You are on page 1of 37

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ASEAN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA SINGAPORE
TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC
ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẾN NAY

Lớp: Buổi sáng thứ 5


Mã lớp học phần: SOS10107
Học kỳ: 1 - Năm học: 2022-2023
Nhóm 3
Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích

TP.HCM, tháng 10 năm 2022


DANH SÁCH NHÓM 3

HỌ VÀ ĐÁNH KÝ ĐIỆN THOẠI, EMAIL GHI


TT MSSV
TÊN GIÁ (%) TÊN CHÚ

Hloan14122002@gmail.com
Đoàn Thị
Nhóm
Hương 211A120002
100% 0988899570 trưởng
1 Loan

Phạm Phamtrantandinh3377@gmail.com
Trần Tân 201A030628 100%
2
Định 0909216931
Kahis259@gmail.com
KA HÌS 211A170133 100%
3
0377381911
Đặng Khoiminh070322@gmail.com
Huỳnh
201A030861 100%
4 Minh
Khôi
Trần Kimmy14051999@gmail.com
Trọng 181A240001 100%
5
Kim Mỹ 0945431177
Trương Ttsp003@gmail.com
Thị Song 211A170094 100%
6
Phương 0329120545
Đinh Dinhtranh2611@gmail.com
Phạm
201A030154 95%
7 Huyền 0914587229
Trang
Havivi1806@gmail.com
Trần Thị
211A110045 70%
8 Hà Vi
0911418905

2
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Đinh
Nguyệt Bích - người đã đồng hành cùng chúng em trong suốt thời gian vừa qua. Hai tháng
là một quãng thời gian không quá ngắn nhưng cũng chẳng đủ dài, song nó đã đủ để chúng
em học được thêm nhiều kiến thức bổ ích và lý thú về các nước ASEAN dưới các bài giảng
đầy tâm huyết của cô Nguyệt Bích.
Được học với cô là một niềm vui, niềm hạnh phúc cũng như sự may mắn đối với
chúng em bởi cô là một giảng viên vô cùng tận tâm và dễ mến. Trong suốt quá trình học cô
luôn giúp đỡ và hỗ trợ chúng em một cách nhiệt tình nhất, luôn tạo cho lớp học một bầu
không khí vui vẻ thoải mái, cô trò trao đổi, hỏi đáp thường xuyên. Chính những điều này đã
giúp chúng em luôn mang một tâm thế bình tĩnh để bước vào lớp học và rồi tiếp thu được
hết những kiến thức mà cô truyền dạy.
Tiếp đó chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bạn học - những người cũng góp
phần không nhỏ trong các bài thuyết trình đầy tâm huyết khác để tạo nên sự thành công của
lớp học suốt hai tháng qua.
Bài tiểu luận của nhóm chúng em không dài và vì kiến thức còn hạn chế nên khó
tránh khỏi nhiều điều sai sót, chúng em rất mong nhận được những lời nhận xét quý báu của
cô và những ý kiến đóng góp chân thành của các bạn để hoàn thiện.
Cuối cùng nhóm chúng em xin chúc cô Nguyệt Bích và toàn thể lớp học dồi dào sức
khỏe, ngày càng thành công trong công việc và cuộc sống.

Tp. HCM, ngày 5 tháng 10, năm 2022

3
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

TP.HCM, ngày 5 tháng 10 năm 2022


Giảng viên

4
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ SINGAPORE ..................................................... 6
1.1. Quốc kì, quốc ca, quốc huy ..................................................................................... 6
1.1 Vị trí địa lý .................................................................................................................... 7
1.3. Điều kiện tự nhiên .................................................................................................... 7
1.4. Dân số ........................................................................................................................ 9
1.5. Dân tộc .................................................................................................................... 10
1.6. Tôn giáo ................................................................................................................... 10
1.7. Thủ đô, tiền tệ, ngôn ngữ ....................................................................................... 11
1.8. Những công trình nổi bật ...................................................................................... 12
1.9. Ẩm thực.................................................................................................................... 13
1.10. Trang phục truyền thống ...................................................................................... 14
1.11. Các lễ hội nổi tiếng ................................................................................................. 15
CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA SINGAPORE ..................................... 18
2.1 Chính trị - ngoại giao ................................................................................................. 18
2.2 Kinh tế - Xã hội .......................................................................................................... 27
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN ............................................................................................................... 31
3.1 Thành tựu đạt được và những vấn đề tồn tại.......................................................... 31
3.2 Chủ đề tham khảo ...................................................................................................... 32
3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................... 36

5
CHƯƠNG I: NHỮNG THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ SINGAPORE
1.1. Quốc kì, quốc ca, quốc huy
❖ Quốc kì
- Tên gọi: Bendera Singapura
- Ngày ra đời: Ngày 3 tháng 12 năm 1959
- Ý nghĩa lá cờ:
o Màu trắng tượng trưng cho sự trong sạch và tinh khôi.
o Màu đỏ là tượng trưng cho tình anh em, giữa con người với nhau, giữa những
dân tộc trên thế giới. Đồng thể thể hiện sự bình đẳng của con người với nhau.
Còn khi đứng trên lập trường của từng dân tộc sẽ có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ
như màu đỏ là thể hiện sự can đảm và dũng cảm của những người Malaysia. Đối
với người Trung Quốc là sự may mắn.
o 5 ngôi sao tượng trưng cho năm lý tưởng: Dân chủ, bình đẳng, hòa bình, phát
triển, công bằng.
o Hình trăng khuyết: Là một đất nước non trẻ đang trên đà phát triển.
❖ Quốc ca
- Tên gọi: Majulah Singapura (Tiến lên, Singapore!)
- Thời gian ra đời: Ngày 3 tháng 12 năm 1959
- Sử dụng: Quốc ca được biểu diễn hoặc hát thường xuyên trong các trường học và
doanh trại tại các lễ được tổ chức vào lúc bắt đầu hoặc kết thúc mỗi ngày, khi đó quốc
kỳ cũng được treo lên và hạ xuống, và tuyên đọc lời cam kết quốc gia. Người Singapore
được đặc biệt khuyến khích hát quốc ca vào những dịp quốc lễ như Khánh điển quốc
khánh, và trong các sự kiện thể thao mà đội tuyển Singapore tham dự.

❖ Quốc huy

6
Cùng với quốc kì, thì quốc huy cũng là biểu tượng của một quốc gia. Quốc huy của
Singapore có nhiều điểm giống so với quốc kỳ Singapore.
Mô tả, ý nghĩa quốc huy: Đó chính là hình ảnh 5 ngôi sao màu trắng phía trên là một
trăng hình lưỡi liềm. Trên quốc huy cũng có màu đỏ như lá cờ. Nó tượng trưng cho một thế
giới đoàn kết và bình đẳng. Và màu trắng cũng tượng trưng cho sự thuần khiết và vĩnh viễn.
Biểu tượng lưỡi liềm tượng trưng cho một quố gia trẻ đang vươn mình phát triển mỗi ngày.
Hình 5 ngôi sao tượng trưng cho những lý tưởng của Singapore đó là dân chủ, tiền bộ, hòa
bình, công chính và bình đẳng.

Đỡ lấy tấm khiên là hình ảnh một chú hổ và một chú sư tử ở hai bên. Trong đó thì hổ
là tượng trưng cho những liên kết mang tính lịch sử với Malaysia. Trong đó hình chú sư tử
là tượng trưng của chính đất nước Singapore. Phía bên dưới quốc húy này là một dải màu
viết khẩu hiệu của Singapore. Đó là “Majulah Singapura” có nghĩa là Singapore tiến lên.

1.1 Vị trí địa lý


Singapore có ᴠĩ độ từ 1o09′ Bắc đến 1o29′ Bắc, kinh độ từ 104o36′ Đông đến 104o24′
Đông.Với ᴠĩ độ đó Singapore chỉ cách đường Xích đạo khoảng 137 km ᴠề phía Bắc. Trong
đó có biên giới tự nhiên phía bắc là eo biển Johor với Malaysia và eo biển Singapore với
Indonesia ở phía Nam. Các nước được coi là láng giềng gần nhất với Singapore là Brunei,
Indonesia và Malaysia.
Có tổng công 63 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên lãnh thổ của đảo quốc sư tử, trong đó có 1
đảo chính lớn nhất và nhiều đảo nhỏ hơn. Do cách đường xích đạo chỉ 137 km nên khí hậu
Singapore có đầy đủ đặc trưng của một vùng nhiệt đới gió mùa.
Đảo chính có chiều ngang từ Đông ѕang Tâу là 42 km ᴠà chiều dài từ Bắc хuống
Nam là 23 km. Tổng diện tích của Singapore là 712 km2, trong đó diện tích đất là 682,7
km2 ᴠới chiều dài bờ biển khoảng 150,5 km. Lãnh thổ của Singapore được ngăn cách ᴠới
bán đảo Malaуѕia bởi eo hiển Johor. Ở phía Nam là eo biển Singapore, eo biển nàу giáp ᴠới
biển Đông ᴠề phía Đông ᴠà giáp ᴠới ᴠịnh Malacca ᴠà Ấn Độ Dương ᴠề phía Tâу.
1.3. Điều kiện tự nhiên

❖ Địa hình
Toàn bộ đất nước Singapore được tạo nên từ 63 đảo lớn nhỏ trong đó có 1 đảo chính
lớn nhất có hình thoi như một viên kim cương. Diện tích của đảo chính chiếm gần hết tổng

7
diện tích của cả đất nước Singapore là 680 km2 trên 700 km2. Trong đó có chiều ngang từ
Đông sang Tây là 42 km và chiều dọc từ Bắc xuống Nam là 23 km.
Địa hình tại hòn đảo chính khá bằng phẳng chỉ có duy nhất một khu vực hơi cao hơn
một chút là vùng đồi Bukit Timah. Đất đai ở đây chủ yếu được chia ra làm 2 phần. Một
phần nhỏ được giữ lại cho việc bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên hoặc để phát triển du
lịch. Một phần còn lại là các khu dân cư, các khu thương mại và công nghiệp. Hơn 4% tổng
diện tích của đảo chính được sử dụng làm các khu bảo tồn và chỉ có 2% là đất dành cho
công nghiệp.

❖ Khí hậu, thời tiết


Với ᴠị trí rất gần đường Xích đạo, Singapore có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ
quanh năm ít thaу đổi ᴠới con ѕố trung bình là 26.80C. Nhiệt độ trung bình cao ᴠào khoảng 32
o
C ᴠà trung bình thấp ᴠào khoảng 24 o C. Trường hợp lạnh nhất từ trước đến naу ở Singapore
được ghi nhận ᴠới nhiệt độ 20,5 o C. Khí hậu ở đâу rất ôn hòa. Tháng 5 ᴠà tháng 6 là thời gian
ấm nhất ở đâу ᴠà lạnh nhất là tháng 12 ᴠà tháng Giêng. Mùa lạnh ở đâу lại có nhiều mưa.
Độ ẩm trung bình của Singapore khá cao, độ ẩm trung bình ᴠào ban ngàу là 84% ᴠà
ban đêm là trên 90%.
❖ Tài nguyên rừng
Đảo chính của Singapore có nhiều bãi biển, cả thiên nhiên lẫn nhân tạo, một ѕố rừng
đước ᴠà một dải bờ biển hình thành từ ᴠách đá. Dạng rừng mưa nhiệt đới ở đâу thích hợp cho
câу đước. Đa ѕố ᴠùng rừng ở Singapore là rừng đất khô, có câу хanh quanh năm, điển hình là
ở khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah. Rừng đất khô còn hiện diện ở ᴠùng bờ biển, cụ thể là
bờ biển Labrador ᴠà những hòn đảo nhỏ ở phía Nam. Rừng đất ẩm ở đâу có rừng đước, rừng
nước lợ, rừng nước ngọt ᴠà rừng đầm lầу. Trong tất cả những dạng nàу chỉ có rừng đước là
chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển. Những ᴠùng bờ biển được che khuất tạo điều kiện
cho đất cát ᴠà trầm tích tụ lại, từ đó hình thành những rừng đước, là loại câу rừng tiêu biểu ở
đâу.
Vùng rừng mưa nhiệt đới của Singapore có khoảng 8.000 tiêu mẫu thực ᴠật, trong đó
khoảng 2.500 mẫu là câу thân mộc. Trong các loài động ᴠật, ngoài các loài bò ѕát khá phổ
biến ở đâу, chim là loài khá phong phú ᴠề chủng loại ᴠới trên 100 tiêu mẫu.
❖ Sông ngòi

8
Singapore có ᴠài con ѕông ᴠà một ѕố dòng ѕuối ngắn. Sông Singapore từ trước đến naу
ᴠẫn là một trung tâm định cư cửa người Singapore do ᴠai trò quan trọng ᴠề mậu dịch của nó.
Trên những con ѕông khác, như ѕông Kalang ᴠà các nhánh của nó, người ta хâу dựng các đập
nước để tạo những hồ chứa nước nhân tạo (nước ѕinh hoạt ở đâу khá hiếm hoi).
1.4. Dân số
❖ Tình hình dân số Singapore hiện nay: Dân số Singapore hiện chiếm 0,07%
dân số thế giới. Singapore đang đứng thứ 114 trên thế giới trong bảng xếp
hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
❖ Dân số Singapore trong 5 năm gần đây:

Năm Dân số

2017 5.708.041

2018 5.757.499
2019 5.804.337
2020 5.850.342
2021 5.920.310

❖ Cơ cấu dân số Singapore: Mật độ dân số của Singapore là 8.508 người/km2.


Với tổng diện tích đất là 700 km2. 100,00% dân số sống ở thành thị
(5.873.704 người vào năm 2019).
❖ Cơ cấu dân số Singapore theo độ tuổi: Tuổi trung bình của người dân
Singapore hiện nay là 43,2 tuổi. Trong đó 14% là trẻ em dưới 15 tuổi, 77% là
người trong độ tuổi lao động từ 15 – 64 tuổi và 9% là người cao tuổi từ 65 tuổi
trở lên. Như vậy ta có thể thấy được dân số Singapore sẽ có tỷ lệ người phụ
thuộc (bao gồm cả người già và trẻ em) là khoảng 30%.
Singapore là một trong những nước được đánh giá là có dân số già và tăng
trưởng hàng năm thấp. Điều giữ cho đất nước này vẫn có đủ nguồn nhân lực đó
chính là dựa vào lượng dân lao động nhập cư vào đất nước này. Tuổi thọ trung
bình của một người dân Singapore là khá cao khoảng 84 tuổi.
❖ Cơ cấu dân số theo giới tính:
Số liệu dân số theo độ tuổi (ước lượng):
9
+ 795.708 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi (412.322 nam / 383.386 nữ)
+ 4.446.077 người từ 15 đến 64 tuổi (2.161.817 nam / 2.284.260 nữ)
+ 533.841 người trên 64 tuổi (238.938 nam / 294.903 nữ)
1.5. Dân tộc
❖ Người Hoa:
Chiếm đa phần trong dân sô của Singapore chính là những người có gốc Trung Quốc.
Các nhà nhân khẩu học chỉ ra rằng người Hoa chiếm đến 3/4 tổng dân số của Singapore.
Những người này chủ yếu đến từ các tỉnh phía nam của Trung Quốc, đến Singapore sinh sống
với mong muốn có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có nhiều người vẫn chỉ là những người làm
thuê tay chân vất vả, nhưng cũng có nhiều người thành công rực rỡ không chỉ trên thương
trường mà còn cả chính trường như Lý Quang Diệu – người có tầm ảnh hưởng không nhỏ
trong bộ máy chính trị ở Singapore. Chính vì điều này mà trong ngôn ngữ, đồ ăn, giải trí,
v.v… Singapore đều chịu ảnh hưởng rất nhiều từ Trung Quốc.

❖ Người Malaysia:
Lịch sử Singapore đã từng là một đảo của Malaysia vì vậy không có gì lạ khi cho đến
ngày nay vẫn có một số lượng người Mã Lai sinh sống trên quốc đảo sư tử này. Vì thế cho nên
đa phần văn hóa ngày nay của Singapore đều có nguồn gốc từ văn hóa Malaysia.

❖ Người Ấn:

Đứng thứ ba trong danh sách này là những người Ấn Độ. Người Ấn đã đặt trên lên
hòn đảo này từ khi nước Anh khai lập ra thuộc địa Singapore. Họ đến đảo quốc đa phần từ
miền nam Ấn Độ và trong đó 60% là gốc Tamil còn lại 40% là người Hindu.

❖ Người Á – Âu:

Đây là nhóm dân tộc có dòng máu lai cả Âu và Á khi có bố hoặc mẹ là người Châu
Âu hoắc Châu Á và ngược lại. Họ chính là biểu tượng cho sự đa dạng sắc tộc của đảo quốc
sư tử. Tuy chỉ chiếm 1% dân số nhưng họ vẫn nắm giữ nhiều vị trí quan trọng.

1.6. Tôn giáo

Tôn giáo tại Singapore đặc trưng bởi sự đa dạng về tôn giáo và tín ngưỡng do tính đa
dạng và khác biệt của những sắc tộc đến từ những đất nước và nền văn hóa khác nhau. Hầu
10
hết các tôn giáo và tín ngưỡng lớn đều có ở Singapore. Một phân tích năm 2018 do Trung
tâm Nghiên cứu Pew tiến hành cho thấy rằng Singapore là quốc gia có Chỉ số Đa dạng Tôn
giáo (tiếng Anh: Religious Diversity Index) cao nhất thế giới.
Phật giáo là tôn giáo lớn nhất trong cả nước với 33,2% dân số theo tôn giáo này.
18,8% dân số theo đạo Thiên chúa. Những người theo Đạo giáo và các tôn giáo dân gian
chiếm 10% dân số Singapore. Người theo đạo Hồi và đạo Hindu lần lượt chiếm 14% và 5%
dân số. Các tôn giáo khác chỉ được đại diện bởi 0,6% dân số. 18,5% người Singapore theo
đạo Vô thần
1.7. Thủ đô, tiền tệ, ngôn ngữ
Thủ đô của Singapore cũng chính là Singapore, “Singapore” còn là tên của 1 thành
phố. Tên Singapore bắt nguồn từ tiếng Malay “Sing” – “sư tử” và tiếng Phạn “pur” – “thành
phố”. Thủ đô Singapore nằm trên một đảo lớn và ngày càng phát triển về kinh tế lẫn văn
hóa, du lịch.
Đô la Singapore (tiếng Mã Lai: Ringgit Singapura) là tiền tệ chính thức
của Singapore. Đô la Singapore, thường được viết tắt với ký hiệu đô la $, hoặc S $ để phân
biệt với các đồng tiền bằng đồng đô la khác. Đô la Singapore được chia thành 100 cents,
Hiện nay, thị trường Singapore đang lưu hành 2 loại tiền bao gồm tiền xu và tiền
giấy. Tiền giấy phổ biến bao gồm các mệnh giá 2, 5, 10, 100 và 1000. Tiền xu chỉ bao gồm
các mệnh giá nhỏ từ đồng 1 cent đến đồng 1 đô la (1 cent, 5 cent, 20 cent, 50 cent, 1 đô la).

1 SGD = 16.723,53 VND


Tiền Đôla Singapore (Đơn Tiền Việt (Đơn vị:
vị: SGD) VND)

5 83.617,65

11
10 167.235,3

100 1.672.353

1000 16.723.530

Vì dân số quốc gia này có nhiều dân tộc nên Singapore có tận 4 ngôn ngữ chính được
sử dụng. Đó bao gồm: tiếng Hoa (Của người Trung Quốc), tiếng Mã Lai (của người
Malaysia), tiếng Tamil (của cộng đồng người Ấn Độ) và tiếng Anh.
Trong 4 ngôn ngữ đó thì tiếng Mã Lai được công nhận là ngôn ngữ quốc gia và tiếng
Anh là ngôn ngữ dùng chung cho tất cả công dân. Bên cạnh đó thì tại đây còn có 1 số ngôn
ngữ hỗn hợp khác đang được sử dụng như: Singlish, Manglish.

1.8. Những công trình nổi bật


The Arts House, Bảo tàng nghệ thuật NUS, Bảo tàng thiết kế Red Dot Design, Bảo
tàng Tan Swie Hian và Bảo tàng nghệ thuật Singapore hay những công trình tiêu biểu cho
kịch nghệ và biểu diễn như nhà hát Victoria, nhà hát kịch Singapore.
Đại lộ mua sắm Orchard là thiên đường giải trí và mua sắm chính ở Singapore, phổ
biến với cả người dân bản địa lẫn du khách nước ngoài. Dọc hai bên đường là hàng loạt các
trung tâm thương mại, nhiều nhà hàng hạng sang, một chuỗi quán cafe, bar và khách sạn
hào nhoáng. Đây là khu vực cao cấp và thời thượng nhất ở Singapore.
Resorts World Sentosa nằm trên đảo Sentosa ở ngoài khơi phía Nam Singapore, khu
nghỉ dưỡng tích hợp nhà hàng, khách sạn sang trọng, sòng bạc và công viên giải trí; là điểm
đến phù hợp cho du khách không phân biệt tuổi tác. Điểm nhấn ở Resorts World Sentosa là
công viên điện ảnh Universal Studios Singapore, điểm du lịch với trò chơi và chương trình
dựa theo hàng loạt các bộ phim bom tấn của Hollywood hứa hẹn mang đến cho du khách
những trải nghiệm bất ngờ và thú vị hơn bao giờ hết.

12
Clarke Quay là một phần quá khứ của Singapore còn tồn tại tới ngày nay. Là một
trong những khu du lịch trọng điểm quốc gia, Clarke Quay nhộn nhịp với hàng loạt các cửa
hàng đồ cổ, cửa hàng thời trang độc đáo, quán cafe sành điệu, câu lạc bộ nhạc jazz… Đây là
một bức tranh văn hóa giải trí và ẩm thực đầy màu sắc Á – Âu.
Ngoài ra còn có Raffles Hotel; Gardens by the Bay; Singapore Botanic Gardens – vườn
bách thảo Singapore; Vườn thú Night Safari; Buddha Tooth Relic Temple; Singapore Flyer;
Marina Bay Sands;...
1.9. Ẩm thực
❖ Bak Kut Teh (Trà xương sườn/ Soup xương sườn heo)

Món Bak Kut Teh được chế biến từ các nguyên liệu như xương sườn heo, hoa
hồi, hạt tiêu,... được nấu trong nhiều giờ. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt
thanh từ xương, mùi thơm của hoa hồi, tiêu và các nguyên liệu khác.
7 SGD/phần - 119.000 đồng/phần
❖ Wanton Mee (Mì hoành thánh)
Mì hoành thánh là món ăn không thể tách rời văn hóa ẩm thực của Singapore. Người
Singapore thường thưởng thức theo kiểu ăn khô, rưới thêm nước sốt ngọt nhẹ kèm theo với
một vài lát xá xíu, sủi cảo và một chén nước dùng bên cạnh. Có hai hương vị mà bạn có thể
lựa chọn là cay hoặc không cay.
4.2 SGD/phần - 72.000 đồng/phần
❖ Bột chiên
Singapore có xuất xứ từ Trung Quốc nhưng rất phổ biến ở Singapore. Món ăn được
chế biến từ các nguyên liệu như trứng, củ cải muối và bột củ cải trắng. Đặc biệt bột chiên ở
Singapore có nhiều phiên bản khác nhau như phiên bản đen hoặc giòn với trứng, ...

2 SGD/phần - 35.000 đồng/phần


❖ Bún nước Laksa
Là tinh hoa của sự kết hợp ẩm thực Malaysia và Trung Quốc. Món này sử dụng
bún/mì sợi, đậu hũ chiên phồng, cá thái lát, tôm và sò huyết, đặc biệt có thêm sợi dừa. Tất
cả nguyên liệu hòa quyện mang đến hương vị khó phai khi thưởng thức.

Giá tham khảo: 85.000 đồng/phần nhỏ, 120.000 đồng/phần lớn

13
Ngoài ra còn có Orh Lua (Hàu chiên trứng); Bak Chor Mee (Mì thịt bằm); Cà ri đầu
cá; Cua sốt ớt/sốt tiêu; Bánh mì nướng Kaya và trứng lòng đào;…
1.10. Trang phục truyền thống
Singapore là một đất nước có dân cư rất đa dạng bởi vậy mà văn hóa tại đây phong
phú. Không chỉ đa dạng về văn hóa, ẩm thực mà trang phục tại đây cũng rất độc đáo với
nhiều loại trang phục khác nhau. Mặc dù các trang phục truyền thống của Singapore không
được mặc hàng ngày nhưng nó giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của người dân nơi
đây, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Quốc phục sẽ khác nhau tùy theo sắc tộc của người mặc.
❖ Baju kebaya

Nguồn gốc của người Peranakans là người Hoa lai Mã, hay còn có tên gọi khác là
người Baba-Nyonya. Người này là con cháu của người Hoa nhập cư đến Penang trong thế
kỷ trước. Tài liệu cổ ghi lại họ mang theo trang phục truyền thống của mình là Baju kebaya.
Dần rà Bayju kebaya trở thành quốc phục của người Singapore. Có kiểu dáng giống với
Baju kurung, bao gồm chiếc váy dài và một chiếc áo dài. Nhưng kiểu dáng áo dài trong
trang phục truyền thống Singapore được trang trí công phu hơn. Ngoài ra, áo còn được trang
trí thêm hoa văn nhằm tôn lên vẻ e lệ, nhu mì cho người con gái. Kiểu váy của trang phục
này có dạng giống với xà rông và được trang trí cầu kỳ hơn váy của Baju Kurung. Váy được
may bằng vải hoa văn kiểu batik. được mặc trong những dịp trang trọng như cưới xin, lễ
hội…
❖ Baju Kurung

Với lịch sử là đất nước nằm trong liên bang Malaysia sau quá trong quá trình hoạt
động chính trị do bất đồng quan điểm chính trị nên năm 1965 Singapore đã tách ra và trở
thành nước độc lập. Chính vì sự liên kết trong liên bang như vậy mà những nét văn hóa của
Singapore vẫn giữ những nét tương đồng của Malaysia. Đây là kiểu trang phục của người
gốc Malaysia. Khác với sườn xám, trang phục này bao gồm một chiếc váy hoặc một chiếc
xà rông kéo dài từ hông đến gót chân và một chiếc áo tay dài có độ dài đến hông hoặc đầu
gối. Áo thường có kiểu dáng rất đơn giản giống với áo mà người Hồi giáo hay mặc.
❖ Saris
Những phụ nữ gốc Ấn Độ sẽ mặc trang phục Saris. Trang phục này cũng được mặc
trong những dịp đặc biệt, có kiểu dáng cầu kỳ hơn và có nhiều màu sắc tươi sáng. Đôi khi
người mặc sẽ khoác thêm áo choàng có màu tương tự hoặc tương phản để tăng thêm sự hấp
14
dẫn cho trang phục truyền thống Singapore. Trang phục này thường được may bằng lụa cao
cấp hoặc vải cotton nhằm giữ mát cho người mặc.
❖ Sườn xám

Với dân số hơn 76% là người Hoa nên cũng không có gì là ngạc nhiên khi ở Đảo
quốc Sư Tử, Sườn xám là một trong bốn kiểu trang phục truyền thống của Singapore., trang
phục này có xuất xứ từ Trung Quốc và được những người phụ nữ gốc Trung Quốc ưa mặc.
Sườn xám có từ triều đại nhà Thanh, và được mặc bởi các hoàng hậu, phi tần và công chúa.
Sườn xám may ôm sát vào thân người mặc, có kiểu dáng đơn giản, phần cổ áo được trang trí
tỉ mỉ.

1.11. Các lễ hội nổi tiếng


❖ Lễ hội Phật Đản tại Singapore

Đây là ngày lễ quan trọng đối với không chỉ riêng gì đất nước Singapore. Đây là dịp
lễ được diễn ra hằng năm vào ngày 15 tháng 4 Âm lịch (rằm tháng Tư) tại khu di tích đền
thờ The Buddha Tooth. Mục đích của lễ hội này là để tưởng nhớ và đánh dấu ngày sinh nhật
của Đức Phật Gautama. Đây là dịp mà người dân Singapore theo đạo Phật đi đến chùa để
cầu may, đọc kinh Phật, ăn chay, niệm Phật và phóng sinh.
Tham gia lễ hội không chỉ là những “tín đồ” Phật giáo tại Singapore mà còn là đông
đảo du khách quốc tế - kể cả những người chưa biết về đạo Phật. Bạn sẽ hiểu hơn về những
nét đặc biệt độc đáo của Phật giáo tại quốc gia này khi tham gia lễ hội truyền thống của họ.
❖ Tết Trung Thu truyền thống

Singapore là một nước cũng giống như Việt Nam chịu nhiều sự ảnh hưởng của văn
hóa Trung Hoa và được lưu giữ đến ngày nay. Vào ngày lễ hội của thiếu nhi này, các em
nhỏ sẽ được tổ chức lễ hội Trung thu bằng các hoạt động vui chơi giải trí như rước đèn, múa
lân, biểu diễn nhiều tiết mục hài kịch khác. Nếu như bạn muốn tham gia lễ hội truyền thống
ở Singapore này với những chiếc bánh trung thu của Singapore xem liệu có khác hương vị
của bánh Việt Nam không thì hãy đến đây vào tháng 9 Dương lịch (hay 15 tháng 8 Âm lịch)
tại khu China Town.
❖ Lễ hội thu hoạch Pongal, Singapore

15
Lễ hội thu hoạch Pongal bắt nguồn từ văn hóa Ấn Độ (tiêu biểu nhất là ở miền Nam
Ấn Độ). Lễ hội này được diễn ra vào ngày 1 tháng 10 theo lịch Tamil (nhằm tháng 1 Dương
lịch). Và được diễn ra sầm uất nhất tại khu phố Campbell Lane).

Vào những ngày này, người dân Singapore sẽ tới nhà người thân, hàng xóm, bạn bè
để vui chơi, thăm hỏi và chúc sức khỏe. Ngày này cũng là ngày mà nông dân Singapore tôn
vinh gia súc, gia cầm, máy móc nông nghiệp để họ đem về cho mình một mùa màng bội
thu.

Cuộc thi nấu ăn Mass Pongal là cuộc thi được mong đợi nhất trong mùa lễ này.
Những người tham gia được nấu những món ăn mình tự “sáng tạo” từ món Pongal truyền
thống trong ẩm thực Ấn Độ. Hãy đến Singapore vào tháng 1 Dương lịch để được thưởng
thức những món ăn của Ấn Độ và những món ăn tuyệt vời đặc trưng của lễ hội này.

❖ Hari Raya Haji (Lễ hội Tế Thần của Hồi giáo)

Lễ hội Tế Thần diễn ra để tưởng niệm lòng thành của Nhà Tiên Tri Ibrahim sẵn sàng
hiến dâng con trai của mình cho Chúa. Theo lịch Hồi giáo, lễ hội bắt đầu từ ngày thứ 10 của
tháng Dhul Hijja (tháng 12), tức 70 ngày sau tháng Ramadan (tháng 9) linh thiêng. Lễ hội
này được tổ chức lớn nhất tại khu Geylang và khu Kampong Glam, Singapore.
Lễ hội diễn ra trong vòng ba ngày. Trong ba ngày này, những nam theo đạo Hồi giáo
tụ tập tại các đền thờ để cầu nguyện và nghe thuyết giáo. Sau khi cầu nguyện theo tập tục
của Lễ Hội Hari Raya Haji, họ hiến tế cừu, dê và bò - hành động này tượng trưng cho việc
Tiên Tri Ibrahim sẵn sàng hiến tế người con trai ruột của mình cho Chúa. Sau đó, thịt được
đóng gói và phân phát cho những người kém may mắn và cộng đồng Hồi giáo.
❖ Lễ hội Ánh Sáng (Lễ hội của đạo Hindu)

Lễ hội Deepavali là ngày quan trọng nhất trong lịch của Âns Độ giáo - được diễn ra
vào ngày ngày 26 tháng 10 dương lịch hàng năm. Lễ hội mang đậm nét văn hóa của người
Ấn Độ. Chính vì vậy mà nó được diễn ra rất náo nhiệt và sôi động tại các khu phố - nơi tập
trung người Ấn Độ (khu tộc người Ấn Độ tại Little India). Không chỉ là lễ hội quan trọng và
đặc sắc đối với Singapore, đây còn là ngày lễ quan trọng đối với những người theo đạo
Hindu trên khắp thế giới. Có thể nói, cũng giống như văn hóa Trung Hoa, người Singapore
cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ những nét văn hóa truyền thống từ người Ấn Độ. Vốn dĩ, đây
được gọi là lễ hội ánh sáng bởi nó đánh dấu sự thất bại của quỷ Narakasura dưới tay Chúa

16
Krishna, người Hindu ăn mừng ngày này, xem ngày này là ngày ánh sáng đã đánh bại bóng
tối, và cái tốt chiến thắng cái ác.

17
CHƯƠNG II: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI CỦA SINGAPORE
2.1 Chính trị - ngoại giao
❖ Các cột mốc lịch sử quan trọng

- 1965: Singapore gia nhập Liên hợp quốc và Thịnh vượng chung Anh
- 1967: Gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (Singapore là một thành viên sáng
lập của ASEAN vào năm 1967 và kể từ đó đến nay, Singapore đã làm việc
chăm chỉ để duy trì mối quan hệ tốt đẹp với các nước láng giềng trong khu
vực.)
- 1989: Gia nhập Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
- 2001- 2002: Singapore chuẩn bị cho lần đầu tiên vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp
Quốc
❖ Thể chế chính trị
Singapore thật hành chế độ cộng hoà nghị viện. Tổng thống là nguyên thủ danh
nghĩa của quốc gia, chìa khoá thứ hai mà trữ sẵn để dùng khi cần đến của quốc gia, do tuyển
cử toàn dân sản sinh, nhiệm kì 6 năm. Tổng thống uỷ nhiệm lãnh tụ đảng đa số ở nghị viện
làm thủ tướng. (Cộng hòa đại nghị hay cộng hòa nghị viện là một hình thức cộng hòa mà
nguyên thủ quốc gia được bầu ra và quốc gia đó có một nghị viện mạnh và các thành viên
chính của bộ phận hành pháp được chọn ra từ nghị viện đó. Ngược lại với nền cộng hòa
tổng thống và nền cộng hòa bán tổng thống, tổng thống ở những quốc gia có nền Cộng hòa
đại nghị thường không có quyền hành pháp rộng lớn bởi vì nhiều quyền trong đó được trao
cho người đứng đầu chính phủ (thường được gọi là thủ tướng). Hệ thống chính trị một đảng
thống trị theo đuổi thể chế chính trị độc quyền.
Thi hành thể chế chính trị pháp chế hóa quyền lực của chính phủ và hệ thống hóa trật
tự xã hội. Có sẵn đặc trưng của nước dân chủ: có sự tồn tại của đảng đối lập, có nghị viện
do cử tri bỏ phiếu, có trói buộc và cân bằng độc lập lẫn nhau giữa các cơ cấu chính phủ (thật
hành chính thể Westminster và lập pháp, tư pháp, hành chính tam quyền phân lập), truyền
thông tin tức cũng độc lập với chính phủ.
❖ Tổ chức bộ máy nhà nước
- Cơ quan lập pháp
Hiến pháp quy định cơ quan lập pháp bao gồm Nghị viện và Tổng thống. Nghị viện
thông qua dự luật còn Tổng thống phê chuẩn.

18
Nghị viện Singapore có quyền lực rất lớn. Theo quy định của hiến pháp: “Cơ quan lập
pháp có thể xác định, quy định những đặc quyền, quyền miễn trừ hay những quyền hạn của
Nghị viện”. Nghị viện theo chế độ 1 viện.
Thẩm quyền lập pháp được thực hiện bằng một dự luật chuyển tới Nghị viện, được Nghị
viện thông qua và được phê chuẩn bởi Tổng thống.
Trong hệ thống lập pháp có Hội đồng Tổng thống và Bảo vệ quyền lợi cho dân tộc thiểu
số. Gồm chủ tịch và 14 thành viên do Tổng thống bổ nhiệm, có sự tham khảo của Nội các.
Nhiệm vụ chính của Hội đồng là xem xét và xử lý bất kỳ đạo luật nào mà Hội đồng cho là
đối xử không công bằng hoặc chia rẽ dân tộc tôn giáo trong cộng đồng.
- Cơ quan Hành pháp

Quyền hành pháp tối cao nằm trong tay Tổng thống, và quyền này có thể được thực thi
bởi doTổng thống, Nội các hoặc các bộ trưởng (khi Nội các cho phép).

Nội các chịu trách nhiệm điều hành các chính sách, tham mưu cho Tổng thống về việc
thực thi quyền lực của mình, bổ nhiệm các công chức cao cấp và công chức ngành tư pháp.
Nội các chịu trách nhiệm tập thể trước Tổng thống và Nghị viện.

Chính phủ có 14 bộ với 55 ban. Các ban này được thành lập theo pháp luật của Nhà
nước và chịu trách nhiệm thực hiện các công việc cụ thể như phát triển các hoạt động kinh
tế hay phát triển cơ sở hạ tầng…

Tổng thống là nguyên thủ quốc gia. Tổng thống được bầu qua tổng tuyển cử với nhiệm kỳ
là 6 năm.

Các quyền hạn của Tổng thống bao gồm:

+ Phủ quyết việc chính phủ chi tiêu quá mức


+ Phủ quyết khi bổ nhiệm các quan chức cấp cao cho nền công cụ mà không thỏa đáng
+ Trong trường hợp phát hiện có tham nhũng hay vì lý do an ninh quốc gia, có thể xem
xét lại việc chính phủ thực hiện quyền hạn của mình
+ Bổ nhiệm Thủ tướng và các Bộ trưởng Nội các
+ Căn cứ đề nghị của thủ tướng, bổ nhiệm Tổng trưởng lý làm nhiệm vụ cố vấn cho chính
phủ về các vấn đề pháp lý
Hệ thống quyền lực của Singapore là tập trung, theo hệ thống thứ bậc và bổ nhiệm
đối với phần lớn các cơ quan công sở. Các bộ trưởng trong Nội các và các quan chức cấp
19
cao trong quản lý các tập đoàn Nhà nước và các cơ quan quy chế là những người nắm quyền
chủ yếu. Việc bổ nhiệm các chức vụ chủ yếu thông qua các chế độ công tích.

Cơ cấu bộ máy hành chính gồm có:

- Văn phòng Thủ tướng (PMO)


- Các bộ:

+ Bộ Văn hoá, Cộng đồng và Thanh niên (MCCY)


+ Bộ Quốc phòng (MINDEF)
+ Bộ Giáo dục (MOE)
+ Bộ Môi trường và Nguồn nước (MEWR)
+Bộ Tài chính (MOF)
+ Bộ Ngoại giao (MFA)
+ Bộ Y tế (MOH)
+ Bộ Nội vụ (MHA)
+ Bộ Tư pháp (MinLaw)
+ Bộ Nhân lực (MOM)
+ Bộ Phát triển Quốc gia (MND)
+ Bộ Phát triển xã hội và Gia đình (MSF)
+ Bộ Thương mại và Công nghiệp (MTI)
+ Bộ Giao thông (MOT)
Bên cạnh các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước cũng
làm chức năng quản lý Nhà nước. đây là nét đặc thù riêng của hệ thống hành chính Nhà
nước.

Hệ thống hành chính nhà nước của Singapore là hệ thống hành chính đô thị, chỉ có 1
cấp hành chính nhà nước. Ở Singapore không có khái niệm chính quyền địa phương, sự
hình thành của các đơn vị quản lý theo luật định và các cơ quan quản lý chuyên ngành trên
một số địa bàn là mầm mống của nhu cầu quản lý lãnh thổ.

Như vậy Tổng thống chi phối mạnh quyền hành pháp. Chính phủ điều hành rất tập
trung. Nội các là cơ quan điều hòa chính sách, ban hành thể chế hành chính, tư vấn cho
Tổng thống bổ nhiệm các quan chức cấp cao về hành chính và tư pháp.

- Cơ quan tư pháp

20
Hiến pháp quy định có 2 cấp tòa án: Tòa án cấp cao và tòa án cấp dưới. Những tòa án
cấp dưới bao gồm: tòa án sơ thẩm, tòa án theo khu vực bầu cử, tòa án xét xử bị can bị thành
niên, tòa án đại hình, tòa án xử các vụ khiếu kiện nhỏ.
Tòa án tối cao gồm: Chánh án và 7 thẩm phán, chia thành tòa án cao cấp và 2 tòa án
phúc thẩm.

SƠ ĐỒ

Chính phủ

Tổng thống Thủ tướng


do Tổng thống chọn thủ lĩnh của Đảng
mang tính nghi lễ, tượng trưng
chiếm đa số phiếu bầu trong Nghị viện

Nội các Singapore


có thực quyền chỉ đạo và quản lý
Các Bộ trưởng chính phủ
Tổng thống bổ nhiệm dựa trên tham
mưu từ Thủ tướng

Chính phủ Singapore bao gồm Tổng thống và Nội các Singapore. Mặc dù Tổng thống là
người đứng đầu Nhà nước và được giao thẩm quyền thực thi nhiều trọng trách quan trọng
như kiểm soát công việc của Nội các và Quốc hội Singapore, nhưng vai trò của Tổng thống
chủ yếu mang tính nghi lễ. Quyền hành pháp thực sự nằm trong tay Nội các do Thủ tướng
đứng đầu cùng các bộ trưởng do ông này chỉ định và đề đạt lên Tổng thống để bổ nhiệm.
Nội các được lập nên bởi chính đảng chiếm đa số trong sau mỗi kỳ bầu cử quốc hội. Sau
cuộc tổng tuyển cử, Tổng thống sẽ lựa chọn nghị sĩ có uy tín nhất trong Quốc hội làm Thủ
tướng. Trên thực tế, Thủ tướng cũng chính là thủ lĩnh đảng chiếm đa số ghế trong Quốc hội.
Tổng thống cũng bổ nhiệm các vị trí Bộ trưởng dựa trên tham mưu từ Thủ tướng.
Vai trò:
21
• Tổng thống: là do nhân dân bầu cử. Dù có quyền thẩm tra công việc của Nghị viện
và Nội các nhưng chỉ được làm vậy khi được Nội các hoặc 1 Bộ trường nào đó tham mưu.
Và phải hành động theo thỏa thuận với đề nghị của Thủ tướng.
• Nội các Singapore: được lập nên bởi chính đảng chiếm đa số trong sau mỗi kỳ bầu
cử quốc hội (thường là Đảng hành động nhân dân, chiếm khảong 90% số ghế trong Nghị
viện). Nội các có quyền chỉ đạo và kiểm soát Chính phủ và chịu trách nhiệm tập thể với
Nghị viện. Được lãnh đạo bởi Thủ tướng
• Thủ tướng: do tổng thống chọn nghị sĩ có uy tín nhất của Đảng chiếm đa số ghế
trong Nghị viện.

❖ Thủ tướng (Tiêu biểu):

STT ẢNH TÊN/ NĂM NHIỆM KỲ THÀNH TỰU


SINH/MẤT
Thủ tướng đầu tiên
LÝ của Singapore, đồng
QUANG 3/6/1959 9/8/1965 thời là người trẻ nhất
DIỆU được bầu làm thủ
tướng khi mới 35
tuổi. Ông cũng là Thủ
tướng Singapore tại vị
9/8/1965 28/11/19 lâu nhất từ trước đến
90 nay. Ông Lý được
(1923- xem là người có công
1 2015) phát triển và hiện đại
hóa nền kinh tế đất
nước, và đưa quốc
đảo này từ một cựu
thuộc địa Anh tiến lên
thế giới thứ nhất. Với
sự hỗ trợ của Bộ
trưởng Quốc phòng
Goh Keng Swee, ông
đã đưa ra chương
trình Quân dịch (NS).
Ông cũng giới thiệu
chính sách 'Dừng-ở-
Hai' để giảm đà tăng
dân số. Dù vậy, kế
hoạch 'Bà Mẹ Cử
nhân' của chính phủ
đã thất bại nặng nề.
Dưới sự dẫn dắt của
ông, đảng PAP đã
giành thắng lợi bầu cử
22
8 lần liên tiếp

NGÔ 28/11/19 2/8/2004 Thủ tướng thứ hai của


TRÁC 90 Singapore. Ông có
ĐỐNG công đưa ra nhiều
chính sách quan trọng
và thành lập nhiều cơ
quan lớn, trong đó có
chương trình
Medisave, tuyển chọn
ĐBQG không qua bầu
cử (NCMP), các Ủy
ban trong Nghị viện,
các hạt bầu cử liên
danh (GRC), tuyển
(1941 - / ) chọn ĐBQH qua đề
2 cử, chính sách Hạn
chế Phương tiện, Bầu
cử chức danh Tổng
thống và Chương
trình Singapore 21.
Tuy vậy, nhiệm kỳ
của ông lại bị phủ
bóng đen bởi nhiều
biến cố lớn: khủng
hoảng tài chính châu
Á 1997, đe dọa khủng
bố với âm mưu đánh
bom các tòa đại sứ
Singapore năm 2001,
suy giảm kinh tế toàn
cầu 2001-2003, và sự
bùng nổ của dịch
SARS. Ông cũng đưa
ra chương trình 'Phần
thưởng sinh con' để
tăng tỷ lệ sinh tự
nhiên. Trước khi lên
nắm quyền Thủ
tướng, ông đã từng
đảm nhiệm nhiều vị
trí khác nhau trong
Nội các Singapore,
như: Quốc vụ khanh
23
Cao cấp về Tài chính,
các Bộ trưởng Công
thương, Y tế, Quốc
phòng và Phó thủ
tướng.

3 LÝ HIỂN 12/8/200 Đương Thủ tướng thứ ba của


LONG 4 nhiệm Singapore. Ông đã
đưa ra chương trình
làm việc 'Năm-Ngày'
cho công chức nhà
nước, với hy vọng gia
tăng tỷ lệ sinh nở.
Một trong những
thành công của ông là
đề xuất xây dựng 2 tổ
hợp du lịch nghỉ
(1952-/) dưỡng kết hợp. Hai
dự án trên đã mang lại
đòn bẩy mạnh mẽ cho
nền kinh tế đất nước.
Năm 2010 Singapore
đăng cai Thế vận hội
Giới trẻ mùa hè đầu
tiên. Về xã hội, ông
đã bỏ xếp loại các
trường học, đồng thời
chủ trì giải quyết vấn
nạn khói cho cháy
rừng và dịch cúm tồi
tệ nhất từ trước đến
nay. Trước khi lên
nắm quyền, ông đã
từng giữ chức vụ Phó
Thủ tướng (1991–
2004), các vị trí Bộ
trưởng Tài chính, và
Công thương.
❖ Tổng thống (tiêu biểu)

STT Tổng thống Bắt đầu Kết thúc Thành tựu


nhiệm kì nhiệm kì

24
1 Yusof Ishak 9/8/1965 23/11/197 Tổng thống đầu
0 tiên của
Singapore
Yusof tích cực
thúc đẩy đa văn
hóa và kết nối
(12/8/1910 – người dân của tất
23/11/1970) cả các chủng tộc
để giúp khôi
phục lại niềm tin
và sự tự tin sau
cuộc bạo loạn
chủng tộc ở
Singapore 1964

2 Sellapan 1/9/1999 31/8/2005 Tổng thống phục


Ramanathan vụ lâu nhất của
Singapore

(3/7/1924 – 1/9/2005 31/8/2011


22/8/2016)

25
3 Trần Khánh 1/9/2011 31/8/2017 Ông là sự lựa
Viêm chọn thứ nhất
của Lý Quang
Diệu để kế vị
chức Thủ tướng
Singapore nhưng
ông đã từ chối.
Sau đó ông đã
quay lại nội các
làm Phó thủ
(7/2/1940) tướng Singapore
từ năm 1995 đến
năm 2005, và Bộ
trưởng Quốc
phòng từ năm
1995 đến 2003.
Ông là một ứng
viên cho cuộc
bầu cử tổng
thống tháng 8
năm 2011, đã
chiến thắng sát
sao trong cuộc
bầu cử với hơn
0,35%

❖ Quan hệ Ngoại giao giữa Singapore - Việt Nam và các quốc gia khác
Singapore – Việt Nam: Quan hệ hai nước rất phát triển, Singapore đứng đầu trong số
các nước có vốn nước ngoài ở Việt Nam

Singapore – Indonesia: Quan hệ giữa hai nước này có một ít vấn đề như Indonesia
cấm xuất khẩu đá hoa cương và cát đến Singapore, song hai thứ vật liệu này là cần
thiết đối với ngành kiến trúc Singapore.

26
Singapore – Malaysia: hay có tranh chấp về nguồn nước, lãnh thổ, chủng tộc, tôn giáo,
giáo dục.

2.2 Kinh tế - Xã hội


❖ Trên lĩnh vực kinh tế xã hội:
+ Nước giàu có đứng thứ 3 trên thế giới, với thu nhập bình quân đầu người trên 85.000USD
trong năm 2015.
+Trong bảng xếp hạng ‘GLOBAL FINANCIAL CENTRES INDEX’: Singarpore trở thành
trung tâm tài chính lớn thứ 3 toàn cầu (chỉ sau London và New York).
+ Đất nước dân chủ với nền tảng kinh tế vững chắc, chính sách thu hút người mọi nơi đến
cống hiến, thặng dư tài khoản vãng lai lớn.
❖ Các giai đoạn phát triển kinh tế của Singapore:
+ Giai đoạn 1959-1965: Chính phủ Singapore đã thông qua chiến lược công nghiệp hóa
thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là nhằm cung cấp một trụ cột kinh tế mới, củng cố vai trò là
cảng trung chuyển thương mại đồng thời tạo việc làm cho lực lượng lao động ngày càng
tăng nhanh. Kế hoạch công nghiệp hóa của Singapore thời điểm đầu những năm 1960 dựa
chủ yếu trên của Báo cáo khảo sát của Phái đoàn Liên hợp quốc về công nghiệp. Báo cáo
của Phái đoàn liệt kê các ngành công nghiệp có tính khả thi về mặt kinh tế trong ngành đóng
tàu và sửa chữa, kỹ thuật kim loại, hóa chất, thiết bị điện cũng như kế hoạch phát triển các
khu công nghiệp, các biện pháp kinh tế, tổ chức và hoạt động để thúc đẩy sản xuất các
ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.

27
+ Giai đoạn 1965 – 1971: Singapore đã không lựa chọn chính sách bảo hộ các ngành công
nghiệp non trẻ vì đây là lựa chọn chính sách đòi hỏi quá nhiều nguồn lực. Thay vì đó, quốc
gia này đã lựa chọn cơ chế thương mại tự do làm nền tảng cho quá trình công nghiệp hóa;
đó đó quá trình hoạch định và thực thi chính sách công nghiệp của Singapore khác biệt rất
nhiều so với các nước Đông Á khác.

Thêm vào đó, với xuất phát điểm gần như không có các doanh nghiệp nội địa có năng lực
sản xuất công nghiệp đủ mạnh, chính phủ Singapore đã quyết định hợp tác chặt chẽ với các
công ty xuyên quốc gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Kết quả là,
Singapore có tỷ trọng đầu tư của của FDI trong tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế vào loại
cao nhất trên toàn thế giới, thậm chí cao hơn cả nền kinh tế tự do hoàn toàn như Hongkong.

+ Giai đoạn 1971 – 1990: Singapore tập trung nâng cấp khu vực công nghiệp, cùng với các
ưu đãi về tài chính, thuế, để trở thành điểm đến đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia xuất
khẩu
+ Giai đoạn 1991 – nay: Đánh dấu Kế hoạch phát triển kinh tế chiến lược Singapore với tầm
nhìn 30 năm. Chiến lược này định vị Singapore trong vòng 20-30 năm tới trở thành một
trung tâm kinh doanh và sản xuất của khu vực và thế giới, với sản xuất công nghệ cao, giá
trị gia tăng cao và dịch vụ là hai động lực chính của tăng trưởng.

❖ Tổng sản phẩm quốc nội của Singapore qua các năm:

Năm Tổng sản phẩm quốc nội (Tỉ USD)

2015 423.4

2016 440.2

2017 472.1

2018 503.4

2019 510.7

2020 469.1

❖ GDP bình quân đầu người qua các năm:

28
Năm GDP bình quân đầu
người (USD)
2015 57.562
2016 55.646
2017 60.922
2018 66.173
2019 65.232

❖ Kim ngạch xuất nhập khẩu của quốc gia:

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Singapore là 490,69 tỷ USD vào
năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Giá trị nhập khẩu của Singapore
giảm -61,99 tỷ USD so với năm trước đó, tức giảm -11,22% so với 552,69 tỷ USD của năm
2019. Tổng kim ngạch nhập khẩu của Singapore năm 2019 dự kiến sẽ còn 436,72 tỷ USD
nếu nền kinh tế Singapore vẫn giữ vững tốc độ nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ như năm vừa
rồi.

❖ Điểm nổi bật trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của quốc
gia

29
+ Nông nghiệp: Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét; không có nước ngọt; đất
canh tác hẹp, chủ yếu để trồng cao su, dừa, rau và cây ăn quả, do vậy nông nghiệp không
phát triển, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp ứng nhu cầu ở trong nước.

+ Công nghiệp: ngành xuất khẩu với các mặt hàng mũi nhọn là đồ điện tử, hóa chất và dịch
vụ, cộng thêm với vị thế là trung tâm quản lý tài sản của khu vực đã đem lại cho Singapore
nguồn thu đáng kể để phát triển kinh tế.
+ Dịch vụ: Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào buôn bán và dịch vụ (chiếm 40% thu
nhập quốc dân). Kinh tế Singapore từ cuối những năm 1980 đạt tốc độ tăng trưởng vào loại
cao nhất thế giới: 1994 đạt 10%, 1995 là 8,9%.

30
CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
3.1 Thành tựu đạt được và những vấn đề tồn tại
❖ Thành tựu

Trong các năm vừa qua thì Singaparo vẫn luôn thành công ghi dấu hàng loạt các chú
ý trong lịch sự, sự kiện trong đó có nghành MICE. Theo dòng mục ấn thì nước vẫn lên sự
cải thiện thăng tiến và đứng thứ 3 trên thế giới luôn dẫn đầu các trung tâm tài chính lớn nhất
toàn cầu.
Singapore tiếp tục giữ vị trí thành phố thông minh nhất thế giới trong năm thứ ba liên
tiếp: Sau đại dịch đã xuất thì các “smart city” không cần yếu tố trên mà phải cung cấp ứng
dụng công nghệ để có dịch vụ y tế tốt hơn, chất lượng môi trường sống tốt cho người dân
.Và Singaparo nhờ cách khai thác nguồn lực công nghệ đã xuất sắc đáp ứng nhu cầu này

Singapore - Điểm đến hàng đầu cho kinh doanh: Singapro tiếp tục đứng đầu khu vực
châu Á – Thái Bình Dương năm thứ bảy liên tiếp đồng thời duy trì vị trí thứ 8 toàn cầu.
Singapore được xếp hạng thứ 7 toàn cầu - và hạng nhất trong số các thành phố châu
Á trong BXH hàng năm của Hiệp hội quốc tế về các trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo
(ICCA) về số lượng sự kiện MICE mà quốc gia này tổ chức vào năm 2019.
❖ Vấn đề tồn tại

Trong cơ cấu kinh tế của Singapore, công nghiệp chế biến, chế tạo luôn duy trì tỷ
trọng ở mức 20%. Chương trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Singapore tập trung
vào việc phát triển mô hình nhà máy, doanh nghiệp và chuỗi giá trị trong tương lai dựa trên
nền tảng công nghiệp 4.0, sử dụng các công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0,
gồm sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất với công nghệ thông tin, trong ngành công nghiệp
sản xuất, vật liệu tiên tiến, sản xuất đắp dần (in 3D), rô-bốt và tự động hóa. Mô hình nhà
máy tương lai được nghiên cứu cho các lĩnh vực công nghiệp chủ đạo của Singapore, gồm
hóa chất, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác, cơ khí ô-tô...

Chương trình cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Singapore hướng đến mục tiêu
nâng cao năng lực hấp thu công nghệ mới của doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong
nước thông qua 3 chiến lược về nâng cao năng lực công nghệ, chuyển đổi số ở cấp ngành và
cấp doanh nghiệp, và phát triển nguồn nhân lực.

31
Để triển khai các chiến lược này hiệu quả, Singapore thiết lập cơ chế hợp tác 3 bên
cho các chiến lược với sự tham gia của các tổ chức công, doanh nghiệp và các trường đại
học. Đại học Nayang là thành viên chính thức tham gia xây dựng và triển khai chiến lược về
năng lực công nghệ và phát triển nguồn nhân lực.

Thêm vào đó, với xuất phát điểm gần như không có các doanh nghiệp nội địa có
năng lực sản xuất công nghiệp đủ mạnh, chính phủ Singapore đã quyết định hợp tác chặt
chẽ với các công tu xuyên quốc gia ngay từ giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa.
Kết quả là Singapore có tỷ trọng đầu tư của FDI trong tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế vào
loại cao nhất trên toàn thế giới, thậm chí cao hơn cả nền kinh tế tự do hoàn toàn như
Hongkong.

3.2 Chủ đề tham khảo


Chủ đề tham khảo: “Từ một đất nước không hề có tài nguyên thiên nhiên, chỉ sau 30
năm, Singapore trở thành một trong những cường quốc hàng đầu ở Châu Á. Nêu
nguyên nhân? Bài học cho Việt Nam là gì?”

Nước Singapore có diện tích chỉ 660 km2, rộng hơn thành phố Hà Nội của Việt Nam
một chút. Vị trí địa lý không quá tốt, không giàu tài nguyên khoáng sản, phải nhập nước
ngọt từ các nước khác. Vậy mà từ một thị trấn nghèo, sau 3 thập niên Singapore đã trở thành
“thiên đường của chủ nghĩa tư bản”.
Ông Lý Quang Diệu, thủ tướng của singapore suốt 31 năm đã đưa ra nhiều thay đổi
về đường lối, chính sách dẫn đến nhiều sự thay đổi của Singapore, các nguyên nhân dẫn đến
sự thay đổi có thể kể đến như:
❖ Trọng dụng người tài:

Đầu tiên có thể thấy được là đảng PAP của ông Lý Quang Diệu tập hợp được rất
nhiều người tài. Là người lãnh đạo, thì cần phải có nhiều người tài. Không có tài, thì không
thể lãnh đạo được. Đó là ý kiến của ông Lý Quang Diệu.
Vị Tổng bí thư thứ hai của đảng PAP là ông Goh Chok Tong, tốt nghiệp tại trường
Đại học danh tiếng Williams College, Mỹ, về chuyên ngành Phát triển kinh tế. Vị Tổng bí
thư thứ ba của đảng PAP cũng đã tốt nghiệp trường Đại học Cambridge của Anh về ngành

32
toán và vi tính...Người của đảng PAP và các bộ trưởng cũng đều tốt nghiệp các trường đại
học nổi tiếng trên thế giới.
Quan điểm của ông Lý Quang Diệu về trọng dụng, thu hút nhân tài là “Lãnh đạo xấu
sẽ đuổi người tốt,người giỏi, không cho họ được giữ những chức vụ quan trọng”
Nước Singapore không những tìm và sử dụng người tài trong công dân Singapore,
mà còn thu hút nhân tài từ nước khác đến. Người tài đến Singapore làm việc, được định cư
lâu dài, và được gia nhập quốc tịch Singapore dễ dàng. Người tài được ưu ái ở Singapore,
được tạo cơ hội phát triển toàn diện về việc làm, được trả lương cao nhằm giữ chân và được
ưu ái ở nhiều mặt khác trong xã hội.

❖ Tiếng Anh là tiếng quốc ngữ

Không giống với Việt Nam, sau khi giành được độc lập từ tay thực dân Pháp, ta cũng
bỏ luôn tiếng Pháp và những cung cách quản lý hành chính tiên tiến, khoa học cùng với
những thành tựu, tiến bộ khác cũng được ta bỏ qua. Thì ở Singapore, sau khi giành được
độc lập khỏi người Anh, ông Lý Quang Diệu không bỏ tiếng Anh. Những bộ máy hành
chính vẫn được duy trì hoặc sửa đổi cho phù hợp hơn với người dân.
Ông Lý Quang Diệu cho tiếp thu tất cả nền hành chính tiên tiến đó cùng với những
mặt tiến bộ từ Anh cũng tiếp tục được duy trì. Nhân dân được tự do cư trú, quyền tư hữu
không bị xóa bỏ.
Nhờ tiếng Anh là tiếng quốc ngữ, Singapore cũng rất có lợi thế trong nhiều mặt từ
giao thương đến du lịch, thuận tiện trong việc tiếp thu các giá trị của phương Tây.
Ông Lý Quang Diệu cũng từng nói “-Nắm vững tiếng Anh, đó là chìa khóa để giành
lấy tri thức, công nghệ cao của phương Tây”.

❖ Chống tham nhũng

Singapore phát triển được như ngày nay là nhờ một phần lớn vào chính sách kiên
quyết chống tham nhũng. Singapore đứng thứ 5 thế giới trong năm 2005 về độ trong sạch
của bộ máy chính quyền nhà nước.
Ông Lý Quang Diệu nói “Sự sống còn của Singapore hoàn toàn dựa vào sự liêm
khiết và hiệu suất của các bộ trưởng và quan chức cao cấp của Chính phủ”. Ông còn khẳng
định “nhân dân quyết không thể dung tha những phần tử đầu cơ và lưu manh”

33
Bên cạnh lý do luật pháp nghiêm khắc về các hành vi tham nhũng thì thu nhập của
các bộ trưởng và thủ tướng ở Singapore cũng thuộc hàng cao nhất thế giới, đó cũng là một
lý do khiến Singapore ít tham nhũng hơn so với các nước khác.

❖ Không thiên vị

Lý Quang Diệu cũng từng khẳng định là tại Singapore không có nạn “con ông cháu
cha”. Có nghĩa không có việc đời cha làm thủ tướng, đời con cũng sẽ được làm cao trong bộ
máy chính trị.
Ông Lý Quang Diệu từng nói “Chúng tôi điều hành một chế độ nhân tài. Nếu gia
đình họ Lý ưu ái con ông cháu cha thì hệ thống của Singapore đã sụp đổ. Nếu tôi không làm
thủ tướng thì con trai tôi có thể trở thành thủ tướng từ vài năm trước nữa. Tôi không cho
phép bất kỳ thành viên gia đình nào không có trình độ được giữ chức vụ quan trọng. Đó sẽ
là thảm họa đối với Singapore và di sản của tôi”. Singapore ưu tiên người tài, đó là lý do
không có nạn thiên vị, chỉ người tài được ưu tiên.

❖ Đảng nhân dân hành động

Đảng Nhân dân Hành động (PAP - People’s Action Party) không phải là đảng duy
nhất tồn tại ở Singapore, nhưng là đảng duy nhất lãnh đạo và có vị trí được coi là không thể
thay thế đối với sự phát triển của đảo quốc này. Cho đến nay, đảng PAP đã có nhiều biện
pháp tốt, giúp nền kinh tế Singapore có nhiều sự phát triển vượt bậc. Một số đường lối tốt
có thể kể đến như: tự do hóa nền kinh tế và thu hút vốn nước ngoài, thực hiện nhanh chóng
công cuộc cải biến kinh tế, xã hội và nâng cao chất lượng sống.
Đảng PAP và ông Lý Quang Diệu từ lâu cũng đã thúc đẩy thương mại tự do, giúp
Singapore nhận được nhiều đầu tư nước ngoài và từ những gã khổng lồ đa quốc gia như
Sony Corporation, Microsoft, Apple, Google, Panasonic. Năm 1971, Mỹ tách đồng đôla
khỏi vàng và Singapore đã nắm bắt cơ hội, biến mình thành một trung tâm ngoại hối khu
vực, mang lại những lợi ích to lớn cho đất nước.
Chính phủ can thiệp vừa phải vào nhiều mặt ở Singapore, chính phủ lập kế hoạch dự
thảo ngân sách cho mọi hoạt động từ tài chính quốc tế cho đến thu gom rác; chính phủ sở
hữu, kiểm soát, điều tiết hoặc phân bố đất đai lao động và nguồn vốn; chính phủ ấn định
hoặc tác động đối với nhiều loại giá cả làm cơ sở cho các nhà đầu tư tư nhân tính toán kinh
doanh và quyết định đầu tư.
34
Sự can thiệp của nhà nước trong nền kinh tế đã ảnh hưởng tích cực không chỉ đối với
lợi ích của doanh nghiệp tư nhân, mà còn đối với phúc lợi chung của nhân dân. Ngoài việc
tạo ra việc làm trong các khu vực tư nhân và nhà nước, chính phủ còn cung cấp nhà ở hỗ
trợ, giáo dục và y tế và các dịch vụ giải trí cũng như vận tải công cộng.
Chính phủ quyết định mức tăng lương hàng năm và dự định mức phụ cấp ngoài
lương tối thiểu trong các khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời còn quản lý quỹ tiết kiệm
hưu trí thông qua Central Provident Fund và Post Office Bank, tạo điều kiện cho cá nhân có
các cổ phần tại các doanh nghiệp.

3.3. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam


Đầu tiên phải kể đến vấn nạn tham nhũng. Nạn tham nhũng ở Việt Nam được xem là
quốc nạn nhức nhối nhất hiện nay. Việt Nam có thể học được thêm về những bài học về
cách giảm thiểu tham nhũng bằng nhiều phương pháp như Singapore
Bài học về cách trọng dụng người tài. Singapore nổi tiếng về các chính sách ưu ái
cho người tài, các biện pháp giữ chân người tài cho đất nước. Đây là những điều Việt Nam
còn thiếu, Việt Nam có nhiều người tài nhưng lại không thể giữ chân. Đa phần người tài tại
Việt Nam sau khi du học hoặc làm việc sẽ định cư tại nước ngoài chứ không về nước nhà,
điều đó khiến Việt Nam mất một lượng lớn lực lượng lao động chất lượng cao.
Tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng hình thành nên sự phát triển vượt bật của
Singapore, nhờ vào chọn tiếng Anh làm tiếng quốc ngữ nên Singapore mới thuận lợi hơn
trong việc giao thương, trao đổi các giá trị với các nước phương Tây. Việt Nam bên cạnh đó
cũng có thể áp dụng đẩy cao dạy thêm tiếng Anh cho người dân, hiện tại trường lớp có đào
tạo tiếng Anh, nhưng chất lượng học sinh,sinh viên giao tiếp thành thạo tiếng Anh còn chưa
nhiều, chưa tốt, tỉ lệ người dân biết tiếng Anh cũng chưa được cao, đây cũng là một bất cập
trong việc giao thương, qua lại giữa các nước phương

35
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. 14/03/2017, Ý nghĩa và sự độc đáo của quốc kỳ Singapore [online]. Air Go. Đọc từ:
https://toursingapore.net/y-nghia-va-su-doc-dao-cua-quoc-ky-singapore.html [Truy cập
25/09/2022]

2. 26/01/2021, Dân số Singapore bao nhiêu? Các sắc tộc cùng sinh sống trên đất nước
Singapore [online]. Visanuocngoai. Đọc từ: https://visanuocngoai.vn/tin-tuc-singapore/dan-
so-singapore-bao-nhieu.html [Truy cập 26/09/2022]
3. Phan Thị Linh Chi và Nguyễn Văn Hiền, 19/07/2022, Tỷ giá 1 Đôla Singapore bằng bao
nhiêu tiền Việt [online]. TheBank. Đọc từ: https://thebank.vn/blog/18164-ty-gia-1-dola-
singapore-bang-bao-nhieu-tien-viet.html [Truy cập 22/09/2022]

4. 13/11/2015, 10 điểm đến hấp dẫn du khách nhất khi du lịch Singapore [online]. IViVu.
Đọc từ: https://www.ivivu.com/blog/2014/06/10-diem-den-hap-dan-du-khach-nhat-khi-du-
lich-singapore/ [Truy cập 23/09/2022]

5. Không ngày tháng, Các lễ hội nổi tiếng nhất tại Singapore [online]. GSE. Đọc từ:
https://gse.edu.vn/cac-le-hoi-noi-tieng-tai-singapore/ [Truy cập 22/09/2022]

6. 20/08/2016, Trang phục truyền thống của người Singapore [online]. Air Booking. Đọc từ:
https://airbooking.vn/trang-phuc-truyen-thong-cua-nguoi-singapore.html [Truy cập
22/09/2022]

7. Hằng Phan, 21/05/2022, Thủ đô Singapore và những điều thú vị đợi bạn chinh phục
[online]. duhoctms. Đọc từ: https://duhoctms.edu.vn/thu-do-cua-singapore/ [Truy cập
22/09/2022]

8. Không ngày tháng, Gợi ý 10 món ăn đặc sản Singapore ngon độc đáo [online]. Bách hóa
XANH. Đọc từ: https://www.bachhoaxanh.com/kinh-nghiem-hay/goi-y-10-mon-an-dac-san-
o-singapore-ngon-doc-dao-1364372 [Truy cập 22/09/2022]

9. Hạ Vi, không ngày tháng, Đồng tiền Singapore nguồn gốc và sự ra đời của Đô la
Singapore [online]. Vnsava. Đọc từ: https://vnsava.com/tien-singapore/ [Truy cập
22/09/2022]

36
10. 17/02/2016, Tìm hiểu về sự phát triển kỳ diệu của Singapor và vai trò của ông Lý
Quang Diệu [online]. hahoangkiem. Đọc từ: https://hahoangkiem.com/khoa-hoc/tim-hieu-
ve-su-phat-trien-ky-dieu-cua-singapor-va-vai-tro-cua-ong-ly-quang-dieu-1433.html [Truy
cập 25/09/2022]

11. Không ngày tháng, Tổng quan đất nước Singapore [online]. Hvetco. Đọc từ:
https://www.havetco.com.vn/tong-quan-dat-nuoc-singapore [Truy cập 26/09/2022]

12. Hoa Trần, không ngày tháng, Bản word về bộ môn quản lý khu vực công ở Singapore
[online]. 123doc. Đọc từ: https://123docz.net//document/4244856-ban-word-ve-mon-quan-
ly-khu-vuc-cong-o-singapore.htm#google_vignette [Truy cập 26/09/2022]

13. Không ngày tháng, Quan hệ ngoại giao Singapore [onlỉne]. Wikipedia. Đọc từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_ngo%E1%BA%A1i_giao_Singapore#t
op-page [Truy cập 26/09/2022]

14. Không ngày tháng, Thủ tướng Singapore [online]. Wikipedia. Đọc từ:
https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%A7_t%C6%B0%E1%BB%9Bng_Singapore
[Truy cập 26/09/2022]

37

You might also like