You are on page 1of 47

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỀN GIANG

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ


TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ:
VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Họ tên học viên: Nguyễn Công Khanh


Đơn vị công tác: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Lớp: Trung cấp lý luận – hành chính
mở tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang – K1
Khoa hướng dẫn: Khoa Xây dựng Đảng

Tiền Giang, tháng 7 năm 2022


TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TIỀN GIANG

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ


TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

CHỦ ĐỀ:
VẤN ĐỀ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG HIỆN NAY

Họ tên học viên: Nguyễn Công Khanh


Đơn vị công tác: Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
Lớp: Trung cấp lý luận – hành chính
mở tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang – K1
Khoa hướng dẫn: Khoa Xây dựng Đảng

Tiền Giang, tháng 7 năm 2022


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
GIẢNG VIÊN 1: ..............................................................................................
GIẢNG VIÊN 2: ..............................................................................................

NHẬN XÉT CHUNG:


...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
ƯU ĐIỂM:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
HẠN CHẾ:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
ĐIỂM TRUNG BÌNH (số và chữ): ..................................................................
...........................................................................................................................

GIẢNG VIÊN 1 GIẢNG VIÊN 2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu .......................................................... 1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 2
5. Kết cấu của bài thu hoạch.................................................................. 3
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 3
1. Đặc điểm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay ..................... 3
2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng hiện nay ................................................................................... 8
3. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà
Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay .................................................................. 18
II. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ .................................................................. 28
1. Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng hiện nay .......................................................................... 28
2. Kiến nghị ......................................................................................... 32
III. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ ........................ 34
1. Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với bản thân trong thực
hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang công tác ................. 34
2. Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với địa phương, cơ quan,
đơn vị đang công tác ............................................................................... 38
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45
NỘI DUNG THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Lâm Đồng là nơi hội tụ của 47 dân tộc anh em, cùng với các dân tộc bản
địa như K’Ho, Mạ, Chu Ru… và các cư dân từ khắp mọi miền đất nước đã
mang theo truyền thống văn hóa, trình độ phát triển, phong tục tập quán, tín
ngưỡng khác nhau làm nên vùng đất giàu di sản. Là một tỉnh có tiềm năng về
tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú, đa dạng với các địa
điểm nổi tiếng thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch, trong đó phải kể
đến Thành phố Đà Lạt, một trong những trung tâm du lịch nổi tiếng của cả
nước, với không khí trong lành, mát mẻ quanh năm, nơi được mệnh danh là
“Thành phố ngàn thông”, “Thành phố Hoa”, “Thành phố sương mù” hay
“Thành phố mùa xuân”,... Được ví như một tiểu Paris, Đà Lạt luôn có sức
quyến rũ đặc biệt với du khách trong và ngoài nước bởi nét mộng mơ, nên thơ
với cái lạnh ban đêm, sương mù buổi sớm, với những cánh rừng thông bao
trùm thành phố và những truyền thuyết tình yêu thật lãng mạn,... tất cả đã tồn
tại từ rất lâu và góp phần tạo nên cốt cách và tâm hồn người Đà Lạt. Môi
trường tự nhiên của Đà Lạt có cảnh quan đặc sắc của vùng cao nguyên xinh
đẹp, có khí hậu mát mẻ quanh năm và hệ thống hồ, thác, rừng thông... là những
yếu tố đặc biệt quan trọng và là tiền đề cho du lịch thành phố phát triển.
Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch tự
nhiên ở Đà Lạt đang là một bài toán khó cho các nhà quản lý. Được đi thực tế
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, tôi thật sự quan tâm tới thực trạng khai
thác tài nguyên du lịch tại Lâm Đồng hiện nay. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài
“Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay” nhằm
tìm hiểu các vấn đề ảnh hưởng đến việc khai thác có hiệu quả tài nguyên du
lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững, góp phần làm cho Đà Lạt mãi
xứng đáng là một trong những đô thị du lịch quan trọng của khu vực Tây
Nguyên và của cả nước.

1
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Tỉnh Lâm Đồng có thành phố Đà Lạt “ngàn hoa” nổi tiếng, có
LangBiang là khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam và đầu tiên
tại khu vực Tây Nguyên, cùng nhiều di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng, nhiều
năm qua đã đi vào tâm trí của nhiều người dân trong và ngoài nước như một
vùng đất của miền du lịch hiền hòa, thanh lịch, mến khách.
Dịch COVID-19 diễn ra trong năm 2020, 2021 đã ảnh hưởng nặng nề
đến nhiều cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, các khu điểm du lịch và các hoạt
động kinh doanh dịch vụ, khiến doanh thu ngành du lịch giảm mạnh; nhưng
năm 2022 lại mở ra nhiều cơ hội để ngành du lịch Đà Lạt phát triển theo xu
hướng bình thường mới.
Đoàn đã được đi nghiên cứu thực tế tại Thành phố Đà Lạt trong 5 ngày –
từ ngày 15/6/2022 đến ngày 19/6/2022 với các địa điểm như sau: Dinh Bảo
Đại (Dinh 1) - King Palace; Nhà ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt; Langbiang -
đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt; Đường hầm đất sét; Thiền Viện Trúc Lâm trên
núi Phụng Hoàng; Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Hiện nay, việc phát triển du lịch tại thành phố Đà Lạt nói riêng và tỉnh
Lâm Đồng nói chung vẫn còn nhiều bất cập như tình trạng ô nhiễm môi
trường, cảnh quan thiên nhiên bị tàn phá, các khu di tích và danh lam thắng
cảnh rơi vào tình trạng hoang tàn và đổ nát.…Do vậy, việc tìm hiểu những
Vấn đề khai thác tài nguyên du lịch tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay sẽ giúp
xác định được những thuận lợi và khó khăn từ đó có góc nhìn toàn diện về
ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng và rút ra những bài học vận dụng vào việc
phát triển ngành thương mai, dịch vụ, du lịch tỉnh Tiền Giang.
4. Phương pháp nghiên cứu
Bài thu hoạch sử dụng các phương pháp tiếp cận thực tế chủ yếu như sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu các tư liệu

2
Thu thập thông tin, tài liệu về vị trí địa lý, thời tiết, khí hậu trên địa bàn
nghiên cứu thực tế; kết hợp tham quan các địa điểm trong lịch trình và thu
thập tư liệu từ các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của thành phố Đà Lạt.
4.2. Phương pháp phỏng vấn
Thu thập thông tin bằng phương pháp nghe thuyết minh từ người giới
thiệu tại các khu du lịch, trao đổi trực tiếp với những người hướng dẫn viên
vụ du lịch từ đó có thể khai thác những thông tin, những sự kiện có liên quan
về quản lý, điều hành khu du lịch và tìm hiểu thêm các thông tin qua mạng
internet.
4.3. Phương pháp quan sát
Tiến hành quan sát, ghi nhận và chụp hình những hoạt động diễn ra tại
các điểm tham quan giúp bản thân nhớ kĩ, hiểu sâu. Qua đó, giúp bản thân
phát triển khả năng quan sát, tư duy khái quát và ngôn ngữ truyền đạt.
5. Kết cấu của bài thu hoạch
Trong bài thu hoạch thực tế tại thành phố Đà Lạt ngoài phần Mở đầu và
Kết luận thì phần Nội dung của bài gồm 3 mục chính: Thực trạng vấn đề
nghiên cứu, Giải pháp kiến nghị và Vận dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế.

3
NỘI DUNG
I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đặc điểm thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng hiện nay
1.1. Khái quát chung về thành phố Đà Lạt
1.1.1. Lịch sử hình thành
Đà Lạt là một thành phố thuộc tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên
Lâm Viên hùng vĩ, cao 1.500m so với mực nước biển. Đà Lạt có khí hậu khá
mát mẻ, trong lành, rất thích hợp cho hoạt động du lịch, tham quan, nghỉ
dưỡng. Khi xưa, Đà Lạt là vùng đất nhỏ, khá nguyên sơ - là nơi sinh sống của
người Lạch, người Chil.
Những năm cuối của thế kỉ XIX, khi thực dân Pháp mở rộng địa bàn
xâm chiếm vào miền Nam Việt Nam thì đã cử một nhà thám hiểm người
Thụy Sĩ nhưng mang quốc tịch Pháp là Alexandre Yersin lên thám hiểm vùng
đất Tây Nguyên rộng lớn. Đến năm 1893, Alexandre Yersin đã phát hiện ra
vùng đất nguyên sơ này.

Ảnh 1: Chân dung Bác sĩ Yersin - người tìm ra Đà Lạt


Xung quanh tên gọi Đà Lạt có nhiều cách giải thích khác nhau. Theo
tiếng dân tộc thuộc nhóm K’ho tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ “Đạ Lạch”, là tên
gọi của đoạn suối thuộc dòng suối Cẩm Lệ, chảy từ hồ Than Thở tới thác
Cam Ly ngày nay. “Đạ” hay “Đak” nghĩa là “nước” hay “suối” theo ngôn ngữ
của người K’ho, còn “Lạch” là tên một bộ tộc K’ho sống ở vùng cao nguyên

3
Langbiang, nơi có con suối chảy qua. Như vậy Đạ Lạch nghĩa là “con suối
của người Lạch”.
Theo cách giải thích thứ hai, tên gọi Đà Lạt là ghép 5 chữ cái đầu của
các từ trong câu tiếng La Tinh “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”.Câu
này nghĩa là: “Cho người này nguồn vui, cho kẻ khác sức khỏe”, được cho là
khẩu hiệu do những người Pháp đặt ra khi kiến thiết khu nghỉ dưỡng trên cao
nguyên Langbiang.

Ảnh 2: Huy hiệu Đà Lạt xưa (1930)


với dòng chữ “Dat Aliis Laetitiam Aliis Temperiem”.
Theo cách giải thích thứ ba, chữ “Đà” trong “Đà Lạt” đọc gần như “đa”
nghĩa là “nhiều”, Lạt gần với “Lạc” nghĩa là “vui”. Vì thế Đà Lạt là tên gọi
biến đổi từ “Đa Lạc”, mang ý nghĩa là miền đất đầy ắp niềm vui.
Đà Lạt nổi tiếng với những thác nước, những hồ nước thơ mộng và những
rặng thông già, xanh mướt uốn quanh con đường đi vào thành phố. Về những
hồ nổi tiếng ở Đà Lạt thì ta có thể kể tới những hồ như: Hồ Than thở, hồ Xuân
Hương, hồ Đa Thiện, hồ Vạn Kiếp, hồ Mê Linh. Chúng đều nằm trong thành
phố với những nét thơ mộng, lãng mạn và đi cùng với tên gọi của những hồ
này là những câu chuyện, những truyền thuyết xa xưa vô cùng độc đáo.
1.1.2. Vị trí địa lý

4
Đà Lạt là một thành phố trực thuộc tỉnh và tỉnh lị Lâm Đồng, nằm trên
cao nguyên Lâm Viên, có độ cao so với mặt nước biển là 1.500m và diện tích
tự nhiên là 393,29 km2. Không phải là một mảnh đất nằm đơn độc trên cao
nguyên mà Đà Lạt còn tiếp giáp với nhiều vùng đất khác, phía bắc thì giáp
với Lạc Dương, phía tây thì giáp với huyện Lâm Hà, còn phía nam và phía
đông thì giáp với huyện Đơn Dương, cách Tp. Hồ Chí Minh 293 km về phía
Nam. Chính vì có một vị trí hoàn hảo như vậy nên Đà Lạt chứa đựng những
tinh hoa mà hiếm nơi nào có.

Ảnh 3: Một góc Đà Lạt buổi sáng


Địa hình Đà Lạt được phân thành hai dạng rõ rệt: Địa hình núi và địa
hình bình nguyên trên núi. Địa hình núi được phân bố quanh vùng cao nguyên
trung tâm thành phố. Phía bắc thành phố là dãy Lang Biang chạy theo hướng
đông bắc – tây nam. Kéo dài từ suối Đa Sar đến hồ Dankia.
Không phải nơi nào cũng giống như Đà Lạt được ưu ái ẩn mình trên
một mảnh đất cực kì lí tưởng ở Việt Nam. Một mảnh đất với cảnh thiên nhiên
rừng núi giống như một bức tranh chốn tiên cảnh đẹp thơ mộng.
1.1.3. Thời tiết và khí hậu
Buổi sáng se lạnh, buổi trưa bầu trời trong xanh, buổi chiều đôi khi âm u.
Ngoài ra có lúc lại xuất hiện vài cơn mưa nhẹ và có những cơn mưa phùn rơi
nặng hạt. Còn buổi tối thì se se lạnh, sương mù giăng kín những con đường đi.

5
Ảnh 4: Sương sớm tại Đà Lạt
Có thể nói Đà Lạt là thành phố có khí hậu tuyệt vời nhất nước Việt Nam
ta. Vì sở hửu một độ cao như vậy, nên khí hậu quanh năm vô cùng mát mẻ.
Nhiệt độ trung bình tại Đà Lạt không quá 20-21 độ C. Những tháng mùa đông
thì nhiệt độ không dưới 10 độ C. Chính vì thế du khách mọi miền gần xa đến
với Đà Lạt không đơn giản chỉ để thưởng lãm cảnh đẹp. Mà còn muốn được
tận hưởng cái không khí mát mẻ trong lành đôi chút se se lạnh ở nơi đây. Ở
Đà Lạt có 2 mùa phân biệt rõ rệt. Đó là mùa mưa và mùa nắng, mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nắng bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4, lượng
mưa trung bình năm là 1.562 mm và độ ẩm 82%.
1.1.4. Con người Đà Lạt
Con người Đà Lạt hiền hòa, thân thiện và mến khách. Như những sắc
màu e ấp của cánh hoa mai anh đào nên dù đi nơi nào, dù ai xuôi ngược, ai đã
từng sinh sống tại Đà Lạt, từng đến Đà Lạt cũng đều nhớ cái vốn cởi mở
thanh lịch và mến khách của người Đà Lạt.
Sống trong một vùng khí hậu mát mẻ quanh năm, tạo cho con người Đà
Lạt niềm vui, sự hiền hòa, thông thái, góp phần tạo cho Đà Lạt một nét đẹp
tinh tế và chân thật nhất với con người Đà Lạt.
1.1.5. Văn hóa Đà Lạt
Cứ 2 năm 1 lần tại trung tâm Đà Lạt lại diễn ra Festival hoa. Mùa lễ hội
này là dịp để tôn vinh vẻ đẹp của các loại hoa tại Đà Lạt. Cũng chính là thời
6
điểm để Đà Lạt quảng bá các thương hiệu du lịch nổi tiếng của thành phố đến
với mọi người ở trong nước và thế giới.
Đà Lạt mang một nét đẹp về văn hóa mà khiến bao nhiêu nguời phải
say lòng. Vì ở đây mang nhiều bản sắc văn hóa dân tộc đồng bào tây nguyên.
Nào là người M’nông, Ê đê, K’ho,... Mỗi dân tộc gắn với mỗi nền văn hóa rất
đẹp và cũng rất độc đáo. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nét đẹp huyền
thoại nơi núi rừng tây nguyên nổi danh khắp mọi miền từ bao đời nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu thực tế
1.2.1. Thuận lợi
Đoàn đi thực tế đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của Giảng viên
Trường Chính trị Tiền Giang cùng những thông tin, chia sẻ quý báu của
hướng dẫn viên Công ty TNHH MTV Lữ hành Phương Nam. Bên cạnh đó, sự
mến khách của người dân địa phương, sự ưu ái của thời tiết cùng thiên nhiên
tại các điểm tham quan, nghiên cứu đó là những thuận lợi trong quá trình đi
nghiên cứu thực tế.
Đoàn đã được đến nghiên cứu thực tế tại Thành phố Đà Lạt với các địa
điểm như sau: Dinh Bảo Đại (Dinh 1) hay còn được gọi là King Palace; Nhà
ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt; Langbiang - đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt;
Đường hầm đất sét; Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Phụng Hoàng; Thác
Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác.
1.2.2. Khó khăn
Thời gian học tập, trao đổi kinh nghiệm, tham quan thực tế, nghiên cứu
viết bài thực tế, thu thập các thông tin còn hạn chế. Việc tổ chức đi thực tế
chủ yếu là tham quan, chưa có cơ hội được tiếp cận sâu sát, trải nghiệm cuộc
sống thực tế cùng người dân địa phương.
Hành trình di chuyển từ Trường Chính trị tỉnh Tiền Giang đến điểm
nghiên cứu thành phố Đà Lạt - tỉnh Lâm Đồng khá xa (hơn 500km) làm ảnh
hưởng đến sức khỏe, tinh thần học tập, nghiên cứu của học viên.

7
2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng hiện nay
Tài nguyên du lịch được xem như tiền đề để phát triển du lịch. Thực tế
cho thấy, tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức
hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu. Tài nguyên du lịch
được phân loại thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố tự nhiên
và tài nguyên nhân văn gắn liền với các nhân tố con người và xã hội.
Đà Lạt cách các đô thị lớn không xa, giao thông thuận lợi cả về đường
bộ, hàng không. Với nhiều lợi thế thiên nhiên ban tặng và sức sáng tạo của
con người cùng văn hóa bản địa đặc sắc Lâm Đồng đã trở thành điểm đến hấp
dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Bên cạnh sự ưu đãi về địa hình, khí
hậu, cảnh quan, nơi đây còn sở hữu hệ thống tài nguyên du lịch đa dạng gắn
với di sản văn hóa bao gồm các di tích lịch sử văn hóa và các danh lam thắng
cảnh được xếp hạng như:
- Không gian văn hóa cồng chiêng của các dân tộc bản địa Lâm Đồng
thuộc Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên (được UNESCO công
nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2005); Bộ
Mộc bản triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Khu biệt điện Trần Lệ Xuân - Đà
Lạt (được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức
Thế giới - Memory Of the World)
- Những di tích cấp quốc gia và cấp địa phương như: hồ Xuân Hương, hồ
Than Thở, thung lũng Tình Yêu, núi Langbiang, kiến trúc ga Đà Lạt, kiến trúc
Trường Cao đẳng Sư Phạm Đà Lạt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay những tài nguyên trên chưa được khai thác
một cách có hiệu quả trong phát triển du lịch cho nên tính hấp dẫn của giá trị
di sản văn hóa đối với du khách chưa được phát huy.
Việc khai thác các tài nguyên du lịch ở phạm vi thành phố Đà Lạt vẫn
còn khá đơn điệu, trùng lặp và mang tính thời vụ vì chủ yếu khai thác các sản
phẩm du lịch tham quan dã ngoại.

8
1.3. Dinh Bảo Đại (Dinh 1) hay còn được gọi là King Palace
Năm 1940, một người triệu phú Pháp tên Robert Clément Bourgery đã
cho xây dựng Dinh 1. Dinh 1 của vua Bảo Đại nằm tọa lạc trên một ngọn đồi
cao 1.550 mét so với mực nước biển. Hầu hết xung quanh dinh được bao bọc
bởi những tán rừng thông xanh bạt ngàn, có tuổi đời khá lâu. Ngoài vẻ đẹp mà
mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho nơi đây, Dinh 1 còn sở hữu một công trình
kiến trúc đồ sộ có tuổi đời rất lâu. Một công trình kiến trúc độc đáo, cổ kính
và bắt mắt. Khi nhìn vào chẳng khác gì một tòa lâu đài nguy nga và tráng lệ.
Vua Bảo Đại đã đặt Tổng hành dinh tại đây để làm việc trong suốt những năm
làm Quốc Trưởng giai đoạn 1949 – 1954.

Ảnh 5: Bức tranh toàn cảnh tuyệt đẹp của Dinh 1 Đà Lạt - Dinh Bảo Đại
Về sau khi vua Bảo Đại cho sửa sang lại Dinh 1 thì ông đã phát hiện ra
một đường hầm khá lớn. Đường hầm này dài tới 4km. Điều đặc biệt là đường
hầm này thông tới Dinh 2 bằng các nhánh rẻ của đường hầm số 11, 16, 18,
26… Năm 1956, Dinh 1 đã chuyển sang cho Ngô Đình Diệm sử dụng. Ông
cho sửa sang lại phòng của vua Bảo Đại và sử dụng đường hầm bí mật tại
đây. Lối thoát này dẫn ra bãi trực thăng phía sau đồi của Dinh 1.

9
Dinh 1 Đà Lạt có rất nhiều khung cảnh đẹp, nhiều khu tiểu cảnh và vườn
hoa rực rỡ sắc màu. Điểm ấn tượng làm du khách chú ý chính là hai hàng cây
tràm cổ thụ và con đường đá dẫn vào dinh. Ngoài ra, dinh còn được bao phủ
bởi một cánh rừng thông rộng 18 hecta.

Ảnh 6: Lối đi vào dinh với hai hàng cây xanh cao vút
1.4. Nhà ga Đà Lạt hay ga xe lửa Đà Lạt
Đà Lạt là một thành phố cao nguyên được ví như một ốc đảo trên núi. Là
một thành phố Việt Nam nhưng Đà Lạt mang hơi thở của Pháp, khí hậu của
Pháp và ảnh hưởng nhiều theo kiến trúc Pháp. Tiêu biểu cho kiến trúc cổ điển
Pháp tại Đà thì không thể không nhắc đến ga Đà Lạt.
Nhà ga được người Pháp xây dựng từ năm 1932 đến 1938 thì hoàn
thành, là nhà ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam. Năm 2001, ga được Bộ Văn hóa
Thông tin công nhận là di tích kiến trúc cấp quốc gia. Nhà ga có kiến trúc vừa
duyên dáng vừa độc đáo, là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương Tây với
kiến trúc nhà rông Tây Nguyên.

10
Nhà ga Đà Lạt có hình dáng như núi LangBiang hùng vĩ, với chiều dài
66,5m; chiều ngang 11,4m và chiều cao 11m, kiến trúc giống các nhà ga ở các
tỉnh miền Nam nước Pháp, tức là có mái và hai đầu mái uốn vòm. Nếu nhìn từ
phía bên hông, ta sẽ thấy 3 mái nhọn nhô ra ở phía trên đầu rồi thụt vào ở phía
chân, nhưng luôn theo kiểu thẳng đứng.

Ảnh 7: Ga xe lửa Đà Lạt


Tuy chạy tốc độ rất chậm và đầu tàu kêu to, thế nhưng, đây chính là
điểm hấp dẫn của nhà ga phục vụ du khách tham quan ngắm cảnh trên đường
đi. Đa số mọi người biết Đà Lạt có một nhà ga xe lửa đẹp vào bậc nhất Đông
Nam Á, đặc sắc với kiến trúc và xây cất theo kiểu art-deco, một kiểu kiến trúc
được ưa chuộng và thịnh hành ở châu Âu và cả thế giới vào đầu thế kỷ thứ 20.
Nhưng ít ai chú ý đến một điều, đường xe lửa lên Đà Lạt là một đường xe lửa
răng cưa (cog railroad), độc đáo và hiếm có trên thế giới.
Có thể nói rằng, việc sở hữu nhiều kỉ lục như “nhà ga cao nhất”, “nhà ga
cổ nhất”, “đầu tàu chạy bằng hơi nước duy nhất”, “nhà ga độc đáo nhất và
“nhà ga đẹp nhất” Việt Nam đã khiến ga Đà Lạt trở thành một trong những
địa điểm du lịch hấp dẫn nhất thành phố.
1.5. Langbiang - đỉnh núi cao nhất của Đà Lạt

11
Đỉnh LangBiang ở Đà Lạt được ví như “nóc nhà” của Đà Lạt. Nơi đây sở
hữu vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ. Núi LangBiang thực chất là gồm
hai núi là núi Ông cao 2.124m, núi Bà cao 2.167m so với mặt nước biển. Bên
cạnh đó, nơi đây còn sở hữu một ngọn đồi Ra-đa cao 1.929m.

Ảnh 8: Chân núi LangBiang


Có hai cách để lý giải về cái tên LangBiang. Thứ nhất là vì trước kia dân
tộc K’Ho gọi núi Ông là Biêng và núi Bà là Klăng. Và hai từ này được người
Pháp phiên âm là Lang và Biang. Từ đó khi nhắc đến nơi này người ta thường
gọi là cao nguyên LangBiang.
Cách lý giải thứ hai liên quan đến một câu chuyện tình buồn giữa hai
người thuộc hai bộ tộc mạnh lúc bấy giờ ở vùng La Ngư Thượng (Đà Lạt ngày
nay) là bộ tộc Lát và Sré. Chàng trai tên là K’Lang, con trai của tù trưởng bộ
tộc Lát. Còn cô gái tên là H’Biang, là con gái của tù trưởng bộ tộc Sré. Trong
một lần lên rừng hái quả, họ đã tình cờ gặp nhau. Lúc ấy, H’Biang gặp nạn,
chàng K’Lang đã dũng cảm cứu cô. Và sau lần đó, họ đã phải lòng yêu nhau.
Tuy nhiên, do lễ giáo hà khắc đã ngăn không cho họ đến với nhau. Và để giữ
trọn nghĩa tình thì hai người họ đã quyết định chọn cái chết.
Trước cái chết của con trai mình, cha của K’Lang vô cùng hối hận và
thống nhất các bộ tộc lại thành bộ tộc K’Ho để cho các cặp trai gái có thể dễ
dàng yêu nhau. Ngọn núi cao ở làng La Ngư Thượng, nơi chàng K’lang và
12
nàng H’biang chết được đặt lên là Lang Biang – tên ghép của đôi trai gái, để
tưởng nhớ hai người và tình yêu của họ.
Khi đến với khu du lịch Lang Biang du khách sẽ có thể sử dụng xe Jeep
để lên đỉnh núi. Bởi vì trên đường đi có chút gồ ghề cùng với tốc độ của xe sẽ
tạo cho du khách cảm giác mạo hiểm vô cùng thú vị. Nếu du khách thích khám
phá có thể thử loại hình leo núi, một loại hình đang được nhiều bạn trẻ ưu
chuộng hiện nay.
Khi lên đến đỉnh núi
các du khách có thể nhìn
toàn cảnh Đà Lạt, có thể
nhìn thấy khung cảnh thiên
nhiên vô cùng hung vĩ như
kết hợp với sương mù nơi
đây đã làm cho khung
cảnh trở nên huyền ảo như
chốn bồng lai.
Ảnh 9: Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi LangBiang
Bên cạnh đó, nơi đây còn cho khai thác các loại hình du lịch như giao
lưu, đốt lửa trại và uống rượu cần với người dân tộc, nghe họ kể những câu
chuyện và văn hoá của dân tộc.

Ảnh 10: Giao lưu văn hóa cồng chiêng tại chân núi LangBiang
13
1.6. Đường hầm đất sét
Đến với Đà Lạt, người ta thường nghĩ ngay đến hình ảnh hồ Xuân
Hương yêu kiều hay thung lũng tình yêu lãng mạn… nhưng có lẽ ít người biết
đến một kỳ quan mới vô cùng độc đáo tại đây – đường hầm đất sét.

Ảnh 11: Quang cảnh một góc đường hầm đất sét
Đường hầm đất sét Đà Lạt hay còn được gọi là đường hầm đất đỏ, đường
hầm điêu khắc. Đây là công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng từ năm
2010 và nay đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng của “tiểu Paris Việt Nam”.
Đường hầm đất sét nằm trong quần thể khu du lịch Tuyền Lâm, tỉnh Lâm
Đồng, thành phố Đà Lạt.
Du lịch ở Đà Lạt ngày càng phát triển nên nhiều khu vui chơi mới mọc
lên rất nhiều, nhưng đường hầm đất sét lại mang đến một nét độc đáo riêng
thu hút nhiều khách du lịch đến thăm. Toàn bộ khu du lịch được xây dựng tỉ
mẩn chăm chút đến từng góc nhỏ, mỗi góc hiện lên đều mang theo những tài
hoa và tâm huyết của người sáng tạo.
1.7. Thiền Viện Trúc Lâm trên núi Phụng Hoàng
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt được khởi công xây dựng từ năm 1993 đến
năm 1994 thì hoàn thành, do hòa thượng Thích Thanh Từ làm viện trưởng.
Công trình được thiết kế bởi hai kiến trúc sư là Vũ Xuân Hùng và Trần Đức
Lộc, trong đó có sự đóng góp ý kiến quan trọng của cố kiến trúc sư nổi

14
tiếng Ngô Viết Thụ người đã có rất nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng
như Dinh độc lập, Chợ Đà Lạt, nhà thờ Phú Cam,…

Ảnh 12: Sơ đồ tổng thể Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt


Bên trong thiền viện được chia làm hai khu vực chính là nội viện và ngoại
viện:
- Khu vực ngoại viện bao gồm Chánh điện, lầu chuông, gác trống, Tổ
đường thờ Đạt Ma Sư Tổ,…
- Nội viện là nơi tập trung của các sư tăng và sư ni trong thiền viện.
Là một trong 3 thiền viện lớn nhất ở Việt Nam, thiền viện Trúc Lâm Đà
Lạt hấp dẫn du khách bởi khung cảnh non nước hữu tình với không gian bình
yên và thanh tĩnh. Đây cũng là địa điểm tín ngưỡng tôn giáo được nhiều du
khách trong và ngoài nước quan tâm với qui mô lớn nhất ở tỉnh Lâm Đồng.
Thiền Viện Trúc Lâm là thiền viện thuộc thiền phái Trúc Lâm Yên Tử.
Thiền viện cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng,
phía trên Hồ Tuyền Lâm.
Điểm đặc sắc ở thiền viện chính là vườn hoa, trong vườn, có rất nhiều loài
hoa quý như Thiên điểu, Phù dung,… tất cả đều do các sư sưu tầm đem về tự
ươm trồng và chăm sóc.
Được bao bọc bởi những rừng thông xanh trên ngọn đồi cao nên Thiền
viện Trúc Lâm Đà Lạt có một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Ngoài ra

15
thiền viện còn có những công trình kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn của
phật giáo.

Ảnh 13: Bên ngoài chánh điện


Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm có diện tích 192m2 bên trong thờ
đức Phật Bổn Sư Ca Thích Mâu Ni cao 2m tay phải ngài cầm cành hoa sen
đưa lên theo điển tích “Niên Hoa Vi Tiếu” của nhà Phật.

Ảnh 14: Bên trong Chánh điện của Thiền Viện Trúc Lâm
Hai bên bức tượng Phật là bức họa Bồ Tát Văn Thù cưỡi sư tử và Bồ Tát
Phổ Hiền cưỡi voi trắng 6 ngà. Phía trên chính điện có các bức phù điêu khắc
họa hình ảnh về 8 tướng thị hiện của Đức Phật và các bao lam, án thờ bằng gỗ.

16
1.8. Thác Pongour - Nam Thiên đệ nhất thác
Nhắc đến vùng cao nguyên ngàn hoa, người ta không chỉ biết đến một
miền đất đẹp phong cảnh hữu tình cùng với khí hậu trong lành và mát mẻ, hay
là những cung đường nhuộm hồng sắc hoa Mai anh đào dưới những tán lá
thông bạc ngàn. Mà còn là những con thác hùng vĩ và xinh đẹp như thác Cam
Ly, thác Prenn, thác Đambri và đặc biệt đó là thác Pongour Đà Lạt – hay còn
gọi là thác 7 tầng danh tiếng hùng vỹ bậc nhất.

Ảnh 15: Thác Pongour hùng vĩ


Thác Pongour Đà Lạt được nhắc đến với danh xưng “Nam Thiên Đệ Nhất
thác” do chính vua Bảo Đại sắc phong. Đến năm 2000, Bộ Văn hóa Thể thao và
Du lịch quyết định công nhận nơi đây là di tích lịch sử và thắng cảnh Quốc gia.
Thác Pongour là dòng thác gắn liền với truyền thuyết hào hùng của đồng
bào dân tộc K’Ho. Truyện xưa kể rằng, ngày xưa vùng đất này do một nữ từ
trưởng người K’Ho cải quản. Nàng tên là Kanai với nhan sắc vô cùng xinh đẹp.
Nàng Kanai có tài chinh phục thú dữ, trong đó, có đến 4 con tê giác to lớn
khác thường, luôn luôn nghe lời nàng dời non, ngăn suối và khai phá nương rẫy
sẵn sàng chiến đấu để chống lại kẻ thù, bảo vệ dân làng luôn được ấm no và
hạnh phúc.
Một hôm nọ vào đúng ngày rằm tháng giêng, nàng Kanai trút hơi thở
cuối cùng, bốn con tế giác đã quanh quẩn bên nàng, không rời nửa bước và
17
không ăn uống bất kỳ thứ gì cho đến chết. Không lâu sau, người dân trong lành
vô cùng ngạc nhiên khi thấy ở nơi nàng yên nghĩ xuất hiện một ngọn thác đẹp
“nao nức” lòng người.
Dân tộc K’Ho nói rằng, chính mái tóc của nàng Kanai đã hóa thành dòng
nước trắng xóa, trong xanh và mát rười rượi. Còn những phiến đá xanh rêu to
lớn làm nên dòng thác chính là những chiếc sừng của 4 con tê giác hóa thành.
Đó được xem là biểu tượng của tinh thần đoàn kết và gắn vó vĩnh cửu giữa con
người với thiên nhiên bao la hùng vĩ.
3. Đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt,
tỉnh Lâm Đồng hiện nay
3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
3.1.1. Kết quả đạt được
Theo báo cáo số 238/BC- UBND ngày 24/11/2021 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lâm Đồng về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm
2021; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; nhiệm vụ giải pháp năm
2022 cho biết:
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên các hoạt động thương mại,
dịch vụ đều bị ảnh hưởng; cụ thế:
➢ Về du lịch, dịch vụ:
Dịch bệnh Covid-19 bùng phát, lây lan nhanh trên cả nước đã tác động
tiêu cực đến ngành du lịch, dịch vụ. Để thích ứng với tình hình mới, các ngành,
các cấp đã đấy mạnh hoạt động quảng bá, đa dạng hóa các kênh truyền thông
quảng bá hình ảnh du lịch Lâm Đồng, xây dựng chương trình kích cầu du lịch
tại chỗ “Người địa phương đi du lịch địa phương” đảm bảo an toàn trong hoạt
động du lịch,...
Tổng khách du lịch đạt 2.075,5 ngàn lượt khách, giảm 48,1% so với cùng
kỳ 2020; trong đó: khách quốc tế 21,5 ngàn lượt khách (KH 150 ngàn lượt
khách), đạt 14,3% kế hoạch, giảm 82,1%; khách qua đăng ký lưu trú 1.794,3
ngàn lượt người (KH 4.015 ngàn lượt), đạt 44,7% kế hoạch, giảm 50,8%.

18
Theo báo cáo số 53/BC- UBND ngày 31/3/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Lâm Đồng về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội quý I năm 2022;
nhiệm vụ giải pháp 9 tháng cuối năm 2022, cho biết:
➢ Về chỉ tiêu kinh tế:
Khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 1.570.796 lượt, tăng 48,7% so với
cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 8.160 lượt, tăng 3,7%, khách nội địa
1.562.636 lượt, tăng 49%.
➢ Về thương mại, dịch vụ:
Du lịch: Khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 1.570.796 lượt, tăng 48,7%
so cùng kỳ; trong đó: khách quốc tế 8.160 lượt, tăng 3,7%, khách nội địa
1.562.636 lượt, tăng 49%; khách qua lưu trú 820.000 lượt, tăng 44,4%.
Hoạt động vận tải đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa;
doanh thu hoạt động vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải 980 tỷ đồng,
giảm 1,0% so với cùng kỳ; vận tải hành khách 316,7 tỷ đồng, giảm 17%; vận
tải hàng hóa 551,8 tỷ đồng, tăng 12,3%.
Trên cơ sở định hướng phát triển du lịch, chú trọng khai thác cả khách du
lịch trong nước và quốc tế, năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19
nên số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng có sự sụt giảm mạnh. Tính đến ngày
31-10-2020, số lượng khách du lịch đến Lâm Đồng ước đạt 2,658 triệu lượt
khách (giảm 53,9% so với cùng kỳ năm 2019); khách đến tham quan, nghỉ
dưỡng ước đạt 4 triệu lượt khách (giảm 44,1% so với cùng kỳ năm 2019). Phấn
đấu đến năm 2025, ngành du lịch Lâm Đồng trở thành ngành kinh tế động lực
của tỉnh, tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong GRDP toàn tỉnh đạt trên 37%;
đến năm 2030, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, phát
triển theo hướng chất lượng cao và bền vững.
Bên cạnh đó, lượng khách du lịch đến tham quan nghỉ dưỡng Đà Lạt trong
tháng 3/2022 đạt 395.000 lượt khách, trong đó khách lưu trú là: 190.000 lượt,
tăng 1,73% so với cùng kỳ năm 2021. Riêng 3 tháng đầu năm 2022, tổng lượng
khách đến tham quan nghỉ dưỡng Đà Lạt ước đạt 1.275.500 lượt khách, trong

19
đó khách lưu trú là 769.600 lượt khách, tăng 35.9% so cùng kỳ, đạt 28,3% so
kế hoạch năm 2022.
Ngày 13/6, Phòng Văn hóa Thông tin TP Đà Lạt cho biết, từ đầu tháng 6
tới nay, tổng lượt khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt 500.000
lượt, tăng 22,7 lần so với cùng kỳ năm 2021. Khách nội địa ước khoảng
494.000 lượt, tăng 23 lần so cùng kỳ năm 2021 (qua lưu trú 344.500 lượt
khách). Khách quốc tế cũng bắt đầu tăng trở lại với 6.000 lượt, tăng 13,3 lần so
cùng kỳ năm 2021 (qua lưu trú 5.500 lượt khách).
Luỹ kế trong gần 6 tháng đầu năm 2022, tổng lượng khách đến tham
quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt ước đạt trên 2,8 triệu lượt, tăng 56,2% so cùng kỳ
năm 2021, đạt 62,7% kế hoạch năm 2022. Trong đó, khách quốc tế ước đạt
22.500 lượt, tăng 59% so với cùng kỳ năm 2021; khách nội địa ước đạt trên 2,7
triệu lượt, tăng 56,1%.
Hạ tầng khu du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càng phát triển, toàn tỉnh
hiện có 2.470 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó, có 457 khách sạn từ 1 - 5 sao (37
khách sạn cao cấp từ 3 - 5 sao); 48 đơn vị kinh doanh lữ hành - vận chuyển du
lịch (33 doanh nghiệp lữ hành quốc tế); 36 khu, điểm tham quan du lịch và 3
sân golf được đầu tư, khai thác kinh doanh cùng với hơn 60 điểm tham quan
miễn phí khác như: các danh lam thắng cảnh tự nhiên, các công trình kiến trúc,
các cơ sở tôn giáo, làng nghề, làng dân tộc bản địa, khảo cổ…
Xuất phát từ xu hướng phát triển du lịch của thế giới và trong nước, nhu
cầu du lịch của người dân, cũng như từ những lợi thế so sánh trong phát triển
của tỉnh Lâm Đồng, tại Nghị quyết số 07-NQ/TU, ngày 16-11-2016, của Tỉnh
ủy Lâm Đồng, “Về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020,
định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”; Kế hoạch số
7021/KH-UBND, ngày 21-8-2020, của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, về
triển khai thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên
địa bàn tỉnh Lâm Đồng” và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng
lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, du lịch được xác định là ngành kinh tế động
lực của tỉnh, trên cơ sở phát huy và bảo tồn các giá trị văn hóa đặc sắc của dân
20
tộc, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, góp phần quan trọng
vào phát triển kinh tế - xã hội. Những định hướng này mở ra cho ngành du lịch
tỉnh Lâm Đồng một hướng phát triển mới với nhiều tiềm năng và cơ hội.
Lâm Đồng xác định phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại,
có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế sự trùng lặp với các địa phương có tiềm năng
tương đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo ra sự hấp dẫn và chất
lượng, làm gia tăng giá trị và thương hiệu du lịch của Lâm Đồng.
3.1.2. Nguyên nhân
Lâm Đồng không chỉ được thiên nhiên ưu đãi về điều kiện khí hậu ôn hòa
và mát mẻ quanh năm, cảnh quan thiên nhiên độc đáo, hệ thống hồ, rừng, đồi
núi, mà còn là nơi hội tụ nhiều di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội…, có giá trị cao
về truyền thống, bản sắc và văn hóa tâm linh.
Người dân Lâm Đồng có truyền thống cần cù, sáng tạo, có khả năng
nhạy bén trong kinh doanh và lao động, sản xuất. Bên cạnh đó, người dân Lâm
Đồng cũng vô cùng thân thiện và hiếu khách. Những yếu tố “địa lợi, nhân hòa”
mang đến cho Lâm Đồng những tiềm năng to lớn để phát triển các loại hình du
lịch riêng có của mình, từ du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa gắn với cộng
đồng, du lịch lễ hội - sự kiện, du lịch sinh thái, du lịch canh nông cho đến du
lịch thể thao mạo hiểm.
Ngay thời điểm bước sang năm mới 2022, ngành du lịch Đà Lạt đã đón
nhận tin vui, khi thành phố Đà Lạt được nhận giải thưởng "Thành phố du lịch
sạch ASEAN 2022". Đây là danh hiệu giúp cho ngành du lịch thành phố có
thêm sức hút để đón du khách quốc tế, đặc biệt các nước ASEAN với tiềm
năng vô cùng lớn.
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Lạt, trước mắt, thành phố sẽ tập
trung phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng các ngành chuyên
môn, đơn vị liên quan triển khai kịp thời các chính sách, biện pháp kích cầu,
phục hồi hoạt động du lịch, lữ hành địa phương; tăng cường quản lý nhà nước
đảm bảo an toàn cho khách du lịch.

21
Bên cạnh đó, tăng cường hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá du
lịch; hỗ trợ bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực; tổ chức các sự kiện văn hóa,
du lịch phù hợp trên địa bàn thu hút khách; tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số
trong ngành du lịch.
Song song đó, tỉnh Lâm Đồng tăng cường tuyên truyền, xúc tiến quảng
bá hình ảnh du lịch bằng các chương trình cụ thể như chương trình "Tuần lễ
vàng du lịch năm 2022 Đà Lạt – thiên đường nghỉ dưỡng"; triển khai xây dựng
thành phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh trong lĩnh vực du lịch; phối
hợp tổ chức quảng bá chương trình kích cầu du lịch..
Đồng thời dựa trên lợi thế về văn hóa của địa phương, ngành có chương
trình cụ thể để xây dựng các sản phẩm du lịch văn hóa độc đáo. Trải qua thời
gian ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đã khiến nhân lực của ngành du lịch phải
chuyển đổi ngành nghề nên Đà Lạt cũng cần tăng cường công tác đào tạo, nâng
cấp, duy trì chất lượng cơ sở vật chất và dịch vụ đảm bảo đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của du khách.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế
Một Đà Lạt hiện đại, ngành du lịch liên tục phát triển, song song với đó là
những nguy cơ các di sản bị đe dọa, thiên nhiên bị xâm lấn... thành phố dần
mất đi bản sắc và linh hồn.
- Về khí hậu
Đà Lạt ngày nay hầu như không còn lạnh nữa. Mà mất đi cái lạnh là Đà
Lạt đã đánh mất chính mình, không còn là Đà Lạt nữa. Ngày nay, du khách
đến Du lịch Đà Lạt không còn mặc áo lạnh, chỉ còn có người sinh sống Đà Lạt
vẫn còn giữ như một thói quen.
Đà Lạt đang nóng lên với đỉnh nhiệt độ có lúc vượt ngưỡng 30 độ C gây
nên tình trạng oi bức khó chịu. Một điều không tưởng trước đây, bây giờ thì trở
thành hiển nhiên ở miền đất lạnh này: quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ sử dụng
phổ biến ở Đà Lạt trong các nhà hàng, khách sạn.

22
Việc xây dựng nhà kính mang tính chất phong trào, đại trà với mật độ cao
đã phá vỡ cảnh quan của Đà Lạt, làm tăng hiệu ứng nhà kính. Đà Lạt là địa
phương đi đầu cả nước trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Những năm
qua, nhà kính đã đem lại nhiều giá trị cho người dân. Nhưng việc phát triển
"nóng" nhà kính đã khiến cho cảnh quan, môi trường của thành phố này bị biến
dạng, tác động tiêu cực đến khí hậu và cảnh quan của thành phố du lịch này.
- Cảnh quan – Môi trường
Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2010 đến nay Lâm
Đồng đã mất 90.000ha rừng. Diện tích che phủ rừng nội ô của Đà Lạt đang
dưới 45%, trong khi diện tích nhà kính không ngừng tăng.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Lâm Đồng, hiện nay toàn tỉnh có 60.000 ha diện tích sản xuất nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao, chiếm 21% diện tích canh tác.

Ảnh 16: Nhà kính dày đặc


Trong đó, diện tích nhà kính trên toàn tỉnh cũng tăng lên nhanh chóng,
nếu như năm 2010 chỉ 1.170 ha thì đến nay đã là hơn 4.025 ha và chủ yếu để sử
dụng canh tác rau, hoa. Bên cạnh mặt tích cực, nhà kính cũng gây ra những hệ
lụy nhất định đối với cảnh quan, môi trường. Một số loại cây trồng không nhất
thiết phải trồng trong nhà kính nhưng người dân vẫn trồng.

23
Đà Lạt không còn như xưa, ai cũng nhìn thấy. Không gian trống mở rộng
tầm nhìn về hướng Langbian mà các kiến trúc sư người Pháp trước kia dự trù
đã và đang dần mất đi. Các công trình kiến trúc hiện đại được xây dựng đang
dần che khuất.
Rừng thông là một trong những yếu tố làm nên một Đà Lạt mát mẻ, xinh
đẹp. Những rặng thông trên các đỉnh đồi vẫn là niềm tự hào của thành phố cao
nguyên, là tín hiệu đặc trưng để nhận biết Đà Lạt. Rừng thông là di sản quý của
Đà Lạt. Từ Bảo Lộc đến Đà Lạt, rừng thông dần thưa thớt do nhà cửa đang lấn
lướt. Nhìn hai bên đường từ Di Linh, Đức Trọng, Tùng Nghĩa, Liên Khương
đến Đà Lạt, hàng hàng lớp lớp rừng thông bị tàn phá do có nhiều công trình
đang được xây dựng.
- Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông
Cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông của Đà Lạt từ chỗ đáp ứng nhu cầu sống,
sinh hoạt của khoảng 1.500 cư dân Đà Lạt (đầu thế kỷ XX); hiện nay, cư dân Đà
Lạt là khoảng 300.000 người thì không thể “chứa” thêm 500.000, 700.000 người
trong một ngày cùng lưu thông, sinh hoạt… Những năm gần đây, nhất là vào các
dịp lễ, tết, đặc biệt vào dịp nghỉ Hè lượng khách du lịch đổ về Đà Lạt tăng đột
biến; thực trạng này dẫn đến sự “quá tải” trên nhiều phương diện.

Ảnh 17: Kẹt xe ở trung tâm thành phố Đà Lạt


24
Trước mắt, cảnh tượng dễ nhận thấy diễn ra gần như hàng ngày là hầu hết
các tuyến giao thông nội thành thường xuyên bị ách tắc, hỗn loạn; tại các khu,
điểm du lịch vì lượng khách tham quan quá đông khiến “quá tải” các dịch vụ
phục vụ du khách, dẫn đến cảnh chen lấn, xô bồ. Nhiều đoàn khách, nhóm
khách không tìm được khách sạn, nhà nghỉ đã “sáng tạo” căn lều sinh hoạt, ăn
uống và ngủ qua đêm trên các đồi thông, quanh bờ hồ. Lợi dụng khách du lịch
đông đảo, “cò du lịch” có dịp “tái phát” gây ảnh hưởng xấu đến du lịch Đà Lạt.
Và rồi, rác thải do du khách vứt bừa bãi tại các khu điểm du lịch, trên các
tuyến đường, khu vực công cộng…gây ra sự bát nháo, phản cảm, “khó nhìn”
khiến cư dân bản địa bức xúc...

Ảnh 18: Rác khắp nơi tại các địa điểm công cộng
Đà Lạt từ lâu được mặc định với sự lãng mạn. Người ta gọi nơi đây bằng
những cái tên mỹ miều như thành phố tình yêu, thành phố mờ sương hay thành
phố ngàn hoa… Đà Lạt lãng mạn bởi vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho
thành phố. Rừng thông, đồng hoa đua sắc, những căn biệt thự yên bình trên cao
nguyên, thiếu nữ mơ màng bên hồ… là những hình ảnh mà thành phố sương
khiến người ta xao xuyến. Tuy nhiên, Đà Lạt hiện đại, du lịch liên tục phát
triển, song song với đó là những nguy cơ các di sản bị đe dọa, thiên nhiên bị
xâm lấn... thành phố dần mất đi bản sắc, linh hồn.
3.2.2. Nguyên nhân
Trước hàng loạt quy hoạch tại một số địa điểm ở TP. Đà Lạt cũng như sự
phát triển chóng mặt của thành phố này thì hình ảnh về Đà Lạt thơ mộng xưa
càng khiến người ta phải tiếc nuối. Cái hồn của Đà Lạt không chỉ nằm ở lịch sử
25
hay những điều xưa cũ nơi đây. Nét xưa của thành phố trên cao nguyên còn
hiện hữu trong những quán cà phê lâu đời, trường học, khu chợ, rạp chiếu phim
cũ…Vết tích của thành phố cổ yêu kiều in dấu qua bóng dáng của dinh thự Bảo
Đại, biệt thự của Hoàng hậu Nam Phương, nhà ga xe lửa Đà Lạt - Phan Rang,
trường trung học Yersin, khu Hòa Bình,…
Ngoài ra, các nhà hàng, khách sạn đua nhau mọc lên như nấm để phục vụ
sự gia tăng lượng khách du lịch mỗi năm. Việc du lịch phát triển phần nào cải
thiện mức thu nhập trung bình và chất lượng sống của người dân thành phố.
Đổi lại sự phát triển về mặt kinh tế, du lịch đại chúng dẫn đến ô nhiễm môi
trường, các địa điểm công cộng bị phá hủy, an ninh trật tự không đảm bảo, nhu
cầu về không gian để xây mới các địa điểm lưu trú đe dọa khu vực tự nhiên và
di sản. Đà Lạt đứng trước nguy cơ mất đi toàn bộ sự hấp dẫn nguyên bản.
Ảnh 19: Đà Lạt ngày càng vắng bóng những rừng thông

Xưa Xưa

Nay

Nay
Tình trạng khách du lịch tăng cao, không chỉ khu vực cửa ngõ mà nhiều
tuyến đường lớn bên trong TP Đà Lạt, người dân cũng gặp khó khăn trong việc
di chuyển. Đặc biệt, các khu vực vòng xoay luôn trong tình trạng đông đúc, kẹt
xe diễn ra phổ biến.
Vì quá chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao bằng
phương thức trồng trong nhà kính, nhà lưới, tại TP.Đà Lạt nhiều năm qua, các
hộ dân làm nhà kính khắp nơi, phát triển một cách tự do, ồ ạt, mất kiểm soát.
26
Khắp nội ô thành phố và cả vùng ven, nông nghiệp xanh biến mất, chỉ thấy
toàn màu trắng nhà kính bao phủ, tạo nên tổng thể kiến trúc biến dạng, mất hẳn
vẻ đẹp vốn có.
Các tác nhân trên khiến hệ số thấm, thoát nước giảm nghiêm trọng, chỉ
cần một trận mưa có cường độ trung bình nhưng kéo dài đã khiến lũ lớn xảy ra
khắp nơi. Về lý thuyết, những vùng đất có nhà kính hệ số thấm nước bằng 0.
Có nghĩa, mưa đổ xuống thì rơi trên những tấm nilon và đổ ào ào ra suối trong
thời gian ngắn khiến nước dâng cao đột ngột tạo lũ với tốc độ chảy mạnh, dù
mưa không to nhưng vẫn xảy ra lũ, lụt.
Quan sát các trận lũ trong những năm qua có thể thấy nơi có lũ nặng nhất
ở Lâm Đồng là những nơi bạt phá rừng núi để làm nhà kính trồng rau hoa.
Chúng ta cần lưu ý, việc phá rừng trồng rau chưa tác hại bằng phá rừng để làm
những khu nhà kính. Kết cấu vùng đồi núi bị phá vỡ, dòng chảy, cách thẩm
thấu nước đều bị thay đổi theo hướng tiêu cực và hậu quả gánh chịu không chỉ
ở nơi có rừng, có nhà kính mà còn cả ở những nơi cách đó hàng chục, hàng
trăm cây số.
Một trong những nguyên nhân là do phát triển “nóng” các nhà kính. Mật
độ nhà kính dày đặc che hết diện tích bề mặt của đất khiến nước mưa không thể
thấm xuống mà tập trung thành những dòng chảy lớn dẫn đến xói mòn đất sản
xuất nông nghiệp; gây ra lũ ống, ngập lụt cục bộ vào những ngày mưa lớn làm
bồi lắng ao, hồ, sông, suối…
Theo các chuyên gia, việc phát triển ồ ạt nhà kính khiến lũ ở Đà Lạt và
vùng lân cận thuộc tỉnh Lâm Đồng có tần suất ngày càng dày hơn trong 8 năm
qua.
Rõ ràng sử dụng nhà kính để canh tác nông nghiệp gần như là điều tất yếu
của nông dân TP.Đà Lạt và vùng phụ cận. Không ai có thể phủ nhận những giá
trị to lớn mà công nghệ này đem lại, bởi vậy, tìm giải pháp nào để vừa phát
triển kinh tế ngành nông nghiệp công nghệ cao, vừa đảm bảo môi trường và
cảnh quan đang là bài toán khó.

27
II. GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ
1. Những giải pháp khai thác tài nguyên du lịch tại thành phố Đà Lạt, tỉnh
Lâm Đồng hiện nay
Để có thể bảo tồn, khai thác và phát huy giá trị của các tài nguyên du lịch
tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng một cách hiệu quả, lâu dài, bền vững, tùy
theo tính chất, đặc thù của từng loại di sản trước mắt chúng ta cần phải thực thi
một số giải pháp sau đây:
- Phải kiên quyết trong việc tiến hành giải tỏa lấn chiếm trả lại các khu
vực đã được khoanh vùng bảo vệ.
- Bảo vệ nghiêm ngặt rừng đầu nguồn, rừng cảnh quan của thắng cảnh, cải
tạo khai thông hệ thống sông suối, xây dựng các hồ lắng, xử lý nước trước khi
chảy về các hồ thác.
- Khi xây dựng các dự án tôn tạo khai thác phải nghiên cứu, tham khảo hồ
sơ khoa học cụ thể của di tích đã được Bộ phê duyệt khi ra quyết định công
nhận.
- Trước khi phê duyệt và thực hiện các dự án xây dựng cũng như trùng tu,
tôn tạo cần có sự tham vấn, góp ý của các nhà chuyên môn có kinh nghiệm, am
hiểu về lĩnh vực bảo tồn di tích và kiến trúc, xây dựng.
- Mỗi di tích, thắng cảnh phải có phương án bảo vệ, tôn tạo và khai thác
riêng dựa vào những yếu tố đặc thù của chúng. Phải tìm chọn được điểm nhấn
độc đáo, đặc sắc nhất để tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo, riêng biệt đem lại ấn
tượng cho du khách.
- Đối với di tích cách mạng kháng chiến: bảo tồn, tôn tạo lại di tích, môi
trường cảnh quan một cách trung thực với thời điểm lịch sử, phục dựng lại hầm
hào, chiến lũy.
- Đối với các di sản kiến trúc Pháp: Cần giữ nguyên kiến trúc và môi
trường cảnh quan cây xanh xung quanh, các công trình phụ trợ trong khuôn
viên trước đây của di tích nếu có.
Để phát triển du lịch bền vững, từ năm 2018, Lâm Đồng đã triển khai
thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh và tích cực
28
tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân
hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch và cộng đồng dân cư địa phương
ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí của ngành du lịch; nâng cao ý thức
chấp hành pháp luật và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức, kinh
doanh du lịch; tham gia quản lý, bảo vệ môi trường tự nhiên - xã hội trong hoạt
động du lịch.
Bên cạnh việc khai thác các loại hình du lịch truyền thống của địa
phương, tỉnh cần tập trung phát triển các loại hình du lịch mới, như du lịch thể
thao mạo hiểm, du lịch canh nông,… Việc đầu tư, phát triển các sản phẩm du
lịch có vai trò quan trọng của doanh nghiệp và người dân. Nhiều cơ sở kinh
doanh khu - điểm du lịch, di tích - địa chỉ lịch sử - văn hóa được trùng tu, nâng
cấp cơ sở vật chất hoặc đầu tư mới. Nhiều dự án du lịch được đầu tư hiện đại
và sang trọng, sản phẩm du lịch độc đáo, cơ bản đáp ứng nhu cầu thăm quan,
nghỉ dưỡng của khách du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch Lâm
Đồng ngày càng nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Nhằm phát triển thị trường và thu hút khách quốc tế đến địa phương, Sở
Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lâm Đồng đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác phát
triển du lịch với Hiệp hội Doanh nghiệp Thái Lan - Việt Nam, Quỹ JeJu Olle
và Quỹ Đầu tư xã hội Hàn Quốc. Định kỳ hằng năm, các sở, ngành, địa
phương, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tuyên truyền, quảng bá xúc tiến
du lịch và triển khai thực hiện thường xuyên, góp phần nâng cao thương hiệu
du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng, được truyền thông quốc tế ghi nhận.
Những khó khăn do sự biến động về nguồn khách du lịch, nhất là trong
bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, ở một khía cạnh
nhất định cũng là cơ hội để Lâm Đồng nhìn nhận, đánh giá đúng thực trạng
ngành du lịch của mình thời gian qua, từ chất lượng nguồn nhân lực, việc đa
dạng hóa các sản phẩm du lịch, khai thác thị trường du lịch, hạ tầng phục vụ du
lịch…, để có những giải pháp phù hợp, biến những tiềm năng du lịch to lớn của
tỉnh thành hiện thực, định vị và tiếp tục khẳng định thương hiệu du lịch của
mình, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
29
Lâm Đồng cần xác định phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp,
hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, hạn chế sự trùng lặp với các địa phương có
tiềm năng tương đồng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường, tạo ra sự hấp
dẫn và chất lượng, làm gia tăng giá trị và thương hiệu du lịch của Lâm Đồng:
Một là, đổi mới, nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch trên cơ
sở đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội về phát triển du
lịch; tăng cường triển khai Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch, qua đó, nâng
cao ý thức của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng trong ứng xử văn minh,
thân thiện với khách du lịch, hướng đến mỗi người dân thực sự là một hướng
dẫn viên du lịch, góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu của du lịch Đà Lạt -
Lâm Đồng; có giải pháp thực tế để nâng cao tính cộng đồng trong hoạt động du
lịch.
Hai là, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch qua việc triển khai
cơ chế đặc thù về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch tại Khu du lịch
quốc gia hồ Tuyền Lâm, Khu du lịch Dankia - Suối Vàng; đơn giản hóa thủ tục
hành chính, áp dụng chính sách hấp dẫn, thuận lợi về đất đai, tài chính, hạ
tầng… cho các dự án đầu tư phát triển du lịch; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và
nhỏ khởi nghiệp du lịch; thu hút các nhà đầu tư chiến lược để đầu tư các dự án
du lịch cao cấp có quy mô lớn; ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào
tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển các sản phẩm du
lịch…
Ba là, phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
thông qua đẩy mạnh xây dựng hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng internet
không dây tại các điểm, khu du lịch, các khách sạn, trung tâm dịch vụ du lịch;
tranh thủ các nguồn đầu tư hoàn thành tuyến đường cao tốc Dầu Dây - Liên
Khương, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ và đường nối vào các khu du lịch quốc gia,
khu du lịch trọng điểm; đầu tư nâng cấp Cảng hàng không Liên Khương từ tiêu
chuẩn 4D lên 4E; phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng đến các
khu điểm du lịch; đẩy nhanh thực hiện quá trình “chuyển đổi số” trong ngành
du lịch.
30
Bốn là, đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân
lực chất lượng cao qua việc tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch quốc tế, kết hợp khai thác các nguồn
tài trợ của các doanh nghiệp về đào tạo nhân lực để phát triển, cung ứng lực
lượng lao động có tay nghề cao, các cán bộ quản lý chuyên nghiệp; đa dạng
hóa loại hình đào tạo, tiến đến xã hội hóa công tác đào tạo nguồn nhân lực trên
cơ sở liên kết ba nhà (nhà trường, nhà kinh tế, nhà khoa học); hướng dẫn, bồi
dưỡng cho cộng đồng dân cư trở thành đội ngũ quảng bá, giới thiệu hình ảnh
du lịch của địa phương với khách du lịch.
Năm là, phát triển và đa dạng hóa thị trường du lịch trên cơ sở nghiên cứu
thị trường khách du lịch, qua đó nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách du lịch để
xây dựng chương trình, hình thức xúc tiến quảng bá phù hợp với từng thị
trường. Đa dạng hóa dòng khách quốc tế, hướng mạnh đến dòng khách nội địa.
Đây cần được xem là “sự tự vệ” để thích nghi với tình hình mới, tìm hướng đi
có tính ổn định, bền vững và hiệu quả, lâu dài hơn cho việc thu hút khách du
lịch từ trong nước và nước ngoài. Tiếp tục tập trung thu hút khách du lịch quốc
tế đến từ các thị trường truyền thống. Tích cực hưởng ứng chương trình kích
cầu du lịch, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời hướng đến du khách thông
qua phương châm “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”.
Sáu là, ưu tiên phát triển du lịch thông minh. Trong đó, xây dựng thành
phố Đà Lạt trở thành thành phố thông minh thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin - viễn thông và các phương tiện khác để nâng cao chất lượng
cuộc sống, cải thiện hiệu quả hoạt động của chính quyền, thúc đẩy phát triển
kinh tế - xã hội toàn diện và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh; phấn đấu
đến năm 2025, đưa Đà Lạt cơ bản trở thành thành phố thông minh.
Bảy là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền qua các phương tiện
thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử của thành phố, của các cơ quan,
ban, ngành trên địa bàn nhằm tạo sự lan tỏa về hình ảnh một Đà Lạt - Lâm
Đồng sáng - xanh - sạch - đẹp, an toàn, thân thiện, thanh bình, lãng mạn, với
nhiều điểm đến hấp dẫn, kèm theo những ưu đãi đặc biệt về giá cả dịch vụ khi
31
khách du lịch đến tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng; kết nối, mời gọi kiều bào tại
các nước trên thế giới về thăm quê hương, cũng như tăng cường khuyến nghị
các cơ quan tổ chức hội nghị kết hợp du lịch để phát triển loại hình du lịch
cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch canh nông…
Tám là, tăng cường quản lý chất lượng các sản phẩm du lịch, đặc biệt là
các sản phẩm du lịch đặc thù thông qua tổ chức các kênh thông tin để du khách
có thể phản ánh về chất lượng dịch vụ, chất lượng sản phẩm du lịch khi đến
tham quan du lịch trên địa bàn thành phố, qua đó kiểm tra và xử lý kịp thời để
bảo đảm quyền lợi cho du khách, tạo uy tín cho sản phẩm du lịch trên địa bàn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, nhất là đối với các doanh nghiệp du lịch
hoạt động trên địa bàn về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc bảo đảm chất
lượng sản phẩm du lịch Lâm Đồng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của du
lịch Lâm Đồng trong quá trình hội nhập quốc tế.
2. Kiến nghị
Diện tích nhà kính ở Lâm Đồng hiện nay đã gấp 5 lần so với 5 năm trước
đó. Hiện trạng xây dựng nhà kính được phát triển một cách tự do và gần như
thả nổi tùy vào "sức mạnh" của từng hộ gia đình. Lũ xuất hiện là hậu quả nhãn
tiền của lạm dụng nhà kính. Do đó, Lâm Đồng và các tỉnh Tây Nguyên cần
đánh giá lại toàn diện các yếu tố tác động gây biến đổi cảnh quan, suy giảm hệ
số thấm nước, mật độ xây dựng đô thị và cả yếu tố lâu nay chúng ta bỏ ngỏ là
tổ chức sản xuất nông nghiệp. Việc đánh giá sẽ cho những cơ sở quan trọng để
phòng chống lũ lụt.
Trên tất cả, điều quan trọng không chỉ là đưa ra những ý tưởng trong việc
quy hoạch trung tâm Đà Lạt, mà là toàn bộ khu vực phía bắc của tỉnh Lâm
Đồng. Trung tâm Đà Lạt hiện nay nên được coi là Đà Lạt cũ. Khu vực ngoại
thành, đoạn giữa thác Prenn và sân bay Liên Khương nên được coi là Đà Lạt
mới.
Đối với Đà Lạt cũ, điều quan trọng là giữ gìn linh hồn của thành phố, duy
trì diện mạo tổng thể và cải thiện chất lượng cuộc sống. Để đáp ứng nhu cầu

32
tương lai nhưng vẫn giữ được giá trị lâu đời, Đà Lạt cần lưu ý những điểm dưới
đây:
- Duy trì lối kiến trúc với diện mạo cổ điển, nội thất hiện đại. Phong cách
kiến trúc nên dựa trên các nguyên tắc truyền thống và tự nhiên như mái nhà
rộng tránh mưa, nắng, nét cổ điển nhấn vào các chi tiết như cột nhà, mái vòm,
hoa văn...
- Độ cao của các tòa nhà cần được hạn chế, tạo không gian thoáng, làm
nổi bật nét đẹp thiên nhiên của Đà Lạt. Ngoài ra, thành phố nên có những con
đường dành cho người đi bộ, xây dựng cảnh quan đô thị gần gũi hiền hòa bởi
những quán cà phê, quầy hàng nhỏ…
- Cố gắng giữ lại nhiều nhất có thể những công trình biểu tượng của thành
phố. Nếu Đà Lạt là một gia đình, những công trình biểu tượng gắn bó chẳng
khác gì thành viên trong nhà, mỗi thành viên đều mang trong mình kỷ niệm
riêng. Những ngôi nhà cũ là một phần truyền thống, một phần linh hồn của
thành phố sương.
- Cơ sở hạ tầng là vấn đề quan trọng trong việc quy hoạch Đà Lạt. Chính
quyền địa phương có thể cho xây dựng những bãi đỗ xe ngầm nhằm tạo không
gian thông thoáng cho mặt đất, dành chỗ xây dựng những con đường cho xe
đạp, cho người đi bộ. Mở rộng những con đường lớn ở ngoại ô để giảm thiểu
lưu lượng giao thông trong khu vực trung tâm.
- Không nên xâm lấn không gian tự nhiên và công viên trong thành phố,
cải tạo lại đường phố bằng việc nhân giống thêm những hàng hoa biểu tượng
Đà Lạt như phượng tím hay mai anh đào. Đồng thời, phát triển những trang trại
hữu cơ trồng các loại rau củ, hoa quả chất lượng, cải thiện chất lượng nguồn
thực phẩm cho người dân địa phương.
- Hạn chế các tòa nhà lớn ở trung tâm thành phố như khách sạn, siêu thị
hay trung tâm mua sắm. Để bảo tồn Đà Lạt cũ, một điều quan trọng nữa là
giảm thiểu sự tập trung của những khu dân cư tại khu vực trung tâm.
Để quản lý lễ hội được tốt hơn, cần kiểm kê, phân loại và xác định giá trị,
tính chất và phân cấp để quản lý. Cần có nhiều chương trình, kế hoạch nhằm
33
phổ biến nâng cao nhận thức cho người dân về nội dung và giá trị của lễ hội, về
qui trình tổ chức lễ hội, về nguy cơ làm tổn hại, sai lệch, biến dạng, biến mất di
sản do “phát triển”, “sáng tạo” và do thương mại hóa lễ hội. Đầu tư tăng thêm
nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động văn hóa để nâng cao năng lực cho
cộng đồng. Cần thực hiện các chính sách đãi ngộ, khuyến khích khen thưởng
kịp thời đối với các nghệ nhân; đào tạo, cử cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng,
tập huấn về kĩ năng làm việc với cộng đồng để bảo vệ và phát huy giá trị di sản.
Đồng thời cũng giúp cán bộ làm công tác văn hóa tại cơ sở có kiến thức cơ bản
để có thể hướng dẫn và hỗ trợ cộng đồng tổ chức và thực hành lễ hội.
III. VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
1. Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với bản thân trong thực hiện
nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị đang công tác
Bản thân hiện là đoàn viên, viên chức trẻ công tác tại phòng Hành chánh
quản trị thuộc Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang. Tham gia nghiên cứu thực tế tại
thành phố Đà Lạt, bản thân có điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận các thông
tin có liên quan. Không những bản thân tận hưởng được những di tích lịch sử,
những điểm tham quan nổi tiếng mà còn tìm hiểu được những giá trị hiện hữu
về việc khai thác tài nguyên du lịch và những giá trị tiềm ẩn vô cùng to lớn,
góp phần đánh giá, rút kinh nghiệm về các vấn đề thực tế trong khai thác du
lịch ở tỉnh Tiền Giang.
Qua thời gian đi thực tế tại Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, bản thân
đã rút ra được nhiều bài học quý báu, hy vọng có thể áp dụng các kiến thức tiếp
thu được trong chuyến đi thực tế đối với ngành du lịch tỉnh Tiền Giang.
Nhận thức du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của tỉnh,
thời gian qua tổ chức Đoàn đã tích cực thực hiện tốt công tác tuyên truyền, định
hướng cho đoàn viên, thanh niên chung tay quảng bá, phát triển du lịch. Bằng
những hoạt động cụ thể, các bạn trẻ đã góp phần giới thiệu hình ảnh đất và
người Tiền Giang đến với du khách gần xa.
Tiền Giang là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và sở hữu
nhiều công trình du lịch tiêu biểu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đây là điều
34
kiện tốt để tỉnh khai thác phát triển du lịch, từ đó nâng cao đời sống cho người
dân, trong đó có thanh niên.
Phát huy vai trò của tuổi trẻ chung tay bảo tồn các di tích lịch sử, văn
hóa và phát triển du lịch, thời gian qua, Đoàn Thanh niên đã và đang có những
hành động cụ thể như:
Một là, tuyên truyền nâng cao nhận thức về giá trị di tích và ý thức chấp
hành pháp luật về di tích, bảo vệ di tích trong cộng đồng

Ảnh 20: Lớp tập huấn nâng cao kỹ năng tuyên truyền viên về lĩnh vực du lịch
Phát huy vai trò của cộng đồng trong việc bảo vệ di tích với phương châm
“đưa di tích về cộng đồng”. Có nghĩa là, cư dân địa phương tham gia vào việc
quản lý, bảo vệ di tích, đồng thời quan tâm đến lợi ích cộng đồng; coi trọng giải
quyết các mối quan hệ giữa trách nhiệm và lợi ích của cộng đồng cư dân trong
toàn bộ các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Bên cạnh đó, tuyên
truyền nhằm xây dựng, vun đắp giá trị bền vững chính là “tính thiêng” của mỗi
di tích, để vừa tạo ra sự riêng biệt của di tích, vừa thu hút du khách thập
phương đến tham quan, chiêm bái.
Hai là, tham mưu các cấp chính quyền nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực làm công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.

35
Xây dựng chính sách đào tạo, bồi dưỡng cho nhân lực hiện đang đảm
nhiệm công việc này tại các cấp, nhằm nâng cao trình độ về chuyên môn, cập
nhật tiếp thu kiến thức mới áp dụng vào việc quản lý di tích trong thời kỳ hội
nhập quốc tế. Chú trọng xây dựng đội ngũ thợ lành nghề tham gia các hoạt
động bảo quản, tu bổ, tôn tạo di tích. Đồng thời, thường xuyên tổ chức tập
huấn, cập nhật kiến thức pháp luật về di sản cho cán bộ cơ sở, các ban quản lý
di tích cũng như những người trực tiếp tham gia trông coi, bảo vệ di tích.
Ba là, tham mưu các cấp chính quyền đầu tư các nguồn lực cho việc quản
lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích.
Cần xem xét tăng mức đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác quản lý,
bảo tồn và phát huy giá trị di tích, trong đó tập trung cho các nội dung như:
công tác quy hoạch; công tác tu bổ, tôn tạo; công tác bảo vệ di tích. Đẩy mạnh
hoạt động xã hội hóa trong bảo tồn và phát huy giá trị di tích; xây dựng chính
sách thu hút, kêu gọi nguồn đầu tư từ xã hội, các nguồn tài trợ, ủng hộ từ các tổ
chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước cho công tác bảo tồn và phát
huy giá trị di tích.
Bốn là, tham mưu các cấp chính quyền nâng cao hiệu quả công tác quản
lý nhà nước
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, rà soát các cơ chế, chính sách đã
ban hành, để từ đó bổ sung hoàn thiện hoặc ban hành mới các văn bản pháp
quy về quản lý di tích và các cơ chế về bảo tồn và phát huy giá trị di tích phù
hợp với tình tình thực tế. Thực hiện phân cấp quản lý di tích để nâng cao trách
nhiệm của các cấp chính quyền. Củng cố, hoàn thiện bộ máy quản lý di tích,
xây dựng mô hình khung cho các ban quản lý. Bên cạnh đó, xây dựng cơ chế
phối hợp liên ngành để tăng hiệu quả quản lý.
Năm là, tham mưu các cấp chính quyền tăng cường kiểm tra, hướng dẫn
nghiệp vụ về di tích.
Xây dựng khung hướng dẫn về tổ chức các hoạt động sinh hoạt, tín
ngưỡng tại di tích bảo đảm quy định của pháp luật, văn minh, phù hợp với
thuần phong, mỹ tục truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tăng cường công tác
36
kiểm tra về an ninh trật tự, giữ gìn cảnh quan môi trường của di tích. Hình
thành các tổ chức tư vấn đánh giá giá trị của di tích, nhất là trong quá trình tôn
tạo, tu bổ lại di tích. Bên cạnh đó, phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng
để kịp thời phát hiện, điều chỉnh các sai sót có thể xảy ra trong quá trình triển
khai các dự án, nhằm bảo vệ tối đa các yếu tố gốc cấu thành di tích trong quá
trình bảo quản, tu bổ di tích.
Bằng cách riêng của mình, tuổi trẻ tỉnh nhà đã và đang có những hành
động tích cực góp phần xây dựng Tiền Giang trở thành điểm đến thú vị, hấp
dẫn trong mắt bạn bè gần xa. Việc làm này của các bạn đã chung tay cùng cấp
ủy, chính quyền và nhân dân phát huy tiềm năng du lịch địa phương.

Ảnh 21: Đoàn viên, thanh niên tham gia Diễn đàn thanh niên khởi nghiệp về
lĩnh vực du lịch
Trong thời gian công tác, bản thân sẽ cố gắng phấn đấu, không ngừng học
tập để nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, cố gắng góp phần nhỏ
trong việc quảng bá, xây dựng du lịch tại địa phương đến bạn bè trong và ngoài
nước để địa phương ngày càng phát triển.

37
2. Vận dụng kết quả nghiên cứu thực tế đối với địa phương, cơ quan, đơn
vị đang công tác
Đặc thù của du lịch tỉnh Tiền Giang là du lịch sông nước do đặc thù về vị
tri địa lý. Vì vậy tỉnh Tiền Giang đang phát triển du lịch với các loại hình phù
hợp. Ngoài ra, Tiền Giang với nhiều di tích lịch sử - văn hóa cùng kho tàng văn
hóa dân gian phi vật thể (Đờn ca tài tử, hò đối đáp) là điểm du lịch rất thích
hợp để trải nghiệm và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên. Những địa điểm thường
thu hút khách tham quan ở Tiền Giang như: cù lao Thới Sơn (thành phố Mỹ
Tho); làng cổ Đông Hòa Hiệp, chợ nổi và làng nghề truyền thống Đông Hòa
Hiệp (huyện Cái Bè); vườn cây ăn quả cù lao Tân Phong (huyện Cai Lậy); khu
bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười và Thiền viện Trúc lâm Chánh giác (huyện
Tân Phước)… Gắn với các điểm đến đó còn phải kể đến các hoạt động văn hóa
văn nghệ đặc sắc miệt vườn sông nước: đờn ca tài tử, lễ hội văn hóa dân gian,
lễ hội làng cổ,… hết sức hấp dẫn và tạo nét đặc sắc riêng cho du lịch Tiền
Giang. Nhờ vậy, du lịch Tiền Giang được chắp thêm đôi cánh mới, thị trường
du lịch ngày càng mở rộng, lượng du khách trong nước và nước ngoài ngày
càng tăng cao. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành, tỉnh Tiền
Giang kỳ vọng tiếp tục là điểm đến hấp dẫn của du khách trong thời gian tới.
Tuy nhiên, du lịch Tiền Giang còn nhiều bất cập, khó khăn và thách thức:
- Việc du lịch phát triển nhanh, mạnh trong những năm gần đây đã tạo sức
ép rất lớn đến môi trường tự nhiên, đặc biệt là những điểm du lịch lớn của tỉnh.
Cùng với sự gia tăng về lượng khách, các chất thải từ hoạt động du lịch ngày
một tăng nhanh, nhất là ở các vùng trọng điểm phát triển du lịch; đa dạng sinh
học, cảnh quan nhiều khu vực bị xâm hại nghiêm trọng.
- Các địa phương tự phát làm du lịch trong khi tài nguyên du lịch không
lớn, xung quanh chưa có nhiều lựa chọn kết nối du lịch.... Có nhiều di tích lịch
sử nhưng chưa có hướng khai thác, sử dụng để quảng bá kiến thức lịch sử đến
mọi người dân trong nước cũng như bạn bè quốc tế.
Tuy nhiên, nếu sự phát triển quá nhanh các hoạt động du lịch nhưng thiếu
quy hoạch đồng bộ sẽ ảnh hưởng đến đời sống dân cư, văn hóa bản địa, phá vỡ
38
cảnh quan thiên nhiên, đe dọa phát triển du lịch trong tương lai. Xác định môi
trường đóng vai trò quyết định trong việc định hướng phát triển du lịch theo
hướng bền vững, trong những năm qua, Tiền Giang đã chỉ đạo các địa phương,
ngành chức năng có định hướng quy hoạch du lịch gắn với ưu tiên bảo vệ môi
trường, góp phần tạo cảnh quan, cải thiện khí hậu khu vực và hướng đến một
nền du lịch xanh, bền vững.
Để khắc phục những vấn đề trên tỉnh Tiền Giang cần thực hiện các giải
pháp cụ thề như sau:
Một là, để du lịch Tiền Giang thực sự là ngành kinh tế cần triển khai đồng
bộ thực hiện phát triển các điểm du lịch theo hướng chất lượng cao và đảm bảo
tính bền vững trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đi đôi với bảo
vệ, giữ gìn môi trường du lịch và bảo tồn. Phát huy các giá trị văn hóa các dân
tộc trong tỉnh, nâng cao chất lượng phục vụ.
Hai là, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tuyên truyền
quảng bá những khu du lịch, nâng cao việc quản lý quy hoạch và chỉnh trang
đô thị, xây dựng tỉnh Tiền Giang xanh, sạch, đẹp.
Ba là, tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, nhất là những
nhà đầu tư có tiềm lực tài chính và thương hiệu để tạo ra những sản phẩm du
lịch chất lượng cao, lâu dài mà vẫn đi liền với công tác bảo tồn và phát huy
những giá trị truyền thống ở Tiền Giang.
Bốn là, đa dạng hóa các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch. Trong đó, chú
trọng vào các sản phẩm du lịch mới, có tính cạnh tranh cao, mang sự khác biệt
như: du lịch nông nghiệp, du lịch thể thao. Gắn việc đa dạng hóa sản phẩm du
lịch với phát triển nông nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp và các loại
hình khác...; tập trung phát triển thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế.
Năm là, phối hợp với cộng đồng dân cư tại các điểm diễn ra lễ hội để xây
dựng môi trường văn hóa, loại bỏ các hoạt động gây ảnh hưởng đến du lịch như
chèo kéo, đeo bám du khách. Đồng thời ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại
văn hóa của du khách, tránh ảnh hưởng đến môi trường văn hóa, du lịch.

39
Sáu là, với sự phong phú, đa dạng của lễ hội, sức hấp dẫn đối với du
khách trong nước và quốc tế; du khách có thể tìm hiểu các giá trị văn hóa đặc
sắc của mỗi quốc gia, vùng miền. Lễ hội văn hóa truyền thống một khi được tổ
chức hợp lý, chắc chắn sẽ góp phần hiệu quả trong việc thu hút khách du lịch
đến Tiền Giang.
Trước hết các doanh nghiệp du lịch cần phải xác định rõ mô hình kinh
doanh, đối tượng phục vụ ngay từ đầu để đầu tư và đặc biệt quan tâm đến nét
riêng, nét mới, đào tạo đội ngũ để nâng cao chất lượng phục vụ.
Cần có những quy hoạch cụ thể, khu nào phát triển du lịch cộng đồng,
khu nào làm du lịch thuần túy gắn với tài nguyên du lịch chứ không làm tràn
lan. Riêng trung tâm sẽ đẩy mạnh hỗ trợ, quảng bá, tổ chức các đoàn farmtrip.
Xây dựng và phát triển các điểm tham quan du lịch mới, bên cạnh đó cần
phục dựng, trùng tu, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử như: Chùa Vĩnh
Tràng, Đình Long Hưng, Di tích Chiến thắng Ấp Bắc, Rạch Gầm - Xoài Mút,
Lăng Thủ Khoa Huân, Lăng Hoàng Gia, Lăng Trương Định, Nhà Đốc Phủ Hải,
Di chỉ khảo cổ ốc eo Gò Thành, Bảo tàng Tiền Giang…
Bản thân các điểm du lịch cũng tăng cường học hỏi, nâng cao chất lượng
dịch vụ vì chính sự hài lòng của du khách mới quyết định sự tồn tại, phát triển
của các điểm du lịch.
Tổ chức nhiều Lễ hội Văn hóa - Thể thao - Du lịch mang tính quảng bá các
hoạt động về văn hóa, thể thao, thương mại kết hợp khai thác du lịch, phục vụ nhu
cầu tham quan, vui chơi giải trí của người dân, du khách trong và ngoài nước
Hiện nay, hầu hết các đoàn khách khi đến du lịch, nghĩ dưỡng tại đây đều
có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không còn tình trạng xả rác bừa bãi. Bên cạnh
đó, nhiều đoàn khách khi đến đây còn trực tiếp cùng với người dân địa phương
tham gia làm đường giao thông, trồng cây xanh. Tuy nhiên, tình trạng rác thải
nhựa vẫn là một vấn đề nóng. Điều này bộc lộ rõ nhất vào các mùa cao điểm
khi lượng khách đến với các điểm du lịch đông. Trước thực tế này, ngành du
lịch đang xây dựng chiến lược, phối hợp với địa phương để giải bài toán cân
bằng giữa phát triển du lịch với đảm bảo môi trường bền vững.
40
KẾT LUẬN
Chuyến đi thực tế tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng để tìm hiểu Vấn
đề khai thác tài nguyên du lịch tại tỉnh Lâm Đồng hiện nay đã giúp tôi
hiểu thêm về Tài nguyên du lịch của tại Lâm Đồng, một kho tàng vô giá và
nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch. Việc phát triển các loại hình du
lịch để góp phần tăng trưởng kinh tế là ưu tiên cần thiết, nhưng cần đặc biệt
chú trọng phát triển kinh tế phải có phương án bảo vệ môi trường, không phá
vỡ cảnh quan thiên nhiên, xâm hại di sản văn hóa, phá vỡ nếp sống văn hóa
tộc người vốn đa dạng phong phú nhưng rất nhân văn của đồng bào các dân
tộc Tây Nguyên.
Tài nguyên du lịch là một bộ phận cấu thành của di sản văn hóa, là tài
sản vô giá của nhân loại. Mỗi di sản là bức thông điệp mà tổ tiên để lại cho
thế hệ mai sau về lịch sử oai hùng của dân tộc, về giá trị và bản sắc văn hóa
dân tộc. Do vậy, việc quản lý, bảo tồn, phát huy và khai thác giá trị các tài
nguyên du lịch hiện nay là một vấn đề quan trọng, cần thiết. Đặc biệt, trong
quá trình toàn cầu hóa như hiện nay thì vấn đề cấp thiết được đặt ra là quản lý
như thế nào để giải quyết thỏa đáng các mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa,
bảo tồn và phát triển.

45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. 3 tháng đầu năm hơn 1 triệu khách du lịch đến Đà Lạt. (2022). Retrieved
5 July 2022, from http://lamdongtv.vn/tin-tuc-n14951/3-thang-dau-nam-hon-1-
trieu-khach-du-lich-den-da-lat.html
2. Đại học Văn hóa Hà Nội. Khai thác các giá trị di sản trong chiến lược
phát triển du lịch. http://huc.edu.vn/chi-tiet/103/
3. Du lịch - Báo Lâm Đồng điện tử. (2022). Retrieved 2 July 2022, from
http://baolamdong.vn/dulich/
4. Du lịch Tiền Giang khởi sắc trong điều kiện bình thường mới. (2022).
Retrieved 4 July 2022, from https://vov.vn/du-lich/du-lich-tien-giang-khoi-sac-
trong-dieu-kien-binh-thuong-moi-post937955.vov
5. Lâm Đồng bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc. (2022). Retrieved
2 July 2022, from https://dantocmiennui.vn/lam-dong-bao-ton-va-phat-huy-di-
san-van-hoa-dan-toc/118804.html
6. Lê Anh Tuấn - Nguyễn Thị Hồng Tâm (2012). Nâng cao vai trò của
cộng đồng trong phát triển sản phẩm du lịch di sản. Tạp chí Du lịch Việt Nam,
số 8.
7. Luật du lịch 2017 số 09/2017/QH14. (2022). Retrieved 2 July 2022,
from https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-du-lich-2017-
322936.aspx
8. Nỗi sợ phát triển 'nóng' nhà kính ở Đà Lạt. (2022). Retrieved 2 July
2022, from https://tienphong.vn/noi-so-phat-trien-nong-nha-kinh-o-da-lat-
post1282863.tpo
9. Theo Báo Lâm Đồng. Lâm Đồng: Quản lý, bảo tồn và phát huy các di
sản văn hóa. (2022). Retrieved 2 July 2022, from https://bvhttdl.gov.vn/lam-
dong-quan-ly-bao-ton-va-phat-huy-cac-di-san-van-hoa-
20211007100638234.htm
10. Tiếp sức cho du lịch Tiền Giang. (2022). Retrieved 4 July 2022, from
https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/39627

You might also like