You are on page 1of 34

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN


VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN
┄—–┄

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
HỌC PHẦN: “ NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG
MỀM”
CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐH CNTT & TT VIỆT-HÀN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Phạm Huyền Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Tên thành viên: Võ Thị Diễm Quỳnh - 23DM109
Trương Thị Minh Hiếu - 23DM033
Lê Thị Vi Thảo - 23DM117

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2024


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT-HÀN
┄—–┄

KHOA KINH TẾ SỐ VÀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

BÁO CÁO
HỌC PHẦN: “ NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG
MỀM”
CHỦ ĐỀ: KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐH CNTT & TT VIỆT-HÀN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Phạm Huyền Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 6
Tên thành viên: Võ Thị Diễm Quỳnh - 23DM109
Trương Thị Minh Hiếu - 23DM033
Lê Thị Vi Thảo - 23DM117
Đà Nẵng, tháng 1 năm 2024
LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, cho phép chúng em gửi lời cảm ơn chân thành đến lãnh đạo
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt - Hàn đã đưa
học phần “Nhập môn ngành và kỹ năng mềm” vô cùng hữu ích vào chương
trình học của chúng em. Đây là môn học giúp chúng em hình thành được
nhiều kỹ năng cần thiết để chúng em hoàn thiện mình, là hành trang để
chúng em vững vàng hơn khi bước vào chuyên ngành của mình.

Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên bộ
môn - ThS.Trần Phạm Huyền Trang. Một người cô rất tận tình và tâm
huyết trong việc giảng dạy, cảm ơn cô vì đã đồng hành cùng chúng em
trong suốt thời gian vừa qua. Chúng em rất biết ơn trước tình cảm và sự
nhiệt huyết của cô trong từng bài giảng, đó chắc chắn là những kiến thức bổ
ích hỗ trợ rất nhiều cho công việc sau này của chúng em.

Bộ môn “Nhập môn ngành và kỹ năng mềm” là môn học mang tính thực tế
áp dụng vào công việc và đời sống. Môn học cung cấp vô vàn kiến thức về
kỹ năng cần thiết trong giao tiếp hàng ngày. Tuy vậy, trong bài báo cáo
không tránh những thiếu sót không mong muốn, mong rằng quý thầy cô
xem xét và góp ý để bài báo cáo nhận được những kết quả tốt nhất.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong xã hội hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc,
học tập, cuộc sống. Điều này có thể khiến chúng ta dễ bị căng thẳng, lo lắng,
trầm cảm. Nếu không được kiểm soát, những cảm xúc tiêu cực này có thể dẫn
đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Cảm xúc
có tính hai mặt, một mặt, cảm xúc là động lực thúc đẩy cá nhân hoạt động có
hiệu quả, mặt khác, nếu không được quản lý và định hướng đúng đắn, cảm xúc
sẽ làm lệch hướng, thậm chí phá hủy nhận thức và hành động của cá nhân, dẫn
đến việc nhận thức và hành động của cá nhân trở nên “mù quáng” và sai lầm.

Vì vậy, việc trang bị kỹ năng quản lý cảm xúc là vô cùng cần thiết cho mỗi cá
nhân trong xã hội hiện đại. Với nhịp sống nhanh chóng và nhiều áp lực, việc
kiểm soát cảm xúc càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Kỹ năng quản lý
cảm xúc giúp chúng ta nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân, hiểu được
ảnh hưởng của cảm xúc đến bản thân và người khác, đồng thời biết cách thể
hiện và điều chỉnh cảm xúc một cách phù hợp.

Từ những phân tích trên, có thể thấy đề tài "Kỹ năng quản lý cảm xúc" là một
đề tài có tính cấp thiết cao. Đề tài này cần được nghiên cứu và triển khai một
cách nghiêm túc để giúp mỗi cá nhân có thể trang bị cho mình những kỹ năng
cần thiết để quản lý cảm xúc một cách hiệu quả.

2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CẢM XÚC..................................................................4
1.1. Kỹ năng là gì?..........................................................................................................................4
1.2. Cảm xúc là gì? Phân loại cảm xúc............................................................................................4
1.2.1 Khái niệm.......................................................................................................................5
1.2.2 Phân loại cảm xúc..........................................................................................................5
1.3. Kỹ năng quản lí cảm xúc là gì?................................................................................................6
1.3.1. Lợi ích của kỹ năng quản lý cảm xúc............................................................................7
1.3.2 Cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc.......................................................................7
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG QUẢN LÝ CẢM XÚC HIỆN NAY
CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT&TT VIỆT-HÀN.....................................................9
2.1 Mục đích phân tích thực trạng:..................................................................................................9
2.2 Phân tích thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-
Hàn................................................................................................................................................10
2.2.1 Nhận thức của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn về việc quản lý cảm
xúc của chính bản thân mình qua khảo sát:...........................................................................10
Nguồn: Kết quả khảo sát.......................................................................................................................10
2.2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên chưa thực sự hiệu
quả12
2.2.3 Suy nghĩ của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn về sự cần thiết của kỹ
năng quản lý cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày................................................................13
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CẢM XÚC........................................................14
3.1 Tự nhận thức cảm xúc.............................................................................................................14
3.1.1 Khả năng tự nhận thức cảm xúc mà không phán xét....................................................14
3.1.2 Cách nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức hiệu quả........................................................15
3.2 Kiểm soát cảm xúc..................................................................................................................16
3.2.1 Mục đích của kiểm soát cảm xúc................................................................................17
3.2.2 Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc để làm chủ bản thân........................................18
3.3. Xây dựng mối quan hệ tích cực..............................................................................................19
3.3.1 Mục đích của việc xây dựng mối quan hệ...................................................................19
3.3.2 Những lí do khiến bạn thất bại khi bạn mở rộng các mối quan hệ...............................20
3.3.3 5 cách xây dựng mối quan hệ vững chắc trong công việc..........................................22
3.4 Phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả.......................................................................................23
3.4.1 Các cách để rèn luyện kĩ năng giao tiếp......................................................................23
3.4.2 Sử dụng từ ngữ lưu loát dễ hiểu..................................................................................25
CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP.......................26
4.1. Ưu Điểm Của Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc:.........................................................................26
4.1.1 Nâng cao hiệu suất làm việc nhóm..............................................................................26
4.1.2 Cải thiện các mối quan hệ cá nhân...............................................................................26
4.1.3 Định hướng học tập......................................................................................................27
4.2 Thách thức và cơ hội của việc quản lí cảm xúc ở môi trường học tập.....................................27
4.2.1 Thách thức:.................................................................................................................27
4.2.2 Cơ hội:.........................................................................................................................27
4.3 Mô hình và công cụ hỗ trợ quản lí cảm xúc tại môi trường học tập........................................28
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................ 30
PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 31

3
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CẢM XÚC
1.1. Kỹ năng là gì?

Kỹ năng là khả năng vận dụng kiến thức và hiểu biết của con người để thực
hiện một việc gì đó, có thể là việc nghề nghiệp mang tính kỹ thuật, chuyên
môn hoặc việc liên quan đến cảm xúc, sinh tồn, giao tiếp,…
Một số định nghĩa khác về kỹ năng
 sTheo Từ điển Tiếng Việt: Kỹ năng là khả năng làm một việc gì
đó một cách thành thạo, đạt kết quả tốt.
 Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA): Kỹ năng là khả năng thực
hiện một nhiệm vụ hoặc hành vi một cách hiệu quả và thành thạo.
 Theo Giáo sư David A. Kolb: Kỹ năng là khả năng chuyển đổi
kiến thức và hiểu biết thành hành động.
Nhìn chung, các định nghĩa về kỹ năng đều có chung một ý nghĩa là khả
năng vận dụng kiến thức và hiểu biết để thực hiện một việc gì đó.
Tầm quan trọng của kỹ năng
Kỹ năng là một yếu tố quan trọng quyết định thành công của con người
trong cuộc sống và công việc. Những người có kỹ năng tốt thường có khả
năng:
 Hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
 Thích nghi tốt với những thay đổi của môi trường.
 Xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp hơn.
 Thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.
Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng là vô cùng cần thiết cho mỗi người. Chúng
ta cần xác định những kỹ năng cần thiết cho bản thân và nỗ lực rèn luyện
chúng thường xuyên.

4
1.2. Cảm xúc là gì? Phân loại cảm xúc

1.2.1 Khái niệm

Cảm xúc là một trạng thái tâm lý phản ánh nội tâm của con người, bao
gồm cảm nhận, tư duy và phản ứng cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng
trong cuộc sống hàng ngày và đa dạng từ tích cực như niềm vui và hạnh
phúc đến tiêu cực như sợ hãi và tức giận.

1.2.2 Phân loại cảm xúc

Cảm xúc có thể được chia thành hai loại chính là cảm xúc tích cực và
cảm xúc tiêu cực.

 Cảm xúc tích cực là những cảm xúc mang lại sự hài lòng, niềm vui
của cuộc sống, chẳng hạn như niềm vui, hạnh phúc, yêu thương,...

 Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc mang lại sự không thoải mái,
khó chịu và đau khổ, chẳng hạn như sợ hãi, lo lắng, tức giận,...

Cảm xúc được hình thành bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm:

 Yếu tố sinh học: Cảm xúc chịu ảnh hưởng của các hormone và hệ
thần kinh.

 Yếu tố môi trường: Cảm xúc chịu ảnh hưởng của môi trường xung
quanh, chẳng hạn như các sự kiện, con người,...

 Yếu tố cá nhân: Cảm xúc chịu ảnh hưởng của các yếu tố cá nhân,
chẳng hạn như tính cách, trải nghiệm,...

Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và mối quan hệ của
chúng ta.

5
 Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ của chúng ta: Cảm xúc có
thể khiến chúng ta suy nghĩ theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Ví
dụ, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, chúng ta có xu hướng suy
nghĩ tích cực và lạc quan hơn. Khi chúng ta cảm thấy tức giận,
chúng ta có xu hướng suy nghĩ tiêu cực và dễ mắc sai lầm hơn.

 Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến hành vi của chúng ta: Cảm xúc có
thể khiến chúng ta hành động theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Ví
dụ, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc, chúng ta có xu hướng giúp đỡ
người khác hơn. Khi chúng ta cảm thấy tức giận, chúng ta có xu
hướng gây gổ, bạo lực hơn.

 Cảm xúc có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta: Cảm xúc
có thể khiến chúng ta giao tiếp, ứng xử với người khác theo hướng
tích cực hoặc tiêu cực. Ví dụ, khi chúng ta cảm thấy hạnh phúc,
chúng ta có xu hướng cởi mở, thân thiện hơn. Khi chúng ta cảm
thấy tức giận, chúng ta có xu hướng xa cách, lạnh nhạt hơn.

Vì vậy, việc hiểu và kiểm soát cảm xúc là vô cùng quan trọng đối với mỗi
người.

1.3. Kỹ năng quản lí cảm xúc là gì?

Kỹ năng quản lý cảm xúc là khả năng nhận thức, hiểu và kiểm soát cảm xúc
của bản thân. Kỹ năng này bao gồm nhiều thành phần, bao gồm:

 Nhận thức cảm xúc: Khả năng nhận biết và hiểu rõ cảm xúc của bản
thân. Điều này bao gồm việc có thể xác định tên của cảm xúc, xác
định nguyên nhân của cảm xúc và nhận biết những thay đổi về thể
chất và tinh thần mà cảm xúc gây ra.

 Hiểu cảm xúc: Khả năng hiểu nguyên nhân, hậu quả của cảm xúc.
Điều này bao gồm việc hiểu rằng cảm xúc là phản ứng tự nhiên của
con người đối với những kích thích bên trong và bên ngoài, và rằng

6
cảm xúc có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ, hành vi và mối quan hệ
của chúng ta.

 Kiểm soát cảm xúc: Khả năng điều chỉnh cảm xúc để phù hợp với
tình huống. Điều này bao gồm việc có thể kiểm soát những biểu
hiện cảm xúc bên ngoài, có thể điều chỉnh cường độ và thời gian
của cảm xúc và có thể sử dụng cảm xúc một cách tích cực.

1.3.1. Lợi ích của kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta, bao gồm:

 Đối phó tốt hơn với những tình huống khó khăn: Khi chúng ta có
khả năng nhận biết và hiểu cảm xúc của mình, chúng ta sẽ dễ dàng
đối phó với những tình huống khó khăn hơn. Ví dụ, nếu chúng ta
cảm thấy lo lắng trước một bài kiểm tra, chúng ta có thể sử dụng kỹ
năng nhận thức cảm xúc để xác định nguyên nhân của sự lo lắng và
tìm cách giải quyết.

 Đạt được mục tiêu: Quản lý cảm xúc giúp chúng ta có động lực và
quyết tâm để đạt được mục tiêu của mình. Ví dụ, nếu chúng ta có
mục tiêu giảm cân, chúng ta có thể sử dụng kỹ năng nhận thức cảm
xúc để nhận ra những suy nghĩ và hành vi khiến chúng ta ăn quá
nhiều và thay đổi chúng.

 Xây dựng các mối quan hệ lành mạnh: Quản lý cảm xúc giúp chúng
ta giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột một cách tích cực. Ví
dụ, nếu chúng ta cảm thấy tức giận với một người nào đó, chúng ta
có thể sử dụng kỹ năng kiểm soát cảm xúc để nói chuyện với họ
một cách bình tĩnh và tôn trọng.

7
1.3.2 Cách rèn luyện kỹ năng quản lý cảm xúc

Kỹ năng quản lý cảm xúc là một kỹ năng có thể được rèn luyện thông qua
học tập, thực hành và trải nghiệm. Dưới đây là một số cách để rèn luyện
quản lý cảm xúc:

 Theo dõi cảm xúc của bản thân: Dành thời gian mỗi ngày để suy
ngẫm về cảm xúc của bản thân. Hãy chú ý đến những cảm xúc mà
bạn đang trải qua, nguyên nhân của chúng và cách chúng ảnh
hưởng đến suy nghĩ và hành vi của bạn.

 Học cách đặt tên cho cảm xúc: Khi bạn nhận ra mình đang trải qua
một cảm xúc, hãy thử đặt tên cho cảm xúc đó. Điều này sẽ giúp bạn
hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình.

 Tìm hiểu về các loại cảm xúc: Có nhiều loại cảm xúc khác nhau,
mỗi loại có những đặc điểm riêng. Hãy tìm hiểu về các loại cảm xúc
để có thể nhận biết và hiểu chúng tốt hơn.

 Tập trung vào những suy nghĩ tích cực: Khi bạn cảm thấy tiêu cực,
hãy cố gắng tập trung vào những suy nghĩ tích cực. Điều này sẽ
giúp bạn cảm thấy tốt hơn và kiểm soát cảm xúc của mình hiệu quả
hơn.

 Học cách thư giãn: Thư giãn là một cách hiệu quả để giải tỏa căng
thẳng và kiểm soát cảm xúc. Hãy tìm những phương pháp thư giãn
phù hợp với bạn, chẳng hạn như thiền, yoga, nghe nhạc,...

Quản lý cảm xúc là một kỹ năng quan trọng giúp chúng ta có cuộc sống
hạnh phúc và thành công hơn. Hãy dành thời gian để rèn luyện kỹ năng
này để có thể tận hưởng cuộc sống trọn vẹn hơn.

8
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KỸ NĂNG
QUẢN LÝ CẢM XÚC HIỆN NAY CỦA SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CNTT&TT VIỆT-HÀN

2.1 Mục đích phân tích thực trạng:

Nhằm tìm hiểu sâu hơn về kỹ năng quản lý cảm xúc trong học tập và
cuộc sống của sinh viên thông qua việc khảo sát thực tế. Mục tiêu chính
của chúng em là đánh giá mức độ hiểu biết và ứng dụng của sinh viên
trong việc quản lý cảm xúc cá nhân.

Cuộc khảo sát này là một cơ hội để cung cấp cái nhìn toàn diện về cách
sinh viên hiện nay đối mặt và phản ứng trước thách thức của học tập
và quản lý cảm xúc trong cuộc sống hàng ngày. Chúng em mong muốn
xác định những xu hướng chung, sự khác biệt, và cả những điểm mạnh
và yếu của các sinh viên.

Bằng cách này, chúng em hy vọng rằng cuộc khảo sát sẽ cung cấp
thông tin quan trọng và hữu ích để đưa ra những vấn đề cần thiết và giải
pháp hỗ trợ cộng đồng nâng cao khả năng quản lý cảm xúc cá nhân và
tạo ra một môi trường tích cực hơn để phát triển cá nhân

9
2.2 Phân tích thực trạng kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh viên Trường
Đại học CNTT&TT Việt-Hàn

Bảng 2.2.1 Đối tượng và hình thức khảo sát:

Sinh viên đang theo học tại Trường Đại


Đối tượng khảo sát:
học CNTT&TT Việt-Hàn

Hình thức khảo sát: Sử dụng gg-form và trả lời câu hỏi

Số lượng người khảo


100 sinh viên
sát

2.2.1 Nhận thức của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn
về việc quản lý cảm xúc của chính bản thân mình qua khảo sát:

Bảng 2.2.2 Nhận thức của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-
Hàn về việc quản lý cảm xúc

Nội dung Số lượng Tỷ trọng (%)

Có 91 91%

Không 9 9%

Nguồn: Kết quả khảo sát

10
Hình 1. Tỷ trọng phần trăm bình chọn của sinh viên

Theo kết quả khảo sát, có tới 91 người chiếm tỷ trọng 91% cho rằng đã
nhận thức được cảm xúc của bản thân. Có 9 người chiếm tỷ trọng 9%
đánh giá là chưa nhận thức được cảm xúc của bản thân.
Tuy nhiên, qua việc tiếp xúc và quan sát sinh viên chúng ta thường
ngày thì chúng em nhận ra rằng họ vẫn chưa nhận thức được hoàn toàn
cảm xúc của mình. Điều này cũng đã được chứng tỏ và được sinh viên
công nhận qua câu hỏi khảo sát: “ Theo bạn thì sinh viên hiện nay đã
thực sự có kỹ năng quản lý cảm xúc chưa?” thì đã cho ra kết quả khá
chính xác với sự quan sát của hằng ngày của chúng em

Hình 2 Tỷ trọng phần trăm bình chọn của sinh viên về nhận thức quản lý cảm xúc

Có tới 56 sinh viên chiếm tỷ trọng (56%) cho rằng sinh viên hiện nay
chưa thực sự có kỹ năng quản lý cảm xúc và 44 sinh viên chiếm tỷ

11
trọng (44%) cho rằng sinh viên đã có kỹ năng quản lý cảm xúc. Qua đó,
ta có thể thấy được các bạn sinh viên vẫn chưa tìm được ra những
nguyên nhân giải quyết vấn đề này chính vì thế mà việc kỹ năng quản
lý cảm xúc chưa thực sự hiệu quả.

2.2.2 Một số nguyên nhân dẫn đến kỹ năng quản lý cảm xúc của sinh
viên chưa thực sự hiệu quả

Hình 3 Tỷ trọng phần trăm bình chọn sinh viên về nguyên nhân không quản lý được cảm xúc

Chúng em đưa ra 3 nguyên nhân chính thường xuất hiện trong việc học
tập và cuộc sống hằng ngày của các bạn sinh viên. Qua khảo sát trên ta
thấy, 45 sinh viên chiếm tỷ trọng (45%) là do tính cách nóng nảy của
bản thân tác động, tiếp đó là do sự tác động từ môi trường bên ngoài
như: bị lôi kéo, bị thách thức từ những người xung quanh chiếm tỷ
trọng (32%) và cuối cùng đó là do căng thẳng trong học tập và cuộc
sống hằng ngày có 23 sinh viên chiếm tỷ trọng (23%). Qua đó, ta có thể
đưa ra nhận xét đó là phần lớn là do ảnh hưởng từ tính cách bên trong
con người các bạn sinh viên bởi họ vẫn còn trẻ vẫn chưa hiểu hết được
tầm quan trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc chính vì thế mà các bạn
cần có những giải pháp để tiêu diệt đi sự nóng nảy trong chính con
người mình. Từ đó những nguyên nhân nhỏ còn lại cũng sẽ được giải
quyết triệt để nếu như ta giải quyết được nguyên nhân lớn nhất của các
bạn.

12
2.2.3 Suy nghĩ của sinh viên Trường Đại học CNTT&TT Việt-Hàn về
sự cần thiết của kỹ năng quản lý cảm xúc trong cuộc sống hằng ngày

Hình 4.Tỷ trọng phần trăm bình chọn của sinh viên về sự cần thiết của kỹ năng quản lý cảm xúc

Qua khảo sát ta có thể thấy việc sinh viên nhìn nhận ra được tầm quan
trọng của kỹ năng quản lý cảm xúc trong học tập và cuộc sống hằng
ngày là rất cao khi có tới 95 sinh viên chiếm tỷ trọng (95%) một con số
thật đáng ngưỡng mộ. Từ đó, ta có thể hiểu được các bạn sinh viên
cũng đang rất cần có những giải pháp để giúp các bạn vượt qua những
trở ngại trong học tập và công việc.

13
CHƯƠNG III CÁC PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CẢM
XÚC

3.1 Tự nhận thức cảm xúc

3.1.1 Khả năng tự nhận thức cảm xúc mà không phán xét

 Trước tiên ta cần biết rằng khả năng tự nhận thức không chỉ xoay
quanh việc ta quan sát điều gì của bản thân mà còn ở việc ta kiểm
soát thế giới nội tâm như thế nào. Bên cạnh đó, chúng ta thường có
thói quen đánh giá hay phán xét suy nghĩ và cảm giác của bản thân.
Lúc này bạn cần vận dụng khả năng tự nhận thức mà không phán
xét.
 Khi quan sát những gì đang diễn ra bên trong, hãy ý thức rằng đó là
những điều khiến chúng ta trở nên “người” hơn. Ta chấp nhận nó,
xem nó là một phần của ta, nhưng không gắn mác cho nó là tốt hay
xấu, cũng không dằn vặt bản thân vì ta đang có những suy nghĩ và
cảm xúc đó. Dấu hiệu bạn đang phán xét bản thân là khi trong đầu
xuất hiện câu nói“Đáng lẽ tôi nên / không nên làm điều này”. Khi
đó hãy tự hỏi bản thân:“Điều đã xảy ra có đang giúp tôi học bài
học nào không? Người khác trong tình huống này có thể cũng mắc
phải sai lầm tương tự và bài học họ sẽ học trong tình huống này là
gì?”

14
 Tự nhận thức không chỉ là thu thập thông tin về bản thân mà còn
bao gồm việc để ý đến những gì xảy ra trong lòng (cảm xúc, suy
nghĩ…) với một trái tim rộng mở. Con người có xu hướng lưu trữ
thông tin về cách phản ứng với một sự việc nào đó, từ đó định hình
đời sống cảm xúc và quyết định cách phản ứng khi đối diện với tình
huống tương tự trong tương lai. Khả năng tự nhận thức cho phép ta
ý thức được quá trình xảy ra tất cả những điều trên và tạo tiền đề
cho việc “giải phóng” tâm trí.

3.1.2 Cách nuôi dưỡng khả năng tự nhận thức hiệu quả

 Phương pháp 1: Dành thời gian và không gian cho bản thân

Việc dành thời gian riêng để kết nối với bản thân cho phép bạn tạo
một lối đi vào nội tâm đang chôn kín sâu bên trong của mình. Hãy
dành 30 phút mỗi sáng hoặc trước khi ngủ để đọc sách, viết lách,
thiền, cầu nguyện hay bất cứ hoạt động nào tương tự.

 Phương pháp 2: Thực hành thiền định

Thiền định chính là chìa khóa giúp tăng khả năng tự nhận thức. Nói
cách khác, thực hành thiền định chính là hiện diện trong hiện tại,
quan sát những gì diễn ra bên trong và bên ngoài bản thân chứ
không đơn giản là ngồi bắt bắt chéo chân và “trấn áp” các suy nghĩ.
Bạn có thể thực hành thiền định bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu, kể
cả khi đang trò chuyện, ăn uống hay đi bộ, miễn là bạn chú ý được
điều gì đang xảy ra trong lòng mình.

 Phương pháp 3: Giữ thói quen ghi chép

Viết lách không chỉ hỗ trợ quá trình xử lý suy nghĩ mà còn giúp ta
kết nối với bản thân và cảm thấy bình an hơn. Hoạt động này cũng
giúp “giải phóng dung lượng” trí não khi bạn để những dòng suy

15
nghĩ chảy ra trang giấy. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc viết
xuống những điều ta cảm thấy biết ơn và thậm chí những khó khăn
sẽ giúp gia tăng mức độ hạnh phúc và hài lòng trong cuộc sống.

 Phương pháp 4: Rèn luyện khả năng lắng nghe

“Lắng nghe” khác với “nghe”. Lắng nghe là hiện diện, là tập trung
chú ý đến cảm xúc, lời nói và cả ngôn ngữ cơ thể của đối phương.
Nếu thật sự lắng nghe, bạn sẽ dễ đồng cảm và thấu hiểu mà không
phán xét hay đánh giá. Khi giỏi lắng nghe người khác, bạn cũng sẽ
giỏi lắng nghe chính mình và trở thành người bạn tốt nhất cho bản
thân.

 Phương pháp 5: Hỏi ý kiến người khác

Đôi lúc ta sợ phải nghe người khác nói gì về mình. Đúng vậy,
những nhận xét hay đánh giá của người khác có thể mang nhiều
thành kiến và thậm chí là không thành thật. Tuy nhiên, bạn hoàn
toàn có thể phân biệt, chắt lọc những ý kiến khách quan và hữu ích
để hiểu về bản thân cũng như người khác hơn. Các nghiên cứu cho
thấy việc lấy ý kiến toàn diện trong công ty là công cụ rất hữu ích
giúp các quản lý cấp cao cải thiện khả năng tự nhận thức. Ai cũng
có những “điểm mù”, vì vậy việc thu thập các quan điểm và góc
nhìn khác nhau sẽ cho ta thấy được bức tranh toàn cảnh.

3.2 Kiểm soát cảm xúc

Hầu hết mọi người đều tiếp xúc với các tác nhân kích thích có thể
mang lại nhiều cảm xúc khác nhau trong một ngày. Nếu có những
phản ứng không phù hợp hoặc cực đoan với những kích thích này
có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực đối với khả năng hòa nhập tốt
trong môi trường xã hội của mỗi người

16
3.2.1 Mục đích của kiểm soát cảm xúc

 Tránh mâu thuẫn, xung đột


Trên thực tế, mỗi ngày có rất nhiều bài báo đưa tin về những vụ
việc xô xát, mâu thuẫn, thậm chí là sát hại lẫn nhau vì những cảm
xúc nóng giận, bồng bột nhất thời. Những người không kiểm soát
được cảm xúc thường có cái tôi rất lớn, họ dễ có những phản ứng
sai lầm, đem những tâm tư tình cảm cá nhân ra để quyết định đúng
sai.Chính vì vậy, kỹ năng kiểm soát cảm xúc là rất quan trọng để
mỗi người có thể bình tĩnh hiểu, kiểm soát bản thân trước khi để
cảm xúc chi phối hoàn toàn. Điều này rất quan trọng để tránh những
xung đột căng thẳng, thậm chí là xô xát lẫn nhau.
 Xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ lành mạnh
Những đố kỵ, ghen ghét, tranh chấp hơn thua, giận dữ, nói năng
không kiểm soát,… là những yếu tố giết chết mối quan hệ một cách
nhanh nhất. Chúng ta thường không biết, những lời nói vô tình của
mình có thể làm tổn thương người khác sâu sắc. Chính vì vậy, việc
làm chủ được cảm xúc bằng cách thể hiện một thái độ đúng mực,
biết cách ứng xử một cách khéo léo chính là nền tảng cho những
mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp và bền vững.
 Hạn chế nguy cơ gặp các vấn đề tâm lý, thể chất
Cảm xúc có mối liên kết chặt chẽ với sức khỏe tâm lý, thể chất của
mỗi người. Trường hợp gặp cảm xúc tiêu cực, đối mặt với sự nóng
nảy, tức giận, buồn bã sẽ tạo tâm lí xấu rất khó để kiềm chế cảm
xúc
 Chuyên nghiệp hơn trong mắt người khác
Việc bộc lộ hết cảm xúc của mình ra ngoài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến
cách mà người khác nhìn nhận vào người đó. Đặc biệt là trong công
việc, những người luôn bị cảm xúc chi phối sẽ không dễ dàng để
đưa ra những quyết định đúng đắn, gây ra sai lầm và những hệ quả

17
khó lường. Một người mà “sáng nắng chiều mưa” bộc lộ một tính
cách chưa trưởng thành, thiếu chín chắn và không đáng tin cậy, tín
nhiệm.

3.2.2 Rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc để làm chủ bản thân

 Lắng nghe bản thân trước khi bộc lộ cảm xúc

Nếu không nhận ra được sự thay đổi về mặt cảm xúc của mình, một
người khó có thể kiểm soát được cảm xúc. Việc lắng nghe bản thân,
nhận thức được phần cảm xúc đang trỗi dậy giúp bản thân có được
một khoảng thời gian để bình tĩnh, nhận ra và kiểm soát chúng
nhằm ứng xử sao cho phù hợp.

 Làm chủ suy nghĩ

Quá trình rèn luyện để làm chủ suy nghĩ giúp mỗi người có những
góc nhìn khách quan và tích cực hơn với mọi việc trong cuộc sống.
Mỗi người sinh ra hầu hết đều có bản năng tự vệ trong chính suy
nghĩ của mình, giúp bảo toàn lợi ích cá nhân, nhưng khi suy nghĩ bị
hướng theo một chiều tiêu cực, sẽ ảnh hưởng tới trí tuệ và các mối
quan hệ xung quanh.Chẳng hạn như khi bị trách mắng, chúng ta
thường có cảm giác uất ức, căng thẳng, khó chịu và không giữ được
bình tĩnh. Khi làm chủ được suy nghĩ, tức là suy nghĩ việc này theo
một chiều hướng tích cực, khách quan sẽ giúp thay đổi rất lớn
những hành động sau đó.

 Rèn luyện sự tự tin

Tự tin giúp một người luôn trong tâm thế sẵn sàng để đương đầu
với mọi thử thách, tình huống. Bằng cách đứng trước gương và tự
nói chuyện với chính mình, tham gia năng nổ vào những cuộc giao

18
tiếp lành mạnh với những người xung quanh. Chỉ có thực hành mới
giúp chúng ta rèn luyện mọi thứ nhanh nhất. Nếu có một bài thuyết
trình việc tự tin giúp cho bạn có một điểm cộng với giảng viên hay
bất cứ người nào đang lắng nghe phía dưới bởi lẽ không có vẻ đẹp
nào bằng vẻ đẹp của sự tự tin.

 Viết nhật ký

Viết nhật ký được xem là một giải pháp hữu ích để rèn luyện kỹ
năng kiểm soát cảm xúc. Bằng cách ghi lại những suy nghĩ, mong
muốn, trạng thái tâm lý, cảm xúc hằng ngày, viết nhật ký giúp
chúng ta tạo ra một không gian riêng tư để tự nhìn nhận lại những
cảm xúc của mình sau một ngày dài.

 Giải tỏa cảm xúc

Các hoạt động giải tỏa cảm xúc cũng là một phương pháp tốt giúp
rèn luyện kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Khi cảm thấy cuộc sống của
mình bị mất cân bằng, có những trạng thái chán nản, không hứng
thú với bất kỳ việc gì, thì hãy dành cho bản thân một quãng nghỉ để
giải tỏa chúng một cách lành mạnh.

3.3. Xây dựng mối quan hệ tích cực

3.3.1 Mục đích của việc xây dựng mối quan hệ

 Để học tập hay cuộc sống diễn ra thuận lợi, mang lại tiềm năng phát
triển cao thì không thể thiếu đi sự hỗ trợ đến từ các mối quan . Việc
xây dựng mối quan hệ công việc không chỉ đem đến môi trường
học tập hiệu quả, mà còn thúc đẩy tinh thần hợp tác tích cực. Những
kết nối người – người vừa giúp chúng ta mở rộng mối quan hệ, vừa
có lợi trong tình huống cần giúp đỡ lâu dài.

19
3.3.2 Những lí do khiến bạn thất bại khi bạn mở rộng các mối quan
hệ
 Thất hứa
Thói quen “ăn không nói có” không chỉ khiến việc học tập trì trệ,
mất điểm mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống. Trong xây dựng mối
quan hệ, kị nhất là thất hứa vì đây là mở đầu cho hiểu lầm, cãi vã và
đổ vỡ. Bên cạnh chuyện hứa lèo, hay nói dối thì còn rất nhiều hành
động khác thể hiện lòng thất tín. Ví dụ điển hình là đi trễ, chậm
deadline, không trung thực, lấp liếm lỗi sai bằng nhiều lý do không
thể chấp nhận được…
 Không đủ chân thành
Là bạn bè với nhau mà không đối xử chân thành hay thật lòng tôn
trọng thì sẽ rất khó để giúp đỡ hay hợp tác lâu dài. Một thái độ chân
thành còn được coi là thước đo giá trị của con người. Ai biết sống
thân thiện, nói không với giả dối thì ắt sẽ được lòng nhiều người.
Nên nhớ, thói xu nịnh giả tạo dù có thể “đánh bóng” bản thân lên
một chút nhưng rồi sẽ phai tàn, chưa kể là còn có nguy cơ bị tẩy
chay bởi tập thể.

20
 Thiếu sự tin tưởng
Xây dựng niềm tin đúng đắn cũng là xây dựng mối quan hệ vững
bền. Niềm tin vào bản thân và tập thể chính là chìa khóa mở ra mọi
mối quan hệ tốt. Nếu bạn thiếu tin tưởng vào khả năng của mình thì
sẽ tự ti hơn người khác, từ đó trở nên kém năng suất và chậm tiến.
Còn nếu thiếu tin tưởng vào đồng đội thì khi làm việc nhóm thường
xuyên bị chia rẽ, khó lòng đoàn kết không đạt được những kết quả
như mong đợi.
 Giao tiếp kém
Kỹ năng giao tiếp luôn đóng góp phần nhiều trong việc xây dựng
mối quan hệ. Thiếu đi kỹ năng này, chúng ta sẽ khó mở lời hơn với
xung quanh. Như dân gian đã nói “lời chào cao hơn mâm cỗ”, đôi
khi chỉ cần lịch sự chào hỏi hay hỏi thăm bạn bè, thầy cô thôi là đã
đủ để gây ấn tượng cho bản thân. Giao tiếp không chỉ nằm ở cách
trò chuyện mà còn “ghi điểm” bởi cử chỉ thân thiện, như: bắt tay,
body language, gật/lắc đầu đúng lúc…

21
3.3.3 5 cách xây dựng mối quan hệ vững chắc trong công việc

 Học cách lắng nghe

Hãy lắng nghe và thấu hiểu mọi người để gắn kết hơn với tập thể,
đồng thời học hỏi thêm nhiều câu chuyện cuộc sống. Hơn nữa, nếu
đang bàn luận về một vấn đề nào đấy thì nên lắng nghe kỹ để đưa ra
nhận xét đúng đắn. Kể cả khi bất đồng quan điểm thì cũng nên chọn
lọc để làm sao không nói ra điều tiêu cực. Những người biết lắng
nghe nhau cẩn thận thì sẽ tạo thành liên minh giỏi, người này bổ trợ
cho người kia và cứ thế ngược lại đem lại nhiều thuận lợi cho học
tập cũng như cuộc sống .

 Luôn thẳng thắn

Người thẳng thắn sẽ luôn biết chịu trách nhiệm trước hành động và
lời nói của bản thân. Tuy nhiên, thẳng thắn không có nghĩa là chê
bai người khác ra mặt mà phải lựa lời dễ nghe để mang tính góp ý.
Một người mang đức tính này chắc chắn sẽ được mọi người đánh
giá cao bởi thà “thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng” còn hơn là
khen cho có.

 Sẵn sàng giúp đỡ

Xây dựng mối quan hệ tức là nâng cao tinh thần đồng đội. Hãy chủ
động trong mọi đề nghị hợp tác và thật nghiêm túc trong làm việc
nhóm. Một người khôn khéo và biết cách phối hợp chung với tập
thể sẽ được “săn đón” nhiều hơn mỗi khi có bài tập hay deadline
mới. Bạn bè xung quanh, hay giảng viên sẽ thông qua thái độ làm
việc chung của bạn để mà đánh giá kỹ năng mềm. Ngoài ra, tham
gia vào hoạt động tập thể góp phần xây dựng mối quan hệ sâu rộng,
không chỉ trong môi trường học tập mà còn ở bất kỳ nơi đâu.

22
 Trung thực

Lời nói trung thực đi đôi với hành động trung thực. Là một người
chính trực thì ai đến làm quen cũng cảm thấy tin tưởng. Một khi tạo
dựng được lòng tin ngay từ đầu thì việc mở rộng mối quan hệ cũng
sẽ dễ dàng hơn. Lòng trung thực rất đáng quý trong làm ăn, dễ gây
thiện cảm và mang lại sự kính trọng từ nhiều nguồn, đặc biệt là
trong mắt bạn bè, thầy cô.

 Tôn trọng ý kiến của nhau

Tôn trọng người khác là nguyên tắc hàng đầu để trở thành người tài
giỏi. Đừng quá bảo thủ với ý kiến cá nhân mà hãy lắng nghe và tôn
trọng quan điểm, ý kiến từ người khác. Càng làm việc chung với
nhiều người thì càng phải đề cao sự tôn trọng. Đừng quên sử dụng
mấy lời “cảm ơn”, “xin lỗi” – tuy đơn giản mà mang sức mạnh to
lớn. Về cơ bản, tôn trọng lẫn nhau chính là cầu nối kéo dài mối
quan hệ.

3.4 Phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Hãy tự tin khi biết rằng bạn có thể tạo ra những đóng góp đáng giá
cho cuộc hội thoại. Hãy dành thời gian mỗi ngày để ý thức về các
quan niệm và cảm xúc của bạn để bạn có thể truyền đạt chúng đầy
đủ cho người khác. Những người do dự khi nói do không cảm thấy
thông tin họ đưa ra sẽ có giá trị không cần phải sợ hãi. Điều quan
trọng hoặc đáng giá với người này có thể không có ý nghĩa với
người kia và có thể lại vô cùng hữu ích đối với ai đó.

3.4.1 Các cách để rèn luyện kĩ năng giao tiếp

23
 Nhìn thẳng vào mắt : Cho dù bạn đang nói hoặc đang nghe, thì
nhìn vào mắt của người mà bạn đang nói chuyện có thể khiến cho
sự tương tác thành công hơn. Giao tiếp bằng mắt thể hiện sự quan
tâm và khuyến khích mọi người quan tâm lại đến bạn.
 Sử dụng cử chỉ : Chúng bao gồm các cử chỉ với tay và khuôn mặt
của bạn. Hãy làm cho toàn bộ cơ thể của bạn nói chuyện. Sử dụng
các cử chỉ nhỏ hơn cho cá nhân riêng lẻ và nhóm nhỏ. Các cử chỉ
phải lớn hơn đối với nhóm lớn. Cách này còn tạo cho bạn một vẻ
ngoài tự tin và hiên ngang trong một buổi diễn thuyết hay thuyết
trình.
 Không nói những thông điệp lộn xộn : Hãy làm cho từ ngữ, cử
chỉ, nét mặt và giọng nói của bạn thống nhất. Kỷ luật ai đó trong
khi cười sẽ gửi đi một thông điệp lộn xộn và do đó không hiệu quả.
Nếu bạn phải đưa ra một thông điệp tiêu cực, hãy làm cho lời nói,
nét mặt, và giọng điệu của bạn phù hợp với thông điệp đó.
 Hãy nhận biết ngôn ngữ cơ thể của bạn. Ngôn ngữ cơ thể có thể
nói nhiều hơn vô vàn từ ngữ. Tư thế mở với hai tay thả lỏng hai bên
cho mọi người xung quanh bạn biết rằng bạn cởi mở và sẵn sàng
nghe những gì họ nói.
Mặt khác, đứng khoanh tay và khom vai cho biết bạn không hứng
thú với cuộc trò chuyện hoặc không sẵn sàng giao tiếp. Thông
thường, giao tiếp có thể bị dừng lại trước khi nó bắt đầu bằng ngôn
ngữ cơ thể ám chỉ rằng bạn không muốn nói chuyện.Tư thế thích
hợp và thế đứng cởi mở thậm chí có thể khiến cho những cuộc trò
chuyện khó khăn diễn ra suôn sẻ hơn.
 Thể hiện niềm tin và thái độ xây dựng. Thái độ mà bạn đưa vào
giao tiếp sẽ có tác động rất lớn vào cách bạn giữ bình tĩnh và tương
tác với người khác. Hãy lựa chọn thái độ trung thực, kiên nhẫn, lạc
quan, chân thành, tôn trọng và chấp nhận người khác. Hãy nhạy
cảm với cảm xúc của người khác, và tin tưởng vào năng lực của
người khác.

24
 Phát triển kỹ năng lắng nghe hiệu quả: Một người không chỉ cần
có khả năng nói hiệu quả, mà phải biết lắng nghe người khác và
tham gia vào giao tiếp trên quan điểm của người đang nói. Tránh
chỉ chăm chăm nghe đến hết câu để bạn có thể thốt ra những suy
nghĩ hoặc ý tưởng của mình trong khi người khác đang nói.
3.4.2 Sử dụng từ ngữ lưu loát dễ hiểu
 Phát âm rõ từng từ bạn nói. Nói một cách rõ ràng và không được
lí nhí. Nếu mọi người luôn yêu cầu bạn phải nhắc lại, hãy cố gắng
nói tốt hơn bằng phong cách khác.
 Phát âm đúng. Mọi người sẽ đánh giá khả năng của bạn thông qua
vốn từ vựng bạn sử dụng. Nếu bạn không chắc cách nói một từ, hãy
đừng sử dụng nó. Hãy nâng cao vốn từ vựng bằng cách đọc các từ
mới hàng ngày
 Sử dụng đúng từ. Nếu bạn không chắc chắn về ý nghĩa của một từ,
đừng sử dụng nó. Lấy từ điển và bắt đầu thói quen học một từ mới
mỗi ngày. Thi thoảng sử dụng nó trong các cuộc đàm thoại của bạn
trong ngày.
 Nói chậm. Mọi người sẽ cảm nhận được là bạn lo lắng và bất an
nếu bạn nói nhanh. Tuy nhiên, hãy cẩn thận để không nói chậm đến
mức mà người ta phải kết thúc câu của bạn chỉ để bạn nói xong
 Phát triển giọng. Giọng cao hoặc nhõng nhẽo không được cho là
giọng nói quyền lực. Trong thực tế, giọng cao và nhẹ có thể khiến
bạn trở thành mục tiêu của những người hay gây chuyện hoặc làm
người khác không coi trọng bạn. Hãy bắt đầu luyện tập để hạ thấp
độ cao giọng nói của bạn. Hãy thử hát, nhưng làm điều đó thấp hơn
một quãng tám trên tất cả các bài hát yêu thích của bạn. Thực hành
nó, và sau một khoảng thời gian, giọng nói của bạn sẽ bắt đầu hạ
thấp xuống.
 Sử dụng âm lượng thích hợp. Sử dụng âm lượng thích hợp cho
bối cảnh. Nói chuyện nhẹ nhàng hơn khi bạn ở một mình và bối

25
cảnh thân mật. Nói to hơn khi bạn nói chuyện với các nhóm lớn hơn
hoặc trên khoảng không gian rộng hơn.

CHƯƠNG IV ỨNG DỤNG TRONG MÔI TRƯỜNG L


VIỆC VÀ HỌC TẬP
4.1. Ưu Điểm Của Kỹ Năng Quản Lý Cảm Xúc:
4.1.1 Nâng cao hiệu suất làm việc nhóm

 Lợi ích của việc quản lý cảm xúc không chỉ dừng lại ở tầm quan
trọng đối với tâm lý cá nhân mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
suất làm việc nhóm của mỗi người. Khả năng kiểm soát cảm xúc
giúp tăng cường khả năng tập trung, thúc đẩy sự sáng tạo và tạo ra
môi trường làm việc tích cực, hiẻu ý nhau hơn từ đó mang lại các
kết quả như mong đợi.
 Những người có khả năng quản lý cảm xúc tốt hơn thường có thể
đối mặt với áp lực một cách hiệu quả hơn, họ không bị cuốn vào
tình trạng căng thẳng, stress. Thay vì để cảm xúc tiêu cực ảnh
hưởng đến bản thân, những người này sẽ biết cách xử lý chúng một
cách chín chắn hơn. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu suất làm
việc nhóm và sáng tạo.

4.1.2 Cải thiện các mối quan hệ cá nhân

 Một khía cạnh quan trọng trong các lợi ích của việc quản lý cảm
xúc là khả năng tương tác với người khác. Khi bạn có khả năng
hiểu và điều khiển cảm xúc của mình, bạn có khả năng tạo ra sự kết
nối với người khác dễ dàng hơn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi
cho bạn thể hiện sự thông cảm, thực hiện giao tiếp hiệu quả và xây
dựng các mối quan hệ cá nhân bền vững hơn. Đồng thời giúp các
thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn trong quá trình thảo luận hay
làm việc nhóm từ đó tạo ra những tiến nói chung hợp nên tạo thành
một bài tập hoàn hảo và hài lòng tất cả mọi người.

26
 Việc biểu đạt cảm xúc một cách lành mạnh và tích cực cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc tránh những xung đột không cần thiết
trong mối quan hệ cá nhân. Thay vì để cảm xúc tiêu cực chi phối
bạn, hãy thể hiện chúng một cách có kiểm xoát và lạc quan, từ đó
giúp duy trì sự hòa thuận và cải thiện mối quan hệ cá nhân.

4.1.3 Định hướng học tập

 Quản lý cảm xúc cũng giúp bạn định hình mục tiêu học tập một
cách rõ ràng hơn. Khi bạn hiểu rõ bản thân và những gì thực sự
quan trọng đối với bạn, bạn có khả năng tạo ra một lối đi và kế
hoạch phù hợp để đạt được những mục tiêu đó. Cảm xúc tích cực và
quản lý được chúng sẽ là động lực mạnh mẽ để bạn đi đến phía
trước và đối mặt với thách thức trong cuộc sống.

4.2 Thách thức và cơ hội của việc quản lí cảm xúc ở môi trường học
tập

4.2.1 Thách thức:


 Đối mặt với nhiều loại cảm xúc khác nhau từ yêu thương, khó chịu,
sợ hãi. Nếu không có kỹ năng kiềm chế cảm xúc, chúng ta dễ hành
động nóng vội, khó kiểm soát hậu quả, thậm chí vô tình làm tổn
thương người khác
 Trong những lần làm việc nhóm nếu bạn không quản lí cảm xúc tốt
sẽ dẫn đến xảy ra mâu thuẩn do bất đồng quan điểm, không tìm ra
tiếng nói chung dễ cãi vã, giận dỗi và bỏ ngang làm cho công việc
nhóm bị chậm trễ và không đạt kết quả như mong đợi

4.2.2 Cơ hội:
 Kỹ năng quản lý cảm xúc giúp chúng ta đối phó với stress, tăng
cường sự tự tin, và cải thiện mối quan hệ với những người xung
quanh

27
 Quản lý cảm xúc giúp duy trì một tâm trạng ổn định trong cuộc
sống hàng ngày, giúp bạn đưa ra các quyết định đúng đắn sự sáng
tạo cũng như phương pháp học tập hiệu quả.
 Kỹ năng này giúp bạn đối diện với những tình huống thách thức,
căng thẳng một cách tự tin và xử lí chúng nhanh chóng .
 Cân bằng tốt cảm xúc giúp chúng ta giữ gìn và phát triển các mối
quan hệ , đặc biệt là việc học tập được bạn bè, thầy cô yêu mến và
giúp đỡ nhiều hơn.
4.3 Mô hình và công cụ hỗ trợ quản lí cảm xúc tại môi trường học tập
 Điều chỉnh hành động: Khi bạn cảm thấy tức giận hoặc căng thẳng,
hãy thử thay đổi hành động của mình. Ví dụ, hít thở sâu hoặc thay
đổi tư thế để cảm thấy thoải mái hơn
 Vận dụng trí tuệ sức mạnh để cân bằng cảm xúc: Sử dụng sức mạnh
của trí tuệ để nhận biết và điều chỉnh cảm xúc của bạn
 Sử dụng ngôn từ mang tính khích lệ: Ngôn từ có thể ảnh hưởng
mạnh mẽ đến cảm xúc của chúng ta. Hãy chọn những từ ngữ tích
cực và khích lệ để nâng cao tinh thần
 Rèn luyện sự tự tin: Tự tin có thể giúp bạn kiểm soát cảm xúc tốt
hơn. Hãy tìm cách để tăng cường sự tự tin của bạn
 Làm chủ cảm xúc: Hiểu rõ cảm xúc của mình và biết cách điều
chỉnh chúng một cách hợp lý.
Ngoài ra, việc thể hiện sự quan tâm đến mọi người, khen ngợi những thành
viên tốt, cung cấp và nhận phản hồi mang tính xây dựng, giao tiếp và trao
đổi thông tin với nhóm là những cách thức quan trọng để quản lý cảm xúc
tại

28
KẾT LUẬN
Trong một thế giới đầy thách thức và biến động không ngừng, kỹ năng quản lý
cảm xúc trở thành một yếu tố không thể thiếu để đạt được sự thành công và
hạnh phúc cá nhân. Việc hiểu biết và kiểm soát cảm xúc không chỉ giúp chúng
ta phát triển mối quan hệ tích cực với bản thân mình mà còn mở ra cánh cửa
cho sự hài hòa trong cuộc sống.

Khả năng quản lý cảm xúc không chỉ giới hạn trong việc nhận biết và thể hiện
đúng cách các loại cảm xúc, mà còn liên quan đến khả năng điều chỉnh, chấp
nhận và thích nghi với những tình huống khó khăn. Khi chúng ta có khả năng
tự điều chỉnh và đối mặt với những thách thức, cuộc sống trở nên linh hoạt hơn,
giúp chúng ta vượt qua những khó khăn một cách tích cực.

Ngoài ra, kỹ năng quản lý cảm xúc còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây
dựng và duy trì mối quan hệ xã hội. Sự hiểu biết về cảm xúc của bản thân và
người khác giúp chúng ta tạo ra môi trường giao tiếp tích cực, xây dựng lòng
tin và sự gắn kết trong mối quan hệ. Đồng thời, khả năng chia sẻ và lắng nghe
cũng trở thành một phần quan trọng của kỹ năng này, giúp tăng cường sự hiểu
biết và tôn trọng trong giao tiếp.

Trong mặt nhân văn, kỹ năng quản lý cảm xúc đóng góp vào việc xây dựng
một cộng đồng tích cực và hỗ trợ. Sự nhạy bén về cảm xúc giúp chúng ta đồng
cảm với người khác, thấu hiểu những khó khăn và niềm vui của họ. Điều này
tạo ra một môi trường xã hội nâng cao tinh thần đồng đội và sự hỗ trợ chung.

Không chỉ là một công cụ giúp chúng ta sống tích cực, kỹ năng quản lý cảm
xúc còn là chìa khóa mở ra cánh cửa cho sự thành công và hạnh phúc. Tích hợp
những yếu tố nhân văn, sự linh hoạt và khả năng hòa nhập của nó tạo nên một
lợi ích toàn diện cho cả khía cạnh cá nhân và xã hội, đóng góp vào sự phát triển
bền vững và cân bằng trong cuộc sống.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://blog.topcv.vn/xay-dung-moi-quan-he
2. https://masterskills.org/blog/ky-nang-kiem-soat-cam-xuc-ren-luyen-de-
lam-chu-ban-than
3. https://oes.vn/nhung-loi-ich-tuyet-voi-cua-viec-quan-ly-cam-xuc-trong-
cuoc-song
4. https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/tram-cam-roi-loan-cam-xuc/
cam-xuc-la-gi
5. https://hellobacsi.com/tam-ly-tam-than/tram-cam-roi-loan-cam-xuc/
cam-xuc-la-gi

30
PHỤ LỤC
Câu 1.Bạn có khả năng nhận thức được cảm xúc của mình không?

Không
Câu 2. Theo bạn thì sinh viên hiện nay đã thực sự có kỹ năng quản lý cảm xúc
chưa?

Đã có
Thực sự chưa
Câu 3. Nguyên nhân nào làm cho bạn không kiểm soát được cảm xúc của
mình?

Do tính cách nóng nảy


Do sự tác động những môi trường bên ngoài : bị lôi kéo, bị thách thức...
Do căng thẳng
Câu 4. Bạn đã từng dùng những phương pháp nào để quản lý cảm xúc trong
học tập và công việc?
Nhận thức được cảm xúc của bản thân
Kiểm soát cảm xúc của mình
Xây dựng mối quan hệ tích cực
Phát triển kỹ năng giao tiếp
Câu 5. Bạn nghĩ việc quản lý cảm xúc hiệu quả thì ứng dụng được gì trong quá
trình học tập và công việc bạn?
Nâng cao hiệu suất làm nhóm
Cải thiện các mối quan hệ cá nhân
Giảm bớt áp lực,căng thẳng
Câu 6. Theo bạn việc quản lý cảm xúc có cần thiết trong cuộc sống hàng ngày
hay không ?

Không

31

You might also like