You are on page 1of 61

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
MÔN: Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
LỚP HP:

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI
SAIGON TOURIST

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Lê Thị Lan Anh

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Khánh Hòa– MSSV: 2121012292
Lê Thị Bích Hồng – MSSV: 2121005495
Nguyễn Thị Nhả Quyên– MSSV: 2121013583
Phạm Minh Thư – MSSV: 2121013384

TP.HCM, Tháng 3 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

TIỂU LUẬN
MÔN: Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
LỚP HP:

ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI
SAIGON TOURIST

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Lê Thị Lan Anh

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Khánh Hòa– MSSV: 2121012292
Lê Thị Bích Hồng – MSSV: 2121005495
Nguyễn Thị Nhả Quyên– MSSV: 2121013583
Phạm Minh Thư – MSSV: 2121013384

TP.HCM, Tháng 3 năm 202


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan bài báo cáo tiểu luận thi kết thúc học phần này có
đề tài là: “Thực trạng tiến trình phân công công việc tại ” được tiến hành công
khai bằng chính sức lực, sự tâm huyết của tất cả các thành viên trong nhóm và
dưới sự hướng dẫn của giảng viên Lê Thị Lan Anh.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu của bài tiểu luận đều trung thực, chính
xác, khách quan dựa trên tài liệu tham khảo là các nguồn sách chính thống và
các trang web tìm kiếm thông tin dữ liệu đáng tin cậy.

Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 04 năm 2023


Sinh viên thực hiện
LỜI CẢM ƠN
Môn Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch là một trong những môn chuyên ngành
trong chương trình đào tạo nghề du lịch. Môn học cung cấp cho sinh viên những kiến
thức được chọn lọc trong hệ thống lãnh thổ và địa lý, tài nguyên du lịch trong nước để
phục cho hoạt động du lịch. Bên cạnh đó, môn học đã trang bị cho sinh viên những kiến
thức cơ bản, hệ thống về cơ cấu, công tác quản trị nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ
chức.
Chúng em chân thành gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Tài chính -Marketing, khoa
Du lịch đã tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tham khảo tốt nhất trong
suốt quá trình học tập và thực hiện bài tiểu luận này.
Chúng em cảm ơn giảng viên Lê Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu trong chương trình học bằng cách dạy dễ hiểu nhất, chia sẻ
kinh nghiệm cũng như những đóng góp của cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn
thành thuận lợi, nhanh chóng. Không chỉ mang đến cho chúng em những bài giảng hữu
ích mà cô còn tạo cho chúng em một cảm giác thoải mái nhất, gần gũi nhất có thể khi
học môn của cô.
Cảm ơn các bạn thành viên trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và
cung cấp tài liệu bổ ích để giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định.
Dù kết quả có như nào đi chăng nữa thì mọi sự đóng góp của mọi người cũng đều xứng
đáng được công nhận.
Vì vốn hiểu biết có giới hạn nên trong quá trình làm bài tiểu luận việc tìm kiếm
những thông tin còn gặp nhiều khó khăn, mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng
đề tài có thể còn nhiều thiếu sót và có thể chưa đi sâu để khai thác hết các khía cạnh,
chi tiết liên quan đến đề tài bài tiểu luận. Kính mong cô có thể thông cảm và cho ý kiến
đóng góp thêm để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn. Nhóm chúng em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cô Lê Thị Lan Anh và chúc cô luôn mạnh khoẻ,
thành công trên con đường giảng dạy của mình.
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………

Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn: ................... Điểm chữ:..………...........................................…

Ngày ....... tháng ........ năm...........


GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC

STT Họ và tên Nhiệm vụ được giao Tỷ lệ đóng góp

1 Nguyễn Thị Khánh Hòa Nội dung Chương 2 100%


In ấn
Nộp bài
2 Lê Thị Bích Hồng Nội dung Chương 1 100%
Tổng hợp, chỉnh sửa hình
thức
3 Nguyễn Thị Nhả Quyên Nội dung Chương 3 100%
4 Phạm Minh Thư Nội dung chương 2 100%
MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................................................

Lời cảm ơn .....................................................................................................................................................

Phiếu nhận xét và chấm điểm .....................................................................................................................

Bảng phân công công việc ............................................................................................................................

Lời mở đầu................................................................................................................................................... 1

Lý do chọn đề tài....................................................................................................................................... 1

Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................................................................... 1

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................. 2

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................................... 2

Bố cục tiểu luận......................................................................................................................................... 2

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Phân tích công việc................................................................................................................................ 3

1.1.1 Khái niệm ......................................................................................................................................... 3

1.1.2 Các bước tiến hành phân tích công việc .......................................................................................... 4

Bản mô tả công việc.............................................................................................................................. 5

Bản yêu cầu thực hiện công việc với người thực hiện .......................................................................... 8

Bản tiêu chuẩn công việc ...................................................................................................................... 8

1.2 Các phương pháp thu thập thông tin phân tích công việc .............................................................. 10

1.3 Lợi ích của công tác phân tích công việc ........................................................................................... 14

1.3.1 Đối với doanh nghiệp ..................................................................................................................... 14

1.3.3 Đối với người lao dộng .................................................................................................................. 15

Chương 2: Thực trạng tiến trình phân tích công việc tại Saigon tourist
2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch và kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh ................................. 17

2.1.1 Hoạt động du lịch tại Hồ Chí Minh .............................................................................................. 17


2.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành Saigon tourist................................................... 19

2.1.3 Tình hình nhân lực phục vụ du lịch và khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh ....................................... 20

2.2 Khái quát chung về doanh nghiệp .................................................................................................... 22

2.3 Chức năng của doanh nghiệp ........................................................................................................... 23

2.4 Tổ chức bộ máy của Saigontourist ................................................................................................... 24

2.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm gần đây ............................. 29

2.5.1 Các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp ................................................................................. 29

2.5.2 Tình hình kinh doanh của Saigontourist ....................................................................................... 31

2.6 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Saigon tourist .............................................................. 32

2.6.1 Tình hình nhân lực của Saigontourist ........................................................................................... 32

2.6.2 Phân tích công việc ....................................................................................................................... 33

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích công việc tại
doanh nghiệp
3.1 Chủ trương phát triển nguồn nhân lực và giải pháp hoàn thiện phân tích công việc tại Công ty
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist ............................................................................................................... 35

3.2 Các giải pháp tạo cơ sở cho hiệu quả của phân tích công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở Việt
Nam ............................................................................................................................................................ 38

3.3 Các giải pháp hoàn thiện phân tích công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam ............ 44
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong xu hướng nhịp sống hiện đại ngày nay, du lịch đã trở thành hiện tượng phổ
biến đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam – đất nước có
nhiều điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch. Song song đó là các
chính sách của Nhà nước ta về định hướng phát triển du lịch. Từ đó, ngành du lịch
tại Việt Nam trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thu hút nhiều nhân tài, giới trẻ.
Hằng năm, du khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều, nhu cầu du lịch của
người dân trong nước ngày càng tăng cao. Chính vì bởi lẽ đó mà hệ thống kinh
doanh du lịch cũng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng
nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp và quốc gia. Bên
cạnh đó, các doanh nghiệp vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức mới.

Trước tình hình đó, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp lữ hành cần có một
cơ cấu nhân sự chuyên nghiệp, có tổ chức. Để đạt được điều đó, các doanh nghiệp
phải đặt công tác quản trị nhân sự lên hàng đầu. Bắt đầu một quá trình quản trị
nhân sự tốt thì không thể nào bỏ qua bước phân tích công việc – là bước mở đầu
cho tiến trình quản trị nhân sự. Phân tích công việc sẽ là bước khởi đầu việc định
hướng cho quá trình tuyển dụng, lựa chọn nhân sự phù hợp và hoàn thiện việc bố
trí, sắp xếp công việc phù hợp với năng lực của từng nhân viên.

Nhận thức được tầm quan trọng của tiến trình phân tích công việc trong công tác
quản trị nhân lực, nhóm chúng em đã lựa chọn đề tài “ Thực trạng tiến trình phân
tích công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở Việt Nam.” Làm đề tài nghiên cứu.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc tham gia nghiên cứu đề tài này nhằm:

1
- Hiểu rõ những lý luận về tiến trình phân tích công việc
- Vận dụng những cơ sở lý luận đó để tìm hiểu thực trạng tiến trình phân tích
công việc tại Sài Gòn tourist.
- Từ đó rút ra được những hạn chế còn tồn tại trong quy trình phân tích công
việc của doanh nghiệp lữ hành – Sài Gòn tourist.
- Cuối cùng, đề xuất những giải pháp nhằm cải thiện những hạn chế và hoàn
thiện quá trình phân tích công việc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: doanh nghiệp lữ hành – Sài Gòn tourist.

Phạm vi nghiên cứu: tiến trình phân tích công việc của các cấp quản lý tại doanh
nghiệp lữ hành.

4. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được chúng em ưu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu qua các
nguồn như: sách, tạp chí, internet,... để tìm hiểu và chọn lọc thông tin phù hợp với
đề tài.

5. Bố cục bài tiểu luận

Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác phân tích công việc

Chương 2: Thực trạng tiến trình phân tích công việc tài Sài Gòn tourist

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích công việc tại
doanh nghiệp.

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Phân tích công việc


1.1.1 Khái niệm

Phân tích công việc là quá trình thu thập các tư liệu và đánh giá một cách có hệ
thống các thông tin quan trọng có liên quan đến các công việc cụ thể trong tổ chức
nhằm làm rõ bản chất của từng công việc. Đó là việc nghiên cứu các công việc để
làm rõ: ở từng công việc cụ thể, người lao động có những nhiệm vụ, trách nhiệm
gì?; họ thực hiện những hoạt động nào, tại sao phải thực hiện và thực hiện như nào;
những máy móc, thiết bị, công cụ nào được sử dụng; những mối quan hệ nào được
thực hiện; các điều kiện làm việc cụ thể cũng như những yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng và các khả năng mà người lao động cần phải có để thực hiện công việc.

Đối với mỗi một công việc cụ thể, có thể thu thập một số lượng khá lớn các thông
tin quan trọng có liên quan đến công việc đó. Tuy nhiên, cần thu thập loại thông tin
nào, ở mức độ chi tiết như thế nào là tuỳ thuộc ở mục đích sử dụng các thông tin
đó cũng như tuỳ thuộc vào lượng thông tin đã có sẵn và thậm chí tuỳ thuộc cả vào
quỹ thời gian, ngân sách dành cho việc đó. Nói chung, để làm rõ bản chất của một
công việc cụ thể cần phải thu thập các loại thông tin sau:

- Thông tin về các nhiệm vụ, trách nhiệm, các hoạt động, mối quan hệ cần
thực hiện thuộc công việc. Đối với loại thông tin này, yêu cầu là phải thu
thập đầy đủ, không bỏ sót tất cả những gì mà người lao động cần phải làm,
các trách nhiệm cần phải gánh chịu cũng như làm rõ mức độ thường
xuyên, tầm quan trọng của từng nhiệm vụ và kể cả hao phí thời gian (ước
tính) để thực hiện từng nhiệm vụ đó.
- Thông tin về máy móc, thiết bị, công cụ, nguyên vật liệu cần phải sử dụng
và các phương tiện hỗ trợ công việc.

3
- Thông tin về các điều kiện làm việc như điều kiện về vệ sinh, an toàn lao
động, điều kiện về chế độ thời gian làm việc,...
- Thông tin về các đòi hỏi của công việc đối với người thực hiện như các khả
năng, kỹ năng cần có, các kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm cần thiết,...
1.1.2 Các bước tiến hành phân tích công việc

Tiến trình phân tích công việc bao gồm 4 bước:

Bước 1: Xác định mục đích của phân tích công việc

Việc biết rõ mục đích của phân tích công việc sẽ giúp doanh nghiệp xác định được
những thông tin về công việc cần thu thập và thiết kế biểu mẫu thu thập thông tin
phù hợp.

Bước 2: Lựa chọn các phương pháp thu thập thông tin thích hợp.

Có rất nhiều phương pháp khác nhau để thu thập thông tin. Khi lựa chọn phương
pháp thu thập thông tin cần phải dựa vào:

- Bản chất của công việc được phân tích

- Đặc điểm của người thực hiện công việc

- Ngân quỹ và thời gian

- Ưu và nhược điểm của từng phương pháp: Mỗi phương pháp đều có những ưu và
nhược điểm riêng cho nên chúng ta nên kết hợp nhiều phương pháp phân tích công
việc với nhau.

Bước 3: Tiến hành thu thập thông tin.

Căn cứ vào mục đích phân tích công việc, chúng ta có thể xác định những thông tin
nào về công việc cần được thu thập. Nếu chúng ta thực hiện phân tích công việc
nhằm tuyển dụng người thích hợp với công việc thì chúng ta cần phải có những
thông tin về nhiệm vụ cụ thể của công việc, các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và

4
năng lực để thực hiện công việc. Nhưng nếu mục đích phân tích công việc là nhằm
xác định mức lương thưởng phù hợp thì cần phải biết thêm các thông tin như tầm
quan trọng và số lượng các nhiệm vụ cụ thể trong công việc, điều kiện và môi
trường làm việc và mức độ an toàn lao động của công việc.

Bước 4: Sử dụng thông tin thu thập được.

Các tư liệu và thông tin thu thập được sẽ được xử lý phù hợp tuỳ thuộc vào mục
đích của phân tích công việc. Tuy nhiên, chúng thường được hệ thống hóa và
trình bày dưới dạng các bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công việc với
người thực hiện và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Đó là những công cụ hữu
ích cho tất cả những ai có liên quan tới các chức năng quản lý nhân sự trong một
tổ chức.

 Bản mô tả công việc

Bản mô tả công việc là một văn bản viết giải thích về những nhiệm vụ, trách
nhiệm, điều kiện làm việc & những vấn đề có liên quan đến một công việc cụ thể.

Bản mô tả công việc thường bao gồm 3 nội dung chính:

- Phần xác định công việc: tên công việc (chức danh công việc), mã số của
công việc, tên bộ phận hay địa điểm thực hiện công việc, chức danh lãnh
đạo trực tiếp, số người phải lãnh đạo dưới quyền, mức lương... Phần này
cũng còn thường bao gồm một hoặc vài câu tóm tắt về mục đích hoặc chức
năng của công việc.
- Phần tóm tắt về các nhiệm vụ và trách nhiệm thuộc công việc: là phần
tường thuật viết một cách tóm tắt và chính xác về các nhiệm vụ và trách
nhiệm tuộc công việc. Phần này bao gồm các câu mô tả chính xác, nêu rõ
người lao động phải làm gì, thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm như
thế nào, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó.

5
- Các điều kiện làm việc: bao gồm về môi trường vật chất(các máy móc,
công cụ, trang bị cần phải sử dụng), thời gian làm việc, điều kiện về vệ
sinh, an toàn lao động, các phương tiện đi lại để phục vụ công việc và các
điều kiện khác có liên quan.

6
Hình 1: Ví dụ về bản mô tả công việc

7
 Bản yêu cầu thực hiện công việc với người thực hiện

Bản yêu cầu thực hiện công việc là tài liệu trình bày các yêu cầu về kiến thức, kỹ
năng và năng lực mà một cá nhân cần có để hoàn thành được công việc. Cụ thể
các yêu cầu này thường bao gồm:

- Trình độ học vấn

- Kiến thức chuyên môn

- Kỹ năng cần có

- Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Phẩm chất cá nhân

- Tuổi tác, thể trạng và khả năng thích ứng đối với điều kiện, môi trường
làm việc.

Khi đưa ra bản yêu cầu công việc cần lưu ý tất cả các yêu cầu liệt kê phải ở mức
độ cần thiết đối với công việc nếu không sẽ ảnh hưởng tới việc tuyển dụng, đề
bạt, tính toán tiền lương và thù lao cho người lao động.

 Bản tiêu chuẩn công việc

Tiêu chuẩn thực hiện công việc là một hệ thống các chỉ tiêu, tiêu chí phản ánh
các yều cầu về số lượng và chất lượng của sự hoàn thành các nhiệm vụ được quy
định trong bản mô tả công việc.

Ở các doanh nghiệp khác nhau, tiêu chuẩn thực hiện công việc có thể được thể
hiện dưới các dạng khác nhau. Có doanh nghiệp xây dựng một cách có hệ thống
các bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng công việc, có nơi lại chỉ giao
hẹn bằng miệng hoặc bằng các điều khoản nhất thời giữa người lãnh đạo và cấp
dưới.

8
Đối với các công việc sản xuất, tiêu chuẩn chủ yếu của thực hiện công việc chính
là các mức lao động và thường gắn liền với một hệ thống khuyến khích sự thực
hiện vượt mức. Đối với các công việc quản lý và chuyên môn nghiệp vụ, việc
xác định các tiêu chuẩn thực hiện công việc thường khó hơn. Tuy nhiên, nên cố
gắng sử dụng các khả năng định lượng càng nhiều thì càng tốt. Trong trường hợp
không thể dùng các tiêu chuẩn định lượng để đánh giá sự thực hiện công việc, có
thể dùng các câu diễn dãi định tính để thể hiện tiêu chuẩn cần đạt được, chẳng
hạn: “Không để khác hàng phàn nàn vì xử sự thiếu lịch thiệp”. Quản lý bằng mục
tiêu cũng là phương pháp để xác định tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng cá
nhân . Tiêu chuẩn thực hiện việc có thể được coi là sự mở rộng bản mô tả là công
việc.

Ưu điểm của các tiêu chuẩn thược hiện công việc được diễn đạt viết so với các
tiêu chuẩn bằng miệng là ở chỗ nó giúp cho tổ chức có thể kiểm soát được sự
phát triển của mình, đồng thời đó cũng chính là một phương tiện thuận lợi cho
trao đổi và tái hiện thông tin giữa người lao động và người quản lý.

9
Hình 2: Ví dụ về bản tiêu chuẩn công việc

1.2 Các phương pháp thu nhập thông tin phân tích công việc

Khi thu thập thông tin phân tích công việc, cần lưu ý là không những cần làm rõ
những gì người lao động đang thực hiện mà quan trọng hơn là phải làm rõ những
gì người lao động đang thực hiện. Có thể sử dụng nhiều phương pháp để thu thập
thông tin phân tích công việc. Không có phương pháp nào là phù hợp với mọi tình
huống, bởi vì mỗi phương pháp có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Cán bộ
phân tích công việc có thể sử dụng một hoặc kết hợp một vài phương pháp trong số
các phương pháp sau đây:

1.2.1 Quan sát

10
Quan sát là phương pháp trong đó cấp quản lý nhân sự sẽ tiến hành quan sát trực
tiếp nhân viên khi họ thực hiện nhiệm vụ.

Ưu điểm: Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể thu được các thông tin
phong phú và thực tế về công việc

Nhược điểm: kết quả quan sát bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của cả người quan
sát và người bị quan sát. Đồng thời, có một số nghề không thể dễ dàng quan sát
được; cũng như các công việc chủ yếu có liên quan đến các hoạt động trí não và
giải quyết vấn đề chẳng hạn như các nghề chuyên môn và kỹ thuật có thể không
biểu lộ nhiều hành vi ra ngoài để quan sát.

1.2.2 Ghi chép các sự kiện quan trọng

Trong phương pháp này, người nghiên cứu ghi chép lại các hành vi thực hiện công
việc của những người lao động làm việc có hiệu quả và những người lao động làm
việc không có hiệu quả; thông qua đó có thể khái quát lại và phân loại các đặc
trưng chung của công việc cần mô tả và các đòi hỏi của công việc.

Ưu điểm: Phương pháp này cho thấy được tính linh động của sự thực hiện công
việc ở nhiều người khác nhau.

Nhược điểm: Với phương pháp này, sẽ tốn nhiều thời gian để quan sát, khái quát
hóa và phân loại các sự kiện.

1.2.3 Nhật ký công việc

Ở phương pháp này, người lao động tự ghi chép lại các hoạt động của mình để
thực hiện công việc.

Ưu điểm: Thu được các thông tin theo sự kiện thực tế, cho phép đánh giá công việc
thực hiện một cách thường xuyên.

11
Nhược điểm: Độ chính xác thông tin bị hạn chế vì không phải lúc nà người lao
động cũng hiểu đúng những gì họ đang thực hiện. Đồng thời, việc ghi chép khó
bảo đảm được liên tục và nhất quán.

1.2.4 Phỏng vấn

Đối với những công việc mà người nghiên cứu không có điều kiện quan sát sự thực
hiện công việc của người lao động (chẳng hạn công việc của những người quản lý,
của kiến trúc sư...) thì có thể áp dụng phương pháp phỏng vấn. Qua phỏng vẫn,
người lao động sẽ cho biết những nhiệm vụ nào cần phải thực hiện trong công việc
của họ, tại sao phải thực hiện những nhiệm vụ đó và cần phải thực hiện như thế
nào.Qua quá trình phỏng vấn, người lao động sẽ cho biết nhiệm vụ cần thực hiện.
Có 3 hình thức phỏng vấn:

- Phỏng vấn cá nhân


- Phỏng vấn một nhóm nhân viên có công việc giống nhau
- Phỏng vấn những người giám sát hoặc có kiến thức vững vàng trong công
việc.

Ưu điểm: So sánh được câu trả lời của người lao động khác nhau về cùng một công
việc.

Nhược điểm: Tốn nhiều thời gian và đặc biệt là sự sai lệch thông tin của người lao
động.

1.2.5 Sử dụng các bản câu hỏi được thiết kế sẵn

Trong phương pháp này, người lao động sẽ được nhận một danh mục các câu hỏi
đã được thiết kế sẵn về các nhiệm vụ, các hành vi, các kỹ năng và các điều kiện có
liên quan đến công việc và họ có trách nhiệm phải điền câu trả lời theo các yêu cầu
và các hướng dẫn ghi trong đó. Mỗi một nhiệm vụ hay một hành vi đều được đánh
giá theo giác đội có được thực hiện hay không được thực hiện; tầm quan trọng,

12
mức độ phức tạp; thời gian thực hiện; và quan hệ đối với sự thực hiện công việc
nói chung.

Ưu điểm: các thông tin thu thập được về bản chất đã được lượng hóa và có thể dễ
dàng cập nhật khi các công việc thay đổi, do đó thích hợp với việc xử lý thông tin
trên máy tính và phân tích một khối lượng lớn các thông tin.

Nhược điểm: Việc thiết kế các bản câu hỏi tốn thời gian và đắt tiền. Đồng thời
người nghiên cứu không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng nghiên cứu nên dễ gây ra
tình trạng hiểu lầm các câu hỏi.

Bản câu hỏi có thể được thiết kế dưới rất nhiều dạng với mức độ chi tiết khác nhau.
Ở các nước tiên tiến, một trong những bản câu hỏi được sử dụng rộng rãi ngày nay
là Bản câu hỏi phân tích vị trí việc làm (PAQ), được Emest Mc Cormick và các
đồng nghiệp của mình ở trường đại học Purdue thiết kế. PAQ là một bản câu hỏi
phân tích công việc chính của một công việc. PAQ được nghiên cứu và thiết kế cẩn
thận và cho phép so sánh thống kê giữa các công việc, tuy nhiên nó là một danh
mục câu hỏi rất dài và đòi hỏi khả năng đọc ở trình độ đại học. Nhưng đó là một
công cụ rất hữu ích cho việc xác định các khoảng mức lương vì nó cho phép đánh
giá giá trị các công việc bằng điểm.

Các tiêu thức đo lường trong bảng câu hỏi phân tích vị trí việc làm:

- Thông tin đầu vào


- Các quá trình trí óc
- Quá trình thực hiện công việc
- Các hoạt động quan hệ với người khác
- Điều kiện lao động hoặc hoàn cảnh công việc.
- Các đặc trưng của công việc.

1.2.6 Hội thảo chuyên gia

13
Hội thảo chuyên gia là phương pháp phân tích công việc trong đó các chuyên gia
(gồm những công nhân lành nghề, những người am hiểu về công việc, những
người lãnh đạo cấp trung gian, các bộ phận) được mời dự một cuộchọp để thảo
luận về những công việc cần tìm hiểu. Các ý kiến trao đổi giữa các thành viên sẽ
làm sáng tỏ và bổ sung thêm những chi tiết mà người nghiên cứu không thu được
từ các cuộc phỏng vấn cá nhân và các phương pháp trên. Ngoài ra, quá trình trao
đổi ý kiến đó còn làm rõ cả những trách nhiệm và nhiệm vụ của chính những thành
viên trong hội thảo.

Ưu điểm: Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin phục vụ nhiều mục
đích phân tích công việc như: xây dựng bản mô tả công việc, bản yêu cầu của công
việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc, xây dựng các phiếu đánh giá thực hiện
công việc,...

Nhược điểm: Chính vì để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nên với phương
pháp này thì khá đắt tiền và tốn nhiều thời gian.

1.3 Lợi ích của công tác phân tích công việc.

1.3.1. Đối với doanh nghiệp

Phân tích công việc đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, cụ thể như:

- Lập kế hoạch nguồn nhân lực: được sử dụng để đưa ra các loại công việc.
Đồng thời doanh nghiệp có thể dự báo được số lượng và chất lượng nhân sự
cần thiết để hoàn thành công việc nhằm đạt được mục tiêu sản xuất kinh
doanh.
- Tuyển mộ: sau khi phân tích công việc, doanh nghiệp có thể sử dụng kết
quả, thông tin để mô tả các công việc đang cần tuyển người và quảng cáo về
các vị trí việc làm mới.

14
- Tuyển chọn: doanh nghiệp có thể xác định được các kỹ năng và các hoạt
động, lấy đó làm tiêu thức để ra quyết định lựa chọn ứng cử viên nào.
- Đánh giá thực hiện công việc: doanh nghiệp xác định các tiêu thức và mục
đích thực hiện công việc mà căn cứ vào đó đánh giá hiệu quả làm việc của
nhân viên tốt hơn.
- Đào tạo: thông qua kết quả đánh giá nhu cầu đào tạo thông qua việc xác
định các hoạt động mà những người lao động cần phải có khả năng để thực
hiện. Từ đó doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình đào tạo thiết
thực hơn.

- Trả thù lao: Doanh nghiệp có thể xây dựng chế độ lương thưởng phù hợp
và công bằng hơn.

- Định hướng và thiết kế lại công việc: doanh nghiệp có thể phân công công
việc rõ ràng và chính xác hơn, tránh sự chồng chéo công việc giữa các bộ
phận hoặc cá nhân trong doanh nghiệp.

1.3.2. Đối với người lao động

Phân tích công việc giúp người lao động lường trước khả năng phù hợp của bản
thân với công việc có nhu cầu ứng tuyển. Qua đó, có thể đề xuất được mức lương,
các chế độ phù hợp.

Phân tích công việc giúp người lao động hiểu rõ được nhiệm vụ , nội dung bản
thân cần thực hiện và chịu trách nhiệm với phần công việc được giao.

Phân tích công việc còn giúp người lao động có sự phối hợp và thống nhất trong
quá trình làm việc với đồng nghiệp và cấp trên.

Ngoài ra, phân tích công việc giúp người lao động có sự phấn đấu, nỗ lực trau dồi,
phát triển, hoàn thiện trình độ chuyên môn để hoàn thành công việc tốt hơn.

15
Phân tích công việc có ý nghĩa quan trọng bởi vì nhờ có phân tích công việc mà
người quản lý xác định được các kỳ vọng của mình đối với người lao động và làm
cho họ hiểu được các kỳ vọng đó; và nhờ đó, người lao động cũng hiểu được các
nhiệm vụ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong công việc. Đồng thời, phân tích
công việc là điều kiện để có thể thực hiện được các hoạt động quản lý nguồn nhân
lực đúng đắn và có hiệu quả thông qua việc giúp cho người quản lý có thể đưa ra
được các quyết định nhân sự như tuyển dụng, đề bạt, thù lao... dựa trên các tiêu
thức có liên quan đến công việc chứ không phải dựa trên những tiêu chuẩn mơ hồ
và mang tính chủ quan.

Trong xu thế chung của ngày nay, công tác quản lý nhân sự ngày càng phải tuân
thủ các yêu cầu ngày càng cao của luật pháp về nhân quyền và quyền bình đẳng
của người lao động, vì vậy phân tích công việc ngày càng trở thành một bộ phận
quan trọng của quản lý nguồn nhân lực trong các tổ chức, doanh nghiệp.

16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIẾN TRÌNH PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC TẠI
SAIGON TOURIST

2.1 Tổng quan về hoạt động du lịch và kinh doanh ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Với những thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, vốn và nhân lực, du lịch
TP.HCM đã có những đóng góp quan trọng trong sự phát triển của du lịch Việt
Nam. Thành phố Hồ Chí Minh có những lợi thế về vị trí địa lý, khí hậu, lại là một
trung tâm văn hóa, giáo dục, thương mại, giao thông của cả nước nên đã trở thành
một trong những thành phố đi đầu trong du lịch Việt Nam. Theo UBND TP. Hồ
Chí Minh, tổng doanh thu trong tháng 6/2022 ở lĩnh vực du lịch là 10.172 tỷ đồng,
tăng 233% so với cùng kỳ năm 2021. Khách du lịch nội địa đến thành phố đạt 2,11
triệu lượt, tăng 276,9% so với cùng kỳ năm trước; khách quốc tế đến thành phố đạt
215.892 lượt. Tính chung sáu tháng đầu năm nay, tổng doanh thu của ngành du
lịch TP. Hồ Chí Minh là 49.681 tỷ đồng, tăng 29,9% so với cùng kỳ 2021. Khách
du lịch nội địa đến thành phố đạt 11,08 triệu lượt, tăng 43,1% so với cùng kỳ 2021;
khách quốc tế đến thành phố ước đạt 477.982 lượt.

2.1.1 Hoạt động du lịch tại Hồ Chí Minh

Theo ghi nhận, nhiều điểm du lịch tại TP.HCM luôn trong trạng thái hoạt động
nhộn nhịp, lượng du khách tăng cao, thấy rõ nhất là thời điểm cuối tuần. Các điểm
du lịch tại chỗ ở trung tâm thành phố như Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Thành phố
(Quận 1), bảo tàng Hồ Chí Minh, Chợ Bến Thành...luôn trong tình trạng nhộn nhịp
du khách. Các tụ điểm hút khách du lịch về đêm như; đường đi bộ Nguyễn Huệ,
phố Tây Bùi Viện, công viên bến Bạch Đằng… cũng tấp nập không kém.

Không chỉ riêng các địa điểm du lịch tại chỗ mà các tour du lịch khám phá vùng lân
cận trung tâm TP.HCM cũng đang hút khách.

Theo các công ty du lịch lữ hành như Vietravel, Saigontourist, Fiditour - Vietsun
Tour, TST Tourist...ngoài các tour khám phá Thành phố phía Đông - TP. Thủ Đức
17
với các điểm đến như chùa Bửu Long, Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc, Đền
tưởng niệm các Vua Hùng, Bảo tàng Áo Dài...thì các tour về với thiên nhiên tập
trung ở Cần Giờ, chèo SUP khám phá rừng ngập mặn...cũng thu hút đông đảo du
khách trải nghiệm, đặc biệt là những ngày cuối tuần.

Để đạt được thành quả nêu trên, thời gian qua TP. Hồ Chí Minh đã có nhiều giải
pháp khiết thực, nhanh chóng phục hồi du lịch, phục hồi kinh tế như: đẩy mạnh
quảng bá các sản phẩm du lịch nội thành, liên kết với các tỉnh, thành phố trên cả
nước để có các sản phẩm du lịch liên tuyến, liên tỉnh; phối hợp với doanh nghiệp,
các quận, huyện để mở các tuyến điểm du lịch mới từ nội thành đến ngoại thành;
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực du lịch...

Thành phố Hồ Chí Minh vừa đón đoàn khách MICE gần 500 người đến từ Ấn Độ.
Đây là tín hiệu vui cho sự phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội thảo, hội
nghị, đầu tư, mua sắm…) của thành phố. Du lịch MICE cũng là thế mạnh của du lịch
thành phố trong thời gian tới khi khách quốc tế đang trở lại Việt Nam nói chung và
TP. Hồ Chí Minh nói riêng, ngày càng nhiều hơn.

Theo Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Ánh Hoa, ngành du lịch
thành phố đang triển khai kế hoạch để du lịch MICE được khai thác đồng bộ và hiệu
quả. Thành phố sẽ xây dựng riêng một chương trình đón khách MICE trên cơ sở tiếp
thu các giải pháp hiệu quả của các thành phố lớn trong và ngoài nước…

Bên cạnh các địa điểm du lịch thiên nhiên, Thành phố đã kết hợp với các nhà đầu tư
xây dựng những công viên, khu sinh thái như Thảo Cầm Viên, Suối Tiên, Công viên
Văn hóa Đầm Sen, Khu Du lịch Bình Quới Thanh Đa, Khu Du lịch Văn Thánh. Tuy
số lượng công viên và khu sinh thái của Thành phố nhiều nhất nước nhưng do sự cũ
kỹ, thiếu đầu tư cải tạo lớn theo xu hướng mới nên các công viên và khu sinh thái
tuy vẫn hấp dẫn đối với du khách các tỉnh nhưng đã trở nên nhàm chán đối với người
dân Thành phố và cũng không hấp dẫn đối với khách du lịch quốc tế. Cùng với Địa

18
đạo Củ Chi, hệ thống 11 bảo tàng, các công trình kiến trúc tôn giáo như nhà thờ Đức
Bà và chùa Ngọc Hoàng, các kiến trúc công cộng trước thập niên 1970 như Chợ Bến
Thành, Ủy ban Nhân dân Thành phố, Dinh Độc Lập, và các công trình kiến trúc hiện
đại như khu đô thị Phú Mỹ Hưng, hầm Thủ Thiêm, tháp Tài chính, v.v. đang là
những điểm đến yêu thích của du khách trong và ngoài nước.

Sự hiện hữu của các trung tâm mua sắm cao cấp như Vincom, Diamond Plaza,
Parkson Plaza; hệ thống siêu thị như Coopmart, Big C; hệ thống chợ bình dân ở khắp
các quận huyện; hệ thống các cửa hàng thời trang, đồ lưu niệm trải khắp các cung
đường; các phòng trà ca nhạc, quán bar, vũ trường, sân khấu; hệ thống các nhà hàng,
quán ăn… đã làm thỏa mãn nhu cầu mua sắm và vui chơi giải trí của khách du lịch
đến Thành phố. Để tạo thêm những điểm nhấn văn hóa cho riêng mình, chính quyền
Thành phố đã tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa như Ngày hội Du lịch, Lễ
hội Trái cây Nam Bộ, Liên hoan Món ngon các nước; Chương trình “Thành phố Hồ
Chí Minh - 100 điều thú vị”, Đường hoa Nguyễn Huệ. Điều đáng tiếc đối với du lịch
Thành phố là mặc dầu có 52/54 dân tộc của Việt Nam đang cư trú tại đây, nhưng du
lịch Thành phố vẫn chưa đầu tư, khai thác hiệu quả sự phong phú và đa dạng của các
lễ hội, cũng như các công trình kiến trúc, phong tục tập quán, văn hóa ẩm thực của
các dân tộc.

2.1.2 Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lữ hành Saigon tourist.

Saigon tourist phục vụ hơn 50.000 khách MICE trong nước và quốc tế.

Trong 2 tháng đầu năm 2023, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist (thành viên
Saigontourist Group) đã chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc và toàn diện trong mảng
du lịch MICE: liên tiếp phục vụ hơn 50.000 lượt khách thuộc hàng trăm đoàn khách
MICE đến từ các doanh nghiệp, đơn vị trong nước và quốc tế tham gia các hành
trình tham quan kết hợp tổ chức sự kiện, hội thảo, team-building, gala dinner…

19
Chiếm đến hơn 50% trong số các đoàn khách MICE của 2 tháng đầu năm là các đoàn
khách nội địa với các điểm đến được ưa chuộng như Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang,
Phú Yên, Phan Thiết, Hồ Tràm… Số lượng khách mỗi đoàn trung bình từ 100 đến
700 khách, đặc biệt có những đoàn gần 2.000 khách, đòi hỏi Lữ hành Saigontourist
phải tập trung cao độ về nguồn lực, từ nhân sự điều hành đến triển khai dịch vụ, để
đảm bảo tính chuyên nghiệp trong từng khâu tổ chức: chương trình tham quan, vận
chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị - hội thảo, chương trình team-building, gala dinner,
các hoạt động xã hội - cộng đồng...

Trong khi đó, thị trường du lịch MICE nước ngoài cũng sôi động không kém với các
đoàn hơn 100 khách khám phá Bờ Tây nước Mỹ, đoàn hơn 150 khách đi Campuchia,
và nhiều đoàn 50-100 khách đi Úc, Nhật Bản, Indonesia... Thông thường, các đoàn
MICE nước ngoài sẽ tập trung khởi hành vào dịp hè và cuối năm, riêng năm nay Lữ
hành Saigontourist ghi nhận thêm mùa cao điểm MICE nước ngoài ngay sau Tết.
Đây là tín hiệu lạc quan cho thấy nhu cầu tổ chức du lịch MICE cho nhân viên đang
ngày càng được nhiều doanh nghiệp, đơn vị chú trọng thực hiện.

Bên cạnh đó, mảng du lịch quốc tế của Lữ hành Saigontourist cũng đánh dấu sự phục
hồi ngoạn mục khi liên tục đón các đoàn khách quốc tế đến từ nhiều thị trường khác
nhau như châu Á, châu Âu, châu Úc... Trong đó có 6 đoàn khách quốc tịch Mỹ,
Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ tham gia các hành trình liên tuyến 9 ngày trên sông từ TP.HCM
đi Mỹ Tho - Cái Bè - Vĩnh Long - Sa Đéc - Châu Đốc và nối tuyến Campuchia; hơn
100 khách Thái Lan đến Việt Nam bằng hàng không và tham quan Đà Nẵng - Hội
An; đoàn hơn 50 khách đến từ Châu Âu tham gia hành trình xuyên Việt 14 ngày…
Đây là kết quả đầy lạc quan từ chiến lược đẩy mạnh xúc tiến du lịch quốc tế, tăng
cường hoạt động quảng bá và khai thác các thị trường tiềm năng được Lữ hành
Saigontourist thực hiện liên tục từ năm 2022 đến nay.

2.1.3 Tình hình nhân lực phục vụ du lịch và khách sạn tại TP. Hồ Chí Minh.

20
Nhân sự ngành du lịch nói chung, trong đó có TPHCM trải qua mùa hè gần như rất
căng thẳng và phải là chấp vá rất nhiều để có thể phục vụ hành khách. Tất cả các
mảng ở trong du lịch bao gồm nhà hàng, khách sạn, vận chuyển đều bị hụt nghiêm
trọng. Một trong những nguyên nhân chính là do người dân giờ đây mong muốn du
lịch nội địa nhiều hơn. Trong khi, từ trước đến nay, du lịch trong nước là gần như
không có phát triển quá nhiều. Những điểm đến ở quận 9, Hóc Môn, Nhà Bè và quận
8 của TPHCM cùng gặp khó vì thiếu nhân sự để phục vụ cho du khách tại chỗ.

Cũng ở vấn đề nhân sự, chúng ta phải nhìn ở hai mặt chất lượng và số lượng. Hiện
tại số lượng có thể chuẩn bị đi vào giai đoạn dư nhưng mà thiếu về chất lượng. Ở
đây là chất lượng cao, tại mình không thể nào đào tạo được nhân sự chất lượng cao.
Bởi vì sau hai năm chịu tác động tiêu cực từ đại dịch, đa phần nhân viên của ngành
du lịch đều mới ra trường và thiếu điều kiện để rút kinh nghiệm thực tế. Bằng cách
nào đó, các doanh nghiệp du lịch vẫn phải tìm cách đưa nhóm nhân sự cũ quay trở
về vì đó là những người có kinh nghiệm, có kỹ năng, có thái độ và có cái nền tảng
vững chắc thì họ mới có thể phục vụ được du khách một cách toàn diện nhất. Đó là
giải pháp trước mắt. Các doanh nghiệp cần có chính sách khuyến khích, kêu gọi
người lao động du lịch có kinh nghiệm quay trở lại làm việc. Dài hơi hơn nữa là tổ
chức đào tạo lại, kết hợp với đào tạo mới nguồn nhân lực du lịch. Việc đào tạo cần
chú trọng đến kiến thức, kỹ năng chuyên môn, năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm
thích ứng với bối cảnh thế giới có nhiều biến đổi, nhu cầu ngày càng cao của du
khách.

Còn về lâu dài, TPHCM phải dự báo được diễn biến thiếu nhân lực của ngành du
lịch “bền vững” từ năm 2023. Giai đoạn này nguồn nhân sự là sinh viên các chuyên
ngành du lịch sẽ giảm rất mạnh bởi năm học 2020, 2021, số lượng sinh viên chỉ bằng
¾ các năm trước. Nhân lực chất lượng cao của ngành du lịch vốn dĩ đã thiếu vào các
năm đào tạo đầy đủ giờ sẽ thiếu nhiều hơn mà khó có nguồn bù đắp.

21
Thành phố Hồ Chí Minh đang bước vào mùa cao điểm du lịch, vì thế trong các trang
website tuyển dụng, số lượng công ty đăng tải thông tin tìm kiếm nhân viên phục vụ
trong ngành Du lịch dịch vụ tăng cao. Các vị trí đang thiếu hụt như: Nhân viên điều
hành tour, nhân viên thiết kế đường tour, nhân viên marketing, hướng dẫn viên du
lịch, quản lý khách sạn, quản lý khu nghỉ dưỡng cao cấp.Là đầu tàu kinh tế du lịch
của nước ta nhưng hiện nay thành phố Hồ Chí Minh cũng chỉ có 140.350 lao động
trực tiếp trong ngành Du lịch. Điều đáng nói, tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch
3 năm trở lại đây tại thành phố cao, trong khi số lượng hướng dẫn viên hành nghề
lại thiếu hụt. Tính đến cuối năm 2018, thành phố chỉ có 5.418 hướng dẫn viên du
lịch hành nghề, trong đó có tới 30-45% không đạt chuẩn về ngoại ngữ, đặc biệt với
tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga, Nhật Bản, Tây Ban Nha.

Do nhân lực du lịch chất lượng cao của thành phố Hồ Chí Minh chưa đủ đáp ứng
nhu cầu, nhiều doanh nghiệp phải tuyển thêm lao động nước ngoài. Ông Nguyễn
Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị giao thông vận tải
Việt Nam (Vietravel) phân tích: “Hiện thành phố Hồ Chí Minh đang phải nhập khẩu
lao động nước ngoài để thay thế nguồn nhân lực trong nước. Trong cộng đồng kinh
tế ASEAN đã chính thức công bố Thỏa thuận lẫn nhau về chuẩn nghề nghiệp (MRA-
TP). Thỏa thuận này cho phép lao động trong ngành Du lịch khách sạn có cơ hội làm
việc ở bất kỳ quốc gia nào trong khối nếu đạt chuẩn nghề”.

2.2. Khái quát chung về doanh nghiệp

Công ty Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (Saigontourist) được hình thành và đi vào
hoạt động từ năm 1975. Đến ngày 31/03/1999 theo quyết định của Ủy Ban Nhân
Dân Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn được thành lập, bao
gồm nhiều đơn vị thành viên, trong đó lấy Công ty Du lịch thành phố Hồ Chí Minh
làm nòng cốt.

22
Saigontourist được Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong những doanh
nghiệp hàng đầu về lĩnh vực du lịch do những đóng góp tích cực trong sự nghiệp
phát triển ngành du lịch cả nước với nhiều mô hình dịch vụ như: lưu trú, nhà hàng,
lữ hành, vui chơi giải trí, thương mại, xuất nhập khẩu, cửa hàng miễn thuế, vận
chuyển, xây dựng, đào tạo nghiệp vụ du lịch & khách sạn, sản xuất & chế biến thực
phẩm…

Trong những năm qua, Saigontourist đã đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, và hiện
đang quản lý 8 công ty dịch vụ lữ hành, 54 khách sạn, 13 khu du lịch và 28 nhà hàng
với đầy đủ tiện nghi. Trong lĩnh vực liên doanh, Saigontourist đã đầu tư vào hơn 50
công ty cổ phần và trách nhiệm hữu hạn trong nước và 9 công ty liên doanh có vốn
nước ngoài, hoạt động tại các thành phố lớn trên khắp cả nước.

2.3 Chức năng của doanh nghiệp

Ngày nay, với sự phát triển kinh tế, khoảng cách địa lý giữa các quốc gia, các vùng
miền không còn là vấn đề, nhu cầu đi lại tìm hiểu bản sắc văn hóa, cảnh quan thiên
nhiên của người dân tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, các doanh nghiệp kinh doanh
dịch vụ lữ hành mọc lên ngày càng nhiều và hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành
chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch.

Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần
hoặc toàn bộ chương trình cho khách du lịch. Với khái niệm này, có thể thấy hoạt
động kinh doanh dịch vụ lữ hành có các chức năng sau:

 Cung cấp thông tin cho khách du lịch

Đối với khách du lịch, thông tin của một chuyến đi chiếm vai trò quan trọng, quyết
định việc lựa chọn của khách du lịch. Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung
cấp được các thông tin về toàn bộ chuyến đi như thông tin liên quan đến điểm đến
du lịch (tài nguyên du lịch, thể chế chính trị, an toàn xã hội, văn hóa chung); thông

23
tin về dịch vụ chuyến đi (dịch vụ ăn uống, lưu trú, thể thao…); thông tin về nhà cung
ứng sản phẩm lữ hành;

 Chức năng cung cấp dịch vụ và tổ chức.

Hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của
khách du lịch. Các nhà kinh doanh lữ hành sẽ liên kết các sản phẩm, dịch vụ đơn lẻ
của các nhà sản xuất độc lập thành sản phẩm hoàn chỉnh. Cụ thể như nhà kinh doanh
lữ hành sẽ liên kết với nhà cung ứng dịch vụ ăn uống, lưu trú, đi lại… để tạo thành
một gói sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ du khách.

Với sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình, các nhà kinh doanh lữ hành sẽ tổ chức
cho du khách một chuyến đi mà ở chuyến đi đó du khách sẽ được tiếp cận, gần gũi
với thiên nhiên hơn, được sống trong môi trường tự nhiên trong sạch, được tận hưởng
không khí trong lành, du khách sẽ mở mang thêm tầm hiểu biết về văn hóa, xã hội
cũng như lịch sử của đất nước. Các nhà tổ chức kinh doanh lữ hành sẽ giúp du khách
thỏa mãn nhu cầu đó.

2.4. Tổ chức bộ máy của Saigontourist

2.4.1. Bộ máy tổ chức

Các bộ phận đặc trưng và quan trọng nhất của công ty bao gồm ba phòng: thị trường
(hay còn gọi là Marketing), điều hành, hướng dẫn. Các phòng này đảm nhận phần
lớn các khâu chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là ba bộ phận có
mối quan hệ khăng khít, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ, cơ chế hoạt động rõ
ràng, hợp lý. Quy mô của phòng ban phụ thuộc vào quy mô và nội dung tính chất
hoạt động của công ty. Tuy nhiên, dù ở quy mô nào thì nội dung và tính chất của
công việc của các phòng ban về cơ bản vẫn như trên đây. Điểm khác biệt chủ yếu là
phạm vi, quy mô và hình thức tổ chức của các bộ phận này. Vì vậy, khi nói đến công
ty lữ hành là nói đến Marketing, điều hành và hướng dẫn. Khối các bộ phận tổng
hợp thực hiện các chức năng như đúng với tên gọi của chúng bao gồm: phòng tài
24
chính – kế toán, phòng tổ chức hành chính. Ngoài ra còn có các bộ phận hỗ trợ và
phát triển như: phòng vận chuyển, phòng vé máy bay, được coi như là các phương
hướng phát triển của công ty. Các bộ phận này vừa thỏa mãn nhu cầu của công ty
(về khách sạn, vận chuyển), vừa đảm bảo mở rộng phạm vi lĩnh vực kinh doanh. Các
bộ phận này thể hiện quá trình liên kết ngang của công ty.

2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận chuyên môn trong Saigontourist

- Giám đốc

Là người trực tiếp điều hành công việc thuộc các phòng: hướng dẫn, thị trường, kế
toán, tổ chức – hành chính; chịu nghĩa vụ và trách nhiệm trước tổng công ty du lịch
TP HCM về kết quả kinh doanh của công ty.

- Phó giám đốc

Giúp giám đốc điều hành quản lý đơn vị. Điều hành trực tiếp các hoạt động của công
ty tại các phòng: điều hành, vé máy bay, luân chuyển.

25
- Phòng kinh tế tài chính – kế toán

Tổ chức thực hiện các công việc tài chính kế toán của công ty như theo dõi ghi chép
chi tiêu của công ty theo đúng hệ thống tài khoản và chế độ kế toán của nhà nước,
theo dõi và phản ánh tình hình sử dụng vốn, tài sản của công ty.

Thực hiện chính sách giải trình và báo cáo định kỳ, kịp thời phản ánh những biến
động khác để giám đốc điều hành chỉ đạo công tác kế toán, thống kê, phân tích các
hoạt động kinh doanh, cũng như kịp thời xử lí những thay đổi bất thường.

Theo dõi thị trường, thu thập thông tin, báo cáo giải trình và đề xuất kiến nghị kịp
thời với ban lãnh đạo công ty.

Kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các bộ phận có chi tiêu tài chính, sử dụng tài sản thực
hiện theo đúng quy định, đúng thẩm quyền, thực hành tiết kiệm tránh tham ô, lãng
phí.

Theo dõi diễn biến lương của cán bộ nhân viên trong công ty và bảo hiểm xã hội, y
tế.

- Phòng tổ chức triển khai hành chính

Thực thi những công việc chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ lao động của công
ty.

Thực hiện các quy chế, nội quy, khen thưởng, kỷ luật, chế độ lương thưởng, thay đổi
đội ngũ đào tạo,…

Phòng này còn đảm bảo thực hiện những công việc văn phòng của doanh nghiệp
trong những điều kiện nhất định.

- Phòng thị trường

26
Tổ chức và tiến hành nghiên cứu thị trường du lịch trong nước và quốc tế; chịu trách
nhiệm các hoạt động quảng cáo, maketing thu hút các nguồn khách du lịch đến với
công ty; phát hành ấn phẩm; xây dựng sản phẩm mới…

Phối hợp với phòng điều hành, tiến hành xây dựng phát triển các chương trình du
lịch từ nội dung đến mức giá, phù hợp với nhu cầu khách hàng.

Ký kết hợp đồng với các hãng, các công ty du lịch nước ngoài, các tổ chức cá nhân
trong và ngoài nước để khai thác các nguồn khách quốc tế vào Việt Nam và khách
du lịch Việt Nam.

Đảm bảo hoạt động thông tin giữa công ty lữ hành với các nguồn khách. Thông báo
cho các bộ phận liên quan trong công ty về kế hoạch các đoàn khách, nội dung hợp
đồng cần thiết cho việc phục vụ khách hàng. Phối hợp với bộ phận có liên quan theo
dõi việc thanh toán và quá trình thực hiện hợp đồng phục vụ khách hàng.

- Phòng điều hành

Được coi như bộ phận tổ chức sản xuất của Công ty lữ hành, nó tiến hành các công
việc để đảm bảo thực hiện các sản phẩm của Công ty. Phòng điều hành như cầu nối
giữa Công ty lữ hành với thị trường cung cấp dịch vụ du lịch. Phòng điều hành có
nhiệm vụ:

+ Là cầu nối triển khai việc điều hành các chương trình, cung cấp các dịch vụ du
lịch trên cơ sở các kế hoạch, thông báo với khách hàng do phòng thị trường gửi tới.

Lập kế hoạch, triển khai các công việc liên quan đến việc thực hiện các chương trình
du lịch như đăng ký chỗ trong khách sạn, visa, đưa đón,… đảm bảo chất lượng và
các yêu cầu về thời gian.

+ Thiết lập, duy trì mối quan hệ với các cơ quan ký hợp đồng với các nhà cung cấp
hàng hóa và dịch vụ du lịch. Lựa chọn các nhà cung cấp có sản phẩm đảm bảo uy
tín chất lượng.

27
+ Theo dõi quá trình thực hiện các chương trình du lịch, phối hợp với bộ phận kế
toán thực hiện các hoạt động thanh toán với các công ty gửi khách và nhà cung cấp
du lịch. Xử lý kịp thời các trường hợp bất thường xảy ra trong quá trình thực hiện
các chương trình du lịch.

- Phòng hướng dẫn

Căn cứ vào kế hoạch của tour du lịch, tổ chức điều phối, bố trí hướng dẫn viên phù
hợp cho các chương trình du lịch.

Xây dựng, duy trì và phát triển đội ngũ hướng dẫn viên và cộng tác viên chuyên
nghiệp. Tiến hành các hoạt động bồi dưỡng, học tập để đội ngũ hưỡng dẫn có trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, phẩm chất nghề nghiệp tốt , đáp ứng nhu cầu về
hướng dẫn Công ty cũng như nâng cao trình độ chất lượng của đội ngũ hướng dẫn
viên.

Phối hợp với các bộ phận trong công ty để tiến hành công việc một cách hiệu quả
nhất. Hướng dẫn viên phải thực hiện đầy đủ quá trình dẫn tour, nhiệm vụ theo đúng
quy định của Công ty.

Là đại diện trực tiếp của công ty tiếp xúc trực tiếp với khách du lịch và các khách
hàng, nhà cung cấp. Tiến hành quảng cáo, tiếp thị thông qua hướng dẫn viên.

- Phòng vé

Đại lý cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam, lo vé cho những chương trình của
hệ thống mạng lưới hệ thống Saigontourist.

Bán vé nội địa và quốc tế cho khách lẻ, các công ty và cơ quan khác.

- Phòng vận chuyển

Căn cứ vào kế hoạch, tổ chức điều động, bố trí phương tiện theo yêu cầu của chương
trình.

28
Phối hợp với bô phận hướng dẫn của Công ty để thực hiện một cách hiệu quả nhất.

2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của DN trong những năm gần đây

2.5.1 Các loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

- Dịch vụ lưu trú

Loại hình kinh doanh lưu trú là một trong những thế mạnh chủ lực của Saigontourist
với hệ thống trên 50 khách sạn, khu du lịch trên toàn quốc, đa phần là các khách sạn
đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 4- 5 sao hàng đầu cả nước với 50 khách sạn, khu nghỉ
dưỡng trên 7.500 phòng ngủ. Không chỉ tập trung phát triển dịch vụ tại TP.HCM và
hiện Tổng công ty đầu tư tại hầu hết các tỉnh, thành phố lớn với các dòng thương
hiệu gắn liền địa danh “Sài Gòn” (khách sạn Sài Gòn – Phú Thọ, Sài Gòn - Hạ Long,
Sài Gòn – Morin, Sài Gòn – Kim Liên, Sài Gòn – Quảng Bình, Sài Gòn – Đông Hà,
Sài Gòn – Đà Lạt, Sài Gòn – Ban Mê, Sài Gòn – Phú Yên, Yasaka Sài Gòn – Nha
Trang, Sài Gòn – Mũi Né, Sài Gòn – Ninh Chữ, Sài Gòn – Bình Châu, Sài Gòn –
Hồ Cóc, Sài Gòn – Vĩnh Long, Sài Gòn – Rạch Giá…), Saigontourist luôn là đơn vị
tiên phong đầu tư tại các địa phương có tiềm năng và có ý nghĩ về kinh tế, xã hội,
vùng địa đầu tổ quốc, hải đảo thân yêu như khu nghỉ dưỡng Sài Gòn - Bản Giốc
(Cao Bằng), Sài Gòn - Ba Bể (Bắc Kạn), khách sạn Sài Gòn - Hạ Long, khách sạn
Majestic Móng Cái (Quảng Ninh), Sài Gòn - Phú Thọ (tỉnh Phú Thọ), khách sạn Sài
Gòn – Côn Đảo (huyện Côn Đảo, Bà rịa Vũng tàu), khu nghỉ dưỡng Sài Gòn – Phú
Quốc (huyện Phú Quốc, Kiên Giang)… Khách sạn được đầu tư xây dựng và trang
bị thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật, trang thiết bị phòng ngủ đạt tiêu chuẩn theo tùy đối
tượng khách quốc tế hoặc khách trong nước với nhiều mức giá khác nhau phù hợp
cho nhiều đối tượng khách hàng.

- Nhà hàng

29
Trong tình hình cạnh tranh, cần gia tăng tính sáng tạo, tiên phong trong việc đầu tư
phát triển sản phẩm, dịch vụ. Vì vậy, doanh nghiệp đã phát triển thêm lĩnh vực kinh
doanh nhà hàng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như để cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác. Lĩnh vực ẩm thực là một trong những lĩnh vực thế mạnh của
Saigontourist Group với nhiều "thương hiệu" ẩm thực nổi tiếng, được thực khách ưu
chuộng. Saigontourist Group hiện quản lý trên 70 nhà hàng thuộc các khách sạn, khu
nghỉ dưỡng, khu du lịch và một số nhà hàng, trung tâm ẩm thực độc lập. Các nhà
hàng chuyên cung cấp nhiều loại hình ẩm thực, tiệc, tiệc cưới, hội nghị...đa dạng,
phong phú, luôn tiên phong tạo ra các xu hướng ẩm thực, các sự kiện ẩm thực gắn
liền với văn hóa, giải trí độc đáo, như Ẩm thực Khẩn Hoang Nam Bộ, Ngày hội quê
tôi, Hạt lúa quê tôi tại Làng Du lịch Bình Quới, Ẩm thực Đất Phương Nam tại Công
viên Văn hóa Đầm Sen..., tham gia tổ chức các Lễ hội ẩm thực Việt Nam tại các
nước, góp phần quảng bá ẩm thực Việt Nam đến với thế giới.

- Lữ hành

Là loại hình kinh doanh và là nguồn lợi nhuận chính của doanh nghiệp. Saigontourist
Group hiện là đơn vị lữ hành hàng đầu và duy nhất tại Việt Nam kinh doanh hiệu
quả trên cả 3 lĩnh vực du lịch quốc tế, du lịch nước ngoài, du lịch trong nước. Khai
thác có hiệu quả loại hình du lịch biển - đảo, nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa lịch sử;
du lịch kết hợp hội nghị hội thảo, mua sắm, ẩm thực, học tập…; du lịch theo chuyên
đề: du lịch đô thị, nông nghiệp, thám hiểm, du lịch xanh…đang là xu hướng phát
triển trong giai đoạn tới. Tập trung khai thác các dòng sản phẩm tại Thành phố Hồ
Chí Minh và các tour du lịch có điểm khởi hành từ Thành phố Hồ Chí Minh. Du lịch
tàu biển cũng chính là kênh thu hút lượng lớn du khách quốc tế tại Lữ hành
Saigontourist. Du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, mua sắm (MICE) cũng là một trong
những sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp, trở thành đơn vị uy tín tổ chức các
chương trình MICE trong các sự kiện lớn của Thành phố Hồ Chí Minh và Trung

30
ương. Ngoài ra doanh nghiệp còn khai thác du lịch đường sông tại Thành phố Hồ
Chí Minh và các vùng phụ cần có điểm xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh. Triển
khai tổ chức các dòng sản phẩm du lịch mới khám phá Thành phố Hồ Chí Minh: du
lịch sinh thái - nông nghiệp - làng nghề truyền thống - du lịch gắn trách nhiệm phát
triển nông thôn mới tại Huyện Cần Gờ, Huyện Củ Chi, Quận 9; tour khám phá
không gian văn hóa Quận 5…

Nhờ sự sáng tạo, phát triển các sản phẩm du lịch đa dạng cùng đội nguc nhân sự chất
lượng mà năm 2022 Saigontourist đã mang lại nguồn doanh thu đáng mơ ước.

- Vui chơi giải trí

Với những lợi thế sẵn có về nguồn lực cũng như nỗ lực không ngừng trong việc giới
thiệu tới khách hàng những dịch vụ du lịch, giải trí hiện đại hàng đầu, Saigontourist
Group đã và đang phát triển nhiều hạng mục dịch vụ giải trí bao gồm hệ thống dịch
vụ truyền hình cáp SCTV, các khu vui chơi giải trí (Công viên văn hóa Đầm Sen,
Làng du lịch Bình Quới, Khu du lịch Sinh thái…), sân golf Thủ Đức, Trung tâm Hội
chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC) không ngừng giới thiệu các dòng sản phẩm mới đáp
ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách trong và ngoài nước. Tại các
khách sạn quốc tế khai thác Câu lạc bộ trò chơi điện tử có thưởng, nâng cao hiệu quả
kinh doanh.

2.5.2 Tình hình kinh doanh của Saigontourist

2.5.2.1 Thị trường khách hàng của Saigontourist

Ngày 26 tháng 12 năm 2022, Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
kết thúc năm kinh doanh 2022 với hơn 510.000 lượt khách trong và ngoài nước.
Mảng du lịch MICE của Lữ hành Saigontourist đã liên tục tăng trưởng mạnh mẽ, tạo
nên con số ấn tượng cho cả năm: phục vụ và triển khai hơn 1.500 đoàn với hơn
320.000 lượt khách MICE trong và ngoài nước. Đóng góp phần lớn vào con số ấn
tượng đó chính là mảng MICE Nội địa, chiếm hơn 80% lượng khách với Top 5 điểm
31
đến được khách hàng ưu chuộng là Phú Quốc, Đà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ
Long. Trong đó có nhiều đoàn MICE có số khách lớn, trung bình từ 100 đến 700
khách/đoàn, đặc biệt có đoàn lên đến 10.000 khách. Các đoàn khách MICE nước
ngoài và quốc tế cũng quy mô và nhộn nhịp không kém, là kết quả của chiến lược
đẩy mạnh khai thác thị trường sẵn có và mở rộng tìm kiếm khách hàng mới. Các
đoàn MICE nước ngoài tiêu biểu như đoàn châu Âu 120 khách, Ấn Độ 120 khách,
Hàn Quốc 400 khách… Khách hàng có xu hướng chọn: Hàn Quốc, Singapore, Châu
Âu, Ấn Độ, Úc… là các điểm đến cho các hành trình MICE nước ngoài của mình.

2.5.2.2 Kết quả kinh doanh của Saigontourist

Dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 nhưng trong năm 2020, Saigontourist
Group đã đạt doanh thu 9.202 tỉ đồng (đạt 65,7% kế hoạch), nộp ngân sách 2.227 tỉ
đồng (tăng 2,2% kế hoạch đề ra).

Trong năm 2021, Saigontourist ghi nhận doanh thu giảm 51,4% so với cùng kỳ về
mức 1.142,77 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 533,88 tỷ đồng so với cùng
kỳ lỗ 359,03 tỷ đồng, tức lỗ thêm 174,85 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist kết thúc năm kinh doanh 2022
với doanh thu lên đến hơn 2.300 tỷ đồng sau 2 năm lỗ liên tiếp do dịch Covid-19.

2.6 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Saigontourist

2.6.1 Tình hình nhân lực của Saigontourist

Nguồn nhân lực là tài sản vô giá của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch.
Tổng công ty du lịch Sài Gòn với tổng đội ngũ lao động trên 16.000 nhân sự với hơn
500 nhân viên chính thức hầu hết có đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ,
yêu nghề, tận tâm với công việc, kinh nghiệm dày dặn. Công ty dịch vụ lữ hành
Saigontourist là công ty duy nhất tại Việt Nam kinh doanh hiệu quả hầu hết các dịch
vụ du lịch trong và ngoài nước. Về công tác quản trị nhân lực tại công ty không

32
ngừng nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và hoạt động kinh doanh luôn hướng
đến khách hàng. Doanh nghiệp đã không ngừng đào tạo nhân viên nhằm nâng cao
kỹ năng phục vụ khách hàng, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp và không
ngừng cung cấp những dịch vụ độc đáo để mang đến cho khách hàng những trải
nghiệm tốt nhất.

2.6.2. Phân tích công việc

Phân tích là một tiến tình xác định một cách hệ thống các nhiệm vụ cụ thể, kỹ năng
cần thiết để thực hiện các công việc theo các chức danh tại công ty. Bên cạnh đó
thiết kế công việc có bốn cách tiếp cận: cơ giới hóa, tạo động lực, động cơ sinh học,
nhận thức và hành vi. Cũng như 5 kỹ thuật: đơn giản hóa công việc, mở rộng công
việc, phong phú hóa, luân chuyển và làm nhóm để giúp cho nguồn nhân lực phát huy
hết công sức có thể. Trên cơ sở này quản lý nhân sự ở công ty nắm được rõ các trách
nhiệm, nhiệm vụ cũng như quyền hạn của một nhân viên cụ thể.

Nhân viên kinh doanh khách đoàn – Phòng du lịch Nội địa

Ví dụ phân tích công việc phù hợp với nhân viên kinh doanh khách đoàn Phòng
du lịch Nội địa:

Vị trí công việc Mô tả công việc Yêu cầu công việc

Nhân viên kinh doanh - Đàm phán làm hợp đồng - Tốt nghiệp Đại học, ưu
khách đoàn – Phòng du lịch và thanh lý hợp đồng. tiên chuyên nghành Kinh
Nội địa tế, quản trị kinh doanh, du
lịch, ngoại ngữ.
- Xây dựng tour có giá
cạnh tranh và tiếp thị chào - Tiếng Ạnh tương đương

bán cho đối tượng khách trình độ B trở lên.

33
đoàn (đôi khi cần thuyết - Ưu tiên người có kinh
trình, đấu thầu…). nghiệm kinh doanh du lịch
Nội địa.

- Giữ quan hệ đối tốt với - Sử dụng thành thạo vi

khách hàng và các đối tác tính văn phòng.

cung ứng dịch vụ. - Có khả năng giao tiếp,


ứng xử tốt.

- Sức khỏe tốt, có khả năng


chịu được áp lực công việc.
- Làm hợp đồng di du lịch
trong nước với đối tượng là - Cẩn thận, nhiệt tình, có
khách thuộc công ty, đoàn tinh thần trách nhiệm.
thể. - Sẵn sàng làm việc ngoài
giờ.

34
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện phân tích công việc tại các doanh
nghiệp du lịch ở Việt Nam

3.1 Chủ trương phát triển nguồn nhân lực và giải pháp hoàn thiện phân tích công
việc tại Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist:

3.1.1 Định hướng phát triển nhân lực của công ty dịch vụ lữ hành Saigontourist:

Định hướng phát triển nhân lực đây chính là một cơ sở quan trọng để xây dựng

giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực của Công ty Dịch vụ Lữ hành
Saigontourist.

- Phát triển nhân lực trở thành nhân tố tuyên quyết cho sự phát triển của công ty. Sử
dụng hiệu quả lao động và trọng dụng nhân tài nhằm để tận dụng, phát huy hết
mọi tiềm năng vốn có của tập thể và cá nhân trong công ty.
- Phát triển mạnh nhân lực, tiếp tục không ngừng tăng thêm số lượng lao động trực
tiếp, mở rộng quy mô của công ty, mở rộng số lượng khách hàng, đa dạng hoá các
loại dịch vụ cung cấp,... đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng được cho sự phát triển của
Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist.
- Phát triển Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist lớn mạnh trong lĩnh vực du lịch,
lữ hành.
- Phát huy hết nguồn lực hiện có của công ty, tạo điều kiện tốt nhất có thể cho tất cả
các bộ phận, phòng ban và cá nhân của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist
được tham gia phát triển doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh lành mạnh,
công bằng.
- Tận dụng mọi cơ hội có từ bên ngoài, phát huy hiệu quả các điểm mạnh vốn có để
phát triển nhanh và ổn định, chiếm lĩnh và giữ vững vị thế ở thị trường.

3.1.2 Mục tiêu phát triển nhân lực của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist

- Xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao mạnh về chất lượng và cả về số lượng.
- Đảm bảo đáp ứng đủ, nhanh chóng, kịp thời nhu cầu nhân lực có chất lượng cho
các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

35
- Ưu tiên phát triển và sử dụng nguồn nội bộ để tăng cường mối quan hệ gắn bó giữ
người lao động với công ty và tăng sự chủ động trong việc cung cấp nhân lực cho
các hoạt động sản kinh doanh dịch vụ.
- Giữa các chiến lược kinh doanh và chiến lược nhân lực phải có mối quan hệ chặt
chẽ, gắn bó. Chiến lược quản trị nhân lực cần phải tương ứng theo chiến lược kinh
doanh.
- Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist cần áp dụng chiến lược nhân lực cụ thể
sau:

+ Mô tả công việc rõ ràng,cụ thể và cố định.

+ Mức độ tham gia của nhân viên vào việc đưa ra quyết định liên quan đến điều

kiện làm việc và công việc.

+ Đối xử công bằng đối với các nhân viên, tạo ra mức độ an toàn nghề nghiệp

tương đối cao, đảm bảo cho nhân viên.

+ Tổ chức nhiều khoá đào tạo về kĩ năng nhằm để nâng cao chất lượng. Hình

thức tổ chức đào tạo khuyến khích các nhân viên chú trọng đến mục tiêu của Công ty
Dịch vụ Lữ hành Saigontourist và khi cần thiết có thể linh hoạt thích ứng được với công
việc và môi trường mới.

+ Kết hợp với các tiêu chuẩn cá nhân và nhóm trong việc đánh giá thực hiện

công việc, chú trọng lên các tiêu thức ngắn hạn và định hướng kết quả.

3.1.3. Mục tiêu hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty Dịch vụ Lữ
hành Saigontourist:

- Nhân lực chính là yếu tố quan trọng quyết định thành công của một công ty. Vì
vậy, Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist luôn đặt vấn đề đào tạo nguồn nhân
lực và thực hiện các chính sách thu hút lao động giỏi nắm vị trí hàng đầu trong
hoạch định chiến lược kinh doanh. Công ty luôn khuyến khích người lao động

36
luôn nâng cao năng lực nghiệp vụ và chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm
vụ, công việc tốt nhất.
- Công ty luôn nổ lực tạo kiện tốt nhất cho nhân viên làm việc như trang bị đầy đủ
thiết bị phục vụ cho nhân viên làm việc.
- Công ty đề ra các chính sách đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài.
- Hỗ trợ kinh phí cho việc đào tạo cán bộ công nhân không ngừng học tập nâng cao
nghiệp vụ và kĩ thuật.
- Đề cao phong trào học tập đi đôi với sáng tạo trong việc lao động sản xuất, phục
vụ tốt cho mục tiêu phát triển lâu dài của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist.
- Cải tiến hệ thống lương thưởng theo hướng tăng thu nhập cho người lao động chất
xám, tuyên dương tăng thưởng sáng kiến nhằm khuyến khích lao động sáng tạo.

3.1.4. Một số giải pháp cải tiến công tác phân tích công việc tại Công ty Dịch vụ Lữ
hành Saigontourist:

- Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách thực hiện chương trình phân tích công việc:
Điều kiện tiên quyết để công tác phân tích công việc được thực hiện hiệu quả khi
cán bộ nhân sự cần được đào tạo các kiến thức về chuyên môn, các kỹ năng cần
thiết như sáng tạo, giao tiếp, thuyết phục, làm việc nhóm... Ngoài ra, cán bộ nhân
sự cần phải có hiểu biết thêm về các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000.
Công ty có thể tiến cử nhân sự như cử nhân viên đi học tại các trường mở lớp do
doanh nghiệp đứng ra tổ chức, hay tham gia các buổi hội thảo về phân tích công
việc hoặc có thể mời các chuyên gia trong chuyên ngành đến nói chuyện và cử các
cán bộ nhân viên tham dự để học hỏi, trao dồi kinh nghiệm.
- Nâng cao nhận thức của quản lý trực tiếp với các phòng ban và nhân viên thực
hiện công việc: Các cán bộ phòng nhân sự cần phải có trách nhiệm kiến nghị với
lãnh đạo cấp cao về tổ chức buổi nói chuyện giữa các nhân viên toàn công ty, lãnh
đạo của các phòng ban chức năng, với các cán bộ của phòng tổ chức hành chính và
cán bộ cấp cao nhằm để phổ biến về công tác phân tích công việc nói riêng và các
hoạt động quản trị nhân lực nói chung. Nhờ đó, người lao động có cơ hội nói lên

37
nguyện vọng và những khó khăn mắc phải của công việc để tìm ra những giải
pháp khắc phục cũng như là hiểu thêm về công việc, nhờ vậy hình thành được sự
đồng nhất giữa các bên liên quan.
- Cải tiến quy trình phân tích công việc của Công ty Dịch vụ Lữ hành Saigontourist:
Các bước tiến hành trong quy trình phân tích công việc không được thiếu sót. Mục
đích của phân tích công việc cần được xác định ngay từ đầu, những thông tin thu
thập phải chính xác, bản phân tích công việc phải có đầu tư riêng biệt trước khi
đưa vào sử dụng phải được theo dõi. Bên cạnh đó còn phải kiểm tra lại thông tin
với các bên liên quan, bước xử lý thông tin cần đưa ra cụ thể thành bước viết các
bản kết quả của phân tích công việc và bước chuẩn hóa kết quả phân tích công
việc, đưa vào sử dụng và phải kiểm tra xem xét lại theo định kỳ. Vì vậy, công ty
phải xây dựng một quy trình phân tích công việc phải rõ ràng, có hệ thống nhằm
đảm bảo hiệu quả trong tổ chức quản lý nhân lực.

3.2 Các giải pháp tạo cơ sở cho hiệu quả của phân tích công việc tại các doanh
nghiệp du lịch ở Việt Nam

3.2.1 Hoàn thiện công tác thiết kế công việc

- Hiện tại, có rất nhiều phương pháp thiết kế công việc như: Phương pháp truyền
thống, mở rộng công việc, nghiên cứu hao phí thời gian và chuyển động, luân
chuyển công việc,...Trong đó, phương pháp truyền thống vẫn là phổ biến nhất tại
các tổ chức ở Việt Nam, bằng cách xác định các nhiệm vụ phải làm và trách nhiệm
công việc dựa trên những yếu tố chung hoặc có thể giống nhau của từng công việc
được thực hiện tại các tổ chức khác nhau.
- Tuy vậy, để ứng dụng các phương pháp trên vào trong thực tế rất khó. Bởi vì, đối
với các quốc gia phát triển, có nền khoa học quản trị nhân lực bài bản thì hầu như
các nghề trong xã hội đã được thiết kế chuẩn hóa với các trách nhiệm, các yêu cầu
năng lực đối với những người thực hiện công việc là gần như tương đồng. Vì vậy,
nó là cơ sở cho vận hành cho các hoạt động nghiên cứu thị trường lao động rất
chuẩn xác.

38
3.2.2 Nhóm giải pháp thuộc về chuẩn bị phân tích công việc

3.2.2.1 Xây dựng mẫu cho văn bản phân tích công việc và lựa chọn cán bộ tham gia
phân tích công việc

- Phòng tổ chức nhân sự cần phải xây dựng mẫu trình bày chung cho văn bản phân
tích công việc chung cho tất cả công việc trong doanh nghiệp, điều này nhằm tạo
điều kiện thuận tiện cho việc quản lý các tài liệu và so sánh các văn bản phân tích
công việc. Phòng tổ chức nhân sự được thiết kế gộp ba văn bản phân tích công
việc: Bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc và bản yêu cầu của
công việc đối với người thực hiện gộp chung thành một văn bản được gọi là “Bản
mô tả công việc”.
- Các cán bộ tham gia vào việc phân tích công việc bao gồm: Các cán bộ tham gia
phân tích công việc cùng những người lao động ở các phòng, các ban khác nhau
đóng vai trò là người cung cấp thông tin.
- Phòng tổ chức nhân sự cần giao công tác phân tích công việc cho một người lao
động nào đó trong phòng mình đảm nhiệm, đó chính là cán bộ phân tích công việc,
người lao động này sẽ chuyên trách công tác phân tích các công việc từ nay về sau
của doanh nghiệp. Cán bộ phân tích công việc nên là người am hiểu về các công
việc trong doanh nghiệp. Hiện tại, sự am hiểu về phân tích công việc của những
người lao động trong phòng tổ chức nhân sự vẫn còn hạn chế, chính vì thế người
được chọn là cán bộ phân tích công việc cần phải được cử đi tham dự các khoá
học, khoá đào tạo nhằm bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và các kỹ năng cần có.
Người quản lý trực tiếp các phòng, ban và người lao động thực hiện công việc sẽ
chính là những người có trách nhiệm cung cấp các thông tin có liên quan đến các
công việc cần phân tích.

3.2.2.2 Lựa chọn phương pháp thu thập thông tin và thiết kế mẫu phiếu thu thập
thông tin

Các cán bộ phân tích công việc phải dựa trên những căn cứ lựa chọn phương pháp thu
thập thông tin nhằm để chọn ra phương pháp phù hợp nhất hoặc cũng có thể sử dụng kết

39
hợp với một số phương pháp khác nhau. Đối với các loại lao động khác nhau thì nên sử
dụng các phương pháp thu thập thông tin khác nhau, các cán bộ phân tích công việc có
thể tham khảo qua một số cách sau đây:

 Với lao động gián tiếp

Lao động gián tiếp thông thường có các công việc thuộc về trí não, hoạt động lao động
nhưng không biểu hiện ra bên ngoài nhiều, nhằm thu thập thông tin cán bộ phân tích công
việc thì phải áp dụng phương pháp bản câu hỏi hoặc có thể là phương pháp phỏng vấn.

- Phương pháp bản câu hỏi

+ Cán bộ phân tích công việc thiết kế mẫu bản câu hỏi, tiếp đến phân phát bản câu hỏi
đến những người lao động, hướng dẫn người lao động cách trả lời và yêu cầu họ trả lời
một cách đầy đủ nhất và chính xác.

+ Để thu thập được nhiều thông tin một cách đầy đủ và chính xác thông qua bản câu hỏi
thì cán bộ phân tích công việc cần phải thiết kế bản câu hỏi không quá dài dòng, dài tầm
từ 4 đến 6 trang, cần tập trung vào những thông tin chính, đặt trọng tâm vào các thông tin
cần nghiên cứu phải chi tiết. Các câu hỏi được thiết kế sao cho thuận tiện người trả lời:
Dễ hiểu, dễ trả lời, đơn giản, câu trả lời ngắn gọn. Bản câu hỏi thường sử dụng các câu
hỏi lựa chọn hoặc là câu hỏi mở.

+ Khi các thông tin thu thập bị thiếu, không đầy đủ, không rõ ràng, cán bộ phân

tích công việc cần phải thảo luận, trao đổi lại với những người lao động.

- Phương pháp phỏng vấn

Cán bộ phân tích công việc tiến hành phỏng vấn những người thực hiện công việc hoặc
người giám sát, quản lý trực tiếp, hay cũng có thể tiến hành phỏng vấn từng người hoặc
nhóm người thực hiện công việc nhằm để tiết kiệm thời gian. Nhằm phỏng vấn được hiệu
quả, cán bộ phân tích công việc cần có kỹ năng phỏng vấn. Bên cạnh đó, cán bộ phân tích
công việc còn cần:

40
+ Chuẩn bị sẵn các câu hỏi phỏng vấn: Cách đặt câu hỏi hợp lý, sắp xếp câu hỏi đúng
trình tự. Phỏng vấn thường sử dụng các câu hỏi mở.

+ Chọn địa điểm phỏng vấn có không gian yên tĩnh, tránh bị người khác vô tình cắt
ngang.

+ Khi bước vào phỏng vấn nên tạo bầu không khí thân mật, thoải mái, giải thích cho
người được phỏng vấn biết về mục đích và tầm quan trọng của buổi phỏng vấn và giới
thiệu sơ lược qua về nội dung buổi phỏng vấn.

+ Nêu các câu hỏi một cách dễ hiểu, rõ ràng, có thể hướng dẫn hoặc gợi ý cho người
được phỏng vấn hiểu và trả lời đúng trọng tâm của câu hỏi.

 Lao động trực tiếp

Lao động trực tiếp thường có các công việc chân tay, hoạt động lao động được biểu hiện
nhiều ra ngoài nên dễ dàng quan sát thấy được, cán bộ phân tích công việc có thể sử dụng
phương pháp tự quan sát nhằm để thu thập thông tin.

Cán bộ phân tích công việc thiết kế ra mẫu phiếu quan sát, sau đó cán bộ sẽ trực tiếp
quan sát quá trình thực hiện công việc của người lao động và ghi chép lại thông tin cần
thiết theo mẫu phiếu có sẵn. Khi quan sát, cán bộ phân tích công việc phải quan sát theo
chu kỳ hoàn chỉnh của một công việc.

Một mẫu phiếu quan sát thường bao gồm các thông tin sau: Các hoạt động của

người lao động; kết quả hoàn thành công việc dựa vào số lượng và thời gian; các mối
quan hệ trong công việc; phương tiện, dụng cụ, máy móc, công cụ,... sử dụng; điều kiện
môi trường làm việc.

Phương pháp quan sát tương đối tốn nhiều thời gian vì vào cùng một thời điểm cán bộ
phân tích chỉ có thể quan sát được một người lao động, nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm
thời gian và chi phí thì có thể sử dụng phương pháp tự ghi chép. Cán bộ phân tích thiết kế
sẵn các mục cần được ghi chép cho người lao động, người lao động có thể tương tự phiếu
quan sát, người lao động nhìn theo mẫu rồi tự ghi chép lại thông tin.

41
 Với hai phương pháp trên nếu cán bộ phân tích có những thông tin nào chưa rõ, có
những chỗ bị thắc mắc thì có thể trao đổi, thảo luận lại với người lao động để được
giải đáp vấn đề.

3.2.2.3 Tập huấn thu thập thông tin

Cán bộ phân tích công việc và các cán bộ tham gia vào công tác phân tích công việc cần
phải được tập huấn, trang bị trước về các phương pháp thu thập hay áp dụng phương
pháp đã chọn để thu thập các thông tin có liên quan đến công việc. Trước khi tiến hành
thu thập thông tin, cán bộ cần phân tích công việc, giải thích vai trò, mục đích của công
tác phân tích công việc là gì và việc thu thập thông tin với người lao động, để nhận được
sự ủng hộ và sự hợp tác cung cấp thông tin từ những người lao động. Cán bộ phân tích
cũng cần hướng dẫn họ cách thức cung cấp thông tin.

3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức phân tích công việc

Để hoạt động tổ chức phân tích công việc đạt hiệu quả tốt hơn, các doanh nghiệp du lịch
cần hệ thống hoá và trình bày rõ ràng hơn việc phân tích công việc dưới dạng các bản mô
tả công việc, bản yêu cầu công việc và bản tiêu chuẩn thực hiện công việc. Cần có sự
phối hợp giữa các trưởng bộ phận cùng với chính nhân viên đang đảm nhiệm vị trí đó.

Đầu tiên, các nhân viên phòng hành chính nhân sự sẽ đi lấy thông tin về

các vị trí, chức danh bằng phương pháp phỏng vấn và điền thông tin vào bảng câu hỏi và
bảng phân tích công việc. Các thông tin cần thu thập đó chính là kiến thức đối với công
việc, khả năng giám sát, trách nhiệm trong công việc, việc thực thi và phát triển các chính
sách của các doanh nghiệp. Sau đó bắt đầu tiến hành phỏng vấn và quan sát nhân viên
đang đảm nhận vị trí chức vụ đó để lấy thêm thông tin thực tế mà trưởng bộ phận vẫn
chưa cung cấp. Yêu cầu được đặt ra trong quá trình này chính là sự hợp tác chặt chẽ,
trung thực, thẳng thắn, trên sự tìm hiểu, hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.

Thứ hai, bước này là tiến hành hoàn thiện bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công
việc. Do các bản mô tả công việc vẫn còn sơ sài và chưa có bản tiểu chuẩn công việc nên

42
các doanh nghiệp cần điều chỉnh, thiết lập lại các bản mô tả công việc và xây dựng bản
tiêu chuẩn công việc lại cho tất cả vị trí chức danh trong doanh nghiệp.

- Bản mô tả công việc: Các doanh cần phải xây dựng lại bản mô tả công việc cho các vị
trí và cần thường xuyên cập nhật nhanh chóng, kịp thời thông tin cho các bản mô tả công
việc này. Việc cập nhật thông tin này cho phép biết được những thay đổi nhiệm vụ chức
năng của công việc.

Những thông tin cần thu thập như: thông tin về những yếu tố của điều kiện làm việc,
thông tin về các hoạt động thực tế của nhân viên, thông tin về các phẩm chất mà nhân
viên thực hiện phải có, thông tin về các máy móc thiết bị kỹ thuật, thông tin về những
tiêu chuẩn trong thực hiện công việc.

Để có một bản mô tả công việc thể hiện được đầy đủ các yếu tố trên thì phân tích công
việc cần phải chính xác và cần thực hiện một cách thường xuyên.

Trình tự các bước thực hiện phân tích công việc như sau:

Bước 1: Xác định mục đích phân tích công việc.

Bước 2: Thu thập các thông tin cơ bản.

Bước 3: Chọn các công việc đặc trưng.

Bước 4: Thu thập thông tin.

Bước 5: Kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Bước 6: Xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.

- Bản tiêu chuẩn công việc: Các doanh nghiệp cần tiến hành xây dựng các bản tiêu chuẩn
công việc đi kèm với từng bản mô tả công việc. Trong bản tiêu chuẩn công việc phải nêu
lên được các yếu tố: Bản chất của công việc, các điều khoản đào tạo huấn luyện, các cơ
hội được thăng thưởng và các tiêu chuẩn của nhân viên như trình độ kiến thức,văn hóa,
kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng chuyên môn, thể lực, tuổi tác, kinh nghiệm, đặc điểm cá
nhân. Yêu cầu nắm vai trò quan trọng trong việc xây dựng bản tiểu chuẩn công việc đó là
cần phải tách rời công việc tránh ra khỏi cá nhân người đang thực hiện công việc đó. Các

43
tiêu chuẩn chức danh từ nhà quản trị cấp cao đến các cán bộ quản trị cấp cơ sở cho đến
từng cán bộ, nhân viên cần phải rõ ràng, đầy đủ, cụ thể và chính xác thông tin.

Để bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc được phát huy hiệu quả nhất thì
ngoài việc cần phân tích chính xác, độ tin cậy cao thì còn cần nêu rõ các công việc hay
các yêu cầu cần được thực hiện trong tương lai. Bên cạnh đó cần phải sử dụng nó nhằm
mục đích làm các công cụ đánh giá đào tạo, thành tích, tuyển dụng,…

3.2.4 Giải pháp hoàn thiện công tác soạn thảo sản phẩm phân tích công việc

Các cán bộ phân tích công việc cần được tập huấn trước về các cách thức

phân tích thông tin, viết bản mô tả công việc đầy đủ, chi tiết, đúng chuẩn mực nhằm đảm
bảo bản mô tả công việc sẽ được xây dựng đúng như yêu cầu cần thiết thì phải có văn bản
hướng dẫn xây dựng mô tả công việc.

3.2.5 Xây dựng cơ cấu tổ chức-cơ cấu chức danh phù hợp chiến lược nhân sự

Cơ cấu tổ chức đóng vai trò rất quan trọng trong việc phân tích công việc. Vì vậy, với
thực trạng cơ cấu tổ chức hiện tại cùng chức năng nhiệm vụ còn chưa phù hợp thực tiễn
thì việc rà soát lại cơ cấu tổ chức là điều hết sức cần thiết trước khi tiến hành bước phân
tích công việc.

Việc thiết kế và tái cơ cấu tổ chức cần phải phù hợp với mục tiêu đưa ra, định

hướng chiến lược trung và dài hạn, nhằm đảm bảo tính chiến lược, tính ổn định và tính
chuyên môn hoá.

3.3 Các giải pháp hoàn thiện phân tích công việc tại các doanh nghiệp du lịch ở Việt
Nam

3.3.1 Nâng cao năng lực của người tham gia phân tích công việc

3.3.1.1 Kiến nghị về vai trò của ban lãnh đạo doanh nghiệp

Ban lãnh đạo doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định công tác phân
tích công việc. Các quan điểm, nhận thức và sự quyết liệt của ban lãnh đạo cấp cao của
doanh nghiệp quyết định mức độ chú trọng, đầu tư vào công tác phân tích công việc.

44
Ban lãnh đạo của doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm nhìn nhận vấn đề, nâng

cao nhận thức, hiểu biết về quản trị nhân lực nói chung và phân tích công việc nói riêng,
cần nắm rõ ảnh hưởng của công tác phân tích công việc tác động đến thực hiện công việc
của từng nguời lao động và tới các công tác quản lý nhân sự của doanh nghiệp.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp phải quyết tâm có sự đầu tư nhiều hơn nữa về công

sức, tài chính, thời gian cho công tác phân tích công việc. Cần có sự giúp sức chỉ đạo,
yêu cầu phòng hành chính nhân sự thực hiện công việc nghiêm chỉnh, hoàn thiện công
phân tích công việc và áp dụng được các kết quả của phân tích công việc nhằm để phục
vụ cho doanh nghiệp quản lý nhân sự các công tác khác.

Ban lãnh đạo cần đề nghị các phòng, ban khác, mọi người lao động trong doanh nghiệp
cùng nhau hợp tác, phối hợp và cùng nhau tham gia thực hiện công tác phân tích công
việc.

Ban lãnh đạo cần đưa ra những khuyến khích, tạo điều kiện cho mọi người lao động, cho
các phòng, các ban khác nhằm hiểu rõ hơn về phân tích công việc và tham gia, phối hợp
chặt chẽ với phòng hành chính nhân sự trong quá trình đang thực hiện phân tích công
việc. Ban lãnh đạo cần phải quản lý, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện phân tích công
việc.

Khi ban lãnh đạo thể hiện được các vai trò của bản thân mình như trên, đó sẽ là một trong
những điều kiện đảm bảo cho việc công tác phân tích công việc được tiến triển tốt và có
hiệu quả hơn.

3.3.1.2 Kiến nghị về vai trò của phòng hành chính nhân sự

Phân tích công việc đây là một trong những công tác quản lý nhân sự vì vậy trách nhiệm
chính ở đây về thuộc phòng hành chính nhân sự. Phân tích công việc là một công tác
tương đối phức tạp, liên quan đến mọi công việc, đến mọi người lao động và tất cả các
phòng, ban của doanh nghiệp. Công tác này thực hiện được và thực hiện tốt khi và chỉ
khi có sự hỗ trợ, phối hợp, cùng tham gia của các phòng, ban khác trong doanh nghiệp,
tuy nhiên vai trò chính vẫn phải thuộc về phòng hành chính nhân sự.

45
Phòng hành chính nhân sự cần khẳng định được vai trò, vị trí trung tâm của mình trong
phân tích công việc. Phòng hành chính nhân sự có các nhiệm vụ sau :

- Xác định các trình tự tiến hành của phân tích công việc: Trình tự tiến hành phân
tích công việc ở từng đợt khác nhau sẽ khác nhau, phòng hành chính nhân sự phải
xác định được ở mỗi đợt thì phân tích công việc mới có trình tự thực hiện cụ thể.
- Xác định được mục đích của phân tích công việc và những công việc cần phải
phân tích.
- Lựa chọn cán bộ để phân tích công việc: Phòng hành chính nhân sự cần cử ra một
nhân viên của phòng đảm nhiệm công tác phân tích công việc, người đó sẽ là cán
bộ phân tích công việc. Công tác phân tích công việc của doanh nghiệp từ đó về
sau công việc phân tích công việc sẽ do cán bộ này phụ trách. Cán bộ phân tích
công việc cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Lựa chọn ra được phương pháp thu thập thông tin hợp lý, thiết kế được biểu mẫu thu
thập thông tin.

+ Tiến hành thu thập các thông tin, giải thích cho những người cung cấp thông tin hiểu
được mục đích của việc thu thập thông tin này, hướng dẫn họ cách thức cung cấp thông
tin đúng, chính xác; sau đó sẽ kiểm tra lại và thẩm định lại tính chính xác, đầy đủ của
thông tin thu thập được.

+ Biết soạn thảo hoặc nắm rõ các nguyên tắc soạn thảo để có thể hướng dẫn các phòng,
các ban trong quá trình làm việc.

+ Chuyển các văn bản phân tích công việc đến những người lao động, người quản lý các
phòng, ban trong doanh nghiệp để lấy ý kiến đóng góp. Tiếp nhận những ý kiến đóng góp
và chỉnh sửa lại văn bản phân tích công việc. Gửi văn bản đã được phê duyệt đến các
phòng, các ban và những người lao động.

+ Định kỳ cần kiểm tra và rà soát lại tất cả các công việc trong doanh nghiệp nhằm để
kiểm tra lại sự phù hợp của các văn bản phân tích công việc so với công việc thực tế.

3.3.1.3 Kiến nghị về sự hợp tác của các phòng, ban khác trong doanh nghiệp

46
Các phòng, các ban và tất cả người lao động trong doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn
đến công tác phân tích công việc. Công tác phân tích công việc rất cần sự ủng hộ, phối
hợp, hợp tác thực hiện của tất cả các phòng, các ban trong doanh nghiệp. Các phòng, các
ban và mọi người lao động cần phải có thái độ hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ
phân tích công việcvà phòng hành chính nhân sự thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cần
cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác có liên quan theo những yêu cầu của cán bộ phân
tích công việc đưa ra, tham gia vào các việc viết văn bản phân tích, đóng góp ý kiến để
hoàn thiện văn bản này. Đặc biệt quan trọng, bản tiêu chuẩn thực hiện công việc cần phải
do trưởng phòng hoặc ban thảo luận với những người lao động của phòng, ban mình
được đề xuất dưới sự kiểm soát của phòng hành chính nhân sự. Mỗi người lao động trong
doanh nghiệp nên đưa bảng mô tả công việc áp dụng vào thực tiễn trong quá trình thực
hiện công việc của mình.

Bên cạnh đó, vào những đợt phân tích công việc phòng hành chính nhân sự cần phải huy
động được những người lao động khác cùng nhau tham gia nhằm cung cấp thông tin và
cho việc viết văn bản phân tích công việc.

3.3.2 Xây dựng quy trình phân tích công việc

Phòng hành chính nhân sự cần được xây dựng quy trình phân tích công việc phù hợp với
thực tế của doanh nghiệp, các bước cần xây dựng một cách cụ thể và sắp xếp rõ ràng,
nhằm để giúp chính phòng hành chính nhân sự và cán bộ phân tích công việc biết cần
phải làm những gì, theo trình tự sắp xếp nào, tránh lượt bỏ bước hay thực hiện sai lộ trình
giữa các bước.

3.3.3 Hoàn thiện việc ứng dụng kết quả phân tích công việc vào hoạt động quản trị
nhân lực

3.3.3.1 Ứng dụng vào kế hoạch hoá nguồn nhân lực

Kế hoạch hoá nguồn nhân lực giữ vai trò quan trọng, giúp doanh nghiệp tự giác chủ động
hơn, đưa ra các biện pháp đảm bảo phù hợp với cả về số lượng và chất lượng lao động.

47
Các doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch nhân lực chi tiết,cụ thể dành cho từng giai
đoạn dài, trung, ngắn hạn.

Thông tin phân tích giúp doanh nghiệp xác định được bản chất của các công việc cần
phải có kế hoạch và những yêu cầu của công việc đối với người lao động mục đích để họ
có động lực hoàn thành được công việc và tiêu chuẩn hoàn thành của công việc đó. Đấy
cũng chính là cơ sở để doanh nghiệp dự đoán được về cầu nhân lực.

3.3.3.2 Ứng dụng vào tuyển mộ, tuyển chọn nhân sự

Tuyển dụng lao động có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động

của tổ chức, bất kỳ ở một tổ chức nào cũng đều muốn tuyển dụng được đúng người.
Muốn được vậy, khâu tuyển dụng cần được thực hiện tốt từ quá trình tuyển mộ đến quá
trình tuyển chọn.

Khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển mộ lao động, sẽ dễ dàng xác định thông tin hơn về
nhiệm vụ, trách nhiệm và các yêu cầu của công việc đối với người lao động trong mô tả
công việc để đưa vào thông báo tuyển mộ. Đó là thông tin căn cứ để các ứng viên có thể
hiểu rõ về công việc và xác định xem bản thân có phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp
đang tuyển hay không, có nộp hồ sơ xin việc được hay không. Điều này giúp doanh
nghiệp sàng lọc được ngay từ đầu những ứng cử viên không đạt được yêu cầu trong quá
trình tuyển mộ. Bên cạnh đó, các thông tin có trong bản mô tả công việc hay bản tiêu
chuẩn thực đối với người thực hiện chính là cơ sở để giúp doanh nghiệp xác định các tiêu
thức, tiêu chí, hợp lý, phù hợp, chính xác để đánh giá, sàng lọc bớt ứng cử viên qua các
bước của tuyển chọn.

3.3.3.3 Ứng dụng vào bố trí nhân lực

Định hướng nhân lực: Các thông tin có trong bảng mô tả công việc được sử

dụng giúp định hướng cho người lao động mới xác định được nhiệm vụ, trách

nhiệm, quyền hạn như thế nào, điều kiện làm việc ra làm sao, kết quả thực hiện công việc
cần phải đạt được,... Nhờ đó giúp họ có chủ động trong công việc, rút ngắn được thời
gian làm quen với công việc mới.
48
Bố trí lại lao động: Mô tả công việc giúp doanh nghiệp bố trí nguồn lao động

thích hợp, sắp xếp đúng người vào đúng việc. Dựa vào sự so sánh giữa năng lực của
người lao động hiện tại với bảng mô tả công việc để doanh nghiệp bố trí lại họ vào những
vị trí công việc thích hợp hơn.

3.3.3.4 Ứng dụng vào đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động

Hệ thống “các tiêu chuẩn thực hiện công việc” được quy định ở trong mô tả công việc để
cung cấp các nội dung đánh giá, là cơ sở để vận hành công tác đánh giá thực hiện công
việc được chuẩn xác hơn, đầy đủ hơn, hợp lý và khách quan.

Thông tin phân tích công việc cung cấp làm cơ sở cho việc đánh giá cho giá trị

công việc, là yếu tố cơ bản để xây dựng nên hệ thống thù lao của doanh nghiệp. Dựa vào
những thông tin có trong văn bản phân tích công việc, doanh nghiệp có thể phân tích và
xác định được các mức độ quan trọng, tính phức tạp của những nhiệm vụ, trách nhiệm
cần có trong công việc, những yêu cầu đối với người lao động, các điều kiện lao động...
Nhờ đó xác định giá trị của công việc và lấy làm cơ sở để xây dựng hệ thống thang bảng
lương.

3.3.3.5 Ứng dụng vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Xác định nhu cầu đào tạo là xác định được vị trí công việc, số lượng người lao động, đối
tượng, mục tiêu, kiến thức, kỹ năng cần được đào tạo. Doanh nghiệp cần so sánh thực
hiện công việc của người lao động trên thực tế với các tiêu chuẩn thực hiện trong mô tả
công việc nhằm để xác định xem người lao động có hoàn thành được công việc hay
không, nếu không hoàn thành cần phải xác định xem lại nguyên nhân. Nếu nguyên nhân
vì trình độ người lao động không đáp ứng được đòi hỏi của công việc thì cần đưa ra biện
pháp đào tạo người lao động. Doanh nghiệp tiến hành so sánh các kiến thức, kỹ năng trên
thực tế người lao động có đúng với các yêu cầu người lao động cần có trong văn bản
phân tích không, điều đó giúp xác định ra được những kiến thức và kỹ năng còn thiếu của
người lao động, hoặc xác định được sự chênh lệch, khoảng cách giữa thực tế và yêu cầu,
để doanh nghiệp có biện pháp đào tạo bổ sung phù hợp, nâng cao cho người lao động.

49
3.3.3.6 Ứng dụng vào kỷ luật lao động và an toàn lao động

Các văn bản phân tích chính là cơ sở để các doanh nghiệp xây dựng nên các điều khoản
quy định về các hành vi của người lao động trong quá trình làm việc.

Các thông tin liên quan đến điều kiện làm việc được nêu trong mô tả công việc giúp
doanh nghiệp có những biện pháp đảm bảo an toàn cho người lao động bằng cách như cải
thiện điều kiện làm việc của họ, cung cấp cho người lao động các phương tiện bảo hộ lao
động, tránh các yếu tố có thể gây nguy hiểm, có hại đến sức khoẻ người lao động.

50
CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Du lịch TP.HCM sôi động với nhiều điểm đến hấp dẫn. (n.d.-a). https://bvhttdl.gov.vn/du-lich-tphcm-

soi-dong-voi-nhieu-diem-den-hap-dan-

20220708082205773.htm?fbclid=IwAR2EVRBTlI2R8AwA5PnOisJYM4aRqP32psqvgR0DkPS7Yz

w1kOk2y16qRdw

2. Hương T. (2023, March 2). Đầu năm 2023, Lữ hành Saigontourist thắng lớn thị trường khách

MICE.TạpChíDuLịch. https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-hay/dau-nam-2023-lu-hanh-saigontourist-

thang-lon-thi-truong-khach-mice-

c17a49171.html?fbclid=IwAR0K6QauELYC8AsrU5ti8drfk_Bk3TjFhNYMzSG21bFzb20JRuFudz

OqAoY

3. Saigontourist.(n.d.).

http://www.saigontourist.hochiminhcity.gov.vn/vn/tugioithieu/about.htm?fbclid=IwAR2lNCQn_5H

kXgn51D0iZl_x96_34AQpcL5nQfUuwp-0l3RxNi_bP9YzuJw

4. Cơ cấu tổ chức của saigon tourist

https://tailieu.vn/docview/tailieu/2017/20170311/huyenbong1995/co_cau_to_chuc_cong_ty_saig

ontourist_1943.pdf?rand=383097&fbclid=IwAR1C8LDPD2NYe9-

XWgAcaQ6aL_r6XWHOvbtiwNTmyzj5rWXlfr22FcajRNU

5. Chức năng kinh doanh của lữ hành

https://tcdulichtphcm.vn/chuyen-hay/chien-luoc-phat-trien-kinh-doanh-saigontourist-2017-2020-

c17a4012.html

https://dantri.com.vn/vong-quay-du-lich/saigontourist-thuong-hieu-vang-cua-du-lich-viet-

20181205105520376.htm?gidzl=gFeh2fCmuXUkx2uFaYRb4gdcAmYCSRGVjkOg0eXriHNbv

dWAZIEo5EAqU0tRVh4IuxXw3c8BylqkaZpW4W#:~:text=Ho%E1%BA%A1t%20%C4%91%

51
E1%BB%99ng%204%20l%C4%A9nh%20v%E1%BB%B1c,lo%E1%BA%A1i%20h%C3%AC

nh%20kinh%20doanh%20l%C6%B0u

https://saigontourist.com.vn/ve-chung-toi/linh-vuc-kinh-doanh/am-thuc-3

https://saigontourist.net/vi/chi-tiet/626/lu-hanh-saigontourist-dat-doanh-thu-2300-ty

https://nld.com.vn/thoi-su/saigontourist-group-dat-doanh-thu-9202-ti-dong-trong-nam-2020-

20210326231256298.htm

https://baodautu.vn/saigontourist-nam-2021-kinh-doanh-duoi-gia-von-dan-toi-lo-them-53388-ty-

dong-d167158.html

6. https://leanhhr.com/cach-thuc-thiet-lap-bang-mo-ta-cong-viec.html
7. https://tuyennhanvienvn.wordpress.com/2012/03/11/n%E1%BB%99i-dung-trinh-t%E1%BB%B1-
th%E1%BB%B1c-hi%E1%BB%87n-phan-tich-cong-vi%E1%BB%87c/
8. Giáo trình quản trị nhân lực: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-duy-tan/quan-tri-nhan-
su/giao-trinh-quan-tri-nhan-luc/29941740

52

You might also like