You are on page 1of 41

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN
Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử


BÁO CÁO MÔN HỌC


HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM
Đề Tài: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Phạm Huyền Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 1

1. Nguyễn Khánh Huyền 23DM040


2. Bùi Nguyên Hạ 23DM019
3. Đặng Thị Thu Hiền 23DM025
4. Nguyễn Vũ Quang 23DM101
Đà nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2023

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN
Khoa Kinh tế số và Thương mại điện tử


BÁO CÁO MÔN HỌC


HỌC PHẦN: NHẬP MÔN NGÀNH VÀ KỸ NĂNG MỀM
Đề Tài: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI
HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG VIỆT HÀN

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Trần Phạm Huyền Trang


Nhóm thực hiện: Nhóm 1
1. Nguyễn Khánh Huyền 23DM040
2. Bùi Nguyên Hạ 23DM019
3. Đặng Thị Thu Hiền 23DM025
4. Nguyễn Vũ Quang 23DM101
Đà nẵng, ngày 15 tháng 12 năm 2023
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại Học
Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Việt Hàn đã đưa bộ môn “Nhập môn
ngành và kỹ năng mềm” vào trường để giảng dạy.
Đặc biệt, chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến giảng viên
dạy bộ môn – ThS. Trần Phạm Huyền Trang đã tâm huyết truyền đạt tất cả các
kiến thứ quý giá cho chúng em suốt thời gian học tập vừa qua. Nhờ có hướng dẫn
và dạy bảo từ cô mà nhóm chúng em có thể hoàn thành bài báo cáo. Một lần nữa
chúng em xin cảm ơn cô.
Bộ môn Nhập môn ngành và Kỹ năng mềm là môn đầy sự thú vị, bổ ích, có
tính thực tế cao trong ngành khối kinh tế. Trong quá trình học tập ở lớp, nhóm
chúng em học tập với một tinh thần nghiêm túc, đầy hứng thú và hiệu quả nhất.
Đây là những kiến thức rất quan trọng và vô cùng quý giá để chúng em chuẩn bị
hành trang cho sau này và chắc chắn những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho chúng
em trong cuộc sống tương lai. Tuy nhiên, do vẫn đang là sinh viên năm nhất nên
chúng em còn khá bỡ ngỡ về nhiều điều, chưa có đủ kinh nghiệm và kiến thức nên
vẫn còn những thiếu sót. Song, trong báo cáo bộ môn Nhập môn ngành và kỹ năng
mềm với đề tài mà nhóm em mang đến là kết quả trong quá trình tìm hiểu, dành
thời gian cũng như tâm huyết của chúng em để viết bản báo cáo này. Vì vậy, chắn
chắn bài báo cáo “Kỹ năng quản lý thời gian của sinh viên Trường Đại Học Công
Nghệ Thông Tin và Truyển Thông Việt Hàn” sẽ gặp một số thiếu sót, những vấn
đề chúng em chưa đề cập đến, kính mong cô xem xét và góp ý bài báo cáo của
nhóm chúng em để được hoàn chỉnh và tốt hơn.
Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn !

1
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Biểu đồ thể hiện cách thức giải quyết deadline..........................................10


Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của công việc...................................10
Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ kỹ năng quản lý thời gian...................................11
Hình 4: Biểu đồ thể hiện sinh viên biết phương pháp quản lý thời gian.................12
Hình 5: Biểu đồ thể hiện phương pháp quản lý thời gian.......................................12
Hình 6: Biểu đồ thể hiện sinh viên sử dụng quản lý thời gian trong các lĩnh vực. .13
Hình 7: Biểu đồ thể hiện sinh viên hiểu quản lý thời gian......................................14
Hình 8: Biểu đồ thể hiện lợi ích khi biết cách quản lý thời gian.............................15
Hình 9: Một số sách tham khảo...............................................................................20
Hình 10: Mô tả các bước phương pháp Pomodoro.................................................21
Hình 11: Giao diện phương pháp the 2-Minute rule...............................................22
Hình 12: Giao diện mô tả phương pháp Batching...................................................24
Hình 13: Mô tả ma trận Insenhower........................................................................28

2
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN.......................................5
1.1 Khái niệm về quản lý thời gian............................................................5
1.1.1 Thời gian là gì?..................................................................................5
1.1.2 Quản lý thời gian là gì?......................................................................5
1.1.3 Dấu hiệu nhận biết bản thân quản lý thời gian hiệu quả...................6
1.2 Lợi ích của quản lý thời gian.................................................................6
1.2.1 Tiết kiệm thời gian..............................................................................6
................................................................................................................................
1.2.2 Giảm căng thăng, mệt mỏi..................................................................7
................................................................................................................................
1.2.3 Sẵn sàng cho những kế hoạch lớn......................................................7
................................................................................................................................
1.2.4 Làm việc hiệu quả...............................................................................7
1.2.5 Lập được kế hoạch chính xác.............................................................8
................................................................................................................................
1.2.6 Bỏ các thói quen xấu..........................................................................8
1.2.7 Tăng mức độ tập trung.......................................................................8
................................................................................................................................
1.2.8 Tạo tính kỷ luật với bản thân..............................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN...................9
2.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................9
2.2 Khảo sát nghiên cứu..............................................................................9
2.3 Kết luận................................................................................................15
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN...................................................15
3.1 Cách quản lý thời gian hiệu quả.........................................................15
3.1.1 Lên danh sách những việc cần làm..................................................15
3.1.2 Tập trung vào những việc thật sự quan trọng..................................16
3
3.1.3 Xây dựng lối sống đơn giản..............................................................16
3.1.4 Tận dụng thời gian trống..................................................................17
3.1.5 Không trì hoãn..................................................................................17
3.1.6 Hiểu rõ bản thân để thiết lập quỷ thời gian ....................................17
3.1.7 Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp................................................................18
3.1.8 Lên kế hoạch dài hạn........................................................................18
3.1.9 Loại bỏ yếu tố mất tập trung............................................................18
3.1.10 Học cách nói “không”....................................................................18
3.1.11 Học cách quản lý thời gian mỗi ngày.............................................19
3.1.12 Đọc sách về phương pháp quản lý thời gian..................................19
3.2 Phương pháp quản lý thời gian.........................................................20
3.2.1 Phương pháp Pomodoro..................................................................21
3.2.2 Phương pháp The 2-Minute Rule.....................................................22
3.2.3 Phương pháp Batching (làm theo nhóm).........................................23
3.2.4 Phương pháp quản lý thời gian M.I.T (Most Important Tasks).......24
3.2.5 Thuyết Bốn lò lửa (The Four Burners Theory)................................26
3.2.6 Ma trận Eisenhower.........................................................................28
3.3 Phần mềm quản lý thời gian hiệu quả................................................29
3.1 Phần mềm nhắc việc Todoist...............................................................29
3.2 Microsoft To-Do..................................................................................30
3.3 App nhắc việc Google Tasks................................................................31
KẾT LUẬN...........................................................................................................33

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................34

PHỤ LỤC..............................................................................................................35

BẢNG TÓM TẮT VỀ PHÂN CÔNG VIỆC LÀM...........................................37

4
CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM VỀ QUẢN LÝ THỜI GIAN
1.1 Khái niệm về quản lý thời gian
1.1.1 Thời gian là gì?
Thời gian là một khái niệm trừu tượng dùng để đo lường khoảng thời gian
diễn ra các sự kiện, hiện tượng hoặc quá trình trong vũ trụ. Nó là một khía cạnh
quan trọng của cuộc sống, được chia thành các đơn vị như giây, phút, giờ, ngày,
tháng, năm. Thực tế chúng ta không thể thấy hay chạm được vào nó nhưng nó làm
cho mọi sự vật và hiện tượng di chuyển và thay đổi theo một quy luật nhất định.
Ý nghĩa của thời gian là vô cùng to lớn và phức tạp, đóng vai trò quan trọng
trong nhiều khía cạnh của cuộc sống.
 Quá trình thay đổi: Thời gian là nguyên nhân tạo nên sự thay đổi, phát
triển, và tiến hóa của mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ. Nó làm cho
mọi thứ từ con người, động vật, thực vật, cho đến các hành tinh và sao
chổi, đều có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
 Hiểu về quá khứ: Thời gian cho phép chúng ta xem xét quá khứ, học hỏi
từ lịch sử và kinh nghiệm của nhân loại. Qua việc theo dõi và nghiên cứu
thời gian, ta có thể hiểu rõ hơn về nguồn gốc và tiến hóa của cuộc sống.
 Hiện tại và lựa chọn: Thời gian giúp ta có thể sống và trải nghiệm hiện
tại. Nó cho phép ta tồn tại trong không gian này và thực hiện các lựa
chọn trong cuộc sống, từ việc quyết định công việc, học tập, tận hưởng,
cho đến xây dựng mối quan hệ và hạnh phúc.
 Tương lai và kế hoạch: Thời gian giúp ta có thể lập kế hoạch và chuẩn bị
cho tương lai. Ta có thể đặt ra mục tiêu, hoạch định công việc và tạo ra
những kế hoạch để đạt được thành tựu trong tương lai.
 Giá trị: Thời gian được coi là quý giá vì nó là một tài nguyên không thể
tái tạo. Điều này thúc đẩy chúng ta tận dụng mỗi khoảnh khắc để sống ý
nghĩa và tận hưởng cuộc sống.
1.1.2 Quản lý thời gian là gì?
Thời gian luôn trôi qua và không bao giờ dừng lại. Một ngày chúng ta có 24
tiếng đồng hồ: 8h để ngủ, 8h để học tập và làm việc, 2h để ăn uống vệ sinh, 2h để
giải trí thư giãn, 2h để làm mọi thứ bạn thích… một lịch trình kín mít như thế,
nhưng chúng ta vẫn còn dư 3 tiếng đồng hồ và thậm chí nhiều hơn thế nữa.Vậy tại
sao chúng ta luôn than phiền rằng tôi quá bận, tôi không có thời gian?

5
Đó chỉ là cái cớ mà mỗi chúng ta tự đặt ra, là sự ảo tưởng của bản thân các
bạn. Thực tế bạn đang không sử dụng thời gian của mình một cách hiệu quả. Một
ngày các bạn dành ra 5-6 giờ đồng hồ để lướt web, xem phim, cày netflix, chơi
game và than thở trong khi chúng ta vẫn còn dư cả khối thời gian… Các bạn biết
không, đôi khi sự trưởng thành, phát triển và hạnh phúc của mỗi chúng ta quyết liệt
hay bế tắc có khi không liên quan thực sự đến việc chúng ta có thời gian nhiều hay
ít mà là kĩ năng của riêng các bạn trong việc tận dụng thời gian của mình một cách
khôn ngoan nhất và đó là lý do tại sao kỹ năng quản lý thời gian lại quan trọng đến
thế… Vậy thì quản lý thời gian bằng cách nào? Trước hết chúng ta nên hiểu quản
lý thời gian là gì?
Quản lý thời gian là quá trình tổ chức, sắp xếp và ưu tiên công việc, hoạt
động trong cuộc sống để sử dụng thời gian hiệu quả nhất. Nó đóng vai trò quan
trọng trong việc duy trì cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, giúp ta tận
hưởng cuộc sống hạnh phúc và thành công trong sự nghiệp.
1.1.3 Dấu hiệu nhận biết bản thân quản lý thời gian hiệu quả
Thực hành quản lý thời gian là một quá trình rèn luyện và cải thiện liên tục,
vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực và kiên trì của bạn, và để biết được bạn có đang làm tốt
hay không, thì đây sẽ là dấu hiệu:

 Hoàn thành công việc đúng hạn: Nếu thường xuyên hoàn thành các công
việc và nhiệm vụ theo đúng thời hạn đã đề ra, đó là một dấu hiệu tích cực
cho thấy bản thân đang quản lý thời gian hiệu quả.
 Tập trung và hiệu suất làm việc: Có thể tập trung vào công việc mà không bị
sao lãng quá nhiều, làm việc với hiệu suất cao và không bị chìm vào những
việc không quan trọng.
 Cân bằng công việc và cuộc sống: Nếu có thời gian dành cho công việc, gia
đình và các hoạt động giải trí, thư giãn một cách hợp lý.
 Ít cảm giác áp lực và stress: Nếu cảm thấy tự tin và không bị áp lực, stress
quá mức trong việc quản lý công việc và thời gian.
 Đạt được mục tiêu: Nếu đạt được những mục tiêu đã đề ra trong công việc
và cuộc sống một cách liên tục.
 Đánh giá hiệu quả: Hãy tự đánh giá và xem xét kỹ lưỡng việc quản lý thời
gian của mình. Nếu có thể nhận ra những lỗ hổng, điểm yếu và cải thiện
từng bước một, điều này giúp mỗi người trở nên ngày càng hiệu quả hơn.
 Phản hồi tích cực: Nếu nhận được phản hồi tích cực từ người khác về khả
năng quản lý thời gian của mình, điều này cũng chứng tỏ bản thân đang làm
tốt trong việc này.

6
1.2 Lợi ích của quản lý thời gian
1.2.1 Tiết kiệm thời gian
Vai trò của việc quản lý thời gian đầu tiên cần kể đến trong nhóm lợi ích của
việc quản trị thời gian mang lại đó là bạn sẽ có nhiều thời gian nhiều hơn để hoàn
thiện bản thân. Ông cha ta có câu: “gà không gáy, trời vẫn sáng”. Nếu bạn không
cố gắng và trở nên lười biếng thì thời gian vẫn trôi như một lẽ tất yếu. Thay vì việc
bạn ngủ nướng trên chiếc giường đến tận trưa hay chơi game, lướt facebook hàng
giờ đồng hồ thì bạn cần dậy sớm vào mỗi buổi sáng, vừa tiết kiệm được thời gian
vừa để bản thân có thể phát triển. Bạn cần dậy sớm vào buổi sáng để làm những
việc lặt vặt thì bạn mới có thời gian làm những việc hơn được. Nếu bạn chưa từng
tập thể dục vào buổi sáng thì bạn nên hoàn thiện hơn. Bạn có thể tập các bài tập thể
dục tại nhà hoặc chạy bộ, đi bộ trong công viên. Bạn cũng có thể ngồi thiền, tập
yoga.
1.2.2 Giảm căng thẳng, mệt mỏi
Vai trò của việc làm chủ thời gian đầu tiên chính là giúp làm giảm căng
thẳng, mệt mỏi. Khi những công việc bị tồn đọng được giải quyết một cách nhanh
chóng bằng cách sắp xếp thời gian hiệu quả, những cơn stress kéo dài sẽ bị biến
mất và không làm phiền,quấy rầy bạn. Đây là một trong những lợi ích dễ thấy nhất
mà kỹ năng này đem lại. Thay vì nhìn vào đống công việc này và tự hỏi không biết
bao giờ mới có thể hoàn thành xong. khi các công việc không được sắp xếp một
cách rõ ràng và hợp lý, bạn sẽ không biết phải bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào.
Bạn sẽ bị rối và căng thẳng khi nhìn thấy đống công việc này. Giờ đây, bạn chỉ cần
lên một kế hoạch làm việc cụ thể với những mốc thời gian rõ ràng, việc nào nên
làm trước việc nào nên làm sau. Như vậy công việc của bạn sẽ trở nên suôn sẻ và
dễ thở hơn rất nhiều.
1.2.3 Sẵn sàng cho những kế hoạch lớn.
Bạn hãy tranh thủ làm những điều nhỏ nhặt vào buổi sáng để có đủ thời gian
làm những công việc to lớn cho bản thân trong cả ngày. Khi đó, những việc nhỏ sẽ
không ảnh hưởng đến quỹ thời gian biểu của bạn. Muốn làm được việc lớn trước
hết hãy xử lý xong các việc nhỏ nhặt. Khi đã đạt được kết quả nhất định thì các
công việc và kế hoạch lớn cũng sẽ có thể hoàn thành được nhanh chóng và dễ dàng
hơn. Việc dành thời gian cho những việc lớn là vô cùng quan trọng và bạn phải
luôn ở trạng thái sẵn sàng đối đầu với nó. Muốn làm được điều đó bạn phải biết
quản lý thời gian và dành nhiều thời gian vào những kế hoạch lớn hơn.
1.2.4 Làm việc hiệu quả

7
Nếu bạn nghĩ rằng làm việc thật nhiều thì hiệu quả thì bạn đã sai lầm. Công
việc có hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào cách bạn quản lý thời gian
để làm những công việc đó. Nếu mỗi tối trước khi đi ngủ, bạn hãy lập ra cho mình
một bản kế hoạch cụ thể cho từng công việc mình, những công việc nhất định phải
hoàn thành trong ngày mai, trong tuần tới, trong tháng tiếp theo. Thì chỉ sau một
thời gian ngắn, bạn sẽ thấy công việc của mình thay đổi và năng suất lên rất nhiều.
Không những thế, khi bạn biết cách quản lý thời gian và sắp xếp công việc,
bạn sẽ thấy cách làm việc của bản thân trở nên tư duy, sáng tạo và logic lên rất
nhiều.
1.2.5 Lập được kế hoạch chính xác
Quản lý thời gian có lợi ích gì? Sẽ giúp bạn liệt kê được những công việc
cần làm trong một ngày là gì. Ngày tiếp theo bạn sẽ phải làm là gì và xa hơn thế là
kế hoạch trong tuần, trong tháng hay trong năm đó là gì. Sau đó, bạn sẽ nhìn được
những công việc mình cần làm ưu tiên là gì, công việc nào quan trọng sẽ làm
trước, công việc nào chưa cần thiết sẽ để làm sau. Điều nay là cần thiết vì nó giúp
những thứ bạn muốn làm không bị xáo trộn. Qua bảng phân chia thời gian, bạn sẽ
đánh dấu lại và hoàn thành đúng thời gian, không gây ảnh hưởng đến công việc sau
đó. Khi lập được kế hoạch chính xác, bạn sẽ làm chủ được thời gian của mình, biết
được mình sẽ làm việc gì vào lúc nào và hoàn thành chúng một cách đúng hạn.
1.2.6 Bỏ các thói quen xấu
Lợi ích quản lý thời gian tiếp theo đó là bạn sẽ nhìn ra được những thói quen
xấu đang tiêu tốn thời gian của bạn, phá hủy các mục tiêu và kiềm chế sự thành
công của bạn. Ví dụ như trong dân gian có câu: “đời người có gang tay, ai hay ngủ
ngày còn được nửa gang”. Thói quen ngủ nướng đến trưa hay ngủ trưa đến tận
chiều tối là một thói quen cực kì xấu làm tiêu tốn không ít thời gian và còn ảnh
hưởng đến sức khỏe của bạn. Hoặc là thói quen lướt Facebook hoặc vào xem các
trang web hàng giờ đồng hồ chỉ để giải trí. Những thói quen này sẽ không xãy ra
nếu bạn biết cách quản lý thời gian của mình. Thói quen trì trệ, chậm thời gian sẽ
làm ảnh hưởng đến tiến độ của công việc rất nhiều, do vậy mà hãy cố gắng xây
dựng thời gian phù hợp và quản lý chúng thật tốt. Không dễ gì mà ta có thể thay
đổi các thói quen xấu một cách nhanh chóng được, điều này cần khá nhiều thời
gian và ý chí quyết tâm muốn thay đổi của bạn.
1.2.7 Tăng mức độ tập trung
Vai trò của kỹ năng quản lý thời gian đó là tăng cường sự tập trung. Tập
trung là một lợi ích rất tốt mà quản lý thời gian mang lại cho bạn, bạn sẽ tập trung

8
hết thời gian vào công việc. Bạn sẽ thấy được bây giờ mình cần làm gì và cố gắng
hoàn thành nó một cách nhanh nhất để có thể làm những công việc khác nữa.
Muốn vậy, bạn phải tập trung vào việc bạn đang làm. Không những điều đó mang
lại cho bạn kết quả cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được thời gian rất nhiều. Bởi vì
khi tập trung thì bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành được công việc và thời gian dành
cho việc khác.
1.2.8 Tạo tính kỷ luật cho bản thân
Người Việt Nam có thói quen làm việc theo cách tùy hứng, không khoa học
và không theo kỷ luật. Tuy nhiên, một lợi ích của việc quản lý thời gian mang lại
đó là sẽ làm việc theo những quy tắc riêng và kỷ luật cụ thể. Có thể thời gian đầu
bạn sẽ không quen, cảm thấy khó khăn nhưng tuyệt đối không được nản chí, bạn
cần từ từ để đưa bản thân đi vào quy cũ. Doanh nhân Jim Rohn nói rằng: “ kĩ luật
là cầu nối giữa mục tiêu và thành tựu”. Khi bạn biết quản lý thời gian, bạn lên
được cho mình những kế hoạch nhỏ và lớn, đó là mục tiêu. Bạn phải có tính kĩ
luật, thúc dục bản thân hoàn thành nó, khao khát có được sự thành công,mới có thể
hoàn thành những mục tiêu đó và gặt hái cho mình nhiều thành tựu được.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH
VIÊN HIỆN NAY
2.1 Đặt vấn đề
Thời gian là thuật ngữ dùng phổ biến trong đời sống. Hiểu một cách đơn
giản, thời gian là tài sản của mỗi người trong cuộc sống mà con người có được từ
khi bắt đầu tồn tại. Theo từ điển tiếng việt, thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của
vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục,
không ngừng.
Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là nguồn tài sản mà mỗi người có giống
nhau như: mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi năm có 12 tháng. Thời
gian là sự tồn tại bên ngoài con người nhưng con người có thể quản lí nó một cách
hiệu quả.
Quản lí thời gian nghĩa là biết hoạch định thời gian của mình đang có cho
những mục tiêu và những nhiệm vụ thật cụ thể. Quản lí thời gian không có nghĩa
luôn tiết kiệm thời gian mà là biết làm chủ thời gian của mình khi đặt những
khoảng thời gian mình đang có trong một kế hoạch thật cụ thể và chi tiết.
Hiện nay, số lượng sinh viên tại TP Đà Nẵng vào khoảng 500.000.000 người
đang học tập ở các trường đại học – cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Trong
số đó, sinh viên ở trường Đại Học Công Nghệ Thông Tin và Truyền Thông Việt
Hàn (VKU) và lên đến con số 4.000.000. Điều này cho thấy lượng sinh viên ở TP
9
Đà Nẵng là khá lớn trong tương quan với dân số của cả nước. Thế nhưng, việc
quản lí thời gian của sinh viên đang là một vấn đề được dư luận đề cập khá nhiều
trong thời gian gần đây. Thực trạng của kỹ năng này ra sao, đâu là những thói quen
tích cực hoặc tiêu cực mà sinh viên hay gặp khi sử dụng thời gian của chính mình
là những vấn đề cần khảo sát và phân tích trên bình diện số liệu thống kê khoa học.
2.2 Kết quả nghiên cứu

Hình 1: Biểu đồ thể hiện cách thức giải quyết deadline


Trong 85 người trả lời khảo sát, đã có đến 62 người ( 71,8%) trả lời rằng
cách họ giải quyết dealine của mình là xây dựng kế hoạch và làm từ lúc được phân
công. Điều này cho thấy giới trẻ trẻ hiện nay đa số đã biết cách sắp xếp và lên kế
hoạch để giải quyết vấn đề của họ. Bên cạnh đó, đã có tới 23 người ( 28,2%) trả lời
rằng gần đến hạn nộp deadline thì họ mới bắt đầu làm. Con số này là khá lớn, cho
thấy một phần không nhỏ các sinh viên trường VKU vẫn chưa thể giải quyết
deadline của mình theo phương pháp đúng đắn.

10
Hình 2: Biểu đồ thể hiện mức độ quan trọng của công việc
Có đến 22 người (24,7%) trả lời rằng họ không biết cách xác định mức độ
quan trọng của công việc của họ và 63 người (5,3%) trả lời rằng họ đã biết xác
định mức độ quan trọng của công việc. Ta thấy được hơn ¾ học sinh VKU đã biết
cách xác định mức độ quan trọng của công việc, trái lại thì ¼ học sinh khác lại
không biết điều đó. Đây là con số đáng lo ngại khi kỹ năng xác định mức độ quan
trọng của công việc là rất quan trọng. Nó giúp ta có thể sắp xếp các cộng việc của
mình theo trật tự ưu tiên và giải quyết chúng một cách dễ dàng hơn.

Hình 3: Biểu đồ thể hiện mức độ kỹ năng quản lý thời gian


Với 85 người trả lời cho câu hỏi này, đã có 10 người (11,8%) trả lời rằng
kỹ năng quản lý thời gian của họ rất tốt, 67 người ( 78,8%) đã chọn phương án
bình thường và 8 người ( 9,4%) trả lời rằng kỹ năng quản lý thời gian của họ tệ,
11
không tốt. Số liệu này chứng tỏ phần đông các học sinh VKU đã có cho mình một
chút kỹ năng quản lý thời gian hay kỹ năng quả họ bình thường nhưng lại không
tối ưu. Với khá ít học sinh có kỹ năng quản lý thời gian tốt và và một phần ít khác
lại không thể quản lý thời gian của mình, đây là tình trạng đáng báo động hiện nay.
Họ có thể làm việc không hiệu quả bằng những người biết cách quản lý thời gian
của mình, dẫn đến việc chậm trễ, lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.

Hình 4: Biểu đồ thể hiện sinh viên biết phương pháp quản lý thời gian
Trong câu hỏi này, có 52 người ( 61,2%) trả lời họ có biết phương pháp hay
cách nào đó để quản lý thời gian của mình. Điều này đã chứng tỏ họ biết được tầm
quan trọng của thời gian, họ có tìm hiểu, nghiên cứu hay được học về cách để quản
lý thời gian. Trái lại, 33 người (38,8%) trong số 85 người không biết phương pháp
nào để quản lý thời gian của mình. Đây là con số khá lớn chứng tỏ còn rất nhiều
người đang khá mông lung về kỹ năng quản lý thời gian của mình. Chỉ đơn giản là
ai nhắc thì họ làm, họ nhớ thì họ làm, một bản kế hoạch tạm thời trong đầu họ và
họ không chắc có thể làm được đúng hạn.

12
Hình 5: Biểu đồ thể hiện phương pháp quản lý thời gian
Trong bài khảo sát có tất cả 5 phương pháp phổ biến nhất để chúng chúng ta
có thể sử dụng để quản lý thời gian của mình. Có đến 57 sinh viên VKU trên tổng
số 85 sinh viên tham gia khảo sát biết về một vài phương pháp quản lý thời gian
của mình. Nhìn chung, ta có thể thấy 3 phương pháp Pomodoro, M.I.T, và The 2-
Minute Rule được mọi người biết đến nhiều nhất vì đây là 3 phương pháp dễ áp
dụng nhất để quản lý thời gian của chúng ta. Điều này cũng tùy theo cách suy nghĩ,
cách hiểu của mọi người về từng phương pháp đó để chọn cho mình phương pháp
phù hợp với bản thân nhất. Hai phương pháp còn lại là Batching và Thuyết bốn lò
lửa có vẻ như ít phổ biến hơn, nó khó áp dụng vào trong cuộc sống đối với hầu hết
mọi người. 57/85 sinh viên là con số khá tích cực cho việc này, chứng tỏ các sinh
viên rất quan tâm tới việc quản lý thời gian và không muốn lãng phí thời gian của
mình bằng cách tìm những phương pháp cố sẵn từ những người đi trước.

13
Hình 6: Biểu đồ thể hiện sinh viên sử dụng quản lý thời gian trong các lĩnh vực
Nhìn vào bảng số liệu trên, thì có 56 bạn sinh viên VKU đều biết cách sử
dụng kỹ năng quản lý thời gian trong tất cả các lĩnh vực học tập, làm việc và giải
trí (61,2%). Bên cạnh đó, có một số bạn chỉ biết quản lý thời gian trong học tập
(28,2), trong làm việc (5,5%), trong giải trí (5,1%). Ví dụ một bạn sinh viên chỉ sử
dụng kỹ năng quản lý thời gian ở việc học để phân bổ thời gian không bao giờ bị
trễ deadline hay phân bố thời gian chuẩn bị thi thì nên học dần dần trước để có
nhiều thời gian cho nhiều môn khác nhau hoặc có nhiều bài giảng nếu ở trên
trường cô thầy dạy không hiểu bạn sinh viên đó có thể về nhà tự tìm kiếm tài liệu
và học lại ở nhà. Như vậy, các bạn sinh viên biết cách quản lý thời gian trong tất cả
các lĩnh vực ở trên là một điều rất tốt vì nhờ có khả năng quản lý thì có một phần
nhỏ giúp bản thân các bạn rèn luyện được tính kỉ luật, thói quen và còn hơn nữa
chính các bạn sẽ thấy mỗi ngày thức dậy bắt đầu một ngày mới thì không có thời
gian nào trong ngày là lãng phí một cách vô bổ cả.

14
Hình 7: Biểu đồ thể hiện sinh viên hiểu quản lý thời gian
Quản lý thời gian là một điều rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta.
Trong đó không kể đến có một số sinh viên ở các trường đại học VKU rất hiểu rõ
về quản lý thời gian là gì? (85,2%). Biết cách quản lý của bản thân sao cho phù
hợp với cuộc sống diễn ra hằng ngày. Nhưng có một số bạn sinh viên hiểu quản lý
thời gian mà chỉ biết một cách qua loa để giúp công việc cho bạn thông minh chứ
không vất vả hơn để hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong thời gian ngắn (9,9%) và có
ít sinh viên còn hiểu quản lý thời gian là giúp bản thân xóa bỏ được thói quen xấu
của bản thân hay chỉ thành lập kế hoạch là chưa đúng (4,9%).Vì trong công việc
hay nhiều lĩnh vực phải cần nhiều thời gian để quản lý và hoàn thành chứ không
bất cứ việc nào đều có thể diễn ra nhanh chóng và khi chúng ta phải biết cách quản
lý thời gian mới thấy những mặt lợi ích. Như vậy, dù bạn biết cách quản lý thời
gian mà bạn vẫn không hiểu rõ về quản lý thời gian là gì? Thì việc bạn sắp xếp thời
gian của mình sẽ không đạt được hiệu quả cao ở trong công việc, học tập hay giải
trí cả.

15
Hình 8: Biểu đồ thể hiện lợi ích khi biết cách quản lý thời gian
Lợi ích của việc quản lý thời gian là vô cùng nhiều, chúng em đã lọc một số
lợi ích quan trọng nhất để đưa vào bài khảo sát. theo số liệu chúng em thu thập
được, có khoảng 7-14 trên tổng số 85 sinh viên VKU tham gia khảo sát chọn các
lợi ích riêng lẻ và không đầy đủ, họ có thể đã không nhận thấy hết được các lợi ích
quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian. Hầu hết các sinh viên đều chọn đáp án
gộp tất cả các lợi ích riêng lẻ lại ( 56 sinh viên chiếm 65,9%), có thể thấy được đa
số sinh viên đều biết được các lợi ích quan trọng của kỹ năng quản lý thời gian.
Khi biết được tất cả các lợi ích chủ yếu đó có thể giúp họ có động lực để học hay
nâng cao kỹ năng quản lý thời gian của mình.
2.3 Kết luận
Nhìn chung, kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên chỉ ở mức trung bình.
Một số thói quen trong kỹ năng quản lí thời gian của sinh viên đạt ở mức trên trung
bình nhưng không đáng kể. Một số thói quen tích cực vẫn là “thách thức” đối với
khá nhiều sinh viên như: chia các công việc khó, phức tạp thành những việc nhỏ
với khoảng thời gian tương ứng, luôn mang theo bảng kế hoạch hoặc những dụng
cụ nhắc nhở để quản lí thời gian, xác định khoảng thời gian bị lãng phí... Đây là
những cơ sở khá quan trọng cần chú ý nếu muốn nâng cao kỹ năng này ở sinh viên
cũng như hạn chế những thói quen chưa tốt khi sử dụng thời gian để góp phần tạo
ra những người lao động chuyên nghiệp hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu cao của xã
hội.
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN HIỆU QUẢ
3.1 Cách quản lý thời gian hiệu quả
3.1.1 Lên danh sách những việc cần làm
16
Đã bao giờ bạn đi mua sắm nhưng sau đó bị cám dỗ và rước về nhà cả đống
đồ chẳng liên quan? Việc lập danh sách, dù là danh sách thực phẩm cần mua hay
danh sách những việc cần làm, sẽ giúp bạn tập hợp những thứ ưu tiên vào cùng
một nơi.

Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc lập to-do-list, hình dung những việc cần
phải làm ngày hôm nay và hoàn thành từng việc một. Nhỏ nhưng có võ, điều này
sẽ giúp bạn rèn luyện thói quen và phát triển kỹ năng quản lý thời gian vô cùng tốt.

Danh sách giúp bạn xác định đường đi, đích đến cũng như chiếc định vị
GPS. Bạn có thể viết ra sổ, giấy note hay sử dụng các ứng dụng trong điện thoại,
miễn là luôn mang theo bên mình để dễ dàng theo dõi tiến độ công việc. Chưa hết
đâu, còn gì tuyệt vời và tự hào hơn cảm giác lần lượt gạch đi những công việc đã
hoàn thành, đúng không?
3.1.2 Tập trung vào những việc thật sự quan trọng
Sau khi đã có trong tay danh sách những việc cần làm, kỹ năng tiếp theo
không kém phần quan trọng chính là sắp xếp thứ tự ưu tiên của chúng để quản lý
thời gian.
Hãy cân nhắc về tính cấp bách, mức độ khó khăn cũng như giá trị mà công
việc mang lại. Dành thời gian tập trung vào những việc quan trọng trước thì cả
ngày bạn sẽ thoải mái vui vẻ làm việc khác.
Một bản báo cáo cần phải nộp trước ngày mai tất nhiên sẽ quan trọng hơn
việc lướt Facebook, Instagram hay đi uống bia với bạn bè. Hãy ưu tiên những việc
mang lại giá trị cao và quan trọng hơn hết, đừng quên ghi chú lại các mốc thời gian
và hoàn thành chúng trước thời hạn nhé.
3.1.3 Xây dựng lối sống đơn giản
Thú thật đi, có bao giờ bạn muốn bắt tay vào làm việc nhưng lại chẳng tìm
thấy tài liệu mình cần? Bạn mất cả giờ đồng hồ lục tung căn phòng và khi tìm được
thì nguồn cảm hứng làm việc cũng biến mất?
Hãy dọn dẹp phòng ốc gọn gàng, vứt bỏ đi tất cả tài liệu, giấy tờ không quan
trọng, sắp xếp các file dữ liệu trong máy tính một cách logic. Nếu bạn tốn quá
nhiều thời gian chỉ để nghĩ ngày mai sẽ mặc gì, bạn có thể thử tìm mua những
trang phục cơ bản dễ phối.

17
Việc đơn giản hóa cuộc sống không chỉ giúp bạn rèn luyện kỹ năng quản lý,
sắp xếp công việc tối ưu mà còn tiết kiệm thời gian và tập trung hơn cho những
điều quan trọng khác.
3.1.4 Tận dụng thời gian trống
Mỗi giây trôi qua đều có thể được tận dụng để làm một điều gì đó có ích.
Bạn hoàn toàn có thể tìm thấy những “lỗ hổng” trong lịch trình bận rộn của mình,
ví dụ như thời gian trong nhà tắm, thời gian trên xe để đến chỗ làm, hoặc lúc ngồi
chờ người bạn của mình ở chỗ hẹn.
Trên chuyến xe buýt đến chỗ làm, thay vì chỉ ngồi thẫn thờ ngắm đường phố
thì bạn có thể nghe bản tin buổi sáng hoặc Podcast về lĩnh vực chuyên môn. Lớp
học kết thúc sớm hơn dự định 15 phút ư? Hãy tận dụng nó để kiểm tra email, xem
lại to-do-list của mình để theo dõi tiến trình công việc. Thậm chí, thời gian chờ bạn
bè ở chỗ hẹn cũng đủ để bạn gọi vài cú điện thoại cho gia đình của mình đấy.
3.1.5 Không trì hoãn
Bạn có biết rằng, người thành công có 7 ngày một tuần, còn người lười
biếng chỉ có 7 ngày mai? Vì vậy, đừng đợi có hứng mới làm, đừng đợi deadline
mới mở laptop lên, cũng đừng đợi sếp nhắc nhở mới cau có ngồi vào làm việc.
Hãy trở nên thật cứng rắn với chính mình, bởi chần chừ chỉ khiến cho năng
suất làm việc ngày giảm sút và tâm trạng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ.
Chậm mà chắc vẫn hơn, làm mỗi ngày một chút nhưng chất lượng hơn là
đến 90 phút mới cuống cá lên và làm qua loa cho có.
Và đương nhiên, sau khi trì hoàn thành xong công việc, bạn lại sẽ có thêm
động lực để tiếp tục lên kế hoạch, mục tiêu mới và tự biết cách sắp xếp để đạt được
nó. Kỹ năng quản lý thời gian cũng vì thế mà được bạn mài dũa qua từng ngày.
3.1.6 Hiểu rõ bản thân để thiết lập quỷ thời gian
Mỗi người sẽ có một nhịp sinh học cơ thể riêng, có người làm việc hiệu quả
vào buổi sáng, có người lại tập trung tốt hơn vào buổi chiều. Khác với khung giờ
gò bó nơi công sở, một trong những điểm cộng của làm việc từ xa là bạn hoàn toàn
có thể chọn thời điểm làm việc hiệu quả nhất cho mình.
Bạn có thể thức dậy lúc 8 giờ sáng, nấu bữa sáng, đến phòng tập gym rồi
mới bắt tay vào công việc. Điều quan trọng là hiểu rõ bản thân.
Khi đã xác định được “khung giờ vàng”, hãy đưa những công việc quan
trọng cần xử lý vào thời điểm ấy, dùng kỹ năng quản lý, tổ chức của bản thân để
sắp xếp, tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu suất.
18
3.1.7 Sắp xếp mọi thứ ngăn nắp
Đã bao giờ bạn lục tung cả căn phòng để tìm kiếm một bộ hồ sơ, hay mất cả
tiếng vì không nhớ file hợp đồng của khách hàng nằm ở đâu trong máy tính? Rõ
ràng, việc giữ cho mọi thứ đâu vào đấy sẽ giúp bạn đỡ căng thẳng hơn và tiết kiệm
cả khối thời gian đấy.
Tổ chức mọi thứ theo quy củ gọn gàng cũng là một phần quan trọng của kỹ
năng quản lý thời gian.
Hãy dọn dẹp máy tính của mình, phân loại các danh mục, bản sao liên quan
với nhau vào cùng một file. Đừng quên xóa những thứ không cần thiết. Như vậy,
bạn sẽ dễ dàng tìm thấy ngay khi cần bất cứ tài liệu gì.
3.1.8 Lên kế hoạch dài hạn
Thú thật đi, có phải bạn đã từng nghĩ rằng, làm việc từ xa tức là thích thì
làm, không thích thì tha hồ xả hơi bất cứ khi nào mình muốn? Cũng đúng đó, bạn
có thể làm thế. Nhưng mà, cách làm việc theo cảm hứng này sẽ khiến bạn mất
nhiều thời gian vì không việc nào được làm tới nơi tới chốn cả.
Việc lên kế hoạch khi nào làm việc, khi nào nghỉ ngơi là vô cùng cần thiết
cho kỹ năng quản lý thời gian của bạn.
Hãy bắt đầu buổi sáng bằng cách lướt qua danh sách các nhiệm vụ trong
ngày, sau đó thì tập trung hoàn thành chúng theo những mốc thời gian đã định sẵn.
Những bản kế hoạch theo tuần, theo tháng sẽ giúp bạn sắp xếp thứ tự ưu tiên các
công việc và không bỏ lỡ deadline nào.
3.1.9 Loại bỏ yếu tố mất tập trung
Đúng là làm việc tại nhà sẽ thoải mái hơn, nhưng nó cũng là một cái bẫy
khiến chúng ta xao lãng, mất tập trung. Không ai có thể thể tính toán dữ liệu, soạn
thảo văn bản nếu cứ dán mắt vào màn hình tivi mỗi 5 phút được. Và sẽ thật bất tiện
nếu chuông thông báo tin nhắn facebook cứ inh ỏi cả ngày.
Vì vậy, để quản lý thời gian hiệu quả, bạn nên tìm cho mình một không gian
làm việc yên tĩnh, tắt hết thông báo mạng xã hội cũng như để điện thoại ra xa. Hãy
thẳng tay loại bỏ các yếu tố gây mất tập trung và chú tâm hoàn toàn vào công việc.
3.1.10 Học cách nói “không”
Bạn biết đấy, thời gian là vàng. Nhưng bạn không có nhiều thời gian và
không phải tất cả công việc đều có thể tạo ra “vàng” được.
Hãy nhớ là, ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc chỉ khiến bạn kiệt
sức và lúc nào cũng trong trạng thái căng thẳng mà thôi.
19
Bạn có thể quyền từ chối những cuộc hẹn tán dóc vô nghĩa, cũng không nên
nhận lời giúp đỡ ai đó khi công việc của mình còn chưa xong. Kiến thức, kỹ năng
và nhất là thời gian của bạn nên được quản lý và sử dụng vào những công việc
mang lại giá trị.
3.1.11 Học cách quản lý thời gian mỗi ngày
Đã là kỹ năng thì căn bản thì việc bạn có thể quản lý thời gian mỗi ngày
chắc chắn là sẽ học được.
Hãy bắt đầu bằng những mẹo nhỏ, cách khóa học quản lý thời gian miễn phí.
Sau khi áp dụng bạn sẽ thấy mình phù hợp/ không phù hợp với phương pháp nào.
Thử và sai, từ đó rút kinh nghiệm để áp dụng sau này là cách bền vững nhất
khi học kỹ năng mới.
3.1.12 Đọc sách về phương pháp quản lý thời gian
Nếu bạn vẫn loay hoay chưa biết làm thế nào để quản lý hiệu quả, bạn cũng
có thể học hỏi từ những chuyên gia để xây dựng một góc nhìn tổng quát cho bản
thân – trước khi bắt đầu “thực hành”.
Một số cuốn sách được đánh giá cao về hướng dẫn phát triển kỹ năng quản
lý thời gian bạn có thể tìm đọc:
 Tuần làm việc 4 giờ (The 4-Hour Workweek – Tim Ferriss): Cho bạn
thấy kỹ năng quản lý thời gian có thể giúp bạn chỉ làm việc 4h mỗi tuần
mà vẫn đảm bảo cuộc sống thành công.
 Hoàn thành mọi việc không hề khó (Getting Things Done – David
Allen): Nếu bạn hay bị căng thẳng và không thể hoàn thành mọi việc thì
đây là cuốn sách cho bạn
 Tư duy tối ưu (First Things First – Stephen Covey): Tổng quan về cách
xác định điều quan trọng và lên kế hoạch thực hiện.
 Priorities: Mastering Time Management – James C. Petty: Hướng dẫn về
cách đặt thứ tự ưu tiên và dành thời gian cho việc quan trọng.
 Vị giám đốc một phút (The One Minute Manager – Ken Blanchard and
Spencer Johnson): Quản trị thời gian cho các cấp bậc quản lý.

20
Hình 9: Một số sách tham khảo

3.2 Phương pháp quản lý thời gian


3.2.1 Phương pháp Pomodoro

21
 Pomodoro là gì ?
Năm 1980, khi còn là sinh viên, Francesco Cirillo-CEO của 1 công ty phần
mềm người Italia đã nhận thấy sự tập trung của mình thường giảm sau 1 khoảng
thời gian và khi đó ông rất khó để giải quyết các bài tập. Sau đó, Francesco Cirillo
đưa ra giải pháp nghỉ ngắn giữa các phiên làm việc thay vì làm việc 1 thời gian dài
liên tục. Ông đưa ra cách thức làm việc, học tập tập trung cao trong thời gian 25’
sau đó nghỉ ngắn 5’ và bắt đầu lại một phiên làm việc 25’ mới. Mỗi phiên làm việc
25’ này, Francesco Cirillo gọi là 1 Pomodoro.
 Cách áp dụng:
Pomodoro là một phương pháp quản trị thời gian để nâng cao tối đa sự tập
trung trong công việc. Trong tiếng Ý, Pomodoro có nghĩa là quả cà chua.
Bước 1: Chọn công việc mình sẽ làm.
Bước 2: Đặt thời gian, thông thường là 25 phút.
Bước 3: Làm việc cho đến khi hết 25 phút
Bước 4: Nghỉ giải lao 5 phút.
Bước 5: Sau 4 lần nghỉ giải lao trên thì nghỉ dài hơn với 10 phút (hoặc 15 –
30 phút tùy công việc và sức của mỗi người).
 Các nguyên tắc của phương pháp Pomodoro.
Trong 1 Pomodoro (quy trình làm 25 phút, nghỉ 5 phút), nếu bạn buộc phải
gián đoạn thì Pomodoro sẽ được tính lại từ đầu, không có 1/2 hay 2/3 Pomodoro.
Chỉ tập trung làm 1 việc duy nhất với 100% thời gian đã định.
Nếu công việc xong trước khi Pomodoro kết thúc, bạn cần dùng thời gian
còn lại để kiểm tra và tối ưu hóa công việc cho đến hết Pomodoro đó.
Trong các khoảng thời gian nghỉ (nghỉ 5 phút, 10 phút), bạn cần phải nghỉ
ngơi thực sự. Hãy nhắm mắt thư giãn, nghe nhạc, uống nước, mát xa đầu, khuôn
mặt, thiền, sắp xếp bàn làm việc, đi dạo trong văn phòng hoặc làm những việc đơn
giản không cần sử dụng tư duy nhiều. Khi nghỉ, tuyệt đối tránh mọi thứ liên quan
tới Internet, Facebook… vì chúng có thể sẽ kích thích sự hưng phấn của bạn, song
bản chất vẫn làm bộ não thêm mệt mỏi.

22
3.2.2 Phương pháp the 2-Minutes rule

Hình 11: Giao diện phương pháp the 2-Minutes rule

Nếu một công việc nào đó bạn có thể hoàn thành trong vòng hai phút hoặc ít
hơn, hãy ngay lập tức thực hiện nó.
Quy tắc 2 phút giúp bạn vượt qua sự trì hoãn, lười biếng, bạn phải thực hiện
chứ không phải nói “Không”.

Dựa theo 2 “nguyên tắc”


 Nguyên tắc 1: Nếu công việc chỉ tốn chưa đến 2 phút, hãy làm ngay.
Nếu có một công việc nào đó mà chúng ta có thể hoàn thành trong vòng 2
phút hoặc ít hơn, hãy làm nó ngay lập tức, không suy nghĩ hay chần chừ.
Ví dụ: đổ rác, bỏ đồ vào máy giặt, gấp quần áo, cất cuốn sách lên giá,...
 Nguyên tắc 2: Để tạo một thói quen mới, hãy bắt đầu làm việc trong 2 phút
Mọi ước mơ đều không thể hoàn thành được trong vòng 2 phút. Nhưng để
bắt đầu chỉ cần 2 phút.
Ví dụ: Viết bài: mở sổ ra và bắt đầu tập viết trong 2 phút.
23
Học kỹ năng nghe: mở mp3 lên và tập nghe trong 2 phút.
Đọc sách: đọc trang đầu tiên của cuốn sách trong 2 phút.
Nguyên tắc 2 phút khiến bạn dấn thân vào công việc, khi đó bạn sẽ dễ dàng
tiếp tục công việc đó thay vì cứ ngồi trì hoãn mãi.
Phương pháp này giúp chúng ta giải quyết những công việc nhỏ một cách
nhanh chóng, hiệu quả, tránh cảm giác bận rộn. Ngoài ra, việc hoàn thành những
việc nhỏ cũng giúp chúng ta giải phóng thời gian và tập trung vào những hoạt động
quan trọng hơn.
3.2.3. Phương pháp Batching

Hình 12: Giao diện mô tả phương pháp Batching


Batching là phương pháp nhóm các nhiệm vụ cụ thể giống nhau và thực hiện
chúng cùng nhau.
Ví dụ như bạn đã dành ra khoảng 1-2 tiếng nhất định trong ngày chỉ để trả
lời email, chứ không dàn trải ra cả ngày hoặc thấy email mới đến là phải dừng mọi
công việc để trả lời ngay (trừ trường hợp email khẩn cấp).
Cách này giúp tăng hiệu quả và giảm thời gian chuyển đối giữa các công
việc khác nhau.

24
3.2.4 Phương pháp quản lý thời gian M.I.T (Most Important Tasks)
Định nghĩa: Phương pháp quản lý thời gian M.I.T (Most Important Tasks) là
một hệ thống quản lý thời gian tập trung vào việc xác định và ưu tiên những nhiệm
vụ quan trọng nhất trong ngày, sau đó tập trung sức mạnh, thời gian của bạn vào
việc hoàn thành chúng trước.
Phương pháp quản lý thời gian M.I.T giúp bạn tập trung vào những nhiệm
vụ quan trọng nhất, tối ưu hóa hiệu suất làm việc và giảm căng thẳng trong công
việc cũng như cuộc sống hằng ngày. Nó còn giúp bạn thực hiện những mục tiêu dài
hạn một cách hiệu quả hơn.
Phương pháp áp dụng:
Bước 1: Xác định M.I.T trong ngày
Phương pháp M.I.T bắt đầu bằng việc bạn phải xác định các M.I.T hằng
ngày. Điều này đòi hỏi bạn phải tổng hợp tất cả nhiệm vụ và công việc bạn cần
hoàn thành trong ngày đó. Lợi ích của việc này là giúp bạn có cái nhìn tổng quan
về một ngày làm việc của mình, đảm bảo bạn không bỏ sót công việc quan trọng
nào.
Bước 2: Ưu tiên M.I.T
Sau khi xác định M.I.T, bạn cần ưu tiên chúng theo mức độ quan trọng.
Điều này đòi hỏi bạn phải đánh giá cẩn thận mức ảnh hưởng của mỗi M.I.T đối với
mục tiêu lớn hơn hoặc công việc hằng ngày. Bằng cách ưu tiên M.I.T, bạn đảm bảo
rằng phải sử dụng thời gian và năng lượng của mình vào các công việc quan trọng
nhất.
Bước 3: Loại bỏ xao lạc và phân tâm
Một yếu tố quan trọng trong việc áp dụng M.I.T là khả năng loại bỏ xao lạc
và phân tâm. Bạn cần tạo ra môi trường làm việc tĩnh lặng và tập trung bằng cách
tắt thông báo trình duyệt, ứng dụng di động hoặc đặt chế độ im lặng trên điện thoại
để không bị gián đoạn trong quá trình làm việc.
Bước 4: Tập trung vào M.I.T đầu tiên
M.I.T quan trọng nhất trong danh sách ưu tiên của bạn cần được bắt đầu đầu
tiên trong ngày làm việc. Điều này đảm bảo rằng bạn sẽ dành sự tập trung cao nhất
cho công việc quan trọng khi còn đầy năng lượng và sự tập trung. Hãy cố gắng
không để công việc khác phân tâm bạn trong giai đoạn này.
Bước 5: Hoàn thành M.I.T tiếp theo

25
Khi M.I.T đầu tiên đã hoàn thành, bạn tiếp tục với M.I.T tiếp theo trong
danh sách ưu tiên. Bằng cách tiến hành từng M.I.T một, bạn tiếp tục duy trì sự tập
trung và hiệu suất làm việc cao.
Bước 6: Điều chỉnh và thực hành
Phương pháp M.I.T cần phải được áp dụng một cách linh hoạt, phù hợp
từng hoàn cảnh và thời điểm. Bạn cần theo dõi và đánh giá cách bạn đã thực hiện
M.I.T hằng ngày. Nếu có công việc quan trọng mới xuất hiện hoặc thay đổi ưu
tiên, hãy điều chỉnh danh sách M.I.T của bạn. Hãy thực hành và làm quen với việc
sử dụng phương pháp M.I.T để ngày càng trở nên thành thạo và hiệu quả hơn trong
quản lý thời gian của mình.
Ví dụ:
- Trong công việc
Trong công việc, David (một quản lý dự án) thường sử dụng phương pháp
M.I.T để đảm bảo sự tập trung vào các nhiệm vụ quan trọng nhất. Hàng ngày, khi
có vấn đề khẩn cấp xuất hiện, thay vì tiếp tục làm việc trên các dự án khác, David
dành toàn bộ thời gian của mình để tìm giải pháp cho vấn đề đang xảy ra, đảm bảo
rằng tình huống khẩn cấp được giải quyết một cách hiệu quả.
- Trong cuộc sống
Trong cuộc sống hằng ngày, Maria sử dụng phương pháp M.I.T để tối ưu
hóa thời gian của mình. Vào buổi tối, cô cần thực hiện một số công việc như trò
chuyện với mọi người trong gia đình, học tập và thư giãn, cô xác định M.I.T của
mình cho buổi tối đó là hoàn thành bài giảng trực tuyến quan trọng cho khóa học
mà cô đang theo học. Thay vì lãng phí thời gian trên mạng xã hội hoặc xem TV,
Maria tập trung vào việc học để đảm bảo hiệu suất học tập của mình được tối ưu
hóa.
Lợi ích:
- Giúp tập trung vào quan trọng nhất
- Tối ưu hóa hiệu suất làm việc
- Giảm căng thẳng và áp lực
- Tạo điều kiện cho phát triển cá nhân và đạt được mục tiêu dài hạn
3.2.5 Thuyết Bốn lò lửa (The Four Burners Theory)
Khái niệm: Lý thuyết này được James Clear, tác giả cuốn sách “Những thói
quen tí hon” nhắc đến trong một bài viết trên blog cá nhân. Tác giả nói rằng bạn

26
hãy tưởng tượng cuộc sống của bạn như một cái bếp có bốn lò lửa. Và mỗi lò đại
diện cho một mặt của cuộc sống.
 Lò lửa đầu tiên biểu tượng cho gia đình
 Lò lửa thứ hai biểu tượng cho bạn bè
 Lò lửa thứ ba biểu tượng cho sức khỏe
 Lò lửa thứ tư biểu tượng cho công việc
Lý thuyết “Bốn lò lửa” nói rằng: “Để thành công, bạn buộc phải tắt đi một
trong bốn lò. Và để thành công xuất sắc, bạn phải tắt đi hai trong số bốn lò lửa”.
Điều này có nghĩa là “cân bằng cuộc sống” thực ra không bao giờ có thể cân –
bằng. Rất khó để chúng ta có thể vừa lo cho gia đình chu toàn, lại vừa có thời gian
với bạn bè, vừa chăm sóc sức khỏe cá nhân, lại vừa dồn tâm sức vào công việc.
Bạn hoàn toàn có thể san sẻ thời gian, công sức bằng nhau cho cả 4 lò lửa, nhưng
bạn sẽ phải chấp nhận một sự thật rằng mình sẽ không bao giờ tiến được xa hết
mức ở bất kỳ một mảng nào vì bạn bị phân tâm và dàn trải sức lực quá nhiều.
Cách “chia lửa” để cân bằng:
 Thuê “bình ga” bên ngoài để giữ lửa cho bếp của mình
Nguồn lực của mỗi người là có giới hạn, vậy nên việc tìm kiếm người hỗ trợ
là cách dễ nhất và nhanh nhất có thể giúp 4 lò lửa cháy cùng một lúc mà không cần
phải bỏ quá nhiều thời gian. Tuy nhiên, bạn phải ý thức rằng thuê “bình ga” bên
ngoài sẽ khiến bạn không được tham gia vào quá trình “giữ lửa”, điều này ít nhiều
sẽ làm mất đi ý nghĩa và chất lượng cuộc sống của chính bạn.
Ví dụ: Như bạn đi ăn bên ngoài vì không muốn bỏ thời gian nấu nướng; sử
dụng dịch vụ giao hằng vì muốn tiết kiệm thời gian ra đường di chuyển; tìm đến
tiệm sửa chữa máy móc vì không có khả năng tự sửa máy móc của mình,… Thậm
chí, bạn có thể thuê người để chơi và dạy con học để bạn có thể dành thời gian đó
cho những việc khác như đi làm kiếm tiền, đi cafe với bạn bè,… Nhưng khi đó,
bạn sẽ phải chấp nhận rằng thời gian mình dành để kết nối và chia sẻ với con sẽ ít
hơn.
 Chấp nhận những giới hạn của bản thân
Khi thời gian có hạn và bạn chưa hoàn thành được những mong ước của
chính mình, bạn thường có xu hướng nghĩ rằng “Ước gì tôi có nhiều thời gian hơn,
tôi có thể kiếm nhiều tiền, có được thân hình đẹp hoặc dành nhiều thời gian hơn
cho gia đình, thì tốt biết mấy!”. Để kiểm soát suy nghĩ này, bạn hãy dừng việc ước
có nhiều thời gian hơn lại, thay vào đó tập trung tận dụng tối đa thời gian mà bạn

27
có và nắm lấy thế chủ động. Hay nói cách khác, bạn phải làm chủ các giới hạn để
trong một thời gian ngắn có thể làm việc hiệu quả và tối ưu nhất.
Bạn cần tự hỏi bản thân xem có thể giải quyết như thế nào khi thời gian bị
giới hạn? Ví dụ như:
- Nếu tôi chỉ có thể làm việc được 8 tiếng một ngày, làm cách nào để tôi
hoàn thành công việc năng suất nhất có thể?
- Nếu tôi chỉ có thể tập thể dục 3 giờ mỗi tuần, thì làm thế nào để tôi có thể
giữ vòng eo nhỏ gọn?
Điểm mạnh của phương pháp này sẽ giúp bạn tập trung vào tư duy tích cực,
giúp bản thân tận dụng tốt nhất những gì bạn có, hạn chế trì hoãn thực hiện mục
tiêu hơn là hướng tới điều tiêu cực – lo lắng về việc chưa bao giờ có đủ thời gian.
Mặt khác, điểm yếu của phương pháp là nó sẽ bắt buộc bạn phải chọn lựa và chấp
nhận rằng mình đang hoạt động ở mức thấp hơn tiềm năng tối đa của bản thân. Vì
chính những ranh giới đó sẽ là rào cản giúp bạn khó có thể khai phá và thành công
ở một lĩnh vực cụ thể.
 Giữ lửa theo “mùa”
Thay vì giữ 4 bếp lửa cùng một lúc, bạn phải chấp nhận đánh đổi, chỉ tập
trung mỗi mùa dồn vào một đến hai bếp và thay đổi sự ưu tiên của 4 lò lửa theo
từng giai đoạn của cuộc đời.
Có thể khi 20-30 tuổi, bạn hãy toàn tâm toàn ý tập trung vào lò phát triển sự
nghiệp và thể chất để có một nền tảng vững vàng cho những giai đoạn phía sau.
Tầm giai đoạn U40 khi đã kết hôn và có một gia đình nhỏ, lò công việc và thể chất
có thể cháy nhỏ hơn để duy trì ở mức ổn định, đây cũng chính là thời điểm mà bạn
dồn lửa cho lò gia đình. Và khi con cái đã lớn cũng là lúc bạn bước sang tuổi ngũ
tuần, bạn có thể dành thời gian cho bạn bè và một vài dự định còn dang dở. Lưu ý,
đây chỉ là một gợi ý cách giữ lửa theo “mùa” mà bạn có thể tham khảo để tìm ra
con đường lý tưởng của riêng mình.

28
3.2.6 Ma trận Eisenhower
Giúp ta phân loại, quản lý các nhiệm vụ theo cấp độ ưu tiên, quan trọng

Hình 13:Mô tả ma trận Eisenhower


 Do (Làm): Điều này chỉ có nghĩa là hành động ngay lập tức.
Dành thời gian tập trung vào những điều quan trọng và khẩn cấp nhất,
những điều bạn nghĩ là cần làm nhất. Nếu nhiệm vụ không hoàn thành sẽ ảnh
hưởng đến bạn hoặc doanh nghiệp.
Có thể kết hợp với quy tắc hai phút của David Allen làm khuôn khổ quyết
định. Nếu việc đó không khẩn cấp nhưng vẫn khá quan trọng và bạn có thể hoàn
thành trong 2’ như: Viết email, gọi điện nhanh, báo cáo,…
Tập trung giải quyết triệt để một việc trước khi chuyển sang việc tiếp theo.
 Delegate (Ủy quyền): Ủy quyền là một chức năng quan trọng của quản
lý. Ủy quyền cho người khác có năng lực chuyên môn có thể giải quyết,
đây cũng là cách phát triển nhân viên, tận dụng nguồn lực.
Nếu bạn đang ủy quyền một nhiệm vụ nhưng đó vẫn là việc mà bạn phải
chịu trách nhiệm cuối cùng thì bạn cần đảm bảo rằng bạn theo dõi để kiểm tra xem
nó đã được hoàn thành bởi người được ủy quyền hay chưa.
 Defer (Trì hoãn): Một việc quan trọng nhưng không cấp bách, không bắt
buộc ưu tiên giải quyết ngay. Bạn có thể hoãn lại nhưng nên ghi chú lại
29
để giải quyết những việc đó vào cuối ngày, ngày mai, cuối tuần…thường
là một dự án, ý tưởng, kế hoạch cần giải quyết trong thời gian dài.
Sử dụng điều này để giúp bạn tập trung và có động lực trong suốt phần còn
lại của công việc.
 Dump (Loại bỏ): Nhìn vào danh sách công việc, bạn đặt câu hỏi: Tôi có
cần mất thời gian làm việc này không? Tôi không làm có ảnh hưởng gì
nhiều không? Bạn có thể xóa, gạch bỏ các việc.
Ví dụ: Nhiều email không cần đọc hoặc trả lời; một số cuộc họp không
quan trọng.
Bạn cũng nên học cách nói không với một số nhiệm vụ nhất định. Xem lại
danh sách hiện có của bạn trước khi đồng ý làm thêm.
3.3 Phần mềm quản lý thời gian hiệu quả
3.3.1 Phần mềm nhắc việc Todoist
Là phần mềm nhắc việc với giao diện tương đối đơn giản, những Todoist
vấn sở hữu những tính năng vô cùng mạnh mẽ, được đánh giá cao. Thậm chí được
nhiều trang báo nổi tiếng như The Guardian, USA Today, the New York Times,
The Wall Street Journal còn không tiếc lời ngợi ca Todoist như là “ứng dụng đổi
đời”.
- Ưu điểm phần mềm nhắc việc Todoist:
+ Là ứng dụng xử lý việc sắp xếp công việc vô cùng mạnh mẽ. Có thể đồng
thời phân loại tác vụ theo deadline, tag, dự án nhanh trong khi bạn đang nhập dữ
liệu mới. Về khía cạnh này, khó có ứng dụng nào có thể đánh bại Todoist.
+ Hỗ trợ người dùng dễ dàng tùy chỉnh ứng dụng với luồng công việc cá
nhân nhờ các tính năng mạnh mẽ và linh hoạt như: nhóm dự án, gắn nhãn công
việc hay đánh dấu mức độ quan trọng.
+ Dễ dàng khởi tạo công việc trên ứng dụng mọi lúc mọi nơi, chỉ cần có
internet. Với việc được cung cấp trên đa nền tảng từ máy tính đến điện thoại, khả
năng truy cập và sử dụng Todoist được đánh giá là vô cùng linh hoạt.
+ Hỗ trợ tích hợp với 2 trợ lý ảo nổi tiếng trên điện thoại là Siri và Alexa.
- Nhược điểm phần mềm nhắc việc Todoist:

30
+ Tính năng phân chia công việc con (subtask) chưa hoạt động hiệu quả,
khiến người sử dụng gặp khó dễ trong việc khởi tạo các công việc phức tạp, có
nhiều phân nhánh.
+ Ứng dụng chạy trên hệ điều hành Windows được đánh giá thua kém hơn
hẳn so với những “người dùng” trên Mac và điện thoại. Giao diện và tính năng
chính là là 2 mặt bị hạn chế lớn nhất.
+ Bản sử dụng miễn phí thực sự không có nhiều tính năng xuất sắc. Để sử
dụng Todoist thực sự hiệu quả, chắc chắn người dùng sẽ cần phải móc hầu bao chi
trả cho phiên bản Premium.
3.3.2 Microsoft To-Do
Nếu bạn đang tìm kiếm một ứng dụng nhắc việc tương thích tốt với các phần
mềm Windows khác thì Microsoft To-Do sẽ là một ứng cử viên tương đối ổn. Đây
là ứng dụng thuần túy sử dụng cho mục đích nhắc việc, có khả năng đáp ứng
những nhu cầu ghi nhớ cơ bản nhất của người dùng.
- Ưu điểm của phần mềm nhắc việc Microsoft To-Do:
+ Hoàn toàn miễn phí. Là ứng dụng kế thừa của người tiền nhiệm
Wunderlist, phần mềm nhắc nhở công việc dùng ngày Microsoft To-Do được cung
cấp đến người dùng với đầy đủ tính năng cần thiết mà không cần phải trả bất cứ
một khoản tiền nào.
+ Sở hữu tính năng khởi tạo công việc con trong từng mục công việc. Thậm
chí, người dùng còn có thể ghi chú và đặt deadline cho từng công việc con. Đây là
lợi thế vượt trội mà ngay cả những phần mềm trả phí như Todoist hay Tick Tick
vẫn chưa sở hữu được.
+ Sở hữu tính năng “My Day”. Là tính năng hỗ trợ người dùng có thể sắp
xếp và phân bổ các công việc cần thực hiện trong ngày sao cho hiệu quả nhất.
+ Sở hữu widget Quick Add trên hệ điều hành Android, giúp người dùng
khởi tạo và nhận thông báo công việc nhanh chóng, tiện lợi.
- Nhược điểm của Microsoft To-Do:
+ Do chỉ là một ứng dụng miễn phí, nên các tính năng nổi bật như gắn nhãn
công việc, bộ lọc tìm kiếm đều bị lược bỏ không thương tiếc trên ứng dụng nhắc
việc Microsoft To-Do. Do vậy việc quản lý công việc đã khởi tạo trên ứng dụng trở
nên tương đối khó khăn.
+ Dù có mặt trên tất cả các hệ điều hành phổ biến, tuy nhiên phần mềm nhắc
công việc Microsoft To-Do chỉ cho phép người dùng kết nối với lịch trình cá nhân
31
từ Outlook. Đây là một điểm trừ vô cùng lớn, khi ở thời điểm hiện tại, Outlook đã
bị ngó lơ bởi rất nhiều người.
3.3.3 App nhắc việc Google Calendar.
- Là một ứng dụng quản lý thời gian của Google cho phép bạn theo dõi các
hoạt động hàng ngày như các cuộc hẹn, sự kiện, sinh nhật bạn bè….. và
còn nhiều tính năng hữu ích khác.
- Đây là ứng dụng miễn phí, có thể truy cập ứng dụng từ máy tính, điện
thoại, máy tính bảng.
- Ưu điểm của Google Calendar:
+ Tạo lịch thông minh tự động tạo và lời nhắc nhở theo sự kiện.
+ Có thư mục riêng.
+ Được đồng bộ với gmail.
+ Có thể theo dõi lịch trình của các thành viên trong nhóm phù hợp làm việc
nhóm.
+ Dễ dàng thay đổi lịch theo ngày, tháng, năm.
+ Tạo thông báo, nhắc nhở công việc cần làm trong ngày cụ thể.
+ Ghi chú những cái cần làm trong ngày cụ thể.
- Nhược điểm của Google Calendar:
+ Không có ngày âm lịch.
+ Thu nhập thông tin cá nhân của người dùng để cải thiện quảng cáo.
+ Để lộ thông tin riêng tư.
+ Trên điện thoại: Khi sử dụng, người dùng có thể sẽ gặp phải tình trạng tình
trạng soạn thảo rất chậm.
+ Trên máy tính: Notion sẽ tắt song song với trình duyệt, do đó khi bạn tắt
trình duyệt web thì đồng thời cũng tắt đi Notion.

32
KẾT LUẬN
Chúng mình mong những chia sẻ trên có thể giúp bạn định hướng và phát
triển bản thân qua kỹ năng quản lý thời gian. Từ những cái nhỏ sẽ vun đắp thành
cái lớn giống như thành công phải trải qua nhiều giai đoạn. Vì vậy, bạn hãy chú
tâm và dành thời gian cho nó, đừng để những thứ nhỏ nhặt làm sao nhãng bạn
nhé. Và để làm được điều đó bạn cần trang bị cho bản thân kỹ năng quản lý thời
gian càng sớm càng tốt, đặc biệt là đang trong giai đoạn học sinh sinh viên, để
khi ra trường các bạn có thể dễ dàng sắp xếp công việc và đạt được kết quả tốt
của chính mình. Chúc các bạn thành công!

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/quan-ly-thoi-gian
2. https://1office.vn/ky-nang-quan-ly-thoi-gian-hieu-qua
3. https://www.topcv.vn/ky-nang-quan-ly-thoi-gian-la-gi
4. https://cloudoffice.com.vn/tin-tuc-su-kien/ky-nang-quan-ly-thoi-gian-la-gi-
tai-sao-phai-quan-ly-thoi-gian
5. https://fastdo.vn/quan-ly-thoi-gian/
6. https://unica.vn/blog/nhung-loi-ich-cua-viec-quan-ly-thoi-gian?
fbclid=IwAR146uwxoh_cTzY2fV-
O_KbBvHV8UCzMeR1BYXs47Qx7ThZjKevKZYk7HrI
7. https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/quan-ly-thoi-gian
8. https://jobsgo.vn/blog/phuong-phap-quan-ly-thoi-gian-m-i-t/
9. https://fastwork.vn/top-5-phan-mem-nhac-viec-hieu-qua-nhat/
10.https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fwww.fahasa.com
%2Fky-nang-quan-ly-thoi-gian-
411797.html&psig=AOvVaw10OmRs5uZeCragj0MN5TxQ&ust=17023904
57011000&source=images&cd=vfe&opi=89978449&ved=0CBEQjRxqFwo
TCPDe5ezIh4MDFQAAAAAdAAAAABAD
11.https://product.hstatic.net/1000217031/product/
116291069_335989497761352_6778665920193157049_n_fa6502d4067a46
b09a213548a0f4338f.png4
34
12.https://www.google.com/url?sa=i&url=https%3A%2F%2Fghiensach.com
%2Fsach-hay-ve-quan-ly-thoi-gian
%2F&psig=AOvVaw10OmRs5uZeCragj0MN5TxQ&ust=17023904570110
00&source=images&cd=vfe&opi=89978449&ved=0CBEQjRxqFwoTCPDe
5ezIh4MDFQAAAAAdAAAAABAY

PHỤ LỤC
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT KỸ NĂNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA
SINH VIÊN HIỆN NAY
Xin chào Anh/Chị,
Chúng em là nhóm sinh viên lớp 23DM, Khoa Kinh Tế Số & Thương Mại Điện
Tử, Trường Đại học Công nghệ Thông tin & Truyền thông Việt - Hàn (VKU), Đại
học Đà Nẵng.
Hiện tại chúng em đang thực hiện một khảo sát kĩ năng quản lý thời gian của sinh
viên trường VKU. Chúng em rất mong Anh/Chị bỏ ra một ít thời gian để trả lời các
câu hỏi trong khảo sát dưới đây. Câu trả lời của Anh/Chị là những sự giúp đỡ
chúng em rất nhiều trong bài thi cuối kì sắp tới. Mọi thông tin trong khảo sát này
chỉ sử dụng vào mục đích khảo sát vấn đề mà không nhằm bất kỳ mục đích nào
khác.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Họ và tên - Mã SV *
Anh/chị giải quyết deadline của mình như thế nào? *
Xây dựng kế hoạch và làm từ lúc được phân công

35
Gần đến hạn nộp mới bắt đầu làm
Anh/chị có thể xác định mức độ quan trọng của công việc hay không? *

Không
Kỹ năng quản lý thời gian của anh/chị như thế nào? *
Tốt
Bình thường
Tệ
Anh/chị có biết phương pháp hay cách thức nào để quản lý thời gian của mình
không? *

Không
Nếu có thì đó là phương pháp gì?
Phương pháp Pomodoro
Phương pháp The 2-Minute Rule
Phương pháp Batching
Phương pháp quản lý thời gian M.I.T (Most Important Tasks)
Thuyết Bốn lò lửa (The Four Burners Theory)
Anh/chị sử dụng kĩ năng quản lý thời gian trong lĩnh vực nào? *
Học tập
Làm việc
Giải trí
Tất cả những ý trên
Anh/chị hiểu quản lý thời gian là gì? *

36
Tùy chọn quản lý thời gian là giúp bạn xóa được thói quen xấu của bản
thân hay là thành lập lên kế hoạch.
Quản lý thời gian là quá trình kế hoạch và thực hành việc kiểm soát một
cách có ý thức một đơn vị thời gian dùng trong một hoặc một chuỗi các hoạt động
cụ thể, để tăng tính hiệu quả, hiệu suất hay năng suất.
Quản lý thời gian giúp chúng ta làm việc thông minh hơn chứ không phải
vất vả hơn để hoàn thành nhiều nhiệm vụ trong thời gian ngắn.
Biết cách quản lý thời gian mang lại cho anh/ những lợi ích gì? *
Không trì hoãn, nộp bài đúng thời hạn
Làm việc năng suất, đạt hiệu quả cao
Bỏ thói quen xấu, tạo tính kỷ luật cho bản thân
Tất cả những ý trên

BẢNG TÓM TẮT VỀ PHÂN CÔNG VIỆC LÀM


HỌ VÀ TÊN CÔNG VIỆC MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ
1. Nguyễn Khánh Huyền - Làm powerpoint
- Tìm hiểu chương 1.1
- Quay video 100%

2. Bùi Nguyên Hạ - Thiết kế video


- Tìm hiểu và làm
chương 3.2
100%

37
3. Đặng Thị Thu Hiền - Làm báo cáo
- Tìm hiểu chương 2.1,
2.3, 3.1, 3.3
100%

4. Nguyễn Vũ Quang - Làm khảo sát thực trạng


của sinh viên VKU
- Tìm hiểu chương 1.2,
100%
2.2

38

You might also like