You are on page 1of 48

BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING



BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG


MÃ LỚP HỌC PHẦN: 2331101150901

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Ngô Vũ Quỳnh Thi

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023


BỘ TÀI CHÍNH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING

KHOA MARKETING



GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS. Ngô Vũ Quỳnh Thi

LỚP HỌC PHẦN: 2331101150901

NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:


Họ và tên Mã số sinh viên Chuyên ngành

Huỳnh Hồng Nhung 2221001372 Truyền thông


Marketing

Nông Thị Mỹ Tâm 2221001397 Truyền thông


Marketing

Lý Hiền Ái 2221001230 Quản trị Marketing

Hứa Thùy Trang 2221001444 Quản trị thương hiệu

Nguyễn Thảo Vi 2221001463 Truyền thông


Marketing

TP HỒ CHÍ MINH, NĂM 2023

2
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………

ĐIỂM SỐ KÝ TÊN

ĐIỂM CHỮ

3
LỜI CẢM ƠN
Lời nói đầu tiên, chúng em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Khoa Marketing,
Trường Đại học Tài Chính – Marketing, đặc biệt là ThS. Ngô Vũ Quỳnh Thi đã tận
tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm học tập và hoàn thành đề bài tiểu
luận này. Nếu không có những lời hướng dẫn, dạy bảo của cô thì bài nghiên cứu này
rất khó có thể hoàn thiện được.

Bài tiểu luận này đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình
thức, điểm đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024, đồng thời đề xuất
một chiến lược Marketing (4Ps) cho 1 sản phẩm du lịch để tác động đến hành vi mua
của khách hàng mục tiêu. Chúng em rất tự hào về kết quả đạt được và hy vọng rằng nó
sẽ mang lại giá trị cho ngành du lịch và ngành liên quan đến lĩnh vực này.

Với điều kiện thời gian, kiến thức, khả năng lý luận cũng như kinh nghiệm thực
tiễn còn hạn chế nên tiểu luận này không thể tránh được những thiếu sót. Vì thế, rất
mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các quý thầy, cô để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Logo Công ty D&H Travel............................................................................13

Hình 3.2 Banner của Công ty........................................................................................29

i
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Bảng giá vé theo thời gian.............................................................................24

ii
DANH MỤC VIẾT TẮT

Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ

KOL Key Opinion Leader

STP Segmentation - Targeting - Positioning

SWOT Strengths, Weaknesses, Opportunies,


Commercial Threats

TP. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

TV Televison

TVC Television Video Commercials

VAT Value-Added Tax

iii
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH...........................................1


I. Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam..................................................................1

1. Tổng quan du lịch thế giới..................................................................................1

2. Tổng quan du lịch Việt Nam...............................................................................1

CHƯƠNG 2: 7 XU HƯỚNG DU LỊCH 2024..................................2


I. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du
lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024..........................................................2

1. Xu hướng Theo đuổi bản ngã mới.......................................................................2

2. Xu hướng Kì nghỉ mát.........................................................................................3

3. Xu hướng Buông bỏ sự kiểm soát.......................................................................4

4. Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực......................................................................5

5. Xu hướng Nghỉ dưỡng chữa lành........................................................................6

6. Xu hướng Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh................................7

7. Xu hướng Thẩm mỹ song hành chánh niệm...........................................................8

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO SẢN PHẨM


DU LỊCH............................................................................................9
I. Thực trạng ngành du lịch Tây Bắc...........................................................................9

II. Cơ hội, thách thức của ngành du lịch Tây Bắc.....................................................10

1. Cơ hội................................................................................................................10

2. Thách thức.........................................................................................................11

III. SWOT của Công ty D&H Travel........................................................................11

1. Điểm mạnh........................................................................................................12

iv
2. Điểm yếu...........................................................................................................13

3. Cơ hội................................................................................................................13

4. Thách thức.........................................................................................................13

IV. STP của Công ty D&H Travel............................................................................14

1. Phân khúc thị trường (Segmentation)................................................................14

2. Thị trường mục tiêu (Targeting)........................................................................15

3. Định vị thương hiệu (Positioning).....................................................................16

V. Phân tích chiến lược Marketing (4Ps)..................................................................16

1. Chiến lược sản phẩm (Product).........................................................................16

2. Chiến lược giá (Price).......................................................................................21

3. Chiến lược phân phối (Place)............................................................................25

4. Chiến lược xúc tiến (Promotion).......................................................................26

VI. Triển vọng sản phẩm...........................................................................................29

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................31

v
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------

BIÊN BẢN HỌP ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HOÀN THÀNH CÔNG VIỆC

1. Thời gian: 15h ngày 13 tháng 12 năm 2023


2. Địa điểm: Thư viện trường Đại học Tài Chính – Marketing
3. Thành viên có mặt: 5
4. Thành viên vắng mặt: 0
5. Chủ trì cuộc họp (Nhóm trưởng): Huỳnh Hồng Nhung
6. Thư ký cuộc họp: Nông Thị Mỹ Tâm
7. Kết quả đánh giá được thống nhất và tổng hợp như sau:

MỨC ĐỘ
STT HỌ TÊN CÔNG VIỆC
HOÀN THÀNH

1 Huỳnh Hồng Nhung - Phân tích xu hướng 1 100%

- Tổng hợp bài

- Cơ hội, thách thức của du lịch Tây


Bắc

2 Lý Hiền Ái - Phân tích xu hướng 2, 3 100%

- Mô hình SWOT

- Banner

- Giới thiệu doanh nghiệp

3 Nông Thị Mỹ Tâm - Phân tích xu hướng 4, 5 100%

- STP

- Giới thiệu doanh nghiệp

4 Hứa Thùy Trang - Phân tích xu hướng 6, 7 100%

- Phân tích 4P

5 Nguyễn Thảo Vi - Phân tích tổng quan du lịch thế giới 100%

vi
và Việt Nam

- Giới thiệu sản phẩm

- Khái quát hình hình du lịch Tây


Bắc

- Triển vọng sản phẩm.

8. Buổi họp kết thúc vào lúc: 17h cùng ngày.

THƯ KÝ NHÓM TRƯỞNG

(Đã ký) (Đã ký)

Nông Thị Mỹ Tâm Huỳnh Hồng Nhung

vii
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN DU LỊCH
I. Tổng quan du lịch thế giới và Việt Nam

1. Tổng quan du lịch thế giới

Báo cáo của CASS và WTCF chỉ ra rằng, số lượng khách du lịch quốc tế năm
2023 trên phạm vi toàn cầu dự kiến sẽ đạt 10,78 tỷ lượt, bằng 74,4% so với năm 2019.
Cũng trong năm 2023, doanh thu du lịch toàn cầu dự kiến sẽ đạt mức 5.000 tỷ USD,
bằng 86,2% so với năm 2019.

Cũng theo báo cáo, du lịch toàn cầu năm 2022 ghi nhận 9,75 tỷ lượt khách, trong
khi doanh thu du lịch toàn cầu cùng năm đạt 4.600 tỷ USD. Những con số dự báo tích
cực kể trên cho thấy, nền kinh tế du lịch toàn cầu đang dần phục hồi và ngành du lịch
toàn cầu sẽ đón nhận một tương lai tươi sáng hơn.

Tuy nhiên, sự phục hồi của ngành Du lịch phụ thuộc vào sự phát triển của nền
kinh tế vĩ mô toàn cầu. Do đó, sự không chắc chắn của nền kinh tế toàn cầu sẽ vẫn ảnh
hưởng đến triển vọng của ngành Du lịch. Tổ chức Du lịch thế giới (WTO) cũng đưa ra
nhận định tích cực, cho rằng du lịch toàn cầu đang trên đà trở lại mức trước đại dịch.

Nhìn chung, lượng khách quốc tế đạt 80% so với mức trước đại dịch trong quý I-
2023. Ước tính, 235 triệu lượt khách du lịch quốc tế được ghi nhận trong 3 tháng đầu
năm nay, tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm 2022. Trung Đông chứng kiến sự phục
hồi mạnh nhất với lượng khách tăng 15% so với năm 2019. Trong khi đó, châu Âu
cũng đạt 90% mức trước đại dịch nhờ nhu cầu mạnh mẽ trong khu vực. Châu Phi và
châu Mỹ lần lượt đạt 88% và 85% lượng khách so với năm 2019, trong khi khu vực
châu Á - Thái Bình Dương phục hồi chậm hơn, bằng 54% mức trước đại dịch(Thương
Nguyệt, 2023).

2. Tổng quan du lịch Việt Nam

Thời gian gần đây, ngành du lịch Việt Nam liên tiếp đón nhận những tín hiệu tích
cực. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý I/2023 trong khi tăng trưởng tổng sản
phẩm trong nước (GDP) có sự giảm tốc, chỉ đạt 3,32% so với cùng kỳ năm trước;
trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng nhẹ 2,52% (đóng góp 8,85%
vào mức tăng trưởng chung); khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,4% (làm giảm
4,76% GDP); tổng kim ngạch xuất khẩu giảm 11,9%... thì khu vực dịch vụ tăng
6,79%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng trưởng GDP nền kinh tế, đóng góp tới
95,91% vào tăng trưởng chung.

1
Ngành du lịch ở Việt nam chứng kiến sự “bứt tốc” cả về lượng khách nội địa và
khách quốc tế trong những tháng đầu năm 2023 (VTV Digital, 2023). Đây là tín hiệu
tích cực cho thấy hoạt động du lịch tiếp tục duy trì được đà phục hồi và cơ bản đã vượt
qua khó khăn sau thời gian 2 năm chịu tác động của dịch bệnh. Tín hiệu bắt đầu quay
trở lại Việt Nam của khách quốc tế cũng chứng tỏ hướng đi đúng đắn, kịp thời của du
lịch Việt Nam trong cơ cấu lại thị trường khách và chủ động làm mới sản phẩm của
mình. Đây được coi là cơ hội để du lịch Việt Nam tiếp tục phục hồi và phát triển trong
thời gian tới.

Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, nhiều chuyên gia cũng cho rằng du lịch Việt Nam
đang đứng trước những thách thức không nhỏ. Tuy đón gần 872.000 lượt khác quốc tế
trong tháng 1/2023 nhưng lượng khách này vẫn giảm 42% so với cùng kỳ năm 2019,
thời điểm chưa xảy ra dịch COVID-19. Du lịch nội địa vẫn là thị trường kỳ vọng tiếp
tục “bùng nổ”; là động lực tăng trưởng chính của ngành du lịch. Song, số lượng khách
nội địa lưu trú không cao, dẫn đến giảm tổng thu từ khách du lịch. Đơn cử như theo
thống kê, trong kỳ nghỉ Tết Quý Mão (từ 29 đến mùng 5 Tết), toàn quốc có khoảng 9
triệu lượt khách nội địa, tăng 47,5% so với cùng kỳ năm ngoái; nhưng khách lưu trú
chỉ có 2 triệu lượt, giảm 37,5%, công suất phòng trung bình khoảng 45%. Tổng thu từ
khách du lịch ước đạt 17,5 nghìn tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ (Thương Nguyệt,
2023).

CHƯƠNG 2: 7 XU HƯỚNG DU LỊCH 2024


I. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hình thức, điểm
đến du lịch của khách hàng Việt Nam trong năm 2024

1. Xu hướng Theo đuổi bản ngã mới

Bản ngã là ý thức cá thể riêng biệt của người được nói (Thích Chân Quang,
2022). “Theo đuổi bản ngã mới” trong lĩnh vực du lịch là việc tạo ra một phiên bản ấn
tượng của chính mình khi đi du lịch sẽ mang lại trải nghiệm đầy hứng khởi cho du
khách trong chuyến đi của họ. Xu hướng du lịch này cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố
văn hóa, xã hội, tâm lý và cá nhân.

Yếu tố văn hóa: Xu hướng theo đuổi bản ngã mới trong du lịch có thể phản ánh
sự thay đổi trong văn hóa du lịch, nơi mọi người ngày càng coi trọng việc tìm kiếm trải
nghiệm cá nhân hơn là theo đuổi những mô hình du lịch truyền thống.

Yếu tố xã hội: Xu hướng ẩn danh khi du lịch và việc sẵn sàng chi trả thêm để có
trải nghiệm xe sang hơn, đồng thời mong muốn trở thành "ngôi sao của cuộc đời
mình" là dấu hiệu của việc xã hội đang chú trọng đến hình ảnh và phong cách cá nhân.
2
Việc 78% người muốn giữ ẩn danh khi đi du lịch thể hiện một nhu cầu ngày càng tăng
của xã hội về sự bảo vệ quyền riêng tư và muốn có không gian cá nhân.

Yếu tố tâm lý: Nhu cầu muốn "tạo ra phiên bản hoành tráng của bản thân", “nhân
vật chính” khi du lịch, có thể được hiểu là sự khao khát khám phá, phát triển bản thân
và mang tới một giao diện khác cho du khách. Sự hào hứng của du khách khi có cơ hội
trải nghiệm bản thân đồng thời thoát khỏi ràng buộc hàng ngày có thể phản ánh tâm lý
của họ đang tìm kiếm niềm vui và hạnh phúc từ trải nghiệm du lịch cá nhân hóa.

Yếu tố cá nhân: Việc mỗi người sẵn sàng chi trả thêm cho trải nghiệm xe hơi cao
cấp (56%) hoặc muốn du lịch ẩn danh (78%) thể hiện sự đa dạng trong sở thích, tự do
tài chính và mong muốn của mỗi người khi du lịch. Mô hình du lịch mang lại "giao
diện cá nhân mới để chia sẻ trên mạng" cho thấy sự tích cực của cá nhân trong việc
chia sẻ trải nghiệm du lịch của họ và tạo ra một định dạng mới của "sự kết nối xã hội"
thông qua mạng. Đồng thời, việc muốn trở thành "ngôi sao của cuộc đời mình" cũng
có thể phản ánh mong muốn quản lý và định hình hình ảnh cá nhân.

Trong xu hướng này, yếu tố cá nhân tác động mạnh mẽ nhất vì việc du lịch được
xem xét từ góc độ cá nhân hóa, sự tự do cá nhân và mong muốn khám phá bản thân,
người du lịch ưu tiên trải nghiệm cá nhân và sẵn sàng chi trả vì yếu tố này.

2. Xu hướng Kì nghỉ mát

Theo báo cáo xu hướng du lịch năm 2024 của Booking, một trong những xu
hướng của 2024 phải nhắc đến là du lịch “kỳ nghỉ mát” (Quỳnh Nguyễn, 2023). Du
lịch "Kỳ nghỉ mát" là xu hướng du lịch tập trung vào việc nghỉ ngơi, thư giãn, khám
phá những điều mới mẻ. Xu hướng du lịch này bắt nguồn từ khí hậu thời tiết. Hiện nay
khí hậu trên toàn cầu đang ngày càng nóng hơn, từ đó nhu cầu về du lịch đến những
nơi có khí hậu mát mẻ, dễ chịu như biển, núi sẽ giúp du khách giải tỏa được cái nóng,
lấy lại cảm giác sảng khoái.

Yếu tố văn hóa: Xu hướng “sống xanh” đang được nhiều người ưa chuộng: 82%
khách Việt thích ở gần biển, sông vì mang lại cảm giác thư giãn, dịu mát tâm hồn,
75% khách Việt cho biết biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ tác động đáng kể đến cách họ lên
kế hoạch đi du lịch và sẽ chọn nơi mát mẻ hơn nơi mình đang ở. Điều này phản ánh sự
thay đổi trong giá trị văn hóa, nơi mà sự thoải mái, được sống gần gũi với thiên nhiên
và sức khỏe trở nên quan trọng hơn. Từ đó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc ra quyết
định của người tiêu dùng, trong đó bao gồm hành vi lựa chọn du lịch.

Yếu tố xã hội: Tuỳ vào mức độ ảnh hưởng khác nhau của nhóm tham khảo tác
động đến hành vi người tiêu dùng. Nhóm tham khảo có thể tác động ít nhiều đến quyết
định đi du lịch của cá nhân hoặc ngăn cản việc đi du lịch. Ví dụ, vào mùa hè gia đình

3
có thể khuyến khích con cái đi du lịch biển hoặc núi để thư giãn, nghỉ ngơi sau những
ngày học tập, làm việc căng thẳng.

Yếu tố tâm lý: Những yếu tố về nhu cầu cần được nghỉ ngơi, thư giãn, xả stress
sau những áp lực từ việc học tập, làm việc thì nhu cầu về việc lựa chọn du lịch nghỉ
mát càng trở nên quan trọng và được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó còn yếu tố thái
độ của người tiêu dùng đối với du lịch biển như sự tìm tòi, mong muốn khám phá
những điều mới mẻ. Ví dụ cá nhân lựa chọn du lịch biển ngoài việc hòa mình cùng
thiên nhiên để giải tỏa căng thẳng thì họ còn mong muốn tìm kiếm và khám phá những
thứ mà họ chưa từng biết hoặc trải nghiệm.

Yếu tố cá nhân: Các quyết định của mỗi cá nhân khi lựa chọn “du lịch nghỉ mát”
đều tùy thuộc vào tuổi tác, nghề nghiệp, quan niệm bản thân, lối sống, cá tính của mỗi
cá nhân để họ có thể đưa ra quyết định. Ví dụ đối với người trẻ họ thường có xu hướng
đi du lịch biển để giảm căng thẳng, tìm tòi, khám phá còn đối với người trung niên thì
họ lại có xu hướng “nghỉ mát“. Và những người có lối sống giản dị, mong muốn hòa
mình cùng thiên nhiên họ sẽ có xu hướng chọn những nơi có thiên nhiên hoang sơ, thơ
mộng và “du lịch biển” và “du lịch núi” luôn là sự lựa chọn hàng đầu của họ. Ngoài ra
thì nguồn tài chính luôn là yếu tố quan trọng trong việc đưa ra quyết định lựa chọn đi
du lịch.

Trong các yếu tố trên thì yếu tố cá nhân luôn là yếu tố tác động mạnh mẽ và trực
tiếp đối với người tiêu dùng trong việc đưa ra quyết định về việc lựa chọn du lịch nghỉ
mát. Vì cá tính, nguồn tài chính và tính chất công việc là yếu tố mà mỗi cá nhân sẽ cân
nhắc về việc lựa chọn trước khi ra quyết định.

3. Xu hướng Buông bỏ sự kiểm soát

Xu hướng du lịch “Buông bỏ sự kiểm soát” du lịch mà không cần phải theo một
kế hoạch đã được sắp đặt sẵn thay vào đó là một kế hoạch linh hoạt, tự do mà không bị
ràng buộc theo một khuôn khổ nào. Du khách có thể dễ dàng linh hoạt trong việc thay
đổi lịch trình của chuyến đi. Và với sự phát triển hiện đại thì một số du khách đã tìm
kiếm đến việc sử AI để lên ý tưởng và kế hoạch cho cuộc phiêu lưu của mình.

Yếu tố xã hội: Sự trải nghiệm cũng như hành trình của những nhóm tham khảo
như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, influencer,... có tác động khá mạnh mẽ đến việc ra
quyết định của cá nhân. Ví dụ người tiêu dùng theo dõi các hành trình du lịch tự do,
với sự phóng khoáng, thoải mái, không bị gò bó thì người tiêu dùng cũng sẽ có hứng
thú và hình thành nên mong muốn được trải nghiệm.

Yếu tố văn hóa: Các nền văn hóa luôn có sự ảnh hưởng lẫn nhau. Mà văn hóa
phương Tây lại có tính độc lập, phóng khoáng hơn các nước phương Đông nên từ đó

4
các nước phương Đông dần bị ảnh hưởng về mặt tự do, phóng khoáng vì thế tác động
mạnh mẽ đến người tiêu dùng trong việc lựa chọn xu hướng chọn du lịch “Buông bỏ
sự kiểm soát”.

Yếu tố tâm lý: Đề cao sự tự do, không bị gò bó, mong muốn tìm kiếm những địa
điểm du lịch mới lạ mà ít người biết đến để có thể khám phá tìm tòi như vậy chuyến
du lịch mới trở nên bí ẩn và kích thích.

Yếu tố cá nhân: Những người trẻ thường có lối sống tự do, không muốn bị ràng
buộc, thích khám phá và tìm tòi về thế giới ngoài quan tâm đến hình thức du lịch
“ngẫu hứng” này. Ngoài ra thì nghề nghiệp và thu nhập được coi là yếu tố quan trọng
nhất trong quyết định này.

Trong xu hướng “Buông bỏ sự kiểm soát”, yếu tố tâm lý và yếu tố cá nhân cùng
tác động mạnh mẽ vì nó liên quan trực tiếp đến mặt nhận thức và quan điểm về sự tự
do của du khách.

4. Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực

Ẩm thực không chỉ là kết quả mà còn là tiền tố quan trọng thúc đẩy ngành du lịch
phát triển. Ẩm thực nằm trong di sản văn hoá nói chung và phản ánh tích cực bản sắc
văn hoá dân tộc (Chí Công & Xuân Đảm, 2016). Du khách rất quan tâm đến nơi sắp
sửa đi du lịch có những món đặc sản nào ngon để có cơ hội đặt mình vào vai trò một
nhà khám phá ẩm thực, thưởng thức và chiêm ngưỡng vẻ đẹp ẩm thực, văn hóa ở nơi
đây.

Xu hướng Nhà khám phá ẩm thực bị tác động bởi các yếu tố văn hoá, xã hội, tâm
lý, cá nhân từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.

Yếu tố văn hoá: Các văn hóa đa dạng trên thế giới tạo ra nhiều cơ hội cho việc
khám phá ẩm thực. Khi mọi người được tiếp xúc với các món ăn và phong cách nấu
nướng khác nhau, họ có cơ hội trải nghiệm và mở rộng sự hiểu biết của mình về những
ẩm thực mới. Văn hóa địa phương và truyền thống ẩm thực có thể khuyến khích những
người khám phá ẩm thực trong việc tìm hiểu và khám phá các món ăn truyền thống
độc đáo của một nền văn hóa cụ thể.

Yếu tố xã hội: Nhóm tham khảo có thể nêu lên gợi ý và ảnh hưởng tích cực đến
xu hướng du lịch kết hợp khám phá ẩm thực. Sự đánh giá và những thông điệp từ
nhóm tham khảo có thể ảnh hưởng và tác động đến hành vi của người tiêu dùng.

Yếu tố tâm lý: Người có xu hướng tò mò hay học hỏi thường muốn khám phá
những món ăn mới lạ và độc đáo. Họ có mong muốn trải nghiệm và khám phá những

5
điều mới mẻ và độc đáo. Những người có tinh thần khám phá ẩm thực thường coi
trọng việc trải nghiệm hơn chỉ đơn thuần là nhu cầu ăn uống.

Yếu tố cá nhân: Sở thích cá nhân và mức độ khám phá ẩm thực có thể khác nhau,
ảnh hưởng đến sự tò mò và khả năng khám phá ẩm thực đa dạng. Các trải nghiệm cá
nhân trong việc thưởng thức và khám phá ẩm thực từ trước cũng có thể tác động mạnh
đến xu hướng khám phá ẩm thực hiện tại. Những người có tính tò mò, sẵn lòng chấp
nhận rủi ro và muốn trải nghiệm điều mới mẻ thường có xu hướng khám phá ẩm thực
một cách tích cực hơn những người khác.

Yếu tố cá nhân tác động mạnh nhất đến xu hướng nhà khám phá ẩm thực vì nó
biểu hiện rõ rệt thông qua sở thích, kinh nghiệm cũng như cá tính của mỗi người.

5. Xu hướng Nghỉ dưỡng chữa lành

Du lịch chữa lành được hiểu là chuyến đi mang tính yên bình, theo hướng nghỉ
dưỡng, tránh xa sự nhộn nhịp để tận hưởng bình yên của núi rừng và để nghe nhịp
sống thuần khiết. Các hoạt động trong chuyến du lịch chữa lành thường nhẹ nhàng
hơn, hướng đến việc thư giãn tinh thần như thiền, yoga, đạp xe, massage… Ngoài ra,
dành thời gian để đọc sách, tránh xa màn hình máy tính và điện thoại, thực hiện những
điều mà bạn thích từ lâu mà chưa thực hiện được do bận rộn công việc, gia đình (Ngọc
Anh, 2023).

Xu hướng nghỉ dưỡng chữa lành bị tác động bởi các yếu tố văn hoá, xã hội, tâm
lý, cá nhân từ đó ảnh hưởng đến hành vi mua của người tiêu dùng.

Yếu tố văn hoá: Văn hóa luôn luôn chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu, điển hình:
66% du khách đã làm cha mẹ sống tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói rằng sẽ
đi chơi riêng mà không mang theo con cái hay vợ, chồng để "dành thời gian ưu tiên
cho bản thân". Điều này phản ánh giá trị văn hóa đang thay đổi, nơi mà sức khỏe và
trạng thái tinh thần được coi là quan trọng.

Yếu tố xã hội: Nhóm xã hội có thể tạo ra áp lực và ảnh hưởng trực tiếp đến người
tiêu dùng trong việc lựa chọn nghỉ dưỡng chữa lành. Sự đánh giá của nhóm xã hội và
những thông điệp từ nhóm tham khảo có thể thay đổi quan điểm và hành vi của người
tiêu dùng.

Yếu tố tâm lý: Những yếu tố tâm lý như nhu cầu thỏa mãn, nhu cầu chăm sóc sức
khỏe tâm lý và giảm stress, hay mong muốn trải nghiệm những trạng thái tâm trạng tốt
hơn có thể thúc đẩy người tiêu dùng chọn lựa hình thức nghỉ dưỡng chữa lành. Động
cơ cá nhân miêu tả việc tự hài lòng - mua sắm có thể liên quan đến tâm trạng để giúp
bản thân được chữa lành, thoát khỏi những tiêu cực do cuộc sống bộn bề mang lại.

6
Yếu tố cá nhân: Những yếu tố cá nhân, như sự quan tâm đến sức khỏe và trạng
thái tinh thần: Những người có ý thức sâu sắc về sức khỏe và trạng thái tinh thần
thường có xu hướng quan tâm đến việc làm việc và nghỉ ngơi cân bằng. Họ có nhận
thức về tầm quan trọng của sự nghỉ dưỡng chữa lành để duy trì sự cân bằng và phục
hồi sức khoẻ và nó có thể ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân. Những người có
điều kiện tài chính tốt và có thời gian rảnh sẽ dễ dàng hơn trong việc có cơ hội thực
hiện nghỉ dưỡng chữa lành.

Yếu tố cá nhân và tâm lý tác động mạnh nhất đến xu hướng nghỉ dưỡng chữa
lành vì nó liên quan trực tiếp đến ý thức, quan điểm và sự ưu tiên của mỗi người đối
với sức khỏe và trạng thái tinh thần của mình.

6. Xu hướng Tối ưu ngân sách và ưu tiên du lịch sang chảnh

Báo cáo xu hướng du lịch năm 2024 của Booking, du lịch nghỉ dưỡng sang chảnh
là một trong những xu hướng của 2024. Du khách sẽ có nhiều cách để tiết kiệm chi
tiêu, song vẫn nâng tầm chuyến đi với các trải nghiệm xa xỉ tùy chọn như đi du thuyền
hay siêu xe. Du khách thuộc nhóm tối ưu ngân sách, du lịch sang chảnh có khả năng
xây dựng lịch trình thành thạo để được tận hưởng những dịch vụ cao cấp mà không
phải chi trả quá nhiều (Đ. Huyền & Phương Nhi, 2023).

Yếu tố văn hóa: Trong xu hướng này thể hiện văn hóa tiêu dùng thông minh khi
những du khách sẽ cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết và dùng khoản đó để
đổi lấy những trải nghiệm du lịch cao cấp và thượng lưu một cách thông minh.

Yếu tố xã hội: Theo khảo sát, 66% du khách Việt Nam sẵn sàng xin cho con nghỉ
học để đi du lịch vào mùa thấp điểm, cắt giảm chi phí. Điều này cho thấy, gia đình
cũng là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định lựa chọn hình thức, điểm đến du
lịch. Khách du lịch Việt Nam thường lựa chọn đi du lịch cùng gia đình, người thân vì
vậy họ thường cân nhắc ý kiến của các thành viên trong gia đình trước khi đưa ra
quyết định.

Yếu tố tâm lý: Yếu tố tâm lý cũng có ảnh hưởng lớn đến xu hướng tối ưu ngân
sách và ưu tiên du lịch sang chảnh. Trong đó, chủ yếu xu hướng này là do nhu cầu
hưởng thụ của du khách. Du khách ngày càng có xu hướng tìm kiếm những trải
nghiệm mới mẻ, độc đáo và muốn tận hưởng những dịch vụ sang trọng, đẳng cấp. Bên
cạnh đó, tâm lý muốn thể hiện bản thân cũng là nguyên nhân tạo nên xu hướng này khi
du khách muốn thể hiện đẳng cấp và vị thế của mình.

Yếu tố cá nhân: Khi thu nhập của người dân tăng lên, họ sẽ có xu hướng đi du
lịch nhiều hơn, nhưng vẫn muốn tiết kiệm ngân sách, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế
khó khăn. Do đó, họ sẽ lựa chọn những hình thức, điểm đến phù hợp tối ưu nhất nhưng

7
vẫn đảm bảo được trải nghiệm cao cấp, sang chảnh mà họ mong muốn. Theo khảo sát
thì những hình thức mà du khách thường chọn như chọn các điểm đến chi phí sinh
hoạt thấp hơn nơi họ đang ở, du lịch gần nhà để tiết kiệm chi phí đi lại, mua vé theo
ngày để sử dụng các tiện nghi trong khách sạn 5 sao thay vì lưu trú tại đó. Bên cạnh
đó, chọn du lịch vào những mùa cao điểm, đông khách thì du khách Việt Nam cũng
thường tận dụng mùa thấp điểm để đi du lịch nhằm tiết kiệm chi phí.

Trong các yếu tố thì yếu tố cá nhân có tác động mạnh nhất vì với xu hướng này
thì tình trạng kinh tế của mỗi người là quan trọng nhất khi du khách vừa muốn tối ưu
ngân sách vừa muốn trải nghiệm du lịch sang chảnh.

7. Xu hướng Thẩm mỹ song hành chánh niệm

Chánh niệm là một khái niệm trong Phật giáo, đề cao việc sống hiện tại, chú ý
đến từng khoảnh khắc của cuộc sống, giúp họ thư giãn, cân bằng cuộc sống, kết nối
với thiên nhiên (Trần Thị Bích Ngân và cộng sự, 2022).

Xu hướng traveling mindfully hay còn được hiểu là "du lịch chánh niệm" là cách
du lịch giúp bạn tận hưởng hành trình một cách trọn vẹn, bằng cách quan sát và cảm
nhận những điều nhỏ nhặt xung quanh mình. Đây cũng là hành trình khám phá, phát
triển bản thân. Hơn nữa, xu hướng du dịch này còn hướng tới trách nhiệm với môi
trường và xã hội qua dự án du lịch bền vững hoặc hoạt động tình nguyện (Hàn Mai,
2023).

Yếu tố văn hóa: Văn hóa có một tác động lớn đến xu hướng lựa chọn thẩm mỹ
song hành với chánh niệm. Du khách Việt Nam đang có xu hướng tìm kiếm những
điểm đến du lịch có kiến trúc độc đáo, mang tính thẩm mỹ cao, thể hiện được bản sắc
văn hóa của địa phương. Ví dụ, du khách Việt Nam sẽ có xu hướng lựa chọn các điểm
đến có kiến trúc cổ kính, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, chẳng hạn như các di
tích lịch sử, văn hóa, các làng nghề truyền thống nhưng vẫn giải quyết được các thách
thức đối với môi trường và xã hội, chính vì vậy, văn hóa du lịch bền vững đang dần trở
thành xu hướng.

Yếu tố xã hội: Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển giúp du khách dễ dàng
tiếp cận với các thông tin về các sản phẩm du lịch thẩm mỹ song hành chánh niệm từ
các blogger, influencer,.. Hơn nữa, mạng xã hội giúp du khách dễ dàng chia sẻ những
trải nghiệm du lịch của mình, từ đó tạo nên một hiệu ứng đám đông, khiến nhiều người
mong muốn được trải nghiệm những điều tương tự. Ngoài ra, những kinh nghiệm, lời
khuyên, lời giới thiệu từ các nhóm xã hội, nhóm tham khảo cũng là một gợi ý cho du
khách.

8
Yếu tố tâm lý: Khách du lịch ngày càng có thể nhận thức đúng đắn và rõ ràng hơn
về các vấn đề liên quan đến môi trường và xã hội khi môi trường trở thành một trong
những vấn đề hàng đầu được tất cả mọi người quan tâm. Do đó, họ mong muốn lựa
chọn những điểm đến du lịch có các sáng kiến bền vững, góp phần bảo vệ môi trường
và phát triển cộng đồng (78% người được hỏi muốn thấy các sáng kiến bền vững được
ứng dụng trong thực tiễn). Ví dụ, du khách Việt Nam sẽ có xu hướng lựa chọn các
điểm đến sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu rác thải,...

Yếu tố cá nhân: Ngày nay, lối sống lành mạnh, bền vững ngày càng phổ biến.
Lối sống này đề cao việc rèn luyện tinh thần, giúp con người sống cân bằng, hạnh
phúc, khuyến khích họ tham gia các hoạt động tăng cường sức khỏe. Những người có
lối sống này thường tìm kiếm những điểm đến du lịch có không gian xanh, gần gũi với
thiên nhiên hoặc tham gia những hoạt động như thiền, yoga,...

Trong các yếu tố thì yếu tố tâm lý và yếu tố văn hóa đều có tác động đáng kể đến
việc lựa chọn điểm đến của du khách vì với xu hướng này liên quan đến những nền
văn hóa địa phương, văn hóa bền vững và tầm quan trọng của những sáng kiến bền
vững trong việc bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng.

CHƯƠNG 3: CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO


SẢN PHẨM DU LỊCH
I. Thực trạng ngành du lịch Tây Bắc

Tây Bắc là một vùng rộng lớn gồm các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai
Châu, Lào Cai, Yên Bái. Nơi có khí hậu thuận lợi với nhiệt độ trung bình năm khoảng
23 độ C, khí hậu chia thành hai mùa mưa và mùa khô. Một số nơi có địa hình cao, khí
hậu mát mẻ. Phát triển du lịch Tây Bắc trong những năm gần đây tuy có nhiều chuyển
biến, hiệu quả nhất định nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh đặc
trưng của khu vực (Tú Quyên, 2023).

Riêng trong năm 2023, tỉnh Điện Biên ước đón 1.0 triệu lượt khách du lịch, tăng
23% so với năm 2022; tổng doanh thu từ hoạt động du lịch ước đạt trên 1.750 tỷ đồng,
đạt 109%, tăng 29.6% so với năm 2022. Số ngày lưu trú bình quân của khách du lịch
ước đạt 2.6 ngày (Hưng Nguyên, 2023). Ngành du lịch Sơn La đã phục vụ khoảng 4.5
triệu lượt khách, tăng hơn 1.3 lần so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động dịch vụ du
lịch cũng tăng hơn 1.5 lần so với năm 2022, đạt khoảng 4.700 tỷ đồng (Lê Hạnh,
2023). Lai Châu ước đoán khoảng 1.045 triệu lượt khách, tăng 37.1% so với năm
2022. Tổng doanh thu ước đạt 784.309 tỷ đồng, tăng 41.2% so với cùng kỳ năm 2022
(Cổng Thông tin Điện tử Lai Châu, 2023). Sáu tháng đầu năm 2023, tổng lượng khách
9
du lịch đến với Lào Cai đạt trên 3.7 triệu lượt, tổng thu từ khách du lịch ước đạt
khoảng 10.813 tỷ đồng (Thùy Linh, 2023). Sáu tháng đầu năm 2023, toàn ngành du
lịch Yên Bái đón và phục vụ được trên 1 triệu lượt khách (đạt 69% kế hoạch; tăng
28.3% so với cùng kỳ); khách quốc tế đạt 40.000 lượt (đạt 26.7% kế hoạch); doanh thu
ước đạt gần 850 tỷ đồng (đạt 61.5% kế hoạch, tăng 58.5% so với cùng kỳ) (Lan
Hương, 2023). Ở Hòa Bình, toàn tỉnh đón 2.360.000 lượt khách, tăng 28.8% so với
cùng kỳ, đạt 67.4% kế hoạch năm, tổng thu từ khách du lịch khoảng 2.300 tỷ đồng,
tăng 16.2% so với cùng kỳ, đạt 59% kế hoạch năm (Báo Hòa Bình, 2023).

Để du lịch vùng Tây Bắc phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, 6
tỉnh trong khu vực đã xây dựng các sản phẩm du lịch mang dấu ấn, thương hiệu riêng,
tạo điểm nhấn khác biệt đối với du khách dựa trên các thế mạnh nổi trội của từng địa
phương. Điền hình như Lào Cai tập trung phát triển du lịch khám phá dựa vào ưu thế
có đỉnh Fansipan được mệnh danh là nóc nhà Đông Dương; du lịch nghỉ dưỡng tại thị
xã Sapa. Hòa Bình đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng với nhiều làng văn hóa du
lịch cộng đồng như Bản Lác, Bản Poong Cọm (Mai Châu),… (Yên Hoa, 2023).

II. Cơ hội, thách thức của ngành du lịch Tây Bắc

1. Cơ hội

Tây Bắc vốn có những đặc trưng hấp dẫn riêng tạo nhiều niềm đam mê cho du
khách với thiên nhiên kỳ vĩ, văn hóa tộc người đặc sắc và lịch sử hào hùng. Sự hoang
sơ của thiên nhiên thuần khiết với cảnh quan núi non tuyệt đẹp và hệ sinh thái phong
phú; cùng 32 dân tộc thiểu số cùng sinh sống, với những nét văn hóa tộc người đa
dạng và đặc sắc, thú vị và lôi cuốn; nhiều di tích cách mạng, những chiến trường xưa,
tất cả tạo nên sức cuốn hút lớn. Việc khai thác những tiềm năng, tập trung xây dựng
các sản phẩm đặc thù sẽ làm nên thương hiệu du lịch Tây Bắc, tạo hình ảnh mới cho cả
vùng Tây Bắc cũng như cho riêng mỗi tỉnh (Ngữ Thiên, 2022).

Khi nhận thức bảo vệ môi trường nâng cao, người tiêu dùng ngày càng chú
trọng yếu tố xanh - bền vững khi mua sắm và sử dụng hàng hóa, dịch vụ dần dần
hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn
cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Du lịch là ngành dịch vụ cũng không
nằm ngoài xu hướng tiêu dùng xanh, đó là du khách ngày càng quan tâm hơn đến các
điểm đến xanh, sản phẩm xanh,… và có thể sẵn sàng chi trả cao hơn cho các sản
phẩm, dịch vụ du lịch xanh.

Với xu hướng du lịch hiện nay của đa số du khách, đặc biệt là khách quốc tế
thích tìm về môi trường tự nhiên, hòa mình vào cuộc sống cộng đồng để được trải
nghiệm cảm giác 3 cùng “cùng ăn, cùng ở, cùng lao động” cũng như tìm hiểu nét đặc
sắc trong văn hóa bản địa. Ngoài dịch vụ homestay, du lịch cộng đồng phát triển kéo

10
theo hàng loạt các loại hình dịch vụ khác phục vụ nhu cầu du khách như khám phá văn
hóa, khám phá tự nhiên, du lịch mạo hiểm… trong đó, hấp dẫn du khách nhất và có ý
nghĩa nhất đối với cộng đồng là các dịch vụ được khai thác trên cơ sở phát huy văn
hóa bản địa (Nguyễn Đức Chính, 2022).

Việc đẩy mạnh liên kết hợp tác sẽ tạo điều kiện cho du lịch Tây Bắc phát triển
cả về chiều sâu và chiều rộng, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi địa
phương. Các mô hình liên kết đã được triển khai như Du lịch về cội nguồn, Qua những
miền di sản Việt Bắc, Cung đường Tây Bắc,… và gần đây nhất là Hội nghị liên kết
phát triển du lịch giữa TP. Hồ Chí Minh và 8 tỉnh Tây Bắc mở rộng năm 2020 với chủ
đề "Liên kết phát triển bền vững". Chương trình liên kết này nhằm phát huy tiềm năng
du lịch, thế mạnh của từng địa phương trong vùng liên kết; hình thành các sản phẩm
du lịch liên tuyến, liên vùng, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa - lịch sử,
tài nguyên du lịch của từng địa phương và thúc đẩy hoạt động xúc tiến đầu tư vào du
lịch. Lãnh đạo các địa phương kỳ vọng đây sẽ là cơ hội để mở ra một giai đoạn mới -
giai đoạn mà cả hai bên sẽ gặt hái được những trái ngọt từ hoạt động liên kết phát triển
du lịch mang lại (Nguyễn Thị Như Quỳnh, 2022).

2. Thách thức

Địa hình khó khăn, có nhiều vùng núi cao, đèo dốc hiểm trở và đường đi gồ ghề
có thể gây khó khăn trong việc di chuyển. Ngoài ra, Tây Bắc có khí hậu lạnh giá vào
mùa đông và nắng nóng vào mùa hè. Một số khu vực ở Tây Bắc có đường sá hẹp và
không được bảo trì tốt, điều này có thể gây khó khăn trong việc di chuyển và tăng thời
gian di chuyển.

Không thể phủ nhận rằng du lịch phát triển tạo ra những điều kiện hồi sinh và
phát huy của nhiều hoạt động thực hành văn hóa cổ truyền. Tuy nhiên, cũng nảy sinh
nhiều thách thức trong việc bảo tồn những giá trị văn hóa. Có tình trạng đồng bào dân
tộc thiểu số tự bỏ dần các thực hành văn hóa cũng như sự phong phú của những đường
nét riêng định hình bản sắc tộc người của mình. Nguy cơ bản sắc văn hóa nhạt nhòa và
mất dần cũng đồng nghĩa với nguy cơ mất đi sức hấp dẫn với số đông du khách muốn
tìm hiểu văn hóa, phong tục bản địa.

Tính đa dạng văn hóa ở Tây Bắc dù có sẵn, rất đậm ở đời thường nhưng cần
được khai thác tốt, làm nổi bật những nét độc đáo riêng của từng dân tộc trong các sản
phẩm du lịch, tránh tình trạng các sản phẩm du lịch được dựng theo kịch bản gần như
giống nhau. Khi đó du khách dù muốn cũng khó phân biệt được những nét đặc trưng
vùng miền hay bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thiểu số (Ngữ Thiên, 2022).

Số lượng doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn còn ít và năng lực hạn chế nên
thường bị động hoặc phụ thuộc. Nhiều tỉnh chưa có đơn vị lữ hành quốc tế, việc khai

11
thác khách vẫn trông chờ vào các hãng lữ hành ngoài tỉnh và các trung tâm gửi khách
đến vùng. Các tỉnh chưa có sản phẩm độc đáo phục vụ từng loại khách. Công tác thông
tin quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch vùng còn ít, tính liên kết lỏng lẻo, nhất là việc
quảng bá trên thị trường quốc tế còn nhiều hạn chế. Chính sách phát triển du lịch vùng
Tây Bắc chưa thật sự mạnh, chưa có các cơ chế đặc thù cho vùng (Ngọc Linh, 2022).

III. SWOT của Công ty D&H Travel

Giới thiệu doanh nghiệp: Công ty D&H Travel được thành lập vào năm 2015 là
một doanh nghiệp chuyên về các tour du lịch Tây Bắc với trụ sở chính tại TPHCM,
Việt Nam. Chúng tôi tự hào là đối tác tin cậy của du khách trong việc cung cấp các
tour du lịch chữa lành tại vùng Tây Bắc, nơi nổi tiếng với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ và
văn hóa dân tộc độc đáo.

Hình 3.1 Logo Công ty D&H Travel

Sứ mệnh: Công ty D&H TRAVEL cam kết không những đưa du khách đến với
các địa điểm thắng cảnh hùng vĩ mà còn là tạo ra những trải nghiệm đặc biệt để giúp
du khách giải tỏa stress, tìm lại sự cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tầm nhìn: D&H Travel mong muốn trở thành đối tác đáng tin cậy, đồng hành
cùng quý khách trên mọi hành trình khám phá, trải nghiệm tại mảnh đất ngàn sương.
Tầm nhìn của D&H Travel là thành công ở thị trường Việt Nam và với khát vọng cao
nhất là chinh phục thị trường thế giới.

Mong muốn: Cùng với đội ngũ chuyên nghiệp, tận tâm chúng tôi cam kết sẽ cung
cấp cho bạn những tour du lịch chất lượng cao, với giá cả hợp lý. Chúng tôi luôn nỗ
lực để mang đến cho bạn những trải nghiệm du lịch đặc biệt, đáng giá nhất.

12
1. Điểm mạnh

- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Tạo ra trải nghiệm mới lạ và độc đáo: kết hợp với với làm việc thiện nguyện, trải
nghiệm ẩm thực.

- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm.

- Hợp tác với nhiều bản, làng, xã với tiêu chí bảo vệ sự an toàn cho khách du lịch.

2. Điểm yếu

- Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao: bởi vì trình độ đào tạo nguồn nhân lực Việt
Nam còn hạn chế và chính sách đãi ngộ kém thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vậy nên cần đầu tư vào việc phát triển nguồn lực cho doanh nghiệp mình.

- Thiếu sự liên kết giữa công ty với các công ty du lịch khiến cho việc phát triển sản
phẩm còn hạn chế.

3. Cơ hội

- Nhiều du khách chọn Việt Nam là điểm đến để tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người
(Việt Nam vươn lên thứ 3 trong các điểm đến du lịch hàng đầu châu Á). Đây là cơ hội
để công ty quảng bá tiếp cận khách hàng tiềm năng.

- Sản phẩm du lịch của công ty chưa bị đại trà vì đa phần các công ty hướng đến các
tour du lịch nghỉ dưỡng, khám phá ẩm thực,... nhưng du lịch bao gồm thiện nguyện
vẫn còn khá mới, chưa phổ biến nhiều.

- Sự phát triển của công nghệ truyền thông đa dạng như Tiktok, Facebook,.. là cách
giúp công ty dễ dàng quảng bá sản phẩm đến với mọi người, giúp thu hút lượng lớn
khách hàng tiềm năng.

- Sự phát triển của công nghệ thông tin: Ứng dụng công nghệ thông tin vào kinh doanh
du lịch, triển khai các trang web thông tin về tour, giá cả, chương trình khuyến mãi,
điểm du lịch cho khách hàng,Ứng dụng công nghệ thông tin trong bán tour qua mạng,
mất ít thời gian cho khách hàng.

- Sản phẩm du lịch phù hợp với nhu cầu hiện nay của người trưởng thành về việc giải
tỏa căng thẳng, chữa lành tâm hồn và tìm lại giá trị cuộc sống.

4. Thách thức

13
- Cơ sở hạ tầng vùng Tây Bắc chưa phát triển việc di chuyển của du khách còn gặp
khó khăn vì đường xá chưa được đầu tư đồng bộ nhiều tuyến đường giao thông ở Tây
Bắc còn hiểm trở.

- Khí hậu, thời tiết: những năm trở lại đây khí hậu Tây Bắc diễn biến thất thường, hiện
tượng diễn biến cực đoan. Điều này khiến công ty gặp không ít khó khăn trong việc dự
báo, đo lường thời gian mở tour du lịch (Trần Hương, 2021).

- Hình ảnh về thiên nhiên Tây Bắc chưa được phổ biến rộng rãi, ít người biết đến vậy
nên công ty phải mất khoản chi phí lớn để đầu tư vào truyền thông.

- Tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu: giảm nhu cầu về du lịch, gây ra nhiều tiêu cực
cho ngành du lịch, ảnh hưởng trực tiếp đến công ty. Đây là vấn đề cấp bách, nghiêm
trọng đối với doanh nghiệp.

- Thị trường cạnh tranh gay gắt: Hiện nay có rất nhiều công ty du lịch đang phát triển
mạnh mẽ về lĩnh vực tour du lịch Tây Bắc cùng với các mức giá cạnh tranh.

IV. STP của Công ty D&H Travel

1. Phân khúc thị trường (Segmentation)

Thị trường tiêu dùng của D&H Travel được phân khúc dựa trên các biến số sau:
phân khúc nhân khẩu học, tâm lý và hành vi.

a. Phân tích theo nhân khẩu học

D&H Travel chia thị trường thành các nhóm thuận tiện dựa trên độ tuổi và thu
nhập:

 Theo độ tuổi:

 Dưới 18 tuổi: Có sở thích khám phá và trải nghiệm các hình thức du lịch khác
nhau, thường rất ham chơi, thích cái mới lạ.
 Từ 18 - dưới 35 tuổi: Họ là những người năng động, có sức khỏe, có lối sống và
suy nghĩ hiện đại. Họ thích khám phá các vùng đất mới lạ và tìm hiểu văn hóa
các vùng miền.
 Từ 35 - dưới 60 tuổi: Họ lựa chọn đi du lịch để tận hưởng cuộc sống, họ quan
tâm hơn đến chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ của nhân viên rất nhiều.
 Trên 60 tuổi: Họ thường chọn những hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, tham quan
và vận động nhẹ nhàng.

 Theo thu nhập:

14
 Dưới 5.000.000 VNĐ/tháng;
 Từ 5.000.000 - 25.000.000 VNĐ/tháng;
 Trên 25.000.000 VNĐ/tháng.

b. Phân khúc theo tâm lý

Trong phân khúc theo tâm lý, D&H Travel chia thị trường theo yếu tố lối sống:

 Lối sống tân tiến: những người thích cái mới, cái tiến bộ, thích những dịch vụ
mới lạ, độc đáo, đắt tiền. Hành vi tiêu dùng du lịch của họ chịu chi phối mạnh
của quảng cáo.
 Lối sống truyền thống: những người ưa tiêu dùng những dịch vụ quen thuộc, ổn
định, vừa giá tiền. Hành vi tiêu dùng của họ thường dựa vào kinh nghiệm, tri
thức của bản thân, ít chịu sự chi phối của mọi người xung quanh.
 Lối sống a dua: những người tiêu dùng theo số đông, mang tính chất ngẫu hứng,
không có quan điểm, lập trường trong việc chọn sử dụng các dịch vụ du lịch.

c. Phân tích theo hành vi mua

Trong phân khúc theo hành vi mua, D&H Travel chia thị trường theo yếu tố động
cơ du lịch:

 Động cơ về thể chất: nghỉ ngơi, điều dưỡng, vui chơi, giải trí để giải tỏa sự căng
thẳng, giúp thư giãn, sảng khoái về đầu óc, phục hồi sức khỏe.
 Động cơ về văn hóa: khám phá và tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa, di tích
lịch sử để thỏa mãn sự ham muốn tìm hiểu kiến thức, hiểu biết nhiều hơn về các
nền văn hóa khác,...
 Động cơ về giao tiếp: kết bạn, mở rộng quan hệ xã hội, thăm bạn bè, người thân
và muốn có được những kinh nghiệm, cảm giác mới lạ.
 Động cơ về sự khẳng định địa vị và kính trọng: trao đổi kinh nghiệm và khẳng
định uy tín cá nhân trong cộng đồng.
 Động cơ kinh tế: khảo sát thị trường, tìm kiếm cơ hội đầu tư, cơ hội làm ăn,…

2. Thị trường mục tiêu (Targeting)

Sau khi phân khúc, thị trường mục tiêu của D&H Travel được xác định. D&H
Travel nhắm đến thị trường là các thành phố, thị xã - nơi đông dân cư và có khí hậu
nắng nóng trên toàn Việt Nam. Đặc biệt, tập trung nhất là TP.Hồ Chí Minh và Đà
Nẵng, vì: Dân số đông, mức sống cao đòi hỏi con người phải hoạt động liên tục theo
sức ép của cuộc sống dẫn đến người trẻ cảm thấy căng thẳng, áp lực. Ở thành phố,
thiếu cây xanh, bầu không khí bị ô nhiễm, con người đòi hỏi một môi trường trong
lành, gần gũi với thiên nhiên. Bên cạnh đó, khí hậu Việt Nam có nền nhiệt cao, nên
những vùng mát mẻ luôn được ưa chuộng khi đi du lịch.
15
Mặc dù D&H Travel nhắm đến một số phân khúc thị trường với từng chiến lược
tiếp thị khác nhau cho từng phân khúc, nhưng khách hàng mục tiêu chính của D&H
Travel là những người từ 18 - 35 tuổi. Họ là những khách hàng có thu nhập ổn định
(>5.000.000 VNĐ/ tháng), có lối sống tân tiến và đi du lịch với động cơ về thể chất và
văn hoá nhằm giảm căng thẳng, áp lực cũng như khám phá những mảnh đất mới lạ,
nền văn hoá độc đáo.

3. Định vị thương hiệu (Positioning)

D&H Travel định vị mình là công ty du lịch cung cấp chất lượng dịch vụ tốt
nhất đến khách hàng. Với slogan "Chữa lành tâm hồn, kết nối bản sắc", D&H Travel
là nơi cung cấp trải nghiệm du lịch không chỉ là kỳ nghỉ mà còn là cuộc phiêu lưu và
khám phá. Tập trung vào phân khúc có thu nhập ổn định nên các dịch vụ của D&H
Travel cũng mang một mức giá tầm trung. Chỉ từ 1.999.000 VNĐ cho chuyến đi 3
ngày 2 đêm.

Nhắm đến đối tượng là người trưởng thành, D&H Travel đã nghiên cứu làm sao
để có thể cung cấp dịch vụ tốt nhất đến khách hàng mà vẫn đáp ứng các tiêu chí có hạn
về thời gian, nhu cầu giảm căng thẳng, áp lực, được gần gũi với thiên nhiên. Do đó,
D&H Travel đã cho ra tour du lịch 3 ngày 2 đêm “Tây Bắc - Hành trình khám phá và
chữa lành”.

So sánh với các đối thủ trên thị trường, dù có tuổi đời còn trẻ nhưng sản phẩm
D&H Travel tập trung vào một khu vực nhất định - Tây Bắc, đem lại dịch vụ chất
lượng cao nhất có thể, đem đến trải nghiệm độc đáo, mới lạ phù hợp với đối tượng
khách hàng mà D&H Travel hướng tới. Bên cạnh đó, thông điệp ý nghĩa du lịch kết
hợp thiện nguyện gửi gắm trong sản phẩm của mình, cùng những tinh hoa văn hoá
Việt Nam được kết hợp, đó là điểm khác biệt so với những đối thủ cạnh tranh.

Chiến lược STP của D&H Travel đã và đang thành công trong việc giúp công ty
phát triển thành một trong những công ty về du lịch chủ yếu tại Tây Bắc. Bằng cách
hiểu thị trường mục tiêu của mình và định vị bản thân phù hợp, D&H Travel có thể thu
hút và giữ chân những khách hàng đang tìm kiếm chuyến du lịch ý nghĩa, giá cả phải
chăng.

V. Phân tích chiến lược Marketing (4Ps)

1. Chiến lược sản phẩm (Product)

Sản phẩm là công cụ cạnh tranh cốt lõi và bền vững nhất của doanh nghiệp.
Chiến lược sản phẩm cũng là cơ sở để xây dựng chiến lược giá, phân phối và xúc tiến
hỗn hợp.

16
Chiến lược sản phẩm là một kế hoạch chi tiết – mô tả mục tiêu, định hướng
phát triển mà một doanh nghiệp hy vọng sẽ đạt được với sản phẩm của mình và cũng
là cách họ lên kế hoạch để thực hiện điều đó.

 Sản phẩm cốt lõi:

D&H Travel được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế trong xã hội về dịch
vụ du lịch, nơi mà mọi người có thể khám phá những trải nghiệm tuyệt vời mà không
cần phải chi trả quá nhiều. Chúng tôi cam kết mang đến những trải nghiệm du lịch tiết
kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng.

Với khẩu hiệu "Ai cũng có thể du lịch cùng D&H Travel", chúng tôi hướng đến
việc tạo ra những chuyến đi không chỉ mang lại niềm vui mà còn là cơ hội để mọi
người khám phá thế giới xung quanh một cách thuận lợi và tiết kiệm. D&H Travel tự
hào là đối tác tin cậy, mang đến trải nghiệm du lịch tiết kiệm chi phí mà vẫn đáp ứng
các tiêu chuẩn chuyên nghiệp của Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.

 Sản phẩm cụ thể:

- Cung cấp các dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của
khách hàng.

- Tạo ra trải nghiệm mới lạ và độc đáo: kết hợp với với làm việc thiện nguyện,
trải nghiệm ẩm thực.

- Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và tận tâm.

- Hợp tác với nhiều bản, làng, xã với tiêu chí bảo vệ sự an toàn cho khách du
lịch.

Tên sản phẩm: Tây Bắc - Hành trình khám phá và chữa lành.

Tour du lịch “ Tây Bắc - Hành trình khám phá và chữa lành” được thiết kế dựa
trên 3 trong 7 xu hướng du lịch năm 2024 là: Nhà khám phá ẩm thực, Kỳ nghỉ “mát”
và Nghỉ dưỡng chữa lành.

Bởi vì Tây Bắc sở hữu nguồn tiềm năng du lịch rất lớn. Nét đẹp và sự độc đáo
trong ẩm thực Tây Bắc đã và đang góp phần tạo nên một nền ẩm thực Việt Nam đặc
sắc, phong phú. Các món đặc sản Tây Bắc có những nét đặc trưng riêng, mang đậm
dấu ấn núi rừng như thịt trâu gác bếp, thắng cố, Pa pỉnh tộp,... Tây Bắc - nơi khí hậu
mát mẻ quanh năm là điểm đến thích hợp khi du khách tìm kiếm nơi để trốn khỏi cái
nóng.

17
Việc đi du lịch đến vùng Tây Bắc không chỉ giúp họ thư giãn trong không khí
trong lành và cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng, mà còn mang lại cơ hội để họ kết nối với
văn hóa độc đáo của các dân tộc thiểu số. Tham gia vào các hoạt động trải nghiệm văn
hóa, thưởng thức ẩm thực đặc sắc và gặp gỡ những người địa phương, tiếp xúc với
cách sống và niềm vui, nỗi khổ của người dân địa phương có thể giúp họ đánh giá lại
các giá trị cuộc sống của mình. Việc thoát khỏi môi trường quen thuộc cũng giúp họ
nhìn nhận vấn đề từ góc độ mới, tìm ra những giải pháp sáng tạo hơn cho những thách
thức mà cuộc sống đưa ra.

Insight: Vì cuộc sống ngày càng phát triển, điều này đồng nghĩa với việc
những áp lực lo toan lại càng đè nặng vào tâm trí kéo theo vô vàn suy nghĩ tiêu cực
khiến cho bản thân rơi vào bế tắc. Để thoát khỏi tình trạng này, bản thân lại càng muốn
bước ra, muốn sống thử cuộc đời mới cũng như cho bản thân cơ hội trở về với chính
mình để dỗ dành đứa trẻ trong tâm hồn.

Thông điệp chính: Thời gian chính là thứ mà khi nó đã qua đi chúng ta không
thể nào tìm lại được, nên hãy tận hưởng trọn vẹn giây phút của tuổi trẻ, đừng chỉ lao
đầu vào công việc, suy nghĩ về những áp lực cuộc sống mà để tuổi trẻ trôi qua lãng
phí. Thay vào đó thì du lịch khám phá, trải nghiệm những giá trị ẩm thực và văn hóa
truyền thống của từng dân tộc cũng là cách chữa lành, đồng thời phát huy, gìn giữ
những giá trị tốt đẹp của dân tộc ta.

Slogan: Chữa lành tâm hồn, kết nối bản sắc.

D&H Travel xin giới thiệu tới quý khách tour du lịch “ Tây Bắc - Hành trình
khám phá và chữa lành” 3 ngày 2 đêm, khởi hành từ Hà Nội và trải nghiệm, tham quan
những thắng cảnh, bản sắc văn hóa và các món ăn đặc sản nơi đây với lịch trình cụ thể
như sau:

Ngày 1: Khám phá Mộc Châu - Sơn La.

Sáng: 06h00: Hướng dẫn viên và xe đưa đón quý khách tại Nhà Hát Lớn Hà
Nội, bắt đầu hành trình khám phá Tây Bắc.

06h30: Xuất phát từ Cổng Chính Big C Thăng Long, đoàn dùng bữa sáng trên
đường di chuyển.

+ Thưởng thức đồ ăn đường phố: Vượt qua dốc Cun ngoằn ngoèo, đoàn dừng
chân ở Thung Nhuối và Thung Khe. Quý khách có thời gian tự do thưởng thức đặc sản
đường phố như ngô nướng, trứng nướng... trong không khí se se lạnh của miền núi
cao.

18
+ Ngắm Mai Châu xinh đẹp: Từ đỉnh dốc, phong cảnh ở dưới giống như một
bức tranh thủy mặc với sự hòa quyện của gam màu của phố núi, Mai Châu hiện ra với
vẻ đẹp hùng vĩ của những thửa ruộng bậc thang, những ngôi nhà truyền thống của
người Thái ẩn hiện, nằm xen kẽ trong dãy núi và mây mù.

Trưa: 11h00: Đến Mộc Châu, quý khách sẽ được thưởng thức những món đặc
sản: ốc đá suối Bàng, bê chao, cá suối chiên hoặc nướng,… Sau bữa trưa, tiếp tục đến
Sơn La.

Chiều: 12h00: Tiếp tục hành trình đến Sơn La trên quốc lộ 6.

14h30: Dừng chân tham quan và chụp hình tại Vườn Mận bản Hôm, TP Sơn La
- nơi có những vườn mận đẹp nhất của thành phố.

15h30: Thăm bảo tàng Sơn La, Nhà tù Sơn La và Cây Đào Tô Hiệu - những địa
điểm lịch sử và văn hóa quan trọng.

17h00: Đoàn về nhà sàn của người dân tộc H’mông để nghỉ ngơi.

17h30: Quý khách cùng nhau nấu ăn, thưởng thức bữa tối với các món ngon đặc
sản Tây Bắc.

Tối: 18h30: Sau đó tham gia các hoạt động tìm hiểu về văn hóa, nét đặc trưng,
các truyền thống lâu đời, giao lưu văn nghệ,... do công ty D&H Travel kết hợp với
người dân địa phương.

Ngày 2: Tham quan các di tích lịch sử và tìm hiểu văn hóa, con người Điện
Biên.

Sáng: 06h30: Quý khách tiến hành trả phòng và ăn sáng, sau đó di chuyển đến
Mường Phăng.

+ Dừng chân tại Đèo Pha Đin, hay còn được biết đến là Dốc Pha Đin, đèo này
không chỉ là một điểm hấp dẫn với cảnh đẹp hùng vĩ mà còn mang ý nghĩa tâm linh,
giao hòa giữa trời và đất.

+ Thăm Sở Chỉ Huy Chiến Dịch, hầm Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn
Thái. Đây là cơ hội để quý khách tìm hiểu sâu hơn về những trang sử anh hùng của đất
nước.

+ Thăm bản Che Căng tìm hiểu về các nét văn hóa, làng nghề truyền thống của
dân tộc Thái như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn,…

19
Trưa: 11h30: dùng bữa trưa tại Mường Phăng không chỉ là thời gian ăn uống
mà còn là cơ hội để thưởng thức những hương vị độc đáo của vùng miền này.

Chiều: 13h30: Trở Về Điện Biên Phủ, khám phá di tích lịch sử:

+ Bảo tàng Lịch sử Điện Biên Phủ: để hiểu rõ hơn về các chủ đề quan trọng liên
quan đến Chiến Dịch Điện Biên Phủ.

+ Viếng Nghĩa Trang Liệt Sỹ A1: thắp nhang cho những anh hùng đã hy sinh.

+ Thăm Các Địa Điểm Quan Trọng Khác: Hầm Đờ Cát, Cầu Mường Thanh,
sông Nậm Rốn, và Tượng Đài Chiến Thắng Điện Biên Phủ - những địa danh đậm chất
lịch sử, lưu giữ những dấu vết của cuộc chiến oai hùng.

17h30: Trở về khách sạn để nghỉ ngơi.

18h00: Chuẩn bị các vật dụng, đồ ăn cho ngày hôm sau làm thiện nguyện.

Tối: 19h00: Xe đưa đoàn thưởng thức ẩm thực tại bản Mển - nơi còn lưu giữ
nhiều phong tục, tập quán của người Thái. Sau đó, quý khách sẽ tham gia vào chương
trình giao lưu văn nghệ, tận hưởng không khí ấm áp và thân thiện của con người nơi
đây.

21h30: Quý khách lên xe trở về khách sạn.

Ngày 3: Hoạt động tình nguyện

Sáng: 6h30: Tiến hành trả phòng và ăn sáng.

7h00: Có mặt tại Trường tiểu học xã Thanh Nưa – Điện Biên để nấu đồ ăn cho
các em và tổ chức một số trò chơi dân gian (địa điểm, hình thức thiện nguyện sẽ thay
đổi tùy theo thời gian quý khách đặt).

Trưa: 11h30: Ăn trưa tại quán ăn gần đó.

12h00: Lên xe khởi hành về Hà Nội. Quý khách tự do chiêm ngưỡng vẻ đẹp núi
rừng Tây Bắc.

Chiều: 15h00: Đoàn ăn chiều tại Sơn La, ngắm Vườn Mận Mộc Châu rồi tiếp
tục về Hà Nội.

Tối: 21h00: Về tới Hà Nội, hướng dẫn viên chia tay đoàn và hẹn gặp lại quý
khách trong những chuyến du lịch sau.

 Sản phẩm tăng cường:

20
Dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi không chỉ đơn thuần là một phần
của trải nghiệm du lịch, mà còn là sự cam kết tận tình và chuyên nghiệp để đáp ứng
mọi nhu cầu của khách hàng. Từ việc tư vấn chi tiết về thông tin du lịch cho đến
hướng dẫn đầy đủ thủ tục một cách nhanh chóng, chúng tôi luôn lắng nghe và đồng
hành cùng khách hàng suốt hành trình của họ.

Trang web của chúng tôi không chỉ là một nơi để đặt tour mà còn là một nguồn
thông tin đầy đủ và chi tiết về các tour, đặc điểm của địa điểm du lịch, cũng như những
lưu ý quan trọng khi khách hàng chuẩn bị cho hành trình của mình. Chúng tôi không
ngừng cải tiến và cập nhật thông tin để đảm bảo rằng khách hàng có được cái nhìn
toàn diện và chi tiết nhất trước khi quyết định lựa chọn chuyến đi của mình.

Dịch vụ sau bán hàng của chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc kết thúc chuyến
đi. Chúng tôi cung cấp những ưu đãi sau bán hàng, bao gồm việc cấp thẻ hội viên và
phiếu giảm giá. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được đánh giá cao và giúp họ có
thêm những trải nghiệm du lịch tuyệt vời trong tương lai.

Dịch vụ bảo hiểm không chỉ mang lại sự an tâm cho khách hàng mà còn là một
cam kết về sự chăm sóc và bảo vệ. Bảo hiểm du lịch của chúng tôi cung cấp tiền đền
bù hợp lý theo các vấn đề đột xuất có thể xảy ra trong hành trình, giúp khách hàng có
một chuyến đi an toàn và trọn vẹn.

Những giá trị mà tour du lịch đem lại cho du khách:

- Tiết kiệm chi phí: Tour du lịch giúp cho mọi người có cơ hội trải nghiệm du
lịch mà gánh nặng tài chính không quá lớn.

- Đảm bảo chất lượng: Mặc dù chiến lược kinh doanh của công ty là tour tiết
kiệm nhưng du khách vẫn nhận được sự phục vụ chuyên nghiệp, hành trình hấp dẫn và
dịch vụ đầy đủ.

- Đảm bảo an toàn: Tour du lịch bao gồm phí bảo hiểm du lịch, đảm bảo an
toàn và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

- Giá trị tinh thần: Tour du lịch giúp khách hàng thư giãn, giải tỏa căng thẳng
sau những ngày làm việc mệt mỏi. Khách hàng có thể tận hưởng những giây phút thoải
mái, thư thái tại các địa điểm tham quan của tour.

- Giá trị về mặt khám phá và trải nghiệm: Tour du lịch giúp khách hàng khám
phá những vùng đất mới, tìm hiểu về văn hóa, lịch sử, thiên nhiên của các địa điểm
tham quan. Khách hàng có thể trải nghiệm những điều mới mẻ, thú vị mà không thể tự
mình khám phá nếu không có tour du lịch.

21
2. Chiến lược giá (Price)

Giá cả là yếu tố quan trọng, nó ảnh hưởng đến nhu cầu thị trường của sản phẩm.
Giá ảnh hưởng đến vị thế cạnh tranh của thương hiệu và thị phần sản phẩm (Hà
Nguyễn, 2022).

Chiến lược định giá động (dựa trên thời gian)

Bởi vì thị trường cũng như nhu cầu khách hàng luôn thay đổi theo thời gian nên
chiến lược định giá động (theo thời gian) là một chiến lược hiệu quả giúp doanh
nghiệp du lịch thích ứng với nhu cầu của khách hàng, tận dụng cơ hội thị trường, và
cạnh tranh với đối thủ.

Mùa cao điểm: Đây là mùa sinh lời cao nhất của công ty. Nhu cầu đi du lịch của
khách hàng cao và các tour có thể tính giá cao nhất kèm các dịch vụ trong năm.

Mùa thấp điểm: Đây là khoảng thời điểm việc bán tour trở nên cực kỳ khó khăn
đối với các doanh nghiệp, Các công ty du lịch trong khoảng thời gian này thường sẽ
cần đưa ra các chương trình, ưu đãi cực lớn nếu khách hàng đi du lịch trong khoảng
thời gian này.

Khoảng thời gian giao mùa giữa mùa thấp điểm và cao điểm: Đây là thời điểm
tốt nhất để thu hút, là lúc khách hàng tìm hiểu về các chuyến du lịch cho mùa tới, các
địa điểm du lịch hot, chi phí. Các hoạt động bán tour và truyền thông được đẩy mạnh
trong giai đoạn này.

Thời Mùa cao điểm Mùa thấp điểm Khoảng thời gian giao mùa
gian giữa mùa thấp điểm và cao
điểm
Loại vé

Giá vé người lớn 2,999,000 2,299,000 2,399,000 - 2,899,000 VNĐ/


VNĐ/ người VNĐ/ người người
(từ 12 tuổi trở lên)

Giá vé trẻ em 2,499,000 1,999,000 1,999,000 - 2,399,000 VNĐ/


VNĐ/người VNĐ/ người người
(từ 5 tuổi đến
dưới 12 tuổi)

Bảng 4.1 Bảng giá vé theo thời gian


22
Doanh nghiệp chỉ dùng giá tour trọn gói giúp khách hàng không cần phải lo lắng
về việc tính toán chi phí cho từng dịch vụ, tiết kiệm thời gian và công sức. Hơn nữa,
chiến lược giá này còn giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý chi phí và hiệu quả hoạt
động khi không cần phải mất thời gian và công sức để xử lý các yêu cầu của khách
hàng về các dịch vụ riêng lẻ. Doanh nghiệp có thể nắm bắt được chi phí cho từng hạng
mục dịch vụ, từ đó có kế hoạch điều chỉnh giá tour phù hợp.

Giá tour trọn gói bao gồm:

- Xe du lịch đời mới máy lạnh đưa đón suốt tuyến.

- Hướng dẫn viên du lịch phục vụ suốt chuyến: kiến thức phong phú, nhiệt tình, vui vẻ,
hòa đồng.

- Ngày 1: ăn sáng + ăn trưa +ăn tối (thưởng thức các món ăn đặc sản ở Mộc Châu).

- Ngày 2: ăn sáng + ăn trưa + ăn tối (thưởng thức đặc sản tại Mường Phăng).

- Ngày 3: ăn sáng + ăn trưa + ăn nhẹ buổi chiều.

- Nghỉ ngơi qua đêm tại khách sạn lưu trú 3 sao. (2 người/ phòng, bố trí phòng 3 khi
cần thiết) và ở nhà sàn của người Thái, H’mông.

- Vé tham quan các thắng cảnh, di tích, các điểm trong lịch trình.

- Quà tặng công ty: mũ lưỡi trai và áo thun in hình Tây Bắc.

Giá tour trọn gói không bao gồm:

- Chi phí cá nhân (điện thoại, giặt ủi, mua quà, bia, rượu, nước ngọt,…)

- Các chi phí khác không nêu trong tour.

- Tiền tip cho hướng dẫn viên và lái xe.

- Thuế VAT 10%.

Lưu ý

- Những người dưới 18 tuổi tham gia chuyến du lịch phải có người lớn đi cùng ngay
lúc khởi hành.

- Du khách có trẻ em đi cùng phải nhắc nhở con em cẩn thận ở những nơi nguy hiểm,
theo dõi con em tránh tình trạng đi lạc.

23
- Du khách tự quản lý tài sản, hành lý tư trang cá nhân trong quá trình tham gia tour.
Chúng tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm về vấn đề này.

- Du khách phải có mang theo giấy tờ tùy thân như căn cước công dân.

- Đề nghị quý khách cung cấp đầy đủ thông tin và số lượng tham gia tour chính xác để
công ty làm thủ tục mua bảo hiểm du lịch.

- Du khách vui lòng đọc kỹ điều khoản và điều kiện của tour để nắm rõ các quyền lợi
và nghĩa vụ của mình.

- Du khách vui lòng tuân thủ quy định của tour bao gồm: quy định về giờ giấc, hành
vi,... để đảm bảo chuyến đi được suôn sẻ, thuận lợi.

- Du khách có thái độ lịch sự, thân thiện với người dân địa phương.

- Lịch trình tour có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế nhưng vẫn hoàn toàn
đảm bảo đầy đủ các điểm tham quan theo chương trình.

- Du khách cam kết đảm bảo tình trạng sức khỏe an toàn, phù hợp cho chuyến du lịch.
Chúng tôi sẽ không chịu trách nhiệm dưới mọi tình huống.

- Nếu du khách bỏ qua những hoạt động tham quan, các bữa ăn, sẽ không được hoàn
lại bất kỳ chi phí nào.

Chính sách bán hàng, đăng ký, hoàn hủy vé:

 Đăng ký tour

Du khách vui lòng đăng ký tour trước ít nhất 5 ngày (đối với khách đoàn) và
trước 3 ngày (đối với khách lẻ). Đặc biệt, vào mùa cao điểm, các dịp lễ, tết, công ty
khuyến khích khách hàng đăng ký càng sớm càng tốt để công ty có thể chuẩn bị thực
hiện tour du lịch chu toàn hơn.

Khi đăng ký, du khách vui lòng cọc trước tối thiểu 50% tổng giá tour. Nếu quý
khách không cọc trước thì việc đăng ký coi như không có hiệu lực (trừ một số trường
hợp đặc biệt).

Nếu du khách có yêu cầu gì đặc biệt trong chuyến đi vui lòng thông báo trước
cho nhân viên trong quá trình đăng ký để công ty có thể sắp xếp và cố gắng đáp ứng
trong khả năng của mình.

 Hoàn hủy vé tour

24
Nếu công ty không thể thực hiện chuyến đi do một số lý do bắt buộc ( không đủ
số lượng, thời tiết, thiên tai,...) công ty sẽ báo ngay cho khách hàng biết trước ngày
khởi hành 5 ngày và thanh toán lại cho khách hàng những khoản đã đóng.

Trường hợp du khách muốn hủy chuyến đi vì bất cứ lý do gì, du khách phải báo
cho công ty và chịu chi phí hủy bỏ như sau:

 Trước ngày khởi hành 7 ngày trở lên: Không tính phí.
 Trước ngày khởi hành 6-3 ngày: Tính 35% giá tour.
 Trước ngày khởi hành 2-1 ngày: Tính 50% giá tour.
 Trong vòng 24 giờ trước ngày khởi hành hoặc không có mặt tại điểm hẹn: Tính
100% giá tour.

Mọi thắc mắc hoặc khiếu nại của khách hàng liên quan đến việc đăng ký mua vé
tour sẽ được công ty giải quyết theo quy định của pháp luật.

3. Chiến lược phân phối (Place)

Là quá trình quyết định về các kênh phân phối, quy trình, lưu trữ, xử lý đơn
hàng, vận chuyển,... nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay khách hàng đúng thời điểm, địa
điểm và số lượng và đúng chương trình du lịch (Học viện Quản lý PACE , 2022).

a. Phân phối trực tiếp

Khách hàng có thể mua vé trực tiếp tại cửa hàng trung tâm hay tại chi nhánh
chính của công ty. Đối với trường hợp này, khách hàng có thể tìm hiểu thông tin về
sản phẩm một cách chính xác nhất. Khách hàng có thể trực tiếp xem xét tuyến điểm sẽ
đến, thời gian khởi hành và có thể giải đáp thắc mắc ngay lập tức khi trao đổi thông tin
với chăm sóc viên. Khi khách hàng mua vé trực tiếp tại cửa hàng cũng đảm bảo được
sự an toàn của giao dịch. Bên cạnh đó, công ty sẽ không phải trả hoa hồng cho đơn vị
trung gian. Tuy nhiên, với kênh phân phối này, công ty phải đào tạo nhân sự chuyên
nghiệp, đầu tư cơ sở vật chất và phải thực sự uy tín.

Khách hàng cũng có thể mua vé tour trực tiếp thông qua website chính thức của
công ty, hotline hoặc tìm kiếm thông qua fanpage của công ty trên các nền tảng mạng
xã hội. Bởi vì mạng xã hội là một kênh quảng bá sản phẩm và dịch vụ vô cùng hiệu
quả. Doanh nghiệp có thể xây dựng website chuyên nghiệp để giới thiệu sản phẩm và
dịch vụ của mình, đồng thời cung cấp các tính năng để khách hàng có thể đặt tour trực
tiếp.

b. Phân phối gián tiếp

25
Công ty sẽ bán hàng qua các kênh trung gian bằng cách hợp tác với các đại lý du
lịch, các công ty lữ hành, các online travel agent hoặc các hãng hàng không,…Các
kênh phân phối trung gian sẽ tiếp tục sử dụng kênh phân phối của mình đưa sản phẩm
tới đúng đối tượng khách hàng mục tiêu. Từ đó có thể mở rộng khả năng tiếp cận
khách hàng hơn. Tuy nhiên điều này đòi hỏi công ty phải tìm được những kênh trung
gian uy tín, có kinh nghiệm, đáng tin cậy. Bên cạnh những mặt lợi, với kênh phân phối
này công ty phải trả hoa hồng cho đại lý trung gian, khó quản lý, kiểm soát quá trình
giao dịch và phục vụ khách của đại lý, có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt đến
hình tượng, uy tín của công ty.

Một số kênh trung gian mà doanh nghiệp có thể hợp tác:

 Đại lý du lịch Saigontourist là đại lý du lịch lâu đời và uy tín nhất Việt Nam,
được thành lập từ năm 1975.
 Đại lý du lịch Vietravel: Vietravel hiện là công ty cung cấp dịch vụ du lịch lữ
hành hàng đầu tại Việt Nam chuyên cung cấp các tour du lịch từ trong nước đến
quốc tế.
 Đại lý dịch vụ du lịch Đất Việt với hơn 20 năm trong ngành dịch vụ du lịch.
 Đại lý du lịch Việt Nam Booking: Đây là một đại lý du lịch trực tuyến uy tín và
tiện lợi cho khách hàng.
 Booking.com: Booking.com là một trong số các công ty hàng đầu thế giới cung
cấp dịch vụ du lịch dựa trên kỹ thuật số hóa học.

b. Quản lý kênh phân phối sản phẩm

Doanh nghiệp cần phải quản lý sát sao các kênh phân phối trong quá trình vận
hành chiến lược phân phối. Kênh phân phối phải đảm bảo các tiêu chí sau:

 Tiêu chuẩn về chất lượng: Đội ngũ vận hành kênh, đội ngũ bán hàng phải đảm
bảo trang bị đầy đủ khả năng bán hàng, đảm bảo uy tín và tiếp cận với thị
trường mục tiêu.
 Chức năng của kênh phân phối: Đội ngũ nhân sự liên quan phải nắm rõ về mục
tiêu, chức năng, yêu cầu cũng như quyền hạn kênh phân phối mà họ đảm
nhiệm. Doanh nghiệp cần đào tạo cho họ những kỹ năng cần thiết, phổ biến tầm
nhìn, sứ mệnh tới các thành viên trong kênh. Đồng thời đưa ra những chính
sách khen thưởng, xử phạt nhằm nâng cao nguồn nhân lực.
 Chính sách kênh phân phối: Các kênh phân phối phải thực hiện đầy đủ các
chính sách quảng cáo, chiết khấu, khuyến mãi mà doanh nghiệp đặt ra.

4. Chiến lược xúc tiến (Promotion)

26
Sản phẩm tốt, mức giá phải chăng, các kênh phân phối tối ưu nhưng nếu không
có hoạt động xúc tiến hiệu quả rất khó mang đến hiệu quả truyền thông, lan truyền các
thông tin về sản phẩm cũng như thương hiệu tốt. Nhất là khi doanh nghiệp hướng đến
việc thu hút, tiếp cận đến số lượng lớn khách hàng mục tiêu hay thâm nhập vào thị
trường mới. Từ việc thu hút, tiếp cận, tương tác tốt thì mới có thể thuyết phục được
khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của mình (BTV Tuha, 2022).

a. Quảng cáo

 Quảng cáo qua các kênh truyền hình, TV kết hợp sử dụng người nổi tiếng

So với những loại hình quảng cáo khác thì quảng cáo trên truyền hình có số lượng
khán giả tiếp cận thông tin nhiều nhất. Truyền hình chính là phương tiện có khả năng
tiếp cận được đến hầu hết các đối, thuộc mọi lứa tuổi, tầng lớp khác nhau. Ngoài ra,
việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương cũng giúp doanh
nghiệp có nhiều lựa chọn hơn khi phát quảng cáo. Chúng ta có thể hợp tác với một số
kênh truyền hình phổ biến như VTV, HTV, HTVC Du lịch và Cuộc sống,... để phát
đoạn quảng cáo hoặc cũng có thể phát quảng cáo qua Youtube.

Công ty sẽ thiết kế một số TVC với nội dung như vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ,
những nét văn hóa bản địa độc đáo, văn hóa ẩm thực đặc sắc của Tây Bắc,... những thứ
mà du khách có thể trải nghiệm nếu đăng ký tour. TVC sử dụng hình ảnh đẹp mắt, hấp
dẫn, cùng với âm nhạc và lời thoại lôi cuốn để thu hút sự chú ý của khán giả. Cuối mỗi
TVC đều sẽ có hướng dẫn khách hàng cách đặt vé và slogan của tour “ Chữa lành tâm
hồn, kết nối bản sắc” để tạo ấn tượng với khách hàng. TVC có thể hợp tác với một số
KOL chuyên về review du lịch như Travip, Khoai Lang Thang, Bửu Vi Vu,... để tăng
thêm sức thuyết phục cho TVC, thu hút sự quan tâm của người xem.

Sau khi đã thiết kế và thực hiện, công ty quan sát và đo lường tỷ lệ người xem, sự
yêu thích của khán giả và số lượng đặt tour để điều chỉnh chiến lược. Chiến lược này
giúp lan tỏa hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp đến đông đảo khách hàng, gia
tăng khả năng tiếp cận, từ đó thúc đẩy tỷ lệ chốt đơn, tăng doanh thu. Chiến lược còn
cung cấp thông tin về sản phẩm của công ty cho khách hàng, giúp khách hàng có thể
tìm hiểu một cách tiện lợi, nhanh chóng (Quảng cáo truyền hình, 2022).

b. Quảng cáo qua mạng Internet

Trước đây, việc nhìn thấy những miền đất lạ, khám phá thế giới xung quanh qua
tivi, radio, tranh, ảnh hoặc một vài lần đi chơi xa cùng gia đình là điều thích thú đối
với nhiều người, nhưng nay, chỉ cần một chiếc điện thoại đa phương tiện, ngồi lướt
web là có hàng triệu thông tin, hình ảnh, video, clip du lịch khắp mọi miền hiện lên. Vì
vậy, chúng ta có thể đăng tải thông tin về tour du lịch lên các trang Internet để dễ dàng

27
tiếp cận tới khách hàng, chúng ta có thể đăng những hình ảnh bắt mắt về Tây Bắc như
thiên nhiên hùng vĩ hay những món ăn đặc sản của Tây Bắc lên fanpage của công ty
hoặc lên các trang review trên các nền tảng để thu hút khách hàng (Hoàng Thu, 2022).

c. Quảng cáo trên các trang điện tử

Mục tiêu của chiến lược này là tăng nhận thức về du lịch Tây Bắc, giúp khách
hàng biết đến tour du lịch, hiểu được những giá trị mà tour du lịch đem lại, từ đó thúc
đẩy khách hàng đặt tour du lịch. Một số đầu báo doanh nghiệp có thể hợp tác như: Báo
Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, báo Tiền Phong, báo Dân trí,... và một số tạp chí du lịch.
Nội dung bài của các bài báo giới thiệu về tên, slogan của tour và tập trung vào những
giá trị mà tour du lịch mang lại như nghỉ dưỡng chữa lành, khám phá ẩm thực, những
cảnh đẹp, thiên nhiên hùng vĩ của Tây Bắc, văn hóa dân tộc, văn hóa ẩm thực tại Tây
Bắc,...

d. Quảng cáo ngoài trời

Doanh nghiệp sẽ thiết kế các banner, poster về tour du lịch Tây Bắc như những
điểm đến hay những hình ảnh đặc trưng của Tây Bắc như ruộng bậc thang, sapa,.. sau
đó in ra và dán lên các biển thông báo, tờ rơi, treo lên những điểm đông dân cư và thuê
các biển quảng cáo ngoài trời ở các trục đường chính của các thành phố, có thể đặt
màn hình Led chiếu đoạn TVC quảng cáo về tour du lịch trên các tuyến đường cao tốc,
tiếp cận được lượng lớn khách du lịch di chuyển trên đường. Các biển quảng cáo,
banner phải sử dụng hình ảnh đẹp, ấn tượng, bắt mắt, slogan, thông điệp ngắn gọn, dễ
nhớ để thu hút sự chú ý của khách hàng.

Dưới đây là một banner chúng tôi đã thiết kế:

28
Hình 3.2 Banner của Công ty D&H Travel.

e. Khuyến mại

Vào các dịp lễ, ngày tết, ngày đặc biệt của công ty hoặc mùa du lịch, công ty cần
có một số chính sách khuyến mại cho tour du lịch như: giảm giá vé, tặng quà,... Đối
với tour du lịch Tây Bắc chương trình khuyến mại sẽ được diễn ra với nhiều phần quà
hấp dẫn như: tặng voucher giảm 25% cho lần mua vé tiếp theo, giảm giá 20% cho
khách hàng đặt tour trước 12 ngày, ưu đãi 10% cho khách hàng thân thiết. Bên cạnh
đó, doanh nghiệp còn có chính sách luôn chiết khấu 10% cho những khách hàng đặt từ
10 vé trở lên. Những thông tin về chương trình khuyến mại sẽ được quảng bá và thông
báo trên fanpage, trang web của công ty, trên các mạng xã hội và gửi thông báo qua
email cho những khách hàng thân thiết.

f. Marketing trực tiếp

Chiến lược này giúp doanh nghiệp có thể giao tiếp trực tiếp với khách hàng, ghi
nhận thông tin khách hàng như email hoặc số điện thoại để phục vụ các hoạt động
chăm sóc khách hàng, dễ dàng tương tác với khách hàng hơn, từ đó có thể nhận biết
khách hàng nào đang chú ý đến sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp. Đối với những
khách hàng đã sử dụng dịch vụ thì doanh nghiệp có thể nhắn tin hoặc gửi email cảm
ơn và xin cảm nhận của khách hàng. Doanh nghiệp cũng có thể gửi thông tin về tour
du lịch, thông tin các chương trình khuyến mãi qua email hoặc SMS cho khách hàng
dễ dàng tiếp cận.

g. Chương trình hoạt động thực tế

29
Công ty có thể tổ chức một cuộc thi “Tìm hiểu Tây Bắc” cho khách hàng đăng tải
trên trang web của công ty và các trang mạng xã hội. Cuộc thi với mục tiêu quảng bá
du lịch Tây Bắc đến mọi người, giúp mọi người hiểu biết hơn, có ấn tượng về du lịch
Tây Bắc, thúc đẩy họ đặt tour du lịch Tây Bắc.

 Đối tượng: Tất cả mọi người dân trên toàn quốc.


 Thời gian: 12/12/2023 - 15/01/2024.
 Thể lệ cuộc thi: Mỗi người viết một đoạn văn ngắn giới thiệu về một địa điểm
du lịch ở Tây Bắc mà họ quan tâm sau đó đăng tải lên trang cá nhân của mình
kèm hashtag #TayBac, #tourdulichTayBac. Sau khi thời gian cuộc thi kết thúc,
công ty sẽ tổng hợp, thống kê các bài dự thi, bài dự thi nào có lượt tương tác
cao nhất sẽ giành được giải nhất.
 Phần thưởng:
 Giải nhất: 01 giải, trị giá 10.000.000 đồng và một vé du lịch Tây Bắc trọn gói.
 Giải nhì: 02 giải, mỗi giải trị giá 5.000.000 đồng.
 Giải ba: 03 giải, mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.
 Giải khuyến khích: 10 giải, mỗi giải trị giá 1.000.000 đồng.
 Đánh giá hiệu quả cuộc thi:
 Thống kê lượt tiếp cận trên các kênh truyền thông.
 Tỷ lệ tương tác trên các kênh truyền thông của hoạt động.
 Tỷ lệ khách hàng đặt tour du lịch Tây Bắc sau khi tham gia hoạt động.

Cuộc thi “Tìm hiểu Tây Bắc” là một hoạt động ý nghĩa, làm khách hàng chủ động
tìm hiểu về thông tin về Tây Bắc từ đó gây hứng thú, tò mò cho họ về những địa điểm
ở Tây Bắc, kích thích nhu cầu du lịch Tây Bắc của khách hàng, góp phần quảng bá
hình ảnh của Tây Bắc đến với nhiều người hơn.

VI. Triển vọng sản phẩm

Triển vọng cho sản phẩm du lịch đặc biệt này là rất lớn với nhiều ảnh hưởng tích
cực đối với cộng đồng. Dưới đây là một số triển vọng quan trọng:

 Tăng cường nhận thức và phổ cập: Sản phẩm sẽ giúp nhiều người biết đến và
hiểu rõ hơn về nhu cầu giải tỏa áp lực của người trẻ. Việc tạo ra sự nhận thức
này có thể dẫn đến sự lan tỏa nhanh chóng khi người tham gia chia sẻ trải
nghiệm tích cực của họ. Chia sẻ thông tin trên các nền tảng truyền thông xã hội,
blog, và các kênh trực tuyến sẽ giúp mở rộng phạm vi của sản phẩm, thu hút sự
chú ý và tham gia của đông đảo người trẻ.
 Tạo cái nhìn tích cực về cuộc sống: Sản phẩm có tiềm năng thay đổi cách mọi
người nhìn nhận về cuộc sống. Bằng cách tạo ra trải nghiệm tích cực, nó có thể
góp phần vào việc xây dựng tư duy lạc quan và sự tận hưởng cuộc sống của

30
cộng đồng. Phản ánh tích cực từ những người tham gia chuyến du lịch có thể
tạo ra hiệu ứng tích cực, khuyến khích người khác tham gia để trải nghiệm
những điều tuyệt vời này.
 Bảo tồn và tăng cường văn hóa dân tộc: Sản phẩm không chỉ giúp mọi người
hiểu rõ về văn hóa dân tộc mà còn thúc đẩy sự bảo tồn của nó. Việc tham gia
vào các hoạt động trải nghiệm văn hóa sẽ làm tăng cường và duy trì những giá
trị truyền thống quan trọng. Tăng cường hiểu biết về ẩm thực đặc sắc của vùng
Tây Bắc có thể mở ra cơ hội kinh doanh và phát triển về mặt du lịch ẩm thực.
 Phát triển du lịch và cải thiện đời sống địa phương: Việc quảng bá tích cực về
vùng Tây Bắc có thể tăng cường tình hình du lịch địa phương. Sự tăng trưởng
trong lĩnh vực này có thể mang lại cơ hội việc làm và nguồn thu nhập cho người
dân nơi đây, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống. Sản phẩm có thể tạo ra một
chuỗi giá trị tích cực, khuyến khích sự phát triển bền vững trong du lịch và
đóng góp vào cộng đồng nơi sản phẩm hoạt động.

Tóm lại, sản phẩm du lịch đặc biệt này không chỉ giúp giảm áp lực cho người trẻ
mà còn mang lại những lợi ích lớn cho cả cộng đồng và vùng lãnh thổ nơi nó hoạt
động.

31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Ahmad, S. N. (2010). Organic Food: A Study on Demographic Characteristics and
Factors Influencing Purchase Intentions among Consumers in Klang Valley,
Malaysia.

Ajzen & Fishbein. (1975). A Bayesian analysis of attribution processes. Psychological


Bulletin. Được truy lục từ Psychological Bulletin.

Ajzen. (2002). Perceived behavioral control, self‐efficacy, locus of control, and the
theory of planned behavior. Journal of Applied Social Psychology.

Ajzen và Fishbein . (1980). Understanding Attitudes and Predicting Social Behavior.


Prentice-Hall Press.

Arvola, A. V. (2008). Predicting intentions to purchase organic. Appetite.

Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam. (2022). Phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm nông nghiệp hữu cơ. Được truy lục từ Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt
Nam: https://dangcongsan.vn/kinh-te/phat-trien-thi-truong-tieu-thu-san-pham-
nong-nghiep-huu-co-625282.html

Báo Hòa Bình. (2023). Hòa Bình: Toàn tỉnh đón trên 2,3 triệu lượt khách du lịch.
Được truy lục từ Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Hòa Bình:
https://bvhttdl.gov.vn/hoa-binh-toan-tinh-don-tren-23-trieu-luot-khach-du-lich-
2023072808083213.htm

BTV Tuha. (2022). Các chiến lược xúc tiến đỉnh cao và ví dụ thành công thực tế.
Được truy lục từ Tuha: https://tuha.vn/bai-viet/chien-luoc-xuc-tien

Bùi Thị Hoàng Lan và cộng sự. (2021). Động cơ nào ảnh hưởng đến ý định mua thực
phẩm hữu ích của người tiêu dùng Việt Nam. Được truy lục từ
https://bom.so/RN5YBz

Bùi Tuấn An. (2022). Thực phẩm là gì? Thực phẩm gồm những gì? Ví dụ về thực
phẩm. Được truy lục từ Luật Minh Kê: https://luatminhkhue.vn/thuc-pham-la-
gi.aspx

Chí Công & Xuân Đảm. (2016). Nghiên cứu ảnh hưởng của ẩm thực địa phương đến
sự hài lòng của du khách:. Kinh tế & Phát triển.

Chong, C. W. (2013). Factots inluecing on purchasing behavior of organic foods,


Human and Social Science Research HSSR Vol.
32
Cổng Thông tin Điện tử Lai Châu. (2023). Du lịch Lai Châu: Phát triển bền vững chứ
không đánh đổi bằng mọi giá. Được truy lục từ Cổng thông tin Điện tử Lai
Châu: https://laichau.gov.vn/du-khach/du-lich-lai-chau-phat-trien-ben-vung-
chu-khong-danh-doi-bang-moi-gia.html#:~:text=Lai%20Ch%C3%A2u%20s
%E1%BA%BD%20kh%C3%B4ng%20%C4%91%C3%A1nh,v%E1%BB%9Bi
%20c%C3%B9ng%20k%E1%BB%B3%20n%C4%83m%202022

Đ. Huyền & Phương Nhi. (2023). Mẹo du lịch sang chảnh với giá phải chăng. Được
truy lục từ VTV News: https://vtv.vn/doi-song/meo-du-lich-sang-chanh-voi-
gia-phai-chang-20231130174518763.htm

Dickieson, J. a. (2009). Factors that influence the purchase of organic food: A study of
consumer behaviour in the UK.

Duy Tín. (2023). Tổng dân số TP.HCM hiện nay bao nhiêu? Được truy lục từ Báo
Thanh Niên: https://thanhnien.vn/tong-dan-so-tphcm-hien-nay-bao-nhieu-
185230606101044439.htm

Golden Sand. (2023). XU HƯỚNG TIÊU DÙNG THỰC PHẨM HỮU CƠ TẠI VIỆT
NAM. Được truy lục từ http://goldensandcorp.com.vn/xu-huong-tieu-dung-thuc-
pham-huu-co-tai-viet-nam/

Hà Nguyễn. (2022). Chính sách giá trong Marketing là gì? Vai trò & 7 chính sách giá
hàng đầu. Được truy lục từ MISA AMIS: https://amis.misa.vn/45438/chinh-
sach-gia/

Hải Sơn. (2022). Thị trường sản phẩm hữu cơ toàn cầu hiện nay ra sao? Được truy
lục từ Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: https://nongnghiephuucovn.vn/thi-
truong-san-pham-huu-co-toan-cau-hien-nay-ra-sao

Hải Yến. (2022). Du lịch biển đảo chiếm khoảng 70% hoạt động của ngành du lịch
Việt Nam. Được truy lục từ infonet: https://infonet.vietnamnet.vn/du-lich-bien-
dao-chiem-khoang-70-hoat-dong-cua-nganh-du-lich-viet-nam-5013234.html

Hàn Mai. (2023). Khám phá xu hướng du lịch chánh niệm. Được truy lục từ Du lịch
thành phố Hồ Chí Minh: https://tcdulichtphcm.vn/bi-quyet/kham-pha-xu-
huong-du-lich-chanh-niem-c15a50839.html

Hoàng Thị Bảo Thoa và cộng sự. (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tiêu dùng
thực . VNU Journal of Science: Economics and Business.

Hoàng Thu. (2022). Mạng xã hội - “cánh cửa” quảng bá du lịch thời 4.0. Được truy
lục từ Báo Lào Cai: https://baolaocai.vn/mang-xa-hoi-canh-cua-quang-ba-du-

33
lich-thoi-40-post352759.html

Học viện Quản lý PACE . (2022). Chiến lược phân phối là gì? Tầm quan trọng và 4
bước xây dựng. Được truy lục từ Học viện Quản lý PACE :
https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chien-luoc-phan-phoi-la-gi

Hưng Nguyên. (2023). Tạp chí Công thương Điện tử. Được truy lục từ Tạp chí Công
thương Điện tử: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/dien-bien-dua-du-lich-
thanh-nganh-kinh-te-mui-nhon-114173.htm

Kou Minh Chu. (2018). Ảnh hưởng trung gian của thái độ đối với các yếu tố bên
trong và bên ngoài ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu cơ của người
tiêu dùng ở Trung Quốc(2018). Được truy lục từ MDPI:
https://www.mdpi.com/2071-1050/10/12/4690

Lan Hạ. (2023). Tăng tốc phục hồi ngành du lịch Việt Nam. Được truy lục từ Nhân
dân: https://nhandan.vn/tang-toc-phuc-hoi-nganh-du-lich-viet-nam-
post748355.html

Lan Hương. (2023). Yên Bái: 6 tháng đầu năm 2023, toàn ngành du lịch đón phục vụ
trên 1 triệu lượt khách. Được truy lục từ Cổng Thông tin Điện tử tình Yên Bái:
https://yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?
ItemID=31960&l=Tintrongtinh%3Futm_source=ditatompel.com&lv=11

Lê Hạnh. (2023). Du lịch Sơn La bứt phá, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Được truy
lục từ VOV: https://vov.vn/du-lich/du-lich-son-la-but-pha-doanh-thu-hang-
nghin-ty-dong-post1064928.vov

Lê Loan và cộng sự. (2016). Thị trường thực phẩm hữu cơ: Cờ vào tay ai? Được truy
lục từ Brands Vietnam: https://www.brandsvietnam.com/9157-Thi-truong-thuc-
pham-huu-co-Co-vao-tay-ai

Lian và cộng sự. (2019). Assessing the Yong Consumers’ Motives and Purchase
Behavior for Organic Food: An Emporical Evidence from a Developing
Nation, International Journal of Academic Research in Business and Social
Sciences, pp.

Ngô Vũ Quỳnh Thi và cộng sự. (2021). Được truy lục từ
https://jfm.ufm.edu.vn/index.php/jfm/article/view/259

Ngọc Anh. (2023). TOP XU HƯỚNG DU LỊCH 2024: NGHỈ DƯỠNG CHỮA LÀNH
LÊN NGÔI. Được truy lục từ Bazaar Việt Nam: https://bazaarvietnam.vn/top-
xu-huong-du-lich-2024-nghi-duong-chua-lanh-len-ngoi/#post-2775384

34
Ngọc Linh. (2022). Khai thác tài nguyên du lịch vùng Tây Bắc. Được truy lục từ Báo
Điện tử Nhân dân: https://nhandan.vn/khai-thac-tai-nguyen-du-lich-vung-tay-
bac-post262653.html

Ngữ Thiên. (2022). Phát huy giá trị văn hóa để du lịch Tây Bắc cất cánh. Được truy
lục từ Báo Điện tử Nhân dân: https://nhandan.vn/phat-huy-gia-tri-van-hoa-de-
du-lich-tay-bac-cat-canh-post709767.html

Ngữ Thiên. (2022). Phát huy giá trị văn hóa để du lịch Tây Bắc cất cánh. Được truy
lục từ Báo Nhân dân Điện tử: https://nhandan.vn/phat-huy-gia-tri-van-hoa-de-
du-lich-tay-bac-cat-canh-post709767.html

Nguyễn Đức Chính. (2022). Phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây bắc gắn với xu
hướng tiêu dùng xanh. Được truy lục từ Tạp chí Điện tử Công nghiệp môi
trường: https://congnghiepmoitruong.vn/phat-trien-du-lich-cong-dong-vung-
tay-bac-gan-voi-xu-huong-tieu-dung-xanh-9001.html

Nguyễn Hồng Hà Vy. (2023). Chiến lược marketing “thu phục” khách hàng Gen Z tại
thị trường Việt Nam. Được truy lục từ BlogAnChoi:
https://bloganchoi.com/chien-luoc-marketing-thu-phuc-khach-hang-gen-z-tai-
thi-truong-viet-nam/

Nguyễn Thị Như Quỳnh. (2022). Thúc đẩy sự liên kết vùng trong phát triển du lịch
các tỉnh miền núi Tây Bắc: Thực trạng và giải pháp. Được truy lục từ Tạp chí
Kinh tế và Dự báo: https://kinhtevadubao.vn/thuc-day-su-lien-ket-vung-trong-
phat-trien-du-lich-cac-tinh-mien-nui-tay-bac-thuc-trang-va-giai-phap-
21402.html

Như Huỳnh. (2022). Trở ngại lớn nhất của nông sản hữu cơ là giá thành. Được truy
lục từ Vietnambiz: https://bom.so/6088rc

Ozkan & Solmaz. (2015). The changing face of the employees–generation Z and their
perceptions of work (a . Procedia Economics and Finance.

Phương Thảo. (2021). Khám phá ẩm thực trong du lịch quan trọng như thế nào? Được
truy lục từ Ẩm thực Việt Nam: https://amthucvietnam365.vn/kham-pha-am-
thuc-trong-du-lich.html

Quảng cáo truyền hình. (2022). Quảng cáo trên truyền hình và những lợi ích của
quảng cáo trên truyền hình. Được truy lục từ Quảng cáo truyền hình:
https://quangcaotruyenhinh.com/quang-cao-tren-truyen-hinh-va-nhung-loi-ich-
cua-quang-cao-tren-truyen-hinh.html

35
Quỳnh Nguyễn. (2023). Bật mí những xu hướng du lịch sẽ lên ngôi trong năm 2024 có
thể bạn chưa biết. Được truy lục từ Du lịch Việt Nam:
https://dulichvietnam.com.vn/xu-huong-du-lich-nam-2024.html

Reza Saleki và cộng sự. (2020). Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua thực phẩm hữu
cơ của người tiêu dùng Malaysia. Được truy lục từ
https://sci-hub.hkvisa.net/10.1504/ijbir.2020.110096

Thanh Hà. (2022). 'Thực phẩm organic' Việt ngày càng được lòng người tiêu dùng.
Được truy lục từ Báo Pháp luật: https://baophapluat.vn/thuc-pham-organic-viet-
ngay-cang-duoc-long-nguoi-tieu-dung-post456990.html

Thích Chân Quang. (2022). Bản ngã là chấp thấy cái tôi hiện hữu. Được truy lục từ
Phật giáo: https://phatgiao.org.vn/ban-nga-la-chap-thay-co-cai-toi-hien-huu-
d50995.html

Thương Nguyệt. (2023). Tín hiệu tích cực với du lịch toàn cầu. Được truy lục từ Hà
Nội mới: https://hanoimoi.vn/tin-hieu-tich-cuc-voi-du-lich-toan-cau-
441135.html

Thương Nguyệt. (2023). Tính hiệu tích cực của du lịch toàn cầu. Được truy lục từ Hà
Nội mới: https://hanoimoi.vn/tin-hieu-tich-cuc-voi-du-lich-toan-cau-
441135.html

Thùy Linh. (2023). Lượng khách đến Lào Cai trong 6 tháng đầu năm 2023 đạt trên
3,7 triệu lượt. Được truy lục từ Cổng Thông tin Điện tử tình Lào Cai:
https://www.laocai.gov.vn/tin-trong-tinh/luong-khach-den-lao-cai-trong-6-
thang-dau-nam-2023-dat-tren-3-7-trieu-luot-1192128

Tổng hợp. (2023). Xu hướng tiêu dùng thực phẩm hữu cơ tại Việt Nam. Được truy lục
từ Golden Sand: https://goldensandcorp.com.vn/xu-huong-tieu-dung-thuc-
pham-huu-co-tai-viet-nam/

Trần Hương. (2021). Biến đổi khí hậu - những hệ lụy trông thấy ở Tây Bắc. Được truy
lục từ Báo Tài nguyên - Môi trường:
https://dttg.baotainguyenmoitruong.vn/bien-doi-khi-hau-nhung-he-luy-trong-
thay-o-tay-bac-331397.html

Trần Thị Bích Ngân và cộng sự. (2022). Kinh nghiệm quốc tế về ứng dụng
MINDFULNESS cho giáo viên và vận dụng ở Việt Nam. Hà Nội: Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam.

36
Tran và cộng sự. (2019). Driving and Deterrent Factors Affecting Organic Food
Consumption in Vietnam, Journal of Economics, Business and Management.

Travel Bloggers. (2022). Tiềm năng phát triển du lịch ẩm thực tại Việt Nam hiện nay.
Được truy lục từ Travel Bloggers: https://vi.alongwalker.co/tiem-nang-phat-
trien-du-lich-am-thuc-tai-viet-nam-hien-nay-s292135.html

Trương Hồng Sơn. (2018). Ưu nhược điểm của thực phẩm hữu cơ. Được truy lục từ
Viện y học và ứng dụng: https://vienyhocungdung.vn/uu-nhuoc-diem-cua-thuc-
pham-huu-co-20160806100428759.htm

Tú Quyên. (2023). Du lịch Tây Bắc: Tiềm năng lớn nhưng hiệu quả khai thác chưa
cao. Được truy lục từ Tạp chí Điện tử Thiên Nhiên và Môi trường:
https://thiennhienmoitruong.vn/du-lich-tay-bac-tiem-nang-lon-nhung-hieu-qua-
khai-thac-chua-cao.html#:~:text=T%E1%BB%A8C%20N%E1%BB%94I
%20B%E1%BA%ACT-,Du%20l%E1%BB%8Bch%20T%C3%A2y%20B
%E1%BA%AFc%3A%20Ti%E1%BB%81m%20n%C4%83ng%20l%E1%BB
%9Bn%20nh%C6%B0ng,qu%E1%

Vệ sinh an toàn thực phẩm. (2016). Thực phẩm hữu cơ (organic food) là gì? Được
truy lục từ Vệ sinh an toàn thực phẩm: https://vesinhantoanthucpham.vn/thuc-
pham-huu-co-organic-food-la-gi/

VTV Digital. (2023). Du lịch Việt Nam "bứt tốc" thu hút khách quốc tế. Được truy lục
từ VTV : https://vtv.vn/kinh-te/du-lich-viet-nam-but-toc-thu-hut-khach-quoc-te-
20230515222819803.htm

Wee và cộng sự. (2014). Consumers Perception, Purchase Intention and Actual
Purchase Behavior of Organic Food Products.

Xu Hướng Và Thống Kê Về Thực Phẩm Của Gen Z Cho Năm 2023. (2023). Được truy
lục từ Bếp Thái Bình: https://bepthaibinh.vn/xu-huong-va-thong-ke-ve-thuc-
pham-cua-gen-z/

Yên Hoa. (2023). Thúc đẩy liên kết phát triển du lịch vùng Tây Bắc mở rộng. Được
truy lục từ Báo Hà Giang: https://baohagiang.vn/van-hoa/202310/thuc-day-lien-
ket-phat-trien-du-lich-vung-tay-bac-mo-rong-01d266a/

37

You might also like