You are on page 1of 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

Hiện nay, đất nước ta đã chú trọng hơn về việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, truyền
thống của người dân tộc thiểu số. Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của Chiến lược
công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là giữ gìn, phát huy bản sắc văn
hóa tốt đẹp của các dân tộc. Do đó, những lễ hội, sự kiện du lịch của vùng Tây Nguyên, Tây Bắc
dần được phổ biến rộng rãi hơn với người dân và cộng đồng (lễ hội cầu mùa của người Sán
Chay, lễ hội Ná nhèm của người Tày, lễ hội Ka Tê của người Chăm,…). Đà Lạt, thành phố bốn
mùa hoa, là nơi sinh sống của rất nhiều cộng đồng người dân tộc thiểu số (K’ho, Lạch, Chil,
Srê,..). Họ cùng cộng đồng đông đảo của người Kinh sinh sống, hỗ trợ nhau nhằm tạo nên nét
đẹp văn hóa tại riêng Đà Lạt. Festival Hoa tại Đà Lạt và những thành phố, huyện lân cận là sự
kiện lớn được tổ chức mỗi hai năm một lần, trong những năm gần đây, ngoài việc tôn vinh giá trị
văn hóa nghề trồng hoa, những hình ảnh và đặc trưng văn hóa của người dân tộc K’ho, Lạch,…
được đầu tư rất công phu nhằm thu hút cái nhìn mới về du lịch tại địa phương. Ngoài ra, lễ hội
cồng chiêng tại xã Lát thuộc huyện Lạc Dương đã có được cho mình một chỗ đứng trên bản đồ
văn hóa Việt Nam, thêm vào đó, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được
UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm
2005 sau Nhã nhạc cung đình Huế, đây là di sản thứ hai của Việt Nam được nhận danh hiệu cao
quý trên. Có thể thấy, văn hóa dân tộc người thiểu số đang mang lại cho địa phương sự đa dạng
về văn hóa cũng như một nguồn thu lớn trong việc khai thác các loại hình du lịch. Tuy nhiên, với
những tài liệu nghiên cứu kết hợp khảo sát ý kiến của du khách khi trải nghiệm sự kiện Festival
Hoa vào năm 2023, đa phần du khách đều chưa thực sự thấy thỏa mãn về lễ hội lần này, họ cảm
thấy đây là lễ hội có nhiều sự đầu tư về phần nhìn nhưng lại thiếu mất phần nội dung. Vậy vấn đề
đang tồn đọng ở đây là gì, liệu Chính quyền địa phương có đang khai thác du lịch theo hướng
bền vững hay chỉ chú trọng đến doanh thu nhờ lượng khách du lịch đông bất thường đổ về đây
mỗi hai năm ? Theo TS Hà Văn Siêu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam,
chính vì cách làm du lịch kinh tế mà những nếp sống, bản sắc của người dân tộc thiểu số đang
dần mất đi. Tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch tới những thiết chế văn
hóa chưa được kiểm soát hiệu quả. Sự biến tướng, lai căng, thương mại hóa quá mức... đang
khiến sản phẩm du lịch độc đáo không còn giữ được chất lượng cần thiết, đe dọa sự phát triển du
lịch bền vững.
Đề tài “Thương mại hóa trong việc khai thác văn hóa dân tộc thiểu số tại thành phố Đà Lạt dưới
góc nhìn của du khách” được lên ý tưởng và thực hiện dựa trên góc độ tâm lý khi khảo sát và
những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về du lịch trước đó. Nghiên cứu này nhằm khái quát được
phần nào về thực trạng du lịch văn hóa hiện nay tại thành phố Đà Lạt cũng như những huyện,
thành phố lân cận trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, nhằm đem lại định hướng đúng đắn về du lịch bền
vững, tránh làm mất bản sắc vốn có của cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ vì thương mại hóa, lai
căng,...

You might also like