You are on page 1of 43

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO THỰC TẾ KIẾN THỨC NGÀNH – ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Thực hiện: Nhóm 7

Lớp: 22DLH1

Khóa: 2022 – 2026

GVHD: Th.S Đặng Khánh Như

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2023


BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO THỰC TẾ KIẾN THỨC NGÀNH – ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

GVHD: Th.S Đặng Khánh Như

Lớp: 22DLH1

Khóa: 2022 – 2026

Thực hiện: Nhóm 7

1. Nguyễn Ngọc Lý- MSSV: D22DL001

2. Phan Ngọc Tân- MSSV: D22DL053

3. Ngô Thị Yến Nhi- MSSV: D22DL069

4. Bùi Thị Tuyết Trinh- MSSV: D22DL003

5. Nguyễn Thị Bích Ngân- MSSV: D22DL005

NGÀY TRỰC: 28/12/2023- PHÚ QUỐC-> RẠCH GIÁ

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................................3
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ...........................................6
1.1 Vị trí địa lý, diện tích, giới hạn địa bàn, dân cư, dân tộc..............................................................7
1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn địa bàn.................................................................................................7
1.1.2 Diện tích.....................................................................................................................................7
1.1.3 Dân cư, dân tộc..........................................................................................................................7
1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.......................................................................8
1.2.1 Khái quát về tự nhiên................................................................................................................8
1.2.2 Khái quát về kinh tế - xã hội......................................................................................................8
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU LỊCH TÂY NAM
BỘ....................................................................................................................................................9
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên............................................................................................................9
2.1.1 Địa hình:....................................................................................................................................9
2.1.2 Khí hậu, lượng mưa:...............................................................................................................10
2.1.3 Tài nguyên nước:.....................................................................................................................10
2.1.4 Sinh vật:...................................................................................................................................11
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.........................................................................................................12
2.2.1 Các di tích văn hóa lịch sử:.....................................................................................................12
2.2.2 Lễ hội:......................................................................................................................................12
2.2.3 Các đối tượng gắn liền với dân tộc học:..................................................................................13
2.2.5 Các đối tượng văn hóa thể thao và các hoạt động nhận thức khác........................................14
2.3 Đánh giá tiềm năng du lịch của vùng...........................................................................................14
CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT
PHỤC VỤ DU LỊCH...................................................................................................................15
3.1. Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng............................................................................................................15
3.1.1. Giao thông vận tải...................................................................................................................15
3.1.2 Hệ thống cung cấp nước..........................................................................................................17
3.2. Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật..........................................................................................17
CHƯƠNG 4: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH.................................20
4.1 Thực trạng hoạt động du lịch:......................................................................................................20
4.1.1 Thực trạng khách du lịch:.......................................................................................................20
4.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch...........................................................21
4.1.3 Thực trạng đầu tư du lịch:......................................................................................................22
4.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu:...................................................................23
4.2.1 Loại hình du lịch sinh thái:.....................................................................................................23
4.2.2 Loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh...........................................................................24
4.2.3 Loại hình du lịch giải trí, nghỉ dưỡng.....................................................................................24
4.3.1 Các tuyến du lịch.....................................................................................................................25
4.3.2 Địa bàn du lịch trọng điểm......................................................................................................25
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT.....................................................26
5.1. Khát quát về tuyến khảo sát........................................................................................................26
Ngày 2. Châu Đốc – Hà Tiên (26/11/2023)......................................................................................26
5.2 Một số điểm tham quan.................................................................................................................27
5.2.1. Rừng tràm Trà Sư.................................................................................................................27
5.2.2. Khu di tích Thạch Động.........................................................................................................32
5.2.3. Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên.....................................................................................................34
5.2.4. Lăng Mạc Cửu........................................................................................................................35
5.2.5. Nhà hàng Tấn Phát................................................................................................................37
5.2.6. Quán cơm Hiền.......................................................................................................................37
KẾT LUẬN..........................................................................................................................................38
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................................38
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, chúng em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu
Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là khoa Du lịch đã tạo
điều kiện cho chúng em được trải nghiệm chuyến tour thực tế 7 ngày 6 đêm về
“vùng đất ngọt an lành” miền Tây Nam Bộ. Từ đó giúp chúng em xác định được
từng hướng đi và nghề nghiệp của mình trong tương lai.

Chúng em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy Dương Văn
Chăm, cô Nguyễn Thị Hà và đặc biệt là cô Đặng Khánh Như, người đồng hành
cùng chúng em xuyên suốt 7 ngày 6 đêm trên khắp mảnh đất miền Tây sông nước.
Cảm ơn các thầy, cô đã cung cấp cho chúng em các kiến thức nền tảng về những
nơi chúng em sẽ đến qua các học phần Tổng quan du lịch, Địa lí du lịch Việt Nam,
Tổng quan dịch vụ lưu trú và ăn uống, từ đó giúp chúng em cảm thấy hiểu hơn,
hứng thú và mong chờ hơn về nơi mình đang và sẽ đến để được trải nghiệm nơi ấy
bằng chính cảm xúc thật của bản thân. Trên chuyến xe đi khắp miền Tây trù phú và
xinh đẹp, chúng em đã được học tập, tham quan nhiều thắng cảnh đặc sắc, được
truyền đạt lại những kinh nghiệm, kiến thức quý báu từ cô Khánh Như, từ các anh
hướng dẫn viên, và từ rất nhiều những con người đáng yêu mà chúng em gặp ở
vùng đất này. Những tháng ngày không dài nhưng cũng không hề ngắn được bên
nhau học tập và vui chơi cũng chính là cơ hội tuyệt vời để cả tập thể được sát lại
gần nhau, chúng em đã cùng nhau tạo nên nhiều kỉ niệm đẹp. Sau chuyến đi vừa
rồi là cơ hội cho chúng em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học,
đồng thời kết hợp với trải nghiệm thực tế để mở rộng tầm nhìn, tiếp thu và nâng
cao kiến thức chuyên môn của mình. Từ đó chúng em nhận thấy, việc cọ sát thực tế
là vô cùng quan trọng – nó giúp sinh viên chúng em đối chiếu và xây dựng nền
tảng lý thuyết được học ở trường ngày càng vững chắc hơn.

4
Cuối cùng, xin cảm ơn Công ty Cholontourist đã mang đến cho chúng em một
chuyến đi đầy thú vị và ý nghĩa, đúng với tinh thần của môn học Thực tế kiến thức
ngành. Cảm ơn các anh hướng dẫn viên đã đi cùng chúng em trên chiếc xe số 1
thân yêu, luôn nhiệt tình truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm làm nghề hết sức
quý báu. Rất hy vọng rằng chúng em sẽ tiếp tục được đồng hành với quý công ty
và với các anh trong tương lai.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 12 năm 2023

Trưởng nhóm

Nguyễn Ngọc Lý

5
LỜI MỞ ĐẦU

“Mảnh đất phì nhiêu thế hợp long

Ruộng nương màu mỡ nước xuôi dòng

Mùa dâng đợt lũ tràn tôm cá

Sông tặng phù sa trải cánh đồng...”

(Vùng đất thân thương - Phương Hà)

Không có sự hùng vĩ và cổ kính như miền Bắc, không nhiều nắng gió bỏng rát
như miền Trung, miền Tây toát lên sự dịu dàng nhưng vẫn có những nét mạnh mẽ
và phóng khoáng. Ai ai đã có cơ hội được đến với miền đất sông nước này như đã
bị say đắm bởi phong cảnh hữu tình, thơ mộng và con người chân chất, thật thà.

Nhằm tạo điều kiện cho những sinh viên đang theo học chuyên ngành Quản
trị lữ hành niên khóa 2022 - 2026 bước đầu tiếp cận gần gũi hơn với chuyên ngành,
tháng 11 năm 2023, khoa Du lịch trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh cùng với Công ty Cholontourist đã phối hợp thực hiện chuyến đi thực tế 7
ngày 6 đêm: “Tp. Hồ Chí Minh – Đồng bằng sông Cửu Long”. Chuyến đi đã đưa
sinh viên chuyên ngành Quản trị lữ hành đến tham quan, khảo sát về các tuyến
điểm du lịch trong vùng cũng như tìm hiểu về tiềm năng, thực trạng về nguồn tài
nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, các loại hình và sản phẩm du
lịch đặc trưng của vùng. Từ đó đánh giá được các thế mạnh và hạn chế, đưa ra
những giải pháp và định hướng trong tương lai cũng như trau dồi kỹ năng chuyên
môn và trang bị thêm kiến thức vùng Đồng bằng sông Cửu Long cho sinh viên.

Với những cảnh vật sông nước miệt vườn còn hoang sơ và mộc mạc, đến
những câu đờn ca tài tử và cả thứ tình cảm nồng hậu hiếu khách của người dân quê
thật thà, chất phác. Về Miền Tây chúng em đã được khám phá du lịch sông nước

6
miệt vườn, được khám phá chợ nổi giữa khung cảnh mênh mông của sông nước,
được thưởng thức đủ loại trái cây miệt vườn nức tiếng, thơm ngon. Mỗi địa
phương đều có những sản vật riêng, đa dạng và phong phú. Nếu như đến Cần Thơ
là đến với mảnh đất Tây Đô mỹ miều, có Chợ nổi Cái Răng được ví như là một thế
giới thu nhỏ với đủ các sản phầm miệt vườn... Thì khi đến với Sóc Trăng, những
ngôi chùa của tộc người Khmer hiện lên đi cùng lối kiến trúc vô cùng độc đáo, với
những điệu múa truyền thống nơi đây... Đến Bạc Liêu nghe giai thoại về Công Tử
Bạc Liêu... Đặc biệt đến với Mũi Cà Mau - mảnh đất thiêng liêng tận cùng của Tổ
Quốc...

Có lẽ không có gì lý thú và hấp dẫn bằng hành trình đến với miền Tây trù phú
qua chuyến thực tế: “Hành trình đất Phương Nam”. Hành trình thực tế 7 ngày 6
đêm (từ ngày 25/11 đến ngày 1/12) trên mảnh đất “phù sa” này đã giúp cho chúng
em học hỏi, đúc kết và trau dồi thêm nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân cũng như
là có thêm được những trải nghiệm rất thú vị tại đây! Dưới đây, là bài báo cáo của
nhóm về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, về những thông tin, kiến thức mà chúng
em đã lĩnh hội được, cũng như một vài hình ảnh của nhóm qua chuyến hành trình
vừa rồi.

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ VÙNG DU LỊCH TÂY NAM BỘ


Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực Nam của Việt Nam, hay còn
gọi là vùng đồng bằng sông Mê Kông, miền Tây Nam Bộ, hoặc nói ngắn gọn là
miền Tây thì người dân Việt Nam cũng có thể hiểu được. Miền Tây Nam Bộ gồm
có 12 tỉnh (An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Đồng Tháp, Tiền Giang, Sóc
Trăng, Long An, Hậu Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long) và 1 thành phố
trực thuộc Trung ương (Cần Thơ).

7
1.1 Vị trí địa lý, diện tích, giới hạn địa bàn, dân cư, dân tộc.
1.1.1 Vị trí địa lý và giới hạn địa bàn.
Vùng Tây Nam Bộ là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông, có vị trí nằm
liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh
Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vị trí này rất thuận lợi cho phát triển kinh
tế, lợi thế giao lưu kinh tế, văn hóa với các vùng trong nước và với tiểu vùng sông
Mê Kông và các nước trong khu vực Đông Nam Á.

Các điểm cực của đồng bằng trên đất liền gồm điểm cực Tây ở phường Mỹ
Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang; cực Đông ở xã Thừa Đức, huyện Bình
Đại, tỉnh Bến Tre; cực Bắc ở xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An;
cực Nam ở xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Ngoài ra, còn có các đảo
xa bờ của Việt Nam như đảo Phú Quốc, quần đảo Thổ Chu, quần đảo Hòn Khoai.

Đồng bằng sông Cửu Long gồm ba tiểu vùng. Vùng cao ở phía tây gồm các
tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long là Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, phần phía tây
các tỉnh Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và phần phía đông Kiên
Giang. Vùng thấp ở duyên hải phía đông gồm các tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Bạc
Liêu, Cà Mau, phần phía đông Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và
phần ven biển Kiên Giang.

8
Hình 1-1: Bản đồ ĐBSCL

1.1.2 Diện tích


Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019, tổng diện tích Đồng
bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km2 (chiếm 12% diện tích cả nước).

1.1.3 Dân cư, dân tộc


Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau đồng bằng sông
Hồng. Dân số của vùng là 17.273.630 người (năm 2019). Mật độ dân số nơi đây
khá dày đặc là 423 người/km2

1.2 Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội.


1.2.1 Khái quát về tự nhiên.
Miền Tây nổi tiếng với hệ thống kênh rạch và sông ngòi dày đặc, được nuôi
dưỡng bởi nguồn nước chính từ sông Cửu Long (Cửu Long Giang). Sông Mê
Kông, sau khi chia thành hai nhánh ở Phnom Penh, tạo ra sông Hậu Giang (sông
Hậu) ở bên phải và sông Tiền Giang (sông Tiền) ở bên trái. Cả hai nhánh này chảy
qua đồng bằng châu thổ rộng lớn của Nam Bộ Việt Nam, hình thành đặc trưng văn
hóa sông nước và miệt vườn. Về khí hậu và địa chất, miền Tây có nhiệt độ trung
bình ổn định quanh năm, khoảng 28 °C, và ít xảy ra tình trạng thiên tai. Sông Cửu

9
Long mang đến lượng phù sa lớn, tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp, đặc biệt
là sản xuất lúa nước. Đất ở đây cũng được sử dụng cho sản xuất vật liệu xây dựng.
Ngoài ra, vùng này còn có nguồn than bùn phong phú, được sử dụng làm chất đốt
và gạch ngói. Hệ sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh như Cà Mau, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre,.. đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế - xã hội và duy trì cân bằng môi trường sinh thái. Đặc biệt, hệ thực vật ngập mặn
đa dạng, với các loài như mắm trắng, đước, bần trắng, bần chua, vẹt tách, dà
quánh, dà vôi, giá, cóc vàng, dừa nước,.. đều góp phần tạo nên sự phong phú và
đặc sắc của vùng này.

1.2.2 Khái quát về kinh tế - xã hội.


Đồng bằng sông Cửu Long, một trong bảy vùng kinh tế lớn của Việt Nam,
đặc trưng với địa hình thuận lợi, mang lại lợi thế riêng để phát triển kinh tế. Nền
kinh tế và xã hội ở đây khá sinh động, với sản xuất nông nghiệp là điểm mạnh. Giá
trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 48.754,7 tỷ đồng, chiếm 33,3% tổng giá trị
quốc gia, dẫn đầu cả nước. Giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2017 đạt 48.754,7 tỷ
đồng, chiếm 33,3% tổng giá trị quốc gia, dẫn đầu cả nước. Bình quân lương thực
đầu người cao gấp 2-3 lần so với bình quân lương thực cả nước. Đồng bằng sông
Cửu Long là nơi sản xuất gạo chủ lực của Việt Nam. Ngành chăn nuôi chiếm
17,1% đàn lợn cả nước, nhưng vẫn quá nhỏ so với tiềm lực của vùng. Nghề nuôi
vịt đàn phát triển mạnh, tập trung ở Đồng Tháp, Tiền Giang, Bạc Liêu, Cà Mau.
Ngành công nghiệp phát triển rất thấp, chiếm 9,23% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp cả nước. TP Cần Thơ là trung tâm công nghiệp, với các ngành điện, chế
biến lương thực, luyện kim đen, cơ khí. TP Cần Thơ còn có sân bay góp phần giao
lưu hàng hóa và du lịch trong và ngoài nước. Xuất khẩu gạo chiếm 80% cả nước,
với ngành dịch vụ tập trung vào xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ và du lịch. Giao
thông đường thuỷ chiếm vai trò quan trọng nhất. Du lịch sinh thái bắt đầu phát

10
triển với khu nghỉ dưỡng Mekong Lodge và nhiều địa phương khác như Bến Tre,
Vĩnh Long. Tùy còn nhiều hạn chế nhưng Đồng bằng sông Cửu Long đang được
đầu tư để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế trong khu vực.

CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA VÙNG DU


LỊCH TÂY NAM BỘ
2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên
2.1.1 Địa hình:
Vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam được hình thành từ những trầm tích phù sa
và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo
theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp
của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven
sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn
trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam
sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao
trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển thuận lợi
cho giao thông đường bộ, đường thủy phát triển. Tuy nhiên cũng gây không ít khó
khăn trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng do bị chia cắt nhiều bởi mạng lưới song
ngòi dày đặc. Ngoài ra tại khu vực Hà Tiên (Kiên Giang) còn tồn tại dạng địa hình
karst (Thạch Động), dù quy mô không lớn nhưng lại mang nhiều giá trị về mặt tự
nhiên. Địa hình biển đảo cũng là một dạng địa hình vô cùng đặc sắc tập trung chủ
yếu ở Kiên Giang tiêu biểu như Phú Quốc (Kiên Giang), Nam Du (Kiên Giang),
Đảo Bà Lụa, …
2.1.2 Khí hậu, lượng mưa:
Vùng Tây Nam Bộ có nền khí hậu nhiệt đới ẩm với tính chất cận xích đạo thể
hiện rõ rệt. Nhiệt độ trung bình hàng năm 24 - 27 0C, biên độ nhiệt trung bình năm
2-30 0C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết.

11
Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm tới 99%
tổng lượng mưa của cả năm. Mùa khô từ tháng 12 - tháng 4 năm sau, hầu như
không có mưa. Những nhân tố trên ảnh hưởng đến tính mùa vụ du lịch. Mùa cao
điểm thường diễn ra vào tháng 12 tới tháng 4 năm sau. Đặc biệt khí hậu nắng ấm
quanh năm, không bão tố nên rất thuận lợi để phát triển du lịch xanh, du lịch sinh
thái.
2.1.3 Tài nguyên nước:
Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền và
sông Hậu tổng lượng nước sông Cửu Long là 500 tỷ mét khối. Trong đó sông Tiền
chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21%.
Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa. Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9,
tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên. Đây là
yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc hình thành các loại hình du lịch sông nước và
du lịch sinh thái ở đây. Ví dụ: chợ nổi Cái Răng, du thuyền trên bến Ninh Kiều, đi
thuyền tham quan khu du lịch sinh thái Xẻo Quýt hay cồn Phụng, Cồn (Lân) Thới
Sơn. Ngoài tham quan chợ nổi, du khách còn có thể thưởng thức đặc sản sông
nước với cá linh, mắn cá linh, bông điên điển và các hải sản theo mùa nước. Hệ
thống các nhánh sông liên kết cùng các kênh rạch chằng chịt trong vùng là điều
kiện chủ yếu hình thành các tuyến du lịch trên sông hấp dẫn. ngồi trên thuyền theo
các kênh rạch, du khách có thể đến các cù lao, miệt vườn thơ mộng hiền hòa đủ
loại cây trái quanh năm.
2.1.4 Sinh vật:
Tài nguyên thực vật của vùng vô cùng phong phú đa dạng. Hệ sinh thái nhiệt
đới cận xích đạo tạo cho vùng các thảm thực vật thường xanh nhiều tầng tán với
nhiều loại thực vật quý hiếm. Động vật cũng có nhiều loài quý hiếm như: sếu đầu
đỏ, ngọc trai, trăn, rắn, cá sấu, … Đây cũng là vùng trú đông quan trọng đặc biệt
đối với các loài chim di trú như giang sen, cò, sếu, … tạo điều kiện phát triển du
12
lịch tham quan, nghiên cứu.Với chiều dài bờ biển 732 km cùng với nhiều cửa sông
và vịnh. Biển trong vùng với nhiều chủng loại hải sản giá trị lớn với trữ lượng cao:
Tôm chiếm 50% trữ lượng tôm cả nước, cá nổi 20%, cá đáy 32%, ngoài ra còn có
hải sản quý, có giá trị kinh tế cao như đồi mồi, mực… Ven bờ là hệ thống rừng
ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật. Ví dụ:
rừng U Minh, khu dự trữ sinh quyển mũi Cà Mau, khu biển Kiên Giang. Vườn
quốc gia: Tràm Chim (Đồng Tháp), Phú Quốc (Kiên Giang) ngoài ra còn các khu
bảo tồn thiên nhiên như Tam Nông, núi Cấm, Ngọc Hiển,…..Có ý nghĩa đặc biệt
với tham quan và nghiên cứu.

Hình 2-1: Sinh vật đa dạng, phong phú


Động vật có nhiều loại đặc hữu quý hiếm như trăn, rắn, cá sấu, sếu đầu đỏ,
rùa, ngọc trai, yến. Đến với Tây Nam Bộ, du khách không chỉ được thưởng ngoạn
thiên nhiên độc đáo, mà còn được thưởng thức các đặc sản: tôm, cua cá……
2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn.
2.2.1 Các di tích văn hóa lịch sử:
Vùng Tây Nam Bộ chủ yếu là nhóm kiến trúc tôn giáo với nhiều thể loại đình,
đền, chùa, miếu, tòa thánh mang nhiều phong cách khác nhau của người Việt,
Khmer, Hoa (chùa Vĩnh Tràng, chùa Dơi, chùa Đất Sét…..); nhiều đền thờ các vị
quan lại có công khai hoang mở cõi hay có công chống giặc ngoại xâm, các danh
nhân như: Trương Định (Tiền Giang), đền thờ Nguyễn Trung Trực (Kiêng Giang),

13
khu di tịch lăng Họ Mạc (Hà Tiên) đền thờ Thoại Ngọc Hầu (An Giang), đền thờ
cụ Nguyễn Sinh Sắc (Đồng Tháp),…

Hình 2-2: Đình Bình Thủy Hình 2-3: Chùa Vĩnh Tràng
2.2.2 Lễ hội:
Lễ hội là hoạt động văn hóa phong phú trên đất nước ta. Ngoài các lễ hội
mang tính chất cộng đồng, đặc trưng cho cả dân tộc Việt Nam, ở mỗi vùng lại có
những nét đặc thù riêng. Đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long những lễ hội gắn
với sản xuất nông nghiệp, tín ngưỡng, hay các anh hùng bảo vệ dân tộc. Một số lễ
hội tiêu biểu của vùng là lễ hội miếu Bà chúa Xứ núi Sam, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội
Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), … Ngoài ra còn có các lễ hội đặc trưng của các
dân tộc Chăm, Khmer như: lễ hội Katê, lễ hội Oóc-om-bok, lễ hội Chol Chnam
Thmay, lễ Dolta và hội đua bò, đua ghe Ngo, … Và các lễ hội hiện đại, lễ hội văn
hóa du lịch: lễ hội hoa Sa Đéc, Festival lúa gạo, ngày Hội văn hóa dân tộc Khmer,
Festival Dừa, …

14
Hình 2-4 Lễ hội Chol Chnam Thmay, lễ hội vía Bà Chúa Xứ
2.2.3 Các đối tượng gắn liền với dân tộc học:
Có sự hòa nhập của các dân tộc Việt, Khmer, Hoa,... Tạo thành vùng văn hóa
đa màu sắc thể hiện trong sinh hoạt cộng đồng, kiến trúc nghệ thuật và kho tang
văn hóa dân gian, nhưng vẫn đảm bảo được tính thống nhất.
Tây Nam Bộ có khoảng 211 làng nghề, nhiều làng nghề truyền thống đặc
trưng đang được phát triển vừa tăng thu nhập cải thiện đời sống vừa được khai thác
phục vụ phát triển du lịch. Các làng nghề truyền thống ở nơi đây tuy không nhiều
nhưng khá độc đáo, thú vị. Các làng nghề truyền thống: làm kẹo dừa (Bến Tre),
rượu sim,nước mắm (Phú Quốc),... được tạo dựng từ lâu đời, với thương hiệu nổi
tiếng cũng như sản phẩm chất lượng.

Hình 2-5: Thùng làm nước mắm


2.2.5 Các đối tượng văn hóa thể thao và các hoạt động nhận thức khác
Cũng như đặc trưng của các vùng Bắc, Trung, thì đồng bằng sông Cửu Long
còn nếu giữ chân du khách không chỉ bằng cây lành trái ngọt, con người thân
thương mến khách mà còn cả bằng những câu hò câu hát trong sinh hoạt đời sống
hằng ngày. Từ đó tạo nên một “thương hiệu” cho xứ sở Miền Tây. Nhắc đến Cải
lương hay Đờn ca tài tử, thì ta không thể nào không nhắc đến cố nhạc sĩ Cao Văn

15
Lầu - tác giả của bản tuyệt phẩm “Dạ cổ hoài lang”, bài hát là tiền đề cho những
bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt Cải lương.
2.3 Đánh giá tiềm năng du lịch của vùng
Tuy có lịch sử khai phá chưa lâu, cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật còn chưa
được đầu tư đồng bộ, nhưng không thể phủ nhận rằng Đồng bằng sông Cửu Long
là khu vực có tiềm năng về du lịch, có những nét độc đáo và thu hút, không giống
với vùng miền nào của cả nước. Nơi đây, cảnh quan sinh thái đặc trưng là đồng
bằng và biển đảo, một vùng sông nước hữu tình và quyến rũ, cây trái bốn mùa trĩu
quả, môi trường trong lành, tài nguyên thiên nhiên phong phú kết hợp với tinh hoa
văn hóa, lịch sử của cộng đồng 4 dân tộc anh em: Kinh, Hoa, Khmer, Chăm; với
nhiều lễhội dân gian truyền thống mang bản sắc văn hóa độc đáo. Du lịch của vùng
có sự góp mặt không thể thiếu của “tính cách con người Phương Nam” luôn thể
hiện sự “hiền hòa, hiếu khách, phóng khoáng và hòa hiệp” đối với du khách bốn
phương. Tất cả hài hòa trong tiếng gọi “miền Tây” thân thương, mà bất cứ ai đi
qua vùng đất này đều có những dấu ấn sâu đậm.

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT -


KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH
3.1. Hệ Thống Cơ Sở Hạ Tầng
3.1.1. Giao thông vận tải
Giao thông là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định du khách có tiếp cận,
di chuyển đến địa điểm du lịch một các thuận lợi hay không. Điều này có tác động
trực tiếp đến mức độ phát triển du lịch của một vùng du lịch, vậy nên phải được
xem xét và đầu tư kỹ lưỡng nếu muốn làm du lịch chuyên nghiệp và lâu dài. Tây
Nam Bộ được xem là vùng có hạ tầng giao thông kém so với mặt bằng chung của
cả nước. Với một hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt, giao thông vận tải
đường thủy có phần chiếm ưu thế hơn so với đường bộ. Vận tải bằng đường sắt

16
chưa được phát triển tại vùng, đường bộ thì chưa hoàn chỉnh có những tuyến
đường đã và đang xuống cấp cần được nâng cấp và sữa chữa, đường hàng không
đang trong quá trình xây dựng và phát triển.

3.1.1.1 Đường thủy


Mật độ giao thông đường thủy là 0,6 km/km2, cao hơn đáng kể so với đồng
bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Hệ thống kênh, rạch của vùng rất chằng chịt
với tổng chiều dài 4.952 km, bao gồm 197 con sông và kênh, rạch. Với một hệ
thống sông ngòi chằng chịt như vậy đã tạo một mạng lưới liên kết các tỉnh trong
vùng lại với nhau bằng đường thủy. Các cảng chính gồm có Mỹ Tho (Tiền Giang),
Cao Lãnh (Đồng Tháp), Trà Nóc (Cần Thơ),… Cảng Cần Thơ trên sông Hậu là
cảng trung tâm cho cả vùng đảm nhận các hàng hóa thông dụng và hàng Container
cho cả Tây Nam Bộ. Các phương tiện đường thủy chủ yếu là xuồng, ghe, vỏ lãi,
tàu,… Bên cạnh đó, để phục vụ tốt cho du lịch thì các phương tiện không ngừng
được nâng cấp và hiện đại hóa tiêu biểu như các tàu máy hiện đại, được trang bị
đầy đủ áo phao và các thiết bị cứu sinh khác để đảm bào an toàn cho du khách. Có
thể kể đến như tàu Super Dong, các tàu tham quan chợ nổi,…

Hình 3-1: Tàu cao tốc Super Dong Hình 3-2: Tàu (đò) tham quan chợ nổi

3.1.1.2 Đường bộ

Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực Tây Nam Bộ có 47.202,74 km
đường bộ trong đó: Quốc lộ chiếm 1.960,23 km, tỉnh lộ chiếm 3.720,57 km, đường

17
huyện chiếm 8.402,45 km, đường xã chiếm 33.119,49 km. Tuyến đường bộ huyết
mạch và quan trọng nhất của vùng là tuyến quốc lộ 1A. Tuyến đường cao tốc TP.
HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận nằm trong tổng thể trục đường bộ cao tốc Bắc -
Nam. Đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh -Trung Lương là tuyến đường cao
tốc đầu tiên của miền Nam từ Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương; hoàn thành
và thông xe vào ngày 3 tháng 2 năm 2010 với 8 làn xe ô tô, chiều dài toàn tuyến là
61,9 km, vận tốc thiết kế 120 km/giờ. Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có
chiều dài 54km, điểm đầu là nút giao thông Thân Cửu Nghĩa, điểm cuối là đường
dẫn lên cầu Mỹ Thuận, mặt đường rộng 25,5 - 26,5 m cho 4 làn xe lưu thông, vận
tốc cho phép 120km/giờ. Quốc lộ 50 (liên thông thành phố Hồ Chí Minh với 2 tỉnh
Long An, Tiền Giang) cùng với quốc lộ 60 (liên thông 6 tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang và Kiên Giang) tạo nên tuyến đường duyên hải
song hành với quốc lộ 1A, rút ngắn thời gian từ thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh
miền Tây.

Hình 3-3: Các tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của ĐBSCL

3.1.2 Hệ thống cung cấp nước


Tuy là vùng có tiềm năng về sông ngòi lớn tuy nhiên số lượng nước sạch vẫn
còn nhiều hạn chế. Nguồn nước trên sông Tiền và sông Hậu, các nhánh sông và

18
các cửa sông thông ra biển đang có dấu hiệu bị ô nhiễm với các tiêu chí: phèn, sắt,
H2S, NH4 và từ các hoạt động của các nhà máy công nghiệp thải ra sông

3.2. Hệ Thống Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật


Cơ sở vật chất kĩ thuật (CSVCKT) du lịch là một phần quan trọng của hệ
thống lãnh thổ du lịch. Góp phần khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch và thỏa mãn
nhu cầu du khách. Hiện tại, CSVCKT du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long đang
ngày càng được cải thiện, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của du lịch trong
tương lai. Tuy nhiên, do mức độ đầu tư thiết bị và tiện nghi chưa hiện đại, hệ thống
dịch vụ bổ sung đơn điệu, nghèo nàn nên chưa đáp ứng nhu cầu khách du lịch có
thu nhập cao và quốc tế. Việc tìm định hướng tốt, giải pháp đồng bộ hoàn thiện
CSVCKT sẽ thúc đẩy du lịch vùng phát triển nhanh và bền vững.

Hệ thống thông tin liên lạc: không ngừng được nâng cấp và hoàn thiện toàn
vùnghiện có 3 bưu cục và 6,2 điểm bưu điện văn hóa xã trên 1000.000 dân. Mật
độ internet được phủ sóng rộng khắp.

Hệ thống cơ sở lưu trú: Tính đến năm 2013, đồng bằng sông Cửu Long đã có
1.119 cơ sở với 23.083 buồng có thể cho thuê lưu trú, có khả năng đón tối đa 6,2
triệu khách trong 365 ngày. Năm 2017, đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ có
khoảng 60 khách sạn 3 - 5 sao với hơn 8.000 phòng, tập trung chủ yếu ở Phú Quốc
và Cần Thơ. Cụ thể: Tỉnh Kiên Giang hiện có 230 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó
có 99 cơ sở đã được phân loại, xếp hạng; riêng địa bàn thành phố Rạch Giá có 124
cơ sở trong đó có 105 cơ sở được phân loại, xếp hạng: có 1 khách sạn 4 sao, 3
khách sạn 3 sao. Tỉnh Cà Mau có 44 khách sạn, với 1.305 phòng trong đó có 2
khách sạn 3 sao với 152 phòng và 11 khách sạn 2 sao. Hiện nay nơi có cơ sở lưu
trú tốt nhất Tây Nam Bộ là thành phố Cần Thơ với 2 khách sạn 5 sao: Vinpearl
Cần Thơ và khách sạn Mường Thanh, 3 khách sạn 4 sao.

19
Hình 3-8: Khách sạn Nesta Cần Thơ

Hệ thống cơ sở ăn uống: Cùng với sự gia tăng nhanh khách du lịch và các cơ
sở lưu trú ở ĐBSCL, hệ thống các cơ sở ăn uống nơi đây rất đa dạng và phong phú.
Năm 2018, toàn Vùng có khoảng 2.000 cơ sở ăn uống đã được khai thác, phục vụ
tốt cho du lịch. Các cơ sở này nằm trong và ngoài các cơ sở lưu trú, tập trung chủ
yếu tại các trung tâm thành phố. Cụ thể, số lượng nhà hàng của một số tỉnh
ĐBSCL như sau: Cà Mau (45 nhà hàng), Bạc Liêu (35 nhà hàng), Cần Thơ (52 nhà
hàng), Tiền Giang (25 nhà hàng tập trung ở Mỹ Tho), An Giang (44 nhà hàng), Bến
Tre (44 nhà hàng),… Bên cạnh đó, còn có hàng trăm cơ sở ăn uống chưa được khai
thác tốt hoặc mới được khai thác một phần nằm rải rác tại các tỉnh ở ĐBSCL.

Hình
3-10: Nhà hàng Hương Biển Phú Quốc Hình 3-11: Nhà hàng Xẻo Quít

20
Hệ thống vui chơi giải trí : Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có hơn 300 khu
du lịch, vui chơi được đầu tư, phục vụ du khách. Tiêu biểu như Grand World (Phú
Quốc), Khu du lịch Nhà Mát, Hồ Nam, công viên Kittyd & Minnied (Hậu Giang),
rừng ngập mặn Năm Căn (Cà Mau); Vinh Sang (Vĩnh Long),… Tuy nhiên, đa số
các khu du lịch ở đây có quy mô nhỏ, đơn điệu, và chưa có nhiều khu vui chơi giải
trí tổng hợp quy mô lớn.

Hình 3-9: Grand World Phú Quốc

Hệ thống các cơ sở y tế: Vùng còn có hệ thống các cơ sở y tế đảm bảo phân
bố trải đều trên cả vùng được trang bị máy móc đầy đủ đảm bảo đáp ứng mọi nhu
cầu của du khách khi có các trường hợp đột xuất chữa trị.

CHƯƠNG 4: KHÁI QUÁT THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH


4.1 Thực trạng hoạt động du lịch:
4.1.1 Thực trạng khách du lịch:
Năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID 19 ngày càng phức tạp và
kéo dài khiến cho du lịch tại vùng đồng bằng sông Cửu Long cũng từ đó bị ảnh
hưởng nặng nề. Địa phương có nhiều điểm tham quan và thu hút khách du lịch như

21
Đồng Tháp, lượng khách du lịch giảm sâu. Trong quý I năm 2021, ước tính có
khoảng 600 ngàn khách du lịch đến Đồng Tháp tham quan, giảm 27,4% so với
cùng kỳ 2020. Tổng thu du lịch theo ước tính của ngành du lịch tỉnh chỉ đạt hơn
100 tỷ đồng, giảm 28,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Đến cuối năm 2022, theo thống kê của Hiệp hội Du lịch đồng bằng sông Cửu
Long cho biết, tổng số khách đến với đồng bằng sông Cửu Long là 37.504.427
lượt, tăng 238,4% so với cùng kỳ năm 2021, trong đó khách quốc tế đạt 526.100
lượt, tăng 1.613,51% so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu du lịch đồng bằng sông
Cửu Long đến cuối năm 2022 ước đạt hơn 32.078 tỷ đồng, tăng 234,45% so với
cùng kỳ 2021.

Đến 8 tháng đầu năm 2023, nhờ kết quả của 3 năm triển khai thực hiện
chương trình liên kết hợp tác du lịch, Thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh Đồng
bằng sông Cửu Long đã thu hút được lượng lớn khách du lịch và đạt được nhiều
kết quả tích cực. Du lịch của vùng đã đón 28.908.675 lượt khách, tăng 34% so với
cùng kỳ năm 2022, trong đó khách quốc tế tăng mạnh nhất với 980.463 lượt, tăng
636% so với cùng kỳ năm 2022. Tổng doanh thu du lịch vùng đồng bằng sông Cửu
Long ước đạt hơn 26.215 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm 2022.

Nhìn chung, từ năm 2021 đến năm 2023, khách du lịch đến với đồng bằng
sông Cửu Long có xu hướng tăng dần, nền du lịch của vùng đạt được nhiều thành
tựu nhất định và đóng góp lớn vào nền kinh tế của đất nước nhờ những chính sách
khôi phục du lịch sau đại dịch.

4.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh các dịch vụ du lịch
Các cơ sở lưu trú ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chất lượng đã được nâng
dần trên các mặt về tiện nghi phục vụ và các dịch vụ bổ trợ khác. Các buồng phòng
đã đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí xếp hạng đánh giá cơ sở lưu

22
trú của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhìn chung, cơ sở lưu trú phục vụ khách
đến vùng ĐBSCL còn thiếu các khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp. Đa số là cơ sở
lưu trú quy mô nhỏ, số lượng cũng như chất lượng phòng nghỉ chưa đạt chuẩn. Các
cơ sở lưu của tư nhân, tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị,… Đặc biệt, các
dịch vụ phụ trợ như: bể bơi, xông hơi, massage, spa, tennis,... tại các khách sạn,
nhà nghỉ còn hạn chế.

Vùng Tây Nam Bộ có các món ăn mang đậm nét văn hóa đặc trưng, và
thường được kết hợp với không gian dân dã, quen thuộc, đa phần khách du lịch đến
đây rất muốn trải nghiệm; tuy nhiên vẫn có những nhà hàng sang trọng hơn, phục
vụ các món Âu, Á,... đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch. Tuy nhiên, chất
lượng thực phẩm và đội ngũ phục vụ cần được cải thiện để chuyên nghiệp và đáp
ứng ngày càng nhiều lượt khách du lịch đến đây

Khu vui chơi giải trí tại miền Tây Nam Bộ có đa dạng nhưng chủ yếu tập
trung ở Cần Thơ, Phú Quốc, và Hà Tiên. Địa điểm nổi bật bao gồm cầu tình yêu ở
Cần Thơ, các khu chợ đêm ở Phú Quốc và Hà Tiên, cùng với vũ trường, bar,
karaoke phục vụ du khách. Mặc dù có những cố gắng mới như công viên Kittyd &
Minnied (Hậu Giang), Grand World (Phú Quốc), miền Tây Nam Bộ vẫn đối mặt
với thiếu hụt các khu vui chơi mang tính đặc sắc, và chất lượng của các điểm giải
trí hiện vẫn còn hạn chế, đặt ra một thách thức trong việc phát triển du lịch. Hệ
thống vui chơi giải trí hiện vẫn giới hạn và tập trung chủ yếu vào các hoạt động
như bể bơi, sân tennis, golf, và massage.

4.1.3 Thực trạng đầu tư du lịch:


Để phát triển được du lịch thì đòi hỏi cần phải có sự đầu tư phát triển, khai
thác tiềm năng du lịch cùng với đó cải tạo, xây dựng hình ảnh điểm đến mới thu
hụt được khách du lịch đến tham quan và lưu trú. Theo Hiệp hội Du lịch đồng
bằng, đã có rất nhiều dự án đầu tư vào du lịch đồng bằng sông Cửu Long trong giai
23
đoạn 2001 – 2014. Khoảng 56 dự án đầu tư cho kết cấu cơ sở hạ tầng du lịch với
tổng vốn đầu tư là 2.361,98 tỷ đồng:

Tỉnh Số dự án Tổng vốn đầu tư

Cà Mau 11 587,18 tỷ đồng

Hậu Giang 7 382 tỷ đồng

Bạc Liêu 1 259 tỷ đồng

Sóc Trăng 5 215,2 tỷ đồng

Trà Vinh 6 185 tỷ đồng

Bến Tre 8 157 tỷ đồng

Kiên Giang 5 131,2 tỷ đồng

Đồng Tháp 4 105 tỷ đồng

Các tỉnh còn lại Trên dưới 50 tỷ đồng

Tổng hợp số liệu theo Sở kế hoạch và Đầu tư các tỉnh ĐBSCL năm 2015

Trong tổng nguồn vố đầu tư cho phát triển du lịch vùng ĐBSCL, có gần 70%
nguồn vốn đầu tư vào các khu du lịch; 30% đầu tư vào các cơ sở hạ tầng (CSHT)
du lịch như: điện, nước, bến cảng phục vụ du lịch, hệ thống xử lý rác thải, tuyến
đường phục vụ du lịch thuộc Khu du lịch quốc gia sinh thái Cà Mau (Cà Mau),
CSHT du lịch sinh thái cù lao Thới Sơn (Tiền Giang), CSHT du lịch Tân Lập
(Long An), Cảng du lịch Bãi Vòng- Phú Quốc (Kiên Giang),...

4.2 Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tiêu biểu:
Hiện nay, các loại hình du lịch cùng với đó là các sản phẩm du lịch ở Đồng
bằng sông Cửu Long phát triển khá đa dạng và phong phú:

24
4.2.1 Loại hình du lịch sinh thái:
Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng bồi tích do hạ lưu sông Mê Kông và
9 đường rẽ của nó chảy vào biển Đông hình thành nên, được hình thành từ những
trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỉ nguyên thay đổi mực nước biển. Qua
hàng nghìn năm, dưới sự bồi tụ của môi trường biển và nước lợ, thực vật rừng
ngập mặn trở nên dày đặc và bao phủ vùng này. Đồng thời, đồng bằng sông Cửu
Long được đánh giá là có đa dạng sinh học cao nhất thế giới với 20.000 loài cây
cỏ, 1.300 loài cá, 1.200 loài chim, 800 lời ếch nhái và 430 loài động vật có vú.
Điều này giúp cho đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để khai thác
loại hình du lịch sinh thái, thu hút được lượng lớn khách du lịch đến tham quan và
trải nghiệm mỗi năm. Có thể điểm danh một số điểm đến nổi tiếng như: Rừng tràm
Trà Sư, Khu du lịch Xẻo Quýt, Chợ nổi Cái Răng,…

4.2.2 Loại hình du lịch lịch sử, văn hóa, tâm linh
Đồng bằng sông Cửu Long là nơi giao thao của nhiều nền văn hóa, tín
ngưỡng, tôn giáo: đạo Phật, đạo Thiên Chúa, tín ngưỡng thờ Mẫu và các vị anh
hùng. Chính vì thế, nơi đây từ rất lâu đã tồn tại rất nhiều ngôi chùa cổ kính, linh
thiêng, các miếu thờ cùng với những không gian tâm linh mang những kiến trúc
đặc biệt, độc đáo mang đậm nét văn hóa xưa. Cùng với đó, nơi đây tập trung 4
cộng đồng dân tộc sinh sống: Việt, Chăm, Khơmer và Hoa với ngôn ngữ, phong
tục tập quán, nếp sống khác nhau. Ngoài ra khi đến đây, du khách có thể tìm hiểu
về lịch sử văn hóa cộng đồng, văn hóa ăn uống của người miền Tây cũng như
chứng kiến lịch sử đấu tranh khốc liệt, gian khổ của quân đội Việt Nam trong thời
chiến được tái hiện qua các di tích lịch sử,văn hóa còn tồn tại trên mảnh đất này.
Có thể thấy rằng, đồng bằng sông Cửu Long tập trung một nguồn tài nguyên nhân
văn- văn hóa dồi dào, đây chính là tiềm lực mạnh để phát triển loại hình du lịch

25
lịch sử, văn hóa và tâm linh tại vùng này. Những sản phẩm du lịch nổi bật có thể kể
đến: Miếu Bà Chúa Xứ An Giang, Chùa Kh’leang, Nhà tù Phú Quốc, …

4.2.3 Loại hình du lịch giải trí, nghỉ dưỡng


Du lịch giải trí và nghỉ dưỡng là cơ hội tuyệt vời để tránh xa nhịp sống hối hả,
tận hưởng những khoảnh khắc giải trí, xua tan mọi căng thẳng, áp lực và sự lựa
chọn tuyệt vời, giải quyết những vấn đề và đáp ứng những nhu cầu thư giãn của du
khách không nơi nào khác đó chính là đồng bằng sông Cửu Long. Khi mà ánh
sáng mặt trời mở ra trước đầu và gió biển êm đềm, không có gì tuyệt vời hơn việc
bắt đầu hành trình đến với mảnh đất phù sa. Tại đây, du khách có thể chọn những
địa điểm nghỉ dưỡng sang trọng với các tiện ích hiện đại và hòa mình vào dòng
nước biển xanh rờn . Bên cạnh đó, khách du lịch có thể chiêm ngưỡng cảnh sắc
hùng vĩ của sông nước miền tây, trải nghiệm các hoạt động vui chơi, giải trí như
chèo thuyền, xem biểu diễn nghệ thuật, và chương trình âm nhạc tạo nên không
khí phấn khích và gần gũi với văn hóa địa phương. Cùng với đó, là thưởng thức
các món đặc sản ẩm thực thơm ngon, độc đáo và có thể mua sắm quà lưu niệm khi
đặt chân tới vùng Tây Nam Bộ này. Nổi bật nhất về loại hình du lịch này là: Grand
World Phú Quốc, Bãi Sao,...

4.3 Các tuyến du lịch và địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu:

4.3.1 Các tuyến du lịch


Tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Mỹ Tho - Vĩnh Long.

Tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Đồng Tháp.

Tuyến Tp. Hồ Chí Minh - An Giang - Cần Thơ - Sóc Trăng - Cà Mau.

Tuyến Tp. Hồ Chí Minh - Phú Quốc.

26
4.3.2 Địa bàn du lịch trọng điểm
Tiền Giang - Bến Tre gắn với du lịch miệt vườn Thới Sơn.

Cần Thơ - Kiên Giang gắn với biển đảo Phú Quốc, Hà Tiên.

Đồng Tháp - An Giang gắn với Tứ giác Long Xuyên, vườn quốc gia Tràm

Chim, còn đi với loại hình du lịch tâm linh.

Cà Mau gắn với U Minh - Năm Căn - mũi Cà Mau

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ ĐIỂM DU LỊCH ĐÃ KHẢO SÁT


5.1. Khát quát về tuyến khảo sát
Ngày 2. Châu Đốc – Hà Tiên (26/11/2023)
- 6h: Đoàn bắt đầu di chuyển từ Khách sạn Đăng Khoa 2 đến khách sạn Bến
Đá Núi Sam ở phường Núi Sam, Châu Đốc, An Giang để dùng bữa sáng. (từ
khách sạn Đăng Khoa 2 đến khách sạn Bến Đá Núi Sam chỉ mất khoảng
220m)

- 8h10: Đoàn đến tham quan Rừng tràm Trà Sư tại địa bàn xã Văn Giáo,
huyện Tịnh Biên, An Giang. Đây là khu rừng tràm đẹp nhất và nổi tiếng nhất
Việt Nam, Rừng tràm Trà Sư còn là bối cảnh cho bộ phim Đất rừng Phương
Nam của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng vừa mới khởi chiếu thời gian gần
đây.

- 12h30: Đoàn dùng cơm trưa tại Nhà hàng Tấn Phát tại Bình An, Thị xã Kiên
Lương, Kiên Giang. Sau khi dùng cơm trưa, đoàn khởi hành đi Hà Tiên dọc
theo kênh Vĩnh Tế.

27
- 14h15: Đoàn đến Khu di tích Thạch Động, tại Mỹ Đức, Hà Tiên, Kiên
Giang. Nơi đây là một trong “Hà Tiên thập cảnh” chứa đựng những câu
chuyện huyền bí, kỳ lạ và cũng là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích
Thạch Sanh.

- 15h: Đoàn đến thăm Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên. Đoàn lên xe và tiếp tục di
chuyển đến tham quan Lăng Mạc Cửu – là thương gia người Hoa có công
khai phá, hình thành vùng đất Hà Tiên.

- 16h25: Check in và nhận phòng tại khách sạn Visuha.

- 18h05: Cả đoàn dùng cơm tối tại quán cơm Hiền (cách khách sạn Visuha
khoảng 550m). Sau đó tự do khám phá thành phố Hà Tiên về đêm.

5.2 Một số điểm tham quan


5.2.1. Rừng tràm Trà Sư
Tên gọi Trà Sư có nguồn gốc có thể là từ tiếng Khmer, với “Trà” là biến âm
của “tà” có nghĩa là ông, và “Sư” có nghĩa là ông thầy tu theo nghĩa Hán Việt. Có
người cũng đề xuất rằng “Trà Sư” có thể là tên của một ông sư (thầy chùa) tên Trà.
Được hình thành từ năm 1983, khu rừng tràm Trà Sư rộng gần 850 ha tọa lạc tại xã
Văn Giáo, huyện Tịnh Biên. Đây là rừng ngập nước tiêu biểu của vùng sông Hậu,
đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường nước và điều hòa khí hậu cho
vùng Bảy Núi. Trà Sư là khu rừng tràm đẹp nhất và nổi tiếng nhất Việt Nam, được
ghi nhận kỷ lục vào ngày 09/01/2020. Nơi này là tổ ấm của nhiều loài động, thực
vật quý thuộc hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam, với hệ động, thực vật phong phú
và hơn 150 loài cây cỏ, dược liệu cùng hơn 140 loài động vật hoang dã, thú quý
hiếm khác. Dưới đây là một số hình ảnh nhóm đã chụp:

28
Rừng Tràm Trà sư

Một số hình ảnh tại đây

Thời điểm thích hợp để tham quan Rừng tràm Trà Sư: Mùa nước nổi, từ tháng
9 đến tháng 11 hàng năm, được coi là thời điểm đẹp nhất để trải nghiệm vẻ đẹp
rừng tràm. Nước đổ về khiến rừng cây xanh tốt, kết hợp cùng những lớp bèo phủ
xanh mặt nước, tạo nên khung cảnh đẹp. Mùa nước nổi cũng tạo điều kiện thuận

29
lợi cho sự phát triển của các loài cá tôm và là điểm đến hấp dẫn cho nhiều loài
chim đây là thời điểm rừng tràm được bao phủ bởi màu xanh mướt của lá cây,
trắng ngần của hoa tràm, và đủ sắc màu của các loài chim, cá, tôm. Để tham quan
khám phá rừng tràm, đầu tiên du khách sẽ đến bến tàu và mua vé, tại đây du khách
có thể đi tắc ráng hoặc xuồng chèo để tham quan rừng tràm, ngắm nhìn những
cành tràm cao vút.

Hình ảnh nhóm chụp được

Dọc đường đi, du khách có thể quan sát người dân địa phương thu hoạch mật
ong hoa tràm từ các thùng nuôi được đặt trong rừng. Xuyên qua con đường trên
mặt nước, sẽ đến với Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư. Tại đây du khách sẽ
đi bộ theo con đường nhỏ đi sâu vào bên trong. Hai bên lối đi là những cây tràm
cao vút, phủ bóng xanh mát khiến mọi mệt mỏi dường như tan biến.

30
Khi đã khám phá xong bên trong khu rừng, đừng quên ghé qua Lầu vọng cảnh
để quan sát, chiêm ngưỡng toàn bộ rừng tràm rộng bao la bằng kính viễn vọng có
tầm nhìn xa 25km. Từ đây bạn có thể nhìn thấy thấp thoáng những ngôi làng của
đồng bào Khmer và Kinh sinh sống. Cầu tre vạn bước, là cầu tre xuyên rừng tràm
Trà Sư được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận dài nhất Việt Nam, với tổng
chiều dài 10 km và kinh phí xây dựng trên 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, cầu mới hoàn
thành giai đoạn 1 và đưa vào hoạt động đầu năm 2020 với chiều dài gần 4 km.
Đoạn cầu đã khánh thành sử dụng trên 500.000 cây tre các loại và kinh phí xây
dựng hơn 5 tỷ đồng. Giai đoạn 2 với chiều dài khoảng 6 km đang được triển khai
xây dựng.

31
Một góc nhỏ tại Rừng Tràm

Dọc tuyến cầu tre được chia thành 5 nhánh có thiết kế chòi nghỉ tại mỗi
nhánh. Càng đi vào sâu, khung cảnh hai bên cầu càng đẹp, không gian yên tĩnh và
mát mẻ. Cầu dẫn vào bến xuồng máy, nơi du khách có thể lên xuống để thay đổi lộ
trình.

Điểm Chụp ảnh Thành Phố Bồ Câu

Ngay gần lối vào, từ bên khu vực phòng vé chính, cách một con kênh Trà Sư,
du khách có thể nhìn thấy những ngôi nhà của chim bồ câu. Nơi đây có khoảng
400 con chim được nuôi thả trong rừng nên được gọi là "Thành phố Bồ Câu".
Khung cảnh sân chim khá lãng mạn, du khách có thể chụp ảnh check in, chụp ảnh
cưới, cho chim ăn và nhiều hoạt động khác.

Giá vé tham quan: Vé tham quan bao gồm toàn bộ khu rừng tràm và thưởng
ngoạn cầu tre dài nhất Việt Nam: 100.000 đồng một người. Đây là vé bắt buộc vào
rừng, miễn phí với trẻ em dưới 1m3 và người trên 70 tuổi. Dịch vụ chèo xuồng ba

32
lá vào rừng tràm: 50.000 VND/ người (không bắt buộc). Dịch vụ di chuyển bằng
tắc ráng: 50.000 VND/ người (không bắt buộc). Dịch vụ quan sát bằng kính viễn
vọng: 5.000 VND/ người (không bắt buộc)

5.2.2. Khu di tích Thạch Động

Hình ảnh “Thạch Động” nhóm chụp được

Thạch Động hay còn được gọi là Thạch động Thôn Vân là một trong mười
thắng cảnh của đất Hà Tiên xưa. Từ trung tâm thị xã Hà Tiên theo đường đi về
hướng biên giới Tây Nam, khoảng 3km sẽ gặp núi Thạch Động nằm cạnh bên
đường với nhiều cỏ dại và cây xanh. Đứng ở lưng chừng núi, du khách có thể
phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh thị xã Hà Tiên thơ mộng thu nhỏ, có thể nhìn thấy
biên giới Campuchia ở phía xa. Đến phía trước, bên trái lối lên Thạch Động là tấm
bia đá căm thù, được dựng lên nhằm kỉ niệm về cuộc chiến tranh biên giới Tây
Nam của thế kỷ trước, và Thạch Động là một dấu tích lịch sử, là địa điểm phòng
thủ chiến lược quan trọng trong cuộc chiến bảo vệ biên cương oai hùng ngày ấy.

33
Hình ảnh “Bia căm thù” nhóm chụp được

Bên trong Thạch Động có chùa Tiên Sơn cổ kính, được xây dựng vào năm
1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Ngôi chùa được làm bằng tường
gạch cùng những cột gỗ đen bóng không trạm chỗ, nằm lọt trong hang động đã tạo
nên sự tò mò cho du khách tham quan. Nơi đây được người dân địa phương truyền
tai nhau về tích Thạch Sanh giải cứu công chúa Quỳnh Nga. Trong hang có nơi gọi
là "đường xuống địa phủ" nhưng thật ra đây là một cái giếng rất sâu. Truyền rằng:
ở thời tổng Trấn Mạc Thiên Tích đã phát hiện ra một hố sâu trong động, khi ông
cho quân lính xuống dò đường thì người đó càng đi càng sâu, không thấy điểm
cuối mà lại nghe tiếng sóng biển càng lớn nên bèn lo sợ quay trở lên. Sau, dân
chúng hiếu kỳ thả những trái dừa khô có đánh ký hiệu xuống và sau đó chúng được
người dân nhìn thấy ở bờ biển Mũi Nai và vịnh Thái Lan. Đây cũng là nơi mà dân
gian đồn đại là đường xuống Thuỷ cung trong tích Thạch Sanh. Từ đường xuống
địa ngục, du khách len lỏi theo các vách đá về phía Đông của động sẽ thấy được
một cửa hang thông thiên. Người dân gọi đây là "đường lên trời" vì trước đây có
một sợi dây rừng kéo thẳng từ miệng hang xuống. Tương truyền ngày xưa Thạch
34
Sanh sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga từ "đường xuống địa ngục" đã giải cứu
công chúa theo đường dây thẳng lên trên. Nhưng hiện tại sợi dây đã đứt.Khi du
khách đến hang còn được chứng kiến nhiều tượng đá có hình thù kỳ lạ như hình
đầu chim đại bàng, hình mặt người con gái xõa tóc... càng làm cho truyền tích xưa
thêm kỳ ảo, thu hút sự tò mò của du khách gần xa. Vé tham quan Thạch Động là
20.000 VND/ người.

5.2.3. Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên

Hình ảnh “Cửa khẩu Quốc Tế Hà Tiên” nhóm chụp được

Sau khi tham quan Thạch Động du khách có thể ghé qua thăm Cửa khẩu Quốc
tế Hà Tiên cách đó không xa, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 7km. Cửa khẩu quốc tế
Hà Tiên, trước đây gọi là cửa khẩu Xà Xía, là cửa khẩu quốc tế đường bộ thuộc
vùng đất phường Mỹ Đức, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, Việt Nam. Cửa

35
khẩu quốc tế Hà Tiên thông thương với cửa khẩu quốc tế Prek Chak ở huyện
Kampong Trach, tỉnh Campot của Vương quốc Campuchia.

5.2.4. Lăng Mạc Cửu


Khu lăng mộ dòng họ Mạc Cửu tọa lạc trên sườn núi Bình San, đường Mạc
Cửu, P.Bình San, TX.Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, thuộc quần thể di tích Bình San
được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989. Mạc Cửu (1655-1735), là
thương gia người Hoa, sáng lập và phát triển vùng đất Hà Tiên (Kiên Giang). Rời
bỏ đất nước vì không chịu thần phục nhà Thanh, Mạc Cửu dâng Hà Tiên cho nhà
Nguyễn, trở thành "Tổng trấn Hà Tiên." Dưới sự cống hiến của Mạc Cửu và con
trai Mạc Thiên Tứ, Hà Tiên trở thành cảng thị mạnh mẽ ở Đông Nam Á thế kỷ 18 -
19. Lăng Mạc Cửu, hay Trung Nghĩa Đường, nằm dưới chân núi Bình San, là di
tích chứng nhận sự thành công của họ Mạc. Lăng mộ, với đền thờ và ao sen, là
điểm du lịch lịch sử quan trọng tại Hà Tiên. Dưới đây là một vài hình ảnh nhóm
chụp được:

Cổng vào

36
Cổng vào Chánh điện

Mộ ông Mạc Cửu có vị trí cao nhất trong khu lăng mộ, được xây theo tín
ngưỡng phong thủy xưa với hình bán nguyệt, lưng tựa vào núi mặt hướng ra biển,
hai bên có tạc tượng hai vị tướng bằng đá to đứng canh giữ. Ngoài phần mộ của
ông Mạc Cửu thì khu lăng mộ này có hơn 60 ngôi mộ cổ được chia làm bốn khu:
Lăng mộ các tiểu vương dòng họ Mạc, Lăng mộ các phu nhân, Lăng mộ các quan
và Lăng mộ các thành viên khác của dòng họ Mạc.

Mộ Mạc Cửu

37
Ngôi đền ngoài giá trị lịch sử, còn là một công trình có giá trị nghệ thuật cao,
bởi cách bố trí hài hòa và lối chạm trổ tinh vi, sắc sảo. Tuy trải qua khoảng 300
năm, nhưng đền thờ, lăng mộ dòng họ Mạc vẫn giữ được nguyên vẹn những nét
kiến trúc của thời kì đầu. Ngày nay nơi này là điểm đến thu hút du khách khi đến
tham quan Hà Tiên.

5.2.5. Nhà hàng Tấn Phát


Nhà hàng có bãi đỗ xe rộng rãi, có bóng dừa là nơi lý tưởng để đỗ xe. Nhà
hàng Tấn Phát có một khu vực ăn uống thoáng đãng, mát mẻ từ khu vực bàn ăn
nhìn ra sẽ thấy cảnh biển, có thể vừa ăn vừa ngắm cảnh biển và hít thở không khí
trong lành. Nhìn xa xa sẽ thấy những hòn đảo lớn nhỏ. Nhà hàng xây theo kiểu nhà
mái lá đậm nét biển dân dã, mang lại cảm giác gần gũi. Phần mái được lợp bằng lá
kết hợp với không khí biển tạo nên không gian vô cùng mát mẻ, thoải mái. Bàn ăn
được dọn ra sẵn sàng khi khách đặt ăn, phục vụ chu đáo và nhiệt tình. Đồ ăn khá
ngon và phù hợp với khẩu vị của đa số khách hàng. Bên cạnh đó nhà hàng cũng
cần khắc phục về vấn đề vệ sinh xung quanh nhà hàng và nhà vệ sinh hơn, để tạo
cho du khách cảm giác tươi tắn, sạch sẽ hơn khi đến đây.

5.2.6. Quán cơm Hiền


Mang đậm phong cách miền Tây Nam Bộ, Quán Cơm Hiền luôn thu hút du
khách bởi các món ăn dân dã nhưng đậm đà, hài hòa nhưng vô cùng đậm chất
miền tây. Quán có nhiều món ăn ngon và đặc biệt là các món hải sản tươi sống
mang hương vị của biển. Sau những chuyến tham quan đầy lí thú và mệt mỏi, đoàn
dừng chân tại Quán Cơm Hiền để thưởng thức mùi vị của miền quê Hà Tiên. Tại
đây đoàn được thưởng thức món lẩu gà lá giang, lẩu có vị chua thanh, cay nồng và
thơm mùi lá giang, kết hợp với thịt gà mềm ngọt, tôm sú ram mặn, được tạo từ
nhiều loại gia vị khác nhau, tạo nên một món ăn có vị mặn ngọt và nhiều món khác
như mực ống xào tứ xuyên, cá chưng gừng tương, rau luộc xào thập cẩm…

38
KẾT LUẬN
Dọc tuyến khảo sát, đoàn dừng chân tại một số địa điểm khảo sát, mỗi địa
điểm có địa hình, địa chất, sinh học, thủy văn, khí hậu khác nhau và có sự khác biệt
về vấn đề kinh tế - tỉnh thành nơi diễn ra xã hội trên địa bàn như: đời sống tổ chức
- Sản xuất, cơ sở vật chất kỹ thuật, điểm du lịch và các phương thức du lịch ở
nhiều nơi… Nhưng nhìn chung, Đồng Bằng Sông Cữu Long là vùng đất rất giàu
tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội: vùng đất nông nghiệp rộng lớn, màu mỡ,
chằng chịt sông rạch, bị chia cắt. Lãnh thổ được mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển giao thông đường thủy, phục vụ tốt hơn cho sản xuất và đời sống. Hệ
sinh vật cũng vô cùng phong phú và đa dạng: rừng ngập mặn các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu... và rừng tràm tỉnh Đồng Tháp, tỉnh Kiên Giang... Động vật có giá trị nhất là
cá và chim, cũng như đá vôi ( Hà Tiên - Tiền Giang). Vì vậy, vấn đề then chốt của
ngành là phải có những sản phẩm đặc thù, độc đáo phù hợp với từng loại hình
khách du lịch. Tuy nhiên, 13 tỉnh đồng bằng này luôn tồn đọng: chồng chéo, thăm
quan lặp đi lặp lại… Dù nơi này hút khách nhưng nơi khác lại “bắt chước” ý tưởng
kinh doanh, khiến du khách ngán ngẩm. Không thể đi bộ và hành hương ở Châu
Đốc-An Giang, chúng ta chỉ có thể về Kiên Giang để tiếp tục leo núi và vào chùa.
Tăng cường phát triển và ứng dụng Internet trong hoạt động du lịch cũng là vấn đề
cấp bách. Hiện toàn vùng Đồng Bằng Sông Cữu Long chưa có một website duy
nhất để sở du lịch vùng thường xuyên cập nhật, giới thiệu, quảng bá các dự án du
lịch mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Đình Hoà (đồng chủ biên),... (2017). Địa lí du lịch - Cơ sở
lí luận và thực tiễn phát triển ở Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Giáo dục Việt
Nam.

39
Khu du lịch sinh thái Rừng Tràm Trà Sư. (n.d.). Retrieved from trasu.vn:
https://www.trasu.vn/p/gioi-thieu-chung.html

KIÊN GIANG. (n.d.). Retrieved from thamhiemmekong.com:


https://thamhiemmekong.com/thong-tin-du-lich-mien-tay/kien-giang

Linh Hương. (2023, 10 19). CẨM NANG DU LỊCH Rừng tràm Trà Sư. Retrieved
from VnExpress: https://vnexpress.net/cam-nang-du-lich-rung-tram-tra-su-
4665214.html

Lương Chánh Tòng. (2016, 01 23). Kỳ bí lăng mộ cổ: Mộ thương gia khai phá đất
Hà Tiên. Retrieved from Báo Thanh Niên: https://thanhnien.vn/ky-bi-lang-mo-co-
mo-thuong-gia-khai-pha-dat-ha-tien-185534718.htm

Nguồn: Tạp chí Xây dựng & Đô thị, Số 74+75/2021. (2021, 05 18). Hệ thống hạ
tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn tại vùng Đồng bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh
mới. Retrieved from Cổng thông tin điện tử Bộ Xây dựng:
https://moc.gov.vn/tl/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=67369&tieude=he-thong-ha-
tang-ky-thuat-do-thi-nong-thon-tai-vung-dong-bang-song-cuu-long-trong-boi-
canh-moi.aspx

Sơn Nghĩa . (2019, 04 25). Khám phá Thạch Động xứ Hà Tiên. Retrieved from
Báo ảnh Việt Nam: https://vietnam.vnanet.vn/vietnamese/tin-tuc/kham-pha-thach-
dong-xu-ha-tien-199339.html

ThS. NGUYỄN MINH LẦU (Trường Đại học Cửu Long) - T;. (2021, 11 04). Thực
trạng hoạt động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành du lịch đồng bằng sông
Cửu Long. Retrieved from Tạp chí Công Thương: https://tapchicongthuong.vn/bai-
viet/thuc-trang-hoat-dong-cua-cac-doanh-nghiep-nho-va-vua-nganh-du-lich-dong-
bang-song-cuu-long-84916.htm

40
Tiến sĩ: NGUYỄN HOÀNG PHƯƠNG. (n.d.). THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐẦU TƯ DU LỊCH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG. Retrieved from
khanhtravel.com: http://www.khanhtravel.com/blog-tin-tuc-199169316/thuc-trang-
va-giai-phap-dau-tu-du-lich-vung-dong-bang-song-cuu-long-5151

Tiêu Phong. (2013, 11 02). Đền thờ họ Mạc, dấu xưa tiền nhân. Retrieved from
VnExpress: https://vnexpress.net/den-tho-ho-mac-dau-xua-tien-nhan-2904251.html

Vi Phong. (2019, 10 07). Ðồng bằng sông Cửu Long phấn đấu đón 6,5 triệu khách
quốc tế vào năm 2030. Retrieved from Tổng cục Du lịch:
https://vietnamtourism.gov.vn/post/3020

41

You might also like