You are on page 1of 7

Contents

1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................................1


2. Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................................3
6. Bố cục nghiên cứu..............................................................................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................................................4
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khu du lịch SaPa.........................................................................4
1.1. Tổng quan nghiên cứu.............................................................................................................4
1.2. Cơ sở lý luận...........................................................................................................................4
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa.....................................................................................5
2.1 Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa.............................................................................................5
2.2.Những hoạt động tích cực của khu du lịch 2.3.Những hoạt động tiêu cực của khu du lịch
2.4.Nguyên nhân.................................................................................................................................5
Chương 3:Định hướng và giải pháp nhằm phát triển bền vững khu du lịch SaPa................................5
3.1.Định hướng phát triển khu du lịch SaPa 3.2.Các giải pháp nhằm phát triển khu du lịch. KẾT
LUẬN.................................................................................................................................................5

1. Tính cấp thiết của đề tài


Ngành Du lịch là một ngành Kinh tế ra đơì khá sớm tuy nhiên du lịch cũng là
một ngành kinh tế khá non trẻ trong nền kinh tế nước ta đạt được nhiều thành
tựu quan trọng. Trên thực tế nhà nước ta đã và đang phấn đấu đưa du lịch thành
một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hóa – hiện đại hóa đưa đất nước mình ra khái danh sách những nước
nghèo nàn lạc hậu, tạo dựng nền tảng vững chắc cho đất nước với một nền công
nghiệp hiện đại thì du lịch cũng đóng mét vai trò hết sức quan trọng.

Rất nhanh chóng ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ từ Châu Âu đến các châu
lục khác. Và hiện nay, ngành Du lịch cũng phát triển rất mạnh mẽ ở
Đông Nam á: Thái Lan, Malaysia, Philipin, Trung Quốc… và Việt Nam còng là
một quốc gia hứa hẹn nhiều tiềm năng Du lịch. Những năm gần đây do điều kiện
kinh tế phát triển chất lượng đời sống nhân dân được nâng cao về mọi mặt và
xuất hiện nhiều nhu cầu mới: học tập, tiếp cận tri thức mới, vui chơi, giải trí,
…những điều này đẫ góp phần tạo cho ngành Du lịch những lợi để phát triển.
Trong những năm qua nhờ chính sách mở cửa tạo cho Du lịch Việt Nam mét
diện mạo mới, lượng khách du lịch quốc tế và nội địa tăng lên đáng kể .Cùng
với sự phát triển đó Du lịch Việt Nam đang hoà mình vào Du lịch Thế giới bởi
sự giúp đỡ về cơ sơ vật chất của nhiều Quốc gia có nền Du lịch phát triển, bởi sự
đầu tư đúng đắn của Nhà nước cũng như của nhiều Địa phương. Hơn nữa ở
nước ta tiềm năng Du lịch là rất lớn, vị trí địa lý thuận lợi cho việc đi lại nối kết
nước ta với các khu vực trên Thế giới, có nguồn tài nguyên phong phú và đa
dạng đó là hàng loạt các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Cố
Đô Huế, Thánh Địa Mỹ Sơn, Động Phong Nha. . . và đặc biệt là SaPa.

Đề tài này em muốn đi tìm hiểu chi tiết về “Thực trạng phát triển du lịch ở
SaPa”.SaPa là điểm du lịch khá nổi tiếng của Việt Nam chính vì vậy việc
nghiện cứu thực trạng phát triển du lịch là khá cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài góp phần nhỏ vào việc tìm hiểu sự phát triển kinh tế của du lịch SaPa và
định hướng đưa ra các giải pháp phát triển du lịch cộng đồng, góp phần bảo tồn
đa dạng văn hóa bản địa, nâng cao thu nhập cho cộng đồng địa phương, thúc
đẩy người dân tham gia vào việc quản lý bảo vệ ổn định đời sống góp phần xóa
đói giảm nghèo và phát triển bền vững ở tỉnh Lào Cai.
3. Đối tượng nghiên cứu
+ Thu thập phân tích các tài liệu về khu du lịch SaPa.

+ Khảo sát thực tế nhằm thu thập, bổ sung thông tin, tư liệu liên quan đến
nghiên cứu.

+ Điều tra, đánh giá tiềm năng hiện trạng phát triển du lịch tại SaPa.

+ Phân tích xử lý các thông tin, tư liệu liên quan đến nghiên cứu
.
Nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch ở sapa
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu:Đề tài tập chung đi nghiên cứu hoạt động phát triển du
lịch tại SaPa.

-Thời gian nghiên cứu:

Thời gian nghiên cứu tài liệu và thực trạng từ tháng 1/2022 đến tháng 3/2022.
Các số liệu hoạt động du lịch trong đề tài được lấy chủ yếu từ năm 2019 – 2022.

5. Phương pháp nghiên cứu.


Phương pháp thu thập và xử lý thông tin số liệu :

+ Thu thập nguồn dữ liệu từ các công trình, kết quả nghiên cứu khoa học, sách
báo, tạp chí, trang web điện tử, nghị định, nghị quyết của cơ quan quản lý du
lịch Huyện SaPa

Phương pháp nghiên cứu thực địa, khảo sát thực tế:

phương pháp thu thập trực tiếp số liệu thông tin du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Lượng thông tin thu thập đảm bảo chính xác về thực tế, có độ tin cậy cao và
điều kiện kiểm chứng những thông tin tham khảo được từ nguồn tư liệu thứ cấp
từ đó đối chiếu bổ sung những thông tin cần thiết mà các phương pháp khác
không cung cấp được hoặc cung cấp không chính xác.

Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi:

Dựa theo nội dung luận văn, bảng hỏi được thiết kế cho các đối tượng: khách
quốc tế; khách nội địa; người dân địa phương; các công ty lữ hành.

6. Bố cục nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương :

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khu du lịch SaPa

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa

Chương 3:Định hướng và giải pháp nhằm phát triển bền vững khu du lịch SaPa

MỤC LỤC
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về khu du lịch SaPa

1.1. Tổng quan nghiên cứu

1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước

1.1.2. Tổng quan về khu du lịch SaPa

Sa Pa là một huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, ẩn chứa bao điều kỳ diệu của cảnh
sắc thiên nhiên, từ trung tâm thị trấn bạn cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh hùng
vĩ của thiên nhiên. Phong cảnh Sa Pa là sự kết hợp giữa tự nhiên và sức sáng tạo
của con người tạo nên những bức tranh huyền ảo.

1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Sự tham gia của cộng đồng vào du lịch

Ở Sa Pa, cộng đồng các DTTS chính là người am hiểu cách thức di chuyển, cảnh
đẹp tự nhiên của điểm du lịch, đặc trưng văn hóa tộc người, vì vậy họ được xem là
những hướng dẫn viên lý tưởng cho du khách. Một số tộc người có khả năng ngoại
ngữ tốt như Hmông, Dao ở Cát Cát, Tả Van… đã tham gia kinh doanh du lịch.
Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu tại bản Cát Cát và Tả Van, đa phần du khách
nước ngoài đều lựa chọn hướng dẫn viên là người địa phương, chủ yếu là phụ nữ
người Hmông, Dao, thay vì hướng dẫn viên chuyên nghiệp của công ty lữ hành.
Bên cạnh hướng dẫn viên, các tộc người ở  Sa Pa còn cung cấp lực lượng lao động
chính cho việc vận chuyển khách tại nhiều điểm du lịch trong vùng. Hoạt động
này chủ yếu là do nam giới đảm nhiệm. Nhóm xe ôm ở thị trấn Sa Pa phần lớn là
người Hmông ở các thôn xung quanh thị trấn như Cát Cát, Sín Chải thường được
du khách thuê nhiều hơn do họ tương đối thật thà và tính giá thường rẻ hơn xe ôm
người Kinh. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi cho thấy, có 19% số người được hỏi
cho biết có tham gia dịch vụ vận chuyển khách tới các điểm du lịch tại Sa Pa.
Theo anh Má A Tráng (người làm nghề xe ôm tại Sa Pa), du khách có thể thuê xe
máy tại các khách sạn, nhà nghỉ rồi tự đi đến các điểm du lịch hoặc thuê xe ôm.
Giá thuê xe ở Sa Pa thời điểm 2016, trung bình là từ 80 đến 200 đồng/xe máy, tùy
theo từng loại xe. Nếu thuê xe ôm, khách sẽ phải trả thêm từ 200.000 đến 250.000
đồng/ngày, hoặc dựa theo từng điểm du khách đến (gần hay xa) mà tính tiền.
Ngoài dịch vụ xe ôm, nam giới người DTTS còn làm nghề vận chuyển đồ đạc cho khách du
lịch lên khám phá và chinh phục đỉnh Fansipan. Với loại hình dịch vụ này, số người tham
gia hoạt động thường không nhiều và chỉ có ở vài xã như San Sả Hồ và Tả Van

Trong việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho du khách

Cung cấp dịch vụ ăn nghỉ cho khách tại gia là một trong những dịch vụ chiếm vai trò chính
trong việc tham gia của cộng đồng vào hoạt động du lịch ở Sa Pa hiện nay. Kết quả điều tra
bằng bảng hỏi tại Sa Pa cho thấy, có 27% số người được hỏi cho biết họ có tham gia dịch vụ
cung cấp chỗ ở cho du khách. Hầu hết các gia đình này đều kinh doanh thêm đồ lưu niệm
và phục vụ ăn uống cho du khách.

Trong việc cung cấp các dịch vụ giải trí

Việc cung cấp các dịch vụ giải trí của cộng đồng các DTTS đối với khách du lịch chủ yếu là ở
lĩnh vực biểu diễn văn nghệ dân gian. Kết quả điều tra khảo sát tại đây cho thấy, có 5,6% số
người được hỏi cho biết có tham gia hoạt động văn nghệ để phục vụ giải trí cho du khách.

trong sản xuất và bán các sản phẩm thủ công truyền thống

Trước đây, khi chưa có du lịch, các sản phẩm thủ công truyền thống của đồng bào chủ yếu
là để phục vụ đời sống sinh hoạt, văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng, và chỉ tồn tại ở dạng
tiềm năng du lịch. Từ khi du lịch phát triển, các mặt hàng thủ công truyền thống, ngoài việc
phục vụ nhu cầu của gia đình, còn được sản xuất để bán cho du khách. Đặc biệt, khi thấy
các sản phẩm thủ công được nhiều du khách ưa thích, người dân càng có ý thức trong việc
bảo vệ và phát huy vốn nghề truyền thống. Kết quả điều tra bằng bảng hỏi tại Sa Pa cho
thấy, có 9% số người được hỏi cho biết có tham gia vào việc sản xuất các đồ thủ công
truyền thống để bán cho khách du lịch, trong đó chủ yếu là thêu, dệt thổ cẩm và may các
đồ như mũ, túi… Ngoài ra, người Mông, Dao ở Sa Pa còn có nghề chạm khắc bạc, rèn đúc,
đồ mộc…

1.2.2. Phát triển du lịch bền vững

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa

2.1 Thực trạng phát triển du lịch ở SaPa

2.2.Những hoạt động tích cực của khu du lịch

2.3.Những hoạt động tiêu cực của khu du lịch

2.4.Nguyên nhân

Chương 3:Định hướng và giải pháp nhằm phát triển bền vững khu du lịch
SaPa
3.1.Định hướng phát triển khu du lịch SaPa
3.2.Các giải pháp nhằm phát triển khu du lịch.

KẾT LUẬN

Việt Nam là một nước có rất nhiều điều kiện thuận lợi để có thể phát triển du
lịch như: có khí hậu ôn hoà, có tài nguyên thiên nhiên phong phú, thắng cảnh
đẹp, con người Việt Nam thân thiện cởi mở. Nhưng đó chỉ là điều kiện cần để
phát triển du lịch nếu muốn có điều kiện đủ thì du lịch Việt Nam cần phải nâng
cao cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch tại các điểm đến để có sự thu hút
khách nội địa cũng như khách quốc tế nhiều hơn. Chính cơ sở vật chất kỹ thuật
là một trong những yếu tố quan trọng để phát triển du lịch, để cạnh tranh du lịch
với các nước trong khu vực và quốc tế. Nếu chúng ta có điều kiện cơ sở vật chất
kỹ thuật phục vụ du lịch tốt, có tài nguyên thiên nhiên đẹp sẽ là một điểm đến lý
tưởng cho du khách.

You might also like