều
hành, công ty quản lý khách sạn quốc tế bởi vì họ có thể tự quản lý khách sạn,
cơ sở của mình với mức chi phí rẻ hơn. Sở VHTTDL cần khuyến khích các nhà
đầu tư tìm kiếm, theo đuổi sự hợp tác với các nhà điều hành quốc tế để có thể
tranh thủ được những lợi ích từ kinh nghiệm quốc tế mà họ có thể mang lại.
Trước mắt, nhà đầu tư Quảng Ninh có thể tập trung vào mười chuỗi khách sạn
hàng đầu (top ten), hiện đang chiếm đến 11% tổng doanh thu khách sạn toàn
cầu.
Bảng 35: Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu
tính theo doanh thu và thị phần

Doanh thu năm Thị phần toàn cầu năm


Trụ sở chính
2011(Tỉ USD) 2011 (% doanh thu)

Marriott 12,3 2,7 Mỹ

Hilton 8,0 1,8 Mỹ

Accor 7,4 1,6 Pháp

Starwood 5,6 1,2 Mỹ

Wyndham 4,3 0,9 Mỹ

Carlson49 3,9 0,9 Mỹ

115
Doanh thu năm Thị phần toàn cầu năm
Trụ sở chính
2011(Tỉ USD) 2011 (% doanh thu)

Hyatt 3,7 0,8 Mỹ

Melia 1,8 0,4 Tây Ban Nha

IHG 1,8 0,4 Vương quốc Anh

Rezidor 1,1 0,2 Bỉ

Tổng cộng 49,9 10,9

Nguồn: Các báo cáo thường niên, tạp chí Forbes về mười công ty tư nhân hàng đầu, Orbis,
Euromonitor.
Quảng Ninh cần khuyến khích sự quan tâm và sự hiện diện hiện tại của các nhà
khai khác trong khu vực và ở Việt Nam. Bảng dưới đây nêu tên mười nhà khai
khác hàng đầu tính theo số lượng phòng ở Châu Á - Thái Bình Dương và số cơ
sở khách sạn họ có tại Việt Nam. Wyndham, Starwood, Accor và
Intercontinental là những cái tên đứng đầu trong danh sách khi cân nhắc các đối
tác tiềm năng, xét đến thế mạnh và sự tập trung đầu tư của họ trong khu vực.
Bảng 36: Những công ty quản lý khách sạn hàng đầu ở khu vực
Châu Á – TBD

Số lượng phòng Số cơ sở
Công ty điều hành ở châu Á-TBD khách sạn
năm 2012 Địa điểm ở Việt Nam
khách sạn tại Việt Nam
(đơn vị: nghìn) (2012)

Wyndham 68 2 Tp Hồ Chí Minh, Nha Trang

Starwood 64 4 Đà Lạt, Hà Nội, Tp Hồ Chí


Minh, Nha Trang

Accor 55 16 Đà Nẵng, Tp Hạ Long, Hà Nội,


Tp Hồ Chí Minh, Huế, Nha
Trang, Phú Quốc

Jin Jiang 54 0 (Chỉ hoạt động tại Trung Quốc)

Choice 32 0

Intercontinental 24 8 Đà Nẵng, Hà Nội, Tp Hồ Chí


Minh

Shangri-La 22 0

49
Doanh thu của Carlson là của năm 2010 do thiếu dữ liệu. Tổng doanh thu của công ty bao gồm cả các nguồn
thu không từ khách sạn.
116
Số lượng phòng Số cơ sở
Công ty điều hành ở châu Á-TBD khách sạn
năm 2012 Địa điểm ở Việt Nam
khách sạn tại Việt Nam
(đơn vị: nghìn) (2012)

Prince 21 0

Hyatt 12 2 Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh

Nguồn: Các báo cáo thường niên


Ngoài sự hiện diện trong khu vực và trong nước, một số yếu tố sẽ ảnh hưởng
đến quyết định của Quảng Ninh trong việc hợp tác với các công ty quản lý
điều hành khách sạn. Khi tiếp cận hay xúc tiến hợp đồng với các công ty qu ản
lý điều hành khách sạn, Quảng Ninh cần lưu tâm một số yếu tố “phù hợp”
dưới đây.

Hình
Biểu X: 28: dẫn
Sự hấp Sự hấp
và uydẫn
tín và
củauy tín của
thương thương
hiệu hiệutố&
& các yếu các
lựa yếucác
chọn tốđiều
lựa khoản
chọn các
hợp
đồng điều
quankhoản hợp đồng quan trọng nhất khi lựa chọn một công ty điều hành
trọng nhất khi lựa chọn một công ty điều hành làm đối tác
làm đối tác

Sự hấp dẫn và uy tín của thương hiệu là các yếu tố Tóm lược về tầm quan trọng tương đối của các điều
quan trọng nhất khoản hợp đồng quản lý

Các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn nhà điều hành Phạm vi Các điều khoản quan trọng trong hợp đồng quản lý Phạm vi

Sự hấ p dẫ n và nhậ n biết về thương hiệu 11.8 (9 - 13)


Phí cơ bả n 4.9 (2 - 6)
Uy tín của nhà điều hà nh và hồ sơ lý lịch 11.7 (8 - 13)
Thương hiệu phù hợp với vị trí và mục tiêu dự á n 10.6 (7 - 13)
Cá c điều khoả n hợp đồng quả n lý 9.6 (5 - 13) Incentive Fee 4.5 (1 - 6)

Pro-a ctiveness/ra pport with opera tor tia tions 7.6 (2 - 10)
Chấ t lượng của hỗ trợ dịch vụ kỹ thuậ t 7.5 (3 - 12) Điều khoả n hoạ t động/chấ m dứt 3.3 (1 - 5)
Cá c yêu cầ u về chi phí phá t triển 6.4 (4 - 9)
Cá c chuẩ n mực thương hiệu linh hoạ t 6.4 (3 - 11) Điều khoả n hợp đồng 3.2 (1 - 6)
Hình dung quy mô/tha m vọng tương la i của nhà điều hà nh 5.1 (2 - 10)
Mạ ng lưới phâ n bổ khá ch sạ n hiện tạ i 5.1 (1 - 12) Lĩnh vực bả o hộ/độc quyền 2.8 (1 - 6)
Đóng góp tà i chính từ nhà điều hà nh 3.5 (1 - 11)
Có vă n phòng đạ i diện/vă n phòng trong nước 2.8 (1 - 6)
Quyền chấ p thuậ n về ngâ n sá ch và nhâ n sự chủ chốt 2.5 (1 - 5)
Tốc độ thực hiện 2.5 (1 - 5)

0 10 20 0 2 4 6

Điểm trung bình Điểm trung bình

Ghi chú: Xếp hạng theo thứ tựu giảm dần, điểm cao hơn có nghĩa là quan trọng hơn. Quy mô mẫu là 11
Nguồn: Horwath HTL, phân tích của BCG

117
4.1.4.3. Khuyến nghị các nội dung lựa chọn
1. Một số đề xuất nhằm nâng cao các lựa chọn lưu trú
Để thúc đẩy các tiêu chuẩn chất lượng cao hơn tại các khách sạn được xếp hạng
hàng đầu, Quảng Ninh cần tăng cường quản lý hoạt động xếp hạng và duy trì
chất lượng các khách sạn được xếp hạng. Cho đến nay vẫn còn tình trạng xếp
hạng khách sạn chưa thực sự công bằng và đảm bảo các tiêu chuẩn xếp hạng mà
ngành du lịch quy định, đặc biệt đối với các cơ sở xếp hạng 4 sao. Khi mà khách
hàng và nhà điều hành tour không thể phân biệt được khách sạn nào có chất
lượng thực sự cao hơn thì họ sẽ lựa chọn một trong các khách sạn cùng hạng
nhưng có giá thấp hơn. Điều này vô hình kéo giá xuống vì các khách sạn sẽ
không thể tính giá cao hơn kể cả khi dịch vụ của họ có chất lượng cao hơn.
Sự cạnh tranh về giá của các khách sạn được pha trộn bởi hai vấn đề đó là:
khách du lịch có mức chi thấp và sự cạnh tranh từ việc ngủ đêm trên tàu với
mức giá cả phải chăng. Cả hai vấn đề này sẽ được bắt đầu giải quyết trong quy
hoạch tổng thể du lịch mới. Các dịch vụ theo địa bàn du lịch mới của Quảng
Ninh sẽ bắt đầu thu hút khách du lịch có mức chi cao hơn, họ là những người sẽ
sẵn sàng chi trả để nghỉ trong các khách sạn có chất lượng cao hơn. Quy hoạch
tổng thể mới cũng kêu gọi có sự giới hạn về số lượng tàu nghỉ đêm, điều này sẽ
hạn chế sự cạnh tranh lưu trú trên đất liền như hiện nay.
Trong khi chiến lược mới sẽ góp phần giải quyết sự canh tranh về giá theo các
phương án này, Quảng Ninh cần làm phần việc của mình để đảm bảo rằng các
khách sạn có thể áp mức giá phù hợp cho các dịch vụ chất lượng cao. Để đảm
bảo rằng khách du lịch có thể phân biệt được các khách sạn, Quảng Ninh cần
tính đến một đề án hoàn thiện hệ thống xếp hạng khách sạn. Trước mắt, Quảng
Ninh cần tập trung vào tăng cường thực thi các tiêu chuẩn xếp hạng theo quy
định hiện hành. Quảng Ninh cũng cần xem xét tăng cường các tiêu chí áp dụng
để đánh giá chất lượng dịch vụ, đây là một mối quan tâm chung của khách du
lịch. Về lâu dài, Quảng Ninh cần tính đến việc thuê tổ chức độc lập xếp hạng
khách sạn thay vì như cách làm hiện nay để đảm bảo chất lượng, tính nhất quán
và khách quan.
2. Tăng cường thực thi các tiêu chuẩn
Trong hệ thống xếp hạng khách sạn hiện tại thì Sở VHTTDL của mỗi tỉnh chịu
trách nhiệm về xếp hạng sao các khách sạn 1 và 2 sao. Sở VHTTDL cũng đưa ra
đánh giá xếp hạng các cơ sở 3, 4 và 5 sao, tuy nhiên Tổng cục Du lịch sẽ tiến
hành thẩm định việc xếp hạng các khách sạn này. Quy trình này là thống nhất ở
các tỉnh trên toàn quốc. Các tiêu chí phân loại, xếp hạng do Sở VHTTDL quy
định và thống nhất với tiêu chí quốc gia.

118
Bảng 37: Ví dụ về một số tiêu chí xếp hạng khách sạn
Tiêu chí 1-sao 2-sao 3-sao 4-sao 5-sao

Thiết kế kiến Thiết kế kiến Thiết kế kiến Thiết kế kiến Thiết kế kiến Thiết kế kiến
trúc trúc đạt tiêu trúc đạt tiêu trúc đẹp, vật trúc đẹp, vật trúc sang trọng,
chuẩn và chuẩn liệu xây dựng liệu xây dựng vật liệu xây dựng
thực tiễn tốt chất lượng cao cao cấp (nội
Vật liệu xây
(nội ngoại thất) ngoại thất)
dựng tốt

Quy mô > 10 buồng >20 buồng >50 buồng >80 buồng >100 buồng

Không gian Cây xanh đặt Cây xanh ở Có sân, vườn Có sân, vườn Có sân và vườn
xanh ở những nơi những nơi cây xanh cây xanh rộng
công cộng công cộng

Khu vực gửi Có nơi gửi xe Có nơi gửi xe Có nơi gửi xe Nơi gửi xe Nơi gửi xe trong
xe cho khách cho khách cho khách trong khu vực khu vực khách
khách sạn, đủ sạn, đủ cho 50 %
cho 30 % tổng tổng số buồng
số buồng

Các loại Bao gồm Bao gồm Bao gồm phòng Các phòng ăn Các phòng ăn
phòng ăn phòng ăn và phòng ăn và ăn và bar Âu, Á Âu, Á
uống bar bar Các phòng tiệc Các phòng tiệc
và bar và bar

Trang thiết bị Trang trí trang Trang trí trang Trang trí trang Trang trí trang Trang trí trang
và tiện nghi nhã, trang trí nhã, trang trí nhã, trang trí nhã, trang trí nhã
nội thất hài nội thất hài nội thất hài hòa, nội thất hài hòa, Đồng bộ, hiện
hòa hòa, đủ ánh đủ ánh sáng đủ ánh sáng đại (khuyến
sáng lượng lượng khá lượng khá khích mang tính
khá dân tộc)

Yêu cầu về Có thảm trải Có thảm trải Có thảm trải


thảm toàn bộ trong toàn bộ trong chất lượng cao
buồng ngủ buồng ngủ, trải toàn bộ
hành lang, cầu trong buồng
thang. ngủ, hành lang,
cầu thang

Thiết bị điều Đảm bảo Đảm bảo Có điều hoà Có điều hoà Có điều hoà nhiệt
hoà thông thoáng thông thoáng nhiệt độ ở các nhiệt độ ở các độ trung tâm ở
ở các khu vực ở các khu vực khu vực công khu vực công các khu vực công
cộng cộng cộng

Hệ thống lọc Có hệ thống lọc Có hệ thống lọc


nước nước, có thể nước, có thể
uống trực tiếp. uống trực tiếp

Thang máy Từ 4 tầng trở Từ 4 tầng trở Từ 3 tầng trở Từ 3 tầng trở Từ 3 tầng trở
lên có thang lên có thang lên có thang lên có thang lên có thang

119
Tiêu chí 1-sao 2-sao 3-sao 4-sao 5-sao

máy riêng cho máy riêng cho máy riêng cho máy riêng cho máy riêng cho
khách, cho khách, cho khách, cho khách, cho khách, cho nhân
nhân viên nhân viên nhân viên phục nhân viên phục viên phục vụ và
phục vụ và phục vụ và vụ và hàng hoá vụ và hàng hoá hàng hoá
hàng hoá hàng hoá Có thang máy
phục vụ khách Có thang máy
bị tàn tật phục vụ khách
bị tàn tật
Nguồn: Sở VHTTDL
Các chỉ tiêu xếp hạng sao nhìn chung tuân theo các chuẩn mực hợp lý. Vấn đề
nằm ở việc thực thi, áp dụng các chuẩn mực này. Nhiều chủ khách sạn cho rằng
một số khách sạn không đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng quy định cho
khách sạn 4 sao, tuy nhiên vẫn sẽ được xếp hạng thuộc diện này. Việc xếp hạng
không bị hạ cấp nếu chất lượng đi xuống hay cơ sở trang thiết bị xuống cấp.
Những đánh giá trực tuyến trên mạng internet lại càng khẳng định vấn đề này;
một số khách sạn chính thức được xếp hạng 4 sao ở thành phố Hạ Long những
chỉ nhận được sự đánh giá ở mức 3 sao bởi Trip advisor hoặc bởi một số nguồn
phương tiện truyền thông xã hội khác. Để thẩm định các khách sạn một cách
chính xác hơn dựa trên các tiêu chí đánh giá, Sở VHTTDL cần đưa vào nhiều
đoàn đánh giá để tiến hành thẩm định giấu tên hoặc không báo trước và kiểm
tra chéo kết quả đánh giá với các nguồn phương tiện truyền thông xã hội khác.
3. Sửa đổi các tiêu chí về chất lượng dịch vụ để bổ sung thêm các kỹ
năng mềm cụ thể hơn
Bên cạnh việc tăng cường thực thi, áp dụng các tiêu chuẩn này, Quảng Ninh có
cơ hội mở rộng các tiêu chí xếp hạng sao để giải quyết vấn đề cụ thể về chất
lượng phục vụ thấp tại các khách sạn. Khi tiến hành đánh giá dữ liệu cơ sở về
các cơ sở lưu trú du lịch của Quảng Ninh, tư vấn nhận thấy đây là một trong
những vấn đề nổi cộm chính. Hệ thống xếp hạng hiện tại chỉ đặt ra các yêu cầu
chất lượng dịch vụ ở một mức độ rất cao và không xác định cụ thể các kỹ năng
mềm cần thiết. Chỉ khi đặt ra các yêu cầu khắt khe và cụ thể hơn thì mới đảm
bảo thực hiện được tiêu chuẩn cao hơn. Bảng dưới đây liệt kê các tiêu chí xếp
hạng sao hiện nay đối với tât cả các cấp hạng sao.
Bảng 38: Các yêu cầu hiện tại về chất lượng phục vụ/dịch vụ xếp hạng sao
Chỉ
1-sao 2-sao 3-sao 4-sao 5-sao
tiêu
Chất Tuân theo Tuân theo Tuân theo Tuân theo quy định Tuân theo quy định
lượng quy định quy định quy định Thái độ thân thiện Thái độ thân thiện
dịch Thái độ Thái độ Thái độ thân Nhân viên có kỹ Nhân viên có kỹ năng
vụ thân thiện thân thiện thiện năng Hợp tác với các bộ
Nhân viên có Hợp tác với các bộ phận phòng ban
kỹ năng phận phòng ban Chuyên nghiệp, phục
vụ nhanh chóng
Nguồn: Sở VHTTDL
120
Quảng Ninh cần cải thiện các tiêu chí xếp hạng này thông qua việc đưa ra
những kỹ năng dịch vụ cụ thể mà Quảng Ninh mong muốn có; và cần đảm
bảo rằng sẽ áp dụng những tiêu chí này không chỉ đối với riêng các cán bộ
quản lý và nhân viên lễ tân như hiện đang áp dụng rộng rãi. Malaysia đã gặp
phải vấn đề tương tự về chất lượng dịch vụ khách sạn và họ đã giải quyết vấn
đề này nhờ việc mở rộng các thước đo về kỹ năng mềm cụ thể đối với cả việc
đánh giá các khách sạn. Hình dưới đây thể hiện những tiêu chí Malaysia đã áp
dụng:
Hình X: Một
Hình số góc độthước
29: Những tiềm năng được năng
đo tiềm đưa vào
khitrong
thựcđánh
hiệngiáđánh
kỹ năng
giámềm
kỹ năng mềm

Giao tiếp/ngôn ngữ Tính kịp thời/ Khả năng đáp ứng Sự thân thiện
Nhân viên nói được một ngoại ngữ Đảm bảo rằng mọi yêu cầu hợp lý từ Nhân viên phải chào đón khách sử
của nhóm khách nước ngoài chủ đạo khách hàng được đáp ứng kịp thời dụng mọi hình thức chào đón
hơn là bắt buộc – Ví dụ như khách sạn 5 sao có khả
năng đáp ứng được các yêu cầu của Đảm bảo tất cả các khách sạn 5 sao có
Việc cải thiện tiềm năng bao gồm quy khách hàng trong vòng 45 phút; ít nhất một nhân viên tiếp đón ở khu
định chính thức rằng tất cả các nhân hoặc thông báo cho khách hàng nếu vực sảnh hoặc một bellboy giúp khuôn
viên thuộc các bộ phận tiếp xúc khách các yêu cầu không thể đươc hoàn vác hành lý
ở các KS 5-sao phải có khả năng thành trong khung thời gian – Đảm bảo làm sao khách luôn cản
thông thạo tiếng Anh thấy được chào đón và nhu cầu của
– Sau đó áp dụng yêu cầu này đối với họ được đáp ứng
các khách sạn 4-sao, rồi 3-sao

Được đánh giá cho các bộ phận tiếp xúc khách hàng chính
• Đặt phòng
• Lễ tân
• Nhà hàng ăn
• Phục vụ ăn trong phòng
• Dịch vụ trợ giúp
• Dịch vụ phòng
• Các yêu cầu đột xuất

Nguồn: nhóm người được phỏng vấn, phân tích của BCG

4. Thuê các cơ quan bên ngoài kiểm tra các khách sạn để đảm bảo
chất lượng, nhất quán và tính khách quan
Để tóm lược hai giải pháp ngắn hạn đã trình bày, Quảng Ninh cần đảm bảo rằng
thực hiện các tiêu chí xếp hạng khách sạn và cần bao gồm cả những tiêu chí
khắt khe và cụ thể hơn xung quanh vấn đề chất lượng dịch vụ. Về lâu dài,
Quảng Ninh có cơ hội tiếp tục tăng cường công tác xếp hạng thông qua việc
thuê một bên thứ ba quản lý hoạt động đánh giá khách sạn. Các nhà cung cấp
loại dịch vụ này như Công ty G4S và SGS hoạt động ở nhiều nước, thực hiện
giám sát hoạt động kiểm tra khách sạn theo tiêu chuẩn địa phương. Công ty SGS
(trước đây là Group 4 Securicor) đã được thành lập ở Việt Nam, mặc dù hiện
không hoạt động trong lĩnh vực kiểm tra khách sạn. Các công ty như SGS hay
GFS thường được các khách sạn trả tiền. Việt Nam có thể thông qua Hiệp hội
Khách sạn (trong đó có 8 khách sạn ở Quảng Ninh) tài trợ một phần kinh phí
cho đến khi có nhiều công ty bên ngoài được thành lập. Về cơ bản, các khách
sạn sẽ chi trả tiền cho việc xếp hạng của chính họ để đảm bảo họ được đưa vào
danh sách xếp hạng của cơ quan xếp hạng cơ sở lưu trú.
121
5. Xây dựng một tập hợp các khu nghỉ dưỡng sang trọng phục vụ cho
các phân khúc nghỉ dưỡng thuần túy (đặc biệt là các khu nghỉ mát sinh
thái) trên một số đảo của huyện Vân Đồn.
Như trình bày ở mục trên, trong khuôn khổ của dịch vụ du lịch “Mới lạ và sang
trọng”, Quảng Ninh cần xây dựng các khu nghỉ dưỡng cao cấp, các khu nghỉ
dưỡng sinh thái trên một số hòn đảo ở huyện Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô để
phục vụ cho các phân khúc khách du lịch không chơi bài. Quảng Ninh cần thu
hút đầu tư từ các nhà đầu tư địa phương để xây dựng các khu nghỉ dưỡng này
trên các đảo kém phát triển hơn của huyện như đảo Thẻ Vàng, Vạn Cảnh,
Phượng Hoàng, Nứt Đất hay trên các bãi biển chất lượng cao ở Quan Lạn.
Quảng Ninh cần đóng một vai trò tích cực trong việc khuyến khích các nhà đầu
tư hợp tác với các nhà khai thác khách sạn quy mô vừa và nhỏ (boutique) có hay
không có thương hiệu quốc tế. Các nhà khai thác quốc tế, như là Six Senses, sẽ
có kinh nghiệm trong việc quản lý các khu nghỉ dưỡng sinh thái và sẽ phát triển
các dịch vụ du lịch mà khách phương Tây ưa chuộng, như các hoạt động dã
ngoại thiên nhiên, các hoạt động ngoài trời. Các khu nghỉ dưỡng sang trọng này
sẽ tận dụng môi trường thiên nhiên phong phú trên các hòn đảo của huyện Vân
Đồn và sẽ đa dạng hóa các phân khúc hấp dẫn đến Vân Đồn qua việc phục vụ
cho phân khúc khách phương Tây không có nhu cầu giải trí casino.

Bãi Dài Bãi biển đảo Đá Dựng


(Vân Đồn) (Vịnh Bái Tử Long)
4.1.5. Nhu cầu về vốn đầu tư
Các giải pháp mới trong quy hoạch tổng thể gồm có 10 nhóm lớn, tất cả đều đòi
hỏi vốn đầu tư để thực hiện. Tỉnh sẽ song song triển khai các dự án cơ sở hạ
tầng, sản phẩm du lịch mới, dự án nguồn nhân lực, giải pháp quản trị công, dự
án bảo vệ môi trường, công tác tiếp thị và xây dựng thương hiệu, dự án công
trình tiện ích du lịch và các dự án khác (ví dụ thành lập văn phòng quản lý dự án
để giám sát triển khai các dự án nói trên). Với số lượng và mức độ tác động của
các dự án này, tỉnh cần ưu tiên trước hết cho các giải pháp có tác động cao nhất.
Quảng Ninh còn hạn chế về cả nguồn lực tài chính và con người để quản lý các
dự án này, với số lượng chưa đến 100 cán bộ của Sở Văn hóa Thể thao và Du
122
lịch và có trên 50 giải pháp cần triển khai trong khuôn khổ quy hoạch tổng thể
mới. Do đó, Quảng Ninh cần cân nhắc kỹ càng về tác động của các dự án để
đảm bảo thực hiện thành công những giải pháp có tác động lớn nhất.
Để so sánh mức độ tác động của các giải pháp, tỉnh nên xem xét mức doanh thu
các sản phẩm du lịch đề xuất có thể mang lại, đồng thời xem xét số lượng người
được hưởng lợi từ các dự án cơ sở hạ tầng mới. Dưới đây là những dự án lớn
nhất và tác động dự kiến của các dự án đó:
Bảng 39: Những sản phẩm du lịch và tiềm năng thu hút khách du lịch
Doanh thu
Khách du Chi/lần
Sản phẩm tạo hàng năm
Giải pháp lịch đến
doanh thu 2020
2020 (000) (US$)
(TriệuUS$ )
Trung tâm mua sắm Bán lẻ, khách sạn, 2.000–3.000 85–100 280–420
cao cấp giảm giá ăn uống
Các dự án tại
Khu phức hợp nghỉ Chi tiêu cho đánh 1.000–1.500 150 200–280 Vân Đồn sẽ
dưỡng có casino tại bạc, khách sạn, ăn đóng góp
Vân Đồn uống phần lớn
Các khu nghỉ dưỡng Tiền phòng, dịch vụ 10–2050 120–200 50–150 doanh thu cho
Quảng Ninh
sinh thái phức hợp tại spa, ăn uống
huyện Vân Đồn
Nâng cấp khu du lịch Bán vé, cáp treo, ăn 4.600–5.10051 1652 55–70
Yên Tử uống, khách sạn
Sân Golf tại Vân Đồn Phí sân golf, thuê 18–3553 340 10–17 Mặc dù một
số dự án sẽ
dụng cụ, khách sạn,
tạo doanh thu
ăn uống ở mức thấp
Các điểm văn hóa mới Tour du lịch, phí 10–30 120–350 2–5 hơn so với
vào cửa, ăn uống, các dự án
lưu trú khác nhưng
vẫn có vai trò
Bảo tàng khoa học tự Vé vào cửa, ăn 110–220 22 2,4–4,8 quan trọng
nhiên uống, khách sạn cần thực hiện
Tăng cường cho hoạt Vé vào cửa, ăn 110–220 22 2,4–4,8 nhờ sự góp
động của bảo tàng uống, khách sạn phần của
Quảng Ninh những dự án
này tăng
Trường/nhà hàng dạy Ăn uống, học phí 4–9 50–55 0,2–0,5 cường cho
nấu ăn phát triển
"Trung tâm ẩm thực Ăn uống 130–200 25 3,5–5,5 ngành du lịch
đường phố"
Tổng 600–1.000
Nguồn: Dự báo trên cơ sở so sánh với những dự án tương tự ở các vùng lân cận
Những giải pháp bổ sung của QN và những dự án kinh doanh ngoài dự kiến từ những doanh nghiệp
độc lập sẽ đóng góp phần doanh thu còn lại để đạt 1,5 tỷ USD tổng doanh thu mục tiêu.

50
?
Giả định có 3 khu nghỉ dưỡng sinh thái. Giả định các khu nghỉ dưỡng sinh thái có công suất 40-80 phòng
51
400–500 lượt khách quốc tế
52
Chi tiêu trung bình khách nội địa là 10$, chi tiêu trung bình khách quốc tế là 40$, giả sử 50% lượng khách ở
lại khách sạn thêm một đêm bao đi thêm Yên Tử.
53
Giả định sân golf 27 lỗ
123
Hình 30: Dự án cơ sở hạ tầng: Nâng cấp quốc lộ và xây dựng sân bay Vân
Đồn là các dự án có tác động sâu rộng nhất
`
Lượt khách
Những dự án cơ sở hạ tầng hàng đầu
năm 2020
Giải pháp (Nghìn)1
Nâng cao chất lượng của những đường Đường bộ có tác động lớn và
300-500 340-560 giúp tăng nhanh số lượng
cao tốc chính
Đường bộ lớn lượt khách đến
Cải thiện hệ thống xe buýt 40-60

Xây dựng sân bay Quảng Ninh 800-1.000 Sân bay có ảnh hưởng lớn
845-1.045 nhất; các giải pháp đường
Đường không Thu hút những chuyến bay thuê bao 45 không thứ cấp khác

Mở rộng dịch vụ trực thăng Hà Nội – Hạ


.2
Long
Đường biển không được kì
Cải thiện hệ thống cảng hành khách tại vọng mang lại sự gia tăng
8 28-38 lớn về lượt khách đến
Vân Đồn
Đường biển
Thu hút khách tàu viễn dương lên tham
20-30
quan trên bờ

Chắc chắn những giải pháp cơ sở hạ tầng sẽ thường sẽ giúp tăng


thời gian lưu trú và thu hút nhiều khách du lịch chi tiêu cao hơn
. 1. Tính toán theo lượt khách gia tăng, ngoại trừ sân bay Quảng Ninh.

Theo ước tính tổng quát, những sản phẩm du lịch mới có tác động lớn nhất là
những sản phẩm dịch vụ mới tại Vân Đồn, trong đó có trung tâm mua sắm, tổ
hợp nghỉ dưỡng, sân golf và các khu nghỉ dưỡng sinh thái. Những dự án cơ sở
hạ tầng có tác động lớn nhất là các dự án nâng cấp quốc lộ, trong đó có tuyến
đường cao tốc Hà Nội - Hạ Long và Hải Phòng - Hạ Long và dự án sân bay
Quảng Ninh. Ngoài yếu tố doanh thu và số lượng khách du lịch hưởng lợi từ
những dự án này, Quảng Ninh cũng cần xem xét lượng đầu tư cần thiết cho mỗi
dự án. Tỉnh nên tham khảo các dự án tương tự ở nước ngoài để tính được khối
lượng đầu tư cần thiết. Tuy nhiên, do những dự án lớn nhất trong số này là do
các nhà đầu tư tư nhân cấp vốn, tỉnh chỉ nên coi các con số này là nguồn tham
khảo tạm thời. Quảng Ninh sẽ có dự toán chính xác hơn sau khi xác định được
nhà đầu tư cụ thể. Dưới đây là cơ sở tham khảo cho phần ước tính tổng quát của
quy hoạch tổng thể về các nguồn lực cần thiết.

124
Bảng 40: Ước tính khối lượng đầu tư cần thiết bằng cách tham khảo
các dự án có đặc điểm và quy mô tương tự tại các địa phương khác

Giải pháp Nguồn tham khảo


Khu phức hợp nghỉ dưỡng có New City (Brunei), Khách sạn Saigon
casino Atlantis , Bãi Biển Rồng, Casino Hồ
Tràm, gồm tổ hợp Hồ Tràm
Khu mua sắm cao cấp giảm giá Hạ Long Marine Plaza, Khu bán lẻ cao
cấp Johor, Busan
Khu nghỉ dưỡng sinh thái trên Six Senses, Phú Quốc, Khu nghỉ dưỡng
các đảo khác tại Vân Đồn Mecure Sơn Trà
Sân golf Vân Đồn Phường Đại Yên , thành phố Hạ Long,
Jakarta Post, IPA ước tính
Sản phẩm du
Các điểm du lịch văn hóa mới
lịch
Bảo tàng khoa học tự nhiên Thành nhà Hồ, khu du lịch văn hóa
Hàm Rồng, Tổ hợp du lịch lịch sử/tâm
linh Bình Định
Tăng cường cho hoạt động của IPA ước tính
bảo tàng Quảng Ninh
Trường/nhà hàng dạy nấu ăn Koto, Hà Nội
"Trung tâm ẩm thực đường phố" Trung tâm ẩm thực đường phố Hà Nội
phục vụ các món ăn đường phố
địa phương

Xây dựng sân bay Quảng Ninh Dự toán của Ban Xúc tiến Đầu tư
Nâng cấp các tuyến quốc lộ Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội54
Nâng cấp hệ thống xe khách, xe Phân tích55
buýt
Cơ sở hạ tầng
Mở rộng dịch vụ bay trực thăng Vinacopter, HeliVietnam
Hà Nội - Hạ Long
Nâng cấp hệ thống cảng hành Dự toán của Ban Xúc tiến Đầu tư
khách Vân Đồn
Nguồn: Phân tích của chuyên gia.
Lưu ý: Không bao gồm đầu tư để thu hút khách từ các tàu viễn dương lên bờ vì không yêu
cầu đầu tư lớn.

54
Bao gồm các dự án Hà Nội - Hạ Long, Hải Phòng - Hạ Long
55
Giả định xây dựng 2-3 bến xe buýt chi phí thấp
125
Bảng 41: Vốn của nhà đầu tư đóng vai trò thiết yếu trong thực thi các giải pháp; Những dự án có ảnh hưởng lớn
nhất đòi hỏi vốn đầu tư lớn

Đầu tư yêu Nguồn đầu tư tiềm


Giải pháp
cầu (triệu $) năng
Khu phức hợp nghỉ dưỡng Doanh nghiệp tư nhân
2.000–3.000
có casino tại Vân Đồn (Trong nước hoặc FDI)
Khu nghỉ dưỡng sinh thái
Doanh nghiệp tư nhân
trên các đảo khác tại Vân 200–700
(Trong nước hoặc FDI)
Đồn
Khu mua sắm cao cấp giảm Doanh nghiệp tư nhân
50–150
giá (Trong nước hoặc FDI)
Doanh nghiệp tư nhân
Sân golf Vân Đồn 5–3556
(Trong nước hoặc FDI)
Sản phẩm Tăng cường hoạt động cho
30–40 Ngân sách nhà nước
du lịch bảo tàng Quảng Ninh
Bảo tàng khoa học tự nhiên 10–40 Ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước,
Nâng cấp khu du lịch Yên
10-30 doanh nghiệp tư nhân
Tử
(Trong nước), NGO57
Điểm du lịch văn hóa mới 1–358 Ngân sách nhà nước
Trường/nhà hàng dạy nấu Doanh nghiệp tư nhân
0,1–0,5
ăn (Vừa và nhỏ59)
Trung tâm ẩm thực đường Doanh nghiệp tư nhân
0,025–0,05
phố (Vừa và nhỏ)
PPP (doanh nghiệp tư
60
Nâng cấp quốc lộ 1.000–1.500 nhân trong nước và khu
vực nhà nước)
Doanh nghiệp tư nhân
Sân bay Quảng Ninh 250
Cơ sở hạ (FDI)
tầng Hệ thống cảng hành khách
25–30 Ngân sách nhà nước
Vân Đồn
Dịch vụ bay trực thăng Hà Doanh nghiệp tư nhân
12–15
Nội-Hạ Long (Vừa và nhỏ)
Hệ thống xe khách, xe buýt 0,025–0,05 Ngân sách nhà nước
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
Lưu ý: Không bao gồm đầu tư để thu hút khách từ các tàu viễn dương lên bờ vì không yêu cầu đầu tư lớn

56
Nếu có khu lưu trú, bến du thuyền và các công trình khác. Nằm trong tổ hợp sân golf, lượng đầu tư có thể lên
đến 85 triệu USD
57
Tổ chức phi chính phủ
58
Mỗi địa điểm nâng cấp
59
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
60
Gồm các dự án Hà Nội-Hạ Long (~1tỷ USD) và Hải Phòng-Hạ Long (~150triệu USD)
126
Mười sản phẩm du lịch mới có ảnh hưởng lớn nhất sẽ cần đầu tư khoảng 3-4 tỷ
USD, trong đó Khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino cần nhiều vốn nhất (khoảng
2-3 tỷ USD). Quảng Ninh cần huy động cả nguồn lực công và tư để đảm bảo
hoàn thành được những dự án này. Khu vực tư nhân sẽ đầu tư cho hầu hết các
sản phẩm du lịch mới, trừ những dự án trực tiếp liên quan đến di sản văn hóa,
lịch sử, tâm linh của tỉnh, ví dụ như bảo tàng tỉnh Quảng Ninh.
Năm dự án cơ sở hạ tầng lớn theo ước tính sẽ có tổng chi phí lên đến 1,3 – 1,8 tỷ
USD. Các dự án nâng cấp quốc lộ và xây dựng sân bay Vân Đồn sẽ có chi phí
lớn nhất. Các dự án nâng cấp và mở rộng quốc lộ từ Hà Nội đến Hạ Long và từ
Hải Phòng đến Hạ Long đã được phê duyệt, tổng vốn đầu tư ước tính từ 1 – 1,5
tỷ USD. Do đã đảm bảo được phần lớn lượng vốn đầu tư cho các dự án nâng cấp
quốc lộ, Quảng Ninh nên tập trung thu hút nhà đầu tư tư nhân có khả năng góp ít
nhất 250 triệu USD vốn đầu tư cho sân bay Vân Đồn. Với mục tiêu thu hút
doanh nghiệp tư nhân, gồm cả doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, đầu tư
cho cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm du lịch mới, Quảng Ninh cần quảng bá
mạnh mẽ các chính sách thân thiện đối với nhà đầu tư trên toàn tỉnh, nhất là là
tại đặc khu kinh tế Vân Đồn - nơi đang cần nhiều vốn nhất. Trong các phần
khách của báo cáo quy hoạch có bàn về chi tiết các chiến lược thu hút nhà đầu
tư.
4.1.6. Nhu cầu sử dụng đất để phát triển du lịch
Tiềm năng đất cho phát triển đô thị: diện tích đất thuận lợi để cho phát triển
đô thị phần lớn là ở các huyện thị, thành phố như: Móng Cái, Hải Hà, Uông Bí,
Cẩm Phả, Vân Đồn, Đông Triều… với tổng diện tích khoảng 135.000,0 ha.
Đất dành cho du lịch là ổn định và đang sử dụng rất hiệu quả, với vị trí địa lý
thuận lợi như các huyện, thị xã, thành phố: Móng Cái, Hạ Long, Vân Đồn, Uông
Bí, Quảng Yên, Đông Triều... sẽ đủ khả năng đáp ứng về đất đai để khai thác
mở rộng phát triển du lịch.
4.1.6.1. Kế hoạch sử đụng đất của tỉnh đối với khu di tích, danh thắng; khu
bảo tồn và đất phát triển du lịch
Đất di tích danh thắng
Đến năm 2020 diện tích đất di tích danh thắng tăng thêm 275,84 ha để thực hiện
các dự án cấp tỉnh, bao gồm:
- Mở rộng di tích chùa Cái Bầu (Vân Đồn) 8,5 ha.
- Mở rộng di tích chùa Ba Vàng (Uông Bí): 30 ha.
- Khu di tích tháp cổ (Thắng Lợi) 6,0 ha.
- Khu di tích đền Cặp Tiên 32,0 ha.
- Xếp hạng khu di tích Khe Lao (Ba Chẽ) 10 ha.
- Xếp hạng khu di tích danh thắng thác Khe Vằn: 15 ha.
- Khu di tích đồng muối (Cô Tô) 12 ha.
- Khu di tích chùa Yên Mỹ (Lê Lợi - Hoành Bồ) 12,5 ha, di tích văn hóa An
Bang Lị Sở 10 ha, di tích văn hóa chùa Bang 20 ha, khu căn cứ Cách mạng Sơn

127
Dương 20 ha, đền vua Lê Thái Tổ 7,2 ha, khu di tích Đập Đá Trắng 5 ha, bến
Gạo Rang 5 ha.
- Bãi cọc Bạch Đằng đồng Vạn Muối 20 ha.
- Mở rộng và xếp hạng các đình, chùa, nhà thờ họ ở các huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh: 82,64 ha.
Trong kỳ quy hoạch diện tích đất di tích, danh thắng không thay đổi mục đích sử
dụng so với hiện trạng sử dụng đất là 5.251,86 ha. Đồng thời đất di tích, danh
thắng sẽ tăng thêm 710,14 ha được sử dụng từ các loại đất sau:
- Đất nông nghiệp 591,54 ha, bao gồm: Đất trồng lúa 21,37 ha, đất trồng
cây lâu năm 32,52 ha, đất rừng phòng hộ 178,59 ha, đất rừng đặc dụng 74,08 ha,
đất rừng sản xuất 252,22 ha, đất nuôi trồng thuỷ sản 26,11 ha, đất nông nghiệp
còn lại 6,65 ha.
- Đất phi nông nghiệp 62,05 ha, bao gồm: Đất trụ sở cơ quan 0,8 ha, đất
quốc phòng 2,0 ha, đất phát triển hạ tầng 20,53 ha, Trong đó đất cơ sở giáo dục
0,59 ha, đất tôn giáo tín ngưỡng 8,61 ha, đất ở tại đô thị 0,5 ha, đất phi nông
nghiệp còn lại 29,61 ha.
- Đất chưa sử dụng: 56,55 ha.
Như vậy, năm 2020 diện tích đất di tích danh thắng có 5.962,0 ha, chiếm
0,98% diện tích đất tự nhiên, được phân bổ cho các huyện, thị xã, thành phố
như sau:
Bảng 42: Đất sử dụng theo từng huyện
Diện tích
Diện tích DT năm
STT Đơn vị hành chính năm hiện DT giảm
tăng 2020
tại (2011)
1 Huyện Ba Chẽ 17,00 17,00
2 Huyện Bình Liêu 1,98 15,02 17,00
3 Thành phố Uông Bí 103,31 181,09 284,40
4 Huyện Cô Tô 4,36 18,64 23,00
5 Huyện Vân Đồn 25,04 95,96 121,00
6 TP Cẩm Phả 18,30 18,30
7 TP Hạ Long 5050,98 22,02 5073,00
8 Huyện Đầm Hà 6,00 6,00
9 Huyện Hải Hà 1,00 1,00
10 Thành phố Móng Cái 0,63 3,67 4,30
11 Huyện Tiên Yên 5,00 5,00
12 Huyện Đông Triều 28,54 157,46 186,00
13 Thị xã Quảng Yên 16,32 52,68 69,00
14 Huyện Hoành Bồ 2,40 134,60 137,00
Tổng cộng 5.251,86 710,14 5.962,00
128
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

129
Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Hiện tại, Quảng Ninh có 20.793 ha đất khu bảo tồn thiên nhiên, năm 2020 diện
tích đất khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh là 36.732 ha, bao gồm các khu bảo tồn
thiên nhiên:
- Khu bảo tồn Đồng Sơn, Kỳ Thượng huyện Hoành Bồ 14.851 ha.
- Vườn quốc gia Bái Tử Long 5.942 ha.
- Khu bảo tồn Yên Tử 2.687 ha.
- Khu thực nghiệm nghiên cứu T.P Hạ Long 64 ha.
- Trung tâm nghiên cứu lâm nghiệp đặc sản 228 ha.
- Trung tâm ứng dụng KHSX lâm nghiệp Đông Bắc Bộ: 910 ha
- Khu bảo tồn biển đảo Trần và Cô Tô: 12.050,0 ha
Như vậy, năm 2020 diện tích khu bảo tồn của tỉnh sẽ là 36.732,0 ha, trong
đó:
- Đất trồng lúa: 142,9 ha.
- Đất trồng cây lâu năm: 123,1 ha.
- Đất rừng đặc dụng: 22.977,5 ha.
- Đất rừng phòng hộ: 1.082,4
- Đất rừng sản xuất : 1.175,9 ha.
- Đất nông nghiệp còn lại 33,0 ha
- Đất quốc phòng: 380,5 ha
- Đất phát triển hạ tầng: 127,9 ha.
- Đất di tích danh thắng: 450 ha.
- Đất phi nông nghiệp còn lại: 216,7 ha.
- Đất chưa sử dụng: 2.122,2 ha.
- Đất mặt nước ven biển; 7.900,0 ha
Diện tích đất khu bảo tồn thiên nhiên được phân bổ cho các huyện, thành phố:
Hoành Bồ 15.079 ha, Uông Bí 3.597 ha, Vân Đồn 5.942 ha, Hạ Long 64 ha, Cô
Tô 12.050,0 ha.
Đất khu du lịch
Hiện tại đất du lịch trên địa bàn tỉnh có 7.791,05 ha, trong thời kỳ quy hoạch đất
khu du lịch không thay đổi mục đích sử dụng so với hiện trạng là 7.791,05 ha.
Đồng thời đất khu du lịch tăng 7.148,25 ha để hình thành và mở rộng một
số khu du lịch trong tỉnh. Đến năm 2020 diện tích đất du lịch sẽ là 14.939,3 ha
bao gồm các khu du lịch:
- Khu du lịch Quốc tế Tuần Châu 500 ha.
- Khu du lịch vịnh Hạ Long 5.026 ha.
- Khu du lịch sinh thái Hạ Long (Hoàng Tân - TX Quảng Yên): 500 ha
- Khu du lịch Bãi Cháy 322,0 ha
- Khu du lịch sinh thái biển đảo (Quang Hanh-TP Cẩm Phả) 513,7 ha.
- Khu du lịch tâm linh Yên Tử 9,295ha.
- Khu du lịch Lựng Xanh (Uông Bí) 150 ha
- Khu du lịch Thác Mơ: 100,0 ha
- Khu du lịch lễ hội Bạch Đằng 380 ha.

130
- Khu du lịch tâm linh Hồ Thiên, Ngọa Vân, khu du lịch sinh thái hồ Khe
Chè gắn với di tích Lăng mộ nhà Trần (Đông Triều) theo quy hoạch là:
2,206 ha và phạm vi nghiên cứu là 11,095 ha
- Các khu du lịch trong khu kinh tế tổng hợp Vân Đồn: 4.645 ha
- Khu du lịch Trà Cổ, Bình Ngọc 985 ha,
- Khu du lịch đảo Cô Tô 118 ha.
Như vậy, năm 2020 diện tích đất du lịch trên địa bàn tỉnh có 24,740.3 ha,
chiếm 4,07% diện tích đất tự nhiên, bao gồm:

Bảng 43: Phân bổ đất

Diện tích Cơ cấu


STT CHỈ TIÊU Mã
(ha) (%)

TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT DU LỊCH 14.939,30 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 2.414,79 16,16

1.1 Đất trồng lúa LUA 55,57 0,37

1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 39,84 0,27

1.3 Đất rừng sản xuất RSX 775,73 5,19

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 1.180,06 7,90

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 355,00 2,38

1.6 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTSTT

1.7 Đất nông nghiệp còn lại NNCL 8,59 0,06

2 Đất phi nông nghiệp PNN 11.843,34 79,28

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự


2,51 0,02
2.1 nghiệp CTS

2.2 Đất quốc phòng CQP 33,96 0,23

2.3 Đất an ninh CAN 3,27 0,02

2.4 Đất khu công nghiệp SKK

2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS

2,6 Đất phát triển hạ tầng DHT 1.384,82 9,27

2.7 Đất di tích danh thắng DDT 6.070,51 40,63

2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 2,00 0,01

131
Diện tích Cơ cấu
STT CHỈ TIÊU Mã
(ha) (%)
2.9 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 16,33 0,11

2.10 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 69,34 0,46

2.11 Đất phi nông nghiệp còn lại PNNCL 4.260,60 28,52

3 Đất chưa sử dụng CSD 681,17 4,56

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

4.1.7. Các dự báo về các nhu cầu khác


Cùng với nhu cầu về nguồn nhân lực, cơ sở lưu trú và các khu giải trí du lịch,
khi ngành du lịch phát triển lớn mạnh ở Quảng Ninh thì việc đáp ứng được với
các nhu cầu khác, bao gồm dịch vụ y tế, bệnh viện, các dịch vụ khẩn cấp, cũng
như cơ sở hạ tầng hỗ trợ cũng sẽ trở nên quan trọng.
Số lượng khách du lịch tăng kéo theo tỷ lệ bị ốm hay bị thương tích đối với
khách du lịch cũng tăng lên. Điều quan trọng là Quảng Ninh cần được trang bị
tốt để ứng phó hiệu quả trước các sự cố như vậy. Điều này bao gồm đội ngũ bác
sỹ, y tá được đào tạo bài bản, nói được ngoại ngữ, các bệnh viện được trang bị
tốt, có kế hoạch sơ tán cho những bệnh nhân cần điều trị ở nơi khác. Các trường
hợp khách du lịch bị thiệt mạng thường thu hút sự chú ý, quan tâm đặc biệt của
giới truyền thông lớn nước ngoài, dẫn đến tổn hại về danh tiếng các điểm đến du
lịch. Điều quan trọng là Quảng Ninh cần chú trọng đảm bảo các dịch vụ y tế
được tiếp tục nâng cấp để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng về du lịch.
Những dịch vụ khẩn cấp phát huy tốt chức năng – đặc biệt là các lực lượng cảnh
sát, cứu hỏa, cứu thương – cũng có vai trò rất quan trọng đối với bất kỳ một
điểm đến du lịch phát triển. Khi các điểm du lịch đó phát triển và sự giàu có của
cả khách du lịch lẫn những đơn vị kinh doanh du lịch tăng lên thì sẽ có nguy cơ
tội phạm gia tăng. Điều này có thể gây tác động bất lợi lớn trên thị trường du
lịch. Ví dụ như, trong năm qua, một số sự cố bạo lực đối với khách du lịch nữ
người phương Tây tại Ấn Độ đã nhận được sự quan tâm lớn của giới truyền
thông tại các nước phương tây, gây tổn hại nghiêm trọng đến thương hiệu du
lịch của Ấn Độ. Điều quan trọng là cần đảm bảo có được đội ngũ cảnh sát có đủ
năng lực khi số lượng khách du lịch tiếp tục gia tăng.
Các sự cố dẫn đến việc khách du lịch bị thương hoặc thiệt mạng có thể do khả
năng chữa cháy, cứu hỏa còn hạn chế hoặc do dịch vụ cứu thương còn yếu kém
đều sẽ gây tổn hại về uy tín. Quảng Ninh cần đảm bảo được trang bị tốt trong cả
hai lĩnh vực này. Xét đến trường hợp có thể khách du lịch gặp nạn ở những vị trí
nằm xa ngoài Vịnh Hạ Long, dịch vụ cấp cứu cần phải có phương tiện vẫn
chuyển là máy bay trực thăng.
Cuối cùng là, khi du lịch Quảng Ninh phát triển, cũng như một hệ thống các
hoạt động liên quan đến du lịch sinh thái xuất hiện tại các trung tâm du lịch
trọng điểm của tỉnh (Hạ Long, Vân Đồn, Uông Bí, Móng Cái), tỉnh cần tiếp tục
132
quan tâm, đáp ứng nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động
đó, bao gồm xây dựng, hoàn thiện các tuyến đường bộ, cung cấp các dịch vụ
tiện ích (như điện, ga, nước) cũng như là thông tin liên lạc. Tầm quan trọng của
việc tham gia tích cực với các doanh nghiệp du lịch sẽ được tiếp tục thảo luận
sâu hơn tại Mục 4.2.
4.2. Luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành

4.2.1. Định hướng các thị trường mục tiêu: các phân khúc chính dự kiến
trong tương lai
Như mô tả trong Phần III Mục 2 "Triển vọng và mục tiêu phát triển", trong thời
gian tới Quảng Ninh cần tập trung vào 3 phân khúc thị trường quan trọng: khách
du lịch phương Tây, khách du lịch Trung Quốc và khách du lịch có thu nhập
cao. Ở các phân khúc khác như khách du lịch nội địa và khách du lịch từ các
quốc gia Châu Á khác vẫn sẽ tiếp tục là một nguồn doanh thu chính của du lịch,
nhưng những phân khúc này không mang lại những cơ hội tăng trưởng so với ba
phân khúc nêu trên.
Khách du lịch phương Tây là phân khúc chưa được khai thác nhiều ở Quảng
Ninh so với các điểm du lịch khác, có 11% khách du lịch đến Quảng Ninh là
khách du lịch từ các thị trường phương Tây, so với mức tương đối 20% khách
phương Tây tới Việt Nam và mức 22% khách phương Tây tới Thái Lan. Khách
du lịch phương Tây thường tự đi du lịch hoặc đi theo tour và thường ưng chọn
những nơi có cảnh đẹp tự nhiên và những trải nghiệm chân thực hấp dẫn. Đặc
biệt, họ có mức chi tiêu cao hơn các khách du lịch châu Á. Việc tập trung vào
khách du lịch phương Tây sẽ không chỉ giúp tăng số lượt khách mà còn tăng cả
về mức chi tiêu trung bình của khách du lịch tới Quảng Ninh.
Như trình bày tại Phần I Mục 1.1, Trung Quốc có thị trường du lịch nước ngoài
tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tỉnh Quảng Ninh có vị trí địa lý rất gần với
Trung Quốc, mang lại lợi thế cho tỉnh trong khai thác sự tăng trưởng này. Đặc
điểm điển hình của khách du lịch Trung Quốc là họ thường thích đi du lịch theo
tour, thích mua sắm và vui chơi giải trí. Bởi thu nhập của người Trung Quốc
ngày càng tăng lên nên mức chi tiêu của khách du lịch và xu hướng đi du lịch
nước ngoài của họ cũng sẽ tăng theo. Quảng Ninh nằm ở vị trí thuận lợi có thể
tận dụng lợi thế của sự tăng trưởng này thông qua xây dựng những dịch vụ du
lịch hấp dẫn đối với phân khúc thị trường Trung Quốc, ví dụ như việc phát triển
các dịch vụ mua sắm và vui chơi giải trí trên địa bàn huyện Vân Đồn.
Quảng Ninh chưa đón được nhiều khách du lịch cao cấp, thể hiện qua mức chi
tiêu/ngày của khách du lịch tương đối thấp. Trong Quy hoạch tổng thể này có đề
cập đến các giải pháp du lịch cao cấp, ví dụ như xây dựng các khu nghỉ dưỡng
cao cấp và sân golf để thu hút khách du lịch có mức chi tiêu cao đến từ cả hai thị
trường châu Á và phương Tây. Những khách du lịch này sẽ có mức chi tiêu theo
ngày lớn hơn và thời gian lưu trú của họ thường cũng sẽ dài hơn.

133
4.2.2. Hệ thống sản phẩm du lịch
Để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng về khách du lịch mà Quảng Ninh đã
đặt ra, tỉnh cần phải phát triển một hệ thống điểm du lịch liên hoàn và hấp dẫn
để thu hút khách du lịch. Việc này bao gồm phát huy lợi thế của các di sản tự
nhiên và văn hóa đặc sắc của Quảng Ninh, đồng thời xây dựng thêm các công
trình hiện đại - như casino, sân golf và các trung tâm mua sắm - để có thể hấp
dẫn khách du lịch trong thời đại thế kỉ 21, đặc biệt là khách du lịch đến từ Trung
Quốc. Phần này sẽ phác thảo các cách tiếp cận để phát triển những điểm du lịch
nhằm mở rộng hệ thống sản phẩm du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
4.2.2.1. Tài nguyên thiên nhiên và văn hóa
Như đã nhấn mạnh ở Chương II, Quảng Ninh có hơn 600 điểm tài nguyên về du
lịch tự nhiên, văn hóa và lịch sử. Một vài điểm tài nguyên trong số đó, như Yên
Tử, đã được phát triển tốt theo hướng trở thành điểm thu hút khách du lịch,
trong khi một số khác, chủ yếu bao gồm các di tích lịch sử văn hóa các đền thờ,
chùa chiền lại vẫn chưa được phát huy. Nhằm tiếp tục phát triển Quảng Ninh trở
thành một điểm đến du lịch hàng đầu của Việt Nam, điều quan trọng cần thực
hiện là đảm bảo phát triển và khai thác có hiệu quả các giá trị tài nguyên của
tỉnh để thu hút thêm khách du lịch và tăng chi tiêu du lịch.
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
2030 đã xác định Quảng Ninh có 5 tài nguyên du lịch nổi bật là Yên Tử, Vịnh
Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn và Trà Cổ. Trong đó, Di sản thiên nhiên thế
giới vịnh Hạ Long được xác định là tài nguyên đặc biệt quan trọng.
Những tài nguyên này đã được đánh giá sâu rộng tại phần II. Đây là những
nguồn lực, lợi thế căn bản để phát triển các sản phẩm du lịch Quảng Ninh bởi
các yếu tố độc đáo, khác biệt sau đây:
- Vịnh Hạ Long là một tài nguyên du lịch đặc sắc có nhiều giá trị nổi trội
mang tầm quốc tế, là điểm đến du lịch có thương hiệu quốc tế không thể bỏ qua
của Việt Nam.
- Vịnh Bái Tử Long và huyện đảo Vân Đồn tuy không nằm trong không
gian của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long nhưng thực tế có những giá
trị hoàn toàn tương đồng với Vịnh Hạ Long. Không những thế, 2 khu vực này
còn bổ sung cho Vịnh Hạ Long nhiều ưu thế khác (ví dụ như hệ thống bãi biển
đa dạng tại Bãi Dài, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, hệ thống đảo đất thấp
có dân cư, hệ thống rừng ngập mặn…). Đặc biệt, 2 vùng biển này được kết nối
tự nhiên liên hoàn với Vịnh Hạ Long tạo ra một vùng biển đảo nguy nga, lộng
lẫy, có quy mô đặc biệt rộng lớn mà không nơi nào trên thế giới có được. Nói
cách khác, Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long - Vân Đồn là ưu thế du lịch riêng biệt
tầm cỡ thế giới của tỉnh Quảng Ninh.
- Bãi biển Trà Cổ hiện nay chưa thật sự được đánh giá cao bởi hạ tầng
giao thông, chất lượng dịch vụ thấp, du lịch biên giới qua cửa khẩu quốc tế
Móng Cái phát triển thiếu ổn định… Tuy nhiên, trong tương lai, Trà Cổ hoàn
toàn có khả năng góp phần làm bùng nổ các hoạt động du lịch sôi động tại thành
134
phố Móng Cái. Cảng Vạn Gia, các bãi biển và hệ thống rừng sinh thái trên đảo
Vĩnh Thực sẽ là những yếu tố hỗ trợ tích cực cho Trà Cổ.
- Trong số tài nguyên biển đảo khác của Quảng Ninh, Cô Tô là một khu
vực được đánh giá cao bởi các bãi biển trong lành, có khả năng kết nối, làm tăng
giá trị trong chuỗi sản phẩm du lịch Quảng Ninh.
- Đối với các tài nguyên văn hóa: Yên Tử của Quảng Ninh khác biệt với
các khu di tích lịch sử văn hóa khác bởi giá trị lịch sử được kết tinh điển hình
trên tầm quốc gia cùng với những giá trị nhân văn, triết học. Không gian Yên Tử
rộng lớn dựa trên hệ thống rừng núi có cảnh quan hùng vĩ, có sức hấp dẫn nhiều
đối tượng khách du lịch, có khả năng kết nối và phát triển nhiều loại hình sản
phẩm, dịch vụ du lịch khác.
Di sản thiên nhiên
Các sản phẩm di sản thiên nhiên của Quảng Ninh hết sức đa dạng và phong phú.
Những tài nguyên mà Quảng Ninh đặc biệt có lợi thế trong thu hút du lịch bao
gồmVịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, cùng các bãi biển, các đảo và cảnh
quan núi rừng. Du lịch thiên nhiên là loại hình du lịch rất phổ biến đối với khách
du lịch quốc tế. Trong một cuộc khảo sát 1.050 khách du lịch quốc tế với yêu
cầu xếp hạng 3 hoạt động mà họ yêu thích hơn cả trong kì nghỉ, trên 60% người
được hỏi đã chọn các hoạt động ngoài trời và khám phá là một trong tốp ba hoạt
động yêu thích của mình. Dù sao, điều cốt lõi trong phát huy lợi thế của nhu cầu
này vẫn là phát triển bảo vệ các tài nguyên này để thỏa mãn sở thích của khách
du lịch.
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
Vịnh Hạ Long đang và sẽ tiếp tục là điểm thu hút khách du lịch quốc tế hàng
đầu của Quảng Ninh. Số lượng khách du lịch tăng trưởng một cách rõ rệt trong
vòng 10 năm trở lại đây và sẽ tiếp tục tăng khi Quảng Ninh tiến tới giai đoạn
2020 và 2030.
Theo nội dung Chương II đã nêu, mặc dù lượng khách du lịch đến Vịnh tiếp tục
tăng nhưng sự trải nghiệm dành cho khách du lịch lại giảm đi, nhiều khách du
lịch hiện còn phàn nàn về sự quá tải khách tham quan Vịnh và tình trạng ô
nhiễm môi trường. Tại thời điểm 2003, khi khách du lịch tham gia một hành
trình nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long, trong cùng một lúc, bãi tắm Titop và hang
Sửng Sốt chỉ đón một trong số hai hoặc ba tàu tham quan và vào ban đêm, tàu
của họ neo ở nơi rất vắng tàu du lịch khác và nước biển khi đó thật trong sạch.
Ngày nay tình hình đã khác đi rất nhiều. Bãi biển Ti Tốp và hang Sửng Sốt luôn
chật ních người, khách du lịch cho biết vào ban đêm họ có thể đếm được đến
100 con tàu neo đậu quanh đó và ai cũng phàn nàn về chất lượng nước biển
kém.
Có hai nguyên nhân gây ra tình trạng quá tải trên Vịnh Hạ Long: lịch trình tham
quan của các tàu quá dày đặc và số lượng tàu thuyền trên Vịnh là quá lớn.
Lịch trình tham quan của các tàu: Còn thiếu sự phối hợp giữa các nhà tàu, các
quan chức cảng vụ và quản lý Vịnh đối với lịch trình tham quan. Hiện nay
135
không có cơ chế để kiểm soát và xây dựng lịch khởi hành tàu tham quan vịnh.
Các tàu tham quan vào ban ngày có thể đi bất cứ lúc nào khi họ trả đủ khoản phí
khởi hành. Mặc dù các tàu phải xác định hành trình của mình trong số tám tuyến
hành trình bắt buộc; không có sự khác biệt trong thu phí giữa các tuyến; và
không có lịch trình thể hiện thời gian tàu cập một trong các điểm tham quan bất
kì trên những các tuyến đó. Mặc dù theo yêu cầu từ ngày 01 tháng 1 năm 2014,
tàu tham quan ban ngày sẽ không buộc phải đi theo hành trình cụ thể và có thể
đến các điểm tham quan trên Vịnh mà trước đây họ chưa từng đến, song điều
này vẫn sẽ không làm giảm bớt tình trạng quá tải ở các hang động và những bãi
biển được ưa chuộng trên Vịnh.
Đây cũng sẽ là vấn đề tương tự đối với các chuyến tham quan du lịch nghỉ đêm
trên vịnh. Phần lớn các tàu nghỉ đêm rời Tuần Châu, Bãi Cháy hoặc cảng Hồng
Gai vào khoảng 11:30 trưa. Sau khi rời khỏi bến, các tàu thường ghé thăm bãi
biển Ti Tốp và hang Sửng Sốt vào buổi chiều, rồi sau đó neo đậu qua đêm tại
một trong sáu điểm tham quan hang động trước khi quay lại bến tàu vào sáng
hôm sau. Kết quả của những hành trình tương tự nhau là tình trạng phần lớn các
tàu nghỉ đêm cùng lúc ghé thăm các điểm tham quan chính của Vịnh và neo đậu
tại các địa điểm giống nhau.
Các hành trình tương đối cố định của cả tàu nghỉ đêm và tàu tham quan ban
ngày dẫn tới việc không chỉ từng điểm tham quan lần lượt bị quá tải (Ti Tốp và
Sửng Sốt), mà còn dẫn tới sự tập trung ở cùng một khu vực Vịnh rất nhiều tàu
du lịch (hình elip màu vàng trong Hình 31 bên dưới).
Hình 31: Bản đồ Vịnh Hạ Long

Số lượng tàu thuyền: Số tàu thuyền trên Vịnh đã tăng đáng kể trong vòng 10
năm qua. Nếu như vào năm 2001 chỉ có 251 tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ
Long thì đến tháng 11 năm 2013 con số này đã tăng hơn gấp đôi theo danh sách
là 527 tàu, số tàu đang hoạt động thực tế tại thời điểm này là 460 tàu và vẫn
đang tiếp tục tăng61. Hiện nay không có giới hạn cho số tàu thuyền được phép
61
Sở Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh
136
hoạt động trên Vịnh mỗi năm và cũng không có giới hạn cho số tàu thuyền được
phép vào Vịnh tại bất kỳ thời điểm ngày cụ thể nào. Tuy nhiên Sở Giao thông
Vận tải đang hướng tới mục tiêu đảm bảo chỉ tàu đạt chất lượng cao mới được
phép hoạt động trên Vịnh.
Để Quảng Ninh tiếp tục phát huy lợi thế Vịnh Hạ Long trong tương lai khi phải
đối mặt với lượng khách du lịch ngày càng tăng, điều cần phải làm là có giải
pháp quản lý số lượng tàu tham quan ở mức cho phép phù hợp với “sức chứa”
của vịnh Hạ Long về lượng tàu cũng như lượng khách tham quan và giải pháp
để giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường.
Các tài nguyên du lịch tự nhiên khác
Trong khi Vịnh Hạ Long là trọng tâm chính của du lịch tự nhiên ở Quảng Ninh,
tỉnh còn có nhiều tài nguyên tự nhiên trên đất liền, bao gồm khu vực rừng đồi ở
Uông Bí và Tiên Yên, các bãi biển như Trà Cổ và Bãi Dài, các đảo tại Vân Đồn,
Móng Cái và Cô Tô. Hiện nay, các tài nguyên trên đất liền chưa được khai thác
đúng mức cho du lịch. Khi Quảng Ninh tiến đến giai đoạn 2020 và 2030, các tài
nguyên này phải được khai thác có hiệu quả để cung cấp nhiều hơn nữa các sản
phẩm du lịch cho tỉnh, từ đó làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của
khách du lịch khi đến Quảng Ninh.
Quảng Ninh có nhiều bãi biển và các đảo có tiềm năng du lịch mà đến nay chỉ
vẫn đang được khai thác ở mức chưa tương xứng. Trong bản Quy hoạch tổng
thể Khu Kinh tế Vân Đồn đã có các kế hoạch toàn diện để phát triển những tài
nguyên của Vân Đồn, song tỉnh Quảng Ninh nên tiếp tục tìm kiếm những cách
thức mới và sáng tạo để phát triển các khu vực này phục vụ du lịch. Mặc dù
khách du lịch quốc tế bị thu hút bởi các khách sạn cao cấp, họ cũng đồng thời
quan tâm đến du lịch sinh thái chân thực, đặc biệt là hoạt động cắm trại. Một trải
nghiệm cắm trại đúng nghĩa trên đảo sẽ bổ sung thêm cho hành trình trên tàu du
lịch trên Vịnh Hạ Long hoặc một vài đêm trong khách sạn trên đất liền. Hơn
nữa, có một số hoạt động ngoài trời đã được phát triển tại các địa điểm du lịch
tương tự khác mà Quảng Ninh có thể khám phá, bao gồm leo núi đá, ngắm cảnh
từ trực thăng, câu cá và trò đu dây mạo hiểm (zipline).
Quảng Ninh có một số nguồn nước khoáng nóng có thể đầu tư phát triển loại
hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại phường Cẩm Thạch, phường Quang
Hanh (thành phố Cẩm Phả), huyện Bình Liêu, huyện Tiên Yên…
Tuy nhiên, trong giai đoạn trước mắt, nguồn nước khoáng nóng tại phường
Quang Hanh và phường Cẩm Thạch (thành phố Cẩm Phả) có điều kiện khả thi
hơn để phát triển loại hình du lịch nói trên do ưu thế nằm gần trung tâm du lịch
Hạ Long và điều kiện giao thông thuận lợi.
Một loại hình du lịch có thể phát triển ở khu vực đồi núi Quảng Ninh là loại
hình du lịch đi bộ để trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên và văn hóa bản địa. Đây
là loại hình du lịch rất phổ biến đối với khách du lịch quốc tế, trong khi chỉ đòi
hỏi chi phí đầu tư vừa phải mà chủ yếu là để phát triển đường mòn đi bộ, biển
báo và phục vụ cho việc đi bộ qua đêm là bãi đất để cắm trại hoặc lều ngủ.

137
Những con đường như vậy đã được phát triển một cách hiệu quả tại nhiều khu
vực khác ở Việt Nam, bao gồm:
 Đảo Cát Bà;
 Thung lũng Mai Châu;
 Núi Tây Côn Lĩnh;
 Sapa;
 Khu Bảo tồn Thiên nhiên Tà Sùa;
 Đỉnh Fansipan.
Các đường mòn đi bộ có thể được thiết kế đi qua những làng nghề truyền thống
và các khu nông trại để mang đến cho khách du lịch trải nghiệm văn hóa bổ
sung.
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên, mà
mặt khác cũng rất độc đáo về mặt địa chất và chiếm một vị trí trong văn hóa
Quảng Ninh. Mặc dù vậy, tại thời điểm này không có nơi nào cho khách du lịch
tìm hiểu về sự hình thành địa chất Vịnh cũng như vai trò của Vịnh trong nền văn
hóa vùng. Để bổ sung cho một loạt các hoạt động ngoài trời, tỉnh Quảng Ninh
nên xem xét phát triển một bảo tàng tập trung vào khoa học tự nhiên, nơi khách
du lịch có thể tìm hiểu về địa chất của Vịnh, cũng như hệ sinh thái đặc thù trong
vùng.
Các giải pháp
1. Phát triển một hệ thống quản lý lịch trình tàu du lịch cho Vịnh Hạ
Long & Bái Tử Long
Quảng Ninh cần phát triển một hệ thống quản lý lịch trình tàu du lịch để nâng
cao trải nghiệm cho khách du lịch bằng cách giảm sự đông đúc và áp lực trên
các khu vực có mật độ giao thông cao trênVịnh. Một số lựa chọn khác nhau có
thể được áp dụng như xếp xen kẽ thời điểm khởi hành, xếp lịch thời gian đi
thăm đến các điểm tham quan, hạn chế các chuyến tàu thăm điểm du lịch, phát
triển các tuyến du lịch mới trên Vịnh và phân vùng các khu vực của Vịnh.
Sắp xếp xen kẽ thời điểm khởi hành: Hiện nay, phần lớn các tàu du lịch xuất
phát từ cảng Bãi Cháy, Tuần Châu và Hồng Gai vào khoảng 11:30, sau đó tham
quan bãi biển Ti Tốp và hang Sửng Sốt vào buổi chiều. Để giảm sự tập trung tàu
ở những điểm này và các khu vực khác, thời điểm khởi hành tàu từ bến cảng có
thể được bố trí đan xen. Ví dụ, các tour du lịch qua đêm có thể được xếp lịch
xuất bến từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Điều này sẽ làm giảm tình trạng tắc
nghẽn tại cảng và tại các điểm chủ chốt trên Vịnh.
Tổ chức thời gian đến các điểm tham quan: Hiện tại, sau khi có giấy phép tàu
chạy theo một trong tám tuyến tham quan Vịnh Hạ Long đã được phê duyệt,
các tàu du lịch có thể tùy ý chọn cập các điểm tham quan trên hành trình (như
bãi biển Ti Tốp hoặc hang Sửng Sốt). Điều này dẫn đến tình trạng tắc nghẽn tại
các điểm tham quan và gây cho khách du lịch ra không hài lòng/ Để giảm tải
tình trạng đông đúc và cải thiện trải nghiệm du lịch, các chuyến đi thăm những
điểm du lịch này có thể được sắp xếp xen kẽ, bằng cách phát hành vé thăm quan
138
các điểm vào những thời gian cụ thể trong ngày. Việc thăm hang động của Vịnh
cũng có thể được tiến hành vào ban đêm.
Hạn chế các chuyến thăm điểm du lịch: Phần lớn các tour du lịch nghỉ đêm
thăm cả hai địa điểm nổi tiếng của Vịnh Hạ Long - Bãi biển Ti Tốp và hang
Sửng Sốt - cũng như các điểm khác nữa. Bên cạnh việc tổ chức thời gian đi
thăm các điểm, một lựa chọn khác tỉnh Quảng Ninh có thể áp dụng là hạn chế
các chuyến thăm điểm du lịch. Bằng cách giới hạn số lượng tàu thuyền được
phép vào mỗi điểm trên Vịnh và tính thêm phí cho các nhà tàu có nhu cầu thăm
các điểm này, Quảng Ninh có thể giải quyết được vấn đề đông đúc, trong khi có
thêm khoản tăng doanh thu từ Vịnh.
Hình 32: Bản đồ Vịnh Hạ Long & Vịnh Bái Tử Long

Phát triển các tuyến du lịch mới: hiện nay, phần lớn các tàu tham quan hoạt
động trong một hành lang hẹp ở vùng lân cận đảo Cát Bà (phần khoanh vàng
trong Hình 32 ở trên). Điều đó dẫn đến tình trạng quá tải trong khu vực này,
trong khi ở những không gian khác của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
lại tương đối thưa thớt tàu thuyền. Tỉnh Quảng Ninh nên làm việc với các
nhà điều hành tour để phát triển các hành trình tour khác trên Vịnh Hạ Long
và Bái Tử Long. Việc này sẽ làm giảm bớt tình trạng quá tải trên khu vực
đang phát triển du lịch tập trung của Vịnh Hạ Long, đồng thời lại phong phú
những trải nghiệm cho khách du lịch. Hiện nay, tour du lịch Vịnh Bái Tử
Long đang được đánh giá cao một phần là do cảm giác tĩnh lặng của vịnh do
có rất ít tàu thuyền trong khu vực này. Điều đó cần được nhân rộng ra các
khu vực khác của Vịnh.
Phân vùng các khu vực trên Vịnh: Một trong những thế mạnh chủ chốt của
Vịnh Hạ Long trong việc thu hút khách du lịch là sức hấp dẫn của Vịnh với
các phân đoạn thị trường khác nhau - Vịnh Hạ Long hấp dẫn với rất nhiều đối
tượng khách du lịch khác nhau. Dù sao, phân đoạn khác nhau vẫn có những
nhu cầu khác nhau liên quan đến cách thưởng thức các điểm du lịch. Ví dụ,
139
các khách du lịch sang trọng phương Tây với khả năng chi trả cao thường tìm
kiếm một không gian bình lặng đem đến sự riêng tư. Mặt khác, khách du lịch
Trung Quốc với khả năng chi trả thấp hơn thường chấp nhận môi trường đông
đúc và ồn ào hơn.
Nhằm thích ứng với tất cả các phân đoạn khác nhau, Quảng Ninh có thể phân
chia Vịnh, dành các khu vực khác nhau cho các phân đoạn khác nhau (xem minh
họa tại Hình 33). Khu vực dành cho khách du lịch hạng sang nghỉ qua đêm sẽ
được tách biệt khỏi khu vực cho tàu tham quan ngày và áp dụng một mức trần
thấp đối với lượng tàu nghỉ đêm được phép vào. Khu vực dành cho tàu tham
quan ban ngày, dù sao, có thể có mức trần về số lượng tàu cao hơn nhiều. Tuy
nhiên, cũng cần có sự chia sẻ các khu vực là trọng điểm du lịch - Ti Tốp và
Sửng Sốt - giữa các phân khúc khác nhau.

Hình 33: Minh họa phân vùng khu vực Vịnh Hạ Long

140
Phân vùng khu vực Vịnh
Tàu tham quan ngày
Tàu nghỉ đêm hạng thường
Tàu nghỉ đêm hạng sang

Bất kỳ hệ thống quản lý lịch trình tàu du lịch nào cũng sẽ có một tác động đáng
kể đến hoạt động kinh doanh của các nhà tàu du lịch hiện đang hoạt động trên
Vịnh. Nhằm phát triển một hệ thống như đề xuất, điều quan trọng là các nhà tàu
phải được tư vấn và được thông báo rộng rãi về hệ thống mới. Bất kỳ thay đổi
nào cũng nên được giới thiệu dần dần nhằm đảm bảo cho các nhà tàu đủ thời
gian để điều chỉnh mô hình kinh doanh của họ.
Kết nối với đảo Cát Bà là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Năm 2012, thành phố
Hải Phòng đã lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận quần đảo Cát Bà – Long
Châu là di sản thiên nhiên thế giới. Như vậy, sau khi được công nhận danh hiệu
này thì du lịch ở đảo Cát Bà sẽ khởi sắc hơn và chắc chắn sẽ được phát triển.

141
Tỉnh Quảng Ninh cần nghiên cứu kết nối giữa Cát Bà và Tuần Châu cũng như
giữa hai Di sản thế giới nằm cạnh nhau.
2. Phát triển hệ thống cảng biển.
Hiện nay, ngoài cảng tàu du lịch Bãi Cháy, tàu du lịch có thể neo đậu và đón
khách ở rất nhiều điểm đỗ phân tán, thiếu tiện nghi, điều đó gây khó khăn có
công tác quản lý. Vấn đề đặt ra là cần có một cảng tàu du lịch tập trung và các
cảng tàu vệ tinh phục vụ việc đón, trả khách du lịch, kể cả những du thuyền cao
cấp nước ngoài.
Tập đoàn Tuần Châu hiện đang xây dựng một cảng tàu khách khác lớn hơn
cảng hiện có, đặt ở Đông Nam đảo với diện tích xây dựng 83 ha, dài 6km có
sức chứa hàng nghìn tàu khách và du thuyền với hệ thống dịch vụ văn minh
và hiện đại. Cảng này có thể trở thành một trong những cảng chính trong hệ
thống này cùng với những cảng khác ở Vân Đồn, Hạ Long và những điểm du
lịch khác.
3. Áp dụng mức trần giới hạn số lượng tàu thuyền trên Vịnh Hạ Long
và Vịnh Bái Tử Long
Để giải quyết tình trạng quá tải tàu tham quan trên Vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng
Ninh nên xem xét việc giới hạn số lượng tàu thuyền vào Vịnh Hạ Long và Bái
Tử Long tại mọi thời điểm. Cách này đã được áp dụng tại nhiều điểm di sản
thiên nhiên khác trên thế giới bao gồm Milford Sound ở New Zealand và Cradle
Mountain ở Úc, nơi mà số lượng khách du lịch được phép vào các khu vực này
mỗi ngày được hạn chế vào khoảng 30 - 40 người. Điều này góp phần làm gia
tăng giá trị trải nghiệm cho khách du lịch - tạo cảm giác riêng tư - đồng thời bảo
vệ môi trường tự nhiên.
Có ba vấn đề quan trọng cần cân nhắc trong việc áp dụng mức trần giới hạn số
lượng tàu: xác định khung thời gian áp dụng (ví dụ: hàng ngày, hàng tuần, hàng
tháng hoặc hàng năm), định lượng giới hạn cụ thể và quản lý việc thực hiện -
đặc biệt là việc phân bổ giấy phép cho phù hợp với quy định.
Việc giới hạn lượng tàu du lịch có thể thực hiện theo các khung thời gian khác
nhau. Hai thái cực trong số các lựa chọn này bao gồm áp dụng mức trần cấp
giấy phép hàng năm và mức trần số chuyến xuất bến hàng ngày. Mỗi phương án
có những lợi thế và nhược điểm riêng.
Mức trần cấp giấy phép hàng năm: Quảng Ninh có thể phát hành một lượng
nhất định giấy phép đăng ký hoạt động trên Vịnh Hạ Long mỗi năm. Chỉ có các
tàu có giấy phép này mới được phép hoạt động trên Vịnh. Một hệ thống như vậy
sẽ tương đối đơn giản về mặt hành chính và cũng sẽ cung cấp một cơ chế giúp
nâng cao tiêu chuẩn môi trường và chất lượng tàu thuyền hoạt động trên Vịnh.
Dù sao điều này cũng sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của lĩnh vực tàu du lịch bởi nó
tạo ra một rào cản khi thâm nhập vào ngành này.
Mức trần số chuyến xuất bến hàng ngày: Một lựa chọn thay thế cho cấp giấy
phép hàng năm là cấp giấy phép hàng ngày. Tỉnh Quảng Ninh có thể phát hành
một lượng nhất định giấy phép xuất bến mỗi ngày cho các tàu nghỉ đêm và tàu
142
tham quan. Một hệ thống như vậy sẽ phức tạp hơn nhiều về mặt hành chính và
sẽ không tạo thuận lợi cho những nỗ lực nâng cao tiêu chuẩn môi trường và chất
lượng tàu thuyền. Tuy nhiên, nó sẽ cho phép lĩnh vực tàu du lịch tiếp tục phát
triển bởi các nhà tàu mới sẽ dễ dàng thâm nhập hơn.
Sau khi xác định cấu trúc mức trần, Quảng Ninh phải xác định mức trần cụ thể.
Để làm được như vậy, cần phải nghiên cứu để xác định một con số được xem là
bền vững (“sức chứa”). Việc này phải tính đến một số yếu tố, bao gồm:
 Nhu cầu về tàu du lịch
 Tác động của số lượng tàu lên trải nghiệm của khách du lịch.
 Khả năng giảm thiểu tác động của số lượng tàu đối với trải nghiệm của
khách du lịch
 Tác động của tàu đối với môi trường
 Khả năng giảm thiểu tác động môi trường
Điều quan trọng là mức trần nên được đặt càng cao càng tốt song song với việc
đảm bảo sự phát triển du lịch bền vững. Mức trần sẽ khác nhau đáng kể, tùy
thuộc vào sự thành công trên các phương diện của công tác quản lý Vịnh, bao
gồm việc cải thiện tiêu chuẩn môi trường của các tàu du lịch và khả năng phân
phối tàu trên phạm vi khu vực Vịnh. Ví dụ, nếu tác động lên môi trường của tàu
là rất ít và tàu thuyền được phân bố đều trên Vịnh, mức trần đưa ra có thể cao
hơn nhiều so với tình trạng được duy trì hiện nay.
Trong việc xác định kích thước mức trần, tỉnh Quảng Ninh cũng nên xem xét
cơ cấu của mức trần - số lượng của từng loại tàu thuyền được quy định trong
đó (ví dụ: tàu tham quan ngày, tàu nghỉ đêm cao cấp, v.v.). Yếu tố này rất
quan trọng trong việc đảm bảo các phân đoạn thị trường ưu tiên sẽ tiếp tục
được đáp ứng.
Cuối cùng, đối với việc quản lý mức trần, Quảng Ninh cần phải quyết định cách
thức để cấp phát giấy phép và chuyển nhượng giấy phép. Trong cấp phát giấy
phép, có hai cách làm chính - giấy phép được bán đấu giá, hoặc được phát hành
ở một mức phí nhất định dựa trên một số tiêu chí. Mặc dù giấy phép được bán
đấu giá sẽ mang lại nguồn thu cho công tác quản lý Vịnh, nhưng có thể sẽ thiếu
công bằng cho các nhà tàu nhỏ kém hơn về có khả năng mua giấy phép. Nếu
giấy phép được phát hành ở một mức phí nhất định, hệ thống này sẽ công bằng
hơn khi mà chính phủ đảm bảo các giấy phép được cấp dựa trên những tiêu chí
được xác định trước để tránh tham nhũng.
Nếu giấy phép được đấu giá với số lượng giới hạn, tỉnh Quảng Ninh phải quyết
định xem có cho phép chuyển nhượng giấy phép hay không. Cho phép chuyển
nhượng sẽ đảm bảo việc sử dụng giấy phép một cách hiệu quả nhất, nhưng đồng
thời cũng sẽ yêu cầu đặt ra các quy định - đặc biệt, chính phủ phải đảm bảo rằng
những người mua giấy phép đáp ứng được các yêu cầu cần thiết của tàu thuyền
hoạt động trên Vịnh.
Cùng với việc phát triển một hệ thống quản lý lịch trình tàu du lịch (Giải pháp
32), hệ thống giới hạn số lượng tàu sẽ có một tác động cách đáng kể đối với các
143
nhà tàu du lịch hiện nay. Điều quan trọng là các nhà tàu phải được tư vấn và
được thông báo rộng rãi về chi tiết của hệ thống mới trước khi đưa vào thực
hiện. Để giúp các nhà tàu có thể thích ứng, mức trần số lượng tàu thuyền được
đưa ra không nên khác biệt quá nhiều so với số tàu hiện có và các điều chỉnh
giảm nên được thực hiện theo từng bước.
Những thông tin chi tiết liên quan tới thực trạng, các giải pháp và vấn đề ô
nhiễm trên Vịnh Hạ Long có thể tham khảo cụ thể hơn trong Chương III, Mục
7.1-7.2.
4. Phát triển một mạng lưới đường mòn đi bộ trong khu vực đồi núi
của Quảng Ninh
Quảng Ninh nên phát triển một mạng lưới đường mòn đi bộ trong khu vực đồi
núi có cảnh quan đẹp của tỉnh, đặc biệt tại vùng rừng, đồi Yên Trung (Uông
Bí), núi Chùa Lôi, núi Bài Thơ (Hạ Long), vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Vân
Đồn), một số đồi núi ở Đông Triều, Hoành Bồ, Bình Liêu... để thu hút đối
tượng khách du lịch quan tâm đến các hoạt động khám phá ngoài trời. Những
con đường mòn đi bộ nên có độ dài tối thiểu là 2km và đi qua những khu vực
vẫn giữ được vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, hay các ngôi làng truyền thống và các
khu nông trại. Nếu có thể, những đường mòn này nên đi qua những nơi thiên
nhiên kì thú - bao gồm sông, thác nước, hồ, đỉnh núi, đỉnh đồi - cũng như các
điểm thăm quan văn hóa thú vị - cánh đồng lúa, chùa chiền, đền thờ. Tuy
nhiên, nên tránh các vùng đất ngập nước hoặc các khu vực đầm lầy, các khu
vực quá phát triển, cũng như những nơi có môi trường nhạy cảm dễ bị tác
động bởi hoạt động du lịch.
Về mặt phát triển những tuyến đường như vậy, những con đường mòn nên càng
đơn giản càng tốt – nên hạn chế tối đa việc sử dụng bê tông và các vật liệu tương
tự - cùng với đó là xây dựng hệ thống biển hiệu hướng dẫn khách leo núi rõ ràng
nhưng không bừa bãi và hệ thống biển hiệu cung cấp thông tin về những địa
điểm quan trọng. Các tiện nghi, đặc biệt là nhà vệ sinh và trạm bản đồ, nên được
đặt tại nơi xuất phát, ngoài ra không nên đặt trên đường đi. Những chặng đường
dài hơn 10km đòi hỏi nhiều ngày đường đi bộ sẽ trở nên hấp dẫn nếu khách du
lịch được đến thăm những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt - thác nước, sông, hồ,
bãi biển, vv.. Tuy nhiên, trên những con đường mòn như vậy sẽ đòi hỏi phải có
các khu vực cắm trại, hoặc các khu vực lều tạm trú trong trường hợp thời tiết
khắc nghiệt. Khuyến nghị rằng Quảng Ninh nên lấy ý kiến tư vấn từ những
chuyên gia phát triển hệ thống đường mòn đi bộ chuyên nghiệp nhằm đảm bảo
từng chi tiết của hệ thống này (bao gồm lộ trình, bản đồ và các tiện nghi) phù
hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
Quản lý mạng lưới đường mòn cũng rất cần thiết cho sự thành công của sản
phẩm du lịch này. Quan trọng là những con đường phải luôn duy trì tình trạng
sạch rác, mặt khác cũng phải giám sát thường xuyên phòng trường hợp điều kiện
địa hình nguy hiểm - cây đổ, sạt lở đất, xói mòn. Hơn nữa, chính quyền địa
phương phải thông thạo những con đường mòn và sẵn sàng tiếp cận khách du
lịch khi họ cần cấp cứu trên đường.
144
Đường đến thác Khe Vằn
5. Phát triển các khu cắm trại trên đảo bằng cách cho phép nhà điều
hành tour xây dựng các khu cắm trại, đưa đón người cắm trại và cung cấp
trang thiết bị trên đảo không có dân cư
Cùng với đi bộ trên núi, khách du lịch quốc tế cũng rất yêu thích cắm trại tại
những nơi thiên nhiên hoang sơ. Quảng Ninh nên làm việc với các nhà điều
hành tour để thiết lập khu cắm trại trên các hòn đảo không có dân cư ở Vịnh Hạ
Long và Bái Tử Long, bố trí các khu đất trống để khách du lịch có thể dựng lều.
Những nhà điều hành tour sẽ cần cung cấp thiết bị cắm trại, bao gồm lều, túi
ngủ, đèn và dụng cụ nấu ăn, cũng như tạo điều kiện đưa đón đến và đi từ các
đảo. Hơn thế nữa, họ cũng sẽ có trách nhiệm bảo trì khu vực cắm trại - bao gồm
việc xử lý rác thải.
6. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm du lịch mới trong và xung quanh khu vực Vịnh
Quảng Ninh cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của các doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm du lịch mới tập trung vào Vịnh, ví dụ như du lịch bằng máy bay
trực thăng trên vùng núi đá vôi, leo núi, câu cá, đu dây mạo hiểm, thám hiểm
hang động. Cụ thể hơn trong Phần 4.2.2.3 Môi trường chính sách cho các nhà
đầu tư và nhà doanh nghiệp, Quảng Ninh nên có phương pháp tiếp cận chủ động
để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đó, bao gồm việc xác định vị trí
phù hợp cho các hoạt động khác nhau, nhận diện và giải quyết các rào cản tiềm
tàng về thủ tục hành chính và pháp lý, kế đến sẽ tiếp cận các nhà đầu tư, doanh
nghiệp tiềm năng.
7. Xây dựng một bảo tàng khoa học tự nhiên ở Thành phố Hạ Long
với các hiện vật về Vịnh, núi đá vôi và hệ động thực vật đặc hữu
Quảng Ninh cần xây dựng một bảo tàng khoa học tự nhiên tập trung vào những
đặc điểm địa chất độc đáo của Vịnh Hạ Long, cũng như các động vật hoang dã
sống trong khu vực, ví dụ như loài voọc. Bảo tàng này cũng có thể nhấn mạnh
145
vào tầm quan trọng của biển tới văn hóa Quảng Ninh, trong đó có thể có một
thủy cung. Để phát triển một bảo tàng như vậy, Quảng Ninh nên liên kết với
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại Hà Nội. Bảo tàng Phụ nữ mở cửa trở lại vào năm
2010 và đã được phát triển rất tốt để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nước
ngoài. Đây là điểm du lịch phổ biến thứ hai tại Hà Nội theo TripAdvisor 62 (trong
số 70 điểm được liệt kê), chỉ sau khu Phố cổ. Kết quả thu được là nhờ sự thuyết
minh tuyệt vời được thực hiện bởi nhiều ngôn ngữ, cách bố trí tốt không gian
triển lãm hiện vật và việc mang lại cho khách tham quan cơ hội tìm hiểu về con
người Việt Nam.
Tỉnh Quảng Ninh nên xem xét đến việc triển khai và kết quả đã đạt được của Dự
án nghiên cứu tiền khả thi Bảo tàng sinh thái Hạ Long (đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1248/QĐ-TTG ngày 26/12/2002).
Di sản văn hóa
Cùng với di sản thiên nhiên, di sản văn hóa cũng rất hấp dẫn đối với khách du
lịch quốc tế. Trong cuộc khảo sát thực hiện với 1.050 khách du lịch quốc tế, hơn
hai phần ba số người được hỏi đã chọn các hoạt động văn hóa và lịch sử là một
trong tốp ba hoạt động kỳ nghỉ của họ. Mặc dù sở hữu một loạt các di sản văn
hóa - cả di sản vật thể và phi vật thể - tỉnh Quảng Ninh vẫn chưa phát huy được
những tiềm năng đó cho du lịch, chủ yếu là do sự thiếu sót trong phát triển các
điểm du lịch.
Di sản văn hóa vật thể
Khu di tích Yên Tử
Khu di tích Yên Tử là một trong những điểm Di sản văn hóa vật thể
du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh hàng đầu Theo định nghĩa của UNESCO, di
của Việt Nam. Tuy nhiên, Yên Tử hiện nay sản văn hóa vật thể là những di sản
chủ yếu phục vụ phân khúc khách du lịch thuộc tạo phẩm vật chất của một
nhóm người hay một xã hội được
trong nước. thừa hưởng từ các thế hệ đi trước,
Công ty Cổ phần Phát triển Tùng Lâm đang duy trì ở hiện tại và giữ gìn vì lợi ích
chịu trách nhiệm quản lý Yên Tử và đã phát của các thế hệ tương lai. Nó bao
gồm các công trình kiến trúc và các
triển rất tốt điểm du lịch này hơn 15 năm qua. di tích lịch sử, bảo vật quốc gia và
Hệ thống cáp treo đã cho thấy rõ tính hiệu các cổ vật.
quả trong việc tạo thuận lợi cho sự di chuyển
của khách du lịch, nâng cao trải nghiệm cho
khách du lịch. Hơn thế nữa, điểm du lịch này đã được phát triển rất đúng cách,
với hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch - đường mòn đi bộ, nhà vệ sinh, các tiện nghi
khác - làm hoàn thiện thêm sự hấp dẫn của điểm du lịch.
Như trình bày ở phần trước, Yên Tử có tiềm năng để trở thành một điểm thu hút
chính với khách du lịch quốc tế - cả thị trường châu Á và phương Tây - và công
ty Tùng Lâm cũng đã nhận thức rõ về điều này. Tuy nhiên, để thu hút các phân
đoạn này, Yên Tử cần phải được phát triển sao cho vẻ đẹp và ý nghĩa của nó
được truyền tải tới khách du lịch quốc tế. Hiện nay có rất ít sự đầu tư nhằm giải
62
Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2013, http://www.tripadvisor.com/Attractions-g293924-Activities-Hanoi.html
146
thích cho khách du lịch quốc tế tầm quan trọng của toàn bộ khu di tích và từng
khu lăng tẩm, chùa trong khu di tích. Thêm vào đó, Yên Tử cũng cần phải được
đưa vào như một phần không thể tách rời thương hiệu du lịch của Quảng Ninh
nói chung.
Các tài nguyên văn hóa vật thể khác
Cùng với Yên Tử, Quảng Ninh còn sở hữu một loạt đền thờ và chùa chiền, tạo
nên một mạng lưới các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh. Những trọng
điểm trong số đó bao gồm: Đền Cửa Ông, Chùa Cái Bầu, Chùa Ba Vàng và
Chùa Lôi Âm. Để làm cho những nơi này hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế,
cần phải có sự đầu tư phát triển sao cho họ dễ dàng tiếp cận, hiểu và tận hưởng
những giá trị của những nơi này.
Di sản văn hóa phi vật thể
Như trình bày sơ lược ở Mục 2 Chương II,
Quảng Ninh còn được trời phú cho sự giàu Di sản văn hóa phi vật thể
có các di sản văn hóa phi vật thể, bao gồm Di sản văn hóa phi vật thể được
các hoạt động văn hóa truyền thống Việt hiểu là các tập quán, các hình thức
Nam cũng như những truyền thống đặc trưng thể hiện, biểu đạt, các tri thức, kĩ
của người dân Quảng Ninh, đặc biệt là những năng – kèm theo đó là những dụng
cụ, đồ vật, đồ tạo tác và các không
cộng đồng dân tộc thiểu số của tỉnh. Bằng gian văn hóa có liên quan – mà các
chứng là thành công của làng Yên Đức tại cộng đồng, các nhóm người và trong
huyện Đông Triều, khách du lịch quốc tế có một số trường hợp, là các cá nhân
nhu cầu rất mạnh đối với trải nghiệm văn hóa công nhận là một phần di sản văn
chân thực tại nơi đây. hóa của họ.

Làng văn hóa


Thách thức chủ yếu gắn với sự phát triển làng văn hóa phi vật thể là thông
thường, những nơi được ưu đãi với các nét văn hóa tiêu biểu tạo được sức hấp
dẫn - như người dân ở Yên Đức - thường không biết làm kinh doanh để phát
triển và tiếp thị văn hóa của họ thành một trải nghiệm du lịch. Chính vì lý do đó,
để phát triển những khu vực này, Quảng Ninh nên tìm kiếm đối tác là những
doanh nghiệp du lịch giàu kinh nghiệm - đặc biệt là các nhà tàu phục vụ khách
du lịch nước ngoài - để phát triển những ngôi làng như vậy thành các điểm du
lịch hấp dẫn.
Ẩm thực
Cùng với những làng quê văn hóa như Yên Đức, một điểm thu hút chính ở Việt
Nam là nền ẩm thực độc đáo của đất nước, với những nhà hàng Việt Nam nhanh
chóng trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, Quảng Ninh vẫn chưa
khai thác được du lịch ẩm thực. Tại nhiều điểm du lịch khác ở Việt Nam, văn
hóa ẩm thực Việt Nam đã được khai thác thông qua việc thiết lập các trường dạy
nấu ăn, các tour du lịch ẩm thực đường phố và các nhà hàng Việt Nam chất
lượng cao hướng tới đối tượng khách nước ngoài. Quảng Ninh nên xem xét việc
vận dụng những thành công này bằng cách thành lập trường dạy nấu ăn và các
khu vực ẩm thực đường phố có tổ chức.
147
Một nhà hàng rất thành công trong việc hướng tới đối tượng khách du lịch là
KOTO (www.koto.com.au), với chi nhánh tại cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh. KOTO kết hợp ẩm thực Việt Nam với mục đích xã hội, bằng cách thuê và
đào tạo những thanh thiếu niên thiệt thòi. KOTO đã trở thành một trong những
nhà hàng được ghé thăm nhiều nhất tại Hà Nội. Quảng Ninh có thể tìm cách
thành lập một nhà hàng tương tự, hoặc phát triển một chi nhánh của KOTO trên
địa bàn tỉnh.
Bảo tàng
Bảo tàng cũng là một phương tiện quan trọng mà thông qua đó khách du lịch có
thể trải nghiệm cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể và thường là điểm du lịch
khá phổ biến. Dù sao, điều quan trọng là bảo tàng phải được tổ chức tốt và
khách du lịch nước ngoài có thể dễ dàng tìm đến. Công tác tổ chức tốt bao gồm
cả việc phải bố trí được những biển hiệu bằng các thứ tiếng cũng như tổ chức
được các tour tham quan bằng ngoại ngữ hoặc có thuyết minh bằng tiếng nước
ngoài.
Các giải pháp
1. Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người nước ngoài tiếp cận các
điểm du lịch văn hóa - tâm linh trọng điểm
Quảng Ninh phải phát triển các điểm du lịch văn hóa để có thể phù hợp với khách
du lịch quốc tế, trong đó có Khu di tích Yên Tử và các điểm khác trong tỉnh.
Trong khi khách du lịch quốc tế rất dễ dàng cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên hấp
dẫn của Khu di tích Yên Tử, thì lại gặp khó khăn để hiểu ý nghĩa lịch sử to lớn
của nó.
Những yêu cầu chính đặt ra bao gồm :
 Một bảo tàng ở chân núi Yên Tử giải thích lịch sử và ý nghĩa của Yên
Tử bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ quan trọng khác;
 Có biển hiệu tiếng nước ngoài hướng dẫn khách du lịch quốc tế tại
điểm du lịch;
 Có biển hiệu tiếng nước ngoài tại các ngôi chùa và đền thờ chính để
giải thích ý nghĩa của những nơi này;
 Bản đồ/sổ tay hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài; và
 Có dịch vụ hướng dẫn viên du lịch hoặc thuyết minh theo hệ thống loa
cho khách du lịch nước ngoài.
Tương tự như với Bảo tàng Khoa học tự nhiên, trong việc phát triển Yên Tử cho
đối tượng khách nước ngoài, Quảng Ninh nên phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam tại Hà Nội để học tập kinh nghiệm nâng cao trải nghiệm cho khách du
lịch, qua đó tăng sự hấp dẫn của bảo tàng..
Một số điểm du lịch văn hóa khác của Quảng Ninh, trong đó có đền Cửa Ông,
chùa Ba Vàng và Chùa Cái Bầu, đều rất hấp dẫn nhưng thiếu tài liệu giới thiệu
bằng ngoại ngữ. Yêu cầu chính đặt ra bao gồm:
 Có biển hiệu tiếng nước ngoài để giải thích ý nghĩa của những nơi này;
148
 Bản đồ/sổ tay hướng dẫn du lịch bằng tiếng nước ngoài;
 Đảm bảo tiện nghi, bao gồm cả nhà vệ sinh.
2. Hợp tác với những doanh nghiệp du lịch có kinh nghiệm để phát
triển thêm các điểm du lịch văn hóa
Để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế, Quảng Ninh cần phát
triển hơn nữa các điểm du lịch văn hóa hấp dẫn như Làng quê Yên Đức. Như
trình bày ở phần trước, thách thức quan trọng liên quan đến việc phát triển các
điểm du lịch này là những người dân với vai trò là một phần của ngôi làng và
tộc người đã định hình nên những nét thu hút lại thiếu khả năng phát triển văn
hóa của họ cho mục đích du lịch.
Nhờ có Vịnh Hạ Long, tại Quảng Ninh có rất nhiều doanh nghiệp với kinh
nghiệm phát triển trải nghiệm du lịch cho khách du lịch quốc tế - các công ty tàu
du lịch. Vì vậy, để phát triển các điểm tham quan, Quảng Ninh cần xác định các
ngôi làng và tộc người có tiềm năng du lịch cao và sau đó làm việc với các nhà
tàu du lịch hiện có và các công ty khác có liên quan trong ngành du lịch để phát
triển các sản phẩm này. Mô hình hợp tác giữa Công ty Cổ phần Du thuyền Đông
Dương với làng quê Yên Đức là một ví dụ hoàn hảo cho việc ứng dụng thành
công của mô hình này.
Những đề xuất cụ thể về các loại làng quê sẽ là lựa chọn tốt phục vụ phát triển
trong tương lai, vui lòng xem Chương III, Mục 4.2.4.
3. Tạo điều kiện thành lập một nhà hàng kiêm trường dạy nấu ăn, có
thể sử dụng mô hình của Nhà hàng KOTO
Quảng Ninh cần tạo điều kiện cho việc thành lập một nhà hàng kiêm trường
dạy nấu ăn hướng tới đối tượng khách du lịch quốc tế. Một cách làm tiềm
năng là kết mối một trong những giám đốc nhà hàng của Quảng Ninh với một
trong những doanh nghiệp du lịch với kinh nghiệm phục vụ cho khách du lịch
nước ngoài (ví dụ như Công ty Cổ phần Du thuyền Đông Dương). Quảng
Ninh cũng có thể xem xét lựa chọn khác như thiết lập một chi nhánh của
KOTO trong tỉnh.
4. Xây dựng một không gian tập trung để thưởng thức ẩm thực
đường phố
Với vai trò quan trọng của ẩm thực đối với trải nghiệm du lịch Việt Nam, Quảng
Ninh nên tạo thuận lợi cho việc phát triển của một trung tâm ẩm thực, nơi mà
khách du lịch có thể thưởng thức tất cả các món ăn trong vùng. Chính quyền có
thể tìm một không gian trong một khu du lịch, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết
(bố trí những dãy bàn ăn cố định, có ghế băng hoặc ghế đẩu) và hướng dẫn các
chủ hàng ăn về thực đơn hàng hàng ngày phục vụ khách du lịch .
Cần chú trọng cung cấp cho khách du lịch những món ẩm thực mang đậm tính
truyền thống của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung. Điều này rất
quan trọng để khách du lịch trải nghiệm một giá trị văn hóa rất riêng của điểm
đến du lịch. Như vậy tại không gian ẩm thực này nên phân thành các khu vực

149
khác nhau về văn hóa ẩm thực đặc trưng vùng miền, trong đó ẩm thực Quảng
Ninh có vai trò chủ đạo.
Trong khu ẩm thực, cần có sự quản lý và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn
thực phẩm của các dịch vụ cung cấp cho khách du lịch nhằm, đảm bảo cho
khách du lịch có được những trải nghiệm tốt nhất về văn hóa ẩm thực Việt Nam
nói chung và Quảng Ninh nói riêng.

5. Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh để cung cấp
các vật trưng bày và thuyết minh bằng tiếng nước ngoài, nâng cấp tiện nghi
Bảo tàng Quảng Ninh đã được xây mới và khánh thành ngày 13 tháng 10 năm
2013. Như một phần của công tác xây mới, các tiện nghi của bảo tàng cần được
nâng cấp để có cả thuyết minh bằng tiếng nước ngoài giải thích cho tất cả các
hiện vật trưng bày, cũng tổ chức các tour hướng dẫn và/hoặc thuyết minh bằng
tiếng nước ngoài. Tỉnh có thể tham khảo kinh nghiệm phục vụ khách nước ngoài
của Bảo tàng Phụ nữ tại Hà Nội.

150
4.2.2.2 Các điểm vui chơi giải trí, du lịch
Cùng với việc phát huy các điểm du lịch tự nhiên và văn hóa của tỉnh, Quảng
Ninh cũng phải tìm cách phát triển mới các điểm du lịch nhân tạo để thu hút các
phân khúc thị trường du lịch mục tiêu - đặc biệt là khách du lịch Trung Quốc và
khách du lịch đến từ các khu vực khác của châu Á. Ba hoạt động chính để thu
hút các phân đoạn này là vui chơi có
thưởng, mua sắm và chơi golf. Một Thông tin casino: NagaWorld Phnom Penh
hoạt động nữa được đề xuất trong Naga World Phnom Penh được thành lập vào
Quy hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội năm 2003 tại Phnôm Pênh bởi NagaCorp và đã
tỉnh Quảng Ninh là tour du lịch mỏ phát triển nhanh chóng kể từ khi mở cửa. Khu
than, hoạt động này cũng sẽ được đề phức hợp có 660 phòng khách sạn, 2000 bàn
cập đến trong phần này. đánh bạc điện tử và trên 170 bàn đánh bạc.
Khoảng 35% người chơi của NagaWorld là
Casino & vui chơi có thưởng người Việt Nam.
Châu Á Thái Bình Dương đang
nhanh chóng trở thành khu vực nổi
trội trên thế trên thế giới về vui chơi
có thưởng. Ngành công nghiệp casino
ở châu Á dự kiến sẽ tăng khoảng
18% mỗi năm đến năm 2015, khi nó
chiếm khoảng 43% thị trường trò Từ năm 2009, EBITDA của NagaWorld đã
chơi có thưởng toàn cầu63. Xu hướng tăng từ khoảng 38 triệu USD lên 140 triệu
này phần lớn do kết quả từ thực tế là USD. Kết quả này là do đây là casino duy nhất
trong các nước châu Á, cầu vượt xa trong phạm vi 200 km của Phnôm Pênh và mức
thuế suất áp dụng là 5%.
cung, với các nhà khai thác và các
quốc gia tự tin vào thành công của mình khi cung cấp dịch vụ chất lượng cao.
Thành công này là do ba yếu tố chính 64. Thứ nhất, đó là sở thích phổ biến của
rất nhiều cộng đồng trong khu vực. Thứ hai, với sự tăng trưởng kinh tế trong
khu vực làm tăng thu nhập, ngày càng nhiều người có thu nhập sau thuế đủ để
tham gia vào các hoạt động vui chơi có thưởng. Cuối cùng, do các trung tâm
vui chơi có thưởng mới đang nổi lên nhanh chóng trong khu vực, ví dụ điển
hình của hiện tượng này là Singapore, nơi xuất phát từ không có doanh thu
tạo ra từ hoạt động vui chơi có thưởng trong năm 2009, đã thu về hơn 4 tỷ
USD trong năm 2011, với việc xây dựng hai sòng bạc - Marina Bay Sands và
Resorts World Sentosa.
Macao vẫn là điểm đến chủ đạo cho du lịch vui chơi có thưởng trong khu vực.
Dù sao, các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tiến vào thị trường Casino.
Philippines hiện có 14 casino, Malaysia đã phát triển Resorts World Genting và
trong 5 năm qua, Singapore đã xây dựng hai casino. Campuchia cũng có một
ngành công nghiệp casino phát triển mạnh mẽ với 35 Casino bao gồm khu phức
hợp casino Nagaworld cao cấp tại Phnôm Pênh, mà mục tiêu là khách Việt Nam.
63
PriceWaterhouseCoopers, Global Gaming Outlook - Triển vọng Ngành Công nghiệp Vuichơi có thưởng Toàn
cầu, tháng 1 năm 2012
64
PriceWaterhouseCoopers, Global Gaming Outlook - Triển vọng Ngành Công nghiệp Vuichơi có thưởng Toàn
cầu, tháng 1 năm 2012
151
Việt Nam đang từng bước phát triển ngành công nghiệp casino. Hiện nay trên
cả nước có 7 casino, với hai khu phức hợp lớn nhất là Crowne Plaza Đà Nẵng
và Grand Hồ Tràm Strip mới mở gần đây với tổng mức đầu tư 4,2 tỷ USD.
Địa điểm duy nhất hiện nay được phép quảng cáo về mình như một casino là
Đồ Sơn Casino. Sáu casino khác được yêu cầu quảng cáo dịch vụ đánh bạc
dưới cái tên “khu vực vui chơi giải trí đặc biệt dành cho người nước ngoài”.
Theo luật pháp Việt Nam, người Việt Nam sở tại không được phép đánh bạc
tại bất kỳ địa điểm nào trong số này - điều này đã khiến một số nhà đầu tư
tiềm năng băn khoăn.
Bảng 44: Các casino ở Việt Nam65
Vị trí Số phòng Số bàn / Số máy
Casino
Đồ Sơn Resort Hotel Hải Phòng 88 17 bàn, 100 máy

Khách sạn Lào Cai Lào Cai 34 8 bàn, 57 máy

Khách sạn Quốc tế Lợi Lai Móng Cái 218 8 bàn, 100 máy

The Grand Hồ Tràm Hồ Tràm 541* 90 bàn, 614 máy

Crowne Plaza Đà Nẵng 584 20 bàn, 100 máy

Royal International Hotel Hạ Long 134 18 bàn, 70 máy

Furama Resort (FuramaClub99) Đà Nẵng 198 0 bàn, 41 máy

Nguồn: Phân tích chuyên gia


Ngành công nghiệp casino Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng lớn. Trong khi
Macao sẽ vẫn là kinh đô cờ bạc của Châu Á, những thay đổi gần đây trong môi
trường chính sách khiến các nhà phát triển casino tìm kiếm các điểm đến mới.
Đặc biệt là khi chính phủ Trung Quốc đang tìm cách kiểm soát tốt hơn ngành
công nghiệp casino, với mục tiêu hạn chế sự tăng trưởng và thực hiện chống
tham nhũng. Trong số các nước có tiềm năng để khám phá đối với các nhà phát
triển casino, Việt Nam đặc biệt hấp dẫn - vì được coi là tương đối an toàn và
khách du lịch Trung Quốc cảm thấy đi du lịch ở Việt Nam thoải mái hơn ở một
số nước Đông Nam Á khác. Ngay cả khi Việt Nam biết tận dụng lợi thế này thì
vẫn cần phải đảm bảo một môi trường chính sách thuận lợi cho các nhà khai
thác casino. Đặc biệt, Việt Nam phải giảm bớt các quy định hạn chế với khách
có nhu cầu giải trí casino trong nước, tạo môi trường thuế thuận lợi và tạo điều
kiện tự do lưu chuyển vốn.
Ở Việt Nam, Vân Đồn có tiềm năng để phát triển trở thành một điểm đến cho
khách có nhu cầu giải trí casino vì hai lý do chính. Thứ nhất, Quảng Ninh tiếp
giáp với Trung Quốc - nên tương đối dễ dàng để đến Vân Đồn, đặc biệt là sau
khi dự án nâng cấp đường cao tốc và sân bay quốc tế hoàn thành. Thứ hai, với
Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh có một điểm du lịch thu hút khách du lịch quốc tế
65
Phân tích của chuyên gia
* Sẽ tăng đến 1100
152
lớn. Khi khách có nhu cầu giải trí casino xác định được điểm đến tiềm năng, họ
thường tìm những điểm tham quan như vậy để che dấu mục đích chính của
chuyến đi của họ - khi một khách đánh bạc đến Macao, ý định của ông ta là rõ
ràng, khi ông ta tới Quảng Ninh, ông ta chỉ cần đơn giản khẳng định rằng đến
thăm Vịnh Hạ Long.
Golf
Golf là một thị trường du lịch phát triển nhanh chóng khác. Theo Hiệp hội Các
nhà Tổ chức Du lịch Golf Quốc tế (IAGTO)66, thị trường du lịch golf toàn cầu trị
giá hơn 17 tỷ USD với 56 triệu người chơi. Trong số 56 triệu người này, 10% du
lịch sang nước ngoài hàng năm với mục đích chính là để chơi golf. Đối với
khách du lịch chơi golf, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là một điểm đến
quan trọng và là nơi sẵn sàng thu hút một số lượng lớn hơn nữa những khách du
lịch này trong những năm tới.
Tuy trong truyền thống, phần lớn khách du lịch chơi golf bắt nguồn từ thị trường
phương Tây, tại châu Á lại đang nhanh chóng phát triển một cộng đồng chơi
golf bản địa. Giống như vui chơi có thưởng, sự phát triển của tầng lớp trung lưu
ở châu Á đang dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng về số lượng người chơi golf. Họ
bao gồm những người chơi để giải trí và cả những người chơi để thể hiện đẳng
cấp. Minh chứng cho sự phát triển của golf trong khu vực là sự yêu thích dành
cho môn thể thao này ở Trung Quốc và Ấn Độ cao hơn các thị trường golf hàng
đầu, trong đó có Mỹ, Anh, Pháp và Đức67.
Trong khu vực, một số quốc gia có ngành du lịch golf phát triển rất tốt. Thái
Lan, với 260 sân golf, là điểm đến của du lịch chơi golf phổ biến thứ ba trên thế
giới sau Tây Ban Nha và Hoa Kỳ. Nó thu hút khoảng 750.000 khách du lịch
trong năm 2012 với tổng mức tiêu dùng khoảng 2,88 tỷ USD 68. Trong năm
2011, khoảng 80% khách du lịch chơi golf của Thái Lan đến từ châu Âu và Úc,
tuy nhiên phân khúc khách Trung Quốc đang phát triển nhanh chóng. Điều quan
trọng là, mỗi lượt khách chơi golf của Thái Lan chi khoảng 3.300 USD, cao gấp
khoảng ba lần so với khách du lịch thông thường. Trong tháng 5 năm 2013,
nhiều sân golf Thái Lan đã tập hợp lại với nhau để cho ra đời thương hiệu
‘Vương quốc sân Golf’ - ‘Golf in a Kingdom’ (www.golfinakingdom.com).
Tuy Việt Nam không phải là một thị trường golf truyền thống, nhưng đầu tư
trong môn thể thao này đang gia tăng. Có khoảng 30 sân golf đang hoạt động và
nhiều hơn nữa đang phát triển. Năm 2007, ‘Đường mòn chơi golf Hồ Chí Minh’
- ‘Ho Chi Minh Golf Trail’ đã ra đời như một sáng kiến thương hiệu và đường
mòn chơi golf đã đồng nhất nhận được sự ca ngợi. Kết quả là vào cuối năm 2007
Việt Nam được đặt tên là 'Điểm đến chơi golf chưa được khám phá của năm' -
'Undiscovered golf destination of the year'. Gần đây hơn, ba sân golf đẳng cấp
thế giới của Đà Nẵng đã cùng nhau tập hợp dưới tên thương hiệu Golf Coast

66
IAGTO website, www.iagto.com, truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2013.
67
HSBC, The Future of Golf - Tương lai của ngành Golf, 2012
68
HK Golfer, Thailand Tipped for the Top - Sự vươn lên dẫn đầu của du lịch golf Thái Lan, tháng 3
năm2013http://www.hkgolfer.com/courses-and-travel/thailand-tipped-top
153
Vietnam - Sân Golf Bờ biển Việt Nam (www.golfcoastvietnam.com), cũng nhận
được nhiều lời khen ngợi.
Bảng 45: Các sân golf hàng đầu ở Việt Nam69
Sân golf Số lỗ Nhà thiết kế Địa điểm Năm mở cửa
Sân golf Ngôi sao Chí Linh 18 IndependentGolf Hải Dương 2003
Course Services
Sân golf Tam Đảo 18 IMG Vĩnh Phúc 2007
Sân golf Đà Lạt Palace 18 Brett Stensen Đà Lạt 1994
Sân golf Đồng Nai 27 Ward Northrup Đồng Nai 1997
Sân golf Thủ Đức 36 Lee Trevino Hồ Chí Minh 1994
Sân golf Quốc tế Đảo Vua 36 RobertMcFarland, Hà Nội 1993
Pacific Coast Design
(Sân golf Đồng Mô)
Sân golf Long Thành 36 RonaldFream, Đồng Nai 2001
Golfplan
Sân golf Montgomerie 18 Colin Montgomerie Đà Nẵng 2008
Links
Đà Nẵng Golf Club Dunes 18 Greg Norman Đà Nẵng 2010
Laguna Lăng Cô 18 Nick Faldo Thừa Thiên 2012
Huế

Nguồn: Phân tích chuyên gia


Vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long tạo cho Quảng Ninh một lợi thế
mạnh trong phát triển du lịch golf. Một sân golf nhìn ra các núi đá của Vịnh Bái
Tử Long sẽ trở thành một trong những sân golf ấn tượng nhất trên thế giới. Hiện
Quảng Ninh đang có một sân golf 18 lỗ tại Móng Cái - sân golf Quốc tế Móng
Cái. Ngoài ra còn có 4 sân golf dự kiến khác:
 Sân golf 18 lỗ trên đảo Tuần Châu
 Sân golf 18 lỗ tại phường Đại Yên, thành phố Hạ Long
 Câu lạc bộ và sân golf 27 lỗ, kết hợp với khu nghỉ dưỡng sang trọng tại
Vân Đồn
 Sân golf 36 lỗ, kết hợp với khu nhà ở phức hợp tại Đông Triều
Khách du lịch chơi golf đi du lịch để chơi ở các sân golf chất lượng cao. Vì
thế, điều quan trọng là, các sân golf này phải được phát triển tốt thông qua sự
hợp tác giữa các nhà phát triển sân golf và các nhà khai thác sân golf có kinh
nghiệm.
Nói chung, đầu tư vào sân golf không được coi là hấp dẫn như các lĩnh vực
khác, với sự tập trung vào lợi nhuận lâu dài chứ không phải lợi ích ngắn hạn.
Trong các thị trường phát triển, lợi nhuận từ riêng các sân golf thường đạt được
chủ yếu thông qua việc tăng giá trị đất hơn là qua các hoạt động hàng ngày.
Hiện nay, các nhà đầu tư thiên về các dự án bao gồm cả sân golf và khu dân cư,
69
Phân tích của chuyên gia
154
lợi nhuận đem lại từ các khu dân cư sau đó có thể được sử dụng để tài trợ cho
việc xây dựng và hoạt động của sân golf. Với môi trường đầu tư đã nêu, Quảng
Ninh sẽ phải sáng tạo trong việc thu hút các nhà đầu tư.
Do bản thân các sân golf sẽ tạo ra các hoạt động du lịch, sân golf nên được sử
dụng rộng rãi trong các hoạt động tiếp thị, đặc biệt là thông qua các sự kiện
golf trên truyền hình. Hiện nay, duy nhất chỉ có Asian Tour được công nhận
là golf tour chuyên nghiệp toàn châu Á bởi Liên đoàn quốc tế của PGA Tour.
Asian Tour được coi là giải đấu đỉnh cao của các golf thủ chuyên nghiệp ở
châu Á, cung cấp các các sự kiện vào Bảng Xếp hạng Thế giới Chính thức.
Hiện tại ở châu Á có 27 sự kiện diễn ra trong năm, bao gồm 06 sự kiện tại
Thái Lan, 03 sự kiện ở Malaysia và 02 sự kiện ở Indonesia, với số tiền thưởng
lên đến 8 triệu USD cho mỗi sự kiện. Sự kiện đầu tiên tại Việt Nam - Volvik -
Sky Lake Việt Nam Masters - dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 1 năm 2014.
Các sự kiện của Asian tour không chỉ có hiệu quả như một cú hích trực tiếp
vào nền kinh tế của nước chủ nhà, mà còn đem lại lợi ích gián tiếp thông qua
việc thành phố chủ nhà được quảng cáo bởi các chương trình truyền hình về
sự kiện và các quảng cáo khác.
Mua sắm
Một đặc điểm rất rễ phân biệt được khách du lịch Trung Quốc là họ rất thích
mua sắm. Theo một cuộc khảo sát do một công ty tư vấn nước ngoài thực hiện
có tên gọi Khảo sát khách du lịch Trung Quốc, 40% tổng chi tiêu của khách du
lịch Trung Quốc là dành cho mua sắm, đây là con số tương đối cao so với các
đối tượng khách du lịch khác70, ví dụ khách du lịch từ Nhật Bản, Mỹ, Anh và
Pháp, lần lượt chỉ dành 22%, 19%, 26% và 14% ngân sách của họ cho mua sắm.
Khi mua sắm ở nước ngoài, khách du lịch Trung Quốc bị thu hút bởi các sản
phẩm mà họ không thể mua ở Trung Quốc, cũng như các hàng hóa xa xỉ mà họ
có thể mua với mức giá rẻ hơn so với giá bán trong nước. Vì lý do này, họ đặc
biệt bị thu hút bởi các cửa hàng miễn thuế và cửa hàng giảm giá.
Hiện nay, Việt Nam chưa được coi là một điểm đến chính khiến những khách du
lịch thích mua sắm đến để mua các mặt hàng xa xỉ với giá cả phải chăng, trong
khi Thái Lan và Malaysia nổi bật hơn hẳn. Xét đến lợi thế riêng có của Quang
Ninh đối với việc thu hút khách du lịch Trung Quốc, Quảng Ninh nên nhìn nhận
mua sắm như là một công cụ để có được thu nhập nhiều hơn nữa từ phân khúc
khách du lịch Trung Quốc.

70
Chinese Consumer Travel Survey - Khảo sát hoạt động du lịch của khách Trung Quốc, tháng 3 năm 2011
155
Mỏ than
Quy hoạch Phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh khuyến nghị xem xét
một sản phẩm du lịch là thăm một mỏ than sau khi đã cải tạo71. Theo chủ trương
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Ninh từ “nâu” sang “xanh”, việc cải tạo
một mỏ than thành một điểm thu hút khách du lịch, ví dụ như xây dựng một khu
vườn, hồ nước sinh thái hay xây dựng một tour du lịch thăm mỏ than sẽ là một
hoạt động nên làm. Tuy nhiên, hoạt động này có một số nhược điểm lớn đó là
chi phí đầu tư cao hơn mức lợi ích thu được.
Thứ nhất, chi phí tài chính cho việc cải tạo một mỏ than là lớn, do đó sẽ cần phải
có sự đầu tư của một nhà đầu tư bên ngoài. Thứ hai, với doanh thu tiềm năng
được tạo ra từ một số lượng nhỏ các đối tượng khách du lịch muốn chi trả để đi
thăm mỏ than - thì hầu hết các nhà đầu tư sẽ thấy khó có cơ hội thu hồi vốn đầu
tư hay mức lợi nhuận tích cực. Du lịch thăm mỏ than có thể là một hoạt động mà
ít nơi khác có thể có, tuy nhiên, cũng có rất ít khách du lịch quan tâm đến loại
sản phẩm du lịch này. Ở một vài nơi trên thế giới cũng có hoạt động du lịch
thăm mỏ than, ví dụ như Mỏ than ở Hạt Lackawanna (Lackawanna County Coal
Mine) tại tiểu bang Pennsylvania của Hoa Kỳ
(http://www.lackawannacounty.org/index.php/attractions/coal-mine). Hoạt động du lịch đi
xuống mỏ than để tham quan này được khách du lịch đánh giá tích cực (đạt 4,5
điểm trên thang điểm 5, với 193 phiếu đánh giá). Nếu một nhà đầu tư chắc chắn
cảm thấy mức lợi nhuận tiềm năng có thể bù đắp được chi phí đầu tư cải tạo, thì
có thể tiếp tục nghiên cứu mô hình trên để tìm hiểu cách thức chuyển đổi một
mỏ than thành một sản phẩm du lịch thành công.
Một đề án khác đó là biến mỏ than đã đóng cửa thành một hồ nước hoặc khu
vườn trồng cây xanh. Việc đi thăm các hồ nước hay khu vườn có thể là hoạt
động phổ biến hơn, tuy nhiên Quảng Ninh đã có rất nhiều các hồ nước tự nhiên
mà việc đầu tư thêm chỉ đòi hỏi chi phí thấp hơn nhiều.
Cuối cùng, bất kỳ hoạt động nào liên quan đến mỏ than đều có mức độ rủi ro tai
nạn cao, mà giả sử có sự cố xảy ra sẽ gây tác động nghiêm trọng đến thương
hiệu của Quảng Ninh, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lượng khách đến du lịch.
Quảng Ninh còn có nhiều giải pháp ưu tiên khác cần được tập trung hơn bởi giải
pháp này không có mức độ ưu tiên cao.

71
(7).Cải tạo một mỏ than thành điểm thu hút khách du lịch độc đáo : một số mỏ than sau khi đã ngừng khai thác
được chuyển đổi thành các điểm thu hút khách du lịch như những khu vườn, hồ nước nằm trong các tour du lịch
mỏ than.
Các hoạt động chính: Xét đến chi phí cao đòi hỏi đối với hoạt động chuyển đổi các mỏ than thành các địa điểm
thu hút du lịch, tỉnh Quảng Ninh cần kêu gọi các nhà đầu tư cho hoạt động này và họ sẽ cùng thảo luận để xác
định mức mức độ tài chính phù hợp cho hoạt động này nhằm đảm bảo tính bền vững. Nếu không kêu gọi đươc
nhà đầu tư nào thì tỉnh cần loại bỏ sáng kiến này trong vòng 2 năm trước khi khu mỏ dừng hoạt động.
156
Các giải pháp
Quy hoạch đã xây dựng một loạt những giải pháp nhằm cải thiện môi trường
đầu tư cho các nhà đầu tư kinh doanh liên quan đến du lịch. Những giải pháp
này tập trung vào cả hai vấn đề là thu hút các nhà đầu tư và tạo điều kiện đối với
việc xây dựng một mạng lưới liên kết mạnh mẽ gồm những đơn vị đầu tư kinh
doanh liên quan đến du lịch, bao gồm: đảm bảo những thủ tục thành lập doanh
nghiệp rõ ràng, linh hoạt và hợp lý; nỗ lực tạo điều kiện cho công tác tuyển dụng
lao động người nước ngoài đến làm việc ở Quảng Ninh; và xây dựng một
phương pháp tiếp cận chủ động và có hệ thống nhằm thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài. Như đã nêu, cùng với những giải pháp này, tỉnh Quảng Ninh nhất
thiết phải tiếp tục tìm kiếm những ưu đãi thuế hấp dẫn nhất hiện trong khuôn
khổ luật pháp quốc gia nhằm đảm bảo rằng (1) Quảng Ninh là tỉnh có sức cạnh
tranh so với các tỉnh khác ở Việt Nam và (2) Những chính sách ưu đãi được áp
dụng đồng nhất trên phạm vi toàn tỉnh.
Cần phải nhấn mạnh rằng một trụ cột quan trọng đối với sự phát triển thành
công của bất cứ điểm du lịch nào chính là một môi trường chính sách khuyến
khích các doanh nghiệp và nhà đầu tư tới đầu tư, theo đó sẽ giúp kêu gọi được
nhưng phân khúc khách du lịch mục tiêu. Tỉnh Quảng Ninh cần phải cam kết
chủ động làm việc nhằm đưa tỉnh trở thành một địa bàn hấp dẫn kinh doanh.
Nếu không thực hiện được điều đó, tỉnh sẽ đối mặt với nguy cơ các doanh
nghiệp tiềm năng sẽ đi đầu tư ở những tỉnh thành và quốc gia khác có sức hút
cạnh tranh mạnh hơn, là một cái giá quá lớn đối với phát triển du lịch ở tỉnh.
1. Thu hút một nhà phát triển/nhà tư vấn casino trong khu vực để
phát triển một khu phức hợp nghỉ dưỡng tại Vân Đồn (casino, khách sạn,
nghỉ dưỡng)
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vui chơi có thưởng trong khu vực, Quảng
Ninh nên làm việc với một công ty phát triển casino trong khu vực để phát triển
một khu phức hợp vui chơi giải trí có casino ở Khu kinh tế Vân Đồn. Trong hoạt
động phát triển một khu phức hợp casino và vui chơi giải trí như vậy, có một số
vấn đề Quảng Ninh cần phải xem xét.
Vấn đề đầu tiên cần xem xét là việc chọn nhà phát triển dự án. Trong việc tìm
kiếm một nhà phát triển, Quảng Ninh nên hợp tác với một nhà phát triển/nhà tư
vấn trong khu vực có chuyên môn trong hoạt động vui chơi có thưởng chứ
không cần phải là một tên tuổi thương hiệu lớn. Trong khi có quan niệm cho
rằng những thương hiệu tiếng tăm lớn như Las Vegas Sands, MGM, Wynn có
vai trò quan trọng đối với sự thành công của một casino, theo các chuyên gia
casino trong khu vực thì không nhất thiết phải như vậy72. Khách đánh bài từ
Trung Quốc và các nước châu Á không đề cao giá trị về thương hiệu của các
casino như những khách đánh bài khác. Tuy các thương hiệu lớn sẽ đưa ra được
những ý kiến chuyên môn đối với hoạt động phát triển và vận hành casino,
nhưng những hiểu biết của họ về Việt Nam có thể còn hạn chế và họ sẽ đòi chủ

72
Phỏng vấn với Ben Lee, iGamix, 29 tháng 8 năm 2013.
157
dự án phải trả cho họ chi phí tư vấn cao hơn. Các nhà phát triển và điều hành
casino châu Á như Genting, Galaxy và NagaCorp đã khởi sự thành công cho các
casino mà không cần sự hỗ trợ của một thương hiệu lớn. Trên nhiều khía cạnh,
một đội ngũ quản lý chất lượng cao quan trọng hơn một thương hiệu tên tuổi.
Bước đầu tiên, Quảng Ninh cần tiến hành đánh giá thị trường vui chơi có thưởng
và nghiên cứu tính khả thi dự án. Kết quả này sau đó có thể được sử dụng để thu
hút các nhà đầu tư. Sau đây là danh sách của các công ty Quảng Ninh có thể tiếp
cận73:
Bảng 46: Các công ty tư vấn về lĩnh vực vui chơi có thưởng

Công ty Địa điểm


iGamix Management & Consulting Macao

Asia Pacific Gaming Consultancy Macao

EuroAsia Consulting Mỹ

Spectrum Gaming Mỹ

New World Gaming Anh


Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch
Những công ty này có thể làm việc với Quảng Ninh không chỉ để đánh giá tính
khả thi của dự án mà còn có thể giúp thu hút các nhà đầu tư và quản lý casino
sau khi mở cửa. Các dịch vụ được cung cấp bao gồm:
 Đánh giá thị trường trò chơi có thưởng
 Dự đoán tài chính cho dự án
 Xác định nhà đầu tư
 Quản lý trước khai trương
 Quản lý vận hành casino
Vấn đề thứ hai cần xem xét là sự cần thiết phải tạo ra một môi trường thuận
lợi cho các casino và các nhà điều hành tour casino VIP hoạt động. Nhà điều
hành tour casino làm việc với các casino và được các casino trả hoa hồng để xác
định, thu hút và tạo điều kiện cho khách đánh bài có khả năng chi trả cao đến
casino, bao gồm miễn phí nơi lưu trú, đi lại và các đặc quyền khác. Họ đóng vai
trò rất quan trọng để đảm bảo sự vận hành thành công của một casino; ở Macao,
các nhà điều hành tour casino đóng góp hơn 70% doanh thu cho casino. Một
trong những lý do chính khiến cho hoạt động casino tại Singapore chỉ mang lại
kết quả bình thường là do lệnh cấm các nhà điều hành tour casino hoạt động.
Có một số tiêu chí giúp khuyến khích thành công của các casino và các nhà điều
hành tour casino VIP:
 Môi trường thuế thuận lợi, bao gồm:

73
Cung cấp để chỉ ra các công ty trên thị trường - không xác nhận ngoại lệ công ty nào.
158
 Thuế thu nhập doanh nghiệp thấp để các casino có thể trả hoa hồng;
cho các nhà điều hành tour casino;
 Không đánh thuế tiền thắng bạc;
 Thuế nhà thầu nước ngoài thấp.
 Tự do lưu chuyển vốn – Các casino và nhà điều hành tour casino cần
sẵn sàng chuyển vốn qua biên giới;
 Thời gian đi lại ngắn – Điều quan trọng là các casino gần sân bay và
thời gian bay tối đa là 3 giờ đồng hồ đối với các phân khúc thị trường
trọng điểm;
 An toàn – Khách đánh bài cần tự tin rằng nguy cơ tội phạm là rất thấp;
 Không hạn chế quảng cáo;
 Không hạn chế về vui chơi có thưởng tại địa phương.
Môi trường chính sách Quảng Ninh đưa ra càng hạn chế bao nhiêu, việc thu hút
các nhà đầu tư sẽ càng trở nên khó khăn hơn bấy nhiêu.
Cuối cùng, Quảng Ninh phải xem xét thời điểm tiến hành dự án. Như trình bày
cụ thể ở phần phân tích hiện trạng, thời gian đi lại là một vấn đề mà các nhà đầu
tư và các nhà điều hành tour casino cần cân nhắc. Sân bay quốc tế và cơ sở hạ
tầng hỗ trợ có hiệu quả là rất quan trọng để cung cấp một môi trường hoạt động
ổn định và từ đó sẽ thu hút các nhà đầu tư. Như sẽ chỉ ra tại Giải pháp 24, điều
bắt buộc là Quảng Ninh phải đẩy nhanh sự phát triển của một sân bay quốc tế tại
Vân Đồn để thu hút các nhà đầu tư.
2. Phát triển các sân golf đẳng cấp quốc tế tại Quảng Ninh.
Điều quan trọng đảm bảo cho sự xuất hiện và phát triển của du lịch golf tại
Quảng Ninh là xây dựng các sân golf chất lượng cao có hạ tầng và cảnh quan
đẹp. Quảng Ninh nên làm việc với các nhà đầu tư và các công ty quản lý/phát
triển sân golf có kinh nghiệm để đảm bảo phát triển các sân golf chất lượng cao.
Các công ty tiềm năng bao gồm:
Bảng 47: Các công ty quản lý sân golf
Công ty Giới thiệu Kinh nghiệm
Troon Golf Đặt trụ sở tại Mỹ, là một trong những 86 sân golf tại Mỹ
công ty quản lý sân golf hàng đầu thế Lion Lake Country Club, China
giới. Bao trọn các dịch vụ liên quan 99 East Golf Club, Langkawi
đến golf. Hoạt động tại 25 quốc gia. Els Clubs, Desaru & Langkawi
Links Shape Công ty quản lý sân golf tập trung vào Đà Nẵng Dunes Golf Club
khu vực châu Á, với văn phòng tại Chí Linh Golf & Country Club
Singapore, Việt Nam và Hồng Công. Laguna Lăng Cô Golf Club
IMG Golf Hãng truyền thông và thể thao toàn Tam Đảo Golf Resort
cầu, thực hiện các dịch vụ sân golf
bao gồm phát triển và quản lý dự án.
Golfplan Công ty phát triển và thiết kế sân golf >100 sân golf trên toàn thế giới
toàn cầu với kinh nghiệm rộng khắp Dragon Phoenix Course, Hà Nội
châu Á, bao gồm cả Việt Nam. Long Thành Golf Club, Đồng Nai
Sentosa Golf Club, Singapore
Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

159
Như đã nhấn mạnh rằng việc thu được lợi nhuận từ đầu tư sân golf quả là một
thách thức, vì vậy, các nhà đầu tư thường tìm cách đầu tư vào khu phức hợp sân
golf và dân cư hơn là chỉ đầu tư vào mỗi hạng mục sân golf. Khi tìm kiếm các
nhà đầu tư, Quảng Ninh nên cởi mở trong việc giải quyết những mối quan tâm
của nhà đầu tư.
3. Là chủ nhà của một sự kiện Asian Tour golf tại Quảng Ninh vào
năm 2020
Để củng cố vị trí của Quảng Ninh như một điểm du lịch golf hàng đầu của Việt
Nam, bước phát triển tiếp theo, tỉnh Quảng Ninh nên làm việc với các nhà đầu
tư để giành quyền tổ chức một sự kiện trong Asian Tour.
4. Xây dựng trung tâm mua sắm cao cấp (gồm đại lý của các thương
hiệu nổi tiếng) với các mùa giảm giá tại huyện đảo Vân Đồn
Nhằm tranh thủ sở thích mua sắm hàng xa xỉ của khách du lịch Trung Quốc,
Quảng Ninh nên xây dựng một trung tâm mua sắm cao cấp với các mùa giảm
giá hoặc miễn thuế ở gần khu phức hợp giải trí có casino tại Vân Đồn. Quảng
Ninh cần phải tiếp cận với cả các nhà phát triển Việt Nam và quốc tế có chuyên
môn về phát triển các trung tâm mua sắm như vậy. Các nhà phát triển trung tâm
mua sắm cao cấp hoạt động ở châu Á bao gồm:
Bảng 48: Một số nhà phát triển và khai thác trung tâm mua sắm cao cấp
Nhà phát triển Giới thiệu Dự án

Simon Property Trụ sở tại Mỹ, Simon là một Trung tâm mua sắm cao cấp
Group trong những công ty bất động sản Johor, Malaysia;
lớn nhất thế giới, với sản phẩm 8 Trung tâm mua sắm cao cấp
đặc thù là các trung tâm mua sắm tại Nhật Bản;
đẳng cấp.
4 Trung tâm mua sắm cao cấp
tại Hàn Quốc.

Value Retail Công ty đặt trụ sở tại Vương quốc 9 làng mua sắm tại châu Âu;
Anh, đang mở rộng vào thị Tô Châu, Trung Quốc.
trường Trung Quốc.

RDM Fingen Group Phụ trách mảng châu Á của công 1 làng mua sắm tại Jingjin,
ty bất động sản Ý, nổi tiếng với Trung Quốc.
chuỗi cửa hàng xa xỉ 'Florentia
Village' ở Trung Quốc.

Globe Outlet Real Công ty bất động sản Trung Quốc Nhiều dự án phát triển ngoài
Estate tập trung vào các làng mua sắm biên giới Trung Quốc.
xa xỉ phẩm.

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch


Giống với casino, một yếu tố quyết định sự thành công của các trung tâm mua
sắm cao cấp là khách du lịch có dễ dàng đến được hay không. Vì vậy, điều quan

160
trọng là cơ sở hạ tầng hỗ trợ phải được phát triển đầy đủ trước khi mở những
trung tâm mua sắm dự kiến như vậy.
5. Mở rộng mạng lưới mua sắm
Hiện nay, những điều kiện để phát triển loại hình du lịch mua sắm tại Quảng
Ninh cũng như tại khu vực Hạ Long chưa được khách du lịch đánh giá cao. Tuy
nhiên, mua sắm là một mảng cần thiết trong hoạt động kinh doanh du lịch, là
nguồn thu ngoại tệ quan trọng (hình thức xuất khẩu tại chỗ), có tác động kích
thích nhiều ngành, nghề khác phát triển và có sức hút không nhỏ đối với nhiều
đối tượng khách du lịch. Vì vậy, ngành Du lịch Quảng Ninh cần quan tâm đầu tư
hơn nữa vào lĩnh vực này.
Ngành du lịch cần phối hợp với ngành công thương để thống nhất quy hoạch các
trung tâm thương mại và hệ thống chợ tại các trung tâm du lịch trên cơ sở phù
hợp với điều kiện thực tế. Trước mắt nên tập trung đầu tư xây dựng các trung
tâm thương mại và hệ thống chợ tiêu chuẩn tại những khu vực đã thu hút được
nhiều khách du lịch như Tuần Châu, Bãi Cháy, Hòn Gai, Móng Cái, Yên Tử…
6. Phát triển các mặt hàng đặc trưng, độc đáo
Du lịch Quảng Ninh rất thiếu những mặt hàng đặc trưng để có thể hấp dẫn khách
du lịch. Vì vậy, việc cần làm trước mắt là đầu tư sản xuất ngay một số mặt hàng
lưu niệm có ý nghĩa, thể hiện được bản sắc văn hóa hoặc thương hiệu du lịch Hạ
Long - Quảng Ninh. Những mặt hàng này cần gọn nhẹ, chắc chắn và dễ vận
chuyển.
Quảng Ninh cũng cần có thêm những mặt hàng tiêu dùng mang đặc trưng Quảng
Ninh, Việt Nam để bán cho khách du lịch (có thời kỳ giò lụa Việt Nam và bánh
đậu xanh Hải Dương đã rất hấp dẫn khách du lịch Trung Quốc).
Các hãng du lịch cần phối hợp tốt với các nhà sản xuất, cung ứng để kịp thời đáp
ứng nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách du lịch.

Nghề gốm, sứ thủ công cổ truyền Điêu khắc than

7. Phát triển du lịch Thương mại - Biên giới


Quảng Ninh có 3 cửa khẩu trên bộ có điều kiện tổ chức các hoạt động du lịch
thương mại - biên giới, đặc biệt là cửa khẩu quốc tế Móng Cái. Du lịch thương
mại - biên giới Việt - Trung thường hấp dẫn khách nội địa bởi các loại hàng hóa
161
giá rẻ. Vì vậy, cần tổ chức tập trung thành các khu vực riêng biệt chuyên kinh
doanh hàng hóa Trung Quốc và có thể tổ chức các chợ đêm để đáp ứng nhu cầu
đa dạng của nhiều đối tượng khách du lịch.
Ngược lại, hoạt động du lịch Thương mại - Biên giới Việt - Trung thường hấp
dẫn khách Trung Quốc bởi các loại hàng hóa mà thị trường Trung Quốc không
có. Vì vậy, chính quyền thành phố Móng Cái cần quy hoạch những khu thương
mại riêng biệt kèm theo những tiêu chuẩn chuyên nghiệp dành cho khách du lịch
Trung Quốc. Trong đó cần phải đặc biệt quan tâm đảm bảo về giá cả và chất
lượng của hàng hóa.
Hiện nay tại Trà Cổ - Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành một cụm du
lịch mang biểu tượng cho vùng địa đầu miền duyên hải Việt Nam. Đây sẽ là một
điểm kết nối rất tốt cho các chương trình du lịch thương mại - biên giới đến
Móng Cái - Trà Cổ kết hợp với du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển.
Để phát huy tốt các loại hình du lịch này, các Công ty du lịch và các hãng lữ
hành của Quảng Ninh và Việt Nam cần liên kết chặt chẽ với các đối tác Trung
Quốc để xây dựng các tour du lịch trong ngày để khách du lịch sang tham quan,
mua sắm, thưởng thức ẩm thực tại thành phố Đông Hưng (Trung Quốc).
Trong những giai đoạn tiếp theo, khi kết cấu hạ tầng và những điều kiện vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch tại cửa khẩu Hoành Mô và Bắc Phong Sinh được đầu tư
đồng bộ, ngành du lịch Quảng Ninh cần tiếp tục mở rộng, kết nối các cửa khẩu
nói trên và các địa danh du lịch trên trục đường biên giới để tạo thành các tour
du lịch thương mại - biên giới chuyên nghiệp.
4.2.2.3 Các doanh nghiệp hoạt động về du lịch: Môi trường chính sách
cho các nhà đầu tư nước ngoài và doanh nhân
Thu hút các doanh nghiệp và nhà đầu tư là một điều hết sức quan trọng để giúp
du lịch Quảng Ninh phát triển hơn nữa. Như đã trình bày, không chỉ có sự đầu tư
quy mô lớn vào các cơ sở du lịch trọng điểm - casino, khách sạn, trung tâm mua
sắm, sân golf - là cấp thiết, mà tỉnh cũng cần quan tâm giúp các doanh nghiệp
nhỏ phát triển để bổ sung cho các cơ sở du lịch trọng điểm. Để làm được như
vậy, Quảng Ninh cần phải tạo ra một môi trường thuận lợi nhất có thể để khuyến
khích cả doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư.
Một số vấn đề về môi trường chính sách đối với các nhà đầu tư và
doanh nhân nước ngoài
Nhìn chung có một số yếu tố khiến Việt Nam trở thành một đất nước hấp dẫn
trong mắt các nhà đầu tư - bao gồm chi phí lao động thấp, số lượng người tiêu
dùng đang gia tăng, nền kinh tế đang được tự do hóa và sự cải thiện môi trường
pháp lý74. Tuy nhiên, xét trên diện rộng, Việt Nam không được đánh giá là nơi
thuận lợi để làm kinh doanh khi chỉ xếp hạng thứ 99 trong 185 nước trong Khảo
sát Mức độ dễ dàng kinh doanh 2013 do Ngân hàng Thế giới75 thực hiện, thấp
hơn nhiều so với một số quốc gia trong khu vực (xem Bảng 49).

74
HSBC & PWC, Doing Business in Vietnam - Kinh doanh ở Việt Nam, tháng 3 năm 2013
75
Ngân hàng Thế giới, Doing Business 2013 - Báo cáo Mức độ dễ dàng kinh doanh 2013
162
Bảng 49: Xếp hạng mức độ thuận lợi trong kinh doanh76
Quốc gia Xếp hạng

Singapore 1

Malaysia 12

Thái Lan 18

Việt Nam 99

Indonesia 128

Philippines 138

Nguồn: Website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
Những chỉ số chính mà Việt Nam đang bị đánh giá thấp là khởi sự doanh
nghiệp, thủ tục xin cấp điện, mức độ bảo vệ nhà đầu tư, thủ tục nộp thuế và giải
quyết phá sản - xếp hạng của Việt Nam đối với từng chỉ số nêu trên chỉ đạt mức
138 hoặc thấp hơn. Tuy nhiên, năm 2013, Việt Nam đã được công nhận cho
những tiến bộ tinh giản thủ tục đăng ký kinh doanh.
Đối với môi trường chính sách, các nhà đầu tư và doanh nhân đã bày tỏ mối
quan tâm về 3 vấn đề chính77: sự không rõ ràng trong thủ tục đầu tư, sự chậm trễ
trong thủ tục hành chính và tình trạng tham nhũng.
Vấn đề không rõ ràng trong thủ tục đầu tư: nhà đầu tư gặp khó khăn trong
việc tìm hiểu về thủ tục đầu tư. Trong khi Chính phủ ban hành những hướng dẫn
đầu tư, thì chi tiết cụ thể liên quan đến điều kiện tiên quyết để đầu tư và quyền
sử dụng đất lại không rõ ràng.
Sự chậm trễ của thủ tục hành chính nhà nước cũng là một vấn đề nghiêm
trọng. Ví dụ, tuy thời gian chờ đợi chính thức để được giải quyết thủ tục đầu tư
là hai tuần, nhưng thời gian chờ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ có thể lên
tới vài tháng. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vấn đề này là do nhiều thủ tục cũng
như tình trạng thiếu nguồn lực.
Cuối cùng, tham nhũng vẫn là mối quan ngại chính đối với các nhà đầu tư nước
ngoài. Trong năm 2012, Việt Nam đứng thứ 123/174 về Chỉ số Nhận thức Tham
nhũng theo xếp hạng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế 78. Có một sự ngầm hiểu
rằng hoạt động kinh doanh ở Việt Nam đòi hỏi phải có chi phí quan hệ và hối lộ.
Vấn đề này không phải chỉ riêng của Việt Nam, khi mà các điều khoản trong
Đạo luật chống Tham nhũng tại Nước ngoài (Foreign Corrupt Practices Act) của
Hoa Kỳ khiến cho các công ty đa quốc gia lớn rất cảnh giác với bất kỳ hành vi

76
Như chú thích 79.
77
Canadian Trade Commission - Hội đồng Thương mại Canada, An Investment Guide to Vietnam - Hướng dẫn
Đầu tư vào Việt Nam, 2011.
78
Transparency International - Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Corruption Perceptions Index 2012 - Chỉ số Nhận
thức Tham nhũng 2012
163
nào như vậy. Ngoài ra, nó còn làm cho nhà đầu tư thấy không rõ ràng đối với
các chi phí liên quan.
Tạo ra một môi trường kinh doanh tốt hơn thông qua xử lý những vấn đề này là
rất quan trọng nhằm thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp tới Quảng Ninh.
Như đã đề cập, Quảng Ninh cần xây dựng một hệ thống hợp lý các doanh
nghiệp liên quan đến du lịch để đạt được các mục tiêu về khách du lịch đầy tham
vọng mà tỉnh đã đặt ra. Nhằm khuyến khích các nhà đầu tư và doanh nghiệp
trong các lĩnh vực khách sạn, casino, nhà hàng, sân golf cũng như các doanh
nghiệp nhỏ khác, điều quan trọng là các thủ tục pháp lý phải được thông tin rõ
ràng và tinh giản.
Cơ sở pháp lý cho các nhà đầu tư / doanh nghiệp
Hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm các tài liệu quan trọng sau đây liên quan
đến các hoạt động của nhà đầu tư và các doanh nghiệp tại Việt Nam:
 Bộ luật Dân sự (2005);
 Bộ luật Lao động (1994, sửa đổi năm 2002,2006, 2007 và 2013);
 Luật Doanh nghiệp (2005, sửa đổi năm 2009);
 Luật Đầu tư (2005);
 Luật Sở hữu Trí tuệ (2005, sửa đổi năm 2009)
 Luật Đất đai (2003, sửa đổi 2009)
 Luật Kinh doanh Bất động sản (2006);
 Luật Xây dựng (2003, sửa đổi năm 2009);
 Luật Nhà ở (2005, sửa đổi năm 2009);
 Luật Các tổ chức Tín dụng (2010);
 Luật Phá sản (2004);
 Luật Kế toán (2004);
 Luật Quản lý Thuế (2006);
 Luật Thuế Giá trị Gia tăng (2008);
 Luật Thuế Thu nhập Cá nhân (2007);
 Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp (2008); và
 Luật Bảo hiểm Xã hội (2006).
Các ưu đãi đầu tư
Luật Đầu tư năm 2005 quy định về các ưu đãi dựa trên các lĩnh vực đầu tư và vị
trí địa lý của dự án đầu tư79. Các ưu đãi như sau:
 Ưu đãi thuế: giảm mức thuế suất đối với các dự án đầu tư ở các lĩnh vực
và khu vực nhất định;
 Chuyển lỗ: doanh nghiệp được phép chuyển lỗ thuế;
 Khấu hao tài sản cố định: cho phép khấu hao nhanh tài sản cố định ở các
lĩnh vực và khu vực ưu tiên;
 Ưu đãi sử dụng đất: Cho các dự án thuê các khu đất mở rộng với tỷ lệ thu
hồi vốn chậm;
79
Luật Đầu tư 2005
164
 Ưu đãi các nhà đầu tư đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao và khu kinh tế.
Theo như Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp năm 200880, ưu đãi thuế được cấp
cho các dự án đầu tư ở các lĩnh vực, địa điểm ưu tiên với tình hình kinh tế - xã
hội kém phát triển và các đặc khu kinh tế. Các lĩnh vực hiện đang được đánh dấu
là lĩnh vực ưu tiên bao gồm giáo dục, y tế, thể dục thể thao/văn hóa, công nghệ
cao, bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, phát triển cơ sở hạ tầng và sản
xuất phần mềm. Các dự án đầu tư đủ điều kiện được hưởng mức thuế suất ưu đãi
lần lượt là 10% và 20% trong 15 năm và 10 năm. Ngoài ra, nếu đầu tư vào một
số lĩnh vực xã hội nhất định, doanh nghiệp sẽ đủ điều kiện để giảm thuế cho
toàn bộ vòng đời dự án. Các doanh nghiệp trong vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn cũng có thể được miễn thuế toàn phần và bán phần lên đến 13 năm
kể từ năm đầu tiên công ty có thu nhập.
Những chính sách ưu đãi này được áp dụng cho rất nhiều dự án du lịch tiềm
năng ở Quảng Ninh81. Các huyện Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô và các xã đảo của
tỉnh được xem là khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đồng
thời các dự án tại Khu kinh tế Vân Đồn cũng được hưởng ưu đãi thuế.
Bảng 50: Ưu đãi thuế đối với các dự án đầu tư/doanh nghiệp ở Quảng
Ninh82
Thời gian Thời gian Mức thuế
Thời gian áp
Lĩnh vực đầu tư / địa điểm miễn thuế miễn giảm suất ưu
dụng giảm thuế
toàn bộ 50% thuế đãi

Ba Chẽ, Bình Liêu, Cô Tô,


Khu Kinh tế Vân Đồn, Khu 4 năm 9 năm 10% 15 năm
Kinh tế Móng Cái

Nghiên cứu khoa học & phát


triển công nghệ, nhà máy
nước, nhà máy điện, hệ thống
thoát nước, cầu đường, hệ 4 năm 9 năm 10% 15 năm
thống xe lửa, sân bay, cầu
cảng, các dự án cơ sở hạ tầng
trọng điểm khác

Giáo dục, y tế, văn hóa, thể


4 năm 5 năm 10% Không giới hạn
thao và môi trường

Huyện Vân Đồn 2 năm 4 năm 20% 10 năm

Nguồn: Website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh áp dụng những chính sách ưu đãi rất cạnh tranh về thuế đối với các
dự án đầu tư và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, những điều
kiện để nhận được các ưu đãi lại tùy thuộc vào từng lĩnh vực ngành hoặc vị trí
80
Luật Thuế Thu nhập Doanh nghiệp 2008
81
Website của Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
82
Như chú thích 78
165
địa lý và chế độ ưu đãi đó có thể khác nhau. Ví dụ, trên phạm vi cả nước, một
nhà đầu tư khách sạn sẽ thấy Phú Quốc có sức hấp dẫn hơn nhiều so với Bãi
Cháy hay Tuần Châu bởi vì Phú Quốc áp dụng mức miễn giảm thuế lớn nhất
trong khuôn khổ luật pháp Việt Nam, trong khi Bãi Cháy và Tuần Châu thì
không áp dụng như vậy. Ngay cả trong nội bộ tỉnh Quảng Ninh cũng áp dụng
những chính sách khác nhau. Ví dụ, trong khi sân golf dự kiến tại Vân Đồn được
hưởng một loạt ưu đãi thì sân golf tại Tuần Châu lại không được hưởng như vậy.
Sau khi nâng cấp cơ sở hạ tầng, do việc áp dụng mức thuế suất khác nhau, nhà
đầu tư sân golf tại Tuần Châu sẽ gặp phải bất lợi cạnh tranh nhiều hơn so với
nhà đầu tư tại Vân Đồn.
Điều quan trọng là Quảng Ninh phải tìm cách áp dụng những ưu đãi tối đa về
thuế trên toàn địa bàn tỉnh để đảm bảo tính cạnh tranh so với toàn quốc và hạn
chế việc áp dụng thuế suất khác nhau ở ngay trong tỉnh.
Khởi sự doanh nghiệp
Để khuyến khích sự phát triển của một hệ thống các doanh nghiệp du lịch tại
Quảng Ninh, quy trình để khởi sự một doanh nghiệp cần phải được làm rõ đối
với cả doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo luật pháp Việt Nam, cho dù một doanh nghiệp ở Quảng Ninh là toàn bộ
vốn nước ngoài hay liên doanh với các đối tác Việt Nam thì phải được sự phê
duyệt của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh. Để được phê duyệt, doanh
nghiệp phải có một ‘dự án đầu tư’ - một tập hợp các đề xuất kinh phí của nguồn
vốn trung và dài hạn để thực hiện các hoạt động đầu tư tại một khu vực địa lý cụ
thể trong thời gian quy định83. Sự phê duyệt dự án và thành lập doanh nghiệp
được thực hiện thông qua việc cấp phát một ‘giấy chứng nhận đầu tư’. Sau đó
các nhà đầu tư phải đăng ký con dấu công ty, đăng ký nộp thuế, mở tài khoản
ngân hàng và công bố sự thành lập của công ty trên báo chí.
Quy trình đăng ký kinh doanh có thể bị xem là phức tạp, đặc biệt đối với các
doanh nghiệp nhỏ. Quy trình này khác nhau tùy thuộc vào vị trí địa lý của doanh
nghiệp và việc liệu doanh nghiệp có đang hoạt động trong một lĩnh vực ưu tiên
hay không. Chính quyền địa phương thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh
và thành phố Đà Nẵng đã phát triển tốt một trang web chung cung cấp những chỉ
dẫn rõ ràng cho nhà đầu tư để đăng ký kinh doanh
(http://Vietnam.eregulations.org). Cho đến nay, Quảng Ninh chưa có mặt trên
trang web này. Đây có thể là một phần của lý do tại sao các thành phố nếu tên ở
trên có số doanh nghiệp du lịch nhỏ nhiều hơn. Điều quan trọng là Quảng Ninh
phải làm cho các quy trình này trở nên rõ ràng và tinh giản tới mức có thể.

Thuê lao động nước ngoài


Các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, bao gồm khách sạn và nhà hàng
thường tìm lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu hoạt động. Ví dụ, khách
sạn sử dụng nhân viên nước ngoài để giao tiếp với khách nước ngoài nhằm bù
83
Allans Linklates, Legal Guide to Investment in Vietnam - Hướng dẫn Pháp lý trong Đầu tư tại Việt Nam, 2012
166
đắp cho sự thiếu hụt nhân viên khách sạn tay nghề cao. Người nước ngoài
thường hiểu rõ những sở thích của đồng hương của họ, vì vậy họ có thể giúp
định hình các cơ sở du lịch và các sản phẩm theo cách làm cho khách du lịch
nước ngoài có xu hướng ở lại lâu hơn, chi tiêu nhiều hơn, quay trở lại và thông
tin cho bạn bè của họ. Thông thường không cần quá nhiều lao động nước ngoài
để tạo ra một sự khác biệt lớn trong việc cải thiện trải nghiệm cho khách du lịch
nước ngoài. Chỉ cần 2-3 người làm việc trong đội ngũ nhân viên khách sạn, hoặc
1-2 người đảm nhiệm khâu đặt phòng và điều hành nhóm khách đoàn là đủ để
khách sạn có thể dễ dàng thu hút khách du lịch nước ngoài hơn.
Bộ luật Lao động năm 2013 quy định rằng việc thuê người nước ngoài được giới
hạn trong các vị trí quản lý và các vị trí đòi hỏi chuyên gia nước ngoài có trình
độ cao84. Theo yêu cầu, lao động nước ngoài có giấy phép lao động do Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội Quảng Ninh cấp. Giấy phép lao động được cấp
có thời hạn lên tới 36 tháng và trên cơ sở không thể thuê được công dân Việt
Nam có trình độ phù hợp với vị trí làm việc liên quan. Trên thực tế, các doanh
nghiệp du lịch tại Quảng Ninh và rộng hơn là Việt Nam, đã sử dụng lao động
nước ngoài cả chính thức và không chính thức. Tuy nhiên, quy trình này có thể
được coi là khó khăn về mặt hành chính đối với các doanh nghiệp nhỏ. Giống
với đăng ký kinh doanh, Quảng Ninh cần phải làm cho quy trình này đơn giản
nhất có thể và khuyến khích sự mạnh dạn thuê lao động nước ngoài.
Thu hút đầu tư
Trong khi các chính sách tạo thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh là rất quan
trọng để tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn, sự tham gia chủ động của chính
phủ trong ngành du lịch cũng không kém phần quan trọng trong việc phát triển
một ngành du lịch thịnh vượng. Điều này bao gồm ba thành tố chính.
Đầu tiên, Quảng Ninh phải xây dựng những tài liệu rõ ràng và hấp dẫn cung cấp
cho các nhà đầu tư và các doanh nghiệp tập trung vào du lịch, phản ánh rõ ràng
những điều tỉnh phải đáp ứng và nêu rõ những vấn đề tỉnh có thể tạo thuận lợi
đầu tư. Việc làm này bao gồm hình thành một trang web rõ ràng và toàn diện,
cũng như những dữ liệu toàn diện, chính xác và dễ truy cập về tình trạng du lịch
của tỉnh, những dữ liệu có liên quan trực tiếp đến các nhà đầu tư và doanh
nghiệp.
Thứ hai, Quảng Ninh phải tích cực thúc đẩy, tìm kiếm và tạo điều kiện cho đầu
tư trong lĩnh vực có liên quan đến du lịch kể cả việc tham dự các hội nghị du
lịch lớn như Hội nghị Đầu tư Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (Asian-Pacific
Tourism Destination Investment Conference), phát triển các buổi tiếp xúc nhà
đầu tư và tham gia tích cực với các nhà đầu tư và doanh nghiệp. Ngoài ra,
Quảng Ninh phải chủ động tạo thuận lợi cho quy trình thành lập một doanh
nghiệp của các nhà đầu tư và các doanh nghiệp. Chẳng hạn như một doanh
nghiệp muốn kinh doanh hoạt động leo núi đá (rock-climbing), họ sẽ cần nắm
bắt rõ về bối cảnh pháp lý liên quan tới hoạt động kinh doanh như vậy để xác
định cụ thể nhu cầu về bảo hiểm. Quảng Ninh hiểu rõ các vấn đề này nhằm tạo
84
Rodl & Partners, Doing Business in Vietnam - Làm Kinh doanh tại Việt Nam, 2013
167
điều kiện xúc tiến đầu tư. Gần đây, khi một công ty thể thao mạo hiểm New
Zealand tìm kiếm để xây dựng một điểm du lịch ở miền Bắc Việt Nam, họ đã
tìm hiểu thấy những yêu cầu trong khuôn khổ pháp lý rất phức tạp nên cuối cùng
đã quyết định phải từ bỏ dự án85. Tỉnh cần tránh gặp phải những những tình
huống như vậy.
Thứ ba, Quảng Ninh phải làm việc với các doanh nghiệp để đảm bảo rằng các
doanh nghiệp và sự kiện liên quan trong lĩnh vực du lịch được hỗ trợ bởi các cơ
quan nhà nước, bao gồm nâng cấp cơ sở hạ tầng tỉnh, thành phố, các ấn phẩm du
lịch và việc các cơ quan cùng phối hợp tổ chức sự kiện. Chính quyền phải đảm
bảo rằng đó không chỉ là vấn đề cơ chế phê duyệt, mà phải là sự tham gia tích
cực cho phát triển du lịch. Ví dụ, khi một điểm du lịch được phát triển bởi một
nhà đầu tư hoặc doanh nhân, chính phủ phải đảm bảo có đầy đủ các biển hiệu
công cộng hướng dẫn khách du lịch đến điểm du lịch đó và các điểm du lịch
được đưa vào các tuyến giao thông công cộng. Nếu một doanh nghiệp có ý
tưởng về một sự kiện về du lịch , tỉnh Quảng Ninh nên phối hợp với doanh
nghiệp đó để tổ chức sự kiện. Như thảo luận trong Chương III, Mục 4.2.4, tỉnh
cần đảm bảo có đủ số lượng bản đồ du lịch cập nhật, cũng như lịch các sự kiện
quan trọng.
Đây là một trong những yếu điểm của Quảng Ninh. Trong các cuộc phỏng vấn,
nhà đầu tư đã lưu ý rằng Quảng Ninh kém chủ động hơn rất nhiều so với các
tỉnh khác ở Việt Nam - trong đó có Phú Quốc và Đà Nẵng - trong việc thu hút
các nhà đầu tư. Quảng Ninh không tham dự các sự kiện đầu tư du lịch quan
trọng, không tích cực trong việc theo đuổi các nhà đầu tư tiềm năng và không
tích cực tìm cách để xây dựng hoặc xúc tiến một môi trường hấp dẫn các nhà
đầu tư. Trong một cuộc thảo luận gần đây với một tập đoàn đầu tư có kinh
nghiệm tại Quảng Ninh, doanh nghiệp này đã đề cập rằng Phú Quốc đưa ra các
mức thuế suất ưu đãi hấp dẫn hơn nhiều so với Quảng Ninh. Khi doanh nghiệp
này được thông báo rằng Vân Đồn cũng có những chính sách ưu đãi giống như
vậy, nhóm cán bộ đầu tư đã rất ngạc nhiên bởi trước đó họ hoàn toàn không biết
về điều này.
Các giải pháp
1. Đưa Quảng Ninh vào website Quy định Điện tử của Việt Nam
(http://vietnam.eregulations.org) hoặc phát triển một website độc lập tương tự
Internet cung cấp một cửa ngõ kêu gọi đầu tư đầu tiên cho các doanh nghiệp
nước ngoài đang muốn tìm hiểu các thủ tục cần thiết để thiết lập doanh nghiệp.
Một số tỉnh và thành phố đã phát triển tốt các trang web cung cấp những thông
tin toàn diện về các yêu cầu này, bao gồm các đầu mối liên lạc chính, thời gian
cấp thủ tục, lệ phí, giấy tờ cần thiết, cũng như các mẫu tải sẵn được yêu cầu. Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng sử dụng trang web
http://vietnam.eregulations.org để giới thiệu những thông tin như vậy. Quảng
Ninh nên đưa những thông tin đó vào trang web này hoặc phát triển trang web
riêng của mình.
85
Phỏng vấn với Tập đoàn BIM, ngày 26 tháng 8 năm 2013.
168
2. Xây dựng ‘Bộ phận một cửa’ để cấp phép cho các doanh nghiệp du
lịch nhỏ
Có một số thủ tục cần thiết để thành lập một doanh nghiệp, trong đó có đăng ký
nộp thuế, mua và đăng ký con dấu công ty, hợp pháp hóa và dịch tài liệu cũng
như xin giấy phép chứng nhận đầu tư. Người nước ngoài cho rằng những thủ tục
này làm mất thời gian và phức tạp, khiến nhiều người không muốn tham gia
kinh doanh. Để giải quyết vấn đề này Quảng Ninh cần phát triển 'Bộ phận một
cửa', nơi các doanh nhân có thể làm tất cả các thủ tục cần thiết bằng tiếng Anh
để khởi sự một doanh nghiệp trong thời gian ngắn nhất có thể.
3. Khuyến khích chính sách visa mở đối với tất cả các loại lao động
du lịch
Xét đến tầm quan trọng của việc thuê lao động nước ngoài đối với sự thành công
của một số doanh nghiệp du lịch, trong đó có các khách sạn và công ty tàu du
lịch, Quảng Ninh cần tạo điều kiện cho loại hình thuê lao động này. Điều đó liên
quan tới cả việc vận động hành lang chính phủ nới lỏng luật lao động ở những
điểm có thể, đảm bảo các thủ tục thuê lao động không phức tạp và đảm bảo các
nhà đầu tư nắm bắt được các thủ tục thuê lao động nước ngoài.
4. Phát triển một cách tiếp cận chủ động, có tổ chức để làm việc với
các nhà đầu tư và doanh nhân
Đầu tư vào du lịch là đầu tư vào một ‘thị trường của người mua’. Chính quyền
tại các điểm đến du lịch trên toàn châu Á hiện đang tích cực mời gọi và tìm cách
thu hút các nhà đầu tư. Điều tất yếu là những nơi không chủ động trong cách
tiếp cận nhà đầu tư sẽ không đạt được kết quả như mong đợi. Tỉnh Quảng Ninh
cần phải xây dựng một cách tiếp cận toàn diện và chủ động nhằm thu hút các
nhà đầu tư, bao gồm:
 Một trang web được thiết kế tốt và có nội dung toàn diện;
 Xây dựng những dữ liệu toàn diện và chính xác về du lịch Quảng Ninh;
 Đưa ra những đề xuất hấp dẫn nhà đầu tư
 Tham dự các hội nghị du lịch;
 Phát triển các buổi tiếp xúc nhà đầu tư để xúc tiến;
 Có cách tiếp cận trực tiếp với các nhà đầu tư ưu tiên đã được xác định;

Ngoài ra, Quảng Ninh phải phát triển một cách tiếp cận chủ động để hỗ trợ các
dự án đầu tư một khi đã hình thành, bao gồm việc quảng bá cho các sự kiện và
điểm du lịch, cập nhật các trang web và bản đồ du lịch và cơ sở hạ tầng tạo điều
kiện đi tới các điểm du lịch (ví dụ: biển chỉ đường).
4.2.3. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng
4.2.3.1. Tàu thuyền và cơ sở hạ tầng cảng (bao gồm tàu cánh ngầm & tàu
biển)
Tăng cường giao thông đường thủy có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút
khách du lịch đến Quảng Ninh. Trong khi các cảng hành khách hiện có như Bãi
169
Cháy và Hồng Gai đang phục vụ cho một số tuyến điểm du lịch trọng yếu,
Quảng Ninh có thể triển khai các biện pháp mở rộng hệ thống cảng biển để cải
thiện tình hình giao thông trong phạm vi toàn tỉnh. Ngoài ra, việc này sẽ giúp
mở ra cơ hội đón thêm các hãng tàu biển quốc tế đến Quảng Ninh.
1. Mở rộng hệ thống cảng hành khách Vân Đồn
Vân Đồn trong tương lai sẽ trở thành một trong những tâm điểm của du lịch
Quảng Ninh. Do vậy, việc mở rộng cơ sở hạ tầng cảng bến trên địa bàn huyện
Vân Đồn cần được ưu tiên đầu tư nhằm khuyến khích khách du lịch lưu trú dài
ngày hơn bằng cách tạo điều kiện thuận tiện cho khách du lịch tham quan nhiều
điểm du lịch sắp được mở tại Vân Đồn. Hơn nữa, doanh thu từ bán vé tàu cũng
sẽ mang lại thêm lợi nhuận cho tỉnh.
Dưới đây là các phương án hành động cụ thể để triển khai giải pháp này:
 Quảng Ninh cần ưu tiên phát triển cảng Cái Rồng thành cảng chuyên phục
vụ du lịch có khả năng neo đậu nhiều loại tàu, bao gồm tàu cao tốc, tàu
thường, tàu cánh ngầm, tàu nghỉ đêm trên Vịnh Bái Tử Long, thủy phi cơ.
Cảng Cái Rồng sẽ làm nhiệm vụ kết nối khách du lịch tới vịnh Bái Tử
Long, đảo Vân Đồn, thành phố Hạ Long và các tỉnh lân cận.
 Quảng Ninh cần có thêm cảng hành khách để đưa khách du lịch tới các
điểm du lịch mới tại huyện Vân Đồn. Các nhà đầu tư dự án du lịch sinh
thái đảo tại Vân Đồn cần xây dựng cơ sở hạ tầng cảng bến cần thiết để
tiếp nhận các loại tàu thuyền đến từ cảng Cái Rồng.
 Cần xây dựng các tuyến đường thủy mới từ cảng Cái Rồng đến các khu
du lịch sinh thái.
 Sở VHTTDL Quảng Ninh cần hợp tác với cơ quan chức năng thuộc
ngành giao thông vận tải để đảm bảo lịch trình của các chuyến tàu, phà.
Đồng thời phải thông báo rộng rãi lịch trình tàu phà cho các khách sạn,
các công ty lữ hành cũng như phải cập nhật trên trang web của Cơ quan
tiếp thị điểm đến với nhiều ngôn ngữ khác nhau.
2. Tăng số lượng lượt khách và mức chi tiêu của khách du lịch tàu
biển
Các tàu biển chở khách du lịch có khả năng chi trả cao góp phần bổ sung vào
doanh thu của du lịch Quảng Ninh. Hiện nay tỉnh Quảng Ninh đang đón nhiều
chuyến tàu biển từ các hãng tàu lớn như Silversea, P&O và Cunard 86. Tuy nhiên,
đây có thể là cơ hội để tạo thêm một nguồn thu cho du lịch của tỉnh nếu có thể
tăng số lượng khách du lịch vào bờ tham quan.
Dưới đây là một số sáng kiến cụ thể nhằm nắm bắt cơ hội này:
 Quảng Ninh cần tận dụng các tài nguyên trên mạng Internet ví dụ như
trang web ShoreExcursions.com87 (Trang web giới thiệu các chương trình
tham quan trên bờ dựa trên lộ trình tàu biển tương ứng) để quảng bá Vịnh
Hạ Long tới khách du lịch tàu biển.
86
Liệt kê ở tranghttp://www.cruising.com.au.
87
http://shoreexcursions.viator.com/
170
 Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch tỉnh Quảng Ninh cần chủ động khuyến
khích tăng cường kết nối các công ty lữ hành và các hãng tàu biển nhằm
đảm bảo cung cấp những thông tin về các chương trình tham quan trên bờ
tới khách du lịch tàu biển, cả trong chuyến đi của khách và cả trên các
trang web du lịch tàu biển. Khi các điểm du lịch mới tại Vân Đồn được
đưa vào khai thác, thông tin về các địa điểm tham quan này cần phải được
thông báo rộng rãi cho các hãng tàu biển để họ quảng bá tới khách hàng
của mình.
4.2.3.2. Hạ tầng các tuyến xe khách và đường bộ
Như trình bày ở mục 2.2.3.3, hệ thống hạ tầng đường bộ hiện có không thể đáp
ứng được nhu cầu phát triển du lịch trong tương lai. Quảng Ninh cần ưu tiên các
dự án đầu tư hiện đang triển khai nhằm cải thiện chất lượng đường bộ cả trong
tỉnh lẫn các tuyến đường liên kết với các địa phương phụ cận, đặc biệt với Hà
Nội, Hải Phòng, Lạng Sơn và Cao Bằng. Trước mắt, Quảng Ninh cần tích cực
phối hợp với các địa phương liên quan nâng cấp tuyến Quốc lộ 18 nối Hà Nội
với Quảng Ninh; tuyến Quốc lộ 4B nối Cao Bằng, Lạng Sơn với Quảng Ninh và
đặc biệt sớm hoàn thành tuyến đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng
Ninh.
Trong nội tỉnh, tuyến đường Hạ Long – Móng Cái cũng cần sớm được nâng cấp
mở rộng trong khuôn khổ hợp tác Việt – Trung.
Thêm vào đó, Quảng Ninh cần cải thiện hoạt động của xe buýt giúp khách du
lịch đi lại dễ dàng thuận tiện hơn.
1. Tập trung đẩy nhanh tiến độ các dự án nâng cấp hạ tầng đường bộ
Một số dự án giao thông có ý nghĩa quan trọng hiện đã được triển khai, bao gồm
các tuyến đường cao tốc nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và Móng Cái. Cơ
sở hạ tầng đường bộ kém phát triển là một trở ngại lớn đối với ngành du lịch,
các dự án nâng cấp hạ tầng đường bộ này sẽ góp phần thu hút đáng kể lượng
khách du lịch đến Quảng Ninh. Do vậy, Quảng Ninh cần coi việc đẩy mạnh tiến
độ hoàn thành các dự án này là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Tỉnh Quảng
Ninh có thể thực hiện một số bước để đảm bảo nhiệm vụ này, bao gồm:
 Sở VHTTDL và các cơ quan chức năng ngành giao thông cấp trung ương
và địa phương cần tiến hành họp định kỳ hàng quý hoặc thậm chí hàng
tháng để xác định và xóa bỏ tất cả các rào cản hành chính, ví dụ các rào
cản liên quan đến vấn đề cấp phép xây dựng hoặc các cơ chế thanh toán.
 Sở GTVT và các cơ quan chức năng ngành giao thông có thể tổ chức các
cuộc họp thường xuyên với các nhà thầu để tăng cường giám sát và đảm
bảo tiến độ dự án.
 Học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh khác trong việc đẩy nhanh tiến độ hoàn
thành các công trình đường bộ.
2. Cải thiện hệ thống điểm dừng đỗ xe buýt và tăng mức độ thuận
tiện sử dụng cho khách du lịch quốc tế

171
Như đề cập ở mục 2.2.3.3., hệ thống xe buýt hiện tại chưa tạo được điều kiện
thuận tiện để khách du lịch đến Quảng Ninh và di chuyển trong tỉnh. Trong khi
các tour trọn gói vẫn là phương án du lịch chủ yếu của phân khúc khách du lịch
Trung Quốc và trong khu vực, nhiều khách du lịch phương Tây và khách du lịch
nội địa ưng chọn sử dụng các phương tiện giao thông công cộng để đi du lịch vì
không muốn đi theo một hành trình định sẵn.
Những việc cần làm nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng khách du lịch tự
do bao gồm :
 Sở VHTTDL và Sở GTVT cần phối hợp thiết lập các điểm dừng xe buýt
gần các khu du lịch trọng điểm hiện chưa có phương tiện thuận tiện để
phục vụ khách du lịch (ví dụ, khách du lịch phải bắt taxi để đi từ điểm
dừng xe buýt ở Bãi Cháy đến khu vực bãi biển).
 Sở VHTTDL và Sở GTVT cần đảm bảo có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng
Anh tại các điểm dừng đỗ xe buýt và đảm bảo nhân viên bán xé và tài xế
xe buýt có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
 Sở VHTTDL cần liên hệ hợp tác với cơ quan chức năng thuộc ngành
GTVT tại Hà Nội để đảm bảo có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Anh và có
hướng dẫn viên biết nói tiếng Anh để phục vụ khách du lịch có nhu cầu sử
dụng xe khách đi từ Hà Nội tới Quảng Ninh.
 Sở VHTTDL và Sở GTVT, cùng với Cơ quan tiếp thị điểm đến cần phải
đảm bảo xe buýt chạy đúng với lịch trình. Lịch trình xe buýt cần được
dịch ra nhiều ngôn ngữ đặt tại các khách sạn hoặc cập nhật trực tuyến để
khách du lịch có thể tìm kiếm thông tin một cách dễ dàng.
 Sở VHTTDL và Cơ quan tiếp thị điểm đến có thể hợp tác với nhà điều
hành tour mở “tự lên - tự xuống/hop-on, hop-off” (Vietnam open tour) để
bổ sung Hạ Long vào danh sách điểm dừng của tuyến xe. “Xe hop-on,
hop-off” rất phổ biến ở các nước phương Tây, trong đó có Mỹ và Úc,
hướng tới đối tượng khách du lịch phương Tây trẻ tuổi đi du lịch tự do.
Khách du lịch chỉ cần mua một vé duy nhất cho một tuyến với nhiều điểm
tham quan và có thể linh hoạt lựa chọn xuống xe tại bất cứ địa điểm nào,
bất kỳ khi nào mình muốn cũng như quyết định thời gian lưu lại tại mỗi
điểm dừng, sau đó lại lên chuyến xe khác cùng tuyến để tiếp tục hành
trình đến điểm dừng tiếp theo. Theo trang web của Vietnam Open tour
(vietnamopentour.com.vn), hiện có tuyến xe chạy từ Hà Nội tới Sài Gòn
với các điểm dừng tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang và các điểm du lịch nổi
tiếng khác, tuy nhiên trong đó không có Quảng Ninh.

172
4.2.3.3. Kế hoạch sân bay
4.2.3.3.1. Tổng quan về sân bay phục vụ du lịch Quảng Ninh
Hiện tại việc vận chuyển hành khách tới Quảng Ninh được thực hiện qua sân
bay quốc tế Nội Bài tại Hà Nội và sân bay Cát Bi tại Hải phòng. Cả hai sân bay
này đều đang được nâng cấp mở rộng. Ngoài ra Chính phủ đã chính thức phê
duyệt đề án xây dựng sân bay mới tại Vân Đồn.
Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Sân bay quốc tế Nội Bài tại Hà Nội nằm cách thành phố Hạ Long khoảng 150
km, tương ứng với 3 - 4 giờ đi xe ô tô trong điều kiện đường bộ hiện nay. Nhiều
hãng hàng không đang có đường bay đến sân bay quốc tế Nội Bài trong đó có
các đường bay thẳng trực tiếp từ châu Âu,Trung Đông và châu Á. Trong năm
2012, Nội Bài đón 4,3 triệu lượt khách quốc tế và 6,5 triệu lượt khách nội địa,
cao hơn nhiều so với công suất thiết kế ban đầu. 88 Để đáp ứng nhu cầu vận tải
đường không ngày càng gia tăng, kế hoạch xây dựng thêm một nhà ga hành
khách quốc tế đã được phê duyệt và đưa vào thi công. Công suất của nhà ga mới
dự kiến sẽ được công bố năm 201589.
Sân bay Cát Bi, Hải phòng
Sân bay Cát Bi, Hải Phòng nằm cách Quảng Ninh 70 km, tương ứng với 2 giờ đi
xe ô tô trong điều kiện đường bộ hiện tại. Sân Bay Cát Bi phục vụ 10 chuyến
bay đến và 10 chuyến bay đi mỗi ngày, bao gồm 9 chuyến khứ hồi đến Sài Gòn
và 1 chuyến đến Đà Nẵng. Hiện có hai hãng hàng không hoạt động tại sân bay
Cát Bi là JetStar Pacific và Vietnam Airlines. Lượng hành khách tại sân bay này
tăng rõ rệt trong những năm qua - 630.000 lượt hành khách trong năm 2012 và
theo dự tính con số này sẽ tăng lên tới 830.000 vào năm 2013. Để đáp ứng sự
phát triển nhanh chóng này, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt dự án mở rộng
sân bay Cát Bi và công tác xây dựng đã được triển khai. Căn cứ vào nội dung
phỏng vấn với Ban Quản lý sân bay90, hiện sân bay Cát Bi chỉ có 2 cửa phục vụ
hành khách, tới cuối năm năm 2014 sẽ tăng lên 8 cửa. Một nhà ga hành khách
mới đang được xây dựng và sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2015. Cùng với
việc mở rộng sân bay, Cát Bi sẽ bắt đầu đón các chuyến bay quốc tế. Công suất
dự kiến của sân bay là 2 triệu hành khách mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến
năm 2015 và 8 triệu hành khách mỗi năm giai đoạn 2015 - 2025.
Sân bay Quảng Ninh, huyện Vân Đồn
Quy hoạch xây dựng sân bay Quảng Ninh đã được tiến hành, với vị trí sân bay
đặt tại xã Đoàn Kết, cách thành phố Hạ Long 50km về hướng Tây Bắc. Sân bay
sẽ có khả năng đón các chuyến bay quốc tế và sẽ đạt tiêu chuẩn ICAO dành cho
sân bay hạng 4E. Theo Ban quản lý khu kinh tế của Quảng Ninh, một tập đoàn
đầu tư Hàn Quốc đã trình nghiên cứu khả thi lên Bộ Giao thông Vận tải và nếu
được chấp thuận thì có thể bắt đầu khởi công xây dựng vào đầu năm 2014 và sẽ
88
FlightGlobal Pro
89
http://www.jica.go.jp/english/our_work/thematic_issues/transportation/study.html
90
Phỏng vấn ông Vũ Văn Viên, Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Cát Bi
173
bắt đầu khai thác những chuyến bay đầu tiên vào năm 2015 91. Dự án sẽ được
hoàn thành vào năm 2020.
4.2.3.3.2. Đánh giá lượt khách đến mục tiêu/công suất sân bay
Theo dự kiến nhu cầu giao thông đường không của khách du lịch đến Quảng
Ninh sẽ tăng mạnh nếu các phương án đề xuất trong báo cáo được triển khai.
Đặc biệt, lượng khách du lịch quốc tế đến Vân Đồn sẽ tăng mạnh do sức hút từ
các sản phẩm du lịch mới tại đây, kéo theo đó là nhu cầu giao thông bằng đường
hàng không.
Như thể hiện trong Hình 34, lượt hành khách đến bằng đường không dự kiến sẽ
vượt quá công suất của sân bay Hải Phòng, ngay cả khi dự án mở rộng sân bay
đã hoàn thành. Mặc dù sân bay Nội Bài hiện cũng đang được mở rộng và có khả
năng giảm tải một phần cho sân bay Hải phòng nhưng Nội Bài ở cách thành phố
Hạ Long 150km đường bộ, tương đối bất tiện cho phần lớn khách du lịch đến
đây. Thậm chí trong trường hợp hệ thống đường bộ được cải tạo nâng cấp,
quãng đường từ Hà Nội tới Hạ Long vẫn sẽ kéo dài 2 – 3 giờ. Trong phần khảo
sát, đánh giá cơ sở đã nêu rõ về vấn đề tồn tại liên quan tới sự không hai lòng
của rất nhiều khách du lịch về thời gian di chuyển từ Hà Nội tới Hạ Long. Thêm
vào đó, theo tập đoàn đầu tư phát triển bất động sản BIM (BIM group), khách du
lịch Nga, Hàn Quốc, Nhật Bản ngày càng ưa thích những tuyến điểm du lịch mà
tại đó có kết nối với các chuyến bay thẳng trực tiếp. Những phát hiện này chỉ ra
rằng Quảng Ninh sẽ hưởng lợi từ việc có thêm các tuyến bay đến khu vực lân
cận các địa điểm du lịch.

91
Phỏng vấn Ban quản lý khu kinh tế
174
Hình 34: Nhu cầu đi lại bằng đường hàng không của khách du lịch đến
+ Quảng Ninh
unh 33: Nhu cầuvượt
đi lạixa công
bằng suấthàng
đường củakhông
sân bay
củaHải Phòng,
du khách đếnngay
QuảngcảNinh
sau vượt
khi xa
dự án ngay
công suất của sân bay Hải Phòng, mở rộng
cả sausân
khi bay
dự ánnày
mở rộng sân bay này
Hành khách, triệu người

20

Lượt khách hàng không dự đoán

15

10

5
Công suất hành khách sân bay Hải Phòng

0
2012 2014 2016 2018 2020 2022 2024 2026 2028 2030

Ghi chú: Tới năm 2020, dựa trên dự đoán về tăng trưởng số lượngkhách du lịch tại mục 4.1.4., giả định về số lượng khách du
lịch đến Quảng Ninh bằng đường bộ được đưa ra như sau: 1) Toàn bộ khách du lịch đến Móng Cái bằng đường bộ 2) 1/3
khách nội địa tới Quảng Ninh bằng đường hàng không 3) Toàn bộ khách quốc tế (trừ khách Trung Quốc qua Móng Cái) có
nhu cầu sử dụng dịch vụ hàng không. Dự báo sau năm 2020 giả định rằng lượng khách du lịch đến Vân Đồn sẽ tăng mạnh
khi xuất hiện các loại hình dịch vụ giải trí mới phục vụ khách du lịch, trong khi tại các cụm khu vực du lịch khác, tăng trưởng
sẽ trở về mức cơ bản khi mà hiệu quả đột phá từ việc thực hiện các giải pháp đề xuất chững lại.

Có thể tăng cường công suất bay thông qua:


 Xây dựng sân bay Quảng Ninh với khả năng tăng thêm công suất trong
tương lai, hoặc:
 Tăng cường công suất hành khách cho sân bay Hải Phòng
Mặc dù mỗi phương án đều có ưu thế và nhược điểm riêng nhưng phương án 1
là phương án được ưng chọn, như thể hiện ở Bảng 51 dưới đây:
Bảng 51: Các phương án nhằm đáp ứng nhu cầu / bù đắp
sự thiếu hụt công suất khách đến qua đường hàng không
Phương án 2:
Phương án 1: Mở rộng sân bay Hải Phòng
Xây dựng sân bay Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch

Ưu thế Tăng cầu khách du lịch Trung Quốc: Sân bay Cơ sở hạ tầng sẵn có: Việc tận dụng hạ
sẽ đóng vai trò là điểm kết nối lý tưởng cho các tầng sẵn có sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều
nhóm khách du lịch thu nhập cao đến từ Trung chi phí. Sân bay đã có sẵn và dự án
Quốc. Đối tượng khách du lịch này đề cao sự nâng cấp mở rộng đang được tiến
tiện lợi khi đi du lịch và sẽ bị thu hút bởi các hành. Việc tiếp tục mở rộng sân bay
hình thức vui chơi giải trí và mua sắm cao cấp trong tương lai sẽ tốn ít chi phí hơn so
tại Vân Đồn. với việc xây dựng mới hoàn toàn.

175
Phương án 2:
Phương án 1: Mở rộng sân bay Hải Phòng
Xây dựng sân bay Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch

Tăng khả năng thu hút đầu tư vào du lịch Vân Tiết kiệm nguồn lực: Quảng Ninh có
Đồn: Các nhà đầu tư sẽ ngần ngại không muốn thể tập trung thời gian và nguồn lực để
bỏ vốn nếu không có một sân bay với các tìm kiếm nhà đầu tư cho các dự án
đường bay thẳng trực tiếp tới Vân Đồn - một khác.
khu du lịch trọng điểm của Quảng Ninh trong
tương lai.

Thủ tục visa đơn giản: Khả năng tránh được


các thủ tục xin visa rườm rà sẽ khiến việc đến
khu kinh tế Vân Đồn trở nên hấp dẫn hơn với
khách nước ngoài.

Chiến lược đặc biệt: Sân bay Quảng Ninh sẽ


chủ yếu phục vụ khách du lịch. Vì vậy các tiện
nghi mặt đất có thể được thiết kế nhằm mang
lại cho khách du lịch những trải nghiệm du lịch
thú vị hơn (ví dụ: kiến trúc ga hành khách, dịch
vụ xe buýt nhanh, ăn uống, mua sắm tại sân
bay).

Tăng cường kết nối đến các khu vực khác của
Việt Nam: Sân bay Quảng Ninh sẽ tạo điều
kiện cho khách du lịch quốc tế bay trực tiếp đến
các điểm du lịch khác tại Việt Nam mà không
cần thông qua sân bay Nội Bài, nhờ đó rút ngắn
lộ trình của khách. Khách du lịch trong nước
cũng được hưởng lợi nhờ việc di chuyển đến
Quảng Ninh trở nên dễ dàng thuận tiện hơn.

Cho phép phát triển các ngành khác ngoài du


lịch: nhà ga hàng hóa sẽ được sử dụng để vận
chuyển hàng hóa ra vào Vân Đồn.

Phục vụ mục đích quân sự: Sân bay có thể sử


dụng làm nơi đỗ máy bay quân sự khi có nhu
cầu theo như quyết định của Thủ tướng Chính
phủ.

Nhược Doanh thu: Do quy mô tương đối nhỏ, sân bay Khả năng mở rộng hạn chế: Hiện nay
điểm sẽ cần thực hiện nhiều biện pháp giúp đảm bảo chưa thể khẳng định là việc mở rộng
doanh thu để thu hút nhà đầu tư và giảm thiểu sân bay Hải Phòng có thể đáp ứng
trợ cấp của Chính Phủ. được nhu cầu khách du lịch trong
tương lai gần (Sân bay Tiên Lăng có
khả năng làm được điều này song lại
cách xa thành phố Hạ Long và thời
gian hoàn thành dự kiến là năm 2030).

176
Phương án 2:
Phương án 1: Mở rộng sân bay Hải Phòng
Xây dựng sân bay Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu của khách
du lịch

Đầu tư: Việc xây dựng sân bay đòi hỏi một Khoảng cách: Ngay cả khi hệ thống
khoản đầu tư ban đầu khá lớn (250 triệu USD). đường bộ đã được nâng cấp thì vẫn
mất từ 30 phút đến 1 giờ đi ô tô để đi
từ sân bay Cát Bi - Hải Phòng đến
cách Hạ Long và tốn nhiều thời gian
hơn để đi tới các điểm du lịch tương
lai sẽ được mở tại Vân Đồn.

Phối hợp liên tỉnh:Đòi hỏi sự phối hợp


giữa lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và Hải
Phòng trong việc định hướng chiến
lược hướng tới phát triển du lịch
Quảng Ninh.

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch


1. Thúc đẩy việc xây dựng sân bay quốc tế Vân Đồn trên huyện đảo
Vân Đồn: Phát động chiến dịch mạnh mẽ nhằm kêu gọi các nhà đầu tư,
hoàn tất những vấn đề nguồn tài chính
Trên cơ sở xem xét lợi ích tương đối của mỗi phương án và dự kiến về nhu cầu
giao thông đường không tăng mạnh trong tương lai, tỉnh Quảng Ninh cần tiến
hành xây dựng sân bay theo nội dung quy hoạch. Sân bay cần phải được hoàn
thành trong thời gian sớm nhất có thể, đặc biệt là trong bối cảnh cần thu hút sự
quan tâm của các nhà đầu tư vào các dự án xây dựng khu du lịch Vân Đồn.
Công suất sân bay dự tính hiện tại là tương đối thích hợp, tuy nhiên cần đưa vào
nội dụng dự án các phương án mở rộng, xét đến những dự báo về nhu cầu dịch
vụ hàng không đã đề cập ở phần trước.
2. Thường xuyên đăng cai tổ chức các sự kiện văn hóa, chính trị lớn,
phát triển loại hình du lịch MICE
Với sức hấp dẫn của Vịnh Hạ Long và những điều kiện sẽ được đầu tư phát triển
theo Quy hoạch, tỉnh Quảng Ninh cần tìm hiểu khả năng là chủ nhà tổ chức các
sự kiện lớn như tổ chức thi hoa hậu quốc tế và các cuộc hội nghị lớn của diễn
đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), ASEAN, v.v.. đặc biệt là ở khu
vực thành phố Hạ Long.

177
Lễ hội Du lịch Carnaval Hạ Long
4.2.3.3.3. Thu hút đầu tư vào sân bay Quảng Ninh
Quảng Ninh cần tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm thu hút các nhà đầu tư
nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực khai thác và vận hành các sân bay
nhỏ. Hiện tại, các nhà đầu tư Hàn Quốc và Canada đang bày tỏ ý muốn đầu tư
250 triệu USD cho sân bay Vân Đồn. Nhà đầu tư Hàn Quốc đã thành lập một
công ty liên doanh để đầu tư vào dự án này. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh
Quảng Ninh và Sở VHTTDL cần duy trì liên lạc thường xuyên với công ty liên
doanh Hàn Quốc để đảm bảo luôn có nguồn vốn đầu tư sẵn sàng trong trường
hợp nghiên cứu khả thi của công ty này được Bộ GTVT phê duyệt. Tỉnh Quảng
Ninh cần quan tâm đến nhà đầu tư này và đưa ra các gói ưu đãi phù hợp với mục
đích của họ.
Đặc khu kinh tế Vân Đồn cần linh hoạt vận dụng cơ chế ưu đãi thu hút các
nhà đầu tư tiềm năng để đảm bảo sớm thống nhất được những thỏa thuận về
tài chính và xây dựng. Nội dung những thỏa thuận cụ thể cần đảm bảo những
mục tiêu chung của hai bên, như liệt kê dưới đây. Trong một số trường hợp,
một công ty tư nhân duy nhất có thể vừa là chủ sở hữu, đồng thời quản lý việc
xây dựng và vận hành sân bay.

178
Bảng 52: Các bên liên quan trong xây dựng và vận hành sân bay
Các bên liên quan Mục tiêu

Các công ty xây dựng Nhiều công ty xây dựng quốc tế hiện đang phải đối mặt với áp lực
lợi nhuận giảm và đang lấn sân sang vai trò khai thác vận hành bên
cạnh việc xây dựng sân bay. Khai thác vận hành sân bay có thể
mang lại lợi nhuận cao hơn.

Các nhà điều hành Nhiều nhà điều hành hoạt động sân bay không đạt được mức tăng
hoạt động sân bay trưởng cao trong nước sở tại của họ và sẽ tìm kiếm cơ hội mới ở
các thị trường mới nổi.

Các nhà đầu tư tài Các nhà đầu tư phát triển sân bay tìm kiếm nguồn doanh thu ổn
chính định và ít rủi ro. Một nhà đầu tư cần tìm hiểu rõ tiềm năng kinh
doanh sân bay và những đảm bảo về lượng hành khách. Nhà đầu
tư cũng cần biết chắc chắn rằng các quy định kinh tế và các loại lệ
phí hiện hành sẽ không gây ảnh hưởng đến luồng tiền của họ và sẽ
nghiên cứu những dự báo cụ thể về nhu cầu sử dụng dịch vụ bay.

Tỉnh Quảng Ninh Tỉnh Quảng Ninh cần tìm kiếm các đối tác ổn định và đáng tin cậy
/Chính phủ Việt Nam để xây dựng và vận hành sân bay.

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch


Nếu không huy động được vốn đầu tư từ phía công ty Hàn Quốc, Ban Xúc tiến
và Hỗ trợ Đầu tư Quảng Ninh (IPA Quảng Ninh) cũng có thể cân nhắc tiếp cận
những nhà đầu tư được nêu tên dưới đây, họ là những nhà đầu tư có uy tín trong
lĩnh vực xây dựng và vận hành, đầu tư các sân bay trên thế giới, đặc biệt ở các
nước đang phát triển. Cụ thể, cần ưu tiên tập đoàn phát triển sân bay ADC &
HAS do bởi tập đoàn này quan tâm đến thị trườngViệt Nam và có bề dày kinh
nghiệm trong việc thiết kế sân bay liên quan đến phát triển du lịch (ví dụ sân bay
Liberia ở Costa Rica).
Bảng 53: Các nhà đầu tư sân bay
Tên công Kinh nghiệm thực tiễn trong việc
Trụ sở Mô tả
ty xây dựng sân bay

ADC & Hoa Kỳ Tập đoàn phát triển sân bay ADC & Trước đây công ty tập trung vào
HAS HAS là một tập đoàn hàng đầu, đã được xây dựng sân bay phục vụ các điểm
công nhận về việc đảm bảo các tiêu du lịch tại châu Mỹ La tinh. Gần
chuẩn cao nhất trong đầu tư, phát triển đây, họ bày tỏ mối quan tâm với
và vận hành sân bay. các dự án mở rộng sân bay Cam
Ranh và Đà Nẵng và đã mở văn
phòng kinh doanh tại Việt Nam.

Airis Hoa Kỳ Thành lập năm 1994 với trụ sở đặt tại Airis có nhiểu kinh nghiệm liên
Holdings Houston, Texas, Airis cung cấp một quan đến vận chuyển hàng hóa,
loạt các dịch vụ đa dạng, gồm mua bán song công ty thể hiện rõ sự quan
tài sản, quy hoạch tổng thể, quy hoạch tâm đến các dự án tại Việt Nam với
cơ sở vật chất, quản lý xây dựng, tài hai văn phòng tại Hà Nội và Sài

179
Tên công Kinh nghiệm thực tiễn trong việc
Trụ sở Mô tả
ty xây dựng sân bay

chính, tiếp thị và quản lý tài sản. Gòn.

Vinci Pháp Là một đơn vị của công ty nhượng Là công ty nhượng quyền cho tất cả
Airports quyền xây dựng Vinci, Vinci Airports sân bay tại Campuchia.
chuyên hoạt động trong lĩnh vực thiết
kế, xây dựng và khai thác sân bay trên
thế giới.

Bechtel Hoa Kỳ Công ty kỹ thuật và xây dựng lớn nhất Xây dựng, mở rộng và quản lý
của Mỹ với nhiều năm kinh nghiệm nhiều sân bay tại các nước đang
phát triển các dự án cơ sở hạ tầng quy phát triển bao gồm Costa Rica và
mô lớn trên toàn thế giới. Peru. Tuy nhiên, phần lớn các dự
án công ty đã thực hiện có quy mô
lớn hơn so với dự án sân bay Quảng
Ninh.

Nguồn: Phân tích của chuyên g ia; Nghiên cứu báo chí
4.2.3.3.4.Dịch vụ bay thuê chuyến tới Hải Phòng và sau này là Vân Đồn
Bay thuê chuyến là hình thức bay không theo lịch trình thông thường của các
hãng hàng không. Thông thường, các công ty lữ hành sẽ sắp xếp các chuyến bay
này theo nhu cầu của khách du lịch trong các tour trọn gói. Theo đó, khách du
lịch sẽ không trực tiếp mua vé máy bay mà thông qua các nhà điều hành tour.
1. Thu hút các chuyến bay thuê bao từ những thị trường mục tiêu tới
Hải Phòng và Vân Đồn
Tỉnh Quảng Ninh cần cân nhắc những cách thức làm tăng số lượng các chuyến
bay thuê bao đến Hải Phòng và Vân Đồn khi sân bay được xây dựng ở đây. Hiện
tại, hoạt động bay thuê chuyến trong khu vực tương đối hạn chế. Mỗi năm chỉ có
20 – 30 chuyến bay thuê bao đến Hải Phòng, phần lớn trong số này là phục vụ
cho mục đích quân sự chứ không phải mục đích du lịch. Trước đây hãng hàng
không Hồng Kông (Hong Kong Airways) đã từng mở dịch vụ bay thuê chuyến
từ Macao tới Hải Phòng nhưng hiện nay đã tạm dừng tuyến bay này.
Bay thuê chuyến có một số lợi thế nhất định. Đầu tiên, hình thức bay này có thể
giúp thỏa mãn nhu cầu khách du lịch trong những mùa du lịch cao điểm tại
những điểm đến có tính thời vụ như Quảng Ninh. Thứ hai, bay thuê chuyến phù
hợp với các điểm du lịch có nhiều khách du lịch đến theo diện đi tour trọn gói.
Những tour này thường bao gồm các khách du lịch có mức chi tiêu cao. Dựa
trên tình hình thị hiếu của khách du lịch tại các thị trường mục tiêu của Quảng
Ninh, ví dụ như Trung Quốc đang hướng đến du lịch trọn gói, tỉnh Quảng Ninh
là địa điểm rất thích hợp để phát triển chiến lược thu hút các chuyến bay thuê
bao.
Các điểm đến cạnh tranh với Quảng Ninh như Nha Trang và Đà Nẵng đã có các
kế hoạch phát triển bay thuê chuyến để phục vụ phân khúc khách du lịch hạng

180
sang. Ở tỉnh Khánh Hòa, một đại lý du lịch địa phương và một công ty lữ hành
của Nga đã tổ chức một chương trình bay thuê chuyến kéo dài 6 tháng bắt đầu từ
tháng 11 năm 2012. Dịch vụ bay thuê chuyến hàng ngày đưa khách du lịch bay
thẳng từ Nga tới sân bay quốc tế Cam Ranh của Khánh Hòa 92. Các chuyến bay
thuê bao này có đóng góp đáng kể vào việc gia tăng số lượng khách du lịch Nga
đến tỉnh Khánh Hòa. Ở Đà Nẵng có các chuyến bay thuê bao thường xuyên
phục vụ chủ yếu đối tượng khách du lịch casino người Trung Quốc có mức chi
tiêu rất cao.
Các cuộc phỏng vấn các công ty lữ hành lớn của Việt Nam như VietTravel và
Saigon Tourist cho thấy họ có đặt dịch vụ bay thuê chuyến với Vietnam airlines,
VietJet Air và JetStar trong trường hợp số lượng khách nhóm đạt đủ số chỗ hoặc
khi khách yêu cầu dịch vụ này. Thông thường các chuyến bay thuê bao này đến
từ Trung Quốc. Một ưu tiên đặt ra khi sân bay Vân Đồn được đưa vào hoạt động
là Sở VHTTDL Quảng Ninh cần phối hợp với các công ty lữ hành tổ chức các
chuyến bay thuê bao phục vụ mục đích du lịch và đánh bài. Những chuyến bay
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch có mức chi tiêu cao từ các nước
thị trường trọng điểm, đặc biệt là Trung Quốc có thể bay thẳng đến Quảng Ninh.
Sở VHTTDL Quảng Ninh cũng có thể phối hợp với Ban quản lý sân bay Hải
Phòng để tạo điều kiện cho các công ty lữ hành đặt các chuyến bay thuê bao đưa
khách du lịch đến Quảng Ninh.
4.2.3.4.Các lựa chọn khác
Bên cạnh việc tăng cường dịch vụ hàng không, Quảng Ninh cần khuyến khích
phát triển loại hình du lịch bằng máy bay trực thăng và thủy phi cơ hướng tới
phân khúc khách du lịch hạng sang.
1. Phát triển dịch vụ du lịch bằng trực thăng bay từ Hà Nội đến Hạ
Long và bay trong phạm vi tỉnh Quảng Ninh
Dịch vụ bay thuê chuyến bằng trực thăng nối Hà Nội với Hạ Long (và sau này là
Vân Đồn) sau khi được cải thiện sẽ nhằm phục vụ phân khúc khách du lịch siêu
sang. Phân khúc khách du lịch này sẽ tăng dần về số lượng, đặc biệt đối với
những khách du lịch nội địa và châu Á ngày càng trở nên giàu có hơn. Mặc dù
hiện nay đã có một công ty cung cấp dịch vụ máy bay trực thăng là Công ty trực
thăng miền Bắc93, với các chuyến bay từ sân bay Gia Lâm, Hà Nội tới Hạ Long,
nhưng dịch vụ này chỉ được cung cấp cho các nhóm khách đi đông người với giá
dịch vụ rất cao (từ 7.000 - 12.000 USD tùy loại máy bay). Khách sạn Metropole
tại Hà Nội hiện có dịch vụ nhận đặt trực thăng cho khách song trung bình hàng
năm chỉ đặt được 1 chuyến 94 do giá thành dịch vụ tính theo đầu người quá cao
(số khách du lịch mỗi nhóm thường ít hơn con số 12 hoặc 24 chỗ trên máy bay).
Quảng Ninh cần khuyến khích các công ty cạnh tranh cung cấp loại hình dịch vụ
này để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách du lịch siêu sang. Điều này đòi

92
http://english.thesaigontimes.vn/Home/business/tourism/27227/; http://en.baomoi.com/Info/Charter-flights-
from-Russia-come-en-masse/5/383866.epi
93
http://www.northernsfc.vn/
94
Công ty trực thãng miền Bắc từ chối tiết lộ về nhu cầu đối với dịch vụ này
181
hỏi cần có sự phối hợp giữa các đơn vị giao thông vận tải có liên quan để đảm
bảo quá trình cấp phép thông suốt cho các công ty quan tâm đến khai thác dịch
vụ này ví dụ như HeliVietnam95 - một công ty mới thâm nhập lĩnh vực này.
Ngoài ra, cần bố trí xây dựng cơ sở hạ tầng sân bay trực thăng ở Vân Đồn. Một
khi nhu cầu cho tuyến Hà Nội – Quảng Ninh đã hình thành, Sở VHTTDL nên
khuyến khích các thiết lập các tuyến khác bay nội tỉnh.
2. Dịch vụ thủy phi cơ tại Quảng Ninh
Thủy phi cơ cũng là một phương tiện hữu ích giúp vận chuyển khách du lịch
hạng sang đi lại giữa các điểm tham quan du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
và khách du lịch được du ngoạn ngắm cảnh. Phương thức vận tải này rất phổ
biến tại các điểm du lịch cao cấp như Man-đi-vơ, nơi có hai nhà khai thác dịch
vụ này để thường xuyên vận chuyển khách du lịch tới các khu nghỉ dưỡng trên
các đảo của nước này. Hơn nữa, thủy phi cơ đang trở nên ngày càng phổ biến
hơn ở Việt Nam. Theo trang web Vietnamtourism.net hai khu du lịch tại Hải
Phòng đang có kế hoạch bổ sung dịch vụ thủy phi cơ phục vụ khách du lịch96.
Dịch vụ giao thông đi lại và thưởng ngoạn phong cảnh bằng thủy phi cơ có thể
được cung cấp cho khách du lịch hạng sang đến do sức hút từ các khu du lịch
cao cấp được phát triển tại Vân Đồn và Móng Cái.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cần triển khai các phương án sau để cho phép loại
hình dịch vụ này ra đời:
 Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan chức năng trong ngành
GTVT cấp trung ương và địa phương cần đảm bảo các vấn đề an toàn,
bảo dưỡng phi cơ và các quy định về không phận trước khi cho phép các
nhà khai thác bay hoạt động.
 Sở VHTTDL và các cơ quan GTVT cần đảm bảo có sẵn không gian đỗ
phi cơ, bao gồm các địa điểm tại TP Hạ Long (Bãi Cháy, Tuần Châu hoặc
Hồng Gai), Cái Bầu, các đảo và khu du lịch tại Vân Đồn và Móng Cái.
 Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư của tỉnh (IPA Quảng Ninh) cần thông
báo cho các công ty khai thác dịch vụ thủy phi cơ quốc tế hoặc nội địa
về cơ hội mang loại hình dịch vụ này đến Quảng Ninh và đảm bảo các
thủ tục cấp phép cần thiết.
Sau khi xây dựng lịch trình các chuyến bay, tỉnh cần công bố lịch trình này lên
trang web của Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Du lịch Quảng Ninh (QNDMA).

95
Thông tin sơ lược về nhà khai thác máy bay trực thăng:
http://www.vinaero.com/english/activities/helicopters.html
96
http://vietnamtourist.net.vn/thuy-phi-co-du-lich-cao-cap/tin_tuc_du_lich_2301.aspx
182
4.2.4. Định vị thương hiệu du lịch Quảng Ninh
4.2.4.1. Căn nguyên để đánh giá kết quả
Ngành du lịch Quảng Ninh hiện đang trong vị thế phát triển mạnh mẽ nhờ các
hoạt động quảng bá ngày càng hiệu quả. Vịnh Hạ Long được coi là điểm đến du
lịch số 1 ở Việt Nam và là một điểm đến du lịch hàng đầu ở châu Á theo đánh
giá của các hãng truyền thông du lịch. Mặc dù có lợi thế như vậy nhưng tổng thu
từ du lịch Quảng Ninh vẫn ở mức thấp hơn so với mức bình quân tổng thu từ du
lịch của các tỉnh trên toàn quốc. Xét về mức chi tiêu hàng ngày của khách du
lịch vào khoảng 50 USD và thời gian lưu trú bình quân vào khoảng 1,5 ngày
hiện đều thấp hơn so với con số trung bình các cả nước97. Trên 95% khách du
lịch quốc tế được phỏng vấn đều không nghĩ rằng sẽ kéo dài thời gian du dịch ở
Quảng Ninh ngoài 1 hoặc 2 đêm trên tàu nghỉ đêm trên Vịnh Hạ Long.98
Lý do chính ở đây là vì hiện nay Quảng Ninh chưa có một chiến lược quảng bá
toàn diện. Hiện tại, Quảng Ninh vẫn chưa xác định, xếp loại ưu tiên hay tìm hiểu
hết được các nhu cầu của các phân khúc khách hàng khác nhau. Thông tin liên
quan tới các địa điểm du lịch bên ngoài Vịnh Hạ Long đều chưa đầy đủ về cả số
lượng lẫn chất lượng. Hơn nữa, khách du lịch rất khó có thể nắm bắt được thông
tin hiện có khi mà các kênh thông tin chính đều chưa được tận dụng.
Nguyên nhân của những vấn đề này đó là thiếu sự phối kết hợp giữa các bên liên
quan trong lĩnh vực du lịch do chưa có một cơ quan điều phối chung chịu trách
nhiệm quản lý công tác tiếp thị, công tác xây dựng thương hiệu cho tỉnh. Hiện
tại thì các cán bộ làm công tác du lịch tại các cấp và các nhà điều hành tour đều
tự mình quảng bá, xây dựng thương hiệu về Quảng Ninh mà rất ít có sự phối
hợp với nhau. Cách tiếp cận theo kiểu ngẫu nhiên về xây dựng và quảng bá
thương hiệu này tạo ra một bức tranh manh mún, rời rạc về thương hiệu của
Quảng Ninh và dẫn đến tình trạng khách du lịch không tiếp cận được đầy đủ
thông tin du lịch. Thực tế cho thấy, hầu hết khách du lịch thậm chí không biết
Quảng Ninh còn có những loại hình hoạt động du lịch nào khác ngoài hoạt động
đi tàu thăm vịnh Hạ Long.
4.2.4.2.Các giải pháp
Quảng Ninh cần phải xây dựng và triển khai thực hiện một chiến lược tiếp thị
hiệu quả để tận dụng thương hiệu Vịnh Hạ Long để mang lại nhiều doanh thu
hơn cho ngành du lịch của tỉnh thông qua việc tăng số lượng khách du lịch , kéo
dài thời gian lưu trú cũng như nâng cao khả năng chi tiêu của khách du lịch
trong mỗi chuyến đi. Quảng Ninh có vị trí thuận lợi để tận dụng thương hiệu
Vịnh Hạ Long bằng cách cung cấp cho khách du lịch các hoạt động du lịch bền
vững trên toàn tỉnh và tiếp thị các hoạt động này một cách hiệu quả. Quảng Ninh
có thể làm được điều này thông qua một chiến lược tiếp thị toàn diện.
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh cần triển khai một nhóm các giải pháp mang tính
đột phá sau:
97
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2011 – 2020, tầm nhìn đến 2030
98
Phỏng vấn cá nhân, tháng 7-8, 2013
183
1. Thành lập một “Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Du lịch Quảng Ninh”
(QNDMA) để đảm bảo rằng các hoạt động xây dựng thương hiệu và tiếp thị
của Quảng Ninh được tiến hành một cách bài bản, có chiến lược. Đây là
một đề án quan trọng nhất bởi vì QNDMA sẽ chịu trách nhiệm chủ trì các
giải pháp tiếp thị khác được liệt kê sau đây.
2. Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới để thu hút khách du lịch
qua một môi trường thông tin kỹ thuật số 1 cửa về du lịch ở Quảng Ninh
3. Xây dựng quan hệ đối tác và trang bị cho các công ty, đại lý du
dịch, lữ hành, các kênh truyền thông phổ biến cũng như các cộng đồng địa
phương có kiến thức tốt hơn về du lịch Quảng Ninh.
4. Xây dựng một biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho Quảng
Ninh nhờ khai thác được thương hiệu Vịnh Hạ Long nhưng vẫn mang tầm
bao quát chung cho cả tỉnh Quảng Ninh.
5. Xây dựng bản sắc riêng cho từng thành phố, thị xã của Quảng
Ninh để làm nổi bật các giá trị văn hóa, lịch sử và môi trường của địa
phương đó.
6. Thúc đẩy du lịch mùa thấp điểm thông qua xúc tiến những hoạt
động du lịch vào mùa đông và có lịch trình tổ chức các sự kiện quanh năm.
7. Xuất bản tờ báo hàng quý "50 điều nên làm ở Quảng Ninh", lịch
các sự kiện, bản đồ, thông tin quảng cáo về các doanh nghiệp liên quan đến
du lịch trong tỉnh.
Đặt vấn đề: Những giải pháp mang tính đột phá này được dựa trên thực tiễn
quốc tế và đã được điều chỉnh để tạo điều kiện cho Quảng Ninh có thể thực hiện
được các mục tiêu kinh tế - xã hội của mình. Để có thể đạt được mục tiêu của
tỉnh đến năm 2020 là đón 10,5 triệu khách du lịch và mang lại tổng thu từ du
lịch 1,5 tỷ USD (chiếm gần 10% tổng GDP của tỉnh) và tạo ra 62.000 việc làm
chất lượng cao trong ngành du lịch, Quảng Ninh phải vượt qua những thách thức
lớn (được nêu chi tiết trong phần Đánh giá) trong việc quảng bá ngành du lịch
của mình tới các đối tượng khách du lịch tiềm năng. Căn cứ vào những thách
thức đặt ra, quy hoạch đã đề xuất những giải pháp nêu trên. Những giải pháp
này được xây dựng dựa trên những đề xuất, khuyến nghị đưa ra trong các bản
quy hoạch tổng thể liên quan, đòi hỏi sự tăng cường phối kết hợp giữa Sở
VHTTDL và các sở ngành khác của tỉnh, với Ban quản lý Vịnh Hạ Long, chính
quyền thành phố Hạ Long và Tổng cục Du lịch Việt Nam trong quá trình các
bước lập kế hoạch và triển khai thực hiện tiếp theo.
Việc phối hợp những giải pháp nêu trên đã chứng minh được tính hiệu quả rõ rệt
ở các thị trường khác, đặc biệt là ở Úc. Ngành du lịch của Úc đã vượt qua những
thách thức tương tự như những thách thức mà tỉnh Quảng Ninh đang có và đã đã
thu được những kết quả ở quy mô mà Quảng Ninh đang hướng tới. Do đó, chiến
lược tiếp thị du lịch tổng thể của Úc có thể là những thực tiễn phù hợp nhất để
Quảng Ninh đưa vào áp dụng.

184
 Ngành du lịch của Úc thiếu 3 nhân tố chính: (1) Một cơ quan du lịch trung
ương điều phối các hoạt động của các cơ quan liên quan trực tiếp đến xúc
tiến và tiếp thị du lịch; (2) một chiến dịch tiếp thị có mục tiêu và tập trung
để tạo nên một hình ảnh thương hiệu mạnh và nhất quán; và (3) sự phối
kết hợp cần thiết ở cấp cao giữa các cơ quan chính phủ và các doanh
nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực du lịch để triển khai chiến
lược thành công.
 Chiến lược đó đã tạo ra một tác động tức thời và hiệu quả cao: Úc đã thúc
đẩy tăng trưởng GDP du lịch thêm 17% trong giai đoạn từ năm 2005 tới
năm 2008 sau khi Chiến lược được triển khai vào năm 2004, so với tỷ
trọng 7% của 4 năm về trước99. Thực hiện được điều này chủ yếu là nhờ
sự tăng cường phối hợp, việc thu thập và phổ biến thông tin hiệu quả hơn
và nhờ có cơ sở nguồn lực du lịch mạnh mẽ hơn.
Nước Úc đã xây dựng chiến lược của mình thông qua 3 giải pháp:
 Bộ máy cấu trúc quản trị du lịch của ngành Du lịch Úc đã được tái cơ cấu
vào năm 2004, từ cấu trúc trong đó các hoạt động du lịch được điều phối
bởi 4 cơ quan (Ủy ban Du lịch Úc; Australia Limited; Cục Nghiên cứu Du
lịch và Hội đồng Dự báo Du lịch) sang mô hình mà ở đó chỉ có một tổ
chức (Cơ quan Quản lý Du lịch Úc) chịu trách nhiệm xây dựng và tiến
hành các chiến dịch tiếp thị quốc gia.
 Cơ quan Quản lý Du lịch Úc (Tourism Australia) thiết kế các công cụ mới
để giáo dục khách hàng trong môi trường trực tuyến.
 Cơ quan Quản lý Du lịch Úc triển khai một “Chương trình đào tạo trực
tuyến toàn cầu – hay Aussie Specialist Program” để giúp trang bị cho các
đại lý du lịch với kiến thức tốt hơn về nước Úc100.

Các giải pháp


1. Thành lập “Cơ quan Tiếp thị Điểm đến Du lịch Quảng Ninh”
(QNDMA)
Mục tiêu: Xây dựng thương hiệu và tiếp thị du lịch Quảng Ninh một cách có
chiến lược để thu hút các phân khúc khách du lịch mục tiêu và tăng doanh thu
du lịch.
Đặt vấn đề: Hiện tại, chưa có một cơ quan nào có đủ thẩm quyền pháp lý, năng
lực quản lý, hay các nguồn nhân lực và tài lực để quản lý thương hiệu và tiếp thị
của Quảng Ninh. Hiện chưa có một phương pháp luận hay quy trình cụ thể nào
để có thể áp dụng trong việc nghiên cứu, liên kết các mục tiêu, các nguồn lực và
tiềm năng du lịch của Quảng Ninh và nghiên cứu những tiềm năng nhu cầu và
mong muốn của khách du lịch để sau đó khai thác các nguồn lực của tỉnh trong
xây dựng hình ảnh và nhóm khách hàng cụ thể cho du lịch Quảng Ninh. Thông
qua một tổ chức đầu mối chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động phối hợp
trong triển khai thực hiện chiến lược tiếp thị, Quảng Ninh sẽ có khả năng thu hút
99
Bộ phân tích thông tin kinh tế - Economist Intelligence Unit
100
Báo cáo của Úc về nghiên cứu du lịch
185
số lượng khách du lịch lớn hơn nữa thuộc phân khúc thị trường mục tiêu, với
mức chi tiêu hàng ngày cao hơn, thời gian lưu trú tại tỉnh dài hơn. Hiện nay, sự
nhận thức ở nhiều quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên rõ ràng hơn và các
cấp chính quyền thể hiện sự ủng hộ việc thành lập cơ quan tiếp thị điểm đến du
lịch (các nước thường gọi là các cục, ban, cơ quan du lịch) đảm nhận vai trò chủ
trì các hoạt động tiếp thị du lịch 101. Hơn nữa, những giải pháp này tích hợp, lồng
ghép các giải pháp đã được đưa ra trong quy hoạch liên quan dưới đây:
 Tích hợp với Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội Tỉnh
Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Phần III: Các ngành
Kinh tế; Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch số 11:
Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh. QNDMA sẽ
giúp Sở VHTTDL đạt được các mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Phát triển Kinh
tế - Xã hội Quảng Ninh liên quan đến hoạt động quảng bá, tiếp thị.
 Tích hợp với Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam tới năm 2020,
tầm nhìn tới 2030: Phần II: Định hướng phát triển, Mục 2.2: Định hướng phát
triển các sản phẩm du lịch đặc biệt của khu vực và Mục 4.4 Tổ chức các hoạt
động kinh doanh du lịch. QNDMA sẽ giúp Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra
trong Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam.
 Tích hợp với “Các chiến lược và Biện pháp Phát triển Du lịch Bền
vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013” (Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ
Long, 2013): Chiến lược số 6: Tuyền truyền và quảng bá du lịch bền vững.
Thông lệ quốc tế có thể áp dụng: Đề xuất thành lập QNDMA được lập dựa
trên những thực tiễn quốc tế phù hợp nhất, bao gồm các thực tiễn đã áp dụng ở
Úc và Hoa Kỳ. Như trình bày ở trên, năm 2004, Úc đã thành lập một cơ quan
duy nhất tiếp thị điểm đến du lịch. Để thúc đẩy ngành du lịch ở Hoa Kỳ sau khi
đánh mất thị phần từ năm 2001, Tổng thống Obama đã ký Đạo luật Xúc tiến Du
lịch vào tháng 3 năm 2010 để ra mắt Tập đoàn Xúc tiến Du lịch (CTP) – một
hình thức hợp tác Công-Tư trong xúc tiến du lịch. Các nội dung về vai trò, thành
phần của Hội đồng Quản trị và cơ chế tài chính của CTP đã được đưa vào trong
mô hình QNDMA đề xuất. Trên toàn nước Mỹ, rất nhiều cơ quan tiếp thị điểm
đến du lịch địa phương đã được xây dựng để thực hiện các chiến dịch tiếp thị.
Nhiệm vụ: QNDMA cần phải có sứ mệnh bao gồm 3 điểm sau:
 Tăng số lượng khách du lịch, mức chi tiêu của mỗi khách, kéo dài thời
gian lưu trú của khách ở Quảng Ninh;
 Tư vấn về lĩnh vực du lịch cho các khu vực tư nhân và nhà nước;
 Tạo ra các lợi ích về kinh tế - xã hội cho Quảng Ninh từ du lịch.
Các hoạt động mang tính chiến lược: QNDMA sẽ chịu trách nhiệm xác định
và quản lý chiến lược tiếp thị của Quảng Ninh. Bao gồm 6 hoạt động chính sau
đây:
 Xác định và quảng bá thương hiệu của Quảng Ninh;

101
Phân tích của chuyên gia lập quy hoạch
186
 Chủ trì xây dựng một biểu tượng và khẩu hiệu cho Quảng Ninh, khai
thác được thương hiệu của Vịnh Hạ Long nhưng vẫn mang ý nghĩa bao
hàm toàn bộ địa bàn tỉnh.
 Bảo vệ tính toàn vẹn của biểu tượng và khẩu hiệu đó.
 Thiết kế logo mang tính nghệ thuật cao để có thể sử dụng trên các trang
web, trên các ấn phẩm và các tài liệu tiếp thị khác.
 Giới thiệu, tiếp thị Quảng Ninh với các phân khúc khách du lịch tiềm
năng;
 Điều phối hoạt động xây dựng thương hiệu và tiếp thị Vịnh Hạ Long và
tỉnh Quảng Ninh của các bên liên quan hoạt động trong lĩnh vực du lịch
thuộc nhà nước và tư nhân, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh, thành phố Hạ Long, Ban
quản lý Vịnh Hạ Long và các công ty du lịch lớn thuộc khối tư nhân.
 Đề nghị Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa Quảng Ninh vào trong các
chiến dịch tiếp thị quốc gia.
 Tạo thuận lợi cho khách du lịch có thể dễ dàng tiếp cận với thông tin
toàn diện về du lịch ở Quảng Ninh thông qua kênh thông tin trực tiếp
và kỹ thuật số phổ biến.
 Củng cố các sản phẩm du lịch, điểm du lịch, các tiện ích, dịch vụ và cơ
sở hạ tầng cần thiết để tạo những trải nghiệm du lịch có chất lượng cho khách du
lịch:
 Đưa ra các đề xuất, khuyến nghị về chính sách du lịch trình Ủy ban
Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
 Hướng dẫn các doanh nghiệp phát triển các tài sản du lịch bền vững.
 Xác định các phương thức thu hút đầu tư trong nước và quốc tế vào
ngành du lịch Quảng Ninh.
 Tạo ra diễn đàn về đối thoại, hợp tác và điều phối giữa các bên liên
quan chính thuộc khối nhà nước và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch;
 Trao đổi các ý tưởng về du lịch giữa khối nhà nước và khối tư nhân
 Đóng vai trò làm cầu nối, liên lạc giữa các cấp chính quyền từ cấp
huyện thị, tỉnh đến cấp trung ương để tăng cường sự hợp tác, phối hợp
về kế hoạch, các chính sách du lịch.
 Tạo ra các sự liên kết trong ngành du lịch.
 Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới, bao gồm các trang web, ứng
dụng trên điện thoại thông minh, các tài khoản trực tuyến và xã hội được viết
bằng các ngôn ngữ chính (Giải pháp số 2);
 Xây dựng quan hệ hợp tác và trang bị cho các đại lý du lịch lớn, các
kênh phương tiện truyền thông phổ biến và các cộng đồng địa phương với kiến
thức tốt hơn về du lịch Quảng Ninh (Giải pháp số 3).
Quy trình triển khai thực hiện: QNDMA sẽ thực hiện việc này thông qua một
quy trình liên tục, tuần tự gồm 6 bước, gồm: (1) Nghiên cứu & đánh giá sản
phẩm; (2) Lập kế hoạch & phát triển sản phẩm; (3)Xây dựng thương hiệu; (4)
Tiếp thị & quảng bá; (5) Quan hệ cộng đồng; và (6) Phát triển quan hệ đối tác. Ở
mỗi bước, QNDMA sẽ cần đặt ra các câu hỏi dưới đây và xây dựng phương án
trả lời các câu hỏi đó. Mặc dù bản quy hoạch tổng thể du lịch này đã vạch ra
187
được rất nhiều những gợi ý trả lời nhưng QNDMA cần tiếp tục hoàn thiện và
cập nhật thông tin do sự thay đổi và phát triển chung của tỉnh.
 Hoạt động 1: Nghiên cứu và đánh giá sản phẩm (các dịch vụ, các điểm
thăm quan, các dịch vụ hỗ trợ, các bên liên quan và các mục tiêu hiện tại
của tỉnh).
 Các yếu tố chính hấp dẫn ở Quảng Ninh? Các yếu tố mang tính tiêu
cực nhất là gì? Các yếu tố độc đáo và nổi bật nhất về Quảng Ninh?
 Các dịch vụ hiện tại của tỉnh là gì?
 Chất lượng của các dịch vụ ấy như thế nào?
 Tình trạng, điều kiện cơ sở hạ tầng và các tài sản khác?
 Chất lượng về trải nghiệm của khách du lịch nói chung ra sao?
 Những tài nguyên nào là có nhưng chưa được tận dụng triệt để?
 Các mục tiêu về du lịch của Quảng Ninh là gì?
 Ai là những bên liên quan chính trong ngành du lịch Quảng Ninh?
 Mục tiêu của họ là gì?
 Cách thức đánh giá sự đóng góp của QNDMA trong thực hiện những
mục tiêu du lịch của Quảng Ninh?

 Hoạt động 2: Lập kế hoạch và phát triển sản phẩm (các thị trường mục
tiêu hiện tại và tiềm năng, lập kế hoạch về hoạt động tiếp thị tương lai và
phát triển các điểm tham quan mới, các dịch vụ hỗ trợ).
 Các phân khúc thị trường mục tiêu hiện tại và tiềm năng là gì?
 Hồ sơ về đặc điểm nhân khẩu học và các hoạt động của các phân khúc
này là gì?
 Mỗi phân khúc khách hàng mục tiêu đó muốn gì?
 Những phân khúc khách du lịch hấp dẫn nhất là gì?
 So sánh giữa những mong muốn của các phân khúc khách du lịch hấp
dẫn nhất với mong muốn của các bên liên quan chính về du lịch
Quảng Ninh?
 Tầm nhìn về các điểm đến du lịch đối với các phân khúc này là gì?
 Cần phải tạo ra những kế hoạch mang tính chiến lược nào để đạt được
tầm nhìn đó?
 Những thay đổi nào về chính sách của chính phủ sẽ tạo thuận lợi cho
các kế hoạch này?
 Cần phát triển thêm hoặc cải thiện những địa điểm du lịch nào và các
dịch vụ hỗ trợ nào?
 QNDMA bằng cách nào có thể hỗ trợ tốt nhất cho việc phát triển các
địa điểm thăm quan du lịch, các dịch vụ hỗ trợ này.
 Những thông tin nào mà các phân khúc này cần được hướng dẫn để
hiện có được những trải nghiệm du lịch toàn diện, từ việc lựa chọn
điểm đến, lập kế hoạch và thực hiện chuyến đi, trở về và nhớ mãi
những trải nghiệm đã có?

 Hoạt động 3: Xây dựng thương hiệu (hình ảnh hiệu quả nhất và đặc điểm
nhận diện của Quảng Ninh)
188
 Các thuộc tính quan trọng tạo nên thương hiệu của Quảng Ninh là gì?
 Các nhân tố thúc đẩy mức độ nhận biết thương hiệu và các thuộc tính
đặc trưng là gì?
 Đặc điểm nhận diện của Quảng Ninh đã đủ rõ ràng, mạch lạc để
hướng mục tiêu vào khách hàng hay chưa?
 Độ nhận biết thương hiệu là gì và ở các phân khúc khách nhau thì có
gì khác biệt?
 Nhận thức về thương hiệu là gì? Nó khác nhau theo phân khúc như thế
nào?
 Việc định vị thương hiệu hiện tại đã được sắp xếp hợp lý như thế nào
trong mối tương quan với năng lực của ngành du lịch Quảng Ninh?
 Những điểm mạnh hiện nay của Quảng Ninh là gì và mức độ hiệu quả
của thương hiệu trong việc thông tin về các điểm mạnh đó như thế
nào?
 Hoạt động định vị thương hiệu của Quảng Ninh khác gì so với các đối
thủ chính?
 Đâu là những thuộc tính cơ bản mà các phân khúc khách mục tiêu
muốn?
 Thương hiệu có thể được định vị như thế nào để thâm nhập vào các
phân khúc khách du lịch mục tiêu?
 Các giải pháp giá trị thương hiệu tiềm năng là gì? (Quảng Ninh có thể
đem đến cho khách du lịch những gì tốt hơn, nổi trội hơn so với các
điểm đến du lịch cạnh tranh khác)?
 Các khách du lịch mục tiêu phản ứng như thế nào với chúng?
 Các giải pháp giá trị thương hiệu triển vọng là gì?
 Các thuộc tính quan trọng đối với các giải pháp giá trị thương hiệu ấy
là gì?
 Điều gì nên là các yếu tố cốt lõi của thương hiệu Quảng Ninh?
 Các yêu cầu, hướng dẫn chính là gì để triển khai thành công thương
hiệu?
 Các bước Quảng Ninh cần tiến hành để hỗ trợ hoạt động định vị
thương hiệu mới?
 Các sản phẩm du lịch cần được điều chỉnh như thế nào hoặc năng lực
được tăng cường như thế nào để hỗ trợ thương hiệu?

189
 Hoạt động 4: Tiếp thị và quảng bá (truyền thông về các thị trường mục
tiêu ưu tiên của Quảng Ninh)
 Bằng cách nào chúng ta có thể tiếp thị và quảng bá thương hiệu của
Quảng Ninh theo cách sao cho có thể đạt được lợi tức đầu tư tốt nhất?
 Bằng cách nào chúng ta có thể thông tin điều đó đến các phân khúc ưu
tiên?
 Chúng ta có thế sử dụng những phương pháp, kỹ thuật quảng bá
truyền thống và điện tử nào?
 Các kế hoạch quảng bá tới các phân khúc khác nhau của chúng ta là
gì?
 Chúng ta có thể sử dụng các mối quan hệ và cơ sở dữ liệu nào?
 Các hội nghị, hội thảo, hội chợ thương mại và các sự kiện tổ chức
ngoài địa phương nào chúng ta nên tham gia?
 Chúng ta nên sử dụng các mạng lưới truyền thông xã hội nào?

 Hoạt động 5: Quan hệ cộng đồng (đóng vai trò như là quảng bá du lịch
bằng cách nâng cao nhận thức và thông tin về du lịch Quảng Ninh ở địa
phương để hỗ trợ cho các hoạt động tiếp thị ra bên ngoài)
 Bằng cách nào chúng ta có thể nâng cao nhận thức, thông tin và tầm
quan trọng của những tác động tích cực của du lịch đối với cộng
đồng?
 Ai sẽ là đối tượng bên trong và bên ngoài chính?
 Chúng ta muốn truyền tải những thông điệp chính nào?
 Bằng cách nào chúng ta có thể truyền thông một cách hiệu quả nhất
tới các đối tượng này?
 Bằng cách nào chúng ta có thể giúp cộng đồng nhận ra rằng du lịch
đồng nghĩa với phát triển kinh tế?
 Bằng cách nào chúng ta có thể giúp người dân địa phương hiểu về các
hoạt động tiếp thị ra bên ngoài của chúng ta?
 Bằng cách nào chúng ta có thể thấm nhuần cho các cộng đồng rằng họ
chính là “Những người gìn giữ thương hiệu”?
 Tần suất chúng ta cần tương tác với các cộng đồng này như thế nào?

 Hoạt động 6: Xây dựng quan hệ đối tác (đẩy mạnh tiếp thị và sự phát
triển của Quảng Ninh và xây dựng liên minh để đạt được các mục tiêu dài
hạn)
 Cần có sự tham gia của những bên liên quan nào trong hoạt động tiếp
thị và lập kế hoạch phát triển du lịch? (ví dụ như: các doanh nghiệp
khối tư nhân trong nước, các hội nghị, các sự kiện thể thao, các nhóm
dân tộc thiểu số, các nhà đầu tư nước ngoài, chính phủ nước ngoài,
công ty nước ngoài, v.v…)
 Bằng cách nào chúng ta có có thể lôi kéo sự tham gia của họ?
 Chúng ta muốn truyền tải thông điệp gì?

190
 Chúng ta cần có những biện pháp gì để chuyển định hướng của chúng
ta sang hành động?
 Với tư cách là các đại diện cho du lịch của Quảng Ninh, chúng ta cần
hiện diện ở đâu trong ngành du lịch?
 Chúng ta cần thiết lập và chủ trì những dự án phát triển cộng đồng
nào?
 Chúng ta cần thiết lập những mối quan hệ đối tác và liên minh nào?
 Những mục tiêu dài hạn chung của chúng ta là gì?
 Chúng ta nên tham gia vào những diễn đàn nào liên quan đến phát
triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh?
Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm: Để hoàn thành nhiệm vụ và tiến hành các hoạt
động một cách hiệu quả nhất có thể, cần thành lập một Cơ quan Tiếp thị Điểm
đến Du lịch Quảng Ninh (QNDMA) như một cơ quan hợp tác công-tư với mục
đích duy nhất là quản lý hoạt động tiếp thị của Quảng Ninh. QNDMA sẽ không
có vai trò trong chính sách, quy định du lịch; có mức độ độc lập nhất định đối
với chính phủ và có đại diện rộng rãi từ khối nhà nước và tư nhân. Cấu trúc kết
hợp theo kiểu công-tư này là rất quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của cả hai
khối, trong khi vẫn tận dụng được tính hiệu quả của khối tư nhân. Điều này cho
phép QNDMA có thể hoạt động một cách nhanh chóng, phản ứng với thương
trường một cách hiệu quả và đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp tư nhân. Đại
diện và thẩm quyền của chính quyền là luôn luôn bảo vệ lợi ích của chính phủ
và người dân Việt Nam.
Cơ cấu của QNDMA sẽ bao gồm một Hội đồng Quản trị (HĐQT) và một nhóm
làm việc. Xem chi tiết bên dưới.
 Hội đồng Quản trị đặt ra định hướng chiến lược của Quảng Ninh và
đánh giá mức độ hiệu quả của nó. HĐQT họp hàng quý. Giám đốc Điều hành
(GĐĐH) - vị trí làm chuyên trách, toàn bộ thời gian cho QNDMA - sẽ đóng vai
trò như là Chủ tịch HĐQT nhằm phòng tránh vấn đề về xung đột về lợi ích, bởi
lẽ các thành viên khác của HĐQT có những lợi ích riêng liên quan đến sở ngành
hay doanh nghiệp của họ. Trong đó, cần thiết lập một ban kiểm toán (audit
committee) để kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của đơn vị này. Thành
viên của ban kiểm toán này phải là những người có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực tài chính.
 Đại diện từ phía cơ quan quản lý nhà nước có thể bao gồm các đại diện
từ Sở VHTTDL Quảng Ninh, Tổng cục Du lịch Việt Nam, Ủy ban Nhân dân
Tỉnh Quảng Ninh, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long và Thành phố Hạ Long. Đại diện
từ khối tư nhân có thể bao gồm đại diện từ các ngành sau: khách sạn, doanh
nghiệp kinh doanh tàu du lịch, nhà hàng ăn uống, doanh nghiệp giao thông vận
tải và các đại lý du lịch lớn.

191
Về quy mô HĐQT, Quảng Ninh có thể cân nhắc một số phương án sau:
 Quy mô lớn: Có nhiều đại diện nhưng quyền điều hành lại ít. HĐQT sẽ
bao gồm khoảng 20 thành viên.
 Quy mô nhỏ: Có năng lực điều hành lớn hơn song số đại diện ít. HĐQT
sẽ bao gồm khoảng 6 thành viên.
 Quy mô trung bình: có sự cân đối về số lượng đại biểu và khả năng
điều hành. HĐQT sẽ bao gồm khoảng 10 thành viên.

Hình 35: Một số phương án về quy mô số thành viên HĐQT của QNDMA
Phương án 3: khoảng 10 thành viên

Phương án 1: khoảng 20 thành viên Phương án 2: khoảng 6 thành viên Phương án đề xuất
Chủ tịch (GĐĐH)
Chủ tịch (GĐĐH) Chủ tịch (GĐĐH)
9-11 đại diện các
3 phòng của Sở ngành (ví dụ: khách Sở VHTTDLQN
Sở VHTTDLQN
VHTTDL sạn, giao thông, nhà Bộ VHTTDLVN
điều hành tour, dịch 2-4 đại diện từ các 4 -6 đại diện từ các
6-8 đại diện từ các Bộ VHTTDLVN
vụ ăn uống, khu nghỉ ngành (ví dụ: khách ngành (ví dụ: khách
sở ngành phòng ban UBNDQN
dưỡng sạn, giao thông, điều sạn, giao thông, điều
cấp huyện, tỉnh, TW Ban QLV Hạ Long
Taxi, tàu thuyền, hành tour) hành tour, dịch vụ
Ban QLV Hạ Long
đơn v ị truyền thông, ăn uống)
v.v..) TP Hạ Long

Nhiều đại diện hơn vì nhiề sở, ngành các cấp Dễ đạt được sự đồng thuận

Điều hành hiệu quả hơn


Nhiều đại diện hơn từ các ngành công nghiệp,
bao gồm cả truyền thông Ít đại diện từ phía chính quyền

Khó đạt được sự đồng thuận Ít đại diện từ khối tư nhân

Khó điều hành hiệu quả

Quảng Ninh nên áp dụng mô hình HĐQT ở mức trung bình102. Đây là lựa chọn
tối ưu bởi vì nó tạo sự cân bằng về mức độ đại diện, tốc độ ra quyết định và hiệu
quả điều hành.

102
Nếu Quảng Ninh cho rằng quy mô của HĐQT đề xuất như trên là không đủ để đại diện cho tất cả những quan
điểm cần thiết, thì có một sự lựa chọn khác mà vẫn đảm bảo được hiệu quả ra quyết định đó là sẽ hình thành một
HĐQT với quy mô nhỏ cộng với một Ban Cố vấn với nhiều “quan sát viên” – họ là những người có thể tham dự
các buổi họp của HĐQT, đưa ra ý kiến, tuy nhiên không có quyền biểu quyết.
192
Cơ cấu tổ chức
Hình đềcấuxuất
36: Cơ cho
tổ chức đề Cơ
xuất quan TiếpTiếp
cho Cơ quan thịthị
Điểm đếnDuDu
Điểm đến lịchlịch
Quảng Ninh (QNDMA) Quảng Ninh (QNDMA)

HĐQT
Chủ tịch QN (GĐĐH)
Sở VHTTDLQN
Bộ VHTTDLVN 4 -6 đại diện của các
Khối công: 5 ngành(vd: khách sạn, Khối tư nhân:
thành viên làm UBND Tỉnh QN giao thông, điều hành 4-6 thành viên
bán thời gian tour, dịch vụ ăn uống)
BQL Vịnh Hạ Long làm bán thời
gian
Thành phố Hạ Long

Nhóm làm việc

GĐĐH 2 nhân viên


quản lý
Trợ lý GĐ điểm đến
(Đối tác) làm chuyên
trách

Nghiên cứu & Xây dựng thương Các kênh truyền


Kế hoạch hiệu & marketing kỹ thuật số
Thực hiện bởi đơn vị tiếp thị ký hợp đồng

 Giám đốc Điều hành (GĐĐH): GĐĐH là vị trí quan trọng nhất trong
cơ cấu QNDMA. GĐĐH hành báo cáo trực tiếp cho HĐQT, đưa ra ý kiến quan
trọng cho chiến lược marketing, chịu trách nhiệm thuê tuyển và quản lý một
công ty tiếp thị tư nhân để triển khai thực hiện chiến lược marketing. GĐĐH
duy trì liên lạc chặt chẽ với những bên liên quan chính mà không có đại diện
trong HĐQT, như là Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Giao thông Vận tải; và
Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh. Các nhiệm vụ khác của vị trí này bao gồm:
tương tác, phối hợp với chính quyền, quản lý các mối quan hệ với những công
chức quan trọng và thiết lập các mối quan hệ đối tác chủ chốt và quan hệ cộng
đồng đã được nêu ra tại Giải pháp số 3. Việc này bao gồm các cấp chính quyền
trong nước (từ cấp quận huyện, tỉnh đến cấp trung ương), chính phủ nước ngoài,
khu vực tư nhân trong nước (bao gồm giới thiệu, phát triển và duy trì số lượng
thành viên) và cộng đồng địa phương tại Quảng Ninh.
Người đảm nhận vai trò này phải có những năng lực và kinh nghiệm sau:
o Có ít nhất 10 năm kinh nghiệm đảm nhiệm vị trí tương tự tại một cơ
quan tiếp thị có danh tiếng;
o Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan chính phủ Việt Nam;
193
o Phong cách lãnh đạo mạnh mẽ;
o Kỹ năng giao tiếp tốt;
o Có bằng thạc sỹ Quản trị Kinh doanh;
o Thông thạo tiếng Việt và tiếng Anh.
Một Trợ lý Giám đốc sẽ hỗ trợ, giúp việc cho GĐĐH. Người này có thể sẽ đảm
nhận một hoặc một số nhiệm vụ đã nêu bên trên, tùy thuộc vào kỹ năng và kinh
nghiệm của người này. Người này sẽ đảm nhiệm vai trò phát triển quan hệ đối
tác, bao gồm việc thiết lập quan hệ với các nhà điều hành tour, quản lý mối quan
hệ cộng đồng và phối hợp với các phương tiện truyền thông.
 Cơ quan Tiếp thị: một cơ quan marketing được ký kết hợp đồng để
triển khai thực hiện chiến lược và các hoạt động tiếp thị. Việc này bao gồm:
xây dựng các kênh kỹ thuật số như được nêu ra tại Giải pháp số 2. Đơn vị này
sẽ là một công ty tư nhân. Trách nhiệm của đơn vị này được mô tả trong mục
Các hoạt động mang tính chiến lược và Quy trình triển khai thực hiện bên
trên.
o Bộ phận Nghiên cứu và Lập kế hoạch sẽ chịu trách nhiệm về Hoạt
động 1 và Hoạt động 2 đã mô tả ở phần trên.
o Bộ phận Xây dựng Thương hiệu & Tiếp thị sẽ chịu trách nhiệm về
Hoạt động 3 và Hoạt động 4 đã được mô tả ở phần trên.
o Nhân viên mảng Quan hệ đối tác sẽ chịu trách nhiệm về Hoạt động 5
và Hoạt động 6 liên quan đến khu vực tư nhân trong và ngoài nước
(đặc biệt là các đại lý tour, các kênh phương tiện truyền thông phổ
biến và các nhà đầu tư) và về Giải pháp 3 liên quan đến quản lý quan
hệ đối tác với các hãng truyền thông và hợp tác marketing với các tổ
chức du lịch khác như là các khách sạn, các nhà điều hành tour, các
đại lý tour, v.v.
o Các chuyên gia kỹ thuật sẽ chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Giải
pháp số 2, bao gồm xây dựng các trang web, các ứng dụng trên điện
thoại thông minh và các tài khoản trực tuyến quan trọng.
Tư cách pháp nhân: nên thành lập QNDMA như một đơn vị theo mô hình
hợp tác công-tư. Khả năng độc lập với các sở ngành chính phủ hay các nhóm
lợi ích thuộc khu vực tư nhân nào đó sẽ tạo điều kiện đảm bảo tính nhất quán
trong tiếp thị và giảm thiểu quan liêu trong các hoạt động. QNDMA sẽ chịu
trách nhiệm pháp lý trước Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh,
cơ quan thực hiện nghĩa vụ của mình thông qua một Thỏa thuận/Hợp đồng
Tài chính Nội bộ và một Biên bản Ghi nhớ trong đó nêu chi tiết các quy định
về quản trị điều hành doanh nghiệp. Các văn bản này cần được soạn lập bởi
Sở VHTTDL.
Mô hình Tài chính: QNDMA nên được tài trợ kinh phí bởi cả tư nhân và nhà
nước. Việc chi tiêu phải được kiểm soát bởi nhân viên làm việc chuyên trách
toàn thời gian của QNDMA, được HĐQT và UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt
và kiểm tra kiểm soát103.
103
Như chú thích 98
194
 Doanh thu: khu vực nhà nước sẽ chịu trách nhiệm 60% ngân quỹ bằng
việc thu thuế các doanh nghiệp kinh doanh tàu du lịch, các khách sạn và các đại
lý du lịch và hỗ trợ ngân sách nhà nước tỉnh. Khu vực tư nhân sẽ chịu trách
nhiệm 40% ngân quỹ từ việc thu phí hội viên từ các đại diện HĐQT thuộc khu
vực tư nhân, đóng góp của các doanh nghiệp, các khoản tài trợ trong và ngoài
nước. Bước tiếp theo, Sở VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Ninh cần phát triển
quy mô ngân sách của QNDMA và các chi tiết của ngân quỹ. Ngân sách này sẽ
nằm trong khoảng từ 300.000 USD đến 900.000 USD.
 Chi phí: Giám đốc Điều hành sẽ chịu trách nhiệm quản lý chi tiêu.
Những khỏan chi lớn bao gồm:
o Lương cho nhóm điều hành của của QNDMA – Giám đốc Điều hành,
Trợ lý Giám đốc và bất cứ nhân viên hành chính nào khác sẽ hưởng
100% lương từ QNDMA;
o Phụ cấp cho HĐQT – các thành viên sẽ nhận được một khoản phụ cấp
để bù đắp cho thời gian mà họ bỏ ra;
o Hợp đồng với cơ quan tiếp thị để triển khai thực hiện chiến dịch tiếp
thị.
Các chi phí quảng cáo trực tiếp và gián tiếp theo phần trăm chi tiêu của khách
du lịch là 0,13% - 0,2% trong các điểm đến du lịch thành công.
Các chỉ số hoạt động chính (KPIs):
 Đối với HĐQT và GĐĐH của QNDMA
o Chi tiêu tăng thêm của khách du lịch: số tiền mà các khách du lịch chi
tiêu ở Quảng Ninh sau khi thành lập QNDMA so với thời gian trước
(tức là trung bình của giai đoạn 2009 – 2013 so với 2015);
o Thời gian lưu trú tăng thêm của khách du lịch ở Quảng Ninh: lượng
thời gian bình quân mà khách du lịch lưu trú ở Quảng Ninh sau khi
thành lập QNDMA so với thời gian trước (tức là trung bình của giai
đoạn 2009 – 2013 so với 2015);
o Vốn tài trợ công: giá trị của các khoản tài trợ đã nhận được cho
QNDMA;
o Vốn tài trợ từ khu vực tư nhân: các khoản đóng góp bằng tiền mặt từ
các ngành công nghiệp và từ phí hội viên của khu vực tư nhân;
o Giá trị tương đương quảng cáo: giá trị bằng tiền của báo chí và quan
hệ công chúng được tạo ra trong các phương tiện truyền thông nước
ngoài dựa trên chi phí không gian quảng cáo tương đương.

 Cơ quan Tiếp thị


o Chi tiêu tăng thêm của khách du lịch: số tiền mà các khách du lịch chi
tiêu ở Quảng Ninh sau khi thành lập QNDMA so với thời gian trước
(tức là trung bình của giai đoạn 2009 – 2013 so với 2015);
o Thời gian lưu trú tăng thêm của khách du lịch ở Quảng Ninh: lượng
thời gian bình quân mà khách du lịch lưu trú ở Quảng Ninh sau khi

195
thành lập QNDMA so với thời gian trước (tức là trung bình của giai
đoạn 2009 – 2013 so với 2015);
o Một số chỉ số hoạt động chính khác liên quan cụ thể đến Giải pháp 3
và Giải pháp 4 (như là số lượng lượt truy cập trang web của QNDMA
và các chỉ số mức độ phổ biến của những trang web chính như
Tripadvisor.com (số lượng và tỷ lệ phần trăm của những ý kiến bình
luận trực tuyến tích cực), Facebook (“friends” và “like”) và Instagram
(“friends” và “like”).
Trình tự thực hiện:
 Giai đoạn 1: Sở VHTTDL và UBND tỉnh Quảng Ninh sẽ hình thành
HĐQT và chỉ định GĐĐH, Trợ lý Giám đốc để thiết lập QNDMA (6
tháng);
 Giai đoạn 2: GĐĐH và Trợ lý Giám đốc thiết lập QNDMA và thuê
một cơ quan tiếp thị (9 tháng);
 Giai đoạn 3: QNDMA xây dựng và thực hiện chiến lược tiếp thị (5
năm);
 Giai đoạn 4: QNDMA mở rộng phạm vi hoạt động bằng cách tăng quy
mô đội ngũ marketing và phái một nhân viên quan hệ đối tác đến mỗi
khu vực mục tiêu để mở rộng sự hiện diện ở nước ngoài tại các thị
trường mục tiêu – Việt Nam, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Châu Âu, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đông Nam Á (tầm nhìn đến 2030).
Danh sách một số cơ quan tiếp thị tiềm năng ở Việt Nam mà QNDMA có
thể xem xét ký kết hợp đồng: Dưới đây là danh sách ban đầu mà QNMDA
có thể xem xét khi triển khai thủ tục mua sắm. Tiếp theo, QNDMA sẽ cần
sàng lọc các tổ chức này và thu hẹp lại danh sách các đối tác tiềm năng. Các
công ty thuộc cột đầu tiên “Quảng cáo/Tiếp thị” có lẽ là phù hợp nhất, tuy
nhiên phạm vi công việc chính xác của họ sẽ cần được so sánh với nhu cầu
của QNDMA.
Bảng 54: Các cơ quan chuyên về tiếp thị104
Quảng cáo/Tiếp thị Quan hệ Công chúng Cty Truyền thông Kỹ thuật số
Bates 141 Việt Nam Able VN Datviet VAC Media Admax Network VN
Communications/DW
Turner VN
BBDO Việt Nam All Rivers Public DMedia Central Ebrand
Relations
BCI Asia Việt Nam Apco Worldwide Golden Media (UM) G2 Ho Chi Minh City
(Hanoi)
Cowan Brand Design Apco Worldwide GroupM Việt Nam Groupm Interaction
(HCM City) VN
DDB AVC Maxus Việt Nam Ogilvyone
Communications

104
Tra cứu trực tuyến
196
Quảng cáo/Tiếp thị Quan hệ Công chúng Cty Truyền thông Kỹ thuật số
Rapp Việt Nam Biz-Eyes Mec Việt Nam Rapp Việt Nam
Dentsu Việt Nam DSM Mediacom Việt Nam Splash Technology
Communications (Group M)
Dentsu Alpha G4B – Great for Mindshare Việt Nam Who? Digital
Business
Draftfcb Việt Nam Galaxy MPG Việt Nam Wunderman VN
Communication – Hà
Nội
G4B Galaxy OMG Việt Nam Zed Digital VN
Communication – Hồ
Chí Minh
Leo Burnett/M&T Việt Mars Group Tập đoàn Starcom
Nam Mediavest Group
Left Brain Connectors Masso Joint Stock Co. Tập đoàn TK-L
Media Corp
JWT Việt Nam Max Communications Zenithoptimedia Việt
Nam
Hakuhodo & Saigon Pioneer
Advertising Communications &
Marketing (Hà Nội)
G2 HCM City T&A Ogilvy (Hà Nội)
Grey Group VN Ogilvy Public
Relations Worldwide
(Hồ Chí Minh)
Cty Quảng cáo và Tiếp Pioneer
thị Goldsun Communications &
Marketing (Thành phố
Hồ Chí Minh)
Cty Quảng cáo và Tiếp Teamwork
thị Mai Thanh Communications
Masso Group Vero Public Relations
Max Communications Vietgate
(HO) Communications
Ogilvy & Mather VN
Orient Business
Initiatives
Phibious VN
Publicis VN
Red Brand Builders
Riverorchid VN
Saatchi & Saatchi

197
Quảng cáo/Tiếp thị Quan hệ Công chúng Cty Truyền thông Kỹ thuật số
TBWA\Việt Nam
VN Advertising
Trung tâm Tiếp thị VN
(VMCAD)
Wunderman VN
Y&R VN
Youth Advertising

Nguồn: Tra cứu trực tuyến


2. Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới để thu hút khách du lịch
trong môi trường kỹ thuật số
Mục tiêu: Cung cấp cho khách du lịch nguồn thông tin một cửa toàn diện về du
lịch bằng tất các loại ngôn ngữ của phân khúc khách mục tiêu để lôi kéo khách
du lịch trong môi trường kỹ thuật số.
Đặt vấn đề: Điều quan trọng là Quảng Ninh cần tìm hiểu được những thay đổi
trong các kênh truyền thông và thu hút khách du lịch trong môi trường kỹ thuật
số. Điều này sẽ giúp cho Quảng Ninh thu hút được một số lượng lớn hơn các
khách du lịch thuộc phân khúc mục tiêu với mức chi tiêu trên ngày cao hơn và
thời gian lưu trú tại tỉnh dài hơn. Hơn nữa, giải pháp này sẽ lồng ghép các giải
pháp, sáng kiến được nêu ra trong các bản quy hoạch tổng thể có liên quan:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, Tầm nhìn đến 2030”: Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh.
Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra
trong Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam.
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam tới năm
2020, Tầm nhìn tới 2030”:Phần II: Định hướng phát triển,Mục 4.4 Tổ chức
các hoạt động kinh doanh du lịch. Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở
VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam.
 Lồng ghép với “Các chiến lược và Biện pháp về Phát triển Du lịch
Bền vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013”: Chiến lược số 6: Tuyên truyền và
quảng bá du lịch bền vững. Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở
VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam.
Thông lệ quốc tế có thể áp dụng: Chiến lược công cụ kỹ thuật số được
dựa trên những thông lệ toàn cầu, bao gồm cả Úc và Thái Lan. Như trình bày ở
trên, Úc đã thiết kế các công cụ mới để giúp người tiêu dùng tham gia vào môi
trường trực tuyến cùng với việc họ đã thiết lập một cơ quan tiếp thị bao trùm.
Tổng cục Du lịch Thái Lan đã đưa ra một chiến lược tiếp thị số hóa toàn diện kết
hợp một trang web dễ sử dụng để quảng bá trên các phương tiện truyền thông xã
hội rộng rãi thương hiệu “Amazing Thailand – Một Thái Lan kỳ diệu”. Năm
198
2012, trang web đã có trên 130 triệu lượt truy cập, 17 triệu người sử dụng các
ứng dụng trên điện thoại thông minh, 530 triệu ấn tượng và 50 triệu lượt viếng
thăm các phương tiện truyền thông đại chúng của cơ quan này. Thông qua các
kênh này, hình ảnh thương hiệu Tổng cục Du lịch Thái Lan quảng bá các điểm
thu hút chính của Thái Lan và liên tục cập nhật cho các phân khúc mục tiêu
nhằm gia tăng số lượt khách du lịch và mức chi tiêu của khách du lịch 105.
Tổng quan về các công cụ kỹ thuật số: QNDMA cần xây dựng một trang web,
ứng dụng trên điện thoại thông minh và các tài khoản trực tuyến, tài khoản
truyền thông xã hội trực tuyến để thu hút khách du lịch qua phương tiện số hóa
được viết bằng các ngôn ngữ chính (tiếng Việt, tiếng Hoa, tiếng Quảng Đông,
tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Tây Ban Nha và
tiếng Nga). Những hoạt động này cần được thực hiện bởi một công ty tiếp thị tư
nhân.
Trang web: Trang web của QNDMA cần đóng vai trò như một trang web chính
thức của du lịch Quảng Ninh và là một trung tâm dịch vụ một cửa thuận tiện và
nguồn thông tin về du lịch. Trang web cần bao gồm các thông tin dưới dạng văn
bản, bản đồ, tranh ảnh và các đoạn phim để quảng bá thương hiệu du lịch của
Quảng Ninh. Dưới đây là đề xuất các nội dung thông tin và cấu trúc của trang
web.
 Vai trò của trang web (và ứng dụng kỹ thuật số cho điện thoại
thông) trong chu kỳ mua sản phẩm du lịch:
o Tiếp thị (Marketer): Công bố những nội dung để mang lại cảm hứng
cho nhu cầu của khách du lịch tiềm năng đi du lịch Quảng Ninh và định
hướng sự chú ý của họ tới Quảng Ninh.
o Tạo động lực (Motivator): Công bố những nội dung tạo động lực
nhằm thuyết phục khách du lịch tiềm năng quyết định lựa chọn Quảng Ninh
làm điểm đến.
o Thị trường (Marketplace): Quản lý một cơ sở dữ liệu rộng rãi về các
hoạt động của khách du lịch và các hoạt động kinh doanh liên quan (cơ sở lưu
trú, lữ hành, tour du lịch, v.v…) để giúp khách du lịch lựa chọn các sản phẩm
du lịch và điểm đến cụ thể.
o Kết nối (Matchmaker): Xây dựng một nền tảng đặt chỗ để tạo điều
kiện cho khách du lịch đặt phòng, phương tiện giao thông và các hoạt động du
lịch (chuyển dễ dàng từ lập kế hoạch sang đặt chỗ trực tuyến hoặc offline).
o Tin nhắn (Messenger): Cung cấp các dịch vụ du lịch di động (bao
gồm điện thoại thông minh và máy tính bảng) để giúp khách du lịch định vị
được các điểm đến, các sản phẩm du lịch trong khi di chuyển.
o Tạo ra các ấn tượng khó quên (Memory Maker): Tiếp thị trực tuyến
để khuyến khích khách du lịch quay trở lại thăm Quảng Ninh sau khi đi du
lịch.
 Nội dung: Trang web có thể được thiết kế với cấu trúc và nội dung như
sau:
105
“Ngành du lịch Thái hướng tới số hóa”, Nhật báo Bangkok Post ngày 27/12/2012
199
Bảng 55: Nội dung của trang Web
Mục Tiểu mục Nội dung chi tiết
Chào mừng đến với Quảng Ninh, những
thông tin mới nhất, thống kê và thông tin
Hình nền với logo và khẩu chi tiết, lịch các sự kiện, bộ sưu tập các
hiệu hình ảnh và video clip, giữ liên lạc (đăng
Trang chủ
Tất cả các phân mục khác ký nhận các bản tin, liên lạc) chia sẻ và hội
được liệt kê trong trang chủ nhập trên các mạng Linkedln, Theo dõi
chúng tôi trên facebook/ Twitter/QQ (dành
cho người Trung Quốc)
Giới thiệu về Quảng Ninh với một đoạn
phim nói về tầm quan trọng của ngành du
lịch đối với Quảng Ninh. Tại sao lại chọn
Tổng quan
Quảng Ninh? Nhiệm vụ, Tầm nhìn, Chiến
lược, Mục tiêu, Ấn phẩm du lịch, Đóng
góp cho nền kinh tế quốc gia.
Tóm tắt các thành tựu đã đạt được tính đến
Thành tựu hiện tại (ví dụ hiện đang là di sản thiên
nhiên thế giới, công nhận bởi UNESCO)
Giới thiệu về chúng
Thông tin, giấy chứng nhận và các hình
tôi
ảnh của các sự kiện xúc tiến du lịch gần
Các hoạt động gần đây
đây, những cuộc họp báo, hội chợ du lịch,
các chiến dịch du lịch
Nghề nghiệp trong lĩnh vực Những vị trí hiện đang tuyển dụng (trong
du lịch ngành du lịch của Quảng Ninh)
Làm thế nào để duy trì liên lạc với chúng
tôi, tìm kiếm đầu mối liên lạc và các cơ
Liên lạc với chúng tôi
quan cung cấp thông tin, những câu hỏi
thường gặp, phàn nàn/ phản hồi
Sổ tay du lịch Các điểm đến hấp dẫn khách du lịch, ẩm
Những thứ nên xem và thực, các hoạt động giải trí, các hoạt động
những điều nên làm tiêu khiển ban đêm, bảo tàng, lễ hội, mua
sắm, thể thao.
Các khách sạn, nhà nghỉ, nghỉ nhà dân, các
Ở đâu?
du thuyền nghỉ đêm
Các nhà hàng (phong cách Trung Hoa,
phương Tây, truyền thống), các lớp học
Ăn uống ở đâu? nấu ăn, các quán ăn khuya, các nhà hàng
lãng mạn, quán bar và câu lạc bộ, quán cà
phê, các khu ăn uống
Lập kế hoạch cho chuyến Đặt khách sạn, đặt tour, đặt du thuyền, chỉ
đi của bạn dẫn đường đi, lịch trình (gia đình, bạn bè,
ngân sách), bản đồ, cách mua sim thẻ, dự
báo thời tiết, phương tiện giao thông, sách
hướng dẫn du lịch, phiếu mua hàng giảm
giá/mua hàng theo nhóm (liên tục cập
nhật), múi giờ, Tiền tệ, thông tin xin thị

200
Mục Tiểu mục Nội dung chi tiết
thực, thuê ô tô/ xe máy/ xe đạp, hướng dẫn
đi đường, làm cách nào để tới Quảng Ninh
từ các địa điểm xuất phát khác nhau (lịch
máy bay, phà, xe buýt)
Bản đồ tương tác
Giao thông công cộng
Lịch xe buýt và chuyến tàu du lịch
trong địa phương
Các trung tâm thông tin TP Hạ Long, sân bay ở Hà Nội, sân bay ở
cho khách du lịch TP Hồ Chí Minh
Bảo điện tử “50 điều nên Phiên bản điện tử của ấn phẩm hàng quý
làm ở Quảng Ninh” “50 điều nên làm ở Quảng Ninh”
Một chuyên gia tìm kiếm tài liệu về các
Tìm kiếm thông tin thị
mục nhất định hoặc các thị trường nhất
trường
định liên quan tới du lịch
Cập nhật những báo cáo nghiên cứu và
Những thông tin mới nhất
những số liệu thống kê mới nhất
Số liệu thống kê khách du Số liệu thống kê chi tiết về khách du lịch
lịch nước ngoài nước ngoài
Số liệu thống kê khách du Số liệu thống kê chi tiết về khách du lịch
lịch nội địa nội địa
Tài liệu về các chủ đề cụ thể ví dụ như
Chủ đề
Số liệu thống kê và Giao thông, Văn hóa hoặc Di sản.
thông tin chi tiết
Phân tích những yếu tố tạo ra xu hướng du
Xu hướng và dự báo lịch ở Quảng Ninh và Việt Nam gần đây và
dự báo cho những năm tới
Địa chỉ liên kết chuyển hướng tới các
Những nguồn tài nguyên
nguồn thông tin thị trường của cả ngành du
khác
lịch Việt Nam và thế giới
Danh sách liên lạc của các đại lý du lịch ở
Danh bạ các đại lý du lịch
tỉnh Quảng Ninh (xếp hạng, nếu có thể)
Thông tin trong ngành Thông tin liên quan tới du lịch
Ngành công nghiệp Đối với những người mới gia nhập, nhà
du lịch đầu tư mới, bao gồm các chính sách
Cơ hội và lời khuyên
khuyến khích đầu tư, liên kết tới Ban xúc
tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh
Môi trường Thời tiết và khí hậu
Chương trình quan trắc
môi trường tích hợp Hạ
Long (giải pháp về môi
trường thứ 4)
Chương trình nhãn sinh Danh sách các tàu thuyền đã được trao tặng
thái Cánh buồm xanh (giải nhãn sinh thái Cánh buồm xanh
pháp thứ 5)

201
Mục Tiểu mục Nội dung chi tiết
Chiến dịch thu gom và xử
lý rác Vịnh Hạ Long (giải
pháp môi trường thứ 6)
Một bộ sưu tập báo và tạp chí, bao gồm
Phát hành báo, tạp chí các báo, tạp chí trong và ngoài nước, có thể
đọc lướt qua từng mục
Một bộ sưu tập các bài báo từ các cuộc thi
viết về Quảng Ninh/ Du lịch Quảng Ninh
Thi viết báo
(đề xuất cho Sở VHTTDL: tổ chức cuộc thi
này để quảng bá cho du lịch Quảng Ninh)
Một bộ sưu tập tranh ảnh về du lịch tỉnh
Thư viện trưng bày ảnh
Quảng Ninh
Thư viện trưng bày các Một bộ sưu tập các video liên quan tới du
đoạn phim lịch Quảng Ninh
Thông tin những cơ quan, cá nhân mà giới
Quan hệ truyền thông
nhà báo có thể liên lạc, phỏng vấn
Tổng cục du lịch Việt Nam
Truyền thông Các ứng dụng trên điện thoại thông minh
của QNDMA
Facebook
Twitter
Linkedln
Các địa chỉ liên kết tới Pinterest
QQ
Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Sở VHTTDLQN
Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng
Ninh
Danh sách các sự kiện diễn
ra trong năm ở Quảng
Ninh, có thể đọc lướt qua
từng mục và tìm kiếm qua
lịch
Sự kiện và lịch diễn
ra sự kiện

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

 Công cụ tìm kiếm liên hợp: Trang web cần có một công cụ tìm kiếm
liên hợp cho phép khách du lịch truy cập được với các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực du lịch, các đại lý du lịch tại tỉnh Quảng Ninh, ví dụ như: các
khách sạn, đại lý cho thuê xe ô tô, dịch vụ chuyến bay và các dịch vụ du lịch
khác và tiến hành so sánh giá cả. Điều này sẽ tạo nên các kênh tiếp thị cho các

202
doanh nghiệp du lịch. Trang web nên được thiết kế sao cho các doanh nghiệp có
thể tiếp cận và sử dụng một cách dễ dàng để đăng tải các thông tin liên quan106.

Hình 37: Trang web cần có một công cụ tìm kiếm liên hợp cho phép khách
Trang web cần có một công cụ tìm kiếm liên hợp cho phép du khách tiếp cận với các doanh
du lịch tiếp cận với các doanh nghiệp, cơ quan liên quan tới du lịch như
nghiệp, cơ quan liên quan tới lĩnh vực du lịch, như được minh họa bởi TCDLTL
được minh họa bởi TCDLTL

Cộng cụ tìm
kiếm liên hợp
được điều hành
bởi Zizee giúp
tìm kiếm một
cách hiệu quả
hơn các doanh
nghiệp liên quan
tới du lịch

 Các địa chỉ liên kết: Trang web cần đưa vào các địa chỉ liên kết trực
tiếp tới tất cả các trang web của các doanh nghiệp liên quan tới du lịch (cộng với
một tùy chọn để gửi yêu cầu hoặt đề nghị đặt chỗ trực tiếp từ email của khách
du lịch đến và email của doanh nghiệp liên quan và các liên kết tới các ứng dụng
trên điện thoại thông minh của QNDMA và tới tất cả các trang web có liên quan,
có giao diện tiếng Anh như: Facebook, Twitter, Tripadvisor, Instagram, Tumblr,
Youtube, Google Plus, Pinterest và Wikipedia và các giao diện bằng tiếng
Trung: QQ Zone; RenRen (Chinese Facebook); Weibo (Chinese Twitter); và
Youku (Chinese YouTube)107.

106
Trang web Tổng cục du lịch Thái Lan; Phân tích của chuyên gia
107
Trang web Tổng cục du lịch Thái Lan
203
Hình 38: Điều quan trọng là phải tận dụng trang web QNDMA như một
mạng lưới nguồn kết nối với các cổng thông tin khác
Liên kết tới các
Các liên kết tới phương tiện
các đại lý du lịch truyền thông xã
và các nhà điều hội
hành tour lớn

Các liên kết tới Liên kết tới các


các phân mục của trang web phổ
trang web chính biến

Liên kết tới các


Các liên kết tới bài báo trên
các lưu trữ thông phương tiện
tin quan trọng truyền thông

Liên kết tới các


Các liên kết hỗ quảng cáo kinh
trợ trực tuyến doanh địa
phương

Các liên kết tới Liên kết tới diễn


các thư báo điện đàn của các cộng
tử đồng mạng

Liên kết tới các


Các liên kết tới
nhà tổ chức lữ
các điểm đến liên
hành
quan

 Hệ thống/nền tảng đặt chỗ trực tuyến: Trang web (và ứng dụng số
hóa cho điện thoại thông minh) cần đưa vào một nền tảng đặt phòng và thanh
toán trực tuyến tiện lợi để tạo thuận lợi cho các giao dịch. Điều này sẽ giúp cải
thiện các trải nghiệm của khách du lịch và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi tại một số
địa chỉ liên kết quan trọng giữa lên kế hoạch và đặt chỗ cho một chuyến đi, qua
đó sẽ làm gia tăng số lượng khách du lịch và tối đa hóa lợi ích thu được từ
những khách du lịch này. Hơn nữa, điều này còn cho phép giám sát sự chuyển
đổi từ việc lập kế hoạch sang đặt chỗ thông qua việc theo dõi thông tin của
khách du lịch và hỗ trợ các doanh nghiệp liên quan tới du lịch108.

108
Trang web Du lịch Melbourne
204
Bao gồm hệ thống đặt chỗ để giảm thiểu rủi ro du khách bị buộc phải đặt chỗ ở điểm du lịch
khác,
Hìnhnhư
39:được
Baominh
gồmhọahệbởi Melbounre
thống đặt chỗ để giảm thiểu rủi ro khách du lịch buộc
phải đặt chỗ ở điểm du lịch khác, như được minh họa bởi Melbourne
Du khách thấy sản phẩm trên trang web du … và có thể đặt chỗ ở trang web đó thông
lịch chính thức… qua hệ thống đặt chỗ của bên thứ 3

 Quảng cáo: Để tăng số lượt truy cập trang web, QNDMA cần mua 2
dạng quảng cáo của Google dưới đây:
o Quảng cáo banner trên công cụ tìm kiếm Google search giúp trang web
xuất hiện ở tốp đầu trong các kết quả hiển thị của Google Search khi
một người sử dụng Internet gõ các cụm từ liên quan như “du lịch Việt
Nam”, “Vịnh Hạ Long”, hoặc “nghỉ mát ở Hà Nội”109.

109
Google.com
205
Cơ hội tốt để tăng lượt viếng thăm trang web của QNDMA nhờ
Google
HìnhSearch
40: Cơ hội tốt để tăng lượt truy cập trang web của QNDMA nhờ
Google Search
Cơ hội để quảng cáo trên Google banner Hiện tại không có quảng cáo nào xuất hiện
nếu tìm kiếm “Vietnam travel”

o Quảng cáo bằng các cửa sổ Pop–up trên Google để các trang web hiện
lên khi người dùng Internet đang xem các trang web liên quan, bao gồm
những trang web đặt tour trực tuyến lớn được liệt kê ở Bảng 56, cộng
với các trang web có liên quan chính như trang web đặt phòng khách
sạn ở Hà Nội, đặt vé máy bay tới Việt Nam, các trang web đăng ký visa
như vietnamvisa.com110.

110
Travelocity.com; Orbitz.com
206
Cần quảng cáo Quảng Ninh trên các trang web du lịch phổ biến và
cung
Hình 41:cấp
Cầnđịa chỉ liên
quảng cáo kết tới trang
Quảng webcác
Ninh trên QNDMA
trang web du lịch phổ biến
và cung cấp địa chỉ liên kết tới trang web QNDMA
Cơ hội để liên kết trang web QNDMA với Cơ hội để liên kết “các gói ưu đãi đặc biệt”
các trang web phổ biến với các trang web phổ biến

Đưa Quảng Ninh và Hạ Long Bay vào phần “Chỉ dẫn” và “Các
gói mua sắm đặc biệt” của các trang web lớn.

 Giám sát: Để giảm sát lưu lượng lượt truy cập trang web, QNDMA
nên sử dụng các dịch vụ của Google để nhận báo cáo hàng tuần về số lượng
khách truy cập trang web, tần suất các quảng cáo xuất hiện và số lần nhấp chuột
vào những quảng cáo này.
 Các ứng dụng kỹ thuật số: Ứng dụng trên điện thoại thông minh của
QNDMA nên được phổ biến trên iPhone, iPad, Android, Windows phone và
Blackberry111.
 Vai trò của các ứng dụng dạng số hóa cho điện thoại thông minh
trong chu kỳ mua sắm du lịch: Điều này giống với vai trò của trang web.

 Nội dung: Ứng dụng này cần cung cấp các thông tin thiết yếu nhất
được liệt kê trong mục Nội dung của trang web, ví dụ như bản đồ tương tác,
thông tin về lịch sử của Quảng Ninh và các địa điểm du lịch chính, các gói
khuyến mãi và thông tin cập nhật liên quan tới hoạt động du lịch bền vững và
các địa chỉ liên kết để chia sẻ kinh nghiệm qua Facebook, Twitter, Instagram,
Google plus, Youtube và Pinterest.

 Tính năng Add-ins và các địa chỉ liên kết: Những ứng dụng này cần
cung cấp các địa chỉ liên kết và nền tảng công nghệ thông tin về đặt vé đã được
nêu ra ở phần trang web.

111
Tổng cục du lịch Thái Lan
207
Quảng Ninh
Hình 42:phải cungNinh
Quảng cấp cho du cung
phải khách cấp
những
choứng dụngdu
khách trênlịch
điệnnhững
thoại thông minh được
ứng dụng
thiết kế hợp lý và mang tính thực tiễn, như đã được minh họa bởi TCDLTL
trên điện thoại thông minh được thiết kế hợp lý và mang tính thực tiễn, như
minh họa bởi TCDLTL

Rõ ràng về tổng quan nội dung Thông tin liên quan

Truyền thông trực tuyến và truyền thông xã hội: QNDMA nên tiến hành
hoạt động quan hệ công chúng qua việc thiết lập và giám sát các trang người
hâm mộ (fan–pages) và một số tài khoản trên các trang web, các cộng đồng phổ
biến112.
 Các hoạt động mang tính chiến lược: Thông qua các phương tiện
truyền thông này, QNDMA có thể cung cấp các thông tin du lịch, trả lời, phản
hồi lại các câu hỏi, các ý kiến của khách du lịch, tìm ra các giải pháp cho các
vấn đề của khách du lịch, trao đổi thông tin, quan điểm. Những công cụ quan
trọng này sẽ tạo điều kiện để QNDMA giảm thiểu những ấn tượng không tốt về
Quảng Ninh bằng cách phản hồi lại những bình luận tiêu cực đó, báo cáo lại
những vấn đề đó tới HĐQT của QNDMA để giải quyết gốc rễ vấn đề. Điều này
còn cho phép QNDMA và khách du lịch có thể chia sẻ kinh nghiệm, thông tin
về du lịch Quảng Ninh trên các trang truyền thông xã hội của họ.

112
Tripadvisor.com
208
Hình 43: QNDMA cần tích cực phản hồi đối với những ý kiến tiêu cực nhận
được
QNDMAtrêncần
cácgiảm
phương tiện truyền
thiểu những ấn tượngthông
không trực
tốt về tuyến
Quảng nhằm hạncách
Ninh bằng chếphản
tối đa
hồi lại
bất kỳ các bình những
luận tiêuấn
cựctượng không
nào trên đẹp về
các phương tiệnQuảng Ninhtrực tuyến
truyền thông

Có 31 du khách đã đánh giá Hạ Long là “kinh Tháo gỡ các mối lo ngại của du khách trực
khủng” trên Trip Advisor và đưa ra các bình tiếp trên Trip Advisor và khắc phục vấn đề
luận

Cơ quan
đầu não
trực tiếp
giải quyết
các mối lo
ngại của du
khách

 Các chiến dịch tiếp thị sáng tạo qua phương tiện kỹ thuật số:
QNDMA cũng sẽ phát động các chiến dịch tiếp thị sáng tạo thông qua các
phương tiện truyền thông này để làm tăng thêm quan điểm nhìn nhận về phương
tiện truyền thông kỹ thuật số của Quảng Ninh. Ví dụ, có thể tổ chức cuộc thi
quảng bá cho du lịch Quảng Ninh như “Ai muốn có được cơ hội nghề nghiệp tốt
nhất?”, trao phần thưởng là “Một tuần tại Quảng Ninh – khám phá vẻ đẹp của
Việt Nam” cho 5 thí sinh dẫn đầu và giải thưởng trị giá 1.000 USD cho thí sinh
xuất sắc nhất. Cuộc thi còn nhằm đạt được số lượng “likes” (yêu thích) lớn nhất
cho việc chia sẻ trang người hâm mộ của du lịch Quảng Ninh. Năm người chiến
thắng sẽ có cơ hội tận hưởng chuyến đi kéo dài 1 tuần tại các điểm du lịch của
Quảng Ninh, đồng thời đóng vai trò là đại sứ để quảng bá cho hình ảnh du lịch
Quảng Ninh. Sau khi dành được giải thưởng này, 5 thí sinh sẽ tham gia vào
vòng chung kết với giải thưởng dành cho người thắng cuộc trị giá 1.000 USD.
Giải thưởng này sẽ dành tặng cho thí sinh có đoạn phim mang nội dung về
chuyến đi một tuần ở Quảng Ninh được xem nhiều nhất. Trong đoạn phim đó,
các thí sinh sẽ đóng vai trò như là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các
điểm đến du lịch của Quảng Ninh. Đoạn phim này sẽ bao gồm phụ đề tiếng Anh
và được đăng tải trên Youtube. Đoạn phim với số lượt truy cập lớn nhất sẽ dành
được giải thưởng. Những hoạt động quảng bá như vậy sẽ giúp cho hoạt động
marketing số hóa của Quảng Ninh được lan truyền rộng rãi.
 Cộng đồng mạng và các trang web trực tuyến phổ biến:
o Các trang web viết bằng tiếng Anh: Facebook, Twitter, Tripadvisor,
Instagram, Tumblr, Youtube, Google Plus, Pinterest;

209
o Các trang web viết bằng tiếng Trung: QQ Zone; RenRen (tức Chinese
Facebook); Weibo (tức Chinese Twitter); Youku (tức Chinese
YouTube);
o Thêm vào đó, QNDMA nên cập nhật trang web Wikipedia Quảng Ninh
để đảm bảo rằng nó chứa đựng tất cả những thông tin liên quan tới các
điểm đến du lịch tại Quảng Ninh.
Các chỉ số quả hoạt động chính (KPIs) về việc triển khai thực hiện chiến lược
tiếp thị qua kênh kỹ thuật số của cơ quan tiếp thị – so sánh giai đoạn 2009 –
2013 với 2015 gồm:
 Số lượt truy cập trang web của QNDMA;
 Một số chỉ số thông dụng về các trang web chính;
o Tripadivisor.com: số lượng và phần trăm bình luận trực tuyến tích cực
o Facebook: số lượng “friends/kết bạn” và “likes/yêu thích”
o Instagram: số lượng "followers/người theo dõi” và “likes/yêu thích”
o Twitter: số lượng "followers/người theo dõi"
 Số lượng những điểm hấp dẫn khách du lịch chính ngoài Vịnh Hạ Long
được quảng cáo trên các phương tiện truyền thông điện tử lớn như Trip
Advisor;
 Thông tin về tất cả các địa điểm du lịch trọng điểm của Quảng Ninh
được đăng tải trên Wikipedia.
Một số nhà cung cấp dịch vụ trang web tiềm năng: Cơ quan tiếp thị sẽ chịu
trách nhiệm về trang web. Có hai nhà thầu phụ tiềm năng để xây dựng trang web
là: Công ty ColorPack Creations - công ty này đã thiết kế trang web cho Tổng
cục Du lịch Thái Lan (http://colorpack.co.th/about-us.html) và Công ty New Brand
Media - công ty này đã thiết kế trang web cho Cơ quan Du lịch của Vương quốc
Anh là Visit Britian (http://www.newbrandmedia.co.uk/portfolio/visit-britain-
2/209/).113
3. Xây dựng quan hệ đối tác và trang bị cho các đại lý du lịch, lữ
hành, các kênh truyền thông phổ biến và cộng đồng địa phương có nhiều
kiến thức tốt hơn về tỉnh du lịch Quảng Ninh.
Mục tiêu: Xây dựng quan hệ đối tác để mở rộng quy mô của Quảng Ninh trong
ngành du lịch ở Việt Nam và quốc tế và để giúp Quảng Ninh trở thành một điểm
đến quan trọng trong hành trình tham quan của các hãng du lịch quan trọng qua
việc tăng cường sự hiểu biết của họ về các cơ hội điểm đến du lịch ở Quảng
Ninh. Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các phương tiện truyền thông phổ biến
và các cộng đồng địa phương để tăng cường, thúc đẩy du lịch ở Quảng Ninh.
Đặt vấn đề: Khách du lịch tiếp tục dựa vào các tư vấn của công ty du lịch, lữ
hành, cộng với các trang web đặt tour trực tuyến và dựa trên các phương tiện
truyền thông phổ biến để quyết định nơi họ sẽ đến. Việc tiếp đón mà khách du
lịch nhận được từ cộng đồng địa phương thường đóng một vai trò lớn quyết định
113
Trang web của TAT và VisitBritain
210
liệu khách du lịch sẽ quay trở lại hay không. Bằng việc lồng ghép các kênh tiếp
thị truyền thống chính với chiến lược tiếp thị kỹ thuật số và các mối quan hệ
chính với các hoạt động chiến lược tổng thể của QNDMA, thì Quảng Ninh sẽ
thu hút được số lượng khách du lịch nhiều hơn từ các phân khúc khách du lịch
mục tiêu, với mức chi tiêu mỗi ngày nhiều hơn, thời gian lưu trú tại tỉnh dài hơn.
Ngoài ra, giải pháp này cũng lồng ghép với các giải pháp, dự án được đề xuất
trong các bản quy hoạch tổng thể ngành liên quan:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, Tầm nhìn đến 2030”:Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh.
Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra
trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội.
 Lồng ghép với “Các chiến lược và Biện pháp về Phát triển Du lịch
Bền vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013”:Chiến lược số 6: Tuyên truyền và
quảng bá du lịch bền vững. Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở
VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra trong Quy hoạch Tổng thể Du lịch Việt Nam.
Thông lệ quốc tế có thể áp dụng: Chiến lược quan hệ đối tác được dựa trên
những thông lệ toàn cầu, bao gồm cả những thông lệ của Australia và Vương
quốc Anh. Như đề cập ở trên, Cơ quan Du lịch Australia đã phát động chương
trình “Aussie Specialist Program” - một chương trình đào tạo trực tuyến toàn
cầu nhằm trang bị cho các hãng lữ hành kiến thức tốt hơn về Australia 114. Hay
như, Cơ quan Du lịch Anh quốc (Visit Britain) đã làm việc với hàng loạt đối tác
khác nhau trên thế giới, từ các công ty như Samsung cho đến các thành phố mục
tiêu như New York nhằm mở rộng phạm vi, tầm với của du lịch nước Anh. Đây
là một phần trong kế hoạch và chiến lược phát triển của họ bao trùm các chiến
dịch điện tử, quan hệ công chúng, các kênh đối tác. Các nước này cũng hợp tác
chặt chẽ với nhiều công ty du lịch ở các quốc gia mục tiêu để tiến hành đặt tour
nhanh chóng. Cơ quan Du lịch Anh quốc tiến hành đánh giá định kỳ đóng góp
của những đối tác này trong việc xây dựng thương hiệu, lợi nhuận đầu tư và
mức độ tiếp cận khách hàng để xác định thứ tự ưu tiên cho các hoạt động tiếp thị
tới các đối tác trong tương lai.115
Các hoạt động mang tính chiến lược:
 Tăng cường phạm vi và chất lượng của các sản phẩm du lịch Quảng
Ninh qua việc xây dựng quan hệ đối tác với các cơ quan du lịch chính.
 Tăng cường thông tin, hình ảnh về Quảng Ninh trong danh sách điểm
đến của các hãng du lịch trọng điểm.
 Thông tin tới các phương tiện truyền thông du lịch chính, đặc biệt là
sách hướng dẫn, báo, tạp chí và truyền hình về các điểm đến, các sản phẩm du
lịch Quảng Ninh.

114
Báo cáo nghiên cứu du lịch Úc
115
Báo cáo thường niên (2012) của Visit Britain
211
 Tăng cường công tác giáo dục cho các cộng đồng địa phương về những
lợi ích mà ngành du lịch Quảng Ninh có thể mang lại và những gì họ có thể làm
để đóng góp cho sự phát triển du lịch tỉnh.
 Liên hệ với các doanh nghiệp du lịch tư nhân trong nước và quốc tế để
tạo điều kiện phát triển sản phẩm du lịch.
 Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan chính thuộc khu
vực công ở Việt Nam, đặc biệt là Tổng cục Du lịch Việt Nam, đồng thời đặt các
gian hàng giới thiệu du lịch tại các địa điểm quan trọng trong và ngoài nước như
các văn phòng du lịch nước ngoài ở các thị trường mục tiêu.
 Thiết lập và đạt được các mục tiêu tiếp thị cụ thể cho từng thị trường
mục tiêu.
Bảng 56: Các công ty du lịch và các trang web đặt tour trực tuyến lớn nhất,
theo quốc gia mục tiêu116
Thị Công ty Du lịch Có tour Có tour Trang du lịch trực
trường đến VN? đến tuyến
mục tiêu VHL?
Việt Nam Nội địa Quốc tế Có Có Vietnamtravel.com
(Tất cả) (Tất cả)
Vietravel Vietravel
Hanoi Tourist Exotissimo–Cesais
SaigonTourist Saigon Tourist
Ben Thanh Tourist Ben ThanhTourist

Fiditour Fiditour
Vietnamtourism – H.I.S Song Han
HN Tourist
Danatour Apex Vietnam
Vitours Buffalo Tours
Luavietours Peace Tour
An Giang Travel Vietnamtourism-
HN
Trung China International Travel Service (CITS) Không Không
Quốc
China Travel Service Có Không Ctrip.com
eLong.com
Shanghai Spring Int Travel Services Không Có
17U.CN.com
Xi’an Tianma International Travel Service Không Không 11814.com
Mangocity.com
Shanghai Airlines International Travel Không Không 116114.com
Service 12580.com
Hangzhou Overseas Trave Company Không Không etpass.com
Tang Dynasty Travel Có Không 17u.com
aoyou.com
GZL International Travel Không Có
Phoenix Tours International, Inc Không Không

116
Tra cứu trực tuyến
212
Thị Công ty Du lịch Có tour Có tour Trang du lịch trực
trường đến VN? đến tuyến
mục tiêu VHL?
Hoa Kỳ Liberty Travel Không Không Expedia
Priceline
Travelocity
AAA Travel
Cheap Tickets
(Orbitz)
Travel Leisure Leader Group (Travel Không Không
Leaders Group)
H.I.S.Co.,Ltd Có Không

Nhật Bản Nippon Travel Có Có Rakuten Travel


JTB Có Có
Kinki Nippon Tourist (KNT) Có Có
Hana Tour International Không Có
HIS Korea Không Không CheapOair
Hàn
Quốc
Mode Tour International Có Không
Lotte Tour Không Có
Asian Trails (Indochina) Có Không
Pacto Ltd Indonesia Không Có Dynasty Travel
(Singapore)

Reliance Sightseeing Sdn. Bhd.(Malaysia) Không Không

Tour East Singapore (1996) Pte Ltd Có Không


Đông
Nam Á Diethelm Travel Group Có Có

Rajah Travel Corporation Có Có

Vietravel Có Có

Intrepid travel Có Có

Backyard Travel Có Có

Thomson Có Có Ebookers
Cheaptickets.nl
First Choice Có Có Seat24

Châu Âu AmphitrionHolidays Không Có

STA Travel Có Không

Transtour Có Có

Flight Centre Có Có

213
Thị Công ty Du lịch Có tour Có tour Trang du lịch trực
trường đến VN? đến tuyến
mục tiêu VHL?
Úc STA Travel Có Có

Harvey World Travel Winston Hills Có Có

Creative Holidays Có Có

Holiday specialists Có Có

Toàn cầu TUI travel PLC (owner of Thomson and Có Có Expedia


First Choice) Priceline
Travelocity
Orbitz
Worldwide
Nguồn: Tra cứu trực tuyến
Mô tả một số đối tác chiến lược chính:
 Các công ty du lịch: QNDMA nên thiết lập quan hệ đối tác với các
công ty du lịch diện ưu tiên cao và hợp tác với họ trong thiết kế và cung cấp các
hành trình phù hợp với các đối tượng khách hàng của họ.
o QNDMA nên tiến hành nghiên cứu thêm về các hãng lữ hành đã liệt kê
ở trên để xác định những đơn vị thuộc diện ưu tiên hàng đầu. Tiêu chí để đánh
giá, phân loại ưu tiên các công ty du lịch hàng đầu là công ty có lượng khách
hàng mục tiêu lớn (tiềm năng cao) và đã tổ chức tour du lịch đến Vịnh Hạ Long
chưa (rào cản gia nhập thị trường thấp).
o Hầu hết các công ty lữ hành Trung Quốc không chuyên về xây dựng
các tour du lịch thiết kế theo yêu cầu mà thay vào đó họ dựa vào hành trình do
các công ty du lịch tiếp thị điểm đến cung cấp. Do đó, QNDMA cần phối hợp
với các hãng du lịch lớn của Việt Nam khi nhằm vào thị trường Trung Quốc.
Tuy nhiên, có một số trường hợp ngoại lệ như công ty Dịch vụ Du lịch Quốc tế
Trung Quốc (CITS) và Dịch vụ Du lịch Thanh niên Trung Quốc (CYTS) có xây
dựng các chương trình tham quan chuyên biệt của mình. Khách du lịch Trung
Quốc thường du lịch trong các kỳ nghỉ lễ kéo dài khoảng 3-5 ngày, vì thế đây
chính là một cơ hội tốt cho Quảng Ninh để thu hút toàn bộ hành trình của họ
thông qua việc cung cấp các tour du lịch tùy chỉnh và hệ thống giao thông liền
mạch.
 Phương tiện truyền thông: Nâng cao nhận thức và hình ảnh về du lịch
tại Quảng Ninh thông qua các phương tiện truyền thông quốc gia và địa phương.
Tiếp cận các phương tiện truyền thông du lịch nước ngoài có tầm ảnh hưởng và
mời họ tham dự những chuyến du lịch tùy chỉnh qua đó giới thiệu những tài
nguyên du lịch hấp dẫn nhất của Quảng Ninh. Ví dụ, tổ chức chuyến tham quan
tới Quảng Ninh cho các nhà báo, tác giả nổi tiếng chuyên viết về du lịch cho các
ấn phẩm phổ biến như Lonely Planet, Fodors, Travel & Leisure, Conde Nast.
Khi ngành du lịch đã phát triển hơn sau năm 2020, Quảng Ninh nên thu hút đoàn
làm phim quốc tế với nhiều diễn viên nổi tiếng đến quay tại các địa danh của
tỉnh (ví dụ như quay cảnh máy bay trực thăng bay qua Vịnh Hạ Long).
214
 Các cơ quan chính thuộc khu vực công: Tận dụng các cơ hội, các
nguồn lực hiện có ở cấp quốc gia và cấp địa phương.
o Phối hợp với Tổng cục Du lịch Việt Nam đưa Quảng Ninh trở thành
một phần trong các chiến dịch tiếp thị du lịch quốc gia Việt Nam.
o Cải thiện đáng kể hoạt động tiếp thị của Quảng Ninh tại các văn phòng
thông tin du lịch có lượng khách lớn ở thành phố Hạ Long, các sân bay ở Hải
Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.
o QNDMA nên cung cấp cho những nơi này ấn phẩm "50 điều nên làm ở
Quảng Ninh" như mô tả tại Giải pháp số 7.
o Làm việc với thành phố Hạ Long để cải thiện, tăng cường số lượng các
biển hiệu với thông tin về đường dây nóng du lịch Quảng Ninh. Quảng Ninh có
một đường dây nóng du lịch và nên đưa vào trong tất cả các biển hiệu ở thành
phố Hạ Long với ngôn ngữ của khách du lịch thuộc các phân khúc mục tiêu.
 Quan hệ đối tác cộng đồng: Nâng cao hình ảnh, sức hấp dẫn của du
lịch Quảng Ninh trên các phương tiện truyền thông trung ương và địa phương,
nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du lịch tại các vùng nông thôn của
tỉnh, thúc đẩy thái độ thân thiện, hiếu khách của cư dân địa phương qua đó lấy
được lòng tin của khách du lịch mà trước đó có thể đã bị ảnh hưởng bởi một số
trường hợp chèo kéo, thiếu trung thực của một số người bán hàng rong hay một
số công ty lữ hành. Điều đặc biệt quan trọng là phải nâng cao nhận thức của
cộng đồng địa phương về ngành du lịch nhằm nâng cao hình ảnh chuyên nghiệp
cho ngành du lịch. Điều này sẽ giúp thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng
cho đào tạo và tuyển dụng. Các chiến dịch tiềm năng để đạt được điều này bao
gồm:
o Tại các trường tiểu học: nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh và kỳ quan thiên nhiên nhiên thế
giới Vịnh Hạ Long; tổ chức các cuộc thi vẽ tranh về Vịnh Hạ Long sau đó trưng
bày các tác phẩm ấn tượng tại công viên, bảo tàng, v.v…
o Tại các trường cấp trung học: tổ chức các buổi giới thiệu về ngành du
lịch, khách sạn như lựa chọn hàng đầu cho giáo dục ở cấp sau với một chiến
dịch nhằm vào trường tiểu học.
o Sử dụng các kênh truyền hình, các chương trình tin tức để nâng cao
nhận thức về ngành du lịch.
o Đề xuất trao thưởng cho các đơn vị xuất sắc trong ngành du lịch của
tỉnh, ví dụ như “Khách sạn tốt nhất của năm tại Quảng Ninh”, “Nhà hàng tốt
nhất của năm tại Quảng Ninh”, “Khu nghỉ mát bãi biển tốt nhất Quảng Ninh”,
“Khách sạn tốt nhất ở Quảng Ninh”, “Đơn vị lữ hành tốt nhất ở Quảng Ninh”,
v.v.

215
Hình
Chiến 44:“4Chiến
dịch dịch
triệu nụ “4 năm
cười” triệu2006
nụ cười” năm 2006
của Singapore củavíSingapore
là một dụ về cáchlà một
huy ví dụ
động người dân
về cách huy động người dân tham gia vào việc nâng
tham gia vào việc nâng cao chất lượng đón tiếp khách du lịch cao chất lượng đón tiếp
khách du lịch

• Đảm bảo đại biểu đến Singapore năm 20061 đánh


giá cao sự tiếp đón mà họ nhận được ngay từ lúc
Mục tiêu xuống sân bay
• Toàn dân tham gia góp phần tạo nên sự thành công
của chiến dịch
• Chiến dịch quảng cáo về sự tiếp đón niềm nở với nụ
cười tươi trẻ của người dân Singapore
– Mỗi người dân được kêu gọi gửi một tấm ảnh
cười của họ cho chương trình2
• Phần thưởng khuyến khích
– 16 sứ giả nụ cười sẽ đi khắp quốc đảo để vận
Phương pháp động mọi người cười, chụp ảnh và tham gia vào
chiến dịch này
– Phần thưởng cho người chiến thắng
– Và thậm chí còn có….khuyến mại về mỹ phẩm
• Đạo tào nhân lực du lịch
– Người lái xe taxi: Hướng dẫn thể hiện thái độ,
hành vi tốt và 3 giờ đạo tạo

• Chiến dịch huy động được toàn dân tham gia thể
hiện sự mến khách của quốc đảo
Yếu tố thành • Áp phích quảng cáo tại nhiều điểm du lịch, kể cả
công chính sân bay để giới thiệu tới du khách ngay khi họ đặt
chân lên quốc đảo.
• Tổ chức một sự kiện cụ thể để quảng bá

1 Hội nghị của IMF và World Bank vào tháng 9 năm 2006 . 2. Qua tin nhắn hoặc trang web www.smileS2006.com
Nguồn: BBC news, channelnewsasia, financialexpress; BCG analysis

Các chỉ số hoạt động chính:


 Số lượng các công ty du lịch đối tác;
 Số lượng các hành trình kéo dài 3-5 ngày hoặc 5-7 ngày nhằm vào phân
khúc chính được phục vụ bởi các công ty du lịch diện ưu tiên cao;
 Số tài liệu quảng cáo du lịch của các đơn vị lữ hành nhắc tới Quảng
Ninh;
 Số danh lam thắng cảnh chính ngoài Vịnh Hạ Long được nhắc đến trên
các kênh truyền thông phổ biến như Tripadvisor hay Lonely Planet;
 Số trung tâm thông tin du lịch có đủ số ấn phẩm "50 điều nên làm ở
Quảng Ninh" được phát hành;
 Mức độ phủ sóng tích cực trên báo, đài và các kênh trực tuyến, đặc biệt
là trên truyền thông quốc tế.

216
4. Xây dựng một biểu tượng (logo) và khẩu hiệu (slogan) cho Quảng
Ninh, tận dụng được thương hiệu Vịnh Hạ Long nhưng vẫn bao quát được
cả tỉnh Quảng Ninh.
Mục tiêu: Xây dựng một biểu tượng và khẩu hiệu nhất quán để thống nhất tất cả
các tài nguyên du lịch chính của Quảng Ninh và gắn chặt với thương hiệu Vịnh
Hạ Long.
Đặt vấn đề: Quảng Ninh thiếu một thông điệp rõ ràng, hấp dẫn về những trải
nghiệm du lịch đặc biệt và bền vững mà nơi đây có thể đem lại cho khách du
lịch. Tuy nhiên, Quảng Ninh không nên cố tạo ra một thương hiệu mới như một
thực thể độc lập cho mình, bởi lẽ đã có sự nhận thức mạnh mẽ về thương hiệu
Vịnh Hạ Long trong khi Quảng Ninh chưa có một sự nhận diện thương hiệu rõ
ràng ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ Việt Nam (như đã nêu trong phần “Đánh
giá”). Sẽ rất là khó khăn và tốn kém khi tạo dựng một thương hiệu mới hoàn
toàn từ con số không. Thay vào đó, sẽ tiết kiệm hơn và có lẽ là hiệu quả hơn khi
sử dụng Vịnh Hạ Long làm trọng tâm của thương hiệu, sau đó tạo ra một biểu
tượng logo và khẩu hiệu thể hiện có bao nhiêu những danh lam thắng cảnh khác
ở Quảng Ninh. Giải pháp này cũng giúp Quảng Ninh tạo ra các thông điệp tận
dụng được nguồn tài nguyên có giá trị nhất của tỉnh và điều chỉnh chúng phù
hợp với thị hiếu của các phân khúc mục tiêu cụ thể. Hơn nữa, giải pháp này
cũng lồng ghép các đề án, giải pháp đã đề xuất tại các bản quy hoạch tổng thể
liên quan:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, tầm nhìn đến 2030”: Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh, Giải
pháp số 32 sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra trong Quy
hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội.
 Lồng ghép với “Các chiến lược và Biện pháp về Phát triển Du lịch
Bền vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013”: Chiến lược số 6: Tuyên truyền và
quảng bá du lịch bền vững. Những giải pháp quảng bá đó sẽ tạo điều kiện để Sở
VHTTDL hiện thực hóa được chiến lược này.
Thông lệ hay có thể áp dụng: Pháp và Úc là hai ví dụ điển hình trong việc xây
dựng thành công một thương hiệu bao trùm nhất quán. Cả hai nước này đều bắt
đầu với các hình ảnh thương hiệu và truyền thông khác nhau trước khi nhóm
chúng vào thành một biểu tượng và thương hiệu duy nhất.117

117
Trang web du lịch Pháp và Úc
217
Nước
HìnhPháp
45: sử
NướcdụngPháp
một thương hiệu
sử dụng baothương
một trùm chung
hiệusau
baonhiều
trùmnăm sự dụng
chung saucác thương
nhiều
năm
hiệu riêng biệtsử dụng
cho từngcác
tỉnhthương hiệu riêng biệt cho từng địa phương

Từ nhiều thông điệp và hình ảnh thương ... Tới kế hoạch sử dụng một logo và thương
hiệu khác nhau… hiệu chung

Chiến lược truyền thông mới


• Hình ảnh thương hiệu bao trùm mới của nước
Pháp được thiết kế bởi Hervé Novelli và
Christine Lagarde

Hình 46: Chiến dịch thương hiệu nước Úc quảng bá nước Úc qua 7 trải
nghiệm du lịch khác nhau với một thương hiệu chung thống nhất

Thổ dân Úc Phong cách bãi biển Úc Các thành phố chính của Úc Hành trình nước Úc

Thức ăn và đồ uống Thiên nhiên nước Úc Đồi núi và hoang mạc

Nguồn: Website Tổng cục du lịch Úc

218
Các hoạt động mang tính chiến lược: Sau khi được thiết lập, QNDMA nên
thuê một công ty marketing có năng lực để thiết kế một logo ấn tượng, chất
lượng cao cho tỉnh để đáp ứng được các mục tiêu nêu trên và có sức lôi cuốn
nhiều thị trường khác nhau. Họ cũng cần tạo ra một khẩu hiệu để thể hiện nội
dung là tỉnh có rất nhiều thứ phục vụ khách du lịch. Những hình ảnh hay thông
điệp truyền tải sau đó cần phải sử dụng logo, khẩu hiệu thống nhất này làm nền,
song có thể điều chỉnh cho phù hợp với từng điểm đến du lịch và hướng tới các
phân khúc khách du lịch cụ thể.
 Một số khẩu hiệu đề xuất mà tỉnh Quảng Ninh có thể nghiên cứu:
 Vịnh Hạ Long và hơn thế nữa (Ha Long Bay, and so much more)
 Vịnh Hạ Long, đó mới chỉ là sự bắt đầu (Ha Long Bay, it's just the
beginning)
 Vịnh Hạ Long... điểm đến khởi đầu của Quảng Ninh (Ha Long Bay...the
beginning of Quang Ninh)
 Vịnh Hạ Long...đó mới chỉ là sự khởi đầu của Quảng Ninh (Ha Long
Bay...just the beginning of Quang Ninh)
 Vịnh Hạ Long...nơi Quảng Ninh bắt đầu (Ha Long Bay...where Quang
Ninh begins)
 Khi vịnh Hạ Long kết thúc... hãy để Quảng Ninh bắt đầu (When Ha
Long Bay ends...let Quang Ninh begin)
 Nơi vịnh Hạ Long kết thúc... Quảng Ninh mới bắt đầu (Where Ha Long
Bay ends...Quang Ninh begins)
 Vịnh Hạ Long...nơi Quảng Ninh bắt đầu (Ha Long Bay...where Quang
Ninh just begins)
 Vịnh Hạ Long...cửa ngõ Quảng Ninh (Ha Long Bay…gateway to
Quang Ninh)
 Vịnh Hạ Long... chỉ là một bước của Quảng Ninh (Ha Long
Bay...Quang Ninh's just a step away)

 Quảng Ninh cần kết hợp các hình ảnh và thông điệp dưới một khẩu
hiệu thống nhất. Dưới đây là một vài sự kết hợp đẹp giữa hình ảnh và thông điệp
mà tỉnh Quảng Ninh có thể xem xét, cân nhắc:
Bảng 57: Các ví dụ về xây dựng thương hiệu cho Quảng Ninh
Danh lam Phân khúc mục
Thông điệp Hình tượng Vị trí
thắng cảnh tiêu

Tour du thuyền
Di sản thế giới Cảnh quan núi đá
Vịnh Hạ Long trên Vịnh Hạ Tất cả
UNESCO vôi Vịnh Hạ Long
Long

Cảnh quan núi đá


Thám hiểm vôi Vịnh Bái Tử Tour du thuyền,
Vịnh Bái Tử Khách châu Âu
vịnh và ven Long với các chèo thuyền,
Long có thu nhập cao
biển phân khúc mục cắm trại trên đảo
tiêu

219
Giải trí đẳng Casino ở Vân Casino và khách Khách châu Á
Đảo Vân Đồn
cấp thế giới Đồn sạn 5 sao thu nhập cao

Khách du lịch Trung tâm


Trung Quốc,
Mua sắm giá rẻ Trung Quốc ở Móng Cái thương mại
Việt Nam
Móng Cái Móng Cái

Du lịch tâm
Khu di tích Yên Yên Tử, Uông Quê hương Phật Khách châu Âu,
linh
Tử Bí giáo Việt Nam Việt Nam

Xưởng gốm, bãi


Xưởng gốm, bãi Đông Triều, cọc Bạch Đằng,
Di tích lịch sử Việt Nam
cọc Bạch Đằng Quảng Yên đền thờ Trần
Hưng Đạo

Văn hóa của các


Cộng đồng Hoành Bồ, Ba Văn hóa tộc
dân tộc thiểu số
sinh thái và dân Chẽ người, du lịch Khách châu Âu
tại các vùng sinh
tộc thiểu số sinh thái
thái

Hải sản tươi Thành phố Hạ Nhà hàng hải


Hải sản tươi sống Tất cả
sống Long sản trên Vịnh

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

Hình 47: Vịnh Hạ Long… nơi khởi đầu của Quảng Ninh
Di sản Thế giới Đại dương và Giải trí đẳng cấp Mua sắm
UNESCO bãi biển quốc tế giá rẻ

Vịnh Hạ Long Vịnh Bái Tử Long Huyện đảo Vân Đồn Móng Cái

Hành trình Cộng đồng Hải sản


tâm linh Di tích Lịch sử dân tộc và sinh thái tươi sống

Uông Bí Đông Triều & Quảng Yên Hoành Bồ & Ba Chẽ TP Hạ Long

Các chỉ số hoạt động chính:


 Biểu tượng logo và khẩu hiệu về du lịch Quảng Ninh thể hiện tốt được
về tính rõ ràng, ấn tượng đối với khách du lịch tiềm năng thuộc tất cả các phân
khúc mục tiêu.
220
5. Xây dựng bản sắc riêng cho từng thành phố, thị xã của tỉnh Quảng
Ninh để làm nổi bật các giá trị văn hóa, lịch sử, môi trường của địa phương
đó.
Mục tiêu: Thể hiện một cách đầy đủ tiềm năng của Quảng Ninh về tài nguyên
du lịch phong phú với bề dày lịch sử, văn hóa, môi trường và các dự án du lịch
đang tiến hành bằng cách phát triển và xây dựng cho chúng những đặc điểm
nhận diện thương hiệu riêng.
Đặt vấn đề: Sự giàu có, phong phú về tài nguyên lịch sử, văn hóa, môi trường
của Quảng Ninh hiện vẫn chưa được phát triển, khai thác xứng tầm như là các
danh lam thắng cảnh. Nguyên nhân chính đó là do chúng thiếu bản sắc và thông
điệp rõ ràng đối với khách du lịch tiềm năng. Khách du lịch đang có xu hướng
tìm kiếm du lịch trải nghiệm chân thực và chuyển từ xu hướng “biển xanh, cát
trắng, nắng vàng” sang “hoạt động, cảnh quan và giải trí”. Thêm vào đó, họ
mong muốn có những ngày nghỉ nhiều hoạt động và trải nghiệm hơn. Với tiềm
năng lớn về văn hóa, lịch sử, môi trường, Quảng Ninh có vị thế lớn để tận dụng
các xu thế về sở thích của khách du lịch. Những địa danh văn hóa, lịch sử, tự
nhiên giàu tiềm năng này nếu được phát triển có thể trở thành biểu tượng di sản
của Việt Nam. Hơn nữa, giải pháp này cũng lồng thép các đề án, giải pháp đề
xuất tại các bản quy hoạch tổng thể có liên quan sau:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, Tầm nhìn đến 2030”: Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh.
Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra
trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội.
 Lồng ghép với “Các chiến lược và Biện pháp về Phát triển Du lịch
Bền vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013”: Chiến lược số 6: Tuyên truyền và
quảng bá du lịch bền vững. Những giải pháp này sẽ tạo điều kiện để Sở
VHTTDL hiện thực hóa được chiến lược này.
Thông lệ hay có thể áp dụng: Làng quê Yên Đức ở Đông Triều và làng chài
Cửa Vạn của Vịnh Hạ Long là những ví dụ điển hình về cách mà cộng đồng địa
phương có thể tạo ra bản sắc riêng biệt và ấn tượng, làm nổi bật những giá trị
nội tại, vốn có của mình.118

118
Trang web của làng Yên Đức và làng chài Cửa Vạn
221
Hình 48: Yên Đức và Cửa Vạn là hai ví dụ điển hình về cách mà các
Yênlàng
Đức và
quêCửa Vạn là hai
ở Quảng ví dụxây
Ninh điểndựng
hình về
vàcách mà các
quảng bá làng
hìnhquê
ảnhở Quảng Ninh
du lịch đặcxây dựng và
trưng
quảng bá hình ảnh du lịch đặc trưng của mình
của mình
Trang web du lịch làng Yên Đức nêu bật
cảnh quan hấp dẫn và những trải nghiệm Làng chài Cửa Vạn được biết đến như một
chân thực chỉ có ở nơi đây di sản văn hóa

Một số bản sắc nhận diện thương hiệu tiềm năng:


 Làng gốm (cho Đông Triều)
 Đền chùa Phật giáo (cho Uông Bí)
 Làng dân tộc thiểu số (cho Hoành Bồ)
 Chuyến đi câu (từ một làng chài)
 Lớp học nấu ăn (làng cụ thể sẽ được xác định sau)
 Homestays (nghỉ nhà dân) truyền thống (làng cụ thể sẽ được xác định
sau)
 Tham quan di tích lịch sử (cho các làng ở Quảng Yên)
 Đi bộ trong rừng nguyên sinh (làng cụ thể sẽ được xác định sau)
 Dạo biển (làng cụ thể sẽ được xác định sau)
 Thưởng thức hải sản (làng cụ thể sẽ được xác định sau)
 Casino đẳng cấp thế giới (cho huyện đảo Vân Đồn)
 Vui chơi giải trí gia đình (cho đảo Tuần Châu)
 Các trung tâm làm nghề thủ công mỹ nghệ (làng cụ thể sẽ được xác
định sau)
Các hoạt động chính: QNDMA cần lựa chọn các thành phố và làng quê ưu tiên
để xây dựng bản sắc, nhận diện thương hiệu dựa trên những gợi ý bên trên và
một số nơi tiềm năng khác. Để làm được điều này, QNDMA nên:
 Lập sơ đồ các thành phố, làng quê điểm đến du lịch và phân tích các
đặc điểm về mặt nhận diện thương hiệu tiềm năng của chúng, các phân khúc
khách du lịch mục tiêu, sản phẩm dịch vụ (giá cả, chất lượng, nội dung) và điều

222
kiện hỗ trợ (cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng, giao thông) để xác định tiềm năng lớn
nhất cho từng nơi.
 So sánh các thành phố và làng quê điểm đến du lịch tiềm năng lớn nhất
này với thông lệ thực tiễn tốt nhất trên thế giới để biết hiểu rõ bằng cách nào có
thể phát triển tiềm năng, bản sắc nhận diện thương hiệu của những nơi này, đồng
thời xác định ra vấn đề, những lĩnh vực cần cải thiện.
Các chỉ số hoạt động chính:
 Danh sách các thành phố hay làng quê cần tập trung ưu tiên phát triển
thị trường và nhận diện thương hiệu;
 3-5 thành phố hay làng quê có bản sắc, nhận diện thương hiệu rõ ràng
được khách du lịch biết đến.
6. Thúc đẩy du lịch quanh năm bằng cách phát triển thêm các hoạt
động du lịch vào mùa đông và có lịch tổ chức các sự kiện quanh năm.
Mục tiêu: Cải thiện sự phân bổ luồng khách du lịch đến Quảng Ninh quanh năm
và góp phần vào phát triển du lịch bền vững.
Đặt vấn đề: Hiện Quảng Ninh chưa có nhiều hoạt động được thiết kế và tiếp thị
để phục vụ nhu cầu của khách du lịch vào mùa đông. Ngoài ra, tỉnh cũng chưa
có lịch các sự kiện văn hóa, lịch sử để cung cấp cho khách du lịch nhằm kích
cầu du lịch mùa thấp điểm. Các hoạt động tập trung vào mùa lạnh, các hoạt động
có thể được thực hiện khi trời mưa, cộng với một lịch tổ chức các sự kiện sẽ
giúp làm tăng tổng thu từ du lịch trong mùa thấp điểm, khai thác tốt hơn tiềm
năng của nhiều tài nguyên du lịch trong mùa đông vốn chưa được khai thác hiệu
quả. Hơn nữa, giải pháp này cũng lồng ghép các đề án, giải pháp đề xuất trong
các quy hoạch tổng thể liên quan sau:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, Tầm nhìn đến 2030”: Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh.
Những giải pháp quảng bá này sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục
tiêu đề ra trong Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội.
 Lồng ghép với “Các chiến lược và Biện pháp về Phát triển Du lịch
Bền vững ở Khu vực Hạ Long, năm 2013”: Chiến lược số 6: Tuyên truyền và
quảng bá du lịch bền vững. Những giải pháp quảng bá này sẽ tạo điều kiện để
Sở VHTTDL hiện thực hóa được chiến lược này.
Thông lệ hay có thể áp dụng: Để thúc đẩy du lịch trong mùa thấp điểm, các
nước như Singapore, Thái Lan và Malaysia đều đã tạo ra mùa giảm giá trong
mùa đông. Cũng có một vài ví dụ khác liên quan đến việc tạo ra hoạt động du
lịch trong mùa thấp điểm có thể thấy ngay ở Việt Nam. Đà Nẵng đã tổ chức
cuộc thi bắn pháo hoa thường niên trên sông Hàn nay trở thành thương hiệu và
thu hút hàng nghìn khách du lịch mỗi khi sự kiện diễn ra. Đồ Sơn của Hải Phòng
đã tổ chức lễ hội chọi trâu hằng năm hiện đã trở thành quen thuộc với rất nhiều
khách du lịch. Trong chương III, Phần 7.3, chúng tôi đề cập tới việc tạo nên một

223
lễ hội thường niên, một chiến thuật đã được nhiều nơi áp dụng nhằm kích cầu du
lịch mùa thấp điểm.119
Các hoạt động mang tính chiến lược: Phát triển các hoạt động du lịch vào mùa
đông gắn với cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch tham gia
những hoạt động này. Thiết kế và quảng bá lịch các sự kiện, trong đó nêu bật
những sự kiện, các hoạt động vào mùa đông. Cuốn lịch này nên bao gồm các sự
kiện văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, thể thao, đặc biệt là các sự kiện dành cho
khách du lịch Châu Âu có thu nhập cao, những người đến Quảng Ninh du lịch
nhiều vào mùa đông. Những sự kiện này cũng nên nằm trong cuốn “50 điều nên
làm ở Quảng Ninh” mà Giải pháp số 7 sẽ đề cập. Cụ thể, Sở VHTTDL có thể
xem xét một số ý tưởng sau để thúc đẩy du lịch mùa đông:
 Hỗ trợ thành phố Móng Cái và thành phố Hạ Long xây dựng và quảng
bá sự kiện siêu khuyến mãi vào mùa đông tại các siêu thị, trung tâm mua sắm,
thương mại.
 Tổ chức “Lễ hội hải sản” để quảng bá các món ăn hải sản phong phú,
hấp dẫn của Quảng Ninh và có thể là một cuộc thi nấu ăn.
 Đầu tư, quảng bá các lễ hội truyền thống tại các làng quê, làng xã vào
mùa đông.
 Đầu tư, quảng bá loại hình du lịch trải nghiệm, du lịch đồng quê để tạo
thuận lợi cho khách du lịch tham gia, sinh hoạt trong các hoạt động chân thực
của các cộng đồng dân tộc. Các hoạt động này có thể bao gồm như trồng rau, lửa
trại, nấu ăn tại địa phương, làm đồ gốm…
 Xây dựng tuyến đi bộ trong các khu rừng và dọc các bãi biển đẹp của
Quảng Ninh.
 Ngoài ra, rất nhiều ý tưởng khác được đề xuất trong các phần khác của
bản quy hoạch này cũng thích hợp cho mùa đông như:
o Trường dạy nấu ăn
o Bảo tàng lịch sử tự nhiên
o Dịch vụ du lịch bằng trực thăng
o Tham quan di tích lịch sử với hướng dẫn viên là học sinh
o Casino

119
Như chú thích 114
224
Những hoạt động du lịch thú vị vào mùa đông có thể thực hiện ở Quảng Ninh
Hình 49: Những hoạt động du lịch mùa đông tiềm năng
Đi bộ đường dài ở Hoành Bồ và Ba Chẽ Đi dạo Vịnh Bái Tử Long

Các chỉ số hoạt động chính:


 Năm (5) hoạt động du lịch vào mùa đông được tiếp thị tới các phân
khúc thị trường mục tiêu.
 Xây dựng được lịch tổ chức các sự kiện.
7. Xuất bản hàng quý tờ “50 điều nên làm ở Quảng Ninh” với 50
hoạt động có thể làm, cùng lịch tổ chức sự kiện, bản đồ và thông tin quảng
cáo các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch của địa phương.
Mục tiêu: Cung cấp cho khách du lịch một danh mục đầy đủ cùng với đặc tả về
những hoạt động có thể làm ở Quảng Ninh mỗi ngày trong năm và dành chỗ
quảng cáo cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh.
Đặt vấn đề: Tỉnh hiện chưa cung cấp cho khách du lịch đầy đủ thông tin về
những hoạt động họ có thể làm trong năm ở Quảng Ninh cũng như chưa dành
nhiều cơ hội quảng cáo cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch.
Hơn nữa, giải pháp này cũng lồng ghép các đề án, giải pháp đề xuất trong bản
quy hoạch tổng dưới đây:
 Lồng ghép với “Quy hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội
của tỉnh Quảng Ninh tới năm 2020, Tầm nhìn đến 2030”:Phần III: Các
ngành Kinh tế, Mục 1.1.2 Định hướng Phát triển: Giải pháp chiến lược du lịch
số 11 – Xây dựng một chiến lược tiếp thị thống nhất cho tỉnh Quảng Ninh., Giải
pháp số 9 sẽ tạo điều kiện để Sở VHTTDL đạt được mục tiêu đề ra trong Quy
hoạch Tổng thể Phát triển Kinh tế - Xã hội.
Thông lệ quốc tế có thể áp dụng: Kinh nghiệm của Seattle và Oahu là hai ví dụ
điển hình trong việc xuất bản các tờ báo nêu bật các hoạt động có thể làm tại hai
địa phương này.120

120
Trang web Seattle Weekly; trang web du lịch Oahu
225
Hình 50: Seattlle
Seattle (Mỹ) và Oahu(Hawaii)
và Oahu đã xuấtđã
bản thành
xuất công công
bản thành tờ báo củacủa
tờ báo họ với
họ nhiều
với nhiều hoạt động và quảng cáo du lịch trên đó
hoạt động và quảng cáo trên đó
Tạp chí hàng tuần của Seattle Ấn phẩm phát hành hàng quý của Oahu

Hoạt động mang tính chiến lược: Xuất bản tờ báo hàng quý “50 điều nên làm
ở Quảng Ninh” nhằm giúp khách du lịch có được đầy đủ thông tin về những
hoạt động mà họ có thể làm ở Quảng Ninh, đồng thời dành chỗ cho mục quảng
cáo của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch của tỉnh. Ấn phẩm
này cần được xuất bản vào mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông bằng các thứ tiếng của
phân khúc khách mục tiêu. Sau này, khi tỉnh đã phát triển được nhiều sản phẩm,
nhiều hoạt động du lịch hơn thì tần suất xuất bản có thể sẽ thường xuyên hơn, ví
dụ như hàng tháng.
 Tờ báo này nên có các nội dung sau:
o 50 điều nên làm ở Quảng Ninh (nội dung thay đổi theo mùa, tuy nhiên
hầu hết các hạng mục sẽ được đưa vào hàng quý), cùng với mô tả rõ
ràng về các hoạt động, nơi diễn ra và đến đó bằng cách nào;
o Các hình ảnh hấp dẫn về 50 hoạt động đó;
o Bản đồ chi tiết về địa điểm của 50 hoạt động đó;
o Lịch tổ chức các sự kiện (Sở VHTTDL cần đóng vai trò tạo thuận lợi
trong việc đảm bảo rằng những sự kiện chính đó được dàn đều trong
năm, cũng như tính phong phú, đa dạng của các sự kiện đó);
o Lịch trình, kế hoạch giao thông đi lại;
o Quảng cáo và coupons khuyến mãi từ các doanh nghiệp trong ngành du
lịch địa phương như là các khách sạn, nhà hàng và các nhà điều hành
tour.
 Ấn phẩm này nên được phân phát đến các khu vực tập trung nhiều
khách du lịch như sau:
o Các quầy hướng dẫn thông tin du lịch tại thành phố Hạ Long, các sân
bay tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội;
o Các ki-ốt đặt tại những khu vực tập trung nhiều khách du lịch như Tuần
Châu, Bãi Cháy và bến cảng Hồng Gai;
o Tất cả các khách sạn 4-5 sao ở Quảng Ninh;
o Những nhà tàu, du thuyền chính;
o Các công ty du lịch chính.

226
Các chỉ số hoạt động chính:
 Ấn phẩm “50 điều nên làm ở Quảng Ninh” được xuất bản;
 Ấn phẩm này có mặt ở tất cả các khu vực tập trung nhiều khách du
lịch.
4.2.5. Dự báo khả năng thu hút đầu tư, đề xuất nguồn vốn
Do nhu cầu về vốn đầu tư lớn (Xem mục 4.1.5) để đạt được mục tiêu phát triển
du lịch, Quảng Ninh cần phải khai thác kinh phí từ bốn nguồn chính sau đây:
 Doanh nghiệp tư nhân: bao gồm kinh phí địa phương từ các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp nhà
nước121.
 Ngân sách nhà nước: bao gồm ngân sách Trung ương và tỉnh.
 Vốn vay nhà nước: bao gồm các khoản vay hoặc trái phiếu mà tỉnh
được phép phát hành
 Các nhà tài trợ: bao gồm các tổ chức phi chính phủ và hỗ trợ phát
triển chính thức.

Việc khai thác mỗi nguồn tài trợ nêu trên đều có những thuận lợi và khó khăn
riêng và một số nguồn kinh phí chỉ phù hợp với một số dự án nhất định. Những
yếu tố nói trên đã được nhóm chuyên gia cân nhắc kỹ khi đề xuất những giải
pháp nguồn kinh phí khả thi nhất như mô tả trong tài liệu này.
Các doanh nghiệp tư nhân ở Quảng Ninh sẽ là nguồn kinh phí lớn nhất và sẽ
được khai thác để cấp vốn cho các dự án lớn bao gồm khu phức hợp nghỉ dưỡng
có casino Vân Đồn và sân bay quốc tế Vân Đồn. Ưu điểm của việc sử dụng
nguồn kinh phí của tư nhân là: (1) Tiếp cận với công tác quản lý tài sản chuyên
nghiệp; (2) khả năng đảm bảo các khoản vốn đầu tư lớn; và (3) chuyển rủi ro tài
chính sang khối tư nhân. Nhược điểm của nguồn huy động kinh phí này là (1)
Quảng Ninh phải công nhận quyền sở hữu và theo đó được hưởng lợi nhuận từ
khoản đầu tư (mặc dù theo các thoả thuận BOT, Quảng Ninh sẽ nhận lại tài sản
sau đầu tư sau một khoảng thời gian được xác định cụ thể); (2) Quảng Ninh phải
có những chính sách ưu đãi để thu hút tài trợ và chứng minh khả năng sinh lời
của dự án và (3) Quảng Ninh phải sử dụng các nguồn lực để tạo sức cạnh tranh
nhằm thu hút các dự án sử dụng vốn tư nhân nhưng việc kêu gọi đầu tư cũng
chưa chắc có thành công hay không. Tuy nhiên, mặc dù với những hạn chế nói
trên, đây là nguồn vốn thích hợp nhất đáp ứng cho hoạt động đầu tư vào khu liên
hợp vui chơi giải trí, casino và sân bay bởi những dự án này đòi hỏi một khoản
đầu tư giá trị lớn và sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ kinh nghiệm chuyên môn của
nhà đầu tư tư nhân. Hãy xem mục 4.2.2.3 về những khuyến nghị tăng sức hấp
dẫn đầu tư của tỉnh Quảng Ninh.

121
Các doanh nghiệp nhà nước: bởi những doanh nghiệp này chưa hoàn toàn tư nhân hóa nên chúng tôi xin liệt
kê những doanh nghiệp này vào nhóm doanh nghiệp tư nhân do có họ hoạt động giống như các doanh nghiệp
thuộc khối tư nhân.
227
Ngân sách nhà nước sẽ là nguồn kinh phí lớn thứ hai đối với Quảng Ninh, nguồn
này sẽ được khai thác để cấp kinh phí cho một loạt các dự án điểm tham quan
văn hóa và một số dự án nhỏ về nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc sử dụng vốn nhà
nước có một số lợi thế, bao gồm cả giải ngân hiệu quả bởi đối với nguồn này
không cần phải có các chính sách ưu đãi hay chứng minh về khả năng sinh lãi
của dự án đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, giống như các tỉnh khác trên toàn
quốc, tỉnh Quảng Ninh cũng ở tình trạng hạn chế về nguồn kinh phí này. Bởi
nhu cầu về vốn của các dự án về các điểm du lịch văn hóa hoặc dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng tương là tương đối thấp (như dự án nâng cấp cảng Vân Đồn và cơ
sở hạ tầng xe buýt) và có thể không là những dự án sinh lời nên các dự án này
không có tính hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư tư nhân và phù hợp hơn cả là
nên được cấp vốn từ các nguồn ngân sách công.
Trái phiếu nhà nước hoặc các hình thức vay nợ khác là một lựa chọn khi tỉnh có
kế hoạch đầu tư cho một dự án dài hơi hơn. Nguồn vốn này được áp dụng cho
một số dự án cơ sở hạ tầng. Sự hấp dẫn của lựa chọn này sẽ phụ thuộc vào lãi
suất cho vay và trên cơ sở có khai thác được các nguồn vốn kể trên hay không.
Vốn từ các nguồn tài trợ dưới hình thức hỗ trợ phát triển chính thức (ví dụ, từ
các tổ chức như Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế của Nhật Bản - JICA), vốn
viện trợ không hoàn lại hoặc nguồn tài trợ từ các tổ chức phi Chính phủ sẽ là
một nguồn kinh phí nhỏ cấp vốn cho các dự án, nhưng Quảng Ninh vẫn nên
đăng ký xin vốn từ các nguồn này, nhất là khi các nguồn kinh phí này không
phát sinh chi phí vốn. Các nguồn vốn này có thể cấp kinh phí một phần cho một
số dự án văn hóa, ví dụ như chi phí nâng cấp khu di tích Yên Tử.
Cuối cùng, xin khuyến nghị nên áp dụng cơ cấu quan hệ đối tác công/tư nhân
(PPP) cho các dự án cơ sở hạ tầng có quy mô rất lớn bao gồm cả việc nâng cấp
đường giao thông bởi nếu chỉ huy động kinh phí từ một nguồn thì có thể sẽ
không đáp ứng đủ yêu cầu.
Mục 4.1.5 trình bày những khuyến nghị về loại nguồn kinh phí cụ thể trên cơ sở
từng dự án.
4.2.6. Phát triển nguồn nhân lực
Tỉnh Quảng Ninh có thể áp dụng một số biện pháp để khắc phục những yếu
kém về mặt nhân lực như đề cập ở chương II, mục 1.6. Hiện quy hoạch tổng
thể về phát triển nguồn nhân lực đang được triển khai trong đó có nhóm giải
pháp giúp tăng cường công tác tạo nguồn nhân lực phục vụ trong ngành du
lịch. Ý tưởng cho kế hoạch này sẽ được trình bày cụ thể hơn ở những mục
tiếp theo.
4.2.6.1 Phân tích khoảng cách về nguồn nhân lực ngành khách sạn, dịch vụ:
Nâng cao số lượng người lao động cần có trên cơ sở lượng khách đến dự kiến
Như đã trình bày ở trên, một trong những thách thức chính liên quan đến
nguồn nhân lực du lịch là sự thiếu hụt về cả số lượng lẫn chất lượng lao động
được đào tạo bài bản. Tỉnh Quảng Ninh hiện có 25 nghìn lao động ngành du
lịch phục vụ trong các khách sạn, tàu du lịch, các công ty lữ hành, các cơ sở
228
kinh doanh dịch vụ ăn uống. Nhìn chung nguồn nhân lực hiện có của tỉnh đã
đảm bảo về số lượng do Việt Nam có một tỷ lệ lớn lượng lao động trẻ. Đặc
biệt, lao động trong ngành du lịch đang bị thiếu đào tạo một cách trầm trọng,
dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn nhân lực có chuyên môn trình độ đáp ứng tốt
nhu cầu của khách du lịch.
Tính đến thời điểm hiện tại, mỗi năm có khoảng 4 nghìn lao động tốt nghiệp từ
các cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực du lịch khách sạn phục vụ trong ngành du lịch
tỉnh Quảng Ninh. Nguồn cung việc làm dự kiến sẽ tăng gần gấp đôi, từ khoảng
25 nghìn lao động lên tổng số gần 62 nghìn vào năm 2020, để đáp ứng sự gia
tăng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh. Để có được mức tăng 37 nghìn lao
động này, mỗi năm bình quân lượng lao động sẽ tăng khoảng 5 nghìn người.
Cũng theo dự kiến, 70% số lao động ngành du lịch năm 2020 sẽ được đào tạo về
chuyên môn (trên mức “lao động phổ thông trình độ thấp”).
Bảng 58: Yêu cầu về trình độ lao động tính đến năm 2020
Trình độ lao động Yêu cầu tính đến năm 2020

Lao động phổ thông trình độ thấp 30%

Lao động phổ thông trình độ trung bình 42%

Lao động chuyên môn 23%

Lao động chuyên môn trình độ cao 5%

Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh, 2013
Thực tế cho thấy rõ nguồn cung nhân lực du lịch từ các cơ sở đào tạo hiện có sẽ
không đủ để đóng góp trên 3 nghìn nhân công có trình độ mỗi năm cho tỉnh, đặc
biệt với tình hình một lượng lớn trong số 4 nghìn lao động tốt nghiệp mỗi năm
không chọn làm việc trong ngành du lịch hoặc lại chọn làm việc trong ngành du
lịch tại địa phương khác. Do vậy, tỉnh cần phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo bồi
dưỡng du lịch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lực lượng lao động có trình
độ chuyên môn đến năm 2020.

229
4.2.6.2. Danh sách các dự án ưu tiên để lấp đầy khoảng cách về nguồn nhân
lực
1. Thành lập trung tâm đào tạo ngoại ngữ tại Quảng Ninh
Một trong những kỹ năng cần có nhất của lao động ngành du lịch là kỹ năng
ngoại ngữ. Hiện đã có dự án được phê duyệt về việc xây dựng trung tâm ngoại
ngữ liên kết với Trường Cao đẳng VHNT và DL Hạ Long vào năm 2014. Tỉnh
Quảng Ninh cần hợp tác chặt chẽ với Trường Cao đẳng VHNT và DL Hạ Long
để xây dựng khung chương trình đào tạo tại trung tâm, đảm bảo đáp ứng tiêu
chuẩn quốc tế. Trước mắt, tỉnh có thể nhờ các tổ chức hỗ trợ quốc tế như EU,
các cơ sở đào tạo ngoại ngữ tư nhân tại Việt Nam tư vấn trong việc xây dựng
chương trình đào tạo cho trung tâm. Dưới đây là một số cơ sở đào tạo ngoại ngữ
tư nhân với chương trình đào tạo ngoại ngữ có chất lượng mà tỉnh Quảng Ninh
có thể tham khảo ý kiến: Trung tâm Apollo và học viện Anh ngữ AMA hiện
đang có các khóa học tại Hải Phòng, Trung tâm Language Link và Hội đồng
Anh (British Council) tại Hà Nội. Quảng Ninh cũng có thể mời các tổ chức điều
hành khách sạn quốc tế (ví dụ: Accor) có bề dày kinh nghiệm về đào tạo ngoại
ngữ và du lịch để tư vấn xây dựng chương trình. Tỉnh Quảng Ninh nên xây dựng
quan hệ hợp tác với các công ty, cơ sở tư nhân nói trên nhằm tận dụng kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn sẵn họ trong quá trình vận hành trung tâm đào
tạo ngoại ngữ.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh cần xem xét khả năng kêu gọi các nhà tài trợ quốc tế
tài trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí cho giáo viên của Trung tâm đào tạo ngoại
ngữ. Sự hợp tác gần đây giữa Quảng Ninh và Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật
Bản tại Việt Nam chính là một mô hình tiêu biểu cho đề xuất này. Trung tâm
giao lưu văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam đang hoạt động tại Quảng Ninh nhằm
hỗ trợ phát triển lực lượng lao động ngành du lịch. Trung tâm đã tuyển dụng,
đào tạo và bố trí giáo viên tiếng Nhật đến dạy tiếng Nhật tại Quảng Ninh. Ban
xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA) và Trung tâm giao lưu văn hóa
Nhật Bản tại Việt Nam đã hợp tác trong công tác đào tạo ngoại ngữ cũng như
nhiều công tác khác nhằm chuẩn bị năng lực cho lực lượng lao động tỉnh Quảng
Ninh trong việc đón tiếp khách du lịch Nhật Bản.
Tỉnh Quảng Ninh cũng cần tích cực khuyến khích học viên tại Trung tâm tham
gia các chương trình tài trợ quốc tế để có cơ hội thực hành ngôn ngữ, ví dụ, như
chương trình "Du lịch và làm việc tại Hoa Kỳ" (Work and Travel USA) của Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đem đến cơ hội việc làm tại Mỹ (trong đó có cả việc làm
ngành du lịch ) cho sinh viên. Do thiếu thông tin về chương trình này, rất ít
người dân Quảng Ninh tận dụng được lợi ích mà chương trình này mang lại.
Tỉnh Quảng Ninh nên khuyến khích học viên của trung tâm đăng ký tham gia
chương trình. Trong tương lai, Quảng Ninh có thể xem xét tài trợ một số sinh
viên tài năng tham gia “Du lịch và làm việc tại Hoa Kỳ”. Với chi phí chương
trình tổng cộng khoảng 1.000 USD, học viên sẽ có cơ hội trải nghiệm thực tế tại
môi trường quốc tế trong một mùa hè. Tỉnh Quảng Ninh và các nhà quản lý
Trung tâm ngoại ngữ cần đảm bảo xây dựng khung chương trình đào tạo đáp
230
ứng tiêu chuẩn quốc tế và cần tăng cường các chương trình giúp học viên thực
hành ngoại ngữ bên cạnh giờ học trên lớp.
2. Thu hút thực tập sinh tài năng cho ngành du lịch thông qua các
chương trình thực tập uy tín do Chính phủ tài trợ
Các doanh nghiệp của tỉnh Quảng Ninh cần trả mức lương cạnh tranh cho nhân
lực có trình độ chuyên môn cao. Như đã đề cập, các khách sạn hiện gặp nhiều
khó khăn trong việc tìm kiếm và giữ chân các chuyên gia quản lý khách sạn có
năng lực. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTTDL) cần hỗ trợ giải quyết vấn
đề này bằng cách tài trợ cho sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng
ngành du lịch tham gia các khóa thực tập 6 tháng về quản lý du lịch. Trong
chương trình thực tập này, các sinh viên tiềm năng sẽ học hỏi kinh nghiệm và
thử nghiệm vị trí trợ lý giám đốc khách sạn. Sinh viên có thể bắt đầu khóa thực
tập trong khi theo học hoặc sau khi đã tốt nghiệp.
Sở VHTTDL sẽ lựa chọn thực tập sinh dựa trên hồ sơ ứng tuyển với ưu tiên
dành cho sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh du lịch. Sinh viên theo học
ngành quản lý hoặc các ngành học có liên quan không thuộc lĩnh vực du lịch
cũng sẽ được xem xét. Sau khi chương trình đã gây dựng được uy tín, Sở
VHTTDL có thể tiếp tục quảng bá chương trình tới các trường đại học, cao đẳng
đào tạo chuyên ngành du lịch tại Hà Nội.
Chương trình sẽ được đồng tài trợ bởi Sở VHTTDL, Trường Cao đẳng Văn hóa
– Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long và các chủ khách sạn sẽ tiếp nhận đào tạo thực
tập sinh tài năng. Rất nhiều tập đoàn khách sạn, đặc biệt là các tập đoàn khách
sạn quốc tế có các chương trình đào tạo cho sinh viên mới tốt nghiệp trong đó có
đào tạo vị trí quản lý. Ví dụ, tập đoàn khách sạn Hilton, đã xây dựng một trường
đào tạo quy mô lớn để đào tạo các cán bộ quản lý khách sạn tiềm năng trên toàn
thế giới. Khi ngày càng nhiều tập đoàn khách sạn quốc tế đến với Quảng Ninh
thì những chương trình nói trên nên trở thành mục tiêu tài trợ. Chi phí trả lương
cho các lao động tay nghề cao sẽ do các khách sạn chi trả, còn Sở VHTTDL và
Trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long sẽ đóng vai trò
điều phối kết nối sinh viên với các khách sạn.
Chương trình tài trợ này sẽ đào tạo các cán bộ quản lý có trình độ. Đội ngũ cán
bộ này sẽ truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm cho nhân viên của mình và sẽ
giúp nâng cao danh tiếng cho ngành du lịch. Trên thực tế việc phát triển sự
nghiệp trong ngành du lịch chưa thực sự được đánh giá cao khi so sánh với
ngành tài chính hoặc các ngành nghề chuyên môn khác. Những ứng viên được
nhận vào chương trình đào tạo nên được giới thiệu trên các phương tiện thông
tin đại chúng. Đồng thời chương trình đào tạo nên được hậu thuẫn bởi một nhà
lãnh đạo được đông đảo nhân dân biết đến. Quyền tài trợ cho chương trình đào
tạo cần được tiếp thị quảng bá và trao một cách có chọn lọc nhằm đảm bảo uy
tín cho chương trình.
3. Lấp đầy khoảng cách về nguồn nhân lực
Như đã trình bày trong các phần trên, đến năm 2020 nguồn nhân lực cho ngành
du lịch Quảng Ninh được định hướng sẽ tăng hơn 2 lần để đáp ứng đủ nhu cầu
231
phục vụ khách du lịch. Số lao động sẽ tăng từ mức 25 nghìn lao động hiện nay
lên 62 nghìn lao động vào năm 2020. Tổng số nguồn nhân lực tăng thêm 37
nghìn người.
Như vậy, trung bình mỗi năm đòi hỏi tăng thêm khoảng 4 nghìn lao động. Theo
đó, 70% nhân lực ngành du lịch phải qua đào tạo ở trình độ cao hơn mức lao
động phổ thông có tay nghề thấp vào năm 2020.
Tuy nhiên hiện nay, mỗi năm chỉ có khoảng 4.000 sinh viên tốt nghiệp từ các
trường đào tạo chuyên ngành du lịch. Trong đó có khá nhiều sinh viên không
làm việc theo đúng ngành nghề đã được đào tạo hoặc đi làm ở nơi khác, ngoài
Quảng Ninh. Vì vậy, số lao động ngành du lịch tốt nghiệp từ các cơ sở đào tạo
nêu trên sẽ không đủ đáp ứng cho nhu cầu hàng năm của ngành du lịch Quảng
Ninh.
Theo cơ cấu chất lượng nhân lực đến năm 2020 được đưa ra trong Quy hoạch
tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh, số lao động du lịch Quảng
Ninh cần được đào tạo ở các mức tương ứng là:

Trình độ kỹ năng Cơ cấu lao động năm 2020 Số lao động năm 2020
Tay nghề cao 5% 1.850
Có kỹ năng 23% 8.510
Tay nghề trung bình 42% 15.540
Tay nghề thấp 30% 11.100
Tổng số lao động 100% 37.000
Căn cứ vào bảng tổng hợp nói trên, Quảng Ninh cần thực hiện giải pháp Lấp
đầy khoảng cách về nguồn nhân lực du lịch trên cơ sở các nội dung sau đây:
Một là: Tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực du lịch quốc tế (EU, Nhật Bản, Hà Lan, Thụy Sĩ, Tây Ban Nha,
Trung Quốc…) kết hợp khai thác các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp về đào
tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực lượng lao động có tay nghề cao, các
chuyên gia có trình độ quốc tế và các cán bộ quản lý chuyên nghiệp.
Phấn đấu mỗi năm đào tạo được khoảng 200 lao động thuộc diện này. Đến năm
2020 đạt mức 1.850 lao động có tay nghề cao.
Hai là: Phối hợp tốt với các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành du lịch xây
dựng chiến lược, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh
(bao gồm đào tạo trực tiếp, đào tạo gián tiếp, bồi dưỡng nâng cao...)
Có cơ chế, chính sách hấp dẫn, minh bạch để khuyến khích, thu hút lực lượng
sinh viên được đào tạo tại các trường này về làm việc đúng ngành nghề tại
Quảng Ninh, đồng thời thu hút thêm một số sinh viên tốt nghiệp các trường đại
học, cao đẳng khác có kỹ năng liên quan (thương mại, tài chính, kế toán, ngoại
ngữ, công nghệ thông tin, kỹ thuật điện…)

232
Nhanh chóng đầu tư phát triển cơ sở đào tạo đại học chuyên ngành du lịch tại
Quảng Ninh để cung ứng nhân lực lâu dài.
Phấn đấu mỗi năm đào tạo được khoảng 1.000 lao động có kỹ năng. Đến năm
2020 đạt mức 8.510 lao động thuộc diện này.
Ba là: Tăng cường năng lực đào tạo cho 3 cơ sở hiện có tại Quảng Ninh:
Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long, Trung tâm Dạy
nghề Tiên Long và Trung tâm Dạy nghề Công đoàn thường xuyên tổ chức thực
hiện các khóa học ở cấp độ cao đẳng, kỹ thuật và dạy nghề.
Phối hợp với các trường cao đẳng, trung cấp, dạy nghề khác trong cả nước để
đào tạo, bồi dưỡng, thu hút lực lượng lao động có tay nghề trung bình chuyên
ngành du lịch và các ngành, nghề khác có liên quan.
Nếu mỗi năm Quảng Ninh đào tạo, thu hút được khoảng 2.000 lao động thuộc
diện này (đây là lực lượng đông đảo nhất) thì mục tiêu đến năm 2020 đạt mức
15.540 lao động có tay nghề trung bình là hoàn toàn khả thi.
Bốn là: Thực hiện đào tạo nghiệp vụ tại chỗ cho lực lượng lao động có tay nghề
thấp, lao động phổ thông, lao động đơn giản thông qua hình thức tổ chức tập
trung ngắn ngày của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, các lớp truyền nghề do
các doanh nghiệp tự tổ chức.
Mở rộng các chương trình đào tạo phổ thông, đơn giản có sẵn cho dân cư tại các
làng chài trên vịnh Hạ Long, các làng quê du lịch sinh thái, cộng đồng và dân cư
trên các đảo du lịch.
Phấn đấu mỗi năm đào tạo, thu hút được khoảng 1.200 - 1.500 lao động tay nghề
thấp. Đến năm 2020 đạt mức 11.100 lao động thuộc diện này.
Nếu thực hiện tốt 4 nội dung nói trên, hoạt động du lịch Quảng Ninh hoàn toàn
có thể có thêm 37.000 lao động vào năm 2020.
Năm là: Nhanh chóng đầu tư xây dựng trường Đại học du lịch Hạ Long, lấy đây
làm cơ sở trung tâm của Quảng Ninh liên hết với các trường du lịch uy tín trên
thế giới tại các quốc gia để thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng lực lượng lao động
có trình độ, tay nghề cao cho Quảng Ninh.
Nếu thực hiện tốt 5 nội dung nói trên, hoạt động du lịch Quảng Ninh hoàn toàn
có thể thêm 37.000 lao động vào năm 2020.

233
4.3. Tổ chức không gian du lịch (các khu, tuyến, điểm du lịch); mối
liên kết vùng, miền, khu vực trong nước và quốc tế
Quảng Ninh hiện đang có rất nhiều địa điểm du lịch bao gồm các đảo, bãi biển,
đền, chùa và trong tương lai sẽ còn nhiều điểm đến mới hơn nữa. Để đưa Quảng
Ninh trở thành một điểm đến du lịch hàng đầu thì cần phải tổ chức, quảng bá và
phát triển các điểm tham quan này để đem lại nhiều trải nghiệm hấp dẫn cho
khách du lịch và đem lại lợi nhuận cho tỉnh.
4.3.1 Tổng quan về cách tiếp Ví dụ về cụm điểm du lịch: Thung lũng Napa
cận cụm Thung lũng Napa là xứ sở rượu nho nổi tiếng ở
Phương pháp cụm điểm du lịch phía Bắc California - nơi mà du lịch rượu vang đã
phát triển nhanh chóng trong 15 năm qua. Trước
phân loại và tổ chức các điểm du năm 1995, khi thị trường du lịch ở Napa còn chưa
lịch nhằm đem lại cho khách du phát triển, nơi đây được biết đến như một điểm
lịch một trải nghiệm du lịch hấp du lịch trong ngày để thưởng thức rượu vang.
dẫn và gắn kết toàn diện. Trải Trong nhiều năm sau đó, Napa đã có những nỗ
nghiệm của khách du lịch trong lực to lớn để phát triển thành cụm du lịch, đem
một cụm điểm du lịch không chỉ lại cho khách du lịch một trải nghiệm toàn diện
hơn bằng cách phát triển các điểm tham quan cao
phụ thuộc vào sự hấp dẫn của cấp như khu ẩm thực cao cấp, spa, suối nước
các điểm tham quan chính, mà nóng, “tàu rượu vang”, trường dạy chế biến rượu
còn phụ thuộc vào chất lượng và vang, hay dịch vụ sử dụng khinh khí cầu tham
hiệu quả của các dịch vụ đi kèm quan vườn nho, đồng thời phát triển tiếp các điểm
như khách sạn, nhà hàng, mua tham quan liên quan đến rượu vang tại các nhà
sắm và giao thông. Để phát triển máy rượu vang. Việc xác định các phân khúc
khách du lịch mà cụm điểm du lịch Napa muốn
các cụm điểm du lịch thì cần có hướng tới cùng với sự hợp tác của tất cả các
sự hợp tác của tất cả các tổ chức ngành liên quan đến du lịch để xây dựng cụm đã
quan tâm tới phát triển thị trường giúp đem lại sự tăng trưởng mạnh mẽ cho ngành
du lịch để có thể đem lại cho du lịch Napa.
những trải nghiệm hấp dẫn cho
khách du lịch.
Có nhiều cách khác nhau để tập trung các điểm du lịch thành cụm điểm du lịch,
trong đó có thể dựa vào cam kết giá trị dịch vụ (value proposition), phân khúc
khách hàng mục tiêu hoặc mục đích du lịch. Các cụm điểm du lịch thường được
giới hạn trong các khu vực địa lý hẹp, trong đó khách du lịch ít phải di chuyển.
Một địa điểm tham quan có thể thuộc nhiều cụm du lịch khác nhau. Ví dụ như
Vịnh Hạ Long là một địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch.
Hình dưới đây đưa ra ví dụ minh họa về các cụm điểm du lịch tiềm năng ở
Malaysia dựa vào bốn loại hình cam kết giá trị dịch vụ khác nhau – du lịch thám
hiểm thiên nhiên (nature adventure), du lịch đa dạng văn hóa (cultural diversity),
du lịch gia đình (family) và du lịch cao cấp với giá phải chăng (affordable
luxury).

234
Hình 51: Các cụm du điểm lịch tiềm năng ở Malaysia

4.3.2 Các cụm du lịch đề xuất ở Quảng Ninh


Quảng Ninh có rất nhiều điểm du lịch khác nhau, một số điểm chỉ có sức hấp
dẫn với một số đối tượng khách du lịch nhất định trong khi một số điểm khác lại
thu hút được nhiều phân khúc khách du lịch khác nhau. Quy hoạch này đề xuất
một số cụm du lịch trong đó tập trung vào các phân khúc thị trường đóng vai trò
động lực thúc đẩy Quảng Ninh phát triển cho tới năm 2030. Thông thường du
lịch Quảng Ninh được đề cập thông qua 4 vùng địa lý như sau122:
1. Hạ Long
2. Móng Cái – Trà Cổ
3. Vân Đồn – Cô Tô
4. Uông Bí – Đông Triều – Quảng Yên.

Đề xuất không gian phát triển sản phẩm du lịch:


Lồng ghép với không gian Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh, không gian phát
triển sản phẩm du lịch Quảng Ninh được định hướng theo 4 vùng/khu vực chính,
về cơ bản tương ứng với 4 Tiểu vùng trong định hướng phát triển không gian
Quy hoạch vùng tỉnh Quảng Ninh, gồm:
- Vùng du lịch Hạ Long (tương ứng Tiểu vùng đô thị Hạ Long)
- Vùng du lịch biên giới (tương ứng với Tiểu vùng các khu kinh tế cửa
khẩu với Trung Quốc)
- Vùng du lịch Văn hóa - Tâm linh (tương ứng với Tiểu vùng phía Tây)

122
Nghị quyết 07, “Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch Quảng Ninh giai đoạn
2013 – 2020, định hướng đến năm 2030”
235
- Vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô (tương ứng với Tiểu vùng Khu kinh tế
Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô).
Riêng Tiểu vùng khu vực miền núi phía Bắc trong Quy hoạch vùng tỉnh gồm 2
huyện Tiên Yên và Ba Chẽ không được định vị là Vùng du lịch vì giá trị các tài
nguyên du lịch tại đây chưa nổi bật và quy mô không lớn. Tuy nhiên, không
gian huyện Tiên Yên vẫn được định hướng phát triển là một trung tâm dừng
chân trên tuyến quốc lộ 18A từ Hạ Long ra Móng Cái và phát triển một số sản
phẩm du lịch sinh thái, đặc biệt là rừng ngập mặn ven biển.
Các vùng cụ thể được định hướng phát triển như sau:
1. Vùng du lịch Hạ Long (tương ứng Tiểu vùng đô thị Hạ Long):
Không gian chung gồm có thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả và huyện
Hoành Bồ.
Định hướng các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu là:
- Du lịch tham quan biển - đảo, nghỉ dưỡng, tắm biển vui chơi giải trí trên
vịnh Hạ Long, Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu và khu vực Hòn Gai - Cọc 8.
- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh tại khu vực trung tâm Hòn Gai với
các điểm du lịch chính là: Núi Bài Thơ, chùa Long Tiên, đền thờ Đức Ông Trần
Quốc Nghiễn, đồi Đặng Bá Hát, bảo tàng, thư viện, cung Văn hóa Việt Nhật,
nhà thờ Hòn gai; tại Hoành Bồ với khu văn hóa người Dao, các khu dân cư…
- Du lịch sinh thái tại các làng chài trên vịnh Hạ Long, rừng hồ Yên Lập,
núi Chùa Lôi, rừng núi Đồng Sơn, Kỳ Thượng (huyện Hoành Bồ).
- Du lịch thương mại, mua sắm tại Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu và
khu vực Hòn Gai - Cọc 8.
- Du lịch MICE tại Bãi Cháy, Hùng Thắng, Tuần Châu.
- Du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại Quang Hanh, Cẩm Thạch (thành phố
Cẩm Phả).
- Du lịch mạo hiểm, nghiên cứu trên vịnh Hạ Long.
- Du lịch tổng hợp, lễ hội.
- Du lịch phi truyền thống: Trình diễn thời trang quốc tế tại Tuần Châu.
2. Vùng du lịch biên giới (tương ứng với Tiểu vùng các khu kinh tế
cửa khẩu với Trung Quốc):
Không gian chung gồm có thành phố Móng Cái, huyện Hải Hà, huyện Đầm Hà
và huyện Bình Liêu kết nối với huyện Tiên Yên, huyện Ba Chẽ.
Định hướng các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu là:
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực tại Trà Cổ, đảo Vĩnh Thực (thành phố
Móng Cái), đảo Cái Chiên (huyện Hải Hà), đảo Đá Dựng (huyện Đầm Hà).
- Du lịch biên giới - thương mại, mua sắm tại 3 cửa khẩu Móng Cái (Tp
Móng Cái), Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và Hoành Mô (huyện Bình Liêu).
236
- Du lịch MICE tại thành phố Móng Cái.
- Du lịch sinh thái tại hồ Tràng Vinh, hồ Quất Đông, hồ Phềnh Hồ, hồ
Mán Thí (thành phố Móng Cái), hồ - núi Chúc Bài Sơn, đảo Cái Chiên (huyện
Hải Hà), thác Khe Vằn, bãi Đá thần, núi Cao Ba Lanh (huyện Bình Liêu). Thác
Trúc - Khe Lạnh, Đèo Giang, Thảo nguyên Khe Lầy, Khe Xoong, du lịch đến
các trang trại trồng cây Ba Kích, Trà hoa vàng… (huyện Ba Chẽ); Hệ sinh thái
rừng ngập mặn, thác Pạc Sủi, hồ Khe Táu (huyện Tiên Yên).
- Du lịch điểm dừng chân tại Tiên Yên
- Du lịch Văn hóa-tâm linh tại Móng Cái, Trà Cổ (đền, chùa, nhà thờ).
- Du lịch tổng hợp.
3. Vùng du lịch Văn hóa - Lịch sử - Tâm linh (tương ứng với Tiểu
vùng phía Tây):
Không gian chung gồm có thành phố Uông Bí, thị xã Quảng Yên và huyện
Đông Triều.
Định hướng các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu là:
- Du lịch Văn hóa-tâm linh tại quần thể di tích danh thắng Yên Tử, chùa
Ba Vàng (thành phố Uông Bí), khu Di tích lịch sử Nhà Trần (huyện Đông Triều)
và khu Di tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên). Đây là sản phẩm du lịch
đặc trưng, điển hình của khu vực này, kết hợp phát triển thêm các loại hình
khác, bao gồm:
- Du lịch sinh thái tại Yên Tử, rừng - hồ Yên Trung, thác Lựng Xanh
(thành phố Uông Bí), thác Mơ, đầm Nhà Mạc, làng quê Hà Nam (thị xã Quảng
Yên), hồ Khe Chè, hồ Bến Châu, làng quê Yên Đức (huyện Đông Triều).
- Du lịch tham quan, nghiên cứu các làng nghề gốm, sứ, thủ công mỹ
nghệ cổ truyền tại Mạo Khê, Đông Triều và thị xã Quảng Yên.
- Du lịch biển, nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí tại đảo Hoàng Tân
(thị xã Quảng Yên).
- Du lịch tổng hợp.
4. Vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô (tương ứng với Tiểu vùng Khu kinh
tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô):
Không gian chính gồm có huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô. Tuy nhiên do yếu tố
giao thoa giữa Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long và lồng ghép với các quy hoạch
khác, không gian du lịch Vân Đồn - Cô Tô cần có thêm không gian thành phố
Cẩm Phả.
Định hướng các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu là:
- Du lịch biển đảo cao cấp có casino
- Du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tắm biển vui chơi giải trí trên
vịnh Bái Tử Long.

237
- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh tại Đền Cửa Ông (thành phố Cẩm
Phả), chùa Cái Bầu, đình Quan Lạn (huyện Vân Đồn).
- Du lịch sinh thái tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long, trên các đảo đất của
huyện Vân Đồn, vịnh Bái Tử Long và Cô Tô.
- Du lịch thương mại, mua sắm tại Cái Rồng.
- Du lịch MICE tại Vân Đồn.
- Du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng tại Quang Hanh, Cẩm Thạch (thành phố
Cẩm Phả).
- Du lịch mạo hiểm, nghiên cứu trên vịnh Bái Tử Long.
- Du lịch tổng hợp, lễ hội.
Lồng ghép với Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - xã hội Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến 2030, những chuyên gia tư vấn quy hoạch du lịch đồng
ý với định hướng phát triển không gian 1 tâm là thành phố Hạ Long.
Tuy nhiên, cách tiếp cận đối với 2 điểm đột phá được quy hoạch du lịch xác
định như sau:
- Giai đoạn từ nay đến 2020: 2 điểm đột phá là Hạ Long và Yên Tử.
- Giai đoạn 2020 đến 2030: 2 điểm đột phá là Vân Đồn – Cô Tô và Móng
Cái.
5. Khu du lịch Cô Tô:
Giới hạn trong một không gian nhỏ hơn so với Vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô
(tương ứng với Tiểu vùng Khu kinh tế Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô), Khu du
lịch Cô Tô được nhìn nhận như một khu du lịch biển đảo độc lập, có khả năng
phát triển thành một khu du lịch biển đảo cao cấp, riêng biệt để tạo ra ấn tượng
mới lạ, sang trọng, tăng cường sức hấp dẫn cho du lịch Quảng Ninh trên cơ sở
những điều kiện sẵn có:
- Cách xa đất liền, có không gian biển đảo riêng biệt
- Có nhiều bãi biển đẹp, hệ thống rừng, đồi tự nhiên
- Nguồn lợi đặc sản biển phong phú
- Điều kiện tự nhiên, môi trường chưa bị tác động tiêu cực…
Định hướng phát triển các loại hình sản phẩm du lịch chủ yếu:
- Du lịch nghỉ dưỡng, ẩm thực
- Du lịch tắm biển, vui chơi giải trí cao cấp
- Du lịch sinh thái, trải nghiệm
- Du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh
- Du lịch phi truyền thống.

238
Đề xuất đầu tư, xây dựng:
Tại mỗi vùng địa lý cần xác định được các khu vực trung tâm, các khu vực ưu
tiên đầu tư và các công trình dự án chủ chốt cần phải có để tạo ra động lực phát
triển và điều kiện cho việc kết nối với các khu, điểm du lịch khác.
Với cách tiếp cận như trên, tại Vùng du lịch Hạ Long có 3 khu vực cần được
định vị là 3 vùng động lực chính gồm: Tuần Châu, Bãi Cháy và Hòn Gai. (Vịnh
Hạ Long là đối tượng hướng tới và là không gian giao thoa, cộng hưởng những
thành quả phát triển của cả 3 khu vực này).
Vì vậy, tại Tuần Châu:
- Ưu tiên số 1 là hoàn thiện cảng tàu du lịch quốc tế, đảm bảo năng lực
tập kết, trung chuyển các loại tàu thuyền du lịch cho toàn khu vực và kết nối với
các vùng du lịch khác (Bái Tử Long, Vân Đồn, Cát Bà - Hải Phòng và tàu
thuyền du lịch quốc tế).
- Tiếp tục thu hút đầu tư phát triển các công trình, dự án theo quy hoạch
đã được phê duyệt.
- Tổ chức tuyến xe điện 2 chiều kết nối giữa Tuần Châu và Bãi Cháy.
Tại Bãi Cháy, những dự án cần đầu tư là:
- Hệ thống khách sạn cao cấp có thương hiệu quốc tế.
- Khu nghỉ dưỡng biển cao cấp tại đảo Rều.
- Nhóm nhà hàng cao cấp đáp ứng thực đơn quốc tế.
- Khu mua sắm phức hợp, chuỗi cửa hàng dịch vụ.
- Tuyến đi bộ và các dịch vụ đêm.
Khu vực Hòn Gai cần đầu tư phát triển:
- Tuyến đi bộ leo núi Bài Thơ và hệ thống chiếu sáng.
- Tuyến xe điện du lịch từ cầu Bãi Cháy theo đường bao biển đến Cọc 8.
- Hệ thống nhà hàng và chuỗi cửa hàng dịch vụ dọc theo đường bao biển.
- Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, trình diễn ca múa nhạc về đêm dọc
theo đường bao biển.
- Nhóm tàu - nhà hàng nổi di động có phục vụ ca nhạc hành trình ven bờ
biển từ Bãi Cháy đến Cọc 8.
Đối với Vùng du lịch Móng Cái - Trà Cổ: Với khoảng cách 8 km từ Móng Cái
đến Trà Cổ, vùng địa lý này mặc nhiên hình thành 2 khu vực động lực chính là
Móng Cái và Trà Cổ.
Theo đó, tại Móng Cái cần chú trọng đầu tư phát triển:
- Khu thương mại riêng biệt bán hàng Việt Nam kèm theo những tiêu
chuẩn chuyên nghiệp dành cho khách du lịch Trung Quốc.

239
- Khu thương mại bán hàng Trung Quốc vào mọi thời điểm dành cho
khách du lịch Việt Nam.
- Tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí và các dịch vụ về đêm.
- Hệ thống xe điện thường xuyên kết nối 2 chiều Móng Cái và Trà Cổ.
Tại khu vực Trà Cổ cần tập trung đầu tư phát triển:
- Hoàn thiện hệ thống dịch vụ du lịch tại cụm biểu tượng vùng địa đầu
miền duyên hải Việt Nam.
- Cảng tàu du lịch kết nối với Vân Đồn - Bái Tử Long và Vịnh Hạ Long.
- Quy hoạch phát triển hệ thống nhà hàng phục vụ đặc sản biển đảm bảo
các tiêu chuẩn vệ sinh, môi trường.
Tại Vùng du lịch Vân Đồn - Cô Tô: Vân Đồn được xác định là vùng trung tâm
của cụm điểm du lịch này. Tại đây, tỉnh Quảng Ninh cần ưu tiên tập trung các
nguồn lực đầu tư, phát triển các dự án lớn sau đây:
- Sân bay quốc tế Vân Đồn.
- Cầu cảng cho các loại tàu du lịch.
- Các khu nghỉ dưỡng và hệ thống khách sạn cao cấp.
- Casino quốc tế và tổ hợp vui chơi giải trí.
- Trung tâm mua sắm và sân golf.
Vùng du lịch Uông Bí - Đông Triều - Quảng Yên: Trung tâm du lịch của vùng
được xác định là khu vực Yên Tử. Các nội dung cần quan tâm đầu tư cho khu
vực này là:
- Hoàn thiện đầu tư phát triển quần thể di tích danh thắng Yên Tử, khu
Di tích lịch sử Nhà Trần (huyện Đông Triều) và khu Di tích lịch sử Bạch Đằng
(thị xã Quảng Yên) theo các quy hoạch đã được duyệt.
- Tổ chức tuyến xe điện du lịch kết nối 2 chiều từ quốc lộ 18A vào bến
xe trung tâm tại chân núi Yên Tử để phục vụ mọi đối tượng khách du lịch.
- Hoàn thiện hệ thống biển báo chỉ dẫn bằng tiếng Anh tại các điểm đến.
- Tăng cường thực hiện chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch Yên Tử
bằng các hình thức chuyên nghiệp nhằm vào các thị trường quốc tế.
Đề xuất phân khúc thị trường:
Nhóm chuyên gia lập quy hoạch đồng ý với việc tập trung vào những vùng địa
lý như nêu ở trên nhưng cũng nhận thấy rằng sẽ hiệu quả hơn nếu những vùng
này được kết hợp với nhau, tạo thành các cụm du lịch đề xuất, nhằm vào các
phân khúc khách du lịch nhất định.

240
Hình 52: Các cụm điểm du lịch tại Quảng Ninh

Mới lạ và sang trọng Khách phương Bắc


Vẻ đẹp Việt Nam Tâm linh Việt Nam

Cụm điểm du lịch 1: Du lịch “Mới lạ và Sang trọng” (Vân Đồn, Vịnh Bái
Tử Long, Vịnh Hạ Long)
Cụm điểm du lịch 1 sẽ hướng tới các khách du lịch hạng sang đến từ cả Châu Á
(Trung Quốc, Nhât Bản, Hàn Quốc) và Châu Âu. Trung tâm của cụm điểm sẽ là
Vân Đồn – dự kiến khu vực này sẽ phát triển mạnh từ nay đến năm 2020 với
nhiều khu nghỉ dưỡng cao cấp, khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm, sân
golf và năm 2030 sẽ có thêm sân bay quốc tế. Khách du lịch đến Vân Đồn sẽ
được hưởng các tiện nghi sang trọng, có thể đến thẳng vịnh Bái Tử Long và vịnh
Hạ Long từ cảng hành khách Vân Ðồn - nơi sẽ chỉ có các du thuyền sang trọng
hàng đầu neo đậu. Thủy phi cơ, máy bay trực thăng và tàu cánh ngầm sẽ đưa
khách du lịch đến nhiều đảo của Vân Đồn.
Trong tương lai với một sòng bạc đẳng cấp thế giới và các khu vui chơi giải trí,
Vân Đồn sẽ trở thành điểm đến mới hàng đầu đối với đối tượng khách du lịch
đánh bài Trung Quốc. Như sẽ được đề cập trong phần 4.2, ngành công nghiệp
vui chơi có thưởng sẽ tiếp tục phát triển ở châu Á và do đó cụm điểm du lịch 1
sẽ giúp Quảng Ninh khai thác được thị trường tiềm năng này.
Cụm điểm du lịch 2: Du lịch khám phá vẻ đẹp Việt Nam (Thành phố Hạ
Long, Đông Triều, Uông Bí, Vịnh Hạ Long, Vân Đồn)
Cụm điểm du lịch 2 sẽ hướng tới khách du lịch Châu Âu với ngân sách eo hẹp
muốn trải nghiệm mọi thứ ở Việt Nam, từ vẻ đẹp tự nhiên, đền, chùa, cho tới
văn hóa ẩm thực. Khách du lịch có thể đến thành phố Hạ Long bằng đường bộ
từ Hà Nội, hoặc bằng đường hàng không từ các địa điểm xa xôi hơn. Từ đây,
khách du lịch có thể đi thăm Vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà, hay đi theo tour du
lịch đến các đền chùa ở Uông Bí và Đông Triều, hoặc đến với những trải
nghiệm văn hóa độc đáo khi thăm làng quê Yên Đức và làng gốm sứ Đông
Triều. Ngoài ra khách du lịch sẽ được thưởng thức ẩm thực tại rất nhiều các nhà
hàng và ngắm cảnh Hạ Long về đêm cũng như được thưởng ngoạn rất nhiều các
nét văn hóa khác nữa.
Cụm điểm du lịch 3: Du lịch khách phương Bắc (Móng Cái, Vân Đồn,
Thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long)

241
Cụm điểm du lịch 3 sẽ tập trung vào phân khúc khách du lịch Trung Quốc thu
nhập thấp và trung bình đến Quảng Ninh qua cửa khẩu Móng Cái. Sau khi đến
với khu nghỉ dưỡng hạng trung mới được xây dựng ở bãi biển Trà Cổ, khách du
lịch sẽ ghé qua thiên đường mua sắm hàng hiệu giảm giá tại Vân Đồn trước khi
đến tham quan Vịnh Hạ Long. Khách du lịch được thưởng thức ẩm thực địa
phương và các món ăn Trung Hoa tại các nhà hàng bản địa, tham gia các loại
hình vui chơi giải trí tại Hạ Long, bao gồm các điệu nhảy truyền thống và múa
rối nước. Bên cạnh thị trường khách Trung Quốc, thành phố Móng Cái cũng sẽ
phục vụ cho phân khúc thị trường khách du lịch trong nước với rất nhiều các
trung tâm mua sắm đang tiếp tục được xây dựng.
Cụm điểm du lịch 4: Du lịch tâm linh Việt Nam
Cụm điểm du lịch 4 sẽ tập trung vào thị trường khách du lịch trong nước bị hấp
dẫn bởi rất nhiều các di tích lịch sử tại Quảng Ninh. Những địa danh lịch sử này
bao gồm di tích Yên Tử, chùa Ba Vàng, bãi cọc Bạch Đằng, am Ngọa Vân và
nhiều địa danh khác liên quan tới các vị vua Trần. Nhờ có các cơ sở hạ tầng và
tiện nghi ngày càng phát triển, ngày nay khách du lịch trong nước và quốc tế đã
có thể tiếp cận được các địa điểm này một cách dễ dàng hơn.
Đề xuất liên kết không gian du lịch trong nước:
Không gian liên kết tuyến, điểm du lịch Quảng Ninh với các tuyến, điểm du lịch
trong nước được lồng ghép trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Theo đó, Quảng Ninh nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc. Vùng du lịch này có 4 loại hình sản phẩm chính sau đây:
- Du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái
- Du lịch Văn hóa, tâm linh
- Du lịch biên giới, thương mại cửa khẩu
- Du lịch tổng hợp.
Đề xuất kết nối du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái:
Kết nối Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng bởi những lý do sau đây:
Thế mạnh nổi trội nhất của vùng du lịch Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải
Đông Bắc chính là toàn bộ tài nguyên vùng biển, đảo Quảng Ninh và một phần
biển đảo của thành phố Hải Phòng (đặc biệt là Vườn Quốc Gia - Khu dự trữ sinh
quyển Cát Bà và vịnh Lan Hạ). Trong đó, chỉ với Di sản - Kỳ quan thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long cùng với vịnh Bái Tử Long - Vân Đồn và huyện đảo Cô
Tô, tỉnh Quảng Ninh đã có riêng một thương hiệu tầm quốc tế và một không
gian rộng lớn để dành cho du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng và sinh thái mà không
cần phải liên kết với địa phương nào.
Tuy nhiên, Vườn Quốc Gia - Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà và vịnh Lan Hạ của
thành phố Hải Phòng là không gian biển đảo liền kề vịnh Hạ Long (gần hơn so
với Vân Đồn, Cô Tô và một số vùng biển đảo khác của tỉnh Quảng Ninh), đồng
242
thời có những đặc trưng du lịch tương tự như vịnh Hạ Long, góp phần làm cho
không gian biển đảo của vịnh Hạ Long có quy mô kỳ vĩ hơn, tài nguyên đa dạng
hơn, sản phẩm phong phú hơn.
Với thành phố Hà Nội, mặc dù không có tài nguyên du lịch biển đảo nhưng Hà
Nội có vai trò Thủ đô - Trung tâm cung ứng, phân phối các thị trường du lịch
thông qua các hãng lữ hành, hệ thống cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các đầu
mối trung chuyển khách, các đầu mối giao thông và chỉ riêng dân số Hà Nội đã
là một thị trường du lịch nội địa tiềm tàng.
Chính vì vậy, loại hình sản phẩm du lịch biển đảo, nghỉ dưỡng và sinh thái của
du lịch Quảng Ninh rất cần phối hợp, kết nối với không gian du lịch biển đảo
của thành phố Hải Phòng và Thủ đô Hà Nội.
Đề xuất kết nối các tuyến, điểm du lịch Văn hóa, tâm linh:
Tuyến du lịch Quảng Ninh - Hà Nội - Ninh Bình - Nam Định:
Với cách tiếp cận như trên, loại hình du lịch Văn hóa, tâm linh của Quảng Ninh
cần được liên kết với Hà Nội, Ninh Bình, Nam Định.
Về lý thuyết, tại tất cả các tỉnh, thành phố thuộc vùng du lịch Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Đông Bắc đều có rất nhiều tài nguyên văn hóa, di tích lịch
sử có giá trị và hoàn toàn có thể kết nối với nhau. Tuy nhiên, xét về quy mô, sức
hấp dẫn và các điều kiện hạ tầng du lịch trong giai đoạn hiện nay, tuyến du lịch
liên kết khả thi hơn cả là: Yên Tử (Quảng Ninh) - Chùa Hương (Hà Nội) - Bái
Đính (Ninh Bình). Theo đó, những yếu tố Văn hóa - Tâm linh có liên quan đến
triều đại nhà Trần có thể kết nối thêm với khu di tích đền Trần (Nam Định).
Trên thực tế, quần thể di tích danh thắng Yên Tử (thành phố Uông Bí), khu di
tích lịch sử Bạch Đằng (thị xã Quảng Yên) và khu di tích lịch sử nhà Trần
(huyện Đông Triều) đã đủ điều kiện để tích hợp thành một tuyến du lịch Văn
hóa - Tâm linh điển hình tại Quảng Ninh.
Đề xuất kết nối các tuyến, điểm du lịch biên giới, thương mại cửa khẩu và
du lịch tổng hợp:
Du lịch biên giới và thương mại qua cửa khẩu là đặc trưng riêng có của tỉnh
Quảng Ninh so với các tỉnh, thành phố khác trong vùng du lịch Đồng bằng sông
Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Theo đó, Quảng Ninh có 3 cửa khẩu được định
hướng quy hoạch để phát triển loại hình du lịch này là cửa khẩu quốc tế Móng
Cái (thành phố Móng Cái), cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà) và cửa
khẩu Hoành Mô (huyện Bình Liêu).
Tuy nhiên hiện nay, cửa khẩu quốc tế Móng Cái (thuộc vùng du lịch Móng Cái -
Trà Cổ) là nơi có hoạt động du lịch, thương mại năng động nhất trên biên giới
Việt - Trung. Tại đây, điều kiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
phục vụ du lịch, thương mại đã được đầu tư tương đối hoàn thiện.
Đặc biệt, hoạt động du lịch biên giới, thương mại tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái
có thể kết hợp khai thác được tất cả các yếu tố du lịch biển, đảo của vùng địa
đầu duyên hải Đông - Bắc Việt Nam nên có sức hấp dẫn rất lớn đối với tất cả
243
các thị trường du lịch trong nước. Do vậy, tỉnh Quảng Ninh cần lựa chọn tuyến
du lịch biên giới, thương mại đến cửa khẩu quốc tế Móng Cái để kết nối với tất
cả các địa phương trong nước.
Tương tự như trên, trong loại hình du lịch tổng hợp - do không bị ràng buộc bởi
các phân khúc thị trường nên Quảng Ninh hoàn toàn có thể liên kết với bất kỳ
địa phương nào.
Đề xuất liên kết không gian du lịch quốc tế:
1. Kết nối Quảng Ninh - Trung Quốc qua 3 cửa
khẩu quốc tế
Lồng ghép với định hướng phát triển không gian “2 hành lang, 1 vành đai kinh
tế” nhằm mục tiêu khai thác thị trường Trung Quốc, Quảng Ninh cần liên kết
với các hãng lữ hành của Trung Quốc xây dựng 3 tuyến du lịch biển đảo, nghỉ
dưỡng, sinh thái trên cơ sở 3 cửa khẩu quốc tế sau đây:
- Tuyến du lịch Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Tuyến du lịch Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
- Tuyến du lịch Móng Cái - Quảng Ninh - Hải Phòng - Hà Nội.
2. Kết nối Quảng Ninh với thị trường Đông - Bắc Á
Tăng cường khai thác các thị trường truyền thống như Nhật Bản và Hàn Quốc là
một hướng ưu tiên đối với du lịch Quảng Ninh.
Để làm tốt việc này, Quảng Ninh cần phát huy quan hệ hợp tác đã có với các
thành viên Diễn đàn du lịch Đông Á (East Asia Tourism Forum - EATOF), đồng
thời liên kết với các địa danh - Kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới (đảo Jeju -
Hàn Quốc) và thông qua cơ quan du lịch quốc gia để trực tiếp liên kết với các
hãng lữ hành uy tín xây dựng các tuyến du lịch sau đây:
- Tuyến du lịch Quảng Ninh - Hàn Quốc - Đảo Jeju - Tỉnh Gangwon
(thành viên EATOF).
- Tuyến du lịch Quảng Ninh - Nhật Bản - Tỉnh Tottori (thành viên
EATOF).
3. Kết nối Quảng Ninh với thị trường Đông - Nam
Á
Cũng với cách tiếp cận như trên, hoạt động du lịch Quảng Ninh cần liên
kết với gần như toàn bộ các quốc gia Đông - Nam Á, trong đó đặc biệt là
Singapore, Malaysia, Thailand và Indonesia.
Với Lào và Campuchia, Quảng Ninh cần quan tâm khai thác các phân
khúc thị trường đến các di sản thế giới (đền Ăngco và cố đô Luangprabang).

4. Kết nối Quảng Ninh với thị trường Nga

244
Nga là một thị trường du lịch mới nổi những năm gần đây. Số khách Nga
thường chọn các tour du lịch cao cấp với mức chi trả cao (34% số người Nga
chọn mua các tour ra nước ngoài nghỉ ngơi với giá trên 1.500 USD, 47% số du
khách chọn tour trị giá dưới 1.500 USD, nhưng tour thấp nhất cũng là 600
USD). Theo một nghiên cứu mới nhất, trong cùng một thời gian nghỉ ngơi như
nhau, khách du lịch người Nga thường tiêu tiền nhiều hơn 40% so với du khách
đến từ các nước khác.
Ở khu vực châu Á, Thái Lan là một địa danh du lịch đã được nhiều hãng du lịch
Nga quan tâm. Quảng Ninh, Việt Nam cũng có nhiều điểm tương đồng với Thái
Lan và đã có quan hệ hợp tác lâu năm nên hoàn toàn có thể và cần tăng cường
liên kết với thị trường này.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch Quảng Ninh cần nghiên cứu đầu tư thêm một số
loại hình sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và khắc phục những tác động
tiêu cực trong thời gian mùa đông.
5. Kết nối Quảng Ninh với thị trường châu Âu và
Bắc Mỹ
Hiện tại, hoạt động du lịch Quảng Ninh chưa thực sự có năng lực trực tiếp vươn
tới 2 thị trường này. Số khách từ châu Âu và Bắc Mỹ đến Quảng Ninh chủ yếu
do các hãng lữ hành quốc tế có trụ sở tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và
nước ngoài thực hiện.
Trong tương lai, khi sân bay Vân Đồn đi vào hoạt động, Quảng Ninh cần trực
tiếp liên kết với các hãng lữ hành, các hãng hàng không tại châu Âu và Bắc Mỹ
để thiết lập các cầu hàng không và các chương trình du lịch trực tiếp đến Quảng
Ninh.
Những điểm kết nối điển hình là: Hoa Kỳ, Cana đa, Pháp, Đức, Tây ban nha, Hà
lan, Thụy sĩ…
Đề xuất 5 tuyến du lịch hàng không đến Cảng hàng không Vân Đồn gồm:
- Tuyến du lịch hàng không nội địa: kết nối sân bay Vân Đồn với Huế,
Đà Nẵng, Nha Trang, TP Hồ Chí Minh, v.v..
- Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các cảng hàng không của Châu
Âu như Nga, Pháp , Anh, Tây Ban Nha, v.v..
- Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các quốc gia Đông Bắc Á là
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng-Kong, Macao, Philipin
- Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các nước ở khu vực ASEAN
gồm Singapo, Malayxia, Indonexia, Campuchia, v.v..
- Tuyến du lịch hàng không Vân Đồn với các tỉnh trong nội địa Trung
Quốc như Bắc Kinh, Thượng Hải, Trùng Khánh, v.v…

245
5. Đề xuất các chương trình/dự án tập trung ưu tiên đầu tư phát triển
du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
Trong số trên 50 giải pháp đề xuất, tỉnh cần ưu tiên chọn những giải pháp cho
từng phần trong chuỗi giá trị du lịch. Dưới đây là khuyến nghị một hoặc hai giải
pháp quan trọng nhất đối với từng nhóm giải pháp. Việc xác định ưu tiên đối với
những giải pháp này được căn cứ vào những tác động dự tính mà giải pháp
mang lại, vai trò trung tâm của giải pháp đối với những giải pháp khác và tổng
thể hệ sinh thái phục vụ du lịch ở Quảng Ninh. Những giải pháp khác cũng có
vai trò quan trọng, nhưng khuyến nghị trước hết là cần tập trung vào những dự
án ưu tiên này nhằm khai thác tài nguyên ở mức hiệu quả nhất.

Bảng 59: Những ưu tiên đầu tư trong phát triển du lịch

Những ưu tiên hàng đầu Lý do

 Bảo đảm cải thiện các tuyến  Đường cao tốc là cần thiết
đường cao tốc trọng yếu phục vụ du lịch bằng đường
Dự án giao  Xây dựng sân bay Vân Đồn bộ nối với các sân bay hiện
thông và cơ sở có, cần có sân bay để kết nối
hạ tầng với những những sản phẩm
du lịch mới ở Vân Đồn

 Khu phức hợp nghỉ dưỡng có  Những dịch vụ mới tại Vân
Sản phẩm du casino Đồn sẽ có tác động tiềm năng
lịch mới  Khu nghỉ dưỡng sinh thái lớn nhất thu hút được nhiều
 Trung tâm mua sắm giảm giá lượt khách và doanh thu

 Khuyến khích các nhà phát  Tên tuổi thương hiệu quốc tế
triển xây dựng quan hệ đối sẽ tăng cường sức hấp dẫn
Dự án cơ sở vật tác với các nhà khai thác của Quảng Ninh đối với phân
chất du lịch khách sạn quốc tế khúc quốc tế và đào tạo nhân
lực địa phương

 Xây dựng trung tâm ngoại  Kỹ năng ngoại ngữ được xác
Dự án nguồn ngữ tại Quảng Ninh định là vấn đề lớn nhất trong
nhân lực việc đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch nước ngoài

 Thành lập Cơ quan tiếp thị  DMA sẽ thực hiện được tất
Giải pháp về điểm đển (DMA) cả những giải pháp ưu tiên và
tiếp thị và xây các công cụ kỹ thuật số sẽ
dựng thương giúp cho cơ quan này kết nối
hiệu được với khách du lịch và các
đơn vị lữ hành

246
Những ưu tiên hàng đầu Lý do

 Cải thiện các quy chế môi  Quản lý môi trường tổng thể
trường và hiệu lực thi hành là cần thiết, chú trọng trong
Dự án bảo vệ  Các nguồn lực quản lý chất quản lý ô nhiễm và chất thải
môi trường thải tốt hơn
 Giảm ô nhiễm

 Cách tiếp cận tốt hơn trong  Cách tiếp cận chủ động thu
xử lý thủ tục với các nhà đầu hút các nhà đầu tư là mấu
Giải pháp về tư và doanh nghiệp chốt đối với hầu hết tât cả
quản lý và hợp  Hợp lý hóa sự hợp tác giữa những dự án lớn nhằm vào
tác các sở ban ngành và trên toàn tăng trưởng du lịch
tỉnh

Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

6. Đề xuất các chính sách cho phát triển du lịch Quảng Ninh, đáp
ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển, phát triển có tính đột phá, đồng
bộ, xây dựng chiến lược phát triển với tầm nhìn mới, tương xứng với vai
trò du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, là thương hiệu của du lịch Quốc
gia và đảm bảo sự phát triển bền vững
Khối doanh nghiệp tư nhân sẽ đầu tư và phát triển nhiều sản phẩm du lịch
mới mà tỉnh Quảng Ninh chú trọng quan tâm từ nay đến năm 2020, tỉnh phải
đóng vai trò trung tâm trong việc thúc đẩy nhằm đạt được những chỉ tiêu phấn
đấu đầy tham vọng đối với ngành du lịch. Bốn vai trò chính của tỉnh Quảng
Ninh là: đảm bảo một môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư; phát triển cơ
sở hạ tầng hỗ trợ cho ngành du lịch; chủ động hợp tác với các bên liên quan
trong du lịch; và đảm bảo sự phối hợp giữa các sở ban ngành liên quan tới
đầu tư cho du lịch.
Đảm bảo một môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư:
Như nhấn mạnh trong Mục 4.2.2.3 một môi trường pháp lý hỗ trợ các nhà đầu tư
và các doanh nghiệp phát triển kinh doanh du lịch ở Quảng Ninh đóng vai trò rất
quan trọng. Môi trường pháp lý đó bao gồm hai thành phần quan trọng: một tập
hợp các quy định hấp dẫn nhất thu hút các doanh nghiệp và các nhà đầu tư và
những cơ chế giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện được các quy định
này.
Việt Nam đã và đang dành những chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư và đó
là những chính sách rất hấp dẫn và mang tính cạnh tranh trong khu vực, bao
gồm giảm thuế suất, miễn thuế và cả các chính sách khuyến khích sử dụng
đất. Tuy nhiên những ưu đãi này còn tùy thuộc vào từng ngành hoặc địa điểm
đầu tư, với những nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhà đầu tư sẽ
được nhận những ưu đãi lớn hơn. Như có thể thấy, điều này đã dẫn đến những
sự khập khễnh – ví dụ như tại Quảng Ninh, một nhà đầu tư cho Vân Đồn
247
được hưởng ưu đãi hấp dẫn hơn nhiều so với một nhà đầu tư cho thành phố
Hạ Long. Tỉnh Quảng Ninh nên xem xét để đảm bảo áp dụng được những
chính sách khuyến khích hấp dẫn nhất trên toàn bộ những khu vực du lịch
trọng điểm của tỉnh.
Cùng với các chính sách ưu đãi, các chính sách khác cũng là tâm điểm của việc
xác định sự hấp dẫn của môi trường đầu tư bao gồm chính sách pháp luật cần
thực hiện khi thiết lập hoạt động hoặc xin cấp phép đầu tư và việc thuê lao động
nước ngoài. Cả hai khâu này đều được coi là những khó khăn về thủ tục hành
chính đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp. Trong khi những thay đổi về luật định
lại không nằm trong quyền hạn của tỉnh Quảng Ninh thì tỉnh cần tiếp tục hỗ trợ
tối đa các quy chế dẫn nhất ở những khâu phù hợp. Vấn đề về lao động nước
ngoài được giải quyết theo hướng giải pháp sau đây:
6. Khuyến khích chính sách cấp visa mở cho tất cả nhân viên ngành du lịch.
Về chi tiết giải pháp, hãy xem Chương III, Mục 4.2.
Thành phần thứ hai của một môi trường pháp lý hấp dẫn là một tập hợp các cơ
chế giúp các nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện được những quy định pháp
lý. Như đã đề cập trong phần 4.2.2.3, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt lưu ý
đến sự không rõ ràng về thủ tục, bộ máy chính quyền quan liêu chậm chạp và
vấn nạn tham nhũng, đó là ba yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động
tìm hiểu đầu tư vào Việt Nam. Để khắc phục những vấn đề này, tỉnh Quảng
Ninh cần phải tích cực tìm kiếm quy trình đầu tư hợp lý. Điều này bao gồm việc
đảm bảo công bố những quy định pháp lý rõ ràng trên các trang web để có thể
giảm tối đa việc nhà đầu tư phải làm việc trực tiếp với các cán bộ đầu tư và ở
những khâu cần phải làm việc trực tiếp thì cần phải đảm bảo quy trình làm việc
thông suốt và các cán bộ đầu tư luôn tích cực hỗ trợ và nhanh chóng.
(1) Đưa tỉnh Quảng Ninh vào trang web về các quy định của Việt Nam
(tại địa chỉ http://vietnam.eregulations.org) hoặc cũng có thể xây dựng
một trang web độc lập tương tự;
(2) Xây dựng chính sách một cửa cho các doanh nghiệp nhỏ hoạt động
kinh doanh du lịch (kể cả những doanh nghiệp do người nước ngoài
khởi sự).
Về chi tiết giải pháp, hãy xem Chương III, Mục 4.2.
Phát triển cơ sở hạ tầng và thể chế hỗ trợ cho ngành du lịch:
Một vai trò quan trọng thứ ba mà tỉnh Quảng Ninh cần đảm bảo đó là phát triển
cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho ngành du lịch. Rất nhiều những khách sạn, nhà hàng,
doanh nghiệp tàu du lịch và các hình thức kinh doanh du lịch khác sẽ tự phát
triển bằng nội lực nhưng đều cùng phụ thuộc vào những cơ sở hạ tầng và thể chế
nhất định phục vụ cho sự thành công kinh doanh của họ. Các doanh nghiệp tàu
du lịch cần có các bến cảng, các khách sạn cần đội ngũ lao động lành nghề và
các doanh nghiệp hoạt động du lịch khác thì phụ thuộc vào các cách thức khách
du lịch tiếp cận điểm đến như vận chuyển bằng đường bộ và đường hàng không.
Hơn nữa, về tổng thể, ngành du lịch cũng phụ thuộc vào rất nhiều những thể chế
248
đảm bảo cho một môi trường an toàn, lành mạnh và đảm bảo vệ sinh, cụ thể là
hoạt động tuân thủ quy định pháp luật, dịch vụ cứu hỏa, dịch vụ thu gom rác thải
và dịch vụ y tế.
Trong lĩnh vực này có một loạt các chính sách cần được xem xét. Tuy nhiên,
có 4 mảng quan trọng đã được xác định cho giai đoạn từ nay đến năm 2020.
Thứ nhất là về cơ sở hạ tầng. Như đã sơ lược trong Chương II, mục 2.2 và
2.3, cơ sở hạ tầng giao thông là một lĩnh vực quan trọng hiện còn kém phát
triển. Điều đó gây khó khăn cho khách du lịch đến với Quảng Ninh và đi du
lịch trong nội tỉnh. Những vấn đề này đã được đề cập đến trong bốn gi ải pháp
sau đây:
(1) Mở rộng hệ thống cảng hành khách ở Vân Đồn và công bố lịch
chạy tàu;
(2) Đẩy nhanh tiến độ các dự án nâng cấp chất lượng các đường cao
tốc chính;
(3) Cải thiện hệ thống các điểm đón xe buýt và dịch vụ xe buýt chất lượng
cao ở các khu vực du lịch trọng điểm;
(4) Thúc đẩy phát triển dự án sân bay quốc tế ở huyện đảo Vân Đồn.
Về chi tiết giải pháp, hãy xem Chương III, Mục 4.2.
Thứ hai là vấn đề bảo vệ môi trường. Một trong những thách thức quan trọng mà
Quảng Ninh sẽ phải đối mặt trong thời gian từ 5 đến 15 năm tới là công tác bảo
tồn Vịnh Hạ Long trong bối cảnh số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng
nhanh chóng. Vịnh Hạ Long vẫn sẽ là điểm thu hút du lịch có giá trị nhất của
tỉnh Quảng Ninh. Tuy nhiên, nếu môi trường tự nhiên của Vịnh tiếp tục suy
thoái thì không chỉ là số lượng khách du lịch sẽ bị giảm đi mà ngay cả danh hiệu
Di sản thế giới được UNESCO công nhận cũng có thể bị đe dọa. Trong khi Quy
hoạch môi trường phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện hơn về công tác bảo vệ
môi trường, 7 giải pháp sau đây đã được xây dựng chú trọng vào du lịch:
(1) Phối hợp với sở TN&MT đề xuất Trung ương giao thẩm quyền cho
tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các Giải pháp 29, 30 và 31 đề xuất
trong “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh liên quan
đến các quy định và việc thực thi quy định về môi trường
(2) Vận động Trung ương đầu tư nguồn kinh phí cần thiết nhằm thực hiện
Biện pháp 4 và 5 được đề xuất trong Quy hoạch tổng thể KTXH liên
quan đến nguồn lực quản lý chất thải.
(3) Đề xuất với UBND tỉnh về việc thay đổi các quy định pháp lý của địa
phương và phân bổ thêm nguồn lực cho bảo vệ môi trường để thực
hiện biện pháp thứ 6 trong QHTTKTXH liên quan tới nguồn lực quản
lý chất thải và các quy định môi trường và công tác thực thi các quy
định môi trường
(4) Tăng cường các kế hoạch xây dựng chương trình kiểm tra môi trường.
Làm việc với Sở TN & MT để tổng hợp, chọn thứ tự ưu tiên và công
249
bố các kết quả trên trang web của Cơ quan tiếp thị điểm đến Quảng
Ninh (QNDMA) theo khuôn khổ Chương trình quan trắc môi trường
tích hợp mà Dự án Bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long đề xuất.
(5) Xúc tiến “Chương trình nhãn sinh thái Cánh buồm xanh”, gắn với các
hoạt động của QNDMA
(6) Vận động Trung ương hỗ trợ và mở rộng chương trình thu gom chất
thải của Ban quản lý Vịnh Hạ Long
Về chi tiết giải pháp, hãy xem Chương III, Mục 4.2.
Thứ ba là vấn đề nguồn nhân lực. Như đã nêu trong Chương II, Mục 1.6, Quảng
Ninh còn thiếu hụt lao động có tay nghề cao phục vụ ngành du lịch. Các doanh
nghiệp trong phân khúc khách sạn gặp khó khăn trong tìm nguồn cung cấp đủ
nhân công được đào tạo bài bản, đặc biệt là những người có kỹ năng ngoại ngữ.
Hai giải pháp đã được xây dựng để giải quyết vấn đề này như sau:
(1) Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh;
(2) Thu hút thực tập sinh tài năng tham gia vào ngành du lịch bằng học
bổng hấp dẫn do Chính phủ tài trợ.
Về chi tiết giải pháp, hãy xem Chương III, Mục 4.2.
Chủ động kêu gọi hợp tác với những bên các doanh nghiệp trong lĩnh vực du
lịch
Trong khi những vấn đề như các quy định về kinh doanh, phát triển cơ sở hạ
tầng và bảo vệ môi trường là trách nhiệm chính của tỉnh thì trong quá trình
phát triển du lịch tỉnh cần tiến xa hơn trong việc chủ động thu hút các nhà đầu
tư và doanh nghiệp – ví dụ như những chủ khách sạn và đơn vị kinh doanh
khai thác khách sạn, các doanh nghiệp tàu du lịch, các chủ nhà hàng- để phát
triển và hỗ trợ các doanh nghiệp thực sự quan trọng đối với sự thành công của
ngành du lịch.
Hình thức kêu gọi đầu tư mang tính đa dạng. Thứ nhất là việc tích cực kêu gọi
các nhà đầu tư tiềm năng để quảng bá các cơ hội đầu tư ở Quảng Ninh. Như đề
cập ở Chương III, Phần 4.2, hoạt động này bao gồm phát hành các ấn phẩm
quảng cáo, tham dự các hội thảo quan trọng về du lịch, tổ chức những buổi hội
nghị và kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân và các doanh nghiệp.
Thứ hai, đó là sự hỗ trợ tối đa cho quá trình đầu tư. Để tạo thuận lợi khi thực
hiện các quy trình làm giấy tờ thủ tục, như đăng ký đầu tư, hoạt động này sẽ hỗ
trợ các doanh nghiệp hiểu được nội dung áp dụng của những luật khác nhau. Ví
dụ, nếu một doanh nghiệp muốn tìm hiểu về cách thức thiết lập để kinh doanh
một hoạt động khám phá thì cần hỗ trợ doanh nghiệp đó thu thập thông tin về
cách thức triển khai theo luật pháp Việt Nam.
Cuối cùng, hoạt động chủ động kêu gọi đầu tư còn liên quan cả đến việc đảm
bảo rằng những điểm tham quan mới và những sự kiện đều được tỉnh hỗ trợ, bao
gồm: có cơ sở hạ tầng hỗ trợ như các biển báo nơi công cộng; tài liệu tiếp thị
như bản đồ du lịch và ấn phẩm du lịch; và cả việc tích cực phối hợp với các
250
doanh nghiệp trong tổ chức những sự kiện liên quan đến du lịch. Liên quan tới
tất cả những nỗ lực hỗ trợ này, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần phải phối
hợp chặt chẽ với Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh và những đơn vị
liên quan khác.
Giải pháp sau đây đã được xây dựng để giải quyết vấn đề này:
Phát triển cách tiếp cận chủ động để xử lý các vấn đề với các nhà đầu tư và
doanh nghiệp, bao gồm cả các hội nghị quảng bá và thu hút đầu tư, quy trình thủ
tục thông thoáng và sự hỗ trợ kịp thời.
Để biết thêm chi tiết về các giải pháp cụ thể, xem Chương III, Mục 4.2.
Đảm bảo sự phối hợp giữa các bên liên quan đến đầu tư du lịch ở Quảng
Ninh:
Vai trò quan trọng cuối cùng đối với tỉnh Quảng Ninh là cần đảm bảo sự phối
kết hợp giữa các hạng mục đầu tư liên quan đến du lịch, thông qua sự phối hợp
giữa các sở ban ngành liên quan và sự phối hợp giữa các hạng mục đầu tư với
nhau. Đầu tư trong lĩnh vực du lịch đòi hỏi sự phối kết hợp của nhiều sở ban
ngành với nhau. Ví dụ, việc nâng cấp cảng hành khách trong Cái Rồng sẽ đòi
hỏi sự tham gia của Sở Giao thông vận tải, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý
khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh, Ban Xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh và
cả Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nếu không có sự giám sát hiệu quả đối với
sự tham gia của các sở ban ngành khác nhau trong quá trình đầu tư, có thể dẫn
đến nguy cơ gây chậm trễ và nhầm lẫn trong quy trình.
Hơn nữa, các hạng mục kêu gọi đầu tư có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau –
thành công của một số dự án này phụ thuộc vào các dự án kia và ngược lại. Ví
dụ, Quảng Ninh sẽ không thể thu hút được các nhà đầu tư cho khu liên hợp giải
trí/casino ở Vân Đồn nếu tỉnh không đảm bảo được rằng vào thời điểm casino đi
vào hoạt động thì Vân Đồn sẽ có đường hàng không. Tương tự, các nhà đầu tư
sân bay tiềm năng sẽ lưỡng lự trong việc cam kết bỏ vốn đầu tư vào sân bay trừ
khi họ có thể yên tâm rằng theo kế hoạch có một loạt các điểm tham quan sẽ
giúp thu hút các lượt khách đến qua cảng hàng không. Tỉnh Quảng Ninh phải
đảm bảo phối kết hợp được những hạng mục đầu tư như vậy và đảm bảo có xét
đến những mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các hạng mục đầu tư.
Giải pháp sau đây đã được xây dựng để đề cập tới yêu cầu nêu trên.
Chủ động nỗ lực đảm bảo phối hợp tốt hơn nữa giữa các bên liên quan đối
với các hạng mục đầu tư vào du lịch ở Quảng Ninh
Như đã nêu ở trên, một điều có tính chất quyết định đó là sự phối hợp giữa các
sở ban ngành trong quá trình đầu tư cũng như giữa các hạng mục đầu tư với
nhau. Đối với các hạng mục đầu tư liên quan đến du lịch, Sở VHTTDL cần là cơ
quan chủ động trong hoạt động điều phối này. Hoạt động này bao gồm theo dõi
tiến độ các hạng mục đầu tư đơn lẻ, đảm bảo sự tham gia của các cơ quan liên
quan trong quá trình đầu tư và sự tham gia của các cơ quan giám sát ở các giai
đoạn khác nhau của quá trình đầu tư. Hơn nữa, Sở VHTTDL phải giám sát trình
tự của tất cả các hạng mục đầu tư để đảm bảo phối hợp được các hạng mục đầu
251
tư đó nhằm quan tâm đến khả năng chậm trễ và điều chỉnh đầu tư để áp dụng
cho những hạng mục đầu tư khác.

7. Những đề xuất, định hướng khác


7.1 Các dự án bảo vệ môi trường đem lại lợi ích cho du lịch:
Bối cảnh chung và nguyên nhân
Môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh những năm gần đây đang bị
xâm hại nghiêm trọng và hàng ngày vẫn đang bị tác động tiêu cực bởi nhiều yếu
tố, trong đó những nguyên nhân chủ yếu là:
(1) Hoạt động đô thị hoá
Tất cả các vùng đô thị du lịch, đặc biệt là Hạ Long, Vân Đồn và Cẩm Phả đang
phát triển với tốc độ cao nhưng chưa được kiểm soát về quy hoạch và môi
trường. Các chất thải từ sinh hoạt và xây dựng đô thị đổ ra biển ngày càng nhiều
trong khi khả năng xử lý còn hạn chế. Các hoạt động lấn biển, mở rộng mặt
bằng phát triển các khu dân cư và các dự án đầu tư ven biển đã gây ra nhiều tác
động tiêu cực đối với môi trường biển Quảng Ninh.
(2) Các hoạt động công nghiệp
Công nghiệp khai thác, chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện,
đóng tàu… đang là những kẻ thù tiềm tàng đối với môi trường du lịch Quảng
Ninh. Ngoài những bãi thải công nghiệp gây ô nhiễm được tạo ra sát bờ biển và
những dòng chảy độc hại hàng ngày đổ ra biển, các loại khói, bụi, chất thải công
nghiệp do sản xuất, thi công, vận tải cũng gây nhiều tác động tiêu cực đối với
chất lượng sinh thái và môi trường cảnh quan. Đặc biệt, một loạt nhà máy sản
xuất xi măng và nhà máy nhiệt điện đã và sẽ xuất hiện càng làm tăng thêm các
mối đe dọa đối với môi trường Quảng Ninh.
(3) Các hoạt động giao thông thuỷ, cảng biển
Với tốc độ phát triển ngày càng gia tăng, hiện nay trên Vịnh Hạ Long và các
cảng biển Quảng Ninh thường xuyên có khoảng 5.000 phương tiện vận tải thủy
các loại hoạt động và hàng chục ngàn thuyền viên sinh hoạt kèm theo. Các chất
thải từ đây là một mảng quan trọng gây ô nhiễm môi trường biển. Đặc biệt, các
loại dầu thải, dầu cặn của các phương tiện vận tải đường thủy trên biển đang làm
cho tỷ trọng dầu trong nước biển có xu hướng tăng lên.
(4) Hoạt động Du lịch
Hoạt động thường xuyên trên biển của hệ thống phương tiện vận chuyển khách
du lịch đường thủy với khoảng 500 tàu thuyền các loại và khoảng 3.000 lao
động trực tiếp trên các phương tiện này.

252
Hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng của khách du lịch trên các vùng biển Quảng
Ninh với số lượng trung bình khoảng 3 triệu lượt người/ năm.
Hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống và các loại hình dịch vụ du lịch có liên
quan tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh.
(5) Các hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản
Hơn 12.000 tàu thuyền đánh bắt thủy, hải sản các loại thường xuyên hoạt động
trên biển Quảng Ninh cùng với hàng chục ngàn ngư dân sinh sống trên các
phương tiện này đang là một tác nhân tiêu cực rất khó kiểm soát đối với hoạt
động bảo vệ môi trường du lịch biển. Ngoài ra, hơn 20.000 ha diện tích ven bờ
biển và rừng ngập mặn được sử dụng cho các hoạt động nuôi trồng thủy hải sản
nhưng chưa được quy hoạch và quản lý chặt chẽ cũng đang gây tác động xấu
đến môi trường sinh thái và biển Quảng Ninh.
(6) Các hoạt động khai thác, chặt phá rừng đầu nguồn
Mặc dù chưa được thống kê và đánh giá chính xác nhưng các hoạt động chặt phá
rừng đầu nguồn thường xuyên gây ra xói lở đất đá, ảnh hưởng tiêu cực tới dòng
chảy, chất lượng nước vào mùa mưa và góp phần tạo ra bồi lắng tại các vùng
cửa biển, đáy Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long…
(7) Các hoạt động tự nhiên
Biển Quảng Ninh thường xuyên bị tác động tự nhiên của mưa, bão và gió mùa.
Những tác động này tạo ra nhiều rác thải hữu cơ từ các thảm thực vật trên các
đảo và các vùng phụ cận. Mặc dù tác động độc hại đối với môi trường sinh thái
và chất lượng nước biển là không đáng kể, nhưng số rác thải hữu cơ này lại
thường xuyên trôi nổi theo các dòng thủy lưu trên mặt biển nên liên tục tạo ra
những hình ảnh phản cảm đối với khách du lịch.
(8) Nhận thức, hành vi của khách du lịch và cộng đồng
Nhận thức chưa được đề cao và những hành vi ứng xử thiếu trách nhiệm đối với
môi trường của khách du lịch và cộng đồng dân cư là một trở ngại lớn cho các
hoạt động bảo vệ môi trường. Việc không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi
trường là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng suy thoái
môi trường du lịch của tỉnh.
Môi trường Vịnh Hạ Long:
Hiện nay tình trạng suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long đang tạo cho khách du
lịch cảm giác không hài lòng và điều đó làm giảm sức hấp dẫn của Quảng Ninh
với vị thế một điểm du lịch hàng đầu trong tương lai 123. Các hoạt động công
nghiệp đang gây ô nhiễm ở các khu vực trong tỉnh, nhưng ở mức độ khó có thể
dễ dàng nhận biết được, nhưng ở những khu du lịch trọng điểm, khách du lịch
có thể quan sát thấy rõ các chất gây ô nhiễm. Vấn đề ô nhiễm môi trường tại đây
đã trở thành một vấn đề nghiêm trọng tới mức tại các cuộc họp của Ủy ban di
sản thế giới UNESCO trong vài năm qua, Vịnh Hạ Long đã bị đánh giá là khu di
sản có nhiều khả năng không đáp ứng được các tiêu chuẩn yêu cầu về môi
123
Phỏng vấn trên 50 khách du lịch, Tháng 7 năm 2013; Tripadvisor.com.
253
trường để duy trì được danh hiệu UNESCO công nhận. 124Giữ vững danh hiệu do
UNESCO công nhận là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm gây dựng uy tín
cho khu vực và thu hút khách du lịch trong khi có quá nhiều lựa chọn du lịch
khác trong khu vực. Xét đến tầm quan trọng của tăng trưởng du lịch trong mục
tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh, việc giải quyết các thách thức về
bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.
Ở các cụm du lịch khác cũng cần phải cải thiện các quy chế môi trường, gồm
Cụm 1: Du lịch “Mới lạ và Sang trọng” (Vân Đồn, Vịnh Bái Tử Long, vịnh Hạ
Long), Cụm 2: Du lịch khám phá vẻ đẹp Việt Nam (thành phố Hạ Long, Đông
Triều, Uông Bí, Hạ Long, Vân Đồn), Cụm 3: Du lịch khách phương Bắc (Móng
Cái, Vân Đồn, thành phố Hạ Long, Vịnh Hạ Long) và Cụm 4: Du lịch tâm linh
Việt Nam (những di tích danh thắng của Quảng Ninh như khu di tích danh thắng
Yên Tử và Bạch Đằng). Tuy nhiên, chất lượng môi trường của những khu vực
ngoài khu vực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và thành phố Hạ Long chưa
phải là mối quan tâm trọng yếu. Những khu vực cần tập trung nhiều hơn nữa
những hoạt động cải thiện và bảo tồn môi trường là Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử
Long và thành phố Hạ Long bởi những khu vực này là những điểm thu hút du
lịch chính và có điều kiện môi trường kém nhất đối với một khu du lịch.
Biểu hiện đa dạng của suy thoái môi trường:
 Khách du lịch có thể bằng trực quan thấy rất nhiều chất ô nhiễm ở trên
Vịnh Hạ Long và khu vực xung quanh Vịnh. Ví dụ, khu vực dọc bãi biển Bãi
Cháy có rất nhiều loại rác (đặc biệt là phao xốp), nước bẩn chảy ra từ cống
nước, bùn lở, ô nhiễm công nghiệp và có lúc còn thấy cả váng dầu nổi trên mặt
nước. Ở khu vực Vịnh Bái Tử Long cũng có rác, trên tuyến có tàu nghỉ đêm 125.
Nhiều khách du lịch đã phê bình về tình trạng ô nhiễm môi trường này trên các
trang mạng kèm theo cả hình ảnh minh họa.
 Những đánh giá khoa học trong “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” (QHMT) từ Sở Tài nguyên Môi
trường (Sở TN&MT) và “Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, 2013” (Dự án
BVMTVHL) đã mô tả chi tiết về mức độ và nguyên nhân ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, từ góc độ phát triển du lịch bền vững 126, xin đưa ra những điểm chính
sau đây:
o Độ trong của nước toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long thấp ở mức báo
động.
o Phần lớn nước khu vực Vịnh Hạ Long không đủ an toàn cho các hoạt
động tắm biển hoặc nuôi trồng thủy sản, dựa trên những đánh giá về chỉ tiêu nhu
cầu oxy hóa học (COD) và dầu mỡ.127
124
Theo các viên chức của UNESCO, vấn đề môi trường Vịnh Hạ Long thường xuyên được đưa ra tại các cuộc
họp thường niên (Phỏng vấn ngày 19 tháng 7 năm 2013).
125
Xem phụ lục ảnh minh họa về rác trên Vịnh.
126
Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long, 2013
127
Qua phân tích chi tiêu Nhu cầu oxy hóa học (COD – phương pháp thường dùng để đo lường chất lượng nước)
cho thấy 8 trong số 12 điểm lấy mẫu trên Vịnh Hạ Long có chất lượng nước không thỏa mãn tiêu chuẩn tối thiểu
254
o Khu vực có chất lượng nước tổng thể tồi tệ nhất là ở gần chợ Hạ Long
và Động Thiên Cung – cả hai đều là những điểm du lịch chính.

Các tác nhân chủ yếu gây suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long:128
 Rác thải công nghiệp, nước thải khai thác than không được xử lý sơ bộ,
được xả ra khu vực Vịnh, vùng biển và các nhánh sông lân cận. Các dự án công
nghiệp đang trong quá trình xây dựng triển khai cũng chưa tính đến việc lắp đặt
hệ thống xử lý nước thải và xả thải trực tiếp ra môi trường.
 Nước thải sinh hoạt không được xử lý và xả ra các vùng nước và khu
vực công cộng.
 Rác, các bãi rác, bệnh viện và các loại rác thải công nghiệp đang gây ô
nhiễm mặt nước.
 Các đầm nuôi trồng thủy sản và các làng chài xả chất thải rắn và nước
thải ra khu vực nước ven Vịnh.
 Theo báo cáo, các chủ tàu du lịch xả dầu và các loại chất thải khác ra
Vịnh vào ban đêm.

Những nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng kể trên:
 Chưa có đủ những quy chế môi trường phục vụ bảo tồn môi trường129
o Xả rác, tác nhân gây ô nhiễm chính không bị coi là phạm pháp.
o Các khoản phạt cho việc gây ô nhiễm chưa tương xứng với chi phí thực
hiện quy định.
o Chưa có chế tài xử phạt cho hành vi xả rác bừa bãi.
o Chưa xem xét, đánh giá nhiều nguồn gây ô nhiễm chính.
o Chưa thực hiện thường xuyên công tác quan trắc môi trường (mới chỉ
thực hiện trên cơ sở hàng quý).
 Các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường hiện có chưa được thực thi
hiệu quả.
o Chưa phát huy hiệu lực của các quy định về khí thải và nước thải
o Các ngành tự lập báo cáo bằng cách thuê đơn vị họ muốn thuê
o Các cơ quan thực thi không đủ nguồn lực và tập huấn chưa đầy đủ.
o Chi cục Bảo vệ Môi trường và Phòng Thanh tra của Sở TN &MT là các
đơn vị chịu trách nhiệm chính cho việc kiểm tra tình hình thực hiện các quy định
về bảo vệ môi trường đang phải đối mặt với tình trạng thiếu cả về số lượng và
chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ.130
cho hoạt động tắm biển và nuôi trồng thủy sản. Các mẫu dầu mỡ thu cũng được lấy ở 8 điểm này và hầu hết
trong số đó không đáp ứng tiêu chuẩn cho hoạt động tắm biển và nuôi trồng thủy sản (Nguồn: Dự án bảo vệ môi
trường Vịnh Hạ Long, 2013)
128
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
129
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
130
Phòng thanh tra, bộ phận thực hiện thanh tra môi trường đối với các công trình gây ô nhiễm và có thẩm quyền
xử phạt đối với các hành vi vi phạm, có tổng cộng 12 cán bộ, trong đó chỉ có hai người chuyên xử lý các vấn đề
255
Mặc dù chánh thanh tra Sở TN&MT có thẩm quyền xử phạt 131 vi phạm,
chưa từng có trường hợp vi phạm nào bị xử lý một cách nghiêm khắc.132
 Hệ thống xử lý rác thải chưa đủ đáp ứng yêu cầu, xét cả trên phương
diện dịch vụ công về thu gom, xử lý rác thải công cộng lẫn sự tuân thủ của các
ngành công nghiệp trong xử lý nước thải.
o Ban quản lý Vịnh Hạ Long không có đủ nguồn lực cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ thu gom toàn bộ rác trên mặt Vịnh.133
o Hệ thống xử lý chất thải rắn và nước thải đô thị chưa đủ đáp ứng nhu
cầu của dân số Quảng Ninh134.
o Chỉ 38% cơ sở sản xuất kinh doanh có trang bị công trình xử lý nước
thải phù hợp.135
 Việc chia sẻ thông tin về suy thoái môi trường Vịnh Hạ Long còn chưa
sâu rộng, vì vậy đã dẫn đến tình trạng không có những chuyển biến gì nhiều
nhằm hướng tới phát triển du lịch bền vững136.
o Không có một hệ thống thông tin toàn diện và đáng tin cậy báo cáo về
các nguồn ô nhiễm hoặc mức độ ô nhiễm.
o Các bản đánh giá tác động môi trường của Sở TN&MT không được
công khai hoặc gửi đến cho UNESCO do cơ chế chính sách của tỉnh Quảng
Ninh về chia sẻ loại thông tin này.
o Khi các thông tin quan trọng về hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ninh
không được chia sẻ thì sẽ có rất ít áp lực đối với việc cần phải thay đổi các quy
chế và công tác phân bổ nguồn lực liên quan nhằm đưa Quảng Ninh từ một nền
kinh tế “nâu” với công nghiệp chiếm ưu thế sang một nền kinh tế “xanh” mà
trong đó ngành dịch vụ đóng vai trò chủ đạo với động lực là phát triển du lịch
bền vững.
 Ý thức về môi trường của người dân địa phương còn thấp do không hiểu
được những lợi ích mà việc giữ gìn môi trường sạch đẹp mang lại.

môi trường, không đủ để tiến hành các biện pháp thanh tra một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, hai cán bộ môi
trường nói trên không có các kỹ năng cần thiết cũng như cơ sở vật chất hỗ trợ cho công việc ví dụ như máy tính
hoặc phương tiện đi lại để đảm bảo tính chuyên nghiệp của công tác thanh tra môi trường.
Chi cục Bảo vệ môi trường, bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát các biện pháp bảo vệ môi trường tại các
công trình gây ô nhiễm nhưng không có thẩm quyền xử phạt vi phạm, chỉ có 5 cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra
công tác môi trường. Điều này dẫn đến sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực cần thiết để giám sát có hiệu quả 265
công trìnhtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh mà chi cục được giao.
Trong “Kế hoạch thực hiện quan trắc môi trường tích hợp, 2013”. (Nguồn: “Kế hoạch thực hiện quan trắc môi
trường tích hợp, 2013”) đã nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển cả về số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ
phụ trách công tác thanh tra môi trường, cũng như đầu tư bổ sung cơ sở vật chất trang thiết bị cho cả Phòng
thanh tra và Chi cục bảo vệ môi trường.
131
Nhắc nhở, phạt tiền, đình chỉ hoạt động, v.v…
132
Hiện các hình thức xử lý mới chỉ dừng ở mức cảnh báo và xử phạt hành chính
133
Dựa trên phiếu khảo sát nhận được từ Ban quản lý Vịnh Hạ Long ngày 28 tháng 8 năm 2013.
134
Chỉ có 14% nước thải sinh hoạt được xử lý theo thống kê năm 2011 (Nguồn: Dự án bảo vệ môi trường Vịnh
Hạ Long, 2013)
135
Dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, 2013
136
Dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long, 2013
256
 Các doanh nghiệp chưa được khuyến khích sản xuất theo những tiêu
chuẩn môi trường cao.

Sau đây là những đề xuất giải pháp đối với các vấn đề cốt lõi nêu trên:

Tổng quan các giải pháp về môi trường


Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh cần đóng góp vào việc cải thiện những quy định
về môi trường và việc thực thi những quy định đó, công tác quản lý chất thải và
nguồn lực, chia sẻ thông tin, giáo dục môi trường và các cơ chế khuyến khích
nhằm đảm bảo chất lượng môi trường phục vụ phát triển du lịch bền vững.

Những biện pháp cụ thể cải thiện chất lượng môi trường thông qua các quy
định khắt khe hơn về môi trường, sự nghiêm túc thực hiện các quy định và
bổ sung thêm nguồn lực quản lý chất thải được trình bày chi tiết trong báo
cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030", “Quy hoạch môi trường tỉnh Quảng Ninh đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Sở TN&MT (QHMT) và “Quy hoạch
chi tiết về bảo tồn và phát huy giá trị di sản Vịnh Hạ Long, 2020” (QHBTVHL)
của Ban quản lý Vịnh Hạ Long (BQLV). Nhóm các giải pháp về môi trường
vạch ra trong QHTTKTXH137 và QHBTVHL138 – nếu được triển khai như đề
xuất – sẽ giúp giải quyết các vấn đề về quy chế môi trường và việc thi hành
những quy chế đó và nguồn lực cho công tác quản lý chất thải. Hơn nữa, trong
dự thảo Báo cáo Quy hoạch môi trường tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 có chỉ rõ những ưu tiên hàng đầu đối với công tác xử lý chất thải (nước
thải, chất thải rắn) và bảo tồn đa dạng sinh học. Việc thực thi những biện pháp
đề xuất trong quy hoạch đó là cần thiết, góp phần bảo tồn môi trường của những
điểm đến du lịch có giá trị.
Những biện pháp cụ thể cải thiện chất lượng môi trường thông qua cải thiện
hoạt động chia sẻ thông tin, giáo dục môi trường và chính sách khuyến
khích thị trường được trình bày chi tiết trong báo cáo “Dự án bảo vệ môi
trường vịnh Hạ Long, 2013”. Tài liệu này đưa ra các giải pháp139 – nếu được
triển khai như đề xuất – sẽ giúp cải thiện được tình hình chia sẻ thông tin, công
tác giáo dục môi trường và những chính sách khuyến khích thị trường. Hơn nữa
những giải pháp này bổ sung cho những giải pháp nêu trong QHTTKTXH và

137
Những giải pháp phù hợp nhất trích từ QHTTKTXH được nêu trong các đề xuất cho Sở VHTTDL, Giải pháp
1 đến 3.
138
Giải pháp phù hợp nhất trích từ QHBTVHL được nêu trong đề xuất cho Sở VHTTDL, Giải pháp6.
139
Nhữnggiải pháp phù hợp nhất trích từ Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long được nêu trong đề xuất cho Sở
VHTTDL, Giải pháp 4 và 6, Các đề xuất liên quan khác trong Dự án bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long gồm:
Khung quản lý sử dụng đất bảo vệ Vịnh Hạ Long và đảm bảo du lịch bền vững như mô tả trong “Đề xuất Hành
lang bảo vệ môi trường ven biển Vịnh Hạ Long, 2013”.
Chương trình giáo dục môi trường và quan hệ công chúng như mô tả trong “Đề xuất dự thảo chiến lược và hành
động giáo dục môi trường và quan hệ công chúng ở Quảng Ninh, 2013”
Hội giáo dục môi trường Hạ Long, theo thiết kế sẽ chịu trách nhiệm phát triển các hoạt động giáo dục môi
trường và quan hệ công chúng phục vụ phát triển bền vững vafv bảo tồn môi trường của Quảng Ninh, như mô tả
trong “Tầm nhìn của Hội giáo dục môi trường Hạ Long, 2013) và “Dự thảo hướng dẫn hoạt động cho hội giáo
dục môi trường Hạ Long.
257
QHBTVHL. Việc thực hiện những giải pháp này là cần thiết để bảo tồn những
điểm đến có giá trị du lịch của tỉnh Quảng Ninh.
Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh cần ủng hộ tất cả những khuyến nghị được nêu rõ
trong các báo cáo QHTTKTXH, QHMT, Dự án BVMTVHL, QHBTVHL nhằm
đảm bảo chất lượng môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch bền
vững. Hầu hết các khuyến nghị này thuộc lĩnh vực quản lý của Sở TN&MT và
một số thuộc lĩnh vực của BQLV. Tuy nhiên, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh có
thể hỗ trợ quá trình thực hiện những giải pháp có tác động trực tiếp tới du lịch.
Để làm được điều này, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện 6 giải pháp.
Những giải pháp từ Giải pháp 44 đến Giải pháp 46 nêu lên những việc mà Sở
VHTTDL cần làm nhằm hỗ trợ công tác thực hiện các giải pháp đề ra trong
QHTTKTXH. Giải pháp 47 và 48 liên quan đến các giải pháp mà Sở VHTTDL
cần hỗ trợ công tác thực hiện những giải pháp đề xuất bởi Dự án bảo vệ môi
trường Vịnh Hạ Long. Giải pháp 49 đề xuất việc Sở VHTTDL cần thực hiện để
hỗ trợ triển khai các giải pháp trong Quy hoạch chi tiết về bảo tồn phát huy giá
trị di sản Vịnh Hạ Long.
Sở VH-TT-DL Quảng Ninh cần hỗ trợ những dự án về tăng trưởng xanh mà tỉnh
Quảng Ninh đang triển khai như việc xúc tiến du lịch các-bon thấp. Tuy nhiên,
Sở cần phải thực hiện những giải pháp ưu tiên liệt kê dưới đây. Sở VH-TT-DL
Quảng Ninh cần tập trung nguồn lực để thực hiện những giải pháp này trước khi
tham gia vào những dự án môi trường khác.
1. Phối hợp với sở TN&MT đề xuất Trung ương giao thẩm quyền cho
tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các Biện pháp 1, 2 và 3 đề xuất trong
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, liên quan đến các quy định và việc thực thi
quy định về môi trường:
o Biện pháp 1 của QHTTKTXH: Phân Quảng Ninh thành các vùng du
lịch, dân cư và môi trường trong đó có quy định về những giới hạn hoạt động
công nghiệp và các tiêu chuẩn ô nhiễm (Mục 3.2.1 của QHTTKTXH).
o Biện pháp 2 của QHTTKTXH: Áp dụng những tiêu chuẩn, giới hạn,
những biện pháp thực thi và hình thức xử phạt khắt khe hơn đối với những vi
phạm về ô nhiễm nước và không khí (Mục 3.2.2 của QHTTKTXH).
o Biện pháp 3 của QHTTKTXH: Giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt
động khai thác than đối với môi trường (Mục 3.2.3 của QHTTKTXH).
(1) Phối hợp với Sở TN&MT tham mưu cho Chính phủ về đầu tư nguồn
kinh phí cần thiết nhằm thực hiện Biện pháp 4 và 5 được đề xuất trong Quy
hoạch tổng thể KTXH liên quan đến nguồn lực quản lý chất thải.
o Biện pháp 4 của QHTTKTXH: Cải thiện xử lý nước thải đô thị thông
qua mở rộng hệ thống các cơ sở xử lý nước thải. (Mục 3.2.4 của QHTTKTXH).

258
o Biện pháp 5 của QHTTKTXH: Cải thiện công tác quản lý chất thải
rắn thông qua việc tăng cường tỷ lệ thu gom rác thải và công xuất xử lý rác thải.
(Mục 3.2.5 của QHTTKTXH).
(1) Phối hợp với Sở TN&MT đề xuất với UBND tỉnh về việc thay đổi các
quy định pháp lý của địa phương và phân bổ thêm nguồn lực cho bảo vệ môi
trường để thực hiện biện pháp thứ 6 trong QHTTKTXH liên quan tới nguồn lực
quản lý chất thải và các quy định môi trường và công tác thực thi các quy định
môi trường:
o Biện pháp 6 của QHTTKTXH: Giảm bớt ô nhiễm từ tàu thuyền,
khách du lịch và dân cư ở cả khu vực đất liền và trên biển (Mục 3.2.6 của
QHTTKTXH)
(2) Phối hợp với Sở TN&MT công khai các thông tin quan trọng về các
nguồn ô nhiễm, như đã chỉ ra trong báo cáo Chương trình quan trắc môi trường
tích hợp của Sở TN&MT.
(3) Đẩy mạnh chương trình nhãn sinh thái “Cánh buồm xanh” thông qua
việc đưa chương trình này vào kế hoạch tiếp thị của Cơ quan tiếp thị điểm đến
theo đề xuất thành lập.
(4) Phối hợp với Ban quản lý Vịnh Hạ Long vận động Trung ương hỗ trợ
và mở rộng chương trình thu gom chất thải của Ban quản lý Vịnh Hạ Long
(BQLV).

Căn cứ: Việc thực hiện những giải pháp này là rất cần thiết đối với phát triển
kinh tế - xã hội bền vững ở tỉnh Quảng Ninh thông qua một ngành du lịch đang
trên đà phát triển. Tỉnh Quảng Ninh phải bảo tồn môi trường của mình bởi đây
là lợi thế cạnh tranh duy nhất của tỉnh trong bối cảnh mức độ cạnh tranh trong
ngành du lịch ở khu vực Đông Nam Á đang ngày càng tăng. Đặc biệt, tỉnh
Quảng Ninh cần phải bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử
Long nếu không ngành du lịch sẽ không thể phát triển bền vững và tỉnh sẽ
không đảm bảo được quá trình chuyển đổi bền vững từ một nền kinh tế dựa vào
công nghiệp “nâu” bấy lâu nay sang công nghiệp “xanh”.
Đồng thời Quảng Ninh cần phải bảo tồn các giá trị văn hóa và tự nhiên của các
khu vực xung quanh Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long bởi những tài nguyên
này sẽ giúp phát triển du lịch bền vững cho những địa bàn khác trên đại bàn
tỉnh. Những tài nguyên cần đặc biệt quan tâm bao gồm các điểm du lịch độc
đáo, giàu tiềm năng của Quảng Ninh như Yên Tử (Cái nôi của Phật giáo Việt
Nam), các làng chài trên Vịnh Hạ Long và hơn 600 di tích lịch sử văn hóa nằm
rải rác trên toàn địa bàn tỉnh.
Tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường càng được nhấn mạnh hơn thông
qua xu hướng về thị hiếu của khách du lịch trong lựa chọn điểm đến. Khách du
lịch đang ngày càng chú ý đến vấn đề chất lượng môi trường và truyền tin rất
nhanh tới những khách du lịch tiềm năng khác về những yếu kém trong quản lý
môi trường của điểm đến. Như có thể thấy qua hàng tá những nhận xét tiêu cực
259
trên các trang mạng trực tuyến liên quan đến điều kiện môi trường Vịnh Hạ
Long, thương hiệu của Hạ Long, đại diện cho hình ảnh du lịch của tỉnh Quảng
Ninh có nguy cơ bị tổn hại nặng nề nếu hiện trạng môi trường ở đây không
nhanh chóng được cải thiện.
Xu hướng này có nhiều khả năng sẽ tiếp tục diễn ra trong tương lai. Có tới 84%
các chuyên gia về tiếp thị quảng bá và quan hệ công chúng tin rằng các tiêu chí
xanh sẽ ngày càng trở nên quan trọng hơn 140. Năm 2010, Costa Rica, một điểm
du lịch sinh thái, có mức chi tiêu bình quân 944 USD cho mỗi chuyến du lịch,
trong khi đó, Pháp, một điểm du lịch thông thường chỉ có mức chi tiêu 666 USD
mỗi chuyến141. Trong một cuộc khảo sát gần đây, các hoạt động ngoài trời/khám
phá được xếp hạng hai trong số những loại hình hoạt động mà khách du lịch
nước ngoài ưa thích nhất.142
Cuối cùng, những đề xuất trình bày ở trên cũng đã xem xét những khuyến nghị
về môi trường được nêu trong Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030: Phần III: Mục I.8. Nhóm giải pháp về
bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.
2. Phối hợp với sở TN&MT đề xuất Trung ương giao thẩm quyền cho
tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện các Giải pháp 29, 30 và 31 đề xuất trong
“Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”, liên quan đến các quy định và việc thực thi
quy định về môi trường:
 Biện pháp 1 của QHTTKTXH: Phân Quảng Ninh thành các vùng du
lịch, dân cư và môi trường trong đó có quy định về những giới hạn hoạt động
công nghiệp và các tiêu chuẩn ô nhiễm (Mục 3.2.1 của QHTTKTXH).

Vùng du lịch:
o Bao gồm “vùng đất trong phạm vi 5 km từ vườn quốc gia/khu bảo tồn
(Ví dụ: Hạ Long, Cẩm Phả, Yên Tử), khu vực dọc theo trục đường chính đến
Vịnh Hạ Long, TP Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô, một số khu vực ở Hòn
Gai” và khu vực biển phục vụ du lịch phía bên ngoài Vịnh Hạ Long và Bái Tử
Long (Chi tiết xem trong hình 42 của Quy hoạch TTKTXH).
o Hướng tới bảo tồn trạng thái nguyên thủy của môi trường tự nhiên
o Hạn chế hoạt động công nghiệp thông qua việc không cho xây mới các
nhà máy điện than, nhà máy xi măng, các mỏ than, loại bỏ dần các mỏ than lộ
thiên, cải tạo các mỏ than và bãi thải của các mỏ.
o Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng nước và không khí và
tiêu chuẩn phát khí thải và nước thải ở các nhà máy xi măng, điện than.
140
Theo báo cáo năm 2012 của The Travel Foundation (Tổ chức lữ hành) và Forum for the Future (Diễn đàn vì
tương lai)
141
Jennifer Blanke và Thea Chiasa. 2011. Báo cáo về sức cạnh tranh trong lĩnh vực du lịch & lữ hành 2011:Diễn
đàn Kinh tế thế giới. Geneva. 2011.
142
Các hoạt động văn hóa/lịch xử xếp hạng đầu. (Nguồn: Khảo sát quốc tế, Tháng 8, 2013)
260
 Biện pháp 2 của QHTTKTXH: Áp dụng những tiêu chuẩn, giới hạn,
những biện pháp thực thi và hình thức xử phạt khắt khe hơn đối với những vi
phạm về ô nhiễm nước và không khí (Mục 3.2.2 của QHTTKTXH).
o Những tiêu chuẩn về chất lượng nước và không khí, cơ chế thực thi và
mức xử phạt theo quy định của pháp luật quốc gia mà tỉnh Quảng Ninh đang áp
dụng không phù hợp với những nơi là điểm đến du lịch mà ở đó phát triển du
lịch phụ thuộc hoàn toàn vào một môi trường trong sạch.
o Tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng những tiêu chuẩn và giới hạn khắt khe
hơn về chất lượng nước và không khí, cải thiện cơ chế thực thi pháp luật để xác
định và xử lý các hành vi vi phạm cũng như áp dụng hình phạt khắt khe hơn đối
với đối tượng vi phạm.
 Biện pháp 3 của QHTTKTXH: Giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt
động khai thác than đối với môi trường (Mục 3.2.3 của QHTTKTXH).
o Giảm phát thải bụi để cải thiện chất lượng khí.
o Nâng cao công suất xử lý nước thải nhằm cải thiện chất lượng nước.
o Cải tạo các bãi thải nhằm cải thiện chất lượng đất.

Căn cứ: Đối với những đề xuất về thay đổi các quy định pháp luật nêu ra trong
những giải pháp này, tỉnh không có thẩm quyền quyết định mà phải là cấp Trung
ương. Những giải pháp này sẽ giúp giải quyết hai nguyên nhân cốt lõi quan
trọng nhất của suy thoái môi trường – các quy định về bảo vệ môi trường chưa
đủ khắt khe và việc thực thi các quy định hiện có chưa nghiêm ngặt – đồng thời,
việc thực hiện các giải pháp này sẽ tạo điều kiện cần thiết cho phát triển du lịch
bền vững.
Hành động chiến lược: Sở VHTTDL Tỉnh Quảng Ninh cần đóng góp vào quá
trình thực hiện những khuyến nghị này thông qua những hành động sau:
 Chính thức bổ nhiệm một cán bộ của Sở VHTTDL chịu trách nhiệm
thực hiện đề xuất này trong một khung thời gian cụ thể.
 Phối hợp cùng với Sở TN&MT xây dựng kế hoạch chiến lược làm việc
với Trung ương nhằm đảm bảo thẩm quyền pháp lý để thực hiện các thay đổi đề
xuất.
 Hỗ trợ Sở TN&MT trong các hoạt động tham mưu cho tỉnh và Trung
ương.
 Hỗ trợ quá trình chuẩn bị thông tin phục vụ cho việc soạn thảo bản kiến
nghị để trình lên Chính phủ.
 Bố trí và tham dự các buổi tiếp xúc với các cán bộ chủ chốt ở cấp
Trung ương.
 Tham gia vào buổi chính thức trình bày kiến nghị lên chính quyền cấp
Trung ương.
 Bám sát quá trình xem xét kiến nghị của cấp Trung ương và đáp ứng
các yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết.

261
 Thường xuyên có các buổi họp mặt trao đổi với Sở TN&MT về tiến độ,
những khó khăn thách thức hiện thời và cùng thống nhất các bước hành động
tiếp theo.
 Phát huy nỗ lực đảm bảo phát triển du lịch phù hợp với những tiêu
chuẩn cao hơn về bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thảo luận với các đơn
vị phát triển du lịch, Sở TN&MT, BQLV và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng
Ninh.
3. Đề xuất Chính phủ bổ sung nguồn lực phục vụ cho công tác quản lý
chất thải

 Biện pháp 4 của QHTTKTXH: Cải thiện công tác xử lý nước thải đô thị
thông qua mở rộng hệ thống các cơ sở xử lý nước thải (chi tiết xem tại mục
3.2.4 của Quy hoạch TTKTXH).
o Tổng mức đầu tư yêu cầu là 459 tỷ Đồng đến năm 2020.
o 162 tỷ Đồng là mức yêu cầu năm 2013.
o Còn lại là 297 tỷ Đồng vào năm 2016.
 Biện pháp 5 của QHTTKTXH: Cải thiện công tác quản lý chất thải rắn
thông qua việc tăng cường diện tích thu gom và công xuất xử lý rác thải. (Chi
tiết xem tại mục 3.2.5 của Quy hoạch tổng thể KTXH).
o Tổng mức đầu tư yêu cầu là 1.490 tỷ Đồng đến năm 2020.
Căn cứ: Những biện pháp nêu trong Quy hoạch TTKTXH như tóm tắt ở trên sẽ
giải quyết một nguyên nhân căn bản gây ra suy thoái môi trường – thiếu nguồn
lực phân bổ cho công tác quản lý chất thải – và tạo điều kiện cần thiết cho phát
triển du lịch bền vững.
Hành động chiến lược: Sở VHTTDL cần đóng góp vào quá trình thực hiện các
khuyến nghị này thông qua các công việc cụ thể sau:
 Chính thức bổ nhiệm một cán bộ của Sở VHTTDL chịu trách nhiệm
thực hiện đề xuất này trong một khung thời gian cụ thể.
 Phối hợp cùng với Sở TN&MT xây dựng kế hoạch chiến lược làm việc
với Trung ương nhằm đảm bảo thẩm quyền pháp lý để thực hiện các thay đổi đề
xuất.
 Hỗ trợ Sở TN&MT trong các hoạt động tham mưu cho tỉnh và Trung
ương.
 Hỗ trợ quá trình chuẩn bị thông tin phục vụ cho việc soạn thảo bản kiến
nghị để trình lên Chính phủ.
 Bố trí và tham dự các buổi tiếp xúc với các cán bộ chủ chốt ở cấp
Trung ương.
 Tham gia vào buổi chính thức trình bày kiến nghị lên chính quyền cấp
Trung ương.
 Bám sát quá trình xem xét kiến nghị của cấp Trung ương và đáp ứng
các yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết.

262
 Thường xuyên có các buổi họp mặt trao đổi với Sở TN&MT về tiến độ,
những khó khăn thách thức hiện thời và cùng thống nhất các bước hành động
tiếp theo.
 Phát huy nỗ lực đảm bảo phát triển du lịch phù hợp với những tiêu
chuẩn cao hơn về bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thảo luận với các đơn
vị phát triển du lịch, Sở TN&MT, BQLV và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng
Ninh.
4. Tăng nguồn phân bổ từ tỉnh cho hoạt động quản lý chất thải và cải
thiện các quy chế môi trường và công tác thực thi

 Biện pháp 6 của QHTTKTXH: Giảm bớt ô nhiễm từ tàu thuyền, khách
du lịch và dân cư ở cả khu vực đất liền và trên biển (chi tiết xem tại mục 3.2.6
của Quy hoạch tổng thể).
o Tổ chức lực lượng cảnh sát biển làm nhiệm vụ tuần tra Vịnh phát hiện
các hành vi gây ô nhiễm (dự kiến cần khoảng 25 người cho lực lượng này).
o Thường xuyên đánh giá chất lượng nước Vịnh nhằm đảm bảo đáp ứng
các tiêu chuẩn đã vạch ra (nội dung này có liên quan tới đề xuất thứ 4 dưới đây).
o Bắt đầu từ năm 2013, chỉ cho phép vận chuyển hàng hóa qua các cảng
đã đăng ký (trái với tình trạng cảng nổi hiện nay).
o Đảm bảo tàu du lịch và các làng chài thu gom và vận chuyển rác sang
các thuyền thu gom rác của nhà nước.
o Bố trí đủ các hệ thống gom rác và vệ sinh ở các làng chài trên Vịnh.
o Xây dựng hệ thống cấp thoát nước hiện đại ở TP Hạ Long.
Căn cứ: Những biện pháp nêu trong Quy hoạch TTKTXH như tóm tắt ở trên sẽ
giải quyết một nguyên nhân căn bản gây ra suy thoái môi trường – không đủ
nguồn lực phân bổ cho công tác xử lý rác thải, hệ thống quy định và cơ chế thực
thi quy định pháp lý về môi trường chưa chặt chẽ - đồng thời tạo điều kiện cần
thiết cho tăng trưởng du lịch bền vững.
Hành động chiến lược: Sở VHTTDL cần đóng góp vào quá trình thực hiện các
khuyến nghị này thông qua các công việc cụ thể sau:
 Chính thức bổ nhiệm một cán bộ của Sở VHTTDL chịu trách nhiệm
thực hiện đề xuất này trong một khung thời gian cụ thể.
 Phối hợp cùng với Sở TN&MT xây dựng kế hoạch chiến lược làm việc
với Trung ương nhằm đảm bảo thẩm quyền pháp lý để thực hiện các thay đổi đề
xuất.
 Hỗ trợ Sở TN&MT trong các hoạt động tham mưu cho tỉnh và Trung
ương.
 Hỗ trợ quá trình chuẩn bị thông tin phục vụ cho việc soạn thảo bản kiến
nghị để trình lên Chính phủ.
 Bố trí và tham dự các buổi tiếp xúc với các cán bộ chủ chốt ở cấp
Trung ương.
 Tham gia vào buổi chính thức trình bày kiến nghị lên chính quyền cấp
Trung ương.
263
 Bám sát quá trình xem xét kiến nghị của cấp Trung ương và đáp ứng
các yêu cầu cung cấp thông tin cần thiết.
 Thường xuyên có các buổi họp mặt trao đổi với Sở TN&MT về tiến độ,
những khó khăn thách thức hiện thời và cùng thống nhất các bước hành động
tiếp theo.
 Phát huy nỗ lực đảm bảo phát triển du lịch phù hợp với những tiêu
chuẩn cao hơn về bảo vệ môi trường thông qua các cuộc thảo luận với các đơn
vị phát triển du lịch, Sở TN&MT, BQLV và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng
Ninh.

5. Chia sẻ thông tin đối với chương trình quan trắc hiện trạng
môi trường

Trong khuôn khổ Chương trình quan trắc môi trường tích hợp 143 dự kiến triển
khai, Sở TN&MT sẽ đóng vai trò chủ trì trong công tác đo lường, xác định và
theo dõi các nguồn gây ô nhiễm trên Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, từ đó
tổng hợp các thông tin này vào một cơ sở dữ liệu tập trung để chia sẻ với các cơ
qua liên quan.
Căn cứ: Việc này sẽ giúp giải quyết một trong những căn nguyên của suy thoái
môi trường – chưa chia sẻ thông tin - và tạo điều kiện cần thiết cho tăng trưởng
du lịch bền vững. Thêm vào đó, đây cũng là cách giải quyết những quan ngại
của UNESCO về việc họ không được cung cấp các bản đánh giá tác động môi
trường của Sở TN&MT, khiến họ có những nghi ngại về thực trạng liệu môi
trường Vịnh Hạ Long có đáp ứng tiêu chuẩn UNESCO hay không.144
Hành động chiến lược: Sở VHTTDL cần đóng góp vào quá trình thực hiện các
khuyến nghị này thông qua các công việc cụ thể sau:
 Phối hợp với Sở TN&MT Tỉnh Quảng Ninh công bố trên trang web
của Cơ quan tiếp thị điểm đến Quảng Ninh (QNDMA) tên các doanh nghiệp vi
phạm quy định môi trường, hình thức vi phạm và mức xử phạt đã áp dụng, theo
như báo cáo trong Chương trình quan trắc môi trường tích hợp.
o Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo Sở
TN&MT chia sẻ tất cả những thông tin về các cuộc kiểm tra môi trường, tên các
công ty hoặc tổ chức có hành vi vi phạm và hình phạt áp dụng.
o Tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo QNDMA đăng
thông tin về các hình thức vi phạm quy mô lớn, tên các công ty vi phạm và hình
thức xử phạt áp dụng trên trang mạng của QNDMA (xem thêm Giải pháp tiếp
thị 3).
o Đăng thông tin về các vi phạm lớn về môi trường trên trang mạng của
QNDMA với hình thức đơn giản giúp người dân dễ hiểu, có nhiều hình thức
trình bày, ví dụ:
143
Chương trình quan trắc môi trường tích hợp được trình bày chi tiết trong “Kế hoạch thực thi quan trắc môi
trường tích hợp, 2013” và “Kế hoạch thực thi thanh tra và hướng dẫn hành chính (trong đó có các đề xuất về
tăng cường thanh, kiểm tra môi trường), 2013".
144
Phỏng vấn với UNESCO tháng 7/2013
264
Hoạt động bảo vệ
Công ty Loại vi phạm Hình phạt áp dụng
môi trường
Tốt
XXX XXX Không áp dụng

Trung bình
XXX XXX XXXX

Kém
XXX

X
Cực kỳ kém
X

 Tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh về việc chỉ đạo Sở TN&MT
chia sẻ với UNESCO tất cả những Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã
thực hiện.
 Kêu gọi sự tự nguyện tham gia hỗ trợ công tác môi trường từ các tổ
chức phi chính phủ đi đầu trong lĩnh vực môi trường. Các hình thức hỗ trợ có
thể bao gồm:
o Mua sắm các thiết bị quan trắc môi trường.
o Tập huấn cho cán bộ Sở TN&MT về quan trắc môi trường.
o Giám sát chất lượng thu thập dữ liệu kiểm tra sức khỏe môi trường.
o Chia sẻ thông tin với các bên liên quan chủ chốt.
o Hỗ trợ soạn thảo khung pháp lý cho chương trình này.

Mô tả rõ hơn về Chương trình quan trắc môi trường tích hợp: Kế hoạch
triển khai Chương trình quan trắc môi trường tích hợp khuyến nghị Chi cục bảo
vệ môi trường của Sở TN&MT thực hiện những công tác sau:
 Thiết lập và điều hành một ban thường trực sẽ làm nhiệm vụ thực hiện
tất cả các cuộc kiểm tra, quan trắc môi trường (bao gồm Đánh giá tác động môi
trường) và quản lý sự phối hợp và hợp tác của tất cả các đơn vị liên quan.
Những đơn vị liên quan sẽ cùng tham gia phối hợp gồm Chi cục bảo vệ môi
trường và phòng thanh tra của Sở TN&MT, Trung tâm quan trắc và phân tích
môi trường, Ban quản lý Vịnh Hạ Long, Cảnh sát môi trường và các đơn vị khác
có chức năng hẹp hơn thuộc thành phố Hạ Long, huyện Hoành Bồ, thị xã Quảng
Yên, thành phố Cẩm Phả. Hiện tại các đơn vị này vẫn chưa có sự phối hợp chặt
chẽ trong công tác bảo vệ môi trường, phạm vi khu vực mà những đơn vị này
đảm nhận quan trắc là chưa đủ và kết quả kiểm tra quan trắc môi trường thu
được chưa được tổng hợp hoặc chia sẻ với các cơ quan, đơn vị khác.145
145
"Sở TN&MT tỉnh Quảng Ninh chịu trách nhiệm quan trắc(i) các nguồn ô nhiễm trên bờ (ii) nước biển ven bờ
và (iii) các khu du lịch chính thuộc khu di sản thế giới. Ban quản lý Vịnh Hạ Long chịu trách nhiệm quan trắc:
(i) khu di sản thế giới, (ii) vùng đệm khu di sản, (iii) các điểm du lịch chính, (iv) các làng chài và (v) vùng biển
thuộc khu vực Bái Tử Long. Hệ thống quan trắc của cả hai cơ quan trên trải khắp cả khu vực nội địa và khu vực
biển bao gồm khu di sản thế giới và vùng đệm, nên về cơ bản hệ thống quan trắc môi trường hiện nay có thể
265
 Xây dựng một cơ sở dữ liệu về các nguồn ô nhiễm 146 và chia sẻ thông
tin với các đơn vị có liên quan.
 Thu thập và lưu trữ tất cả các hồ sơ thanh kiểm tra môi trường và
thường xuyên cập nhật các hồ sơ này trong cơ sở dữ liệu nguồn ô nhiễm (hiện
tại các hồ sơ chưa được lưu trữ và cập nhật thường xuyên).
 Thường xuyên chia sẻ thông tin với các cơ quan đơn vị chính chịu trách
nhiệm quan trắc môi trường.
 Các khuyến nghị trên được vạch ra trong “Kế hoạch thực hiện quan trắc
môi trường tích hợp, 2013" và “Kế hoạch thực hiện công tác thanh tra và hướng
dẫn hành chính (bao gồm các đề xuất về tăng cường thanh tra, kiểm tra sức khỏe
môi trường), 2013".

6. Thúc đẩy Chương trình nhãn sinh thái “Cánh buồm xanh”

 Chương trình nhãn sinh thái Cánh buồm xanh 147 được xây dựng nhằm
mục đích giảm thiểu tác động tiêu cực của tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và
nâng cao nhận thức của khách du lịch về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường. Chương trình này thực hiện gắn “nhãn sinh thái cánh buồm xanh” cho
những tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long đáp ứng được các tiêu chí đặt ra đối với
các doanh nghiệp khai thác tàu du lịch có đóng góp vào sự phát triển bền vững
của Vịnh Hạ Long. Các tiêu chí để được cấp chứng nhận này dựa vào :
o Sự tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường.
o Các nhân viên tham gia đầy đủ các khóa tập huấn về bảo vệ môi
trường.
o Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức của khách du lịch về
bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
o Xử lý đúng quy cách đối với chất thải từ hoạt động của khách du lịch
và thuyền viên.
o Thực hiện vệ sinh tàu hợp lý.
o Sử dụng loại động cơ được cho phép.
o Sử dụng thiết bị vận hành bằng năng lượng tái tạo.
o Sử dụng vật liệu tái chế.
o Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác.

được áp dụng cho kế hoạch triển khai quan trắc môi trường tích hợp năm 2012." "Các cơ sở và khu vực bổ sung
cho quản lý môi trường nước” bao gồm:"Các cơ sở liên quan đến khai thác than, các nhà máy ở khu công nghiệp
Cái Lân, các nhà máy xi măng, các cơ sở chế biến thực phẩm và nước giải khát, cảng và nhà máy đóng tàu, các
cơ sở sản xuất đặc biệt, và các khu dân cư." (Nguồn: Kế hoạch triển khai quan trắc môi trường tích hợp, 2013)
146
Tới nay 540 nguồn ô nhiễm đất liền, biển và không khí tại tỉnh Quảng Ninh đã được xác định.(Nguồn: Kế
hoạch triển khai quan trắc môi trường tích hợp, 2013)
147
Chương trình dán nhãn sinh thái Cánh buồm xanh được mô tả trong các dự án bảo vệ môi trường Vịnh Hạ
Long gồm "Đề án cải thiện hành lang môi trường ven biển vịnh Hạ Long, 2013" và"Chiến lược và biện pháp
phát triển du lịch bền vững khu vực Hạ Long, 2013”.
266
Căn cứ: Việc này sẽ giải quyết hai nguyên nhân căn bản của tình trạng suy thoái
môi trường – thiếu các biện pháp giáo dục môi trường và các chính sách khuyến
khích thị trường – và tạo điều kiện cần thiết cho tăng trưởng du lịch bền vững.
Hiện tại chương trình chưa thể tự duy trì hoạt động được bởi chương trình chưa
được quảng bá và xúc tiến một cách hiệu quả đối với khách du lịch. Kết quả là
khách du lịch vẫn chưa biết đến chương trình và do đó, chưa được hưởng những
lợi ích tích cực mà chương trình mang lại cũng như sử dụng chương trình để có
tác động tích cực tới hành vi ứng xử với môi trường của các nhà tàu du lịch.
Việc tiếp thị và quảng bá có hiệu quả chương trình này sẽ làm tăng nhu cầu của
khách du lịch đối với tàu có Chứng nhận cánh buồm xanh, mang lại lợi ích cho
khách du lịch và những nhà khai thác tàu du lịch có ý thức về môi trường.
Hành động chiến lược: QNDMA nên thực hiện các bước sau nhằm để nhãn
sinh thái là một chương trình tồn tại được và tự duy trì được.
 Quảng cáo về chương trình nhãn sinh thái trên trang web của QNDMA,
các văn phòng du lịch tại TP Hạ Long và TP Hà Nội, các sân bay ở TP Hà Nội,
TP Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, trên mặt bên của các xe buýt và trong ấn phẩm
“50 điều nên làm ở Quảng Ninh”. QNDMA cũng nên phát hành thông cáo báo
chí tới các nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch và các website về du lịch, giúp
họ có thông tin về chương trình để giải thích trong các ấn phẩm, bài viết của
mình.
 Quảng bá cho các tàu được cấp chứng nhận nhãn sinh thái trên trang
web của QNDMA. Các tàu này có thể được ưu tiên giới thiệu tại một tiểu mục
riêng trong phần “Đặt du thuyền/tàu du lịch” của chuyên mục “Cẩm nang du
lịch” nhằm tạo ra sự nổi bật so với các tàu chưa được dán nhãn sinh thái. Các
tàu này cũng có thể được nhắc đến như là những tấm gương tiêu biểu về bảo vệ
môi trường trên các phương tiện truyền thông, ấn phẩm quảng cáo nhằm khuyến
khích nhà khai thác tàu du lịch thực hiện tốt các quy định môi trường.

7. Tăng cường thực hiện các chiến dịch thu gom và xử lý chất thải

 Ban quản lý Vịnh Hạ Long (BQLV) chịu trách nhiệm “thu gom rác thải
khu vực trên mặt Vịnh và tại các điểm tham quan trên Vịnh Hạ Long bao gồm
toàn bộ khu Di sản được UNESCO công nhận với diện tích 343 km2 và khu vực
cách 500 mét tính từ khu vực ven biển thành phố ra phía Vịnh Hạ Long".
 Công tác thu gom rác của BQLV cũng được UBND tỉnh Quảng Ninh
chỉ đạo tại Thông báo số 155/TB-UBND về việc “lập kế hoạch thu gom toàn bộ
rác khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long (gồm cả Bãi Cháy)”.

Căn cứ: Thực hiện việc này sẽ giúp giải quyết một nguyên nhân căn bản của
tình trạng suy thoái môi trường – không đủ nguồn lực phân bổ cho công tác
quản lý chất thải – và tạo điều kiện cần thiết cho tăng trưởng du lịch bền vững.
267
Nguồn lực hiện thời của BQLV chỉ đáp ứng thu gom được khoảng 90% rác trên
khu vực Vịnh Hạ Long. Phần còn lại 10% cũng đủ mang lại tác động đáng kể tới
vẻ đẹp và môi trường vùng Vịnh, như ta có thể quan sát thấy một lượng rác lớn
có trên mặt Vịnh Hạ Long và dọc khu vực ven bờ (Xem ảnh minh họa). Điều
này khiến khách du lịch có cái nhìn tiêu cực về Vịnh Hạ Long và sẽ truyền
miệng tới những khách du lịch tiềm năng khác, như trình bày cụ thể trong phần
Đánh giá.
Để giải quyết 10% rác còn lại ở khu vực Vịnh Hạ Long, BQLV sẽ cần 20
phương tiện chuyên dụng các loại và 50 nhân viên. Chi phí cho 20 phương tiện
kể trên ở khoảng 16 tỷ Đồng và mức chi trả mỗi năm cho nhân lực và vật tư là
khoảng 10 tỷ Đồng.148
Ngoài ra, cần tiến hành đánh giá nhằm tính toán nguồn lực cần thiết để giải
quyết 100% rác thải khu vực Vịnh Bái Tử Long bởi dọc khu vực ven biển của
Vịnh Bái Tử Long cũng ở tình trạng đầy ngập rác.
Hành động chiến lược: Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh nên thực hiện các bước
sau nhằm hỗ trợ BQLV trong việc giữ vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long 100%
không rác thải và mở rộng chiến dịch này sang cả khu vực Vịnh Bái Tử Long:
 Chính thức bổ nhiệm một cán bộ của Sở VHTTDL làm nhiệm vụ thực
hiện đề xuất này trong một khung thời gian cụ thể.
 Phối hợp với BQLV xây dựng kế hoạch chiến lược nhằm đảm bảo
nguồn kinh phí đầu tư của tỉnh để duy trì Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
100% không rác thải.
 Kêu gọi sự ủng hộ của các đơn vị quan tâm và được hưởng lợi từ việc
giữ gìn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long 100% không rác
thải bao gồm các cơ quan đơn vị nhà nước như Sở TN&MT, Ban quản lý khu
kinh tế tỉnh Quảng Ninh, TP Hạ Long và các đơn vị tư nhân như các nhà khai
thác tàu du lịch và các cơ sở kinh doanh dọc khu vực Bãi Cháy.
 Hỗ trợ quá trình chuẩn bị thông tin phục vụ cho việc soạn thảo bản kiến
nghị sẽ được trình lên tỉnh.
 Sắp xếp và tham dự các buổi tiếp xúc với các lãnh đạo tỉnh.
 Tham gia vào buổi trình bày kiến nghị chính thức lên Tỉnh.
 Bám sát quá trình xem xét kiến nghị của Tỉnh và đáp ứng các yêu cầu
cung cấp thông tin cần thiết.
 Thường xuyên có các buổi họp mặt trao đổi với Ban quản lý Vịnh Hạ
Long về tiến độ, những khó khăn thách thức hiện thời và cùng thống nhất các
bước hành động tiếp theo.

148
Dựa trên kết quả khảo sát do Ban quản lý Vịnh Hạ Long cung cấp, tháng 8 năm 2013.
268
Hình 53: Hình ảnh minh họa rác trên Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long

7.2. Những đề xuất bổ sung cần xem xét


1. Xây dựng những lịch trình tour dài ngày hơn (ví dụ: 3-5 ngày) tập
trung vào những chủ đề cụ thể, ví dụ như “Các tour du lịch trải nghiệm chân
thực tại Quảng Ninh”
Một trong những nhiệm vụ của Cơ quan tiếp thị điểm đến đề cập đến trong phần
4.2.4 là đề xuất một lịch trình tham quan dài ngày cho khách du lịch tại Quảng
Ninh để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch khác nhau. Cơ quan tiếp
thị điểm đến cần xúc tiến những lịch trình tiềm năng với đối tác của họ là các
công ty điều hành tour du lịch và mô tả trực tiếp trên website để thông báo cho
khách du lịch. Để khởi động tiến trình này, chúng tôi đã thiết kế một lịch trình
mẫu hướng tới đối tượng khách du lịch phương Tây. Đây là đối tượng muốn trải
nghiệm những hoạt động ngoài trời và trải nghiệm văn hóa chân thực. Lưu ý
rằng lịch trình này được thiết kế dựa trên các hoạt động du lịch hiện tại và có thể
được đưa ra thị trường ngay lập tức. Một khi các sản phẩm và dịch vụ mới đã
sẵn sàng thì chúng ta cũng nên thiết kế thêm các lịch trình mới.

269
Bảng 60: Mẫu lịch trình tour

Ngày 1 Buối sáng Đến Quảng Ninh

Buổi chiều Đi du thuyền tới vịnh Bái Tử Long, sau đó chèo thuyền kayak
tham quan vịnh

Ngày 2 Buổi sáng Thăm làng chài nổi và leo núi đá vôi

Buổi chiều Chèo thuyền kayak, khám phá hang động, bơi lội, câu cá

Ngày 3 Buổi sáng Đi thuyền trở về thành phố Hạ Long, xuống tàu và lưu trú tại nhà
dân (homestay), ví dụ như làng quê Yên Đức

Buổi chiều Gặp gỡ dân làng,tìm hiểu những ngành nghề truyền thống địa
phương, trải nghiệm các sinh hoạt làng quê như nấu nướng

Ngày 4 Buổi sáng Tham quan các địa điểm văn hóa như chợ quê, các di tích văn
hóa lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên như các hồ và thác nước
lân cận

Buổi chiều Đến Uông Bí, gặp gỡ hướng dẫn viên du lịch người bản địa, tìm
hiểu về lịch sử của Yên Tử và Phật giáo Việt Nam

Ngày 5 Buổi sáng Tham quan khu di tích Yên Tử, có thể đi bằng cáp treo hoặc leo
bộ lên tới đỉnh

Buổi chiều Trở về Hà Nội


Nguồn: Tư vấn lập quy hoạch

2. Lễ hội: tổ chức sự kiện, lễ hội âm nhạc và ẩm thực định kỳ (có thể


là hàng tháng hoặc hàng quý)
Một trong những cách thức giúp cho những địa điểm du lịch khác thu hút được
khách du lịch, đặc biệt trong mùa thấp điểm, là do họ có tổ chức những sự kiện
và lễ hội đặc biệt để thu hút người khách du lịch. Một trong những ví dụ điển
hình là lễ hội Trung thu, ở đảo Koh Phangan, Thái Lan. Họ tổ chức một bữa tiệc
thâu đêm trên biển vào đêm trăng tròn và theo một số nguồn tin thì lễ hội này đã
thu hút được những 20.000 khách du lịch. Một ví dụ khác là ở Dubai vào mùa
du lịch thấp điểm như tháng Giêng và tháng Hai, họ tổ chức lễ hội mua sắm, các
cửa hàng bán lẻ đều bán hàng giảm giá. Đây là một kiểu lễ hội trong nhà khi
thời tiết không thuận lợi. Những nhân tố chính cho những sự kiện trong không
gian khép kín kiểu này bao gồm:
 Địa điểm: không những phải dễ dàng tiếp cận mà còn phải xa khu dân
cư, khách sạn để người dân không bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn. Không gian phải
đủ rộng cho đông người và phải có nhà vệ sinh công cộng;
 Thực phẩm: phải đa dạng các loại thực phẩm. Thường thì sẽ cần có
các quán ăn vỉa hè dựng ngay tại nơi tổ chức lễ hội. Đồ ăn không nhất thiết phải
là miễn phí nhưng phải có giá cả phải chăng;
270
 Bia rượu: có bày bán bia rượu nhưng nên hạn chế, tốt nhất là nên hạn
chế rượu mạnh và hạn chế bán cho những cá nhân đã có biểu hiện say rượu,
cũng như đảm bảo nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật Việt Nam;
 Âm nhạc và dịch vụ vui chơi giải trí: có thể thu hút đám đông bằng
các chương trình ca nhạc miễn phí, đặc biệt là nếu có bãi cỏ nơi người lớn có thể
nhảy múa và trẻ nhỏ có thể vui chơi. Tốt nhất là nên có thêm các trò chơi và các
loại hình giải và các gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ của địa phương, đồ lưu
niệm;
 Giờ giới nghiêm muộn: những sự kiện như vậy cũng nên được cho
phép kéo dài tới đêm khuya. Nếu phải kết thúc lễ hội sớm thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới bầu không khí tiệc tùng vui vẻ;
 An ninh: cần phải đảm bảo trật tự an ninh công cộng. Lực lượng bảo
vệ an ninh trật tự cần phải sẵn sàng hỗ trợ trong trường hợp khẩn cấp;
 Vé vào cửa: Khi những sự kiện như thế này còn mới mẻ và chưa thực
sự có thương hiệu nổi bật thì nên miễn phí vé vào cửa hoặc bán với giá phải
chăng. Nguồn thu từ vé vào cửa có thể dùng để trang trải chi phí nhà vệ sinh
công cộng, hệ thống âm thanh, nhân viên bảo vệ. Phần lớn doanh thu có được là
từ hoạt động dịch vụ ăn uống;
3. Cung cấp dịch vụ biên dịch thực đơn cho các nhà hàng.
Rất nhiều nhà hàng mong muốn phục vụ cả khách nước ngoài nhưng gặp trở
ngại do yêu cầu thực đơn phải được viết bằng tiếng Anh, tiếng Trung Quốc,
tiếng Hàn Quốc và các ngoại ngữ khác. Những nhà hàng quy mô nhỏ thường
gặp khó khăn trong việc tìm kiếm dịch vụ biên dịch chất lượng cao và thường
thì họ không có khả năng kiểm tra xem việc biên dịch đó có đạt tiêu chuẩn hay
không. Hậu quả là thực đơn viết bằng ngoại ngữ không đạt chuẩn thường gây ra
sự lúng túng khó hiểu và không thể giúp cho nhà hàng thu hút được khách du
lịch ngoại quốc. Tỉnh Quảng Ninh có thể hỗ trợ các nhà hàng và những doanh
nghiệp vừa và nhỏ bằng cách thu xếp dịch vụ biên dịch theo nhóm. Với khối
lượng công việc lớn hơn và dịch vụ biên dịch thực đơn tập trung thì Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch có thể đàm phán mức giá cạnh tranh với các biên dịch viên.
Điều này sẽ khiến khách nước ngoài hài lòng hơn và có thể chi tiêu nhiều hơn vì
họ hiểu rõ mình sẽ gọi món gì, đồng thời cũng giúp nhân viên nhà hàng cải thiện
khả năng ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh.
4. Xây dựng các chương trình sinh viên làm hướng dẫn viên du lịch
miễn phí giới thiệu về các địa danh lịch sử, đổi lại họ có cơ hội thực hành
ngoại ngữ (tương tự như Chương trình Hanoikids)
Hanoikids là một chương trình tình nguyện trong đó sinh viên các trường đại
học nếu muốn thực hành nói tiếng Anh thì có thể hướng dẫn tour miễn phí cho
khách du lịch (website: http://hanoikids.org/). Những tour du lịch này bao gồm
tất cả các địa danh nổi tiếng ở Hà Nội. Đồng thời lịch trình có thể được thiết kế
theo yêu cầu và cũng có thể được sắp xếp trực tuyến hoặc qua điện thoại.
Chương trình này rất phổ biến đối với khách du lịch nước ngoài (đây là hoạt
271
động xếp thứ nhất tại Hà Nội trên website Tripadvisor, đạt tới mức 5 sao dựa
trên 472 lời nhận xét theo số liệu cập nhật ngày 1 tháng 9 năm 2013). Đây thực
sự là cơ hội tuyệt vời cho cả hai bên: sinh viên có được cơ hội thực hành tiếng
Anh với người nước ngoài và khách du lịch có cơ hội gặp gỡ người dân địa
phương để tìm hiểu thêm về các địa danh miễn phí. Khách du lịch sẽ tự trả chi
phí cho vé vào cửa và tổ chức Hanoikids đào tạo sinh viên để trang bị kiến thức
cơ bản cho họ về các địa điểm du lịch. Chương trình này chỉ có thể được tiến
hành tại các địa điểm nơi mà chưa hề có bất kỳ một tour du lịch thương mại nào
hoạt động (trường hợp này bao gồm hầu hết tất cả các địa danh ở tỉnh Quảng
Ninh ngoài Vịnh Hạ Long). Ngoài hành trình tới các địa danh văn hóa lịch sử thì
các tour này còn có thể đưa khách du lịch đến với các nhà hàng địa phương, đặc
sản địa phương, phố đi bộ, đi xe đạp quanh khu vực, tham quan chợ và các loại
hình hoạt động khác mà có thể rất dễ dàng đối với người dân địa phương nhưng
lại khó khăn và mang tính thử thách đối với khách du lịch. Một chương trình
như vậy sẽ giúp cho tỉnh Quảng Ninh đạt được nhiều mục tiêu: cải thiện kỹ năng
ngoại ngữ cho người dân địa phương, cung cấp một cách thức để khách du lịch
tìm hiểu về văn hóa lịch sử Quảng Ninh, thu hút sự quan tâm của giới trẻ địa
phương đối với ngành nghề du lịch. Điều này sẽ tạo nên những ấn tượng tích
cực khó phai trong lòng khách du lịch khi trải nghiệm du lịch tại Quảng Ninh.
5. Cập nhật hệ thống biển báo đường dây nóng du lịch viết bằng
nhiều ngoại ngữ và thông tin giải thích chi tiết hơn
Những biển báo đường dây nóng du lịch ở thành phố Hạ Long được bố trí tại
các địa điểm rất dễ nhận thấy. Dịch vụ đường dây nóng rất có ích cho khách du
lịch. Tuy nhiên, như đề cập trong phần đánh giá, khách du lịch dường như
không biết tới sự tồn tại của những biển báo đường dây nóng du lịch bởi vì
những biển báo này không giải thích được chi tiết và đầy đủ về dịch vụ. Theo
như dưới đây, phần tiếng Anh của biển báo chỉ nói “đường dây nóng” và không
giải thích đường dây nóng đó là gì và cách thức mà nó trợ giúp khách du lịch
như thế nào. Những biển báo này nên được cập nhật chi tiết hơn, có thể bao gồm
những câu như “đường dây nóng du lịch: hãy gọi nếu như bạn cần trợ giúp về
chỉ đường, chỗ ở, hoặc nếu bạn cần trình báo vấn đề nào đó”. Tốt hơn là nên có
cả những thông điệp như vậy bằng tiếng Hàn Quốc.

272
Hình 54: Ảnh chụp biển báo đường dây nóng du lịch đặt tại thành phố Hạ
Long

6. Tổ chức chương trình kiểm tra và chứng nhận nhà hàng để đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách du lịch
Khách du lịch thường rất lo ngại về việc ăn uống tại quốc gia khác vì họ nghĩ
rằng họ sẽ dễ bị mắc những căn bệnh do thực phẩm gây ra. Đặc biệt, nhiều
khách du lịch thường do dự không muốn ăn ở những quan ăn nhỏ bình dân rất
phổ biến ở Việt Nam. Nguyên nhân là vì họ không biết là những quán ăn này có
tuân theo những tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm hay không. Điều này
khiến cho họ không thể thoải mái trong việc ăn uống khi đi du lịch và điều này
cũng có nghĩa là họ không có cơ hội được tiếp cận với một trong những khía
cạnh rất quan trọng của văn hóa địa phương: đó là văn hóa ẩm thực. Quảng Ninh
có thể khuyến khích khách du lịch lui tới các nhà hàng và quán ăn nhỏ địa
phương bằng cách thực hiện một cách nghiêm túc và khắt khe chương trình
kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm. Theo như hình dưới đây thì Hà Nội gần đây
đã mở rộng chương trình tương tự và Quảng Ninh cũng nên áp dụng mô hình
này. Những yếu tố chính của chương trình bao gồm:
 Một hệ thống những tiêu chuẩn đánh giá các cơ sở dịch vụ ăn uống do
các chuyên gia về vệ sinh an toàn thực phẩm xây dựng. Hệ thống này cần bao
gồm những mục sau:
o Dự trữ lạnh, ướp lạnh những thực phẩm dễ hư hỏng;
Nhân viên cần rửa tay trước khi bắt đầu làm việc và sau khi sử dụng
nhà vệ sinh;

273
o Các biện pháp kiểm soát chuột, gián và vật gây hại;
o Xử lý và thải bỏ phế liệu thực phẩm cũng như các loại rác thải khác
một cách hợp lý.
 Cần quy định các hình phạt thích đáng đối với những trường hợp vi
phạm những yêu cầu trên và điều chỉnh tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng
vi phạm (ví dụ như khả năng gây ra bệnh hoặc sự nhiễm bẩn)
 Cần phổ biến rộng rãi danh sách các tiêu chuẩn trên tới tất cả các cơ sở
dịch vụ ăn uống kèm theo thời hạn thi hành.
 Cần thuê những chuyên gia kiểm tra thanh tra độc lập hoặc ký hợp
đồng với những đơn vị phù hợp và lập lịch trình kiểm tra.
 Những cuộc thanh tra kiểm tra cần được tiến hành đột xuất
 Bản báo cáo chi tiết sau cuộc kiểm tra cần phải được chuyển tới từng
cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống. Những bản báo cáo này giúp xác định những cơ
sở này đáp ứng hay không đáp ứng từng tiêu chuẩn, nên áp dụng hình phạt nào,
nên làm gì để cải thiện hiện trạng và thời hạn để tiến hành các biện pháp điều
chỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ cần phải làm việc với Chi cục Vệ sinh An
toàn Thực phẩm địa phương để thực hiện các giải pháp này. Hai cơ quan này
cần phải phối hợp với nhau để xác định ngân quỹ cần thiết và Chi cục Vệ sinh
An toàn Thực phẩm cần chịu trách nhiệm về việc tiến hành các bước đã được
nêu ở trên. Mặt khác, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cần chịu trách nhiệm xây
dựng một hệ thống biển báo đa ngôn ngữ, dễ hiểu thông báo cho khách du lịch
rằng cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống đó đạt số điểm bao nhiêu trong lần thanh
tra kiểm tra gần đây nhất. Những biển báo này cần phải được trưng bày sao cho
dễ nhận biết để khách du lịch có cảm giác an toàn khi họ đặt chân tới cơ sở cung
cấp dịch vụ ăn uống. Một số hệ thống chấm điểm có thể chuyển đổi số điểm
thành các biển hiệu dễ hiểu. Ví dụ như ở New York những cơ sở cung cấp dịch
vụ ăn uống được xếp hạng từ “A” đến “C”, “A” tương đương với số điểm cao
nhất và “C” tương đương với số điểm thấp nhất. Một vài thành phố sử dụng hệ
thống xếp hạng sao (ví dụ như Brisbane, Úc) và các thành phố khác thì đơn giản
chỉ áp dụng cách xếp hạng đạt yêu cầu/không đạt yêu cầu. Hệ thống nào cũng có
thể áp dụng được miễn là các tiêu chí được giải thích một cách rõ ràng và các
cuộc thanh tra kiểm tra được tiến hành một cách công bằng.

274
Hình 55: Bài báo từ Vietnam News liên quan tới chương trình vệ sinh an
toàn thực phẩm của Hà Nội, tháng 8/2013

Thủ đô Hà Nội dùng tới 1,6 triệu USD để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà
hàng và quán ăn
Hà Nội - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa phê chuẩn dự án cải thiện vệ sinh
an toàn thực phẩm của các nhà hàng trên địa bàn trong giai đoạn 2013-2020 với tổng mức
đầu tư lớn hơn 35 tỷ đồng (tương đương với 1,6 triệu USD).
Dự án này tập trung vào các tiệm ăn và tiệm đồ uống giải khát phục vụ thực phẩm đã
qua chế biến hoặc đồ ăn nhanh. Dự án được tiến hành trên tổng số 176 phường, xã, thị trấn
của 28 quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội, bao gồm cả thị xã Sơn Tây.
7. Nâng cấp các trung tâm dự báo thời tiết và tăng cường năng lực dự
báo thời tiết, công bố trực tuyến chương trình dự báo thời tiết trên địa bàn
bằng nhiều ngoại ngữ
Dự báo thời tiết có tầm ảnh hưởng lớn tới ngành du lịch Quảng Ninh do điểm
thu hút chính đối với Quảng Ninh là các tour du lịch bằng tàu thuyền. Tàu
thuyền sẽ phải về cảng để tránh bão, gây trì hoãn các chuyến đi. Điều này không
chỉ làm giảm tổng thu từ du lịch mà còn làm cho khách du lịch thất vọng. Thực
tế là có rất nhiều khách du lịch tới từ Hà Nội thường suy diễn thời tiết của thành
phố Hạ Long dựa vào thời tiết Hà Nội, bởi vì họ không có cách nào tốt hơn để
biết được tình hình thời tiết của Hạ Long. Dự báo thời tiết Vịnh Hạ Long cần
phải càng chính xác càng tốt nhằm hạn chế được tối đa thời gian bị ngắt quãng
trong tour của khách du lịch và cần công bố rộng rãi giúp khách du lịch nắm
được thông tin chính xác và cập nhật nhất để quyết định chuyến đi. Dự báo thời
tiết cho thành phố Hạ Long có được đề cập tới trên các trang dự báo thời tiết
bằng tiếng Anh như AccuWeather.com 149 và Weather Underground150, nhưng
một vài trang web không thực sự cung cấp dự báo thời tiết cho Thành phố Hạ
149
http://www.accuweather.com/en/vn/ha-long/355736/weather-forecast/355736
150
http://www.wunderground.com/cgibin/findweather/getForecast?
query=20.971197,107.044807&cm_ven=googleonebox
275
Long mà chủ yếu sử dụng thông tin thời tiết của thành phố Hà Nội để ước tính
(Xem hình bên dưới). Điều này gây ra mối lo ngại về độ chính xác, nhưng có lẽ
là vì không có trạm dự báo thời tiết nào ở thành phố Hạ Long cung cấp được
những dữ liệu đáng tin cậy.
Quảng Ninh cần rà soát tình trạng hoạt động của các trạm dự báo thời tiết địa
phương, cụ thể về vị trí trạm và tên dịch vụ dự báo thời tiết được các trạm đó
cung cấp thông tin. Sau đó, trên trang web du lịch của riêng tỉnh Quảng Ninh và
các ứng dụng trên điện thoại như trình bày cụ thể trong phần marketing (mục
4.2.4) cần có những liên kết tới các trang web có thông tin chính xác nhất về dự
báo thời tiết. Ngoài ra, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch nên khuyến khích các
nhà điều hành tour ở Hà Nội sử dụng các trang web dự báo thời tiết chính xác
nhất để họ có thể đưa ra các lời khuyên đúng đắn nhất cho khách du lịch.
Hình 56: Ảnh chụp màn hình dự báo thời tiết cho thành phố Hạ Long mà
thông tin lại dựa vào dữ liệu từ trạm dự báo thời tiết ở Hà Nội

8. Đưa ra số liệu thống kê du lịch chính xác và công bố trên mạng qua
ngôn ngữ tiếng Anh (để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu về tiềm năng thị
trường của các nhà đầu tư tiềm năng, bao gồm cả các doanh nghiệp nhỏ)
Các nhà đầu tư, những người đang cân nhắc tới việc thiết lập các doanh nghiệp
liên quan đến lĩnh vực du lịch ở Quảng Ninh, có nhu cầu nắm bắt được các con
số thực tế để làm cơ sở xây dựng các dự báo tài chính của mình. Hiện tại, số liệu
thống kê về du lịch Quảng Ninh không đầy đủ, một số nhà đầu tư có nhận xét
rằng số liệu thống kê rất thiếu chính xác. Ví dụ như số liệu về doanh thu từ du
lịch năm 2012 của Quảng Ninh cho rằng tổng thu là vào khoảng 4,35 nghìn tỷ
VNĐ. Dựa trên con số tổng thu về du lịch của cả Việt Nam là vào khoảng 190
nghìn tỷ VNĐ thì điều này suy ra rằng Quảng Ninh chỉ đóng góp có 2 – 3%
trong tổng thu, mặc dù Quảng Ninh là một trong những địa điểm du lịch lớn,
276
trọng điểm của cả nước. Số liệu này có lẽ là không chính xác và đây là một vấn
đề lớn. Các nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư của mình dựa trên triển vọng về
du lịch của tỉnh. Nếu qua thông tin họ hiểu được tổng thu từ du lịch của Quảng
Ninh là nhỏ thì có lẽ họ sẽ không coi Quảng Ninh là một địa điểm hấp dẫn để
đầu tư. Do đó, Quảng Ninh cần phải giải quyết vấn đề này.
Cùng với việc giải quyết vấn đề thiếu chính xác trong các số liệu thống kê du
lịch, tỉnh cũng cần tiếp thị một số các thông tin, sự kiện cơ bản về du lịch bằng
tiếng Anh, theo các định dạng thuận tiện cho việc tải dữ liệu, ví dụ như định
dạng bảng tính Excel, điều này sẽ giúp việc nghiên cứu, lập kế hoạch trở nên dễ
dàng hơn đối với các nhà đầu tư. Malaysia là một ví dụ, họ đã đưa các thông tin,
dữ liệu sau đây trên trang web du lịch151 của họ:
 Tổng lượt khách đến và doanh thu trong 15 năm qua;
 Số lượng khách đến hàng tháng trong 3 năm gần đây nhất;
 Hiệu suất sử dụng buồng phòng trung bình theo từng tỉnh trong 3 năm
gần đây nhất;
 Số lượng lượt khách nghỉ ở khách sạn, bóc tách theo khách nội địa và
khách nước ngoài, theo từng bang, trong 2 năm gần đây nhất.
 Lượng cung ứng khách sạn và buồng phòng khách sạn, chia theo tỉnh,
trong 2 năm gần nhất
Những thông tin này có thể dễ dàng được tìm thấy trên trang web của họ
hoặc có thể được tải về dưới định dạng PDF. Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh
Quảng Ninh hiện đã có một trang web viết bằng tiếng Anh mà đây có thể là một
nơi thích hợp để đăng tải các số liệu thống kê đó bên cạnh trang web chính của
ngành du lịch.
9. Xác định một đầu mối liên lạc để thu hút thêm các sự kiện MICE
sau khi khu phức hợp Vân Đồn được đưa vào khai thác.
Một khi sân bay và khu nghỉ dưỡng phức hợp ở huyện Vân Đồn được đưa vào
hoạt động, sẽ có thể tổ chức những sự kiện MICE với quy mô lớn hơn nhiều.
Điểm thuận lợi của những sự kiện này là chúng có thể giúp làm tăng nhu cầu đối
với khách sạn và các dịch vụ khác trong những mùa du lịch thấp điểm. Sở Văn
hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh nên xác định một cán bộ của Sở làm
đầu mối liên lạc với các công ty và các Bộ, Ban ngành có nhu cầu tổ chức sự
kiện ở Quảng Ninh. Cán bộ này sẽ điều phối tất cả các bên tham gia, bố trí công
tác hậu cần bao gồm cả đặt các chuyến bay thuê bao, chỗ ở và các hoạt động
trong tỉnh. Cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm chủ động tìm kiếm các cơ hội để giúp
Quảng Ninh trở thành nơi tổ chức các sự kiện MICE bằng cách tiếp cận với các
Bộ, Ban ngành và các doanh nghiệp, tham gia vào các hội thảo chuyên ngành,
tiếp xúc với những người làm việc trong lĩnh vực mà thường có nhu cầu tổ chức
những sự kiện như vậy.
10. Phát triển một số sản phẩm du lịch phi truyền thống
151
http://corporate.tourism.gov.my/research.asp?page=facts_figures
277
Một số những gợi mở về các sản phẩm phi truyền thống để tỉnh Quảng Ninh có
thể xem xét:
 Tour thăm vịnh Hạ Long bằng tàu cao tốc (Ví dụ giống như ở thị trấn
Queenstown, Niu-di-lân; Cảng Sydney, Úc)
 Dạo bộ trên cầu Bãi Cháy (ví dụ như Dạo bộ trên cầu Sydney)
 Nhảy bungee (Nhảy Bungee là hoạt động nhảy từ một điểm cố định
trên cao từ 31 đến 183 m, chân người nhảy được giữ bằng một sợi dây co giãn)
từ cầu Bãi Cháy (ví dụ nhảy bungee ở Cầu Bloukrans, Nam Phi)
 Nhảy dù (ví dụ như Nhảy dù ở Hawaii, Oahu ở Hawaii; Nhảy dù ở
Methven, Niu-di-lân) và tổ chức thi nhảy dù thường niên
 Tổ chức tiệc ngắm trăng tròn hàng quý ở trên đảo (ví dụ ở đảo Koh
Phangnan, Thái Lan)
 Tour bay quanh vịnh Hạ Long bằng máy bay siêu nhẹ (ví dụ Tour đi
máy bay siêu nhẹ ở Playa Samara, Costa Rica)
 Thử thách leo núi mạo hiểm hàng năm (ví dụ như ở Railay Beach,
Krabi, Tháo Lan)
 Dù lượn (ví dụ tour thám hiểm bằng dù lượn ở Bali / Thể thao trên
không ở Bali / Câu lạc bộ dù lượn Bali, Bali, In-đô-nê-xia).

278
IV. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
1. Đề xuất hệ thống giải pháp thực hiện các định hướng, mục tiêu

Trong phần này, Quy hoạch đề xuất 56 giải pháp bao trùm 8 bước trong chuỗi
giá trị du lịch. Các giải pháp này phù hợp với chiến lược phân khúc thị trường
và tổ chức không gian theo địa bàn trọng điểm đã trình bày ở những phần trước.
Các nhóm giải pháp được trình bày cụ thể từ 1.1 đến 1.8, bao gồm:
 Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu (07 giải
pháp);
 Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới, bao gồm casino, sân golf,
vv…(12 giải pháp);
 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng giao thông vận tải (08 giải pháp);
 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú,
nâng cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch (13 giải pháp);
 Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực (2 giải
pháp);
 Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường (6 giải pháp);
 Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác (5 giải pháp);
 Nhóm giải pháp các dự án khác (3 giải pháp).
Trong 56 giải pháp đề xuất ở bản quy hoạch này, có những giải pháp đòi hỏi có
sự đầu tư bằng tiền và cũng có những giải pháp không cần đầu tư bằng tiền mặt
mà được thực hiện thông qua sự tham gia của các sở ngành liên quan. Các dự án
được đề xuất thực hiện theo các mô hình khác nhau như hợp tác công tư, thông
qua tổ chức phi chính phủ, hoặc đơn vị tư nhân. Bảng 61 dưới đây liệt kê mức
đầu tư của 56 giải pháp đề xuất, trong đó nêu rõ mức đầu tư tối thiểu và tối đa
đối với toàn bộ các giải pháp cần đầu tư bằng tiền và 13 giải pháp ưu tiên.
Bảng 61: Tổng mức đầu tư các dự án đề xuất và dự án ưu tiên
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

1.1 Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu

1 Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du 300.000 đến $900.000 USD/năm 2015-2019
lịch Quảng Ninh (QNDMA

2 Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới Lấy từ một phần ngân sách của 2016-2017
QNDMA

3 Phát triển các mối quan hệ hợp tác quan Lấy từ một phần ngân sách của 2015-2016
trọng QNDMA

4 Xây dựng khẩu hiệu (slogan) và biểu tượng Lấy từ một phần ngân sách của 2015
(logo) cho Quảng Ninh QNDMA
279
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

5 Xây dựng các điểm đặc trưng cho mỗi Lấy từ một phần ngân sách của 2016
thành phố, thôn làng của Quảng Ninh QNDMA

6 Xây dựng các hoạt động tổ chức quanh năm Lấy từ một phần ngân sách của 2016
và xây dựng lịch tổ chức các sự kiện QNDMA

7 Xuất bản ấn phẩm “50 điều nên làm ở Lấy từ một phần ngân sách của 2016
Quảng Ninh” QNDMA cho dự án tiếp thị số 1

1.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới, bao gồm casino, sân golf, vv…

8 Phát triển mạng lưới đường mòn dạo bộ ở Từ 0,5 đến 1 triệu USD 2015
các khu vực đồi núi trên địa bàn Quảng
Ninh

9 Xây dựng địa điểm cắm trại trên các đảo Từ 0,5 đến 1 triệu USD 2015

10 Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các Cần một kinh phí nhỏ để xây 2015-2016
doanh nghiệp cung cấp sản phẩm du lịch dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư. Phần
mới tại khu vực vịnh và xung quanh vịnh kinh phí phát triển các sản phẩm
du lịch nói trên sẽ do nhà đầu tư
cung cấp

10a Tạo điều kiện cần thiết để đưa thành phố Hạ Phần kinh phí đầu tư phát triển 2015-2020
Long trở thành trung tâm thu hút khách du các sản phẩm du lịch nói trên sẽ
lịch của tỉnh Quảng Ninh, nhất là thu hút do các nhà đầu tư, các doanh
khách du lịch về đêm. nghiệp và các gia đình cung cấp.
Chính quyền hỗ trợ các điều kiện
về cơ chế, chính sách và thủ tục
pháp lý.

11 Xây dựng một nhà bảo tàng khoa học sinh 10 – 40 triệu USD Kinh phí do 2015-2017
thái tự nhiên tại thành phố Hạ Long Nhà nước

12 Xây dựng quan hệ đối tác với những doanh Mỗi điểm cần 0,5 – 5 triệu USD 2016-2017
nghiệp kinh doanh du lịch chuyên nghiệp để Nguồn vốn huy động từ khối tư
phát triển thêm các điểm thu hút du lịch văn nhân và nhà nước/ hoặc các Tổ
hóa chức phi chính phủ.

13 Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng 3-4 triệu USD 2015
Quảng Ninh Nguồn kinh phí Nhà nước

14 Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn Đánh giá thị trường 30-50 nghìn 2015-2017
chuyên về phát triển sòng bạc để giúp phát USD
triển khu vui chơi phức hợp có casino ở Mô hình tài chính
huyện Vân Đồn
30-50 nghìn USD
Chi phí phát triển 2-3 tỷ USD

280
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

15 Xây dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế Nghiên cứu khả thi 30-50 nghìn 2015-2017
tại Quảng Ninh USD
Quy hoạch tổng thể 30-50 nghìn
USD
Thiết kế và xây dựng 5-35 triệu
USD

16 Đăng cai một giải du lịch gôn Châu Á tại Sẽ xác định sau - Hiện chưa thể 2018-2020
Quảng Ninh vào năm 2020 ước tính được mức độ đầu tư bởi
chưa chốt được thời gian cụ thể
mà chi phí thì lại thay đổi theo
thời gian.

17 Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao Từ 50 đến 150 triệu USD 2016-2018
cấp có giảm giá

18 Kéo dài hành trình Sở VHTTDL cần cử một cán bộ 2015-2016


đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
Không đầu tư bằng tiền mặt

19 Đăng cai tổ chức lễ hội Sở VHTTDL cần cử một cán bộ 2015


đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
Sự kiện đầu tiên này có thể đòi
hỏi một khoản đầu tư ban đầu,
tuy nhiên kinh phí cho các sự
kiện về sau có thể được hỗ trợ từ
các nhà tài trợ và/hoặc từ việc
bán vé.

1.3 Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao thông vận tải

20 Mở rộng hệ thống cảng hành khách tại Vân -25 triệu – 30 triệu USD 2015
Đồn -Ngân sách nhà nước, vốn từ các
nhà đầu tư xây dựng khu du lịch
sinh thái tư nhân

21 Thu hút khách tàu biển quốc tế Rất ít; chỉ cần cán bộ quản lý dự 2015
án dành thời gian tăng cường
quan hệ hợp tác với các hãng tàu
biển

22 Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến Không đòi hỏi chi phí 2015-2020
đường bộ quan trọng

281
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

23 Cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ xe khách, xe 25.000 – 50.000 USD 2016


buýt Ngân sách nhà nước

24 Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân 250 triệu USD để xây dựng sân 2015-
Đồn) bay 2020+
Vốn đầu tư tư nhân

25 Tăng cường dịch vụ bay thuê chuyến Không cần chi phí 2016-2017

26 Dịch vụ bay trực thăng Hà Nội - Hạ Long/ 12 - 15 triệu USD để phát triển 2018
Vân Đồn (có thể mở rộng thêm các chuyến dịch vụ bay thương mại
bay trong nội tỉnh) Vốn từ doanh nghiệp tư nhân

27 Dịch vụ thủy phi cơ trong tỉnh Quảng Ninh 20 - 40 triệu USD (tùy theo quy 2018
mô đội bay)
Vốn từ doanh nghiệp tư nhân

1.4 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu trú, nâng cấp các
điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch

28 Gia tăng nguồn cung khách sạn Không cần kinh phí từ phía tỉnh 2015-2020
cho việc xây dựng phát triển
thêm khách sạn.

29 Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những Không cần kinh phí từ phía tỉnh 2015-2021
khách sạn có thương hiệu quốc tế cho việc xây dựng phát triển
thêm khách sạn

30 Nâng cao chất lượng và tính thống nhất của Khoản đầu tư từ ngân sách cần 2015-
cơ sở lưu trú bằng cách hoàn thiện hệ thống có là rất ít , dành cho các giải 2017, từ
xếp hạng sao khách sạn pháp ngắn hạn năm 2016
xem xét
thuê ngoài

31 Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các 200 đến 700 triệu USD 2015-2019
đảo thuộc huyện Vân Đồn Do các doanh nghiệp tư nhân
đầu tư theo hình thức đầu tư
trong nước hoặc đầu tư trực tiếp
nước ngoài

32 Phát triển một hệ thống quản lý hành trình Cần có sự hỗ trợ của ngân sách 2015
cho tàu du lịch trên Vinh Hạ Long và Vịnh nhà nước cho hoạt động đào tạo
Bái Tử Long cán bộ và xây dựng các tài liệu
cần thiết

282
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

33 Áp dụng mức trần số tàu thuyền hoạt động Cần có sự hỗ trợ từ ngân sách 2015
trên Vịnh Hạ Long & Vịnh Bái Tử Long nhà nước cho hoạt động đào tạo
cán bộ của nhóm công tác, cũng
như kinh phí xây dựng tài liệu hỗ
trợ (100 – 500 USD)

34 Tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận hơn cho Yên Tử 10 đến 30 triệu USD 2015-2018
khách du lịch nước ngoài tới các điểm du bằng vốn tư nhân
lịch văn hóa trọng điểm Những điểm khác 5 đến 10 triệu
USD bằng vốn tư nhân/nhà
nước/và các thành phần khác

35 Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và 0,1 – 0,5 triệu USD 2016
kinh doanh nhà hàng Nguồn kinh phí Nhà nước

36 Thiết lập một khu tập trung phục vụ bán Từ 0,1 đến 0,5 triệu USD 2016
thức ăn đường phố của địa phương Nguồn kinh phí Nhà nước

37 Dịch vụ biên dịch thực đơn Mức độ đầu tư bằng tiền mặt sẽ 2016
rất thấp, có thể ít hơn 5,000 USD
mỗi năm cho việc thuê dịch.

38 QuangNinhKids –những chuyến du lịch Không đầu tư bằng tiền mặt 2016-2017
miễn phí được tổ chức bởi sinh viên học
tiếng Anh

39 Cập nhật biển báo đường dây nóng Mức đầu tư tiền mặt rất thấp 2015

40 Xếp hạng độ an toàn vệ sinh thực phẩm của Ngân quỹ đầu tư cần có là thấp, 2016
các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống có thể dưới 2 triệu USD và sẽ
thuộc trách nhiệm của Chi cục
An toàn Vệ sinh Thực phẩm

1.5 Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực

41 Trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh Cần 1 lượng đầu tư nhỏ (10 – 50 2015
nghìn USD) để khởi động
chương trình. Chi phí tài chính
hầu hết sẽ lấy từ tài trợ của EU
và HcACT

42 Tài trợ cho các khóa thực tập của học viên Có thể cần 1 lượng đầu tư nhỏ để 2016
ngành du lịch hỗ trợ lương cho thực tập sinh,
tùy vào việc đàm phán với các
khách sạn và trường du lịch

283
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

42a Lấp đầy khoảng cách về nguồn nhân lực Nguồn kinh phí từ 2 - 3 triệu 2015 -
cho du lịch Quảng Ninh đến năm 2020 và USD được sử dụng chủ yếu để 2020
những năm tiếp theo đầu tư xây dựng trường đại học
chuyên ngành du lịch tại Quảng
Ninh và nâng cấp các cơ sở hiện
có của tỉnh.
Các nội dung khác chủ yếu sử
dụng bằng các nguồn kinh phí tài
trợ, kinh phí tự đóng góp của các
doanh nghiệp và huy động các
nguồn xã hội hóa.

1.6 Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường

43 Tăng cường quy định quản lý môi trường và Không yêu cầu kinh phí 2016-2017
công tác thực thi

44 Tăng cường nguồn lực dành cho công tác Không yêu cầu kinh phí 2015-2016
quản lý chất thải

45 Phân bổ thêm nguồn lực cho công tác quản Không yêu cầu kinh phí 2015-2016
lý chất thải, cải thiện các quy định về môi
trường và công tác thực thi

46 Chia sẻ thông tin để triển khai chương trình Không yêu cầu kinh phí 2016-2017
kiểm tra hiện trạng môi trường

47 Thúc đẩy dự án thí điểm dán nhãn sinh thái Kinh phí cho việc công bố 2016
Cánh buồm xanh cho tàu du lịch chương trình lên trang web
QNDMA sẽ lấy từ ngân sách của
QNDMA

48 Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác Chi phí mua thêm 20 phương 2015-2016
thải tiện vào khoảng 16 tỷ đồng, chi
phí phát sinh hàng năm cho con
người và vật tư vào khoảng 10 tỷ
đồng. Sẽ cần thêm nguồn kinh
phí cho công tác thu gom, xử lý
rác thải ở Vịnh Bái Tử Long

49 Đưa thông tin về Quảng Ninh lên trang web Chưa có thông tin 2015
thủ tục điện tử Việt Nam hoặc xây dựng
một trang web riêng tương tự

1.7 Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác

50 Tạo cơ chế “một cửa” để phê duyệt giấy Cần thời gian nhưng không cần 2015
phép cho các doanh nghiệp du lịch quy mô về đầu tư về tiền
nhỏ

284
STT Tên giải pháp Mức đầu tư Thời gian
thực hiện

51 Khuyến khích các chính sách thị thực mở Chưa có thông tin 2015
dành cho tất cả cán bộ ngành du lịch

52 Xây dựng phong cách làm việc chủ động và Chưa có thông tin 2015-2016
chặt chẽ với nhà đầu tư và doanh nghiệp

53 Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các Cần đầu tư thời gian nhưng 2015-2016
bên liên quan liên quan trong lĩnh vực đầu nhưng không cần đầu tư về tài
tư du lịch tại QN chính

1.8 Nhóm các giải pháp khác

54 Cải thiện dự báo thời tiết Không đầu tư bằng tiền mặt 2015

55 Số liệu thống kê du lịch Không đầu tư bằng tiền mặt 2015

56 Quản lý hoạt động du lịch MICE (Hội họp, Lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, 2018
Khen thưởng, Hội thảo và Triển lãm) tuy nhiên có thể sẽ không có chi
phí phát sinh nếu như vị trí này
được cắt cử từ một vị trí đã có
sẵn tại Sở VHTTDL

Tổng mức đầu tư tính được bằng tiền đối Từ 3.207.960.000 USD đến
với 56 dự án đề xuất 6.484.505.000 USD
Tương đương
67.367.160.000.000 VNĐ đến
136.174.605.000.000 VNĐ

Tổng mức đầu tư tính được bằng tiền đối Từ 2.851.670.000 USD đến
với 13 dự án ưu tiên 5.952.350.000 USD
Tương đương
59.885.070.000.000 VNĐ đến
124.999.350.000.000 VNĐ

Lưu ý: Những dự án bôi đậm là những dự án ưu tiên.

285
1.1 Nhóm giải pháp về tiếp thị quảng bá và xây dựng thương hiệu
Số thứ tự dự án 1
Tên dự án Thành lập Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA)

 QNDMA sẽ chịu trách nhiệm xác định và quản lý chiến lược marketing
của Quảng Ninh, trong đó có sáu hoạt động chính:
- Xác định và quảng bá thương hiệu của Quảng Ninh;
- Tiếp thị Quảng Ninh với các khách du lịch tiềm năng;
- Thúc đẩy các sản phẩm du lịch, điểm thu hút, các tiện ích, dịch vụ và
cơ sở hạ tầng cần thiết;
- Tạo diễn đàn cho việc đối thoại, hợp tác và điều phối giữa các bên liên
Mô tả dự án quan chính thuộc khối nhà nước và khối tư nhân trong lĩnh vực du lịch;
- Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới để thu hút khách du lịch sử
dụng môi trường kỹ thuật số trong du lịch;
- Làm việc với các đối tác mới, đồng thời trang bị nhiều kiến thức hơn
về tỉnh Quảng Ninh cho các công ty lữ hành, công ty truyền thông nổi
tiếng, người dân địa phương khu du lịch.
 Đây là đề án quan trọng nhất vì QNDMA sẽ chịu chủ trì các giải pháp
khác về marketing được liệt kê dưới đây.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL chịu trách nhiệm hoàn
thành giải pháp này trong một khung thời gian cụ thể.
2. Xin phê duyệt của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc thành lập
và cấp ngân sách cho QNDMA.
3. Bổ nhiệm Hội đồng quản trị (HĐQT) cho QNDMA.

Các bước chính 4. HĐQT sẽ thuê một giám đốc điều hành và trợ lý giám đốc cho
QNDMA. HĐQT và Giám đốc điều hành sẽ thống nhất ý kiến về các
công ty marketing tiềm năng có thể thực hiện các nhiệm vụ do QNDMA
ủy quyền.
5. Gửi thư mời đấu thầu tới các công ty marketing được lựa chọn.
6. Chọn và ký hợp đồng thuê 1 công ty marketing.
7. Thường xuyên giám sát các hoạt động của QNDMA.
Đề xuất thời gian 2015-2019. Có thể bắt đầu giai đoạn 1 ngay từ bây giờ - 6 tháng cho giai
thực hiện đoạn 1; 9 tháng cho giai đoạn 2; 5 năm cho giai đoạn 3.
 Giai đoạn 1: Sở VHTTDL và UBND Tỉnh Quảng Ninh sẽ thành lập
HĐQTvà bổ nhiệm Giám đốc điều hành (GĐĐH) và Trợ lý Giám đốc để
xây dựng QNDMA;
 Giai đoạn 2: GĐĐH và Trợ lý Giám đốc xây dựng QNDMA và thuê một
công ty marketing;
 Giai đoạn 3: QNDMA công bố và triển khai chiến lược marketing;
 Tầm nhìn đến 2030: QNDMA mở rộng phạm vi hoạt động thông qua

286
việc tăng quy mô đội ngũ marketing và cử 1 nhân viên của công ty
marketing được ký hợp đồng đến thường trú tại mỗi thị trường mục tiêu
để mở rộng sự hiện diện của Quảng Ninh ở nước ngoài tại các thị trường
này – trong nước Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Đông Nam Á.
Mức đầu tư cần thiết là khoảng 300.000 đến 900.000 USD/năm. Có thể
Mức đầu tư cần 60% nguồn đầu tư là từ khu vực nhà nước thông qua các loại thuế thu của
thiết và nguồn các công ty thác tàu du lịch, khách sạn, đại lý du lịch và hỗ trợ ngân sách từ
kinh phí có thể chính quyền tỉnh, còn 40% là từ khu vực tư nhân thông qua phí thành viên
huy động từ khu vực tư nhân, đóng góp của các thành viên HĐQT, đóng góp của các
công ty và nhà tài trợ trong và ngoài nước.
Việc có 1 tổ chức thống nhất đứng ra điều phối các hoạt động tiếp thị sẽ
giúp Quảng Ninh cung cấp cho khách du lịch một đầu mối thống nhất về tất
cả các thông tin liên quan đến du lịch, giúp họ hiểu được những sản phẩm
Tác động dự kiến
mà tài nguyên du lịch Quảng Ninh có thể mang lại cho họ. Quảng Ninh sẽ
thu hút được nhiều khách du lịch từ các phân khúc mục tiêu hơn với mức
chi tiêu/ngày cao hơn, thời gian lưu trú dài hơn.

287
Số thứ tự dự án 2
Tên dự án Triển khai các công cụ kỹ thuật số mới
QNDMA phải xây dựng một trang web, phát triển phần mềm ứng dụng trên
điện thoại thông minh, đồng thời tận dụng các kênh truyền thông xã hội và
Mô tả dự án
trực tuyến bằng ngôn ngữ của các thị trường trọng điểm để thu hút khách du
lịch sử dụng.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. QNDMA sẽ đảm nhận thực hiện giải pháp này, gồm các bước 2-4 sau
đây. Công ty truyền thông tư nhân ký hợp đồng với QNDMA sẽ có trách
nhiệm thực hiện các nhiệm vụ này.
2. Xây dựng trang web của QNDMA với vai trò là trang web chính thức
của du lịch Quảng Ninh và là nguồn cung cấp các thông tin liên quan
Các bước chính đến du lịch.
3. Phát triển các phần mềm ứng dụng kỹ thuật số cung cấp thông tin liên
quan đến du lịch cho iPhone, iPad, Android, Windows phone và
Blackberry.
4. Thành lập và quản lý các trang người hâm mộ (fan-page) và các tài
khoản trên những trang web và cộng đồng trực tuyến phổ biến.
Đề xuất thời gian 2016 -2017
thực hiện
Mức đầu tư cần Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA.
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Việc xây dựng và phát triển các công cụ kỹ thuật số mới sẽ giúp Quảng
Ninh bắt kịp với xu hướng kỹ thuật số trong du lịch và đem lại nhiều thuận
lợi và thông tin hơn cho khách du lịch. Như vậy sẽ giúp làm giảm đi những
Tác động dự kiến
ấn tượng tiêu cực về Quảng Ninh và góp phần nâng cao hình ảnh Quảng
Ninh một cách nhất quán, thu hút được thêm nhiều khách du lịch, tăng mức
chi tiêu trung bình và tăng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.

288
Số thứ tự dự án 3
Tên dự án Phát triển các mối quan hệ hợp tác quan trọng

 Xây dựng các quan hệ đối tác lớn để nâng cao mức độ hiện diện của Quảng
Ninh trong ngành du lịch Việt Nam và quốc tế, đưa tỉnh trở thành điểm đến
quan trọng trong hành trình tham quan của các hãng du lịch lớn qua việc tăng
Mô tả dự án cường sự hiểu biết của họ về các điểm du lịch ở Quảng Ninh;
 Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác với các hãng truyền thông lớn và các cộng
đồng người dân địa phương để thúc đẩy và nâng cao chất lượng du lịch ở
Quảng Ninh.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long, Việt Nam, châu Á - Thái Bình Dương
hiện dự án
1. Giám đốc điều hành và trợ lý giám đốc QNDMA cần chủ trì thực hiện
giải pháp này.
2. Phát triển quan hệ hợp tác với các công ty du lịch lớn để tăng loại hình và
số lượng sản phẩm du lịch của Quảng Ninh trong danh mục sản phẩm của
các công ty đó.
3. Tăng cường thông tin, hình ảnh của Quảng Ninh trong sản phẩm của các
công ty du lịch lớn.
4. Thông báo tới các hãng truyền thông lớn về du lịch, đặc biệt là trên các ấn
phẩm sổ tay du lịch , báo, tạp chí, truyền hình về các điểm đến và sản
phẩm du lịch của Quảng Ninh.
Các bước chính 5. Tăng cường công tác giáo dục cho cộng đồng người dân địa phương về
những lợi ích ngành du lịch Quảng Ninh có thể mang lại và người dân địa
phương có thể làm gì để đóng góp cho ngành du lịch tỉnh nhà.
6. Phối hợp với các doanh nghiệp du lịch tư nhân trong nước và quốc tế để
tạo điều kiện phát triển các sản phẩm du lịch.
7. Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt với các cơ quan quan trọng, đặc biệt
là Tổng cục Du lịch Việt Nam, đồng thời đặt gian hàng du lịch tại các địa
điểm quan trọng trong và ngoài nước, ví dụ như các phòng du lịch nước
ngoài tại các quốc gia thị trường mục tiêu.

8. Đặt ra và đạt được các mục tiêu marketing riêng cho các thị trường mục
tiêu quan trọng.
Đề xuất thời 2015 -2016
gian thực hiện
Mức đầu tư cần Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA.
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Tác động dự Khách du lịch sẽ vẫn tham khảo ý kiến công ty du lịch, các trang web đặt tour
kiến trực tuyến và các hãng truyền thông nổi tiếng để lựa chọn điểm du lịch. Khi
xây dựng được các mối quan hệ hợp tác quan trọng song song với quá trình
thực hiện các hoạt động chiến lược chung của QNDMA, tỉnh Quảng Ninh sẽ
289
thu hút được nhiều khách du lịch hơn từ các phân khúc mục tiêu, gia tăng
được mức chi tiêu và số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch.

Số thứ tự dự án 4

Tên dự án Xây dựng khẩu hiệu (slogan) và biểu tượng (logo) cho Quảng Ninh

Xây dựng logo và khẩu hiệu (slogan) cho Vịnh Hạ Long, tận dụng được
Mô tả dự án thương hiệu Vịnh Hạ Long nhưng vẫn bao trùm được cho cả tỉnh Quảng
Ninh.
Địa điểm thực Quảng Ninh
hiện dự án
1. QNDMA sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp này; gồm các
bước 2-6 dưới đây.
2. Làm việc với công ty tiếp thị để sáng tác cho tỉnh một khẩu hiệu
(slogan) có tác dụng hấp dẫn nhiều thị trường khác nhau.
3. Xây dựng cho tỉnh một khẩu hiệu (slogan) diễn tả khái niệm tỉnh có
rất nhiều điều hấp dẫn mạng lại cho khách du lịch.
Các bước chính 4. Xây dựng bộ ấn phẩm quảng bá dùng cho các mục đích khác nhau
và phân khúc khách khác nhau. Thiết kế hình ảnh và thông điệp cho
từng phân khúc khách du lịch riêng, song vẫn nằm trong ý tưởng
chung của biểu tượng và khẩu hiệu này.
5. Thử nghiệm các ấn phẩm quảng bá với khách du lịch thuộc các phân
khúc khách thích hợp, phối hợp với công ty tiếp thị để điều chỉnh
nếu cần thiết.
6. Triển khai rộng rãi các ấn phẩm mới trên tất cả các kênh quảng bá.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA.
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Giải pháp này giúp Quảng Ninh đưa ra các thông điệp tận dụng được tối đa
những tài nguyên du lịch có giá trị nhất của tỉnh, đồng thời thiết kế các
thông điệp này sao cho phù hợp với từng phân khúc khách mục tiêu. Khách
Tác động dự kiến
du lịch sẽ biết được tài nguyên du lịch của Quảng Ninh không chỉ nằm ở
Vịnh Hạ Long. Điều này sẽ thu hút thêm khách du lịch, tăng mức chi tiêu
trung bình và tăng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.

290
Số thứ tự dự án 5
Xây dựng các điểm đặc trưng cho mỗi thành phố, làng quê của Quảng
Tên dự án
Ninh
Phát huy tiềm năng của các tài nguyên và dự án đang tiến hành về du lịch
Mô tả dự án lịch sử, văn hóa, sinh thái tại Quảng Ninh bằng cách phát triển và xây dựng
nét nhận diện đặc trưng cho các tài nguyên và dự án du lịch này.
Địa điểm thực Quảng Ninh
hiện dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL chịu trách nhiệm giám sát
giải pháp này cùng với QNDMA.
2. QNDMA sẽ chịu trách nhiệm thực hiện giải pháp này, bao gồm các bước
3-7 dưới đây.
3. Xây dựng bản đồ các thành phố và làng du lịch hiện nay, phân tích các
điểm du lịch này về nét đặc trưng tiềm năng trong thương hiệu, khách du
lịch mục tiêu, sản phẩm cung cấp (giá cả, chất lượng, nội dung) và các
yếu tố hỗ trợ (cơ sở lưu trú, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải) để xác định
những nơi có tiềm năng nhất. Bắt đầu với danh sách được đề xuất trong
quy hoạch tổng thể này.
Các bước chính
4. So sánh các thành phố và làng du lịch có tiềm năng nhất với các kinh
nghiệm thực tiễn tốt nhất để nắm được cách phát triển tiềm năng và bản
sắc thương hiệu của các điểm du lịch này, xác định các vấn đề và lĩnh vực
cần cải thiện.
5. Xác định điểm đặc trưng tiêu biểu nhất cho các thành phố và làng du lịch
có tiềm năng.
6. Phát triển các sản phẩm du lịch giúp quảng bá các điểm đặc trưng của địa
phương (ví dụ, tour du lịch sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tham quan
cùng người dân làng) ở các làng du lịch.
7. Đưa những điểm đặc trưng này vào các ấn phẩm quảng bá.
Đề xuất thời 2016
gian thực hiện
Mức đầu tư cần Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA.
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Các điểm đặc trưng này sẽ giúp Quảng Ninh tận dụng nguồn tài nguyên dồi
dào về lịch sử, văn hóa và môi trường trong du lịch. Khách du lịch sẽ nắm rõ
Tác động dự
các sản phẩm khác nhau tốt hơn và nhờ đó ngành du lịch đáp ứng nhu cầu
kiến
của họ dễ dàng hơn. Điều này sẽ thu hút thêm khách du lịch, tăng mức chi
tiêu trung bình và tăng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.

291
Số thứ tự dự án 6
Xây dựng các hoạt động tổ chức quanh năm và xây dựng lịch tổ chức
Tên dự án
các sự kiện
Các hoạt động tổ chức vào mùa lạnh, các hoạt động có thể tổ chức khi trời
mưa và lịch tổ chức các sự kiện sẽ giúp tăng tổng thu từ du lịch vào mùa
Mô tả dự án
thấp điểm và khai thác các tài nguyên du lịch mùa đông hiện chưa được
khai thác đúng mức tại Quảng Ninh
Địa điểm thực Quảng Ninh
hiện dự án
1. QNDMA sẽ chịu trách nhiệm thực hiện dự án này, gồm các bước 2-4
dưới đây.
2. Tập hợp thông tin về tất cả các sự kiện, hoạt động liên quan đến du lịch,
bao gồm thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm, đối tượng quan tâm.
Các bước chính 3. Đưa các hoạt động và sự kiện vào một lịch tổ chức để bao quát tất cả các
tuần trong năm dương lịch.
4. Công bố lịch này trên trang web, ứng dụng di động, ở dạng ấn phẩm in.
5. Phân phối tại các khách sạn, bến tàu xe, nhà hàng.
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện
Mức đầu tư theo Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA.
yêu cầu và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Khi có các hoạt động mùa đông và xây dựng được lịch tổ chức các sự kiện
tại Quảng Ninh trong đó có các sự kiện và các hoạt động mùa đông, đặc biệt
là về nghệ thuật, văn hóa, âm nhạc, giải trí, Quảng Ninh sẽ đáp ứng được
Ước tính tác động nhu cầu của khách du lịch trong mùa lạnh. Điều này sẽ đặc biệt có hiệu quả
trong việc thu hút khách phương Tây đến Quảng Ninh trong mùa đông. Về
tổng thể, dự án này sẽ thu hút thêm khách du lịch, tăng mức chi tiêu trung
bình và tăng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch.

292
Số thứ tự dự án 7
Tên dự án Xuất bản ấn phẩm “50 điều nên làm ở Quảng Ninh”
Xuất bản hàng quý ấn phẩm “50 điều nên làm ở Quảng Ninh” với 50 điều
Mô tả dự án nên làm, lịch các sự kiện, bản đồ và quảng cáo của các doanh nghiệp địa
phương liên quan đến du lịch.
Địa điểm thực Quảng Ninh
hiện dự án
1. Dự án này sẽ do QNDMA, công ty tiếp thị đã được ký hợp đồng hoặc nhà
thầu phụ của công ty này thực hiện.
2. Xác định 50 hoạt động và sự kiện du lịch cho từng mùa (xuân, hạ, thu,
đông), xây dựng bản mô tả ngắn gọn về các hoạt động và sự kiện này,
thông tin liên hệ.
3. Có bản đồ chi tiết cho biết địa điểm tổ chức các hoạt động và sự kiện.
4. Xây dựng thêm một số nội dung cho ấn phẩm, ví dụ bài viết về 1 số chủ
Các bước chính
đề thường thức.
5. Mời doanh nghiệp địa phương quảng cáo trên ấn phẩm.
6. Phân phối ấn phẩm đến quầy thông tin du lịch tại thành phố Hạ Long và
tại các sân bay tại Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội; các ki-ốt
thông tin ở những khu vực đông người như Tuần Châu, Bãi Cháy, cảng
Hồng Gai, tất cả các khách sạn 4-5 sao ở Quảng Ninh, các công ty du
thuyền lớn, các công ty du lịch lớn.
Đề xuất thời 2016
gian thực hiện
Mức đầu tư theo Lấy từ một phần ngân sách của QNDMA cho dự án tiếp thị số 1.
yêu cầu và
nguồn kinh phí
có thể huy động
Ấn phẩm này sẽ cung cấp cho khách du lịch danh mục đầy đủ và thông tin
chi tiết về những hoạt động, sự kiện nên tham gia tại Quảng Ninh cho từng
Ước tính tác ngày trong năm và là nơi quảng cáo cho các doanh nghiệp địa phương liên
động quan đến du lịch. Điều này sẽ thu hút thêm khách du lịch, tăng mức chi tiêu
trung bình và tăng thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch, đặc biệt là
trong mùa lạnh.

293
1.2 Nhóm giải pháp về sản phẩm du lịch mới, bao gồm casino, sân
golf, vv…
Số thứ tự dự án 8
Phát triển mạng lưới đường mòn dạo bộ ở các khu vực đồi núi trên địa
bàn Quảng Ninh, đặc biệt là đồi Yên Trung (Uông Bí), núi Chùa Lôi, núi
Tên dự án Bài Thơ (Hạ Long), vườn Quốc Gia Bái Tử Long (Vân Đồn), một số khu
vực đồi núi ở Đông Triều, Hoành Bồ, Bình Liêu.

Phát triển những con đường mòn dạo bộ và cơ sở hạ tầng phụ trợ ở các khu
Mô tả dự án
vực có rừng và đồi của Quảng Ninh.
Thành phố Uông Bí, thành phố Hạ Long, huyện Vân Đồn, Đông Triều,
Hoành Bồ, Bình Liêu và những địa điểm khác có cùng đặc điểm địa lý.
Địa điểm thực
hiện dự án Trong giai đoạn trước mắt: Tập trung thí điểm thực hiện đường đi bộ leo
núi Bài Thơ (thành phố Hạ Long) và đường mòn dạo bộ tham quan sinh
thái Vườn Quốc Gia Bái Tử Long (huyện Vân Đồn).
1. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phối hợp với chính quyền địa phương và
doanh nghiệp có năng lực xác định các khu vực tiềm năng để tạo các
con đường mòn dạo bộ.
2. Lập bản đồ các đường mòn dự kiến, các khu vực lều/trại và các cơ sở hạ
tầng khác.
3. Xây dựng kế hoạch bảo trì đường và kế hoạch sơ tán trong tình huống
khẩn cấp.
Các bước chính
4. Hợp tác với các đơn vị có chuyên môn về đường mòn để đánh giá tuyến
đường và kế hoạch bảo dưỡng đề xuất.
5. Đề xuất với Sở TN & MT tiến hành Đánh giá tác động môi trường.
6. Xây dựng các con đường mòn, khu vực cắm trại/lều, khu vực bán vé.
7. Xây dựng tài liệu quảng bá và hợp tác với các nhà cung cấp tour du lịch.
8. Bố trí nhân viên bảo trì đường mòn.
9. Đưa vào hoạt động.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện

 Cần có kinh phí để phát triển những con đường mòn và khu cắm trại,
Mức đầu tư cần hợp tác với các đơn vị có chuyên môn về đường mòn, thực hiện kế
thiết và nguồn hoạch bảo dưỡng và xây dựng các tài liệu quảng bá. Kinh phí phụ thuộc
kinh phí có thể vào mức độ phức tạp của con đường đề xuất.
huy động
 Từ 0,5 đến 1triệu USD.

Hạn chế được ảnh hưởng đối với số lượt khách du lịch, tuy nhiên bằng việc
bổ sung các hoạt động nhằm giúp thu hút phân khúc khách du lịch phương
Tác động dự kiến
Tây thì hoạt động dạo bộ quanh rừng có thể kéo dài thêm thời gian lưu trú
của khách du lịch.

294
Số thứ tự dự án 9
Tên dự án Xây dựng địa điểm cắm trại trên các đảo

Xây dựng địa điểm cắm trại trên đảo bằng cách cho phép các nhà điều hành
Mô tả dự án du lịch thiết lập các điểm cắm trại trên các đảo không có người ở, đưa khách
cắm trại đến và cung cấp mọi trang thiết bị, nhu yếu.

Địa điểm thực Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, huyện Vân Đồn, huyện Cô Tô và các đảo
hiện dự án khác trong khu vực.
1. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh tư vấn với chính quyền địa phương nhằm
xác định các đảo có khả năng cho hoạt động cắm trại.
2. Lập bản đồ dự kiến khu vực cắm trại. Trong đó gồm:
a. Những khu vực hẻo lánh cách xa trục đường giao thông chính, xa khu
đô thị và các khu vực phát triển khác.
b. Gần với những con đường mòn dạo bộ.
c. Gần nơi có cảnh quan đẹp tự nhiên, ví dụ như hồ, suối, rừng, thác
nước hay bãi biển.
3. Xây dựng kế hoạch bảo trì khu vực cắm trại và kế hoạch sơ tán trong tình
Các bước chính huống khẩn cấp.
4. Xây dựng nguyên tắc chung cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư liên
quan về: giao thông vận tải, công tác bảo trì, công tác tiếp thị và biểu phí.
5. Xây dựng tài liệu quảng bá nhằm thu hút các nhà đầu tư và doanh nghiệp
tiềm năng.
6. Hợp tác với các doanh nghiệp và nhà đầu tư.
7. Đề xuất với Sở TN & MT tiến hành đánh giá tác động môi trường.
8. Xây dựng khu vực cắm trại.
9. Đưa vào hoạt động.

Đề xuất thời
gian thực hiện 2015

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn  Cần kinh phí phát triển.
kinh phí có thể  Từ 0,5 đến 1 triệu USD
huy động
 Bằng cách đáp ứng các hoạt động bổ sung để thu hút phân khúc khách du
Tác động dự lịch phương Tây, những khu vực cắm trại có thể kéo dài thêm thời gian
kiến lưu trú của khách du lịch.
 Từ 0,3 đến 1,1 triệu USD

295
Số thứ tự dự án 10
Tạo điều kiện thuận lợi để thành lập các doanh nghiệp cung cấp sản
Tên dự án
phẩm du lịch mới tại khu vực vịnh và xung quanh vịnh.
Tìm kiếm, phát hiện các loại hình sản phẩm mới phục vụ khách du lịch
thăm Vịnh, ví dụ leo núi đá, đu dây mạo hiểm, câu cá, du ngoạn bằng trực
Mô tả dự án
thăng và phối hợp với các công ty du lịch Việt Nam tiến hành cung cấp các
loại sản phẩm này.
Địa điểm thực
Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long
hiện dự án
1. Sở VHTTDL cần lên danh sách các sản phẩm du lịch có tiềm năng phát
triển tại Vịnh Hạ Long, gồm:
a. Leo núi đá
b. Đu dây mạo hiểm
c. Câu cá
d. Du ngoạn bằng trực thăng
e. Khám phá hang động
2. Xác định địa điểm thích hợp cho các hoạt động trên và hạ tầng cần thiết
Các bước chính (VD: Sân đỗ trực thăng)
3. Nghiên cứu điều kiện pháp lý của Việt Nam với những hoạt động này
4. Xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư cho mỗi sản phẩm du lịch, trong đó có
đề cập đến điều kiện pháp lý, các hình thức ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước
5. Tìm ra các doanh nghiệp du lịch hoạt động trong khu vực có tiềm năng
cung cấp sản phẩm du lịch tại Quảng Ninh, bao gồm cả các sản phẩm
phi truyền thống.
6. Phối hợp với các doanh nghiệp
7. Tạo điều kiện phát triển các điểm du lịch
Đề xuất thời gian
2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn Cần một kinh phí nhỏ để xây dựng hồ sơ kêu gọi đầu tư. Phần kinh phí phát
kinh phí có thể triển các sản phẩm du lịch nói trên sẽ do nhà đầu tư cung cấp.
huy động
Chưa xác định – phụ thuộc vào các sản phẩm. Việc phát triển đa dạng các
Tác động dự kiến loại sản phẩm du lịch sẽ làm tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu của
khách du lịch.

296
Số thứ tự dự án 10a
Tạo điều kiện cần thiết để đưa thành phố Hạ Long trở thành trung
Tên dự án tâm thu hút khách du lịch của tỉnh Quảng Ninh, nhất là thu hút khách
du lịch về đêm.
Đầu tư phát triển một số loại hình sản phẩm du lịch mới để tăng thêm sức
Mô tả dự án hấp dẫn cho Hạ Long, đồng thời cung cấp các loại hình sản phẩm dịch vụ
mới, đặc biệt là các hoạt động về đêm để phục vụ khách du lịch.
Địa điểm thực
Khu vực Tuần Châu, Bãi Cháy, Vịnh Hạ Long và nội thị Hòn Gai.
hiện dự án
1. Đầu tư tổ chức các tuyến xe điện chuyên nghiệp phục vụ du lịch theo
đường ven biển từ Tuần Châu đến Bãi Cháy, từ đầu cầu Bãi Cháy (phía
Hòn Gai) men theo đồi Đặng Bá Hát xuống trung tâm Hòn Gai đi theo
đường bao biển đến Cọc 8 để tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho khách
du lịch đến với tất cả các điểm du lịch trong thành phố, khắc phục tình
trạng thành phố bị chia cắt thành 2 vùng hiện nay.
2. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp (kể cả hộ gia đình)
sáng tạo phát triển thêm các loại hình dịch vụ (vui chơi giải trí, ẩm thực,
bán hàng lưu niệm)…trên tuyến đường bao biển từ Cung văn hóa Việt
Nhật đến cọc 8 để tạo ra không gian sôi động liên hoàn đáp ứng mọi
nhu cầu của khách du lịch. (Tạo ra mô hình tương đồng như phố cổ Hội
An, Luang Prabang (Lào) hoặc thậm chí đậm đặc cửa hàng, cửa hiệu
Các bước chính như phố Tây (Dương Sóc - Trung Quốc).
3. Tổ chức tuyến đường đi bộ leo lên đỉnh núi Bài Thơ và đầu tư hệ thống
chiếu sáng ban đêm để tạo ra không gian, tầm nhìn cho khách du lịch
tham quan, chiêm ngưỡng toàn cảnh vịnh Hạ Long và thành phố Hạ
Long.
4. Thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; khuyến khích
các nhóm dân chúng biểu diễn nghệ thuật, ca múa tự nhiên trên quảng
trường văn hóa Cọc 3, công viên 30 tháng 10 và dọc theo tuyến đường
bao biển để tạo ra sự sống động và lôi cuốn khách du lịch tham gia.
5. Mở cửa các công trình Bảo tàng, Thư viện… đến đêm khuya và đảm
bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch.

Đề xuất thời gian


2015 - 2020
thực hiện
Mức đầu tư cần
Phần kinh phí đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch nói trên sẽ do các nhà
thiết và nguồn
đầu tư, các doanh nghiệp và các gia đình cung cấp. Chính quyền hỗ trợ các
kinh phí có thể
điều kiện về cơ chế, chính sách và thủ tục pháp lý.
huy động
Tạo điều kiện cho khách du lịch khám phá thêm nhiều điểm du lịch trên địa
bàn thành phố một cách an toàn, văn minh; tăng thời gian lưu trú và mức
Tác động dự kiến
chi tiêu của khách du lịch; tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập; góp phần
tích cực quảng bá hình ảnh, thương hiệu du lịch Hạ Long.

297
Số thứ tự dự án 11
Xây dựng một nhà bảo tàng khoa học sinh thái tự nhiên tại thành phố
Tên dự án
Hạ Long
Xây dựng bảo tàng khoa học tự nhiên tại thành phố Hạ Long trưng bày các
Mô tả dự án mẫu vật về vịnh, hang động đá vôi Các-tơ, môi trường tự nhiên địa phương,
điều này sẽ giúp tăng thêm sự trải nghiệm cho khách du lịch.
Địa điểm thực
Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Xác định phạm vi rộng đối với nội dung trưng bày của bảo tàng, bao
gồm cả những mẫu vật trưng bày tiềm năng, kích thước hiện vật và vị
trí.
2. Phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ ở Hà Nội để được tư vấn về những thực
tiễn phù hợp nhất trong xây dựng bảo tàng ở Việt Nam.
Các bước chính 3. Hợp tác với các tư vấn về bảo tàng để xây dựng quy hoạch tổng thể về
bảo tàng, bao gồm chi tiết về các kế hoạch triển khai từ ban đầu, thiết kế
và kiến trúc.
4. Đưa nhà thầu vào để xây dựng bảo tàng.
5. Phản ánh về bảo tàng trong nội dung tài liệu quảng bá chung của tỉnh.
6. Khai trương bảo tàng.
Đề xuất thời gian
2015 - 2017
thực hiện

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn 10 – 40 triệu USD Kinh phí do Nhà nước
kinh phí có thể
huy động
 Bảo tàng là một trong những quan tâm chính của khách du lịch nước
ngoài cũng như khách du lịch nội địa và tạo ra doanh thu từ các dịch vụ
lưu trú, ăn uống và chi tiêu khác nhờ kéo dài thêm thời gian lưu trú.
Tác động dự kiến Ngoài ra, bảo tàng là một điểm đáp ứng các hoạt động trong nhà trong
những ngày có điều kiện thời tiết xấu.
 Từ 2,4 đến 4,8 triệu USD

298
Số thứ tự dự án 12
Xây dựng quan hệ đối tác với những doanh nghiệp kinh doanh du lịch
Tên dự án
chuyên nghiệp để phát triển thêm các điểm thu hút du lịch văn hóa
Xây dựng thêm các điểm du lịch văn hóa trải nghiệm như làng quê Yên
Đức, bằng việc xác định các làng văn hóa hoặc làng dân tộc thiểu số và
Mô tả dự án
thiết lập quan hệ đối tác với những doanh nghiệp du lịch hiện có để hỗ trợ
xây dựng và quản lý điểm du lịch.
Địa điểm thực
Huyện Ba Chẽ, Huyện Hoành Bồ
hiện dự án
1. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phối hợp với chính quyền địa phương
xác định những làng văn hóa và làng người dân tộc thiểu số có tiềm
năng về du lịch, xét đến:
a) Sự hấp dẫn của điểm du lịch
b) Đường dẫn tới điểm du lịch
c) Tiềm năng phát triển
2. Đánh giá mối quan tâm của cộng đồng đối với việc xây dựng một điểm
Các bước chính du lịch.
3. Xác định các doanh nghiệp có kinh nghiệm trong kinh doanh du lịch sẵn
sàng xây dựng và quản lý các điểm du lịch.
4. Ký kết thỏa thuận với các doanh nghiệp du lịch và làng du lịch, xây
dựng đề cương kế hoạch phát triển, kế hoạch quản lý, phân bổ nghĩa vụ
tài chính và trách nhiệm của mỗi bên liên quan.
5. Phản ánh thông tin về các điểm đã được nâng cấp vào các ấn phẩm
quảng bá và đảm bảo phản ánh cụ thể trong kế hoạch quảng bá những
sản phẩm du lịch mới.
Đề xuất thời gian
2016 - 2017
thực hiện

Mức đầu tư cần  Cần kinh phí cho công tác xây dựng điểm du lịch (biển báo, tiện nghi,
thiết và nguồn cơ sở lưu trú và công tác quảng bá)
kinh phí có thể  Mỗi điểm cần 0,5 – 5 triệu USD: Nguồn vốn huy động từ khối tư nhân
huy động và nhà nước/ hoặc các Tổ chức phi chính phủ.
 Những điểm du lịch văn hóa nêu trên là mối quan tâm chủ đạo đối với
khách du lịch nước ngoài và tạo doanh thu thông qua việc cung cấp các
Tác động dự kiến
dịch vụ ăn nghỉ và những hoạt động khác.
 Từ 2 đến 5 triệu USD (dự kiến cho 10 điểm du lịch)

299
Số thứ tự dự án 13

Tên dự án Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh
Tăng cường cho hoạt động của Bảo tàng Quảng Ninh thông qua cung cấp
Mô tả dự án
mẫu vật trưng bày và thuyết minh bằng các thứ tiếng nước ngoài.
Địa điểm thực
Thành phố Hạ Long
hiện dự án
Ngày 13/10/2013 Bảo tàng Quảng Ninh đã chuyển về cơ sở mới, khang
trang, rộng rãi. Những công việc liên quan tới tăng cường cho hoạt động
của bảo tàng gồm :
1. Hợp tác với Bảo tàng Phụ nữ và hoặc tổ đơn vị tư vấn bảo tàng liên
Các bước chính quan tới nội thất bảo tàng.
2. Đảm bảo đưa nội dung quảng bá về bảo tàng trong các biển hiệu, các
tiện nghi, các hình ảnh giới thiệu hoặc thuyết minh bằng tiếng Anh và
các ngôn ngữ chính khác.
Đề xuất thời gian
2015
thực hiện

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn
3 - 4 triệu USD Nguồn kinh phí Nhà nước
kinh phí có thể
huy động
 Bảo tàng là một trong những quan tâm chính của khách du lịch nước
ngoài cũng như khách du lịch nội địa và tạo ra doanh thu từ các dịch vụ
lưu trú, ăn uống và chi tiêu khác nhờ kéo dài thêm thời gian lưu trú.
Tác động dự kiến Ngoài ra, bảo tàng là một điểm đáp ứng các hoạt động trong nhà trong
những ngày có điều kiện thời tiết xấu.
 Từ 2,4 đến 4,8 triệu USD

300
Số thứ tự dự án 14
Kêu gọi một công ty hay một tổ chức tư vấn chuyên về phát triển sòng
Tên dự án bạc để giúp phát triển Khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino ở huyện
Vân Đồn
Kêu gọi một nhà phát triển sòng bạc trong khu vực tiến hành đánh giá thị
trường, xác định các nhà đầu tư và quản lý hoạt động phát triển của dự án
Mô tả dự án
xây dựng sòng bạc đã đề xuất tại Vân Đồn.

Địa điểm thực


Cái Bầu, huyện Vân Đồn
hiện dự án
1. Xác nhận với Ban Quản lý các khu kinh tế Quảng Ninh về địa điểm
được chọn xây dựng sòng bạc
2. Xác nhận với Ban Quản lý các khu kinh tế Quảng Ninh về tính khả thi
của công tác trưng dụng đất và giải phóng mặt bằng tại địa điểm đề
xuất.
3. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh làm việc với Ban Quản lý các khu kinh
tế Quảng Ninh nhằm đảm bảo chọn các nhà phát triển /các tổ chức tư
vấn về sòng bạc ở châu Á có kinh nghiệm và sự hiểu biết sâu rộng về thị
Các bước chính
trường đánh bạc châu Á, bao gồm cả hệ thống đại lý môi giới khách
chơi và nhu cầu của người chơi bài ở châu Á.
4. Hợp tác với nhà phát triển sòng bạc/tổ chức tư vấn nhằm:
a. Tiến hành đánh giá thị trường đánh bạc;
b. Xác định nhà đầu tư;
c. Thực hiện mô hình tài chính sòng bạc;
d. Quản lý phát triển sòng bạc trước khi khai trương;
e. Quản lý sòng bạc.
Đề xuất thời 2015 - 2017
gian thực hiện
Đánh giá thị trường 30-50 nghìn USD Vốn nhà nước
Mức đầu tư cần
Thu hút từ nhà đầu tư % vốn đầu tư Nhà đầu tư/Nhà nước
thiết và nguồn
Mô hình tài chính 30-50 nghìn USD Nhà đầu tư
kinh phí có thể
Chi phí phát triển 2-3 tỷ USD Nhà đầu tư
huy động
Chi phí quản lý % doanh thu -
Tác động dự
Từ 200 đến 280 triệu USD
kiến

301
Số thứ tự dự án 15

Tên dự án Xây dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế tại Quảng Ninh
Hợp tác với các tổ chức tư vấn, các nhà đầu tư và các nhà phát triển xây
Mô tả dự án dựng chuỗi sân gôn đẳng cấp quốc tế tại Quảng Ninh nhằm phát triển tỉnh
thành điểm đến cho ngành du lịch chơi golf.
Địa điểm thực
Đảo Tuần Châu, Thành phố Hạ Long, Huyện Vân Đồn và một số nơi khác.
hiện dự án
1. Sở VHTTDL Quảng Ninh phát triển khái niệm về các sân gôn ở Quảng
Ninh, trong đó có bao gồm những vị trí tiềm năng với các đặc trưng
như:
a. Có đủ diện tích đất (120 – 200 mẫu Anh);
b. Có cảnh quan đẹp;
c. Có đường giao thông thuận tiện;
d. Gần khách sạn (< 30 phút);
e. Gần sân bay (<45 phút).
2. Hợp tác xây dựng sân gôn với những tổ chức tư vấn/những nhà phát
triển có chuyên môn cao và có hồ sơ lưu trữ về các hoạt động đã tham
gia xây dựng các sân gôn đẳng cấp quốc tế, để:
Các bước chính
a. Thực hiện nghiên cứu khả thi
b. Lập quy hoạch tổng thể các sân gôn
3. Xác nhận tính khả thi của công tác trưng dụng đất và giải phóng mặt
bằng các địa điểm đề xuất.
4. Sở VHTTDL Quảng Ninh, Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng
Ninh (IPA) và các tổ chức tư vấn tiến hành tìm kiếm các nhà đầu tư
tiềm khả năng.
5. IPA, Sở KHĐT, Sở VHTTDL phối hợp triển khai xây dựng sân gôn.
6. Sở VHTTDL Quảng Ninh phối hợp với đơn vị chủ quản các sân gôn để
xây dựng thương hiệu chung và đưa thông tin về các sân gôn này trong
nội dung xây dựng thương hiệu và quảng bá chung của tỉnh.
Đề xuất thời gian
2015-2017
thực hiện

Mức đầu tư cần Nghiên cứu khả thi 30-50 nghìn USD Vốn nhà nước
thiết và nguồn Quy hoạch tổng thể 30-50 nghìn USD Vốn nhà nước
kinh phí có thể Thiết kế và xây dựng 5-35 triệu USD Vốn nhà đầu tư
huy động
Mỗi sân gôn sẽ đóng góp vào tổng thu từ du lịch của Quảng Ninh từ 7 đến
Tác động dự kiến
17 triệu USD hàng năm.

Lưu ý: Quảng Ninh cũng có thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia từ trước khi hoàn thành nghiên cứu
khả thi và quy hoạch tổng thể và đề xuất các nhà đầu tư đó cấp kinh phí cho những hạng mục nghiên
cứu và quy hoạch nêu trên. Tuy nhiên, sẽ có một số nhà đầu tư không muốn thực hiện như vậy.

302
Số thứ tự dự án 16

Tên dự án Đăng cai một giải du lịch gôn Châu Á tại Quảng Ninh vào năm 2020

Phối hợp với chính quyền Trung ương vận động Asian Tour (Tổ chức
Mô tả dự án chuyên tổ chức những sự kiện golf chuyên nghiệp uy tín tại châu Á) tổ
chức một giải gôn tại Quảng Ninh vào năm 2020.

Địa điểm thực


Quảng Ninh
hiện dự án

1. Sở VHTTDL Quảng Ninh tìm kiếm sự hỗ trợ của chính quyền Trung
ương để được đăng cai một sự kiện Asian Tour.
2. Hợp tác với các nhà điều hành Asian Tour www.asiantour.com) về
những yêu cầu đấu thầu tổ chức các sự kiện thi đấu gôn có tên gọi
Asian Development Tour và tiến tới là sự kiện Asian Tour.
3. Phối hợp với các chuyên gia tư vấn quản lý sự kiện để lập nghiên cứu
khả thi tổ chức sự kiện Asian Development Tour.
Các bước chính
4. Nếu nghiên cứu khả thi đạt yêu cầu, tiến hành đấu thầu tổ chức sự
kiện Asian Development Tour.
5. Sau thành công của giải đấu golf của Asian Development Tour, tiếp
tục làm việc với chuyên gia tư vấn quản lý sự kiện để thực hiện nghiên
cứu khả thi để tham gia tổ chức sự kiện Asian Tour.
6. Nếu báo cáo nghiên cứu khả thi đạt yêu cầu, đấu thầu tổ chức sự kiện
Asian tour.
2018 – 2020. Các cơ sở hạ tầng có hiệu quả (sân bay, đường cao tốc,
Đề xuất thời gian khách sạn) và một sân gôn đẳng cấp thế giới là những điều kiện tiên
thực hiện quyết để tổ chức một sự kiện như vậy. Thời gian thực hiện giải pháp này
sẽ được xác định tính từ sau khi có các cơ sở hạ tầng nêu trên.

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn Sẽ xác định sau - Hiện chưa thể ước tính được mức độ đầu tư bởi chưa
kinh phí có thể chốt được thời gian cụ thể mà chi phí thì lại thay đổi theo thời gian.
huy động

Sẽ xác định sau – Một sự kiện như vậy sẽ mang lại kết quả quảng bá tuyệt
Tác động dự kiến vời cho Quảng Ninh và du lịch golf ở tỉnh. Tác động tài chính sẽ được
xác định trong khi thực hiện nghiên cứu khả thi trước khi tổ chức sự kiện.

303
Số thứ tự dự án 17

Tên dự án Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá
Phát triển một khu phức hợp mua sắm cao cấp có giảm giá (ví dụ như mở
Mô tả dự án các cửa hàng bán sản phẩm của những thương hiệu nổi tiếng) tại đảo Cái
Bầu, Vân Đồn, phục vụ nhóm khách mục tiêu là khách du lịch Trung Quốc
Địa điểm thực
Đảo Cái Bầu, Vân Đồn
hiện dự án
1. Sở VHTTDL Quảng Ninh kết hợp với Ban quản lý các khu kinh tế
Quảng Ninh xác định vị trí tiềm năng – nên gần với khu phức hợp vui
chơi có sòng bạc.
2. Hợp tác với các nhà điều hành trung tâm mua sắm/các nhà phát triển (ví
dụ như Simon, Value Retail) về khả năng mở một trung tâm mua sắm
tại Vân Đồn.
3. Đảm bảo tính khả thi của việc trưng dụng đất và giải phóng mặt bằng
Các bước chính cho khu trung tâm mua sắm.
4. Kết hợp với tư vấn lập nghiên cứu khả thi cho khu trung tâm mua sắm.
5. Sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, triển khai hợp tác
với các nhà điều hành trung tâm mua sắm/nhà phát triển (ví dụ như
Simon, Value Retail) và các nhà đầu tư nhằm đảm bảo chắc chắn về
những cam kết sẽ thực hiện.
6. Hỗ trợ đầu tư.
2016-2018. Các cơ sở hạ tầng có hiệu quả (sân bay, đường cao tốc, khách
Đề xuất thời gian
sạn) là yêu cầu cần thiết nhằm thu hút nhà đầu tư. Thời gian thực hiện giải
thực hiện
pháp này sẽ được xác định tính từ sau khi có các cơ sở hạ tầng nêu trên.
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn
Từ 50 đến 150 triệu USD
kinh phí có thể
huy động
Hàng năm đóng góp vào tổng thu từ du lịch của Quảng Ninh từ 280 – 420
Tác động dự kiến
triệu USD.

Lưu ý: Quảng Ninh cũng có thể kêu gọi các nhà đầu tư tham gia từ trước khi hoàn thành
nghiên cứu khả thi và quy hoạch tổng thể và đề xuất các nhà đầu tư đó cấp kinh phí cho
những hạng mục nghiên cứu và quy hoạch nêu trên. Tuy nhiên, sẽ có một số nhà đầu tư
không muốn thực hiện như vậy.

304
Số thứ tự dự án 18
Tên dự án Kéo dài hành trình
Một số hành trình dài ngày hơn (ví dụ, 3-5 ngày) có thể được quảng bá,
Mô tả dự án
xúc tiến với các đại lý du lịch và trên trang web của Quảng Ninh
Địa điểm thực Những lịch trình về cơ bản bao gồm tất cả các khu vực khác nhau của
hiện dự án tỉnh, nhằm vào tất cả các phân khúc khác nhau.
1. Xác định một giám đốc/quản lý dự án để chủ trì việc phối hợp và triển
khai thực hiện
2. Lịch trình dự thảo ban đầu kèm theo đây có bao gồm các sản phẩm,
các hoạt động du lịch hiện có, tuy nhiên cần tính toán thời gian cho
việc chuyển đổi và hướng dẫn phù hợp. Làm việc với các nhà cung cấp
địa phương để thiết lập.
3. Sau khi đã xác định được các chi tiết về hậu cần của hành lịch trình thì
cần phải đem ra thử nghiệm. Làm việc với một nhà điều hành tour
Các bước chính hoặc một khách sạn địa phương để xác định ra nhóm khách du lịch
quan tâm tiềm năng và sắp xếp các chi tiết lịch trình.
4. Thu thập thông tin phản hồi từ nhóm khách du lịch đó để giúp giải
quyết các khó khăn gặp phải và hoàn thiện lịch trình.
5. Sau khi hoàn thiện lịch trình thì sẽ tiến hành thiết kế tờ rơi với nội
dung hấp dẫn, chia sẻ thông tin cho các đại lý du lịch và đăng tải ở
định dạng PDF trên trang web du lịch của Quảng Ninh.
6. Lặp lại các bước trên cho những lịch trình mới khác.
Đề xuất thời gian 2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư cần Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Không
thiết và nguồn đầu tư bằng tiền mặt.
kinh phí có thể
huy động
Có thể kéo dài đáng kể thời gian lưu trú của khách du lịch (ví dụ, 4 đêm).
Điều này sẽ giúp gia tăng đáng kể doanh thu nhờ những chi tiêu phát sinh
Tác động dự kiến
từ việc nghỉ đêm ở khách sạn kéo dài hơn, việc ăn uống, việc sử dụng
hướng dẫn viên du lịch và những khoản phụ phí khác.

305
Số thứ tự dự án 19
Tên dự án Đăng cai tổ chức lễ hội
Đăng cai tổ chức các lễ hội ẩm thực, âm nhạc thường xuyên đều đặn để thu
Mô tả dự án
hút khách du lịch trong mùa thấp điểm, ví dụ như mùa xuân và mùa thu.
Trước tiên là gần thành phố Hạ Long, bởi vì hiện tại đây là nơi tập trung
Địa điểm thực
đại đa số các cơ sở lưu trú. Trong tương lai có thể tổ chức thêm ở những
hiện dự án
nơi khác
1. Xác định những yếu tố chính của lễ hội đầu tiên, ví dụ như tổ chức khi
nào, ở đâu, nhằm vào những đối tượng nào.
2. Thành lập một ủy ban nhỏ chịu trách nhiệm tổ chức các dịch vụ hậu cần
và marketing cho sự kiện. Ủy ban này cần bao gồm ít nhất một người có
kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tổ chức sự kiện.
3. Hoạt động marketing cho sự kiện nên bắt đầu ít nhất 3-4 tháng trước khi
diễn ra sự kiện để khách du lịch có cơ hội đưa việc tham quan lễ hội vào
lịch trình dự kiến của họ. Tùy thuộc vào loại khách du lịch được múc
Những bước chính tiêu, hoạt động marketing nên diễn ra tại các địa điểm (vừa trực tiếp vừa
trực tuyến) nơi mà khách du lịch dễ dàng tiếp cận. Những quảng cáo
bằng tiếng Việt chỉ được trưng bày tại Quảng Ninh sẽ không giúp thu
hút khách du lịch quốc tế.
4. Hoạt động hậu cần và giải trí cũng nên lồng ghép vào các nhân tố được
nêu ra trong tài liệu này.
5. Sau khi sự kiện đầu tiên được tổ chức thì cần tiến hành đánh giá với sự
tham gia của các bên liên quan để rút kinh nghiệm, cải thiện hoạt động
lên kế hoạch cho sự kiện lần sau.
Khuyến nghị về 2015
thời gian thực hiện
Mức đầu tư cần Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Sự kiện
thiết và nguồn đầu tiên này có thể đòi hỏi một khoản đầu tư ban đầu, tuy nhiên kinh phí
kinh phí có thể cho các sự kiện về sau có thể được hỗ trợ từ các nhà tài trợ và/hoặc từ việc
huy động bán vé.
Có thể có một tác động ở mức độ vừa phải đối với việc gia tăng số lượng
Tác động dự kiến khách du lịch hoặc việc kéo dài thời gian lưu trú của một bộ phận khách du
lịch.

306
1.3 Nhóm giải pháp về các dự án hạ tầng giao thông vận tải

307
Số thứ tự dự án 20

Tên dự án Mở rộng hệ thống cảng hành khách tại Vân Đồn

Huyện Vân Đồn trong tương lai sẽ trở thành tâm điểm du lịch biển, do đó
Mô tả dự án tỉnh cần xây dựng và nâng cấp các cảng hành khách để làm động lực cho
phát triển du lịch.
Địa điểm thực Huyện Vân Đồn
hiện dự án
1. Làm việc với Sở GTVT để hoàn thiện kế hoạch nâng cấp cảng Cái
Rồng, đảm bảo phát triển Cái Rồng thành cảng chuyên phục vụ du lịch
có khả năng neo đậu nhiều loại tàu thuyền, trong đó có tàu cao tốc, tàu
thường, tàu cánh ngầm, tàu ngủ đêm trên Vịnh Bái Tử Long, thủy phi
cơ. Cái Rồng sẽ làm nhiệm vụ kết nối Vịnh Bái Tử Long, các đảo ở Vân
Đồn, Hạ Long và các tỉnh lân cận.
2. Làm việc với Ban quản lý khu kinh tế (QNEZA) và Sở GTVT để làm rõ
các thông số kỹ thuật cần thiết cho các cảng hành khách trên các đảo du
Các bước chính lịch sinh thái tại Vân Đồn. Tỉnh cần thông báo những thông số này cho
các nhà đầu tư tiềm năng tham gia xây dựng các khu du lịch sinh thái
trên đảo.
3. Mở thêm các tuyến tàu đi từ cảng Cái Rồng tới các khu du lịch sinh thái,
nêu rõ tần suất chuyến và lịch trình tàu chạy.
4. Phối hợp với cán bộ ngành giao thông vận tải nhằm đảm bảo lịch chạy
tàu, phà du lịch chính xác; thông báo lịch cho các khách sạn, công ty du
lịch và công bố trên trang web của Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch
Quảng Ninh bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện

Mức đầu tư cần  25 triệu – 30 triệu USD


thiết và nguồn  Ngân sách nhà nước, vốn từ các nhà đầu tư xây dựng khu du lịch sinh
kinh phí có thể thái tư nhân.
huy động
 Hệ thống cảng là động lực quan trọng cho việc triển khai thành công các
dự án du lịch sinh thái và do đó rất cần được thực hiện.
 Có thể giúp thu hút thêm một lượng nhỏ khách từ các tỉnh lân cận, đặc
biệt là Hải Phòng.
Tác động dự kiến
 Hệ thống cảng được mở rộng sẽ giúp kéo dài thời gian lưu trú vì khách
du lịch được đi lại thuận tiện trong phạm vi huyện Vân Đồn và trên toàn
tỉnh, từ đó kéo dài chuyến đi của khách du lịch tới những điểm du lịch
khác.
Số thứ tự dự án 21
Tên dự án Thu hút khách tàu biển quốc tế
Quảng Ninh hiện là điểm dừng chân của nhiều hành trình tàu biển, do đó
Mô tả dự án tỉnh có thể khai thác thêm hoạt động lên bờ tham quan phục vụ đối tượng
khách du lịch tàu biển quốc tế.
Địa điểm thực Toàn tỉnh
308
hiện dự án
1. Cùng Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA) làm
việc với các công ty du lịch để có thêm các tuyến tham quan trên bờ
phục vụ khách tàu biển. Ví dụ:
a. Các chuyến tham quan ngắn (3-5 giờ)
i. Du ngoạn trên Vịnh Hạ Long, thăm các hang động và/hoặc chèo
thuyền kayak (hiện đang được một số hãng tàu quảng bá).
ii. Tham quan chợ tại Bãi Cháy và thưởng thức hải sản.
iii. Leo núi Bài Thơ và thăm chùa Long Tiên.
b. Các chuyến tham quan dài (Trên 5 giờ)
i. Đi xe tới Yên Tử (hiện đang được 1 số hãng tàu quảng bá).
ii. Du lịch làng quê Yên Đức.
Các bước chính iii. Tham quan Vân Đồn trong ngày kèm với du ngoạn Vịnh Bái Tử
Long khi các điểm du lịch tại Vân Đồn được đưa vào hoạt động.
2. Tận dụng các kênh internet như trang ShoreExcursions.com để quảng bá
các sản phẩm du lịch tại Vịnh Hạ Long với khách tàu biển.
3. Thông qua QNDMA, điều phối quan hệ giữa các công ty du lịch tại
Quảng Ninh và các hãng tàu biển để đảm bảo thông tin về các hình thức
tham quan trên bờ đến được với khách du lịch xuyên suốt hành trình tàu
biển và trên website của các hãng tàu.
4. Đánh giá lại liệu có cần mở rộng Cảng Hồng Gai chỉ với mục đích neo
đậu tàu biển quốc tế không, bởi Quảng Ninh không phải là điểm xuất
phát cũng như điểm cuối của các hành trình tàu biển. Các du thuyền có
thể tiếp tục đậu ngoài khơi và đưa khách vào bờ tham quan bằng tàu nhỏ
hơn.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Rất ít; chỉ cần cán bộ quản lý dự án dành thời gian tăng cường quan hệ hợp
thiết và nguồn tác với các hãng tàu biển.
kinh phí có thể
huy động
Tác động dự kiến Thu hút 20-30 ngàn khách du lịch mỗi năm.

309
Số thứ tự dự án 22
Tên dự án Đẩy nhanh tiến độ dự án nâng cấp các tuyến đường bộ quan trọng
Một số dự án đang được triển khai hoặc trong giai đoạn cuối quy hoạch,
trong đó có các tuyến quốc lộ nối liền Hà Nội, Hải Phòng, Hạ Long và
Móng Cái. Cơ sở hạ tầng đường bộ yếu kém chính là rào cản lớn đối với
Mô tả dự án phát triển du lịch; những dự án nâng cấp này sẽ làm tăng đáng kể khả năng
kết nối, thu hút khách du lịch tới Quảng Ninh. Tỉnh Quảng Ninh cần phải
đưa việc đẩy mạnh tiến độ hoàn thành các dự án này thành một nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu.
Địa điểm thực Toàn tỉnh
hiện dự án
1. Phối hợp với Sở GTVT và Bộ GTVT tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng
tháng hoặc hàng quý để tìm ra và loại bỏ các rào cản về thủ tục hành
chính, ví dụ vấn đề cấp phép xây dựng hoặc việc chậm trễ trong chuyển
khoản thanh toán.
2. Cùng với ngành giao thông vận tải tổ chức họp thường xuyên với các
Các bước chính nhà thầu nhằm giám sát tiến độ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
đẩy nhanh tiến độ dự án.
3. Tìm hiểu những phương thức hiệu quả nhất mà các tỉnh khác đã làm để
đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình đường bộ.
4. Hỗ trợ Sở GTVT trong việc vận động huy động vốn hoặc xin giấy phép.
Đề xuất thời gian 2015-2020
thực hiện

Mức đầu tư cần  Các biện pháp đẩy nhanh tiến độ không đòi hỏi chi phí. Bản thân việc
thiết và nguồn nâng cấp đường bộ sẽ cần lượng đầu tư lớn, từ 1-1,5 tỷ USD. Các dự án
kinh phí có thể được thực hiện thông bằng cả vốn nhà nước và vốn tư nhân như đã xác
huy động định.

 Có thể thu hút khoảng 300 ngàn tới 500 ngàn khách du lịch mỗi năm
 Sẽ giúp nâng cao đáng kể độ hài lòng của khách du lịch, đặc biệt là với
khách du lịch phương Tây do đối tượng khách này hiện không muốn đến
Tác động dự kiến Quảng Ninh vì điều kiện đường xá xấu (khách châu Á có phần “dễ tính”
hơn về đường xá).
 Kéo dài thời gian lưu trú do khách du lịch đến được các điểm du lịch
một cách thuận tiện.

310
Số thứ tự dự án 23
Tên dự án Cải thiện cơ sở hạ tầng dịch vụ xe khách, xe buýt
Các khách du lịch tự đi gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm dịch vụ xe
khách từ Hà Nội tới Quảng Ninh cũng như xe khách, xe buýt trong tỉnh.
Mô tả dự án
Cần có các biện pháp giúp khách du lịch phương Tây đi lại bằng xe khách,
xe buýt dễ dàng, thuận tiện hơn.
Địa điểm thực Toàn tỉnh và ở Hà Nội
hiện dự án
1. Phối hợp với Sở GTVT xây dựng các điểm dừng đỗ xe khách, xe buýt
gần các khu du lịch chính hiện chưa có phương tiện phục vụ nhu cầu đi
lại của khách du lịch một cách hiệu quả (ví dụ, khách du lịch phải bắt
taxi để đi từ bến xe Bãi Cháy đến khu vực bãi tắm)
2. Phối hợp với Sở GTVT để đảm bảo có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Anh
tại các bến xe, điểm dừng đỗ xe buýt và trang bị kỹ năng giao tiếp tiếng
Anh cơ bản cho nhân viên bán vé và tài xế xe buýt.
3. Liên hệ hợp tác với cơ quan chức năng ngành GTVT tại Hà Nội để đảm
Các bước chính bảo có các bảng chỉ dẫn bằng tiếng Anh và nhân viên phục vụ biết nói
tiếng Anh để hỗ trợ khách du lịch có nhu cầu đi xe xe khách từ Hà Nội
về Quảng Ninh.
4. Phối hợp với Sở GTVT và QNDMA để đảm bảo có lịch chạy xe khách,
xe buýt chính xác, bằng nhiều ngôn ngữ, đặt tại các khách sạn và công
bố trên internet.
5. Cùng QNDMA và Sở GTVT liên hệ hợp tác với nhà điều hành tour mở
“tự lên - tự xuống/hop-on, hop-off” (Vietnam open tour) để bổ sung Hạ
Long vào danh sách điểm dừng của tuyến xe.
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện
Mức đầu tư cần  25.000 – 50.000 USD cho các biển chỉ dẫn, chi phí đào tạo và di chuyển
thiết và nguồn một vài điểm dừng đỗ xe buýt, xe khách
kinh phí có thể
 Ngân sách nhà nước
huy động
Có khả năng thu hút thêm đối tượng khách du lịch phương Tây trẻ tuổi đến
Tác động dự kiến
theo diện tự đi với số lượng khoảng 40 – 60 ngàn khách mỗi năm.

311
Số thứ tự dự án 24
Tên dự án Sân bay Quảng Ninh (Sân bay quốc tế Vân Đồn)
Xây dựng sân bay nội địa có khả năng phục vụ các chuyến bay quốc tế với
mục đích chủ yếu là thúc đẩy phát triển du lịch Quảng Ninh nói chung và
Mô tả dự án đặc khu kinh tế Vân Đồn nói riêng. Để thu hút đầu tư vào Vân Đồn, việc
quan trọng cần làm là hoàn thành công trình xây dựng sân bay càng sớm
càng tốt.
Địa điểm thực Xã Đoàn Kết, huyện Vân Đồn
hiện dự án
1. Phối hợp với Ban quản lý khu kinh tế Quảng Ninh (QNEZA) và Ban xúc
tiến hỗ trợ đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA Quảng Ninh) tiến hành tất cả
các biện pháp cần thiết để hoàn thiện đề xuất dự án và phương án nguồn
vốn từ các nhà đầu tư Hàn Quốc nhanh nhất có thể, thường xuyên gặp
gỡ nhà đầu tư để đảm bảo họ đã nắm được đầy đủ dữ liệu và các dự báo,
Các bước chính đồng thời cung cấp thêm hình thức ưu đãi nếu cần thiết.
2. Phối hợp với QNEZA và IPA Quảng Ninh để kêu gọi thêm các nhà đầu
tư nếu cần và xây dựng các gói ưu đãi dựa trên nhu cầu nhà đầu tư.
3. Trong giai đoạn xây dựng gói ưu đãi, cần phối hợp với QNEZA và nhà
đầu tư nhằm học tập, áp dụng những kinh nghiệm tốt nhất từ các sân bay
phục vụ du lịch khác, ví dụ như sân bay quốc tế Xiêm Riệp.
2015-2020+. Xây dựng sân bay cần được sẵn sàng tiến hành để thu hút nhà
Đề xuất thời gian
đầu tư cho các dự án du lịch tại Vân Đồn, ví dụ dự án Khu phức hợp nghỉ
thực hiện
dưỡng có casino.

Mức đầu tư cần  Thời gian để cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL hỗ trợ toàn bộ quá
thiết và nguồn trình này
kinh phí có thể  250 triệu USD để xây dựng sân bay
huy động
 Vốn đầu tư tư nhân
Lượng khách đến dự tính khoảng 800 nghìn - 1 triệu người căn cứ vào công
Tác động dự kiến suất 2 triệu hành khách của sân bay. Một số khách du lịch vẫn đến qua sân
bay Nội Bài hoặc Cát Bi.

312
Số thứ tự dự án 25
Tên dự án Tăng cường dịch vụ bay thuê chuyến
Tăng cường các chuyến bay thuê bao chở khách du lịch hạng sang từ các
nước có mức tăng trưởng cao, đặc biệt là Trung Quốc. Nha Trang và Đà
Mô tả dự án
Nẵng đã từng áp dụng cách làm này để thu hút khách du lịch biển từ Nga
và khách chơi bài từ Trung Quốc.
Địa điểm thực Sân bay Quảng Ninh và sân bay Hải Phòng
hiện dự án
1. Phối hợp với ngành GTVT để đảm bảo các sân bay có đủ khả năng và
công suất phục vụ các chuyến bay thuê bao quốc tế.
2. Làm việc với Bộ GTVT/Cục hàng không Dân dụng để xác nhận không
có quy định pháp lý nào cấm các chuyến bay thuê bao quốc tế đến.
3. Phối hợp với QNDMA và các công ty du lịch nước ngoài tại các nước
thị trường trọng điểm để tổ chức dịch vụ bay thuê chuyến. Ưu tiên các
Các bước chính tuyến bay thẳng từ các thành phố của Trung Quốc.
4. Phối hợp với các hãng hàng không, đặc biệt là Vietnam Airlines, đơn vị
từng cung cấp máy bay thuê chuyến tới Đà Nẵng, để giúp thu xếp dịch
vụ bay thuê chuyến.
5. Xem xét việc hợp tác với các hãng hàng không để cung cấp các chuyến
bay cố định thường xuyên giữa Quảng Ninh/Hải Phòng với các thành
phố, thị trường có nhu cầu sử dụng dịch vụ bay thuê chuyến cao.
Đề xuất thời gian 2016 -2017
thực hiện
Mức đầu tư cần Đầu tư thời gian của cán bộ quản lý dự án
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Tác động dự kiến Có thể thu hút khoảng 45 ngàn khách du lịch mỗi năm

313
Số thứ tự dự án 26
Dịch vụ bay trực thăng Hà Nội - Hạ Long/ Vân Đồn (có thể mở rộng
Tên dự án
thêm các chuyến bay trong nội tỉnh)
Tuy hiện vẫn có các chuyến bay nhưng nhu cầu còn thấp bởi chi phí tính
theo đầu người cao. Tỉnh Quảng Ninh cần khuyến khích một công ty bay
Mô tả dự án
trực thăng có năng lực cạnh tranh cao nhất để cung cấp dịch vụ phù hợp với
đặc điểm của các nhóm khách du lịch sang trọng.
Địa điểm thực Hà Nội, Vân Đồn, thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Phối hợp với ngành giao thông vận tải để đảm bảo có quy trình cấp giấy
phép thuận lợi cho các nhà cung cấp dịch vụ có quan tâm, ví như công
ty HeliVietnam, một công ty bay mới tham gia thị trường.
2. Phối hợp với Ban Quản lý Khu kinh tế QN và Sở GTVT để đảm bảo
huyện Vân Đồn có hạ tầng sân bay trực thăng.
Các bước chính
3. Đưa thông tin và tính năng đặt chỗ bay trực thăng lên trang web của
QNDMA.
4. Khi đã tạo được nhu cầu bay Hà Nội - Quảng Ninh, cần khuyến khích
các công ty bay hình thành các tuyến mới nội tỉnh, ví dụ như giữa Vân
Đồn và Móng Cái.
Đề xuất thời gian 2018
thực hiện

 Đầu tư thời gian của cán bộ quản lý dự án;


Mức đầu tư cần
thiết và nguồn  12 - 15 triệu USD để phát triển dịch vụ bay thương mại;
kinh phí có thể  Vốn từ doanh nghiệp tư nhân.
huy động

3.000 -4.000 lượt khách đến (với mức chi tiêu/ngày rất cao)
Tác động dự kiến (dựa trên dự kiến sẽ xây dựng 4-7 khách sạn 5 sao, mỗi khách sạn có 20-30
phòng cao cấp, công suất sử dụng 60-70%, 10-20% khách cao cấp sẽ sử
dụng dịch vụ bay trực thăng).

314
Số thứ tự dự án 27
Tên dự án Dịch vụ thủy phi cơ trong tỉnh Quảng Ninh
Thủ phi cơ là phương tiện hữu dụng để cung cấp dịch vụ vận tải và ngắm
Mô tả dự án
cảnh đối với khách du lịch cao cấp.
Địa điểm thực Các khu vực tại thành phố Hạ Long (Bãi Cháy, Tuần Châu hay Hồng Gai),
hiện dự án Cái Bầu, các đảo và khu nghỉ dưỡng tại Vân Đồn, Móng Cái.
1. Phối hợp với Bộ và Sở giao thông vận tải để xây dựng quy định về an
toàn, bảo trì, bảo đảm không phận trước khi cho phép các nhà khai thác
thủy phi cơ bắt đầu hoạt động.
2. Phối hợp với ngành giao thông vận tải để đảm bảo có không gian đậu,
bao gồm các khu vực tại thành phố Hạ Long (Bãi Cháy, Tuần Châu hay
Hồng Gai), Cái Bầu, các đảo và khu nghỉ dưỡng tại Vân Đồn, Móng
Các bước chính Cái.
3. IPA cần thông báo cho các công ty khai thác thủy phi cơ nước ngoài
hoặc trong nước về cơ hội kinh doanh tại Quảng Ninh và đảm bảo việc
cấp giấy phép thích hợp.
4. Khi đã xây dựng được lịch bay, đưa thông tin về lịch bay lên trang web
của QNDMA.
Đề xuất thời gian 2018
thực hiện
Mức đầu tư cần  20 - 40 triệu USD (tùy theo quy mô đội bay)
thiết và nguồn
 Vốn từ doanh nghiệp tư nhân
kinh phí có thể
huy động

 Doanh thu vé khoảng 2 - 3 triệu USD/năm


Tác động dự kiến  Dịch vụ bay thủy phi cơ có thể giúp kéo dài thời gian lưu trú thông qua
việc cung cấp thêm một tour và cho phép khách du lịch đi lại nhanh
chóng trong tỉnh.

315
1.4 Nhóm giải pháp về dự án hạ tầng du lịch, bao gồm các cơ sở lưu
trú, nâng cấp các điểm du lịch và tăng cường các hoạt động du lịch
Số thứ tự dự án 28
Tên dự án Gia tăng nguồn cung khách sạn
Mô tả dự án Khuyến khích các doanh nghiệp địa phương đầu tư vào lĩnh vực xây dựng
khách sạn tại Quảng Ninh.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, khu vực Yên Tử và huyện Vân
hiện dự án Đồn.
Xác định các khu vực mục tiêu phát triển khách sạn và số lượng buồng
phòng gia tăng cần có cho mỗi khu vực.
Tích cực quảng bá về quy hoạch tổng thể du lịch, các chính sách tạo thuận
lợi cho nhà đầu tư (ví dụ: hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Vân
Đồn) và một số khu vực mục tiêu đã được xác định.
a. Phối hợp với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh (IPA
Những bước Quảng Ninh) để xây dựng các tài liệu quảng bá về các nhà đầu tư
chính chuyên nghiệp. Hỗ trợ lựa chọn tư vấn quốc tế để giúp IPA với các tài
liệu quảng bá, đưa ra tư vấn về nội dung quảng cáo (ví dụ như khu vực
mục tiêu cho đầu tư, chính sách đầu tư, chất lượng khách sạn mục tiêu);
b. Tổ chức một hội thảo nhà đầu tư với các chủ khách sạn hiện tại để kích
thích sự quan tâm của họ đối với lĩnh vực này;
c. Kết nối các nhà đầu tư quan tâm để thúc đẩy quan hệ đối tác với nhà
đầu tư địa phương để giảm thiểu rủi ro, khuyến khích các nguồn đầu tư
lớn hơn.
Đề xuất thời gian
thực hiện 2015-2020

Mức đầu tư cần Không cần kinh phí từ phía tỉnh cho việc xây dựng phát triển thêm khách
thiết và nguồn sạn. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh sẽ bỏ một số doanh thu qua việc triển
kinh phí có thể khai các chính sách thuế và ưu đãi để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, phát
huy động triển khách sạn và bằng cách chủ động tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc
tiến đầu tư.
Dự kiến sẽ có gần 12.000 buồng phòng khách sạn được xây mới vào năm
2020, trong đó, gần 7.000 phòng ở thành phố Hạ Long; 2.000 phòng ở
Tác động dự kiến Móng Cái, 1.000 phòng ở Vân Đồn; 2.000 phòng ở Uông Bí. Tăng trưởng
buồng phòng khách sạn sẽ đủ cung ứng cho khoảng 15 triệu lượt khách du
lịch đến tỉnh, đạt ngưỡng doanh thu dự kiến là 1,5 tỷ USD vào năm 2020.

316
Số thứ tự dự án 29
Tìm kiếm mối quan hệ đối tác với những khách sạn có thương hiệu
Tên dự án
quốc tế
Làm việc với các nhà đầu tư, phát triển khách sạn địa phương để ký kết hợp
Mô tả dự án
đồng với các công ty quản lý điều hành khách sạn quốc tế.
Địa điểm thực
Thành phố Hạ Long, Thành phố Móng Cái, Yên Tử và huyện Vân Đồn.
hiện dự án
1. Xác định các công ty quản lý điều hành khách sạn mục tiêu để kêu gọi
họ đến Quảng Ninh (ưu tiên tập trung vào các tên tuổi như Starwood,
Accor và Wyndham bởi trọng tâm của họ đặt ở châu Á).
2. Tổ chức hội thảo đầu tư cho các nhà đầu tư, phát triển địa phương nhằm
xác định các đơn vị sẵn sàng lập quan hệ đối tác với các công ty quản lý
điều hành quốc tế.
3. Xây dựng gói quảng cáo dành cho công ty quản lý điều hành quốc tế,
bao gồm các mẫu điều khoản hợp đồng quản lý, phương án hỗ trợ cơ sở
hạ tầng quanh khu vực xây dựng khách sạn, cam kết thúc đẩy hợp tác
Những bước tiếp thị thông qua các tài liệu, các sự kiện của Sở VHTTDL.
chính
4. Hợp tác với các nhà đầu tư, phát triển địa phương này, tiếp cận với các
công ty quản lý điều hành quốc tế giới thiệu về gói quảng cáo này, tận
dụng sự kết nối thông qua các khách sạn thương hiệu khác tại Hà Nội và
vùng lân cận (ví dụ như Metropole, Hà Nội).
5. Tham dự hội nghị đầu tư trong khu vực và toàn cầu với các công ty
quản lý, điều hành quốc tế, xây dựng tài liệu đầu tư, tích cực thúc đẩy
công tác xây dựng khách sạn tại Quảng Ninh.
6. Tích cực hỗ trợ công tác đàm phán, thương thảo giữa các công ty quản
lý điều hành quốc tế và các nhà phát triển địa phương.
Đề xuất thời gian
2015-2021
thực hiện
Không cần kinh phí từ phía tỉnh cho việc xây dựng phát triển thêm khách
Mức đầu tư cần
sạn. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh sẽ bỏ đi một số doanh thu qua việc triển
thiết và nguồn
khai các chính sách thuế và chính sách ưu đãi để tạo thuận lợi cho các nhà
kinh phí có thể
đầu tư, phát triển khách sạn và bằng cách chủ động tổ chức các hội nghị,
huy động
hội thảo xúc tiến đầu tư.
Tỉnh Quảng Ninh nên đặt ra mục tiêu đưa đến ít nhất 3 tên tuổi khách sạn
có thương hiệu đến thành phố Hạ Long, 1-2 đến thành phố Móng Cái, 2-4
đến huyện Vân Đồn vào năm 2020. Tên tuổi của khách sạn có thương hiệu
cũng sẽ thu hút được những khách du lịch trung thành với các thương hiệu
này, cũng như đem đến các đối tượng khách du lịch mà nếu không có các
thương hiệu này thì họ sẽ không cân nhắc đi du lịch Quảng Ninh. Những
Tác động dự kiến nhà điều hành khách sạn quốc tế cũng truyền sự tự tin về tính an toàn, an
ninh cho những khách du lịch quốc tế, những người muốn có cảm giác an
tâm như “ở nhà” khi đang du lịch nước ngoài. Cuối cùng, các chuỗi thương
hiệu quốc tế sẽ mang đến kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực có giá trị và
có thể luân chuyển các nhà quản lý từ các khách sạn khác của họ tới Quảng
Ninh, cũng như thúc đẩy các chương trình luân chuyển đào tạo nhân viên
địa phương trên toàn quốc và quốc tế.

317
Số thứ tự dự án 30
Nâng cao chất lượng và tính thống nhất của cơ sở lưu trú bằng cách
Tên dự án
hoàn thiện hệ thống xếp hạng sao khách sạn

Để đảm bảo rằng khách du lịch có thể phân biệt được sự khác nhau giữa
các khách sạn, cần tính đến một chương trình hoàn thiện hệ thống đánh
giá khách sạn. Về ngắn hạn, tập trung tăng cường thực thi các tiêu
Mô tả dự án chuẩn xếp hạng sao khách sạn hiện có và xem xét hoàn thiện các tiêu
chí áp dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ. Về dài hạn, cần xem xét
thuê đơn vị bên ngoài để tiến hành xếp hạng khách sạn nhằm đảm bảo
chất lượng, tính nhất quán và khách quan.

Địa điểm thực


hiện dự án Trên địa bàn Quảng Ninh, tập trung ở thành phố Hạ Long.

1. Tập trung tăng cường thực thi các tiêu chí xếp hạng sao đã được đưa ra.
a. Đưa thêm một đơn vị khác nữa tham gia vào đánh giá khách sạn.
b. Triển khai các cuộc kiểm tra ngầm (do vậy, các khách sạn không
được biết là đang bị kiểm tra).
Những bước 2. Lập và thông qua một bộ tiêu chí xếp hạng sao điều chỉnh, trong đó bổ
chính sung các tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, phục vụ, chú trọng vào các kỹ
năng mềm của tất cả người lao động và của cả các nhân viên quản lý, lễ
tân.
3. Sau đó (2-4 năm) cân nhắc thuê cơ quan chuyên môn bên ngoài kiểm tra
khách sạn để đảm bảo chất lượng thẩm định.

Đề xuất thời gian


thực hiện 2015-2017, từ năm 2016 xem xét thuê ngoài.

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn Khoản đầu tư từ ngân sách cần có là rất ít , dành cho các giải pháp ngắn
kinh phí có thể hạn.
huy động
Việc chuẩn hóa hệ thống đánh giá khách sạn sẽ mang lại sự xếp hạng
chính xác hơn cho các khách sạn, đặc biệt là từ cấp độ 3 sao trở lên. Tại
thành phố Hạ Long, việc thực thi mạnh hơn các tiêu chí đánh giá có thể
Tác động dự dẫn đến số lượng khách sạn được xếp hạng 4 sao là ít hơn. Việc bổ sung
kiến thêm các tiêu chí cụ thể về chất lượng phục vụ vào hệ thống đánh giá
cũng sẽ khuyến khích các khách sạn đầu tư nhiều hơn cho công tác đào
tạo nhân lực về mặt này.

318
Số thứ tự dự án 31
Phát triển các khu du lịch sinh thái trên các đảo thuộc huyện Vân
Tên dự án
Đồn
Một phần của dịch vụ “Sang trọng và mới lạ” sẽ tập trung vào phát triển
các khu du lịch nghỉ dưỡng sinh thái, cao cấp trên các hòn đảo của huyện
Vân Đồn để phục vụ các phân khúc khách hàng không chơi bài. Các khu
Mô tả dự án
nghỉ mát sẽ tận dụng môi trường thiên nhiên phong phú, giàu có trên các
hòn đảo thuộc huyện Vân Đồn và sẽ đa dạng hóa các phân khúc khách
thu hút đến Vân Đồn.
Địa điểm thực
Đảo Thẻ Vàng, Đảo Vạn Cảnh, Đảo Phượng Hoàng, Đảo Nứt Đất
hiện dự án
1. Tích cực quảng cáo quy hoạch tổng thể du lịch và tình trạng của đặc
khu kinh tế Vân Đồn, bao gồm các chính sách tạo thuận lợi cho nhà
đầu tư (ví dụ như mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp).
2. Xây dựng các tài liệu quảng cáo nhà đầu tư trong đó trình bày rõ các
yêu cầu để được sự phê duyệt cho khu nghỉ dưỡng sinh thái, bao gồm:
a. Dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cho các phân khúc khách du lịch
không chơi bài, bao gồm như đi dạo bộ trong rừng, đi bộ ngắm
Những bước cảnh tự nhiên, chèo thuyền kayak và thám hiểm hang động.
chính b. Sự thuận tiện của giao thông đến và đi giữa các hòn đảo, cũng như
các phương án lựa chọn đi vòng quanh đảo.
c. Kế hoạch xây dựng thân thiện với môi trường, bao gồm cam kết
bảo vệ hệ thực vật tự nhiên.
3. Tổ chức một hội thảo nhà đầu tư với sự tham gia của các nhà đầu tư,
phát triển khách sạn hiện tại và tiềm năng trong tỉnh Quảng Ninh, bao
gồm một chuyến thăm thực tế tại các khu vực mục tiêu cho phát triển
khách sạn.
Đề xuất thời gian
2015-2019
thực hiện
Mức đầu tư cần Một khu sinh thái nghỉ dưỡng sẽ đòi hỏi mức đầu tư vào khoảng 200 đến
thiết và nguồn 700 triệu USD. Các khu nghỉ dưỡng sinh thái tại Vân Đồn sẽ do các
kinh phí có thể doanh nghiệp tư nhân đầu tư theo hình thức đầu tư trong nước hoặc đầu
huy động tư trực tiếp nước ngoài.
Giả định rằng sẽ có 5 khu nghỉ dưỡng được xây dựng vào năm 2020, các
khu sinh thái nghỉ dưỡng Vân Đồn sẽ thu hút từ từ 10-20 nghìn khách du
Tác động dự kiến lịch hàng năm, tương ứng với mức doanh thu hàng năm là từ 50-150 triệu
USD (tùy thuộc vào quy mô của mỗi khu nghỉ dưỡng, có thể có công suất
khoảng 40-100 buồng phòng).

319
Số thứ tự dự án 32
Phát triển một hệ thống quản lý hành trình cho tàu du lịch trên
Tên dự án
Vinh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long.
Tiết giảm sự đông đúc và tình trạng ô nhiễm trên một số khu vực cụ thể
Mô tả dự án trên Vịnh Hạ Long bằng việc bố trí lại số lượng tầu du lịch, bao gồm
việc đưa ra những tuyến tour khác nhau, thời gian khởi hành lệch giờ.
Địa điểm thực
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
hiện dự án
1. Sở VHTTDL, Sở GTVT và Ban QLV cùng phối hợp làm việc để xác
định phương án ưu tiên và xây dựng các hệ thống triển khai thực
hiện. Một số phương án cần được đánh giá, do đó có thể là hữu ích
khi các sở này cử mỗi sở một người tham gia nhóm công tác về đề
án này.
2. Một số phương án cần được đánh giá bao gồm:
a. Bố trí thời gian xuất bến xen kẽ;
b. Tổ chức so le thời gian tham quan tại mỗi điểm;
c. Giới hạn số chuyến đến các điểm chính;
Những bước d. Xây dựng hành trình các tuyến tour mới trên vịnh;
chính e. Phân chia vùng vịnh theo loại hình du lịch.
3. Xây dựng tài liệu hướng dẫn giải thích về các hệ thống triển khai
thực hiện dự kiến
4. Tổ chức các cuộc họp với các nhà khai thác tàu du lịch để trình bày,
lấy ý kiến đóng góp cho các hệ thống dự kiến.
5. Đưa vào những ý kiến phù hợp, nếu có vào các hệ thống dự kiến.
6. Trình UBND tỉnh phê duyệt các hệ thống đề xuất.
7. Tổ chức hệ thống – xây dựng và gửi các tài liệu có liên quan; đào tạo
cán bộ.
8. Bắt đầu hệ thống mới
Đề xuất thời gian
2015
thực hiện
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn Cần có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo cán bộ
kinh phí có thể và xây dựng các tài liệu cần thiết.
huy động
Dự án này sẽ giải quyết những nhận xét tiêu cực hiện tại qua việc cải
thiện sự trải nghiệm của khách du lịch trên Vịnh, dẫn đến số lượng
Tác động dự kiến
khách du lịch tăng lên. Tác động cụ thể sẽ phụ thuộc vào hiệu quả triển
khai thực hiện.

320
Số thứ tự dự án 33
Áp dụng mức trần số tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Hạ Long &
Tên dự án
Vịnh Bái Tử Long
Hạn chế sự quá tải và tình trạng ô nhiễm môi trường trên Vịnh Hạ Long
Mô tả dự án và Vịnh Bái Tử Long bằng cách áp mức trần cho số lượng tàu thuyền
được phép hoạt động trên vịnh tại bất cứ thời điểm nào.
Địa điểm thực
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long
hiện dự án
1. Sở VHTTDL, Sở GTVT, Ban QLV sẽ phối hợp thành lập một tổ
công tác để xây dựng kế hoạch tính toán mức trần cho số tàu thuyền
hoạt động và cách thức tiến hành công việc, bao gồm:
a. Phân khúc khai thác trên vịnh;
b. Khung thời gian giới hạn (theo năm, theo tháng, theo tuần và
theo ngày);
c. Số lượng áp dụng theo mức trần;
d. Phân bổ giấy phép (theo hình thức bán đấu giá, theo hình thức
Những bước mức phí cố định);
chính e. Khả năng chuyển nhượng giấy phép.
2. Xây dựng tài liệu hướng dẫn về hệ thống áp dụng mức trần.
3. Tổ chức các cuộc họp với các đội tàu du lịch nhằm giới thiệu, lấy ý
kiến đóng góp về hệ thống mức trần.
4. Đưa vào những ý kiến phù hợp vào hệ thống mức trần dự kiến.
5. Trình UBND tỉnh phê duyệt hệ thống mức trần.
6. Tổ chức hệ thống – xây dựng, gửi các tài liệu có liên quan; đào tạo
cán bộ.
7. Bắt đầu hệ thống mới.
Đề xuất thời gian
2015
thực hiện
Mức đầu tư cần
Cần có sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước cho hoạt động đào tạo cán bộ của
thiết và nguồn
nhóm công tác, cũng như kinh phí xây dựng tài liệu hỗ trợ (100 – 500
kinh phí có thể
USD).
huy động
Dự án này sẽ giải quyết những nhận xét tiêu cực hiện tại bằng cách cải
Tác động dự kiến thiện sự trải nghiệm du lịch trên Vịnh, tăng số lượt khách du lịch ghé
thăm và số lượng khách sẵn sàng chi tiền cho những tour du lịch.

321
Số thứ tự dự án 34
Tạo điều kiện dễ dàng tiếp cận hơn cho khách du lịch nước ngoài
Tên dự án
tới các điểm du lịch văn hóa trọng điểm.
Phát triển những điểm du lịch văn hóa hiện có để khách du lịch quốc tế
dễ dàng hiểu và đến thăm quan, bao gồm cả việc sử dụng những biển
Mô tả dự án
báo bằng ngôn ngữ nước ngoài, có giải thích bằng hình ảnh, bản đồ, các
ấn phẩm quảng cáo và các lựa chọn tuyến du lịch.
Đền, chùa, các điểm văn hóa khác trong cụm nhằm phục vụ khách du
Địa điểm thực lịch nước ngoài (tham quan những danh thắng của Việt Nam, du lịch
hiện dự án Sang trọng và Mới lạ), bao gồm Khu di tích Yên Tử, Chùa Ba Vàng,
chùa Cái Bầu và đền Cửa Ông.

1. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh xác định thứ tự ưu tiên những điểm
du lịch văn hóa trong phạm vi các cụm có liên quan (nêu ở trên).
2. Đánh giá những điểm du lịch ưu tiên, rà soát việc dựng các biển hiệu
thông báo, hình ảnh mô tả, bản đồ, ấn phẩm, các lựa chọn tour và
xác định nhu cầu.
3. Xây dựng thiết kế cho các hạng mục nâng cấp theo kế hoạch (đối với
điểm chính - hợp tác với các tổ chức tư vấn về bảo tàng).
Các bước chính 4. Hợp tác với các nhà thầu để nâng cấp các biển báo, in mới các ấn
phẩm và bản đồ du lịch và thiết kế các công cụ như công cụ hướng
dẫn du lịch bằng âm thanh. Đảm bảo rằng tất cả các nhà thầu đều có
nhân viên nói thông thạo các thứ tiếng nước ngoài tham gia trong
quá trình xây dựng các tài liệu bằng tiếng nước ngoài.
5. Triển khai công tác nâng cấp.
6. Nêu tên những điểm du lịch đã được nâng cấp trong tài liệu quảng
bá.
Đề xuất thời gian
2015 – 2018
thực hiện

Mức đầu tư cần Kinh phí cần để phát triển các điểm du lịch :
thiết và nguồn Yên Tử 10 đến 30 triệu USD bằng vốn tư nhân
kinh phí có thể Những điểm khác 5 đến 10 triệu USD bằng vốn tư nhân/nhà nước/
huy động và các thành phần khác

 Thông qua bổ sung các hoạt động du lịch thu hút phân khúc khách
Tác động dự kiến du lịch phương Tây, khu cắm trại có thể giúp kéo dài thêm thời gian
lưu trú của khách du lịch.
 Từ 55 đến 70 triệu USD.

322
Số thứ tự dự án 35

Tên dự án Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng
Hỗ trợ thành lập một trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng; ở đây,
khách du lịch có thể tìm hiểu kỹ thuật nấu ăn Việt Nam bao gồm cả việc
Mô tả dự án
áp dụng theo mô hình KOTO, nơi đào tạo nấu ăn và quản lý nhà hàng cho
các học viên là thanh niên có thu nhập thấp.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
Lựa chọn A
1. Phối hợp với KOTO (http://www.koto.com.au/about-koto/koto-
enterprise/koto-hanoi-restaurant) nhằm tìm kiếm cơ hội mở một chi
nhánh ở thành phố Hạ Long
2. Phối hợp với KOTO phát triển chi nhánh
Lựa chọn B
3. Phát triển khái niệm về trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng
Các bước chính 4. Xác định địa điểm tiềm năng
5. Kết hợp với các nhà quản lý nhà hàng, đầu bếp và các doanh nghiệp
du lịch có tiềm năng ở Việt Nam phát triển và vận hành trường dạy
nấu ăn và kinh doanh nhà hàng (Kết hợp với những đối tác tiềm năng
khác như Red Bridge ở Hội An, http://www.visithoian.com/redbridge/)
6. Hỗ trợ phát triển trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng
7. Phản ánh về trường dạy nấu ăn và nhà hàng trong các tài liệu quảng bá
của tỉnh
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện

Mức đầu tư cần


thiết và nguồn 0,1 – 0,5 triệu USD Nguồn kinh phí Nhà nước
kinh phí có thể
huy động
 Các trường dạy nấu ăn hiện rất phổ biến với khách du lịch phương
Tây. Giả sử nếu có 10 trường hoạt động, tác động doanh thu vào năm
Tác động dự kiến 2020 có thể lên đến 5 triệu USD.
 Từ 2,4 đến 4,8 triệu USD

323
Số thứ tự dự án 36
Thiết lập một khu tập trung phục vụ bán thức ăn đường phố của
Tên dự án
địa phương
Xác định một khu vực ở thành phố Hạ Long có thể được phát triển
Mô tả dự án thành một trung tâm ẩm thực đường phố, được trang bị đầy đủ bàn, ghế
và có các hàng bán đồ ăn uống đường phố.
Địa điểm thực
Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Xây dựng khái niệm trung tâm ẩm thực đường phố, bao gồm cách bố
trí, phương pháp lựa chọn các cửa hàng ăn và mô hình kinh doanh
(chủ sở hữu trung tâm sẽ tham gia vào các thỏa thuận thuê chỗ bán
hàng với các cửa hàng ăn, lập kế hoạch bảo dưỡng trung tâm).
2. Xác định vị trí của trung tâm ẩm thực đường phố gần với các khu du
lịch của thành phố Hạ Long.
3. Lập kế hoạch xây dựng trung tâm, bao gồm việc trang bị bàn ghế cố
định và nhà vệ sinh.
Các bước chính
4. Hợp tác với các doanh nghiệp du lịch địa phương và xác định một
doanh nghiệp quản lý trung tâm (bao gồm cả công tác quản trị, dọn
vệ sinh, vv.)
5. Hợp tác với các nhà thầu xây dựng trung tâm.
6. Đơn vị điều hành trung tâm sẽ xác định cụ thể các chủ cửa hàng ăn
uống để vận hành trung tâm ẩm thực.
7. Phản ánh về trung tâm ẩm thực đường phố trong các tài liệu quảng
bá và xây dựng thương hiệu.
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn
Từ 0,1 đến 0,5 triệu USD Nguồn kinh phí Nhà nước.
kinh phí có thể
huy động
Tác động dự kiến Từ 3,5 đến 5,5 triệu USD.

324
Số thứ tự dự án 37

Tên dự án Dịch vụ biên dịch thực đơn


 Đây là một hoạt động được tổ chức tập trung cho các nhà hàng nộp các
thực đơn của mình để được dịch ra các ngoại ngữ chính như tiếng
Mô tả dự án Anh, tiếng Hoa phổ thông và tiếng Hàn.
 Sở VHTTDL sẽ tổ chức và thuê biên dịch.
 Sở VHTTDL và các nhà hàng sẽ cùng chịu chi phí.
Địa điểm thực Đặt tại Sở VHTTDL, phục vụ cho toàn tỉnh.
hiện dự án
1. Tìm kiếm một vài chuyên gia biên dịch, những người có khả năng
ngoại ngữ đạt yêu cầu, bao gồm ít nhất là tiếng Anh và tiếng Hoa phổ
thông. Nghiên cứu giá và kinh nghiệm biên dịch thực đơn của họ.
2. Gửi thư tới một nhóm các nhà hàng tại các khu vực du lịch trọng điểm
của thành phố Hạ Long để thông tin cho họ về dự án và hỏi xem họ có
muốn tham gia hay không. Đặt ra hạn chót nộp thực đơn nếu họ muốn
tham gia trong đợt đầu tiên.
3. Thiết lập một mô hình chia sẻ chi phí trong đó Sở VHTTDL sẽ chi trả
một khoản cố định cho mỗi nhà hàng (tương đương với 50% chi phí
cho một thực đơn trung bình) và nhà hàng sẽ trả khoản còn lại. Điều
Các bước chính này có nghĩa là những nhà hàng với thực đơn rất dài sẽ trả nhiều hơn
một chút so với những nhà hàng có thực đơn rất ngắn, điều này sẽ giúp
ích cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
4. Sở VHTTDL sẽ đưa bộ các thực đơn đi dịch và giám sát tiến trình, bao
gồm cả việc kiểm tra chất lượng bởi một bên biên dịch khác nếu cần.
5. Sau khi hoàn thành đợt đầu tiên, Sở VHTTDL nên đánh giá lại chương
trình và đưa ra những điều chỉnh cần thiết, bao gồm cả việc xác định
nên thuê biên dịch nào, có cần điều chỉnh giá hay không, hoặc bất cứ
thay đổi, chỉnh sửa nào khác. Sau đó thì chương trình sẽ được đưa ra
áp dụng cho nhóm nhà hàng tiếp theo.

Đề xuất thời gian 2016


thực hiện

Mức độ đầu tư Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Mức độ
yêu cầu và kế đầu tư bằng tiền mặt sẽ rất thấp, có thể ít hơn 5,000 USD mỗi năm cho
hoạch kinh phí dự việc thuê dịch.
án

Sẽ cải thiện trải nghiệm của khách du lịch và qua đó có thể dẫn đến việc
đánh giá tốt hơn trong giới báo chí du lịch nước ngoài về các nhà hàng ở
Tác động dự kiến Quảng Ninh.
Có thể dẫn đến việc mức chi tiêu nhiều hơn khi khách hàng gọi đồ nhiều
hơn vì họ biết rõ hơn nhà hàng đang phục vụ những món gì.

325
Số thứ tự dự án 38

Tên dự án QuangNinhKids –những chuyến du lịch miễn phí được tổ chức bởi
sinh viên học tiếng Anh
Một tổ chức sinh viên cung cấp những tour du lịch miễn phí thăm quan
những địa danh văn hóa, lịch sử và những địa điểm du lịch được ưa
Mô tả dự án
thích khác ở địa phương để đổi lấy cơ hội được thực hành nói tiếng Anh
(hoặc bất cứ ngoại ngữ ưa thích nào khác).

Địa điểm thực Đặt tại Sở VHTTDL, phục vụ cho toàn tỉnh
hiện dự án
1. Tiếp cận với các trường đại học địa phương để xác định những sinh
viên nào muốn tham gia, bắt đầu ít nhất với 2-3 trường đại học.
2. Giúp sinh viên tìm hiểu cách thức mà mô hình HanoiKids hoạt động
bằng cách nghiên cứu trang web, gặp gỡ nói chuyện với những nhà
tổ chức ở HanoiKids và tham gia một số tour của HanoiKids.
3. Giúp các sinh viên làm quen với một vài thao tác khởi động, bao
gồm việc thiết lập trang web, xác định các địa danh cung cấp tour,
Các bước chính xây dựng một vài chủ đề, một vài câu chuyện cho từng địa danh, xây
cần tiến hành dựng một vài tour đầu tiên bằng cách như phối hợp với các khách
sạn địa phương và thiết lập cách thức để tuyển mộ thêm sinh viên
làm hướng dẫn viên du lịch.
4. Một khi dự án đã hoạt động ổn định, Sở VHTTDL có thể để sinh
viên tự điều hành, với việc gặp mặt định kỳ (có thể mỗi quý một lần)
để thảo luận bất cứ vấn đề nào họ đang gặp phải và đưa ra các giải
pháp.

Đề xuất thời gian 2016 - 2017


thực hiện

Mức đầu tư cần Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
thiết và nguồn Không đầu tư bằng tiền mặt.
kinh phí có thể
huy động

Cung cấp thêm một hoạt động khác nữa giúp khách du lịch tận hưởng,
qua đó có thể kéo dài hơn thời gian lưu trú của khách du lịch. Ngoài ra,
Tác động dự kiến
có một số tác động phụ tích cực cho tỉnh, bao gồm cả việc cải thiện kỹ
năng ngoại ngữ, du lịch.

326
Số thứ tự dự án 39
Tên dự án Cập nhật biển báo đường dây nóng
Bổ sung một số chi tiết giải thích cũng như (một số) ngôn ngữ tại các biển
Mô tả dự án
báo, biển hiệu đường dây nóng du lịch ở Quảng Ninh
Địa điểm thực Tại tất cả các khu du lịch, như được bố trí hiện tại
hiện dự án
1. Thống nhất cách diễn đạt ngôn từ dùng cho biển báo và các ngôn ngữ
sử dụng.
2. Thiết kế áp phích quảng cáo mới – nên làm việc với một cơ quan thiết
Các bước chính kế biển hiệu chuyên nghiệp.
cần tiến hành
3. Dịch các thông điệp sang (các) ngôn ngữ khác nhau.
4. Chốt kết thiết kế áp phích và in ấn.
5. Dựng các biển báo mới.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Mức
thiết và nguồn đầu tư tiền mặt rất thấp.
kinh phí có thể
huy động
Không có tác động trực tiếp đối với lượng khách du lịch gia tăng hay đối
với thời gian lưu trú kéo dài thêm của khách du lịch, tuy nhiên sẽ có một
số lợi ích gián tiếp. Thứ nhất, tạo cho khách du lịch cảm giác an toàn sẽ
khiến cho họ hài lòng với chuyến du lịch hơn và do đó gia tăng khả năng
họ sẽ quay trở lại. Thứ hai, những khách du lịch mà gặp phải vấn đề có cơ
Tác động dự kiến
hội báo cáo và nhận được trợ giúp sẽ ít có xu hướng đăng những bình
luận tiêu cực về Quảng Ninh, nếu họ đăng tải những bình luận tiêu cực thì
có thể làm ảnh hưởng tới hình ảnh thương hiệu của tỉnh. Hơn nữa, Sở
VHTTDL sẽ biết được những vấn đề mà khách du lịch gặp phải để có thể
tiến hành các biện pháp hạn chế những vấn đề này.

327
Số thứ tự dự án 40

Tên dự án Xếp hạng độ an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ sở cung cấp dịch
vụ ăn uống
 Phối hợp với Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm để tiến hành quá
trình kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại tỉnh Quảng Ninh.
Mô tả dự án  Phát triển một hệ thống biển báo đa ngôn ngữ, dễ hiểu, dựng tại các
cơ sở dịch vụ ăn uống để thông báo cho khách du lịch kết quả của
việc thanh tra kiểm tra.
Địa điểm thực Bắt đầu với các khu du lịch như Bãi Cháy, nhưng sau đó sẽ mở rộng ra
hiện dự án toàn bộ tỉnh.
1. Thống nhất kế hoạch tổng thể cho chương trình với Chi Cục An toàn
Vệ sinh Thực phẩm theo các chỉ tiêu được mô tả trong tài liệu này (ví
dụ như, các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn uống nào, tiêu chí kiểm tra
nào, kế hoạch kinh phí và cơ chế triển khai trực tiếp thực hay thuê
một đơn vị nhà thầu bên ngoài).
2. Cùng nhau thỏa thuận về khung thời gian triển khai các hoạt động
kiểm tra cũng như tần suất tái kiểm tra các cơ sở cung cấp dịch vụ ăn
uống.
Các bước chính 3. Thiết kế bản thảo của biển hiệu xếp hạng để đặt tại các cơ sở dịch vụ
cần tiến hành ăn uống và rà soát lại với Chi Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.
4. Nhân rộng chương trình: cung cấp cho các cơ sở dịch vụ ăn uống
những biển hiệu với kết quả xếp hạng của họ sau đợt thanh kiểm tra
đầu tiên, hướng dẫn dựng biển tại các vị trí mà khách du lịch quan
sát.
5. Sau 12 tháng đầu tiên, họp với các đơn vị kinh doanh dịch vụ ăn
uống, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm và những bên liên quan
để đánh giá những nội dung cần cải thiện trong chương trình.
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện
Mức Đ.tư cần thiết Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Ngân
và nguồn kinh phí quỹ đầu tư cần có là thấp, có thể dưới 2 triệu USD và sẽ thuộc trách
có thể huy động nhiệm của Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm.

Không có tác động trực tiếp đối với lượng khách du lịch tăng thêm hay
thời gian lưu trú kéo dài hơn của họ, tuy nhiên, sẽ có một số lợi ích gián
tiếp. Thứ nhất, việc tạo cho khách du lịch cảm giác tự tin an tâm khi
chọn địa điểm ăn uống trong thời gian du lịch tại Quảng Ninh sẽ khiến
cho họ hứng thú hơn với chuyến du lịch, do đó sẽ tăng khả năng quay
trở lại của khách du lịch, việc chia sẻ truyền miệng những thông tin tích
Tác động dự kiến cực về chuyển đi của họ. Thứ hai, quá trình thanh kiểm tra sẽ góp phần
tăng cường an toàn vệ sinh thực phẩm của tỉnh, qua đó giảm đi những
căn bệnh do thực phẩm gây ra cho cả khách du lịch và người dân địa
phương. Điều này sẽ giúp họ làm giảm bệnh tật, có nhiều thời gian hơn
cho các hoạt động sản xuất, kinh tế, như là hoạt động làm việc (đối với
người dân địa phương), tận hưởng các sản phẩm du lịch (đối với khách
du lịch).

328
1.5 Nhóm giải pháp về dự án xây dựng và bồi dưỡng nhân lực

Số thứ tự dự án 41
Tên dự án Trung tâm học ngoại ngữ tại Quảng Ninh
Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh, tập trung vào dạy
Mô tả dự án
và học tiếng Anh.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long, có thể gần hoặc nằm trong khuôn viên của Trường
hiện dự án Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật và Du lịch (CĐVHNTDL).
1. Trao đổi với đại diện EU để đảm bảo có nguồn tài trợ cho dự án
trong năm 2014.
2. Tham khảo các chương trình dạy ngoại ngữ tại Hải Phòng và Hà
Nội (ví dụ như Apollo) về chương trình giảng dạy
Các bước chính 3. Xây dựng chương trình khung, được Trường CĐVHNTDL và
UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt.
4. Xác định mức học phí và quảng cáo chương trình tới sinh viên
trên toàn tỉnh đang theo học các trường cao đẳng và đại học về du
lịch hoặc kinh doanh.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư theo Cần 1 lượng đầu tư nhỏ (10 – 50 nghìn USD) để khởi động chương
yêu cầu và trình. Chi phí tài chính hầu hết sẽ lấy từ tài trợ của EU và Trường
nguồn kinh phí CĐVHNTDL.
có thể huy động
Trung tâm ngoại ngữ sẽ giúp tăng cường kỹ năng ngoại ngữ của lao
động trong ngành du lịch trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu là nâng cao trình
Ước tính tác
độ cho >50% số lao động trong ngành du lịch. Mặc dù hiện vẫn còn
động
trong giai đoạn xây dựng kế hoạch, trung tâm khi hoàn thành có thể đào
tạo tối đa là 2000-3000 học viên.

329
Số thứ tự dự án 42
Tên dự án Tài trợ cho các khóa thực tập của học viên ngành du lịch
Thu hút thực tập sinh tài năng tham gia vào ngành du lịch bằng các
Mô tả dự án
chương trình thực tập hấp dẫn do chính phủ tài trợ
Địa điểm thực hiện Các khóa thực tập sẽ diễn ra tại các khách sạn cao cấp trên toàn tỉnh,
dự án trong đó có các khách sạn 5 sao tại Bãi Cháy và Móng Cái
1. Xây dựng bảng thông tin mô tả chương trình thực tập du lịch để
mang tới các trường du lịch và các khách sạn.
2. Tổ chức triển khai các bước đầu tiên của chương trình để thống
nhất với giám đốc các khách sạn và lãnh đạo các trường du lịch về
các điều khoản (đồng tài trợ, v.v..).
Các bước chính
3. Làm việc với hiệu trưởng các trường du lịch để quảng bá chương
trình thực tập này tới học viên các khóa học du lịch, các chương
trình học tiếng Anh và quảng bá trên internet.
4. Hỗ trợ thí điểm 2-5 đợt thực tập trong hè 2014, theo dõi và tổng
hợp ý kiến từ các khách sạn về công việc của thực tập sinh.
Đề xuất thời gian 2016
thực hiện
Mức đầu tư theo Cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL sẽ cần dành thời gian (25%
yêu cầu và nguồn thời gian) để khởi động chương trình. Có thể cần 1 lượng đầu tư nhỏ
kinh phí có thể để hỗ trợ lương cho thực tập sinh, tùy vào việc đàm phán với các
huy động khách sạn và trường du lịch.
Khoảng 3-5 đợt thực tập trong năm đầu tiên, 10-25 học viên trong
vòng 3 năm. Kỳ thực tập cũng sẽ giúp ích cho các cán bộ quản lý. Họ
Ước tính tác động
sẽ là người truyền đạt kiến thức của mình cho các nhân viên khác và
qua đó sẽ nâng cao uy tín của mình trong ngành du lịch.

330
Số thứ tự dự án 42a

Lấp đầy khoảng cách về nguồn nhân lực cho du lịch


Tên dự án
Quảng Ninh đến năm 2020 và những năm tiếp theo

Kết hợp đa dạng các loại hình, phương thức đào tạo bồi dưỡng, thu hút
Mô tả dự án nguồn nhân lực để đảm bảo cho hoạt động du lịch Quảng Ninh đến năm
2020 có đủ lực lao động theo yêu cầu.
Địa điểm thực
Trên địa bàn tỉnh và các cơ sở đào tạo trong cả nước
hiện dự án
1. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo và
các doanh nghiệp xây dựng lộ trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thu
hút nhân lực hàng năm.
2. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Tổng cục du lịch và các
Bộ, ngành để khai thác các chương trình đào tạo bồi dưỡng chính thức,
chuyên ngành, các chương trình tài trợ của các tổ chức du lịch quốc tế.
3. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh, Sở Giáo dục đào tạo và các doanh
nghiệp làm việc với các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề
trong cả nước về các nội dung, nhu cầu đào tạo và thu hút nhân lực cụ
thể.
4. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh và các doanh nghiệp du lịch xây dựng
chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài, chế độ đãi ngộ để khuyến khích
người lao động.
Các bước chính 5. Tỉnh Quảng Ninh tăng cường năng lực đào tạo bồi dưỡng cho các cơ
sở hiện có của tỉnh và đầu tư xây dựng một cơ sở đào tạo du lịch bậc
đại học để đáp ứng nhu cầu lâu dài.
6. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh phát huy các hoạt động đối ngoại để
khai thác các cơ sở đào tạo nước ngoài hỗ trợ, giúp đỡ đào tạo nguồn
nhân lực chất lượng cao và nâng cao trình độ ngoại ngữ cho du lịch
Quảng Ninh.
7. Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ninh tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản, ngắn ngày dành cho các đối tượng lao động tay nghề
thấp, lao động phổ thông, đơn giản và dân cư tại các làng chài, các đảo
xa và dân cư tại các điểm du lịch sinh thái, cộng đồng trên địa bàn
tỉnh.
8. Các doanh nghiệp du lịch tự tổ chức các lớp truyền nghề, đào tạo tại
chỗ.
Đề xuất thời gian 2014 - 2020
thực hiện
- Nguồn kinh phí từ 2 - 3 triệu USD được sử dụng chủ yếu để đầu tư
Mức đầu tư cần xây dựng trường đại học chuyên ngành du lịch tại Quảng Ninh và
thiết và nguồn nâng cấp các cơ sở hiện có của tỉnh.
kinh phí có thể - Các nội dung khác chủ yếu sử dụng bằng các nguồn kinh phí tài
huy động trợ, kinh phí tự đóng góp của các doanh nghiệp và huy động các
nguồn xã hội hóa.
Đảm bảo đáp ứng đầy đủ số lượng và chất lượng lực lượng lao động du
lịch theo nhu cầu tăng thêm hàng năm tại Quảng Ninh.
Tác động dự kiến
(Đến năm 2020 đào tạo, bồi dưỡng thêm 37.000 lao động).
Tạo tiền đề cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lao động du lịch
331
Quảng Ninh trong những năm tiếp theo.
Xây dựng Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng nhân lực du lịch.

332
1.6 Nhóm giải pháp về dự án bảo vệ môi trường

Số thứ tự dự án 43
Tên dự án Tăng cường quy định quản lý môi trường và công tác thực thi
Cùng với Sở TNMT Quảng Ninh vận động chính phủ trao cho Tỉnh QN
thẩm quyền pháp lý nhằm thực hiện những giải pháp 1, 2, 3 trong quy
Mô tả dự án
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của (Mục 3.2.1 đến 3.2.3) liên quan đến
quy định môi trường và công tác thực thi.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long và Hà Nội
hiện dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL để hoàn thành giải pháp
này trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược với Sở TNMT để xin Chính phủ giao
thẩm quyền thực hiện những thay đổi được đề xuất.
3. Hỗ trợ Sở TNMT khi Sở TNMT trình bày trước chính quyền tỉnh và
trước Chính phủ.
4. Hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị các thông tin trình lên Chính phủ để
vận động.
5. Tổ chức và tham dự các cuộc họp trực tiếp với các lãnh đạo chủ chốt
Các bước chính cấp Trung ương.
6. Tham gia các phiên trình bày chính thức trước Chính phủ.
7. Thường xuyên liên hệ với Chính phủ để có thông tin về tiến độ và trả
lời bất kỳ yêu cầu nào về thông tin.
8. Họp thường xuyên với Sở TNMT để trao đổi về tiến độ, các khó khăn,
thống nhất các bước tiếp theo..
9. Bảo đảm việc xây dựng các công trình cho ngành du lịch phù hợp với
các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường bằng cách tạo điều kiện trao
đổi thông tin giữa các đơn vị xây dựng, Sở TNMT, Ban quản lý Vịnh
Hạ Long và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất thời gian 2016 - 2017
thực hiện
Mức đầu tư theo Cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL sẽ cần thời gian và cần có trình độ
yêu cầu và nguồn chuyên môn, thẩm quyền phù hợp triển khai dự án này
kinh phí có thể
huy động
Giải pháp này sẽ giúp bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Vịnh
Bái Tử Long, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch ở Vịnh
Ước tính tác động Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Điều này sẽ thu hút nhiều khách du lịch,
tăng mức chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch, tăng thời gian lưu trú
của mỗi khách du lịch một cách bền vững.

333
Số thứ tự dự án 44
Tên dự án Tăng cường nguồn lực dành cho công tác quản lý chất thải
Tham gia với Sở TNMT trong việc vận động Chính phủ đầu tư kinh phí
cần thiết (1.949 tỷ Đồng trong năm 2020) để thực hiện giải pháp 4 và 5
Mô tả dự án
nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH về quản lý chất thải
(mục 3.2.4 và 3.2.5).
Địa điểm thực hiện Thành phố Hạ Long và Hà Nội
dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL để hoàn thành giải
pháp này trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược với Sở TNMT để xin Chính phủ giao
thẩm quyền thực hiện những thay đổi được đề xuất.
3. Hỗ trợ Sở TNMT khi sở TNMT trình bày trước chính quyền tỉnh và
trước chính phủ.
4. Hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị các thông tin trình lên chính phủ để
vận động.
5. Tổ chức và tham dự các cuộc họp trực tiếp với các lãnh đạo chủ
Các bước chính chốt cấp trung ương.
6. Tham gia các phiên trình bày chính thức trước chính phủ.
7. Thường xuyên liên hệ với chính phủ để có thông tin về tiến độ và
trả lời bất kỳ yêu cầu nào về thông tin.
8. Họp thường xuyên với Sở TNMT để trao đổi về tiến độ, các khó
khăn, thống nhất các bước tiếp theo..
9. Bảo đảm việc xây dựng các công trình cho ngành du lịch phù hợp
với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường bằng cách tạo điều
kiện trao đổi thông tin giữa các đơn vị xây dựng, Sở TNMT, Ban
quản lý Vịnh Hạ Long và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất thời gian 2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư theo Cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL sẽ cần thời gian và cần có trình
yêu cầu và nguồn độ chuyên môn, thẩm quyền phù hợp triển khai dự án này
kinh phí có thể huy
động
Giải pháp này sẽ giúp bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch ở
Ước tính tác động Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Điều này sẽ thu hút nhiều khách
du lịch, tăng mức chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch, tăng thời
gian lưu trú của mỗi khách du lịch một cách bền vững.

334
Số thứ tự dự án 45
Phân bổ thêm nguồn lực cho công tác quản lý chất thải, cải thiện các
Tên dự án
quy định về môi trường và công tác thực thi
Tham gia với Sở TN-MT vận động chính quyền tỉnh thay đổi những quy
định của địa phương và phân bổ thêm nguồn lực cho công tác bảo vệ môi
Mô tả dự án trường nhằm thực hiện giải pháp số 6 trong quy hoạch tổng thể phát triển
KT-XH (Mục 3.2.6) liên quan tới phân bổ nguồn lực cho công tác quản lý
chất thải, quy định về môi trường và công tác thực thi.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL để hoàn thành giải pháp
này trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược với Sở TNMT để xin Chính phủ giao
thẩm quyền thực hiện những thay đổi được đề xuất.
3. Hỗ trợ Sở TNMT khi sở TNMT trình bày trước chính quyền tỉnh và
trước Chính phủ.
4. Hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị các thông tin trình lên Chính phủ để
vận động.
5. Tổ chức và tham dự các cuộc họp trực tiếp với các lãnh đạo chủ chốt
Các bước chính cấp Trung ương.
6. Tham gia các phiên trình bày chính thức trước Chính phủ.
7. Thường xuyên liên hệ với Chính phủ để có thông tin về tiến độ và trả
lời bất kỳ yêu cầu nào về thông tin.
8. Họp thường xuyên với Sở TNMT để trao đổi về tiến độ, các khó khăn,
thống nhất các bước tiếp theo..
9. Bảo đảm việc xây dựng các công trình cho ngành du lịch phù hợp với
các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường bằng cách tạo điều kiện trao
đổi thông tin giữa các đơn vị xây dựng, Sở TNMT, Ban quản lý Vịnh
Hạ Long và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
Đề xuất thời gian 2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư theo Cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL sẽ cần thời gian và cần có trình độ
yêu cầu và nguồn chuyên môn, thẩm quyền phù hợp triển khai dự án này
kinh phí có thể
huy động
Giải pháp này sẽ giúp bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và Vịnh
Bái Tử Long, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch ở Vịnh
Ước tính tác động Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Điều này sẽ thu hút nhiều khách du lịch,
tăng mức chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch, tăng thời gian lưu trú
của mỗi khách du lịch một cách bền vững.

335
Số thứ tự dự án 46
Chia sẻ thông tin để triển khai chương trình kiểm tra hiện trạng môi
Tên dự án
trường
 Phối hợp với Sở TNMT Quảng Ninh để công bố trên trang web
QNDMA thông tin chính về các nguồn ô nhiễm như báo cáo trong
Mô tả dự án Chương trình quan trắc Môi trường tích hợp dự kiến của sở;
 Vận động UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu Sở TNMT chia sẻ tất cả
các Đánh giá Tác động Môi trường với tổ chức UNESCO.
Địa điểm thực hiện Thành phố Hạ Long
dự án
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL để hoàn thành giải
pháp này trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Xây dựng kế hoạch chiến lược với Sở TNMT để xin chính phủ giao
thẩm quyền thực hiện những thay đổi được đề xuất.
3. Hỗ trợ Sở TNMT khi Sở TNMT trình bày trước chính quyền tỉnh
và trước Chính phủ.
4. Hỗ trợ trong quá trình chuẩn bị các thông tin trình lên chính phủ để
vận động.
5. Tổ chức và tham dự các cuộc họp trực tiếp với các lãnh đạo chủ
chốt cấp trung ương.
Các bước chính 6. Tham gia các phiên trình bày chính thức trước chính phủ.
7. Thường xuyên liên hệ với chính phủ để có thông tin về tiến độ và
trả lời bất kỳ yêu cầu nào về thông tin.
8. Họp thường xuyên với Sở TNMT để trao đổi về tiến độ, các khó
khăn, thống nhất các bước tiếp theo..
9. Bảo đảm việc xây dựng các công trình cho ngành du lịch phù hợp
với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường bằng cách tạo điều
kiện trao đổi thông tin giữa các đơn vị xây dựng, Sở TNMT, Ban
quản lý Vịnh Hạ Long và Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
10. Mời sự tham gia tự nguyện của các tổ chức phi chính phủ (NGO)
hàng đầu về môi trường để hợp tác trong vấn đề này.
Đề xuất thời gian 2016 – 2017
thực hiện
Mức Đ.tư theo yêu Cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL sẽ cần thời gian và cần có trình
cầu & nguồn kinh độ chuyên môn, thẩm quyền phù hợp triển khai dự án này.
phí có thể H. động
Giải pháp này sẽ giúp bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch về
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long, giúp thu hút nhiều khách du lịch,
Ước tính tác động
tăng mức chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch, tăng thời gian lưu
trú của mỗi khách du lịch một cách bền vững. Dự án này cũng sẽ giúp
Vịnh Hạ Long duy trì được danh hiệu Di sản thiên nhiên thế giới.

336
Số thứ tự dự án 47
Thúc đẩy dự án thí điểm dán nhãn sinh thái Cánh buồm xanh cho tàu
Tên dự án
du lịch
 Dự án thí điểm dán nhãn sinh thái Cánh buồm xanh nhằm mục đích
giảm thiểu tác động tiêu cực của tàu du lịch trên Vịnh Hạ Long và nâng
cao nhận thức của khách du lịch về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi
trường bằng cách trao giấy chứng nhận, dán nhãn sinh thái “Cánh buồm
Mô tả dự án xanh” cho các tàu du lịch ở Vịnh Hạ Long đáp ứng được các tiêu chí
nhãn sinh thái, góp phần vào sự phát triển bền vững của Vịnh Hạ Long;
 Quảng bá chương trình nhãn sinh thái thông qua các công cụ của
QNDMA, bao gồm trang web QNDMA và ấn phẩm “50 điều nên làm ở
Quảng Ninh”.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện
1. Cán bộ QNDMA chịu trách nhiệm về “Phát triển quan hệ hợp tác” sẽ
chịu trách nhiệm hoàn thành giải pháp này trong một khung thời gian
cụ thể.
2. Quảng bá chương trình thí điểm dán nhãn sinh thái “Cánh buồm xanh”
trên trang web của QNDMA.
3. Tạo ra một tiểu mục ưu tiên trong trang web dưới mục “Đặt
tàu/thuyền” trong trang web “Sổ tay du lịch” (Travel Booklet) để
quảng bá cho các tàu đã được trao giấy chứng nhận, dán nhãn sinh
thái.
Các bước chính 4. Thông báo cho các nhà tàu du lịch về cơ hội quảng cáo tàu thuyền đã được
dán nhãn sinh thái của họ trên trang web của QNDMA
5. Thường xuyên cập nhật lên trang web danh sách các nhà tàu mới được
trao nhãn sinh thái.
6. Quảng cáo chương trình nhãn sinh thái trên ấn phẩm “50 điều nên làm
ở Quảng Ninh”
7. Phát hành thông cáo báo chí tới tất cả công ty phát hành cẩm nang du
lịch, các trang web du lịch để họ có thể giải thích về chương trình này
trong các ấn phẩm của họ.
Đề xuất thời gian 2016
thựchiện

Mức Đ.tư theo Cần sự đầu tư về thời gian của cán bộ QNDMA phụ trách mảng phát triển
y/cầu và nguồn quan hệ hợp tác. Kinh phí cho việc công bố chương trình lên trang web
k.phí có thể h.động QNDMA sẽ lấy từ ngân sách của QNDMA.
Việc tiếp thị, quảng bá hiệu quả chương trình này sẽ giúp nâng cao nhu cầu
của người tiêu dùng về Giấy chứng nhận nhãn sinh thái, đem lại lợi ích tích
cực cho khách du lịch và các nhà tàu có ý thức, trách nhiệm về môi trường.
Nó cũng sẽ góp phần duy trì, bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và
Tác động dự kiến
Vịnh Bái Tử Long và do đó nâng cao độ hài lòng của khách du lịch ở Vịnh
Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Điều này sẽ thu hút nhiều khách du lịch, tăng
chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch và tăng thời gian lưu trú trung bình
của mỗi khách du lịch một cách bền vững.

337
Số thứ tự dự án 48
Tên dự án Tăng cường chiến dịch thu gom, xử lý rác thải
Tham gia cùng Ban Quản Lý Vịnh Hạ Long (BQLVHL) để vận động
Mô tả dự án chính quyền địa phương đầu tư thêm các nguồn lực để hỗ trợ, mở rộng
chiến dịch thu gom và xử lý rác thải của BQLVHL.
Địa điểm thực hiện Thành phố Hạ Long
1. Chính thức giao cho một cán bộ Sở VHTTDL để hoàn thành giải
pháp này trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Xây dựng một kế hoạch chiến lược với BQLVHL để đảm bảo chính
quyền tỉnh có phân bổ đầu tư để giữ cho Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái
Tử Long 100% không có rác.
3. Tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức, cơ quan có quyền lợi trong việc
giữ Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long 100% không có rác, bao
gồm các cơ quan quản lý nhà nước như Sở TNMT, Ban Quản lý Khu
Kinh tế Quảng Ninh, thành phố Hạ Long và các tổ chức tư nhân như
các công ty khai thác tàu du lịch, các doanh nghiệp nằm dọc bờ biển
Các bước chính Bãi Cháy.
4. Hỗ trợ chuẩn bị các thông tin xây dựng văn bản trình lên chính quyền
tỉnh.
5. Sắp xếp và tham dự các cuộc họp trực tiếp với các lãnh đạo chủ chốt
của tỉnh.
6. Tham gia chính thức báo cáo chính quyền tỉnh.
7. Theo dõi phản hồi của chính quyền tỉnh và giải đáp những yêu cầu
thông tin từ phía tỉnh.
8. Họp định kỳ với BQLVHL để trao đổi về hiện trạng tiến độ, khó
khăn thách thức, thống nhất về các bước tiếp theo.
Đề xuất thời gian 2015-2016
thực hiện
Cần sự đầu tư về thời gian của cán bộ quản lý dự án của Sở VHTTDL
với trình độ chuyên môn và thẩm quyền để phụ trách dự án này.
Mức đầu tư theo
BQLVHL sẽ cần khoảng 20 phương tiện chuyên dụng các loại và 50
yêu cầu và nguồn
nhân viên. Chi phí mua thêm 20 phương tiện vào khoảng 16 tỷ Đồng,
kinh phí có thể huy
chi phí phát sinh hàng năm cho con người và vật tư vào khoảng 10 tỷ
động
đồng. Sẽ cần thêm nguồn kinh phí cho công tác thu gom, xử lý rác thải ở
Vịnh Bái Tử Long.
Giải pháp này sẽ giúp bảo tồn vẻ đẹp tự nhiên của Vịnh Hạ Long và
Vịnh Bái Tử Long và do đó nâng cao độ hài lòng của khách du lịch ở
Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Nguồn lực hiện tại của BQLVHL
chỉ cho phép đơn vị này thu gom được khoảng 90% lượng chất thải
trong khu vực Vịnh Hạ Long. 10% lượng rác thải còn lại là đủ để gây
ảnh hưởng mạnh đến môi trường và vẻ đẹp của khu vực Vịnh Hạ Long –
Tác động dự kiến
tình trạng hiện đang diễn ra do lượng lớn rác trôi nổi trong Vịnh Hạ
Long và dọc theo bờ biển. Dự án này sẽ cho phép BQLVHL kiểm soát
nốt 10% lượng rác còn lại của khu vực Vịnh Hạ Long và tất cả các khu
vực của Vịnh Bái Tử Long. Điều này sẽ thu hút được nhiều khách du
lịch, tăng mức chi tiêu trung bình trên mỗi khách du lịch, tăng thời gian
lưu trú trung bình của mỗi khách du lịch một cách bền vững.

338
Số thứ tự dự án 49
Đưa thông tin về Quảng Ninh lên trang web thủ tục điện tử Việt Nam
Tên dự án
hoặc xây dựng một trang web riêng tương tự
Hỗ trợ việc đầu tư ở Quảng Ninh, đặc biệt là của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ, đưa thông tin về Quảng Ninh lên trang web thủ tục điện tử Việt Nam
Mô tả dự án
(http://vietnam.eregulations.org) hoặc xây dựng một trang web riêng
tương tự.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Liên hệ với Cục đầu tư Nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đề
nghị đưa thông tin của Quảng Ninh lên trang web thủ tục điện tử.
Các bước chính
2. Nếu không thì thiết kế một trang web riêng của tỉnh có chức năng
tương tự.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Chưa có thông tin
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Việc hỗ trợ đầu tư giúp tỉnh có nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du
Tác động dự kiến lịch, từ đó làm tăng lượng khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và nâng
cao mức chi tiêu của khách du lịch.

339
1.7 Nhóm giải pháp về quản trị công và hợp tác
Số thứ tự dự án 50
Tạo cơ chế “một cửa” để phê duyệt giấy phép cho các doanh nghiệp
Tên dự án
du lịch quy mô nhỏ
Để tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư vào du lịch, đặc biệt là của doanh
nghiệp nhỏ, Quảng Ninh sẽ xây dựng “Phòng một cửa” dành cho các
nhà đầu tư và doanh nhân nước ngoài, nhằm đơn giản hóa thủ tục hành
Mô tả dự án chính liên quan tới việc thành lập và vận hành một doanh nghiệp, trong
đó có cả việc thuê lao động người nước ngoài. “Phòng một cửa” sẽ cung
cấp các văn bản bằng tiếng nước ngoài có cán bộ sử dụng được tiếng
nước ngoài.
Địa điểm thực hiện
Thành phố Hạ Long
dự án
1. Sở VHTTDL sẽ cùng với Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng
Ninh (IPA Quảng Ninh) xác định các bước chính để người nước
ngoài thành lập doanh nghiệp tại Quảng Ninh.
2. Sở VHTTDL và IPA Quảng Ninh sẽ tìm địa điểm tại khu trung tâm
để đặt văn phòng cho “Phòng một cửa”, hoặc đặt ngay 1 văn phòng
Các bước chính hiện tại của chính sở ngành.
3. Xây dựng văn bản hướng dẫn bằng ngoại ngữ quy trình gồm tất cả
các bước thành lập doanh nghiệp hoạt động liên quan tới du lịch.
4. Xây dựng đội ngũ nhân viên đã qua đào tạo và có khả năng ngoại
ngữ để làm việc tại “phòng một cửa”.
5. Đưa “phòng một cửa” vào các ấn phẩm quảng bá cho nhà đầu tư.
Đề xuất thời gian
2015
thực hiện
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn kinh
Cần thời gian nhưng không cần về đầu tư về tiền
phí có thể huy
động
Việc hỗ trợ đầu tư giúp tỉnh có nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du
Tác động dự kiến lịch, từ đó làm tăng lượng khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và
nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch.

340
Số thứ tự dự án 51

Khuyến khích các chính sách thị thực mở dành cho tất cả cán bộ
Tên dự án
ngành du lịch
Tiếp tục đề nghị chính phủ có chính sách thị thực mở cho cán bộ, nhân
Mô tả dự án viên hoạt động trong ngành du lịch, hỗ trợ việc thuê nhân công người
nước ngoài.
Địa điểm thực Thành phố Hạ Long
hiện dự án
1. Sở VHTTDL, IPA Quảng Ninh và Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội phối hợp với nhau để thông qua chính sách mở đối với việc thuê
nhân công người nước ngoài làm việc trong lĩnh vực du lịch.
2. Sở VHTTDL, IPA Quảng Ninh và Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội đăng tải lên trang web thủ tục điện tử như đề cập tại Giải pháp thứ
49 cũng như các ấn phẩm khác dành cho nhà đầu tư các thủ tục cần
Các bước chính thiết đối với việc thuê nhân công người nước ngoài.
3. Sở VHTTDL, IPA Quảng Ninh và Sở Lao động, Thương binh và Xã
hội đào tạo nhân viên chủ động hỗ trợ việc các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành du lịch thuê nhân công người nước ngoài.
4. Đưa các thủ tục thuê nhân công người nước ngoài vào “cơ quan một
cửa” như đã được đề ra ở giải pháp 50.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Chưa có thông tin
thiết và nguồn
kinh phí có thể
huy động
Việc hỗ trợ hoạt động thuê nhân công người nước ngoài sẽ khuyến khích
sự phát triển của các doanh nghiệp phục vụ khách du lịch nước ngoài,
Tác động dự kiến giúp tỉnh có nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du lịch, từ đó làm tăng
lượng khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và nâng cao mức chi tiêu
của khách du lịch.

341
Số thứ tự dự án 52
Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt chẽ với nhà đầu tư
Tên dự án và doanh nghiệp
Để khuyến khích đầu tư vào ngành du lịch, tỉnh Quảng Ninh cần xây
dựng phong cách làm việc chủ động và có tổ chức để thu hút các nhà
đầu tư, trong đó đưa ra những lợi thế kinh doanh rõ ràng, các ấn phẩm
quảng bá hấp dẫn, đầy đủ (website, tài liệu quảng bá) và lộ trình làm
Mô tả dự án việc với các nhà đầu tư & doanh nghiệp (hội thảo, đến tận nơi để gặp
nhà đầu tư, các cuộc họp mặt trực tiếp hai bên). Quảng Ninh cũng cần có
phương pháp phù hợp nhằm phối hợp và hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch tại tỉnh.
Địa điểm thực hiện Thành phố Hạ Long
dự án
Các bước chính Thu hút đầu tư
1. IPA Quảng Ninh hoặc Sở KHĐT cần có cán bộ lãnh đạo cấp cao
thông thạo tiếng Anh để làm việc với các nhà đầu tư.
2. Sở VHTTDL, Sở KHĐT và IPA Quảng Ninh cần đưa ra những lợi
thế kinh doanh rõ ràng và xây dựng tài liệu kêu gọi nhà đầu tư và các
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến du lịch (có thể
cần chuyên gia tư vấn bên ngoài).
3. Sở VHTTDL cần xây dựng cơ sở dữ liệu liên quan tới du lịch rõ
ràng, dễ truy cập, đáng tin cậy (Xem thêm giải pháp số 55)
4. Hợp tác với chuyên gia tư vấn về xây dựng trang web để xây dựng
một trang web hấp dẫn, toàn diện cho nhà đầu tư, cung cấp các dữ
liệu toàn diện về du lịch bằng các ngoại ngữ chính (xem
www.boi.go.th để tham khảo).
5. Xây dựng cơ sở dữ liệu các doanh nghiệp và dự án đầu tư được ưu
tiên ở tất cả các quy mô (các doanh nghiệp quy mô từ nhỏ tới lớn), rà
soát lại định kỳ hàng tháng.
6. Tìm và tổ chức gặp mặt các nhà đầu tư và các doanh nghiệp ưu tiên.
7. Đảm bảo nội dung tất cả các cuộc họp với nhà đầu tư nêu lên được
thông tin tổng quan về:
a. Du lịch Việt Nam & Quảng Ninh với các con số thống kê quan
trọng;
b. Yêu cầu pháp lý với các dự án đầu tư;
c. Cơ chế ưu đãi đầu tư; và
d. Cách thức hỗ trợ nhà đầu tư của chính quyền tỉnh Quảng Ninh.
8. Tổ chức các đợt đến tận nơi gặp mặt nhà đầu tư (thường niên hoặc
bán thường niên) tại các địa bàn ưu tiên. Ví dụ:
a. Tổ chức các đợt đến tận nơi ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để
gặp gỡ các nhà đầu tư bất động sản hàng đầu trong nước (vd:
BIM Group, CBRE Vietnam, Jones Lange LaSalle)
b. Tổ chức các đợt đến tận nơi ở Hà Nội để gặp mặt các công ty lữ
hành hàng đầu nhằm lên kế hoạch mở rộng các sản phẩm du lịch
(vd: Handspan, Adventure IndoChina, Footprint Vietnam)
9. Tham dự các hội nghị quan trọng về du lịch và các lĩnh vực liên quan
tới du lịch trong khu vực, gồm:
a. Hội nghị Đầu tư Điểm đến châu Á - Thái Bình Dương
b. Hội nghị Đầu tư Khách sạn châu Á – Thái Bình Dương
342
Các bước cần thực hiện để đảm bảo hợp tác thường xuyên với các
doanh nghiệp du lịch tại Quảng Ninh.
1. Sở VHTTDL cần xây dựng cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực du lịch tại Quảng Ninh, bao gồm các mục:
a. Tên doanh nghiệp
b. Loại hình kinh doanh (VD: nhà hàng, khách sạn, khai thác tàu du
lịch).
c. Chủ doanh nghiệp
d. Thông tin liên hệ
2. Đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch
(VD: biển chỉ dẫn tới các điểm tham quan mới).
3. Duy trì liên lạc thường xuyên với các doanh nghiệp du lịch thông
qua:
a. Bản tin hàng tháng
b. Hội nghị bàn tròn (với các doanh nghiệp lớn)
c. Họp mặt trực tiếp giữa hai bên
d. Đường dây nóng cho doanh nghiệp (địa chỉ thư điện tử)
4. Duy trì lịch tổ chức các sự kiện liên quan tới du lịch do các doanh
nghiệp đề xuất.
5. Chủ động phối hợp với doanh nghiệp để tổ chức các sự kiện liên
quan tới du lịch (VD: cuộc thi nhân viên phục vụ quầy bar tốt nhất,
các lễ hội).
6. Bổ sung các sản phẩm và sự kiện du lịch mới vào tài liệu quảng bá
du lịch.
Đề xuất thời gian 2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư cần
thiết và nguồn kinh Chưa có thông tin
phí có thể huy
động
Việc hỗ trợ đầu tư giúp tỉnh có nhiều cơ sở hoạt động trong lĩnh vực du
Tác động dự kiến lịch, từ đó làm tăng lượng khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú và
nâng cao mức chi tiêu của khách du lịch.

343
Số thứ tự dự án 53
Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các bên liên quan liên quan
Tên dự án trong lĩnh vực đầu tư du lịch tại Quảng Ninh

Sở VHTTDL sẽ điều phối các hoạt động đầu tư vào du lịch qua việc
theo dõi tiến độ từng hoạt động đầu tư, quản lý sự tham gia của các cơ
Mô tả dự án quan nhà nước có liên quan, cũng như giám sát trình tự triển khai các
hoạt động đầu tư để đảm bảo điều phối được các hoạt động này.
Địa điểm thực hiện Quảng Ninh
dự án
1. Sở VHTTDL theo dõi các hoạt động đầu tư liên quan đến du lịch và
cùng với các cơ quan hữu quan đẩy nhanh tiến độ triển khai.
2. Sở VHTTDL chủ trì thành lập tổ công tác về đầu tư du lịch bao gồm
các cơ quan chủ chốt như sau:
a. Sở VHTTDL;
b. Sở Công Thương;
Các bước chính c. QNEZA;
d. IPA Quảng Ninh;
e. Sở KHĐT;
f. Các cơ quan khác liên quan đến một số hoạt động đầu tư cụ thể.
3. Tổ công tác sẽ giám sát tiến độ các hoạt động đầu tư liên quan đến du
lịch, đẩy nhanh tiến độ nếu có thể và giải quyết các vấn đề phát sinh
giữa các cơ quan.
Đề xuất thời gian 2015 - 2016
thực hiện
Mức đầu tư theo Cần đầu tư thời gian nhưng nhưng không cần đầu tư về tài chính.
yêu cầu và nguồn
kinh phí có thể huy
động
Việc đảm bảo phối hợp và hoàn thành đúng tiến độ các hoạt động đầu tư
Ước tính tác động sẽ giúp tỉnh phát triển kịp thời ngành công nghiệp du lịch.

344
1.8 Nhóm các giải pháp khác

Số thứ tự dự án 54
Tên dự án Cải thiện dự báo thời tiết
 Xác định nguồn dự báo thời tiết chính xác nhất cho thành phố Hạ
Long (ví dụ, dựa trên các trạm dự báo thời tiết địa phương hơn là các
trạm dự báo thời tiết ở Hà Nội)
Mô tả dự án
 Phổ biến thông tin dự báo thời tiết chính xác nhất trên trang web
riêng, trên ứng dụng điện thoại di động và khuyến khích các nhà điều
hành tour ở Hà Nội sử dụng.
Địa điểm thực hiện Có thể bắt đầu với các thông tin dự báo về thành phố Hạ Long, sau đó sẽ
dự án mở rộng tới các địa điểm khác trong tỉnh như Móng Cái, Vân Đồn, v.v.
1. Tìm hiểu, nắm rõ các trạm dự báo thời tiết được đặt ở vị trí nào ở
Quảng Ninh.
2. Xác định trang web dự báo thời tiết nào sử dụng thông tin từ các trạm
dự báo thời tiết địa phương hơn là dữ liệu từ Hà Nội.
Các bước chính cần
tiến hành 3. Kết nối các trang web này với trang web du lịch của Quảng Ninh và
các ứng dụng trên điện thoại di động.
4. Giới thiệu cho các nhà điều hành tour ở Hà Nội về nguồn thông tin
dự báo thời tiết chính xác nhất, khuyến khích họ sử dụng để thông
báo cho khách du lịch.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư yêu Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
cầu và kế hoạch tài Không đầu tư bằng tiền mặt.
trợ dự án
Có thể có một chút tác động trong việc giúp gia tăng lượng khách nếu
mức độ chính xác của dự báo thời tiết được tăng cường bởi vì hiện tại
cho thấy đôi lúc có dự báo về cơn bão tuy nhiên lại không xuất hiện. Sẽ
Tác động dự kiến cung cấp cho khách du lịch thông tin được báo trước về khi nào đi du
lịch Quảng Ninh, điều này sẽ khiến cho chuyến du lịch của họ thú vị hơn
và có thể dẫn đến mức chi của họ cao hơn nếu họ có thể tham gia vào
nhiều hoạt động hơn trong chuyến du lịch của mình.

345
Số thứ tự dự án 55
Tên dự án Số liệu thống kê du lịch
Đăng tải lên mạng các số liệu thống kê cơ bản về du lịch bằng tiếng Anh
Mô tả dự án để giúp các nhà đầu tư có quan tâm muốn thiết lập hoạt động kinh
doanh, làm ăn tại tỉnh.
Địa điểm thực hiện Không áp dụng (trực tuyến)
dự án
1. Xác định những số liệu thống kê du lịch nào sẽ cho đăng tải (ví dụ,
có thể bắt đầu bằng bằng các số liệu giống như của Malaysia đã làm).
2. Dịch các bảng số liệu sang tiếng Anh, định dạng chúng theo hình
Các bước chính thức dễ tải, dễ sử dụng (có thể tham khảo trang web của Malaysia).
cần tiến hành
3. Đăng tải tại các trang web du lịch chính và trang web của Ban Xúc
tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng Ninh.
4. Đảm bảo thường xuyên cập nhật những bảng số liệu này.
Đề xuất thời gian 2015
thực hiện
Mức đầu tư cần Sở VHTTDL cần cử một cán bộ đảm nhiệm vai trò quản lý dự án.
thiết và nguồn kinh Không đầu tư bằng tiền mặt.
phí có thể huy
động
Sẽ không có tác động trực tiếp đối với lượng khách du lịch gia tăng hay
thời gian lưu trú kéo dài thêm của khách du lịch, tuy nhiên sẽ tạo thuận
Tác động dự kiến lợi cho việc đầu tư vào lĩnh vực du lịch của tỉnh Quảng Ninh, tăng
cường khả năng cạnh tranh.

346
Số thứ tự dự án 56
Quản lý hoạt động du lịch MICE (Hội họp, Khen thưởng, Hội thảo
Tên dự án
và Triển lãm)
Xác định một đầu mối liên lạc để thu hút thêm các sự kiện MICE sau
Mô tả dự án khi khu phức hợp Vân Đồn được đưa vào khai thác

Địa điểm thực hiện Không áp dụng (trực tuyến trên mạng)
dự án
1. Xây dựng một bản mô tả công việc chi tiết, bao gồm trách nhiệm,
trình độ chuyên môn yêu cầu.
2. Tiến hành tìm người cho vị trí này, bao gồm cả nhân viên của Sở
VHTTDL và các ứng viên bên ngoài.
3. Thuê tuyển ứng viên tốt nhất và đảm bảo các điều kiện làm việc, bao
gồm chế độ tiền lương thích hợp (khoản tiền này có thể sẽ biến động
dựa trên doanh thu của hoạt động kinh doanh du lịch được tạo ra).
Các bước chính 4. Đánh giá mức độ hiệu quả của vị trí nhà quản lý MICE và cá nhân
cần tiến hành người đảm nhiệm vị trí đó sau một năm để quyết định có nên tiếp tục
hay không.
a. Khách hàng của MICE có thỏa mãn với trải nghiệm của họ ở
tỉnh Quảng Ninh hay không?
b. Nhân viên quản lý này có phải là người đem tới những cơ hội tổ
chức sự kiện MICE cho tỉnh nhà hay không?
c. Việc quản lý cơ sở lưu trú có hỗ trợ gì cho việc duy trì vị trí
nhân viên quản lý này không?
Đề xuất thời gian 2018
thực hiện
Mức đầu tư yêu Lương sẽ phụ thuộc vào trình độ, tuy nhiên có thể sẽ không có chi phí
cầu và kế hoạch tài phát sinh nếu như vị trí này được cắt cử từ một vị trí đã có sẵn tại Sở
trợ dự án VHTTDL.
MICE hiện tại chiếm tới 10-20% doanh thu của khách sạn. Có thể tăng
Tác động dự kiến mức này với năng lực, công suất lưu trú cải thiện, qua việc đưa thêm các
sự kiện mới và tăng cường khả năng lặp lại các sự kiện.

347
2. Những giải pháp ưu tiên

Dưới đây có tất cả 56 giải pháp trong đó có 13 giải pháp cần mức ưu tiên hàng
đầu và 43 giải pháp ưu tiên thứ cấp. Các giải pháp được ưu tiên dựa trên mức độ
tác động ước tính, tính khả thi và sự tập trung vào các giải pháp khác cũng như
ngành công nghiệp du lịch ở Quảng Ninh.
Bảng 62: Thứ tự ưu tiên của các giải pháp đề xuất

Những giải pháp ưu Những giải pháp ưu tiên


tiên hàng đầu thứ cấp

 Đảm bảo nâng cấp  Mở rộng hệ thống cảng hành khách tại
những tuyến quốc lộ Vân Đồn
trọng yếu  Thu hút thêm khách và nâng mức chi
Các dự án cơ  Xây dựng cảng hàng tiêu từ các công ty du thuyền
sở hạ tầng và không Vân Đồn  Thu hút khách dùng máy bay thuê trọn
giao thông vận
chuyến
tải
 Phát triển dịch vụ bay trực thăng
 Phát triển dịch vụ bay thủy phi cơ
 Nâng cấp hệ thống bến xe khách

 Xây dựng khu phức hợp  Xây dựng những sân golf đẳng cấp
nghỉ dưỡng có casino quốc tế
 Xây dựng khu nghỉ  Xây dựng thêm những điểm du lịch
dưỡng sinh thái văn hóa
 Xây dựng khu trung tâm  Xây dựng những hành trình có chủ
mua sắm cao cấp kinh điểm tập trung dài ngày hơn
doanh sản phẩm hạ giá  Xây dựng bảo tàng sinh thái khoa học
tự nhiên
Sản phẩm du
 Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp
lịch mới
cung cấp các sản phẩm du lịch
 Tổ chức giải đấu golf Asian Tour
 Xây dựng mạng lưới đường mòn dạo
bộ
 Xây dựng khu cắm trại trên đảo
 Tăng cường cho hoạt động của Bảo
tàng Quảng Ninh
 Tổ chức các lễ hội

Các dự án hỗ  Khuyến khích các nhà  Lập quan hệ đối tác với các thương
trợ du lịch phát triển bất động sản hiệu khách sạn nổi tiếng.
thiết lập quan hệ đối tác  Sự tiếp cận tới những điểm du lịch văn
với các nhà điều hành hóa trọng điểm
khách sạn quốc tế.  Xây dựng hệ thống quản lý hành trình
tàu du lịch
 Áp mức trần cho tàu thuyền hoạt động
trên vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử
Long

348
Những giải pháp ưu Những giải pháp ưu tiên
tiên hàng đầu thứ cấp

 Thành lập trường dạy nấu ăn và kinh


doanh nhà hàng
 Thiết lập hệ thống xếp hạng sao cho
khách sạn
 Xây dựng khu nhà hàng tập trung kinh
doanh những món ăn đường phố của
địa phương
 Có dịch vụ dịch thực đơn thức ăn cho
các nhà hàng
 Xây dựng chương trình đào tạo hướng
dẫn viên du lịch là sinh viên
 Xây dựng các đường dây nóng phục vụ
du lịch
 Chương trình thanh tra và cấp chứng
nhận nhà hàng

 Thu hút thực tập sinh tham gia vào


Các dự án về  Thành lập một trung ngành du lịch bằng học bổng hấp dẫn
nguồn nhân lực tâm ngoại ngữ tại do chính phủ tài trợ
Quảng Ninh

 Thành lập cơ quan tiếp  Khởi động thực hiện công cụ tiếp thị
thị điểm đến kỹ thuật số
 Xây dựng biểu tượng và khẩu hiệu cho
Quảng Ninh
 Triển khai khởi động các đại lý du lịch
và thực hiện chiến dịch truyền thông
Giải pháp cho thông tin du lịch
công tác tiếp
 Xây dựng các điểm đặc trưng cho mỗi
thị và xây dựng
thành phố, thị xã của Quảng Ninh.
thương hiệu
 Thúc đẩy du lịch mùa thấp điểm bằng
cách tổ chức thêm các hoạt động vào
mùa đông và có lịch tổ chức các sự
kiện quanh năm
 Xuất bản tập san "50 điều nên làm ở
Quảng Ninh

 Cải thiện và thực thi  Tăng cường kế hoạch chương trình


công tác quản lý môi kiểm tra tình trạng môi trường
trường  Xúc tiến Chương trình “Nhãn Sinh thái
Các dự án bảo
 Quản lý nguồn rác thải Cánh buồm xanh”
vệ môi trường
tốt hơn  Xây dựng chương trình thu gom và xử
 Giảm thiểu ô nhiễm môi lý rác thải cho Vịnh Hạ Long và Vịnh
trường Bái Tử Long.

 Đưa các thủ tục của Quảng Ninh lên


Giải pháp quản  Xây dựng phong cách
website thủ tục Việt Nam
349
Những giải pháp ưu Những giải pháp ưu tiên
tiên hàng đầu thứ cấp

làm việc chủ động và  Tạo cơ chế “một cửa” nhằm phê duyệt
chặt chẽ với nhà đầu tư giấy phép cho các doanh nghiệp du
và doanh nghiệp lịch quy mô nhỏ
 Khuyến khích các chính sách thị thực
lý và hợp tác  Đảm bảo sự phối hợp mở dành cho tất cả cán bộ ngành du
hiệu quả hơn giữa các lịch
Sở ban ngành và các
tỉnh trong lĩnh vực liên
quan.

 Không có  Nâng cao năng lực dự báo khí tượng


thủy văn
 Thực hiện công tác thống kê trong
Khác ngành du lịch
 Công tác quản lý thu hút nhiều sự kiện
MICE

Dưới đây là trình tự khuyến nghị giải pháp thực hiện theo năm. Các dự án ưu
tiên hàng đầu cho mỗi năm được liệt kê đầu tiên và in đậm. Quy hoạch đề xuất
những công trình ưu tiên đầu tư trong giai đoạn từ năm 2015 có sức thu hút
khách du lịch và có sức lan tỏa đến các ngành dịch vụ khác, trong đó có Dự án
sân bay Vân Đồn và Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino.
Những dự án khởi động từ năm 2015 (Tổng mức đầu tư từ 3.121.430.000
USD đến 6.265.150.000 USD, tương đương từ 65.550.030.000.000 VND đến
131.568.150.000.000 VND):
 Dự án nâng cấp các tuyến quốc lộ trọng yếu (2015 – 2020+)
 Dự án sân bay Vân Đồn (2015 – 2020+)
 Dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng có casino (2015 – 2017)
 Dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái (2015 – 2019)
 Khuyến khích các nhà phát triển lập quan hệ đối tác với các nhà
điều hành khách sạn quốc tế (2015 – 2020)
 Xây dựng Cơ quan tiếp thị điểm đến du lịch Quảng Ninh
(QNDMA) (2015 – 2019)
 Xây dựng phong cách làm việc chủ động và chặt chẽ với nhà đầu
tư và doanh nghiệp (2015 – 2016)
 Đảm bảo sự phối hợp hiệu quả hơn giữa các Sở ban ngành và các
tỉnh trong lĩnh vực liên quan (2015 – 2016)
 Cải thiện và thực thi công tác quản lý môi trường (2015 – 2016)
 Thành lập một trung tâm ngoại ngữ tại Quảng Ninh (2015)
 Quản lý nguồn rác thải tốt hơn (2015 – 2016)
 Giảm thiểu ô nhiễm môi trường (2015 – 2016)
 Thực hiện công tác thống kê trong ngành du lịch (2015)
350
 Tổ chức các giải đấu golf đẳng cấp quốc tế (2015 – 2017)
 Mở rộng hệ thống cảng hành khách tại Vân Đồn (2015)
 Xây dựng bảo tàng sinh thái khoa học tự nhiên (2015 – 2017)
 Tăng cường cho hoạt động của bảo tàng Quảng Ninh (2015)
 Hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm du lịch
(2015 – 2016)
 Lập quan hệ đối tác với những khách sạn có thương hiệu nổi tiếng
(2015 – 2020)
 Xây dựng hệ thống quản lý hành trình tàu du lịch (2015)
 Xây dựng hệ thống đường dẫn đến các điểm du lịch văn hóa quan
trọng (2015 – 2018)
 Xây dựng những hành trình dài hơn (2015 – 2016)
 Xây dựng chương trình thu gom và xử lý rác thải cho Vịnh Hạ Long
và Vịnh Bái Tử Long (2015)
 Đưa các thủ tục của Quảng Ninh lên website thủ tục Việt Nam (2015)
 Tạo cơ chế “một cửa” nhằm phê duyệt giấy phép cho các doanh nghiệp
du lịch quy mô nhỏ (2015)
 Khuyến khích các chính sách thị thực mở dành cho tất cả cán bộ ngành
du lịch (2015)
 Xây dựng những khu cắm trại trên đảo (2015)
 Tổ chức các lễ hội (2015)
 Xây dựng mạng lưới đường mòn dạo bộ (2015)
 Nâng cao năng lực dự báo khí tượng thủy văn (2015)
 Xây dựng các đường dây nóng phục vụ du lịch(2015)
 Xây dựng biểu tượng và khẩu hiệu cho Quảng Ninh (2015)
 Triển khai khởi động các đại lý du lịch và thực hiện chiến dịch truyền
thông thông tin du lịch (2015 – 2016)
 Thu hút thêm khách và nâng mức chi tiêu từ các công ty du thuyền
(2015)
 Thiết lập hệ thống xếp hạng sao khách sạn (2015 – 2017)
 Áp mức trần cho các tàu thuyền hoạt động trên Vịnh Bái Tử Long và
Vịnh Hạ Long (2015).
 Lấp đầy khoảng cách về nguồn nhân lực cho du lịch Quảng Ninh đến
năm 2020 và những năm tiếp theo (2015 -2020)

351
Những dự án khởi động năm 2016 – 2017 (Tổng mức đầu tư từ 4.530.000
USD đến 14.355.000 USD, tương đương từ 95.130.000.000 VND đến
301.455.000.000 VND):
 Khởi động thực hiện công cụ tiếp thị kỹ thuật số (2016 – 2017)
 Xây dựng trung tâm mua sắm cao cấp kinh doanh hàng hoá giảm
giá (2016 – 2018)
 Thu hút khách dùng máy bay thuê bao (2016 – 2017)
 Xây dựng thêm các điểm du lịch văn hóa (2016 – 2017)
 Thu hút thực tập sinh tham gia vào ngành du lịch bằng học bổng hấp
dẫn do chính phủ tài trợ (2016)
 Xuất bản báo "50 điều nên làm ở Quảng Ninh” (2016)
 Thúc đẩy du lịch mùa thấp điểm bằng cách tổ chức thêm các hoạt động
vào mùa đông và có lịch tổ chức các sự kiện quanh năm (2016)
 Xây dựng chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch là sinh viên
(2016 – 2017)
 Tăng cường kế hoạch chương trình kiểm tra tình trạng môi trường
2016-2017)
 Xúc tiến chương trình quảng bá “Nhãn Sinh thái Cánh buồm xanh”
(2016)
 Thành lập trường dạy nấu ăn và kinh doanh nhà hàng (2016)
 Xây dựng khu tập trung thử thức ăn đường phố của địa phương (2016)
 Xây dựng chương trình thanh tra và cấp chứng nhận nhà hàng (2016)
 Có dịch vụ dịch thực đơn thức ăn cho các nhà hàng (2016)
 Xây dựng các điểm đặc trưng cho mỗi thành phố, thị xã của Quảng
Ninh (2016)
 Nâng cấp hệ thống bến xe khách (2016).
Những dự án khởi động từ năm 2018 đến 2020 (Tổng mức đầu tư từ
82.000.000 USD đến 205.000.000 USD, tương đương từ 1.722.000.000.000
VND đến 4.305.000.000.000 VND):
 Phát triển dịch vụ bay trực thăng (2018)
 Phát triển dịch vụ bay thủy phi cơ (2018)
 Công tác quản lý thu hút nhiều sự kiện MICE (2018)
 Tổ chức giải đấu golf tour du lịch Châu Á (Asian Tour) (2018-2020)
Từ năm 2020 trở đi: Các giải pháp sau đây sẽ được khởi động trước năm 2020
nhưng việc thực hiện sẽ kéo dài đến sau năm 2020
 Đảm bảo nâng cấp các tuyến quốc lộ trọng yếu (2016 – 2020+)
 Xây dựng sân bay Vân Đồn (2016 – 2020+)

352
3. Các giải pháp nhằm đưa du lịch Quảng Ninh trở thành trung tâm
du lịch quan trọng, là điểm đến của du lịch quốc gia và quốc tế, xây dựng
thương hiệu du lịch quốc gia cũng như đang được quảng bá rộng rãi ở
nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ
Quảng Ninh đặt mục tiêu trở thành một trung tâm du lịch quốc gia và quốc tế
với thương hiệu du lịch quan trọng đã được quảng bá trong khu vực. Hiện tại, có
rất nhiều tài sản tự nhiên và văn hóa là nguồn lợi thế cạnh tranh của Quảng Ninh
nhưng lại không phải là điểm đến du lịch và không được quảng bá ở các quốc
gia khác. Trường hợp ngoại lệ là Vịnh Hạ Long, đã thu hút được khách du lịch
từ khắp nơi trên thế giới và có một thương hiệu mạnh. Dưới đây là tóm lược các
chiến lược tiếp thị toàn diện sẽ giúp cho phép Quảng Ninh phát triển từ một vị
trí với chỉ một địa điểm du lịch nổi tiếng (Vịnh Hạ Long) và các điểm du lịch
chưa được biết đến trở thành một trung tâm du lịch gắn kết và xây dựng thương
hiệu một cách toàn diện.
Giải pháp quan trọng nhất cho Quảng Ninh để đạt được mục đích là thiết lập
một tổ chức bảo trợ độc lập cho công tác tiếp thị, được gọi là Cơ quan tiếp thị
điểm đến du lịch Quảng Ninh (QNDMA), nhằm hỗ trợ phát triển và thực hiện
các chiến lược quảng bá tiếp thị của Quảng Ninh. Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du
lịch Quảng Ninh sẽ là đơn vị có thẩm quyền pháp lý, khả năng quản lý, có
nguồn tài chính và nhân lực trong công tác quản lý xây dựng thương hiệu và
quảng bá tiếp thị Quảng Ninh. Cơ quan này cũng sẽ chịu trách nhiệm hướng dẫn
thực hiện các giải pháp tiếp thị khác liệt kê dưới đây.
Hai giải pháp quan trọng nhất tiếp theo dành cho Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du
lịch Quảng Ninh là khởi chạy công cụ kỹ thuật số và phát triển quan hệ đối tác
trọng yếu. Các công cụ kỹ thuật số - quan trọng nhất là website và ứng dụng của
điện thoại thông minh – những công cụ này sẽ giúp cung cấp cho khách du lịch
nguồn thông tin một cửa toàn diện liên quan đến du lịch tại tất cả các điểm du
lịch qua các phân khúc ngôn ngữ. Ngoài ra, Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch
Quảng Ninh còn có thể gây ảnh hưởng tới khách du lịch trực tuyến bằng cách
tạo ra và quản lý các tài khoản trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook và
Twitter. Cần bổ sung vào các hoạt động kỹ thuật số bằng cách phát triển quan hệ
đối tác và trang bị cho các đại lý du lịch phương tiện truyền thông phổ biến và
kiến thức sâu rộng hơn về du lịch Quảng Ninh tại các cộng đồng địa phương.
Các giải pháp này sẽ đạt hiệu quả trong việc phát triển rộng rãi công tác quảng
bá về Quảng Ninh bằng cả hai hình thức kỹ thuật số và vật lý trên toàn lãnh thổ
Việt Nam và quốc tế.
Cơ quan Tiếp thị Điểm đến du lịch Quảng Ninh cần thực hiện bốn giải pháp còn
lại sau đây để tăng cường nỗ lực trở thành một trung tâm du lịch lớn. Thứ nhất,
cần tạo ra một khẩu hiệu và biểu tượng cho Quảng Ninh làm đòn bẩy cho
thương hiệu Vịnh Hạ Long do Quảng Ninh vẫn chưa được thể hiện đậm nét
trong thương hiệu này. Thứ hai, cần xây dựng bản sắc riêng biệt cho mỗi thành
phố, thị xã của Quảng Ninh nhằm làm nổi bật giá trị văn hóa, lịch sử và môi
trường của các thành phố thị xã đó. Thứ ba, cần thúc đẩy du lịch mùa thấp điểm
bằng cách cách tổ chức thêm các hoạt động vào mùa đông và có lịch tổ chức các
353
sự kiện quanh năm. Cuối cùng, cần phát hành tập san "50 điều nên làm ở Quảng
Ninh" theo quý, có lịch tổ chức các sự kiện, bản đồ và thông tin quảng cáo về
những doanh nghiệp địa phương liên quan đến du lịch.
Xét tổng thể, những việc làm này sẽ giúp Quảng Ninh trở nên nổi tiếng như một
điểm đến hấp dẫn trên toàn thế giới.
4. Các giải pháp đảm bảo nhu cầu về vốn đầu tư cho phát triển du
lịch và phát triển bền vững
Như đã nêu ở Chương III, mục 4.1.5, phần lớn các khoản đầu tư vào các dự án
liên quan tới du lịch sẽ được huy động từ khu vực tư nhân chứ không phải từ
khu vực công. Điều này đặt ra yêu cầu Quảng Ninh cần phải tăng sức hấp dẫn
đầu tư để thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng lớn, đặc biệt là những nhà đầu tư
nước ngoài. Để có thể làm được điều này, Quảng Ninh phải thực hiện các giải
pháp nhằm vào những vấn đề sau đây:
 Đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan tới việc thành lập và
đầu tư vào các hoạt động kinh doanh liên quan tới du lịch: những thủ tục
hành chính liên quan tới việc đầu tư vào các dự án ở Quảng Ninh có thể còn
phức tạp đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
So với các tỉnh thành khác trong cả nước, nhà đầu tư thấy khó tiếp cận với các
thông tin liên quan để tìm hiểu những thủ tục đầu tư ở Quảng Ninh. Tỉnh Quảng
Ninh cần phải giải quyết lỗ hổng này để thu hút các nhà đầu tư vào các dự án du
lịch. Các Giải pháp 49, 50 và 51 giúp tháo gỡ vấn đề này thông qua đề xuất xây
dựng cổng thông tin liên hệ trực tiếp (in person portal) và qua mạng internet để
phục vụ các nhà đầu tư có tiềm năng, cũng như đơn giản hóa các thủ tục hành
chính đối với việc thuê lao động người nước ngoài. Song song với việc đơn giản
hóa các thủ tục, những chính sách ưu đãi tài chính như miễn thuế, ưu đãi hơn
cho tất cả các huyện thị xã cũng góp phần thu hút đầu tư.
 Tăng cường tính cạnh tranh trong quảng bá cơ hội đầu tư : trong
một thị trường mà ở đó sự cạnh tranh thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng
gia tăng, tỉnh Quảng Ninh cần phải chủ động áp dụng những phương pháp tiếp
cận của mình để xây dựng mối quan hệ với các nhà đầu tư nước ngoài và kêu
gọi đầu tư cho các dự án. Đối với các nhà đầu tư trong nước cũng cần phải áp
dụng tương tự, có thể ở mức độ vừa phải hơn bởi những nhà đầu tư trong nước
có thuận lợi hơn trong điều kiện tiếp cận và quen thuộc hơn với các thông lệ đầu
tư của Việt Nam. Giải pháp 52 đề xuất các biện pháp tăng tần suất và mức độ
hiệu quả tiếp xúc với các nhà đầu tư tiềm năng.
 Đảm bảo cơ sở hạ tầng phù hợp hỗ trợ phát triển của ngành du
lịch: Nhiều nhà đầu tư sẽ do dự trong việc thiết lập hoặc triển khai đầu tư kinh
doanh du lịch ở Quảng Ninh trừ khi tỉnh có sẵn những cơ sở hạ tầng phù hợp,
bao gồm các cảng biển, cảng hàng không và các tuyến đường bộ có chất lượng
cao. Các Giải pháp 20, 22, 23 và 24 đề xuất các hoạt động cải thiện cơ sở hạ
tầng thiết yếu, tạo dựng một môi trường đầu tư hấp dẫn.
 Giảm suy thoái môi trường ở khu vực du lịch trọng điểm của
Quảng Ninh – Vịnh Hạ Long: nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những nhà
đầu tư từ các quốc gia phương Tây rất nhạy cảm đối với tình trạng xuống cấp
354
môi trường của Vịnh Hạ Long. Bởi vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
đang trở thành một vấn đề ngày càng quan trọng, đặc biệt là trong môi trường
kinh doanh của các nước phương Tây nên việc xúc tiến đầu tư ở những nơi cần
bảo tồn môi trường đang ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà đầu tư
phương Tây. Hơn nữa, lợi tức đầu tư vào Quảng Ninh sẽ bị giảm nếu số lượng
khách du lịch giảm do tác động của những vấn đề về môi trường. Các giải pháp
từ 43 tới 48 đề xuất những biện pháp cải thiện và bảo vệ chất lượng môi trường
Vịnh Hạ Long, qua đó tăng được sức hấp dẫn đầu tư.
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: các nhà đầu tư vào các ngành
kinh doanh liên quan tới du lịch sẽ tuyển dụng lao động địa phương nhưng chưa
có đủ nguồn lao động có chất lượng cao. Các giải pháp số 41 và 42 đưa ra đề
xuất nhằm tăng số lượng lao động du lịch địa phương có chất lượng cao, qua đó
sẽ giúp nâng cao mức độ hấp dẫn đối với hoạt động đầu tư hoặc thiết lập hoạt
động kinh doanh du lịch ở địa phương.
Bản quy hoạch này nhấn mạnh việc cần tăng mức độ hấp dẫn đầu tư, đặc biệt là
đối với các nhà đầu tư có tiềm năng cao và điều này thực sự rất quan trọng đối
với sự phát triển ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh. Xem chi tiết các giải pháp
liên quan tới phần này ở Chương IV, Phần 1.

355
5. Những giải pháp khác: Khuyến nghị cơ chế theo dõi, giám sát
5.1 Tỉnh sẽ phải đối mặt với những thách thức nào khi thực hiện
những thay đổi trong chiến lược về du lịch
Tỉnh Quảng Ninh có tất cả các tiềm năng tự nhiên và văn hóa để có thể trở thành
một điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế. Ở những chương trước, báo cáo đã trình
bày rất nhiều dự án và chính sách quan trọng nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải
thiện kết nối giao thông, xây dựng các hoạt động và dịch vụ khách sạn mà tỉnh
Quảng Ninh cần thực hiện để hoàn thành các mục tiêu du lịch đầy táo bạo mà
Chính phủ đã đề ra. Việc thực hiện một chiến lược du lịch có quy mô lớn như
vậy sẽ gặp phải nhiều thách thức vì phải quản lý nhiều dự án phức tạp và yêu
cầu có sự phối hợp giữa các bên liên quan.
Việc quản lý triển khai nhiều dự án lớn song song là một nhiệm vụ rất khó khăn,
thách thức. Các cơ quan thường không đạt được mục tiêu do không có các mốc
thời gian rõ ràng, chưa giao trách nhiệm cụ thể và không đề ra được những mục
tiêu để đánh giá tiến độ. Nếu không xác định rõ ràng về các chỉ số đánh giá, xác
định trình tự ưu tiên các công việc và giải quyết những xung đột này sinh, các
dự án có thể không đạt được mục tiêu cần thiết.
Sự phối hợp và cộng tác giữa nhiều bên liên quan là một trong những thách thức
chính tỉnh phải đối mặt. Sự thiếu đồng bộ và công tác trao đổi thông tin còn kém
có thể dẫn đến xung đột quan điểm, các vấn đề nảy sinh không được giải quyết
kịp thời, các mốc sự kiện quan trọng bị bỏ lỡ. Thách thức đối với tỉnh còn lớn
hơn khi phải triển khai các dự án trải rộng ở nhiều khu vực khác nhau, gây nhiều
khó khăn hơn cho việc giải quyết các xung đột xảy ra và theo dõi tiến độ.
Một lý do phổ biến khác khiến triển khai hoạt động chậm trễ và không đạt được
mục tiêu đề ra là việc thiếu minh bạch và rõ ràng trong phân công trách nhiệm
và nghĩa vụ, dẫn đến thiếu sự cam kết trong triển khai dự án, đặc biệt là với cán
bộ quản lý cấp cao. Do vậy, tỉnh Quảng Ninh cần xây dựng cơ cấu quản trị
rõ ràng với các quy định cụ thể về vai trò, quy trình và quyền quyết định để
các nhà lãnh đạo có trách nhiệm hơn với sự thành công của dự án.
Tỉnh cũng sẽ gặp nhiều rủi ro tiềm ẩn và các vấn đề nảy sinh cần được khắc
phục, giải quyết trong suốt thời gian thực hiện dự án. Điều này đòi hỏi tỉnh phải
có kế hoạch chu đáo và quy trình giải quyết rõ ràng. Tỉnh Quảng Ninh cũng cần
làm công tác thông tin để các tổ chức, cá nhân liên quan thấy được mức độ cấp
bách của công việc. Điều này sẽ giúp đảm bảo tất cả mọi người sẵn sàng hỗ trợ
quá trình thay đổi trong chiến lược du lịch.
Do đang đi chậm hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong nước và khu vực về
phát triển du lịch, tỉnh sẽ cần triển khai các giải pháp nhanh chóng và kịp thời.
Để thực hiện nhanh chóng, tỉnh Quảng Ninh cần có phương pháp lập kế hoạch
chặt chẽ và thường xuyên theo dõi việc triển khai kế hoạch. Ngoài ra, tỉnh cũng
đang trong quá trình xây dựng năng lực du lịch và do đó việc tập trung thực hiện
công việc cũng giúp Quảng Ninh rút ra nhiều kinh nghiệm quý giá, đẩy nhanh
tiến độ các dự án.
356
Để khắc phục những vấn đề này, tỉnh nên thành lập một cơ quan tập trung gọi là
Văn phòng quản lý các dự án để quản lý việc thực hiện toàn bộ các dự án về
chiến lược du lịch tổng thể. Văn phòng này sẽ được giao các trách nhiệm cụ thể,
giúp tỉnh đạt được giá trị cao nhất từ công việc triển khai dự án của mình.
5.2 Văn phòng Quản lý các Dự án là gì?
Văn phòng quản lý các dự án (VPQLDA) đóng vai trò là cơ quan điều phối
trong triển khai các dự án nhằm đảm bảo tính thống nhất và kịp thời thực hiện
các nhiệm vụ trong suốt quá trình hoạt động. Văn phòng Quản lý các Dự án giúp
quản lý việc thực hiện nhiều dự án song song. Văn phòng này cũng giúp điều
phối và hỗ trợ các nhóm dự án, đảm bảo các bên liên quan chính đều tham gia
vào công việc chung, giám sát tiến độ toàn bộ chương trình một cách nhất quán,
có cái nhìn tổng quan về các vấn đề nảy sinh, mối quan hệ giữa các bên liên
quan, truyền tải những thông tin quan trọng về các dự án như thời gian thực
hiện, thông tin cập nhật, các chỉ thị.
Văn phòng quản lý các dự án giúp tỉnh có được cái nhìn tổng quan về tất cả các
dự án, từ đó truyền tải tốt hơn các mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của toàn bộ
chương trình. Đồng thời Văn phòng cũng xây dựng các nguyên tắc, thực hiện
giám sát, cung cấp các thông tin chi tiết cần thiết để các nhà lãnh đạo quản lý
nhiều dự án một cách hiệu quả thông qua các chỉ số đánh giá, báo cáo, sắp xếp
trình tự ưu tiên các công việc và giải quyết xung đột. Văn phòng quản lý các dự
án sắp xếp trình tự ưu tiên các công việc và lập kế hoạch thời gian để tạo thuận
lợi cho tất cả các dự án, đảm bảo thực hiện kịp thời.
Một nhiệm vụ quan trọng khác của Văn phòng quản lý các dự án là đảm bảo sự
cam kết trong thực thi. Văn phòng có nhiệm vụ tạo mối quan hệ làm việc chặt
chẽ với các đơn vị tài trợ dự án và các bên liên quan, thúc đẩy sự tham gia chặt
chẽ hơn của cán bộ lãnh đạo. Văn phòng thực hiện công tác thông tin giúp tất cả
các đối tác thực hiện dự án làm việc tích cực, khẩn trương, đảm bảo tiến độ dự
án.
Tác dụng lớn nhất của Văn phòng quản lý các dự án là giúp điều phối hoạt động
và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên. Thông qua Văn phòng quản lý các dự án,
các bên liên quan thường xuyên trao đổi, phối hợp với nhau, qua đó nắm được
tổng quát việc cần có những thay đổi gì, tại sao cần những thay đổi đó, tác động
của những thay đổi là gì.
5.3 Các mô hình VPQLDA và mô hình phù hợp nhất với Quảng Ninh
VPQLDA thường đóng vai trò là đơn vị giúp tạo các điều kiện thuận lợi, điều
phối giữa một bên là Ban điều hành gồm những người có thẩm quyền ra quyết
định và các ban quản lý dự án được triển khai. Có nhiều mô hình VPQLDA dựa
trên mức độ trách nhiệm và vai trò của VPQLDA trong quá trình thực hiện các
dự án. Mỗi mô hình đều có những ưu và nhược điểm riêng nên vấn đề quan
trọng đặt ra là cần chọn mô hình phù hợp nhất với mục tiêu và hiện trạng phát
triển du lịch cũng như môi trường đầu tư của tỉnh. Hình 57 trình bày một số mô

357
hình VPQLDA thường dùng với mức độ tham gia dự án khác nhau, từ tham gia
một phần cho đến trực tiếp thực hiện toàn bộ dự án:
Hình 57: Ba mô hình VPQLDA chính dựa trên mức độ tham gia quá trình
thực hiện dự án

Mô hình VPQLDA đơn giản thường được dùng trong trường hợp đơn vị chủ trì
dự án có khả năng triển khai dự án một cách hiệu quả mà không đòi hỏi nhiều sự
hỗ trợ ngoài việc điều phối và theo dõi tiến độ dự án. Mô hình VPQLDA đơn
giản hỗ trợ về hành chính cho những người ra quyết định thông qua việc thu
thập và trình bày các thông tin, dữ liệu liên quan tới dự án. Với VPQLDA đơn
giản, những người phụ trách dự án hoàn toàn chịu trách nhiệm về quá trình thực
hiện dự án mà họ đảm nhận.
Mô hình VPQLDA toàn diện là loại mô hình trong đó VPQLDA tiến hành triển
khai dự án và chịu trách nhiệm giám sát lộ trình thời gian và các hoạt động hàng
ngày trong khuôn khổ dự án. Mô hình này thường được áp dụng khi đơn vị chủ
trì dự án thiếu kinh nghiệm trong việc triển khai dự án. VPQLDA được giao
trách nhiệm rõ ràng về việc hoàn thành các dự án và đòi hỏi đội ngũ quản lý
giàu kinh nghiệm tham gia toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
Trong mô hình kết hợp hay còn gọi là VPQLDA hỗn hợp, VPQLDA không trực
tiếp tiến hành triển khai dự án mà chỉ tích cực hướng dẫn và định hướng các dự
án. Đây là mô hình được sử dụng nhiều hơn cả. VPQLDA sẽ chỉ tham gia một
số hợp phần nhất định của dự án, ví dụ quản lý rủi ro, thông tin truyền thông và
xây dựng năng lực. VPQLDA cũng chủ động tham gia quản lý các dữ liệu dự
án, trong đó có các mốc thực hiện dự án, các chỉ số chính về đánh giá dự án,
cung cấp các thông tin này cho các giám đốc từng dự án .
Việc lựa chọn mô hình VPQLDA phù hợp sẽ giúp tạo ra cơ cấu tổ chức tối ưu
cho phép Văn phòng Quản lý các Dự án phát huy giá trị của mình. Mặc dù
VPQLDA luôn giữ vai trò then chốt trong việc theo dõi tiến độ dự án, tùy thuộc
vào mức độ tham gia vào dự án, VPQLDA có thể làm việc trực tiếp với các tổ
chuyên trách dự án và Ban điều hành hoặc gián tiếp thông qua giám đốc các dự

358
án. Hình 58 cho thấy các cơ cấu tổ chức khác nhau của ba loại mô hình
VPQLDA chính.
Hình 58. Sự khác biệt về cơ cấu tổ chức giữa các loại mô hình VPQLDA

VPQLDA đơn giản VPQLDA hỗn hợp VPQLDA toàn diện


• Hỗ trợ về hành chính cho những • Văn phòng VPQLDA sẽ tích cực
người ra quyết định thông qua việc tham gia thực hiện một số hợp phần • Văn phòng quản lý dự án chịu trách
thu thập và trình bày các thông tin, của dự án (VD: quản lý rủi ro, nhiệm về việc hoàn thành dự án
dữ liệu liên quan tới dự án thông tin liên lạc và xây dựng năng • Cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm
• Giám đốc dự án chịu trách nhiệm lực) tích cực tham gia toàn bộ các hợp
bàn giao sản phẩm • Chủ động trong việc quản lý dữ liệu phần của dự án cần bàn giao
dự án (VD: các mốc dự án, chỉ số
hiệu quả hoạt động KPI)
• Giám đốc dự án chịu trách nhiệm
Ban điều
bàn giao sản phẩm Ban điều
hành Ban điều hành
hành

GĐ dự án VPQLDA VPQLDA VPQLDA

Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3 Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3
Dự án 1 Dự án 2 Dự án 3

Tỉnh Quảng Ninh cần xem xét các mục tiêu và đánh giá những thách thức sẽ gặp
phải khi triển khai các dự án nhằm chọn ra mô hình VPQLDA hỗ trợ hiệu quả
nhất cho việc thực hiện chiến lược phát triển du lịch. Do sự đa dạng của các dự
án cần thực hiện, tỉnh sẽ rất khó áp dụng mô hình VPQLDA toàn diện vì mô
hình này đòi hỏi đội ngũ nhân lực đông đảo, có năng lực và trình độ chuyên môn
rất cao để tham gia tích cực vào toàn bộ hoạt động hàng ngày của tất cả các dự
án. Ngược lại, mô hình VPQLDA đơn giản lại không thể giúp tích cực thúc đẩy
tiến độ các dự án. Để hoàn thành có hiệu quả tất cả các dự án, tỉnh nên lựa chọn
mô hình VPQLDA hỗn hợp để duy trì sự chủ động, sát sao trong công tác giám
sát hoạt động và quản lý rủi ro. Việc tổ chức thực thi dự án sẽ được giao cho các
bên liên quan đảm nhận.
5.4 Văn phòng Quản lý các Dự án tỉnh Quảng Ninh

5.4.1 Các nguyên tắc chủ yếu


Có năm nguyên tắc chính về triển khai VPQLDA mà tỉnh Quảng Ninh cần thực
hiện để đạt hiệu quả cao nhất: tính minh bạch, tính trách nhiệm, hiệu suất công
việc, cơ chế quản trị và công tác hỗ trợ triển khai dự án.
Để tạo tính minh bạch và đảm bảo các bên liên quan nắm được tình hình về các
dự án, văn phòng VPQLDA cần theo dõi tiến độ thực hiện các mốc dự án quan
trọng và các hoạt động dự án để báo cáo với Ban điều hành. VPQLDA cần tập
trung vào các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án đã xác định từ trước để phát hiện ra
các dự án đi chệch hướng, từ đó cung cấp thông tin phản hồi cho tổ chuyên trách
từng dự án để đảm bảo các dự án được thực hiện đúng kế hoạch.

359
Để đảm bảo tính trách nhiệm, văn phòng VPQLDA cần xây dựng một cơ chế
trách nhiệm chặt chẽ thông qua các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án chính nhằm
đảm bảo các bên liên quan thực hiện đúng cam kết của mình. Ví dụ: một thành
viên dự án được giao nhiệm vụ tìm kiếm các nhà đầu tư sẽ chịu trách nhiệm về
số lượng các nhà đầu tư đã được liên hệ và mời tới tham gia các cuộc họp bàn,
thảo luận. Với mỗi dự án, nhiệm vụ của mỗi cá nhân cần được xác định và bàn
giao rõ ràng với thời hạn và kế hoạch báo cáo cụ thể. Từ đó, tỉnh có thể giám sát
tiến độ bằng cách bám sát lộ trình thời gian đã định.
VPQLDA cần quan tâm tới hiệu suất công việc của các thành viên dự án bằng
cách nhấn mạnh vào kết quả hơn là quá trình thực hiện. Do không phải tham gia
nhiều vào hoạt động triển khai dự án, văn phòng VPQLDA có thể tập trung vào
giám sát và đánh giá tiến độ của tất cả các dự án theo những kết quả đã đạt
được. Văn phòng cần liên tục kiểm tra, đánh giá xem dự án đã có được các
nguồn lực, khả năng chuyên môn và sự hỗ trợ cần thiết để hoàn thành đúng thời
hạn hay chưa.
Với quy mô nhỏ, gồm các nhà lãnh đạo cấp cao và các nguồn lực có chất lượng,
VPQLDA sẽ xây dựng được cơ chế quản trị tập trung và tinh gọn nhằm đơn
giản hóa công tác báo cáo, chỉ tập trung vào các dự án và các hoạt động không
đi đúng kế hoạch. Điều này cho phép VPQLDA tập trung vào việc đưa ra quyết
định và giải quyết các vấn đề nảy sinh.
VPQLDA tích cực hỗ trợ các dự án thực hiện công việc của mình bằng cách xây
dựng phương pháp thực hiện quy chuẩn cho tất cả các công việc, loại bỏ sự
chồng chéo, không thống nhất. VPQLDA có thể hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho
thành viên các dự án khác nhau về phương pháp, công cụ, biểu mẫu cũng như
cách thức đánh giá kết quả, những kinh nghiệm thực tiễn tối ưu. Bên cạnh đó,
văn phòng VPQLDA còn có thể giúp thường xuyên phát hiện và phối hợp các
công việc có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
5.4.2. Cấu trúc tổng thể
Do sự phức tạp của quy trình ra quyết định tại Quảng Ninh, cần có một mô hình
VPQLDA riêng có điều chỉnh để phù hợp với đặc thù cho tỉnh. Mô hình này có
bốn bên liên quan chính: Ban điều hành, Ban cố vấn, Giám đốc VPQLDA và
giám đốc các dự án.
Ban điều hành gồm thành viên của các sở ngành quan trọng nhất với chiến lược
du lịch. Đây là những người có quyền biểu quyết về những quyết định quan
trọng trong quá trình thực hiện. Thành phần Ban điều hành cần gồm cán bộ các
sở ngành có thẩm quyền phê duyệt các dự án du lịch: Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân, Sở Giao thông Vận tải. Ban
điều hành có một số trách nhiệm chính như thông báo các mục tiêu về tài chính,
đưa ra các quyết định điều chỉnh, sử dụng sao cho tối ưu các nguồn lực hạn chế,
đánh giá các phương án, kịp thời giải quyết các vấn đề và trở ngại, thực hiện chỉ
đạo chung cho toàn VPQLDA. Ban điều hành chịu trách nhiệm về sự thành
công cuối cùng của dự án, ký phê duyệt kế hoạch dự án về cả thời gian và tài

360
chính. Ban điều hành tổ chức họp 2 tuần một lần hoặc một tháng một lần với các
dự án để giải quyết vấn đề.
Ban cố vấn đóng vai trò cố vấn về các dự án có liên quan, hướng dẫn thực hiện
và đưa ra ý kiến chuyên môn về các vấn đề song sẽ không có quyền biểu quyết
trong việc ra quyết định. Ban này có thể gồm Sở Giáo dục và Đào tạo với các dự
án nguồn nhân lực, Sở Tài nguyên và Môi trường với các dự án môi trường, Sở
Công thương với các dự án kinh doanh địa phương, v.v. Các thành viên của Ban
cố vấn cần tham dự các cuộc họp của VPQLDA thảo luận về các dự án liên quan
đến chuyên môn của họ.
Các tổ chuyên trách dự án là nhóm cán bộ trong sở ngành liên quan chịu trách
nhiệm triển khai các dự án dưới sự điều hành giám đốc dự án. Đây là nhóm đảm
nhiệm các hoạt động hàng ngày và sẽ báo cáo với VPQLDA về tình trạng, tiến
độ, dữ liệu và các vấn đề cần giải quyết. Các nhóm này thường xuyên báo cáo
với Ban điều hành để đảm bảo các dự án đi đúng hướng.
Giám đốc VPQLDA sẽ đóng vai trò tích cực trong việc quản lý các dự án về các
công việc thông tin liên lạc, điều phối, phối hợp nhưng sẽ không chịu trách
nhiệm về thực hiện dự án. Hình 59 trình bày cấu trúc tổng thể của VPQLDA.
Hình 59: Ví dụ về cơ cấu tổ chức của Văn phòng quản lý các dự án
• Rà soát tiến độ
Ban điều hành • Đưa ra các quyết định, nghị quyết
chính

• Không có thẩm
• Theo dõi giám sát và báo cáo
quyền ra quyết định
thường xuyên
• Cố vấn về chuyên Ban Cố vấn GĐ VPQLDA • Hỗ trợ cho các nhóm dự án
môn trong các lĩnh
• Tổng hợp các vấn đề để giải quyết
vực liên quan

Các nhóm dự án

1Các sản phẩm du 2 Tiếp thị/ 3 • Đảm bảo kết quả dự


NNL
lịch Marketing án
• Chịu trách nhiệm về
sự thành công
4 5 6
• Báo cáo cho GĐ
Chính sách
Cơ sở hạ tầng Giao thông VPQLDA
môi trường

7 Khách sạn, 8 Kinh doanh 9 10Chính sách chính


Dịch vụ du lịch
casino, sân gôn bán lẻ phủ & nhà đầu tư

Giám đốc VPQLDA phải là một cán bộ cấp cao của Sở VHTTDL chịu trách
nhiệm thúc đẩy quá trình triển khai các dự án, điều phối công việc của các tổ
chuyên trách dự án và Ban điều hành, hỗ trợ việc trao đổi thông tin qua lại.
Giám đốc VPQLDA cần có nhiều kinh nghiệm về các công việc liên quan
của dự án và về các vấn đề có thể gặp phải. Người này cần có khả năng tập
hợp, động viên mọi người và có sức ảnh hưởng. Ngoài kỹ năng giải quyết
vấn đề, phân công nhiệm vụ, kỹ năng điều phối và quản lý rủi ro, Giám đốc
VPQLDA cũng rất cần có kinh nghiệm quản lý dự án. Điều quan trọng là
361
cán bộ này cần được phân công làm việc chuyên trách với VPQLDA để
hoàn toàn cam kết cho sự thành công của chương trình và để quen thuộc với
cách thức làm việc của tỉnh.
5.5 Các hoạt động chính của VPQLDA
dfs
Giám đốc VPQLDA thực hiện tám hoạt động chính sau đây để thúc đẩy việc
triển khai các dự án:
 Thiết kế chương trình thông qua việc xác định phạm vi hỗ trợ và xây
dựng khung thời gian tổng thể và các mốc mục tiêu thực hiện dự án;
 Xây dựng cơ chế hoạt động của các tổ chuyên trách dự án thông
qua việc xây dựng cơ chế quản trị và báo cáo rõ ràng, dự kiến sản phẩm giao
nộp của từng công việc, các ngày giao nộp và hoạt động dự kiến;
 Hỗ trợ công tác chuẩn bị dự án thông qua việc xây dựng các mốc
trong triển khai dự án, xác định các chỉ số đánh giá từng dự án, xác định những
hạng mục dự án có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, xác định các bên liên quan
và những khả năng rủi ro, hỗ trợ xây dựng lộ trình dự án hợp lý;
 Quản lý quan hệ giữa các tổ chuyên trách dự án thông qua việc điều
phối các nhóm và các bộ phận chức năng, chủ động quản lý mối quan hệ giữa
các nhóm và giữa các dự án có liên quan với nhau;
 Theo dõi và báo cáo về chương trình thông qua việc xây dựng và triển
khai một cơ chế theo dõi chương trình, đảm bảo các lãnh đạo cấp cao có cái nhìn
toàn diện, tổng thể và nhất quán về tiến độ các dự án;
 Quản lý rủi ro và vấn đề phát sinh thông qua việc phát hiện những sai
lệch của dự án so với kế hoạch đề ra, đưa ra hướng xử lý, giải quyết các vấn đề
liên quan đến nhiều tổ chuyên trách dự án mà không có nhóm nào chịu trách
nhiệm chính;
 Truyền thông liên lạc thông qua việc cung cấp các thông tin thường
xuyên và rõ ràng về chương trình và tiến độ thực hiện chương trình, rút ra các
kinh nghiệm cần thiết, chia sẻ kinh nghiệm giữa các dự án và đảm bảo tiếp tục
liên kết lãnh đạo và huy động;
 Quản lý thời gian và công tác hậu cần thông qua việc xác định
khung thời gian tổng thể, ngày diễn ra các cuộc họp quan trọng và các mốc thời
hạn của toàn dự án, xây dựng chương trình làm việc cho các cuộc họp của quản
lý cấp cao và làm danh sách các hoạt động với thời hạn cụ thể.
Hình 60 cho thấy mối quan hệ giữa các hoạt động này của Giám đốc
VPQLDA với Ban điều hành và các tổ chuyên trách dự án.

362
Hình 60: Các hoạt động chính và mối quan hệ của Giám đốc VPQLDA với
các bên liên quan

5.6 Các công việc chi tiết của Giám đốc VPQLDA
Tại các giai đoạn khác nhau của quá trình thực hiện dự án, Giám đốc VPQLDA
cần tập trung vào các hoạt động khác nhau. Có năm giai đoạn chính trong hoạt
động của VPQLDA: xây dựng cơ chế quản trị chặt chẽ, lập kế hoạch và điều
phối dự án, theo dõi và quản lý kết quả, giải quyết các vấn đề phát sinh, hỗ trợ
thực hiện dự án như trình bày trong Hình 61. Báo cáo đưa ra các thông lệ tốt
nhất và các công cụ mà một VPQLDA tiêu chuẩn có thể sử dụng để tạo thuận
lợi cho các giai đoạn này.

363
Hình 61: Sự thay đổi nội dung nhiệm vụ trọng tâm của GĐ VPQLDA trong
suốt 5 giai đoạn thực hiện

5.6.1 Cơ chế quản trị chặt chẽ


Việc đầu tiên và quan trọng nhất của VPQLDA là phải xây dựng được cơ chế
quản trị chặt chẽ vì việc này ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai chương trình. Để
có cơ chế quản trị chặt chẽ, VPQLDA cần có các yếu tố sau: cơ cấu giao trách
nhiệm minh bạch, kế hoạch truyền thông toàn diện, khung thời gian và kế hoạch
hoạt động rõ ràng.
Chương trình cần đảm bảo tính minh bạch trong vai trò và trách nhiệm của các
bên liên quan. Việc xác định vai trò của mỗi bên trong cấu trúc tổng thể của
VPQLDA có ý nghĩa rất quan trọng để vạch rõ ranh giới, tránh trách nhiệm
không rõ ràng và chồng chéo. Một trong những thông lệ tốt nhất là phải xác định
rõ phạm vi trách nhiệm để tránh nhầm lẫn giữa các bên liên quan. VPQLDA
cũng cần xác định thẩm quyền ra quyết định của tất cả các bên với những loại
quyết định khác nhau.
VPQLDA cần xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết để luôn chủ động với mọi
công việc trong dự án. Việc lên kế hoạch làm việc giúp tổ chuyên trách dự án dự
báo được các khó khăn và chuẩn bị phương thức đối phó.
Công tác thông tin có vai trò rất quan trọng ngay từ trước khi dự án đạt được
các kết quả cụ thể. Một số hoạt động chính trong công tác thông tin gồm
việc biên soạn tài liệu để thống nhất quan điểm các bên liên quan, tổ chức
hội thảo để tăng cường sự tham gia của các lãnh đạo, tạo ảnh hưởng đến
những vị trí quan trọng, thường xuyên lấy thông tin phản hồi để cải thiện và
cập nhật kế hoạch.

364
5.6.2 Lập kế hoạch và điều phối dự án
Bước lập kế hoạch có vai trò rất quan trọng trước khi triển khai dự án để giúp
VPQLDA kiểm soát tốt hơn những khó khăn và quản lý các kết quả của dự án.
Nội dung quan trọng nhất của kế hoạch là đặt ra các mục tiêu và các mốc thời
gian triển khai dự án, sử dụng các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án đã được thống
nhất và lựa chọn một phương pháp để giám sát tiến độ. Ngoài ra, giám đốc
VPQLDA cần tập huấn cho cơ quan chủ trì dự án và các bên liên quan về
phương pháp quản lý thời gian để thực hiện dự án hiệu quả. Giám đốc VPQLDA
cũng cần phải xác định trước những thách thức có thể gặp phải trong quá trình
triển khai và chuẩn bị kế hoạch để phòng tránh.
Đối với mỗi dự án, có 3 nội dung mà VPQLDA cần xác định trước khi bắt đầu
triển khai: kế hoạch đánh giá, các mục tiêu về hiệu quả hoạt động, các mốc thời
gian triển khai. Xây dựng kế hoạch đánh giá giúp tất cả các bên đều biết kết quả
được đánh giá như thế nào. Mục tiêu hoạt động là mức độ cần phải đạt được để
đáp ứng các mục tiêu của tổ chức. Mốc thời gian là khoảng thời gian dự án cần
được hoàn thành để đạt được mục tiêu.
Vai trò chính của Giám đốc VPQLDA là theo dõi các mốc thời gian của dự
án, các hoạt động và các sự kiện quan trọng. Về mặt tiến độ, Giám đốc
VPQLDA cần giám sát thường xuyên hơn để đảm bảo hoạt động đang đi
đúng hướng và giúp nhóm có thể điều chỉnh kịp thời nếu cần thiết. Giám đốc
VPQLDA cần tuân thủ các mốc thời gian một cách nghiêm ngặt và đảm bảo
tất cả các nhóm dự án báo cáo tình hình tuân thủ các mốc thời gian này một
cách thường xuyên và chính xác. Thêm vào đó, Giám đốc VPQLDA có thể
theo dõi các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án như lượng khách đến và doanh
thu có tầm nhìn xa hơn về tình hình phát triển trong tương lai. Hiện có nhiều
công cụ hỗ trợ theo dõi các mốc thời gian, ví dụ như phần mềm quản lý dự án
Microsoft Project, hoặc VPQLDA có thể xây dựng công cụ theo dõi riêng của
mình trong Excel.
Điều cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là Giám đốc VPQLDA phải tập huấn
cho giám đốc các dự án về phương pháp theo dõi. Mặc dù chịu trách nhiệm về
theo dõi và giám sát, Giám đốc VPQLDA vẫn cần tập huấn cho tổ chuyên trách
các dự án về phương pháp báo cáo, trong đó có hướng dẫn về định dạng và biểu
mẫu báo cáo, đảm bảo tính chính xác, xác định các chỉ số đánh giá hiệu quả dự
án. Giám đốc VPQLDA có thể tổ chức các buổi hội thảo cho các tổ chuyên trách
dự án và xây dựng tài liệu đào tạo.
5.6.3 Quy trình theo dõi và quản lý chặt chẽ
Công tác theo dõi và báo cáo tiến độ với các bên liên quan khác nhau và Ban
điều hành có thể gặp khó khăn nếu có nhiều bên cùng tham gia. Giám đốc
VPQLDA cần xây dựng bảng tóm tắt tình hình dự án, quy trình báo cáo, tổ chức
họp thường xuyên và phối hợp các dự án có quan hệ với nhau.
Giám đốc VPQLDA cần xây dựng bảng tóm tắt tình hình dự án giúp các bên
liên quan thấy được một cách trực quan tiến độ dự án. Bảng tóm tắt này cần
365
được thiết kế riêng cho từng đối tượng. Ví dụ như bảng cho Ban điều hành có
thể làm mỗi tháng một lần và tập trung vào tình trạng hiện tại của toàn dự án
cùng những hoạt động can thiệp cần thiết. Hình 62 trình bày một ví dụ về bảng
tóm tắt dành cho Ban điều hành: tình trạng dự án được mô phỏng theo màu sắc
đèn giao thông, giúp người xem nhanh chóng nắm được tiến độ tổng quát của
chương trình. Bảng này cần phải cho thấy tác động của việc chậm trễ thêm và
cần phải làm gì để khắc phục. Việc phân tích những chậm trễ sẽ được trình bày
rõ hơn trong báo cáo tóm tắt của từng dự án.
Hình 62: Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Ban điều hành

Bảng dành cho các nhóm dự án được làm 2 tuần/lần tập trung những mốc thời
gian đang sai lệch, đề xuất những việc cần làm để đưa dự án trở lại quỹ đạo.
Bảng cũng trình bày tiến độ chi tiết của từng hoạt động cùng với tác động ở từng
mốc thời gian. Mỗi tổ chuyên trách dự án cần điền vào và nộp bảng này cho
Giám đốc VPQLDA.

366
Hình 63: Bảng tóm tắt tình hình dự án dành cho Giám đốc VPQLDA và
nhóm chuyên trách dự án

Giám đốc VPQLDA sau đó sẽ thu thập các bảng tóm tắt này từ các tổ chuyên
trách dự án để tiếp tục theo dõi tình hình tổng quát của nhiều dự án. Giám đốc
VPQLDA cũng sẽ xây dựng quy trình báo cáo cho lãnh đạo các dự án để nắm
được các bước tiếp theo cần làm. Quy trình này gồm nộp báo cáo, giải quyết các
vấn đề nảy sinh, thống nhất về các bước tiếp theo v.v.. Giám đốc VPQLDA sau
đó cần xây dựng kế hoạch họp thường xuyên để hỗ trợ quy trình báo cáo này.
Đối với từng loại cuộc họp, kế hoạch cần làm rõ về tần suất họp, mục đích họp,
danh sách đại biểu cần tham dự, tài liệu thảo luận.
5.7 Triển khai VPQLDA
Tóm lại, báo cáo đề xuất cho tỉnh một phương pháp tiếp cận chặt chẽ và hiệu
quả để thực hiện chiến lược về du lịch. Phòng quản lý dự án như đề cập ở trên
có thể giúp tỉnh Quảng Ninh đạt được mục tiêu tổng quát này. Các mục tiêu
chính cụ thể là đảm bảo đáp ứng các mốc thời gian và sự kiện quan trọng và
phối hợp giữa các bên liên quan trên địa bàn tỉnh. Tỉnh cần thành lập VPQLDA
sớm nhất có thể. Những bước tiếp theo cần thực hiện là:
 Bước 1: Sở VHTTDL chỉ định cán bộ làm Giám đốc VPQLDA và xác
định thành viên Ban điều hành và Ban cố vấn;
 Bước 2: Dựa vào chiến lược du lịch và sau khi tham khảo ý kiến Ban
điều hành, Giám đốc VPQLDA xây dựng cơ cấu VPQLDA và các quy trình
chính theo hướng dẫn ở trên;
 Bước 3: Giám đốc VPQLDA thống nhất với các bên liên quan quan
trọng về mô hình và chính thức thành lập VPQLDA;

367
 Bước 4: Giám đốc VPQLDA phối hợp với các bên liên quan để thành
lập tổ chuyên trách dự án cho từng dự án, thống nhất về phương pháp làm việc;
 Bước 5: Giám đốc VPQLDA xây dựng các mốc thời gian tổng thể, mốc
sự kiện quan trọng, các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án, thống nhất với các bên
liên quan;
 Bước 6: Giám đốc VPQLDA làm việc với các tổ chuyên trách dự án để
xác định các hoạt động chính, mốc thời gian và chỉ số đánh giá hiệu quả cho
từng dự án;
 Bước 7: Giám đốc VPQLDA xây dựng các công cụ theo dõi và giám
sát, xây dựng lịch báo cáo với Ban điều hành và các tổ chuyên trách dự án;
 Bước 8: Bắt đầu triển khai, bắt đầu quá trình giám sát.

368
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Xây dựng lộ trình, kế hoạch/lịch thực thi
Lịch thực hiện lập bản Quy hoạch tổng thể này được lập dựa trên thực tiễn phù
hợp nhất trong hoạt động xây dựng chiến lược. Lộ trình thực hiện gồm 3 giai
đoạn:
 Giai đoạn 1Đánh giá hiện trạng từ 17/06 đến 26/07
 Giai đoạn 2 Xác định phương hướng chiến lược từ 29/07 đến
13/09
 Giai đoạn 3 Xây dựng kế hoạch thực hiện từ 16/09 đến 04/10
Giai đoạn 1: Đánh giá hiện trạng
Giai đoạn đầu tiên bao gồm 4 chủ đề chính: đánh giá môi trường cạnh
tranh của các thị trường khu vực trọng điểm; đánh giá cơ bản về du lịch
Quảng Ninh; tóm tắt điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du
lịch tỉnh Quảng Ninh và ước lượng sự đóng góp của ngành du lịch cho sự
phát triển kinh tế của tỉnh.
Đánh giá cơ bản và đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
của du lịch tỉnh Quảng Ninh tập trung vào tất cả các thành phần của chuỗi
giá trị du lịch, bao gồm:
 Định vị thương hiệu và xúc tiến;
 Sự đa dạng về điểm đến;
 Các tiện ích và dịch vụ công cộng;
 Giao thông;
 Các điểm tham quan du lịch và hoạt động du lịch;
 Lưu trú;
 Chất lượng dịch vụ;
 Những ưu đãi, chính sách quản lý và
 Điều phối và lập kế hoạch
Một số phương pháp tiếp cận đã được áp dụng trong phần đánh giá hiện trạng.
Thứ nhất, nhóm đã đi thăm và đánh giá khoảng 30 địa điểm du lịch trọng yếu
trong tỉnh cũng như các địa điểm du lịch phổ biến khác của Việt Nam, bao gồm
đảo Cát Bà, Hội An, Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thứ hai, nhóm đã thực
hiện phỏng vấn một số lượng lớn các công chức nhà nước, các lãnh đạo doanh
nghiệp, chuyên gia và khách du lịch. Cuối cùng, nhóm thực hiện nghiên cứu tài
liệu từ nguồn tài liệu là các báo cáo của các sở ban ngành, các báo cáo của các
ngành du lịch toàn cầu, các cơ sở dữ liệu vĩ mô và các trang web du lịch, ấn
phẩm du lịch. Danh sách đầy đủ các địa điểm khảo sát và các cuộc phỏng vấn
được liệt kê ở cuối mục này.

369
Giai đoạn 2: Xác định định hướng chiến lược
Giai đoạn này bao gồm 5 phân đoạn: xác định các lựa chọn chiến lược để phát
triển du lịch; tổ chức các cuộc hội thảo để xin ý kiến xây dựng cho những lựa
chọn này; xây dựng chi tiết chiến lược để hỗ trợ cho việc định vị và xác định các
phân khúc mục tiêu; và dẫn chứng bằng tư liệu các yếu tố chính dẫn đến thành
công theo kinh nghiệm của các nơi khác.
Trong giai đoạn này, nhóm chuyên gia đã xác định được hướng đi chiến lược
cho ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh thông qua xác định các phân khúc mục tiêu
trong phát triển ngành du lịch của tỉnh và những yêu cầu cần thực hiện để đáp
ứng cho các phân khúc mục tiêu này. Theo đó, để đạt được hướng đi chiến lược,
nhóm đã xây dựng 56 giải pháp. Trong hoạt động xây dựng giải pháp, nhóm đã
huy động tới Quảng Ninh nhiều các chuyên trong các lĩnh vực khác nhau của
ngành du lịch, bao gồm ông John Lindquist và Vincent Chin và nhóm đã tiến
hành các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia hoạt động trong ngành du lịch và
các ngành liên quan tới du lịch. Xin hãy tham khảo danh sách toàn bộ các cuộc
phỏng vấn ở cuối mục này.
Trong giai đoạn thứ 2 đã diễn ra hai cuộc hội thảo trình bày về tổng quan các xu
hướng du lịch toàn cầu và tác động đến ngành du lịch của tỉnh Quảng Ninh, xin
ý kiến xây dựng các lựa chọn chiến lược cho du lịch Quảng Ninh và tìm kiếm
đầu vào cho các giải pháp.
Giai đoạn 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện
Trong giai đoạn 3, nhóm chuyên gia đã xây dựng kế hoạch thực hiện các giải
pháp được xuất ở Giai đoạn 2. Hoạt động bao gồm xây dựng các đề xuất dự án
riêng lẻ thuộc các các giải pháp và các bước thực hiện, phác thảo cơ cấu quản lý
thực hiện các nhóm giải pháp và xây dựng phương pháp theo dõi tiến độ.
Các cuộc phỏng vấn đã thực hiện
Phỏng vấn các cán bộ lãnh đạo cấp trung ương và địa phương
Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh (Ông Phạm Minh Chính)
Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (Bà Vũ Thị Thu Thủy)
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam (Ông Nguyễn Văn Tình)
Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch (Ông Nguyễn Văn Tuấn)
Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long (Ông Đào Xuân Đan)
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Ông Hà Quang Long)
Trưởng ban Ban quản lý Vịnh Hạ Long (Bà Phạm Thùy Dương)
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (Ông
Trịnh Đăng Thanh)
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (Ông
Hoàng Quốc Thái)
Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Ông Trịnh Văn Hồng)

370
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng
Ninh (Ông Vũ Văn Hợp)
Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư (Ông Vũ Văn Diện)
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Ông Hoàng Anh Sơn)
Trưởng phòng PTTN, Sở VHTTDL (Ông Nguyễn Đình Chiến)
Giám đốc TT Xúc tiến và Thông tin Du lịch (Ông Lâm Văn Vinh)
Trưởng phòng NVDL, Sở VHTTDL (Ông Đoàn Mạnh Linh)
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Ông Hoàng Việt Dũng)
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long
(Bà Nguyễn Thị Luyến)
Phó chánh văn phòng, Sở GTVT (Ông Nguyễn Viết Loan)
Phó trưởng phòng PTTN, Sở VHTTDL (Bà Ngô Mai Hương)
Phó trưởng phòng NVDL, Sở VHTTDL (Ông Nguyễn Đức Quynh)
Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố Hạ Long (Ông Phạm Tống)
Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố Uông Bí (Ông Cù Văn Thắng)
Phó phòng Văn hóa thông tin huyện Tiên Yên (Bà Nguyễn Thanh Thủy)
Chuyên viên phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn (Bà Nguyễn Thị Thùy)
Phó phòng Văn hóa thông tin thành phố Móng Cái (Bà Phạm Thị Oanh)

Các chuyên gia lĩnh vực


Ông Achim Fechtel, Đồng chủ tịch BCG – chuyên gia sân bay
Ông John Lindquist, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia du lịch
Bà Monica Wegner, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia công nghiệp tàu
du lịch
Ông Steven Kremser, Đồng chủ tịch BCG – chuyên gia phát triển
casino/khách sạn
Mark Collins, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia công nghiệp khách sạn
Elaine Li, GĐ dự án BCG chuyên gia du lịch TQ
Ben Lee, chuyên gia công nghiệp đánh bạc châu Á
Kengo Naganuma, chuyên gia môi trường, Công ty TNHH Nippon Koei
Nhật Bản

Lãnh đạo doanh nghiệp


GĐ Sân bay Cát Bi (Ông Vũ Văn Viên)
Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu (Ông Đào Hồng Tuyển)
TGĐ, BIM Group (Ông Edward Lee)
TGĐ Công ty CP Xuất nhập khẩu (Ông Bùi Đình Tuấn)
TGĐ Công ty Du thuyền Đông Dương (Ông Đoàn Văn Dũng)
Phó GĐ Công ty CP Tùng Lâm, Uông Bí (Ông Lê Trọng Thanh)
Phó Tổng GĐ, KS Sài Gòn – Hạ Long (Ông Nguyễn Võ Kim Khôi)
Phó TGĐ, KS Grand (Ông Nguyễn Hà)
Tổng GĐ, KS Hạ Long DC (Ông Nguyễn Văn Quảng)
Trưởng Phòng Kinh doanh, KS Halong Plaza (Ông Nguyễn Đăng Nam)
Phụ trách Kinh doanh cao cấp, KS Novotel (Ông Đỗ Quốc Vương)
Phó phòng Kinh doanh, KS Heritage (Ông Phạm Đức Thành)
371
Khách du lịch, đơn vị lữ hành và những người khác
Khoảng 50 khách du lịch từ Mỹ, châu Âu, châu Á, Đông Nam Á
Cán bộ du lịch thuộc phòng du lịch Vịnh Hạ Long
5 công ty du lịch lớn trong nước
Hai cán bộ du lịch tại bộ phận sân bay Nội Bài
Hai thợ mỏ than
Hai hướng dẫn viên du lịch

Các địa điểm đã thăm


Hạ Long
Thành phố Hạ Long
Vịnh Hạ Long
 Hang Đầu Gỗ
 Động Sửng Sốt
 Động Thiên Cung
 Bãi tắm Ti Tốp
Bãi Cháy
Núi Bài Thơ
Đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn
Nhà thờ Hạ Long
Công viên giải trí Hoàng Gia
Vân Đồn
Vịnh Bái Tử Long
Huyện Vân Đồn
Cảng Cái Rồng
Chùa Cái Bầu
Bãi biển bãi Dài
Đảo Quan Lạn
Móng Cái
Thành phố Móng Cái
Bãi biển Trà Cổ
Đình làng Trà Cổ
Nhà thờ Trà Cổ
Bãi biển Bình Ngọc
Trung tâm giải trí và khách sạn Lợi Lai
Uông Bí
Khu di tích Yên Tử
Thác Lựng Xanh
Hồ Yên Trung
Chùa Ba Vàng

Thị xã Quảng Yên


372
Bãi cọc Bạch Đằng
Đền thờ Trần Hưng Đạo

Hoành Bồ
Chùa Lôi Âm
Hồ Yên Lập

Cẩm Phả
Đền Cửa Ông
Khác
Đảo Cát Bà

2. Các chuyên gia/ tư vấn quốc tế

Nhóm tư vấn BCG


Ông Douglas Jackson
Giám đốc Điều hành (Bangkok/Việt Nam)
Kinh nghiệm
• Lãnh đạo BCG Việt Nam;
• Phát triển các chiến lược thị trường cho các tập đoàn đa quốc gia
thâm nhập vào một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam;
• Hỗ trợ khách hàng tại Việt Nam trên nhiều lĩnh vực về các vấn đề
chiến lược, hiệu quả tổ chức, kinh doanh và phân phối và hoạt động;
• Xây dựng và triển khai kế hoạch cải tổ chi nhánh trong nước cho
một ngân hàng thương mại Việt Nam;
• Chiến lược doanh nghiệp và kế hoạch chi tiết cải tổ 5 năm cho một
ngân hàng thương mại mạnh của Việt Nam.
Bằng cấp
• Quản trị Kinh doanh, Trường kinh doanh Columbia;
• Cử nhân, Quản trị kinh doanh, Beta Gamma Sigma, Trường đại học
Washington.

Ms. Erica Carlisle


Quản lý Dự án, Jakarta
Kinh nghiệm
• Trưởng nhóm một nhóm các lãnh đạo doanh nghiệp và thành phố
đấu thầu để tổ chức một sự kiện du lịch lớn bao gồm chiến lược, thiết
kế tổ chức, chiến lược đối tác và quản lý các bên liên quan;
• Hỗ trợ một nhà cung cấp dịch vụ lưu trú và khu nghỉ dưỡng Nam Á
lớn để đánh giá phương pháp tiếp thị, xác định các phân khúc mục tiêu
và đánh giá thực hiện;
• Xây dựng kế hoạch kinh doanh và mô hình tài chính cho một nhà
cung cấp thực phẩm Indonesia;

373
• Phát hiện các phân khúc thị trường tiềm năng cao và xây dựng các
chiến lược tiếp thị mục tiêu cho các khách hàng hàng y tế, hàng tiêu
dùng và viễn thông không dây;
• Xây dựng chiến lược cho Ban thị trường mới nổi của một khách
hàng về y tế, bao gồm thiết kế tổ chức, dự báo doanh thu và bản kế
hoạch chi tiết cho các thị trường ưu tiên cao được lựa chọn.
Bằng cấp
• Quản trị Kinh doanh, MIT Sloan
• Tiến sĩ, Đại học Princeton
• Cử nhân, Trường Đại học Reed

Ms. Stephanie Marton


Chuyên gia tư vấn, Kuala Lumpur/Chicago
Kinh nghiệm
• Thực hiện thẩm định thị trường và đưa ra các khuyến nghị thành
công cho chuỗi cơ sở lưu trú và nhà nghỉ quốc tế lớn, tập trung vào tăng
trưởng tại thị trường Indonesia;
• Tiến hành thẩm định chiến lược về thị trường khách sạn cho một
nhà cung cấp cơ sở lưu trú chuyên về khách sạn nghỉ dài ngày và căn
hộ dịch vụ ở châu Á và châu Âu;
• Phát triển chiến lược bất động sản cho nhà phát triển bất động sản
lớn tại Đông Nam Á và Trung Quốc;
• Cải thiện mô hình tài chính giáo dục cho các quận huyện có thu
nhập thấp và hoạt động kém hiệu quả trong một trong những quốc gia
lớn nhất ở Mỹ;
• Phát triển chiến lược phát triển cho công ty bảo hiểm y tế Mỹ lớn,
bao gồm kế hoạch thực hiện chi tiết;
• Giữ vị trí lãnh đạo trong tổ chức giao lưu quốc tế thúc đẩy các cơ
hội du lịch và học tập đa văn hóa.
Bằng cấp
• Cử nhân, Khoa học nhận thức và Kinh tế học Hành vi, Đại học
Yale.

Ông David Staley


Chuyên gia tư vấn, Bangkok.
Kinh nghiệm
• Phát triển chiến lược phát triển cho ban doanh nghiệp vừa và nhỏ
của một ngân hàng ở Việt Nam;
• Đề xuất phương pháp luận và cơ sở lý luận cho việc phát triển đặc
khu kinh tế tại một tỉnh ở Việt Nam;
• Phân tích ngành ngân hàng tại Việt Nam để hỗ trợ một đề xuất quản
lý sát nhập hai ngân hàng Việt Nam;
• Hỗ trợ một quỹ đầu tư quốc gia tại Đông Nam Á để đánh giá mức
độ đổi mới trong tổ chức của quỹ;

374
• Tiến hành thẩm định một ngân hàng Đông Nam Á cho một ngân
hàng lớn châu Á;
• Đề xuất phương pháp và cơ cấu để xây dựng đơn vị quản lý rủi ro
tại một ngân hàng lớn của Thái Lan.

Bằng cấp
• Thạc sĩ, Ngành ngoại giao, Đại học Georgetown;
• Cử nhân, Ngành Nghiên cứu Quốc tế, Đại học Washington.

Ông Reed Bouchelle


Chuyên gia tư vấn, Jakarta.
Kinh nghiệm
• Xác định các rào cản đối với sự phát triển của ngành bảo hiểm của
Indonesia và các giải pháp phát triển;
• Phân tích tỷ lệ hiểu biết tài chính trong số lao động nhập cư nước
ngoài Indonesia và đề xuất các cải cách chính sách;
• Trưởng nhóm nghiên cứu hiện trường về tác động phát triển của
các chính sách bảo hiểm nhân thọ quy mô nhỏ tại nông thôn Indonesia;
• Hỗ trợ đơn vị tiếp thị của công ty viễn thông Indonesia thuộc top 5
về chiến lược tổ chức và thương hiệu.
Bằng cấp
• Quản trị Kinh doanh, INSEAD;
• Cử nhân, Ngành Kinh tế, Đại học Pennsylvania.

Ông Sam Christophersen


Chuyên gia tư vấn, Jakarta.
Kinh nghiệm
• Xác định các lĩnh vực trọng tâm cho cải tổ quy mô lớn tại Bộ Tài
chính ở 1 quốc gia thuộc Đông Nam Á;
• Nghiên cứu các cơ hội xúc tiến du lịch chung và xây dựng các giải
pháp cho phối hợp phát triển du lịch giữa Úc và New Zealand;
• Làm việc với Chính phủ Papua New Guinea để phát triển các cơ
hội du lịch bền vững cho vùng Kokoda Track (cho chính phủ Úc);
• Tư vấn cho Chính phủ Úc về mối quan hệ phát triển của Úc với
Papua New Guinea;
• Điều phối cho các ấn phẩm báo cáo về tác động của Khủng hoảng
Tài chính Toàn cầu cho phát triển kinh tế ở các quốc đảo Thái Bình
Dương;
• Phát triển chiến lược giá cả, thực hiện cải tiến hoạt động cho 1 nhà
cung cấp viễn thông Indonesia.
Bằng cấp
• Thạc sĩ, Quan hệ & Kinh tế Quốc tế, Đại học Johns Hopkins;
• Thạc sĩ, Chính sách Công và Quản lý, Đại học Melbourne.

Ông Lê Hưng
375
Chuyên gia tư vấn, Bangkok.
Kinh nghiệm
• Tiến hành phân khúc ngành cho các doanh nghiệp lớn, sắp xếp theo
thứ tự ưu tiên việc … và xây dựng chiến lược phát triển cho khối ngân
hàng doanh nghiệp của một ngân hàng thương mại cổ phần của Việt
Nam;
• Xây dựng lộ trình 2 năm phát triển sản phẩm ngân hàng khối doanh
nghiệp cho một Ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam;
• Thiết kế lại mạng lưới phân phối và xây dựng một chương trình bán
lẻ cho một công ty Hàng tiêu dùng đa quốc gia của Việt Nam;
• Tối ưu hóa quy trình phê duyệt tín dụng cho doanh nghiệp lớn của
một Ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam nhằm giảm 40% thời
gian xử lý hồ sơ;
• Xây dựng và thực hiện thí điểm một sản phẩm mới về quản lý tiền
mặt của các doanh nghiệp lớn để tạo doanh thu từ các tài khoản không
hoạt động.
Bằng cấp:
• Thạc sỹ khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Đại học Stanford;
• Cử nhân khoa học tự nhiên, Kỹ thuật máy tính và điện, Học viện
bách khoa Worcester.

Các chuyên gia tư vấn


Ông John Lindquist
Chuyên gia tư vấn cao cấp.
Kinh nghiệm
• Thành viên cao cấp của Ban Du lịch và Lữ hành Toàn cầu của BCG
với hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn cho các hãng hàng không, tập đoàn
khách sạn, công ty lữ hành và các chính phủ trong phát triển ngành du
lịch và hàng không;
• Kinh nghiệm làm việc với hơn 20 hãng hàng không ở châu Âu, Mỹ,
Trung Đông, châu Mỹ Latinh và Châu Á Thái Bình Dương. Ông đã
làm việc với ba chuỗi khách sạn hàng đầu thế giới và với nhiều nhà
khai thác tour du lịch, các đại lý du lịch trực tuyến và đại lý du lịch
truyền thống;
• Xây dựng chính sách và thực hiện phát triển ngành du lịch và hàng
không cho các chính phủ tại Dubai, Abu Dhabi, Singapore, Malaysia,
Tây Ban Nha (Catalonia), Ireland, Iceland, Ý, Pháp, Bỉ, Nga, Ukraina,
Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Puerto Rico, Chile và thành phố New Orleans
(Mỹ).
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Đại học Harvard;
• Cử nhân Kinh tế tại Đại học Princeton.

Ông Vincent Chin


Ủy viên Cấp cao & Giám đốc Điều hành (Tổng Giám đốc BCG ĐNA).
376
Kinh nghiệm
• Lãnh đạo BCG Đông Nam Á, đồng dẫn là giám đốc ban Giải pháp
Tác động Xã hội của BCG ở Đông Nam Á;
• Đánh giá tác động và đánh giá chiến lược về chiến lược phát triển 1
ngành quan trọng cho một chính phủ Đông Nam Á;
• Xây dựng kế hoạch tổng thể cho các lĩnh vực cốt lõi và phát triển
nguồn nhân lực cho khu vực kinh tế châu Á;
• Chiến lược đầu tư của chính phủ để thúc đẩy công nghệ sinh học
cho một quốc gia Đông Nam Á;
• Nghiên cứu đánh giá lợi thế cạnh tranh của một quốc gia Đông
Nam Á cho một nhóm các nhà đầu tư quốc tế;
Bằng cấp
• Quản trị Kinh doanh, Trường Kinh doanh Edinburgh;
• Cử nhân, Khoa học Máy tính và Hệ thống Thông tin, Đại học Quốc
gia Singapore.

Ông Rick Ramli


Giám đốc Điều hành (Kuala Lumpur).
Kinh nghiệm
• Có nhiều hoạt động về khu vực công tại Đông Nam Á;
• Xây dựng Chương trình Cải tổ Kinh tế cho ngành Du lịch của chính
phủ Malaysia;
• Phát triển quy hoạch tổng thể chiến lược du lịch dài hạn cho một
chính phủ Đông Nam Á;
• Chiến lược đầu tư và phát triển mô hình hoạt động cho một quỹ đầu
tư quốc gia Đông Nam Á;
• Xây dựng và xác định thứ tự ưu tiên các đề án cho Đơn vị Hoạch
định Kinh tế Malaysia của chính phủ Malaysia.
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường Quản lý Kellogg;
• Cử nhân Kinh tế danh dự, Đại học Chicago.

Ông Larry Kamener


Ủy viên Cấp cao & Giám đốc Điều hành (Sydney).
Kinh nghiệm
• Người sáng lập và giám đốc toàn cầu ban Khu vực công BCG;
• Y tế công và phúc lợi: Chiến lược thông tin y tế điện tử quốc gia;
chiến lược để cải thiện cung cấp dịch vụ y tế; tái thiết kế mô hình hoạt
động để bảo vệ trẻ em; khuôn khổ cho phát triển và chăm sóc trẻ thơ
quốc gia; mô hình cung cấp dịch vụ và đánh giá hiệu quả cho cơ quan y
tế công cộng;
• Cơ sở hạ tầng, tiện ích và tính bền vững: Đánh giá lĩnh vực năng
lượng nhà nước để chuẩn bị cho việc bỏ điều tiết nhà nước; chiến lược
phát triển bền vững liên ngành; thành lập Viện Thu trữ Cácbon Toàn
cầu, cải tổ hoạt động của đường sắt nhà nước;
377
• Công nghệ thông tin khu vực công: mô hình quản trị công và chiến
lược toàn chính phủ cấp nhà nước; đánh giá cơ quan y tế công cộng,
đánh giá toàn chính phủ liên bang.
Bằng cấp
• Thạc sĩ, Kinh tế, Đại học Melbourne;
• Cử nhân, Ngành Kinh tế / Chính phủ, Trường Kinh tế London.

Ông Doug Beal


Giám đốc Điều hành (Dubai).
Kinh nghiệm
• Lãnh đạo ban Khu vực Công BCG;
• Hơn 20 năm kinh nghiệm tư vấn cho các chính phủ và các tổ chức
tài chính ở Hoa Kỳ, Nga, Châu Á và Trung Đông về chiến lược phát
triển cấp quốc gia và khu vực, đặc biệt trong các lĩnh vực liên quan đến
phát triển kinh tế, dịch vụ tài chính và văn hóa;
• Đặc biệt nhiều kinh nghiệm và kỹ năng về việc tổ chức nhiều tổ
chức chính phủ và phi chính phủ để đạt được một mục tiêu chung và
đảm bảo sự tham gia đầy đủ và phù hợp với kết quả cuối cùng;
• Trưởng nhóm BCG làm việc với hơn 60 tổ chức chính phủ và phi
chính phủ để xác định Chiến lược Phát triển Quốc gia cho một nước
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC);
• Xây dựng chiến lược đa dạng hóa nền kinh tế và thúc đẩy tăng
trưởng khu vực tư nhân cho một quốc gia Trung Đông.
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh Danh dự về Tài chính và Kinh doanh
Quốc tế, Trường Kinh doanh Columbia;
• Cử nhân Khoa học Kỹ thuật Điện tử tại Đại học Cornell.

Ông Alan Wise


Giám đốc Điều hành (Atlanta).
Kinh nghiệm
• Giám đốc toàn cầu cho ban Du lịch và Lữ hành của BCG;
• Tư vấn cho một quốc gia Đông Nam Á về phát triển chiến lược du
lịch quốc gia;
• Phát triển chiến lược tăng trưởngcho một công ty du lịch biển bằng
tàu thủy châu Âu;
• Hỗ trợ hàng không Mỹ xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho quan hệ
đối tác toàn cầu;
• Phát triển chương trình cải tổ cho một hãng hàng không châu Âu;
• Chiến lược toàn cầu và mô hình kinh doanh cho một tập đoàn
khách sạn lớn;
• Phát triển chiến lược giá cho một nhà điều hành khu nghỉ dưỡng
quốc tế;
• Phát triển chiến lược thâm nhập thị trường cho một nhà cung cấp
dịch vụ du lịch thông minh.
378
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Duke Fuqua;
• Cử nhân, Khoa học Xã hội, Đại học Duke.

Ông David Michael


Ủy viên Cấp cao & Giám đốc Điều hành (San Francisco/Beijing).
Kinh nghiệm
• Giám đốc toàn cầu ban Phương pháp Lợi thế Toàn cầu của BCG;
• Xác định những cơ hội lớn để đầu tư vào Trung Quốc dựa trên đánh
giá xu hướng lớn;
• Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho một thành phố lớn của
Trung Quốc;
• Phát triển chiến lược cho một công ty phát triển trung tâm hội nghị;
• Thực hiện chiến lược kinh doanh cho một công ty phát triển bất
động sản;
• Hỗ trợ hàng chục chiến lược đánh giá thị trường và thâm nhập vào
thị trường mới nổi cho các tập đoàn đa quốc gia trong nhiều lĩnh vực;
• Phát triển chương trình đổi mới năng lượng 5 năm cho lĩnh vực
năng lượng của Trung Quốc;
• Hỗ trợ sở điện lực tại Trung Quốc về quy hoạch và thực hiện lưới
điện;
• Phát triển chiến lược doanh thu cho quan hệ đối tác công-tư tập
trung vào việc thúc đẩy đổi mới công nghệ.
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Stanford;
• Cử nhân, Kinh tế, Loại giỏi, Đại học Harvard.

Ông Eddy Tamboto


Giám đốc Điều hành (Jakarta).
Kinh nghiệm
• Giám đốc Chi nhánh BCG Indonesia;
• Hỗ trợ phát triển quy hoạch tổng thể kinh tế cho chính phủ
Indonesia;
• Hàng chục chiến lược thâm nhập thị trường cho các công ty đa
quốc gia ở Indonesia.
Bằng cấp
• Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Michigan;
• Cử nhân, Kỹ thuật công nghiệp, Đại học Iowa.

Các chuyên gia khác


Ông Achim Fechtel, Đồng chủ tịch BCG Partner – chuyên gia sân bay;
Ông John Lindquist, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia du lịch;
Bà Monica Wegner, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia công nghiệp
tàu du lịch;
379
Ông Steven Kremser, Đồng chủ tịch BCG – chuyên gia phát triển
casino/khách sạn;
Ông Mark Collins, Cố vấn cao cấp BCG – chuyên gia công nghiệp
khách sạn;
Bà Elaine Li, GĐ dự án BCG chuyên gia du lịch TQ;
Ông Ben Lee, chuyên gia công nghiệp đánh bạc châu Á;
Ông Kengo Naganuma, chuyên gia môi trường Công ty Nippon Koei
Nhật Bản.

3. Các chuyên gia Việt Nam

Các cán bộ nhà nước cấp trung ương và địa phương


Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh (Bà Vũ Thị Thu Thủy)
Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt
Nam (Ông Nguyễn Văn Tình)
Tổng cục trưởng tổng cục Du lịch (Ông Nguyễn Văn Tuấn)
Chủ tịch UBND thành phố Hạ Long (Ông Đào Xuân Đan)
Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Ông Hà Quang Long)
Trưởng ban Ban quản lý Vịnh Hạ Long (Bà Phạm Thùy Dương)
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (Ông
Trịnh Đăng Thanh)
Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh (Ông
Hoàng Quốc Thái)
Phó trưởng Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh (Ông Trịnh Văn
Hồng)
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư tỉnh Quảng
Ninh (Ông Vũ Văn Hợp)
Phó giám đốc Sở kế hoạch và Đầu tư (Ông Vũ Văn Diện)
Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (Ông Hoàng Danh Sơn)
Trưởng phòng PTTN, Sở VHTTDL (Ông Nguyễn Đình Chiến)
Giám đốc TT Xúc tiến và Thông tin Du lịch (Ông Lâm Văn Vinh)
Trưởng phòng NVDL, Sở VHTTDL (Ông Đoàn Mạnh Linh)
Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ Môi trường (Ông Hoàng Việt Dũng)
Hiệu trưởng trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Hạ Long
(Bà Nguyễn Thị Luyến)
Phó chánh văn phòng, Sở GTVT, thành viên tổ công tác lập quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh (Ông Nguyễn Viết Loan)
Phó trưởng phòng PTTN, Sở VHTTDL (Bà Ngô Mai Hương)
Phó trưởng phòng NVDL, Sở VHTTDL (Ông Nguyễn Đức Quynh)
Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố Hạ Long (Ông Phạm Tống)
Trưởng phòng Văn hóa thông tin thành phố Uông Bí (Ông Cù Văn
Thắng)
Phó phòng Văn hóa thông tin huyện Tiên Yên (Bà Nguyễn Thanh Thủy)
Chuyên viên phòng Văn hóa thông tin huyện Vân Đồn (Bà Nguyễn Thị
Thùy)
380
Phó phòng Văn hóa thông tin thành phố Móng Cái (Bà Phạm Thị Oanh)

Lãnh đạo các doanh nghiệp


GĐ Sân bay Cát Bi (Ông Vũ Văn Viên)
Chủ tịch Tập đoàn Tuần Châu (Ông Đào Hồng Tuyển)
TGĐ, BIM Group (Ông Edward Lee)
TGĐ Công ty CP Xuất nhập khẩu (Ông Bùi Đình Tuấn)
TGĐ Công ty Du thuyền Đông Dương (Ông Đoàn Văn Dũng)
Phó GĐ Công ty CP Tùng Lâm, Uông Bí (Ông Lê Trọng Thanh)
Phó Tổng GĐ, KS Sài Gòn – Hạ Long (Ông Nguyễn Võ Kim Khôi)
Phó TGĐ, KS Grand (Ông Nguyễn Hà)
Tổng GĐ, KS Hạ Long DC (Ông Nguyễn Văn Quảng)
Trưởng Phòng Kinh doanh, KS Halong Plaza (Ông Nguyễn Đăng Nam)
Phụ trách Kinh doanh cao cấp, KS Novotel (Ông Đỗ Quốc Vương)
Phó phòng Kinh doanh, KS Heritage (Ông Phạm Đức Thành)

4. Tiến độ bàn giao sản phẩm từng phần


Đây là sản phẩm giao nộp cuối cùng nên không có báo cáo về các đợt bàn giao
từng phần.

381
BẢN ĐỒ

1) Bản đồ mối liên hệ vùng du lịch Việt Nam và Quốc Tế

2) Bản đồ mối liên hệ vùng du lịch Bắc Bộ

3) Bản đồ hiện trạng du lịch Quảng Ninh

4) Bản đồ quy hoạch không gian và tuyến điểm du lịch

5) Khả năng phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế
từ cảng hàng không Vân Đồn

382

You might also like