You are on page 1of 12

ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VẺ ĐẸP NGƯỜI PHỤ NỮ PHÚ THỌ XƯA

THÔNG QUA LOẠI HÌNH DÂN CA HÁT XOAN

1. Lý do chọn đề tài
Bởi vì cần lưu lại vẻ đẹp của người phụ nữ xưa, làm tư liệu cho sau này.
Nhằm phát huy những vẻ đẹp truyền thống và nhận định đẹp hơn về cái nhìn
với người phụ nữ xưa.
Trong các nền văn minh lịch sử nhân loại, khi con người biết sử dụng
công cụ tác động vào thế giới tự nhiên, vật chất hóa thế giới tự nhiên, đáp ứng
nhu cầu vật chất, đồng thời cũng xuất hiện nhu cầu và nền sản xuất sáng tạo
văn hóa tinh thần.
Trải qua 4000 năm lịch sử dựng nước và giữa nước dân tộc Việt Nam
luôn tự hào có một nền văn hoá đặc sắc đa dạng, nó đã đi sâu vào đời sống
tinh thần , tham gia vào những sinh hoạt thường nhật của nhân dân và đã làm
rung động trái tim biết bao thế hệ “ con cháu Lạc Hồng”. Dân ca là một trong
những loại hình nghệ thuật như thế.
Là một quốc gia đa dân tộc cư chú trên mọi miền tổ quốc 54 dân tộc
người Việt Nam là 54 bản sắc riêng vô cùng độc đáo. Nét văn hoá đăc trưng
đó tưởng như xa xôi mà rất đỗi thân thuộc. Đó là những làn điệu dân ca, lời
ru ngọt ngào trìu mến của người mẹ hiền cất lên trong suốt những năm tháng
nuôi dưỡng con thơ . Hay đó là những lời ca tiếng hát đối đáp giao duyên của
các chàng trai cô gái trong ngày lao động hay những ngày hội của bản làng.
Có thể nói dân ca không chỉ là một loại hình dân gian nghệ thuật đặc sắc mà
nó còn là dòng sữa nuôi dưỡng tinh thần người dân lao động .
Hát Xoan càng được cộng đồng cư dân Đất Tổ trân trọng, yêu quý và
có ý thức bảo tồn, gìn giữ nâng niu và phát huy những giá trị truyền thống
chứa đựng trong từng câu hát, từng lối hát với tinh thần trách nhiệm cao hơn,
với sự lan toả sâu rộng không những chỉ ở các phường hát Xoan cổ mà còn
lan toả, ảnh hưởng ra cả những vùng miền địa phương không có di sản hát
Xoan. Với trách nhiệm chung cùng bảo tồn và phát huy giá trị một di sản văn
hoá dân tộc mang đậm bản sắc văn hoá vùng Đất Tổ thiêng liêng của người
dân đất Việt. Vĩnh Phúc, một miền quê nằm trong vùng đồng bằng trung du
Bắc bộ. Trong lịch sử 29 năm sát nhập với Phú Thọ để trở thành tỉnh Vĩnh
Phú, ngót một phần ba thế kỉ cùng chung mục tiêu xây dựng và phát triển
chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, quá trình di cư, nhập cư, khai khẩn, phát
triển canh tác kinh tế nghề nghiệp, tìm kiếm phương thức mưu sinh của các
tộc người cư trú trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phú xưa đã tạo nên tương đồng trong
trong sinh hoạt văn hóa truyền thống và đương thời. Nhất là các làn điệu dân
ca, dân vũ của các tộc người. Sự phục dựng kết thừa các làn điệu hát Xoan,
hát Ghẹo, hát Trống Quân, hát Chèo, hát Sình Ca…. được đan xen kết hợp
hài
hòa cùng với sự giao lưu sáng tạo và tiếp nhận văn hóa nghệ thuật của thời
hiện đại, đã tạo nên sự phong phú, đa sắc trong đời sống văn hóa tinh thần
của
người dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
Để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của “ Hát Xoan” một di sản
văn hóa của dân tộc và nhân loại, đồng thời làm sáng tỏ sự lan tỏa có sức
sống
trường tồn của các làn điệu hát Xoan. Khoá luận tốt nghiệp cử nhân văn hóa,
chuyên nghành giáo dục âm nhạc , Em chọn đề tài “ Ảnh hưởng các làn điệu
hát Xoan trong đời sống văn hóa của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay”
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Cung cấp thêm cho người đọc thêm một số kiến thức
về hát Xoan Phú Thọ. Giúp mọi người thấy rõ được giá trị văn hóa của hát
Xoan và giá trị ca từ của làn điệu dân ca này trong mối liên hệ với các giá trị
văn hóa truyền thống trong không gian văn hóa cộng đồng hôm qua, hôm nay
và mai sau. Hát Xoan gắn chặt với tín ngưỡng – văn hóa sinh hoạt cộng đồng
của người Việt. Từ đó góp phần kêu gọi người đọc gìn giữ loại hình nghệ
thuật đặc sắc nhưng còn khá lạ lẫm với nhiều người này.
Làm sáng tỏ đặc trưng , giá trị của các làn điệu “Hát Xoan” và sự
giao thoa lan tỏa của nó đối với vùng lân cận .
+ Nhận diện những ảnh hưởng của làn điệu “Hát Xoan” trong đời sống
văn hóa của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
+ Đề xuất những ý kiến nhằm phát huy giá trị các làn điệu “Hát Xoan”
trong sinh hoạt văn hóa của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc góp phần gìn giữ và bảo
tồn di sản văn hóa của nhân loại.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu tổng hợp từ các tài liệu thứ cấp và điền dã nghiên cứu
về giá trị văn hóa, đặc điểm của dân ca Quan họ. Nghiên cứu về chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Bắc Giang về
công tác bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nhằm đưa ra được những
đánh giá về kết quả đã thực hiện, từ đó có những giải pháp thích
hợp.

Làm rõ một số vấn đề quản lý bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca
Quan họ. Nghiên cứu thực trạng công tác bảo tồn và phát huy giá trị
của dân ca Quan họ tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: về công tác
chỉ đạo của địa phương, các nguồn lực cho bảo tồn và phát huy giá
trị dân ca Quan họ, các hoạt động bảo tồn...
Đánh giá những thành tựu, thuận lợi, hạn chế, khó khăn, nguyên
nhân và đề xuất phương hướng, giải pháp quản lý để bảo tồn và
phát huy dân ca Quan họ trên địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc
Giang.
3. Tổng quan nghiên cứu
- Trước cách mạng tháng Tám chưa có một công trình nào nghiên cứu về hát
Xoan. Sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt từ năm 1954 trở lại đây hát Xoan
được chú ý và quan tâm. Đề tài nghiên cứu ca từ Hát Xoan Phú Thọ đã được
một số nhà nghiên cứu dặt vấn đề như:
Về đặc điểm hát Xoan gắn với văn hóa gắn và lịch sử:
- Cuốn sách Hát Xoan Phú Thọ của tác giả Nguyễn Khắc Xương ( Xb Sở Văn
hóa, thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ - 2008 ). Thông qua cuốn sách này,
ngoài giới thiệu đến bạn đọc nhiều lĩnh vực về Hát Xoan Phú Thọ như:
Nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật hát Xoan, địa lí hành chính vùng
Xoan thì tác giả Nguyễn Khắc Xương cũng đã khái quát nét văn hóa truyền
thống hát Xoan, ngôn từ, làn điệu hát Xoan... Hát Xoan gắn với truyền thống
văn hóa dân tộc, với sinh hoạt hội hè. Hát Xoan phản ánh khá sâu sắc một
hình thái xã hội và ý thức xã hội, phản ánh lao động, vui chơi cũng như tâm
tư tình cảm của mọi tầng lớp nhân dân thông qua ca từ, làn điệu...
- Cuốn Hát Xoan - hát Ghẹo dấu ấn một chặng đường, tác giả Nguyễn Khắc
Thủy (Nxb Âm Nhạc - 2011). Cuốn sách này tác giả Nguyễn Khắc Thủy chủ
yếu nghiên cứu về Hát Xoan, về cách thức cũng như các chặng đường phát
triển của Hát Xoan. Thêm vào đó tác giả còn đề cập đến một số biện pháp
nhằm gìn giữ nghệ thuật Hát Xoan hiện nay. Cuốn sách còn cho chúng ta thấy
Hát Xoan, Hát Ghẹo từ giữa những năm 1950 đến nay dã chuyển sang một
hướng di mới (cũng có thể gọi là lối rẽ). Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi
phong tục, trước dây chỉ được hát ở một số của dỉnh môn; cũng như Hát
Ghẹo tuy không hát ở của dình nhưng cũng chỉ hát trong ngày hội ở một vài
nơi có tục kết nghĩa. Thì đến nay cả hai vốn dân ca này được hát thường
xuyên trong các sinh hoạt xã hội và mở rộng ra nhiều nơi trong tỉnh. Sự
chuyển hướng ấy đã làm cho Hát Xoan, Hát Ghẹo có thêm nhiều nét mới ở
làn điệu, ở phong cách, hình thức biểu diễn và diễm nhìn văn hóa.
-Năm 1976 trong cuốn “Tục ngữ ca dao- dân ca Việt Nam” Vũ Ngọc Phan đã
đưa dân ca Xoan vào tuyển tập và giới thiệu Xoan Phú Thọ với tư cách là vốn
văn hoá cổ truyền cần được bảo tồn và phát huy trên miền Đất Tổ. Nhiều nhà
nghiên cứu như: Tô Ngọc Thanh, Trần Văn Thục... cũng có các công trình
nghiên cứu về hát Xoan dăng trên các tạp chí; nhiều nhạc sĩ nghiên cứu sưu
tầm, sáng tác, cải biên các làn diệu Xoan như: Nhạc sĩ Dào Dăng Hoàn, Phạm
Khương, Hùng Khanh...
Các sách viết về ca từ của hát Xoan:
Nhà văn hóa dân gian Dương Huy Thiện đã dày công tìm hiểu về Hát Xoan
từ năm 1961 và phần lời thơ của Hát Xoan cũng đã được in trong cuốn “Tục
ngữ - Ca dao - Dân ca” do Vũ Ngọc Phan sưu tầm năm 1965 và được tái bản
năm 1967.
- Sách Hội làng quê đi từ đất Tổ của tác giả Nguyễn Khắc Xương ( Nxb Lao
động - 2011) có bài Hát Xoan – Ca từ và dấu ấn lịch sử đã đi sâu vào khái
quát các lớp ca từ của hát Xoan và những bước đi của hát Xoan theo tiến trình
lịch sử.
- Có rất nhiều bài báo đăng trên các trang báo mạng, báo in, tạp chí đề cập
đến ca từ của hát Xoan:
Hát Xoan một thể loại dân ca cổ nhất của người Việt ( Tạp chí văn hóa nghệ
thuật ) đã khái quát lịch sử hình thành và 1 số ý nghĩa về phần giai điệu của
hát Xoan.
- Ý nghĩa nhân văn trong hát Xoan ( Báo Phú Thọ diện tử -
www.baophutho.vn ) dã khẳng định giá trị văn hóa, truyền thống của hát
Xoan đồng thời có sự tái hiện dược 1 số giá trị nhân văn trong lời hát của hát
Xoan.
- Trong Tạp chí văn hóa nghệ thuật, bài viết Nhận diện hát thờ trong lễ hội
làng Việt đã gián tiếp đề cập đến những đặc trưng riêng biệt trong phần lời,
hình thức diễn xướng của các loại hình dân ca nghi lễ như: Hát Xoan, hát Do,
hát Dậm nói chung và hát Xoan nói riêng.
Ngoài ra, cuốn Âm nhạc dân gian Phú Thọ do Trần Văn Thục chủ biên dành
hẳn một chương (chương 2) để bàn về hát Xoan – Phú Thọ với hai nội dung
chính: Khái quát về hát Xoan và Đặc điểm tính chất âm nhạc của hát Xoan.

Như vậy, việc nghiên cứu ca từ hát Xoan đã có nhiều công trình đề cập đến,
nhất là việc khẳng định giá trị của nghệ thuật hát xoan trong mối gắn bó mật
thiết với tín ngưỡng - văn hoá sinh hoạt cộng đồng của người Việt. Hoặc cũng
đã có những công trình nghiên cứu đề cập đến ca từ của hát Xoan. Tuy nhiên,
nghiên cứu ca từ hát xoan từ góc nhìn văn hoá chưa được nghiên cứu cụ thể,
đầy đủ. Các tác giả mới chỉ khái quát đặc điểm ca từ, ngôn ngữ nói chung chứ
chưa đi sâu vào tìm hiểu ngôn từ của hát Xoan dưới bình diện góc nhìn văn
hóa. Đây chính là lí do để tôi tiến hành nghiên cứu về vấn đề này trong bài
niên luận của mình.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng các làn điệu dân ca “Hát Xoan”
trong đời sống văn hóa của nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc hiên nay.
Đối tượng nghiên cứu: Ca từ của hát Xoan từ góc nhìn văn hóa
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu:
Giả thuyết nghiên cứu:
6. Khách thể nghiên cứu
Những ai, ở đâu, như thế nào/ Bao nhiêu, độ tuổi, ...
7. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian : Từ lúc hình thành đến khi phát triển như hiện nay. Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu này từ năm 2009 đến nay.
Không gian: Chúng tôi tập trung thực hiện khảo sát, nghiên cứu thực tế trên
địa bàn huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Nghiên cứu điển hình tại 3 xã tại
huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang: Ninh Sơn, Tiên Sơn và Thị trấn Nếnh.

Nội dung:
8. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ trên đường lối chính sách xây dựng và phát triển văn hóa nghệ
thuật của Đảng nhà nước,dựa trên cơ sở lý luận của các khoa học liên ngành
và chuyên ngành như: Dân tộc học, Lịch sử học ,Xã hội học,Văn hóa dân
gian
và Văn hóa học kết hợp với các công cụ nghiên cứu như :
- Điền dã , khảo sát thực địa
- Sưu tầm , tổng hợp và phân tích tư liệu
Phương pháp điền dã khảo sát phỏng vấn sâu
Phương pháp phân tích thống kê và tổng hợp
Phương pháp đối chiếu và so sánh
- Phương pháp nghiên cứu chuyên nghành như: Sưu tầm- điền dã
Nghiên cứu đề tài này, người viết đã đi thực tế ở làng Xoan An Thái-
Kim Đức, gặp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch là trùm phường và trực tiếp tham gia
lớp học để tìm hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật dân gian cổ độc đáo này.
(Ngoài sưu tầm các bài hát do nghệ nhân cung cấp thì qua việc điền dã thực tế
người viết có nhiều kiến thức hơn trong các kiến giải).
- Phương pháp thống kê, tổng hợp
Để giải quyết đề tài :” Diễn xướng Hát Xoan trong đời sống đương đại
( Nghiên cứu trường hợp nghệ nhân Nguyễn Thị Lịch)”, người viết phải bám sát
tư liệu chia tách luận đề trên thành các thành tố lớn nhỏ từ đó đi sâu vào chi tiết
và đi đến những nhận xét.
- Phương pháp so sánh loại hình và liên nghành
Khi nghiên cứu diễn xướng Hát Xoan từ truyền thống tới hiện đại người viết
có so sánh với một số hình thức diễn xướng như: Hát Quan họ, hát Ghẹo…để
làm rõ đặc trưng và phương thức diễn xướng độc đáo và riêng biệt của Hát
Xoan.

Ngôn ngữ học điền dã

Tiến hành nghiên cứu đề tài, tác giả đã đi thực tế ở các làng Xoan được cho là
các làng Xoan gốc tại các xã An Thái, Kim Đức (thành phố Việt Trì), làng
Xoan Cao Mại (huyện Lâm Thao), làng Xoan An Đạo, Phù Ninh (huyện Phù
Ninh), làng Xoan Hương Nộn (huyện Tam Nông). Tác giả đã gặp gỡ, trò
chuyện và phỏng vấn các nghệ nhân hát Xoan lão thành (Nghệ nhân ưu tú
Nguyễn Thị Lịch, phường Xoan An Thái;nghệ nhân Nguyễn Văn Lợi,
phường Xoan Phượng Lâu; nghệ nhân Nguyễn Xuân Hội, phường Xoan Kim
Đức; nghệ nhân Lê Thị Tú, phường Xoan Kim Đức; nghệ nhân Nguyễn Văn
Bình, phường Xoan Hương Nộn; nghệ nhân Vũ Văn Dinh, phường Xoan
Tiên Du; nghệ nhân Trần Thị Bạch Lê, phường Xoan Cao Mại,...), được xem
và nghe biểu diễn các tiết mục Xoan; thưởng thức các tiết mục hát Xoan tại
các Hội diễn, Hội thi hát Xoan được tổ chức tại thành phố Việt Trì và tỉnh
Phú Thọ trong thời gian các năm từnăm 2015 – 2019.
Phân tích - miêu tả
Phân tích nghĩa
Luận án sẽ tiến hành phân tích nghĩa của các từ thuộc cùng một trường từ
vựng, nhằm tách ra những đặc trưng ngữ nghĩa khu biệt của từ, nhóm từ dựa
trên nguyên tắc đối lập lưỡng phân các từ vị, kết hợp với sự căn cứ vào ngữ
cảnh (bài, đoạn, trổ, khổ, dòng,...) hát Xoan. Phương pháp này giúp tìm ra cấu
trúc ngữ nghĩa chung của các đơn vị ngôn ngữ được nghiên cứu. Phương
pháp này sẽ được chúng tôi sử dụng trong chương 2 và chương 3.
5.2.2. Miêu tả
Luận án miêu tả kết hợp với phân tích mô hình các bài thơ (bài hát Xoan),
miêu tả về khổ thơ với thanh điệu bằng – trắc, cách gieo vần, ngắt nhịp. Luận
án tiến hành mô tả có định lượng để có những nghiên cứu định tính về vần,
nhịp và sự phối hợp thanh điệu của ca từ trong hát Xoan Phú Thọ. Phương
pháp miêu tả cũng được dùng để chỉ ra tính quy luật của ngữ nghĩa (ngữ
nghĩa qua hệ thống tiêu đề, các trường từ vựng, biểu tượng) trong hát Xoan.
5.3. Phân tích diễn ngôn
Sử dụng phương pháp này, luận án nhằm tìm những kiểu lựa chọn và kết hợp
tiêu biểu để chỉ ra giá trị của ca từ hát Xoan trong quá trình diễn xướng.
Trong khi vận dụng phương pháp này, luận án luôn quan tâm đến chức năng
thẩm mĩ của ca từ hát Xoan trong mối quan hệ với toàn bộ cuộc diễn xướng
hát Xoan và các yếu tố của ngữ cảnh, đặc biệt là nhân tố chủ thể văn hóa.
5.4. Nghiên cứu liên ngành
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu và tư liệu khảo sát của luận án liên quan đến
tác phẩm âm nhạc dân gian (phần lời trong các bài hát dân ca) nên ngoài
những tri thức ngôn ngữ làm nền tảng, luận án có sử dụng một số tri thức và
kĩ năng của một số ngành khác như: văn học dân gian, âm nhạc dân gian, văn
hóa học, lịch sử.
5.5. Thủ pháp thống kê, phân loại
Đây là thủ pháp hỗ trợ cho phương pháp phân tích - miêu tả. Thủ pháp này sẽ
được sử dụng trong chương 2 và chương 3.
Những đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận:
Những kết quả đạt được của luận án có thể làm phong phú hơn cho những
nghiên cứu về ca từ của một thể loại dân ca vùng miền trên đất nước.Hướng
nghiên cứu của đề tài có thể vận dụng trong nghiên cứu ca từ của các tác
phẩm âm nhạc có lời (dân gian và hiện đại)của Việt Nam từ góc nhìn Ngôn
ngữ học.
- Về mặt thực tiễn:
Những kết quả đạt được của luận án có thể giúp giải mã sức hấp dẫn, sự độc
đáo, giá trị của loại hình âm nhạc hát Xoan Phú Thọ dưới góc độ Ngôn ngữ
học. Đây cũng có thể là một đóng góp làm giàu thêm cho phần tư liệu và cách
nhìn nhận, đánh giá về di sản hát Xoan.
Các kết quả của luận án có thể là những tiền đề lí luận để địa phương Phú
Thọ xây dựng chương trình và sách giáo khoa dạy hát Xoan trong các cấp học
phổ thông theo hướng lồng ghép vào bộ môn Âm nhạcvà phân bố trong
chương trình giáo dục địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Phan Kế Bính – Năm 1990 – Việt Nam phong tục – Nhà xuất bản Đồng
Tháp
2.Nguyễn Xuân Lâm – Năm 1974 – Địa chí tỉnh Vĩnh Phú – Văn hóa Vĩnh
Phú 3.Sơn Tùng , Tân Huyền – Năm 1958 – Hát Dậm (dân ca Hà Nam) – Vụ
nghệ thuật – Bộ văn hóa,in Rônéo.
4.Phó Giáo Sư Tú Ngọc – Năm 1959 – Hát Xoan (Dân ca Phú Thọ) – Vụ
nghệ thuật bộ Văn hóa.
5.Phó Giáo Sư Tú Ngọc – Năm 1997 – Hát Xoan dân ca lễ nghi – Phong tục –
Viện âm nhạc Nhà xuất bản Âm nhạc.
6.Phó Giáo Sư Tú Ngọc – Năm 1981 – Bước đầu tìm hiểu hát Xoan Vĩnh Phú
– Văn hóa thông tin Vĩnh Phú
7.Tú Ngọc sưu tầm và ghi âm – 1997 – Hát Xoan (12 bản phổ) – Nhà xuất
bản văn hóa Hà Nội
8.Nguyễn Khắc Xương – Tháng 12/2008 – Hát Xoan Phú Thọ – Sở văn hóa
và thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ Hội văn nghệ dân gian .
9.Nguyễn Khắc Xương – 2011 – Tín Ngưỡng lúa nước vùng Đất Tổ – Nhà
Xuất bản Thời Đại.
10. Nguyễn Khắc Xương – Quý III Năm 2012 – Ví giao duyên nam nữ đối
ca – Nhà xuất bản Thời Đại.
11.Nguyễn Khắc Xương – Quý IV Năm 2011 – Hội làng quê đi từ Đất Tổ -
Nhà xuất bản Lao Động.
12.Nguyễn Khắc Xương – Năm 1994 – Tục ngữ ca dao dân ca Vĩnh Phú – Sở
văn hóa thông tin – thể thao Vĩnh Phú. 8
13.Nhiều tác giả - Năm 1980 – Hát cửa đình Lỗ Khê – Sở văn hóa thông tin ,
Hội văn nghệ Hà Nội.
14.Tư liệu băng từ các bài bản , làn điệu Hát Xoan do các nghệ nhân Lê Văn
Chức , Nguyễn Văn Đô, Nguyễn Thị Lập, Lê Thị Điển … trình bày diễn xuất
lưu trữ tại viện âm nhạc Việt Nam

1 Nguyễn Anh Tuấn: “Lịch sử Hát Xoan”. Tham luận tại hội thảo quốc tế
“Hát Xoan Phú Thọ” tổ chức vào ngày 16/1/2010 tại Việt Trì, Phú Thọ
2 Đặng Đình Thuận: “Hát Xoan Phú Thọ. Truyền thuyết và Lịch sử”. Tham
luận tại hội thảo quốc tế “Hát Xoan Phú Thọ” tổ chức vào ngày 16/1/2010 tại
Việt Trì, Phú Thọ

3 Cao Văn Định: “Về tuổi tác Hát Xoan “Văn nghệ đất Tổ, số 296 (10/2011)

4Cao Văn Định: “Số phận Hát Xoan thế kỷ XV”. Di sản văn hóa đất tổ, số
2/2013

2 Đặng Đình Thuận: “Hát Xoan Phú Thọ – Truyền thuyết và Lịch sử”. Tham
luận tại hội thảo quốc tế “Hát Xoan Phú Thọ” tổ chức vào ngày 16/01/2010
tại Việt Trì, Phú Thọ.

3 Cao Khắc Thùy: “Hát Xoan – Tài sản dân ca lâu đời, phong phú và đặc
sắc”. Báo nhân dân ngày 13/4/2011.
1. PGS Tú Ngọc: Bài viết “Hát Xoan Phú Thọ (Mấy vấn đề về nguồn gốc,
đặc trưng loại hình và hướng bảo tồn, phát triển) ” in trong cuốn Tổng tập
văn nghệ dân gian đất Tổ (tập 4).
2. Cao Văn Định: Bài viết “Về tuồi tác của Hát Xoan” in trên tạp chí Văn
nghệ đất Tổ, số 296(2011)
3. Nguyễn Khắc Xương: Hát Xoan Phú Thọ (Việt Trì, 12/2008)
4. Nguyễn Anh Tuấn: Bài “Lịch sử Hát Xoan” (Tham luận tại hội thảo quốc
tế “Hát Xoan Phú Thọ” tổ chức vào ngày 16/1/2010 tại Việt Trì, Phú Thọ)

You might also like