You are on page 1of 80

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING


KHOA DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
Lớp học phần:

ĐỀ TÀI
Xây dựng tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Gv. Trần Thị Nguyệt Tú

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Thị Bích Hồng – 2121005495 – 21DLH2


Phan Thị Kiều Loan – 2121001206 – 21DLH2
Nguyễn Thị Nhả Quyên – 2121013583 – 21DLH2
Đặng Nguyễn Hồng Thi – 2121005480 – 21DLH2

TP.HCM, Tháng 3 năm 2023


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA DU LỊCH

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
Lớp học phần:

ĐỀ TÀI
Xây dựng tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Gv. Trần Thị Nguyệt Tú

SINH VIÊN THỰC HIỆN: Lê Thị Bích Hồng – 2121005495 – 21DLH2


Phan Thị Kiều Loan – 2121001206 – 21DLH2
Nguyễn Thị Nhả Quyên – 2121013583 – 21DLH2
Đặng Nguyễn Hồng Thi – 2121005480 – 21DLH2

Bài làm tổng cộng gồm 50 trang

TP.HCM, Tháng 3 năm 2023


LỜI CAM ĐOAN

Chúng em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng chúng em dưới sự
hướng dẫn của giảng viên Ts. Trần Thị Nguyệt Tú, các nội dung nghiên cứu, kết
quả trong đề tài này là trung thực do chính tác giả thực hiện và không vi phạm đạo
đức nghiên cứu. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích,
nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ
trong phần tài liệu tham khảo.
Ngoài ra, trong Luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu
của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn
gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào chúng em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung tiểu luận của mình.
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi cảm ơn chân thành đến TS. Trần Thị Nguyệt Tú.
Trong quá trình học và hiểu bộ môn Tuyến điểm du lịch, chúng em đã nhận được
sự quan tâm giúp đỡ, dạy dỗ tận tình của cô. Nhờ cô mà chúng em đã có thêm
nhiều kiến thức về du lịch Việt Nam. Thông qua những kiến thức đã được tích lũy
trong quá trình học và tìm hiểu chúng em xin gửi đến cô bài tiểu luận “Xây dựng
tuyến điểm du lịch Tây Nguyên
Kính chúc cô có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng
dạy.
Xin chân thành cảm ơn
PHIẾU NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Điểm chấm: ……………

Điểm làm tròn: ................... Điểmchữ:..………...........................................………

Ngày ....... tháng ........ năm...........

GIẢNG VIÊN XÁC NHẬN

……………….………………
BẢNG PHÂN CÔNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH NHIỆM
VỤ TỪNG THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

STT MSSV Họ và tên Công việc thực hiện Mức độ


hoàn thành
(%)
1 2121005495 Lê Thị Bích Hồng Tổng hợp, chỉnh sửa 100%
Chương 1
2 2121005480 Đặng Nguyễn Hồng Thi Lời cảm ơn 100%
Lời cam đoan
Chương 2
3 2121001206 Phan Thị Kiều Loan Chương 3 ( 3.3) 100%
In ấn
4 2121013583 Nguyễn Thị Nhả Quyên Chương 3 100%
(3.1 & 3.2)
MỤC LỤC

Lời cam đoan ................................................................................................................................................


Lời cảm ơn .....................................................................................................................................................
Phiếu nhận xét và chấm điểm ......................................................................................................................
Bảng phân công công việc ...........................................................................................................................
Danh mục hình ảnh ......................................................................................................................................
Lời mở đầu.....................................................................................................................................................
Lý do chọn đề tài ........................................................................................................................................
Mục đích nghiên cứu của đề tài .................................................................................................................
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................................
Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................................................
Bố cục tiểu luận ..........................................................................................................................................

Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Các khái niệm cơ bản .......................................................................................................................... 1
1.1.1 Tuyến điểm du lịch ......................................................................................................................... 1
1.1.2 Khái niệm về tour ........................................................................................................................... 4
1.2 Đặc tính và tầm quan trọng của tuyến điểm du lịch .......................................................................... 4
1.2.1 Đặc tính ............................................................................................................................................ 4
1.2.2 Tầm quan trọng ................................................................................................................................ 4
1.3 Các nguyên tắc xây dựng tuyến du lịch .............................................................................................. 7
1.4 Chức năng của du lịch .......................................................................................................................... 8
1.5 Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................................................... 9
1.5.1 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam ........................................................................................ 9
1.5.2 Tình hình phát triển du lịch tại vùng Tây Nguyên ......................................................................... 10

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên


2.1 Điều kiện tự nhiên .............................................................................................................................. 13
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên ..................................... 22
2.2.1 Tài nguyên du lịch.......................................................................................................................... 22
2.2.2 Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ....................................................................................................... 26
2.2.3 Dân cư và nguồn lao động ............................................................................................................. 27
2.2.4 Các chính sách phát triển kinh tế - xã hội ...................................................................................... 28
Chương 3: Xây dựng một số tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên
3.1 Các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên ............................. 33
3.1.1 Quan điểm phát triển ...................................................................................................................... 33
3.1.2 Mục tiêu phát triển ......................................................................................................................... 33
3.1.3 Định hướng phát triển .................................................................................................................... 34
3.2 Các điểm du lịch nổi tiếng của vùng Tây Nguyên ............................................................................ 35
3.3 Một số tuyến điểm du lịch của vùng Tây Nguyên ............................................................................ 46
3.3.1 Tuyến nội vùng .............................................................................................................................. 46
3.3.2 Tuyến liên vùng ............................................................................................................................. 48
3.3.3 Tuyến du lịch quốc tế .................................................................................................................... 58
3.3.4 Tour du lịch Tây Nguyên .............................................................................................................. 58
3.4 Một số giải pháp nhằm khai thác hiểu quả du lịch vùng Tây Nguyên ........................................... 64
DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Nội dung Trang

Hình 1 Vị trí địa lý vùng Tây Nguyên trên bản đồ Việt Nam 13
Hình 2 Kiến trúc nhà rông vùng Tây Nguyên 24
Hình 3 Kiến trúc nhà sàn vùng Tây Nguyên 25
Hình 4 Hồ Lak – Buôn Jun 35
Hình 5 Hang động núi lửa Chư Bluk 37
Hình 6 Cột mốc biên giới Lào – Campuchia – Việt Nam 38
Hình 7 Núi Langbiang 39
Hình 8 Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng 40
Hình 9 Thung lũng tình yêu 41
Hình 10 Thác Đray Nur 42
Hình 11 Nhà rông Kon Klor 43
Hình 12 Nhà Đày Buôn Mê Thuộc 44
Hình 13 Hồ Ea Sno 46
LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.

Trong xã hội hiện đại, phát triển ngày nay, du lịch là một nhu cầu không thể thiếu trong
cuộc sống. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu về vui chơi giải trí ngày càng tăng cao.
Cùng đóng góp vào nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu du lịch toàn cầu, Việt Nam – đất nước có
nhiều phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cùng với nền văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc,
là một trong những quốc gia đầy sức hấp dẫn đối với du khách. Trong tiến trình hội nhập
toàn cầu hiện nay, du lịch Việt Nam càng có nhiều điều kiện hơn để phát triển.

Riêng với vùng Tây Nguyên là nơi không thể thiếu trong hành trình du lịch của du khách
quốc tế và ngay cả du khách nội địa. Với vai trò quan trọng ấy của mình, vùng đất Tây
Nguyên đã dựa trên những tiềm năng sẵn có mà ra sức phát triển dịch vụ du lịch, phục vụ
khách trong và ngoài nước.

Xuất phát từ những điều đó nên nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “ Xây dựng
tuyến điểm du lịch Tây Nguyên” nhằm đem về trọn vẹn vẻ đẹp của vùng đất Tây Nguyên
đến với thầy cô, bạn bè. Và đưa ra một số tuyến điểm du lịch hấp dẫn, thu hút du khách
khi đến đây.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Việc tham gia nghiên cứu đề tài này nhằm:

- Hiểu rõ những lý luận về tuyến điểm du lịch.


- Vận dụng những cơ sở lý luận đó để xây dựng nên một số tuyến điểm du lịch nổi
bật tại vùng Tây Nguyên.
- Ngoài ra còn đánh giá, tìm hiểu nguồn tài nguyên du lịch tại Tây Nguyên góp
phần xây dựng nên các tuyến điểm.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu: vùng du lịch Tây Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu: Xây dựng tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên.

1
4. Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được chúng em ưu tiên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu qua các nguồn
như: sách, tạp chí, internet,... để tìm hiểu và chọn lọc thông tin phù hợp với đề tài.

5. Bố cục bài tiểu luận

Gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Tiềm năng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

Chươn 3: Xây dựng một số tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên

2
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 Các khái niệm cơ bản


1.1.1 Tuyến điểm du lịch
a. Điểm du lịch

Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu
của khách du lịch. Điểm du lịch thuộc phân cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị phân
vùng du lịch. Tùy vào sự đa dạng tài nguyên của một vùng, địa phương, khu vực, quốc
gia sẽ có đa dạng các điểm du lịch hấp dẫn. Ví dụ như các điểm du lịch sau:

Điểm du lịch rừng tràm Trà Sư – tỉnh An Giang.

Điểm du lịch thánh địa Mỹ Sơn – tỉnh Quảng Nam.

Điểm du lịch chùa Linh Quy Pháp Ấn – tỉnh Lâm Đồng.

 Phân loại
- Điểm du lịch tự nhiên: là những diểm du lịch ở đó khai thác chủ yếu là giá trị tài
nguyên thiên nhiên. Các vùng có nguồn tài nguyên này thường được xây dựng
nhiều trung tâm nghỉ dưỡng và thể thao. Ví dụ như các khu du lịch ở Đà Lạt, Ba
Vì,...
- Điểm du lịch văn hóa: bao gồm các điểm du lịch dựa trên các giá trị văn hóa. Ví
dụ như các trung tâm lịch sử, trung tâm nghệ thuật, trung tâm tôn giáo,...
- Điểm du lịch đô thị: gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình
du lịch liên quan đến nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, trung tâm kinh
tế của thế giới, quốc gia hay khu vực. Ví dụ như New York, Tp.Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,... Các điểm du lịch đầu mối giao thông như các nơi có ga xe lửa, cảng sân
bay, nơi giao nhau các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời
của du khách.

Ngoài ra, điểm du lịch còn được phân thành 2 loại theo:

1
- Điểm tài nguyên: Là một điểm du lịch có tài nguyên tự nhiên hoặc nhân tạo để du
khách có thể đến tham quan, tìm hiểu. Có thể là: cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên đặc biệt, di tích lịch sử - văn hóa, công trình sáng tạo, các giá trị nhân văn
khác…

Ví dụ như: Ghềnh Đá Đĩa ở Phú Yên hay động Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình... là
những tuyệt tác của tự nhiên thu hút khá đông khách du lịch trong và ngoài nước tìm đến
tham quan.

- Điểm chức năng: Là một điểm du lịch có dạng địa hình đặc biệt hay các công trình
tôn giáo, câu lạc bộ văn hóa - tín ngưỡng hoặc vườn quốc gia, khu nghỉ dưỡng…
thu hút khách du lịch đến để nghiên cứu, vui chơi, thể thao, mạo hiểm, chữa bệnh…

Ví dụ như: Trekking Tà Năng - Phan Dũng (Tây Ninh) hay tắm bùn khoáng tại Tháp Bà
Ponagar (Nha Trang, Khánh Hòa)… là những hoạt động được du khách thích thú khi trải
nghiệm.

 Các yếu tố cấu thành nên điểm du lịch

Nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất nhu cầu đa dạng - ngày càng cao của du khách, mỗi
điểm đến du lịch cần tập trung thỏa mãn 5 yếu tố cấu thành cơ bản, gọi là quy tắc 5A như
sau:

- Attractions - điểm đến hấp dẫn: Là bất kể những gì có giá trị thu hút du khách,
ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến cho chuyến đi của họ. Điều đó thể
hiện được điểm đến phải có những điều kiện tài nguyên đa dạng, phong phú, độc
đáo và có sức hấp dẫn đối với du khách. Điều này có nghĩa là điểm đó có thể có
nguồn nước khoáng có giá trị chữa bệnh, có nơi nghỉ ngơi, có bãi tắm đẹp, có hang
động kỳ vỹ,...
- Access – giao thông thuận tiện: Những điểm du lịch có hệ thống giao thông
thuận tiện như đa dạng các phương tiện đến, di chuyển trong khu vực dễ dàng, an
toàn và nhanh chóng,... thường sẽ thu hút nhiều du khách đến hơn.

2
- Accommodation – nơi ăn uống nghỉ ngơi tiện nghi: Bao gồm dịch vụ lưu trú và
ăn uống tại điểm đến, cung cấp đa dạng và gần như toàn diện nhu cầu cho một
chuyến đi cơ bản.
- Amenities – các tiện nghi và dịch vụ hỗ trợ cá nhân: Không ít du khách ngại
mang vác cồng kềnh nên có nhu cầu tìm mua các tiện nghi hay dịch vụ hỗ trợ cá
nhân tại điểm đến để thuận tiện. Đáp ứng điều này không chỉ ghi điểm với khách
du lịch mà còn tăng thêm doanh thu cho cơ sở.
- Activities – các hoạt động bổ sung khác: Chẳng hạn như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật
chất kỹ thuật hay hoạt động ngoại khóa, vui chơi giải trí, sinh hoạt cộng đồng hay
công trình trung tâm thương mại, khu mua sắm, sân golf, bưu điện, ngân hàng,
bệnh viện,... cũng là những yếu tố cấu thành nên điểm du lịch, thể hiện tính đa
dạng và bổ sung của sản phẩm, dịch vụ.
b. Tuyến du lịch

Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du
lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường
hàng không. Ví dụ như các tuyến du lịch sau:

- Tuyến du lịch Tp.HCM – Đà Lạt – Nha Trang.


- Tuyến du lịch Tp.HCM – Hà Tiên – Phú Quốc.
- Tuyến du lịch Tp.HCM – Hà Nội – Mộc Châu.

Trong từng trường hợp cụ thể, các tuyến du lịch có thể là tuyến nội tỉnh, tuyến nội vùng,
tuyến liên vùng hoặc tuyến liên quốc gia. Nếu dựa vào loại hình phương tiện vận chuyển,
chúng ta có thể phân chia ra tuyến du lịch đường bộ, đường không, đường thủy…

 Phân loại
- Tuyến du lịch nội vùng: là lộ trình kết nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch
trong một vùng du lịch, thực hiện việc tổ chức du lịch nội vùng đơn giản về
phương tiện di chuyển, cách tổ chức, mối quan hệ.
- Tuyến du lịch liên vùng: là lộ trình nối các điểm du lịch, các trung tâm du lịch của
những vùng khác nhau, việc tổ chức du lịch trong tuyến liên vùng phúc tạp hơn
3
tuyến nội vùng, có thể phải sử dụng nhiều phương tiện vận chuyển và phải đi lại
theo lộ trình khác nhau và phải đặt ra nhiều mối quan hệ khác nhau.
1.1.2 Khái niệm về tour

Theo qui định của Tổng cục Du lịch: Chuyến du lịch (tour) là chuyến đi được chuẩn bị
trước bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành.
Chuyến du lịch thông thường có các dịch vụ về vận chuyển, lưu trú, ăn uống, tham quan
và các dịch vụ bổ sung khác.

Theo Luật Du lịch Việt Nam - 2018: Chương tình du lịch là văn bản thể hiện lịch trình,
dịch vụ, giá bạn được định trước cho chuyến đi của khác du lịch từ điểm xuất phát đến
điểm kết thúc chuyến đi.

 Sự khác nhau giữa chương trình du lịch và tuyến du lịch

Chương trình du lịch Tuyến du lịch

- Lịch trình (thời gian khởi hành, - Lộ trình ( đi như thế nào, đi theo

thời gian kết thúc, các điểm tham con đường nào để có thể đến được

quan ấn định,...) các điểm du lịch theo thiết kế.)

- Giá bán chương trình du lịch ( giá


vận chuyển, giá thuê hướng dẫn
viên, giá vé, giá cho các bữa ăn,...)

1.2 Đặc tính và tầm quan trọng của tuyến – điểm du lịch
1.2.1 Đặc tính
- Tính không ổn định, dễ thay đổi.
- Tính mùa vụ.
1.2.2 Tầm quan trọng

Vai trò của tuyến du lịch trong hoạt động du lịch có thể được hiểu là nguyên liệu để lập
nên sản phẩm du lịch là tour du lịch. Trong lĩnh vực lữ hành để có một sản phẩm giới

4
thiệu cho du khách, nhà kinh doanh phải thực hiện đồng thời nhiều thao tác, trong đó cơ
bản nhất là thành lập tuyến du lịch. Từ những tuyến du lịch này, qua quá trình phân tích
và chọn lựa thì hình thành nên tour du lịch. Từ đó, muốn trở thành sản phẩm du lịch tốt –
những tour du lịch chất lượng chúng ta phải có những nguyên liệu tốt – những tuyến du
lịch. Và những tuyến du lịch này phải đạt những mục tiêu sau:

- Mục tiêu kinh tế

Bất kỳ hoạt động kinh doanh nào nói chung và hoạt động kinh doanh du lịch nói riêng,
trong quá trình hoạt động du lịch phải đảm bảo mục tiêu quan trọng hàng đầu là mục tiêu
kinh tế. Mục tiêu kinh tế của tuyến du lịch được hiểu là giá trị thu hút du khách của tuyến
đó. Những tuyến du lịch có giá trị thu hút du khách là các tuyến đảm bảo được sự phong
phú và đa dạng về mặt nội dung, loại hình du lịch độc đáo.

- Mục tiêu an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội là hai mặt của một vấn đề chung - ổn định xã
hội. An ninh chính trị và trật tự xã hội cũng là mục tiêu quan trọng trong việc thành lập
tuyến điểm. Đây là những yếu tố tác động trực tiếp tác động đến hoạt động du lịch. Cả
hai mặt an ninh và chính trị và trật tự xã hội đều đồng hành phát triển song song với phát
triển du lịch. Tuy nhiên sự ảnh hưởng của mỗi mặt đến du lịch lại khác nhau. Trong hai
yếu tố này, khi thành lập tuyến điểm yếu tố an ninh chính trị phải đựơc ưu tiên đưa lên
hàng đầu vì an ninh chính trị, sự ổn định quốc gia làm tăng sức hút đối với khách du lịch,
tạo cảm giác an toàn cho du khác. Những quốc gia thường xuyên sảy ra nội chiến, khủng
bố, mất an ninh... thì tình hình du lịch kém phát triển. Phân tích tác động của an ninh
chính trị và trật tự xã hội đối với du lịch dưới hai góc độ:

+ Về góc độ kinh tế, sự ổn định chính trị và an toàn xã hội tạo điều kiện thuận lợi cho
kinh tế phát triển. Các tổ chức kinh doanh du lịch có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất,
cơ sở kỹ thuật phục vụ du khách. Mặt khác, những quốc gia ổn định về an ninh chính trị
và trật tự xã hội sẽ có nhiều điều kiện giao lưu quốc tế trong nhiều lĩnh vực: ngoại giao,
kinh tế, thương mại, du lịch... đây là cơ hội để doanh nghiệp tìm kiếm nguồn đầu tư, tìm

5
kiếm sự hợp tác và tìm hiểu thị trường để phát triển du lịch, làm tăng số lượng khách du
lịch và tăng doanh thu cho ngành.

+ Dưới góc độ văn hóa xã hội: sự ổn định an ninh chính trị là nền tảng để phát triển văn
hóa. Tất cả những vấn đề thuộc về bản sắc dân tộc, những sinh hoạt văn hóa chỉ phát triển
toàn diện trên một mảnh đất hòa bình. Sự phát triển văn hóa làm tăng thêm tính độc đáo
và đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là yếu tố quan trọng trong lĩnh vực tài nguyên
du lịch văn hóa góp phần thu hút du khách của một tuyến. Chính vì vậy, khi thành lập
tuyến chúng ta cũng phải xem xét đến yếu tố này. Trật tự xã hội là bộ mặt của một quốc
gia, một cộng đồng, một bộ phận dân cư... khi khách du lịch đến thăm một điển du lịch,
một cộng đồng dân cư, thì cảm giác đầu tiên của họ là trật tự xã hội. Trật tự xã hội thể
hiện ở lòng hiếu khách, mức độ phát triển văn minh của một địa phương mà du khách đến
thăm. Từ đó khách cảm nhận được sự nồng hậu, sự văn minh của quốc gia mà họ đến.
Trật tự xã hội góp phần làm tăng thêm chất lượng của một điểm, một tuyến, một chương
trình du lịch, làm tăng thêm khả năng thỏa mãn nhu cầu của du khách. Chính điều đó làm
hấp dẫn du khách đến với những tuyến, những điểm du lịch của chúng ta.

- Mục tiêu môi trường

Môi trường là mục tiêu quan trọng trong việc thực hiện tuyến du lịch. Đây là yếu tố quan
trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh du lịch.

+ Sự tác động của môi trường dưới góc độ quản lý nhà nước: tất cả các hoạt động kinh
doanh trước khi lập dự án đều phải trải qua một quá trình đó là quá trình đánh giá tác
động đến môi trường. Đây chính là việc phân tích dự báo và đưa đến những kế hoạch xử
lý tác động của du lịch đến môi trường và ngược lại. Những vấn đề này liên quan đến tất
cả các lĩnh vực trong đời sống. Trong những công đoạn này, việc đề ra những giải pháp
thích hợp để bảo vệ môi trường là nhiệm vụ cuối cùng đồng thời cũng là quan trọng nhất.

Dưới góc độ kinh doanh du lịch: đây là tác động tích cực vì bản thân môi trường trong
sạch, thảm động thực vật phong phú, nguồn nước và bầu không khí trong lành. Một xã
hội thuần khiết và đa dạng về văn hóa luôn là sự hấp dẫn lớn đối với khách du lịch. Môi

6
trường càng trong sạch thì du lịch càng phát triển, ngựơc lại môi trường càng ô nhiễm thì
du lịch càng lạc hậu.

+ Tác động của du lịch đến môi trường: nếu không có biện pháp thích hợp thì đây là tác
động tiêu cực, thông thường khi du lịch phát triển sẽ có rất nhiều những hậu quả kèm
theo. Ví dụ: ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễn không khí, thảm thực vật bị hủy hoại do sự săn
bắn, đốt lửa của du khách, các bãi biển bị ô nhiễm do vứt rác bừa bãi của con người. Như
vậy những tuyến du lịch được thành lập, muốn khai thác hiệu quả và lâu dài thì các nhà
thiết kế phải luôn luôn nghiên cứu những tác động của du lịch đến môi trường để có
những biện pháp xử lý kịp thời.

- Mục tiêu xã hội

Tour du lịch chính là sản phẩm du lịch, sự đa dạng, độc đáo, cuốn hút của một sản phẩm
chính là sự đa dạng, độc đáo của những tuyến, những điểm cấu thành nên sản phẩm du
lịch đó. Trong quá trình thiết kế chương trình du lịch cần phải chú ý sao cho tuyến của
mình càng có nhiều nét văn hóa độc đáo thì càng có sự lôi cuốn du khách. Mục tiêu này
không chỉ có ý nghĩa làm tăng sự phong phú, hấp dẫn cho chương trình du lịch mà nó còn
ý nghĩa thể hiện bản sắc văn hóa của nước nhà.

1.3 Các nguyên tắc xây dựng tuyến du lịch


1.3.1 Cân đối giữa thời gian di chuyến và thời gian tham quan

Thời gian di chuyển không được vượt quá 50% thời gian của tuyến du lịch trong ngày.
Xu hướng ngày càng hiện đại hóa về phương tiện vận chuyển, điều đó đã giúp làm giảm
thời gian đi lại, tăng thời gian tham quan, giải trí.

1.3.2 Nội dung tuyến du lịch phải phong phú đa dạng, mang tính đặc thù

Tránh lặp lại cùng một tuyến cho cả lượt đi và lượt về. Tránh trường hợp khách phải
tham quan lại những gì đã tham quan ở địa phương khác, do vậy mỗi tuyến du lịch cần có
một nét độc đáo riêng.

1.3.3 Giá cả phù hợp với chất lượng dịch vụ

7
Việc xác định giá cả của tour du lịch trên tuyến phải phù hợp và tương xứng với chất
lượng dịch vụ.

1.3.4 Đảm bảo cho du khách có thời gian phục hồi sức khỏe

Bố trí các điểm tham quan với mật độ phù hợp, tránh lịch tham quan dày đặc liên tiếp.
Ngoài ra, kết hợp với các trạm nghỉ ngơi, dừng chân, vui chơi giải trí và mua sắm để đảm
bảo sức khỏe cho du khách.

1.3.5 Tuyến tham quan phải kết hợp với mua sắm

Nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm quà lưu niệm và hàng tiêu dùng của du khách. Từ đó
cũng kích thích sự phát triển kinh tế.

1.4 Chức năng của du lịch


1.4.1 Chức năng xã hội

Thông qua hoạt động du lịch, du khách tham quan có điều kiện tiếp xúc với những thành
tựu về lịch sử, văn hóa, đời sống truyền thống của các dân tộc.

1.4.2 Chức năng kinh tế

Hoạt động du lịch là “ngành công nghiệp không khói” đem lại nhiều lợi nhuận cho đất
nước thông qua các hình thức kinh doanh du lịch: khách sạn, nhà hàng, hàng hóa lưu
niệm,... đồng thời thúc đẩy các ngành khác phát triển như: môi trường, hệ thống giao
thông,... Ngoài ra hoạt động du lịch còn giải quyết và thu hút một lực lượng lao động
đông đảo.

1.4.3 Chức năng sinh thái

Hoạt động du lịch góp phần tạo nên và phục hồi môi trường sống ổn định về mặt sinh
thái. Ví dụ như: nhờ hoạt động du lịch, các khu chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long
được phục hồi như chợ nổi Cái Bè thuộc tỉnh Tiền Giang, chợ nổi Cái Răng, chợ nổi
Phong Điền thuộc tỉnh Cần Thơ,...

1.4.4 Chức năng chính trị

8
Giúp cho khách du lịch nước ngoài hiểu rõ về một đất nước, dân tộc. Hoạt động du lịch là
một nhân tố củng cố hòa bình, đẩy mạnh các quan hệ giao lưu quốc tế, mở rộng sự hiểu
biết giữa các dân tộc.

1.5 Cơ sở thực tiễn


1.5.1 Tình hình phát triển du lịch tại Việt Nam

Trong những năm qua, du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế và
khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều
hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là điểm đến yêu thích của
du khách quốc tế. Ngoài ra, du lịch đang càng nhận nhiều sự quan tâm của toàn xã hội.

Thực tế thị trường du lịch nội địa đang trở thành nhân tố chủ lực trong sự phục hồi của
ngành du lịch Việt Nam. “ Du lịch Việt Nam ghi nhận sự tăng trưởng mạnh của khách
nội địa 2022 khi đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so với kế hoạch, vượt mức trước dịch.
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Du lịch, trước Covid – 19, lượng khách nội địa tăng
đều qua các năm và đạt đỉnh cao vào 2019 với 85 triệu lượt. Năm 2022, sau khi gỡ bỏ
mọi hạn chế đi lại, lượng khách nội địa cả năm đã đạt 101,3 triệu lượt, tăng 168,3% so
với mục tiêu 60 triệu lượt và vượt con số của 2019. Riêng 3 tháng hè, lượng khách đạt
hơn 35 triệu. Doanh thu đạt 495.000 nghìn tỷ đồng, vượt 23% kế hoạch.”

Năm 2022, với những tiềm năng phong phú, Quảng Ninh nổi lên là một trong những địa
phương có ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ. Theo báo cáo của Sở Du lịch Quảng Ninh,
năm qua, các điểm du lịch trên địa bàn toàn tỉnh đã đón được khoảng 11,6 triệu lượt
khách du lịch, tương đương cao gấp 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021, tăng 21,7% so với
kế hoạch đầu năm (9,5 triệu khách). Tổng doanh thu du lịch ước đạt 21.172 tỷ đồng, gấp
3,2 lần cùng kỳ, tăng 32,5% so với kế hoạch được đề ra. Ngoài ra còn có một số địa
phương có doanh thu du lịch lữ hành năm 2022 tăng cao so với năm trước như: Cần Thơ
gấp 10,3 lần; Bình Định gấp 9,3 lần; Khánh Hòa gấp 8,2 lần; Thừa Thiên Huế gấp 8 lần;
Đà Nẵng gấp 6,7 lần; Hà Nội gấp 4,1 lần; Hải Phòng gấp 3,8 lần; Thành phố Hồ Chí
Minh gấp 1,9 lần… Tại Lễ trao Giải thưởng Du lịch Thế giới năm 2022 - khu vực châu Á
và châu Đại Dương, Du lịch Việt Nam đã nhận được 16 giải thưởng du lịch, tiếp tục
9
khẳng định thương hiệu, vai trò và vị thế của du lịch Việt Nam trong khu vực và toàn thế
giới, tạo nên bức tranh đầy màu sắc và hấp dẫn của ngành du lịch Việt Nam khi khép lại
hoạt động du lịch năm 2022. Đây chính là tiền đề tạo động lực cho du lịch Việt Nam cất
cánh phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong năm 2023 và những năm sắp tới.

1.5.2 Tình hình phát triển du lịch tại vùng Tây Nguyên

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đak Lak, Đak Nông và Lâm Đồng,
với tổng diện tích 54.548 km2 , chiếm 1/6 diện tích cả nước. Nơi đây không chỉ là một
cao nguyên duy nhất mà bao gồm hệ thống cao nguyên liền kề với độ cao trung bình từ
500 – 1500m. Nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia, tiếp giáp
với các vùng Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, Tây Nguyên có
điều kiện thuận lợi để mở rộng giao lưu phát triển kinh tế, đặc biệt là du lịch với nhiều
vùng trong cả nước và quốc tế.

Địa hình vùng Tây Nguyên khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên rộng lớn và
các thung lũng với những cánh đồng trù phú. Chính vì thế mà đã tạo cho nơi đây khí hậu
mát mẻ, trong lành quanh năm, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng liên quan đến núi
rừng, sông suối, thác nước, hồ,... và cả hệ động thực vật hết sức phong phú, trong đó có
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia,...

Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên có giá trị để khai thác phát
triển du lịch như: Cảnh quan dọc các sông Đắk Bla, Serepok, Krông Ana, Krông Nô,
Đồng Nai…. Hệ thống các hồ lớn và đẹp như: Tuyền Lâm, Đan Kia Suối Vàng (Lâm
Đồng), Hồ Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ (Gia Lai), các hồ thủy điện (Yaly, Đại Ninh...). Hệ
thống các thác nước như: Dray Sap, Trinh Nữ, Diệu Linh...Tây Nguyên cũng là nơi cư trú
của 47 dân tộc anh em nên rất đa dạng về bản sắc văn hóa. Đây cũng là vùng đất có nhiều
di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng, truyền thống đấu tranh giữ nước anh hùng.

Nhiều năm qua, mặc dù đã có nhiều khởi sắc, nhưng nhìn chung ngành du lịch tại các tỉnh
vùng Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tiềm năng du lịch giàu có, tốc độ tăng
trưởng kinh tế từ du lịch còn ở mức độ thấp, chậm so với mặt bằng chung của các địa

10
phương trong cả nước. Theo đánh giá, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự kìm hãm phát
triển: là do cơ sở lưu trú chậm phát triển chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách;
các sản phẩm du lịch còn nghèo, chưa hấp dẫn; chưa tạo dựng được mối liên kết giữa các
địa phương trong vùng và các địa phương khác để phát triển du lịch; cơ sở hạ tầng chưa ổn
định và phát triển, nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn yếu, chưa có kỹ năng nghề cao cũng
như còn hạn chế về tin học, ngoại ngữ nên khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
du khách…Nhưng một điều khá rõ là các tỉnh trong khu vực chưa thật sự làm tốt khâu liên
kết; vẫn làm du lịch theo kiểu manh mún, cục bộ. Các tỉnh đều muốn hút khách du lịch đến
với địa phương mình, nhưng lại thiếu quy hoạch, thiếu những điểm mang giá trị khác biệt,
không giống với tỉnh bạn. Các sản phẩm du lịch của các tỉnh Tây Nguyên hầu như là tương
tự nhau nên rất dễ gây nhàm chán cho du khách...

Trong giai đoạn 2011-2015, vùng Tây Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong
việc mở rộng thị trường khách du lịch quốc tế, đặc biệt là du khách từ các nước phát triển
và các nước trong khu vực ASEAN.

Tổng doanh thu du lịch của các tỉnh trong vùng Tây Nguyên tăng lên rõ rệt, đến cuối năm
2015 mức thu đạt 88.443,9 tỷ đồng. Lượng khách du lịch quốc tế đi lại vùng Tây Nguyên
có xu hướng tăng qua từng năm và tốc độ tăng trưởng tương đối cao đạt khoảng
15%/năm trong giai đoạn 2011-2015 nhưng thị phần khách du lịch quốc tế của vùng Tây
Nguyên không có sự cải thiện nhiều, vẫn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng lượng khách
quốc tế cả nước.

Lâm Đồng là địa phương giữ vai trò chủ đạo, trung tâm du lịch của toàn Vùng, lượng
khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng chiếm gần 68,5% tổng lượng khách quốc tế đến Tây
Nguyên. Tốc độ tăng trưởng khách du lịch đến với vùng trong những năm gần đây bình
quân chỉ đạt 10%, tốc độ tăng trưởng bình quân tổng thu du lịch xấp xỉ 30%. So sánh với
cả nước, tổng thu du lịch vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 4,3%; điều này cho thấy, đóng góp
về du lịch trong cơ cấu của vùng chưa đủ lớn. Năm 2017, các tỉnh Tây Nguyên đã thu hút
trên 1,881 triệu lượt khách, tăng 9% so với năm 2016; trong đó, khách du lịch trong nước
tăng 6,6%, khách quốc tế tăng 2,4%, đạt doanh thu trên 2.906 tỷ đồng, tăng gần 14% so

11
với năm 2016. Trong đó, Lâm Đồng vẫn là địa phương có lượng du khách đến nhiều nhất
so với các tỉnh trong vùng, chiếm 78,34% so với toàn vùng, kế đến là Đắk Lắk. Năm
2022, 5 tỉnh Tây Nguyên đã đón gần 8 triệu lượt khách, trong đó có trên 160 ngàn lượt
khách quốc tế. Các tỉnh đã có các chương trình ký kết hợp tác phát triển du lịch để nhanh
chóng phục hồi “ngành công nghiệp không khói” sau đại dịch.

Tuy nhiên, hoạt động du lịch vẫn chủ yếu tập trung tại một số trung tâm, điểm du lịch lớn
đã có truyền thống.

12
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỦA VÙNG TÂY NGUYÊN

2.1 Điều kiện tự nhiên

 Vị trí địa lý

Hình 1

Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh
Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp
các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và
Mondulkiri (Campuchia). Trong khi Kon Tum có biên giới phía tây giáp với cả Lào và

13
Campuchia, thì Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông chỉ có chung đường biên giới với
Campuchia. Còn Lâm Đồng không có đường biên giới quốc tế.

Thực chất, Tây Nguyên không phải là một cao nguyên duy nhất mà 500 m, cao nguyên
Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku cao khoảng 800 m, cao nguyên M'Drăk
cao khoảng 500 m, cao nguyên Buôn Ma Thuột cao khoảng 500 m, Mơ Nông cao khoảng
800-1000 m, cao nguyên Lâm Viên cao khoảng 1500 m và cao nguyên Di Linh cao
khoảng 900-1000 m. Tất cả các cao nguyên này đều được bao bọc về phía Đông bởi các
dãy núi ( chính là Trường Sơn Nam ).

Tây Nguyên gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474 km2 chiếm
16,8% diện tích tự nhiên cả nước.

 Đặc điểm địa hình

Tây Nguyên có nền địa hình khá đa dạng, từ vùng núi cao đến các cao nguyên rộng lớn
và các thung lũng với những cánh đồng trù phú... đã tạo cho nơi đây khí hậu trong lành,
mát mẻ quanh năm, khí hậu ôn đới trong lòng nhiệt đới. Thiên nhiên ưu đãi với nhiều
danh lam thắng cảnh nổi tiếng, núi, cao nguyên, suối, thác nước… và hệ động thực vật
hết sức phong phú. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng gắn liền với văn hóa của nhiều đồng
bào dân tộc như Ê đê, Xơ đăng, Giarai… và mỗi dân tộc đều có những nét riêng vô cùng
đặc sắc trong văn hóa.

Ở về phía Tây của dãy Trường Sơn, bề mặt địa hình dốc thoải dần từ Đông sang Tây, đón
gió Tây nhưng ngăn chặn gió Đông Nam thổi vào. Địa hình chia cắt phức tạp có tính phân
bậc rõ ràng, bao gồm: Địa hình cao chia cắt phức tạp và có tính phân bậc rõ ràng độ cao
trung bình 600-800 so với mặt nước biển. Các bậc cao nằm ở phía Đông, bậc thấp nhất
nằm ở phía Tây. Có thể chia thành ba địa hình chính: vùng núi, thung lũng, cao nguyên.

- Địa hình cao nguyên là địa hình đặc trưng nhất của vùng, tạo lên bề mặt của vùng độ cao
trung bình là 300-800m chiếm 37% diện tích toàn vùng, phân bậc cao nguyên thành 3
nhóm:

14
+Có độ cao từ 100-300m chủ yếu gồm bình sơn nguyên Ea Súp là một đồng bằng bóc mòn
có những chỏm núi sót, khá bằng phẳng, độ cao 140 - 300 m, thoải dần về phía tây; vùng
trũng Cheo Reo - Phú Túc nằm trùng với địa hào sông Ba, bề mặt khá bằng phẳng, chỉ có
một ít đồi sót; trũng Krông Pắk - Lăk vốn là một thung lũng bóc mòn với nhiều núi sót đã
biến thành một cánh đồng tích tụ với đầm lầy và hồ Lăk

+Địa hình 300-500 từ Bắc vào Nam gồm trũng núi Kon Tum chạy dọc theo sông Pô Kô
khoảng 45 km bề mặt khá bằng phẳng; trũng An Khê là kiểu thung lũng giữa núi bị san
bằng và mở rộng (15 km) cao 400 - 500 m.

+Địa hình 500-800 cao nguyên Kon Hà Nừng, M’Đrắk, Plây Ku, Buôn Mê Thuộc, Lang
Biang, Di Linh. Với nét đặc trưng là rộng và khá bằng phẳng nên các cao nguyên cũng rất
thuận lợi phát triển các vùng chuyên canh thực phẩm, hoa trái… là nguồn cung cấp trực
tiếp cho du lịch cũng như làm cở sở để phát triên các loại hình du lịch đồng quê ví dụ như
cao nguyên Di Linh với khí hậu ôn hòa cảnh sắc đẹp mang lại sức hút cho du khách.

- Địa hình vùng núi : là bộ phận của dãy Trường Sơn chiếm ½ diện tích củaTây Nguyên
trong đó đồ sộ nhất là dãy Ngọc Linh kéo dài từ Bắc Tây Bắc xuống Nam Đông Nam dài
gần 200km với đỉnh cao nhất ở phía Bắc là 2598m địa hình thấp nhất tại đèo Mang Yang
830m. Phía đông được tạo bởi những dãy núi nối tiếp nhau thành một bức tường ngăn cách
Tây Nguyên với dải đồng bằng ven biển duyên hải Nam Trung bộ, trong đó có những dãy
núi chính như dãy An Khê, dãy Vọng Phu, dãy Tây Khánh Hòa, dãy Chư Yang Sin, dãy
Bi Đúp,… Phía Nam, được bao bọc bới những dãy của Trường Sơn Nam với những dãy
Brai An, Bơ Nam So Rlung. Địa hình này tạo ra nguồn tài nguyên tự nhiên đặc trưng ẩn
mình trong núi rừng là các thắng cảnh có sức hấp dẫn du khách

- Địa hình thung lũng chiếm diện tích nhỏ nhất Tây Nguyên chỉ 13% diện tích toàn vùng,
địa hình mở rộng và bằng phẳng với nhiều đầm, hồ góp phần điều hòa khí hậu và tô điểm
cho phong cảnh núi rừng ví dụ thung lũng Kon Tum,vùng trũng Krong Pach. Có ý nghĩa
lớn để giúp phát triển các dịch vụ du lịch như xây dựng cở sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật…
chủ yếu phát triển cây lương thực, thực phẩm và nuôi cá nước ngọt.

15
 Điều kiện khí hậu

Tây Nguyên lại có thể chia thành ba tiểu vùng địa hình đồng thời là ba tiểu vùng khí hậu,
gồm Bắc Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Kon Tum và Gia Lai, trước là một tỉnh),
Trung Tây Nguyên (tương ứng với các tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông), Nam Tây Nguyên
(tương ứng với tỉnh Lâm Đồng). Trung Tây Nguyên có độ cao thấp hơn và nền nhiệt độ
cao hơn hai tiểu vùng phía Bắc và Nam.

Khí hậu Tây Nguyên có thể coi là một nét đặc sắc của khí hậu nhiệt đới gió mùa của
nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên. Điều kiện hình thành khí hậu đặc trưng
này bởi Tây Nguyên nằm trong vĩ tuyến 16 độ Bắc với vị trí địa lí này cộng với độ cao
địa hình đã có vai trò quan trọng trong sự tác động qua lại với điều kiện bức xạ hoàn lưu
khí quyển nên nó đã tạo nên vùng có khí hậu rất đặc trưng.Chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam kết hợp với địa hình nên khí hậu nơi đây có sự phân vùng rõ rệt đem lại cho khí
hậu Tây Nguyên có tính chất phân mùa và phân vùng.

Nhiệt độ trung bình năm ở độ cao 800-900m vào 19-21 độ C, tổng nhiệt độ năm là 7000-
8000 độ C có thời kì nhiệt độ trung bình 20 độ C kéo dài 8-9 tháng Nhiệt dộ thấp nhất
dưới 15 độ C ở những vùng trên 800m, dưới 5 độ C ở những vùng trên 1500m. Đặc biệt
đo ảnh hưởng của độ cao nên trong khi ở các cao nguyên cao 400–500m khí hậu tương
đối mát và mưa nhiều, riêng cao nguyên cao trên 1000 m (như Đà Lạt) thì khí hậu lại mát
mẻ quanh năm, đặc điểm của khí hậu núi cao ( còn được mệnh danh là vùng ôn đới trong
lòng nhiệt đới).

Tây Nguyên nằm trong vùng Nhiệt đới Xavan, gồm nhiều tiểu vùng nhưng khí hậu phổ
biến là nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Khí hậu Tây Nguyên được chia thành 2 mùa: Mùa
mưa kéo dài 6 tháng, bắt đầu vào tháng 5 và kết thúc hết tháng 10. Mùa khô ở Tây
Nguyên sẽ bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc tháng 4. Trong đó, tháng 3 và tháng 4 ở Tây
Nguyên được đánh giá là hai tháng nóng và khô nhất.

- Mùa mưa ở Tây Nguyên diễn ra từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 . Tại thời điểm
này, Tây Nguyên có mưa nhiều, mưa to kéo dài nhiều ngày khiến các con đường đất đỏ

16
bazan trở nên trơn trượt khó đi hơn bao giờ hết. Thế nhưng, mùa mưa này lại khiến vẻ
ngoài rắn rỏi của Tây Nguyên thêm phần mạnh mẽ, đẹp đẽ, khoác lên màu áo mới sau
một mùa khô kéo dài. Đặc biệt, mùa mưa tạo điều kiện tốt để các thác nước ở Tây
Nguyên hoạt động mạnh mẽ và trở nên hùng vĩ hơn bao giờ hết. Những dòng thác Thủy
Tiên, Gia Long, Dray Sáp đổ liên tục ngày đêm, tung bọt nước trắng xóa như bản hòa ca
của núi rừng Tây Nguyên. Những ngày mưa xối xả ở Tây Nguyên có thể gây lũ quét.
Những con đường nhỏ trở nên trơn và nếu không quen bạn có thể té ngã bất cứ lúc nào.
Mưa nhiều nhất vào tháng 7 và đầu tháng 8, mưa kéo dài nhiều ngày, thậm chí cả tuần có
mưa.

- Mùa khô ở Tây Nguyên sẽ bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. Cả Tây
Nguyên không còn ẩm ướt, thay vào đó là những tia nắng ấm áp, chan hòa. Tháng 3 và
tháng 4, thời tiết Tây Nguyên khô và nóng nhất trong năm. Do có sự khác biệt về độ cao
nên khi đạt độ cao khoảng 500m ta vẫn sẽ cảm nhận được khí hậu mát mẻ. Nếu ở vị trí
cao nguyên với độ cao hơn 1000m như Đà Lạt thì thời tiết ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
Tuy nhiên nếu bạn đến Tây Nguyên vào mùa khô thì bạn vẫn có thể cảm nhận được cái
lạnh se se vào đêm khuya và lúc sáng sớm. Vào mùa khô, bạn có thể dễ dàng tham quan
khám phá thành phố và làng mạc ở Tây Nguyên.

 Các loại tài nguyên

- Tài nguyên nước:

+ Tây Nguyên có mạng lưới sông ngòi dày đặc và cũng là nơi khởi nguồn của 4 hệ thống
sông chính gồm :

Hệ thống sông Pô Kô - Sê San ở Kon Tum đổ vào sông Mê Kông.

Hệ thống sông Ba - Ayun ở Gia Lai Hổ vào sông Đà Rằng chảy ra biển Đông.

Hệ thống sông Sêrêpôk ở Đắk Lắk đổ vào sông Mê Kông.

Hệ thống sông Đồng Nai ở Đắk Nông và Lâm Đồng chảy ra biển Đông.

Ngoài ra còn có sông Ê Xan , Xrê Pốc ... và nhiều thác ghềnh.

17
+ Các hồ nước tự nhiên: Hồ T’nưng – Gia Lai, Hồ Lắk – Đắk Lắk, Hồ Tà Đùng – Đắk
Nông, Hồ Xuân Hương – Lâm Đồng, Hồ Tuyền Lâm – Lâm Đồng.

+ Hệ thống suối khoáng và nóng: Tây Nguyên có hệ thống nước ngầm khá phong phú
gồm:

Suối khoán: Guga (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) nhiệt độ 370C lưu lượng 93m3/ngày

Suối khoán: ĐăkMin (ĐăkNông) nhiệt độ 660C nồng độ và hàm lượng CO2 cao.

- Tài nguyên đất

Đất đai được coi là tài nguyên cơ bản của vùng, thuận lợi cho phát triển nông lâm
nghiệp. Diện tích đất chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng phong hoá dày, địa hình lượn sóng
nhẹ tạo thành các cao nguyên đất đỏ như cao nguyên Buôn Ma Thuột, Plâycu, Đăk Nông,
Kon Tum chiếm diện tích khoảng 1 triệu ha, thích hợp với nhiều loại cây trồng, đặc biệt
là cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều... và rừng; Đất đỏ vàng diện tích khoảng 1,8 triệu
ha, kém màu mỡ hơn đất đỏ bazan nhưng giữ ẩm tốt và tơi xốp nên thích hợp với nhiều
loại cây trồng. Ngoài ra còn có đất xám phân bố trên các sườn đồi thoải phía Tây Nam và
trong các thung lũng, đất phù sa ven sông, thích hợp cho trồng cây lương thực.

Tuy nhiên diện tích đất trống đồi núi trọc chiếm tới 1,4 triệu ha và đang bị thoái hoá
nghiêm trọng (đất bazan thoái hoá tới 71,7%; diện tích đất bị thoái hoá nặng chiếm tới
20%).

- Tài nguyên rừng

Tây Nguyên là một trong những vùng có tính đa dạng sinh học rất cao của Việt Nam.
Năm 2015có 2.6 triệu ha có 87% diện tích rừng tự nhiên. Độ che phủ là 46,1% đứng
thứ3/7 vùng. Rừng Tây Nguyên giàu về trữ lượng, đa dạng về chủng loại Trữ lượng rừng
gỗ chiếm tới 45% tổng trữ lượng rừng gỗ của cả nước. Diện tích rừng Tây Nguyên là
3.015,5 nghìn ha chiếm 35,7% diện tích rừng cả nước.

+ Hệ thực vật toàn vùng có 3600 loài giàu như dương sỉ, thông , lan dẻ cúc ở đây còn có
nhiều loài đặc hữu như thông 5 lá . Ngoài ra nơi đây còn có 300-400 loài cây thuốc, các

18
cây dược liệu quí như sâm bổ chính, sa nhân, địa liền, thiên niên kiện, hà thủ ô trắng,... và
các cây thuốc quí có thể trồng được ở đây như atisô, bạch truật, tô mộc, xuyên khung...

+ Hệ động vật hoang dã cũng rất phong phú có ý nghĩa kinh tế và khoa học. Hệ động vật
tài nguyên phong phú 525 loài đông vật sinh sống trên cạn, 102 loài thú, 302 loài chim 80
loại cá nước ngọt. Ngoài ra nơi đây còn có tới 32 loài động vật quí hiếm như voi, bò tót,
trâu rừng, hổ, gấu, công, gà lôi,..

- Tài nguyên khoáng sản

+ Chủng loại khoáng sản ở Tây Nguyên khá phong phú và đa dạng về loại hình, kiểu
dáng và nguồn gốc, trong đó có những loại khoáng sản có quy mô rất lớn. Đáng kể nhất
là quặng bôxit với trữ lượng dự báo khoảng 10 tỷ tấn, toàn Tây Nguyên chiếm tới 91%
trữ lượng bôxit cả nước, phân bố chủ yếu ở Đắk Nông có trữ lượng 5,4 tỷ tấn; ở Gia Lai,
Kon Tum có trữ lượng quặng nguyên 368 triệu tấn, quặng tinh 162 triệu tấn

+ Vàng có 21 điểm vàng trữ lượng khoảng 8,82 tấn phân bố ở Kon Tum, Gia Lai. Ngoài
ra còn các loại đá quí như saphia và thạch anh ở Krông Năng (Đắk Lắk), các mỏ sét gạch
ngói phân bố ở Chư sê (Gia Lai ) và Bản Đôn ( Đắk Lắk ), than bùn và than nâu phân bố
ở Biển Hồ, làng Bua, làng Vệ - Gia Lai, Chư Đăng ( Đắk Lắk ).

 Lịch sử hình thành

Tây Nguyên là một vùng lãnh thổ đặc thù của Việt Nam, không gian sinh tồn lâu đời của
cộng đồng những tộc người dân tộc thiểu số nói 2 ngữ hệ Môn-Khmer và Malayo-
Polynêsia, nằm ở trung tâm bán đảo Đông Dương.

Do vị trí địa lý, vùng Tây Nguyên sớm có mối quan hệ giao lưu khá mật thiết với các
vùng khác ở Việt Nam và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Suốt từ thời tiền sử đến
thời cận đại, vùng đất sau này gọi là Tây Nguyên đã liên tục trải qua những chặng đường
biến động nội vùng và những dịch chuyển quan trọng trong quá trình giao lưu, tiếp xúc
với thế giới bên ngoài.

Công xã và liên minh công xã là thiết chế tổ chức xã hội tồn tại lâu dài trong cộng đồng
cư dân các tộc người Tây Nguyên.
19
Năm 1470, vua Đại Việt là Lê Thánh Tông gọi lãnh thổ thuộc phạm vi ảnh hưởng của
Pơtao Apui (Vua Lửa, tức Hỏa Xá), Pơtao Ia (Vua Nước, tức Thủy Xá) là xứ Nam Bàn
và coi đây như một “thuộc quốc”.

Đến thời nhà Nguyễn thì mối quan hệ giữa các thủ lĩnh Tây Nguyên với nhà nước phong
kiến Việt Nam trở nên thường xuyên hơn. Nhà Nguyễn nhận sự triều cống của Vua
Nước, Vua Lửa và đã cử một số viên quan đi tuần trú miền núi rừng phía tây này. “Phủ
biên tạp lục” của Lê Quý Đôn, “Đại Nam liệt truyện” của Quốc sử quán triều Nguyễn và
một số cổ thư khác từng ghi nhận nhiều sử liệu, chuyện kể về mối quan hệ này…

Chúng ta biết đến Tây Nguyên với tư cách là một vùng đất có bề dày về lịch sử,

văn hóa, trải qua các thời kì lịch sử, với các thể chế chính trị xã hội khác nhau. Trong bài
viết “Tây Nguyên xưa và nay”, tác giả Nguyễn Đình Tư cho rằng địa danh Tây Nguyên
được biết đến từ năm 1960, khi Hiến pháp 1959 của Việt Nam Cộng hòa được công bố.
Trong đó, khi đề cập đến điều khoản về khu tự trị của các sắc tộc thiểu số, tên gọi Tây
Nguyên được nhắc nhở đến. Trước đó, dưới thời trị vì của vương triều nhà Nguyễn,
vùng đất này thuộc về Châu Thượng Nguyên, bao gồm Thủy Xá, Hỏa Xá là vùng đất cư
trú của người Ê đê, Gia Rai, Ba Na và là một phần Tây Nguyên hiện nay. Đến thời thuộc
Pháp, vùng đất này chưa có tên gọi riêng mà chỉ là đơn vị hành chính trực thuộc Khâm sứ
Trung Kì, nên có tên gọi là Cao nguyên Trung Kì. Ngoài ra, người Pháp còn gọi nơi này
là Les Hauts Plateaux du Sub, tức là cao nguyên miền Nam. Tiếp theo chính phủ Trần
Trọng Kim được thành lập sau sự kiện Nhật đảo chính Pháp (09/03/1945) đã đổi tên đơn
vị hành chính cấp Kì thành cấp Bộ. Từ đó, vùng đất này được gọi với tên gọi là Cao
nguyên Trung Bộ. Khi chính thể Quốc gia Việt Nam được thành lập (1948), vua Bảo Đại
đã đổi tên đơn vị hành chính cấp Bộ thành cấp Phần. Riêng khu vực cao nguyên được
tách ra và được hưởng quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ. Tại
vùng này thì vua Bảo Đại vẫn giữ vai trò là hoàng đế.

Đến năm 1955, chính phủ của Ngô Đình Diệm chấm dứt chế độ của vua Bảo Đại và
thành lập nên chế độ “Cộng hòa” . Hoàng triều cương thổ được sáp nhập vào Trung phần
và được gọi với tên gọi mới là Cao Nguyên Trung phần. Tên gọi này được chế độ Việt
20
Nam Cộng hòa sử dụng mãi cho đến năm 1975, trước khi được đổi gọi là Tây Nguyên
như ngày nay.

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của vùng Tây Nguyên

2.2.1. Tài nguyên du lịch

 Tài nguyên du lịch tự nhiên

Thế mạnh du lịch tự nhiên Tây Nguyên chính là thiên nhiên đã ban tặng cho Tây Nguyên
rất nhiều danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp. Những tài nguyên có giá trị có thể khai thác
phát triển du lịch bao gồm:

Cảnh quan dọc các con sông Đắk Bla, Pa Cô, Serepok, Krông Ana, Krông Nô,...

Hệ thống các hồ nước lớn và đẹp như: Tuyền Lâm, Đan Kia Suối Vàng (Lâm Đồng), Hồ
Lắk (Đắk Lắk), Biển Hồ (Gia Lai); các hồ thủy điện: Yaly, Đại Ninh...

Hệ thống các thác nước như: Dray Sap, Pongour, Cam Ly, Pren, Trinh Nữ, Diệu Linh...

Các suối nước nóng có nguồn nước nóng đến 50°C như suối Ram Phia, suối Kon Nit…
tập trung ở Kon Đào, Ngọc Tụ, Đắk Ring, Ngọc Tem, Đạ Long… Đây là những suối có
chứa rất nhiều khoáng chất có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

 Tài nguyên du lịch văn hóa

Các di tích lịch sử văn hóa, cách mạng

Đây là vùng lưu giữ nhiều di tích lịch sử cách mạng gắn liền với truyền thống đấu tranh
giữ nước của dân tộc. Điểm danh một số địa điểm nổi tiếng như:

-Kon Tum có: Ngục Kon Tum, Ngục Đắk Glei, di tích lịch sử danh thắng Măng Đen, di
tích lịch sử chiến thắng Đắk Tô-Tân Cảnh, di tích chiến thắng Plei Kần.

-Gia Lai có: Tây Sơn Thượng Đạo, Nhà lao Pleiku, Làng kháng chiến Stor, Chiến thắng
đường 7 sông Bờ….

21
-Đắk Lắk có: Nhà Đày Buôn Ma Thuột, Bảo tàng Dân tộc Đắk Lắk, hang đá Đắk Tur,
Đồn điền Ca Đa, Đình Lạc Giao, Chùa Sắc Tứ Khải Đoan, Tòa Giám mục Đắk Lắk,
Tháp Yang Prong...

-Đắk Nông có: Di tích lịch sử địa điểm lưu niệm N’Trang Gưh, Cụm di tích lịch sử
N’Trang Lơng, Di tích lịch sử Ngục Đắk Mil, Di tích lịch sử địa điểm bắt đầu đường Hồ
Chí Minh Nam Tây Nguyên - Nam Bộ…

-Lâm Đồng có Dinh I, Dinh II, Dinh III, chùa Linh Sơn, Linh Phong; Thiền viện Trúc
Lâm; nhà thờ Chánh tòa, Cam Ly; khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di chỉ khảo cổ Cát
Tiên… Đây là những tài nguyên du lịch có giá trị để khai thác phục vụ phát triển du lịch

Văn hóa lễ hội

Tây Nguyên là nơi cư trú của 47 dân tộc anh em, mỗi dân tộc có những giá trị di sản văn
hóa khác nhau đã tạo thành một kho tàng văn hóa đặc sắc nhất trong cả nước. Điển hình
là Lễ hội văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên - kiệt tác và di sản văn hóa phi vật thể của
nhân loại. Ngoài ra, còn có các lễ hội truyền thống như: lễ hội đua Voi, Bỏ Mả, Cơm
Mới...

-Lễ hội đâm trâu: Là lễ hội đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên, được tổ chức vào
khoảng tháng 2 – tháng 3 âm lịch hằng năm. Để thể hiện lòng tôn kính của người dân với
Giàng ( trời) , cảm ơn Giàng đã phù hộ cho họ một mùa nương rẫy ấm no, bội thu và cầu
mong mọi điều tốt đẹp sẽ đến trong năm mới.

-Lễ hội mừng năm mới: Được tổ chức hằng năm vào tháng 12 sau khi thu hoạch lúa
nương là dịp đồng bào ăn mừng vụ mùa. Đây là lễ hội mang đậm nét văn hóa cộng đồng
của các dân tộc Tây Nguyên.

-Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên: Cồng chiêng Tây Nguyên gắn bó với cuộc sống người
dân Tây Nguyên từ bao đời nay, là nét đặc trưng của truyền thống văn hóa các dân tộc
Tây Nguyên. Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công
nhận là kiệt tác truyền khẩu và là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

22
-Lễ hội Đua Voi: Được diễn ra vào mùa xuân, là nơi sinh hoạt văn hóa đặc trưng của Tây
Nguyên, thường được tổ chức tại Buôn Đôn và bên dòng sông Sêrêpôk, nhằm nêu cao
tinh thần dũng cảm cũng như khả năng thuần phục và nuôi dưỡng loài voi.

-Lễ Cơm Mới: Lễ hội được tổ chức tại nhà riêng hoặc nhà Rông sau vụ thu hoạch của
đồng bào Ba Na ở Gia Lai và Kon Tum và được tổ chức để tạ ơn thần lúa.

-Lễ Bỏ Mả: Các dân tộc Tây Nguyên tổ chức Lễ Bỏ Mả cho người chết sau từ 1 – 3 năm.
Lễ diễn ra từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm, sau khi đã thu hoạch vụ mùa xong.

Văn hóa kiến trúc

Đến Tây Nguyên, điều đập vào mắt du khách trước tiên là những nhà Rông mái cao vút
như chiếc rìu khổng lô tạc vào bầu trời xanh lông lộng. Ở vùng có người Êđê, Jrai sinh
sống, nó còn là căn nhà sàn “dài bằng một tiếng chiêng ngân” mà Trường ca T sử thi
Đam San đã nhắc tới. Kiến trúc Nhà ở và Nhà mồ chính là nét đặc trưng cơ bản nhất của
văn hóa vật thể các dân tộc thiểu số ở Trường Sơn – Tây Nguyên nói chung, là nơi sinh
hoạt tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện các lễ hội tâm linh, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp.

- Nhà Rông: các tộc người Bâhnar, Sê Đăng, Jrai, Triêng,.Ca Tu… thường định cư
một chỗ nên có nhà sinh hoạt cộng đông, gọi chung là Rông. Ngôi nhà Rông của
các cộng đông làng đêu là nhà sàn, phổ biến có hình dạng mái cao vút dáng như
lưỡi rìu, vượt hẳn lên trên mái các ngôi nhà trong làng. Trên mái nhà Rông, cầu
thang lên xuống, các xà ngang, cột cái trong nhà đêu được trang trí nhiêu mô típ
hoa văn. Các tộc người thuộc nhóm có tập quán chuyển cư như Mnông, K’Ho,
Chil… không có nhà Rông, chỉ xử dụng nhà của tù trưởng làm nơi sinh hoạt cộng
đồng.

23
Hình 2

Có nhiều tên gọi ngôi nhà cộng đồng này:

+ Kuốt, Rung, Roong là cách gọi của người Sê Đăng

+ Gươn là cách gọi chung của người Ca Tu

+ Nhà Ưng, N’Ring, Ương là tên gọi của tộc người Triêng.

+ Katrooc là tên gọi của nhóm Jẻ ở huyện Đăk Giây

+ Nhà Roong là cách gọi của người Brâu

+ Nhà Mnao là cách gọi của người Ka Dong ở Ngọc Hồi

+ Nhà Goong là tên gọi cùa nhóm Rơ măm Người Bâhnar gọi Hnăm Jơng, Hnăm Roong.

24
- Nhà sàn: Tất cả các tộc người thiểu số ở Tây Nguyên đều ở nhà sàn. Có loại nhà
sàn tạm bợ tranh tre, nứa lá của đa số nhóm Môn — Khơmer (do tập quán du cư).
Nhưng cũng có nhà sàn kiên cố như nhà Rông của người Bâhnar, Sê Đăng, nhà dài
của người Êđê, Jrai.

Hình 3

Nhà thường dựng quân cư trên bãi đất rộng theo hướng Bắc – Nam, rất mát mẻ vào mùa
khô, ấm áp vào mùa mưa, tránh được cái nắng nóng gay gắt của cao nguyên từ hướng
Tây . Các nhóm tộc người Môn — Khơmer (trừ người Bâhnar & Sê Đăng) hầu hết đều
làm nhà sàn dạng mu rùa: hơi khum khum và chân thấp. Mang nặng đặc tính mẫu hệ, nên
mỗi khi có một cô con gái lấy chông, thêm một cặp vợ chông trẻ, nhà sàn lại được nối
thêm một ngăn. Càng nhiêu con, nhà càng dài.

-Nhà Mồ: Người Tây Nguyên có quan niệm vòng luân hồi 7 kiếp, nên việc dựng nhà và
chia của cho người chết rất được coi trọng. Khi lập buôn, bao giờ chủ làng hoặc các thày
cúng cũng dành phía tây làng (phía mặt trời lặn) để làm khu Nhà mồ. Căn nhà mổ (dù là
Nhà mồ tạm khi người chết vừa nằm xuống chưa được bỏ mả) phải được dựng giống như
căn nhà ở thu nhỏ lại. Chí khác là bao giờ cũng dựng theo hướng Đông — Tây, có thé
đón trọn ánh nắng mặt trời cả ngày, mà còn giảm bớt mùi hôi thối (nếu có) do tập quán
chôn chung nhiêu người trong một ngôi mộ của người Jrai. Trước và xung quanh mộ có

25
khắc hình những chiếc nồi đồng, gùi, ché, tượng trai gái…bằng gỗ, vừa như hình thức
của cải của người đă khuất, vừa như có thêm bầu bạn

Sự hiện diện của các vật dụng trong Nhà mồ, đối với mọi tộc người, dù là tượng gỗ hay
đô dùng sinh hoạt đập vỡ đi hay làm thu nhỏ lại, ngoài ý nghĩa chia của còn là để người
chết có bầu bạn và vẫn giữ được đầy đủ lối sống như trên mặt đất.

Văn hóa âm nhạc

Tây Nguyên là nơi sản sinh ra nhiều loại nhạc cụ dân tộc độc đáo đó là cồng chiêng, đàn
T’rưng, Tù, Và… và những điệu dân ca thấm sâu vào lòng bao thế hệ.

Với những giá trị đặc sắc về tài nguyên du lịch, Tây Nguyên là nơi có tiềm năng rất lớn
để hình thành và phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch độc đáo như du lịch nông
nghiệp, du lịch sinh thái - văn hóa, nghỉ dưỡng...

Âm nhạc của Tây Nguyên cũng thật đặc sắc với tiếng đàn T’rưng, đàn Klông pút. Nhưng
cuốn hút hơn cả là những giàn cồng chiêng với những âm thanh có sức vang động sâu xa.
Tiếng cồng chiêng gắn liền với rất nhiều lễ thức trong đời sống cộng đồng của các buôn
làng Tây Nguyên.

2.2.2. Cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội

 Giao thông vận tải

- Giao thông đường bộ: vẫn chiếm chủ đạo ở vùng này. Cụ thể, Tây Nguyên có đường bộ
với tổng chiều dài trên 35.600 km; trên 3.000 km đường quốc lộ gồm hai trục dọc quan
trọng là Quốc lộ 14 cũ (đường Hồ Chí Minh), Quốc lộ 14C chạy dọc biên giới và các trục
ngang,gồm các QL: 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 40, 40B, 55. Ngoài ra, Tây Nguyên còn
có các tuyến quốc lộ ngang qua với tổng chiều dài khoảng 32.220 km. Tỉnh lộ khoảng
2030 km. Còn lại là đường giao thông nông thôn khoảng 25600 km.

- Giao thông đường hàng không: Tây Nguyên phát triển các cảng hàng không lớn như
Liên Khương, Buôn Ma Thuột, Pleiku.

- Cửa khẩu lớn: Bờ Y-Lệ Thanh -> Giao thông thuận lợi với hai nước Lào Campuchia

26
 Hệ thống cung cấp điện, nước

- Toàn vùng có nguồn cung cấp điện khá ổn đinh do khởi nguồn của các nhà máy thủy
điện, với hệ thống cung cấp tới 98% số xã có điện.

- Nước: Hệ thống cung cấp nước do các sông Đồng Nai, Sêpêpok, Sesan cung cấp điện
nước

 Hệ thống bưu chính viễn thông

Toàn vùng có hệ thông viễn thông khá phát triển; điện thoại tới 90 xã vùng, internet tới
các huyện, thị xã, thành phố.

2.2.3.Dân cư và nguồn lao động

- Dân cư

Nhiều dân tộc thiểu số chung sống với dân tộc Việt (Kinh) ở Tây Nguyên như Ba Na, Gia
Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông… Chính quyền Việt Nam cộng hòa gọi chung
những dân tộc này là “đồng bào sắc tộc” hoặc “người Thượng”; “Thượng” có nghĩa là ở
trên, “người Thượng” là người ở miền cao hay miền núi, một cách gọi đặc trưng để chỉ
những sắc dân sinh sống trên cao nguyên miền Trung.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kế, dân số Tây Nguyên năm 1995 là 3.384,8 nghìn
người, đến năm 2002 là 4.407,2nghìn người. Như vậy, trong vòng 7 năm, dân số đã tăng
thêm hơn 1triệu người. Cơ cấu dân số theo giới tính: nam là 2.230,5 nghìn người; nữ là
2.176,7 nghìn người. Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn: thành thị là 1.124,5
nghìn người; nông thôn là 3.192,7nghìn người.

Dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên là 2.168.704 người, trong độ
tuổi lao động là 2.069.319 người. Trong đó, dân số từ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế
thường xuyên ở thành thị 555.350 người; ở nông thôn là 1.586.719 người, trong độ tuổi
lao động là 1.153.696 người.

- Nguồn lao động

27
Trong tổng số lao động làm việc trong nền kinh tế của Tây Nguyên năm 2021, tỷ trọng
lao động của khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản rất cao tới 62,2%, trong khi tỷ
trọng của khu vực công nghiệp và xây dựng của vùng chỉ có 10,6% và khu vực dịch vụ là
27,2% . Thị trường lao động kém phát triển là nguyên nhân khiến đa số lao động Tây
Nguyên tự làm việc và lao động trong kinh tế hộ gia đình trong tổng số lao động có việc
làm ở mức cao, lên đến 77,0% so với mức mức 54% của cả nước. Bên cạnh đó tỷ trọng
làm công ăn lương ở mức thấp, chỉ chiếm 22% so với mức gần 44% của cả nước.

2.2.4. Các chính sách phát triển kinh tế và xã hội

Phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là yếu tố
then chốt để mang lại hiệu quả bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội. Những năm
qua, các tỉnh Tây Nguyên đã có những chủ trương, chính sách nhằm hỗ trợ và tạo điều
kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số chủ động vươn lên xây dựng đời sống mới. Tuy nhiên,
bên cạnh những thành tựu, vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, cần được khắc phục bằng
các giải pháp thiết thực, đột phá.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương đã có những chủ
trương, chính sách nhằm phát huy tinh thần tự lực, tự cường của đồng bào DTTS ( dân
tộc thiểu số) ở Tây Nguyên trong phát triển kinh tế - xã hội, thể hiện chủ yếu trên một số
nội dung sau:

Một là, bên cạnh các chính sách, hỗ trợ chung cho vùng đồng bào DTTS ( dân tộc
thiểu số) của cả nước, Nhà nước ban hành những chính sách hỗ trợ đặc thù cho các
tỉnh Tây Nguyên.

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng
DTTS ( dân tộc thiểu số) và miền núi nói chung, Đảng và Nhà nước còn ban hành nhiều
chủ trương, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dành riêng cho vùng Tây
Nguyên. Từ đây, hình thành các chương trình hỗ trợ quan trọng liên quan đến chính sách
dân tộc; góp phần phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên;
tạo sự phát triển năng động, tăng trưởng cao và bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái;

28
tạo nền tảng xây dựng Tây Nguyên trở thành một trong những vùng kinh tế động lực của
cả nước,... và đạt nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể:

- Về chính sách đất đai, bảo vệ và phát triển rừng

Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) được triển khai một cách
đồng bộ trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên qua nhiều giai đoạn, đi kèm với nhiều văn bản
chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ.Từ năm 2013 đến nay, công tác giải quyết đất ở, đất
sản xuất cho đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) đạt được một số kết quả tích cực, góp
phần giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, bức xúc về đất ở, đất sản xuất, giúp đồng bào ổn
định cuộc sống và phát triển kinh tế. Bên cạnh chính sách đất đai, chính sách bảo vệ và
phát triển rừng cũng được chú trọng triển khai và đạt được những kết quả khả quan. Việc
giao đất, giao rừng cho đồng bào được thực hiện song song với việc cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và hưởng quyền lợi theo quy định của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp
theo các chương trình thí điểm, giúp đồng bào làm quen với kỹ thuật lâm sinh, người dân
có sinh kế gắn với các hoạt động trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

Cùng với những chính sách trên, nhiều giải pháp bảo đảm các hộ gia đình đồng bào
DTTS ( dân tộc thiểu số) không có đất hoặc thiếu đất được giao đất để sản xuất theo
hướng khai hoang, mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện thực hiện; đất của các
nông, lâm trường được điều chỉnh lại; tổ chức tốt việc giải quyết đất đai, hướng dẫn sản
xuất, cho vay vốn, tiêu thụ nông sản phẩm nhằm giúp đồng bào có cuộc sống ổn định
(định canh định cư, không du canh du cư, phá rừng, phát nương làm rẫy,...), góp phần
giải quyết những vấn đề bức xúc về tranh chấp đất đai giữa các bộ phận dân cư ở Tây
Nguyên.

- Về chính sách tín dụng

Trong giai đoạn 2011 - 2020, vùng Tây Nguyên được thụ hưởng nhiều chính sách tín
dụng quan trọng của Nhà nước, như Quyết định số 32/2007/QĐ-TTg, ngày 5-3-2007, của
Thủ tướng Chính phủ, “Về việc cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân
tộc thiểu số đặc biệt khó khăn”, là dấu mốc quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế

29
đối với đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số). Theo đó, cùng với các chương trình tín dụng,
chính sách xã hội chung, các chính sách mang tính đặc thù với độ bao phủ ngày càng sâu
rộng đã tạo hiệu ứng đột phá mới cho khu vực miền núi, trong đó có Tây Nguyên. Đến
nay, Chính phủ tiếp tục kéo dài các chính sách, chương trình trên và mở rộng cho vay đối
với các hộ đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) để phát triển sản xuất, giải quyết vấn đề đất
ở, việc làm, góp phần phát huy ưu điểm, thế mạnh và khắc phục những hạn chế, bất cập
của những chính sách tín dụng trước đây.

Cùng việc mở rộng nhiều đối tượng, loại hình cho vay khác nhau, nguồn vốn, định mức
vay đã được tăng lên; các chính sách tín dụng góp phần nâng cao khả năng quản lý tài
chính trong thu - chi nông hộ, giúp đồng bào biết cách làm ăn, tích lũy, cải thiện cuộc
sống, tự vươn lên thoát nghèo, tạo ra nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bảo đảm mục tiêu
ổn định và tăng cường an sinh xã hội. Nhìn chung, các chính sách tín dụng được xây
dựng và thực hiện dựa trên mục tiêu tạo cả cơ hội và điều kiện để đồng bào không chỉ là
đối tượng thụ hưởng, mà còn là chủ thể thực hiện chính sách; quan tâm đến tính đặc thù
về điều kiện địa lý, tự nhiên, tâm lý, văn hóa đồng bào và hướng tới mục tiêu phát triển
bền vững,... Đây đều là những chính sách căn bản để đồng bào có điều kiện phát huy tính
tích cực chủ động trong phát triển kinh tế - xã hội.

Hai là, thực hiện các chính sách phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào DTTS (
dân tộc thiểu số) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Cùng với nhiều chính sách hỗ trợ đặc biệt để bảo đảm quyền học tập của đồng bào DTTS
( dân tộc thiểu số) nói chung, Đảng và Nhà nước còn ban hành nhiều chủ trương, chính
sách giáo dục - đào tạo dành riêng cho vùng Tây Nguyên nhằm tạo điều kiện để đồng bào
nơi đây tiếp thu tri thức, mở rộng khả năng hội nhập và cơ hội tìm việc làm, tự lực, tự
cường vươn lên trong phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với chính sách của Trung ương,
chính quyền địa phương các tỉnh vùng Tây Nguyên cũng ban hành các chương trình, kế
hoạch hỗ trợ riêng, góp phần thực hiện quyền học tập của đồng bào (chính sách hỗ trợ
tiền ăn cho học sinh trong các trường dân tộc bán trú của tỉnh Kon Tum; chính sách hỗ
trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên là người đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) ở tỉnh

30
Đắk Nông; chính sách hỗ trợ học sinh ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú,
học sinh học tiếng Ê-đê, giáo viên dạy tiếng Ê-đê, hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh
nghèo,... ở tỉnh Đắk Lắk). Ngoài ra, các tỉnh vùng Tây Nguyên chú trọng phương pháp
dạy học bằng ngôn ngữ đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) tại chỗ kết hợp với dạy tiếng
Việt (các tỉnh Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng trích ngân sách địa phương hàng trăm tỷ
đồng để in sách giáo khoa bằng tiếng đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) tại chỗ, sách bài
tập, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ tốt yêu cầu dạy và học,...).

Cơ sở vật chất phục vụ cho giáo dục - đào tạo ở Tây Nguyên cũng ngày càng được cải
thiện. Phần lớn các trường học ở vùng đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) được xây dựng
kiên cố, bán kiên cố, không còn tranh tre, nứa lá, đặc biệt là hệ thống các trường phổ
thông dân tộc nội trú ngày càng khang trang. Công tác nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh
được thực hiện khá tốt; các trường phổ thông dân tộc bán trú đều bảo đảm được chỗ ăn,
ngủ và sinh hoạt an toàn, tiện lợi cho học sinh. Các chế độ, chính sách đối với học sinh là
người đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) được thực hiện đầy đủ (cấp miễn phí sách giáo
khoa, vở học sinh, đồ dùng học tập, bảo hiểm y tế, cấp học bổng, tín dụng cho học sinh,
sinh viên, ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ sử dụng,...). Nhờ đó, đồng bào
DTTS ( dân tộc thiểu số) dần thấy được vai trò, vị trí của giáo dục, điều kiện để con em
đến trường và theo học ở các cấp học cao hơn. Nhận thức về giáo dục ngày càng có
chuyển biến tích cực. Các phong trào xã hội hóa giáo dục ngày càng được chính quyền và
các tầng lớp nhân dân quan tâm, đồng thuận; các địa phương thường xuyên nhận được
vốn hỗ trợ, đóng góp từ xã hội dùng để hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng
dạy và học, nhất là tại các địa bàn khó khăn, có đông đồng bào DTTS( dân tộc thiểu số).

Hệ thống trường học từ mầm non, tiểu học, trung học, cao đẳng, đại học được hình thành
và ngày càng phát triển, thu hút đông đảo con em các vùng đồng bào DTTS( dân tộc
thiểu số); giáo dục chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học cũng được phát triển mạnh. Đến
nay, vùng Tây Nguyên có 5 trường đại học, 4 phân hiệu/cơ sở của các trường đại học và
9 trường cao đẳng; tỷ lệ sinh viên là người đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) đạt từ 18 -
20% trở lên trong tổng số sinh viên của trường tại các trường đại học, cao đẳng trong

31
vùng. Nhìn chung, giáo dục - đào tạo vùng đồng bào DTTS ( dân tộc thiểu số) ở Tây
Nguyên đã có nhiều khởi sắc.

Ba là, các chính sách xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, công tác xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm được triển
khai liên tục, rộng khắp, bằng nhiều giải pháp khác nhau và mang lại nhiều kết quả tích
cực. Các tỉnh trong vùng không ngừng thúc đẩy phát triển thị trường lao động, bảo đảm
minh bạch trong hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức dịch vụ giới thiệu việc làm,
xuất khẩu lao động ngày càng có hiệu quả. Công tác kiểm tra thực hiện các chính sách
tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động ở
các doanh nghiệp được quan tâm; khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động.

Những năm gần đây, công tác giảm nghèo đạt kết quả khá tốt với tỷ lệ xóa nghèo ngày
càng bền vững. Năm 2017, giảm được 2,7% số hộ nghèo (tỉnh Kon Tum giảm 3%, tỉnh
Gia Lai giảm gần 3%, tỉnh Đắk Lắk giảm 2,5%, tỉnh Đắk Nông giảm 2,53%, tỉnh Lâm
Đồng giảm 1,3%), riêng số hộ nghèo đồng bào DTTS tại chỗ giảm trên 5,1%. Năm 2018,
số hộ nghèo hơn 150,5 nghìn hộ (chiếm 10,87%); đến năm 2019, toàn vùng giảm khoảng
31 nghìn hộ nghèo (tương đương 2,61%) và đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 8,7%. Tỷ lệ
lao động qua đào tạo được nâng lên từ 52% (năm 2018) lên 53,2% (năm 2019), giải quyết
việc làm cho khoảng 116,5 nghìn lao động; đào tạo nghề cho trên 61,3 nghìn người.

32
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MỘT SỐ TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH VÙNG TÂY
NGUYÊN

3.1. Các quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển du lịch vùng Tây Nguyên

3.1.1. Quan điểm phát triển

Vùng Tây Nguyên là một trong những vùng địa lý đa dạng và giàu tài nguyên của Việt
Nam, gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Vùng này có
tiềm năng phát triển du lịch rất lớn với những cảnh quan đẹp và văn hóa đa dạng.

- Vùng Tây Nguyên có nhiều dân tộc và văn hóa đa dạng, do đó, việc phát triển du lịch
phải đi đôi với việc bảo tồn và tôn trọng văn hóa địa phương. Du khách nên được khuyến
khích để lại tiền bạc và mua các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương để hỗ
trợ nền kinh tế địa phương.

-Vùng Tây Nguyên có nhiều rừng nguyên sinh và các đồi núi, nên việc phát triển du lịch
sinh thái sẽ giúp bảo vệ các khu rừng và môi trường, đồng thời giúp du khách có trải
nghiệm gần gũi với thiên nhiên.

- Vì vùng Tây Nguyên là vùng có tiềm năng phát triển du lịch lớn, nên việc tăng cường
quản lý du lịch là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho du khách, đồng thời tránh tình
trạng quá tải du lịch gây ảnh hưởng đến môi trường và đời sống người dân địa phương.

- Ngoài du lịch sinh thái, vùng Tây Nguyên còn có nhiều tiềm năng để phát triển các loại
hình du lịch khác như du lịch địa phương, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa, du lịch ẩm
thực,... Điều này sẽ giúp thu hút đa dạng đối tượng du khách và tăng cường thu nhập cho
người dân địa phương.

-Việc đầu tư hạ tầng du lịch như cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch
đến với khu vực, đảm bảo an toàn và tiện nghi cho du khách. Điều này sẽ giúp thu hút
nhiều khách du lịch hơn đến vùng Tây Nguyên và đồng thời tăng cường sự phát triển
kinh tế của địa phương.

3.1.2. Mục tiêu phát triển

33
Mục tiêu phát triển du lịch vùng Tây Nguyên là thúc đẩy nền kinh tế, tăng thu nhập và cải
thiện chất lượng cuộc sống của người dân trong khu vực này thông qua phát triển ngành
du lịch. Ngoài ra, mục tiêu này cũng hướng đến bảo tồn và phát triển bền vững các tài
nguyên văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và sinh thái đặc trưng của vùng Tây Nguyên.

Để đạt được mục tiêu này, các hoạt động phát triển du lịch cần tập trung vào:

- Xây dựng và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch, bao gồm vận chuyển, lưu trú, ẩm
thực và các hoạt động giải trí, văn hóa, thể thao,...

- Quảng bá và giới thiệu hình ảnh, danh lam thắng cảnh và văn hóa đặc trưng của vùng
Tây Nguyên để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

- Đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch như đường xá, điện, nước, internet và các cơ sở lưu
trú, nghỉ dưỡng, giải trí,...

- Phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang tính cách mạng và phù hợp với tiềm
năng và đặc thù của từng địa phương trong vùng Tây Nguyên.

- Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho các cán bộ, công chức, nhân viên trong
lĩnh vực du lịch để cung cấp các dịch vụ du lịch chất lượng và chuyên nghiệp.

- Đảm bảo sự bảo vệ và bảo tồn tài nguyên văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và sinh thái đặc
trưng của vùng Tây Nguyên, đồng thời phát triển các hoạt động du lịch bền vững để đảm
bảo sự phát triển của ngành du lịch trong tương lai.

3.1.3. Định hướng phát triển

Tây Nguyên là một vùng đất đầy tiềm năng về du lịch với những nét độc đáo và đặc
trưng về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên và con người. Với sự phát triển của ngành du lịch,
Tây Nguyên có thể trở thành một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong nước và quốc
tế.

Để phát triển du lịch Tây Nguyên, cần có những định hướng sau:

- Tăng cường quảng bá hình ảnh vùng đất Tây Nguyên thông qua các hoạt động truyền
thông, quảng cáo và xúc tiến du lịch.

34
- Đầu tư xây dựng hạ tầng du lịch như cơ sở vật chất, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi
giải trí, đường sắt, cảng hàng không, đường bộ để thu hút du khách.

- Phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Tây Nguyên như: du lịch văn hóa, du lịch
tâm linh, du lịch ẩm thực, du lịch sinh thái, du lịch khám phá và chinh phục đỉnh núi,...

- Tổ chức các sự kiện, hội nghị, triển lãm, lễ hội để giới thiệu và quảng bá vùng đất Tây
Nguyên.

- Đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp trong lĩnh vực du lịch như: hướng dẫn viên,
nhân viên lễ tân, nhân viên phục vụ khách hàng,...

- Bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của Tây Nguyên để giữ gìn
và phát huy giá trị của vùng đất này.

- Tăng cường hợp tác giữa các tỉnh thành trong khu vực Tây Nguyên để phát triển du lịch
toàn diện, tạo ra sức hút lớn hơn đối với khách du lịch.

3.2. Các điểm du lịch nổi tiếng của vùng Tây Nguyên

3.2.1. Huyền thoại hồ Lắk – Buôn Jun (Đắk Lắk)

Hồ Lắk - Buôn Jun là một trong những điểm du lịch hấp dẫn ở tỉnh Đắk Lắk. Được bao
quanh bởi nhiều ngọn đồi xanh tươi, hồ Lắk - Buôn Jun mang trong mình một vẻ đẹp
huyền thoại và quyến rũ.

35
Hình 4

Hồ rộng trên 5 km², hồ Lắk - Buôn Jun là một trong những hồ nước tự nhiên lớn nhất của
Việt Nam. Nước trong hồ có màu xanh ngọc bích và được bao phủ bởi cánh rừng tạo
thành một bức tranh thơ mộng. Đặc biệt, cánh rừng nguyên sinh của đại ngàn Tây
Nguyên có diện tích hơn 12 nghìn ha vì vậy khi tham quan hồ Lắk du khách còn có thể
được ngắm nhìn hệ động - thực vật phong phú, đa dạng. Theo thống kê ở đây có 548 loài
thực vật thuộc 118 họ, 61 loài thú, 132 loài chim, 43 loài lưỡng cư bò sát, trong đó còn có
một số loài quý hiếm. Bên canh đó, hồ Lắk còn là nơi để sinh sống và trú ngụ của vô số
loài thuỷ sinh, cua cá tôm và cũng là nguồn lợi kinh tế to lớn cho người dân địa phương
sinh sống ở khu vực quanh hồ nơi đây.

Du khách khi đến đây có thể tham gia các hoạt động như đi thuyền, câu cá, lặn ngắm san
hô, cắm trại và thưởng ngoạn các đồi xanh mướt.

Hiện tại, cư dân sinh sống xung quanh hồ chủ yếu là người Mơ Nông và cùng một số
buôn làng như buôn Jun và buôn M’Liêng vẫn còn giữ được những nét văn hoá dân tộc
truyền thống. Những lễ hội truyền thống, nghề thủ công, nghề dệt thổ cẩm, những vật
dụng sinh hoạt như trống H’gơr, chiêng,... và những ngôi nhà truyền thống của người Mơ
Nông chính là điểm thu hút sự quan tâm, hiếu kỳ của du khách. Ngoài ra, du khách cũng
không thể bỏ qua thưởng thức các vũ điệu truyền thống đầy sôi động hay nghe những câu
chuyện được người làng kể và thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất Tây Nguyên
như chả cá thác lác. Điểm đặc biệt của các món ăn đặc sản chính là được chế biến từ
những gia vị đặc trưng, những nguyên liệu sẵn có ở địa phương.

Với không khí trong lành và cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, hồ Lắk - Buôn Jun là một
trong những điểm đến lý tưởng cho các chuyến du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và khám
phá văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên.

3.2.2. Hang động núi lửa Chư Bluk (Đắk Nông)

Hang động núi lửa Chư Bluk là một trong những điểm trekking lý tưởng hiện nay của du
khách khi tới Đắk Nông. Hang Chư Bluk hay còn được gọi với tên khác là Hang Dơi có

36
chiều dài lên tới khoảng 25km, thuộc xã Buôn Choah, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông
và nằm cách trung tâm huyện Krông Nô khoảng 20km.

Hình 5

Hang động kéo dài từ khu vực thác Dray Sáp đến hang Buôn Choah, ở bên trong được
chia thành hơn 100 hang động lớn nhỏ nhờ bởi dòng chảy của nham thạch cách đây
khoảng hàng triệu năm, được ẩn mình trong đá bazan. Theo dự đoạn của các nhà nghiên
cứu, quá trình hình thành nên các hang lớn nhỏ ở bên trong được diễn ra cách đây 3.700
năm trước nhờ quá trình phun trào của núi lửa.

Khi tiến sâu vào Chư Bluk, ta càng nhận ra sự khác biệt rõ rệt giữa không gian bên trong
hang động và thế giới bên ngoài. Đây là một vùng đất bị che khuất bởi bóng tối, chỉ có
vài chùm sáng le lói lọt qua những kẽ nứt đá để chiếu sáng. Không khí trong hang động
ẩm ướt và lạnh, gợi lên cảm giác ma mị khó tả. Nếu ta lắng nghe kỹ, sẽ nghe thấy âm
thanh đặc biệt của những giọt nước từ phía trên rơi xuống và vỡ tan khi chạm mặt đất, tạo
ra một hiệu ứng âm thanh độc đáo trong không gian yên tĩnh của hang động. Tất cả
những yếu tố này kết hợp lại tạo nên một sự kỳ bí và lôi cuốn cho chuyến thám hiểm.

Để đến được hang động Chư Bluk, du khách phải trải qua một chặng đường đầy thử
thách. Tuy nhiên, những cảnh quan đẹp và sự hấp dẫn của hang động Chư Bluk chắc
chắn sẽ khiến du khách quên đi mọi mệt nhọc.

3.2.3. Cột mốc biên giới Campuchia – Lào – Việt Nam (Kon Tum)
37
Cột mốc biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam tại Kon Tum là một điểm du lịch thu hút
du khách đến với vùng Tây Nguyên của Việt Nam. Đây là điểm giao thoa giữa ba quốc
gia Campuchia, Lào và Việt Nam. Vị trí cột mốc nằm trên đỉnh có độ cao hơn 1.086m, ở
phía Việt Nam cột mốc thuộc tỉnh Kon Tum, phía Lào cột mốc thuộc tỉnh Attapư và đối
với phía Campuchia cột mốc thuộc tỉnh Ratanakiri. Từ cột mốc đến cửa khẩu quốc tế Bờ
Y là 10km và cách thành phố Kon Tum là 90km.

Đối với du khách yêu thích khám phá, đây là điểm đến hấp dẫn để tìm hiểu lịch sử, văn
hóa và địa lý của khu vực Tây Nguyên cũng như trải nghiệm những khung cảnh thiên
nhiên đẹp và hoang sơ. Du khách có thể tận hưởng không khí trong lành ở đây.

Hình 6

Bên cạnh đó, điểm du lịch cột mốc biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam còn đem lại
cho du khách cơ hội để khám phá những nét văn hóa truyền thống của người dân vùng
Tây Nguyên, tìm hiểu về các nền văn hoá đặc trưng của các dân tộc ở khu vực này,
thưởng thức những món ăn truyền thống và tìm hiểu cách phục vụ và sinh hoạt của người
dân địa phương.

Cột mốc biên giới Campuchia - Lào - Việt Nam tại Kon Tum còn là nơi lưu giữ những ký
ức lịch sử và hình ảnh đặc biệt của vùng Tây Nguyên, nơi mà du khách có thể tìm hiểu về
các trận chiến và cuộc kháng chiến nơi đây.

3.2.4. Núi Langbiang (Lâm Đồng)


38
Núi Lang Biang là một ngọn núi độc đáo được hình thành từ sự kết hợp của hai ngọn núi,
đó là núi Ông và núi Bà cùng với ngọn đồi Ra Đa. Nó nằm ở phía Bắc thành phố Đà Lạt,
cách đó khoảng 12km và thuộc địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Với độ cao
2.169m so với mực nước biển, Lang Biang là một địa điểm du lịch hấp dẫn, nơi mang
trong mình những truyền thuyết về tình yêu lãng mạn.

Khi đến đây, thường có nhiều du khách lựa chọn nghỉ dưỡng tại các khu nghỉ dưỡng sang
trọng hoặc trải nghiệm cắm trại qua đêm cùng gia đình hoặc bạn bè.

Ngoài ra, khi lên đỉnh núi, du khách sẽ được đắm mình vào không gian thiên nhiên rừng
núi, ngắm nhìn bầu trời, mây và toàn cảnh thành phố Đà Lạt. Đặc biệt, vào những ngày
thời tiết đẹp, bạn sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp, với những ánh
đèn lung linh ở xa xôi.

Đồng thời, du khách cũng có thể tận hưởng trải nghiệm mua sắm đặc sản của người địa
phương như những chiếc gùi hay mảnh thổ cẩm đẹp mắt để mang về làm quà.

Hình 7

Với những đặc điểm về địa hình, văn hóa và khí hậu, núi Langbiang đã và đang thu hút
rất nhiều du khách đến tham quan và trải nghiệm. Đậy là một địa điểm du khách không
nên bỏ qua khi đến đến Lâm Đồng.

3.2.5. Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (Đắk Nông)

39
Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng nằm giữa cao nguyên Đắk Nông và cao nguyên Di
Linh, có diện tích rộng 21.307 ha và có đỉnh núi cao nhất là 1.982m. Khu vực này được
xem là điểm giao thoa của hai vùng Nam Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ về địa lý
và sinh học.

Hình 8

Đây là một trong những điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn với cảnh quan thiên nhiên
tuyệt đẹp và đa dạng.

Hiện nay, tại khu vực Tà Đùng có một lớp thảm thực vật rộng lớn, chiếm tỷ lệ độ che phủ
rừng vùng lõi lên đến 85%. Trong đó, rừng nguyên sinh chiếm 48% và rừng thứ sinh các
laoij chiếm 36%. Đây là một khu vực đa dạng sinh học với hơn 1.000 loài động và thực
vật sinh sống.

Theo kết quả nghiên cứu nơi đây có tới 1.406 loài thực vật bậc cao, thuộc 760 chi và 192
họ của 6 ngành thực vật khác nhau. Được biết trong đó có đến 69 loài được ghi vào sách
đỏ Việt Nam (2007). Đặc biệt hơn, có 5 loài được xếp vào ở cấp CR trong sách đỏ Việt
Nam như: Báo hoa mai, hổ, rắn hổ chúa, trăn mốc, trăn gấm và một số loài khác được ưu
tiên bảo tồn cao, được thế giới đặc biệt quan tâm đến như Vượn má hung, Chà vá chân
đen, Cu li nhỏ...Đồng thời, Tà Đùng là một trong ba khu bảo tồn ở Việt Nam có loài
hươu vàng ( hay còn được gọi là hươu đầm lầy) đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.

40
Về khí hậu, du khách đến Tà Đùng sẽ được tận hưởng không khí trong lành và yên bình
của rừng núi, tham gia các hoạt động như leo núi, câu cá, cắm trại, trải nghiệm cuộc sống
cùng người dân bản địa. Đồng thời, khu bảo tồn cũng đang phát triển các tour du lịch sinh
thái, hành trình khám phá động vật hoang dã và du lịch trải nghiệm cho du khách muốn
khám phá thêm về văn hóa và đời sống của người dân địa phương.

Với những gì mà khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng mang lại, nó là một điểm đến hấp dẫn
cho các du khách yêu thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên và tìm hiểu văn hóa địa
phương.

3.2.6. Thung lũng Tình Yêu (Lâm Đồng)

Thung Lũng Tình Yêu ở Đà Lạt là một trong những địa điểm nổi tiếng bậc nhất tại xứ sở
sương mù Đà Lạt. Khi nhắc đến Đà Lạt, nhiều người nghĩ ngay đến một địa điểm lãng
mạn, thơ mộng như những bộ phim Hàn Quốc. Thung lũng này chứa những câu chuyện
tình yêu đẹp và thiêng liêng, chính vì thế còn được mệnh danh là xứ sở của tình yêu.
Điểm du lịch này được nằm sâu bên trong giữa sườn đồi. Xung quanh bao bọc bởi những
hàng thông xanh ngát, đầy thơ mộng. Hồ Đa Thiện mọc dưới lòng của Thung Lũng. Khu
vực Thung Lũng Tình Yêu có đầy đủ các yếu tố như: Địa hình và không gian, bao gồm
các dòng sông, núi rừng, cây cối và hoa. Với những điều này, Thung Lũng Tình Yêu trở
thành một địa điểm lý tưởng và hấp dẫn du khách, đến đây du khách có thể tận hưởng
không khí trong lành, ngắm nhìn cảnh quan hữu tình, ngắm những cánh đồng hoa rực rỡ.

41
Hình 9

Ngoài ra, du khách còn có thể tham gia các hoạt động giải trí như tham quan các vườn
hoa và nhà kính trồng hoa, vườn trái cây hay tham gia các chương trình ca nhạc, văn
nghệ và ẩm thực đặc sắc.

Đến với Thung Lũng Tình Yêu, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm không gian lãng mạn
và ấm áp, hưởng thụ không khí trong lành và khám phá cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời
của Lâm Đồng.

3.2.7. Thác Đray Nur (Đắc Lắk)

Thác Đray Nur là một trong những điểm du lịch hấp dẫn tại tỉnh Đắk Lắk, Việt Nam.
Nằm cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng chừng 26km, thác Đray Nur có
độ cao khoảng 30m và chiều rộng khoảng 150m.

Hình 10

Một trong những điều đặc biệt của thác Đray Nur chính là vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của
nó. Với khung cảnh thiên nhiên hoang sơ và nhiều cây cối xanh mướt bao quanh, du
khách sẽ có cảm giác như lạc vào trong một thế giới hoang dã, sống động.

Ngoài ra, thác Đray Nur còn có một số hoạt động giải trí và khám phá thú vị. Du khách
có thể tham gia vào các hoạt động như câu cá, đi bộ, leo núi, thám hiểm quanh thác. Du
khách còn có thể khám phá cảnh quan xung quanh thác nước và tận hưởng bữa trưa tại

42
những vách đá lớn bên cạnh thác hoặc nghỉ ngơi tại các chòi được dựng trên dọc đường
đi.

Trong tỉnh Đắk Lắk, thác Đray Nur là một điểm đến du lịch không thể bỏ qua. Với vẻ đẹp
hoang sơ, yên tĩnh và những hoạt động giải trí thú vị, đây là một trong những địa điểm lý
tưởng cho những ai muốn tìm kiếm sự thư giãn, khám phá và trải nghiệm.

3.2.8. Nhà rông Kon Klor (Kon Tum)

Nhà rông Kon Klor là một điểm du lịch nổi tiếng tại tỉnh Kon Tum, Việt Nam. Nhà rông
là một loại nhà truyền thống của dân tộc thiểu số sống tại địa phương này. Nhà rông Kon
Klor được xây dựng có chiều dài tới 17.2m, chiều rộng đến 6.4m, chiều cao 21m và tổng
diện tích khoảng chừng 260 m2. Ngôi nhà được thiết kế từ các chất liệu truyền thống
gồm nứa, gỗ, tre, lá, tranh và chạm khắc những họa tiết trang trí, hoa văn hết sức công
phu và được coi là một trong những nhà rông lớn nhất tại khu vực Tây Nguyên. Nhà rông
Kon Klor là một điểm du lịch hấp dẫn với các du khách muốn khám phá và trải nghiệm
văn hóa của người dân tộc thiểu số tại địa phương này. Đây là một địa điểm thu hút nhiều
du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan và tìm hiểu về nền văn hóa nơi đây.

Hình 11

Khi đến nhà rông Kon Klor, du khách sẽ được chiêm ngưỡng cấu trúc kiến trúc độc đáo
và đẹp mắt của nhà rông. Ngoài ra, du khách còn được tìm hiểu thêm về nền văn hóa

43
thông qua các hoạt động và chương trình giới thiệu văn hóa, như lễ mừng lúa mới và các
trò chơi dân gian.

Điểm đến này cũng là nơi để du khách tìm hiểu về lịch sử và truyền thống của người Ba
Na thông qua việc tham quan các di tích lịch sử và trang phục truyền thống. Ngoài ra, nhà
rông Kon Klor cũng có một khu trưng bày về nghệ thuật và văn hóa Ba Na, giúp du
khách có thể thưởng thức và mua các sản phẩm thủ công truyền thống của người dân tộc
thiểu số này.

Nhà rông Kon Klor không chỉ là một điểm đến du lịch thu hút du khách với cấu trúc kiến
trúc độc đáo và nền văn hóa đa dạng, mà còn là nơi để các du khách có thể tìm hiểu, trải
nghiệm và giao lưu với người dân tộc thiểu số tại địa phương.

3.2.9. Nhà đày Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)

Nhà đày Buôn Ma Thuột là một trong những điểm du lịch lịch sử nổi tiếng ở Đắk Lắk,
nằm tại số 18 Đường Tán Thuật, Phường Tự An, Thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một
trong những nhà tù lớn nhất tại Việt Nam trong thời Pháp thuộc, hiện nay do Sở Văn hóa
- Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk nắm quyền quản lý. Nơi đây là nơi giam giữ và đày ải
những người yêu nước.

Hình 12

44
Nhà đày Buôn Ma Thuột được xây dựng vào năm 1930, đến đây du khách sẽ được tham
quan các tòa nhà giam giữ, phòng thí nghiệm, nhà kho và bệnh viện của nhà tù. Các tòa
nhà được xây dựng bằng gạch, xi măng và thép, với kiến trúc Pháp cổ điển. Cấu trúc bên
trong nhà tù tạo ra một không gian tối tăm, u ám và khó chịu.

Tại đây, du khách sẽ được nghe các câu chuyện về những nhân vật yêu nước đã từng bị
giam giữ và tra tấn tại đây, cũng như tìm hiểu về cuộc chiến tranh đấu tranh cho độc lập
và dân chủ của người Việt Nam. Bên cạnh đó, du khách cũng có thể tìm hiểu về lịch sử
và văn hóa của tỉnh Đắk Lắk thông qua các bức tranh vẽ, tài liệu và hiện vật trưng bày tại
đây.

Nhà đày Buôn Ma Thuột là một điểm đến lịch sử hấp dẫn cho du khách yêu thích khám
phá và tìm hiểu về lịch sử và văn hóa Việt Nam. Đây cũng là một cơ hội để tôn vinh
những người anh hùng đã từng hy sinh và đấu tranh cho sự tự do và độc lập của đất nước.

3.2.10 Hồ Ea Snô (Đắk Nông)

Hồ Ea Snô là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Đắk Nông, Việt Nam.
Được hình thành từ một con suối núi chảy qua khu vực đất đai của người dân địa phương,
hồ Ea Snô được bao quanh bởi những dãy núi xanh tươi.

Điểm đến này có thể được coi là một trong những khu vực đầy hứa hẹn với những người
yêu thích thiên nhiên và muốn tìm kiếm một nơi yên bình, xa rời cuộc sống đô thị ồn ào.
Khi đến đây, du khách có thể tham gia nhiều hoạt động vui chơi giải trí như lặn ngắm san
hô, câu cá, đi thuyền, tắm mát hay đơn giản chỉ thư giãn tại những bãi đá phẳng lặng.

45
Hình 13

Hồ Ea Snô được bao quanh bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, với những rặng núi xanh
mướt và rừng nguyên sinh đầy bí ẩn. Điều đó tạo ra một bức tranh hoàn hảo để du khách
có thể thỏa sức tìm hiểu và khám phá. Nếu bạn muốn tham gia vào các hoạt động
trekking hay leo núi để khám phá những vùng đất mới lạ thì đây chính là điểm đến lý
tưởng.

Không chỉ có vậy, hồ Ea Snô còn được biết đến với nét đẹp của những bông hoa sen nở
rộ trên mặt nước hồ vào mùa hè. Cảnh sắc tuyệt đẹp đó tạo ra một hình ảnh đẹp đến nao
lòng và là nơi thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan.

Tổng quan lại, hồ Ea Snô là một điểm đến tuyệt vời cho những ai muốn tránh xa những
nơi đông đúc và ồn ào của thành phố để tìm về với thiên nhiên trong lành. Điểm đến này
không chỉ là một nơi để giải trí mà còn là một kho báu thiên nhiên với vô số những bí ẩn
chờ đón du khách khám phá.

3.3. Một số tuyến điểm du lịch của vùng Tây Nguyên

3.3.1. Tuyến nội vùng

 Tuyến 1: Lâm Đồng - Đak Lak (quốc lộ 27)

Đi theo tuyến du lịch này, du khách có cơ hội tham quan những địa điểm du lịch tương đối
đa dạng.

46
Đăk Lăk: đi qua các huyện Cư Kuin, Krong Bông, Lắk.

+ Địa điểm tham quan: Đồi Đức Mẹ, Đá Voi, Hồ Nam Kar.

• Đồi Đức Mẹ:

Đồi Đức Mẹ Giang Sơn cách Thành phố Buôn Ma Thuột 30km về phía đông nam theo QL
27 đường đi Đà Lạt. Đây là Trung Tâm Hành Hương nổi tiếng thuộc Giáo phận Buôn Ma
Thuột.

Đức Mẹ Giang Sơn là một tượng đài Đức Mẹ Công giáo nằm trên đỉnh đồi Giang Sơn.
Tượng được xây dựng từ năm 1961 và đến nay đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

• Đá Voi

Một trong số những danh thắng nổi tiếng của địa bàn tỉnh Đắk Lắk chính là đá Voi Yang
Tao. Đá vôi Yang Tao thực chất gồm một cặp là đá voi Cha và đá voi Mẹ. Chúng hiện lên
sừng sững giữa núi rừng.

• Hồ Nam Kar

⁃ Mang nét đẹp hoang sơ, huyền bí lại pha chút ma mị nên hồ Nam Kar là một nguồn cảm
hứng vô tận của các nhiếp ảnh gia hoặc đơn giản chỉ là những người yêu những nét tự
nhiên, mộc mạc của thiên nhiên. Chẳng khó để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật tuyệt
phẩm ở đây, bởi nó mang một vẻ đẹp “không góc chết” và không “đụng hàng” với bất kỳ
khung cảnh nào cả.

⁃ Khi đến du lịch Nam Kar, du khách còn có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống giản dị của người
dân bản địa bằng việc cùng những người nông dân ngồi trên những chiếc xuồng đi đánh cá
hay thăm những chiếc bè nuôi cá nổi lềnh bềnh trên sông.

Lâm Đồng: đi qua các huyện Đam Rông, Lâm Hà.

+ Địa điểm tham quan: Ngã ba Bằng Lăng, Đèo Phú Sơn.

 Tuyến 2: Kon Tum – Gia Lai – Đăk Lăk – Đăk Nông (quốc lộ 14) – Lâm Đồng

⁃ Tuyến Kon Tum – Pleiku (đi theo quốc lộ 14) – Buôn Ma Thuột (182km)

47
⁃ Ngoài ra với tiềm năng đa dạng và phong phú của mình, khu vực Tây Nguyên còn có khả
năng xây dựng những tuyến du lịch chuyên đề như:

+ Tuyến du lịch tham quan văn hóa của các dân tộc sống trong khu vực Tây Nguyên.

+ Tuyến du lịch mạo hiểm, khám phá các thác nước.

+ Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng.

+ Tuyến du lịch tham quan khám phá các Khu du lịch.

3.3.2. Tuyến liên vùng

 Trục đường quốc lộ liên kết vùng Tây Nguyên từ Đăk Lăk

Đăk Lăk có khả năng liên hệ thuận lợi với các tỉnh:

⁃ Tây Nguyên thông qua hệ thống Quốc lộ 14, 14C và Quốc lộ 27.

⁃ Duyên hải Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa thông qua Quốc lộ 26, 29.

⁃ Xa hơn, Đăk Lăk có thể kết nối dễ dàng với Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đông
Nam Bộ như Bình Phước, Đồng Nai thông qua đường Hồ Chí Minh.

 Tuyến liên kết với vùng Đông Nam Bộ

Đà Lạt – Biên Hòa – Thành phố Hồ Chí Minh

⁃ Đường bộ: từ Đà Lạt.

+ Quốc lộ 20 đi khoảng 265km đến Biên Hòa hết 6 giờ 19 phút.

+ Quốc lộ 20 đi khoảng 306km đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 6 giờ 45 phút.

⁃ Đường hàng không: Sân bay Liên Khương (Đà Lạt) – Sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố
Hồ Chí Minh).

+ Thời gian bay bình quân từ Đà Lạt đến Thành phố Hồ Chí Minh là 45 phút.

+ Hai hãng hàng không hiện cung cấp các chuyến bay thẳng từ Đà Lạt đến Thành phố
Hồ Chí Minh là Vietnam Airlines và VietJet Air.

+ Có 29 chuyến bay một tuần từ Đà Lạt đến Thành phố Hồ Chí Minh.
48
Các địa điểm tham quan nổi tiếng:

• Vườn quốc gia Cát Tiên:

⁃ Vườn quốc gia Cát Tiên là một khu bảo tồn thiên nhiên nằm trên địa bàn 5 huyện: Tân
Phú, Vĩnh Cửu (Đồng Nai), Cát Tiên, Bảo Lâm (Lâm Đồng) và Bù Đăng (Bình Phước),
cách Thành phố Hồ Chí Minh 150 km về phía bắc.

⁃ Đặc trưng của vườn quốc gia này là rừng đất thấp ẩm ướt nhiệt đới.

• Làng nghề gốm Biên Hòa:

⁃ Làng gốm Biên Hòa là một trong những làng gốm nổi tiếng ở Đồng Nai với nhiều sản
phẩm gốm nổi tiếng. Đây cũng được biết đến là một trong những làng nghề truyền thống
có từ lâu đời tại mảnh đất này!

⁃ Làng gốm Biên Hòa nằm ven sông Đồng Nai thơ mộng với hơn 300 năm tuổi, nổi tiếng
với 2 làng gốm lớn nhất đó là làng gốm Tân Vạn và cụm gốm Trường Mỹ thuật thực hành
Biên Hòa đến này vẫn còn tồn tại và phát triển hưng thịnh. Chính nơi đây là nơi bắt nguồn
của các làng gốm phương Nam nổi tiếng như gốm Bình Dương, gốm Thủ Đức,… Với hơn
100 cơ sở sản xuất lớn nhỏ bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp Nhà nước,
làng gốm là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Biên Hòa.

• Khu du lịch Suối Tiên:

⁃ Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên là một công viên liên hợp vui chơi giải trí kết hợp truyền
thống các yếu tố văn hóa - lịch sử - tâm linh.

⁃ Đây là địa điểm thu hút khá lớn lượng khách vui chơi giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh
và các du khách địa phương khác đến.

 Liên vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

Đà Lạt – Đà Nẵng

⁃ Đường bộ: từ Đà Lạt

+ Quốc lộ 14C đến Đà Nẵng khoảng cách 750km hết 13 giờ 36 phút.

49
+ Quốc lộ 19C và quốc lộ 1A đến Đà Nẵng khoảng cách 663km hết 13 giờ 47 phút.

⁃ Đường hàng không:

+ Thời gian bay bình quân từ Đà Lạt đến Đà Nẵng là 1 giờ 20 phút.

+ 1 hãng hàng không bay trực tiếp từ Đà Lạt đến Đà Nẵng là Vietnam Airlines.

+ Có 7 chuyến bay một tuần từ Đà Lạt đến Đà Nẵng.

Đà Lạt – Phan Thiết – Nha Trang – Phú Yên – Quy Nhơn

⁃ Đường bộ: từ Đà Lạt qua

+ DT716 đến Phan Thiết khoảng cách 160km thời gian 2 giờ 50 phút.

+ DT10C đến Phú Yên khoảng cách 267km thời gian 5 giờ 9 phút.

+ Quốc lộ 1A đến Quy Nhơn khoảng cách 348km thời gian 7 giờ 16 phút.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng:

• Tháp Chàm Cổ:

⁃ Tháp Chàm Poshanu Phan Thiết nằm trên đồi Bà Nài, phường Phú Hài và cách trung tâm
thành phố Phan Thiết khoảng 7km về hướng Đông Bắc. Tháp Chàm Poshanu với tên gọi
khác là tháp Po sah Inư hay tháp Chăm Phố Hài là một nhóm di tích còn sót lại của Vương
quốc Chăm Pa cũ.

⁃ Tháp Chăm Poshanu là điểm du lịch nổi tiếng Phan Thiết, được xem là một trong những
công trình kiến trúc rất ý nghĩa đại diện cho nền văn hóa Chăm Bình Thuận.

• Biển Nha Trang:

⁃ Vịnh Nha Trang rộng chừng 500km2 khá kín gió, không có sóng lớn. Cửa sông Cái đổ ra
giữa hai bãi biển hình trăng khuyết, cát mịn mát trải dài hàng 6, 7 cây số.

⁃ Dưới ánh nắng mặt trời nhiệt đới, màu xanh của những triền núi nhấp nhô trên bờ, của
các hòn đảo hoà cùng mầu biển biếc, như tôn thêm vẻ quyến rũ của những dải cát vàng dạt
dào sóng trắng.

50
⁃ Vẻ đẹp của bãi biển Nha Trang tựa hồ như một thỏi nam châm đầy sức hút mê hoặc du
khách. Mỗi khi ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên của mảnh đất này, bạn sẽ cứ mải mê chiêm
ngưỡng mà quên cả thời gian, cứ thế say đắm trước vẻ đẹp thanh tao, quyến rũ của phố
biển này. Đó chính là món quà diệu kỳ và đắt giá mà đất mẹ thiên nhiên đã dành tặng cho
Nha Trang.

• Biển Tuy Hòa

⁃ Phía Đông thành phố Tuy Hoà, dọc theo đường Độc Lập, là bãi biển cát trắng rộng hàng
chục mét, dài hơn 10 km. Trải dọc theo bãi biển là những cánh rừng phi lao xanh ngút
ngàn. Vẻ đẹp tự nhiên và môi trường trong sạch là sự hấp dẫn của bãi biển Tuy Hoà. Hệ
thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng gần bãi biển đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách.

⁃ Hằng ngày, có hàng ngàn người đến bãi biển nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, tắm biển và
thưởng thức nhiều loại đặc sản biển tươi, ngon nổi tiếng của Phú Yên.

• Bãi Bầu

⁃ Bãi Bầu là một bãi tắm lâu đời và quen thuộc với người dân Quy Nhơn, Bãi Bầu là bãi
tắm cực đẹp với làn nước trong xanh. Và được bao bọc bởi 2 dãy núi dang ra.

Kon Tum – Quảng Ngãi – Bình Định

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

• Bảo tàng Kon Tum

⁃ Bảo tàng Kon Tum nằm ở vị trí điểm đầu cửa ngõ vào trung tâm thành phố Kon Tum, kế
bên dòng Sông Đắk Bla hiền hòa. Nơi đây được xây dựng với quy mô, diện tích khoảng
16000 mét vuông và chính thức đi vào hoạt động từ tháng 8/2012. Vẻ ngoài của Bảo tàng
Kon Tum được mô phỏng dựa trên kiến trúc nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên, là hình ảnh
ngôi nhà Rông đậm đà bản sắc truyền thống của người dân tộc đồng bào thiểu số địa
phương.

⁃ Đây không chỉ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa mà còn là điểm vui chơi, nghiên cứu, học
tập của nhiều người. Đặc biệt, Bảo tàng Kon Tum còn có hệ thống thiết bị của Trạm vệ

51
tinh ngân hàng dữ liệu văn hóa phi vật thể Quốc gia do viện nghiên cứu Văn hóa - Nghệ
thuật đầu tư xây dựng. Trạm này có khả năng kết nối với 14 vệ tinh trong khu vực cả nước
nhằm giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống của 54 dân tộc Việt Nam.

• Đảo Lý Sơn

⁃ Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của Quảng Ngãi, nằm về phía Đông Bắc, cách đất liền 15
hải lý. Hòn đảo là vết tích còn lại của núi lửa với 5 miệng, được hình thành cách đây 25-
30 triệu năm. Lý Sơn gồm 2 đảo: Đảo Lớn (Lý Sơn, hoặc gọi Cù Lao Ré), đảo Bé (cù lao
Bờ Bãi) ở phía Bắc đảo Lớn, và hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn.

⁃ Sức hút của đảo Lý Sơn nằm ở chiến tích lịch sử lẫy lừng, ở những con người miền biển
đôn hậu, chân thành và nằm ở bức tranh thiên nhiên hoang sơ mà kì ảo.

• Đầm Thị Nại

⁃ Đầm Thị Nại là một đầm nước mặn nằm trên địa phận thành phố Quy Nhơn.

⁃ Nơi đây nổi tiếng là nơi nuôi trồng nhiều loại thủy hải sản. Ngoài ra cảnh sắc thiên nhiên
xung quanh đầm cũng tạo được những ấn tượng khó quên đối với du khách khi đến đây.

 Liên kết vùng: Bắc Trung Bộ

Đà Lạt – Huế

⁃ Đường bộ: từ Đà Lạt qua

+ Đường Hồ Chí Minh 902km hết 15 giờ 25 phút đến Huế.

+ Quốc lộ 1A 767km hết 16 giờ 2 phút đến Huế.

⁃ Đường hàng không:

+ Thời gian bay bình quân là 3 giờ 15 phút.

+ Hiện tại chưa có hãng hàng không nào cung cấp chuyến bay thẳng từ Đà Lạt đến Huế.

∞ Đường đi phổ biến nhất cho tuyến Đà Lạt – Huế là từ Đà Lạt (sân bay Liên Khương)
đi Hồ Chí Minh (sân bay Tân Sơn Nhất), và từ Hồ Chí Minh đi Huế (sân bay Phú Bài).

52
∞ Cả hai chuyến bay có thể được thực hiện trong cùng một ngày.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

• Dinh Bảo Đại

⁃ Dinh Bảo Đại là một danh từ thường thấy của người Việt Nam dùng để chỉ các dinh thự
được Bảo Đại sử dụng làm nơi làm việc, nghỉ ngơi trong thời gian ông làm Hoàng đế Đại
Nam rồi Quốc trưởng Quốc gia Việt Nam.

⁃ Các dinh thự này đều có kiến trúc kiểu Pháp rất hài hòa, nằm rải rác tại các điểm danh
thắng của Việt Nam. Hầu hết chúng hiện nay đều được sử dụng làm điểm tham quan du
lịch.

• Đại Nội Huế

⁃ Nằm ở bên bờ dòng sông Hương, Đại Nội Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần
thể di tích Cố đô Huế được công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới và còn lưu giữ nhiều dấu
ấn đặc sắc của nét phong kiến triều đình nhà Nguyễn hàng trăm năm trước. Đại Nội Huế
là cụm di tích bao gồm Hoàng Thành (nơi vua thiết triều và làm việc) và Tử Cấm Thành
(nơi sinh hoạt của vua và hoàng tộc).

⁃ Là một công trình có quy mô đồ sộ nhất trong lịch sử Việt Nam, Di tích Đại Nội Huế có
quá trình xây dựng kéo dài tới 30 năm với hàng vạn người thi công cùng hàng loạt các công
việc như lấp sông, đào hào, đắp thành, dời mộ… cùng khối lượng đất đá khổng lồ lên đến
hàng triệu mét khối.

Đà Lạt – Vinh

⁃ Đường bộ: từ Đà Lạt đi đường Hồ Chí Minh 1305km hết 21 giờ 31 phút đến Vinh.

⁃ Đường hàng không: (sân bay Liên Khương – Sân bay Vinh).

+ Hãng hàng không duy nhất mở đường bay trực tiếp giữa hai điểm này là VietJet Air
hoặc tham khảo những có chặn dừng của Vietnam Airlines.

+ Thời gian bay bình quân từ Đà Lạt đến Thành phố Vinh là 1 giờ 35 phút.

53
+ Có 7 chuyến bay 1 tuần từ Đà Lạt đến Thành phố Vinh.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

• Chùa Linh Phước

⁃ Chùa Linh Phước là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất cả nước với tháp chuông
sừng sững ở độ cao 37 mét. Đây là tháp chuông cao nhất Việt Nam.

⁃ Ngoài ra chùa Linh Phước còn có một sảnh đường trung tâm đầy màu sắc ở đây với một
loạt các bức tranh tường kể lại câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật.

• Quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh

⁃ Đây là điểm điểm check in ở Vinh du khách nhất định không nên bỏ qua, không chỉ là
biểu trưng của Tp. Vinh mà tại quảng trường và tượng đài Hồ Chí Minh bạn sẽ được ngắm
nhìn Vinh về đêm lung linh, tươi mát đến chừng nào.

⁃ Ngoài ra, nổi bật nhất là tượng đài Bác Hồ làm bằng đá đá granite sừng sững, được điều
khắc tỉ mỉ và cẩn thận. Đây còn là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiện văn hóa, xã hội
của thành phố.

 Liên kết Vùng Đồng bằng Sông Hồng, duyên hải Đông Bắc

Đà Lạt – Hà Nội

- Đường bộ: từ Đà Lạt đi

+ Đường Hồ Chí Minh 1609km hết 27 giờ đến Hà Nội.

+ Tuyến 13, 1741km hết 28 giờ đến Hà Nội.

- Đường hàng không:

+ Thời gian bay bình quân từ Đà Lạt đến Hà Nội là 1 giờ 20 phút.

+ Có 35 chuyến bay một tuần từ Đà Lạt đến Hà Nội.

+ Có 4 hãng hàng không bay trực tiếp từ Đà Lạt đến Hà Nội.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

54
• Ngôi nhà điên

⁃ Đây là một trong những địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng kỳ quặc nhất. Tên thật của ngôi
nhà là Nhà khách Hằng Nga và Phòng trưng bày nghệ thuật nhưng nơi đây chủ yếu được
biết đến với biệt danh Crazy House (ngôi nhà điên).

⁃ Ngôi nhà được thiết kế vào năm 1990 bởi kiến trúc sư nổi tiếng Đặng Việt Nga. Sở dĩ có
cái tên như vậy bởi ngôi nhà được xây dựng giống hình một cái cây với hình dáng rất kì dị
cùng cấu trúc bên trong cực kì phức tạp.

• Quảng trường Ba Đình – Lăng Bác

⁃ Nếu đã đặt chân tới mảnh đất ngàn năm văn hiến thì Lăng Bác – Quảng trường Ba Đình
là địa điểm du lịch ở Hà Nội mà các du khách không thể bỏ qua. Nơi đây là trung tâm chính
trị của Việt Nam với nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch, Bảo tàng Hồ Chí Minh,…

⁃ Lăng Bác là nơi lưu giữ thi hài của vị lãnh tụ kính yêu. Bên ngoài lăng là những hàng tre
xanh bát ngát. Lăng chủ tích mở cửa vào sáng thứ 3,4,5,7 và chủ nhật.

Đà Lạt – Hải Phòng

- Đường bộ:

+ Đi đường Hồ Chí Minh 1671km hết 28 giờ đến Hải Phòng.

+ Tuyến 13, 1763km hết 29 giờ đến Hải Phòng.

- Đường hàng không:

+ 2 hãng hàng không bay thẳng từ Đà Lạt đến Hải Phòng: Vietnam Airlines và VietJet
Air.

+ Thời gian bay bình quân là 3 giờ 50 phút.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

• Làng Lát

⁃ Làng Lát hay còn được gọi với cái tên khác là Làng Gà, sở dĩ có tên gọi như vậy vì có
bức tượng gà khổng lồ sừng sững ngay lối vào.
55
⁃ Du khách có thể để đến đây để tìm hiểu cuộc sống nông thôn ở Việt Nam và tận hưởng
cộng đồng nông dân nhộn nhịp này.

⁃ Ngoài ra các mặt hàng thủ công mỹ nghệ địa phương ở đây như vải sợi bông, lụa truyền
thống và rượu vang địa phương là những món quà lưu niệm rất thú vị, đáng để du khách
thử mang về nhà.

• Bãi biển Đồ Sơn

⁃ Bãi biển Đồ Sơn là bãi biển nội địa tự nhiên duy nhất ở Hải Phòng. Khác với bãi biển
nhân tạo ở Đồi Rồng, sóng ở bãi biển Đồ Sơn rất mạnh, đặc biệt là khu 2. Du khách đến
đây chủ yếu để tắm biển, sau đó là các món hải sản tươi sống.

⁃ Du khách thường đến Đồ Sơn vào mùa nắng nóng, phần lớn là người Việt Nam. Khách
nước ngoài đến đây đa phần để ngắm cảnh hoặc thuê xe đạp dạo quanh để ngắm các bãi
biển. Các hoạt động tại bãi biển Đồ Sơn nhộn nhịp nhất từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 10.
Thời gian còn lại, thời tiết không thích hợp để tắm biển nên ít khách hơn.

 Liên kết Vùng Trung du Bắc Bộ

Đà Lạt – Sapa

- Sapa có đỉnh Phansipang cao 3143m trên dãy Hoàng Liên Sơn, núi Hàm Rồng, thác Bạc.

- Đường bộ:

+ Sapa nằm cách Thành phố Lào Cai 38km và cách Hà Nội 376km, ta có thể đi máy bay
ra Hà Nội, sau đó đi ô tô từ Hà Nội đến Sapa.

+ Từ Đà Lạt đi:

∞ Đường Hồ Chí Minh 1947m hết 32 giờ.

∞ Tuyến 13, 2029km hết 32 giờ.

∞ Tuyến 13, Quốc lộ 12A 2450km hết 38 giờ.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng:

• Hồ Xuân Hương:
56
⁃ Hồ Xuân Hương là một hồ nhân tạo cũng là một trong những thắng cảnh chính của Đà
Lạt. Bao quanh hồ là những vườn cây xanh mướt vời các loài hoa và thực vật bản địa, bạn
có thể đi dạo vào buổi chiều và ngắm nhìn các thắng cảnh xung quanh hồ.

⁃ Dọc theo bờ hồ là một số quán cà phê nhỏ được trang trí rất xinh, nơi bạn có thể thưởng
thức đồ uống và tận hưởng bầu không khí yên tĩnh. Các hoạt động phổ biến khác tại hồ bao
gồm cưỡi ngựa, xe đẩy và đạp thuyền trên hồ.

• Cầu kính Rồng Mây:

⁃ Một địa chỉ mới mẻ để ngắm trọn “tứ đại đỉnh đèo" của Tây Bắc là cầu kính Rồng Mây
thuộc địa phận đèo Ô Quy Hồ - con đèo “tử thần" trứ danh xinh đẹp. Đây cũng là cây cầu
kính dài nhất Đông Nam Á với sức chứa hàng trăm người cùng lúc. Không hề thua kém
những cây cầu kính xứ Trung, cầu kính Rồng Mây sẽ mang đến cho tín đồ vi vu trải nghiệm
“tim đập chân run" thực thụ.

⁃ Từ đây, du khách có thể ngắm tường tận những khe núi bí ẩn của Ô Quy Hồ, quang cảnh
của tam đèo khác chìm trong mây mù Sapa, chiêm ngưỡng đỉnh Fansipan ở một góc độ
hoàn toàn mới,...

 Liên kết Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

Đà Lạt – Phú Quốc

- Đi máy bay từ Đà Lạt đến Thành phố Hồ Chí Minh – Phú Quốc.

- Từ Đà Lạt đi quốc lộ 20 đến Rạch Giá 570km hết 11 giờ 56 phút.

+ Đi tàu cánh ngầm Rạch Giá – Phú Quốc (mất 2 giờ 35 phút).

+ Đi máy bay từ Rạch Giá – Phú Quốc.

Các địa điểm tham quan nổi tiếng

• Hồ Than Thở

⁃ Theo truyền thuyết địa phương ở Đà Lạt thì Hồ Than Thở là nơi mà một số cặp tình nhân
vượt qua rất nhiều khó khăn để gặp nhau nhưng không thể ở bên nhau. Đây là một truyền

57
thuyết buồn, nhưng bản thân hồ rất đẹp và được rất nhiều các cặp vợ chồng chọn làm nơi
để chụp ảnh cưới.

⁃ Ngày nay, du khách có thể thuê một chiếc thuyền có mái chèo và dạo chơi trên mặt nước,
ngắm nhìn tất cả các điểm tham quan ở Đà Lạt từ một vị trí khác. Nếu chưa đủ lãng mạn,
du khách cũng có thể cưỡi ngựa dạo chơi quanh bờ hồ.

• Bãi Sao

⁃ Bãi biển đẹp nhất và được mệnh danh là nàng thơ của Phú Quốc. Hầu như tất cả các
chuyến du lịch thăm quan của Phú Quốc đều đến Bãi Sao. Với những hàng dừa xanh ngát,
bãi cát trắng mịn, du khách sẽ có 1 trải nghiệm tuyệt vời tại đây.

3.3.3. Tuyến du lịch quốc tế

 Cửa khẩu Bờ Y (Việt Nam – Lào)

- Bờ Y là cửa khẩu giáp biên Việt Nam và Lào, nằm ở gần ngã ba Đông Dương, là trung
tâm trong tam giác đường biên giới 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia, phía Việt Nam
thuộc địa phận huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, phía Lào thuộc địa phận tỉnh Attapư, phía
Campuchia thuộc địa phận của tỉnh Ratanakiri.

- Từ thị trấn Pleiku (huyện Ngọc Hồi) đi theo quốc lộ 40 khoảng 20km, qua cửa khẩu Bờ
Y đến Attapeu, Lào.

 Cửa khẩu Lệ Thanh (Việt Nam – Campuchia)

- Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh là cửa khẩu quốc tế đường bộ tại vùng đất xã Ia Dom, huyện
Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, Việt Nam . Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh thông thương với cửa khẩu
Oyadav (hay O'Yadaw) huyện Ou Ya Dav tỉnh Ratanakiri, Campuchia.

3.3.4. Tour du lịch Tây Nguyên

 Tour 2 ngày 1 đêm: Tà Đùng - Sokbombo

Núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ luôn là một điểm đến hấp dẫn, đặc biệt là đối với những du
khách thích phiêu lưu, khám phá và trải nghiệm. Hãy cùng VieTourist khám phá vẻ đẹp

58
bất tận của thiên nhiên nơi đây. Đến với tour Tà Đùng – Sokbombo 2 ngày 1 đêm, Quý
khách sẽ chiêm ngưỡng vẽ đẹp Viên Ngọc xanh hồ Tà Đùng giữa núi rừng Tây Nguyên
xanh thẳm, tìm hiểu bản sắc văn hóa đồng bào miền núi và hít thở bầu không khí trong
lành nơi đây.

NGÀY 1: TP.HCM – ĐẮK NÔNG – KHU DU LỊCH TÀ ĐÙNG (ăn 3 bữa)

Sáng 05h30: Xe và HDV công ty du lịch đón khách tại TP.HCM.

Đoàn rời TP.HCM, khởi hành đi du lịch Tây Nguyên - Đắk Nông và dùng điểm tâm sáng
(tô/ly) tại quán ăn trên đường.

Tiếp tục hành trình, xe đưa quý khách đến Tà Đùng, sau đó đến khách sạn làm thủ tục nhận
phòng, ăn trưa tại khách sạn với thực đơn:

⁃ Salad rau trộn

⁃ Gà chiên mắm / kho gừng

⁃ Thịt rim / cháy cạnh

⁃ Tim cật xào thập cẩnm

⁃ Cá kho đồng bào

⁃ Canh chua cá lóc

⁃ Trứng chiên

⁃ Cơm trắng + trái cây

Ăn trưa xong, quý khách nghỉ ngơi tại khách sạn.

14h30: Quý khách di chuyển đến tham quan:

KHU BẢO TỒN SINH QUYỂN TÀ ĐÙNG – Đến với Tà Đùng, quý khách có thể trải
nghiệm cảm giác săn mây với những đám mây bềnh bồng, thả hồn vào thiên nhiên để cảm
nhận được sự tươi mát, cảm giác mơn mởn mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất này.
Hồ Tà Đùng như mặt gương xanh biếc nổi nật giữa núi rừng Tây Nguyên hoang sơ, hùng
vĩ làm say đắm biết bao du khách khi đặt chân đến nơi đây.
59
Tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng với các đặc sản vùng núi rừng:

⁃ Gà Tà Đùng nướng + Cơm Lam

⁃ Lẩu Cá Lăng + rau + mì (định lượng 8 lạng)

⁃ Cá Rô Hồ Tà Đùng chiên + rau + bánh tráng (con 1,2 – 1,5kg)

⁃ Lòng gà xào mướp

⁃ Rau tạp tàng luộc

⁃ Cơm Trắng

⁃ Tráng miệng

⁃ Trà đá

Sau khi ăn tối xong, quý khách quay về khách sạn tự do tham quan hoặc nghỉ ngơi.

NGÀY 2: TÀ ĐÙNG – SÓC BOM BO – TP.HCM (ăn sáng, trưa)

Sáng: Quý khách dùng bữa sáng tô/ly tại khách sạn.

09h00: Quý khách làm thủ tục trả phòng, xe đưa đoàn di chuyển đến tham quan:

KHU DI TÍCH SÓC BOM BO – Quý khách xem qua những hình ảnh tái hiện trong khu
trưng bài, nghe giới thiệu qua những giai thoại lịch sử cùng khúc hát Tiếng chày trên Sóc
Bom Bo của cộng đồng dân tộc Stieng.

Trưa: Quý khách ăn trưa tại đây với thực đơn:

⁃ Cơm Lam

⁃ Thịt heo nướng xiên que hoặc nướng miếng

⁃ Cá lóc đồng nướng than

⁃ Đọt mây nướng

⁃ Lá nhíp xào

⁃ Canh bồi

60
⁃ Lẩu gà bồi

⁃ Rượu cần

⁃ Trái cây tráng miệng

Trong lúc dùng cơm trưa, quý khách sẽ được thưởng thức nghệ thuật Biểu Diễn Đàn Đá
tại đây

Sau khi dùng trưa, xe đưa đoàn khởi hành về TP.HCM, trên đường về ghé trạm dừng chân
để nghỉ ngơi, mua sắm đặc sản làm quà cho người thân, đến nơi chia tay kết thúc chương
trình, hẹn gặp lại quý khách!

 Tour 4 ngày 3 đêm: Buôn Ma Thuột - Buôn Đôn - Pleiku - Kontum - Măng Đen

NGÀY 1: TP.HCM – BUÔN MA THUỘT (Ăn 3 bữa)

⁃ Buổi Sáng: Xe và hướng dẫn viên sẽ đón Quý khách tham gia tour du lịch Tây Nguyên
tại điểm hẹn rời TP.HCM và khởi hành theo quốc lộ 13 đến thị xã Đồng Xoài, theo quốc
lộ 14 qua các địa danh nổi tiếng như Sóc Bom Bo, Bù Đăng và quang cảnh núi rừng hùng
vĩ hai bên đường.

Đoàn ăn sáng tại nhà hàng địa phương.

⁃ Buổi trưa: Quý khách dùng bữa trưa tại nhà hàng. Đến với Đăk Lăk, đoàn tham quan:

Thác Dray Nur – là điểm đến không thể nào bỏ qua khi đến với vùng đất Tây Nguyên. Quý
khách được chiêm ngưỡng dòng thác nước đổ đứng, tung bọt trắng xóa, tạo nên một bức
tranh thiên nhiên vô cùng hùng vĩ.

Làng cà phê Trung Nguyên, tại đây du khách có thể thưởng thức những ly cà phê mang
đậm hương vị tây nguyên (chi phí tự túc).

⁃ Buổi tối: Đoàn dùng bữa tối tại nhà hàng, sau đó tự do khám phá phố núi Buôn Mê về
đêm.

NGÀY 2: BUÔN MA THUỘT - BUÔN ĐÔN - PLEIKU (Ăn 3 bữa)

61
⁃ Buổi sáng: Quý khách dùng điểm tâm sáng – sau đó trả phòng, đoàn di chuyển tham
quan:

Khu du lịch Buôn Đôn: nằm bên cạnh dòng sông chảy ngược Serepok nổi tiếng với nghề
săn bắt và thuần dưỡng voi rừng. Cùng thưởng thức loại rượu quý với các tác dụng tốt cho
cơ thể bằng cái tên gọi của Vua săn voi Amakong (chi phí tự túc), check in cùng cầu treo
thơ mộng của bản làng.

⁃ Buổi trưa: Đoàn dùng cơm trưa, sau đó tiếp tục hành trình tham quan:

Chùa Sắc Tứ Khải Đoan – ngôi chùa đầu tiên của tổ chức Phật Giáo có mặt tại Đắk Lắk.
Do Đoan Huy Hoàng Thái Hậu Hoàng Thị Cúc hiến cúng cho Tổng Hội Phật Giáo, và
được vua Bảo Đại ban Sắc Tứ vào năm 1953. Chùa có tông màu nâu vàng chủ đạo tạo nên
sự cổ kính, nền nã mà vô cùng ấn tượng. Từ xa, du khách có thể chiêm ngưỡng toàn thể
ngôi chùa đậm nét cổ kính với mái ngói cong cong, mềm mại, hài hòa với thiên nhiên xung
quanh tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp, cuốn hút.

Biển Hồ T’Nưng – hay còn được ví với tên gọi “Đôi Mắt Pleiku” với vẻ đẹp hoang sơ, thơ
mộng. Đây là hồ tự nhiên đẹp nhất tại Tây Nguyên có làn nước trong xanh quanh năm như
viên ngọc của đại ngàn.

Hàng thông cổ Pleiku nơi đây được ví như con đường Hàn Quốc của Tây nguyên bao la –
Biển Hồ Chè từ lâu đã là nơi thu hút nhiều người dân trong và ngoài địa phương đến đây
để tham quan, chiêm ngưỡng và chụp ảnh lưu niệm. Nhất là các bạn trẻ đến đây để chụp
ảnh “check in” hàng thông cổ thụ tuyệt đẹp và cánh đồng chè trải dài xanh ngát.

- Buổi tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng. Tự do khám phá thành phố Pleiku về
đêm.

NGÀY 3: PLEIKU – KON TUM – MĂNG ĐEN (Ăn 3 bữa)

⁃ Buổi sáng: Quý khách dùng điểm tâm sáng tại khách sạn, sau đó di chuyển tham quan:

Măng Đen - nơi được mệnh danh là “Đà Lạt thứ 2” của Việt Nam vì sở hữu không khí rất
dễ chịu mát mẻ quanh năm, điểm tô vào đó là nét đẹp còn nguyên sơ của cao nguyên đại

62
ngàn, cùng với đó là những cánh rừng thông đầy quyến rũ. Du khách sẽ được viếng thăm
tượng Đức Mẹ Măng Đen, hồ Đak Ke ...

⁃ Buổi trưa: Đoàn dùng bữa trưa tại Măng Đen – thưởng thức đặc sản Cá Tầm (Lẩu Cá
Tầm nấu măng chua) chỉ có ở nơi đây – được nhập giống từ Liên Xô.

⁃ Buổi chiều: Đoàn tiếp tục tham quan:

Chánh tòa Kon Tum (Nhà thờ Gỗ) được xây dựng năm 1913 theo phương pháp thủ công,
kết hợp giữa phong cách Roman và kiểu nhà sàn của người Bana. Với trên 100 tuổi – nơi
đây được biết đến là biểu tưởng của vùng đất Tây Nguyên, là niềm tự hào của người dân
thành phố Kon Tum và luôn có sức hút mãnh liệt cho những du khách đến với vùng cao
nguyên bạt ngàn

Tham quan Cầu treo Konklor nối liền hai bờ Đăkbla và thăm Nhà Rông - văn hóa truyền
thống lớn nhất Tây Nguyên của người Bana.

⁃ Buối tối: Quý khách dùng bữa tối tại nhà hàng.

Tự do khám phá thành phố Pleiku về đêm.

NGÀY 4: PLEIKU – TP.HCM (Ăn sáng, trưa)

⁃ Buổi sáng: Quý khách dùng điểm tâm sáng và làm thủ tục trả phòng. Xe đưa đoàn tham
quan:

“Song tượng Thịnh vượng” – biểu tượng thủ phủ 5 tỉnh Tây Nguyên, được biết đến là công
trình điểm nhấn mới nhất ở Buôn Ma Thuột. Biểu tượng hình ảnh đàn voi, dấu ấn đặc trưng
của văn hoá núi rừng với chú voi đầu đàn hùng dũng đang bước chân về vùng đất mới, trù
phú, ấm no và hạnh phúc bên con nước đầu nguồn chảy từ ngọn núi cao, mang ý nghĩa ban
tặng tinh hoa núi rừng cho những người dân nơi đây.

Trên đường về, quý khách sẽ ghé chụp hình bên hàng hoa dã quỳ đẹp đến nao lòng.

Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng ở Buôn Ma Thuột. Khởi hành về lại TP.Hồ Chí Minh.

Kết thúc chuyến đi chia tay và hẹn gặp lại quý khách

63
3.4. Một số giải pháp nhằm khai thác hiệu quả du lịch của vùng Tây Nguyên

Tây Nguyên là một vùng văn hóa đặc sắc mà ở đó bao gồm Không gian văn hóa độc đáo
với cồng chiêng Tây Nguyên, nhà rông, nhà dài, nhà gươl, nghệ thuật đẽo tượng gỗ, tượng
nhà mồ, tập tục uống rượu cần, đốt lửa, các truyền thuyết, sử thi, trường ca, lễ hội…; và
Không gian sinh thái thiên nhiên hùng vĩ và huyền bí với rừng, núi, sông, suối, thác, hồ và
hệ thảm thực thực vật, động vật phong phú của vùng Tây Nguyên cũng là tiềm năng du
lịch to lớn cần được khai thác.

Du lịch Tây Nguyên phát triển chưa tương xứng với tài nguyên du lịch.

Để Du lịch Tây Nguyên có sự phát triển bứt phá, cần thực hiện một số nội dung:

⁃ Một là, ưu tiên phát triển du lịch từ khai thác lợi thế tài nguyên của Tây Nguyên, đẩy
mạnh các hoạt động du lịch trên cơ sở khai thác, phát huy các lợi thế về tài nguyên du lịch
thiên nhiên và tài nguyên văn hóa Tây Nguyên để phát triển du lịch thành ngành kinh tế
mũi nhọn, làm cơ sở để phát triển các ngành kinh tế khác

⁃ Hai là, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, xây dựng các sản phẩm
du lịch phù hợp với tiềm năng và thế mạnh của từng địa phương trong vùng; chú trọng
nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch đặc thù mang đậm nét Tây Nguyên như du lịch
nghiên cứu khám phá rừng, khám phá thiên nhiên, du lịch trải nghiệm văn hóa Tây Nguyên,
du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng…; tiếp tục phát triển và nhân rộng các
mô hình du lịch hoạt động có hiệu quả trong thực tế.

⁃ Ba là, tăng cường mở rộng liên kết trong phát triển du lịch. Bên cạnh đó, Du lịch Tây
Nguyên cần mở rộng liên kết với các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ, thành phố
Hồ Chí Minh để kết nối thành các tour, tuyến tạo ra thị trường du lịch rộng lớn, có tác dụng
kích cầu du lịch nhằm thu hút khách cho du lịch vùng Tây Nguyên, đặc biệt là ổn định
lượng khách du lịch nội địa và hướng tới thu hút lượng khách quốc tế có mức chi tiêu cao.

⁃ Bốn là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là lực lượng hướng dẫn viên
tại chỗ có kiến thức, am hiểu về phong tục tập quán và biết tiếng dân tộc của đồng bào để
phục vụ du khách; tăng cường hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch.

64
⁃ Năm là, phát triển Du lịch Tây nguyên phải đảm bảo hỉệu quả kinh tế và phát triển văn
hóa xã hội; có cơ chế bảo tồn di sản văn hóa, bảo vệ môi trường văn hóa, khuyến khích các
hình thức du lịch có trách nhiệm cùng hưởng lợi, cùng chia sẻ lợi ích từ các bên tham gia
để đảm bảo xây dựng, bảo tồn và phục hồi các giá trị về môi trường sinh thái, các giá trị
văn hóa và phát triển du lịch xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu.

→ Tài nguyên thiên nhiên - di sản văn hóa của Tây Nguyên là một kho tàng vô giá và
nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Việc phát triển các loại hình du lịch để góp phần
tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo là ưu tiên cần thiết, nhưng cần đặc biệt chú trọng
phát triển kinh tế, tạo sinh kế cho đồng bào nhưng phải có phương án bảo vệ môi trường,
không phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, xâm hại di sản văn hóa, phá vỡ nếp sống văn hóa tộc
người vốn đa dạng phong phú nhưng rất nhân văn của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên.

65
CÁC NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://baodantoc.vn/nui-lua-chu-bluk-dia-diem-trekking-hap-dan-cua-gioi-tre-
1646878279952.htm
2. http://coffeetour.com.vn/News/Detail/45/huyen-thoai-ho-lak

3. https://bazantravel.com/nha-rong-kon-klor-tay-nguyen/
4. https://special.nhandan.vn/lich-su-lau-doi/index.html
5. https://www.vista.gov.vn/news/khoa-hoc-doi-song/tai-sao-tay-nguyen-la-vung-
dat-co-nhieu-the-manh-ve-du-lich-5671.html
6. https://dantocmiennui.vn/tay-nguyen-vai-net-tong-quan/130717.html
7. http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=23047&fbclid=IwAR138
ZzXARx0o1pfHNb0o995vtbcy8iJQNrWxs0LCOpZoQh7s1RZ0shwil4
8. Nhóm 5- ĐHDL12HD1 (2020). Tuyến điểm du lịch vùng Tây Nguyên, Luận văn-
báo cáo sinh viên, Trường Đại Học Văn Hóa Thành Phố Hồ Chí Minh
9. Ngô Thị Quỳnh Chi (2018). Vùng đất Tây Nguyên giai đoạn 1858-1954, Khóa
luận tốt nghiệp đại học, Trường Đại Học Sư Phạm Đà Nẵng.
10. Linh Nga Nie Kdam (2015) Độc đáo kiếm trúc Tây Nguyên
11. Ts. Phạm Thị Hoàng Hà-Nguyễn Thị Thu Huyền (2023), chính sách phát triển
kinh tế xã hội vùng Tây Nguyên
12. Nguyễn Toàn (2022) Giao thông- chìa khóa giúp Tây Nguyên chuyển mình
13. https://www.traveloka.com/vi-vn/explore/destination/dia-diem-du-lich-da-
lat/107929
14. https://www.vietourist.com.vn/vn/tour/du-lich-tay-nguyen
15. https://vtr.org.vn/du-lich-vung-tay-nguyen-tiem-nang-va-giai-phap.html

66
67

You might also like