You are on page 1of 5

Dàn ý khái quát

Đề 1: Hãy viết bài văn nghị luận phân tích nét đặc sắc của đoạn nhạc sau:
Lao vào đời và kiếm cơm lao vào đời tìm cơ hội
Những thành thị thường lấp lánh còn đêm thành thị thường trơ trọi
Như mọi đứa trẻ khác lớn lên muốn đi xa hoài (xa hoài)
Nhà thì vẫn ở yên đó đợi những đứa con đang ra ngoài
Bước ra ngoài mới biết không ở đâu bằng ở nhà (ở nhà)
Biết có gì để mất trước khi sẵn sàng mở quà (mở quà)
Không phải là võ sĩ nhưng mà phải giỏi đấu đá
Nhiều khi kiệt sức chỉ vì gắng giữ mình không xấu xa
Đôi lúc bỗng thấy đồng cảm với Mai An Tiêm
Bước chân ra là sóng gió chỉ có nhà mãi an yên
Ngoài kia phức tạp như rễ má và dây mơ (dây mơ)
Về nhà để có lúc cho phép mình được ngây thơ
(Trích Đi về nhà, Hứa Kim Tuyền, Đen)
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Hứa Kim Tuyền: Nhạc sĩ, ca sĩ kiêm nhà sản xuất thu âm. Từng ca khúc của anh mang theo
nét đặc trưng và màu sắc hoàn toàn khác biệt, từ sâu sắc cho đến dễ thương, nhí nhảnh
+ Đen: Rapper, nhạc sĩ
- Nêu định hướng đề: ca khúc không chỉ nổi bật về nội dung mà còn đặc sắc về nghệ thuật.
- Dẫn nhạc.
Có lẽ điều duy nhất mà những đứa con xa quê mong muốn nhất vào những dịp Tết đến là
được trở về nhà. Về nhà, về với cánh tay ôm ấp yêu thương của ba, về với những món ngon
thơm nức mũi của mẹ, về với ngôi nhà lưu giữ bao kỉ niệm tuổi thơ. Và tết nào cũng vậy, sẽ có
những bài hát rộn ràng được vang lên, thôi thúc những người con xa xứ trở về với quê hương
mình. Và cùng thời điểm này 3 năm về trước, rapper Đen Vâu cùng nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền đã
cho ra mắt bài hát “Đi về nhà”. Bài hát này không chỉ nổi bật với nội dung sâu sắc mà còn mang
đến những nét đặc sắc nghệ thuật đáng chú ý. “Đi về nhà” là một trong những sản phẩm hiếm
hoi Đen Vâu trở nên “kiệm lời” với rap nhất vì anh muốn đúc kết mọi thứ súc tích nhất để chia
sẻ cho mọi người về những gì đơn giản nhất về tình cảm gia đình.
Lao vào đời và kiếm cơm lao vào đời tìm cơ hội

Về nhà để có lúc cho phép mình được ngây thơ
(Trích Đi về nhà, Hứa Kim Tuyền, Đen)
2. Thân bài
a. Giới thiệu chung:
- Hoàn cảnh sáng tác (vì sao sáng tác? Nguồn cảm hứng)
- Thể loại
- Tóm tắt nội dung đoạn nhạc.
Qua chia sẻ, Đen Vâu cho biết rằng anh nghĩ tổ ấm là nơi mình rời đi để bước chân vào đời
tìm kiếm thành tựu, và dù thế nào thì ở đó vẫn sẽ luôn có người đợi mình quay trở về: "Tôi viết
ca khúc này để mọi người hiểu rằng chính những điều nhỏ bé, đơn giản mới là những gì gần
gũi, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình". Ca khúc Đi về nhà của Đen Vâu dường như đã nói
lên hết những tâm tư, nỗi lòng của nhiều bạn trẻ ngày nay. Bước chân vào đời kiếm cơm, sau
bao mệt mỏi ta mới chợt nhận ra không đâu bằng chính ngôi nhà của mình. Ca khúc được sáng
tác lời và giai điệu bởi nhạc sĩ Hứa Kim Tuyền, Đen Vâu đảm nhận viết lời rap, kết hợp cùng
với giọng hát cá tính JustaTee. Phần mở đầu bài hát nói về sự bộn bề, phong ba của cuộc sống
ngoài kia, và rồi chợt nhận ra không nơi nào có thể so sánh với gia đình.
b. Phân tích, đánh giá nội dung
“Đi về nhà” mang lại cảm giác nhớ thương và thấm đượm tình cảm gia đình, hứa hẹn sẽ
tạo đồng cảm với nhiều người trẻ. Ngoài ra, MV còn lột tả được một không khí Tết tràn ngập
với những hoạt động gần gũi, dung dị dịp sum vầy: Đen Vâu cùng mẹ đi chợ Tết, JustaTee hát
karaoke phục vụ văn nghệ cùng lũ trẻ trong xóm, hình ảnh bánh chưng, hoa mai, hoa đào... Ca
khúc cũng chính là những suy tư đồng điệu với giới trẻ ngày nay - những con người xa quê
bước chân vào đời kiếm cơm, sau bao mệt mỏi mới chợt nhận ra không đâu bằng chính ngôi
nhà của mình. Đen Vâu đã gửi gắm thông điệp: "Tôi nghĩ tổ ấm là nơi mình rời đi để bước chân
vào đời tìm kiếm thành tựu. Và dù thế nào thì ở đó vẫn sẽ luôn có người đợi mình quay trở về.”
c. Phân tích nghệ thuật
- Ca từ
Câu từ gần gũi mang lại cảm giác nhớ thương và thấm đượm tình cảm gia đình, tạo đồng
cảm cho nhiều người trẻ, đặc biệt là những bạn sinh viên mới trải nghiệm cuộc sống xa nhà.
- Giai điệu
Giống như các sáng tác trước đây, “Đi về nhà” đậm chất Đen với phần giai điệu bắt tai
được thể hiện bởi một giọng nữ du dương, đến lời rap chân thật qua lối chơi chữ vần điệu và
hấp dẫn. (phân tích dẫn chứng)
- Các biện pháp tu từ
Biện pháp tu từ: Đen Vâu sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, và phép điệp
để tăng tính hấp dẫn và truyền cảm hứng của lời bài hát. (phân tích dẫn chứng)
d. Ý nghĩa, thông điệp
Bài hát “Đi về nhà” nói lên tâm trạng của một đứa con xa quê, luôn mong ngóng giây phút
trở về nhà để làm một đứa trẻ trong vòng tay của ba mẹ. “Đi về nhà” khiến người nghe nhận ra
đôi khi hạnh phúc chính là thưởng thức bữa cơm gia đình, cùng hồi tưởng lại những trải nghiệm
tuổi thơ từ tấm bé. "Điều đặc biệt lại chính là những điều bình thường nhất. Khi xa nhà, những
điều giản dị, đơn sơ nhất lại trở thành điều khó mà có được. Ví dụ như tôi, nhiều lúc muốn đi ra
ngoài uống trà đá, đi lêu hêu với bạn bè thôi nhưng cũng khó đi được, vì không khí thành phố
đông đúc hối hả quá. Nhiều lúc chỉ mong được ăn cơm mẹ nấu, đi sang chơi nhà mấy người bạn
cũ, là đã thấy vừa vặn. Tôi viết ca khúc này để mọi người hiểu rằng chính những điều nhỏ bé,
đơn giản mới là những gì gần gũi, mang lại hạnh phúc cho bản thân mình" - Đen Vâu chia sẻ
e. Đánh giá sự thành công gắn với tên tuổi nghệ sĩ
Bài hát “Đi về nhà” đã gặt hái được nhiều thành công và gắn liền với tên tuổi nghệ sĩ Đen
Vâu. Sự kết hợp giữa lời ca sâu sắc, giai điệu sôi động và thông điệp chân thành đã thu hút sự
quan tâm và yêu thích của khán giả. Bài hát đã nhận được nhiều lượt nghe, lan tỏa trên các nền
tảng âm nhạc và tạo nên sự ấn tượng mạnh mẽ với công chúng.
3. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật.
Bài hát “Đi về nhà” không chỉ có giá trị nội dung sâu sắc mà còn mang đến những yếu tố
nghệ thuật đặc sắc. Sự kết hợp giữa ca từ tinh tế, giai điệu bắt tai và thông điệp ý nghĩa đã làm
nên thành công của tác phẩm và gắn bó tên tuổi Đen Vâu với người nghe. Bài hát này là một
minh chứng cho sự sáng tạo và tài năng của nghệ sĩ trong việc sáng tác những tác phẩm mang
tính nhân văn và gợi cảm xúc sâu sắc.
MỞ BÀI MẪU:
1. Mỗi nhạc sĩ như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn âm nhạc. Mỗi loài hoa
tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi người nhạc
sĩ sẽ chỉ sống được trong nền lịch sử âm nhạc, trong tâm hồn người nghe khi anh ta tạo ra một
giọng hát, một hương thơm của riêng mình. Ví như…
VD: Mỗi nhạc sĩ như một loài hoa, một thứ chim trong cánh rừng đại ngàn âm nhạc. Mỗi loài
hoa tỏa một hương thơm riêng cũng như mỗi thứ chim cất lên một giọng hót riêng. Mỗi người
nhạc sĩ sẽ chỉ sống được trong nền lịch sử âm nhạc, trong tâm hồn người nghe khi anh ta tạo ra
một giọng hát, một hương thơm của riêng mình. Ví như Hứa Kim Tuyền, anh không đi theo lối
mòn viết nhạc về tình yêu đôi lứa mãi, anh chọn cho mình một hướng đi riêng, viết về những đề
tài mang tính xã hội cao, điển hình như album “Colours” – album đầu tay của Hứa Kim Tuyền
đã thổi vào nền âm nhạc Việt Nam một luồng gió mới, không còn là những sự ngu ngơ trong
tình yêu mà là những chủ đề vừa gần gũi vừa xa lạ. Và trong 9 bài hát thuộc album với 9 chủ đề
khác nhau ấy, có lẽ bài “Nếu một mai tôi bay lên trời” do Trúc Nhân thể hiện mang nét ấn tượng
sâu sắc nhất. Bài hát này không chỉ nổi bật với nội dung sâu sắc mà còn mang đến những nét
đặc sắc nghệ thuật. Đặc biệt là với sự góp giọng của ca sĩ Trúc Nhân, bài hát là một bài nhạc
vừa bay bổng vừa trầm lắng với những ca từ và giai điệu nhẹ nhàng, du dương.
2. Có ai yêu một loài hoa không sắc không hương? Có ai quyến luyến những giai điệu khô khan
không cảm xúc? Âm nhạc phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là một tấm hình khô cứng
và vô hồn, mà đó là tiếng lòng thổn thức từ những câu chuyện của cuộc đời – câu chuyện được
ngân vang trên ngọn đồi tuyết phủ trắng trời, thấp thoáng những đóa sơn trà e ấp trong làn
sương giăng mờ ảo. Chính hiện thực cuộc sống luôn là cảm hứng cho sáng tác âm nhạc, là cội
nguồn gọi thức ca từ, là cầu nối tâm hồn đồng điệu của người nhạc sĩ với khán giả. Cũng như…
3. Nếu hội họa dùng đường nét và màu sắc để phác họa nên bức tranh cuộc sống, văn học dùng
ngôn ngữ và hình ảnh để viết nên những tác phẩm tuyệt diệu, thì âm nhạc lại dùng hiện thực và
giai điệu để tạo nên những tiếng ca hát mãi trong tim. Hiện thực đời sống luôn là nguồn cảm
hứng vô tận sáng tạo nên những bài ca âm vang, người nhạc sĩ phải đứng vững trên mảnh đất
đời sống, lấy đó làm điểm tựa, điểm xuất phát thì mới mong tạo ra được thứ gì đó để đời. Cũng
như…
4. Quê hương là những nỗi niềm thân thuộc, những kí ức đẹp đẽ trong tuổi thơ của mỗi người.
Quê hương là những nét văn hóa truyền thống mang bản sắc dân tộc đậm đà sắt son. Quê hương
còn là “trích trong đoạn nhạc” – một hình ảnh đẹp rạng ngời trong đoạn nhạc “tên bài hát” của
“tên tác giả” sáng tác năm “năm sáng tác”. Với /số lượng câu/ câu hát đầu/ điệp khúc, nhạc sĩ đã
tái hiện thật sinh động và sâu sắc tất cả các đặc trưng ấy của quê hương bằng một hồn nhạc
phóng khoáng và trọn tình vẹn nghĩa, khiến người nghe không khỏi bịn rịn luyến lưu.
KẾT BÀI MẪU:
Bài hát [B] đã mang theo những giọt mật thơm ngọt mà gửi trao đến mọi nơi trên thế gian.
Những giọt mật đó, những giai điệu đó cứ ngân nga trong trái tim người nghe hướng con người
đến với những giá trị cao đẹp [giá trị, thông điệp của bài hát]. Thật đúng khi nói âm nhạc chính
là “giai điệu của tâm hồn”, nhạc sĩ [A] đã thổi vào hồn nhạc của mình những rung động tinh tế,
nhẹ nhàng nhất. Qua đó, người nghệ sĩ đã mang người nghe thoát li khỏi thực tại để đắm mình
trong thế giới của giai điệu, thế giới của những ca từ đậm chất thơ.
Từ ngữ:
“chất liệu dân gian”, “thị hiếu thẩm mỹ”, “cái tràn đầy của tâm hồn”, “cách giãi bày tâm sự độc
đáo”, “hơi thở thổi vào trong tâm hồn”, “những nghệ sĩ vĩ đại là những người không nói thẳng
cảm xúc của họ, nhưng mọi người vẫn phần nào cảm nhận được”, “không có chữ “buồn” nào
trong câu hát, nhưng nỗi cô đơn vẫn dạt dào”, “quê hương và mẹ đều là hai thứ khiến ta nhớ đến
nguồn cội của mình”, “ôm vào lòng những người xa quê”
Người nghe: “người đối thoại với bài hát”, “người giao tiếp với nhạc sĩ qua ca từ”,
Lí luận về âm nhạc, người nghệ sĩ:
“Nhìn thấy cái khác thường trong cái bình thường và trong cái khác thường nhìn thấy cái bình
thường.” – Pautopxki
“Tình yêu không thể hiện được ý niệm của âm nhạc, trong khi âm nhạc có thể cho ta ý niệm về
tình yêu.” (Hector Berlioz)
“Âm nhạc, lúc vui thì rót vào tai, lúc buồn thì thấm vào lòng.”
“Âm nhạc là nhà hòa giải giữa cuộc sống thể xác và cuộc sống tâm linh” – Beethoven
Trịnh Công Sơn’s Quote:
“Ở đâu có con người, ở đó có tiếng hát. Trên mặt đất, trần gian này tiếng hát nhắc nhở ta một
điều giản dị: tôi hát là tôi hiện hữu.”
“Ca khúc là đời sống thứ hai, sau cái thân thể mà cha mẹ đã sinh thành.”

You might also like