You are on page 1of 79

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: Địa lý và tài nguyên du lịch Việt Nam


LỚP HỌC PHẦN:
SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Khánh Hòa– MSSV: 2121012292
Lê Thị Bích Hồng – MSSV: 2121005495
Nguyễn Thị Nhả Quyên– MSSV: 2121013583
Phạm Minh Thư – MSSV: 2121013384

LỚP: 21DLH02
BẬC: Đại học CHUYÊN NGÀNH: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và phân tích điều kiện phát triển một sản phẩm du lịch
tại vùng du lịch Việt Nam.

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: GV. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc

HỌC KỲ 3 - NĂM HỌC 2022


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÁO CÁO TIỂU LUẬN


THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

ĐỀ TÀI: Nghiên cứu và phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn
tại vùng du lịch Việt Nam – Đồng bằng sông Cửu Long

GIẢNG VIÊN MÔN HỌC: GV. Nguyễn Phạm Hạnh Phúc


MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Stt Họ và tên Mức độ hoàn Ký tên


thành
1 Nguyễn Thị Khánh Hòa 100%
2 Lê Thị Bích Hồng 100%
3 Nguyễn Thị Nhả Quyên 100%
4 Phạm Minh Thư 100%
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
Điểm chấm: ……………
Điểm làm tròn: ................... Điểm
chữ:..………...........................................………
Ngày ....... tháng ........ năm...........

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN


MỤC LỤC

Lời cam đoan ............................................................................................................ 1


Lời cảm ơn ................................................................................................................ 2
Phần mở đầu ............................................................................................................. 3
Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 3
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3
Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................. 4
Kết cấu luận văn...................................................................................................... 5
Khái quát về đồng bằng sông Cửu Long ............................................................... 6
Vị trí địa lý .............................................................................................................. 6
Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................................ 7
Chương 1: Giới thiệu tổng quan ...........................................................................11
1.1 Những vấn đề chung về du lịch ......................................................................11
1.1.1. Khái niệm du lịch ...........................................................................................11
1.1.2. Khái nhiệm về tài nguyên du lịch................................................................... 12
1.1.3. Khái niệm về loại hình du lịch ......................................................................14
1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch..........................................................................17
1.2. Các vấn đề chung về du lịch miệt vườn......................................................... 19
1.2.1. Khái niệm miệt vườn ......................................................................................19
1.2.2. Đặc điểm miệt vườn .......................................................................................20
1.2.3. Vai trò miệt vườn trong đời sống ................................................................. 20
1.2.4. Du lịch miệt vườn ....................................................................................20
1.2.5 Điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long..........................................................................................................................21
Chương 2: Phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng Đồng
bằng Sông Cửu Long
.................................................................................................................................. 26
2.1 Phân tích tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng du lịch .................................26
2.1.1 Địa hình...........................................................................................................26
2.1.2 Khí hậu ...........................................................................................................26
2.1.3 Nguồn nước .....................................................................................................27
2.1.4 Sinh vật ............................................................................................................ 29
2.2 Phân tích tài nguyên du lịch văn hóa của vùng du lịch ................................. 33
2.2.1 Di tích văn hoá lịch sử ..........................................................................33
2.2.2 Lễ hội........................................................................................................36
2.3 Đánh giá về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại vùng du lịch ............ 39
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch miệt vườn tại đồng bằng sông Cửu
Long .........................................................................................................................45
3.1 Giải pháp bảo tồn ..........................................................................................45
3.1.1 Bảo tồn môi trường sinh thái miệt vườn ......................................................... 45
3.1.2 Bảo tồn đời sống người dân ............................................................................49
3.2 Giải pháp phát triển.........................................................................................51
3.2.1 Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch ......................................51
3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch ..........................................................53
Kết luận ...................................................................................................................67
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 69
1
LỜI CAM ĐOAN
Chúng em xin cam đoan bài báo cáo tiểu luận thi kết thúc học phần này có
đề tài là: “Nghiên cứu và phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại
Đồng Bằng Sông Cửu Long” được tiến hành công khai bằng chính sức lực, sự
tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhóm và dưới sự hướng dẫn của giảng
viên Nguyễn Phạm Hạnh Phúc.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận đều trung thực, chính
xác, khách quan dựa trên tài liệu tham khảo là các nguồn sách chính thống và
các trang web tìm kiếm thông tin dữ liệu đáng tin cậy.

Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 04 năm 2022


Sinh viên thực hiện

1
LỜI CẢM ƠN
Môn Địa Lý và Tài Nguyên Du Lịch là một trong những môn cơ sở trong chương
trình đào tạo nghề du lịch. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức được chọn
lọc trong hệ thống lãnh thổ và địa lý, tài nguyên du lịch trong nước để phục cho hoạt
động du lịch. Bên cạnh đó, môn học đã trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản,
hệ thống về địa lý và tài nguyên du lịch nước ta, các địa phương và các nước trong khu
vực và trên thế giới. Làm tiền đề cho các môn học tiếp theo.
Chúng em chân thành gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Tài chính -Marketing, khoa
Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tham khảo tốt nhất trong
suốt quá trình học tập và thực hiện bài tiểu luận này.
Chúng em cảm ơn giảng viên Nguyễn Phạm Hạnh Phúc đã tận tình hướng dẫn và
truyền đạt những kiến thức quý báu trong chương trình học bằng cách dạy dễ hiểu nhất,
chia sẻ kinh nghiệm cũng như những đóng góp của cô để bài tiểu luận của chúng em
được hoàn thành thuận lợi, nhanh chóng. Không chỉ mang đến cho chúng em những
bài giảng hữu ích mà cô còn tạo cho chúng em một cảm giác thoải mái nhất, gần gũi
nhất có thể khi học môn của cô.
Cảm ơn các bạn thành viên trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và
cung cấp tài liệu bổ ích để giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định.
Dù kết quả có như nào đi chăng nữa thì mọi sự đóng góp của mọi người cũng đều xứng
đáng được công nhận.
Vì vốn hiểu biết có giới hạn nên trong quá trình làm bài tiểu luận việc tìm kiếm
những thông tin còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng
đề tài có thể còn nhiều thiếu sót và có thể chưa đi sâu để khai thác hết các khía cạnh,
chi tiết liên quan đến đề tài bài tiểu luận. Kính mong cô có thể thông cảm và cho ý kiến
đóng góp thêm để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Nguyễn Phạm Hạnh Phúc và chúc cô luôn
mạnh khoẻ, thành công trên con đường giảng dạy của mình

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, ngành du lịch nói và du lịch sinh thái nói riêng ngày càng khẳng định
được vị thế của mình trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Ở
Việt Nam, loại hình du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch đang được
phát triển mạnh mẽ và thu hút đông đảo du khách trong nước và ngoài nước. Du lịch
sinh thái được xem như là giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường sinh thái
hướng đến sự phát triển bền vững thông qua quá trình làm giảm sự khai thác nguồn
lợi từ tự nhiên, phục vụ cho nhu cầu của du khách, của người dân địa phương khi
tham gia vào những hoạt động của du lịch sinh thái.
Bên cạnh những những thế mạnh đã khai thác được, du lịch miệt vườn tại vùng
đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết cũng
như vẫn còn tồn đọng nhiều hạn chế, chưa tạo được nét đặc trưng riêng cho du lịch
miệt vườn ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, chính những việc đó đôi khi vô tình
đã tạo nên sự nhàm chán cho du khách.
Chính vì những vấn đề đã được nêu ở trên nên chúng em đã chọn đề tài: “Nghiên
cứu và phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu
Long”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm làm rõ các điều kiện cho sự phát triển của
du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long và đưa ra những giải pháp để
khai thác được tốt hơn các điều kiện để phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng
bằng sông Cửu Long, góp phần cho colong cuộc phát triển du lịch nói chung và du
lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: Trình bày được các cơ sở lý luận về điều kiện
phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nêu lên thực trạng
các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đưa
ra các giải pháp để khai thác tốt hơn các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong tiểu luận, chúng em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
3.1. Phương pháp thu nhập, thống kê và tổng hợp tài liệu:
Để có được những thông tin phong phú chính xác, các tài liệu thu thập từ các
nguồn thông tin chính thống, xác thực: Tài liệu của các cơ quan tỉnh của ngành du
lịch và các tài liệu có liên quan. Phương pháp thu nhập, thống kê và tổng hợp tài liệu
được thực hiện tốt là cơ sở quan trọng cho việc thực hiện các phương pháp khác đạt
hiểu quả.
3.2. Phương pháp phân tích đánh giá so sánh:
Đây là phương pháp chia nhỏ thông tin ra và phân tích nhằm làm rõ vấn đề giúp
cho tìm hiểu và quan sát dễ dàng hơn.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Về nội dung được thực hiện nghiên cứu các điều kiện phát triển du lịch miệt vườn
tại vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Về không gian: Nghiên cứu đề tài tập trung trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long,
cụ thể là các điểm du lịch miệt vườn điển hình tại đây như: Miệt vườn Cái Bè, miệt
vườn Cái Mơn, miệt vườn Vĩnh Long, miệt vườn Mỹ Khánh,....
Về thời gian: Nghiên cứu trên thời gian hướng dẫn du lịch tại vùng du lịch.

4
5. Kết cấu luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:

Chương 1: Giới thiệu tổng quan


Chương 2: Phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng Đồng bằng
Sông Cửu Long.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long

5
KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

 Vị trí địa lý

H0. Hình ảnh các vị trí tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện
tích 39.734 km². Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp
Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Đồng bằng sông Cửu Long có vị trí như một bán đảo với 3 mặt Đông, Nam và
Tây Nam giáp biển (có đường bờ biển dài 700km). Đồng bằng sông Cửu Long nằm
trên địa hình tương đối bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố rất dày
thuận lợi cho giao thông thủy vào bậc nhất ở nước ta. Nói chung nhờ hệ thống giao

6
thông vận tải khá tốt, đặc biệt là đường thủy nên cũng đảm bảo khả năng thu hút
khách du lịch trong nước và quốc tế đến với đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính bao gồm: 1 thành phố trực
thuộc Trung ương (Thành phố Cần Thơ) và 12 tỉnh (Long An, Đồng Tháp, An Giang,
Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc
Liêu và Cà Mau).
 Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Dân cư và lao động

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân (đứng thứ hai Đồng bằng sông
Hồng). Ngoài người Kinh, còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa. Theo số
liệu t4/2019 dân số ĐBSCL có khoảng 17,274 triệu người. Trong đó tỉ lệ lao động
giản đơn là 35,9%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 13,6%.
b. Hạ tầng kỹ thuật
 Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ ở ĐBSCL tương đối hoàn chỉnh. ĐBSCL hiện 4
phương thức vận tải chủ yếu là đường bộ; đường thủy nội địa; đường biển; đường
hàng không. Trong đó, hệ thống đường bộ có tổng chiều dài là 44.352 km. Mạng
đường bộ vùng ĐBSCL hình thành trên cơ sở 5 tuyến trục dọc và các tuyến trục
ngang kết nối. Tuy vậy, các tuyến trục dọc chưa được đầu tư hoàn chỉnh.
Hệ thống giao thông đường thuỷ: Dù có hệ thống sông ngòi chằng chịt, rất thuận lợi
cho phát triển giao thông đường thủy, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau
nên giao thông đường thủy ở ĐBSCL chưa được khai thác hết tiềm năng, nên chưa
“chia lửa” được giao thông đường bộ - vốn đã quá tải trầm trọng.
 Bưu chính viễn thông

7
Các trạm 3G, 4G hầu như đã được phủ sóng khắp các tỉnh ở ĐBSCL, đảm bảo
nhu cầu cho người dân và khách du lịch.
 Cấp thoát nước

Nguồn cấp nước cho khu vực đô thị được lấy từ sông Tiền, sông Hậu và nước
ngầm. Tổng công suất cấp nước là 1,182 triệu m3/ngđ trong đó 73% là sử dụng nước
mặt. Hiện toàn vùng có 224 Nhà máy nước mặt và 126 nhà máy nước ngầm. Tỷ lệ
bao phủ dịch vụ cấp nước đô thị đạt 90% .Tiêu chuẩn cấp đạt bình quân đạt 110
l/ng.ngày. Tuy nhiên đa phần các nhà máy nước còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng
được nhu cầu phát triển, công nghệ còn lạc hậu. Công suất khai thác chỉ đạt khoảng
70% so với thiết kế.
 Cấp điện

Vốn có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, vùng đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các nguồn năng lượng
này, đặc biệt là điện gió và điện mặt trời. Các địa phương trong vùng đang dịch
chuyển dần sang phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, điện mặt trời, coi
đây là xu thế tất yếu và mang tính bền vững.

 Kinh tế

Đồng bằng sông Cửu Long có hai trụ cột kinh tế chính là nông nghiệp và thủy
sản. Ngoài ra thì ĐBSCL cũng đang đẩy mạnh phát triển nghành du lịch. Mũi Cà
Mau là một điểm đến đặc biệt quan trọng của du lịch Việt Nam. Phú Quốc đã dần
khẳng định vị trí là một trung tâm du lịch quan trọng của vùng, cả nước và quốc tế;
năm 2019 Phú Quốc đón được hơn 5,1 triệu lượt khách du lịch, trong đó có hơn
671.000 lượt khách quốc tế. Các loại hình du lịch biển ưu thế ở khu vực này bao
gồm (i) du lịch nghỉ dưỡng biển đảo; (ii) du lịch tham 134 quan cảnh quan, các di

8
tích lịch sử văn hoá; (iii) du lịch sinh thái; và (iv) du lịch thể thao biển. Hiện lượng
khách đến khu vực này so với toàn vùng ven biển còn hạn chế, vùng ven biển
ĐBSCL chiếm 7,6% tổng số lượt khách quốc tế, 12,4% tổng số lượt khách nội địa;
5,2% tổng thu nhập du lịch; 9,2% tổng số buồng lưu trú; và 6,3% số lao động trực.

9
1
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
1.1. Những vấn đề chung về du lịch
1.1.1. Khái niệm du lịch:

Nhắc đến du lịch thì đây chính là một đề tài vô cùng hấp dẫn và đã trở thành
vấn đề mang tính chất toàn cầu. Do tiếp cận trên nhiều góc độ của mỗi người khác
nhau nên nó cũng sẽ có nhiều khái niệm khác nhau. Có thể kể ra một số khái niệm
về du lịch như sau:

- Theo Hội đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council –
WTTC) đã công bố thì du lịch chính là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vượt
trên cả các ngành sản xuất điện tử, ô tô, thép và nông nghiệp. Đối với một số quốc
gia, du lịch là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng nhất trong ngoại thương. Bện
cạnh đó tại nhiều quốc gia khác, du lịch là một trong ba ngành kinh tế đi đầu. Du
lịch đã phát triển mạnh mẽ nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của
nhiều quốc gia trên thế giới.
- Hay vào năm 1963, tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization), thuộc
Liên Hiệp Quốc đã đưa ra khái niệm rằng: “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động
của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm
hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục
đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên tục nhưng không quá
một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có
mục đích chính là kiếm tiền”.
- Liên đoàn Quốc tế các Tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization – IUOTO) cũng đã đưa ra khái niệm rằng: “Du lịch là
hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình

11
nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một
việc kiếm tiền sinh sống”.
- Theo Luật Du lịch năm 2005 thì cho rằng “Du lịch là các hoạt động có liên quan
đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không
quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm
hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Để có được khái niệm tổng quan đầy đủ nhất cả về góc độ kinh tế và kinh doanh
của du lịch, khoa Du lịch và Khách sạn ( Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội ) đã đưa ra một định nghĩa dựa trên cơ sở tổng hợp những lý luận và thực tiễn
của hoạt động trên thế giới và ngay ở Việt Nam vào những thập niên gần đây: “Du
lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch,
sản xuất, trao đổi hàng hoá và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các
nhu cầu về đi lại lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác của
khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội thiết
thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.

Chính vì như vậy, du lịch chính là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều
thành phần tham gia, góp phần tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
1.1.2. Khái nhiệm về tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch là tổng thể bao gồm nhiều yếu tố tự nhiên và văn hóa lịch sử
làm cơ sở để hình thành nên các sản phẩm du lịch, điểm du lịch, khu du lịch nhằm
mục đích phục vụ cho nhu cầu du lịch của con người.
1.1.2.1. Phân loại các tài nguyên du lịch:
Tài nguyên du lịch bao gồm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch
văn hóa.

12
- Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm có cảnh quan thiên nhiên, cùng với các yếu tố địa
chất, địa mạo, thủy văn, khí hậu, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được
sử dụng cho mục đích trong du lịch.
- Tài nguyên du lịch văn hóa gồm có các di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng,
kiến trúc, khảo cổ; giá trị văn hóa truyền thống, văn nghệ dân gian, lễ hội và các giá
trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng
cho mục đích trong du lịch.
1.1.2.2. Đặc điểm của tài nguyên du lịch:

Nguồn tài nguyên du lịch vô cùng đa dạng và phong phú, có nhiều tài nguyên
vô cùng ấn tượng, độc đáo mang sức thu hút cực kì lớn cho du khách.

Tài nguyên du lịch không chỉ có giá trị hữu hình mà ẩn bên trong nó còn sở hữu
cả giá trị vô hình. Giá trị vô hình của tài nguyên du lịch đã được thổ lộ thông qua giá
trị về chiều sâu của lịch sử, văn hóa. Bên cạnh đó nó còn phụ thuộc vào khả năng
nhận thức và cũng như đánh giá của các du khách.

Tài nguyên du lịch có mang tính chất sở hữu chung. Bởi vì bất kì công dân nào
cũng được có quyền tha gia thẩm định, thưởng thức các giá trị của tài nguyên du
lịch. Đồng thời các doanh nghiệp du lịch nào cũng có quyền khai thác nguồn tài
nguyên du lịch.

Thời gian để khai thác tài nguyên du lịch là khác nhau. Vì có những loại tài
nguyên có khả năng được khai thác quanh năm, ví dụ như tài nguyên nhân văn bao
gồm các nhà bảo tàng, khu di tích lịch sử văn hóa, bảo,… Nhưng cũng có các tài
nguyên chỉ khai thác được vào một số thời điểm trong năm. Bởi vì nó phụ thuộc chủ
yếu vào thời tiết và đây cũng được xem là yếu tố giúp tạo nên tính thời vụ đối với
hoạt động du lịch.

13
Tài nguyên du lịch được khai thác ngay tại chỗ nhằm mục đích tạo ra các sản
phẩm du lịch. Khi khách du lịch có các nhu cầu như tham quan, sử dụng các sản
phẩm du lịch thì cần phải đi tới tận nơi có nguồn tài nguyên du lịch.

Tài nguyên du lịch có khả năng được sử dụng nhiều lần. Nhờ vậy với cùng một
loại tài nguyên du lịch thì nhiều đối tượng khách du lịch mới có thể tham quan được
trong nhiều lần. Bên cạnh đó tài nguyên du lịch cũng đã được xếp vào loại tài nguyên
có khả năng tái tạo và cũng như được sử dụng lâu dài.
1.1.2.3. Vai trò tài nguyên du lịch:

Tài nguyên du lịch đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động du lịch.
Tài nguyên du lịch là một trong các yếu tố cơ bản nhất để hình thành các sản phẩm
du lịch. Mỗi sản phẩm du lịch có khả năng được tạo nên bao gồm rất nhiều yếu tố
khác nhau nhưng đối với tài nguyên du lịch thì được xem là cần thiết nhất để giúp
tạo nên những điểm vô cùng đặc trưng dành cho từng địa phương và từng quốc gia
khác nhau. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch chính là một cơ sở quan trọng trong việc
hình thành và phát triển ra các loại hình du lịch. Bởi vì tất cả những loại hình du lịch
được ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch, đồng thời để nâng cao hiệu
quả hoạt động du lịch đều phải dựa trên cơ sở của tài nguyên du lịch. Tài nguyên du
lịch còn ảnh hưởng tới mục đích chuyến đi của du khách. Một trong các bộ phận cấu
thành quan trọng trong một tổ chức lãnh thổ du lịch cũng chính là tài nguyên du lịch.

1.1.3. Khái niệm về loại hình du lịch:


1.1.3.1. Phân loại các loại hình du lịch:
Dựa vào các cách thức phân loại khác nhau ta có thể phân du lịch thành các loại hình
du lịch khác nhau.
1.1.3.1.1. Phân loại theo môi trường tài nguyên:

14
Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tuỳ vào môi
trường tài nguyên mà hoạt động du lịch được chia thành hai nhóm lớn là du lịch văn
hoá và du lịch thiên nhiên.
- Du lịch văn hoá: Là hoạt động du lịch diễn ra chủ yếu trong môi trường nhân văn.
Mục đích chính là nhằm nâng cao hiểu biết cho cá nhân về mọi lĩnh vực như: lịch
sử, kiến trúc, kinh tế, hội hoạ, chế độ xã hội, cuộc sống của người dân cùng các
phong tục tập quán của đất nước du lịch.
- Du lịch thiên nhiên: Là hoạt động du lịch diễn ra nhằm thoả mãn nhu cầu về với
thiên nhiên của con người. Trong số các loại hình du lịch thiên nhiên có thể thấy
những loại hình điển hình như du lịch biển, du lịch núi, du lịch nông thôn…

1.1.3.1.2. Phân loại theo mục đích chuyến đi:


- Du lịch tham quan: Đối tượng tham quan có thể là một tài nguyên du lịch tự nhiên
như một phong cảnh kỳ thú, cũng có thể là một tài nguyên du lịch nhân văn như một
di tích, một công trình đương đại hay một cơ sở nghiên cứu khoa học, cơ sở sản
xuất,…
- Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: Mục đích chuyến đi là thư giãn, xả hơi, bứt ra khỏi công
việc thường ngày đầy căng thẳng, áp lực để phục hồi tinh thần và thể chất. Du khách
chủ yếu tìm đến những nơi yên tĩnh, có không khí trong lành. Trong chuyến du lịch,
nhu cầu giải trí là nhu cầu không thể thiếu được của du khách. Do vậy, ngoài thời
gian tham quan, nghỉ ngơi, cần thiết có các chương trình vui chơi, giải trí cho du
khách trong chuyến đi.
- Du lịch thể thao: Đây là loại hình du lịch có liên quan một cách chủ động hoặc thụ
động đến với trải nghiệm của du lịch khi du khách quan sát hoặc tham gia vào một
sự kiện thể thao có mang tính cạnh tranh.
- Du lịch sinh thái: Là loại hình du lịch kết hợp giữa điều kiện tự nhiên và văn hóa
của Việt Nam. Loại hình này diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn bảo

15
tồn khá tốt về môi trường nhằm cho du khách tham quan được thưởng thức những
giá trị tuyệt vời mà thiên nhiên mang lại. Những điểm du lịch sinh thái mà bất cứ ai
khi đến Việt Nam đều không thể bỏ lỡ nếu như muốn trải nghiệm trọn vẹn cảm giác
hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ. Đó là khu du lịch Cồn Phụng, khu du lịch Xẻo
Quýt, khu du lịch Mỹ Khánh, rừng tràm Trà sư – An Giang,…
- Du lịch công vụ: Mục đích chính là thực hiện nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp
nào đó (tham dự các hội nghị, hội thảo, kỷ niệm các ngày lễ lớn). Thành phần chính
bao gồm những người đại diện cho một giai cấp, đảng phái, quốc gia, một hãng kinh
doanh hay một công ty.

- Du lịch tôn giáo: Loại hình du lịch này nhằm thoả mãn nhu cầu tín ngưỡng đặc biệt
của những người theo đạo tôn giáo.
1.1.3.1.3. Phân loại dựa vào phạm vi lãnh thổ:
Du lịch quốc tế (International Tourism): Là loại hình du lịch mà ở đó điểm xuất
phát và điểm đến của du khách nằm ở lãnh thổ các quôc gia khác nhau, du khách
phải đi qua biên giới và tiêu thụ ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Du lịch quốc tế được chia
làm 2 loại: Du lịch quốc tế đến (Inbound Tourism) và du lịch ra nước ngoài
Du lịch nội địa (Domestis Tourism): Là các hoạt động tổ chức, phục vụ người trong
nước đi du lịch, nghỉ ngơi và tham quan các đối tượng du lịch trong lãnh thổ quốc
gia, về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán bằng ngoại tệ.
1.1.3.1.4. Phân loại căn cứ vào phương tiện giao thông:
- Du lịch bằng xe đạp, mô tô: Loại hình này phát triển mạnh ở những nước có địa
hình bằng phẳng, thuận lợi và đặc biệt phù hợp với du lịch cuối tuần.
- Du lịch tàu hoả: Loại hình này thuận lợi là chuyển tải được số lượng lớn du khách
với chi phí vận chuyển tương đối rẻ.

16
- Du lịch tàu biển: Ngành du lịch tàu biển có khả năng tiếp nhận du khách, tính theo
giường chiếm khoảng 0,6% năng suất khách sạn thế giới (tính đến 31/1/2001 có 53
chiếc tàu mới với 98.162 giường khách) và chiếm 1,3% lượt khách quốc tế.
- Du lịch ô tô: Đây là loại hình phổ biến, chiếm tỷ trọng cao nhất trong luồng khách
du lịch. Ở các nước châu Âu loại hình này chiếm 80% tổng số du khách.
- Du lịch hàng không: Là loại hình du lịch có nhiều triển vọng, tạo điều kiện đi du
lịch xa với tiện nghi hiện đại, giảm thời gian di chuyển và làm tăng thời gian du lịch.
Tuy nhiên giá thành khá cao nên loại hình du lịch này vẫn còn hạn chế.

1.1.3.1.5. Phân loại căn cứ vào thời gian du lịch:


Du lịch dài ngày thường từ 2 tuần đến 5 tuần.
Du lịch ngắn ngày có thời gian dưới 2 tuần (du lịch cuối tuần).

1.1.3.1.6. Phân loại căn cứ vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch:
- Du lịch miền biển: Mục đích chủ yếu của du khách là để tắm biển, tắm nắng và
tham gia các loại hình thể thao như lướt ván, lặn biển ngắm và bắt san hô, chơi các
bộ môn thể thao ở biển như bóng chuyền, mô tô biển, dù kéo, bơi thuyền,…
- Du lịch núi: Thoả mãn nhu cầu du lịch tham quan cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng
nghiên cứu khoa học, nghĩ dưỡng, leo núi, hang động,…
- Du lịch đô thị: Các công trình kiến trúc mỹ thuật, nền văn hoá đặc sắc, nghệ thuật
độc đáo tầm cỡ quốc gia, quốc tế sẽ cuốn hút du lịch đến với thủ đô, thành phố.
- Du lịch đồng quê: Với không khí trong lành, tiết trời mát mẻ tạo cảm giác thoải
mái, xoá tan mệt mỏi, âu lo sẽ là nơi giúp du khách có thể nghỉ ngơi, thư giãn sau
những ngày tháng làm việc mệt mỏi.

1.1.4. Khái niệm sản phẩm du lịch


Theo định nghĩa của UNWTO, sản phẩm du lịch là “sự kết hợp giữa các yếu tố
hữu hình và vô hình, như tài nguyên thiên nhiên, văn hóa và nhân tạo, các điểm tham

17
quan, cơ sở, dịch vụ và hoạt động xung quanh một địa điểm cụ thể đại diện cho mục
đích cốt lõi của marketing và tạo ra trải nghiệm cho khách du lịch bao gồm các khía
cạnh cảm xúc cho khách hàng tiềm năng. Một sản phẩm du lịch được định giá và
bán thông qua các kênh phân phối và nó cũng có vòng đời sản phẩm”.
Theo tiến sĩ Thu trang Công Thị Nghĩa, tiến sĩ sử học, uỷ viên đoàn chủ tịch hội
người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm tiêu dùng đáp ứng
cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở, giải trí”.
Theo từ điển du lịch – Tiếng Đức NXB Berlin 1984: “Sản phẩm du lịch là sự kết
hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du
lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du
lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Từ nhiều khái niệm trên thì ta có thể đưa ra một khái niệm bao quát và ngắn gọn
hơn: sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hoá và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý
nguồn tài nguyên du lịch, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động
du lịch.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Hàng hoá và dịch vụ du lịch.
1.1.4.1. Các yếu tố tạo nên một sản phẩm du lịch:
- Dịch vụ vận tải: Đây là một yếu tố cơ bản của sản phẩm du lịch, gồm có các phương
tiện vận tải phục vụ đưa đón khách như máy bay, ô tô, xe máy, xe đạp, thuyền,…
- Dịch vụ lưu trú và ăn uống: Đây là yếu tố chính để tạo nên sản phẩm du khách
nhằm để phục vụ du khách gồm có khách sạn, lều trại, nhà hàng, ăn uống,…
- Các dịch vụ tham quan: Gồm có các tuyến điểm tham quan, điểm du lịch, danh lam
thắng cảnh, di tích, hội chợ, công viên,…
- Hàng hóa bày bán: Gồm có hàng tiêu dùng, hàng đồ lưu niệm,...
- Các dịch vụ hỗ trợ: Các hỗ trợ thủ tục xin hộ chiếu, visa, …

18
1.1.4.2. Đặc điểm của sản phẩm du lịch:
- Tính vô hình của sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch không thể tồn tại ở dạng vật
chất nên du khách không thể sờ và thử được trước khi mua. Vì thế, khách du lịch chỉ
có thể xác định và đánh giá chất lượng của sản phẩm dựa vào các yếu tố như thông
tin cung cấp, người phục vụ, điểm đến,...
- Tính không tách rời của sản phẩm dịch vụ: Quá trình tiêu dùng sản phẩm được
diễn ra đồng thời với các quy trình phục vụ, dịch vụ. Sản phẩm chỉ cho phép được
thực hiện quyền sử dụng dựa trên các kinh nghiệm và trải nghiệm nhưng không được
thực hiện quyền sở hữu hoặc chuyển giao.
- Tính không đồng nhất: Do sự tồn tại vô hình nên dẫn đến chất lượng của sản phẩm
thường không đồng nhất. Chính vì vậy, khách hàng chỉ có thể được cảm nhận chất
lượng của dịch vụ và rất khó để đo lường chính xác giá trị của dịch vụ.
- Tính dễ hư hỏng và không dự trữ, bảo quản được: Để chào bán các sản phẩm du
lịch, các công ty kinh doanh du lịch sẽ chuẩn bị trước các dịch vụ như: Lưu trú,
phòng ăn uống, vận chuyển,… Các dịch vụ như này không thể lưu lại được và sẽ bị
mất đi nếu không được sử dụng được.
1.2. Các vấn đề chung về du lịch miệt vườn
1.2.1. Khái niệm miệt vườn
Miệt vườn là danh từ đã xuất hiện từ rất lâu đời trong văn hóa của người dân Nam
bộ. Ngày nay, danh từ này đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau trong đó
không thể nào không nhắc đến ở trong lĩnh vực du lịch. Trong nhiều bài nghiên cứu,
miệt vườn còn được định nghĩa như là một dạng đặc biệt của hệ sinh thái nông nghiệp
với các khu chuyên canh trồng các loại cây ăn quả, hoa và cây cảnh… hấp dẫn các
du khách. Đồng thời, miệt vườn còn tiêu biểu cho các hình thức sinh hoạt vật chất
và tinh thần cao nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, tạo dựng nên những giá trị riêng

19
biệt còn được gọi là “văn minh miệt vườn” và trở thành một dạng tài nguyên du lịch
sinh thái đặc trưng của vùng.
1.2.2. Đặc điểm miệt vườn
Miệt vườn là những hệ sinh thái đã được con người nhân tạo nên thuộc kiểu
vườn nhà với một căn nhà bao quanh bởi mảnh đất được trồng nhiều cây ăn trái,
loại hoa màu nhằm đáp ứng cho những nhu cầu khác nhau của các nhà vườn, công
tác lao động chủ yếu do những thành viên trong hộ gia đình cùng nhau thực hiện,
mỗi mảnh đất thường có diện tích khoảng vài trăm mét vuông đến 1 - 2 mẫu.
Do đặc điểm của vùng đất thấp, mức nước ngầm cao, sông rạch nhiều, chằng chịt,
mùa mưa về bị ngập úng nên hầu hết diện tích vườn đều phải đào mương liên tiếp
nhằm phục vụ cho tưới tiêu, giảm ngập úng vào mùa nước lũ. Bên cạnh đó còn
nuôi thủy sản tăng thêm nguồn thu nhập đầu vào. Ngoài ra, một số mô hình vườn
nhà đã được thiết kế kết hợp với hoạt động du lịch miệt vườn phục vụ cho du
khách.
1.2.3. Vai trò miệt vườn trong đời sống
Miệt vườn tạo ra sản phẩm hàng hóa: Vườn có giá trị kinh tế, cây trồng trong
vườn không những đáp ứng cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm mà còn dùng để
làm nhiên liệu, vật liệu xây dựng nhà cửa, phục vụ nhu cầu hằng ngày của con
người. Ngoài ra, miệt vườn còn thu hút nhiều du khách nhờ đó góp phần phát triển
kinh tế cho người dân ở vùng.
1.2.4 Du lịch miệt vườn
1.2.4.1. Khái niệm du lịch miệt vườn:
Cho đến hiện nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể về du lịch miệt vườn. Tuy vậy
ta vẫn có thể hiểu theo nghĩa chung là du lịch miệt vườn là một hình thức du lịch
cung cấp các sản phẩm bằng tự nhiên sẵn có của địa phương nhằm phục vụ cho sự
phát triển du lịch và góp phần cải thiện kinh tế và góp phần lưu giữ, bảo tồn giá trị
đặc trung của vùng. Hình thức du lịch này phổ biến ở các tỉnh miền Nam - Việt
20
Nam, hình thành nên một nét đặc trưng không thể nào hòa lẫn của du lịch vùng
Nam Bộ
1.2.4.2. Đặc điểm của du lịch miệt vườn:
Du lịch miệt vườn đưa du khách trãi nghiệm với môi trường sinh thái trong
lành, cảnh quan nên thơ, gần gũi với thiên nhiên, con người thân thiện và nhiệt
tình, món ăn dân dã, cùng các loại trái cây ăn trái đặc sản nổi tiếng của vùng, các
chương trình du lịch thường kết hợp với các hoạt động dã ngoại, thăm vườn và đi
tham quan các di tích văn hóa lịch sử.

Du lịch miệt vườn điểm nhấn đặc trưng độc đáo của vùng sông nước vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Khai thác, thiết kế những khu du lịch, khu miệt vườn hết sức
hấp dẫn, thu hút, mang đậm phong cách của vùng sông nước như vườn hoa quả ăn
trái, ao thả cá, vườn cây cảnh bonsai. Bên cạnh đó còn kết hợp với các hoạt động
như hái quả và thưởng thức các món ăn địa phương ngay tại chỗ vô cùng hấp dẫn.

1.2.5 Điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng đồng bằng sông Cửu Long

Để phát triển du lịch miệt vượt ở vùng dồng bằng sông Cửu Long tại, cần đảm
bảo các điều cơ bản bên cạnh đó cần chú ý thêm một số điều kiện đặc thù liên quan
như: Tài nguyên du lịch, khả năng cung ứng các dịch vụ cho du lịch, cộng đồng
dân cư, thị trường khách du lịch, khả năng tiếp cận các điểm đến, liên kết các điểm
du lịch tạo thành tuyến du lịch, chính sách phát triển du lịch và sự liên kết giữa địa
phương với các doanh nghiệp du lịch,…
1.2.5.1. Tài nguyên du lịch:
Hoạt động du lịch sinh thái miệt gắn liền với các tài nguyên trong quá trình hình
thành và phát triển. Đây là điều kiện tiên quyết nhằm tạo nên sức thu hút, hấp dẫn
đối với các du khách.
Về cảnh quan: Cảnh quan nơi đây gắn với thiên nhiên, trong đó có bao gồm tất cả
các yếu tố nhân văn như kết cấu, kiến trúc, các yếu tố tự nhiên sẵn có, các yếu tố
21
đặc trưng riêng của thôn xóm, các sản phẩm do hoạt động sản xuất, canh tác của
con người nơi đây. Cảnh quan có thể hiểu là cảnh quan nông nghiệp, điển hình
chính là miệt vườn, sông nước. Đây là những yếu tố then chốt thu hút khách du
lịch.
Về phong tục tập quán: Bao gồm các lễ hội, đặc điểm sinh hoạt tín ngưỡng,phương
thức và không gian sống ,văn hóa ẩm thực của vùng sông nước. Nhóm tài nguyên
nàycó mang tính chất đặc trưng riêng của vùng miền và góp phần thu hút mạnh mẽ
đối với khách du lịch.
Về hoạt động canh tác, thu hoạch: Đây cách thức canh tác, thu hái hay phương
thức chăm sóc các vườn hoa quả. Các hoạt động này nhằm tạo cho du khách có
được sự trải nghiệm, thỏa mãn nhu cầu muốn tìm hiểu và tò mò của du khách trong
quá trình tham gia vào các hoạt động tại vùng du lịch.
1.2.5.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch:
Cũng giống như việc phát triển các loại hình du lịch khác vậy, hoạt động phát
triển du lịch miệt vườn cũng không thể nào thực hiện được nếu không có cơ sở hạ
tầng và cơ sở vật chất tốt để tiếp cận điểm đến. Đây là một đặc điểm có thể nói rất
đặc trưng của du lịch khi sản phẩm du lịch được xây dựng và tiêu thụ ngay tại chỗ.
Điều này khác với các hoạt động sản xuất kinh doanh khác rất nhiều vì sản phẩm
thương mại có thể được sản xuất ở một nơi rồi lại vận chuyển đến thị trường tiêu
thụ ở nơi khác được. Chính vì thế, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật cũng góp phần vào những yếu tố quan trọng đối với phát triển du lịch.
1.2.5.3. Chính sách phát triển du lịch:
Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp đề ra các chính sách hợp lý sẽ tạo
nên môi trường thuận lợi cho phát triển du lịch. Nhà nước cần coi trọng hơn vai trò
của kinh tế du lịch trong sự phát triển nền kinh tế của đất nước, coi ngành du lịch
là ngành kinh tế mũi nhọn, đề ra các chủ trương phát triển đa dạng cho từng loại
hình du lịch, đầu tư theo chiều sâu vào các loại hình đó. Cần có chủ trương chính
22
sách hỗ trợ cho hoạt động du lịch miệt vườn như: Hỗ trợ ngân sách cho các dự án
nhằm bảo tồn thiên nhiên, văn hóa, lịch sử; cấp thêm kinh phí đào tạo nguồn lao
động du lịch cho địa phương. Phát triển du lịch miệt vườn cần phải có sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước cả về tài chính,
nhân lực, kinh nghiệm và cùng với các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền,
quảng bá thu hút du khách đến tham quan.
1.2.5.4. Năng lực của cộng đồng địa phương:
Du lịch sinh thái miệt vườn cần phải dựa trên một hệ thống quan điểm về tính
bền vững và sự góp phần tham gia của địa phương, của người dân nông thôn ở
những nơi nắm giữ tiềm năng lớn về du lịch miệt vườn. Du lịch miệt vườn phát
triển phải sự nỗ lực, cố gắng giữa nhân dân địa phương và những du khách tham
quan mới có thể duy trì những thế mạnh về sinh thái và văn hóa, thông qua những
hỗ trợ từ cộng đồng địa phương. Giao quyền hạn kiểm soát và quản lý cho những
địa phương có các tài nguyên có giá trị phải tuân theo cách không chỉ sử dụng tài
nguyên bền vững mà cần phải đáp ứng được các nhu cầu xã hội, văn hóa, kinh tế
của địa phương.
Cụ thể, Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc diện nghèo của đồng bằng sông
Cửu Long. Vào những năm trước đây, do điều kiện di chuyển, đi lại còn gặp nhiều
tình trạng khó khăn nên du lịch không thể nào phát triển được. Nhưng hiện tại, hệ
thống đường sá đã cải thiện khá tốt, cầu Rạch Miễu cũng đã được xây dựng hoàn
thiện, việc phát triển du lịch ở Bến Tre đang có những bắt đầu khởi sắc. Nói đến
loại du lịch ở Bến Tre, người ta sẽ đề cập nhiều đến loại hình du lịch sinh thái miệt
vườn ở Bến Tre. Thế nhưng, ở đây người dân thật sự tham gia nhiều nhất vào các
công việc sản xuất và chế biến những sản phẩm từ các nguyên liệu đặc trưng của
tỉnh chính là dừa ( lá dừa, cây dừa, gỗ dừa, trái dừa,…). Nếu không có sự tham gia
từ cộng đồng, các sản phẩm đặc trưng của Bến Tre cũng sẽ khó vượt qua khó khăn
để sản phẩm có thể đến tay người dùng của thị trường trong và ngoài nước. Nhờ
23
đưa những sản phẩm về dừa tham gia vào cung ứng cho nhu cầu của du khách (
như những vật dụng sử dụng hàng ngày hay đồ lưu niệm sau chuyến đi... ), Bến
Tre đã bắt đầu có được thương hiệu du lịch riêng cho mình đến với cộng động.
Nhưng trên thực tế hiển nhiên là đời sống của một số bộ phận không nhỏ người
dân vẫn phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động như: bán trái
cây, chèo xuồng, bán quần áo, bán đồ lưu niệm,... Ta có thể hiểu rằng hoạt động du
lịch miệt vườn đang bị tác động từ nhiều phía, nhất là từ phía cộng đồng người dân
địa phương ở dồng bằng sông Cửu Long. Vì vây, chúng ta cần phải xác định được
việc phát triển du lịch miền vườn phải đi liền đề cao vai trò của người dân địa
phương và tạo nhiều điều kiện cho người dân đồng bằng sông Cửu Long phát triển.
1.2.5.5. Thị trường
Thu hút khách du lịch theo từng phân đoạn thị trường, chú trọng đến các thị
trường có khả năng chi trả. Cần phát triển mạnh thị trường nội địa, chú trọng đến
các nguồn khách du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần, thảm
hiểm,… Đối với thị trường khách quốc tế đến thì cần phải xem xét khi xây dựng
các loại hình sản phẩm du lịch, cần phải xác định đúng chiến lược phát triển thị
trường cụ thể nhằm gây sự chú ý, thu hút các thị trường tương ứng. Dựa trên
những đặc trưng về tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc tế,...
để có thể kết hợp và xây dựng nên một số sản phẩm du lịch tương ứng. Bên cạnh
đó, việc thực hiện các chiến lược quảng bá theo hướng chuyên nghiệp, nhằm đánh
vào thị trường mục tiêu.
1.2.5.6. Công tác xúc tiến, quảng bá:
Chính quyền địa phương cùng các cơ quan quản lý về du lịch cần phải đưa ra
các chính sách hỗ trợ cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, có các chương trình
xúc tiến và quảng bá giới thiệu các điểm đến qua phương tiện thông tin đại chúng,
xây dựng các ấn phẩm quảng bá điểm đến… Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch
miệt vườn cần được thực hiện ở quy mô toàn tỉnh, đồng thời phải đặt trọng tâm xây
24
dựng nên thương hiệu riêng, lấy chiến lược phát triển sản phẩm để làm nội dung
xây dựng chiến lược và kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch cho địa phương. Chiến
lược xúc tiến quảng bá du lịch miền vườn cũng phải dựa trên quan điểm phát triển
của thị trường và sản phẩm, vì vậy cần tiếp cận theo từng phân đoạn thị trường và
tập trung có tiêu điểm. Đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào hoạt động xúc tiến
quảng bá: tận dụng khai thác tối đa công nghệ thông tin, truyền thông và kết hợp
phối hợp tốt với các đối tác nằm trong khu vực, trong nước và cả quốc tế trong
công tác xúc tiến quảng bá du lịch. Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch miệt vườn
cũng cần huy động các nguồn lực và tổ chức thực hiện theo hình thức liên kết giữa
các tỉnh lân cận trong khu vực.

25
Chương 2: Phân tích điều kiện phát triển du lịch miệt vườn tại vùng
Đồng bằng Sông Cửu Long.

2.1 Phân tích tài nguyên du lịch tự nhiên của vùng du lịch
2.1.1 Địa hình
Đồng bằng Sông Cửu Long nằm trên địa hình tương đối bằng phẳng với độ cao
trung bình khoảng 3-5m. Ngoài ra, mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phân bố dày
đặc thuận lợi cho giao thông đường thủy bậc nhất ở nước ta. Bên cạnh đó còn là
điều kiện thuận lợi phát triển ngành trông cây công nghiệp. Đồng bằng sông Cửu
Long của Việt Nam được hình thành từ phù sa và sự bồi đắp qua các thời kỳ biến
đổi của mực nước biển. Hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành nên
các loại đất phù sa màu mỡ ven đê sông và đất phèn ven biển trên các trầm tích
trũng như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, sườn Tây Nam sông
Hậu và bán đảo Cà Mau. Nhờ đất đai phì nhiêu, màu mỡ nên nơi đây cũng là
vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất nước ta.
Nhờ vậy mà hình thành nên loại hình du lịch miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu
Long, đây cũng là loại hình du lịch khá phát triển ở đồng bằng sông Cửu Long
và đang được các tỉnh khái thác phát triển.
2.1.2 Khí hậu
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có khí hậu nhiệt đới với đặc điểm nóng - ẩm
nên nơi đây có một nền nhiệt độ cao, ổn định trong toàn vùng, trung bình là 28oC.
Đồng thời đồng bằng Sông Cửu Long cũng là vùng có mưa nhiều, kéo dài từ tháng
5 đến tháng 11 hàng năm. Do tác động của hoàn lưu gió mùa, chế độ mưa ở đây có
sự phân hóa rõ rệt: mùa mưa tương ứng với gió mùa Tây Nam, mùa khô tương ứng
với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trong mùa mưa chiếm hơn 90% cả năm. Riêng
lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng 7 – tháng 10) chiếm hơn 60% và lượng mưa 3
tháng (tháng 8 – tháng 10) chiếm hơn 50% lượng mưa cả năm. Trong mùa mưa hầu

26
như ngày nào cũng có mưa. Mưa rào lớn, nhiều nước, tạnh mưa trời lại nắng, có gió
mát rất dễ chịu. Vì vậy, trong mùa mưa các hoạt động du lịch vẫn hoạt động bình
thường. Mùa khô ở đồng bằng kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trời nắng
nhưng không oi bức, lượng bức xạ dồi dào, trời quang, do đó đây là thời điểm hoạt
động du lịch ở Bến Tre phát triển. Nhìn chung thời tiết nơi đây hiền hòa, rất ít giông
bão. Với đặc điểm khí hậu mưa nhiều, nắng nóng là điều kiện phát triển ngành nông
nghiệp đặc biệt là trồng lúa nước và cây lương thực. Từ đó, các hoạt động du lịch
miệt vườn có thể diễn ra liên tục trong năm.
Những đặc điểm trên tạo ra ở đồng bằng sông Cửu Long những lợi thế riêng mà ở
các nơi khác khó có được.
2.1.3 Nguồn nước
Đồng bằng sông Cửu Long lấy nước ngọt từ sông Mê Công và nước mưa. Cả
hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt. Lượng nước bình quân của
sông Mê Công chảy qua đồng bằng sông Cửu Long hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển
khoảng 150-200 triệu tấn phù sa. Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó trong
quá trình bồi bổ lâu dài đã tạo nên đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
Đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen nên rất
thuận lợi cung cấp nước ngọt quanh năm. Về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4,
sông Mê Công là nguồn nước mặn duy nhất. Về mùa mưa , lượng mưa trung bình
hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây đồng bằng sông Cửu Long
đến1.300 ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía đông. Về mùa lũ , thường
xuyên xảy ra vào tháng 9, nước sông gây ngập lụt.
Chế độ thủy văn ở đồng bằng Sông Cửu Long có 3 đặc điểm nổi bật:
2.1.3.1 Nước mặt
Tổng tiềm năng dòng chảy năm của đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 400 -
500 tỷ m3, trong đó mùa khô là 40 - 50 tỷ m3. Vùng thượng đồng bằng sông Cửu
Long có nguồn nước mặt khá dồi dào, chất lượng nước sông chính tương đối tốt.
27
Tuy nhiên mùa lũ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến khả năng cấp nước do bị nhiễm
phèn, độ đục cao. Mùa kiệt dễ bị ô nhiễm vi sinh và thuốc trừ sâu. Vùng phân bố
dân cư phân tán nên khả năng cấp nước tập trung bị hạn chế.
Vùng giữa đồng bằng sông Cửu Long có nguồn nước mặt ổn định và dồi dào nhờ
hệ thống công trình ngăn mặn như Bảo Định, Nam Măng Thít, QLPH vùng có khả
năng sử dụng nước mặt để cấp nước tuy nhiên nguy cơ ô nhiễm nước mặt khá cao,
đòi hỏi kinh phí xử lý lớn.
Vùng ven biển không có nguồn nước mặt ổn định do bị nhiễm mặn mùa khô.
Tổng khai thác nguồn nước mặt cho cấp nước là 800.000 m 3/ngày-đêm, chủ yếu
phục vụ khu vực đô thị.
2.1.3.2 Nước ngầm
Vùng thượng đồng bằng sông Cửu Long ngoại trừ nước ngầm ở khu vực cần đánh
giá tác động của môi trường thì hầu hết là tương đối thuận lợi và dồi dào, các vùng
khác bị hạn chế do nhiễm mặn.
Vùng giữa đồng bằng sông Cửu Long, nước ngầm ổn định ngoại trừ tỉnh Bến Tre,
1 phần Trà Vinh.
Vùng ven biển, nước ngầm hạn chế do bị tầng nông (<170 m) ảnh hưởng xâm nhập
mặn và khai thác nhiều dễ gây sụt lún, nhiễm mặn nguồn nước ngầm.
Hiện toàn vùng có khoảng 500.000 giếng khoan, tổng công suất khai thác nước
ngầm khoảng 1,425 triệu m3/ ngày đêm.
2.1.3.3 Nước mưa
Nước mưa vùng đồng bằng sông Cửu Long có chất lượng tốt thuận tiện cho khai
thác hộ gia đình. Đồng bằng sông Cửu Long có lượng mưa trung bình khoảng
1.800 mm, phân bố không đều theo không gian và thời gian. Khu vực phía Tây
vùng đồng bằng Sông Cửu Long có lượng mưa nhiều nhất với trung bình năm từ
2.000-2.400 mm, trong khi phía Đông lượng mưa trung bình 1.600-1.800 mm.
Thời gian không có mưa ngắn từ 3-4 tháng. Lượng mưa mùa khô chiếm 10%. Đa
28
số các vùng lưu vực sông Cửu Long có mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc
vào đầu tháng XI.
Các vùng đều có tiềm năng sử dụng nước mưa phục vụ ăn uống... tuy nhiên hiện
nay tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa còn rất thấp do không có đủ dụng cụ thu, trữ nước
mưa, không đáp ứng đủ nhu cầu trong mùa khô.
Hệ thống sông rạch dày đặc là điều kiện thuận lợi cho đồng bằng sông Cửu Long
phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ, thuỷ lợi và du lịch. Mật độ sông ngòi
dày đặc này khiến cho ĐBSCL có nguồn nước rất dồi dào. Nhờ đường bờ biển dài
735 km, chiếm hơn 20% chiều dài bờ biển cả nước nên ĐBSCL rất có lợi thế về
việc đánh bắt và nuôi trồng thuỷ hải sản tạo ra nguồn tài nguyên phong phú với các
loại tôm, cua, cá, mực, nhuyễn thể,…
2.1.4 Sinh vật
Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí
hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên mang đặc trưng của miền tây nam
bộ. Nhờ đặc điểm địa hình, thuỷ văn mà thảm thực vật, hệ động vật trên cạn và
thuỷ sinh ở ĐBSCL phát triển rất mạnh mẽ từ đó hình thành nên 3 vùng sinh thái
mặn, ngọt, lợ.
2.1.4.1 Hệ sinh thái
Sông Mê Công đã tạo ra nhiều dạng sinh cảnh tự nhiên, thay đổi từ các bãi thuỷ
triều, giống cát và đầm lầy ngập triều ở vùng đồng bằng ven biển, các vùng cửa
sông, cho đến vùng ngập lũ, các khu trũng rộng, đầm lầy than bùn, các dải đất cao
phù sa ven sông và bậc thềm phù sa cổ nằm sâu trong nội địa.
Các vùng đất ngập nước bị ngập theo mùa hoặc thường xuyên chiếm một diện
tích lớn Đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng này có chức năng kinh tế và sinh
thái quan trọng. Các vùng đất ngập nước là một một trong những hệ sinh thái tự
nhiên phong phú nhất. Mặt khác, chúng cũng là những hệ sinh thái vô cùng nhạy
cảm dễ bị tác động và không thể được do quản lý.
29
Áp lực dân số và hậu quả của chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo
trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của đồng bằng Sông Cửu Long. Việc quy
hoạch và quản lý dùng đến là hết sức cần thiết để chặn dừng xu thế này và để thực
hiện một tiến trình khôi phục và duy trì sự cân bằng sinh thái.
Trong các vùng đất ngập nước ở đồng bằng Sông Cửu Long, có thể xác định được
3 hệ sinh thái tự nhiên. Những nét đặc trưng của 3 hệ sinh thái này như sau:
- Hệ sinh thái rừng ngập mặn: Rừng ngập mặn nằm ở vùng rìa ven biển trên các
bãi lầy mặn. Các rừng này đã từng bao phủ hầu hết vùng ven biển đồng bằng
Sông Cửu Long nhưng nay đang biến mất dần trên quy mô lớn. Trong số các
rừng ngập mặn còn lại, trên 80% (khoảng 77.000 ha) tập trung ở tỉnh Bạc Liêu
và Cà Mau.

H1. Rừng ngập mặn Cà Mau


- Hệ sinh thái đầm nội địa (rừng Tràm): Trước đây rừng Tràm đã từng bao phủ
một nửa diện tích đất phèn. Hiện nay chỉ còn lại trong khu vực đất than bùn
U Minh và một số nơi trong vùng đất phèn ở Đồng Tháp Mười và đồng bằng
Hà Tiên là những nơi bị ngập theo mùa. Rừng Tràm rất quan trọng đối với
việc ổn định đất, thuỷ văn và bảo tồn các loại vật. Rừng Tràm thích hợp nhất
30
cho việc cải tạo các vùng đất hoang và những vùng đất không phù hợp đối với
sản xuất nông nghiệp như vùng đầm lầy than bùn và đất phèn nặng. Cây tràm
thích nghi được với các điều kiện đất phèn và cũng có khả năng chịu được
mặn.

H2. Rừng Tràm Trà Sư

- Hệ sinh thái cửa sông: Cửa sông là nơi nước ngọt từ sông chảy ra gặp biển.
Chúng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các thuỷ triều và sự pha trộn giữa nước
mặn và nước ngọt. Cửa sông duy trì những quá trình quan trong như vận
chuyển chất dinh dưỡng và phù du sinh vật, du đẩy các ấu trùng tôm cá, xác
bồi động thực vật và nó quyết định các dạng trầm tích ven biển. Hệ sinh thái
cửa sông nằm trong số các hệ sinh thái phong phú và năng động nhất trên thế
giới. Tuy nhiên chúng rất dễ bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường và do các
thay đổi của chế độ nước (nhiệt độ, độ mặn, lượng phủ sa), những yếu tố có
thể phá vỡ hệ sinh thái này. Nhiều loài tôm cá ở đồng bằng sông Cửu Long là

31
những loài phụ thuộc vào của sông. Mô hình di cư và sinh sản của các loài
này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế độ sống và thuỷ triều, phụ thuộc rất
nhiều vào môi trường cửa sông.

H3. Hình ảnh 9 cửa sông tại Đồng bằng Sông Cửu Long

2.1.4.2 Hệ động vật


Hệ động vật ở ĐBSCL gồm 23 loài có vú, 386 loài và bộ chim, 6 loài lưỡng cư
và 260 loài cá. Số lượng và tính đa dạng của hệ động vật thường lớn nhất trong các
khu rừng tràm và rừng ngập mặn còn lại.
Sự sống còn của các quần hệ động vật có vú đang bị đe doạ bởi săn bắn, đánh bẫy
và sự phá huỷ liên tục nơi cư trú. Chúng tập trung chủ yếu trong những khu rừng tự
nhiên (rừng U Minh và Bảy Núi).
Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng trú đông quan trọng đặc biệt đối với các
loài chim di trú. Trong những năm gần đây, bảy khu vực sinh sản lớn của các loài
diệc, vò vằn, cò trắng và vạc đã được phát hiện trong các khu rừng tràm, loài sếu
mỏ đỏ phương đông, gần đây đã được phát hiện ở huyện Tam Nông trong Đồng
Tháp Mười. Trong khu bảo tồn Tràm Chim có 92 loài chim đã được xác định.
Trong vùng rừng U Minh, có 81 loài chim đã được ghi nhận.
32
Những vùng ngập nước ở đồng bằng sông Cửu Long cũng là nơi cư trú của các
loài bò sát và động vật lưỡng cư. Nhiều loài động vật có vú, chim, bò sát và động
vật lưỡng cư bị đánh bắt phục vụ nhu cầu tiêu dùng.
Theo Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam bộ, đồng bằng sông
Cửu Long có trên 250 loài cá nước ngọt, trong đó khoảng 50 loài có giá trị kinh tế
cao và khoảng gần 20 loài cá quý hiếm.

2.2 Phân tích tài nguyên du lịch văn hóa của vùng du lịch
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có 4 cộng đồng dân tộc sinh sống là Việt,
Chăm, Khmer và Hoa. Trong đó, người Việt chiếm đa số. Khu vực này trước đây
từng là một phần của Đế quốc Khmer, do đó là vùng tập trung người Khmer nhiều
nhất bên ngoài nước Campuchia. Người Hoa, có mặt ở vùng đất đồng bằng sông
Cửu Long vào nửa sau thế kỷ XVII. Người Chăm có mặt ở đồng bằng từ nửa đầu
thế kỷ XIX, là bộ phận của người Chăm từ miền Nam Trung Bộ vào sinh sống và
nơi định cư nhiều nhất của họ là ở Châu Đốc ( An Giang ). Sự cộng cư của nhiều
dân tộc trên một vùng đất đã giúp vùng Đồng bằng sông Cửu Long có được một
bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng.
2.2.1 Di tích Văn hóa – lịch sử
Đồng bằng sông Cửu Long là một trong số ít những địa phương còn lưu giữ lại
nhiều di tích lịch sử. Nơi đây có nhiều di tích đã được xếp hạng quốc gia như:

33
H4. Chùa Dơi - Sóc Trăng
Sóc Trăng là nơi có nhiều người dân tộc Khmer sinh sống vì vậy các ngôi chùa tại
nơi đây mang đậm kiến trúc, văn hóa của người Khmer. Đặc biệt nổi bật nhất
không thể không kể đến chùa Dơi mỗi khi nhắc về Sóc Trăng. Chùa Dơi còn được
gọi là chùa Mã Tộc – là ngôi chùa của bầy dơi đông đúc. Ngôi chùa là không gian
văn hóa duy nhất thờ Phật Thích Ca của cộng đồng dân tộc Khmer Nam Bộ tại nơi
đây. Khuôn viên chùa có nhiều cây sao và dầu – nơi trú ẩn của hàng vạn con dơi.
Cứ chiều đến hàng vạn con dơi lại kéo về sân chùa che kín cả bầu trời. Khác với
tâm lí sợ sệt loài dơi của chúng ta, các vị sư ở đây cho rằng việc dơi đổ về chùa là
phúc lành nhà Phật cho ngôi chùa này nên họ rất tích cực bảo vệ bầy dơi.

34
H5. Khu di chỉ Óc Eo – An Giang
Tại An Giang còn có khu di chỉ Óc Eo. Đây là địa danh được nhiều người trong và
ngoài nước biết đến – là khu di tích rộng lớn gắn liền với vết tích vật chất của
Vương quốc Phù Nam – một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách đây
2000 năm và được phát hiện khi nhân dân đào kênh xáng.

H6. Nhà tù Phú Quốc


Nếu ai đã từng đến Phú Quốc thì chắc hẳn đã từng đến tham quan nhà tù Phú
Quốc. Nhà tù được xây dựng vào năm 1946, khi thực dân Pháp chiếm đóng Phú
35
Quốc để xây dựng nhà tù lớn nhất Đông Nam Á. Những câu chuyện được tái hiện
chân thực trong nhà tù cho ta thấy được sự tàn khốc và ác liệt của chiến tranh. Đến
năm 1995, nơi đây được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích lịch sử cấp
Quốc gia.
Bên cạnh đó, miền Tây Nam Bộ còn là cái nôi của nghệ thuật đơn ca tài tử - báu
vật vùng đất phương Nam, nghệ thuật sân khấu cải lương. Đờn ca tài tử Nam Bộ là
sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ, vừa mang tính bác học, vừa dân gian
gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung
đình Huế và sáng tác mới trên nền tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng
đất Nam Bộ. Và đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp
quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, hạt giống cải lương đã được sinh ra và
phát triển mạnh mẽ trên mảnh đất Nam Bộ. Ra đời sau Chèo và Hát Bội, phát triển
từ nhạc Tài tử biến thành “ca ra bộ”, nghệ thuật cải lương đã dần dần phát triển và
chinh phục đông đảo tầng lớp nhân dân, nó do người Việt sáng tạo trên nước Việt
cho người Việt, được cha truyền con nối từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã có
nhiều tác phẩm để đời đến ngày nay.Ngoài ra loại hình nghệ thuật này mang đặc
điểm nổi bật. Đó là nền nghệ thuật mang tính giải phóng của người nông dân bị áp
bức và mất nước, phải vùng lên để chiến đấu cho sự sống còn của tầng lớp mình,
dân tộc mình. Tiếng nói của họ là tiếng ca bất khuất và đã được thể hiện qua nhiều
tác phẩm mà “Đời cô Lựu” là một vở tiêu biểu của tác giả Trần Hữu Trang, vốn là
một nông dân, một nghệ sĩ, trí thức.
2.2.2 Lễ hội
Không chỉ mang vẻ đẹp thiên nhiên, kho tàng lễ hội phong phú và độc đáo của
các dân tộc ở vùng đồng bằng sông Cửu Long là nguồn tài nguyên văn hóa vô cùng
quý giá. Nơi đây có hơn 1.230 lễ hội, trong đó, lễ hội dân gian, truyền thống chiếm
gần 70%, lễ hội tôn giáo chiếm hơn 21%, lễ hội lịch sử cách mạng hơn 8%, còn lại
36
là các lễ hội khác. Bên cạnh những lễ hội cấp quốc gia tiêu biểu, như: lễ hội Vía Bà
chúa xứ Núi Sam (Châu Đốc, An Giang), lễ hội Kỷ niệm Anh hùng dân tộc
Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá, Kiên Giang), lễ hội Nghinh Ông (Cà Mau)..., còn
có các lễ hội với dấu ấn đặc sắc về văn hóa của các dân tộc sinh sống trong vùng,
như: lễ hội Ok Om Bok, hội đua bò Bảy Núi của người Khmer; lễ hội Roya của
người Chăm; lễ cúng Bà Thiên Hậu của người Hoa. Ngoài ra, còn có một số lễ hội
quảng bá đặc sản vùng sông nước đồng bằng sông Cửu Long như: lễ hội Dừa Bến
Tre, lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ...

H7. Lễ hội Bà chúa Xứ


Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ 22 đến 27/4 (âm lịch) hằng năm. Đây
được coi là lễ hội lớn nhất tại vùng miền Tây Nam Bộ. Lễ hội như một bức tranh
tái hiện toàn cảnh nhiều sắc màu tín ngưỡng dân gian, hình ảnh sinh hoạt văn hóa
cộng đồng của ít nhất 4 dân tộc: Kinh, Hoa, Chăm và Khmer.

37
H8. Lễ hội Oóc – Om – Bóc
Lễ hội Ok Om Bok còn gọi là lễ cúng trăng, một lễ hội dân gian lớn trong năm của
người Khmer tổ chức khi kết thúc vụ mùa, để bày tỏ lòng biết ơn đối với mặt trăng
- vị thần theo tín ngưỡng của người Khmer đã giúp bảo vệ mùa màng, điều hòa
thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi, no ấm cho người dân ở phum, sóc.
2.2.3 Làng nghề
Đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 210 làng nghề tiểu thủ công, có nhiều
làng nghề chỉ nhắc đến, người ta liền liên tưởng ngay tới những sản phẩm đặc
trưng của nó. An Giang có làng dệt thổ cẩm, đường thốt nốt, mắm cá; Vĩnh Long
có làng nghề làm gốm, nghề đan lát; Sóc Trăng có bánh pía, lạp xưởng; Tiền Giang
có làng tủ thờ, làng nón bàng buông, mắm tôm chà; Bến Tre có kẹo dừa, các mặt
hàng thủ công mỹ nghệ làm ra từ cây dừa; Kiên Giang có nước mắm, khô mực;
Đồng Tháp có làng hoa kiểng, bonsai, cổ thụ…

Mỗi làng nghề có một loại sản phẩm đặc trưng cho mỗi tỉnh trong vùng. Thời
gian qua, một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã nắm bắt các cơ hội để
phát triển du lịch, thu hút du khách bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc trưng
của địa phương mình. Ngược lại, khách du lịch cũng có thể giúp quảng bá cho làng
nghề thủ công truyền thống một cách rất hiệu quả. Do đó, việc phát triển làng nghề

38
gắn kết du lịch là xu hướng tất yếu của các địa phương ở khu vực đồng bằng sông
Cửu Long. Nhưng hiện nay, khu vực này mới có khoảng 30% số làng nghề gắn với
hoạt động du lịch. Chính vì thế, việc gắn kết du lịch với phát triển làng nghề tạo
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc khu vực
đồng bằng sông Cửu Long là vấn đề tất yếu.

H9. Làng nghề se nhang Bình Đức – An Giang

H10. Làng nghề gốm – Vĩnh Long

39
H11. Làng dệt chiếu Định Yên – Đồng Tháp
2.3 Đánh giá về thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tại vùng du lịch
Du lịch miệt vườn thực chất là hoạt động du lịch sinh thái ở những vườn trái
cây rộng lớn và trù phú. Loại hình du lịch này thường phát triển mạnh ở những khu
vực được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, khí hậu thuận lợi và hệ sinh thái
thực vật đa dạng. Ở nước ta, du lịch miệt vườn phát triển mạnh mẽ ở khu vực Nam
Bộ, thu hút lượng du khách lớn hằng năm.

Khi đi du lịch miệt vườn, bạn sẽ được tham quan các vườn trái cây rộng lớn,
lắng nghe người dân chia sẻ về cách thức trồng và thu hoạch trái cây. Ngoài ra, bạn
cũng có thể tham gia làm “nông dân” cùng người dân thực hiện thu hoạch trái cây
và đóng gói hàng hóa đi bán. Đặc biệt, bạn có thể mua trái cây ngay tại vườn với
giá vô cùng rẻ.

Tình hình phát triển sản phẩm du lịch


Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi, có rất nhiều tiềm năng để
phát triển du lịch, nhất là du lịch miệt vườn. Du lịch miệt vườn là một trong các
loại hình du lịch đặc trưng và có thế mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Có
5 nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của loại hình du lịch này: “nguồn nhân lực

40
và dịch vụ”, “giá cả dịch vụ”, “hạ tầng kỹ thuật”, “an ninh trật tự và an toàn”, “cơ
sở lưu trú”. Với vùng đất trù phú, có nhiều diện tích đất phù sa của đồng bằng
sông Cửu Long đã tạo nên những điều kiện cần và đủ để những vườn cây ăn
trái phát triển tươi tốt. Dựa vào những điều kiện này, ngành du lịch các tỉnh
như Cần Thơ cũng đã nắm bắt được những điều kiện thuận lợi để phát triển mô
hình du lịch miệt vườn thăm quan, thưởng thức những vườn cây ăn quả dành
cho du khách.
 Điểm mạnh

Khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long đang là điểm đến ưa thích của khách quốc
tế trong hành trình khám phá sông nước miệt vườn, môi trường sinh thái bởi nơi
đây có hệ thống sông ngòi chằng chịt, những cánh đồng thẳng cánh cò bay cùng
với những vườn trái cây trĩu quả, bầu không khí trong lành, thoáng mát.
Là vùng thuộc hạ lưu sông Mê Kông nên đồng bằng sông Cửu Long có địa hình
sông rạc phân bố dày đặc. Phù sa sông Mê Kông là nguồn dinh dưỡng chính cho
cây trồng, cùng với khí hậu ôn hòa quanh năm là điều kiện thuận lợi để hình thành
các vùng chuyên canh cây ăn trái. Chính những yếu tố tuyệt vời này đã khiến đồng
bằng sông Cửu Long trở thành thủ phủ trái cây của Việt Nam với nhiều loại như:
Chôm chôm, xoài, sầu riêng, nhãn, ổi, xoài, cam,... Ngoài mang lại giá trị kinh tế
nông nghiệp thì hiện nay mô hình làm vườn kết hợp với du lịch vừa góp phần làm
tăng thêm nguồn thu nhập cho người dân, vừa mang lại một sản phẩm du lịch đặc
trưng của vùng đó là du lịch miệt vườn.
Người dân vùng sông nước vùng miền Tây Nam Bộ lại rất hiếu khách, nhiệt
tình, hào sảng cũng chính là yếu tố quan trọng thu hút du khách gần xa đến trải
nghiệm, khám phá những nét văn hóa sông nước hữu tình.
Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng, mạng lưới giao thông được nâng cao và phát triển.
 Điểm yếu

41
Do nhịp sống của người dân nơi đây nên vấn nạn hát bằng loa kẹo kéo không
chỉ gây phiền hà cho hàng xóm mà ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch miền
Tây, trở thành một hình ảnh không đẹp trong mắt du khách.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ưu đãi có rất nhiều tiềm năng
để phát triển du lịch, nhất là du lịch miệt vườn nhưng tại đây vẫn chưa thể tận
dụng, khai thác, phát triển được lợi thế tương xứng và hiệu quả, điều này đã gây ra
những lãng phí tài nguyên rất lớn. Nhiều điểm du lịch bị khai thác một cách bừa
bãi, gây ô nhiễm môi trường, khai thác không đi đôi với bảo vệ, bảo tồn đã làm
mất giá trị tự nhiên và giá trị văn hóa của vùng.
Bên cạnh đó công tác quản lý nhà nước về du lịch đã bộc lộ rõ nhiều khuyết
điểm, như: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước
về du lịch còn nhiều bất cập; đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về
du lịch còn thiếu và kiến thức chuyên sâu chưa được trang bị tốt, thiếu nhân lực
được đào tạo về chuyên ngành du lịch; hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về du
lịch chưa thật sự thống nhất; chưa có cơ chế phối hợp và thiếu tính chủ động về
đặc thù vùng, miền trong phát triển du lịch.
Đồng bằng sông Cửu Long thiếu sản phẩm du lịch độc đáo mang tính đặc thù
vùng du lịch và của mỗi địa phương trong vùng. Hầu hết các địa phương trong
vùng đều dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có để phát triển du lịch, do đó, các địa
phương đều có những sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch khá tương đồng. Điều
này đã làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ du lịch đồng bằng sông Cửu Long,
không giữ chân du khách lưu trú lâu hơn khi đến nơi đây và cũng không để lại ấn
tượng với du khách để quay trở lại cho những lần sau.
Ngoài ra cơ sở vật chất các khu du lịch ở vùng còn nghèo nàn, lạc hậu, còn hạn
chế trong quảng bá, tiếp thị, khai thác lợi thế du lịch; thiếu sản phẩm đáp ứng nhu
cầu tiêu thụ của du khách. Bên cạnh đó, tình trạng chèo kéo, ép khách mua hàng,
tăng giá hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn
42
thực phẩm đang rất cần được quan tâm, chấn chỉnh. Các sản phẩm, dịch vụ để phát
triển du lịch vùng chưa được cụ thể hóa bằng cơ chế, chính sách và các hoạt động
liên kết vùng; các địa phương làm du lịch còn mang nặng tính tự phát, thiếu
chuyên nghiệp, sản phẩm du lịch, chủ yếu dựa vào thiên nhiên, khai thác những gì
có sẵn mà thiếu đi sự đầu tư dài hạn.
Kiến thức về ứng dụng công nghệ thông tin tại nơi đây chưa được trang bị đầy
đủ cho người dân trong hoạt động quảng bá hình ảnh.
 Cơ hội

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm khí hậu mưa nhiều, nắng nóng là
điều kiện thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp nhất là phát triển ngành trồng lúa
nước và cây lương thực. Ngoài ra, với điều kiện sông ngòi dày đặc sẽ thuận lợi để
vùng phát triển kinh tế đặc biệt là ngành trồng cây công nghiệp. Từ đó tạo nên
nhiều tài nguyên tốt phục vụ cho sản phẩm du lịch miệt vườn.
Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ
và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước
trong khu vực và thế giới.
Hiện nay, nhiều địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có nền tảng
chuyển đổi, tái cấu trúc ngành Nông nghiệp.
Để đạt mục tiêu phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025 đạt
tốc độ tăng GDP nông nghiệp đạt trên 3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người khu
vực nông thôn tăng ít nhất 2 lần so với năm 2018. Đồng bằng sông Cửu Long đã tổ
chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn
bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và được Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt; Đi kèm theo đó là Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền
vững Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu; Chương trình tổng
thể phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long và các Nghị quyết, chiến

43
lược, quy hoạch, kế hoạch và hệ thống cơ chế, chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ cũng vừa ban hành Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 18/6/2022
về một số nhiệm vụ thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững vùng
Đồng bằng sông Cửu Long, chủ động thích ứng biến đổi khí hậu.
Quy hoạch ĐBSCL là nhằm cụ thể hóa và triển khai tư duy mới, tầm nhìn mới tại
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định
hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.
 Thách thức

Đây cũng là khu vực đang chịu nhiều tác động, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
và nước biển dâng.Trong nhiều năm trở lại đây, tình hình nước biển dâng đã gây
ảnh hưởng nặng nề trong nhiều năm trở lại đây. Biến đổi khí hậu đang diễn ra ảnh
hưởng mọi mặt đời sống và sản xuất ở Đồng bằng sông Cửu Long với các biểu
hiện như tăng nhiệt độ, nắng nóng, mưa trái mùa, tăng tần suất các sự kiện cực
đoan. Nước biển dâng là một quá trình diễn ra dần dần và chậm, tốc độ nước biển
dâng hiện nay chỉ khoảng 3.0mm/năm. Có thể thấy, vấn đề nước biển dâng lâu dài
hơn và không khẩn cấp bằng sự sụt lún của Đồng bằng sông Cửu Long.
Các công trình thủy điện thượng nguồn làm giảm đáng kể lượng phù sa và cát do
bị các hồ chứa giữ lại. Hệ quả là gây ra sạt lở bờ sông và làm đất bạc màu, nước mặn
từ biển xâm lấn làm hơn một nửa diện tích tự nhiên bị nhiễm mặn…
Sự phát triển du lịch đại chúng một cách ồ ạt, và phát triển du lịch miệt vườnsẽ
dẫn đến sự hủy hoại môi trường, đặc biệt là ở môi trường vùng sông nước.
Ngoài ra còn có các chính sách ưu đãi đầu tư ở địa phương chưa rõ ràng và
chưa thật sự hấp dẫn sẽ khiến các nhà đầu tư chuyển hướng đầu tư đến các vùng
khác.

44
Kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ. Kết nối giao thông còn rất hạn chế. Mặc dù, vùng
có thế mạnh về đường sông, đường biển, đường bộ và đường hàng không, nhưng
sự kết nối giao thông nội vùng rất khó khăn, thời gian vận chuyển hành khách dài
từ 5 đến hơn 6 giờ trên quãng đường chỉ có 200 km. Thực tế trong vùng, đường
hàng không tuy có phát triển, nhưng chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du
lịch, đường sông chưa phát triển, đường biển thiếu cảng hành khách và phương
tiện chưa đủ sức khai thác vận chuyển hành khách.
Các hoạt động phát triển từ biển như xây dựng hệ thống đê, cống, các khu nuôi
trồng thủy sản cũng đã tác động không nhỏ đến việc tiêu thoát, chất lượng nước
sạch tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long.
Không thể không kể đến công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát từ các cấp quản
lý chưa thường xuyên, chưa kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm pháp luật ở
các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, vận hành hoạt động du lịch. Ngoài ra, chính
vì thiếu sự liên kết vùng trong phối hợp phát triển du lịch bền vững nên đồng bằng
sông Cửu Long đang đối diện với vấn đề ô nhiễm môi trường, suy giảm tài nguyên
thiên nhiên và chịu sự tác động nặng nề của biến đổi khí hậu.
Chương 3: Giải pháp phát triển du lịch miệt vườn tại Đồng bằng sông Cửu Long
3.1. Giải pháp bảo tồn
Bảo tồn thiên nhiên là phong trào bảo tồn tập trung vào việc bảo vệ các loài
sinh vật khỏi bị tuyệt chủng, duy trì và phục hồi môi trường sống, tăng cường các
dịch vụ hệ sinh thái và bảo vệ đa dạng sinh học.
3.1.1. Bảo tồn môi trường sinh thái miệt vườn
- Để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch không ngừng gia tăng, Đồng bằng
Sông Cửu Long đã dựa trên thế mạnh tiềm năng của từng địa phương để tạo ra
những sản phẩm đặc thù, độc đáo theo loại hình du lịch sông nước miệt vườn. Trên
cơ sở bảo tồn cảnh quan môi trường thiên nhiên, phát triển đa dạng hóa sinh học
gắn phát triển du lịch.
45
- Hoạt động du lịch phải gắn liền với việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn
hóađặc thù của địa phương, bảo tồn được môi trường nhân văn trong sạch. Hoạt
động du lịch gắn liền với việc bảo tồn môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
Từ đó, đặt ra các kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp với việc tôn tạo khai thác các
tiềm năng du lịch miệt vườn.
3.1.1.1.Bảo tồn vườn trái cây
- Có năm khó khăn mà vườn cây ăn trái gặp phải, đòi hỏi người làm vườn biết và
tìm cách khắc phục:
o Mực nước trong mương vườn dâng cao làm chết rễ: Mưa cùng với nước
sông dâng cao thấm qua đê bao làm nước trong các mương vườn dâng lên,
rễ cây dễ bị ngập úng, tình trạng nầy kéo dài làm cho rễ thiếu không khí thở
dẫn đến hạn chế sự phát triển của rễ, cây kém phát triển, năng suất thấp và
có thể rễ cây bị chết. Trong canh tác, nhà vườn luôn giữ ổn định mực nước ở
mương vườn cách mặt líp tối thiểu là 60 cm. Cho nên vườn cây ăn trái cần
phải có:

- Đê bao: Ngăn chận không cho nước lũ hay triều cường xâm nhập vào vườn. Xây
dựng hệ thống đê bao cho một vùng rộng lớn hiệu quả hơn là đê bao cục bộ, riêng
lẽ từng vườn
- Máy bơm nước: Trong trường hợp mưa lũ nhiều ngày hay đê bao có lổ mội phải
dùng máy bơm đưa nước ra khỏi vườn, tạo điều kiện cho vườn cây khô ráo.
o Đất líp bị oi nước: Mặc dù giữ được mực nước trong mương vườn không
dâng cao, nhưng mưa lũ làm đất sét trương nở, nước trong đất líp không rút
kịp, đất bị oi nước, rễ cây hoạt động kém, nấm bệnh phát triển, rễ bị bệnh
nhiều hơn. Khắc phục bằng cách:

46
- Đánh rãnh thoát nước trên đất líp, rãnh có chiều rộng 20 cm, chiều sâu 20 – 30
cm. Những líp có chiều ngang rộng, thường bị trũng ở giữa nên đào một rãnh giữa
líp và những rãnh bên (hình xương cá) để thoát nước xuống mương vườn.
- Cần bón vôi vào đầu mùa mưa với liều lượng khoảng 50 kg/công 1.000 m2.
Sự quang hợp của lá bị giảm: Vào mùa mưa lũ, mây mù nhiều, lượng ánh sáng
giảm, lá cây nhận ánh sáng ít, sự quang hợp kém. Những lá khuất bên trong tán bị
che rợp chẳng những không quang hợp được mà còn là lá ăn bám làm tiêu hao
năng lượng của cây. Tán cây rậm rạp, kém thông thoáng dễ sinh bệnh trên lá. Khắc
phục bằng cách:
- Xén tỉa bỏ bớt những nhánh lá khuất bên trong tán, những nhánh là đà gần mặt
đất.
- Hạn chế bón phân N để cây không ra đọt non, tăng lượng phân P và K.
o Cây dễ bị đứt rễ:Vào mưa lũ đất líp trở nên mềm nhão, gió to làm cây lung
lay dẫn đến đứt rễ. Rễ cây bị đứt giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất, đồng
thời là cửa ngỏ cho nấm bệnh xâm nhập. Hạn chế bằng cách:

- Chống đở những cây ở đầu ngọn gió.


- Hạn chế đi lại trong vườn vì vào mùa mưa lũ mặt đất đất mềm nhão, rễ thường ăn
bàn lên mặt đất.
o Đất mặt líp bị rửa trôi: Mặt líp trơ trụi khi gặp mưa nhiều dễ bị rửa trôi lớp
đất mặt xuống mương vườn, mất đi sự màu mỡ cần thiết cho cây. Hạn chế
bằng cách:

- Không nên làm sạch cỏ ở vườn cây ăn trái mà nếu có làm cỏ thì chỉ nên cắt bỏ
phần lá ở trên và chừa lại phần gốc cỏ.
- Chỉ nên làm cỏ chung quanh gốc cây cho thông thoáng và hạn chế bệnh.
3.1.1.2.Bảo tồn nguồn nước

47
- Sự kiện hạn mặn lịch sử năm 2016 mà hàng loạt khu vực ở Nam Lào, Đông Bắc
Thái Lan, Campuchia và các tỉnh vùng ĐBSCL phải hứng chịu đã được nhiều
chuyên gia và nhà khoa học kết luận là hệ quả tác động kép của El Nino và đập
thủy điện Trung Quốc gây ra.
- Trước bối cảnh các nước thượng nguồn sẽ tiếp tục xúc tiến xây đập, chuyển nước
từ sông Mê Kông và diễn biến thời tiết ngày càng bất thường, thì nguy cơ khan
hiếm nguồn nước mặt và sụt giảm trữ lượng nước ngầm ở ĐBSCL ngày càng hiện
hữu.
- Ngay cả khi chuỗi các hồ chứa ở phía thượng nguồn xả lũ hàng năm thì nguồn
nước ấy hầu như không còn lượng phù sa và dinh dưỡng đủ để bồi tụ và nuôi sống
các hệ sinh thái ở vùng đồng bằng cuối nguồn này. Khi đó, theo nhiều chuyên gia,
tương lai sụt lún và tan rã đồng bằng là khó tránh khỏi.
ĐBSCL nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông nơi dòng nước chia thành các nhánh lớn
đổ vào biển Đông. Những năm gần đây, ĐBSCL ngày càng trở nên mong manh và
dễ tổn thương trước các tác động từ hiệu ứng thời tiết cực đoan gây ra bởi hiện
tượng biến đổi khí hậu.
- Sự thay đổi mạnh mẽ chế độ mưa hàng năm, gia tăng triều cường vùng cửa sông
và ven biển, cùng với gia tăng nhiệt độ mau chóng đã tạo ra sự thiếu hụt nguồn
nước mặt, sụt giảm lượng nước ngầm và tăng cường diện tích “mặn hóa” do xâm
nhập mặn.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về dự báo tình hình xâm nhập mặn, nồng độ
mặn trên các sông, rạch để có hướng xử lý kịp thời ngăn chặn nước mặn hoặc tranh
thủ lấy nước ngọt vào vườn. Đối với một số cây ăn quả mẫn cảm với mặn như sầu
riêng, chôm chôm, măng cụt… không tưới nước có độ mặn trên 0,5‰.
- Các nhóm giải pháp về môi trường cần được quan tâm và đầu tư trong thời gian
tới là: Cần có chương trình cấp Quốc gia về dự trữ nguồn nước phục vụ cho sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp cho vùng ĐBSCL trong thời gian tới
48
3.1.1.3 Bảo tồn giống cây trồng
- Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ đầu năm đến
nay, nông dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển đổi hơn 12.593 ha
đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, trong đó nhiều nhất là mít với
4.728ha, tiếp đó là xoài và cam xoàn, mỗi loại 1.470ha, thanh long 1.234ha…
- Qua thực tế chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Đồng bằng sông Cửu Long trong
những năm qua cho thấy, nhiều loại cây ăn quả ở khu vực này đã cho lợi nhuận
khá cao, không chỉ giúp người nông dân thoát nghèo mà trở thành tỷ phú. Trong đó
cây sầu riêng có lợi nhuận khoảng 910 triệu đồng/ha; bưởi da xanh, cam xoàn,
thanh long cho lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/ha; mít Thái hơn 364 triệu
đồng/ha… cao hơn gấp nhiều lần so cây lúa.
- Cùng với đó, các địa phương và ngành chức năng ở Đồng bằng sông Cửu Long
cũng đẩy mạnh hỗ trợ nông dân tập trung chính vào 5 loại cây ăn trái là thanh long,
xoài, chôm chôm, sầu riêng và nhãn với diện tích 59.000ha được trồng rải vụ. Việc
rải vụ nhằm tạo điều kiện tốt để tiêu thụ, giảm áp lực đầu ra khi sản lượng tập
trung thu hoạch vào chính vụ, từ đó giá trái cây rải vụ luôn ổn định, giúp nông dân
tăng hiệu quả sản xuất cao hơn chính vụ khoảng 2 lần.
- Để giúp người nông dân chuyển đổi giống cây trồng, các địa phương cần phải lựa
chọn loại cây trồng phù hợp để hướng dẫn nông dân chuyển đổi. Trên cơ sở kết
quả các mô hình và điều kiện cụ thể của địa phương để xác định các công thức
luân canh giữa lúa và các cây trồng khác đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, đặc
biệt, chỉ hướng dẫn nông dân chuyển đổi cây trồng khi nắm vững được thị trường
tiêu thụ.
- Để việc chuyển đổi đạt hiệu quả, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
các ngành chức năng và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần có
các giải pháp cụ thể để thực hiện, đó là: Phải hoàn thiện về thể chế và chính sách
hỗ trợ chuyển đổi trên đất trồng lúa; hoàn thiện hạ tầng, đặc biệt là thuỷ lợi của các
49
vùng chuyển đổi; đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật,
khuyến nông phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa; tổ chức sản xuất
gắn với tiêu thụ, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, cơ giới hoá sản xuất…
3.1.2. Bảo tồn đời sống người dân
Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, Tiền Giang có nhiều lợi
thế so sánh về điều kiện tự nhiên và tài nguyên nhân văn trong phát triển du
lịch theo hướng du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa và du lịch
cộng đồng, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu tham quan sông nước, miệt vườn của du khách, bình quân
mỗi ngày trên 1.500 lượt khách, các doanh nghiệp du lịch đã liên kết các hộ dân sử
dụng các phương tiện vận chuyển du lịch đường thủy với 643 phương tiện, trong
đó có 330 chiếc đò máy, 307 chiếc thuyền chèo và 6 ca-nô để phục vụ. Với dịch vụ
tham quan sông nước đã giải quyết việc làm cho gần 1.300 lao động, chủ yếu
nguồn lao động ở cù lao Thới Sơn, TP Mỹ Tho (trong đó hơn 70% là lao động nữ)
tận dụng thời gian nhàn rỗi sau công việc chính là làm vườn để tăng thêm thu nhập
cho gia đình, từng bước xóa đói giảm nghèo tại địa phương.
Bảo tồn văn hóa truyền thống: loại hình đờn ca tài tử đã gắn liền với đời sống
văn hóa tinh thần của cư dân vùng sông nước, được tổ chức UNESCO vinh danh di
sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; dịch vụ nầy đã được đưa vào khai thác phục
vụ du lịch đầu tiên từ những năm 1990 tại cù lao Thới Sơn, du khách được tham
quan vườn cây, thưởng thức các loại trái cây, các món ăn đặc sản của miền quê
và nghe đờn ca tài tử, là dịch vụ không thể thiếu của tour du lịch sông nước miệt
vườn. Hiện tại, có khoảng 12 đội đờn ca tài tử phục vụ khách du lịch tại hai khu du
lịch Thới Sơn và huyện Cái Bè, thu hút hơn 100 nghệ nhân đờn - ca phục vụ, góp
phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống cộng đồng.
Hoạt động du lịch cũng đã tạo điều kiện khôi phục, bảo tồn và phát triển các
làng nghề truyền thống như làm cốm, kẹo, bánh tráng, bánh phồng, mật ong,…ở
50
các địa phương như TP Mỹ Tho, Cái Bè. Cộng đồng có điều kiện để tham gia giới
thiệu và bán các sản phẩm nghề truyền thống cho khách du lịch trong và ngoài
nước.
- Tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng có thể tham gia vào quá trình quy
hoạch và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển du lịch nơi mà cuộc sống của
cộng đồng gắn liền. Điều này không chỉ góp phần đảm bảo cho quy hoạch đi vào
cuộc sống trên cơ sở những hiểu biết phong phú và cụ thể của cộng đồng đối với
mảnh đất mà họ gắn bó, mà còn để cộng đồng hiểu được những gì sẽ biến đổi trên
mảnh đất của họ; những gì họ có thể tham gia vào hoạt động phát triển du lịch để
có được cuộc sống tốt hơn; và để cộng đồng có được sự chuẩn bị tốt hơn cho
những công việc mới cùng với trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự nhiên, văn hóa
truyền thống trong quá trình phát triển du lịch.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về trách nhiệm bảo vệ các giá trị tự
nhiên, văn hóa bản địa để đảm bảo cuộc sống của họ với những thu nhập họ có
được qua việc tham gia vào hoạt động phát triển du lịch trên cơ sở khai thác
những giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa. Trước hết nhận thức này cần được nâng
lên ở những người có ảnh hưởng rộng rãi trong cộng đồng như trưởng xóm,
trưởng thôn...;
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền các quy định hiện hành về bảo vệ tài
nguyên tự nhiên, văn hóa truyền thống đến cộng đồng. Kinh phí dành cho những
hoạt động này cần được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước hoặc một phần kinh phí
trích trực tiếp từ thu nhập du lịch.

3.2. Giải pháp phát triển du lịch miệt vườn ở dồng bằng sông Cửu Long
3.2.1. Giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
Đồng bằng sông Cửu Long được thiên nhiên ban tặng đất đai màu mỡ, hệ sinh
thái thực vật đa dạng và khí hậu thuận lợi để phát triền du lịch miệt vườn. Sản
51
phẩm du lịch và tài nguyên sinh thái đều đến từ thiên nhiên. Tuy nhiên môi trường
ở đồng bằng sông Cửu Long đang gặp những vấn đề thách thức khá nghiêm trọng
như: xâm nhập mặn, nước biển dâng, hạn hán, ô nhiễm môi trường đất, thiếu
nguồn cung cấp nước sạch,…
Chính vì vậy, bên cạnh phát triển du lịch miệt vườn, đồng bằng sông Cửu Long
cần phải thực hiện những giải pháp để bảo vệ các giá trị bản sắc văn hóa, cảnh
quan thiên nhiên, môi trường, cụ thể:
- Từng bước hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp quy về quản lý tài nguyên
môi trường du lịch trên cơ sở triển khai Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Bảo
vệ Di sản và Luật Du lịch (có hiệu lực từ 1/1/2006).
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường cho các cấp
chính quyền và các ngành chức năng trong việc thực thi Luật Bảo vệ môi
trường và giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc đặt ra. Giám sát chặt
chẽ quy trình lập và thẩm định đánh giá tác động môi trường của các dự án
đầu tư theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường. Giám sát các dự án đầu
tư, từ ngay khi xây dựng dự án, thẩm định dự án, đầu tư dự án và đưa vào
hoạt động, kiên quyết xử lý triệt để các hình thức vi phạm Luật Bảo vệ môi
trường. Bên cạnh đó xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp về bảo vệ
môi trường, hỗ trợ chủ dự án đầu tư trong việc lựa chọn và chuyển giao công
nghệ sản xuất sạch ít gây ô nhiễm môi trường, hỗ trợ vốn đầu tư cho công
nghệ xử lý môi trường và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Nâng cao năng lực trong việc quan trắc chất lượng môi trường, ứng cứu xử
lý kịp thời các sự cố môi trường, suy thoát môi trường và ô nhiễm môi
trường phát sinh trong quá trình phát triển.
- Cần có biện pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân về viêc bảo vệ
môi trường cảnh quan và môi trường nước nhằm hạn chế ô nhiễm: không
được vứt rác thải nhựa, chai lọ, túi ni lông xuống sông, kênh, rạch,… Hạn
52
chế sử dụng rác thải nhựa khó phân hủy. Tại các tụ điểm du lịch cần bố trí
thêm các thùng rác công cộng, hệ thống xử lý rác thải. Thành lập các đội thu
gom rác tình nguyện ( có thể là hội sinh viên tình nguyện, hội phụ nữ hoặc
các phường xã lân cận phân công thu gom rác theo từng đợt ).
- Tăng cường công tác truyền thông giáo dục môi trường, công tác tuyên
truyền phổ biến kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường một cách rộng rãi
đến mọi tổ chức, các doanh nghiệp, các thành phần trong xã hội để tăng
cường hiểu biết pháp luật, tuân thủ và thực thi pháp luật về bảo vệ môi
trường một cách toàn diện. Tăng cường cơ chế giám sát của các tổ chức
đoàn thể, các cộng đồng dân cư và mọi người dân đối với vấn đề môi trường
trong các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khu
dân cư trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
- Ngoài ra biến đổi khí hậu cũng là một trong những thách thức đối với đồng
bằng sông Cửu Long vì đây là vùng chịu ảnh hưởng nặng nề với các vấn đề
liên quan như: xâm nhập mặn, suy giảm diện tích canh tác, các hệ sinh thái
đặc trưng của vùng và tất nhiên ngành Du lịch của vùng sẽ bị ảnh hưởng
lớn. Do vậy, cần phải có những giải pháp đồng bộ, thích ứng với biến đổi
khí hậu, giảm thiểu thấp nhất tình trạng sạt lở, xâm nhập mặn, vệ sinh môi
trường,... Những giải pháp đồng bộ đó phải được thực hiện từ khâu quy
hoạch chung, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí dân cư, quy hoạch
ngành,... Trong đó, ưu tiên quy hoạch chi tiết phát triển ngành Du lịch của
từng địa phương và từng vùng.
- Chú trọng hợp tác liên ngành và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về mọi
mặt nói chung và bảo vệ môi trường du lịch, văn hóa truyền thống, phát triển
cộng đồng nói riêng thông qua hoạt động hợp tác với các tổ chức về du lịch
như UNWTO, PATA, WTTC,... hoặc các tổ chức quan tâm đến việc bảo vệ
các nguồn tài nguyên và môi trường như GTZ, GEF, IUCN, WWF,
53
UNESCO,... đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo, chuyển giao công nghệ,
nhằm góp phần nhanh chóng nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng
như sản phẩm du lịch của đồng bằng sông Cửu Long.

3.2.2. Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch


Đồng Bằng Sông Cửu Long đang không ngừng đẩy mạnh đầu tư cho du lịch,
nhằm thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Rất nhiều dự án đầu tư được triển khai,
huy động nguồn vốn lớn để phát triển cơ sở hạ tầng du lịch ở hầu hết các tính Đồng
Bằng Sông Cửu Long. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó, cũng còn tồn tại nhiều
khó khăn trong việc đầu tư về cơ sở hạ tầng, chính sách cũng như nhân lực. Vì thế,
song song với việc phát triển, thì việc xác định những chính sách, giải pháp phù
hợp là việc hết sức cần thiết để phục vụ cho việc phát triển lâu dài của ngành du
lịch Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Một trong những điểm yếu và thách thức lớn cho phát triển du lịch của ĐBSCL đó
là hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, các sản phẩm du lịch cần phải chú
trọng. Chính vì vậy, trong thời gian tới cần tập trung đẩy mạnh phát triển một cách
đồng bộ cơ sở hạ tầng của Vùng, để từ đó có thể thu hút đầu tư cũng như tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển du lịch.
- Trang bị các phương tiện cung cấp thông tin du lịch cho du khách đến tham
quan như Trung tâm thông tin Du lịch (trung tâm hướng dẫn) có bố trí nhân
viên, các bảng giới thiệu các điểm du lịch, bảng hướng dẫn chung, bảng
hướng dẫn tại các điểm tham quan,… và hệ thống thông tin về du lịch tham
quan miệt vườn để đảm bảo thông tin xúc tiến và bảo vệ môi trường; xây
dựng, nâng cấp trang web về hệ thống sản phẩm du lịch đặc thù vùng đồng
bằng sông Cửu Long.

54
- Trang bị nhà hàng, các dịch vụ ăn uống, tại các điểm dừng chân bố trí thêm
các quầy phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách phải đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm, không gian sạch sẽ.
- Trang bị thêm các dịch vụ lưu trú như homestay liên kết với nhà dân để du
khách có thể trải nghiệm cuộc sống làng quê sông nước miệt vườn ( các
trang thiết bị và dịch vụ phải hoàn chỉnh để phục vụ khách hàng ).
- Môi trường lưu trú an toàn như khu vệ sinh khép kín, sạch sẽ; cung cấp đầy
đủ nước sạch cho du khách.
- Đẩy mạnh đầu tư mạng lưới đường bộ để du khách có thể dễ dàng lưu thông.
Mở rộng các luồng vận chuyển như đường thủy, đường hàng không (mở
thêm các đường bay nội địa và quốc tế) tạo điều kiện cho đầu tư và phát
triển du lịch.
- Cải thiện các dịch vụ đi lại, đưa đón du khách đến tham quan miệt vườn.
Đảm bảo không gian đỗ xe cho xe bus, xe ô tô, xe máy.
- Nâng cao chất lượng hệ thống bưu chính viễn thông đặc biệt là vùng sâu
vùng xa, biên giới hải đảo không chỉ phục vụ cho khách du lịch vùng mà còn
giúp bà con có thể thu nạp kiến thức, nâng cao được trình độ dân trí.
- Đầu tư các hệ thống hạ tầng cơ sở y tế, đào tạo đội ngũ y tế nhằm đảm bảo
chăm sóc tốt sức khỏe cho người dân địa phương và khách du lịch. Đầu tư
vào hệ thống nhà hát, bảo tàng để đáp ứng cho việc phát triển du lịch trong
thời hội nhập quốc tế.
- Ưu tiên đầu tư phát triển du lịch tham quan miệt vườn, xã hội hóa nghành du
lịch để thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
- Có cơ chế, chính sách ưu đãi đối với đầu tư phát triển các khu du lịch tham
quan miệt vườn do các khu du lịch thường thu hồi vốn chậm, các khu du lịch
chưa có tiếng tăm thì nguy cơ rủi ro rất cao. Với nguồn vốn này cần ưu tiên
những nhà đầu tư có năng lực đầu tư từ đầu với số vốn lớn, chấp nhận chịu
55
rủi ro và gặp nhiều khó khăn. Do đó, cần có chính sách hỗ trợ giải phóng
mặt bằng, miễn giảm thuế đất, thủ tục hành chính… tạo điều kiện ưu đãi
nhất nhằm thu hút đầu tư vào các khu du lịch.
- Có chính sách và giải pháp tạo nguồn vốn phát triển du lịch, huy động mọi
nguồn vốn để giải quyết về nhu cầu đầu tư:
+ Vốn từ nguồn tích lũy của các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh; vốn vay
ngân hàng; thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp trong cả nước, vốn trong
dân thông qua Luật khuyến khích đầu tư; vốn thông qua cổ phần hóa các
doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê
đất trả tiền trước, đổi đất lấy cơ sở hạ tầng có giới hạn thời gian v.v...
+ Vốn ngân sách Nhà nước (cả trung ương và địa phương) ưu tiên sử dụng
vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng tại các trọng điểm du lịch; vào
công tác bảo vệ và tôn tạo tài nguyên, xúc tiến quảng bá du lịch,...Đặc biệt
chú trọng giải pháp gắn phát triển giao thông nông thôn với phát triển hạ
tầng phục vụ khai thác du lịch.

3.2.3. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng


3.2.3.1. Cơ sở hạ tầng xã hội
Đầu tư các cơ sở hạ tầng xã hội như: giao thông, điện, nước sạch, viễn thông,…
đến các vùng quy hoạch phát triển du lịch. Đặc biệt là giao thông, tập trung đầu tư
về cầu, đường đảm bảo xe 50 chỗ vận chuyển khách du lịch đến được. Tập trung
thi công cầu Rách Miễu 2; nghiên cứu khả thi đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh
Cần Thơ; sớm hình thành mạng lưới giao thông nội vùng kết nối với Thành phố
Hồ Chí Minh, vùng miền Đông và Tây Nguyên. Nâng cấp hệ thống lọc nước để
đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ nhu cầu cho du khách tại các khu du lịch.
3.2.3.2. Cơ sở hạ tầng du lịch

56
Đầu tư dự án cơ sở hạ tầng du lịch, khu thương mại, nơi lưu trú,… không chỉ để
đáp ứng cho du khách bình dân mà còn khách du lịch có thu nhập cao và khách
nước ngoài. Ngoài việc tranh thủ nguồn vốn Trung ương; đồng thời, ngân sách địa
phương dành nguồn vốn đối ứng, hỗ trợ các dự án hạ tầng du lịch, để các dự án
sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.
3.2.4. Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch
Trong quá trình phát triển du lịch, vấn đề con người luôn giữ vai trò hết sức
quan trọng. Mặc dù được chú trọng đầu tư nhưng trong thời gian qua nguồn nhân
lực của vùng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về số lượng cũng như chất lượng, vấn đề
này đã trở thành một trong những rào cản ảnh hưởng đến khả năng phát triển du
lịch.
Thế nên để khai thác và phát triển tối đa nghành du lịch tham quan miệt vườn ở
đồng bằng sông Cửu Long thì cần có một đội ngũ nhân sự cũng như lực lượng lao
động phục vụ trong nghành du lịch chuyên nghiệp, vững vàng về chuyên môn.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch, lực lượng lao động trong ngành du lịch
của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian gần đây tăng đáng kể và
chiếm tỉ trọng khá lớn trong lực lượng lao động của Vùng, tuy nhiên nguồn nhân
lực cho ngành du lịch của Vùng còn thiếu và yếu, phần lớn đều chưa qua đào tạo
và tự phát.
Để đáp ứng được nhu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch, vấn đề đào tạo
nguồn nhân lực chuyên ngành là một yêu cầu cấp bách. Nó đòi hỏi sự nỗ lực không
những của riêng ngành du lịch, mà còn cần sự phối hợp chặt chẽ của các ngành
liên quan, đặc biệt là toàn ngành Giáo dục và Đào tạo.
Yếu tố môi trường xã hội trong đó có thái độ và tính chuyên nghiệp của nhân viên
phục vụ ảnh hưởng không nhỏ đến nghành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long. Vì
vậy, trong thời gian tới để phát triển đội ngũ lao động tham quan miệt vườn đồng
bằng sông Cửu Long cần thực hiện những giải pháp sau:
57
- Trước hết, cần phát triển mạnh các cơ sở đào tạo về du lịch trong vùng từ cơ
sở vật chất kỹ thuật, thiết bị giảng dạy đến chất lượng giảng viên, giáo trình
khung đào tạo du lịch gắn liền với điều kiện cụ thể của vùng Đồng bằng
sông Cửu Long. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, khuyến khích đào tạo tại
chỗ, tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Phát triển nguồn nhân lực du
lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long một cách đồng bộ cả về số lượng, chất
lượng và có hệ thống.
- Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác đào tạo: Phát triển đội ngũ giảng viên,
giáo viên cũng như khai thác các cơ sở đào tạo trong Vùng để đào tạo nguồn
nhân lực, tạo điều kiện thuận lợi những người có kinh nghiệm thực tiễn được
giảng dạy cho nguồn nhân lực hiện có của các địa phương, tập trung phát
triển đội ngũ chuyên gia đầu ngành về từng lĩnh vực du lịch.
- Mời các chuyên gia nước ngoài về tập huấn nghiệp vụ cho người đang hoạt
động trong lĩnh vực du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường hợp
tác quốc tế để phát triển nhân lực du lịch, đưa nội dung đào tạo phát triển
nhân lực du lịch vào các cam kết hợp tác đa phương và song phương của địa
phương, tập trung đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, sinh viên du lịch.
- Ngoài nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ, các chương trình về nhận thức du lịch
cũng cần được lồng ghép trong chương trình ngoại khóa trong hệ thống giáo
dục phổ thông tại địa phương nhằm tạo sự chuẩn bị bước đầu cho sự tham
gia của các thế hệ mai sau trong hoạt động du lịch.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách về phát hiện và bồi dưỡng, sử
dụng nguồn nhân lực du lịch của Vùng: Tạo môi trường thuận lợi cho người
có năng lực phát triển, cũng như có các chính sách đãi ngộ để thu hút lao
động có tay nghề cao về làm việc trong ngành du lịch của Vùng.
- Chú trọng duy trì và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo, dạy nghề và cơ sở
nghiên cứu về du lịch của vùng Đồng bằng sông Cửu Long : Nâng cao chất
58
lượng đào tạo, dạy nghề, đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào
tạo phù hợp với yêu cầu phát triển cho du lịch Đồng bằng sông Cửu Long
trong thời kỳ hội nhập. Kết nối chặt giữa đào tạo, nghiên cứu khoa học với
thực tiễn hoạt động của ngành du lịch tại Vùng.
- Huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực ngành Du lịch vùng Đồng
bằng sông Cửu Long: Tập trung phát triển hệ thống dạy nghề du lịch để đáp
ứng lực lượng lao động lành nghề cho các doanh nghiệp hoạt động du lịch
trong Vùng. Khuyến khích các doanh nghiệp du lịch thực hiện đào tạo, tái
đào tạo đội ngũ nhân viên bằng các ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp
thực hiện tốt công tác đào tạo, tái đào tạo tại chỗ.

Nói chung để nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch, tính hiệu quả của
dịch vụ du lịch một trong những nhiệm vụ quan trọng là đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao năng lực cho các nhà quản lý, kinh doanh và lực lượng lao động
trực tiếp cả về kinh nghiệm thực tiễn và lý luận.

3.2.5. Giải pháp về quản lý


Để “ du lịch sinh thái miệt vườn” phát triển rất cần một tổ chức. Các tỉnh đồng
bằng sông Cửu Long nên giao cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
thành lập một ban quản lý, quy hoạch cho các khu du lịch sinh thái miệt vườn có
cơ cấu tổ chức chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn tạo điều kiện cho làng nghề truyền
thống cũng phát triển cũng như tạo sự đa dạng, phong phú cho loại hình du lịch
sinh thái miệt vườn. Ban quản lý khu du lịch cần phối hợp cùng với cơ quan chính
phủ và chính quyền địa phương để xây dựng kế hoạch quản lý thích hợp, phù hợp
với quy hoạch chung của cả khu vực. - Quản lý nhà nước về du lịch sinh thái miệt
vườn cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du
lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch. Đối với các dự án phát triển các khu du lịch,

59
công trình quan trọng cần thành lập ban chuẩn bị (kêu gọi, xúc tiến) đầu tư, và sau
này trở thành các ban quản lý dự án có năng lực, hoạt động hiệu quả.
- Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch sinh thái miệt vườn
trong tỉnh, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình
v.v... nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển
du lịch sinh thái miệt vườn trên địa bàn.
- Đầu tư xây dựng và hoàn thành một số quy hoạch chi tiết ở các khu du lịch
trọng điểm để làm cơ sở cho việc đầu tư và kêu gọi vốn đầu tư của các thành
phần kinh tế trong và ngoài nước.
- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt với Trà
Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và TP. Hồ Chí Minh) trong việc
thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh để giải
quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý phát triển du lịch như đầu tư
phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, bảo vệ môi trường, khai thác
tài nguyên, cơ sở hạ tầng,…
- Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào hoạt
động quản lý, kinh doanh du lịch, đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch,
nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lich.
- Đẩy mạnh nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị
trí, vai trò của du lịch sinh thái miệt vườn đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của toàn tỉnh; đề cao trách nhiệm xã hội và môi trường trong hoạt động
du lịch.

3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái miệt vườn
3.1.6.1. Giải pháp phát triển thị trường
Khách du lịch tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long rất đa dạng
thuộc nhiều lứa tuổi, trình độ xã hội và nghề nghiệp khác nhau, họ có thể tổ chức

60
đi du lịch theo gia đình, đi theo đoàn, hoặc theo nhóm lẻ,...Các hoạt động mang
bản chất du lịch tham quan miệt vườn ở đồng bằng sông Cửu Long đang được phát
triển và thu hút nhiều đối tượng khách du lịch. Các đối tượng chính của loại hình
du lịch này ở độ tuổi thanh niên và trung niên (ở độ tuổi từ 18 đến 55), thường là
các nhà nghiên cứu, khách du lịch thuần túy, học sinh, sinh viên,...Đây là những
đối tượng thích mạo hiểm, thích khám phá. Do điều kiện thuận lợi nên các hoạt
động du lịch sinh thái miệt vườn cũng thường được diễn ra quanh năm.
Đối với thị trường khách quốc tế: sau đại dịch Covid-19 lượng khách quốc tế đến
đồng bằng sông Cửu Long đang dần tăng lên. Đây là những cơ sở rất quan trọng để
xây dựng các sản phẩm du lịch phù hợp với mục đích và đối tượng khách. Các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long cần xây dựng thêm các sản phẩm du lịch đặc thù của
từng địa phương (đó là bản sắc văn hóa của người dân, đặc sản địa phương, các di
tích lịch sử văn hóa, truyền thống cách mạng v.v...) không gây nhàm chán, trùng
lặp để thu hút du khách trong và ngoài nước hơn. Những yếu tố này cần được xem
xét khi xây dựng các sản phẩm du lịch cũng cần phải xác định chiến lược phát triển
thị trường cụ thể nhằm thu hút các thị trường tương ứng. Dựa trên những nét đặc
thù về tài nguyên du lịch, tâm lý và sở thích của các thị trường khách du lịch quốc
tế,... có thể kết hợp và xây dựng một số sản phẩm du lịch tương ứng với đặc điểm
về sở thích của một số thị trường cơ bản của từng địa phương như:
a. Đối với nhóm thị trường Đông Bắc Á:
- Thị trường khách Nhật Bản: Du lịch đồng bằng sông Cửu Long thì loại
hình du lịch tham quan miệt vườn rất được khách Nhật ưa thích. Đây là thị
trường có khả năng chi trả cho chuyến đi du lịch rất cao, đòi hỏi nhiều dịch
vụ du lịch cao cấp, có yêu cầu cao về vệ sinh môi trường.
- Thị trường khách Hàn Quốc cũng có sở thích gần như khách Nhật Bản. Thị
trường Hàn Quốc có khả năng thanh toán cao, và có yêu cầu cao về chất
lượng các sản phẩm du lịch và dịch vụ,...
61
- Thị trường khách Đài Loan và Hồng Kông (Trung Quốc) đến với du lịch
sinh thái miệt vườn Bến Tre nói chung là tiêu thụ ít, khả năng thanh toán
thấp (trừ đối tượng là khách thương mại), thích các dịch vụ giá rẻ, thích
những nơi ồn ào, náo nhiệt với các dịch vụ vui chơi giải trí,...

b. Đối với nhóm thị trường Châu Âu:


- Thị trường Pháp, khách Pháp đến Việt Nam nói chung và đồng bằng sông
Cửu Long nói riêng thuộc nhiều thành phần khác nhau, với nhiều lứa tuổi
khác nhau từ thanh niên đến trung niên và những người nghỉ hưu. Khách
Pháp đòi hỏi chất lượng các dịch vụ du lịch cao, họ có khả năng chi trả cao,
thích những sản phẩm và dịch vụ mang phong cách Pháp,...Tuy nhiên họ rất
thực dụng, chỉ chấp nhận giá cả phải tương xứng với chất lượng dịch vụ.
- Các thị trường khác: Chiếm tỷ trọng thấp hơn, nhưng có tiềm năng lớn; bao
gồm các thị trường Anh, Đức, Bỉ, Hà Lan, Đan Mạch,...Các thị trường này
có những tâm lý, sở thích tương tự như thị trường Pháp. Các thị trường
Đông Âu bắt đầu phát triển trở lại và đây sẽ là những thị trường tiềm năng
của Việt Nam nói chung và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng (thị trường
này đã từng là thị trường truyền thống của du lịch Việt Nam và nay đang có
xu thế phát triển trở lại, đặc biệt là ở các tỉnh phía nam). Các sản phẩm ưa
thích của thị trường Đông Âu là: du lịch sinh thái miệt vườn, tham quan và
mua sắm v.v...

c. Đối với thị trường Bắc Mỹ:


Các sản phẩm du lịch mà Bến Tre có thể đáp ứng bao gồm: Du lịch sinh thái miệt
vườn; tham quan, nghiên cứu; du lịch văn hóa; du lịch thương mại v.v... Đây là thị
trường có khả năng thanh toán cao, đòi hỏi chất lượng các sản phẩm và dịch vụ du
lịch rất khắt khe,...
d. Các nhóm thị trường khác:

62
- Thị trường các nước ASEAN: Hiện nay, các thị trường này đến Bến Tre còn ít,
nhưng đây là thị trường các nước trong khối ASEAN đang phát triển trong xu thế
hội nhập khu vực; đang dần xóa bỏ mọi rào cản, mọi thủ tục hành chính (như miễn
thị thực nhập cảnh, cho phép xe ôtô đi lại vào lãnh thổ của nhau,...); đặc biệt với sự
hỗ trợ của Ngân hàng Phát triển Châu Á, dự án phát triển Tiểu vùng sông Mê Kông
mở rộng (trong đó có sự tham gia của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long) đang
được triển khai thực hiện. Do vậy ngành du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long cần
xác định đây là những thị trường tiềm năng trong chiến lược phát triển. Đối với thị
trường các nước ASEAN cần phát triển và cung cấp các sản phẩm du lịch sau: du
lịch sinh thái sông nước; du lịch tham quan nghiên cứu; du lịch văn hóa; du lịch
vui chơi giải trí, thể thao; du lịch thương mại, hội nghị, hội thảo v.v...
- Thị trường Úc và New Zealand: Các sản phẩm du lịch ưa thích của thị trường này
mà du lịch đồng bằng sông Cửu Long có thể đáp ứng được bao gồm: Du lịch tham
quan nghiên cứu; du lịch sinh thái miệt vườn; du lịch nghiên cứu văn hóa, lịch sử
v.v...
Thị trường mục tiêu mà du lịch tham quan miệt vườn đồng bằng sông Cửu Long
cần đầu tư khai thác và hướng trong những năm tiếp theo là các thị trường du lịch
cao cấp, có trình độ học vấn cao, có khả năng chi tiêu lớn và thời gian lưu trú dài
ngày hơn. Với mục tiêu này thì ngành du lịch đồng bằng sông Cửu Long bên cạnh
việc trú trọng đầu tư cho loại hình tham quan miệt vườn thì cần mở rộng và hướng
tới khai thác một số thị trường khách với mục đích tham quan, nghiên cứu; tìm
hiểu văn hóa,…kết hợp với nguồn khách đến từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
Châu Úc, Châu Mỹ, Asian, các nước Đài Loan, Hồng Kông,Tây Âu v.v...
3.1.6.2. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Để đồng bằng sông Cửu Long có thể đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long cần có kế hoạch kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài
nước xây dựng các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng và dịch vụ vui chơi – giải trí; khu
63
du lịch, điểm du lịch với qui mô khá và hiện đại. Tiếp tục đầu tư phát triển du lịch
sinh thái miệt vườn. Áp dụng "chiến lược chất lượng cao, giá cả hợp lý"; "chiến
lược đa dạng hóa sản phẩm du lịch" và "chiến lược thị trường thích hợp". Ngoài ra,
đồng bằng sông Cửu Long cần áp dụng chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho
một thị trường"; "kết hợp nhiều sản phẩm du lịch bổ trợ cho một đối tượng khách’’
với giá cả thích hợp để thu hút du khách như du lịch mua sắm, du lịch chữa bệnh,
nghỉ dưỡng, du lịch homestay, du lịch thể thao, du lịch kết hợp hội nghị, vui chơi
giải trí,.... Các sản phẩm bổ sung này vừa có tác dụng nâng cao sức cạnh tranh, sức
hấp dẫn của sản phẩm chủ đạo còn có tác dụng thu hút thêm các thị trường khách
mới, nhằm đa dạng hóa thị trường khách, đảm bảo tính bền vững, ổn định.
Đặc biệt chú trọng công tác nâng cao trình độ nghiệp vụ, vì đây là một cấu thành
rất quan trọng của sản phẩm du lịch. Song song với việc xây dựng các sản phẩm du
lịch, cần phải đẩy mạnh chiến lược marketing "nhiều sản phẩm cho một thị
trường’’; "kết hợp nhiều sản phẩm du lịch cho một đối tượng khách’’; tăng cường
công tác tuyên truyền quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch ở trong và ngoài
nước.
Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện để khai thác thị trường khách nội
địa, do vậy đầu tư vào thị trường khách nội địa sẽ được chú trọng hơn với sản
phẩm du lịch tham quan miệt vườn. Bên cạnh đó, các sản phẩm; du lịch miệt vườn
làng quê; du lịch tham quan, nghiên cứu; du lịch văn hóa, lễ hội, làng nghề; du lịch
nghỉ cuối tuần,...cũng được quan tâm cùng phát triển. Đối với thị trường khách
quốc tế thì cần đầu tư vào các sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch miệt
vườn làng quê, du lịch sông nước, du lịch tham quan,... nối tour với các tỉnh vùng
đồng bằng sông Cửu Long.
3.1.6.3. Giải pháp tăng cường công tác quảng bá, xúc tiến

64
Nguồn thông tin chính để khách quốc tế tìm đến du lịch tham quan miệt vườn chủ
yếu là internet, sau đó là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo. Còn đối với khách du
lịch trong nước thì nguồn thông tin để công ty du lịch đưa đồng bằng sông Cửu
Long đến gần khách hơn là WOM (Word of mouth: quảng cáo truyền miệng) từ
gia đình và bạn bè, sau đó mới là nguồn thông tin qua tivi, sách, báo. Du lịch tham
quan miệt vườn phát triển không những giúp quảng bá hình ảnh cho đồng bằng
sông Cửu Long mà còn còn giúp tăng thêm nguồn thu, giải quyết lao động và việc
làm cho nông dân thông qua việc các nhà vườn liên kết với các doanh nghiệp làm
du lịch.
Từ những thành phần cấu tạo của sản phẩm du lịch sinh thái miệt vườn của đồng
bằng sông Cửu Long, cần áp dụng mô hình quảng cáo trong du lịch để xây dựng
nên các chương trình, dịch vụ du lịch thích ứng.
Ví dụ như “Du lịch và trải nghiệm tham quan miệt vườn Bến Tre”.
Để gây được ấn tượng và thu hút đối với khách du lịch thì có khẩu hiệu ấn
tượng thôi chưa đủ mà nó phải được kết hợp với công cụ quảng bá thích hợp
như:
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin, đặt biển
báo sao cho bắt mắt giới thiệu về du lịch tham quan miệt vườn , về tiềm
năng du lịch Bến Tre cho khách du lịch ở những đầu mối giao thông quan
trọng.
- Tăng cường nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các chiến lược về thị
trường – sản phẩm du lịch Bến Tre, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản
phẩm du lịch đảm bảo các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch, tiến tới công
nghiệp hóa và hiện đại hóa ngành Du lịch và tạo khả năng hội nhập của du
lịch tham quan miệt vườn Bến Tre với hoạt động phát triển du lịch tham
quan miệt vườn ở trong nước, khu vực và trên thế giới.
65
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá trên báo, tạp chí
du lịch và trên các trang Web do các cơ quan hành chính du lịch phụ trách
để giới thiệu các thông tin tức thời liên quan trực tiếp đến du lịch như:
những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn tỉnh như triển lãm, hội chợ
du lịch, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống,... tổ chức các chiến dịch xúc
tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội
chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới
thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch nói chung và du lịch tham quan miệt vườn
nói riêng của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
- Tuyên truyền, giáo dục để nâng cao nhận thức về ngành kinh tế du lịch trong
các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch
Bến Tre trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du
lịch và nguồn vốn đầu tư vào du lịch Bến Tre.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan
thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng
xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (cả trong nước và quốc tế);
tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Bến Tre có hiệu quả.
- Hướng dẫn, khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trực
tiếp tham gia nghiên cứu khoa học để phục vụ cho các hoạt động sản xuất
kinh 105 doanh đạt hiệu quả cao; nghiên cứu để nâng cao năng lực, cải thiện
sản phẩm, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường,...
- Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch; mở rộng giao
lưu, hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước; khuyến
khích các doanh nghiệp nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản
xuất, kinh doanh. Đặc biệt chú trọng vấn đề đặt chỗ, thanh toán qua mạng,
chủ động xây dựng các trang web động phục vụ quảng bá và hoạt động kinh
doanh du lịch.
66
- Tăng cường tính chủ động trong việc hội nhập và hợp tác quốc tế nhằm
tranh thủ nguồn lực bên ngoài, tăng nguồn khách, nguồn vốn đầu tư và kinh
nghiệm góp phần đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu đã đề ra trong quy hoạch.

Nói chung, nhằm tạo động lực phát triển các hoạt động du lịch miệt vườn, việc các
địa phương cần quan tâm đến một số vấn đề then chốt nhằm phát huy và khai thác
triệt để tiềm lực phát triển du lịch trong điều kiện mới: như phát triển cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, tăng cường năng lực chuyên môn đối
với đội ngũ lao động, xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch theo hướng đa dạng
hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến quảng bá,
phát triển thị trường, tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch theo
hướng bền vững.

KẾT LUẬN
Về tiềm năng du lịch tham quan miệt vườn ở Đồng bằng sông Cửu Long. Tài
nguyên du lịch tỉnh Bến Tre khá phong phú và đa dạng hội tụ được nhiều yếu tố
quan trọng để hình thành các loại hình, sản phẩm du lịch thế mạnh, đặc biệt loại hình
du lịch sinh thái miệt vườn, nghỉ dưỡng, tham quan, nghiên cứu, văn hóa. Các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long đã và đang tập trung đầu tư, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ
tầng để phục vụ cho phát triển KT – XH, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du
lịch ở ĐBSCL. Tuy nhiên, để du lịch có thể phát triển với tốc độ nhanh và bền vững
hệ thống kết cấu hạ tầng cần được nâng cấp hoàn thiện hơn nữa. Hệ thống cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ cho phát triển du lịch đã được các thành phần kinh tế tham gia
kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn thiếu đồng bộ.
Chất lượng trang thiết bị, lao động phục vụ tại các cơ sở lưu trú, nhà hàng, vui chơi
giải trí v.v... chưa tương xứng với yêu cầu ngày càng cao của du khách. ĐBSCL đã
đang chú trọng công tác tôn tạo, phát triển chú trọng các điểm du lịch sinh thái miệt

67
vườn, tăng cường kêu gọi đầu tư các dự án có quy mô lớn, phát triển mới các điểm
du lịch cộng đồng thuộc các xã ven sông, phát triển nền văn hoá nghệ thuật dân gian,
phát triển hệ thống làng nghề truyền thống góp phần làm phong phú thêm nguồn tài
nguyên du lịch nhân văn, góp phần bổ trợ cho loại hình du lịch tham quan miệt vườn
của ĐBSCL.
Về hiện trạng phát triển du lịch tham quan miệt vườn ở ĐBSCL. Du lịch và các
dịch vụ của du lịch tham quan miệt vườn ở ĐBSCL phát triển với xuất phát điểm
thấp thể hiện trong các lĩnh vực như: kinh doanh, đầu tư phát triển, quản lý, công tác
quy hoạch, kế hoạch và đào tạo. Lượng khách du lịch trong và ngoài nước đến với
du lịch sinh thái miệt vườn ở các tỉnh như: Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền
Giang, Long An,… ngày một tăng, đó là một cơ hội và thách thức đối với ngành Du
lịch của vùng trong những năm tiếp theo. Đóng góp của ngành Du lịch ĐBSCL vào
cơ cấu kinh tế chung tuy còn khiêm tốn nhưng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng đối
với sự nghiệp phát triển KT – XH toàn vùng.
Về định hướng và giải pháp phát triển du lịch tham quan miệt vườn ĐBSCL. Loại
hình du lịch tham quan miệt vườn ĐBSCL cũng góp phần giữ gìn, bảo vệ môi trường,
cải thiện điều kiện sống cho người dân địa phương. Nhưng hơn hết, đó là mối giao
hòa về mặt văn hóa, con người giữa các vùng miền thông qua việc đến ở, tham quan
có mục đích nhằm hưởng thụ các sản vật địa phương nơi họ đến. Khách du lịch và
cả những cư dân địa phương đều thu được lợi ích khi tham gia vào loại hình du lịch
này. Điều quan trọng là làm sao để đầu tư cho thật tốt, thật đúng mức để tạo được
nét đặc trưng riêng vừa mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho việc phát triển kinh tế xã
hội, cải thiện đời sống người dân và giữ môi trường sạch đẹp. Các tỉnh ĐBSCL phải
biết tận dụng những lợi thế và nguồn tài nguyên du lịch vào việc phát triển du lịch
tham quan miệt vườn nhằm tạo ra sự khác biệt, sáng tạo, xóa bỏ tính trùng lắp của
mô hình du lịch tham quan miệt vườn ở miền Tây hiện nay. Các giải pháp phát triển
du lịch tham quan miệt vườn ĐBSCL đã được trình bày như các giải pháp về bảo vệ
68
tài nguyên và môi trường; giải pháp về đầu tư phát triển du lịch, giải pháp về phát
triển cơ sở hạ tầng; giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; giải pháp về quản
lý và giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch miệt vườn ở địa phương.

Các nguồn tài liệu tham khảo


1. https://123docz.net/trich-doan/2823728-khai-niem-ve-d
2. https://bom.so/cIeRN4
3. https://bom.so/6fwryn
4. https://bom.so/y8BCJ5
5. https://bom.so/aLhv0I
6. https://bom.so/cNZOlV
7. https://bom.so/sxBuSF
8. http://moit.gov.vn/tin-tuc/70-nam-nganh-cong-thuong/chuyen-dich-nang-
luong-ben-vung-tai-dong-bang-song-cuu-long-3.html
9. http://vwsa.org.vn/vn/article/2272/tong-quan-nguon-nuoc-phuc-vu-sinh-
hoat-va-cong-nghiep-vung-dong-bang-song-cuu-long.html
10.https://travelmag.vn/6-giai-phap-chinh-de-phat-trien-du-lich-dong-bang-
song-cuu-long-d28241.html
11.http://www.khanhtravel.com/blog-tin-tuc-199169316/thuc-trang-va-giai-
phap-dau-tu-du-lich-vung-dong-bang-song-cuu-long-5151

69
13

You might also like