You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

KHOA NGHỆ THUẬT

BÀI THU HOẠCH MÔN:

THỰC TẾ CHUYÊN MÔN

Họ tên sinh viên: Lê Thừa Khang


Mã sinh viên: 3120160009
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Việt Cường

MÙA HÈ 2022
NĂM HỌC 2022 – 2023
Câu 1: Hãy cho biết cảm nhận của anh (chị) về nghệ thuật “Đờn ca tài tử”
Nam bộ qua chuyến đi thực tế viếng thăm đền thờ Nhạc sĩ Cao Văn Lầu ở
Bạc Liêu.
Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng đất
Nam Bộ, đã được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa của Liên hợp quốc
(UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
Đờn ca tài tử Nam Bộ là sản phẩm văn hóa phi vật thể của Nam Bộ,vừa
mang tính bác học,vừa mang tính dân gian gắn liền với mọi sinh hoạt cộng đồng
dân cư Nam Bộ, được cải biên từ nhạc cung đình Huế và sáng tác mới trên nền
tảng âm nhạc dân ca, hát đối, hò vè của vùng đất Nam Bộ.

Báu vật vùng đất phương Nam


Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, bắt nguồn từ nhạc
lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. Đờn ca tài tử là loại hình nghệ
thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đây là loại hình nghệ thuật của đàn
và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca
sau những giờ lao động.
Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính
“ngẫu hứng,” “biến hóa lòng bản” theo cảm xúc, trên cơ sở của 20 bài gốc (bài
Tổ) và 72 bài nhạc cổ cho 4 điệu, gồm 6 bài Bắc (diễn tả sự vui tươi, phóng
khoáng), 7 bài Hạ (dùng trong tế lễ, có tính trang nghiêm), 3 bài Nam (diễn tả sự
an nhàn, thanh thoát) và 4 bài Oán (diễn tả cảnh đau buồn, chia ly).
Nhạc cụ tham gia trình diễn gồm đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn bầu, đàn cò,
sáo, tiêu, song loan và hai nhạc cụ của phương Tây là violon và guitar, đã được
“cải tiến” – violon được lên dây quãng 4, còn guitar được khoét phím lõm, để
tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.
 
Đầu thế kỷ XX, ông Cao Văn Lầu (còn gọi là Sáu Lầu) đã sáng tác bài Dạ
cổ hoài lang (Vọng cổ), là một trong những bài hát nổi tiếng và phổ biến nhất
của Đờn ca tài tử, được cộng đồng tiếp nhận, phát triển từ nhịp 2, 4, 16, 32, …
đến nhịp 64.
Lễ giỗ Tổ vẫn được duy trì vào ngày 12 tháng 8 Âm lịch hằng năm. Đối
với người phương Nam, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là một loại hình sinh
hoạt văn hóa tinh thần không thể thiếu và là di sản văn hóa phi vật thể quý giá
của cộng đồng. Hoạt động văn hóa cộng đồng này đang góp phần phục vụ du
lịch bền vững ở địa phương, duy trì sự đa dạng văn hóa của quốc gia và quốc tế.

Bảo tồn đờn ca tài tử Nam Bộ: Truyền dạy thế hệ trẻ
Ở 21 tỉnh, thành phố Nam Bộ, trải qua thời gian, nghệ thuật đờn ca tài tử
luôn cho thấy một một sức sống bền lâu, lan tỏa khắp các miền quê, thể hiện tâm
hồn phóng khoáng, tình yêu quê hương đất nước, con người dân đất phương
Nam.
Cùng ở khu vực Nam Bộ, tỉnh Bạc Liêu là địa phương có Khu Lưu niệm nghệ
thuật đờn ca tài tử Nam bộ và nhạc sỹ Cao Văn Lầu (tác giả của bản vọng cổ bất
hủ Dạ cổ hoài lang).
Qua chuyến đi thực tế chuyên môn vừa rồi cùng lớp của mình, em đã có
cơ hội được đến viếng thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Đến đây chúng
em không chỉ được nghe thuyết minh về nghệ thuật “Đờn ca tài tử” và cuộc đời
của cố nhạc sĩ mà còn được giao lưu với các nghệ sĩ. Với em đây là một dịp để
được học hỏi và tiếp xúc với loại hình nghệ thuật đặc biệt này. Chúng em đã có
những giây phút rất vui vẻ khi được hát cùng với các cô chú nghệ sĩ. Thật là một
kỉ niệm tuyệt vời. 

Câu 2: Thông qua các hoạt động tập thể, vui chơi, giải trí, sinh hoạt
nhóm… của chuyến đi thực tế chuyên môn. Hãy nêu cảm nghĩ của anh (chị)
và những bài học kinh nghiệm từng trải của bản thân mình. 
Chuyến đi thực tế chuyên môn vừa rồi là một hành trình thanh xuân
không thể quên của em. Dù đã đồng hành cùng nhau sang năm thứ 3 Đại học,
tuy nhiên do tình hình dịch bệnh căng thẳng mà lớp em đã không có nhiều cơ
hội để kết nối với nhau. Nhưng nhờ có chuyến đi này mà ít ra chúng em cũng đã
phần nào hiểu nhau nhiều hơn. Đã như vậy lớp em còn may mắn hơn nữa khi có
thầy Cường cực đáng yêu cùng đồng hành. Nhờ có thầy mà chúng em được biết
đên những quán ăn ngon, những địa điểm chụp hình siêu đẹp. Chuyến đi này
cũng là chuyến đi có nhiều lần đầu tiên nhất: lần đầu tiên cả lớp cùng ngồi
chung một xe, cùng di chuyển một đoạn đường gần 300 cây số, cùng dạo quảng
trường Hùng Vương,.. Nhờ có chuyến đi này mà em phát hiện ra được lớp mình
dễ thương và hài hước như thế nào. Không những vậy chúng em còn được học
thêm nhiều kiến thức mới, đến những địa điểm du lịch mà chưa từng đi qua, có
những phút giây tâm sự với bạn bè của mình. Em rất vui khi được các thầy cô
trong Khoa và Nhà trường tạo điều kiện cho tham gia chuyến thực tế lần này.
Nếu có lần sau em sẽ rút kinh nghiệm và tham gia đầy đủ cả chuyến đi vui nhộn
này.

You might also like