You are on page 1of 43

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH


SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI TỈNH NINH BÌNH

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Lê Đình Hải

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Tâm Đan – 2105


Lê Huy Hoàng – 2105
Lê Thị Thảo My – 21051440
Nguyễn Thu Trang – 2105
Trần Nguyên Tịnh Vũ – 2105

Lớp: QH – 2021 – E KTPT CLC 2

HÀ NỘI, 2023


LỜI NÓI ĐẦU

Sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch trong và ngoài nước đang chuyển
biến lạc quan hơn. Ngành du lịch có dấu hiệu khởi sắc và có tốc độ phục hồi nhanh
nhất so với các ngành kinh tế khác. Nhận thấy tầm quan trọng khi hiểu rõ về phát
triển kinh tế du lịch phải đi đôi với bảo vệ môi trường sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả trong việc hoạch định chiến lược phát triển lâu dài ngành du lịch ở nước ta.
Việt Nam ngày càng chú trọng và chuyển sang xu hướng phát triển du lịch bền
vững.

Trong đó, loại hình du lịch sinh thái luôn là thế mạnh của ngành du lịch
nước ta và đang trở thành xu hướng toàn cầu. Du lịch sinh thái bền vững ngày càng
thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước vì những lợi ích
trong việc bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và duy trì văn hóa, lịch sử. Thúc đẩy du
lịch sinh thái bền vững chính là nhiệm vụ đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia
trong nền kinh tế bao gồm các sở, ban ngành, các doanh nghiệp và cá nhân. Thông
qua các kỳ đại hội Đảng toàn quốc lần X, XI, XII, nước ta đã có những định hướng
quan trọng về vấn đề phát triển bền vững, đặc biệt là trong ngành Du lịch. Việc
hiểu rõ về khái niệm về du lịch bền vững, các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển du lịch bền vững là cơ sở quan trọng cho những bước tiếp
theo của ngành du lịch.

Tỉnh Ninh Bình được đánh giá là 1 trong những tỉnh có tiềm năng du lịch
sinh thái đứng đầu nước ta. Với khoảng cách địa lý không quá xa thủ đô Hà Nội,
không chỉ có nổi tiếng về du lịch văn hóa và tâm linh, Ninh Bình còn sở hữu cảnh
quan thiên nhiên non nước hữu tình, nhiều hang động vô cùng độc đáo và kỳ vĩ, là
điểm đến lý tưởng được nhiều du khách lựa chọn. Nhằm phát triển du lịch sinh thái
ở đây theo hướng bền vững, cần tìm ra đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng và tìm
ra giải pháp hữu hiệu phù hợp với đặc điểm của tỉnh Ninh Bình. Đó chính là mục
tiêu chung mà bài nghiên cứu muốn hướng tới.

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN...............................................................................................7


1.1 Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................7
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................................8
1.2.1 Mục tiêu tổng quát..............................................................................................8
1.2.2 Mục tiêu cụ thể...................................................................................................8
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................................8
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................8
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................8
1.4 Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................................9
1.5 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu..........................................................9
1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu.........................................................................................9
1.5.2 Mô hình nghiên cứu..........................................................................................10
1.6 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến du lịch sinh thái............................................11
1.6.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài...................................................................11
1.6.2 Công trình nghiên cứu trong nước....................................................................11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................13
2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái.................................................................................13
2.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái................................................................................13
2.3 Vai trò của du lịch sinh thái.....................................................................................14
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái...........................................................15
2.5 Khái niệm về phát triển bền vững............................................................................17
2.6 Du lịch sinh thái bền vững.......................................................................................17
2.6.1 Du lịch sinh thái bền vững................................................................................17
2.6.2 Cơ sở phát triển bền vững trong du lịch sinh thái.............................................18
2.6.3 Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững.............................................................19
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH NINH
BÌNH..................................................................................................................................20
3.1 Giới thiệu về du lịch sinh thái Ninh Bình................................................................20

2
3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên tại Ninh Bình.................................................20
3.1.2 Khái quát về du lịch sinh thái tại Ninh Bình....................................................22
3.1.3 Đặc điểm du lịch sinh thái tại Ninh Bình.........................................................22
3.2 Thực trạng du lịch sinh thái tại Ninh Bình..............................................................23
3.2.1 Đóng góp vào nền cơ cấu kinh tế.....................................................................23
3.2.2 Công tác đảm bảo an toàn, quảng bá, chuyển đổi số........................................23
3.2.3 Các chính sách hỗ trợ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực..............................24
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............25
4.1 Phương pháp nghiên cứu:........................................................................................25
4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp..............................................................25
4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp...............................................................25
4.2 Kết quả nghiên cứu..................................................................................................28
4.2.1 Thống kê mô tả.................................................................................................28
4.2.2 Mô hình phân tích khám phá............................................................................29
4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến..................................................................................34
4.3 Phân tích mô hình SWOT sau khi nghiên cứu tổng thể...........................................38
4.3.1 Điểm mạnh........................................................................................................38
4.3.2 Điểm yếu...........................................................................................................38
4.3.3 Cơ hội...............................................................................................................39
4.3.4 Thách thức........................................................................................................39
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ..................................................40
5.1 Đề xuất giải pháp giúp du lịch sinh thái tại Ninh Bình ngày càng phát triển theo
hướng bền vững.............................................................................................................40
5.2 Kiến nghị.................................................................................................................40
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN.................................................................................................41
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................42

3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DLST………………………….………………………………….Du lịch sinh thái


ANTT……………………………………………………………..An ninh trật tự

4
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Bảng hỏi...……………… ………… ………… …………………… …..25


Bảng 2: Thống kê mô tả………………………………………….…… ...……….28
Bảng 3: Kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha....................................………………………….…………… ...…………..30
Bảng 4: Kiểm định KMO và Barlett..………..………………………. ….………30
Bảng 5: Tổng phương sai giải thích của các nhân tố gây ảnh hưởng....……...…..31
Bảng 6: Ma trận xoay………………………………………………………... …..32
Bảng 7: Mô hình điều chỉnh và phân tích nhân tố khám phá.............................….33
Bảng 8: Tóm tắt mô hình...………………………………………………………..35
Bảng 9: Coefficients..……………………………..………………………………35
Bảng 10: ANOVA...………………………………………………………………36

5
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1: Mô hình nghiên cứu..………………………..…………………………..11


Hình 2: Ba yếu tố phát triển du lịch sinh thái bền vững....………………………18
Hình 3: Mô hình điều chỉnh sau nghiên cứu...….………………………………..34
Hình 4: Kiểm định hiện tượng sai số thay đổi...…………………………………36

6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Trên thế giới, du lịch được coi là ngành mũi nhọn, ngành dịch vụ đem lại
doanh thu và lợi nhuận cho ngành kinh tế. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, chỉ
trong một thời gian ngắn, ngành du lịch đã trở thành một ngành công nghiệp không
khói, thu hút được nhiều nguồn nhân lực, đóng góp một tỷ trọng không hề nhỏ
trong GDP của các nước. Tại Việt Nam, mặc dù ngành du lịch vẫn còn đang trong
giai đoạn phát triển nhưng cũng được xác định là một trong những ngành kinh tế
quan trọng, góp phần thúc đẩy GDP của cả nước.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành du lịch như vậy đòi hỏi
phải có những biện pháp để vừa giữ vững được sự phát triển bền vững của ngành
du lịch, vừa bảo vệ được môi trường. Chính phủ cũng đã đề ra những mục tiêu làm
sao để phát triển du lịch một cách chuyên nghiệp, có trọng tâm, trọng điểm; chú
trọng phát triển du lịch theo hướng bền vững, có hiệu quả. Và hiện nay, trên thế
giới cũng như trong nước đang chú trọng phát triển du lịch sinh thái. Đây được
xem là một mô hình mang tính trách nhiệm với môi trường tại các điểm du lịch còn
hoang sơ, dựa vào thiên nhiên và những văn hóa của bản địa gắn với giáo dục môi
trường, có đóng góp giúp bảo tồn cũng như phát triển bền vững với sự tham gia vô
cùng tích cực của cộng đồng địa phương. Mục đích của mô hình này là thưởng
ngoạn thiên nhiên và mang những giá trị văn hóa, nhằm thúc đẩy về các công tác
bảo tồn, ít tác động tiêu cực đến môi trường và tạo ra những ảnh hưởng tích cực
liên quan tới kinh tế - xã hội cho cộng đồng địa phương. Chính vì thế, du lịch sinh
thái cũng đã trở thành đích đến của nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, trong đó
có Việt Nam.

Ninh Bình là tỉnh thuộc nam Đồng bằng sông Hồng và nằm ở của ngõ
cực nam miền Bắc Việt Nam, xuất phát từ nền kinh tế thuần nông, thu nhập của
người dân nơi đây chủ yếu đến từ nền nông nghiệp, có tốc độ phát triển chậm,
chưa vững chắc. Đến nay, Ninh Bình đã khai thác được những đặc điểm về địa
hình giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế có quy mô lớn, duy trì được tốc độ tăng
trưởng tương đối cao qua các thời kỳ. Đặc biệt, vùng đất “địa linh, nhân kiệt” đã
tận dụng được những địa danh mang dấu ấn lịch sử cùng với những món quà danh
lam thắng cảnh mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho miền đất này để phát triển mạnh
mẽ ngành du lịch mà tiêu biểu là loại hình du lịch sinh thái.

Với điều kiện thuận lợi về tài nguyên, về vị trí địa lý, cùng với những
tiềm năng và lợi thế, du lịch sinh thái là một hướng đi hợp lý với tỉnh Ninh Bình và
7
thu hút khách du lịch với những địa điểm du lịch, văn hóa, lịch sử. Mặc dù mô hình
du lịch sinh thái mới bước đầu đi vào hoạt động những vẫn còn mang tính tự phát
là chủ yếu, việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái cũng đã bộc lộ những yếu
kém trong công tác quản lý, gây tác hại đến cảnh quan, môi trường tại các điểm du
lịch. Vì thế một vấn đề nan giải đặt ra cho các cấp lãnh đạo về vấn đề vừa phát
triển du lịch sinh thái, vừa phát triển bền vững ngành du lịch xanh, sạch, đẹp. Từ
đó giúp cho ngành du lịch ở Ninh Bình phát triển mạnh mẽ và mô hình du lịch sinh
thái tại nơi đây sẽ trở thành hướng đi mới để phát triển nền kinh tế của tỉnh cũng
như của cả nước.

Vì vậy, nhận thấy sự cấp thiết của vấn đề trên, chúng em đã lựa chọn đề
tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh Bình”
nhằm nghiên cứu và đánh giá hoạt động du lịch tại Ninh Bình, thông qua đó đánh
giá được những giải pháp để phát triển du lịch tại Ninh Bình, nâng cao nhận thức
về bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường của du lịch địa phương, góp phần tăng
hiệu quả kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân Ninh Bình.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nhằm nghiên cứu thực trạng du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh
Bình, qua đó tìm hiểu được những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngành của
công nghiệp này đồng thời đưa ra giải pháp giúp nâng cao chất lượng nhằm thúc
đẩy phát triển du lịch về mọi phương diện.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


 Tổng quan cơ sở lý luận về du lịch sinh thái gắn với phát triển bền vững
 Đánh giá thực trạng du lịch tại tỉnh Ninh Bình
 Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái gắn
với phát triển bền vững tại tỉnh Ninh Bình
 Đề xuất những giải pháp và kiến nghị giúp Ninh Bình phát triển du lịch sinh
thái bền vững

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về: Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh
thái bền vững tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu


 Nội dung:
8
o Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái bền vững
o Thực trạng về sự phát triển du lịch sinh thái tại Ninh Bình
o Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh
Bình
o Những kiến nghị và giải pháp giúp Ninh Bình phát triển hơn nữa du
lịch sinh thái bền vững
 Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chuyên sâu tại địa bàn tỉnh Ninh
Bình
 Thời gian:
o Kế thừa số liệu đã được thống kê của các báo cáo của cơ quan Nhà
nước trong vòng 3 năm trở lại đây
o Đề tài được nghiên cứu kể từ ngày 29/12/2022 đến ngày 13/2/2023

1.4 Câu hỏi nghiên cứu


 Câu 1: Du lịch sinh thái bền vững là gì?
 Câu 2: Thực trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Ninh Bình hiện nay như thế nào?
Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội như thế nào?
 Câu 3: Những nhân tố nào ảnh hưởng đến của DLST bền vững tại Ninh
Bình? Trong đó, nhân tố nào có sự tác động lớn nhất?
 Câu 4: Những giải pháp nào có thể giúp thúc đẩy sự phát triển bền vững của
ngành du lịch sinh thái tại tỉnh Ninh Bình?

1.5 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu


1.5.1 Giả thuyết nghiên cứu
 Tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tích cực đến DLST bền vững tại tỉnh
Ninh Bình
 Cơ sở hạ tầng ảnh hưởng tích cực đến DLST bền vững tại tỉnh Ninh Bình
 Tài nguyên con người ảnh hưởng tích cực đến DLST tại tỉnh Ninh Bình
 Tài nguyên kinh tế ảnh hưởng tích cực đến DLST tại tỉnh Ninh Bình
 Tài nguyên môi trường ảnh hưởng tích cực đến DLST tại tỉnh Ninh Bình
 Chính sách quản lý ảnh hưởng tích cực đến DLST tại tỉnh Ninh Bình
 Tài nguyên văn hóa - xã hội ảnh hưởng tích cực đến DLST tại tỉnh Ninh
Bình

9
1.5.2 Mô hình nghiên cứu

Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Lựa chọn Mô hình SERVQUAL của Parasuraman và cộng sự (1985, 1988,
1991) để đo lường chất lượng dịch vụ qua các cảm nhận của khách hàng, được sử
dụng rộng rãi và được nhiều sự ủng hộ từ các nhà nghiên cứu. Mô hình sự kỳ vọng
của chất lượng dịch vụ được coi là trọng tâm của SERVQUAL, vì vậy mô hình cho
phép người sử dụng tìm hiểu yếu tố đóng vai trò hình thành mô hình kỳ vọng của
khách hàng. Parasuraman cùng các cộng sự đã tìm ra 5 thành phần cơ bản để cấu
thành lên mô hình SERVQUAL bao gồm: phương tiện hữu hình (tangible); sự tin
cậy (Reliability); Khả năng đáp ứng (Responsiveness); Sự đảm bảo (Assurance);
Sự đồng cảm (Empathy). Để đo lường chất lượng kỳ vọng và dịch vụ cảm nhận
của khách hàng, từ 5 thành phần kể trên đã xậy dựng và phát triển thêm 22 biến
quan sát.
Và để phù hợp với đề tài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch
sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh Bình”, nhóm chúng em đã xác định được 7 thành
phần chính, với 30 biến quan sát để đánh giá mức độ kỳ vọng phát triển du lịch
sinh thái bền vững

Qua đó, xây dựng được mô hình hồi quy (1) như sau:
SKV =β 0+ β1 TN + β 2 XH + β 3 CN + β 4 CSVC + β 5 MT + β6 CS+ β 7 KT +ε i

10
1.6 Tổng quan nghiên cứu liên quan đến du lịch sinh thái
1.6.1 Công trình nghiên cứu nước ngoài
Trên thế giới đã có một số các bài nghiên cứu, các bộ sách viết về vấn đề
phát triển bền vững nói chung và phát triển du lịch sinh thái bền vững nói riêng.
Trong bài nghiên cứu “The perceptions of managers of SMEs on sustainable
tourism development in least developed countries (LDCs), using The Gambia as a
case study” năm 2014 của Foday Drammeh, tác giả chỉ ra rằng “du lịch được coi là
một chiến lược xóa đói giảm nghèo, mang lại cơ hội sinh kế cho nhiều người. Du
lịch bền vững và khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ được coi là một giải
pháp để thu hẹp khoảng cách phát triển và mức chênh lệch giàu nghèo. Người ta
lập luận rằng các nguồn tài nguyên mà du lịch tồn tại được cho là mong manh và
dễ bị lạm dụng và suy thoái từ đó gây mất bền vững. Để hạn chế rủi ro về thiên
nhiên và hướng tới phát triển du lịch bền vững cần có một số nhân tố ảnh hưởng,
trong đó tác giả chỉ ra nhân tố quan trọng nhất đó là dân cư và người lao động
trong lĩnh vực du lịch sinh thái, cụ thể là người dân địa phương và doanh nghiệp
vừa và nhỏ.”
Trong cuốn “Ecotourism development - A manual for Conservation
Planners and Managers” của Andy Drumm và Alan Moore cũng khẳng định rằng
“Trong các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái, cư dân địa phương
đóng vai trò rất quan trọng. Vì chính quê hương và nơi làm việc của họ đang thu
hút khách du lịch, mối quan hệ này sẽ giúp người dân sử dụng tài nguyên thiên
nhiên để phát triển thành công các chiến lược bảo tồn khu du lịch. Ngoài ra, kiến
thức địa phương và sự am hiểu về truyền thống cũng là một thành phần quan trọng
trong trải nghiệm và giáo dục du khách.”

1.6.2 Công trình nghiên cứu trong nước


 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 1995-2010” của Viện
nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch
 “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Cà
Mau” – Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ
 Nguyễn Thị Tú (2005) – “Giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay” – Tạp chí Khoa học Thương Mại, số 11/2005

Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên đã chỉ ra được
một số nhân tố ảnh hưởng đến DLST bền vững tuy nhiên chỉ mới đề cập dưới các
góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau và chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu
tại địa bàn tỉnh Ninh Bình. Và từ các bài nghiên cứu này cùng với sự tham khảo từ
những bài báo uy tín trong và ngoài nước về DLST khác, chúng em sẽ đi sâu tìm
hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến DLST bền vững tại tỉnh Ninh Bình hiện nay.

11
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 Khái niệm về du lịch sinh thái


“Du lịch sinh thái” (DLST) là một khái niệm mà hiện nay được hiểu theo
nhiều góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, đa phần ý kiến từ các chuyên gia
cũng như diễn đàn quốc tế về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại
hình du lịch dựa vào những nét văn hóa cũng như dựa vào đặc điểm thiên nhiên
của địa bàn đồng thời gắn liền với giáo dục về môi trường.

Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế (TIES) đã đưa ra định nghĩa như sau: Du
lịch sinh thái là “du lịch có trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên để bảo tồn môi
trường, duy trì hạnh phúc của người dân địa phương và bao gồm cả việc diễn giải
và giáo dục” (The International Ecotourism Society, n.d.)

Theo định nghĩa của UNWTO - Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, n.d.),
du lịch sinh thái là loại hình du lịch có những đặc điểm sau:
 DLST là tất cả các hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên trong đó mục đích
chính của du khách là quan sát và đánh giá thiên nhiên cũng như các nền
văn hóa truyền thống thịnh hành trong các khu vực tự nhiên
 DLST bao gồm hoạt động giáo dục và diễn giải về môi trường
 DLST không được tổ chức độc quyền bởi các nhà điều hành tour du lịch
chuyên biệt cho các nhóm nhỏ. Các đối tác cung cấp dịch vụ tại các điểm
đến thường là các doanh nghiệp nhỏ trực thuộc địa phương.
 DLST giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường tự nhiên và văn hóa
xã hội
 DLST hỗ trợ việc duy trì và bảo tồn tự nhiên bằng cách:
o Tạo ra lợi ích kinh tế cho cộng đồng sở tại, tổ chức hay cơ quan quản
lý với mục đích bảo tồn
o Cung cấp cơ hội việc làm và gia tăng thu nhập cho cộng đồng địa
phương
o Nâng cao nhận thức đối với người dân địa phương và khách du lịch
về bảo tồn tài sản thiên nhiên và văn hóa bản địa.

2.2 Đặc trưng của du lịch sinh thái


DLST chính là một dạng của hoạt động du lịch nói chung. Vì vậy, DLST
sẽ kế thừa những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch:

12
 Tính đa ngành: thể hiện ở đối tượng được khai thác như: cảnh quan, cơ sở
hạ tầng, giá trị lịch sử, các nét văn hóa,... Mặt khác, thu nhập từ du lịch
cũng mang lại nguồn thu cho nhiều ngành khác nhau như: điện, nước, hàng
hóa,...
 Tính đa mục tiêu: thể hiện ở đối tượng tham gia, lợi ích và mục đích (ví dụ:
mở rộng con đường giao lưu văn hóa, kinh tế,...)
 Tính đa thành phần: thể hiện ở sự đa dạng trong thành phần du khách, cộng
đồng địa phương, các tổ chức tư nhân tham gia,...
 Tính liên vùng: thể hiện thông qua các tuyến du lịch nối liền các điểm du
lịch trong một khu vực hay một quốc gia hoặc các quốc gia với nhau
 Tính chi phí: thể hiện ở mục đích trải nghiệm du lịch là được hưởng thụ các
sản phẩm/dịch vụ du lịch chứ không phải với mục đích kiếm tiền
 Tính mùa vụ: thể hiện ở thời gian diễn các các hoạt động du lịch dựa trên
điều kiện về khí hậu, tính chất công việc của người hưởng thụ dịch vụ du
lịch,...
 Tính xã hội hóa: thể hiện ở việc thu hút mọi thành phần trong xã hội tham
gia

Ngoài những đặc trưng cơ bản của hoạt động du lịch nói chung, DLST cũng
có đặc trưng riêng, đó là: Tính giáo dục về môi trường. DLST thường hướng đến
các hoạt động du lịch đi kèm với bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu tối đa những
tác động tiêu cực đến môi trường. Nói cách khác, DLST chính là chìa khóa giúp
cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.

2.3 Vai trò của du lịch sinh thái


Xét về vai trò của DLST, có thể chia thành những phương diện sau:
 Xã hội: Hiện nay, xã hội đang phát triển theo hướng đô thị hóa khiến cho
con người dần bị tách rời với thiên nhiên. Ngày càng nhiều những khu đô thị
dày đặc chỉ có nhà với nhà, rất ít thấy cây cối hay sông nước. Bởi vậy, sự
phát triển của DLST chính là phương tiện giúp con người tìm về với thiên
nhiên, khai phá những “kỳ quan” đang dần bị lãng quên.
 Thẩm mỹ: Nơi được chọn làm khu du lịch sinh thái thường là những nơi có
danh lam thắng cảnh, sông nước hữu tình - nơi ẩn chứa sự sinh động của thế
giới tự nhiên. Dựa trên những cái vốn có, các nhà thầu đã khai thác và sáng
tạo theo cách hợp lý để phù hợp hơn với mục đích và du khách của mình.
 Kinh tế: DLST đã góp phần làm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch bởi các
yếu tố được đưa vào phục vụ cho du lịch như các khu bảo tồn thiên nhiên,...
Bên cạnh đó, DLST cũng đã góp phần gia tăng việc làm từ đó tạo ra thu
nhập cho cộng đồng khi tham gia, đặc biệt còn góp phần cải thiện nền kinh

13
tế địa phương đối với những vùng xa xôi hẻo lánh, từ đó đóng góp thêm vào
GDP của ngành du lịch và cả nước.
 Những mặt khác: DLST giúp thải thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng của các
khu thiên nhiên được chọn làm khu du lịch sinh thái. Từ đó nâng cao đời
sống của nhân dân địa phương về mọi mặt. Hơn hết, cùng với sự tổ chức
giáo dục về môi trường, địa phương sẽ có thể lên kế hoạch khai thác hợp lý.
Ngoài ra, DLST còn góp phần khôi phục và phát triển những ngành nghề thủ
công nhằm đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch sinh thái


 Nhận thức xã hội: Du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng được coi
là một trong những hình thức nghỉ ngơi, thư giãn tích cực của nhiều người.
Đặc biệt ở các nước phát triển nó trở thành một trong những hoạt động
không thể thiếu trong đời sống, văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần phải đặc biệt
quan tâm và nâng cao nhận thức đối với du lịch để phát triển mạnh mẽ lĩnh
vực này:

o Về mặt kinh tế: Ngày nay, du lịch được coi là một trong những ngành
quan trọng mang lại nguồn kinh tế lớn cho ngân sách quốc gia. Vì thế,
chính phủ luôn quan tâm đầu tư phát triển du lịch (trong đó có du lịch
sinh thái) nhằm đáp ứng các nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
đồng thời góp phần nâng cao dân trí khu vực, tạo việc làm cho người
dân, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

o Về mặt xã hội: Du lịch là cầu nối giúp các dân tộc, các quốc gia trên
thế giới giao lưu, trao đổi giúp nâng cao sự hiểu biết về nhau. Người
dân và chính quyền địa phương cần phải nhìn thấy được lợi ích của
mô hình du lịch sinh thái mang lại từ đó giữ gìn và phát huy những
truyền thống văn hóa, danh lam thắng cảnh vốn có của địa phương.
Gắn phát triển du lịch sinh thái với phát triển bền vững, đảm bảo đáp
ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm cản trở đến việc đáp ứng
nhu cầu của các thế hệ tương lai. Cần phải làm cho tất cả các thành
phần trong xã hội nhất là cư dân địa phương hiểu được những tác
động tích cực của DLST đến địa phương đó là:
 Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống cộng đồng nhất là
những ai tham gia trực tiếp vào ngành này, trong đó bao gồm cả
sự cải thiện những dịch vụ xã hội như: y tế, nhà cửa, hệ thống
giao thông, cấp - thoát nước, điện năng,…

14
 Giúp cho việc bảo vệ và tôn tạo các di sản văn hóa lịch sử, làm
tăng niềm tự hào của địa phương vào ý thức cộng đồng.
 Góp phần làm tăng danh tiếng địa phương, giúp cho du khách
khám phá những ý tưởng mới, giá trị mới và cách sống mới.
 Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng,
các quốc gia, phá vỡ ngăn cách về văn hóa và dân tộc thông qua
quan hệ này.
 DLST còn có tiềm năng mang lại lợi ích kinh tế cho nhân dân
địa phương.

 Tài nguyên: là món quà thiên nhiên quý giá được tạo hóa ban tặng, là yếu tố
quan trọng nhất trong quá trình hình thành và phát triển du lịch, đặc biệt là
du lịch sinh thái. Tài nguyên của DLST bao gồm:
o Tài nguyên thiên nhiên: Cảnh quan thiên nhiên, vùng núi có phong
cảnh đẹp, các hang động, di tích lịch sử, di tích văn hoá, các vùng khí
hậu đặc biệt các điểm nước khoáng, suối nước nóng, hệ sinh vật, các
vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các hệ sinh thái độc đáo, môi
trường văn hóa bản địa…
o Tài nguyên nhân văn: di tích lịch sử, di tích văn hoá, giá trị nhân văn,
công trình lao động sáng tạo của con người…

Có thể thấy, sức hấp dẫn của DLST được tạo nên bởi cảnh quan thiên
nhiên tươi đẹp, trong lành; sự đa dạng trong từng nét văn hóa bản địa; đặc sắc
trong các ngành nghề truyền thống. Vì vậy, để có thể phát triển DLST một cách
bền vững, các hoạt động diễn ra cần phải tuân theo nguyên tắc là khai thác phải đi
đôi với bảo vệ nguồn tài nguyên cho DLST, đảm bảo nguyên tắc sức chứa. Tài
nguyên là cơ sở quan trọng tạo ra sản phẩm của DLST, tạo ra tính mùa vụ trong
hoạt động du lịch, quyết định lượng khách tham quan, thị trường du lịch vậy nên
bảo tồn và phát triển tài nguyên cho DLST là vô cùng cần thiết.

 Dân cư và người lao động trong lĩnh vực du lịch sinh thái: Mối quan hệ giữa
người dân bản địa và các nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn bó mật thiết với
nhau. Tài nguyên thiên nhiên như một phương tiện sống, một kế sinh nhai
cho con người bản địa, ngược lại, con người phải bảo vệ, kiểm soát việc sử
dụng tài nguyên thiên nhiên để tránh đi tình trạng tàn phá tài nguyên, tạo nên
một địa điểm du lịch lý tưởng. Thực tế thấy được, hệ sinh thái, môi trường
tự nhiên sẽ rất dễ bị phá vỡ nếu mật độ dân cư quá đông, trình độ dân trí
thấp. Bên cạnh đó, người lao động trong lĩnh vực này phải trang bị cho bản
thân không chỉ kiến thức về chuyên ngành du lịch mà còn cả kiến thức về

15
môi trường và đặc điểm riêng biệt của khu vực du lịch để thuyết minh chia
sẻ cho du khách tham quan. Vai trò của dân cư và nguồn nhân lực là vô cùng
quan trọng, do đó, để xây dựng mô hình hoạt động DLST văn minh cần có
những chiến lược quy hoạch dân cư và phát triển nguồn nhân lực một cách
khoa học.

 Môi trường pháp luật và Cơ chế chính sách: Xây dựng cơ chế, chính sách về
quản lý một cách đồng bộ, khuyến khích việc khai thác các tiềm năng DLST
đặc biệt là ở các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên thiên…phải được cụ thể
hóa bằng các văn bản pháp lý, từ các cơ quan quản lý nhà nước.

2.5 Khái niệm về phát triển bền vững


Phát triển bền vững (Sustainable Development) là sự phát triển có thể
đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng
đáp ứng nhu cầu cơ bản của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài
hòa giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Như vậy, có thể thấy, khác với sự phát triển thông thường, phát triển bền vững
ngoài sự tiến bộ của loài người, xã hội, chính trị, kinh tế mà “tiến bộ” ở đây cần
phải gắn liền với đảm bảo những điều kiện thiết yếu về môi trường.

2.6 Du lịch sinh thái bền vững


2.6.1 Du lịch sinh thái bền vững
DLST bền vững có nghĩa là phát triển du lịch một cách có trách nhiệm
đến các khu vực tự nhiên được khai thác, đặc biệt tập trung vào việc bảo tồn/giáo
dục cho con người về môi trường đồng thời duy trì phúc lợi về kinh tế và xã hội
của cộng đồng địa phương. Để du lịch sinh thái có thể phát triển một cách bền
vững, cần kết hợp đủ ba yếu tố sau:

16
Hình 2: Ba yếu tố phát triển du lịch sinh thái bền vững

Hiện nay, nhận thấy được những lợi ích mà DLST mang lại, nhiều quốc gia
trên thế giới đang tập trung khai thác những lợi thế về tự nhiên của đất nước mình
nhằm phục vụ cho ngành công nghiệp du lịch này. Và Việt Nam cũng không nằm
ngoài trong số đó. Vốn được mệnh danh là đất nước “rừng vàng biển bạc”, đa dạng
nét văn hóa các dân tộc với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, Việt Nam đã và
đang không ngừng phát triển một cách có ý thức về du lịch sinh thái.

Phát triển DLST bền vững không những đóng góp tích cực cho nền kinh
tế nói chung mà bên cạnh đó còn giảm thiểu các tác nhân tiêu cực đến môi trường
và văn hóa, đảm bảo mang lại lợi ích tối đa cho địa phương về mọi mặt. Tóm lại,
để phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững cần có sự cân bằng giữa các mục
tiêu về kinh tế, môi trường và xã hội trên khuôn khổ nguyên tắc đạo đức.

2.6.2 Cơ sở phát triển bền vững trong du lịch sinh thái


 Duy trì những hệ sinh thái thiết yếu để đảm bảo cho cuộc sống của các sinh
vật.

17
 Bảo tồn đa dạng sinh học chính là bảo tồn tính di truyền của các loài động-
thực vật và đảm bảo khả năng phục nếu sử dụng/khai thác chúng.
 Giảm thiểu tối đa việc khánh kiệt các tài nguyên môi trường (khoáng sản,
đất, nước,...), có thể tái chế hoặc thay thế những nguồn tài nguyên không tái
tạo lại được để tránh lãng phí, đặc biệt phải khai thác theo nguyên tắc: nhu
cầu sử dụng không được phép vượt quá khả năng tái tạo.

2.6.3 Nguyên tắc du lịch sinh thái bền vững


 Sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên (thiên nhiên, văn hóa, xã hội) sẵn có
một cách hợp lý và bền vững bởi sử dụng bền vững chính là nền tảng cơ bản
nhất của việc phát triển du lịch sinh thái bền vững.
 Duy trì tính đa dạng của các loài động-thực vật, bản sắc văn hóa,...
 Tổ chức các chương trình nhằm huấn luyện, giáo dục và đào tạo cán bộ,
nhân viên để có thể quản lý một cách dễ dàng và triệt để hơn đồng thời nâng
cao chất lượng dịch vụ.
 Xây dựng biện pháp làm giảm tiêu thụ và giảm lượng chất thải để nâng cao
chất lượng môi trường.
 Tìm cách thu hút sự tham gia của cộng đồng tại địa phương.
 Phải hỗ trợ kinh tế địa phương, tránh gây thiệt hại về mọi mặt.
 Lồng ghép chiến lược phát triển của địa phương và quốc gia
(Lê, 2006, #)

18
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI
TỈNH NINH BÌNH

3.1 Giới thiệu về du lịch sinh thái Ninh Bình


3.1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên tại Ninh Bình
 Vị trí địa lý:
o Ninh Bình là một tỉnh thành nằm ở cực Nam đồng bằng Bắc Bộ nằm
từ 109∘50’ đến 200∘27’ vĩ Bắc, 105∘32’ đến 106∘27’ độ Kinh Đông.
Nằm trên hướng chạy của dãy núi Tam Điệp chạy theo hướng Tây
Bắc - Đông Nam, là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Ninh Bình và tỉnh
Thanh Hóa. Phía Đông và Đông Bắc có sông Đáy bao quanh tiếp giáp
với hai tỉnh Hà Nam và Nam Định, phía Bắc tiếp giáp Hòa Bình và
phía Nam là biển Đông
o Nằm trên hướng chạy của các tuyến đường Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10 và
đường sắt Bắc - Nam chạy xuyên qua tỉnh.
o Địa hình Ninh Bình phân làm 3 vùng rõ rệt:
 Vùng đồng bằng: Bao gồm: Thành phố Ninh Bình và hai huyện
Yên Khánh và Kim Sơn và diện tích còn lại của các huyện khác
trong tỉnh. Diện tích vào khoảng 101.000 ha, chiếm 71% diện
tích tự nhiên toàn tỉnh, là nơi tập trung dân cư đông đúc nhất
tỉnh, chiếm khoảng 90% dân số toàn tỉnh. Vùng này có độ cao
trung bình vào khoảng 1.1m, đất đai chủ yếu là đất phù sa được
bồi đắp và đất không được bồi đắp.
 Tiềm năng phát triển của vùng là nông nghiệp: trồng
lúa,cây công nghiệp ngắn ngày và hoa màu.
 Tiềm năng phát triển công nghiệp: Cơ khí sửa chữa tàu
thuyền; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm,
công nghiệp dệt may; du lịch; phát triển dịch vụ cảng
sông nước.
 Vùng đồi núi và bán sơn địa:
 Nằm ở phía Tây và Tây Nam của tỉnh, bao gồm các khu
vực phía Tây Nam huyện Nho Quan và thành phố Tam
Điệp, phía tây là huyện Gia Viễn, phía Tây Nam là huyện
Hoa Lư và huyện Yên Mô. Diện tích toàn vùng này vào
khoảng 35.000 ha, chiếm 24% diện tích tự nhiên toàn

19
tỉnh. Độ cao trung bình rơi vào khoảng 105m. Đặc biệt
khu vực núi đá có độ cao > 200m
 Tỉnh sở hữu trên 15km bờ biển. Vùng này thuộc diện tích
của 4 xã ven biển huyện Kim Sơn là : Kim Đông, Kim
Trung, Kim Hải, Kim Tân. Diện tích khoảng 6000ha
chiếm 4,2% diện tích tự nhiên trên toàn tỉnh. Đất đai ở
đây còn nhiễm mặn nhiều do mới được bồi tụ và đang
trong thời kỳ cải tạo.

 Khí hậu: Do vị trí nằm ở miền Bắc nước ta nên Ninh Bình có khí hậu nhiệt
đới gió mùa. Thời tiết hằng năm chia là 4 mùa rõ rệt: xuân, hạ, thu, đông.
Nhiệt độ trung bình năm rơi vào khoảng 23℃. Số lượng giờ nắng trong năm
đạt khoảng 1100 giờ. Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 180mm.

 Sông ngòi và thủy văn: Hệ thống sông ngòi ở tỉnh bao gồm các hệ thống
sông , sông Bôi, sông Đáy, sông Hoàng Long, sông Ấn, sông Lạng, sông
Vân Sàng với tổng chiều dài 496km, phân bố rộng khắp. Mật độ sông dày
đặc thích hợp để phát triển ngành giao thông đường thủy bên cạnh đó phát
triển dịch vụ du lịch sinh thái.

 Giao thông: Ninh Bình là một trong những điểm nút giao thông quan trọng
từ miền Bắc vào miền Trung và miền Nam:
o Đường bộ: trên địa bàn tỉnh có quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, 12B, 59A,
quốc lộ 10
o Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Ninh Bình có
chiều dài 19km với 4 ga. Thuận tiện cho việc vận tải hành khách,
hàng hóa và vật liệu
o Đường thủy: Ninh Bình có hệ thống giao thông đường thủy rất thuận
lợi do có mạng lưới sông ngòi dày đặc ngoài ra còn có các cảng lớn:
cảng Ninh Phúc, cảng Ninh Bình, Kim Sơn và góp phần không nhỏ
vào phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

 Tài nguyên:
o Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Ninh Bình là 1390
km2 với các loại đất phù sa, đất Feralit.
o Tài nguyên nước: Bao gồm tài nguyên nước mặt và tài nguyên nước
ngầm
 Tài nguyên nước mặt khá dồi dào do có mạng lưới sông ngòi
dày đặc thuận lợi cho việc tưới tiêu phát triển sản xuất nông

20
nghiệp và dịch vụ giao thông vận tải .Bên cạnh đó còn có 21 hồ
nước chữa với lưu lượng nước lớn
 Nguồn nước ngầm : hệ thống nước ngầm nằm chủ yếu ở địa
bàn thuộc huyện Nho Quan và thành phố Tam Điệp
o Tài nguyên rừng:
 Ninh Bình là tỉnh có diện tích rừng lớn nhất khu vực đồng bằng
sông Hồng với diện tích 23,5% của vùng và chiếm 13,3% toàn
tỉnh.
 Rừng tự nhiên có diện tích 13.663ha với trữ lượng gỗ 1,1 m3
tập trung chủ yếu ở địa bà huyện Nho Quan.
 Bên cạnh đó còn có rừng nguyên sinh Cúc Phương tiêu biểu và
rừng ngập mặn ven biển
o Tài nguyên khoáng sản: đá vôi, đất sét, nước khoáng
o Tài nguyên biển: Đường bờ biển Ninh Bình dài trên 15km với hàng
ngàn hecta bãi bồi. Cửa Đáy là cửa lớn nhất và có độ sâu đủ để các tàu
thuyền lớn ra vào và các vùng nuôi trồng thủy sản lớn.

3.1.2 Khái quát về du lịch sinh thái tại Ninh Bình


Ninh là một trong 25 tỉnh thành thuộc miền Bắc nước ta. Vị trí địa lí đã
giúp cho tỉnh có được một hệ thống tự nhiên vô cùng phong phú và đa dạng do
nước ta nằm trong vành đai nhiệt đới và khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa . Ngoài ra vị
trí tiếp giáp giữa các lục địa và đại dương gần các vành đai sinh khoáng và luồng
di cư của các loại động vật và có dãy núi Tam Điệp là cánh cung đón gió. Nhờ
những điều kiện trên mà Ninh Bình được thừa hưởng sự đa dạng sinh học và đa
dạng các hình thái tự nhiên như sông ngòi, đồi núi.

Ninh Bình là tỉnh có nền kinh tế về du lịch phát triển với tiềm năng đa
dạng và độc đáo. Ở đây sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh và được công nhận tuy
nhiên nhắc đến Ninh Bình là chúng ta thường sẽ nhắc đến các danh lam thắng cảnh
, các khu du lịch sinh thái. Được ví như Hạ Long trên cạn với vô số hang động và
các đầm hồ có giá trị phát triển du lịch, ngoài ra còn hội tụ đủ các yếu tố để có thể
nói là một Việt Nam thu nhỏ khi có rừng, núi, sông, biển với các khu bảo tồn thiên
nhiên và các vườn quốc gia. Tiêu biểu nhờ những vẻ đẹp sinh thái có thể nói là còn
hoang sơ của mình mà Ninh Bình đã được lựa chọn có cảnh quay trong bộ phim
hành động hollywood nổi tiếng như Kong: Đảo đầu lâu hay Pan và vùng đất
Neverland…

3.1.3 Đặc điểm du lịch sinh thái tại Ninh Bình


 Quang cảnh thiên nhiên:

21
o Khu du lịch sinh thái Tràng An: được mệnh danh là “Hạ Long trên
cạn, Tràng An hấp dẫn du khách bởi hệ thống núi đá vôi và các hang
động tự nhiên. Du lịch Tràng An bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi hệ
thống núi đá và hang động đồ sộ, nhiều hình thù đa dạng ngoài ra còn
hệ thống sinh vật học đa dạng với nhiều loại thực vật và động vật quý
hiếm
o Rừng quốc gia Cúc Phương: là vườn quốc gia đầu tiên và đơn vị bảo
tồn sự đa dạng thiên nhiên đầu tiên ở Việt Nam và được xem là cái
nôi của người Việt cổ. Đây là nơi lưu trữ những giá trị văn hóa lịch sử
và thiên nhiên đầy giá trị và mang tính bảo tồn cao của người Việt
o Bên cạnh đó còn có hang Múa, khu du lịch sinh thái Tam Cốc - Bích
Động và khu du lịch sinh thái Vườn Chim - Thung Nham hay Tuyệt
Tình Cốc - động Am Tiên, động Thiên Hà

 Loại hình du lịch


o Địa điểm nghỉ dưỡng: du lịch sinh thái ở Ninh Bình phát triển khá
nhanh và ổn định, do đó số lượng khách sạn nhà nghỉ cũng tăng cao
nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngủ nghỉ của du khách với các mức giá giao
động từ 200k/1 đêm với mức phục vụ chuẩn 3 sao - 4 sao
o Vì đặc trưng địa hình khu du lịch sinh thái mà chúng ta sẽ di chuyển
qua các khu khác nhau bằng ghe, thuyền với giá giao động từ 250 đến
300 nghìn đồng 1 lượt

 Loại hình ẩm thực: Cơm cháy, thịt dê, gỏi cá Nhệch, nem Yên Mạc,…

3.2 Thực trạng du lịch sinh thái tại Ninh Bình


3.2.1 Đóng góp vào nền cơ cấu kinh tế
Theo báo cáo của Sở Du lịch Ninh Bình, năm 2021, toàn tỉnh đón
1.325.000 lượt khách, doanh thu đạt 59,05% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng kết
năm 2022, toàn tỉnh đón số lượt khách tăng gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm trước,
doanh thu tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2021 (Sở Du lịch Ninh Bình, 2022).
Có thể nói, khi xã hội đã dần trở lại cuộc sống bình thường sau đại dịch Covid 19,
ngành du lịch tại Ninh Bình đã phát triển hơn rất nhiều. Và để có thể có sự được
phát triển vượt bậc này, không thể không kể đến sự đóng góp của du lịch sinh thái
(các địa điểm như: di sản Tràng An, khu du lịch sinh thái Thung Nham, khu du lịch
Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Hang Múa,...)

22
3.2.2 Công tác đảm bảo an toàn, quảng bá, chuyển đổi số.
Sở Du lịch Ninh Bình kết hợp với doanh nghiệp địa phương đã và đang
làm rất tốt công tác triển khai hướng dẫn cụ thể về giãn cách, xét nghiệm, cách ly
và các biện pháp phòng chống dịch khi đón khách du lịch đến nơi đây. Các cán bộ,
người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đều được tổ chức tiêm phòng
Covid 19. Đồng thời, tuyên truyền tới người dân, các cơ sở kinh doanh và khách
du lịch nâng cao ý thức trách nhiệm, chấp hành nghiêm các quy định pháp luật và
các quy định có liên quan trong thời gian tham gia các hoạt động du lịch. Bên cạnh
đó, các doanh nghiệp còn thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các tuyến quốc lộ,
đường tỉnh kết nối vào các khu du lịch để đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

Sở Du lịch Ninh Bình cũng đã tổ chức thành công các hội nghị, chương
trình nhằm quảng bá, xúc tiến du lịch và liên kết phát triển du lịch như: Hội nghị
tổng kết Năm Du lịch Quốc gia 2021 (Nguyễn & Tuấn Anh, 2021, #), chương trình
“Festival Tràng An kết nối di sản - Ninh Bình năm 2022” (Chi Hạnh et al., 2022,
#),...; trưng bày quảng bá sản phẩm, dịch vụ du lịch tại các sự kiện văn hóa xã hội
của tỉnh; tổ chức các chương trình kích cầu, xúc tiến, quảng bá tại các hội chợ, hội
nghị, hội thảo,...; đẩy mạnh việc sử dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động
quảng bá.

Hiện nay, Ninh Bình đã hoàn thành phần mềm tiện ích du lịch thông
minh và đang tiến hành cập nhật cơ sở dữ liệu trên hệ thống thông tin số nhằm
phục vụ công tác quản lý, kiểm tra giám sát, tuyên truyền và hỗ trợ khách du lịch.
Các cơ dử kinh doanh loại hình du lịch này cũng đã xây dựng các chiến lược quảng
cáo qua các trang mạng như Facebook, Youtube, Instagram, Zalo,...

3.2.3 Các chính sách hỗ trợ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Sau đại dịch Covid 19, Sở Du lịch Ninh Bình đã hỗ trợ các doanh nghiệp
phục hồi hoạt động du lịch bằng nhiều cách khác nhau. Sở đã cho thực hiện các
chính sách hỗ trợ như: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động; chính sách hỗ
trợ người điều trị Covid; chính sách hỗ trợ viên chức hoạt động nghệ thuật và
người lao động là hướng dẫn viên du lịch; chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho
người lao động; chính sách hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã
xây dựng và đăng ký nhãn hiệu, truy xuất nguồn gốc cho các sản phẩm hàng hóa
phục vụ phát triển du lịch;...

Bên cạnh đó, Sở Du lịch Ninh Bình cũng đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn và các kỹ năng mềm để chuẩn bị ứng phó với những tình huống xấu
nhất có thể xảy ra như: thiên tai, dịch bệnh,... Thông qua việc tổ chức các lớp tập
huấn đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần vào sự phát triển
23
hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh. Có thể nói, DLST Ninh Bình hiện nay
đã giúp giải quyết việc làm cho người dân lao động rất nhiều.

CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN


CỨU

4.1 Phương pháp nghiên cứu:


4.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp có trong bài nghiên cứu được lấy từ các nguồn, báo
cáo của các cơ quan Trung ương: Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình, Sở thông tin và
truyền thông Ninh Bình, Sở Du lịch Ninh Bình.... Các số liệu được thừa kế từ các
nguồn đáng tin cậy này nhằm đảm bảo độ chính xác và tiết kiệm chi phí trong thời
gian ngắn ngủi tiến hành nghiên cứu.

4.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp


Các số liệu sơ cấp được lấy trực tiếp từ quá trình khảo sát thực tế. Nhóm
đã tạo ra một bảng khảo sát trực tuyến nhằm đánh giá sự hài lòng của khách du lịch
khi đến trải nghiệm tại Ninh Bình đồng thời phỏng vấn trực tiếp một số du khách
đã tới tham quan nơi đây dựa trên các tiêu chí có thể gây ảnh hưởng đến sự phát
triển du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh Bình. Các tiêu chí này được đo bằng
thang đo Likert từ 1 đến 5 (từ hoàn toàn không đồng ý đến hoàn toàn đồng ý) và
các số liệu được xử lý bằng phần mềm phân tích dữ liệu SPSS.

Bảng hỏi: Dựa trên các tiêu chí được đề cập trong bài nghiên cứu “Các nhân
tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái bền vững tỉnh Cà Mau” của tạp chí
Khoa học trường Đại học Cần Thơ, chúng em đã hệ thống lại sao cho phù hợp với
khả năng nghiên cứu của nhóm cũng như đặc điểm nghiên cứu tại địa bàn Ninh
Bình.

Các nhân tố ảnh hưởng Hoàn Không Bình Đồng Hoàn


toàn đồng ý thường ý toàn
không đồng ý

24
đồng ý
Hệ thống giao thông
tại Ninh Bình thuận
tiện
Nước sinh hoạt sạch
sẽ
Lưới điện phủ sóng
Cơ sở tốt
vật chất
Các điểm du lịch có
internet
Trang thiết bị tại nơi
lưu trú hiện đại
Có các khu vui chơi
giải trí về đêm
Giá cả hàng hóa
được niêm yết rõ
ràng
Chính
sách Có nhiều biển hiệu
tuyên truyền về phát
triển du lịch bền
vững
Con Người dân Ninh
người Bình thân thiện, mến
khách
Nhân viên gần gũi,
chuyên nghiệp
Người dân có ý thức
bảo vệ môi trường
Người dân rất quan
tâm đến bảo tồn di
sản

25
Có nhiều người dân
tham gia phát triển
du lịch
Ninh Bình có nhiều
danh lam thắng cảnh
đẹp
Ninh Bình có nhiều
khu du lịch sinh thái
Tài ấn tượng
nguyên Khí hậu Ninh Bình
rất phù hợp với du
lịch sinh thái
Ninh Bình có nhiều
khu du lịch cộng
đồng thân thiện
Ninh Bình có nhiều
đặc sản có giá trị
Sản phẩm du lịch
Ninh Bình rất phong
phú

Kinh tế Ninh Bình có nhiều


loại hình phát triển
du lịch sinh thái
Ninh Bình có nhiều
doanh nghiệp lớn
tham gia phát triển
du lịch sinh thái
Xã hội Ninh Bình có nhiều
di sản văn hóa
Có nhiều câu
chuyện, bài hát nổi
tiếng gắn liền với

26
Ninh Bình
Ninh Bình có nhiều
khu di tích lịch sử có
giá trị
Ninh Bình có nhiều
lễ hội nổi tiếng
Không có rác tại các
điểm đến
Môi trường sinh thái
tại các khu du lịch
sinh thái không bị
tàn phá
Môi
Không khí, thời tiết
trường
rất trong lành
Ninh Bình có hệ sinh
thái đa dạng
Các điểm đến đều có
biển báo bảo vệ môi
trường

Bảng 1: Bảng hỏi

4.2 Kết quả nghiên cứu


4.2.1 Thống kê mô tả

Column N
Count %
Độ tuổi 1 0.6%
< 18 9 5.6%
> 55 8 4.9%
18 - 35 87 53.7%
36 - 55 57 35.2%
Total 162 100.0%

27
Giới tính 1 0.6%
Nam 83 51.2%
Nữ 78 48.1%
Total 162 100.0%
Nghề 1 0.6%
nghiệp Cán bộ 53 32.7%
Chủ doanh
12 7.4%
nghiệp
Nhân viên văn
17 10.5%
phòng
Quản lý 6 3.7%
Sinh viên 54 33.3%
Tự do 19 11.7%
Total 162 100.0%
Thu nhập 1 0.6%
< 3 triệu đồng 41 25.3%
> 10 triệu đồng 38 23.5%
4 - 7 triệu đồng 43 26.5%
8 - 10 triệu đồng 39 24.1%
Total 162 100.0%

Bảng 2: Thống kê mô tả

Có 161 người tham gia khảo sát trong đó có 13 mẫu không hợp lệ và 148 mẫu
quan sát hợp lệ.

4.2.2 Mô hình phân tích khám phá

28
STT Nhóm Số Biến đặc trưng Các biến Cronbach’s
biến biến bị loại Alpha

1 CSCV 6 CSCV1, CSCV2, 0,786


CSCV3,CSCV4, CSCV5,
CSCV 6

2 CS 0 CS1, CS2 0,405

3 CN 5 CN1, CN2, CN3, CN4, 0.788


CN5

4 TN 4 TN1, TN2, TN3, TN4 0.852

5 KT 4 KT1, KT2, KT3, KT4 0.836

6 XH 4 XH1, XH2, XH3, XH4 0.842

7 MT 5 MT1, MT2, MT3, MT4, 0.717


MT5

Bảng 3: Tổng hợp kết quả phân tích chất lượng thang đo bằng hệ số Cronbach’s
Alpha

Qua kết quả kiểm định chất lượng thang đo Bảng 3 ta thấy ngoài hệ số
của tổng thể của biến CS (Chính sách) nhỏ hơn 0,6 nên bị loại; Các biến còn lại
đều lớn hơn 0,6. Như vậy hệ thang đo được xây dựng gồm 6 thang đo đảm bảo
chất lượng tốt với 28 biến số đặc trưng.

 Kiểm định:

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of
.872
Sampling Adequacy.

29
Bartlett's Test of Approx. Chi- 1562.66
Sphericity Square 0
df 190
Sig. .000

Bảng 4: Kiểm định KMO và Bartlett

o Kiểm định KMO và Barlatt’s test:


Trong Bảng 4 ta có KMO = 0,872 thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO <
1, như vậy phân tích khám phá là thích hợp cho dữ liệu thực tế.

o Kiểm định tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại
diện:
Trong Bảng 4 ta thấy kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig. = 0,000
< 0.05, như vậy các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân
tố đại diện.

o Kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân
tố:

Total Variance Explained


Extraction Sums of Rotation Sums of Squared
Initial Eigenvalues Squared Loadings Loadings
% of % of % of
Compo Varianc Cumulat Varianc Cumulat Varianc Cumulat
nent Total e ive % Total e ive % Total e ive %
1 7.993 39.963 39.963 7.993 39.963 39.963 4.128 20.642 20.642
2 1.984 9.919 49.882 1.984 9.919 49.882 3.207 16.034 36.676
3 1.413 7.066 56.948 1.413 7.066 56.948 2.314 11.568 48.243
4 1.134 5.672 62.620 1.134 5.672 62.620 2.040 10.202 58.445
5 1.003 5.013 67.633 1.003 5.013 67.633 1.837 9.187 67.633
6 .841 4.205 71.838
7 .772 3.858 75.696
8 .623 3.117 78.813

30
9 .598 2.988 81.801
10 .559 2.794 84.594
11 .501 2.507 87.101
12 .484 2.418 89.519
13 .383 1.914 91.433
14 .347 1.733 93.167
15 .286 1.428 94.594
16 .278 1.388 95.982
17 .248 1.240 97.222
18 .204 1.021 98.243
19 .188 .942 99.185
20 .163 .815 100.000

Bảng 5. Tổng phương sai giải thích của các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du
lịch sinh thái bền vững

Cột Cumulative của Bảng 5 cho biết trị số phương sai trích là
67,633% điều này có nghĩa là 67,633% thay đổi của các nhân tố được
giải thích bởi các biến quan sát. Từ các phân tích trên, có thể kết luận
rằng phân tích nhân tố khám phá EFA là phù hợp với dữ liệu tổng thể.

 Kết quả mô hình:


Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
TN1 .800
TN2 .757
TN3 .685
TN4 .654
KT1 .654
KT3 .615
KT2 .590
XH3 .815
XH1 .741
31
XH4 .623
XH2 .619
MT5 .596
CN4 .853
CN3 .685
CSVC
.634
2
CN5 .604
KT4 .734
CSVC
.726
5
MT1 .897
MT2 .875
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser
Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.

Bảng 6: Ma trận xoay

Qua kiểm định chất lượng thang đo, kiểm định mô hình EFA và kết quả của
ma trận xoay (Bảng 6) ta thấy 05 thang đo đại diện cho sự kỳ vọng về phát
triển du lịch sinh thái bền vững.

STT Thang đo Biến đặc trưng Giải thích thang đo


1 F1 (TN) TN1, TN2, TN3, TN4 Tài nguyên
2 F2 (XH) XH1, XH2, XH3, Xã hội
XH4
3 F3 (CN) CN3, CN4, CN5 Con người
4 F4 (CSVC) CSVC 2, CSVC 5 Cơ sở vật chất
5 F5 (MT) MT1, MT2, MT5 Môi trường
6 SKV SKV1, SKV2 Sự kỳ vọng

32
Bảng 7: Mô hình điều chỉnh qua kiểm định Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố
khám phá

 Mô hình điều chỉnh sau khi nghiên cứu:

Hình 3: Mô hình điều chỉnh sau khi nghiên cứu

4.2.3 Phân tích hồi quy đa biến


Để nhận biết các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại Ninh Bình, mô hình tương quan có dạng:

SKV =f (TN , XH , CN ,CSVC , MT )

Trong đó:
SKV: biến phụ thuộc
TN, XH, CN, CSCV, MT: Các biến độc lập
Việc xem xét trong các yếu tố F1 đến F5, yếu tố nào thật sự tác động đến
vấn đề phát triển du lịch sinh thái bền vững tại tỉnh Ninh Bình một cách trực tiếp sẽ
thực hiện được bằng phương trình hồi quy tuyến tính:

SKV =β 0+ β1 TN + β 2 XH + β 3 CN + β 4 CSVC + β 5 MT (2)

Trong đó, các biến đưa vào phân tích hồi quy được xác định bằng cách tính điểm
của các nhân tố (Factor score)

 Kiểm tra sự tương quan của phần dư


33
Model Summary
Std. Error
Mode R Adjusted R of the Durbin-
l R Square Square Estimate Watson
a
1 .371 .138 .107 .94480491 1.188
a. Predictors: (Constant), MT, CSVC, CN, XH, TN
b. Dependent Variable: SKV

Bảng 8: Tóm tắt mô hình

Hệ số Durbin Watson: 1 < d = 1,188 < 3, như vậy mô hình hồi quy không
có hiện tượng tự tương quan.
Trong Bảng 8, hệ số R2 hiệu chỉnh = 0,107. Như vậy, 10,7% sự thay đổi về
mức độ phát triển du lịch sinh thái bền vững của tỉnh Ninh Bình được giải
thích bởi các biến độc lập của mô hình.

 Hiện tượng đa cộng tuyến

34
Coefficientsa
Standardiz
ed
Unstandardized Coefficient Collinearity
Coefficients s Statistics
Toleran
Model B Std. Error Beta t Sig. ce VIF
1 (Constan 4.530E-
.078 .000 1.000
t) 16
TN -.270 .078 -.270 -3.462 .001 1.000 1.000
XH -.153 .078 -.153 -1.958 .052 1.000 1.000
CN -.097 .078 -.097 -1.244 .216 1.000 1.000
CSVC -.123 .078 -.123 -1.583 .116 1.000 1.000
MT -.131 .078 -.131 -1.675 .096 1.000 1.000
a. Dependent Variable: SKV
Bảng 9: Coefficients

Kết quả ở bảng 9 cho thấy hệ số phóng đại phương sai (VIF) đều nhỏ hơn
10. Như vậy, các biến độc lập không có tương quan với nhau, không só hiện
tượng đa cộng tuyến của các biến độc lập.

 Kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi

35
Hình 4: Kết quả kiểm định hiện tượng phương sai của sai số thay đổi

Kết quả Hình 4 cho thấy mô hình hồi quy không có hiện tượng phương sai của sai
số thay đổi.

 Kiểm định sự tồn tại của mô hình hồi quy


 ANOVAa
Sum of Mean
Model Squares df Square F Sig.
1 Regressio
20.243 5 4.049 4.535 .001b
n
Residual 126.757 142 .893
Total 147.000 147
a. Dependent Variable: SKV
b. Predictors: (Constant), MT, CSVC, CN, XH, TN

Bảng 10: ANOVA


Giá trị cột Sig. = 0.001 < 0,05 => Mô hình luôn tồn tại với ý nghĩa thống kê có
mức độ tin cậy là 95%.

 Kiểm định lần lượt sự tồn tại của các hệ số hồi quy

Dựa vào giá trị cột Sig. của bảng Coefficients (Bảng 9), ta thấy chỉ có biến
TN (Tài nguyên) có hệ số Sig. = 0,001 < α = 0,05 do vậy bác bỏ H 0 và chấp
nhận H1. Các biến còn lại có giá trị cột Sig. > α = 0,05 nên các giả thuyết đặt
ra đều bị bác bỏ. Từ đó cho thấy, chỉ có 1 biến độc lập “Tài nguyên” ở

36
phương trình (2) có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển du lịch sinh thái
gắn với bền vững tại tỉnh Ninh Bình.

Qua các kết quả phân tích trên ta thu được mô hinh hồi quy sau:

SKV =( 4,530 E−16 )−0,270 β 1

4.3 Phân tích mô hình SWOT sau khi nghiên cứu tổng thể
4.3.1 Điểm mạnh
Ninh Bình là tỉnh có vị trí địa lý khá thuận lợi: Nằm liền kề tam giác tăng
trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, tài nguyên thiên nhiên phong
phú phục vụ phát triển kinh tế. Tài nguyên du lịch độc đáo với cảnh quan thiên
nhiên phong phú vừa giúp phát triển du lịch sinh thái vừa phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh. Ninh Bình còn là nơi có nhiều khu du lịch sinh thái như khu du lịch sinh
thái Tràng An, Thung Nham, Hang Múa, Đầm Vân Long…Đây chính là tâm điểm
và là lực hút chính để thu hút du khách đến với Ninh Bình và tạo ra sức lan tỏa cho
các khu, điểm du lịch khác trong tỉnh.

DLST Ninh Bình còn có tiềm năng về nhân lực, cơ sở vật chất, đường lối
chính sách về du lịch, các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch cũng đang được đẩy
mạnh.

4.3.2 Điểm yếu


Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch tăng tuy nhiên khách quốc tế không
nhiều, điều đó chưa tương xứng với tiềm năng phát triển mà các khu DLST Ninh
Bình hiện có.
Kết cấu hạ tầng của từng khu DLST chưa được phong phú và đồng bộ
nên chưa thể tạo được sức hấp dẫn cho các nhà đầu tư và làm giảm sự hài lòng khi
trải nghiệm của thực khách, gây khó khăn trong phát triển, đặc biệt là du lịch và
công nghiệp.
Hệ thống và chất lượng sản phẩm du lịch chưa thể đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách du lịch (ví dụ: mua sắm, vui chơi giải trí, chăm sóc sức
khỏe,...)
Hạn chế về đội ngũ nhân lực: Đội ngũ nhân lực hiện nay vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu, nhất là về mặt chuyên môn. Điều này thể hiện rất rõ ở chất
lượng dịch vụ trong nhiều cơ sở lưu trú, nhà hàng, khu điểm tham quan du lịch của

37
Ninh Bình, thậm chí ở những địa điểm nổi tiếng như Tam Cốc - Bích Động, Tràng
An, Vân Long, Thung Nham…
Công tác tuyên truyền, quảng bá: Ninh Bình vẫn còn hạn chế về
marketing, quảng bá xúc tiến du lịch, chưa xứng với tiềm năng vốn có.
Ninh Bình cũng là điểm du lịch có tính thời vụ. Tuy nhiên tính mùa vụ
cũng ảnh hưởng không nhiều như đối với các điểm du lịch biển. Các dịch vụ bổ
sung cũng chưa được phong phú.

4.3.3 Cơ hội
Tài nguyên du lịch của Ninh Bình vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển
Nhu cầu du lịch của cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa
ngày một tăng nhanh cùng với sự ổn định về chính trị và an ninh
Đẩy mạnh phát triển du lịch, Ninh Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính
sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư

4.3.4 Thách thức


DLST Ninh Bình phát triển trong thế cạnh tranh rất lớn, trước hết là với
các địa phương lân cận
Tác động của hoạt động phát triển đô thị và công nghệ
Sự xuống cấp của tài nguyên môi trường và sự chồng chéo trong quản lý
cũng là một thách thức lớn
Du lịch Ninh Bình phát triển trong bối cảnh chịu sức ép về trách nhiệm
bảo tồn các di sản văn hóa tự nhiên.
Dù đã phát triển mạnh mẽ hơn nhiều so với các giai đoạn trước, nhưng
du lịch Ninh Bình vẫn cần đầu tư thêm nhiều để phát triển cơ sở vật chất, dịch vụ
bổ sung để thu hút và níu chân khách du lịch
Trong lĩnh vực du lịch, Ninh Bình là tỉnh “đi sau” so với các tỉnh khác.

38
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Đề xuất giải pháp giúp du lịch sinh thái tại Ninh Bình ngày càng phát triển
theo hướng bền vững
Du lịch sinh thái tại Ninh Bình hiện nay đã và đang được quan tâm rất
nhiều từ du khách, các nhà đầu tư hay thậm chí là Chính phủ. Chính vì vậy, phải đề
ra những chính sách, hướng đi đúng đắn để giúp cho DLST Ninh Bình có thể phát
triển một cách bền vững. Dựa trên những gì đã tìm hiểu được kết hợp với phần
nghiên cứu ở trên, chúng em đề xuất một số giải pháp như sau:

 Ban quản lý phải thường xuyên kiểm tra và sát xao đến các hoạt động liên
quan đến bảo vệ tài nguyên du lịch
 Ban hành những quy định, quy chế quản lý nhằm bảo tồn và phát huy giá trị
văn hóa đặc trưng và đa dạng sinh học tại những địa điểm du lịch

5.2 Kiến nghị


 Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa những chính sách về phát triển kinh tế bền
vững, chú trọng việc phát triển kinh tế phải đi đôi với bảo vệ môi trường và
an sinh xã hội.
 Nhà nước và các đơn vị cơ quan tại địa phương tích cực kêu gọi người dân
phát triển du lịch sinh thái bền vững ngay tại địa phương nhằm tận dụng triệt
để nguồn nhân lực và phát huy thế mạnh một cách toàn diện.
 Nhà nước cần làm việc với các đơn vị phối hợp, với các doanh nghiệp quản
lý khu du lịch sinh thái để định hướng trong mục tiêu chiến lược hướng đến
phát triển bền vững. Tránh việc vì lợi nhuận mà khai thác quá mức hoặc sai
cách gây tác động xấu đến môi trường sống và tài nguyên thiên nhiên.
 Bộ du lịch cần khuyến khích thêm về các nghiên cứu khoa học liên quan đến
phát triển du lịch sinh thái bền vững trên phạm vi từng tình/thành phố và

39
rộng hơn nữa là toàn quốc để có thể phát hiện ra những điểm còn thiếu sót từ
đó sửa đổi để ngày càng hoàn thiện hơn.
 Nhà nước xem xét tăng cường ngân sách và tích cực đầu tư về cơ sở hạ tầng,
cải tạo các khu du lịch sinh thái bị xuống cấp, khuyến khích nguồn đầu tư
không chỉ trong nước mà còn ở nước ngoài.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

Có thể thấy rằng, du lịch sinh thái bền vững ở Việt Nam hiện nay đang
dần được nâng cao nhưng vẫn tồn tại các mặt hạn chế về môi trường, ý thức của du
khách và sự giao thoa văn hoá tại các địa phương tham gia hoạt động du lịch. Mặc
dù vậy, thực tế đã cho thấy vấn đề này đang ngày càng được cải thiện và tuyên
truyền rộng rãi, cụ thể tại các khu du lịch sinh thái tại tỉnh Ninh Bình đã có sự
chuyển biến tích cực.

Bài nghiên cứu đã nêu ra khái niệm và tầm quan trọng của việc phát triển
du lịch sinh thái bền vững, chỉ ra các yếu tố tác động đến quá trình du lịch sinh thái
bền vững, đánh giá được thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng một cách cụ
thể tại Ninh Bình. Từ đó, đưa ra đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần làm cho
các chủ trương, chính sách của nhà nước thêm hoàn thiện và trong đó giải pháp về
bảo vệ tài nguyên và môi trường là quan trọng nhất.
40
Tuy nhiên, bài nghiên cứu này vẫn còn có nhiều hạn chế vì chúng em
không phải người dân sống tại Ninh Bình, cũng như chưa thể đến Ninh Bình để
khảo sát trực tiếp khách du lịch đang trải nghiệm các dịch vụ và đa phần khảo sát
đều là trực tuyến nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, các thông tin trong
bài nghiên cứu chưa thể tiếp cận những nguồn thông tin chính xác nhất.

Mong rằng bài nghiên cứu sẽ giúp ích trong việc nêu cao ý thức của mọi
người về phát triển du lịch sinh thái bền vững. Đồng thời, góp phần làm cho việc
hoạch định đường lối phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của các địa phương ở
Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Cổng thông tin điện tử tỉnh Ninh Bình

[2] Bộ văn hóa thể thao và du lịch

[3] Chi Hạnh, Quang Minh, & Tú Thanh. (2022, 11 17). Lễ Khai mạc Festival
Ninh Bình 2022 - Tràng An kết nối di sản. Báo Ninh Bình điện tử.

[4] The International Ecotourism Society. (n.d.). What Is Ecotourism. The


International Ecotourism Society. Retrieved January 17, 2023, from
https://ecotourism.org/what-is-ecotourism/

[5] Lê, B. H. (2006). Du lịch sinh thái. NXB Khoa học và kỹ thuật.

41
[6] Nguyễn, L., & Tuấn Anh. (2021, 12 30). Hội nghị tổng kết Năm Du lịch Quốc
gia 2021. Báo Ninh Bình điện tử.

[7] Sở Du lịch Ninh Bình. (2022, 12 27). Báo cáo Kết quả triển khai thực hiện Kế
hoạch số 180/KH-UBND ngày 29/10/2021 về phục hồi và phát triển hoạt động du
lịch những tháng cuối năm 2021 và năm 2022. Sở Du lịch Ninh Bình.
https://sodulich.ninhbinh.gov.vn/vi/bao-cao-ke-hoach/bao-cao-ket-qua-trien-khai-
thuc-hien-ke-hoach-so-180kh-ubnd-ngay-29102021-ve-phuc-hoi-va-phat-trien-
hoat-dong-du-lich-nhung-thang-cuoi-nam-2021-va-nam-2022-938.html

[8] UNWTO. (n.d.). Ecotourism and Protected areas. UNWTO. Retrieved January
17, 2023, from https://www.unwto.org/sustainable-development/ecotourism-and-
protected-areas

[9] Foday, D. (2014). The perceptions of managers of SMEs on sustainable


tourism development in Least Developed Countries (LDCs), using The Gambia
as a case study.

[10] Drumm, A., & Alan, M. (2005). An introduction to ecosystem planning


(2nd ed., Vol. 1). Arlington, VA: The Nature Conservancy.

42

You might also like