You are on page 1of 64

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ASEAN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CAMPUCHIA
TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC
ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẾN NAY

Lớp: Buổi chiều thứ Hai


Mã lớp học phần: 231SOS10104
Học kỳ: 1 - Năm học: 2023-2024
Nhóm: A
Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích

TP.HCM, tháng 10 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM A

ĐÁNH
TT HỌ VÀ TÊN MSSV GIÁ KÝ TÊN ĐIỆN GHI
(%) THOẠI, CHÚ
EMAIL

211A14003 Nhóm
1 Phạm Thị Mỹ Huyền 100% 0932668742
1 trưởng

211A14002
2 Trần Thị Mỹ Duyên 100%
4 0772429047

211A14048 0839452522
3 Nguyễn Thảo Vy 100%
1

211A14044 0792399573
4 Đào Thị Thanh Thúy 100%
8

211A11002 0965162106
5 Nguyễn Thị Lan Nhi 100%
9

211A21012 0766994728
6 Nguyễn Ngọc Tiên Tiên 100%
6

211A10002 0898443203
7 Trần Văn Đạt 100%
6

211A17014 0865755647
8 Nguyễn Thị Thu Hà 90%
2

211A21033 0896427310
9 Nguyễn Thị Ngọc Linh 95%
1

191A03014 0353426226
10 Phan Văn Thắng 90%
8

211A17030 0981466021
11 Trần Thị Đan Vi 100%
5

211A16016 0367962494
12 Nguyễn Đỗ Đức Thịnh 100%
9

211A10001 0763433827
13 Dương Minh Thư 95%
0

201A14016 0774120103
14 Dương Thiệu Trung 85%
1
211A03030 0974573499
15 Thái Thị Thảo 95%
6
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tiểu luận “Lịch sử phát triển kinh tế - xã hội Campuchia từ sau khi
giành được độc lập dân tộc đến nay” nhóm em xin được bày tỏ lòng biết ơn đến khoa Kinh
tế - quản trị đã tạo điều kiện truyền đạt cho chúng em những nền tảng kiến thức, kỹ năng
cần thiết để hoàn thiện bài tiểu luận này.

Đặc biệt, chúng em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô Đinh Nguyệt Bích
- giảng viên hướng dẫn môn Kinh tế, văn hóa, xã hội ASEAN đã chỉ dạy, quan tâm và cho
chúng em những bài học kinh nghiệm hữu ích, giúp nhóm em hoàn thành bài tiểu luận một
cách tốt nhất.

Chúng em xin chúc quý khoa, quý thầy cô mạnh khỏe, thành công trong công việc và
cuộc sống.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng do trình độ chuyên môn còn hạn chế trong quá trình
tìm tòi, nghiên cứu nhóm chúng em còn gặp nhiều khó khăn và không tránh khỏi những sai
sót. Vì vậy, nhóm chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp phản hồi từ phía
thầy cô để bài tiểu luận của chúng em được hoàn thiện hơn.

Tập thể nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2

Hình thức:……………………………. Hình thức:…………………………….

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

………………………………………. ……………………………………….

………………………………………. ……………………………………….

………………………………………. ……………………………………….

Nội dung:……………………….. Nội dung:………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

Điểm số:……………………………… Điểm số:………………………………

Bằng chữ:……………………………. Bằng chữ:…………………………….

Tp.HCM, ngày tháng năm 2023 Tp.HCM, ngày tháng năm 2023

Giảng viên Giảng viên

(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỐC GIA CAMPUCHIA...........1


1.1. Quốc kỳ.........................................................................................................................1
1.2. Quốc ca..........................................................................................................................2
1.3. Quốc huy.......................................................................................................................3
1.4. Quốc hoa........................................................................................................................4
1.5. Vị trí địa lý.....................................................................................................................4
1.6. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................................5
1.6.1. Địa hình...............................................................................................................5
1.6.2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan............................................................................6
1.6.3. Tài nguyên khoáng sản........................................................................................7
1.7. Dân số............................................................................................................................8
1.8. Dân tộc...........................................................................................................................8
1.9. Tôn giáo.........................................................................................................................9
1.10. Thủ đô........................................................................................................................12
1.11. Tiền tệ........................................................................................................................13
1.12. Ngôn ngữ...................................................................................................................15
1.13. Những công trình nổi bật tiêu biểu và những địa điểm hấp dẫn...............................16
1.14. Ẩm thực.....................................................................................................................23
1.15. Trang phục truyền thống...........................................................................................28
1.16. Các lễ hội nổi tiếng....................................................................................................31
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA QUỐC GIA CAMPUCHIA..34
2.1. Chính trị - Ngoại giao..................................................................................................34
2.1.1. Những cột mốc lịch sử quan trọng....................................................................34
2.1.2. Thể chế Chính trị...............................................................................................36
2.1.3. Bộ máy Nhà nước..............................................................................................38
2.1.4. Nhân vật ảnh hưởng đến lịch sử phát triển quốc gia Campuchia......................39
2.1.5. Mối quan hệ ngoại giao với các nước................................................................43
2.2. Kinh tế - Xã hội...........................................................................................................44
2.2.1. Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế................................44
2.2.2. GDP qua các năm..............................................................................................45
2.2.3. GDP bình quân đầu người của Campuchia qua các năm..................................46
2.2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu................................................................................47
2.2.5. Điểm nổi bật trong các trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ
của Campuchia................................................................................................................49
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN.....................................................................................................51
3.1. Những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại..............................................51
3.1.1. Những thành tựu đạt được.................................................................................51
3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại...................................................................................52
3.2. Những nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam....................................52
3.2.1. Nhận xét.............................................................................................................52
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................................55
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. 1 – Quốc kỳ Vương quốc Campuchia.........................................................................1


Hình 1. 2 – Quốc huy Vương quốc Campuchia.......................................................................3
Hình 1. 3 – Hoa Rumdul – quốc hoa của Vương Quốc Campuchia........................................4
Hình 1. 4 – Bản đồ Campuchia................................................................................................5
Hình 1. 5 – Núi Dangrek..........................................................................................................6
Hình 1. 6 – Biển Hồ và sông Mekong đoạn qua Campuchia...................................................6
Hình 1. 7 – Mùa khô và mùa mưa ở Campuchia.....................................................................7
Hình 1. 8 – Cao nguyên Bokor hùng vĩ...................................................................................7
Hình 1. 9 – Người dân Campuchia..........................................................................................8
Hình 1. 10 – Dân tộc Khmer, dân tộc Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và dân tộc Khmer
Loeu (Khmer vùng cao)...........................................................................................................9
Hình 1. 11 – Chùa Wat Phnom - Biểu tượng linh thiêng Đông Nam Á................................10
Hình 1. 12 – Chùa Bạc...........................................................................................................11
Hình 1. 13 – Chùa Năm Thuyền gần trăm tuổi trên đỉnh Bokor...........................................11
Hình 1. 14 – Lễ Phật Đản (Vesak Bochea) long trọng ở Campuchia....................................12
Hình 1. 15 – Thủ đô Phnom Penh về đêm.............................................................................12
Hình 1. 16 – Các mệnh giá tiền giấy ở Campuchia...............................................................14
Hình 1. 18 – Bảng nguyên âm...............................................................................................15
Hình 1. 17 – Bảng phụ âm.....................................................................................................15
Hình 1. 19 – Quần Thể Kiến Trúc Angkor Wat....................................................................17
Hình 1. 20 – Một phần của Đền Bayon.................................................................................17
Hình 1. 21 – Đền Sambor Prei Kuk.......................................................................................18
Hình 1. 22 – Đền Preah Vihear..............................................................................................19
Hình 1. 23 – Cung điện Hoàng Gia........................................................................................20
Hình 1. 24 – Bảo tàng Quốc gia.............................................................................................20
Hình 1. 25 – Quảng trường bưu điện.....................................................................................21
Hình 1. 26 – Thành phố Sihanoukville xinh đẹp...................................................................21
Hình 1. 27 – Banlung, thiên đường hoang dã........................................................................22
Hình 1. 28 – Thiên đường biển Koh Rong Samloem............................................................22
Hình 1. 29 – Hồ Tonle Sap....................................................................................................23
Hình 1. 30 – Ốc đảo Koh Tonsay..........................................................................................23
Hình 1. 31 – Hủ tiểu Nam Vang Campuchia.........................................................................24
Hình 1. 32 – Cá hấp Amok....................................................................................................24
Hình 1. 33 – Cà ri đỏ Khmer..................................................................................................25
Hình 1. 34 – Bai Sach Chrouk (cơm thịt heo Campuchia)....................................................25
Hình 1. 35 – Nom Banh Chok (Bún cà ri cá).........................................................................26
Hình 1. 36 – Kiến đỏ xào thịt bò............................................................................................26
Hình 1. 37 – Món cá len men Prahok Ktis.............................................................................27
Hình 1. 38 – Món ăn đường phố, Côn trùng chiên................................................................27
Hình 1. 39 – Sầu riêng Kampot.............................................................................................28
Hình 1. 40 – Khăn Krama truyền thống của người dân Campuchia......................................29
Hình 1. 41 – Sarong...............................................................................................................29
Hình 1. 42 – Váy Sampot Phamuong.....................................................................................30
Hình 1. 43 – Sampot Chang Kben.........................................................................................31
Hình 1. 44 – Sampot Hol.......................................................................................................31
Hình 1. 45 – Hình ảnh vui tươi trong lễ hội té nước Bom Chaul Chnam ở Campuchia........32
Hình 1. 46 – Đua thuyền Bon Om Touk hoành tráng trên sông............................................32
Hình 1. 47 – Lễ xuống đồng ở Campuchia............................................................................33
Hình 1. 48 – Lễ hội tôn giáo quốc gia Pchum Ben................................................................33

Hình 2. 1 – Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni (sinh ngày 14/5/1953)................37


Hình 2. 2 – Tân Thủ tướng Campuchia, Hun Manet (sinh ngày 20/10/1977).......................37
Hình 2. 3 – Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Say Chhum (sinh ngày 5/2/1945)
................................................................................................................................................38
Hình 2. 4 – Chủ tịch Quốc hội nữ đầu tiên của Campuchia, Khuon Sodary (sinh ngày
18/11/1952)............................................................................................................................38
Hình 2. 5 – Sơ đồ bộ máy Nhà nước Vương quốc Campuchia năm 2023.............................39
Hình 2. 6 – Norodom Sihanouk.............................................................................................39
Hình 2. 7 – Hun Sen ហ៊ុន សែន.....................................................................................................41
Hình 2. 8 – Saloth Sar (1925 – 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot............................42
Hình 2. 9 – Các đại biểu của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN chụp ảnh tại Cung điện Hòa
bình ở Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 19 tháng 11 năm 2012......................................44
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ QUỐC GIA CAMPUCHIA
Vương quốc Campuchia còn có tên gọi khác là Căm Bốt (theo tiếng Pháp:
Cambodge) hay Cao Miên (theo âm Hán - Việt của từ "Khmer"), nằm trên bán đảo Đông
Dương ở khu vực Đông Nam Á. Phía Nam giáp với Vịnh Thái Lan, phía Tây giáp Thái Lan,
phía Bắc giáp Lào và phía Đông giáp Việt Nam.

Vương quốc Campuchia là một trong số ít những quốc gia có nền chính trị Quân chủ
lập hiến còn tồn tại cho đến ngày nay. Ở xứ sở Campuchia, Đức Vua là người có quyền
hành cao nhất, thông qua Lập pháp và việc Hành pháp là do Chính phủ, đứng đầu là Thủ
tướng.

1.1. Quốc kỳ
Quốc kỳ Campuchia được chọn lại từ năm 1993, sau 10 lần thay đổi kể từ năm 1863
sau khi diễn ra cuộc tổng tuyển cử đưa quốc gia này trở về thời kỳ quân chủ.
- Quốc kỳ Campuchia với ba sọc ngang lần lượt là màu xanh biển, đỏ, xanh biển với
tỉ lệ là 1:2:1.
- Có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài.
- Quốc kỳ Campuchia là quốc kỳ duy nhất trên thế giới xuất hiện một công trình xây
dựng đó là Angkor Wat. Biểu tượng Angkor Wat trên cờ Campuchia chính là biểu trưng của
vương quốc Campuchia. Đây được biết đến là công trình tôn giáo lớn bậc nhất trên thế giới,
tượng trưng cho lịch sử lâu đời cũng như nền văn hóa rực rỡ, cổ xưa của dân tộc Khmer.
Hình Angkor Wat mang biểu tượng của sự thanh liêm, công lý cho nhân dân Campuchia,
tượng trưng cho Phật giáo tiểu thừa.
- Màu xanh trên cờ Campuchia là biểu tượng của sự tự do, đoàn kết, tình nghĩa anh
em, đồng thời là tượng trưng cho nhà vua của đất nước Campuchia.
- Còn màu đỏ trên lá cờ biểu trưng cho lòng dũng cảm của toàn thể nhân dân
Campuchia.

Hình 1. 1 – Quốc kỳ Vương quốc Campuchia


1
1.2. Quốc ca
Nokor Reach (tiếng Khmer: បទនគររាជ, Vương quốc huy hoàng) là quốc ca của
Vương Quốc Campuchia do Chuon Nath viết dựa trên một làn điệu dân ca Khmer.
Bài hát Nokor Reach được công nhận là quốc ca năm 1941 và được khẳng định lại
vào năm 1947. Tuy nhiên, khi đảo chính của Lon Nol nổ ra năm 1970, nó bị thay thế bởi
quốc ca của thể chế Cộng hòa Khmer. Sau khi Khmer Đỏ giành chính quyền năm 1975, các
biểu tượng hoàng gia bao gồm quốc ca được phục dựng trong một thời gian ngắn. Tuy
nhiên, một bài ca khác, Dap Prampi Mesa Chokchey (ngày 17 tháng Tư vĩ đại), được đưa
lên làm quốc ca mới cho chế độ Campuchia Dân chủ. Sau khi thể chế này bị lật đổ (1979),
Cộng hòa Nhân dân Campuchia lên thay, cũng không sử dụng lại bài này.
Mãi cho đến khi cuộc tổng tuyển cử Cao Miên 1993 kết thúc với chiến thắng thuộc
về Đảng bảo hoàng FUNCINPEC, bài Nokor Reach cùng quốc kỳ của Vương quốc
Campuchia mới được phục hồi như cũ.

Quốc ca của Vương Quốc Campuchia


Nokor Reach – Chuon Nath
Lời Khmer Chuyển tự ALA-LC Lời Việt
Đoạn 1 Đoạn 1 Đoạn 1
សូមពួកទេព្តា Sūm buak devattā Trời cao giúp đỡ che
រក្សាមហាក្សត្ raksā mahā ksatr yoeṅ chở Quốc vương
យើង Qoy pān ruṅ rẏaṅ ṭoy chúng ta,
អោយបានរុងរឿង jăy maṅgal sirī suasdī Ban cho hạnh phúc và
ដោយជ័យមង្គល Yoeṅ khñuṃ braḥ vinh quang,
សិរីសួស្តី qaṅg sūm jrak krom Canh giữ làm chủ linh
យើងខ្ញុំព្អង្គ សូម mláp braḥ Pāramī hồn và vận mệnh
ជ្កក្មម្លប់ព្បារមី Nai braḥ Narapatī chúng ta.
នៃព្នរបតី វង្ស vaṅs ksatrā ṭael sāṅ Tổ tiên truyền lại cơ
ក្សត្ដែលសាង prāsād thma đồ sự nghiệp đời đời,
ប្សាទថ្ម Gráp graṅ ṭaen Ngẩng cao tự hào
គ្ប់គ្ងដែនខ្រ Khmaer purāṇ thkoeṅ vương quốc cổ xưa.
បុរាណថ្កើងថ្កា ន។ thkān.
Đoạn 2
ប្សាទសីលា
កំបាំងកណ្តា លព្ Đoạn 2
គួរអោយស្មៃ Đoạn 2 Miếu đền đang ngủ
នឹកដល់យសស័ក្តិ Prāsād sīlā kaṃpāṃṅ sâu kín giữa rừng,
មហានគរ kaṇṭāl brai Nhớ thời kỳ vinh
ជាតិខ្រដូចថ្ម Guar qoy sramai nẏk quang đại vương quốc,
គង់វង្សនៅល្អ ṭál yas săktī Mahā Dân tộc Khmer kiên
រឹងប៉ឹងជំហរ Nagar cường như bàn thạch.
យើងសង្ឃឹមពរ Jātī Khmaer ṭūc thma Chúng ta tin tưởng vào
2
gáṅ vaṅs nau lqa rẏṅ
pʹẏṅ jaṃhar
ភ័ព្វព្ងសំណាង Yoeṅ sāṅghẏm bar vận mệnh Kampuchea,
របស់កម្ពុជា bhăbv breṅ saṃṇāṅ Thử thách Đế chế qua
មហារដ្ឋកើតមាន rapás Kambujā nhiều thời đại.
យូរអង្ងហើយ។ Mahā raṭṭh koet mān
Đoạn 3 yūr qaṅveṅ hoey.
គ្ប់វត្តអារាម ឮតែ
សូរស័ព្ទធម៌
សូត្ដោយអំណរ
រំឮកគុណ Đoạn 3
ពុទ្ធសាសនា Gráp vatt qārām ḹ tae Đoạn 3
ចូរយើងជាអ្នក sū săbd dharm Tấm tắc ngợi ca từ
ជឿជាក់ស្មោះស្ម័គ្ Sūtr ṭoy aṃṇar raṃḹk trên Phật tháp,
តាមបែបដូនតា guṇ buddh'sāsnā Kể lại hồi ức Phật giáo
គង់តែទេវត្តា នឹង Cūr yoeṅ jā qnak jẏa huy hoàng,
ជួយជ្មជ្ង jâk smoḥ smăgr tām Chúng ta trung thành
ផ្គត់ផ្គង់ប្យោជន៍ paep ṭūn dā tín ngưỡng của tổ tiên.
ឱយ Gáṅ tae devattā nẏṅ Vì thế, trời đất sẽ giúp
ដល់ប្ទេសខ្រ ជា juay jrom jraeṅ phgád phát triển phồn vinh,
មហានគរ។ phgaṅ prayojn oy Campuchia, Đại
Ṭál prades Khmaer jā vương quốc.
Mahā Nagar.

1.3. Quốc huy


Quốc huy Campuchia – biểu tượng hoàng gia của Campuchia, là biểu tượng thể hiện
chế độ quân chủ tại Campuchia. Nó tồn tại khi thành lập Vương quốc Campuchia độc lập
năm 1953. Nó được biểu trưng như là lá cờ của Hoàng gia và biểu tượng của Quốc Vương
Campuchia.
Biểu tượng này đã từng bị xóa bỏ dưới thời Cộng hòa Khmer (1970 – 1975) và được
khôi phục lại vào năm 1993 dưới triều vua Norodom Sihanouk.

Hình 1. 2 – Quốc huy Vương quốc Campuchia

1.4. Quốc hoa


Hoa Rumdul là quốc hoa của Vương Quốc Campuchia.
3
Chúng có tên khoa học là Mitrella mesnyi – Melodorum fruticosum, cây cao từ 8 –
15m, đường kính từ 20 – 30 cm. Hoa có màu vàng nhạt, hình dáng tròn trĩnh, có 3 cánh xòe
3 cánh úp, các cánh xen kẽ đều nhau.
Sở dĩ Rumdul được gọi là quốc hoa tại Campuchia vì nó có mặt ở khắp mọi nơi. Từ
những thôn làng nhỏ cho đến các tỉnh thành phố lớn.
Hoa Ramdul tượng trưng cho người con gái Khmer tươi vui, nhí nhảnh; tượng trưng
cho sự phồn thịnh; tượng trưng cho sự ngọt ngào.

Hình 1. 3 – Hoa Rumdul – quốc hoa của Vương Quốc Campuchia

1.5. Vị trí địa lý


Nằm ở Tây Nam bán đảo Đông Dương.
Tọa độ: 13000 vĩ bắc, 105000 kinh đông.
Lãnh thổ Campuchia có hình vuông với 1/2 diện tích là đồng bằng, 39% diện tích là
đồi núi và 10% còn lại là duyên hải.
Campuchia có vị trí địa lý tuyệt vời giữa Đông Nam Á và Đông Á, giúp cho nước
này có môi trường đa dạng với nhiều loài thực vật và động vật độc đáo. Đồng thời
Campuchia cũng có vị trí địa lý quan trọng cho giao thông và các hoạt động kinh doanh
trong khu vực.

4
Hình 1. 4 – Bản đồ Campuchia

Diện tích: 181.040 km2

Phía Tây và Tây Bắc: giáp Thái Lan (với đường biên giới dài 2,100 km)

Phía Đông: giáp Việt Nam (biên giới 1,137 km)

Phía Đông Bắc: giáp Lào (492 km)

Phía Nam: giáp biển (400 km)

=> Campuchia có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhất là
lúa nước. Một tỷ lệ không nhỏ đồng bằng của Campuchia đã trở thành vùng bảo tồn sinh
quyển.

1.6. Điều kiện tự nhiên


1.6.1. Địa hình
Địa hình của Campuchia gồm có các vùng đồi, đồng bằng và núi. Vùng đồi nằm
trong phần Bắc và Tây Nam của nước này, đồng bằng nằm giữa vùng đồi và núi, trong khi
vùng núi nằm ở phía Đông và Tây Bắc.
Núi Dangrek tại phía Đông Bắc là đỉnh cao nhất của Campuchia với độ cao khoảng
2.717 mét (8.879 feet). Nhiều sông lớn chảy qua vùng đồi và đồng bằng, trong đó có sông
Mekong, một trong những sông lớn nhất Đông Nam Á.
Tổng thể, địa hình của Campuchia cung cấp một số tiện ích tự nhiên cho các hoạt
động kinh doanh và du lịch, nhưng cũng gặp những thách thức về môi trường và sức khỏe
do sự phát triển kinh tế và khai thác tài nguyên. Do đó, cần có các giải pháp bảo vệ địa hình
và môi trường để bảo vệ và duy trì sức khỏe của địa hình tự nhiên của Campuchia.

5
Hình 1. 5 – Núi Dangrek
1.6.2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan

Khí hậu: nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, mùa mưa gió thổi từ vịnh Bengan qua
vịnh Thái Lan đem hơi nước đến.

Mùa khô có gió Đông Bắc thổi từ lục địa mang không khí khô hanh đến, do vị trí ở
gần xích đạo nên Campuchia không có mùa đông lạnh như miền Bắc Việt Nam mà chỉ có 2
mùa (mùa khô và mùa mưa).

Nhiệt độ tại Campuchia dao động từ 21 đến 35 độ C

Mùa khô: từ tháng 5 đến tháng 10

Mùa mưa: từ tháng 11 đến tháng 4

Mạng lưới sông ngòi: sông Mêkong, Biển Hồ (còn gọi là hồ Tông-lê-sáp – Hồ nước
ngọt lớn nhất Đông Nam Á), nằm giữa đất nước, giàu nguồn nước.

Hình 1. 6 – Biển Hồ và sông Mekong đoạn qua Campuchia

6
Nhận xét:

Thuận lợi: đồng bằng chiếm phần lớn diện tích, khí hậu nóng quanh năm có điều
kiện phát triển ngành trồng trọt. Có Biển Hồ, sông Mekong cung cấp nước và phát triển
thủy sản.

Khó khăn: mùa khô gây thiếu nước, mùa mưa có thể bị lũ lụt.

Hình 1. 7 – Mùa khô và mùa mưa ở Campuchia

1.6.3. Tài nguyên khoáng sản

Các tài nguyên chính: Gỗ, khoáng sản và quặng kim loại, thủy điện, dầu mỏ.

Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài
nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản chính
của Campuchia.

Hình 1. 8 – Cao nguyên Bokor hùng vĩ

Về các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ lượng
của Campuchia không lớn lắm. Trong những năm 1950 và 1960, các chuyên gia Trung
Quốc phát hiện trữ lượng quặng sắt khoảng 5.2 triệu tấn ở tỉnh Christian Chun và khoảng
120.000 tấn quặng Mangan ở tỉnh Kampong Thum. Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng có
quặng sắt, trữ lượng khoảng 2.5 – 4.8 triệu tấn.
7
Campuchia cũng có một số khoáng sản quý khác như bạc, hồng ngọc,… nhưng trữ
lượng khá khiêm tốn.

Tài nguyên nước cũng đáng kể, trong đó không thể không tính đến tiềm năng thủy
điện từ việc thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên
nước quá mức để làm thủy điện đang đặt ra những thách thức đối với vấn đề môi trường.

Campuchia cũng được kỳ vọng là có tiềm năng về dầu mỏ, do các quốc gia Đông
Nam Á láng giềng có chung thềm lục địa cũng đã khai thác được tài nguyên này. Tuy trữ
lượng dầu hiện nay chưa được ước tính chính xác (hoặc chưa được công bố).

1.7. Dân số

Dân số hiện tại của Campuchia là 17.444.527 người vào ngày 10/10/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc)

Dân số Campuchia hiện chiếm 0,22% dân số thế giới.

Campuchia đang đứng thứ 71 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và
vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Campuchia là 99 người/km2 với 25,14% dân số sống ở thành thị
(4.316.744 người vào năm 2019).

Độ tuổi trung bình ở Campuchia là 26,5 tuổi.

Dân số Campuchia sẽ tăng trung bình 595 người mỗi ngày trong năm 2023.

Hình 1. 9 – Người dân Campuchia

1.8. Dân tộc

Dân tộc lớn nhất ở Campuchia là người Khmer, chiếm khoảng 90% tổng dân số, họ
chủ yếu sinh sống ở tiểu vùng đất thấp sông Mekong và đồng bằng trung tâm.

8
Các nhóm dân tộc thiểu số người Việt, người Hoa, sắc dân Thái, người chăm, người
Khmer Loeu, người Pháp, người Nhật, người Hàn, Người Tạng-Miến và H’Mông (10%).

Tại Campuchia, chính phủ phân loại công dân làm ba nhóm Khmer. Người Khmer đa
số được gọi là người Khmer Kandal (Khmer trung tâm), phân biệt với các sắc tộc Khmer
thiểu số là Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và Khmer Loeu (Khmer vùng cao).

Hình 1. 10 – Dân tộc Khmer, dân tộc Khmer Islam (Khmer Hồi giáo) và dân tộc Khmer Loeu
(Khmer vùng cao)

1.9. Tôn giáo

Tôn giáo ở Campuchia

Phật giáo Hồi giáo Kito giáo Khác

(Theo World Factbook năm 2019)


Campuchia là một quốc gia đa dân tộc đa văn hóa. Đặc biệt, sự khác biệt của văn hóa
Campuchia thể hiện rõ nhất vào những ngày lễ lớn trong bộ trang phục truyền thống của họ.
Chính vì thế, có thể thấy tôn giáo ở Campuchia cũng vô cùng đa dạng và phát triển. Mặc dù
9
tồn tại song song nhiều tôn giáo như vậy nhưng Phật giáo luôn có vị trí quan trọng và ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống của người dân nơi đây.
Nhân dân Campuchia cũng theo các tôn giáo khác như Hindu giáo, đạo Hồi…
Phật giáo

Phật giáo là quốc giáo ở Vương Quốc Campuchia.

Đạo Phật là tôn giáo nổi tiếng và lớn mạnh nhất tại Campuchia bởi có đến 97% dân
số Campuchia là phật tử nên Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống thường nhật. Sự
hiện hữu của Phật giáo đã góp phần quan trọng tạo nên bản sắc văn hóa riêng của đất nước
Campuchia. Ngôi chùa ở nơi đây không chỉ là trung tâm văn hóa của bản làng mà còn là nơi
bảo vệ nền văn hóa lâu đời của người dân. Người Campuchia quan niệm rằng chính nhờ
Phật phù hộ, độ trì đã giúp con người vượt qua bao khó khăn, gặp nhiều may mắn để có
cuộc sống sung túc. Chính vì thế, họ tôn thờ Phật và thường tổ chức các lễ hội lớn nhằm thể
hiện lòng biết ơn đối với các vị thần linh đã ban phước lành cho họ.

Phật giáo tại Campuchia tổ chức nhiều lễ hội lớn thu hút khách du lịch từ mọi nơi
trên thế giới. Trong đó, Lễ Phật Đản là lễ hội lớn nhất năm với nhiều hoạt động đầy ý nghĩa.
Lễ hội này được tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm. Trong suốt thời gian trước,
trong và sau lễ Phật Đản thì cả đất nước được trang trí lung linh, rực rỡ để chào đón ngày lễ
long trọng cũng như bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đối với Đức Phật.

Hình 1. 11 – Chùa Wat Phnom - Biểu tượng linh thiêng Đông Nam Á

10
Hình 1. 12 – Chùa Bạc

Hình 1. 13 – Chùa Năm Thuyền gần trăm tuổi trên đỉnh Bokor

11
Hình 1. 14 – Lễ Phật Đản (Vesak Bochea) long trọng ở Campuchia

1.10. Thủ đô
Phnom Penh là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất đồng thời là trung tâm chính trị,
kinh tế và văn hóa của Campuchia.

Hình 1. 15 – Thủ đô Phnom Penh về đêm

Phnom Penh là thành phố lớn nhất, đông dân nhất, và đồng thời là thủ đô của Vương
Quốc Campuchia. Từng được mệnh danh là “Paris của phương Đông”, Phnom Penh nằm ở
hợp lưu của sông Mekong, Tonle Sap và Bassac, cạnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây
được xem là cái nôi của tín ngưỡng Phật Giáo, cũng như là nơi ghi lại dấu ấn lịch sử rõ nét
của người dân Campuchia.

Phnom Penh chính thức được chọn làm kinh đô của Campuchia từ thế kỷ 15 dưới
triều vua Ponhea Yat khi kinh đô Angkor Thom bị quân Xiêm chiếm mất. Triều đình phải
bỏ vùng Tây Bắc rút về Đông Nam lấy Phnom Penh làm bản doanh mới. Ngày nay trong số
12
những mộ tháp phía sau Wat Phnom là tháp chứa di cốt Ponhea Yat cùng các hoàng thân.
Chứng tích khác từ thời Angkor vàng son còn lưu lại là mấy pho tượng Phật ở Wat Phnom.
Dù vậy mãi đến năm 1866 triều vua Norodom I thì Phnom Penh mới trở thành doanh sở dài
lâu của người Khmer. Cung điện vua Khmer được xây vào thời kỳ này, đánh dấu thời điểm
khi ngôi làng nhỏ dần chuyển mình thành chốn đô hội.

Khi người Pháp sang lập nền Bảo hộ trên xứ Campuchia thì họ cũng cho đào kênh
rạch, đắp đường sá, mở bến cảng thông thương. Đến thập niên 1920 thì cảnh quan đẹp đẽ
của Phnom Penh đã khiến nơi này có mệnh danh là “Hòn ngọc châu Á”. Trong 40 năm kế
tiếp thành phố tiếp tục mở mang giao thông, nối đường sắt với hải cảng Sihanoukville và
mở Sân bay Quốc tế Pochentong.

Phnom Penh là nơi sinh sống chủ yếu của người Campuchia (hoặc người Khmer) –
chiếm 90% dân số của thành phố. Có rất nhiều nhóm thiểu số người Hoa, người Việt, và các
nhóm dân tộc thiểu số khác là người Thái Lan, Budong, người M'Nông, Kuy, Chong, và
người Chăm.

Phnom Penh là trung tâm kinh tế của Campuchia khi nó chiếm một phần lớn nền
kinh tế nước này. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hai con số trong những năm gần đây đã gây ra
một sự bùng nổ kinh tế ở Phnom Penh, với các khách sạn, nhà hàng, quán bar, nhà cao tầng
và các tòa nhà dân cư mọc quanh thành phố.

1.11. Tiền tệ
Riel (tiếng Khmer:រៀល , biểu tượng ៛ đọc như Ria, phiên âm tiếng Việt là Riên) là
tiền tệ của Campuchia.
Ký hiệu đơn vị tiền: KHR
Tiền Riel được ban hành và quản lý trực thuộc ngân hàng quốc gia Campuchia.
Sau do tác động của chính trị, chính quyền Khmer đỏ bị bãi bỏ. Tiền riel đã có nhiều
thay đổi và thành tiền như hiện nay. Phiên bản mới nhất được dùng từ năm 1980 đến nay và
xuất hiện và dưới hai loại tiền giấy và tiền xu. Tiền giấy được gọi là riên và tiền xu có tên
gọi là sen. Tuy nhiên là hiện nay tiền xu không còn được lưu thông nữa do tính tiện dụng
mang lại ít. Vì thế một số người có sở thích sưu tầm tiền xu thường giữ chúng làm kỷ niệm.
Tiền giấy tại Campuchia đang lưu hành các mệnh giá sau đây: 50 riel, 100 riel, 500
riel, 1000 riel, 2000 riel, 5000 riel, 10.000 riel, 20.000 riel, 50.000 riel. Ngoài ra còn có
đồng 10.000 riel cũng xuất hiện nhưng ít được sử dụng hơn.

13
Hình 1. 16 – Các mệnh giá tiền giấy ở Campuchia

Tiền giấy Campuchia có rất nhiều loại. Và các hình in trên đó là nhà vua và những
biểu tượng liên quan đến đất nước Campuchia: hình vua cha Norodom Sihanouk, thần thoại
rắn Naga, biểu tượng Phật Giáo, Đền Angkor Wat hay các biểu tượng khác như khuôn mặt
của các Bồ Tát…

So sánh tỉ giá:
Dựa theo thông tin gần nhất, được cập nhật vào ngày 23/10/2023, giá trị đồng Riel đã
có sự tăng trưởng hơn so với trước. Cụ thể, tỷ giá 1 đồng Riel Campuchia quy đổi sang
VND là: 1 KHR = 6139,37 VND

Đặc biệt, USD được sử dụng rộng rãi ở Campuchia, nhất là ở thành phố và khu đông
khách du lịch. Thêm nữa, tiền tệ của Campuchia không thật sự thống nhất (ảnh hưởng từ
thời Pol Pot) khi những vùng giáp Thái Lan, đồng Baht cũng được giao dịch hay vùng gần
Việt Nam, dùng tiền Việt thanh toán cũng được chấp nhận.

14
1.12. Ngôn ngữ
Tiếng Khmer (ភាសាខ្រ/Phát âm: Cơ-mai) hay còn gọi là Tiếng Miên (Tiếng Mên),
đây là ngôn ngữ của người Khmer và là ngôn ngữ chính thức của Vương quốc Campuchia.
Đây là ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Nam Á chịu ảnh hưởng từ Tiếng Phạn và tiếng Pali. Do
gần gũi về địa lý, tiếng Khmer chịu ảnh hưởng của và gây ảnh hưởng lên các ngôn ngữ khác
trong khu vực như tiếng Thái, Tiếng Lào, Tiếng Việt và Tiếng Chăm.
Nói về Tiếng Khmer, đây là ngôn ngữ có từ trước công nguyên tức là trước khi dân
tộc Khmer Mon có quan hệ với người Ấn Độ, bên cạnh đó tiếng nói và văn hóa của người
Campuchia còn sử dụng ngôn ngữ được mượn của Ấn Độ, do đó chịu ảnh hưởng phần lớn
từ văn hóa Ấn Độ. Quá trình hình thành ngôn ngữ Khmer đặc biệt chữ viết, trong thời Pháp
thuộc là bắt buộc các nước trên bán đảo Đông Dương phải sử dụng Tiếng La tinh, nhưng
dân tộc Khmer đặc biệt là các nhà sư đã hy sinh đấu tranh với thực dân Pháp để giữ được
văn hóa Khmer cho đến ngày hôm nay. Điều này cũng cho thấy tinh thần quật cường, sức
sống mãnh liệt, tinh thần chiến đấu quyết liệt của nhân dân Campuchia trong việc giữ ngôn
ngữ và tiếng nói dân tộc.
Bảng chữ cái ngôn ngữ Khmer của người Campuchia có 74 chữ cái (có một số chữ
cái ngày nay không còn được sử dụng nữa), bao gồm các phụ âm và nguyên âm.
Đây là hệ thống bảng chữ cái dài nhất ở Đông Dương.

Hình 1. 18 – Bảng
nguyên âm
Hình 1. 17 – Bảng phụ âm

15
Đặc điểm thú vị là cấu trúc câu của tiếng Khmer khá giống với tiếng Việt câu đơn
giản có hai thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ.
Ví dụ:
ខ្ញុំ /Khnhom/: Tôi ចង់ / Choóng/: muốn ទៅ /Tow/: đi ផ្សារ /Phsa/:
chợ
Ghép hệ thống các chữ lại sẽ có
ខ្ញុំចង់ទៅផ្សារ
Phiên âm: Khnhom choóng tow phsa
Dịch nghĩa: Tôi muốn đi chợ.
Tại Campuchia, bên cạnh ngôn ngữ chính là Tiếng Khmer thì Tiếng Pháp, Tiếng Anh
cũng là hai ngôn ngữ đã và đang thông dụng tại đất nước này.

1.13. Những công trình nổi bật tiêu biểu và những địa điểm hấp dẫn

Kiến trúc của Campuchia chủ yếu được biết đến với các tòa nhà được xây dựng từ
thời Khmer cổ đại, tức là vào khoảng cuối thế kỷ XII – đầu thế kỷ XIII. Những yếu tố có
ảnh hưởng lớn nhất đến nghệ thuật trang trí và các công trình kiến trúc tiêu biểu ở
Campuchia đó là Phật giáo và Ấn Độ giáo nên đa số các công trình sẽ là đền và chùa. Ngoài
ra công trình kiến trúc cũng chia làm hai phong cách đó là phong cách cổ và phong cách
hiện đại.

Đền Angkor Wat

Đầu tiên phải nói đến Đền Angkor Wat – 1 trong 7 Kỳ quan Thế giới. Với tuổi đời
hơn 900 năm, nó không chỉ là một kỳ quan văn hóa mà còn là một biểu tượng tôn giáo đồ
sộ. Là một quần thể đền đài tại Siem Reap, Campuchia, quần thể này có diện tích 162,6
hecta. Nó được xây dựng giống dạng kim tự tháp, gồm 3 tầng. Tầng ở giữa gồm 5 tháp nhỏ,
trong đó 1 tháp trung tâm cao nhất, 4 tháp nhỏ hơn ở 4 góc xung quanh. Angkor Wat từng là
thủ đô của Đế quốc Khmer vào thế kỉ XII và đây cũng là lăng mộ của vua Khmer
Suryavarman II.

16
Hình 1. 19 – Quần Thể Kiến Trúc Angkor Wat

Đền Bayon

Một trong những ngôi đền độc đáo và huyền bí tại Campuchia đó là Đền Bayon. Một
trong những điểm tham quan không thể bỏ qua khi đến Vương quốc này.

Đền Bayon là công trình kiến trúc Campuchia được xây dựng từ thế kỷ XII dưới thời
vua Jayavarman VII. Ngôi đền này có vị trí đắc địa nằm ngay giữa trung tâm kinh thành của
vua Jayavarman. Nó là quần thể kiến trúc gồm 54 tòa tháp lớn nhỏ khác nhau. Trên các tòa
tháp này được điêu khắc 126 khuôn mặt của thần Lokesvara. Kiến trúc đền Bayon ẩn chứa
nhiều bí ẩn mà đến bây giờ vẫn chưa có ai lý giải được như nó được xây dựng để thờ ai, ý
nghĩa biểu tượng là gì, khuôn mặt cười ở tòa tháp trung tâm muốn nói điều gì.

Hình 1. 20 – Một phần của Đền Bayon

17
Đền Sambor Prei Kuk

Một trong ba di sản thế giới tại Campuchia, ngoài Angkor Wat ra còn có Cố đô
Sambor Prei Kuk. Sambor Prei Kuk mang ý nghĩa là “Ngôi đền trong rừng rậm” đúng như
tên gọi đền hiện nằm tọa lạc trong những cánh rừng nhiệt đới ở tỉnh Kampong Thom,
Campuchia.

Đây là thủ đô của đế chế Chenla cổ từ năm 550 – 598 với tên gọi Ishanapura. Từng
là một nền văn minh cổ đại phát triển mạnh mẽ vào cuối thế kỷ 6 và thế kỷ 7 với hơn 20.000
hộ dân sinh sống trước khi đế chế Khmer ra đời. Các công trình đền Sambor Prei Kuk đặc
trưng của thời tiền Angkor với vật liệu xây dựng chính là gạch. Đây là thời đại đã để lại
nhiều di tích về đền đài, tượng thần, văn bia khắc bằng chữ Sankris hay chữ Khmer cổ.

Do từng bị tàn phá bởi chiến tranh nên nơi đây vẫn còn sót lại nhiều boom mìn trong
khu đền. Vì vậy mà hiện nay chỉ có 3 khu vực đền đã được dọn dẹp là mở cửa đón khách
vào thăm quan.

Ngày 8/7/2017, Chính phủ Campuchia đã tổ chức những buổi lễ rất long trọng để
mừng quần thể đền Sambor Prei Kuk được công nhận di sản văn hóa thế giới.

Hình 1. 21 – Đền Sambor Prei Kuk

Đền Preah Vihear

Một nơi linh thiêng nơi biên giới không thể bỏ qua đó là Đền Preah Vihear được
mệnh danh là “đền của những ngôi đền”, được xây dựng từ thế kỷ IX, đồng thời quần thể
kiến trúc này còn là một trong những kiến trúc đền đài đỉnh cao của đế quốc Khmer cũ vẫn
còn tồn tại cho tới hôm nay. Nơi đây thờ vị thần Shiva, nằm trên chỏm núi thuộc dãy
Dangrek, tỉnh Champasak, ngay sát biên giới giữa Thái Lan và Việt Nam. Nơi đây bao gồm
18
một loạt những điện, thờ cổ. Đền được chia thành 3 tầng rõ rệt với độ cao được tăng dần từ
hướng Bắc – Nam.

Với kiến trúc đặc sắc và tinh xảo, nó là một tuyệt tác của đế chế Khmer và là biểu
tượng văn hóa được UNESCO công nhận năm 2008.

Hình 1. 22 – Đền Preah Vihear

Ngoài những kiến trúc mang phong cách cổ kính và huyền bí, đến với “đất nước
chùa tháp” không thể bỏ lỡ những địa điểm cực kỳ xinh đẹp, hấp dẫn khách du lịch.

Cung điện Hoàng Gia

Giữ vai trò là nơi ở của Hoàng Gia Campuchia, cung điện thu hút sự chú ý với kiến
trúc bao mái bằng vàng lấp lánh nổi bật rõ rệt trên nền trời Phnom Penh.

Khu phức hợp Cung điện Hoàng Gia tại Campuchia được bắt đầu khởi công bởi
Quốc vương Norodom I vào năm 1886, khi chính thức chuyển thủ đô tới Phnom Penh. Hầu
hết các tòa nhà được hoàn thành trước Thế chiến I, với sự tham gia của kiến trúc người
Pháp và Thái Lan.

Cung điện Hoàng Gia Campuchia là tổ hợp những tòa nhà nơi ở của của giới Hoàng
Gia Vương quốc Campuchia. Đây còn là nơi tiếp đón khách nước ngoài, và tổ chức các
cuộc thiết triều, nghi thức ngoại giao và lễ nghi Hoàng Gia.

19
Hình 1. 23 – Cung điện Hoàng Gia

Bảo tàng Quốc gia

Một lối kiến trúc độc đáo và hài hòa giữa văn hóa Khmer và kiến trúc Pháp. Được
tọa lạc tại thủ đô Phnom Penh đó là Bảo tàng quốc gia. Nằm ở phía bắc Cung điện Hoàng
gia. Là nơi lưu giữ kho tàng lịch sử và văn học lớn nhất tại Campuchia. Trong bảo tàng
trưng bày rất nhiều bộ sưu tập lớn các tác phẩm nghệ thuật, điêu khắc Khmer lớn nhất trên
thế giới.

Hình 1. 24 – Bảo tàng Quốc gia

20
Quảng trường bưu điện

Kiến trúc mang phong cách hiện đại mang nhiều dấu ấn lịch sử của đất nước được
xây dựng vào năm 1890 – Quảng trường bưu điện. Tại đây lưu giữ lượng lớn tư liệu lịch sử
Campuchia trong hành trình chiến đấu chống thực dân đô hộ. Với những lối thiết kế tinh
xảo, đậm chất châu Âu, tòa công trình ấn tượng được xây dựng trong thời kỳ Pháp thuộc

Hình 1. 25 – Quảng trường bưu điện

Thành phố Sihanoukville

Sihanoukville - một trong những địa điểm du lịch Campuchia nổi tiếng được ví như
viên ngọc xanh biếc nằm dọc bên bờ biển.

Hình 1. 26 – Thành phố Sihanoukville xinh đẹp

21
Banlung

Banlung, thiên đường của tự nhiên hoang dã và những trải nghiệm phiêu lưu.

Hình 1. 27 – Banlung, thiên đường hoang dã

Đảo Koh Rong Samloem

Koh Rong Samloem nổi bật như một thiên đường biển thực sự dành riêng cho những
tâm hồn đang tìm kiếm sự yên bình. Hòn đảo bé nhỏ này không có dân cư, chỉ có những
khu nghỉ dưỡng sang trọng tạo nên một không gian riêng tư và tĩnh lặng.

Hình 1. 28 – Thiên đường biển Koh Rong Samloem

Hồ Tonle Sap

Hồ Tonle Sap được mệnh danh là “ngọc trai” vùng Đông Nam Á là trải nghiệm gây
thương nhớ trong chuyến hành trình du lịch Campuchia

Hồ Tonle Sap là một thế giới sống động và phong phú, nơi có thể khám phá và tìm
hiểu về sự kỳ diệu của thiên nhiên và con người.

22
Hình 1. 29 – Hồ Tonle Sap

Koh Tonsay

Koh Tonsay là một ốc đảo nhỏ bé đẹp ngỡ ngàng, thu hút du khách bằng sự tinh
khiết và quyến rũ của nó. Biển quanh Koh Tonsay nông và êm dịu, với đáy cát dốc nhẹ, làm
say lòng du khách với mọi hoạt động từ bơi lội cho đến tắm biển.

Hình 1. 30 – Ốc đảo Koh Tonsay

1.14. Ẩm thực
Khi đến một đất nước thứ không thể bỏ qua đó là những món ăn đặc trưng thể hiện
nền ẩm thực chỉ có tại đây. Trong món ăn của họ có một số loại gia vị đặc trưng trong
nguyên liệu nấu ăn như kroeung, prahok… Kroueng là bột gia vị của người Khmer với
những nguyên liệu như: sả, lá chanh, riềng, nghệ, tỏi, hành lá và ớt còn prahok là món được
chế biến từ những loại cá như cá rô, cá lóc,… hay là mắm bò hóc.
Những món không thể bỏ lỡ khi đến Campuchia:
Hủ tiếu Nam Vang Campuchia

23
Hủ tiếu Nam Vang có nguồn gốc từ một món hủ tiếu của người Hoa, sau đó
được người Campuchia học theo và tinh chỉnh gia vị, cách chế biển để phù hợp với
khẩu vị của người dân tại nước này. Đến ngày nay thì hủ tiếu Nam Vang chẳng
những là món ăn phổ biến tại Campuchia, mà còn được nhiều nước khác yêu thích.
Món hủ tiếu này có nước dùng đậm đà được hầm từ xương, tôm và khô mực,
ăn kèm với sợi hủ tiếu dai ngon, không thể thiếu thịt băm, và có thể ăn kèm thêm với
gan, tim, tôm, mực tươi,... tùy vào khẩu vị của mọi người.

Hình 1. 31 – Hủ tiểu Nam Vang Campuchia

Cá hấp Amok
Món ăn đặc trưng của Campuchia, được làm từ cá lóc, cá trê hoặc có thể thay
thế thịt gà trộn chung với nước cốt dừa và nhiều loại gia vị như từ đường thốt nốt,
kroeung, trứng, lá trùm ruột, prahok sau đó hấp trong lá chuối. Món này có hương vị
thơm ngon, ngọt và cay nhẹ. Khi thưởng thức món cá Amok lần đầu, không ít người
sẽ thấy nó khá khó ăn vì mùi vị hơi nồng, thường được người Campuchia dùng kèm
cơm nếp, nước tương và có thể nhâm nhi cùng một chút rượu cọ.

Hình 1. 32 – Cá hấp Amok


24
Cà ri đỏ Khmer
Một món ăn gây ấn tượng mạnh với các tín đồ ẩm thực, thường làm từ thịt gà,
thịt bò hoặc cá. Nguyên liệu nấu cùng có đậu xanh, khoai tây, cà tím, nước cốt dừa,
sả và kroueng. Đặc biệt, cà ri đỏ nấu cùng ớt kroeung nên cay tê lưỡi. Trong những
sự kiện đặc biệt của người Campuchia như cưới hỏi, họp mặt gia đình, ngày lễ tôn
giáo hoặc ngày tổ tiên và thường được ăn kèm với bánh mì.

Hình 1. 33 – Cà ri đỏ Khmer

Bai Sach Chrouk (Cơm thịt heo)


Bai sach chrouk là món ăn với cơm và thịt heo, tuy đơn giản nhưng lại vô cùng ngon
miệng và rất được ưa thích tại Campuchia. Thịt heo, thành phần chính trong món ăn này sẽ
được ướp với nước dừa, tỏi, gia vị sau đó được nướng bằng than. Những miếng thịt heo
nướng thơm phức, đậm vị sẽ được dùng chung với cơm trắng, và thường được ăn kèm với
dưa leo, của cải muối, trứng gà chiên và một chén canh gà.

Hình 1. 34 – Bai Sach Chrouk (cơm thịt heo Campuchia)


25
Nom Banh Chok (Bún cà ri cá)
Là “món ăn vương quốc” của người dân xứ Chùa Tháp, Nom banh chok nghĩa là bún
gánh cà ri cá, được những phụ nữ gánh đi bán rong, món này như một thú vui ẩm thực
đường phố phổ biến nhất ở đây. Nó gồm có mỳ gạo, nước dùng kiểu cà ri cá màu xanh làm
từ sả, rễ nghệ và chanh, thêm những loại rau thơm, giá đỗ và nguyên liêu đặc biệt là mắm cá
truyền thống (prahok).

Hình 1. 35 – Nom Banh Chok (Bún cà ri cá)

Kiến đỏ xào thịt bò


Một trong những món đặc sản được chế biến từ côn trùng hấp dẫn nhất của xứ sở
chùa tháp đó chính là kiến đỏ xào thịt bò. Món ăn thách thức “sự can đảm về thị giác lẫn vị
giác”.
Món kiến đỏ xào bò sử dụng nguyên liệu chính là thịt bò tươi thái mỏng, kiến đỏ
được bắt từ các ổ kiến trên các cây cao kèm một vài gia vị và rau thơm đi kèm như gừng, sả,
ớt, lá hẹ, … Tùy vào khẩu vị và sở thích ăn uống của mỗi thực khách, người chế biến sẽ xào
bò tái hoặc chín hẳn.

Hình 1. 36 – Kiến đỏ xào thịt bò


26
Prahok Ktis
Sau cơm, thành phần quan trọng nhất trong ẩm thực Campuchia là prahok, một hỗn
hợp cá lên men mặn. Prahok thường được nêm nếm trong nhiều món ăn như một loại gia vị,
nhưng trong món Prahok Ktis, nó là thành phần chính. Prahok Ktis gồm cá lên men nấu
cùng nước cốt dừa, đường thốt nốt, thịt lợn băm nhỏ. Nhờ các loại thực phẩm nấu kèm, món
prahok vốn có vị cay trở nên dịu. Đây là món mặn, ăn cùng cơm và rau luộc hoặc dưa chuột
thái lát.

Hình 1. 37 – Món cá len men Prahok Ktis

Côn trùng chiên


Côn trùng chiên là món ăn đường phố tuy có vẻ ngoài đáng sợ nhưng lại được
nhiều người Campuchia yêu thích, họ xem đây là món ăn vặt bổ dưỡng với lượng
đạm cao. Họ thậm chí còn chăn nuôi một vài loại công trùng để có thể đáp ứng nhu
cầu của thị trường. Các loại côn trùng được chọn để làm món này thường là dế, cào
cào, bọ cạp, nhện, kiến, cà cuống,...

Hình 1. 38 – Món ăn đường phố, Côn trùng chiên


27
Sầu riêng Kampot

Đến Campuchia thì không thể bỏ qua sầu riêng Kampot, đây là một trong những
giống sầu riêng được ưa thích nhất tại Campuchia. Sầu riêng Kampot được lòng thực khách
bởi những múi sầu riêng ú nụ, vàng óng ánh, hạt lép, dày cơm, hương vị lại béo ngậy, thơm
lừng.

Hình 1. 39 – Sầu riêng Kampot

1.15. Trang phục truyền thống


Krama
Krama là chỉ những chiếc khăn truyền thống của người dân xứ sở chùa Tháp. Krama
thường được làm từ lụa hoặc vải cotton.
Những chiếc Krama đã gắn liền với văn hóa Campuchia hàng ngàn năm nay và hầu
như không có thay đổi nhiều về thiết kế. Điều đó cũng thể hiện tính vẹn nguyên trong
những giá trị văn hóa mà Campuchia vẫn luôn trân trọng bảo tồn.
Người dân Campuchia thường quấn Krama ở quanh đầu hoặc cổ. Đôi khi nó còn
được dùng thay gối đầu, làm võng, địu cho trẻ sơ sinh hoặc tận dụng như 1 dây an toàn hỗ
trợ leo cây.

28
Hình 1. 40 – Khăn Krama truyền thống của người dân Campuchia

Sarong
Sarong là một bộ trang phục truyền thống Campuchia dành cho cả nam và nữ ở tầng
lớp thấp. Nó được thiết kế từ 1 miếng vải được may ở 2 đầu, được buộc ở thắt lưng với
nhiều màu sắc khác nhau. Hiện tại, sarong được người dân nước này sử dụng rộng rãi hơn
bởi nó khá là tiện lợi.

Hình 1. 41 – Sarong

Sampot

Sampot được tạo ra vào thế kỷ thứ nhất trong thời kỳ Phù Nam, khi hoàng gia
Campuchia đang tiếp các sứ thần Trung Quốc. Nhà vua Campuchia ra lệnh cho người dân
của mình mặc Sampot để che thân và làm hài lòng các du khách Trung Quốc. Những kiểu
Sampot bằng lụa được sử dụng như những vật dụng gia truyền trong mỗi gia đình, trong tiệc
cưới, ma chay cũng như dùng để trang trí trong các đền thờ.

29
Trang phục truyền thống của Campuchia được làm từ chất liệu lụa mềm mại kết hợp
kỹ thuật đan cầu kỳ để tạo nên những mảnh vải tinh xảo. Nó được thiết kế như một mảnh
vải hình chữ nhật, dài khoảng 3m, rộng 1m, quấn quanh eo để che bụng và buộc trước
bụng. Người mặc sẽ khéo léo sắp xếp và thắt nút, sau đó kéo lên giữa hai chân và cố định
bằng dây đai kim loại. Sampot giống một chiếc quần hơn là một chiếc váy.

Phần thân trên, trong trang phục truyền thống, người Campuchia sẽ sử dụng Chang
Pong – một loại vải có màu sắc bất kỳ, vắt ngang vai và có thể che phần ngực của người
phụ nữ chỉ hơi hơi bụng với mục đích sắt. Sức hấp dẫn của phụ nữ Châu Á nói chung và
phụ nữ Campuchia nói riêng.

Các loại Sampot phổ biến nhất ở Campuchia thường được người dân mặc trong
những sự kiện đặc biệt:

Váy Sampot Phamuong

Nhìn giống váy là kiểu cổ của Campuchia. Nó sử dụng 52 màu và 22 cây kim để làm
vải. Được thiết kế với họa tiết hoa văn hoặc hình học. Những thiết kế mới luôn lấy cảm
hứng từ những mẫu lụa cổ. Loại lụa có chất lượng tốt nhất được người dân Campuchia sử
dụng là loại lụa satin nổi tiếng ở Vương quốc chùa chiền – Campuchia.

Hình 1. 42 – Váy Sampot Phamuong

Sampot Chang Kben

Trông giống một chiếc quần hơn là một chiếc váy và thường được mặc bởi phụ nữ
thuộc tầng lớp thượng lưu và trung lưu ở Campuchia. Phần vải được quấn quanh eo và sau
đó thắt nút giữa hai chân tạo nên dáng quần.

30
Hình 1. 43 – Sampot Chang Kben

Sampot Hol

Đây cũng là một trong những trang phục truyền thống nổi tiếng nhất ở Campuchia
với hai loại cơ bản: một loại là trang phục truyền thống và một là loại dệt chéo. Váy Sampot
Hol sử dụng loại vải tương tự như vải patola của Ấn Độ, hơn nữa, trải qua thời gian phát
triển lâu dài, hoa văn và hàng dệt kim đã tạo nên loại Hol tinh tế mà chúng ta thấy ngày nay.

Hình 1. 44 – Sampot Hol

1.16. Các lễ hội nổi tiếng


Ngoài những công trình kiến trúc đồ sộ mang đậm bản sắc thì chúng ta còn có dịp
tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của quốc gia này bằng cách tham gia các lễ hội truyền
thống tại Campuchia.

31
Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam

Lễ té nước Bom Chaul Chnam cũng là một lễ hội truyền thống tại Campuchia, một
sự kiện lớn trong năm tương tự như lễ hội té nước Thái Lan, Lào hay Myanmar. Được tổ
chức vào 3 ngày tính từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 hàng năm, với mục đích chúc mừng
năm mới, mừng một mùa lúa thu hoạch thành bội thu, người ta té nước vào nhau để hy vọng
một mùa vụ mới thành công.

Hình 1. 45 – Hình ảnh vui tươi trong lễ hội té nước Bom Chaul Chnam ở Campuchia

Lễ hội đua thuyền Bon Om Touk


Lễ hội cách để người dân cảm tạ dòng sông – là nguồn sống của đất nước bởi nó đã
cung cấp một lượng nước lớn cho nông nghiệp và mang đến nguồn thủy sản dồi dào. Mỗi
năm một lần vào ngày trăng tròn trong tháng Phật giáo Kadeuk – khoảng tháng 11,
Campuchia lại rộn ràng tổ chức lễ hội nước Bon Om Touk. Sự kiện này được tổ chức trong
3 ngày với rất nhiều họa động vui chơi, các cuộc diễu hành, bắn pháo hoa mà điểm nhấn là
cuộc đua thuyền hoành tráng trên sông.

Hình 1. 46 – Đua thuyền Bon Om Touk hoành tráng trên sông

32
Lễ xuống đồng
Là nghi lễ tôn giáo đánh dấu sự khởi đầu mùa trồng lúa tại Campuchia, được thực
hiện ngoài Cung điện Hoàng gia tại thủ đô Phnom Penh. Đây là lễ hội được hoàng gia
Campuchia thực hiện và rất có ý nghĩa trong nông nghiệp. Ngày 4 tháng 6 âm lịch, trước sự
chứng kiến của người dân, đại diện của Đức vua sẽ cùng với những con bò cày trên cánh
đồng tại Phnompenh, tùy vào loại thức ăn con bò đó lựa chọn mà họ đoán ra được tình hình
vụ mùa tiếp theo.

Hình 1. 47 – Lễ xuống đồng ở Campuchia

Lễ Pchum Ben
Là lễ hội tôn giáo quốc gia, đồng thời là một trong những lễ hội lớn nhất của đất
nước Campuchia. Lễ hội thường được tổ chức từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10. Nó kéo dài
15 ngày liên tiếp với những nghi thức truyền thống của Phật giáo. Vào ngày lễ người dân
thay nhau đến cúng lễ vật. Lễ hội mang ý ngĩa tôn trọng như một là xin sự tốt lành cho bản
thân mình, thứ 2 xin sự bình an cho người thân và thứ 3 là để bày tỏ lòng tôn kính của tổ
tiên, ông bà quá cố.

Hình 1. 48 – Lễ hội tôn giáo quốc gia Pchum Ben

33
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA QUỐC GIA
CAMPUCHIA

1.1. Chính trị - Ngoại giao


1.1.1. Những cột mốc lịch sử quan trọng
Những cuộc tranh chấp chính trị xuất hiện và ngày càng gia tăng từ năm 1946 kéo
dài cho đến khi Campuchia được Pháp trao trả độc lập vào năm 1953.
Chế độ nghị viện do Hiến Pháp quy định đến năm 1945 đã không còn thích hợp vì sự
tranh chấp giữa các lực lượng chính trị mà tiêu biểu là Đảng Dân chủ và những hoạt động
chính trị của Sơn Ngọc Thành, nhân vật hàng đầu ở Campuchia khiến tình hình chính trị ở
Campuchia thời kì này rất phức tạp, thậm chí có lúc uy hiếp nền dân chủ. Chính vì vậy năm
1952, Norodom Sihanouk đã tìm mọi cách buộc các đảng phải đình chỉ tranh chấp bằng việc
thành lập một chính phủ dưới ảnh hưởng trực tiếp của ông và tiến hành cuộc “Thập tự chinh
giành độc lập cho Campuchia” (La Croisade de L’Independence Pour Cambodge).
Ngày 9/11/1953, nước Pháp đã trao trả độc lập cho Campuchia.
Ngày 2/3/1955 đứng trước những âm mưu chống đối của một nhóm người trong
Đảng Dân chủ do Sơn Ngọc Thành lãnh đạo, vua Sihanouk phải thoái vị, nhường ngôi cho
Cha mình là Norodom Suramarit và lập ra ‘Tổ chức Cộng đồng Xã hội Bình dân (Sangkum
Reastr Niyum, gọi tắt là Sangkum – là Liên minh dân tộc)
Sau khi vua cha mất (1960), Quốc vương Norodom Suramarit qua đời, Norodom
Sihanouk được Quốc hội bầu làm Quốc trưởng Campuchia.
Chỉ từ ba năm từ năm 1955 đến năm 1958, số người tham gia Sangkum đã thu được

83% số phiếu và giữ hầu hết mọi ghế trong Quốc hội.

Tháng 9/1955, Sangkum thông qua Nghị quyết rút Campuchia ra khỏi Liên hiệp
Pháp.
Tháng 10/1955, Campuchia được công nhận là thành viên của Liên hợp Quốc.
Đầu năm 1956, Ban lãnh đạo Sangkum đưa ra thảo luận tại Hội nghị Quốc dân về
đường lối đối ngoại và nhất trí thông qua đường lỗi hòa bình trung lập của ông hoàng N.
Sihanouk.
Ngày 12/1/1957, Đại hội Nhân dân toàn quốc lần thứ IV đã thông qua Đạo luật về
nền trung lập của Campuchia. Đạo luật xác nhận: Campuchia là nước trung lập; không tham

34
gia bất cứ một liên minh quan sự hay một liên minh về chủ nghĩa nào với nước ngoài,
không xâm lược bất cứ ai.
Ngày 19/10/1964, Hội đồng vương quốc và chính phủ Campuchia ra tuyên bố:
Campuchia chỉ còn con đường vũ trang để tự vệ.
Ngày 3/5/1965, chính phủ Campuchia tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ ngoại giao với
Mỹ.
Như vậy, cho đến năm 1965, Mỹ và tay sai đã thất bại liên tiếp trong các hoạt động
can thiệp và xâm lược Campuchia.
Tháng 8/1969, Lon Nol được chỉ định làm thủ tướng, Sirik Matka làm phó thủ tướng.
Được Mỹ ủng hộ, nhân cơ họi N. Sihanouk đi chữa bệnh ở nước ngoài, Lon Lon đã tiến
hành cuộc đảo chính lật đổ ông hoàng vào ngày 18/3/1970. Campuchia trở thành nhà nước
Cộng Hòa.
Năm 1972, Hiến Pháp của nền Cộng hòa mô phỏng theo Hiến Pháp Mỹ ra đời, từ đây
lịch sử Campuchia bước vào một thời kỳ đầy biến động cho đến tận năm 1993.
Chế độ Cộng hòa Lon Nol bị sụp đổ trong cơn lốc cách mạng của ba nước Đông
Dương vào mùa xuân năm 1975.
Trong thời gian từ 1975-1979, dưới chế độ diệt chủng Pol Pot-leng Sary hay dưới sự
lãnh đạo của Khmer Đỏ, Campuchia trải qua một cuộc cách mạng tàn bạo và triệt để, đồng
thời cũng để lại nhiều đau thương cho nhân dân Campuchia.
Cuối năm 1978, chính quyền Pol Pot đem quân tấn công biên giới Việt Nam, phía
Việt Nam đã tổ chức phản công đưa quân vào Campuchia lật đổ chế độ diệt chủng Khmer
Đỏ (7/1/1979).
Campuchia sau khi thoát khỏi chế độ diệt chủng cho đến năm 1989 là thời kỳ ổn định
cuộc sống, khôi phục lại tổ chức xã hội và các ngành kinh tế. Thành lập Cộng Hòa nhân dân
Campuchia.
Sau hiệp định Paris 23/10/1991, Campuchia bước vào giai đoạn quá độ về chính trị
và phục hồi kinh tế.
Tháng 5/1993 dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Campuchia tiến hành cuộc tổng
tuyển cử. Cuộc tổng tuyển cử và việc thành lập Chính phủ liên hiệp đã mở ra một triển vọng
mới cho nhân dân Campuchia thực hiện hòa bình, hòa hợp dân tộc và xây dựng lại đất nước,
nhưng tình hình chính trị của Campuchia thường xuyên xuất hiện những nhân tố phức tạp
và mức độ ổn định không cao.
Ngày 26/7/1998 Tổng tuyển cử lần thứ hai được tổ chức tại Campuchia.
35
Ngày 4/1999 Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
Campuchia là thành viên chính thức thứ 148 của WTO tháng 9/2003.
Gia nhập ASEM tại hội nghị cấp cao ASEM 5 tháng 10/2004 tại Hà Nội và đang tích
cực vận động để tham gia APEC trong thời gian sớm nhất.
Campuchia cũng là thành viên tích cực trong hợp tác khu vực như: Ủy hội Sông
Mekong (Mekong River Commission - MRC); Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào
- Campuchia (CLV); Hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng (Greater Mekong Subregion
- GMS); Tổ chức Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong
(Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong Economic Cooperation Strategy (ACMECS)); Hành
lang Kinh tế Đông Tây (WEC),...
Campuchia lần đầu tiên trở thành thành viên của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử
Quốc tế (International Atomic Energy Agency - IAEA) vào ngày 06/02/1958 và đã từ bỏ vị
trí thành viên của mình vào ngày 26/3/2003, nhưng ngày 23/11/2009, Campuchia quay trở
lại tư cách thành viên của IAEA. Campuchia đã thiêt lập quan hệ ngoại giao với nhiều quốc
gia.
1.1.2. Thể chế Chính trị
Chính trị Campuchia được nhiều người nước ngoài biết đến bởi thời kỳ diệt chủng
của Khmer Đỏ, việc này gây ra những đổ vỡ lớn trong nội bộ những nước đã từng ủng hộ
chế độ này.
Vương quốc Campuchia hiện là một nước Quân chủ lập hiến theo quy định của Hiến
pháp Campuchia năm 1993. Hệ thống quyền lực được phân định rõ giữa lập pháp, hành
pháp và tư pháp gồm: Quốc vương, Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia, Thượng viện, Quốc
hội, Nội các, Toà án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp.
* Hành pháp
Đứng đầu nhà nước là Quốc vương.
Trên thực tế Quốc vương không điều hành đất nước. Vị Quốc vương được lựa chọn
bởi một Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia gồm 9 người theo Hiến pháp.
Nguyên thủ đầu tiên của đất nước là Quốc vương Norodom Sihanouk sau khi ông trở
lại làm vua vào tháng 9/1993. Vào ngày 14/10/2004, Quốc vương Norodom Sihanouk thoái
vị làm Thái thượng vương, Hội đồng Ngai vàng Hoàng gia nhất trí chọn thái tử Norodom
Sihamoni kế vị. Ngày 29/10/2004, Norodom Sihamoni chính thức đăng quang lên ngôi
Quốc vương Campuchia.

36
Hình 2. 1 – Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni (sinh ngày 14/5/1953)

Nội các mới của Campuchia có 1 Thủ tướng, 10 phó thủ tướng, 18 bộ trưởng cấp cao
và 22 bộ trưởng.

Sáng ngày 22/8/2023, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm của Campuchia, ông Heng
Samrin, tuyên bố ông Hun Manet, con trai cựu thủ tướng Hun Sen được bầu làm tân thủ
tướng với sự nhất trí cao với phiếu bầu 123/125 phiếu.

Hình 2. 2 – Tân Thủ tướng Campuchia, Hun Manet (sinh ngày 20/10/1977)

* Lập pháp

Cơ quan lập pháp của Vương quốc Campuchia là Nghị viện lưỡng viện.

Chủ tịch Thượng viện đương nhiệm là Samdech Say Chhum từ năm 2015 đến nay
37
Hình 2. 3 – Chủ tịch Thượng viện Campuchia, Samdech Say Chhum (sinh ngày 5/2/1945)

Ngày 22/8/2023, Khuon Sodary được tuyên bố là Chủ tịch Quốc hội Campuchia.

Hình 2. 4 – Chủ tịch Quốc hội nữ đầu tiên của Campuchia, Khuon Sodary (sinh ngày 18/11/1952)

* Tư pháp

Hội đồng Thẩm phán tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997); Toà án
Tối cao và các Toà án địa phương.

Các đảng chính trị: Hiện nay, ở Campuchia có 3 Đảng lớn là:

Đảng Nhân dân Campuchia (CPP); Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước
Campuchia Độc lập, Trung lập, Hoà bình và Hợp tác (FUNCINPEC) là hai đảng chính đang
cầm quyền. Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP) là đảng đối lập chính và khoảng 58 đảng
phái khác.

1.1.3. Bộ máy Nhà nước

38
Vương quốc
Campuchia

Quốc
vương Thủ tướng
Norodom Hun Manet Tòa án tối
Sihamoni Chủ tịch Chủ tịch
Thượng viện Quốc hội cao
Samdech Say Khuon
Phó Thủ Chhum Sodary
tướng Hội đồng
Thẩm phán
tối cao
Bộ trưởng
cấp cao
Tòa án địa
phương

Bộ trưởng

Hình 2. 5 – Sơ đồ bộ máy Nhà nước Vương quốc Campuchia năm 2023

1.1.4. Nhân vật ảnh hưởng đến lịch sử phát triển quốc gia Campuchia

Norodom Sihanouk

Hình 2. 6 – Norodom Sihanouk


នរោត្តម សីហនុ (1922-2012)

39
Norodom Sihanouk từng đứng đầu vương triều, làm thủ tướng, nhà lãnh đạo lưu
vong, trở lại làm vua và rồi thoái vị. Ông là tấm gương phản chiếu lịch sử đầy biến động của
Campuchia trong thế kỷ 20.

Ông từng sống sót qua nhiều cuộc chiến tranh, qua nạn diệt chủng của Khmer Đỏ và
những nguy hiểm của thời chiến tranh lạnh, nhưng những năm cuối đời, Sihanouk thường
bày tỏ mối tha hương và thương cảm “cho tổ quốc nghèo” của ông.

Vua Sihanouk lên ngôi năm 1941 ở tuổi 19. Sau một lần thoái vị để làm thủ tướng,
cuộc đời của ông chìm nổi, rồi trở lại làm vua năm 1993. Năm 2004, ông lại thoái vị với lý
do già yếu, trở thành cha của vua hiện thời là Sihamoni.

Trong suốt cuộc đời sự nghiệp của mình, Norodom Sihanouk đã luôn tìm cách nâng
cao vị thế quốc gia nhỏ bé ở Đông Nam Á. Sihanouk giành được độc lập cho Campuchia
khỏi chế độ thực dân Pháp năm 1953 bằng cách sử dụng tài ngoại giao cũng như gây sức ép
với các đối thủ, mà không cần sử dụng đến chiến tranh.

Trong những thời kỳ xung đột và chiến tranh, Norodom Sihanouk đã cố gắng hòa
giải và đàm phán với các bên xung đột, bao gồm cả Mỹ và Bắc Việt Nam. Ông đã cố gắng
duy trì tình hữu nghị với nhiều quốc gia để bảo vệ lợi ích của Campuchia.

Cho rằng người Mỹ đứng sau cuộc đảo chính của Lon Nol (Thủ tướng Campuchia
lúc bấy giờ, người tự tuyên bố là tổng thống nước Cộng hòa Khmer sau khi thực hiện cuộc
đảo chính chống lại chính quyền Sihanouk vào năm 1970), vua Sihanouk đứng về phía
Khmer Đỏ và kêu gọi người Trung Quốc ủng hộ. Kết quả là Khmer Đỏ tàn sát khoảng 2
triệu người dân Campuchia, hủy hoại quốc gia. Khi bị chỉ trích vì từng đứng về phía Khmer
Đỏ, nhà vua Sihanouk nói ông có một tôn chỉ xuyên suốt trong cuộc đời chính trị: “bảo vệ
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và phẩm giá của quốc gia và dân tộc”.

Dù trong những lúc cuộc đời đen tối nhất, Sihanouk không bao giờ từ bỏ lối sống
phong lưu và sở thích những thứ xa xỉ. Là người trị vì trẻ tuổi của một trong số các hoàng
gia lâu đời nhất Đông Nam Á, Sihanouk xứng danh là một dân chơi, một người sành ăn và
là nhà làm phim nghiệp dư.

Quốc vương Sihanouk thoái vị từ ngày 7-10-2004 vì lý do sức khỏe và nhường ngôi
lại cho con trai. Trong những năm cuối đời, sức khỏe của ông Sihanouk ngày càng yếu đi
buộc ông phải thường xuyên đến Bắc Kinh để điều trị. Người viết tiểu sử chính thức của

40
cựu quốc vương Sihanouk, Julio Jedres, nói rằng: “Sihanouk chính là Campuchia”. Ngày
15/10/2012, Norodam Sihanouk từ trần ở Bắc Kinh.

Hun Sen

Hình 2. 7 – Hun Sen ហ៊ុន សែន

tên kèm danh hiệu đầy đủ: Samdech Akeakmohasenapadey Decho Hun Sen

Ông là thủ tướng Campuchia hay còn được gọi là “Nhà kiến tạo xuyên suốt của
Campuchia” từ năm 1985 đến nay, và là một trong những chính trị gia có thời gian lãnh đạo
lâu nhất trong lịch sử Campuchia. Ông đã chịu trách nhiệm lãnh đạo quốc gia qua quá trình
hồi phục sau thảm họa Khmer Đỏ và đã đạt được sự phát triển đáng kể trong các lĩnh vực
như kinh tế, hạ tầng và du lịch.

Trải qua nhiều thăng trầm thời gian, 38 năm dưới sự dẫn dắt tài ba của ông Hun Sen,
Chính phủ Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu và ngày càng phát triển. Trong đó có
việc Campuchia gia nhập ASEAN vào năm 1999, trở thành quốc gia cuối cùng ở Đông Nam
Á tham gia tiến trình hội nhập khu vực.

Thủ tướng Hun Sen có vai trò vô cùng to lớn đối với hòa bình, ổn định và phát triển
của Campuchia ngày nay. Ông Hun Sen là người có công lớn trong việc lật đổ chế độ diệt
chủng Khmer Đỏ của bè lũ Pol Pot. Tháng 6/1977, ông Hun Sen sang Việt Nam đề nghị
nước ta giúp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ. Với sự giúp đỡ của
quân tình nguyện Việt Nam, ông Hun Sen đã đưa Campuchia thoát khỏi bờ vực diệt chủng,
mở ra trang sử mới cho quốc gia Đông Nam Á này.

41
Ông đã chỉ đạo cải cách kinh tế - xã hội, chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa sang
nền kinh tế thị trường tự do, đưa đất nước từ con số 0 sau nội chiến và nạn diệt chủng sang
phát triển.

Một thành tựu quan trọng nữa là ông Hun Sen đã lãnh đạo Campuchia chiến thắng
đại dịch COVID-19, đảm bảo sức khỏe cho nhân dân và sự phát triển đất nước nhờ các
chính sách đúng đắn, trong đó có cung cấp vaccine miễn phí cho người dân.

Ngày 26/7/2023, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố ông sẽ từ chức và trao lại quyền lực
cho con trai - Đại tướng Hun Manet. Sáng ngày 22/8/2023, Chủ tịch Quốc hội đương nhiệm
của Campuchia, ông Heng Samrin, tuyên bố ông Hun Manet, con trai cựu thủ tướng Hun
Sen được bầu làm tân thủ tướng với sự nhất trí cao với phiếu bầu 123/125 phiếu.

Pol Pot

Hình 2. 8 – Saloth Sar (1925 – 1998), được biết đến dưới cái tên Pol Pot

Pol Pot, tên thật là Saloth Sar (1925 –1998), là một nhân vật gây ra một trong những
thảm kịch tàn bạo nhất trong lịch sử thế giới. Tháng 4 năm 1976, Pol Pot được bầu làm Thủ
tướng của Campuchia Dân chủ. Với vai trò là Thủ tướng của Campuchia Dân chủ, Pol Pot
đã thực hiện những chính sách cực đoan và diệt chủng đối với nhân dân Campuchia.

Pol Pot và Khmer Đỏ thực hiện một chính sách trung lập cực đoan, với mục tiêu xây
dựng một xã hội cộng sản “tinh khiết” và loại trừ tất cả những người họ coi là đe dọa tới
mục tiêu này. Họ thực hiện cuộc thanh trừng rộng lớn để loại bỏ những người họ coi là “đối
tượng xấu”. Pol Pot và các tay sai của ông tin rằng để xây dựng xã hội cộng sản hoàn hảo,

42
họ cần loại bỏ tất cả những người ảnh hưởng xấu và tạo ra một xã hội mới từ đầu. Họ tin
rằng việc tiêu diệt các “thù địch của nhân dân” là cần thiết để đạt được mục tiêu này.

Dưới sự cai trị của Khmer Đỏ, Pol Pot và chính phủ của ông thực hiện một cuộc loại
bỏ tối tăm và tàn bạo gọi là “Thảm kịch Khmer Đỏ”. Chỉ trong vòng bốn năm cầm quyền,
chế độ Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng
dân số gần 8 triệu.

Mục tiêu của chế độ là các nhà sư Phật giáo, những trí thức có ảnh hưởng phương
tây, những người có vẻ là trí thức (như những người đeo kính), những người tàn tật, các dân
tộc thiểu số của Lào và Việt Nam. Ngoài việc tiêu diệt các nhà sư Phật giáo, chế độ Pol Pot
còn bãi bỏ mọi tôn giáo và giải tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ
cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục.

Pol Pot và Khmer Đỏ bị lật đổ bởi quân đội Việt Nam vào năm 1979. Sau đó, Pol Pot
và các tay sai của ông tiếp tục hoạt động trong các khu vực biên giới và kháng chiến. Ông
cũng tiếp tục đóng một vai trò trong vấn đề Campuchia, được phát triển và sự hỗ trợ của
Trung Quốc và Mỹ trong việc quyết định Campuchia sau cuộc chiến tranh.

Pol Pot sống ẩn dật trong vùng rừng biên giới Campuchia-Thái Lan và sống độc lập
cho đến khi ông bị bắt vào năm 1997 bởi các thành viên trong chính phủ Khmer Đỏ. Ông
qua đời vào năm 1998 trong một trại tù.

1.1.5. Mối quan hệ ngoại giao với các nước


Campuchia thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, có cơ quan đại diện tại
hơn 60 nước, có quan hệ thương mại với khoảng 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế
giới.
Campuchia chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước tài trợ, nước láng giềng và
đẩy mạnh hội nhập khu vực và quốc tế.
Campuchia gia nhập Liên hợp quốc vào tháng 10/1955.
Tháng 4/1999, Campuchia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN.
Campuchia là thành viên thứ 148 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào
tháng 9/2003. Tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM) 5 tại Hà Nội tháng
10/2004, Campuchia gia nhập ASEM.
Campuchia cũng tham gia nhiều cơ chế hợp tác khu vực, như Ủy hội Mekong quốc
tế (MRC); Tam giác phát triển Campuchia Lào - Việt Nam (CLV); Hợp tác Campuchia -

43
Lào - Myanmar-Việt Nam (CLMV); Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS); Chiến
lược hợp tác phát triển kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya-Mekong (ACMECS)...
Chính phủ Campuchia có quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước, bao gồm Hoa Kỳ,
Vương quốc Anh và Pháp, cũng như tất cả các nước láng giềng châu Á, bao gồm Trung
Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Thái Lan.

Hình 2. 9 – Các đại biểu của Hội nghị thượng đỉnh ASEAN chụp ảnh tại Cung điện Hòa bình
ở Phnom Penh, Campuchia, vào ngày 19 tháng 11 năm 2012

1.2. Kinh tế - Xã hội


1.2.1. Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế
Khi Vương quốc Campuchia được thành lập và tình hình chính trị dần đi vào ổn
định, Campuchia chuyển sang nền kinh tế thị trường từ năm 1993. Với sự hỗ trợ của cộng
đồng quốc tế và đầu tư nước ngoài, nền kinh tế Campuchia từng bước phát triển.
Gần 30 năm qua, từ một quốc gia có thu nhập thấp, Campuchia trở thành quốc gia có
thu nhập trung bình thấp.
Campuchia đang tích cực triển khai Chiến lược Tứ giác giai đoạn 4 (ông Hun Sen
đã ghi dấu ấn trong sự phát triển kinh tế xã hội của Campuchia mà tiêu biểu nhất là
chiến lược Tứ giác do ông đề xướng bảo vệ hòa bình, ổn định của đất nước, bảo đảm
an toàn, an ninh nhằm nâng cao mức sống của người dân, bảo vệ độc lập và toàn vẹn
lãnh thổ; thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên mọi lĩnh vực),, tập trung cải cách toàn

44
diện kinh tế - xã hội, tăng cường hội nhập, hướng tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu
nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao vào năm 2050.
Kinh tế Campuchia ngày càng được mở rộng quy mô hơn nên sự phát triển càng
ngày tăng. Ngân hàng Thế giới (WB) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã nhận định
Campuchia là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, với tốc độ tăng
trưởng bền vững 7%/năm trong hai thập niên qua. Trong 5 năm qua, kinh tế Campuchia có
tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và được kiểm soát, tỷ giá hối đoái ổn định.
Nền kinh tế có nhiều khởi sắc
 Năm 2013 – 2017 vốn đầu tư của Campuchia được cấp phép và đạt 23,3 tỷ
USD. Đặc biệt vào năm 2018 đạt hơn 6,751 tỷ USD.
 Thu nhập bình quân đầu người của Campuchia từ 200 USD năm 2000 tăng
lên 1.042 USD năm 2013 và 1.679 USD năm 2019. Tỷ lệ hộ nghèo giảm
mạnh, từ 53,5% năm 2004 xuống mức dưới 10% trong năm 2019.
 Từ năm 2014 – 2019, GDP của Campuchia tăng từ 15,236 tỷ USD lên 24,605
tỷ USD.
 Năm 2015, Campuchia đã xuất khẩu hơn 538.000 tấn gạo, tăng 39% so với
năm 2014. Gạo của Campuchia đã có mặt ở trên 50 quốc gia và bắt đầu có
mặt ở các thị trường “khó tính”, như Mỹ, EU (chiếm tới 60% lượng gạo xuất
khẩu của Campuchia).
 Năm 2016, trong tình hình nền kinh tế thế giới phục hồi chậm nhưng kinh tế
Campuchia vẫn đặt mức tăng trưởng khả quan (7%) chủ yếu nhờ kim ngạch
xuất khẩu hàng may mặc. Cũng vào năm này, Campuchia đã có 2.663 dự án
xây dựng được thực hiện trên cả nước với tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực này
đạt 8,5 tỷ USD, tăng 15,6% so với năm 2015.
 Năm 2019, tổng lượng kim ngạch được xuất nhập khẩu đã đạt hơn 35 tỷ USD.
Sản lượng gạo xuất nhập khẩu khẩu đặt hơn 620 nghìn tấn và đã giúp
Campuchia đón trên 6,6 triệu lượt khách du lịch quốc tế.
 Năm 2021, Campuchia đẩy mạnh các biện pháp vừa chống dịch Covid-19 vừa
phát triển kinh tế - xã hội.
1.2.2. GDP qua các năm

45
Bảng 2. 1 – GDP các nước ASEAN tính theo mức giá hiện hành (đvt: Tỷ USD), dữ liệu Campuchia
ở STT 2

Nguồn: ASEAN Stats


Nhìn vào bảng số liệu trên thì có thể thấy GDP Campuchia tăng dần đều đến năm
2019. Đến năm 2019 và năm 2020 giảm từ 27.104 tỷ USD xuống 25.960 tỷ USD. Nhưng
sau đó GDP đã tăng dần lại. Nhìn chung thì GDP của Campuchia vẫn ổn định nhưng so với
các nước trong ASEAN thì GDP của Campuchia vẫn còn thấp.

1.2.3. GDP bình quân đầu người của Campuchia qua các năm

Bảng 2. 2 – GDP bình quân đầu người của Campuchia tính theo giá hiện hành (đvt: USD), dữ liệu
Campuchia ở STT 2

Nguồn: ASEAN Stats


GDP bình quân đầu người của Campuchia đã có sự tăng trưởng đáng kể, điều này
đặc biệt được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và gia nhập các thỏa thuận
thương mại quốc tế như RCEP. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (một hiệp
định nhằm mở rộng và làm sâu sắc hơn sự gắn kết giữa ASEAN và Australia, Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.)
46
Mặc dù có sự tăng trưởng, nhưng GDP bình quân đầu người của Campuchia vẫn ở
mức thấp so với trung bình các nước ASEAN và thế giới. Điều này phản ánh thực tế rằng
nước này vẫn đang phục hồi từ thảm kịch lịch sử của Khmer Đỏ và Chiến tranh Campuchia.

Chênh lệch xã hội: Bất đẳng thức xã hội là một vấn đề đáng lo ngại. Một phần của
dân cư vẫn còn sống trong điều kiện nghèo đói và không có quyền truy cập vào các dịch vụ
cơ bản như giáo dục và y tế. Campuchia đang tập trung vào phát triển bền vững và cải thiện
chất lượng cuộc sống của người dân. Điều này bao gồm việc đầu tư vào giáo dục, y tế, và hạ
tầng cơ sở để giúp nâng cao mức sống và cơ hội cho dân cư.

Nhìn chung, tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Campuchia là một dấu hiệu
tích cực về sự phục hồi và phát triển của nước này. Tuy nhiên, còn nhiều công việc phải làm
để đảm bảo rằng tăng trưởng là bền vững và có lợi cho toàn bộ dân cư của Campuchia.

1.2.4. Kim ngạch xuất nhập khẩu


Nguồn: World Bank
Năm 2020
Tổng giá trị xuất khẩu (FoB): 17.716 tỷ USD.
Tổng giá trị nhập khẩu (CIF): 19.114 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (2020): 36,83 tỷ USD
5 quốc gia hàng đầu mà Campuchia xuất khẩu vào năm 2020, cùng với phần
trăm tổng kim ngạch xuất khẩu sang quốc gia đó:
- Xuất khẩu sang Hoa Kỳ trị giá 5.333 triệu USD, với thị phần đối tác là 30,10%.
- Campuchia xuất khẩu sang Singapore trị giá 2.623 triệu USD, với tỷ trọng đối tác là
14,80%.
- Xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 1.089 triệu USD, với thị phần đối tác là 6,15%.
- Xuất khẩu sang Nhật Bản trị giá 1.062 triệu USD, với tỷ trọng đối tác là 6,00%.
- Xuất khẩu sang Đức trị giá 971 triệu USD, với tỷ trọng đối tác là 5,48%.
5 quốc gia hàng đầu mà Campuchia nhập khẩu hàng hóa vào năm 2020, cùng
với phần trăm tổng lượng hàng nhập khẩu đến từ quốc gia này:
- Nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 7.098 triệu USD, với thị phần đối tác là 37,14%.
- Nhập khẩu từ Thái Lan trị giá 2,868 triệu USD, với thị phần đối tác là 15,00%.
- Campuchia nhập khẩu từ Việt Nam trị giá 2.656 triệu USD, với thị phần đối tác là
13,90%.
- Nhập khẩu từ Singapore trị giá 984 triệu USD, với thị phần đối tác là 5,15%.
47
- Nhập khẩu từ các nước châu Á khác, trị giá 755 triệu USD, với thị phần đối tác là
3,95%.
Năm 2021
Tổng giá trị xuất khẩu (FoB): 17.572 tỷ USD.
Tổng giá trị nhập khẩu (CIF): 28.703 tỷ USD.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm (2021): 46,275 tỷ USD
Trong 2 năm 2020 và 2021 trong các nước ASEAN Campuchia đứng thứ 7 sau
Philipin
Năm 2021 Campuchia là nền kinh tế đứng thứ 69 về tổng xuất khẩu, đứng thứ 61 về
tổng nhập khẩu.
5 quốc gia hàng đầu mà Campuchia xuất khẩu vào năm 2021, cùng với phần
trăm tổng kim ngạch xuất khẩu sang quốc gia đó:
- Xuất khẩu sang Hoa Kỳ trị giá 7.491 triệu USD, với thị phần đối tác là 42,63%.
- Xuất khẩu sang Trung Quốc trị giá 1.510 triệu USD, với thị phần đối tác là 8,59%.
- Xuất khẩu sang Nhật Bản trị giá 1.094 triệu USD, với thị phần đối tác là 6,22%.
- Xuất khẩu sang Canada trị giá 955 triệu USD, với thị phần đối tác là 5,43%.
- Xuất khẩu sang Đức trị giá 881 triệu USD, với tỷ trọng đối tác là 5,01%.
5 quốc gia hàng đầu mà Campuchia nhập khẩu hàng hóa vào năm 2021, cùng
với phần trăm tổng lượng hàng nhập khẩu đến từ quốc gia này:
- Nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 9,684 triệu USD, với thị phần đối tác là 33,74%.
- Nhập khẩu từ Singapore trị giá 5.097 triệu USD, với thị phần đối tác là 17,76%.
- Nhập khẩu từ Thái Lan trị giá 3,463 triệu USD, với thị phần đối tác là 12,07%.
- Nhập khẩu từ Việt Nam trị giá 3.144 triệu USD, với thị phần đối tác là 10,95%.
- Nhập khẩu từ các nước châu Á khác, trị giá 980 triệu USD, với thị phần đối tác là
3,42%.
Năm 2022
Xuất khẩu tổng giá trị hàng hóa đạt 22,4 tỷ USD, tăng 16,4% so với năm 2021 và
nhập khẩu 29,9 tỷ USD, tăng 4,3%.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là 52.3 tỷ USD
Đối tác lớn nhất: Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất của các sản phẩm xuất khẩu từ
Campuchia, chiếm 43% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước này tương đương giá trị 5,69 tỷ
USD, tăng 47,3% so với cùng kỳ năm 2021.

48
Thị trường Việt Nam đứng thứ hai với 1,32 tỷ USD và Trung Quốc đứng thứ ba với
701 triệu USD.
Campuchia đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 5,671 tỷ USD sang các thành viên của Hiệp
định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) trong 11 tháng đầu năm 2022.
Nửa đầu năm 2023:
Tổng kim ngạch thương mại quốc tế của Vương quốc trong nửa đầu năm 2023 đạt
23.69 tỷ USD, giảm 13% so với cùng kỳ năm ngoái; kim ngạch nhập khẩu giảm 22.9% còn
12.23 tỷ USD so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm đạt
11.46 tỷ USD, tăng 0.8% so với cùng kỳ năm 2022.
Đối tác: 10 thị trường lớn nhất của Campuchia là Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản,
Canada, Đức, Việt Nam, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Đài Loan
1.2.5. Điểm nổi bật trong các trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và
dịch vụ của Campuchia

Nông nghiệp

Trong năm 2021, Campuchia đã xuất khẩu 7,98 triệu tấn nông sản, tăng 63,8% so với
năm trước. Điều này mang tính bội thu trong bối cảnh xuất khẩu, sản xuất còn chịu nhiều
tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19. Từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2021, Campuchia
xuất khẩu 3,1 triệu tấn thóc sang Việt Nam, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chủ yếu đánh mạnh vào nông nghiệp lúa nước :

Gạo thơm Phka Rumduol của Campuchia vừa qua giành 5 lần giải gạo ngon nhất thế
giới trong 11 lần tổ chức Cuộc thi đấu xảo gạo quốc tế.
Trong năm 2022, Campuchia xuất khẩu hơn 600.000 tấn gạo đặc sản chất lượng cao,
đặc biệt là Phka Rumduol.

Công nghiệp

Campuchia là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng kinh tế ổn định, với tốc
độ tăng trưởng bền vững 7%/ năm trong hai thập niên qua. Kinh tế Campuchia ngày càng
tăng, cụ thể là từ năm 2014 đến năm 2019, GDP của Campuchia tăng từ 15,237 tỷ USD lên
24,605 tỷ USD.

May mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu
của Campuchia, chủ yếu được bán sang các thị trường Liên minh châu Âu (EU), Mỹ,
Canada và một số quốc gia châu Á, như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Hiện tại,
49
Campuchia có thể xuất khẩu một số hàng hóa sang EU mà không bị đánh thuế cũng như
không bị áp đặt hạn ngạch.

Riêng ngành xây dựng đóng góp khoảng 15% GDP của Campuchia. Năm 2016, đã
có 2.663 dự án xây dựng được thực hiện trên cả nước với tổng số tiền đầu tư vào lĩnh vực
này đạt 8,5 tỷ USD, tăng 156% so năm 2015.

Theo Bộ Công nghiệp và Thủ công mỹ nghệ (MIH) Campuchia, có nhiều công ty
đăng ký hoạt động mới, nâng tổng số nhà máy tại Campuchia lên 1.490, trong đó có 1.000
nhà máy sản xuất hàng may mặc và giày dép;

Dịch vụ

Du lịch cũng được coi là “vàng xanh” của Campuchia:

Đóng góp khoảng 20% vào GDP của nước này.

Ngày 23/5/2023, Bộ Du lịch Campuchia cho biết, nước này đã thu hút 1,29 triệu lượt
khách du lịch nước ngoài trong quý I/2023, tăng hơn 7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Theo
báo cáo, du khách Thái Lan đứng đầu về số du khách quốc tế đến Campuchia trong quý 1
năm nay, tiếp theo là du khách Việt Nam và Trung Quốc. Campuchia dự kiến sẽ thu hút hơn
4 triệu lượt khách du lịch quốc tế trong năm nay.

Sự kiện Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 32 (SEA Games 32) vừa diễn ra cũng
được đánh giá là một thành công quan trọng trong việc quảng bá, nâng cao hình ảnh và sức
hút của đất nước Campuchia trong mắt du khách khu vực và quốc tế.

Trước đó, Bộ Du lịch Campuchia đã công bố đề cương dự thảo chiến lược phát triển
du lịch quốc gia giai đoạn mới, tập trung vào 3 mục tiêu, gồm: nâng cao khả năng cạnh
tranh về du lịch, thúc đẩy du lịch bền vững và cải thiện môi trường du lịch nói chung, nhằm
biến Campuchia thành một điểm đến nổi bật về du lịch văn hóa và tự nhiên tại khu vực vào
năm 2035.

50
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
1.1. Những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại
1.1.1. Những thành tựu đạt được
Kinh tế
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia đã đạt được nhiều thành tựu quan
trọng, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Từ một quốc gia có thu nhập thấp, Campuchia trở
thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Campuchia là một trong số các quốc gia có mức
tăng trưởng kinh tế ổn định, với tốc độ tăng trưởng bền vững trong hai thập niên qua. Từ
năm 1998-2019 tăng trưởng GDP của Campuchia đạt trung bình 7,7%/năm, Campuchia trở
thành một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Từ năm 2014
đến năm 2019, GDP của Campuchia tăng từ 15,237 tỷ USD lên 24,605 tỷ USD.
Do sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia đã đạt được những thành tựu to lớn
về phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Theo công bố của chính
phủ Campuchia trong 20 năm qua, quy mô nền kinh tế Campuchia đã tăng gấp 8 lần.
Vào năm 2018 là khoảng 25 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người năm 2018 sẽ vào
khoảng 1.600 USD, đã giúp cho Campuchia giảm được tỉ lệ hộ nghèo từ 53% chỉ còn
khoảng 13%, tạo việc làm cho gần 900.000 lao động. Giá trị xuất khẩu chung đạt 12 tỷ
USD.
Du lịch:
Khá thành công trong lĩnh vực du lịch. Năm 2019 đón trên 6,6 triệu lượt khách du
lịch quốc tế, tạo nguồn thu khoảng 4 tỷ USD. Campuchia đã biến ngành du lịch thành một
trong những nguồn thu chính cho nền kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm 2018, tất cả các lĩnh
vực như xuất khẩu, xây dựng, du lịch của Campuchia đều tăng trưởng.
Hợp tác khu vực:
Tham gia vào ASEAN, Campuchia đã mở rộng phạm vi hợp tác với các quốc gia
trong khu vực. Từ các lĩnh vực kinh tế, chính trị đến văn hóa và giáo dục, sự hợp tác này đã
giúp Campuchia nâng cao vị thế và ổn định trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, việc
tham gia các hiệp định thương mại khu vực và quốc tế cũng thúc đẩy sự phát triển kinh tế
của Campuchia.
Giáo dục:
Campuchia đã tích cực cải thiện chất lượng giáo dục. Với sự hỗ trợ từ các quốc gia
và tổ chức quốc tế, Campuchia đã tiến hành cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giảng
dạy và tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên tiếp cận với môi trường học tập tiên tiến hơn.
51
Phát triển hạ tầng:
Gần 10 tỷ USD được đổ vào lĩnh vực xây dựng, đóng góp 15% vào GDP của
Campuchia. Campuchia đã đầu tư mạnh mẽ vào việc xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao
thông, năng lượng và thông tin. Điều này không chỉ giúp thúc đẩy du lịch và thương mại,
mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
1.1.2. Những vấn đề còn tồn tại
Năng lương điện
Tăng trưởng kinh tế ở Campuchia bị hạn chế do thiếu chính sách phù hợp trong việc
tiếp cận điện và an ninh năng lượng, năm 2019 số hộ gia đình kết nối sử dụng điện đã tăng
lên gần 80%. Thách thức vẫn còn tồn tại khi các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa gần
như không có điện. Do điều kiện thời tiết khô tạo ra mực nước thấp trong hồ chứa thủy điện.
Sự thiếu hụt lớn như vậy chứng tỏ năng lực yếu kém của Điện lực Campuchia và giá điện
mắc, công nghệ cũ.
Sự phụ thuộc vào nước ngoài
Sự hợp tác giữa Campuchia và Trung Quốc được thể hiện qua hàng loạt dự án hạ
tầng lớn, từ đường sắt, cảng biển, đến các khu công nghiệp. Tuy nhiên, mặt trái của sự phụ
thuộc này là việc một lượng lớn tài chính được rót vào Campuchia từ Trung Quốc, mức độ
tự do và quyền lựa chọn trong các quyết định chính sách của Campuchia có thể bị hạn chế.
Một số phe phái lo ngại rằng, Campuchia có thể trở thành một “quốc gia nợ” dưới sự ảnh
hưởng của Trung Quốc, làm mất đi sự độc lập và quyền lực trong việc định hình chính sách
nội và ngoại.
Kinh tế:
Dù đã có những tiến bộ, Campuchia vẫn là một trong những nước nghèo nhất khu
vực. Thị trường nhỏ. Campuchia chỉ có 14 triệu dân trong khi đó các nước láng giềng có tới
70 - 80 triệu dân. Sự phụ thuộc vào một số ngành như dệt may và du lịch khiến nền kinh tế
dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại vi và biến động thị trường quốc tế.
Những vấn đề biên giới:
Campuchia vẫn đang đối mặt với những tranh chấp biên giới với các quốc gia lân
cận. Các vấn đề như tranh chấp lãnh thổ với Thái Lan vẫn chưa có giải pháp thỏa đáng.
Điều này không chỉ gây ra căng thẳng ngoại giao mà còn ảnh hưởng đến người dân ở những
khu vực biên giới.
1.2. Những nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
1.2.1. Nhận xét
52
Sự kiên trì trong đấu tranh giành độc lập:
Campuchia qua hàng chục năm chiến tranh, đã chứng tỏ rằng ý chí quyết tâm của
một quốc gia không chỉ xuất phát từ lãnh đạo mà còn từ tinh thần dân tộc. Sự kiên trì này
không chỉ đơn thuần là sức mạnh vật lý mà còn là tinh thần, niềm tin. Campuchia, sau nhiều
biến cố lịch sử, đã cho thế giới thấy rằng họ có khả năng đứng dậy từ những đổ nát, vượt
qua bóng ma của quá khứ để tiến lên phía trước.
Tầm quan trọng của di sản và văn hóa:
Đối với Campuchia, Angkor Wat không chỉ là biểu tượng của một quốc gia mà còn
là minh chứng cho một nền văn minh sáng chói từng tồn tại. Việc Campuchia bảo vệ và
khôi phục những di sản này không chỉ nhằm thu hút du lịch mà còn là việc tái khẳng định
bản sắc, nét đặc trưng văn hóa riêng.
Chính trị và quản lý quốc gia:
Một trong những vấn đề lớn mà Campuchia phải đối mặt là tham nhũng và sự thiếu
minh bạch trong quản lý. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến tình hình kinh tế mà còn
tạo ra sự mất lòng tin từ người dân và cả cộng đồng quốc tế. Sự kiên định trong việc thực thi
luật pháp, xây dựng một chế độ quản lý hiệu quả và minh bạch là điều cần thiết cho mọi
quốc gia muốn phát triển vững chắc.
Tầm nhìn về kinh tế:
Campuchia đã đặt niềm tin vào du lịch và một số lĩnh vực xuất khẩu chính như dệt
may. Tuy nhiên, sự phụ thuộc quá mức vào một số lĩnh vực cụ thể có thể tạo ra rủi ro lớn,
đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến đổi nhanh chóng. Một chiến lược đa dạng hóa
nguồn thu, kết hợp với việc nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, sẽ giúp quốc gia đối
diện với ít rủi ro hơn và tận dụng tối đa cơ hội.
Hợp tác quốc tế và vị thế khu vực:
Mặc dù Campuchia có một vị trí địa lý khá thuận lợi trong khu vực Đông Nam Á,
việc xây dựng và phát triển quan hệ đối ngoại đòi hỏi sự khéo léo và tầm nhìn chiến lược.
Không chỉ là việc tìm kiếm lợi ích kinh tế, Campuchia cần phải xây dựng mối quan hệ dựa
trên sự tôn trọng và lợi ích chung, đặc biệt với các quốc gia lân cận.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Phát triển bền vững:
Trong quá trình toàn cầu hóa, việc cân nhắc giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường đã trở nên vô cùng quan trọng. Campuchia đã và đang đối diện với những khó khăn
khi phải chọn lựa giữa sự phát triển nhanh chóng và việc bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá.
53
Đối với Việt Nam, một quốc gia có bề dày lịch sử và văn hóa, việc này không chỉ đòi hỏi sự
quản lý khéo léo, mà còn cần sự đồng lòng từ cả cộng đồng. Phát triển bền vững không chỉ
là việc đạt được tăng trưởng kinh tế mà còn cần đảm bảo rằng tất cả các yếu tố xã hội, môi
trường và văn hóa đều được chăm sóc và phát triển đồng đều.
Bảo vệ di sản và văn hóa:
Campuchia, với những di sản như Angkor Wat, đã chứng minh rằng việc bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa, lịch sử là chìa khóa quan trọng để tạo dựng niềm tự hào quốc gia
và thu hút sự quan tâm từ thế giới. Đối với Việt Nam, chúng ta cũng sở hữu một kho tàng
văn hóa, lịch sử phong phú từ Bắc chí Nam. Việc bảo vệ và khai thác triệt để giá trị này
không chỉ tăng cường tình cảm dân tộc mà còn mang lại lợi ích kinh tế qua ngành du lịch,
giáo dục và nghệ thuật.
Xây dựng nền chính trị minh bạch:
Thách thức về tham nhũng, thiếu minh bạch và quản lý quốc gia là vấn đề
Campuchia và nhiều quốc gia khác đang phải đối mặt. Đối với Việt Nam, việc xây dựng
một nền chính trị ổn định, minh bạch và hiệu quả là yếu tố tiên quyết để thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế và nâng cao uy tín trên trường quốc tế. Điều này đòi hỏi sự cải cách mạnh mẽ
từ các cơ quan chính phủ, tăng cường giám sát từ dân chúng và sự hợp tác từ các tổ chức
quốc tế.
Đổi mới và đa dạng hóa kinh tế:
Một bài học quý giá từ Campuchia là việc không nên phụ thuộc quá nhiều vào một
số ngành kinh tế chính. Điều này có thể tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế khi thị trường thế
giới biến động. Việt Nam cần phải đa dạng hóa nền kinh tế của mình, khuyến khích đổi
mới, sáng tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nghề mới mọc. Đồng thời, việc nắm
bắt cơ hội từ thương mại quốc tế và tăng cường hợp tác khu vực cũng sẽ giúp nền kinh tế
Việt Nam trở nên mạnh mẽ và bền vững hơn.

54
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đăng Minh (2018), Giáo trình Kinh tế, văn hóa, xã hội các nước ASEAN
2. Nguyễn Văn Hà (2002), Kinh tế các nước ASEAN: thực trạng và triển vọng, Nxb.
Khoa học xã hội, Hà nội.
3. Trịnh Thị Hoa (2018). Campuchia: Những thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế -
xã hội. Tạp chí Cộng sản.
4. (2021). Đất nước con người Campuchia. https://dufo.dongthap.gov.vn/dncn-
campuchia, truy cập ngày 3/10/2023.
5. (2020). Văn hóa tín ngưỡng tôn giáo của Campuchia. https://blog.go2travel.vn/kinh-
nghiem-du-lich/van-hoa-tin-nguong-ton-giao-cua-campuchia.html, truy cập ngày 3/10/2023.
6. Thạch Thông. (2018). Những thành tựu phát triển kinh tế của Campuchia.
https://vtv.vn/kinh-te/nhung-thanh-tuu-phat-trien-kinh-te-cua-campuchia-
20180725185933931.htm, truy cập ngày 5/10/2023.
7. Vũ Hùng. (2021). Thương mại quốc tế của Campuchia tăng 21% trong bảy tháng
quá. https://www.vietnamplus.vn/thuong-mai-quoc-te-cua-campuchia-tang-21-trong-bay-
thang-qua/810614.vnp, truy cập 5/10/2023.
8. (2018). Tội ác tày trời của tập đoàn Pol Pot gây ra cho Việt Nam.
https://www.qdnd.vn/40nam-chien-thang-chien-tranh-bao-ve-bien-gioi-tay-nam/su-kien-
nhan-chung/toi-ac-tay-troi-cua-tap-doan-pol-pot-gay-ra-cho-viet-nam-559461, truy cập
6/10/2023.
9. Duy Linh. (2023). Nhìn lại 38 năm lãnh đạo Campuchia của ông Hun Sen.
https://tuoitre.vn/nhin-lai-38-nam-lanh-dao-campuchia-cua-ong-hun-sen-
20230726171858159.htm, truy cập ngày 6/10/2023.
10. Tấn Khoa. (2012). Cuộc đời cựu quốc vương Sihanouk qua ảnh.
https://tuoitre.vn/cuoc-doi-cuu-quoc-vuong-sihanouk-qua-anh-516019.htm, truy cập ngày
6/10/2023.
11. (2023). Bộ máy lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ nhiệm kỳ mới của Campuchia.
https://www.vietnamplus.vn/bo-may-lanh-dao-quoc-hoi-va-chinh-phu-nhiem-ky-moi-cua-
campuchia/890538.vnp, truy cập 6/10/2023.

55

You might also like