You are on page 1of 162

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

LÊ MẠNH HÀ

ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỐ CHÍ MINH - NĂM 2007


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

LÊ MẠNH HÀ
Cao học kinh tế K.14 - Dalat

ĐỊNH HƯỚNG
CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH DALAT - LÂM ĐỒNG
ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh


Mã số : 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


Tiến sĩ: Nguyễn Thanh Hội

TP. HỐ CHÍ MINH - NĂM 2007


-1-

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, kiến thức kinh điển,
nghiên cứu khảo sát tình hình thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ:
Nguyễn Thanh Hội.
Các số liệu, mô hình toán và những kết quả trong luận văn là trung thực, các
chiến lược Marketing đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được
công bố dưới bất cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận bởi “ Hội
Đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế ”.

Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

LỜI CẢM ƠN

Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ: Nguyễn Thanh Hội đã tận tình hướng dẫn và
quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh, khoa sau đại học đã truyền dạy những kiến
thức quý báu trong chương trình cao học và giúp đỡ kinh nghiệm cho luận văn hoàn
thành được thuận lợi.

Cảm ơn anh Phùng Xuân Minh - Sở Thương mại & Du lịch Lâm Đồng và các
công ty Du lịch Dalat cùng các bạn đồng nghiệp đã nhiệt tình trao đổi, góp ý và
cung cấp thông tin tư liệu.
-2-

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt


AFTA : Khu vực mậu dịch tự do
ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á
CNH-HĐH: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
PATA : Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái bình dương
SWOT : Ma trận điểm mạnh - yếu - cơ hội - nguy cơ
TAT : Cơ quan Du lịch quốc gia Thái lan
USD : Đồng đô la Mỹ
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới
OMT : Tổ chức du lịch thế giới
WB : Ngân hàng thế giới
WTTC : Hội Đồng Du lịch Lữ hành thế giới
WCED : Hội Đồng môi trường và phát triển thế giới
MICE : Nghỉ dưỡng, hội họp kết hợp du lịch
PVFC : Công ty Tài chính Dầu khí
EU : Cộng Đồng Châu Âu
TTXTDL : Trung tâm xúc tiến du lịch, thương mại và đầu tư
TP : Thành phố
UBND : Ủy ban nhân dân
ITDR : Viện nghiên cứu phát triển du lịch
-3-

Danh mục các bảng, biểu - hình vẽ, đồ thị trong luận văn Trang
Bảng 2.1 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (1995 - 2006).............................. 28
Bảng 2.2 : Tình hình thu nhập du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006) ........................ 29
Bảng 2.3 : GDP du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006)..…………………………......29
Bảng 2.4 : Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng 1995 – 2006........30
Bảng 2.5 : Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm Đồng ........... 30
Bảng 2.6 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của du lịch Dalat ......... 34
Bảng 2.7 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của du lịch Dalat….....37
Bảng 2.8 : Hình ảnh cạnh tranh du lịch giữa các Thành phố……………. .........38
Bảng 2.9 : Ma trận về hình ảnh cạnh tranh cuả du lịch Dalat.............................. 39
Bảng 2.10 : So sánh lượng du khách các tỉnh và trung tâm du lịch lớn ................ 40
Bảng 3.1 : Lượng khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Dalat và phụ cận......... 47
Bảng 3.2 : Dự báo doanh thu từ du lịch tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2005 – 2020.... 47
Bảng 3.3 : Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách du lịch .... 48
Bảng 3.4 : Dự báo GDP và nhu cầu vốn đầu tư du lịch 2005-2020 .................... 48
Bảng 3.5 : Dự báo nhu cầu khách sạn Lâm Đồng thời kỳ 2005 – 2020.............. 49
Bảng 3.6 : Nhu cầu lao động cụm du lịch Dalat và phụ cận................................ 50
Bảng 3.7 : Nhu cầu lao động trong du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2005-2020 ......... 50
Bảng 3.8 : Những điểm đến hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương .............. 56
Bảng 3.9 : Ma trận SWOT .................................................................................. 57
Bảng 3.10 : Quan hệ giá cả - chất lượng................................................................ 65
Biểu đồ 2.1 : Thương hiệu du lịch Dalat (Ứng dụng LANTABRAND) ................................................................. .24
Biểu đồ 2.2 : Khung đánh giá điểm mạnh - điểm yếu............................................. 33
Biểu đồ 2.3 : Địa phương trước điểm mạnh và điểm yếu ....................................... 35
Biểu đồ 2.4 : Khung đánh giá cơ hội – mối đe dọa ................................................. 35
Biểu đồ 2.5 : Địa phương trước cơ hội và mối đe dọa............................................. 37
Hình 1 : Mô hình SWOT ................................................................................. 65
Mô hình 3.1: “5 sức ép ............................................................................................ 52
Mô hình 3.2: Giải pháp giá trị khách hàng.............................................................. 74
-4-

MỤC LỤC
Trang
• Lời cam đoan
• Mục lục
• Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt
• Danh mục các bảng, biểu - hình vẽ, đồ thị.
• Mở đầu: 1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Chương một: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHIẾN LƯỢC MARKETINGDU LỊCH
1.1 Một số khái niệm cơ bản ................................................................................... 1
1.1.1 Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch .................. 1
1.1.1.1 Khái niệm về du lịch.......................................................................... 1
1.1.1.2 Khái niệm về sản phẩm du lịch ......................................................... 1
1.1.1.3 Khái niệm về thị trường du lịch ........................................................ 2
1.1.2 Khái niệm về Marketing du lịch ................................................................. 3
1.1.2.1 Khái niệm về Marketing ................................................................... 3
1.1.2.2 Khái niệm về Marketing du lịch ....................................................... 4
1.1.2.3 Mục tiêu Marketing ........................................................................... 4
1.1.3 Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch................................................ 4
1.1.3.1 Khái niệm về chiến lược .................................................................... 5
1.1.3.2 Chiến lược Marketing........................................................................ 6
1.1.3.3 Chiến Lược Marketing du lịch ......................................................... .7
1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch địa phương..................................... 7
1.2.1 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch cho 1 địa phương ................... 7
1.2.1.1 Vai trò của Marketing ....................................................................... 7
1.2.1.2 Vai trò của chiến lược Marketing du lịch ........................................ 8
1.2.1.3 Thị trường của ngành du lịch địa phương ........................................ 8
1.2.1.4 Thị trường mục tiêu ........................................................................... 9
1.2.2 Các nguyên tắc xây dựng chiến lược Marketing du lịch địa phương ...... 9
1.2.2.1 Nguyên tắc chọn lọc và tập trung.................................................... 10
1.2.2.2 Nguyên tắc giá trị khách hàng ........................................................ 10
1.2.2.3 Nguyên tắc lợi thế phân biệt ........................................................... 10
1.2.2.4 Nguyên tắc hợp nhất ....................................................................... 11
1.3 Kinh nghiệm về chiến lược Marketing du lịch của các nước ....................... 12
1.3.1 Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại.............................. 12
1.3.2 Kinh nghiệm thực hiện chiến lược Marketing du lịch của các nước...... 13
1.3.2.1 Marketing trải nghiệm..................................................................... 14
1.3.2.2 Quảng cáo hay phân phối? ............................................................ 14
-5-

1.3.2.3 “Nhập gia tùy tục”, một nguyên tắc không thể thiếu...................... 14
1.3.2.4 Hấp dẫn du lịch ............................................................................... 14
1.3.3 Bài học kinh nghiệm về Marketing du lịch cho 1 địa phương ................ 15
Kết luận chương một........................................................... 16
Chương hai: THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH ĐÀ LẠT
2.1 Tổng quan về thị trường du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng ................... 17
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội ...................................... 17
2.1.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn) ............................ 18
2.1.3 Thị trường du lịch của Thành phố Dalat. ................................................. 19
2.2 Thực trạng Marketing du lịch của Thành phố Dalat...................................... 23
2.2.1 Hiện trạng về Marketing . .......................................................................... 23
2.2.1.1 Tiềm năng thương hiệu.................................................................... 23
2.2.1.2 Sản phẩm. ........................................................................................ 24
2.2.1.3 Phân phối. ....................................................................................... 25
2.2.1.4 Giá. .................................................................................................. 25
2.2.1.5 Con người....................................................................................... .26
2.2.1.6 Qui trình . ........................................................................................ 26
1.3.3.1 Chứng minh thực tế. ....................................................................... .26
2.2.2 Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat ....................................... 27
2.2.2.1..................................................................................................... T
hị trường khách du lịch.................................................................................................. 28
2.2.2.2..................................................................................................... D
oanh thu xã hội từ du lịch ............................................................................................. 29
2.2.2.3..................................................................................................... C
ơ sở vật chất, kỹ thuật .................................................................................................. .30
2.2.2.4..................................................................................................... L
ao động trong ngành du lịch.......................................................................................... 30
2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Marketing du lịch những năm qua....... 31
2.3 Ma trận các yếu tố môi trường của Thành phố Dalat ..................................... 32
2.3.1 ................................................................................................................. N
hận định điểm mạnh và yếu (Ma trận các yếu tố bên trong IFE). .......................... 33
2.3.1.1..................................................................................................... N
hìn nhận điểm mạnh....................................................................................................... 33
2.3.1.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của điểm yếu ......................................................................................... 34
2.3.2 ................................................................................................................. N
hận định cơ hội và thách thức (Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE) ...................... 35
2.3.2.1..................................................................................................... N
hìn nhận cơ hội. ............................................................................................................. 36
2.3.2.2..................................................................................................... T
hấy nguồn gốc của nguy cơ. .......................................................................................... 36
2.3.3 ................................................................................................................. M
a trận về hình ảnh các đối thủ cạnh tranh................................................................. 38
-6-

2.3.3.1..................................................................................................... N
ăng lực cạnh tranh của du lịch Dalat. ........................................................................... 38
2.3.3.2..................................................................................................... N
hìn nhận hình ảnh cạnh tranh........................................................................................ 40
2.3.3.3..................................................................................................... Đ
ịnh hướng cạnh tranh .................................................................................................... 41
Kết luận chương hai. ................................................................... 42
Chương ba: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020
3.1 Quan điểm, mục tiêu chiến lược Marketing du lịch ........................................ 43
3.1.1 Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat ...................................... 43
3.1.2 Mục tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat........................................... 45
3.1.2.1 Thị trường trọng điểm. .................................................................... 45
¾ Thị trường khách quốc tế . ...................................................... 46
¾ Thị trường khách nội địa ........................................................ 46
1.3.3.2 Thị trường tiềm năng...................................................................... .46
3.1.3 Chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat. ........................................... 46
3.1.3.1 Khách du lịch .................................................................................. 46
3.1.3.2 Doanh thu du lịch. ........................................................................... 48
3.1.3.3 Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư. ............................ 48
¾ Nhu cầu vốn đầu tư. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu khách sạn. ................................................................ 49
¾ Nhu cầu lao động trong du lịch . ............................................ 50
3.2 Định hướng xây dựng và lựa chọn chiến lược Marketing du lịch. ................. 51
3.2.1 Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing) ..... 53
3.2.1.1 Chiến lược tăng số lượng khách hàng. ........................................... 53
3.2.1.2 Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình............................... 53
3.2.1.3 Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen. ...... 54
3.2.2 Phương hướng lựa chọn chiến lược(Hoàn thiện n/c thị trường mark) .. 55
3.2.2.1 Thị trường Du lịch........................................................................... 55
3.2.2.2 Thị trường khai thác ngành kinh doanh tiếp đón khách. ................ 56
3.2.2.3 Các chiến lược Marketing du lịch Dalat (Ma trận SWOT).............57
3.2.3 Định hướng các chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat ........... 58
3.2.3.1 Chiến lược xúc tiến quảng bá......................................................... .58
3.2.3.2 Chiến lược sản phẩm ...................................................................... 60
3.2.3.3 Chiến lược phân phối ..................................................................... 63
3.2.3.4 Chiến lược giá ................................................................................. 65
3.2.3.5 Chiến lược con người ...................................................................... 67
3.2.3.6 Chiến lược qui trình ....................................................................... 68
3.2.3.7 Chiến lược chứng minh thực tế ...................................................... .69
3.3 Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat ....... 70
3.3.1 Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)............ 70
3.3.2 Giải pháp về vốn (liên doanh, liên kết hỗ trợ) .......................................... 71
-7-

3.3.3 Giải pháp truyền thông, tiếp thị (thu hút du khách) ............................... 73
3.3.3.1 Giải pháp truyền thông, tiếp thị. ..................................................... 73
3.3.3.2 Giải pháp giá trị khách hàng . ........................................................ 74
3.3.3.3 Giải pháp phân khúc thị trường ...................................................... 75
3.3.4 Giải pháp về môi trường (cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...) ....... 75
3.3.4.1 Xét về mặt tự nhiên .......................................................................... 75
3.3.4.2 Xét về mặt kinh tế - văn hoá - xã hội............................................... 75
3.3.5 Giải pháp về loại hình và chất lượng sản phẩm (SP mới & đa dạng) .... 76
3.3.5.1 Phát triển sản phẩm mới. ................................................................ 76
3.3.5.2 Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch.................................. 77
Kết luận chương ba ............................................................ 78
Kiến nghị
-8-

Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài: Du lịch đã xuất hiện từ lâu trong lịch sử loài người, là một
trong số những ngành kinh tế phát triển mạnh nhất trên thế giới và ngày càng đa dạng,
phong phú. Ngày nay, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn
hóa - xã hội, một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều quốc gia.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao. Du lịch không những có khả năng tạo ra nguồn thu nhập rất lớn cho xã hội mà còn
góp phần thực hiện chính sách mở cửa, giao lưu văn hoá, thúc đẩy sự đổi mới và phát
triển của nhiều ngành kinh tế khác, giải quyết nhiều vấn đề mang tính chất xã hội.
Việt nam, với tiềm năng đa dạng phong phú, vừa mang bản sắc văn hóa dân tộc vừa
mang tính hiện đại. Đảng - nhà nước ta đã xác định: "Phát triển du lịch thật sự trở thành
một ngành kinh tế mũi nhọn" trên cơ sở khai thác triệt để tiềm năng sẵn có để hội nhập.
Với những đặc trưng đặc sắc của mình, Thành phố Dalat - Lâm Đồng đã có sức hấp
dẫn về du lịch từ rất sớm (1907) nay đã tròn 100 tuổi và được biết đến như là một trung
tâm du lịch nổi tiếng với những lợi thế so sánh mà các địa phương khác phải ao ước.
Được sự ủng hộ của Đảng và nhà nước, gần đây du lịch Dalat đã có bước khởi động khá.
Tuy nhiên, quy mô và chất lượng các loại hình du lịch của Dalat chưa ngang tầm
với tiềm năng, hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch còn rất khiêm tốn, chưa quảng bá
được hình ảnh một cách rộng khắp để thu hút du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Mặc
dù đã có những định hướng được ưu tiên đặc biệt, nhưng đến nay nhìn chung cơ sở - vật
chất du lịch Lâm Đồng vẫn chưa tích cực phát huy hết lợi thế của mình và cũng chưa
khai thác đúng mức tiềm năng mà thiên nhiên ban tặng. Sản phẩm du lịch hầu hết khá
đơn điệu, trùng lắp; chất lượng các dịch vụ còn yếu, các điểm và tuyến du lịch đa số chỉ
mới được đầu tư mức nhỏ lẻ trên cơ sở khai thác các địa danh du lịch sẵn có.
Xuất phát từ thực tiễn thiết thực và tính cấp bách của vấn đề, chúng tôi chọn đề tài:
"Định hướng chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng đến 2020"
-9-

2. Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu thị trường Du lịch trên địa bàn Dalat nhằm
tìm hiểu hiện trạng hoạt động của ngành Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng và phân
tích đánh giá môi trường, thực trạng Marketing của ngành du lịch. Qua đó vận dụng rút
ra một số vấn đề Marketing du lịch cốt lõi cần quan tâm trong thời gian tới, đồng thời đề
xuất một số chiến lược Marketing du lịch mới nhằm cùng chính quyền địa phương quảng
bá hình ảnh của mình trong nhận thức của khách du lịch, nâng cao lợi thế cạnh tranh
trong khu vực cũng như trên thế giới. Góp phần điều chỉnh, hoàn thiện định hướng phát
triển du lịch Dalat - Lâm Đồng đến năm 2020 một cách chủ động, toàn diện và bền vững,
từng bước đưa ngành du lịch Dalat Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực của tỉnh.
3. Phạm vi nghiên cứu: Nội dung hoạt động du lịch rất đa dạng và phong phú, bao
gồm nhiều chức năng khác nhau với không gian và thời gian vô cùng. Do khả năng đầu
tư có hạn, chúng tôi không hy vọng có thể giải quyết trọn vẹn, chuyên sâu tất cả các vấn
đề có liên quan đến đề tài. Chỉ xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Phân tích toàn cảnh ngành du lịch của toàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó tập trung
phần lớn vào Thành phố Dalat, vì theo đánh giá của các chuyên viên thì tỷ trọng du lịch
Dalat trong nhiều năm qua chiếm từ 70 - 80% hoạt động du lịch toàn tỉnh.
- Chủ yếu chú trọng vào mô tả, đánh giá, phân tích các chức năng hoạt động trong
lĩnh vực Marketing du lịch của địa phương. Từ đó đề xuất đưa ra giải pháp chiến lược
thích hợp. Các chức năng khác như đầu tư, đào tạo, tài chính, sinh học...cũng như
chương trình, kế hoạch hay giải pháp Marketing du lịch nhằm cụ thể hóa việc triển khai,
giám sát thực hiện tiếp theo của các chiến lược mà đề tài mới đề xuất, sẽ không đi sâu.
4. Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu và đánh giá các vấn đề trong đề tài
chủ yếu dựa trên các cơ sở khoa học và phương pháp luận nghiên cứu sau:
- Hệ thống lý thuyết về quan điểm du lịch, Marketing, chiến lược và cụ thể là chiến
lược Marketing du lịch cho một địa phương. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, vận dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, kết
hợp giữa lý luận và thực tiễn. Khảo sát hiện trạng - thu thập và xử lý các thông tin, số
liệu, chỉ tiêu hiện hành để đánh giá tổng quát về các nguồn tài nguyên du lịch và tình
hình sử dụng chúng trong các hoạt động Marketing du lịch địa phương.
- Phương pháp xử lý tại bàn giấy thông qua việc quan sát hiện trường, qua tham
khảo ý kiến của các chuyên gia và phiếu khảo sát thăm dò khách hàng. Sử dụng các công
- 10 -

cụ trong Marketing - Mix (áp dụng mô hình 7P) để tổng hợp, phân tích, đánh giá một số
chỉ tiêu thể hiện tính hiệu quả của hoạt động Marketing (nhận định thương hiệu) du lịch
của địa phương so với cả nước và khu vực trong những năm gần đây. Trên cơ sở đó, kết
hợp những mục tiêu, định hướng phát triển du lịch của địa phương mới được chính phủ
phê duyệt, sử dụng các kỹ thuật về dự báo xu hướng theo ma trận ... đề tài sẽ sẽ nêu ra
một số chiến lược Marketing cốt lõi và các giải pháp hỗ trợ nhằm giúp cho định hướng
phát triển ngành du lịch Thành phố Dalat trong 15 năm tới thực thi hiệu quả.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Du lịch đang là ngành kinh tế có tính
cạnh tranh cao. Chấp nhận cạnh tranh và tìm kiếm con đường riêng cho mình là con
đường phát triển tất yếu của Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng. Trong bài viết này,
chúng tôi tập trung trình bày về chiến lược Marketing với ý nghĩa là một trong những
giải pháp quan trọng góp phần vào việc xác định mục tiêu, chiến lược, giúp các nhà
hoạch định tìm kiếm con đường riêng cho du lịch Dalat.
Qua nghiên cứu và phân tích xu hướng chiến lược Marketing du lịch đến năm 2020
của Dalat, bước đầu đề tài có thể rút ra một số kết luận cơ bản sau:
Việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020 là bước cụ thể hóa chủ trương đường lối phát triển kinh tế
xã hội nhằm thực hiện mục tiêu nghị quyết của Tỉnh về đột phá, tăng tốc phát triển du
lịch Dalat xứng đáng là một trong những địa bàn trọng điểm du lịch của cả nước.
Trước tình hình thế giới và trong nước những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều thay đối
với du lịch. Du lịch Lâm Đồng cần phải có chiến lược phát triển dài hạn phù hợp, đặc
biệt là định hướng chiến lược Marketing du lịch của Thành phố Dalat, để có giải pháp tối
ưu nhất trong xu thế hội nhập. Bởi, thực tế nhận thức quan điểm Marketing của du lịch
Dalat - Lâm Đồng trong thời gian qua rõ ràng là còn nhiều bất cập, hạn chế không nhỏ
đến sự thu hút du khách và tiến trình phát triển của toàn ngành du lịch địa phương.
Vì điều kiện thời gian có giới hạn, nên mặc dù đã cố gắng nhưng đề tài chắc có
thể chưa đi sâu phân tích hết các khía cạnh, chi tiết có liên quan. Kính mong Thầy
hướng dẫn và Hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho ý kiến đóng góp thêm để đề tài
được hoàn thiện hơn. Hy vọng sau khi ra mắt, đề tài có thể giúp các nhà quản trị du lịch
địa phương vận dụng được phần nào đó vào thực tiễn trong thời gian tới.
- 11 -

Chương một:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING
DU LỊCH ĐỊA PHƯƠNG

1.1. Một số khái niệm cơ bản


1.1.1. Khái niệm về du lịch, sản phẩm du lịch và thị trường du lịch
1.1.1.1. Khái niệm về du lịch: Hoạt động du lịch là tổng hòa hàng loạt mối quan hệ
và hiện tượng lấy sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội nhất định làm cơ sở, lấy chủ thể
du khách, khách thể du lịch và trung gian du lịch làm điều kiện. Cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học công nghệ, thời gian nhàn rỗi tăng lên, chất lượng cuộc sống
con người ngày được cải thiện đã tạo động cơ thúc đẩy du lịch phát triển không ngừng.
Theo luật du lịch mới ban hành tháng 6/2005 thì: “Du lịch là các hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất
định”. Đây là khái niệm có tính cô đọng và phản ánh được những nội dung cốt lõi nhất
của hoạt động kinh tế du lịch, nên chúng tôi thống nhất chọn để sử dụng trong luận văn.
1.1.1.2. Khái niệm về sản phẩm du lịch: Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm
các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình. Hầu hết những sản phẩm du lịch là
những dịch vụ và những kinh nghiệm. Do sản phẩm du lịch ở xa với khách hàng và cố
định, nên các đơn vị cung ứng du lịch phải tìm cách đưa khách hàng đến với sản phẩm.
¾ Đặc tính của dịch vụ du lịch: Khác biệt với sản phẩm vật chất, dịch vụ du lịch
có tính tổng hợp, đồng thời, không đồng nhất, không có quyền sở hữu và tính dễ dao
động không thể dự trữ hay chuyển dịch. Đó là:
- Tính vô hình: Không thể nhìn thấy, cảm giác hay nghe thấy được trước khi mua
- Tính bất khả phân: Người cung cấp dịch vụ và khách hàng không thể tách rời.
- Tính khả biến: Chất lượng tùy vào con người, thời gian và địa điểm cung cấp.
- Tính dễ phân hủy: Sản phẩm du lịch không thể để dành (tồn kho) cho ngày mai.
¾ Đặc điểm của sản phẩm du lịch: Thời gian sử dụng ngắn hơn so với các dịch
vụ khác, tạo sự thu hút có tính chất cảm tính, nhấn mạnh hơn sự xúc tiến tiêu thụ vào lúc
- 12 -

cao và thấp điểm. Sự quản lý các dấu hiệu hữu hình có mức độ quan trọng hơn, hình ảnh
và ấn tượng được nhấn mạnh nhiều hơn cũng như hệ thống phân phối đa dạng hơn
nhưng lại phụ thuộc nhiều vào các tổ chức khác và dễ bắt chước.
¾ Thành phần của sản phẩm du lịch: Theo Marketing thì tài nguyên của sản phẩm
du lịch bao gồm: Tài nguyên thiên nhiên, nơi tiêu biểu về văn hóa và lịch sử, nơi giải trí
đa dạng, các tiện nghi du lịch, khí hậu, hấp dẫn tâm lý và các tài nguyên khác.
¾ Thể loại du lịch: Du lịch xanh (thiên nhiên) và du lịch văn hóa (lịch sử, văn hóa)
¾ Mô hình sản phẩm du lịch: Từ các thành phần của sản phẩm du lịch, có thể rút
ra những yếu tố cơ bản để lập nên mô hình sản phẩm du lịch. Tùy yếu tố thiên nhiên và
quan niệm của mỗi tác giả mà có thể tiếp cận các mô hình khác nhau như:
- Mô hình 4S: Sea (biển), Sun (mặt trời), Shop (cửa hàng lưu niệm), Sex (hấp dẫn).
- Mô hình 3H: Heritage (di sản), Hospitality (hiếu khách), Honesty (uy tín).
- Mô hình 6S: Sanitaire (vệ sinh), Santé (sức khỏe), Sécurité (an ninh, trật tự),
Sérénité (thanh thản), Service (dịch vụ, cách phục vụ), Satisfaction(thỏa mãn).
1.1.1.3. Khái niệm về thị trường du lịch: Thị trường du lịch là tổng thể các hành vi
và quan hệ kinh tế thể hiện ra trong quá trình thực hiện sự trao đổi sản phẩm du lịch vì
mục đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn của du khách. Mâu thuẫn cơ bản của thị trường
du lịch là mâu thuẫn giữa cung và cầu sản phẩm du lịch, để khai thác được thị trường du
lịch phải xuất phát từ thực tế, tiến hành một cách có kế hoạch, có chiến lược. Trong đó,
phân tích thị trường thông qua điều tra và dự đoán cung - cầu là tiền đề quan trọng.
¾ Cung của du lịch: Là khả năng của toàn bộ hệ thống của cải vật chất, dịch vụ mà
bộ máy du lịch và các ngành liên quan có thể đưa ra để phục vụ du khách; bao hàm một
chuỗi các nhiệm vụ - trách nhiệm và hoạt động hợp thành các đơn vị chức năng; là hệ
thống các hoạt động dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu du khách. Để tăng cung du lịch cần
chú trọng đầu tư cả về số lượng và chất lượng sản phẩm du lịch, đòi hỏi ưu tiên thỏa
đáng về thời gian và vốn. Thị trường du lịch theo hướng cung chính là ngành du lịch với
nhiều thị trường con, nhiều sản phẩm do nhiều loại hình tổ chức thiết kế và cung cấp.
¾ Cầu của du lịch: Là thành phần quyết định tạo nên thị trường du lịch, một tập
hợp những khách du lịch (du khách và khách tham quan). Cầu của du lịch phụ thuộc vào
- 13 -

các tầng lớp du khách khác nhau về mức độ thu nhập, phong tục tập quán - tín ngưỡng,
tâm sinh lý, giá cả và nhất là thời vụ (mùa trong năm). Các nhân tố ảnh hưởng này tạo cơ
cấu phức tạp đa dạng nên độ co giản của cầu về du lịch rất lớn. Các đơn vị kinh doanh
du lịch cần đặc biệt chú trọng vấn đề dự báo và “đào sâu” công tác tiếp thị, nhất là du
khách quốc tế. Thị trường du lịch theo hướng cầu là một thị trường hoàn chỉnh, phản ánh
nhu cầu của khách hàng về một loạt những sản phẩm có liên quan đến du lịch.
¾ Mối quan hệ cung - cầu du lịch: Có tính ràng buộc và tác động lẫn nhau, khả
năng cung kích thích sự hiếu kỳ - hưởng thụ tác động lên du khách làm khơi dậy cầu,
còn cầu ảnh hưởng trở lại đến sự phát triển của cung qua việc tăng tiêu thụ. Do đặc thù
của thị trường du lịch, cung cầu ở cách xa nhau nên công tác Marketing du lịch là hết sức
cần thiết. Động cơ du lịch là nhu cầu sinh học và nhu cầu tình cảm của con người. Động
lực thúc đẩy cung - cầu du lịch là yếu tố kinh tế, sự mở rộng quan hệ quốc tế, tâm lý du
khách, cơ sở vật chất, thông tin quảng cáo, tài nguyên du lịch, thời gian nhàn rỗi của du
khách và sự tác động của nhà nước ...
Trong lĩnh vực Marketing, việc nghiên cứu thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan
trọng. Thị trường là đối tượng chủ yếu, là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả
của các hoạt động Marketing. Thông qua mối quan hệ cung - cầu thị trường nhằmgiải
thích phương thức tương tác giữa năm khu vực chính của ngành du lịch: (1) Các tổ chức
lưu trú, (2) Các tổ chức vận chuyển, (3) Các tổ chức lữ hành, (4) Các tổ chức xúc tiến,
(5) Các điểm du lịch để tác động điều tiết nhu cầu của du khách.
Thể hiện qua (Phụ lục 1: Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch)
1.1.2. Khái niệm về Marketing du lịch
1.1.2.1. Khái niệm về Marketing: Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hoạt động
Marketing, mỗi đĩnh nghĩa (tùy vào hướng tiếp cận và phạm vi áp dụng) đều nêu lên
được một hoặc một số nét bản chất của Marketing và phù hợp với từng giai đoạn phát
triển của Marketing, không ai tranh cãi hay phủ nhận vai trò, vị trí và tác dụng của nó.
Nhìn chung, Marketing được coi là thứ Oxy cung cấp sự sống cho cơ thể kinh doanh.
Philip Kotler cho rằng: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm
thỏa mãn những mong muốn của họ thông qua trao đổi”. hay “Marketing là quá trình
- 14 -

cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng, đúng thời gian và vị trí ”(John
H.Crighton). Tổng quát, có thể hiểu: Marketing là một dạng hoạt động của con người
nhằm để nghiên cứu tính qui luật hình thành nhu cầu trên thị trường. Đồng thời nghiên
cứu các chính sách và nghệ thuật kinh doanh để làm cho quá trình sản xuất đáp ứng thỏa
mãn nhu cầu xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất cho doanh nghiệp.
1.1.2.2. Khái niệm về Marketing du lịch: Theo quan điểm của tổ chức du lịch thế
giới (World tourism Organization) “Marketing du lịch là một triết lý quản trị mà nhờ
nghiên cứu, dự đoán, tuyển chọn dựa trên nhu cầu của du khách nó có thể đem sản phẩm
du lịch ra thị trường sao cho phù hợp mục đích của tổ chức du lịch đó”.
Hiểu một cách chung nhất: Marketing du lịch là tiến trình nghiên cứu, phân tích
những nhu cầu của khách hàng, những sản phẩm, dịch vụ du lịch và những phương thức
cung ứng, hỗ trợ để đưa khách hàng đến với sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ,
đồng thời đạt được những mục tiêu của tổ chức.
1.1.2.3. Mục tiêu Marketing: Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị
trường như là khối lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing. Nếu như
mục tiêu doanh nghiệp là vị trí trên thị trường hay mức lợi nhuận, thì mục tiêu Marketing
là số liệu cụ thể về cái mà doanh nghiệp bán (sản phẩm) và bán cho ai (thị trường).
Mục tiêu quan trọng của Marketing là những cam kết về số lượng, nhằm tối đa hóa
khả năng tiêu thụ mà khách hàng thực sự mong muốn thỏa mãn và làm cho khách hàng
cảm thấy mình là một đối tác trong giao dịch với doanh nghiệp, tức là chuyển nhu cầu
của khách hàng thành mục tiêu của Marketing.
Ma trận Ansoff là một công cụ hữu ích để xây dựng mục tiêu Marketing và mục
tiêu cụ thể "SMART”(Specific: Cụ thể, Measurable: Đếm được, Achievable: Đạt được,
Realistic: Thực tế, Timed: Mức thời gian) là một yêu cầu tiên quyết để xây dựng một
chiến lược phù hợp nhằm đạt được mục tiêu đó. Một nỗ lực Marketing thành công là
phải làm cho cả khách hàng và doanh nghiệp đều cảm thấy hài lòng khi tạo được sự thu
hút hay những gì mình đã đánh đổi.
1.1.3. Khái niệm về chiến lược Marketing du lịch: Nếu như tầm nhìn định
hướng một bức tranh, một khát vọng có thể xảy ra trong tương lai, những điều mà tổ
- 15 -

chức muốn đạt. Thì chiến lược tạo ra cái khung hướng dẫn tư duy hành động, là tìm
kiếm cơ hội và tạo lợi thế cạnh tranh.
1.1.3.1. Khái niệm về chiến lược: Theo Alfred chandler “Chiến lược là sự xác
định các mục đích và mục tiêu cơ bản lâu dài của doanh nghiệp, xác định các hành động
và phân bổ các nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu đó” Còn trong quản trị
kinh doanh, người ta định nghĩa: Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính
sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó.
¾ Chiến lược kinh doanh: Là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp, là sự kết hợp hài
hòa của: R1 - Ripeness (chọn đúng điểm dừng), R2 - Reality (khả năng thực thi chiến
lược), R3 - Resources (khai thác tiềm năng). Với một ngành, một địa phương thì chiến
lược kinh tế là hệ thống các quan điểm, mục tiêu, định hướng và chính sách cơ bản trong
một thời kỳ dài hạn nhằm thực hiện thành công đường lối phát triển của Đảng và nhà
nước. Trong bất kỳ tổ chức nào, các chiến lược đều tồn tại ở vài cấp độ khác nhau.
Suy nghĩ có chiến lược là phân tích những gì xung quanh công việc để thấy được
những cơ hội, thách thức và tiềm năng mà đội ngũ của công ty có thể sẽ gặp phải. Kiên
nhẫn và nhạy cảm với những cơ hội để có thể đóng góp cho việc vận hành của công ty.
Một “tầm nhìn” chiến lược, một tầm nhìn dài hạn mong muốn đặt mình vào trong
mối quan hệ tới môi trường kinh doanh như: Vai trò và chức năng của tổ chức, sản phẩm
và dịch vụ mà tổ chức cung cấp, mối quan hệ giữa tổ chức với khách hàng và đối thủ
cạnh tranh. Lộ trình tới tương lai như mong đợi phải được vạch rõ về mặt chủ điểm của
chiến lược, “những nhân tố làm nên thành công cho chiến lược” mà tổ chức cần phải có.
“Ý tưởng nếu không thực thi giống như nằm mơ giữa ban ngày,
nhưng thực thi mà thiếu ý tưởng giống như ác mộng giữa ban đêm”.
¾ Phân loại chiến lược: Với mục tiêu tăng trưởng nhanh có chiến lược phát triển
tập trung (thâm nhập, mở rộng thị trường và sản phẩm); chiến lược phát triển hội nhập
(phía trước, phía sau và hàng ngang) và chiến lược phát triển đa dạng hoá: (đồng tâm,
hàng ngang và tổng hợp). Với mục tiêu suy giảm có chiến lược suy giảm.
¾ Công cụ chủ yếu để xây dựng và lựa chọn chiến lược: Có rất nhiều công cụ để
xây dựng và lựa chọn chiến lược. Phân tích mô hình SWOT (Strengths: Điểm mạnh,
- 16 -

Weaknesses: Điểm yếu, Opportunities: Cơ hội và Threats: Nguy cơ) là một kỹ thuật
ngắn gọn hữu ích để tóm tắt những vấn đề then chốt nảy sinh từ việc đánh giá môi
trường bên trong và tác động của môi trường bên ngoài đối với doanh nghiệp. Nhằm
giúp “cân - đong - đo - đếm” một cách chính xác trước khi quyết định thâm nhập thị
trường. Trên thực tế, việc vận dụng SWOT trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, hoạch
định chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, khảo sát thị trường, phát triển sản phẩm và
cả trong các báo cáo nghiên cứu ... đang ngày càng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình 1.1: Mô hình SWOT


1.1.3.2. Chiến lược Marketing: Con đường mà doanh nghiệp dự định đi để đến
được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing. Đó là một chiến lược chức năng, là nền
tảng có tính định hướng cho việc xây dựng các chiến lược chức năng khác. Chiến lược
Marketing bao gồm các chiến lược chuyên biệt liên quan đến thị trường mục tiêu,
Marketing - Mix và ngân sách Marketing. Suy nghĩ chiến lược là chìa khóa để có được
sự quản lý tiên phong thành công: “Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực
hiện để đạt được mục tiêu Marketing và thường liên quan đến 4P”.
Chiến lược hỗn hợp 4P (Marketing mix): Về cơ bản thường được triển khai chung
quanh 4 yếu tố (4Ps). Tùy thực tế của thị trường mà vận dụng một hay nhiều yếu tố này.
- Sản phẩm (Product): Các chính sách chung về nhãn hiệu sản phẩm, định vị, hủy
bỏ, sữa chửa, bổ sung, thiết kế mẫu mã, bao bì ...
- Kênh phân phối (Place): Chính sách chung về kênh và cấp dịch vụ khách hàng.
- Giá cả (Price): Chính sách chung về giá cần được tuân theo đối với từng nhóm
sản phẩm cho từng phân khúc thị trường.
- Xúc tiến thương mại hay truyền thông (Promotion): Chính sách chung về truyền
thông, các hoạt động tiếp xúc với khách hàng như: quảng cáo, đội ngũ bán hàng, khuyến
mãi, quan hệ cộng đồng, hội chợ triễn lãm, thư tín, dịch vụ khách hàng, internet ...
- 17 -

Chiến lược Marketing là một hệ thống chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai
và phối hợp các chính sách Marketing để cùng đạt mục tiêu của doanh nghiệp một cách
có hiệu quả nhất, nó biểu thị tổng quát thái độ của doanh nghiệp đối với thị trường. Có 4
loại chiến lược Marketing gồm: Thâm nhập thị trường - Phát triển thị trường - Phát triển
sản phẩm - Đa dạng hóa kinh doanh và đặc biệt luôn quan tâm đến lợi thế cạnh tranh.
Để phát triển doanh nghiệp có thể triển khai thành ba chiến lược Marketing cơ bản,
đó là: (1) tăng số lượng khách hàng; (2) tăng số lượng giao dịch trung bình; và (3) tăng
số lần mua hàng thường xuyên. Mỗi chiến lược Marketing phải được đánh giá bằng khả
năng tác động và ảnh hưởng trực tiếp của nó tới một trong ba yếu tố này.
1.1.3.3. Chiến lược Marketing du lịch: Ngoài 4P như đã giới thiệu ở trên, ngày
nay Marketing - Mix còn thêm 3C (Customers: Khách hàng, Company itsel: Chính bản
thân công ty, Competitors: Đối thủ cạnh tranh). Với du lịch, sản phẩm chủ yếu là dịch
vụ, nên thực tế thường có xu hướng triển khai 4P thành 7 yếu tố để phản ánh sự chú tâm
đối với sự đặc thù của sản phẩm dịch vụ. Tức là bổ sung thêm 3 yếu tố sau:
- Con người (People): Bổ sung nhân lực có đủ kiến thức, kinh nghiệm cần thiết
nhằm chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và đánh giá được năng lực, hiệu quả công việc
thông qua nhận xét của khách hàng về mức độ hài lòng.
- Qui trình (Process): Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như ISO nhằm chuẩn hoá
qui trình đặt và nhận hàng, thu tiền, qui trình bảo hành ..tạo tiện lợi hơn cho khách hàng.
- Chứng minh thực tế (Physical evidence): Các cơ sở hạ tầng như trụ sở, văn phòng
giao dịch, trung tâm dịch vụ khách hàng, trung tâm bảo hành, điểm phục vụ.
1.2. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch địa phương
1.2.1. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch cho 1 địa phương
1.2.1.1. Vai trò của Marketing: Marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt
động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong
việc phát hiện, đáp ứng và làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Sự thành công của Marketing không những được đánh giá qua lượng hàng bán
được hàng ngày mà quan trọng hơn nó còn được thể hiện qua lượng khách hàng trung
thành mà doanh nghiệp có được (bao nhiêu và bao lâu?). Nỗ lực của doanh nghiệp còn
- 18 -

phải duy trì trong một thời gian dài với khách hàng đầu tiên, để hy vọng rằng họ sẽ quay
lại trong những lần sau.
Marketing giúp thấy rõ hướng đi trong tương lai để đạt tới mục tiêu cụ thể nhất
định, nhận biết được cơ hội và nguy cơ qua thông tin đầy đủ từ sự phản hồi của khách
hàng để kịp thời bổ sung, cải tiến, nâng cao các đặc tính sử dụng sản phẩm làm thỏa mãn
nhu cầu của khách hàng. Đồng thời xác định chính xác các mục tiêu sinh lợi, tạo thế lực
và đảm bảo an toàn trong kinh doanh, hướng tới tiết kiệm chi phí nhằm tăng lợi nhuận.
Để đạt hiệu quả tối ưu, Marketing đòi hỏi sự nổ lực của tất cả mọi người trong tổ chức.
1.2.1.2. Vai trò của chiến lược Marketing du lịch: Du lịch là một ngành công
nghiệp không khói, nên đặc tính của sản phẩm du lịch khác với sản phẩm hàng hóa, và
khách hàng thường ở xa sản phẩm, vì vậy Marketing du lịch rất cần thiết trong lĩnh vực
kinh doanh du lịch. Vai trò của Marketing trong du lịch là liên kết có hệ thống giữa cung
và cầu trong thị trường du lịch có tác động điều tiết nhu cầu của du khách. Vai trò này
được thể hiện qua. (Phụ lục 2: Sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch)
Chiến lược Marketing du lịch nhằm phân tích các cơ hội thị trường, phân khúc và
chọn thị trường phù hợp với mục tiêu và nguồn lực. Phân tích tình hình, vị thế cạnh tranh
và hoạch định chiến lược tiếp thị, triển khai Marketing - Mix, tổ chức thực hiện, theo dõi
kiểm tra các hoạt động tiếp thị du lịch trong các doanh nghiệp du lịch.
1.2.1.3. Thị trường của ngành du lịch địa phương: Đặt địa phương trong bối
cảnh cạnh tranh và hội nhập, đưa ra những khuôn khổ để đánh giá những mặt mạnh -
yếu, cơ hội - thách thức của địa phương trước xu thế phát triển và ảnh hưởng khu vực
xung quanh. Trên cơ sở xác định viễn cảnh của một địa phương, xác định các đối tác và
các đối thủ cạnh tranh, sẽ giúp hình thành các chiến lược phát triển và nâng cao khả năng
cạnh tranh của địa phương. Từ đó, sử dụng các công cụ Marketing như phương pháp xác
định khách hàng và nhu cầu của khách hàng, các nhà đầu tư, thương hiệu địa phương,
cách tiếp cận khách hàng, qui trình đưa ra quyết định của khách hàng, và các phương
pháp cạnh tranh trên thị trường. (Phụ lục 3: Các cấp độ Marketing địa phương)
Trong Marketing hiện đại, mọi quyết định đều bắt nguồn từ yêu cầu của thị trường,
nên nghiên cứu thị trường là động tác đầu tiên trong qui trình Marketing. Nghiên cứu thị
- 19 -

trường trở thành một công cụ không thể thiếu, một nghiệp vụ vô cùng quan trọng được
sử dụng rất phổ biến phục vụ những mục đích đa dạng. Nếu công tác nghiên cứu thị
trường được làm tốt, nó cung cấp đầy đủ thông tin chính xác để giúp người làm
Marketing đưa ra một chiến lược phù hợp và do đó mang lại hiệu quả cao. Ngược lại,
hoạt động Marketing sẽ không hiệu quả.
Thực chất của nghiên cứu Marketing là tiếp thị thương hiệu, hay nói khác đi thì
thương hiệu là một đơn vị cơ bản để tiếp thị, thương hiệu có thể được hiểu là một sản
phẩm hữu hình, một dịch vụ, hay một địa phương như Thành phố hoặc tỉnh cụ thể.
Marketing địa phương về mặt nguyên lý cũng giống như Marketing thương hiệu
của một sản phẩm hay của một loại dịch vụ nào đó, tuy nhiên về mặt tiếp thị cụ thể thì
Marketing địa phương cũng có những đặc trưng riêng của nó.
1.2.1.4. Thị trường mục tiêu: Những nhóm có cùng một nhu cầu, cùng đáp ứng lại
hoạt động Marketing được rút ra từ quá trình phân khúc thị trường, được gọi là “thị
trường mục tiêu”. Phân khúc thị trường dựa trên nhu cầu và hành vi của khách hàng,
những yếu tố quyết định mà họ đặt ra để mua hàng hoá, chọn nguồn cung cấp sản phẩm,
dịch vụ ...
Thị trường mục tiêu lựa chọn tương đối đồng nhất về các khách hàng tiềm năng,
bao gồm tập hợp những người có nhu cầu hoặc đặc điểm giống nhau mà công ty quyết
định phục vụ. Tức là chia thị trường thành những nhóm khác nhau có thể yêu cầu những
sản phẩm riêng hoặc hỗn hợp tiếp thị riêng.. Trên cơ sở đánh giá các khúc thị như: Quy
mô và tốc độ tăng, sự hấp dẫn (khả năng sinh lãi), mục tiêu công ty và nguồn lực... để
lựa chọn tiếp thị không phân biệt, phân biệt hay tiếp thị tập trung.
Thị trường mục tiêu của ngành du lịch một địa phương bao gồm các du khách, nhà
đầu tư và các chuyên gia về du lịch. Để có được thị trường mục tiêu các nhà Marketing
địa phương thường sử dụng các phương thức như: Tạo nên một hình tượng độc đáo, khác
biệt để thu hút, xây dựng những đặc trưng hấp dẫn thông qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ
tầng, Marketing xã hội, bồi dưỡng cán bộ chuyên nghiệp, nâng cấp dịch vụ ...Mục tiêu
chiến lược Marketing là lợi nhuận, lợi thế và an toàn.
- 20 -

1.2.2. Các nguyên tắc xây dựng chiến lược Marketing du lịch địa phương:
Nhiệm vụ của ban quản lý Marketing rõ ràng là quan trọng cho việc hiểu vai trò
của Marketing bên trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều nhà chiến lược quan tâm hơn là
cách các nhà quản lý nên làm để thực hiện những nhiệm vụ này. Có bốn nguyên tắc cơ
bản để thực hiện thành công công việc Marketing, đó là:
1.2.2.1. Nguyên tắc chọn lọc và tập trung: Việc chọn lựa thị trường và quyết định
phân khúc thị trường mục tiêu phải hướng tới là một trong số những trách nhiệm chủ yếu
của Marketing. Tuy nhiên, cốt lõi của quá trình quyết định về chiến lược thị trường là
“Nguyên tắc chọn lọc và tập trung”; doanh nghiệp sẽ ít bị nguy cơ đối thủ cạnh tranh, bắt
chước nếu như xác định được những cơ hội để phát huy khả năng chuyên biệt của mình.
Đồng thời cho phép xem xét các phân khúc sâu hơn và mở ra những cơ hội ẩn giấu.
Tất nhiên, một chính sách tập trung cũng có rủi ro, đã tập trung nguồn lực hạn chế
vào một số cơ hội có nghĩa phải bỏ qua những cơ hội khác. Nguyên tắc này còn gọi là
“tập trung và nhượng bộ” nhằm nhấn mạnh rằng trong đấu trường Marketing, không
những phải tập trung mà còn biết nhường những phân khúc khác cho đối thủ cạnh tranh.
1.2.2.2. Nguyên tắc giá trị khách hàng: Thành công trong các phân khúc thị
trường mục tiêu liên quan trực tiếp đến khả năng doanh nghiệp cung cấp được cho khách
hàng giá trị họ dự kiến. Đây là nguyên tắc cốt lõi để hiểu được nhiệm vụ của giám đốc
Marketing, đồng thời hướng hoạt động nghiên cứu Marketing vào xem xét sâu nhu cầu,
ước muốn, ưu tiên và kinh nghiệm của khách hàng. Một hệ quả của nguyên tắc này là
mặc dù doanh nghiệp phát triển phân phối sản phẩm và dịch vụ, song khách hàng chỉ
nhận biết giá trị thông qua các lợi ích mà những sản phẩm và dịch vụ này mang lại.
1.2.2.3. Nguyên tắc lợi thế phân biệt: Nguyên tắc này liên quan chặt chẽ với
nguyên tắc giá trị khách hàng, nó khẳng định rằng: Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận
cao, phải dùng những đòn bẩy của hỗn hợp Marketing để thiết kế một đề nghị, nhằm
cung cấp cho một nhóm khách hàng chính đáng về mặt kinh tế, những lợi ích họ đang
tìm kiếm mà không được các đối thủ cạnh tranh cung cấp.
Không phải tất cả mọi sự khác biệt đều đưa đến lợi thế, những khác biệt trong đề
nghị phải tạo ra những lợi ích mà khách hàng mục tiêu thực sự trân trọng.
- 21 -

1.2.2.4. Nguyên tắc hợp nhất: Nguyên tắc hợp nhất chi phối sự thành công hay
thất bại của tất cả mọi nỗ lực. Tất cả mọi yếu tố trong thiết kế và thực hiện phải được kết
hợp cẩn thận từ quan điểm của khách hàng, quan trọng là sự hợp nhất phải diễn ra để
đảm bảo giá trị được tạo dựng và phân phối. Phải tiến hành rất nhiều việc lập kế hoạch
chi tiết để đảm bảo thành công trên thương trường; việc lập kế hoạch này vạch ra
phương hướng và định thời gian cho các hoạt động Marketing, đó chính là biểu hiện cụ
thể duy nhất của những chiến lược và kế hoạch Marketing.
Qui trình xây dựng kế hoạch Marketing du lịch cho một địa phương:
Kế hoạch Marketing du lịch địa phương được cụ thể hoá từ mục tiêu chiến lược
kinh doanh của ngành. Nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đảm bảo tính nhất quán, sự phối
hợp hài hòa giữa các đơn vị chức năng với đơn vị kinh doanh trong ngành. Công việc
đầu tiên để hoạch định chiến lược Marketing du lịch cho một địa phương là xây dựng
tầm nhìn tổng thể (ma trận SWOT) trên cơ sở xác định về tiềm năng tài nguyên, cơ sở
vật chất - kỹ thuật và nhận dạng đối thủ cạnh tranh để đánh giá hiện trạng (mạnh - yếu,
cơ hội - nguy cơ) nhằm dự báo xu hướng của thị trường mục tiêu. Qua đó hoạch định
chiến lược Marketing du lịch thích hợp cho quá trình triển khai và thực hiện. Cụ thể:
Bước 1 - Xác định mục tiêu Marketing: Đặt ra mục tiêu đạt một tỉ lệ nhận biết nhất
định, vị trí trên thị trường và trong ngành kinh doanh, qui mô thị trường và lợi nhuận.
Bước 2 - Phân tích tình hình thị trường: Sử dụng các công cụ định vị thương hiệu,
phân tích và dự báo xu hướng thị trường, khả năng cạnh tranh dựa trên các tiêu chí.
Bước 3 - Phân khúc thị trường: Phân khúc theo nhóm công nghiệp, đặc điểm địa lý,
đặc điểm giai đoạn thị trường, kỹ thuật công nghệ và mức độ phát triển ...
Bước 4 - Xác định thị trường mục tiêu: Đánh giá các phân khúc để xác định.
Bước 5 - Định hướng Marketing chiến lược: Xác định hoạt động kinh doanh tổng
thể, qui mô, cạnh tranh, thương hiệu …và chiến lược truyền thông, nghiên cứu…
Bước 6 - Kế hoạch triển khai thực hiện: Hoạt động kinh doanh của từng bộ phận,
quản trị thương hiệu, khách hàng, dịch vụ, đầu tư phát triển và kỹ năng nhân viên.
Bước 7 - Kế hoạch theo dõi và điều chỉnh: Các công cụ theo dõi đánh giá thực hiện
và kết quả thu được qua từng giai đoạn cụ thể.
- 22 -

1.3. Kinh nghiệm về chiến lược Marketing du lịch của các nước
1.3.1. Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại: Qua thời gian, quan
điểm của Marketing ngày một hiện đại và gắn liền với thực tế hoạt động sản xuất - kinh
doanh. Chương trình chiến lược Marketing du lịch hiện đại, trước hết đề cập đến thị
trường, trong đó phân khúc thị trường là cơ sở để xây dựng chiến lược Marketing khả
thi. Bởi vì, các công ty du lịch ngày nay đã nhận ra rằng: Không thể cùng một cách mà
có thể thu hút được toàn bộ khách du lịch trên thị trường, số lượng khách du lịch thì quá
lớn, quá dàn trải về mặt địa lý, nhu cầu và cách du lịch của họ cũng quá đa dạng. Về phía
các công ty du lịch thì khả năng đáp ứng cũng rất khác nhau do khác biệt về năng lực.
Như vậy, thay vì dàn trải năng lực để phục vụ cho toàn bộ nhu cầu trên thị trường,
từng công ty cần xác định cho mình một phần của thị trường mà họ có khả năng phục vụ
tốt nhất, có lợi nhất. Hầu hết các công ty du lịch ngày nay đã rời bỏ chiến lược thị trường
chung, họ bắt đầu đi theo hướng thị trường tuyển chọn. Như thế, sẽ có những phân khúc
được rút lui hoặc chỉ phục vụ cầm chừng, và có những phân khúc cần quyết tâm, dốc sức
phục vụ. Từ đó, Marketing hiện nay đã trở thành một tổng hợp các phương pháp quảng
cáo ngày càng hoàn chỉnh để đầu tư và cải tạo những thị trường, đặc biệt những thị
trường du lịch giàu tiềm năng và sức phát triển. Marketing đã thực sự trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi người.
¾ Các nguyên tắc bất biến trong Marketing hiện đại:
- Sự dẫn đầu: Là sản phẩm đầu tiên bao giờ cũng có ưu thế.
- Chủng loại: Nếu không là sản phẩm đầu tiên, hãy thay đổi hay tạo chủng loại mới.
- Bậc thang: Chiến lược áp dụng tùy thuộc vào nấc thang đang đứng.
- Song đôi: Về lâu dài, mọi cuộc đua tranh rồi sẽ chỉ còn lại hai con ngựa.
- Sự tập trung: Marketing là sở hữu một từ trong tư duy của khách hàng tiềm năng.
- Sự mở rộng: Mở rộng thêm nhãn hiệu thường là một áp lực không thể cưỡng lại.
- Sự độc nhất: Marketing là sự nỗ lực liên tục trong quá trình tìm kiếm sự độc nhất.
- Tính ưu việt: Sở hữu vị trí ưu việt trong tư duy của khách hàng là yếu tố sống còn.
- Sự phân chia: Một chủng loại sản phẩm sẽ phân chia thành hai (hoặc nhiều hơn).
- Trái tim: Chiến lược Marketing không có yếu tố tình cảm sẽ không hiệu quả.
- 23 -

- Đặc tính: Bất kỳ khía cạnh nào cũng có một đặc tính đối nghịch và hiệu quả.
- Tính thật thà: Chấp nhận 1 nhược điểm, khách hàng tiềm năng sẽ cho 1 ưu điểm.
- Sự hy sinh: Muốn được một thứ phải từ bỏ một thứ khác.
- Sự thành công: Thành công dẫn đến kiêu ngạo và kiêu ngạo dẫn đến thất bại.
- Sự thất bại: Thất bại là điều phải được dự kiến và được chấp nhận.
- Sự cường điệu: Thực tế thường ngược lại với những gì xuất hiện trên báo.
- Sự gia tốc:Các chương trình thành công thường xây dựng dựa trên khuynh hướng.
- Viễn cảnh: Hiệu ứng Marketing thường xẩy ra và kéo dài.
- Sự đối nghịch: Nếu nhắm vị trí thứ 2, chiến lược sẽ do người dẫn đầu quyết định.
- Xuất xứ: Xuất xứ của thương hiệu thường quan trọng hơn chất lượng.
- Nguồn tài nguyên: Không có đủ nguồn ngân sách và kiến thức chuyên môn cần
thiết, ý tưởng không thể thành hiện thực và thương hiệu không thể được tạo nên.
- Không thể lường trước: Trừ phi chính là người soạn ra kế hoạch của đối thủ cạnh
tranh, không thể biết được điều gì sẽ xãy ra trong tương lai.
1.3.2. Kinh nghiệm thực hiện chiến lược Marketing du lịch của các nước:
Tư tưởng Marketing trên thế giới hiện nay đang phát triển theo ba xu hướng chính:
Xu hướng Mỹ: Chú trọng phát triển Marketing theo hướng nghiên cứu quan hệ giữa
định hướng thị trường và các hoạt động Marketing của doanh nghiệp; xem trọng vai trò
các chức năng trong Marketing và phối hợp quản lý 4P (Place, Promotion, Product,
Price); xem trọng vai trò của các nhà quản lý.
Xu hướng châu Âu: Chú trọng phát triển theo hướng nghiên cứu định hướng thị
trường bằng cách phối hợp tất cả các hoạt động của doanh nghiệp; chú trọng phát triển
các mối quan hệ lâu dài với khách hàng, không chú trọng nhiều đến vai trò chức năng
của các nhà quản lý.
Ở Châu Á: Chủ yếu chịu ảnh hưởng quan điểm Marketing ở Mỹ. Về thực tiễn, có
xu hướng chú trọng vào những hoạt động Marketing mang tính ngắn hạn, thu lợi nhanh
chóng, ít đầu tư dài hạn như thiết kế, tạo dựng hình ảnh nhãn hiệu… Còn nhiều tư tưởng
cho là Marketing tốn nhiều chi phí, song hiệu quả không cao.
- 24 -

Phần lớn các doanh nhân Châu Á sử dụng truyền thống văn hóa, sự hòa thuận hay
những hiện tượng rất giản đơn để Marketing nhưng khá hiệu quả. Để quảng bá một sản
phẩm tới công chúng, họ thường sử dụng thông qua kênh trung gian gọi là Marketing
“truyền khẩu”. Họ ví Marketing như một con cá và mỗi chiếc xương dăm cũng góp phần
tạo nên bộ khung của con cá đó. Mỗi doanh nghiệp cần phải biết tạo nên những chiếc
“xương dăm” riêng cho mình để tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường khắc nghiệt.
Nhìn chung, đối với các doanh nghiệp nước ngoài, trước khi quyết định thâm nhập
một thị trường, tung ra một sản phẩm mới, thực hiện một chiến dịch quảng bá hoặc tăng
giảm giá, thay đổi bao bì, tái định vị... họ đều thực hiện nghiên cứu thị trường trước khi
xây dựng kế hoạch chi tiết. Sau đây là một số kinh nghiệm đáng chú ý:
1.3.2.1. Marketing trải nghiệm: Marketing trải nghiệm là lựa chọn một địa điểm
gặp gỡ tốt nhất, thu hút đúng đối tượng, tạo bầu không khí vui vẻ và không quá câu lệ
những nguyên tắc, chú trọng hướng ngoại. Bằng cách sử dụng các sự kiện mà ở đó khách
hàng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc nhãn hiệu.
1.3.2.2. Quảng cáo hay phân phối? Để tồn tại và phát triển với tiềm năng hạn
chế và sự cạnh tranh ngày một khốc liệt. Cần phải sáng tạo hơn, sức sáng tạo sẽ giúp con
nhà nghèo! Kênh phân phối đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong thành bại của mỗi
doanh nghiệp. Sẽ không có một con đường nào tốt nhất, chỉ có con đường phù hợp nhất
với từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn quảng cáo hay phân phối ở từng giai đoạn.
1.3.2.3. “Nhập gia Tùy tục”, một nguyên tắc không thể thiếu: Khi muốn hợp tác
hay muốn xâm nhập vào thị trường của một nước khác thì việc tìm hiểu phong tục tập
quán của nước đó là một việc quan trọng, nó quyết định phần lớn sự thành công. Đừng
bao giờ mạo hiểm mong đợi sự thành công quá sớm ở một nước mà không hiểu gì về
phong tục của người dân sở tại. Mỗi nền văn hoá có một bản sắc cũng như những quy
định riêng mà chúng ta, những người nước ngoài, phải hiểu biết để hòa nhập với nhau.
1.3.2.4. Hấp dẫn du lịch: Tạp chí Travel and Leisure (Mỹ) đã bình chọn Top10
Thành phố du lịch tốt nhất châu Á, theo thứ tự đó là: Bangkok (Thái Lan), Chiang Mai
(Thái Lan), Kathmandu (Nepal), Kyoto (Nhật Bản), Hồng Công (Trung Quốc), Hà Nội
(Việt Nam), Udaipur (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), Jaipur, Luang Prabang (Lào).
- 25 -

Những Thành phố này thường nổi tiếng với các công trình kiến trúc cổ, đền chùa,
cung điện, bảo tàng, công trình văn hóa, lễ hội đặc sắc, cảnh quan, những “thiên đường
mua sắm” trong một không gian thanh bình mà hiện đại. (Nguồn Báo SGGP ngày 2/1/07).
Các doanh nghiệp của những Thành phố du lịch nổi tiếng này đều có chiến lược
xúc tiến riêng như: Tăng cường sự nổi tiếng của nhãn mác, tăng sự tin cậy vào sản phẩm,
cải thiện hình ảnh doanh nghiệp hay lăng xê một sản phẩm mới. Bằng các công cụ xúc
tiến dễ ứng dụng như: Tổ chức sự kiện, đưa bản tin, hội nghị giới thiệu sản phẩm, hội
thảo, quà tặng, diễn văn, báo chí, khuyến mãi, tham gia từ thiện, hàng mẫu, dùng thử
miễn phí, thẻ chăm sóc khách hàng hay luôn nói lời cảm ơn ...
1.3.3. Bài học kinh nghiệm về Marketing du lịch cho 1 địa phương:
Ở Việt Nam, hiện nay các quan điểm về Marketing cũng dần dần được hình thành
ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên việc hình thành, phát triển và ứng dụng là rất khác nhau ở
mỗi doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp quan niệm Marketing đồng nhất với chiêu thị;
phần lớn các nhà quản lý dùng trực giác để phán đoán và ra quyết định. Nên đầu tư cho
Marketing chuyên nghiệp còn chưa được xem trọng, các hình thức Marketing thường chỉ
dừng lại ở việc đẩy mạnh bán hàng, quảng cáo. Những năm gần đây, định hướng thị
trường đã được biểu hiện tích cực, việc kết hợp từ nhận thức đến hành vi, là thể hiện các
vấn đề cần phải xem xét để đánh giá tư tưởng và mức độ định hướng thị trường.
Để nâng cao sức hấp dẫn của điểm đến, thu hút nhiều hơn nữa du khách, cần chú
trọng công tác xúc tiến, mang tính chuyên nghiệp như tổ chức các sự kiện du lịch, mỗi
năm một chủ đề nhằm khơi dậy và phát huy tiềm năng du lịch của từng vùng, miền.
Ngoài việc xây dựng một chiến lược Marketing cụ thể, phải có sự ủng hộ và góp tay của
các doanh nghiệp địa phương ở mọi lúc, mọi nơi mới không bỏ lỡ thời cơ, theo kịp tiến
trình hội nhập quốc tế. Nhằm tìm ra những lợi thế so sánh về du lịch, từ đó tạo nền tảng
để các doanh nghiệp định hướng được chiến lược Marketing chung cho toàn ngành.
Chất lượng dịch vụ du lịch còn nhiều vấn đề, sản phẩm du lịch nói chung chưa
mang tính cạnh tranh cao... Nhưng việc quảng bá điểm đến Việt Nam hiện đang ở thời
điểm rất thuận lợi. Thương hiệu Việt Nam nói chung đang được ưa chuộng và Dalat -
Lâm Đồng nói riêng đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực.
- 26 -

Kết luận chương một


Tại nhiều nước, nghề tư vấn chiến lược Marketing là một nghề thời thượng, cần
nhiều chất xám và đầu óc phân tích tổng hợp. Các công ty du lịch sẵn sàng trả lương cao
cho những cái đầu như vậy. Tại Việt Nam nói chung và Thành phố Dalat - Lâm Đồng
nói riêng, khái niệm chiến lược và quản trị chiến lược doanh nghiệp ngày nay đã được
quan tâm nhưng cũng chỉ là những bước sơ khai. Một số công ty tư vấn đã hình thành và
không ngừng tìm kiếm nhân sự mới. Rõ ràng nhu cầu hiểu biết về lĩnh vực này đang tăng
nhanh. Nhiều công ty tư vấn nước ngoài đã và đang mở các khóa đào tạo về chiến lược
Marketing cho các doanh nghiệp.
Chúng ta đã thấy hiện tượng phổ biến ở nước ngoài và bắt đầu xuất hiện ở Việt
nam có các phố đã từng nhan nhản các cửa hàng buôn bán nhỏ. Rồi bắt đầu xuất hiện các
cửa hàng lớn hơn như các siêu thị. Siêu thị cũng ngày càng phình to, rồi cả phố sẽ tiến
đến hầu như chỉ còn toàn là siêu thị, không ai còn nhớ tái các cửa hàng nhỏ nữa. Cá lớn
nuốt cá bé, các cửa hàng nhỏ đã bị các siêu thị lấn át và nuốt hết. Chắc chắn không ai
muốn bị rơi tõm vào lòng con cá lớn và biến vào hư vô?
Như vậy, hiện nay vị thế đã được nâng lên, sân chơi đã rộng mở, luật chơi đã rõ.
Còn lại là cách đặt vấn đề của các cơ quan quản lý du lịch tỉnh, thành với chính quyền
địa phương và khả năng nghề nghiệp của các chuyên gia xúc tiến du lịch trong toàn
ngành là những yếu tố quan trọng để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch.
Các doanh nghiệp sẽ quảng bá thương hiệu, sản phẩm đặc thù của mình trong môi
trường điểm đến đang thuận lợi. Hãy đưa ra những sản phẩm có chất lượng đúng với
thương hiệu và những gì đã quảng bá, đồng thời chú trọng vai trò của các hãng thông tấn
báo chí trong và ngoài nước trong quảng bá điểm đến Việt Nam. Việc xao lãng các hoạt
động Marketing sẽ là một trong những lỗi lớn nhất với tư cách một doanh nhân. Để có
thể đứng vững trong kinh doanh cần giữ một phễu đầy những khách hàng tiềm năng
trong khi vẫn liên tục chuyển khách hàng tiềm năng thành những khách hàng thực sự.
Vậy hãy mau chóng quan tâm đến việc xây dựng chiến lược và sớm bắt tay vào
thiết kế quản trị chiến lược Marketing cho doanh nghiệp. Trong khuôn khổ kinh phí của
mình, hãy tự tìm ra đáp án hoặc nhờ tới các nhà tư vấn chiến lược để được giúp đỡ.
- 27 -

Chương hai:
THỰC TRẠNG MARKETING DU LỊCH CỦA TP. ĐÀ LẠT

Hiện nay, Dalat vẫn chưa có điều kiện và thói quen làm thống kê hay đánh giá tổng
quát "độ lớn" của một thị trường bằng những số liệu nghiên cứu chính xác; thị trường
Marketing cũng vậy. Nắm bắt thị trường là một yêu cầu nghiệp vụ vô cùng quan trọng
trong kinh doanh. Người Việt Nam có câu "sai một ly, đi một dăm", để hạn chế rủi ro,
cần có một cơ sở đáng tin cậy, qua đó quyết định phương hướng kinh doanh của mình.
2.1 Tổng quan về thị trường du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội
Lâm Ðồng là tỉnh miền núi phía nam Tây nguyên, nằm giữa 03 vùng lãnh thổ
có tiềm năng phát triển kinh tế, đó là:
• Vùng Tây nguyên có tiềm năng, thế mạnh nhất về cây công nghiệp dài ngày.
• Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ giàu tiềm năng về kinh tế biển và du lịch.
• Vùng Ðông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động và lớn nhất cả nước.
Thiên nhiên dành cho Lâm Ðồng những tiềm năng và những cảnh quan du lịch đặc
thù quí giá. Lâm sản nhựa và gỗ thông phong phú, có giá trị xuất khẩu cao; tiểu thủ công
nghiệp phát triển ở nghề đan, móc, thêu xuất khẩu, tranh cưa lộng, bút lửa... điều này ảnh
hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Lâm Ðồng.
Thành phố Dalat là tỉnh lỵ của Lâm Đồng, với dân số 191.034 người, mật độ 480
người/km2. Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng từ tháng 11
đến tháng 4. Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, Dalat đã trở thành nơi sản
xuất rau và hoa cao cấp, giữ một vị trí độc tôn trên thị trường Miền Nam trong gần nửa
thế kỷ qua, vùng rau hoa lớn của cả nước và khu vực. Dalat có thể sản xuất trên 100.000
tấn rau các loại cung cấp cho thị trường Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam, miền Trung và
xuất khẩu sang Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Công, Singapore. Các ngành kinh doanh
thương mại, dịch vụ du lịch tuy ít lao động nhưng nguồn thu ngân sách trong khu vực
này chiếm gần 70% tổng thu ngân sách của Thành phố.
- 28 -

Cư dân Dalat bao gồm nhiều dân tộc cùng chung sống với nhiều phong tục tập
quán độc đáo còn được lưu giữ tiêu biểu như nền văn hoá dân tộc K'ho, Mạ, Chu Ru,
M'Nông…cùng với nền văn hoá đa dạng đó các lễ hội truyền thống, sản phẩm làng nghề
của các dân tộc trên địa bàn Dalat - Lâm Ðồng cũng vô cùng phong phú, hiện đang được
khôi phục và phát triển để phục vụ cho du lịch, từ những sản phẩm cao cấp như tranh
thêu lụa đến các sản phẩm mỹ nghệ như tranh chạm bút lửa, dệt thổ cẩm, hoa khô…
2.1.2 Tiềm năng tài nguyên du lịch (tự nhiên và nhân văn)
Tài nguyên du lịch tự nhiên của Lâm Đồng được hình thành bởi đặc điểm tổng hợp
của các yếu tố địa hình, khí hậu, rừng và các khu hệ động thực vật, thuỷ văn…đã tạo ra
cảnh quan đặc sắc với nhiều hồ, thác nước, đồi núi, rừng thông ngoạn mục. Tài nguyên
tự nhiên có giá trị du lịch được phân bố tương đối tập trung ở khu vực Dalat và rải rác
trên địa bàn tỉnh cũng có những thắng cảnh, di tích, mỗi nơi một sắc thái, tạo cho Lâm
Ðồng có thể phát triển nhiều điểm tham quan, đa dạng hoá các sản phẩm du lịch.
Dalat nằm trong cao nguyên, ở độ cao 800 - 1.500m so với mặt biển, cao như biểu
tượng của sự thử thách. Chinh phục đỉnh Lang Biang là niềm kiêu hãnh cho khách du
lịch. Dalat không chỉ nổi tiếng vì khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 18 -
25oC, cao nhất chưa bao giờ quá 32oC và thấp nhất không dưới 5oC). Với sự cấu tạo địa
hình đồi tiếp đồi chạy dài đến bất tận, những ngôi biệt thự thơ mộng với lối kiến trúc
cảnh quan tự nhiên và nhân tạo đặc sắc. Mỗi công trình kiến trúc, mỗi ngôi biệt thự trong
vườn hoa thơ mộng là một thiên tình sử diễm lệ, nếu biết cách gõ cửa để bước vào…
Chính lợi thế đó, Dalat đã trở thành một trong 10 Thành phố du lịch và là một
trong 5 trung tâm du lịch lớn, một địa danh quen thuộc với mọi người. Dalat có nhiều di
tích - thắng cảnh đẹp, độc đáo và là vương quốc của các loài hoa, hoa nở bốn mùa. Cho
đến nay, đã có hơn 17 danh thắng được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích -
danh thắng cấp quốc gia. (Phụ lục 4: Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng)
Lợi thế của Dalat không chỉ là khu nghỉ mát, hướng phát triển lâu dài và chủ yếu là
du lịch cảnh quan thiên nhiên, lễ hội, nghiên cứu về văn hoá của dân tộc, thể thao, tiềm
năng của một trung tâm Giáo dục - Đào tạo, nghiên cứu khoa học, hội nghị, hội thảo của
cả khu vực... Các ngành sản xuất rau hoa quả, dược liệu, đặc sản, hàng thủ công mỹ
- 29 -

nghệ, hàng tiêu dùng đan, thêu, may mặc phục vụ nhu cầu khách du lịch và xuất khẩu tại
chỗ. Năm 1999, Dalat được nâng lên đô thị loại II, đây là một sự kiện có ý nghĩa quan
trọng nhằm xây dựng Dalat trở thành viên ngọc quý của đất nước trong tương lai.
Vẻ đẹp mênh mang của Thành phố Dalat đã làm say mê bao khách viễn du, là một
đề tài luôn mới mẻ, hấp dẫn, phong phú tạo nguồn cảm hứng bất tận cho giới văn nghệ
sĩ. Dalat còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau: “Thành phố hoa và gió”, “Thành phố
sương mù”, “Thành phố ngàn hoa”, “Thành phố trong rừng”, “rừng trong Thành phố”…
Tuy là một Thành phố trẻ nhưng bề dày văn hoá Dalat cũng rất phong phú, đa
dạng, vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại. Được hình thành từ năm
1893, khi bác sĩ A.Yersin đặt chân lên cao nguyên Lang Biang, là một Thành phố sớm
hấp thụ nền văn minh Âu châu. Di sản văn hoá của các dân tộc thiểu số tại chỗ như
K’Ho, Mạ, Churu và các dân tộc khác đang được bảo tồn và phát huy cùng với sự giao
lưu văn hoá thế giới đã tạo nên những nét đặc trưng trong phong cách người Dalat.
2.1.3 Thị trường du lịch của Thành phố Dalat
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, Dalat đã khẳng định được vị thế
trung tâm du lịch, đào tạo. Mặc dầu là địa phương nổi tiếng về tiềm năng du lịch, nhưng
nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trước đây khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng
chủ yếu là khách đến tham quan, vì vậy lượng khách hết sức hạn chế, không tương xứng
với tiềm năng du lịch mà tỉnh có. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới,
mở cửa, hoạt động kinh doanh du lịch Lâm Đồng khá phát triển, địa bàn du lịch được mở
rộng; Trung tâm xúc tiến du lịch - thương mại và đầu tư tỉnh Lâm Đồng đã hình thành...
tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du lịch.
Về kinh doanh khách sạn nhà hàng: Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 725
cơ sở lưu trú, chiếm 10% cơ sở của cả nước (cả nước 7.065) với tổng số hơn 10.000
phòng (chiếm 7.7% so với cả nước); trong đó có 55 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 - 5 sao
với gần 2000 phòng và hàng trăm nhà nghỉ, nhà trọ sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi
đa dạng của du khách. Trong số cơ sở lưu trú đang hoạt động có 30 khách sạn thuộc
doanh nghiệp nhà nước, 450 thuộc doanh nghiệp tư nhân, 4 khách sạn 100% vốn nước
ngoài, 6 khách sạn liên doanh trong nước, 8 khách sạn thuộc công ty cổ phần, còn lại 50
- 30 -

khách sạn thuộc các thành phần khác. Các sở, ngành có liên quan của tỉnh cùng các
doanh nghiệp cũng đang tập trung đầu tư và nâng cấp các khu nghỉ dưỡng trên địa bàn,
trong đó nổi bật như khu resort Hoàng Anh - Dalat, khu nghỉ mát resort Anna Mandara
Villas Dalat, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu nghỉ dưỡng Dalat - Dabl và khách sạn:
Rex, Sài gòn, Ngọc lan…
Về các dịch vụ lữ hành và vận chuyển khách du lịch: Đến nay, toàn tỉnh Lâm
Đồng có 20 đơn vị kinh doanh lữ hành, vận chuyển trong đó có 6 đơn vị được cấp phép
kinh doanh lữ hành quốc tế. Nhìn chung hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế có tiến bộ
hơn, đã tổ chức được nhiều tour du lịch đưa khách tham quan các nước Đông Nam á,
Châu Âu, Châu Mỹ... hoạt động lữ hành nội địa phát triển mạnh, nối tour với các tỉnh
trong vùng Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ và TP. Hồ Chí Minh đi các tỉnh đồng.
Hoạt động vận chuyển khách có nhiều cố gắng, hiện nay có 2 đơn vị kinh doanh
dịch vụ vận chuyển khách du lịch với hơn 50 xe du lịch, xe vận chuyển khách đường dài
có hơn 150 chiếc, hàng trăm thuyền nhỏ và hơn 10 xuồng máy phục vụ vận chuyển
đường thủy. Hoạt động taxi nội thành được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, giá
cả dịch vụ hợp lý, có hơn 250 đầu xe taxi và 50 xe buýt phục vụ vận chuyển du khách
đường dài hoặc tour du lịch liên tỉnh.
Tuy nhiên, phẩm chính để tập trung đầu tư, phát huy thế mạnh vốn có; chưa tìm ra
những sản phẩm du lịch độc đáo mang bản sắc riêng để gây ấn tượng cho du khách. Hiện
nay khách đến Lâm Đồng chủ yếu tập trung lên Dalat để tham quan thắng cảnh ở một số
điểm du lịch truyền thống quen thuộc là chính. Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du
lịch thể thao là những sản phẩm có thể coi là độc đáo và là thế mạnh của Lâm Đồng vẫn
chưa phát huy tốt tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Các tuyến, điểm du lịch nội tỉnh
vẫn chưa được khai thác một cách có tổ chức. Tại nhiều điểm du lịch, việc mua bán, kinh
doanh hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ, lều quán, quần áo may sẵn ... tràn lan
đang dần dần làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên vốn có của cảnh quan. Tình trạng tranh giành
khách thuê phương tiện đi lại, thuê cơ sở ăn, nghỉ... và tình trạng ăn xin, ép giá vẫn phổ
biến, gây những ấn tượng không tốt đối với du khách khi đến Thành phố vốn rất thanh
lịch trên cao nguyên này.
- 31 -

Ngoài ra, một điểm còn yếu trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng là
công tác quảng cáo, tiếp thị, vì đây thật sự là một khâu hết sức quan trọng để đem lại
hiệu quả kinh doanh thúc đẩy sự phát triển du lịch. Với vị trí là một điểm du lịch đặc biệt
quan trọng trong địa bàn du lịch trọng điểm Nha Trang - Ninh Chữ - Dalat và là cực hút
lớn của tam giác tăng trưởng du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Dalat - Nha Trang, xa
hơn là trục phát triển du lịch Vũng Tàu - Dalat. Du lịch Lâm Đồng chưa có sự phối hợp
chặt chẽ với các doanh nghiệp du lịch ở các địa phương và các tổ chức du lịch quốc tế để
khai thác triệt để thế mạnh của mình. Khả năng cạnh tranh yếu, việc cổ phần hoá doanh
nghiệp diễn ra còn chậm, vì vậy hiệu quả kinh doanh du lịch chưa cao.
Ngoài hệ thống nhà hàng, khách sạn của Nhà nước và các đoàn thể, Dalat còn có
khách sạn, nhà trọ của tư nhân. Đây là một biện pháp hữu hiệu để đầu tư cho du lịch
Thành phố, vì lượng khách trong năm không đều, có lúc hàng loạt khách sạn trống vắng
nhưng cũng có lúc du khách không thể nào tìm được một chỗ trọ. Việc cho phép nhà nhà
làm dịch vụ du lịch đã giải quyết được một phần tình trạng mất cân đối này và làm cho
bộ mặt Thành phố có những biến đổi rõ nét.
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có 25 doanh nghiệp, tổ chức hoạt động
kinh doanh du lịch tại 95 khu, điểm du lịch (trong 150 khu, điểm có khả năng khai thác).
Riêng Thành phố Dalat đã đầu tư đưa vào khai thác 35 khu, điểm trong đó có 8 khu điểm
khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên hồ và thác; 2 di tích lịch sử; 3 điểm sinh thái rừng;
11 điểm cảnh quan và vui chơi giả trí với quỹ đất lên đến 2.600ha. Dalat có thể đáp ứng
được nhu cầu cho gần 35.000 khách một lúc, hàng năm có gần 500.000 lượt khách trong
nước và khoảng 60.000 lượt khách nước ngoài đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Dalat.
Với ngành du lịch Dalat, sản phẩm chủ yếu dựa vào ba loại hình: Sinh thái, nghĩ
dưỡng và hội nghị - hội thảo. Các tổ chức lữ hành - vận chuyển năng lực còn hạn chế,
hoạt động độc lập chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, nhất là vào mùa cao điểm.
Các tổ chức lưu trú còn nhỏ lẻ, chất lượng dịch vụ không cao, thiếu tính chuyên nghiệp.
Các khu tham quan, điểm du lịch đầu tư còn đơn điệu chưa tương xứng với nhu cầu về
sự thỏa mãn của du khách, thậm chí thường nghe nhiều lời chê trách, phàn nàn về nội
dung nghèo nàn, hình thức tùy tiện và chất lượng phục vụ thiếu chuyên nghiệp.
- 32 -

Thiết kế các tour du lịch trọn gói mới hình thành thường rập khuôn, chương trình
lễ hội mang tính hình thức. Giá cả không đồng nhất và mang tính tự phát theo mùa vụ.
Công tác phân phối, truyền thông, chiêu thị, quảng bá và xúc tiến du lịch đã có nhiều cố
gắng nhưng hiệu quả Marketing của ngành vẫn chưa được như mong đợi, do chưa có sức
hấp dẫn đặc sắc, thiếu sự linh hoạt sáng tạo. Để phục vụ cho trung tâm nghỉ mát, trước
kia các phương tiện giao thông được khai thác tối đa, bất chấp những trở ngại về địa thế.
Để đến với Dalat, đường bộ đang chiếm cương vị độc tôn về phương diện giao thông.
Hiện nay, hệ thống đường ôtô, đã được nâng cấp và mở rộng đến các khu du lịch với các
tuyến xe ôtô chất lượng cao. Dalat có các đường bay nối liền với các nơi khác qua hai
phi trường Cam Ly và Liên Khương. Ga Dalat trước kia là công trình vĩ đại và thơ
mộng, là một trong những ga độc đáo của Việt Nam nhưng đáng buồn là nay hầu như tất
cả đều chìm vào quên lãng, do trong chiến tranh có một đoạn đường thiếu an ninh nên
tuyến giao thông đường sắt không thể sử dụng được và đã trở nên hoang phế từ đó.
Con người Dalat hiền hòa, khoan thai, lịch sự, kín đáo những lại thân tình và hiếu
khách. Tính chất này đã ăn sâu trong mọi người dân, tiếng nói của người Dalat mang âm
sắc pha trộn của các miền Bắc - Trung - Nam với 12 tôn giáo và tín ngưỡng khác nhau
(đông nhất là Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành và Cao đài), phong tục tập quán cũng
đa dạng vô cùng đã tạo nên con người Dalat một sự tổng hợp của muôn sắc thái. Đến
những nơi khác, chỉ cần mang danh người Dalat thì sẽ nhận được một sự ưu ái đặc biệt.
Hiện tại, du lịch Dalat không có nhiều công ty kiểm tra phản ứng của thị trường đối
với sản phẩm du lịch, đội ngũ nhân sự trong ngành du lịch vừa yếu lại vừa thiếu, hầu hết
thiếu tính chuyên nghiệp. Để cạnh tranh, các marketeer đã vận dụng tối đa "mánh lới" để
"chơi trội" nhưng lại gây phiền phức và lãng phí thời gian của du khách.
(Phụ lục 5: Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương )
Thời gian qua, tiềm năng du lịch Dalat có thể nói là chưa được đánh thức. Gần đây,
đã cố gắng nhiều để phát triển du lịch. Đầu tư nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng và các hoạt
động mang tính quan hệ xã hội cao. Nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, mới ở mức
trung bình. (Phụ lục 6: Phiếu khảo sát các hoạt động marketing du lịch Dalat
và kết quả định lượng)
- 33 -

2.2 Thực trạng Marketing du lịch của Thành phố Dalat


2.2.1 Hiện trạng về Marketing: "Việt nam có một sức quyến rũ rất lớn làm cho bất
cứ một lời nói thêm nào về nó đều trở nên thừa" (Nhận định của hãng du lịch Studiosus
Đức). Thành phố Dalat cũng đã được rất nhiều người trong nước và quốc tế biết tới vì
từng được mệnh danh là một tiểu Pa-ri. Một du khách ngoại quốc cho rằng: “Dalat sẽ là
Thụy Sĩ ở vùng Đông Nam Á”. Từ đầu thế kỷ XX đến nay có rất nhiều công trình nghiên
cứu, biên khảo về Dalat được đăng trên báo chí trong nước cũng như quốc tế về nhiều
lĩnh vực khác nhau. Giới thiệu về Dalat bằng cách nào đó cũng chỉ là những nét chấm
phá trên một bức tranh hoành tráng mà thiên nhiên đã ban tặng cho Dalat.
Nhưng qua kết quả định lượng (Ka) từ phiếu khảo sát thực tế ở phụ lục 6/3 từ
khách du lịch và chuyên gia cho thấy: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch chưa có
hiệu quả về nhiều mặt như: Vốn, qui hoạch, chính sách đầu tư, liên doanh, liên kết, vệ
sinh môi trường, an ninh quốc phòng, an toàn cho khách du lịch. Nguồn thu ngân sách,
giá cả và quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm... còn buông lỏng.
Hiện nay, đa số khách du lịch đến Lâm Đồng thiếu thông tin, các nguồn thông tin
chính thức không được phong phú và hạn chế. Khu vực Dalat và phụ cận, tình trạng tài
nguyên môi trường bị mai một dần, sự gia tăng ô nhiễm nước và không khí, cảnh quan.
Một phần do các nhà nghiên cứu Marketing còn một số khó khăn nhất định như khan
hiếm về tài liệu nghiên cứu, thiếu các phương pháp, công cụ nghiên cứu hiện đại. Hơn
nữa, trong thương trường ngày nay, không dễ gì các công ty có thể dừng lại để tự nhìn
nhận và khẳng định mình đang ở vị trí nào. Đây là nguyên nhân của việc xem nhẹ các
chiến lược dài hạn. Những hoạt động mang tính chiến thuật ngắn hạn thường thể hiện
được hiệu quả tức thì, nhưng khi không có chiến lược Marketing rõ ràng, một tầm nhìn
bao quát, chắc chắn công ty sẽ bị lạc vào cái vòng luẩn quẩn, phí tiền bạc lẫn thời gian.
2.2.1.1 Tiềm năng thương hiệu: Theo tính toán một cách tương đối thì (Ka = 3.42)
thương hiệu du lịch Dalat đang có số người biết tới khá cao, tỉ lệ du khách đến lần đầu
nhiều, số có xu hướng trở lại cũng không ít. Mật độ du khách đang trên mức trung bình
so với cả nước, sự hiện diện sản phẩm, dịch vụ du lịch trên thị trường ở mức khả quan.
(Biểu đồ 2.1: Ứng dụng đánh giá thương hiệu http://www.lantabrand.com)
- 34 -

% Thị phần hiện nay Thị phần tiềm năng

Qua phân tích, có thể thấy thương hiệu du lịch Dalat bước đầu có thuận lợi về mặt
truyền thông. Nhưng thực tế chứng tỏ rằng: Không phải du khách nào cũng quan tâm tới
thị trường du lịch Dalat, các công ty và doanh nghiệp du lịch Dalat do đang bị áp lực về
lợi nhuận đè nặng lâu nay đã phần nào làm cho Dalat kém hấp dẫn. Đã cò tình trạng lệ
thuộc theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường nào hấp dẫn
thì tập trung vào đó. Bởi nhận thức về tầm quan trọng thương hiệu chưa đúng tầm, chưa
thực sự coi thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Nếu Dalat cứ cố gắng thu hút tất cả
những ai đi du lịch một cách bâng quơ như hiện nay sẽ lãng phí tiền của.
(Phụ lục 7: Mười câu hỏi về tính thân thiện của du lịch Dalat)
2.2.1.2 Sản phẩm: Thời gian qua, du lịch Dalat - Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa
trên cơ sở khai thác những tài nguyên du lịch sẵn có, dấu hiệu đang cho thấy nhiều tài
nguyên du lịch trên địa bàn chậm được đầu tư khai thác. Đây là một trong những lý do
chính làm cho sản phẩm du lịch kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể sự thu hút khách du lịch
quốc tế. Đến nay, so với tỉ lệ người biết và cân nhắc có thể nhận thấy thương hiệu du lịch
Dalat bước đầu đã gây ảnh hưởng tích cực hấp dẫn thu hút khách du lịch trong khu vực
và trên cả nước (Ka = 3.36). Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng so với tiềm năng phát triển
du lịch của tỉnh, lý do đầu tiên, phải nói đến là chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch
còn ở mức thấp, thị trường chiếm trên 90% là đối tượng khách bình dân có khả năng chi
trả thấp. Chính sách hiện nay còn thiếu các sản phẩm, dịch vụ cao cấp, vì thế khách du
lịch đến địa phương đông nhưng doanh thu chưa cao, cơ cấu doanh thu mới tập trung ở
các dịch vụ ăn, ở. Nhiều cơ sở lưu trú được xây dựng một cách tự phát, không đồng bộ
và chủ yếu có qui mô nhỏ, lại tập trung dày đặc tại khu vực trung tâm Thành phố. Chính
vì vậy du lịch Lâm Đồng chưa thực sự thu hút khách du lịch quốc tế và thời gian lưu lại
của khách thấp, cần có những đổi mới chương trình tiếp thị, truyền thông và khuyến mãi
cho phù hợp. (Phụ lục 8: Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hiện có ở Dalat)
- 35 -

2.2.1.3 Phân phối: Trong khi quảng cáo chủ yếu hướng vào quảng đại quần chúng,
thì phân phối hướng vào những nhà kinh doanh chuyên nghiệp về du lịch. Các sản phẩm,
dịch vụ du lịch ở Dalat đến với du khách qua các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, qua
các khách sạn, đại diện khách sạn và hãng hàng không. Thế nhưng khách du lịch đến
Dalat khó tìm thấy ở đây một văn phòng hướng dẫn thông tin giới thiệu du lịch. Nếu như
ở Hà Nội, Huế, Hội An, TP. Hồ Chí Minh… khách du lịch có thể dễ dàng được hướng
dẫn, tìm hiểu thông tin du lịch vì có các văn phòng thông tin, giới thiệu và hướng dẫn du
khách thì ở Dalat du khách chưa có những trợ giúp tích cực này.
Mặc dù nhiều du khách đã có cơ hội nhìn thấy và tiếp xúc với Dalat (Ka = 3.13).
Tuy vậy, cần phải củng cố và giữ vững vị trí hiện tại để đẩy mạnh được mức độ thường
xuyên hơn. Không những phối hợp tốt với các công ty và doanh nghiệp du lịch lớn, mà
còn nên chú ý đến các đối tác tư nhân. Vì các đối tác này có vị trí tiếp xúc trực tiếp với
người tiêu dùng nhiều, do thói quen đi ở những nơi tiện lợi hoặc do chính du khách cảm
thấy thích hợp. Đây là một kênh phân phối cũng góp phần không nhỏ giúp du khách tiếp
cận được với sản phẩm, đồng thời tạo nên diện mạo phát triển của du lịch Dalat.
2.2.1.4 Giá: Du lịch Dalat do chưa quản lý một cách đồng bộ nên theo thời vụ giá
cả có sự lên xuống bất thường, tình trạng nâng giá, ép giá vẫn thường xuyên xảy ra gây
nên tâm lý thiếu tin tưởng của du khách (Ka = 2.94). Một số tư nhân sử dụng mức giá
thấp (phá giá) để cạnh tranh, nhưng phản tác dụng với những du khách có thu nhập cao.
Vào những dịp thấp điểm, tình trạng cung lớn hơn cầu dẫn đến việc phát sinh đội ngũ
“cò dịch vụ”, hoạt động này diễn ra phức tạp, đeo bám và tranh giành khách do thiếu qui
chế biện pháp chế tài. Hiệp hội Du lịch tỉnh ra đời 2001, nhưng vai trò tương đối mờ
nhạt trong việc đưa ra một mức giá chuẩn. Các đơn vị lữ hành thường có chiến lược giá
trọn gói, là chiến lược bán cả cụm sản phẩm với cơ cấu từng tour du lịch, phần nào đã
tạo sự yên tâm tối thiểu cho du khách (nhất là khách lạ, khách có thu nhập trung bình).
Chiến lược tăng giá được sử dụng có mức độ trong một thời gian ngắn tại những
thị trường có độ co giãn của nhu cầu thấp, trên cơ sở số lượng, nhu cầu - thị hiếu, giá trị
các dịch vụ và tính thời vụ cũng như sức mua bình quân của khách du lịch. Như vậy
chính sách giá cả hết sức linh hoạt theo xu hướng, đó là cả một khoa học và nghệ thuật.
- 36 -

2.2.1.5 Con người: Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh về số lượng lao động, nhưng
trình độ nghiệp vụ của đội ngũ lao động du lịch còn non yếu, tỷ lệ lao động được đào tạo
còn quá thấp so với yêu cầu phát triển ngành (Ka = 3.38). Trình độ trung cấp trở lên
cũng còn rất thấp, đa số lao động được đào tạo chỉ qua các lớp nghiệp vụ bồi dưỡng ngắn
hạn vài tuần, vài tháng. Đáng chú ý là đội ngũ hướng dẫn viên, lễ tân có trình độ về
ngoại ngữ, về địa lý và lịch sử địa phương còn rất ít. sự "bùng nổ" nhanh và mạnh của
lĩnh vực Marketing khiến nguồn nhân lực Dalat khan hiếm đến mức "đau đầu" chưa
thích nghi và đáp ứng kịp, nên khủng hoảng ở cả hai phía cung và cầu, cả lượng và
chất…chưa có dấu hiệu cho thấy tình hình cung nhân lực cho Marketing du lịch Dalat sẽ
được cải thiện. Trong khi ngày càng nhiều doanh nghiệp mở rộng, phát sinh thêm nhu
cầu này; mặt khác, những "tay" Marketer tạm gọi là "cứng" có xu hướng ra đi tới thị
trường lớn. Vì vậy, nhu cầu nhân lực cho Marketing du lịch Dalat sẽ còn bức bách hơn.
2.2.1.6 Qui trình: Nhận thức mối quan hệ giữa chiến lược Marketing và thương
hiệu là vấn đề tuyệt đối không được xem nhẹ, vì thương hiệu chính là kết quả rõ ràng và
sống động nhất của tất cả các hoạt động Marketing…Đây là hoạt động được chú trọng
không những ở Dalat mà còn diễn ra trên cả nước. Hưởng ứng chương trình hành động
quốc gia về du lịch, Dalat gần đây cũng có cố gắng tổ chức các sự kiện lớn nhằm quảng
bá du lịch Thành phố hoa, các hình thức du lịch và cảnh quan thiên nhiên cũng được cải
thiện theo thời gian (Ka = 3.22). Nhưng hiện nay tại Lâm Đồng chưa có trường đào tạo
chuyên ngành nghiệp vụ du lịch, vì vậy ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển của du lịch
Lâm Đồng. Nhìn chung, qua khảo sát cho thấy mức độ thân thiện của du lịch Dalat đối
với du khách tuy chưa thật sự lôi cuốn, nhất là về tính chuyên nghiệp và đa dạng, khuyến
mãi… sự nổ lực sử dụng các phương tiện truyền thông hiện đại chưa tích cực.
2.2.1.7 Chứng minh thực tế: Là chứng cứ hữu hình về các cơ sở hạ tầng phục vụ
giao dịch, dịch vụ khách hàng, bảo hành, điểm đến du lịch... Tuy nhiên, các trung tâm
đón tiếp, tư vấn và hướng dẫn thông tin du lịch qui mô còn nhỏ, hoạt động chủ yếu dựa
vào nguồn quĩ của Hiệp hội du lịch, chưa có phương án tự cân đối và trang trải, mô hình
và phương thức chưa phù hợp (Ka = 4.13). Đại lý hay chi nhánh các công ty du lịch của
Dalat mới chỉ có ở một vài Thành phố lớn, mạng lưới các văn phòng hướng dẫn thông
tin, giới thiệu du lịch chưa được xây dựng. Khách du lịch đến Dalat trong dịp tổ chức các
- 37 -

sự kiện với một sự kỳ vọng lớn về một Thành phố hoa, nhưng màu đất đỏ bazan tại các
công trường còn bỏ dở tràn ngập. Các công trình xây dựng bày ra nham nhở làm cho du
khách không khỏi mủi lòng trước sự gấp rút của người dân và ngành du lịch Dalat.
2.2.2 Chức năng, hiệu suất Marketing du lịch Dalat: Stephan Haeckel, giám đốc
Viện Kinh doanh của IBM, quan niệm rằng “tương lai của Marketing không phải là
“một” chức năng của doanh nghiệp, mà là “cái” chức năng của doanh nghiệp”. Marketing
cơ bản đến nỗi không thể chỉ coi nó là một chức năng riêng biệt bên trong nội bộ…nó là,
đầu tiên, bình diện trung tâm của toàn ngành khi nhìn từ quan điểm của khách hàng.
Quan tâm và trách nhiệm đối với Marketing là phải xuyên suốt mọi lĩnh vực, chưa bao
giờ, các khái niệm "Marketing" lại "nóng" như hiện nay. Ở Dalat, các công ty bắt đầu
khởi động, “vùng vẫy” và đã có những tín hiệu lạc quan đầu tiên. Sự nỗ lực của ngành
Du lịch địa phương và sự hỗ trợ của các cấp, ban, ngành liên quan trong các hoạt động
giao lưu, hợp tác, xúc tiến quảng bá du lịch, trong sự chuẩn bị đón tiếp, phục vụ du khách
và trong chính sự nỗ lực của mỗi người dân để tạo ra một hình ảnh du lịch Thành phố
thời gian qua là đáng khích lệ. Đây cũng là thời điểm quyết định để giành thị phần trên
"sân nhà"; theo đó, các hình thức tiếp thị trực tiếp sẽ được sử dụng nhiều nhằm khắc phục
tầm nhìn hẹp "ăn xổi" trong tiếp thị như hiện nay.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ có thêm nhiều công ty quảng cáo, dịch vụ tiếp thị
nước ngoài nhảy vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, một yêu cầu lớn là các nhà cung cấp
dịch vụ Marketing nội địa phải liên kết lại thành những nhóm liên hoàn nếu muốn tồn tại.
Tuy nhiên, khả năng liên kết này hiện rất yếu và khó cải thiện trong tương lai gần. Bởi vì,
trong những năm gần đây khi hoạt động du lịch của một số nước trong khu vực đặc biệt
sôi động, đã tác động rất lớn đến nhận thức của các nhà quản lý du lịch cả ở tầm vĩ mô và
vi mô của nước ta về vai trò của Marketing trong du lịch. Nhưng các hoạt động
Marketing du lịch Dalat hiện nay chưa qui mô và còn thiếu tính chuyên nghiệp cao. Để
định hướng thành công, cần có vai trò lãnh đạo cấp cao nhằm đảm bảo hướng toàn bộ
doanh nghiệp vào du khách, đối thủ cạnh tranh và môi trường đang thay đổi. Trước mắt
hãy xem bức tranh của du lịch Dalat trong thời gian qua như thế nào?
2.2.2.1 Thị trường khách du lịch:
Bảng 2.1 : Số lượng du khách đến Lâm Đồng (1995 - 2006) Lượt khách
Năm Tổng số khách du lịch Khách nội địa Khách quốc tế
- 38 -

% Tăng so với % Tăng so với % Tăng so với


Số lượng năm trước Số lượng năm trước Số lượng năm trước
1995 550,000 20.5 485,000 21.3 65,000 15.1
1996 605,120 10.0 539,120 11.2 66,000 1.5
1997 600,000 -0.8 529,099 -1.9 70,901 7.4
1998 600,000 0.0 535,000 1.1 65,000 -8.3
1999 603,000 0.5 533,000 -0.4 70,000 7.7
2000 710,000 17.7 640,420 20.2 69,580 -0.6
2001 803,000 13.1 725,000 13.2 78,000 9.86
2002 905,000 12.7 820,000 13.1 85,000 8.97
2003 1.150,000 27.1 1.085,000 32.3 65,000 -23.5
2004 1.350,000 17.4 1.264,000 16.5 86,000 16.5
2005 1.560,972 15.6 1.460,300 15,5 100,600 17.1
2006 1.848,000 18.4 1.751,000 19.9 97,000 - 3.4
(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)
Nhận xét: Theo bảng thống kê có thể nhận thấy tổng số khách du lịch đến Lâm
Đồng trong những năm qua nhìn chung ngày càng tăng nhưng không ổn định.
¾ Khách du lịch quốc tế: Năm 2000 và 2003 số lượng khách quốc tế vào Lâm
Đồng có suy giảm do nạn khủng bố, thiên tai, dịch bệnh... liên tiếp xảy ra. Năm 2005
khách du lịch quốc tế đã vượt ngưỡng 100 nghìn lượt. Tốc độ tăng trưởng trung bình về
khách du lịch quốc tế đạt 3,35% (1,37% từ1996 - 2000 và 7,15% từ 2001 - 2006). so với
cả nước đạt 3%. Kết quả phân tích thị trường các năm 2005 và 2006 cho thấy trong tổng
số khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng thì số khách Mỹ, Pháp,Úc tiếp sau là Anh, Đài
Loan, Canada, Nhật, Hà Lan, Hàn quốc, Singapore…chiếm tỷ trọng lớn.
¾ Khách du lịch nội địa: Khác với khách quốc tế, khách nội địa liên tục tăng,
nhất là những năm gần đây. Nguyên nhân cơ bản là chính sách giảm giờ làm, tăng thời
gian nghỉ ngơi cho cán bộ viên chức Nhà nước, chính sách tiền lương được điều chỉnh,
đời sống nâng cao đã tạo điều kiện cho người dân có cơ hội đi du lịch nhiều hơn. Tốc độ
tăng trưởng trung bình về khách du lịch khách nội địa đạt 15,64% (đạt 7.3% so với cả
nước). Trong 5 năm trở lại đây, tốc độ tăng trưởng của thị trường khách này đạt xấp xỉ
18%, với những ưu thế nội tại và nhiều loại hình du lịch hấp dẫn mới trong tương lai gần.
Hy vọng khách nội địa sẽ đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch Dalat.

2.2.2.2 Doanh thu từ du lịch: Số ngày lưu trú bình quân của du khách tại Dalat
còn thấp, song mức chi tiêu bình quân khá cao so với mức trung bình của cả nước. Vấn
- 39 -

đề ở chỗ, nhiều du khách vẫn cho rằng Dalat hiện không chỗ để xài tiền do chưa có
nhiều loại hình cao cấp lôi cuốn, kích thích họ ở lại lâu hay đi thường xuyên hơn.
Bảng 2.2 : Tình hình thu nhập du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006)
Tổng số Doanh thu Doanh thu xã hội % Tăng trưởng
Năm
(lượt khách) (tỷ đồng) (tỷ đồng) so với năm trước
1995 550.000 120 217 46,5
1996 605.120 135 244 12,5
1997 534.430 138 249 2,20
1998 580.000 168 303 21,7
1999 603.000 172 310 2,30
2000 700.000 197 355 14,5
2001 803.000 240 482 22,0
2002 905.000 378 634 57,5
2003 1.150.000 430 920 13,8
2004 1.350.000 552 1215 28,4
2005 1.560.900 570 1405 32,6
2006 1.848.000 771 1660 35,2
(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)
Nhận xét: Doanh thu từ các dịch vụ du lịch tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, thực
tế cơ cấu thu nhập chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 65 - 75% tổng doanh
thu). Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, vận chuyển, đổi tiền,
bưu chính, vui chơi giải trí ...ở mức khiêm tốn (từ 25% - 35%). Đây là một tồn tại cần
khắc phục trong hoạt động kinh doanh du lịch của Lâm Đồng. Theo điều tra thăm dò ý
kiến của khách du lịch tại một số điểm danh lam thắng cảnh và khách sạn, cơ cấu chi tiêu
trung bình của một khách du lịch quốc tế chi 40 USD/ngày trong đó 23 USD cho dịch vụ
lưu trú, 12 USD cho ăn uống, mua sắm... Khách du lịch nội địa chi 400.000 đồng/ngày
trong đó 250.000 đồng cho lưu trú, 70.000 đồng cho ăn uống, còn lại là chi khác...
Bảng 2.3 : GDP du lịch Lâm Đồng (1995 - 2006) Đơn vị tính: Triệu USD
Chỉ tiêu 1995 2000 2004 2005 2006
Tổng GDP của ngành du lịch tỉnh 13,58 18,27 54,52 55.8 55.7
Tỷ lệ so với GDP cả tỉnh (%) 6,98 5,67 12,02 15.5 17.6
(Nguồn: Số liệu hiện trạng của Sở TM - DL Lâm Đồng)
Nhận xét: Tổng sản phẩm (GDP) trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 2001 - 2005
là 8,9%. Mức tăng trưởng kinh tế tuy cao song chưa ổn định, năm cao, năm thấp. Đáng
- 40 -

chú ý là ngành du lịch có tốc độ tăng trưởng 13,14%, đánh dấu sự vươn lên mạnh mẽ của
khu vực kinh tế dịch vụ (12,9%), trong đó ngành du lịch (31,43%).
2.2.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật:
Bảng 2.4 : Thực trạng phát triển cơ sở lưu trú của Lâm Đồng 1995 - 2006
Hạng mục 1995 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số CSLT 524 301 273 379 384 400 434 550 679 680 725
Tổng số phòng 5.300 3.574 3.733 4.295 4.482 4.800 5.300 7.000 7.826 7.850 >10.000
Cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, phân theo chủ sở hữu
Năm 2000 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Chủ sở hữu
K.Sạn Phòng K.sạn Phòng K.sạn Phòng K.sạn Phòng
Doanh nghiệp NN 52 1080 31 875 47 1326 54 1570
Doanh nghiệp TN 285 2857 417 5068 585 5231 836 6847
100% vốn nước ngoài 2 184 1 43 2 98 3 148
Liên doanh trong nước 2 82 2 212 4 405 10 985
Công ty cổ phần 2 51 5 87 7 125 9 150
Khác 61 316 29 285 25 245 35 300
(Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng)
Nhận xét: Hiện nay, khách sạn Dalat - Lâm Đồng đạt tiêu chuẩn từ 1-5 sao mới có
52/665 khách sạn (1 đạt 5 sao; 5 đạt 6 sao; 2 đạt 3 sao; 16 đạt 2 sao; và 28 đạt 1 sao
chiếm 7,8%) với 1.666 phòng (chiếm 20%)...Con số này quá khiêm tốn so với nhu cầu
dịch vụ cao cấp ở một trung tâm du lịch lớn như Dalat. Quy mô hầu hết là vừa và nhỏ,
chỉ có 4 khách sạn có trên 100 phòng (Novotel; Rex - Dalat; Sài gòn - Dalat; Ngọc Lan).
Nhìn chung chất lượng của các khách sạn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng
cao của khách du lịch. Công suất sử dụng phòng còn thấp, năm 2000 chỉ đạt 35%, đến
năm 2006 đạt 58%. Sự phân bố hệ thống cơ sở lưu trú theo khu vực không đồng đều.
2.2.2.4 Lao động trong ngành du lịch:
Bảng 2.5 : Thực trạng phát triển lao động ngành du lịch của Lâm Đồng
Năm %Tăng
Loại Lao động
2001 2002 2003 2004 2005 2006 trưởng
Tổng số 7.800 8.700 9.600 12.500 13.200 16.000 21,2
- LĐ trực tiếp 2.800 3.000 3.400 4.500 4.700 6.000 27,6
- LĐ do Sở quản lý 5.000 5.700 6.200 8.000 8.500 10.000 17,6
(Nguồn: Sở Thương mại - Du lịch Lâm Đồng)
(Phụ lục 9: Các số liệu khác từ 1995 - 2006 liên quan về du lịch Dalat)
Nhận xét: Trong những năm qua, lao động trong ngành du lịch của Lâm Đồng
không ngừng được tăng lên (khối khách sạn, nhà hàng 65%, khối lữ hành 4,2 %, còn lại
- 41 -

lĩnh vực dịch vụ khác). Tỷ lệ lao động bình quân/phòng khách sạn năm 2006 là 0,6 (mức
trung bình cả nước là 1,4) cho thấy các dịch vụ bổ sung đi kèm còn thiếu. Những năm
trước đây, lao động trong ngành du lịch chủ yếu thuộc các doanh nghiệp Nhà nước thì
đến nay đã có sự thay đổi đáng kể thành phần lao động trong ngành du lịch, trong đó lao
động trong khối doanh nghiệp tư nhân chiếm đa số, cụ thể là: Lao động trong Nhà nước
chiếm 35,7%, cơ sở liên doanh chiếm 10,9% và các doanh nghiệp tư nhân chiếm 53,4%.
2.2.3 Tình hình thực hiện hoạt động Marketing du lịch những năm qua…
Hiện nay Sở Du lịch Lâm Đồng sát nhập với Sở Thương mại thành Sở Du lịch -
Thương mại, đây là mô hình quản lý Nhà nước không mấy thuận lợi về du lịch, không
tương xứng với vai trò quản lý nhà nước đối với một ngành kinh tế mũi nhọn tại một
trung tâm du lịch lớn, chính vì vậy công tác quản lý Nhà nước càng nặng nề hơn đối với
ngành du lịch tỉnh. Chưa tạo được môi trường pháp lý thuận lợi để thu hút vốn đầu tư
trong nước và nước ngoài. Còn khó khăn trong thực hiện chế độ thống kê; nhiều hộ kinh
doanh trốn thuế, một số hiện tượng tùy tiện không lành mạnh ...chưa giải quyết dứt điểm
nên thất thu lớn, ảnh hưởng đến doanh thu của ngành.
Mặc dù ngành du lịch và thương mại Lâm Đồng đã có nhiều cố gắng trong công
tác đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá về du lịch. Góp phần quan trọng
trong việc tạo dựng được hình ảnh và thương hiệu riêng, nhằm giới thiệu quảng bá rộng
rãi chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch Dalat, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác đầu
tư phát triển kinh tế du lịch. Nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, Marketing du lịch
Dalat vẫn còn nhiều những yếu kém. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong
Marketing du lịch nhìn chung đó là mức độ chuyên nghiệp và sự quyết tâm làm du lịch
của Dalat chưa cao. Mức độ chuyên nghiệp thể hiện trong việc quản lý du lịch, trong
cách làm du lịch, và đặc biệt là trong các hoạt động Marketing du lịch. Kinh phí dành
cho các hoạt động Marketing du lịch còn quá nhỏ hẹp lại sử dụng phân tán, cho rằng
hoạt động này thuộc lĩnh vực của các doanh nghiệp dẫn đến tình trạng công tác tiếp thị
tìm hiểu thị trường, mở rộng thị phần thu hút khách quốc tế hầu như bỏ ngỏ. Các số liệu
về nhu cầu mong muốn của khách không được điều tra thu thập một cách có hệ thống để
từ đó phân tích, xác định cho được thị trường nào là chủ yếu cần phải tập trung khai thác.
- 42 -

Trong thực tế, nguồn kinh phí các doanh nghiệp dành cho hoạt động tuyên truyền,
quảng bá, xúc tiến du lịch còn quá nhỏ trong khi đó lại không có định hướng chiến lược
rõ ràng nên thông tin vừa trùng lặp vừa đơn điệu. Một số đơn vị kinh doanh du lịch vì
mục đích lợi nhuận đã cung cấp những thông tin thiếu tính chân thực khiến khách du lịch
không hài lòng về chất lượng phục vụ cũng như sự hấp dẫn của các tour du lịch.
Hơn nữa, muốn hay không muốn, do áp lực cạnh tranh cũng như yếu tố bất ổn định
của thị trường ngày càng tăng, du khách cũng ngày càng khắt khe đối với cả những điều
nhỏ nhặt nhất khiến họ không được thỏa mãn hoàn toàn như đã kỳ vọng, đòi hỏi phải tổ
chức việc quản lý hoạt động Marketing tập trung. Khi sự lựa chọn tăng lên, du khách có
thể áp đặt ý muốn của họ lên tất cả, tiến trình này buộc các công ty du lịch tái xác định
vai trò, ý nghĩa của Marketing để hoạch định chiến lược khả thi.
Tình hình phát triển và hiện trạng hoạt động Marketing du lịch cho thấy du lịch
Dalat chưa phát huy được những lợi thế sẵn có về tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên
du lịch nhân văn và cả nhân tố con người. Nguyên nhân có từ cả khách quan và chủ
quan, nhưng dễ nhận thấy rằng hoạt động Marketing đóng vai trò đáng kể trong việc hấp
dẫn du khách, đẩy mạnh các hoạt động du lịch thêm sôi động, nhưng Dalat chưa làm tốt
điều này. Đó là lý do chính đáng để đầu tư vào các hoạt động Marketing nhằm tiếp thị
khuyến khích những du khách ít đi du lịch nhưng tạo ra tỷ lệ lợi nhuận cao, là nhu cầu
của họ vẫn còn nhiều và có khả năng tăng lên nếu nó được kích thích. Mặt khác, họ vẫn
đang là những khách hàng hiện tại nên chi phí cho các chương trình tiếp thị và khuyến
mãi để kích cầu vẫn thấp hơn so với chi phí phải bỏ ra để tìm những khách hàng mới.
2.3 Ma trận các yếu tố môi trường của Thành phố Dalat: Ngành du lịch Dalat
muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và
bền vững phải hoạch định chiến lược kinh doanh một cách nghiêm túc trên cơ sở sử
dụng công cụ phân tích các yếu tố thuộc môi trường nội bộ cũng như các yếu tố môi
trường bên ngoài mà các công ty du lịch phải đối mặt. Nhận xét của du khách qua điều
tra mẫu ở phần phụ lục 6/1 sẽ được tóm tắt trong khuôn khổ ma trận SWOT.
2.3.1 Nhận định điểm mạnh và yếu (Ma trận các yếu tố bên trong IFE):
Việc phân tích môi trường nội bộ sẽ giúp ngành du lịch Dalat nhìn nhận các mặt
mạnh về kỹ năng, nguồn lực và những lợi thế có được trước các đối thủ cạnh tranh trong
- 43 -

khu vực và thị trường quốc tế (năng lực chủ chốt). Đồng thời chỉ ra mặt yếu thể hiện ở
những thiếu sót hoặc nhược điểm chủ quan đang hạn chế năng lực cạnh tranh.
Biểu đồ 2.2 : Khung đánh giá điểm mạnh - điểm yếu

Từ khung đánh giá điểm mạnh, yếu và liên hệ qua khảo sát có thể nhận định như sau:
2.3.1.1 Nhìn nhận điểm mạnh: Dalat - Lâm Đồng có tiềm năng lợi thế về các loại
hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, hội nghị hội thảo, lễ hội hoa gắn với các trung tâm
nghiên cứu khoa học, đào tạo chất lượng cao…và khả năng mở rộng liên kết vùng, nên
Dalat có điều kiện để trở thành đô thị du lịch tầm cở quốc gia và quốc tế. Rõ ràng tài
nguyên thiên nhiên và con người Dalat có hình ảnh tốt trong mắt công chúng, có xuất
phát điểm những tour du lịch khá đặc biệt mà địa phương khác không có.
Dalat đang được nhà nước đầu tư nâng cấp và qui hoạch thành đô thị du lịch, cơ
quan chuyên trách về Marketing du lịch cho địa phương cũng đã thành lập. Chính quyền
địa phương cũng nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch (giao thông, các điểm đến du lịch...) chủ động tổ chức, tham gia các hội chợ, lễ
hội và liên kết với nhiều địa phương khác trong nước, khu vực cũng như thế giới. Nhằm
khai thác, mở rộng lợi thế cạnh tranh các công ty, doanh nghiệp trong ngành du lịch bắt
đầu có ý thức nâng cao chất lượng dịch vụ, từng bước đa dạng hóa sản phẩm du lịch, trên
cơ sở bồi dưỡng nguồn nhân lực và tôn tạo cảnh quan môi trường.
2.3.1.2 Thấy nguồn gốc của điểm yếu: Du lịch Dalat phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng, khả năng cạnh tranh yếu so với các đô thị du lịch trong nước. Mặc dù có
nhiều lợi thế, nhưng do tâm lý an phận, tính chủ quan trên “sân nhà”, thiếu nhạy bén,
cạnh tranh nội bộ thiếu hợp tác thể hiện ở ngay chính nội bộ của ngành. Đặc biệt là chưa
- 44 -

phát huy tốt hoạt động Marketing nên hình ảnh du lịch Dalat chưa thu hút được đông đảo
du khách, nhất là khách quốc tế. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn chủ yếu dựa
vào tài nguyên sẵn có, chất lượng và tính chuyên nghiệp của các dịch vụ còn nhiều hạn
chế. Mạng lưới phân phối kém hiệu quả, đầu tư ngân sách địa phương chưa mạnh dạn,
công nghệ, thị phần còn khiêm tốn trong các thị thường chủ chốt.
Du lịch Dalat có tính thời vụ cao, mà khả năng điều tiết nhu cầu du khách lại thiếu
năng động, hoạt động thiếu thường xuyên liên tục nên giá cả không thống nhất, lãng phí.
Hiện tại, hạ tầng cơ sở và ý thức về cảnh quan môi trường du lịch chưa đáp ứng tốt.
Bảng 2.6 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) của du lịch Dalat
Trọng số Phân loại Giá trị
TT Những yếu tố xác định mức hấp dẫn của ngành
(Pi)% Si (1-5) (Pi x Si)
Các điểm mạnh (S) 0.51 1.43
S1 Có tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) 0.08 2.9 0.23
S2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị khá 0.07 2.9 0.20
S3 Chính sách, dự án đầu tư phát triển du lịch dồi dào 0.07 2.7 0.19
S4 Ý thức nâng cao môi trường và khả năng cạnh tranh 0.07 2.7 0.19
S5 Quan tâm tính chuyên nghiệp, chất lượng đội ngũ 0.08 2.9 0.23
S6 Khai thác các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch 0.07 2.9 0.20
S7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối 0.07 2.6 0.18
Các điểm yếu (W) 0.49 1.39
W1 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch 0.07 2.6 0.18
W2 Đa dạng hoá các loại hình, sản phẩm du lịch 0.08 3.0 0.24
W3 Đầu tư có trọng điểm, kịp thời tiến độ khai thác 0.05 2.8 0.14
W4 Phối hợp các cơ quan chức năng và bộ phận liênquan 0.07 2.7 0.19
W5 Khả năng thích ứng với tính thời vụ, giá trong du lịch 0.08 3.0 0.24
W6 Khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn 0.07 2.9 0.20
W7 Khả năng thu hút nguồn nhân lực(nhất là chuyên gia) 0.07 2.8 0.20
Tổng cộng IFE: 1.00 2.82
Ghi chú: - Trọng số: Độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (Pi: %)
- Phân loại: Mức độ mà công ty đạt được (Si:1-5)
Tổng điểm quan trọng 2.82, chênh lệch mạnh, yếu 0.04 (gần bằng nhau). Cho thấy,
du lịch Dalat đang ở mức trung bình so với cả nước về vị trí chiến lược nội bộ tổng quát.
Biểu đồ 2.3 : Địa phương trước điểm mạnh và điểm yếu

(Khả năng tư duy chiến lược & thực hiện)


- 45 -

Nhận xét: Theo biểu đồ tư duy chiến lược, mặc dù ưu thế có phần vượt trội và khả
năng chiến lược đã có định hướng, nhưng năng lực thực hiện chưa đáp ứng, hiệu quả
không cao. Nghĩa là, tuy chưa phải là thua cuộc trong cạnh tranh hay phải chịu nhiều áp
lực của rủi ro, nhưng chưa thể phát triển mạnh do khả năng tư duy chiến lược vẫn còn
lúng túng. Chưa phát huy được thế mạnh để cạnh tranh giành lợi thế tốt.
2.3.2 Nhận định cơ hội và thách thức (Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE)
Doanh nghiệp xác định các cơ hội và nguy cơ thông qua phân tích dữ liệu về thay
đổi trong các môi trường: Kinh tế, tài chính, chính trị, pháp lý, xã hội và cạnh tranh ở các
thị trường nơi doanh nghiệp đang hoạt động hoặc dự định thâm nhập. Các cơ hội có thể
bao gồm tiềm năng phát triển thị trường, khoảng trống thị trường, các nguy cơ có thể là
thị trường bị thu hẹp, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, những thay đổi về chính sách, bất
ổn về chính trị hay sự phát triển công nghệ mới dẫn đến nguy cơ trở nên lạc hậu.
Biểu đồ 2.4 : Khung đánh giá cơ hội - mối đe dọa

Từ khung đánh giá cơ hội, nguy cơ và liên hệ qua khảo sát có thể nhận định như sau:
- 46 -

2.3.2.1 Nhìn nhận cơ hội: Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại
thế giới WHO, các tổ chức quốc tế đang đánh giá Việt Nam là điểm đến an toàn nhất
vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Sự ra đời của Pháp lệnh du lịch năm 1999 và Luật du
lịch năm 2006 đã tạo hành lang pháp lý thuận lợi để phát triển du lịch. Thị trường du lịch
Việt Nam lại khá đa dạng, phong phú nhất là du lịch biển, sinh thái có tốc độ phát triển
nhanh, cơ hội đầu tư đang thuận lợi, còn nhiều tiềm năng chưa khai thác, mọi khả năng
khám phá hứa hẹn còn ở phái trước đang có sức cuốn hút du khách trên toàn thế giới.
Dalat lại hội đủ mọi tiềm năng cho xu hướng du lịch về khám phá thiên nhiên, hội
nghị - hội thảo và các lễ hội văn hóa truyền thống. Cảnh quan và con người Dalat luôn
hiền hòa, thơ mộng rất thích hợp cho du lịch hiện đại với thương hiệu đã được khá nhiều
quốc gia biết đến. Du lịch Dalat đã có định hình khá sớm và hiện đang là địa phương có
sự đầu tư cơ sở hạ tầng, qui hoạch đô thị nóng nhất của cả nước, với qui mô tầm cở quốc
gia. Hơn nữa đông đảo người dân Dalat đang được cuốn theo phong trào xã hội hóa du
lịch với nhiều chương trình trọng tâm, trọng điểm một cách mạnh mẽ nhất.
2.3.2.2 Thấy nguồn gốc của nguy cơ: Thật sự ngành du lịch đang khan hiếm
chuyên gia Marketing kinh nghiệm, nên phần lớn còn bị động. Sự liên kết cho một tổng
thể thống nhất tư duy và hành động còn nhiều điều phải bàn, đa số các địa phương đang
cố tự vận động theo cách riêng của mình, thiếu sự kết dính cộng đồng. Trước những tai
họa của thiên nhiên chưa đáp ứng hiệu quả so với các nước phát triển trong khu vực.
Là một Thành phố có tính đặc thù, tuy đã được tỉnh phân cấp rõ ràng hơn so với
trước nhưng cơ chế, qui mô quản lý du lịch Dalat vẫn thiếu tính đồng bộ và nhất quán
giữa tỉnh và Thành phố. Chính sách hấp dẫn để khai thác, thu hút, huy động các nguồn
lực trong và ngoài Thành phố chưa nhất quán. Tiến độ đầu tư các công trình, dự án lớn
như sân bay Liên khương, đường cao tốc, khu du lịch Tuyền Lâm, Đan Kia - Suối Vàng,
Cam Ly - Măng lin…cùng cải tạo môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội và nâng cấp
các khu biệt thự, triển khai chậm. Với xu thế khách du lịch đến Dalat ngày càng tăng,
đồng thời với sự phát triển đô thị và gia tăng dân số, Thành phố sẽ phải đối mặt với hiện
tượng quá tải, ách tắc giao thông đô thị.
- 47 -

Bảng 2.7 : Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của du lịch Dalat
Trọng số Phân loại Giá trị
TT Những yếu tố xác định mức hấp dẫn của ngành
(Pi)% Si (1-5) (Pi x Si)
Các cơ hội (O) 0.54 1.64
O1 Việt nam có tiềm năng du lịch, và là điểm đến an toàn 0.09 3.2 0.29
O2 Chính phủ có sự quan tâm đầu tư du lịch, nhất là Dalat 0.08 2.9 0.23
O3 Xu hướng du lịch trở về với thiên nhiên, sức khỏe 0.08 3.3 0.26
O4 Qui hoạch đô thị, cảnh quan được nâng cấp xuyên suốt 0.07 3.0 0.21
O5 Khuyến khích lễ hội truyền thống, mở trường đào tạo 0.07 2.7 0.19
O6 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng (nhất là khách quốc tế) 0.08 3.3 0.26
O7 Khoa học kỹ thuật phát triển, bùng nổ thông tin Internet 0.07 2.8 0.20
Các nguy cơ (T) 0.45 1.30
T1 Xu hướng cạnh tranh khu vực ngày một gay gắt 0.07 2.9 0.20
T2 Môi trường, tài nguyên cạn kiệt, thiên tai dịch bệnh tăng 0.08 2.8 0.22
T3 Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng 0.08 2.7 0.22
T4 Thiếu hụt chuyên gia Marketing trước bối cảnh hội nhập 0.07 2.8 0.20
T5 Giá cả leo thang, khả năng đáp ứng ngân sách có hạn 0.08 2.9 0.23
T6 Qui mô, công nghệ, chất lượng dịch vụ du lịch chưa cao 0.08 2.9 0.23
Tổng cộng EFE : 1.00 2.95
Ghi chú: - Trọng số: Độ quan trọng của yếu tố đối với ngành (Pi: %)
- Phân loại: Mức độ mà công ty đạt được (Si:1-5)
Biểu đồ 2.5 : Địa phương trước cơ hội và mối đe dọa

Nhận xét: Theo kết quả ma trận EFE và biểu đồ định giá cơ hội - nguy cơ, có thể
nhận xét khả năng ảnh hưởng (yếu tố khách quan) ngành du lịch Dalat hiện tại như sau:
Tổng điểm quan trọng là 2.95, chênh lệch giữa cơ hội và nguy cơ = 0.34 (cơ hội nhiều
hơn). Cho thấy du lịch Dalat đang ổn định và có đà phát triển khả quan trong việc theo
đuổi chiến lược hướng ngoại để tận dụng cơ hội đang tới cũng như hạn chế nguy cơ đang
có mầm móng từ bên ngoài. Nhưng để tăng tốc thì cần phải có tư duy chiến lược táo bạo
hơn, như thế mới hy vọng chủ động tạo bước đột phá để không bị tụt hậu.
- 48 -

2.3.3 Ma trận về hình ảnh các đối thủ cạnh tranh: Với những đánh giá, nhận định
về thế mạnh, cơ hội cũng như điểm yếu báo hiệu nguy cơ như vừa phân tích. Để tạo lợi
thế, trước hết ngành du lịch Dalat cũng phải tính đến mọi khả năng có thể sẽ phải cạnh
tranh với các địa phương khác cả trong và ngoài nước, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh,
Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Thuận, Vũng Tàu, Huế...). Đây sẽ là những đối thủ cạnh
tranh chính có khả năng đe dọa đến xu hướng phát triển du lịch Dalat trong tương lai.
2.3.3.1 Năng lực cạnh tranh của du lịch Dalat:
Bảng 2.8 : Hình ảnh cạnh tranh du lịch giữa các Thành phố lớn
Bang Sing Hong Hà Nha Đà Cần Vũng
Tiêu chí so sánh Dalat
kok apore Kong Nội Trang Nẵng Thơ Tàu
Quan điểm chung 3,1 3,2 3,1 2,1 2,1 1,9 2,1 2,3 2,2
Thông tin và dịch vụ 2,8 3,2 3,1 2,1 2,5 2,4 2,3 2,4 2,5
Mức độ thân thiện 2,4 2,5 1,8 2,5 2,7 2,8 2,6 2,6 2,9
Ngoại ngữ 3,2 3,3 3,1 2.8 2.5 2.0 1.8 2.3 2.2
Các công trình kiến trúc 2,4 3,1 2,9 2,2 2,4 2,1 2,0 2,4 2,2
Cơ sở hạ tầng 3,1 3,4 3,4 2,3 2,4 2,2 2,2 2,5 2,5
Chi phí sinh hoạt 2,2 1,7 1,8 3,0 3,1 3,0 3,3 2,8 2,8
Chỗ ở/khách sạn 2,8 2,6 3,2 2,0 1,7 1,6 1,5 1,9 1,7
Hoạt động giải trí 2,8 2,8 3,2 2,0 2,5 2,3 2,1 2,4 2,8
Mua sắm 2,9 3,2 3,1 2,2 2,4 2,3 2,0 2,1 2,5
Ẩm thực 2,5 2,8 2,5 2,6 2,6 2,3 2,5 2,6 2,3
Ô nhiễm môi trường 2,9 3,3 2,9 3,1 3,2 3,5 3,1 3,2 3,4
An toàn cho du khách 2,6 2,8 2,4 2,5 3,1 3,1 2,8 2,5 2,8
Giao thông 3,1 3,1 3,2 2,6 2,8 3,3 2,4 3,0 2,8
Địa điểm du lịch 2,6 3,4 2,8 2,3 2,7 2,5 2,3 2,6 2,9
(Nguồn: Điều tra theo chương trình của Uỷ ban nhân dân TP.HCM về đề tài
“Thực trạng và giải pháp Marketing Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2003)
Đồng thời qua phiếu thăm dò, khảo sát thực tế mới đây cũng có kết quả tiến bộ hơn, cho thấy:
¾ Ưu thế: Khách du lịch trong nước cho rằng Dalat là một Thành phố xinh đẹp.
Dalat có những thay đổi tích cực về cơ sở hạ tầng. So sánh với các Thành phố du lịch
khác trong nước, Dalat có thể cạnh tranh về loại hình du lịch sinh thái và tham quan cảnh
quan thiên nhiên cùng các phương diện như mua sắm thuận tiện, chi phí sinh hoạt, an
toàn cho du khách, giao thông, địa điểm du lịch... Khi đến viếng thăm Dalat họ đều đi
kèm theo thân nhân bạn bè, và đa số đều muốn trở lại khi có cơ hội. Còn du khách nước
ngoài cho rằng Dalat là một Thành phố thơ mộng và thân thiện. So sánh với nhiều nơi
trên thế giới Dalat có những ưu thế về chi phí sinh hoạt, mức độ thân thiện, hệ sinh thái...
- 49 -

¾ Hạn chế: Khách du lịch trong nước cho rằng các Thành phố du lịch khác trong
nước có tính chuyên nghiệp cao hơn và tiện nghi sinh hoạt tốt hơn Dalat. Dalat còn kém
hoặc không có khả năng cạnh tranh về nhiều phương diện như thông tin, dịch vụ phục
vụ, cơ sở hạ tầng sinh hoạt. Du khách nước ngoài cho rằng Dalat có điểm yếu so với các
Thành phố trong khu vực như ngôn ngữ giao tiếp, ô nhiễm môi trường... Phần lớn các
doanh nghiệp du lịch Dalat chưa thật sự năng động, sáng tạo, nhạy bén, trong khi đó còn
có những tư tưởng thụ động, trông chờ khách đến mới đón tiếp; chưa chủ động tham gia
vào các chương trình hành động chung của ngành để tạo sức mạnh tổng hợp.
Bảng 2.9 : Ma trận về hình ảnh cạnh tranh của du lịch Dalat trong khu vực

T Yếu tố hấp dẫn Xác định sức Trọng


Đối thủ
T mạnh Marketing thành công số Đalat Nha TrangTP.HCM Đà Nẵng Vũng Tàu
Hạng Điểm Hạng Điểm HạngĐiểmHạngĐiểmHạng Điểm
1 Thị trường mục tiêu, phân khúc 0.10 3 0.30 2 0.20 3 0.30 3 0.30 2 0.20
2 Tiềm năng du lịch phong phú 0.15 4 0.60 2 0.30 3 0.45 2 0.30 3 0.45
3 Chất lượng dịch vụ,giá thành 0.10 2 0.20 2 0.20 3 0.30 3 0.30 3 0.30
4 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu 0.15 3 0.45 3 0.45 3 0.45 2 0.30 3 0.45
5 Cường độ cạnh tranh,lợi nhuận 0.10 2 0.20 4 0.40 4 0.40 3 0.30 4 0.40
6 Khả năng công nghệ thông tin 0.05 2 0.10 3 0.15 4 0.20 3 0.15 3 0.15
7 Chiến lược ng/cứu phát triển 0.05 3 0.15 3 0.15 4 0.20 3 0.15 3 0.15
8 Hiệu năng quản trị, Marketing 0.15 2 0.30 3 0.45 3 0.45 3 0.45 3 0.45
9 Tính thời vụ, đa dạng hoá SP 0.10 2 0.20 3 0.30 4 0.40 3 0.30 2 0.20
10 Những tác động môi trường
0.05 3 0.15 2 0.10 2 0.10 2 0.10 2 0.10
(XH,Chính trị,luật pháp, thuế)
Tổng cộng : 1,00 2.65 2.60 3.15 2.55 2.75
(Nguồn: Điều tra theo chương trình của Uỷ ban nhân dân TP.HCM về đề tài
“Thực trạng và giải pháp Marketing Thành phố Hồ Chí Minh”, năm 2003)
Đồng thời qua phiếu thăm dò, khảo sát thực tế mới đây cũng có kết quả đều hơn, cho thấy:
Không kể Hà nội, đứng thứ nhất là Thành phố Hồ Chí Minh, thứ hai là Vũng Tàu,
tiếp đến là Nha Trang và du lịch Dalat chỉ hơn các tỉnh miền trung còn lại một ít nhưng
không chắc chắn. Ngoài Hồ Chí Minh là Thành phố lớn, năng động và có sức mạnh về
mọi phương diện, thì các Thành phố khác thực tế một số lĩnh vực tiềm năng và lợi thế có
thể chưa bằng Dalat, nhưng khả năng cạnh tranh của họ vẫn được cải thiện không ngừng.
Đây là vấn đề mà ngành du lịch Dalat cần nghiêm túc học hỏi và thẳng thắn tự kiểm
điểm lại mình (có lẽ điều quan trọng và khác biệt nhất chính là nhận thức và cơ chế tư
duy về chiến lược du lịch, trong đó có kinh nghiệm hoạt động Marketing).
- 50 -

2.3.3.2 Nhìn nhận hình ảnh cạnh tranh: Hiện nay, chất lượng và sức cạnh tranh
của Lâm Đồng nói chung còn thấp. Mặc dù các hoạt động dịch vụ du lịch tăng lên đáng
kể nhưng một số công trình, dự án chậm được hình thành…chưa tạo được tiền đề vững
chắc để phát triển trong tương lai, du lịch nghĩ dưỡng, hội nghị chậm được thể hiện.
Bảng 2.10 : So sánh lượng khách du lịch đến Lâm Đồng với các tỉnh phụ
cận và các trung tâm du lịch lớn trong nước (Ngàn lượt)
Tỉnh, Loại khách Năm % Tăng
Thành phố du lịch 1996 1999 2000 2003 2004 2005 2006 trưởng
Khách quốc tế 66,0 70,0 69,58 65,0 86,0 100,6 97,0 - 3,4%
Lâm
Khách nội địa 539,12 533,0 640,42 1085,0 1264,0 1460,0 1751,0 19,9%
Đồng (1)
Tổng số khách 605,12 603,0 710,0 1150,0 1350,0 1561,0 1848,0 18,4%
Khách quốc tế 109,0 101,8 118,8 164,0 190,0 282,0 323,0 14,5%
Khánh
Khách nội địa 281,0 242,7 278,7 461,0 520,0 675,0 757,5 12,2%
Hòa
Tổng số khách 390,0 344,5 397,5 625,0 710,0 957,0 1088,5 13,7%
Khách quốc tế 3,7 3,9 12,7 8,6 10,4 13,4 15,8 17,9%
Ninh
Khách nội địa 27,5 35,1 64,2 95,3 165,9 185,0 215,0 16,2%
Thuận
Tổng số khách 31,2 39,0 76,9 103,9 176,3 198,4 230,8 16,3%
Khách quốc tế 7,2 23,8 40,0 115,0 102,0 150,0 250,8 67,2%
Bình
Khách nội địa 49,3 99,4 420,0 1350,0 1398,0 1274,6 1450,0 13,7%
Thuận
Tổng số khách 56,5 123,2 460,0 1465,0 1500,0 1324,6 1700,8 28,4%
Khách quốc tế 925,0 975,0 1100,0 1302,0 1580,0 2000,0 2300,0 15,0%
Thành phố
Khách nội địa 1128,0 1600,0 2000,0 1917,3 2500,0 3200,0 3500,0 9,3%
HCM
Tổng số khách 2053,0 2575,0 3100,0 3219,3 4080,0 5200,0 5800,0 11,5%
Khách quốc tế 352,0 380,0 500,4 931,0 1300,0 1109,6 1210,0 10,9%
Hà nội Khách nội địa 700,0 1050,0 2100,0 2850,0 4500,0 5300,0 6250,0 17,9%
Tổng số khách 1052 1430 2600,4 3781,0 5800,0 6409,6 7360,0 14,8%
( Nguồn:(1) Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng - Các số liệu khác: ITDR)
(Phụ lục 10: Các số liệu so sánh về du lịch Dalat với các Thành phố khác)
Nhận xét: Nếu so với tỉnh phụ cận là Bình Thuận thì tốc độ tăng trưởng về khách
đến Lâm Đồng thấp hơn, do tỉnh này điểm xuất phát thấp; nhưng tăng trưởng của Dalat
cũng đạt mức vượt các tỉnh khác.
Số ngày lưu trú của khách quốc tế đến Lâm Đồng thấp hơn so với các địa phương
khác trong cả nước, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, tuy nhiên đối với
khách nội địa thì chỉ số này vào loại cao (2,5 ngày). Như vậy, Lâm Đồng cần phải đầu tư
làm đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm nâng cao chất lượng dịch vụ để tạo sức hấp dẫn.
- 51 -

2.3.3.3 Định hướng cạnh tranh: Nằm kề với địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế
phía Nam (Hồ Chí Minh - Bình Dương - Đồng Nai - Vũng Tàu), là một cực của Trung
tâm du lịch Nha Trang - Ninh Chữ - Dalat; Lâm Đồng có nhiều cơ hội tăng trưởng nguồn
khách du lịch quốc tế đến từ các khu vực trên. Dalat có thể nói là điểm du lịch núi với
loại hình du lịch tham quan nghỉ dưỡng sinh thái hấp dẫn vào bậc nhất hiện nay. Dalat
xứng đáng là một điểm son rực rỡ trên bản đồ du lịch Đông Nam Á. Tuy nhiên, để phát
huy được những lợi thế trên, du lịch Dalat cần có các giải pháp gắn liền với các chiến
lược cạnh tranh, mở rộng và tìm kiếm thị trường, đặc biệt trong xu thế hội nhập.
Được sự quan tâm của Trung ương và chính quyền địa phương, công tác đầu tư
phát triển du lịch đã được cải thiện đáng kể. Giai đoạn 2001 - 2005, ngành du lịch đã
nhận được 136,78 tỷ đồng đầu tư phát triển hạ tầng du lịch thuộc 12 dự án, tính từ 2003
đến nay có hơn 61 dự án đầu tư phát triển khu du lịch được tỉnh cho chủ trương lập dự án
để đầu tư... Tuy nhiên, mức độ đầu tư so với dự báo chỉ đạt khoảng 5% nhu cầu. Điều
này ảnh hưởng đáng kể đến kết quả phát triển ngành du lịch Lâm Đồng thời gian qua.
Với chủ trương tăng tốc và đột phá, du lịch Dalat cần nhanh chóng khôi phục và
phát triển các ngành nghề truyền thống độc đáo, hấp dẫn. Tập trung cao độ để khắc phục
tính ì trong các hoạt động hỗ trợ du lịch hiện nay, như: Cuộc vận động xây dựng đời
sống văn hoá, tuy có phong trào nhưng có lúc còn mang tính hình thức, công tác quản lý
các dịch vụ văn hóa cũng chưa được chặt chẽ, xây dựng văn minh đô thị chưa có chiều
sâu, thiếu toàn diện và chuyển biến chưa rõ nét. Quản lý các hoạt động lễ hội, di tích,
thắng cảnh thiếu nề nếp, tình trạng người xin ăn và một số tệ nạn xã hội còn phát sinh
phức tạp không lường trước mà chưa có hướng khắc phục triệt để. Chương trình phát
triển du lịch hội nghị, hội thảo, du lịch xanh, thể thao, công viên vui chơi giải trí và phát
huy phong cách người Dalat chưa có kết quả như dự tính.
Thái độ đối với định hướng các chiến lược phát triển du lịch bền vững Dalat còn
chậm đổi mới so với xu thế hội nhập. Các giải pháp đón đầu để nắm bắt vận hội, né tráng
các mối đe dọa từ bên ngoài còn rời rạc, thiếu liên kết nên tính khả thi thấp. Chính vì
vậy, định hướng chiến lược Marketing Dalat sẽ là một trong những công việc đầu tiên
phải sớm được thực hiện làm kim chỉ nam cho mọi chiến lược hành động khác.
- 52 -

Kết luận chương hai


Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động Marketing du lịch,
những tiêu chuẩn và nguyên tắc cũng như những quy trình nhằm phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động Marketing du lịch của Dalat. Qua đúc kết kinh nghiệm của các địa
phương có điều kiện tương đồng thuộc vùng, khu vực và trên thế giới để liên hệ với
Dalat, nhằm xây dựng các chiến lược giải pháp hữu hiệu. Khẳng định, Du lịch là ngành
kinh tế đang được xã hội quan tâm, là ngành dịch vụ cao cấp và có tính đặc thù riêng vừa
có tính chất chung của loại hình kinh doanh dịch vụ vừa là ngành kinh tế quan trọng đối
với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh và đất nước. Việt nam là điểm đến an toàn, thân
thiện đối với du khách quốc tế. Riêng du lịch Dalat đã và đang có nhiều nhà đầu tư trong
và ngoài nước quan tâm theo chiều hướng thuận lợi.
Tuy nhiên, con đường phát triển du lịch Việt nam cũng như du lịch Dalat trong
những năm sắp tới còn là một bài toán phức tạp. Mặc dù, với những tiền đề sẵn có cùng
sự cố gắng nổ lực đáng khích lệ bước đầu đã đạt một số thành tựu nhất định, tuy nhiên so
với mặt bằng chung thì có dấu hiệu chững lại, còn nhiều vấn đề bất cập, biểu hiện của sự
tự phát, nóng vội, thiếu ổn định và tiềm ẩn những nguy cơ mà mặt trái của ngành du lịch
thường mang lại đó là sự suy kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và mức độ
xâm hại đến các tài nguyên nhân văn khó có thể tái tạo.
Để tạo ra sự bước đột phá, tăng tốc cho du lịch Dalat còn cần cả một quá trình thực
hiện đồng loạt các chiến lược cùng các giải pháp hữu hiệu kèm theo như: Qui hoạch, thu
hút đầu tư, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập,
cải tạo môi trường và cơ chế quản lý. Nhất là tăng cường công tác tuyên truyền, xúc tiến
quảng bá về du lịch sao cho tiết kiệm được chi phí và công sức mà hiệu quả thiết thực
nhất, đồng thời ứng phó trước những thách thức nảy sinh. Đó là những vấn đề cần quan
tâm mà chương 3 sẽ tập trung giải quyết, với nội dung có tính tư duy chiến lược, nhằm
góp phần nâng cấp du lịch Lâm Đồng lên một tầm cao mới. Chiến lược này sẽ tập hợp
những quyết định và hành động hướng vào mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của
ngành du lịch Dalat được phát huy đáp ứng với những cơ hội và thách thức từ bên ngoài.
- 53 -

Chương ba:
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING DU LỊCH
CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT ĐẾN NĂM 2020

Theo kết quả nghiên cứu của Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới, Việt Nam xếp
hạng 6/10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 đến
2016. Trong những năm gần đây, chúng ta đã nhìn thấy và có thể dự đoán được sự tăng
trưởng của khách du lịch trong nước và quốc tế ở Việt Nam. Điều này cũng báo hiệu
trước cho các nhà kinh doanh và các nhà cung cấp các dịch vụ liên quan đến thị trường
du lịch một cuộc cạnh tranh mới gay go và quyết liệt hơn. Làm thế nào để đón đầu hiện
tượng đó cùng những biện pháp hữu hiệu trước những cơ hội sinh lợi này?
Với tất cả những gì hiện hữu, Dalat có đầy đủ căn cứ để liệt vào hàng đô thị di sản,
bởi Dalat là một đô thị du lịch trọn vẹn đầu tiên có qui hoạch kể từ khi được thành lập.
Nhưng ngoài những thách thức khách quan, những yếu kém chủ quan của ngành cũng
đặt ra nhiều thách thức đối với sự phát triển du lịch của Dalat.
3.1. Quan điểm, mục tiêu chiến lược Marketing du lịch
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch Thành phố Dalat: Một trong những yếu
tố quan trọng nhất của công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay là quá trình mở cửa và
hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh trên thế giới. Các
địa phương đang liên tục đối mặt với những thách thức và cơ hội mới.
Đề án điều chỉnh qui hoạch tổng thể đến năm 2020 đã xác định Dalat là một trong
những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng cao cấp của cả nước, đặt biệt khu du lịch Đankia -
Suối vàng sẽ là một trong bốn khu du lịch tổng hợp quốc gia được Nhà nước đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng …hiện nay, Dalat đang tập trung đầu tư phát triển đô thị, tôn tạo cảnh
quan môi trường với qui mô lớn để sớm được phê duyệt nâng cấp thành Thành phố trực
thuộc Trung ương, xây dựng Dalat trở thành Thành phố xanh - sạch - đẹp của cả nước và
là đô thị du lịch cấp quốc tế. Dalat phấn đấu là Thành phố du lịch sinh thái mà cả thế giới
biết và tìm đến để đầu tư, xây dựng và thưởng ngoạn. Với tinh thần này, du lịch Dalat đã
có được cái nhìn mới:
- 54 -

“Du lịch Lâm Ðồng sẽ phát triển nhanh theo hướng hiện đại và dân tộc,
trong đó Dalat là trung tâm đáp ứng nhu cầu du lịch - nghỉ dưỡng của cả nước”
Hoạt động du lịch Dalat đã khởi sắc và đang sinh động hẳn lên, khách du lịch bốn
phương đổ về nghỉ mát tăng lên đột biến, có những thời điểm du khách lên đến hơn
10.000 lượt/ngày. Trong làn gió đổi mới, khách ngoại quốc và người Việt Nam ở nước
ngoài đến Dalat tăng dần theo thời gian. Cho nên, du lịch Dalat sẽ đi vào chiều sâu, xây
dựng một phong cách đồng nhất mang tính đặc thù, riêng biệt độc đáo mà các nơi khác
không có để tạo nên một sức hút lớn. Nhằm xây dựng Dalat xứng đáng là trung tâm du
lịch chất lượng cao, là ngành kinh tế động lực với nhiều hình thức hoạt động phong phú,
đa dạng, cân đối, hấp dẫn và thực sự năng động. Cụ thể:
“Phát triển du lịch theo hướng sinh thái, văn hoá để khai thác tối đa các tiềm
năng, nội lực của tỉnh. Có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng
và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá. Trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế
và du lịch nội địa, trong đó chú trọng khai thác nguồn khách nội địa và lấy phát triển du
lịch quốc tế là hướng chiến lược lâu dài. Bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và
xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp
của các thành phần kinh tế khác. Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và
an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo…”.
Từ đó, du lịch Lâm Đồng sẽ có những bước đi ổn định và tạo những tiền đề vững
chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Trên cơ sở tập trung các chương trình quảng bá
tuyên truyền, chương trình xã hội hóa du lịch, chương trình đa dạng hóa sản phẩm du
lịch và dịch vụ, xây dựng thương hiệu Dalat trên các sản phẩm du lịch. Tăng cường công
tác xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức, nhất là tham gia các hội chợ ngành, khu
vực và hội chợ hàng xuất khẩu. Thu hút lao động, tạo công ăn việc làm và cùng cả nước
làm cho khách du lịch hiểu rõ hơn về giá trị nhân văn to lớn của các dân tộc đã vun đắp
gây dựng được trong chặng đường phát triển. Tối ưu hoá sự đóng góp của ngành du lịch
vào thu nhập của Thành phố, chuyển dịch cơ cấu theo hướng tỷ trọng ngành du lịch -
dịch vụ chiếm trên 70%, bằng cách tạo môi trường thuận lợi cho sự tăng trưởng.
- 55 -

3.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat: Nếu như trong giai đoạn
1995 - 2005 phát triển du lịch Lâm Đồng với mục tiêu chỉ để trở thành một ngành kinh tế
đủ mạnh và có sức thuyết phục theo tinh thần của nghị quyết 03/2001/NQ-TU của Tỉnh
ủy Lâm Đồng. Thì giai đoạn từ nay đến năm 2010 và những năm 2020 du lịch Lâm
Đồng phải phát triển với mục tiêu thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn như định
hướng của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt tại quyết định số 409/2002 /QĐ-TTg về:
“Điều chỉnh quy hoạch Thành phố Dalat tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến 2020”.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã ban hành Quyết định số 209/2005/QĐ-
UBND qui định về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển. Đặc biệt, tại Mục
1/Chương IV về “Lĩnh vực du lịch, dịch vụ” đã xác định mục tiêu chính là:
“Đầu tư phát triển du lịch Thành phố Dalat xứng đáng là một trong những trung
tâm du lịch của Lâm Đồng nói riêng và miền Trung Tây nguyên nói chung”.
Và mới đây, Tỉnh ủy Lâm Đồng lại đã bổ sung nghị quyết 06/2006/NQ-TU nhiệm
vụ và giải pháp là: “Đột phá, tăng tốc phát triển du lịch trong những năm trước mắt”.
Song song với du lịch quốc tế, đẩy mạnh phát triển du lịch nội địa nhằm đáp ứng
nhu cầu đi lại, thăm viếng, tham quan du lịch của nhân dân góp phần cải thiện, nâng cao
đời sống tinh thần cho nhân dân địa phương, đặc biệt nâng cao dân trí, cải thiện điều kiện
sống cho đồng bào các vùng xa xôi hẻo lánh.
Mục tiêu trước mắt của Dalat là phục hồi những gì đã để mai một trong thời gian
qua, Mục tiêu lâu dài là xây dựng Thành phố Dalat với một phong cách riêng biệt phù
hợp với thị trường du lịch trong và ngoài nước. Dựa trên những thay đổi của xu hướng
phát triển thị trường du lịch thế giới và trong nước, du lịch của Lâm Đồng chú trọng cả
hai thị trường du lịch và kinh doanh tiếp đón khách (hội nghị, triển lãm thương mại và
hội họp kinh doanh). Mặc dù cả hai thị trường này đều có phần nào trùng khớp, chúng
cũng khá khác biệt về mặt thị trường, nhu cầu, tiện nghi và sự cạnh tranh để đảm bảo
cách xử lý riêng biệt. Trong giai đoạn đến năm 2010 và những năm 2020 được xác định
gồm hai nhóm thị trường chính như sau:
3.1.2.1. Thị trường trọng điểm: Thị trường trọng điểm của du lịch Lâm Đồng
được xác định bao gồm một số thị trường khách quốc tế và trong nước như sau:
- 56 -

¾ Thị trường khách quốc tế: Gồm những thị trường có lượng khách nước ngoài
đi du lịch hay công vụ đến Việt Nam, có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày. Cơ hội
khai thác các thị trường khách quốc tế Dalat sẽ gia tăng khi sân bay Liên Khương được
nâng cấp và mở các đường bay trực tiếp đến một số nước hoặc qua các tuyến bay trực
tiếp với những trung tâm du lịch lớn của quốc gia như: Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Đài Loan, Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Úc là những thị trường hàng đầu thế giới với khả
năng du lịch rất lớn cần được ưu tiên. Thị trường khối các nước ASEAN đặc biệt là các
nước Singapore, Inđônexia, Malaysia là thị trường trọng điểm cũng cần chú trọng khai
thác phát triển. (Phụ lục 11: Các văn bản định hướng phát triển liên quan về du lịch)
¾ Thị trường khách nội địa: Do xu hướng đi du lịch ngày càng tăng nhờ kinh tế
phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức thông tin về du lịch
được nâng cao. Đối với du lịch Lâm Đồng thị trường truyền thống từ Thành phố Hồ Chí
Minh, các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, sau khi mở đường bay trực tiếp Dalat - Hà Nội để mở rộng thị trường du lịch
các khu vực phía Bắc. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các
tour ngắn ngày, cuối tuần với các hình thức nghỉ mát và vui chơi giải trí hiện đại…
3.1.2.2. Thị trường tiềm năng: Chủ yếu là những thị trường khách quốc tế,
điển hình như Hà Lan, Nga, Canada, Ý, Thuỵ Sĩ, Thuỵ Điển, Bỉ, Niu Zi Lân,
Luxembour…do lượng khách đi du lịch nước ngoài ở các nước này hàng năm khá đông.
Nhưng số lượng khách này đến Lâm Đồng trong hiện tại còn hạn chế, khả năng chi tiêu
chưa cao do việc tiếp cận giao thông đang khó khăn, trao đổi thương mại và du lịch chưa
phát triển...
3.1.3. Chỉ tiêu phát triển du lịch Thành phố Dalat: Việc nghiên cứu dự báo các
chỉ tiêu phát triển du lịch được thực hiện trong bối cảnh ngành du lịch cả nước đang phát
triển với tốc độ tương đối nhanh. Do đó, mục tiêu chiến lược phát triển du lịch Thành
phố Dalat theo đuổi cụ thể là:
3.1.3.1. Khách du lịch: Theo xu hướng hiện nay, khách du lịch nội địa đến Lâm
Đồng ngày một nhiều với mức tăng trưởng khá cao (17,2% năm). Tuy nhiên, theo quy
- 57 -

luật tốc độ tăng trưởng này sẽ giảm dần từ nay đến năm 2020. Dự kiến trung bình tăng 8-
10% giai đoạn 2005 - 2010; 7-9% giai đoạn 2011 - 2015; 6,5-7,5% giai đoạn 2016-2020.
Còn khách du lịch quốc tế đến Lâm Đồng trung bình chỉ tăng 5,4% năm trong vài
năm tới đây. Để phù hợp với thực tế, dự kiến điều chỉnh tốc độ tăng trưởng khách quốc
tế đến Lâm Đồng giai đoạn 2006 - 2010 chỉ dao động trong khoảng 6 - 7%. Khi dự án
xây dựng các khu du lịch dần hoàn thiện và đi vào hoạt động ổn định, đặt biệt sân bay
Liên Khương trở thành sân bay quốc tế. Dự kiến 2016 - 2020 đạt 5,5 -7 %, vì thực tế,
2005 cả nước đón gần 3.470.000 lượt khách quốc tế (tăng 18,4% so với 2004) nhưng đến
2006 đạt 3,58 triệu lượt khách (chỉ tăng 3% so với 2005).
Năm 2006 ngày lưu trú trung bình của khách đến Lâm Đồng chỉ đạt 2,3 ngày. Hiện
nay, Dalat đang có một số dự án đầu tư xây dựng các khu du lịch chất lượng cao chắn
chắc tạo ra nhiều sản phẩm du lịch độc đáo sẽ hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước
và kéo dài thời gian lưu trú (đặt biệt là khách sinh thái, nghỉ dưỡng, chữa bệnh). Ngày
lưu trú trung bình của khách du lịch đến Lâm Đồng sẽ gia tăng: Năm 2010 là 2,8 - 3
ngày; năm 2015 là 3,3 - 3,5 ngày và đến 2020 là 3,7 - 4 ngày. Cụ thể như sau:
Bảng 3.1 : Dự báo lượng khách, doanh thu du lịch cụm du lịch Dalat và phụ cận
Khách Các hạng mục 2010 2015 2020
Số lượt khách (ngàn) 106,0 140,0 176,0
Quốc Ngày lưu trú TB (ngày) 3,2 3,8 4,4
tế Tổng số ngày khách (ngàn) 339,2 532,0 775,0
Doanh thu (triệu USD) 33,920 58,520 93,000
Số lượt khách (ngàn) 1.785 2.400 3.150
Nội Ngày lưu trú TB (ngày) 3,0 3,5 4,0
địa Tổng số ngày khách (ngàn) 5.355 8.400 12.600
Doanh thu (triệu USD) 133,875 252,000 441,000
Tổng doanh thu (triệu USD) 167,795 310,520 534,000
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
Mức chi tiêu trung bình của khách hiện nay ở Lâm Đồng trung bình mỗi ngày một
khách quốc tế chi khoảng 110 USD, khách nội địa trên 500.000 đồng (tương đương
30USD). Trong những năm tới, chắc chắc mức chi tiêu của khách sẽ tăng lên.
Bảng 3.2 : Dự kiến mức chi tiêu trung bình một ngày của một khách du lịch:
Giai đoạn Khách quốc tế Khách nội địa
2006 - 2010 110USD 30USD
2011 - 2015 120USD 35USD
- 58 -

2016 - 2020 130USD 40USD


(Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
3.1.3.2. Doanh thu du lịch: Doanh thu từ du lịch của địa phương bao gồm doanh
thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, mua sắm và các dịch vụ khác như Bưu điện, Ngân
hàng, Y tế, Bảo hiểm, dịch vụ vui chơi giải trí v.v…Việc tính toán doanh thu từ du lịch
của địa phương được căn cứ vào các chỉ tiêu chủ yếu như số lượt khách, ngày lưu trú
trung bình, mức chi tiêu trung bình trong một ngày của một khách. Cụ thể:
Bảng 3.3 : Dự báo doanh thu từ du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2005 - 2020
Đơn vị tính: Triệu USD
Cụm du lịch Loại doanh thu 2005 2010 2015 2020
Doanh thu từ khách quốc tế 17,157 33,920 58,520 93,000
ĐàLạt
Doanh thu từ khách nội địa 65,428 133,875 252,000 441,000
& phụ cận
Tổng cộng 83,185 167,795 310,520 534,000
Doanh thu từ khách quốc tế 0,999 2,500 6,325 12,600
Bảo Lộc
Doanh thu từ khách nội địa 3,630 10,500 29,400 66,150
Tổng cộng 4,629 13,000 35,725 78,750
Doanh thu từ khách quốc tế 0,180 0,980 2,640 7,200
Cát Tiên
Doanh thu từ khách nội địa 0,616 3,925 12,600 36,750
Tổng cộng 0,796 4,905 15,240 43,950
Doanh thu từ khách quốc tế 18,936 37,400 67,485 112,800
Toàn tỉnh
Doanh thu từ khách nội địa 69,674 148,300 294,000 543,900
Tổng cộng 88,610 185,700 361,485 656,700
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
3.1.3.3. Tổng sản phẩm GDP du lịch và nhu cầu đầu tư: Qua nghiên cứu cho
thấy, chi phí trung gian trong các hoạt động du lịch chiếm trung bình khoảng 30-35%
tổng doanh thu (trong đó lưu trú 10%; ăn uống 55-60%; vận chuyển du lịch 20%; hàng
hoá lưu niệm 65-70%; dịch vụ khách 15%). Như vậy khả năng đóng góp của ngành du
lịch Lâm Đồng trong cơ cấu GDP của địa phương được tính toán như sau:
Bảng 3.4 : Dự báo tổng sản phẩm GDP và nhu cầu vốn đầu tư cho
du lịch Lâm Đồng thời kỳ 2005 - 2020
Các chỉ tiêu ĐV tính 2005 2010 2015 2020
Tổng doanh thu du lịch của Tỉnh Triệu USD 90,064 185,700 361,485 656,700
Tổng giá trị GDP du lịch Triệu USD 62,144 126,176 234,965 420,288
Tốc độ tăng truởng GDP du lịch % 16,5 14,7 13,2 12,3
Hệ số ICOR du lịch (**) - 3,2 3,0 2,8 2,5
Tổng nhu cầu vốn đầu tư du lịch Triệu USD 28,774 188,352 304,329 463,308
(Nguồn: - Dự báo của Viện NCPT Du lịch.
- (*) Số liệuthực tế.
- (**) Chỉ tính đầu tư cho csvc kỹ thuật của ngành du lịch)
- 59 -

¾ Nhu cầu vốn đầu tư: Để đạt được mục tiêu điều chỉnh cơ bản của ngành du lịch
Lâm Đồng thời kỳ 2005 - 2020, việc đầu tư toàn diện và đồng bộ vào cơ sở hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật, đào tạo, tuyên truyền quảng bá; bảo tồn tài nguyên và môi trường …
có ý nghĩa rất quan trọng. Theo kết quả tính toán thì nhu cầu vốn đầu tư cho ngành du
lịch Lâm Đồng từ nay đến năm 2020 là khoảng 1tỷ USD trong đó giai đoạn từ nay đến
2010 khoảng 220 triệu USD; giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 780 triệu USD. Đây là một
số vốn không lớn, đòi hỏi phải thu hút từ nhiều nguồn khác nhau (cả trung ương và địa
phương) và huy động từ nhiều nguồn như tích lũy của các doanh nghiệp du lịch, vốn vay
ngân hàng, liên doanh, liên kết (cả trong và ngoài nước) và vốn đầu tư tư nhân...
¾ Nhu cầu về khách sạn: Việc nghiên cứu tính toán và điều chỉnh dự báo nhu cầu
khách sạn trong những năm tới được căn cứ vào tổng số khách, số ngày lưu trú và công
suất sử dụng trung bình, cũng như số người nghỉ trong một phòng theo công thức sau:
(Số lượt khách)*(Số ngày lưu trú trung bình)
Nhu cầu số phòng = ---------------------------------------------------------------------
(365 ngày)*(Công suất sử dụng phòng)*(Số khách trung bình/phòng)
Trong đó, theo dự báo: Số ngày lưu trú trung bình 2,5 - 4 đối với khách quốc tế và
từ 2,3 - 3,7 đối với khách nội địa. Công suất sử dụng phòng trung bình hàng năm sẽ đạt
khoảng 60 - 65% (hiện tại 56%). Theo xu hướng chung, các khách sạn thường xây dựng
mỗi phòng 2 người. Như vậy, nhu cầu về khách sạn của Lâm Đồng đến năm 2020 sẽ là:
Bảng 3.5 : Dự báo nhu cầu khách sạn Lâm Đồng thời kỳ 2010 – 2020 (Phòng)
Cụm Nhu cầu cho đối tượng khách du lịch 2010 2015 2020
Nhu cầu cho khách quốc tế 820 1.200 1.650
Dalat và Nhu cầu cho khách nội địa 12.880 19.100 26.500
phụ cận
Tổng cộng 13.700 20.300 28.150
Nhu cầu cho khách quốc tế 65 145 220
Bảo Lộc Nhu cầu cho khách nội địa 1.035 2.245 3.980
Tổng cộng 1.100 2.390 4.200
Nhu cầu cho khách quốc tế 25 55 130
Cát Tiên Nhu cầu cho khách nội địa 375 955 2.220
Tổng cộng 400 1.010 2.350
Nhu cầu cho khách quốc tế 910 1.400 2.000
Toàn tỉnh Nhu cầu cho khách nội địa 14.290 22.300 32.700
Tổng cộng 15.200 23.700 34.700
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
- 60 -

¾ Nhu cầu lao động trong du lịch: Hiện nay, chỉ tiêu bình quân khách sạn ở Dalat
chỉ đạt 0,6 lao động/phòng (cả nước 1,5 -1,6). Nên nhu cầu đến năm 2020 sẽ là:

Bảng 3.6 : Nhu cầu lao động cụm du lịch Dalat và phụ cận
Hạng mục Nhu cầu cho đối tượng Đơn vị tính 2010 2015 2020
Khách du lịch Phòng 13.700 20.300 28.150
Khách sạn Nhu cầu cho khách quốc tế Phòng 820 1.200 1.650
Nhu cầu cho khách nội địa Phòng 12.880 19.100 26.500
Tổng cộng Người 53,430 97,440 152,010
Lao động Lao động trực tiếp Người 17,810 32,480 50,670
Lao động gián tiếp Người 35,620 64,960 101,340
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
Bảng 3.7 : Dự báo nhu cầu lao động trong du lịch Lâm Đồng: 2010 -2020
Đơn vị tính: Phòng
Cụm du lịch Loại lao động 2010 2015 2020
Lao động trực tiếp trong du lịch 17,810 32,480 50,670
Dalat và
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 35,620 64,960 101,340
phụ cận
Tổng cộng 53,430 97,440 152,010
Lao động trực tiếp trong du lịch 1,430 3,824 7,560
Bảo Lộc
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 2,860 7,648 15,120
Tổng cộng 4,290 11,472 22,680
Lao động trực tiếp trong du lịch 0,520 1,616 4,230
Cát Tiên
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 1,040 3,232 8,460
Tổng cộng 1,560 4,848 12,690
Toàn tỉnh Lao động trực tiếp trong du lịch 19,760 37,920 62,460
Lao động gián tiếp ngoài xã hội 39,520 75,840 124,920
Tổng cộng 59,280 113,760 187,380
Lao động trung bình/1 phòng khách sạn (người) 1,3 1,6 1,8
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
Như vậy: Do nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế từ nay đến năm
2020 chủ yếu tập trung ở khu vực Thành phố Dalat và phụ cận. Nên, thời kỳ 2006 - 2010
đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du lịch đã và đang được khai thác. Thời
kỳ 2010 - 2020 đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời với việc khai thác và đầu
tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác. Ngoài ra, cần mở rộng đầu tư
các khu du lịch ở phạm vi lân cận Dalat nhằm giảm bớt sức ép của lượng du khách lớn
đến Dalat và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm du lịch trung tâm này. Như
vậy, trong tương lai, để giảm áp lực lên tài nguyên và môi trường ở cụm Dalat, việc đầu
tư phát triển đồng bộ hai cụm du lịch Bảo Lộc và Cát Tiên là rất quan trọng và cần thiết.
- 61 -

Dự kiến, thời kỳ 2005 - 2010 Dalat và phụ cận vẫn chiếm khoảng 80% số khách của cả
tỉnh. Thời kỳ 2011 - 2020, khi Bảo Lộc và Cát Tiên được đầu tư tương đối hoàn chỉnh
thì sẽ thu hút nhiều hơn khách du lịch đến đây; dự kiến thời kỳ này Dalat và phụ cận còn
khoảng 70-75% số khách của toàn Tỉnh. Ðịnh hướng đó đã được triển khai trong thực tế
bằng việc xây dựng, nâng cấp hệ thống đường xá tại Dalat, quy hoạch lại trên 80 điểm
tham quan du lịch, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư vào các sản phẩm du lịch, tôn tạo,
nâng cấp nhiều danh lam thắng cảnh như thác Prenn, hồ Than thở, Thung lũng Tình yêu,
Datanla... thác Ðambri, khu du lịch hồ Tuyền Lâm,...và đang còn tiếp tục với những dự
án qui mô hơn. (Phụ lục 12: Các số liệu định hướng phát triển về du lịch Dalat)
3.2. Định hướng xây dựng & lựa chọn chiến lược Marketing du lịch: Tổ
chức không gian du lịch dựa trên sự hoạch định không gian kinh tế - xã hội của tỉnh và
mối quan hệ về du lịch với các tỉnh lân cận để có chiến lược Marketing du lịch phù hợp.
Căn cứ vào sự phân bố và đặc điểm của hệ thống tài nguyên du lịch tỉnh Lâm
Đồng, có thể hình thành ba cụm du lịch chính tương ứng với ba không gian du lịch có
mối quan hệ liên hoàn, trong đó không gian Dalat và phụ cận phía Bắc giữ vai trò là
trọng tâm. Dalat được đánh giá là một cực quan trọng của tam giác du lịch trọng điểm
của quốc gia ở vùng Nam Trung Bộ: Nha Trang - Ninh chữ - Dalat. Hơn thế nữa, đã và
đang hình thành tam giác du lịch tăng trưởng Hồ Chí Minh - Dalat - Nha Trang và trục
du lịch Vũng Tàu - Dalat. Điều này đã khẳng định vai trò trung tâm của Dalat trong phát
triển du lịch của Lâm Đồng nói riêng, của vùng cũng như cả nước nói chung.
Thời kỳ 2006 - 2010: Tập trung đầu tư cải tạo nâng cấp và xây dựng các cơ sở du
lịch đã và đang được khai thác chủ yếu là: Khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền
Lâm, làng du lịch văn hoá các dân tộc ở xã Lát sẽ là hình ảnh thu nhỏ của Tây Nguyên
với tất cả sự mô phỏng điển hình cho các phong tục tập quán, sinh hoạt, truyền thống văn
hoá, lễ hội của mỗi dân tộc trong cộng đồng như Bana, Êđê, Giarai, K'ho, Pacô,
Chàm…và các điểm du lịch hồ Than thở, thác Cam ly, Đalanta, thung lũng Tình Yêu…
Thời kỳ 2010 - 2020: Tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch lớn đồng thời với
việc khai thác và đầu tư chiều sâu để mở rộng và nâng cấp các khu đã khai thác như:
Khu du lịch thể thao núi Langbiang như một lâm viên quốc gia phục vụ du lịch và bảo
- 62 -

tồn tự nhiên, kết hợp du lịch sinh thái và tham quan thắng cảnh lớn không chỉ của Lâm
Đồng mà còn của cả khu vực. Khu du lịch ĐanKia - Suối vàng là một trong những khu
du lịch tổng hợp vào loại lớn nhất ở nước ta. Ngoài ra, trong giai đoạn này cần mở rộng
đầu tư các khu du lịch ở phạm vi lân cận Dalat nhằm giảm bớt sức ép của lượng du
khách lớn đến Dalat và làm phong phú hơn các hoạt động du lịch ở cụm trung tâm như:
Khu du lịch hồ Đại Ninh với các điểm du lịch như thác Voi, suối nước nóng Nam Ban,
thác Gougah, núi voi thác pougour. Khu du lịch hồ Đa Nhim kết hợp thắng cảnh tuyến
đèo Ngoạn Mục; suối nước nóng Đạ Lãng (Lạc Dương).
(Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat)
Việc quyết định lựa chọn chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat phải dựa
vào ảnh hưởng của môi trường vĩ mô, môi trường tác nghiệp, môi trường vi mô (nội bộ)
và môi trường kinh doanh quốc tế. Không chỉ thế, muốn cạnh tranh cần phải áp dụng
chiến lược thị trường đầy kỹ thuật mới trong xu hướng toàn cầu hoá. Bởi vì, khi mở cửa
các yếu tố ngành cuả Dalat cũng sẽ thay đổi theo mô hình “5 sức ép” của M
Micichhaaeel lP Poortreterr: Thêm đối thủ cạnh tranh, xuất hiện sản phẩm thay thế, sức
ép nội ngành, quyền lực của nhà cung cấp và của người mua (tăng/giảm?) như sau:

Ai đó đã nói: "Cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận, cạnh tranh là sự tất
yếu của thương trường”. Cạnh tranh là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cơ bản, những
đe dọa thách thức và cơ hội chủ yếu có được từ quá trình đối kháng trên nhiều phương
diện: Chất lượng sản phẩm - Thương hiệu Phân phối - Giá cả - Truyền thông...
Bởi vậy, Dalat cần chủ động trao đổi thông tin với môi trường toàn xã hội, xem
xét đánh giá tình hình và có sáng kiến để chủ động đối phó những thay đổi hay sự cố đột
biến. Nhất là tạo lập một tư tưởng kinh doanh khác biệt, nắm chắc được thời cơ để khi
có "cơ hội" là tranh thủ thời gian. Tuy nhiên, do ngành du lịch Thành phố Dalat hiện
- 63 -

đang bị hạn chế nhân lực, vật lực và tài lực, nên phải tập trung ưu thế, đột phá trọng
điểm, thúc đẩy toàn cục. Mặc dù có tiềm năng du lịch lớn nhưng cũng không ít điểm yếu
nên không thể chiếm lĩnh toàn bộ thị trường mà phải chọn “trong hai cái lợi lấy cái lợi
lớn, hai cái hại lấy cái hại nhỏ " phát huy thế mạnh cảnh quan thiên nhiên để lấn át cái
yếu của đối phương và khe hở của thị trường. Trong tình huống thời cơ và điều kiện
thuận lợi như hiện nay, du lịch Thành phố Dalat một mặt phải thần tốc, quyết thắng. Mặt
khác phải biết lùi bước, tự tin vào tương lai với chiến lược lâu dài để bảo đảm phát triển
bền vững, trước mắt phải hy sinh vài lợi ích nhỏ trong một số lĩnh vực còn hạn chế.
Chiến lược Marketing du lịch Dalat như trên đã phân tích, có nhiều mục tiêu, giữa
các mục tiêu không phải đều đã thống nhất. Do đó, trước hết cần sắp xếp thứ tự và quy
định giới hạn ngưỡng của mục tiêu, từ đó dự đoán các khả năng và các yêu cầu bắt buộc,
trên cơ sở nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh để lựa chọn chiến lược định vị thị
trường mục tiêu, sản phẩm, lợi thế cạnh tranh, điểm yếu, tiếp thị ...
3.2.1. Chủ trương xây dựng chiến lược (Hoàn thiện hệ thống Marketing)
Nhiệm vụ của Marketing du lịch là biến địa phương của mình thành điểm đến thân
thiện với du khách. Để điều này hữu hiệu, Dalat cần sớm xây dựng cơ quan Marketing
chuyên trách độc lập tách khỏi trung tâm du lịch thương mại và xúc tiến như hiện nay .
Ơ Việt Nam nói chung và Lâm Đồng nói riêng trong thời gian qua, mặc dù đã giải
quyết được những tồn tại của lề lối làm ăn bao cấp một thời và phải tạm thời chấp nhận
một đội ngũ cán bộ nhân viên với trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tương xứng với
yêu cầu phát triển. Tuy nhiên, hiện nay do xu thế hội nhập, đòi hỏi khả năng nghiệp vụ
phải được nâng lên để đạt được chuẩn mực của quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, muốn có
đội ngũ nhân viên du lịch chuyên nghiệp, cần quản trị họ theo cách chuyên nghiệp.
Ba chiến lược Marketing cơ bản ngành du lịch Dalat cần theo đuổi, đó là:
3.2.1.1. Chiến lược tăng số lượng khách hàng: Mục tiêu chính của chiến lược
Marketing du lịch Dalat là cố gắng thu hút du khách mới và cung cấp dịch vụ khác biệt
cho số du khách cũ để họ hài lòng hơn, qua đó từng bước nâng số lượng du khách.
3.2.1.2. Chiến lược tăng số lượng du khách trung bình: Ngành du lịch Dalat
phải dành đa số thời gian của mình để điều hành doanh nghiệp du lịch và tìm kiếm du
khách để có thể tăng số lượng du lịch trung bình hàng năm của mình.
- 64 -

3.2.1.3. Chiến lược tăng số lần du lịch thường xuyên của khách quen:
Trong khi ngân sách hạn chế du lịch Dalat muốn có một kế hoạch Marketing tốt, phải
chọn được kênh truyền thông thích hợp và kiên định với chiến dịch quảng cáo thường
xuyên. Bởi vì, không phải tất cả những nguyên tắc được đúc kết từ kinh nghiệm thực tế
đều làm nên một chương trình Marketing hiệu quả.
Với mục tiêu đã đặt ra, thì mục tiêu của chiến lược marketing du lịch sẽ bao gồm:
Xây dựng hình ảnh Dalat với thương hiệu “Thành phố hoa”. Nhờ sự ưu đãi của
thiên nhiên, Thành phố Dalat sở hữu trong mình vẻ đẹp lãng mạn với những hồ, suối,
thác, đồi trập trùng. Nhất là núi Langbiang được bao phủ bởi rừng thông và rực rỡ trên
nền xanh của bầu trời chính là ngàn hoa. Dalat có quyền tự hào về những gì mình có và
về thương hiệu “Thành phố hoa” có một không hai trong cả nước, thậm chí cả khu vực.
Phát triển Thành phố Dalat để được quảng bá như là một “điểm đến hấp dẫn của
cả nước và tiến tới là của khu vực trong tương lai”. Thành phố Dalat được gắn nhiều
mỹ từ với những lợi thế sẵn có về phát triển các sản phẩm du lịch có sức hấp dẫn riêng.
Tăng số lượng du khách cả nội địa và quốc tế. Số lượng khách du lịch đến với
Dalat hiện nay đông nhưng thời gian ở lại điểm du lịch không dài cùng với những hoạt
động du lịch đang diễn ra được coi là chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Ngành du
lịch của Dalat đã và đang được quan tâm đúng mức, cơ sơ hạ tầng vật chất kỹ thuật du
lịch của Thành phố và các danh lam thắng cảnh được chú trọng đầu tư nên đã tạo ra
những lực mới cho ngành du lịch - dịch vụ. Việc kéo dài thời gian lưu trú của du khách
phải được khẳng định bằng sức hấp dẫn của sản phẩm, dịch vụ và hiệu ứng của việc này
chính là công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương.
Phát triển “Websie du lịch” sẽ là nguồn thông tin chính cho du khách nước ngoài.
Nhưng sự phát triển các địa điểm trên mạng cũng có nghĩa rằng Websie du lịch Dalat
phải ngày càng sinh động hơn, để sưu tập được thông tin về những du khách như: Họ tới
từ nơi nào? tại sao họ đến? đặc trưng nhân khẩu học? họ được thỏa mãn ra sao? bao
nhiêu người trong số họ đến nhiều lần? họ chi tiêu thế nào? nhằm xác định nhóm du
khách đáng thu hút. Bên cạnh đó cần kiểm tra những điểm hấp dẫn của địa phương, dự
đoán được các loại hình du khách đang quan tâm để nhận dạng nguồn du khách mới.
3.2.2. Phương hướng lựa chọn chiến lược (Hoàn thiện n/c thị trường mark)
- 65 -

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, kỹ thuật nghiên cứu thị trường
ngày càng được phát triển tinh vi hơn, vấn đề là tranh thủ mọi cơ hội thu thập thông tin
khách hàng, thị trường để hiểu thị trường hơn đối thủ cạnh tranh và dự báo những thay
đổi của thị trường, nhu cầu của khách hàng nhằm ứng phó với những sự thay đổi.
Có thể nhận thấy việc phát triển thị trường của ngành du lịch Dalat trong thời gian
qua còn bộc lộ nhiều yếu kém: Thứ nhất, mới chỉ tập trung vào việc thu hút khách đến
mà chưa quan tâm đến khả năng tiếp nhận và thoả mãn yêu cầu của khách. Vào những
dịp lễ tết, sự kiện văn hoá, lễ hội hay những dịp nghỉ dài ngày, thường xảy ra tình trạng
quá tải. Điều này gây ra những ấn tượng xấu và hậu quả làm giảm lượng khách trong
tương lai. Hai là, khi khai thác nhu cầu của thị trường thường nhấn mạnh đến số lượng
khách đến hơn là thời gian lưu trú hay mức độ chi tiêu của khách, ít nghiên cứu hành vi
tiêu dùng của khách, vì vậy doanh thu và lợi nhuận trên một lượt khách thấp, hiệu quả
kinh doanh chưa cao. Ba là, công tác xúc tiến vào các thị trường trọng điểm còn nhiều
hạn chế do đầu tư không đúng mức. Bốn là, chưa thực sự coi trọng việc liên doanh, liên
kết với các doanh nghiệp trong - ngoài nước, đặc biệt là các tổ chức khai thác thị trường.
3.2.2.1. Thị trường Du lịch: Trong thị trường du lịch, hầu hết các cộng đồng
và địa phương đang chủ động tìm cách tăng thị phần theo cách phân đoạn du khách. Đối
với thị trường du lịch Dalat hiện nay, do dịch vụ hỗ trợ nghiên cứu thị trường, thông tin
kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế, hay đánh giá không đúng tầm mức quan trọng
của nghiên cứu thị trường, dẫn đến hiệu quả còn yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng
chưa được khai thác. Ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường hạn hẹp nhất là khả
năng khảo sát, khai thác và xử lý thông tin thị trường nước ngoài. Vì vậy, hoạt động
nghiên cứu thị trường chủ yếu dựa vào kinh nghiệm là chính, hạn chế trong việc sử dụng
công cụ toán học trong thống kê.
Thực tế cho thấy, Dalat là nơi nhận khách du lịch, còn công tác đưa nhân dân
Dalat đi du lịch thì chưa được bao nhiêu. Do đó, chức năng chính là kinh doanh khách
sạn và dịch vụ chứ chưa phải là kinh doanh du lịch, nên du lịch Dalat cần phải đi vào
chiều sâu, chuyên môn hoá cao về mặt tổ chức. Thị trường mục tiêu mà du lịch Dalat
cần tạo dựng là các khu nghỉ mát xa xỉ dành riêng cho nhóm khách du lịch cao cấp, bằng
cách tiếp thị nhắm vào những lĩnh vực như chinh phục đỉnh núi Langbiang, khám phá
thiên nhiên từ cáp treo, máng trượt đèo, về với rừng động vật quí hiếm quốc gia, đi xe
- 66 -

đạp đôi, cưỡi ngựa, du lịch chữa bệnh, công viên hoa và vui chơi giải trí, siêu thị ban
đêm …hoặc nơi ở chất lượng cao, kiến trúc đô thị độc đáo, đường cao tốc mới, những
tour du lịch trọn gói hứa hẹn và một loạt những sản phẩm văn hóa đa dạng. Nhằm mục
đích kéo thời gian lưu trú bình quân lâu hơn.
(Phụ lục 14: Các hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc sắc Lâm Đồng)
Bảng 3.8 : Những điểm đến hàng đầu tại Châu Á - Thái Bình Dương
Trung Hồng Thái Sing Malay Indo Hàn Nhật Ma
Úc
Quốc gia Quốc Kông Lan apore sia nesia Quốc Bản cao
Lượt đến 25.073 9.575 7.843 5.631 5.551 4.606 4.250 4.167 4.106 4.044
Số đêm lưu lại 57.9 65.2 16.1 17.3 2.8 3,4 8,4 5,5 4,9 8,8

3.2.2.2. Thị trường khai thác ngành kinh doanh tiếp đón khách: Chúng ta đã
chứng kiến một sự gia tăng đáng kể loại hình đi công tác kinh doanh (Mice) theo hai
nhóm chính: Một là, hàng triệu cuộc họp kinh doanh đang ngày càng diễn ra nhiều hơn
trong phạm vi các Thành phố. Hai là, thị trường triển lãm thương mại, hội nghị, hội họp,
hội thảo và triển lãm hàng tiêu dùng đang phát triển mạnh. Trong mỗi trường hợp, các
yếu tố tạo nguồn thu nhập then chốt là quy mô của các nhóm, thời gian lưu trú và yêu
cầu dịch vụ. Vì vậy, Dalat cũng cần chủ động hấp dẫn cho dịch vụ trọn gói đẳng cấp bao
hàm một sự kết hợp độc đáo giữa những tiện nghi vật chất dành cho hội họp và một số
dịch vụ giá trị gia tăng lý thú để mở rộng khai thác ngành đón tiếp khách. Vì Dalat thích
hợp cho mô hình mở rộng không gian nghiên cứu, hội thảo, triển lãm.
Hiện nay, các tổ chức nước ngoài muốn chọn nơi để tổ chức một hội nghị quốc tế
hay một triển lãm tầm cỡ thì cũng khó có thể chọn được một nơi nào đáp ứng được yêu
cầu của họ. Điều quan trọng nữa là, ở Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng vẫn chưa
hình thành được một tổ chức chuyên nghiệp về Mice để điều phối hoạt động của loại
hình du lịch này. Hiện tại đã có những hoạt động về Mice, nhưng đó chỉ là những hoạt
động đơn lẻ của một số khách sạn, công ty nên không phát huy được hiệu quả kinh tế.
Ngành khai thác kinh doanh hội thảo, hội nghị và triển lãm thương mại, ngược lại với
các điểm hấp dẫn du khách, nó liên quan các cơ sở phục vụ là yếu tố quyết định cho việc
đáp ứng nhu cầu về năng lực để quản lý điều hành nhiều sự kiện cùng một lúc và cung
cấp không gian hạng nhất với giá cả hợp lý. Đây là những giải pháp quan trọng rất cấp
- 67 -

thiết nhằm thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển trong những năm tới. Điều này
có thể là giấc mơ của Dalat cho chiến lược thu hút khách hàng trong mùa mưa.
Tóm lại, thị trường ngành du lịch và ngành tiếp đón khách đã nổi lên như những
cơ hội phát triển du lịch Dalat. Hai ngành này được kỳ vọng tăng trưởng với tốc độ
nhanh nếu du lịch Dalat ngày càng chú trọng đến sự đóng góp của các công ty du lịch và
lữ hành, áp dụng cách tiếp thị liên ngành năng động để quản lý được tập trung hơn.
3.2.2.3. Các chiến lược Marketing du lịch Dalat (Ma trận SWOT): SWOT
có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lược kinh doanh nội địa và quốc tế nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Chiến lược hiệu quả là khả năng nhận định tổng
hợp trên cơ sở tận dụng các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong cũng như vô hiệu
hóa những nguy cơ bên ngoài và hạn chế, vượt qua được những yếu kém nội bộ. Cụ thể:
CÁC CƠ HỘI (O) CÁC ĐE DỌA (T)
O1: Tiềm năng khá, điểm đến an toàn T1: Xu hướng cạnh tranh gay gắt
O2: Chính phủ có sự quan tâm đầu tư T2: Môi trường,tài nguyên cạn kiệt
Bảng 3.9: O3: Xu hướng trở về với thiên nhiên T3: Thiếu chuyên gia Marketing
O4: Qui hoạch đô thị, cảnh quan tốt T4: Giá cả cao, ngân sách có hạn
MA TRẬN SWOT O5: Khuyến khích lễ hội truyền thống T5: Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ
O6: Nhu cầu khách quốc tế gia tăng nạn xã hội gia tăng, thiên tai...
O7: Khoa học phát triển, thông tin T6: Qui mô, công nghệ, chất
Internet bùng nổ, mở trường đào tạo lượng dịch vụ du lịch chưa cao
CÁC ĐIỂM MẠNH (S) KẾT HỢP (S-O) KẾT HỢP ((S-T)
Khai thác thế mạnh, Phát huy thế mạnh,
S1: Có tiềm năng du lịch tự nhiên tận dụng cơ hội đẩy lùi nguy cơ
S2: Nhận thức vai trò quảng bá,tiếp thị - S1 S4 S5 O2O5: Đa dạng hoá sản - S5 S7 T1T5: Tăng cường tuyên
S3: Dự án đầu tư phát triển dồi dào phẩm, các loại hình dịch vụ truyền quảng bá, tiếp thị
S4: Ý thức nâng cao môi trường -S3 S7 O3 O7: Khai thác hiệu quả - S2 S4 S6 T2 T3: Hoàn thiện hệ
S5: Khai thác lễ hội xúc tiến du lịch tài nguyên, sản phẩm khác biệt thống Marketing - Mix
S6: Tính chuyên nghiệp của đội ngũ
- S2 S6 O1 O4 O6: Tôn tạo cảnh quan - S1 S3T4T6: Khai thác hiệu quả
S7: Mối quan hệ hợp tác, phân phối
thiên nhiên, mở rộng thị trường vốn đầu tư trong nước, tư nhân
CÁC ĐIỂM YẾU (W) KẾT HỢP (W-O) KẾT HỢP (W-T)
Hạn chế điểm yếu, Khắc phục yếu kém,
W1: Bộ phận chuyên trách Marketing chớp lấy cơ hội hạn chế đe doạ
W2: Đa dạng hoá loại hình, sản phẩm - W1W4W7O5O7: Tăng cường xã - W2W5W6 T1: Phát triển dịch
W3: Đầu tư kịp thời, có trọng điểm hội hoá du lịch, văn hoá đô thị vụ sản phẩm mới, khác biệt
W4: Phối hợp các cơ quan chức năng - W2W5O1O3 O4 : Mở rộng dịch - W1W7T2T6: Bảo vệ môi
W5: Thích ứng với thời vụ du lịch vụ tiếp đón khách trái mùa trường, khuyến khích nghệ nhân
W6: Khả năng cạnh tranh khu vực
- W3W6O2 O6 : Nâng cao chất - W3W4T3T4T5: Phối hợp cơ
W7: Khả năng thu hút nguồn nhân lực
lượng, thu hút đầu tư nước ngoài quan chức năng xúc tiến du lịch
Dalat đã và đang là một Thành phố du lịch. Trong tương lai, để xây dựng trở thành
một trung tâm du lịch có sức cạnh tranh trong nước và khu vực, cần có những chương
trình quy hoạch, đầu tư tôn tạo tương xứng. Qua phân tích tóm tắt bằng ma trận SWOT
- 68 -

ở trên chúng ta nhận thấy rằng để Dalat trở thành một điểm đến ấn tượng thì chiến lược
Marketing Thành phố cần giải quyết những trục trặc về mạng lưới thông tin dịch vụ, vấn
đề ô nhiễm môi trường, giao thông công cộng, an toàn cho du khách, địa điểm vui chơi
giải trí, các loại hình du lịch và ngôn ngữ giao tiếp... khi kết hợp các yếu tố chủ quan nội
bộ và các tác động ảnh hưởng từ bên ngoài như trên, chúng ta đã nhìn nhận bức tranh
tổng thể của du lịch Dalat - Lâm Đồng và từ đó lựa chọn khả năng xẩy ra các chiến lược
cho bước hoạch định những chiến lược Marketing cốt lõi tiếp theo của Dalat.
3.2.3. Định hướng các chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat
Nhanh nhạy, thích ứng sẽ là những từ ngữ thường trực của Marketing trong tương
lai. Thông tin đầy đủ sẽ cho phép dự đoán được nhu cầu khách hàng, sự tiến triển của thị
trường thế giới để có thể cạnh tranh tốt hơn. Marketing được xem như là một công cụ để
thiết kế và quảng bá “thương hiệu địa phương” cho các khách hàng mục tiêu như các
nhà đầu tư, khách du lịch và nhân tài về địa phương mình. Xây dựng thương hiệu luôn
là một quá trình, nó được bắt nguồn từ sâu trong nhận thức của từng du khách với tất cả
những giá trị mà họ đã và chưa cảm nhận được. Quá trình xây dựng chiến lược kinh
doanh du lịch, có rất nhiều nhân tố tác động nhưng chỉ có một số các nhân tố then chốt
quyết định, ảnh hưởng tới thành công bao gồm: Chiến lược truyền thông - chiêu thị, sản
phẩm, phân phối, giá cả, con người, qui trình và chứng cứ hữu hình...
3.2.3.1. Chiến lược xúc tiến, quảng bá: Hoạt động xúc tiến quảng bá được chú
trọng hơn cả trong các hoạt động marketing du lịch, xúc tiến hỗn hợp là hệ thống tổ chức
để tạo ra mối liên kết mang tính liên tục nhằm làm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
Xúc tiến quảng bá du lịch đòi hỏi có tính thống nhất trong định hướng thị trường và
chiến lược marketing, sự phối hợp của các ngành, các cấp và các thành phần kinh tế. Để
đạt được mục tiêu này cần truyền tải các thông điệp hoặc các thông tin một cách có hiệu
quả về hình ảnh du lịch Dalat tới các thị trường mục tiêu. Theo kết quả khảo sát chuyên
gia cho thấy Marketing chiêu thị của du lịch Dalat (Ka = 3.42) là có cơ hội phát triển.
Du lịch có tính mùa vụ, phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế, địa lý, lịch sử, phong tục
tập quán…Đi du lịch đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn ngày thường nên khách du lịch phải dự
tính trước cho các chuyến đi. Vì vậy, xúc tiến quảng bá du lịch Dalat phải đi trước, có
- 69 -

sự tính toán dài hạn và trung hạn. Tránh để tình trạng như sự kiện Festival hoa 2005
diễn ra trong một tình trạng gấp gáp, không có phương án phòng bị thay thế để trống rất
nhiều quỹ thời gian vào những lúc các chương trình không diễn ra được vì trời mưa.
Một thực tế ở Việt Nam nói chung và Dalat nói riêng là ngân sách dành cho xúc
tiến quảng bá du lịch quá eo hẹp, phải thủ tục hành chính rườm rà nên nhiều khi bị lỡ
mất cơ hội. Kế hoạch xúc tiến quảng bá đòi hỏi phải chủ động, linh hoạt, nhưng do kinh
phí bị động và cố định nên đã hạn chế phần nào hiệu quả. Trong khi chờ có một cơ chế
thông thoáng hơn thì việc huy động các doanh nghiệp du lịch cùng kết hợp xúc tiến
quảng bá sẽ là cách tháo gỡ khó khăn hiện nay, chi phí sẽ được chia sẻ, đồng thời mỗi
doanh nghiệp tham gia đều có được lợi ích của mình. Để làm được điều này, vai trò của
Hiệp hội du lịch là chất xúc tác liên kết các đơn vị nhằm hướng về một mục tiêu chung,
một tiếng nói chung cho hình ảnh và sản phẩm du lịch Thành phố Dalat.
Đối với Dalat hiện nay, khách nội địa vẫn là chủ yếu (chiếm khoảng hơn 92%)
nên chọn hình thức tổ chức các sự kiện, các lễ hội để tuyên truyền quảng bá du lịch là
hợp lý. Với sự kiện Festival hoa Dalat được tổ chức 2 năm một lần là một cơ hội tốt để
cả nước biết đến Dalat và làm tăng số lượng du khách đến với Dalat. Ngoài ra, các
phương tiện khác như báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, internet, thông tin từ các
công ty du lịch, các khách sạn, hay các cuộc triển lãm, qua truyền miệng…cũng góp
phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh du lịch Dalat đến với khách hàng tiềm
năng. Đối với du khách quốc tế, theo nghiên cứu, phương tiện hiệu quả nhất là tạp chí -
báo, tiếp theo là các kênh truyền hình nổi tiếng, internet, các tập gấp, sách nhỏ…
Thị trường du lịch hoàn toàn phục thuộc vào sự thể hiện và sự miêu tả trong hình
thức in hoặc nghe nhìn. Sự trợ giúp của quảng bá sẽ cho du khách thấy sự hấp dẫn của
điểm đến, cần cung cấp thông tin nhiều hơn về sản phẩm, dịch vụ như giá cả, chất
lượng, sự khác biệt và phù hợp với nhu cầu du khách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng
du khách muốn biết nhiều thông tin về điểm du lịch hấp dẫn, tiếp theo là phương tiện đi
lại và bản đồ rõ ràng, cơ sở kỹ thuật thuận tiện, an toàn, thủ tục… Những thông tin này
tốt nhất là được phát miễn phí. Ngoài mục đích quảng bá, thông tin còn góp phần làm
giảm đi tình trạng “cò” khách hay tăng giá quá mức.
- 70 -

Du lịch Dalat đã tròn 100 tuổi, là dịp hiếm có cần được khai thác cho quảng bá.
Nếu mời hoặc hỗ trợ các tác giả sách du lịch, các cơ quan thông tấn báo chí, nhân vật
nổi tiếng, chuyên gia du lịch…từ khắp nơi trong nước và trên thế giới đến viếng thăm
Dalat dịp này. Hiệu ứng sẽ rất thiết thực, đó chính là các bài viết, các hợp đồng hợp tác
và sự tuyên truyền quảng cáo nói về du lịch Dalat. Những nỗ lực xa hơn nữa là khuyến
khích sự liên kết rộng rãi với các trung tâm du lịch lớn, các hoạt động hợp tác này sẽ tiết
kiệm chi phí, thời gian và những nỗ lực trong phân phối và việc tiếp nhận thông tin.
Để thương hiệu Dalat được khách hàng ưa chuộng, phải xúc tiến truyền thông,
quảng cáo và khuyến mãi với thị trường nhằm có được đúng sản phẩm ở nơi thích hợp
vào thời điểm thuận lợi với mức giá phải chăng. Cũng có thể bằng cách nói chuyện trực
tiếp với khách hàng (điện thoại, thư tín hay truyền thông không có sự tham gia trực tiếp
như: Báo, tạp chí, tờ rơi, đài, ti-vi, pa-nô...) trong không khí và khung cảnh sự kiện như:
họp báo, triển lãm, khai trương, đón khách tham quan... nhằm tác động đến thái độ và
hành vi ứng xử của khách hàng, giúp khách hàng biết tính năng ứng dụng, tính ưu việt
và lợi ích của sản phẩm.
3.2.3.2. Chiến lược sản phẩm: Trong môi trường Marketing, sản phẩm được hiểu
là một giải pháp nhằm giải quyết vấn đề cho khách hàng; đồng thời thông qua đó đạt
mục tiêu của mình. Nói đến sản phẩm du lịch là nói đến dịch vụ du lịch, là sản phẩm của
lao động sống nhằm phục vụ khách du lịch. Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy
Marketing sản phẩm của du lịch Dalat (Ka = 3.36) là có tiềm năng phát triển.
¾ Chiến lược đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch: Thời
gian qua, du lịch Lâm Đồng phát triển chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác những tài nguyên
du lịch sẵn có. Tuy nhiên, đến nay nhiều tài nguyên bị khai thác cạn kiệt dần, sự đầu tư
tôn tạo, nâng cấp phát triển chậm. Đây là một lý do chính làm cho sản phẩm du lịch của
Lâm Đồng còn kém hấp dẫn, hạn chế đáng kể sự thu hút khách du lịch quốc tế. Vì vậy,
trước hết cần khai thác bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên qua các lễ hội, làng
nghề thủ công, đặc biệt văn hoá cồng chiêng (loại hình du lịch hấp dẫn) vừa được công
nhận di sản văn hoá để phục vụ khách tham quan, nghiên cứu. Tiếp đến là du lịch sinh
thái như du lịch mạo hiểm, tuần trăng mật, trang trại đồng quê gắn với “con đường xanh
- 71 -

Tây Nguyên”, phong trào chạy bộ quanh hồ Xuân Hương mỗi sáng hoặc tối. Đồng thời
mở rộng các hình thức vui chơi giải trí cao cấp, hiện đại. Đây sẽ là một trong những yếu
tố quan trọng để kéo dài ngày lưu trú của khách du lịch trên địa bàn. Khuyến khích mở
rộng nhiều loại hình dịch vụ lưu trú (khách sạn cao cấp), dịch vụ ăn uống trong hệ thống
khách sạn - nhà hàng để tạo ra sự đa dạng và hấp dẫn hơn.
¾ Chiến lược về sản phẩm và thị trường: Các sản phẩm du lịch có đặc điểm là
ít biến đổi trong khi nguồn tài nguyên bị hạn chế. Vì vậy, phải có một chiến lược tiếp thị
tập trung cao độ với các lựa chọn chiến lược sản phẩm và thị trường như sau:
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường cũ: Cho đến nay, thị trường khách quốc tế
của Lâm Đồng phần lớn là bà con Việt Kiều, khách Đài Loan, Pháp, Anh, Mỹ.... Mặc dù
khách này thuộc nhóm có yêu cầu cao. Tuy nhiên họ đã phần nào chấp nhận và quen với
những sản phẩm du lịch của Việt Nam nói chung và của Dalat - Lâm Đồng nói riêng.
Nên cần thiết phải đầu tư thỏa đáng nhằm nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Bởi
vì, nếu so sánh với các trung tâm du lịch trong nước thì không có nơi nào có những lợi
thế giống Dalat. Phía Bắc có Sapa, nhưng khí hậu khắc nghiệt, chênh lệch nhiệt độ, độ
ẩm cao, chỉ thích hợp cho những chuyến du lịch tham quan hay thám hiểm. Trong khu
vực có một số trung tâm du lịch như Chiềng Mai (Thái Lan), Baguio (Philipines)…
những nơi này cũng có lợi thế giống về khí hậu, rừng thông, phong cảnh cho nên Dalat
cần phát huy những yếu tố khác để tăng được lợi thế cạnh tranh của mình.
- Chiến lược sản phẩm cũ, thị trường mới: Với chiến lược này, cần mở rộng tìm
kiếm thị trường. Tuy nhiên chiến lược này gặp nhiều khó khăn trong tuyên truyền quảng
cáo và triển vọng phải thực hiện lâu dài, hướng tới thị trường tiềm năng. Do phong cách
người Dalat thanh lịch, hiền hòa, mến khách, nên khi được đào tạo kỹ lưỡng về nghiệp
vụ và công nghệ đón tiếp, sẽ có được một đội ngũ nhân viên lý tưởng cho ngành du lịch.
Một lợi thế kết hợp cả tài nguyên nhân văn và tài nguyên thiên nhiên của Dalat đó
là sự yên tĩnh - một tài nguyên vô giá đối với việc phát triển du lịch, đặc biệt là với loại
hình du lịch nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, hội nghị - hội thảo, thể thao núi. Đây là một
loại hình du lịch Dalat cần coi trọng phát triển bởi nhiều lí do: Thứ nhất, chi tiêu của
khách du lịch hội nghị, hội thảo rất cao. Thứ hai, những người dự hội nghị, hội thảo có
- 72 -

dịp lưu trú tại Dalat và chính họ sẽ là những tuyên truyền viên đưa hình ảnh Dalat đến
với người khác. Thứ ba, những thông tin trong các hội nghị, hội thảo sẽ là nguồn kiến
thức bổ ích giúp Dalat phát triển đời sống kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, Dalat hiện nay hầu như còn thiếu cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút các
hội nghị, hội thảo lớn. Đó là cơ sở vật chất kỹ thuật tiên tiến như hệ thống viễn thông, hệ
thống thiết bị âm thanh, ánh sáng, những hội trường đạt chuẩn và nhất là các khách sạn
cao cấp. Nguồn nhân lực có chuyên môn tổ chức hội nghị, hội thảo hầu như chưa được
đào tạo. Vì vậy, để phát triển loại hình du lịch này cần có những nghiên cứu đầu tư phát
triển thích đáng đối với những yêu cầu đặc thù mà quan trọng nhất đối với Dalat bây giờ
chính là cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực phục vụ hội nghị, hội thảo.
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường cũ: Đây là chiến lược có nhiều khả năng
thực thi hơn cả vì chỉ có đa dạng hóa sản phẩm du lịch mới ngăn được sự nhàm chán và
giảm sút của thị trường khách cũ, đồng thời hấp dẫn thu hút thị trường khách mới. Mặc
dù chưa được biết đến nhiều trên bản đồ du lịch thế giới, nhưng đối với thị trường trong
nước và một số quốc gia thì Dalat cũng đồng nghĩa với một nơi có khí hậu lý tưởng. Khi
xây dựng một khu nghỉ mát tại Dalat, không cần phải giải thích nhiều trong các thông
điệp quảng cáo, du khách cũng có thể hình dung ngay những tiện nghi, những tính chất
tuyệt vời của một vùng núi mát mẻ, không khí trong lành. Đây là một lợi thế quan trọng,
với các địa phương khác, khi muốn xây dựng thì phải bỏ ra nhất nhiều công sức, thời
gian, tiền của để quảng bá, thuyết phục du khách.
- Chiến lược sản phẩm mới, thị trường mới: Chiến lược này đòi hỏi sự đầu tư lớn
về đa dạng hóa sản phẩm, tuyên truyền quảng cáo để tìm thị trường mới. Trong điều kiện
cụ thể hiện nay ở Dalat, chiến lược này ít có khả năng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Nhưng Dalat rất thuận tiện cho những tour du lịch nối tuyến Hồ Chí Minh, Nha Trang
hoặc những tour đi trực tiếp từ các nước trên thế giới quá cảnh Băng Cốc hay Singapore.
Với những lợi thế so sánh của mình, một trong những sản phẩm du lịch phù hợp nhất cho
du lịch Dalat là du lịch nghỉ dưỡng cao cấp. Thị trường chủ yếu của sản phẩm này là du
khách lớn tuổi từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Âu. Trong bối cảnh dân số khu vực này
ngày càng già đi, thu nhập và phúc lợi xã hội ngày càng tăng thì đây là một thị trường
- 73 -

hấp dẫn. Việc định vị sản phẩm là khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp mới có thể chọn lọc
du khách, mới có đủ điều kiện và phương tiện bảo vệ môi trường thiên nhiên. Và hơn
nữa, với giá cả phù hợp làm cho doanh thu tăng, lợi nhuận đủ lớn để hấp dẫn nguồn vốn
đầu tư trong và ngoài nước.
Trước sự cạnh tranh du lịch ngày càng mạnh, xu hướng thiên về việc phát triển di
sản, bảo tồn các công trình kiến trúc lịch sử, phong tục tập quán và các hoạt động truyền
thống của địa phương. Du lịch Dalat phải xúc tiến mạnh các dự án đầu tư tầm cở quốc tế
sẵn sàng nhằm duy trì và chủ động nâng cấp các hoạt động vào những xu hướng này.
Nhất là, tiềm năng đối với du lịch “xuyên biên giới” của Dalat với hình tượng du lịch
“xanh” hướng về du lịch sinh thái với các hoạt động dã ngoại, nghiên cứu, cắm trại, leo
núi, du thuyền, thám hiểm, đi bộ trong rừng… nhất là tổ chức những chuyến du lịch
chuyên đề có chiều sâu như quan sát chim, thú. Các khu lưu trú, trung tâm cứu hộ động
vật hoang dã, công viên thú hoang dã, chòi nghỉ chân và chòi quan sát chim thú sẽ được
xây dựng với kiến trúc đơn giản, sử dụng các vật liệu của núi rừng để thực sự hài hòa
với thiên nhiên trong bối cảnh hội nhập là có hy vọng nhưng tiến độ khai thác hiện còn
chậm. Nhất là, đẩy mạnh giá trị sản phẩm trọn gói đem lại mà theo khách hàng là dịch
vụ hỗ trợ sản phẩm như: Sự thuận tiện khi thực hiện giao dịch, tiết kiệm được thời gian
và cảm nhận được giá trị gia tăng đem lại lợi thế cạnh tranh ở chỗ tạo sự khác biệt sản
phẩm và giảm được chi phí. Đối với du lịch Dalat, thì sản phẩm trọn gói có thể là một
phương thức mới giúp đạt được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Tuy nhiên, cần thận trọng bởi
sự thất bại về sản phẩm này sẽ dẫn đến bị đánh giá thấp giá trị các sản phẩm riêng lẻ.
3.2.3.3. Chiến lược phân phối: Do các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mô vừa
và nhỏ là chủ yếu đã làm hạn chế tầm hoạt động và mạng lưới phân phối, thường qua các
trung gian thương mại. Hiện nay, việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường, đặc tính của
sản phẩm chưa chú trọng, việc xác lập còn mang tính chất "phi vụ” chứ chưa hình thành
được chiến lược về kênh phân phối chuẩn. Kênh phân phối doanh nghiệp Nhà nước vẫn
còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ bao cấp, còn doanh nghiệp ngoài quốc doanh, theo
kiểu trao đổi đơn thuần (chỉ quan hệ với nhau một lần) hay kiểu tự nhiên, không hề có
- 74 -

tác động quản lý điều khiển theo hướng có mục tiêu. Trên thực tế, khả năng bao phủ thị
trường, do hạn chế về mặt nào đó nên chỉ mạnh ở một thị trường nhất định.
Những yếu tố hàng đầu của chính sách phân phối du lịch có hiệu quả là việc lựa
chọn đúng vùng tạo ra du khách và điểm đến du lịch. Hệ thống phân phối phụ thuộc rất
nhiều vào những nhà điều hành tour, các công ty lữ hành, các hãng hàng không. Trong
"vùng tạo ra du khách" đi đến "điểm đến du lịch". Tất cả các văn phòng đại diện, đại lý
nơi bán vé máy bay, xe lửa, ô tô các điểm tham quan du lịch, hãng lữ hành có chức năng
quan trọng trong việc tuyên truyền du khách, giải đáp thông tin du lịch và là nơi: "bán
sản phẩm" cho khách và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Theo kết quả khảo
sát chuyên gia cho thấy Marketing phân phối của du lịch Dalat (Ka = 3.13) là khả quan.
Để có thể thực hiện tốt công việc phân phối hàng hoá đến du khách một cách hiệu
quả, cần một đội ngũ có trình độ chuyên nghiệp cao và nhiệt tình. Không thể ngồi chờ
khách hàng đến, mà tổ chức đi chào hàng để mở rộng khả năng bao phủ thị trường.
Nhiều quyết định marketing quan trọng được đưa ra trong quá trình phân phối.
Một kênh phân phối hợp lý là kênh phân phối đưa sản phẩm tới người tiêu dùng với giá
cả và thời điểm thích hợp, làm tăng giá trị cho sản phẩm và hình ảnh điểm du lịch. Nhân
tố hàng đầu cần quan tâm đó là qui mô thị trường, chi phí phân phối và tính hiệu quả
trong việc phân phối. Khi lựa chọn một nhà phân phối cần xem xét các tiêu chuẩn về
khả năng tác động đến thị trường, khách du lịch của kênh phân phối đó. Ngành du lịch
dựa chủ yếu vào các kênh phân phối như các công ty lữ hành, các đại lý du lịch, các
khách sạn hoặc đại diện khách sạn, dịch vụ đặt phòng tự động, hệ thống đặt phòng trung
tâm, các hãng hàng không… Trong đó, đại lý du lịch được coi là kênh quan trọng nhất,
vì họ bán sản phẩm du lịch trọn gói của các công ty lữ hành, bao gồm các dịch vụ chính
như vận chuyển, lưu trú, ăn uống. Các đại lý cũng làm nhiệm vụ tư vấn, cung cấp thông
tin về các dịch vụ, vì vậy để việc phân phối sản phẩm, dịch vụ đạt hiệu quả, trước tiên
các công ty du lịch ở Dalat cần mở nhiều đại lý, văn phòng chi nhánh ở các thị trường
trọng điểm, các Thành phố lớn.
Tùy theo các điều khoản thoả thuận mà nhà phân phối sẽ cung cấp dịch vụ cho
khách hàng ở mức độ cao hay thấp, nhiều hay ít, cả dịch vụ bảo hành sản phẩm sau bán
- 75 -

hàng hay không. Nhưng cũng có trường hợp nhà phân phối chỉ đơn thuần làm công tác
giao hàng và thu tiền, mọi việc liên quan đến dịch vụ khách hàng đều do nhà cung cấp
tự tổ chức hoặc thuê một bên thứ ba đảm nhận.
3.2.3.4. Chiến lược giá: Giá cả là yếu tố “P” duy nhất trong chiến lược hỗn hợp có
thể thu lại giá trị cho mình và từ những giá trị đó tạo ra cho khách hàng. Dựa trên
phân phối, số lượng, đối thủ cạnh tranh, nhận thức về lợi ích, từng thị trường khác nhau,
tình hình cung/cầu, theo “gói” hàng, khuyến mại và theo khu vực...cũng như lãi suất hay
thay đổi các đặc điểm vật chất của sản phẩm...mà điều chỉnh cơ cấu giá hợp lý.
Không nên sử dụng sách lược giá như một cứu cánh trong mọi trường hợp. Và như
vậy giá không là một nấc thang để đánh giá đúng chất lượng sản phẩm hay dịch vụ mà
hoàn toàn có tính chất biểu kiến, giàu màu sắc của cảm tính. Mục tiêu du lịch Dalat có
thể là định giá dịch vụ hợp lý, bao gồm giá phòng khách sạn, giá dịch vụ tham quan, giá
tour; vận chuyển lữ hành…không để tình trạng giá "vọt" trong dịp Lễ, Tết như hiện nay.
Mục tiêu quan trọng là giảm chi phí quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy Marketing giá của du lịch Dalat (Ka =
2.94) là khá hợp lý. Chiến lược giá đúng không những đạt được mục tiêu quan trọng của
các doanh nghiệp du lịch là lợi nhuận mà còn ảnh hưởng rất lớn đến thái độ mua cuả du
khách và hạn chế được cạnh tranh. Định giá còn là một công cụ quan trọng để phân biệt
các tầng lớp du khách đối với sản phẩm. Có 9 chiến lược định giá được đưa ra trong mối
quan hệ chặt chẽ với chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Bảng 3.10 : Quan hệ Giá cả - Chất lượng
Giá
Chất lượng
Cao Trung bình Thấp
Cao (1) Chiến lược giá cao cấp (2) Chiến lược giá phù hợp (3) Chiến lược giá ưu đãi
Trung bình (4) Chiến lược giá bán đắt (5) Chiến lược giá trung bình (6) Chiến lược giá phù hợp
Thấp (7)Chiến lược giá "cắt cổ " (8) Chiến lược giá khai thác (9) Chiến lược giá tiết kiệm
- Chiến lược giá 4,7,8: Chiến lược giá cao áp dụng với đối tượng khách hàng mục
tiêu là người có thu nhập cao và yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ đặc biệt tốt. Chiến
lược giá cao với sản phẩm chất lượng tốt sẽ góp phần tạo nhận thức tốt và nâng cao giá
trị hình ảnh và sản phẩm du lịch Dalat. Ngược lại, nếu chỉ vì nhắm được lợi nhuận trước
mắt, về lâu dài sẽ dẫn tới sự bất mãn của du khách, trong các dịp lễ tết nhiều doanh
- 76 -

nghiệp du lịch Dalat tuy chất lượng sản phẩm, dịch vụ còn yếu nhưng đã áp dụng chiến
lược định giá này làm ảnh hưởng xấu tới uy tín du lịch Dalat.
- Chiến lược giá 2,3,6: Chiến lược kinh doanh lâu dài, lợi nhuận trước mắt có thể
ít, song hướng tới việc thu phục được nhiều du khách tiềm năng. Định giá như trên sẽ
gây được sự cảm tình cuả du khách và đây là xu hướng phát triển tất yếu cuả kinh doanh
du lịch trong tương lai, khi mà cạnh tranh trong nước và khu vực đã trở nên gay gắt.
Đây cũng là chiến lược giá kinh tế với mức phù hợp với khách hàng có thu nhập trung
bình, khá, yêu cầu dịch vụ đạt chuẩn. Thị trường khách này rất có tiềm năng bởi hiện
nay tầng lớp người dân có mức thu nhập trung bình, khá vẫn chiếm đông đảo hơn cả và
nhu cầu đi du lịch của họ là rất cao. Vì vậy, đòi hỏi sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà
cung ứng dịch vụ trong một sản phẩm trọn gói hấp dẫn tạo ra một chuỗi doanh nghiệp
du lịch liên hoàn hỗ trợ nhau, là sức mạnh cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Quan trọng nhất là chiến lược giá bổ sung, bằng cách tạo ra nhu cầu mới phát sinh
kèm theo cụm sản phẩm, dịch vụ định trước nhằm tăng cường "mãi" thêm tiền du khách
như: Bán thêm hàng hoá, quà lưu niệm, thức ăn cho chim, cho khỉ, cá sấu, cho voi…khi
du khách tham quan vườn thú. Chụp hình lưu niệm khi du khách đến các điểm tham
quan du lịch, và khai thác thêm bằng các dịch vụ hớt tóc, khám chữa bệnh, massage….
đây là nguồn thu lớn cần được triệt để khai thác.
Một chính sách giá thống nhất đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ở
Dalat cũng là một điều quan trọng, đặc biệt là vào mùa cao điểm, những dịp lễ, tết. Vào
thời gian này, thực trạng đang diễn ra tại Dalat là “mạnh ai người ấy chém”, thậm chí
với nhiều doanh nghiệp kinh doanh lưu trú còn tạo ra cơn sốt ảo để nâng giá phòng với
các công ty lữ hành và bắt chẹt khách lẻ.
Khi một mức giá chuẩn được đưa ra kèm theo chế tài xử phạt các doanh nghiệp vi
phạm, có thể là phá giá vào thời kỳ thấp điểm, hoặc tự ý nâng giá vào mùa cao điểm, hy
vọng giá cả sản phẩm, dịch vụ hàng hoá du lịch sẽ bình ổn tạo tâm lý thoải mái đối với
khách du lịch đến Dalat.
Nhìn chung, chính sách giá đóng một vai trò quan trọng trong chiến lược
marketing du lịch. Bởi hiện nay, mặc dù trên thị trường cạnh tranh bằng chất lượng sản
- 77 -

phẩm, hay bằng nhiều điều kiện khác nhưng giá cả vẫn là yếu tố quyết định để xác định
lợi ích kinh tế của cả người mua và người bán. Chính sách giá có mối quan hệ mật thiết
với chính sách sản phẩm, là đòn bẩy hoạt động có ý thức đối với thị trường. Thị trường
khách mục tiêu của Dalat được xác định có hai loại, khách có khả năng chi trả cao và
khách có khả năng chi trả trung bình. Chính vì vậy cần có chiến lược giá phù hợp.
3.2.3.5. Chiến lược con người: Thực tế trong những năm qua, chương trình xúc
tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi
giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực, thể hiện ở “3 thiếu”: Thiếu tri thức, thiếu
tính chuyên nghiệp, thiếu văn hoá ứng xử của người làm du lịch và còn tụt hậu rất xa so
với các điểm đến du lịch trong khu vực và trên thế giới. Theo kết quả khảo sát cho thấy
Marketing con người của du lịch Dalat (Ka = 3.38) nhưng vẫn còn nhiều bất cập.
Con người làm nên thương hiệu và thương hiệu chính là yếu tố làm nên nét văn
hóa riêng biệt của tổ chức, khách du lịch sẽ là người bỏ tiền ra không phải để mua sản
phẩm mà là thưởng thức những giá trị văn hóa đó. Nói cách khác, một thương hiệu nổi
tiếng hứa hẹn mang lại cho khách du lịch sự tin cậy thì chủ nhân làm lên thương hiệu
này phải là người đáng tin tưởng. Và văn hóa của một tổ chức được xem như yếu tố căn
bản tạo nên sự khác biệt của thương hiệu, văn hoá với tư cách là yếu tố của môi trường
Marketing ảnh hưởng toàn diện đến các vấn đề có tính chất chiến lược trong Marketing
như: Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh, thị trường mục tiêu, các chiến lược, quyết định về
nhiệm vụ mục tiêu tổng quát và hoạt động Marketing; trong đó đặc biệt đáng lưu ý là
ảnh hưởng đến công cụ sản phẩm, phân phối và xúc tiến hỗn hợp.
Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp hơn đối với
khách, yêu cầu trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp hết sức cao. Do vậy,
việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức về du lịch cũng như trình độ ngoại ngữ cho đội
ngũ nhân viên làm du lịch nói chung và đội ngũ làm công tác marketing du lịch nói
riêng đang là thách thức hiện nay đối với ngành du lịch Dalat - Lâm Đồng. Ngoài tiêu
chuẩn ngoại ngữ là hàng đầu, nhân viên du lịch còn phải đáp ứng 3 tiêu chuẩn: Là người
có tri thức, có tính chuyên ngihệp và văn hoá ứng xử. Tính tri thức thể hiện ở thái độ
biết mình, biết người, hiểu lịch sử dân tộc, phong tục tập quán truyền thống địa phương,
- 78 -

chính sách nhà nước cũng như hiểu được tập quán, lịch sử các nước trên thế giới. Ngoài
ra, nhân viên du lịch còn phải tinh thông nghiệp vụ, ứng xử có văn hoá, văn minh vì du
lịch là bộ mặt của một địa phương, một quốc gia, dân tộc.
3.2.3.6. Chiến lược Qui trình: Theo kết quả khảo sát chuyên gia cho thấy
Marketing qui trình của du lịch Dalat (Ka = 3.22) là có cơ hội phát triển. Để hỗ trợ cho
kênh phân phối, Sở Du lịch - Thương mại cần mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty
du lịch, hãng lữ hành lớn ở các địa phương khác trong nước, và tiến tới là các hãng lữ
hành nước ngoài để liên kết nối tour, giới thiệu và bán sản phẩm du lịch Dalat. Đồng
thời, tổ chức nhiều cuộc hội nghị khách hàng, giao lưu, gặp gỡ các doanh nghiệp trong
tỉnh và các địa phương khác, để họ có điều kiện giao lưu học hỏi, ký kết hợp tác.
Cùng với các kênh phân phối truyền thống, các nhà cung cấp sản phẩm du lịch đã
tận dụng những cơ hội mới từ sự tiến bộ của công nghệ thông tin để phát triển các ứng
dụng kinh doanh trực tuyến cho phép khách hàng đặt chỗ trực tiếp thông qua hệ thống
phân phối toàn cầu, các thiết bị di động, truyền hình số và kênh điện thoại trung tâm. Sự
phát triển du lịch trực tuyến sẽ giảm được rất nhiều thủ tục cho khách du lịch bằng cách
tiến hành bán các sản phẩm du lịch qua mạng. Trên các website này, các nhà cung cấp
dịch vụ du lịch có thể giới thiệu và phân phối sản phẩm của mình tới khách, cho phép
khách hàng lựa chọn sản phẩm và thanh toán bằng thẻ tín dụng. Thông qua website, các
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để phát triển mối quan hệ thân thiết với khách hàng
và ngược lại khách hàng có thể giao tiếp với các doanh nghiệp lữ hành bất kỳ thời điểm
nào. Ngoài ra, internet còn giúp cho các công ty thực hiện các chương trình quản lý
quan hệ khách hàng và tăng cường sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng. Sự giao tiếp
này làm phát sinh thêm hàng loạt những yêu cầu mới cho các doanh nghiệp lữ hành, bởi
vì mọi thông tin về công ty phải luôn luôn sẵn có cho khách hàng truy cập và khai thác.
Vấn đề là, tỷ lệ nối mạng Internet còn rất hạn chế, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp
trong ngành du lịch vì lý do chi phí hay quy mô nhỏ nên chưa có nhu cầu quảng cáo
hoặc không tìm được tổ chức cung cấp dịch vụ thích hợp. Sản phẩm du lịch Dalat cũng
còn được ít người biết tới, nên việc cung cấp các thông tin một cách rõ ràng, hiệu quả và
đánh đúng vào nhu cầu của khách là cần thiết.
- 79 -

Tuy nhiên, chiêu thị cũng như một công cụ phụ thêm của quảng bá để củng cố
thêm động lực cho du khách. Mục tiêu chiêu thị là thúc đẩy du khách hiện tại tiếp tục đi
du lịch, đồng thời khích lệ du khách tiềm năng quyết định đến Dalat. Chiêu thị với các
hãng lữ hành và mức giá hấp dẫn cũng sẽ khuyến khích họ xây dựng tour du lịch đưa
khách đến Dalat. Chính vì vậy cần có sự phối hợp giữa các ngành liên quan, sự hợp tác
giữa các khách sạn, các hãng hàng không, các công ty vận chuyển, các công ty du lịch
để đưa ra phương án tốt nhất.
Thực hiện các chương trình thông tin tuyên truyền, công bố những sự kiện thể
thao, văn hóa, lễ hội lớn của tỉnh trên phạm vi toàn quốc; tổ chức các dịch vụ xúc tiến;
sự kiện quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ,
triễn lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm
năng du lịch tỉnh, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
3.2.3.7. Chiến lược chứng minh thực tế: Kết quả khảo sát cho thấy Marketing
chứng cứ hữu hình của du lịch Dalat (Ka = 4.13) là có tiềm lực. Để tranh thủ sự hỗ trợ
quốc tế và xúc tiến quảng bá du lịch có hiệu quả, nâng cao hơn nữa nhận thức về du lịch
trong các cấp, các ngành và nhân dân; tạo lập hình ảnh của du lịch Dalat trong khu vực
và trên thế giới, qua đó thu hút du khách và nguồn vốn đầu tư mạnh mẽ. Đòi hỏi ngành
du lịch Lâm Đồng khẩn trương xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp
thông tin cho du khách ở những đầu mối giao thông quan trọng. Tăng cường phối hợp cơ
quan thông tin đại chúng, thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các
thị trường trọng điểm. Nhất là, thiết lập được kênh Marketing, trong đó, mỗi đối tác
trung gian thực hiện một chức năng nhất định trong việc đưa sản phẩm, dịch vụ từ nhà
cung cấp đến du khách, và mỗi khâu trung gian là một tầng nấc trong kênh Marketing.
Để phát triển du lịch nhanh, chính các trung tâm đón tiếp, tư vấn sẽ giúp du khách
tìm hiểu và cung cấp các thông tin cụ thể để họ có thể truyền tay, truyền miệng giới
thiệu với người thân, bạn bè về Dalat. Đồng thời sớm phát hành những ấn phẩm có chất
lượng, các phim ảnh tư liệu về lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc, di tích, danh lam,
thắng cảnh, làng nghề, lễ hội…và cả những cơ hội về khả năng đầu tư để giới thiệu với
du khách mọi nơi. Trong điều kiện thuận lợi, có thể mở văn phòng đại diện du lịch tại
- 80 -

Châu Âu, Mỹ, Singapore, Hông Kông, Đài Loan, Nhật… để thực hiện các chức năng về
dịch vụ lữ hành du lịch và xúc tiến tiếp thị du lịch Lâm Đồng trên trường quốc tế. .
3.3. Các giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing du lịch Dalat
Như đã phân tích, du lịch Dalat hiện thực đã và đang có khách du lịch với thị
trường đầy triển vọng, Dalat hội đủ các yếu tố cơ bản để phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nếu
không được kết lại hài hòa và chế biến một cách khoa học thì Dalat sẽ không có sức thu
hút du khách trong tương lai. Việc du khách đến với Dalat ở lại bao lâu, chi bao nhiêu
tiền và có trở lại lần sau hay không phụ thuộc vào chính sản phẩm, dịch vụ du lịch đáp
ứng như thế nào về sự thoả mãn kỳ vọng ngày càng cao của du khách. Tình trạng du
khách đến với Dalat nhưng không có trung tâm tư vấn và hướng dẫn thông tin đón tiếp
một cách hiệu quả, bao giờ là chấm dứt triệt để, thật sự còn khó lý giải. Một trong những
yếu tố quan trọng để lưu du khách ở lại trong thời gian dài hơn cũng như hấp dẫn họ
quay trở lại là hệ thống dịch vụ hoàn chỉnh ở nhiều mức độ với các phương tiện hỗ trợ
du khách khác nhau. Hệ thống dịch vụ tại Dalat tuy đã bắt đầu được thiết lập, tuy nhiên
mức độ tiêu chuẩn hóa cũng như việc quy hoạch thành một hệ thống liên hoàn đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao thì còn nhiều việc phải làm.
Trước tình hình đó, một chương trình hành động cụ thể là thật sự cần thiết. Chương
trình đó phải tập trung vào ba trọng tâm: bảo vệ và tôn tạo cảnh quan; xây dựng đội ngũ
người làm du lịch mà quan trọng nhất là ý thức toàn dân làm du lịch; xây dựng cơ sở hạ
tầng và hệ thống phục vụ, phương tiện hỗ trợ du khách. Hơn nữa dự báo xu hướng chiến
lược Marketing du lịch Dalat cũng chỉ mới là định hướng. Việc triển khai để thực hiện
khả thi kế hoạch chiến lược có thuận lợi và đón đầu được xu thế luôn biến động hay
không là nhờ vào các giải pháp hỗ trợ tích cực đi kèm. Đó là:
3.3.1. Giải pháp về nhân lực (hiệu quả quản lý, sức thu hút lao động)
Để đáp ứng được yêu cầu nhân lực, cần phải có một chương trình đào tạo toàn
diện với những kế hoạch cụ thể. Trước hết, tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp
vụ, qua đó khuyến khích đào tạo trình độ đại học và trên đại học làm lực lượng cán bộ
quản lý nòng cốt cho sự nghiệp đổi mới. Có kế hoạch cử cán bộ trẻ, năng lực sang các
- 81 -

nước phát triển để đào tạo, thực tập nghiệp vụ chuyên ngành. Đồng thời, tăng cường hợp
tác trao đổi kinh nghiệm thông qua các chuyên đề hội nghị, hội thảo khoa học.
Xây dựng và xúc tiến một chương trình đặc biệt nhằm nâng cao hiểu biết về du
lịch, về cách ứng xử đối với khách du lịch cho toàn thể nhân dân thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng, hệ thống đào tạo ở các trường học. Đây là một chương trình
cần thiết để nâng cao dân trí về du lịch có sự chỉ đạo trực tiếp của chính quyền, sự ủng
hộ và hợp tác của các ban ngành trong tỉnh và toàn xã hội.
Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch: Tiếp tục kiện toàn bộ máy của sở
Du lịch - Thương mại để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với mọi hoạt động
du lịch, bao gồm cả công tác tư vấn giúp tỉnh xét duyệt các dự án đầu tư phát triển du
lịch trên địa bàn tỉnh. Thành lập ban quản lý đặc trách vận hành theo cơ chế một cửa để
quản lý đầu tư và phát triển cho các dự án du lịch trọng điểm.
Thực hiện cải cách hành chính, hoàn thiện và nâng cao hiệu lực của bộ máy quản
lý nhà nước về du lịch từ tỉnh đến huyện, tăng cường phối hợp hành động liên ngành và
liên vùng trong quy hoạch và phát triển như: Đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng
bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên môi trường, quản lý cơ sở hạ tầng…
3.3.2. Giải pháp về vốn (Liên doanh, liên kết hỗ trợ)
Căn cứ nhu cầu đầu tư phát triển du lịch từ nay đến năm 2020, trên cơ sở các định
hướng đầu tư đã được quy hoạch cũ đề cập trong giai đoạn 1996 - 2010, công tác đầu tư
phát triển giai đoạn này cần có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy cao nhất hiệu quả
vốn đầu tư, tạo cho du lịch Lâm Đồng môi trường thuận lợi để phát triển. Trong bối
cảnh kinh tế chính trị thế giới hiện nay, hình thức thích hợp cho chiến lược tạo vốn là
thu hút vốn nước ngoài kết hợp với huy động mọi nguồn vốn trong nước. Có thể nói
ngành du lịch là ngành quan trọng trong việc giao lưu quốc tế, thu hút ngoại tệ và nhất là
tạo nguồn thu đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân. Việc phát huy nội lực là chính
nhưng vấn đề thu hút vốn nước ngoài cho ngành du lịch là rất cần thiết.
Dalat còn nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên và nhân văn rất đa dạng, song khai
thác vẫn bị hạn chế do thiếu nguồn vốn đầu tư, thiếu cán bộ có trình độ chuyên môn và
nhất là chưa triển khai rộng rãi quy hoạch phát triển du lịch theo chuyên đề, cũng như
- 82 -

chiến lược du lịch theo vùng. Kinh doanh du lịch lữ hành, lưu trú, vận chuyển du lịch,
khu vui chơi giải trí, thương mại...còn chịu tác động nhiều bởi cơ sở hạ tầng. Chính vì
thế việc đầu tư và thu hút đầu tư nước ngoài về du lịch chưa đa dạng, phong phú.
(Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat )
Trước hết phải nói đến vai trò điều tiết vĩ mô của Sở du lịch & Thương mại trong
việc đề xuất triển khai các dự án liên doanh - liên kết du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư
trong việc cấp giấy phép đầu tư các dự án du lịch, triển khai quy hoạch phát triển du lịch
tổng thể và quy hoạch của từng cụm. Việc cân đối các lĩnh vực cần thu hút đầu tư nước
ngoài, hay công bố rộng rãi các dự án kêu gọi đầu tư và hình thức đầu tư chưa tích cực.
Thực tế trong các năm vừa qua, ngành du lịch tự thân vận động là chính, nhưng
hiện nay với xu thế cạnh tranh giữa các nước trong khu vực và trên thế giới về kinh
doanh du lịch. Chính quyền địa phương phải có sự tác động và quan tâm hơn nữa, không
xem nhẹ việc đầu tư cho đào tạo cán bộ chuyên môn du lịch, đồng thời, phối hợp với các
ngành chức năng có liên quan như ngành giao thông công chánh, văn hóa thông tin, an
ninh, tài chính, ngân hàng, hàng không... đầu tư phương tiện hiện đại để phục vụ du
khách, tạo mọi điều kiện dễ dàng, thuận lợi thu hút khách du lịch vào Dalat.
Với tốc độ phát triển như hiện nay, việc hình thành đặc khu du lịch với những ưu
đãi về đầu tư, kinh doanh ngành du lịch cũng nên sớm quan tâm nghiên cứu loại hình
liên doanh - liên kết. Theo chiến lược phát triển du lịch đến năm 2020, Việt Nam sẽ đón
10 triệu khách quốc tế, doanh thu 1,5 tỷ USD. Do đó, ngành du lịch Việt Nam nói chung
và Dalat nói riêng phải có nguồn nhân vật lực dồi dào tạo cơ sở vật chất để thực hiện.
Quá trình đầu tư cho du lịch - dịch vụ Dalat tuy có tăng, nhưng có thể thấy tiến độ
xây dựng không đúng theo quy hoạch, đại đa số các công ty và doanh nghiệp du lịch của
Dalat đang hoạt động trong tình trạng không đủ vốn cần thiết, khó khăn trong việc tiếp
cận các nguồn vốn hiện nay là rất lớn, nên các doanh nghiệp từng đã chiếm đụng vốn
lẫn nhau, làm lây nhiễm rủi ro cho nhau. Với nhiều lợi thế khác biệt, nếu được đầu tư du
lịch đúng mức, Dalat sẽ hiển danh là một vùng đất thần tiên trên núi cao. Ngược lại, thì
một ý tưởng hay đến mấy cũng không thể cất cánh. Chính Dalat phải cân nhắc thực lực
- 83 -

của chính mình, thị trường lại luôn biến động, vì vậy, phải linh hoạt để nắm bắt cơ hội.
Chỉ có tính sáng tạo và sáng tạo là con đường giúp con nhà nghèo như Dalat phát triển.
3.3.3. Giải pháp truyền thông, tiếp thị (Thu hút du khách): Thương hiệu là một
thứ tài sản vô hình nhưng lại chứa đựng một sức mạnh hữu hình, luôn bền vững nhưng
lại vận động không ngừng. Trong chiến lược tạo dựng, phát triển thương hiệu thì vai trò
quan trọng thuộc về con người tâm huyết, năng động, sáng tạo. Không thể phủ nhận rằng
chính sách thương hiệu đem lại cho khách hàng cảm giác thật và đáng tin cậy nhất. Do
đó, một hướng đi cho thương hiệu luôn là một thách thức lớn.
3.3.3.1. Giải pháp về truyền thông, tiếp thị: Nhằm xây dựng hình ảnh du lịch Dalat
có giá trị thương hiệu mạnh, gia tăng sự nhận biết của du khách về sản phẩm, dịch vụ du
lịch. Có thể sử dụng nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục tiêu một cách có hiệu
quả, nhưng nói chung, với khả năng còn hạn chế, thì quan điểm “Marketing kết nối” tỏ
ra thích hợp nhất để khuyến khích du khách nói về sản phẩm của Dalat. Đó là một
phương thức tiếp thị từ 2 phiá, nếu giá trị của sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu có một
chất lượng nổi bật sẽ tạo ra được khả năng tự truyền miệng nhằm thu hút du khách một
cách rộng khắp và nhanh chóng. Trong lĩnh vực du lịch, sẽ rất khó để du khách lựa chọn
nếu không quảng cáo, nhưng cũng không hẳn quảng cáo mạnh mẽ, liêu tục sẽ chắc chắn
lôi cuốn, thậm chí phản tác dụng nếu có sự sai sót. Nên ngoài con đường “Marketing kết
nối” và quảng cáo, Dalat còn có thế mạnh bằng con đường thông qua các lễ hội, các sự
kiện “hot” độc đáo về sản phẩm như hoa, trà và du lịch cảnh quan thiên nhiên để xây
dựng một hình ảnh cao cấp, năng động, đẳng cấp. Cũng có thể sử dụng chiến thuật
Marketing kiểu "du kích" giúp giảm chi phí mà vẫn gia tăng được lợi nhuận.
Vì năng lực tài chính có hạn, du lịch Dalat có thể chọn phương án tiếp thị tập
trung phát triển Marketing trực tuyến, với đội ngũ nhân viên cần cù, mến khách cùng
các chính sách hợp lý sẽ kích thích được các nhà tiếp thị và du khách trở thành đồng
minh, nếu chương trình Marketing hấp dẫn du khách... Lợi ích của Marketing trực tuyến
là rất đa dạng và có ưu thế khác biệt, có thể gặp nhau hay trao dổi thông tin qua không
gian ảo mà không cần biết đối tượng ở gần hay ở xa. Đó cũng là một phương tiện hữu
hiệu để các nhà hoạt động Marketing tiếp cận với các thị trường du lịch trên toàn thế
- 84 -

giới. Không những thế, Marketing trực tuyến còn giảm được thời gian và chi phí, vì chỉ
với 1/10 chi phí thông thường Marketing trực tuyến có thể đem lại hiệu quả gấp đôi, do
đến được với nhiều người hơn và mang tính tương tác cao hơn.
Vì số người sử dụng Internet ngày càng nhiều, vì vậy Blog hay Vi-Marketing sẽ
đóng vai trò chủ đạo trong việc quảng bá và tiếp thị sản phẩm. Vi-Marketing giống như
việc trồng cây, bắt đầu với những “hạt” ý tưởng, sau đó trồng nó trên một loại “đất”
thích hợp và khi “cây” trưởng thành mới bắt đầu thu hoạch “quả”. Vì vậy, công việc này
đòi hỏi phải tốn nhiều thời gian và công sức hơn với “baby boomers” nhưng kết quả bền
vững và công việc tăng trưởng đều đặn.
Nói chung, việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội đặc biệt là Blog
không đem lại những kết quả trực tiếp, mà “Blog là một công cụ Marketing gần giống
với chất xúc tác trong các phản ứng hóa học chứ không phải là cái búa với đinh”. Vì
vậy, cần thiết kế một dây chuyên cung ứng thân thiện trên cơ sở chia Marketing thành
hai bộ phận: chiến lược và hành động. Bộ phận hành động sẽ phụ trách mảng quảng cáo
và các chiến dịch khuyến khích mua hàng cũng như các công cụ bán hàng. Bộ phận
chiến lược sẽ phụ trách mảng nghiên cứu và đánh giá thị trường; thu thập thông tin từ
các nhân viên bán hàng và ghi nhận những đánh giá từ khách hàng, nhằm phát triển tầm
nhìn dài hạn, chia sẻ quan điểm với nhà quản trị và người phụ trách phát triển sản phẩm.
Tóm lại, “thân thiện” là thuật ngữ không thực sự quen thuộc với hoạt động quản lý
dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, trong mọi lĩnh vực nó có thể là tấm vé sinh tồn và
thậm chí là thịnh vượng trong một thế giới kinh doanh mới ngày nay.
3.3.3.2. Giải pháp giá trị khách hàng: Có thể minh họa bằng mô hình sau:
- 85 -

Đó là: "Một giải pháp trọn gói đầy lý lẽ và mang tính khuyến khích, được đưa ra
để giải quyết các nhu cầu bức thiết, các vấn đề mà khách hàng gặp phải, nó chuyển tải
những lợi ích nhằm thúc đẩy nhóm khách hàng trọng tâm ứng xử theo hướng tích cực".
Bao gồm toàn bộ các nổ lực của tổ chức nhằm tạo ra giá trị hay lợi ích cho khách
hàng (thượng đế). Làm tốt công tác chăm sóc khách hàng, đảm bảo lời hứa từ thương
hiệu và việc thực thi lời hứa, là bày tỏ sự quan tâm tới khách hàng. Chính vì vậy, mỗi
nhân viên ở bất kỳ bộ phận nào ở các kênh giao dịch, tiếp đón trong ngành du lịch, trực
tiếp hay gián tiếp liên quan đến du khách đều phải hướng đến tạo cảm giác thân thiện,
tin cậy, thoải mái, trên cơ sở trung thực và chân thành, tin tưởng và hiểu biết lẫn nhau.
Du khách muốn mong đợi của họ được đáp ứng đầy đủ và nhất quán với xu hướng
cảm nhận chất lượng dịch vụ bằng phép so sánh : Thỏa mãn = Nhận thức - Kỳ vọng.
3.3.3.3. Giải pháp phân khúc thị trường: Đòi hỏi phải tìm hiểu kỹ thị trường để có
thể chia khách hàng theo từng nhóm có cách ứng xử như nhau khi tiếp cận một giải pháp
Marketing. Quan trọng hơn cả, phân khúc thị trường nhằm đón đầu nhu cầu thị trường.
Tốt nhất là sử dụng Marketing trải nghiệm để mang đến cho du khách kinh nghiệm tiếp
xúc trực tiếp với sản phẩm theo cách thú vị và đáng ghi nhớ. Bằng cách:

3.3.4. Giải pháp về môi trường (Cơ sở hạ tầng, tài nguyên, cảnh quan...)
Môi trường kinh doanh du lịch tác động ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến
chiến lược Marketing du lịch. Bao gồm môi trường tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội.
3.3.4.1. Về tự nhiên: Để góp phần cải thiện môi trường và giảm thiểu những tác
động tiêu cực từ hoạt động du lịch cần có cơ quan chuyên trách về môi trường du lịch
theo dõi khai thác tiềm năng du lịch và thực hiện các giải pháp để gìn giữ, tôn tạo tài
nguyên môi trường du lịch. Có hệ thống kiểm soát, quản lý và thường xuyên thông tin về
hiện trạng diễn biến môi trường, đề xuất các giải pháp kịp thời khắc phục tình trạng ô
nhiễm và suy thoái chung. Tăng cường quan hệ liên ngành trong quản lý môi trường.
3.3.4.2. Về kinh tế - văn hoá - xã hội: Khi nền kinh tế phát triển cao, nhu cầu về
vật chất cơ bản đã được thỏa mãn thì nhu cầu về du lịch - tham quan nghỉ dưỡng để tìm
lại sự cân bằng sinh học cho cơ thể con người là một đòi hỏi thiết yếu. Đô thị hóa tạo
điều kiện cho dịch vụ du lịch đáp ứng những nhu cầu trên, và ngược lại việc nghiên cứu
- 86 -

mối quan hệ biện chứng giữa phát triển kinh tế - đô thị hóa và phát triển du lịch là bài
học bổ ích cho quá trình quy hoạch phát triển. Để đảm bảo du lịch phát triển bền vững,
cần khoanh định các tài nguyên đã được xếp hạng; cảnh quan có tiềm năng khai thác lớn.
Trước hết, tăng cường biện pháp quản lý trong xây dựng, khuyến khích các doanh
nghiệp áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Tăng cường phối hợp với các
ngành, các cấp và huy động sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư trong một nỗ
lực chung. Đồng thời chú trọng hợp tác quan hệ quốc tế về mọi mặt, nghiên cứu chuyển
giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng môi trường và sản phẩm du lịch.
3.3.5. Giải pháp về loại hình và chất lượng sản phẩm (SP mới & đa dạng hóa)
Sản phẩm trong môi trường Marketing được hiểu là một giải pháp cho mọi vấn đề,
bởi vì nó giải quyết vấn đề mà khách hàng cần giải quyết, và thông qua đó doanh nghiệp
đạt được mục tiêu của mình.
Sản phẩm hiện có của các công ty và doanh nghiệp du lịch Dalat nên định hướng
tăng thị phần bằng cách cải tiến sản phẩm, dịch vụ hoặc tập trung đầu tư phát huy tính
ưu việt để tăng sức cạnh tranh. Đồng thời tranh thủ mở rộng quy mô để hạ giá thành
nhằm chiếm lĩnh thị phần trong một thị trường triển vọng (tăng trưởng cao).
3.3.5.1. Phát triển sản phẩm mới: Trước hết, tiến hành điều tra đánh giá một
cách chính xác về hiện trạng (số lượng và chất lượng) các sản phẩm du lịch chính và
những tiềm năng còn chưa được khai thác. Phân loại khách sạn và hệ thống dịch vụ theo
tiêu chuẩn quốc tế, có quy định chặt chẽ về tiện nghi - dịch vụ, đồng thời tiến hành kiểm
tra thường xuyên để đảm bảo chất lượng các sản phẩm dịch vụ không bị xuống cấp.
Phân loại, hệ thống hoá và tổ chức chu đáo các lễ hội truyền thống, khuyến khích
mở các điểm trưng bày các sản phẩm hội họa, điêu khắc, cây cảnh, các hàng thủ công
mỹ nghệ, hàng lưu niệm có chất lượng cao, giá cả hợp lý. Có những quy định đối với
các cơ sở tư nhân, để tránh tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh dẫn đến sự phiền hà
đối với du khách. Nhưng phải đặc biệt lưu ý đến quyền lợi người dân, ưu đãi thảo đáng
đối với các nghệ nhân tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo này. Đồng thời, hợp tác với
địa phương lân cận để tạo nhiều hơn các tour du lịch có chất lượng cao.
- 87 -

3.3.5.2. Đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch: Ở mỗi điểm đến tạo
một bức tranh đa dạng những sản phẩm độc đáo có bản sắc riêng, khuyến khích mở rộng
nhiều loại hình dịch vụ hấp dẫn hơn. Phát triển loại hình sản phẩm theo hướng sau:
- Du lịch nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần: Du lịch nghỉ dưỡng núi tiếp tục giữ vai trò
quan trọng, đặc biệt đối với khách nội địa. Ngoài ra phát triển mạnh các tour du lịch
chữa bệnh, cuối tuần cho khách trong tỉnh kết hợp vui chơi giải trí và ẩm thực. Khai thác
loại hình truyền thống này không chỉ ở khâu lưu trú, Bên cạnh việc mua sắm hàng thủ
công mỹ nghệ, khách quốc tế và Việt kiều cũng rất ưa thích dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
- Du lịch tham quan, nghiên cứu: Loại hình du lịch này khá đa dạng, ngoài việc
tham quan cảnh quan, kiến trúc.. cần phát triển du lịch văn hoá - di tích lịch sử, các làng
nghề truyền thống, văn hoá các dân tộc ít người. Xây dựng, củng cố và kết hợp tính dân
tộc với hiện đại, để nâng hàm lượng văn hóa trong việc phát triển các dịch vụ vui chơi
giải trí ở các nhà hàng - khách sạn và ở khu du lịch.
- Du lịch sinh thái: Chú trọng khai thác du lịch thể thao; phát triển mạnh tour du
lịch con đường xanh Tây Nguyên, trang trại đồng quê… Ngoài ra mở rộng thêm các tour
tuần trăng mật, thám hiểm...cho tuổi trẻ. Phát triển du lịch Dalat phải gắn liền với việc
các loài hoa đặc trưng như: Hoa Anh Đào, hoa Mimoza, hoa Tường vi, Forget me not...
Tôn tạo lại các vườn cây ăn trái đặc sản vốn có ở Dalat để tạo sức hút đối với du khách
như: Vườn Mận, vườn Đào, vườn Hồng... có thể tạo điểm nuôi thả chim, bướm kết hợp
với những cánh đồng hoa và ép hoa, bướm phục vụ du khách.
- Du lịch thăm thân: Khai thác các sản phẩm dân dã, đồng quê, ẩm thực dành cho
Việt Kiều và người nước ngoài có mối quan hệ gia đình ở Việt Nam.
- Du lịch thương mại, công vụ: Cần chú ý khai thác các sản phẩm du lịch phục vụ
cho hội nghị, hội họp, hội chợ và khuyến thưởng kèm theo những sự kiện đặc biệt. Loại
hình này chú trọng phát triển cả cho khách thương gia quốc tế và nội địa.
- Du lịch văn hóa lễ hội: Khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, các lễ hội tiêu biểu
như lễ hội Hoa Xuân, lễ hội Tình yêu, lễ hội Cồng chiêng, lễ hội ngày mùa... của đồng
bào dân tộc. Chú trọng việc khai thác các truyền thuyết về danh lam thắng cảnh, di tích
lịch sử trọng điểm, các loại hình văn hóa vật thể và phi vật thể để phục vụ du khách.
- 88 -

Kết luận

Dalat đẹp và hấp dẫn không hẳn vì có nhiều thác nước hùng vĩ, cảnh hồ nên thơ,
rừng thông vi vút ngút ngàn, hoa nở bốn mùa; cũng không chỉ vì có nhiều công trình
kiến trúc độc đáo. Mà cái hấp dẫn của Dalat chính là ở sự kết hợp tổng quan, hài hòa
giữa cảnh sắc thiên nhiên với những nền móng xã hội của nó. Trong đó con người với
tấm lòng hiếu khách, lịch thiệp duyên dáng đã trở thành linh hồn sống của Thành phố.
Nhưng thực tế, hầu hết các doanh nghiệp du lịch Dalat có quy mô nhỏ và vừa nên
chưa đẩy mạnh ứng dụng các chiến lược Marketing vào du lịch một cách hữu hiệu. Hơn
nữa, có quá nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị
trường nhưng tiềm lực về tài chính hạn chế, dẫn đến tình trạng không có điều kiện để
lựa chọn sản phẩm - dịch vụ chất lượng cao hay đầu tư vào đổi mới. Ra quyết định
thường chủ yếu theo kinh nghiệm và cảm tính , thiếu tầm nhìn chiến lược ở cấp vĩ mô.
Mặc dù trong ngành Marketing, Dalat còn đang ở bước khởi đầu, nhưng nếu được
kích thích và đầu tư hợp lý, nhất là tạo ra môi trường nghiên cứu cho những người hứng
thú và có khả năng nghiên cứu, thì hy vọng ngành Marketing nói chung và định hướng
chiến lược Marketing du lịch Dalat nói riêng sẽ phát triển khả quan trong giai đoạn tới.
Góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để Dalat xứng danh với đô thị tầm
cở khu vực trong tương lai như mong mỏi của bao khách viễn du. Vấn đề là ở chỗ, nếu
du lịch Dalat tự nhận thức chính xác vấn đề ngay trong nội bộ, đánh giá đúng tiềm lực
của mình và đối thủ cạnh tranh hoặc quan hệ, hợp tác với các chuyên gia Marketing để
có được lời khuyên sáng suốt, kịp thời khi gặp khó khăn. Thì nhận thức về thương hiệu
chắc chắn được cải thiện, từ đó có thể chủ động tham khảo để vận dụng các chiến lược,
giải pháp Marketing du lịch làm kim chỉ nam cho mọi kế hoạch hành động tiếp theo.
Tóm lại: Dalat, điểm đến của những ngoạn mục và nên thơ cần nỗ lực để tự làm
mới mình, khuôn mặt Thành phố từng ngày từng giờ phải được đổi mới. Tin tưởng và hy
vọng rằng, Dalat sẽ khẳng định được là điểm đến hấp dẫn, an toàn và mến khách trong
tương lai không xa. Mà trước mắt là festival hoa 2007 nhân dịp kỷ niệm 100 năm hoạt
động du lịch Dalat (115 năm hình thành và phát triển TPDalat), với 10 công trình trọng
tâm và 12 công trình trọng điểm mới về phát triển du lịch - đang chào đón du khách.
Kiến nghị

¾ Thứ nhất, điểm đáng lưu ý là: Hiện nay mô hình lý thuyết Marketing ở
phương Tây đã và đang áp dụng ở Việt nam (có điều chỉnh) là khác rất nhiều với chúng
ta về mức độ phát triển và văn hóa (2 yếu tố ảnh hưởng mạnh đến hoạt động Marketing).
Một trong những hướng mới được nhiều nhà nghiên cứu Marketing quan tâm nhiều
nhất là khả năng thay thế của mô hình hỗn hợp 4P (Marketing-mix) thành mô hình
Marketing mối quan hệ. Bởi vì, mô hình 4P có lẽ chưa diễn tả được mối quan hệ tương
tác trong mạng Marketing, hơn nữa, sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của Internet đã làm
thay đổi nhiều lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có ngành Marketing. Nhưng cho đến
nay hầu như đội ngũ có trình độ nghiên cứu tương tác mạng còn khan hiếm, dẫn đến chỉ
thực hiện Internet như là một công cụ hỗ trợ các chức năng của Marketing, đặc biệt kênh
thông tin và dữ liệu. Do vậy, vấn đề trang bị những phương pháp và công cụ nghiên cứu
một cách có hệ thống là một việc cần làm trong chương trình đào tạo cán bộ quản lý
kinh tế từ bậc Đại học trở lên. Vì những chuyên đề này khó có thể tự nghiên cứu lấy.
¾ Thứ hai, kinh tế phát triển, đời sống vật chất ngày một dồi dào nên nhu cầu
tinh thần đi du lịch gia tăng. Hơn nữa, điều kiện của học sinh phổ thông đã có nhiều
thuận lợi, không còn phải lo gánh nặng kinh tế nhiều. Vì vậy, nên chăng Bộ Giáo dục &
Đào tạo sớm cải tiến lại lịch nghỉ trong năm học, thay vì nghỉ hè 3 tháng (6,7,8) thì chỉ
cần 1,5 - 2 tháng hè là đủ, còn lại chuyển sang nghỉ vào cuối học kỳ I và tết dài hơn để
giành thời gian phục vụ nhu cầu đi du lịch nghỉ ngơi, giải trí được nhiều lần. Đáp ứng xu
hướng phát triển trí lực cho con người bằng các kỳ nghỉ thích hợp, bổ ích; nhằm giảm tải
mật độ du lịch những lúc cao điểm, tăng cường thời gian nghỉ rãi đều quanh năm.
¾ Đối với chính phủ và các cơ quan trung ương: Thống nhất xây dựng hạ tầng
khu du lịch, công tác đào tạo nguồn nhân lực, tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến phát triển
du lịch các địa phương. Lồng ghép các chương trình dự án của các bộ, ngành gắn với
phát triển du lịch quốc tế để tháo gỡ khó khăn về vốn đầu tư phát triển du lịch cho địa
phương. Tích cực cấp vốn qui hoạch chi tiết cho khu du lịch quốc gia đã được phê duyệt.
Ưu tiên các dự án đầu tư bảo vệ, nâng cấp các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng.

1
Khuyến khích tư nhân bỏ vốn nhận thầu các tuyến điểm du lịch, khai thác tiềm
năng, hoặc thế mạnh du lịch của địa phương với chế độ lãi suất ưu đãi cho đầu tư.
Cụ thể hóa những ưu đãi về đầu tư nước ngoài trong ngành du lịch như thuế, thuê
đất... Khuyến khích các dự án đầu tư cơ sở đào tạo cán bộ du lịch có vốn 100% nước
ngoài. Chú trọng đến nguồn tài lực và chất xám của Việt kiều trên khắp thế giới tạo điều
kiện thuận lợi để họ đem vốn liếng về đầu tư tại Việt Nam.
Bỏ vốn khi có cơ hội đầu tư các phòng thông tin, phương tiện tìm hiểu về Việt
Nam tại các sứ quán Việt Nam ở nước ngoài. Hỗ trợ việc thuê các chuyên gia nước
ngoài quản lý, xây dựng các dự án hoặc Marketimh tư vấn kinh doanh du lịch.
(Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam)
¾ Đối với chính quyền địa phương: Tiếp tục kiện toàn bộ máy tổ chức, cổ phần
hóa khách sạn, nhà hàng của nhà nước, ban hành thuộc thẩm quyền các chính sách ưu
đãi nhằm thu hút vốn đầu tư. Trên cơ sở nội dung điều chỉnh quy hoạch đã phê duyệt.
Trước hết là tập trung mọi nỗ lực cho kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển du lịch
Dalat gắn với lễ Festival hoa 2007. Làm đòn bẩy cho các chiến lược phát triển tiếp theo,
trên cơ sở phối hợp với các sở, ban ngành chức năng có liên quan trong và ngoài tỉnh
chủ động hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình hành
động về du lịch theo chức năng chuyên môn. Căn cứ nội dung kế hoạch thực hiện cụ thể
cho từng chương trình và từng năm, tổ chức chỉ đạo điều chỉnh quy hoạch và quản lý
các dự án đầu tư du lịch ở mỗi cấp đảm bảo phù hợp theo đúng định hướng phát triển
kinh tế- xã hội chung./.

2
Tài liệu tham khảo

1. Alries, Jacktrout (2003), Chiến tranh tiếp thị, Nxb Văn hoá Thông tin.
2. Trương Phúc Ân (2000), Bí mật thành phố hoa Dalat, Nxb Văn nghệ.
3. TS Nguyễn Bích & Th.S Nguyễn Mạnh Tuân (2005), GT nguyên lý Marketing, Hà nội.
4. Vũ Tuấn Cảnh (2003) “Du lịch Việt nam, thực trạng và chiến lược phát triển đến năm
2010”; dự án xây dựng năng lực cho phát triển du lịch ở Việt nam, Tr 15-20.
5. Nguyễn Thị Doan (1994), Giáo trình Marketing KS - du lịch, ĐH Thương mại, Hà Nội.
6. PGS.TS Nguyễn T Liên Diệp (1997), Chiến lược & chính sách kinh doanh, Nxb Tkê.
7. TS Nguyễn Thị Liên Diệp; TS Hồ Đức Hùng (1996), Quản trị Marketing, Nxb Thống kê.
8. Nguyễn Văn Đính - Nguyễn Văn Mạnh (1999), Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong
kinh doanh du lịch, Nxb Thống kê.
9. GS.TS Hồ Đức Hùng (2004), Quản trị Marketing,Viện n/c KTPT – ĐHKT TP.HCM.
10. GS.TS Hồ Đức Hùng (2003) “Thực trạng và giải pháp Marketing TP.HCM ”, TP.HCM.
11. Nguyễn Minh Hòa (2003), “Thử đi tìm một diện mạo mới cho Dalat”; Phát triển du lịch
12. sinh thái bền vững tại Dalat - Lâm Đồng, tr 62-65.
13. Trần Đức Thanh (2003), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
14. Trần Văn Thông (2003), Tổng quan du lịch. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Mạnh Thường (2000), Dalat, thiên đường du lịch, Nxb Văn hoá thông tin.
16. Nguyễn Đình Thơ (1998), Nghiên cứu Marketing du lịch, NXB Giáo dục.
17. Thu Thuỷ (2005), Những chiến lược Marketing hiệu quả diệu kỳ, NXB LĐXH.
18. Trần Ngọc Nam, Trần Huy Khang (2001), Marketing du lịch, Nxb TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Đức Ngọc (2005), Nghệ thuật Marketing, NXB LĐXH.
20. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb ĐHQG Hà Nội.
21. TS Phạm Xuân Lan (2005), Giáo trình quản trị chiến lược, ĐH Kinh tế TP.HCM.
22. Th.S Nguyễn Hùng Phong, Phương pháp nghiên cứu, ĐH Kinh Tế TP.HCM.
23. Hồ việt (2003), “Phát triển du lịch sinh thái bền vững”, Dalat - Lâm Đồng tr1-9.
24. Báo Du lịch (2006, 2007), các số trong năm, Tổng cục du lịch.
25. Báo Lâm Đồng (năm 2005, 2006) Số 2528 và các số 2591 đến 2637.
26. Tổng cục du lịch (1998), Marketing trong lĩnh vực lữ hành và khách sạn, Hà Nội.
27. Tạp chí du lịch Việt Nam (2006, 2007), các số trong năm, Tổng cục du lịch.
28. Luật du lịch (2005), Quốc hội nước CH.XHCN Việt nam khóa XI, kỳ 7, Hà nội.

3
29. PhiLipKotLer - Northwestern Universtity (Lược dịch: PTS - Phan Thăng; PTS - Vũ Thị
30. Phượng & Giang Văn Chiến) (1999), Marketing căn bản,Nxb Thống kê .
31. Gilbert D.C, Government intervention in the Marketing of tourism products.
32. Risto Laulauainen, The unfamiliar tourist destination - a Marketing challenge.
Các trang Website tham khảo
(Theo các trang website về du lịch Việt nam, Lâm Đồng, Dalat, TTXT DL) gồm:
webdulich.com - mientrung.com - Dalat.gov.vn - vita.org.vn - info.com
tourdulich.com - dulichachau.com - vietnamtourism.com - lamdongt-i.gov.vn
vietnamtourguides.com - Dalattourism.com - vietnamtourism.com - hotels84.com.
vietnamtourism.gov.vn - lamdong.gov.vn - www.vietnamtourism - dulichvn.org.vn
lamdongtourist-trade-invest.gov.vn - Dalat.gov.vn webmaster@Marketingneu.com
Dalatrose.com - hrdtourism.org.vn - myhotelvietnam.com - who - asta - pata
Các văn bản liên quan đến du lịch
- Nghị quyết lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006), Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Nghị quyết 03/NQ-TU ngày 20/11/2001 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về việc phát triển du
lịch thời kỳ 2001 - 2005 và định hướng đến năm 2010.
- Nghị quyết 06-NQ/TU ban hành ngày 21/9/2006 với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đột
phá, tăng tốc phát triển du lịch trong những năm trước mắt.
- Nghị quyết 07-NQ/TU ban hành ngày 11/4/2007 về một số chính sách thu hút vốn đầu tư
trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
- Pháp lệnh Du lịch năm (1999), Luật Du lịch (2006), Quốc hội ban hành.
- Quyết định 409/TTg ngày 27/5/2002 về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung
Thành phố Dalat - tỉnh Lâm Đồng và vùng phụ cận đến năm 2020.
- Quyết định số 97/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/7/2002 phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2010 ;
- Quyết định số 194/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 4/8/2005 phê duyệt
đề án đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung Tây Nguyên.
- Quyết định số 3173/2004/QĐ-UB ngày 1/9/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đề
cương dự án: "Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Lâm Đồng
đến năm 2010 và định hướng đến 2020".
- Quyết định số 209/2005/QĐ-UBND ngày 11/9/2005 và số 458/QĐ-UBND ngày 24/01/2007
UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành qui định về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển.

4
PHỤ LỤC Trang

Phụ lục 1 : Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch .......................................... 1/PL
Phụ lục 2 : Sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch ........................................ 1/PL
Phụ lục 3 : Các cấp độ Marketing địa phương................................................................ 2/PL
Phụ lục 4 : Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng ..................................................... 3/PL
Phụ lục 5 : Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương ............................................... 15/PL
Phụ lục 6 : Phiếu khảo sát hoạt động Marketing du lịch Dalat và kết quả ................... 20/PL
Phụ lục 7 : Câu hỏi trắc nghiệm về tính thân thiện và sức thu hút du lịch Dalat.......... 41/PL
Phụ lục 8 : Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hiện có ở Dalat .................... 42/PL
Phụ lục 9 : Các số liệu khác từ 1995 - 2006 liên quan về du lịch ................................. 43/PL
Phụ lục 10: Các số liệu về khách du lịch quốc tế trong cả nước.................................... 45/PL
Phụ lục 11: Các văn bản định hướng phát triển liên quan về du lịch............................. 50/PL
Phụ lục 12: Các Số liệu định hướng phát triển liên quan về du lịch Dalat .................... 52/PL
Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat .................................. 54/PL
Phụ lục 14: Các hình ảnh danh lam thắng cảnh đặc sắc Lâm Đồng ............................. 60/PL
Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat ...................... .66/PL
Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam ................................................... 71/PL

1
CÁC TỔ CHỨC LƯU TRÚ CÁC KHU ĐIỂM DU LỊCH
Khu nghỉ mát Công viên giải trí
khách sạn/ lữ quán/ nhà khách Viện bảo tàng/ trưng bày nghệ thuật
Căn hộ/ villa/ chung cư/ nhà vườn Công viên hoang dã
Khu nghỉ mát chia sẽ thời gian Di tích lịch sử và nhân văn
Trung tâm hội nghị/ triễn lãm Trung tâm thể thao/ thương mại
Xe kéo du lịch/ trại

CÁC TỔ CHỨC VẬN


CHUYỂN
Hãng hàng không
Hảng tàu biển
Đường sắt
Hãng xe bus/ xe khách

CÁC TỔ CHỨC LỮ HÀNH CÁC TỔ CHỨC XÚC TIẾN


Nhà điều hành tour Cơ quan du lịch quốc gia
Nhà bán sỉ/ môi giới tour Cơ quan du lịch vùng
Đại lý dịch vụ trực tiếp Cơ quan du lịch tỉnh/ thành phố
Nhà tổ chức hội nghị Các hội nghị xúc tiến du lịch
Nhà tổ chức tour thường

Phụ lục 1: Sơ đồ năm bộ phận cấu thành thị trường du lịch


Nguồn: Kotleor & ctg. (2002:45)
Các tổ chức lữ hành
Các tổ chức lữ hành
Nhà điều hành tour, đại lý du lịch … Cơ quan dlịch chính phủ
Cơ quan du lịch vùng
Cơ quan dlịch địa phương

Công cụ
marketing
(Marketing-

Cầu thị trường Cung cấp sản phẩm


(Khu vực gốc) (Ở điểm đến)
Du kháchquốc tế Hoạt động, Chỗ trọ
Du khách nội địa Điểm du lịch
Tiện nghi khác

Vận chuyển
Hàng không
Đường bộ
Đường biển
Đường sắt

Phương tiện điểm đến thăm quan

Phụ lục 2 : Sơ đồ liên kết cung - cầu trong thị trường du lịch
2
Thị trường mục tiêu

Yếu tố marketing
Cơ sở hạ tầng

Nhóm họach định


Dân cư
Đặc Kế hoạch Nhà
Con
Du trưng makerting: phân đầu tư
người
khách hấp tích, tầm nhìn, du lịch
dẫn hoạt động

Doanh Chính
nghiệp quy

Hình tượng
du lịch

Các chuyên gia


ngành du lịch

Phụ lục 3: Các cấp độ địa phương

Hệ thống tiếp thị địa phương bao gồm ba nhóm hữu quan chính: Thứ nhất là thị
trường mục tiêu của địa phương đó là (1) nhà đầu tư và sản xuất kinh doanh, (2) khách
du lịch, hội nghị, (3) nhà xuất khẩu, (4) chuyên gia và người lao động. Nhóm thứ hai là
các yếu tố tiếp thị từ các thị trường mục tiêu của nhóm thứ nhất, bao gồm (1) cơ sở hạ
tầng, (2) con người, (3) hình tượng và chất lượng sống (4) các đặc trưng hấp dẫn của địa
phương. Nhóm thứ ba là các chủ thể tiếp thị đã nêu ở trên.

Môi trường vĩ mô
Môi trường vi mô
Môi trường nội bộ

3
Môi trường
Kinh tế, chính trị, xã hội, vật lý, công nghệ.
Vùng tạo Đưa du khách Điểm đến
du khách du lịch
Đưa du khách

. Dịch vụ bán vé . Dịch vụ khách sạn


. Hãng du lịch . Ăn uống, mua sắm
Hệ thống
. Đại lý lữ hành . Công nghệ giải trí
. Khuyến mãi, tiếp thị du lịch . Điểm hấp dẫn, lễ hội

Phụ lục 4: Tiềm năng tài nguyên du lịch Lâm Đồng


4.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:
4.1.1 Hồ Xuân Hương: Hồ được mang tên Xuân Hương từ năm 1953 như muốn
làm sống mãi hình ảnh lãng mạn của nữ sĩ thơ Nôm nổi tiếng Việt Nam ở thế kỷ thứ 19,
là hồ nước nhân tạo nằm ở trung tâm Thành phố Dalat với khoảng 38ha. Đối với Dalat
hồ Xuân Hương có một vị trí quan trọng trên nhiều lĩnh vực, là thắng cảnh đầu tiên được
nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, là điểm cảnh quan nổi tiếng cả
nước đã được khai thác thành nơi vui chơi giải trí, thư giản... và các hoạt động thể thao.
Đồi Cù với sân golf 18 lỗ khá nổi tiếng và hồ Xuân Hương nằm kề bên thường
được nhắc đến như một địa danh kép, một khu vực “bất khả xâm phạm” như trái tim,
như nhịp thở của Dalat. Dalat sẽ kém phần mỹ lệ nếu thiếu Đồi Cù và hồ Xuân Hương.
4.1.2 Hồ Tuyền lâm: Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 5 km. Hồ có diện
tích khoảng 320ha. Trên đỉnh đồi là Thiền Viện Trúc Lâm, một công trình kiến trúc tôn
giáo đạo Phật uy nghi, ven hồ còn có nhiều điểm tài nguyên hấp dẫn như thác Bảo Đại,
khu săn bắn thú của bản làng dân tộc Lạch... Du thuyền trên hồ, du khách có dịp chiêm
ngưỡng bao điều kỳ diệu mà ở mỗi góc độ luôn cho phép những khám phá mới lạ.
Hiện nay hồ Tuyền Lâm đã được đầu tư phát triển thành khu du lịch vui chơi, giải
trí chuyên đề quốc gia có sức hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài tỉnh với tổng số
vốn đầu tư trên 3.500 tỷ đồng. Khai thác chủ yếu về du lịch sinh thái văn hóa và nghỉ
dưỡng; phục vụ vui chơi giải trí, hội nghị - hội thảo, tổ chức các tour, tuyến dã ngoại, thể
thao; tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, khu căn cứ Cách mạng, núi Voi…

4
4.1.3 Hồ Đankia - Suối vàng: Nằm cách trung tâm Thành phố khoảng 19km. Đây
là một hệ thống hồ lớn nằm giữa vùng rừng thông gần khu vực núi Bà - nơi có khu Bảo
tồn thiên nhiên với nhiều loài động vật quí hiếm. Khu vực hồ ĐanKia - Suối Vàng là nơi
có cảnh quan đẹp và giàu tài nguyên sinh vật có khả năng phát triển thành một khu du
lịch - nghỉ dưỡng tổng hợp lớn không chỉ của Dalat mà còn của ngành du lịch Việt Nam.
Hiện tại hồ ĐanKia đang được khai thác phục vụ nước sinh hoạt cho Thành phố
Dalat, còn hồ Suối Vàng là nơi cung cấp nước cho thuỷ điện Ankret với sản lượng điện
trên 15 triệu kwh/năm. ĐanKia - Suối Vàng ngày nay đã được nhìn nhận đúng với giá trị
thực của nó, tương lai không xa nơi đây cùng với khu vực Tuyền Lâm sẽ là một đối
trọng của Dalat, đã có kế hoạch đánh thức nàng sơn nữ ĐanKia với hàng trăm hạng mục
lớn nhỏ sẽ được dựng lên bên hồ, trên hồ và giữa những đồi thông, thảm cỏ mượt mà…
Dự án mang tên "Ðankia - Thành phố lãng mạn" với tổng vốn 1,2 tỷ USD đã được
khởi động. Tập trung phát triển thành khu du lịch tổng hợp có tầm quốc gia và quốc tế
với đầy đủ các loại hình như: Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, làng nghề,
canh nông, thể thao…và phát triển thành khu đô thị du lịch mới.
4.1.4 Hồ Than thở: Còn có tên là hồ Sương Mai nằm cách trung tâm Dalat khoảng
6km. Hồ Than Thở nằm ở vị trí yên tĩnh, từ lâu đã đi vào truyền thuyết và gắn liền với
tên tuổi của Thành phố cao nguyên. Đây là nơi có thể khai thác khoảng không gian tĩnh
mịch với mục đích thư giản. Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ
“Dalat có thác Cam Ly, có hồ Than Thở người đi sao đành”. Cho đến nay vẫn còn một
câu chuyện Thảo - Tâm gắn liền với sự tích đồi thông 2 mộ, câu chuyện tình bi thương
nhưng đầy lãng mạn, nghe tiếng thông reo bên hồ như tiếng ru êm ả của tình yêu mãnh
liệt mãi mãi trường tồn với thời gian.
4.1.5 Hồ Đa nhim và đèo Ngoạn mục: Nằm trên quốc lộ 21 từ Phan Rang lên,
cách Thành phố Dalat 40km. Đèo Ngoạn Mục là một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp với
con đường vừa uốn lượn vừa gấp khúc...ở đây có nhà máy thủy điện Đa Nhim với hai
đường ống dẫn nước trông xa như hai vệt sơn trắng giữa nền xanh biếc của núi rừng.
Hiện tại hồ Đa Nhim đang được khai thác để phục vụ thuỷ điện. Tương lai, hồ có
thể khai thác phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và thể thao nước.

5
4.1.6 Hồ Đa thiện và Thung lũng tình yêu: Nằm cách trung tâm Thành phố Dalat
chừng 5km về phía Bắc, vì có hồ mà thung lũng trở nên thơ mộng. Du khách đến Dalat
thường ghé loại thăm nơi đây không chỉ vì những huyền thoại tình yêu lãng mạn mà còn
vì vẻ đẹp quyến rũ của cảnh quan vùng hồ, rất thích hợp cho đi bộ dã ngoại, cưỡi ngựa.
Bên cạnh thung lũng Tình yêu là Đồi Mộng Mơ, điểm du lịch được khai trương nhân dịp
kỷ niệm Dalat 110 năm hình thành và phát triển. Đến Đồi Mộng Mơ quý khách có dịp
thưởng thức chương trình ca múa nhạc dân tộc Tây nguyên - sinh hoạt văn hóa, lễ hội
cồng chiêng với sân khấu lộ thiên hoành tráng. Tham quan các vườn hoa, cây cảnh thiên
nhiên hữu tình, khu nhà cổ có tuổi đời hàng trăm năm, trích đoạn Vạn Lý Trường Thành
với kiến trúc độc đáo theo sườn đồi, hầm rượu và thưởng thức" Mộng Mơ Tửu"...
4.1.7 Hồ Đại ninh: Nằm cạnh quốc lộ 20 trên sông Queyn thuộc địa phận huyện
Đức Trọng, hồ đang được xây dựng với mục đích thuỷ lợi. Tuy nhiên với diện tích mặt
nước lớn, vị trí dễ tiếp cận, đây là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái hồ, một trong
những loại hình du lịch còn thiếu vắng ở khu vực Miền Trung tỉnh Lâm Đồng.
Ngoài những điểm tài nguyên du lịch nổi trội kể trên, tỉnh Lâm Đồng còn có một
số tiềm năng du lịch sinh thái nghỉ dưỡng ở thị trấn Lộc Thắng (hồ Bảy Mẫu), khu vực
các xã phía Bắc huyện Bảo Lâm và nhiều điểm cảnh quan khác có giá trị phục vụ du lịch
trong giai đoạn lâu dài.
4.1.8 Thác Cam Ly: Suối Cam Ly bắt nguồn từ phía Đông Bắc Thành phố chảy
qua hồ Than Thở đến hồ Xuân Hương sau đó đổ về thác Cam Ly, được đánh giá là điểm
tài nguyên có giá trị vãn cảnh. Cách trung tâm Thành phố khoảng 3km rất thuận tiện cho
du khách đến tham quan. Các dòng nước từ đỉnh Langbian, sau khi len lỏi qua các núi đồi
chung quanh, đã định hình thành dòng suối Cam Ly chảy qua hồ Than Thở, rồi tụ về một
thung lũng tạo nên hồ Xuân Hương thơ mộng. Từ đây, luồn dưới cầu ông Đạo, dòng suối
trườn qua một nền đá hoa cương thoai thoải tạo thành thác Cam Ly đẹp nổi tiếng. Tên
Cam Ly thật đẹp và mang âm hưởng Việt Nam, ngày nay được đầu tư tôn tạo với nhiều
tiểu cảnh mang đậm dấu ấn Tây nguyên, những con đường tuy được bê tông hóa nhưng
nhờ khéo chọn giải pháp phù hợp đã không phá vỡ những nét hoang dã cố hữu...

6
4.1.9 Thác Prenn: Thác Prenn nằm ngay bên đường quốc lộ 20, cách Dalat khoảng
10 km. Con đường xuống thác thật đẹp với những bậc đá ôm theo sườn đồi, một bức màn
nước buông mình từ độ cao gần 10m xuống thung lũng nhỏ. Du khách có thể đến vườn
thú, vườn lan hay thư thả ngắm nhìn những bông hoa khoe sắc, những căn chòi xinh xinh
trên ngọn cây hoặc đung đưa cùng cầu treo bắc ngang dòng suối nhỏ. Ở một góc độ khác,
vườn đá Thái Dương với sự sắp xếp đầy ngẫu hứng tạo được một bất ngờ thú vị. Đặc biệt
với hệ thống cáp treo, du khách có thể ngang qua dòng thác trong cảm tưởng như đang đi
vào cõi thần tiên... Với cảnh quan tự nhiên hấp dẫn cùng với công viên hoa, cây cảnh
được tạo ra ở thác Prenn tạo thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng ở Dalat.
4.1.10 Thác Datanla: Là thác cao nhất trong số các thác nằm khoảng giữa đèo
Prenn cách Dalat 5km, thác Datanla tuy không hùng vĩ, ồn ào như nhiều dòng thác khác
của Dalat, nhưng lại có một sức cuốn hút đặc biệt đối với những ai thích mạo hiểm phiêu
lưu. Từ quốc lộ 20 rẽ xuống dốc khoảng 300m là tới một thung lũng nhỏ, du khách sẽ
gặp thác Datanla với cảnh trí đầy hấp dẫn và đậm nét hoang sơ. Nơi đây có những tảng
đá nhẵn bóng thật đẹp, tương truyền xưa kia các tiên nữ trên thượng giới thường ghé lại
nô đùa tắm suối nên khu vực này còn được gọi là Suối Tiên. Đi xa xuống phía dưới, du
khách sẽ gặp một hẻm vực sâu hun hút gọi là vực Tử Thần.
Từ khi Datanla đầu tư hệ thống máng trượt (6-2006) vị thế của khu du lịch đã thay
đổi hẳn. Lượng khách đã tăng lên đáng kể; riêng lượng khách tham gia dịch vụ máng
trượt trong 6 tháng qua đã đạt hơn 150 nghìn lượt người.
4.1.11 Núi Lang Biang: Cách trung tâm Dalat khoảng 12km về phía Bắc. Đây là
khu núi còn giữ được nhiều cảnh quan đẹp hoang sơ, khi đã đứng trên đỉnh Langbian, du
khách có thể quan sát toàn cảnh ĐanKia Suối Vàng hay phóng tầm mắt đến Thành phố
Dalat và phụ cận với những cao ốc, biệt thự, tháp chuông... ẩn hiện giữa ngàn thông.
Khí hậu trên đỉnh Lang Biang thật mát mẻ, nơi đây quả là địa điểm lý tưởng cho du
khách có cái thú chinh phục độ cao, nhảy dù, đi bộ hay nghiên cứu các loại chim chóc và
thảo mộc quý hiếm trong vùng. Lang Biang là truyền thuyết về tình yêu giữa người con
trai tên Lang và người con gái tên Biang, hiện đang được khai thác thành điểm du lịch
sinh thái lý tưởng với các loại hình thể thao, vọng cảnh, vui chơi giải trí và ẩm thực

7
4.1.12 Rừng cảnh quan Dalat (rừng đặc dụng): Rộng khoảng 13.300ha, trong đó
cảnh quan rừng thông, rừng hỗn giao thường phân bố trong các thung lũng quanh Dalat,
nơi có những nhiều loài cây cảnh và các loài động vật quí hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Rừng cảnh quan Dalat là một trong những tài nguyên du lịch tự nhiên có giá trị, thích
hợp phát triển du lịch sinh thái với nhiều loại hình hấp dẫn. Một ngày với Dalat có thể là
4 mùa, sáng mùa xuân, trưa mùa hạ, chiều mùa thu, tối mùa đông.
4.1.13 Vườn hoa Dalat: Nằm cạnh góc hồ Xuân Hương, vườn hoa có tới hàng
trăm loài hoa như hồng, cúc, lay ơn, lan, cẩm tú cầu, mimoda...nở quanh năm. Đây thực
sự là một bộ sưu tập khá đầy đủ các loại hoa quý của Việt Nam và thế giới phục vụ
khách tham quan, nghiên cứu. Đến Vườn hoa, chắc chắn du khách rất hài lòng bởi những
bàn tay nghệ nhân đã chăm sóc và sưu tầm các loài hoa thật đầy tính nghệ sĩ, sẽ lưu lại
kỷ niệm không quên bằng những tấm ảnh đầy nghệ thuật. Ngoài những loài hoa quý
hiếm, du khách có những phút giải trí bằng những môn thể thao: Bơi lặn, đá cầu ...
4.1.14 Vườn Quốc gia Cát Lộc (Cát Tiên): Khu Bảo tồn thiên nhiên Cát Lộc thuộc
huyện Đahoai Lâm Đồng rộng 35.000ha. Hệ động thực vật ở đây rất đa dạng và phong
phú. Đây là nơi duy nhất ở Việt Nam và thứ hai trên thế giới (sau vườn quốc gia Ujung
Kuln - Indnesia) còn tồn tại loài tê giác một sừng Giava (Rhincers sndaicus). Với tài
nguyên sinh vật phong phú và đa dạng, khu rừng cấm thật sự trở thành một điểm du lịch
sinh thái với nhiều loại hình hết sức hấp dẫn của cả nước.
Dự kiến điểm du lịch duy nhất trên lĩnh vực khảo cổ của Lâm Đồng này được xây
dựng với tổng vốn 20 tỉ đồng, nhằm phục vụ du khách có nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng
kết hợp với nghiên cứu khoa học về lịch sử, kiến trúc, văn hóa...
4.1.15 Thác Damb’ri (Bảo Lộc): Nằm cách Dalat khoảng 120km giữa khung cảnh
đồi núi hùng vĩ đây là thác vào loại lớn nhất ở Lâm Đồng. Điều thú vị khi đến với khu du
lịch Damb’ri là cảnh quan nơi đây còn hoang sơ, không khí trong lành với rừng cây
nguyên sinh thâm niên thẳng tắp. Quần thể khu du lịch Damb’ri, ngoài thác nước, ở đây
còn có hồ cảnh quan, thảm thực vật giống như đồi Cù. Là một điểm thắng cảnh có tiềm
năng phát triển thành điểm du lịch tham quan phong phú và sinh thái hấp dẫn, các tour -
tuyến dã ngoại, các loại hình thể thao kết hợp các dịch vụ lưu trú, nghỉ cuối tuần.

8
4.1.16 Thác Tào Ngào: Nằm cách trung tâm thị xã Bảo Lộc khoảng 10km theo
quốc lộ 55. Đây là thác nước cao trong khu rừng nguyên sinh với những thân cây cao
vút, cảnh quan rất thơ mộng. Hiện tại thác Tào Ngào đã được khai thác phục vụ du lịch
và là điểm tham quan, thư giãn lý tưởng của thị xã Bảo Lộc và phụ cận, tuy nhiên trong
tương lai cần mở rộng quy mô để tưng xứng với tiềm năng khu vực.
4.1.17 Thác Pongur: Cách Dalat khoảng 60km, là một thác nước cao tới 40m, đẹp
và hùng vĩ nhất của núi rừng Nam Tây nguyên. Tại đây ngọn nước đổ ào ào xiết mạnh từ
độ cao chừng 30m xuống một hồ nước lớn sau khi trượt qua các tầng thác đã tạo thành
những âm vang gầm gào như sấm động, nhất là vào mùa mưa, cảnh thác càng hung hãn
dữ dằn hơn trong làn sương khói ảo huyền. . Pongour là thác nước duy nhất có ngày hội.
Hàng năm cứ vào dịp rằm tháng giêng âm lịch, từ khắp nơi các nam thanh nữ tú không
phân biệt dân tộc đổ về đây trẩy hội mùa Xuân. Mặc dù hệ thống đường giao thông tới
thác còn khó khăn nhưng thác Pongdu là điểm tham quan có giá trị.
4.1.18 Thác Gougah: Còn gọi là thác ổ Gà, là một con thác đẹp và nổi tiếng cách
Thành phố Dalat hơn 35km theo quốc lộ 20. Một bên là dòng thác đậm màu đất đỏ chảy
im lìm tựa hồ như lòng đỏ trứng gà. Còn một bên thì bọt nước trắng xóa bao phủ tựa như
lòng trắng của một quả trứng. Hòa lẫn với tiếng chim chóc, tiếng gió rít tạo thêm vẻ đẹp
cho một bức tranh vốn đã sống động, nên thác Gougah đã trở thành một trong những
điểm tham quan, nghiên cứu quan trọng của khách du lịch..
Ngày nay, thác Gougah vẫn còn giữ được nét hoang dã, đến đây du khách có dịp
sống lại thời xa xưa nhiều huyền thoại, núi đồi hoang vắng gợi nhớ làng Chăm một thuở.
4.1.19 Thác Đa Mê: Nằm giữa buôn làng N’thôn hạ của người bản địa K’ho, cách
ngã ba Liên Khương khoảng 8km theo quốc lộ 27. Đa Mê bao gồm 2 ngọn thác cao ngất
giữa núi rừng hùng vĩ, là một hệ thống các suối ẩn mình dưới những tán rừng. Tất cả
"quần thể" độc đáo này được thiên nhiên kiến tạo từ muôn đời nay. Đa Mê được xây
dựng thành hệ thống khu nhà nghỉ, cửa hàng nằm giữa công viên với hàng trăm dáng
bonsai, hàng ngàn "kỳ hoa dị thảo". Với hình thức kiến trúc cầu kỳ, mô phỏng các huyền
thoại, truyền thuyết bên cạnh cảnh quan thiên nhiên như rừng, suối, thác, động vật hoang
dã, hồ bơi, nhà rông... tạo thành một không gian hài hòa hấp dẫn khách du lịch gần xa.

9
4.1.20 Suối Tiên (Đạhoai): Nằm tại km 152 trên quốc lộ 20 Thành phố Hồ Chí
Minh - Dalat. Suối Tiên có cảnh quan đẹp, thảm thực vật và động vật phong phú đa dạng
nằm ven suối tạo nên hấp dẫn, lôi cuốn kỳ lạ. Bên cạnh vị trí thuận lợi dễ tiếp cận đây là
điểm dừng chân tham quan lý tưởng của du khách trên tuyến du lịch quốc gia.
Ngày nay suối Tiên đã được Saigon Tourist đầu tư xây dựng thành khu du lịch
Madagui mang chủ đề khám phá rừng mưa nhiệt đới với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.
4.1.21 Suối nước nóng Đam Rông: Nằm cách Thành phố Dalat chừng 70km về
hướng Tây Bắc, suối nước nóng thiên nhiên Đam Rông là một tiềm năng du lịch sinh
thái và chữa bệnh đầy quyến rũ. Từ ngày suối nước nóng được đưa vào sử dụng, luôn tập
trung đông du khách, thưởng ngoạn phong cảnh sơn thủy hữu tình và thơ mộng nơi đây.
Còn gì thú vị hơn, giữa đại ngàn, tràn ngập tiếng chim rừng, du khách ngồi tựa vách đá
ngả lưng đón dòng nước ấm áp phảng phất mùi khóang chất thiên nhiên ban tặng.
4.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
4.2.1 Nhóm các di sản văn hóa: Năm 2005, sau Nhã nhạc cung đình Huế, không
gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu
và văn hóa phi vật thể của nhân loại. Hiện nay tại các Bản dân tộc Mạ, Chu Ru ở Lâm
Đồng còn khoảng 2.700 bộ cồng chiêng với những nét riêng so với cồng chiêng Tây
nguyên. Đây là sự kiện văn hóa lớn của người dân Tây nguyên và được coi là tài nguyên
du lịch quý giá của Lâm Đồng, là tiền đề xây dựng các sản phẩm du lịch đặc thù hấp dẫn
khách du lịch tham quan, tìm hiểu.
4.2.2 Nhóm các di tích lịch sử văn hóa và khảo cổ: Cho đến nay theo số liệu
chưa đầy đủ, toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 100 di tích. mật độ bình quân 1 di tích trên
100km2, trong khi mật độ bình quân của cả nước là hơn 2,2 di tích/100km2. Tuy nhiên
cao hơn mật độ di tích trong bốn tỉnh còn lại của Tây nguyên là Gia Lai, Kon Tum
(0,3%), Đắc Lắk, Đắc Nông (0,5%). Những di tích khảo cổ có giá trị về mặt du lịch là:
4.2.2.1 Khu Thánh địa Bà La Môn Cát Tiên: Đây là khu di tích rộng lớn trải dài
15km, các nhà khảo cổ đã làm xuất lộ dấu tích của một quần thể kiến trúc lịch sử, tôn
giáo đồ sộ, đặc sắc với nhiều vật liệu kiến trúc nhuốm mầu rêu phong do thời gian dài bị

10
quên lãng. Với các đền miếu được xây dựng không cần lớp vữa mà gạch được mài phẳng
một cách tinh xảo và gắn bằng keo thực vật, trong đền có thờ Linga và thần Siva, một
đặc trưng trong kiến trúc của các vương quốc Bà La Môn vào thế kỷ VII.
Thánh địa Cát Tiên có giá trị vượt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia, ngang tầm
với các di tích cùng thời như Barabudua ở Indonexia, hoặc Angkor ở Cămpuchia. Hiện
nay di tích lịch sử này đang được đề nghị Bộ Văn hóa xếp hạng di tích quốc gia.
4.2.2.2 Khu mộ cổ của dân tộc Mạ: Đây là những ngôi mộ của các thủ lĩnh bộ tộc
Mạ xưa kia đã được các nhà khảo cổ phát hiện và khai quật gần đây, với hàng ngàn hiện
vật qúi hiếm như đồ gốm sứ, các dụng cụ lao động bằng sắt, các đồ trang sức quí bằng
đồng, thủy tinh, có thể cho phép hình dung ra một thời kỳ phát triển rực rỡ của vương
quốc Mạ. Các sưu tập quí hiếm này có giá trị thu hút khách du lịch.
Thánh địa Cát Tiên và khu mộ cổ người Mạ đều nằm trên lộ trình từ Thành phố Hồ
Chí Minh tới Dalat, cách đường 18 không xa, thuận lợi cho khách tham quan.
4.2.3 Nhóm các công trình kiến trúc nghệ thuật:
Thiên nhiên Dalat vốn đã là một cảnh quan tự nhiên đẹp nhưng khi được kết hợp
với những công trình sáng tạo độc đáo của con người thì nó thật sự trở nên hoàn mỹ và
có sức hấp dẫn đặc biệt. Thành phố Dalat được qui hoạch mang những đường nét nghệ
thuật kiến trúc cảnh quan đặc sắc. Những công trình như các biệt điện I, II của toàn
quyền Pháp tại Đông dương, và của vua Bảo Đại trước kia; ga xe lửa Dalat, trường Đại
học Dalat, Nha địa dư ... Hiện nay Thành phố có khoảng 2.000 biệt thự lớn nhỏ mà mỗi
biệt thự đều có những nét độc đáo riêng. Có thể coi Dalat như một Thành phố bảo tàng
kiến trúc độc đáo của Việt Nam.
4.2.3.1 Chùa Linh Sơn: Nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi, cách trung tâm Thành
phố Dalat khoảng 700m về hướng Tây Bắc. Chùa được xây dựng trên một ngọn đồi rộng
khoảng 4 ha trồng trà, cà phê, bạch đàn, thông, tùng, trắc bách diệp, mai anh đào... cảnh
chùa trang nghiêm, cổ kính. Với lối kiến trúc Á Đông giản dị, có nhiều câu đối khảm xà
cừ đượm ngát hương thiền, đặc biệt hai con rồng uốn khúc, tháp hình bát giác có vẻ đẹp
kiến trúc phương Đông và tượng Phật Thích Ca bằng đồng nặng 1.250kg đúc năm 1952,
là nơi du lịch tâm linh phục vụ khách tham quan, vãn cảnh...

11
4.2.3.2 Chùa Linh Phong (Chùa sư nữ): Nằm ở đường Hoàng Hoa Thám thuộc
trung tâm Thành phố. Chùa được xây dựng trên đỉnh núi nhỏ cao vút ẩn hiện giữa ngàn
thông với mái kép cong được trang trí bằng tứ linh (long, lân, qui, phụng) uốn lượn giữa
gió núi mây ngàn. Chùa Linh Phong là điểm du lịch tâm linh thân thiện với mọi du
khách. Đến viếng chùa Linh Phong, du khách sẽ gặp Sư bà Từ Hương, một Ni trưởng
cao niên, tuổi ngoại thất tuần, dáng người tao nhã. Có thể hình dung được một người con
gái nhan sắc năm xưa, tuổi vừa đôi mươi đã rời bỏ một gia đình thượng lưu giàu có để
xuất gia đầu Phật, lãng quên việc đời, tu hành chánh quả.
4.2.3.3 Chùa Thiên Vương Cổ Sát: Tọa lạc trên đồi Rồng, cách trung tâm Thành
phố Dalat 5km về hướng đông bắc. Chùa theo hệ phái Phật giáo Huê Nghiêm của Trung
Quốc, được xây dựng với hai tòa nhà không gian thông thoáng, có những bức tượng quí
được tạo từ gỗ trầm, cao 4m và nặng 1,5 tấn do Hòa thượng Thọ Dã thỉnh từ Hồng Kông
năm 1958. Nơi đây có Thích Ca Phật Đài thật đẹp giữa đồi thông lộng gió.
4.2.3.4 Chùa Linh Quang: Tọa lạc tại số 133 đường Hai Bà Trưng thuộc trung
tâm Thành phố. Chùa có lối kiến trúc cổ, mái chồng cong, trên mái hình long, lân, quy,
phụng được gắn bằng những mảnh sành đủ màu sắc, có khu vườn tháp mộ. Chùa Linh
Quang được xem là ngôi Tổ đình đầu tiên của Dalat và là điểm du lịch tâm linh.
4.2.3.5 Nhà thờ Dalat: Nằm trên đường Trần Phú thuộc trung tâm Thành phố, là
một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất của Dalat. Đây là nhà thờ
lớn nhất ở Dalat (được gọi là nhà thờ Chánh tòa) ngoài ra còn cái tên dân gian là nhà thờ
con Gà vì trên đỉnh tháp chuông có tượng một con gà lớn. Vào dịp Giáng sinh hằng năm,
đây là nơi tập trung nhiều người trong và ngoài đạo đến dự lễ, tham quan.
4.2.3.6 Nhà thờ Cam Ly: Nằm trên quả đồi gần thác Cam Ly, thuộc Thành phố
Dalat. Nhà thờ Cam Ly có một kiến trúc độc đáo theo lối nhà rông của đồng bào Tây
nguyên được xây dựng riêng cho đồng bào các dân tộc thiểu số, vì thế mang một sắc thái
khác hẳn với các giáo đường dành cho người Kinh. Ngôi nhà thờ được thể hiện một cách
tuyệt khéo tính "hội nhập văn hóa"... Cùng với nghệ thuật sắp đặt và giải pháp kiến trúc,
các nhà tạo tác đã kết hợp hài hòa giữa tư duy mộc mạc của đồng bào dân tộc thiểu số
với triết lý tôn giáo nhân bản sâu sắc phù hợp cho tham quan, nghiên cứu nghệ thuật.

12
4.2.3.7 Thiền viện Trúc Lâm: Tọa lạc bên hồ Tuyền Lâm trên núi Phượng Hoàng,
thuộc Thành phố Dalat, là ngôi chùa bề thế nhất ở Dalat hiện nay. Ngoài ý nghĩa là một
ngôi chùa, một viện thiền học, Trúc Lâm còn là một điểm tham quan lý tưởng cho du
khách khi đến với Thành phố cao nguyên do được tổ chức tốt và có vị trí đẹp.
Ngoài ra Dalat còn có hàng chục chùa khác như Linh Quang (đường Ngô Quyền),
Ngọc Tín (Sương Nguyệt ánh)... mà khi kết hợp lại có thể cho du khách một tour du lịch
tín ngưỡng - tìm hiểu kiến trúc độc đáo.
4.2.3.8 Lãnh địa Đức Bà: Nằm trên một ngọn đồi thoáng đẹp cách trung tâm
Thành phố Dalat hơn 1km về hướng tây nam. Lãnh địa Đức Bà được xây dựng với kiến
trúc độc đáo theo phong cách Châu Âu thế kỷ 17, đặc biệt trong nhà thờ có bức tượng
Đức Mẹ đứng trên quả địa cầu được tạo theo hình mẫu người phụ nữ Việt Nam, do
Janchère kiến trúc sư người Pháp thiết kế. Du khách đến đây tham quan kiến trúc nghệ
thuật còn có dịp ngắm dàn Hài Tiên khá hiếm nở hoa thật đẹp ở vườn hoa phía sau.
4.2.3.9 Biệt thự Hằng Nga (Lâu đài mạng nhện): Nằm tại số 3 đường Huỳnh
Thúc Kháng, cách trung tâm Dalat chừng 1km về phía Tây - Nam. Biệt thự Hằng Nga,
một công trình kiến trúc của Tiến sĩ Đặng Việt Nga mà theo nhận xét của một du khách
nước ngoài, đây là "tòa lâu đài độc đáo, khác thường và hoang tưởng nhất Việt Nam, nếu
không nói là của vùng Đông Nam Châu Á". Qua vòm cổng nhỏ, du khách sẽ lạc vào một
thế giới thần thoại với những gốc cây cổ tích mà ở đó có những căn phòng được khoét
lõm vào một cách ngộ nghĩnh.
4.2.3.10 Dinh III (Dinh Bảo Đại): Tọa lạc trên một đồi thông cách trung tâm
Thành phố Dalat chừng 2km về hướng tây nam. Dinh III là tên gọi để chỉ biệt thự nghỉ
hè của vua Bảo Đại, vị Hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn đồng thời cũng là vị Hoàng
đế cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam. Được xây dựng gồm 25 phòng,
Dinh III là một tòa dinh thự trang nhã, hòa mình trong khung cảnh thơ mộng của một đồi
thông, nơi đây còn được gọi là Biệt điện Quốc trưởng được bảo tồn gần như nguyên
trạng khiến cho du khách đến đây có thể cảm nhận một bầu không khí vừa trang nghiêm
lại vừa gần gũi, ấm cúng của một gia đình hoàng tộc.

13
4.2.3.11 Ga xe lửa Dalat: Là một trong những ga xe lửa lâu đời nhất ở Việt Nam,
ga vừa được Bộ Văn hóa Thông tin cấp bằng di tích lịch sử văn hóa. Được xây dựng theo
mô phỏng hình dáng núi Lang Biang, đoạn đường sắt dài 7km đưa vào khai thác du lịch,
hướng du khách đến thưởng ngoạn hồ Than Thở với đồi thông hai mộ, rừng ái ân và ôm
cua theo triền núi hết sức độc đáo. Những công trình kiến trúc trên đây đều rất đa dạng
về mặt bố cục và dáng vẻ kiến trúc đan xen hài hòa với khung cảnh thiên nhiên Dalat,
tạo nên nét hấp dẫn rất riêng của Thành phố cao nguyên.
4.2.4 Nhóm các lễ hội, văn hóa dân gian: Ngoài các thắng cảnh thiên nhiên kỳ
thú và các di tích lịch sử, kiến trúc, Lâm Đồng còn có một kho tàng văn hóa dân gian đặc
sắc gắn với tập quán sinh hoạt lễ hội và lao động truyền thống của nhân dân các dân tộc
ít người phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng. Đây là các lễ nghi với
tập quán canh tác nông nghiệp còn mang đậm nét sơ khai. Tiêu biểu là các lễ cúng cơm
mới, lễ hội cồng chiêng và lễ hội đâm trâu.
4.2.4.1 Festival Hoa Dalat : Với chủ đề "Dalat Thành phố ngàn hoa", Festival hoa
Dalat được tổ chức 2 năm một lần với các hoạt động về hội chợ triển lãm, hội thảo về
hoa, thi cắm hoa nghệ thuật; công viên nghệ thuật với chủ đề "Tây nguyên huyền diệu”...
Đây là một trong những hoạt động văn hóa thu hút đông đảo du khách nhất.
4.2.4.2 Lễ cúng cơm mới: Ðây là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru, Mạ, Cơ Ho.
Trong đó nghi lễ cúng thần Suối của người Mạ mang nhiều sắc thái tín ngưỡng dân gian.
Là hình thức cầu xin thần linh cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu diễn ra trùng
với tết Nguyên Đán của người Việt. Lễ hội bắt đầu bằng việc khấn Giàng, kế đến là tục
vẩy rượu để chúc mọi người, cuối cùng là uống rượu cần, múa hát dân ca trong tiếng
cồng chiêng rộn rã. Lễ hội kéo dài suốt đêm là cơ hội để du khách tìm hiểu, nghiên cứu.
4.2.4.3 Lễ hội cồng chiêng: Cồng chiêng là thứ nhạc khí không thể thiếu được
trong các dịp lễ hội của đồng bào các dân tộc ít người ở Tây nguyên. Cồng chiêng còn
tượng trưng cho thần linh, cho nên lễ hội cồng chiêng ngoài ý nghĩa là một hoạt động
văn hóa cộng đồng, còn là dịp con người thể hiện nguyện vọng giao tiếp với thần linh.
Đặc biệt, khi không gian văn hóa cồng chiêng được UNESCO công nhận kiệt tác truyền
khẩu - di sản văn hóa phi vật thể thì lễ hội cồng chiêng có sức hấp dẫn đặc biệt du khách.

14
4.2.4.4 Lễ hội đâm trâu: Đây cũng là một lễ hội phổ biến chung ở Tây nguyên
thường diễn ra sau mùa thu hoạch trùng vào dịp tết đầu xuân để tạ ơn thần linh. Nghi lễ
được tổ chức công phu ngoài trời, từ việc dựng cây nêu, đến điệu vũ tế thần, cách thức
đâm trâu, xẻ thịt... và thường kéo dài nhiều ngày, được gọi là tết Thượng. Ngày nay lễ
hội được tổ chức dưới chân núi Lang Biang với đối tượng suy tôn là thần núi Lang Biang
là thần hộ mệnh của buôn làng, có đoàn cồng chiêng đi cùng rất có giá trị.
4.2.4.5 Lễ hội Dalat (Hội nghệ nhân ngành thêu): Hàng năm cứ vào ngày 12/6 âm
lịch, tất cả các nghệ nhân, nghệ sĩ ngành thêu cả nước đều đổ về Dalat để tham gia lễ giỗ
tổ của ngành thêu. Lễ hội thường diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất là những nghi thức
về “Hội hành hương” diễn ra ở XQ - Sử quán. Trong đó có các lễ rước “Buộc chỉ ước
nguyện nghề thêu”; “Làm nguôi giận thần linh” và chương trình khác như “Thời trang
của người thợ thêu”; Ngày thứ 2 là hội thi “Người đẹp ngành thêu”; “Đêm ẩm thực” và
chương trình thời trang qua các bộ sưu tập “Hành trình chiếc lá rơi”; “Nắng thuỷ tinh”…
4.2.5 Nhóm các nghề thủ công truyền thống: Lâm Đồng cũng là nơi có các nghề
thủ công truyền thống có giá trị phục vụ du lịch cao. Tiêu biểu là các nghề dệt vải thổ
cẩm từ sợi bông, đan len, thêu, làm gốm bằng thủ công độc đáo của các dân tộc ít người.
4.2.6 Nhóm Tài nguyên nhân văn khác:
4.2.6.1 Chợ Dalat: Với dáng vẻ vừa bề thế vừa thanh nhã, mỹ thuật nằm ngay khu
vực trung tâm Thành phố, là địa danh du lịch hấp dẫn. Chợ Dalat có kiến trúc hiện đại,
điểm đặc biệt là chợ nằm ngay khu vực trung tâm Hòa Bình, một vị trí bố cục ngoạn mục
mà chỉ có được ở Thành phố cao nguyên nhiều đồi núi. Chợ Dalat bán đủ các loại đặc
sản, là đối tượng của khách du lịch thập phương.
4.2.6.2 Bảo tàng tỉnh Lâm Đồng: Cách trung tâm Thành phố Dalat chừng 3km.
Với chủ trương đa dạng hóa nơi đây sẽ dần dần định hình như một trung tâm sinh hoạt
văn hóa đặc trưng của các dân tộc bản địa. Ngoài ra, du khách còn được mục kích những
bộ đàn đá khá nổi tiếng có niên đại từ 3.500 - 3.000 năm, các di tích kiến trúc, khảo cổ...
là bộ sưu tập khá phong phú với gần 10.000 tiêu bản gốm sứ, hiện vật có giá trị tầm cỡ ở
khu vực. Bảo Tàng đang có một sức hấp dẫn xứng đáng là điểm dừng chân quan trọng
của du khách đến tham quan nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.

15
4.2.6.3 Phân Viện Sinh học: Cách trung tâm Thành phố Dalat gần 10km đường.
Ngoài chức năng nghiên cứu phân viện còn hoạt động như một bảo tàng. Tham quan nơi
đây, du khách sẽ có dịp thưởng lãm bộ sưu tập hoa lan phong phú, trong số đó nổi bật
các tên như: Thanh lan, Thanh đạm, Tuyết ngọc hoặc như Hài đỏ ... Bộ sưu tập động vật,
có một danh sách đỏ như Gấu ngựa, Mang lớn, Cầy vằn bắc, Vượn má hung, Sóc bay
sao, Sói đỏ, Cầy Giông sọc, Gấu chó, Hổ, Báo hoa mai... đến các loài sẽ nguy cấp (có thể
bị đe doạ tuyệt chủng) như Sơn dương, Cầy mực, Mèo gấm, Báo gấm, Beo lửa, Rái cá
vuốt, Kỳ đà nước...được giới thiệu trong những tư thế tự nhiên, sinh động. Lời kêu gọi:
“Bảo vệ loài tê giác Java, bảo vệ Sao la”, “Cứu lấy đàn voi ”... Muốn nhắn nhủ: Hãy
thân thiện để thiên nhiên mãi là bạn đồng hành của con người!”.
Phụ lục 5: Các loại hình du lịch chủ yếu ở địa phương
Mặc dù có hai mùa, nhưng quanh năm Dalat đều có nắng, nên quả không quá lời
khi gọi Dalat là Thành phố của mùa xuân. Dalat mang đậm trong mình bản sắc văn hóa
Tây nguyên đẹp như huyền thoại. Với những ưu thế nội tại, Dalat có thể cùng lúc tổ chức
nhiều loại hình du lịch khác nhau như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn
hóa - lễ hội, du lịch thể thao, du lịch hội nghị, du lịch kết hợp nghiên cứu khoa học...Để
phục vụ cho trung tâm nghỉ mát Dalat, trước kia các phương tiện giao thông được khai
thác tới mức tối đa, bất chấp những trở ngại về địa thế.
5.1 Du lịch tham quan: Giới am hiểu kiến trúc đặt cho Thành phố Dalat là “tiểu
Paris của Việt Nam” bởi, các dinh thự - biệt thự kiểu kiến trúc Pháp vẫn còn tồn tại
nguyên vẹn giá trị của nó qua bước đi của thời gian. Lâu dần, sự ảnh hưởng sâu đậm ấy
trở thành nét đặc trưng tiêu biểu làm nên bản sắc văn hóa của Thành phố nói chung và
đối với quy hoạch kiến trúc Dalat nói riêng.
Dalat có hàng trăm công trình kiến trúc, danh lam, thắng cảnh, khu điểm du lịch để
du khách lựa chọn. Các hãng lữ hành, Công ty du lịch cung cấp chương trình tour rất đa
dạng, phong phú dưới nhiều hình thức. Du khách có thể yêu cầu riêng theo sở thích, hay
có thế chọn bất cứ chương trình du lịch nào trong hàng trăm chương trình được thiết kế
sẵn. Dalat thường xuyên cung cấp những chương trình tham quan du lịch hàng ngày,
những tour du lịch chuyên đề khám phá Dalat theo yêu cầu của du khách.

16
5.2 Du lịch nghỉ dưỡng: Do tính chất của du lịch nghỉ dưỡng luôn gắn kết với điều
kiện khí hậu, cảnh quan môi truờng, vì vậy chương trình phát triển du lịch nghỉ duỡng
chủ yếu tập trung tại Thành phố Dalat, các địa bàn khác trong tỉnh chỉ đầu tư phát triển
các loại hình du lịch nghỉ thuần túy hoặc nghỉ cuối tuần. Trước mắt, sẽ hoàn chỉnh và
đưa vào khai thác khu biệt thự nghỉ dưỡng Nguyễn Du - Phó Đức Chính, khu nghỉ dưỡng
hồ Xuân Hương, khu biệt thự Trần Hưng Đạo, khu biệt thự Lê Lai. Đến năm 2020 đầu tư
phát triển các khu nghỉ dưỡng quan trọng như khu du lịch hồ Tuyền Lâm, khu du lịch
ĐanKia - suối Vàng; quy hoạch khu du lịch hồ Đại Ninh. Cụ thể:
- Phát triển du lịch nghỉ dưỡng tại khu du lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm và khu du
lịch ĐanKia - Suối Vàng kết hợp du lịch sinh thái. Xây dựng theo dạng biệt thự thấp tầng
duới tán rừng, các nhà nghỉ phân tán, làng nghỉ dưỡng, xây dựng các phòng khám, cơ sở
phục hồi sức khỏe (vật lý trị liệu, xông hơi…), cơ sở y tế. Các dịch vụ hỗ trợ khác gồm
tuyến đi bộ, bơi thuyền, thể thao nhẹ (cầu lông, bơi, phòng tập đa năng trong nhà…),
dịch vụ chăm sóc sắc đẹp…
- Cải tạo Khu biệt thự Nguyễn Du - Phó Đức Chính; Lê Lai và Trần Hưng Đạo
thành một khu biệt thự nghỉ dưỡng và một số dịch vụ hỗ trợ khác đan xen trong khu biệt
thự như: Sân cầu lông, công viên, khu đi bộ, nhà an dưỡng, khu chăm sóc sức khỏe… kết
hợp với Bệnh viện Y học Cổ truyền thực hiện yêu cầu khám chữa bệnh cho du khách.
Hướng liên doanh hợp tác giữa Công ty Du lịch Dịch vụ Xuân Hương với Hoàng Anh
Gia Lai nâng cấp thành biệt thự cao cấp 4 đến 5 sao với tổng số vốn là 60 tỷ đồng.
- Liên doanh giữa Công ty phát triển nhà với Công ty Thương mại & Đầu tư Khánh
Hòa để đầu tư nâng cấp khu biệt thự Lê Lai - Nguyễn Khuyến thành khu biệt thự 4 đến 5
sao với tổng số vốn khoảng 5 triệu USD.
- Tổ chức đấu thầu nâng cấp khu biệt thự Trần Hưng Đạo thành khu cao cấp.
- Quy hoạch xây dựng mới các khu nghỉ dưỡng tại khu vực phía đông hồ Xuân
Hương (giáp khách sạn Công đoàn hiện nay) theo dạng kiến trúc biệt thự thấp tầng, có
đầy đủ các dịch vụ khép kín trong khu nghỉ dưỡng với tổng số vốn 110 tỷ đồng.
- Phát triển khu nghỉ dưỡng Dalat - Dabl kết hợp du lịch sinh thái và các hoạt động
vui chơi giái trí phục vụ an dưỡng và nghỉ dưỡng cho những người cao tuổi trong và

17
ngoài nước. Đồng thời tiến hành quy hoạch sẵn khu du lịch nghỉ dưỡng hồ Đại Ninh
(Đức trọng) để có kế hoạch khoanh vùng bảo vệ và chuẩn bị kêu gọi đầu tư.
- Xây dựng các khu nghỉ dưỡng hồ Nam Phương, hồ Lộc Thắng, khu du lịch thác
Đamb'ri (thị xã Bảo Lộc)… gắn với việc khai thác phát triển du lịch sinh thái.
Ðặt biệt Công ty du lịch Xuân Hương đã nâng cấp sửa chữa và đưa vào sử dụng
khu biệt thự nghỉ dưỡng, nằm trong một khuôn viên thoáng mát, yên tĩnh thích hợp cho
những du khách có nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi thể lực.
Giá phòng ở Dalat
Phòng Đơn vị tính Giá trung bình
Khách sạn 5 sao USD/phòng/đêm 160
Khách sạn 4 sao “ 60
Khách sạn 3 sao “ 30-40
Khách sạn 2 sao “ 10-30
Khách sạn đạt tiêu chuẩn Đồng/phòng/đêm 100.000 - 250.000
Nhà trọ, nhà nghỉ “ 70.000 - 150.000
5.3 Du lịch hội nghị, hội thảo: Trước mắt, hoàn thành đưa và khai thác khu hội
nghị khách sạn Duy Tân, khách sạn Công Đoàn, khách sạn Seri. Đến 2020 hoàn thành
việc đầu tư xây dựng mới một số điểm hội nghị - hội thảo có quy mô lớn, đạt tiêu chuẩn
quốc tế để đưa Dalat trở thành trung tâm hội nghị - hội thảo của cả nước và quốc tế.
- Dự án đầu tư nâng cấp khách sạn Duy Tân (liên doanh giữa công ty Du lịch Lâm
Đồng với Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn) đạt tiêu chuẩn 4 đến 5 sao, với 150 phòng ngủ
và phòng hội thảo đạt tiêu chuẩn quốc tế (450 - 500 chỗ), đầy đủ các dịch vụ cao cấp.
- Dự án đầu tư nâng cấp, phát triển Trung tâm văn hóa nghỉ dưỡng Liên đoàn Lao
động tỉnh trở thành trung tâm hội thảo - hội nghị đạt tiêu chuẩn quốc tế 600 - 700 chỗ.
- Dự án Đầu tư nâng cấp khách sạn Seri để đạt tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, có
phòng hội nghị - hội thảo (250 - 300 chỗ). Đầu tư nâng cấp, các cơ sở hội thảo - hội nghị
hiện có: Khách sạn Sfitel Palace, Ngọc Lan, Vietsopetro….
Các dự án khác phục vụ hỗ trợ chương trình phát triển du lịch sinh thái, du lịch
nghỉ dưỡng, hội nghị - hội thảo nhằm tạo thêm tour du lịch mua sắm sản phẩm đặc thù
của Dalat - Lâm Đồng; tham gia tiêu thụ hàng hóa tại chỗ cho nhân dân địa phương.

18
5.4 Du lịch dã ngoại, thể thao: Tiêu biểu cho nhóm này là các điểm hồ Tuyền
Lâm, Lang Biang, thác hang Cọp và thác ĐamBri. Xây dựng các tour thể thao mạo hiểm
như đua xe đạp địa hình, đua ngựa, leo núi, thám hiểm. Hoạt động ngoài trời như picnic,
cắm trại, câu cá, leo núi, các hoạt động thể thao…cho các đối tượng sinh viên, học sinh:
+ Chinh phục đỉnh Lang Biang: Công ty Du lịch Lâm Ðồng.
+ Tour mạo hiểm, thể thao: Công ty Dalat Holiday, Công ty Hardy Bắc Ðẩu.
+ Các hoạt động câu cá, chèo thuyền, cắm trại: Khu dã ngoại Công ty Du lịch Lâm
Ðồng, khu du lịch Ðá tiên, Khu dã ngoại Nam Qua (Hồ Tuyền Lâm).

5.5 Du lịch sinh thái vườn: Vườn rau Thái Phiên, Thánh Mẫu, Cao Thắng, Bạch
Ðằng. Tìm hiểu, nghiên cứu về các loài hoa khu Ða Thiện, Khu Nam Hồ - Trại Mát.
Hiện nay, mới dừng lại ở việc tổ chức loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại…chưa khai
thác có hiệu quả các khu du lịch theo đúng quy hoạch và bảo vệ tốt môi trường sinh thái
ở các hồ Than Thở, Xuân Hương, Đa Thiện (hay Thung lũng Tình yêu); các thác Cam
Ly, Prenn, Liên Khương, Datanla, Gougah, Bảo Đại, Ponguor...
Trước mắt, hoàn thành cơ bản việc đầu tư đưa vào kinh doanh các khu du lịch sinh
thái Đạmb’ri (thị xã Bảo Lộc); khu du lịch rừng Madagui (Đạ Hoai); Thung lũng Tình
yêu (Dalat); khu du lịch văn hóa Lang Biang (Lạc Dương).
Đến năm 2010: tập trung đầu tư phát triển các dự án du lịch trọng điểm ĐanKia -
Suối Vàng, khu hồ Tuyền Lâm, núi Voi, khu du lịch sinh thái Cam Ly - Mangline, rừng
Đạ Chay, Đạ Sar, hồ Đa Nhim, khu du lịch sinh thái rừng Quốc gia Nam Cát Tiên.
Để thực hiện tốt các nội dung chương trình du lịch sinh thái cần: Đánh giá rà sát
loại 32 khu, điểm du lịch hiện có để thúc đẩy việc đầu tư theo dự án được duyệt. Đối với
những doanh nghiệp nào mà không có khả năng đầu tư thì thu hồi lại một số diện tích
hoặc thu hồi toàn bộ dự án để gia cho các tổ chức, cá nhân khác đầu tư có hiệu quả hơn.
Tập trung xây dựng các tour, tuyến du lịch từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, Tây
nguyên (gắn với con đường di sản), miền Đông - Tây Nam bộ và nối các tour du lịch
quốc tế, khu vực sau khi sân bay Liên Khương trở thành sân bay quốc tế.

19
5.6 Du lịch lịch sử, văn hóa - lễ hội: Tìm hiểu các di tích lịch sử như biệt điện số
1, 2, 3 gồm dinh cựu hoàng Bảo Đại (Dinh 3), Dinh toàn quyền Đông Dương (Dinh 2) và
Dinh 1. Ngoài ra còn có bảo tàng Lâm Đồng (nguyên là Dinh Nam Phương hoàng hậu).
Xây dựng và tổ chức khai thác các lễ hội văn hóa dân tộc thành chương trình hàng
năm tại các khu du lịch kết hợp với hoạt động của các làng nghề truyền thống. Tìm hiểu
tập quán văn hóa, phong tục các dân tộc Chil, Lạch, Sré…tại xã Lát, lễ hội đâm trâu,
biểu diễn cồng chiêng, ca nhạc dân tộc tại Lang Biang ; nghề dệt thổ cẩm của dân tộc
K’ho, nghề thêu tay: Dalat Sử Quán, Tranh thêu Hữu Hạnh, Kỷ Vọng.
Nhất là, Dalat Sử quán đang tái hiện bản sắc văn hóa dân tộc bằng những yếu tố
thiên nhiên, thơ ca, hội họa, kiến trúc và những món ăn dân dã đặc trưng... tạo ấn tượng
để Dalat tìm lại được mình thuở ban sơ. Bằng ý thức trách nhiệm và lòng yêu mến quê
hương, Dalat hôm nay đang làm nên trang sử mới !...
5.7 Du lịch tín ngưỡng: Dalat là một Thành phố trẻ, là nơi cộng cư của nhiều
nhóm cư dân, nhiều miền quê và cũng là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa khác nhau
nên số lượng các chùa chiền, nhà thờ khá nhiều và từ lâu một số ít cái tên đã trở nên
quen thuộc trong ký ức du khách. Ðến Thành phố sương mù không thể không ghé thăm
các chùa, nhà thờ vì nó sẽ giúp hiểu biết về kiến trúc vừa làm dịu đi bao ưu phiền của
cuộc sống thường nhật để hòa mình vào không khí thiên nhiên của phố núi.
5.8 Các dự án phát triển làng nghề phục vụ du lịch:
- Dự án làng nghề dệt thổ cẩm: xã Lát (Lạc Dương); Định An (Đức Trọng)
- Dự án làng nghề gốm B'ró (Đơn Dương)
- Dự án làng nghề nuôi tằm-ươm tơ-dệt lụa Nam Ban (Lâm Hà)
- Dự án làng nghề đan lát mây, tre, tranh thêu (XQ, Hữu Hạnh…); đan, thêu len.
- Khu giới thiệu hàng thủ công mỹ nghệ tại Dalat (cưa lộng, tranh bút lửa…).
5.9 Các dự án phát triển dịch vụ thương mại phục vụ mua sắm cho du khách:
- Trung tâm siêu thị Phan Đình Phùng (TP Dalat).
- Trung tâm Thương mại Quốc tế (hồ Xuân Hương - Dalat).
- Trung tâm thương mại Phan Chu Trinh (phường 9 - Dalat).
- Trung tâm thương mại Đức Trọng.

20
(Phụ lục 6: Phiếu khảo sát hoạt động marketing du lịch Dalat và kết quả định lượng)

6.1 PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN KHÁCH HÀNG


1
Với mục đích thu thập thông tin để thực hiện luận văn thạc sỹ, với đề tài
"Định hướng chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng đến 2020"
Chúng tôi xin gửi tới Ông/Bà phiếu khảo sát này và mong quý khách bỏ chút thời
gian góp ý kiến cho chúng tôi. Các thông tin này cam kết được bảo mật bởi tác giả. Kết
quả nghiên cứu đề tài sẽ được phản hồi đến quý khách khi có yêu cầu.
Những ý kiến đóng góp của quý khách sẽ giúp chúng tôi trong việc xác định chiến
lược phát triển. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý khách.
Xin vui lòng đánh dấu chéo ³ vào các ô … thích hợp ở mỗi câu hỏi.
1. Quý khách cho biết cảm nhận của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau
đối với sự thành công của du lịch Dalat - Lâm Đồng.
(1: Không ảnh hưởng; 2: Ít ảnh hưởng; 3: Có ảnh hưởng; 4: Ảnh hưởng nhiều)
Mức độ ảnh hưởng
TT Các yếu tố ảnh hưởng
1 2 3 4
1 Tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) … … … …
2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị … … … …
3 Chính sách về dự án đầu tư phát triển du lịch … … … …
4 Ý thức về môi trường và khả năng cạnh tranh … … … …
5 Tính chuyên nghiệp và chất lượng đội ngũ … … … …
6 Các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch … … … …
7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối … … … …
8 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch … … … …
9 Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch … … … …
10 Đầu tư trọng điểm, qui mô và tiến độ đưa vào khai thác … … … …
11 Phối hợp các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan … … … …
12 Tính thời vụ, chính sách ngành và giá cả trong du lịch … … … …
13 Cạnh tranh cuả các trung tâm du lịch lớn trong nước … … … …
14 Thu hút nguồn nhân lực (nhất là chuyên gia) … … … …
15 Việt nam có tiềm năng du lịch, và là điểm đến an tòan … … … …
16 Chính phủ có quan tâm đầu tư du lịch, thuế nhất là Dalat … … … …
17 Xu hướng du lịch trở về với thiên nhiên, sức khỏe … … … …
18 Chủ trương qui hoạch đô thị, nâng cấp cảnh quan … … … …
19 Chương trình các lễ hội truyền thống, đào tạo nhân lực … … … …
20 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng (nhất là khách quốc tế) … … … …
21 Khoa học kỹ thuật phát triển, bùng nổ thông tin Internet … … … …
22 Xu hướng cạnh tranh khu vực, trên thế giới ngày càng cao … … … …
23 Môi trường, tài nguyên hạn chế, thiên tai dịch bệnh … … … …
24 Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng … … … …
25 Trình độ chuyên gia Marketing trước bối cảnh hội nhập … … … …
26 Giá cả leo thang, vốn đầu tư, ngân sách đáp ứng … … … …
27 Qui mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch … … … …

21
Ý kiến khác: .........................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
2. Quý khách cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ phản ứng của du lịch
Dalat với các yếu tố sau: (1: Phản ứng yếu; 2: Phản ứng dưới trung bình;
3: Phản ứng trên trung bình; 4: Phản ứng tốt)
TT Các yếu tố phản ứng Mức độ phản ứng
1 2 3 4
1 Tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) … … … …
2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị … … … …
3 Chính sách về dự án đầu tư phát triển du lịch … … … …
4 Ý thức về môi trường và khả năng cạnh tranh … … … …
5 Tính chuyên nghiệp và chất lượng đội ngũ … … … …
6 Các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch … … … …
7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối … … … …
8 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch … … … …
9 Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch … … … …
10 Đầu tư trọng điểm, qui mô và tiến độ đưa vào khai thác … … … …
11 Phối hợp các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan … … … …
12 Tính thời vụ, chính sách ngành và giá cả trong du lịch … … … …
13 Cạnh tranh cuả các trung tâm du lịch lớn trong nước … … … …
14 Thu hút nguồn nhân lực (nhất là chuyên gia) … … … …
15 Việt nam có tiềm năng du lịch, và là điểm đến an tòan … … … …
16 Chính phủ có quan tâm đầu tư du lịch, thuế nhất là Dalat … … … …
17 Xu hướng du lịch trở về với thiên nhiên, sức khỏe … … … …
18 Chủ trương qui hoạch đô thị, nâng cấp cảnh quan … … … …
19 Chương trình các lễ hội truyền thống, đào tạo nhân lực … … … …
20 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng (nhất là khách quốc tế) … … … …
21 Khoa học kỹ thuật phát triển, bùng nổ thông tin Internet … … … …
22 Xu hướng cạnh tranh khu vực, trên thế giới ngày càng cao … … … …
23 Môi trường, tài nguyên hạn chế, thiên tai dịch bệnh … … … …
24 Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng … … … …
25 Trình độ chuyên gia Marketing trước bối cảnh hội nhập … … … …
26 Giá cả leo thang, vốn đầu tư, ngân sách đáp ứng … … … …
27 Qui mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch … … … …

Ý kiến khác: .........................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

22
3. Quý khách cho biết ý kiến của mình về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố sau đối
với sự thành công của Du lịch Dalat - Lâm Đồng
(1: Không ảnh hưởng; 2: Ít ảnh hưởng; 3: Có ảnh hưởng; 4: Ảnh hưởng nhiều)
Mức độ ảnh hưởng
TT Các yếu tố ảnh hưởng
1 2 3 4
1 Quan điểm, chủ trương, chính sách chung … … … …
2 Hệ thống thông tin và dịch vụ du lịch … … … …
3 Mức độ thân thiện tại các điểm đến du lịch … … … …
4 Trình độ ngoại ngữ cuả đội ngũ … … … …
5 Các công trình kiến trúc có giá trị … … … …
6 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông … … … …
7 Chi phí sinh hoạt, các dịch vụ … … … …
8 Chất lượng và tính đa dạng của chỗ ở/khách sạn … … … …
9 Chất lượng và tính đa dạng của các hoạt động giải trí … … … …
10 Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ mua sắm … … … …
11 Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ ẩm thực … … … …
12 Ô nhiễm môi trường … … … …
13 An toàn cho du khách … … … …
14 Chất lượng và tính đa dạng của phương tiện vận chuyển … … … …
15 Chất lượng tính đa dạng của các địa điểm du lịch … … … …
16 Thị trường mục tiêu, phân khúc … … … …
17 Tiềm năng du lịch phong phú … … … …
18 Chất lượng dịch vụ, giá thành … … … …
19 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu … … … …
20 Cường độ cạnh tranh, lợi nhuận … … … …
21 Khả năng công nghệ thông tin … … … …
22 Chiến lược nghiên cứu và phát triển … … … …
23 Hiệu năng quản trị, Marketing du lịch … … … …
24 Tính thời vụ, đa dạng hóa SP du lịch … … … …
25 Tác động môi trường (xã hội,chính trị,luật pháp, thuế) … … … …

Ý kiến khác: .........................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

23
4. Quý khách cho biết ý kiến đánh giá của mình về mức độ thực hiện các lĩnh vực sau
của Du lịch Dalat:
(1: Rất yếu; 2: Khá yếu; 3: Khá mạnh; 4: Rất mạnh)
Mức độ thực hiện
TT Các yếu tố thực hiện
1 2 3 4
1 Quan điểm, chủ trương, chính sách chung … … … …
2 Hệ thống thông tin và dịch vụ du lịch … … … …
3 Mức độ thân thiện tại các điểm đến du lịch … … … …
4 Trình độ ngoại ngữ cuả đội ngũ … … … …
5 Các công trình kiến trúc có giá trị … … … …
6 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông … … … …
7 Chi phí sinh hoạt, các dịch vụ … … … …
8 Chất lượng và tính đa dạng của chỗ ở/khách sạn … … … …
9 Chất lượng và tính đa dạng của các hoạt động giải trí … … … …
10 Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ mua sắm … … … …
11 Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ ẩm thực … … … …
12 Ô nhiễm môi trường … … … …
13 An toàn cho du khách … … … …
14 Chất lượng và tính đa dạng của phương tiện vận chuyển … … … …
15 Chất lượng tính đa dạng của các địa điểm du lịch … … … …
16 Thị trường mục tiêu, phân khúc … … … …
17 Tiềm năng du lịch phong phú … … … …
18 Chất lượng dịch vụ, giá thành … … … …
19 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu … … … …
20 Cường độ cạnh tranh, lợi nhuận … … … …
21 Khả năng công nghệ thông tin … … … …
22 Chiến lược nghiên cứu và phát triển … … … …
23 Hiệu năng quản trị, Marketing du lịch … … … …
24 Tính thời vụ, đa dạng hóa SP du lịch … … … …
25 Tác động môi trường (xã hội,chính trị,luật pháp, thuế) … … … …

Ý kiến khác: .........................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

5. Quý khách cho biết ý kiến đánh giá của mình về khả năng cạnh tranh của các
trung tâm du lịch sau: (1: Rất yếu; 2: Khá yếu; 3: Khá mạnh; 4: Rất mạnh)

24
Mức độ đánh giá
TT Các yếu tố cạnh tranh với từng trung tâm du lịch
1 2 3 4
1 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm (chất lượng)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
2 Khả năng cạnh tranh về giá (tiềm năng, tài chính)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
3 Khả năng cạnh tranh về mạng lưới phân phối (đại lý)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
4 Khả năng cạnh tranh về quảng cáo (chiêu thị)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
5 Khả năng cạnh tranh về năng lực (con người)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
6 Khả năng cạnh tranh về công nghệ du lịch (Qui trình)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
7 Khả năng cạnh tranh về các yếu tố hữu hình (CSVC)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng … … … …
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh … … … …
Du lịch Vũng Tàu … … … …
Du lịch Nha Trang … … … …
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung … … … …
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý khách

25
6.2 PHIẾU ĐÁNH GIÁ VỀ NHU CẦU, THỊ HIẾU
2
CỦA KHÁCH DU LỊCH
Với mục đích thu thập thông tin để thực hiện luận văn thạc sỹ, với đề tài
"Định hướng chiến lược Marketing du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng đến 2020"

Chúng tôi xin gửi tới Ông/Bà phiếu khảo sát này và mong quý khách bỏ chút thời
gian góp ý kiến cho chúng tôi. Các thông tin này cam kết được bảo mật bởi tác giả. Kết
quả nghiên cứu đề tài sẽ được phản hồi đến quý khách khi có yêu cầu.
Những ý kiến đóng góp của quý khách sẽ giúp chúng tôi trong việc xác định chiến
lượcphát triển. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của quý khách .
Xin vui lòng đánh dấu chéo ³ vào các cột thích hợp ở mỗi câu hỏi.
1. Đến Dalat, Ông/Bà thích ở trong khách sạn loại nào?
Sang trọng Lịch sự Tiện nghi Bình dân Nhà sàn

Không
Không ý kiến
2. Ông/Bà thích khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế mấy sao?
5 sao 4 sao 3 sao 2 sao Dưới 2 sao

Không
Không ý kiến
3. Ông/Bà thích ở khách sạn có số phòng?
Trên 500 250-500 100-250 Dưới 100 Biệt thự

Không
Không ý kiến
4. Ông/Bà thích hoặc không thích loại thực phẩm gì?
Rau Thịt rừng Thịt khác Tôm, cá Th.Phẩm khác

Không
Không ý kiến
5. Về thức uống, Ông/Bà thích dùng loại nào?
Bia Rượu Càphê Trà Nước giải khát

Không
Không ý kiến
6. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích mua sắm gì?
Rau, quả Mỹ nghệ Thêu, đan Hoa Đồ dân tộc

Không
Không ý kiến

26
7. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích loại hình vui chơi giải trí nào?
Loại hình vui chơi Thích Không thích Không ý kiến
Chơi golf
Tham quan
Cưỡi ngựa
Leo núi - Đi săn
Thể thao khác
Vui chơi trên hồ
Nghỉ ngơi
Thăm làng dân tộc
8. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích tìm hiểu những vấn đề gì?
Cây cảnh Văn hóa Kiến trúc Dân tộc Tôn giáo

Không
Không ý kiến
9. Sở thích của du khách về Dalat:
Khí hậu Sự yên tĩnh Rừng thông Thắng cảnh Khác

Không
Không ý kiến
10. Nhận xét của khách du lịch:
Môi trường Con người Phục vụ An ninh Khác
Tốt
Chưa tốt
Xấu
11. Y kiến về loại hình du lịch nên phát triển:
Nghỉ dưỡng Tham quan Thể thao Cắm trại Hội nghị, hội thảo

12. Ưu tiên đầu tư:


Giao thông Cảnh quan Đô thị Làng dân tộc Thương mại

Ý kiến khác: .........................................................................................................


..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý khách

27
6.3 PHIẾU LẤY Ý KIẾN CHUYÊN GIA
3
(Công ty du lịch Dalat - Lâm Đồng)

Thưa quý vị: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý vị đã có những đóng góp cho
du lịch Dalat trong thời gian qua và hy vọng được tiếp tục cộng tác cùng quý vị trong
thời gian tới. Xin quý vị vui lòng cho biết ý kiến góp ý bằng cạch gạnh chéo vào các ô
tương ứng và nhận xét giúp cho chúng tôi hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ.

1. Xin vui lòng đánh giá về chất lượng dịch vụ hiện nay của Du lịch Dalat:
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Chất lượng hiệu quả đầu tư du lịch
Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm
Đội ngũ chuyên nghiệp,thânthiện
Chương trình lễ hội đa dạng, phong phú
2. Xin vui lòng cho biết ý kiến của quí vị về giá cả của các dịch vụ - du lịch Dalat:
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Khách sạn
Nhà hàng
Vui chơi - giải trí
Vân chuyển
Quà lưu niệm
3. Xin vui lòng cho biết đánh giá của quí vị về các điểm phục vụ du lịch
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Qui mô các danh lam, thắng cảnh
An toàn - vệ sinh môi trường
Công trình kiến trúc công cộng
Hệ thống giao thông - Vận chuyển
4. Vui lòng cho ý kiến về chương trình khuyến mại, quảng cáo chăm sóc khách hàng:
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Hình thức, nội dung quảng cáo
Hình thức, nội dung khuyến mại
Nội dung chăm sóc khách hàng
Chất lượng truyền thông, chiêu thị

5. Vui lòng cho biết ý kiến của quí vị về quy trình phục vụ dịch, giao tiếp khách hàng:

28
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Ý thức nâng cao môi trường
Quy trình, kỹ năng phục vụ
Hệ thống thông tin, giao tiếp
Mối quan hệ, liên kết hợp tác
6. Xin vui lòng cho biết đánh giá của quí vị về mức độ phục vụ của du lịch Dalat:
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Trình độ chuyên nghiệp, chuyên môn
Khả năng cạnh tranh linh hoạt
Tiến độ phục vụ
Thái độ, tác phong phục vụ
7. Xin vui lòng cho biết đánh giá của quý vị về hình ảnh của du lịch Dalat:
Ưu tiên Mức độ đánh giá
Nội dung đánh giá
thứ tự Rất kém Kém Tr.bình Tốt Rất tốt
Qui mô, chất lượng điểm đến
Môi trường văn hóa, văn minh đô thị
Thu hút nhu cầu, thị hiếu khách hàng
Tiềm năng đa dạng, phong phú
8. Xin quý vị vui lòng chia sẻ với chúng tôi những ý kiến đóng góp khác:
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đánh giá tổng hợp: Nhận xét chung về tình hình du lịch Dalat
Mạnh : ............................. ................................. .................................................
Yếu : ................................................................................................................
Cơ hội : ............................ ................ .................................................................
Nguy cơ : ............................ .................................................................................
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị.

Dalat, ngày tháng năm 2007


Chuyên gia ký tên

29
6.4 PHIẾU ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG
Về hoạt động du lịch Dalat - Lâm Đồng 4

Với mong muốn phục vụ quý khách ngày một tốt hơn, kính mong quý khách góp ý
cho du lịch Dalat trên tinh thần hợp tác, cởi mở và thẳng thắn theo các nội dung dưới đây
bằng cách đánh dấu (x) vào các ô thích hợp theo từng tiêu chí, chỗ nào thấy cần thiết xin
vui lòng ghi thêm ý kiến của mình.
Ghi số 4 ( đánh giá tốt nhất); ghi số 3 (khá); ghi số 2 (trung bình); ghi số 1 (yếu)
Phiếu đánh giá xin được nhận lại tại công ty. Đây là những thông tin quan trọng để
Du lịch Dalat hướng tới đáp ứng ngày càng thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
THAM QUAN NGHỈ DƯỠNG MỤC ĐÍCH KHÁC
Quý khách đến Dalat bởi:

Tiêu chí đánh giá Khách sạn Nhà hàng Lữ hành Khác

1. Thị trường mục tiêu, phân khúc


2. Tiềm năng phong phú
3. Chất lượng dịch vụ, giá thành
4. Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu
5. Cường độ cạnh tranh,lợi nhuận
6. Khả năng cạnh tranh về công nghệ
7. Chiến lược nghiên cứu phát triển
8. Hiệu năng quản trị, Marketing
9. Tính thời vụ, đa dạng hoá SP
10. Môi trường Chính trị, XH, luật pháp, thuế

Xin quý vị vui lòng chia sẻ tóm tắt về chất lượng dịch vụ du lịch Dalat:
- Tham quan...............................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Nghỉ dưỡng ............................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Lữ hành ..................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Tiếp đón khách .....................................................................................................................
.....................................................................................................................................................

30
- Vui chơi, giải trí ...................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Dịch vụ khác .........................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Giá cả ....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Tiến độ phục vụ dịch vụ, loại hình sản phẩm ...................................................................
....................................................................................................................................................
- Phương thức phục vụ ...................................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Phong cách tiếp xúc của nhân viên ....................................................................................
.....................................................................................................................................................
- Nhu cầu về đầu tư và cung cấp dịch vụ bổ sung ...............................................................
...................................................................................................................................................
Ngoài các vấn đề nêu trên, rất mong quý khách góp ý hoặc tư vấn cho du lịch Dalat
về các vấn đề khác mà quý khách quan tâm, ví dụ: Cái gì là thử thách lớn nhất mà quý
khách phải đối mặt khi trở thành du khách của Dalat? Ai là đối thủ cạnh tranh lớn nhất,
điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì? cái gì Dalat làm mà chưa có ai trong thị trường làm
điều đó? điều gì quý khách thích nhất khi đến với Dalat? điều gì khiến quý khách sẽ tiếp
tục đến với Dalat trong vòng 15 năm tới? và những khả năng hay dịch vụ nào khác mà
quý khách muốn cung cấp hoặc thay đổi ...?
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Đánh giá tổng hợp: Phân loại và liệt kê các nội dung, dịch vụ theo mức độ đáp ứng

Mạnh : ........................ ................................. ......................................................


Yếu : ...............................................................................................................
Cơ hội : ........................ ................ ......................................................................
Nguy cơ : ........................ ......................................................................................
Xin chân thành cảm ơn về sự hợp tác, ủng hộ của quý khách đối với du lịch Dalat
trong thời gian qua. Chúng tôi sẽ kịp thời điều chỉnh những vấn đề còn thiếu sót trong
quá trình phục vụ cho quý khách.

Trân trọng cảm ơn quý khách


Kết quả bình quân từng tiêu chí thống kê theo thứ tự là:
30% - 40% - 20% - 30% - 20% - 20% - 30% - 20% - 20% - 30%
Các dịch vụ du lịch Dalat qua khảo sát nhìn chung đều đang ở hạng trung bình
và trung bình khá.

31
KẾT QUẢ 6.1: ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ
1
CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH
1. Về mức độ ảnh hưởng đối với sự thành công của du lịch Dalat - Lâm Đồng.
Mức độảnh hưởng Điểm Trọng
TT Các yếu tố ảnh hưởng
1 2 3 4 đánhgiá số
1 Tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) 3 10 36 51 3.35 0.08
2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị 2 18 43 37 3.15 0.07
3 Chính sách về dự án đầu tư phát triển du lịch 5 17 41 37 3.10 0.07
4 Ý thức về môi trường và khả năng cạnh tranh 5 18 37 40 3.12 0.07
5 Tính chuyên nghiệp và chất lượng đội ngũ 3 18 29 50 3.26 0.08
6 Các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch 3 18 44 35 3.11 0.07
7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối 7 25 51 17 2.78 0.07
8 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch 10 25 28 37 2.92 0.07
9 Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch 2 18 37 43 3.21 0.08
10 Đầu tư trọng điểm, qui mô, tiến độ đưa vào khai thác 12 23 38 27 2.80 0.05
11 Phối hợp cơ quan chức năng và bộ phận liên quan 7 22 38 33 2.97 0.07
12 Tính thời vụ, chính sách ngành, giá cả trong du lịch 0 15 30 55 3.40 0.08
13 Cạnh tranh cuả các trung tâm du lịch lớn trong nước 3 20 39 38 3.12 0.07
14 Thu hút nguồn nhân lực (nhất là chuyên gia) 5 23 32 40 3.07 0.07
15 Việt nam có tiềm năng du lịch, là điểm đến an tòan 2 13 22 63 3.46 0.09
16 Chính phủ có quan tâm đầu tư du lịch, thuế 2 17 31 50 3.29 0.08
17 Xu hướng du lịch trở về với thiên nhiên, sức khỏe 3 8 38 51 3.37 0.08
18 Chủ trương qui hoạch đô thị, nâng cấp cảnh quan 12 17 31 40 2.99 0.07
19 Chương trình lễ hội truyền thống, đào tạo nhân lực 7 18 43 32 3.00 0.07
20 Nhu cầu du lịch tăng (nhất là khách quốc tế) 5 10 35 50 3.30 0.08
21 Khoa học kỹ thuật phát triển, bùng nổ thông tin 18 20 30 32 2.76 0.07
22 Xu hướng cạnh tranh khu vực, thế giới ngày càng cao 13 10 54 23 2.87 0.07
23 Môi trường, tài nguyên hạn chế, thiên tai dịch bệnh 7 25 22 46 3.07 0.08
24 Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng 10 13 29 48 3.15 0.08
25 Trình độ chuyên gia Marketing trước hội nhập 5 27 53 15 2.78 0.07
26 Giá cả leo thang, vốn đầu tư, ngân sách đáp ứng 7 20 33 40 3.06 0.08
27 Qui mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ 7 15 41 37 3.08 0.08
Ghi chú: Điểm đánh giá = Tổng (số điểm theo mức độ*số người đánh giá)/100mẫu
Trọng số = Lấy điểm đánh giá từng tiêu chí / tổng điểm các tiêu chí xét.
2. Về phản ứng của du lịch Dalat
Mức độ phản ứng Điểm Phân
TT Các yếu tố phản ứng
1 2 3 4 đánhgiá loại
1 Tiềm năng du lịch (đặc biệt là điều kiện tự nhiên) 15 17 36 32 2.85 2.9
2 Chế độ, nhận thức vai trò quảng bá - tiếp thị 7 30 26 37 2.93 2.9
3 Chính sách về dự án đầu tư phát triển du lịch 15 28 32 25 2.67 2.7
4 Ý thức về môi trường và khả năng cạnh tranh 10 40 22 28 2.68 2.7
5 Tính chuyên nghiệp và chất lượng đội ngũ 7 23 47 23 2.86 2.9
6 Các chương trình lễ hội xúc tiến du lịch 10 25 33 32 2.87 2.9
7 Mối quan hệ, liên kết hợp tác và hệ thống phân phối 15 35 30 20 2.55 2.6

32
8 Hệ thống chuyên trách về Marketing du lịch 12 33 40 15 2.58 2.6
9 Đa dạng hóa các loại hình, sản phẩm du lịch 8 20 39 33 2.97 3.0
10 Đầu tư trọng điểm, qui mô, tiến độ đưa vào khai thác 8 32 35 25 2.77 2.8
11 Phối hợp các cơ quan chức năng và bộ phận liên quan 12 25 46 17 2.68 2.7
12 Tính thời vụ, chính sách ngành và giá cả trong du lịch 12 17 34 37 2.96 3.0
13 Cạnh tranh cuả các trung tâm du lịch lớn trong nước 7 23 48 22 2.85 2.9
14 Thu hút nguồn nhân lực (nhất là chuyên gia) 7 35 33 25 2.76 2.8
15 Việt nam có tiềm năng du lịch, và là điểm đến an tòan 7 15 30 48 3.19 3.2
16 Chính phủ có sự quan tâm đầu tư du lịch, thuế 8 30 30 32 2.86 2.9
17 Xu hướng du lịch trở về với thiên nhiên, sức khỏe 7 10 30 53 3.29 3.3
18 Chủ trương qui hoạch đô thị, nâng cấp cảnh quan 2 30 35 33 2.99 3.0
19 Chương trình các lễ hội truyền thống, đào tạo nhân lực 13 20 50 17 2.71 2.7
20 Nhu cầu du lịch ngày càng tăng (nhất là khách quốc tế) 3 20 22 55 3.29 3.3
21 Khoa học kỹ thuật phát triển, bùng nổ thông tin 12 25 35 28 2.79 2.8
22 Xu hướng cạnh tranh khu vực, thế giới ngày càng cao 12 23 33 32 2.85 2.9
23 Môi trường, tài nguyên hạn chế, thiên tai dịch bệnh 12 25 30 33 2.84 2.8
24 Bản sắc văn hóa bị đe dọa, tệ nạn xã hội gia tăng 17 22 33 28 2.72 2.7
25 Trình độ chuyên gia Marketing trước hội nhập 8 30 32 30 2.84 2.8
26 Giá cả leo thang, vốn đầu tư, ngân sách đáp ứng 15 23 20 42 2.89 2.9
27 Qui mô, công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ 12 20 38 30 2.86 2.9
Ghi chú: Phân loại = qui tròn điểm đánh giá = tổng(số điểm theo mức độ*số người)/100mẫu
3. Về mức độ ảnh hưởng đối với sự thành công của du lịch Dalat - Lâm Đồng
Mức độ ảnh So
Điểm Trọng
TT Các yếu tố ảnh hưởng hưởng đánhgiá
với
số
1 2 3 4 2003
1 Quan điểm, chủ trương, chính sách chung 15 42 23 20 2.48 2,2 0.06
2 Hệ thống thông tin và dịch vụ du lịch 2 27 44 27 2.96 2,5 0.07
3 Mức độ thân thiện tại các điểm đến du lịch 10 20 27 43 3.03 2,9 0.07
4 Trình độ ngoại ngữ cuả đội ngũ 8 18 37 37 3.03 2,2 0.07
5 Các công trình kiến trúc có giá trị 2 23 40 35 3.08 2,5 0.07
6 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông 3 27 37 33 3.00 2,9 0.07
7 Chi phí sinh hoạt, các dịch vụ 5 28 42 25 2.87 2,2 0.06
8 Chất lượng và tính đa dạng của chỗ ở/khách sạn 3 32 32 33 2.95 2,2 0.07
9 Chất lượng, tính đa dạng của các hoạt động giải trí 7 22 31 40 3.04 2,5 0.07
10 Chất lượng, tính đa dạng của các dịch vụ mua sắm 10 37 26 27 2.70 2,8 0.06
11 Chất lượng, tính đa dạng của các dịch vụ ẩm thực 7 28 38 27 2.85 1,7 0.06
12 Ô nhiễm môi trường 7 27 18 48 3.07 2,8 0.07
13 An toàn cho du khách 5 20 38 37 3.07 2,5 0.07
14 Chất lượng, tính đa dạng của phương tiện v.chuyển 8 18 32 42 3.08 2,3 0.07
15 Chất lượng, tính đa dạng của các địa điểm du lịch 2 13 45 40 3.23 3,4 0.07
16 Thị trường mục tiêu, phân khúc 7 35 25 33 2.84 2,8 0.09
17 Tiềm năng du lịch phong phú 3 20 29 48 3.22 2,8 0.11
18 Chất lượng dịch vụ, giá thành 3 15 45 37 3.16 2,9 0.10
19 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu 5 25 32 38 3.03 4,5 0.10
20 Cường độ cạnh tranh, lợi nhuận 2 25 30 43 3.14 2,0 0.10

33
21 Khả năng công nghệ thông tin 7 8 55 30 3.08 1,0 0.10
22 Chiến lược nghiên cứu và phát triển 7 22 41 30 2.94 1,5 0.10
23 Hiệu năng quản trị, Marketing du lịch 5 25 40 30 2.95 3,0 0.10
24 Tính thời vụ, đa dạng hóa SP du lịch 10 20 24 46 3.06 2,0 0.10
25 Tác động môi trường (XH,Chính trị,luật pháp, thuế) 7 22 36 35 2.99 1,5 0.10
Ghi chú: Điểm đánh giá = Tổng (số điểm theo mức độ*số người đánh giá )/100mẫu.
Trọng số = Lấy điểm đánh giá từng tiêu chí / tổng điểm các tiêu chí xét.
4. Về hoạt động du lịch Dalat - Lâm Đồng
Mức độ thực hiện Điểm Phân
TT Các yếu tố thực hiện
1 2 3 4 đánhgiá loại
1 Quan điểm, chủ trương, chính sách chung 23 32 37 8 2.30 2.3
2 Hệ thống thông tin và dịch vụ du lịch 13 25 40 22 2.71 2.7
3 Mức độ thân thiện tại các điểm đến du lịch 8 35 35 22 2.71 2.7
4 Trình độ ngoại ngữ cuả đội ngũ 0 48 27 25 2.77 2.8
5 Các công trình kiến trúc có giá trị 8 25 42 25 2.84 2.8
6 Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông 3 30 45 22 2.86 2.9
7 Chi phí sinh hoạt, các dịch vụ 5 27 43 25 2.88 2.9
8 Chất lượng và tính đa dạng của chỗ ở/khách sạn 3 13 49 35 3.16 3.2
9 Chất lượng và tính đa dạng của các hoạt động giải trí 2 30 43 25 2.91 2.9
10 Chất lượng và tính đa dạng của các dịch vụ mua sắm 0 32 40 28 2.96 3.0
11 Chất lượng, tính đa dạng của các dịch vụ ẩm thực 5 40 30 25 2.75 2.8
12 Ô nhiễm môi trường 18 22 43 17 2.59 2.6
13 An toàn cho du khách 7 28 19 46 3.04 3.0
14 Chất lượng, tính đa dạng của phương tiện v.chuyển 2 28 24 46 3.14 3.1
15 Chất lượng tính đa dạng của các địa điểm du lịch 3 28 23 46 3.12 3.1
16 Thị trường mục tiêu, phân khúc 12 22 44 22 2.76 2.8
17 Tiềm năng du lịch phong phú 0 23 44 33 3.10 3.1
18 Chất lượng dịch vụ, giá thành 8 32 37 23 2.75 2.8
19 Uy tín thương hiệu, nhãn hiệu 8 17 52 23 2.90 2.9
20 Cường độ cạnh tranh, lợi nhuận 7 32 41 20 2.74 2.7
21 Khả năng công nghệ thông tin 10 38 32 20 2.62 2.6
22 Chiến lược nghiên cứu và phát triển 10 30 38 22 2.72 2.7
23 Hiệu năng quản trị, Marketing du lịch 7 37 29 27 2.76 2.8
24 Tính thời vụ, đa dạng hóa SP du lịch 8 30 34 28 2.82 2.8
25 Tác động môi trường (XH,Chính trị,luật pháp, thuế) 12 32 23 33 2.77 2.8
Ghi chú: Phân loại = Qui tròn điểm đánh giá = tổng(số điểm theo mức độ*số người)/100mẫu
5. Đánh giá về các trung tâm du lịch trong nước
Mức độ cạnh tranh Điểm Phân
TT Các yếu tố cạnh tranh với từng trung tâm du lịch
1 2 3 4 đánhgiá loại
1 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm (chất lượng)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 8 38 44 10 2.56 6
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 5 7 50 38 3.21 2
Du lịch Hà nội 6 5 45 44 3.27 1
Du lịch Vũng Tàu 7 18 47 28 2.96 4

34
Du lịch Nha Trang 3 8 56 33 3.19 3
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 3 43 37 17 2.68 5
2 Khả năng cạnh tranh về giá (tiềm năng, tài chính)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 5 35 48 12 2.67 6
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 3 8 29 60 3.46 2
Du lịch Hà nội 2 6 27 65 3.55 1
Du lịch Vũng Tàu 3 22 37 38 3.1 4
Du lịch Nha Trang 0 15 42 43 3.28 3
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 3 37 40 20 2.77 5
3 Khả năng cạnh tranh về phân phối (đại lý)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 2 22 53 23 2.97 5
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 2 8 35 55 3.43 2
Du lịch Hà nội 3 7 40 50 3.30 1
Du lịch Vũng Tàu 0 18 40 42 3.24 3
Du lịch Nha Trang 7 13 42 38 3.11 4
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 5 17 56 22 2.95 6
4 Khả năng cạnh tranh về quảng cáo (chiêu thị)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 7 27 49 17 2.76 5
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 0 15 34 51 3.36 2
Du lịch Hà nội 2 10 40 48 3.50 1
Du lịch Vũng Tàu 0 22 50 28 3.06 4
Du lịch Nha Trang 2 7 40 51 3.40 3
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 10 27 46 17 2.70 6
5 Khả năng cạnh tranh về năng lực (con người)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 3 15 67 15 2.94 5
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 5 7 35 53 3.36 2
Du lịch Hà nội 3 5 35 57 3.40 1
Du lịch Vũng Tàu 5 25 40 30 2.95 4
Du lịch Nha Trang 3 15 42 40 3.19 3
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 7 30 36 27 2.83 6
6 Khả năng cạnh tranh về công nghệ (qui trình)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 8 22 52 18 2.80 5
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 2 20 30 48 3.24 2
Du lịch Hà nội 1 15 35 49 3.30 1
Du lịch Vũng Tàu 10 13 34 43 3.10 3
Du lịch Nha Trang 3 15 52 30 3.09 4
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 7 33 35 25 2.78 6
7 Khả năng cạnh tranh về yếu tố hữu hình (CSVC)
Du lịch Thành phố Dalat - Lâm Đồng 15 23 50 12 2.59 5
Du lịch Thành phố Hồ Chí minh 0 22 30 48 3.26 2
Du lịch Hà nội 0 15 28 57 3.50 1
Du lịch Vũng Tàu 2 20 48 30 3.06 4
Du lịch Nha Trang 0 18 40 42 3.24 3
Du lịch các tỉnh lân cận và Miền Trung 8 28 49 15 2.71 6
Ghi chú: Phân loại = Xếp thứ tự các trung tâm du lịch theo từng yếu tố và mức điểm đạt được.

35
KẾT QUẢ 6.2: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU, THỊ HIẾU DU KHÁCH
2
1. Đến Dalat, Ông/Bà thích ở trong khách sạn loại nào?
Sang trọng Lịch sự Tiện nghi Bình dân Nhà sàn
Có 19% 40% 62% 11% 29%
Không 05% 04% 04% 02% 03%
Không ý kiến 76% 56% 34% 87% 68%
2. Ông/Bà thích khách sạn theo tiêu chuẩn quốc tế mấy sao?
5 sao 4 sao 3 sao 2 sao Dưới 2 sao
Có 26% 16% 51% 23% 04%
Không 25% 03% 05% 02% 04%
Không ý kiến 72% 81% 44% 75% 91%
3. Ông/Bà thích ở khách sạn có số phòng?
Trên 500 250-500 100-250 Dưới 100 Biệt thự
Có 12% 6% 36% 37% 43%
Không 03% 03% 02% 01% 00%
Không ý kiến 85% 91% 62% 67% 57%
4. Ông/Bà thích hoặc không thích loại thực phẩm gì?
Rau Thịt rừng Thịt khác Tôm, cá Thực phẩm khác
Có 64% 60% 20% 30% 10%
Không 01% 03% 30% 45% 30%
Không ý kiến 35% 37% 50% 25% 60%
5. Về thức uống, Ông/Bà thích dùng loại nào?
Bia Rượu Càphê Trà Nước giải khát
Có 60% 25% 65% 50% 30%
Không 10% 25% 15% 25% 30%
Không ý kiến 30% 50% 20% 25% 40%
6. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích mua sắm gì?
Rau, quả Mỹ nghệ Thêu, đan Hoa Đồ dân tộc
Có 64% 43% 50% 71% 37%
Không 1% 57% 3% 1% 3%
Không ý kiến 35% 0% 47% 28% 60%
7. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích tìm hiểu những vấn đề gì?
Cây cảnh Văn hóa Kiến trúc Dân tộc Tôn giáo
Có 69% 63% 51% 45% 20%.
Không 21% 20% 25% 35% 60%
Không ý kiến 10% 17% 24% 20% 20%
8. Khi đến Dalat, Ông/Bà thích loại hình vui chơi giải trí nào?
Loại hình vui chơi Thích Không thích Không ý kiến
Chơi golf 26% 05% 69%
Tham quan 68% 01% 31%
Cưỡi ngựa - Đi săn 20% 03% 67%
Leo núi 43% 02% 55%

36
Thể thao khác 09% 05% 86%
Nghỉ ngơi 45% 02% 53%
Thăm làng dân tộc 32% 01% 66%
9. Sở thích của du khách về Dalat:
Khí hậu Sự yên tĩnh Rừng thông Thắng cảnh Khác
Có 69% 63% 51% 45% 20%.
Không 21% 20% 25% 35% 60%
Không ý kiến 10% 17% 24% 20% 20%
10. Nhận xét của khách du lịch:
Môi trường Con người Phục vụ An ninh Khác
Tốt 50% 70% 25% 65% 50%.
Chưa tốt 35% 20% 65% 25% 20%
Xấu 25% 17% 20% 10% 30%
11. Y kiến về loại hình du lịch nên phát triển:
Nghỉ dưỡng Tham quan Thể thao Cắm trại Hội nghị, hội thảo
66% 66% 65% 42% 22%.
12. Ưu tiên đầu tư:
Giao thông Cảnh quan Đô thị Làng dân tộc Thương mại
81% 70% 37% 27% 28%
(Như vậy: Tiềm năng du lịch Dalat và khả năng đáp ứng nhu cầu, thị hiếu đông đảo du
khách cơ bản được định hình rõ nét. Tuy nhiên cần đầu tư về tính chuyên nghiệp, đa dạng các
loại hình sản phẩm và cải thiện chất lượng dịch vụ).
KẾT QUẢ 6.3: ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA VỀ CÁC
HOẠT ĐỘNG MARKETING DU LỊCH 3
1. Ý kiến của chuyên gia về Marketing sản phẩm, dịch vụ
Mức độ đánh giá Điểm đánh Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt giá (số điểm đánh giá
Nội dung đánh giá
số *số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Chất lượng hiệu quả đầu tư DL 0.20 00 05 30 60 05 3.65 0.73
Đa dạng các loại hình, sản phẩm 0.25 00 06 75 15 04 3.17 0.79
Đội ngũ có tính chuyên nghiệp 0.25 00 08 70 20 02 3.16 0.79
Chương trình lễ hội đa dạng 0.30 00 00 60 30 10 3.50 1.05
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 3.36
2. Ý kiến của chuyên gia về Marketing giá
Mức độ đánh giá Điểm đánh Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt giá (số điểm đánh giá
Nội dung đánh giá
số *số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Khách sạn 0.4 05 20 35 37 03 3.13 1.25
Nhà hàng 0.25 13 37 14 06 30 3.03 0.76
Giải trí-Quà-Vân chuyển 0.35 22 24 59 05 00 2.67 0.93
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 2.94

37
3. Ý kiến của chuyên gia về Marketing phân phối
Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt (số điểm *số đánh giá
Nội dung đánh giá
số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Cơ sở hạ tầng du lịch 0.55 00 05 81 08 06 3.15 1.73
Môi trường du lịch 0.45 00 28 38 30 04 3.10 1.40
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 3.13
4. Ý kiến của chuyên gia về Marketing chiêu thị
Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt (số điểm *số đánh giá
Nội dung đánh giá
số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Hình thức 0.20 00 20 47 29 04 3.17 0.63
Nội dung 0.25 00 30 43 07 20 3.17 0.79
Chất lượng 0.30 02 18 45 25 10 3.23 0.97
Hiệu quả 0.35 00 29 54 12 05 2.93 1.03
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 3.42
5. Ý kiến của chuyên gia về Marketing quy trình
Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt (số điểm *số đánh giá
Nội dung đánh giá
số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Ý thức môi trường 0.30 05 15 50 19 11 3.16 0.95
Quy trình kỹ năng phvụ 0.25 05 25 53 17 15 3.57 0.89
Hệ thống giao tiếp 0.20 15 20 50 10 05 2.70 0.54
Mối quan hệ, hợp tác 0.25 04 06 52 28 10 3.34 0.84
Tổng cộng 1.00 Ka kh= 3.22
6. Ý kiến của chuyên gia về Marketing con người
Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Điểm
Trọng Rất kém Kém Trbình Tốt Rất tốt (số điểm *số đánh giá
Nội dung đánh giá
số người có trọng
1 2 3 4 5 /100mẫu) số
Trình độ chuyên môn 0.25 16 27 46 09 02 2.54 0.64
Khả năng cạnh tranh 0.25 08 10 32 35 15 3.39 0.85
Tiến độ phục vụ 0.20 00 05 45 33 17 3.62 0.72
Thái độ, tác phong ph.vụ 0.30 00 02 23 57 18 3.91 1.17
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 3.38
7. Ý kiến của chuyên gia về Marketing chứng cứ hữu hình
Mức độ đánh giá Điểm đánh giá Điểm
Trọng Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt (số điểm *số đánh giá
Nội dung đánh giá
số người /100mẫu) trọng số
1 2 3 4 5
Tiềm năng điểm đến 0.35 00 03 07 61 29 4.16 1.46
Môi trường V.hóa đô thị 0.30 05 16 35 37 28 4.30 1.29
Nhu cầu, thị hiếu 0.35 00 00 36 33 31 3.95 1.38
Tổng cộng 1.00 Ka kh = 4.13

38
Một số nhận định bước đầu qua các phiếu khảo sát khách du lịch cùng góp ý
của chuyên gia và dự báo thị hiếu khách du lịch những năm kế tiếp
“... Con người tiếp tục hướng về thiên nhiên và tìm về quá khứ, khuynh hướng vọng
cổ xuất hiện. Khách du lịch ưa thích những khách sạn vừa và nhỏ với lối kiến trúc cổ
điển... Nhiều người mua hàng, đi du lịch tuỳ hứng chứ không tính trước như hiện nay.
Họ quyết định và thực hiện nhanh chóng...”. Thực vậy, nhiều thói quen đã thay đổi,
nhiều thị hiếu mới xuất hiện, đòi hỏi người làm công tác du lịch phải nhạy bén linh hoạt.
Qua đó, có thể dự đoán một số nhu cầu của khách du lịch để nghiên cứu như sau:
- Nhu cầu sở thích: Khách du lịch đa số thích ở khách sạn loại vừa, đáng chú ý là
rất thích ở biệt thự. Họ thích ăn rau và thịt rừng, ngược lại không thích thịt và cá tôm,
đồng thời thích uống cà phê, nước trà và các loại rượu đặc sản Dalat. Thích mua rau -
hoa, hàng lưu niệm và xe ngựa, cưỡi ngựa, đi bộ Dalat đều có thể đáp ứng được. Có ba
loại hình mà khách thích nhất là tham quan, nghỉ ngơi và leo núi. Sau đó khách thích đi
săn, thăm làng dân tộc, cưỡi ngựa và chơi golf. Ưu thế của Dalat là khí hậu, sự yên tĩnh...
- Ngôi nhà đối lập với khách sạn: Từ trước tới nay, khách sạn luôn luôn sang trọng
hơn ở nhà và bao giờ cũng gây ấn tượng nhiều hơn, tiện nghi đầy đủ hơn. Nhưng tình
hình hiện nay đã đổi khác, nhiều ngôi nhà đã được trang bị những tiện nghi hiện đại
không kém khách sạn. Vì vậy, nếu khách sạn không nhanh chóng đổi mới sẽ gặp nhiều
khó khăn trong việc thu hút du khách. Tuy nhiên, khách sạn cổ - đơn giản nhưng tiện
nghi bên trong hiện đại sẽ được ưa chuộng, khuynh hướng vọng cổ sẽ là một món hàng
được tìm kiếm nhiều nhất và dễ bán nhất. Dalat, với những khách sạn và biệt thự xây
dựng theo lối kiến trúc cổ điển của Tây Âu sẽ rất phù hợp với thị trường du lịch này.
- Vai trò của khách du lịch nữ giới: Nữ giới ngày nay đóng một vai trò quan trọng
trong xã hội thế giới. Do đó họ thu nhập khá và có khuynh hướng đi du lịch ngày càng
lớn, phụ nữ thường có khuynh hướng ăn uống trong khách sạn. Họ thích những phòng cà
phê yên tĩnh, những phòng ngủ rộng rãi, ấm cúng, vệ sinh và đầy đủ ánh sáng, họ cần
không gian sáng sủa, thoáng mát, máy nhiệt độ để tự mình trang điểm theo ý thích.
- Thị trường du lịch ngắn ngày: Hiện nay, khách du lịch là những người ngày càng
vội vã, ít có thời gian nhàn rỗi vì nhịp độ lao động cao. Do đó, nghỉ cuối tuần (thứ bảy và

39
chủ nhật) sẽ là khuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối, vì thế vấn đề giao thông đặc biệt là
hàng không được đặt lên hàng đầu. Một thực tế cho thấy rằng, hiện nay không còn mấy
khách du lịch nước ngoài bằng lòng ngồi trên xe hơi quá hai giờ đồng hồ. Đối với Dalat,
vấn đề quan trọng mang tính quyết định là chủ trương cho nối thẳng đường hàng không
đến các trung tâm thương mại thuộc các nước lân cận để tiếp nhận du khách nước ngoài.
- Giải trí tích cực: Ngày nay, con người đặc biệt quan tâm đến sức khoẻ, họ cần
rèn luyện thường xuyên. Nhiều phong trào thể dục được dẩy lên một cách rầm rộ, do đó
phải nghiên cứu thiết kế chỗ để du khách có điều kiện giải trí với mục đích rèn luyện
thân thể trong khuôn viên khách sạn như bể bơi, sân tennis, lối đi dạo, xe đạp thuê...
- Khuynh hướng chuộng đồ dùng mới: Thời đại công nghiệp, khuynh hướng dùng
đồ một lần rồi bỏ đã trở thành phổ biến. Không còn mấy ai dùng áo quần trên một năm,
nhưng phòng ngủ khách sạn lại là một món hàng bán đi bán lại nhiều lần cho nhiều
người. Vì thế, phải bảo trì căn phòng làm sao luôn luôn gây cảm giác là căn phòng mới,
khách du lịch không còn nhận thấy một dấu vết nào của người khách trước. Đặc biệt là
phải đánh bạt mùi thuốc lá vì hiện nay rất nhiều người ghét chúng.
- Thói quen ăn, uống của du khách: Do có nhiều thay đổi trong điều kiện, thời
gian làm việc và trong tâm lý, nên thói quen ăn uống của du khách cũng thay đổi theo.
Người Mỹ quen ăn trưa từ 13 đến 14 giờ và ăn chiều từ 18 đến 19 giờ. Người Anh khi ăn
họ cầm úp đĩa, cuối buổi để lại một ít thức ăn để thể hiện tính lịch sự… trong khi người
Pháp lại ăn tối từ 21 đến 22 giờ, với họ ăn uống là cả một nghệ thuật, bữa ăn có thể kéo
dài tới 3 - 4 giờ, khẩu vị của họ là gà quay cả con, cá rán, dê nướng… tráng miệng bằng
các loại bánh ngọt và hoa quả tổng hợp. Ngoài ra, do giờ giấc làm việc ngày càng linh
hoạt, nên nhà hàng - khách sạn cần tổ chức các bữa ăn sao cho phù hợp từng đối tượng.
Như vậy, bài học kinh nghiệm qua nghiên cứu dự đoán và định hướng tương lai là:
- Công tác quản lý nhà nước: Để đảm bảo kinh doanh du lịch phát triển, tạo điều
kiện cho các thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, tránh tình trạng lộn xộn, tranh
giành triệt tiêu lẫn nhau. Công tác quản lý của Sở du lịch phải như là một trọng tài bóng
đá; theo đó, các cơ sở kinh doanh có quyền độc lập hoạt động, không bị giới hạn bởi địa
bàn lãnh thổ, trên nguyên tắc chấp hành pháp luật, quy định chung.

40
- Công tác quản lý kinh doanh: Người quản lý du lịch hành nghề chuyên nghiệp và
được đào tạo chính quy. Với du lịch Dalat, tuy giá không cao nhưng khách vẫn ít, do
chất lượng phục vụ hạn chế, kỹ thuật điều hành và nghệ thuật kinh doanh chưa nhanh
nhạy, chậm thích ứng với thị trường. Thực tế này đòi hỏi du lịch Dalat phải đi vào chiều
sâu cả cơ sở vật chất kỹ thuật lẫn tổ chức bộ máy. Dalat còn rất thiếu cán bộ nghiệp vụ
quản lý và chuyên môn sâu, đây là một khó khăn lớn cần nghiên cứu để khắc phục.
- Một số mô hình tổ chức kinh doanh du lịch: Ngành du lịch thường có hai loại
công ty với chức năng khác nhau: Công ty du lịch (Travel) và công ty khách sạn (Hotel).
Thực tế cho thấy, Dalat là nơi nhận khách du lịch, còn công tác đưa nhân dân Dalat đi du
lịch thì chưa được bao nhiêu. Do đó chức năng chính là kinh doanh khách sạn và dịch vụ
chứ chưa phải là kinh doanh du lịch, nên du lịch Dalat cần phải đi vào chiều sâu, chuyên
môn hóa cao về mặt tổ chức với các công ty như sau:
+ Công ty phát triển du lịch: Là đầu mối của mọi hoạt động phát triển du lịch, kể cả
liên doanh với trong và ngoài nước, với chức năng khai thác khách du lịch, đồng thời có
trách nhiệm điều phối các hoạt động đầu tư, quản lý khách sạn... tìm các mối đầu tư,
khơi động các luồng khách, tham mưu về công tác quản lý. Đây là công ty thực hiện,
theo dõi và đôn đốc sự phát triển du lịch một cách đồng bộ theo quy hoạch.
+ Các công ty liên doanh du lịch quản lý các khách sạn cấp cao.
+ Công ty khách sạn cấp trung phục vụ những khách có thu nhập hạn chế.
+ Các công ty dịch vụ tổ chức và quản lý các dịch vụ vui chơi giải trí, tuyến điểm
tham quan, thể dục thể thao, vận chuyển, nhiếp ảnh, văn hóa nghệ thuật ...
- Công tác quảng cáo: Hiện nay tên Dalat chưa xuất hiện nhiều ở các trung tâm
xuất phát khách du lịch quốc tế, do công tác quảng cáo chưa hiệu quả. Nhưng quảng cáo
là con dao hai lưỡi, nên trước khi triển khai thực hiện phải có sản phẩm thật sự tốt, lạ và
mới. Thực tế, Dalat chưa mở rộng quảng cáo tích cực tại những nơi được đánh giá là thị
trường du lịch lớn cần khơi động trong tương lai như: Thái Lan, Singgapore, Philippine,
Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... Do vậy, cần chú trọng tính chọn lọc, chân thực, độc
đáo, liên tục và nghệ thuật cao, vì thiếu một trong những nguyên tắc này sẽ dẫn đến thất
bại. bởi kinh phí quảng cáo thường rất lớn, chiếm tỷ lệ từ 1 đến 5% trên tổng doanh thu.

41
Phụ lục 7: Mười câu hỏi trắc nghiệm tính thân thiện để đánh giá sức thu hút du lịch
Để đo tính thân thiện của du lịch Dalat đối với du khách, một ước lượng có tính
chất tương đối trên cơ sở khảo sát 10 câu hỏi sau đây với 100 khách, mỗi câu trả lời
thuận có 10 điểm, 60 điểm được xem là đạt, điểm thấp hơn báo hiệu chưa ổn.
7.1 Những điểm tiếp cận quan trọng nhất nối kết cộng đồng/địa phương (đường sá,
đường sắt, máy bay) có thiết lập các trung tâm thông tin cho du khách hoặc ít ra cung
cấp những hướng dẫn tìm thông tin ở đâu một cách dễ dàng không?
7.2 Nếu điểm tiếp cận đầu tiên là sân bay hay bến xe, thì nơi này có cung cấp đầy đủ
dịch vụ thông tin cho du khách hay không ? (Chẳng hạn nơi ở, quầy giành cho du khách,
hình ảnh các địa điểm, danh sách các sự kiện, điều cần làm, thông tin giành riêng cho
người cao tuổi, người nước ngoài, gia đình…).
7.3 Những người làm công tác hỗ trợ cho du khách như: Tài xế taxi, xe buýt, nhân
viên các hãng hàng không/xe lửa, an ninh sân bay/đường sắt có được huấn luyện hay
không? có hệ thống theo dõi chất lượng của các dịch vụ này không?
7.4 Khách sạn/lữ quán có trang bị kênh truyền hình trong nhà, giúp du khách tiếp
cận với thông tin các sự kiện, địa điểm hấp dẫn, nhà hàng và việc cần làm hay không?
7.5 Có tổ chức/cơ quan nào chịu trách nhiệm về hoạt động thu hút du khách và ngân
sách nhà nước có được cung cấp cho những hoạt động đó hay không?
7.6 Tổ chức/cơ quan đó có lưu giữ hồ sơ tiếp thị du khách và có sử dụng chúng
trong các hoạt động tiếp thị hay không?
7.7 Ngành tiếp đón khách của địa phương có thích ứng với nhu cầu của du khách
nước ngoài không (về ngôn ngữ, các chỉ dẫn, sở thích đặc biệt…)?
7.8 Có hay không một tập hợp những địa điểm lưu trú để đáp ứng nhu cầu thực tế
hay kỳ vọng của du khách (xếp loại theo giá cả, qui mô, các tiện nghi…)?
7.9 Khả năng tiếp cận các địa điểm, điểm thu hút và tiện nghi (sự kiện, địa điểm vui
chơi giải trí, khu trung tâm) có dễ dàng và có chi phí hợp lý không?
7.10 Địa phương có hoan nghênh và thích ứng với nhu cầu của du khách hay không
(giờ thương mại, thẻ tín dụng, chỉ dẫn giao thông, các dịch vụ công cộng…)?
Kết quả thăm dò (điểm trung bình): Theo thứ tự là 5, 7, 6, 8, 4, 6, 4, 8, 7, 6 = 61

42
Phụ lục 8: Giới thiệu về các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu hiện có ở Dalat
8.1 Sản phẩm du lịch: Dalat - một xứ sở ôn đới với nhiều loại hoa trái lạ. Tựu
chung lại, có 4 nhóm sản phẩm chính: Rau - củ, quả tươi; hoa; mứt; áo len, áo lạnh.
Dạo chợ Dalat và mua sắm: Hoa tươi - Hoa lan - Cây cảnh - Mứt - Trà - Cà phê -
Atisô - Hàng thổ cẩm - Tranh thêu - Rượu chát và vang Dalat - Rượu cần - Nước giải
khát - Hạt điều - Hàng mây tre đan - Tơ - Nấm - Dâu - Cây ăn quả. Sản phẩm đa dạng
về mẫu mã, giá cả cũng rất khác nhau đáp ứng nhu cầu của mọi đối tượng.
Du lịch homestay loại hình du lịch mới đang phát triển khá mạnh tại một số tỉnh,
thành phố. Trong khi đó, tại Dalat lại đầy hứa hẹn và có nhiều điều kiện hơn để phát
triển loại hình du lịch này, nhưng hiện nay đang phát triển khá chậm.
8.2 Văn hóa ẩm thực: Do là Thành phố của nhiều thành phần cư dân khác nhau
và mỗi miền mang đến một chút "nỗi nhớ quê hương" nên ở Dalat có sự hội tụ của nhiều
món ăn khác nhau, nhất là các món ăn dân dã. Nhưng rõ nhất là các món ăn của 2 miền
Bắc và Trung... ngoài ra còn có cả nhiều loại món ăn của người Hoa.
8.3 Các dịch vụ: Trong một chuyến đi du lịch, ngoài các nhu cầu cơ bản ăn, ngủ,
nghỉ ngơi - tham quan dã ngoại, du khách cần nhiều đến một số dịch vụ khác như:
- Xe đạp đôi: Là một loại hình dịch vụ mới đang được người dân Dalat và du
khách ưa chuộng, được đóng bảo hiểm. Du khách có thể thuê sở hữu một chiếc xe đạp
đôi bất cứ lúc nào để dạo quanh khu vực Hồ Xuân Hương và các đường phố Dalat. .
- Đi xe ngựa: Dalat có một đội xe ngựa chuyên phục vụ chở khách tham quan, sẵn
lòng phục vụ khách tới tất cả các điểm du lịch trong Thành phố; giá cả vừa phải.
- Chơi tennis: Hiện nay, trên địa bàn Dalat có hơn 20 sân tennis, các dịch vụ bưu
điện, taxi, thuê xe honda, điện thoại di động, báo chí, phòng tranh, karaoke, tráng rọi ảnh
rãi khắp các điểm đến du lịch sẵn sàng phục vụ du khách, nhất là trong mùa cao điểm. Ở
Dalat có đặc điểm là đóng cửa sớm hơn và mở cửa thì muộn hơn các Thành phố khác.
- Massage - Dancing: Lâm Đồng hiện có 9 điểm Massage. Sàn nhảy mở cửa
thường xuyên ở khách sạn Hải Sơn, cà phê Baz, Golf 3 (vào tối thứ bảy và chủ nhật).
- Bãi đậu xe: Ngày thường, tìm một chỗ đỗ xe ôtô ở Dalat thật dễ dàng nhưng vào
mùa du lịch, những ngày cao điểm các loại xe thường dồn về khu trung tâm vào buổi
trưa hoặc chiều tối nên cũng đã có lúc gây nên cảnh kẹt xe đột xuất trong chốc lát.

43
Phụ lục 9: Các số liệu khác từ 1995 - 2006 liên quan về du lịch Dalat
Kết quả thăm dò về dịch vụ du lịch Dalat với tổng số phiếuhiện tại là 450). Cho
thấy thế mạnh kinh tế của Dalat là du lịch chiếm 44.4%; và nơi du khách thích đi thăm
nhất là Hồ Xuân Hương chiếm 50%.
9.1 Một số yếu tố khí hậu ở Dalat nhiệt độ (C)
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB
Nhiệt độ (C) 16.4 17.4 18.3 19.2 19.7 19.4 18.9 18.9 18.8 18.4 17.6 16.7 18.3
Lượng mưa(mm) 7.5 22.9 50.5 152.1 224.4 182.7 223.0 209.2 290.2 251.2 86.9 28.9 172.8
(Dự báo của TTDR)
9.2 Tổng hợp các chỉ tiêu ngành du lịch Lâm Đồng 2000 - 2006
Năm
TT Chỉ tiêu ĐVT %+,-so
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 cùng kỳ
1 Lượng khách Nghìn 710 803 905 1.150 1.350 1.561 1.848 18.4%
- Khách quốc tế lượt 69,6 78 85 65 86 100,6 97 -3.4%
- Khách nội địa 640,4 725 820 1.085 1.264 1.460 1.751 19.9%
2 Ngày lưu trú bình quân Ngày 2,0 2,1 2,18 2,2 2,2 2,3 2.5 8.6%
3 Doanh thu XH từ DL Tỷ đồng 355 481,8 633,5 920 1.215 1.405 1.600 10.3%
4 Đầu tư 44 72,5 100 137 145 350 >400 15.0%
- Khu, điểm du lịch Tỷ đồng 15 32,5 80 80 75 60 70 16.0%
- Cơ sở lưu trú 27 30 20 40 40 260 >300 15.4%
- Vận chuyển, hạ tầng 2 10 20 17 30 30 40 33.0%
5 Tổng số cơ sở lưu trú cơ sở 384 400 434 550 679 680 725 6.6%
- KS đạt 1-5 sao K.Sạn 18 20 24 41 42 47 52 10.6%
- Số phòng Phòng 4.482 4.800 5.300 7.000 7.826 7.850 10.000 27.3%
6 Công suất phòng % 35 37 45 45 55 55 58 5.4%
7 Lao động trực tiếp Người 2.500 2.800 3.000 3.400 4.500 4.700 5.000 10.6%
9.3 Tỷ lệ khách du lịch đến Lâm Đồng so với cả nước giai đoạn 2000 - 2006
Năm ĐVT 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Khách đến Lâm Đồng 710 803 905 1.150 1.350 1.561 1.848
Nghìn
- Quốc tế 69,6 78 85 65 86 100,6 97
lượt
- Nội địa 640,4 725 820 1.085 1.264 1.460 1.751
Khách đến Việt Nam 13.330 14.030 15.620 15.930 17.430 19.530 21.085
Nghìn
- Quốc tế 2.130 2.330 2.620 2.430 2.930 3.430 3.585
lượt
- Nội địa 11.200 11.700 13.000 13.500 14.500 16.100 17.500
Tỷ lệ so với cả nước 5,3 5,7 5,8 7,2 7,7 8,0 8,1
- Quốc tế % 3,2 3,3 3,2 2,7 2,9 2,9 3,1
- Nội địa 5,7 6,2 6,3 8,0 8,7 9,1 9,2
(Nguồn: Sở Du lịch - Thương mại Lâm Đồng)

44
9.4 Khách quốc tế đến Lâm Đồng chia theo quốc tịch từ 2000 - 2006
STT QUỐC TỊCH 2000 2001 2002 2003 2004 2005
1 Đài loan 2978 3336 2821 2424 2734 3384
2 Pháp 8686 9752 9951 8009 8112 10889
3 Mỹ 10033 10321 15402 11972 15030 18655
4 Đức 3242 3162 5185 4441 3637 5901
5 Úc 5264 5705 9520 7333 8009 13213
6 Anh 4259 4551 6322 5693 6141 7409
7 Thụy sỹ 1325 1705 1572 1333 1061 1533
8 Canada 1944 2246 3512 2891 3202 4538
9 Hà lan 1786 2928 3236 2836 2391 3733
10 Đan mạch 1145 1602 1085 1085 901 1304
11 Thụy điển 699 1004 1271 1056 1042 1495
12 Do thái 423 319 858 607 779 1316
13 Nhật 2882 3120 2699 2219 2477 3031
14 Hàn quốc 1030 1103 2381 1997 2202 3495
15 New zealand 514 842 946 797 871 1367
16 Árập 363 605 567 457 354 712
17 Thái lan 499 562 848 591 1067 1404
18 Ý 506 717 637 498 472 695
19 Ailen 389 418 668 651 710 1072
20 Malaysia 288 316 469 550 649 678
21 Ấn độ 116 136 245 227 244 358
22 Nga 295 310 598 326 397 585
23 Nauy 411 476 568 383 347 392
24 Philippin 198 156 180 179 242 443
25 Singapore 882 1214 1611 1317 1219 1701
26 Trung quốc 652 507 1091 1234 1351 1941
27 Tây ban nha 452 556 459 311 598 728
28 Hồng kông 113 206 100 116 105 137
29 Bỉ 766 924 818 861 877 983
30 Campuchia 508 542 1846 1513 2942 371
31 Phần lan 134 115 432 597 429 410
32 Lào 71 69 117 73 295 217
33 Indonesia 51 61 86 107 162 200
... ... ... ... ... ... ... ...
61 Các nước khác ... ... ... ... ... ...
TỔNG CỘNG 53330 60065 79012 65344 72217 99035

45
Phụ lục 10: Các số liệu về khách du lịch quốc tế trong cả nước
10.1 Số khách quốc tế đến Việt Nam Nghìn lượt người
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
TỔNG SỐ 1351,3 1607,2 1715,6 1520,1 1781,8 2140,1 2330,8 2628,2 2429,6 2927,9 3477,5 3584,9
Phân theo một số quốc tịch
Đài Loan 222,1 175,5 154,6 138,5 170,5 210,0 199,6 211,1 208,1 256,9 274,4 274.7
Nhật Bản 119,5 118,3 122,1 95,3 110,6 142,9 205,1 279,8 209,6 267,2 338,5 383.9
Pháp 118,0 73,6 67,0 68,2 68,8 88,2 99,7 111,5 86,8 104,0 133,4 132.3
Mỹ 57,5 43,2 40,4 39,6 62,7 95,8 230,4 259,9 218,8 272,5 330,2 385.6
Anh 52,8 40,7 44,7 39,6 40,8 53,9 64,7 69,7 63,3 71,0 82,9 84.3
Thái Lan 23,1 19,6 18,3 16,5 19,3 20,8 31,6 41,0 40,1 53,7 86,8 123.8
Trung Hoa 62,6 377,6 405,4 420,7 484,0 492,0 675,8 723,4 693,0 778,4 717,4 516.3
Phân theo mục đích đến
Du lịch 610,6 661,7 691,4 598,9 837,6 1138,9 1222,1 1462,0 1238,5 1584,0 2038,5 2068.8
Thươngmại 308,0 364,9 403,2 291,9 266,0 419,6 401,1 445,9 468,4 521,7 495,6 575.8
Thăm thân 273,8 371,8 301,0 337,1 400,0 390,4 425,4 392,2 467,4 508,2 560.9
432,7
Khác 306,8 249,2 328,3 341,1 181,6 317,2 294,9 330,5 354,8 435,2 377.9
Phân theo phương tiện đến
Hàng không1206,8 939,6 1033,7 873,7 1022,1 1113,1 1294,5 1540,3 1394,8 1821,7 2335,2 2702.4
Đường thủy 21,7 161,9 131,5 157,2 187,9 256,1 284,7 309,1 241,5 263,3 200,5 224.1
Đường bộ 122,8 505,7 550,4 489,3 571,8 770,9 751,6 778,8 793,3 842,9 941,8 656.9
Doanh thu du lịch theo giá thực tế (Tỷ đồng)
Doanh thu 5653.2 5954.2 6430.2 6631.0 6519.9 4458.5 5869.4 7855.9 8649.8 10734.5 30000 36000
(Nguồn: Tổng cục Du lịch)
10.2 Cuộc điều tra khách du lịch của Tổng cục Thống kê năm 2005
Tiến hành theo quyết định số 1083/QĐ-TCTK ngày 20/6/2005 với phương pháp
chọn mẫu ngẫu nhiên, cở mẫu là 34.000 (8.500 khách quốc tế). Kết quả đã đưa ra được
một bức tranh khá phong phú cho phép tính toán, đánh giá nhiều chỉ tiêu quan trọng về
cơ cấu của các loại khách du lịch quốc tế và trong nước trên thị trường du lịch nước ta.
¾ Đặc điểm cơ cấu khách du lịch quốc tế : Kết quả thu được từ 8.195 khách du
lịch quốc tế được điều tra một cách ngẫu nhiên, cho thấy xu hướng của khách du lịch đi
theo hình thức tour ngày càng nhiều lên. Môi trường du lịch Việt Nam đã ngày càng hấp
dẫn hơn trong con mắt người nước ngoài, khiến họ có xu hướng quay lại du lịch Việt
Nam ngày càng tăng. Tuy nhiên, khách đến lần 2 và 3 chủ yếu từ các nước Châu Á và
trong khu vực ASEAN như: Campuchia, Hồng Kông, Đài Loan, Malaixia, Trung Quốc...

46
¾ Đặc điểm cơ cấu khách du lịch trong nước: Kết quả điều tra từ 2.5161 khách
trong nước được điều tra ngẫu nhiên, cho thấy xu hướng chung là tỷ lệ khách đi theo tour
cũng ngày càng tăng. Điều này cũng chứng tỏ rằng các cơ sở du lịch lữ hành hiện nay đã
phần nào tăng được chất lượng phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Theo mục đích chuyến đi thì số người đi du lịch thuần tuý, nghỉ ngơi và vui chơi giải
trí chiếm tỷ trọng lớn nhất với tỷ lệ là 43,4%, số du khách đi bằng ô tô chiếm phần lớn với tỷ
lệ là 69,8%. Bình quân chung của một lượt khách du lịch trong nước 4,1 ngày và lượng
khách đi du lịch với thời gian từ 1 đến 3 ngày là phổ biến nhất, chiếm trên 80%.
Trước hết về cơ cấu theo hình thức tổ chức đi du lịch, kết quả cho thấy, trong tổng
số du khách quốc tế đến Việt Nam được điều tra có 42,5% du khách đi theo tour do các
cơ sở kinh doanh du lịch lữ hành tổ chức và 57,5% du khách tự sắp xếp đi.
Nói chung hình thức đi du lịch theo tour phù hợp cho những khách đi với mục đích
thuần tuý là thăm quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Còn du khách tự sắp xếp đi là hình
thức du lịch mang tính chủ động, linh hoạt, có thể thoả mãn được nhiều mục đích riêng.
Do tính chất ưu việt, nên hình thức du lịch tự sắp xếp đi thường có số lượng người chọn
nhiều hơn so với hình thức đi theo tour do cơ sở du lịch lữ hành tổ chức.
¾ Cơ cấu theo số lần đến, kết quả cho thấy, số khách quốc tế đến Việt Nam lần
đầu tiên là đông nhất, chiếm đến 65,3% tổng số khách, số khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam từ lần thứ hai, thứ ba trở lên đã tăng đáng kể, chứng tỏ hoạt động du lịch Việt Nam
đã và đang ngày càng hấp dẫn và thu hút mạnh mẽ hơn.
¾ Cơ cấu số theo thị trường du lịch, kết quả cũng chỉ ra rằng, trong tổng số
khách quốc tế đến Việt Nam thì khách từ Châu Á chiếm đông nhất 44,7%; tiếp đến là
khách đến từ Châu Âu chiếm 32,6%; các nước Châu Mỹ và Châu Đại Dương tăng chậm.
¾ Cơ cấu phân theo các loại cơ sở lưu trú, kết quả điều tra cho thấy đã có một sự
hóan vị cho nhau về số lượng khách nghỉ ở khách sạn 5 sao và 4 sao. Điều này có nghĩa
là, trong khi tỷ trọng số khách đến nghỉ ở khách sạn 4 sao tăng lên, thì ngược lại tỷ lệ số
khách đến nghỉ ở khách sạn 5 sao lại giảm xuống, tỷ lệ du khách nghỉ ở các khách sạn 3
sao (loại trung bình) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số du khách quốc tế đến Việt Nam.

47
¾ Cơ cấu theo giới tính và độ tuổi, kết quả điều chỉ ra rằng, số du khách quốc tế
là nam giới chiếm 64,5%, du khách là phụ nữ chiếm 35,5%. Số khách có độ tuổi từ 25 -
34 tuổi có tỷ trọng lớn nhất chiếm 31,9%, độ tuổi từ 35 - 44 tuổi chiếm 22,6%, tiếp đến
là độ tuổi 45 - 54 tuổi chiếm 19,6%, độ tuổi 55 - 64 tuổi chiếm 10,2%. Như vậy có thể
thấy cơ cấu theo độ tuổi của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm nay đã trẻ hóa.
¾ Theo mục đích của chuyến đi, thì số người thuần tuý đi du lịch, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí là đông nhất, chiếm 77,3%, cơ cấu khách du lịch theo mục đích của chuyến
đi không có sự biến động lớn, chỉ trừ tỷ trọng du khách đi thăm thân đã tăng đáng kể, từ
4,2% năm 2003 lên 7,3% trong cuộc điều tra 2005.
¾ Đặc điểm cơ cấu theo nghề nghiệp của khách, kết quả điều tra cho thấy, khách
du lịch thuộc các tầng lớp thương gia chiếm đông hơn cả, với tỷ lệ 21,7% tổng số khách;
khách là các kiến trúc sư, kỹ sư, bác sỹ chiếm 15,2 %; khách là những người đã nghỉ hưu
chiếm 8,1%, là giáo viên, giảng viên chiếm 10,0%, là học sinh, sinh viên chiếm 9,1%; là
quan chức Chính phủ chiếm 4,8%; là nhân viên tổ chức quốc tế chiếm 2,4% và các thành
phần khác chiếm 24,5%.
¾ Độ dài thời gian bình quân lưu lại ở Việt Nam, một lượt khách du lịch quốc tế
là 13,8 ngày, trong đó khách đi theo tour (lữ hành) 9,7 ngày và khách tự sắp xếp đi là
16,8 ngày. Như vậy là thời gian lưu lại đã tăng hơn 3 ngày. Điều này chứng tỏ Việt Nam
đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn và níu chân khách quốc tế ngày càng lâu hơn.
Có thể thấy, thông thường các tour du lịch quốc tế đến Việt Nam là từ 3-7 ngày đối
với du khách đến từ các nước khu vực Châu Á và thời gian từ 10 - 15 ngày đối với du
khách của các nước khu vực Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Đại Dương. Còn các đối tượng
du khách tự sắp xếp đi thường ít bị giới hạn về thời gian hơn.
Số liệu về kết quả điều tra được thể hiện như sau: (Tổng cục Du lịch - TS. Lý Minh Khải)
10.2.1 Số ngày du khách quốc tế lưu lại Việt Nam
Tổng số Chia theo độ dài thời gian lưu lại Việt Nam 2005 Số ngày
mẫu 1-3 4-7 8-14 15-21 22-28 29-60 61-90 >90 B.quân
điều tra ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày ngày 1 lượt
Khách tự sắp xếp đi 4713 588 897 1074 1056 228 760 85 25 16.8
- Cơ cấu (%) 100.0 12.5 19.0 22.8 22.4 4.8 16.1 1.8 0.5 -
Khách đi theo tour 2670 612 1041 511 353 69 84 - - 9,7
- Cơ cấu (%) 100.0 22.9 39.0 19.1 13.2 2.6 3.1 - - -

48
10.2.2 Chi tiêu bình quân một ngày khách ở Việt nam
Khách quốc tế Khách nội địa
2005 So với 2005 Tỷ lệ So với
Tỷ lệ %
(USD) 2003(%) (1000đ) % 2003(%)
Bình quân chung 76,4 100,0 102,4 506,2 100,0 115,2
Thuê phòng 19,2 25,1 92,3 110,3 21,8 105,9
Ăn uống 14,0 18,3 111,1 88,6 17,5 129,3
Đi lại tại Việt Nam 14,3 18,7 131,2 162,0 32,0 129,6
Thăm quan 5,8 7,6 103,6 19,7 3,9 95,2
Mua hàng hóa 12,7 16,6 106,7 75,7 15,0 113,7
Vui chơi giải trí 4,1 5,4 87,2 15 3,0 98,0
Y tế 1,1 1,4 122,2 4,6 0,9 191,7
Chi khác 5,3 6,9 73,6 30,3 6,0 82,1
10.2.3 Khách du lịch quốc tế chia theo giới tính, độ tuổi và quốc tịch (Người)
Theo giới tính Theo độ tuổi
2005 Tổng số
Nam Nữ 15-24 25-34 35-44 45-54 55-64 >64
THEO NƯỚC 8195 5232 2963 1012 2611 1849 1606 836 281
Trđó: Việt kiều 1044 665 379 91 311 245 273 93 31
Châu Á 3663 2455 1208 404 1162 838 712 398 149
Châu Âu 2669 1628 1041 406 867 572 495 247 82
Châu Phi 4 2 2 2 0 2 0 0 0
Châu Mỹ 1133 732 401 127 363 298 228 93 24
Châu Đại Dương 670 380 290 65 193 126 165 97 24
Các nước khác 56 35 21 8 26 13 6 1 2
10.2.4 Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam chia theo các hình thức khác
2005 Số lượng (Người) Cơ cấu (%)
TỔNG SỐ 8195 100.0
Theo phương tiện đến
Máy bay 6584 80.34
Ô tô 1186 14.47
Tàu hoả 210 2.56
Tàu thủy 49 0.60
Phương tiện khác 166 2.03
Theo hình thức tổ chức đi
Đi theo tour 3482 42.49
Tự sắp xếp 4713 57.51
Theo loại cơ sở lưu trú
Khách sạn 5 sao 816 9.96
Khách sạn 4 sao 1272 15.52
Khách sạn 3 sao 1925 23.49
Khách sạn 2 sao 1289 15.73

49
Khách sạn 1 sao 1053 12.85
Khách sạn chưa xếp sao 1511 18.44
Nhà nghỉ, nhà khách 287 3.50
Biệt thự kinh doanh du lịch 29 0.35
Khác 12 0.15
Theo số lần đến
1 lần 5348 65.26
2 lần 1712 20.89
3 lần trở lên 1135 13.85
(Nguồn: Tổng cục Du lịch - TS. Lý Minh Khải)
Từ kết quả điều tra thăm dò ý kiến nhận xét, đánh giá về cảnh quan môi trường, về các
điều kiện ăn, ở, đi lại, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của du khách quốc tế đã tổng hợp được và
phân tích, đánh giá ở trên có thể thấy, du khách quốc tế đã có cảm tình và nhận xét, đánh giá
khá tốt về môi trường du lịch nước ta. Điều này càng được khẳng định thêm qua số lượng
khách quốc tế Việt Nam du lịch đã liên tục tăng lên với tốc độ rất nhanh trong những năm
gần đây, bình quân hàng năm đã có tốc độ tăng trưởng từ trên 10% cho đến 20%. Phần lớn
khách du lịch quốc tế được hỏi đều cho rằng môi trường du lịch Việt Nam đã được cải thiện
nhiều. 74% số khách cho rằng cảnh quan môi trường du lịch của Việt Nam là sạch đẹp,
25,2% số khách đánh giá là bình thường và chỉ có 0,8% số khách đánh giá là dưới mức bình
thường. Ba tỉnh Nghệ An, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng được du khách quốc tế đánh giá là
sạch đẹp nhất. Về cơ sở lưu trú du lịch, 65,7% số khách có nhận xét tốt, 33,3% đánh giá là
bình thường và chỉ có 1% cho rằng chưa đạt yêu cầu. Nghệ An và Đà Nẵng tiếp tục được
đánh giá là những nơi có cơ sở lưu trú tốt nhất. Về phương tiện đi lại, 50,4% số khách được
hỏi cho là tốt, 45,1% cho là bình thường và 4,4% đánh giá là chưa đạt yêu cầu.
Nhiều du khách nhận xét rằng các dịch vụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của Việt
Nam vẫn còn rất bình thường, chưa hấp dẫn du khách.
10.3 Khách quốc tế đến Việt Nam năm 2006 và quý I năm 2007(Lượt người)
Quý I 2006 so với Quý I/07so
Theo mục đích 2006
2007 2005 (%) quý I/06 (%)
TỔNG SỐ 3583486 1111352 103.0 113,7
1 Du lịch 2068875 687030 101.5 117,3
2 Công việc 575812 150297 116.2 112,4
3 Thăm thân nhân 560903 178457 110.4 113,9
4 Mục đích khác 377896 95568 86.9 94,2

50
Phụ lục 11: Các văn bản định hướng phát triển du lịch Dalat
Ngoài các văn bản định hướng có tính pháp qui đã công bố và liệt kê ở danh mục
tài liệu tham khảo và các dự án hiện đã được cấp giấy phép hoạt động ra (sẽ nêu ở phụ
lục: 12.4), Tỉnh đang xây dựng và triển khai nhiều cơ chế ưu đãi lâu dài để tăng cường
thu hút đầu tư nước ngoài cho các dự án: Dự án xây dựng khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải
trí cuối tuần hồ Nam Phương, hồ Tân Rai 5.000.000USD. Xây dựng bệnh viện chất
lượng cao 4.000.000USD và xây dựng khu liên hợp thể thao Dalat (theo quy hoạch)….
- Lâm Đồng và Khánh Hòa đã ký kết chương trình hợp tác phát triển du lịch toàn
diện từ nay đến năm 2010, trong đó, chủ yếu xây dựng khu tam giác du lịch Sài Gòn -
Dalat - Nha Trang nhằm khai thác các tiềm năng du lịch của 3 địa phương, đặc biệt các
tour du lịch theo dấu chân Yersin, du lịch xuyên Việt - Nghỉ dưỡng - Sinh thái - Văn hóa
- Khám phá - Mạo hiểm - Thăm chiến trường xưa… Mục đích nhằm tạo ra chương trình
liên kết đặc thù, các sản phẩm du lịch đa dạng - đặc trưng, mở rộng và phát triển không
gian du lịch, khai thác tốt hơn các địa danh du lịch nổi tiếng của Nha Trang và Dalat.
Bên cạnh đó, khai thác các nguồn lực một cách hợp lý và tạo động lực cho du lịch mỗi
tỉnh phát triển bền vững dựa trên sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy được lợi thế.
Đặc biệt, 2 tỉnh vừa thống nhất kế hoạch tổ chức lễ thông xe kỹ thuật tuyến đường mới
723 nối Nha Trang - Dalat vào ngày 27/4 nhân dịp kỷ niệm 32 năm đất nước thống nhất.
- Ngày 1/2/2007 tại Dalat, Công ty cổ phần đầu tư và du lịch Sài Gòn - Lâm Đồng
chính thức khởi công xây dựng khu du lịch Robin Hill Resort, với tổng vốn đầu tư trên
300 tỷ đồng. Bao gồm nhiều hạng mục công trình như: Khu tòa nhà trung tâm; khu nhà
hàng 150 chỗ; khu khách sạn nghỉ dưỡng; khu biệt thự VIP và 14 khối biệt thự đạt 5 sao,
khu vui chơi giải trí…nhanh chóng đưa vào khai thác nhân dịp Festival hoa 2007.
- Từ nay đến năm 2010, Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) sẽ đầu tư cho 11 dự án
về du lịch tại Dalat. Theo đó, ngay năm 2007 sẽ tài trợ các dự án trồng hoa, sân bay Liên
Khương, xây dựng 7 tháp hoa và lắp đặt 5 ca bin thông tin tại trung tâm Dalat. Trong
những năm kế tiếp, PVFC sẽ đầu tư cho các dự án cao ốc văn phòng cho thuê, bệnh viện
nghỉ dưỡng, khu vui chơi giải trí hồ Phương Nam, đèo Mimosa, Thung lũng Tình Yêu,
hồ Đại Ninh. Ngoài ra, Savimex sẽ đầu tư khu biệt thự và khu sinh thái Dalat 32ha .

51
- Sáng 2-4, UBND tỉnh Lâm Đồng đã thông qua dự án đầu tư sân golf và khu resort
cao cấp tại xã Đạ Ròn, cách sân bay Liên Khương 7km và trung tâm Dalat 18km. Dự án
gồm sân golf 18-36 lỗ, 250 ngôi biệt thự cao cấp, khách sạn 5 sao quy mô 200 phòng,
khu làng dân tộc và khu vui chơi giải trí thể thao quanh hồ với diện tích là 574 ha. Vốn
đầu tư giai đoạn 1 là 18 triệu USD do Công ty Acteam International Cooperation
(Macau, Trung Quốc) đầu tư. Dự án dự kiến đi vào hoạt động từ cuối năm 2008.
- UBND tỉnh Lâm Đồng vừa trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty
TNHH nghỉ mát Dalat (DRI) được chuyển từ hình thức liên doanh sang hình thức đầu tư
100% vốn nước ngoài... với tổng số vốn là 40 triệu USD, đầu tư vào kinh doanh dịch vụ
du lịch, vui chơi giải trí. UBND tỉnh Lâm Đồng cũng vừa đồng ý cho Công ty Optimum
International Hoalding (Mỹ) và Công ty TNHH Chính Đức (TP.HCM) liên doanh đầu
tư 70 triệu USD xây dựng tổ hợp bệnh viện quốc tế đầu tiên ở khu vực Tây Nguyên.
- Thành phố Dalat đang chuẩn bị chào đón lễ hội Vespa cổ lần đầu tiên được tổ
chức từ ngày 29/4 - 1/5. Chương trình có sự tham gia của khoảng 300 xe đến từ các tỉnh,
thành trong cả nước... điểm nhấn trong chương trình tour lễ 30/4... Để có những chương
trình thật sự ấn tượng cho lễ khai mạc Festival hoa 2007, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa
triển khai công tác chuẩn bị cho Festival hoa Dalat lần thứ hai 2007(15 - 22/12/2007).
- UBND tỉnh Lâm Đồng vừa phê duyệt đề án phát triển vùng chè chất lượng cao
trong kế hoạch 2007 - 2010 với tổng kinh phí ước tính trên 221 tỉ đồng. Bộ VH-TT đã
đồng ý đầu tư 2 tỷ đồng để tôn tạo, chống xuống cấp Di tích khảo cổ Cát Tiên và 350
triệu đồng triển khai điều tra điền dã, thống kê nguồn cồng chiêng trên địa bàn tỉnh.
- Đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân vừa báo cáo Thủ tướng
xem xét việc “nâng cấp” Dalat là thành phố đặc thù trực thuộc trung ương và thành lập
tỉnh Lâm đồng mới. Đến nay, Lâm Ðồng đã thu hút được nguồn vốn đầu tư từ 13 quốc
gia và vùng lãnh thổ, với 72 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn hơn 209 triệu
USD... trong đó có 61 dự án 100% vốn nước ngoài, 7 dự án liên doanh và 5 dự án hợp
đồng hợp tác kinh doanh. Ngoài ra còn có 11 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặt
văn phòng tại tỉnh. 10% khách sạn đạt tiêu chuẩn “sao” đó là con số mà Dalat phấn đấu
đạt được trong năm 2007.

52
Phụ lục 12: Các số liệu định hướng phát triển liên quan về du lịch Dalat
12.1 Đặc điểm của ngành Du lịch trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
TT Chỉ tiêu Báo cáo và dự báo theo năm
2001 2002 2003 2004 2005 2010 2015
1 Số khách, trong đó (ngàn lượt) 803 905 1.150 1.350 1.560,9 2.200 3.400
- khách quốc tế (ngàn lượt) 78 85 65 86 100,6 250 400
- khách nội địa (ngàn lượt) 725 820 1.085 1.264 1.460,3 1.950 3.000
2 Số lượng khách sạn 400 434 550 670 680 900 1.200
3 Số lượng phòng khách sạn, trong đó 4.800 5.300 7.000 7.826 7.850 15.900 26.800
- Phòng KS 3 -5 sao 257 257 257 257 330 1.000 2.500
- Phòng KS từ 2 sao trở xuống 4.543 5.043 6.743 7.569 7.520 14.900 24.300
4 Số lượng đơn vị kinh doanh Lữ hành 08 10 14 16 18 40 90
5 Số khu, điểm hấp dẫn thu hút khách 90 90 95 95 95 100 120
6 Thu nhập xã hội từ du lịch (tỷ đồng) 481,8 633,5 920 1.215 1.405 3.300 5.780
7 Số lao động trực tiếp (người) 2.800 3.000 3.400 4.500 4.700 10.000 25.500
8 Số lao động gián tiếp (người) 5.000 5.700 6.200 8.000 8.500 22.200 57.700

12.2 Thực trạng và dự báo nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn Tỉnh Lâm Đồng
Báo cáo và dự báo theo năm (người)
TT Chỉ tiêu
2001 2002 2003 2004 2005 2010 2015
1 Tổng số lao động 2.800 3.000 3.400 4.500 4.700 10.000 25.500
Phân theo trình độ đào tạo
2 Trình độ trên Đại học 02 02 02 03 03 30 100
3 Trình độ Đại học, cao đẳng 506 600 708 820 865 2.500 7.500
4 Trình độ trung cấp và sơ cấp 876 1.145 1.466 1.600 1.775 5.700 15.000
5 Trình độ khác (đào tạo tại chỗ) 1.416 1.253 1.224 2.080 2.057 1.770 2.900
Phân theo lao động
7 Đội ngũ quản lý nhà nước du lịch 25 30 41 85 182 250 300
8 Lao động quản lý tại doanh nghiệp 300 350 421 485 529 1.000 2.000
9 Lao động nghiệp vụ 2.475 2.620 2.938 3.930 3.989 8.750 23.200
1- Lễ tân 750 800 930 1.060 1.100 1.500 3.000
2- Phục vụ buồng 1.030 1.100 1.160 1.300 1.360 2.000 6.000
3-Phục vụ bàn, bar 280 300 385 400 410 1.000 3.300
4- Nhân viên nấu ăn 30 35 40 60 78 400 850
5-Hướng Đã được cấp thẻ 04 06 07 08 10 80 200
dẫn viên Chưa được cấp thẻ 15 20 25 30 30 30 100
6- Nhân viên Lữ hành 20 30 45 70 100 300 600
7- Nhân viên khác 346 329 381 1002 901 3.440 9.150
Phân theo ngành nghề kinh doanh (không bao gồm các đối tượng QLNN)
10 khách sạn, nhà hàng 2.000 2.100 2.400 3.000 3.100 6.000 18.000
11 Lữ hành, vận chuyển du lịch 75 90 140 190 200 500 1.300
12 Dịch vụ khác 700 810 819 1.225 1.218 2.250 5.900
(Ghi chú: Hai Bảng trên đây được trích từ chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch
Việt Nam do Tiến sĩ Nguyễn Văn Lưu vụ trưởng Vụ TCCB - TCDL chủ trì phối hợp
với các Sở Du lịch thực hiện năm 2005).

53
12.3 Khách du lịch đến Lâm Đồng theo các cụm (phương án sau điều chỉnh)
2010 2015 2020
Khu vực Các hạng mục
Quốc tế nội địa Quốc tế nội địa Quốc tế nội địa
Số lượt khách (ngàn) 106,0 1.785 140,0 2.400 176,0 3.150
Dalat và
Ngày lưu trú TB (ngày) 3,2 3,0 3,8 3,5 4,4 4,0
phụ cận
Tổng ngày khách (ngàn) 339,2 5.355 532,0 8.400 775,0 12.600
Số lượt khách (ngàn) 12,5 210 23,0 390 35,0 630
Bảo Lộc Ngày lưu trú TB (ngày) 2,0 2,0 2,5 2,5 3,0 3,0
Tổng số ngày khách (ngàn) 25,0 420 57,5 980 105,0 1.890
Số lượt khách (ngàn) 6,5 105 12,0 210 24,0 420
Cát Tiên Ngày lưu trú TB (ngày) 1,5 1,5 2,0 2,0 2,5 2,5
Tổng số ngày khách (ngàn) 9,8 157 24,0 420 60,0 1.050
Số lượt khách (ngàn) 125,0 2.100 175,0 3.000 235,0 4.200
Toàn tỉnh Ngày lưu trú TB (ngày) 3,0 2,8 3,5 3,3 4,0 3,7
Tổng ngày khách (ngàn) 374,0 5.932 613,5 9.800 940,0 15.540
(Nguồn: Dự báo của Viện NCPT Du lịch)
12.4 Danh mục các chương trình và dự án đầu tư du lịch Lâm Đồng đến 2020.
* Các dự án đầu tư tại Dalat và phụ cận:
1 Khu du lịch chuyên đề quốc gia hồ Tuyền Lâm (tầm cỡ quốc gia) 1.000 tỷ
2 Khu du lịch tổng hợp hồ ĐanKia - Suối Vàng (tầm cỡ quốc gia) 20.000 tỷ
3 Khu vui chơi giải trí và dịch vụ Hồ Xuân Hương 100 tỷ
4 Khu du lịch nghỉ dưỡng Lang Biang kết hợp văn hóa xã Đang Rít. 500 tỷ
5 Nâng cấp và phát triển hệ thống cơ sở lưu trữ và dịch vụ du lịch. 1.000 tỷ
6 Khu du lịch Thanh niên hồ Đa Thiện, thung lũng Tình Yêu. 100 tỷ
7 Khôi phục tuyến đường sắt răng cưa Phan Rang - Dalat 100 tỷ
8 Phát triển du lịch sinh thái rừng cảnh quan 100 tỷ
9 Cải thiện môi trường Thành phố Dalat theo hướng đô thị du lịch 20 tỷ
* Các dự án đầu tư tại các huyện trong tỉnh Lâm đồng:
10 Khu du lịch sinh thái hồ Đại Ninh - Đức Trọng 50 tỷ
11 Khu du lịch đèo Ngoạn Mục - hồ Đa Nhim Đơn Dương 100 tỷ
12 Khu du lịch nghỉ dưỡng Đambri - Bảo Lộc 100 tỷ
13 Phát triển du lịch ở khu công nghiệp dâu tằm tơ - Bảo Lộc 30 tỷ
14 Khu du lịch Suối Tiên - Madagui, ĐạHoai 150 tỷ
15 Khu du lịch sinh thái Nam Cát Tiên 100 tỷ
16 Khôi phục, tôn tạo khu Thánh địa Bà La Môn Giáo Cát Tiên 300 tỷ
Tổng cộng 23.850 tỷ

54
Phụ lục 13: Các cơ sở dịch vụ và chương trình về du lịch Dalat
Dalat hiện có 17 Danh lam thắng cảnh được công nhận di sản văn hóa quốc gia,
nhiều di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị du lịch, hơn 600 khách sạn lớn nhỏ
thuộc đủ thành phần kinh tế, trong đó có 52 khách sạn đã đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 5 sao và
phần lớn trong số này là khách sạn thuộc các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, các tổng
công ty du lịch lớn ở thành phố Hồ Chí Minh... Để đạt được mức 10% khách sạn “có
sao”, Dalat hiện chỉ cấp phép đầu tư khách sạn từ 3 sao trở lên đối với các nhà đầu tư từ
ngoài đến; đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho chủ các khách sạn “dưới sao”
hiện có đầu tư nâng cấp để đạt từ 1 sao trở lên. Dự đoán nguồn đầu tư xây dựng mới,
nâng cấp...cho hệ thống khách sạn ở Dalat năm 2007 sẽ lên trên 500 tỉ đồng. Tỉ lệ này sẽ
tiếp tục được nâng cao những năm tới để đảm bảo “nâng đẳng cấp du lịch” cho Dalat.
Song song với việc nâng cấp khách sạn, Dalat cũng đang đẩy mạnh các cuộc thi
cho hệ thống lưu trú du lịch như: Thi chuẩn “ khách sạn xanh”, nét thanh lịch khách sạn..
13.1 Danh lam thắng cảnh Lâm Đồng được công nhận di sản văn hóa quốc gia
Hồ Xuân Hương - đồi Cù, thánh địa Cát Tiên, hồ Than Thở, hồ Tuyền Lâm, thác
Datanla, thác Cam Ly, thung lũng Tình yêu, thác Prenn, thác Liên Khương, thác
Pongour, thác Gougah, thác Bảo Đại - Queyon, ga Dalat, trường cao đẳng, thác Voi, núi
Lang Biang, hồ Đạ Tẻh. Trong đó có đến 7 thác và 4 hồ; Di tích văn hóa - lịch sử; Du
lịch thể thao - mạo hiểm; Nghỉ dưỡng, hội họp kết hợp du lịch (MICE) hoặc nghiên cứu
tập quán canh tác hay tham dự các lễ hội văn hóa về hoa, trà.
13.2 Những di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc có giá trị du lịch
TT Tên di tích Vị trí Nội dung, loại hình
01 Thánh địa Cát Tiên Xã Đồng Nai Kiến trúc tôn giáo Bàlamôn
02 Khu mộ cổ người Mạ Xã Đại Lào Mộ cổ dân tộc Mạ
03 Chùa Linh Sơn Dalat Kiến trúc tôn giáo
04 Chùa Linh Quang Dalat Kiến trúc tôn giáo
05 Nhà thờ Chánh Tòa Dalat Kiến trúc tôn giáo
06 Nhà thờ Domain de Marie Dalat Kiến trúc tôn giáo
07 Biệt điện số I Dalat Kiến trúc cũ
08 Biệt điện số II (Dinh toàn quyền Pháp cũ) Dalat Kiến trúc cũ
09 Biệt điện số III (Dinh Vua Bảo Đại) Dalat Kiến trúc cũ
10 Tu viện dòng Chúa cứu thế Dalat Kiến trúc tôn giáo
11 Lăng Nguyễn Hữu Hào (Cha vợ Bảo Đại) Dalat Kiến trúc tôn giáo
(Nguồn: ITDR)

55
13.3 Khách sạn hạng sao (có sao)
TT TÊN KHÁCH SẠN HẠNG SAO ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Sofitel Dalat Palace 5 12 Trần Phú 825444
02 Dalat Novotel 4 07 Trần Phú 825777
03 Golf 3 4 04 Nguyễn Thị Minh Khai 826049
04 Rex - Dalat 4 01 Lê Hồng Phong- Dalat 540809
05 Sài gòn - Dalat 4 83 Đường 3 tháng 2 823546
06 Ngọc Lan 4 42 Nguyễn Chí Thanh 823522
07 HAGL Resort - Dalat 4 03 Nguyen Du 810826
08 Empress 3 05 Nguyễn Thái Học 833888
09 Cẩm Đô 3 81 Phan Đình Phùng 822732
10 Golf 2 2 114 Đường 3 tháng 2 830690
11 Golf 1 2 11 Đinh Tiên Hàng 824082
12 Anh Đào 2 50-52 Khu Hòa Bình 822384
13 Lavy hotel 2 2B Lữ Gia 826007
14 Duy Tân 2 83 Đường 3 tháng 2 823546
15 Seri Bank 2 05 Đường 28/3 - Bảo Lộc 864150
16 Hàng Không 2 40 Hồ Tùng Mậu 831368
17 Bảo Lộc 2 795 Trần Phú - Bảo Lộc 864107
18 Damb’ri 2 46-48 Lê T Pha - Bảo Lộc 864294
19 Đại Lợi 2 3A Bùi Thị Xuân 837151
20 HP 2 05 Lê Hồng Phong 822607
21 Thảo My 2 27 Hai Bà Trưng 817178
22 Fortune &Trung 2 03+04 Bùi Thị Xuân 822663
Cang
23 Thanh Thế 2 118 Phan Đình Phùng 822180
24 Hải Sơn 2 01 Nguyễn Thị Minh Khai 822379
25 Minh Tâm 2 20 Khe Sanh 822447
26 Hồng Vân 2 45C Đinh Tiên Hàng 822717
27 Á Đông 1 65 Nguyễn Văn Trỗi 822700
28 Hướng Dương I 1 Lô B1 Hải Thượng 835750
29 Hướng Dương II 1 Lô A6-A7 Hải Thượng 837555
30 Phước Đức 1 04 Khu Hòa Bình 822200
31 Lyla 1 18A Nguyễn Chí Thanh 834540
32 Bông Hồng 1 73 Đường 3 tháng 2 822518
33 Minh Nhung 1 04 Phạm Ngũ Lão-Bảo Lộc 864236
34 Mái Nhà Hồng 1 7/8 Hải Thượng 815667
35 Châu Âu 1 76 Nguyễn Chí Thanh 822870
36 Thành An 1 5 Hà Huy Tập 828407
37 Đại Dương 1 130 Phan Đình Phùng 823650
38 Hoàng Lãng 2 1 4A Bùi Thị Xuân 520350
39 Hương Trà 1 07 Nguyễn Thái Học 837950
40 Minh yến 1 62B Bùi Thị Xuân 520369
41 Thanh Bình 1 12 Nguyễn Thị Minh Khai 822909
… … … … …
52 Tri Kỷ 1 01 Hà Huy Tập 531599

56
13.4 Những địa chỉ đạt '' nhãn hiệu xanh '' 2006
Các khách sạn đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” tiêu biểu năm 2006
TT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Á Đông Khách sạn 63-65 Nguyễn Văn Trỗi 822700
02 Cẩm Đô Khách sạn 81 Phan Đình Phùng 822732
03 Dinh II Khách sạn NH 12 Trần Hưng Đạo 822090
04 Du lịch Công Đoàn Khách sạn NH 01 Yersin 822186
05 Golf I Khách sạn 11 Đinh Tiên Hàng 822517
06 Golf II Khách sạn 114 đường 3/2 826033
07 Golf III Khách sạn 04 Nguyễn Thị Minh Khai 826049
08 Hàng Không Khách sạn 40 Hồ Tùng Mậu 831368
09 Hải Âu Khách sạn 27 Nguyễn Chí Thanh 822453
10 Hải Sơn Khách sạn 01 Nguyễn Thị Minh Khai 822547
11 Hoa Tuylipe Khách sạn 26 đường 3/2 510995
12 Hồng Vân Khách sạn 45 B Đinh Tiên Hoàng 822717
13 Hoàng Anh Dalat Khách sạn 03 Nguyễn Du 810826
14 Hoàng Thảo Khách sạn 80B Nguyễn Chí Thanh 510131
15 Hoàng Tử Khách sạn NH 02 Triệu Việt Vương 829926
16 Hướng Dương Khách sạn A6-7 Hải Thương 837555
17 HP Khách sạn 2B Lê Hồng Phong 830137
18 Thanh Thế Khách sạn NH 118 Phan Đình Phùng 811180
19 Mái Nhà Xanh Khách sạn 32 Hải Thượng 816168
20 Minh Tâm Khách sạn NH 20 Khe Sanh 822447
21 Đại Dương Khách sạn NH 130 Phan Đình Phùng 837794
22 Đại Lợi Khách sạn NH 3A Bùi Thị Xuân 837333
23 Redsun Khách sạn NH 14c Hà Huy Tập 531576
24 Saola Khách sạn 04 Hàng Diệu 815747
25 Sofitel Khách sạn NH 12 Trần Phú 825444
26 Tân Sinh Hương Khách sạn 3F Bùi Thị Xuân 520449
27 Thắng Lợi Khách sạn 3C Bùi Thị Xuân 510670
28 Thảo My Khách sạn 27B Hai Bà Trưng 817178
29 Thông Xanh Khách sạn 33-35 Nam Kỳ Khởi Nghĩa 825289
30 Toàn Phát Khách sạn 9 Nguyễn Siêu 571010
31 Tri Kỷ II Khách sạn 1C Hà Huy Tập 531238
32 Trương Nguyên Khách sạn 7A Hải Thượng 812772
33 Trung Cang Khách sạn 4A Bùi Thị Xuân 822663
34 Vietsopetro Khách sạn 7 Hùng Vương 833077
35 Novotel Khách sạn 07 Trần Phú 825777
... ... ... ...
60 Empress Khách sạn 05 Nguyễn Thái Học 833888

57
Các nhà hàng – quán cà phê đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” năm 2006
STT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 An Tiến Càphê 20 Pasteur 824663
02 Mimoza Cà phê 27 Khởi Nghĩa Bắc Sơn 831004
03 Cỏ Hồng Cà phê 05 Nguyễn Chí Thanh 829846
04 Giao Hưởng Xanh Cà phê 10b/1 Lê Hồng Phong 828159
05 Hương Ca Cà phê 21/9 Trần Phú 531731
06 Dalat Phố Cà phê 32 Hàng Văn Thụ 824843
07 Nghệ Sỹ Cà phê 09 Nguyễn Chí Thanh 821749
08 Nhật Nguyên Cà phê 02 Trần Quốc Toản 531383
09 Papa Cà phê 34 Trần Phú 541555
10 Phượng Tím Cà phê 11B Nguyễn Chí Thanh 832446
11 Quỳnh Hương Karaoke 3/2 Cô Giang 825522
12 Sài Gòn Ca dao Karaoke 27A Phù Đổng Thiên Vương 824382
13 Song Vy Cà phê 22 Nguyễn Du 829293
14 Việt Hưng Cà phê 07 Nguyễn Chí Thanh 835737
15 Golf I Nhà hàng 11 Đinh Tiên Hàng 824082
16 Cung Hỷ Nhà hàng 3/1 Yersin 822970
17 HP Nhà hàng 2B Lê Hồng Phong 822607
18 TM Nhà hàng 15A Phù Đổng Thiên Vương 837484
19 Dalat House Nhà hàng 34 Nguyễn Du 811577
20 Hưng Phóat I Nhà hàng 01 Quang Trung 810900
21 Lãng Nga Nhà hàng 04 Yersin 822929
22 Phượng Hoàng Nhà hàng 81 Phan Đình Phùng 822773
23 Vạn Huê Lầu Nhà hàng 22D/1 Trần Phú 824794
24 Thanh Thuỷ Nhà hàng 02 Nguyễn Thái Học 531668
Các khu du lịch đạt chuẩn “ nhãn hiệu xanh” năm 2006
STT TÊN ĐƠN VỊ LOẠI HÌNH ĐỊA CHỈ ĐIỆN THOẠI
01 Cáp treo Dalat Khu du lịch Đồi Robin – P3 837938
02 Datanla Khu du lịch Đèo Prenn 831804
03 Ga Dalat Khu du lịch 01 Quang Trung 834409
04 Du lịch Thanh Niên Khu du lịch 07 Mai Anh Đào 821448
05 KDL Prenn Khu du lịch Đèo Prenn 530578
06 Langbian Khu du lịch Lạc Dương 839456
07 Đồi Mộng Mơ Khu du lịch 05 Mai Anh Đào 822099
08 Phương Nam Khu du lịch 06 Hồ Tùng Mậu 822781

Giá tour trọn gói cho 2 khách (VNĐ)


Khách sạn Giá tour trọn gói Phụ thu ngoại quốc
Cẩm đô 7.350.000 1.470.000
Empress 7.860.000 1.590.000
Hoàng anh 8.240.000 1.650.000
Novotel 8.320.000 1.690.000

58
13.5 Danh sách doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng

TT Tên doanh nghiệp Địa chỉ - Email Điện thoại


1 Công ty Du lịch Lâm Đồng 10 Quang Trung, P. 9, TP. Dalat 063.823829
2 Công ty Dịch vụ Du lịch Dalat 24 Trần Phú, TP. Dalat 063.826027
3 Công ty Du lịch dã ngoại Bắc Đẩu 66 Phan Đình Phùng, TP. Dalat 063.836840
4 Công ty Du lịch dã ngoại Phương Nam 6 Hồ Tùng Mậu, TP. Dalat 063.836781
5 Công ty Cổ phần Du lịch Thái sơn 73 Trương Công Định, TP. Dalat 063.829422
6 Công ty Du lịch Đambri Thôn 14 xã Đambri - TX Bảo Lộc 063.751517
7 Công ty cổ phần Du lịch Bảo Lộc 795 Trần Phú - TX Bảo Lộc 063.864170
8 Công ty TNHH Thuỳ Dương 49 Hùng Vương 063.833881
9 Công ty Du lịch Thanh niên Dalat Khu Du lịch Thung Lũng Tình Yêu 063.821448
10 Công ty TNHH Đất Nam KDL thác Pongour - Đức Trọng 063.846346
11 Công ty TNHH Tài Nhân KDL thác Gougah - Đức Trọng 063.678333
12 Công ty CP Du lịch Thành Ngọc 05 Mai Anh Đào - Dalat 063.822099
13 DNTN Hoàng Tâm F3 Trần Quang Diệu - Dalat 063.830719
14 DNTN Hằng Nga 03 Huỳnh Thúc Kháng - Dalat 063.822070
15 Công ty CP Du lịch rừng Madagui Km 152 . QL 20 - Đạ Hoai 063.876618
16 Chi nhánh Cty TNHH Hoàn Hảo 02 Nguyễn Chí Thanh - Dalat 063.828383
… … … …
25 Công ty TNHH Phước Đức 04 Khu Hòa Bình - Dalat 063.822200
13.6 Các tuyến, điểm tham quan chính
Các điểm tham quan ở trên tuyến quốc lộ 20 gồm có: Thác bảy tầng, thác Đambri,
thác Gougah, thác Pongour, thác Liên khương, làng Gà, thác Prenn, thác Datanla, hồ
Tuyền Lâm. Tuyến quốc lộ 27 có: Thác Voi (Lâm Hà) kết hợp thác Cổng trời (Tà nung).
Điểm ‘’bay” trên tuyến cáp treo dài nhất nước: Tuyến cáp dài tới 2.267m và cũng
là hệ thống cáp treo đầu tiên của Tây nguyên hùng vĩ được khánh thành ngay trong dịp
Tết Nguyên đán Quý Mùi 2003. Từ độ cao “trên mây” 1.500 - 1.600m, trên những
swovoda xinh xắn, khách lãng du sẽ có cảm giác thật lạ lùng, thi vị khi nhìn ngắm toàn
cảnh Thành phố Dalat mộng mơ, tráng lệ thoắt ẩn thoắt hiện trong sương mù...
Điểm không gian Dalat sử quán: Nằm ở địa chỉ 258 đường Vòng Lâm Viên,
phường 8 Thành phố Dalat, sử quán này mở ra một không gian đậm chất thơ, với những
khu vực mang tên gọi rất trữ tình: Đi tìm bản sắc, Ngọc Khuê Trang, Phát tích, Vườn
Thiên nhai tri kỷ hữu, núi Gươm Đàn, Thanh Tâm Các…

59
Điểm rừng Quốc Gia Cát Tiên - Bảo Lộc - Thác Đamb'ri: Có thể đi Dalat bằng
máy bay, nhưng như vậy mất 50% vui thú. Cái 50% vui thú này nằm dọc con đường bộ
Sài Gòn - Dalat dài 300 km. Kể từ nam lên bắc...
Tuyến Prenn - Datanla: Tuỳ theo nhu cầu có thể ghép hai điểm Datanla và Tuyền
Lâm trong một buổi hay một ngày. Nếu muốn chinh phục vực tử thần ở thác Datanla thì
có thể xếp Prenn và Datanla vào một buổi tham quan.
Tuyến thác Cam Ly - Dinh Bảo Đại - Biệt thự Hằng Nga - Nhà thờ con Gà - Dinh
1&2 - Vườn hoa Minh Tâm - Chùa Tàu, Linh Phong - Bảo tàng Lâm Đồng: Trong tuyến
này tùy theo sở thích có thể thiết kế chương trình tham quan phù hợp sở thích nhưng
tuyến này có đặc điểm là đều nằm trên một trục đường chính của Thành phố.
Tuyến thác Hang Cọp - chùa Linh Phương: Theo trục đường Trần Hưng Đạp –
Hùng Vương đi thẳng về Trại Mát. Tuyến này có loại hình tham quan bằng xe lửa, nếu
chỉ tham quan chùa Linh Phước thì nên đi tàu lửa cả đi và về. Nếu kết hợp tham quan
thác Hang Cọp thì phải kết hợp cả xe ô tô để đi tiếp từ Trại Mát đến thác.
Tuyến thung lũng Tình yêu - Vườn hoa Thành phố - Hồ Than Thở: Có thể tách ra 2
điểm cho một buổi tham quan. Trong tuyến này, khi đi đến thung lũng tình yêu kết hợp
tham quan vườn dâu của một số lò mứt ở đường Phù Đổng Thiên Vương.
Tuyến Nhà thờ Domain - Phân Viện Sinh học - Lang Biangg.
Tuyến vườn hoa Thành phố - Hồ Xuân Hương - Đồi Cù: Nên đi vào buổi chiều nếu
trời không mưa. Có thể tham quan vườn hoa thành phồ và đồi Cù trong một buổi.
Vào ngày trời mưa, có thể thiết kế một chương trình tham quan như: Dinh 3 (Bảo
Đại) - biệt thự Hằng Nga - Dinh 2 và Dinh 1 hoặc Dinh 3 - Dinh 2 - bảo tàng Lâm Đồng.
13.7 Các chương trình du lịch Dalat - Phố cao nguyên mờ sương
Chương trình tham quan phụ thuộc vào thời gian của chương trình du lịch (số ngày
lưu lại). Thường mưa vào buổi chiều nên khi có ý định đi tham quan dã ngoại Dalat phải
sắp xếp vào buổi sáng, buổi chiều có thể đến thăm các dinh thự (biệt điện) hoặc chùa
chiền, nhà thờ…Với hệ thống các chương trình tham quan đặc sắc của Công ty du lịch
dã ngoại Phương Nam - Công ty dịch vụ du lịch Dalat (TOSERCO) và các chương trình
tham quan của Dalat holidays, Dalat - T.M brother's café, Công ty TNHH Bắc Đẩu ...

60
Phụ lục 15: Các thông tin khác ảnh hưởng liên quan đến du lịch Dalat
15.1 Bản đồ du lịch Việt nam

61
15.2 BẢN ĐỒ DU LỊCH LÂM ĐỒNG

62
15.3 Du lịch Dalat - Vì sao chưa xứng tầm?
Tại sao du lịch Dalat chưa cất cánh? Được mệnh danh là “thiên đường du lịch”
nhưng những năm gần đây Dalat (Lâm Đồng) đang bị một số trung tâm du lịch mới nổi
lên ở khu vực phía Nam cạnh tranh “chia điểm”. So với nhiều vùng khác, Dalat có rất
nhiều lợi thế để phát triển du lịch. Thế nhưng, với cái nhìn của một du khách bình
thường cũng đủ thấy du lịch Dalat đang có những bước tiến chậm chạp, đó là chưa nói
đến sự tụt hậu so với nhiều địa phương khác. Là “đàn anh” đi trước một chặng đường dài
về làm quen với du lịch nhưng hiện nay Dalat lại ỳ ạch chạy theo các địa phương bạn về
cách làm du lịch, đó là một thực tế. Hãy nhìn xem một Tây Ninh hay Ninh Thuận khô
cằn ngày xưa nay là những nơi hút khách, một Phan Thiết - Bình Thuận chỉ trong vòng
mấy năm đã trở thành một địa danh quen thuộc trên bản đồ du lịch thế giới. Rồi Nha
Trang, Đà Nẵng, Huế hay Hội An…nổi lên nhanh chóng như những “hiện tượng” vì biết
cách đầu tư, khai thác đúng hướng…
Mặc dù du lịch Dalat có tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhưng sự
phát triển này chưa ngang tầm với vị trí của nó. Chất lượng của dịch vụ, sản phẩm du
lịch chưa tương xứng. Trong khi lẽ ra Thành phố Dalat phải thu hút khách quốc tế để thu
ngoại tệ thì lượng khách nội địa đến Dalat hiện nay vẫn chiếm trên 90%….
Có thể nói, sức hút của du lịch Dalat hiện nay chưa cao. Nhiều du khách đã than
phiền khi xứ sở du lịch đã không làm thoả mãn được niềm yêu mến cũng như nhu cầu
của họ. Nhiều du khách đến Dalat theo “thói quen” chứ không phải bởi sức hút của
những sản phẩm du lịch. Họ không tìm được những sản phẩm mới từ du lịch, và vì vậy,
ít phải tiêu tiền một cách thoả đáng. Như đã nói ở trên, du khách nhớ đến Dalat như là
một nơi “trốn” cái nóng và sự ồn ào của các đô thị lớn trong một dịp nào đó chứ không
phải là nơi hút hồn họ như niềm kỳ vọng của chính họ. Nguyên nhân từ đâu? Điều đầu
tiên cần phải nói tới, đó là sự xuống cấp của các danh lam, thắng cảnh, di tích - những
địa chỉ được coi là thế mạnh của Dalat bị “tận thu” như một thứ hàng xén. Cách quản lý
hết sức phân tán, một kiểu “xã hội hóa du lịch” mạnh ai nấy làm chủ và chỉ chú tâm vào
khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có mà không có ý thức tôn tạo.

63
Một không khí lãng mạn và nhuốm màu hòai cổ của một đô thị từng tồn tại như
một tổng phổ hoàn chỉnh trên cao nguyên, một miền thiên nhiên hoang dã và hùng vĩ,
một vùng văn hóa sắc tộc đa dạng và phong phú…đó là những điều mà du khách cần cho
một “bữa tiệc” thị giác, cảm giác và thoả mãn tâm hồn khi tìm về với miền cao nguyên
Lang Biang. Nhưng đáng buồn, tất cả những điều đó vẫn làm họ thất vọng. Họ không chỉ
đến với Thành phố này bởi những nhu cầu chung chung, mà muốn khám phá và thưởng
thức ở miền rừng núi cao nguyên những điều cao khiết và sang trọng hơn thế. Du khách
hòai cổ không tìm thấy lại được những dấu ấn xa xưa một cách trọn vẹn, đi tìm cảm giác
mới lại càng khó. Bên cạnh đó, những căn bệnh của đô thị hiện đại đã xâm nhập vào
Dalat trong nhiều năm nay lại càng thêm lo ngại. Đó là những tệ nạn xã hội, mỹ quan bị
xâm phạm, những kiểu ứng xử thiếu lịch lãm vốn có như cò mồi, tranh giành khách…
Hy vọng và chờ đợi: Bao giờ du lịch Dalat cất cánh? Câu hỏi này đã được đặt ra từ
lâu nay và trên nhiều diễn đàn nghị sự, thế nhưng vẫn chưa có những lời hồi đáp trọn
vẹn. Để ngành công nghiệp không khói ở Thành phố cao nguyên có bước đột phá rất cần
những chiến lược, sách lược cụ thể của nhũng “cái đầu” và “quả tim” thực sự yêu mến
và có trách nhiệm. Để đưa du lịch vào quỹ đạo phát triển, gần đây, tỉnh Lâm Đồng và
Thành phố Dalat đã thể hiện một vài động thái mới. Một trong những động thái rõ nét
nhất là xúc tiến một số dự án lớn như: khu du lịch quốc tế ĐanKia - Suối Vàng, khu du
lịch chuyên đề hồ Tuyền Lâm, khu du lịch văn hóa Lang Biang, khôi phục quỹ biệt thự
Dalat…Bên cạnh đó, đang ráo riết thực hiện nhiều giải pháp nhằm chỉnh trang đô thị cao
nguyên như những gì nó vốn có và cần phải có. Để giành lại thị phần khách, Dalat đã
tích cực đầu tư làm mới mình, thay vì chỉ dựa vào lợi thế tự nhiên. Những người yêu
mến Thành phố và du khách có quyền chờ đợi. Hy vọng rằng, định hướng mà tỉnh Lâm
Đồng đưa ra là đón 1,8 - 2 triệu (2010) hay 3 - 4 triệu (2020) khách du lịch đến Dalat
không phải là một mục tiêu khó thực hiện!… (Uông Thái Biểu - Báo Nhân Dân)

64
15.4 Ưu và khuyết điểm của một số phương tiện truyền thông trong quảng cáo.
Phương Không
Ưu Khuyết Thích hợp
tiện thích hợp
Gây chú ý cao, bắt mắt; Khó nhắm vào một Các sản phẩm cần chứng Các quảng cáo có
hấp dẫn. Làm người thành phần nhất minh hoặc giải thích mục đích làm cho
Truyền tiêu dùng liên tưởng định. Ngay cả khi có bằng hình ảnh. Thích du khách thể hiện
hình đến chất lượng; kết hợp được một đoạn phim hợp cho việc xây dựng hành động hoặc
nghe, nhìn, từ ngữ và quảng cáo mang tính hình ảnh thương hiệu. mua sản phẩm
hành động. thuyết phục cao. ngay (ngoại trừ
thông tin)

Dễ nhắm vào một đối Không nhìn thấy, Các sản phẩm dựa vào Bất kỳ loại sản
tượng người nghe nào không chứng minh yếu tố thôi thúc mua và phẩm nào cần
Truyền
đó, không đắt, có thể sản phẩm được; quí nhắc nhở hàng ngày; bất chứng minh bằng
thanh thôi thúc du khách mua vị không phải lúc kỳ sản phẩm nào cần dội hình ảnh.
một sản phẩm đang nào cũng tập trung bom bằng thông điệp
quảng cáo ngay. chú ý.

Đáng tin cậy nhất. Có Khó nhắm vào các Sử dụng giá để kích Các lĩnh vực tiêu
đủ diện tích để diễn đạt đối tượng dựa trên thích khách hàng; Thích dùng hàng ngày,
thông điệp đến du các yếu tố khác hợp cho các chiến dịch ngoại trừ hỗ trợ
Báo khách; có thể sử dụng ngoài yếu tố địa lý; khuyến mại ngắn; các một chương trình
hình ảnh; nhắm vào thời gian có hiệu lực hoạt động cần giải thích khuyến mại đặc
một đối tượng nhân ngắn. Hình ảnh chất dài dòng về lợi ích và biệt nào đó.
khẩu học căn cứ trên lượng thấp. các hoạt động thúc dục
yếu tố địa lý hành động ngay.

Nhắm vào mối quan Thời gian chuẩn bị Bất cứ sản phẩm gì mà Xúc tiến thương
tâm đặc biệt; Thời gian lâu người tiêu dùng chịu bỏ mại trong thời
Tạp chí hiệu lực lâu vì người thời gian để xem hình gian ngắn hoặc
đọc có thể giữ lại, hoặc ảnh. Tốt cho xây dựng sản phẩm/dịch vụ
dán nơi khác. thương hiệu. mau lỗi thời.

Bảng Có thể nhắm vào một Thông điệp phải Sản phẩm cần thúc giục; Sản phẩm cần chú
khu vực địa lý nhất ngắn gọn vì du quí Lĩnh vực kinh doanh ý trong thời gian
Ngoài trời,
định; Có thể đặt gần vị thường lướt qua. trong địa phương. Tốt dài như xe hơi,
trạm xe nơi bán hàng; nhìn thấy Giới hạn trong số cho bổ sung cho quảng sản phẩm/dịch vụ
buýt nhiều lần. người có việc đi cáo truyền hình; Giới cần giải thích dài
ngang qua. thiệu địa điểm mới. dòng.

Tương đối chính xác, Có thể bị cắt bỏ Tùy vào nội dung trang Sản phẩm rời mua
có thể điều chỉnh thông ngay cả trước khi web. với khối lượng
Internet điệp nhắm đến từng cá đọc. Ứng dụng công lớn; mua theo kiểu
nhân. Nếu có cơ hội, nghệ nghe nhìn hiện tiền trao cháo
khả năng được đọc rất đại; Có thể bị xem là múc; cần thôi thúc
cao; đa dạng. thư điện tử rác rưởi mua hàng ngay

Cho phép nhắm chính Có thể bị xem là rác Chào hàng cho quí vị Doanh nghiệp hoạt
xác vào một đối tượng; rưởi; trọng tâm; Khuyến mãi động toàn quốc,
Thư tín thông điệp phức tạp; trong một khu vực địa lý vận tải hàng
Có thể kèm thêm phiếu hạn chế; Hàng tạp phẩm không, cho thuê
giảm giá; gởi mẫu và hàng tiêu dùng xe ...

65
Phụ lục 16: Định hướng phát triển Du lịch Việt nam

16.1 Văn bản định hướng : Xét về môi trường khách quan thì năm 2006 là năm
hết sức thuận lợi cho công tác xúc tiến du lịch. Bởi vì, đây là năm Việt Nam tổ chức
thành công Hội nghị APEC, và là năm Việt Nam chính thức tham gia WTO nên mật độ
xúc tiến du lịch trong nước cao, đồng thời tận dụng cơ hội APEC đem lại để quảng bá du
lịch ở nước ngoài.
Năm 2007, theo Tổng cục thống kê tính chung quí I/2007, khách quốc tế đến Việt
Nam đạt 1,1 triệu lượt người, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách đến
với mục đích du lịch, nghỉ ngơi 687 nghìn lượt người, tăng 17,3%; đi công việc 150,3
nghìn lượt người, tăng 12,4%; thăm thân nhân 178,4 nghìn lượt người, tăng 13,9%; riêng
khách đến với các mục đích khác 95,6 nghìn lượt người, giảm 5,8%. Những thị trường
tiếp tục duy trì vị trí hàng đầu về lượng khách đến Việt Nam vẫn là Ôxtrâylia, Đài Loan,
Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Trung Quốc. Bên cạnh đó, những thị trường mới như
Niu Dilân, Bỉ, Hà Lan, Italia và Tây Ban Nha ghi nhận hứa hẹn khả năng khai thác với
sự tăng trưởng vượt trội so với cùng kỳ năm ngoái, từ trên 30 đến 120%.
Như vậy, mục tiêu đón khách du lịch nước ngoài trong năm nay là rất khả thi. Về
phía ngành du lịch, những biện pháp được chú trọng trong năm nay là triển khai thực
hiện cam kết WTO, tiếp tục huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng và cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, hướng dẫn các tỉnh và Thành phố điều chỉnh quy hoạch du lịch của
địa phương, tăng cường xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài, đẩy mạnh
hợp tác về quốc tế. Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến có tốc độ tăng trưởng
mạnh nhất ở Châu Á không chỉ trong năm 2007, mà còn trong nhiều năm tới. Theo dự
báo, số lượng du khách nước ngoài tới Việt Nam sẽ tăng 10% mỗi năm.
Tổng cục Du lịch Việt Nam cho biết, ngành du lịch sẽ đẩy mạnh hợp tác với các
nước thuộc thị trường trọng điểm. Mục tiêu là phấn đấu năm 2007 đón 4,2 - 4,4 triệu, tốc
độ tăng trưởng đạt 16-18%, khách du lịch nội địa đạt 18,5 triệu lượt. Thu nhập từ du lịch
đạt khoảng 2,5 tỷ USD, tạo việc làm cho hơn 250.000 lao động trực tiếp và 600.000 gián
tiếp. Đến năm 2010, du lịch Việt Nam sẽ đón 6 triệu lượt khách quốc tế, 26 triệu lượt
khách nội địa, thu nhập đạt từ 4,5 - 5 tỷ USD, huy động 5,5 tỷ USD vốn đầu tư.

66
16.2 Tham gia WTO, ngành du lịch Việt Nam đứng trước 3 thách thức cơ bản:
Thứ nhất, là bắt đầu có sự cạnh tranh quyết liệt trong lĩnh vực nhận khách quốc tế
và kinh doanh khách sạn, nhà hàng. Vì các nhà cung cấp dịch vụ du lịch nước ngoài với
khả năng tài chính, kỹ năng quản lý, sự hiểu biết có ưu thế vượt trội.
Thứ hai, mở ra cơ hội lớn cho kinh doanh lữ hành gửi khách từ Việt Nam sang các
nước thành viên và du lịch nội địa. Bởi, cam kết đã phân định thị trường “nhập khẩu du
lịch” và thị trường khách du lịch nội địa cho các doanh nghiệp du lịch trong nước.
Thứ ba, các doanh nghiệp du lịch trong nước muốn tồn tại và phát triển sẽ buộc
phải tuyên bố sứ mệnh, chính sách chất lượng và có chiến lược, chiến thuật kinh doanh
phù hợp với môi trường kinh doanh.
Tham gia WTO, ngành du lịch Việt Nam cũng đứng trước 3 cơ hội lớn:
- Cơ hội đầu tiên, và rõ nhất là sự tăng trưởng mạnh của dòng khách du lịch quốc
tế. Bởi Việt Nam đã gây được sự chú ý lớn đối với cộng đồng quốc tế bằng hình ảnh một
điểm đến an toàn, hấp dẫn và cởi mở.. Dự báo, trong những năm tới, Châu Á - Thái Bình
Dương sẽ là khu vực thu hút dòng khách du lịch nhiều nhất với mức tăng trưởng bình
quân 7-8%. Đây chính là điều kiện thuận lợi xúc tiến các chương trình quảng bá.
- Cơ hội lớn thứ hai, Việt Nam được đánh giá là một ngôi sao đang lên trong khu
vực, với mức tăng trưởng kinh tế hàng năm vào bậc cao nhất Châu Á, chỉ sau Trung
Quốc. Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã và đang mở ra những cơ hội
kinh doanh lớn cho các nhà đầu tư ở khắp thế giới. Theo khảo sát của Công ty Tư vấn và
quản lý bất động sản CB Richard Eliss (CBRE Việt Nam), từ nay đến năm 2020, nhu cầu
về phòng khách sạn của cả nước sẽ rất cao trong khi nguồn cung lại rất hạn chế. Các
chuyên gia của CBRE dự báo trong khoảng 5 năm tới, nguồn cung khách sạn sẽ tiếp tục
thiếu hụt, nhất là hệ thống khách sạn cao cấp.
Một trong những điểm yếu của ngành du lịch Việt Nam là năng lực cạnh tranh và
quản lý yếu, thiếu tính chuyên nghiệp. Vì vậy, gia nhập WTO chính là môi trường để các
doanh nghiệp vươn lên tự hoàn thiện mình để tồn tại. Đây là cơ hội thứ ba mà doanh
nghiệp du lịch Việt Nam được hưởng. Đối với những doanh nghiệp đã khẳng định được
tên tuổi và thương hiệu thì đây chính là cơ hội tốt nhất để nâng cao vị thế của mình.

67
16.3 Các sự kiện du lịch trong nước năm 2007 đã được Tổng cục Du lịch phê duyệt

TT Sự kiện Địa điểm Thời gian


1. Festival ẩm thực Hà Nội Hà Nội 9/02
2. Khai hội du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu Vũng Tàu 17/02 – 26/02
3. “Về miền lễ hội cội nguồn dân tộc VN ” Phú Thọ 22/02 – 26/4
4. Tuần lễ du lịch Hạ Long Quảng Ninh 28/4 – 01/5
5. Tuần văn hóa - du lịch Tuyên Quang Tuyên Quang Tháng 2,5,12
6. Hội chợ “Hậu Giang Expo” Hậu Giang 27/3-01/4
7. Festival Biển Khánh Hòa Khánh Hòa 28/4-04/5
8. Lễ hội Lăng Cô biển huyền thoại Huế 30/4-01/5
9. Festival Ninh Thuận Ninh Thuận 31/5-03/6
10. Liên hoan du lịch “Gặp gỡ Bà Nà” Đà Nẵng 04/6-10/6
11. Lễ hội Kỷ niệm 100 năm Du lịch Cửa Lò Nghệ An Tháng 6
12. Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 2 Huế Tháng 6
13. “Bình Thuận – Hè về biển gọi” Bình Thuận Tháng 6
14. Festival Biển - Hội chợ Du lịch Đà Nẵng Đà Nẵng Tháng 7
15. Ngày hội văn hóa dân gian các vạn chài” Bình Thuận 02/8-05/8
16. Lễ hội du lịch – Huyền thoại Ba Bể Bắc Kạn Tháng 8
17. Liên hoan du lịch Bình Dương Bình Dương Tháng 9
18. Lễ hội truyền thống Côn Sơn Kiếp Bạc Hải Dương 26/9 - 30/9
19. Festival Cồng chiêng Quốc tế Đắk Lắk Tháng 9
20. Hội chợ du lịch làng nghề-ẩm thực Hải Dương Hải Dương Tháng 10
21. Ngày hội du lịch Bình Thuận Bình Thuận Tháng 10-12
22. Hội chợ du lịch quốc tế TP. HCM ITE Hồ Chí Minh Tháng 10
23. Hội chợ du lịch và hội thi duyên dáng Bắc Kạn Bắc Kạn Tháng 11
24. Lễ hội hoa Dalat Lâm Đồng Tháng 12
25. Hội chợ Khách sạn và Ẩm thực TP. HCM Hồ Chí Minh Tháng 12
26. Hội chợ du lịch làng nghề Hà Tây lần thứ IV Hà Tây Tháng 12
27. Festival Tây Sơn – Bình Định Bình Định Tháng 12
28. Lễ hội văn hóa du lịch “Nhịp cầu Xuyên Á” Quảng Trị Tháng 12
(Nguồn: Cục Xúc tiến TCDL)

68

You might also like