You are on page 1of 79

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HÒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN THỰC TẾ NGÀNH


TUYẾN TPHCM – ĐÀ LẠT – MIỀN TRUNG ( 12 NGÀY 11 ĐÊM)

HỌ VÀ TÊN: HUỲNH MINH ÁNH


TRƯƠNG THỊ HỒNG
ĐẶNG THỊ NGỌC YẾN
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: THẦY NGUYỄN NGUYÊN PHONG
THẦY VÕ CHÍ LINH

TP HCM, NGÀY 25 THÁNG 6 NĂM 2023

0
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế ra đời khá sớm tuy nhiên du lịch cũng là một ngành
kinh tế khá non trẻ, trong nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Trên
thực tế nước ta đã và đang phấn đấu đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa đất nước từng bước
phát triển, tạo dựng nền tảng vững chắc cho đất nước với một nền công nghiệp hiện đại thì
du lịch cũng đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Du lịch đã trở thành nhu cầu phổ biến của người dân ở mỗi quốc gia, mọi người đi du
lịch như một thói quen và là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của mỗi
người. Nền kinh tế ngày càng phát triển đồng nghĩa với mức sống của con người ngày càng
được nâng cao, và những nhu cầu của họ đòi hỏi cao hơn. Trước đây nhu cầu của họ chủ
yếu là những nhu cầu thiết yếu nh: ăn, ở, mặc, đi lại... Nhưng ngày nay họ lại mong muốn đi
du lịch để giao lưu, để tự hoàn thiện mình, khám phá những điều mới lạ…
Người ta vẫn thường nói: “Học phải đi đôi với hành”, bởi nếu chỉ học lý thuyết mà không
có thực hành thì khi áp dụng lý thuyết đó vào thực tế sẽ rất khó khăn. Tất cả lý thuyết đều
phải dựa vào thực tế, nếu không có thực tế thì lý thuyết mãi chỉ là những con chữ trên sách
vở. Đặc biệt khi học ngành du lịch, em thấy thực hành vô cùng quan trọng vì đây là một
ngành về dịch vụ cho nên chỉ học mỗi lý thuyết sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của
ngành nghề. Do đó theo nhóm em việc đi thực tế chuyên ngành là rất cần thiết. Đây là một
cơ hội tốt để chúng em có thể áp dụng những điều đã được thầy cô dạy ở trường vào thực
tế. Với những lợi ích đó, Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cho sinh viên lớp
DH20DL01 chuyến đi thực tế chuyên ngành “Con đường di sản Miền Trung – 12N11Đ”.
Thông qua chuyến đi, chúng em có dịp được đặt chân lên những mảnh đất tuyệt vời ấy,
mảnh đất Đà Lạt – Miền Trung. Chuyến đi đã để lại thật nhiều cảm xúc đặc biệt, nỗi nhớ
khí trời, niềm tự hào và đặc biệt đã mang lại nhiều kinh nghiệm quý giá để nhóm em hoàn
tốt bài báo cáo này cũng như tích lũy kinh nghiệm cho công việc trong tương lai.
Kết cấu của bài báo cáo mà nhóm em trình bày bao gồm 5 chương:
Chương 1: Lịch trình thực tế
Chương 2: Sơ đồ tuyến điểm
Chương 3: Thuyết mình về các điểm tham quan
Chương 4: Kế hoạch điều hành chương trình du lịch
Chương 5: Thu hoạch sau chuyến đi

1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: LỊCH TRÌNH THAM QUAN THỰC TẾ...........................................................5

NGÀY 1: TP.HCM – ĐÀ LẠT..................................................................................................5

NGÀY 2: THAM QUAN ĐÀ LẠT.............................................................................................5

NGÀY 3: ĐÀ LẠT - NHA TRANG............................................................................................6

NGÀY 4: NHA TRANG – QUY NHƠN....................................................................................6

NGÀY 5: QUY NHƠN - MỸ SƠN – HỘI AN - ĐÀ NẴNG.........................................................7

NGÀY 6: ĐÀ NẴNG - HUẾ.....................................................................................................7

NGÀY 7: THAM QUAN HUẾ.................................................................................................8

NGÀY 8: HUẾ - QUẢNG BÌNH...............................................................................................8

NGÀY 9: QUẢNG BÌNH -ĐÀ NẴNG.......................................................................................9

NGÀY 10: ĐÀ NẴNG – PHÚ YÊN..........................................................................................9

NGÀY 11: PHÚ YÊN – PHAN THIẾT......................................................................................9

NGÀY 12: PHAN THIẾT – TP.HCM.....................................................................................10

CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ TUYẾN........................................................................................ 11

................................................................................................................................. 11

................................................................................................................................. 14

................................................................................................................................. 14

................................................................................................................................. 15

................................................................................................................................. 16

................................................................................................................................. 18

................................................................................................................................. 19

................................................................................................................................. 21

................................................................................................................................. 23
2
CHƯƠNG 3: THUYẾT MINH VỀ CÁC ĐIỂM THAM QUAN..............................................27

Ngày 1: TP HCM - Đà Lạt...................................................................................................27

Khu du lịch thác Dambri.................................................................................................27

Giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Thung lũng trăm năm............................28

Ngày 2: Tham quan Đà Lạt................................................................................................29

Khu du lịch Langbiang....................................................................................................29

Phân viện Sinh học - Bảo tàng Socola............................................................................30

Dinh Bảo Đại..................................................................................................................31

Thiền Viện Trúc Lâm......................................................................................................32

Ngày 3: Đà Lạt - Nha Trang................................................................................................33

Chùa Long Sơn...............................................................................................................33

Tháp Bà Ponagar............................................................................................................34

Thắng cảnh Hòn Chồng..................................................................................................34

Ngày 4: Nha Trang - Quy Nhơn.........................................................................................35

Gành Đá Dĩa...................................................................................................................35

Bảo tàng Quang Trung...................................................................................................36

Chùa Ông Núi................................................................................................................. 37

Eo Gió............................................................................................................................ 37

Ngày 5: Quy Nhơn - Mỹ Sơn - Hội An - Đà Nẵng...............................................................38

Khu du lịch Ghềnh Ráng bao gồm bãi biển Hoàng Hậu, khu yên nghỉ của nhà thơ Hàn
Mặc Tử........................................................................................................................... 38

Bãi biển Sa Huỳnh..........................................................................................................39

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm...............................................................................................39

Cụm di tích Đền tháp Mỹ Sơn........................................................................................40

Phố cổ Hội An: Hội quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, Nhà cổ Phùng Hưng.............................41

Ngày 6: Đà Nẵng - Huế......................................................................................................44


3
Ngũ Hành Sơn................................................................................................................44

Chùa Từ Hiếu.................................................................................................................45

Làng Hương Thủy Xuân..................................................................................................45

Ngày 7: Tham quan Huế....................................................................................................46

Đại nội Kinh thành Huế..................................................................................................46

Chùa Thiên Mụ..............................................................................................................47

Lăng vua Minh Mạng.....................................................................................................48

Lăng vua Khải Định........................................................................................................48

Ca Huế trên sông Hương...............................................................................................49

Ngày 8: Huế - Quảng Bình.................................................................................................50

Thành cổ Quảng Trị........................................................................................................50

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn.......................................................................................51

Động Phong Nha............................................................................................................52

Ngày 9: Quảng Bình - Đà Nẵng..........................................................................................52

Tượng đài mẹ Suốt........................................................................................................52

Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải.....................................................................................53

Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà..................................................................................54

Ngày 10: Đà Nẵng - Phú Yên..............................................................................................55

Nhà thờ Mằng Lăng.......................................................................................................55

Quảng trường Nghinh Phong.........................................................................................56

Ngày 11: Phú Yên - Phan Thiết..........................................................................................56

Vườn nho Thái An..........................................................................................................56

Đồi Cát Vàng..................................................................................................................57

Ngày 12: Phan Thiết - TPHCM...........................................................................................57

Lâu đài Rượu Vang.........................................................................................................57

CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH....................................59


4
DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐOÀN.......................................................................................59

BOOKING KHÁCH SẠN.......................................................................................................61

DANH SÁCH KHÁCH SẠN TOUR MIỀN TRUNG 12N11Đ..................................................61

MINH CHỨNG VỀ BOOKING KHÁCH SẠN.......................................................................61

BOOKING NHÀ HÀNG........................................................................................................62

DANH SÁCH NHÀ HÀNG TOUR MIỀN TRUNG 12N11Đ..................................................62

MINH CHỨNG BOOKING NHÀ HÀNG.............................................................................65

BẢNG TỔNG KẾT DỊCH VỤ TOUR.......................................................................................65

CHƯƠNG 5: THU HOẠCH SAU CHUYẾN THAM QUAN.................................................68

5.1 Bài học kinh nghiệm sau chuyến tham quan...............................................................68

5.2 Cảm nhận về chuyến tham quan.................................................................................68

LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. 69

PHỤ LỤC.................................................................................................................... 70

5
CHƯƠNG 1: LỊCH TRÌNH THAM QUAN THỰC TẾ

HÀNH TRÌNH ĐÀ LẠT -MIỀN TRUNG

TPHCM - ĐÀ LẠT -NHA TRANG - QUY NHƠN –HỘI AN - ĐÀ NẴNG – HUẾ – ĐỒNG HỚI –
PHÚ YÊN – PHAN THIẾT – TP.HCM

Thời gian: 12 NGÀY 11 ĐÊM (31/05/2023-11/06/2023) – Đi xe & Về xe

NGÀY 1: TP.HCM – ĐÀ LẠT

05h30: Đón đoàn tại điểm tại điểm tập trung (02 Mai Thị Lựu). Khởi hành đi Đà Lạt.

07h30: Ăn sáng tại nhà hàng Cơm Niêu Cao Phát - Đồng Nai.

10h50: Đến khu du lịch thác Dambri, Quý khách đi thang máy xuống tham quan thác
Dambri.

12h15: Ăn trưa tại nhà hàng trong khu du lịch thác Dambri.

16h15: Đến Khách sạn, nhận phòng tại Khách sạn La Đà Lạt - 5 sao.

17h30: Ăn Chiều tại nhà hàng Long Nga, sau đí đoàn giao lưu văn hóa Cồng Chiêng tại chân
núi Langbiang (Thung lũng trăm năm)

NGÀY 2: THAM QUAN ĐÀ LẠT

06h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn

07h15: Đoàn khởi hành đi tham quan khu du lịch Langbiang

07h45: Đến Khu du lịch Langbiang, Quý khách đi xe Jeep chinh phục đỉnh Langbiang, ngắm
toàn cảnh Đà Lạt

09h45: Tham quan Phân viện Sinh học – Bảo tàng Socola

11h00: Ăn trưa tại nhà hàng Long Nga Đà Lạt

6
12h15: Đi tham quan xưởng sản xuất Đặc sản đầu tiên tại Đà Lạt

15h00: Xe và HDV đưa đoàn đi tham quan Dinh Bảo Đại.

16h15: Di chuyển đi tham quan Thiền Viện Trúc Lâm.

17h30 Ăn tối tại nhà hàng Lẩu Léguda Buffet Rau Đà Lạt. Tối tự do khám phá Đà Lạt về đêm

NGÀY 3: ĐÀ LẠT - NHA TRANG

06h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn. Trả phòng.

07h00: Khởi hành về Nha Trang theo đường Khánh Lê

10h30: Đến Nha Trang, tham quan chùa Long Sơn.

11h45: Ăn trưa tại nhà hàng Hồng Phát

13h00: Tham quan Tháp bà Ponagar

13h50: Tham quan thắng cảnh Hòn Chồng

14h30: Đến khách sạn, nhận phòng tại khách sạn Joy Trip - 3 sao.

18h30: Ăn tối tại nhà hàng Nhã Trang - thưởng thức đặc sản nem nướng Ninh Hòa . Tối tự
do khám phá Nha Trang về đêm

NGÀY 4: NHA TRANG – QUY NHƠN

06h00: Ăn sáng và trả phòng.

07h00: Khởi hành đi Quy Nhơn.

10h00: Đoàn ghé tham quan Gành Đá Dĩa.

11h45: Ăn trưa tại nhà hàng A Stop. Sau đó tiếp tục hành trình đi tham quan Bảo tàng
Quang Trung

14h30: Đến Bảo Tàng Quang Trung. Đoàn vào tham quan và xem biểu diễn trống trận Tây
Sơn. Sau đó đoàn tiếp tục khởi hành về Quy Nhơn
7
16h40: Đoàn ghé tham quan chùa Ông Lớn

17h20: Đoàn dừng chụp hình tại Eo Gió

18h30: Đến khách sạn, nhận phòng tại khách sạn Hoàng Yến - 3 sao

19h00: Ăn tối nhà hàng khách sạn. Nghỉ đêm Quy Nhơn

NGÀY 5: QUY NHƠN - MỸ SƠN – HỘI AN - ĐÀ NẴNG

06h00: Trả phòng. Ăn sáng buffet tại khách sạn.

06h45: Khởi hành đi Đà Nẵng.

07h00: Trên đường di chuyển đi Đà Nẵng, đoàn ghé Khu du lịch Ghềnh Ráng, bao gồm bãi
biển Hoàng Hậu, khu yên nghỉ của nhà thơ Hàn Mặc Tử

09h50: Đoàn ghé Bãi biển Sa Huỳnh

10h30: Trạm xá Đặng Thùy Trâm

11h30: Ăn trưa tại nhà hàng khách sạn Hùng Vương.

15h00: Đến khu Đền tháp Mỹ Sơn, tham quan khu Quần thể đền đài Chăm Pa cổ.

17h30: Đến Hội An, tham quan Phố Cổ Hội An. Đoàn tham quan: Nhà thờ tộc Nguyễn
Tường, Chùa Cầu, Hội Quán Quảng Đông

19h30: Ăn tối tại nhà hàng Làng Lụa Hội An (thưởng thức đặc sản xứ Quảng)

21h10: Đoàn đến Đà Nẵng, nhận phòng và nghỉ ngơi tại khách sạn Quốc Cường - 3 sao.

NGÀY 6: ĐÀ NẴNG - HUẾ

07h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn. Trả phòng.

08h00: Xe và HDV đưa đoàn đi tham quan

08h30: Tham quan núi Ngũ Hành Sơn (Thuỷ Sơn)

8
10h00: Đến tham quan Làng đá Non Nước. Sau đó khởi hành đi Huế qua đường hầm Hải
Vân

11h30 Ăn trưa tại nhà hàng Lăng Cô/ Sao Biển Bé Đen.

14h00: Đoàn tham quan chùa Từ Hiếu.

14h45: Đoàn tham quan Làng Hương

15h30: Đoàn nhận phòng, nghỉ ngơi tại khách sạn Duy Tân - 3 sao.

18h30: Ăn tối tại nhà hàng khách sạn Duy Tân. Sau đó tự do tham quan Huế về đêm.

NGÀY 7: THAM QUAN HUẾ

06h00: Ăn sáng buffet tại khách sạn.

07h30 Đoàn di chuyển đi tham quan Đại Nội Kinh thành Huế

10h30 Tham quan chùa Thiên Mụ

11h40 Ăn trưa tại Nhà hàng Không gian xưa sau đó về khách sạn nghỉ ngơi

Chiều:

15h00 Tham quan lăng vua Minh Mạng

16h30 Tham quan lăng vua Khải Định

17h30 Ăn chiều tại Nhà hàng Như Hiền .

18h20 Đoàn nghe ca Huế trên sông Hương (bao gồm phí)

NGÀY 8: HUẾ - QUẢNG BÌNH

06h00 – 07h00 trả phòng, ăn sáng,

08h15 Viếng di tích Quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị (bao gồm vòng hoa)

10h00 Viếng thăm Nghĩa Trang liệt sĩ Trường Sơn .

9
13h00 Ăn trưa tại nhà hàng Phong Nha Quán Cô Phượng

13h50 Tham quan động Phong Nha.

17h15 Về Đồng Hới, nhận phòng Khách sạn Riverside

18h30 Ăn tối tại khách sạn. Tự do khám phá Quảng Bình về đêm

NGÀY 9: QUẢNG BÌNH -ĐÀ NẴNG

06h00 – 07h00: Trả phòng, ăn sáng buffet, Khởi hành về Đà Nẵng.

07h10 Chụp ảnh lưu niệm tại Tượng đài Mẹ Suốt.

08h30 Dừng chân tại Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải - tìm hiểu chụp ảnh lưu niệm tại vĩ
tuyến 17

11h00 Ăn trưa tại Nhà hàng Như Hiền (Huế)

15h00 Đến Đà Nẵng, tham quan chùa Linh Ứng tại Bán đảo Sơn Trà

16h00 Đến nhận phòng khách sạn nghỉ ngơi tại Khách sạn Quốc Cường.

18h00 Ăn tối tại nhà hàng khách sạn. Tối tự do khám phá Đà nẵng về đêm

NGÀY 10: ĐÀ NẴNG – PHÚ YÊN

06h00 – 08h00: Trả phòng, ăn sáng, Khởi hành về Tuy Hòa

11h45 Ăn trưa tại Nhà hàng Thế Vinh trên đường đi về hướng Sa Huỳnh. Tiếp tục hành
trình về Tuy Hòa.

16h30 Tham quan nhà thờ Mằng Lăng.

17h50 Tham quan chụp ảnh tại Quảng trường Nghinh Phong

18h15 Nhận phòng và ăn tối tại Khách sạn Hùng Vương. Tự do khám phá Tuy Hòa về đêm

10
NGÀY 11: PHÚ YÊN – PHAN THIẾT

06h00 – 07h50: Trả phòng, ăn sáng. Khởi hành về Phan Thiết

11h00 Tham quan Vườn nho Thái An (hoặc đề xuất điểm tham quan phù hợp)

11h30 Ăn trưa Ninh Chữ Nhà hàng Hương Việt

15h00 Đến Phan Thiết, Xe đưa đoàn tham quan Đồi cát vàng

16h00 Đến Resort Paradise nhận phòng

18h30 Ăn tối kết hợp tổ chức chương trình Gala Dinner . Tối tự do

NGÀY 12: PHAN THIẾT – TP.HCM

07h00 Ăn sáng buffet. Tự do nghỉ ngơi và tắm hồ bơi tại khu Resort

09h30 Trả phòng, khởi hành đến tham quan Lâu đài rượu vang

10h45 Tham quan Bảo tàng nước mắm

11h30 Ăn trưa tại trung tâm TP. Phan Thiết tại Nhà hàng Đồi Dương. Tiếp tục hành trình về
TP..HCM..

16h00 Về đến điểm tập trung ban đầu.Kết thúc chuyến đi

11
CHƯƠNG 2: SƠ ĐỒ TUYẾN

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
CHƯƠNG 3: THUYẾT MINH VỀ CÁC ĐIỂM THAM QUAN
Ngày 1: TP HCM - Đà Lạt
Khu du lịch thác Dambri

Thác Dambri là thác nước cao nhất tỉnh Lâm Đồng. Tọa lạc tại Thôn 14, xã Dambri,
thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cách thành phố Đà Lạt khoảng 100km qua đèo Prenn.

Theo truyền thuyết người K'Ho, Dambri còn có tên gọi là thác "Đợi Chờ", gợi lại câu
chuyện tình buồn của chàng K'Đam và nàng H'Bri.

Thác có độ cao hơn 60m, độ rộng là30 m, với những khối nước khổng lồ từ trên cao
dội xuống tung bọt trắng xóa như dải lụa khổng lồ, tạo nên cảnh tượng huyền bí và hùng vĩ
của núi rừng Tây Nguyên.

Có hai cách để di chuyển xuống chân thác. Thứ nhất, du khách sẽ đi bộ qua 365 bậc
thang, men dọc vách đá và sườn núi để xuống chân thác. Gần đấy còn được bố trí nhiều bàn
ghế đá để du khách nghỉ ngơi trước khi chinh phục những hành trình tiếp theo. Thứ hai, du
khách có thể sử dụng thang máy với kết cấu kính trong suốt chạy dọc theo thân thác giúp du
khách có thể ngắm trọn vẹn dòng nước đang đổ.

Dưới chân thác có cầu chữ Y bắc qua suối và những vách đá gồ ghề. Ba tọa độ tương
ứng với ba điểm dừng chân, du khách thường chọn những điểm này để ngắm trọn vẹn dòng
nước cuồn cuộn đổ xuống.

Du khách sẽ phải đi qua cầu treo dài hàng chục mét để đến với những khu vui chơi
khác như: hệ thống đu quay lồng cao 36m, đạp vịt ngắm cảnh hồ nước, đường trượt dài
1.650m dành cho người yêu thích mạo hiểm,... và thác Đasara - một thác nhỏ nằm trong khu
du lịch Dambri. Ngoài ra, còn có rất nhiều các hoạt động trò chơi đáng để trải nghiệm như:
Xem phim 7D, Khu Game Center, Khu vui chơi thiếu nhi, Tàu lượn siêu tốc,...Siêu thị
Đambri là nơi trưng bày và bán đầy đủ các loại đặc sản miền núi, trà, cafe tâm châu, mứt Đà
Lạt, đồ thủ công mỹ nghệ, tranh thêu.

Đặc biệt, khu du lịch còn kinh doanh hình thức nghỉ dưỡng với hệ thống khách sạn
của Đambri được thiết kế dạng Bungalows biệt lập, tổng cộng có 30 phòng nghỉ với tiêu
chuẩn 2 sao. Nhà hàng Dambri có thực đơn phong phú, sức chứa đạt 1000 khách 1 lượt, có

27
thể đáp ứng tốt nhất cho các đoàn du lịch đi theo đoàn với số lượng lớn, nhân viên được đào
tạo chuyên nghiệp, phục vụ chu đáo và hiếu khách.

Giá vé: Người lớn 250.000đ/ người

Trẻ em từ 5 đến 11 tuổi: 150.000đ/ người

Giao lưu văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại Thung lũng trăm năm

Lưng chừng núi Langbiang có một thung lũng khá lớn, là nơi đã tổ chức thành công
lễ hội 100 năm Đà Lạt hình thành và phát triển. Do đó, thung lũng này được gọi là Thung
lũng trăm năm. Đây cũng là nơi tổ chức chương trình giao lưu văn hóa cồng chiêng, du
khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng những điệu múa vô cùng ấn tượng, đặc sắc, những giai
điệu cồng chiêng trong mùa lễ hội, được hòa mình vào những điệu múa nhịp nhàng, những
âm thanh tuyệt vời nơi đây.

Mở đầu chương trình chính là phần nghi lễ. Già Làng sẽ giới thiệu về các phong tục
tập quán, nghi thức văn hóa cồng chiêng và về đồng bào K’Ho. Giới thiệu nguồn gốc của
người Lạch ở chân núi LangBiang, về người dân tộc Chill. Sau đó là nghi thức cầu thần lửa.
Tiếp đó trưởng đoàn sẽ được mời đốt lửa thắp sáng. Đây là lời cầu Yàng vô cùng thiêng
liêng với người dân nơi đây.

Sau khi kết thúc nghi lễ sẽ đến phần hội. Du khách sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng điệu
ching Wă kwằng chào đón vị thần linh do các thanh niên nam nữ tại đây biểu diễn. Tiếp
theo sẽ là điệu múa mừng lúa mới. Điệu múa này mang ý nghĩa cầu cho mùa vụ thành công
tốt đẹp. Và những điệu múa nổi bật như Em đi hái lá rừng, Hoa Langbiang. Cuối cùng du
khách được thưởng thức những ly rượu cần ấm nồng trong thời tiết se se lạnh tại thành phố
Đà Lạt mộng mơ. Thưởng thức những món thịt nướng thơm ngon bên ngọn lửa hồng đang
bập bùng cháy. Sau cùng chính là bài hát chia tay và kết thúc giao lưu cùng buôn làng.

Đây là một hoạt động vừa là một sản phẩm du lịch vừa có ý nghĩa bảo tồn bản sắc
văn hóa.

Ngày 25-11-2005, Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam đã được
UNESCO chính thức công nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.

28
Ngày 2: Tham quan Đà Lạt
Khu du lịch Langbiang

Khu du lịch Langbiang tọa lạc ở địa phận huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng. Và
nằm cách trung tâm thành phố 12km về phía Bắc. Langbiang chính là đỉnh núi cao nhất tại
Đà Lạt, 2167m. Được hình thành từ 2 ngọn núi Ông và Bà được ghép bởi chính tên “Lang”
và “Biang”.

Đằng sau cái tên núi Langbiang là những câu chuyện, truyền thuyết nổi tiếng. Câu
chuyện xuất phát từ hai nhân vật là chàng K’Lang và nàng H’Biang. Nhà của 2 người này
đều ở dưới chân núi, trong một lần hái quả thì họ vô tình gặp nhau. Sau đó, H’Biang gặp
nạn thì nàng đã được chàng K’Lang cứu khỏi bầy sói trên núi, kể từ đây thì họ đã đem lòng
yêu nhau. Do 2 người có xuất thân từ các bộ tộc khác nhau. Nên không thể nên duyên vợ
chồng. Nhưng họ từ bỏ gia đình để lên núi sinh sống với nhau. Về sau thì nàng H’Biang bị
bệnh và K’Lang tìm mọi cách để chữa bệnh cho nàng nhưng không thể. Chàng đành xuống
núi xin thuốc dân làng nhưng vì định kiến của dân chưa dứt nên có xảy ra mâu thuẫn. Nàng
H’Biang đã đỡ mũi tên độc của dân làng nên nàng đã chết. Và chàng cũng ra đi theo không
lâu sau đó. Cha Biang cực tức giận khi biết cái chết của 2 người thế là đã thống nhất bộ tộc
thành một là K’Ho. Từ đó mộ 2 người đã hoá thành 2 ngọn núi nằm sát nhau. Từ đây cái tên
núi Langbiang củng ra đời.

Nhờ sở hữu khí hậu ôn hòa quanh năm mà còn có một vẻ đẹp thơ mộng và huyền ảo
ngày nay nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch cực kì nổi tiếng được ưa chuộng bởi khách
du lịch trong và ngoài nước.

Du khách có thể chinh phục đỉnh núi dễ dàng hơn với xe jeep. Đến đây du khách sẽ
được trải nghiệm rất nhiều hoạt động vui chơi khác nhau như: ngắm cảnh cảnh đẹp ở độ cao
hơn 2000m, thăm vườn hoa trên đỉnh núi, thưởng thức cà phê. Đặc biệt là săn mây - đây là
hoạt động được nhiều du khách yêu thích, trải nghiệm ngắm những đám mây ở khoảng cách
gần nhất, cảm giác đắm mình giữa mây mù huyền ảo, lãng mạn. Tuy nhiên hoạt động này
phụ thuộc nhiều vào thời tiết và khoảng thời gian trong ngày.

Giá vé: Người lớn 50.000đ/ người

Trẻ em dưới 1,2m 25.000đ/ người


29
Phân viện Sinh học - Bảo tàng Socola

Phân viện Sinh học tọa lạc tại 116 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 7, TP Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km. Phân viện sinh học Đà Lạt còn
được gọi với cái tên khác là bảo tàng thiên nhiên Tây Nguyên.

Nơi đây là một cơ quan nghiên cứu khoa học, được thành lập vào thế kỷ 20, xây
dựng năm 1950. Viện này ban đầu là một tu viện thuộc dòng Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
mãi cho đến năm 1985 Phân viện sinh học Đà Lạt đã chính thức được đưa vào hoạt động.
Phân viện sinh học là một trong những công trình kiến trúc được xem là cổ bậc nhất tại
thành phố Đà Lạt. Nơi đây đã có tuổi thọ lên đến 70 năm, tiền thân nơi đây là một tu viện
Công giáo, mang dấu ấn phong cách thiết kế của Gothic Pháp cổ kính.

Phân viện sinh học là một căn nhà gồm 4 tầng với tổng cộng 115 phòng. Hiện nay
phân viện này gồm có 7 gian trưng bày và 6 phòng lưu trữ. Mục đích hình thành phân viện
này là nhằm để lưu trữ, bảo tồn các nguồn gen quý hiếm. Bên cạnh đó còn phục vụ cho nhu
cầu tham quan của du khách, học sinh, sinh viên tại thành phố và đồng thời cũng tuyên
truyền và bảo vệ môi trường sống của thú rừng.

Bảo tàng Chocolate nằm trong khuôn viên của Phân viện Sinh học - được khai
trương từ cuối năm 2019, là bảo tàng chocolate đầu tiên tại Việt Nam. Mục tiêu là thúc đẩy
sự phát triển của ngành nông sản của Lâm Đồng nói riêng và Việt Nam nói chung, nhất là
cacao có chất lượng cao tại vùng đất cao nguyên đầy nắng và gió. Sau này đã trở thành địa
điểm tham quan không thể bỏ qua của các du khách yêu thích chocolate khi đến Đà Lạt.
Không gian cổ điển mang màu sắc gần gũi, ấm áp để du khách không chỉ vui chơi
đơn thuần mà còn cảm nhận được hương vị, sự đa dạng và khác biệt của những loại
chocolate nguyên chất. Tại các phòng trưng bày nghệ thuật, du khách sẽ phải ngỡ ngàng
trước những đứa con tinh thần vô cùng độc đáo của lâu đài socola. Đó là 9 tác phẩm nghệ
thuật được tạo hình tinh tế từ những bàn tay những người nghệ nhân khéo léo. Bảo tàng
Chocolate còn có nhiều loại đồ uống giúp du khách khách cảm nhận được hương vị đặc
trưng của chocolate, nổi bật là các món Hot Choco Original hay Signature.
Đến tham quan bảo tàng chocolate Đà Lạt, du khách sẽ được nghe thuyết minh về
quy trình tạo nên chocolate. Được chứng kiến các quy trình làm nên những thanh chocolate
ngon đúng điệu và cả những tác phẩm nghệ thuật đơn giản.
Giá vé: Phân viện Sinh học 10.000đ/người
30
Bảo tàng Chocolate 15.000đ/người lớn

Dinh Bảo Đại

Dinh Bảo Đại nằm trên đường Trần Quang Diệu, phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng. Dinh 1 tọa lạc trên một ngọn đồi cao 1550m so với mực nước biển, nằm trên một khu
đất lớn, xung quanh được bao bọc bởi rừng thông già bạt ngàn.

Dinh 1 được xây dựng vào năm 1940 bởi một triệu phú người Pháp tên Robert
Clément Bourgery. Chủ nhân của căn biệt điện này đã bán cho một người Pháp. Lúc ấy cha
vợ của vua Bảo Đại - quận công Nguyễn Hữu Hào - đã hỗ trợ tài chính mua lại cho vua Bảo
Đại vào năm 1949. Về sau vua Bảo Đại đã đặt Tổng Hành Dinh tại đây và lấy nơi đây là nơi
làm việc trong thời gian ông làm Quốc Trưởng từ giai đoạn 1949 đến 1954.

Khuôn viên của Dinh thự rất rộng và đẹp với con đường nhựa trải dài cùng hai hàng
cây tràm cổ thụ thân trắng cao vút tạo nên khung cảnh thoáng mát, lãng mạn và êm đềm tựa
như khung cảnh của nước Pháp xinh đẹp huyền ảo. Nằm cuối con đường chính là Dinh 1
Bảo Đại với kiến trúc cổ kính xinh đẹp, mang dáng vẻ độc đáo đậm nét kiến trúc Pháp lúc
bấy giờ, nổi bật giữa núi rừng với màu sơn vàng. Phía trước Dinh 1 là vườn hoa xinh đẹp
rực rỡ tỏa sắc hương.

Tại lầu 1, tòa biệt thự có sảnh chính để đón tiếp và hai bên tòa nhà là hai phòng
khách. Di chuyển tiếp ra phía sau có bốn căn phòng là: phòng văn thư, phòng chuyển tiếp,
vệ sinh và bếp. Cuối lầu 1 phía bên phải có một phòng chụp hình được trang hoàng ngai
vàng, võng lọng sơn son thiết vàng để phục vụ nhu cầu chụp ảnh của du khách khi đến tham
quan. Sân đậu máy bay trực thăng được đặt phía sau lưng quả đồi. Để vào được phòng ngủ
của Vua Bảo Đại, ta phải di chuyển thông qua một lối đi ngầm. Lối đi thông qua các phòng
điện đài, phòng cho lính bảo vệ, hầm chính. Sau đó có đường tỏa ra các trạm gác xung
quanh dinh thự.

Lầu 2 là khu vực phòng ngủ của Vua và gia đình. Tại lầu 2 có tổng cộng 3 phòng ngủ
là phòng của bà Từ Cung (mẹ vua Bảo Đại), phòng của vua. Và phòng của Nam Phương
hoàng hậu nằm đối diện qua dãy hành lang. Sau này, khi Ngô Đình Diệm lên làm tổng
thống cũng sử dụng căn phòng ngủ của vị vua cuối cùng. Ông cho sửa sang và xây dựng lại
những lối đi trong đường hầm bí mật. Cánh cửa đi xuống đường hầm được ngụy trang với

31
một giá sách bên tay phải giường ngủ của ông. Cửa thoát dẫn thẳng ra sân đậu trực thăng
phía sau ngọn đồi.

Ngoài tham quan tìm hiểu về cuộc đời của vua Bảo Đại, du khách có thể trải nghiệm
những dịch vụ khác như: cưỡi ngựa dạo mát chụp hình, bắn cung, đánh golf,...

Giá vé: Người lớn 90.000đ/người

Trẻ em (dưới 1,2m) 50.000đ/người

Thiền Viện Trúc Lâm

Thiền Viện Trúc Lâm là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam thuộc dòng Trúc
Lâm Yên Tử với diện tích lên tới 30ha, nằm trong cung đường Trúc Lâm Yên Tử, phường
3, TP Đà Lạt, cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng.
Hai bên đường vào Thiền Viện được bao bọc bởi những cánh rừng thông bạt ngàn. Thiền
Viện Trúc Lâm được xây dựng vào ngày 08/04/1993 và đến ngày 08/02/1994 thì hoàn thành
và bắt đầu khóa thiền đầu tiên.

Trong thiền viện có 4 khu vực chính:

 Khu tịnh thất hòa thượng


 Hòa thượng viện trưởng
 Khu vực ngoại viện
 Khu nội viện tăng và nội viện ni

Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm có diện tích 192m2 bên trong thờ đức Phật
Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2m tay phải ngài cầm cành hoa sen đưa lên theo điển tích
“Niêm Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật. Ở phía trên chánh điện có các bức phù điêu chạm khắc
tinh xảo về 8 tướng thị hiện của Đức Phật. Bên trái của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn có
tượng Bồ Tát Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà còn bên phải là tượng Bồ Tát Văn Thù cưỡi Sư
tử. Từ trên chính điện nhìn xuống là hồ Tuyền Lâm, phong cảnh ở đây rất đẹp, hồ nước
trong xanh in bóng rặng thông bên đồi Thanh Lương. Bên dưới lưng chừng đồi, gần hồ Tĩnh
Tâm là nhà khách 2 tầng nằm gọn trên một ngọn đồi có khu vườn xanh mát.

32
Hai khu vực chính của Thiền viện là khu ngoại viện và nội viện. Tại khu vực ngoại
viện được trồng rất nhiều loại cây vì thế mà phong cảnh vô cùng đẹp mắt, nơi đây có không
gian trong lành, mát mẻ rất thích hợp để Tham quan, tịnh tâm. Khu vực nội viện sẽ được
chia thành: tăng đường, thiền đường, khu thiền khất,… Những chi tiết tại khu vực nội viện
cũng được thiết kế rất cẩn thận và bắt mắt. Cũng chính nhờ vậy mà khi đến đây du khách sẽ
có cơ hội chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiến trúc độc đáo mang đậm hơi hướng phật giáo
Phương Đông.

Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt hiện nay là một trong những địa điểm tham quan được
nhiều người yêu thích tại thành phố Đà Lạt mộng mơ. Đây là nơi hành hương, nơi nghiên
cứu và thực hành Phật giáo thiền tông lớn nhất tại Việt Nam. Ở đây mỗi ngày thu hút hàng
ngàn người đến tu học và tham quan.

Ngày 3: Đà Lạt - Nha Trang


Chùa Long Sơn

Chùa Long Sơn Nha Trang được biết đến với cái tên chùa Phật Trắng. Ngôi chùa này
tọa lạc ở địa chỉ số 22 đường 23 Tháng 10, phường Phương Sơn, TP. Nha Trang ngay dưới
chân núi Trại Thủy. Chùa khởi công xây dựng vào thế kỷ 19 và năm 1938 được vua Bảo
Đại phong "Sắc tứ Long Sơn tự".

Khuôn viên chùa rộng khoảng 3000m2. Từ sân di chuyển tới chánh điện chính sẽ là
hai lối bậc tam cấp, phía giữa là một bức tranh khảm sành sứ được khắc mặt rồng và chữ
“Vạn”. Điện thờ chính rất trang nghiêm với tượng phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng cao 1,6
mét, nặng khoảng 700kg đang ngồi thuyết pháp. Từ điện thờ chính, muốn lên đến 2 tượng
phật phải đi lên 193 bậc tam cấp theo sườn đồi Trại Thủy. Tượng Phật Tổ nhập Niết Bàn dài
17m, cao 5m được đặt tại bậc cấp thứ 44; đằng sau tượng là bức phù điêu mô tả cảnh 49 đệ
tử túc trực tụ họp. Tiếp tục qua khỏi tam cấp là tháp chuông với quả đại hồng chung cao
2,2m, nặng 1500kg. Trên đồi Trại Thủy, tại bậc thứ 193, là bức tượng Kim Thân Phật tổ
(còn gọi là tượng Phật trắng, hay Đại tượng Thích Ca) được xây dựng năm 1963 ngồi thuyết
pháp cao 24 mét với phần đế có cấu tạo gồm đài sen cao 7 mét và phòng chứa hài cốt người
thân do Phật tử ở địa phương gửi. Mỗi cánh sen của đài được chạm trổ chân dung bảy vị hòa
thượng tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm trong năm
1963.

33
Với những nét độc đáo của mình, chùa Long Sơn thu hút hàng nghìn lượt du khách
ghé thăm mỗi năm. Du khách tới đây để tìm về một chút thanh tịnh, thể hiện lòng thành
kính và đến cầu nguyện những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Tháp Bà Ponagar

Tháp Bà Ponagar thuộc phường Vĩnh Phước, cách trung tâm thành phố khoảng 2km
về phía bắc. Tháp Bà Ponagar còn có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar - là ngôi đền Chăm
Pa nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ cao khoảng 10-12m so với mực nước biển, ở cửa sông
Cái tại Nha Trang. Tháp được xây dựng từ khoảng thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII - giai đoạn
hưng thịnh của Hindu giáo cũng như vương quốc Chăm Pa khi xưa.

Tháp được xây dựng để thờ nữ thần Po Ina Nagar - vị thần sáng thế ra trái đất, tạo ra
cây cối lúa gạo, bảo vệ mọi người khỏi mưa gió, bão lũ và mang đến một mùa màng sung
túc, cuộc sống bình yên.
Tháp bà Ponagar sẽ được chia thành 3 khu vực chính cho du khách tham quan:
Khu vực tháp cổng: Nơi đây được đặt những chiếc cổng chào rất hoành tráng, tuy
nhiên qua sự tàn phá của thời gian đã làm khu tháp cổng không còn nguyên vẹn. Hiện chỉ
còn các bậc đá, chân cột trụ cùng những bậc thang đá dẫn lên tầng tiếp theo.
Khu tiền đình (Mandapa): Tiếp theo sẽ là khu tiền đình, đây là nơi mà người Chăm
dùng để chuẩn bị lễ vật trước khi dâng lên. Tại đây còn bảo tồn được 10 cột trụ lớn được
chia ra với 2 hàng, chiều cao 3m cùng đường kính 1m. Xung quanh còn có 12 cột nhỏ hơn,
được đặt trên bệ với chiều cao 1m. Tham quan xong thì du khách có thể theo lối bậc thang
để đến tầng 3.
Khu đền tháp: Đây là khu vực mà các tòa tháp được xây dựng, hiện còn tất cả 4 ngôi
tháp. Tháp lớn nhất là Ponagar, cao khoảng 23m ở dãy trước. Tháp giữa là dinh Ông; tháp
dinh Cố được đặt ở Đông Nam; tháp dinh Cô, dinh Cậu thì được đặt tại phía Tây Bắc.

Đến nay, công trình này được xem là một trong những địa điểm du lịch văn hóa nổi
tiếng, lưu giữ được những giá trị cốt lõi của lịch sử và nét đẹp hùng vĩ của công trình kiến
trúc độc đáo.

Thắng cảnh Hòn Chồng

Thắng cảnh Hòn Chồng thuộc phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
34
Hòn Chồng là một quần thể những khối đá thiên nhiên lớn nhỏ xếp chồng chất lên
nhau nhiều tầng, nhiều lớp trải dài từ chân đồi Lasan ra vịnh biển Nha Trang. Một tảng đá
tự nhiên như từ trên trời rớt xuống kẹt một khe đá lớn tạo thành một “cổng thành” bằng đá
mà vẫn nằm đó chênh vênh thử thách cùng thời gian, thường gọi là “cổng trời”. Đặc biệt,
trên khối đá lớn nhất nằm ở mỏm cao nhất hướng ra biển Đông có hình dạng một bàn tay
khổng lồ. Vì vậy người dân tương truyền tai nhau những truyền thuyết, sự tích bí ẩn về 5
ngón tay khổng lồ cũng như tên gọi Hòn Chồng.

Khi đứng tại Hòn Chồng du khách có thể nhìn thấy Hòn Yến, Hòn Tre, Hòn Đỏ và
ngọn núi cô tiên. Điểm đến thu hút khách du lịch nhờ phong cảnh tuyệt đẹp và những câu
chuyện bí ẩn đằng sau nó.

Giá vé: 30.000 đ/ lượt

Ngày 4: Nha Trang - Quy Nhơn


Gành Đá Dĩa

Gành Đá Dĩa thuộc địa phận của thôn Phú Hạnh, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An,
cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30km về phía Bắc. Tên gọi gành Đá Đĩa bắt nguồn từ đặc
điểm tự nhiên của loại đá bazan ở khu vực này có hình dạng giống như những chiếc đĩa
chồng lên nhau.
Đá ở gành Đá Dĩa là loại đá bazan hình thành trong quá trình hoạt động của núi lửa ở
vùng cao nguyên Vân Hòa (Phú Yên) cách đây gần 200 triệu năm và cách vị trí gành Đá Dĩa
ngày nay khoảng 30km theo đường chim bay. Nham thạch phun ra từ miệng núi lửa, gặp
nước lạnh đông cứng lại, kết hợp với hiện tượng di ứng lực khiến các khối nham thạch bị
đông cứng rạn nứt đa chiều một cách tự nhiên nhưng lại vô cùng hoàn hảo. Phần lớn đá nứt
theo mạch dọc, tạo thành những cột thẳng đứng hoặc xiên, cũng có những đường xiết ngang
cắt cột đá thành những hình dạng khác nhau. Nhìn từ xa, gành Đá Dĩa như một tổ ong
khổng lồ với chiều rộng hơn 50m và dài khoảng 200m. Trong dân gian ở Phú Yên đã lưu
truyền về truyền thuyết hình thành gành đá này.
Xưa kia có một người đàn ông giàu có nhưng vợ con chẳng may bị bệnh mất, quá
buồn đau, ông lấy một phần của cải cấp phát cho dân nghèo trong vùng, số còn lại đem cất
giấu trong một cái kho cạnh biển với ý định sau này dâng hiến cho vị minh quân có lòng
yêu nước thương dân. Sau khi thực hiện xong công việc ông vào chùa nương nhờ cửa Phật
35
rồi nhập cõi Niết Bàn. Ngày tháng trôi qua, một toán cướp biển tìm đến nơi cất giấu kho báu
mưu toan chiếm đoạt. Toán cướp biển cố dùng nhiều công sức nhưng không thể mở được
cửa kho, chúng bèn chất củi xung quanh kho báu rồi châm lửa đốt. Lửa phát ra sáng rực cả
bầu trời mấy ngày đêm liền nhưng kho báu không hề suy chuyển. Bỗng đâu một trận cuồng
phong nổi lên cuốn hết toàn bộ toán cướp biển bay lên không trung và phát ra một tiếng nổ
kinh hoàng. Sau đó mọi vật chìm vào đêm tối tĩnh lặng. Hôm sau, toàn bộ kho báu biến mất
nhưng ngay trên vị trí kho báu xuất hiện một gành đá với những cột đá đen tuyền hình lục
giác chồng khít vào nhau giống như những chồng dĩa nên được gọi là gành Đá Dĩa.Thực
chất thì thắng cảnh gành Đá Dĩa được thành tạo trên nền tảng của quá trình hoạt động địa
chất diễn ra trong một thời kỳ lâu dài.
Gành Đá Dĩa là danh thắng hấp dẫn bậc nhất của Phú Yên thu hút hàng ngàn du
khách đến tham quan, chiêm ngưỡng thắng cảnh này. Năm 2020, Danh lam thắng cảnh
Gành Đá Dĩa được Thủ tướng xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.

Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung là một bảo tàng nằm ở thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn,
tỉnh Bình Định. Được khởi dựng năm 1823, trên nền ngôi nhà thuở sinh thời của 3 anh em
nhà Tây Sơn, có kiến trúc kiểu chữ đinh, mái vảy mũi hài, góc mái cong hình mũi thuyền,
trang trí hoa văn cá hóa rồng.

Bảo tàng Quang Trung tọa lạc trong một khuôn viên rộng 150.000m², bao gồm các
hạng mục: nhà trưng bày, nhà biểu diễn nhạc võ Tây Sơn, nhà rông Tây Nguyên...

Nhà trưng bày có kiến trúc vừa hiện đại vừa cổ kính gồm 9 phòng, trưng bày hơn
11.000 tư liệu, hiện vật xuyên suốt qua các thời kỳ phát triển của phong trào khởi nghĩa Tây
Sơn và Hoàng đế Quang Trung. Phía trước nhà trưng bày là tượng đài Hoàng đế Quang
Trung dáng điệu oai phong, lẫm liệt. Nằm cạnh nhà trưng bày là nhà biểu diễn nhạc võ Tây
Sơn - nơi biểu diễn võ thuật cổ truyền và trống trận Quang Trung phục vụ du khách. Tọa lạc
tại vị trí đẹp trong khuôn viên bảo tàng với lưng tựa núi, mặt hướng ra dòng suối trong
xanh, nhà rông Tây Nguyên được xây dựng theo lối kiến trúc nhà rông truyền thống của dân
tộc Ba Na. Nhà cao 17m, rộng 9m, dài 19m, gồm 6 cây đà dài 9m, 6 vì kèo và 12 cây cột
cao 9m, đường kính 0,4m,... Đền gồm 2 gian tiền điện và hậu điện. Tiền điện là nơi đặt án
thờ công đồng và tổ tiên dòng họ nhà Tây Sơn. Hậu điện gồm 3 gian nhỏ, trong đó gian

36
chính giữa đặt án và tượng thờ 3 anh em nhà Tây Sơn, gian bên trái đặt án và tượng thờ các
quan văn, gian bên phải đặt án và tượng thờ các quan võ. Trong khuôn viên đền thờ còn có
cây me cổ thụ do thân phụ của 3 anh em nhà Tây Sơn là ông Hồ Phi Phúc trồng cách đây
hơn 200 năm và đã được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam cấp bằng công
nhận cây di sản năm 2011.

Quần thể đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt đã được xếp hạng di tích quốc gia năm 1979 và
di tích quốc gia đặc biệt năm 2014. Đây là một trong những bảo tàng Danh nhân lớn nhất và
thu hút lượng khách đến tham quan du lịch, học tập nhiều nhất trong cả nước.

Chùa Ông Núi

Chùa Ông Núi còn có tên gọi khác là chùa Linh Phong tọa lạc trên đỉnh Chóp Vung,
thuộc thôn Phương Chi, xã Cát Tiến, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành
phố Quy Nhơn khoảng 30km. Chùa Ông Núi hình thành vào năm 1702 dưới thời chúa
Nguyễn Phúc Chu. Trải qua chiến tranh, chùa Ông Núi bị tàn phá nặng nề, chỉ còn lại cổng
tam quan ở mặt phía đông và một bửu tháp. Năm 1990 chùa được xây mới lại với kiến trúc
mái cổ lầu, lợp ngói ống.

Điểm nổi bật nhất trong chùa Ông Núi là bức tượng Đức Phật ngự trên đài sen cao
69m – cao nhất Đông Nam Á hiện nay. Toàn bộ đều được đúc bằng bê tông cốt thép với
màu trắng trang nhã và bắt mắt. Bức tượng được khởi công từ năm 2009 cho đến năm 2016
hoàn thành và đưa vào hoạt động tín ngưỡng cũng như tham quan hành hương. Bức tượng
cao khoảng 129m so với mặt nước biển. Hình ảnh pho tượng tựa lưng vào núi Bà, ánh mắt
trông ra biển Đông, mang ý nghĩa đức phật luôn che chở bảo vệ đất đai hòa bình cho người
dân. Để lên đến bức tượng Phật khổng lồ này, du khách sẽ phải trải qua 600 bậc thang bằng
đá, hai bên là hai dãy núi đá đồ sộ xếp chồng lên nhau, uốn lượn như rồng đang quy chầu.
Dưới chân tượng là Trung tâm thuyết pháp Phật giáo, hành lang La Hán, thư viện Phật giáo
và bảo tàng Xá Lợi Phật để du khách đến hành lễ, chiêm bái.

Lễ hội chùa Ông Núi thường diễn ra vào 24 và 25 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Vào ngày này, hàng ngàn người sẽ đổ xô về chùa ông núi để lễ thờ cúng như cầu bình an
cho gia đình và người thân.

37
Eo Gió

Eo Gió thuộc thôn Lý Lương, xã đảo Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình
Định. Là một eo biển xanh, đẹp hình vòng cung được những rặng núi đá cao uốn cong ôm
trọn.

Cái tên Eo Gió đã được người dân nơi đây đặt từ khá lâu xuất phát từ vị trí địa lý của
nó. Nhìn từ xa Eo Gió giống như 1 cái yên ngựa, nằm giữa hai mỏm núi cao kề bên biển,
mặt khác nếu đứng từ trên cao nhìn xuống lại tựa như một cái phễu, vì thế Eo Gió luôn đón
gió từ biển thổi vào với sức gió rất mạnh. Vào mùa đông, biển động dữ dội mang theo
những cơn mưa và gió lớn, hơi lạnh của nước biển kèm theo những đợt sóng dâng cao sẽ
bào mòn đá nơi đây, theo thời gian đã tạo nên những khe rãnh xẻ ngang đồi núi, hình thành
các vách núi sừng sững. Chính những yếu tố thiên nhiên này đã tạo cho Eo Gió một vẻ đẹp
hoang sơ và kỳ vĩ.

Đến Eo Gió, du khách được trải nghiệm đi dạo trên bên cung đường đi bộ ven biển
giữa lưng chừng núi non hùng vĩ. Con đường được tạo nên từ hàng ngàn bậc thang xếp dài,
được dựng với tay vịn màu trắng, đỏ, vừa an toàn mà vừa đẹp mắt để du khách tha hồ ngắm
cảnh và chụp những bức hình thật đẹp. Từ đây phóng tầm mắt ra xa, sẽ cảm thấy choáng
ngợp trước cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, kỳ vĩ của Eo Gió.

Giá vé: 25.000đ/người (Miễn phí đối với trẻ em dưới 0.9m)

Ngày 5: Quy Nhơn - Mỹ Sơn - Hội An - Đà Nẵng


Khu du lịch Ghềnh Ráng bao gồm bãi biển Hoàng Hậu, khu yên nghỉ của nhà
thơ Hàn Mặc Tử

Khu du lịch Ghềnh Ráng nằm ở số 3 Hàn Mặc Tử, phường Ghềnh Ráng, cách trung
tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đông Nam. Đây là quần thể sơn thạch chạy
sát biển, nơi những dãy đá núi nhấp nhô, trập trùng tạo thành hang, thành rạng, thành gành,
với một bên là những bãi cát dài trắng mịn và mặt biển xanh màu ngọc bích rì rào sóng vỗ.
Nhờ vào vẻ đẹp độc đáo mà Ghềnh Ráng đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di
tích quốc gia. Ngoài vẻ đẹp nguyên sơ, kỳ vĩ thì tại khu du lịch Ghềnh Ráng cũng có những
địa điểm nổi tiếng như bãi biển Hoàng Hậu, bãi Tiên Sa, ngôi mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử, nhà
thờ Ghềnh Ráng.

38
Bãi biển Hoàng Hậu hay còn gọi là Bãi Đá trứng. Nơi đây được tuyên truyền là nơi
mà Nam Phương hoàng hậu, vị hoàng hậu cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam đã ưu
ái lựa chọn làm bãi tắm riêng. Những bãi đá hình trứng kỳ ảo tập trung rất nhiều ngay dưới
những vách núi tạo nên một khung cảnh đẹp và lạ đến ngỡ ngàng.

Hàn Mặc Tử là một thi sĩ nổi tiếng trong làng thơ ca Việt Nam. Ông đã có những
năm tháng cuối đời tại miền đất Bình Định, nơi ông sống là trại phong Quy Hòa, cũng là nơi
ông phải chịu những nỗi đau đớn khôn nguôi do căn bệnh phong quái ác mang lại và cũng
từ đây mà những áng thơ bất hủ của ông đã ra đời. Để tưởng niệm một nhà thơ tài ba của
Việt Nam, khu mộ Hàn Mạc Tử được xây dựng và trùng tu thường xuyên ngay tại khu vực
Ghềnh Ráng. Giá vé khu du lịch Ghềnh Ráng để tham quan mộ của Hàn Mặc Tử là 10.000
đồng/người

Bãi biển Sa Huỳnh


Bãi biển Sa Huỳnh là một trong những bãi tắm đẹp nhất Quảng Ngãi. Bãi biển nằm
dọc Quốc lộ 1A, thuộc huyện Đức Phổ, cách thành phố Quảng Ngãi 60km. Trước kia, nơi
đây được gọi là Sa Hoàng, nghĩa là bãi cát vàng bởi cát ở đây mang một màu vàng óng ánh
không giống màu cát trắng ở những nơi khác. Nhưng vì trùng tên với chúa Nguyễn Hoàng
nên người dân đọc thành Sa Huỳnh, và cái tên đó được sử dụng cho đến ngày nay.
Bãi biển Sa Huỳnh với bờ cát trải dài gần 6km cong cong theo hình lưỡi liềm, ôm
trọn lấy núi rừng và trời biển Quảng Ngãi. Với làn nước trong xanh, bờ biển thoai thoải, bãi
biển trở thành một bãi tắm lý tưởng, mời gọi du khách gần xa. Đi dọc bãi biển, du khách có
thể bắt gặp những thảm cỏ xanh, hoa dại, những hàng dương xanh rì hay những ghềnh đá
muôn hình vạn dạng tạo nên nét hoang sơ mà quyến rũ.
Không chỉ nổi tiếng với bãi tắm đẹp, Sa Huỳnh còn nổi tiếng là vựa muối lớn và
quan trọng nhất ở miền Trung. Những cánh đồng với đụn muối trắng tinh trải dài vô tận tạo
nên một tấm gương phản chiếu bầu trời khổng lồ tuyệt đẹp.

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tọa lạc ở xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi,
nằm ngay trên Quốc lộ 1A cách thành phố Quảng Ngãi 50km về hướng Nam. Tên bệnh xá
được đặt theo tên của liệt sĩ - bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Là người con của quê hương Thừa
39
Thiên - Huế được sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Năm 1966, sau khi tốt nghiệp trường đại
học Y khoa Hà Nội. Đặng Thuỳ Trâm mang theo sức trẻ, ý chí chiến đấu cùng những hoài
bão của tuổi trẻ, Chị đã xung phong lên nhận nhiệm vụ của một thầy thuốc ở chiến trường
Miền Nam. Nơi công tác của Chị là bệnh viện huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Trong khi
làm nhiệm vụ tại địa bàn đã bị địch phục kích và anh dũng hy sinh vào năm 1970 khi còn rất
trẻ, chỉ mới chưa đầy 28 tuổi đời với 3 năm tuổi nghề và 2 năm tuổi Đảng. Nhân dân địa
phương đã an táng Chị ngay trên mảnh đất mà Chị đã hy sinh và được gia đình cải táng về
nghĩa trang Liệt sĩ xã Xuân Phương, huyện Từ Liêm, Thủ đô Hà Nội.

Bệnh xá được xây dựng theo ước muốn của bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm lúc sinh thời.
Đây là nơi khám, chữa bệnh có mô hình đặc biệt bởi lần đầu tiên trong hệ thống khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe cộng đồng trên toàn quốc. Bệnh xá Đặng Thuỳ Trâm được xây
dựng trên diện tích 3900m², kiến trúc theo hướng kiểu nhà Rông - Tây Nguyên để du khách
cảm nhận được sự gần gũi và thân thiện. Nổi bật trong khuôn viên chính là tượng đài của
Anh hùng, Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm với tay cầm nón che đầu, chân sải bước, như
đang tất tả vượt rừng trong những lần làm nhiệm vụ, đi tìm địa điểm mới an toàn hơn để
dựng bệnh xá cứu chữa thương binh, tránh những trận càn của địch. Ngoài khu chữa bệnh,
bệnh xá còn có riêng một khu trưng bày giới thiệu những hiện vật, hình ảnh liên quan đến
Anh hùng, Liệt sĩ - Bác sĩ Đặng Thùy Trâm nói riêng và truyền thống đấu tranh cách mạng
của nhân dân Đức Phổ (Quảng Ngãi) nói chung. Đặc biệt, trong nhà trưng bày có hành trang
để lại trước lúc hy sinh của Bác sĩ Đặng Thùy Trâm là 2 cuốn nhật ký đã được một cựu
chiến binh Mỹ tên là Frederic Whitehurst cựu sĩ quan quân báo Hoa Kỳ nhặt được tại chiến
trường và lưu giữ suốt 35 năm. Hai tập nhật ký này sau đó đã được Nhà xuất bản Hội Nhà
văn xuất bản thành cuốn sách mang tên “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”.

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm nói riêng và Di tích lưu niệm anh hùng liệt sĩ, bác sĩ Đặng
Thùy Trâm nói chung còn có giá trị giáo dục, bồi dưỡng truyền thống cách mạng, yêu nước
cho lớp lớp thanh niên Việt Nam.

Cụm di tích Đền tháp Mỹ Sơn

Cụm di tích Đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng
Nam, cách Đà Nẵng 60km về phía Tây Nam. Nơi đây là một thung lũng hẹp, rộng độ 4km2,
có núi bao quanh như một tường thành tự nhiên, vững chãi, có khe nước sâu (Khe Thẻ) vừa
có tính phòng thủ, vừa huyền bí.
40
Theo các bia ký còn lưu lại, thì khu di tích tôn giáo thờ các vị thần Ấn Độ giáo được
bắt đầu xây dựng tại đây từ thế kỷ IV vị vua Bhadravarman (trị vì từ năm 349 đến năm 361)
và kết thúc vào cuối thế kỷ thứ XIII, đầu thế kỷ XIV dưới triều vua Jaya Simhavarman III
(Chế Mân).

Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ, các đền tháp thể hiện sự
đa dạng các phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút biểu trưng cho sự
vĩ đại của ngọn núi Mêra, nơi cư ngụ của các vị thần. Những di tích của khu đền tháp Mỹ
Sơn là những công trình quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa. Hầu hết các công trình
được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa thạch thể hiện các
giai thoại Ấn Độ. Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng đền tháp Mỹ Sơn
là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có tường bao, sân,
đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng riêng. Tập trung thành từng
nhóm, trong đó có đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi nhóm đều được bao quanh bởi những bức
tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông.
Một vài tháp lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (Kalan) là một
tháp cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông, một
cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài (Mandapa) có mái lợp
ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương và tiếp nhận lễ vật cũng như cử
hành các vũ điệu trong lễ cúng hiến cho thần linh.

Được xây dựng liên tục suốt từ thế kỷ IV cho đến giữa thế kỷ XIII, các đền tháp ở
Mỹ Sơn là những công trình kiến trúc chính thống của quốc gia và đều do các đời vua trị vì
xây dựng, vì vậy có thể nói rằng đền tháp là nơi tập trung những gì tiêu biểu nhất, tinh hoa
nhất điển hình cho nền kiến trúc nghệ thuật đương thời với những dạng thể kiến trúc độc
đáo. Hầu hết các phong cách kiến trúc đền tháp Chăm đều có mặt ở Mỹ Sơn và chính bản
thân các đền tháp ở Mỹ Sơn lại tạo nên những tiêu chí cơ bản cho việc nhận diện phong
cách kiến trúc nghệ thuật Chăm.

Với những giá trị nổi bật toàn cầu vốn có, khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO
công nhận Di sản văn hóa Thế giới vào ngày 04/12/1999.

41
Phố cổ Hội An: Hội quán Phúc Kiến, Chùa Cầu, Nhà cổ Phùng Hưng

Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng
ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng chừng 30km về phía Nam. Phố
cổ Hội An gói gọn trong phường Minh An với diện tích chỉ tầm 2km2 với một địa thế thật
đặc biệt theo kiểu bàn cờ mà đặc trưng ở đó là những con đường ngắn và hẹp, chạy uốn
lượn, ngang dọc.

Thương cảng Hội An hình thành từ thế kỷ XVI, thịnh đạt nhất trong thế kỷ XVII-
XVIII, suy giảm dần từ thế kỷ XIX. Đứng về tuổi thọ, Hội An tồn tại trong thời gian không
dài. Về quy mô của một đô thị trong thời thịnh vượng của nó cũng chưa phải là to lớn. Tuy
nhiên về những phương diện khác, Hội An có vị trí, vai trò đáng chú ý và mang những đặc
điểm riêng, tạo nên dáng vẻ và những giá trị lịch sử - văn hóa độc đáo. Mặc cho không gian
và thời gian cứ chuyển dời, đô thị cổ Hội An vẫn giữ nguyên được những nét đẹp cổ xưa
nhất. Tới Hội An ngày nay, cứ ngỡ như là đang quay ngược dòng thời gian, lạc bước trong
không khí truyền thống của một thương cảng sầm uất thời nhà Nguyễn.

Theo thống kê Hội An có 1360 di tích bao gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước cổ, 38
nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc biệt và một cây cầu.

Hội quán Quảng Đông nằm ở đường Trần Phú tại vị trí trung tâm của phố cổ Hội An
và cũng là địa điểm tín ngưỡng đặc biệt người Hoa thời gian đầu khi tới định cư tại đây. Hội
quán được xây dựng từ những năm 1885 của thế kỷ XVIII bởi một thương nhân người
Trung Quốc. Kiến trúc xây dựng hội quán là sự kết hợp hài hòa giữa gỗ và đá. Các chi tiết
trang trí hội quán được trạm trổ tinh xảo, công phu đem tới nét đặc trưng khó lẫn. Công
trình được xây dựng khép kín theo hình dáng của chữ “quốc” trên nền đất cao, rộng. Khuôn
viên của Hội Quán gồm sân vườn rộng, với nhiều cây cảnh được chăm sóc, uốn tỉa công
phu. Khoảng giữa sân có hồ nước lớn, phía trong là hình tượng rồng đang uốn lượn được
chạm khắc dựa trên điển tích “lý ngư hóa long”. Vừa bước vào phía cổng tam quan, du
khách sẽ được chiêm ngưỡng 3 bức tranh lớn của 3 vị quan nổi tiếng thời Tam Quốc đó là
Lưu Bị, Trương Phi, Quan Công. Nhà tiền điện là công trình được xây dựng rất công phu và
có diện tích lớn. Bên trong là những bức tranh bằng đá lớn và trạm trổ kỳ công. Đáng chú ý
với phần mái nhiều tầng theo đúng lối kiến trúc Trung Hoa. Ngay cả phần mái cũng được
chạm khắc các điển tích, điển cố dưới các triều đại nhà Trung.Chính điện có không gian
rộng lớn với các cột đỡ lớn chia làm 3 gian, ở giữa thờ vị Quan Công còn hai bên được thờ
42
2 vị tướng là Tài Bạch tinh quân và Phước Đức Chánh Thần. Ngoài ra ra còn có tả vu, hữu
vu là phần nối chính chính điện và tiền điện, khu tiếp khách. Nơi đây được xem là địa điểm
tín ngưỡng, tâm linh rất quan trọng của các thương lái và là nơi sinh hoạt cộng đồng, họp
hội đồng hương, giúp đỡ nhau trong cuộc sống cũng như công việc làm ăn.

Được coi là “biểu tượng của Hội An” – Chùa Cầu. Nơi đây còn có cái tên khác Chùa
Nhật Bản nằm tiếp giáp giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và đường Trần Phú. Công trình
kiến trúc độc đáo này còn được in trên tờ tiền 20.000đ của nước ta.

Chùa Cầu cong cong, được làm bằng ván gỗ bắc ngang qua con lạch thông ra sông
Hoài. Cầu dài 18m có mái che lợp bằng ngói âm dương, quay mặt về phía sông Thu Bồn.
Điều đặc biệt là dù được người Nhật xây dựng nhưng chùa Cầu lại mang đậm nét kiến trúc
Việt Nam. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là Lai Viễn Kiều, nghĩa là cầu của
những người bạn từ xa đến. Nơi này thường được các thương gia Nhật Bản đến buôn bán
vào khoảng giữa thế kỷ 16. Phía trên cầu có một ngôi miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ
chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Ở hai đầu cầu
có đặt nhóm tượng khỉ chó ngồi chầu. Qua năm tháng thời gian và các lần trùng tu, chùa
Cầu vẫn là một công trình độc đáo, một nét đẹp kiến trúc đậm phong cách Việt. Đây là tài
sản vô giá và chính thức được chọn làm biểu tượng của Hội An
Ngày 4-12-1999, tổ chức UNESCO đã ra quyết định công nhận phố cổ Hội An là Di
tích Văn hóa thế giới.
Nằm ẩn mình trong một hẻm nhỏ ở ngay sát chùa Cầu là Nhà thờ cổ tộc Nguyễn
Tường được khởi dựng năm 1806, vốn là tư dinh của cụ Nguyễn Tường Vân, làm quan dưới
thời Gia Long triều Nguyễn, được thăng chức Binh bộ Thượng thư vào năm Minh Mạng thứ
nhất (1820). Dòng họ cụ Nguyễn Tường Vân định cư ở Quảng Nam, tạo nên nhánh Nguyễn
Tường tồn tại đến ngày nay. Bề ngoài, công trình có dáng vẻ khiêm nhường, giản dị với cấu
trúc 3 gian 2 chái và chiều sâu 5 nhịp. Về tổng thể, nhà thờ có cấu trúc và kết cấu của nhà
rường xứ Huế nhưng mái lợp ngói âm dương - loại vật liệu điển hình của phố cổ Hội An.
Không gian thờ cúng được thưng gỗ, nằm gọn trong nhịp giữa và 3 gian giữa của ngôi nhà.
Phía trên là tấm hoành phi đề 4 chữ “Nguyễn Tường Từ Đường”. Công trình đã trải qua hơn
200 năm với hai lần trùng tu. Lần thứ nhất là năm 1909, lần thứ hai là năm 2005. Có thể nói,
200 năm là quãng thời gian dài, gắn với sự phát tích của một dòng họ danh giá. Nhà thờ tộc
Nguyễn Tường hiện còn lưu giữ được những sắc phong của các đời vua Gia Long, Minh
43
Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Thành Thái... Hiện công trình nhà thờ tộc Nguyễn Tường do các
thế hệ con cháu sinh sống, thờ tự, trông nom, bảo quản.
Giá vé: Khách nội địa 80.000đ/người
Khách quốc tế 120.000đ/người

Ngày 6: Đà Nẵng - Huế


Ngũ Hành Sơn

Quần thể thắng cảnh Ngũ Hành Sơn nằm trên địa phận xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang,
nay là phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 8km về
phía đông nam, ngay trên tuyến đường Đà Nẵng- Hội An. Những núi đá vôi nằm rải rác trên
diện tích khoảng 2km2, gồm: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thổ Sơn, Thủy Sơn và Hỏa Sơn. Mỗi
ngọn núi có một vẻ đẹp riêng về hình dáng, vị trí, chất liệu đá, về hang động, chùa chiền bên
trong. Trong các ngọn núi, Thủy Sơn là hòn lớn nhất và cũng kiều diễm nhất. Núi cao
106m, có 3 ngọn ở 3 tầng giống như 3 ngôi sao (Tam Thai). Đây là nơi tập trung nhiều hang
động, chùa chiền nhất.

Về hang động có: Hóa Nghiêm, Huyền Không, Linh Nham, Vân Thông, Tàng Chơn
và Vọng Hải Đài, Vọng Giang Đài. Về chùa có: Tam Thai, Tam Tôn, Linh Ứng…

Chùa Tam Thai Chùa Tam Thai là ngôi chùa cổ lâu đời, nằm trên ngọn Thủy Sơn,
bao quanh là phong cảnh thiên nhiên hữu tình.Chánh điện ngôi chùa thờ Quan Thế Âm Bồ
Tát, phật A Di Đà Như Lai, và Đức Đại Thế Chí. Ngôi chùa hàng năm đều đón một lượng
lớn khách du lịch và tăng ni phật tử ghé thăm.

Vọng Giang Đài nằm ở ngọn Thủy Sơn, là điểm lý tưởng để quan sát toàn cảnh quần
thể Ngũ Hành Sơn, nhìn ngắm sông Cẩm Lệ, Cổ Cò. Đài ngắm sông này nằm đối diện khu
nhà thờ Tổ của chùa Tam Thai, có lối lên hẹp, gồm những bậc đá tự nhiên hơi quanh co.

Động Huyền Không là hang động lộ thiên, một trong những hang động đẹp nhất của
Ngũ Hành Sơn. Khi ánh sáng chiếu vào động, tạo nên khung cảnh cực kì lung linh huyền
ảo, khiến du khách sẽ có cảm nhận như mình đang lạc bước vào tiên cảnh. Ngoài ra, đây là
điểm đến thu hút du khách cầu nguyện tài lộc ở đền bà Chúa Tiên và cầu bình an, sức khỏe
tại đền Chúa Thượng Ngàn.
Chùa Linh Ứng là ngôi chùa cổ có tuổi đời gần 200 năm, nằm trên ngọn Thủy Sơn,
chốn linh thiêng giữa thiên nhiên kỳ vĩ của núi Ngũ Hành Sơn Đà Nẵng. Tham quan chính
44
điện chùa Linh Ứng, du khách sẽ nhìn thấy hệ thống tượng pháp bài trí gồm: ba pho tam thế
Phật, Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quán Thế Âm, Thích Ca Như Lai, Địa Tạng, Quan
Âm Chuẩn Đề đều được tạo tác công phu, 2 pho tượng Hộ Pháp và Thập Bát La Hán.
Giá vé: 40.000đ/người/lượt

Chùa Từ Hiếu

Chùa Từ Hiếu tọa lạc trên đường Lê Ngô Cát, phường Thủy Xuân, TP Huế là một
trong những ngôi chùa cổ có từ triều Nguyễn. Đây là nơi thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia
tu hành và tịnh dưỡng dưới sự chăm sóc của ban thị giả.

Chùa được xây dựng từ thế kỉ XIX và được đại trùng tu trong các năm 1894 - 1895,
làm thêm tiền đường, nhà khách, nhà hậu, kết thành lối kiến trúc truyền thống chữ khẩu và
dựng bia chùa. Năm 1931, chùa được trùng tu, làm lại bằng xi măng cốt thép, xây thêm
cổng tam quan hai tầng mái, đào hồ bán nguyệt trước cổng chùa để nuôi cá cảnh, thả sen,
súng.

Khuôn viên chùa rất rộng, tính tổng thể có khoảng chừng 50.000m2. Trước chùa là
đồi thông tĩnh mịch, khe nước uốn lượn, khung cảnh tự nhiên thơ mộng, trên đồi thông có
tháp Bồ Đề cổ kính, xây từ năm 1896, là nơi tàng trữ những pháp khí, pháp tượng và kinh
sách đã bị hư nát. Phía Đông khu đồi thông là lăng bà phi Chiêu Nghi Trần Thị Xạ với tấm
bia cổ, một kiến trúc duy nhất trong số lăng tẩm của gia đình các chúa Nguyễn ở Huế thoát
khỏi sự tàn phá của nhà Tây Sơn. Sân chùa có hai nhà bia hình lục giác ở hai bên. Đặc biệt,
trong vườn chùa còn có mộ tháp của Tổ Nhất Định, có khu vực nghĩa trang độc đáo của các
thái giám triều Nguyễn với kiểu dáng kiến trúc cổ kính, u tịch.

Chùa Từ Hiếu Huế là một địa điểm du lịch mang tới cho du khách những trải nghiệm
khác biệt. Đến với nơi đây, du khách sẽ cảm thấy như được quay lại quá khứ bởi không gian
cổ kính, thơ mộng tuyệt đẹp.

Làng Hương Thủy Xuân

Nằm trên trục đường Huyền Trân Công Chúa, cách thành phố Huế khoảng 7km về
hướng Tây Nam là làng Hương lớn nhất xứ Huế - làng Hương Thủy Xuân, nổi tiếng với
nghề làm Hương trầm hàng trăm năm nay.

45
Hương ở Thủy Xuân có mùi thơm đặc trưng và chất lượng tốt. Hầu hết người dân ở
đây đều làm nghề se hương, sống bằng nghề làm hương. Người làng Thủy Xuân vẫn lưu giữ
cách làm hương truyền thống thay vì máy se hương tuy khá vất vả hơn nhưng lại dân gian,
giữ gìn nét truyền thống, “hồn cốt” của nghề. Làng hương Thủy Xuân cung cấp ra thị
trường đủ các loại hương như: Hương quế, hương dầu sả, hương thơm tẩy mùi, nhang vòng,
nụ trầm, nổi bật nhất là hương Trầm, hương của làng không sử dụng hóa chất, chỉ dùng các
loại hương liệu, nguyên liệu tự nhiên thân thiện với môi trường, sức khỏe nên có màu vàng
sáng hơn các loại hương những nơi khác và mùi hương đặc trưng dễ chịu.Ban đầu hương
chỉ có màu nâu và đỏ, nhưng nay du khách sẽ dễ dàng thấy nhiều loại hương với phần chân
hương đủ màu sắc: tím, vàng, xanh, hồng…xòe thành những bông hoa hương đầy màu sắc
lung linh, rực rỡ trong nắng. Không gian rực rỡ sắc màu và sự nhiệt tình, niềm nở hiếu
khách của người dân nơi đây này đã làm cho du khách bị mê hoặc, trầm trồ và vỡ òa. Bây
giờ người dân ở đây còn kết hợp vừa làm hương vừa kết hợp làm các sản phẩm du lịch, bán
các mặt hàng lưu niệm như tranh sơn dầu, quạt, đồ thổ cẩm để thêm thu nhập, giúp cuộc
sống người dân khởi sắc hơn.

Làng hương Thủy Xuân đã trở thành một nét đẹp văn hóa đặc sắc của vùng đất Cố đô
được lưu truyền và phát triển đến tận bây giờ.

Ngày 7: Tham quan Huế


Đại nội Kinh thành Huế

Là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện
quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn và bảo vệ Tử Cấm thành -
nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường gọi chung Hoàng thành và Tử Cấm
thành là Đại Nội.

Năm 1803 thời kỳ vua Gia Long lên ngôi, ông nhận thấy vùng đất Huế là chốn thanh
bình phong cảnh lại thơ mộng trữ tình bên dòng sông Hương. Từ đó, vua Gia Long đã nảy
ra ý định chọn vùng đất này là vùng đất làm cố đô của triều đình nhà Nguyễn. Sau 30 năm
khởi công xây dựng với bao nhiêu công sức, tổng thể công trình kinh đô mới chính thức
được hoàn thành trọn vẹn, Đại Nội Huế mang vẻ đẹp hữu tình, hòa hợp với vẻ đẹp của thiên
nhiên và nằm bên bờ dòng sông Hương. Đại Nội Huế là một phần trong Quần thể di tích Cố
đô Huế tổ chức UNESCO đã công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1993. Đại Nội
46
Huế chính là nơi sinh hoạt và diễn ra các hoạt động của vua chúa Nguyễn cùng triều đình
phong kiến cuối cùng của nước ta. Đại Nội Huế có thể xem là một công trình có quy mô đồ
sộ nhất trong lịch sử Việt Nam từ trước đến nay. Có 4 cửa để ra vào: Cửa chính (phía Nam)
là Ngọ Môn, phía Đông có cửa Hiển Nhơn, phía Tây có cửa Chương Đức, phía Bắc có cửa
Hòa Bình. Các cầu và hồ được đào chung quanh phía ngoài thành đều có tên Kim
Thủy.Hoàng thành và toàn bộ hệ thống cung điện bên trong được bố trí trên một trục đối
xứng, trong đó trục chính giữa được bố trí các công trình chỉ dành cho vua. Các công trình ở
hai bên được phân bố chặt chẽ theo từng khu vực, tuân thủ nguyên tắc (tính từ trong ra): "tả
nam hữu nữ", "tả văn hữu võ".

Ngày nay, vào tháng 4 tháng 5 tại Đại nội Kinh thành Huế thường diễn ra Festival
Huế - một trong những Festival đặc sắc nhất miền Trung, với những tiết mục đặc sắc.

Giá vé: Người lớn 200.000đ/lượt

Trẻ em 40.000đ/lượt

Chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà
Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây.

Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn
Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong. Dựa theo huyền thoại, đồng thời căn cứ
hình dạng Hán tự từng ghi trên bao tài liệu cấu tạo bằng nhiều chất liệu, đủ khẳng định rằng
trong tên Thiên Mụ, ngữ tố "Thiên" có nghĩa là "Trời". Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức,
để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ "Thiên" phạm đến Trời nên cho đổi từ "Thiên
Mụ" thành "Linh Mụ" (hay "Bà mụ linh thiêng"). Vấn đề kiêng cữ như đã nêu chỉ diễn tiến
từ năm Nhâm Tuất (1862) cho tới năm Kỷ Tỵ (1869). Sau đó, người dân thoải mái gọi hai
tên: chùa Thiên Mụ và chùa Linh Mụ. Dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725). Theo
đà phát triển và hưng thịnh của Phật giáo xứ Đàng Trong, chùa được xây dựng lại quy mô
hơn. Năm 1710, chúa Quốc cho đúc một chiếc chuông lớn, nặng tới trên hai tấn, gọi là Đại
Hồng Chung, có khắc một bài minh trên đó. Hai công trình kiến trúc chính của chùa là Tháp
Phước Duyên và Điện Đại Hùng. Tháp Phước Duyên hình bát giác cao 7 tầng, 21m, mỗi
tầng thờ một đức Như Lai, tầng cao nhất thờ Đức Thế Tôn; Điện Đại Hùng là ngôi điện

47
chính trong chùa, có kiến trúc nguy nga đồ sộ; ngoài bức tượng Phật bằng đồng trong điện
còn có vô số tượng và một khánh đồng đúc năm 1677; một bức hoành phi bằng gỗ được sơn
son thếp vàng do tự tay chúa Nguyễn Phúc Chu đề tặng năm 1714.Với cảnh đẹp tự nhiên và
quy mô được mở rộng ngay từ thời đó, chùa Thiên Mụ đã trở thành ngôi chùa đẹp nhất xứ
Đàng Trong.

Di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia (Kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định
số 1964-QĐVH/TT ngày 27/8/1996 của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Lăng vua Minh Mạng

Hay còn được biết đến với tên gọi khác là Hiếu Lăng nằm ở Xã Hương Thọ, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế trên ngọn núi Cẩm Kê cách thành phố Huế khoảng 14km,
gần ngã ba Bằng Lãng, nơi hợp nguồn tạo thành sông Hương.

Lăng được khởi công xây dựng vào tháng 9 năm 1840 và được Vua Thiệu Trị tiếp
tục xây dựng hoàn tất vào năm 1843. Lăng vua Minh Mạng là một mô hình kiến trúc quy
mô gồm 40 công trình lớn nhỏ, bao gồm cung điện, đền miếu và đài… được bố trí trên một
trục dọc theo đường Thần đạo dài 700m từ Đại Hồng môn ở ngoài cùng tới chân tường của
la thành sau mộ vua. Hình thế của lăng tựa dáng một người đang nằm nghỉ trong tư thế đầu
gối lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi
cánh tay buông xuôi tự nhiên.Lăng vua Minh Mạng với hai hồ và kiến trúc trang hoàng
tuyệt đẹp, là một trong những lăng tẩm uy nghi, đường bệ nhất trong các lăng tẩm của vua
nhà Nguyễn. Ngày nay, kiến trúc lăng có phần đổ nát nhưng mức độ nhẹ hơn so với những
lăng khác, một phần nhờ vào việc lăng có giá trị về nhiều mặt.Những cây Sứ nhiều năm tuổi
cộng với vẻ hoang tàn mặc cho rêu phong theo chủ ý của Ban bảo vệ di tích cố đô Huế và
quy tắc bắt buộc của UNESCO nhằm không trùng tu các di sản cố ý để tạo nét nguyên sơ
làm cho di tích càng có giá trị.

Hiện nay lăng thu hút du khách đông nhất sau Lăng Tự Đức. Công trình được công
nhận là di tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số
54-VH/TTQĐ ngày 29/4/1997 của Bộ Văn hóa và Thông tin.

Giá vé: Người lớn 150.000đ/lượt

Trẻ em 30.000đ/lượt
48
Lăng vua Khải Định

Vua Khải Định (1916-1925) là vị vua thứ 12 của triều Nguyễn và là người cuối cùng
xây dựng lăng tẩm, chuẩn bị cho sự “ra đi” của một ông vua. Lăng vua Khải Định hay còn
gọi là Ứng Lăng được xây dựng trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) cách trung tâm
thành phố Huế 10km.

Lăng khởi công ngày 4/9/1920 và kéo dài trong 11 năm mới hoàn thành. So với các
Lăng trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, Lăng vua Khải Định có diện tích nhỏ nhưng rất công
phu và tốn nhiều thời gian. Nó là kết quả hội nhập của nhiều dòng kiến trúc Á, Âu, Việt
Nam cổ điển và hiện đại. Tổng thể của Lăng là một khối nổi hình chữ nhật vươn cao tới 127
bậc. Cung Thiên Định ở vị trí cao nhất và là kiến trúc chính của Lăng. Giá trị nghệ thuật cao
nhất của Lăng là phần trang trí nội thất cung Thiên Định. Ba gian giữa trong cung đều được
trang trí phù điêu ghép bằng sánh sứ và thủy tinh màu. Đặc biệt chiếc Bửu tán trên pho
tượng đồng, nặng 1 tấn với những đường lượn mềm mại, thanh thoát khiến người xem có
cảm giác làm bằng nhung lụa rất nhẹ nhàng. Bên dưới Bửu tán là pho tượng đồng Vua Khải
Định được đúc tại Pháp năm 1922 theo yêu cầu của nhà vua. Người chịu trách nhiệm chính
trong việc kiến tạo những tuyệt tác nghệ thuật trong lăng Khải Định là nghệ nhân Phan Văn
Tách, tác giả của ba bức bích họa “Cửu long ẩn vân” lớn vào bậc nhất nước ta, được trang
trí trên trần ba gian giữa cung Thiên Định.

Lăng Khải Định là đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình sành sứ và thủy tinh, đây thực sự
là một công trình có giá trị nghệ thuật và kiến trúc.Lăng Khải Định được công nhận là di
tích cấp quốc gia (loại hình kiến trúc nghệ thuật) theo Quyết định số 54-VHTT/QĐ ngày
29/4/1979 của Bộ Văn hóa Thông tin.

Giá vé: Người lớn 150.000đ/lượt

Trẻ em 30.000đ/lượt

Ca Huế trên sông Hương

Ca Huế đã được công nhận là “Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia” vào năm 2015
và đang được chính quyền Huế xây dựng hồ sơ trình lên UNESCO đề nghị công nhận là Di
sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.
49
Theo nhiều tư liệu, ca Huế hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 17 và trở thành thú chơi
tao nhã của các hoàng thân quốc thích, gia đình quan lại trong suốt thời gian dài khi Huế là
thủ phủ xứ Ðàng Trong, sau đó là kinh đô của cả nước dưới triều Nguyễn. Mặc dù vô cùng
thịnh đạt trong thời kỳ triều Nguyễn, nhưng sau đó, trong một thời gian dài hàng thập kỷ
thăng trầm chiến tranh, hoạt động ca Huế đã ngưng trệ. Thời kỳ đổi mới, khi Thừa Thiên
Huế tái lập tỉnh, ca Huế trên sông Hương đã được chú ý, phát triển như là một sản phẩm du
lịch hấp dẫn, thu hút du khách, được truyền bá và phát triển trở lại, phát huy được tối đa giá
trị của loại hình diễn xướng độc đáo này. Ca Huế có một hệ thống bài bản vô cùng đa dạng
và phong phú bao gồm khoảng 60 tác phẩm thanh nhạc, khí nhạc theo hai điệu thức lớn là
điệu Bắc và điệu Nam. Ngoài hai điệu chính, ca Huế còn có nhiều hơi nhạc như: thương, ai,
xuân, thiền... để diễn tả những cung bậc sắc thái tình cảm khác nhau khi thể hiện. Chính hơi
nhạc đã làm cho các danh ca, danh cầm Huế không còn là người diễn xướng đơn thuần
những làn điệu có sẵn, mà là đất để họ tạo nên sự khác biệt trong khổ luyện tài hoa.

Ca Huế có giá trị cao về nghệ thuật, về giáo dục thẩm mỹ, tình cảm, góp phần hình
thành tính cách người xứ Huế.

Giá vé: 1.300.000đ/thuyền đơn

Ngày 8: Huế - Quảng Bình


Thành cổ Quảng Trị

Thành cổ Quảng Trị hoặc Cổ thành Quảng Trị là một Di tích quốc gia đặc biệt của
Việt Nam được xếp hạng đợt 4, tọa lạc ở trung tâm thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Theo tài liệu thì vào đầu thời Gia Long, thành Quảng Trị được xây dựng tại phường
Tiền Kiên đến năm 1809 vua Gia Long cho dời đến xã Thạch Hãn (tức vị trí ngày nay,
thuộc phường 2, thị xã Quảng Trị). Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam
với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi,
mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian. Thành trổ bốn cửa chính ở các phía Đông,
Tây, Nam, Bắc.Trong những năm 1809-1945 nhà Nguyễn lấy làm thành lũy quân sự và trụ
sở hành chính. Từ năm 1929, Pháp xây dựng thêm nhà lao ở đây và biến nơi đây thành nơi
giam cầm những người có quan điểm chính trị đối lập. Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là
nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân Giải phóng miền Nam Việt
Nam với liên minh Quân đội Hoa Kỳ-Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của
50
hỏa lực từ pháo hạng nặng, pháo hạm và B52 ném bom của quân đội Mỹ. Đây là một trận
đánh gây thiệt hại nặng cho cả hai bên và là trận đánh khốc liệt nhất toàn bộ cuộc chiến, sau
"chiến dịch Xuân - Hè 1972" toàn bộ Thành Cổ gần như bị san phẳng; chỉ còn sót lại một
cửa hướng Đông tương đối nguyên hình và vài đoạn tường thành cùng giao thông hào bên
ngoài chi chít vết bom đạn. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, UBND tỉnh Quảng Trị cho
tôn tạo lại thành để làm di tích, ngay trung tâm thành được xây một đài tưởng niệm ghi dấu
ấn 81 ngày đêm năm 1972. Góc phía tây nam dựng lên một ngôi nhà Hiện đại làm bảo tàng.

Hiện nay, Thành cổ Quảng Trị được xếp vào danh mục những Di tích quốc gia đặc
biệt và là điểm thu hút hấp dẫn khách tham quan Việt Nam và khách du lịch quốc tế.

Giá: 350.000đ/đoàn (Hương+Hoa)

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn

Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn là nơi quy tập phần mộ các liệt sĩ của Quân Giải
phóng miền Nam Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, trên tuyến đường Trường Sơn
- còn được gọi là đường mòn Hồ Chí Minh.

Nghĩa trang được xây dựng tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa
phận xã Linh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam; cách thành phố Đông Hà,
tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị khoảng 28 km về phía tây bắc, cách Quốc lộ 1 (đoạn thị trấn
huyện lỵ Gio Linh) chừng hơn 20km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m²,
nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải, ranh giới phân đôi đất nước thời
chiến tranh Việt Nam. Đây là nơi Bộ tư lệnh Binh đoàn Trường Sơn, Quân đội Nhân dân
Việt Nam đã chọn. Đây là một trong 72 nghĩa trang liệt sĩ của tỉnh Quảng Trị. Nghĩa trang
được khởi công xây dựng vào ngày 24/10/1975 và hoàn thành vào ngày 10/4/1977. Chỉ huy
xây dựng là Bộ tư lệnh sư đoàn 559 với sự tham gia của hơn 40 đơn vị bộ đội chủ lực và bộ
đội địa phương. Ngoài ra còn có tổ công nhân chuyên khắc chữ vào bia đá xã Hoà Hải,
huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi quy tụ 10.333
phần mộ của các liệt sỹ. Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn là nơi an nghỉ đời đời của các chiến
sĩ đã hy sinh trên tuyến đường mòn Hồ Chí Minh trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Đây là
một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện
lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và

51
toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu
xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước.

Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn ngày nay không chỉ là nơi an nghỉ của các anh hùng
liệt sỹ mà còn là nơi suy tôn, là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng,
của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.

Giá: 200.000đ/đoàn (Hương+Hoa)

Động Phong Nha

Động Phong Nha nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là Di sản thiên
nhiên thế giới được UNESCO công nhận, thuộc xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng
Bình, cách thành phố Đồng Hới về phía Tây Bắc khoảng 45km.

Trong các hang động thì Phong Nha thật sự nổi bật nhất với chiều dài khảo sát lên tới
gần 8km, có nhiều hang động đẹp, thạch nhũ bắt mắt, Các thạch nhũ trong động trải qua
hàng triệu năm kiến tạo từ đá vôi dạng karst, bị nước mưa thẩm thấu, hòa tan và chảy xuống
tạo thành những nhũ đá vô cùng lạ mắt như hình sư tử, hình ngai vàng, hình Đức Phật…
Tuy thường được gọi là động Phong Nha Kẻ Bàng nhưng thực chất động Phong Nha chỉ là
một trong số rất nhiều hang động khác thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng mà thôi.

Nơi đây còn được mệnh danh là “Thiên Nam đệ nhất động” khi trở thành điểm đầu
tiên được đưa vào khai thác phục vụ du lịch tại Phong Nha Kẻ Bàng Quảng Bình.

Giá vé tham quan: 150.000đ/người lớn, trẻ em dưới 1m3 miễn phí

Thuyền tham quan: 550.000đ/thuyền 12 khách

Ngày 9: Quảng Bình - Đà Nẵng


Tượng đài mẹ Suốt

Người mẹ anh hùng Nguyễn Thị Suốt, chúng ta vẫn thường gọi một cách thân quen
là mẹ Suốt, sinh năm 1906 ở Bảo Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Trong những năm tháng giặc Mỹ leo thang chiến tranh, bắn phá ác liệt các trục giao
thông, bến phà, nhất là trên con sông Nhật Lệ được xem là huyết mạch của Quảng Bình, của
52
miền Trung, ở đó mẹ Suốt đã dũng cảm chèo đò chở bộ đội, vũ khí, chở hàng hóa cần thiết
từ bờ Bắc sang bờ Nam. Người ta ước tính, mỗi năm con đò của mẹ qua lại đến 1.400
chuyến. Ngày 13-10-1968, trong một trận bắn phá dã man của máy bay Mỹ, mẹ đã ngã
xuống bên mái chèo quả cảm. Trước đó, năm 1967, mẹ đã được Nhà nước ta phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Mẹ Suốt đã góp phần xứng đáng của mình trong
chiến công chung của quân dân Quảng Bình. Hình ảnh mẹ sống mãi trong lòng nhân dân
Quảng Bình và nhân dân cả nước. Mẹ là biểu tượng của Chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là
tấm gương tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam anh hùng. Chiến công của mẹ gắn liền với
bến đò ngang thuộc địa phận thôn Trung Bính, xã Bảo Ninh qua Hải Đình, Đồng Hới. Cái
tên “Bến đò Mẹ Suốt” rất đỗi thân thương, gần gũi, rất đỗi tự hào. Đến năm 2003, vào dịp
cả nước ta mừng lễ Quốc khánh 2-9, tượng đài mẹ Suốt và quần thể khu tưởng niệm được
cắt băng khánh thành. Tượng cao 7m (tính cả bệ), khuôn mặt hướng ra sông Nhật Lệ, cách
bến đò xưa hơn 50m.

Tượng đài Mẹ Suốt hiện nay là một điểm đến của du lịch Quảng Bình. Du khách khi
đến Quảng Bình chắc chắn sẽ đặt chân đến tượng đài Mẹ Suốt, thắp hương cho mẹ ở Đồng
Hới.

Cầu Hiền Lương - Sông Bến Hải

Cầu Hiền Lương và sông Bến Hải nằm trong cụm di tích đôi bờ Hiền Lương ở điểm
giao nhau giữa đường Quốc lộ 1A và sông Bến Hải; phía Bắc thuộc thôn Hiền Lương, xã
Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh; phía Nam thuộc thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Do
Linh, tỉnh Quảng Trị.

Sông Bến Hải bắt nguồn từ núi Động Chân thuộc dãy Trường Sơn và chảy dọc theo
vĩ tuyến 17 từ Tây sang Đông rồi đổ ra cửa Biển Cửa Tùng. Sông Bến Hải có tổng chiều dài
gần 100km, nơi rộng nhất khoảng 200m, nơi hẹp nhất khoảng 20 -30m, là ranh giới giữa hai
huyện Vĩnh Linh và Gio Linh của tỉnh Quảng Trị. Cầu Hiền Lương được xây dựng năm
1928 do Phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Hồi ấy, cầu
được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931, cầu được
người Pháp cho sửa chữa lại rộng hơn, nhưng xe cộ muốn qua sông vẫn phải đi bằng phà.
Năm 1943, cầu được nâng cấp, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua lại được. Năm 1950,
Pháp cho xây cầu Hiền Lương bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn.
53
Hai năm sau, cầu bị quân ta đánh sập để ngăn chặn sự đánh phá của địch ra miền Bắc.
Tháng 5-1952, Pháp làm lại chiếc cầu mới nối liền hai bờ sông Bến Hải giữa huyện Vĩnh
Linh và Gio Linh. Cầu có 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm bằng thép, mặt
lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, tải trọng 18 tấn. Năm 1954,
sau khi thất bại tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève được ký kết. Theo Hiệp định Genève,
nước Việt Nam tạm thời chia làm hai miền, lấy vĩ tuyến 17 (sông Bến Hải chạy ngang qua
Do Linh và Vĩnh Linh) làm đường ranh giới quân sự tạm thời. Cầu Hiền Lương chia làm hai
phần, mỗi bên dài 89m, sơn hai màu khác nhau. Bờ Bắc gồm 450 tấm ván mặt cầu, bờ Nam
444 tấm. Cuộc phân ly tạm thời tưởng rằng chỉ kéo dài 2 năm và kết thúc sau khi tổng tuyển
cử thống nhất, nhưng thực tế đã kéo dài tới 21 năm. Để cho đến hôm nay, khi đến với mảnh
đất này, ta vẫn như còn thấy hiện ra trước mắt một quá khứ hào hùng và vô cùng sống động.
Tháng 12 năm 1986, khu di tích đôi bờ Hiền Lương được xếp hạng cấp Quốc gia. Đến năm
2001, cầu Hiền Lương được phục chế lại nguyên bản theo thiết kế của chiếc cầu cũ, dài
182,97m, gồm 7 nhịp, mặt lát gỗ lim có đánh số thứ tự từng tấm ván.Ngày 17/9/2003, khu
di tích lịch sử cầu Hiền Lương được chính thức khởi công phục hồi, tôn tạo.

Tháng 3/2014, cầu Hiền Lương được phục chế nguyên trạng 2 màu sơn xanh và
vàng, như từng tồn tại trong lịch sử.Di tích đôi bờ Hiền Lương bao gồm: cầu Hiền Lương,
sông Bến Hải, cột cờ ở bờ Bắc, nhà Liên hợp, Đồn công an giới tuyến, dàn loa phóng thanh,
cụm tượng đài Khát vọng thống nhất ở bờ Nam, Nhà Bảo tàng Vĩ tuyến 17…

Giá vé: 40.000đ/người lớn

20.000đ/trẻ em

Chùa Linh Ứng - Bán đảo Sơn Trà

Là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng.

Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà ở Đà Nẵng có 3 ngôi chùa tên Linh
Ứng, cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo
thành một "tam giác" linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm
trên hòn Thủy sơn của một trong 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm
trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát "Đà Lạt của miền Trung" và Linh ứng Bãi Bụt,
Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là ngôi chùa to

54
nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa. Chùa Linh Ứng Bãi Bụt được xây dựng trên
khu đất rộng 12ha ở bán đảo Sơn Trà. Ngôi chùa được xây dựng kết hợp hài hòa giữa kiến
trúc thanh tân và truyền thống kiến tạo thẩm mỹ cổ truyền Á Đông. Chính giữa là tượng
Phật Bổn Sư Thích Ca Mô Ni, bên phải là Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái là Tam Tạng
Phật, bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp theo một quy luật, bảo vệ
cho chính điện. Đặc biệt, tại chùa Linh Ứng Bãi Bụt có tượng Phật Quan Thế Âm được xem
là cao nhất Việt Nam (cao 67m, đường kính tòa sen 35m). Tượng đứng tựa lưng vào núi,
hướng ra biển, đôi mắt hiền từ nhìn xuống, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước
cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa. Trên mão tượng Quan Âm
có tượng Phật Tổ cao 2m. Trong lòng tượng có 17 tầng, mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng
21 bức tượng Phật với hình dáng, vẻ mặt, tư thế khác nhau, gọi là “Phật trung hữu Phật”.

Ngày 10: Đà Nẵng - Phú Yên


Nhà thờ Mằng Lăng

Nhà thờ Mằng Lăng là một nhà thờ Công giáo nằm trên địa phận xã An Thạch,
huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên thuộc Giáo hạt Mằng Lăng, Giáo phận Qui Nhơn.

Phía bắc là giáo xứ Sông Cầu, phía nam giáp giáo xứ Chợ Mới (được tái lập tháng 5
năm 2013), phía tây là giáo xứ Đồng Tre, còn phía đông thì giáp biển và cách thành phố
Tuy Hòa 35km về phía Bắc.Tọa lạc bên bờ sông Kỳ Lộ (dân địa phương gọi là sông Cái),
cách thị trấn Chí Thạnh gần 2Km đi bộ về phía Đông. là nơi sinh của Chân phước Anrê Phú
Yên, một trong những vị tử đạo bổn mạng của giới trẻ Công giáo. Nhà thờ hiện nay cũng là
nơi hành hương vào dịp lễ kỷ niệm Chân phước Anrê Phú Yên và thánh lễ cầu cho giới trẻ
Công giáo Việt Nam. Với lịch sử hơn 120 năm tồn tại (xây dựng năm 1892), nhà thờ Mằng
Lăng được coi nhà thờ cổ nhất tỉnh Phú Yên và là một trong những nhà thờ lâu đời nhất của
Việt Nam. Nhà thờ là điểm đến khá thu hút khu du lịch Phú Yên. Đây cũng là nơi lưu giữ
cuốn sách chữ quốc ngữ đầu tiên - Phép giảng tám ngày của linh mục Alexandre de Rhodes
in năm 1651 tại Roma, Ý. Nhà thờ Mằng Lăng được xây dựng trong khuôn viên trồng hơn
5.000 m², theo kiến trúc Gothic với nhiều hoa văn trang trí. Hai bên nhà thờ có hai lầu
chuông, chính giữa là thập tự giá. Trước sân còn có một khu hầm nhỏ, được xây dựng khá
kỳ công trong lòng một quả đồi giả. Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại
những câu chuyện về thánh Anrê Phú Yên. Hiện nay, nơi này vẫn đang giữ cuốn sách đầu

55
tiên được in bằng tiếng Việt. Đây là quyển giáo lý Phép giảng tám ngày của Linh mục Đắc
Lộ (người dân địa phương gọi là cha Đắc Lộ) - người khai đã sinh ra chữ quốc ngữ ở Việt
Nam. Cuốn sách được trưng bày dưới một khu hầm nhỏ trước sân nhà thờ. Khu hầm được
xây dựng khá kỳ công trong lòng một quả đồi giả.

Bên trong hầm có nhiều điêu khắc chạm trổ kể lại những câu chuyện về thánh Anrê
Phú Yên. Cuốn sách được giữ trang trọng một cách đặc biệt trong một hộp kính, sách được
in năm vào năm 1651 tại Roma (Italia).

Quảng trường Nghinh Phong

Nơi này có hạng mục Tháp Nghinh Phong nằm ở quảng trường cùng tên, tọa lạc trên
bãi biển Nguyễn Hữu Thọ thuộc phường 9 thành phố Tuy Hòa, Phú Yên.

Công trình tháp được chia làm hai phần, mỗi phần có 50 khối đá xếp liền kề. Những
khối đá này chính là hình ảnh đại diện cho 100 người con trong truyền thuyết, được chia hai
nửa với ý nghĩa “lên rừng – xuống biển”. Lấy ý tưởng từ Ghềnh Đá Đĩa lõi bằng bê tông cốt
thép, bên ngoài ốp đá granite. Về đêm, nơi này được chiếu sáng với công nghệ Bobine
Tesia, 3D mapping và laze cường độ cao tạo nên vũ điệu ánh sáng đa sắc màu. Điều đặc biệt
của tháp Nghinh Phong là khoảng trống giữa hai tòa tháp chỉ đủ cho hai người đứng, mỗi
khi có gió thổi qua khe hở sẽ tạo ra âm thanh như bản nhạc từ thiên nhiên.

Thời tiết đang là mùa hè nên phối cảnh đẹp mắt với bầu trời trong xanh, nắng vàng
dễ cho ra đời bức ảnh đẹp.Du khách đến đây tầm chiều tối sẽ được chiêu đãi màn trình diễn
âm thanh và ánh sáng laser. Những khối đá của tháp trở thành background “sống ảo” lý
tưởng dành cho các bạn trẻ. Muốn vắng người, bạn hãy tranh thủ đi sớm, vừa ngắm bình
minh, vừa tận hưởng không khí buổi sáng trong lành, dễ chịu.
Ngày 11: Phú Yên - Phan Thiết
Vườn nho Thái An

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30km về hướng
Đông Bắc. Vườn nho thôn Thái An là địa phận thuộc thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện
Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận.

Tỉnh Ninh Thuận khá gần tỉnh Khánh Hòa. nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang
– Tháp Chàm khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Đây là thôn kinh tế trọng điểm của Ninh
56
Thuận trong vấn đề cung cấp mặt hàng nông sản, đặc biệt là nho, hành và tỏi. Nho Thái An
thuộc thôn Thái An, Vĩnh Hải được trồng từ lâu đời, thế nhưng thương hiệu này chỉ mới
được nhiều người biết đến sau khi rộ lên sản phẩm nho sạch an toàn. . Mặc dù là điểm du
lịch nằm xa trung tâm thành phố. Thế nhưng vườn nho thôn Thái An mang một ý nghĩa
quan trọng về việc kết nối các điểm du lịch nổi tiếng như Hang Rái, vịnh Vĩnh Hy, suối
nước ngọt và hai đảo Bình Ba, Bình Tiên.

Đến Vườn nho Thái An có những việc mà nhất định các bạn phải làm đó chính là cắt
nho, lựa nho cho mình khi đến Vườn nho Thái An các bạn sẽ được hướng dẫn cách cắt nho
sao cho lựa được nho ngon, ngọt, không bị gãy cành ở những trái con lại. Việc du lịch ngày
nay đã gắn liền với khái niệm check in – sống ảo nên bạn cũng có thể check in sống ảo tại
vườn nho.

Đồi Cát Vàng

Đồi Cát Vàng còn gọi là Đồi Cát Bay nằm ở khu phố 5, phường Mũi Né, thành phố
Phan Thiết.

Nơi đây là một thắng cảnh vô cùng tuyệt đẹp, là một địa điểm du lịch Mũi Né không
thể bỏ qua khi đến Phan Thiết.Cái tên Đồi Cát Vàng được đặt theo màu sắc của nó, vì đồi
cát sở hữu một màu vàng khá đặc trưng. Lý do mà cát có màu vàng là được nghe nói nơi
đây là một mỏ sắt lâu năm tồn tại rất lâu đã kiến tạo nên màu sắc của cát nên cát có màu
vàng, chính vì thế người ta gọi là Đồi Cát Vàng.

Còn vì sao gọi là Đồi Cát Bay là bởi vì đồi cát không chỉ có một hình dạng nhất định
mà nó thay đổi hình dạng theo giờ theo ngày hoặc theo tháng, sự thay đổi do gió hoặc bảo
cát làm bay đi từng lớp cát trên mặt theo chiều gió, tạo ra rất nhiều hình dạng khác nhau,
khác hẳn hình dạng ban đầu chính vì thế mà người dân nơi đây thường gọi là Đồi Cát Bay.

Ngày 12: Phan Thiết - TPHCM


Lâu đài Rượu Vang

Nằm ở đại lộ Võ Nguyên Giáp thuộc Thành phố Phan Thiết. Đây là lâu đài rượu
vang độc đáo và duy nhất tại Việt Nam.

57
Lấy cảm hứng từ thung lũng rượu vang Napa vùng California của nước Mỹ, được
xây dựng bởi lối kiến trúc Châu Âu cổ điển với khu quảng trường rộng lớn, những mái vòm
cổ kính, những tháp canh cao vút những tưởng chỉ có ở các tòa lâu đài cổ Âu Mỹ nay lại
xuất hiện tại Việt Nam. Là một sản phẩm du lịch vô cùng độc đáo, nằm trong quần thể Sea
Links City. Đến tham quan tại Lâu đài rượu vang du khách sẽ được tham quan 2 tầng hầm
rượu cùng quy trình sản xuất - bảo quản rượu khép kín nằm sâu dưới lòng đất.

Ngoài ra khi đến Lâu đài rượu du khách còn có thể mua sắm các loại rượu vang về
thưởng thức hoặc làm quà tặng tại các mini mart trong khuôn viên.

Giá vé: 100.000đ/lượt

58
CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH ĐIỀU HÀNH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH

DANH SÁCH THÀNH VIÊN ĐOÀN

XE STT Họ Tên SĐT Ghi chú


1 Huỳnh Minh Ánh 0914165220
2 Lê Ngọc Ánh 0987820265 Hỗ trợ trưởng xe
3 Phan Văn Bình 0335273671
4 Huỳnh Gia Hân 0944473344
5 Trương Thị Hồng 0397806088
6 Nguyễn Hưng 0948505447
7 Trần Nguyễn Lan Hương 0899311127
8 Đặng Thị Thu Hương 0938807892
9 Nguyễn Mậu Gia Huy 0978616517
10 Trương Thị Thúy My 0703618587
11 Bùi Thị Huỳnh Như 0853456822
12 Nguyễn Hồ Đan Phượng 0969845909
1 13 Phạm Mạnh Quý 0917200928
14 Nguyễn Diễm Quỳnh 0919905512
15 Nguyễn Quốc Thái 0776671606 Trưởng xe
16 Huỳnh Công Thành 0344994986
17 Lê Thị Thu 0373469604
18 Nguyễn Huỳnh Ánh Thu 0961729095
19 Vòng Vân Tĩnh 0869610192
20 Lại Lê Mỹ Trâm 0938093154
21 Phù Dung Thu Trang 0932755783
22 Nguyễn Võ Duy Uyên 0904528206
23 Trương Thị Hồng Xuân 0327386366
24 Đặng Thị Ngọc Yến 0395841165
25 Nguyễn Thị Ngọc Yến 0962876255
XE STT Họ Tên SĐT Ghi chú
1 Phan Thị Vân Anh 0396184428 Hỗ trợ trưởng xe
2 Hồ Ngọc Chí Bảo 0933087810
3 Vũ Nguyễn Bảo Châu 0902625584
2
4 Võ Thị Hồng Diễm 0966307422
5 Lê Thị Mỹ Duyên 0347737070
6 Phạm Thị Hồng Hạnh 0397932064

59
7 Hồ Tấn Khởi 0973206214
8 Lâm Mộng Khuyên 09091464990
9 Mai Thị Thùy Linh 0398292216
10 Phạm Lê Thúy Nga 0398408514
11 Nguyễn Lê Thiện Nhân 0906850241 Trưởng xe
12 Phan Lệ Như 0934093282
13 Lê Đức Thắng 0339259261
14 Đinh Thị Kim Thoa 0349061928
15 Nguyễn Cao Hoàng Thông 0838032694
16 Nguyễn Trần Hoài Thương 0846858982
17 Nguyễn Thị Thanh Thúy 0879436076
18 Nguyễn Vũ Phương Thùy 0849489503
19 Lê Đức Tiến 0845212377
20 Vũ Thị Thanh Trà 0379952535
21 Nguyễn Thị Minh Trang 0822764436
22 Lê Thị Tuyết Trinh 0911328521
23 Phạm Trần Hạ Vy 0397966400

60
BOOKING KHÁCH SẠN
DANH SÁCH KHÁCH SẠN TOUR MIỀN TRUNG 12N11Đ

MINH CHỨNG VỀ BOOKING KHÁCH SẠN

61
BOOKING NHÀ HÀNG
DANH SÁCH NHÀ HÀNG TOUR MIỀN TRUNG 12N11Đ

62
63
64
MINH CHỨNG BOOKING NHÀ HÀNG

BẢNG TỔNG KẾT DỊCH VỤ TOUR

65
66
CHƯƠNG 5: THU HOẠCH SAU CHUYẾN THAM QUAN
5.1 Bài học kinh nghiệm sau chuyến tham quan
Sau chuyến đi em học được cách chào đoàn sao cho hay, cách soạn một bài thuyết
minh, nghiệp vụ thuyết minh tuyến, thuyết minh tại điểm,… Cụ thể là:
 Khi thuyết minh trên tuyến phải hạn chế nói các vấn đề liên quan đến Chính trị,
Tôn giáo, Sắc tộc.
 Phải dặn dò, lưu ý khách về trang phục thái độ khi đến các điểm du lịch tâm linh
 Phải luôn cập nhật lịch trình chuyến đi, biết tùy cơ ứng biến – tùy trường hợp mà
thay đổi lịch trình cho hợp lý tuy nhiên phải nhớ là không được tự ý bỏ điểm mà
chỉ có thể thay đổi thứ tự để đảm bảo giờ giấc cũng như sức khỏe của khách đi
tour
 Phải luôn chuẩn bị cho mình kiến thức để có thể giải đáp thắc mắc cho khách
 Phải luôn đảm bảo được là khách đã có mặt đủ trên xe và ổn định chỗ
 Phải đảm bảo là khách đã ổn định chỗ ngồi khi dùng bữa và thực đơn không
thiếu món
 Luôn dặn dò khách kiểm tra tư trang đồ dùng cá nhân thật kỹ trước khi rời khỏi
điểm tham quan hoặc địa điểm lưu trú
 Chú ý về cách thuyết minh trên xe sao cho thật logic vừa đủ không quá dài dòng,
các nguồn nghiên cứu phải chính thống không sai lệch nếu nói về các chuyên đề
lịch sử.
5.2 Cảm nhận về chuyến tham quan
Kết thúc chuyến đi 12 ngày 11 đêm trên hành trình khám phá con đường di
sản Miền Trung cùng với 2 thầy hướng dẫn, 2 anh hướng dẫn viên cùng bác
tài và hỗ trợ kỹ thuật của hai xe đến từ công ty Du lịch Đất nước Việt nhóm
em cảm nhận được sự tận tâm với nghề, cái lửa đam mê, sự lăn xả tận tâm
của 2 anh hướng dẫn cũng như của 2 thầy. Chính sự tận tâm của thầy và các
anh đã tạo nên một hành trình vô cùng đáng nhớ với nhóm em. Anh Thưởng
– HDV xe 1 đã sẵn sàng chia sẻ cho chúng em những mặt tốt cũng như chưa
tốt của nghề, những lời chia sẻ vô cùng chân thành giúp cho chúng em biết
mình nên làm gì và chuẩn bị những gì cho hành trình sắp tới. Ngoài ra anh

67
đóng vai như một người truyền lửa cho chúng em để chúng em có tiếp tục
cố gắng với nghề hướng dẫn. Qua chuyến đi em học hỏi thêm được rất nhiều
điều, tiếp thu được nhiều nền vắn hóa khác nhau từ các dân tộc khác.

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, nhóm em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến Khoa Quản trị kinh
doanh của Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo điều kiện hỗ trợ chúng
em trong suốt quá trình học tập và thực hành trong chuyến đi thực tế chuyên ngành “Con
đường di sản Miền Trung – 12N11Đ”. Chúng em cũng xin cảm ơn thầy Nguyễn Nguyên
Phong và thầy Võ Chí Linh đã bỏ thời gian quý báu để đồng hành cùng với lớp trong cả hai
chuyến đi thực tế. Mặc dù ban đầu lớp gặp một vài khó khăn nhưng hai thầy đã rất cố gắng
để lớp có thể thực hiện chuyến đi thực tế chuyên ngành trong khoảng thời gian phù hợp.
Bên cạnh đó, để có kiến thức và trải nghiệm thực tế về ngành nghề, em xin đồng cảm ơn
một người không chỉ là một hướng dẫn viên mà còn là một người thầy trên xe – anh Võ
Thành Thưởng. Anh đã giảng dạy và trang bị cho chúng em những kiến thức về các điểm
tham quan, nghiệp vụ của hướng dẫn viên và truyền đạt những kinh nghiệm của bản thân
anh trong suốt những năm làm nghề. Anh tận tình nhận xét và góp ý cho từng bạn về phần
thực hành thuyết minh trên xe và trong suốt chuyến đi anh luôn tạo bầu không khí vui vẻ,
thoải mái cho tất cả mọi người.
Tuy rằng thời gian thực tập không nhiều nhưng chúng em đã có những trải nghiệm rất tuyệt
vời, được chiêm ngưỡng những thắng cảnh nổi tiếng với vẻ đẹp kì vĩ, được học nhiều về các
nền văn hóa khác nhau của nước ta, được thưởng thức đặc sản của địa phương, được tiếp
xúc với con người dễ mến ở mảnh đất miền Trung. Đặc biệt, chúng em đã rút ra được các
kinh nghiệm thực tế quý báu cho nghề nghiệp trong tương lai.

68
69
PHỤ LỤC

Điểm tham quan Ảnh minh họa


Khu du lịch thác Dambri

Giao lưu văn hóa Cồng


Chiêng tại Thung lũng
trăm năm

Khu du lịch Langbiang

Phân viện sinh học – Bảo


tàng Socola

70
Dinh Bảo Đại

Thiền Viện Trúc Lâm

Chùa Long Sơn

Tháp Bà Ponagar

71
Thắng cảnh Hòn Chồng

Gành Đá Dĩa

Bảo tàng Quang Trung

Chùa Ông Núi

72
Eo Gió

Khu du lịch Ghềnh Ráng –


khu yên nghỉ của nhà thơ
Hàn Mặc Tử

Bãi biển Sa Huỳnh

Bệnh xá Đặng Thùy Trâm

73
Cụm di tích Đền tháp Mỹ
Sơn

Phố Cổ Hội An

Ngũ Hành Sơn (Thủy Sơn)

Chùa Từ Hiếu

74
Làng hương Thủy Xuân

Đại nội Kinh Thành Huế

Chùa Thiên Mụ

Lăng Vua Minh Mạng

75
Lăng Vua Khải Định

Ca Huế trên sông Hương

Thành cổ Quảng Trị

Nghĩa trang liệt sĩ Trường


Sơn

76
Động Phong Nha

Tượng đài mẹ Suốt

Cụm di tích đôi bờ Hiền


Lương

Chùa Linh Ứng – Bán đảo


Sơn Trà

77
Nhà thờ Mằng Lăng

Quảng trường Nghinh


Phong

Lâu đài rượu vang

78

You might also like