You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI: NGHỆ THUẬT CA TRÙ


SINH VIÊN: NGUYỄN LÊ ANH TÚ

MSSV: 197QT29069

KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH


MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU

PHẦN II: NỘI DUNG

2.1 Ca trù
2.2 Nguồn gốc hình thành
2.3 Đặc điểm của nghệ thuật ca trù
1.
2.
2.4 Giá trị văn hóa của ca trù
2.5 Hạn chế của ca trù
2.6 Giải pháp khắc phục
3.

PHẦN III: KẾT LUẬN


TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN I: MỞ ĐẦU

Việt Nam có vị trí địa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á tiếp nhận văn hóa từ Ấn Độ,
Trung Hoa,... Đặc trưng trong nền văn hóa của Việt Nam là kết tinh từ những thành
quả mà ông cha đã xây dựng và gìn giữ qua nhiều đời trong đó bao gồm nhiều lĩnh
vực: vật chất, tinh thần và xã hội.

Khi nhắc đến nghệ thuật truyền thống, chúng ta vẫn thường nghĩ đến những làn điệu
dân ca quan họ mượt mà, những điệu hò gần gũi, thân thương, hay sự hấp dẫn, lôi cuốn
của tích trò múa rối,… Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn một loại hình nghệ thuật mang giá
trị cao về thẩm mỹ lẫn nội dung, nhưng dường như không còn phổ biến ngày nay, đó
chính là ca trù. Ca trù là một môn nghệ thuật thuộc lĩnh vực văn hóa tinh thần có từ lâu
đời và phổ biến tại vùng Bắc Bộ. Không nhiều người thật sự thẩm thấu được loại hình
nghệ thuật này vì vậy ngày nay nó dần chìm vào quên lãng. Vậy làm sao để ca trù trở
nên gần gũi thân thuộc để những thế hệ sau có thể dễ dàng tiếp cận? Và những đặc
điểm nào đã tạo nên sự khác biệt của ca trù?

PHẦN II: NỘI DUNG

2.1 Ca trù

Ca trù (Chữ Nôm: 歌籌) hay còn gọi là hát ả đào, hát nói, hát cô đầu… là một loại hình
nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, kết hợp giữa hát với một số nhạc cụ dân tộc.
Nghệ thuật ca trù rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam, và
thời kì thịnh hành nhất là vào khoảng thế kỉ thứ XV. Khác với những loại hình nghệ
thuật cổ truyền có tính dân dã, gần gũi với quần chúng nhân dân như hò, múa rối nước,
… ca trù là loại hình nghệ thuật bác học, đòi hỏi sự phối hợp nhuần nhuyễn đỉnh cao
giữa thi ca và âm nhạc.

2.2 Nguồn gốc hình thành

Cho đến nay, vẫn chưa ai tìm ra được ca trù có từ bao giờ và ở đâu. Nhưng đa số
chuyên gia nghiên cứu đồng ý rằng ca trù được hình thành ở vùng Thanh, Nghệ, Tĩnh
vào thế kỉ XV, dưới thời nhà Lê. Cơ sở lý luận cho điều này bắt nguồn từ một truyền
thuyết trong dân gian mà đến nay vẫn được nhiều người biết đến và ghi nhớ. Tương
truyền, dưới đời vua Lê, có người tên là Đinh Lễ, quê ở làng Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà
Tĩnh, tính tình phóng khoáng, thích ca hát gảy đàn. Đinh Lễ cùng với vợ mình là danh
ca Bạch Hoa đã sáng tạo ra chiếc đàn đáy, chế ra âm luật và dạy cho dân làng cách đàn,
cách múa, còn thu nhận nhiều đệ tử. Về sau, khi hai vị mất đi, dân làng Cổ Đạm và đệ
tử nhớ ơn lập đền thờ, suy tôn là Tổ cô đầu (ca trù ngày nay). Cũng có nghiên cứu khác
cho rằng, ca trù đã có từ thời nhà Lý. Theo như ghi chép từ Việt sử tiêu án của Ngô Thì
Sĩ, đời Vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028) có người ca nhi là Đào Thị hát rất hay, từng
được vua ban thưởng. Sau người ta mộ danh Đào Thị nên con hát gọi là Đào nương.
Nhìn chung, đến nay vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào về mốc thời gian hình
thành của ca trù, vì những kết luận hay công bố phần nhiều được dựa trên những truyền
thuyết hay tài liệu cổ còn sót lại. Nhưng có thể nói, cách lý giải về việc ca trù bắt đầu
từ thời Lê vẫn mang tính thuyết phục cao hơn. Thứ nhất, nghệ thuật ca trù luôn gắn liền
với hình ảnh biểu trưng là đàn đáy, nên kể từ khi Đinh Lễ cùng vợ là Bạch Hoa sáng
tạo ra đàn đáy, nghĩ ra âm luật thì một loại hình nghệ thuật mới (ca trù) đã được định
hình một cách rõ ràng với những đặc trưng, diện mạo, luật lệ chặt chẽ. Thứ hai, cho
đến nay làng Cổ Đạm vẫn được người dân Việt Nam xem là cái nôi của ca trù, là trung
tâm đỉnh cao của nghệ thuật ca trù.

2.3 Đặc điểm của nghệ thuật ca trù

-Ca trù vừa là loại khí nhạc vừa là loại thanh nhạc. Sự phối hợp đa dạng tinh vi từ thơ
và nhạc đã tạo nên đặc trưng của ca trù.

-Ca trù có 5 không gian trình diễn chính:

+ Hát cửa đình

+ Hát cửa quyền

+ Hát tại gia

+ Hát thi

+ Hát ca quán.

- Mỗi không gian có một lối hát và cách thức trình diễn riêng.

- Ca trù xưa được tổ chức chặt chẽ thành phường, giáo phường, do trùm phường và
quản giáp cai quản. Ca trù có qui định về sự truyền nghề, cách học đàn, học hát, việc
cho phép đào nương vào nghề.
- Tham gia biểu diễn ca trù có ít nhất 3 người: một nữ ca sĩ gọi là “đào nương” hay “ca
nương” hát theo lối nói và gõ phách lấy nhịp (phách là một nhạc cụ làm bằng gỗ hoặc
tre, được gõ bằng 2 que); một nam nhạc công gọi là “kép” đệm đàn đáy cho người hát
(đàn đáy là một loại đàn cổ, dài, có 3 sợi dây tơ và 10 phím đàn); một người điểm trống
chầu gọi là “quan viên”. Trong đó, ca nương là một trong 3 thành phần quan trọng. Để
trở thành một người ca nương được mọi người công nhận, người nghệ sỹ phải trải qua
quá trình học hỏi, luyện tập, trau dồi và vượt qua rất nhiều thử thách.

2.4 Giá trị văn hóa của nghệ thuật ca trù


- Ca trù là loại hình nghệ thuật có từ lâu đời, độc đáo và có ý nghĩa và gắn liền với lễ
hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng, triết lý sống của người Việt.

- Giá trị âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn: Có thể nói, về nghệ thuật âm nhạc, ca trù là tên
gọi chung của rất nhiều điệu hát bài bản cần phân loại trong 46 điệu hát (Theo Đỗ
Bằng Đoàn-Đỗ Trọng Huề trong Việt Nam ca trù biên khảo) cơ bản chia thành 3 lối:
Hát chơi 15 điệu; Hát cửa đình 12 điệu; Hát thi gồm các điệu còn lại. Số lượng điệu hát
đến nay vẫn chưa được xác định. Ca trù vô cùng kén khách, kén không gian biểu diễn,
kỹ thuật thanh nhạc phức tạp, tinh vi và có thể nói hát ca trù là khó nhất. Chính vì vẻ
đẹp trong tiếng hát ca trù như vậy nên dù nghệ thuật biểu diễn ca trù được thể hiện
trong một không gian tĩnh lặng, khá nhỏ hẹp của các cửa đình, thì người nghe vẫn thấy
hết sự trong trẻo, rõ nét qua từng nhịp phách, từng tiếng đàn và từng nhịp phách hòa
với giọng ca của ca nương.

- Giá trị giải trí, ngoại giao: Theo Nguyễn Xuân Diện trong Lịch sử và nghệ thuật ca
trù thì ngày đó, giáo phường An Thanh huyện Lập Thạch đã được mời về kinh đô để
hát xướng đón sứ bộ các nước, cho thấy các giáo phường trong dân gian xưa đã được
góp phần tham gia vào các hoạt động lễ tiết ngoại giao của nhà nước. Giá trị di sản ca
trù còn được thể hiện trên 8 khía cạnh giải trí. Thời xưa, hát ca trù để vua, quan và
nhân dân thưởng thức, giao lưu và sinh hoạt cộng đồng làng xã. Thời Pháp thuộc, hát
ca trù ở nội thành Hà Nội bị biến thể thành hát cô đầu, cô đầu rượu để phục vụ mục
đích giải trí (theo khía cạnh giải trí không lành mạnh) của giới ăn chơi.

- Giá trị phản ánh một số giai đoạn lịch sử, văn hóa, xã hội

- Ca trù xuất hiện trong xã hội phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XI, sau đó được thể
hiện rõ nét ở thế kỷ XV thời nhà Lê. Ca trù với những tên gọi khác như hát nhà tơ, hát
cửa đình, hát cửa quyền, hát ả đào, hát cô đầu,… đều thể hiện những giai đoạn lịch sử
khác nhau, những không gian văn hóa khác nhau ở nông thôn, làng xã phong kiến Việt
Nam thời xưa hay ở các đô thị với các tổ chức giáo phường, nhóm, hội.

- Ngoài ra, ca trù còn có giá trị văn hóa, giáo dục, tín ngưỡng sâu sắc trong những giai
đoạn lịch sử.

2.5 Hạn chế của ca trù

-Ca trù phát triển theo kiểu phong trào, biến tướng lai căng làm chất lượng ca trù thật
sự bị giảm đi.

-Ca trù chưa thật sự phổ biến trên mọi miền đất nước.

-Không có nhiều câu lạc bộ sinh hoạt cho bộ môn nghệ thuật này.

-Thiếu kế hoạch cụ thể trong công tác xây dựng, tuyên truyền, giáo dục và bảo tồn
nghệ thuật ca trù.

-Chính sách đãi ngộ, khen thưởng cho nghệ nhân trong lĩnh vực ca trù chưa được cụ
thể rõ ràng.

2.6 Giải pháp khắc phục

-Nâng cao nhận thức về vai trò bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa ca trù.

-Thành lập câu lạc bộ ca trù.

-Tuyên truyền nghệ thuật ca trù thông qua các sự kiện, truyền thông.

-Xây dựng nơi biểu diễn ca trù để mọi người có thể đến xem, bổ sung cơ sở vật chất
đầy đủ đáp ứng cho nghệ thuật ca trù.

-Khuyến khích những nghệ nhân ca trù tích cực hoạt động biểu diễn.

-Nhà nước cần ban hành các chính sách, đãi ngộ và bảo tồn nghệ thuật ca trù .

PHẦN III: KẾT LUẬN

Có thể nói, ca trù là một loại hình nghệ thuật có bề dày lịch sử khá đồ sộ. Mặc dù từng
bị chối bỏ và lãng quên, nhưng tiếng hát trong ca trù đã có một thời gian dài gắn liền
với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam trong những dịp lễ nghi long trọng ở
đền miếu. Không chỉ vậy, ca trù còn là thú chơi tao nhã, cao sang một thời của những
bậc vua, quan thời phong kiến. Bên cạnh mục đích phục vụ sinh hoạt, giải trí, từng lời
ca trong những làn điệu ca trù còn là phương tiện để gửi gắm một cách tinh tế muôn
nghìn tâm trạng của tâm hồn Việt Nam trước chiều sâu cuộc sống, trước thời cuộc
hưng vong của đất nước. Trong thời điểm hiện nay, ca trù là một nét đẹp văn hóa của
Việt Nam ta được lưu truyền từ đời ông cha ta đến nay ca trù đã và đang phát triển.
Chúng ta cần gìn giữ và phát huy giá trị nghệ thuật ca trù để nét đẹp văn hóa này tồn tại
mãi mãi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Việt Văn, Di sản ca trù-Cung bậc thời gian, https://laodong.vn/lao-dong-


cuoi-tuan/di-san-ca-tru-cung-bac-thoi-gian-589922.ldo

2. Nguyễn Đức Mậu, Giải nghĩa một số khái niệm trong ca trù,
http://vanhoanghean.com.vn/dat-va-nguoi-xu-nghe6/dat-nuoc-xu-nghe/giai-
nghia-mot-so-khai-niem-trong-hat-ca-tru

3. Tiếng nói của ngành Việt Nam học, Vài nét về nghệ thuật ca trù,
http://vietnamhoc.the-talk.net/t568-topic

4. Đỗ Thị Thu Hòa, Ca trù (Di sản văn hóa phi vật thể),
https://trithuc.itrithuc.vn/cay-tri-thuc/nghe-thuat-va-am-nhac/ca-tru-di-san-
van-hoa-phi-vat-the.html

5. Báo Mới, Nghệ thuật ca trù kì vọng nhiều khởi sắc mới,
https://baomoi.com/nghe-thuat-ca-tru-ky-vong-nhieu-khoi-sac-moi/c/
21784815.epi

6. Đức Hải, Nghệ thuật ca trù, http://sovhtt.hanoi.gov.vn/nghe-thuat-ca-tru/


7. PGS-TS Vũ Nhật Thăng, Đặc điểm Ca trù và giới thiệu sáu thể cách Ca trù,
http://www.vienamnhac.vn/bai-viet/nhac-co/%C4%91ac-%C4%91iem-nhac-
ca-tru-va-gioi-thieu-sau-the-cach-ca-tru

8. Ca trù Thăng Long, Các danh từ riêng trong Ca trù,


http://catruthanglong.com

9. Nguyễn Xuân Diện, Vẻ đẹp của nghệ thuật Ca trù, http://nongnghiep.vn/ve-


dep-cua-nghe-thuat-ca-tru-post45538.html

10.http://vietimes.com.vn/cach-hat-ca-tru/

11. Võ Văn Thành, 2018, Du lịch Việt Nam qua 26 di sản thế giới, Nhà xuất bản
Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

Linh Anh-Sơn Tùng, 8 năm ghi nhận và gánh nặng của ca trù,
http://kinhtedothi.vn/8-nam-ghi-nhan-va-ganh-nang-cua-ca-tru-304962.html

12.http://hoinhacsi.info/phat-huy-nghe-thuat-ca-tru-tai-thanh-pho-ha-noi-
thuc-trang-va-giai-phap

You might also like