You are on page 1of 5

THUYẾT TRÌNH

Xin chào... vâng như mn đã biết Nghệ an đây có một câu nói rất nổi tiếng rằng “
bao giờ người xứ nghệ mất đi tiếng nói của mình, thì khi đó họ mới mất đi tiếng
hát dân ca ví dặm”
Mỗi bài ca với những nhịp điệu và tiết tấu phong phú cùng những hình tượng đặc
sắc, sinh động duyên dáng gắn bó với những kỷ niệm thân thương, gợi nhớ những
tình cảm trìu mến với quê hương làng bản; gắn chặt với phong tục tập quán của
từng vùng miền.
Vậy nên Dân ca ví, giặm Nghệ an giữ vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa tinh
thần của người .Đây là loại hình nghệ thuật có sức sống lâu bền, in đậm bản sắc
tâm hồn, cốt cách của người dân xứ Nghệ, là di sản quý trong kho tàng văn hóa
Việt Nam.

Hôm nay tổ 3 xin đc thuyết trình về sự hình thành và phát triển của dân ca ví d ặm
nghệ an.

1. Đôi nét về dân ca ví, giặm Nghệ An


-Trong kho tàng văn hóa xứ Nghệ, ví và giặm là hai thể hát dân ca độc đáo của tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh với những nét riêng không thể lẫn với dân ca của bất cứ vùng
miền nào.
-Ra đời cách đây hàng trăm năm, dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh bắt nguồn từ chính
cuộc sống lao động, nên từng làn điệu, câu hát đều tương ứng với mỗi ngành nghề.
-Đây là hai lối hát dân ca không nhạc đệm, được cộng đồng xứ Nghệ sáng tạo ra,
ca từ có nội dung đa dạng, phản ánh mọi mặt của cuộc sống.
-Một số bài hát như Về xứ nghệ cùng em,Đừng ví em là biển,Điệu Ví dặm là em
mang tính giáo dục sâu sắc: kính trọng cha mẹ, chung thủy, nghĩa tình, trung thực,
góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp trong ứng xử xã hội ở làng xã.
2-Nguồn gốc tên gọi:
+Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ được thực hành trong cuộc sống, lúc ru con, khi làm
ruộng, chèo thuyền, lúc dệt vải, xay lúa.
+ Các lối hát, vì vậy, được gọi tên theo các hình thức lao động và sinh hoạt như: Ví
phường vải, Ví phường đan, Ví phường nón, Giặm ru, Giặm kể,
+Hai lối hát dân ca này thường được hát xen kẽ cùng nhau nên có tên ghép là Dân
ca Ví, Giặm.

-Nguồn gốc ra đời, lịch sử:


-Vậy dân cá ví dặm có từ bao giờ, có lẽ khó có ai trả lời chính xác được, chỉ biết
rằng dân ca ví dặm cũng giống như các loại hình dân ca khác của vùng bắc trung
bộ, đều có nguồn gốc từ cuộc sống lao động, sinh hoạt, vì vậy lịch sử hình thành và
phát triển đã có từ rất lâu đời. -Người nông dân Nghệ Tĩnh vốn sống trên một
mảnh đất chẳng lấy gì làm phì nhiêu, thời tiết không thuận hoà. Ngoài vật lộn với
thiên nhiên, con người xứ Nghệ đã phải trải qua biết bao gian nan vất vả của nhiều
cuộc chiến tranh, chính điều kiện thiên nhiên và lịch sử đã hun đúc nên cuộc sống
và tính cách con người Nghệ Tĩnh, những con người gan dạ, cần cù, rắn rỏi nghị
lực, đặc biệt còn rất dồi dào tình cảm, yêu đời và hăng say lao động. Cuộc sống vất
vả khó khăn cũng không làm cho họ nhụt chí mà ngược lại họ vẫn rất can đảm, bền
bỉ. Dù tạo hóa không dành cho mảnh đất này những ưu ái nhất định nhưng những
con người nơi đây luôn giữ cho mình tâm hồn lạc quan, phải chăng vì vậy mà
người dân xứ Nghệ có một tinh thần, tình cảm hết sức phong phú. Cuộc sống của
họ luôn gắn với lời ca tiếng hát.

3. Đặc điểm của dân ca ví dặm:


-Đặc điểm nổi trội trong tính cách con người Xứ nghệ là tính cộng đồng cao. Họ sử
dụng một phương ngữ hết sức đặc biệt, nó đi vào dân ca ví, giặm, làm nên một thế
giới nghệ thuật đậm chất nhân văn.
-Dân ca ví, giặm xứ Nghệ được hình thành và phát triển trong môi trường văn hóa
nông nghiệp lúa nước.
-Không gian văn hóa phủ rộng trên địa bàn hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh
-Ảnh hương sâu sắc bởi khung cảnh thiên nhiên, tâm hồn điệu sống, sinh hoạt văn
hóa của cư dân xứ Nghệ
-Ca từ của Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ là những vần thơ cô đọng, súc tích, dễ thuộc,
dễ nhớ, dễ hát
-Nội dung lời bài hát đa dạng,với nhiều chủ đề nhân văn trong cuộc sống
-Dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ còn là nguồn cảm hứng, là chất liệu cho các tác phẩm
âm nhạc, ca khúc, ca kịch đương đại biểu diễn ở sân khấu, trong các phong trào
truyền thông, hoạt động văn hóa xã hỘI
- Những ca từ, giai điệu mộc mạc, dân dã được thể hiện trong ngữ âm, xứ Nghệ đã
làm nên chất riêng của dân ca ví, giặm thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước,
con người và tình yêu đôi lứa, góp phần gìn giữ các tập tục, truyền thống tốt đẹp
trong ứng xử xã hội ở làng xã.
4-Trang phục biểu diễn dân ca ví, giặm thường là những trang phục nhiều màu sắc,
truyền thống Việt Nam như áo tứ thân, vấn, áo yếm, khăn mỏ quạ.
- Dân ca xứ Nghệ ngân vang lắng đọng trong hồn người cũng bởi nét dung dị, trữ
tình, gợi nhớ, gợi thương, nơi neo đậu một hồn quê sâu thẳm.
5
-Sự phát triển của dân ca ví ,giặm Nghệ Tĩnh
- Từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, dân ca Ví, Giặm được lưu truyền rộng rãi và
hình thành một số trung tâm có sự tham gia tích cực của các nhà nho, trí thức yêu
nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý,..
- các nhà nho phong kiến bắt đầu quan tâm tới việc biên soạn kho tàng tục ngữ, ca
dao, dân ca dân tộc bao gồm việc sáng tác dân ca ví dặm vào thời cuối Lê đầu thời
Nguyễn, vào cuối thế kỷ 19.Lúc này Nghệ Tĩnh xuất hiện những bài dân ca Ví,
Giặm cách mạng phản ánh lại hai cuộc khởi nghĩa chống pháp,chống mỹ
- người dân dùng dân ca Ví, Giặm làm ngọn cờ chiến đấu, khơi dậy lòng tự trọng
dân tộc, lòng yêu nước và kêu gọi nhân dân đoàn kết đấu tranh.
- Trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, dân ca Ví, Giặm được cải biên
thành những bài vè, đối ca, hoạt ca, trở thành công cụ hữu hiệu để cổ vũ, động viên
tinh thần của bộ đội, dân quân và nhân dân chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
--Đến cuối thế kỷ XX Sân khấu ca kịch Ví, Giặm ra đời. Đây là loại hình nghệ
thuật có tính chuyên nghiệp cao, có tổ chức nghệ thuật chặt chẽ, tổ chức sân khấu
hiện đại.
- Trong đời sống đương đại ngày hôm nay,dù xuất hiện nhiều thể loại âm nhạc mới
mẻ thể nhưng dân ca Ví, Giặm vẫn được các cộng đồng người dân Nghệ An và Hà
Tĩnh nâng niu giữ gìn
6
6.Đánh giá và nhận xết khái quát về giá trị dân ca ví dặm Nghệ tĩnh
-Ngày nay dân ca ví dặm được người dân nghệ an và hà tĩnh nâng niu và gìn giữ.
. -Có thể khẳng định, vùng “núi Hồng, sông Lam”, mạch nguồn dân ca ví, dặm đã,
đang và sẽ chảy mãi không ngừng, như câu ca: Bao giờ Hồng Lĩnh hết cây/ Sông
Lam hết nước/ Thì đó với đây mới hết tình… Ấy cũng là thông điệp, là văn hóa, là
cốt cách của người xứ Nghệ trong cuộc sống xưa nay và mãi mãi về sau.Ấy cũng là
thông điệp, là văn hóa, là cốt cách của người xứ Nghệ trong cuộc sống xưa nay và
mãi mãi về sau.
-Với nét độc đáo của dân ca ví dặm, vào ngày 27/11/2014 unesco công nhận công
nhận dân ca ví dặm trở thành văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại, trở thành
niềm tự hào của người dân xứ nghệ nói riêng và người việt nam nói chung.

*Những điều cần làm ngày nay để Bảo tồn và phát huy di sản dân ca ví, giặm Nghệ
Tĩnh
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường
hiện nay, nhu cầu cảm thụ về văn hóa tinh thần của người dân ngày một cao. Việc
giữ gìn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh là vấn
đề cần được các ngành, các cấp quan tâm một cách sâu sắc, toàn diện.
- Truyền dạy vốn quý di sản
-Quan tâm bồi dưỡng, phát triển đội ngũ những người soạn lời mới cho dân ca.
-Từ lâu, người dân Nghệ Tĩnh đã đưa hát dân ca lên sân khấu. Đó còn gọi là “rượu
cũ, bình mới”.
-Đưa dân ca ví, giặm vào các lễ hội để thu hút sự thưởng ngoạn của khách du lịch.
-Bảo tồn, thừa kế, phát huy ví, giặm để vừa nâng cao đời sống tinh thần, vừa gắn
phát triển văn hóa với kinh tế, văn hóa, du lịch
=>Với tình yêu quê hương, đất nước chứa đựng trong từng ca từ, làn điệu, dân ca
ví, giặm đã truyền cảm hứng để người dân nơi đây vượt lên những khó khăn, thử
thách khắc nghiệt của tự nhiên và cuộc sống,vậy nên chúng ta phải có ý thức bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa tốt đẹp này
Sau đây xin mời mọi người thưởng thức một đoạn nhỏ của điệu dân ca ví dặm nghệ an
mang tên ví dặm hồn quê do bạn quỳnh thư đến từ tổ 3 thể hiện

Kết

Mỗi lần nghe, mỗi lần cảm nhận là một lần đắm mình vào hồn quê xứ Nghệ, bởi, hoá
thân trong những lời ca ấy là điệu hồn của người dân nơi đây, mộc mạc mà chân chất
ân tình... Với lớp ngôn từ mượt mà, tha thiết diễn tả những nỗi lòng sâu kín, tinh tế diệu
vợi, khiến cho mỗi lần nghe là một lần thấm cảm, một lần đưa ta về với nguồn cội, để
đối diện với chính mình mà biết sống và ước mơ. Dân ca Xứ Nghệ tồn tại như một biểu
tượng vững bền trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam- như một con thuyền chở
hồn người về neo đậu bến quê ân tình.

You might also like