You are on page 1of 40

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN


(Côõ chöõ :
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ 15)

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ, VĂN HÓA, XÃ HỘI ASEAN

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN


KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI LAN
TỪ SAU KHI GIÀNH ĐƯỢC
ĐỘC LẬP DÂN TỘC ĐẾN NAY

Lớp: Buổi sáng thứ 2


Mã lớp học phần: 231SOS10103
Học kỳ: 1 - Năm học: 2023-2024
Nhóm D:
Giảng viên: ThS. Đinh Nguyệt Bích

TP.HCM, tháng 11 năm 2023


DANH SÁCH NHÓM D

ĐÁNH GIÁ KÝ ĐIỆN GHI CHÚ


TT HỌ VÀ TÊN MSSV
(%) TÊN THOẠI,
EMAIL
Trần Anh
211A140267
Quốc 0944459621 Nhóm
1
trưởng
Trần Thị 0834343050
211A210057
2 Hồng Ngọc
Trần Thị Bảo 0706826519
211A210074
3 Trâm
Đinh Thái 0949887081
211A210068
4 Thuận Kiều
Phan Ngọc 0989620575
211A210135
5 Tường Vy
Nguyễn Duy 0945841653
211A210170
6 Phương Uyên
0353067995
Lê Minh Tâm 211A210058
7
Bùi Ngọc 0342115985
211A210175
8 Tuyết Nhi
Châu Thị 0968511751
9 211A210022
Tường Vy
Nguyễn 0393701132
10 Trọng Bảo 211A210049
Huế
Bùi Ngọc 0372428171
11 211A140101
Huyền Trân
Nguyễn Trịnh 0862476232
12 211A140425
Châu Anh
Ngô Tuấn 0373933772
13 211A140469
Huy
Nguyễn Cao 0898472507
14 Quỳnh Như 211A140305

Phan Mạnh 0376708553


15 211A010144
Khỏe
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, nhóm chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại
học Văn Hiến đã đưa môn học Kinh Tế, Văn Hóa, Xã Hội Asean vào chương trình
giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn Cô
Đinh Nguyệt Bích đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho nhóm chúng em
trong suốt thời gian học tập vừa qua. Khi tham gia vào lớp của Cô giảng dạy, chúng
em luôn cảm thấy tinh thần thoải mái, không bị áp lực, Cô luôn truyền đạt kiến thức
kết hợp với ví dụ thực tế trong cuộc sống về kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước
Asean trong đó có Việt Nam, từ đó chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ
ích. Đây chắc chắn sẽ là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này. Kinh Tế,
Văn Hóa, Xã Hội Asean là môn học thú vị và có tính thực tế cao, đảm bảo cung cấp đủ
kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy nhiên, do vốn hiểu biết
còn nhiều hạn chế nên mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu
luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và một vài chỗ còn chưa chính xác, kính
mong Cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn. Chúng
em kính chúc cô có thật nhiều sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp
cũng như trong cuộc sống của mình, để những lớp sinh viên sau vẫn nhận được những
kiến thức bổ ích mà chúng em đã có ngày hôm nay từ Cô.
Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn !
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 1 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN 2

Hình thức:……………………………. Hình thức:…………………………….


……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

………………………………………. ……………………………………….

………………………………………. ……………………………………….

………………………………………. ……………………………………….

Nội dung:…………………………….. Nội dung:……………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

……………………………………….. ………………………………………..

Điểm số:……………………………… Điểm số:………………………………

Bằng chữ:……………………………. Bằng chữ:…………………………….

Tp.HCM, ngày tháng năm 2023 Tp.HCM, ngày tháng năm 2023

Giảng viên Giảng viên

(Ký và ghi rõ họ và tên) (Ký và ghi rõ họ và tên)


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THÁI LAN......................1
1.1 Quốc kỳ.................................................................................................................1
1.1.1 Mô tả quốc kỳ Thái Lan..................................................................................1
1.1.2 Ý nghĩa của các màu trên quốc kỳ Thái Lan..................................................2
1.2 Quốc Ca Thái Lan...............................................................................................3
1.2.1 Giới thiệu về Quốc Ca....................................................................................3
1.2.2 Ý nghĩa và thông điệp của quốc ca.................................................................3
1.3 Quốc huy Thái Lan..............................................................................................3
1.3.1 Mô tả về Quốc huy..........................................................................................3
1.3.2 Ý nghĩa............................................................................................................3
1.3.3 Giai đoạn lịch sử phát triển của các biểu tượng qua các giai đoạn.................4
1.4 Vị trí địa lý............................................................................................................5
1.5 Điều kiện tự nhiên................................................................................................5
1.6 Dân số....................................................................................................................6
1.7 Dân tộc.................................................................................................................6
1.8 Tôn giáo................................................................................................................7
1.9 Thủ đô...................................................................................................................7
1.10 Tiền tệ.................................................................................................................7
1.11 Ngôn ngữ............................................................................................................9
1.12 Những công trình nổi bật tiêu biểu................................................................11
1.13 Những lễ hội nổi tiếng.....................................................................................12
1.13.1 Lễ hội té nước Thái Lan- Songkran............................................................12
1.13.2 Lễ hội Loy Krathong...................................................................................14
1.13.3 Lễ hội Pee Ta Khon....................................................................................15
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI LAN..............17
2.1 Chính trị - Ngoại giao........................................................................................17
2.1.1 Các cột mốc lịch sử quan trọng.....................................................................17
2.1.2 Thể chế chính trị.............................................................................................17
2.1.3 Bộ máy hành chính trung ương.................................................................18
2.1.4 Một số nhân vật quan trọng và sự ảnh hưởng của họ đối với Thái Lan19
2.1.5 Mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với Việt Nam.............................20
2.1.6 Mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với các quốc gia và khu vực khác
trên thế giới............................................................................................................21
2.2 Kinh tế - Xã hội..................................................................................................22
2.2.1 Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế của từng giai đoạn
................................................................................................................................22
2.2.2 GDP của Thái Lan qua từng năm.............................................................24
2.2.3 GDP bình quân đầu người của Thái Lan qua từng năm............................25
2.2.4 Kim ngạch XNK qua các năm của Thái Lan................................................26
2.2.5 Điểm nổi bật trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ của
Thái Lan.................................................................................................................26
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN..........................................................................................30
3.1 Những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại...............................30
3.2 Nêu những nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam..............30
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................31
MỤC LỤC HÌNH
Hình 1: Quốc kỳ Thái Lan............................................................................................1
Hình 2: Sự biến đổi của quốc kỳ theo thời gian..........................................................1
Hình 3: Tiền xu của Thái Lan......................................................................................7
Hình 4: Tiền giấy của Thái Lan...................................................................................8
Hình 5: Câu xin chào....................................................................................................9
Hình 6: Câu chào buổi sáng.......................................................................................10
Hình 7: Câu chào buổi tối...........................................................................................10
Hình 8: Câu chúc ngủ ngon........................................................................................11
Hình 9: Lễ hội té nước Thái Lan- Songkran............................................................13
Hình 10: Lễ hội âm nhạc.............................................................................................14
Hình 11: Tổ chức diễu hành.......................................................................................14
Hình 12: GDP nước Thái Lan tính theo mức giá hiện hành (đvt: Tỷ USD) Nguồn:
IMF...............................................................................................................................25
Hình 13: GDP bình quân đầu người nước Thái Lan tính theo mức giá hiện hành
(đvt: Nghìn USD) Nguồn: IMF..................................................................................25
MỤC LỤC BẢNG
Bảng 1: Giai đoạn lịch sử phát triển của các biểu tượng qua các giai đoạn............4
Bảng 2: Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế của từng giai
đoạn..............................................................................................................................24
Bảng 3: GDP của Thái Lan qua từng năm...............................................................24
Bảng 4: GDP bình quân đầu người của Thái Lan qua từng năm...........................25
Bảng 5: Kim ngạch XNK qua các năm của Thái Lan..............................................26
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ THÁI LAN
1.1 Quốc kỳ

Hình 1: Quốc kỳ Thái Lan


1.1.1 Mô tả quốc kỳ Thái Lan
Quốc kỳ của Thái Lan bao gồm 5 sọc ngang đó là các màu đỏ, trắng, xanh
dương, trắng và đỏ đặc biệt là sọc chính giữa rộng gấp đôi các sọc khác (tức là màu
xanh dương ),người Thái gọi lá cờ này là ธงไตรรงค์ (Thong Trairong), có nghĩa là cờ tam
sắc. Được thiết kế bởi vua Vajiravudh(Râm VI).
+ Giai đoạn sự biến đổi của quốc kỳ theo thời gian.

Hình 2: Sự biến đổi của quốc kỳ theo thời gian

1
1.1.2 Ý nghĩa của các màu trên quốc kỳ Thái Lan
Ý nghĩa màu sắc và biểu tượng trên quốc kỳ
Màu đỏ: Tượng trưng cho sức mạnh và tinh thần xả thân của các dân tộc,và
quyền lực của quốc gia

Màu trắng: Tượng trưng cho sự thuần khiết,tôn trọng của người dân Thái đối với
đất nước của họ( lấy đạo Phật làm quốc giáo )
Màu xanh: Tượng trưng cho nhà Vua nằm giữa lá cờ có ý nghĩa vương thất ở
trong nhân dân uy quyền và Tôn giáo đại diện sự tôn thờ của người dân với đất nước.
Ngoài ra Thái Lan có Chakra triratna (VỚI BA DẢI TƯỢNG TRƯNG CHO
TAM BẢO TÂM, PHÁT VÀ PHẬT) là biểu tượng của quốc gia Thái và thường liên
kết với quốc kỳ thể hiện sự tôn thờ đối với Phật giáo và tinh thần của quốc gia.
Sự liên quan giữa tam rồng và văn hóa truyền thống Thái Lan
Tam rồng không phải là quốc kì thái lan nhưng có mối liên quan sâu sắc dến lịch
sử văn hóa của THÁI LAN.
Tôn thờ và tín ngưỡng: Tam rồng thường được tìm thấy tại các ngôi đền và chùa
ở Thái Lan. Nó được tôn thờ như là biểu tượng của sức mạnh, bảo vệ và tình thần bảo
vệ đất nước. Các tín đồ thường đến các địa điểm tôn thờ này để cầu mong may mắn và
sự bảo vệ từ tam rồng.
Lịch sử và văn hóa: Tam rồng có liên quan đến lịch sử và truyền thống của Thái
Lan. Nó thường xuất hiện trong các nghi lễ và sự kiện quan trọng của đất nước, như lễ
đăng cơ vua và lễ hội truyền thống. Tam rồng thể hiện tình thần đoàn kết và lòng tự
hào về văn hóa và quốc gia của Thái Lan.
Nghệ thuật và thủ công mỹ thuật: Tam rồng là một biểu tượng thú vị trong nghệ
thuật và thủ công mỹ thuật của Thái Lan. Nó thường xuất hiện trong các bức tranh,
điêu khắc, đồ trang sức và nhiều sản phẩm thủ công khác. Các hình ảnh của tam rồng
thường được thiết kế với sự tinh xảo và độc đáo, thể hiện sự tôn trọng và tình yêu với
truyền thống văn hóa.
Tóm lại, tam rồng là một biểu tượng quan trọng trong văn hóa, tôn giáo và lịch
sử của Thái Lan, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện sự tôn trọng và lòng
tự hào của người dân Thái về quê hương và truyền thống của họ.

2
1.2 Quốc Ca Thái Lan
1.2.1 Giới thiệu về Quốc Ca
Quốc ca của Thái Lan có tên là "Phleng Chat Thai" hoặc "เพลงชาติไทย" trong tiếng
Thái. Đây là bản hát quốc ca chính thức của Thái Lan và được sử dụng trong nhiều
nghi thức và sự kiện quan trọng của quốc gia này.
Bài hát quốc ca Thái Lan mỗi khi được phát lên thì mọi người dân dù đang ở đâu
cũng phải ngừng lại, đứng thẳng với niềm tự hào dân tộc. Đây cũng là một phong tục
truyền thống Thái Lan bạn nên biết.
Quốc ca Thái Lan, "Phleng Chat Thai," quan trọng vì nó thể hiện tình thần đoàn
kết, tự hào dân tộc, và giá trị quốc gia. Nó là biểu tượng thống nhất và thể hiện lòng
yêu quê hương của người dân Thái Lan, góp phần duy trì sự thống nhất và tình yêu đối
với quốc gia.
1.2.2 Ý nghĩa và thông điệp của quốc ca
Bài hát quốc ca Thái Lan, "Phleng Chat Thai," tôn vinh đất nước và văn hóa Thái
Lan, thể hiện lòng tự hào dân tộc và tình yêu quê hương. Nó thúc đẩy tinh thần đoàn
kết và thống nhất trong xã hội Thái Lan, gắn kết mọi người dưới nguyên tắc của vương
quốc, tạo nên sự đoàn kết và danh dự quốc gia.
1.3 Quốc huy Thái Lan
1.3.1 Mô tả về Quốc huy
Quốc huy Thái Lan ตราแผ่นดินของไทย được gọi là Phra Khrut Pha. Quốc huy là biểu
tượng thể hiện đế chế, hình ảnh đặc trưng của quốc gia đó. Quốc huy thường được sử
dụng trên các ấn phẩm quốc như tiền tệ, hộ chiếu, giấy tờ. Quốc huy của Thái Lan là
Kim sí điểu. Garuda được sử dụng chính thức làm quốc huy bởi vua Vajiravudh
(Rama VI) năm 1911. Garuda là một con thú trong thần thoại của Hindu và Phật giáo
truyền thống. Theo thần thoại Hindu, Garuda là (vật cưỡi) của thần Vishnu.
1.3.2 Ý nghĩa
Quốc huy Thái Lan là Kim sí điểu là loài chim thần có sức mạnh bất diệt trong
Ấn Độ giáo có sức ảnh hưởng sang Phật Giáo Nam Tông nên quốc huy Thái Lan có ý
nghĩa là biểu tượng của lòng dũng cảm, sức mạnh.

3
1.3.3 Giai đoạn lịch sử phát triển của các biểu tượng qua các giai đoạn
Thời gian Quốc Kỳ
Lá cờ đầu tiên chỉ có 1 màu đỏ dùng từ thời vua Narai được
gọi là Cờ hải Quân Thái Lan.
Sau năm 1855 Vua Mongkut tạo ra lá cờ đầu tiên, hoàn chỉnh với phông nền
màu đỏ và một con voi trắng ở giữa
Thời kỳ Vương Lá cờ được đổi lại chỉ còn Voi Trắng.
quốc Xiêm
Năm 1916 Quốc kỳ được đổi thành dạng sọc, sọc trắng và đỏ.

Sau đó, đổi thành thiết kế ngày nay sử dụng, nhưng màu sắc ở
giữa cũng đỏ như dải bên ngoài khác biệt màu xanh dương và
màu đỏ đảo ngược.
Quốc huy
Năm 1911 Theo thần thoại Hindu, Garuda tượng trưng cho quyền năng
thiêng liêng và quyền hạn của nhà vua được tạo bởi vua Rama
VI.
Quốc ca
Đảo chính 1932 Do Khun Vichitmatra viết lời và xướng theo giai điệu gần
giống quốc ca Ba Lan thay thế bài Hoàng ca Phleng Sansoen
Phra Barami
Năm 1934 Tổ chức sáng tác nhạc và lời cho quốc ca kết quả phần lời ban
đầu của Khun Vichitmatra đạt giải nhất. Phần dự thi của Chan
Khamvilai đạt giải nhì chọn làm lời hai.
Năm 1939 Nhà nước lại tổ chức tuyển chọn sáng tác lời mới và phần dự
thi của Luang Saranupraphan được chọn và duy trì đến nay.
Bảng 1: Giai đoạn lịch sử phát triển của các biểu tượng qua các giai đoạn
Thông qua các biểu tượng này Thái Lan đã và đang khẳng định vị thế của mình
trong việc củng cố và phát triển đất nước qua đó giúp cho mọi người trên thế giới biết
thêm về những điều cơ bản của một đất nước như : chính trị và mục tiêu chính trị của
một đất nước, con người về cội nguồn, truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc của đất
nước rùa vàng . Từ đó tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các thành viên thành
4
viên ASEAN trong quan hệ hợp tác quốc tế qua đó đóng vai trò ngày càng tích cực
hơn trong các vấn đề nóng của quốc tế.
1.4 Vị trí địa lý
Quốc Gia Thái Lan có diện tích 513.000 km2. Nằm ở khu vực phía đông nam
Châu Á, phía tây của bán đảo đông Dương và bắc bán đảo Malakka trong vĩ độ nhiệt
đới gần xích đạo. Phía Nam là vịnh Thái Lan phía Tây Nam là biển Andaman, Đông
và Đông Bắc giáp Campuchia và Lào, Tây – Tây Nam giáp Myanma và Malaysia. Vị
trí địa lý Thái Lan: Phía Bắc và Tây Thái Lan là núi. Đỉnh cao nhất là núi Inkhtanon
(2576m). Phía đông là cao nguyên Korat cao dần về phía Tây Nam. Miền trung là bình
nguyên Menam. Ở phần phía nam bị top lại là đồng bằng với rải rác đồi núi. Thái lan
trải dài từ Bắc xuống Nam 2500km, từ Tây sang Đông 1250km. Sông lớn chảy qua
Thái Lan là Mena-Chao-Prai và Mekong (chảy dọc theo biên giới Lào) với một nhánh
của nó là Mun (cao nguyên Korat). Trên các sông có nhiều đập nước. Rừng chiếm gần
một phần tư diện tích toàn quốc.
1.5 Điều kiện tự nhiên
Đất nước xứ Chùa Vàng có diện tích 513.120 km2, lớn thứ 03 trong khu vực
Đông Nam Á và xếp thứ 50 trên thế giới. Trong đó, tổng diện tích đất liền Thái Lan là
510.890 km2, tổng diện tích nước là 2.230 km2. Khoảng cách từ cực Bắc đến cực
Nam Thái Lan là 1.620 km, từ Đông sang Tây là 720 km.
Quốc gia này có kiểu khí hậu nhiệt đới với ba mùa rõ rệt: mùa nóng (tháng 3 đến
tháng 6), mùa mưa (tháng 7 đến tháng 11) và mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 2). Phần
lớn địa hình của xứ Chùa Vàng là đồi núi, bao gồm một cao nguyên lớn và nhiều ngọn
núi nhỏ, tập trung chủ yếu ở phía Bắc, trải dọc theo biên giới Myanmar đến bán đảo
Mã Lai. Đất nước này còn có một vùng đồng bằng trung tâm, được bồi đắp bởi sông
Chao Phraya. Khí hậu Thái Lan được xác định bởi gió mùa nhiệt đới với lượng mưa
trung bình hàng năm là 1000 – 2000mm (ở vùng núi có lượng mưa lên đến 5000mm).
Mùa khô kéo dài suốt mùa đông, từ tháng 11 đến tháng 4. Nhiệt độ trung bình ở vùng
đồng bằng là 22-29 độ C. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của rừng
rậm nhiệt đới và rừng nguyên sinh. Cao nguyên Korat là rừng thưa. Nhờ vào đặc điểm
tự nhiên có cả cao nguyên và đồng bằng nên Thái Lan sở hữu nhiều cảnh sắc đẹp, bao
gồm: các bãi biển, vùng vịnh, rừng sinh thái,…thu hút du khách từ khắp nơi trên thế
giới.

5
1.6 Dân số
Dân số hiện tại của Thái Lan là 70.205.295 người vào ngày 07/10/2023 theo số
liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Thái Lan hiện chiếm 0,87% dân số thế giới.
Đang đứng thứ 20 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh
thổ. Mật độ dân số của Thái Lan là 137 người/km2. Với tổng diện tích đất là
510.844 km2. 52,87% dân số sống ở thành thị (37.048.661 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở Thái Lan là 41,2 tuổi.
Dân số Thái Lan (năm 2023 ước tính và lịch sử)
Trong năm 2023, dân số của Thái Lan dự kiến sẽ tăng 104.631 người và đạt
70.224.789 người vào đầu năm 2024. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là
dương vì số lượng sinh sẽ nhiều hơn số người chết đến 75.947 người. Nếu tình trạng
di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 28.684 người. Điều đó có nghĩa là
số người chuyển đến Thái Lan để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi
đất nước này để định cư ở một nước khác.
1.7 Dân tộc
Khoảng 96% dân số ở đây tự xem mình là người Thái. Tuy nhiên, điều này
không đơn giản như vẻ bề ngoài. Dân tộc Thái thực tế là sự hỗn hợp của nhiều nhóm
dân tộc có quan hệ họ hàng mật thiết, sinh sống trong cùng một khu vực. Trong số đó,
người Trung Thái chiếm đa số. Người Trung Thái không chỉ nổi tiếng với số lượng
đông đảo mà còn chiếm ưu thế về mặt chính trị trên toàn quốc.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại những nhóm người khác, chủ yếu được phân loại theo địa
hình địa lý. Các nhóm người Bắc Thái có ngôn ngữ và lịch sử riêng biệt, là con cháu
của vương quốc Lanna. Người Nam Thái sống chủ yếu ở hạ bán đảo, cũng nói một
ngôn ngữ khác trong ngôn ngữ Thái, và đã thiết lập mối quan hệ mật thiết với nhiều
người Mã Lai trong khu vực. Cuối cùng, có nhóm người Isaan, là con cháu của người
Lào ở Tây Bắc khu vực này. Trước đây, nhóm này được gọi đơn giản là Lào, nhưng
hiện nay cái tên đó đã có ý nghĩa tiêu cực. Dân số Isaan đông đảo, nhưng họ thường
nghèo hơn và ít có đại diện chính trị hơn so với người Trung Thái.
Thái Lan được biết đến là một quốc gia đa dạng về vùng miền và dân tộc. Dân
tộc Thái chiếm 92% dân số, còn lại 8% dân số là các dân tộc thiểu số khác. Ngoài ra,
hơn 4 triệu người di cư từ các nước láng giềng như Lào, Myanmar và Nepal đã góp
phần vào dân số không cư trú của quốc gia này.

6
1.8 Tôn giáo
Phật giáo Thượng tọa bộ được coi là quốc giáo ở Thái Lan với tỉ lệ người theo
đạo là 93,2%, tỉ lệ thuộc loại cao nhất thế giới.
Người Hồi giáo chiếm 5,5%, 0,9% Cơ Đốc giáo, 0,1% Ấn Độ giáo, 0,3% không
theo tôn giáo nào.
1.9 Thủ đô
Thủ đô Băng Cốc là thành phố lớn nhất và là trung tâm chính trị, thương mại,
công nghiệp và văn hóa.
1.10 Tiền tệ
Sơ lược:
Baht (tiếng Thái: บาท, phát âm bạt, ký hiệu ฿, mã ISO 4217 là THB) là đơn vị tiền
tệ của Thái Lan.
Baht Thái là đơn vị tiền tệ hợp pháp chính thức của Vương quốc Thái Lan. Đối
với tiền đúc, đồng baht được chia thành 100 satang (có thể so sánh với tiền xu Canada
hoặc đô la Mỹ ).
Ngân hàng trung ương của Thái Lan chịu trách nhiệm phát hành tiền xu và tiền
giấy Thái Lan. Tuy nhiên, một số công việc liên quan tới đúc tiền và in tiền giấy phải
ký hợp đồng với tổng công ty đúc và in tiền giấy Trung Quốc.
Các mệnh giá tiền tệ của Thái Lan:
Tiền xu Thái Lan:
Tiền xu có sẵn với mệnh giá 25 và 50 satang và 1, 2, 5 và 10 baht. Đồng 10 baht
có hình tròn với lớp lót bạc và bên trong bằng vàng, không khác gì đồng 2 euro. Đồng
5 baht có hình dạng nonagon (có 9 cạnh), có màu bạc.
Đồng 2 bạt có hình tròn, nhỏ và có màu đồng. Đồng 1 baht nhỏ hơn, vẫn hình
tròn và bằng đồng. Cả hai đồng tiền satang cũng có màu đồng, nhỏ hơn đồng baht.

Hình 3: Tiền xu của Thái Lan

7
Tiền giấy Thái Lan:
Tiền giấy có các mệnh giá 20, 50, 100. 500 và 1.000 baht. Mỗi nốt có một màu
tương ứng , với 20 nốt là xanh lục, 50 là xanh lam, 100 là đỏ, 500 là tím và 1.000 là
nâu.

Hình 4: Tiền giấy của Thái Lan


Tỷ giá tiền Thái Lan đổi sang tiền Việt Nam:
 Tỷ giá Baht Thái (THB/VND) 2023 cập nhật liên tục:
 Tỷ giá hối đoái THB/VND 659.45
 Theo tỷ giá được cập nhật:
 1 Bạt Thái = 715,04 VND
 1000 Bath Thái = 714.775,58 VND
 10.000 Bạt Thái = 7.147.538,90 VND
 100.000 Bạt Thái = 71.475.388,95 VND
 1 Triệu Bạt Thái = 1.000.000 Baht Thái = 714.753.889,50 VND
 1 tỷ Bạt Thái = 1.000.000.000 = 714.753.889.500,00 VND
 10 tỷ Bạt Thái = 10.000.000.000 = 7.147.538.895.000,00 Đồng VND
 100 tỷ Bạt Thái = 100.000.000.000 = 71.475.388.950.000,00 VND
 1000 tỷ Bạt Thái = 1.000.000.000.000 = 714.819.315.000.000,00 VND

8
1.11 Ngôn ngữ
Tiếng Thái là ngôn ngữ chính thức, thuộc hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, gồm bốn
phương ngữ địa phương chính: miền Nam Thái, Bắc Thái hay Yuan, Đông Bắc Thái
Lan (rất giống tiếng Lào), Siamese Thai còn gọi là Trung Thái hay Bangkok Thái Lan.
Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi do thị trường du lịch đông đúc tại nước
này.

Những câu chào cơ bản

Hình 5: Câu xin chào

9
Hình 6: Câu chào buổi sáng

Hình 7: Câu chào buổi tối

10
Hình 8: Câu chúc ngủ ngon
1.12 Những công trình nổi bật tiêu biểu
Chùa Phật Ngọc
Thái Lan được mệnh danh là xứ sở Chùa Vàng với hơn 40.000 ngôi chùa lớn
nhỏ trên cả nước. Một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất không thể không nhắc đến
Chùa Phật Ngọc. Trong tiếng Thái gọi là à Wat Phra Kaew. Chùa có tên đầy đủ: Phra
Si Rattana Satsadaram.
Ngôi chùa được xây dựng từ công cuộc dời dời đô của nhà vua Yodfa Chulaloke
(Rama I) từ thủ đô từ Thonburi đến thủ đô Bangkok vào năm 1785. Cho đến thời điểm
hiện tại ngôi chùa đã có hơn 231 năm tồn tại. Chùa Phật Ngọc chính là chứng nhân
lịch sử quan sát quá trình phát triển của từng triều đại Hoàng gia Thái.
Chùa tọa lạc tại Thủ Đô Băngkok, thuộc quận Phra Nakhon, nằm trong khuôn
viên cung điện hoàng gia.
Diện tích chùa rộng đến 900.000 m2, bao quanh chùa là hành lang daì đến 1km.
Đó chính xác là 178 tấm bích họa lớn về sử thi Ramakien với rất nhiều màu sắc. Mô tả
câu chuyện về cuộc chiến của vua quỷ Tosacan và vua người Rama dựa trên sử thi
Hindu. Sử thi được vẽ ở cổng phía Bắc ngôi đền, để xem toàn bộ các bích họa chúng
ta sẽ đi theo đường kim đồng hồ.
Có hơn 100 tòa tháp lớn nhỏ, nổi bật nhất là Tiên Vương Điện, Tàng Kinh Thiên
và Kim Tháp. Bao quanh chùa còn có tượng voi uy nghiêm. Người Thái quan niệm

11
nếu ba mẹ bồng một em bé mới sinh ra đời đi xung quanh voi thì sau này đứa trẻ sẽ
được khỏe mạnh và tương lai sẽ đạt nhiều thành công.
Trong khuôn viên chùa có tổng cộng 6 cặp hộ pháp khổng lồ, trong tiếng Thái
gọi là Yak có nghĩa là khổng lồ. Hầu hết đều sẽ hướng về nhà Nguyện như đang bảo
vệ chùa khỏi những loài ác quỷ,những Yaksha này được đặt ở chùa từ dưới triều đại
của Rama III.
Bảo Tháp vàng Phra Siratana Chedi, được vua Rama IV xây dựng vào năm 1855
để lưu trữ xá lợi của Đức Phật. Đây là cấu trúc cao nhất trong quần thể Cung điện
Hoàng gia và có thể được nhìn thấy từ sông Chao Phraya. Bên canh bảo tháp vàng
chính là Phra Mondop thư viện Phật giáo được xây dựng dưới thời vua Rama I vào
năm 1789. Bên trong thư viên chứa một tủ sach lớn khảm xà cừ rất đẹp để cất giữ kinh
Phật.
Phía sau Thư viện chính là Ăngkor Wat thu nhỏ được vua Rama IV xây dựng cho
thần dân của mình biết những tàng tích của người Khoe-me. Ăngkor Wat thật ở
Campuchia có diện tích rất lớn diện tích gần 163 hecta.
Điểm thu hút nhất của ngôi chùa này chính là tượng phật ngọc màu xanh được
thờ kính trong Chánh Điện. Tượng Phật Ngọc không quá lớn chỉ cao 70 cm và có màu
xanh ngọc. Tượng được đặt trên bể Tháp bằng vàng cao khoảng 11 m Mỗi năm tượng
phật ngọc được thay áo ba lần lần thứ nhất là vào mùa mưa lần thứ hai mùa hè và cuối
cùng là mùa đông. Với mùa mưa tượng Phật ngọc sẽ được thay áo cà sa dát vàng mùa
hè là áo thun không tay và mùa đông là áo cà sa với mũ bảo được tráng men bằng
vàng. Việc này được duy trì từ thời Vua Rama thứ nhất cho đến thời điểm hiện tại.
Người thực hiện việc này chính là quốc vương của Thái Lan, bởi vì không một ai được
chạm tay vào tường thuật ngoài quốc vương.
1.13 Những lễ hội nổi tiếng
1.13.1 Lễ hội té nước Thái Lan- Songkran
Lễ hội té nước Songrkan là một nghi lễ mừng năm mới theo Phật lịch. Tết
Songkran là khoảng thời gian người Thái quây quần bên gia đình cùng thưởng thức
những món ăn ngon và thực hiện các nghi lễ Phật giáo, cùng nhau đi chùa để cầu bình
an cho gia đình.
- Thời gian:

12
+ Từ ngày 13- 15 tháng tư hằng năm theo dương lịch là ngày đầu năm mới theo Phật
lịch
+ Kéo dài từ 7 cho đến 10 ngày
- Địa điểm
+ Bangkok, Pattaya, Phuket, Chiang Mai….
- Hoạt động:
- Ngày Wan Sungkharn Long ( ngày đầu tiên- 13/4)
+ Dọn dẹp nhà cửa
+ Trang hoàn nhà cửa
+ Chuẩn bị đồ cúng cho ngày hôm sau
- Ngày Wan Nao ( ngày thứ 2- 14/4)
+ Đi lễ chùa
+ Cúng dường chay tăng, phóng sanh
+ Dự lễ Rod Nam Dum Hua
+ Phun nước thơm lên người để chúc phúc
- Ngày Wan Payawan ( ngày đầu tiên năm mới- 15/4)
+ Ăn mặc đẹp, đi lễ chùa sớm
+ Tham gia lễ tắm Phật
- Đây cũng là ngày lễ hội Songkran chính thức bắt đầu
+ Mọi người té nước vào nhau để cầu chúc cho nhau điều tốt lành
+ Tổ chức các cuộc thi nhan sắc hoa hậu Songkran…

Hình 9: Lễ hội té nước Thái Lan- Songkran

13
+ Lễ hội âm nhạc

Hình 10: Lễ hội âm nhạc


+ Tổ chức diễu hành..

Hình 11: Tổ chức diễu hành


Ý nghĩa:
Lễ hội mang ý nghĩa rột rửa, thanh tẩy những nguồn năng lượng xấu, những tội
lỗi năm cũ đã qua để chào đón năm mới sắp sang đầy mai mắn.
1.13.2 Lễ hội Loy Krathong
Loy Krathong hay lễ hội hoa đăng là một lễ hội rất lâu đời của đất nước Thái
Lan. Là một trong những lễ hội quan trọng nhất tại đây, chỉ xếp sau Tết Songkran.
Lễ hội Loy Krathong là dịp để người dân Thái Lan bày tỏ sự tôn kính, cũng như
lòng biết ơn của người dân đối với thần nước Phra Mae Khongkha vì đã cho người dân
có một nguồn nước sạch sẽ, dồi dào. Ngoài ra đây cũng là dịp để mọi người gửi đi
những mong ước, những lời cầu chúc bình an, hạnh phúc, mong muốn lâu dài về hạnh
phúc trong tình cảm đôi lứa.
Loy Krathong thường diễn ra vào ngày rằm của tháng 12 hằng năm tính theo lịch
của Thái Lan, tức là nhằm tháng 11 dương lịch. Năm 2023 lễ hội sẽ diễn ra vào ngày

14
27/28/ 11. Loy Krathong thường sẽ được diễn ra từ 3 cho đến 5 ngày. Các thành phố
lớn như Bangkok, Chiang Mai, Phuket và Sukhothai là một trong những điểm lễ hội
được tổ chức lớn, tập trung và nhộn nhịp, đông đúc nhất.
Vào dịp lễ này người dân Thái Lan mặc những bộ trang phục truyền thống của
thật sặc sở, tươm tất cùng cha mẹ, người thân, bạn bè đến bên những con sông, bờ hồ
để cùng nhau thực hiện nghi thức thả đèn hoa đăng cầu mong những điều may mắn.
Đại đa số người dân Thái Lan theo đạo Phật và đối với tín đồ Phật giáo thả đèn
hoa đăng còn mang ý nghĩa buông bỏ những giận hờn, sân si, những hành động suy
nghĩ xấu xa. Sau khi thắp đèn và nến lên mọi người sẽ bắt đầu cầu nguyện những điều
họ mong muốn, một số người còn bỏ một ít móng tay hoặc tóc của họ vào đèn thả trôi
đi với niềm tin rằng mang đi những thứ xui xẻo, khó khăn của năm cũ.
Chiếc đèn được thả theo truyền thống sẽ được làm từ lá chuối hoặc là những
chiếc bẹ được lấy từ thân chuối. Hoặc cầu kì hơn là kết từ lá dừa, hoa tươi phổ biến
nhất là từ hoa cúc, hoa nhài, đan vào nhau. Những chiếc đèn sẽ có kích thước lớn nhỏ
khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là 20cm. Trong mỗi chiếc đèn hoa đăng người ta sẽ
bỏ đồ ăn, trầu, hoa, tiền xu và tiền lẻ cùng với nhan đèn, nến thơm để dâng đến thần
nước.
Ngoài hoạt động chính là thả đèn ở một số nơi còn tổ chức các cuộc thi làm đèn
hoa đăng. Các chương trình âm nhạc được tổ chức trong dịp này, mọi người có thể vừa
tham gia lễ hội vừa thưởng thức âm nhạc.
Còn có rất nhiều cuộc diễu hành được diễn ra trên đường phố Thái Lan với kèn,
chiêng, trống tạo nên không khí hết sức rộn ràng.
Tại quê hương của lễ hội thả đèn hoa đăng, Sukhothai lễ hội kéo dài đến 3 ngày,
những ngày này rất nhiều đèn được thả xuôi theo dọc các dòng sông, nương theo dòng
chảy, đèn hoa đăng như soi sáng những khu di tích tại Sukhothai, cố đô của vương
quốc Xiêm. Tạo nên khung cảnh lung linh huyền ảo.
Ngày nay lễ hội này không những thu hút sự quan tâm và tham gia của người dân
Thái Lan mà còn thu hút đông đảo sự chú ý từ du khách nước ngoài.
1.13.3 Lễ hội Pee Ta Khon
Pee Ta Khon là một trong những lễ hội hết sức đặc sắc được tổ chức tại tỉnh
Loei Đông Bắc cách Bangkok tầm 500km và giáp với Bắc Lào trên đất Thái Lan. Pee
Ta Khon có những nét khá tương đồng với lễ hội Halloween ở phương Tây.

15
Lễ hội này thường diễn ra vào cuối tháng 6 hoặc đầu tháng 7 kéo dài từ 2 cho đến
3 ngày.
Lễ hội là dịp để người dân tỏ lòng thành kính, biết ơn đối với những linh hồn đã
che chở, bảo vệ dân làng, và thêm nữa là mong cầu những điều bình an. Mong một
năm mùa màn đầy thuận lợi, tươi tốt. Lễ hội hiện tại đã trở thành lễ hội truyền thống
cấp quốc gia.
Lễ hội đã trở thành một tín ngưỡng độc đáo gắn bó và dường như không thể thiếu
trong đời sống cũng như trong nét sinh hoạt cộng đồng của người dân nơi này.
Khi lễ hội bắt đầu tất cả mọi người sẽ khoát lên mình những bộ quần áo sặc sở
sắc màu sắc tương phản như vàng đỏ, xanh hồng ...và đeo những chiếc mặt nạ ma quái
đi quanh làng xóm, thị trấn. Những chiếc mặt nạ này được người dân được diêu khắc
từ gỗ từ thân cây dừa. Trên chóp nón được trang trí bởi rất nhiều cành gai liễu và được
vẽ thủ công một cách hết sức khéo léo.
Một phần không thể thiếu trong lễ hội này chính là phần diễu hành vui nhộn trên
đường. Phần diễu hành được thực hiện bởi những vũ công chuyên nghiệp kèm theo
tiếng kèn trống vui nhộn. Họ vừa nhảy vừa làm những hành động vui nhộn để tạo nên
không khí vui vẻ cho đám đông người dân tham gia vào cuộc diễu hành.
Những động tác nhảy múa này mang ý nghĩa xua đuổi những thứ xui xẻo, không
may mắn. Vào cuối ngày lễ khi đồng hồ điểm đúng 12 giờ đêm, họ sẽ cởi bỏ những
trang phục ma quỷ này và trở về bên gia đình. Lúc này gia đình sẽ quay quần bên
nhau, cùng nhau ăn cơm, trò chuyện cho đến khuya. Hòa chung với niềm vui ngày hội.
Họ cùng trao cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.
Ngoài hoạt động trên thì lễ hội này còn có các hoạt động khác như đâng thức ăn
cho các nhà sư, trình diễn hay những cuộc thi làm mặt nạ Pee Ta Khon...các nhà sư sẽ
tụng 13 bài kinh của Hoàng tử Vessandorn tại các đền thờ Phật giáo khác xung quanh
thị trấn.... Thông qua nghi lễ này ta có thể khám phá thêm rất nhiều những nét văn hóa
tâm linh đầy màu sắc của xứ sở Chùa Vàng.

16
CHƯƠNG 2: SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THÁI LAN
2.1 Chính trị - Ngoại giao
2.1.1 Các cột mốc lịch sử quan trọng
Vương triều Ayutthaya (1351-1767): Thời kỳ xây dựng và phát triển của vương
quốc Ayutthaya, bao gồm cả việc xây dựng hệ thống kinh tế chính trị, phương thức
nông nghiệp, và mở cửa thương mại đối ngoại. Tuy vương triều này đã bị xâm chiếm
bởi quân Nguyên Mông, nhưng nền văn hóa và văn minh của Ayutthaya vẫn để lại ảnh
hưởng trong lịch sử Thái Lan và khu vực Đông Nam Á.
Vương triều Thonburi (1767-1782):Sau khi Ayutthaya bị xâm chiếm, vương triều
Thonburi được thành lập dưới thời Taksin. Thời kỳ này chứng kiến việc khôi phục và
mở rộng lãnh thổ Thái Lan.
Vương triều Rattanakosin (1782-nay): Vương triều hiện tại của Thái Lan, lúc này
vương quốc được đặt tên là Siam và sau này thành Thái Lan. Thời kỳ này chứng kiến
sự phát triển và biến đổi kinh tế, xã hội và chính trị của quốc gia.
Sự phát triển kinh tế - xã hội của Thái Lan:
Chính sách kinh tế của Thái Lan: Giải thích các chính sách kinh tế quan trọng mà
Thái Lan đã áp dụng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển
các ngành công nghiệp chủ chốt.
Ngành công nghiệp du lịch: Nêu vai trò quan trọng của ngành du lịch trong phát
triển kinh tế - xã hội của Thái Lan, cùng với các chỉ số kinh tế liên quan như số lượng
khách du lịch và doanh thu du lịch.
Phát triển xã hội: Tình hình giáo dục, y tế, chuẩn mực văn hóa, và phát triển xã
hội của Thái Lan.
2.1.2 Thể chế chính trị
Cơ cấu chính trị: Giải thích về các cơ quan chính quyền của Thái Lan, bao gồm
Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Trình bày về cách thức quản lý và hoạt động của
mỗi cơ quan này.
Hiến pháp và hệ thống pháp luật: Trình bày về Hiến pháp và hệ thống pháp luật
của Thái Lan, bao gồm các nguyên tắc cơ bản và quy định pháp lý quan trọng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm các thông tin khác như sự phát triển kinh
tế xã hội của Thái Lan trong các năm gần đây, thách thức kinh tế - xã hội mà quốc gia

17
này đang phải đối mặt, và các biện pháp mà Thái Lan đã và đang thực hiện để giải
quyết những thách thức này.
2.1.3 Bộ máy hành chính trung ương
- Gồm 4 thành phần: (1) Văn phòng Thủ tướng, (2) Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ, (3)
Cục, (4) Cơ quan ngang Cục.
Văn phòng Thủ tướng
Văn phòng Thủ tướng gồm có Thủ tướng, người giữ chức vụ cao nhất, có quyền
hạn và nhiệm vụ ban hành chính sách công, xây dựng các kế hoạch trong các lĩnh vực
kinh tế, xã hội, chính trị và duy trì ổn định quốc gia, cũng như chuẩn bị các ngân sách
cho Quốc gia. Có thể thấy, Văn phòng Thủ tướng có nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền
hạn lớn và quản lý hầu hết các cơ quan nhà nước quan trọng, ví dụ: Văn phòng Ngân
sách - cơ quan quản lý chi ngân sách nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ các cơ
quan, ban ngành. Văn phòng của Ủy ban Quốc gia về Phát triển Kinh tế và Xã hội, cơ
quan chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh tế và xã hội của đất nước
Bộ
Bộ là cơ quan điều hành của chính phủ Thái Lan. Đứng đầu mỗi bộ là Bộ đều có
Bộ trưởng lãnh đạo. Bộ thực hiện hai chức năng cơ bản: đó là cơ quan ban hành chính
sách công và cơ quan thực hiện chính sách, hoặc cơ quan đưa chính sách vào thực tế.
Các Bộ có trách nhiệm quy định, ban hành các chính sách cấp bộ, quản lý ngân sách
và kiểm soát quá trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc bộ, đảm bảo thực
hiện đúng chính sách của Chính phủ và chính sách do các bộ đề xuất chủ trì.
Cục
Cục là đơn vị nhỏ nhất trong hệ thống quản lý hành chính trung ương .Chỉ là một
tổ chức trực thuộc Bộ hay cũng có thể nói là cơ quan thực hiện mệnh lệnh của Bộ. Tuy
phạm vi không lớn nhưng Cụclà trung tâm quyền hạn và trách nhiệm liên quan đến
ngân sách và nhân sự. So sánh với Bộ, Cục là cơ quan quản lý các đơn vị thực hiện
chính sách, gần với dân và có quyền hạn lớn hơn trong việc tổ chức các dịch vụ công
cho người dân so với Bộ vì Bộ là cơ quan quản lý chính sách. Điều khiển. Cơ cấu của
Cục gồm có Ban thư ký và chi Cục, cơ quan cấp ngành.
Cơ quan ngang Cục
Có nhiều cơ quan, tổ chức ngang với Cục nhưng lại không đặt tên là Cục nhằm
nhấn mạnh hơn về nhiệm vụ của các tổ chức này. Các cơ quan này thường có nhiệm

18
vụ tách biệt hoàn toàn với các cơ quan cấp Cục khác. Chẳng hạn như : Văn phòng Thủ
tướng, Văn phòng Thư ký Nội các, Văn phòng Ngân sách, Văn phòng Ủy ban Kinh tế
và Phát triển Xã hội Quốc gia, Văn phòng Ủy ban Pháp luật. Các cơ quan này có pháp
nhân tương ứng với Cục. Hệ thống quản lý nội bộ của hầu hết các tổ chức đều giống
nhau.Người đứng đầu mỗi cơ quan có thể bổ nhiệm các chức vụ khác nhau như: Ví dụ:
Giám đốc, trưởng phòng. tùy theo luật mà tổ chức này quyết định đưa ra.
Vì vậy, cơ cấu của Hệ thống quản lý hành chính trung ương là một cơ quan hành
chính cấp trung ương, bao gồm Văn phòng Thủ tướng Chính phủ, Bộ, ban ngành và cơ
quan ngang Cục. Các cơ quan hành chính trung ương này chịu trách nhiệm chính trong
việc đóng vai trò là trung tâm kiểm soát, quản lý cho các đơn vị trực thuộc Bộ, Cục và
hoạt động theo đúng quyền hạn, nhiệm vụ do Chính phủ quy định.
2.1.4 Một số nhân vật quan trọng và sự ảnh hưởng của họ đối với Thái Lan
Phibun Songkhram (1938-1944, 1948-1957): Ông Phibun Songkhram đóng vai
trò quan trọng trong việc xây dựng quốc gia hiện đại hóa và quốc phòng của Thái Lan.
Ông thúc đẩy chính sách quốc gia hóa và đổi tên đất nước từ Siam thành Thái Lan.
Ông cũng đẩy mạnh chính sách công nghiệp hóa và đổi mới hạ tầng, bao gồm cả việc
xây dựng hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng quan trọng khác. Tuy nhiên, ông cũng
gây ra nhiều tranh cãi vì cách thức cai trị quân sự và những hành động đối với các dân
tộc thiểu số.
Thanom Kittikachorn (1958-1973, 1973-1975): Thời gian ông Thanom
Kittikachorn là thủ tướng chủ yếu tập trung vào phát triển kinh tế, đặc biệt là trong lĩnh
vực nông nghiệp và công nghiệp. Ông đã khuyến khích về việc đầu tư nước ngoài và
tạo các điều kiện có ích đối với các doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, chính quyền của
ông cũng đối mặt với sự phản đối và các cuộc biểu tình đòi cải cách dân chủ, dẫn đến
cuộc đảo chính năm 1973.
Chatichai Choonhavan (1988-1991): Thời gian ông Chatichai Choonhavan là
thủ tướng chứng kiến sự gia tăng của ngành công nghiệp và xuất khẩu trong Thái Lan.
Ông đẩy mạnh chính sách kinh tế mở cửa và thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên,
ông cũng đối mặt với sự chỉ trích vì tham nhũng và việc sử dụng quyền lực cá nhân.
Thaksin Shinawatra (2001-2006): Thủ tướng Thaksin Shinawatra đã triển khai
nhiều chính sách kinh tế và xã hội quan trọng. Ông tập trung vào phát triển khu vực
nông thôn, cải cách y tế, và đẩy mạnh chính sách xóa đói giảm nghèo. Ông cũng thực

19
hiện các biện pháp kinh tế như chương trình "Thailand 4.0" nhằm thúc đẩy công
nghiệp và khoa học công nghệ. Tuy nhiên, thời gian cầm quyền của Thaksin
Shinawatra cũng gây ra tranh cãi lớn và cuối cùng dẫn đến cuộc đảo chính quân sự
năm 2006.
2.1.5 Mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với Việt Nam
Việt Nam với Thái Lan có quan hệ ngoại giao khá thân thiết, cùng là một trong
những thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và những tổ chức
tiểu vùng khác trong khu vực. Quan hệ ngoại giao được thiết lập vào tháng 8-1976, tuy
nhiên, quan hệ song phương giữa hai nước chỉ bắt đầu có dấu hiệu khởi sắc từ sau
chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến Thái Lan vào tháng 9 năm 1978.
Trong giai đoạn năm 1979 - 1989, do những bất ổn về chính trị của khu vực và thế giới
tác động không nhỏ đến quan hệ Việt Nam - Thái Lan, khiến hai nước gặp khó khăn
trong việc phát triển hơn nữa về quan hệ chính trị - ngoại giao.
Đến đầu những năm 90 của thế kỷ XX, mối quan hệ Việt Nam - Thái Lan dần
được cải thiện và không ngừng được củng cố và phát triển vô cùng mạnh mẽ, nhất là
sau chuyến thăm chính thức Thái Lan của Tổng Bí thư Đỗ Mười vào tháng 10 năm
1993 và sau khi Việt Nam gia nhập vào ASEAN vào năm 1995. Sự kiện đáng chú ý
trong lịch sử quan hệ ngoại giao giữa hai nước là Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp
tác Việt Nam - Thái Lan vào tháng 2 năm 2004. Hai nước đã ký kết nhiều văn bản
quan trọng làm nền tảng cho sự hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Nhân chuyến thăm Thái
Lan của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tháng 6 năm 2013, Việt Nam và Thái Lan
chính thức trở thành quan hệ lên “đối tác chiến lược” và là hai quốc gia đầu tiên trong
khối ASEAN thiết lập nên quan hệ đối tác chiến lược.
Tính đến thời điểm hiện nay, hai nước đã ký kết nhiều hiệp định, thỏa thuận hợp
tác trên nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi góp phần thúc đẩy mối
quan hệ hợp tác của Thái Lan và Việt Nam.
Trong khuôn khổ hợp tác khu vực và quốc tế, hai nước luôn tăng cường hợp tác
chặt chẽ, hỗ trợ và ủng hộ lẫn nhau. Một số cơ chế hợp tác chung mà hai bên cùng
tham gia, như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) với việc hình thành Cộng
đồng ASEAN (AC), Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS), Diễn đàn hợp tác Á - Âu

20
(ASEM), Hợp tác tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS), Hành lang kinh tế Đông -
Tây (EWEC)…
2.1.6 Mối quan hệ ngoại giao giữa Thái Lan với các quốc gia và khu vực khác
trên thế giới
Thái Lan sử dụng sức mạnh của các nước phương Tây nhằm phát triển đất nước
và duy trì nền độc lập dân tộc. Tham vọng trở thành cường quốc khu vực đã khiến
Thái Lan từ rất sớm ngả về phía các nước phương Tây. Nhờ có vai trò của nhà vua
trong đời sống tôn giáo của đất nước và nền tảng văn hóa Phật giáo sâu sắc đã giúp
Thái Lan không bị lung lấy trước những âm mưu truyền giáo của các nước phương
Tây.
Chính sách "ngoại giao cây sậy” linh hoạt, mềm dẻo, tức là gió thổi phía nào thì
ngả về phía đó, sẵn sàng “cúi đầu, thần phục” trước kẻ khác để tránh đối đầu hoặc đem
lợi ích về cho mình.Từ đó, đã giúp Thái Lan trở thành quốc gia Đông Nam Á duy nhất
không bị đô hộ. Thái Lan trở thành vùng đệm địa lý giữa các cường quốc thực dân trên
thế giới.
Những hiệp ước bất bình đẳng trước đây của Thái Lan ký kết đã bị bãi bỏ, tiến
hành các cải cách chính sách đối ngoại như phong trào tây phương hóa.
Nhờ việc thực hiện các chính sách ngoại giao với các nước phương Tây, Thái Lan đã
tránh được những cuộc đối đầu không cân sức với các nước phương Tây và tiếp thu
được khoa học kỹ thuật phương Tây. Cuối thế kỷ 19, Thái Lan ký một hiệp định phân
định biên giới sông Mekong với Pháp và để tránh xung đột với các ông chủ thực dân
Pháp. Vì vậy, Thái Lan thoát khỏi ách đô hộ của các nước đế quốc khi đó đang tranh
giành Đông Nam Á.
Trở thành một thành viên sáng lập ASEAN năm 1967. Thái Lan đã phát triển
mối quan hệ chặt chẽ với các thành viên ASEAN khác như: Indonesia, Malaysia,
Philippines, Singapore, Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar và Việt Nam. Hợp tác khu
vực tiến triển trong kinh tế, thương mại, ngân hàng, chính trị và văn hóa. Vào năm
2003, Thái Lan từng là chủ nhà của APEC.

21
2.2 Kinh tế - Xã hội
2.2.1 Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế của từng giai đoạn
Giai đoạn Điểm nổi bật
- Mỹ sử dụng Thái Lan như một căn cứ quân sự và hậu phương nhu
yếu phẩm cho chiến tranh Đông Dương. Các khoản viện trợ không
hoàn lại, các khoản đâu tư lớn từ các nước phát triển đổ vào Thái Lan
với mục tiêu biến Thái Lan thành “hình mẫu của Mỹ và thế giới tư
bản” ở Đông Nam Á
=>Tiến hành xây dựng đất nước trong môi trường quốc tế khá thuận lợi
- Xây dựng nền kinh tế quốc doanh và giao cho người Thái quản lý
- Kế hoạch 5 năm phát triển công nghiệp (1953 - 1957): xây dựng một
loạt chương trình như thiếc, xi măng, đường, nhôm,...
1945-1975 - Vào thập niên 60: bước vào thời kỳ đầu công nghiệp hóa, áp dụng
chính sách công nghiệp thay thế nhập khẩu nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
thụ nội địa mà không cần đến nhập ngoại.
- Nông sản và nguyên liệu thô (lúa gạo, thiếc, cao su) là nguồn thu
ngoại tệ lớn của đất nước.
- Ngành du lịch có cơ hội phát triển mạnh: Mỹ chọn là nơi cung cấp
dịch vụ nghỉ cuối tuần cho binh lính Mỹ tham chiến trên trường Đông
Dương. Tuy nhiên sau khi Mỹ rút khỏi chiến trường Đông Dương,
ngành kinh tế này cũng bị suy giảm đáng kể và được phục hồi mạnh mẽ
từ thập niên 80
1976-1990 - Kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1977 - 1981): cải thiện cơ cấu công
nghiệp để mở rộng xuất khẩu, cải thiện phân phối và tăng cường công
ăn việc làm ở nông thôn, thực hiện có hiệu quả chiến lược công nghiệp
hóa hướng về xuất khẩu.
Áp dụng loạt biện pháp nhằm lấy lại niềm tin của giới kinh doanh
ngoại quốc:
- Hạn chế quốc hữu hóa các xí nghiệp tư nhân
- Khuyến khích liên doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân
nước ngoài, giữa tư bản địa phương và tư bản ngoại quốc
- Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường các dự án đầu tư
22
bằng cách tăng thêm các biện pháp khuyến khích
- Đáp ứng các dịch vụ cần thiết cho các nhà đầu tư nước người
- Cho vay dài hạn đối với các dự án đầu tư công nghiệp thông qua tín
dụng và tổ chức tài chính.
Tuy nhiên vẫn chưa thoát ra khỏi khủng hoảng.
- Kế hoạch 5 năm lần thứ 5 của Thái Lan (1982 - 1986):
+ Tiếp tục tìm chỗ dựa ở người Mỹ, Trung Quốc, ASEAN và các tổ
chức tài chính quốc tế khác
+ Đưa ra chủ trương phát triển kinh tế dựa vào sức mạnh tổng hợp của
dân tộc phù họp với tình hình cụ thể của đất nước
+ Chủ trương phát triển những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao
động, tài nguyên trong nước và các ngành thủ công truyền thống
=>Công nghiệp chế biến thực phẩm, dệt và quần áo may sẵn, nuôi chế
biến thủy hải sản,... được khuyến khích phát triển.
Từ đó thấy được Chính phủ Thái Lan thành công phục hồi hoàn toàn
nền kinh tế của đất nước
Chính phủ Thái Lan cầu cứu sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)
và và 10 nước châu Á - Thái Bình Dương
- Thái Lan cho phép lập ra các Khu vực miễn thuế
Thời kỳ
- 1998: Chính phủ Thái Lan đã quyết định thành lập Quỹ vốn liên
khủng hoảng
doanh.
tài chính -
- Nhân dân Thái Lan đã tích cực tham gia vào chiến dịch “Người Thái
tiền tệ châu
giúp đỡ người Thái”
Á năm 1997
=>Nhờ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh, Thái Lan trở
thành nước ra khỏi khủng hoảng sớm nhất trong số các nước ASEAN
bị khủng hoảng.

Đặt ra triết lý phát triển bền vững, trong đó có con người, chứ không
phải là những tỷ lệ tăng trưởng cao, là mục tiêu của sự phát triển
những năm
Cải cách cơ cấu công nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng
đầu thế kỷ
hỏa chế tạo:
XX
- Tiến hành khảo sát 700 nhà máy thuộc các ngành dệt may, điện tử,
chế biến thực phẩm và phụ tùng ô tô, vốn là ngành xuất khẩu chủ chốt
23
của Thái Lan. Dựa vào đó, WB sẽ quyết định cho Thái Lan vay thêm
tiền để tiến hành Kế hoạch cải cách cơ cấu mà nước này đang theo
đuổi.
- 2002: Chính phủ của ông Thaksin đề ra chương trình Tăng cường
kỉnh doanh Thái (ITB): cung cấp tư vấn kỹ thuật và dịch vụ cho các
công ty chế tạo của Thái Lan, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Cải cách thuế quan:
- Tập trung vào việc cắt giảm thuế quan cho các sản phẩm vốn, các
nguyên vật liệu thô và các sản phẩm dệt may.
- Bãi bỏ 10% thuế phạt nhập khẩu đối với những sản phẩm có tỷ lệ thuế
trên 5%
=>Khiến mỗi năm chính phủ bị mất đi khoản 124 triệu USD thu nhập
Bảng 2: Các cột mốc phát triển kinh tế và điểm nổi bật về kinh tế của từng giai
đoạn
2.2.2 GDP của Thái Lan qua từng năm


1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2023
m

Tỷ
33,42 40,19 88,47 169,28 126,13 189,08 340,93 401,14 500,53 574,23
USD

Bảng 3: GDP của Thái Lan qua từng năm

24
Hình 12: GDP nước Thái Lan tính theo mức giá hiện hành (đvt: Tỷ USD) Nguồn:
IMF

2.2.3 GDP bình quân đầu người của Thái Lan qua từng năm

Năm 1980 1985 1990 1995 2000 2005 2010 2015 2020 2023

Nghìn
705,48 772,39 1000,56 2000,85 2000 2000,89 5000,07 5000,84 7000,17 8000,18
USD
Bảng 4: GDP bình quân đầu người của Thái Lan qua từng năm

25
Hình 13: GDP bình quân đầu người nước Thái Lan tính theo mức giá hiện hành (đvt:
Nghìn USD) Nguồn: IMF
2.2.4 Kim ngạch XNK qua các năm của Thái Lan
Kim ngạch XNK của Thái Lan từ năm 2018 – 2022
Xuất Khẩu Nhập Khẩu Kim Ngạch
2018 233,29 tỷ USD 229,38 tỷ USD 462,67 tỷ USD
2019 227 tỷ USD 218 tỷ USD 445tỷ USD
2020 192,37 tỷ USD 169,70 tỷ USD 362,07 tỷ USD
2021 271 tỷ USD 268 tỷ USD 539 tỷ USD
2022 287,07 tỷ USD 303,19 tỷ USD 590,26 tỷ USD
Bảng 5: Kim ngạch XNK qua các năm của Thái Lan
- Nhìn chung, tình hình XNK ở Thái Lan phát tiển không ổn định.
- Năm 2019 giảm 3,99% so với năm 2018. Năm 2020 tiếp tục giảm mạnh xuống mức
10,93% so với năm ngoái. Nhưng vẫn giữ vai trò là xuất siêu, giá trị thặng dư thương
mại lần lượt là 9 tỷ USD và 22,67 tỷ USD.
- Đến năm 2021 và năm 2022 có sự tăng vọt về cả 2 lĩnh vực lần lượt là 23,45% và
9,33% so với năm 2021. Năm 2021 vẫn giữ vị trí là xuất siêu, nhưng đến năm 2022 thì
Thái Lan có giá trị là nhập siêu.
2.2.5 Điểm nổi bật trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ của
Thái Lan
2.2.5.1 Về nông nghiệp
Trong vài thập kỷ qua, Thái Lan đã ra sức “chấn hưng” nền nông nghiệp bằng
Dự án Nông dân thông minh (NDTM) của Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (NN&HTX)
Thái Lan. Đã giúp cải cách và đưa nền nông nghiệp nước này bước vào kỷ nguyên kỹ
thuật số. Hướng đến mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững với những chính sách
hết sức cởi mở cho nông dân giúp họ “đối phó” với hệ thống nông nghiệp đang thay
đổi nhanh chóng, với xu hướng sản xuất theo chuỗi giá trị. Cũng như bất cứ nhà đầu tư
nào trong và ngoài nước muốn tham gia vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Chính phủ Thái Lan khuyến khích, hỗ trợ thành lập các trung tâm nghiên cứu,
ứng dụng các tiến bộ về khoa học-kỹ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến
việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi có ưu thế, phù hợp với từng vùng thổ
nhưỡng. Với hệ thống “thông minh”, người nông dân có thể sử dụng kiến thức, cũng
như công nghệ để sản xuất hiệu quả hơn, an toàn hơn trong sản xuất hàng hóa để đáp
ứng nhu cầu thị trường
26
Ngoài ra, để khuyến khích người nông dân hiện đại hóa sản xuất, chính phủ Thái
Lan đã đưa ra những ưu đãi hấp dẫn cho việc nâng cấp phương thức sản xuất và chất
lượng thu hoạch theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, như Chứng nhận thực hành nông
nghiệp tốt (GAP) và Chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000.
Theo đó, các doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhằm hiện đại hóa sản xuất trong khu
vực nông nghiệp tư nhân sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 5 năm.
2.2.5.2 Về công nghiệp
Thái Lan là một nước có nền kinh tế thị trường công nghiệp mới, chậm về phát
triển về công nghệ kỹ thuật. Hiện nay Thái Lan cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của phát triển công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như hiện đại
hóa nền kinh tế. Bằng việc thi hành chính sách nghiêng về phát triển công nghiệp
nhằm dùng công nghiệp hóa làm động lực phát triển toàn bộ kinh tế. Thông qua “ Dự
luật khuyến khích phát triển công nghiệp” và Ban đầu tu (BOI).
Do có chính sách đầu tư cởi mở, Thái Lan đã thu hút nhiều tập đoàn nước ngoài.
Quốc gia này còn xây dựng được các ngành công nghiệp phụ trợ hoàn thiện. Khi công
nghiệp phụ trợ nội địa được mở rộng, nhiều hoạt động sản xuất khác cũng phát triển
theo, biến Thái Lan thành một trung tâm xuất khẩu và sản xuất chủ chốt của thế giới.
Thái Lan đã nhấn mạnh vào việc phát triển công nghiệp thay thế cho nhập khẩu.
Và đặc biệt chú trọng vào ngành công nghiệp chế tạo xe hơi, và hiện nay, Thái Lan là
nhà sản xuất xe hơi lớn nhất khu vực ASEAN (Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á)
và đang hướng tới vị trí thứ 10 trên toàn cầu. Gần một nửa các nhà sản xuất, lắp ráp
ôtô lớn nhất thế giới đã đặt nhà máy tại đây như Ford, BMW, Mazda, Toyota, ...
Không chỉ công nghiệp ôtô, ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan cũng rất phát
triển. Nước này hiện là nhà sản xuất ổ cứng lớn thứ hai thế giới, cung cấp tới 40% sản
lượng cho thế giới, chỉ sau Trung Quốc
2.2.5.3 Về du lịch
Thái Lan được thế giới biết đến như là một thiên đường du lịch, là xứ sở “đất
nước nụ cười” của khu vực. Ngành du lịch Thái Lan thực sự là ngành kinh tế “mũi
nhọn” - ngành công nghiệp “không khói” đóng góp 9% GDP/ năm của Thái Lan, [đối
với Việt Nam chỉ có 4,6% (thời điểm năm 2013).]
Thái Lan được tạo hóa ban tặng cho rất nhiều vĩ cảnh, bên cạnh đó Thái Lan
cũng có nền vãn hóa đa dạng và vô cùng đặc sắc. Nhận thấy được tiềm năng to lớn từ

27
du lịch. Cả nước Thái Lan đồng lòng phát triển du lịch thành một thế mạnh của quốc
gia.
Về khí hậu Thái Lan nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, đặc điểm này rất
phù hợp đối với khách du lịch đến Thái Lan. Từ tháng 11 đến tháng 2, trong suốt
những tháng này hầu như không có mưa và tiết trời không quá nóng, là thời điểm hay
diễn ra nhiều hoạt động lễ hội đặc sắc. Vào tháng 4 để được hòa mình vào không khí
tưng bừng nhộn nhịp của lễ té nước Songkran, lề hội lớn nhất trong năm diễn ra từ
ngày 13 đến ngày 15 tháng 4 để đón chào năm mới.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, giao thông: với hệ thống 6 sân bay quốc tế trải khắp đất
nước Thái, rất coi trọng đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và du lịch.
Đường giao thông của Thái Lan đều được quy hoạch có hệ thống và rất hiện đại. Hiện
tại mạng lưới giao thông của Thái Lan khá hiện đại cả ở hệ thống đường sắt, đường
bộ, đường hàng không cũng như đường thủy. Bên cạnh đó xe bus là phương tiện chính
mà người dân thường dùng để vận chuyển hàng hóa, bưu kiện nhỏ. Ngoài hệ thống
đường sắt chạy trong nước hay hệ thống tàu điện chạy trong thủ đô Bangkok thì hệ
thống đường sắt nối đến các quốc gia lân cận cũng vô cùng phát triển. Vì những điều
kiện này mà việc đi lại ở Thái Lan đối với du khách rất thuận tiện, tiết kiệm được thời
gian, và có thể đi được nhiều nơi để tham quan, mua sắm.
Bên cạnh đó, Thái Lan còn được thiên nhiên ban tặng rất nhiều cảnh quan đẹp
với những bãi biển đẹp, những bãi cát trắng dài thơ mộng ở phía Nam, miền Trung với
rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, miền Bắc Thái Lan lại nổi tiếng với nhừng
triền núi xanh mát, thung lũng ngút ngàn. Như là Bangkok, Pattaya, Cố đô Ayutthaya,
khu phố Tàu – China Town, Wat Pho ( chùa Phật Nằm), Wat Traimit ( chùa Phật
Vàng),...
Các chiến lược thu hút du khách và đẩy mạnh phát triển ngành du lịch: Để giúp
ngành du lịch của một quốc gia phát triển thì ngoài những yếu tố về điều kiện tự nhiên,
lịch sử, văn hóa hay con người thì một yếu tố không thể không kể đến là các chiến
lược được đưa ra của Chính phủ. Tổng cục Du lịch Thái Lan đã đề ra các chiến lược
để phát triển nền du lịch theo từng giai đoạn và đã có các kế hoạch cụ thể cho từng
năm. Năm 1998, trước ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ,
Thái Lan đã phát động chiến dịch Amazing Thaỉland (1998 – 1999) và đã rất thành
công, góp phần quan trọng vào việc khôi phục kinh tế cho đất nước. Năm 2002, Thái

28
Lan lấy khẩu hiệu “Amazing Thailand amazes the world” là khẩu hiệu quảng bá chính.
Chương trình này tập trung vào những điểm du lịch mới và những sản phẩm, dịch vụ
dấp ứng được nhu cầu của khách hàng. Nhờ những chiến lược này đã mang lại hiệu
quả lớn lao tạp chí The Travel News của Nauy đã trao tặng cho Thái Lan giải thưởng
“Quốc gia du lịch tốt nhất” năm 2006.

29
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Những thành tựu đạt được và những vấn đề còn tồn tại
Năm 1960, Thái Lan tiến hành nền kinh tế thị trường với việc mở cửa và thu hút
nguồn đầu tư nước ngoài. Tăng trưởng kinh tế ở Thái Lan thể hiện qua tỷ lệ tăng
trưởng GDP tương đối cao và ổn định trong suốt thời kỳ từ năm 1986 đến trước cuộc
khủng hoảng tài chính ở châu Á. Từ sau khủng hoảng kinh tế năm 1997 - 1998, tỷ lệ
tăng trưởng của nền kinh tế Thái Lan suy giảm nặng nề. Tuy nhiên từ năm 2000, nền
kinh tế Thái Lan đã có dấu hiệu hồi phục. Thành tựu về tăng trưởng kinh tế của Thái
Lan gắn liền với sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp, dựa vào vốn vay
thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Chính phủ Thái Lan không ngừng
hoàn thiện hành lang pháp lý và bộ máy quản lý để tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư
tư nhân, huy động nguồn lực cho công nghiệp hóa. Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh
nghiệm trong quản lý, đặc biệt là việc quản lý một tài khoản vốn mở cũng như chưa
nhận thức đầy đủ các tác động của các loại vốn khác nhau như FDI, vốn vay thương
mại, vốn vay ngắn hạn và dài hạn đối với sự ổn định kinh tế và sự yếu kém của các
chính sách tài chính - tiền tệ và tỷ giá là những tác nhân chính của cuộc khủng hoảng
tài chính nghiêm trọng năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan và lan truyền sang các nền
kinh tế khác trong khu vực.
3.2 Nêu những nhận xét và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Cần đặt mục tiêu tăng trưởng trong các mối quan hệ biện chứng. Việc tôn trọng
và biết cách khai thác các yếu tố tích cực của xã hội và tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra sự
cộng hưởng hai chiều và tạo sự phát triển xã hội.
Phát huy các vai trò năng động, sáng tạo, bản lĩnh của Nhà nước trong việc xây
dựng chính sách tăng trưởng kinh tế và xã hội, đào tạo và những cán bộ quản lý có
năng lực, không bị chi phối bởi các nhóm lợi ích và được trao quyền để thực hiện
những sáng kiến.
Tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế, đó là sự giúp đỡ về vật chất, tinh thần, chia sẻ kiến
thức và kinh nghiệm nhằm giúp cho các nước gặp khó khăn trong việc giải quyết mối
quan hệ giữa phát triển kinh tế và xã hội. Để có sự tranh thủ giúp đỡ của các tổ chức
quốc tế, Việt Nam cần tăng cường tuyên truyền, đẩy nhanh các chương trình tìm kiếm
viện trợ từ nước ngoài; sử dụng đúng mục đích theo cam kết khi nhận viện trợ; công
khai và minh bạch trong quá trình sử dụng viện trợ quốc tế.

30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Wikipedia (2019), Quốc huy Thái Lan,
< https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BB%91c_huy_Th%C3%A1i_Lan>
[18/10/2023]
2.Wikipedia (2021), Quốc kỳ Thái Lan, <https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Qu
%E1%BB%91c_k%E1%BB%B3_Th%C3%A1i_Lan>, [ 18/10/2023]
3. Wikipedia (2022), Quốc ca Thái Lan,
<https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Phleng_Chat>, [18/10/2023]
4. https://baophapluat.vn/doc-dao-le-hoi-danh-cho-co-hon-ma-xo-post225435.html#
5. https://vi.alongwalker.co/le-hoi-ma-xo-pee-ta-khon-o-thai-lan-
s222748.html[18/10/2023]
6. https://www.vietnambooking.com/du-lich/blog-du-lich/nhung-dieu-it-ai-biet-ve-le-
hoi-dac-sac-nhat-thai-lan-loy-krathong-va-yi-peng.html[18/10/2023]
7. https://tuoitre.vn/loi-krathong-le-hoi-co-va-lung-linh-nhat-cua-thai-lan-
20181120112119763.htm[18/10/2023]

31

You might also like