You are on page 1of 154

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOAHỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HUỆ

TÁC ĐỘNG CỦA DU LỊCH ĐỐI


VỚI ĐỜI SỐNG
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HUYỆN SA PA,
TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ


CHUYÊN NGÀNH DÂN TỘC HỌC
Mã số: 50310

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG LƢƠNG

HÀ NỘI, 2004

1
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

B/Q : bình quân

GS.TS : Giáo sƣ tiến sĩ

IUCN: Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (International Union for
Coservation of Nature)

KHXH & NV : Khoa học xã hội và nhân văn

PTTH & THCS : Phổ thông trung học và trung học cơ sở

Sở KHCN & MT: Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng.

TS : Tiến sĩ

TW : Trung ƣơng

TDTT: Thể dục thể thao

UBND : Uỷ ban nhân dân

4
MỤC LỤC
TRANG
DẪN LUẬN 8
1. Lí do chọn đề tài. 8
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 10
3. Mục đích nghiên cứu. 13
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 14
5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu. 15
6. Đóng góp của luận văn. 17
7. Kết cấu luận văn. 17
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƢỜI Ở
HUYỆN SA PA TỈNH LÀO CAI 19
1.1-Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa. 19
1.1.1- Vị trí địa lý. 19
1.1.2- Đặc điểm tự nhiên. 19
1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa. 21
1.2.1- Sự phân bố các dân tộc. 21
1.2.2- Đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. 22
CHƢƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở HUYỆN SA PA. 31
2.1-Vị trí điểm du lịch Sa Pa trong tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam. 31
2.2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai. 32
2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa. 36

5
2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên. 37
2.3.2- Tiềm năng du lịch nhân văn. 42
2.3.3- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch. 48
2.3.4- Quá trìnhphát triển du lịch và phạm vi ảnh hưởng của du lịch ở Sa
Pa. 58

2.4- Vấn đề tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện
Sa Pa. 67
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI
VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƢỜNG SINH THÁI CÁC DÂN TỘC Ở SA PA.
3.1- Những tác động tích cực và lợi ích của du lịch. 72
3.1.1- Tạo cơ hội việc làm và các hoạt động tăng thu nhập nâng cao
mức sống cho các dân tộc. 72
3.1.2- Khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống. 86
3.1.3- Những thay đổi trong đời sống của các dân tộc ở Sa Pa dưới
tác động của du lịch. 90
3.1.4- Hoạt động du lịch góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và
bảo vệ môi trường sinh thái. 99
3.2- Những tác động tiêu cực của du lịch. 105
3.2.1- Nảy sinh những người bán rong, trẻ em lang thang. 105
3.2.2- Nguy cơ “thương mại hoá” nhiều mặt của đời sống. 111
3.2.3- Một số tiêu cực khác. 113
3.3- Một số kiến nghị cho việc phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa. 118
3.3.1- Quy hoạch phát triển và quản lý du lịch. 118
3.3.2- Tổ chức, xây dựng thêm các loại hình và dịch vụ du lịch 120

6
3.3.3- Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống. 121
3.3.4- Đào tạo và sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch người dân tộc ít
người. 124
3.3.5- Khắc phục những tiêu cực. 125
KẾT LUẬN 129
THƢ MỤC 132
DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP TƢ LIỆU 137

PHỤ LỤC 139


1. Bản đồ, biểu đồ và sơ đồ:
1.1- Bản đồ hành chính huyện Sa Pa. 140
1.2- Biểu đồ dân số và mật độ dân số huyện Sa Pa. 141
1.3- Sơ đồ phạm vi ảnh hưởng của du lịch Sa Pa. 142
1.4- Sơ đồ dự kiến các tuyến và phạm vi khai thác du lịc khu vực Sa Pa. 143
2. Một số hình ảnh liên quan đến đời sống của người H’mông và người
Dao đỏ. 144
3. Các kiểu chạm khắc hình người ở khu đá cổ Tả Van. 162
4. Một số khái niệm về du lịch. 163
5. Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình hành động
du lịch Lào Cai giai đoạn 2001-2005. 167
6. Đề án phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn
2001-2005-2010 và định hướng đến năm 2020. 178
7. Bảng số liệu về số lượng khách du lịch đến huyện
Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 205
8. Bảng số liệu về công xuất sử dụng phòng khách sạn trên địa bàn
huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 206
9. Bảng số liệu về doanh thu từ hoạt động du lịch trên địa bàn

7
huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 207
10. Bảng số liệu về lao động trong ngành du lịch trên địa bàn
huyện Sa Pa-Lào Cai (1994-1998). 208

8
DẪN LUẬN

1. Lí do chọn đề tài:
Trong vài thập kỷ qua, nhân loại đã đƣợc chứng kiến nhiều sự biến
đổi lớn lao của các nền văn hoá. Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay trên
mọi lĩnh vực, sự giao lƣu ảnh hƣởng giữa các nền văn hoá cũng phát triển
mạnh mẽ. Trong đó, các hoạt động du lịch của con ngƣời đóng vai trò quan
trọng, là cầu nối cho sự giao lƣu, tiếp biến và ảnh hƣởng văn hoá, kinh tế, xã
hội của các nền văn minh trên thế giới, của các quốc gia, dân tộc, đƣa đến sự
biến đổi trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của nhân loại. Hàng trăm
triệu ngƣời tham gia vào các luồng du lịch... làm cho các nền văn hoá ở khắp
mọi nơi trên trái đất có cơ hội để gặp gỡ, giao lƣu với nhau. Có thể nói, trên
phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu
được trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ ngày càng nhanh. Trong
vòng 30 năm (từ 1960 đến 1991), số khách du lịch trên thế giới tăng khoảng
64 lần, thu nhập quốc dân từ du lịch tăng khoảng 38 lần. Sự phát triển có tốc
độ chóng mặt của du lịch với một lợi nhuận lớn thu đƣợc đã khiến nhiều
nƣớc nhƣ Singapore, Thái Lan, Malaysia... coi du lịch nhƣ một ngành kinh
tế mũi nhọn trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia mình.
Từ đó cũng mở ra cho họ nhiều khả năng tạo việc làm cho phần đông số dân
thất nghiệp đồng thời mở rộng giao lƣu văn hoá hội nhập với thế giới. [47-
579]
Nằm ở vị trí cửa ngõ giao lƣu quốc tế, Việt Nam có điều kiện để phát
triển giao thông cả về đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng biển, đƣờng hàng không
với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, Việt Nam có
nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, giàu bản sắc cả về thiên nhiên

9
lẫn nhân văn, tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nhiều loại hình du lịch
phong phú, hấp dẫn nhƣ nghỉ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu khoa học, hội chợ,
hội nghị, festival... dài ngày và ngắn ngày. Vì vậy, trong chính sách phát
triển của mình, Việt Nam cũng đã xác định du lịch là "ngành kinh tế quan
trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc"[23]. Và du
lịch "là một hƣớng chiến lƣợc quan trọng trong đƣờng lối phát triển kinh tế -
xã hội của Đảng và Nhà nƣớc"[4].
Đất nƣớc Việt Nam có 3/4 lãnh thổ lục địa là khu vực miền núi, là địa
bàn cƣ trú chủ yếu của hầu hết các nhóm dân tộc thiểu số. Khu vực này cũng
đồng nghĩa với khái niệm vùng sâu, vùng xa, với nhiều khó khăn về đời
sống kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật yếu kém.
Nhiều nơi hiện nay dân cƣ vẫn sống dƣới mức nghèo khổ. Trƣớc tình hình
đó, Đảng và Nhà nƣớc đã và đang triển khai thực hiện một số chƣơng trình
quốc gia về xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống cho nhân dân, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn, trong đó có chủ trƣơng phát triển kinh tế du lịch.
Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã nêu rõ: lấy phát
triển du lịch văn hoá sinh thái làm định hƣớng chính, ngành du lịch Việt
Nam đã chú trọng đầu tƣ nhiều hơn vào khu vực miền núi nhằm khai thác
các nguồn tài nguyên tự nhiên và nền văn hoá của các cộng đồng dân tộc
thiểu số. Qua đó thấy rằng phát triển du lịch miền núi đƣợc xác định là giải
pháp quan trọng trực tiếp góp phần vào sự nghiệp cao cả trên của Đảng và
Nhà nƣớc. Nhận thức rõ về tầm quan trọng của du lịch và việc phát triển
kinh tế du lịch nhằm nâng cao đời sống các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền
núi, tôi đã chọn vấn đề nghiên cứu du lịch miền núi làm luận văn cao học
của mình.

10
Một lý do không kém phần quan trọng nữa là trong 2 năm 1997 -
1998, tôi may mắn đƣợc các thày giáo trong bộ môn Dân tộc học cho phép
tham gia vào Dự án "Các dân tộc thiểu số trong môi trƣờng biến đổi" với tƣ
cách là học viên cao học của bộ môn. Dự án đƣợc thực hiện bởi sự phối hợp
giữa Viện Dân tộc học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia),
Bộ môn Dân tộc học Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc
gia và Trƣờng Đại học Xã hội Chiềng Mai, Thái Lan. Một trong những mục
tiêu của dự án là nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội - văn hoá, trong đó có
vấn đề du lịch miền núi trong tình hình đổi mới hiện nay. Đối tƣợng nghiên
cứu của dự án giới hạn ở ba dân tộc H'mông, Dao và Thái - là những dân tộc
đều có mặt, sinh sống ở Thái Lan và Việt Nam, rất thuận tiện cho những
nghiên cứu so sánh. Có thể nói, đƣợc tham gia vào dự án tạo ra điều kiện tốt
giúp tôi thực hiện luận văn này. Vì vậy, tôi đã chọn nghiên cứu vấn đề du
lịch và những tác động của du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở Sa Pa
(Lào Cai), trong đó chủ yếu đi sâu nghiên cứu về ngƣời H'mông và ngƣời
Dao đỏ ở đây.
Tóm lại, việc nghiên cứu để thấy đƣợc những tác động ảnh hƣởng của
du lịch đối với đời sống của các dân tộc ở Sa Pa không chỉ có ý nghĩa trong
việc góp phần hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội của đồng bào các dân tộc nơi đây mà còn định hƣớng phát triển
cho các hoạt động du lịch ở Sa Pa, nhằm phát huy bản sắc văn hoá tộc
ngƣời, đồng thời góp phần giúp đồng bào các dân tộc xoá đói, giảm nghèo,
nâng cao trình độ dân trí, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các dân tộc
và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Từ đó, đề tài nghiên cứu cũng
mong có những đóng góp nhỏ bé vào việc nghiên cứu giải quyết vấn đề về
chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nƣớc.

11
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Nhƣ chúng ta đều biết, Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, xã hội. Ngành du lịch Việt Nam là một ngành công nghiệp non
trẻ. Vì thế mà từ trƣớc đến nay có rất ít những nghiên cứu chuyên sâu về
những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
của các học giả cả trong và ngoài nƣớc. Các tài liệu nói về Du lịch của các
nhà nghiên cứu trong nƣớc chủ yếu mới chỉ là những nghiên cứu mang tính
lý thuyết [18; 1; 48; 49; 5; 2; 6; 41; 22; 8]. Riêng những nghiên cứu về du
lịch ở huyện Sa Pa, trong vài năm trở lại đây, có một số công trình nghiên
cứu và một số các bài nghiên cứu nhỏ đề cập đến vấn đề nghiên cứu này
nhƣ: Các nghiên cứu của các nhóm sinh viên Khoa Du lịch, Trƣờng
ĐHKHXH&NV về "Du lịch Sa Pa - Hiện trạng và thách thức", năm 1998;
"Bàn về vấn đề môi trƣờng và phát triển bền vững tại điểm du lịch Sa Pa",
năm 1998. Đồng thời, cũng trong năm 1998, Viện Nghiên cứu và phát triển
du lịch đã tổ chức Hội thảo về Du lịch sinh thái và phát triển bền vững ở
Việt Nam. Tiếp đến, năm 1999, có bài nghiên cứu của TS Nguyễn Văn
Bình, TS Phạm Trung Lƣơng (Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch) về "Vị trí
của du lịch miền núi nói chung và Sa Pa nói riêng trong ngành du lịch Việt
Nam". Công trình nghiên cứu của TS Phạm Thị Mộng Hoa và TS Lâm Thị
Mai Lan, Trung tâm nghiên cứu địa lý nhân văn thuộc Trung tâm KHXH &
NV Quốc gia về đề tài: "Du lịch với dân tộc thiểu số ở Sa Pa". Nghiên cứu
này nằm trong Dự án du lịch bền vững của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên
Quốc tế tại Việt Nam, với mục tiêu tiến hành nghiên cứu sâu tại Sa Pa, Lào
Cai về mức độ tham gia, ảnh hƣởng và thái độ đối với du lịch của các cộng
đồng dân tộc thiểu số và những ngƣời kinh doanh du lịch ở thị trấn cũng nhƣ
thái độ của khách du lịch đối với dân tộc thiểu số và nhận thức của họ về tác
động của du lịch trên địa bàn này.

12
Về những nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài: Trƣớc hết, đó là dự
án "Xây dựng năng lực phục vụ các sáng kiến về du lịch bền vững" tiến
hành trong 2 năm (1997-1999) do Hiệp hội Bảo Tồn Thiên Nhiên Quốc tế
(IUCN) thực hiện. Mục tiêu trọng tâm của dự án này là xác định và nâng cao
nhận thức đối với các tác động về kinh tế - xã hội, văn hoá và sinh thái của
du lịch, đóng góp vào việc phát triển các mô hình du lịch bền vững dựa vào
cộng đồng để có thể tạo thu nhập bền vững cho một số cộng đồng các dân
tộc, đồng thời giúp duy trì sự đa dạng cả về sinh học lẫn văn hoá của Việt
Nam.
Trong một số các nghiên cứu gần đây nhất, các nhà nghiên cứu
phƣơng Tây đã đề cập khá nhiều đến những tác động trên của du lịch, trong
đó có thể nhắc đến nghiên cứu "Sự tăng trƣởng và ảnh hƣởng của du lịch ở
Sa Pa" của Michael Dirgegorio và những ngƣời khác năm 1996 và "Nghiên
cứu ban đầu về Du lịch trong và vùng xung quanh thị trấn Sa Pa" của Mark
E. Grindley, thuộc tổ chức Frontier - Việt Nam năm 1997. Những nghiên
cứu này đồng nhất với nhau ở quan điểm cho rằng du lịch có thể làm tổn hại
đến dân tộc thiểu số nhiều hơn so với những lợi ích mà nó mang lại; cho
rằng khi du lịch ngày càng chiếm vị trí lớn hơn trong cơ cấu kinh tế của
huyện Sa Pa thì vấn đề công bằng xã hội (công bằng trong phân công lao
động cũng như phân chia lợi ích giữa dân tộc thiểu số và người Kinh) càng
trở nên nghiêm trọng hơn. Nghiên cứu của Michael Digregorio cho rằng
cùng với sự phát triển của du lịch văn hoá thì việc thƣơng mại hoá một số
yếu tố văn hoá của dân tộc thiểu số là điều không tránh khỏi và điều này sẽ
làm giảm tính hấp dẫn đối với du khách. Đặc biệt là đối với những khách
nƣớc ngoài trẻ tuổi, thích phiêu lƣu và ƣa tìm những điều mới lạ, hiện đang
là loại khách nƣớc ngoài chủ yếu của Sa Pa, sẽ đƣợc thay thế bởi những
khách nƣớc ngoài ít phiêu lƣu hơn, tuy giàu có nhƣng ít quan tâm đến đời

13
sống của các dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, những nghiên cứu của Mark E.
Grindley cho rằng du lịch chƣa mang lại lợi ích cho dân tộc thiểu số (những
ngƣời gây áp lực chủ yếu lên tài nguyên rừng), cũng nhƣ chƣa trực tiếp đóng
góp trở lại cho việc bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng (yếu tố hấp dẫn
khách du lịch mang tính lâu bền hơn). Các nghiên cứu trên phần nào đã nêu
bật đƣợc thực trạng việc phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời
sống xã hội. Tuy nhiên, do quan điểm nhận thức và cách lập luận vấn đề của
các học giả trên không phù hợp trong hoàn cảnh xã hội và điều kiện chính trị
của Việt Nam dẫn đến có nhiều kết luận không chính xác.
Qua những nghiên cứu trên của các nhà nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc cho thấy, các nghiên cứu đó tuy có đề cập đến vấn đề những tác động
của du lịch đối với các dân tộc thiểu số ở Sa Pa nhƣng đã không thống nhất
đƣợc với nhau về quan điểm khi đánh giá một vấn đề. Riêng về nghiên cứu
của TS Lâm Thị Mai Lan và TS Phạm Thị Mộng Hoa, tuy có làm sáng tỏ
hơn mức độ của các tác động, kể cả tích cực và tiêu cực của du lịch đối với
các dân tộc thiểu số ở Sa Pa, đặc biệt đã tìm hiểu thêm đƣợc về sự đánh giá
và nhìn nhận của đồng bào các dân tộc đối với những tác động này, song vẫn
không làm cho ngƣời đọc có đƣợc một cái nhìn tổng thể, có hệ thống về
những vấn đề phát triển du lịch và những tác động của nó lên đời sống các
dân tộc thiểu số nơi đây. Do đó, khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tác giả
có mong muốn tìm hiểu tận cội rễ lịch sử và quá trình phát triển du lịch ở Sa
Pa, tìm hiểu bản sắc văn hoá tộc ngƣời nhƣ một cách nhìn nhận vấn đề từ cái
căn nguyên, cơ bản nhất để từ đó có đƣợc những đánh giá chân thực về
những tác động của du lịch đối với đời sống các dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh
Lào Cai.

14
3. Mục đích nghiên cứu:
Du lịch tuy là một ngành kinh tế mới mẻ ở Việt Nam nói chung, ở Sa
Pa (Lào Cai) nói riêng nhƣng trong những năm gần đây đã phát triển với tốc
độ khá nhanh và mạnh. Tuy nhiên, trái với tốc độ phát triển nhiều khi không
kiểm soát đƣợc đó, chúng ta lại thiếu hẳn những nghiên cứu cơ bản làm nền
tảng và định hƣớng cho các hoạt động du lịch tại địa bàn tên, dó đó đã để lại
nhiều bất cập, tác động không nhỏ đến đời sống kinh tế - xã hội và văn hoá
của ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng.
Các nghiên cứu trƣớc đây bao gồm những nghiên cứu của các tác giả
ở trong và ngoài nƣớc chủ yếu mới đề cập đến một vài khía cạnh những tác
động của du lịch tại Sa Pa chứ chƣa nêu đƣợc toàn diện, sâu sắc và cụ thể về
nguồn gốc, quá trình phát triển và những tác động, ảnh hƣởng của nó đến
đời sống ngƣời dân. Vì vậy, mục đích của tác giả khi nghiên cứu đề tài: “Tác
động của du lịch đối với đời sống của một số dân tộc ở Sa Pa, Lào Cai” là
muốn có đƣợc một cái nhìn tổng thể, xác thực và sâu sắc hơn về những tác
động và ảnh hƣởng của quá trình phát triển du lịch đối với các cƣ dân dân
tộc thiểu số sinh sống tại Sa Pa. Qua đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm góp
phần định hƣớng phát triển du lịch, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và
gìn giữ, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc trên địa bàn huyện Sa Pa.
Trƣớc hết, đề tài nhằm tìm hiểu về tiềm năng du lịch của Sa Pa, quá
trình phát triển, nói cách khác là lịch sử phát triển của du lịch ở Sa Pa;
Tiếp đến, nêu lên thực trạng phát triển du lịch và những tác động của
nó đến đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trƣờng sinh thái của một số
dân tộc thiểu số ở Sa Pa, Lào Cai;

15
Trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp cho việc phát triển du lịch sinh
thái, giữ gìn bản sắc văn hoá tộc ngƣời và bảo vệ môi trƣờng sinh thái ở Sa
Pa, Lào Cai.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:


- Đối tƣợng nghiên cứu của bản luận văn này là những tác động của
du lịch đối với đời sống một số dân tộc ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, trong
đó nghiên cứu tập trung nhiều hơn đến hai tộc ngƣời H'mông và ngƣời Dao
đỏ dƣới tác động của du lịch. Sở dĩ có sự lựa chọn này, bởi qua những khảo
sát thực tế tại địa bàn cũng nhƣ qua một vài nguồn tƣ liệu thành văn và
không thành văn, chúng tôi biết rằng ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là
những cƣ dân có tỉ tệ phần trăm dân số đông nhất ở huyện Sa Pa, tham gia
nhiều nhất vào các hoạt động kinh tế du lịch tại đây, và cũng là những đối
tƣợng chịu nhiều tác động, ảnh hƣởng nhất từ những hoạt động du lịch.
Về địa bàn nghiên cứu: Để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình,
chúng tôi lựa chọn địa bàn nghiên cứu nhƣ sau: Ngoài thị trấn Sa Pa là nơi
tập trung chủ yếu các hoạt động du lịch thì 4 xã: San Sả Hồ, Lao Chải, Tả
Van và Tả Phìn đƣợc chọn để tiến hành những nghiên cứu sâu. Sở dĩ chọn
những xã trên làm mẫu nghiên cứu là vì những lí do chính nhƣ sau:
- Khoảng cách từ các xã và thị trấn Sa Pa không quá xa, thuận tiện cho
việc nghiên cứu.
- Thứ hai, sự phân bố và thành phần dân cƣ ở các xã trên chủ yếu là
ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là những đối tƣợng cần tập trung nghiên
cứu.

16
- Thứ ba, các xã trên đều nằm trong hoặc gần khu bảo tồn thiên nhiên
Hoàng Liên Sơn, nên nghiên cứu có thể đi sâu phân tích về những tác động
của con ngƣời và du lịch đối với môi trƣờng sinh thái thiên nhiên.
Có thể nói, ngoài khu vực thị trấn Sa Pa, bốn xã đƣợc chọn làm địa
bàn nghiên cứu trên đều là các xã có nhiều hoạt động liên quan tới du lịch
cũng nhƣ chịu nhiều tác động của du lịch nhất trong Huyện nên hoàn toàn
phù hợp với mục tiêu đề ra.

5. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu:


- Nguồn tài liệu: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã tìm đọc các
nguồn tài liệu về ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ và các dân tộc sinh sống ở Sa
Pa, Lào Cai. Đồng thời, chúng tôi cũng khảo cứu những công trình nghiên
cứu khác thuộc các lĩnh vực có liên quan đến đề tài. Những tài liệu trên đây
là phông nghiên cứu, giúp chúng tôi đƣa ra những giả thuyết nghiên cứu để
từ đó giải quyết chúng trên thực địa và làm cơ sở lý luận để hoàn thành bản
luận văn này.
Nguồn tài liệu thứ hai và quan trọng nhất trong nghiên cứu này là
những tƣ liệu và tài liệu điền dã dân tộc học đƣợc tác giả thu thập trong quá
trình nghiên cứu ở thị trấn Sa Pa và 4 xã xung quanh: San Sả Hồ, Lao Chải,
Tả Van và xã Tả Phìn.
Nguồn tài liệu thứ ba, đó là các tài liệu của các học giả trong và ngoài
nƣớc liên quan đến vấn đề du lịch, đặc biệt là du lịch miền núi và những
nghiên cứu chuyên về du lịch ở Sa Pa, Lào Cai (bao gồm sách, báo, tạp chí,
báo cáo khoa học...). Bên cạnh đó, chúng tôi còn tìm đọc các luận văn cũng

17
nhƣ luận án khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài đƣợc lƣu
giữ tại Thƣ viện Quốc gia Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-
Lê-nin, chúng tôi xác định nền tảng tƣ tƣởng và phƣơng pháp luận cho
những luận cứ khoa học trong bản luận văn này. Trong quá trình thu thập tài
liệu tại địa bàn nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp truyền
thống là "điền dã dân tộc học" (bao gồm quan sát trực tiếp, phỏng vấn, ghi
chép và chụp ảnh...).
+ Quan sát trực tiếp: Thông qua quan sát trực tiếp chúng tôi có đƣợc
những nhận định ban đầu về thực trạng phát triển du lịch ở Sa Pa. Đồng thời
qua việc thâm nhập vào cộng đồng các dân tộc, bằng quan sát trực tiếp,
chúng tôi có đƣợc những đánh giá về những tác động ảnh hƣởng của du lịch
đến đời sống của ngƣời dân nơi đây. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng phƣơng
pháp quan sát trực tiếp, chúng tôi sẽ không thể định lƣợng hết những tác
động, ảnh hƣởng của du lịch cũng nhƣ không thể hiểu hết đƣợc quá trình
phát triển của du lịch tại địa bàn nghiên cứu, không thể tìm ra đâu là nguyên
nhân của những bất cập mà du lịch Sa Pa đang gặp phải hiện nay, để từ đó
đƣa ra những kết luận chính xác và tìm giải pháp cho những bất cập đó. Vì
vậy, đồng thời tiến hành với phƣơng pháp quan sát trực tiếp, chúng tôi sử
dụng phƣơng pháp phỏng vấn.
+ Phỏng vấn: Có thể nói đây là một trong những phƣơng pháp quan
trọng nhất mà chúng tôi sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đối tƣợng
phỏng vấn bao gồm nhiều thành phần khác nhau. Trƣớc hết là những ngƣời
đại diện cho các cấp chính quyền, những ngƣời trực tiếp liên quan đến công
tác quản lý các hoạt động du lịch tại huyện Sa Pa, Công an huyện Sa Pa, các
ban ngành và các tổ chức xã hội nhƣ Sở Thƣơng Mại và du lịch Lào Cai,

18
Công ty Du lịch Lào Cai, huyện Hội phụ nữ Sa Pa, Đoàn Thanh niên, Hội
Cựu chiến binh, Hội ngƣời cao tuổi. Tiếp đến là các già làng, trƣởng bản,
các đại diện đoàn thể phụ nữ, thanh thiếu niên ở thị trấn Sa Pa và 4 xã (đã
nêu tên ở trên). Khách du lịch trong và ngoài nƣớc cũng đƣợc xác định là đối
tƣợng phỏng vấn.
+ Phƣơng pháp thảo luận nhóm tập trung: Đồng thời với việc sử dụng
các phƣơng pháp trên, chúng tôi cũng sử dụng phƣơng pháp thảo luận nhóm
tập trung để thu thập tƣ liệu. Cụ thể chúng tôi đã tiến hành thảo luận nhóm
trong số phụ nữ tham gia làm dự án thổ cẩm ở xã Tả Phìn. Thông qua
phƣơng pháp này, chúng tôi có đƣợc cơ sở khẳng định những đổi thay trong
đời sống của cộng đồng các dân tộc ở đây dƣới tác động của du lịch,...
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số phƣơng pháp khác nhƣ:
phƣơng pháp điều tra xã hội học, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp phân
tích dữ liệu và phƣơng pháp so sánh lịch sử,... Những phƣơng pháp này giúp
cho việc định lƣợng các kết quả nghiên cứu một cách tƣơng đối chính xác.
Bên cạnh đó, có sự hỗ trợ của những công cụ nhƣ sổ ghi chép, máy ghi âm,
máy ảnh,... trong quá trình thực hiện các nghiên cứu tại địa bàn.
Tóm lại, để thực hiện bản luận văn này, chúng tôi đã sử dụng tổng
hợp nhiều phƣơng pháp khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại vấn đề hay từng
giả thuyết nghiên cứu khác nhau mà sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu
khác nhau.
6. Đóng góp của luận văn:
- Luận văn là một tập hợp có hệ thống những tƣ liệu, tài liệu thành
văn cũng nhƣ không thành văn, những kết quả nghiên cứu trƣớc đó (đã đƣợc
thẩm tra đánh giá qua thực tế nghiên cứu tại địa bàn của ngƣời nghiên cứu)
và những tƣ liệu, tài liệu do chính tác giả thu thập đƣợc tại địa bàn nghiên

19
cứu về những tác động của du lịch đối với đời sống của một số dân tộc thiểu
số ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
- Đóng góp thêm những nguồn tƣ liệu điền dã về thực trạng phát triển
du lịch tại Sa Pa, tìm hiểu đƣợc lịch sử quá trình phát triển du lịch đồng thời
góp phần đánh giá khách quan về thực trạng phát triển du lịch tại huyện Sa
Pa và những tác động của nó đến đời sống các cộng đồng cƣ dân nơi đây.
- Luận văn bƣớc đầu đƣa ra những giải pháp có lợi cho phát triển du
lịch đồng thời bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống và bảo vệ môi
trƣờng sinh thái nhân văn tộc ngƣời.
7. Kết cấu luận văn:
Luận văn gồm 208 trang, chia thành 4 phần
+ Dẫn luận : 10 trang
+ Nội dung : 118 trang
+ Phụ lục : 69 trang
+ Tài liệu tham khảo : 05 trang
Trong đó, phần nội dung gồm có ba chƣơng chính và kết luận:
Chương 1: Khái quát về tự nhiên và con ngƣời ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào
Cai.
Chương 2: Tiềm năng và quá trình phát triển du lịch ở huyện Sa Pa.
Chương 3 : Tác động của hoạt động du lịch đối với đời sống kinh tế, văn
hoá, xã hội và môi trƣờng sinh thái các dân tộc ở Sa Pa.
Ngoài ra, luận văn còn có: 36 ảnh (30 ảnh tự chụp, 6 ảnh chụp lại); 01
bản đồ; 01 biểu đồ; 02 sơ đồ và 01 bản vẽ.
Dƣới góc độ của nghiên cứu dân tộc học, đề tài xem xét các tác động
của du lịch đối với đời sống các dân tộc ở huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai gặp phải

20
không ít những khó khăn. Đây là một vấn đề nghiên cứu vẫn còn rất mới mẻ
cả ở Việt Nam và trên thế giới. Do vậy, chƣa hình thành đƣợc một hệ thống
lý thuyết đầy đủ và những căn cứ khoa học riêng cho lĩnh vực nghiên cứu
này. Vì thế, mặc dù đã có nhiều cố gắng theo đuổi ý tƣởng nghiên cứu của
mình song do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bản luận văn này không tránh
khỏi thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự chỉ giáo của các thày, các
nhà nghiên cứu đi trƣớc và các bạn đồng nghiệp.
Trân trọng cảm ơn !
Tác giả
TRẦN THỊ HUỆ

CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỰ NHIÊN VÀ CON NGƢỜI Ở HUYỆN SA
PA, TỈNH LÀO CAI.

21
1.1- Điều kiện tự nhiên của huyện Sa Pa:
1.1.1- Vị trí địa lý:
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai, nằm trên trục đƣờng quốc
lộ 4D cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Trung tâm huyện Sa Pa
cách Hà Nội 359 km. Về địa giới hành chính, Sa Pa đƣợc xác định nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bát Xát;
- Phía Nam giáp huyện Văn Bàn;
- Phía Đông giáp huyện Bảo Thắng và thị xã Cam Đƣờng;
- Phía Tây giáp huyện Than Uyên và huyện Phong Thổ (tỉnh Lai
Châu).
Về địa hình: Nằm trên triền đông dãy núi Hoàng Liên Sơn, với tổng
diện tích 67.864 ha, Sa Pa ở vào khoảng vĩ độ 22,22 kinh độ 103,51. Độ cao
trung bình từ 1200 - 1800m so với mặt biển. Đỉnh cao nhất là Phan xi păng
(3143m), thấp nhất là suối Bo 400m. Địa hình huyện Sa Pa nghiêng theo
hƣớng Tây - Tây Nam đến Đông Bắc. Địa giới hành chính qui định chiều dài
của huyện gần 40 km, chiều rộng 24 km, là nơi địa hình có sự chia cắt lớn,
độ dốc trung bình từ 30 đến 350, có nơi dốc hơn 450. Các sông suối chảy
theo hƣớng tây bắc - đông nam, lòng suối hẹp, nhiều ghềnh thác. Chính
những điều trên đã tạo nên một Sa Pa với cảnh sắc thiên nhiên vừa hùng vĩ
vừa nên thơ.
1.1.2- Đặc điểm tự nhiên:
Về khí hậu: Do vị trí địa lý nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt
đới Bắc bán cầu, khí hậu ở Sa Pa có những biểu hiện rất phong phú và đa
dạng: mát mẻ trong mùa hè và giá lạnh trong mùa đông, xuân. Thậm chí,
trong một ngày, vào các buổi sáng, trƣa, chiều tối, chúng ta có thể cảm nhận
đƣợc thời tiết của các mùa trong năm. Nhiệt độ trung bình năm từ 15ºC -
16ºC, có 5 tháng nhiệt độ trung bình dƣới 15ºC, tổng tích ôn trong năm từ

22
7500ºC - 7800ºC [40]. Sa Pa là huyện có lƣợng mƣa cao nhất Lào Cai,
lƣợng mƣa trung bình năm từ 2.861mm, cao nhất là 3.484mm. Trong các
tháng mùa khô lƣợng mƣa trung bình từ 50 - 100mm, số giờ nắng trong năm
đạt 1440 giờ.
Về đất đai thổ nhƣỡng: Thể loại đất của Sa Pa đa dạng và phong phú
bao gồm các nhóm: Nhóm đất mùn trên núi cao 1700m, thích nghi với
nhiều loại cây trồng lâm nghiệp, đặc sản, dƣợc liệu. Nhóm đất mùn vàng đỏ
trên núi cao từ 700m đến 1700m, thích hợp với nhiều loại cây trồng lâm
nghiệp, cây công nghiệp, dƣợc liệu, cây ăn quả. Nhóm đất đỏ vàng trên núi
thấp và núi trung bình từ 400m đến 700m, thích nghi với nhiều loại cây
trồng nông nghiệp và cây đặc sản. Nhóm đất Feralit đỏ vàng và đất do sản
phẩm dốc tu trồng lúa nƣớc.
Về tài nguyên khoáng sản: Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Viện
địa chất và khoáng sản năm 1982 thì Sa Pa là 1 trong 3 dải trùng hợp với hệ
thống đứt gẫy sông Hồng, trong đó đối với Sa Pa bao gồm: Mô-líp đen ở Tả
Giàng Phình, Đô-lô-mit ở Lao Chải, Cao lanh trữ lƣợng khoảng 300.000 tấn
ở Sa Pả, nƣớc khoáng siêu nhạt ở Tắc Kô xã Trung Chải. Ngoài những tiềm
năng khoáng chất trên, Sa Pa còn có hứa hẹn khả năng sản xuất vật liệu xây
dựng, đá xẻ, đá xây dựng, tập trung chủ yếu ở các xã trung và thƣợng huyện.
Theo GS.TS Lê Bá Thảo thì cảnh quan môi trƣờng sinh thái của Sa Pa
khá đặc biệt: “Có lẽ cũng không có vùng nào trong bán đảo Đông Dƣơng lại
có quang cảnh hùng vĩ và đặc sắc hơn, trong đó những ngƣời quen sống ở
miền nhiệt đới có thể có một lúc nào đó thấy tuyết rơi vào mùa đông, thấy
những cây tùng cây bách cổ kính của những miền thuộc những vĩ tuyến cao
hơn, những hoa quả và rau ôn đới nảy mầm và cung cấp hạt giống cho miền
Bắc. Sự chinh phục của con ngƣời đối với vùng này thực sự chỉ mới bắt đầu
ngay trong cái nhìn bao quát nhất, chúng ta cũng thấy đƣợc những khả năng

23
còn to lớn của thiên nhiên ở đấy về nhiều mặt mà chúng ta phải tiếp tục khai
thác” [42-88]. Trải qua quá trình lịch sử đầy biến động của tự nhiên và xã
hội, đã làm nên một Sa Pa - địa danh du lịch vô cùng hấp dẫn, ẩn chứa nhiều
điều bí ẩn, diệu kỳ.
Bằng nhiều cứ liệu, từ những tài liệu về bãi đá cổ ở thung lũng Mƣờng
Hoa xã Tả Van1 và nhiều nguồn sử liệu khác, các nhà khoa học cho rằng
mảnh đất Sa Pa từ lâu đã là địa bàn sinh sống lâu đời của cƣ dân có nguồn
gốc Lạc Việt. Trên cơ sở đó, quá trình hội tụ của cƣ dân nơi đây ngày càng
đông đúc hơn. Cách ngày nay khoảng 300 năm, các luồng dân di cƣ của các
dân tộc, từ nhiều con đƣờng khác nhau đã tụ họp về Sa Pa. Ở đây, nhiều bản
làng của các dân tộc đã đƣợc hình thành, nhất là vào đầu thế kỷ XX, quá
trình hội tụ này ngày càng lớn.
Trải qua các thời kỳ lịch sử, Sa Pa có nhiều thay đổi về địa danh, địa
giới khác nhau. Theo các tài liệu lịch sử để lại, vào thời phong kiến, địa phận
Sa Pa ngày nay và một số nơi khác thuộc châu Thuỷ Vĩ, phủ Quy Hoá, tỉnh
Hƣng Hoá. Đến đời Minh Mạng, (Triều Nguyễn) châu Thuỷ Vĩ đƣợc chia
thành nhiều tổng. Địa phận Sa Pa đƣợc tách ra lập thành tổng Hƣớng Vinh,
gồm 15 làng. Sau khi tỉnh Lào Cai đƣợc thành lập (12-7-1907), khu vực Sa
Pa đƣợc hình thành gồm hai xã là Bình Lƣ và Hƣớng Vinh. Đến những năm
đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, Sa Pa đổi thành Hạt, bao gồm 37 làng, một
phố với tổng số 1020 hộ [3-9].
Tiếp đến, ngày 9-3-1944, Thống sứ Bắc kỳ ra Nghị định thành lập
Châu Sa Pa bao gồm hai xã: Mƣờng Hoa, Hƣớng Vinh và khối phố Xuân

1
Bãi đá cổ ở xã Tả Van, nằm cách trung tâm huyện Sa Pa 7 km về phía đồng nam, do một học giả ngƣời
Pháp(V. Gulubép) phát hiện vào đầu thế kỷ XX. Qua mấy chục năm nghiên cứu khảo sát, ngày 20-7-1994,
Bộ Văn hoá đã quyết định công nhận bãi đá cổ Tả Van là một Di tích Lịch sử Văn hoá đƣợc xếp hạng của
Nhà nƣớc. Bãi đá cổ gồm gần 200 hòn đá to, nhỏ khác nhau, trên mỗi hòn đá khắc nhiều kí tự hình học, hoa
văn độc đáo của ngƣời cổ xƣa. Cho đến ngày nay, những kí tự đƣợc khắc trên đá đó vẫn còn là điều bí ẩn
đối với các nhà khoa học Việt Nam và thế giới.

24
Viên (thị trấn ngày nay) [3-9]. Năm 1948, Sa Pa đƣợc chia tiếp thành 3 xã:
Sa Pa Chung, Mƣờng Bo, Kim Hoa (sau còn gọi là Móng Và) [3-9]. Hoà
bình lập lại (1954), Sa Pa sắp xếp lại các đơn vị hành chính chia thành 17 xã
vùng nông thôn và một thị trấn. Mƣời tám đơn vị hành chính đó còn tồn tại
đến ngày nay.
1.2- Các dân tộc ở huyện Sa Pa.
1.2.1- Sự phân bố các dân tộc:
Toàn huyện Sa Pa có 17 xã và 1 thị trấn huyện lỵ, gồm 95 thôn, bản.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2001, Sa Pa có 6247 hộ, với tổng số dân là
37.272 ngƣời. Trong đó, số ngƣời trong độ tuổi lao động là 16.400 ngƣời,
chiếm 44% dân số toàn huyện, chủ yếu là lao động nông nghiệp (chiếm 89%
cơ cấu lao động ngành nghề). Thời gian dành cho sản xuất nông nghiệp chỉ
chiếm 1/3 đến 1/2 thời gian lao động sản xuất trong một năm. Nhìn chung
lực lƣợng lao động của Sa Pa dồi dào, nhân dân cần cù lao động, song trình
độ canh tác còn thấp.
Tỷ lệ tăng dân số của huyện năm 2000 là 2,95%. So với toàn tỉnh Lào
Cai, tỉ lệ này vẫn còn ở mức cao, nhƣng so với năm 1995 đã có chiều hƣớng
giảm (tỷ lệ tăng dân số huyện Sa Pa năm 1995 trên 3%). Với số dân và số
diện tích tự nhiên toàn huyện, mật độ dân số trong toàn huyện là 54,9
ngƣời/km2. Dân cƣ phân bố không đều, phần lớn tập trung ở vùng thấp ven
đƣờng giao thông.
Về thành phần dân tộc: Huyện Sa Pa có 6 dân tộc, gồm các dân tộc:
H'mông, Dao, Giáy, Kinh, Phù Lá (ngƣời Xá Phó), Tày, trong đó dân tộc
H'mông chiếm 54,9% dân số toàn huyện, dân tộc Dao 25,6%, dân tộc Kinh
13,6%, dân tộc Tày 3%, dân tộc Giáy 1,6%, dân tộc Phù Lá (Xá Phó) 1,2%,
ngoài ra còn một số dân tộc khác chiếm 0,1%.

25
Về địa bàn cƣ trú: Ngƣời Kinh cƣ trú tập trung tại thị trấn, sống bằng
nghề nông nghiệp, dịch vụ thƣơng mại và du lịch. Các dân tộc khác cƣ trú
chủ yếu ở 17 xã vùng nông thôn2, sống bằng nghề nông nghiệp và nghề rừng
[3-10]. Cả 17 xã vùng nông thôn đều đƣợc xếp vào diện các xã đặc biệt khó
khăn của huyện Sa Pa và của tỉnh Lào Cai.
1.2.2- Đời sống kinh tế - văn hoá - xã hội:
Nhìn chung, kinh tế Sa Pa chƣa phát triển đúng với tiềm năng sẵn có
của nó. Ngƣời dân phần nhiều vẫn theo các phƣơng thức lao động sản xuất
truyền thống. Cơ cấu ngành nghề khá đơn giản, chủ yếu dựa vào nông - lâm
nghiệp. Đất canh tác nông nghiệp hiện nay của cả huyện chỉ chiếm 10,8%
diện tích tự nhiên, trong đó 45% là đất trồng lúa nƣớc (1400 ha) và 39% là
đất nƣơng mà chủ yếu là nƣơng ngô [34]. Phần lớn đất bị rửa trôi bạc màu.
Điều kiện khí hậu rất khắc nghiệt về mùa đông, trong 1 năm chỉ trồng đƣợc
1 vụ lúa (cây lƣơng thực chủ đạo). Vì thế, lƣơng thực bình quân chỉ đủ cung
cấp từ 6 đến 10 tháng cho các hộ nông dân ở đây.
Theo phƣơng thức sản xuất trƣớc đây, vào thời điểm giáp hạt, ngƣời
nông dân dựa chủ yếu vào các sản phẩm khai thác đƣợc từ rừng tự nhiên
nhƣ: gỗ, nấm, măng, các loại cây dƣợc liệu, cây cảnh, mật ong, củi, thịt thú
rừng... một phần để sử dụng, một phần đem bán lại hoặc trao đổi lấy những
vật dụng cần thiết khác. Vì thế, tài nguyên rừng ở Sa Pa bị giảm sút một
cách nhanh chóng.
Nắm bắt đƣợc tình hình trên, nhằm hạn chế nạn phá rừng, cải thiện
đời sống cho ngƣời dân miền núi, Nhà nƣớc và chính quyền huyện Sa Pa đã
cố gắng tìm nhiều biện pháp giúp dân xoá đói, giảm nghèo, ổn định đời sống
và nâng cao thu nhập. Nhiều dự án đầu tƣ của các chƣơng trình định canh
2
Ngoài thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa còn bao gồm 17 xã: Lao Chải, Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán, Trung Chải,
Sa Pả, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phình, Thanh Kim, Bản Phùng, Bản Hồ, Thanh Phú, Nậm Sài, Nậm
Cang, Suối Thầu, San Sả Hồ.

26
định cƣ, chƣơng trình trồng rừng và phát triển lâm nghiệp, chƣơng trình
khuyến nông của Nhà nƣớc cũng nhƣ của một số tổ chức phi chính phủ, các
tổ chức quốc tế đã và đang đƣợc thực hiện ở nhiều xã trong huyện.
Hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp là hoạt động sản xuất chính của
các xã đặc biệt khó khăn huyện Sa Pa, chiếm 67% cơ cấu kinh tế của huyện.
Kết quả sản xuất nông nghiệp qua giai đoạn từ 1995 - 1998 thể hiện nhƣ sau:
Diện tích canh tác nông nghiệp năm 1998 là 3.354 ha, tăng so với năm
1995 là 305 ha, bao gồm: Đất trồng cây hàng năm : 2.853 ha; Đất vƣờn tạp:
330 ha; Đất trồng cây lâu năm: 157 ha; Đất nông nghiệp khác: 24 ha. Đối
với diện tích trồng cây lƣơng thực năm 1998 là 3.251 ha, tăng so với năm
1995 là 398 ha, diện tích cấy lúa ruộng là 1.574 ha với toàn bộ diện tích cấy
lúa 1 vụ.
Trong cơ cấu cây trồng, ngoài loại cây trồng chủ yếu là cây lúa nƣớc,
còn nhiều loại cây trồng khác nhƣ cây lúa nƣơng, cây ngô, khoai, đao, đậu;
các cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tƣơng, lạc, lanh); cây công nghiệp dài
ngày (chè, quế, trẩu, thảo quả) và các cây ăn quả nhƣ: đào, lê, mận, nho...
Do diện tích đất canh tác nông nghiệp ít ỏi, chủ yếu là đất dốc và
ruộng bậc thang nên hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Sa Pa có nhiều khó
khăn hơn so với các huyện vùng thấp của tỉnh Lào Cai. Điều đó dẫn đến sản
lƣợng nông nghiệp đạt đƣợc không cao. Bên cạnh đó, cây lâu năm, cây dƣợc
liệu đƣợc coi là thế mạnh của huyện, còn chiếm tỷ trọng thấp. Trong vài
năm trở lại đây, do những cải tiến kỹ thuật nhƣ đƣa một số cây lƣơng thực
vụ xuân vào trồng trên đất ruộng một vụ, đƣa một số loài cây trồng có năng
xuất cao, có sức đề kháng sâu bệnh tốt, từng bƣớc thay thế các giống cây
lƣơng thực năng xuất thấp, nên sản lƣợng lƣơng thực của huyện Sa Pa đã có
sự chuyển biến đáng kể. Số liệu về tỉ lệ tăng năng xuất lúa thu hoạch hàng
năm của huyện cho thấy: năng xuất lúa ruộng năm 1995 là 26,2 tạ/ha, đến

27
năm 1998 tăng lên là 32,5 tạ/ha; tốc độ tăng năng xuất bình quân mỗi năm là
8% [31].
Ngƣợc lại, diện tích lúa nƣơng mấy năm gần đây có xu hƣớng bị giảm
dần năm 1995 là 170 ha đến năm 1998 chỉ còn 150 ha, do tình trạng xói mòn
đất.
Sau cây lúa, cây ngô là một trong những cây trồng chủ đạo, đƣợc
ngƣời dân chú ý tăng mạnh diện tích trồng. Tính từ năm 1995, diện tích đất
trồng ngô là 930 ha thì đến năm 1998 đã lên đến 1.065 ha. Năng xuất bình
quân tăng từ 1,5 tạ/ha (1995) lên 13 tạ/ha (1998). Hiện nay, một số giống
ngô mới đang bắt đầu đƣợc trồng, năng xuất tăng gấp 2 lần.
Đối với cây thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày: Trong các năm
trƣớc, việc sản xuất cây thực phẩm chỉ tập trung ở gần trung tâm huyện, chủ
yếu trồng các loại rau ƣa lạnh. Trong vài năm trở lại đây, do nhu cầu hạt
giống các loại nhƣ su hào, cải bắp, rau cải... giảm, ngƣời dân cũng giảm dần
diện tích trồng cây thực phẩm. Nhằm mục đích thay đổi cơ cấu cây trồng,
thâm canh tăng vụ, huyện Sa Pa đã khuyến khích nông dân trồng các loại
cây nhƣ khoai tây, rau, đậu các loại. Tuy diện tích trồng các loại cây này
ngày một gia tăng, nhƣng năng xuất đạt đƣợc không ổn định. Các loài cây ăn
quả nhƣ: mận, táo tây, đào, lê... rất phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai
nhƣng hiệu quả đạt đƣợc còn quá thấp so với tiềm năng vốn có. Cây chè Sa
Pa vốn là loại chè đặc sản, nhƣng mãi đến năm 1998 mới đƣợc khôi phục và
bắt đầu trồng thử nghiệm trên 10 ha. Cây Thảo quả, một loại cây có giá trị
kinh tế lớn, mang lại hiệu quả thực sự cho ngƣời dân, từ lâu đã đƣợc trồng ở
Sa Pa và hiện nay tiếp tục đƣợc nhân rộng. Theo số liệu của Phòng nông
nghiệp huyện Sa Pa: năm 1998, toàn huyện Sa Pa có 720 ha trồng thảo quả,
tăng so với năm 1995 là 420 ha; sản lƣợng thảo quả năm 1998 là 94 tấn, tăng
so với năm 1995 là 53 tấn. Trồng và sản xuất cây dƣợc liệu là thế mạnh của

28
Sa Pa, nhƣng do thị trƣờng không ổn định nên diện tích trồng cây dƣợc liệu
thƣờng thay đổi theo từng năm.
Hiện nay, Sa Pa đã hình thành một số vùng sản xuất cây trồng tập
trung và bƣớc đầu mang tính chất sản xuất hàng hoá nhƣ: Vùng trồng cây
chè tập trung ở Sa Pả, Tả Phìn, Trung Chải; Vùng cây ăn quả (đào, lê, mận)
tập trung ở Tả Phìn, Sa Pả, Trung Chải, Hầu Thào, Tả Van, Lao Chải, San
Sả Hồ; vùng trồng rau xanh ở Sa Pả và Hầu Thào.
Về chăn nuôi, từ bao đời nay, cƣ dân Sa Pa chủ yếu duy trì phát triển
đàn vật nuôi (gia súc, gia cầm) theo hƣớng chăn nuôi hộ gia đình, với
phƣơng thức nuôi thả rông. Theo số liệu thống kê của phòng Nông nghiệp
huyện Sa Pa, năm 1998, toàn huyện có 6130 con trâu, 985 con bò, 2.050 con
ngựa, 3.550 con dê, đàn lợn 7.750 con, đàn gia cầm 48.700 con. Giá trị sản
lƣợng ngành chăn nuôi năm 1998 đạt 9.500 triệu đồng, tăng hơn năm 1995
là 1.720 triệu đồng. Trong chăn nuôi, nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị sản
lƣợng là 4.370 triệu đồng, bằng 46% giá trị ngành chăn nuôi. Về tốc độ phát
triển ngành chăn nuôi hàng năm so với năm 1995, 1996, 1997, đại gia súc
tăng 4,5%; gia cầm tăng 7%; sản lƣợng thịt tăng 9%.
Bảng: Số liệu về thực trạng nông nghiệp của huyện Sa Pa từ năm 1995-
1998.
Hạng mục Giá trị sản phẩm Tỷ trọng % Tăng so với
(triệu đồng) năm 1995 %
Toàn ngành nông nghiệp 33.400 100,0 30
Ngành Trồng trọt 23.900 72 33
Ngành Chăn nuôi 9.500 28 18
Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Sa Pa
Qua những cứ liệu đƣợc phân tích ở trên cho thấy, nhìn chung những
năm gần đây, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Sa Pa đã có hƣớng phát

29
triển mạnh năm sau cao hơn năm trƣớc. Tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn
ở mức thấp. Biểu hiện cụ thể ở năng suất đạt đƣợc của chăn nuôi và trồng
trọt còn thấp và không ổn định. Một số sản phẩm có ƣu thế của huyện nhƣ:
dƣợc liệu, rau giống lại có xu thế giảm dần và thu hẹp diện tích. Cơ cấu
nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi mới đạt 28%
tổng giá trị nông nghiệp; tỷ trọng cây lâu năm mới đạt 5% giá trị ngành
trồng trọt.
Đối với sản xuất lâm nghiệp, trong những năm gần đây, chính quyền
huyện đã thực hiện chính sách giao khoán đất rừng và trồng rừng cho nhân
dân. Bên cạnh đó, ngƣời dân địa phƣơng, đặc biệt nhân dân các dân tộc sống
ở các xã ngoài thị trấn càng ngày càng nhận thức đƣợc vị trí, tác dụng của
rừng đối với đời sống và môi trƣờng sinh thái của bản thân mình. Do vậy tỉ
lệ đất trống, đồi núi trọc đã giảm đi đáng kể. “Năm 1995, diện tích đất có
rừng là 22.573 ha, trong đó rừng trồng là 2.030 ha, tỉ lệ che phủ là 35%. Đến
năm 1998, diện tích đất có rừng là 27.529 ha, trong đó rừng tự nhiên có
23.530 ha, rừng trồng là 3.534 ha, tỉ lệ che phủ là 37%. Hiện nay đất có khả
năng lâm nghiệp còn trống là 22.164 ha” [33].
- Về kinh tế trang trại, kinh tế hộ gia đình:
Trong vài năm trở lại đây, nhìn tổng thể, kinh tế vƣờn đồi, trang trại
tại huyện Sa Pa đã có xu hƣớng phát triển, chủ yếu với 3 loại hình trang trại:
Vƣờn - đồi - chuồng; Vƣờn rừng; Vƣờn - ao - chuồng. Song thực chất sự
phát triển này không mang tính ổn định và bền vững cả về số lƣợng và quy
mô diện tích trang trại. Thậm chí có những trang trại vừa lập lên năm trƣớc,
năm sau đã không duy trì đƣợc sản xuất. Nguyên nhân của sự không ổn định
đó bởi trình độ, kiến thức tổ chức sản xuất của ngƣời dân cũng nhƣ chất
lƣợng sản phẩm làm ra còn thấp chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi của thị
trƣờng. Mặt khác do những điều kiện khách quan nhƣ vốn đầu tƣ sản xuất và

30
đầu ra cho sản phẩm chƣa đƣợc quan tâm thích đáng. Do vậy, bên cạnh
những hộ đạt danh hiệu hộ gia đình sản xuất giỏi (358 hộ), danh hiệu hộ gia
đình nghèo vƣợt khó (56 hộ), vẫn tồn tại số lƣợng lớn hộ gia đình đói nghèo
(1.953 hộ) – (Số liệu Phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa). Tỷ lệ hộ đói nghèo
trong toàn huyện là 40,2%, trong đó hộ đói là 16,5%. Nguyên nhân của tình
trạng trên vẫn là lao động thiếu việc làm, thiếu sức kéo, ốm đau, thiếu vốn
sản xuất, không biết cách làm ăn và lƣời lao động.

Bảng: Số liệu về tình hình phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại
17 xã đặc biệt khó khăn huyện Sa Pa.
Số Chỉ tiêu ĐV Chia theo các năm Ghi chú
TT tính
1996 1997 1998
1 Kinh tế hộ gia đình
* Số hộ sản xuất giỏi hộ 67 117 174 Năm 97,98 có
56 hộnghèo
vƣợt khó
- Hộ giỏi cấp huyện hộ 42 73 111
- Hộ giỏi cấp tỉnh hộ 25 44 63
* Thu nhập bình quân hộ Tr/đ 2,85 3,0 3,3
2 Kinh tế trang trại
* Loại hình trang trại
- Vƣờn - đồi - chuồng T.trại 3
- Vƣờn rừng ” 2 23 8 T/đó có
2nhóm hộ
- Vƣờn - ao - chuồng ” 1 9
* Quy mô T/trại (B/Q)
- Vƣờn - đồi - chuồng ha 6,5
- Vƣờn rừng ” 7,0 57,8 17,5
- Vƣờn - ao - chuồng ” 3,5 22,7

31
3 Số hộ đói, nghèo
- Số hộ đói hộ 1054 963 802
- Số hộ nghèo hộ 1520 1275 1151

Nguồn: Phòng Nông nghiệp Huyện Sa Pa


Lý giải cho con số hộ đói nghèo trên có rất nhiều cách, song có lẽ
nguyên nhân chính là ở phƣơng thức sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân đã
lạc hậu. Mặt khác, ngƣời dân vẫn giữ thói quen khai thác nguồn lợi có sẵn
trong tự nhiên phục vụ đời sống. Trong khi cuộc sống của ngƣời nông dân
Sa Pa chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp với vai trò chủ đạo của cây lúa,
thì bởi các điều kiện tự nhiên, cây lúa chỉ trồng đƣợc một vụ trong năm. Bên
cạnh cây lúa, ngƣời nông dân chƣa quan tâm phát triển các loại cây trồng có
đặc tính kinh tế cao nhƣ rau quả và dƣợc liệu quý... Do đó, ở Sa Pa vẫn còn
tình trạng ngƣời dân du canh du cƣ, định cƣ du canh. Điều kiện sống của họ
hết sức khó khăn, nhà cửa sinh hoạt chủ yếu là nhà gỗ tạm và nhà tranh tre
nứa lá. Tính đến năm 1998, vùng nông thôn ngoài thị trấn Sa Pa chƣa có nhà
xây kiên cố.
- Về các ngành nghề thủ công:
Trong truyền thống, do tập quán tự cấp tự túc, ngƣời nông dân không
chỉ làm ra lƣơng thực để nuôi sống bản thân mà còn làm ra những phƣơng
tiện phục vụ sản xuất, sinh hoạt, nhƣ: cuốc, dao, sọt, gùi ... và trồng cây lanh
để lấy sợi dệt vải, may áo. Những công việc đó đƣợc làm tại gia đình, phục
vụ các nhu cầu thiết yếu của gia đình. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội
nói chung và sự phát triển của kinh tế du lịch nói riêng, một số sản phẩm từ
việc dệt thổ cẩm, đồ mây tre đan là nghề truyền thống của đồng bào dân tộc
ở Sa Pa đƣợc khách du lịch rất ƣa chuộng. Đặc biệt, với sự tác động tích cực

32
của các hoạt động du lịch, một phần nhỏ các sản phẩm trên đƣợc đem bán tại
thị trấn Sa Pa cho khách du lịch.
Theo xu hƣớng đó, đã xuất hiện, tồn tại và phát triển hình thức sản
xuất thổ cẩm có tổ chức tại xã Tả Phìn. Kết quả từ việc làm đó đã nâng cao
đời sống cho ngƣời nông dân, tăng cƣờng sự giao lƣu học hỏi, hiểu biết và
tạo nên sự đoàn kết giữa các tộc ngƣời khác nhau trong quá trình sinh hoạt
sản xuất. Mô hình này đang đƣợc chính quyền Huyện cho phép nhân rộng ra
các xã khác trong toàn huyện.
- Về các hoạt động văn hoá:
Văn hoá Sa Pa thống nhất trong sự đa dạng của văn hoá các dân tộc
cùng sinh sống trên địa bàn. Nhìn trên bình diện tổng thể, văn hoá Sa Pa là
hội tụ bản sắc văn hoá của các dân tộc sinh sống trên địa bàn huyện. Trong
đó, nổi bật nhất là sắc màu của ngƣời H'mông, Dao đỏ.
Trải qua thời gian dài sinh sống trên mảnh đất Sa Pa, các cƣ dân các
dân tộc nơi đây có một đời sống văn hoá tinh thần khá đa dạng và phong
phú. Biểu hiện của sự phong phú và đa dạng trong các lễ nghi, phong tục tập
quán, các lễ hội cầu mùa, các sinh hoạt văn hoá giao duyên đặc sắc, sống
động. Trong các kho tàng văn hoá dân gian gồm nhiều loại hình: thần thoại,
truyện cổ tích, các thể loại dân ca, tục ngữ giàu trí tƣởng tƣợng và sức biểu
cảm. Trong những năm đầu của thời kỳ đổi mới, với chính sách mở cửa của
nhà nƣớc đã tạo điều kiện mở rộng môi trƣờng giao tiếp văn hoá, từ đó làm
nảy sinh những yếu tố văn hoá mới trên cơ tầng văn hoá cổ truyền của các
dân tộc. Văn hoá truyền thống và văn hoá mới đan xen tồn tại trong văn hoá
tộc ngƣời. Vào mỗi dịp xuân về, các dân tộc ở Sa Pa vẫn mở những lễ hội
truyền thống của dân tộc mình. Ngoại trừ những thủ tục lễ nghi bắt buộc
trong từng lễ hội, hầu hết các lễ hội này đã trở thành ngày hội chung của cƣ

33
dân các dân tộc bởi bản thân nó là sự hoà nhập của nhiều yếu tố văn hoá các
dân tộc trong vùng. Trong phong tục tập quán và tín ngƣỡng, trƣớc kia, các
làng H'mông trong những ngày đầu năm mới thƣờng tổ chức lễ ăn ƣớc "Nào
xồng" với mục đích chủ yếu để thống nhất các vấn đề nhƣ cấm thả rông gia
súc trong mùa vụ gieo trồng, bảo vệ rừng cấm, phòng chống trộm cƣớp... thì
đến nay, bằng việc xây dựng các qui ƣớc "nếp sống văn hoá", lễ ăn ƣớc
"Nào xồng" đã thay đổi...
Tựu chung lại, về cơ bản, các sinh hoạt văn hoá truyền thống của các
dân tộc vẫn đƣợc bảo lƣu song đã có những thay đổi để phù hợp với xu
hƣớng phát triển chung của xã hội hiện nay.
Về các phƣơng tiện truyền thông phục vụ các sinh hoạt văn hoá, văn
nghệ tại cộng đồng, tại khu vực thị trấn Sa Pa có đài truyền thanh và đài thu
phát truyền hình qua vệ tinh thực hiện việc thu phát các tin tức thời sự, thể
dục thể thao, tin văn hoá văn nghệ, phim truyện... phục vụ nhu cầu của nhân
dân trong huyện. Đặc biệt, huyện Sa Pa đã có chƣơng trình phát sóng truyền
hình riêng, chủ yếu thông báo các tin tức tình hình cập nhật trên địa bàn
huyện, tin về thời tiết, mùa vụ,... và phổ biến các thông tin cần thiết khác của
chính quyền huyện đến ngƣời dân. Tại Bản Dền, Huyện Sa Pa cũng lắp đặt
một trạm tiếp sóng truyền hình trung ƣơng và truyền hình huyện phục vụ
cho khu vực các xã ở xa thị trấn. Qua số liệu điều tra về tỉ lệ % dân số đƣợc
xem truyền hình và nghe đài tại huyện Sa Pa cho thấy: có 29% dân số toàn
huyện đƣợc phủ sóng phát thanh (khoảng 9200 ngƣời), 15% dân số đƣợc
phủ sóng truyền hình (khoảng 4650 ngƣời). Bên cạnh hệ thống phát thanh,
truyền hình, Huyện có một đội chiếu bóng và một đội thông tin lƣu động,
thƣờng xuyên xuống các xã phục vụ tuyên truyền đƣờng lối chính sách của
Đảng và Nhà nƣớc đến ngƣời dân. Đồng thời, Huyện còn tổ chức thành lập

34
13 đội văn nghệ theo từng dân tộc nhƣ H'mông, Dao, Xa Phó (Phù Lá) để
biểu diễn phục vụ bà con các dân tộc nơi đây.
Tiểu kết:
Với những điều kiện tự nhiên, xã hội trên đây, chúng ta thấy huyện Sa
Pa có một tiềm năng du lịch to lớn. Nếu đƣợc quan tâm đầu tƣ và có kế
hoạch phát triển một cách toàn diện, huyện Sa Pa có đầy đủ các điều kiện và
cơ sở để phát triển thành một vùng du lịch sinh thái nhân văn lớn của cả
nƣớc.

CHƢƠNG 2
TIỀM NĂNG VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở HUYỆN SA PA.

2.1- Vị trí điểm du lịch Sa Pa trong hệ thống các điểm du lịch ở Việt
Nam.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, Sa Pa đƣợc
xác định là điểm du lịch quan trọng cấp quốc gia thuộc tiểu vùng du lịch
miền núi Tây Bắc của vùng du lịch Bắc Bộ, bao gồm các tuyến du lịch quốc
gia Hà Nội - Lào Cai; tuyến du lịch nối liền các tỉnh vùng Đông Bắc và Việt
Bắc Việt Nam; tuyến du lịch biên giới Việt - Trung. Phát triển du lịch Sa Pa

35
nhằm tạo ra một hệ thống sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, bao gồm nhiều loại
hình đa dạng, phong phú, theo hƣớng văn hoá, sinh thái và cảnh quan môi
trƣờng.
Nằm trong tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc, Lào Cai là một tỉnh
miền núi, biên giới, nằm về phía Bắc Việt Nam có chung đƣờng biên giới
với Trung Quốc. Nằm ở vị trí đầu cầu nối liền Việt nam và vùng Tây Nam
Trung Quốc, có hệ thống giao thông đƣờng bộ, đƣờng sắt, đƣờng thuỷ chạy
qua, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế và văn hoá.
Với tiềm năng tự nhiên, nhân văn rất đa dạng, phong phú và hấp dẫn
nhƣ địa hình, khí hậu, truyền thống văn hoá của 27 dân tộc, cùng với vị trí
địa lý thuận lợi, Lào Cai có điều kiện để phát triển nền kinh tế tổng hợp,
trong đó du lịch đƣợc xác định là một ngành kinh tế có triển vọng giữ một
vai trò quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh. Sự phát triển của du lịch - dịch
vụ góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Du lịch phát triển,
kéo theo và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Có thể nói Lào Cai là
một điểm du lịch quan trọng trong hệ thống các tuyến điểm du lịch của quốc
gia, trong đó Sa Pa đƣợc xem nhƣ một tuyến điểm du lịch quan trọng của
tỉnh Lào Cai. Trƣớc hết về không gian du lịch Lào Cai, chia ra 4 khu vực
chính là:
- Khu vực 1 gồm 4 huyện phía Tây Nam (Bảo Thắng, Bảo Yên, Văn
Bàn, Than Uyên), tài nguyên du lịch chƣa tập trung, không điển hình cả về
tự nhiên và nhân văn, kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất chƣa đồng bộ nên
việc tổ chức còn khó khăn và đầu tƣ tốn kém.
- Khu vực 2 là vùng núi Đông Bắc (gồm Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà,
Xima Cai), nằm gọn trong vùng này là cảnh đẹp, là khí hậu quanh năm mát

36
mẻ, thuận lợi cho việc tổ chức thăm quan danh lam thắng cảnh, văn hoá các
dân tộc và nghỉ dƣỡng.
- Khu vực 3 là vùng Tây Bắc (gồm Sa Pa, Bát Xát), đây là vùng núi
thuộc dãy Hoàng Liên, có khí hậu mát mẻ quanh năm, là nơi có hệ động
thực vật phong phú đa dạng, rất thuận lợi cho các khu nghỉ dƣỡng, tham
quan, sinh thái và du lịch văn hoá.
- Khu vực 4 là Thành phố Lào Cai, một phần huyện Bảo Thắng
(Phong Hải và Bản Bay). Đây là trục kinh tế động lực, không gian này là
điểm xuất phát đến các khu, điểm du lịch khác và là nơi xây dựng hệ thống
dịch vụ du lịch lớn tại các đô thị.
2.2- Sa Pa trong cơ cấu du lịch của tỉnh Lào Cai.
Các tuyến du lịch của Lào Cai đƣợc chia thành tuyến du lịch nội tỉnh
và tuyến du lịch liên tỉnh.
Có 5 tuyến du lịch nội tỉnh trong đó Sa Pa là điểm chính, nằm ở 3
trong 5 tuyến trên là:
* Tuyến 1: Lào Cai - Sa Pa, gồm các hoạt động nhƣ du lịch tham
quan, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch văn hoá và du lịch mạo
hiểm. Đây là tuyến du lịch trọng diểm có sức thu hút khách cao nhất của
tỉnh.
- Phụ tuyến 1 là Sa Pa - Phan xi păng, gồm các hoạt động du lịch văn
hoá, mạo hiểm, sinh thái.
- Phụ tuyến 2 là Sa Pa - Ô Quý Hồ - Bản Khoang - Tả Giàng Phình,
gồm các hoạt động du lịch văn hoá, tham quan, mạo hiểm, sinh thái.
- Phụ tuyến 3 là Sa Pa - Tả Van - Bản Hồ - Thanh Phú - Bản Bay,
bao gồm các hoạt động du lịch văn hoá dân tộc và du lịch sinh thái.

37
* Tuyến 2: Lào Cai - Bắc Hà, gồm các hoạt động du lịch văn hoá,
tham quan.
- Phụ tuyến 1: Bắc Hà - Xima Cai (chủ yếu là du lịch văn hoá, sinh
thái).
- Phụ tuyến 2: Bắc Hà - Cốc Ly - Bảo Nhai (du lịch văn hoá, sinh
thái).
* Tuyến 3: Lào Cai - Sa Pa - Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - cửa khẩu,
gồm các hoạt động chính là du lịch tham quan, sinh thái, nghỉ dƣỡng, văn
hoá và mạo hiểm.
* Tuyến 4: Thị xã Lào Cai - Cam Đƣờng - Bản Bay - Nhà máy
tuyển, gồm các hoạt động du lịch đô thị, du lịch văn hoá.
* Tuyến 5: Bảo Yên - Bảo Hà - Văn Bàn - Than Uyên - Sa Pa -
Mƣờng Hum - Mƣờng Vi - Lào Cai.
Đối với tuyến du lịch liên tỉnh Sa Pa nằm trong 2 trên 4 tuyến du lịch
liên tỉnh của Lào Cai đó là:
+ Lào Cai - Sa Pa - Hà Khẩu.
+ Lào Cai - Sa Pa - Điện Biên - Sơn La - Hoà Bình - Hà Nội.
Chiếm một nửa trong các điểm có sức hấp dẫn của tỉnh Lào cai là
các địa danh của Sa Pa nhƣ:
1. Đỉnh Phan xi păng
2. Núi Hàm Rồng (Sa Pa)
3. Bãi đá cổ (Sa Pa)
4. Thác Bạc (Sa Pa)
5. Cát Cát (Sa Pa)
6. Tả Phìn (Sa Pa)

38
7. Làng Tả Van, Bản Hồ (Sa Pa)
8. Núi Ngũ chỉ sơn (Sa Pa)
9. Mƣờng Hum, Mƣờng Vi (Bát Xát)
10. Rừng sinh thái Ý Tý (Bát Xát)
11. Quần thể di tích Đền Thƣợng (Thị xã Lào Cai)
12. Nhà Hoàng A Tƣởng, chợ văn hoá Bắc Hà
13. Điểm Bản Phố, Cốc Ly - sông Chảy (Bắc Hà)
14. Thành cổ Nghị Lang, đồn phố Ràng
15. Đền Bảo Hà (Bảo Yên)
16. Bản Bay (Bảo Thắng).
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí và tầm quan trọng của việc phát
triển du lịch Sa Pa, Tỉnh uỷ Lào Cai đã xác định sự cần thiết phải đầu tƣ một
cách đồng bộ để phát triển khu du lịch Sa Pa thành một khu du lịch có tầm
cỡ quốc gia và quốc tế. UBND tỉnh Lào Cai cũng đề ra yêu cầu về đầu tƣ
nhƣ đầu tƣ vốn một cách tập trung, trong đó ƣu tiên đầu tƣ cho kết cấu hạ
tầng, hệ thống xử lý môi trƣờng, đào tạo nguồn nhân lực và tái tạo cảnh
quan, đảm bảo các quy chuẩn về kiến trúc, xây dựng... kết hợp với các
chƣơng trình quốc gia hỗ trợ đồng bào các dân tộc tham gia du lịch cộng
đồng, nâng cao đời sống, bảo tồn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Bên cạnh đó, các giải pháp thực hiện đƣợc đƣa ra bao gồm giải pháp
về kỹ thuật, giải pháp về cơ chế chính sách (về thuế, giao và cấp đất, về cơ
chế quản lý) và giải pháp về vốn. Trên cơ sở đó, tạo một khu du lịch núi hấp
dẫn vào loại bậc nhất, của các tỉnh phía Bắc và cả nƣớc. Đồng thời đa dạng
hoá các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch tăng sức hấp dẫn và tính cạnh
tranh của du lịch Sa Pa. Qua đó, tạo nhiều việc làm tại chỗ cho ngƣời lao

39
động địa phƣơng, tăng nguồn thu cho ngân sách tỉnh và huyện, góp phần tích
cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chƣơng trình xoá đói giảm
nghèo.
Các hạng mục công trình chính cho khu du lịch Sa Pa, giai đoạn từ
2001 đến 2005 đƣợc quy hoạch chi tiết nhƣ sau:
+ Trƣớc hết, huyện Sa Pa sẽ nâng cấp một số tuyến đƣờng với nguồn
vốn từ ngân sách địa phƣơng, vốn vay, từ các dự án tài trợ cho du lịch...
- Nâng cấp hệ thống đƣờng nội thị thị trấn Sa Pa, vốn dự kiến là
11.900 triệu đồng - giai đoạn từ 2001 - 2003.
- Sa Pa - Nậm Cang (40 km): 27.000 triệu đồng (2001 - 2003).
- Sa Pa - Cát Cát (3,5 km): 1.500 triệu đồng (2001 - 2002).
- Sa Pa - Bản Khoang - Tả Giàng Phìn (29 km): 24.000 triệu đồng
(2002 - 2003).
- Sa Pa - Tả Phìn (6 km): 4.800 triệu đồng (2001 - 2002).
- Thị xã Lào Cai - Sa Pa (33 km): 42.000 triệu đồng (2001 - 2002).
+ Về hệ thống nƣớc sinh hoạt, dự kiến sẽ cấp nƣớc sinh hoạt cho khu
du lịch Sa Pa (3000 m2/ngày đêm) chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 2001 - 2005 (ngân sách địa phƣơng) là 9.787 triệu
đồng.
- Giai đoạn 2: từ 2005 - 2010 (ngân sách địa phƣơng).
+ Quy hoạch xây dựng khu bảo tồn di tích bãi khắc đá cổ Sa đến
năm 2001 với nguồn vốn từ ngân sách Nhà nƣớc do Bảo tàng Dân tộc cung
cấp.
+ Xây dựng làng Dân tộc phong cảnh Hàm Rồng, từ 2001 - 2002 do
ngân sách địa phƣơng cung cấp vốn.

40
+ Từ 2002 - 2005 với nguồn vốn 20.000 triệu đồng do Tổng cục Du
lịch quốc gia cấp, huyện Sa Pa sẽ cải tạo các tuyến du lịch (Sa Pa - Bản Hồ,
Séo Tả Trung Hồ - Séo Trung Hồ, Tả Van - Séo Mý Tỷ - Dền Thàng, Tả
Phìn - Bản Khoang - Ngũ Chỉ Sơn, Hàm Rồng - Sả Sén - hang đá - Bãi đá
khắc cổ...).
+ Mở đƣờng du lịch leo núi Phan xi păng (20 km), bao gồm đƣờng,
trạm cứu hộ và môi trƣờng, với vốn đầu tƣ 10.000 triệu đồng từ 2001 - 2002.
+ Mở tuyến du lịch leo núi Ngũ Chỉ Sơn từ 2002 - 2005 (5.000 triệu
đồng).
+ Xây dựng bãi đỗ máy bay lên thẳng (bãi đỗ, đƣờng, đèn hiệu, nhà)
với số vốn đầu tƣ 3.500 triệu đồng từ 2001 - 2005.
+ Xây dựng Nhà Bảo tàng các dân tộc và Trung tâm thông tin điều
phối du lịch từ 2001 - 2002 (5.000 triệu đồng).
+ Đầu tƣ công viên trung tâm và các tiểu công viên khác, dự kiến từ
2002 - 2003 (5.125 triệu đồng).
+ Từ 2002 - 2005 dự kiến sẽ tu bổ hệ sinh thái rừng Phan xi păng và
nơi khác (7.000 triệu đồng).
Đối với hệ thống điện, dự kiến trong năm 2002 hoàn thành 2 đƣờng
điện từ Sa Pa đến Nậm Cang dài 40 km (3.000 triệu đồng) và từ Sa Pa đến
Tả Phìn dài 6 km (800 triệu đồng).
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vị trí của Sa Pa trong hệ thống du
lịch của tỉnh Lào Cai và vai trò của kinh tế du lịch đối với đời sống nhân dân
trong huyện, tháng 4/2001, Huyện uỷ huyện Sa Pa cũng đã dự thảo Nghị
quyết về phát triển du lịch bền vững và kỷ niệm 100 năm du lịch Sa Pa
(2003) trong đó đã đánh giá khái quát về tiềm năng, hoạt động du lịch của

41
huyện và định hƣớng mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp phát triển kinh tế
du lịch theo hƣớng bền vững.
2.3- Tiềm năng phát triển du lịch ở Sa Pa.
Du lịch cũng nhƣ nhiều ngành kinh tế khác phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố tài nguyên. Tài nguyên du lịch là yếu tố ảnh hƣởng trực tiếp đến việc
tổ chức lãnh thổ du lịch (phạm vi hoạt động của du lịch), đến việc hình thành
các hình thức, thể loại du lịch và hiệu quả của hoạt động du lịch. Tài nguyên
du lịch đƣợc hiểu là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hoá - lịch sử
cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và
trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài
nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản
xuất và dịch vụ. Một lãnh thổ nào đó có nhiều tài nguyên du lịch với chất
lƣợng cao, có sức hấp dẫn khách du lịch hơn và có mức độ kết hợp các tài
nguyên phong phú thì sức thu hút của khách du lịch càng mạnh.
Trong kinh doanh du lịch, tài nguyên đƣợc phân chia thành 2 loại: tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch
tự nhiên bao gồm các yếu tố tự nhiên nhƣ địa hình, địa mạo (phong cảnh),
khí hậu, nguồn nƣớc, động thực vật. Tài nguyên du lịch nhân văn (văn hoá)
là các hệ thống vật thể văn hoá và các sự kiện do con ngƣời trong quá trình
sống và lao động của mình tạo ra, nhƣ: các di tích lịch sử - văn hoá, kiến
trúc, các lễ hội, các đối tƣợng du lịch gắn liền với dân tộc học, các đối tƣợng
văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
Đánh giá về tiềm năng du lịch Sa Pa, chúng ta cũng lần lƣợt xem xét
cụ thể các yếu tố về tài nguyên du lịch nhƣ trên.
2.3.1- Tiềm năng du lịch tự nhiên.

42
Địa hình khu vực Sa Pa có độ cao từ 500 - 3243m, tƣơng ứng với độ
cao từ bậc 3 đến bậc 7 theo phân loại địa hình [40]. Do địa hình có tính phân
bậc, phân bố trong một diện tích hẹp nên ở Sa Pa mức độ phân cách ngang
mạch, độ dốc địa hình lớn... đã tạo cho nơi đây một dáng vẻ hùng vĩ, thật
hấp dẫn và thơ mộng.
Đến Sa Pa, du khách yêu thích môn thể thao leo núi có thể chinh
phục đỉnh cao Phan xi păng. Từ đỉnh cao này, du khách có thể chiêm
ngƣỡng cảnh quan hùng vĩ của giang sơn đất Việt. Bằng việc đi bộ len lỏi
giữa những vách núi đá dựng đứng đến rợn ngƣời để xuống các hẻm sâu của
Mƣờng Hoa Hồ, du khách sẽ đƣợc thƣởng thức những tuyệt tác do thiên
nhiên đã ban tặng cho núi đồi Sa Pa. Trên con đƣờng đến với các địa danh
du lịch nhƣ Thác Bạc, Cầu Mây hay Bãi đá khắc cổ,... du khách có thể ngắm
nhìn cảnh quan các thung lũng, nơi các khối đá còn sót lại ẩn hiện nhƣ
những thành quách, pháo đài đã đổ nát, luôn gợi mở trí tƣởng tƣợng phong
phú. Đến Tả Phìn, ngoài việc tham quan các bản làng ngƣời Dao, ngƣời
H'mông ở đây, du khách có thể vào hang động Tả Phìn để đƣợc chiêm
ngƣỡng các nhũ đá, chuông đá và những hình thù kỳ lạ mà cho đến nay vẫn
đƣợc bảo tồn khá nguyên vẹn.
Bên cạnh sức hấp dẫn về địa hình, khí hậu của Sa Pa cũng là một
điều kiện lý tƣởng thu hút khách du lịch trong và ngoài nƣớc đến Sa Pa để
nghỉ ngơi, thƣ giãn. Với vị trí nằm sát chí tuyến trong vành đai á nhiệt đới
Bắc bán cầu nên khí hậu ở Sa Pa mát mẻ trong mùa hè và lạnh trong mùa
đông xuân. Nhiệt độ trung bình năm từ 15C - 16C (15,9C), nhiệt độ nóng
nhất vào tháng 7 là 29,4C, lạnh nhất vào tháng 11 là 3,2C. Lƣợng mƣa
trung bình 2796 mm, tập trung 80% vào mùa mƣa, cuối năm đến mùa xuân
thƣờng có mƣa đá. Độ ẩm trung bình 85 - 88%, độ ẩm cao nhất vào tháng 10

43
và tháng 11, là những tháng trời Sa Pa mù sƣơng. Trong một năm Sa Pa có
khoảng 137 ngày có sƣơng. Đặc biệt có những năm Sa Pa có tuyết rơi dày
12cm (tháng 11/1992 và tháng 12/2000). Nhìn chung ở Sa Pa thƣờng có gió
nhẹ thổi theo hƣớng Nam và Đông. Đặc biệt hàng năm vào cuối mùa xuân,
những cơn gió nóng từ Lai Châu, Bình Lƣ thổi sang làm tan sƣơng mù ở Sa
Pa, trả lại cho Sa Pa bầu trời trong xanh vào mùa hè. Về mùa hè, trong
khoảng từ tháng 4 - 8 là thời kỳ tiết trời ở Sa Pa mát mẻ, trong sáng, rất thích
hợp nghỉ ngơi an dƣỡng, leo núi, tham quan và tổ chức hội nghị. Với đặc
điểm khí hậu của mình, Sa Pa cũng đặc biệt thích hợp với ngƣời Châu Âu,
kể cả ở mùa đông giá lạnh.
Góp phần tạo nên nét duyên dáng, quyến rũ của Sa Pa không thể
không nói đến hệ thống sông ngòi nơi đây. Hệ thống suối chính, có lƣu
lƣợng nƣớc lớn ở khu vực Sa Pa là: suối Mƣờng Hoa Hồ, Ngòi Đum, Ngòi
Xam.
Suối Mƣờng Hoa Hồ chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, kéo dài
khoảng 40 km, từ Thác Bạc đến Mƣờng Bo. Đây là con suối lớn có lƣu vực
sông bắt nguồn từ các dòng chảy ở dãy Hoàng Liên Sơn xuống giữa thung
lũng sông và khá bằng phẳng. Hai bên bờ suối là các làng bản và hệ thống
ruộng trồng lúa nƣớc. Nƣớc suối mát lạnh và sạch, lòng suối rộng nhƣng khá
nhiều ghềnh thác, về mùa khô, nƣớc cạn. Về mùa mƣa lƣợng nƣớc chảy lại
khá lớn, thƣờng xuyên có lũ lụt nên không thể bơi thuyền vƣợt thác, chỉ có
thể vui chơi bằng các hình thức bắt cá, tắm suối và ngắm cảnh thác nƣớc đổ
xuống các khe nhƣ những dải lụa trắng vắt ngang lƣng trời.
Suối Ngòi Đum, suối Xam bắt nguồn từ thị trấn Sa Pa và khu vực
Pìn Hồ chảy theo hƣớng Đông Bắc. Do địa hình gập ghềnh nên hai suối này
có lòng rất dốc, nhiều ghềnh thác, hai vách dốc đứng hai bên nên rất khó

44
khăn trong việc đi lại, không thuận lợi cho du lịch ở mọi hình thức, song có
thể dùng trong sinh hoạt và trồng trọt. Tuy nhiên, hiện nay theo các kết quả
nghiên cứu của ngành địa chất thuỷ văn, ở một số nhánh suối nhỏ chảy từ thị
trấn Sa Pa xuống Ngòi Đum và Mƣờng Hoa Hồ chứa chất thải sinh hoạt, đã
có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ các chất hữu cơ.
Nƣớc ngầm ở Sa Pa tƣơng đối phong phú, tầng chứa nƣớc rộng, trữ
lƣợng lớn và ổn định lại nằm ở độ cao hơn thị trấn Sa Pa, rất thuận tiện cho
việc khai thác. Hiện nay, nƣớc sinh hoạt ở thị trấn Sa Pa cũng lấy tại nguồn
này. Bên cạnh đó, khu vực Sa Pa có nguồn nƣớc khoáng Tắc Cô rất có giá trị
đối với sức khoẻ con ngƣời. Du khách có thể uống, tắm, điều dƣỡng và chữa
bệnh nhờ nguồn nƣớc khoáng siêu sạch này.
Ngày nay, khi mức sống của con ngƣời càng đƣợc nâng cao thì du
lịch không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng các nhu cầu về nghỉ ngơi, tham quan
và giải trí. Một hình thức mới đã xuất hiện trong các hoạt động du lịch có
sức hấp dẫn lớn đối với du khách đó là việc du lịch trong các khu bảo tồn
thiên nhiên, việc tham quan trong thế giới thực vật sống động, hoà mình vào
cảnh sắc thiên nhiên hoang dã và thƣởng thức các sản vật trong tự nhiên
khiến cho con ngƣời thêm yêu đời, yêu cuộc sống hơn. Song không phải bất
cứ địa phƣơng nào có nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng có thể đƣa vào mục
đích du lịch. Để trở thành một địa điểm du lịch, các địa phƣơng phải đáp ứng
đầy đủ các chỉ tiêu sau:
* Các chỉ tiêu phục vụ mục đích tham quan du lịch:
- Thảm thực vật phải phong phú, độc đáo và điển hình.
- Có một số loài đặc trƣng của khu vực, loài quý hiếm trên thế giới
và trong nƣớc.
- Có số lƣợng loài phong phú nhƣ: thú, chim, bò sát, côn trùng, cá...

45
- Động thực vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, dễ quan sát bằng mắt
thƣờng, ống nhòm, hoặc nghe tiếng kêu, hót có thể chụp ảnh đƣợc.
- Có loài khai thác đƣợc phục vụ đặc sản khách du lịch.
* Các chỉ tiêu đối với du lịch - săn bắn và thể thao:
- Có quy định loài thú đƣợc săn bắn, đây là loài thù phổ biến không
ảnh hƣởng đến số lƣợng và quỹ gen.
- Có địa hình dễ vận động, xa khu dân cƣ.
- Diện tích săn bắn vƣợt xa tầm đạn.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho quý khách.
- Không dùng súng quân dụng và chất nổ nguy hiểm.
* Đối với khách du lịch nghiên cứu khoa học:
- Nơi có hệ thống thực vật phong phú và đa dạng.
- Nơi có tồn tại loài quý hiếm.
- Nơi có thể đi lại quan sát và chụp ảnh.
Qua quá trình khảo sát thực tế trên địa bàn nghiên cứu và qua các
kết quả nghiên cứu khoa học của Sở KHCN & MT tỉnh Lào Cai, chúng tôi
thấy rằng khu du lịch Sa Pa hoàn toàn đáp ứng đầy đủ các chỉ tiêu trên. Các
yếu tố vị trí địa lý, đất đai, khí hậu ở đây đã góp phần hình thành nên thảm
thực vật đa dạng với 38 kiểu khu rừng khác nhau. Kết quả điều tra về tài
nguyên rừng ở Sa Pa cho thấy:

Năm Diện tích đất lâm Diện tích đất có Tỷ lệ che phủ
nghiệp (ha) rừng (ha)
1973 54.800 26.984 39,7%

46
1983 54.800 9.654 14,2%
1993 54.779 15.273 22,4%

Nguồn: Sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Lào Cai.
Nhƣ vậy, tuy có sự đa dạng về kiểu rừng song sau 20 năm, mặc dù
đƣợc trồng mới và bảo vệ khá chặt chẽ, diện tích rừng ở huyện Sa Pa đã
giảm đi 17,3%, trong đó diện tích rừng nguyên sinh còn tồn tài không nhiều,
chủ yếu phân bố ở trên các đỉnh núi cao.
Sở dĩ rừng đƣợc đề cập nhiều trong phần nghiên cứu này bởi rừng là
môi trƣờng sinh sống ở các loài động thực vật - một trong những tiềm năng
của khu du lịch Sa Pa. Cho đến nay, có nhiều công trình nghiên cứu về động
thực vật ở Sa Pa. Song phần lớn các công trình nghiên cứu này mang tính
khu vực, do vậy, rất khó khăn trong việc phân định rõ ràng số lƣợng các loài
động thực vật tồn tại ở Sa Pa vì trong tự nhiên, môi trƣờng sống của chúng
không tuân thủ theo ranh giới hành chính. Với điều kiện địa hình vùng núi
cao, khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới nên quần thể động vật ở Sa Pa khá
phong phú về loại hình, có loại đặc trƣng không thấy hoặc ít gặp ở các khu
rừng khác, một số động thực vật quý hiếm đã đƣợc phát hiện mà tên tuổi của
chúng còn lƣu giữa gắn liền với địa danh Sa Pa. Kết quả điều tra khu hệ thú
trong khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên Sơn của Bộ Lâm nghiệp năm
1993 cho thấy Sa Pa có hệ động thực vật rừng phong phú, là nơi bảo tồn
nguồn gen quý giá. Về thực vật có 1195 loài, thuộc 154 họ, chiếm ít nhất 1/2
loại thực vật đã phát hiện ở miền Bắc Việt Nam (tính từ vĩ tuyến 17 trở ra).
Trong số loài thực vật thể hiện tính đặc thù cao, có tới 9 họ và 1 chi duy nhất
phân bố rất hẹp chỉ phát hiện thấy ở Sa Pa, ngoài ra chƣa thấy ở bất cứ nơi
nào trên đất nƣớc ta.

47
Hệ thực vật Sa Pa phong phú về dạng sống, bao gồm đầy đủ 5 nhóm
dạng sống chính, đặc trƣng cho thảm thực vật nhiệt đới và cận nhiệt đới
(trong đó có 784 loài thuộc ngành hạt kín). Sa Pa từ lâu là vùng đất nổi tiếng
với loại gỗ quý nhƣ Pơmu, thông tre, thông nàng, thiết sam, hoàng đan giả,
nghiến, trái lý... và nhiều loại dƣợc liệu quý (173 loài) nhƣ: đẳng sâm, hồng
tinh, hà thủ ô đỏ, táo mèo, tam thất, đỗ trọng, mộc hƣơng, xuyên khung,
bạch truật, hoàng liên, hoàng tinh, chân chim... và thảo quả, một loại dƣợc
liệu quý có giá trị xuất khẩu.
Thiên nhiên đã ƣu đãi cho Sa Pa các loại cây ăn quả đặc sản đào, lê,
táo, mận; các loại rau xanh, sạch; các loại rau gia vị mang hƣơng vị độc đáo
để lại dấu ấn khó quên trong những bữa ăn của du khách. Sa Pa còn là quê
hƣơng các loài hoa, cây cảnh, đặc biệt là hoa phong lan 4 mùa đua nở. Bên
cạnh đó, Sa Pa còn nổi tiếng bởi cảnh rừng mà khi nhắc đến tên đã thấy có
sức hấp dẫn kỳ lạ đối với du khách đó là rừng cảnh tiên, rừng rùng rình,
rừng rêu cảnh sắc trên tuyến đƣờng du lịch lên đỉnh Phan xi păng.
Có thể nói, hệ thực vật ở Sa Pa là một bảo tàng thiên nhiên kỳ thú,
trong đó còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn không chỉ là đối tƣợng quan tâm
tìm hiểu của khách du lịch mà còn là đối tƣợng nghiên cứu có giá trị về khoa
học và thực tiễn.
Về động vật, theo kết quả nghiên cứu đã công bố riêng về vùng bảo
tồn thiên nhiêu Phan xi păng, Sa Pa có số loài động vật chiếm 49,21% trong
tổng số 26 bộ, 88 họ, 442 loài động vật (thú, chim, bò sát) đã phát hiện ở
tỉnh Lào Cai. Trong đó có tới 60 loài chỉ có ở Sa Pa, 70 loài thú quý hiếm
đƣợc ghi trong sách đỏ Việt Nam, cần đƣợc bảo vệ, phục hồi và phát triển
nhƣ: loài sóc bay trâu, sóc bay đen trắng, cu li, khỉ độc, vƣợn đen, cày bay,
gấu ngựa, chó sói, hổ, phƣợng hoàng đất...

48
Với những điều kiện mà thiên nhiên ban tặng ấy, Sa Pa hoàn toàn có
thể đón khách du lịch đến thăm quan khu bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu
khoa học.
2.3.2- Tiềm năng du lịch nhân văn.
Nhƣ trên đã nói, tài nguyên du lịch nhân văn do con ngƣời tạo ra, vì
thế nói có những đặc điểm rất khác biệt với nguồn tài nguyên du lịch tự
nhiên. Nếu nhƣ sự đa dạng, phong phú của các tài nguyên du lịch tự nhiên
có thể thoả mãn những nhu cầu về thể chất, văn hoá tinh thần của du khách
thì tài nguyên du lịch nhân văn lại chủ yếu đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, nhận
thức nhiều hơn là để giải trí. Đối tƣợng của loại hình du lịch nhân văn
thƣờng là những du khách có trình độ hiểu biết và kiến thức nhất định về
một ngành khoa học nào đó (không loại trừ những ngƣời đến vì nhiều mục
đích khác nhau). Phần lớn là các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau
chính vì vậy mà yếu tố thời gian, thời tiết, ít ảnh hƣởng tới các hành trình du
lịch kiểu này.
Có thể nói từ rất xa xƣa, con ngƣời đã đặt chân lên mảnh đất Sa Pa
để khám phá và tạo dựng cuộc sống. Thành quả lao động hay những tinh hoa
văn hoá của họ để lại đã làm nên nhiều công trình có giá trị về văn hoá, nghệ
thuật, kiến trúc và khảo cổ học...
Các công trình có giá trị cùng hoà nhập trong cảnh sắc thiên nhiên
hùng vĩ của Sa Pa đã làm cho địa phƣơng này trở thành một địa điểm du lịch
hấp dẫn, nổi tiếng không chỉ của tỉnh Lào Cai, các tỉnh phía Bắc mà còn nổi
tiếng khắp cả nƣớc. Tựu chung lại, tiềm năng du lịch nhân văn Sa Pa tập
trung ở các loại hình sau:
- Loại hình di tích văn hoá khảo cổ:

49
Nói đến loại hình này phải kể đến bãi đá có khắc văn tự cổ ở xã Hầu
Thào, Sa Pa. Khách du lịch đến thăm bãi đá cổ theo tuyến đƣờng Sa Pa -
Lao Chải - Tả Van.
Từ thị trấn Sa Pa, du khách có thể đến khu bãi đá cổ bằng nhiều cách
nhƣ đi bộ, đi xe ô tô hoặc xe máy chở thuê. Nói chung, đƣờng đi nhỏ hẹp,
nhiều đoạn gấp khúc nên rất khó đi và nguy hiểm cho ô tô và xe máy nếu
ngƣời lái không thông thạo đƣờng. Theo tài liệu khảo sát, bãi đá cổ nằm
cách UBND xã Hầu Thào khoảng 600m về phía Đông Nam. Quy mô bãi đá
không lớn, kéo dài khoảng 200m. Trên bề mặt địa hình nghiêng thoải theo
sƣờn núi, có khoảng 204 tảng đó có kích thƣớc và hình dạng khác nhau.
Trên các tảng đá này có ghi lại các dấu vết của một nền văn hoá xa xƣa nhƣ
các văn tự cổ (tồn tại dƣới dạng các ký tự cổ) hay những bức hoạ có hình thù
khác nhau. Nội dung các ký tự đó đƣợc thể hiện nhƣ bản hoạch định kế
hoạch của các tù trƣởng, các già làng trƣớc đây hoặc những hình dạng mô tả
về một trận đánh. Trên các tảng đá đó cũng ghi những hoạ tiết về hình
ngƣời, hình thú. Các đƣờng nét khắc hoạ trên mang dáng vẻ sơ khai, rất tự
nhiên và phóng khoáng. Đời này qua đời khác, cƣ dân địa phƣơng vẫn
truyền tụng cho nhau những truyền thuyết về bãi đá khắc cổ này. Tuy nhiên,
cho đến nay, bãi đá khắc cổ này vẫn còn là một câu hỏi lớn đối với các nhà
khoa học Việt Nam và thế giới về chủ nhân đích thực của chúng và việc giải
mã về nội dung các ký tự cổ trên đá vẫn chƣa đi đến thống nhất chung. Mặc
dù vậy, di chỉ khảo cổ này đã đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích văn hoá và
đang tiếp tục đƣợc nghiên cứu đề nghị Hội đồng di sản thế giới (WHO) công
nhận là di sản thế giới.
- Các loại di sản văn hoá nghệ thuật:

50
Gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của thị trấn Sa Pa là các
di tích văn hoá nghệ thuật. Ở Sa Pa có khá nhiều các di tích văn hoá nghệ
thuật, trong số đó không thể không nhắc đến cây cầu Mây. Trƣớc đây, để có
thể đi lại qua suối Mƣờng Hoa Hồ vào mùa mƣa lũ, nhân dân đã làm những
chiếc cầu treo đƣợc bện bằng những cây mây già lấy trong rừng. Về sau khi
du lịch phát triển, cây cầu Mây đã trở thành địa chỉ du lịch văn hoá của du
khách khắp mọi nơi khi đến Sa Pa. Có thời gian cây cầu do không đƣợc
thƣờng xuyên bảo dƣỡng đã hỏng. Thay vào đó, chính quyền huyện Sa Pa đã
làm cây cầu bằng bê tông cốt thép phục vụ việc đi lại cho cƣ dân địa
phƣơng. Mặc dù vậy, tên và ký ức về chiếc cầu mây vẫn còn in đậm trong
tiềm thức của con ngƣời. Do đó vào đầu năm 2000, UBND xã Tả Van - địa
phƣơng có cây cầu Mây đã cho làm mới chiếc cầu Mây bắc song song gần
kề chiếc cầu bê tông cốt thép với mục dịch phục vụ nhu cầu tham quan của
du khách đặc biệt du khách nƣớc ngoài.
Bên cạnh chiếc cầu Mây, Sa Pa còn khá nhiều các di tích kiến trúc
mang dấu ấn lịch sử và văn hoá nhƣ:
- Nhà thờ Sa Pa với tháp chuông bằng đá, đƣợc ngƣời Pháp (cha cố
Savina) xây dựng vào năm 1905, ở ngay trung tâm thị trấn. Từ lâu, nhà thờ
đã trở thành biểu tƣợng để nhận biết về Sa Pa trong nhiều bức ảnh. Hình ảnh
đó nhƣ gợi nhớ, gợi sự tƣởng tƣợng của du khách đã từng hoặc chƣa từng
đến Sa Pa hình dung về một vùng đất qua những bức ảnh chụp về nó. Trong
chiến tranh, nhà thờ Sa Pa đã bị tàn phá nặng nề, đến năm 1994 đã đƣợc tu
sửa lại. Hiện nay, các buổi giảng đạo cho các con chiên của Cha xứ vẫn
đƣợc cử hành theo nghi thức trọng thể tại nhà thờ này.
Bên cạnh nhà thờ là hệ thống các biệt thự từ thời Pháp thuộc tồn tại
đến ngày nay. Trạm Vật lý địa cầu ở Sa Pa cũng đƣợc xây dựng từ thời Pháp

51
thuộc trên một đỉnh núi khá bằng phẳng và rộng ở về phía Tây Bắc thị trấn,
với chức năng ghi lại những giao động địa chấn, các biến đổi từ trƣờng; Dự
báo nhiều thông tin quan trọng về địa vật lý cho Nhà nƣớc và địa phƣơng.
- Trạm thuỷ điện Sa Pa (hiện nay đã ngừng hoạt động) đƣợc xây
dựng trên cửa một nhánh suối đƣợc bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn. Đây
có thể coi là nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở Việt Nam.
- Các đối tƣợng du lịch gắn với tài liệu dân tộc học:
Định hƣớng chính cho hoạt động du lịch ở Sa Pa là du lịch văn hoá
dân tộc. Điều này đã đƣợc xác định rõ trong chiến lƣợc phát triển du lịch Sa
Pa của tỉnh Lào Cai và của huyện Sa Pa. Nhƣ trên đã nêu, Sa Pa là một
huyện miền núi của tỉnh Lào Cai, là địa bàn sinh sống của 6 dân tộc, chủ yếu
là H'mông, Dao, Kinh, Giáy, Tày, Phù lá (Xá phó)... trong đó ngƣời H'mông,
Dao là những cƣ dân có số lƣợng đông nhất. Mỗi một dân tộc đều có những
điều kiện sinh sống, những nếp văn hoá với phong tục tập quán, các phƣơng
thức sản xuất... mang những sắc thái riêng biệt trên một địa bàn cƣ trú nhất
định. Những nét đặc trƣng văn hoá ấy là các tập quán về cƣ trú, về tổ chức
xã hội, cộng đồng, làng bản, về thói quen sinh hoạt trong lao động sản xuất,
trong các lễ hội, ma chay, cƣới xin, ăn uống, trang phục, về các kiến trúc nhà
ở truyền thống...
Nhìn tổng thể, văn hoá Sa Pa là sự tổng hoà của các sắc thái văn hoá
các dân tộc nơi đây. Song trong sự tổng hoà đó lại có những nét nổi trội, cá
biệt các sắc thái văn hoá ngƣời H'mông, Dao đỏ. Vì vậy, khi đến với Sa Pa,
du khách vừa thấy đƣợc sự đa dạng, phong phú của văn hoá các dân tộc
vùng cao vừa thấy đƣợc sự độc đáo, đặc sắc vốn đã trở thành biểu trƣng văn
hoá của cả vùng đất mà mỗi khi nhắc đến Sa Pa ngƣời ta không thể không
nói về nó.

52
"Chợ tình" Sa Pa là một loại hình nhƣ vậy. "Chợ tình" cái tên nghe
thật hấp dẫn, khêu gợi, nhƣng thực chất của "chợ tình" là gì. Có nhiều ý kiến
khác nhau song trên thực tế thấy rằng, cũng nhƣ tất cả các chợ của ngƣời
vùng cao, "chợ tình" Sa Pa mang đúng bản sắc truyền thống của nó vừa là
nơi để trao đổi hàng hoá, vừa là nơi giao lƣu gặp gỡ, gửi gắm tình cảm của
con ngƣời, là dịp để các chàng trai, cô gái chƣa vợ chƣa chồng tìm hiểu nhau
để xây dựng hạnh phúc lứa đôi. Tên gọi của nó và những gì diễn ra ở chợ
cũng đủ làm cho du khách cảm thấy hài lòng về chuyến đi nghỉ cuối tuần
của mình. Bất cứ ai đã một lần hoà mình vào dòng ngƣời du lịch đến với
"chợ tình" Sa Pa chiều thứ bảy và ở đó hết ngày chủ nhật chắc phải thừa
nhận rằng, tên gọi “chợ tình” không hoàn toàn đúng. Phải nói rằng, đây thực
sự là một phiên chợ mang đầy đủ ý nghĩa của một phiên chợ vùng cao với
các cơ sở dịch vụ phục vụ mọi nhu cầu thiết yếu trong đời sống của đồng
bào các dân tộc nơi đây, phục vụ cho nhu cầu tìm mua các sản vật địa
phƣơng của du khách. Mặc dù vậy, tên gọi đó cũng không hoàn toàn sai bởi
phiên chợ thực sự là nơi gặp gỡ của tình yêu, là dịp để các chàng trai cô gái
ngƣời dân tộc H'mông, Dao... (chủ yếu là ngƣời Dao) trao đổi tâm tình và
kết bạn.
Cũng thật dễ hiểu, ở Sa Pa cũng nhƣ các vùng cao khác, các bản làng
của nhiều dân tộc nhất là ngƣời H'mông và ngƣời Dao (ngƣời Dao thƣờng ở
thấp hơn ngƣời H'mông) nhƣng thƣờng cheo leo trên đỉnh núi hoặc ẩn mình
ven rừng. Nhiều bản làng thậm chí chỉ gồm vài nóc nhà. Cuộc sống và công
việc thƣờng ngày của ngƣời dân tộc bó hẹp trong môi trƣờng khép kín, ít có
điều kiện để gặp gỡ, giao lƣu, trao đổi tình cảm. Vì thế phiên chợ vùng cao
bên cạnh mục đích trao đổi hàng hoá còn nhằm thoả mãn nhu cầu nắm bắt
thông tin và gửi gắm tình cảm cho nhau, nhất là tầng lớp thanh niên. Họ đến
chợ từ chiều thứ bẩy, trong bộ trang phục đẹp nhất của mình. Vẻ rực rỡ của

53
dải hoa văn trên trang phục của các cô gái H'mông, Dao đỏ từ mọi ngả
đƣờng đến chợ càng tăng thêm vẻ đẹp của núi rừng Sa Pa, của con ngƣời Sa
Pa. Các chàng trai H'mông, Dao trên tay cầm cây sáo, chiếc khèn môi hay
đeo trên vai chiếc khèn truyền thống của dân tộc mình cũng hăm hở đến chợ
từ sớm. Họ đến chợ không phải để mua hàng mà để tìm bạn.
Phiên chợ Sa Pa mà ngƣời ta quen gọi là "chợ tình" ấy thực sự là
ngày hội của đồng bào các dân tộc nơi đây, đã gieo vào lòng những du
khách đến tham quan một ấn tƣợng khó phai mờ.
Mỗi lần đến với Sa Pa, cũng là dịp để du khách đƣợc ngắm nhìn
những thửa ruộng bậc thang nối tiếp nhau chạy quanh các sƣờn đồi, sƣờn
núi. Qua hệ thống ruộng bậc thang, du khách có thể tìm hiểu về tri thức của
ngƣời dân bản địa qua cách họ ứng xử với thiên nhiên để lao động, sản xuất
và xây dựng cuộc sống, tìm hiểu về kinh nghiệm canh tác nông nghiệp trên
điều kiện đất dốc của các cƣ dân nơi đây. Có thể nói, con ngƣời nơi đây đã
thực sự hoà mình vào thiên nhiên, gắn bó mật thiết với thiên nhiên và làm
nên những điều kỳ diệu của cuộc sống cũng chính từ sự hiểu biết về thiên
nhiên xung quanh mình. Nhiều học giả, những ngƣời đã từng đặt chân đến
nhiều vùng núi cao trong nƣớc cũng nhƣ trên thế giới cũng phải thừa nhận
rằng: không ở đâu ruộng bậc thang lại đẹp và điển hình nhƣ ở Sa Pa.
Đến với Sa Pa, du khách còn có thể tiến hành các hành trình ngắn
trong ngày hoặc một vài ngày xuống các bản của ngƣời Dao, ngƣời H'mông.
Ở đây, khách du lịch có thể tiếp xúc trực tiếp với đồng bào dân tộc ngay
trong nhà của họ, có thể quan sát và tham gia vào những sinh hoạt đời
thƣờng của họ, có thể tìm hiểu về các nghề dệt vải, thổ cẩm, thêu thùa... hoa
văn, cách làm các vòng trang sức hay việc chế tạo ra các công cụ lao động
sản xuất ... Đặc biệt, vào mùa lễ hội, du khách sẽ đƣợc chứng kiến nhiều lễ

54
hội cổ truyền với nhiều lễ thức, phong tục độc đáo của các dân tộc ở Sa Pa.
Điển hình là lễ hội Roóng Poọc của ngƣời Giáy, hội Gàu Tào của ngƣời
H'mông, lễ tết nhảy của ngƣời Dao đỏ hay lễ hội của ngƣời Xá phó...
Trong lễ hội, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật dân
gian, diễn xƣớng dân gian, văn học dân gian... đƣợc trình làng. Du khách có
thể thấy đƣợc diện mạo văn hoá truyền thống của các dân tộc qua các lễ hội
đó.
Với những tiềm năng du lịch phong phú và đa dạng trên, Sa Pa hoàn
toàn có đủ mọi điều kiện để phát triển các loại hình du lịch, xứng đáng trở
thành địa điểm du lịch nghỉ mát nổi tiếng ở trong và ngoài nƣớc.
2.3.3- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Cơ sở hạ tầng nói chung đóng vai trò đặc biệt trong việc đẩy mạnh
du lịch. Từ năm 1903, Thực dân Pháp trong chiến lƣợc khai thác thuộc địa,
đã tiến hành khai thác du lịch Sa Pa, bắt đầu việc khởi công xây dựng nhà
nghỉ đầu tiên và liên tục sau đó xây dựng hàng trăm biệt thự, nhà nghỉ, xây
dựng hệ thống giao thông, điện, nƣớc sinh hoạt và các công trình kiến trúc
khác. Hàng chục năm sau, do chiến tranh, hầu hết các công trình kiến trúc,
các cơ sở vật chất kỹ thuật đã bị phá huỷ nặng nề và hoạt động du lịch của
Sa Pa phải ngừng trệ. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ khi tỉnh Lào
Cai đƣợc tái lập, chính quyền địa phƣơng có cách nhìn nhận mới, đánh giá
lại tiềm năng và tài nguyên du lịch của Sa Pa, coi du lịch Sa Pa là những thế
mạnh kinh tế của huyện và của tỉnh, nên đã ƣu tiên đầu tƣ về cơ sở hạ tầng
nhằm tạo điều kiện và khả năng khai thác lợi thế phát triển du lịch. Chính
quyền địa phƣơng đã hết sức cố gắng đầu tƣ nhiều mặt xây dựng hệ thống
đƣờng giao thông, lƣới điện quốc gia, hệ thống nhà nghỉ, cơ sở y tế và hệ
thống các cửa hàng thƣơng nghiệp. Đây có thể xem là một thành tích lớn của

55
chính quyền nhân dân huyện Sa Pa nhằm nhanh chóng xây dựng thị trấn Sa
Pa nói riêng, huyện Sa Pa nói chung thành điểm du lịch với đầy đủ cơ sở vật
chất để khai thác tốt nhất những tiềm năng du lịch sẵn có và bảo vệ môi
trƣờng tự nhiên, phát triển nguồn nhân lực một cách bền vững.
- Giao thông:
Từ Hà Nội, du khách có thể đến Sa Pa theo hai cách, bằng đƣờng ô
tô và đƣờng sắt (Hà Nội - Lào Cai) và sau đó đi ô tô từ Lào Cai lên Sa Pa.
Về khoảng cách đƣờng bộ, Sa Pa nằm cách Hà Nội 359 km về phía Tây Bắc.
Tuyến giao thông chính là quốc lộ số 3 (Lào Cai - Sa Pa) dài 35km. Nếu đi
bằng ô tô, từ Hà Nội du khách sẽ mất khoảng 15 đến 17 giờ để đến thị trấn
Sa Pa. Nhìn chung, các tuyến đƣờng quốc lộ hiện nay đều đƣợc Nhà nƣớc
đầu tƣ nâng cấp nên giao thông đi lại giữa các tỉnh trong nƣớc trở nên khá
thuận lợi. Đặc biệt, Quốc lộ 4D từ Lào Cai đi Sa Pa đƣợc nâng cấp trải nhựa
và mở rộng những đoạn hẹp, giảm cua và độ dốc. Từ Sa Pa, du khách có thể
đi du lịch bằng ô tô tuyến Sa Pa - Bình Lƣ, Sa Pa - Lào Cai và Sa Pa - Thanh
Kim. Việc mở mang và nâng cấp hệ thống giao thông đƣờng bộ đã tạo thuận
lợi cho việc đi lại của ngƣời dân nơi đây cũng nhƣ của du khách, góp phần
thu hút số lƣợng khách du lịch đến Sa Pa ngày một đông hơn. Mặt khác, khi
giao thông trở nên thuận tiện, đã tạo điều kiện phát triển quan hệ buôn bán,
trao đổi, thông thƣơng hàng hoá giữa Sa Pa và các vùng khác lên một bƣớc
mới. Hàng hoá đến Sa Pa thậm chí đến tận các thôn bản đƣợc nhiều hơn, rẻ
hơn. Nhiều "kiốt" bán hàng đƣợc dựng lên khiến ngƣời dân có thể tiếp cận,
mua bán những đồ dùng thiết yếu mà không phải đi xa hàng chục cây số và
phải đợi đến cuối tuần mới đi đƣợc. Mặt khác, sản phẩm do ngƣời dân làm
ra cũng dễ vận chuyển và tiêu thụ hơn. Cùng với nó, hệ thống đƣờng giao
thông trong huyện và các tuyến du lịch cũng đƣợc quan tâm đầu tƣ phát

56
triển. Các tuyến tham quan thắng cảnh quan trọng và các đƣờng liên xã,
đƣờng nối thị trấn Sa Pa với trung tâm các xã, đƣờng cấp huyện nhƣ Sa Pa -
Tả Phìn, Sa Pa - Bản Dền, Sa Pa - San Sả hồ... đã đƣợc trải nhựa. Nhiều lối
đi trong các khu tham quan hay thắng cảnh cũng đƣợc bê tông hoá nhƣ lối đi
vãn cảnh Hàm Rồng, đƣờng đến thuỷ điện Cát Cát...
Đối với các khu vực du lịch sinh thái - văn hoá trọng điểm nằm trong
khu vực dân cƣ hoặc trong khu bảo tồn thiên nhiên, chủ trƣơng của chính
quyền huyện là xác định số các tuyến chính, tuyến phụ; đƣờng đi, đƣờng về,
tiến hành làm đƣờng đi lại thuận lợi hơn theo đúng ý nghĩa sinh thái không
để ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng tự nhiên (đƣờng đi bộ trong vùng không
rộng quá 1m, không làm bê tông hoặc trải nhựa).
Bên cạnh sự đầu tƣ của Nhà nƣớc nâng cấp tuyến đƣờng Lào Cai -
Sa Pa (Quốc lộ 4D), chính quyền huyện cũng xác định trong 5 năm tới sẽ
hoàn thành việc nâng cấp (trải nhựa hoặc bê tông) tất cả các đƣờng trục ô tô
nội huyện hiện có, đảm bảo an toàn và thuận tiện cho khách du lịch tiếp cận
tốt các điểm, các tuyến du lịch nói trên.
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc là nhu cầu không thể thiếu của bất kỳ một địa
phƣơng nào, nhất là một huyện có tiềm năng về kinh tế du lịch nhƣ Sa Pa.
Vì thế, tỉnh Lào Cai cũng nhƣ huyện Sa Pa đã rất quan tâm phát triển hệ
thống thông tin liên lạc tại huyện. Cho đến nay, Sa Pa đã có trạm phát sóng
viba, có bƣu điện thị trấn. Hệ thống liên lạc bằng điện thoại đã phổ biến ở
khắp thị trấn và trung tâm các xã trong huyện. Tại các nhà nghỉ, khách sạn,
du khách có thể liên lạc tới bất kỳ nơi nào ở trong nƣớc cũng nhƣ trên thế
giới bằng điện thoại đƣờng dài, điện thoại di động, máy nhắn tin. Thậm chí
còn có thể chuyển các báo cáo nhanh theo máy Fax. Để khuyến khích phát

57
triển du lịch, chính quyền huyện Sa Pa tiếp tục cho mở rộng hệ thống thông
tin viễn thông và phủ sóng phát thanh, truyền hình đến tất cả các xã, các
tuyến, các điểm du lịch trong huyện.
- Hệ thống cung cấp điện, nƣớc phục vụ khu du lịch:
Hiện nay, mạng lƣới điện quốc gia với đƣờng dây dẫn 35 KV và
nhiều trạm biến áp có thể cung cấp thoả mãn nhu cầu sử dụng điện cho du
khách tại thị trấn, bao gồm:
- Nhu cầu điện chiếu sáng trong các khách sạn, nhà nghỉ.
- Nhu cầu điện cho các thiết bị máy móc trong nhà nghỉ, khách sạn.
- Nhu cầu điện cho văn hoá, thể thao.
- Nhu cầu điện chiếu sáng đƣờng phố.
- Nhu cầu điện cho các dịch vụ khác.
Trƣớc thực tế số lƣợng khách du lịch đến Sa Pa ngày một nhiều dẫn
đến việc gia tăng các nhà nghỉ, khách sạn tại khu vực thị trấn, nhu cầu sử
dụng điện ngày càng tăng. Do vậy, chính quyền huyện tiếp tục cho xây dựng
hệ thống điện lƣới quốc gia từ trung tâm huyện xuống các xã Bản Hồ, Thanh
Phú, Sa Pa, đồng thời cho xây dựng các trạm thuỷ điện nhỏ từ 5 - 10 đến 200
KV ở những xã còn lại. Chính quyền địa phƣơng cũng khuyến khích các gia
đình ở các thôn bản có hoạt động kinh doanh du lịch mở rộng hệ thống thuỷ
điện cực nhỏ, có thể chạy bằng sức nƣớc, sức gió, năng lƣợng mặt trời (nơi
có điều kiện ổn định) tạo ra năng lƣợng sạch phù hợp với du lịch sinh thái.
Hiện nay, huyện Sa Pa đang tiến hành làm hồ để phục vụ xây dựng
thuỷ điện ở Chun Lĩnh và có định hƣớng kết hợp với kinh doanh du lịch khi
hồ đƣợc hình thành.

58
- Về hệ thống cấp thoát nƣớc: Ở Sa Pa hiện nay vấn đề nƣớc sinh
hoạt còn gặp nhiều bất cập. Hệ thống cung cấp nƣớc sinh hoạt và thoát nƣớc
ở Sa Pa chƣa hoàn chỉnh. Qua kết quả khảo sát của Sở Khoa học Công nghệ
và Môi trƣờng tỉnh Lào Cai thấy rằng, hiện tại, Sa Pa đang sử dụng nhiều
nguồn nƣớc khác nhau.
+ Hệ thống nƣớc do ngƣời Pháp xây dựng với đƣờng ống dẫn chính
đã bị vỡ, nhiều nơi hiện chỉ đủ cung cấp cho 1/4 nhu cầu nƣớc sinh hoạt ở
thị trấn Sa Pa.
+ Hệ thống do UNICEF tài trợ xây dựng 1992 - 1993 gồm nhiều bể
chứa và vòi nƣớc tự chảy cho các cụm dân cƣ, sau 2 năm hoạt động, phần
lớn các bể chứa nƣớc và vòi tự chảy đã mất nƣớc, hệ thống đƣờng ống bị
hỏng nặng do mở rộng mặt đƣờng số 4 từ Sa Pa đi Bình Lƣ.
+ Hệ thống nƣớc tự chảy do nhân dân tự tạo, lấy nƣớc từ các núi đá
vôi ở đỉnh Hàm Rồng. Hệ thống này không ổn định bởi bị phụ thuộc theo
mùa và dễ bị ô nhiễm. Hiện nay có một số khách sạn và một nửa số hộ ở Sa
Pa sử dụng nguồn nƣớc này.
+ Sử dụng nƣớc mƣa, nƣớc giếng đào trong lớp vỏ phong hoá
granitoit và đá phiến. Nguồn nƣớc này chủ yếu dành cho các hộ sống riêng
lẻ trên các dải đồi phía Bắc do không có điều khiện sử dụng các hệ thống
nƣớc nêu trên. Những cƣ dân ở đây thƣờng tiến hành xây bể nƣớc chứa nƣớc
mƣa và đào giếng để lấy nƣớc sinh hoạt.
Về hệ thống thoát nƣớc của thị trấn: Do đặc điểm địa hình nên nƣớc
thải từ Sa Pa chảy xuống các vùng thấp hơn dọc thung lũng Mƣờng Hoa và
Ngòi Đum. Đây có thể là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nƣớc mặt ở các
vùng này. Mặt khác, do cấu trúc mặt bằng thị trấn Sa Pa chủ yếu là các đá
Cacbonat với nhiều hệ thống hang động Castơ vì vậy nƣớc thải một phần sẽ

59
làm ô nhiễm nguồn nƣớc ngầm. Tuy nhiên, do sử dụng nguồn nƣớc tự chảy
nên nƣớc thải từ sinh hoạt đƣợc hoà loãng và một phần tự đƣợc làm sạch.
Nhìn chung, chất lƣợng nƣớc sinh hoạt ở Sa Pa đảm bảo các chỉ tiêu
của viện vệ sinh dịch tễ quy định, song thị trấn cũng nhƣ toàn huyện Sa Pa
vẫn gặp những khó khăn do thiếu nƣớc sinh hoạt vào mùa khô thời gian
khoảng tháng 2. Điều này đặc biệt ảnh hƣởng đến chất lƣợng phục vụ kinh
doanh du lịch trong các nhà hàng, khách sạn ở thị trấn đòi hỏi chính quyền
huyện sớm có giải pháp cụ thể để có đủ cơ sở phát triển du lịch Sa Pa.
- Hệ thống khách sạn, nhà nghỉ tại khu du lịch Sa Pa:
Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành du lịch ở Sa Pa,
mà yếu tố then chốt là sự tăng nhanh số lƣợng khách du lịch đến, đã thúc
đẩy đầu tƣ, kéo theo sự bùng nổ của các khách sạn, nhà hàng, các cơ sở dịch
vụ, hạ tầng kỹ thuật, xã hội. Kết quả là bộ mặt của thị trấn, chỉ trong vòng
vài năm, đã đổi thay một cách nhanh chóng. Tính từ thời điểm năm 1990, cả
huyện chỉ có 1 nhà nghỉ duy nhất của Nhà nƣớc mở cửa đón khách thì đến
thời điểm tháng 9/1997, ở Sa Pa đã có tới 40 nhà nghỉ, khách sạn đăng ký
kinh doanh tại Chi cục thuế Sa Pa. Và cho đến nay, toàn huyện đã có 63
khách sạn lớn nhỏ. Trong đó nhà nghỉ của tƣ nhân phát triển vƣợt bậc về số
lƣợng, từ 29 nhà nghỉ năm 1994 lên 50 nhà nghỉ năm 2001. Từ năm 1994
đến 2001, số nhà nghỉ thuộc diện quản lý trực tiếp của Nhà nƣớc vẫn dừng
lại ở con số 13 khách sạn.

Bảng: Hệ thống nhà nghỉ khách sạn tại Sa Pa tính đến tháng
9/1997.

60
STT QUYỀN SỞ TÊN NHÀ NGHỈ KHÁCH SỐ
HỮU SẠN PHÒNG

1. Nhà nƣớc Khách sạn Ngân hàng 11

2. - nt - Khách sạn Giao thông 10

3. - nt - Khách sạn Bƣu điện 11

4. - nt - Khách sạn Công đoàn 30

5. - nt - Khách sạn Ban Tài chính 24

6. - nt - Khách sạn Nông lâm 14

7. - nt - Khách sạn Phan xi păng 28

8. - nt - Khách sạn Hàm Rồng 25

9. - nt - Khách sạn Thƣơng nghiệp 8

10. - nt - Khách sạn Ngân hàng đầu tƣ 11

11. - nt - Khách sạn Bƣu chính Viễn thông 17

12. - nt - Nhà nghỉ UBND huyện 20

13. - nt - Khách sạn Victoria 77

14. Tƣ nhân Khách sạn Thanh Sơn 12

15. - nt - Khách sạn Thanh Ngọc 3

16. - nt - Khách sạn Việt Hùng 8

17. - nt - Khách sạn Kiều Trinh 5

18. - nt - Khách sạn Thanh Khanh 2

19. - nt - Khách sạn Hiền Lƣơng 8

61
20. - nt - Khách sạn Tre Xanh 14

21. - nt - Khách sạn Phƣơng Dung 8

22. - nt - Khách sạn Đặng Trung 7

23. - nt - Khách sạn Sinh viên 2

24. - nt - Khách sạn Thanh Tâm 3

25. - nt - Khách sạn Hoa Hồng 7

26. - nt - Khách sạn Anh Đào 4

27. - nt - Khách sạn Bình Minh 4

28. - nt - Khách sạn Cỏ May 4

29. - nt - Khách sạn Cát Cát 4

30. - nt - Khách sạn Phƣơng Nam 5

31. - nt - Khách sạn Phƣơng Bắc 4

32. - nt - Khách sạn Minh Hồng 4

33. - nt - Khách sạn Sơn Hà 5

34. - nt - Khách sạn Cầu Mây 7

35. - nt - Khách sạn Thanh Bình 7

36. - nt - Khách sạn Đồi Thông 2

37. - nt - Khách sạn Mây Mây 6

38. - nt - Khách sạn Quỳnh Mai 10

39. - nt - Khách sạn Đào Nguyên 4

40. - nt - Khách sạn La Sa 5

62
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2001.
Sự tập trung lợi nhuận thu đƣợc trên địa bàn thị trấn và sự gia tăng
nhanh chóng của lƣợng khách tới Sa Pa dƣờng nhƣ đã tạo nên một viễn cảnh
đầy hứa hẹn đối với các nhà đầu tƣ. Không chỉ những ngƣời địa phƣơng, các
cơ quan nhà nƣớc mà cả những nhà kinh doanh tƣ nhân, từ các địa phƣơng
khác đã đổ xô về Sa Pa đầu tƣ xây dựng khách sạn, nhà nghỉ hay các dịch vụ
phục vụ du lịch. Từ đó dẫn đến tình trạng cung vƣợt quá cầu trong lĩnh vực
kinh doanh nhà nghỉ khách sạn. Qua quá trình khảo sát thực tế khi điền dã
tại địa bàn, chúng tôi thấy rằng, do tính chất mùa vụ du lịch tại Sa Pa, không
phải lúc nào số lƣợng du khách cũng nhiều nhƣ nhau. Khách du lịch đến Sa
Pa tập trung cao điểm vào các tháng từ tháng 4 đến tháng 10. Các tháng còn
lại trong năm lƣợng khách có giảm đi. ( xem phụ lục số 7).
Lƣợng khách tăng, giảm có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu suất sử
dụng phòng nghỉ tại các khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện Sa Pa. Qua
số liệu điều tra thực tế có so sánh đối chiếu với số liệu thu thập của Viện
nghiên cứu du lịch về công suất sử dụng phòng khách sạn trên địa bàn huyện
Sa Pa từ năm 1994 đến năm 1998 cho thấy chƣa có thời điểm nào số khách
du lịch đến Sa Pa sử dụng hết 100% số phòng nghỉ tại các khách sạn có ở Sa
Pa. Con số cao nhất trong các năm về công suất sử dụng phòng nghỉ tại
khách sạn chỉ đạt đến 98,8% vào thời điểm tháng 5/1994 và cứ nhƣ thế giảm
dần trong các năm tiếp theo do mức độ xây dựng nhà nghỉ, khách sạn lên
cao hơn với lƣợng khách đến du lịch ở Sa Pa. Trung bình trong các năm vào
mùa hè hiệu suất buồng phòng đạt 80%, nhƣng tới mùa đông chỉ đạt dƣới
10%.
Thí dụ: Tháng 7/1995: 93,7%
Tháng 6/1996: 64,9%

63
Tháng 5/1997: 65,3%
Tháng 5/1998: 62,1%
(xem phụ lục số 8)
Nhìn chung ngoại trừ khách sạn Victoria với 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài đạt tiêu chuẩn quốc tế, khách sạn 3 sao, chủ yếu phục vụ những khách
du lịch giàu có thì các nhà nghỉ, khách sạn ở Sa Pa vẫn ở tình trạng có chất
lƣợng thấp, cơ sở vật chất nghèo nàn, chỉ có thể đáp ứng đƣợc các nhu cầu
ăn nghỉ của khách du lịch bình dân hoặc có chút khá giả về kinh tế.

Để quản lý hoạt động kinh doanh khách sạn nhà nghỉ, đồng thời để
nắm đƣợc số lƣợng khách du lịch đến Sa Pa, UBND huyện đã thực hiện quy
chế chung về giá thuê phòng ở của các khách sạn nhƣ sau:

Loại phòng Mùa hè Mùa đông


A 140.000đ 80.000đ
B 120.000đ 60.000đ
C 100.000đ 50.000đ
Nguồn: Phòng TDTT và Du lịch Sa Pa
- Mạng lƣới cửa hàng thƣơng nghiệp:
Những lợi ích mà du lịch đem lại cho thị trấn Sa Pa và những cƣ dân
của nó phần nào đƣợc thể hiện ở mạng lƣới cửa hàng kinh doanh các sản
phẩm du lịch hay gọi tắt là thƣơng nghiệp nơi đây. Có thể nói, từ khi du lịch
phát triển trở lại, cuộc sống của Sa Pa trở nên sôi động hơn. Hoà nhập với
quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội của đất nƣớc,
hàng hoá ở Sa Pa đã trở nên phong phú hơn. Do điều kiện cả khách quan và
chủ quan yếu tố cung cầu đƣợc cải thiện mà các hàng hoá từ nơi khác tới thị
trấn Sa Pa đƣợc dễ dàng hơn và rẻ hơn nhiều lần so với trƣớc kia.

64
Hệ thống cửa hàng thƣơng nghiệp ở Sa Pa chủ yếu bán các mặt hàng
đặc sản của địa phƣơng nhƣ dƣợc liệu, hàng thổ cẩm, các loại lâm thổ sản,
các cửa hàng ăn uống thịt thú rừng. Nhìn chung chất lƣợng phục vụ tại các
cửa hàng còn yếu, quy mô kinh doanh lại nhỏ và nghèo nàn về chủng loại.
Hệ thống các cửa hàng thƣơng nghiệp ở đây vẫn mang đậm nét đặc trƣng
của mạng lƣới thƣơng nghiệp địa phƣơng là phục vụ nhân dân địa phƣơng là
chính.
Yếu tố thu hút sức mua từ phía khách du lịch phần nào đã xuất hiện
nhƣng mới chỉ ở giai đoạn manh nha tự phát chƣa phát triển thành hệ thống.
Theo số lƣợng thống kê của tỉnh Lào Cai thì số lƣợng tƣ thƣơng và dịch vụ
tƣ nhân của cả huyện Sa Pa đã tăng từ 102 hộ (năm 1991) lên 346 hộ (năm
1995) [26]. Có thể thấy rõ sự thay đổi theo chiều hƣớng phát triển đó đang
từng ngày từng giờ diễn ra trên địa bàn thị trấn Sa Pa.
- Cơ sở thể thao:
Cho đến nay, cả thị trấn Sa Pa vẫn chƣa có trung tâm thể thao chính
thức. Sân vận động duy nhất nằm ngay trung tâm thị trấn đã xuống cấp
nghiêm trọng, chƣa đƣợc đầu tƣ sửa chữa. Về các loại hình thể thao mà
huyện Sa Pa có tiềm năng và điều kiện để phát triển nhƣ các hình trình thể
thao leo núi, leo vách đá, chƣa đƣợc chính quyền huyện quan tâm tổ chức.
Hầu hết, các hoạt động thể thao trên đã diễn ra nhƣng hoàn toàn chỉ mang
tính tự phát từ phía các khách du lịch, do vậy chƣa có sự chỉ dẫn của các cơ
quan chức năng địa phƣơng bằng các hình thức cắm biển chỉ dẫn ở những
nơi nguy hiểm và hƣớng dẫn trang bị các thiết bị an toàn cho du khách khi
tham gia các hoạt động này.
Hiện nay, ở một số các nhà nghỉ, khách sạn tại Sa Pa đã có sân bóng
chuyền, cầu lông, bóng bàn. Tuy nhiên, các hoạt động thể thao này chỉ mang

65
tính cá thể chƣa trở thành một hoạt động thƣờng xuyên để rèn luyện sức
khoẻ cho ngƣời dân và thu hút khách du lịch nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
- Cơ sở y tế:
Đến năm 1998, toàn huyện Sa Pa mới có một phòng khám đa khoa
khu vực và 14 nhà trạm xá xã với tổng số giƣờng bệnh là 42 giƣờng. Cơ sở
vật chất của phòng khám và các trạm xá nói chung còn nghèo nàn. Về con
ngƣời, toàn huyện có 55 cán bộ y tế, chủ yếu là cán bộ y tá xã có trình độ
chuyên môn ở mức bình thƣờng. Bên cạnh đó là đội ngũ y tá tại các thôn
bản. Mặc dù trong những năm gần đây, huyện Sa Pa đƣợc Nhà nƣớc và một
số tổ chức từ thiện thế giới nhƣ UNICEF giúp đỡ phần nào nhƣng hệ thống
trạm xá của huyện vẫn ở tình trạng không hoàn chỉnh. Hiện nay, phòng
khám đa khoa của huyện mới đƣợc trang bị một số phòng bệnh có chất
lƣợng cao nhằm có thể sơ cứu ban đầu những trƣờng hợp cấp cứu xảy ra đối
với nhân dân địa phƣơng và du khách, trƣớc khi đƣa lên tuyến trên điều trị.
Trong cái khó vẫn còn những điều thuận lợi cho Sa Pa đó là thị xã Lào Cai,
nơi có các bệnh viện đủ các điều kiện điều trị cho du khách, chỉ cách Sa Pa
một giờ đƣờng xe ô tô. Tuy nhiên trong tƣơng lai, huyện Sa Pa phải đầu tƣ
thoả đáng hoàn thiện cơ sở vật chất trong đó có các cơ sở y tế để phục vụ du
lịch đƣợc tốt hơn.
2.3.4- Quá trình phát triển du lịch và phạm vi ảnh hưởng của du lịch
ở huyện Sa Pa.
- Lịch sử hình thành vùng du lịch Sa Pa:
Tháng 3 năm 1886, thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai và sau đó
3
chính thức đặt chân lên Hồng Hồ tháng 1 năm 1887. Nhận thấy vùng Hồng
Hồ có nhiều lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, khí hậu để phát triển thành

3
Hồng Hồ là tên gọi của thị trấn Sa Pa hiện nay thời trƣớc Pháp thuộc.

66
khu du lịch, nghỉ mát, ngƣời Pháp đã quyết định chọn và quy hoạch vùng
Hồng Hồ làm nơi nghỉ dƣỡng. Họ mở chiến dịch dồn dân từ vùng Hồng Hồ
4
xuống chân dãy núi Hoàng Liên Sơn, lập thành làng Sín Chải , thuộc xã San
Sả Hồ ngày nay. Đồng thời chuyển chợ từ Sa Pả (Bãi cát) lên Hồng Hồ, và
vẫn giữ nguyên tên chợ Sa Pả. Lâu ngày chữ Sa Pả đƣợc phát âm chệch đi
thành Sa Pa (Cha Pa). Tên chợ đƣợc gọi thay tên thị trấn. Và có lẽ cái tên
của thị trấn Sa Pa ngày nay đƣợc hình thành từ đó.
Với mục đích xây dựng Sa Pa thành trung tâm du lịch, nghỉ dƣỡng
cho sĩ quan và binh lính Pháp, “thực dân Pháp đã đƣa một số chủ thầu ngƣời
Pháp nhƣ Hautefeuille, Lapiques, Alvaro, cùng lực lƣợng công binh Pháp và
một số ngƣời Việt Nam làm vệ tinh khai thác vật liệu xây dựng nhƣ đá, gỗ,
cát. Đồng thời, họ còn huy động hàng nghìn thợ từ miền xuôi lên và hàng
vạn lƣợt ngƣời dân địa phƣơng đi phu, hàng trăm tù nhân ở nhà tù Sa Pa
tham gia xây dựng. Do công việc nặng nhọc, sinh hoạt thiếu thốn, bệnh tật
5
phát triển, nhiều ngƣời đã bỏ xác nơi đây”
Năm 1915, hai nhà nghỉ mát đầu tiên bằng gỗ do chủ thầu
Hautefeuille xây dựng. Tiếp đó, với việc khánh thành đƣờng ô tô Lào Cai -
Sa Pa, tốc độ xây dựng nhà nghỉ ở Sa Pa càng đƣợc đẩy mạnh. Ba khách sạn
lớn là Mê-tờ-rô-phôn, Phan-xi-păng và Đuy-xăng lần lƣợt ra đời cùng với
trang thiết bị hiện đại nhất thời đó. Đồng thời với việc xây dựng các khách
sạn, nhà nghỉ, ngƣời Pháp đã tập trung xây dựng các cơ sở hạ tầng tại thị
trấn Sa Pa. Năm 1925, xây dựng trạm thuỷ điện CátCát 100KW. Năm 1930,
đƣờng từ Lào Cai lên Sa Pa, đƣờng nội thị đƣợc rải nhựa và hệ thống cung
cấp nƣớc ăn cũng đƣợc xây dựng hoàn thiện để phục vụ dân cƣ khu vực thị
trấn.
4
Sín Chải theo tiếng Mông có nghĩa là làng mới
5
Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa - tập 1- 1995, trang 17.

67
Quá trình xây dựng khu nghỉ mát Sa Pa đã khiến dân số ở Sa Pa tăng
lên một cách đột biến. Điều đó đã làm gia tăng tốc độ đô thị hoá vùng Hồng
Hồ. Dân cƣ vùng Hồng Hồ giờ đây không chỉ là những cƣ dân bản địa nhƣ
ngƣời H'mông, ngƣời Dao ... nữa mà đã trở nên đông đúc hơn với sự có mặt
của ngƣời Pháp, ngƣời Kinh, ngƣời Hoa và của các dân tộc khác. Sự tụ hội
này đã làm thay đổi trên diện mạo cả vùng Hồng Hồ xƣa kia, hình thành nên
các khu dân cƣ thị trấn Sa Pa, với các tên phố: Phố Khách (phố Hoa Kiều),
6
phố ANam và khối phố Xuân Viên ...

Cùng với việc xây dựng hệ thống các công sở làm việc nhƣ sở Cẩm,
sở Đoan, sở Kiểm lâm, sở Lục lộ, trại lính khố xanh, lính khố đỏ, nhà tù thì
các khách sạn lớn, các biệt thự mọc lên ngày càng nhiều. Đó là các khách
7
sạn, biệt thự của tƣ nhân, biệt thự dân sự , nhà nghỉ phục vụ quan chức
Pháp nhƣ: Sở Thống sứ Bắc kỳ, Chánh sứ Lào Cai. Quân đội Pháp cũng xây
dựng hai khu biệt thự lớn, dành cho sĩ quan và hạ sĩ quan có tên gọi chung là
Vila Mengin (biệt thự Măng Gianh). Vào thời gian này, các nhà thờ tại thị
trấn Sa Pa, nhà thờ ở xã Tả Phìn, xã Lao Chải cũng đƣợc xúc tiến xây dựng.
Với tốc độ xây dựng nhƣ vậy, đến năm 1943, Sa Pa đã có khoảng 200
biệt thự dành riêng phục vụ việc nghỉ dƣỡng, hàng chục các đồn điền chăn
nuôi bò, dê vắt sữa, lấy thịt và trồng hoa quả. Ngoài ra, Sa Pa còn có vƣờn
hoa, sân chơi thể thao. Đặc biệt, ngƣời Pháp lúc này đã xác định các điểm du
lịch nhƣ: hang đá (Tả Phìn), thác bạc, cầu mây (Tả Van), đƣờng lên đỉnh núi

6
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa - tập 1- 1995, thì thời kỳ Đào Quang Hiền, ngƣời Mƣờng Bo ở
Thanh Phú, làm lên chức chi châu, đổi tên phố Xuân Viên thành phố Mƣờng Bo.
7
Theo cuốn Lịch sử Đảng bộ huyện Sa Pa - tập 1- 1995, thời kỳ đó, các ông chủ ngƣời Pháp xây dựng
biệt thự vừa để kinh doanh, vừa làm nhà ở. Có chủ xây đến 10 biệt thự nhƣ chủ đồn điền Magne (Ma
Nhơ), 6 biệt thự nhƣ chủ đồn điền Vomousse (Vô Mút)... còn lại phần lớn các chủ đồn điền nhƣ Tắc Lô, Vi
Lét, Vi ê... đều có từ 2 đến 3 khách sạn hay biệt thự kiểu nhƣ vậy . Bên cạnh đó là các biệt thự nhà nghỉ
của các công ty lớn nhƣ Sở than, Kho bạc, Dinh đốc tờ...

68
Phan-xi-păng và hàng loạt các dịch vụ khác phục vụ cho hoạt động du lịch
và nghỉ dƣỡng.
- Quá trình phát triển du lịch ở Sa Pa từ sau 1954 đến nay.
Sau năm 1954, Sa Pa trở thành nơi nghỉ của một số cán bộ cấp cao
của Đảng và Nhà nƣớc. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, do
nhiều nguyên nhân khác nhau, khu nghỉ mát Sa Pa do ngƣời Pháp xây dựng
đã không còn giữ nguyên đƣợc hiện trạng ban đầu. Vào đầu thập kỷ 60 của
thế kỷ XX, số biệt thự cũ, do ngƣời Pháp xây dựng, chỉ còn hơn 20 biệt thự,
các công trình kinh tế khác cũng xuống cấp theo thời gian. Năm 1979, chiến
tranh biên giới phía Bắc nổ ra, một lần nữa các biệt thự ở thị trấn Sa Pa bị
phá huỷ nặng nề, chỉ còn 10 công trình giữ đƣợc nguyên vẹn.
Xuất phát từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, khí hậu, môi
trƣờng sinh thái, sự phong phú, đa dạng về sắc thái văn hoá dân tộc, nhận
thức đƣợc nguồn lợi từ du lịch mang lại cho nền kinh tế của huyện, trong
những năm gần đây, lãnh đạo huyện uỷ, UBND huyện Sa Pa đã đặc biệt
quan tâm phát triển du lịch Sa Pa. Chính vì vậy, du lịch Sa Pa đã đạt đƣợc
mức phát triển vƣợt bậc cả về số lƣợng và chất lƣợng. Nếu nhƣ năm 1990,
cả huyện chỉ có duy nhất một nhà nghỉ của Nhà nƣớc và 20 nhà nghỉ của tƣ
nhân, với số lƣợng 500 giƣờng, thì đến thời điểm tháng 7 - 2001, toàn
huyện đã có 63 khách sạn lớn nhỏ, trong đó có 13 khách sạn đƣợc Nhà nƣớc
đầu tƣ và 50 khách sạn của tƣ nhân. Tổng số phòng đón khách lên đến 727
phòng với số giƣờng là 1.089 giƣờng. Đặc biệt, trong đó có 1 khách sạn đạt
tiêu chuẩn 3 sao, 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, với 77 phòng và 154 giƣờng
nghỉ. Khách nghỉ ban đầu chủ yếu là những cán bộ của các cơ quan nhà
nƣớc, số khách nƣớc ngoài ban đầu chủ yếu là ngƣời Pháp (bao gồm những

69
nhà nghiên cứu, khách tham quan du lịch) và sau đó là khách du lịch từ
nhiều nƣớc khác.
Theo số liệu của Công an huyện Sa Pa cho thấy số lƣợt ngƣời và số
quốc tịch đến Sa Pa ngày một gia tăng. Nếu trong năm 1995 có 3.575 khách
nƣớc ngoài tới Sa Pa thì đến 6 tháng đầu năm 2001 Sa Pa đã đón 15.254 lƣợt
với 63 quốc tịch. Đó là chƣa kể đến con số khách du lịch trong nƣớc và số
khách du lịch đến nghỉ nhƣng không đăng ký tạm trú tại Công an huyện. Đối
với số khách du lịch là ngƣời Trung Quốc đến nghỉ qua cửa khẩu Lào Cai
theo qui định không đƣợc nghỉ qua đêm tại thị trấn vẫn chƣa đƣợc thống kê
một cách cụ thể.
Tỉ lệ thuận với số lƣợng du khách ngày càng tăng, số lƣợng ngày lƣu
trú trung bình của khách cũng tăng lên hàng năm. Năm 1995 là 1,6 ngày, thì
đến 6 tháng đầu năm 2001, số ngày lƣu trú của khách đã lên đến 4,1 ngày.
Bảng: Số liệu điều tra về lƣợng khách du lịch nƣớc ngoài đến Sa
Pa từ năm 1997 đến năm 2000:

Năm Lƣợt khách Quốc tịch


1997 6.585 47
1998 11.673 34
1999 12.114 42

2000 16.370 45
Nguồn: Công an huyện Sa Pa.
Lƣợng khách tăng nhanh đã kéo theo sự phát triển đồng bộ các cơ sở
hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, số khách sạn tăng lên, số lao động dịch vụ
cũng tăng lên theo. Năm 1994, số lao động trong ngành du lịch chỉ có 48

70
nhân viên thì đến năm 2000 số lao động trong ngành kể cả gián tiếp và trực
tiếp lên đến 374 lao động.
Có thể thấy, hoạt động du lịch đã thực sự mang lại những hiệu quả
kinh tế cho huyện, tạo điều kiện phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần cho nhân dân các dân tộc huyện Sa Pa. Trên cơ sở những số liệu do
Công an huyện và các ban ngành cung cấp, Phòng Văn hoá thể thao thông
tin và Du lịch huyện Sa Pa đã tổng kết thành bảng số liệu sau:
Bảng: Số liệu tình hình hoạt động du lịch Sa Pa từ năm 1994 -
2000.
Năm Tổng số khách Khách quốc tế Khách nội địa Tổng doanh thu
1994 6.000
1995 9.807 3.575 6.232 1 tỷ đồng
1996 12.126 4.114 8.012 3 tỷ đồng
1997 19.601 7.940 11.661
1998 21.118 8.478 12.640 10 tỷ đồng
1999 28.571 15.892 12.679 14 tỷ đồng
2000 43.015 18.543 24.472
Nguồn: Phòng Văn hoá Thông tin Thể thao và Du lịch huyện Sa Pa.
- Phạm vi không gian ảnh hưởng của hoạt động du lịch ở huyện Sa
Pa:
Quá trình khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, mặc dù tốc độ tăng
trƣởng của du lịch Sa Pa đạt mức cao và rất cao trong vòng vài năm trở lại
đây, song phạm vi không gian và tác động ảnh hƣởng của du lịch trên địa
bàn huyện chủ yếu tập trung dọc theo các tuyến du lịch chính của địa
phƣơng. Ngoài dân tộc Kinh tập trung ở thị trấn Sa Pa, chỉ có 2 dân tộc

71
H'mông và Dao là chịu ảnh hƣởng mạnh hơn cả của các hoạt động du lịch và
sự phát triển du lịch ở địa phƣơng.
Hiện tại trên địa bàn huyện Sa Pa, du lịch hoạt động chủ yếu theo các
tuyến sau:
+ Sa Pa - Cát cát -Phan xi pan

+ Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Hồ

+ Sa Pa - Tả Phìn

+ Sa Pa - Thác Bạc

Theo các tuyến trên, du lịch đã có những ảnh hƣởng và tác động đến
đời sống của các cƣ dân địa phƣơng.

Cụ thể, về mức độ tác động ảnh hƣởng của du lịch đối với đời sống
cộng đồng cƣ dân bản địa có xu hƣớng giảm dần từ thị trấn đến các xã lân
cận. Đối với các xã ở gần thị trấn hay nằm trên các trục giao thông có lợi thế
hơn so với các xã vùng sâu vùng xa trong việc cung cấp các sản phẩm hay
thoả mãn các nhu cầu du lịch đa dạng của khách. Hầu nhƣ ngày nào trên
hành trình du lịch khám phá tự nhiên của mình, du khách, đặc biệt là khách
nƣớc ngoài bao giờ cũng ghé thăm các thôn bản, vào thăm các hộ gia đình
ngƣời dân tộc để tìm hiểu về cuộc sống của họ. Qua điều tra khảo sát tại 4 xã
nhƣ Tả phìn, San Sả hồ, Lao Chải, Tả Van, đặc biệt qua phỏng vấn các cán
bộ xã, chúng tôi thấy rằng, hoạt động tham quan du lịch của khách thƣờng
kết hợp giữa việc du lịch đi bộ hay leo núi, thăm quan thắng cảnh tự nhiên
(du lịch thể thao, du lịch sinh thái) với việc thăm quan các bản làng và giao
tiếp với các cƣ dân địa phƣơng, chụp ảnh, tìm hiểu về phong tục tập quán
của các cƣ dân địa phƣơng (du lịch văn hoá dân tộc). Qua đó thấy rằng ngoài
khu vực thị trấn Sa Pa, những tác động ảnh hƣởng của hoạt động du lịch

72
thƣờng tập trung vào các xã ở gần thị trấn và các xã nằm dọc trục đƣờng
giao thông. Song cũng do ảnh hƣởng của du lịch, nguy cơ thƣơng mại hoá
văn hoá truyền thống đang diễn ra nhanh và mạnh ở các xã xung quanh khu
vực thị trấn đã làm giảm sức cuốn hút đối với du khách. Khách du lịch đặc
biệt là ngƣời nƣớc ngoài có xu hƣớng thực hiện các cuộc hành trình xa hơn
để tới những nơi mà cuộc sống của ngƣời dân cũng nhƣ những sinh hoạt văn
hoá vật chất và tinh thần của họ còn giữ vẻ hoang sơ, thuần khiết hơn.

Khảo sát các tuyến du lịch để thấy đƣợc mức độ và phạm vi ảnh
hƣởng của du lịch đối với cƣ dân Sa Pa, chúng tôi thấy: giáp với xã Lao
Chải về phía đông, đông nam và nam, trên tuyến du lịch thiên nhiên - văn
hoá dọc thung lũng sông Hoa Hồ (gồm các xã Tả Van, Hầu Thào, Sử Pán),
du khách có thể tiến hành cuộc hành trình của mình bằng việc đi bộ hoặc đi
“xe ôm” du ngoạn vãn cảnh núi non, thung lũng, sông, suối với cảnh sắc núi
rừng điệp trùng, hùng vĩ, nơi có các thảm thực vật tự nhiên phong phú, đa
dạng. Ở đó, xen lẫn các mảng rừng đƣợc trồng mới là những bản làng dân
tộc với vƣờn cây ăn quả, những thửa ruộng bậc thang nối đuôi nhau chạy
quanh các sƣờn đồi, sƣờn núi xuống tít tận dƣới thung lũng. Tiếp đến khu
vực giáp ranh giữa xã Tả Van và xã Hầu Thào nơi ngƣời H'mông cƣ trú là
bãi đá trạm khắc cổ, nơi còn lƣu giữ những bút tích, những hình trạm khắc
trên đá mà cho đến nay những thắc mắc về niên đại, nội dung cũng nhƣ việc
xác định chủ nhân của các kí tự đó là ai vẫn chƣa đƣợc khoa học giải đáp.
Điều đó nhƣ làm tăng thêm sự hấp dẫn của bãi đá khắc cổ, thu hút sự quan
tâm chú ý, kích thích sự tò mò của du khách khi đến với Sa Pa.

Nếu nhƣ xã Lao Chải là xã chỉ thuần nhất dân tộc H'mông sinh sống
thì xã Tả Van lại là nơi sinh cƣ lập nghiệp của 3 dân tộc: H'mông, Dao và
Giáy. Ở bản ngƣời Dao tại xã Tả Van có chiếc cầu Mây bắc ngang qua sông

73
Hoa Hồ - là điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch tới đỉnh Phan xi păng.
Điểm du lịch này thƣờng xuyên đƣợc du khách đến thăm. Tiếp đến về phía
Tây Nam của xã Tả Van là thôn ngƣời H'mông nằm trong khu vực rừng bảo
tồn Hoàng Liên Sơn, cũng là điểm mà du khách thƣờng xuyên qua lại khi
tiến hành chinh phục đỉnh Phan xi păng. Tuy nhiên, do ngƣời H'mông ở đây
không có điều kiện để tổ chức các hình thức dịch vụ để phục vụ các nhu cầu
của khách du lịch nên các bản này ít đƣợc khách chọn là điểm nghỉ chân qua
đêm.

Khác với ngƣời H'mông và ngƣời Dao, những cƣ dân sống trên núi
cao, ngƣời Giáy ở xã Tả Van sống ở vùng thấp hơn trong thung lũng. Vị trí
này đƣợc xem là thuận lợi so với các thôn của ngƣời H'mông và ngƣời Dao.
Song do đặc điểm ngƣời Giáy thuộc tộc ngƣời có trình độ phát triển và dân
trí cao hơn ngƣời H'mông và ngƣời Dao nên các bản ngƣời Giáy ít đƣợc
khách nƣớc ngoài quan tâm tìm hiểu và ghé thăm. Bù lại, ngƣời Giáy lại
đƣợc sự quan tâm tìm hiểu của khách du lịch trong nƣớc.

Tƣơng tự ngƣời Giáy, ngƣời Tày và những tộc ngƣời thiểu số khác ở
Sa Pa không thu hút đƣợc sự quan tâm chú ý của khách du lịch chủ yếu là
khách du lịch nƣớc ngoài khi đến Sa Pa. Do đó, bên cạnh điều kiện khó
khăn, cản trở về khoảng cách, xa trung tâm thị trấn 15 km, các xã Thanh
Kim, Thanh Phú, Nậm Sài, Bản Hồ - là địa bàn sinh sống của các dân tộc
trên, đã không tạo đƣợc sự hấp dẫn đối với du khách. Theo các cán bộ chính
quyền xã Bản Hồ, hàng năm chỉ có khoảng 6 - 7 đoàn khách ghé qua xã, với
số lƣợng mỗi đoàn từ 2 đến 10 ngƣời, song mục đích của họ là đi qua Bản
Hồ để đến Nậm Cang, nơi có ngƣời Xá Phó sinh sống. Vào những năm
trƣớc, khi chính quyền huyện, xã chƣa có chủ trƣơng quản lý nghiêm ngặt
việc ở lại qua đêm thì đôi lúc đã có những đoàn khách du lịch dừng chân

74
nghỉ qua đêm tại xã. Chủ yếu những điểm nghỉ chân này đƣợc cố định ở một
vài nhà trong bản - là những gia đình có mối quan hệ đƣợc thiết lập từ trƣớc
với những ngƣời dẫn đƣờng. Vì thế, có thể nói, tác động của những hoạt
động du lịch đối với đời sống các cƣ dân nơi đây là không đáng kể.

Về nửa phần phía Bắc huyện từ thị trấn Sa Pa, ngoài xã Tả Phìn là
điểm du lịch quan trọng đã có bề dày lịch sử, nơi sinh sống của 2 dân tộc
chủ yếu là H'mông, Dao và Thác Bạc điểm du lịch nằm cạnh quốc lộ 4D
thuận tiện về giao thông, có sức hấp dẫn đối với khách, phần lớn các xã còn
lại nhƣ xã Sa Pả, Trung Chải, Tả Phìn, Bản Khoang, Tả Giàng Phìn chịu ảnh
hƣởng không lớn từ các hoạt động du lịch. Số lƣợng khách đến tham quan
các xã này so với lƣợng du khách đến du lịch tại các tuyến du lịch khác
trong huyện không cao, ít có khách dừng chân vào thăm thôn bản và các hộ
gia đình nhƣ các tuyến du lịch khác. Đối tƣợng khách tham quan chủ yếu là
khách du lịch trong nƣớc. Nguyên nhân của hiện tƣợng trên có thể ở ngay
bản thân các xã trên không tạo đƣợc sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách
hơn các xã khác, có thể do thời gian lƣu trú của khách du lịch tại Sa Pa khá
ngắn ngày, mà việc tham quan trên các tuyến du lịch chính, quen thuộc (đối
với ngƣời dẫn đƣờng) cũng đủ để làm thoả mãn những kỳ vọng của chuyến
đi của họ. Bên cạnh đó, những trở ngại về khoảng cách (xa trung tâm thị trấn
Sa Pa), cũng nhƣ việc không quen thuộc địa bàn của nhóm hƣớng dẫn viên
du lịch tại thị trấn, cũng là lý do tạo nên sự cách trở về mặt hiểu biết và nhận
thức của khách du lịch Sa Pa đối với các xã nói trên. Do đó, về mặt tác động
của du lịch đối với đời sống những cƣ dân ở đây có thể thấy do sự tiếp xúc
trực tiếp với khách du lịch còn hạn chế, mặt khác do sự quản lý cộng đồng
tốt nên ngoại trừ một số ít ỏi những ngƣời phụ nữ đi bán hàng rong cho
khách du lịch tại thị trấn, thì ở các xã này chƣa thấy có hiện tƣợng trẻ em

75
dân tộc lang thang ngoài thị trấn nhƣ các xã nằm trên các tuyến du lịch
chính.

Vậy, lý do nào giải thích cho việc ở những xã nhƣ Lao Chải, Tả Phìn,
Sản Sả Hồ, Tả Van v.v... có số lƣợng đông đảo ngƣời H'mông, ngƣời Dao
tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nhƣ bán hàng rong hoặc trẻ em
lang thang ngoài thị trấn ?

Qua quá trình điền dã tại các xã nói trên, chúng tôi thấy rằng, hầu hết
các xã trên đều nằm trên các tuyến du lịch chính của huyện, do vậy các cƣ
dân ở đây thƣờng xuyên có điều kiện đƣợc tiếp xúc với khách du lịch.
Những phong cách, lối sống hay thói quen ứng xử của khách du lịch luôn là
điều có sức lôi cuốn ngƣời dân bản địa muốn tìm hiểu khám phá. Thêm vào
đó, những lợi ích kinh tế thu đƣợc từ việc tham gia vào các hoạt động du
lịch, phần nào giúp cho ngƣời dân địa phƣơng cải thiện đời sống gia đình và
cộng đồng.

Có thể thấy lợi ích kinh tế đƣợc phân phối một cách rất chênh lệch
giữa các khu vực lãnh thổ, cũng nhƣ giữa các nhóm dân tộc khác nhau. Điều
này phù hợp với nhận định chung của chính quyền huyện, xã, của những
ngƣời đứng đầu các cộng đồng thôn, bản và những ngƣời dân thuộc các
thành phần xã hội khi đƣợc hỏi về những lợi ích do hoạt động du lịch mang
lại. Hầu hết những ngƣời đƣợc phỏng vấn đều cho rằng khu vực thị trấn và
ngƣời Kinh ở thị trấn là nơi thu lợi nhuận du lịch lớn nhất. Những ngƣời dân
tộc thiểu số cho dù là ngƣời tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch chăng
nữa bao giờ cũng có mức thu nhập nhỏ bé hơn so với ngƣời Kinh ở thị trấn
và càng nhỏ bé nếu đem so nó trên tổng thể địa bàn cƣ dân chung của huyện.
Trong nhóm ngƣời dân tộc tham gia vào hoạt động du lịch, hầu nhƣ chỉ có
ngƣời H'mông, ngƣời Dao, và một phần rất nhỏ bé là ngƣời Giáy. Các nhóm

76
dân tộc còn lại trong huyện nhƣ Tày, Xá Phó gần nhƣ chƣa tham gia vào
hoạt động du lịch cũng nhƣ ít chịu ảnh hƣởng từ các hoạt động du lịch ở Sa
Pa.

Trên bình diện tổng thể chúng tôi thấy, các xã Lao Chải, Tả Phìn, San
Sả Hồ là những nơi hoạt động du lịch diễn ra mạnh nhất, có số lƣợng ngƣời
tham gia vào du lịch đông nhất, đƣợc hƣởng nhiều lợi nhuận song cũng chịu
nhiều tác động của du lịch. Tiếp đến là các xã Hầu Thào, Tả Van, Sử Pán,
các xã Bản Hồ, Bản Khoang, Nậm Sài, hoạt động du lịch cũng có những tác
động đáng kể. Đối với các xã còn lại trong huyện hầu nhƣ chƣa chịu tác
động, ảnh hƣởng của du lịch, ngoại trừ một số ít ngƣời đến thị trấn Sa Pa
vào những ngày cuối tuần để bán một số sản phẩm thủ công của mình.

2.4 Vấn đề tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn
huyện Sa Pa.
Trong những năm qua, bên cạnh sự phát triển của du lịch, vấn đề tổ
chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn Sa Pa cũng dần dần đi vào
nề nếp. Đã có sự phối kết hợp giữa các cấp, các ngành trên địa bàn huyện
trong công tác tổ chức quản lý. Dƣới sự chỉ đạo của Ban chỉ đạo Du lịch tỉnh
Lào Cai, huyện Sa Pa phối hợp cùng các ban ngành đã thực hiện có hiệu quả
chƣơng trình hành động du lịch trong năm 2000. Đã chủ động triển khai các
hoạt động tuyên truyền một cách tích cực, thông qua các kênh thông tin, đài,
báo... tuyên truyền một cách sâu rộng tới du khách trong và ngoài nƣớc về
hình ảnh đất nƣớc con ngƣời ở Sa Pa. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền quảng
bá bằng việc xây dựng biển quảng cáo tấm lớn đặt ở điểm đầu khu du lịch Sa
Pa, tạo ấn tƣợng tốt đẹp với du khách. Trong công tác đào tạo nguồn nhân
lực, huyện Sa Pa đã phối hợp với tổ chức ETHOS mở lớp học nghề (chủ yếu
là thêu dệt thổ cẩm) cho các em thiếu niên ngƣời dân tộc đang kiếm sống
bằng nghề bán đồ lƣu niệm tại thị trấn và dẫn khách du lịch xuống các bản

77
làng. Cùng với đó, các doanh nghiệp đã tuyển chọn nhân viên có trình độ,
tay nghề đi tham quan, học tập nâng cao trình độ và tuyển cán bộ đã qua đào
tạo tại các trƣờng nghiệp vụ Trung ƣơng.

Bên cạnh đó, các loại hình du lịch đã đƣợc mở rộng, trong đó đặc biệt
quan tâm đến loại hình du lịch văn hoá gắn liền với các lễ hội dân tộc.
Ngành Thƣơng mại và Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp với Sở Văn hoá
thông tin thể thao - đơn vị trực tiếp thực hiện là phòng Văn hoá thông tin thể
thao huyện Sa Pa tổ chức một số lễ hội dân tộc, mang đậm bản sắc văn hoá
của các dân tộc, nhƣ: lễ hội xuống đồng ở Tả Van..., tổ chức các đội văn
nghệ trong các bản làng dân tộc phục vụ nhu cầu văn hoá văn nghệ của du
khách. Đồng thời, nghiên cứu, xây dựng và mở rộng tuyến du lịch leo núi
Phan xi păng, làng văn hoá các dân tộc... Trong công tác quy hoạch và đầu
tƣ du lịch, UBND huyện Sa Pa đã phối hợp cùng IUCN (tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới) và tổ chức phát triển Hà Lan điều chỉnh lại dự án phát
triển hỗ trợ du lịch bền vững tại Sa Pa, tranh thủ đƣợc nguồn vốn từ tổ chức
tài trợ tập đoàn FORD, tiếp tục thực hiện giai đoạn II của dự án tại Sa Pa
trong thời hạn 3 năm (2001 - 2003).

Bên cạnh sự đầu tƣ của Nhà nƣớc, của các tổ chức quốc tế, các
doanh nghiệp du lịch ở Sa Pa cũng phát huy nhiều nguồn lực, đầu tƣ mới và
nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lƣợng sản phẩm du lịch và kinh
doanh có hiệu quả. Từ đầu năm 2000, các công ty Du lịch, Xổ số kiến thiết,
Xuất nhập khẩu đã tiếp tục đầu tƣ thêm phƣơng tiện vận chuyển khách du
lịch, khởi công cải tạo nhà Chủ Cầu - Sa Pa (một biệt thƣ có từ thời Pháp)
thành khách sạn với kinh phí 4.600 triệu đồng. Công ty Xổ số kiến thiết tiếp
tục thực hiện dự án khu du lịch Hàm Rồng, trong đó có xây dựng làng văn
hoá dân tộc, thành lập đội văn nghệ dân tộc biểu diễn các tiết mục khèn

78
H'mông, múa xoè, nhảy xạp và các bài hát đặc sắc của các dân tộc vùng Tây
Bắc, đƣa vào phục vụ khách du lịch.

Để từng bƣớc tạo lập nguồn thu ổn định và hợp lý cho ngân sách
huyện trong những năm tới và kịp thời đầu tƣ tôn tạo và bảo vệ những cảnh
quan thiên nhiên, tận dụng triệt để tiềm năng du lịch trên địa bàn, quản lý du
lịch có tổ chức và có hiệu quả, ngày 11/9/2001, UBND huyện Sa Pa đã lập
phƣơng án thu phí đƣờng du lịch Hoàng Liên Sơn.

Trƣớc mắt, đƣờng du lịch Hoàng Liên Sơn đƣợc giao cho phòng Tài
chính và Trung tâm Văn hoá huyện quản lý và bảo vệ, phối kết hợp các cơ
quan Kiểm lâm, Công an, Bảo tồn thiên nhiên giám sát trong thời gian thực
hiện dự án và thời gian đầu khai thác dự án.

- Tổ chức thành tổ quản lý khu du lịch gồm Thác Bạc và đƣờng du


lịch Hoàng Liên Sơn (tổ chức du lịch gồm 5 - 10 ngƣời, theo hợp đồng 3 đến
6 tháng), thực hiện các công việc nhƣ quản lý, bán vé du lịch, bảo vệ chăm
sóc rừng phòng hộ, trồng rừng ở khu vực từ Thác Bạc đến đỉnh Hoàng Liên
Sơn; trong đó đƣợc phép trồng dƣợc liệu dƣới tán rừng và dẫn khách đi du
lịch. Tổ quản lý sẽ trích 30% trên tổng số thu từ du lịch và tiền khoán bảo vệ
trồng và chăm sóc rừng để trả cho các nhân viên của tổ.

- Phƣơng án thu phí và chi phí: với mức thu:

+ Từ 1 - 3 ngƣời: mức thu 150.000đ/1 ngƣời/1 ngày

+ Từ 4 - 10 ngƣời: mức thu 120.000đ/1 ngƣời/1 ngày

+ Từ 10 ngƣời trở lên: mức thu 100.000đ/1 ngƣời/1 ngày

(Khách mua vé trƣớc sẽ đƣợc tổ quản lý cử ngƣời làm hƣớng dẫn


viên dẫn đƣờng và giới thiệu cho khách thăm quan các địa danh. Khách
không đƣợc tự ý đi khi không có ngƣời dẫn đƣờng.

79
Ƣớc tính, doanh thu bình quân 1 ngày từ 600.000đ - 1.200.000đ.

Bình quân 1 năm:

(600.000 + 1.200.000)/2 x 30 ngày x 12 tháng x 80% = 260.000.000đ

Mức chi: Căn cứ vào số thu nộp ngân sách tính 30% số thu để chi
phí. Số đƣợc chi là: 260.000.000đ x 30% = 78.000.000đ, trong đó chi
lƣơng: 10 ngƣời x 350.000đ x 12 tháng = 42.000.000đ. Số còn lại để chi
văn phòng phẩm, sửa chữa vật rẻ tiền, mau hỏng).

Tuy có những qui hoạch cụ thể trên song trên thực tế, vấn đề tổ chức
quản lý các hoạt động du lịch ở Sa Pa vẫn còn nhiều tồn tại cần sớm khắc
phục, nhƣ công tác quản lý, định hƣớng phát triển, chế độ báo cáo, thống
kê...

Do đó, cho đến giữa năm 2001, huyện Sa Pa vẫn chƣa có một Ban
quản lý với chức năng điều phối các hoạt động du lịch. Thực tế trên dẫn đến
tình trạng các hoạt động du lịch tại Sa Pa phát triển một cách tự do, nếu
không muốn nói là tự phát. Hầu hết khách du lịch, nhất là khách du lịch
ngoại quốc đến Sa Pa một cách tự do theo kiểu du lịch ba lô. Thậm chí,
khách du lịch đi lại tự do, không cần đến sự hƣớng dẫn của các hƣớng dẫn
viên du lịch. Những sản phẩm phục vụ yêu cầu của khách du lịch cũng
không ổn định và thƣờng thay đổi rất linh hoạt theo các yêu cầu của khách.
Mức độ tập trung khách đông trong khi không có sự thống nhất quản lý sẽ
dẫn đến nguy cơ phá vỡ sự hài hoà của môi trƣờng, mất cân bằng sinh thái,
mất bản sắc văn hoá, làm xuống cấp các di tích...

Tất cả những điều đề cập trên dẫn đến yêu cầu cấp bách phải tổ chức
quản lý lại những hoạt động du lịch ở Sa Pa.

Tiểu kết:

80
Tóm lại, với tiềm năng sẵn có về du lịch, huyện Sa Pa và tỉnh Lào
Cai đã xác định và mở ra một hƣớng đi mới cho trong việc phát triển nền
kinh tế của mình, giúp dân xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí cho các tộc
ngƣời thiểu số. Những phân tích ở trên cho thấy, quá trình phát triển du lịch
ở Sa Pa còn có những bất cập do chƣa có đƣợc sự đồng bộ, hoàn chỉnh về hệ
thống những quy định cụ thể trong phát triển du lịch tại địa phƣơng. Do đó,
trong quá trình phát triển du lịch tất yếu làm nẩy sinh những bất cập khác
trong đời sống kinh tế, văn hoá - xã hội của các dân tộc nơi đây. Đặc biệt
quá trình này có tác động, ảnh hƣởng lớn đối với văn hoá truyền thống mà
cụ thể là ảnh hƣởng đến phong tục tập quán, lối sống, tình cảm đến gia đình,
cộng đồng... các dân tộc. Phát triển du lịch ở Sa Pa là một quá trình tất yếu
của quy luật vận động và phát triển. Điều mà chúng ta cần làm là nhận thức
rõ những tác động ảnh hƣởng của hoạt động du lịch đối với đời sống của các
cƣ dân dân tộc thiểu số và môi trƣờng sinh thái ở Sa Pa nhằm hạn chế tác
động tiêu cực và phát huy những mặt tích cực của quá trình này.

81
CHƢƠNG 3
TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG DU LỊCH ĐỐI VỚI ĐỜI
SỐNG KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI VÀ MÔI TRƢỜNG
SINH THÁI CÁC DÂN TỘC Ở SA PA.

3.1- Những tác động tích cực và lợi ích của du lịch.
3.1.1- Tạo cơ hội việc làm và các hoạt động tăng thu nhập nâng cao mức
sống cho các dân tộc.
Kể từ đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX) đến nay, lƣợng du khách đến Sa Pa
không ngừng gia tăng kéo theo một loạt các hoạt động dịch vụ trong đó có
việc buôn bán hàng thổ cẩm. Thoạt tiên, khi phát hiện ra nhu cầu của khách,
nhất là khách du lịch nƣớc ngoài, muốn mua hàng thổ cẩm, đồ trang sức...
làm đồ lƣu niệm, ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa đã nhanh chóng tìm
mọi cách đáp ứng nhu cầu đó. Ban đầu họ bán tất cả những gì có thể từ túi,

82
mũ, đến váy, áo, cả loại đã qua sử dụng cũng nhƣ đồ dự trữ. Song, một mặt
do nhu cầu của thị trƣờng tiêu thụ ngày một lớn, mặt khác, do nguồn dự trữ
ít ỏi trong các gia đình chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng đã nhanh chóng cạn
kiệt, đã dẫn đến những cách phản ứng khác nhau trong cộng đồng các cƣ dân
H'mông và Dao đỏ tại Sa Pa. Một bộ phận nhỏ có tiềm lực kinh tế tƣơng đối
khá đã bỏ vốn ra và cất công đến tận các bản làng xa xôi ở Sa Pa cũng nhƣ ở
các địa phƣơng khác để thu mua thổ cẩm mang về Sa Pa bán kiếm lời. Có
thể nói, chỉ trong vòng 3 đến 4 năm (1990 - 1994) phạm vi vƣơn tới để khai
thác nguồn hàng cuả họ đã sang một số huyện lân cận nhƣ Bát Xát, Mƣờng
Khƣơng, Bắc Hà, Mù Căng Chải, thậm chí đến tận Điên Biên Đông của tỉnh
Lai Châu, cách Sa Pa gần 30 Km. Một số khác có những phản ứng tích cực
hơn bằng cách tăng thời gian lao động nhằm tạo ra nhiều hơn nữa các sản
phẩm tại chỗ. Đây là một hƣớng đi đang đƣợc chính quyền huyện Sa Pa
khuyến khích phát triển bởi nó giúp họ đạt đƣợc mục đích vừa có thể thoả
mãn nhu cầu của thị trƣờng phát triển du lịch tại địa phƣơng vừa giữ gìn và
phát huy đƣợc bản sắc văn hoá của các dân tộc.

Trƣớc hết, nghiên cứu về xu hƣớng phản ứng thứ nhất của ngƣời
H'mông, Dao đỏ cho thấy, trƣớc yêu cầu đòi hỏi của thị trƣờng du lịch và
nhu cầu phát triển nâng cao đời sống của chính bản thân họ, việc tham gia
vào hoạt động thu mua, sản xuất và bán các sản phẩm thổ cẩm đã mang lại
nhiều lợi ích kinh tế. Do vậy, đã thu hút số đông ngƣời H'mông, ngƣời Dao
đỏ tham gia bao gồm các bà già, phụ nữ đã có chồng con, một số ít nam giới
và số đông trẻ em, chủ yếu là trẻ em gái.

Lực lƣợng chủ yếu và trực tiếp tham gia là phụ nữ, từ những bà già
70 tuổi đến những trẻ em gái 7 tuổi. Bằng hình thức đi rong trên phố, họ
mang theo số lƣợng hàng hoá nhất định để chào hàng và bán cho khách du

83
lịch. Tham gia gián tiếp là một số ít nam giới - những ngƣời có khả năng
làm ra các sản phẩm thủ công mỹ nghệ nhƣ đồ trang sức, vòng đeo tay, vòng
cổ... các loại nhạc cụ khèn môi, khèn trúc - ở tại các bản làng. Những sản
phẩm này đƣợc các chủ kinh doanh trên thị trấn và những ngƣời bán hàng
rong thu mua hoặc do chính những thành viên trong gia đình nhƣ vợ, con gái
mang lên thị trấn bán cho khách du lịch.

Việc mua và bán sản phẩm thổ cẩm từ các địa phƣơng khác đƣợc
phát triển một cách tự do đã diễn ra nhƣ một điều tất yếu. Nó xuất phát từ
nhu cầu mua thổ cẩm làm đồ lƣu niệm của khách du lịch tăng nhanh trong
khi để có một sản phẩm thổ cẩm theo đúng theo truyền thống đòi hỏi phải
mất rất nhiều thời gian và công sức. Những ngƣời phụ nữ H'mông, Dao đỏ
thay vì cố sức làm ra các đồ thổ cẩm họ đã nhanh chóng chuyển sang việc đi
thu mua lại các sản phẩm thổ cẩm của những ngƣời hoặc ở xa không có điều
kiện thƣờng xuyên lên chợ bán hàng hoặc không có thời gian, vốn và thói
quen (kinh nghiệm) bán hàng. Sau đó với các sản phẩm thu mua đƣợc, họ
bóc tách từng bộ phận lấy ra những mảng hoa văn và ghép nối thành những
sản phẩm hợp với thị hiếu của khách du lịch nhƣ túi, mũ, áo khoác ba lỗ...

Mặt khác, để đáp ứng kịp thời số lƣợng hàng hoá bán ra phục vụ du
khách, ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ cũng tự sản xuất các sản phẩm thổ
cẩm nhƣng với thời gian có hạn ngƣời ta đã rút ngắn nhiều công đoạn, lƣợc
bỏ nhiều nét hoa văn truyền thống đòi hỏi sự cần cù và tỷ mỷ. Bên cạnh đó,
một nguồn hàng đƣợc xem là quan trọng đối với ngƣời dân tộc là mua lại
các sản phẩm đã qua "chế biến" của những ngƣời kinh doanh tại chợ (chủ
yếu họ là ngƣời Kinh). Qua khảo sát tại chợ Sa Pa, chúng tôi thấy hầu hết
các cửa hàng tạp hoá bán quần áo và đồ lƣu niệm tại chợ đều có một chiếc
máy khâu. Chiếc máy này đƣợc dùng vào việc may vá lại các đồ thổ cẩm cũ

84
thành các sản phẩm mới có giá trị sử dụng để bán cho khách du lịch hoặc ký
gửi những ngƣời dân tộc bán rong ngoài thị trấn.

Bằng việc gia nhập vào số ngƣời bán rong, quan sát và thu nhập
thông tin, kết hợp với số liệu do cán bộ chính quyền có liên quan của huyện
cung cấp cho thấy, hiện nay ở thị trấn Sa Pa thƣờng xuyên có khoảng trên
dƣới 40 ngƣời bán rong và khoảng gần 30 trẻ em lang thang trong độ tuổi từ
7 - 15 tuổi. Trong số 25 ngƣời bán rong tại thị trấn đƣợc hỏi có 17 ngƣời là
ngƣời H'mông, phần lớn ở độ tuổi từ 30 - 70, có 7 ngƣời là ngƣời Dao đỏ ở
độ tuổi từ 25 - 65 tuổi và duy nhất 1 ngƣời là ngƣời Giáy. Nhƣ vậy, có thể
thấy tỷ lệ ngƣời H'mông đi bán hàng rong chiếm cao nhất, tiếp đến là ngƣời
Dao và một số ít ngƣời Giáy. Và có lẽ cũng không cần phải hỏi nhiều, chỉ
cần quan sát trang phục, lối ứng xử của những ngƣời đến chợ để mua bán, ta
cũng đã thấy sắc màu trang phục của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ là sắc
màu chủ đạo trong bức tranh tộc ngƣời tại thị trấn Sa Pa, điển hình là bức
tranh chợ Sa Pa.

Qua điều tra tại thực địa đƣợc biết, số ngƣời đi bán rong và trẻ em
lang thang trên thị trấn chủ yếu đến từ các xã quanh khu vực thị trấn nhƣ xã
Tả Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van và Hầu Thào. Trong số những ngƣời
đi bán rong có thể phân thành ba loại. Số ngƣời đi bán rong quanh năm, số
ngƣời kết hợp vừa đi bán thổ cẩm vừa làm nông nghiệp và số trẻ em bán
hàng rong. Loại thứ nhất, những ngƣời chuyên đi bán hàng rong quanh năm
chủ yếu là các bà già từ 50 tuổi trở lên. Đa số những ngƣời phụ nữ cao tuổi
này có đông con nhiều cháu nên không phải làm công việc đồng áng hay nội
trợ trong gia đình. Bên cạnh đó họ vẫn muốn làm việc để cải thiện và nâng
cao đời sống cho gia đình mình. Khi tiếp xúc với những ngƣời phụ nữ cao
tuổi này chúng tôi nhận thấy một điều rằng các bà vì đi bán hàng rong đã lâu

85
nên không còn cảm thấy e ngại, xấu hổ nhƣ các chị phụ nữ trẻ tuổi khi giao
tiếp hay bán hàng cho khách du lịch. Cảm nhận này của chúng tôi cũng
trùng với nhận xét của các cán bộ xã nơi có nhiều ngƣời dân tộc tham gia
công việc bán hàng trên thị trấn. Do vậy bên cạnh lý do có nhiều thời gian
rảnh rỗi, đây là điều khiến phụ nữ cao tuổi ngƣời H'mông và Dao đỏ đi bán
hàng rong nhiều hơn, thƣờng xuyên hơn là những phụ nữ trung niên hay trẻ
tuổi.

Loại thứ hai, chủ yếu là những phụ nữ trung niên hay trẻ hơn, đã có
chồng, có con. Trong những thời điểm bận rộn ngày mùa, những ngƣời phụ
nữ này thƣờng chỉ đi chợ vào những ngày cuối tuần để tranh thủ mua và bán
hàng hoá của mình và gia đình sản xuất ra. Vào những thời gian nông nhàn,
họ đi bán hàng thổ cẩm thƣờng xuyên hơn. Vào những ngày đi bán hàng phụ
thuộc vào việc nhà của họ ở gần hay xa thị trấn, những ngƣời phụ nữ này có
thể đi và về trong ngày hoặc ngủ lại thị trấn để sáng hôm sau bán hàng tiếp.
Có lẽ vì lợi nhuận thu đƣợc từ việc bán hàng rong ở chợ nhiều, giúp phần
nào cải thiện đời sống gia đình nên đa số các ông chồng sẵn sàng làm các
công việc nội trợ trong gia đình thay cho phụ nữ để vợ của họ có thời gian đi
bán hàng.

So với phụ nữ H'mông, phụ nữ Dao đỏ đƣợc rảnh rang hơn vì không
phải mất thời gian se lanh, dệt và nhuộm vải. Phụ nữ Dao thƣờng mua vải
dệt sẵn ở chợ về thêu hoa văn. Hơn nữa, qua kinh nghiệm thêu hoa văn thổ
cẩm của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ cho thấy hoa văn trên thổ cẩm của
ngƣời Dao đỏ có đƣờng nét đơn giản, ít cầu kỳ và dễ thêu hơn hoa văn trên
thổ cẩm của ngƣời H'mông. Mặt khác, do cách thêu của ngƣời Dao đỏ là
thêu ở mặt trái của vải nêu thêu nhanh hơn cách thêu mặt phải vải của ngƣời
H'mông. Tận dụng thời gian rảnh rỗi của mình, phụ nữ Dao đỏ tham gia đi

86
bán hàng rong. Thực tế cho thấy, về mặt số lƣợng ngƣời bán hàng rong, phụ
nữ Dao tuy không nhiều bằng phụ nữ H'mông nhƣng mức độ tham gia lại
thƣờng xuyên hơn. Chỉ tính riêng ở xã Tả Phìn là xã có 2 dân tộc chủ yếu
sinh sống là ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ, thì thấy số thời gian phụ nữ
Dao đỏ đi bán hàng rong nhiều gấp 4 đến 5 lần phụ nữ H'mông.

Tham gia vào lực lƣợng bán hàng rong trên phố nhƣ một thành phần
quan trọng không thể thiếu vắng đó là số trẻ em lang thang (loại thứ ba). Đa
số các em đến từ các xã Lao Chải, Tả Phìn, Hầu Thào, Tả Van và San Sả
Hồ. Thời gian số trẻ này lƣu lại thị trấn để bán đồ thổ cẩm và các loại hàng
hoá khác từ 3 đến 4 ngày trong 1 tuần. Thƣờng thì cứ đến khoảng thứ 5 hay
thứ 6 hàng tuần, các em từ bản làng của mình mang theo hàng hoá do bố mẹ
sắp sẵn, đi lên thị trấn bán hàng cho đến thứ 2 hoặc thứ 3 tuần sau trở về nhà
để chuẩn bị cho chuyến hàng tiếp theo. Hầu nhƣ thời gian của các em dành
cho việc đi lang thang trên phố, chào hàng và bán hàng cho khách du lịch.

Theo kết quả điều tra, những loại hàng mà những ngƣời bán rong
thƣờng bán, bao gồm: quần áo, dây thắt lƣng, mảnh hoa văn viền cổ áo, túi
và mũ thổ cẩm. Xếp sau hàng thổ cẩm là các sản phẩm dân tộc khác nhƣ đồ
trang sức (vòng tay, vòng cổ,...) các nhạc cụ dân tộc (khèn, sáo)...

Bên cạnh đó, có những ngƣời chuyên bán quần áo thổ cẩm cũ, phẩm
nhuộm, dây vải viền công nghiệp làm phụ liệu để sản xuất hàng thổ cẩm.
Một số ít ngƣời dân tộc bán các sản phẩm rừng nhƣ phong lan, cây cảnh, cây
thuốc chữa bệnh. Một số khác bán các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời dân sống ở vùng cao nhƣ dầu cao,
thuốc chữa bệnh, phẩm nhuộm, yếm khăn đội đầu, khăn cô dâu,...

87
Số trẻ em chủ yếu bán các loại vòng tay, nhạc cụ dân tộc nhƣ sáo
trúc, khèn môi. Một số trẻ em lớn tuổi hơn bán các loại mũ, túi thổ cẩm, dây
buộc cổ tay, quần áo... làm từ thổ cẩm.

Trong những loại hàng hoá đƣợc rao bán trên, quần áo thổ cẩm là
loại hàng hoá đƣợc rao bán trên, quần áo thổ cẩm là loại hàng bán chạy nhất;
tiếp đến là mũ và túi xách, khèn, sáo. Đối với trẻ em, loại đồ trang sức (chủ
yếu là vòng tay) và nhạc cụ (chủ yếu là khèn môi) là những thứ bán chạy
nhất.

Kết quả điều tra trên thực địa cho chúng ta thấy các con số sau:

Bảng: Loại mặt hàng bán chạy nhất của những ngƣời bán rong.

Mặt hàng Của ngƣời lớn bán rong Của trẻ em bán rong
Tổng số % so với Tổng số % so với tổng
ngƣời tổng số ngƣời (20) số ngƣời
(20) ngƣời đƣợc đƣợc phỏng
phỏng vấn vấn
Quần áo thổ cẩm 10 50% 1 5%
Quần áo cũ 1 5% - -
Mũ 8 40% 2 10%
Túi 6 30% 1 5%
Khèn, sáo 3 15% 14 70%
Vòng tay (đồ trang 4 20% 13 65%
sức)
Nguồn: Số liệu điều tra tại thị trấn Sa Pa năm 2001.

Tuy nhiên, các con số trên đây luôn luôn dao động và biến đổi bởi nó
phụ thuộc vào nguồn hàng và mức độ bán ra của những ngƣời bán rong.

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng không thể không nhắc tới đó là sở
thích mua hàng của từng loại khách du lịch. Giữa khách du lịch trong nƣớc

88
và khách du lịch ngoại quốc có sự khác nhau về số lƣợng (mức mua) và sự
phong phú trong chủng loại hàng hoá lựa chọn. Thực tế cho thấy, khách
nƣớc ngoài thƣờng mua hàng của ngƣời bán rong nhiều hơn, với số lƣợng
lớn hơn khách du lịch trong nƣớc. Trong tổng số 26 trẻ em đƣợc hỏi thì có
24 em (92,3%) chủ yếu bán cho khách nƣớc ngoài, 16 em (61,5%) có khách
trong nƣớc. Phần lớn các em đều có một ý kiến chung nhất về số lƣợng và
mức mua của khách du lịch nƣớc ngoài nhiều hơn hẳn so với khách du lịch
trong nƣớc. Vậy khách du lịch trong nƣớc thƣờng mua hàng lƣu niệm ở đâu.
Qua khảo sát tại thị trấn thấy rằng khách du lịch Việt nam thƣờng hay mua
sắm đồ lƣu niệm tại các quầy hàng trong chợ do ngƣời Kinh bán, vì ở đó họ
đƣợc chọn lựa nhiều mặt hàng hơn. Rất ít khách du lịch trong nƣớc mua
hàng thổ cẩm ở ngƣời bán rong, có chăng là mua vòng đeo tay, mũ, túi xách
và khèn môi.

Sức mua của du khách có ảnh hƣởng lớn đến mức thu nhập của
ngƣời bán rong tại thị trấn. Thu nhập bình quân một tuần của một ngƣời bán
rong có thể giao động khoảng 10.000đ tới 200.000đ/1 tuần, tƣơng đƣơng với
50.000đ đến 800.000đ/1 tháng. Theo lời của những ngƣời phụ nữ bán rong
khi đƣợc hỏi tại sao lại có sự chênh lệch lớn nhƣ vậy trong mức thu nhập
tháng của họ thì thấy rằng khả năng bán đƣợc hàng cho khách rất không ổn
định. Có những ngày, thậm chí có tuần họ chỉ bán đƣợc 1 đến 2 sản phẩm
thậm chí là không bán đƣợc thứ gì. Tuy nhiên, cũng có khi may mắn gặp
đƣợc khách mua, họ có thể lãi tới vài trăm nghìn đồng mỗi tuần. Một phụ nữ
H'mông ở xã Tả Phìn cho biết họ có thu nhập trung bình khoảng 30.000đ/1
tuần, nhƣng cũng có tuần chị thu lãi tới 300.000đ. Một phụ nữ Dao cũng ở
xã Tả Phìn nói: "Mùa hè, tôi bán đồ trang sức, mũ, túi, lãi trung bình từ
30.000 đến 50.000đ/1 tuần, nhƣng cũng có khi tôi bán đƣợc cả khăn cô dâu,

89
khăn đội đầu, quần áo thổ cẩm, tôi lãi tới 500.000đ, nhƣng ít khi bán đƣợc
nhƣ vậy lắm".

Qua thực tế phỏng vấn, những ngƣời bán rong tại thị trấn về nguồn
thu nhập từ việc bán hàng đối với tổng thu nhập gia đình, đa số họ cho biết
nó có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của họ. Một số ít ngƣời cho rằng
nó có mức quan trọng vừa phải và một vài ngƣời cho là ít quan trọng. Bên
cạnh đó có một số ngƣời dấu diếm mức thu nhập và không trả lời khi đƣợc
hỏi cảm nghĩ của họ về việc đi bán hàng rong.

Đối với trẻ em bán rong trên phố, đa số các em đều nói rằng đi bán
hàng là để phụ giúp bố mẹ. Trong số 20 em đƣợc hỏi, có 16 em nói rằng số
tiền kiếm đƣợc của em có mức quan trọng vừa phải đối với gia đình, 3 em
nói nó ít quan trọng chủ yếu là do các em thích đi bán thì bố mẹ cho đi, 1 em
cho rằng rất quan trọng đối với gia đình của em.

Có thể sơ bộ nêu những con số về mức thu nhập trung bình trong 1
tuần của ngƣời bán rong nhƣ sau:

Bảng: Thu nhập trung bình 1 tuần của ngƣời bán rong.

Đồng/tuần/ngƣời Ngƣời Ngƣời Ngƣời Tổng số %


H'mông Dao Giáy (26 ngƣời)
10.000đ - 25.000đ 9 1 10 38,5
35.000đ - 55.000đ 5 3 8 30,8
100.000đ - 150.000đ 2 2 1 5 19,2
180.000đ 3 3 11,5
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế năm 2001.

Số tiền thu đƣợc từ bán hàng đƣợc sử dụng trƣớc hết cho nhu cầu thiết
yếu trong cuộc sống hàng ngày của ngƣời H'mông và ngƣời Dao. Thực tế
trong 25 ngƣời đƣợc hỏi thì có 24 ngƣời bán rong nói là họ dùng tiền để mua

90
gạo, dầu thắp sáng, mắm, muối .v.v... trong đó phần lớn là để mua lƣơng
thực (gạo), 10 ngƣời nói để dành tiền tiết kiệm, 4 ngƣời nói để tiền mua
phân bón ruộng, 1 ngƣời để tiền thuê một ngƣời làm ruộng thay mình. Ngoài
ra có khá nhiều ngƣời dành một phần các khoản thu đƣợc đó để mua quà cho
con hay mua sắm các vận dụng khác trong gia đình.

Đối với số trẻ em đi bán rong, số tiền kiếm đƣợc của các em có ý
nghĩa nhất định đối với kinh tế gia đình. Trong 26 em đƣợc hỏi có 23 em nói
rằng đƣa tất cả tiền kiếm đƣợc ở thị trấn cho bố mẹ, 17 em chi một phần tiền
để mua những thứ cần thiết hàng ngày của các em, 14 em nói để dành tiền
tiết kiệm, một số rất ít nói để mua quần áo đẹp hay bánh kẹo...

- Hoạt động dẫn đƣờng cho khách du lịch (dịch vụ leo núi Phan xi
păng):

Loại hình này ít phổ biến hơn nhƣng lại đem lại thu nhập cao hơn cho
những ngƣời dân tộc thiểu số. Phần lớn đối tƣợng khách du lịch tham gia
vào loại hình này là ngƣời nƣớc ngoài - những ngƣời tới Sa Pa vì mục đích
du lịch thể thao, du lịch sinh thái, muốn đƣợc leo núi, chinh phục đỉnh Phan
xi păng - đỉnh núi cao nhất của Việt Nam. Không ai khác ngoài ngƣời
H'mông - những cƣ dân sinh sống lâu đời trên vùng núi này là những ngƣời
dẫn đƣờng cho khách du lịch. Bởi hơn ai hết những ngƣời H'mông ở đây
nắm chắc địa bàn, thông thạo địa hình, có kinh nghiệm trong việc leo núi.
Họ đƣợc các chủ khách sạn, những ngƣời kinh doanh nhà hàng, hƣớng dẫn
viên du lịch ngoại tỉnh thuê làm ngƣời dẫn đƣờng và khuân vác các vận
dụng cho du khách. Nói chung, đây là công việc nặng nhọc và vất vả nhƣng
bù lại, những ngƣời dẫn đƣờng này đƣợc trả thù lao với mức cao hơn hẳn
mức thù lao của các công việc khác, thậm chí nếu đem so sánh với mức thu
nhập chung của ngƣời dân ở địa phƣơng thì đây đƣợc xem nhƣ khoản thu

91
đặc biệt của họ. Qua phỏng vấn đƣợc biết, trung bình thu nhập của những
ngƣời H'mông dẫn đƣờng này khoảng 100.000đ/1 ngày và có thể hơn nữa.
Nhƣ vậy, với mỗi chuyến đi kéo dài từ 3 đến 5 ngày, họ thu đƣợc tối thiểu từ
300.000đ - 500.000đ.

Tuy vậy, số ngƣời H'mông tham gia vào loại hình dịch vụ này không
nhiều và mang tính chất chuyên nghiệp, chỉ vài ba ngƣời trong 1 xã, chủ yếu
ở các xã San Sả Hồ, Lao Chải và Tả Van. Thông thƣờng, mỗi chủ khách sạn,
nhà hàng, hay các hƣớng dẫn viên du lịch tại Sa Pa đều thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ với một số ngƣời dân tộc nhất định nào đó để làm việc này.

Một nguyên nhân khác khiến cho số ngƣời dân tộc tham gia vào hoạt
động này không nhiều bởi loại hình du lịch leo núi ở Sa Pa vẫn chƣa thực sự
phát triển, số du khách có nhu cầu leo núi không nhiều. Bên cạnh đó, chính
quyền huyện Sa Pa cho đến nay vẫn chƣa triển khai cụ thể quy hoạch cho
tuyến du lịch chinh phục đỉnh Phan xi păng.

Có thể nói rằng, do mức thu nhập từ dịch vụ này cao nên ở những gia
đình có ngƣời dẫn khách đi núi sau một thời gian đều trở nên khá giả hơn so
với những gia đình khác trong bản. Những đánh giá nhận xét của chính
quyền xã và những ngƣời dân khác trong bản cho ta thấy rõ đƣợc sự chênh
lệch về mức sống giữa các hộ gia đình trong cùng một bản nhƣng với hai
hoạt động khác nhau. Một là, số hộ không có ngƣời dẫn khách leo núi với
một số hộ có ngƣời dẫn khách leo núi. Có thể dẫn ví dụ trƣờng hợp ở thôn
Cát Cát, xã San Sả Hồ có 2 ngƣời đƣa khách du lịch leo núi Phan xi păng từ
năm 1995 đến nay. Nếu nhƣ từ 1995 trở về trƣớc, cả hai gia đình họ đều
nghèo, thiếu ăn, nhà cửa lụp xụp, thì chỉ qua mấy năm đi dẫn khách đến nay,
đời sống gia đình họ đƣợc cải thiện, không những đủ ăn mà cả hai còn xây

92
đƣợc nhà đẹp, lợp ngói xi măng, mua sắm đƣợc nhiều tiện nghi trong gia
đình...

- Hoạt động mở quán bán hàng:

Trong các tộc ngƣời ở Sa Pa, đặc biệt là ngƣời H'mông và ngƣời Dao
đỏ, việc mở quán bán hàng phục vụ khách du lịch tại các thôn bản trên các
tuyến du lịch là một hoạt động mới đƣợc phát triển trong vài năm gần đây.
Xuất phát từ việc đáp ứng mọi nhu cầu đột xuất của khách từ các sản phẩm
tiêu dùng, chủ yếu là đồ giải khát, bánh kẹo hoặc một vài vật phẩm sinh hoạt
hàng ngày khác. Tuy nhiên, số lƣợng hộ gia đình tham gia vào dịch vụ này
còn hạn chế, phần lớn là những hộ có lợi thế nằm trên các tuyến du lịch. Với
mức độ tiêu thụ sản phẩm thấp, (vì chủ yếu khách du lịch thƣờng chuẩn bị
sẵn đồ ăn, thức uống cho mỗi chuyến đi và chỉ mua thêm khi có nhu cầu
phát sinh hoặc có sự cố bất ngờ), nên mức thu nhập từ loại hình này không
cao.

- Các hình thức cho khách du lịch vào thăm và nghỉ qua đêm ở hộ
gia đình:

Ở những hộ gia đình ngƣời H'mông hoặc ngƣời Dao đỏ thƣờng xuyên
có khách du lịch ghé thăm, phần lớn khách du lịch thƣờng có hình thức tặng
quà hoặc tiền cho các gia đình. Qua việc phỏng vấn số khách du lịch đã từng
vào thăm nhà ngƣời dân tộc đƣợc biết, có rất ít khách Việt Nam và khách
nƣớc ngoài cho quà và cho tiền những hộ gia đình này (2/10 khách Việt
Nam và 4/15 khách nƣớc ngoài). Các món quà thƣờng chỉ là gói bánh hay
gói kẹo, rất ít ngƣời cho tiền. Bởi tính không thƣờng xuyên và với mức độ
hạn chế nên những món quà hoặc tiền của du khách trả cho các hộ gia đình
ngƣời dân tộc thiểu số không thể giúp ích nhiều trong việc cải thiện cuộc
sống hàng ngày của ngƣời dân.

93
Đối với những hộ có khách ngủ lại qua đêm, mức thu nhập khá hơn ở
các hộ chỉ có khách ghé qua thăm. Khoản phí trả cho tiền thuê trọ qua đêm
cho mỗi một ngƣời khách thƣờng chênh lệch từ 10.000 đ đến 20.000 đ/1
khách/1 đêm. Một số du khách có nhu cầu đƣợc ăn các món ăn dân tộc do
chính chủ nhà nấu. Thƣờng thì những ngƣời chủ nhà sử dụng ngay một vài
loại lƣơng thực, thực phẩm do gia đình sản xuất hoặc chăn nuôi đƣợc để
phục vụ khách và nhận tiền của khách. Qua điều tra phỏng vấn số hộ gia
đình cho khách du lịch nghỉ qua đêm thấy rằng có quá nửa số gia đình trên
coi đây là một hình thức thu lợi cho gia đình mình nên họ rất tự giác và sẵn
sàng làm những công việc này.

Tuy nhiên, tỉ lệ số hộ có khách nghỉ lại qua đêm so với tổng số hộ gia
đình tại các thôn bản lại rất nhỏ. Thƣờng trong một xã hay một thôn bản
nằm trên các tuyến thăm quan, chỉ có vài ba hộ gia đình tham gia vào hoạt
động này. Do vậy, nhìn tổng thể, hoạt động này cũng chỉ mang lại lợi nhuận
cho một nhóm nhỏ chứ không mang lại lợi ích chung cho cả cộng đồng của
họ.

- Dẫn khách đi tham quan và chụp ảnh:

Do mục đích đến Sa Pa giữa khách trong nƣớc và khách nƣớc ngoài
khác nhau nên việc sử dụng hƣớng dẫn viên du lịch cũng rất khác biệt. Đa số
khách du lịch trong nƣớc với mục đích nghỉ mát, thƣ giãn, tránh cái nóng oi
bức và ồn ào nơi đô thị nên rất ít ngƣời sử dụng hƣớng dẫn viên là ngƣời dân
tộc, trong khi đa số khách du lịch nƣớc ngoài đến Sa Pa để tìm hiểu, khám
phá cái mới lạ trong bản sắc văn hoá của các tộc ngƣời nơi đây lại có nhu
cầu sử dụng ngƣời dân tộc làm hƣớng dẫn viên để có cách tiếp cận nhanh
hơn với văn hoá của họ. Tuy nhiên, qua khảo sát các đoàn du lịch đến Sa Pa
thấy phần lớn khách du lịch (cả trong và ngoài nƣớc) đã sử dụng hƣớng dẫn

94
viên ngƣời Kinh hoặc từ Hà Nội (nếu họ đi theo tour) hoặc từ các nhà nghỉ,
khách sạn tại thị trấn Sa Pa. Số khách có nhu cầu đi tham quan với sự giúp
đỡ của ngƣời dân tộc chiếm một tỷ lệ nhỏ. Thực tế trên cho thấy sự tham gia
vào loại hình dịch vụ du lịch này của ngƣời dân tộc còn rất hạn chế, chủ yếu
là số ít thanh niên từ các xã - nơi thƣờng xuyên có khách đến tham quan hay
trẻ em gái ngƣời H'mông lang thang ngoài thị trấn đƣợc các nhà nghỉ, khách
sạn ở thị trấn thuê khi khách có nhu cầu cần đi thăm thú các bản làng ngƣời
dân tộc. Tuy nhiên, việc làm này cũng tạo khoản thu nhập nhất định cho số
ngƣời dân tộc tham gia.

Bên cạnh hoạt động này, phải nói rằng việc cho khách du lịch chụp
ảnh và thu tiền cũng trở nên phổ biến trong cộng đồng ngƣời H'mông và
Dao đỏ. Một thực tế không thể phủ nhận đó là ngƣời dân tộc là đối tƣợng mà
đa số du khách đến Sa Pa muốn tìm hiểu. Để có kỷ niệm về chuyến du lịch
kỳ thú của mình, hầu hết du khách đặc biệt là du khách nƣớc ngoài đều
muốn mua các sản phẩm của ngƣời dân tộc hay chụp ảnh với họ. Ban đầu,
một vài khách du lịch sau mỗi lần chụp ảnh, đều trả một số tiền nhất định để
cảm ơn ngƣời dân vừa cho họ chụp ảnh đó. Lâu dần, việc làm này của một
khách du lịch đã tạo ra một tiền lệ đƣợc chấp nhận trong đa số những ngƣời
dân thiểu số ở Sa Pa, nhất là ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ, đó là bất cứ
khách du lịch hay ngƣời lạ chụp ảnh đều phải trả tiền. Do vậy, ngày càng có
nhiều khách du lịch muốn chụp ảnh thì một số ngƣời dân tộc lại càng có
thêm nguồn thu nhập cho mình. Cũng vì thế mà hiện nay, nhiều cô gái Dao
đỏ đã chủ dộng mặc những bộ trang phục truyền thống sặc sỡ đến thị trấn để
trông đợi sẽ thu tiền từ hoạt động này của khách du lịch.

- Biểu diễn văn nghệ dân tộc:

95
Khách du lịch đến Sa Pa khổng chỉ một mục đích thăm quan thắng
cảnh nƣớc non hùng vĩ mà còn có nhu cầu hiểu biết văn hoá dân tộc thiểu số.
Nhu cầu này bao gồm cả việc muốn nghe và xem ngƣời dân tộc biểu diễn
văn nghệ hay đƣợc chứng kiến các sinh hoạt văn hoá truyền thống của họ.
Các sinh hoạt này thƣờng diễn ra vào tối thứ 7 hàng tuần, ở thị trấn Sa Pa.
Hiện nay các hoạt động văn nghệ dân tộc thƣờng đƣợc diễn ra ở 2 điểm biểu
diễn văn nghệ dân tộc đó là Khách sạn Hàm Rồng do Công ty Xổ số kiến
thiết tổ chức và nhà nghỉ tƣ nhân Green Bamboo (Tre xanh). Đội văn nghệ ở
Khách sạn Hàm Rồng, đƣợc tổ chức bởi Công ty Xổ số kiến thiết Lào Cai có
sự đóng góp dàn dựng về nội dung của Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Sa
Pa. Đội gồm 13 ngƣời là các nam nữ thanh niên đƣợc tuyển chọn từ các xã
trong huyện, bao gồm ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ, ngƣời Tày, ngƣời Xa
phó. Một buổi biểu diễn đầy đủ của đội văn nghệ gồm 13 - 15 tiết mục là các
bài hát, điệu múa của các dân tộc ở Sa Pa nhƣ múa Khèn H'mông, điệu múa
trong ngày hội của ngƣời Xa phó, múa Xạp của ngƣời Thái Tây Bắc... Nhà
nghỉ Green Bamboo (Tre xanh) ở Sa Pa đã tập hợp một số ngƣời dân tộc
(chủ yếu là ngƣời H'mông) trong đó có cả trẻ em gái, các nam nữ thanh niên
đến biểu diễn ca nhạc và văn nghệ dân tộc phục vụ khách du lịch chủ yếu là
ngƣời nƣớc ngoài vào các tối thứ 7 hàng tuần. Mỗi buổi biểu diễn kéo dài
khoảng 2 - 3 tiếng đồng hồ (tuỳ thuộc vào nhu cầu của khách có thể kéo dài
hoặc rút ngắn).

Qua điều tra đƣợc biết, trƣớc khi tập hợp về Nhà nghỉ Tre xanh, ban
đầu đội văn nghệ này chỉ gồm vài ba ngƣời H'mông, thƣờng xuyên đến thị
trấn Sa Pa vào tối thứ 7 hàng tuần để biểu diễn cho khách du lịch xem và lấy
tiền thƣởng của họ. Trong số này có một thanh niên ngƣời H'mông đã có vợ
và một ngƣời con gái H'mông đã có chồng, hai ngƣời biểu diễn với nhau rất

96
ăn ý, sau đó đã phải lòng nhau và đã nên vợ nên chồng với nhau. Đôi vợ
chồng này đã tập hợp thêm một số trẻ em ngƣời H'mông khác làm thành một
đội biểu diễn và sống chủ yếu dựa vào nguồn thu từ hoạt động biểu diễn này.

Rất nhanh nhạy với thị trƣờng, nắm bắt đƣợc nhu cầu thƣởng thức văn
nghệ dân tộc của khách du lịch (chủ yếu là ngƣời nƣớc ngoài), nhằm mục
đích thu hút khách đến nghỉ tại nhà nghỉ của mình, nhà nghỉ Tre xanh đã
mời đôi vợ chồng này và số trẻ em ngƣời H'mông về biểu diễn tại quán bar
của nhà nghỉ và trả thù lao cho mỗi ngƣời tham gia biểu diễn trong mỗi buổi
tối từ 20.000đ đến 30.000đ. Ngoài số tiền thù lao trên, những "diễn viên"
đƣợc thoải mái tiêu dùng đồ uống ở quán bar và có thể đƣợc khách trực tiếp
thƣởng tiền.

Bên cạnh hai hình thức biểu diễn trên, một số đôi vợ chồng trẻ ngƣời
H'mông thƣờng xuyên đến Sa Pa vào những ngày cuối tuần để biểu diễn
phục vụ du khách khi khách có yêu cầu. Ngƣời chồng thì thổi khèn, ngƣời
vợ thì hát hoặc thổi kèn lá. Và mỗi một khán giả đến xem họ biểu diễn
thƣờng trả cho họ từ 1.000 đến 2.000đ. Qua điều tra tại địa bàn thấy thƣờng
xuyên có 3 đôi vợ chồng trẻ ở xã Tả Phìn đến Sa Pa để thổi khèn, hát xin
tiền. Trong đó, một đôi vợ chồng thƣờng xuyên ở lại Sa Pa các ngày trong
tuần, hai đôi còn lại chỉ đến Sa Pa vào các ngày cuối tuần. Qua phỏng vấn
đôi vợ chồng ngƣời H'mông đi hát vào tối thứ 6 và thứ 7 đƣợc biết thu nhập
trung bình của họ từ khoảng 30.000 đến 50.000đ/1 tuần.

- Hoạt động giới thiệu, chào mời khách cho các nhà nghỉ, khách
sạn:

Ngoài việc bán hàng thổ cẩm cho khách, dẫn khách đi tham quan theo
các tuyến, biểu diễn văn nghệ hay trò chuyện với khách, chúng còn giới
thiệu khách cho các nhà hàng, khách sạn tại thị trấn. Trong số 24 trẻ em lang

97
thang đƣợc hỏi có 22 em trả lời thƣờng đi chơi với khách, có 6 em tham gia
làm công việc này cho các nhà hàng, khách sạn. Bằng các hình thức gặp gỡ,
bắt truyện với khách, những đứa trẻ này giới thiệu cho họ về các cơ sở dịch
vụ và chỉ dẫn họ đến các nhà nghỉ, khách sạn. Thù lao mà số trẻ em này
nhận đƣợc từ chủ nhà hàng, khách sạn đƣợc tính theo số khách mà chúng
dẫn tới.

- Hoạt động cung cấp lƣơng thực, thực phẩm và nhân công lao
động:

Cùng với sự gia tăng của số lƣợng khách du lịch, nhu cầu về lƣơng
thực, thực phẩm đối với thị trấn Sa Pa cũng tăng mạnh mẽ. Những ngƣời
Kinh ở thị trấn đƣợc xem là những đối tƣợng bị tác động trực tiếp và có khả
năng thích ứng nhanh chóng hơn với thị trƣờng du lịch, song những cƣ dân
H'mông, Dao đỏ ở Sa Pa mà trƣớc hết là ở một số xã lân cận quanh thị trấn
cũng chịu tác động mạnh và đang có dấu hiệu của sự chuyển đổi cơ cấu sản
xuất nhằm đáp ứng phần nào nhu cầu cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho
du khách.

Điển hình là việc ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ chuyển từ trồng ngô
để già lấy hạt sang trồng ngô lấy bắp non đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
(chủ yếu là khách trong nƣớc). Ở các xã nhƣ Tả Phìn, San Sả Hồ... các hộ
gia đình ở đây đang chuyển hƣớng dành một phần đất canh tác lúa nƣơng
sang sản xuất các loại nông sản nhƣ: ngô non, khoai tây, rau củ quả tƣơi
sạch... để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Quá trình chuyển đổi cơ cấu sản
xuất này trên thực tế không tự nó phát sinh mà có sự tác động của nguồn vốn
đầu tƣ hỗ trợ, đầu tƣ phổ biến kỹ thuật từ các dự án, các chƣơng trình định
canh định cƣ, chƣơng trình khuyến nông, chƣơng trình phát triển lâm
nghiệp...

98
Mặt khác, sự tiêu thụ các hàng nông sản ngày càng gia tăng (chủ yếu
là lƣơng thực, thực phẩm) đã làm cho giá cả các mặt hàng này của địa
phƣơng cũng đƣợc tăng lên. Hàng hoá sản xuất ra dễ tiêu thụ hơn. Bên cạnh
đó, sự gia tăng của lƣợng khách du lịch còn dẫn đến sự gia tăng các dự án
đầu tƣ cho du lịch nhƣ phát triển xây dựng nhà cửa và các cơ sở hạ tầng... đã
làm tăng nhu cầu sử dụng nhân công lao động ở địa phƣơng, tạo thêm và mở
rộng cơ hội có việc làm cho cả những ngƣời thiểu số ở địa phƣơng. Tuy
nhiên, do không có tay nghề kỹ thuật, chỉ dựa vào sức khoẻ dẻo dai, nên
công việc của họ thƣờng là các công việc có tính chất lao động giản đơn,
nặng nhọc và thù lao ngày công lao động thấp.

3.1.2- Khôi phục và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống.

Trong các dân tộc ít ngƣời ở nƣớc ta, ngƣời H'mông, Dao đỏ nói
chung và đặc biệt là ngƣời H'mông vẫn đƣợc xem là một dân tộc giàu cá
tính, trung thực, nồng hậu và thƣợng võ mặc dù vẻ ngoài nhƣ lãnh đạm. Đặc
điểm nổi bật trong văn hoá tinh thần của ngƣời H'mông đƣợc đúc kết lại
trong khát vọng bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, trong việc đề cao ý thức
cộng đồng, đề cao giá trị cố kết cộng đồng. Trong quan hệ giữa những ngƣời
đồng tộc, cũng nhƣ quan hệ với các tộc ngƣời khác, tình cảm luôn đƣợc
ngƣời H'mông đặt lên hàng đầu. Ngƣời H'mông sẵn sàng đấu tranh vì danh
dự của bản thân và cộng đồng nếu bị xúc phạm. Ý thức cộng đồng, danh dự
cộng đồng luôn là biểu hiện sống động nhất của văn hoá truyền thống - nền
văn hoá đƣợc hình thành và phát triển trong môi trƣờng của nền kinh tế nông
nghiệp nƣơng rẫy. Các sinh hoạt văn hoá truyền thống bám rất chắc vào
cuộc sống cộng đồng, nó đƣợc sinh ra từ một yêu cầu cụ thể của đời thƣờng,
hoà lẫn với đời thƣờng và trở thành một thành tố trong đời sống hàng ngày
của họ. Có thể nói văn hoá truyền thống H'mông bắt nguồn từ cuộc sống,

99
mọi biểu hiện cụ thể của nó đều mang ý nghĩa phục vụ cuộc sống. Biểu hiện
sinh động và cụ thể trong những đƣờng nét, những hoạ tiết hoa văn trang trí
trên trang phục của ngƣời phụ nữ H'mông. Chiếc váy của họ không chỉ đáp
ứng nhu cầu thẩm mỹ mà còn là thể hiện tài năng và sự khéo léo, tài hoa của
ngƣời con gái, ngƣời phụ nữ H'mông khi làm ra nó. Chiếc váy, vừa mang ý
nghĩa vật chất đơn thuần, vừa có ý nghĩa là sản phẩm tinh thần, sản phẩm
văn hoá tộc ngƣời phong phú và đặc sắc... Chính sự gắn bó chặt chẽ giữa các
hoạt động sống thực tế hàng ngày với các sinh hoạt văn hoá dân gian đã tạo
nên sự phong phú, đa dạng và vô cùng sinh động của đời sống văn hoá tinh
thần truyền thống H'mông.

Đặc biệt với ngƣời H'mông, gia đình là cái nôi để hình thành và phát
triển văn hoá truyền thống, là môi trƣờng trao truyền và phát triển văn hoá.
Từ khi lọt lòng, trẻ em đã tiếp xúc với tiếng ru, lớn lên em chơi hát đồng dao
(có thể nói đây là môi trƣờng nghệ thuật đầu tiên của họ). Lớn hơn nữa các
mẹ, các chị dạy cho em gái biết thêu thùa, in sáp, hát dân ca. Các anh dạy
cho em trai biết thổi sáo, thổi khèn, dựng nhà ... Và thông qua gia đình, mỗi
thành viên đều tự học các nếp ứng xử, thực hành các quy tắc xã hội riêng
của họ.

Đối với ngƣời H'mông, dòng họ là một đơn vị cố kết cộng đồng
huyết thống theo hệ cha. Ở phạm vi hẹp, dòng họ là một tập thể con cháu 3
đời bao gồm một vài chục gia đình có chung một ông tổ cụ thể. Đứng đầu
dòng họ là trƣởng tộc, gọi là Hổ pấu - là ngƣời có đạo đức, có uy tín, luôn
quan tâm đến đời sống các thành viên, đồng thời phải là ngƣời có kinh
nghiệm sản xuất, giỏi tổ chức săn bắn, thạo nghề rèn, am hiểu các nghi lễ
kiêng kỵ riêng của dòng họ, nắm chắc phong tục tập quán và cái lý của
ngƣời H'mông. Đặc trƣng của dòng họ thể hiện đậm nét ở sự thống nhất về

100
tƣ tƣởng. Mà biểu hiện tập trung nhất đó là ký ức đối với ông tổ chung. Tuy
các dòng họ H'mông không có gia phả (do không có chữ viết riêng) nhƣng
mọi thành viên trong dòng họ đều nhớ kỹ về lịch sử ông tổ, lịch sử di cƣ của
dòng họ mình. Trong các nghi lễ (nhƣ lễ giải hạn, lễ ma bò), ngƣời tộc
trƣởng có trách nhiệm nhắc lại sự nghiệp của tổ tiên, cùng các ký hiệu quy
định của dòng họ cho con cháu. Sự thống nhất về mặt xã hội của dòng họ
H'mông đƣợc thể hiện trong cách cƣ trú của họ. Các dòng họ cƣ trú gọn ở
một bản hoặc ở một phần của bản. Trƣớc đây, các gia đình H'mông thƣờng
tổ chức di cƣ theo từng dòng họ. Đặc điểm cƣ trú này phản ánh ngay trong
tên gọi các bản của ngƣời H'mông ở Sa Pa nhƣ: Lý Lao Chải, Hầu Thào,
Giàng Tả Chải, ... Dần dần về sau, do dân số phát triển, do quan hệ hôn nhân
hay có điều kiện định cƣ mới xuất hiện, một số bản có hai hoặc ba dòng họ
khác nhau cùng cƣ trú. Tính chất đan xen các dòng họ đang thay thế cƣ trú
biệt lập của dòng họ. Trong xã hội H'mông truyền thống, tôn giáo tín
ngƣỡng là một trong những thành tố quan trọng nhất của văn hoá tinh thần,
nó tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật và văn học dân gian. Tín ngƣỡng, tôn
giáo của ngƣời H'mông ở Sa Pa có nhiều nét tƣơng đồng với các tín ngƣỡng,
tôn giáo của các tộc ngƣời khác. Sự khác biệt có chăng là bởi đặc điểm ít
chịu ảnh hƣởng của tam giáo nhƣ một số dân tộc láng giềng nhƣ Dao, Tày,
Nùng ... Trong các hình thức tôn giáo truyền thống, việc thờ cúng tổ tiên,
đặc biệt là Saman giáo tƣơng đối phát triển. Những hình thức tôn giáo sơ
khai nhƣ vật linh giáo, tô tem giáo, các loại ma thuật, các điều kiêng kỵ ...
vẫn tồn tại ở dạng tàn dƣ và đóng vai trò quan trọng trong đời sống. Có thể
nói, tôn giáo tín ngƣỡng đã hoà quyện với các lễ thức hội hè tạo nên sự đa
dạng trong sắc thái biểu cảm, sự phong phú trong đời sống văn hoá tinh thần
của ngƣời H'mông.

101
Về ngƣời Dao: Dao đỏ là một trong ba ngành Dao có mặt ở Lào
8
Cai . Huyện Sa Pa là địa bàn sinh sống của phần đông ngành Dao đỏ. Ngƣời
Dao nói chung là cƣ dân nông nghiệp với hai loại hình canh tác nƣơng rẫy
và làm ruộng nƣớc, trong đó nƣơng rẫy là loại hình sản xuất nông nghiệp
phổ biến, chiếm vị trí hàng đầu của ngành Dao đỏ. Bên cạnh đó, ngƣời Dao
đỏ làm ruộng bậc thang với kỹ thuật cao, cách giữ nƣớc, chống sói mòn độc
đáo.

Chăn nuôi trong gia đình ngƣời Dao chủ yếu phục vụ cho sản xuất
nông nghiệp, cung cấp thực phẩm và phục vụ các nghi lễ tôn giáo, thờ cúng
tổ tiên ... Các nghề thủ công của ngƣời Dao chỉ nhằm đảm bảo nhu cầu tự
cung, tự cấp. Ngƣời Dao có nghề rèn, nghề làm giấy, trồng bông, dệt vải,
nghề thợ bạc, làm hƣơng ... Một số nghề đã đạt đến trình độ tinh tế nhƣ nghề
dệt sợi, thêu nhuộm hoa văn trên vải ... Nhà cửa của ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa
chủ yếu là loại hình nhà nửa sàn, nửa đất. Về trang phục, ngƣời Dao đỏ ở Sa
Pa có cách phục sức rất độc đáo, mang đặc trƣng riêng của ngành và vùng
đất. Phụ nữ Dao đỏ thƣờng để tóc dài, vấn khăn đỏ trên đầu. Chiếc áo
thƣờng dài hơn áo của ngƣời Dao ngành khác. Cổ áo thêu hoa văn, đính
nhiều núm bông đỏ, phía trƣớc và sau tà áo thêu nhiều hoa văn màu vàng,
đỏ.

Gia đình truyền thống ngƣời Dao là gia đình gồm nhiều thế hệ cùng
chung sống: ông bà - bố mẹ - con cái. Anh em chỉ chung sống khi còn nhỏ,
đến khi lấy vợ, lấy chồng đều ra ở riêng. Cũng nhƣ gia đình ngƣời H'mông,
gia đình ngƣời Dao là một đơn vị kinh tế. Sự phân công lao động trong gia
đình rất chặt chẽ theo giới tính và lứa tuổi. Nam giới đảm nhiệm toàn bộ
công việc nặng nhọc, cầy nƣơng, chặt cây, tra lỗ. Ngƣời phụ nữ đảm nhiệm
8
Ba ngành Dao sinh sống ở đất Lào Cai đó là: Dao đỏ (hay còn gọi là Dao Đại bản, Dao Coóc ngáng), Dao
họ (Dao quần trắng), Dao tuyển (Làn Tẻn, Đầu bằng).

102
việc mua bán, chăn nuôi, dệt vải ... Đồng thời, gia đình ngƣời Dao còn là
một đơn vị văn hoá, là môi trƣờng trao truyền giá trị văn hoá truyền thống.
Nam giới phải biết cúng, học chữ nôm Dao và có trách nhiệm khuyến khích
trao truyền cho thế hệ sau.

Quan hệ dòng họ của ngƣời Dao đỏ khá chặt chẽ. Những ngƣời có
chung một dòng họ đều thờ chung một ông tổ. Trong các gia đình Dao còn
có gia phả ghi rõ quá trình thiên di, tên ông tổ và các thành viên dòng họ
theo chín đời. Ở ngƣời Dao đỏ, vai trò của tộc trƣởng rất quan trọng. Đến
ngày tết, các gia đình đều tập trung tại nhà tộc trƣởng nhất định để tổ chức
tết nhảy, rƣớc và tắm tƣợng thờ ông tổ. Có thể nói, sự cố kết dòng họ thể
hiện đậm nét ở các sinh hoạt tôn giáo tín ngƣỡng và chi phối cả quan hệ xã
hội, kinh tế.

Ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa chịu ảnh hƣởng khá đậm nét một số yếu tố
của tôn giáo ngoại lai, nhất là Đạo giáo. Đạo giáo tạo dựng nên hệ thống
thần linh khá hoàn chỉnh ở ngƣời Dao. Đạo giáo còn đóng vai trò trừ ma diệt
tà, cầu cúng chữa bệnh ... Trong thế giới thần linh, Đạo giáo là yếu tố có vai
trò chủ đạo. Trong đạo lý, ứng xử cuộc sống hàng ngày, Khổng giáo và Phật
giáo lại có ảnh hƣởng khá sâu sắc. Bên cạnh những ảnh hƣởng của các tôn
giáo, trong đời sống tín ngƣỡng của ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa vẫn tồn tại hình
thái tôn giáo truyền thống nhƣ thờ cúng tổ tiên, vật linh giáo, sa man giáo ...
Tuy có nhiều loại hình tôn giáo cùng tồn tại nhƣng tôn giáo tín ngƣỡng của
ngƣời Dao luôn biểu hiện sự hoà đồng, xâm nhập sâu sắc giữa các loại hình
tôn giáo với nhau một cách uyển chuyển, chặt chẽ khó bóc tách ra đƣợc.
Kho tàng văn hoá dân gian phong phú, luôn gắn chặt với đời sống thƣờng
ngày của ngƣời dân bằng các hình thức nhƣ truyện kể, dân gian cổ tích thần
thoại, truyện ngụ ngôn, trƣờng ca, tục ngữ, câu đố, hát giao duyên ...

103
Trong nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật tranh thờ đạt đến đỉnh cao với
nhiều bộ tranh đặc sắc. Nghệ thuật trang trí trên trang phục rất giàu tính
thẩm mỹ, nhất là trang phục của ngƣời phụ nữ.

Tóm lại, với tất cả những sắc thái văn hoá vô cùng phong phú, sinh
động và đặc sắc trong đời sống ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ cũng nhƣ các
dân tộc thiểu số ở Sa Pa đã làm cho khu du lịch, nghỉ mát Sa Pa trở nên sống
động hơn, có hồn hơn bao giờ hết.

3.1.3- Những thay đổi trong đời sống của các dân tộc ở Sa Pa dưới
tác động của du lịch:

Có thể thấy rằng, ngay từ những ngày đầu của quá trình phát triển du
lịch ở Sa Pa, những cƣ dân nơi đây (nhất là ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ)
đã giữ một vai trò quan trọng (tác nhân) trong việc thu hút và gợi nguồn cảm
hứng đối với khách du lịch trong và ngoài nƣớc. Những cƣ dân này tham gia
trong hầu hết các hoạt động du lịch ở Sa Pa, nhƣ bán các sản phẩm mang sắc
thái văn hoá truyền thống của dân tộc mình, đƣa đón, dẫn khách du lịch
tham quan thắng cảnh, văn hoá địa phƣơng, biểu diễn văn hoá văn nghệ dân
tộc hoặc làm môi giới tiếp thị, cung cấp lƣơng thực thực phẩm cho các
khách sạn, nhà nghỉ ở Sa Pa. Do đó, một điều tất yếu xẩy ra đó là những
ngƣời H'mông, Dao đỏ lại bị chính các hoạt động của mình chi phối, tác
động dần làm thay đổi những nếp nghĩ, nếp sống, mối quan hệ gia đình,
cộng đồng, phong tục tập quán, mà cụ thể và trực tiếp nhất là sự thay đổi
phƣơng thức kiếm sống của họ. Những tác động của du lịch lên đời sống
những cƣ dân này thể hiện trên toàn bộ mọi mặt của đời sống kinh tế - văn
hoá -xã hội và môi trƣờng cảnh quan sinh thái tộc ngƣời bao gồm cả những
yếu tố tích cực và những yếu tố tiêu cực.

104
Trƣớc hết, xem xét một cách cụ thể trên lĩnh vực đời sống kinh tế,
trong vòng 10 năm trở lại đây, do du lịch phát triển nên đời sống kinh tế của
những cƣ dân H'mông và Dao đỏ đã có nhiều thay đổi. Theo xu thế tất yếu
của cơ chế thị trƣờng, việc phát triển các loại hình du lịch tại địa phƣơng đã
mở ra nhiều cơ hội và điều kiện để ngƣời dân tộc có thể tham gia vào nhiều
công việc khác nhau (nhƣ ở phần 1 đã phân tích). Du lịch càng phát triển,
điều đó chứng tỏ các sản phẩm du lịch bao gồm các sản phẩm trong văn hoá
vật chất và văn hoá tinh thần của cƣ dân địa phƣơng ngày càng đáp ứng nhu
cầu thƣởng thức, hƣởng thụ của du khách. Chính quá trình tham gia đáp ứng
những nhu cầu của khách đã tạo nên nguồn thu nhập quý giá nâng cao đời
sống cho những cƣ dân bản địa.

Từ bao đời nay, do những đặc điểm của điều kiện tự nhiên (đất đai
khí hậu...), cƣ dân nông nghiệp ở Sa Pa chỉ có thể cấy lúa 1 vụ trong 1 năm.
Trong điều kiện sống dựa vào sản xuất nông nghiệp và các hoạt động khai
thác nguồn thức ăn sẵn có trong tự nhiên ngày một hạn chế, các dân tộc ở
đây đều thiếu ăn từ 4 - 6 tháng trong năm. Một trong những tác động có tính
tích cực của du lịch đó là đƣa họ tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch
đã giúp họ xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo về lƣơng thực cho họ trong những
thời điểm giáp hạt.

Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động kinh tế du lịch cũng giúp cho các
hộ gia đình H'mông, Dao nâng cao cơ sở vật chất. Qua khảo sát ở xã Tả Phìn
thấy phần lớn ngƣời Dao ở đội 4 thôn Xả Xéng đã mua máy khâu. Hiện chỉ
có 3 hộ gia đình trong đội là không có máy khâu. Số máy khâu này khá hữu
ích trong việc sản xuất hàng hoá bán cho khách du lịch, vừa có thể phục vụ
cho nhu cầu may mặc của từng gia đình. Nếu nhƣ trƣớc đây, phụ nữ
H'mông, Dao phải mất vài tháng mới hoàn thành một bộ quần áo thì nay với

105
chiếc máy khâu, họ chỉ cần 1 đến 2 tháng. Điều này giúp cho những ngƣời
phụ nữ H'mông, Dao có thêm thời gian rảnh rỗi để tham gia vào các công
việc khác trong gia đình, trong cộng đồng làng bản. Đặc biệt với quỹ thời
gian dƣ dật đó, họ có thể tham gia làm hàng thủ công, thổ cẩm và mang đi
bán rong trên thị trấn cho khách du lịch. Ngoài ra, một số hộ gia đình ở xã
Tả Phìn đã có thể mua máy phát điện dùng sức nƣớc loại nhỏ để phát điện
phục vụ nhu cầu điện phát sáng trong nhà. Họ cũng có thể tiết kiệm tiền để
mua trâu phục vụ sản xuất hay có thể sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau
nhƣ để tổ chức đám cƣới cho con cái, để sửa sang nhà cửa... Do mức thu
nhập đƣợc nâng cao, đời sống vật chất trong gia đình ngƣời H'mông, ngƣời
Dao đỏ đƣợc cải thiện, từ đó góp phần nâng cao đời sống văn hoá tinh thần
của họ. Cho đến nay đã có hơn 30% các hộ ngƣời H'mông có tiền để mua
đài Radio phục vụ nghe chƣơng trình phát thành bằng tiếng H'mông của tỉnh
Lào Cai. Bên cạnh đó, với khoản tiền thu đƣợc từ kinh tế du lịch đã góp
phần phục vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp nhƣ mua phân bón, giống
cây con...

Một tác động khác, không thể không nói đến đó là sự phát triển của
du lịch đã đem lại những cơ hội giao tiếp, mở rộng thế giới quan, tăng cƣờng
sự hiểu biết cho những cƣ dân H'mông và Dao đỏ. Từ đó hình thành nên
trong đời sống của những cƣ dân này những nhu cầu mới về văn hoá vật chất
cũng nhƣ những nhu cầu về văn hoá tinh thần.

Có thể xem xét các hoạt động giao tiếp đó trên 2 khía cạnh: giao tiếp
tinh thần và giao tiếp vật chất. Những điều kiện tạo cơ hội cho những giao
tiếp tinh thần bao gồm việc:

- Tham quan bản làng, tham quan nhà ngƣời H'mông, Dao đỏ của du
khách,

106
- Nói chuyện giữa ngƣời dân tộc với khách du lịch ở trên đƣờng phố,

- Kết bạn với ngƣời bán hàng (đặc biệt là những đứa trẻ),

- Khách du lịch ngủ lại qua đêm ở bản ngƣời H'mông, Dao đỏ,

- Thuê ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ dẫn đƣờng.

Và điều kiện cho những cơ hội giao tiếp vật chất là:

- Khách du lịch mua hàng thủ công truyền thống của ngƣời dân tộc,

- Mua các sản phẩm thu lƣợm đƣợc từ thiên nhiên,

- Mua cho ngƣời dân tộc đồ ăn, thức uống,

- Tặng quà hay cho tiền cho ngƣời dân tộc.

Có thể thấy, giao tiếp là nhu cầu của bất cứ một con ngƣời dù là dân
bản địa hay một khách du lịch khi đến một miền đất hoàn toàn xa lạ với mục
đích tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ. Không chỉ riêng khách du lịch
thông qua hoạt động du lịch để nhận biết về những điều mới lạ, những hiểu
biết về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở vùng du lịch mà ở ngay bản thân
những cƣ dân đƣợc coi là đối tƣợng chính hay chủ nhân của vùng du lịch
cũng tìm thấy những điều lý thú, những tri thức mới mẻ và rất hấp dẫn đối
với họ. Qua điều tra tại địa bàn cho thấy, bản thân đa số những ngƣời dân
tộc cũng có nhu cầu giao tiếp với khách để mở mang tầm nhìn của mình và
họ cảm thấy có khách du lịch, cuộc sống của họ trở nên sôi động và vui vẻ
hơn trƣớc. Ngƣời dân bản địa đặc biệt là ngƣời H'mông và ngƣời Dao rất
thích giao tiếp với khách du lịch bởi: hoạt động du lịch tại địa phƣơng mang
đến cho họ một cuộc sống sôi động và thú vị hơn cuộc sống trƣớc đây;
khách du lịch luôn mang lại cho họ những tƣ tƣởng mới, những lối tƣ duy,
những suy nghĩ mới về cuộc sống, về cách hƣởng thụ vật chất và tinh thần

107
rất khác biệt. Mặt khác, còn bởi cƣ dân bản địa thƣờng xuyên đƣợc khách du
lịch cho quà và tiền, đƣợc chụp và tặng ảnh, đƣợc họ mua hàng và cuối cùng
là có điều kiện thu nhập thêm từ việc tham gia làm các công việc khác nhau.

Những thay đổi dễ nhận thấy nhất trong đời sống ngƣời H'mông và
ngƣời Dao đỏ đó là những thay đổi trong văn hoá vật chất mà cụ thể là nhà
cửa. Nếu nhƣ trƣớc kia nhà ngƣời H'mông luôn luôn tối, không có ánh sáng
mặt trời trong nhà thì nay, qua giao tiếp, học hỏi kinh nghiệm ngƣời H'mông
đã biết đặt tấm kính lên mái nhà giúp cho nhà cửa đƣợc sáng sủa hơn. Mặt
khác, do nhu cầu giao tiếp với khách du lịch đặc biệt là ngƣời nƣớc ngoài,
ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ mong muốn biết ngoại ngữ và tiếng phổ
thông để làm ăn, trao đổi, trò chuyện và để tự mình giới thiệu với khách về
cuộc sống và văn hoá của dân tộc mình. Trên thực tế có rất nhiều trẻ em
ngƣời H'mông, Dao đỏ (chủ yếu là trẻ em H'mông) khá thành thạo tiếng Anh
bồi. Chúng học chủ yếu qua số khách du lịch ngƣời nƣớc ngoài. Nhiều em
nói tiếng Anh thành thạo hơn nói tiếng phổ thông.

Sự giao tiếp với khách du lịch và sự rộng mở của thị trƣờng du lịch
đã kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới, hiện đại của cƣ dân H'mông
và Dao. Điều này có ảnh hƣởng nhất định tới kích thích phát triển sản xuất
và trao đổi hàng hoá ở những cƣ dân này với mong muốn làm thoả mãn các
nhu cầu ngày càng tăng trong đời sống của họ. Qua giao tiếp với khách du
lịch, ngƣời H'mông, Dao cũng học hỏi đƣợc nhiều tri thức và kinh nghiệm
sản xuất. Tuy nhiên, phạm vi và mức độ của tác động này còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, các tác động của du lịch còn làm thay đổi quan niệm về
giới trong cộng đồng các dân tộc, mà biểu hiện cụ thể là sự thay đổi quyền
lực trong gia đình truyền thống của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ ở Sa Pa.
Có thể thấy, phụ nữ và số trẻ em gái tham gia vào hoạt động du lịch nhiều

108
hơn đàn ông và nam thanh niên ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ. Đây lại là
hoạt động thu lợi nhanh và nhiều hơn bất cứ hoạt động nào khác. Những
khoản thu nhập do ngƣời phụ nữ mang về cho gia đình đã đóng góp lớn
trong việc cải thiện và nâng cao nhu cầu vật chất cho gia đình họ đã tác động
mạnh đến gia đình truyền thống của ngƣời H'mông và Dao đỏ. Đặc biệt là
quan hệ giữa ngƣời vợ và ngƣời chồng. Trƣớc kia, ngƣời phụ nữ trong gia
đình ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ phụ thuộc hoàn toàn vào ngƣời chồng,
vai trò, vị trí của ngƣời phụ nữ trong gia đình và cộng đồng đƣợc xếp xuống
hàng thứ yếu mặc dù công việc của họ hết sức vất vả trong khi ngƣời đàn
ông luôn đóng vai trò là ngƣời trụ cột trong gia đình nhỏ và cộng đồng làng
bản. Từ khi du lịch phát triển tại địa phƣơng, mở ra nhiều loại hình kinh tế
mà ngƣời phụ nữ có thể tham gia đảm nhiệm, họ nhƣ thoát khỏi vỏ kén của
mình và từng bƣớc tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội, nâng cao đời
sống vật chất, tinh thần cho gia đình, khẳng định vai trò, vị trí của họ trong
gia đình và cộng đồng.

Có thể thấy, từ khi tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch, gánh
nặng công việc trong gia đình của phụ nữ H'mông, Dao đỏ đã thay đổi. Nhìn
chung, qua phỏng vấn số phụ nữ đi bán hàng rong và số ngƣời làm dự án thổ
cẩm thấy rằng, cảm nhận của họ về công việc là nhẹ nhàng hơn, họ cảm thấy
khỏe mạnh hơn, có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn. Những công việc nặng
nhọc, lao động chân tay thực sự đã giảm đi nhiều. Điều đó có thể thấy rõ là
sự phân công và trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình đã có sự thay
đổi, nhất là việc nam giới đã đảm nhiệm nhiều việc có tính truyền thống mà
trƣớc đây phụ nữ vẫn làm để dành thời gian và công sức cho phụ nữ tham
gia bán hàng hoặc sản xuất thổ cẩm theo chƣơng trình dự án do Hội phụ nữ
xã tổ chức.

109
Tuy nhiên, không phải cứ tham gia dự án thổ cẩm hay đi bán hàng
rong thì phụ nữ đƣợc miễn mọi việc trong gia đình, cùng một lúc họ vẫn
phải làm các công việc khác nhau. Mặc dù rất khó liệt kê số đầu việc mà
ngƣời phụ nữ phải đảm nhiệm, đặc biệt với những phụ nữ tham gia trong dự
án sản xuất thổ cẩm, nhƣng qua việc phỏng vấn và thống kê, so sánh cho
thấy công việc của phụ nữ H'mông, Dao đỏ hiện nay có phần giảm so với
trƣớc khi du lịch phát triển tại Sa Pa

Bảng: Kết quả thảo luận về những thay đổi về gánh nặng công
việc do các chị em ngƣời H'mông và Dao thực hiện.

Những thay đổi trong gánh nặng công việc của chị em phụ nữ
Hoạt động Tăng/ giảm Nhận xét
trong công việc
Làm việc ít đi không đáng kể Các ông chồng đi làm đồng nhiều hơn nên
ngoài đồng chị em có thể thêu sản phẩm và đi bán
hàng. Những ngƣời đàn ông không phải
bán sức lao động nhiều nên họ có thể làm
trên ruộng của họ, do đó tiết kiệm thời gian
cho chị em.
Kiếm củi và Không phải làm Trƣớc đây việc này chỉ phải làm khi chị em
tìm cây thuốc công việc này nữa túng tiền, thƣờng là trong thời kỳ nông
trong rừng nhàn, thiếu ăn. Sau khi dự án thực hiện, chị
em nói rằng họ không phải vào rừng nữa.
Tuy nhiên trong xã số chị em không tham
gia bán hàng hoặc làm dự án vẫn phải làm
những việc này.
Nấu cơm cho Giảm đi Chồng và con dâu làm việc này nhiều hơn
gia đình để chị em có thời gian sản xuất và bán
hàng.
Vƣờn rau Không thay đổi
Chăn nuôi Nhiều hơn Mặc dù tỷ lệ nhiễm mắc bệnh và chết của
gia súc cao, nhƣng chăn nuôi vẫn phát triển

110
hơn kể từ khi du lịch phát triển.
Nhuộm Tăng Để có nhiều hàng thổ cẩm bán cho khách
du lịch, trong khi hàng thổ cẩm đòi hỏi
phải nhuộm vải, chỉ thêu, do đó công việc
này tăng lên.
Giặt quần áo Giảm Các ông chồng đã giúp chị em trong việc
giặt quần áo (trừ quần áo của vợ).
Trông con Giảm Các ông chồng chăm sóc con cái nhiều
hơn.
May quần áo Giảm Do du lịch phát triển, hàng hoá ngày càng
cho gia đình nhiều, giá cả phải chăng, chị em mua quần
áo may sẵn cho chồng và con mình.
Đi chợ Tăng
Đi họp (tham Tăng Trƣớc khi du lịch phát triển, đặc biệt trƣớc
gia công việc khi có dự án làm hàng thổ cẩm, hiếm khi
của cộng đồng) phụ nữ đi họp (tham gia công việc chung
của cộng đồng, thƣờng là các ông chồng
của họ làm việc này). Giờ đây, họ phấn
khởi tham gia tất cả các buổi họp, cả của
dự án và cả những buổi họp làng xã và Hội
phụ nữ.
Đi học xoá mù Tăng Trƣớc kia không có lớp học này.
chữ

Thực tế cho thấy một trong những nguyên nhân làm giảm gánh nặng
công việc cho ngƣời phụ nữ là bởi nam giới đã giúp đỡ vợ mình trong những
công việc vốn vẫn đƣợc coi là việc của phụ nữ nhƣ nấu nƣớng, giặt giũ,
chăm sóc con cái... Qua đó có thể thấy du lịch không chỉ tác động làm thay
đổi số lƣợng công việc của ngƣời phụ nữ mà còn tác động làm thay đổi công
việc của nam giới. Nếu nhƣ trƣớc kia, ngƣời vợ không tham gia đi bán hàng
rong hoặc làm thổ cẩm theo Dự án, ngƣời chồng phải đi làm thuê để có tiền
mua gạo, mua lƣơng thực cho gia đình thì khi du lịch phát triển, khi những

111
ngƣời vợ đi bán hàng kiếm đƣợc nhiều tiền hơn, đa số ngƣời chồng sẵn sàng
san sẻ công việc gia đình với ngƣời vợ của mình, để vợ có thời gian đi bán
hàng mà không ảnh hƣởng tới việc đồng áng và nội trợ trong gia đình. Với
khoản thu nhập thực tế của phụ nữ, số ngày làm thuê của nam giới đã giảm
trung bình từ 5 - 7 ngày trong tháng (giảm từ 10 ngày xuống còn 3 ngày,
hoặc từ 6 ngày xuống còn 1 ngày trong 1 tháng). Vì có nhiều thời gian hơn
nên nam giới có thể dành nhiều thời gian hơn cho gia đình mình, nhờ thế,
giúp cho năng suất của cây trồng tăng lên, đảm bảo hơn về lƣơng thực cho
gia đình họ.

Có thể dẫn ra đây 1 ví dụ khi chúng tôi phỏng vấn 1 ngƣời phụ nữ
vừa tham gia làm dự án thổ cẩm vừa đi bán hàng rong ở thị trấn về sự thay
đổi công việc trong gia đình họ, nhƣ sau: "Vâng, ông chồng của tôi giúp tôi
trông con. Nếu nó không trông con thì tôi không cho ngủ cùng. Đấy là lúc
trước thôi. Bây giờ, từ khi tôi làm thêu và đi bán hàng, tôi có thể bắt nó
trông con cho đến đêm. Dù con có khóc cũng phải trông. Tôi bảo nó là nếu
anh mà không trông con thì tôi sẽ không cho tiền đi uống rượu và đi xe ôm
nữa".

Những phân tích trên cho thấy, ở một chừng mực nhất định, du lịch
đã có tác động tích cực góp phần cải thiện một bƣớc quan hệ bình đẳng giữa
nam và nữ, đồng thời cũng cho thấy sự thay đổi trong gia đình truyền thống
của ngƣời H'mông, Dao đỏ kể từ khi du lịch phát triển. Hai nhân tố căn bản
cho sự thay đổi về quan hệ giới trong gia đình truyền thống đó là thu nhập
của ngƣời phụ nữ và việc tham gia ngày càng nhiều vào hoạt động xã hội và
cộng đồng làng bản. Có thể nói rằng ở Sa Pa hiện nay những thay đổi kinh tế
tạo nên sự thay đổi xã hội và gia đình truyền thống của ngƣời H'mông và
Dao. Khi phụ nữ đóng vai trò ngày càng lớn và hiển nhiên trong gia đình với

112
vai trò của một ngƣời tạo thu nhập thì có rất nhiều biến chuyển vị thế xã hội
cũng nhƣ khối lƣợng công việc trong gia đình. Nam giới hiểu rằng việc nhà
và nội trợ là những công việc nên đƣợc san sẻ để tạo điều kiện giúp đỡ lẫn
nhau, nên họ đã làm những công việc mà trƣớc nay chỉ có ngƣời phụ nữ mới
làm. Nhiều phụ nữ H'mông và Dao đỏ khi đƣợc hỏi đã cho biết họ đã "tăng
thêm tiếng nói" trong gia đình, đặc biệt trong vấn đề chi tiêu và ra quyết
định. Một phụ nữ Dao đỏ ở thôn Xả Xéng, xã Tả Phìn vui vẻ ví dụ về
chuyện mọi việc đã thay đổi nhƣ thế nào giữa chị và chồng của mình: "Ông
chồng tôi nói: bây giờ các bà kiếm được nhiều tiền, muốn đi Sa Pa, các bà
ra xe ôm, về xe ôm, trong khi đó chúng tôi thì toàn đi bộ".

Thực tế đó cho thấy ngày nay, việc phát triển du lịch tại địa phƣơng
đã giúp ngƣời phụ nữ các dân tộc ở Sa Pa nói chung, phụ nữ H'mông và Dao
đỏ nối riêng cảm thấy tự tin hơn nhiều và họ nhận thức đƣợc vai trò của họ
trong việc nâng cao đời sống kinh tế gia đình.

Trên bình diện tổng quan, dựa vào những dữ liệu vừa phân tích,
chúng ta có thể tóm lƣợc lại rằng du lịch phát triển trong những năm gần
đây, là một trong những nhân tố dẫn đến những thay đổi trong đời sống của
các dân tộc ở Sa Pa. Ngoài những biến đổi trên đây về vai trò của ngƣời phụ
nữ do tác động của du lịch, qua đây còn góp phần vào việc giải phóng phụ
nữ về nhiều mặt. Đặc biệt là giúp chị em thoát khỏi “bốn xó bếp” để mở
rộng quan hệ với bên ngoài, tiếp xúc với những điều mới lạ.. Từ đó, mở rộng
tầm mắt, trí tuệ, điều kiện và khả năng học tập đƣợc nhiều điều hay, mới mẻ
của xã hội hiện đại và các dân tộc khác. Điều đó đã tạo cơ sở cho phụ nữ dân
tộc tự vƣơn lên khẳng định vị trí của mình...

3.1.4. Hoạt động du lịch góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế và bảo
vệ môi trường sinh thái.

113
Có giá trị nhƣ một ẩn số, đằng sau những hoạt động bề nổi trong du
lịch nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần là sự thay đổi mạnh mẽ
trong tƣ duy và nhận thức của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ về phƣơng
thức sản xuất ra của cải vật chất và ý thức bảo vệ môi trƣờng sinh thái.

Qua các hoạt động du lịch, ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ có nhiều
điều kiện và khả năng để đa dạng hoá phƣơng thức kiếm sống (sinh kế) của
mình. Họ hiểu rằng, để tạo ra của cải vật chất nuôi sống gia đình giờ đây
không chỉ là việc đi làm nƣơng, rẫy và khai thác các nguồn lợi tự nhiên nữa
mà còn là buôn bán, tìm lợi nhuận trong trao đổi hàng hoá. Có thể nói đây là
một tác động không nhỏ bởi từ trƣớc khi có hoạt động du lịch tại địa
phƣơng, những ngƣời dân ở nơi đây chỉ quen với những hoạt động sản xuất
nông nghiệp chăn nuôi và trồng trọt, ít hoặc rất hiếm có cơ hội sản xuất phi
nông nghiệp. Hơn thế nữa, việc tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch
không chỉ cung cấp thêm thu nhập mà còn giảm độ rủi ro trong sản xuất
nông nghiệp khi gặp thời tiết không thuận lợi. Nói một cách khác, hoạt động
kinh tế du lịch đảm bảo cho ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ có khoản thu
nhập thƣờng xuyên, bởi nó không phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố thời tiết
khí hậu, mùa vụ hay đất đai canh tác nhƣ trong kinh tế sản xuất nông nghiệp.
Mặt khác, kinh tế du lịch đã tạo việc làm cho một bộ phận những ngƣời ở độ
tuổi tƣơng đối cao, không đủ sức đảm đƣơng những công việc vất vả của
nghề nông, tăng nguồn thu cho gia đình. Đối tƣợng chủ yếu ở đây là số phụ
nữ cao tuổi thƣờng làm các công việc nhƣ bán hàng rong trên thị trấn hoặc
tham gia thêu thùa thổ cẩm trong các dự án tại làng bản của mình.

Thực tế cho thấy, nếu so sánh với các nguồn thu nhập truyền thống
khác (từ nông lâm nghiệp) của hộ gia đình thì mức thu nhập bán hàng rong
thƣờng cao hơn và rất cao trong khi công việc lại ít nặng nhọc và đỡ vất vả

114
hơn. Theo lời các cán bộ xã ở Tả Phìn, mức sống ở tất cả các hộ có ngƣời đi
bán rong đều đƣợc cải thiện. Trong xã có 7 phụ nữ cao tuổi ngƣời H'mông đi
bán rong thƣờng xuyên ở ngoài thị trấn thì ở 7 gia đình này từ chỗ thiếu ăn
và thiếu ăn trầm trọng đến nay tất cả đã đủ ăn, bữa ăn đƣợc cải thiện, thậm
chí họ còn làm đƣợc nhà ngói Phibrô xi măng, mua đƣợc phân bón ruộng và
mua sắm đồ đạc trong nhà nhƣ: bàn, ghế, tủ... Trong số họ có ngƣời ít ruộng
mà vẫn đủ ăn và sống no đủ hơn trƣớc kia. Chính vì thế mà ngày càng có
nhiều ngƣời trong thôn bản của xã muốn tham gia vào hoạt động bán hàng
này. Theo ƣớc tính của Hội phụ nữ xã Tả Phìn, cả xã vào thời điểm tháng
7/2001 có khoảng 40 - 45 phụ nữ Dao và 7 - 10 phụ nữ H'mông (chiếm 20%
tổng số hộ của xã) tham gia bán hàng rong ngoài thị trấn. Cũng theo ƣớc tính
của chính quyền và hội phụ nữ xã Lao Chải (là xã có 10% cố hộ có ngƣời
tham gia bán rong và có trẻ em lang thang ngoài thị trấn) cho biết: Thu nhập
từ du lịch của những hộ có ngƣời đi bán hàng rong không thƣờng xuyên
chiếm 5 - 10% tổng thu nhập gia đình. Thu nhập từ du lịch của các hộ có
nhiều ngƣời tham gia đi bán hàng chiếm 40 - 50% tổng thu nhập của hộ.
Nếu tính trung bình cho tất cả các hộ tham gia bán hàng rong của xã thì thấy
khoản thu nhập này chiếm từ 25 - 30% thu nhập của hộ gia đình. Đặc biệt ở
xã có một số bà già thƣờng xuyên ở lại chợ, thu nhập của mỗi ngƣời phụ nữa
cao tuổi này còn cao hơn của cả gia đình họ làm ra trong 1 năm.

Có thể nói, du lịch phát triển không những mở ra nhiều cơ hội tạo
công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân, mà còn tạo ra nhiều cơ hội
tiếp xúc, giao lƣu, học hỏi giữa ngƣời dân tộc với du khách từ khắp mọi nơi
đến du lịch Sa Pa. Sự gia tăng các nguồn và lƣợng thông tin trao đổi đã thổi
một luồng sinh thái cho những cƣ dân nơi đây, mang lại cho họ nhận thức
mới về một thế giới với những nền văn hoá, những lối sống khác biệt hoàn

115
toàn với xã hội, với cuộc sống mà họ đang sống. Quá trình phát triển kinh tế
du lịch tại địa phƣơng khiến họ thích nghi dần với môi trƣờng xã hội mới,
thay đổi phƣơng thức sản xuất để tồn tại và phát triển. Chính trong quá trình
này, những nhận thức và quan hệ truyền thống của họ đã có những biến đổi
sâu sắc và quan niệm truyền thống của họ đã có những biến đổi sâu sắc mà
trong một chừng mực nào đó những ngƣời bên ngoài cho rằng họ và văn hoá
của họ đang bị thƣơng mại hoá.

Vậy hiểu thế nào về sự thƣơng mại hoá văn hoá đang diễn ra trong
đời sống cộng đồng ngƣời H'mông, Dao đỏ ở Sa Pa. Vấn đề xã hội nào cũng
có tính hai mặt của nó. Một mặt chúng ta thấy những biểu hiện có tính tích
cực khi đồng bào H'mông và Dao đỏ đang cố gắng hết sức mình tìm cách để
thoát ra khỏi rào chắn của nền kinh tế tự cấp tự túc, cố gắng nắm bắt và tận
dụng các cơ hội làm ăn mới, hiệu quả hơn, hình thành nên những nhận thức
và phƣơng pháp tƣ duy kinh tế mới để thoả mãn những nhu cầu vật chất,
tinh thần hiện tại và để thích nghi, hoà nhập vào cuộc sống chung của một xã
hội rộng lớn hơn nhiều so với cái cộng đồng nhỏ bé của họ. Có thể coi đây là
quá trình hoà nhập vào kinh tế thị trƣờng của những ngƣời H'mông và Dao
đỏ ở Sa Pa. Mặt khác, chúng ta lại thấy những yếu tố tiêu cực đang nảy sinh,
tồn tại và phát triển ngay trong quá trình hội nhập ấy. Những yếu tố tiêu cực
đang từng ngày từng giờ tác động trực tiếp đến đời sống gia đình, cộng đồng
dân tộc, có nguy cơ làm mất bản sắc văn hoá, làm giảm những giá trị mang
tính nhân bản, nhân văn trong đời sống, trong văn hoá truyền thống của họ.
(Ở phần những tác động tiêu cực chúng ta sẽ đi sâu phân tích mặt tiêu cực
này).

Về mặt tích cực, trƣớc hết nhu cầu của thị trƣờng du lịch đã giúp họ
nhận thấy rằng nếu nhƣ trƣớc đây, nhiều sản phẩm do sản xuất hay do săn

116
bắt, hái lƣợm mà có chủ yếu chỉ nhằm thoả mãn những nhu cầu tiêu thụ của
gia đình họ thì ngày nay, nó còn có một giá trị hàng hoá trên thị trƣờng du
lịch Sa Pa. Nhờ nắm bắt những thông tin trao đổi trên thị trƣờng mà ngƣời
dân có khả năng đáp ứng đƣợc nhiều hơn cho những nhu cầu cá nhân của
mình. Họ đã bắt đầu chú ý đến sự thay đổi thƣờng xuyên của thị hiếu tiêu
dùng và nhu cầu thị trƣờng để từ đó định hƣớng hay điều chỉnh hệ thống sản
xuất của mình, nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị
trƣờng, đồng thời tham gia vào quá trình phân công lao động xã hội chung.

Trƣớc nhu cầu của khách du lịch, ngƣời H'mông và Dao đỏ nhận
thấy rằng họ có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm dân tộc truyền thống để
bán cho khách trên thị trƣờng. Điều này đã dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ
nghề sản xuất thủ công của ngƣời dân tộc. Qua phỏng vấn các đối tƣợng đi
bán rong đƣợc biết hầu hết các sản phẩm mà họ bán cho khách du lịch là do
họ hay gia đình họ tự làm lấy hoặc mua của những ngƣời khác ở trong làng,
bản của họ. Loại sản phẩm này thƣờng đƣợc làm theo phƣơng pháp thủ công
truyền thống, có chất lƣợng và kiểu dáng mang đậm bản sắc văn hoá tộc
ngƣời. Tuy nhiên, để sản xuất ra một hàng hoá có chất lƣợng nhƣ vậy, ngƣời
ta phải mất rất nhiều ngày công lao động. Do đó, khi mà nhu cầu của khách
du lịch về loại sản phẩm này ngày một gia tăng, ngƣời H'mông và Dao đã
tìm một phƣơng án thích ứng đảm bảo tốn ít thời gian công sức là tận dụng
các sản phẩm cũ, hết giá trị sử dụng của mình để gia công lại thành các sản
phẩm có giá trị hàng hoá trên thị trƣờng, bán cho khách với mức giá mà cả
hai đều có thể chấp nhận. Những sản phẩm làm từ những nguyên liệu tận
dụng này thƣờng là mũ, túi, dây lƣng, túi địu trẻ hoặc các dây viền trang trí...
Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, đồng bào đã góp phần bảo tồn và
phát triển vốn cổ về cả phong cách đến các mô típ hoa văn cũng nhƣ nguyên

117
liệu thổ cẩm. Hơn nữa, để phục vụ cho việc bán các sản phẩm đó, họ đã tích
cực sử dụng những bộ trang phục truyền thống nhƣ một cách quảng cáo hiệu
quả nhất cho hàng hoá của mình. Ở đây, du lịch đã góp phần bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hoá truyền thống tộc ngƣời.

Bên cạnh việc đổi mới tƣ duy trong sản xuất, qua trao đổi thông tin
và trao đổi các sản phẩm của mình trên thị trƣờng, ngƣời H'mông và Dao ở
Sa Pa còn nhận thấy rằng việc buôn bán (mua đi bán lại) các sản phẩm
không do mình trực tiếp sản xuất cũng là một công việc mang lại nguồn thu
nhập cho mình. Công việc này mất nhiều thời gian và công sức hơn các công
việc truyền thống nhƣng lại cho thu lợi nhanh hơn và mức thu thƣờng cao
hơn. Chính vì thế, ngày càng nhiều ngƣời H'mông, Dao đỏ ở các bản làng
quanh thị trấn Sa Pa đi buôn bán hoặc bán uỷ thác các hàng hoá làm từ thổ
cẩm cho các chủ kinh doanh ở thị trấn. Có thể nói, trƣớc khi du lịch phát
triển, trong cộng đồng của ngƣời H'mông, ngƣời Dao chƣa thấy xuất hiện
hiện tƣợng đi buôn bán thổ cẩm và các sản phẩm nông lâm sản khác. Thậm
chí ngay ở ngƣời Kinh, ngƣời Giáy, ngƣời Hoa, các hoạt động trên cũng rất
hạn hẹp chứ không phổ biến trên phạm vi rộng nhƣ hiện nay.

Qua công việc trên ngƣời H'mông và Dao đỏ đã bƣớc đầu tính đƣợc
lỗ lãi, hạch toán đƣợc các hoạt động kinh tế của mình và thích nghi dần với
điều kiện của kinh tế thị trƣờng. Qua khảo sát thực tế tại địa bàn thị trấp địa
phƣơng đƣợc biết: Ngoài việc mua trực tiếp từ ngƣời sản xuất, có đến một
nửa số ngƣời bán hàng rong (kể cả ngƣời lớn và trẻ em) mua lại hàng từ
những ngƣời bán buôn, từ những cửa hiệu ở thị trấn hoặc chuyên bán uỷ
thác cho cửa hiệu ở thị trấn Sa Pa.

Việc thay đổi trong tƣ duy về các hoạt động kinh tế của ngƣời
H'mông, Dao không chỉ biểu hiện ở việc tham gia bán hàng rong tại thị trấn

118
mà còn biểu hiện ở việc đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh trong đó có
cả việc mở quán bán hàng giải khát phục vụ khách du lịch trên các tuyến
tham quan. Qua khảo sát thực tế ở xã San Sả Hồ (xã nằm trên tuyến du lịch
Sa Pa - Phan xi păng) đƣợc biết cả xã có 13 hộ ngƣời H'mông đang bán
quán. Việc bán quán này có tác dụng nhất định đến đời sống của gia đình họ
nên đang hình thành xu hƣớng nhiều ngƣời trong thôn cũng muốn mở quán
bán hàng, tạo thu nhập, song vấn đề vƣớng mắc của họ là không có đủ tiền
để làm việc này.

Bên cạnh những tác động mở ra hàng loạt các loại hình kinh tế mới,
ngay chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng có sự đổi khác.

Nhƣ trên đã nói, với lƣợng khách du lịch ngày càng gia tăng, dẫn đến
nhu cầu tiêu thụ về rau quả, sản phẩm chăn nuôi của khách du lịch tăng lên
nhanh chóng. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến cơ cấu sản xuất của hộ
gia đình ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ. Hiện nay, bên cạnh việc trồng lúa,
các hộ nông dân đã phát triển mạnh việc trồng các loại hoa mùa nhƣ rau, đậu
các loại trong đó có nhiều giống cây mới nhƣ khoai tây... để cung cấp cho
nhu cầu thị trƣờng. Đặc biệt trong việc trồng ngô, đồng bào đã chuyển từ
việc thu hoạch bắp già sang thu hoạch ngô non để phục vụ nhu cầu của
khách du lịch trong nƣớc. Bên cạnh đó, có một số hộ gia đình ngƣời
H'mông, Dao đỏ (chiếm tỷ lệ 10 - 15% hộ nông dân) đã học hỏi kinh nghiệm
sản xuất trồng một số loại giống cây mới có năng suất cao, hợp thị hiếu và
ngƣời tiêu dùng nhƣ: đào Pháp, đào chín sớm, mận Tam Hoa, lê...

Đồng thời với những đổi mới trong tƣ duy kinh tế, ý thức bảo vệ môi
trƣờng sinh thái của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao.

Trƣớc hết, du lịch Sa Pa đã góp phần khẳng định những giá trị và
góp phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng trong Khu bảo

119
tồn thiên nhiên Quốc gia Hoàng Liên Sơn. Đồng thời, việc bảo tồn các loài
động, thực vật hoang dại, đƣợc xem nhƣ một tiềm năng du lịch của Sa Pa, là
một trong những thành công về mặt kinh tế. Thứ nữa, Du lịch có thể cung
cấp những sáng kiến cho việc làm sạch môi trƣờng thông qua kiểm soát chất
lƣợng không khí, nƣớc, đất, ô nhiễm tiếng ồn, thải rác và những vấn đề khác.
Trên thực tế, Sở Khoa học công nghệ và môi trƣờng tỉnh Lào Cai đã phối
hợp với Trƣờng Đại học Mỏ Địa chất tiến hành nghiên cứu những tác động
ảnh hƣởng của du lịch Sa Pa đối với môi trƣờng sinh thái nơi đây. Mặt khác,
du lịch phát triển góp phần cải thiện hạ tầng cơ sở ở huyện Sa Pa. Hiện nay,
toàn huyện đã có hệ thống đƣờng rải nhựa dẫn đến tận các xã trong thị trấn.
Việc xử lý rác thải cũng dần đƣợc ngƣời dân quan tâm hơn. Trong các khu
vực rừng dành cho khách du lịch tham quan đƣợc bố trí các nơi để thải rác.
Bên cạnh đó, ở ngay thị trấn, hệ thống thông tin liên lạc đã khá phát triển.
Khách du lịch cũng nhƣ ngƣời dân địa phƣơng có thể liên lạc qua điện thoại
tới bất kỳ nơi nào mà họ muốn. Thông qua việc giao lƣu, trao đổi với du
khách, cộng đồng các cƣ dân địa phƣơng đƣợc tăng cƣờng những hiểu biết
về môi trƣờng, có ý thức trồng rừng phủ xanh đồi núi trọc, vừa thu lợi về
kinh tế cải thiện đời sống, vừa làm đẹp cảnh quan môi trƣờng sinh thái.
Đồng thời có ý thức giữ sạch, đẹp nơi ở, giữ vệ sinh nơi chăn nuôi gia súc,
gia cầm. Nhờ tham gia vào kinh tế du lịch, đa số các gia đình đồng bào
H'mông và Dao ở các xã San Sả Hồ, Lao chải, Tả Van, Tả Phìn đã có tiền để
xây nhà mới, dựng chuồng riêng biệt cho các đàn vật nuôi, không để tình
trạng ngƣời và vật ở chung nhƣ trƣớc kia. Mặt khác, ngƣời dân cũng thấy
rằng phải giữ sạch vệ sinh môi trƣờng mới mong thu hút khách du lịch đến
tham quan.

120
Tóm lại, phát triển du lịch ở Sa Pa không chỉ khôi phục và phát huy
những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp mà còn góp phần chuyển đổi cơ
cấu kinh tế, giúp đồng bào các dân tộc nơi đây tiếp cận đƣợc với những
thành tựu khoa học để phục vụ cuộc sống, đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ
môi trƣờng sinh thái.

Trong một chừng mực nào đó có thể nói, du lịch đã góp phần kích
thích sức sản xuất phát triển. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến
chuyển đổi cơ cấu kinh tế đã tạo ra một sức sản xuất mới do đòi hỏi, phát
triển số lƣợng và chất lƣợng sản phẩm... Điều đó đòi hỏi sự cải tiến, bổ sung
và phát triển công cụ sản xuất, các biện pháp kỹ thuật, đầu tƣ khoa học và
công nghệ... Do đó, dù muốn hay không, du lịch đã ít nhiều thúc đẩy lực
lƣợng sản xuất phát triển.

3.2- Những tác động tiêu cực của du lịch.

3.2.1- Nảy sinh những người bán rong, trẻ am lang thang.

Bên cạnh những tác động tích cực trên đây, sự phát triển du lịch tại
Sa Pa cũng có những tác động tiêu cực đến đời sống của các dân tộc ở đây.
Thực tế những tác động tiêu cực đang có nguy cơ làm phai nhạt dần dẫn đến
làm mất bản sắc văn hoá truyền thống của các dân tộc mà tiêu biểu nhất là
văn hoá truyền thống của ngƣời H'mông, ngƣời Dao đỏ - những cƣ dân
chiếm đa số ở đây. Trƣớc hết là hiện tƣợng những ngƣời bán rong ở thị trấn
Sa Pa. Có thể nói, ngay từ những ngày đầu phát triển du lịch ở Sa Pa, ngƣời
H'mông, ngƣời Dao đỏ đã đi bán hàng rong. Nhƣ lời của một già làng ngƣời
H'mông ở xã Lao Chải thì bán hàng rong đã trở thành một thói quen có từ
lâu trong đời sống ngƣời H'mông. Điều đó chứng tỏ rằng, việc làm này đƣợc
tiến hành thƣờng xuyên và đƣơng nhiên đƣợc công nhận trong đời sống
ngƣời dân địa phƣơng. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực là góp phần tăng

121
thu nhập cải thiện đời sống cho một số không ít gia đình, trong các cộng
đồng ngƣời H'mông, Dao đỏ thì hiện tƣợng bán hàng rong đến nay lại mang
những yếu tố có tính tiêu cực và ngày càng có xu hƣớng gia tăng.

Tiêu cực trƣớc hết ở cách thức bán hàng. Những ngƣời bán rong
thƣờng chạy theo khách du lịch, vây lấy khách ở khắp mọi nơi để nài nỉ
khách mua hàng cho mình. Trên thực tế, cũng có nhiều khách nƣớc ngoài
thích kiểu bán hàng rong này của ngƣời H'mông, Dao đỏ bởi nó mang một
phong thái rất tự do, phóng khoáng, nhƣng cũng phải thừa nhận rằng cách
thức bán hàng này ít nhiều gây phiền hà cho khách, gợi những cảm giác khó
chịu, đặc biệt những lúc du khách đang thƣởng ngoạn cảnh đẹp hoặc thƣởng
thức những món đặc sản của vùng núi. Thậm chí, trong lúc bán hàng, nhiều
phụ nữ cao tuổi ngƣời H'mông còn xin tiền của khách sau khi khách mua
hàng của họ. Điều đó đã để lại ấn tƣợng xấu trong lòng du khách. Có không
ít những ngƣời kinh doanh tại thị trấn, khách trong nƣớc, đặc biệt là khách
nƣớc ngoài đã thể hiện thái độ không đồng tình với những hành động không
đẹp mắt đó của những ngƣời đi bán hàng rong. Bên cạnh đó, qua quá trình
điều tra chúng tôi thấy ý kiến chung của ngƣời dân trong các bản làng, của
các cấp chính quyền xã đều cho rằng việc bán hàng rong chạy theo khách
nhƣ hiện nay của những ngƣời bán rong đang là một vấn đề đáng lo ngại,
đáng xấu hổ và cần đƣợc khắc phục. Qua đó cho thấy, ngay chính bản thân
ngƣời dân tộc cũng nhận thấy lòng tự tôn dân tộc của họ bị xúc phạm, không
bởi ai khác mà bởi chính những ngƣời trong cộng đồng tộc ngƣời của họ.
Thực trạng những ngƣời bán hàng rong ngày một nhiều còn biểu hiện một
nguy cơ sâu xa hơn đó là mất đi truyền thống văn hoá của họ. Để thu đƣợc
những lợi ích vật chất trƣớc mắt, một bộ phận không nhỏ những cƣ dân
H'mông, Dao đỏ đã rời xa gia đình, cộng đồng của mình, từ bỏ những công

122
việc truyền thống nhƣ cầy cấy, trồng trọt, chăn nuôi, chăm sóc, dạy dỗ con
cái v.v... ở lại thị trấn bán hàng hết ngày này qua ngày khác. Thêm vào đó,
việc có những ngƣời dân tộc chạy theo các khách du lịch bán hàng thổ cẩm
trên phố vô hình chung làm mất mĩ quan bộ mặt thị trấn du lịch Sa Pa, đồng
thời tăng áp lực cạnh tranh trong chính các nhóm dân tộc trong việc cùng
bán một thứ sản phẩm cho khách. Mâu thuẫn và sự mất đoàn kết giữa các
nhóm tộc ngƣời, giữa các cá nhân trong một nhóm tộc ngƣời cùng tiến hành
việc bán hàng bắt đầu nẩy sinh từ mâu thuẫn về lợi ích kinh tế. Thực tế đó
khiến chúng tôi không thể không đƣa ra một giả thuyết: liệu rằng việc tham
gia một cách tự do vào các hoạt động kinh tế du lịch nhƣ trên có là nguy cơ
dẫn đến phá vỡ những cơ cấu kinh tế cổ truyền, phá vỡ nét đẹp trong văn
hoá gia đình, cộng đồng của các cƣ dân H'mông, Dao đỏ hay không?

Thực trạng điều kiện ăn ở của những ngƣời bán hàng rong ở Sa Pa
vô cùng khó khăn. Để đổi lại những đồng tiền kiếm thêm ít ỏi, đa số họ
thƣờng phải ngủ lại trên vỉa hè của các đƣờng phố, một số ít trọ tại nhà của
những ngƣời Kinh hoặc ngƣời quen với giá 1000đ/1tối. Ngay cả với giá thuê
mà theo chúng ta là thấp thì đối với họ cũng là chi phí mà họ không muốn bỏ
ra. Những ngƣời này còn rất tiết kiệm chi tiêu cho ăn uống đảm bảo sức
khoẻ của mình. Qua đó cho thấy, sự bùng nổ của các hoạt động kinh tế du
lịch và nhu cầu hƣớng ngoại mong muốn tiếp cận cái mới, nâng cao đời sống
của gia đình và cộng đồng, đã khiến ngƣời dân H'mông, Dao đỏ gia nhập
một cách tự nhiên và đáp ứng phần nào yêu cầu phát triển của du lịch tại địa
phƣơng. Song do chƣa đƣợc trang bị kiến thức về kinh doanh du lịch và với
bản tính thích sự tự do, phóng khoáng, cách làm của dân đã đi ngƣợc lại lợi
ích mong muốn của họ. Lợi nhuận thu đƣợc qua việc ở lại qua đêm ở thị trấn
có lẽ không đủ để bù đắp cho những thiệt haị không thể tính đƣợc về sức

123
khoẻ do điều kiện sống không đảm bảo, về giá trị tinh thần do phải thƣờng
xuyên xa nhà, xa cộng đồng làng bản và những nguy cơ rủi ro có thể xẩy đến
bất cứ lúc nào. Đặc biệt hơn nữa, tham gia trong lực lƣợng những ngƣời bán
rong tại thị trấn Sa Pa còn bao gồm không ít trẻ em của hai dân tộc H'mông ,
Dao đỏ, chủ yếu là ngƣời H'mông. Tính trung bình thời gian số trẻ này lƣu
lại thị trấn từ 3 đến 4 ngày/1 tuần. Nhất là trong vài năm trở lại đây, số
lƣợng trẻ em gái ngƣời H'mông tham gia vào hoạt động này ngày càng gia
tăng. Điều này đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại mang tính xã hội thu hút
sự quan tâm của mọi ngƣời, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. Theo số liệu
thống kê của Hội phụ nữ Huyện Sa Pa thì hầu hết số trẻ em này ở độ tuổi đi
học, nghĩa là từ 7 đến 15 tuổi, nhiều nhất và có xu hƣớng ngày càng gia tăng
là số em ở độ tuổi từ 7 đến 8 tuổi. Với những mặt tích cực nhƣ đóng góp
thêm vào thu nhập của gia đình, có điều kiện để tiếp xúc học hỏi kiến thức
xã hội, học ngoại ngữ từ khách du lịch và học đƣợc lối tƣ duy theo kinh tế
thị trƣờng, việc lang thang ngoài thị trấn của những đứa trẻ này cũng chứa
đựng nhiều yếu tố tiêu cực, có hậu quả lâu dài ảnh hƣởng đến sự phát triển
của cả cộng đồng xã hội trong tƣơng lai.

Trƣớc hết, biểu hiện ở việc số trẻ em này dành quá nửa thời gian của
mình vào việc bán hàng rong trên phố. Chúng một phần bị tách hoặc tự tách
khỏi gia đình và cộng đồng của mình để tham gia làm kinh tế quá sớm. Thực
tế chúng không chú ý đến việc học hành, tiếp thu kiến thức từ trƣờng học, do
đó phần nào đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của cả một thế hệ trong tƣơng
lai vì sự thiếu hụt kiến thức và không thông thạo tiếng phổ thông. Qua việc
phỏng vấn một em gái ngƣời H'mông đi bán hàng rong, mặc dù đã học đến
lớp 5 nhƣng vẫn không biết cách đánh vần đúng tên của mình. Trong khi đó,
ở trƣờng hợp thông thƣờng nhất theo đúng truyền thống phát triển thì gia

124
đình luôn là cái nôi hình thành và phát triển văn hoá truyền thống. Gia đình
còn là môi trƣờng trao truyền và phát triển văn hoá. Từ khi lọt lòng, trẻ em
đã tiếp xúc với tiếng ru, lớn lên em chơi hát đồng dao (môi trƣờng nghệ
thuật đầu tiên), lớn hơn nữa các mẹ, các chị dạy cho em gái biết thêu thùa, in
sáp, hát dân ca. Các anh dạy em trai biết thổi sáo, thổi khèn. Thông qua gia
đình, mỗi thành viên đều tự học các nếp ứng xử trong gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, nhất là khi các hoạt động du lịch phát
triển một cách rầm rộ ở thị trấn Sa Pa, những đứa trẻ ngƣời H'mông, Dao đỏ
luôn bị tách khỏi sự giáo dục của gia đình và cộng đồng để lang thang trên
phố, bán hàng rong hoặc để dẫn khách đi du lịch. Chúng đƣợc hƣởng rất ít
nền giáo dục của gia đình, bố mẹ ông bà, đặc biệt từ ngƣời mẹ. Điều đó cho
thấy một nguy cơ trƣớc mắt là sự hụt hẫng, đứt gãy trong tiến trình phát triển
của văn hoá truyền thống H'mông, Dao. Và trong một tƣơng lai không xa,
nếu các cƣ dân này không có các giải pháp cụ thể và kịp thời e rằng văn hoá
truyền thống sẽ một đi không trở lại.

Trong quan hệ gia đình, việc rời bỏ gia đình để thƣờng xuyên lang
thang ngoài thị trấn đe doạ phá vỡ sự đoàn kết chặt chẽ vốn có giữa lớp
ngƣời trẻ tuổi với các thành viên trong gia đình và dòng tộc, làm tổn hại đến
các truyền thống tốt đẹp đƣợc toàn cộng đồng tạo dựng từ bao đời nay. Bên
cạnh đó, ở một số trẻ em đã có những biểu hiện của ý thức muốn tách rời, xa
rời cộng đồng, mặc cảm với cuộc sống đầy khó khăn thiếu thốn và những
con ngƣời nghèo khó vất vả, lam lũ trong cộng đồng; không muốn vƣơn lên
bằng cách thức lao động sản xuất truyền thống của địa phƣơng, không muốn
trở về thôn bản hoặc sau này sẽ lấy những chàng trai trong thôn bản làm
chồng. Giải thích cho hiện tƣợng tâm lý trên chỉ có thể là do thói quen
thƣờng xuyên lang thang trên phố của những đứa trẻ này đã khiến chúng

125
quen với lối sống tự do, tự tại, ham muốn cuộc sống luôn sôi động và có vật
chất đầy đủ hơn, đƣợc tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin từ khách du lịch,
xa rời gia đình và cộng đồng của chính mình. Đồng thời do thƣờng xuyên
nằm ngoài sự quản lý của gia đình và cộng đồng, số trẻ em gái này không
tránh khỏi những ảnh hƣởng của những tƣ tƣởng xấu, có thể bị lợi dụng làm
những việc xấu, bị lạm dụng tình dục và bị nhiễm các căn bệnh khác nhau,
đặc biệt là bệnh AIDS.

Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dƣỡng và giáo dục con
ngƣời, việc rời xa gia đình để thƣờng xuyên lang thang bán hàng hay đƣa
dẫn khách du lịch tham quan thắng cảnh luôn có nguy cơ phá vỡ sự gắn kết
trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng. Tiềm ẩn những hậu quả không tốt đối
với những đứa trẻ này và làm giảm uy tín của chúng trong cộng đồng tộc
ngƣời, trong dòng tộc và trong giới trẻ. Nhiều ý kiến của các cán bộ Hội phụ
nữ huyện, xã, các cán bộ xã cho rằng những trẻ em gái lang thang bán hàng
hoặc đƣa khách đi du lịch có nguy cơ bị ế chồng bởi không có chàng trai nào
trong thôn bản đồng ý lấy những cô gái đã mang tiếng là đi với khách du
lịch. Thực tế ở Sa Pa, qua khảo sát tuy không thu đƣợc con số cụ thể, nhƣng
qua lời đồn đại trong dân đã có một vài trẻ em gái H'mông có quan hệ tình
dục với khách du lịch nƣớc ngoài dẫn đến có con. Tuy nhiên, không thể phủ
nhận một thực tế rằng đã có những trẻ em gái H'mông theo khách du lịch
nƣớc ngoài xuống tận Hà Nội hay một vài tỉnh khác ở miền xuôi.

Trong việc quản lý xã hội, nhằm hạn chế những yếu tố tiêu cực trong
cộng đồng dân tộc, trƣớc kia, ngƣời tộc trƣởng có vai trò quan trọng quyết
định mọi công việc trong cộng đồng tộc ngƣời ấy thì hiện nay, vai trò đó đã
có sự thay đổi. Trên thực tế, ngƣời tộc trƣởng trong cộng đồng H'mông, Dao
hiện nay chỉ đóng vai trò là ngƣời thuyết phục, giáo dục và làm gƣơng về

126
đạo đức cho cộng đồng noi theo và thực hiện các nghi lễ tín ngƣỡng trong
dòng tộc. Các ảnh hƣởng quyền lực khác dƣờng nhƣ không còn. Thay vào
đó là sự điều tiết của chính quyền địa phƣơng với các qui định, chế tài về
hành chính.

Thực trạng việc phát triển du lịch hiện nay ở Sa Pa cho thấy, ngƣời
H'mông, ngƣời Dao đang bị lôi kéo vào du lịch đúng hơn là họ chủ động
quyết định sự phát triển của nó. Bởi những hạn chế về tài chính, về trình độ
văn hoá về khoa học kỹ thuật và nghiệp vụ kinh doanh du lịch đã khiến họ
trở nên bị động trƣớc sự phát triển của du lịch. Và tất nhiên, với sự phát triển
tự phát và ồ ạt của du lịch hiện nay lại càng khiến họ lúng túng và là nguyên
nhân cản trở sự thích nghi của ngƣời dân tộc thiểu số với một xu hƣớng phát
triển lành mạnh của du lịch và khả năng phát huy các yếu tố văn hoá truyền
thống tốt đẹp của tộc ngƣời.

3.2.2- Nguy cơ "thương mại hoá" nhiều mặt trong đời sống.

Một trong những tác động tiêu cực của sự phát triển du lịch một cách
tự phát không đƣợc định hƣớng đó là biểu hiện của sự thƣơng mại hoá. Sự
thƣơng mại hoá này biểu hiện trên các mặt của đời sống kinh tế, văn hoá, xã
hội tộc ngƣời H'mông, Dao ở đây. Một phần nào những biểu hiện thƣơng
mại hoá đã đƣợc đề cập đến ở phần trên nhƣ hiện tƣợng ngƣời dân đòi tiền
khi khách du lịch chụp ảnh, biểu diễn văn nghệ dân tộc lấy tiền... và hiện
tƣợng ngƣời dân tộc nói dối về nguồn gốc, chất lƣợng hàng để bán với giá
cao hơn, tranh giành khách của nhau... là những hiện tƣợng phổ biến diễn ra
hàng ngày ở thị trấn Sa Pa. Điều này đã và đang tạo nên mầm mống của sự
mất thiện cảm, hiềm khích lẫn nhau giữa ngƣời bán hàng rong nói riêng và
giữa những ngƣời trong cùng một cộng đồng tộc ngƣời, giữa ngƣời của cộng

127
đồng này với ngƣời của cộng đồng khác. Nếu nhƣ trƣớc kia, quan hệ giữa
các thành viên trong cộng đồng đƣợc điều tiết bởi cơ chế tình làng nghĩa
xóm, tình huyết thống, trong sự tƣơng thân tƣơng ái, giúp đỡ lẫn nhau và
tiếng nói của cộng đồng, của già làng, tộc trƣởng có ý nghĩa quan trọng tuyệt
đối thì nay, các quan hệ đó đã bị cơ chế thị trƣờng chi phối và đang đe doạ
làm mất bản sắc văn hoá truyền thống của các cộng đồng tộc ngƣời nơi đây.
Trƣờng hợp chợ tình Sa Pa tan vỡ là một ví dụ điển hình cho luận đề trên.
Nếu nhƣ trƣớc kia, ngƣời H'mông, Dao đến chợ tình đêm thứ 7 để giao lƣu
tình cảm, là dịp để hẹn hò của những đôi lứa yêu nhau thì ngày nay, ngƣời
H'mông Dao đến chợ với mục đích trƣớc tiên và chủ yếu là để bán các sản
phẩm của mình cho khách du lịch để lấy tiền, để đợi đƣợc chụp ảnh và xin
tiền hay biểu diễn các tiết mục văn nghệ dân gian của tộc ngƣời mình để thu
tiền của khqách... Tuy nhiên trong số đó vẫn còn những ngƣời đến thị trấn
Sa Pa, đến chợ vì những nhu cầu giao lƣu trao đổi và tìm bạn đời. Song có lẽ
số này rất ít và dƣờng nhƣ trỏ nên lạc lõng giữa những đám ngƣời luôn vây
quanh khách du lịch để chào và bán hàng thổ cẩm cho họ.

Qua khảo sát thực tế tại thị trấn Sa Pa và các xã quanh thị trấn, bằng
việc phỏng vấn các già làng, trƣởng bản, trƣởng tộc, những ngƣời đại diện
cho chính quyền xã đƣợc biết, tại các xã có nhiều ngƣời đi bán hàng rong, cả
cộng đồng đã nhiều lần họp bàn phân tích và thuyết phục, góp ý với những
gia đình có nhiều ngƣời bán hàng rong chạy theo khách và cha mẹ có con
lang thang. Song hiện nay, hiện tƣợng này vẫn chƣa chấm dứt mà có ngày
càng lan rộng hơn. Không ít những gia đình vì lợi ích trƣớc mắt vẫn tiếp tục
khuyến khích ngƣời nhà và con em mình làm những điều mà cộng đồng cho
là không đẹp mắt, tổn hại đến uy tín của gia đình và cộng đồng. Bên cạnh
đó, nhiều gia đình đã ý thức đƣợc tác động tiêu cực của du lịch đối với đời

128
sống cộng đồng song bản thân họ không đủ uy lực để ngăn cản việc ngƣời
nhà của mình đi bán rong hay con cái mình lang thang ở ngoài thị trấn.

Sự thƣơng mại hoá còn biểu hiện trong các hoạt động sản xuất nhƣ
việc thay đổi cơ cấu cây trồng, thay đổi phƣơng thức và cách làm các sản
phẩm thủ công truyền thống. Dƣới tác động của du lịch và nhu cầu của thị
trƣờng, một số ngành nghề thủ công truyền thống của ngƣời H'mông, Dao bị
thay đổi hoặc mất đi. Biểu hiện rõ nét và cụ thể trong các sản phẩm thổ cẩm
mà ngƣời dân làm và bán cho khách du lịch. Ngƣời ta chỉ thấy ở những sản
phẩm này sự đơn điệu, cẩu thả trong các đƣờng nét hoa văn trang trí (chủ
yếu là hàng của những ngƣời bán rong), hoặc những sản phẩm đƣợc làm một
cách quy mô, cầu kỳ nhƣng lại mang phong cách và kiểu dáng khác lạ với
những sản phẩm mang tính truyền thống tộc ngƣời (trƣờng hợp tổ sản xuất ở
xã Tả Phìn. Nơi đây các sản phẩm đƣợc làm ra dựa trên các hoa văn truyền
thống nhƣng kiểu dáng và phong cách thể hiện đã đƣợc cách tân và hiện đại
hoá để phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách du lịch và ngƣời chủ đặt
hàng). Hiện nay, để đảm bảo yếu tố thời gian và khả năng cung cấp sản
phẩm thủ công đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách du lịch, ngƣời ta
đã mua vải in sáp ong của Trung Quốc về để thêu hoa văn. Vải in sáp ong
của Trung Quốc tuy không đẹp và bền bằng vải in sáp ong làm bằng phƣơng
pháp thủ công của ngƣời H'mông nhƣng vẫn đƣợc ngƣời H'mông chấp nhận.
Điều này đã khiến ngày càng ít ngƣời H'mông in sáp ong lên vải. Do đó, có
thể thấy rõ nguy cơ mất đi nghề thủ công truyền thống trong cộng đồng của
họ. Với nghề trạm khắc làm vòng trang sức (vòng cổ, vòng tay), bên cạnh
những chiếc vòng do ngƣời H'mông và Dao làm (số này chiếm rất ít) là các
sản phẩm các loại và bằng nhiều chất liệu (nhôm, thép, đá, hạt cƣờm...) đƣợc
mang từ miền xuôi lên hoặc từ Trung Quốc sang để bán cho khách du lịch.

129
Những lễ hội truyền thống với các lễ nghi tín ngƣỡng và các hình thức
sinh hoạt văn hoá cộng đồng nhƣ hát giao duyên bị đơn giản hoá hoặc biến
dạng. Điển hình là hội hát giao duyên của ngƣời Giáy và ngƣời H'mông.

3.2.3- Một số tiêu cực khác.

Đặc biệt, kể từ khi du lịch phát triển, số lƣợng khách đến Sa Pa ngày
càng đông, với nhiều mục đích khác nhau và không thể kiểm soát đƣợc hoạt
động của họ đã khiến một số lƣợng đáng kể các sách cổ hay những đồ vật cổ
quý hiếm của ngƣời Dao đỏ bị khách du lịch mua. Đối với ngƣời Dao, việc
bảo lƣu những sách cổ là một điều quan trọng trong việc bảo tồn và phát
triển văn hoá truyền thống của dân tộc cho các thế hệ tiếp nối. Mất sách, tức
là mất văn hoá truyền thống. Bán sách tức là bán văn hoá. Nhiều khi ngƣời
dân không phải chỉ vì tiền mà còn vì chƣa hiểu sâu sắc việc bảo lƣu những
vốn sách cổ có vai trò quan trọng trong việc bảo lƣu văn hoá truyền thống
nên đã vô tình đánh mất bản sắc văn hoá của dân tộc mình. Các thế hệ tiếp
sau của họ sẽ không còn đƣợc nhìn thấy, không còn đƣợc truyền thụ truyền
thốngvăn hoá qua việc đọc các sách cổ ghi chép những nghi lễ, nghi thức tôn
giáo, các hoạt động văn hoá truyền thống, các kinh nghiệm quản lý cộng
đồng, kinh nghiệm sản xuất quý báu đƣợc đúc kết từ đời này qua đời khác.

Rõ ràng điều mà chúng tôi cảm nhận thấy ở đây là văn hoá truyền
thống của ngƣời H'mông, ngƣời Dao dù muốn hay không đã bị quá trình
phát triển du lịch tại địa phƣơng tác động làm mất đi dáng vẻ nguyên sơ, ban
đầu của nó.

Bên cạnh những tác động về kinh tế, văn hoá, xã hội, du lịch phát
triển đã có những tác động đến môi trƣờng tự nhiên và cảnh quan môi
trƣờng tộc ngƣời.

130
Trƣớc hết, xem xét vấn đề môi trƣờng trong quy hoạch đô thị tại thị
trấn Sa Pa. Có thể nói, kể từ khi du lịch phát triển, thị trấn Sa Pa thay đổi
từng ngày, bộ mặt của thị trấn ngày càng đẹp hơn với hàng loạt nhà nghỉ
khách sạn xây dựng theo kiểu kiến trúc mới. Qua khảo sát thấy đƣợc thị trấn
có xu thế phát triển và mở rộng theo quốc lộ số 4. Hầu hết các nhà đang xây
dựng ở thị trấn Sa Pa, có nền móng nằm trên lớp vỏ phong hoá của đá phiến
thạch anh. Một số gia đình hạ thấp mặt nền xuống 2 đến 5 m bằng đƣờng
giao thông. Theo các nhà nghiên cứu thuộc khoa học địa chất của Trƣờng
Đại học Mỏ địa chất đánh giá việc làm trên của ngƣời dân là “rất nguy
hiểm”. Cũng theo những nhận định và đánh giá ban đầu của họ thì nhìn
chung ở trạng thái tự nhiên, đất ở Sa Pa có cƣờng độ chịu lực tốt, đảm bảo
cho nền móng xây dựng nhà cao tầng, nhƣng do bề dày vỏ phong hoá lớn và
không đồng nhất, khi bị thấm nƣớc rẽ chảy, nên các công trình xây dựng trên
các sƣờn dốc cần hết sức thận trọng, trƣợt lở đất trong mùa mƣa lũ. Trên
thực tế, việc sụt lở đất ở Sa Pa diễn ra thƣờng xuyên vào mùa mƣa hàng
năm, đã ảnh hƣởng không tốt, gây cản trở cho lƣu thông giữa Sa Pa và các
tỉnh khác, trong đó ảnh hƣởng trực tiếp đến đời sống của ngƣời dân địa
phƣơng.

Bên cạnh đó, vấn đề quy hoạch bãi tập kết chất thải rắn (chủ yếu là
rác thải từ các hoạt động du lịch) ở Sa Pa còn chƣa hợp lý. Hàng ngày, chất
thải rắn đƣợc xe của công ty môi trƣờng đô thị thu gom, vận chuyển đổ
xuống bãi thải ở phía đông nam thị trấn. Rác không đƣợc phân loại, xử lý,
đổ trực tiếp xuống sƣờn dốc 50 o của bờ trái dòng suối nhỏ, chảy theo hƣớng
đông bắc, tây nam xuống suối Mƣờng Hoa Hồ, gây ô nhiễm nguồn nƣớc
mặt, ảnh hƣởng tới khu dân cƣ của vùng hạ lƣu. Tại khu vực trạm xá huyện,
rác thải đủ loại đƣợc thải trực tiếp ra khoảng trống phía sau bệnh viện. Cách

131
đó không xa, ở phần thấp hơn là khu dân cƣ. Do đó rất dễ gây ô nhiễm môi
trƣờng sống cho ngƣời dân. Về phần nƣớc thải, có thể nói do vị trí địa hình
của thị trấn cao nên khả năng thoát nƣớc nhanh. Nguồn nƣớc thải ở Sa Pa,
theo địa hình sẽ chảy về hai phía, phía tây nam chảy xuống suối Mƣờng Hoa
Hồ, phía Đông Bắc chảy xuống ngòi Đum. Nếu không qua công đoạn xử lý
làm sạch trƣớc khi cho nƣớc thải chảy về tự nhiên, lâu ngày đây sẽ là nguy
cơ dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt và sản xuất của dân
cƣ trên một phạm vi rộng.

Tuy nhiên, hiện nay lƣợng chất thải ở Sa Pa còn ít, do vậy vấn đề ô
nhiễm môi trƣờng do chất thải gây ra chƣa đáng kể. Qua quan sát thực tế và
qua tham khảo các kết quả nghiên cứu của Trƣờng Đại học Mỏ địa chất cho
thấy, môi trƣờng khu vực Sa Pa còn khá sạch, ở nhiều góc độ còn giữ đƣợc
tính nguyên sinh của nó. Tuy nhiên, ở một số nơi, môi trƣờng đã có dấu hiệu
suy thoái:

- Thảm thực vật đang bị thu hẹp, một số động vật có nguy cơ bị huỷ
diệt.

- Nguồn nƣớc mặt ở gần khu vực bãi thải rác của thị trấn có dấu hiệu
ô nhiễm.

- Nguồn tài nguyên đất bị thoái hoá dẫn đến hoang hoá.

- Môi trƣờng xã hội, môi trƣờng cảnh quan tộc ngƣời có những diễn
biến phức tạp...

Theo ý kiến của nhiều ngƣời dân Sa Pa thì ô nhiễm hầu nhƣ tập trung
ở khu vực thị trấn và chủ yếu do các hoạt động buôn bán và phục vụ du lịch
gây ra. Những hiện tƣợng trên mặc dù chƣa có khả năng lan rộng nhƣng nó

132
đã là những dấu hiệu cho thấy vấn đề môi trƣờng ở khu du lịch Sa Pa cần
đƣợc đặt ra xem xét một cách nghiêm túc.

Bên cạnh những tác động tiêu cực, kể từ khi du lịch phát triển tại địa
phƣơng cũng có những tác động tích cực tới môi trƣờng cảnh quan nơi các
cƣ dân H'mông, Dao đỏ sinh sống. Các hoạt động du lịch đã phần nào tác
động làm thay đổi cách sinh hoạt ăn, ở, đi lại trong đời sống hàng ngày của
ngƣời dân. Nhà cửa của ngƣời H'mông và Dao đỏ đƣợc khang trang sạch sẽ
hơn. Đặc biệt, đã có sự cải tiến trong ngôi nhà của ngƣời H'mông, mặc dù có
thể là nhỏ song có thể nói đây là một bƣớc tiến mới trong tƣ duy của họ về
ngôi nhà, đó là thay vì làm mái nhà bằng gỗ nhƣ trƣớc, hiện nay ngƣời
H'mông, ngƣời Dao đã làm bằng ngói Pro-xi măng. Một số gia đình ngƣời
H'mông vẫn để lại mái nhà gỗ cũ của mình, nhƣng trên mái đã lắp một tấm
kính trong để tạo ánh sáng tự nhiên. Ở trong nhà của ngƣời H'mông hiện nay
không còn cảm giác tối tăm nhƣ trƣớc nữa. Trong cách chăn thả nuôi gia súc
gia cầm của ngƣời H'mông và ngƣời Dao đỏ cũng có sự cải tiến hơn so với
trƣớc kia. Ở một số gia đình đã biết cách làm chuồng cho trâu bò, lợn, gà,
cách xa nơi ở một khoảng nhất định để tránh ô nhiễm và tạo khoảng không
gian sạch sẽ khi khách du lịch ghé thăm bản, thăm nhà của họ.

Qua khảo sát thực tế những tác động của du lịch trên địa bàn Sa Pa
đến các tài nguyên thiên nhiên mà trƣớc hết là tài nguyên rừng ở đây có tính
hai mặt. Một mặt, nó làm tăng sức ép nhƣng đồng thời nó cũng làm giảm
sức ép đối với tài nguyên này. Dựa trên các số liệu thu thập đƣợc và qua
phỏng vấn, trao đổi với những ngƣời có trách nhiệm trong chính quyền
huyện, xã, các đại diện của các tổ chức xã hội, chúng tôi thấy rằng những tác
động tiêu cực của du lịch đối với các tài nguyên rừng ở Sa Pa có chiều
hƣớng giảm trong thời gian một vài năm trở lại đây. Trƣớc hết có thể thấy

133
rằng, quá trình phát triển du lịch ở Sa Pa cũng là quá trình tăng cƣờng quá
trình giao lƣu, học hỏi và đầu tƣ về kinh tế, văn hoá và xã hội của mọi miền
đất nƣớc và các nƣớc trên thế giới hội tụ về đây. Đây là nguyên nhân chính
giải thích cho những thay đổi dẫn đến việc giảm các áp lực đối với các tài
nguyên rừng. Thứ nhất, do củi và than củi ngày càng trở nên hiếm và đắt,
bên cạnh đó do quá trình giao lƣu, trao đổi hàng hoá, các loại hình chất đốt
khác đã trở nên đa dạng và phổ biến nhƣ than tổ ong, bếp dầu, điện và bếp
ga. Do vậy, đa số các khách sạn, nhà hàng ở thị trấn đã chuyển sang dùng
các nguyên liệu chất đốt này thay vì sử dụng chất đốt truyền thống là củi để
phục vụ nhu cầu phát triển du lịch tại địa phƣơng. Điều này cho thấy, nhu
cầu chất đốt của thị trấn về củi và than củi phục vụ du lịch đã giảm đi nhiều
so với những năm trở về trƣớc. Tƣơng tự, với việc sử dụng gỗ trong xây
dựng cũng có chiều hƣớng giảm đi, một mặt do giá gỗ ngày một cao, trong
khi các vật liệu thay thế ngày càng sẵn có hơn với giá thành ngày một rẻ
hơn. Một mặt do điều kiện giao thông liên vùng đƣợc cải thiện. Mặt khác,
nhu cầu tiện nghi phòng ở phục vụ khách có thể đƣợc đáp ứng dễ dàng hơn
nếu dùng các loại vật liệu xây dựng mới.

Một lý do khác dẫn đến việc giảm thiểu các tác động đến tài nguyên
rừng là do chính sách đóng cửa rừng của Nhà nƣớc đƣợc thực hiện khá
nghiêm ngặt trong những năm gần đây. Cùng với sự cạn kiệt các sản phẩm
rừng, số lƣợng ngƣời đi thu lƣợm cũng nhƣ số lƣợng các sản phẩm mà họ
thu lƣợm đƣợc không còn phong phú, đa dạng nhƣ trƣớc. Bên cạnh đó, việc
ngày càng nhiều ngƣời tham gia các hoạt động du lịch và sự tăng lợi ích thu
đƣợc từ du lịch của họ cũng nhƣ một số kết quả thu đƣợc từ các dự án sản
xuất nông, lâm nghiệp đã làm giảm cƣờng độ và mức độ tác động của ngƣời
dân lên tài nguyên rừng ở Sa Pa. Thực tế qua việc phỏng vấn các gia đình

134
ngƣời H'mông trong 4 xã Tả Phìn, San Sả Hồ, Lao Chải, Tả Van, cho thấy
mức thu nhập từ việc bán hàng thổ cẩm bao giờ cũng đứng hàng đầu, tiếp
đến là thu nhập từ việc bán thảo quả, sau đó mới đến mộc nhĩ, nấm hƣơng và
sau cùng mới là cây cảnh, phong lan và mật ong, gỗ quý hiếm, thú rừng, củi,
cây thuốc... chủ yếu là những sản phẩm rừng thu lƣợm trong tự nhiên. Trả
lời câu hỏi “làm gì khi gia đình bị thiếu ăn”, đa số các gia đình ngƣời
H'mông trả lời rằng họ bán thảo quả; tiếp đến là bán các sản phẩm nông
nghiệp và bán các sản phẩm rừng thu lƣợm đƣợc. Qua đó có thể thấy, kể từ
khi tham gia vào các hoạt động kinh tế du lịch, trong đời sống của các cƣ
dân H'mông và Dao đỏ, các sản phẩm từ rừng luôn luôn đứng ở hàng thứ
yếu. Tuy nhiên, cho đến thời điểm này khi mà chính sách đóng cửa rừng của
Nhà nƣớc đã và đang đƣợc thực hiện, khi mà mức độ cạn kiệt các tài nguyên
rừng đã ở mức báo động, thì các hoạt động liên quan đến tài nguyên và sản
phẩm rừng vẫn là loại hoạt động không thể thiếu trong các sinh hoạt lao
động sản xuất của họ. Điều này có thể thấy rõ qua việc tìm hiểu về các loại
sản phẩm mà các cƣ dân H'mông, Dao đỏ thƣờng bán. Trong các loại sản
phẩm dành để bán của các cƣ dân H'mông và Dao đỏ, các sản phẩm thu
lƣợm từ tự nhiên vẫn chiếm một số lƣợng đáng kể, đó là: nấm, sản phẩm
rừng, gỗ, củi, cây thuốc chữa bệnh, phong lan, mật ong, than củi, thú rừng,
chim, song mây...

Điều này phần nào nói lên tâm lý của ngƣời dân vẫn coi rừng là một
trong những nguồn thu nhập quan trọng của họ. Và trên thực tế, một bộ phận
nhỏ dân cƣ này vẫn phải sống dựa vào các sản phẩm rừng. Đặc biệt qua
quan sát tại thực địa và phỏng vấn các hộ kinh doanh tại thị trấn Sa Pa đƣợc
biết Phong lan và cây cảnh đã đang và vẫn còn tiếp tục bị thu hái ở tỷ lệ cao
và có ảnh hƣởng đáng kể tới việc bảo tồn tài nguyên rừng.

135
Có thể nói, tác động của du lịch đối với môi trƣờng là một vấn đề hết
sức quan trọng, ảnh hƣởng trực tiếp tới phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa.
Do đó, đòi hỏi phải có một giải pháp hợp lý và hoàn chỉnh cho vấn đề quản
lý các hoạt động du lịch, làm sao vừa phát huy đƣợc yếu tố môi trƣờng trong
phát triển du lịch vừa giữ gìn bảo vệ tốt môi trƣờng cảnh quan khu du lịch.

3.3- Một số kiến nghị cho việc phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa.
3.3.1- Quy hoạch phát triển và quản lý du lịch.
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến các ngành kinh tế
khác. Do vậy, việc phát triển du lịch Sa Pa phải đặt trong mối quan hệ với
việc phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội khác của huyện Sa Pa (Lào
Cai), nhằm đạt đƣợc sự tăng trƣởng về hiệu quả kinh tế - xã hội. Đây phải
đƣợc xem là quan điểm bao trùm xuyên suốt quá trình tổ chức và phát triển
ngành du lịch tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sự phát triển của các ngành
kinh tế khác nhƣ nông, lâm nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ... đã tạo ra tiền đề
và cơ sở cho du lịch phát triển. Ngƣợc lại, du lịch phát triển sẽ tác động trở
lại sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Mục đích của việc phát triển du
lịch không chỉ đơn thuần đạt doanh thu hay lợi nhuận lớn cho riêng ngành
du lịch mà quan trọng hơn là tạo ra chuyển biến tích cực trong cơ cấu kinh
tế. Muốn vậy, phát triển du lịch ở Sa Pa (Lào Cai) phải giữ đƣợc tốc độ tăng
trƣởng hợp lý trong mọi điều kiện hoạt động sản xuất kinh doanh. Kinh
doanh du lịch không chỉ nhằm đến lợi ích trƣớc mắt mà phải coi trọng sự
phát triển đồng đều các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Phát triển kinh doanh
du lịch phải đảm bảo thực hiện yêu cầu tái sản xuất và mở rộng khả năng
phát triển, huy động các khả năng này vào kinh doanh nhƣ du lịch sinh thái,
du lịch văn hoá dân tộc, du lịch nghỉ dƣỡng...

136
Trƣớc hết, cần có kế hoạch chỉnh thể trong việc quy hoạch phát triển
du lịch ở Sa Pa, mà ở đó, điểm quan trọng nhất là không phá vỡ cảnh quan
thiên nhiên của thị trấn. Nếu để mất cảnh quan thiên nhiên sẽ mất đi một
trong những yếu tố cơ bản thu hút khách du lịch của Sa Pa. Thực tế cho thấy,
hiện nay ở thị trấn Sa Pa, việc xây dựng nhà cửa, khách sạn quá nhiều đã lấn
át cảnh quan thiên nhiên. Do vậy, trong tƣơng lai, việc xây dựng các nhà
nghỉ, khách sạn ở thị trấn cần để ý đến kiến trúc tổng thể của cả thị trấn. Cần
làm cho du khách có cảm nghĩ gần gũi với thiên nhiên ngay cả khi họ đang ở
tại các nhà nghỉ hay khách sạn. Muốn vậy, cần bố trí các nhà nghỉ nằm rải
rác, cách nhau một khoảng không gian nhất định, tạo điều kiện cho du khách
có thể ngắm cảnh sắc thiên nhiên Sa Pa từ nhà nghỉ của mình. Hoặc có thể
phát triển xây dựng hệ thống liên hoàn các nhà nghỉ tại các làng, bản ở gần
thị trấn.

Nhƣ chúng ta đã biết, du lịch Sa Pa mới phát triển trong vài năm gần
đây và chủ yếu là phát triển tự phát chƣa có sự đầu tƣ, tổ chức và quản lý
một cách có hệ thống. Do vậy, việc quy hoạch phát triển và tổ chức quản lý
các hoạt động du lịch ở đây mới ở giai đoạn bắt đầu và còn rất nhiều khó
khăn. Trƣớc hết, chính quyền huyện Sa Pa, Sở Thƣơng mại và Du lịch tỉnh
Lào Cai cần thiết phải thành lập một tổ chức hay cơ quan có đủ thẩm quyền
trong việc quản lý, điều hành các hoạt động du lịch ở Sa Pa cho phù hợp.
Nói một cách khác, chính quyền huyện Sa Pa phải đảm bảo nguyên tắc quản
lý theo ngành và lãnh thổ trong kinh doanh du lịch để phát triển du lịch đồng
thời hạn chế các tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh du lịch. Đối với
việc quản lý du lịch theo ngành và lãnh thổ, huyện Sa Pa cũng nhƣ tỉnh Lào
Cai cần đề cao vai trò xây dựng quản lý về mặt Nhà nƣớc của Sở Thƣơng
Mại và Du lịch. Sở có chức năng ban hành các quy chế trên cơ sở phù hợp

137
với các quy chế chung của ngành do Tổng cục Du lịch ban hành, có tính đến
các đặc trƣng riêng của địa bàn du lịch Sa Pa. Bên cạnh đó cần có sự phối
hợp với các ngành nhƣ Công an, Văn hoá, Giao thông, Cục thuế trong việc
ban hành các quy định cần thiết.

Bên cạnh cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý, có thể thành lập
Hiệp hội du lịch gồm các nhà kinh doanh và các đại diện của các tổ chức Phi
chính phủ, các tổ chức quần chúng và đại diện các xã, những ngƣời quan
tâm tới phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa để cùng nhau bàn bạc, đề xuất
các biện pháp thích hợp giúp cơ quan quản lý tiến hành công việc ngày một
tốt hơn cũng nhƣ tạo điều kiện cho ngƣời dân tộc và cộng đồng của họ tham
gia vào các hoạt động du lịch ngày một tốt hơn. Một bất cập hiện nay trong
công tác tổ chức quản lý các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Sa Pa đó
là việc hạn chế khách đi tham quan và nghỉ lại ở các làng bản dân tộc sẽ làm
giảm sự hấp dẫn đối với khách du lịch. Nhƣ trên đã phân tích, dân tộc thiểu
số cùng lối sống và văn hoá của họ đóng vai trò quan trọng thu hút khách du
lịch nƣớc ngoài tới Sa Pa. Do đó, chính quyền địa phƣơng nên tổ chức tốt
việc cấp giấy phép (có thu lệ phí) cho khách du lịch đi tham quan hoặc nghỉ
lại ở một số làng bản quanh thị trấn Sa Pa. Nhƣ vậy, một mặt đáp ứng nhu
cầu của khách du lịch, đặc biệt là khách nƣớc ngoài, mặt khác còn tạo điều
kiện để chính quyền địa phƣơng có thể quản lý đƣợc khách ngủ lại tại các
làng bản. Việc cấp giấy phép cần có quy định cụ thể, rõ ràng về lệ phí và thủ
tục làm sao để việc nhận giấy phép đƣợc kịp thời và nhanh chóng, đảm bảo
thời gian cho khách đi tham quan. Trong lệ phí có thể kết hợp cả phí vào
thăm bản, làng để trả cho chính quyền xã nhằm tăng thêm lợi ích cho cộng
đồng các dân tộc ở đây.

3.3.2- Tổ chức, xây dựng thêm các loại hình và dịch vụ du lịch.

138
Trong tình hình nhu cầu và thị trƣờng du lịch quốc tế phát triển ở mức
độ bùng nổ, sự cạnh tranh giữa các sản phẩm du lịch của các quốc gia và
ngay trong một quốc gia ngày càng gay gắt. Để du lịch phát triển, đòi hỏi tất
yếu là phải phát triển các loại hình và du lịch dịch vụ hấp dẫn, độc đáo.

Theo kết quả điều tra và phỏng vấn khách du lịch trong nƣớc đến Sa
Pa cho thấy hiện nay, Sa Pa mới chỉ đơn thuần là nơi nghỉ dƣỡng chứ không
có sức thu hút khách vì hầu nhƣ không có nơi vui chơi, giải trí phù hợp.
Trong khi đó, đối với khách nƣớc ngoài thì phong cảnh thiên nhiên, đi bộ,
leo núi, thăm và tìm hiểu đời sống cƣ dân các dân tộc thiểu số là mục đích
chính trong chuyến du hành của họ. Do quan niệm và mục đích du lịch của
khách du lịch nƣớc ngoài và trong nƣớc khá khác nhau nên cần có sự kết
hợp hài hoà trong xây dựng và tổ chức du lịch ở Sa Pa sao cho có thể đáp
ứng nhu cầu cả hai loại khách này.

Đối với khách nƣớc ngoài, việc giữ nguyên các điều kiện sẵn có của
thiên nhiên là quan trọng thì đối với khách Việt Nam, việc cải tạo và làm
cho mọi hoạt động du lịch, tham quan trở nên tiện nghi cũng nhƣ phải có
những nơi vui chơi, giải trí mới có sức hấp dẫn.

Từ ý tƣởng so sánh giữa hai điểm du lịch miền núi là Sa Pa và Đà Lạt,


chúng tôi đã phỏng vấn số khách du lịch (cả trong và ngoài nƣớc) đã từng
đến cả 2 điểm du lịch trên thấy rằng, đa số khách du lịch nƣớc ngoài cho
rằng Đà Lạt quá đông đúc và không còn "hoang sơ" nhƣ Sa Pa nên họ thích
Sa Pa hơn, trong khi khách du lịch Việt Nam lại cho rằng Sa Pa còn kém xa
Đà Lạt về các loại hình dịch vụ du lịch và về các địa điểm tham quan. Điều
này là hợp lý bởi chúng ta ai cũng biết Đà Lạt phát triển du lịch từ rất lâu và
quá trình phát triển du lịch không bị gián đoạn một khoảng thời gian xa nhƣ
ở Sa Pa. Do đó, vấn đề đặt ra với Du lịch Sa Pa là phải tổ chức xây dựng

139
thêm các loại hình và dịch vụ du lịch nhƣ việc tổ chức các tuyến du lịch
tham quan trong khu bảo tồn Hoàng Liên Sơn... Đặc biệt phát triển mạnh
việc tuyên truyền quảng cáo về du lịch Sa Pa trên mọi hình thức cũng là một
yếu tố quan trọng giúp du khách khắp nơi có thể biết đến Sa Pa nhƣ là một
địa điểm du lịch hấp dẫn.

3.3.3. Khôi phục và phát triển văn hoá truyền thống.


Một trong những mục tiêu, quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Lào
Cai và huyện Sa Pa là góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
nhằm cải thiện, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân các dân
tộc nơi đây.
Phần thực trạng phát triển du lịch ở Sa Pa ở trên cho thấy du lịch phát
triển đã làm thay đổi hoặc mất đi các sắc thái văn hoá truyền thống của các
dân tộc. Một trong những sinh hoạt văn hoá bị tác động mạnh và thƣờng hay
đƣợc nhắc tới nhất ở Sa Pa là "chợ tình" mà thực chất là hình thức sinh hoạt
giao duyên của nam nữ dân tộc Dao. Do những tác động khách quan nhƣ sự
thay đổi về địa điểm, quy mô và hình thức hoạt động của chợ Sa Pa và sự tò
mò của du khách trƣớc hình thức sinh hoạt văn hoá này đã làm mất đi
khoảng không gian thanh bình và trữ tình vốn có của "chợ tình". Nam nữ
thanh niên dân tộc Dao, H'mông cảm thấy ngại ngùng, mất tự tin trƣớc sự
lấn át về mặt số lƣợng của khách du lịch đến Sa Pa vào ngày cuối tuần và dĩ
nhiên họ không còn tự nhiên biểu lộ tình cảm khi đến chợ nhƣ trƣớc kia nữa.
Thiết nghĩ, trong kiến trúc tổng thể chợ Sa Pa, chính quyền huyện Sa Pa nên
tạo một khoảng không gian tƣơng đối rộng có mái che dành cho đồng bào
dân tộc để họ cảm thấy tự tin hơn khi đến họp chợ. Mặt khác, cần tạo một số
nhà trọ đơn giản và rẻ tiền xung quanh chợ để họ có thể nghỉ lại qua đêm
một cách thuận tiện, dễ dàng, tránh đƣợc tình trạng ngủ trên vỉa hè hay trong

140
góc chợ. Bằng cách đó, hy vọng có thể khôi phục lại chợ của ngƣời dân tộc
thiểu số với sắc thái dân tộc thực sự ở thị trấn Sa Pa.

Thực tế hiện nay các sinh hoạt văn hoá giao duyên hát đối của nam nữ
dân tộc Dao trong ngày cuối tuần không còn diễn ra nhƣ trƣớc. Đa số họ
dùng những chiếc đài Catset thay vì hát giao duyên nhƣ trƣớc kia. Do vậy,
chính quyền huyện nên khuyến khích khôi phục lại sinh hoạt văn hoá này
bằng cách kết hợp hoạt động này với các hoạt động biểu diễn văn nghệ khác
nhƣ múa khèn của ngƣời H'mông, múa xoè của ngƣời Xá Phó... thành hình
thức biểu diễn văn nghệ. Việc lập các đội văn nghệ của đồng bào các dân tộc
thiểu số và tổ chức biểu diễn cho du khách đã đƣợc đƣa vào kế hoạch phát
triển các hoạt động du lịch của Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa. Tuy nhiên, để
các loại hình sinh hoạt văn hoá trên phát triển có tính kế thừa truyền thống,
đòi hỏi hình thức và nơi biểu diễn phải đƣợc tổ chức một cách tự nhiên,
không bị "nghệ thuật hoá" trở nên xa lạ với chính truyền thống, đồng thời
các sinh hoạt văn hoá đó phải có ý nghĩa với đồng bào các dân tộc. Vì vậy,
trong trƣờng hợp cần thiết có thể lựa chọn tổ chức tại các làng bản hoặc
thậm chí ở tại các nhà ngƣời dân tộc giống nhƣ cách thức biểu diễn văn nghệ
cho khách du lịch của ngƣời Thái ở Bản Lác (Mai Châu - Hoà Bình). Hình
thức sinh hoạt văn hoá văn nghệ đó một mặt đáp ứng nhƣ cầu của khách du
lịch tìm hiểu và thƣởng thức các hình thái văn hoá của dân tộc thiểu số, mặt
khác làm tăng vai trò cũng nhƣ lợi ích của ngƣời dân tộc trong việc phát
triển các hoạt động du lịch.

Một hình thức sinh hoạt văn hoá quan trọng của các dân tộc ở Sa Pa
cần đƣợc khôi phục và phát triển là các lễ hội. Bởi vì, một khi đƣợc tổ chức
tốt, lễ hội không chỉ là điểm thu hút khách du lịch thập phƣơng, là nơi trình
diễn các sắc thái văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Sa Pa mà còn

141
là cơ hội để các dân tộc khôi phục, gìn giữ và phát huy những nét đẹp của
văn hoá truyền thống của mình.

Ở Sa Pa, mỗi một dân tộc có một cách riêng để thể hiện bản sắc văn
hoá riêng biệt của mình. Bản sắc văn hoá ấy thƣờng đƣợc tập trung trong các
lễ hội cuả họ. Sa Pa có lễ hội xuống đồng cuả ngƣời Giáy, đƣợc tổ chức
hàng năm vào ngày Thìn của tháng giêng (sau Tết âm lịch) với các nghi lễ
của cƣ dân nông nghiệp, của tập tục thờ cúng tổ tiên và các trò chơi nhƣ thi
ngựa, thi bắn nỏ, ném còn ... Phải mất một thời gian dài, do những nguyên
nhân khách quan và chủ quan, hội xuống đồng dƣờng nhƣ bị lãng quên. Kể
từ khi du lịch phát triển, đặc biệt từ năm 1992 đến nay, lễ hội này đƣợc phục
hồi và phát triển. Cho đến hiện nay, nó không chỉ còn là lễ hội của riêng
ngƣời Giáy, mà còn có sự tham gia của ngƣời H'mông, ngƣời Dao,... và trở
thành ngày hội của đồng bào các dân tộc sau một năm lao động vất vả. Bên
cạnh đó Sa Pa còn có lễ hội GÀU TÀO của ngƣời H'mông, TẾT NHẢY của
ngƣời Dao đỏ... Một khi những lễ hội dân tộc độc đáo và đặc sắc đó đƣợc
gìn giữ và khôi phục chắc rằng sẽ có tác dụng to lớn trong việc phát huy bản
sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nơi đây, tạo nên sức lôi cuốn kỳ diệu du
khách trên mọi miền đất nƣớc đến với Sa Pa.
3.3.4. Đào tạo và sử dụng đội ngũ hướng dẫn viên du lịch người dân
tộc thiểu số:
Đào tạo và sử dụng đội ngũ hƣớng dẫn viên du lịch ngƣời dân tộc
thiểu số là một việc làm cần thiết. Có thể coi đây là một trong những biện
pháp quan trọng nhằm thu hút và tạo điều kiện cho đồng bào dân tộc thiểu số
tham gia vào hoạt động du lịch ngày một nhiều hơn và hiệu quả hơn. Điều
này vừa là nhân tố thu hút khách du lịch vừa đáp ứng nhu cầu và nguyện
vọng của đồng bào muốn đƣợc tham gia vào hoạt động du lịch không chỉ

142
nhằm tìm kiếm những lợi ích kinh tế mà còn giúp họ mở rộng hiểu biết để
ngày càng hoà nhập với xã hội hiện đại.

Về việc đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch là ngƣời dân tộc, chúng tôi đã
thu thập đƣợc rất nhiều ý kiến từ các cấp, các ngành, từ Hội phụ nữ, Hội
ngƣời cao tuổi, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh... Đa số ngƣời đƣợc
phỏng vấn đều cho rằng cần thiết phải đào tạo những ngƣời dân tộc trở thành
những hƣớng dẫn viên du lịch thực thụ. Về phƣơng diện những nhà nghiên
cứu chúng tôi thấy rằng việc làm này có hai tác dụng, một là nâng cao đời
sống kinh tế, văn hoá - xã hội của ngƣời dân tộc, hai là tạo đà phát triển bền
vững cho du lịch ở Sa Pa. Đặc biệt hơn, đối với đối tƣợng là số trẻ em lang
thang đã quen với việc hƣớng dẫn khách đi tham quan, càng cần phải tập
trung đào tạo một cách có hệ thống, bài bản bởi vì đây sẽ là lớp ngƣời kế tục
trong tƣơng lai.

Vì vậy, chính quyền huyện Sa Pa cần sớm có kế hoạch mở các lớp


đào tạo hƣớng dẫn viên du lịch và cấp bằng hƣớng dẫn viên du lịch cho
những ngƣời đã qua đào tạo tốt nghiệp. Việc đào tạo có thể từ những kiến
thức chung nhất về xã hội, về lễ tân trong hoạt động du lịch, đến các kiến
thức chuyên môn, nghiệp vụ của ngành du lịch, trong đó một phần quan
trọng là đào tạo về ngoại ngữ cho họ. Thực tế hiện nay cho thấy, ở huyện Sa
Pa đa số là hƣớng dẫn viên du lịch nghiệp dƣ, chƣa có ai có thẻ hƣớng dẫn
viên ngoài ngƣời của Công ty Du lịch Lào Cai. Trong các đối tƣợng đƣợc
coi là hƣớng dẫn viên du lịch cần đặc biệt hơn đến việc đào tạo hƣớng dẫn
viên leo núi mà ở đó đối tƣợng chủ yếu là các thanh niên nguời H'mông. Cần
phải đào tạo các thanh niên này những kiến thức và kỹ năng giúp khách du
lịch leo núi đƣợc an toàn và thoải mái.

143
Nhƣ vậy, việc đào tạo các hƣớng dẫn viên du lịch là ngƣời dân tộc
thiểu số đang là một vấn đề cần sớm giải quyết của chính quyền Huyện Sa
Pa, bởi nó không chỉ giải quyết các vấn đề về nghiệp vụ du lịch, phát triển
du lịch ở địa phƣơng mà còn góp phần nâng cao nhận thức xã hội, nâng cao
dân trí cho các dân tộc thiểu số nơi đây.

3.3.5. Khắc phục những tiêu cực:

Nhƣ trên đã phân tích, du lịch ở Sa Pa đang mang lại những lợi ích
đáng kể cho các dân tộc thiểu số nơi đây, nhƣng mặt khác cũng có những tác
động tiêu cực đối với đời sống của họ. Vấn đề cơ bản đặt ra là làm sao phát
huy đƣợc những lợi ích do du lịch mang lại nhƣng cũng hạn chế đến mức
thấp nhất những tác động tiêu cực.

Thực tế quá trình phát triển du lịch ở huyện Sa Pa cho thấy việc sản
xuất và bán hàng thủ công, trong đó có hàng thổ cẩm là một trong những
biện pháp thu hút khách du lịch và tăng lợi ích cho chính các dân tộc ở Sa
Pa. Song sản xuất và bán hàng thổ cẩm nhƣ thế nào để vừa tăng lợi ích kinh
tế, nâng cao đời sống vừa phát huy đƣợc bản sắc văn hoá lại là vấn đề cần
bàn luận để tìm hƣớng giải quyết. Theo chúng tôi, huyện Sa Pa cần nhân
rộng mô hình tổ chức sản xuất và bán hàng thổ cẩm ở xã Tả Phìn ra các
xã khác. Bởi những gì đã và đang diễn ra cho thấy Dự án làm hàng thổ cẩm
của phụ nữ ở xã Tả Phìn đã mở ra một triển vọng mới về tạo công ăn việc
làm, tăng thu nhập cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Cách làm này đã phát
huy đƣợc thế mạnh của nó là khai thác đƣợc các tiềm năng vốn có về sản
xuất thổ cẩm và khắc phục đƣợc tính tự phát, bấp bênh, nhất thời của việc
thu mua đồ thổ cẩm từ các nơi về tái sản xuất làm hàng lƣu niệm bán cho
khách du lịch. Theo những phụ nữ tham gia trong dự án, đây là công việc
phù hợp với khả năng và điều kiện hiện có của họ. Công việc này không yêu

144
cầu phải đầu tƣ nhiều và không ảnh hƣởng tới các việc khác trong gia đình.
Hiện nay, mô hình này đang đƣợc chính quyền huyện Sa Pa cho nghiên cứu
và nhân rộng sang các xã có tiềm năng khác nhƣ xã San Sả Hồ, song cần đẩy
nhanh hơn nữa quá trình này để hạn chế dần việc sản xuất tự phát, cá thể, ít
lợi nhuận và làm suy thoái văn hoá của một bộ phận dân cƣ các dân tộc thiểu
số ở Sa Pa, điển hình là ngƣời H'mông và ngƣời Dao.

Thứ hai, chính quyền huyện nên tổ chức điểm bán hàng cố định cho
người dân tộc thiểu số. Việc tổ chức nơi bán hàng ổn định cho đồng bào các
dân tộc thiểu số không chỉ có ý nghĩa nhằm chấm dứt tình trạng bán hàng
rong mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp họ bán đƣợc các sản
phẩm nông, lâm nghiệp của mình với giá cao hơn. Quá trình điền dã trên
thực địa cho thấy ngƣời dân tộc ở Sa Pa đã dần dần có lối tƣ duy kinh tế thị
trƣờng. Họ nhận thấy rằng, nếu có một chỗ bán hàng ổn định, việc bán hàng
của họ sẽ thuận lợi hơn và hàng bán ra sẽ đƣợc giá hơn việc bán rong trên
phố. Nhƣ vậy, cần tạo điều kiện cho đồng bào các dân tộc có một chỗ bán
hàng ổn định để họ có cơ hội tăng thu nhập, góp phần xoá đói giảm nghèo và
sâu xa hơn giảm sức ép lên tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt ở Sa Pa. Liên
hệ sang các nƣớc bạn, điển hình nhƣ việc phát triển du lịch ở Thái Lan, việc
chúng ta tổ chức nơi bán hàng ổn định cho đồng bào có thể khắc phục nạn
bán hàng rong theo kiểu lập ra các ki-ốt tự phát nhƣ ở Chiềng Mai (Thái
Lan), gây ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự và khó kiểm soát.

Thứ ba, Huyện Sa Pa phải sớm tìm biện pháp hữu hiệu giải quyết vấn
đề trẻ em lang thang. Nhƣ trên đã nói tới, một trong những tác động tiêu
cực của du lịch đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay nổi lên nhƣ một
vấn đề bức xúc nhất đó là tình trạng trẻ em gái lang thang ở Sa Pa. Đối với
ngƣời dân tộc thiểu số thì tình trạng này gây nên một sự xáo trộn trong nếp

145
sống, trong lề lối kỷ cƣơng của gia đình và cộng đồng thôn bản. Còn đối với
dƣ luận xã hội nói chung, tình trạng các em gái không chịu về nhà mà cứ
lang thang đi chơi với khách du lịch nƣớc ngoài không những làm mất đi
chuẩn mực đạo đức mà còn là một nỗi lo lắng thực sự cho tƣơng lai của các
em gái này. Để khắc phục tình trạng trên, huyện Sa Pa cụ thể là Hội Phụ nữ,
Đoàn Thanh niên, Hội ngƣời cao tuổi,... đã thực hiện các bƣớc vận động và
giúp đỡ gia đình và bản thân những trẻ em gái lang thang này vào học trong
các trƣờng của huyện và tỉnh hoặc mở các lớp học tình thƣơng tập trung để
dạy chữ phổ thông, ngoại ngữ và kiến thức xã hội nhƣ giao tiếp, tâm sinh
lý... Sau các lớp học này huyện Sa Pa gửi trả các em về với gia đình và cộng
đồng. Tuy nhiên, kết quả đạt đƣợc qua các lớp học này cũng chỉ ở mức độ
tƣơng đối. Đa số các trẻ em gái trở về gia đình một thời gian lại quay lại việc
bán hàng rong hoặc lại tiếp tục đƣa dẫn khách du lịch nƣớc ngoài đi tham
quan. Khi phỏng vấn số trẻ em lang thang về ƣớc mơ sau này lớn lên sẽ làm
gì, chúng tôi nhận thấy đa số chúng có nguyện vọng lớn lên đi chợ bán hàng,
một số ít nói muốn trở thành cô giáo dạy học, một số em muốn thêu thật
giỏi, một số muốn ở nhà làm ruộng và cũng có những em nói là không biết
lớn lên sẽ làm gì. Điều đó phần nào cho thấy sự quen thuộc, gắn bó của số
trẻ em lang thang với hoạt động bán hàng ở chợ thị trấn Sa Pa cũng nhƣ sự
thiếu thốn về thông tin, thiếu hụt về kiến thức phổ thông tối thiểu ở những
đứa trẻ này. Do đó, việc giúp đỡ để các em đƣợc học hành và hƣớng nghiệp
cho các em là một việc làm hữu ích nhất đối với chúng cũng nhƣ đối với lợi
ích chung của các dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Thiết nghĩ, chính quyền địa
phƣơng, hội phụ nữ và đoàn thanh niên và các đoàn thể khác cần kết hợp
chặt chẽ với các già làng, trƣởng bản để vận động gia đình, cha mẹ các em
cố gắng quản lý con em mình tốt hơn, giáo dục các em các truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, mới mong hạn chế đƣợc các nguy cơ tiêu cực có thể xảy ra.

146
Thứ nữa, chính quyền huyện Sa Pa cần hạn chế tác động tiêu cực của
sự thƣơng mại hoá trong các quan hệ xã hội và hoạt động văn hoá của cƣ
dân các dân tộc thiểu số. Nhìn từ nhiều khía cạnh, chúng ta thấy sự thƣơng
mại hoá đã có ảnh hƣởng tiêu cực đến quan hệ xã hội cũng nhƣ văn hoá của
các dân tộc thiểu số ở Sa Pa. Song cũng không nên nhìn nhận nguy cơ này
trên quan điểm cứng nhắc. Nhìn nhận vấn đề một cách khách quan chúng ta
thấy do trình độ nhận thức và phát triển của đồng bào các dân tộc còn ở mức
độ hạn chế nên không thể ngay lập tức, họ có đƣợc lối ứng xử hợp lý, văn
minh trƣớc những tác động ngoại cảnh. Ví dụ việc đuổi theo nài nỉ khách du
lịch mua hàng của những ngƣời bán rong, việc đòi tiền khi khách du lịch
chụp ảnh hay các hình thức biểu diễn văn nghệ tự phát v.v... Nếu ở trong
một trình độ dân trí cao hơn chắc rằng các cƣ dân dân tộc thiểu số có thể tự
biết cách tổ chức các hoạt động trên thành các loại hình dịch vụ phục vụ mọi
nhu cầu của khách du lịch nhƣ tổ chức cho khách du lịch mặc trang phục của
ngƣời dân tộc để chụp ảnh; giới thiệu và bán các sản phẩm của dân tộc thiểu
số hay tổ chức thành các đội chuyên biểu diễn các tiết mục văn hoá văn nghệ
của ngƣời dân tộc... Bởi vậy trong tình trạng hiện nay, chỉ có thể hạn chế bớt
ảnh hƣởng tiêu cực trên bằng việc nâng cao đời sống tinh thần cho các dân
tộc thiểu số, tăng cƣờng công tác tuyên truyền vận động và giáo dục ngƣời
dân nâng cao nhận thức và hiểu biết kiến thức xã hội. Bên cạnh đó đặc biệt
cần chú trọng vai trò của các già làng, trƣởng bản trong việc giáo dục đạo
đức truyền thống phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc mình.

Tóm lại, để phát triển du lịch bền vững ở Sa Pa, hƣớng các hoạt động
du lịch vào mục tiêu giúp các dân tộc ở đây xoá đói, giảm nghèo, nâng cao
trình độ dân trí, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, cần phải có sự
hợp lòng, hợp sức của chính quyền huyện Sa Pa với đồng bào các dân tộc.

147
Trong đó, chính quyền huyện có vai trò định hƣớng cho các hoạt động du
lịch, đồng bào các dân tộc là ngƣời thực hiện theo sự định hƣớng đó.

KẾT LUẬN
Trên phạm vi toàn thế giới hay chỉ trong phạm vi một quốc gia nhƣ
Việt Nam, một vùng lãnh thổ nhỏ bé nhƣ huyện Sa Pa, du lịch đã trở thành
một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống xã hội và phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh. Phát triển du lịch cũng đồng nghĩa với việc phát triển kinh
tế, nâng cao đời sống xã hội, mở mang dân trí và góp phần khôi phục gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

Thực tế đã chứng minh trong sự nghiệp đổi mới của đất nƣớc, Đảng
và Nhà nƣớc đã đúng khi xác định du lịch là "ngành kinh tế quan trọng trong
9
chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc" . Và đặc biệt có ý nghĩa
khi gắn việc phát triển du lịch với việc phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá
của vùng cao, miền núi nói chung, của huyện Sa Pa tỉnh Lào cai nói riêng.
9
Nghị quyết số 45-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ.

148
Miền núi nói chung và huyện Sa Pa nói riêng là những địa phƣơng có
điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu...) không thuận lợi đối với kinh tế nông
nghiệp song mặt khác đây lại là địa bàn có tiềm năng lớn về du lịch của Việt
Nam. Đó là nơi có những cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành,
các thảm thực vật, các quần thể động vật độc đáo và những bản sắc văn hoá,
những phong tục tập quán lâu đời rất đa dạng, đặc sắc của các dân tộc ít
ngƣời. Có thể nói, đây là thế mạnh của Sa Pa và miền núi nƣớc ta trong việc
đẩy mạnh phát triển du lịch miền núi.

Từ thực tế phát triển du lịch ở huyện Sa Pa trong hơn mƣời năm qua
cho thấy đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc ở Sa Pa đã có sự
đổi khác so với giai đoạn trƣớc. Du lịch phát triển đã tạo cơ hội việc làm và
tăng thu nhập, giúp đời sống kinh tế của đồng bào các dân tộc nơi đây, đặc
biệt là ngƣời H'mông và ngƣời Dao đƣợc nâng lên rõ rệt, giúp họ ổn định
cuộc sống. Nhờ đó, đồng bào yên tâm với cuộc sống định canh định cƣ,
không còn hiện tƣợng du canh du cƣ nhƣ trƣớc đây. Đồng thời, môi trƣờng
tự nhiên mà cụ thể nhất là tài nguyên rừng đƣợc bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu
tối đa các hoạt động săn bắt, hái lƣợm và đốt rừng làm nƣơng rẫy. Phát triển
du lịch kéo theo sự phát triển cơ sở hạ tầng nhƣ hệ thống điện, đƣờng,
trƣờng, trạm, giúp cho cuộc sống của đồng bào bớt đi những khó khăn và
làm đẹp cảnh quan của khu du lịch. Từ đó có thể thấy, du lịch đã góp phần
trong việc nâng cao đời sống nhân dân và bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên -
hai vấn đề vốn đƣợc coi là cơ sở quan trọng trong sự phát triển bền vững của
miền núi và cả nƣớc.

Có thể thấy rằng, tác dụng có ích của việc tham gia vào các hoạt động
kinh tế du lịch không chỉ dừng lại ở việc tạo nguồn thu nhập và nâng cao đời
sống của một bộ phận đồng bào, giảm sức ép lên tài nguyên thiên nhiên, mà

149
còn giúp đồng bào mở mang kiến thức, biết tính toán kinh doanh đồng thời
nâng cao năng lực nhận thức thế giới quan. Đây là điều kiện căn bản, tạo cơ
sở cho sự phát triển kinh tế, xã hội ở giai đoạn sau này. Bởi vậy, việc điều
kiện thu hút đồng bào các dân tộc ít ngƣời tham gia vào các hoạt động kinh
tế du lịch nhiều hơn và có hiệu quả hơn nữa là một việc rất cần thiết và hợp
với quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Mặt khác, cần phải thừa nhận và
có biện pháp hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của du lịch bằng các biện
pháp tuyên tuyền, giáo dục về đạo đức truyền thống của dân tộc, về việc giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thông qua các tổ chức chính
quyền, các già làng, trƣởng tộc và các tổ chức quần chúng nhƣ Hội Phụ nữ,
đoàn Thanh niên ... Bên cạnh đó, cần có những giải pháp nâng cao trình độ
văn hoá, trình độ nhận thức các vấn đề xã hội cho đồng bào, giúp đồng bào
ngày càng hoà nhập với sự phát triển kinh tế xã hội nói chung của địa
phƣơng và của cả nƣớc.

Có thể nói, tác động của du lịch mang tính tích cực là cơ bản. Du lịch
không chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển mà
còn góp phần làm biến đổi chính bản thân con ngƣời. Nhờ du lịch, tƣ duy
đóng kín, tự cung tự cấp, tƣ duy bảo thủ đã đƣợc mở mang, đổi mới. Nhờ
vào điều kiện đƣợc giao lƣu văn hoá, giao tiếp rộng với các thành phần xã
hội, các dân tộc đã tự thay đổi cách ăn, ở, cách tƣ duy và tầm nhìn mới vƣơn
lên ngang tầm với các dân tộc khác.

Tóm lại, các dân tộc sống ở Sa Pa - Lào Cai đang trực tiếp tham gia
quản lý và phát triển một vùng lãnh thổ tƣơi đẹp của đất nƣớc. Họ là những
cộng đồng giàu truyền thống văn hoá. Cùng với sự phát triển chung của
ngành du lịch cả nƣớc, mấy năm qua du lịch Sa Pa đã có những tăng trƣởng
mới. Đầu tƣ của Tỉnh và của Huyện cũng tăng nhanh tập trung chủ yếu vào

150
cơ sở hạ tầng, vào việc lập thêm các tuyến và điểm du lịch mới, tuyên truyền
quảng cáo cho du lịch Sa Pa... Việc tăng cƣờng đầu tƣ phát triển du lịch Sa
Pa là một chủ trƣơng và hƣớng đi đúng của Huyện Sa Pa và của tỉnh Lào Cai
nhằm nâng cao đời sống kinh tế - xã hội, đời sống văn hoá tinh thần của các
dân tộc nơi đây. Đồng thời, nó có ý nghĩa quan trọng góp phần giải quyết
nhiều vấn đề về chính sách dân tộc và miền núi trong sự phát triển chung
của cả nƣớc./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Hoàng Lan Anh (1998), Du lịch Mai Châu, Khoa Du lịch, Đại học
KHXH & NV, Hà Nội.

151
[2] Phạm Ngọc Anh, Lê Chí Cƣờng, Vũ Xuân Cƣờng, Trần Thu Giang, Lê
Thu Hà, Nguyễn Thị Vĩnh Hà, Phạm Thị Thu Hƣơng (1998), Du lịch
Sa Pa - Hiện trạng và thách thức, Khoa Du lịch, Đại học KHXH &
NV, Hà Nội.

[3] Ban chấp hành Đảng bộ Huyện Sa Pa (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Sa
Pa, Tập 1 (1945-1960), Nxb Xây dựng, Lào Cai.

[4] Chỉ thị số 46 - CP/TW ngày 14-10-1994 của Ban Bí thƣ.

[5] Nguyễn Trung Dũng (2001), Hoạt động du lịch ở bãi biển Thịnh Long và
tác động của nó lên môi trường tự nhiên và xã hội địa phương, Khoá
luận tốt nghiệp cử nhân, chuyên ngành Dân tộc học, Khoá 42, Khoa
lịch Sử, Đại học KHXH & NV, Hà Nội.

[6] Phan Văn Duyệt (1999), Du lịch và sức khoẻ, Nxb Y học, Hà Nội.

[7] Bế Viết Đẳng (chủ biên) (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển
kinh tế-xã hội ở miền núi, Nxb Chính trị quốc gia và Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.

[8] Vũ Thị Thu Hà, Hoàng Thị Hiền, Hoàng Thị Lê Lan, Hoàng Thị Quý,
Nguyễn Thị Minh Thoa (1998), Bàn về vấn đề môi trường và phát
triển bền vững tại điểm du lịch Sa Pa, Khoa Du lịch, Đại học KHXH
& NV, Hà Nội.

[9] Diệp Đình Hoa (1998), Dân tộc H'mông và thế giới thực vật, Nxb Văn
hoá Dân tộc, Hà Nội.

[10] Phạm Thị Mộng Hoa, Lâm Thị Mai Lan (2000), Du lịch với dân tộc
thiểu số ở Sa Pa, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

[11] Phạm Quang Hoan (1986), "Mối quan hệ giữa truyền thống và đổi mới
cách tân trong sự phát triển văn hoá các dân tộc", Dân tộc học (số 4).

[12] Nguyễn Đình Hoè, Vũ Văn Hiếu (2002), Du lịch bền vững, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.

[13] Huyện uỷ - Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa, Huyện Hôi phụ nữ Sa Pa
(1999), Một số dẫn liệu Dân tộc học cho dự án hàng thổ cẩm tại xã
San Sả Hồ huyện Sa Pa, Sa Pa.

152
[14] Trần Thị Huệ (1998), Du lịch và việc giữ gìn bản sắc văn hoá tộc người
dân tộc Thái - Mai Châu, Hoà Bình, Bài tham luận tại Hội thảo Các
dân tộc thiểu số trong sự biến đổi, Chiang Mai - Thái Lan.

[15] IUCN (1998), Tuyển tập báo cáo, Hội thảo kế hoạch du lịch cộng đồng
Sa Pa, Hà Nội.

[16] IUCN và Cục Môi trƣờng (1998), Bên kia chân trời xanh - Các nguyên
tắc của du lịch bền vững, Hà Nội.

[17] Nguyễn Đình Khoa (1984), "Dân tộc học và sinh thái học", Tạp chí
Dân tộc học (số 4).

[18] Đinh Trung Kiên (2000), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

[19] Lindberg, K. và D.E.Hawkin (1993), Du lịch sinh thái: Hướng dẫn cho
các nhà lập kế hoạch và quản lý, Cục Môi trƣờng tổ chức dịch và xuất
bản, Hà Nội.

[20] Nguyễn Văn Lợi (1993), "Lịch sử tộc ngƣời các dân tộc Mèo - Dao qua
cứ liệu ngôn ngữ", Ngôn ngữ (số 4).

[21] Michael M. Coltman (1991), Tiếp thị du lịch (sách dịch), CMIE Group
Inc và Trung tâm dịch vụ đầu tƣ và ứng dụng khoa học kinh tế, Thành
phố Hồ Chí Minh.

[22] Vũ Đức Minh (chủ biên) (1999), Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

[23] Nghị Quyết số 45-CP ngày 22-6-1993 của Chính phủ.

[24] Phan Hữu Ngọc (1994), Văn hoá và cách tiếp cận mới, Nxb Văn hoá,
Hà Nội.

[25] Trần Nhạn (1996), Du lịch và kinh doanh du lịch, Nxb Văn hoá Thông
tin, Hà Nội.

[26] Nhiều tác giả (1996), Văn hoá và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam,
Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

[27] Niên giám thống kê Lào Cai 1991-1995 (1996), Nxb Thống kê, Hà Nội.

153
[28] Pháp Lệnh du lịch (1999), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[29] Vƣơng Duy Quang (1988), "Quan hệ dòng họ trong xã hội ngƣời
H'mông", Dân tộc học (số 2).

[30] Robert Lanquar (1993), Kinh tế du lịch (sách dịch), Nxb Thế giới, Hà
Nội.

[31] Số liệu tháng 10-1999 của sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Lào Cai.

[32] Số liệu thống kê các vùng thưa dân ở Việt Nam (1996), Nxb Thống kê,
Hà Nội.

[33] Số liệu thu thập tại Phòng Nông nghiệp huyện Sa Pa.

[34] Số liệu thu thập từ phòng Địa chính, UBND huyện Sa Pa.

[35] Trần Hữu Sơn (1996), Văn hoá H’mông, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.

[36] Trần Hữu Sơn (1999), Lễ hội cổ truyền Lào Cai, Nxb Văn hoá dân tộc,
Hà Nội.

[37] Trần Hữu Sơn (1999), Tục ngữ câu đố dân tộc Dao, Nxb Văn hoá dân
tộc, Hà Nội.

[38] Mai Thanh Sơn (1998), Một số vấn đề liên quan đến thủ công nghiệp
của người H’mông ở xã Tả Phìn huyện Sa Pa, Báo cáo khoa học, Bảo
tàng Dân tộc học, Hà Nội.

[39] Sở Thƣơng Mại và Du lịch (2000), Du lịch lào Cai, Sở Thƣơng Mại và
Du lịch Lào Cai xuất bản.

[40] Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Lào Cai, Trƣờng Đại học
Mỏ đại chất (6/1998), "Đánh giá hiện trạng môi trƣờng và tiềm năng
khu du lịch Sa Pa", Báo cáo khoa học kết quả bƣớc 1 (1997) thực hiện
dự án : Đánh giá hiện trạng môi trường khu du lịch Sa Pa, các giải
pháp sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường 1997-1998, Hà
Nội-Lào Cai.

[41] Trần Đức Thanh (2000), Nhập môn Khoa học Du lịch, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

154
[42] Lê Bá Thảo (1990), Thiên nhiên Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật,
Hà Nội.

[43] Therese Baker. L(1998), Thực hành nghiên cứu xã hội, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.

[44] Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.

[45] Ngô Đức Thịnh (1987), Về sự thâm nhập và xuất hiện cái mới trong
văn hoá các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Dân tộc, Hà Nội.

[46] Tổng cục du lịch (1994), Báo cáo tóm tắt: Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Việt Nam (1995-2010), Viện Nghiên cứu phát triển du
lịch, Hà Nội.

[47] Tổng cục Du lịch Việt Nam (1997), Hệ Thống các văn bản hiện hành
về quản lý du lịch (lưu hành nội bộ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[48] Nguyễn Minh Tuệ và tgk (1996), Địa lý hành chính, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.

[49] Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (1999), Tổ chức lãnh thổ du lịch - (Sách
bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997-2000 cho giáo viên PTTH &
THCB), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[50] Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa (1999), Dự án phát triển tổng thể kinh tế
- xã hội huyện Sa Pa (giai đoạn 1999-2005-2010) thực hiện chương
trình 135, Sa Pa.

[51] Uỷ ban nhân dân Huyện Sa Pa (tháng 10-2000), Báo cáo tổng kết phong
trào nông dân sản xuất giởi lần thứ V (1999-2000) phương hướng
nhiệm vụ năm 2001-2002, Sa Pa.

[52] Uỷ Ban nhân dân tỉnh Lào Cai - Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa (1999),
Dự án quy hoạch cơ sở hạ tầng các xã đặc biệt khó khăn thuộc
chương trình 135, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.

[53] Cƣ Hoà Vần, Hoàng Nam (1994), Dân tộc Mông ở Việt Nam, Nxb Văn
hoá dân tộc, Hà Nội.

[54] Hoàng Vinh (1989), Mấy suy nghĩ về tính chất kế thừa trong tiến trình
phát triển của văn hoá Việt Nam, Tạp chí Dân tộc học, số 1.

155
[55] Viện Khoa học Xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm nghiên
cứu Đông Nam Á ( 12/1999), Hội thảo quốc tế phát triển du lịch bền
vững và vai trò của nghiên cứu giáo dục, TP Hồ Chí Minh.

[56] Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch (1998), Hội thảo về du lịch sinh
thái và phát triển bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

Tiếng Anh

[57] Analisa Koeman. IUCN Vietnam, and Michael Di Gregorio,


CRES/East-West Center (1998), “Cuture and Tourism: Complex
Interrelationship” Hanoi-Sapa.

[58] IUCN Việt Nam (7-1997), “Capacity - Building for sustainable touism
intiantive: Project outline.

[59] Mark Grindley (1997), “Preliminary study of tourism in an around


Sapa, Lao Cai province”, Prontier-Vietnam Forest Research
Programme, Lao Cai.

[60] Michael DiGregorio, Pham Thi Quynh Phuong, Minako Yasui (1996),
“The growth and impact of touism in Sa Pa”, Center for natural
resources and environmental studies and The east-west center.

[61] Tean Michaud (1998), “Observations on tourism in Sa pa distict, with


special attention paid to ethnic minorities”, Hull, UK.

[62] Trish Nicholson (1997), “Culture, Tourism and local Strategies toward
Development: Case study in the Philippines and Vietnam”, Research
report.

156

You might also like