You are on page 1of 26

Mục lục

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN


Mục lục...............................................................................................................................2
KHOA MARKETING
Danh mục bảng biểu............................................................Error! Bookmark not defined.
Phần Mở Đầu.....................................................................................................................4
A. Giới thiệu chung về cuộc nghiên cứu..........................................................................4
1.Bối cảnh nghiên cứu.......................................................................................................4
2. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu...................................................................5
3. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................6
5. Các hoạt động nghiên cứu đã được tiến hành.............................................................6
MÔN:
6. Phương pháp nghiên NGHIÊN CỨU MARKETING
cứu..............................................................................................6
6.1 Cơ sở lý thuyết..........................................................................................................6
6.2 Mô hình nghiên cứu.................................................................................................7
ĐỀ
6.3 TÀI:
Quy Nghiên cứu nhu cầu du lịch tâm linh của người cao
trình...................................................................................................................7
tuổi trên địa bàn Hà Nội
B. Nội dung nghiên cứu.....................................................................................................8
7. Kết quả nghiên cứu........................................................................................................8
Lớp học phần: Nghiên cứu Marketing
7.1. Các dữ liệu thứ cấp..................................................................................................8
Giảng viên: PGS.TS VŨ MINH ĐỨC
7.1.1. Nhân khẩu học....................................................................................................8
Thành viên nhóm: Vi Văn Huấn: 11217250
7.1.2. Địa điểm du lịch tâm linh....................................................................................8
Hoàng Anh Quốc: 11217306
7.1.3. Các lễ hội............................................................................................................8
7.2. Khái lược về nhu cầu, mong Nguyễn
muốn, ThếcácMạnh:
yếu tố13190012
và khả năng chi trả...................8
7.1.1. Vậy những người có nhu cầu du lịch tâm linh này thường làm gì?....................9
7.1.2. Các hoạt động mong muốn...............................................................................10
7.1.3. Các yếu tố quyết định lựa chọn du lịch tâm linh..............................................13
7.1.4. Mức chi trả và tần suất du lịch tâm linh............................................................16
8. Hạn chế, giới hạn của nghiên cứu..............................................................................17
9. Kết luận và khuyến nghị.............................................................................................18
9.1 Kết luận...................................................................................................................18
Hà Nội 2023
9.2. Khuyến nghị...........................................................................................................18
9.2.1. Khoảng trống về dịch vụ...................................................................................18
9.2.2. Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội...............................19
Dánh mục tham khảo......................................................................................................19
Bảng câu hỏi khảo sát......................................................................................................20
Phần 1: Câu hỏi khảo sát................................................................................................21
Phần2: Thông tin cá nhân...............................................................................................25
Phần Mở Đầu
A. Giới thiệu chung
1.Bối cảnh nghiên cứu và lý do nghiên cứu
 Bối cảnh nghiên cứu
Hoạt động tâm linh từ xưa đến nay đã luôn luôn là một trong những thế
mạnh lớn nhất của Việt Nam bởi từ sâu trong văn hóa, tâm linh đã là một phần
không thể thiếu, gắn bó bền chặt trong suốt chiều dài phát triển của đất nước. Do
đó những dịch vụ du lịch tâm linh ra đời, hỗ trợ cho mỗi người, gia đình khả năng
tốt nhất đáp ứng nhu cầu về lĩnh vực tinh thần này. Tuy nhiên suốt năm 2020, dịch
covid hoành hành kéo dài khiến cho tất cả các mô hình dịch vụ bị đóng băng, theo
thời gian con người phải dần thích nghi và vượt qua để phục hồi nền kinh tế
Nhìn vào tổng thể ngành dịch vụ du lịch tâm linh tại Việt Nam, ta thấy
được tiềm năng to lớn có thể phát triển trong tương lai bởi nơi đây có quá nhiều
địa điểm du lịch khai thác vào lĩnh vực này trải dài khắp 3 miền phù hợp cho nhu
cầu du lịch khám phá. Với những khách hàng mục tiêu là những người lớn tuổi,
sống tại địa bàn Hà Nội có phần nào tin vào những phong tục tập quán, nghễ li
cúng bái thì việc các doanh nghiệp hướng tới là không có gì bất thường. Việc họ
phải làm chính là làm thế nào để những mô hình dịch vụ ấy có thể đến được với
từng khách hàng, làm tăng doanh thu cho chính mình.
Vì lẽ đó, nhóm nghiên cứu chúng em đã chọn đề tài nghiên cứu là: Nghiên
cứu nhu cầu du lịch tâm linh của người cao tuổi trên địa bàn HN với mục tiêu xác
định những yếu tố nội hàm cũng như ngoại lai ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu của
người cao tuổi, đưa ra những kết luận, chiến thuật marketing giúp doanh nghiệp
phát triển hơn trong tương lai gần.
 Lý do nghiên cứu
Khi đại dịch covid đã đi qua thì nền kinh tế nước ta đã được phục hồi đáng
kể, các ngành nghề như Logistic, du lịch,... có thể nói đã trở lại và phát triển vô
cùng mạnh mẽ. Trong đó cũng phải kể đến ngành du lịch-1 ngành bị ảnh hưởng rất
nhiều do đại dịch covid nhưng hiện nay ngành du lịch cũng đang phát triển rất
mạnh mẽ. Nhưng không phải ở ngành du lịch nào cũng phát triển mạnh nhất là ở
phân khúc khách hàng mục tiêu là người cao tuổi. Bởi theo mọi người thường thấy
những người cao tuổi thường hay cô đơn và khó tính nên các công ty du lịch cũng
hết sức khó khăn với vấn đề này. Vậy mọi người có nghĩ những người cao tuổi
thường đi du lịch những địa điểm nào không? Những chỗ náo nhiệt sôi động ư hay
các trò chơi mạo hiểm? Theo mình thì những người cao tuổi thường thích đi
những chỗ yên tĩnh và phù hợp với họ hơn đó là những khu di tích lịch sử, các khu
tâm linh như chùa chiền, miếu thờ,....Ở Việt Nam loại hình du lịch tâm linh cũng
được các nhà đầu tư đẩy mạnh phát triển nhưng đó là trên cả đất nước vậy còn tại
Hà Nội thì sao những người cao tuổi không muốn đi xa, không có nhiều thời gian
thì họ sẽ đi tới những địa điểm tâm linh nào. Nhận thấy đây là một vấn đề đáng
được đề cập và thúc đẩy nền kinh tế nên nhóm đã quyết định nghiên cứu về “Nhu
cầu du lịch tâm linh của người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội”.

2. Vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu


 Vấn đề nghiên cứu: Tìm hiểu về nhu cầu tham gia du lịch tâm linh của người cao
tuổi
 Câu hỏi nghiên cứu
Những yếu tố ảnh hướng tới việc ra quyết định sử dụng và trải nghiệm dịch vụ du
lịch tâm linh của khách hàng lớn tuổi trên địa bàn Hà Nội?
Cảm nhận của khách hàng khi nhận diện dịch vụ du lịch tâm linh và đo lường thái
độ của họ?
Có đề xuất, giải pháp gì cho việc nâng cao chất lượng cho hình thức du lịch tâm
linh?

3. Mục tiêu nghiên cứu


Xác định mức độ quan tâm và nhu cầu du lịch tâm linh của người cao tuổi trên
địa bàn Hà Nội.
Tìm hiểu các hoạt động du lịch tâm linh mà người cao tuổi quan tâm đến.
Phân tích yếu tố địa lý, xã hội và kinh tế ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch tâm linh
của người cao tuổi.
Đề xuất các giải pháp và chính sách để phát triển du lịch tâm linh phù hợp với nhu
cầu của người cao tuổi.
Đánh giá tác động của du lịch tâm linh đối với đời sống tâm linh, văn hóa và kinh
tế của địa phương.
Với mục tiêu nghiên cứu này, các phương pháp nghiên cứu có thể bao gồm phỏng
vấn cá nhân, khảo sát, thống kê, phân tích dữ liệu địa lý, tìm hiểu văn hóa và lịch sử địa
phương. Kết quả của nghiên cứu này có thể cung cấp thông tin hữu ích để định hướng
phát triển du lịch tâm linh phù hợp với nhu cầu của người cao tuổi và đóng góp vào sự
phát triển kinh tế và văn hóa của địa phương.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu Nhu cầu du lịch tâm linh của các cá thể lớn tuổi trên địa bàn
Tp Hà Nội
Khách thể nghiên cứu: cá nhân lớn tuổi trên địa bàn Hà Nội
Phạm vi nghiên cứu: các Quận trên địa bàn Hà Nội

5. Các hoạt động nghiên cứu đã được tiến hành


Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu thì nhóm nghiên cứu đã tiến hành một
số hoạt động nghiên cứu:
Thu thập các loại dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu
Xác định nhu cầu, tần suất và các yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu đi du lịch tâm linh
của người cao tuổi
Xây dựng bảng hỏi và tiến hành cuộc khảo sát người cao tuổi trên địa bàn Hà Nội
thông qua phiếu khảo sát trực tiếp

6. Phương pháp nghiên cứu


6.1 Cơ sở lý thuyết
Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng là tập hợp các giai đoạn mà người tiêu
dùng thường sẽ trải qua khi quan tâm và có ý định mua một sản phẩm
Nó sẽ được hình thành dần qua từng bước
Hành trình mua hàng

Các nhân tố kích thích Đánh giá các lựa chọn Mua/Tiêu dùng

Xạc định nhu cầu Tìm kiếm thông tin Đánh giá sau mua

Từ đó xác định các nhân tố kích thích


Xác định các nhu cầu với ba cấp độ là các nhu cầu, mong muốn và khả năng chi trả.
6.2 Mô hình nghiên cứu
Các giả thuyết về nhu cầu
Theo định nghĩa của Philip Kotler thì nhu cầu là cảm giác thiếu thốn cái gì đó mà
khách hàng cảm thấy được. Trạng thái đặc biệt của con người là cảm giác thiếu hụt một
cái gì đó mà con người cảm nhận được, nó xuất hiện và sự thiếu hụt đấy đòi hỏi phải
được thỏa mãn, bù đắp.
Là trang thái khi bản thân thấy thiếu thốn về vật chất hoặc tinh thần hay cả hai. Ví
dụ như nhu cầu về thực phẩm là thức ăn nước uống, nhu cầu về nới ở như nhà ở hoặc
chung cư, nhu cầu về giao lưu gặp gỡ bạn bè, nhu cầu về dịch vụ làm đẹp hoặc được mọi
người coi trọng ngưỡng mộ. Mỗi người sẽ có nhu cầu khác nhau tùy vào đặc điểm nhân
chung học.
Là hiện tượng của con người tự nhiên, ước muốn, nguyện vọng cả về vật chất và
tinh thân để tồn tại và phát triển, điều này tùy thuộc vào trình độ nhận thức, môi trường
sống và những đặc điểm sinh học của mỗi người là khác nhau
Từ thực tế đó ta có thể thấy nhiều khách hàng khi mua một lọa hàng hóa không
phải chỉ vì lời chào mời khéo léo của người bán hàng mà trước tiên vì sản phẩm có sự
hấp dẫn với khách hàng. Vì sao cùng là mặt hàng mà hàng hóa của hãng này lại bán chạy
hơn hãng khác. Như vậy từ các góc độ trên ta thấy luôn tồn tại các nhu cầu và trong kinh
tế học gọi là cầu thị trường. Nó bảo gồm Nhu cầu tự nhiên-Mong muốn-Nhu cầu có
khả năng thanh toán
6.3 Quy trình
Sau khi đã xác định được đề tài nghiên cứu thì nhóm nghiên cứu đã tiến hành một số hoạt
động nghiên cứu:
• Tiến hành họp và xây dựng được khung, phương hướng nghiên cứu của tập hợp khách
hàng
• Thu thập các loại dữ liệu thứ cấp cần thiết cho cuộc nghiên cứu
• Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi sử dụng dịch vụ du lịch tâm linh trên địa
bàn HN.
B. Nội dung nghiên cứu
7. Kết quả nghiên cứu
7.1. Các dữ liệu thứ cấp
7.1.1. Nhân khẩu học
Theo tổng cục thống kê, Hà Nội đứng thứ hai về dân số của cả nước sau TP Hồ
Chí Minh với dân số trung bình năm 2021 là 8.330.834 người tăng 1,2% so với 8.246.540
người năm 2020. Dân số từ 60 tuổi trở lên là 1.171.652 người năm 2021 tăng 5.52% so
với 1.107.045 người năm 2020. Thống kê theo cập nhật năm 2020 thì có 482.886 người
là Nam và Nữ là 624.159 người, tỉ lệ Nam/Nữ trong đó Nam chiến 43,61%.
7.1.2. Địa điểm du lịch tâm linh
Theo Niêm giám thống kê Hà Nội 2020 Hà Nội có diện tích 3.359,82 km2.Đơn vị
hành chính trực thuốc bao gồm 12-Quận 17-Huyện và 1-Thị Xã.Theo đó diện tích các
quận lớn nhất là Long Biên 60,09km2,Hà Đông 49,64km2 với số dân 337.982,382.637
người xấp xỉ với 376.709 người của quận Đống Đa 9,95km2.Riêng quận Hoàng Mai có
số dân đông nhất trên diện tích là 540.732/40,19km2
Theo sở du lịch TP.Hà Nội số lượng di tích và điểm du lịch tâm linh trên địa bàn
là 5.922 di tích được kiểm kê, bao gồm 1.456 di tích cấp Thành phố, 1.160 di tích quốc
gia, 21 cụm di tích đặc biệt và trong đó có 1 di sản văn hóa thế giới.Từ cơ sở đó Hà Nội
đã phát triển nhiều loại hình sản phẩm thu hút khách du lịch như du lịch tâm linh,văn
hóa,làng nghề,lễ hội,ẩm thực và nhiều loại hình khác nữa. Trong những năm qua, Hà nội
liên tục danh các nguồn vốn kết hợp với vốn huy động xã hội hóa để đầu tư, tu bổ. Trong
thời gian dịch bệnh Covid-19 hoành hành, thành phố vẫn quan tâm công tác tu tạo các
điểm di tích này.
7.1.3. Các lễ hội
Theo thống kê của Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch thì trên cả nước có 7.966 lễ
hội, Trong đó các lễ hội của các điểm di tích, tâm linh về lịch sử, tôn giáo và dân gian
chiếm 90%. Trong đó các lễ hội dân gian chiếm số đông. Tại Hà Nội hiện có khoảng
1095 Lễ hội, là địa phương có nhiều lễ hội nhất cả nước.
7.2. Khái lược về nhu cầu, mong muốn, các yếu tố và khả năng chi trả

Giới tính
Frequenc Valid Cumulative
y Percent Percent Percent
Valid Nam 30 37.0 37.0 37.0
Nu 51 63.0 63.0 100.0
Total 81 100.0 100.0
Giới tính: Trong 81 phiếu được khảo sát nhóm phát đi thì có 30 phiếu người khảo
sát là Nam chiếm 37% và 51 là Nữ chiếm 63%
C3.Ông( Bà) có biết đến du lịch tâm linh không?
Co Khong Total
Column Column Column
Count N% Count N% Count N%
C4.Ông(Bà) đã Đã từng tham 78 97.5% 0 0.0% 78 97.5%
từng tham gia du gia
lịch tâm linh Chưa từng 2 2.5% 0 0.0% 2 2.5%
chưa? tham gia
Total 80 100.0% 0 0.0% 80 100.0%

Trong số 80 người có biết đến du lịch tâm linh thì có đến 78 chiếm 97,5% người
đã từng tham gia du lịch tâm linh.
7.1.1. Vậy những người có nhu cầu du lịch tâm linh này thường làm gì?
Những đặc điểm chung về nhu cầu là. Loại hình du lịch từng tham gia chiếm đa số
66 người 85% là du lịch tậm linh, thứ hai là du lịch trải nghiệm chiếm 70,1% với 54
người.Có đến 54 người chiếm 66,7% người được hỏi đều tham gia du lịch trên 5
lần.Những nguồn thông tin về du lịch tâm linh thường là từ bạn bè người thâm chiếm
92,3% số người được hỏi, tiếp theo đó là internet 44,9%. Ở đây ta thấy đa số người được
hỏi là tự tổ chức đi 76 người chiếm 97,4%. Mục đích của chuyến đi là tham quan vãn
cảnh chiếm 92% tương ứng 69 người và 57% tương ứng 43 người được hỏi.
C3.Ông( Bà) có biết đến du lịch tâm linh
không?
Co Khong
C4.Ông(Bà) đã từng C4.Ông(Bà) đã từng
tham gia du lịch tâm tham gia du lịch tâm
linh chưa? linh chưa?
Đã từng Chưa từng Đã từng Chưa từng
tham gia tham gia tham gia tham gia
Count Count Count Count
C2 Những loại C2.1.Du lịch trải 54 2 0 0
hình du lịch mà nghiệm
Ông( Bà) đã từng C2.2.Du lịch ẩm 23 0 0 0
tham gia là? thực
C2.3.Du lịch văn 45 1 0 0
hoá
C2.4.Du lịch tâm 66 0 0 0
linh
C5.Ông( Bà) đã .00 0 0 0 0
tham gia du lịch < 2 lần 0 2 0 0
tâm linh bao nhiêu Từ 2-5 lần 26 0 0 0
lần? > 5 lần 52 0 0 0
C6 Ông( Bà) lấy C6.1.Từ người 72 1 0 0
thông tin du lịch thân trong gia
tâm linh từ đâu? đình, bạn bè
C6.2.Internet 35 2 0 0
C6.3.Tạp chí, sách 1 1 0 0
báo
C6.4.Truyền hình, 17 2 0 0
phát thanh
C7.Ông( Bà) Tự tổ chức đi 76 2 0 0
thường chọn hình Đi theo tour công 2 0 0 0
thức đi du lịch tâm ty
linh nào?
C8 Mục đích đi du C8.1.Tham quan, 69 1 0 0
lịch tâm linh của vãn cảnh
Ông( Bà) là gì? C8.2.Đi lễ, chiêm 43 0 0 0
bái, dâng hương,
dâng lễ
C8.3.Thói quen 4 0 0 0

7.1.2. Các hoạt động mong muốn

Descriptive Statistics
Maximu Std.
N Minimum m Mean Deviation
C9.Thăm thú các nơi linh 80 2.00 5.00 3.9375 .62326
thiêng và đền đài và tìm
hiểu về lịch sử và di sản
tôn giáo.
C10.Tham gia các buổi lễ 80 2.00 5.00 2.8625 .85305
về tôn giáo, cầu nguyện
C11.Tìm hiểu về các 80 1.00 5.00 2.7000 .80190
phương pháp học tập và
thực hành tâm linh như
thiền, chánh niệm để cải
thiện sức khỏe và tinh
thần
C12.Tìm hiểu và trải 80 1.00 4.00 2.5875 .68794
nghiệm về tôn giáo và
tâm linh hoặc khóa tu
ngắn ngày
C13.Tham gia các lễ hội 80 1.00 5.00 2.8375 .78666
và giao lưu với mọi
người.
C14.Đi cùng gia đình, 80 3.00 5.00 4.1625 .51420
người thân bạn bè
C15.Tìm hiểu và khám 80 2.00 5.00 3.6250 .71821
phá văn hóa địa phương
C16.Tham gia hoạt động 80 1.00 5.00 3.2125 .85231
thiện nguyện của tổ chức
tâm linh
C17.Tham gia các hoạt 80 1.00 5.00 2.3875 .97427
động thể thao như đi bộ,
leo núi.
Valid N (listwise) 80
- Đi cùng với gia đình là hoạt động mong muốn nhất có giá trị trung Mean 4.1625 cho
thấy người cao tuổi có độ gắn kết tương đối cao với gia đinh, người thân và bạn bè. Các
mối quan hệ xã hội và kết nối với người thân rất quan trong đối với người cao tuổi. Độ
lệch chuẩn Std.Deviation là 0.51420 cho ta thấy các câu trả lời tương đối nhất quán và
đều cho giá trị gần với giá trị trung bình. Vì vậy biến này ta thấy giá trị người thân, gia
đình là một khía cạnh quan trọng đối với người cao tuổi.
- Tham quan các nơi linh thiêng và tìm hiểu về di sản văn hóa cũng có điểm trung bình
Mean 3,937 và độ lệch chuẩn là 0,623 tướng đối cao cho ta thấy rằng đây cũng là một
khia cạnh quan trọng trong hoạt động văn hóa và tinh thần của người cao tuổi
-Ngoài ra các hoạt động như tìm hiểu khám phá văn hóa địa phương và tham gia các hoạt
động thiện nguyện của tổ chức tâm linh cũng có điểm ở mức 3,62/0,71 và 3,21/0,85 cũng
có thể có gợi ý rằng người cao tuổi có mức độ quan tâm tới việc khám phá văn hóa địa
phương nơi họ viếng thăm hay coi trọng việc cong hiến và giúp đỡ cộng đồng.

- Hầu hết người cao tuổi có thể đi du lịch bất cứ khi nào. Phương tiện tham gia du lịch
tâm linh ở đây đa số là xe hơi cá nhân chiếm 70% và 26% là xe khách hoặc thuê ngoài

$C18 Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
Cau18a C18.1.Bất cứ khi 64 73.6% 84.2%
nào
C18.2.Dịp lễ, tết 16 18.4% 21.1%
C18.3.Cuối tuần 3 3.4% 3.9%
C18.4.Kỳ nghỉ hè 4 4.6% 5.3%
Total 87 100.0% 114.5%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.

$C19 Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
Cau19a C19.1.Xe hơi cá nhân 65 70.7% 81.3%
C19.2.Xe máy 3 3.3% 3.8%
C19.3.Xe khách( xe thuê 24 26.1% 30.0%
ngoài)
Total 92 100.0% 115.0%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.

- Các địa điểm mong muốn tham gia du lịch tâm linh thường là những nơi quanh địa phương ( cụ
thể ở đây là Hà Nội) với 45 người chọn chiếm 27% .Các địa điểm có phong cảnh đẹp và địa
điểm nổi tiếng cũng chiếm đa số với lần lượt là 26,5% và 25% số người được hỏi.

$C20 Frequencies
Responses Percent of
N Percent Cases
Cau20a C20.1.Địa điểm tại địa 45 27.8% 57.7%
phương
C20.2.Địa điểm nổi tiếng 41 25.3% 52.6%
C20.3.Địa điểm linh 24 14.8% 30.8%
thiêng
C20.4.Địa điểm có phong 43 26.5% 55.1%
cảnh đẹp
C20.5.Địa điểm có các sự 9 5.6% 11.5%
kiện như lễ hội
Total 162 100.0% 207.7%
a. Dichotomy group tabulated at value 1.

- Chi phí mong muốn của người cao tuổi khá khiêm tốn, đa số ở mức từ 1 triệu đồng đến 5 triệu
đồng chiếm 61,7% và dưới 1 triệu đồng chiếm 32,1%

C21.Chi phí mong muốn cho chuyến đi du lịch tâm linh của
Ông( Bà)?
Valid Cumulative
Frequency Percent Percent Percent
Valid < 1 Triệu VND 26 32.1 32.5 32.5
Từ 1 Triệu - 5 50 61.7 62.5 95.0
Triệu
Từ 6 - 10 Triệu 3 3.7 3.8 98.8
> 10 Triệu 1 1.2 1.3 100.0
Total 80 98.8 100.0
Missing System 1 1.2
Total 81 100.0

7.1.3. Các yếu tố quyết định lựa chọn du lịch tâm linh

Reliability Statistics
Cronbach's
Alpha N of Items
.667 9
Item-Total Statistics
Scale Corrected Cronbach's
Scale Mean if Variance if Item-Total Alpha if Item
Item Deleted Item Deleted Correlation Deleted
C22.Phù hợp theo tôn 27.9375 9.705 .375 .632
giáo và tâm linh
C23.Các hoạt động phù 28.4875 7.114 .730 .516
hợp theo sức khỏe
C24.Địa điểm an toàn, 27.6875 10.395 .532 .620
an ninh tốt
C25.Địa điểm tiện nghi, 28.4250 9.336 .432 .618
khách sạn, ăn uống tốt,
đầy đủ dịch vụ như
thang máy, hồ bơi,
spa...
C26.Giá cả và chi phí 27.9125 11.321 .281 .656
phù hợp với ngân sách,
đảm bảo sự hài lòng
C27.Kết nối xã hội với 29.2500 9.633 .306 .652
những người cùng sở
thích
C28.Phong cảnh thiên 27.7500 10.468 .392 .635
nhiên đẹp và trong lành
C29.Các hoạt động như 29.8500 11.496 .003 .717
tham gia các buổi
lễ,khóa tu tập và thú vị
bổ ích khác
C30.Kinh nghiệm và 28.6000 10.825 .223 .663
kiến thức tìm hiểu về
văn hóa, truyền thống
địa phương nơi tham
quan.

- Kết quả cho thấy thang đo các yếu tố quyết định lựa chọn du lịch tâm linh có hệ số
Cronbach’s Alpha đạt giá trị 0,667>6 nên đạt yêu cầu

Descriptive Statistics
Std.
N Minimum Maximum Mean Deviation
C22.Phù hợp theo tôn 80 2.00 5.00 4.0500 .79396
giáo và tâm linh
C23.Các hoạt động phù 80 2.00 5.00 3.5000 1.03116
hợp theo sức khỏe
C24.Địa điểm an toàn, an 80 4.00 5.00 4.3000 .46115
ninh tốt
C25.Địa điểm tiện nghi, 80 2.00 5.00 3.5625 .82437
khách sạn, ăn uống tốt,
đầy đủ dịch vụ như thang
máy, hồ bơi, spa...
C26.Giá cả và chi phí 80 3.00 5.00 4.0750 .38236
phù hợp với ngân sách,
đảm bảo sự hài lòng
C27.Kết nối xã hội với 80 1.00 5.00 2.7375 .91047
những người cùng sở
thích
C28.Phong cảnh thiên 80 3.00 5.00 4.2375 .55675
nhiên đẹp và trong lành
C29.Các hoạt động như 80 1.00 5.00 2.1375 .82283
tham gia các buổi lễ,khóa
tu tập và thú vị bổ ích
khác
C30.Kinh nghiệm và kiến 80 1.00 4.00 3.3875 .64619
thức tìm hiểu về văn hóa,
truyền thống địa phương
nơi tham quan.
Valid N (listwise) 80

- Các yếu tố quyết định lựa chọn du lịch tâm linh người cao tuổi xếp từ cao đến thấp là:
Địa điểm an toàn an ninh tốt, có phong cảnh thiên nhiên đẹp, giá cả và chi phí hợp lý
cũng như phải phù hợp theo tôn giao và tâm linh người cao tuổi
7.1.4. Mức chi trả và tần suất du lịch tâm linh

-Tần suất tham gia du lịch tâm linh theo quý chủ yếu là hiếm khi và mức chi trả bình
quân trên một lần du lịch tâm linh là từ 1-3.000.000đ
Tóm tắt:
- Trong các phiếu khảo sát phát đi thì thu về thì tỉ lể nữ cao hơn nam giới. Đa số người
cao tuổi được khảo sát đều biết đến du lịch tâm linh và đã từng tham gia loại hinh du lịch
này. Ngoài ra người cao tuổi cũng tham gia về du lịch trải nghiệm và du lịch văn hóa.
Người cao tuổi hầu hết đã nhiều lần đi du lịch trong đời. Những gợi ý từ truyến du lịch
của họ thường đến từ người thân và bạn bè cho các điểm đến và internet cũng chiếm một
phần nhỏ trong số này. Những người cao tuổi này thường tự tổ chức đi và mục đích đi có
thể kết hợp việc tham quan vãn cảnh các điểm đến và chiêm bái dân hương.
- Người cao tuổi muốn đi cùng người thân và bạn bè những người quen biết trong các
mối quan hệ với mình. Cũng như trên họ thích tham thú các điểm du lịch ngoài ra còn
muốn khám phá văn hóa địa phương. Người cao tuổi đều đã về hưu hoặc có nhiều thời
gian nên đúng với việc họ có thể đi du lịch bất cứ khi nào mình muốn và hầu hết đi bằng
xe hơi cá nhân. Các điểm đến rất đa dạng từ các danh thắng địa phương đến những nơi có
phong cảnh đẹp và địa điểm nổi tiếng. Chi phí mong muốn thường là mức 1-5.000.000đ
còn lại dưới 1 triệu đồng.
-Những yếu tố như địa điểm an toàn, giá cả và chi phí phù hợp, phong cảnh thiên nhiên
đẹp và phù hợp theo tôn giáo tín ngưỡng cũng ảnh hưởng đến quyết định người cao tuổi.
Ở đây cũng có một số yếu tố ảnh hưởng có sự tương quan như yêu tố an ninh an toàn với
sự phù hợp với sức khỏe cũng như các điaạ điểm tiện nghi.

8. Hạn chế, giới hạn của nghiên cứu


Việc đánh giá những người cao tuổi trên địa bàn HN là một thách thức không nhỏ,
gây cản trở lớn tới việc thu thập dữ liệu của các thành viên trong nhóm vì một phần họ
không còn hứng thú hay không tỏ ra quá quan tâm tới những dịch vụ du lịch tâm linh.
Một phần kiến thức và trải nghiệm của họ quá cao khiến những đáp án trong câu hỏi của
bảng hỏi không đủ tới những câu trả lời mà các đối tượng đưa ra
Đánh giá chỉ áp dụng với những đối tượng trên địa bàn HN nên không thể lấy nó
làm hệ quy chiếu chung cho tất cả người cao tuổi trên khắp cả nước nói chung cũng như
HN nói riêng. Vì đa phần chỉ thu thập thông tin người từ vài quận như Hoàn Kiếm, Đống
Đa, khu vực BKX
9. Kết luận và khuyến nghị
9.1 Kết luận
Có thể thấy khi về già mọi người thường chọn một cuộc sống an nhàn và hưởng
thụ những năm tháng còn lại. Dựa trên kết quả của cuộc khảo sát cho ta thấy tỷ lệ đã từng
đi du lịch tâm linh của người cao tuổi khá là lớn. Bởi tại một phần yếu tố khi về già mọi
người thường thích đi những nơi yên tĩnh, khang trang và không quá ồn ào và náo nhiệt
chính vì vậy những địa điểm linh thiêng như các chùa chiền thường được rất nhiều người
cao tuổi ghé thăm. Cũng một phần do văn hoá của người Việt Nam đa phần là theo phật
giáo nên những địa điểm tâm linh cũng rất được đầu tư và thu hút khách đến nhiều hơn.
Nhưng đa phần những người cao tuổi họ hay thường phụ thuộc vào con cái bởi qua
những cuộc khảo sát trực tiếp cho thấy họ thường xuyên đi cùng con cái và gia đình rất ít
khi tự tổ chức một nhóm bạn cùng đi.
Yếu tố thứ hai tác động tới việc ra quyết định đi du lịch tâm linh đó chính là mục
đích đi du lịch tâm linh có thể là họ tới để tham quan, đi viếng lễ,...
Yếu tố thứ ba là về vấn đề tài chính bởi không phải ai cũng có thể chi trả cho việc
đi du lịch được khi mà cuộc sống ngày càng trở nên đắt đỏ hơn. Trong những cuộc khảo
sát trực tiếp khi đề cập tới việc đi du lịch tâm linh những người cao tuổi thường khá là
thoải mái chia sẻ những trải nghiệm của mình và họ cũng rất hài lòng khi tới đó bởi địa
điểm tâm linh là những nơi trang nghiêm và thanh tịnh nên rất phù hợp với tính cách của
người cao tuổi. Thống kê chỉ ra rằng tỷ lệ người đã từng tham gia du lịch tâm linh chiếm
đa số và họ thường chọn những địa điểm địa phương và những địa điểm nổi tiếng. Bình
quân chi phí cho mỗi chuyến đi của họ cũng rơi vào khoảng dưới 3 triệu là chủ yếu.

9.2. Khuyến nghị


9.2.1. Khoảng trống về dịch vụ
Trong phần phân tích trước nhân thấy vấn đề hầu hết người cao tuổi đều lựa chọn
hình thức tự tổ chức đi chiếm đến cũng như hầu hết đều di chuyển bằng xe hơi cá nhân.
Mong muốn đi cùng người thân trong gia đình là một yếu tố. Có thể thấy hầu hết người
cao tuổi phần nhiều là cùng đi du lịch với gia đình con cái có xe hơi cá nhân riêng và có
điều kiện về kinh tế.
Trong khi người cao tuổi có thể đi bất cứ khi nào, mức chi tiêu mong muốn của họ
khoảng dưới 1 triệu đồng và nếu tính tần suất theo ba tháng thì quá nhiều vì yếu tố sức
khỏe cũng tác động tới mong muốn du lịch của đối tượng này.
Có thể thấy ở đây là các dịch vụ tour du lịch quanh Hà Nội nói chung và các tour
du lịch dành cho người cao tuổi nói riêng với chi phí phù hợp có thể chưa tiếp cận đến
đối tượng khách hàng này. Ngoài ra có một số các nhận định khác như mức eo hẹp và
phụ thuộc về kinh tế với con cái người thân trong gia đình cũng là yếu tố làm hạn chế
phát triển dịch vụ tour du lịch giá phù hợp.
Người mua tour du lịch mà đối tượng hưởng thụ có thể là con cái người thân của
họ,mức giá tour có thể chỉ dưới 1 triệu đồng cho các tour ngắn ngày
9.2.2. Các công ty và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành TP.Hà Nội
Các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn thành phố Hà Nội cần khảo sát và khai thác
sản phẩm du lịch danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử đền đài cũng như các vùng lân
cận Hà Nội đến những địa điểm mà khách hàng mong muốn.
Cần gắn kết với văn hóa đặc trưng vùng đồng bằng bắc bộ với người dân trồng
lúa, giếng nước sân đình với tinh hóa rối nước.Vùng đồng bằng bắc bộ cũng là nơi khai
sinh và là quê hương các nền văn hóa Đông Sơn, đây là cái nôi hình thành văn hóa, văn
mình người Việt từ buổi ban đầu.
Do vậy các công ty lữ hành nên thiết kế các tour dành riêng cho khách hàng người
cao tuổi và các tour cho người cao tuổi đi với gia đình chắc chắn với những trải nghiệm
cùng người thân bạn bè và thoải mái ấm cúng gắn kết với tập thể đông vui sẽ làm phong
phú hơn về tinh thân cho người cao tuổi.

Dánh mục tham khảo

1. GT Nghiên cứu Marketing, NXB Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 2021.


2. Niên giám thống kê 2021, Tổng cục thống kê.
3. Niên giám thống kê Hà Nội 2020, cục thống kế Hà Nội.
5. Phát triển du lịch thủ đô từ bảo tồn giá trị di tích lịch sử, Sở du lịch hà nội,
sodulich.hanoi.gov.vn 2022.
6. Những con số thống kê về lễ hội ở Việt Nam, báo Laodong.vn/infographic.
Bảng câu hỏi khảo sát
Bảng câu hỏi khảo sát
Nhu cầu du lịch tâm linh của người già trên
địa bàn Hà Nội
Kính chào Ông/Bà!

Chúng cháu là nhóm sinh viên trường đại học Kinh tế Quốc dân. Hiện tại, nhóm
chúng cháu đang nghiên cứu về nhu cầu du lịch tâm linh của người già. Mục đích của
cuộc nghiên cứu là tìm hiểu được sâu hơn về vấn đề nhu cầu du lịch tâm linh của người
già. Do đó, chúng cháu cần 1 số thông tin của Ông/Bà để hoàn thành cuộc nghiên cứu
này. Chúng cháu xin cam kết tuyệt đối bảo mật thông tin mà Ông/Bà cung cấp và chỉ
được dùng cho mục đích của cuộc nghiên cứu.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cuộc khảo sát, Ông/Bà hãy liên hệ với nhóm trưởng:
Tên: Hoàng Anh Quốc
SĐT: 0333230653
Email: anhanhquoc1710@gmail.com

Phần 1: Câu hỏi khảo sát

Câu 1: Ông (Bà) đã từng đi du lịch trước đây chưa?


 Chưa
 Đã từng

Câu 2: Những loại hình du lịch mà Ông( Bà) đã từng tham gia là?
 Du lịch trải nghiệm
 Du lịch ẩm thực
 Du lịch văn hoá
 Du lịch tâm linh
 Khác (ghi rõ):...

Câu 3: Ông( Bà) có biết đến du lịch tâm linh không?


 Có
 Không

Câu 4: Ông(Bà) đã từng tham gia du lịch tâm linh chưa?


 Đã từng tham gia
 Chưa từng tham gia

Câu 5: Ông( Bà) đã tham gia du lịch tâm linh bao nhiêu lần?
 < 2 lần
 Từ 2- 5 lần
 > 5 lần

Câu 6: Ông( Bà) lấy thông tin du lịch tâm linh từ đâu?
 Từ người thân trong gia đình, bạn bè
 Internet
 Tạp chí, sách báo
 Truyền hình, phát thanh
 Khác (ghi rõ):...

Câu 7: Ông( Bà) thường chọn hình thức đi du lịch tâm linh nào?
 Tự tổ chức đi
 Đi theo tour công ty

Câu 8: Mục đích đi du lịch tâm linh của Ông( Bà) là gì?
 Tham quan, vãn cảnh
 Đi lễ, chiêm bái, dâng hương, dâng lễ
 Thói quen
 Khác (ghi rõ):....

Ông/Bà theo dõi và đánh giá mức độ các câu sau đây
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý

Câu 9-17: Các hoạt động mong muốn khi tham gia du lịch tâm linh

Các hoạt động mong muốn Mức độ đánh


giá
1 2 3 4 5
9. Thăm thú các nơi linh thiêng và đền đài và tìm hiểu về lịch sử và di
sản tôn giáo.
10. Tham gia các buổi lễ về tôn giáo, cầu nguyện

11. Tìm hiểu về các phương pháp học tập và thực hành tâm linh như
thiền, chánh niệm để cải thiện sức khỏe và tinh thần
12. Tìm hiểu và trải nghiệm về tôn giáo và tâm linh hoặc khóa tu
ngắn ngày
13. Tham gia các lễ hội và giao lưu với mọi người.

14. Đi cùng gia đình, người thân bạn bè

15. Tìm hiểu và khám phá văn hóa địa phương

16.Tham gia hoạt động thiện nguyện của tổ chức tâm linh

17. Tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ, leo núi.

Câu 18: Thời gian mong muốn tham gia du lịch tâm linh của Ông( Bà)?
 Bất cứ khi nào
 Dịp lễ, tết
 Cuối tuần
 Kỳ nghỉ hè
 Khác (ghi rõ):...

Câu 19: Phương tiện lựa chọn tham gia du lịch tâm linh của Ông(Bà)?
 Xe hơi cá nhân
 xe máy
 xe khách( xe thuê ngoài)
 Khác (ghi rõ):...

Câu 20: Địa điểm mong muốn khi tham gia du lịch tâm linh của Ông( Bà)?
 Địa điểm tại địa phương
 Địa điểm nổi tiếng
 Địa điểm linh thiêng
 Địa điểm có phong cảnh đẹp
 Địa điểm có các sự kiện như lễ hội

Câu 21: Chi phí mong muốn cho chuyến đi du lịch tâm linh của Ông( Bà)?
 < 1 triệu VND
 Từ 1triệu- 5 triệu
 Từ 6- 10 triệu
 > 10 triệu

Ông/Bà theo dõi và đánh giá mức độ các câu sau đây
1. Hoàn toàn không đồng ý
2. Không đồng ý
3. Trung lập
4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý

Câu 22-30: Yếu tố nào quyết định lựa chọn du lịch tâm linh của Ông( Bà)?

Các yếu tố Mức độ đánh


giá
1 2 3 4 5
22. Phù hợp theo tôn giáo và tâm linh

23. Các hoạt động phù hợp theo sức khỏe

24. Địa điểm an toàn, an ninh tốt

25. Địa điểm tiện nghi, khách sạn, ăn uống tốt, đầy đủ dịch vụ như
thang máy, hồ bơi, spa...
26. Giá cả và chi phí phù hợp với ngân sách, đảm bảo sự hài lòng

27. Kết nối xã hội với những người cùng sở thích

28. Phong cảnh thiên nhiên đẹp và trong lành

29. Các hoạt động như tham gia các buổi lễ,khóa tu tập và thú vị bổ
ích khác
30. Kinh nghiệm và kiến thức tìm hiểu về văn hóa, truyền thống địa
phương nơi tham quan.

Khả năng thanh toán:

Câu 31: Tần suất ông bà tham gia du lịch tâm linh trong quý của Ông/Bà là?
 Hiếm khi
 1- 2 lần/quý
 Từ 2-4 lần/quý
 >4 lần/quý

Câu 32: Mức chi trả bình quân của Ông/Bà trên 1 lần đi du lịch tâm linh là?
 < 1.000.000đ
 Từ 1-3.000.000đ
 Từ 3-5.000.000đ
 > 5.000.000đ

Phần2: Thông tin cá nhân


1. Giới tính của Ông (Bà):
 Nam
 Nữ
2. Tuổi của Ông (Bà):....………………………………………..
3. Nghề nghiệp của Ông (Bà):....……………………………….
4. Thu nhập hàng tháng của Ông (Bà):
 < 3 triệu
 Từ 3- 8 triệu
 Từ 8- 12 triệu
 > 12 triệu
5. Họ tên đầy đủ của Ông (Bà):....………………………………
6. SĐT:....………………………………………………………..
7. Email:....………………………………………………………
Lời cảm ơn: Cảm ơn Ông/Bà đã tham gia cuộc khảo sát, kính chúc Ông/Bà thật
nhiều sức khỏe.

You might also like