You are on page 1of 3

Giới thiệu:

Đầu tiên, chúng ta hãy cùng đến Bắc Ninh để khám phá một loại hình thức nghệ
thuật sân khấu vô cùng nổi tiếng và được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại vào năm 2009. Vậy với những gợi ý hết sức là rõ
ràng của mình rồi thì có bạn nào đoán được không???
Và vâng, đó là dân ca quan họ với những làn điệu độc đáo, in dấu ấn sâu đậm và là
một nét đặc trưng trong văn hóa của người dân Kinh Bắc. Dân ca Quan họ với âm
điệu và nội dung lời ca phong phú là bức tranh phản ảnh cuộc sống muôn mặt và là
nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
Nguồn gốc:
Hát quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm, do cộng
đồng người Việt (Kinh) ở 49 làng quan họ và một số làng lân cận thuộc hai tỉnh
Bắc Ninh và Bắc Giang hiện nay của Việt Nam sáng tạo ra.
Có người cho rằng di sản này bắt nguồn từ “âm nhạc cung đình”. Số khác thì nghĩ dân
ca quan họ gắn với sự tích một ông quan khi đi qua vùng Kinh Bắc đã ngây ngất
bởi tiếng hát của liền anh liền chị ở đó và đã dừng bước để thưởng thức ("họ"). Có
ý kiến khác lại cho rằng hát quan họ bắt nguồn từ những lễ nghi dân gian, xuất
phát từ chính cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Các làng quan họ:
Hiện danh sách bảo tồn và phát triển di sản văn hóa bao đã thống kế 67 làng quan
họ. Trong đó, Bắc Giang có 23 làng, Bắc Ninh có 44 làng. Tuy nhiên, UNESCO
ban đầu chỉ công nhận 49 làng Quan họ. Chính điều này đã tạo nên môi trường văn
hóa riêng biệt với nhiều phong tục, tập quán riêng biệt. Độc đáo nhất là tục kết bạn
quan họ giữa các làng.
Hình thức:
Dân ca quan họ là hát đối đáp nam, nữ. Họ hát quan họ vào mùa xuân, mùa thu
hoặc khi có lễ hội hay khi có bạn bè.
Một cặp nữ của làng này hát với một cặp nam của làng kia với một bài hát cùng
giai điệu, khác về ca từ và đối giọng.
Cặp hát phân công người hát dẫn, người hát luồn nhưng giọng hát của hai người
phải hợp thành một giọng. Họ hát những bài ca mà lời là thơ, ca dao có từ ngữ
trong sáng, mẫu mực thể hiện tình yêu lứa đôi, không có nhạc đệm kèm theo. Có 4
kỹ thuật hát đặc trưng: Vang,rền, nền
Các bài ca Quan họ Bắc Ninh là những bài ca với một chủ đề: Tình yêu nam nữ,
những lời ca mộc mạc, trữ tình, đằm thắm, gắn với không gian của đồng quê, lễ
hội.
Từ lúc hình thành, phát triển và duy trì cho tới tận ngày nay, hát dân ca quan họ
được chia thành lối hát truyền thống và hát theo kiểu mới.
Hát truyền thống (quan họ truyền thống):
Quan họ truyền thống chỉ xuất hiện ở 67 làng Quan họ gốc xứ Kinh Bắc xưa. Hình
thức sinh hoạt văn hóa dân gian này có quy định khắt khe đòi hỏi liền anh, liền chị
phải nằm lòng và tuân thủ.
Dân ca Quan họ truyền thống không dùng nhạc đệm, chủ yếu hát đôi vào lễ hội
xuân thu nhị kỳ.
Quan họ mới:
Là hình thức biểu diễn chủ yếu trên sân khấu hoặc các khu vực sinh hoạt cộng
đồng khác. Hình thức này có thể diễn ra hàng ngày trong năm và ở bất kỳ đâu.
Quan họ mới không còn nằm ở không gian làng xã mà đã vươn ra ở nhiều nơi, đến
với nhiều thính giả ở các quốc gia trên thế giới.
So với Quan họ truyền thống, hình thức biểu diễn này phong phú hơn như hát đơn,
hát đôi, tốp ca,..
Trang phục:
Liền anh thường mặc khăn xếp, áo the, quần sớ. Nhiều người cũng dùng thêm nón
chóp hoặc ô đen. Ngoài ra, khăn tay, lược gài ở vàng khăn, thắt lưng hay đút ở túi
trong được coi là phụ kiện sang quý năm xưa.
Trang phục các liền chị có phần phức tạp hơn với áo mớ ba, mớ bảy, áo tứ thân. Đi
kèm với áo là yếm đào, thắt lưng, khuyên vàng, xà tích, khăn mỏ quạ, nón thúng
quai thao.
Khi hát ở ngoài trời, nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng
thêm vẻ lịch sự duyên dáng.
Kết:
Quan họ là một thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân
ca Việt Nam. Dù trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay quan họ vẫn tồn tại và được
nâng niu, giữ gìn. Trong tương lai, chắc hẳn quan họ tiếp tục đồng hành cùng con
người, tạo nét riêng, nét đẹp văn hoá của xứ Kinh Bắc và cả dân tộc Việt Nam.

You might also like