You are on page 1of 14

I.

KHÁI QUÁT VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ


1.Khái niệm về di sản văn hoá
Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa
vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học,
được
lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.3
2.Khái niệm di sản văn hoá phi vật thể
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng
hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và
được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền
nghề, trình diễn và các hình thức khác.4
3. Các hình thức biểu hiện của di sản văn hóa phi vật thể (Điều 2, Nghị định
98/2010/NĐ–CP)
- Tiếng nói, chữ viết;
- Ngữ văn dân gian;
- Nghệ thuật trình diễn dân gian;
- Tập quán xã hội và tín ngưỡng;
- Lễ hội truyền thống;
- Nghề thủ công truyền thống;
- Tri thức dân gian.
- Em hiểu thế nào là di sản văn hoá phi vật thể? Hãy nêu các hình thức
biểu hiện của di sản văn hoá phi vật thể?

II. TÌM HIỂU VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ Ở TỈNH LÀO
CAI
1.Khái quát chung về tình hình bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể ở Lào Cai
Đến năm 2022, Lào Cai có 39 di sản văn hóa phi vật thể đã được Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể
quốc gia, trong đó có 02 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh
là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại gồm: “Kéo co nghi lễ
dân tộc Tày, Giáy” nằm trong hồ sơ liên quốc gia “Nghi lễ và trò chơi kéo
co” (gồm 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Philippines và Hàn Quốc) và hồ sơ
“Nghi lễ Then dân tộc Tày” nằm trong Hồ sơ “Thực hành nghi lễ then Tày –
Nùng – Thái”. Lào Cai tự hào là
3
Điều 1, Luật di sản văn hóa 2001.
4
Điều 4, Luật di sản văn hóa 2001.
một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước về số lượng cũng như chất lượng di
sản văn hóa phi vật thể. Các di sản văn hóa luôn được bảo vệ và gìn giữ,
phát huy trong cộng đồng.
Tỉnh Lào Cai đã tiến hành khảo sát toàn bộ di sản ở 25 ngành, nhóm dân
tộc. Đã sưu tầm được 50 lễ hội, 2.000 bài dân ca, 92 phong tục, 40 bản nhạc khí,
200 mẫu hoa văn... Một số lễ hội có quy mô vùng, quốc gia như Lễ hội gầu
tào của người Mông (Mường Khương), Lễ hội Đền Thượng (Thành phố Lào
Cai), Lễ hội Đền Bảo Hà (Bảo Yên), Lễ hội Đền Cô Tân An (Văn Bàn)...
Công tác tuyên truyền về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi
vật thể ở Lào Cai luôn được chú trọng. Công tác bảo tồn, phục dựng lại
nguyên bản các lễ hội đặc sắc, mang tính đại diện, tiêu biểu của cộng
đồng phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân và du khách
tham quan, trải nghiệm cũng được các cấp chính quyền tỉnh Lào Cai đặc
biệt quan tâm.
Song song với việc phục dựng các lễ hội truyền thống, tỉnh Lào Cai
còn tập trung nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn, lựa chọn các di sản múa, dân ca,
dân vũ, nhạc cụ của các dân tộc Mông, Tày, Giáy, Dao, Hà Nhì, Thu Lao… để khai
thác phục vụ phát triển du lịch xanh, bền vững. Lợi thế về cảnh quan thiên
nhiên, phong tục tập quán văn hóa, trang phục, lễ hội, văn hóa văn nghệ
dân gian đã trở thành nguồn tài nguyên để khai thác, phát triển du lịch, nâng
cao đời sống, xóa đói giảm nghèo cho địa phương.
- Tính đến năm 2022, Lào Cai có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể
đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật
thể quốc gia?
- Hãy kể tên 02 di sản văn hóa phi vật thể của Lào Cai được UNESCO
công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại?
- Tỉnh Lào Cai đã làm gì để giữ gìn, phát huy giá trị các di sản văn hoá phi
vật thể?
2.Một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tỉnh Lào Cai
2.1. Trò chơi kéo co trong lễ hội xuống đồng
Nghi lễ và trò chơi kéo co được sinh ra và nuôi dưỡng bởi cộng đồng,
là sinh hoạt văn hóa lâu đời, tín ngưỡng tập quán quan trọng trong cộng
đồng. Trong các lễ hội cổ truyền, kéo co thường có trong phần hội. Từ
quan niệm và môi trường tín ngưỡng dân gian đó, kéo co đã trở thành một
hoạt động không thể thiếu trong lễ hội xuống đồng được tổ chức vào tháng
giêng hàng năm của dân tộc Tày, Giáy ở Lào Cai.
Kéo co có cách thức tổ chức, đạo cụ, sân chơi đơn giản. Một cuộc kéo
co có 2 đội, số lượng người đều nhau. Hai đội sẽ cùng nắm chắc một sợi dây
thừng (hoặc song mây), ở điểm giữa của dây được đánh dấu bằng một dây lụa
đỏ làm mốc. Khi hiệu lệnh vang lên, các thành viên của mỗi đội nắm chặt
hai tay vào dây, đội nào kéo được điểm đánh dấu về phía mình là đội đó
thắng cuộc.
Mỗi cuộc thi đấu gồm 3 keo, đội nào thắng liên tiếp 2 keo thì đội
đó giành phần thắng chung cuộc. Mỗi hiệp thường chỉ kéo dài vài phút, thời
lượng do Ban tổ chức quy định, do vậy, đòi hỏi các thành viên trong mỗi đội
chơi phải thật cố gắng. Có nơi, người ta lấy tay người, sức người để trực
tiếp kéo co. Hai người đứng đầu hai bên nắm lấy tay nhau,... Giữa cuộc thi
người bên nào bị tuột ra, ngã hoặc vượt vạch thì bên đấy thua cuộc.
Trong các lễ hội, khi trò kéo co diễn ra, không khí sẽ trở nên vô
cùng náo nhiệt, tạo thành tâm điểm của sự chú ý. Từ những người trực tiếp
chơi đến những người đến dự đều náo nức tham gia, cổ vũ vô tư, không vụ lợi
hay mang tâm lý thắng thua. Người xem đứng thành vòng tròn bên ngoài
reo hò cổ động cho các đội chơi, thậm chí có nơi còn dùng trống, chiêng
đánh đồn làm cho cuộc chơi càng thêm sôi động.
Kéo co là môn thể thao dễ chơi và ai cũng có thể tham gia vì không
phải đầu tư nhiều cho dụng cụ và rất phù hợp với các lễ hội vui xuân. Trò
chơi này, ngoài sức khỏe, sự dẻo dai, đòi hòi người chơi cần có sự khéo léo, kỹ
thuật, chiến thuật tốt cùng sự phối hợp ăn ý với đồng đội để có thể giành
được chiến thắng.

Hình 2.1. Kéo co trong Lễ hội xuống đồng xã Bảo Nhai – huyện Bắc Hà
(Ảnh: Ngọc Thanh)

Ngày 02/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO ghi danh là
Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh Lào Cai, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh, Hà Nội.
Kéo co thể hiện tinh thần tập thể, tính kỷ luật, sức mạnh đoàn kết của cả
cộng đồng, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất, sức mạnh
dẻo dai, sự khôn khéo và sức chịu đựng của con người giúp con người
phát triển toàn diện về trí, đức, tài, nghệ. Ở một số nơi, kéo co không chỉ
đơn thuần là trò chơi dân gian mà còn phản ánh niềm tin, tín ngưỡng, nhân sinh
quan và thế giới quan của cư dân trồng lúa nước về ước vọng cầu mùa, thể hiện
mong muốn của cộng đồng; đội nào thắng cuộc sẽ mang lại may mắn cho
cộng đồng của mình, được thần linh che chở. Cho nên kéo co, ngoài việc
thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí còn mang ý nghĩa phong tục tâm linh.
Sau khi đọc học xong phần 2.1, em hãy cho biết:
- Trong các lễ hội cổ truyền, kéo co xuất hiện ở phần lễ hay phần hội?
- Nêu cách thức tổ chức, đạo cụ của trò chơi kéo co.
- Nêu ý nghĩa của trò chơi kéo co?
2.2. Lễ hội Đền Thượng
Lễ hội Đền Thượng xưa còn có tên gọi là lễ hội làng Lão Nhai được
tổ chức gắn liền với di tích Đền Thượng – một ngôi đền nằm trên đồi Hỏa Hiệu
(nay thuộc phường Lào Cai, thành phố Lào Cai). Lễ hội nhằm tôn vinh và
tưởng nhớ công đức của của Đức Thánh Trần (Quốc công Tiết chế Trần Hưng
Đạo – người anh hùng dân tộc có công ba lần đánh thắng quân Nguyên).
Từ Tết Nguyên đán năm 2000, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân
dân tỉnh Lào Cai có chủ trương nghiên cứu phục hồi Lễ hội Đền Lão Nhai
(giờ là Lễ hội Đền Thượng) gắn với di tích Đền Thượng. Lễ hội Đền Thượng được
diễn ra cố định trong ba ngày từ ngày 13 đến hết ngày 15 tháng Giêng (Âm
lịch) hàng năm, trong đó ngày 15 là ngày khai hội; Nhân dân nhiều vùng
xung quanh đến tham gia lễ hội. Ngoài các phần nghi lễ, trong lễ hội tổ chức rất
nhiều hoạt động văn nghệ và trò chơi dân gian với nhiều hình thức biểu
diễn nghệ thuật như: Hát chèo của người Kinh (dựng nhà hát chèo, đón
các đoàn chèo về diễn, hiện nay còn ảnh chụp đang lưu giữ tại Ban quản lý
di tích thành phố Lào Cai), biểu diễn nghệ thuật của người Hoa; kéo co giữa
các khu trong làng Lão Nhai, đánh đu của người dân tộc thiểu số, đi cà kheo,
chơi quay, đẩy gậy, bắn nỏ,... Người dân trong vùng dâng đồ ẩm thực truyền
thống lên Đức Thánh Trần như vạn Bảo Thắng (làng chài ven sông) dâng lễ vật
là cá, người dân ở phố Bảo Thắng dâng các loại bánh chưng, bánh dày cổ
truyền của người Kinh, phố Minh Hương (hiện nay là phố Tèo) dâng bánh của
người Hoa (vì đây là nơi cư trú của một số người
dân tộc Hoa); xã Lạc Sơn của người Giáy và người Tày dâng bánh chưng
tày, bánh dày to có núm trâu trắng,...
Ngoài ngày lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, đến ngày giỗ
của Đức Thánh Trần vào tháng 8 (âm lịch) nhà đền cũng tổ chức các mâm lễ và
thực hiện các nghi lễ dâng cúng. Năm 1996, Đền Thượng trở thành di tích
quốc gia. Đến nay, lễ hội Đền Thượng thu hút đông đảo Nhân dân trong và ngoài
tỉnh đến tham quan, chiêm bái.

Hình 2.2. Rước kiệu trong Lễ hội Đền Thượng – Lào Cai. (Ảnh: Tuấn Nghĩa)
Lễ hội Đền Thượng trở thành biểu tượng tâm linh, thể hiện truyền
thống uống nước nhớ nguồn, tình đoàn kết giữa các dân tộc anh em ở mảnh
đất biên cương địa đầu Tổ quốc. Đặc biệt, việc đề cao công đức của vị anh
hùng Trần Hưng Đạo ở vùng biên giới Lào Cai là một cách để thể hiện ý chí và
tinh thần yêu nước, quyết tâm bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Em hãy cho biết:
- Nguồn gốc, thời gian tổ chức lễ hội Đền Thượng?
- Ngoài phần nghi lễ, phần hội thường xuất hiện các hình thức biểu
diễn nghệ thuật nào?
- Ý nghĩa của lễ hội Đền Thượng?
2.3. Nghề thủ công chạm khắc bạc người Mông

Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống gắn chặt với cuộc
sống của người Mông, được ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu chính là làm
đẹp và nhu cầu tâm linh. Các sản phẩm chế tác từ bạc của người Mông
khá phong phú,
như: Vòng đeo cổ hay còn gọi là vòng vía, vòng tay, nhẫn ngón tay, vòng tai
hay vòng chân…

Hình 2.3. Vòng tai bạc của phụ nữ Mông. (Ảnh: Ngọc Thanh)
Chạm khắc bạc đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ và tính thẩm mỹ của các
nghệ nhân chế tác. Nghệ nhân chạm khắc bạc ngoài sự khéo léo, tinh tế
trong quan sát, tinh tế trong từng mũi đục thì còn rất cần đến sự kiên trì, tỉ
mỉ và sáng tạo. Để có thể thực hành nghề chạm khắc bạc, các nghệ nhân
phải có bộ công cụ chế tác bạc, khuôn đúc, kìm sắt, bộ đục chạm hoa
văn…
Để tạo ra một sản phẩm trang sức bằng bạc mang nét đặc trưng,
được cộng đồng chấp nhận, nghệ nhân phải thực hiện qua nhiều công
đoạn cầu kỳ theo một quy trình như: Chọn bạc chế tác trang sức, chế tác,
tạo dáng cho sản phẩm bạc, chạm khắc hoa văn, tu sửa, đánh bóng sản
phẩm bạc…
Hình 2.4. Hướng dẫn các học trò quy trình chạm bạc (Ảnh: Ngọc Thanh)
Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống có vai trò đặc biệt
quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Mông. Mỗi sản phẩm được
chế tác là sự kết tinh của tri thức, sự sáng tạo và tâm huyết của các nghệ nhân,
ẩn chứa một khát vọng về vẻ đẹp, niềm tin tín ngưỡng. Người già, trẻ em, phụ nữ
và nam giới người Mông đều đeo trang sức bằng bạc với quan niệm bảo vệ
sức khỏe, ngăn chặn điềm dữ theo quan niệm tín ngưỡng dân gian của
đồng bào.
Sau khi tìm hiểu về nghề thủ công chạm khắc bạc của người Mông, em
hãy cho biết:
- Nghề thủ công chạm khắc bạc của người Mông ra đời nhằm mục đích gì?
- Người nghệ nhân chạm khắc bạc cần có những đức tính, phẩm chất gì?
- Hãy nêu một số công đoạn chế tác bạc.
- Vai trò của nghề chạm khắc bạc trong đời sống cộng đồng người Mông?
2.4. Trang phục người Nùng Dín

Với bàn tay khéo léo, người phụ nữ Nùng Dín đã tự làm cho mình
những bộ trang phục bằng vải nhuộm chàm. Nét độc đáo trên trang phục
của người Nùng Dín là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng.
Nhìn tổng thể, bộ trang phục rất hài hòa giữa khăn đội đầu và quần
áo. Gam nền có màu tím than, cài thêm những đường nét hoa văn với kỹ thuật
thêu, ghép vải, ghép hạt cườm bằng kim loại, bằng bạc được cách điệu rất
sáng tạo. Hoa văn chủ yếu được trang trí trên cổ, nẹp áo, tay áo. Ở cổ áo sử
dụng mẫu hoa văn hình tam giác được tạo ra bằng kỹ thuật ghép hạt bạc
trên vải tạo nên hình những dãy núi, hình ảnh quen thuộc nơi người Nùng
Dín sinh sống hoặc kết hợp hoa văn cây cổ thụ trên nền xanh lục đậm, hoa
văn dây leo, hoa văn dương sỉ… trên nền vàng sậm. Độc đáo nhất là những hoa
văn ở khuy cổ áo, được làm bằng bạc, có hình con chim hai bên và gắn các
tua hình tam giác. Các hạt bạc còn được làm khuy áo dọc nẹp áo, tạo cho
trang phục nét trang trọng riêng biệt. Đây là biểu tượng thể hiện sự cầu mong
hạnh phúc của người phụ nữ Nùng Dín. Ở tay áo, gấu áo trang trí bằng nhiều
đường diềm, trang trí hoa văn hình hoa 4 cánh thành dải viền theo gấu áo.
Người phụ nữ Nùng Dín còn quấn hai lớp khăn trên đầu, tạo thành
hình múi. Khăn vấn sao cho giống hai chiếc sừng trâu mới nhú hai bên.
Nét tượng trưng này thể hiện quan niệm của người Nùng Dín coi“Con trâu
là đầu cơ nghiệp”.
Đuôi khăn được buông xuống vai. Điểm nhấn của chiếc khăn được đính bằng
những hạt bạc trắng, ôm sát phần trán.

Hình 2.5. Trang phục của phụ nữ Nùng Dín xã Tung Chung Phố – Mường
Khương (Ảnh: Ngọc Thanh)

Hoa văn trang trí trên trang phục của người Nùng Dín thể hiện tín ngưỡng
và thế giới quan của tộc người thông qua những biểu tượng sùng bái tự
nhiên như mặt trời, nguồn nước gắn với tập quán canh tác nông nghiệp.
Nghệ thuật trang trí phản ánh triết lý âm dương, biểu hiện tín ngưỡng phồn thực
của cư dân nông nghiệp thông qua biểu tượng nước, nguồn sống của con
người; sự xuất hiện có đôi, có cặp của một số loại động vật như chim phượng,
đàn cá (như hoa văn song phượng ở vòng cổ, 2 hoa văn con chim được
ghép vào một cúc áo, những cặp đôi hình cá được xếp tạo thành một dải
trên hoa tai) cũng phần nào thể hiện sự đầy đàn, sự phồn thịnh.
Váy người Nùng Dín được may bằng vải mộc nhuộm chàm theo kiểu xoè,
xếp nếp nhỏ; có hai lớp vải, lớp ngoài dày và cứng, lớp trong mỏng và
mềm; không khâu kín hai mép dọc thân váy mà khi mặc thì quấn tròn sao
cho mép này đè chồng lên mép kia, vừa thoải mái nhưng vẫn kín đáo.
Ngày 27/5/2021, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã ban hành
quyết đinh số 1733/QĐ–BVHTTDL ghi danh tri thức dân gian nghệ thuật
trang trí trên trang phục của người Nùng Dín huyện Mường Khương là di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia.
Qua bài học trên em thấy:
- Nét độc đáo trên trang phục của người Nùng Dín là gì?
- Việc người phụ nữ Nùng Dín quấn hai lớp khăn trên đầu, tạo thành hình
múi tượng trưng cho điều gì?
- Nêu đặc điểm, ý nghĩa của hoa văn trên trang phục người Nùng Dín.
- Nêu nét độc đáo trang phục của một số dân tộc của Lào Cai mà em biết?

You might also like